You are on page 1of 37

DANH SÁCH NHÓM 1

STT Họ và tên Tỷ lệ đóng góp

1 Đào Ngọc Quang 100%

2 Trịnh Thị Hoài Nhi 100%

3 Phan Thị Ngọc Linh 100%

4 Cao Tấn Đạt 100%

5 Nguyễn Thị Phương 100%

6 Nguyễn Thành Triều 100%

7 Nguyễn Lê Ngọc Lâm Bảo Sang 100%

8 Bùi Công Minh 100%

9 Lê Ngọc Nhi 100%

10 Phạm Nữ Khánh Hoà 100%

11 Lê Vũ Trâm Anh 100%

12 Đinh Ái Mi 100%

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 4

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HOA KỲ...................................................5

1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................. 5


1.2. Đặc điểm khí hậu...................................................................................................5
1.3. Đặc điểm con người.............................................................................................10
1.4. Văn hóa, tôn giáo.................................................................................................10
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ HOA KỲ........................................12

2.1. Phân tích về dân số..............................................................................................12


2.1.1. Tổng dân số.....................................................................................................12

2.1.2. Phân bố dân cư................................................................................................12

2.2. Thống kê kinh tế.................................................................................................13


2.2.1. Tổng sản phẩm quốc dân.................................................................................13

2.2.2. Thu nhập cá nhân.............................................................................................15

2.2.3. Thu nhập trung bình của gia đình....................................................................15

2.2.4. Phân phối của cải............................................................................................16

2.3. Tống kê về tài nguyên thiên nhiên......................................................................17


2.4. Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải........................................................................17
2.5. Thương mại quốc tế.............................................................................................19
2.5.1. Các mặt hàng xuất khẩu chính.........................................................................19

2.5.2. Các mặt hàng nhập khẩu chính........................................................................19

2.5.3. Tình hình cán cân thanh toán...........................................................................20

2
2.6. Hạn chế thương mại ( Cấm vận , hạn ngạch, thuế nhập khẩu, thuế quan, cấp
phép, thuế hải quan)...................................................................................................20
2.6.1. Các mặt hàng bị cấm vận thương mại..............................................................20

2.6.2. Hạn ngạch nhập khẩu......................................................................................25

2.6.3. Thuế nhập khẩu, thuế quan, thuế hải quan Hoa kỳ có các loại thuế như sau.. .26

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HOA KỲ................................................28

3.1. Văn hóa tiêu dùng của người Hoa Kỳ................................................................28


3.2. Tốc độ tăng trưởng thị trường............................................................................29
3.3. Sức mua của thị trường.......................................................................................29
3.3.1. Tổng chi tiêu cho sản phẩm.............................................................................29

3.3.2. Dự báo thị trường và cơ hội tiềm năng............................................................30

3.4. Mức độ tự do kinh tế............................................................................................31


CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG HOA
KỲ................................................................................................................................... 33

4.1. Thực Trạng xuất khẩu.........................................................................................33


4.2. Đánh giá ngành gỗ Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh.................................33
4.3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu và đưa ra giải pháp............................34
4.3.1. Tình hình chung về xuất khẩu hàng gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ................34

4.3.2 Các giải pháp cho ngành gỗ Việt Nam.............................................................34

KẾT LUẬN.....................................................................................................................36

3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế như hiện nay, việc mở rộng hợp tác giao lưu
quốc tế và khu vực đã và đang trở thành một nhu cầu tất yếu cho việc phát triểnkinh tế
của mọi quốc gia. Thương mại quốc tế rất quan trọng trong nền kinh tế, nó vừa tạo điều
kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển, vừa đáp ứng nhu cầu cơ bản và ngày càng nâng
cao trong đời sống kinh tế và xã hội. Vì lẽ đó, hoạt động thương mại quốc tế hiện nay đã
liên tục gia tăng với tốc độ siêu tốc.

Hoa kỳ bước vào thế kỷ XXI trong vai trò là siêu cường của thế giới. Với nhiều
chính sách được hoạch định, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế và một nền kinh tế có tính
cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Với diện tích đất rộng
lớn, các nguồn tài nguyên giàu có, một chính phủ ổn định và một lực lượng lao động có
trình độ cao, kinh tế Hoa Kỳ có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

4
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HOA KỲ
1.1. Vị trí địa lý

Mỹ có tên chính thức là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (USA) nằm gần hoàn toàn ở tây
bán cầu, bắc giáp Canada, phía nam giáp Mexico. Là quốc gia lớn thứ 3 trên Thế Giới
(sau Canada và Nga), Mỹ có địa lý hết sức đa dạng về địa hình và khí hậu, bao gồm đồng
bằng, núi, vùng ven biển. Đất nước được bao quanh bởi Đại Tây Dương, Thái Bình
Dương, Bắc Cực, biển Caribean và vịnh Mexico.

Mỹ là nước Cộng Hòa Liên Bang, có 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang, do đặc
điểm dân số đông nhưng đa dạng sắc tộc, vị trí địa lý trải dài, các chính sách phát triển
kinh tế, xã hội ở các bang khác nhau nên dân cư của Mỹ phân bố chưa đồng đều.

1.2. Đặc điểm khí hậu.

Đất nước Hoa Kỳ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ do đó khí hậu rất đa dạng. Nhiệt độ
ở Hoa Kỳ có thể lên tới 57 độ C vào những tháng hè (ở thung lũng chết bang California)
hay âm 60 độ C vào mùa đông ở Alaska.

Các bang có khí hậu ôn hòa tập trung ở phía bắc Thái Bình Dương, còn các bang ở
vùng miền duyên hải miền Đông, miền Trung Đông và miền Nam lại mang tính ẩm ướt.
Và ở khu vực Tây Nam thường có những đợt khí nóng.

Khí hậu ở Mỹ phân theo 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 3 đến tháng 5
là tiết trời ấm áp của mùa xuân, mùa hạ (hè) bắt từ tháng 6 kéo dài dài đến 8 khí hậu nắng
– nóng, từ tháng 8 đến tháng 11 là vào mùa thu mát mẻ trong lành, và mùa đông là từ
tháng 12 đến tháng 2, khí hậu khô – lạnh và có nơi có tuyết rơi. Tuy nhiên, khí hậu của
từng vùng vẫn có sự khác biệt nhất định về nhiệt độ và độ ẩm. Có thể chia vùng đất liền
của Mỹ thành 7 vùng miền có khí hậu đặc trưng.

5
 Khu vực Tây Bắc (Northwestern Region):
Khu vực này bao gồm các bang như Idaho, Montana, Oregon, Washington, và
Wyoming. Nơi đây sở hữu mùa đông mát mẻ, một số khu vực gần biển thường có thời
tiết ẩm ướt, khô hanh, trong khi đó tại vùng núi có tuyết rơi dày dày đặc. Vào mùa hè,
khu vực Tây Bắc nước Mỹ thường có nắng nhiều, tuy nhiên khí hậu thường mát mẻ và
khô hơn so với phần còn lại của nước Mỹ. Vì thế nơi đây rất thuận lợi cho các hoạt động
du lịch, nghỉ dưỡng.

 Khu vực núi cao (High Plains):


Khu vực núi cao của nước Mỹ bao gồm các tiểu bang Kansas, Minnesota,
Nebraska, North Dakota, và South Dakota. Khí hậu của vùng núi cao tại Mỹ thay đổi từ
Bắc vào Nam, đặc biệt là vào mùa hè. Mùa đông ở đây thường rất lạnh (nhiều lần dưới
mức đóng băng) và khô hơn tại những bang phía Bắc. Hầu như mưa trong mùa đông ở
khu vực này đều dưới dạng tuyết rơi.  Càng di chuyển vào phía Nam thì không khí càng
mát mẻ và dễ chịu. Vào mùa hè, nhiệt độ không khí sẽ ấm lên và có thể lên đến 80 độ F. 

6
 Khu vực trung du (Midwest/Ohio Valley Region):
Khí hậu của khu vực trung du thường chênh lệch rất lớn giữa mùa đông và mùa
hè. Mùa đông có thể rất lạnh, thậm chí có thể đóng băng được cả nước. Trong khi mùa hè
khá nóng do ảnh hưởng bởi không khí ẩm gần Vịnh Mexico và các hồ lớn. Một số thành
phố tại khu vực này có tuyết rơi dày đặc như Chicago và Madison. Khu vực trung du của
Mỹ bao gồm một số bang như Illinois, Indiana, Iowa, Kentucky, Michigan, Missouri,
Ohio, và Wisconsin.

7
 Khu vực Đông Bắc (New England/Mid Atlantic):
Tại khu vực này, càng đi về phía Bắc thì nhiệt độ sẽ càng lạnh hơn. Khu vực này
còn có một hình thức bão tố đặc biệt đó là Nor’easters bao gồm mưa, đá và tuyết xảy ra
đồng thời. Vào mùa hè nhiệt độ và độ ẩm tăng lên, sấm chớp thường xuyên xảy ra vào
buổi tối. Tuy nhiên vào mùa xuân và mùa thu thì nhiệt độ mát mẻ và tương đối dễ chịu
hơn, thuận lợi để thực vật phát triển.

 Khu vực Đông Nam (Southeast):


Bao gồm các bang Tennessee, North Carolina, South Carolina, Georgia, Alabama
và Florida. Nhìn chung, vùng này có kiểu thời tiết khá giống với vùng phía Nam, tuy
nhiên nó ảnh hưởng bởi biển Đại Tây Dương nên có rất nhiều mưa và thời tiết vô cùng
mát mẻ. Mùa đông tại Đông Nam Hoa Kỳ tương đối mát mẻ và dễ chịu hơn các khu vực
phía Bắc với nhiệt độ trung bình trong ngày khoảng 50 độ F (10 độ C). Mùa hè thường
nóng ẩm và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình là 32 độ C và thường xuyên xảy ra sấm chớp
do sự kết hợp giữa nóng và ẩm.

 Khu vực phía Nam (Southern Region):


Khu vực phía Nam bao gồm các bang như Arkansas, Louisiana, Mississippi,
Oklahoma và Texas. Khí hậu tại khu vực này tương đối dễ chịu với mùa đông mát mẻ,
nhiệt độ ban đêm khá mát, đặc biệt tại những nơi gần Vịnh Mexico. Nhiệt độ trung bình
tại đây khoảng 10 độ C vào mùa đông, ngoại trừ bang Oklahoma khoảng 4 độ C. Khu
vực phía Bắc có xuất hiện tuyết rơi, đơn cử là tại bang Oklahoma. Trong khi đó, lượng
mưa nhiều nhất tại khu vực này tập trung tại Louisiana và Mississippi, trung bình trên 5
inches trong tháng 1. Mùa hè tại đây nóng và ẩm nồm, xuất hiện các cơn mưa vào buổi
chiều và tối. Đặc biệt, bang Oklahoma và Texas hay phải gánh chịu giông bão, các trận
cuồng phong vào mùa xuân.

8
 Khu vực Tây Nam (Southwestern Region):
Khu vực này bao gồm các bang như California, Nevada, Utah, Colorado, Arizona
và New Mexico. Nơi đây được xem là có vùng đất khá khô cằn bởi có nhiều sa mạc và
núi non hiểm trở. Trong khi tại sa mạc thì nóng ấm quanh năm, thời tiết trên núi cao rất
lạnh bất kể đang là mùa nào đi nữa. Vùng đầm lầy vào mùa đông có nhiệt độ dưới 4 độ
C, trong khi tại đất liền và sa mạc nhiệt độ tương đối dễ chịu hơn. Mùa hè tại khu vực này
có đặc điểm nóng và khô, nhiệt độ lên cao tại các sa mạc ở California và Arizona. Tương
tự như khu vực Tây Bắc, nơi đây chịu ảnh hưởng bởi không khí mát mẻ của biển Thái
Bình Dương.

9
1.3. Đặc điểm con người.

Những người được sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ luôn tự hào về tính cá nhân (tính
độc lập) và sự khác biệt. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy tự đứng trên đôi chân
của mình. Thay vì ỷ lại vào gia đình thì phần lớn người dân Hoa Kỳ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường sẽ tự chọn cho mình ngành học, trường học yêu thích

Về nhân quyền, Hoa Kỳ là một trong những nước coi trọng nhân quyền. Mọi công
dân đều được đối xử bình đẳng dù họ là người da trắng, da vàng, da đen, da đỏ. Họ có cơ
hội học tập, làm việc, mức lương và hưởng quyền lợi ngang nhau. Do đó, xã hội sẽ coi
trọng khả năng và sự đóng góp của chính bản thân người đó hơn là coi trọng gia đình mà
họ xuất thân.

Trong giao tiếp, họ là người thật thà và thẳng thắn phong thái thoải mái, cởi mở.
Họ luôn đi thẳng vào vấn đề chớ không lòng vòng để làm mất thời gian của đôi bên và
tôn trọng đối phương bằng ngôn ngữ cơ thể như cách đứng, ngồi, cách bắt tay chào với
phong thái thoải mái và chân thành .

Người Mỹ rất coi trọng thành tích chính vì thế mà họ luôn nỗ lực làm việc chăm
chỉ. Đặc biệt trong công việc họ rất coi trọng thời gian. Luôn đúng giờ trong các cuộc
hẹn, nhờ vậy mà họ đã đạt được hiệu quả cao trong công việc và có được những thành
tích đáng ngưỡng mộ.

Nước Mỹ nổi tiếng về mọi mặt, nhưng trong đó thể thao, âm nhạc và nghệ thuật là
trội hơn cả và được họ yêu thích

1.4. Văn hóa, tôn giáo.

Hầu hết người Mỹ tin rằng tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của
họ, giúp cho cuộc sống được tốt đẹp và phát triển hơn. Trong một cuộc khảo sát ở Mỹ,
gần một nửa dân số Mỹ tham gia các buổi lễ về tôn giáo tổ chức hàng tuần, 58% người
dân cầu nguyện ít nhất 1 lần/tuần và gần 33% người dân cầu nguyện hàng ngày.

10
Phần lớn người Mỹ theo Đạo Chúa. Niềm tin vào tôn giáo từ lâu đã trở thành văn
hoá và tình cảm của người Mỹ. Câu “In God we trust” – tạm dịch “Chúng tôi tin vào
Thượng đế” là một khẩu hiệu được Quốc hội Mỹ chọn vào năm 1956 và được in trên mặt
sau tờ tiền mệnh giá 1 USD vào năm 1957. Vào năm 2011, với sự chấp thuận từ Thượng
viện và Hạ viện Mỹ, khẩu hiệu này được in trên tất cả tờ tiền của Mỹ. God trong câu
khẩu hiệu này được hiểu là các bậc tối cao của các tôn giáo ở Mỹ, có thể là Thiên Chúa,
Đức Phật, Đức Thánh Allah,…

11
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ HOA KỲ
2.1. Phân tích về dân số.
2.1.1. Tổng dân số.

Dân số hiện tại của Hoa Kỳ là 335.480.477 người vào ngày 09/11/2022 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Hoa Kỳ hiện chiếm 4,20% dân số thế giới. Hoa
Kỳ đang đứng thứ 3 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,979 (979 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ
giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2021 khoảng 1.017 nam trên
1.000 nữ.

Trong năm 2020, có 3.981.921 trẻ được sinh ra, 2.979.735 người chết. Gia tăng
dân số tự nhiên: 1.002.185 người. Di cư: 910.242 người.

Hình 2.1. Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Hoa Kỳ 1951 - 2020

2.1.2. Phân bố dân cư.

Tính đến đầu năm 2017, ở Hoa Kỳ, dân số được phân bổ theo cơ cấu độ tuổi như
sau:

12
Có 65.345.400 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (33.362.670 nam / 31.982.730 nữ),
chiếm 20,1% tổng dân số. Có 217.386.227 người từ 15 đến 64 tuổi (108.488.075 nam /
108.898.152 nữ), chiếm 66,8% tổng dân số. Có 42.729.344 người trên 64 tuổi
(18.437.180 nam/ 24.288.909 nữ), chiếm 13,1% tổng dân số.

Tổng tuổi thọ ( cả hai giới tính ) ở Hoa Kỳ là 79,0 tuổi .Con số này cao hơn tuổi
thọ trung bình của dân số quốc tế ( 72 tuổi ) .Tuổi thọ trung bình của nam giới là 76,5
tuổi .Tuổi thọ trung bình của nữ giới là 81,5 tuổi .

Mật độ dân số của Hoa Kỳ là 37 người trên mỗi kilômét vuông tính đến
09/10/2022. Mật độ dân số được tính bằng cách lấy dân số của Hoa Kỳ chia cho tổng
diện tích quy hoạch đất của quốc gia. Tổng diện tích là tổng diện tích quy hoạch đất và
nước trong ranh giới quốc tế và bờ biển của Hoa Kỳ. Theo Tổng cục Thống kê Liên Hiệp
Quốc, tổng diện tích quy hoạch đất của Hoa Kỳ là 9.155.898 km2.

Hình 2.2. Mật độ dân số Mỹ

2.2. Thống kê kinh tế.


2.2.1. Tổng sản phẩm quốc dân.

Ngày nay Hoa Kỳ là cường quốc trong lĩnh vực kinh tế năm 2021 theo GDP danh
nghĩa đất nước này lớn nhất thế giới.

13
Theo Công ty dữ liệu tài chính FactSet, trong quý II/2021, GDP của Hoa Kỳ được
dự báo tăng 9,2% - mức tăng trưởng cao nhất kể từ quý II/1983. Chiến lược tiêm vắc-xin
phòng Covid-19 và các chính sách hỗ trợ quy mô lớn được triển khai trong thời gian qua
dã giúp Hoa Kỳ đạt tăng trưởng quý thứ 3 liên tiếp, cao hơn nhiều so với xu hướng tăng
trưởng hậu suy thoái toàn cầu năm 2009.

Tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ đã đạt đỉnh, do đó sẽ chậm lại trong nửa cuối năm
2021 và nửa đầu năm 2022 khi các chính sách hỗ trợ tài chính giảm dần. Các chính sách
tài khóa trong 18 tháng tới sẽ góp phần định hình các đường nét của tăng trưởng kinh tế
tại Hoa Kỳ. Các chuyên gia kinh tế nhận định, nền kinh tế nước này đã tiến rất gần đến
thời kỳ trước dịch Covid-19. Trên thực tế, theo tính toán của Ngân hàng Đầu tư quốc gia
Jefferies, tổng sản lượng của nền kinh tế Hoa Kỳ đã đạt 98,6% so với mức bình thường
trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Trong khi một số lĩnh vực như việc làm và vận
chuyển bằng đường hàng không vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, thì
bán lẻ và nhà ở đã góp phần vực lại hoạt động tổng thể của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Hình 2.3. Biểu đồ GDP Hoa Kỳ 1960 - 2020

14
2.2.2. Thu nhập cá nhân.

GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ vào năm 2021 là 69,287.54 USD/người
theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Theo đó chỉ số GDP bình quân đầu người
Hoa Kỳ tăng 6,259.86 USD/người so với con số 63,027.68 USD/người trong năm 2020

Mức lương trung bình ở Mỹ sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực và ngành nghề cụ thể.
Theo thống kê bộ lao động Mỹ, mức lương trung bình của các nhóm ngành như sau:

+ Nhóm ngành dầu khí giao động từ 94.500USD/ năm đến 176.900USD/ năm.
+ Nhóm ngành khoa học máy tính và kỹ thuật điện có mức lương từ 88.000 USD/
năm đến 142.200 USD/ năm.
+ Nhóm ngành kinh tế ứng dụng và quản lý có mức giao động từ 60,000 USD/năm
đến 140,000 USD/năm.
+ Nhóm ngành phục vụ Pháp lý mức lương trung bình 108,000 USD/năm.
+ Nhóm ngành kỹ sư và kiến trúc sư 87,370 USD/năm.
+ Nhóm ngành Giáo dục, đào tạo chỉ đạt mức cao hơn trung bình cả nước khoảng
5,000USD là vào khoảng 57,000 USD/năm.

Cộng đồng Asian American có thu nhập bình quân cao nhất, khoảng 87,243USD.
Điều này được lí giải vì đây cũng là phần dân cư hiện đang phát triển nhất và cũng là
phần có tỉ lệ giáo dục học thuật cao nhất. Theo sau với chủng tộc Hative Hawaiian,
Latino, American Indian và cuối cùng là ngừoi da đen với mức 41,500USD.

2.2.3. Thu nhập trung bình của gia đình.

Thu nhập của hộ gia đình Ở Hoa Kỳ năm 2020 theo Cục thống kê dân số Mỹ cho
thấy thu nhập trung bình ở nước này trong năm 2020 đạt khoảng 67.500, giảm 2.9% so
với năm 2019.

Nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất ở nước này, với thu nhập từ 141.100 USSD trở lên,
chiếm 52,2% tổng thu nhập hộ gia đình trên toàn quốc. Nhóm 5% hộ giàu nhất, với thu
nhập từ 273.700 USD trở lên, chiếm 23% tổng thu nhập hộ gia đình toàn quốc.

15
Nhóm 20% hộ nghèo nhất, có thu nhập dưới 27.000 USD mỗi năm, chỉ chiếm 3%
tổng thu nhập hộ gia đình cả nước, từ mức 3,1% trong năm 2019. Nhóm 20% trên nhóm
nghèo nhất, là những hộ có thu nhập từ 27.000 -52.000 USD, chiếm 8,1% thu nhập hộ gia
đình cả nước, giảm từ mức 8,3% trong năm 2019.

2.2.4. Phân phối của cải.

Hiện nay các ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kỳ tập trung ở vùng phía Nam
và ven Thái Bình Dương là khu vực được mở rộng trước đây tập trung ở Đông Bắc với
các ngành truyền thống.Tuy nhiên nông nghiệp Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 2% GDP
nhưng mỗi năm thu về cho đất nước 240- 260 tỉ USD. Sản phẩm nông nghiệp có giá trị
xuất khẩu lớn khoảng 75- 80 tỉ USD mỗi năm.

Sự bất bình đẳng trong thu nhập và trong công việc chênh lệch về thu nhập theo
giới tính tồn tại gần một thập kỷ qua. Theo Cục thống kê dân số Hoa Kỳ, khi làm cùng
một công việc năm 2012 nữ giới chỉ được trả 76,5 cents trong khi đó nam giới nhận được
1 USD. Điều này cho thấy đàn ông kiếm nhiều hơn so với phụ nữ.

Dù ở bất cứ đâu thì mức thu nhập đều phụ thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề .
Mức lương trung bình ở Hoa Kỳ cũng vậy .Theo khảo sát thống kê việc làm và lương
quốc gia của Bộ lao động Mỹ. Ví dụ: nhóm ngành dầu khí mức lương dao động từ 94,500
USD/năm đến 176,900 USD/năm.

Khoảng cách giàu nghèo tại Hoa Kỳ nới rộng qua năm Covid-19, khiến kinh tế
Mỹ khó khăn. Mỹ tung ra những chính sách giải cứu khổng lồ thì người giàu càng thịnh
vượng trong khi người nghèo chưa bớt khó khăn lượng người thất nghiệp và vô gia cư
tăng lên. Ngay cả khi chính quyền mới có kế hoạch huy động hàng ngàn tỷ USD cứu trợ
bổ sung các nhà kinh tế cảnh báo về những hậu quả chính trị và xã hội nghiêm trọng về
sự gia tăng đáng kể đến sự phát triển kinh tế. Kéo theo đó là sức ép xã hội, hệ thống giáo
dục và chi phí y tế

16
2.3. Tống kê về tài nguyên thiên nhiên.

Hoa Kỳ có các mỏ khoáng sản như: Phía Tây vàng, đồng, chì, Uranium, photpho.
Phía đông Than đá, quặn sắt Hoa Kỳ có nhiều nguồn tài nguyên rất thuận lợi phát triển
Kinh tế.4 loại khoáng sản có trữ lượng lớn đồng, thiết, photpho, than đá được đánh giá
đứng thứ 2 trên thế giới.

Diện tích đất canh tác nông nghiệp phát triển đứng đầu thế giới về sản lượng ngô,
đậu tương, tiểu mạch, bông. Sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, lương thực
sản xuất ra rất an toàn, có chất lượng cao, phong phú. Nền nông nghiệp Hoa Kỳ đạt được
sự dồi dào và đa dạng.

Hoa Kỳ có tài nguyên rừng tương đối lớn để phát triển lâm nghiệp được bao phủ
bởi rừng nguyên sinh. Cục kiểm lâm Hoa Kỳ quản lý khoảng 780.000 km2 gồm hệ thống
rừng quốc gia. Do đó diện tích rừng phân bố chủ yếu ở sườn núi hướng ra Thái Bình
dương cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản. Rừng cũng góp phần tạo công ăn
việc làm và thu nhập cho người dân.

Hoa Kỳ là một nước có diện tích lớn và có các vùng lãnh thổ rải rác trên thế giới.
Tất cả các quần thể động vật sinh sống trong lãnh thổ thuộc về hoa kỳ hợp thành hệ động
vật của quốc gia. Để bảo vệ những loài động vật hoang dã quốc gia này đã thành lập Hệ
thống bảo tồn hoang dã Quốc gia. 12 địa điểm được unesco công nhận là di sản thế giới
có giá trị nổi bật nhất về mặt thiên nhiên.

Hoa Kỳ là quốc gia có đường bờ biển dài 19 924 km Hoa Kỳ có nguồn hải sản dù
có vào phong phú bậc nhất thế giới. Nghề cá hoạt động ở bờ Đông thuộc Đại Tây Dương
và bờ Tây thuộc Thái Bình Dương. Sản lượng khai thác được ở đây là rất nhiều và đa
dạng về chủng loại.

2.4. Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.


Là một quốc gia phát triển, hiện đại bậc nhất thế giới, giao thông ở Hoa Kỳ vô
cùng hiện đại và đa dạng. Hệ thống giao thông Hoa Kỳ phức tạp nhưng được vận hành có
tổ chức.
17
Về đường bộ: khoảng 75.000 km đường cao tốc Liên bang cùng hai 260.000 km
đường bộ khác. Các con đường cao tốc dài dường như không có điểm dừng. Nhưng cứ
cách khoảng 40 km hay 50 km là sẽ có một trạm dừng chân để nghỉ ngơi và tiếp nhiên
liệu. Lực lượng cứu hộ cũng rất chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ phương tiện giao thông sẽ luôn
được rẽ phải ở các ngã tư phải chú ý quan sát và nhường cho các phương tiện chiều lưu
thông đèn xanh. Rẽ trái được coi là chiều giao thông riêng biệt trên các con đường hai
chiều luôn có một làng thêm vào ở giữa đường đề phương tiện giao thông có thể quay
đầu an toàn và dễ dàng. Người đi bộ luôn được ưu tiên trong mọi trường hợp. Tất cả đều
được điều khiển bằng hệ thống giao thông thông minh( camera, trung tâm điều khiển,
cảnh sát, trạm quan sát..) để nhằm quản lý một cách tối ưu cho các phương tiện di
chuyển. Ý thức người dân tham gia giao thông cũng rất cao nên hiếm khi xảy ra tắc
nghẽn hay chen lấn.

Về đường biển: vận tải đường biển đảm đương vận chuyển hàng hóa trên các
tuyến đường quốc tế, khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn. Với đường bờ biển dài thuận
lợi cho phát triển cảng biển. Các cảng biển lớn tập trung ở bờ Đông và bờ Tây của Hoa
Kỳ.

Về đường sắt: Hoa Kỳ là quốc gia có mạng lưới tuyến đường sắt dài nhất thế giới.
Vận chuyển hàng hóa chiếm 80% vận chuyển các hạng nặng trên những tuyến đường xa
của quốc gia này, tuyến đường sắt chợ hành khách dài 35.000 km. Mạng lưới đường sắt
của

Hoa Kỳ bao gồm 538 tuyến của các tổ chức tư nhân. Trong đó Union Pacific
Rainlrod và

BNSF Railroad là một trong những doanh nghiệp đường sắt vận tải lớn nhất thế
giới. Hoa Kỳ đang lên kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt Cao tốc Quốc gia với chiều
dài 27.000 km từ nay đến năm 2030.

Về đường hàng không: hầu hết các thành phố đều có sân bay nội địa và quốc tế.
Hai hãng hàng không lớn và nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Hãng hàng không united Airlines

18
thành lập năm 1926 có trụ sở tại Chicago Lllinois. Hạng bay có đến 9 trung tâm hoạt
động ở nhiều thành phố lớn: Houston, Chicago, Newark, Den ver ... Đây là hãng bay có
nhiều đường bay lớn nhất thế giới 375 điểm đến trong nước và quốc tế 719. Hai la hán
hàng không american airlines có trụ sở đặt tại forward, Texas gần sân bay Dollars- Forth
Worth. Có 672 máy bay lớn thứ hai thế giới về doanh số hoạt động.

2.5. Thương mại quốc tế.


2.5.1. Các mặt hàng xuất khẩu chính

Các mặt hàng xuất khẩu chính là: khí đốt, máy móc, thiết bị điện tử, xe ô tô, máy bay,
dược phẩm, hóa chất hữu cơ,…

Các thị trường xuất khẩu chính là: Hoa Kỳ xuất khẩu hầu hết các nước trên thế giới
như: Canada, Mexico, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh, Hà Lan,…

Tình hình xuất khẩu: Xuất khẩu của Hoa Kỳ từ năm 2020 đến năm 2021 tăng 23,3%,
tăng từ 1,4288 nghìn tỷ đô la lên 1,762 đô la (USD). Xuất khẩu sang các đối tác thương
mại chính của Hoa Kỳ cũng tăng trung bình 23,8%, đạt mức cao +30% (với tổng số 276
tỷ USD) cho xuất khẩu sang Mexico vào năm 2021. Sự gia tăng giá trị xuất khẩu cũng
được nhìn thấy trên tất cả các ngành công nghiệp với mức trung bình là 55 tỷ đô la mỗi
loại, trong đó nguồn cung cấp công nghiệp ghi nhận mức tăng khổng lồ 169,6 tỷ đô la từ
năm 2020 đến năm 2021.

2.5.2. Các mặt hàng nhập khẩu chính

Các mặt hàng nhập khẩu chính là: Ô tô, Máy tính, Thuốc men đóng gói, Thiết bị phát
sóng và Dầu thô,…

Các thị trường nhập khẩu chính là : Trung Quốc, Mexico, Canada, Đức và Nhật Bản,

Tình hình nhập khẩu: Tổng số lượt truy cập tăng 12,5% từ năm 2020 đến năm 2021,
chủ yếu nhờ sự phục hồi kinh tế sau sự cố đóng cửa Covid-19 vào năm 2020. Sự gia tăng
đã thúc đẩy con số của năm 2021 vượt qua kỷ lục của năm trước đại dịch cuối cùng,

19
2019, tăng 3,9%. Tổng giá trị nhập khẩu cũng tăng 15,7% từ năm 2020 đến năm 2021,
với giá trị của năm 2021 vượt qua con số của năm 2019 là 4,9%.

2.5.3. Tình hình cán cân thanh toán

Khoảng cách thương mại của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong ba tháng là 73,3 tỷ
USD vào tháng 9 năm 2022 từ mức thâm hụt 65,7 tỷ USD đã được điều chỉnh giảm trong
tháng 8 và cao hơn mức dự báo của thị trường là 72,2 tỷ USD. Nó phản ánh sự gia tăng
thâm hụt hàng hóa từ 6,6 tỷ đô la lên 92,7 tỷ đô la và giảm thặng dư dịch vụ từ 1,0 tỷ đô
la xuống 19,5 tỷ đô la. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 1,5% lên 331,3 tỷ USD, được
thúc đẩy bởi việc mua chất bán dẫn, máy bay dân dụng, thiết bị viễn thông, điện thoại di
động, chế phẩm dược phẩm, dịch vụ du lịch và vận tải. Mặt khác, nhập khẩu nhiên liệu,
dầu thô và các sản phẩm xăng dầu khác giảm. Trong khi đó, xuất khẩu giảm 1,1% xuống
258 tỷ USD, dẫn đến doanh số bán dầu thô, vàng phi tiền tệ và đậu tương giảm trong khi
các lô hàng thiết bị viễn thông, chất bán dẫn và dịch vụ, bao gồm cả du lịch và tài chính
tăng lên.

2.6. Hạn chế thương mại ( Cấm vận , hạn ngạch, thuế nhập khẩu, thuế quan, cấp
phép, thuế hải quan).
2.6.1. Các mặt hàng bị cấm vận thương mại.

Các hàng hoá cấm nhập hoặc hạn chế nhập nhằm để bảo vệ an ninh của nước Mỹ,
hoặc đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người tiêu dùng, bảo tồn thực vật và động vật trong
nước.
Một số hàng hoá phải xin quota hoặc hạn chế theo các hiệp định thương mại
song phương và đa phương. Các mặt hàng nông sản.
a) Pho mát, sữa và sản phẩm sữa
Pho mát và các sản phẩm pho mát phải tuân theo các yêu cầu của Cơ quan quản
lý thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và của Bộ Nông nghiệp Mỹ, và hầu hết phi xin giấy
phép nhập khẩu và quota của Vụ quản lý đối ngoại (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ.

20
Nhập khẩu sữa và kem phi tuân theo các điều luật về thực phẩm và điều luật về
nhập khẩu sữa. Các sản phẩm này chỉ được nhập khẩu do các cơ quan: Bộ Y tế, FDA,
trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, văn phòng nhãn hiệu thực phẩm, và Bộ
Nông nghiệp Mỹ cấp.

b) Hoa quả, rau và hạt các loại


Một số các hàng nông sản có cả đồ tươi: cà chua, quả bơ (Avocado), xoài, lime,
cam, nho, hạt tiêu, khoai tây ái nhĩ lan, dưa chuột, qu trứng gà, hành khô, walnut và
filberrt; các qu hộp như raisin, mận, ô liu, phi đm bo các yêu cầu về nhập khẩu của Mỹ về
chủng loại, kích cỡ, chất lượng và độ chín. Các hàng này phi qua giám định và chứng chỉ
giám định phải do cơ quan giám định và an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp cấp có
ghi phù hợp với các điều kiện nhập khẩu. Các điều kiện hạn chế khác có thể được áp đặt
bởi cơ quan giám định thực vật và động vật thuộc Bộ nông nghiệp theo điều luật: "Plant
Quarantine Act", và c quan FDA theo điều luật Frederal Food, Drug and Cosmetic Act".
c) Động vật sống
Phải đáp ứng các điều kiện về giám định và kiểm dịch của Cơ quan giám định y
tế về động và thực vật (APHIS) đối với (1) cloven hoofed animal như: cattle, cừu, hươu,
antelope, lạc đà, giraffe; (2) lợn, gồm c các chủng loại wild hog và thịt của chúng; (3)
ngựa, asses, mule, zebrra; (4) các sản phẩm phụ từ động vật: da sống, len, lông, xương,
các bộ phận c thể hoặc chiết xuất (5) tinh dịch động vật. (6) cỏ hoặc rơm khô, các loại
trên phải có giấy phép nhập khẩu của cơ quan trên trước khi giao hàng từ
nước xuất xứ. Nhập khẩu các động vật phải kèm theo chứng chỉ sức khoẻ của
chúng và chỉ được đưa vào qua một số cảng nhất định nơi có các cơ sở kiểm dịch.
d) Thịt và các sản phẩm
Thịt và các sản phẩm (từ bò, cừu, lợn, dê và ngựa) nhập khẩu vào Mỹ phi tuân
theo các quy định của Bộ nông nghiệp Mỹ và phải qua giám định của Cơ quan giám định
y tế về động vật và thực vật (APHIS), và của c quan giám định về an toàn thực phẩm
trước khi được làm thủ tục hi quan. Các sản phẩm thịt từ các loại thú động vật khác (kể

21
cả động vật hoang dã) phải qua giám định của APHIS và các quy định của điều luật liên
bang về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm của FDA.
e) Cây và sản phẩm từ cây
Phi tuân theo các quy định của Bộ Nông nghiệp, có thể hạn chế hoặc cấm. Các
sản phẩm này bao gồm cả trái cây, rau, cây trồng, rễ cây, hạt, sợi từ cây kể c bông và các
cây làm chổi, hoa đã cắt, cây mía, một số loại ngũ cốc, gỗ cây, gỗ xẻ, đều cần có giấy
phép nhập khẩu.
f) Gia cầm và các sản phẩm gia cầm
Gia cầm sống, đông lạnh hoặc đóng hộp, trứng và các sản phẩm trứng phi tuân
theo các quy định của APHIS và các cơ quan giám định an toàn thực phẩm thuộc Bộ
Nông nghiệp.
Gia cầm sống, đông lạnh hoặc đóng hộp, trứng và các sản phẩm trứng phi tuân
theo các quy định của APHIS và c quan giám định an toàn thực phẩm thuộc Bộ nông
nghiệp.
Gia cầm được định nghĩa là các loại đã thuần hoá, sống hoặc giết mổ như: gà,
gà tây, vịt, ngỗng, thiên nga, parritride, guinea fowl, non - migratory duck, chim bồ câu
và dve.
g) Hạt
Nhập khẩu hạt rau và các hạt scrrening theo quy định của Federal Seed Act
1939 và các quy định của Agricultural Maketing Service thuộc Bộ Nông nghiệp.
Các mặt hàng tiêu dùng:
h) Đồ điện gia dụng
Phi có ghi trên nhãn các tiêu chuẩn về điện và chỉ tiêu lượng tiêu thụ điện theo
quy định của Bộ năng lượng, và Hội đồng thưng mại liên bang và theo điều luật "The
Enrgy Policy and Convention Act" đối với các hàng sau: tủ lạnh, tủ cấp đông, máy rửa
bát, máy sấy quần áo, máy đun nước, điều hoà nhiệt độ, thiết bị sưởi, đồ điện trong bếp
và lò nướng, máy giặt, máy hút ẩm, máy phun ẩm, điều hoà trung tâm, các đồ gia dụng
khác.

22
i) Hàng điện tử
Các sản phẩm phát xạ, kể c âm thanh: ti vi, cold - cathode gas discharge tube, lò vi
sóng, thiết bị chụp X - quang, thiết bị dùng tia laser, thiết bị phát xạ và các thiết bị phát
xạ và các thiệt bị điện tử khác phi tuân theo các quy định tại Radaton Cotrol For Health
and Safety Act 1968 và phi kê khai đầy đủ theo quy định.

k) Thực phẩm, thuốc bệnh, mỹ phẩm và trang bị y tế


Phải tuân theo các quy định của "Frederal Food, Drug and Cosmetic Act" do cơ quan
FAS của Bộ Y tế qun lý. Điều luật này cấm những mặt hàng không đúng nhãn hiệu, chất
lượng kém và không đm bo vệ sinh. Hàng không đm bo theo quy định sẽ bị buộc phi huỷ
hoặc tái xuất khẩu về nước xuất xứ.
Nhiều mặt hàng thực phẩm như bánh kẹo, sản phẩm sữa, thịt, trứng, trái cây, rau còn
phi tuân theo các quy định như đã nêu ở trên.
Hải sản phải tuân theo các quy định của cơ quan National Marine Fisheries Service
của Cục qun lý môi trường không gian và biển thuộc Bộ thương mại.
Hàng dệt, len, sản phẩm lông thú.

l) Hàng dệt

Các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu phi có tem, mark, mã theo quy định tại
"Texxtile Fiber Products Identification Act", trừ khi được miễn trừ theo như điều khoản
12 của luật này:

- Tên và tỷ lệ trọng lương của các thành phần sợi lớn hn 5% trong sản phẩm, các
thành phần sợi nhỏ hơn 5% được ghi là "các sợi khác"

- Tên hãng sản xuất và tên hoặc số đăng ký do Federal Trade Commission (FTC)
cấp, của một hoặc nhiều người bán các sản phẩm sợi này. Tên nhãn hiệu đã được đăng ký
tại Mỹ có thể được ghi trên nhãn mark, nếu nhãn mark này được gửi đến FTC.

- Tên của nước nơi đã gia công hoặc sản xuất.

23
m) Len

Nhập khẩu hàng len vào Mỹ, trừ thảm, chiếu và các sản phẩm đã được làm từ
hn 20 năm trước khi nhập khẩu, sẽ phi tuân theo các quy định tại "Wool Products
Labeling Act 1939".

- Tỷ lệ trọng lượng các sợi thành phần của sản phẩm len, trừ các thành phần dưới
5% tổng trọng lượng: bao nhiêu % len, len tái chế, các sợi khác không phi len (nếu lớn hn
5%) và tổng số các sợi khác không phải len.
- Tên nhà sản xuất hoặc tên người nhập khẩu. Nếu nhập khẩu đã có số đăng ký với
FTC, số đó có thể được ghi thay cho tên.

n) Lông thú

Hàng may mặc bằng lông thú, hoặc một phần bằng lông thú nhập khẩu vào Mỹ,
trừ những sản phẩm mới có đơn giá nhỏ hơn 7USD, phải được ghi mark mã theo quy
định tại "Fur Poducts Label Act"

.- Tên người sản xuất hoặc người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu đã có số đăng
ký với FPT, số đó có thể được ghi thay cho tên.
- Ghi chú nếu có sử dụng lông hư hỏng hoặc lông cũ.
- Ghi rõ nếu lông được tẩy, nhuộm.
- Ghi rõ nếu lông đó gồm toàn bộ hay của các phần c thể động vật.
- Tên nước xuất xứ nhập khẩu lông để làm ra sản phẩm may mặc. Nhãn hiệu,
thưng hiệu, bản quyền.

x) Nhãn hiệu và thương hiệu

Hàng hoá mang nhãn hiệu gi hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng
ký bn quyền của một công ty Mỹ hoặc nước ngoài, sẽ bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Một bn
sao đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ sẽ phi nộp cho Uỷ ban Hải quan và được lưu giữ theo quy
định.

24
Cục Hải quan Mỹ cũng có những quy định tương tự đối với các chuyến hàng
mang các tên thương mại trái phép. Các thương hiệu phaỉ được đăng ký tại Hải quan theo
quy định.

Việc nhập khẩu hàng hoá có nhãn hiệu thương mại gốc thuộc sở hữu của một công
dân hoặc một công ty Mỹ bị coi là trái phép nếu không được sự đồng ý của người chủ sở
hữu nhãn hiệu đó. Hoặc không phải là công ty chính hay chi nhánh của công ty đó, hoặc
có chung quyền sở hữu nhãn hiệu đó, tuy nhiên nhãn hiệu này, phải được đăng ký với Hải
quan.

"Nhãn hiệu giả" là một nhãn hiệu giống hệt hoặc gần giống hệt với một nhãn
hiệu đã đăng ký. Hàng nhập khẩu có nhãn hiệu gi sẽ bị tịch thu sung công quỹ liên bang,
bang hoặc chính quyền địa phương, hoặc chuyển cho các cơ quan từ thiện, hoặc bán đấu
giá nếu trong vòng một năm không có cơ quan nào cần sử dụng.

Tuy nhiên, luật pháp cũng châm chước cho một số mặt hàng nhất định đi theo
người vào Mỹ là hàng cá nhân sử dụng, không phải hàng để bán.

y) Bản quyền

Phần 602 (a) thuộc Copyright Act năm 1976 quy định rằng nhập khẩu vào Mỹ
các bản sao chép từ nước ngoài mà không được phép của người có bản quyền và vi phạm
luật bản quyền, và sẽ bị bắt giữ và tịch thu. Các bn sao sẽ bị huỷ; tuy nhiên các hàng hoá
này có thể được trả lại nước xuất khẩu nếu chứng minh thoả đáng cho c quan Hi quan là
hàng không phi cố tình vi phạm. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được c quan Hi quan
Mỹ (US Custom Service) bo vệ quyền với văn phòng Bn quyền (US copyright Offfice)
và đăng ký với Hi quan theo các quy định hiện hành.

z) Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ

Nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ phi theo yêu cầu của Bộ Năng
lượng Mỹ. Không cần giấy phép nhập khẩu, nhưng cần phi có giấy uỷ quyền (import
authoriza - tion) của Bộ Năng lượng Mỹ.

25
2.6.2. Hạn ngạch nhập khẩu.

Phần lớn các quota nhập khẩu do Cục hi quan Mỹ(US Customs Service) qun lý.
Hội đồng Hi quan (Commissioner of Customs) kiểm soát việc nhập khẩu hàng theo quota
nhưng không có quyền cấp, hay thay đổi quota. Quota nhập khẩu của Mỹ có thể chia
thành 2 loại:
Hạn ngạch giảm thuế (Tariff - rate quota): quy định số lượng của mặt hàng đó
được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không có hạn chế về số
lượng nhập vào đối với mặt hàng này, nhưng số lượng nhiều hơn mức quota cho thời gian
đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn.
Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota) là hạn ngạch về số lượng, tức là số lượng
vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Mỹ trong thời hạn của quota. Một
số quota là áp dụng chung, còn một số thì chỉ áp dụng riêng đối với một số nước. Hàng
nhập quá số lượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong suốt thời hạn của quota.
2.6.3. Thuế nhập khẩu, thuế quan, thuế hải quan Hoa kỳ có các loại thuế như sau.

Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ lệ
trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. Ví
dụ mức thuế tối huệ quốc năm 2004 đối với chè xanh có hương vị đóng gói không quá 3
kg/gói là 6,4%.

Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hoá, chủ yếu là nông sản
và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng. Loại thuế này chiếm
khoảng 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kỳ. Ví dụ, mức thuế MFN năm
2004 đối với cam là 1,9 cent/kg, đối với nho tươi trong khoảng 1,13 – 1,80 USD/m3 hoặc
được miễn thuế tùy thời điểm nhập khẩu trong năm. (Xem thêm phần về Thuế Thời vụ
dưới đây.)   

Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số
lượng. Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản. Ví dụ thuế suất MFN đối với
nấm mã HTS 0709.51.01 áp dụng cho năm 2004 là 8,8 cent/kg + 20%.

26
Thuế theo hạn ngạch: Ngoài ra, một số loại hàng hoá khác phải chịu thuế hạn
ngạch. Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức
thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn
nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu. Mức thuế MFN năm 2002 áp dụng đối với số
lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối với số lượng vượt hạn
ngạch trung bình là 53%. Thuế hạn ngạch hiện nay đang được áp dụng với thịt bò, các
sản phẩm sữa, đường và các sản phẩm đường. 

Thuế theo thời vụ: Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theo
thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm. Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 đối với
nho tươi nhập khẩu trong thời gian từ 15 tháng 2 đến hết ngày 31 tháng 3 là 1,13
USD/m3, trong thời gian từ 1 tháng 4 đến hết 30 tháng 6 là 1,80 USD/m3, và ngoài
những thời gian trên được miễn thuế.

Thuế leo thang: Một đặc điểm nữa của hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa kỳ là áp
dụng thuế suất leo thang, nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu càng
cao. Ví dụ, mức thuế FMN đối với cá tươi sống hoặc ở dạng philê đông lạnh là 0%, trong
khi đó mức thuế đối với cá khô và xông khói là từ 4% đến 6%. Loại thuế này cá tác dụng
khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế hơn là hàng thành phẩm.

27
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
3.1. Văn hóa tiêu dùng của người Hoa Kỳ.

Văn hóa người Mỹ họ ưu chuộng các mặc hàng tại siêu thị hệ thống bán lẻ, như
Costco, Target, Trader Joe’s… Ở đây có đủ các mặt hàng từ trái cây, rau củ, thịt cá
tươi/đông lạnh, quần áo, mỹ phẩm, thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh điện thoại, laptop…
cho đến nội thất gia đình như bàn ghế, tủ giường… mà người mua có thể an tâm gần như
100% có giá tốt nhất trên thị trường. Với lợi thế mặt hàng đa dạng, chất lượng tốt và giá
cả cực kỳ phải chăng, Costco là nơi mua sắm của hầu hết người dân nước Mỹ.

Văn hóa tiêu dùng của người Mỹ có quyền mua và trả hàng mà không cần bất cứ
lý do gì. Người dân sẽ đổ xô trong các dịp sale lớn thích mua hàng trực tuyến.

Họ thường coi trọng yếu tố khác biệt và độc đáo dùng hàng hóa theo mùa và mốt.

28
3.2. Tốc độ tăng trưởng thị trường.

Kinh tế Mỹ đã bật tăng trở lại với mức tăng trưởng 5,7% trong năm 2021, đánh
dấu sự phục hồi ấn tượng sau một năm 2020 suy giảm. Đây là thông tin mới được chính
phủ Mỹ công bố ngày 27/1. Điều này đánh dấu sự phục hồi ấn tượng vì chỉ một năm
trước đó, kinh tế Mỹ suy giảm 3,4%, mức giảm sâu nhất trong 74 năm.

Đáng chú ý, quý 4 năm 2021, kinh tế Mỹ tăng trưởng 6,9% dù đã bị cản trở do tác
động của đợt bùng phát mạnh dịch COVID-19 do biến thể Omicron của virus SARS-
CoV-2. Giá cả cũng không ngừng tăng trong năm 2021, đạt đỉnh trong giai đoạn từ tháng
10-12, trong đó chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 6,5%, cao nhất trong 40 năm.

Dự kiến vào năm 2022, nền kinh tế dần đi theo quỹ đạo và phát triển mạnh đồng
thời thị trường kinh tế tăng vượt bật.

3.3. Sức mua của thị trường.


3.3.1. Tổng chi tiêu cho sản phẩm.

Mỹ là thị trường tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Thị trường này còn rất nhiều
dư địa cho sản phẩm từ gỗ và nội thất khi lĩnh vực xây dựng, nhà ở tại đây đang tăng
trưởng tốt nhờ Chính phủ thực hiện các biện pháp kích cầu tiêu dùng sau dịch bệnh.
Trong đó, Mỹ là thị trường chính nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất trên thế giới với hơn
75% có nguồn gốc từ châu Á chủ yếu từ Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia

Theo ước tính của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), kim ngạch xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ trong tháng 4 vừa qua đạt 895 triệu đô la Mỹ,
tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường xứ cờ hoa ước đạt 3,3 tỉ đô la, tăng 5,4% so
với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả này, Vifores ước tính thị trường Mỹ chiếm 60,4%
tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay,
tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất.

29
Theo đánh giá của các doanh nghiệp đồ gỗ, với quy mô dân số hơn 333 triệu người
cùng sức mua lớn, lại đang trong giai đoạn phục hồi mạnh sau đại dịch, Mỹ là thị trường
tiềm năng đối với các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ.

3.3.2. Dự báo thị trường và cơ hội tiềm năng.

Thời gian qua, mặc dù thế giới phải ứng phó với những diễn biến phức tạp của
dịch bệnh Covid-19, song ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam vẫn có sự duy trì và bứt tốc
tăng trưởng ấn tượng. Việt Nam hiện đã trở thành một trong những nước đứng đầu thế
giới về xuất khẩu đồ gỗ với thị trường trải rộng khắp 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bằng sự nỗ lực, sáng tạo trong quá trình sản xuất sản phẩm, đồ gỗ nội thất Việt Nam đã
thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà nhập khẩu, các khách hàng, đối tác toàn cầu.

Tại thời điểm 7 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 9,5 tỷ USD,
tăng 53,7% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là con số xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng,
vượt lên những tác động do dịch Covid-19 mang lại, trong khi nhiều ngành hàng khác
vẫn đang ngập trong khó khăn. Trong đó, các thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản chính
của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn
Quốc, hiện chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Trước đây Hoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu đồ gỗ nội thất phòng ngủ từ Trung Quốc,
nhưng đến thời điểm này, Việt Nam đã vượt Trung Quốc, trở thành nguồn cung cấp số 1
về mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ cho Hoa Kỳ. Trị giá xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ
tới thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 991,4 triệu USD, tăng 69,8% so với
cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất phòng ngủ của Hoa Kỳ từ Việt Nam
tăng từ 30,7% năm 2009, lên 50% trong năm 2020. Trong khi đó, tỷ trọng nhập khẩu từ
Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn 7,02% trong năm 2020.

Để giữ vị trí bền vững, duy trì đà tăng trưởng, ngành chế biến gỗ, nội thất Việt
Nam cần nỗ lực, chủ động hơn nữa nhằm đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp; chủ động
nguồn lao động và nguyên liệu đầu vào; nâng cao chất lượng và đổi mới mẫu mã sản
phẩm hợp với văn hóa của các quốc gia, khách hàng; ngăn chặn hiệu quả tình trạng gian

30
lận nguồn gốc xuất xứ… như vậy mới có thể ngăn chặn, loại bỏ những rủi ro đang hiện
hữu và tiềm ẩn.

3.4. Mức độ tự do kinh tế.

Tự do kinh tế, trong hình thái cao nhất, cho người dân quyền tư hữu tuyệt đối, thực
hiện đầy đủ các quyền tự do lưu thông về nhân công, tiền vốn, hàng hóa, và hoàn toàn
không có sự chèn ép hay giới hạn tự do kinh tế ngoại trừ những giới hạn tối thiểu cần
thiết để họ bảo vệ và duy trì sự tự do đó".

Chỉ số cho điểm dựa trên 10 yếu tố tổng quát sau đây về tự do kinh tế từ thống kê
của các tổ chức như Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Đơn vị Tình báo
Economist (The Economist Intelligence Unit):

1. Tự do buôn bán (Business Freedom)


2. Tự do thương mại (Trade Freedom)
3. Tự do tiền tệ (Monetary Freedom)
4. Độ lớn của nhà nước (Government Size)
5. Tự do công khố (Fiscal Freedom)
6. Quyền tư hữu (Property Rights)
7. Tự do đầu tư (Investment Freedom)

31
8. Tự do tài chánh (Financial Freedom)
9. Tự do không bị tham nhũng (Freedom from Corruption)
10. Tự do lao động (Labor Freedom)
Mỗi tự do trên được cho điểm từ 0 đến 100, mà 100 là tượng trưng cho nhiều tự do
nhất. Điểm 100 có nghĩa là có một môi trường kinh tế hay chính sách kinh tế có ích lợi
nhất dẫn đến tự do kinh tế. Tổng số điểm được tính trung bình bằng cách cộng 10 số điểm
của mỗi tự do và chia cho 10.

32
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM TẠI THỊ
TRƯỜNG HOA KỲ
4.1. Thực Trạng xuất khẩu.

Năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Hoa Kỳ dẫn đầu đạt
7,9 tỷ USD, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 59,4% tổng trị giá xuất khẩu gỗ
và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn, trong khi sản phẩm đồ
gỗ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đang được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng và đánh
giá cao. Tuy nhiên, quy định xuất xứ, phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu
vào thị trường này đang là vấn đề cần được quan tâm.

Vào cuối tháng 10/2021, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã cập
nhật danh sách theo dõi các mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp
pháp, trong đó có một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ như: Gỗ
dán từ nguyên liệu gỗ cứng, tủ gỗ, ghế sofa có khung gỗ, gỗ thanh và viền dải gỗ được
tạo dáng liên tục. Hoa Kỳ là thị trường có nhu cầu cao và sức tiêu thụ lớn đối với mặt
hàng này của Việt Nam, nhưng thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ liên tục thay đổi, các
yêu cầu và quy định ngày càng nghiêm ngặt.

Do đó để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp ngành gỗ cần
tiếp tục nâng cao chất lượng, phù hợp với xu hướng, nhu cầu tiêu dùng mới, chú trọng
tính hợp pháp và sự an toàn, thân thiện với môi trường.

4.2. Đánh giá ngành gỗ Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh.

Hiện nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng gỗ và
sản phẩm gỗ của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên sức ép lạm phát buộc người
tiêu dùng Hoa Kỳ phải thắt chặt chi tiêu, do đồ nội thất bằng gỗ là nhóm hàng không thiết
yếu nên nhu cầu đối với mặt hàng này chậm lại. 

Trong 8 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam
tới Hoa Kỳ đạt 5,5 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2021, tỉ trọng xuất khẩu
33
chiếm 87,93% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Hoa Kỳ. Với trị giá
chiếm tỉ trọng lớn, nên mức giảm của mặt hàng này sẽ làm giảm trị giá xuất khẩu chung
của mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ tới Hoa Kỳ.

4.3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu và đưa ra giải pháp.
4.3.1. Tình hình chung về xuất khẩu hàng gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Dư địa đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất
bằng gỗ vẫn còn rất lớn tại thị trường này. Với quy mô dân số hơn 333 triệu người cùng
sức mua lớn, lại đang trong giai đoạn phục hồi mạnh sau đại dịch, Hoa Kỳ là thị trường
tiềm năng đối với các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ.

Tuy nhiên, để ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ phát triển bền vững, doanh
nghiệp Việt Nam cũng gặp phải một số thách thức cần quan tâm như thiếu hụt nguồn
cung gỗ nguyên liệu, giá gỗ nguyên liệu tăng cao… Bên cạnh đó, biến động về giá cước
vận tải trong 2 năm trở lại đây tác động rất lớn đến mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất
khẩu tới Hoa Kỳ. Hai năm trước, giá cước mỗi container 40 feet đi Hoa Kỳ khoảng 4.000
- 5.000 USD, hiện đã tăng 19.000 - 20.000 USD./.

4.3.2 Các giải pháp cho ngành gỗ Việt Nam.

Một là, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, cập nhật và xử lý các thông
tin dự báo thị trường một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời. Chương trình xúc tiến thương
mại quốc gia nên tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp được tiếp cận các chương
trình xúc tiến thương mại tại thị trường Hoa Kỳ cũng như mời các doanh nghiệp Hoa Kỳ
vào khảo sát, giao thương tại Việt Nam. Đồng thời, tuyên truyền phổ biến giúp các doanh
nghiệp hiểu và tận dụng các lợi ích, ưu đãi từ các định chế đã được ký kết giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ.
Hai là, tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và xúc tiến thương mại. Ứng dụng thương mại điện tử khi thiết lập quan hệ thương
mại với các đối tác Hoa Kỳ sẽ mang lại hiệu quả hơn bất kỳ đối tác từ nước nào khác bởi
vì Hoa Kỳ là đất nước đi đầu trong việc ứng dụng thương mại điện tử vào các hoạt động

34
kinh doanh. Công nghệ thông tin không chỉ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tin cậy,
chuyên nghiệp của các đối tác Hoa Kỳ mà nó cũng giúp doanh nghiệp giảm được đáng kể
các chi phí, giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp trong điều kiện ngân quỹ còn
hạn hẹp.
Ba là, phát triển các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tập trung vào
các mặt hàng chế biến, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm nhiều hơn đến
việc phát huy lợi thế “động” bên cạnh những lợi thế “tĩnh” vốn có của mình. Tiếp đến là
tìm kiếm các nguồn nguyên phụ liệu trong nước giúp giảm giá thành và giảm tỷ lệ hàng
gia công của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Bốn là, phát triển kinh doanh chiến lược với các hãng bán lẻ lớn. Các tổ chức bán
lẻ lớn ở các nước tiêu dùng ngày càng có ảnh hưởng và chi phối sản xuất. Với nguồn lực
giới hạn như các doanh nghiệp Việt Nam thì rất khó để tự mình nghiên cứu thị trường,
đưa hàng hóa vào được hệ thống phân phối của Hoa Kỳ, xây dựng thương hiệu riêng, cho
nên, phát triển mối quan hệ kinh doanh chiến lược với các tập đoàn bán lẻ lớn Hoa Kỳ
vẫn là hướng đi thích hợp nhất hiện nay..
Năm là, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua liên kết sản
xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng
lao động và quản lý lao động trong doanh nghiệp. Các hiệp hội ngành hàng đóng vai trò
là người hỗ trợ doanh nghiệp, là đại diện và cầu nối hữu hiệu giữa cộng đồng doanh
nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức nghề nghiệp trong và
ngoài nước.
Sáu là, để chống lại cơ chế giám sát nhập khẩu và chống bán phá giá của Mỹ cũng
như các rào cản thương mại khác, các doanh nghiệp cần có sự hợp tác chặt chẽ với các cơ
quan nhà nước, các doanh nghiệp cũng như các nhà nhập khẩu, bán lẻ, các đối tác từ phía
Mỹ. Bộ Công thương có thể hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua các rào cản
thương mại và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các vụ kiện chống phá giá với hàng
xuất khẩu Việt Nam.

35
KẾT LUẬN
Rõ ràng việc xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ, một thị trường đầy tiềm năng đã
và đang sẽ mang đến nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Những lợi thế
mà các doanh nghiệp Việt Nam có được có thể tạo nên một sức mạnh lớn, một nguồn lợi
lớn thu hút ngành gỗ Việt Nam hoà vào dòng chảy chung của sự phát triển kinh tế toàn
cầu, từng bước nâng cao vị trí, vai trò, tầm ảnh hưởng và sức cạnh tranh của mình.
Nhưng đối với một thị trường rộng lớn, có tính cạnh tranh cao và nhu cầu đa dạng như
Mỹ thì đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam không những chỉ nắm vững đặc điểm của thị
trường mới này, văn hoá, thị hiếu về đồ gỗ của người tiêu dùng Mỹ mà hơn nữa là việc
xác định phân khúc thị trường nào phù hợp với năng lực và quy mô của các doanh nghiệp
Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ, chỉ đạo từ phía chính phủ, các Bộ, ngành để có thể đưa
kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong những năm tới tăng cao và ổn định.

36
Tài liệu tham khảo

[1]. Số liệu kinh tế Hoa Kỳ

[2]. Dân số Hoa Kỳ

[3]. Cán cân thương mại Hoa Kỳ

[4]. Thống kê thương mại

[5]. Tạp chí công thương

[6]. Thời báo tài chính

37

You might also like