You are on page 1of 11

Sản phẩm thay thế

Cá tra trên thị trường cá thịt trắng


Cá Tra là sản phẩm quốc gia của Việt Nam , đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng
lãnh thổ trong đó có những thị trường khó tỉnh Hoa Kỳ , Châu Âu . Gần đây các thị
trường như Trung Quốc , Asean , Trung Đông , Draxn và Mexico có sức tăng
trưởng nhanh cho thấy tính đa dạng , sự ưa thích rộng rãi đối với sản phẩm cá Tra
trên thế giới . Tại Việt Nam cá tra là sản phẩm có nhiều lợi thể được Chính phủ
đưa vào Chương trình sản phẩm quốc gia.
Ở châu Âu, cá tra cạnh tranh với các loài cá trắng khác, chẳng hạn như cá rô phi và
cá minh thái Alaska. Tuy nhiên, các sản phẩm thay thế quan trọng nhất cho cá tra
lại khác nhau ở khắp Châu Âu. Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(Vasep) dẫn số liệu thống kê của Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu hàng hóa của các
nước đang phát triển (CBI) cho biết, sản phẩm cá tra cũng đang cạnh tranh ngược
lại với sản phẩm cá rô phi, cá minh thái Alaska pollock tại một số Hiện nay, hầu
hết EU được nhập khẩu cá tra dưới dạng philê đông lạnh, và giá trị gia tăng được
thực hiện bởi các công ty chế biến ở châu Âu. Người tiêu dùng đang ngày càng lựa
chọn nhiều lựa chọn thực phẩm tự nhiên hơn, là những sản phẩm ít hoặc không có
chất phụ gia chế biến, hàm lượng mạ băng thấp.
Cuộc chiến tranh thương mại lớn nhất trong lịch sử hai cường quốc Mỹ – Trung
Quốc khiến ngành thủy sản toàn cầu có nhiều biến động. Trong đó, nhiều doanh
nghiệp kỳ vọng cá tra Việt Nam có thể tăng thị phần tại Mỹ, thay thế sản phẩm cá
rô phi Trung Quốc đang đối diện nguy cơ biến mất khỏi các bàn ăn ở xứ cờ hoa.
Mặc dù Mỹ nhập khẩu hầu hết cá rô phi tươi từ châu Mỹ Latinh, tuy nhiên, các sản
phẩm đông lạnh có giá thấp hơn nên đã thu hút nhiều doanh nghiệp. Hơn nữa, do
Mỹ thiếu các nhà máy chế biến cá rô phi, nhiều chuyên gia cho rằng, các công ty
không có sự thay thế dễ dàng nếu nguồn cung của Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn.
Đây cũng là cơ hội giúp cho cá tra Việt Nam củng cố thêm niềm tin giành thị phần
từ cá rô phi Trung Quốc trong bối cảnh khó khăn về thuế chống bán phá giá và rào
cản kỹ thuật Chương trình thanh tra cá da trơn tại Mỹ.
Nga và Mỹ
Cá minh thái tập trung biển Alaska và vùng eo biển Bering, chủ yếu do Nga và Mỹ
khai thác, mỗi nước đạt khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Cá tuyết sống cũng tập trung
vùng biển bắc, tổng sản lượng khai thác hàng năm suýt soát triệu tấn. Kể từ năm
2006, Hội đồng Quốc tế Khai thác Biển (ICES) giảm đáng kể hạn ngạch khai thác
cá minh thái và cá tuyết do kết quả thăm dò thấy sản lượng tự nhiên cá này bị sụt
giảm trầm trọng.
Khi cá thịt trắng khai thác ở biển bị thiếu hụt quá lớn, bởi giảm hạn ngạch khai
thác tới hàng triệu tấn, các nhà nhập khẩu, phân phối ở EU đã tìm ra sản phẩm thay
thế là cá tra phi lê từ Việt Nam như một sản phẩm thay thế (substitute)
Bangladesh
Bangladesh xuất khẩu số lượng nhỏ cá tra sang Liên minh châu Âu. Số lượng ít,
nhưng lượng xuất khẩu ngày càng tăng. Do các vấn đề về chuỗi cung ứng, các nhà
xuất khẩu Bangladesh thường không thể bán hàng cho các thị trường khắt khe cao
cấp như lĩnh vực bán lẻ, nơi thường phải có chứng nhận về truy xuất nguồn gốc,
chất lượng và tính bền vững. Thay vào đó, cá tra Bangladesh thường nằm ở phân
khúc thấp của thị trường dịch vụ ăn uống.
Một lợi thế lớn đối với Bangladesh là quốc gia này được hưởng lợi từ quy chế GSP
+, quy chế này cho phép các nhà xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Do đó, cá
tra Bangladesh khá cạnh tranh trên thị trường châu Âu về giá cả.
https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/xuat-khau-ca-tra-sang-eu-co-dau-hieu-am-dan/
20180816060345863
https://thuysan247.com/gia-tri-dinh-duong-vuot-troi-cua-san-pham-ca-tra-viet-
nam/
https://www.vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/thi-truong-the-gioi/nguon-
cung-ca-thit-trang-toan-cau-nam-2021-se-tang-4-chu-yeu-la-ca-tra-21911.html

Các yếu tố môi trường vĩ mô


Yếu tố nhân khẩu học
Mười năm qua, từ một loài cá bản địa, khai thác tự nhiên, con cá tra đã phát triển
và trở thành sản phẩm chiến lược của Việt Nam. Hiện, cá tra Việt Nam đã được
xuất khẩu đến 142 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng nuôi tăng gấp 50 lần,
vượt ngưỡng 1 triệu tấn mỗi năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 65 lần, đóng góp
khoảng 2% GDP của cả nước.
Hơn nữa, các quốc gia này mới chỉ cung cấp cá phi lê đông lạnh, chưa có sự đa
dạng trong chế biến sản phẩm, nên với  sự đa dạng các sản phẩm cá tra chế biến, cá
tra của Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn và được khách hàng ưa chuộng hơn Đời sống
của người dân ngày càng được cải thiện tốt hơn, thu nhập tăng lên làm thay đổi
thói quen tiêu dùng và tăng nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản. Thay vì mua cá tươi
bán tại các chợ như trước đây ngày nay càng có nhiều người thích mua hàng thủy
sản đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng, có thể
bảo quản và dự trữ lâu hơnYếu tố tự nhiên. . Cá tra có xuất xứ Việt Nam hiện
diện phổ biến tại thị trường bán lẻ châu Âu. Hơn nữa, cá tra từ Việt Nam được nhìn
nhận như một sản phẩm có giá cả phải chăng, hương vị nhẹ, đã được rút xương
và dễ chế biến.
Phân bố dân cư:
Ở các địa phương phát triển nhanh, dân cư tập trung đông đúc, số lượng các khu
công nghiệp tập trung ngày càng nhiều, thu hút một lượng lớn lao động nên các nơi
này có nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cao cấp cũng tăng lên. Ngoài ra, các bếp tập thể
trong bệnh viện, trường học, doanh trại quân đội...cũng là những khách hàng tiềm
năng cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
VD: Số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so
với cùng kỳ năm trước; gói hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch
Covid-19 tiếp tục được thực hiện. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong 6
tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 50,3 triệu người, tăng 417 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước; thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương
ước tính đạt 7,4 triệu đồng/tháng, tăng 416,9 nghìn đồng.
Ẩm thực: Mỗi quốc gia có những văn hóa ẩm thực khác nhau như Mỹ thích ăn cá
fillet, Nhật thích ăn các loại thủy sản tươi sống,...Nên các doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản cần nắm vững những nét đặc trưng này mới có thể đáp ứng nhu cầu của
họ ngày càng tốt hơn. Nhìn chung nhu câu tiêu dùng mặt hàng thuỷ hải sản ngày
càng gia tăng. Người dân ngày càng ăn nhiều cá để giảm cholesterol, tránh béo phì.
Yếu tố tự nhiên
a. Thuận lợi:
Điều kiện khí hậu

Tại các khu vực nuôi bè cá tra và basa tập trung hiện nay (chủ yếu ở An
Giang và Đồng Tháp) nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho cá rất phong phú.
Khu vực tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, đất đai màu mỡ, thích hợp cho
canh tác các loại nông sản và là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu nông sản
để chế biến thức ăn cho cá nuôi bè (cám, tấm, đậu, bắp...) Một thuận lợi nữa là
vào cuối mùa gió Tây - Nam hàng năm (sau đỉnh lũ) nước sông từ thượng
nguồn đổ xiết về hạ lưu và mang về nguồn lợi cá tự nhiên rất dồi dào cả về số
lượng lẫn chủng loại. Nhiều nhất là cá linh (Labeobarb siamensis) và nhiều loại
cá tự nhiên khác. Ngoài nguồn cá tự nhiên nước ngọt, các loại cá tạp đánh bắt
từ biển Rạch Giá được chuyển đến khu vực nuôi bè với đoạn đường ngắn, giá
cả phù hợp và thường xuyên. Ngoài ra, điều kiện giao thông thủy và bộ thuận
tiện cũng giúp cho việc vận chuyển nguyên vật liệu chế biến thức ăn cho cá
được dễ dàng và kịp thời.

Điều kiện thủy văn và chất lượng nước:

Lưu lượng: vào mùa mưa lũ, lưu lượng nước sông Cửu Long dao động từ
18.8000 mo/giây đến 48.700 mo/giây (số liệu đo tại Phnôm Pênh - Campuchia),
cao gấp 9-23 lần so với lưu lượng vào mùa khô.

Vận tốc dòng chảy: vào mùa lũ 0,5-0,6m/giây, ở mùa khô 0,1 - 0,2m/giây.
Vận tốc nước chảy qua bè đặt gần bờ sẽ thấp hơn giá trị này. Từ bờ ra lòng sông
khoảng 50m, người ta có thể đặt 2 -3 hàng bè nối nhau.

Nhiệt độ: nước biến thiên không nhiều, cao nhất là 31°C vào tháng 5 và
tháng 10, thấp nhất 26°C vào tháng giêng. Biên độ chênh lệch trong ngày
khoảng 1,5 độ C, nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2 - 3oc
Độ trong và pH: trong mùa khô, độ trong của nước từ 40 - 60 cm và pH
khoảng 7,5. Mùa mưa, độ trong chỉ 8-10cm và pH nước sông khá ổn định là đặc
điểm rất có lợi cho đời sống của thủy sinh vật và cá.

Độ cứng: dao động từ 2-5 độ (độ Đức), chủ yếu được hình thành trên cơ sở
muối cacbonat canxi và thuộc dạng nước ít muối khoáng.

Các chất khí hòa tan: ở sông Tiền và sông Hậu nước tương đối thoáng sạch,
dưỡng khí đầy đủ (4,3 - 9,7 mg/lít), hàm lượng khí cacbonic thấp (1,7 -
5,2mg/lít) nghĩa là nằm dưới giới hạn có hại đối với cả và sinh vật dưới nước.
Ngoài ra không có các khí độc trong nước sông

Nguồn thức ăn:

Nuôi cá bè là hình thức nuôi công nghiệp, chủ động và có tính tập trung. Tại
các khu vực nuôi bè cá tra và basa tập trung hiện nay (chủ yếu ở An Giang và
Đồng Tháp) nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho cá rất phong phú. Khu vực tứ
giác | Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác
các loại nông sản và là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu nông sản để chế
biến thức ăn cho cá nuôi bẻ (cảm, tâm, dậu, bắp...) Một thuận lợi nữa là vào
cuối mùa gió Tây - Nam hàng năm (sau đỉnh lũ) nước sông từ thượng nguồn đổ
xiết về hạ lưu và mang về nguồn lợi cả tự nhiên rất dồi dào cả về số lượng lẫn
chủng loại. | Nhiều nhất là cá linh (Labeobarb siamensis) và nhiều loại cá tự
nhiên khác.

Ngoài nguồn cá tự nhiên nước ngọt, các loại cá tạp đánh bắt từ biển Rạch
Giá được chuyển đến khu vực nuôi bè với đoạn đường ngắn, giá cả phù hợp và
thường xuyên. Ngoài ra, điều kiện giao thông thủy và bộ thuận tiện cũng giúp
cho việc vận chuyển nguyên vật liệu chế biến thức ăn cho cá được dễ dàng và
kịp thời.

Hiện nay, thị trường thức ăn chăn nuôi nước ta đang phụ thuộc vào nước
ngoài, do 70% nguyên liệu như bột cá, bã đậu nành, bột bắp, premix…, phải
nhập khẩu, trong khi nước ta là một nước xuất khẩu nông nghiệp. Thức ăn chăn
nuôi liên tục tăng giá nên giá thành sản xuất cá bị đẩy lên cao, từ đó tăng rủi ro
cho người nuôi. Nếu như năm 2006, giá thức ăn cá tra-basa khoảng 5.000
đồng/kg thì hiện nay giá thành thức ăn đã lên đến 7.800 đồng/kg, dẫn đến chi
phí sản xuất cho cá từ 12.000 đồng/kg (năm 2006) tăng lên 15.800 đồng/kg.
Cá giống phục vụ cho nghề nuôi:

 Nhiều năm trước đây và cả đến khi nuôi cá bè thịnh hành và phát triển, con
giống cung cấp cho nuôi trong bè chủ yếu được vớt từ thiên nhiên, trên sông
Cửu Long. Các loài nuôi trong bè đều thuộc nhóm cá địa phương, sống trong
sông và các thủy lực nước ngọt. Đa số chúng đều thích hợp với môi trường
nước chảy.

Hàng năm vào mùa mưa, các bột các loài được vớt trên sông và ương nuôi
trong ao, hầm thành cá giống và cung cấp cho các bè nuôi. Cá tra và basa cũng
được vớt trên sông như các loài cá khác. Hàng năm có khoảng từ 200 - 500
triệu bột cá tra được vớt và ương nuôi, sau đó cá giống được chuyến đi bán cho
người nuôi khắp các tỉnh Nam bộ và cho nuôi bò tại chỗ. Riêng cá basa thì hoàn
toàn phải thu gom cỡ cá giống từ sông (bằng câu, lưới) và phần lớn phải mua từ
Campuchia. Mỗi năm nhu cầu với một số lượng giống cá basa từ 10 - 15 triệu
con.

Hiện nay đã chủ động cho sinh sản nhân tạo 2 loài cá trên. Trong năm 1999
các địa phương đã cho đỏ nhân tạo được 500 triệu bột cá tra, do đó giảm hẳn
nghề vớt cá tra trên sông và trong tương lại một vài năm tới có thể hoàn toàn
bãi bỏ việc vớt cá tra tự nhiên.

Đối với cá basa cũng đang từng bước nâng cao sản lượng cá bột sinh sản
nhân tạo. Năm 1999 cá đẻ nhân tạo mới chỉ cung cấp được khoảng 10% nhu
cầu về cá giống nuôi. Hy vọng trong một số năm tới chúng ta sẽ chủ động hoàn
toàn về nguồn giống loài cá này.

Chất lượng giống cá tra hiện nay đang ở mức báo động, đang ảnh hưởng lớn
đến năng suất và thời vụ nuôi cá tra hiện nay. Trước đây, do chất lượng giống
khá tốt, người nuôi cá tra chỉ cần 5-6 tháng là đã có cá đạt kích cỡ đúng tiêu
chuẩn xuất khẩu (khoảng 1-1,1 kg/con). Còn bây giờ, chất lượng cá giống
xuống thấp, nên để đạt được kích cỡ cá trên, người nuôi phải bỏ ra tới 7-8 tháng
trời. Đây chính là nguyên nhân quan trọng làm tăng chi phí sản xuất cá tra hiện
nay.

Cho đến thời điểm này, chưa có biện pháp hiệu quả để quản lý chặt chẽ về
điều kiện nuôi cá tra thâm canh, dẫn đến sự phát triển tự phát, ngoài quy hoạch
làm giá cả không ổn định, tình trạng thừa thiếu nguyên liệu thường xuyên xảy
ra. Điều này, gây ảnh hưởng bất lợi không chỉ đối với nông dân nuôi cá mà còn
ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp xuất khẩu và sự phát triển bền vững của
nghề nuôi cá tra.
b. Khó khăn:
Ô nhiễm nguồn nước

Về vấn đề ô nhiễm môi trường, theo các nghiên cứu khoa học, cá da trơn
chỉ hấp thu được 27 -30% nitrogen (N), 16 - 30% photpho (P) và khoảng 25%
chất hữu cơ đưa vào từ thức ăn. Như vậy, việc nuôi cá tra thâm canh phải đẩy ra
môi trường lượng chất thải lớn và nồng độ các chất ô nhiễm khá cao. Trong
điều kiện, việc quản lý về môi trường nuôi kém hiệu quả và cơ sở hạ tầng phục
vụ nghề nuôi chưa đảm bảo như hiện nay thì vấn đề ô nhiễm môi trường là một
thách thức lớn cho sự phát triển nghề nuôi cá tra-basa ở ĐBSCL.

Biến đổi khí hậu

Thời tiết hiện nay diễn biến phức tạp, khó lường. Vào mùa mưa, có nơi
không có cơn mưa nào mà ngược lại nắng rất dữ dội, nhiệt độ trong ngày có khi
lên đến 340C. Vào mùa nắng thì mưa như trút nước. Chính yếu tố thời tiết trong
một ngày dao động ở biên độ lớn nên cơ thể cá tra không kịp thích ứng, từ đó
dễ sinh ra bệnh và chết. “Có thể nói, bệnh trắng gan, trắng man hay còn gọi là
bệnh gan thận mũ là căn bệnh của thời đại trong nuôi trồng thủy sản hiện nay.
Khi cá mắc bệnh này, ngoài việc cá bị tuột nhớt, việc điều trị cũng rất khó khăn,
tốn rất nhiều tiền nhưng hiệu quả trong điều trị rất kém. Một số nơi, do nóng
lòng khi cá bị bệnh, chủ hầm đã mời cả kỹ sư của các công ty thuốc đến hầm
xem và điều trị nhưng cũng không hết mà lại mất rất nhiều tiền. Có thể nói, 5
năm trở lại đây, cao điểm là năm 2018, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến
ngành cá tra, gây ra nhiều hệ lụy khó lường” - ông Nguyễn Văn Nam (nông dân
xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) thông tin.

ĐBSCL là nơi có lợi thế tuyệt đối trong nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu,
bởi khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước và tay nghề của người nông dân là 4 trong
nhiều yếu tố quyết định sự thành, bại của ngành và ĐBSCL đã có đủ. Tuy
nhiên, tình trạng biến đổi khí hậu đang gia tăng đã làm cho ngành cá đối diện
với những thách thức. Thiếu hụt con giống dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu phục
vụ chế biến xuất khẩu. Một yếu tố quan trọng khác là đơn hàng để đáp ứng cho
các nhà nhập khẩu ở các quốc gia luôn trong tình trạng thiếu hụt.

Bệnh dịch:

Các vấn đề về bệnh thông thường bao gồm sự xâm nhập của động vật nguyên
sinh trên da hoặc mang và nhiễm trùng do vi khuẩn do xử lý hoặc áp lực môi
trường. Là loài cá không có vảy, cá tra cũng rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng đơn
bào icthyopthirius multifilus.

Rất hiếm khi xảy ra dịch bệnh trên diện rộng và tỷ lệ chết ở cá tra, nhưng các
bệnh sau đây đã được ghi nhận:

- BNP (hoại tử trực khuẩn của cá tra)

Nguyên nhân là do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri , một loại vi khuẩn tồn tại
trong nước ao khoảng hai tuần và lên đến ba đến bốn tháng trong bùn ao. Cá
giống và cá con có nguy cơ cao nhất, mặc dù cá ở mọi lứa tuổi đều có thể bị ảnh
hưởng.

Mật độ nuôi cao, chất ô nhiễm, các vấn đề sức khỏe và sự đông đúc có thể gây
ra dịch bệnh. Nó thường gây tử vong, và tỷ lệ tử vong tăng nhanh.

Các dấu hiệu lâm sàng có xu hướng rõ ràng ngay trước khi chết khi cá bơi chậm
trên mặt nước, và trông nhợt nhạt với các đốm trắng bên trong trên gan, thận và
lá lách.

- Bệnh đốm đỏ

Do một nhóm bệnh nhiễm trùng huyết do aeromonas di động gây ra, bệnh này
xảy ra ở cá giống và trong giai đoạn nuôi thương phẩm.

Các triệu chứng bao gồm bơi chậm, không ăn, xuất huyết trên đầu, miệng và
gốc vây và có thể có khí trong ruột.

Các điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm đỏ là mật độ nuôi cao, chất gây ô nhiễm
môi trường và bùn hữu cơ trong ao. Bệnh đốm đỏ có nhiều khả năng xảy ra khi
cá bị căng thẳng, ví dụ như trong quá trình xử lý hoặc vận chuyển.

- Bệnh ký sinh trùng

Chúng được thực hiện bởi Trichodina spp và Epistylis spp. Các triệu chứng bao
gồm bơi chậm trên mặt nước, mất phương hướng, tổn thương, thối vây, đốm
trắng trên cơ thể và khó thở.

Cá cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn vì chúng trở nên rất yếu và kém thèm ăn. Các ổ
dịch lẻ tẻ với tỷ lệ tử vong thấp cũng xảy ra. Các điều kiện khí hậu bất lợi,
chẳng hạn như mưa như trút nước sau khi nắng lên, có thể làm phát sinh dịch
bệnh, cũng như chất lượng nước kém và mật độ nuôi cao.

Yếu tố kinh tế: Sau biến động tăng giá xăng, dầu là ảnh hưởng của giá vật tư
đầu vào của ngành cá tra. Tuy nhiên, từ cộng hưởng của tác động dịch bệnh
COVID-19, nhiều nông dân đã lo ngại, không dám thả nuôi cá tra. Điều này đã
khiến cho nguồn nguyên liệu cá tra cung ứng cho chế biến và xuất khẩu thiếu
hụt, kéo theo giá cá tra biến động liên tục trong thời gian qua.
- Giá cá liên tục tăng

Trong suốt mấy tháng qua, ngành cá tra Việt Nam đã hồi sinh mạnh mẽ sau
3 năm ảm đạm. Hiện tại, giá cá tra nguyên liệu đã tăng tới 25% so với cuối năm
ngoái, chạm mốc kỷ lục khoảng 32.000 đồng/kg và có nơi giá cá tra nguyên liệu
còn cao hơn. Nguyên nhân của đợt tăng giá vừa qua xuất phát từ việc thiếu hụt
nguồn cung.
Theo ông Nguyễn Thành Sơn, trú tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, với giá
này, người nuôi lãi khoảng 7.000 đồng/kg. Gia đình ông có thâm niên hàng
chục năm gắn bó với nghề nuôi cá tra xuất khẩu vẫn cố gắng đeo đuổi nghề.
Hiện ông có 2 ao nuôi, tổng diện tích khoảng 2.000 m2 mặt nước. Trong những
ngày tới, sản lượng cá xuất ao của gia đình ông Sơn vào khoảng 200 tấn cá tra
thương phẩm.
Giá cá tra hồi phục và tăng mạnh mang lại niềm vui cho nông dân. Tuy
nhiên, ông Nguyễn Thành Sơn đánh giá, nghề nuôi cá da trơn tại Tiền Giang
vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bấp bênh khó lường do giá vật tư nông nghiệp, thức ăn
chăn nuôi, nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu cho đời sống khác đều tăng
mạnh trong những ngày qua.
Thêm vào đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
cho hay, nguyên nhân của đợt tăng giá vừa qua xuất phát từ việc thiếu hụt
nguồn cung. Năm 2021, dưới tác động của dịch COVID-19 và đứt gãy chuỗi
cung ứng nhiều hộ đã không thể thả nuôi theo đúng kế hoạch cho năm nay. Các
ao cá chỉ duy trì, hạn chế cho ăn và không dám thả nuôi thêm. Điều này dẫn
tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngay từ đầu năm.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cũng dự báo việc thiếu
hụt nguyên liệu có thể kéo dài đến hết quý II năm nay. Nguồn cung khan hiếm
trong khi nhu cầu tăng càng là yếu tố hỗ trợ mạnh đối với giá cá tra nguyên liệu.
VASEP cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra của cả nước ước
đạt 646 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm khoảng 27%
tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Mặc dù giá cá tra đang có hướng thuận lợi cho người nuôi, nhưng lãnh đạo
ngành nông nghiệp các địa phương có nuôi cá tra đang lo ngại, nông dân sẽ vì
con số lợi nhuận này mà lại thả nuôi ồ ạt, làm cho nguồn cung cá tra trong nước
mất phương hướng sản xuất.
Chính vì vậy, ngành nông nghiệp các địa phương phân tích rõ cho người
nuôi rằng, tình hình giá thức ăn, thuốc thủy sản, vật tư đầu vào… đều tăng
mạnh sẽ kéo chi phí giá thành nuôi cá tra tăng lên.
Do đó, các doanh nghiệp và người nuôi cá cần nhanh chóng ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường liên kết, hợp tác… nhằm giảm
chi phí giá thành, giảm tỷ lệ hao hụt, tăng chất lượng để tăng sức cạnh tranh.
Đồng thời, đáp ứng đa dạng thị trường xuất khẩu trên thế giới, nhất là các thị
trường khó tính.
- Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận tăng

Với kim ngạch xuất khẩu cá tra trong quý I/2022 như vậy, các doanh nghiệp
chế biến và xuất khẩu cá tra đang lấy lại vị thế trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản
xuất khẩu. Điển hình như doanh nghiệp đầu ngành là Công ty cổ phần Vĩnh
Hoàn đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế
1.500 tỷ đồng, tương ứng tăng 43,5% và tăng 35,6% so với năm 2021.
Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn cho
biết, hiện công suất của các nhà máy đã quay trở lại mức bình thường. Nếu đạt
được mục tiêu đã đề ra thì đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi hoạt
động của công ty.
Giá nguyên liệu cao dẫn đến giá xuất khẩu cao và đối với Vĩnh Hoàn, doanh
nghiệp sẽ được hưởng lợi lớn từ biên lợi nhuận gộp mở rộng do có thể tự cung
cấp được nguyên liệu. Thêm vào đó, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng từ năm
ngoái kéo dài đến năm nay. Điều này càng đẩy chi phí nuôi cá tăng cao và từ
nay đến cuối năm, giá cá tra sẽ ngày càng cao.
Cùng với Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất
khẩu cá tra cũng đang đặt mục tiêu lợi nhuận tăng cao trong năm 2022. Ông Lê
Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc
gia (I.D.I) cho biết, công ty đã ký đủ đơn hàng xuất khẩu đến hết quý II năm
nay.
Đồng thời, đơn vị cũng đã chuẩn bị kho hàng dự trữ lên đến 1.400 tỷ đồng
cá tra giá rẻ (17.000 - 18.000 đồng/kg) cho đợt nhu cầu thị trường phục hồi này,
đặc biệt là Mexico và Brazil, nơi I.D.I chiếm thị phần lớn. Năm nay, I.D.I đặt
kế hoạch doanh thu thuần 8.300 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2021 và lợi
nhuận sau thuế đạt 900 tỷ đồng, tăng gấp 6,3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, năm nay IDI xây dựng thêm nhà máy chế biến thứ 3 với công suất
500 tấn/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đang ở mức cao. Hai nhà máy
còn lại (300 tấn/ngày và 150 tấn/ngày) đều đã hoạt động hết công suất nhưng
vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng.
https://tailieumienphi.vn/doc/ca-tra-ben-vung-tiem-nang-thi-truong-tai-chau-au-du-
an-xay-dung-chuoi-cung-ung-c-5kdbuq.html
https://xemtailieu.net/tai-lieu/cac-nhan-to-anh-huong-den-loi-the-canh-tranh-cua-
ca-tra-viet-nam-tren-thi-truong-chau-au-251362.html
https://fdocuments.net/document/tim-nng-th-troeng-ti-chu-u-17-n-phm-ny-bao-
gm.html?page=2

You might also like