You are on page 1of 3

2.

2 Thị trường Mỹ (United States of America):


2.2.1 Tổng quan
Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ giáp với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nền kinh ết Hoa Kỳ là nền kinh tế
lớn nhất thế giơi về tổng sản phẩm quốc nội cũng là nền công nghiệp mạnh nhất. Hệ thống sân bay quốc
tế tầm cỡ ở các thành phố lớn như: Washington D.C; New York; Los Angeles: San Francisco,… Với diện
tích là 9,826,630km2 là quốc gia rộng lớn. Hệ thống cảng biển rộng khắp hiện đại và đây cũng là giao
thông đường biển thuận lợi cho việc nhập khẩu các loại hàng nông sản nhiệt đới từ các quốc gia Châu Á,
trong đó có Việt Nam vào Mỹ. Dân số Mỹ là 335.526.272 người, trong đó người Mỹ gốc Việt (cả những
người Việt chưa có quốc tịch Hoa Kỳ) là 2.500.000 người (năm 2022). Theo cuộc khảo sát năm 2007,
người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ 50,5% nữ và 49,5% nam, và độ tuổi trung bình là 34,5 tuổi so với 36,7 tuổi
cho toàn bộ dân số Hoa Kỳ.
Giống với văn hóa sinh hoạt Tết cổ truyền tại Việt nam, kiều bào Mỹ cũng sẽ bắt đầu nhộn nhịp vào
những ngày tháng cuối năm không khác gì mấy so với quê nhà, đây là dịp để thể hiện mối quan hệ thân
thiết vơi gia đình, người thân họ hàng. Ngày nay, người Mỹ gốc Việt (kể cả người Việt chưa có quốc tịch
Mỹ) sinh sống và làm việc thường tập trung thành khu riêng biệt và đã có một cuộc sống ổn định. Đây là
một thị trường lớn cho Vải sấy khô Bắc Giang Việt nam thâm nhập vào thị trường Mỹ.
2.2.2 Chỉ số kinh tế:

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


GDP (tỷ USD) 21,37 nghìn 20,89 nghìn 23 nghìn
Tăng trưởng 2,3% -3,4% 5,7%
GDP
Tỷ lệ lạm phát 2,1% 3,1% 4,3%
Kim ngạch xuất 1,650 2.530
khẩu (Tỷ USD)
Kim ngạch nhập 5,2% 3.390
khẩu (Tỷ USD)
Dân số (ng) 25,203,199 25,499,881 25,788,217
Trong đó: 40.4% 40.2% 39.8%
Độ tuổi 15-44
Độ tuổi 45-65 32% 24.3% 24.2%
Thu nhập (Tính 69.800
USD)
(Người Mỹ gốc
Việt và người Việt
chưa có quốc tịch
Mỹ)
Tỷ lệ thất nghiệp 3,67% 8,05% 5.46%

2.2.3 Quan hệ kinh tế


Quan hệ đối tác của hai nước đang rất mạnh mẽ, cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong rất nhiều lĩnh vực
như thương mại, giáo dục, y tế, năng lượng và an ninh, Mỹ và một nước Việt Nam vững mạnh, độc lập
đang cùng hợp tác với cam kết chung vì hòa bình và thịnh vượng.
Về quan hệ kinh tế và kinh doanh giữa Mỹ và Việt Nam đang trong một thời điểm quan trọng đối với mỗi
nước. Trong đó, quan hệ thương mại là một trong những thành quả lớn nhất của hai nước. Dù chịu tác
động của dịch Covid-19, thương mại song phương Mỹ - Việt Nam vẫn đạt gần 113 tỉ USD vào năm 2021,
tăng 26% so với năm 2020. Các công ty Mỹ và Việt Nam đã đầu tư và tiếp tục cùng đầu tư hàng tỉ USD
trong các lĩnh vực quan trọng như y tế, năng lượng, công nghệ và cơ sở hạ tầng.
Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng trưởng từ 451 triệu USD vào năm 1995 lên
hơn 90 tỷ USD vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD vào
năm 2020, và kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ cùng năm đạt 79,6 tỷ USD. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt
Nam đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2019.
Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm vừa qua

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


VN xuất 23,2% 27,3% 28,6%
VN nhập 1,6% 5,2% 4,6%
Kim ngạch XNK

2.2.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Mỹ
Hoa Kỳ yêu cầu tất cả những nông sản nhập khẩu phải đạt phẩm cấp theo tiêu chuẩn của Ban Thị Trường
thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Tại Hoa Kỳ, mức dư lượng tối đa với các loại thuốc bảo vệ thực
vật cho được thiết lập bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và được Cơ quan Quản lý về Thực phẩm và
Dược Phẩm (FDA) giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối với tất mặt hàng nông sản.  Các thanh tra
viên của Cơ quan Thanh tra sức khỏe Động Thực vật (một cơ quan thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ) phải kiểm
tra và chứng nhận tất cả các lô hàng trước khi khai báo Hải quan. Nếu có dấu hiệu của sâu hại hoặc dịch
bệnh được phát hiện, sản phẩm có thể bị khử trùng (hoặc xử lý theo cách khác), bị trả lại nước xuất khẩu
hoặc bị tiêu hủy.
2.2.5 Một số thuận lợi của thị trường Mỹ
2.2.5.1 Thuận lợi:
Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới với sức mua cao, đồng thời là thị trường có xu hướng tăng
cả về giá cũng như quy mô; môi trường chính sách, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang có nhiều thuận lợi;
nhu cầu và tập quán tiêu dùng phong phú theo thu nhập, đặc trưng văn hóa, vùng miền tạo nên dư địa lớn
cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác có hiệu quả; ngoài ra lực lượng người Việt đông đảo chính là
cầu nối, là nhóm khách hàng quan trọng của hàng hóa Việt Nam. 
ên cạnh đó, các quốc gia khác tại khu vực châu Mỹ cũng đang đem lại những cơ hội kinh doanh lớn cho
các doanh nghiệp Việt Nam. Tại châu Mỹ, có 04 quốc gia tham gia Hiệp định CPTPP, bao gồm Canada,
Mexico, Chile và Peru. Tính tới thời điểm hiện tại, Hiệp định này đã có hiệu lực tại Canada, Mexico và
Peru, trong khi Chile đang trong quá triển phê chuẩn. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ FTA với
Canada, Mexico và Peru, những ưu đãi thuế quan trong hiệp định đã tạo ra những cơ hội và dư địa
thị trường rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu của ta.
2.2.5.1 Khó khăn
Một là, sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao của Việt Nam sang
thị trường khu vực châu Mỹ vẫn còn thấp. Còn nhiều mặt hàng mà thị trường có nhu cầu lớn nhưng doanh
nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết và mức độ xâm nhập chưa nhiều như hàng tiêu dùng, đồ gia dụng,
thực phẩm, vật liệu xây dựng, sắt thép, hàng thủy sản...
Hai là, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận hệ thống phân phối tại
các nước sở tại vì các tiêu chuẩn chất lượng.  Các doanh nghiệp Việt cũng ngày càng phải đối mặt với
thách thức lớn hơn về các vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến gian lận thương mại về xuất xứ hàng
hóa.
Ba là, khoảng cách địa lý xa xôi ảnh hưởng lớn đến chi phí, thời gian vận chuyển. Trong đó, Mỹ Latinh là
khu vực có khoảng cách và thời gian vận chuyển lớn nhất, với thời gian trung bình là 02 tháng. Điều này
trực tiếp làm hạn chế việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, cùng với đó làm giảm tính
cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm bản địa.
Bốn là, tình hình kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, lạm phát tại các nước sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của
người tiêu dùng, chi phí sản xuất, năng lượng, logistics tăng cao cũng làm giảm tính cạnh tranh của xuất
khẩu của Việt Nam.

You might also like