You are on page 1of 5

Triển vọng trong tương lai của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam rất lớn

làm sự tăng trưởng


nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là từ các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu.
Cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cải thiện quản lý nguồn lực và mở rộng thị trường
để tận dụng cơ hội xuất khẩu tốt.

TCCT Trong thông điệp gửi tới các doanh nghiệp thành viên, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ
tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) bày tỏ kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản năm 2024 có thể cán mốc 9,5 tỷ USD.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 1,3 tỷ USD

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 9 tỷ USD, thấp hơn 18% so với năm 2022. Lạm
phát cao, nhu cầu giảm, tồn kho lớn, giá xuất khẩu giảm và những khó khăn, bất cập trong
sản xuất kinh doanh trong nước như chi phí đầu vào cho cả chuỗi cung ứng đều tăng, thẻ
vàng IUU ảnh hưởng đến xuất khẩu hải sản sang EU… là những nguyên nhân cơ bản tác
động đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong năm vừa qua.

Tuy nhiên, tháng 1/2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã tăng bứt phá đến 64% so với cùng
kỳ năm 2023. Tính đến hết tháng 2/2024, xuất khẩu thuỷ sản đã đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng
23% so với cùng kỳ năm 2023.
Số liệu: Tổng Cục Hải quan, VASEP (H.Mĩ tổng hợp)
Sau khi sụt giảm liên tục từ quý IV/2022, xuất khẩu thuỷ sản từ quý IV/2023 đã có chiều
hướng tích cực hơn và đột phá mạnh mẽ vào tháng 1 khi nhu cầu mua hàng phục vụ Tết
Nguyên đán ở nhiều thị trường gia tăng, nhất là Trung Quốc và các nước châu Á.

Hết tháng 2/2024, xuất khẩu tôm và cá ngừ đều tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất
khẩu cá tra tăng 15% và các loài khác tăng 8%.

Xuất khẩu tôm có tín hiệu khả quan ở nhiều thị trường như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản,
Canada, Australia. Đặc biệt tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu đang phục hồi tốt, trong khi
nước xuất khẩu cạnh tranh là Ecuador đang bị cảnh báo bởi tôm có chất sulfit và vấn đề cước
vận tải tăng do căng thẳng Biển Đỏ cũng khiến cho nhập khẩu tôm Ecuador vào thị trường
Trung Quốc sụt giảm.

Xuất khẩu tôm có tín hiệu khả quan ở nhiều thị trường như Trung Quốc, Mỹ,
Nhật Bản, Canada, Australia
Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu cá tra tháng đầu năm 2024 cũng được đánh
giá là khá tích cực. Trong đó, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ là những thị trường có
triển vọng phục hồi trong năm 2024 do tồn kho giảm và nhu cầu tiếp tục gia
tăng. Lạm phát “hạ nhiệt”, khả năng chi tiêu tại Hoa Kỳ được dự đoán sẽ cải
thiện hơn so với trước đó. Thị trường cá tra tại Trung Quốc dự kiến sẽ “sôi
động” hơn nhờ các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản và kích thích tiêu
dùng của Chính phủ Trung Quốc trong nửa đầu năm 2024.

Xuất khẩu cá tra tăng gần gấp đôi


Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, tháng 1/2024, xuất
khẩu cá tra Việt Nam đạt 165 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm
ngoái. Trong đó, các thị trường chính tiêu thụ nhiều cá tra đều ghi nhận tăng
trưởng dương như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hồng Kông, EU, CPTPP,…
Sản phẩm cá tra chủ lực xuất khẩu trong tháng 1/2024 vẫn là phile đông lạnh,
với giá trị đạt hơn 131 triệu USD, tăng 87% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm
80% tỷ trọng.
Về thị trường tiêu thụ, tháng đầu năm 2024, Trung Quốc và Hồng Kông tiếp tục
là thị trường nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cá tra
sang thị trường này trong tháng 1/2024 đạt 52 triệu USD, tăng gấp 4 lần so với
tháng 1/2023 và tăng 65% so với tháng 1/2022. Giá trị xuất khẩu cá tra sang
Trung Quốc và Hồng Kông tháng 1/2024 chiếm 32% trong tổng giá trị xuất
khẩu sang các thị trường.
Đặc biệt, trong tháng 1/2024, xuất khẩu sản phẩm cá tra đông lạnh/khô (thuộc
mã 03) (trừ cá thuộc mã 0304) sang Trung Quốc tăng mạnh, gấp 6,5 lần so với
cùng kỳ năm ngoái. Giá trị này thậm chí cao hơn giá trị xuất khẩu sản phẩm cá
tra phile đông lạnh thuộc mã 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi) - sản phẩm
chủ lực sang thị trường này trong tháng 1/2023.

Nguồn: VASEP
Tại thị trường Hoa Kỳ, tháng 1/2024, Hoa Kỳ đã mua 18 triệu USD cá tra Việt
Nam, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ tăng nhập khẩu hầu hết các
sản phẩm cá tra Việt Nam. Sản phẩm cá tra chế biến mặc dù giá trị xuất khẩu
sang Hoa Kỳ còn khiêm tốn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này cũng
ghi nhận tăng 18 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 295 nghìn USD. Thị trường
tiêu thụ hơn 17 triệu USD phile cá tra đông lạnh trong tháng 1/2024, tăng 81%
so với tháng 1/2023.
Còn khối thị trường EU mua từ Việt Nam gần 13 triệu USD cá tra, tăng 20% so
với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Hà Lan vẫn là quốc gia đứng đầu khối về tiêu
thụ cá tra Việt Nam, với gần 4 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ. Ngoài ra,
một số thị trường trong khối cũng ghi nhận tăng trưởng dương nhập khẩu cá tra
Việt Nam bao gồm: Hungary tăng gấp 4 lần, Tây Ban Nha, Pháp và Slovenia
tăng khoảng 2,5 lần…

Nhiều tín hiệu tích cực cho xuất khẩu cá tra Việt Nam
Đại diện Hiệp hội VASEP dự báo, những biến động của thế giới sẽ tiếp tục ảnh
hưởng đến xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Điển hình là những căng thẳng trên
Biển Đỏ đang gây ra không ít những khó khăn trong quá trình vận tải hàng hoá
xuất khẩu nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng khi cược vận chuyển tăng cao.
Giá bán đến tay người tiêu dùng tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định mua
hàng.
Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng đầu năm 2024 được đánh giá là
khá tích cực sau khi liên tiếp sụt giảm trong năm 2023. Hoa Kỳ và Trung Quốc
sẽ là những thị trường có triển vọng phục hồi trong năm 2024 do tồn kho giảm
và nhu cầu tiếp tục gia tăng. Lạm phát “hạ nhiệt”, khả năng chi tiêu tại Hoa Kỳ
được dự đoán sẽ cải thiện hơn so với trước đó. Thị trường cá tra tại Trung Quốc
dự kiến sẽ “sôi động” hơn nhờ các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản và
kích thích tiêu dùng của Chính phủ Trung Quốc trong nửa đầu năm 2024.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, tình hình xuất khẩu cá tra của
Việt Nam sang Hoa Kỳ và châu Âu sẽ tăng tốc trong thời gian tới do cuối năm
2023, Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu diện rộng đối với một số loại
thuỷ sản có nguồn gốc từ Nga
Đồng thời, Hội đồng châu Âu (EC) cũng đã quyết định không cho phép các
thuỷ sản có nguồn gốc từ Nga được hưởng ưu đãi miễn thuế trong giai đoạn
2024-2026.
Hồi tháng 11/2023, Liên minh châu Âu cũng quyết định tăng cường kiểm soát
việc nhập khẩu các sản phẩm cá từ Trung Quốc để kiếm soát hoạt động đánh bắt
phi pháp không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Xuất khẩu thuỷ sản sẽ phục hồi mạnh mẽ trong 2024


Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với tình
trạng dư cung, tồn kho nhiều, giá thấp và áp lực cạnh tranh lớn,… Cùng với đó
là những thách thức mới như căng thẳng Biển Đỏ làm cước vận tải tăng, thẻ
vàng IUU và thuế chống trợ cấp sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp.
Thời gian tới, để đảm bảo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ngành thuỷ sản chất
lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, hướng tới mục tiêu nâng cao
năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững cho ngành hàng thuỷ sản, bà Nguyễn
Thị Thu Sắc đề xuất một số giải pháp, cụ thể:
Về chất lượng, toàn ngành cần tiếp tục quan tâm, đầu tư và giữ vững thương
hiệu chất lượng an toàn của thuỷ sản Việt Nam.
Về thị trường, cộng đồng doanh nghiệp thuỷ sản cùng các địa phương và cơ
quan nhà nước cần tiếp tục chung tay gia tăng xuất khẩu tại các thị trường
truyền thống, đồng thời, thâm nhập và khai thác thêm nhiều hơn nữa các thị
trường tiềm năng như Ấn Độ, Trung Đông, ASEAN,…
“VASEP và cộng đồng doanh nghiệp tin tưởng và trông đợi vào sự tiếp tục
đồng hành và hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan trong hoạt động
cải cách thủ tục hành chính và các hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
cho doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng như
ngành thuỷ sản.
Mong rằng với sự đồng hành này sẽ giúp ngành thuỷ sản Việt Nam giải quyết
được bài toán của từng lĩnh vực ngành hàng như: vấn đề chất lượng giống tôm,
giống cá tra, thức ăn nuôi thuỷ sản, cải thiện năng suất và giảm giá thành sản
xuất,…” - Bà Nguyễn Thị Thu Sắc nhấn mạnh.

You might also like