You are on page 1of 6

Nhóm 4

I. GIỚI THIỆU VỀ MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - MỸ


- Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ bắt đầu vào ngày
12/07/1995 tới nay đã được 27 năm.
- Mỹ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
trong những năm qua. Điểm đặc biệt là Việt Nam luôn xuất siêu sang
thị trường Mỹ với trị giá ngày càng lớn. Kể từ khi Hiệp định Thương
mại song phương Việt Nam - Mỹ (BTA) có hiệu lực, thương mại hai
chiều Việt Nam - Mỹ đã tăng từ 220 triệu USD năm 1994 (năm Mỹ bỏ
cấm vận kinh tế đối với Việt Nam) lên 1,4 tỷ USD năm 2001 (năm
trước khi BTA có hiệu lực) và chính thức đạt 60,2 tỷ USD vào năm
2018.
- Tính riêng trong 2018, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá 47,5 tỷ
USD sang thị trường Mỹ, trong khi lượng hàng hóa nhập khẩu Mỹ chỉ
đạt 12,7 tỷ USD. Nhờ vậy, Mỹ đã trở thành thị trường lớn nhất mà
Việt Nam xuất siêu trong năm 2018, đạt 34,7 tỷ USD, tăng 7,85% so
với trị giá xuất siêu trong năm 2017.
- Riêng trong năm 2021, quan hệ thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tăng
trưởng 21 tỷ USD. Chúng ta lưu ý, mức tăng trưởng này diễn ra trong
thời gian đại dịch Covid-19
- Hoa Kỳ là một trong hai đối tác có kim ngạch thương mại với Việt
Nam hơn 100 tỷ USD. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam. Qua những con số trên cho thấy, quy mô
thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là rất lớn, với tốc độ phát triển
cao
- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã thay đổi theo
hướng tăng dần nhóm hàng chế biến, chế tạo, từng bước nâng cao giá
trị gia tăng và tạo đà tăng trưởng bền vững. Việt Nam xuất khẩu chủ
yếu vào Mỹ là các nhóm hàng như: Dệt may, da giày… thì nay đã có
thêm nhóm hàng nông - thủy - hải sản tham gia vào danh mục các
nhóm hàng xuất khẩu quan trọng
- Theo Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2020, có một số mặt
hàng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt giá trị tăng cao như: Máy vi
tính và linh kiện 82,2% (2,4 tỷ USD); Máy móc thiết bị dụng cụ và
phụ tùng 87,1% (2,2 tỷ USD). Đặc biệt, dệt may là mặt hàng tiếp cận
thị trường Mỹ từ rất sớm và hiện đang là mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu cao nhất sang Mỹ. Năm 2019, dệt may xuất khẩu vào Mỹ tăng
xấp xỉ 8,9% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 38,9% tổng kim ngạch
xuất khẩu của ngành này
- Năm 1995, Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành thuỷ sản
Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á
SEAFDEC, cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã tạo điều
kiện cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản có chiều hướng phát
triển tốt. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng cao
do các cơ sở chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản
lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chủ
lực vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại thuỷ sản đông
lạnh và các loại thuỷ sản khô, đã chế biến. Ngoài ra, còn có những mặt
hàng cao cấp như bào ngư, cá ngừ, nghêu và các mặt hàng hải sản
khác… đang dần được bổ sung thêm, nhưng sản lượng vẫn còn ít so
với nhu cầu cung cấp cho quốc tế.
II. RÀO CẢN THƯƠNG MẠI
- Là những hạn chế đối với thương mại quốc tế do Chính phủ áp đặt.
- Rào cản thương mại được thiết lập để áp thêm chi phí hoặc giới hạn
đối với hàng nhập khẩu hay xuất khẩu để bảo vệ các ngành công
nghiệp trong nước. Những chi phí bổ sung hoặc sự khan hiếm tăng
dẫn đến giá sản phẩm nhập khẩu cao hơn và do đó làm cho hàng hóa
và dịch vụ trong nước cạnh tranh hơn
- Có ba loại rào cản thương mại phổ biến: thuế quan, hàng rào phi thuế
quan và hạn ngạch
1. Thuế quan
- Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa khi di chuyển qua cửa khẩu của
một quốc gia
A. Thị trường về tôm
- Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công bố kết quả cuối cùng của kỳ rà
soát lần thứ 13 (POR 13), chính thức áp thuế 0% đối với 31 nhà xuất
khẩu tôm Việt Nam.
 Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ gần đây đã tăng trở lại
 Tháng 7/2019, xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ tăng 37,2%, đạt 77
triệu USD, nâng tổng kim ngạch 7 tháng đầu năm nay lên 327,4 triệu
USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
B. Thị trường cá tra
- Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng của kỳ rà soát
lần thứ 16 (POR16) đối với lô hàng cá tra đông lạnh nhập khẩu từ VN
vào Mỹ giai đoạn 2018- 2019.Trong đó hai doanh nghiệp xk cá tra của
VN là Vĩnh Hoàn và Nam Việt đã được hưởng mức thuế suất là 0%,
các DN khác chịu mức thuế chống bán phá giá bằng mức thuế suất
toàn quốc là 2.39 USD/kg.
2. Xu thế thay đổi thuế xuất với mặt hàng cá tra
- Tháng 2 và 3/2019 giá trị XK cá tra sang Mỹ giảm lần lượt 23% và
44%. Do đột ngột giảm mạnh nên thị trường xuất khẩu của DN cá tra
VN sang Mỹ tụt xuống vị trí thứ 3 (sau Trung Quốc-Hong Kong) đạt
71.16 triệu USD, giảm 5% cùng kì năm 2018, chiếm 15,1% tổng giá
trị XK cá tra trong quý I/2019
- Tháng 6/2021, Bộ thương mại Mỹ công bố kết quả đối với các lô hàng
cá tra đông lạnh khác của VN thì mức thuế không thay đổi.
 Qua các kỳ rà soát ta có thể thấy, xu thế về mức thuế suất toàn quốc
vẫn giữ nguyên qua các năm. Ngoài ra có một số doanh nghiệp được
hưởng mức thuế thấp hơn. Điều này thúc đẩy hảng xuất khẩu của Việt
Nam sang Mỹ, đặc biệt với tình hình hiện nay, Mỹ đang rất thiếu
những mặt hàng lương thực và thủy hải sản nằm trong lĩnh vực mà
chúng ta có
3. Thuế suất của Mỹ đối với thủy sản Việt Nam và các đối tác khác
A. Trung Quốc
- Trong bối cảnh chiến tranh thương mại thì Mỹ đánh thuế một con số
khá nặng, 25%, lên thủy hải sản Trung Quốc
- Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA), trong vòng 3
năm gần đây, Mỹ đã phải chi tới 596,7 triệu USD tiền thuế mà Mỹ áp
đặt đối với thủy sản Trung Quốc, trong đó bao gồm 62,4 triệu USD
thuế quan khác được tính trong 3 tháng đầu năm 2021.
B. Thái Lan, Indonesia, Ecuador
- Bộ Thương mại đã ra lệnh áp thuế lên thủy hải sản trên toàn quốc đối
với các nước khác như là 6,2 % đối với Thái Lan, 3,3% đối với
Ecuador và 6,2 % đối với Indonesia thay cho 10,4% được đề xuất
trong quyết định sơ bộ GENEVA
C. Việt Nam
- Trong đó Việt Nam không phải chịu thuế quan nào lên mặt hàng thủy
hải sản, có lợi thế hơn rất nhiều so với các đối tác của Mỹ
4. Trong giai đoạn chiến tranh thương mại Trung - Mỹ
- Theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP), hải sản Việt Nam bao gồm các sản phẩm tôm cũng sẽ có sự
ảnh hưởng, khi mà Mỹ áp thuế 10% đối với các sản phẩm tôm Trung
Quốc thì đây cũng là những sản phẩm mạnh của Việt Nam tại thị
trường Mỹ. Chính vì vậy, khi áp thuế lên các mặt hàng này, Trung
Quốc sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu sang Mỹ và dòng chảy thương
mại này có thể chuyển hướng sang Việt Nam, khiến cho các nhà
nhập khẩu của Mỹ có thể chọn Việt Nam là thị trường mới
- Việc Mỹ đánh thuế lên hàng hóa của Trung Quốc có thể sẽ khiến
Trung Quốc tìm một quốc gia khác làm trung gian khi nhập khẩu các
mặt hàng hóa sang Mỹ. Hiện tượng chệch hướng thương mại có thể
xảy ra khi Trung Quốc không muốn chịu thuế cao khi qua Mỹ nên sẽ
xuất hàng hóa sang Việt Nam, và từ Việt Nam sẽ xuất sang Mỹ với
một mức thuế hợp lí. Chính vì vấn đề này, Mỹ có thể sẽ có những
phương án kiểm soát nghiêm ngặt với hàng của Việt Nam để tránh
tình trạng hàng hóa Trung Quốc nhập vào thị trường Mỹ cũng
như trong chất lượng sản phẩm
5. Trong giai đoạn covid
- Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),
trong bối cảnh đại dịch Covid-19 phức tạp, xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang thị trường Mỹ vẫn có sự tăng trưởng đều đặn, tăng 10% so
với thời điểm trước đại dịch, phải kể đến vai trò chủ đạo của mặt hàng
tôm. Điều này đã góp phần khẳng định vị thế, hình ảnh của thủy hải
sản nước ta, đồng thời xúc tiến cơ hội mở cửa thêm nhiều thị trường
khác bên phía Mỹ, cũng như xem xét áp dụng hệ thống công nhận
tương đương đối với các sản phẩm thủy sản nói chung
6. Tác động tiêu cực đến xuất khẩu thủy sản do thuế quan
- Sự tăng cường thuế quan Việt Nam đã khiến giá xuất khẩu thủy sản
lao đao, kim ngạch trong nước giảm, nhiều hộ dân bỏ nuôi trồng thủy
sản, dẫn tới số lượng xuất khẩu thủy sản giảm rõ rệt
- Ảnh hưởng sâu nhất là mặt hàng tôm. Xuất khẩu tôm liên tục giảm
25% đến 30% trong năm 2015. Trừ mặt hàng cá biển (giảm 5%), xuất
khẩu tất cả các sản phẩm chính khác( cá tra ) đều giảm từ 3-25%. Xuất
khẩu sang các thị trường đều giảm (3-27%) so với cùng kỳ năm ngoái.
- Tuy xuất khẩu thủy hải sản đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, nhưng
nhiều hộ dân vẫn không quay trở lại sản xuất do không còn vốn, do
thiếu niềm tin vào thị trường, vào sự hỗ trợ của các bên liên quan
 Giảm sức cạnh tranh của hải sản nhập khẩu từ Việt Nam so với thủy
hải sản nhập khẩu từ các thị trường không bị áp thuế khác
 Hệ quả là các nhà nhập khẩu ở nước áp thuế có thể sẽ chuyển hướng
nhập khẩu từ các nước không bị áp thuế khác, dẫn tới kim ngạch xuất
khẩu thủy hải sản của Việt Nam bị giảm sút, thị phần bị thu hẹp và
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đối mặt với rủi ro có thể mất thị
trường xuất khẩu.
III. RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN
- Rào cản phi thuế quan là những rào cản hạn chế thương mại thông qua
các biện pháp khác ngoài việc áp thuế trực tiếp
- Hàng rào phi thuế quan có thể bao gồm các biện pháp như yêu cầu về
nội dung và chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc trợ cấp cho
các nhà sản xuất trong nước
1. Thực trạng, xu thế áp các điều kiện phi thuế quan
- Mỹ được coi là một thị trưởng rất khó tính không chỉ bởi người tiêu
dùng rất khắt khe, mà còn vì các luật lệ, các quy định kỹ thuật đặt ra
đối với hàng hoá nhập khẩu rất cao.
- Đặc biệt, đối với những mặt hàng nông thuỷ hải sản các quy định đó
càng chặt chẽ như quy định hàng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật do
phía Mỹ để ra, quy định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, quy
định về sản phẩm thuỷ sản bền vững. Hàng hoa Việt Nam muốn được
xuất khẩu và Mỹ nhất định phải vượt qua các rào cản đó.
- Năm 2007, sau khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của
WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước, đặc
biệt là trong thị trường thủy hải sản với tốc độ tăng xuất khẩu đạt
trung bình 14.5-19%/năm
2. Tác động tiêu cực
- Những rào càn phi thuế quan này đã tạo ra nhiều sự tác động tiêu cực
cho Việt Nam bao gồm
+ Làm giảm sút sản lượng XK của Việt Nam
+ Làm tăng chi phí XK do phải tham gia giải quyết các vụ kiện
thương mại
+ Không những vậy, thị trường Mỹ ngày càng thắt chặt các quy định
về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến việc mỗi năm
Việt Nam thiệt hại hơn 14 triệu USD, do hàng xuất khẩu bị trả lại và
hoạt động xuất khẩu cá basa của Việt Nam lao đao, giá cá giảm mạnh,
khiến cho nhiều hộ dân phải từ bỏ nuôi cá basa
- Trong khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ dần, Mỹ lại gia tăng rào cản
phi thuế quan đối với thủy hải sản Việt Nam
- Đặc biệt là hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, các biện pháp vệ
sinh dịch tễ, chống trợ cấp, chống phá giá và tự vệ
3. Nguyên nhân Mỹ sử dụng rào cản phi thuế quan đối với thủy hải
sản Việt Nam
- Những năm gần đây một số lượng đáng kể các sản phẩm thuỷ sản của
Việt Nam đã bị trả lại ngay từ khi được nhập tại các cảng của Mỹ do
Mỹ phát hiện thấy các thủy sản này có chứa các vi khuẩn gây bệnh,
các hóa chất độc hại và các thành phần gây ngộ độc
- Họ sử dụng các rào cản này để nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải
tuân theo các tiêu chuẩn và quy định phù hợp của họ
4. Chính sách của chính phủ Việt Nam
- Ngoài việc chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
thì chính phủ Việt Nam còn gửi yêu cầu tới Mỹ để đề nghị tham vấn
trong việc giải quyết tranh chấp những rào cản mà Mỹ áp dụng đối với
thủy hải sản nhập khẩu từ Việt Nam
- Mặt khác. Chính phủ còn ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở
nghiên cứu và sản xuất gắn kết với các doanh nghiệp để đưa nhanh
tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất
- Tăng cường phổ biến những kiến thức và thông tin khoa học về đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản trên các phương tiện truyền thông đại chúng
5. Sự thành công của chính sách
- Sản lượng đánh bắt của Việt Nam luôn đạt sản lượng lớn, đứng vị trí
cao về khai thác và xuất khẩu thủy hải sản
- Theo dự đoán từ các chuyên gia, giá trị sản xuất nuôi, trồng thủy sản
tăng nhanh và liên tục trong nhiều năm
6. Thất bại của chính sách
- Cơ sở hạ tầng cảng cá, cơ chế chế biến, điều kiện kho bãi hiện nay còn
yếu và chưa được đầu tư tương xứng. Đội tàu cá tuy lớn nhưng công
nghệ kém khiến cho thất thoát sau thu hoạch cao. Nguồn nhân lực cho
khai thác và chế biến thủy sản cũng còn thiếu và yếu
IV. Bài học rút ra
1. Trong nước
- Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, xây dựng cũng
như phổ biến cân bằng những điều mà doanh nghiệp cần có để phát
triển thoát ra khỏi những khó khăn mà hang rào thuế quan đặt ra
- Cải thiện kĩ thuật nhanh chóng đáp ứng được những yêu cầu tiêu
chuẩn của thị trường Mỹ nói riêng và quốc tế nói chung, đặc biệt khi
năng lực cạnh tranh còn hạn chế thì đó lại là điều vô cùng cấp bách để
xây dựng nền tảng
2. Ngoài nước
- Xây dựng những mối quan hệ bền chặt, kiểm soát tốt được đầu ra
cũng như đáp ứng được đủ các yêu cầu của bên phía đối tác dể dần
tháo bỏ được hang rào thuế quan và phát triển trong mục tiêu xa hơn
V. Cách khắc phục
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm.
- Đẩy mạnh chế biến thủy sản, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là sản
phẩm đóng hộp.
- Dự trữ nguyên liệu, kết nối lại chuỗi cung ứng toàn cầu và thúc đẩy
tiêu thụ tại thị trường nội địa.
- Cơ cấu lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản theo mô
hình kinh tế tuần hoàn, theo chuỗi an toàn dịch bệnh

Hết

You might also like