You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-----------

BÀI TẬP CÁ NHÂN


MÔN KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐỀ TÀI: Thủy sản thì ngày càng khan hiếm nhưng xuất khẩu lại

chiếm một phần quan trọng góp vào GDP của cả nước, giải pháp cho tình trạng này?

Họ và tên: Nguyễn Tuấn Thành

Mã sinh viên: 11215323

Lớp tín chỉ: MTKT1134(222)_01

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Công Thành

Hà Nội – 2023
MỤC LỤC Trang

A. Lời mở đầu............................................................................................ 3

B. Nội dung..................................................................................................4

I. Thủy sản và tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản

1. Thực trạng khan hiếm thủy sản hiện nay..........................................4

2. Tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản với GDP nước ta..........6

II. Giải pháp cho thực trạng khan hiếm thủy sản........................11

C. Kết luận..................................................................................................12

1. Tóm tắt vấn đề nghiên cứu...........................................................14

2. Tài liệu tham khảo........................................................................16

D. Lời cảm ơn .............................................................................................17

2
A. LỜI MỞ ĐẦU
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đứng thứ 5 về giá trị xuất
khẩu nhưng nghề đánh bắt còn nhiều yếu kém trong khi nghề  nuôi trồng thủy
sản thì phát triển chưa bền vững. 
Hiện nay, tôm và cá tra đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu nhưng việc nuôi hai
con này còn nhiều vướng mắc, nan giải. Đó là sự hạn chế trong liên kết giữa
nuôi  với thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ. 
Đó là Việt Nam chưa có nhiều trang trại nuôi tôm quy mô tầm cỡ do vướng mắc
trong chính sách hạn điền, gây khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ nuôi và
truy xuất sản phẩm. Hiện nay, 90% sản lượng tôm nuôi của Việt Nam là từ các
cơ sở nhỏ lẻ. 
Sự manh mún này dẫn đến việc khó kiểm soát chất lượng sản phẩm, chất lượng
sản phẩm không đồng đều; khó áp dụng các quy trình nuôi quốc tế cũng như khó
áp dụng công nghệ hiện đại để giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho con
tôm Việt.
Ngoài ra, nguồn nước ngày càng ô nhiễm làm cho rủi ro trong nghề nuôi thủy
sản tăng cao khiến doanh nghiệp và người nuôi nhỏ lẻ thấp thỏm lo lắng. Người
nuôi tôm còn đối mặt với nhiều khó khăn khác như vay vốn ngân hàng, nguồn
điện không ổn định, bị thương lái ép giá…
Ngành nuôi trồng thủy sản đã đạt được nhiều thành quả đáng tự hào nhưng
những khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Những vướng mắc, thách thức đó
chính là lực cản vô hình khắc chế ngành nuôi trồng thủy sản  Việt Nam trong
hành trình tăng tốc, vươn tầm ra thế giới.
Vì vậy tìm hiểu về “Thủy sản thì ngày càng khan hiếm nhưng xuất khẩu lại
chiếm một phần quan trọng góp vào GDP của cả nước, giải pháp cho tình

3
trạng này?” - những lợi ích của việc xuất khẩu thủy sản cũng như khó khăn, thử
thách từ đó tìm ra được hướng giải quyết để đạt hiệu quả cao nhất.

B. NỘI DUNG
I. Thủy sản và tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản
1. Thực trạng khan hiếm thủy sản hiện nay

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất
nhỏ phát triển đã khiến nguồn lợi tự nhiên đang có nguy cơ ngày một cạn kiệt,
hiệu quả khai thác giảm hẳn.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến ngư dân thường chỉ đánh bắt ven bờ thay vì
vươn khơi xa, nơi có trữ lượng thủy sản lớn cùng ngư trường dồi dào phong phú
hơn. Nguyên nhân được nhiều ngư dân đề cập đến là chi phí dịch vụ, cũng như
vốn đầu tư sắm tàu công suất lớn khá cao, rủi ro lớn. Hầu hết các ngư dân đang
hành nghề được kế thừa theo kiểu cha truyền con nối. Hơn nữa, kiến thức về
khai thác thủy sản ở ngư trường xa còn hạn chế, không có nhiều vốn để làm ăn
nên cứ loay hoay ở ngư trường gần bờ. Chính vì làm ăn theo kiểu nhỏ lẻ nên thời
gian qua số lượng thuyền công suất nhỏ không ngừng tăng, dẫn đến việc khai
thác quá mức và làm cho nguồn lợi thủy sản ven bờ bị cạn kiệt. Theo ngư dân
Dương Nuôi ở thị trấn Phan Rí Cửa (Tuy Phong), có nhiều năm kinh nghiệm
trong nghề biển chia sẻ: “Nếu trước kia, vào mùa cá cơm, cá nục, cá trích…
vùng ven biển Nam Trung bộ luôn có những đàn cá với trữ lượng “khổng lồ”
xuất hiện với mật độ dày đặc, thì nay có thả lưới hàng trăm hải lý đều rất hiếm cá
tôm, đặc biệt là những đàn cá xuất hiện dày như thế. Nguyên nhân tình trạng
khan hiếm này là do việc khai thác quá mức, sử dụng loại lưới có kích cỡ mắt
nhỏ và thường dùng phương pháp cào bằng ghe đôi kết hợp khiến nhiều loài
thủy sản dường như bị tận diệt”.

4
Không chỉ làm suy giảm, cạn kiệt mà những ngư dân vùng biển Phan Rí Cửa còn
chia sẻ rằng, nhiều loài thủy sản đặc trưng của vùng ven biển nơi đây đã biến
mất. Hàng năm vào khoảng tháng 8, 9 tôm hùm giống xuất hiện rất nhiều. Thế
nhưng, những năm gần đây do khai thác quá mức nên tôm hùm con ít dần. “Đến
mùa sinh sản, lẽ ra lượng lớm tôm hùm có thể sinh sôi, phát triển nhưng khu vực
ven biển giờ đã không còn nhiều như trước. Bên cạnh đó, mực ống hay cá cơm
than cũng dần khan hiếm vì môi trường sống không còn phù hợp với chúng”,
ông Bằng – ngư dân lâu năm tại vùng biển này cho hay. Ngành nông nghiệp
cũng từng đánh giá rằng, dù tổng sản lượng khai thác thủy sản hằng năm tăng,
nhưng chất lượng không tăng. Điều đáng ngại là, tỷ lệ cá tạp trong một mẻ cá
tăng mạnh. Trong khi đó, những loài cá có giá trị kinh tế cao ven bờ như cá trích,
tôm hùm, mực... thì lại giảm đến mức báo động.  
Việc gia tăng tốc độ khai thác như hiện nay, đặc biệt là sự mất cân đối giữa 2 lực
lượng khai thác ven bờ và xa bờ, chính là mối lo trong tương lai nguồn lợi thủy
sản ven bờ của tỉnh, nhất là các nhóm cá nổi, cá tầng đáy sẽ vĩnh viễn biến mất.
Ngoài ra, quá trình phát triển, đô thị hóa xây dựng các công trình ven biển, các
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các ngành khác: công nghiệp, du lịch,
san lấp mặt bằng, quai đê, lấn biển, khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản...
cũng góp phần làm ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường sống các loài thủy
sản.
Cùng với những bất cập nói trên, hiện nay cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá trong
tỉnh có quy mô lại quá nhỏ, manh mún chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của
ngành. Các dự án đầu tư xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, các khu
neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá tiến độ đầu tư chậm, chưa phát huy
được hiệu quả trong sản xuất. Trong khi đó, ngư dân hoạt động thủy sản đa số
trình độ dân trí còn thấp, hạn chế trong việc tiếp thu và thực hiện pháp luật, nhất
là những quy định trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Điều

5
đáng nói, mặc dù các cơ quan chức năng thường xuyên tiến hành kiểm tra,
nhưng do lực lượng mỏng, trang thiết bị thiếu... nên không đủ để “bao sân”, việc
xử lý vi phạm chỉ như “bắt cóc bỏ dĩa”

2. Tầm quan
trọng của xuất khẩu thủy sản với GDP nước ta

Từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu, ngành thủy sản nước ta
đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ
tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn và chiếm một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Nếu như trong những năm 60 của thế kỷ trước, tổng sản lượng thủy sản ở miền
Bắc chỉ đạt trên dưới 200.000 tấn thì đến năm 1976 - năm đầu thống nhất đất
nước - tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 840.000 tấn và đến năm 1980, kim
ngạch xuất khẩu thủy sản cũng mới chỉ đạt được con số khiêm tốn.
Từ năm 1981, thủy sản đã là ngành kinh tế đầu tiên được chính phủ cho phép
vận dụng cơ chế kinh tế thị trường trong sản xuất, kinh doanh; được phép thoát
ly cơ chế bao cấp để thử nghiệm cơ chế 'tự cân đối, tự trang trải', xuất khẩu trực

6
tiếp các sản phẩm thủy sản vào thị trường 'khu vực 2' thu ngoại tệ để mua máy
móc, vật tư, thiết bị đầu tư trở lại cho sản xuất.
Tổng sản phẩm thủy sản hiện chiếm 21% trong nông-lâm-ngư nghiệp và hơn 4%
GDP trong nền kinh tế quốc dân. Riêng năm nay, tổng sản lượng thủy sản toàn
ngành ước đạt hơn 3,3 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,6 tỷ USD,
tăng hơn năm ngoái khoảng 250 triệu USD. Sau một phần tư thế kỷ hoạt động
trong cơ chế thị trường, ngành thủy sản đã từng bước trưởng thành. Điều đáng
chú ý là từ năm 1986, khi chính sách đổi mới của Ðảng được thực hiện trong cả
nước, thị trường xuất khẩu thủy sản được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ rất
nhanh. Sự mở rộng thị trường đã kích thích sản xuất phát triển. Có thể nói, thị
trường xuất khẩu thủy sản đã mở đường, hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi
mạnh mẽ cơ cấu nghề trong khai thác hải sản trên biển.
Các nghề sản xuất trên biển đã hướng theo các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Cơ
cấu sản phẩm khai thác phục vụ xuất khẩu đã liên tục tăng từ khoảng 5% trong
những năm trước đây lên 30-35% trong thời gian gần đây. Thị trường xuất khẩu
thủy sản là động lực kích thích sự phát triển nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy
sản đã trở thành hướng đi chính của việc chuyển đổi các vùng diện tích sản xuất
nông nghiệp kém hiệu quả thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn phục vụ
cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu.
Ðể có được kết quả trên, hơn bốn triệu lao động nghề cá, cùng đội ngũ doanh
nhân ngành thủy sản đã phải vượt qua bao khó khăn, gian khổ để khẳng định
được uy tín hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường thế giới. Hàng thủy sản
Việt Nam hiện đã có mặt tại gần 100 nước và vùng lãnh thổ. Tính đến 2006, cả
nước hiện có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có 171 doanh
nghiệp được xếp vào danh sách 1 xuất khẩu vào EU, 300 doanh nghiệp áp dụng
quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
vào thị trường Mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm vào

7
Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc... Bên
cạnh vai trò nòng cốt của đội ngũ doanh nhân, lực lượng khoa học công nghệ đã
có đóng góp to lớn. Từ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ trước, công
nghệ sinh sản tôm sú nhân tạo đã được du nhập và phát triển thành công ở miền
Trung, sau đó nhân ra cả nước, tạo tiền đề cho phong trào nuôi tôm phát triển, là
cơ sở để có được nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chế biến, xuất khẩu thủy sản.
Đến nay, giá trị tôm xuất khẩu chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy
sản. 
Ðồng thời với việc làm chủ công nghệ sinh sản nhân tạo tôm sú, các nhà khoa
học thủy sản đã thành công trong việc nhân giống nhiều loài thủy sản quý hiếm,
như cá mú, cá giò, cà dìa, cá bớp, cá chẽm, cá rô phi, cá lóc, cua biển, ốc hương,
sò, vẹm, tôm càng... Những thành tựu khoa học này là nền tảng để phát triển các
sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Hiện nay, Bộ Thủy sản đang soạn thảo Chương trình phát triển xuất khẩu thủy
sản tới năm 2010 và tầm nhìn 2020, theo đó năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sẽ
đạt 4 tỷ USD và đến năm 2020 sẽ đạt từ 4,5 đến 5 tỷ USD.
Tuy nhiên, trên hành trình đạt kỷ lục xuất khẩu mới, ngành thủy sản nước ta đã
gặp vô vàn thách thức. Những tháng đầu năm 2022, ngành thủy sản Việt Nam đã
ghi nhận sự bứt phá tăng kỷ lục lần đầu tiên trong 20 năm qua. Nhờ đó, qua 8
tháng, xuất khẩu thủy sản đã đạt 6,7 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm
ngoái. Trong số đó có những mặt hàng đặc biệt như cá tra - hàng hóa chủ lực của
Việt Nam đang chi phối 95% nguồn cá thịt trắng toàn cầu, tăng 80% trong 7
tháng vừa qua. Con số này khích lệ rất nhiều đối với ngành thủy sản. Sau thời
gian tăng nóng tới trên 60% thì những tháng gần đây xuất khẩu thủy sản đã có
dấu hiệu hạ nhiệt và tăng trưởng chậm lại. Ngành nông nghiệp đặt kỳ vọng xuất
khẩu thủy sản năm 2022 có sự bứt phá và lập kỷ lục mới với kim ngạch 10 tỷ
USD, tăng khoảng 12-15% so với năm 2021. Theo các doanh nghiệp, để đến với

8
mục tiêu trên ngành hàng này sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, đặc biệt là
những biến động từ thị trường.
Mặc dù xuất khẩu cá tra trong tháng 7 vẫn tăng 47% so với cùng kỳ năm trước,
nhưng đây lại là mức xuất khẩu thấp nhất trong 7 tháng của năm 2022. Xu hướng
tăng trưởng chậm lại thể hiện ở cả 2 thị trường nhập khẩu cá tra lớn của Việt
Nam là Trung Quốc và Mỹ.
Tháng 6/2022 cũng là tháng đầu tiên ngành hàng tôm ghi nhận tăng trưởng âm,
sau khi liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 tháng trước đó. Tuy nhiên, lũy kế 7
tháng, xuất khẩu tôm vẫn đạt 2,7 tỷ USD, tăng trên 26% so với cùng kỳ năm
ngoái. Xuất khẩu tôm giảm do tôm nguyên liệu không như kỳ vọng và sức tiêu
thụ trên các thị trường nhập khẩu tôm lớn không khả quan do tác động của lạm
phát. Dự báo tình hình này còn kéo dài nên xuất khẩu tôm sẽ khó có đạt con số
ấn tượng vào cuối năm như vừa qua.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) nhận định, có một số nguyên
nhân chính khiến xuất khẩu cuối năm 2022 gặp khó. Trước hết là các doanh
nghiệp thủy sản đang phải gánh nhiều khoản chi phí tăng, tác động kéo theo chi
phí đầu vào cho sản xuất, giá thành sản phẩm tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến
năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản và các ngành hàng. Theo đó, từ năm
2020 đến nay, với nhiều lý do từ "tắc cảng" do đại dịch COVID-19 và nay là giá
nhiên liệu xăng dầu tăng, việc đặt container vốn đã khó khăn thì giá nước ở hầu
hết các chặng tăng 4-5 lần.
Mặt khác, giá nhiên liệu tăng trong nửa đầu năm 2022 khiến 40-50% số tàu khai
thác hải sản của Việt Nam phải "nằm bờ" khiến nguồn nguyên liệu đầu vào cho
các nhà máy chế biến giảm từ 70-80% so với trước. Nguồn nguyên liệu trong
nước bị giảm mạnh các doanh nghiệp buộc phải tăng nguồn nguyên liệu nhập
khẩu nhưng không đủ cho chế biến.

9
Một khó khăn khác mà các doanh nghiệp thủy sản đang gặp phải là các thủ tục
chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp
vẫn gặp nhiều vướng mắc khi sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác có chứng
nhận. Tính tới tháng 6/2022, EU vẫn chưa gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt
Nam.
Tình trạng các nước thắt chặt chi tiêu cũng đang khiến thị trường tiêu dùng toàn
cầu trở nên ảm đạm. Trước áp lực lạm phát, đồng yên Nhật Bản mất giá, rơi
xuống mức thấp nhất trong 24 năm, càng làm cho người dân Nhật phải cân nhắc
và thắt chặt chi tiêu. Điều này khiến VASEP nhận định, xuất khẩu sang thị
trường này cũng khó có những đột phá đáng kể từ nay đến cuối năm.
Hay thị trường EU, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam, cũng đang tăng trưởng chậm lại. Lạm phát phủ bóng đen lên nền kinh tế
khu vực Eurozone, tác động giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân châu Âu. Do
vậy, những mặt hàng thủy hải sản giá cao sẽ nằm trong danh sách mà người tiêu
dùng phải cân nhắc, tính toán.
Tuy nhiên, cũng có một điểm sáng là xuất khẩu cá tra. Ông Dương Nghĩa Quốc,
Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam cho biết, thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam
lớn như: Trung Quốc, Mỹ, CPTPP, EU... có giảm, nhưng nhìn chung các thị
trường từ nay đến cuối năm vẫn tiếp tục đặt hàng. Dự báo, nguồn nguyên liệu
cũng đảm bảo bởi sự liên kết trong sản xuất cá tra khá chủ động chiếm đến 80-
90% tổng diện tích nuôi cá tra.
Sản lượng xuất khẩu cá tra đã tăng 83% so với cùng kỳ. Hiện kim ngạch xuất
khẩu có giảm, nhưng giá bắt đầu có sự tăng. Giá thu mua nguyên liệu cũng tăng.
Nhu cầu thực phẩm sau COVID-19 nhiều, đặc biệt là sản phẩm cá thịt trắng nên
cá tra Việt Nam có lợi thế. Các doanh nghiệp cũng dự báo được tình hình nên có
sự chuẩn bị nguyên liệu tương đối tốt. Từ nay đến cuối năm vẫn có những tín
hiệu tích cực cho xuất khẩu cá tra.

10
II. Giải pháp cho thực trạng khan hiếm thủy sản
Với những khó khăn, thách thức đặt ra đối với ngành xuất khẩu thủy sản, nước ta
đã có những giải pháp sau đây.
Thứ nhất, chúng ta cần có những giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng khi
chuỗi cung ứng của ngành Thủy sản Việt Nam sẽ được tạo ra bởi những xu thế
đổi mới từ đại dịch Covid-19. Đây được coi là những thách thức cho hoạt động
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi gây ra hàng loạt những xáo trộn, nhưng
cũng lại là một cơ hội cho chúng ta phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh
bình thường mới, nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. Không
thể phủ nhận rằng, đại dịch Covid-19 đã mang lại những ảnh hưởng tiêu cực
không ít cho kinh tế Việt Nam nói chung và cho ngành Thủy sản nói riêng. Vì
vậy, để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU, từng khâu
chuỗi cung ứng cần phải được bảo vệ trong bối cảnh bình thường mới. Nếu một
trong những mắt xích và liên kết từng khâu bị gián đoạn từ người sản xuất qua
người mua, rồi đến người bán bị phá vỡ, hoặc bị ảnh hưởng bởi đại dịch, sẽ ảnh
hưởng đến kinh tế của toàn ngành Thủy sản Việt Nam, từ đó việc xuất khẩu thủy
sản sang thị trường EU cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, việc phát triển và

11
bảo vệ chuỗi cung ứng của toàn ngành trước những tác động và nguy cơ mối liên
kết dễ bị phá vỡ bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 là rất cần thiết và đóng vai
trò quan trọng trong công cuộc thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
thị trường EU.
Thứ hai, phát triển về hoạt động phân phối thủy sản của Việt Nam tại thị trường
châu Âu cũng cần được quan tâm đẩy mạnh hơn. Nhờ việc nắm bắt cụ thể, Việt
Nam sẽ có cách nhìn tổng quan hơn về hoạt động phân phối tại từng nước của
khối EU. Trong bối cảnh bình thường mới, chúng ta sẽ có những biện pháp kịp
thời nhằm chọn lựa nhà phân phối tại nước phù hợp để xuất khẩu. Việt Nam cần
xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chính xác, đầy đủ về các hệ thống
phân phối tại thị trường châu Âu, nhờ đó nhà nhập khẩu sẽ làm việc với các nhà
bán buôn, các kênh phân phối tại từng thị trường, sao cho có thể đảm bảo cho
xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU một cách tốt nhất. Căn cứ vào Nghị quyết
số 1513/2015/QĐ-TTg, mục tiêu cụ thể là xây dựng chuyên mục trên Cổng
thông tin điện tử của Bộ Công Thương về các đầu mối nhập khẩu hàng hóa Việt
Nam trong các hệ thống phân phối nước ngoài, nhằm tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản có cơ hội để tìm hiểu và khai
thác.
Thứ ba, đối với nuôi trồng thủy sản, Việt Nam cần thực hiện việc kiểm soát và
phát triển nguồn nguyên liệu chế biến từ nuôi trồng một cách hợp tiêu chuẩn,
nhằm đáp ứng nhu cầu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế
biến thủy sản. Ngoài ra, Nhà nước cần đề ra các nhiệm vụ về quy hoạch và ưu
tiên đầu tư vào các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho vùng nuôi thủy sản tập
trung. Việc này cần được áp dụng với mục đích tạo ra nguồn cung ứng nguyên
liệu chất lượng, an toàn thực phẩm để đáp ứng được các tiêu chuẩn về xuất xứ
hàng hóa vào thị trường EU.

12
Thứ tư, để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thủy sản vào thị trường EU trong bối
cảnh bình thường mới, việc đề ra các giải pháp về công nghệ sẽ vô cùng cần
thiết. Mục tiêu của việc này là để nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ của công
nghệ tiên tiến và tận dụng được những thành công của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, nhằm phát triển hàng hóa thủy sản, giúp tăng
năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của quốc gia
trong thị trường quốc tế. Chúng ta cần tập trung vào nghiên cứu phát triển, mục
tiêu về chuyển giao công nghệ tiên tiến và áp dụng những tiến bộ về khoa học,
kỹ thuật trong chế biến, bảo quản và vận chuyển thủy sản. Việc ứng dụng sự phát
triển về khoa học công nghệ vào ngành nghề lĩnh vực này sẽ giúp cho các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản có thể giảm được tối đa những tổn thất
sau quy hoạch. Ngoài ra, phát triển sản phẩm mới có giá trị gia tăng từ nguyên
liệu phụ liệu thủy sản cũng nên được áp dụng các công nghệ sản xuất thực phẩm
chức năng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Ứng dụng công nghệ số để tự động
hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, truy xuất nguồn gốc, chuỗi cung
ứng sản phẩm.
Thứ năm, đối với các giải pháp thiết yếu về các cơ chế chính sách nhằm tạo
nguồn đẩy và động lực cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa thủy sản sang thị
trường EU. Trong bối cảnh bình thường mới, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện về
các thể chế và cải cách thủ tục hành chính. Việc hoàn thiện này sẽ cắt giảm mạnh
các rào cản về điều kiện kinh doanh, mang lại những lợi thế cho doanh nghiệp từ
những lợi thế về Hiệp định EVFTA. Từ đó, sẽ thu hút được các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực thủy sản đầu tư và các cơ sở chế biến với khoa học
công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến thủy sản theo mô hình
kinh doanh nhỏ liên kết theo loại hình doanh nghiệp cổ phần, hợp tác xã cũng
cần có các chính sách khuyến khích và đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn

13
thực phẩm, giúp thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu và xúc tiến thương mại trong bối
cảnh bình thường mới

C. KẾT LUẬN
1. Tóm tắt đề tài nghiên cứu

Việt Nam được xem là một quốc gia lý tưởng và tiềm năng cho nền công nghiệp
thủy sản, bao gồm cả 2 lĩnh vực nuôi trồng và khai thác. Hệ thống chế biến thủy
sản của Việt Nam vô cùng đa dạng, có được từ sự thuận lợi của thiên nhiên và vị
trí địa lý. Quốc gia Việt Nam được chia ra làm 3 vùng miền khai thác thủy sản
gồm miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Mỗi vùng miền đều sở hữu một thế
mạnh khác nhau và riêng biệt cho từng loại thủy sản. Trong đó, khu vực phía
Bắc chủ yếu khai thác thủy sản là những loài sống nước ngọt và nuôi lồng bè
trên biển; miền Trung lại tập trung nuôi thâm canh và đánh bắt các loại tôm như
tôm sú, tôm hùm và nuôi cá lồng bè.; khu vực miền Nam được coi là trung tâm
của lĩnh vực thủy sản, cùng với những hoạt động nuôi trồng đa dạng như cá tra,
cá lóc, cá rô, tôm càng xanh và nhiều loại hải sản khác. Các ngành nuôi trồng
thủy sản chủ yếu của nước ta là cá tra và tôm. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Chế
biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),hoạt động nuôi trồng thủy sản
này thường được tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long chiếm 95% tổng sản
lượng cá tra và 80% sản lượng tôm cả nước. Với khoảng thời gian từ năm 1995
đến năm 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đã tăng gấp 11 lần và
tăng trưởng trung bình hàng năm từ 10%. Cùng với đó, theo thống kê, cả nước
có 2.362 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ bao gồm 1.750 cơ sở sản xuất tôm sú
và 612 cơ sở sản xuất tôm chân trắng. Ngoài ra, riêng khu vực đồng bằng sông
Cửu Long có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ và gần 4.000 ha
ương dưỡng cá tra giống; sản xuất được khoảng 2 tỷ cá tra giống.

14
Đối với lĩnh vực khai thác và đánh bắt thủy sản, theo thống kê của VASEP, năm
2020, cả nước có 94.572 tàu cá. Trong đó, số lượng tàu cá dài từ 6 mét đến 12
mét là 45.950 tàu cá, 18.425 tàu dài 12 mét đến 15 mét, 27.575 tàu dài từ 15 mét
đến 24 mét và 2.662 dài lớn hơn 24 mét). Ngoài ra, cả nước có 4.227 tổ đội hoạt
động với 29.588 tàu cá, 179.601 lao động trên biển. Ngành Thủy sản của Việt
Nam có cơ hội và nhận được những định hướng trong dài hạn, được Nhà nước
quan tâm vì đây là một trong những ngành đem lại kinh tế cho đất nước. Bằng
chứng là Quyết định số 1445/QĐ-TTg được ban hành vào ngày 16/8/2013 đã đề
ra những quan điểm quy hoạch phát triển thủy sản phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội cả nước và mục tiêu phát triển là ngành Thủy sản được công
nghiệp hóa vào năm 2020, hiện đại hóa vào năm 2030 và tiếp tục được phát triển
toàn diện, hiệu quả bền vững. Ngoài ra, với những số liệu của nuôi trồng thủy
sản và khai thác ở trên, chuỗi cung ứng của thủy sản có thể cung cấp khối lượng
lớn và đảm bảo an toàn về mặt chất lượng. Cùng với đó, công nghệ được dùng
trong ngành Thủy sản này dần dần cũng sẽ được nâng cao theo và khi áp dụng
những công nghệ hiện đại vào ngành có thể đa dạng hóa được sản phẩm thủy
sản. Việt Nam cũng có một nguồn nhân lực cùng với tay nghề cao, nhiều kinh
nghiệm và ổn định, song song với việc được tham gia ký kết những hiệp định tự
do hóa thương mại như EVFTA, UKVFTA và những lợi thế về thuế xuất nhập
khẩu sẽ giúp cho ngành Thủy sản được thúc đẩy xuất khẩu. Việt Nam đang trong
quá trình tăng cường và phát triển, giúp cho ngành Thủy sản của nước nhà trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn và đặt nền móng cho lâu dài.

15
2. Tài liệu tham khảo
- Barry C.Field, Giáo trình Natural Resource Economics 2nd edition
- M.V (2016), “Nguồn lợi thủy sản gần bờ ngày càng suy giảm”
https://baobinhthuan.com.vn/nguon-loi-thuy-san-gan-bo-ngay-cang-suy-giam-
7963.html
- TTXVN (2006), Bài đăng trong tạp chí Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam “Thủy
sản - ngành kinh tế mũi nhọn”
http://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/thuy-san-nganh-kinh-te-mui-nhon-
2058-1104.html
- Tạp chí Thông tin & Truyền thông (2022), “Nhiều thách thức với ngành thủy
sản trên hành trình đạt kỷ lục xuất khẩu mới”
https://ictvietnam.vn/nhieu-thach-thuc-voi-nganh-thuy-san-tren-hanh-trinh-dat-
ky-luc-xuat-khau-moi-19397.html
- TS. Vũ Thành Toàn – Nguyễn Anh Tuấn - Trường Đại học Ngoại thương Hà
Nội (2021), Bài đăng trong tạp chí Công thương “Một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu trong
bối cảnh bình thường mới”
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-giai-phap-nham-day-manh-xuat-
khau-thuy-san-cua-viet-nam-sang-thi-truong-lien-minh-chau-au-trong-boi-canh-
binh-thuong-moi-86099.htm
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2021), Công văn số 859/BNN-QLCL
về việc tăng cường hiệu quả kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.
- Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, (2021), Công văn số
67/CV-VASEP về việc báo cáo tình hình sản xuất xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu
năm 2021 và đề xuất - kiến nghị.
-Bộ Công Thương, (2021), Thương mại Việt Nam - EU: Chuyên ngành Thủy sản,
Thành phố Hà Nội.

16
D. LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu
trường Đại học kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho em học tập, nghiên cứu và
có cơ hội được tiếp xúc với môn học Kinh tế tài nguyên thiên nhiên.
Đồng thời em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng viên bộ
môn KT-QL Tài nguyên & Môi trường cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Môi
trường, biến đổi khí hậu & đô thị đã nhiệt tình giảng dạy. Đặc biệt em xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên – PGS.TS. Nguyễn Công Thành - người đã
tận tình hướng dẫn và giảng dạy cho em những kinh nghiệm, tri thức quý báu
giúp em hoàn thành tiểu luận đúng thời hạn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ,
chia sẻ và tạo điều kiện để em hoàn thành tiểu luận này một cách trọn vẹn.
Em xin chân thành cảm ơn!

17

You might also like