You are on page 1of 46

NHÓM 02

SỨC MẠNH TỔNG HỢP


QUỐC GIA CỦA MỸ
I. Lãnh thổ
1.1 Vị trí địa lí
Tọa độ địa lý: 38 0 00 vĩ bắc, 97 0 00 kinh tây.
Mỹ nằm ở Bắc Mỹ, trung tâm bán cầu Tây. Tiếp giáp với Canada và Mỹ
La Tinh. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ,
giáp với Canada ở phía đông và Liên bang Nga ở phía tây qua eo biển
Bering.
Mỹ nằm giữa hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
=> Đây là điểm thuận lợi khi mà trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất và chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đều không bị ảnh hưởng, lại thu được
nguồn lợi nhuận cao từ việc buôn bán vũ khí.
=> Thuận tiện cho việc giao lưu với các nước trong khu vực, từ đó thiết lập mối
quan hệ với khu vực kinh tế năng động châu Á-Thái Bình Dương và trên thế
giới bằng đường bộ và đường thủy.
=> Gần vùng Nam Mỹ đang phát triển có nhiều cơ hội để đầu tư.
Bờ biển phía tây của Hoa Kỳ và bờ biển phía nam của
Alaska nằm dọc theo Vành đai Lửa, một vành đai gồm
các núi lửa đang hoạt động và các tâm chấn động đất
giáp với Thái Bình Dương; có tới 90% các trận động
đất trên thế giới và khoảng 75% các núi lửa trên thế
giới xảy ra trong Vành đai lửa này. Chính vì vậy, có
rất nhiều thiên tai xảy ra ở khu vực này của Hoa Kỳ.
1.2 Diện tích lãnh thổ

Diện tích lãnh thổ của Mỹ rộng 9.833.517 km


vuông
Đất liền của Mỹ rộng 9.147.593 km vuông,
còn lại là 685.924 km vuông là diện tích mặt
nước.
Diện tích của Mỹ đứng thứ ba trên thế giới,
sau Nga và Canada.
Diện tích lãnh thổ rộng cộng cũng tạo nên sự
đa dạng và phân hóa về khí hậu. Khí hậu
của Hoa Kỳ rất đa dạng, từ điều kiện nhiệt
đới ở miền nam Florida và Hawaii đến điều
kiện khí hậu bắc cực và núi cao ở Alaska và
trên khắp dãy núi Rocky.
Có thể chia thành 7 vùng khí hậu đặc trưng như sau:

Khu vực Tây Bắc (Northwestern Region)


Khu vực núi cao (High Plains)
Khu vực trung du (Ohio Valley Region)
Khu vực Đông Bắc (Mid Atlantic)
Khu vực Đông Nam (Southeast)
Khu vực phía Nam (Southern Region)
Khu vực Tây Nam (Southwestern Region)
Diện tích lãnh thổ rộng lớn đem đến thuận lợi về phát triển tiềm lực
quốc gia đặc biệt là tiềm lực về quốc phòng an ninh.
Diện tích rộng lớn cộng với hình dạng lãnh thổ cân đối đã tạo nên sự
thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
Tạo nên sự đa dạng về các kiểu khí hậu, từ đó là yếu tố quan trọng
giúp Mỹ có sự đa dạng về sản phẩm nông sản, đóng góp vào sự phát
triển kinh tế nông nghiệp. Ba loại cây lương thực được thừa nhận là có
nguồn gốc là Hoa Kỳ bao gồm nam việt quất, hồ đào và hoa hướng
dương.
Tuy nhiên, điểm hạn chế về diện tích của Hoa Kỳ phải nhắc đến là diện
tích quá lớn nên có sự chênh lệch múi giờ giữa các vùng, từ đó gây khó
khăn cho việc quản lý, tổ chức đời sống.
1.3. Địa hình địa mạo Toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ được chia thành
5 vùng chính như sau:
Vùng miền Tây Hoa Kỳ:
Vùng trung tâm Hoa Kỳ
Vùng phía Đông
Bán đảo Alaska
Quần đảo Hawaii
=> Thuận lợi cho việc sản xuất và phát
triển nền nông nghiệp nước này. Ngoài
ra, với việc có bán đảo Alaska và quần
đảo Hawaii cũng góp phần phát triển kinh
tế biển, phát triển du lịch của Mỹ.
1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của quốc gia này có giá trị hơn 45 nghìn tỷ USD. Nước
này cũng nằm trong nhóm 5 quốc gia sở hữu nhiều đồng, vàng và khí tự nhiên
nhất.
Kim loại: Hoa Kỳ được ước tính là nơi có trữ lượng vàng trị giá hơn 712 tỷ
đô la, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, là nhà sản xuất và
tiêu thụ chì lớn nhất trên thế giới. Đồng, được sử dụng rộng rãi trong vô số
sản phẩm tiêu dùng, được khai thác rộng rãi ở Hoa Kỳ
Nhiên liệu hoá thạch: Hoa Kỳ có trữ lượng than lớn nhất thế giới với 491 tỷ
tấn ngắn, chiếm 27% tổng lượng than của thế giới.
Dầu mỏ, khí đốt: Mỹ giữ vị trí đầu bảng với sản lượng hơn 16,5 triệu
thùng/ngày trong năm 2021.. Khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 32% lượng
tiêu thụ nhiên liệu tại Mỹ. Quốc gia này đồng thời cũng là nhà sản xuất khí
đốt lớn nhất thế giới với 943,2 tỷ m3 trong năm 2021, chiếm 23,1% tổng sản
lượng toàn cầu.
=> Hoa Kỳ là quốc gia có số lượng và sản lượng tài nguyên thiên nhiên lớn, khá
đa dạng và phong phú.
1. 5 Dân số
1.5.1 Số lượng nhân khẩu

Theo số liệu từ trang danso.org, dân số hiện tại


của Hoa Kỳ là 335.622.130 người vào ngày
07/12/2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp
Quốc.
Với số liệu như trên, Hoa Kì đang đứng thứ 3 trên
thế giới trong bảng xếp hạng về dân số giữa các
vùng lãnh thổ, chiếm 4.2% tổng dân số trên toàn
thế giới.
Mật độ dân số của Hoa Kỳ là 37 người/km2.
Xu hướng cơ cấu dân số của Mỹ là cơ cấu dân số
già.
Phân bố dân cư: Các cụm đô thị lớn trải khắp nửa
phía đông của Hoa Kỳ (đặc biệt là khu vực Great
Lakes, đông bắc, đông và đông nam) và các tiểu bang
phía tây.
Chất lượng dân số:
Tuổi thọ bình quân của Hoa Kỳ:
1.5.2 Chất lượng và cấu
Tổng dân số: 80,59 tuổi
trúc dân số Nam: 78,36 tuổi
Nữ: 82,79 tuổi (ước tính năm 2022)
=> Tuổi thọ bình quân khá cao so với mức trung bình
của thế giới.
-Chi phí đầu tư cho y tế của Mỹ là 16,8% GDP (2019)
-Chi phí đầu tư cho giáo dục của Mỹ là khoảng 5%
GDP (ước tính vào năm 2014).
-Tỉ lệ tăng dân số: 0,69% (ước tính năm 2022)
-Tỉ lệ sinh: 12,28 ca sinh/1.000 dân (ước tính năm
2022)
-Tỉ lệ tử vong: 8,38 người chết/1.000 dân (ước tính
năm 2022)
-Dân số đô thị: 83,1% tổng dân số (2022)
-Tỷ lệ đô thị hóa: 0,96% tỷ lệ thay đổi hàng năm.
Cấu trúc dân số
Ngôn ngữ: Chỉ tiếng Anh 78,2%, tiếng Tây Ban Nha 13,4%, tiếng Trung 1,1%, ngôn ngữ khác 7,3% (ước tính năm
2017)
Chủng tộc: Nước Mỹ vốn là một quốc gia đa chủng tộc, đây là nơi sinh sống của rất nhiều người có màu da và nền
văn hóa khác nhau.
Bao gồm: Người Mỹ da trắng và người Mỹ gốc châu Âu, người Mỹ da đen và người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á,
người Mỹ bản địa và người Alaska bản địa, người Hawaii bản địa và người các đảo Thái Bình Dương khác.
=> Việc có quá nhiều chủng tộc đã gây nên tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ, tình trạng này diễn ra khá nhiều
và phổ biến, nhất là tình trạng kì thị người Mỹ gốc Á và người Mỹ gốc Phi.
Tôn giáo: Khá đa dạng và phong phú. Hiện nay, tại Hoa Kỳ trong tổng dân số có: 43% là tín đồ Tin Lành giáo,
29% là tín đồ Công giáo, 2% là tín đồ Mặc Môn giáo, 1% là tín đồ Chính Thống giáo, các tôn giáo phi truyền
thống Kitô giáo chiếm 7% dân số Hoa Kỳ và số còn lại là tín đồ các tôn giáo khác.
Dân nhập cư: Được xây dựng một phần bởi những người nhập cư. Ngày nay, 14% người sinh sống tại Mỹ được sinh
ra ở một quốc gia khác và hơn một nửa trong số đó đã nhập tịch công dân Hoa Kỳ. Ngoài ra, có gần 70% người
nhập cư là đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau trên toàn cầu và có khả năng dùng tiếng Anh tốt.
=> Tuy nhiên, cũng có những thành phần dân nhập cư trái phép gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội
cũng như an ninh quốc gia.
II. KINH TẾ

2.1. Tổng sản phẩm quốc nội,(tính theo GDP)


Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ vào năm 2021
là 22,996.10 tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế
giới.
Chỉ riêng GDP của Hoa Kỳ đã lớn hơn GDP của 170 quốc
gia cộng lại.
Ở mức 22,9 nghìn tỷ USD , GDP của Mỹ chiếm khoảng 25%
nền kinh tế toàn cầu
Qua bảng số liệu thống kê 5 năm gần đây GDP của Mỹ vẫn luôn tăng, mặc dù năm 2020 có giảm -3.04%
nhưng đó là thời kì covid, nền kinh tế toàn cầu bị đình trệ.
Cục Phân tích Kinh tế (BEA) cho biết trong ngày 27/10. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng 2.6%
trong quý 3/2022, theo ước tính sớm từ BEA.
=> Nền kinh tế Mỹ với tổng sản phẩm quốc nội GDP là nền kinh tế phát triển bền vững.
2.2. Cơ cấu nền kinh tế (năng lượng, khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại)
Năng lượng
Mỹ vốn là nước có nhu cầu tiêu thụ năng lượng rất
lớn và thậm chí sắp trở thành nước xuất khẩu năng
lượng (LNG) đứng đầu thế giới trong năm nay
(2022).
Mỹ đứng đầu thế giới với trữ lượng khoảng 256 tỉ
thùng dầu chưa khai thác
Năm 2019, Mỹ lần đầu trở thành nước xuất khẩu
ròng năng lượng kể từ năm 1952 và tiếp tục duy trì
trong năm 2020. Riêng về dầu thô, tổng mức xuất
khẩu của Mỹ tăng liên tục từ năm 2010 và đạt kỷ lục
vào năm 2020 với khoảng 3,18 triệu thùng/ngày.
Năm ngoái Mỹ nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu từ
73 nước với khoảng 8,47 triệu thùng/ngày, trong khi
xuất khẩu khoảng 8,63 thùng/ngày đến 176 nước và
4 lãnh thổ của Mỹ.
2.2. Cơ cấu nền kinh tế (năng lượng, khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại)

Nguồn năng lượng của Mĩ vô cùng đa


dạng thể hiện ở việc Mỹ sử dụng
nhiều nguồn năng lượng tái tạo. Năng
lượng ở Hoa Kỳ chủ yếu đến từ nhiên
liệu hóa thạch vào năm 2021 vì 36%
năng lượng của quốc gia có nguồn gốc
từ dầu mỏ , 32% từ khí đốt tự nhiên và
11% từ than đá . Điện hạt nhân cung
cấp 8% và năng lượng tái tạo cung cấp
12%, bao gồm các đập thủy điện , sinh
khối , gió , địa nhiệt và mặt trời
Khoáng sản
Nước này có trữ lượng than lớn nhất thế giới
với khoảng 475 tỷ tấn và chiếm khoảng 27%
tổng trữ lượng thế giới.
Ngành khai thác ở Hoa Kỳ là một trong những
ngành công nghệ tiên tiến nhất, vì nó kết hợp
một số công nghệ tốt nhất hiện có để cung cấp
các tùy chọn khai thác an toàn và bền vững
Số liệu thống kê sản xuất khoáng sản của Hoa Kỳ như sau:
Nhà sản xuất vàng lớn thứ tư trên thế giới (sau Trung Quốc, Úc và Nga)
Nhà sản xuất đồng lớn thứ tư trên thế giới (sau Chile, Trung Quốc và Peru)
Nhà sản xuất tro soda, berili, kẽm và lưu huỳnh hàng đầu trên thế giới
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nhà sản xuất và tiêu thụ chì lớn nhất trên thế
giới.
Đồng, được sử dụng rộng rãi trong vô số sản phẩm tiêu dùng, được khai
thác rộng rãi ở Hoa Kỳ.
Mỹ là nhà sản xuất berili hàng đầu, vì đây là nơi sản xuất hơn 87% sản
lượng berili của thế giới. Hoa Kỳ cũng là nhà sản xuất chính đá phốt phát
và tro soda.
Công nghiệp
Chiếm 19.1% (ước tính 2017) các hoạt động kinh
tế của Hoa Kỳ.
Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp: 2,3%
(ước tính năm 2017).
Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học,
nguyên tử, vũ trụ, hóa chất là những ngành công
nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ.
Năm 2018, Hoa Kỳ trở thành nhà sản xuất dầu thô
lớn nhất thế giới, vượt qua Nga và Ả Rập Saudi,
theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa
Kỳ (EIA). Sản lượng dầu thô thậm chí đã đạt mức
cao lịch sử vào tháng trước với 13,1 triệu thùng
mỗi ngày (mbd).
Nông nghiệp

Nông nghiệp ở Hoa Kỳ là ngành nông nghiệp phát


triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (lúa
mì, ngô...). Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm khoảng
2% GDP nhưng mỗi năm cũng thu về cho đất nước
khoảng 240 - 260 tỷ USD. Sản phẩm nông nghiệp
có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỷ USD
mỗi năm. Trong đó, Mỹ đứng đầu thế giới về xuất
cảng nông sản năm 2020.
Nông nghiệp, thực phẩm và các ngành liên quan đã
đóng góp 1,055 nghìn tỷ USD vào tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ vào năm 2020, chiếm
tỷ trọng 5,0%
Thương mại và dịch vụ

Hoa Kỳ là nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ


đứng thứ 2 trên thế giới, ước đạt
$2.127.250.000.000 (ước tính năm 2020) . Trong
7 tháng năm 2022, xuất khẩu ước đạt 30,4 tỷ
USD, tăng 6,5%.
Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu lớn thứ nhất thế giới
ước đạt $2.808.960.000.000 (ước tính năm
2020). Vào năm 2022, các mặt hàng nhập khẩu
chính là hàng tiêu dùng (27%), tư liệu sản xuất
(26%) và vật tư công nghiệp (25%), tiếp theo là
phương tiện ô tô, phụ tùng và động cơ (12%),
thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và đồ uống (6%).
2.2.3. Giao thông liên lạc (giao thông và thông tin liên lạc)

Mạng lưới giao thông ở Mỹ


👉 Hàng không
Hoa Kỳ có cơ sở hạ tầng giao thông hàng không tiên tiến sử dụng khoảng 5.000 đường băng trải nhựa. Có
hơn 200 hãng hàng không vận chuyển hành khách và hàng hóa nội địa và một số hãng vận chuyển quốc tế.
Các hãng hàng không quốc tế lớn của Hoa Kỳ là Delta Air Lines , American Airlines và United Airlines
👉 Đường bộ
Mỹ có khoảng 75,000km đường cao tốc liên bang, nối liền 48 bang, 209 thành phố có từ 50,000 dân trở
lên. có khoảng 260,000km đường bộ khác bảo đảm 90% dân số Mỹ giao thông được thuận lợi và tiện nghi.
👉 Đường sắt
Mỹ không có đường sắt cao tốc, chỉ có đường sắt thường để chở hàng là chính.
👉 Đường thủy
Vận tải đường thủy phần lớn được sử dụng để vận chuyển hàng hóa. Một số cảng biển lớn ở Hoa Kỳ bao
gồm Thành phố New York ở bờ biển phía đông, New Orleans và Houston ở bờ biển vịnh và Los Angeles ở
bờ biển phía tây. Nội địa Hoa Kỳ cũng có các kênh vận chuyển chính , thông qua Great Lakes Waterway ,
St. Lawrence Seawayvà Hệ thống sông Mississippi .
Mạng lưới thông tin liên lạc:

Internet:
Năm 2019, Mỹ đứng thứ 3 thế giới về số người
dùng internet (sau Trung Quốc và Ấn Độ), với
312,32 triệu người dùng. Tính đến năm 2019, 90%
người trưởng thành ở Mỹ sử dụng Internet
Hoa Kỳ đứng số 1 trên thế giới với 7.000 Nhà cung
cấp dịch vụ Internet (ISP) theo CIA. Băng thông
Internet trên mỗi người dùng Internet cao thứ 43
trên thế giới vào năm 2016.
III. Quân sự

3.1. Quân số và chất lượng quân đội:


Quân đội Hoa Kỳ hay Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ ( United States Armed Forces) là tổng hợp các lực
lượng quân sự thống nhất của Hoa Kỳ. Lực lượng này gồm có: Quân đội Hoa Kỳ (USA), Hải quân Hoa
Kỳ (USN),Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (USMC), Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (USAF), Lực lượng
Vũ trụ Hoa Kỳ (USSF); Cảnh sát biển Hoa Kỳ (USCG); Lực lượng Vệ binh Quốc gia (Lực lượng Vệ
binh Quốc gia và Vệ binh Không quân Quốc gia).
Theo CIA hiện có khoảng 1,39 triệu nhân viên tại ngũ (475.000 Lục quân; 345.000 Hải quân; 335.000
Không quân Lực lượng (gồm khoảng 8.000 Lực lượng vũ trụ); 180.000 Thủy quân lục chiến; 40.000
Cảnh sát biển); 335.000 Vệ binh Quốc gia; 105.000 Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân (2022)
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, quân đội Hoa Kỳ đang gặp khó khăn trong vấn đề nhân lực do tác
động của covid 19. Sự cạnh tranh gay gắt từ các khu vực tư nhân khác và số lượng thanh niên tham gia
quân đội ngày càng giảm. Lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ cho biết “Họ có thể sẽ phải hạ thấp tiêu chuẩn để
đạt được số lượng cần thiết”
3.2. Khoa học kỹ thuật
Chiến lược phát triển KH&CN của Chính phủ Mỹ trong thế kỷ 21 tiếp tục hướng tới
một số lĩnh vực trọng yếu : An ninh quốc gia; Công nghệ vũ trụ; Công nghệ lưỡng
dụng và Hạ tầng thông tin toàn cầu.
Công nghệ thông tin (CNTT), các bộ cảm biến điện tử, mô hình hóa và sự mô phỏng là
những ưu tiên cao nhất của các chương trình KH&CN cho lĩnh vực an ninh quốc gia
Mỹ.
CNTT làm tăng tính sẵn sàng của các lực lượng tác chiến và được gọi là công nghệ “số
hóa chiến trường
Các lĩnh vực công và tư của Mỹ ngày càng đối diện nhiều hoạt động thâm độc phức tạp
trên mạng từ các yếu tố quốc gia và tội phạm mạng
3.3. Trang thiết bị quân sự

Quy mô lực lượng vũ trang của nước


Mỹ khoảng 2.245.500 quân, trong đó
có 860.500 quân dự bị. Về kho vũ khí,
Mỹ có trong biên chế 1.956 chiến đấu
cơ các loại, xe tăng chiến đấu chủ lực
6.100 chiếc, số tàu chiến vào khoảng
490 chiếc.
Mỹ vẫn là nước chi tiêu quốc phòng
nhiều nhất thế giới, với ngân sách trong
năm 2020 ước tính 778 tỷ USD, chiếm
39% tổng chi tiêu trên toàn cầu.
Lực lượng trên bộ : Theo tạp chí Forbes, Mỹ có 6.333 xe tăng.
Không lực: Theo Báo cáo Lực lượng Không quân Thế giới năm 2021 do Flight Global
công bố, Mỹ vẫn duy trì lợi thế của mình với hơn 13.000 máy bay quân sự, 5.163 trong
số này được vận hành bởi Không quân Mỹ. Lực lượng quân sự Mỹ còn sở hữu F-35
Lightning và F-22 Raptor - những máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất thế giới.
Hải quân : Mỹ có 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, có thể di chuyển ở
khoảng cách xa hơn so với các tàu sân bay chạy bằng năng lượng truyền thống. Mỗi tàu
sân bay Mỹ có thể chở theo 60 máy bay trở lên.
Lục quân
+Thiết bị thực tế ảo tăng cường tích hợp (IVAR)
+Súng trường sử dụng cỡ đạn 6,8mm NGSW
+Súng phóng lựu sử dụng đạn thông minh.
+Súng máy cộng đồng kiểu mới
+Súng máy M240 với cơ cấu giảm thanh mới.
3.4. Năng lực chỉ huy
Quân đội Hoa Kỳ được đặt dưới sự điều hành của:
Bộ Nội An ( Bộ An Ninh nội địa Hoa Kỳ)
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (US department of defense ): có 11
bộ chỉ huy chiến đấu.
=> Quân đội Hoa Kỳ đưa ra nhiều chính sách gắn kết các khu vực.
Đặc biệt với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương:
Thúc đẩy quan hệ quốc phòng
Mở rộng hợp tác quốc phòng và cung cấp vũ khí cho các quốc
gia trong khu vực:
Tiếp tục củng cố sức mạnh răn đe đối với đối thủ
Coi trọng trở lại các cơ chế đa phương ở khu vực
3.5. Trình độ lý luận quân sự
Hoa Kỳ đã thành lập Bộ An Ninh nội địa Hoa Kỳ ( Department of Homeland
Security)
Mục tiêu của 7 lực lượng Hoa Kỳ:
Quân đội Hoa Kỳ
Thủy Quân Lục Chiến
Hải Quân
Không quân Hoa Kỳ
Lực lượng Không gian Hoa Kỳ
Cảnh sát biển Hoa Kỳ
Vệ Binh Quốc Gia
IV. Ý đồ chiến lược
4.1. Thể chế: bản chất chính trị chính phủ
Hoa Kỳ là một nước cộng hòa liên bang, Tổng thống, Quốc hội, và Toà
án cùng nắm giữ và chia sẻ quyền lực của chính quyền liên bang. Chính
quyền liên bang lại chia sẻ quyền lực với chính quyền của từng tiểu bang.
Mô hình này kết hợp phân chia quyền lực theo cả chiều ngang (tam quyền
phân lập) và chiều dọc (giữa liên bang với tiểu bang).
Hai đảng chính trị lớn, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
Những năm gần đây chính trị Hoa Kỳ ở vào thế phân cực.
=> Sự dịch chuyển quyền kiểm soát Quốc hội và Nhà Trắng từ Đảng Cộng
hòa sang Đảng Dân chủ giờ đây có thể dẫn tới một thay đổi chính yếu trong
các chính sách công.
4.2. Cơ cấu và điều hành của chính phủ

Mỹ và Tây Âu nhấn mạnh việc hoàn thiện


xây dựng thể chế và kiểm soát quyền chéo
giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
—> Mỹ nhấn mạnh việc hoàn thiện xây dựng
thể chế và kiểm soát quyền chéo giữa cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
=> Điều này chứng tỏ Mỹ coi trọng việc 3 cơ
quan lập pháp kiểm soát kiềm chế lẫn nhau tránh
việc lợi dụng để tham nhũng.
a, Cơ cấu của chính phủ
Nhánh Hành pháp.
+ Tổng thống đứng đầu – người đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia trong quan hệ ngoại giao và là
Tổng tư lệnh cho tất cả các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.
=> Tổng thống có nhiều quyền lực nên có trường hợp lạm dụng quyền hành để tham ô, nhận hối lộ,
gây khó khăn, phiền hà khi giải quyết công việc hay làm trái luật.
+ Có 15 bộ phận hành pháp liên bang được thành lập, thực thi và giám sát các quy tắc dày đặc.
Nhánh Lập pháp
+ Tại Hoa Kỳ, quyền làm luật được trao cho Quốc hội. Quốc hội chia thành 2 nhóm: Thượng viện
và Hạ viện với thành viên được bầu chọn từ mỗi bang.
+ Tổng thống Mỹ có quyền phủ quyết. Tất cả những dự luật do Quốc hội thông qua, trước khi được
ban hành trở thành đạo luật phải đệ trình lên tổng thống.
Nhánh Tư pháp
+ Hệ thống Tư pháp liên bang phải sắp xếp thông qua mạng lưới pháp luật này và quyết định điều
gì là hợp hiến và không hợp hiến.
+ Cơ cấu hệ thống tư pháp phức tạp.
b, Điều hành của Chính phủ
Chức vụ tổng thống Hợp chúng quốc
Hoa Kỳ là một trong những chức vụ
có thế quyền nhất trên thế giới. => có
thể dẫn đến tình trạng lạm quyền, độc
quyền
Hiến pháp quy định rằng tổng thống
phải “chăm lo để cho luật pháp được
thực hiện một cách nghiêm minh”.
4.3. Trình độ pháp luật hóa dân chủ hóa của chính phủ
Trình độ pháp luật hóa:
+ Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, nguyên do là bởi có sự phân chia giữa luật liên bang và
bang. → Phức tạp, ở các tiểu bang khác nhau có những điều luật khác nhau → Nhà nước khó quản lý.
+ Hiến pháp đã xác định nhiều ranh giới giữa luật liên bang và bang. Nó cũng phân chia quyền lực
liên bang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp; và mỗi ngành có đóng góp riêng biệt vào hệ
thống pháp lý.
+ Mặc dù Hiến pháp và các đạo luật đều có giá trị cao hơn thông luật, toà án vẫn tiếp tục áp dụng
các nguyên tắc thông luật bất thành văn để lấp các chỗ trống chưa được Hiến pháp đề cập, cũng như
không được Quốc hội luật hoá.
Trình độ dân chủ hóa:
+ Giống như Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Báo Chí là một trong các điều căn bản của nền Dân Chủ.
Tu Chính Án Thứ Nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ đã cấm đoán chính quyền không được phép tước bớt các
tự do ngôn luận, tôn giáo, báo chí và hội họp.
+ Hiện nay nền dân chủ trong nước Mỹ đang thoái trào.
+ Truyền thông hướng dẫn dư luận để từ đó quyết định lá phiếu bầu cử.
4.4. Đối ngoại (ý đồ chiến lược phòng thủ hay tiến công)
Chính sách đối ngoại của Mỹ hết sức linh hoạt, phù hợp với từng bối
cảnh thế giới nhằm hạn chế tác động xấu nhất đến vị trí và vai trò siêu
cường số 1 của nước Mỹ.
=> Tuy nhiên ở đây có 1 điểm trừ là từ việc đưa ra chiến lược an ninh trong
đó có nhắc đến Trung Quốc và một số nước cho rằng nó đối kháng với lợi
ích của Mỹ => Làm cho mối quan hệ Mỹ với các nước ngày càng trở nên
căng thẳng.
Mỹ thể hiện vai trò, trách nhiệm anh cả trong việc giải quyết các vấn đề
mang tính toàn cầu => Mở rộng tầm ảnh hưởng và uy tín của Mỹ trên
trường quốc tế.
V. Ý Chí toàn dân
5.1 Mức độ đồng tâm nhất trí
của toàn dân tộc
Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi người dân thể hiện tình đoàn kết, điều
mà ông cho là "sức mạnh lớn nhất" của nước này.
+ Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh, vụ tấn công khủng bố ngày 11-9
không chỉ cho thấy sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng, mà còn là sự đoàn kết
và kiên cường. Đó là ý thức đoàn kết dân tộc thực sự. Sự đoàn kết và khả năng
phục hồi khi đối mặt với những tổn thương”.
+ Mọi người muốn thể hiện tinh thần yêu nước và chứng minh với
những kẻ khủng bố rằng quốc gia của họ mạnh mẽ
Mỹ là một quốc gia đa dạng về chủng tộc,đa ngôn ngữ và văn hóa. Chúng
ta nghe thuật ngữ bị hiểu sai “chủ nghĩa dân tộc da trắng” thường xuyên
hơn chúng ta nghe về chủ nghĩa dân tộc Mỹ.
5.2 Trình độ và hiệu năng lãnh
đạo của đầu não chính phủ
Năm 2019 đánh dấu một trong những mức thấp nhất: chỉ
17% người Mỹ tin tưởng chính phủ liên bang sẽ làm điều
đúng đắn trong hầu hết các trường hợp, theo kết quả thăm
dò của Trung tâm nghiên cứu Pew.
Nước Mỹ bước vào thế kỷ XXI vẫn trong vai trò là siêu
cường số 1 của thế giới về kinh tế và quân sự => Điều này
chứng tỏ trình độ và hiệu năng lãnh đạo của đầu não chính
phủ đang được giữ vững.
Để bắt kịp xu thể cũng như là sự phát triển mạnh mẽ của
các quốc gia mới nổi lên nhanh chóng như Trung Quốc đòi
hỏi chính phủ Mỹ phải có những thay đổi phù hợp để làm
cho Mỹ không mất đi vị trí số 1.
5.3 Mức độ quan tâm đến chiến lược và lợi ích quốc gia của
đại đa số nhân dân
Có thể nói, người dân Mỹ đều quan tâm đến lợi ích quốc gia và chiến lược của từng
tổng thống qua các nhiệm kì.
Đã có hơn 42 triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm
2022, cao hơn số lượng cử tri bầu cử sớm trong năm 2018.
Luôn xảy ra những cuộc biểu tình, diễu hành để bày tỏ sự ủng hộ lẫn quan tâm của
người dân về quốc gia, về lợi ích mà người dân mong muốn nhận được từ Đảng của
mình.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng so với những cử tri thường xuyên, những người
hiếm khi hoặc không bao giờ bỏ phiếu có xu hướng không tin tưởng vào hệ thống bầu
cử và ít có khả năng quan tâm đến chính trị. Điều này đặc biệt đúng với những người
trẻ tuổi (từ 18 đến 24 tuổi), những người thường có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất .
SỨC MẠNH TỔNG HỢP QUỐC GIA CỦA MỸ

Pp = (C + E + M) x (S + W)
= (80 + 190 + 175) x (0,69 + 0,35)
= 462,8

=> Pp = 462,8/1000
TÀI LIỆU THAM KHẢO

The World Factbook (6/12/2022), Go to CIA.gov.


<https://www.cia.gov/the-world-factbook/countries/united-states/#energy>
US Direct IMM, <https://www.usdirect1.com/>
International Monetary Fund (10/2022), "GDP, current prices "
<https://www.imf.org/external/datamapper/NGDPD@WEO/OEMDC/ADVEC/WEOWORLD>
Kimberly Amadeo (21/4/2022), "U.S. Natural Resources", US ECONOMY, US & WORLD
ECONOMIES
<https://www.thebalancemoney.com/how-natural-resources-boost-the-u-s-economy-3306228>
Số liệu kinh tế, "GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ"
<https://solieukinhte.com/gdp-binh-quan-dau-nguoi-cua-hoa-ky/>

You might also like