You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN
Môn học: Kinh tế học vi mô

Giảng viên: Nguyễn Hữu Lộc


Mã lớp học phần: 21CEO50100162
Sinh viên: Nguyễn Đan Vi
Khóa – Lớp: Khóa 47 – FNC04
MSSV: 31211026447

TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2021

1
Lời mở đầu
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi và được ưu tiên hàng đầu trong vấn đề
phát triển kinh tế ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Nó là mối quan tâm hàng đầu
của chính phủ bởi nước có nền kinh tế phát triển cao là nền tảng để giảm thiểu đói nghèo, giảm tỉ
lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân,...

Chính vì vậy con người càng đặt ra nhiều hướng giải quyết đối với vấn đề vật chất, tinh thần.
Nhu cầu của con người ngày càng tăng trong khi nguồn lực thì có hạn, con người đã tìm cách
phân chia các nguồn lực khan hiếm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Từ đó khái
niệm kinh tế học ra đời. Kinh tế học vi mô là một trong hai bộ phận của kinh tế học đóng vai trò
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Các nhà kinh tế học đã áp dụng các
quy tắc của quy luật cung-cầu để giải quyết những vấn đề khó khăn của nền kinh tế.

Một trong những vấn đề nổi bật cần giải quyết hiện nay đó là hiện tượng “được mùa mất giá”
của trái cây vùng đồng bằng sông Cửu Long và đề ra những giải pháp phù hợp để mang tin vui
đến cho người nông dân.

1
Chủ đề : Tin tốt trong nông nghiệp là tin không vui cho nông dân Việt Nam:
Hiện tượng “được mùa mất giá” của trái cây ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long

Từ trước đến nay nông sản được biết đến là một loại nông phẩm có lượng tiêu thụ tương đối ổn
định, tức là cầu nông sản thuộc loại cầu không co. Tuy nhiên hiện tượng “được mùa mất giá” lại
vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Ta lấy ví dụ về trái cây ở vùng đồng bằng sông Cửu Long:

Bà Tư Xuyến, một chủ vườn tại đây nói trái cây rớt giá mạnh nên nhà vườn không vui “Mọi năm
măng cụt không nhiều trái cây như năm nay, nhưng bán tại gốc được 25.000-27.000 đồng một
kg. Năm nay được mùa nhưng giá rớt mạnh, trung bình chỉ bán được 18000-20000 đồng một kg,
có hôm xuống thấp chỉ còn 14.000-15.000 đồng một kg. Đây là mức giá thấp nhất trong nhiều
năm qua”, bà Xuyến cho biết

Cũng như măng cụt, nhiều loại trái cây như ổi, chôm chôm, sầu riêng,... đang tuột dốc không
phanh. Chẳng hạn, sầu riêng hạt nép đầu vụ 30.000-35.000 đồng một kg nay giảm chỉ còn
20.000-25.000 đồng một kg. Với giá này, không ít nhà vườn chỉ huề vốn hoặc lấy công làm lời.
http://www.vietlinh.vn/tin-tuc/2013/cay-an-trai-2013-s.asp?ID=216

Nguyên nhân theo viện cây ăn quả miền Nam, dù đây là vùng sản xuất cây ăn trái lớn nhất cả
nước nhưng sản xuất trái cây tại các tỉnh còn mang tính tự phát, phân tán, quy mô sản xuất nhỏ
lẻ, thu hoạch khác thời gian và chất lượng trái cây không đồng đều. Đặc biệt vào mùa thu hoạch
rộ sản lượng lớn nhưng xảy ra tình trạng cung vượt cầu dẫn đến giá thu mua giảm mạnh.

2
Giả sử ta có điểm cân bằng lúc đầu là E’ với sản lượng cân bằng là Q’ và mức giá cân bằng P’, ta
được tổng thu nhập là TR’=P’xQ’. Khi lượng trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long tăng do được
mùa thì ta được giá cân bằng mới P’ và lượng cân bằng mới Q’ tạo thành trạng thái cân bằng mới
E’’. Vậy thì thu nhập lại là TR’’=P’’xQ’’. Ta thấy đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu
vẫn giữ nguyên, điểm cân bằng di chuyển trên đường cầu. Điểm cân bằng mới E’’ được hình
thành với lượng cung cao hơn nhưng giá lại giảm xuống đáng kể so với điểm cân bằng E’, gây ra
hiện tượng “được mùa mất giá”.

Khi phân tích các đặc điểm của cung cầu, ta thấy thị trường trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long
chịu nhiều yếu tố tác động.

Về phía cầu, kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng cao và đòi hỏi với hàng nội địa tăng về vấn
đề an toàn thực phẩm, sự thẩm mĩ về bao bì, nhãn mác, chất lượng của nông sản. Bên cạnh đó để
bảo vệ người sản xuất trong nước và người tiêu dùng hàng nội địa, các quốc gia đặt ra rào cản
khắt khe hơn về thuế, kỹ thuật cho hàng hóa xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Về phía cung, lượng cung ngày càng tăng do con người nghiên cứu ra các giống cây mới có khả
năng thích ứng cao với điều kiện tự nhiên, đặc biệt là hiện tượng ngập mặn ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Bên cạnh đó còn nhờ vào các thành tựu khoa học và kỹ thuật được cải tiến tạo
thành những vùng công nghệ cao như chuyên canh cũng hạn chế các tác động xấu của tự nhiên
và làm cho lượng cung trái cây tăng đáng kể. Hiện tượng “được mùa mất giá” vì vậy mà càng trở
nên phổ biến, tạo thành tin không vui cho nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và
cả nước nói chung.

3
Có thể thấy vấn nạn này là một bài toán khó cần được giải quyết trong vấn đề phát triển sán xuất
nông nghiệp ở Việt Nam. Chính vì vậy về phía cung nên làm theo những khuyến nghị sau nhằm
tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất nông sản đã phân tích trong dài hạn:

- Thứ nhất, giảm lượng cung để giữ giá trái cây. Với biện pháp này, khi giảm cung nông
sản ta có thể duy trì giá cao đảm bảo lợi nhuận và thu nhập cho đời sống nông dân. Từ
những năm 1950, các nước Châu Âu đã đề xuất chính sách CPA để hỗ trợ giá cho nông
sản, kiểm soát lượng cung thông qua kiểm soát quy mô sản xuất nông nghiệp, từ đó lan
rộng ra nhiều quốc gia khác.
- Thứ hai, tăng cầu đối với trái cây để mở rộng thị trường nông sản, đồng thời tìm thêm
đầu ra để hạn chế tình trạng thặng dư, nhất là khi được mùa. Đó chính là xuất khẩu nông
sản. Tuy nhiên nông sản khi xuất khẩu phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng an toàn vệ
sinh thực phẩm với người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài.
- Thứ ba, chính sách can thiệp của nhà nước thu mua nông sản với giá sàn. Tuy nhiên biện
pháp này đòi hỏi một chi phí lớn nên còn hạn chế vì rất tốn kém. Ví dụ vào năm 2018,
chính phủ Ấn Độ đã đặt ra giá sàn thu mua nông sản (MSP) cho hơn 10 mặt hàng nông
sản nhằm đảm bảo MSP đạt ít nhất gấp 1,5 lần giá thành sản xuất. Tuy nhiên các nhà
phân tích cảnh báo rằng điều này có thể làm tăng lạm phát và gây áp lực lên thâm hụt tài
khóa.

*Tài liệu tham khảo và website:

http://www.khoahocchonhanong.com.vn/Khu-vuc-DBSCL-Diep-khuc-trai-cay-duoc-mua-mat-
gia.html

https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/day-manh-xuat-khau-nong-san-khac-phuc-tinh-
trang-duoc-mua-mat-gia-311482.html

4
5

You might also like