You are on page 1of 124

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


==================

LỘC THỊ THỦY

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI


THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2001

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.02.06

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thế Quế

Hà Nội, 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================

LỘC THỊ THỦY

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI


THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2001

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội, 2012
MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................ 3


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
Chương 1.NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON ....... 11
1.1.Tình hình quốc tế ................................................................................ 11
1.2. Tình hình nước Mỹ ............................................................................ 14
1.3. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bush (Cha) .. 18
Chương 2.CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ TỪ NĂM 1993 ĐẾN
NĂM 2001 ...................................................................................................... 22
2.1. Mục tiêu, nội dung và lợi ích quốc gia của Mỹ trong chính sách đối
ngoại dưới thời Tổng thống Bill Clinton ................................................. 22
2.1.1. Mục tiêu ........................................................................................ 22
2.1.2. Nội dung ........................................................................................ 26
2.1.3. Lợi ích quốc gia............................................................................. 35
2.2. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ...................................... 37
2.2.1. Đối với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương ................................ 37
2.2.2. Đối với khu vực Châu Âu ............................................................. 51
2.2.3. Đối với khu vực Trung Đông ........................................................ 57
2.2.4. Đối với Châu Phi ........................................................................... 62
2.2.5. Đối với khu vực Mỹ La Tinh ........................................................ 65
2.3. Nhận xét về sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của chính
quyền Clinton ............................................................................................ 72
Chương 3. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI
THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN
QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM....................................................... 78
3.1. Một số đánh giá về việc triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời Tổng thống Bill Clinton ........................................................... 78
3.1.1. Những thành tựu............................................................................ 78

1
3.1.2. Những hạn chế ............................................................................. 86
3.2. Tác động của chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống
Bill Clinton đối với quan hệ quốc tế và quan hệ Việt - Mỹ ................... 90
3.2.1. Đối với quan hệ quốc tế ................................................................ 90
3.2.2. Đối với quan hệ Việt –Mỹ ............................................................ 96
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 119

2
DANH MỤC VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT


ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
APEC Asia Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Cooperation Á-Thái Bình Dương
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn An ninh khu vực
ASEAN
ASEAN The Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông
Asian Nations Nam Á
ASEM Asia - Europe Meeting Hội nghị cấp cao Á-Âu
BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định Thương mại song
phương
EAS Forum East Asia Summit Diễn đàn Đông Á
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
FTAA Free Trade Area of the Khu vực thương mại tự do
Americas Châu Mỹ
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

General Agreement on Tariffs Hiệp ước chung về thuế quan


GATT and Trade và thương mại
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân

KLA Kosovo Liberation Army Forces Lực lượng quân giải phóng
Kosovo

3
MIA Missing in Action Người mất tích trong chiến
tranh
MFN Most Favoured Nations Quy chế đối xử tối huệ quốc

MERCOSUR Khối thị trường chung Nam


South American Common Mỹ
Market
NATO North Atlantic Treaty Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Organization
NMD National Missible Defense Hệ thống phòng thủ quốc gia
NICs Newly Industrialized Countries Các nước công nghiệp mới
NTR Quy chế quan hệ thương mại
Normal Trade Relation bình thường
OAS Organization of American Tổ chức các Quốc gia Châu
States Mỹ
OAU Organization of African Unity Tổ chức Thống nhất Châu Phi
POW Prisoners of War Tù binh chiến tranh
WHO World Health Organiazation Tổ chức y tế thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
WB World Bank Ngân hàng thế giới
SNG (CIS) Sodrujestvo Cộng đồng các quốc gia
NezavisimykhGosudarstv (tiếng độc lập
Nga)
Commonwealth of Independent
States (tiếng Anh)
TNCs Trans National Corporations Tập đoàn xuyên quốc gia
TMD Theater Missile Defense Hệ thống phòng thủ tên lửa
chiến trường

4
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và Đông Âu. Tình hình thế giới có nhiều biến động và thay đổi lớn.
Đứng trước tình hình đó, các quốc gia trên thế giới đều phải có những sự thay
đổi và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực.
Để phù hợp với sự thay đổi của tình hình nói trên, Mỹ cũng đã có sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại.
Đây là giai đoạn trật tự thế giới hai cực không còn nữa, lợi thế nghiêng
về phía Mỹ. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton
đã có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế cũng như an ninh chính
trị của các quốc gia trên thế giới.
Sau khi nhậm chức ngày 20/1/1993, về đối nội, chính quyền của Tổng
thống Bill Clinton tập trung giải quyết những vấn đề nước Mỹ đang phải đối
mặt như: sức mạnh quân sự bị giảm sút do cuộc chạy đua vũ trang làm cho
chi phí quốc phòng tăng, khiến cho nền kinh tế của Mỹ bị giảm sút nghiêm
trọng, các cuộc xung đột sắc tộc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.
Điều này đã dẫn đến những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội của
nước Mỹ.
Về đối ngoại, Mỹ tiếp tục thực hiện mục tiêu duy trì "vị trí siêu cường
số một" thế giới. Để đạt được mục tiêu trên, chính quyền Clinton đã đưa ra
các biện pháp tiếp cận mềm dẻo, linh hoạt, thực dụng đối với các vấn đề quan
hệ quốc tế, kết hợp sức mạnh quân sự với sức mạnh mềm, chuyển từ ngoại
giao đơn phương sang đa phương, thúc đẩy quan hệ đồng minh với các đối tác
chiến lược như Nhật Bản, NATO, tăng cường hợp tác với các nước thuộc lục
địa Á - Âu. Bên cạnh đó, chính quyền Clinton luôn sử dụng các chiêu bài dân
chủ và nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để gây sức ép và can thiệp vào công việc
nội bộ của các nước khác.

5
Trong bối cảnh chính quyền Clinton đã thực hiện và điều chỉnh chính
sách đối ngoại đối với các nước và khu vực trong đó có Việt Nam. Do đó,
việc nghiên cứu sự điều chỉnh và hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ đối
với các nước và khu vực, đánh giá sự điều chỉnh này đối với các nước, khu
vực trong đó có Việt Nam mang tính chiến lược có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn quan trọng. Với lý do trên tác giả chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của
Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ năm 1993 đến năm 2001)” làm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Nhằm làm rõ cơ sở hình thành, mục tiêu, nội dung và sự triển khai
chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton trong hai
nhiệm kỳ (từ năm 1993 đến năm 2001) và tác động của nó đến quan hệ quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện những
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ năm 1993 đến năm 2001);
- Phân tích nội dung và sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ với
các nước, khu vực trên thế giới;
- Đánh giá những tác động của chính sách từ năm 1993 đến năm 2001
đến quan hệ quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng và những đối sách
của Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới
thời Tổng thống Bill Clinton trong hai nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước
- Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của đề tài về chính sách đối ngoại
của Mỹ từ năm 1993 đến năm 2001.

6
4. Tình hình nghiên cứu
Có thể nói chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill
Clinton đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học giả và các nhà nghiên
cứu của nước Mỹ, Việt Nam, cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài. Công
trình nghiên cứu đó có thể chia thành các nhóm sau:
Trong nhóm công trình nghiên cứu về Chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời Tổng thống Bill Clinton có thể kể một số công trình tiêu biểu của
các nhà nghiên cứu Mỹ như sau: Preparing America's Foreign Policy for the
21th Century của David L. Bore and Edward J. Perkin xuất bản năm 1999.
Trong cuốn sách này tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ và những sự điều chỉnh để chuẩn bị đối phó với những biến
động của thế kỷ XXI. Nhóm nghiên cứu của những học giả nước ngoài khác
về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton như: Bill
Clinton (A Taking Part Book); Sherrow Victoria; Library Binding; Published
1993; The Agenda: Inside the Clinton White House; Bob Woodward, Julie
Rubenstein (Editor); Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu về chính
sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam như Why the US should Normalize
with Vietnam của tác giả Frederick. Brown đăng trên VBJ tháng 12/1993.
Trong bài này tác giả đi sâu vào phân tích nguyên nhân vì sao Hoa Kỳ phải
bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Mass Market Paperback, Published
1995; Clinton’world: Remarking America Foreign Policy, William G.
Hyland. Smith, Tony (1994). American mission: The United States and the
worldwide strugger for democracy in the twentieth century, Princetor, NJ.
Princeton University Press. Thomas Dye. R. (1997), Politics in America,
Prentice Hall Inc, New Jersey. US Vietnam Normalize – Past, Present, Future
của Frederick. Brown xuất bản năm 1997. Trong công trình này, tác giả đi sâu
vào phân tích quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ quá
khứ đến hiện tại và tương lai.
Trong nhóm các công trình nghiên cứu Chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời Tổng thống Bill Clinton của các nhà nghiên cứu Việt Nam tiêu biểu

7
như: Về chiến lược toàn cầu “mở rộng” của Mỹ của Trần Bá Khoa xuất bản
năm 1994, trong cuốn tạp chí này tác giả đi sâu vào nghiên cứu chiến lược mở
rộng của Mỹ đối với các nước trên thế giới; Hoa kỳ Cam kết và mở rộng của
Lê Linh Lan, xuất bản năm 1997, trong cuốn sách này tác giả đi sâu nghiên
cứu và phân tích chiến lược của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton; Hay
trong cuốn Hoa Kỳ cam kết và mở rộng của tác giả Lê Bá Thuyên xuất bản
năm 1997, đi sâu vào phân tích chiến lược mới của Hoa Kỳ sau chiến tranh
Lạnh. Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ từ G.Bush (cha) đến Bill
Clinton của Hà Mỹ Hương. Châu Mỹ ngày nay, số 1/2001 Trong bài viết này
tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu
của Hoa Kỳ sau chiến tranh Lạnh: từ chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" của
Tổng thống G.Bush đến chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Tổng thống
Bill Clinton; Nhân tố địa chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ với khu
vực Đông Nam Á của tác giả Nguyễn Văn Lan xuất bản năm 2001, nêu lên
những nhân tố quan trong về địa lý, chính trị ảnh hưởng đến chiến lược của
Mỹ đối với các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam; Chính sách của
Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh Lạnh của tác giả Lê Khương
Thùy xuất bản năm 2003. Trong cuốn sách này tác giả đi sâu vào phân tích
chính sách đối ngoại của Mỹ trong và sau chiến tranh Lạnh đối với các nước
ASEAN.
Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu này có rất nhiều
cách tiếp cận khác nhau, nó chỉ ra sự phong phú và đa dạng, những thuận lợi
và khó khăn trong việc hoạch định đường lối đối ngoại của Mỹ sau chiến
tranh Lạnh. Tuy nhiên, các công trình nói trên phần lớn đi sâu vào nghiên cứu
những khía cạnh chung, có ít công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam,
Hoa Kỳ hay nước ngoài đi sâu nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới chính quyền Tổng thống Bill Clinton trong hai nhiệm kỳ. Trên cơ sở kế
thừa những bài viết, công trình đã công bố, tác giả đi sâu vào nghiên cứu và
phân tích đề tài này.

8
5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn "Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống
Bill Clinton (từ năm 1993 đến năm 2001) là một đề tài nghiên cứu mang tính
chất liên ngành, vừa là một vấn đề của lịch sử thế giới hiện đại, vừa là vấn đề
thuộc lịch sử quan hệ quốc tế. Do đó, trong việc nghiên cứu đề tài tác giả đã
sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp nghiên cứu quan hệ
quốc tế.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một số các phương pháp như: phương
pháp logic; phương pháp hệ thống hóa và khái quát hóa; phương pháp phân
tích, tổng hợp, phương pháp so sánh.
5.2. Nguồn tư liệu
Các văn bản gốc bao gồm các bài diễn văn, tuyên bố, hiệp định, thông
điệp liên bang của chính quyền Tổng thống Bill Clinton.
Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung
và chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton nói riêng do các học giả Mỹ,
nước ngoài và Việt Nam nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Thông qua việc phân tích, nghiên cứu, đề tài góp phần làm rõ cơ sở
hình thành, mục tiêu, nội dung và sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời Tổng thống Bill Clinton và những tác động của nó đến quan hệ
quốc tế.
- Luận văn sẽ đóng góp thêm vào tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu và giảng dạy về lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời Tổng thống Bill Clinton
Trong chương này, tác giả trình bày khái quát những nhân tố tác động
đến chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton.

9
Chương 2: Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill
Clinton
Chương này tập trung vào phân tích cơ sở hình thành, mục tiêu nội
dung và sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ ở các khu vực, các quốc
gia trên thế giới trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton: nhiệm kỳ thứ
nhất (1993 - 1997) với chiến lược "Cam kết và mở rộng" và nhiệm kỳ thứ hai
(1997- 2001) với chiến lược "An ninh quốc gia cho thế kỷ mới".
Chương 3: Đánh giá chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống
Bill Clinton
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chương 1 và 2, trong chương này, tác
giả rút ra những nhận xét, đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong chính
sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton.

10
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON
1.1.Tình hình quốc tế
Dưới thời tổng thống Bill Clinton, những biến động của môi trường chính
trị, an ninh và kinh tế quốc tế luôn là nhân tố chi phối mạnh mẽ đến chính
sách cũng như hoạt động đối ngoại Mỹ. Trước hết, đó là sự kết thúc của trật
tự thế giới hai cực, một hình thái biểu hiện của cuộc đối đầu Đông - Tây khốc
liệt kéo dài gần nửa thế kỷ kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, cùng với
sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Hệ thống xã hội
chủ nghĩa thế giới tan rã, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế khủng
hoảng, chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, so sánh lực lượng thế giới
nghiêng về có lợi cho Mỹ và chủ nghĩa tư bản. Những sự kiện này làm thay
đổi sâu sắc cục diện thế giới, cơ cấu địa - chính trị và sự phân bố quyền lực
toàn cầu bị đảo lộn.
Trong bối cảnh đó, trên thế giới đã diễn ra những thay đổi mang tính
đan xen nhau rất phức tạp, thậm chí trái chiều nhau. Hoà bình, hợp tác và phát
triển trở thành một xu thế lớn trong quan hệ quốc tế. Với nhiều cấp độ khác
nhau, tiến trình cải thiện quan hệ giữa các nước được thúc đẩy, hình thành
nhiều phương thức hợp tác, liên kết mới trên các lĩnh vực theo xu hướng chú
trọng lợi ích dân tộc và mục tiêu phát triển. Các quốc gia độc lập, có chủ
quyền nỗ lực vươn lên khẳng định vị thế là những chủ thể có vai trò ngày
càng tăng trong hệ thống các quan hệ quốc tế hiện đại. Ý thức độc lập tự chủ,
tự cường quốc gia, tự cường khu vực của các nước vừa và nhỏ, các nước đang
phát triển trỗi dậy mạnh mẽ.[77, 5]
Mặt khác, trật tự thế giới hai cực mất đi làm giảm các cuộc xung đột
bắt nguồn từ cuộc đối đầu Xô - Mỹ trước đó, nhưng đồng thời nó cũng làm
mất đi giới hạn kiềm chế đối với các xung đột khác, hoặc làm bộc lộ rõ nét và
ngày càng gay gắt thêm một số mâu thuẫn vốn tiềm ẩn. Môi trường an ninh
toàn cầu sau chiến tranh Lạnh vẫn tiếp tục trở nên không chắc chắn. Xung đột

11
vũ trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo,
chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp về lãnh
thổ và tài nguyên thiên nhiên xảy ra ở nhiều nơi, nhất là ở các nước đang phát
triển. Nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống xuất hiện bên cạnh những vấn đề
toàn cầu cấp bách, mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết
được nếu không có sự hợp tác đa phương. Tính chất nghiêm trọng và phức tạp
của những vấn đề này rõ ràng đòi hỏi các nước, nhất là các nước phát triển
cần đóng góp tích cực hơn nữa trong sự phối hợp, hợp tác hành động một
cách hiệu quả thiết thực.
Dưới tác động của cách mạng khoa học- công nghệ và toàn cầu hoá,
quá trình tự do hóa kinh tế và cải cách thị trường diễn ra phổ biến. Các nền
kinh tế dựa vào nhau, liên kết với nhau, xâm nhập lẫn nhau, khiến cho tính
tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng. Toàn cầu hoá thúc đẩy phân
công lao động quốc tế sâu rộng và phát triển kinh tế, đồng thời tạo điều kiện
mở rộng giao lưu văn hoá. Song toàn cầu hoá là một quá trình đầy mâu
thuẫn, trước hết, đó là mâu thuẫn giữa một bên là lợi ích của các thế lực tư
bản, đế quốc bá quyền với một bên là chủ quyền của các quốc gia dân tộc;
giữa tăng trưởng kinh tế với bất công xã hội; giữa áp lực của tư bản độc
quyền xuyên quốc gia với sự lựa chọn con đường phát triển của các dân tộc;
giữa các lực lượng lợi dụng toàn cầu hóa để bóc lột về kinh tế, áp đặt về
chính trị với các lực lượng đấu tranh chống toàn cầu hóa phi nhân bản, bảo
vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và sự tiến bộ xã hội. Do đó, toàn
cầu hóa không chỉ thuần tuý là một quá trình kinh tế - kỹ thuật, mà còn là
cuộc đấu tranh kinh tế - xã hội, kinh tế - chính trị và văn hoá- tư tưởng rất
gay gắt với thời cơ và thách thức đan xen nhau đối với nhiều nước, nhất là
các nước đang phát triển.
Sau chiến tranh Lạnh, tính chất và nội dung giao lưu quốc tế cũng thay
đổi một cách cơ bản. Trong quan hệ quốc tế, vị trí ưu tiên hàng đầu thuộc về
yếu tố kinh tế. Phương thức tập hợp lực lượng trên thế giới cũng thay đổi
mạnh và được quy định trước hết và chủ yếu từ lợi ích kinh tế - chính trị của

12
các quốc gia. Mặt khác, phương thức tập hợp lực lượng quốc tế ngày càng trở
nên cơ động, linh hoạt, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Sự tập trung quyền lực
và sự hình thành các trung tâm quyền lực trên thế giới dựa trên cơ sở tập trung
sức mạnh kinh tế- chính trị và hình thành các trung tâm kinh tế- chính trị hùng
mạnh. Việc mở rộng không gian, tăng cường về lực lượng của các trung tâm đó
làm cho cuộc cạnh tranh quyền lực trên thế giới, cũng như ở các khu vực ngày
càng trở nên gay gắt. Đây là một tiền đề thúc đẩy khuynh hướng hình thành trật
tự thế giới đa cực trong quan hệ quốc tế hiện đại. Các trung tâm quyền lực quốc
tế, mặc dù có sự khác biệt về quyền lợi quốc gia và chế độ chính trị- xã hội,
nhưng không đối đầu với nhau, mà vừa đấu tranh quyết liệt kiềm chế lẫn nhau,
lại vừa có khả năng thỏa hiệp và hợp tác với nhau.[77, 85]
Trong điều kiện cách mạng khoa học- công nghệ và toàn cầu hoá, sự
cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn đang làm thu hẹp đáng kể khoảng cách
chênh lệch về thực lực kinh tế với nhau. Mối quan hệ giữa các nước thay đổi
nhanh chóng, từ chỗ mất cân bằng chuyển sang tìm kiếm sự cân bằng mới,
kiềm chế bất đồng, tránh xung đột mang tính chất đối kháng. Đặc biệt là sau
sự kiện 11/9/2001 các nước đều tiến hành điều chỉnh chiến lược và chính sách
một cách linh hoạt, coi trọng việc xác lập và củng cố những điều kiện quốc tế
có lợi, tăng cường hệ số an toàn quốc gia, tập trung phát huy nội lực làm nền
tảng cho sức mạnh tổng hợp quốc gia nhằm duy trì, mở rộng ảnh hưởng,
giành giật lợi ích về nhiều mặt.
Sự thay đổi tương quan so sánh thực lực giữa các nước lớn sau chiến
tranh Lạnh khiến Mỹ đang phải theo đuổi mục tiêu duy trì vị trí siêu cường
và chi phối tình hình quốc tế sang thỏa hiệp nhiều hơn với các nước lớn khác.
Đối với Trung Quốc, ưu tiên duy trì môi trường hoà bình, ổn định ở trong
nước và khu vực nhằm phục vụ cho lợi ích cao nhất là tăng cường thế và lực
thông qua phát triển kinh tế, đồng thời ổn định quan hệ với các nước lớn khác,
chủ động can dự và phát huy ảnh hưởng ở khu vực, từng bước thể hiện vai trò
nước lớn. Với Nhật Bản, tiếp tục cải cách kinh tế, nỗ lực nâng cao vị thế trên
trường quốc tế kể cả về chính trị và an ninh. Liên Bang Nga, tập trung ổn định

13
tình hình trong nước, phát triển kinh tế, thực hiện chính sách đối ngoại thực
dụng trên nhiều hướng, với nhiều đối tượng, nhất là các nước lớn, đồng thời
ngày càng tỏ rõ sự kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích sống còn ở không gian
SNG trước sự lấn lướt của Mỹ và phương Tây nhằm thu hẹp phạm vi ảnh
hưởng của Nga. Liên minh châu Âu (EU) chú trọng vào các vấn đề mở rộng
và thống nhất nội bộ, theo đuổi chủ nghĩa đa phương, tăng cường quan hệ với
các nước lớn khác nhằm đối phó với chủ nghĩa đơn phương của Mỹ. Ấn Độ
đẩy mạnh cải cách và phát triển kinh tế, điều chỉnh lại quan hệ với Mỹ, đồng
thời triển khai mạnh mẽ chính sách hướng sang phía Đông, gắn chặt hơn với
Đông Á- Thái Bình Dương.[74, 57]
Cùng với việc phải đối phó trước sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa
các cường quốc và xu hướng hình thành các trung tâm quyền lực quốc tế mới,
Mỹ còn đứng trước những thách thức nan giải do sự bất ổn định ở một số khu
vực trên thế giới có ảnh hưởng đến lợi ích thiết yếu của Mỹ, sự trỗi dậy của
chủ nghĩa khủng bố quốc tế và các mối đe dọa xuyên quốc gia khác. Mặt
khác, quá trình triển khai chiến lược toàn cầu của Mỹ đối với phong trào cách
mạng, tiến bộ trên thế giới sau chiến tranh Lạnh diễn ra không như Mỹ dự
kiến. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tuy chưa hoàn toàn vượt qua
khủng hoảng, nhưng có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Các nước xã hội chủ
nghĩa không chỉ tiếp tục đứng vững, mà còn giành được nhiều thành tựu quan
trọng trong cải cách, đổi mới và nâng cao vị thế quốc tế. Làn sóng cánh tả
ngày càng lan rộng tại khu vực Mỹ Latinh vốn được coi là “sân sau” của Mỹ.
Những biến động của tình hình nước Mỹ và quốc tế như đã nêu vừa tạo
ra những cơ hội thuận lợi, vừa đem lại khó khăn, thách thức đối với chính
quyền Tổng thống Bill Clinton trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu,
cũng như việc hoạch định, thực thi và điều chỉnh chính sách đối ngoại thời kỳ
sau chiến tranh Lạnh.
1.2. Tình hình nước Mỹ
Nước Mỹ (Hợp chúng quốc Hoa Kỳ- The United States of America)
được thành lập ngày 04/7/1776, nằm ở tây bán cầu, phía bắc lục địa Châu Mỹ.

14
Sau hơn 300 năm phát triển, ngày nay nước Mỹ gồm 50 tiểu bang và 2 quận
Liên bang, với diện tích hơn 9,6 triệu km2, đứng thứ tư trên thế giới sau Liên
bang Nga, Canađa, Trung Quốc và chiếm 6,2% diện tích toàn cầu.[40, 54]
Ngoài hai tiểu bang là Alaska nằm phía Tây Bắc Canađa và Hawaii
nằm trên Thái Bình Dương, phần lục địa chính của nước Mỹ hai mặt giáp
biển: Đại Tây Dương ở phía Đông, Thái Bình Dương ở phía Tây; từ Bắc
xuống Nam rộng 2500 km, từ Đông sang Tây rộng 4500 km, trải dài trên bốn
múi giờ. Dân số của nước Mỹ khoảng 300 triệu người (năm 2006), đứng thứ
ba thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Thành phần dân cư đa chủng tộc, với
31 nhóm sắc tộc có số dân trên 1 triệu người, người Mỹ da trắng chiếm
73,9%, người Mỹ gốc châu Phi- 12,4%, người Mỹ gốc châu Á- 4,4%, số còn
lại là người gốc bản địa và các chủng tộc khác [32, 10]. Với đặc điểm địa lý
tự nhiên và xã hội đa dạng, nguồn tài nguyên phong phú, nước Mỹ có điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh,
mở rộng giao lưu quốc tế và phát huy ảnh hưởng trên thế giới về nhiều mặt.
Trong thời Tổng thống Bush (cha) nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn
do cuộc chạy đua vũ trang trong cuộc đối đầu Xô- Mỹ gay gắt. Sau khi chiến
tranh Lạnh kết thúc, nước Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức về tình hình
kinh tế, chính trị và xã hội. Điều này đòi hỏi Mỹ phải đề ra chính sách phù
hợp để giải quyết các vấn đề trong nước và quốc tế trước sự thay đổi của tình
hình thế giới.
Dưới thời tổng thống Bill Clinton trong những nhân tố hàng đầu chi
phối quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ là những
ưu thế vượt trội của Mỹ trên lĩnh vực kinh tế, quân sự và khoa học - công nghệ.
Về kinh tế, Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới và là một trong
ba trung tâm kinh tế tư bản quốc tế lớn nhất hiện nay. Thập niên 90 của thế kỷ
XX là thời kỳ kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tục và khá ổn định, GDP của Mỹ từ
chỗ chiếm 21,5% tổng GDP của toàn thế giới năm 1993 tăng lên 31% vào
năm 2000, bằng 4 nền kinh tế lớn tiếp sau Mỹ (Nhật Bản, Đức, Pháp và Anh)
cộng lại.

15
Bên cạnh thực lực kinh tế lớn, quan hệ thương mại và đầu tư rộng khắp
hành tinh, Mỹ cũng là nước đóng vai trò chủ đạo trong các tổ chức quốc tế,
các thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại chủ chốt của thế giới. Mỹ đóng
góp tài chính lớn nhất cho Liên hợp quốc (22%) và chiếm 38% cổ phần của
Ngân hàng thế giới (WB), đóng góp lớn nhất vào ngân sách của Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF) với mức 18,25%..[36, 34]. Do đó, Mỹ có tiếng nói và giữ vai
trò chi phối trong các thiết chế quốc tế lớn như đã nêu. Thị trường chứng
khoán của Mỹ có vai trò trung tâm trong đời sống tài chính, tiền tệ quốc tế.
Các công ty xuyên quốc gia khổng lồ của Mỹ phát triển nhanh chóng và cứ 10
công ty xuyên quốc gia lớn nhất của thế giới thì Mỹ chiếm 7 công ty.
Về quân sự, Mỹ là siêu cường về tiềm lực và sức mạnh với đội quân
thường trực 1,4 triệu người được triển khai ở 1.100 căn cứ quân sự trong
nước, 270 nghìn quân ở 209 căn cứ quân sự tại 35 nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới. Mỹ có kho vũ khí hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới, khoảng
7.100 đầu đạn hạt nhân với 3 loại là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn
đạo đặt trên tàu ngầm nguyên tử và máy bay ném bom chiến lược mang đầu
đạn hạt nhân. Mỹ đi đầu trong các công nghệ quân sự và có nguồn tài chính,
nhân lực lớn để có thể biến nhiều ý tưởng quân sự thành hiện thực. Ngân sách
quốc phòng của Mỹ liên tục tăng, chiếm 41% ngân sách quốc phòng của thế
giới, năm 1999 Mỹ chi 276,2 tỷ USD cho các vấn đề an ninh Quốc phòng. Mỹ
đã cam kết hỗ trợ phòng thủ hoặc ủng hộ các nỗ lực quân sự của 31 nước và
ký hiệp định hợp tác quân sự với 29 nước khác. Sức mạnh quân sự của Mỹ
không chỉ ở số quân và các căn cứ trên toàn cầu, mà còn thể hiện ở trình độ
công nghệ cao và kỹ thuật ứng dụng hiệu quả trong quốc phòng, tỷ trọng vũ
khí công nghệ cao được Mỹ sử dụng ngày càng tăng.
Về khoa học công nghệ, giữa thập niên 90 của thế kỷ XX có 30 nước
trong tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chiếm 85% thành tựu
khoa học công nghệ mới của thế giới, thì riêng Mỹ chiếm 65% số bản quyền
của thế giới. 2/3 số người đạt giải Nobel về kinh tế và khoa học trên thế giới
là công dân Mỹ. Chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Mỹ chiếm

16
40,6% của toàn thế giới và bằng 6 nước còn lại trong Nhóm G7 cộng lại.
Trong tổng số 29 ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn, Mỹ đứng đầu 20
ngành, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, không
gian điều khiển học, v.v.
Về chính trị - xã hội, từ sau chiến tranh Lạnh Mỹ với vị thế siêu cường
duy nhất, có vai trò chi phối đáng kể nền chính trị thế giới. Tình hình chính
trị- xã hội trong nước nhìn chung ổn định với sự thay nhau cầm quyền, điều
hành đất nước của hai đảng tư sản lớn là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà.
Việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của cả hai đảng này
thường chịu ảnh hưởng của hai trường phái lý luận là chủ nghĩa hiện thực và
chủ nghĩa tự do.
Quan điểm của chủ nghĩa hiện thực cho rằng, các quốc gia phải dựa
vào chính sức mạnh của mình để bảo vệ an ninh và tăng cường vị thế quốc tế.
Sức mạnh quốc gia bao gồm sức mạnh quân sự, kinh tế, ảnh hưởng và sức thu
hút của thể chế chính trị, mô hình phát triển, ảnh hưởng văn hoá... Khi các
quốc gia luôn tăng cường sức mạnh nhằm bảo vệ an ninh và giành ưu thế
trong quan hệ với các nước khác, thì khả năng xảy ra chiến tranh luôn rất tiềm
tàng. Khác với chủ nghĩa hiện thực, quan niệm của chủ nghĩa tự do lại nhấn
mạnh có thể tạo ra sự hoà hợp lợi ích giữa các quốc gia cho dù chiến tranh là
thực tế tồn tại trong nhiều thế kỷ. Một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, thì khả
năng xảy ra chiến tranh thấp hơn. Sự tồn tại và phát triển của các thể chế quốc
tế tạo nên những ràng buộc, luật chơi được quốc tế công nhận, có thể góp
phần giải quyết xung đột một cách hoà bình và thúc đẩy hợp tác.
Chính sách đối ngoại Mỹ còn chịu sự chi phối của các quan điểm cạnh
tranh khác trong giới hoạch định chính sách, cũng như ảnh hưởng không nhỏ
của các nhóm lợi ích. Trên thực tế, dù thiên về chủ nghĩa tự do nhưng chính
sách của Đảng Dân chủ cũng có những thành tố của chủ nghĩa hiện thực, còn
Đảng Cộng hòa cũng chịu ảnh hưởng quan trọng của chủ nghĩa tự do.
Tuy có những ưu thế nổi trội của một siêu cường trên các lĩnh vực như
đã nêu, song nước Mỹ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh cũng luôn phải đối mặt

17
với không ít khó khăn nội bộ, ảnh hưởng đến việc hoạch định và triển khai
chính sách đối ngoại. Việc này đặt nước Mỹ đứng trước thách thức lớn của
vấn đề an ninh phi truyền thống. Các cuộc chiến do chính quyền Mỹ phát
động nhân danh chống khủng bố quốc tế ở Afganistan và nhằm “ngăn chặn
phổ biến vũ khí giết người hàng loạt” ở Iraq, đang làm phân hóa nội bộ nước
Mỹ bởi sự hao tổn nguồn lực tài chính, con người và nguy cơ bị sa lầy. Mặt
khác, đầu năm 2000 nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy giảm tăng trưởng. Vì vậy,
trên phương diện chính sách đối ngoại, chính quyền B.Clinton cũng hướng tới
việc duy trì và củng cố vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ trên thế giới.
1.3. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bush (Cha)
Có thể nói rằng, mỗi một thời kỳ Tổng thống Mỹ đều có những chính
sách đối ngoại riêng để phù hợp với từng mục tiêu và thời kỳ phát triển trên
thế giới và nước Mỹ. Nếu như các đời Tổng thống trước của Mỹ đều lấy tên
của mình để đặt cho chính sách đối ngoại của nhiệm kỳ đó như Tổng thống
Truman có "học thuyết Truman", Tổng thống Kenedy có "học thuyết
Kenedy", thì Tổng thống Bush (Cha) lại lấy học thuyết “Vượt trên ngăn chặn”
làm chính sách đối ngoại cho nhiệm kỳ của mình.
Chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" được xuất hiện trong một diễn văn
của Tổng thống Bush (cha) vào 12/5/1989, trong đó Tổng thống Bush (Cha)
cũng nêu rõ mục tiêu của Mỹ đối với chiến lược này là: "Mục tiêu của Mỹ là
ngày càng vượt quá một sự bao vây đơn giản đối với chủ nghĩa bành trướng
Xô Viết. Chúng ta có ý định đưa Liên Xô nhập vào cộng đồng các dân tộc, và
trong một chừng mực Liên Xô đi đến một sự cởi mở lớn hơn và dân chủ hơn,
trong chừng mực người ta đối phó với nhiều thách thức bằng một thái độ
quốc tế có trách nhiệm thì chúng ta cũng sẽ có những biện pháp của chúng
ta". [48, 22]
Những mục tiêu chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" của Tổng thống
Bush (cha)
Thứ nhất, tăng cường sự ổn định chiến lược có lợi cho Mỹ bằng cách
theo đuổi những hiệp định kiểm soát vũ khí, đồng thời hiện đại hóa lực lượng

18
răn đe, phát triển các kỹ thuật phòng thủ chiến lược và tăng cường khả năng
vũ khí thông thường của Mỹ.
Thứ hai, thực hiện quan điểm "An ninh quốc gia và sức mạnh kinh tế
không thể tách rời" ra sức "phát triển một nền kinh tế Mỹ hùng mạnh, thịnh
vượng và có sức cạnh tranh".
Thứ ba, duy trì thế cân bằng chiến lược ổn định ở các khu vực trong đó
Hoa Kỳ có vị trí khống chế "để ngăn chặn những cường quốc nào địch thủ
của Mỹ, tìm cách thống trị khu vực".
Thứ tư, hợp tác toàn diện với Liên Xô trong quá trình thực hiện kế
hoạch đẩy lùi, làm thất bại Liên Xô và các nước XHCN "Nhằm xóa bỏ
CNXH vào năm 2000.[39, 56]
Chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" của Tổng thống Bush (Cha) triển
khai chưa được bao lâu thì hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã và
chiến lược này cũng rơi vào tình trạng phá sản.
Về chiến lược an ninh quốc gia, Tổng thống Bush (cha) cũng đưa ra
những nội dung như sau:
Thứ nhất, tăng cường an ninh của Mỹ ở trong và ngoài nước, trong đó
ba bộ phận là hình thành môi trường an ninh quốc tế, đối phó với những thách
thức, khủng hoảng và chuẩn bị cho một tương lai bất trắc có thể xẩy ra. Để
hình thành môi trường an ninh quốc tế theo quan điểm của Mỹ, Nhà Trắng
xác định những hoạt động như ngoại giao, hợp tác kinh tế, kiểm soát vũ khí
hạt nhân. Những hoạt động trên phải tăng cường an ninh khu vực, hỗ trợ các
hoạt động quân sự, duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở các khu vực chiến lược.
Trong các hoạt động an ninh Mỹ dành ưu tiên cao nhất cho việc giám
sát các mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh của Mỹ. Đó là những
quốc gia được coi là thù địch với Mỹ, những mối đe dọa xuyên quốc gia như
khủng bố, buôn bán ma túy, các tội ác quốc tế khác, các cuộc xung đột khu
vực đang tiềm tàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ. Hoa Kỳ đặc biệt
coi trọng ba khu vực quan trọng là bán đảo Triều Tiên, Trung Đông và Tây
Nam Á.

19
Đối với việc triển khai hoạt động quân sự chiến lược, Mỹ duy trì sự có
mặt ở nước ngoài để thúc đẩy ổn định khu vực, ngăn ngừa phát triển những
khoảng trống quyền lực. Chính quyền Bush (Cha) luôn duy trì vai trò lãnh
đạo của Mỹ tại các khu vực ảnh hưởng của mình.
Sau chiến tranh Lạnh, có thể thấy quan điểm sức mạnh là quan điểm cố
hữu của các chính quyền Mỹ. Sức mạnh Mỹ được coi là sức mạnh tổng hợp
bao gồm kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, trong đó sức mạnh quân sự
vẫn giữ vai trò quan trọng. Tháng 8/1991, Tổng thống Bush (cha) đưa ra
quan điểm sức mạnh quân sự của Mỹ là nguồn đảm bảo và là cơ sở cho nền
an ninh trên phạm vi khu vực toàn cầu.
Thứ hai, thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ thông qua nỗ lực trong và
ngoài nước. Đây là mục tiêu cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau
chiến tranh Lạnh. Tổng thống Bush (cha) khẳng định những lợi ích kinh tế và
an ninh Mỹ gắn chặt với nhau, không tách rời nhau. Sự thịnh vượng ở trong
nước phụ thuộc vào ổn định ở khu vực chủ chốt mà Mỹ buôn bán hoặc xuất
nhập khẩu hàng hóa. Chính mục tiêu thúc đẩy sự thịnh vượng này đòi hỏi Mỹ
phải có sự lãnh đạo khu vực và thế giới theo cách của Mỹ thì mới có thể thực
hiện được những mục tiêu đề ra như việc thúc đẩy một hệ thống buôn bán mở
cửa, tăng cường tính cạnh tranh của nước Mỹ trên cơ sở duy trì những lợi thế
về công nghệ.
Thứ ba,thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Sau chiến tranh Lạnh chính
quyền Tổng thống Bush (Cha) đã tìm cách khuếch trương vấn đề dân chủ và
nhân quyền, coi đó là quốc sách để nâng cao vị thế của Mỹ trên trường quốc
tế. Mỹ coi phát triển dân chủ nhân quyền trên thế giới là để đảm bảo về an
ninh của Mỹ ở các khu vực có liên quan.[37, 23- 24]
Nếu như chiến lược "ngăn chặn" chủ trương dùng các biện pháp cứng
rắn như đối đầu quân sự, cô lập chính trị, bao vây kinh tế để chống lại Liên
Xô và các nước XHCN, thì đến chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" chính
quyền Bush lại dùng chính sách và các biện pháp toàn diện hơn trên tất cả các
lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, quân sự, ngoại giao. Hình thức thực hiện

20
chiến lược này chính là dùng con bài "Diễn biến hòa bình" để trấn áp các
quốc gia trên thế giới, gây ra các cuộc xung đột, chiến tranh. Tuy nhiên, đứng
trước sự biến đổi nhanh chóng ở các nước Liên Xô và Đông Âu, chính quyền
Bush lại một lần nữa phải điều chỉnh chiến lược. Chiến lược mới của chính
quyền Tổng thống Bush là xây dựng một "Trật tự thế giới mới" (8/1991) và
Liên Hợp Quốc là trung tâm chính trị ngoại giao chủ chốt trong "Trật tự thế
giới mới" của Mỹ. Chính quyền Bush nhận thấy mối đe dọa từ Liên Xô không
còn nữa và thay đổi mục tiêu chiến lược quân sự từ việc chuẩn bị cho một
cuộc chiến tranh toàn cầu sang chiến lược phòng thủ.
Tóm lại, việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng
thống Bill Clinton diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang đứng trước những cơ
hội thuận lợi và thách thức rất lớn, đó là do những nhân tố trong nước và
quốc tế tác động lên. Nhân tố bên trong đó là tiềm lực về kinh tế, chính trị- an
ninh, quân sự, quốc phòng và quan điểm của giai cấp cầm quyền. Nhân tố
quốc tế là sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng trong hệ thống quan hệ
quốc tế và những biến động trong môi trường an ninh quốc tế sau chiến tranh
Lạnh. Sự vận động của những nhân tố bên trong và bên ngoài đều tác động
đến việc xây dựng, điều chỉnh và triển khai chính sách đối ngoại để phục vụ
lợi ích quốc gia của Mỹ. Nhưng trong tất cả những nhân tố trên, nhân tố được
coi là đóng vai trò hàng đầu chi phối định hướng chiến lược đối ngoại của Mỹ
là xác lập vị trí siêu cường số một trên thế giới. Đây chính là lí do vì sao tư
tưởng chỉ đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ là dựa vào sức mạnh quốc
gia là chính.

21
Chương 2
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2001

2.1. Mục tiêu, nội dung và lợi ích quốc gia của Mỹ trong chính sách đối
ngoại dưới thời Tổng thống Bill Clinton
2.1.1. Mục tiêu
Chiến lược toàn cầu của Mỹ được triển khai ngay sau khi chiến tranh thế
giới thứ II kết thúc đó là vươn lên làm bá chủ thế giới. Trong suốt thời kỳ chiến
tranh Lạnh, nước Mỹ nhiều lần điều chỉnh chiến lược toàn cầu, mà nội dung
trọng tâm là làm thế nào để ngăn chặn ảnh hưởng và đi đến thủ tiêu chủ nghĩa
cộng sản, địch thủ số một cản trở tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ. Bởi vậy,
đối với giới hoạch định chính sách ở Mỹ, sự tan rã của Liên Xô và hệ thống xã
hội chủ nghĩa là thời cơ thuận lợi để nước Mỹ hoàn tất mục tiêu chiến lược
toàn cầu đã được vạch ra.
Các đời tổng thống Mỹ, dù thuộc Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ đều
khẳng định mục tiêu chiến lược bao trùm trong chính sách đối ngoại là duy trì
và củng cố vị trí siêu cường duy nhất, xác lập vai trò “lãnh đạo thế giới” của
nước Mỹ, phục vụ cho mục tiêu chiến lược toàn cầu xuyên suốt, mang tính
nhất quán, lâu dài là trở thành bá chủ thế giới trong tất cả các lĩnh vực chính trị,
tư tưởng, kinh tế- thương mại, quân sự - an ninh...Tổng thống Bill Clinton
trong diễn văn nhậm chức Tổng thống ngày 20/1/1993 nhấn mạnh, “Được sự
hỗ trợ bởi một nền quốc phòng có hiệu quả và một nền kinh tế mạnh mẽ hơn,
dân tộc chúng ta sẽ sẵn sàng lãnh đạo một thế giới đang bị thách thức ở khắp
mọi nơi”[17, 8].
Cũng trong bài diễn văn trên Tổng thống B.Clinton tuyên bố: "... Ngày
hôm nay chúng ta cầu cho kỷ nguyên bế tắc, trôi giạt sẽ ra đi và cho một mùa
đổi mới trên đất nước Hoa Kỳ bắt đầu. Để thay đổi nước Hoa Kỳ, chúng ta
cần phải cả gan và dám làm những gì mà các thế hệ trước chưa làm,..." [81,
1319]. Sự "thay đổi" mà Tổng thống W.J. Clinton nói đến là phải phục hồi sự
phát triển của nền kinh tế và thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo.

22
Để đạt được điều đó, chính quyền Clinton tập trung xây dựng chiến lược mới
thay thế cho chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" không còn phù hợp nữa.
Tháng 9/1993, chiến lược "mở rộng" đã được tuyên bố. Tháng 7/1994, chính
quyền Clinton đưa ra chiến lược "Cam kết và mở rộng". Chiến lược “Cam kết
và mở rộng” nhấn mạnh phải tích cực tham gia vào công việc quốc tế để mở
rộng lợi ích và quan niệm giá trị Hoa Kỳ, từ đó đảm bảo hơn nữa vị trí lãnh
đạo của Mỹ trong công việc quốc tế.
Quan điểm này tiếp tục được B.Clinton đề cập trong “Chiến lược an
ninh quốc gia cam kết và mở rộng” (1995), khi cho rằng: “Sự lãnh đạo của
nước Mỹ trên thế giới chưa bao giờ quan trọng hơn lúc này”, do đó Mỹ
“Chống lại bất cứ một cường quốc hay nhóm cường quốc nào nổi lên thách
thức vị trí lãnh đạo của Mỹ”. [12, 36- 42]
Để thực hiện mục tiêu chiến lược bao trùm nêu trên, chính sách đối
ngoại Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton tập trung vào các mục tiêu cụ
thể, được xác định trên cơ sở ba mục tiêu có ý nghĩa trụ cột trong tổng thể
chiến lược đối nội và đối ngoại của Mỹ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh.
Một là, củng cố và tăng cường an ninh cho Mỹ và đồng minh của Mỹ.
Mục tiêu này bao gồm ba bộ phận là hình thành môi trường an ninh quốc tế
có lợi cho Mỹ, đối phó với những thách thức, khủng hoảng và chuẩn bị cho
một tương lai bất trắc. Để hình thành môi trường an ninh quốc tế, chính quyền
Mỹ chủ trương thông qua các hoạt động khác nhau như ngoại giao, hợp tác
kinh tế, giúp đỡ quốc tế, kiểm soát phổ biến vũ khí, các sáng kiến trong lĩnh
vực nhân đạo, v.v... Những hoạt động đó chú trọng vào an ninh khu vực, tăng
cường tiến bộ kinh tế, hỗ trợ các hoạt động quân sự, hợp tác thực thi luật pháp
quốc tế, duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở các khu vực chủ chốt.
Trong hoạt động tăng cường an ninh, Mỹ dành ưu tiên cao nhất cho
việc giám sát các mối đe doạ đối với an ninh quốc gia. Trước hết, đó là các
nước được coi là thù địch với Mỹ, các nước có lực lượng hạt nhân chiến lược;
những mối đe doạ xuyên quốc gia như khủng bố, buôn bán ma tuý, tội phạm
quốc tế, các cuộc xung đột khu vực tiềm tàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc

23
gia của Mỹ, các mối đe doạ đối với lợi ích và công dân Mỹ ở nước ngoài.
Trong vấn đề kiểm soát không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ đặc biệt coi
trọng ba khu vực thiết yếu là bán đảo Triều Tiên, Trung Đông và Tây Nam Á.
Đối với việc triển khai hoạt động quân sự chiến lược, Mỹ đã chú trọng duy trì
sự có mặt ở nước ngoài để thúc đẩy “ổn định khu vực”, ngăn ngừa phát triển
những khoảng trống quyền lực, đảm bảo quyền tự do đi lại trên biển và bay
trên vùng trời các đại dương của thế giới. Quyền tiếp cận không bị cản trở và
sử dụng khoảng không vũ trụ được coi là một lợi ích sống còn, thiết yếu cho
việc bảo vệ an ninh quốc gia, tạo điều kiện thúc đẩy thịnh vượng cho Mỹ. Về
các hoạt động quân sự, bên cạnh các lực lượng đa quốc gia, quân đội Mỹ
được xác định đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành môi trường an ninh
quốc tế, đồng thời Mỹ duy trì các lực lượng hạt nhân chiến lược đủ để ngăn
chặn bất cứ đối thủ tiềm tàng nào có khả năng hoặc tìm cách sử dụng các lực
lượng hạt nhân.
Hai là, thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ thông qua những nỗ lực ở
trong và ngoài nước. Chính quyền B.Clinton khẳng định trong việc hoạch
định và triển khai chính sách đối ngoại, những lợi ích kinh tế và an ninh gắn
chặt với nhau, không thể tách rời. Sự thịnh vượng ở trong nước phụ thuộc vào
sự ổn định ở những khu vực chủ chốt mà Mỹ buôn bán hoặc nhập khẩu các
hàng hóa quan trọng như dầu lửa và khí đốt. Mục tiêu thúc đẩy sự thịnh
vượng đòi hỏi Mỹ phải có vai trò lãnh đạo trong các thể chế tài chính và buôn
bán quốc tế. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ chủ trương tăng cường sự
phối hợp về tài chính, thúc đẩy một hệ thống buôn bán mở cửa, tăng cường
tính cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ trên cơ sở duy trì những lợi thế về công
nghệ, kiểm soát và hỗ trợ xuất khẩu, bảo đảm an ninh năng lượng, v.v.
Trong chiến lược an ninh quốc gia của tổng thống B.Clintơn, vấn đề
kinh tế luôn là một trọng điểm, theo đó việc giành vị thế lãnh đạo đối với nền
kinh tế thế giới cũng luôn được coi là ưu tiên và là lợi ích quốc gia sống còn.
Chính quyền B.Clinton xác định việc kiên trì theo đuổi tự do hoá thương mại
là biện pháp chiến lược quan trọng nhất và là động lực của chính sách kinh tế

24
đối ngoại. Trong quan hệ song phương, chính quyền tổng thống B. Clinton
chú trọng giải toả các vấn đề khách quan cản trở quan hệ buôn bán giữa Mỹ
với các nước bạn hàng chủ chốt. Đối với các nước đang phát triển, chính sách
của tổng thống B. Clintơn là khuyến khích xu hướng chuyển sang kinh tế thị
trường, ưu tiên giúp đỡ về tài chính, thuế khóa đối với các thị trường mới nổi,
thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư, tự do cạnh tranh và mở cửa thị trường
cho hàng hoá Mỹ thâm nhập.
Ba là, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Chính quyền Tổng thống B.
Clintơn cố gắng tìm cách khuyếch trương vấn đề dân chủ và nhân quyền, coi
đó như một quốc sách, một trụ cột trong chính sách đối ngoại nhằm nâng cao
vị thế của Mỹ trên trường quốc tế. Chính quyền Tổng thống B. Clintơn tự cho
mình phải có trách nhiệm bảo vệ “tự do và công lý” trên thế giới, đó là những
vấn đề như nhân phẩm, pháp quyền, giới hạn đối với quyền lực tuyệt đối của
nhà nước, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, công lý, tôn trọng phụ nữ, hoà
đồng tôn giáo và chủng tộc, tôn trọng quyền tư hữu... trong những năm cầm
quyền, Chính quyền Tổng thống B. Clinton đã tìm mọi cách để thúc đẩy dân
chủ và nhân quyền theo kiểu Mỹ ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở các nước
đang phát triển, đồng thời tăng cường gây sức ép, áp đặt vấn đề này đối với
các nước xã hội chủ nghĩa.[29, 9]
Chính quyền Tổng thống B. Clinton xác định an ninh của Mỹ phụ
thuộc vào việc bảo vệ, mở rộng dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới,
trong đó việc củng cố các thể chế dân chủ và thị trường tự do theo quan điểm
Mỹ ở tất cả các nước có vị trí quan trọng. Mặt khác, thông qua việc phổ biến,
áp đặt các giá trị và chuẩn mực Mỹ đối với thế giới, Chính quyền Tổng thống
B. Clinton mở rộng khả năng can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
khác. Tuy nhiên, biện pháp thực hiện mục tiêu này luôn được thay đổi một
cách linh hoạt như: sử dụng các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức quốc
tế do Mỹ kiểm soát, lũng đoạn; dùng viện trợ để ủng hộ các lực lượng thân
Mỹ, trừng phạt các chế độ chống đối; lấy tự do tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
làm công cụ gây sức ép trong quan hệ song phương; khuyến khích sự thay đổi

25
như Mỹ từng làm ở Trung - Đông Âu vào những năm cuối thập niên 80 - đầu
thập niên 90 thế kỷ XX.
2.1.2. Nội dung
Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều biến động
và tương quan so sánh lực lượng nghiêng về có lợi cho CNTB. Đứng trước
tình hình thế giới như vậy, đòi hỏi các quốc gia phải có sự điều chỉnh chính
sách của mình cho phù hợp với yêu cầu và tính chất của tình hình thế giới. Sự
sụp đổ của Liên Xô đã làm cho Mỹ loại bỏ được một đối thủ và Mỹ ngày
càng khẳng định được vị trí siêu cường số một thế giới của mình. Việc đưa ra
đường lối chính sách của Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của thế
giới trên tất cả các lĩnh vực.
Trong bối cảnh đó, nước Mỹ có sự thay đổi về bộ máy chính quyền,
Washington đã tìm cho mình một người lãnh đạo mới có khẳ năng giải quyết
các vấn đề trong nước và thế giới. Tháng 1/1993 Tổng thống Bill Clinton lên
làm Tổng thống thứ 42 của nước Mỹ và đưa ra chính sách đối ngoại mới. Đó
là "Chiến lược mở rộng". Sau hơn một năm điều chỉnh, tháng 2/1995 Nhà
Trắng chính thức ra công bố chiến lược "Cam kết và Mở rộng". Đây được coi
là chiến lược cuối cùng của Mỹ trong những năm còn lại của thế kỷ XX.
Về tư tưởng trong chính sách đối ngoại, Mỹ luôn cho rằng chỉ có tăng
cường “Cam kết và mở rộng” mới có thể giảm bớt mối đe dọa tới vị trí số một
của Mỹ và đảm bảo chắc chắn an ninh quốc gia lợi ích cho Mỹ.
Về nhiệm vụ của chính sách đối ngoại, Chính quyền Tổng thống Bill
Clinton đề ra 5 nhiệm vụ chính như sau:
- Phải xây dựng một Châu Âu thống nhất dân chủ và hòa bình;
- Hình thành một đại gia đình Châu Á-Thái Bình Dương hùng mạnh và
ổn định;
- Mỹ là một lực lượng hòa bình quan trọng nhất thế giới, tiếp tục đảm
nhận vai trò lãnh đạo thế giới
- Thông qua thể chế mậu dịch mở cửa hơn và có tính cạnh tranh hơn, sẽ
tạo ra cho nhân dân Mỹ nhiều cơ hội về việc làm

26
- Mỹ tăng cường hợp tác quốc tế trong viêc đối phó với các mối đe dọa
an ninh xuyên quốc gia.[42, 23]
Về biện pháp thực hiện trong chính sách đối ngoại, Mỹ nỗ lực phối hợp
với các quốc gia dân chủ để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng ở những khu
vực then chốt. Đồng thời, tăng cường phối hợp trong việc đối phó với các đe
dọa mới về an ninh. Hoa Kỳ củng cố các công cụ quân sự, ngoại giao và đảm
bảo luật pháp để đáp ứng mọi thách thức. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho
người Mỹ bằng cách phát triển các hệ thống kinh tế mở và có khẳ năng cạnh
tranh, đáp ứng lợi ích của các nước khác.
Đặc điểm của nội dung chính sách đối ngoại, cục diện chiến lược thế
giới phát triển từ chỗ có thể dự đoán được sang khó nắm bắt. Mối đe dọa đối
với Mỹ phát triển từ đơn nhất đến đa nguyên. Vị trí của Mỹ từ chỗ siêu cường
còn lại duy nhất, chuyển sang vị trí siêu cường không tuyệt đối, từ một nước
mạnh nhất về quân sự nhưng mất vị trí chi phối về kinh tế. Quan hệ giữa Mỹ
và các nước đồng minh chuyển từ liên minh cố định thành đồng minh phù
hợp với tình hình quốc tế thay đổi. Vũ khí hạt nhân từ chỗ chỉ là công cụ
chiến lược nay có thể trở thành công cụ của công nghệ khủng bố. Quy mô
chiến tranh có thể khống chế được, nguy cơ tiềm tàng đe dọa vị trí của Mỹ là
các cường quốc khu vực. Khu vực ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Mỹ chuyển
từ Châu Âu sang nhiều khu vực khác trên phạm vi toàn cầu.
Cũng như chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" của Tổng thống Bush
(Cha) năm 1989, một trong những cơ sở để xây dựng chính sách đối ngoại
của Mỹ là phải xác định rõ lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực quan trọng chủ
chốt trong bối cảnh quốc tế mới. Ban đầu chính quyền Bill Clinton vạch chiến
lược Ngoại giao mới là "Chiến lược mở rộng" sau đó bổ sung thêm nội dung
quan trọng "Cam kết" và gọi chung là chiến lược "Cam kết và mở rộng”. “Mở
rộng” có nghĩa là mở rộng cộng đồng tự do các nền dân chủ thị trường trên
thế giới. Theo Anthony Lake Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ trong bài diễn văn
tại trường Đại học Jonh Hokin ngày 21/1/1993 định nghĩa về “Chiến lược mở
rộng” một cách hình ảnh: “Nhiệm vụ trước kia của chính sách Mỹ là kiềm chế

27
những chấm đỏ cộng sản trên bản đồ thế giới, còn nhiệm vụ mới là làm loang
rộng những chấm xanh dân chủ” [73, 173] và bốn yếu tố của chiến lược “mở
rộng” là:
Thứ nhất, tăng cường củng cố cộng đồng các nền dân chủ thị trường
lớn và các nước tư bản phát triển nhất nhằm tạo ra nòng cốt cho sự phát triển
mở rộng.
Thứ hai, giúp đỡ, duy trì và củng cố các nền dân chủ mới và kinh tế thị
trường ở những nơi có thể, nhất là trong những nước có tầm quan trọng và cơ
hội, đặc biệt các nước SNG và Đông Âu.
Thứ ba, phải đối phó với sự xâm lược và ủng hộ sự tự do hóa ở các
nước thù địch với nền dân chủ và thị trường.
Thứ tư, theo đuổi chương trình nhân đạo bằng cách cung cấp viện trợ
và cả bằng hành động giúp đỡ nền dân chủ và kinh tế thị trường ở những khu
vực thuộc mối quan tâm nhân đạo lớn.[73, 179]
"Cam kết" ở đây có thể được hiểu là Mỹ vẫn cần tham gia vào các vấn
đề quốc tế, không chỉ tham gia mà còn lãnh đạo, không những phải can thiệp
mà còn đi đầu. Bởi lẽ chính quyền Mỹ cũng nhận thấy trong thế giới công
nghệ thông tin cực kỳ nhanh nhạy như hiện nay, xu thế nhất thể hóa kinh tế
khu vực và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới tăng lên, tính tùy thuộc lẫn nhau
giữa các nước ngày càng lớn. Đây chính là lý do khiến Mỹ đưa ra chính sách
"Cam kết và mở rộng".
Nội dung chiến lược "Cam kết và mở rộng" bao gồm những nội dung
như sau:
Thứ nhất, củng cố cộng đồng các nền dân chủ thị trường lớn trong đó
Mỹ là hạt nhân;
Thứ hai, khuyến khích, củng cố các nền dân chủ mới và các nền kinh tế
thị trường ở nơi có thể, đặc biệt là ở các nước có tầm quan trọng đặc biệt và
cơ hội đặc biệt;
Thứ ba, chống lại sự xâm lược và ủng hộ sự giải phóng ở các nước thù
địch với dân chủ và thị trường;[12, 10-11]

28
Theo đuổi chương trình nhân đạo, không chỉ đang cung cấp viện trợ mà
còn trợ giúp cho "dân chủ và thị trường".
Bản chất của chiến lược "Cam kết và Mở rộng" là phát huy vai trò siêu
cường duy nhất của Mỹ, tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển, duy
trì lợi ích an ninh và kinh tế ở các khu vực. Từng bước thiết lập trật tự thế giới
mới do Mỹ lãnh đạo, bành trướng ảnh hưởng kinh tế, chính trị, văn hóa Mỹ và
thể chế dân chủ tư sản theo mô hình của Mỹ và Phương Tây.
Để triển khai chiến lược "Cam kết và Mở rộng" trên hoạt động đối
ngoại Mỹ đều xoay quanh 3 trụ cột chính : An ninh kinh tế, an ninh quân sự
và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. Trong đó đảm bảo lợi ích kinh tế được coi
là ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất. [12, 47- 52]
Tuy nhiên, Chính sách đối ngoại của Chính quyền Clinton trong hai
nhiệm kỳ cũng có những sự điều chỉnh nhất định để phù hợp với tình hình
trong nước và quốc tế. Chính sách đối ngoại đó được điều chỉnh theo các
hướng sau:
Chú trong việc thực hiện chính sách liên minh hợp tác với các nước là
đồng minh, đồng thời thi hành chính sách cân bằng lực lượng giữa các nước
đồng minh và các nước là đối thủ. Mỹ dùng chính sách dùng nước này làm
đối trọng để kiềm chế nước khác, ngăn chặn không cho các đối thủ có thể trỗi
dậy và làm ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ trên thế giới; Chính quyền Clinton
cũng đã giảm cam kết và giảm lực lượng vũ trang, căn cứ quân sự trên thế
giới, cho phù hợp với khả năng của Mỹ; Mỹ ủng hộ Nga và các nước SNG
trong quá trình dân chủ hóa và tư nhân hóa, thúc đẩy các nước này chuyển
sang nền kinh tế thị trường tự do và dân chủ theo kiểu phương Tây, nhằm
ngăn chặn sự phục hồi của CNXH ở các nước này; giải quyết các cuộc xung
đột khu vực thông qua thương lượng có lợi cho Mỹ. Đối phó với trào lưu mới
về ý thức dân tộc và chủ quyền quốc gia của các nước đang phát triển; khai
thác và sử dụng vai trò của Liên Hợp Quốc để thực hiện chính sách đối ngoại
và chiến lược toàn cầu mới của Mỹ; thiết lập một trật tự mới do Mỹ lãnh đạo.
Đồng thời tiếp tục xác lập vị thế siêu cường số một của Mỹ.

29
Trong chiến lược ngoại giao mới của mình Mỹ xác định các mục tiêu
cơ bản là phục vụ chiến lược phục hưng nền kinh tế Mỹ; tăng cường thực hiện
kiềm chế Nhật Bản và Tây Âu trong quỹ đạo của Mỹ; thúc đẩy Nga và các
nước Đông Âu chuyển hoàn toàn sang nền kinh tế thị trường tự do theo kiểu
Phương Tây, đó là nền kinh tế vận hành theo mô hình của Mỹ và Mỹ chính là
người ra “luật chơi” trong quỹ đạo này; chuyển trọng tâm chiến lược an ninh
quốc gia và chính sách ngoại giao sang đối phó với tình hình các khu vực, giải
quyết các cuộc xung đột khu vực theo hướng có lợi cho Mỹ.
Tổng thống Bill Clinton đưa ra 3 trụ cột quan trọng trong chính sách
đối ngoại của Mỹ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh:
Thứ nhất, làm sống động lại nền kinh tế Mỹ, ưu tiên về đối nội và đối
ngoại, nhằm duy trì vai trò "hàng đầu" của Mỹ trên thế giới, đưa Hoa Kỳ trở
lại thành một cường quốc kinh tế lớn, đặt nước Mỹ trở lại vị trí tiên phong
trong cuộc đấu tranh vì một sự tăng trưởng lâu bền.
Thứ hai, giương cao ngọn cờ dân chủ, nhân quyền và thị trường tự do,
coi đó là một động lực để thúc đẩy và thực hiện chính sách đối ngoại mới của
Mỹ. Mục tiêu mà chính quyền Bill Clinton muốn hướng đến phải đem lại sự
hỗ trợ đối với trào lưu dân chủ hóa và tự do hóa kinh tế.
Thứ ba, mở rộng các nền dân chủ thị trường lớn trong đó Mỹ là hạt
nhân, đồng thời khuyến khích và củng cố các nền dân chủ mới ở những nới
các nền kinh tế thị trường có thể thực hiện được, đặc biệt là ở các nước có vai
trò, vị trí chiến lược. Hoa Kỳ cũng đưa ra chính sách chống lại bất cứ cường
quốc nào có ý định nổi lên chống lại Mỹ và thay thế vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Chính quyền Clinton đặt vấn đề dân chủ và nhân quyền là một trong chiến
lược quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình và tìm mọi cách để thúc
đẩy dân chủ nhân quyền kiểu Mỹ ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những
nước đang phát triển, đồng thời tăng cường áp đặt vấn đề này đối với các
nước XHCN còn lại. Tuy nhiên, Chính quyền Bill Clinton cũng chủ trương
không để vấn đề dân chủ, nhân quyền có tác động xấu đến lợi ích kinh tế và
an ninh của Mỹ ở các khu vực liên quan và không đặt yêu cầu đạt được dân

30
chủ và nhân quyền bằng bất cứ giá nào trong quan hệ với các nước. Đối với
mục tiêu thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, Mỹ chủ trương xúc tiến việc củng cố
các vấn đề dân chủ, thị trường tự do ở tất cả các nước, đặc biệt là những nước
thực hiện sự thay đổi chuyển từ các xã hội khép kín sang mở cửa.
Washington cũng cam kết thúc đẩy các hoạt động tự do tư tưởng và tôn giáo,
nhấn mạnh an ninh quốc gia Mỹ phụ thuộc vào việc bảo vệ và mở rộng dân
chủ trên toàn thế giới.
Trong chiến lược an ninh quốc gia, Tổng thống Bill Clinton đưa ra mục
tiêu trong chính sách đối ngoại là tập trung phát triển kinh tế và coi sự phát
triển này như chùm lase để giành lại vị thế lãnh đạo kinh tế trong nền kinh tế
thế giới. Tổng thống Bill Clinton coi đây là ưu tiên và lợi ích sống còn trong
chiến lược toàn cầu của Mỹ. Việc kiên trì theo đuổi tự do hóa thương mại,
được coi là biện pháp chiến lược quan trọng nhất và là động lực của chính
sách kinh tế đối ngoại. [6, 18]
Nếu như trong nhiệm kỳ đầu Chính quyền Clinton đưa ra chiến lược
“Cam kết và mở rộng” (1995), thì nhiệm kỳ sau chính sách đối ngoại của
chính quyền Tổng thống Bill Clinton lại được bổ sung bằng chiến lược “An
ninh quốc gia cho thế kỷ mới” (12/1999). Một trong những cơ sở quan trọng
để Mỹ thay đổi chiến lược an ninh mới sau chiến tranh Lạnh là do Mỹ đã xác
định rõ được những lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực cốt yếu trong bối cảnh
quốc tế mới. Lợi ích quốc gia đó được Mỹ xác định trong "chiến lược an ninh
quốc gia cho thế kỷ mới" [68] được chia theo các mức độ quan trọng khác
nhau tùy theo giai đoạn và bối cảnh quốc tế cụ thể.
Như vậy, trong “chiến lược an ninh quốc gia mới” của Mỹ dưới thời
Tổng thống Bill Clinton, lợi ích quốc gia của Mỹ được xác định ngày càng
toàn diện hơn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh. Việc đảm bảo lợi
ích này nhằm đảm bảo duy trì vị trí siêu cường số một của Mỹ trong một thế
giới có nhiều trung tâm quyền lực nổi lên cạnh tranh gay gắt. Từ đó, Mỹ có
thể thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, ngăn chặn bất cứ nước
nào đe dọa đến lợi ích an ninh.[69, 5-10]

31
Để thực hiện tốt chiến lược "Cam kết và mở rộng", chính quyền Bill
Clinton đã đề ra các biện pháp việc về chính trị- an ninh, kinh tế, quân sự,
ngoại giao như sau:
Về chính trị - tư tưởng, chính quyền Tổng thống Bill Clinton đề ra mục
tiêu là thúc đẩy dân chủ nhân quyền và tự do theo kiểu Mỹ. Để đạt được mục
tiêu này, Washington chủ trương thực hiện các biện pháp:
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, chính quyền Clinton phủ nhận tính
cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng cách
mạng tiến bộ của nhân loại, đề cao các giá trị và đẩy mạnh học thuyết của giai
cấp tư sản, tuyên truyền "tự do dân chủ và nhân quyền tư sản", phủ nhận giá
trị, đạo đức của CNXH; Mỹ chủ trương chống lại chính sách của Đảng cộng
sản, dùng các thủ đoạn chống phá các đường lối chính sách đó. Lợi dụng việc
mở rộng và hợp tác giao lưu để khai thác những thiếu sót của CNXH trong quá
trình thực hiện đổi mới, cải cách; chống phá các tổ chức Đảng cộng sản, làm
tha hóa đội ngũ đảng viên. Đẩy mạnh, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, thúc đẩy
quá trình "tự diễn biến" từ bên trong đến bên trên. Đồng thời, tạo ra các lực
lượng đối lập, đấu tranh đòi đa nguyên, đa đảng, tập hợp lực lượng nhằm bạo
loạn, lật đổ và chống phá; chia rẽ Đảng cộng sản với quần chúng, đòi bầu cử
tự do để lựa chọn người cầm quyền. Lợi dụng vấn đề tha hóa, tham nhũng của
các cán bộ đảng viên làm mất uy tín của Đảng cầm quyền; đẩy mạnh trao đổi
nhân viên, lưu học sinh, sinh viên và các quan chức qua lại sang phương Tây
và Hoa Kỳ tạo ra một bộ phận chịu ảnh hưởng hình thái ý thức phương Tây.
Nhằm tiến hành thẩm thấu văn hóa tư tưởng phương Tây vào các nước
XHCN. Đồng thời, đào tạo các nhà lãnh đạo thân Mỹ trong tương lai. Thực
hiện ý đồ chuyển hóa lâu dài đối với các nước XHCN; khoét sâu những mâu
thuẫn dân tộc, tôn giáo, sắc tộc trong các nước. Kích động sự kỳ thị, đối đầu
giữa các dân tộc trong hệ thống các nước XHCN và hỗ trợ các lực lượng này
đấu tranh đòi li khai, đòi tự trị và thành lập quốc gia độc lập mới. Tạo cớ can
thiệp quân sự hoặc sử dụng các biện pháp khác nhằm lật đổ nhà nước XHCN.

32
Đối với các nước XHCN đã sụp đổ,tăng cường các biện pháp chống
phá, vô hiệu hóa hoàn toàn khẳ năng phục hồi lại Đảng cộng sản. Giúp đỡ
chính quyền mới của giai cấp tư sản lên nắm quyền. Đồng thời, thiết lập các
cơ sở kinh tế - chính trị- xã hội mới cho chế độ tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư
sản; đẩy nhanh việc hội nhập của các nước này vào các tổ chức và thiết chế
của phương Tây, để khống chế và kiểm soát các nước này trong phạm vi của Mỹ.
Đối với các nước tư bản chủ nghĩa, tăng cương các liên minh về chính
trị, kinh tế, quân sự với các nước này. Nhằm tạo ra một lực lượng đồng minh
thân cận với Mỹ; củng cố bộ máy chính quyền, quân đội để đảm bảo cho Mỹ
có thể đứng vững và phát triển theo mục tiêu Mỹ đề ra và luôn phải tuân theo
sự lãnh đạo của Mỹ.
Về kinh tế, Mỹ xây dựng một nền kinh tế vững mạnh để củng cố vị thế
siêu cường số một và lãnh đạo nền kinh tế thế giới. Đây chính là mục tiêu số 1
trong chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Mỹ. Để đạt được mục tiêu chiến
lược này Mỹ đã thực hiện các biện pháp sau:
Chính quyền Clinton tham gia điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy, phục hồi
và tăng trưởng kinh tế thông qua các biện pháp là gia tăng đầu tư, ổn định lãi
suất thấp, đào tạo công nhân có tay nghề. Mặt khác, thúc đẩy ứng dụng các
thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Tăng cường đầu tư vào các ngành
kinh tế mũi nhọn.
Cắt giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu và tăng thuế.
Đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế đối ngoại. Thúc đẩy chính sách tự do hóa
thương mại nhằm giữ vững vị trí siêu cường trong nền kinh tế thế giới. Thực
hiện chiến lược "xuất khẩu quốc gia", mở cửa thị trường nước ngoài như Nhật
Bản, EU cho hàng hóa Hoa Kỳ. Thúc đẩy nhất thể hóa xu thế toàn cầu hóa
kinh tế và thương mại hóa thông qua xúc tiến các vòng đàm phán thương mại
như vòng đàm phán Urugoay, khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Nhằm mở rộng buôn bán với thế giới mang lại lợi ích cho Mỹ.

33
Chi phối các tổ chức kinh tế thương mại thế giới như WTO, APEC,
NAFTA. Thúc đẩy cơ chế tự do buôn bán với các nước trong khu vực và trên
thế giới.
Chi phối và kiểm soát các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới như IMF,
WB, ADB và sử dụng các chính sách tài chính của Hoa Kỳ để buộc các nước
mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ thâm nhập vào thị trường. Xây dựng các
định chế tài chính phù hợp với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp Mỹ.
Dùng đầu tư, viện trợ kinh tế để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hệ thống
kinh tế, tiền tệ cho các nước. Đây là con bài và công cụ để khống chế các
nước, buộc các nước phải thay đổi chính sách kinh tế có lợi cho Mỹ. Mỹ
khống chế các nguồn năng lượng thế giới đặc biệt là dầu mỏ ở khu vực Trung
Đông, Caspi và Nam Mỹ.
Về quân sự, Chính quyền Clinton sử dụng mục tiêu quân sự là biện
pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu chiến lược. Mỹ xác định rõ sau chiến tranh
Lạnh tình hình kinh tế mới có 4 mối đe dọa đến lợi ích của Mỹ trên thế giới đó là:
Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành lãnh thổ ở các vùng
thuộc Liên Xô (cũ), Ban Căng, Bắc Phi; mối đe dọa từ các nước Ả Rập như
Iran, Iraq, Bắc Triều Tiên; sự xuất hiện của các cường quốc mới nổi trên thế
giới như Trung Quốc, Canada, Brazil.
Việc phổ biến vũ khí hàng loạt như tên lửa, vũ khí hóa học, sinh học.
Các vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, buôn bán ma túy, mại dâm, tội phạm
xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố. Nguy cơ đối đầu với dân chủ và cải cách.
Trên cơ sở xác định 4 mối đe dọa đó, chính quyền Mỹ cũng đã đề ra các biện
pháp để thực hiện các mục tiêu sau:
Thúc đẩy ổn định khu vực có lợi cho Mỹ chủ yếu là bằng các hoạt động
của quân đội Mỹ đóng ở nước ngoài. Cùng với quân đội của các đồng minh
tham gia vào giải quyết các cuộc xung đột.
Ngăn chặn xâm lược, chuẩn bị lực lượng sẵn sàng đối phó với các nước
Vùng Vịnh, Đông Bắc Á và các khu vực khác vì lợi ích quốc gia của Mỹ.

34
Duy trì sự có mặt về quân sự của Mỹ ở các khu vực quan trọng, nhất là
ở hai khu vực chiến lược là Châu Á-Thái Bình Dương và Châu Âu. Mỗi khu
vực có khoảng 100.000 quân cùng với các hệ thống căn cứ quân sự cần thiết.
Tóm lại, có thể nói chiến lược “cam kết và mở rộng” của chính quyền
Tổng thống Clinton đưa ra và được triển khai một cách toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực chính trị- an ninh, kinh tế, quân sự. Nhằm mục tiêu lâu dài và duy
nhất là duy trì vị trí siêu cường số một trên thế giới do Mỹ lãnh đạo. Đồng
thời, kiềm chế không cho bất cứ quốc gia nào đe dọa đến lợi ích và vị thế của
Mỹ trên thế giới.
2.1.3. Lợi ích quốc gia
Nội dung chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Tổng thống B.
Clinton Mỹ luôn được hoạch định trên cơ sở những lợi ích chiến lược quốc
gia. Trong lĩnh vực đối ngoại, Chính quyền Tổng thống B. Clinton luôn tuân
thủ nguyên tắc căn cứ vào lợi ích quốc gia để có biện pháp, hành động tương
ứng. Chính quyền Tổng thống B. Clinton xác định có ba nhóm lợi ích quốc
gia với ba cấp độ quan trọng khác nhau:
Thứ nhất, các lợi ích quốc gia mang tính sống còn. Đây là những lợi
ích có tầm quan trọng lớn, bao trùm đối với sự tồn tại, sự an toàn và sức sống
quốc gia Mỹ. Trong các lợi ích này, trước hết chính quyền Tổng thống B.
Clintơn xác định gồm có lợi ích bảo đảm an ninh vật chất về lãnh thổ của Mỹ
và các nước đồng minh, sự an toàn của công dân, sự lành mạnh kinh tế và
việc bảo vệ các kết cấu hạ tầng quan trọng như hệ thống năng lượng, ngân
hàng và tài chính, thông tin liên lạc, vận tải, nước và các dịch vụ khẩn cấp...
khỏi các cuộc tấn công làm tê liệt hoạt động. Trong phạm trù lợi ích sống còn,
nổi lên hàng đầu là an ninh của lãnh thổ Mỹ và của các đồng minh, sự an toàn
của công dân ở trong cũng như ngoài nước, sự thịnh vượng về kinh tế của
Mỹ. Do đó, để bảo vệ những lợi ích sống còn này, Mỹ cho rằng khi cần thiết
và thích hợp phải sử dụng sức mạnh quân sự một cách đơn phương và kiên quyết.
Thứ hai, các lợi ích quốc gia quan trọng. Theo quan điểm của Chính
quyền Tổng thống B. Clinton, những lợi ích này không ảnh hưởng trực tiếp

35
ngay tới sự tồn tại của quốc gia, nhưng chúng ảnh hưởng tới sự phát triển lành
mạnh của quốc gia và đặc tính của thế giới trong đó nước Mỹ đang tồn tại.
Các lợi ích quốc gia quan trọng được xác định bao gồm các khu vực mà Mỹ
có quyền lợi kinh tế lớn hoặc cam kết đối với đồng minh, việc bảo vệ môi
trường thế giới khỏi tác hại nghiêm trọng và các cuộc khủng hoảng có khả
năng tạo nên dòng người tị nạn gây bất ổn định lớn. Chính quyền Tổng thống
B. Clinton xác định việc duy trì và bảo vệ các lợi ích quốc gia quan trọng có
ảnh hưởng đến an ninh và sự thịnh vượng của mình, do đó cần phải áp dụng
các phương tiện và biện pháp thích hợp trong trường hợp có thể, kể cả sử
dụng sức mạnh quân sự để ngăn chặn một cách hiệu quả, kịp thời sự xâm
phạm các lợi ích đó.
Thứ ba, các lợi ích nhân đạo và các lợi ích khác. Nhóm lợi ích này liên
quan đến những rủi ro, những thảm họa thiên tai, những vấn đề mang tính
nhân đạo và những vi phạm về giá trị, lối sống theo quan điểm Mỹ diễn ra
trên thế giới. Chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho rằng, trong một số
trường hợp Mỹ có thể hành động vì các giá trị của họ đòi hỏi, chẳng hạn tham
gia khắc phục thảm họa thiên tai, thúc đẩy nhân quyền và tìm cách chặn đứng
các vi phạm lớn về nhân quyền, ủng hộ dân chủ hoá, trợ giúp nhân đạo, hợp
tác thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đối với nhóm lợi ích
thứ ba này, chính quyền Tổng thống Bill Clinton đặc biệt coi trọng điều mà
họ gọi là “thúc đẩy nhân quyền và tìm cách chấm dứt những vi phạm trắng
trợn đối với pháp luật giúp tạo ra một cộng đồng thế giới có thiện cảm hơn
đối với các giá trị và lợi ích của Mỹ ”.[59, 10]
Trên cơ sở xác định rõ các lợi ích quốc gia và những mối de dọa đối
với các lợi ích đó, Mỹ vạch ra chính sách can dự nhằm thúc đẩy các lợi ích
chiến lược của Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh ở cả trong và
ngoài nước. Việc bảo vệ những lợi ích này giúp Mỹ duy trì vị trí siêu cường
duy nhất trong một thế giới có nhiều trung tâm quyền lực nổi lên cạnh tranh
nhau gay gắt. Vì thế, chính quyền Mỹ luôn khẳng định phải chuẩn bị và sẵn
sàng sử dụng tất cả những công cụ thích hợp của sức mạnh quốc gia nhằm

36
ngăn chặn các hành động đi ngược lại lợi ích chiến lược của mình, hỗ trợ giải
quyết xung đột, tăng cường hợp tác khu vực, tăng cường các nền dân chủ theo
quan điểm của Mỹ, mở cửa các thị trường nước ngoài và giải quyết các vẫn
đề toàn cầu
2.2. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ
2.2.1. Đối với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực có vị trí địa lý và điều
kiện tự nhiên rất thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế. Khu vực Châu Á-
Thái Bình Dương là khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc gia
Mỹ. Điều này được khẳng định trong báo cáo về chiến lược an ninh quốc gia Mỹ :
"Không ở đâu ba yếu tố trong chiến lược của chúng ta lại liên hệ với
nhau chặt chẽ như vậy, và cũng không ở đâu sự cần thiết phải tiếp tục có sự
dính líu của Hoa Kỳ lại hiển nhiên đến như thế. Hiện nay, hơn bao giờ hết
vấn đề đảm bảo anh ninh, phát triển các thị trường tự do và dân chủ ở khu
vực đang phát triển năng động này cần được thực hiện một cách tổng thể.
Tổng thống Hoa Kỳ dự định thi hành một chiến lược liên kết trong khuân khổ
cộng đồng Thái Bình Dương mới gắn nhu cầu đảm bảo an ninh với thực tiễn
kinh tế và với sự lo ngại của chúng ta về dân chủ và quyền con người". [73,
255- 256]
Nếu như trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Châu Âu được coi là khu vực
quan trọng và không thể thiếu trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ thì sau
chiến tranh Lạnh, Châu Á-Thái Bình Dương được coi là mục tiêu và mối quan
tâm hàng đầu của Mỹ.
Nội dung chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Mỹ đối với khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm nội dung như sau :
Thứ nhất, duy trì và tiếp thêm sức lực cho các liên minh trụ cột của Mỹ
với các 5 nước ở Châu Á-Thái Bình Dương là Nhật Bản, Hàn Quốc,
Philippine, Thái Lan, Australia;
Thứ hai, theo đuổi chính sách "Cam kết và mở rộng" với các quốc gia
hàng đầu trong khu vực như Trung Quốc;

37
Thứ ba, xây dựng một cấu trúc khu vực nhằm duy trì sự phát triển kinh
tế, thúc đẩy sự hợp nhất và bảo đảm sự ổn định lâu dài.
Bên cạnh đó, chính quyền Clinton cũng chủ trương thành lập cộng
dồng Thái Bình Dương mới gồm các nước trong khu vực có chức năng cùng
chịu trách nhiệm đối với quyền lực, sự phồn vinh và dân chủ, trong đó an ninh
là vấn đề số một.
Cam kết an ninh đa phương và duy trì an ninh song phương với các
nước trong khu vực. Đây được coi là một chiến lược có sự chuyển biến lớn
trong khu vực, do có sự cắt giảm lực lượng quân đội lớn của Mỹ ở Philippine
nên Mỹ phải chú trọng thiết lập an ninh đa phương, đồng thời duy trì an ninh
song phương nhằm duy trì thế cân bằng lực lượng có lợi cho Mỹ tại khu vực.
Mỹ tham gia và chi phối nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, tăng
cường xuất nhập khẩu sang khu vực này, ép Trung Quốc, Nhật Bản mở cửa
cho hàng hóa Mỹ vào thị trường, giảm thâm hụt buôn bán và chi phối nền
kinh tế khu vực thông qua APEC, ngăn cản sự hình thành các khối kinh tế
trong khu vực mà không có sự tham gia của Mỹ như Diễn đàn kinh tế Đông Á.
Vừa quan hệ vừa kiềm chế các nước XHCN bằng diễn biến hòa bình,
khuyến khích đa nguyên đa đảng, dân chủ nhân quyền theo kiểu Mỹ.
Tăng cường quan hệ với các nước ASEAN, củng cố vị trí của Mỹ ở
Đông Nam Á, coi đây là cửa ngõ để nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương,
tìm cách tạo thế cân bằng mới có lợi cho Mỹ. Kiềm chế sự phát triển và ảnh
hưởng của Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực này.
Thông qua chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương có thể nhận thấy lợi ích của Mỹ là duy trì sự cân bằng lực lượng có lợi
cho vai trò một cực của Mỹ, không có cường quốc nào khống chế hay định ra
"luật chơi" ở khu vực này. Mặc dù, trong thời gian tới Mỹ sẽ phải đương đầu
với một số quốc gia mới nổi ở khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc. Vì đây là
những nước có nền kinh tế phát triển, lực lượng quân sự lớn mạnh. Sẽ thay
thế vị trí của Nga và Mỹ trong trường hợp Mỹ giảm bớt "Cam kết" ở khu vực
này. Hay nói cách khác là Mỹ tạo ra khoảng trống quyền lực ở khu vực này.

38
Để thực hiện chiến lược đó của mình, Tổng thống Bill Clinton đã nêu
lên viễn cảnh về một cộng đồng Châu Á- Thái Bình Dương với những ưu tiên như :
Tiếp tục sự có mặt của lực lượng quân sự ở khu vực chiến lược này,
tiếp tục cam kết quân sự của Mỹ với các an ninh Châu Á; cố gắng để ngăn
chặn việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt; tổ chức các cuộc đối thoại
trong khu vực, liên quan đến tất cả các thách thức chung về an ninh.
Trên cơ sở đánh giá về tầm quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương trong thời kỳ mới, vận dụng các quan điểm của chiến lược toàn cầu
"Cam kết và mở rộng" với những cơ hội và thách thức mới. Washington đã
xây dựng cho mình những lợi ích chiến lược ở khu vực này cụ thể như sau
Về kinh tế, đặc điểm nổi bật trong chiến lược mới của Mỹ ở Châu Á-
Thái Bình Dương là dành ưu tiên cao cho ngoại giao kinh tế. Chính quyền
Bill Clinton đánh giá cao vị trí và vai trò của khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương đối với chiến lược phục hưng nền kinh tế Mỹ. Vì Châu Á- Thái Bình
Dương chiếm 27% giá trị sản phẩm và 25% kim ngạch buôn bán trên thế giới.
Xuất khẩu của khu vực trước đây chỉ chiếm 1/7 tổng số xuất khẩu thế giới,
nay chiếm hơn 30%. Dự trữ ngoại tệ chiếm 1/3 dự trữ ngoại tệ thế giới và đều
nằm trong tay các ngân hàng lớn ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trong
những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, tốc độ tăng trưởng của khu vực này cao
gấp 3 lần Châu Âu. Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Châu Á năm 1965
chiếm 9% thế giới, trong thập kỷ 80 tăng hơn 20%. Năm trong số ba nước có
nền kinh tế lớn nhất thế giới ở Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ từ
đầu những năm 90 đến nay các nước này chiếm 25% vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên toàn thế giới trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp trên toàn cầu
năm 1994 là 214,3 tỷ USD.[30, 58]
Mỹ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương trong việc xuất khẩu và đầu tư. Buôn bán giữa Mỹ và Châu Á-Thái
Bình Dương chiếm 40% buôn bán thế giới. Năm 1991, buôn bán hai chiều giữ
Mỹ và Châu Á- Thái Bình Dương đạt 315 tỷ USD, cao hơn buôn bán xuyên
Đại Tây Dương giữa Mỹ và Tây Âu.

39
Có thể thấy nền kinh tế Mỹ phụ thuộc ngày càng lớn vào các quốc gia ở
khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Tuy nhiên,Washington cũng gặp khó
khăn trong quan hệ với nhiều nước đặc biệt là Nhật Bản. Thâm hụt ngân sách
trong buôn bán với Nhật lên đến 60 tỷ USD trong năm 1995, và Trung Quốc
là 30 tỷ USD. Kết quả của việc thâm hụt này là do các chính sách bảo hộ
buôn bán và cuộc chiến tranh mậu dịch giữa Mỹ và Tokyo. Đây chính là
những thách thức lớn đối với chính quyền Bill Clinton, đòi hỏi phải đưa ra
các giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, chính quyền Washington đã đề
ra một số chiến lược điều chỉnh chính sách kinh tế giữa Mỹ và đối với các
nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đó là
Nâng tầm quan trọng nền kinh tế của khu vực này lên ngang hàng với
nền an ninh chính trị, thực hiện học thuyết "buôn bán chiến lược", thúc ép các
nước đối tác đồng thời là đối thủ kinh tế như Nhật Bản, Trung Quốc mở cửa
hơn nữa thị trường nước mình cho các sản phẩm của Mỹ. Cắt giảm thâm hụt
tiến tới cân bằng cán cân thương mại giữa Mỹ với các nước.
Bảo vệ và mở rộng tự do hóa là cơ sở quan trọng nhất trong chính sách
về thương mại của chính quyền Bill Clinton. Hoa Kỳ coi đây là một trong
những trụ cột của việc tiếp sức cho sự cải thiện nền kinh tế Mỹ.
Thúc đẩy liên kết kinh tế với các nước trong khu vực, nhằm xây dựng
sức mạnh tổng hợp, tạo cho Hoa kỳ một thị trường mậu dịch tự do lớn nhất
trên thế giới. Việc Mỹ thúc đẩy thành lập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-
Thái Bình Dương (APEC) với 18 nước thành viên gồm các quốc gia ở Đông
Á và Châu Mỹ ở ven bờ Thái Bình Dương.
Mỹ tìm cách mở ra những thị trường mới trong khu vực, đặc biệt là với
các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, như việc Hoa Kỳ bình thường hóa
quan hệ thương mại với Việt Nam là bước đầu trong việc thực hiện chiến lược
kinh tế này. Mỹ cũng đã nhìn nhận thấy vai trò và khả năng phát triển của
Cộng đồng các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) với dân số hơn
500 triệu người và GNP hơn 1000 tỷ USD.

40
Hoa Kỳ cũng đã quan tâm và phân tích đến tác động của sự tăng trưởng
kinh tế ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đối với môi trương an ninh của
khu vực. Nhu cầu của Châu Á về đầu tư ra bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến
sự an toàn về an ninh của khu vực.
Trong quan hệ song phương, chính quyền Clinton chú trọng đến việc
giải quyết các vấn đề khách quan cản trở đến quan hệ buôn bán giữa Mỹ với
các nước bạn như Nhật Bản, Trung Quốc. Đối với các nước đang phát triển,
chính sách của Clinton là khuyến khích xu hướng phát triển sang kinh tế thị
trường, ưu tiên giúp đỡ về tài chính, ngân hàng, thuế đối với các thị trường
mới nổi, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, tự do cạnh tranh và mở cửa
thị trường cho hàng hóa Mỹ thâm nhập.
Các lợi ích của Mỹ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương được đáp ứng
bởi sự duy trì các tuyến đường giao thông trên biển, giúp cho việc buôn bán
dầu mỏ và các hàng hóa khác được thuận lợi, như việc chuyên trở dầu mỏ từ
Vịnh Pécxích về Nhật Bản và Mỹ.[38, 8]
Về an ninh-chính trị, có thể nhận thấy an ninh khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương sẽ được quyết định phần nhiều là do mối quan hệ và mức độ hợp
tác kinh tế giữa khu vực này với các quốc gia trong khu vực và với Mỹ.
Mỹ đã có những điều chỉnh và thay đổi lớn trong chính sách an ninh
của mình tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đó là
Mỹ tiếp tục duy trì các liên minh tay đôi với đồng minh và bạn bè ở
khu vực làm lòng cốt. Đặc biệt là quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc. Coi trọng
duy trì lực lượng triển khai nhanh và hải quân tại khu vực nhằm khẳng định vị
trí "cường quốc Thái Bình Dương" của Mỹ tại khu vực.
Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự ở khu vực bằng việc triển khai
100.000 quân ở Châu Á và các căn cứ quân sự chủ yếu ở Nhật Bản (47.000
quân), Hàn Quốc (37.000 quân) và các hạm đội ở Thái Bình Dương.[49, 6]
Hoa Kỳ tìm kiếm mô hình an ninh mới cho khu vực, ủng hộ và tham
gia vào các cơ chế đa phương, thông qua đó xác định vị trí lãnh đạo của Mỹ.
Đồng thời, Mỹ cũng tìm cách kiềm chế các nước thông qua mô hình hợp tác.

41
Hoa Kỳ ủng hộ và tham gia vào các hoat động của Diễn đàn an ninh khu vực
ASEAN (ARF) và tăng cường hợp tác với các nước thông qua Diễn đàn Hợp
tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Đối với từng vấn đề an ninh cụ thể, Mỹ đã có những cam kết thực hiện
trong khuôn khổ và thảo luận với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên về
chương trình hạt nhân của nước này thông qua "Hiệp định khung" ký tại
Giơnevơ (Thụy Sỹ) vào tháng 10/1994, nhằm đi đến hủy bỏ hoàn toàn
chương trình hạt nhân, tìm cách đối phó với những điểm nóng ở khu vực.
Việc ngăn chặn nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân được Mỹ ưu tiên hơn
cả, Washington đã sử dụng các biện pháp ngoại giao về kinh tế và quân sự để
răn đe đối với những nước sử dụng hay thực hiện các chương trình hạt nhân.
Mỹ đã từng áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Pakistan và Ấn Độ khi
hai nước này tiến hành các vụ thử hạt nhân năm 1998. Hoa Kỳ cùng với Nga
ký Hiệp ước thử vũ khí hạt nhân năm 1996. Sau đó hai bên ký Hiệp ước cắt
giảm vũ khí tấn công chiến lược giai đoạn 2 là Start II (1993) và giai đoạn 3
là Start III năm 1997.
Về dân chủ, nhân quyền, Mỹ tìm cách thúc đẩy dân chủ nhân quyền
kiểu Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là một trong ba trụ cột
chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và khu vực Châu Á nói
riêng. Vấn đề dân chủ nhân quyền là vấn đề thường gây tranh cãi và thậm chí
gây căng thẳng trong quan hệ của Mỹ đối với các nước trong khu vực và trên
thế giới.
Để tránh rơi vào cô lập, Mỹ đã có điều chỉnh trong việc sử dụng dân
chủ nhân quyền ở khu vực một cách có hệ thống và chọn lọc. Chính quyền
Clinton đã sử dụng dân chủ nhân quyền làm công cụ gây sức ép với các nước
và tùy vào từng thời điểm khác nhau để phục vụ lợi ích cho Mỹ.
Đồng thời, Mỹ cũng đã thúc đẩy quá trình dân chủ hóa ở các nước
XHCN còn lại ở khu vực theo mô hình dân chủ đa nguyên, đa đảng. Thúc đẩy
cách mạng sắc màu kết hợp với chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật
đổ, nhằm chuyển hóa các nước theo mô hình dân chủ tự do kiểu Mỹ. Với

42
Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy hoạt động của các lực lượng li khai ở Tây Tạng và
Tân Cương, nhằm tách hai khu tự trị này ra khỏi Trung Quốc. Đối với Lào,
Mỹ hậu thuẫn cho các phần tử li khai người H'Mông, gây bất ổn chính trị ở
Lào, nhằm chống phá Đảng nhân dân cách mạng Lào. Đối với Bắc Triều
Tiên, thông qua chương trình viện trợ nhân đạo được ký trong Hiệp định
khung, Mỹ muốn chuyển hóa Bắc Triều Tiên theo mô hình của Hàn Quốc.
Đối với các quốc gia khác trong khu vực, Mỹ lợi dụng cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Á năm 1997 -1998, nhằm gây ra bất ổn định về
vấn đề dân chủ và nhân quyền trong khu vực. Ở Indonexia, Mỹ ngừng hậu
thuẫn cho chính phủ Suhato và tố cáo chính phủ này vi phạm nhân quyền và
thanh lọc sắc tộc ở Đông Ti mo, Jolo, Anbong, Ache. Đồng thời, Mỹ ủng hộ
các phong trào li khai trong nội bộ Indonexia như việc ủng hộ phong trào
Ache tự do ở đảo Xumatora, ủng hộ độc lập ở Đông Ti mo. Với Phillippine,
Hoa Kỳ lấy cớ chính phủ Phillipine đang phải đối phó với phong trào Hồi
giáo li khai Mônro để duy trì lực lượng quân sự ở nước này. Đối với Mianma,
chính quyền Bill Clinton lên án chính quyền quân sự của Thống tướng
Thanxuề vi phạm nhân quyền, đàn áp các lực lượng đối lập và các sắc tộc
thiểu số là người Karen và người San yêu cầu chính phủ Mianma trả tự do
cho lãnh tụ phe đối lập Aung Sanxuki, đòi cải cách dân chủ ở Mianma theo
hướng có lợi cho phương Tây.[48, 57]
Chính quyền Clinton thông qua các đồng minh quan trọng trong khu
vực là Australia, New Zealand, Philippine, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc
nhằm truyền bá các giá trị dân chủ và nhân quyền kiểu Mỹ sâu rộng vào khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương.
* Vai trò và sự ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước trong khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương
Cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, trong nhiệm kỳ thứ hai của mình
Tổng thống Bill Clinton đã đề ra "chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ
mới". Về cơ bản đây vẫn là sự tiếp tục của chiến lược "Cam kết và mở rộng"
nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực.

43
Mỹ vẫn tiếp tục xây dưng cộng đồng Thái Bình Dương mới, gắn lợi ích
an ninh với sự tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ;
bên cạnh các vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ còn khẳng định
việc mở rộng hợp tác phòng thủ Mỹ - Nhật, tiếp tục coi đây là hòn đá tảng cho
việc thực hiện mục tiêu an ninh của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Đối với khu vực Đông Nam Á, lợi ích chiến lược của Mỹ được xác định
trong việc phát triển hợp tác khu vực, giải quyết các xung đột và nâng cao sự
thâm nhập của Mỹ trong nền kinh tế khu vực. Do đó, Mỹ chú trọng duy trì
quan hệ đồng minh với Thái Lan, Philippine, quan tâm đến an ninh với
Singapore và các nước ASEAN.
Mỹ dùng chính sách hai mặt đối với khu vực này là duy trì quan hệ
ngày càng có hiệu quả với ASEAN và tăng cường đối thoại an ninh trong
khuân khổ diễn đàn ASEAN (ARF). Tiếp đó, Mỹ thực hiện chiến lược theo
đuổi các sáng kiến song phương với các nước ASEAN nhằm thúc đẩy dân
chủ, nhân quyền và cải cách kinh tế thị trường theo hướng thị trường, chống
tội phạm có tổ chức, vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Campuchia, kìm kiếm
người mất tích ở Việt Nam (MIA).[72, 34] . Hoa kỳ cũng tiếp tục duy trì các
cam kết quân sự với sáu nước ASEAN cũ: với Philippine, Mỹ duy trì sự trợ
giúp về quân sự cho Manila hợp tác với chính quyền Philippine trong việc
tiêu diệt các lực lượng Hồi giáo cực đoan "Mặt trận giải phóng Mônro" MILS
và Abusaiap. Với Indonexia, tiếp tục các chương trình huấn luyện quân sự và
bán vũ khí cho các quốc gia này. Mỹ cũng ủng hộ tiêu diệt mạng lưới Hồi
giáo cực đoan Jami Islami ở khu vực Đông Nam Á. Với Thái Lan, Mỹ tiếp
tục duy trì cơ chế tập trận "Hổ mang vàng" với nước này. Mục tiêu là cam
kết thúc đẩy hợp tác trên các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương.
Ở khu vực Nam Á, sau vụ Ấn Độ và Pakistan thử bom hạt nhân vào
tháng 5/1998 làm cho quan hệ Mỹ-Ấn rơi vào tình trạng căng thẳng.
Washington đã đưa ra hàng loạt lệnh cấm vận về kinh tế với New Deli. Tuy
nhiên, mối quan hệ này được hạ nhiệt sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn

44
Độ và chuyến thăm đáp lễ của Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000. Hai
bên đã ký được Hiệp định khung về hạt nhân và kinh tế. Mỹ tiếp tục duy trì
quan hệ đồng minh chiến lược với Pakistan trong cuộc chiến chống khủng bố
và kiềm chế Ấn Độ.
* Đối với khu vực Đông Bắc Á:
Đối với Nhật Bản, trong chiến tranh Lạnh, Nhật Bản là đồng minh
thân cận nhất đối với Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. "Hiệp ước an
ninh Mỹ - Nhật" được ký năm 1951 được coi là mắt xích quan trọng nhất
trong hệ thống các hiệp ước an ninh song phương mà Mỹ đã ký với các nước
đồng minh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của
Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho
mối quan hệ an ninh Mỹ- Nhật mất đi sự gắn kết và mục tiêu chung vì Sau
chiến tranh lạnh Nhật Bản có quan điểm thực tế hơn về mối đe dọa đối với an
ninh quốc gia cũng như an ninh khu vực. Do đó, việc thực hiện mục tiêu và
giải quyết vấn đề chung của hai nước không còn đồng thuận như trước nữa.
Việc Nhật Bản thường không quan tâm đến các vấn đề dân chủ của
Trung Quốc khiến cho Mỹ lên án rất nhiều và chính quyền Bill Clinton cũng
tỏ ra không mấy quan tâm đến Nhật Bản trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Điều này làm cho chính sách đối ngoại của Nhật Bản ngày càng độc lập hơn
với Mỹ. Việc Mỹ thiết lập mối quan hệ với Trung Quốc khiến Nhật Bản tỏ ra
thận trọng hơn vì lo ngại Mỹ sẽ hạ thấp tầm quan trọng của Nhật Bản tại khu
vực này. Trong khi Mỹ sử dụng chính sách "ngoại giao mềm" với Trung
Quốc thì Nhật Bản lại đưa ra chính sách "ngoại giao cứng" đối với Trung
Quốc như vấn đề Đài Loan là một điển hình trong mối quan hệ này.
Việc Mỹ coi Nhật Bản là đồng minh chiến lược ở khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương là do Nhật Bản nằm ở trung tâm chiến lược của khu vực Đông
Bắc Á, mà Mỹ lại muốn duy trì các căn cứ quân sự tại đây. Mặt khác, Nhật có
thể được coi là vùng đệm tương đối an toàn cho Mỹ khi Mỹ dính líu vào hai
cuộc khủng hoảng lớn có thể xẩy ra ở khu vực này là vấn đề ở bán đảo Triều
Tiên và eo biển Đài Loan.

45
Liên minh Mỹ- Nhật được tăng cường sẽ giúp cho Mỹ ngăn chặn được
nguy cơ Nhật Bản tham gia vào phe đối địch với Mỹ khi quan hệ Mỹ-Nhật
xấu đi.
Mỹ cần tăng cường mối quan hệ an ninh Mỹ-Nhật để tái khẳng định
Nhật Bản là trụ cột của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Mỹ coi
nhẹ mối quan hệ với Nhật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Mỹ ở khu
vực này.
Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật, không chỉ giúp Mỹ đối phó với chủ nghĩa
cộng sản ở khu vực, mà còn nhằm kiềm chế chính các nước đồng minh ở khu vực.
Mỹ tăng cường Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật nhằm duy trì sự có mặt
quân sự của Washington ở khu vực với mục đích răn đe đối với sự lớn mạnh
của Trung Quốc. Sự lớn mạnh của Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu đối
với lợi ích của cả hai nước và đây chính là mục tiêu ngầm chủ yếu của liên
minh an ninh Mỹ-Nhật trong thời kỳ mới.
Mỹ đã ủng hộ Nhật Bản trong cách giải quyết vấn đề tranh chấp chủ
quyền của Tokyo với nước Nga ở khu vực quần đảo Nam Curin theo cách gọi
của Nga và Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc. Trên tinh thần đàm
phán và thương lượng song phương tiến tới giải quyết những tranh chấp về
lãnh thổ giữa hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này.[34, 52]
Những nỗ lực của Mỹ trong việc duy trì Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật đã
giúp cho Mỹ giảm bớt gánh nặng chi phí quốc phòng và đóng góp vào chi phí
cho sự có mặt quân sự của Mỹ ở khu vực Đông Á. Trong chiến lược "Cam kết
và mở rộng" Mỹ đã đề ra phương châm phòng thủ mới với Nhật Bản và theo
cựu đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Mike Mansfield thì: "Quan hệ của Mỹ với Nhật
Bản là mối quan hệ song phương quan trọng nhất của chúng ta trên thế giới
không có mối quan hệ nào sánh bằng. Không gì cơ bản hơn đối với an ninh
của khu vực, sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tính hiệu quả của hệ thống
quốc tế hơn là mối quan hệ Mỹ- Nhật" [91, vol 6]
Đối với Trung Quốc : Với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ đã trở thành siêu
cường duy nhất trên thế giới. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, mục tiêu

46
chiến lược của Mỹ là tiếp tục xây dựng một nước Mỹ siêu cường số một thế
giới, đảm bảo vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ và ngăn chặn không cho bất kỳ
một quốc gia, dân tộc nào đe dọa đến vai trò bá chủ của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ
cũng nhận thấy thế và lực của mình trong tương quan so sánh lực lượng đã bị
giảm sút, thêm vào đó xu thế hợp tác, liên kết toàn cầu ngày càng phát triển
và trở thành xu thế chung của thế giới.
Chính quyền Bill Clinton chủ trương áp dụng "quyền lực mềm" để tìm
kiếm sự hợp tác với các đồng minh và các nước lớn khác trong việc duy trì an
ninh thế giới và đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế toàn cầu, trong
đó Mỹ đóng vai trò trung tâm, lãnh đạo thế giới.
Chính quyền Tổng thống Bill Clinton đã đưa ra chính sách đối ngoại
với Trung Quốc "đối tác chiến lược mang tính xây dựng hướng vào thế kỷ
XXI" và trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, Clinton chủ trương áp dụng chính
sách "can dự" toàn diện với Trung Quốc, đó là nỗ lực xây dựng quan hệ đối
tác toàn diện, thậm chí là "đối tác chiến lược" với Trung Quốc. Chính sách
này được thể hiện rất rõ thông qua hai chuyến thăm của lãnh đạo hai nước
giữa Chủ tịch Giang Trạch Dân và Tổng thống Bill Clinton. Một mặt, Nhà
Trắng có lợi ích kinh tế và lợi ích chiến lược tương đồng với Trung Quốc như
việc duy trì ổn định trên bán đảo Triều Tiên và ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt
nhân. Mặt khác, mối quan hệ Mỹ-Trung còn ẩn chứa rất nhiều mâu thuẫn,
mâu thuẫn lớn nhất là về ý thức hệ, mâu thuẫn giữa chủ trương bá quyền, xây
dựng một trật tự thê giới đơn cực và ngăn chặn không cho các nước nổi lên
thách thức vị trí của Mỹ và quyết tâm của Trung Quốc vươn lên thành một
cực trong trật tự thế giới đa cực.
Có thể nhận thấy mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ mang tính chất
khó có thể dung hòa. Bởi lẽ, hai bên đều lo ngại về lợi ích quốc gia sẽ bị đe
dọa. Do đó, việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực Đông Á
là cần thiết và thực hiện một cách quyết liệt hơn đối với các quốc gia khác.
Mỹ luôn lo ngại về sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực ngày càng lớn
và khẳ năng Trung Quốc thôn tính Đài Loan và khống chế các tuyến đường

47
giao thông trên biển của Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở khu vực này là rất
lớn. Cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan (1996) thông qua việc Trung quốc
tập trận tên lửa quy mô lớn ở đây nhằm tác động đến kết quả bầu cử ở Đài
Loan và việc Mỹ đưa tàu sân bay USS từ căn cứ Yokosuku của Nhật tới eo
biển Đài Loan để răn đe Trung Quốc, cho thấy vai trò hình thành Liên minh
Mỹ-Nhật đối với Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc ở khu vực Đông Á là
rất quan trọng, nó sẽ ngăn chặn mục tiêu, âm mưu xâm phạm đến lợi ích quốc
gia Mỹ tại khu vực này.
Trong hai nhiệm kỳ của mình, chính quyền Bill Clinton chủ trương
kiềm chế Trung Quốc thông qua phương pháp tiếp cận mềm bằng cách đối
thoại, thúc đẩy phát triển kinh tế, lôi kéo Trung Quốc vào các định chế quốc
tế và định chế toàn cầu do Mỹ lãnh đạo như việc Mỹ ủng hộ Trung Quốc gia
nhập WTO, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, thực hiện diễn biến hòa bình. Bên
cạnh đó, Mỹ kiềm chế Trung Quốc bằng biện pháp an ninh truyền thống.
Washington không ủng hộ ý tưởng thành lập Liên minh tay ba (Trung-
Nga-Ấn) được Thủ tướng Nga Primakov đưa ra tại Bắc Kinh năm 1998, nhằm
thúc đẩy sự phát triển của ba nước, đối phó với những nguy cơ đe dọa trong
quá trình phát triển kinh tế, vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Mỹ lo ngại rằng, nếu Liên minh tay ba này được thành lập sẽ là đối trọng và
là mối đe dọa thực sự với phương Tây và NATO trong tương lai.[66]
Mỹ kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc và Nga trong khu vực Trung Á
thông qua việc phản đối ý tưởng khối Tổ chức hợp tác Thượng Hải của lãnh
đạo hai nước này.
Khái niệm "Đối tác chiến lược mang tính xây dựng hướng vào thế kỷ
XXI" của chính quyền Bill Clinton đối với Trung Quốc được đánh giá rất cao
và đây được coi là khuân khổ trong mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Khái niệm này được đưa ra nhân chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Giang Trạch
Dân. Cả hai nước đều coi khái niệm này là khuân khổ trong mối quan hệ song
phương. Nội dung của khái niệm này được Trung Quốc và Mỹ cam kết:
"...Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây dựng thông quan

48
việc tăng cường hợp tác để đối phó với thách thức của thế giới và thúc đẩy
hòa bình và phát triển thế giới. Hai bên nhận thức rằng mối quan hệ ổn định
giữa Trung Quốc và Mỹ là quan trọng đối với việc thực hiện trách nhiệm
chung của hai nước là phấn đấu vì hòa bình và thịnh vượng của thế kỷ
XXI....Hai nước có tiềm năng hợp tác to lớn trong việc duy trì hòa bình và ổn
định trên thế giới và khu vực, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế thế
giới, ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hàng loạt, thúc đẩy sự hợp tác Châu Á-
Thái Bình Dương, chống lại việc buốn bán ma túy, tội ác có tổ chức trên thế
giới và nạn khủng bố..." [3]
Như vậy, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là có tính hai mặt,
vừa coi trọng tính ổn định trong mối quan hệ song phương, tranh thủ phát
triển hợp tác trao đổi thương mại, mặt khác lại ngăn chặn, kiềm chế sự phát
triển, trỗi dậy của Trung Quốc. Không cho Trung Quốc tăng cường sức mạnh
chính trị, quân sự đến mức có thể, nhằm đe dọa đến lợi ích của Mỹ ở khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương cũng như trên toàn cầu.
Đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (CHDCND TT) : Mỹ
phối hợp với Trung Quốc và Hàn Quốc nhằm lôi kéo Cộng hòa dân chủ nhân
dân Triều Tiên (CHDCND TT) ngồi vào vòng đàm phán 4 bên để giảm căng
thẳng tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Động thái này của Mỹ nhằm mục tiêu
duy trì hòa bình ổn định, không phổ biến vũ khí hạt nhân, giảm căng thẳng
trong mối quan hệ hai miền để củng cố mối quan hệ an ninh Mỹ- Hàn. Tuy
nhiên, Mỹ không muốn mối quan hệ hai miền được cải thiện vì điều này sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chiến lược của Mỹ tại khu vực. Thứ nhất, một
nước Triều Tiên thống nhất sẽ làm lung lay cơ sở quân sự của Mỹ ở Đông
Bắc Á; Thứ hai, mối đe dọa phổ biến vũ khí hạt nhân, tên lửa của CHDCND
Triều Tiên đang đe dọa an ninh của Mỹ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kế
hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa và kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Mỹ gây sức ép với Triều Tiên về vấn đề kinh tế và chính trị thông qua
việc tố cáo Bình Nhưỡng tàng trữ trái phép 2,5kg Plutoni để chế tạo ra bom
hạt nhân vào năm 1991. Sau đó, đẩy quan hệ hai bên đến bờ vực bằng cuộc

49
chiến tranh vào cuối năm 1993. Mối quan hệ Mỹ - Triều chỉ được hòa giải khi
có sự hòa giải của Trung Quốc và Nga vào năm 1994.
Sau Hiệp định khung 10/1994, quan hệ Mỹ - Triều đã được cải thiện,
Hoa Kỳ muốn thông qua hiệp định này để dân chủ hóa Bắc Triều Tiên theo
kiểu Mỹ. Thúc đẩy tiến trình đàm phán về chương trình hạt nhân trên bán đảo
Triều Tiên thông qua vòng đàm phán ba bên gồm Mỹ-Nhật-Hàn vào tháng
4/1998 và nâng lên thành vòng đàm phán bốn bên gồm Mỹ-Nhật-Hàn-Trung
Quốc.[54, 59]
Thông qua vòng đàm phán ba bên và bốn bên này, Mỹ muốn quốc tế
hóa vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Washington cho rằng, vấn đề hạt
nhân của Triều Tiên là mối đe dọa đến an ninh của cả khu vực Đông Bắc Á,
không phải của riêng nước Mỹ. Hoa Kỳ nỗ lực đa phương hóa vòng đàm phán
này tuyệt đối không đàm phán song phương với Bình Nhưỡng dưới bất cứ
hình thức nào.
Chính quyền Clinton thông qua Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN
(ARF) để gây sức ép với Bình Nhưỡng trong vấn đề hạt nhân của nước này.
Tiến tới giải giáp hoàn toàn chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Đối với Hàn Quốc : Mỹ duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác an ninh
Mỹ-Hàn thông qua việc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trung với
Seoul. Duy trì hệ thống căn cứ quân sự và lực lượng 37.000 quân Mỹ ở Hàn
Quốc. Đẩy mạnh vai trò của Ủy ban quân sự liên hiệp Mỹ-Hàn do Mỹ chỉ
huy, nhằm mục đích ngăn chặn sự đe dọa quân sự của Bắc Triều Tiên và củng
cô sức mạnh của Mỹ ở trong khu vực Đông Bắc Á. Đồng thời, Mỹ kiềm chế
ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc ở bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á.
Chính quyền Clinton cũng duy trì liên minh quân sự Nhật Bản - Hàn
Quốc - Đài Loan, nhằm mục đích ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc ở
khu vực Đông Á và Châu Á - Thái Bình Dương và không cho Trung Quốc
tiến vào khu vực này.
Washington thực hiện việc ngăn chặn ảnh hưởng của Nga ở khu vực
Đông Bắc Á và Châu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời, thông qua Liên minh

50
Nhật Bản-Hàn Quốc-Đài Loan, để Hoa Kỳ kiềm chế các đồng minh trong khu
vực của mình, không để cho các quốc gia này đe dọa lợi ích an ninh của Mỹ
trong khu vực.
Mỹ lôi kéo Hàn Quốc tham gia vào vòng đàm phán ba bên và bốn bên
để giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Đồng thời, lôi kéo các
nước này chia sẻ gánh nặng an ninh với Mỹ trong khu vực.
Tháng 1/1998, Tổng thống Hàn Quốc Kim Tae Chung lên nắm quyền
và đề ra chính sách "Ánh dương" trong quan hệ với Bắc Triều Tiên. Mục đích
của chính sách này là không đối đầu với Bình Nhưỡng, lôi kéo Bình Nhưỡng
trở lại với Hàn Quốc bằng con đường đàm phán hòa bình, viện trợ nhân đạo
để chuyển hóa Bắc Triều Tiên theo quỹ đạo của Hàn Quốc. Chính sách này
dẫn đến cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên: Chủ tịch Kim
Chang In và Tổng thống Kim Tae Chung vào tháng 8/2000 tại Bình Nhưỡng.
Điều này làm cho quan hệ hai miền trở lên hòa dịu. Tuy nhiên, Mỹ phản đối
chính sách này của Hàn Quốc và cho rằng chính sách này thiếu hiệu quả, đe
dọa tới lợi ích an ninh của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên nếu hai miền Nam Bắc
Triều Tiên thống nhất trong hòa bình.[34]
Ngoài ra, Chính quyền Clinton còn tái khẳng định Hiệp ước an ninh với
Australia năm 1996, thông qua tuyên bố Sydney và New Zealand trên cơ sở
của Liên minh quân sự AZUS ra đời năm 1953.
2.2.2. Đối với khu vực Châu Âu
Có thể nhận thấy mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược an ninh quốc
gia mới của Chính quyền Clinton đối với khu vực Châu Âu không thay đổi
trong hai nhiệm kỳ với cương vị Tổng thống. Mối quan tâm của Hoa Kỳ đối
với khu vực này được thể hiện rất rõ thông qua các chuyến thăm cấp cao tới
các nước ở Châu Âu như chuyến thăm CH Séc, Nga, Hungary, Ukraine,
Belarut của Tổng thống Bill Clinton năm 1994. Chính quyền Clinton luôn
khẳng định khu vực Châu Âu là “hạt nhân” và “trung tâm” lợi ích an ninh của
Mỹ. Đây là một trong những ý đồ của Mỹ để làm yên lòng các nước đồng
minh ở Châu Âu. Mục tiêu đó được thể hiện thông qua các điểm như sau

51
Về kinh tế, mặc dù xuất khẩu của Mỹ sang Tây Âu không nhiều bằng
Châu Á. Nhưng Tây Âu vẫn là bạn hàng chủ yếu của Mỹ, là khu vực Mỹ đầu
tư vào nhiều nhất với tỷ lệ lớn nhất. Từ năm 1980 đến 1990 đầu tư của Mỹ
sang Tây Âu từ 96,065 tỷ USD lên đến 203,613 tỷ USD.[46,8]
Về an ninh, Châu Âu là “hạt nhân” lợi ích chiến lược của Mỹ. Tại Hội
nghị cấp cao NATO, Tổng thồng Bill Clinton đã nhận định “ An ninh của thế
hệ chúng ta được quyết định bằng công cuộc cải cách ở các nước miền Đông
Châu Âu thành công hay thất bại” [72, 8]
Về mặt chiến lược, trong chiến lược “mở rộng” Mỹ xác định hạt nhân
cần dựa vào để mở rộng là Liên minh Châu Âu- Mỹ, đối tượng chủ yếu cần
mở rộng có ý nghĩa đặc biệt là Nga, các nước Trung và Đông Âu, bởi lẽ quan
trọng nhất đối với lợi ích an ninh của Tây Âu là nước Nga, Trung và Đông Âu
không những về mặt địa lý mà còn có thể gây ảnh hưởng lớn nhất.
Ngoài ra chính quyền Clinton còn tìm cách “nhất thể hóa Châu Âu”
để thiết lập “cơ chế an ninh kiểu mới” phương Đông và phương Tây. Trên cơ
sở đó Mỹ thiết lập hệ thống an ninh mới gắn liền hai bờ Đại Tây Dương. Mục
tiêu chiến lược này của Mỹ là kéo các nước phương Đông vào phạm vi an
ninh và quan niệm giá trị của phương Tây, tạo dựng nền an ninh mới ở khu
vực này.
Như vậy, việc đối phó với các vấn đề khu vực luôn là mục tiêu quan
trọng trong chiến lược toàn cầu cũng như chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ
sau chiến tranh Lạnh. Sau khi lên nắm quyền Tổng thống Bill Clinton cũng
xây dựng mục tiêu riêng cho khu vực này.
Mỹ thực hiện mục tiêu thúc đẩy dân chủ ở các nước Đông Âu và Liên
Xô (cũ) theo mô hình "dân chủ tự do kiểu phương Tây". Đẩy mạnh "chủ
nghĩa can thiệp mới" vào nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1993 chính quyền
Clinton can thiệp vào tình hình ở Liên bang Nam Tư khi nước này hậu thuẫn
cho các lực lượng người Croatia, Slovenia, Bosnia... chiến đấu chống lại
người Serbia và chính quyền của Tổng thống Milosevich dẫn đến Liên Bang
Nam Tư bị tan rã. Mỹ hậu thuẫn cho các lực lượng quân giải phóng Kosovo

52
(KLA) gây ra các vụ thanh lọc sắc tộc. Hậu thuẫn cho các lược lượng người
Croatia, Bosnia gây ra cuộc nội chiến ở nước cộng hoà Bosnia từ năm 1990-
1995 [74, 270-275].
Mỹ đẩy mạnh cuộc cách mạng sắc màu ở các nước và lôi kéo các quốc
gia này gia nhập NATO và EU, nhằm cô lập Nga. Chính quyền Clinton thiết
lập mối quan hệ với nhiều chính phủ thông qua các mối quan hệ chính trị. Mỹ
mong muốn thiết lập quan hệ với chính quyền Gruzia, Azecbaigian nhằm biến
những nước này là đồng minh thân cận để chống Nga. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn
can thiệp vào tình hình nội bộ của Nga khi ủng hộ các lực lượng li khai ở
Chesnia chống chính quyền Nga. Lên án Nga vi phạm nhân quyền khi Nga
đem quân tấn công lực lượng li khai Chesnia trong cuộc chiến 1994-1996,
1999-2000. Mỹ cùng với EU và Nga tham gia giải quyết cuộc xung đột giữa
chính quyền Gruzia với ba vùng lãnh thổ li khai ở nước này.
Mỹ tiếp tục củng cố quan hệ với các nước đồng minh, đồng thời mở
rộng NATO về hướng đông; kết nạp thêm các nước ở Đông Âu và Liên Xô
(cũ) vào NATO đó là Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary năm 1999, dịch
chuyển biên giới và phạm vi ảnh hưởng của NATO đến gần sát biên giới với
Nga. Đồng thời, Mỹ và phương Tây ra sức lôi kéo các quốc gia ở Đông Âu và
Liên Xô (cũ) gia nhập NATO và EU nhằm làm suy giảm sức mạnh và ảnh
hưởng của Nga ở trong khu vực (không gian hậu Xô Viết), SNG.
Trong Thông điệp liên bang ngày 27/1/1998 Tổng thống Bill Clinton
nêu rõ: “.... Trong vài ngày tới tôi sẽ đề nghị thượng viện cho lời khuyên và
chấp thuận Hungary, Ba Lan, CH Séc làm những thành viên mới nhất của
NATO. Trong 50 năm qua, NATO kiềm chế chủ nghĩa cộng sản và đảm bảo
an ninh cho Mỹ và Châu Âu. Ba nước cộng sản cũ này đã nói “đồng ý” với
nền dân chủ. Tôi đề nghị Thượng viện nói lời đồng ý với họ - những đồng
minh mới của chúng ta. Bằng việc kết nạp đồng minh mới và phối hợp chặt
chẽ với các đối tác mới, trong đó có Nga và Ukraine, NATO có thể giúp đảm
bảo rằng Châu Âu là một thành trì cho hòa bình trong thế kỷ XXI.”[58, 1]

53
Mỹ cho rằng sự ổn định của Châu Âu có tầm quan trọng sống còn đối
với an ninh của Mỹ. Chính sách Châu Âu của chính quyền Clinton theo đuổi
hai mục tiêu chiến lược đó là: Xây dựng một Châu Âu thực sự liên kết, dân
chủ, thịnh vượng và hòa bình; liên kết các đồng minh và đối tác ở bên kia Đại
Tây Dương để giải quyết những thách thức toàn cầu.
Mỹ chủ trương tháo gỡ rào chắn đối với buôn bán và đầu tư bằng
cách thiết lập thị trường xuyên Đại Tây Dương cởi mở hơn. Mỹ đưa ra sáng
kiến “đối tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương” nhằm làm sâu sắc hơn mối quan
hệ kinh tế, củng cố mối quan hệ chính trị và giảm bớt xung đột thương mại.
Yếu tố đầu tiên của sáng kiến này là giảm bớt rào cản ảnh hưởng đến công
nghiệp chế tạo, nông nghiệp và dịch vụ. Yếu tố thứ hai là xác lập cách tiếp
cận rộng rãi hơn trong việc giải quyết các vấn đề thương mại điện tử, quyền
sở hữu trí tuệ.
Mỹ ủng hộ quá trình nhất thể hóa Châu Âu trong nội bộ EU, ủng hộ
việc mở rộng Châu Âu sang phía Đông. Đồng thời, tăng cường an ninh trên
cơ sở coi NATO là chỗ dựa cho sự tham gia của Mỹ trong việc đảm bảo an
ninh Châu Âu và là nòng cốt của hệ thống an ninh xuyên Đại Tây Dương.
Mặt khác, NATO đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy một Châu Âu hòa
nhập và sẵn sàng đối phó với những thách thức mới. Để thực hiện những cam
kết với NATO, Mỹ chủ trương duy trì khoảng 100 nghìn quân ở Châu Âu.
Quan trọng hơn để duy trì các quan hệ có tính chất sống còn xuyên Đại Tây
Dương, Mỹ phải khẳng định được vai trò lãnh đạo của mình ở NATO. Việc
mở rộng NATO được chính quyền Clinton xác định là nhân tố quan trọng
trong chiến lược an ninh Mỹ nhằm xây dựng một Châu Âu hòa bình, không bị
chia cắt.
Đứng trước những diễn biến tình hình khu vực Châu Âu như vậy, Mỹ
tập trung quan tâm đến các vùng khác trong khu vực như khu vực Ban Căng
và Đông Nam Âu. Tổng thống Bill Clinton cho rằng, Mỹ có lợi ích giằng
buộc đối với hòa bình trong khu vực này bởi sự mất ổn định ở hai khu vực
này ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh toàn Châu Âu. Do đó, Washington chủ

54
trương gia tăng các hoạt động can thiệp tại đây để thúc đẩy sự hòa nhập dân
chủ của các nước Đông Nam Âu như: Albania, Bosnia, Rumania, Slovakia.
Tại khu vực Ban Căng, Clinton nhấn mạnh phải sẵn sàng đối phó với những
đe dọa mới đối với sự ổn định của khu vực, duy trì cục diện có lợi cho Mỹ sau
cuộc chiến chống Nam Tư (cũ) của Mỹ. Đối với các nước vùng Baltic, mục
tiêu của Mỹ là liên kết Latvia, Litva và Estonia vào cộng đồng xuyên Đại Tây
Dương và phát triển chặt chẽ cùng với các nước Đông Bắc Âu;
Đối với Nga và Cộng đông các quốc gia độc lập (SNG): Mỹ sẵn
sàng hành động để các tiến trình chuyển đổi thể chế chính trị không bị đảo
ngược vì lợi ích quốc gia của Mỹ, cái mà Mỹ gọi là “giúp nhân dân các nước
SNG bẻ gẫy xương sống của chế độ Xô Viết” [72, 5]. Biện pháp của Mỹ là
thúc đẩy sự quá độ từ chủ nghĩa Cộng sản sang nền dân chủ thị trường, hỗ trợ
xây dựng các hệ thống pháp luật, thiết chế và các kỹ năng cần thiết nhằm
chống tội phạm, tham nhũng, thúc đẩy nhân quyền và pháp trị, ngăn chặn việc
phổ biến công nghệ tên lửa và hạt nhân tới các nước Mỹ đang lo ngại như Iran.
Mỹ coi Nga là nước có địa chính trị quan trọng trong chiến lược đối
ngoại của Mỹ bởi: Nga nằm trong đại lục Âu-Á, mặc dù diện tích và biên giới
của Nga không còn được như thời Liên Xô, nhưng Nga vẫn có vị trí chiến
lược đối với Mỹ. Diện tích và biên giới của Nga không còn rộng như Liên Xô
trước đây, nhưng Nga vẫn là cường quốc có vị trí địa chính trị hàng đầu
xuyên lục địa Âu-Á. Brzezinski cho rằng: " Âu-Á là siêu lục địa của trái đất,
đóng vai trò trụ cột. Cường quốc nào giữ vị trí thống lĩnh ở đây sẽ có ảnh
hưởng quyết định ở hai trong ba khu vực phát triển nhất về kinh tế của hành
tinh: Tây Âu và Đông Á. Chỉ cần nhìn vào bản đồ là có thể hiểu rằng đất
nước chiếm ưu thế ở Âu- Á sẽ gần như tự động kiểm soát sự phát triển của
các sự kiện ở Trung Đông và Châu Phi" [5, 45]. Một nước Nga lớn mạnh có
ảnh hưởng lớn ở đại lục địa Âu- Á sẽ là một thách thức lớn đối với mưu đồ
làm bá chủ thế giới của Mỹ. Mặt khác, Nga vẫn là cường quốc hạt nhân có
khả năng hủy diệt được Mỹ. Nga là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc, Nga có vị trí và vai trò ảnh hưởng trong việc giải quyết các

55
vấn đề an ninh quốc tế. Sau chiến tranh Lạnh, Nga được thừa hưởng nguồn tài
nguyên phong phú, lại có tiềm lực về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học
vũ trụ và công nghệ hạt nhân. Với những đặc điểm về kinh tế, chính trị của
Liên Bang Nga, Mỹ muốn xây dựng một chiến lược tổng thể ở đất nước này
với mục tiêu kiềm chế sự phát triển của Nga và khẳng định vai trò lãnh đạo
thế giới của Mỹ trong đó có Nga, nước từng là đối trọng nặng ký của Mỹ
trong suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Mỹ gia tăng ảnh hưởng của mình ở khu vực Trung Á, không gian hậu
Xô Viết và các nước SNG, thông qua việc gia tăng sự cạnh tranh, ảnh hưởng
về chính trị, an ninh, kinh tế với Nga ở khu vực Trung Á. Các tập đoàn dầu
lửa hàng đầu của Mỹ như Excel Mobil, Conoco Philip đã xâm nhập vào thị
trường Tuốcmenistan, kazắcstan ở Trung Á. Gia tăng ảnh hưởng chính trị ở
khu vực Nam Cápcadơ với chính quyền Aliev ở Azecbaigian, Sevatnatze ở
Gruzia;
Hoa Kỳ có ý đồ thiết lập hệ thống đường ống dẫn dầu từ khu vực
Trung Á và Caspi qua Azecbaigian và Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ đưa về Mỹ. Năm
1997, Mỹ thiết lập được hệ thống đường ống dẫn dầu BaKu-Tbilisi- Xehan.
Năm 1999, Mỹ thành lập tuyến đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Eguren ra
biển Đen.
Mỹ lôi kéo các nước SNG ra khỏi vùng ảnh hưởng của nước Nga,
khuyến khích ba nước Baltic ra nhập NATO, can thiệp vào cuộc tranh chấp
giữa Nga và Ukraine ở bán đảo Crưm, can thiệp vào cuộc xung đột giữa Nga
và Môndova ở Krinhetsovie;
Đối với Nga, Mỹ thúc đẩy quá trình dân chủ hóa cũng như quá trình
cải cách kinh tế ở Nga thông qua việc khuyến khích cuộc cách mạng sắc màu,
ủng hộ lực lượng hồi giáo cực đoan, li khai ở Chesnia và khu vực Bắc Capca,
nuôi dưỡng các thế lực tài phiệt thân Mỹ ở Nga. Thúc đẩy chiến lược "Liệu
pháp sốc" trong kinh tế do Thủ tướng Chubai (Nga) khởi xướng năm
1994.[101]

56
Xuất phát từ những quan điểm và chủ trương trên, chính quyền
Clinton đã thành lập “Hội đồng hợp tác Bắc Đại Tây Dương” bao gồm các
nước SNG và NATO. Với mục tiêu bành trướng vai trò và vị thế của Mỹ ở
khu vực này, xây dựng một hệ thống các nước đồng minh gây đối trọng với
Nga. Nhằm kiềm chế sự phát triển của Nga và khống chế không cho Liên
Bang Nga đe dọa đến lợi ích an ninh chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Âu.
2.2.3. Đối với khu vực Trung Đông
Nhìn từ lịch sử, chúng ta có thể thấy sự can thiệp của Mỹ vào khu vực
Trung Đông diễn ra từ rất lâu vì Trung Đông với diện tích 10 triệu km2 và
250 triệu dân, là nơi chứa lượng vàng đen khổng lồ, chiếm hơn 60% trữ lượng
vàng thế giới và 1/5 sản lượng dầu mỏ của thế giới. Đây là nguồn nguyên liệu
cơ bản của các nước công nghiệp phương Tây. Hàng năm có khoảng 1 tỷ tấn
dầu mỏ từ Trung Đông qua eo biển HonMus, vượt Ấn Độ Dương sang Thái
Bình Dương cung cấp cho Mỹ và Nhật Bản...Các tập đoàn xuyên quốc gia của
Mỹ (TNCs) thu lợi nhuận kếch xù từ việc khai thác dầu mỏ ở Trung Đông. Về
mặt địa chính trị, Trung Đông là khu vực bản lề nối liền 3 châu lục Âu-Á-
Phi, có kênh đào Xuye là tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới,
chiếm 1/3 lượng hàng hóa vận chuyển của các nước trên thế giới, là cầu nối
quan trọng giữa các nước Châu Âu, Châu Mỹ với khu vực Châu Phi và Châu
Á-Thái Bình Dương. Đây cũng là khu vực tiếp giáp với Liên Xô (cũ) và Cộng
đồng các quốc gia độc lập SNGs, cũng như tiếp giáp với khu vực Đông Nam
Châu Âu, nơi Mỹ đã sử dụng làm bàn đạp để bao vây Liên Xô và các nước
XHCN từ phía Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Trung Đông cũng là điểm cuối của NATO với Thổ Nhĩ Kỳ thành viên
phía Đông của liên minh quân sự này, đồng thời là điểm mở đầu vòng cung
chiến lược Mỹ ở phương Đông, nối căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Đông,
qua Vịnh Pécxich. Đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất các dân tộc của thế
giới Hồi giáo Ả Rập ở hai đại lục Á- Phi.[78, 66-67] Trung Đông còn có một
khu vực có vị trí quan trọng đối với Mỹ, đó là khu vực Vịnh Pécxich, nơi có
những nước sản xuất dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới, như Ảrâp Xêut, Iran, Iraq

57
và Kuwait đất nước có hơn 1 triệu dân nhưng khai thác được 100 triệu
tấn/năm. Từ Vịnh Pécxich, qua eo biển chiến lược Honmuz, trong thời kỳ
thịnh vượng, mỗi năm có khoảng 1 triệu tấn dầu mỏ từ Trung Đông được
chuyển qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đến Nhật Bản, Hoa Kỳ để
phục vụ cho việc phát triển công nghiệp. Chính sách của Mỹ đối với khu vực
này là đảm bảo sự thâm nhập tự do tới các nguồn dầu mỏ của khu vực, duy trì
dòng chảy tự do của dầu mỏ ở vùng giàu vàng đen nhất thế giới. Ở khu vực
các nước ven Vùng Vịnh Pécxich, Mỹ có đồng minh chiến lược là Ảrâp Xêut,
đây là nơi có hệ thống căn cứ quan trọng nhằm khống chế cả khu vực.
Chính quyền Clinton đã tích cực tham gia giải quyết cuộc xung đột giữ
ở khu vực này như vấn đề hòa bình giữa nhà nước Palestine và Isarel tại Oslo
vào 10/1993. Đồng thời, cùng với Liên Hợp Quốc đưa ra khái niệm “Vùng
cấm bay” nhằm cấm vận chính quyền Hussen sau cuộc chiến tranh Vùng
Vịnh lần thứ nhất. Mỹ gây căng thẳng với Iran và coi Iran là nước có hành
động làm giầu Uranium tiến tới sản xuất hạt nhân, đe doạ lợi ích của Mỹ ở
khu vực. Củng cố quan hệ đồng minh của Mỹ với các quốc gia Ảrập ở Trung
Đông như Ả rập Xeut, Thổ Nhĩ Kỳ, Isarel.[42, 56]
Khu vực Trung Đông từ sau chiến tranh thế giới thứ II luôn là địa bàn
tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới. Trong thời kỳ chiến
tranh Lạnh, đây là địa bàn tranh giành ảnh hưởng chủ yếu của Liên Xô và
Mỹ. Cuộc chiến ở kênh đào Xuyê năm 1956 giữa chính phủ Ai Cập với quân
đội Anh và Pháp, nhằm giành quyền kiểm soát kênh đào quan trọng bậc nhất
thế giới này. Đây cũng là kênh đào nằm trong sự tranh giành ảnh hưởng của
hai cường quốc Xô-Mỹ ở khu vực này trong chiến tranh Lạnh. Cuộc cách
mạng Hồi giáo ở Iran tháng 2/1979,và sự ra đời của nước CH Iraq năm 1968
cũng nằm trong sự tranh giành ảnh hưởng của hai cường quốc Xô- Mỹ.
Với tất cả những đặc điểm chiến lược đó của Trung Đông đã làm cho
những tham vọng của Mỹ hơn bao giờ hết phải có được nơi này bằng mọi
cách. Không chỉ vì lợi ích từ dầu mỏ, vàng đen mà Trung Đông còn là cửa
ngõ của Địa Trung Hải vào Châu Phi, là chỗ dựa của NATO và là khu vực

58
quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự, nơi mà Mỹ tìm mọi cách thiết lập
một trật tự thế giới mới do Mỹ đứng đầu.
Với những mong muốn đó, chính quyền Tổng thống Clinton đã đề ra
những mục tiêu cho mình ở khu vực này như sau:
Mỹ vẫn tăng cường sự ổn định an ninh và duy trì dòng chảy tự do của
dầu mỏ, ngăn chặn sự phổ biến của các vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa
đạn đạo, ngăn chặn việc mua bán vũ khí thông thường gây bất ổn định.
Những nguy cơ này theo Mỹ đến từ các quốc gia đối địch với Mỹ là Iraq, Iran
và Syri.
Đẩy mạnh chống khủng bố và các lực lượng Hồi giáo cực đoan trong
khu vực như Lực lượng Taliban và Alqueda của trùm khủng bố Bin Laden ở
Afganistan, lực lượng Hecbola ở Li Băng, Hamas và Jihad ở Palestine, Đảng
công nhân người Cuốc (PKK) ở Thổ Nhĩ Kỳ... Đồng thời, Hoa Kỳ khuyến
khích quá trình hòa giải giữa người Isarel và thế giới Ảrâp, giữa nhà nước
Isarel với Palestine, thúc đẩy quá trình thống nhất hai miền Nam Bắc Yemem
vào năm 1996 khi Mỹ ủng hộ lực lượng quân đội Bắc Yemem tấn công chiếm
Nam Yemem.
Hoa Kỳ thấy rõ lợi ích của mình ở vùng Cận Đông, đề ra các chiến
lược hòa giải cho cuộc xung đột giữa Palestine và Isarel. Đồng thời, tham ra
vào việc hoạch định các chính sách về giá dầu mỏ cho khu vực Trung Đông.
Thực hiện chính sách kiềm chế Iraq và Iran khi hai nước này có nguy
cơ giảm bớt lợi ích của Mỹ ở khu vực này.
Với Iran, Mỹ gây sức ép với nước này thông qua chương trình hạt nhân
gây tranh cãi của Iran, nhằm tiến tới hủy bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân
của quốc gia Hồi giáo này.
Với Iraq, Mỹ và phương Tây thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo
an Liên Hợp Quốc đã thực hiện "vùng cấm bay" ở quốc gia này, thi hành
chính sách bao vây, cấm vận kinh tế, chính trị và dầu lửa với Iraq nhằm mục
tiêu lật đổ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein, thiết lập ra một
chính phủ thân phương Tây. Khi đó, lợi ích về chính trị và đặc biệt là dầu mỏ
của Mỹ sẽ được đảm bảo.
59
Triển khai các chiến lược trên Mỹ đã đề tìm cách thúc đẩy nhà nước
Isarel và thế giới Ả rập đi vào thương lượng nhằm đi tới một giải pháp chính
trị cho cuộc xung đột Trung Đông. Sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, ảnh
hưởng và vị thế của Mỹ ở khu vực này được tăng lên, lập trường và quan
điểm của thế giới Ảrâp có nhiều thay đổi. Nhà nước Isarel được coi là đồng
minh duy nhất của Mỹ ở Trung Đông không còn được như trước nữa, khi mà
Mỹ đã kết nạp thêm một số đồng minh mới là các nước Ảrâp. Trước tình hình
này, chính quyền Bill Clinton đưa ra chính sách ngoại giao mới là ngoại giao
"Con thoi" có nghĩa là Mỹ vừa tranh thủ lôi kéo vừa gây sức ép mạnh mẽ đối
với nhà nước Isarel và thế giới Ảrập tham dự Hội nghị hòa bình về Trung
Đông. Năm 1997, theo sáng kiến của Mỹ và Liên Hợp Quốc nhóm bộ tứ bảo
trợ cho tiến trình hòa bình ở Trung Đông giữa Palestine và Isarel đã được
thành lập, bao gồm Nga, EU, Mỹ và Liên Hợp Quốc.[88, 56]
Sau chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ sẵn sàng đương đầu với một loạt đối thủ
mới ở khu vực, trong đó ở vùng Vịnh Pécxich, Mỹ coi Iran và Iraq là hai
nước có chính sách thù địch với Mỹ. Mỹ chia theo cường độ xung đột đối với
những nước ở khu vực Trung Đông, nhằm đối phó với những nước cái mà Mỹ
gọi là "Cường quốc dân sự" ở thế giới thứ ba được trang bị vũ khí hiện đại, tối
tân. Chiến dịch "Bão táp sa mạc" hay "cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 1"
đánh bại Iraq là một thí điểm của chiến lược quân sự xung đột với cường độ
trung bình, đồng thời là chiến tranh kỹ thuật cao của Mỹ. Có thể nhận thấy
thực chất trong chiến lược của Mỹ đối với khu vực Vùng Vịnh là một mũi tên
nhằm vào hai mục tiêu. Thứ nhất, là Mỹ muốn cô lập Iran và Iraq; thứ hai,
Mỹ muốn chia rẽ hai nước lớn ở khu vực này, tránh sự ảnh hưởng lan truyền
lẫn nhau, tạo ra hiệu ứng bất lợi cho Mỹ.
Tuy nhiên, chiến lược đối ngoại mới của chính quyền Clinton được xác
định là xa rời chiến lược cân bằng quyền lực để ngăn chăn Iran và Iraq. Nếu
như trước kia là vai trò giữ cân bằng từ bên ngoài thì nay Mỹ lại chuyển sang
vai trò người bảo hộ duy nhất cho an ninh Vùng Vịnh. Mục đích của Mỹ, một
mặt Mỹ đưa các hạm đội có tàu sân bay và máy bay vào khu vực này, mặt
khác Mỹ tiếp tục đưa ra lệnh cấm vận ngặt nghèo đối với Iraq, đẩy nhân dân

60
Iraq vào tình trạng đói kém nghiêm trọng. Năm 1996, Tổng thống Bill Clinton
đã ký sắc lệnh triển khai đưa thêm 3.500 quân vào Kuwait.
Với những chính sách trên của Mỹ, tình hình Trung Đông ngày càng
phức tạp, mâu thuẫn giữa các nước trong khu vực và Vùng Vịnh vẫn diễn
biến phức tạp và khó giải quyết. Chỉ khi nào Mỹ đạt được và kiểm soát được
lợi ích của mình ở khu vực này thì cơ hội cho một nền hòa bình ở khu vực
Trung Đông có thể sẽ được giải quyết. Sự phụ thuộc nền kinh tế của Mỹ ở
khu vực này quá lớn (nguồn dầu mỏ của Trung Đông phục vụ phát triển công
nghiệp), theo sự tính toán của chính quyền Mỹ, đến năm 2015 nhu cầu dầu
mỏ thế giới sẽ tăng 44% so với hiện nay. Khi đó các nước Vùng Vịnh Pécxich
sẽ cung cấp hơn 40% và khả năng đạt được là 52% cho nhu cầu dầu mỏ thế
giới, mà Hoa Kỳ lại là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Điều này
cho thấy sự phụ thuộc và dính líu của Mỹ ở khu vực này là vẫn còn kéo dài và
chưa có hồi kết [84,34]. Nó cũng đồng nghĩa với việc Trung Đông sẽ phải đối
mặt với rất nhiều chính sách mà Mỹ áp dụng, thử nghiệm, cái mà Mỹ cho
rằng sẽ là công cụ để Mỹ có thể đạt được mục tiêu và lợi ích của mình hiệu
quả và nhanh chóng nhất.
Chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực này là nhằm chia rẽ các quốc
gia Hồi giáo với các quốc gia Ả Rập, hoặc tạo ra mâu thuẫn giữa các nước Ả
rập với nhau, nhằm mục tiêu làm suy yếu thế giới Hồi giáo, thúc đẩy việc Mỹ
duy trì và xác lập vị trí của mình ở khu vực Trung Đông. Mỹ chia rẽ quan hệ
giữa Iran quốc gia có tuyệt đại đa số người Shiai theo đạo Hồi với Iraq quốc
gia có 33% người Ả rập, 50% người Shiai, nhưng người Ả rập lại lãnh đạo
Iraq [77, 77-79]. Mỹ chia rẽ vai trò các nước lớn ở khu vực Trung Đông: giữa
Iran với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran với Ả rập Xêut, Ai Cập với Iran. Đồng thời, Hoa
Kỳ cũng làm suy yếu tổ chức liên đoàn Ả rập đặc biệt là hai nước cầm đầu tổ
chức này là Ai Cập và Ảrập Xêut.
Như vậy, khu vực Trung Đông vẫn là khu vực địa chính trị quan
trong trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ nói chung và chính quyền
Tổng thống Bill Clinton nói riêng. Trung Đông vẫn còn lợi ích chiến lược đối
với Mỹ, đó là ích lợi ích về an ninh, quân sự, kinh tế đặc biệt là vàng đen.

61
Điều này cũng đồng nghĩa với việc chính sách đối với khu vực này vẫn là ưu
tiên hàng đầu và không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
2.2.4. Đối với Châu Phi
Chính quyền Clinton đã có những động thái tích cực trong việc tham
gia thúc đẩy giải quyết các vấn đề ở khu vực Châu Phi như cuộc xung đột ở
vùng Hồ lớn Châu Phi thông qua tổ chức Liên Hợp Quốc, tham gia giải quyết
cuộc xung đột ở Ăngôla. Đồng thời, Mỹ cũng đẩy mạnh cuộc chiến chống
khủng bố ở Xu Đăng khi Washington tố cáo chính quyền Tổng thống Al
Baxia có liên hệ với lực lượng Alqueda của trùm khủng bố Bin Laden năm
1998. Hoa Kỳ đã xây dựng Bộ chỉ huy quân sự của Mỹ ở Ma Rốc nhằm mục
tiêu khống chế khu vực Châu Phi.
Như vậy, có thể nhận thấy Châu Phi là một trong những khu vực có vị
trí địa chính trị quan trọng đối với Mỹ vì Đại lục Châu Phi là khu vực có tài
nguyên thiên nhiên phong phú, là nguồn nguyên liệu chiến lược đối với sự
phát triển kinh tế của Hoa Kỳ. Châu Phi với diện tích 30 triệu km2, chiếm
20,2% diện tích thế giới, dân số hơn 600 triệu người chiếm 12% dân số thế
giới. Châu Phi là lục địa lớn thứ 3 thế giới và có 58 quốc gia và lãnh thổ.
So với các cường quốc thực dân ở Châu Âu khác như Anh, Pháp, Hà
Lan, Bỉ... ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Phi nói chung là muộn hơn. Chính vì
vậy, "chính quyền Clinton đang có những nỗ lực về ngoại giao nhằm tranh
giành ảnh hưởng với các cường quốc ở Châu Âu ở Châu lục giàu tài nguyên
thiên nhiên và có vị trí địa chiến lược quan trọng này". [101, 57]
Các nước đế quốc thực dân mới coi Châu Phi là miếng bánh béo bở,
là nơi có thể bòn rút tài nguyên thiên nhiên tốt. Đây là lục địa có trữ lượng tài
nguyên lớn nhất thế giới. Nam Phi là quốc gia có trữ lượng vàng lớn nhất thế
giới, kim cương thứ hai thế giới, uranium thứ ba thế giới. Nigieria có trữ
lượng dầu mỏ lớn thứ tám thế giới, Namibia có trữ lượng kim cương lớn nhất
thế giới. Phần lớn các kim loại màu, quý và hiếm trên thế giới đều do Châu
Phi cung cấp và được sử dụng trong các ngành công nghiệp chế tạo cao như
ngành hàng không vũ trụ, điện tử và các ngành công nghiệp mũi nhọn trên thế giới.

62
Về mặt địa chiến lược, Châu Phi có kênh đào Xuyê và biển Hồng Hải
nối Châu Âu với các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ. Đây là tuyến
đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Châu Phi còn có mũi Hảo Vọng,
đây là tuyến đường hàng hải quan trọng nối các quốc gia Tây Phi - Châu Mỹ
với khu vực Đông Phi và Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, vùng bờ biển
Đông Bắc Châu Phi có nhiều quốc đảo quan trọng như Ributi, Como,
Xaysen...Là trạm trung chuyển hàng hóa từ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi
sang Châu Á-Thái Bình Dương.
Với những lợi ích như trên, từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thức, Hoa
Kỳ tập trung vào khu vực Châu Phi nhiều hơn và coi đây là mục tiêu chiến
lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Nhưng đây cũng là những thách thức
phức tạp nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Vì Châu Phi là lục địa
nghèo đói nhất hành tinh. Trong số hơn 50 quốc gia Châu Phi, phần lớn là các
quốc gia nghèo đói, đặc biệt là các nước nam sa mạc Sahara có tới 215 triệu
người nghèo chiếm 35% dân số toàn Châu Phi. Nhiều quốc gia Châu Phi, đặc
biệt là các nước ở khu vực Hồ lớn và vùng Sừng Châu Phi như Somali,
Etiopia, Eriteria, Kenia, Tanzania, Ruanda, nạn đói xẩy ra kinh niên và đe dọa
nghiêm trọng tới sự phát triển của các quốc gia này. Châu Phi hiện có khoảng
170 triệu người thiếu ăn, 120 triệu người mù chữ và hơn 80 triệu trẻ em không
được đi học. Tình trạng đói nghèo cũng nẩy sinh ra nhiều vấn đề xã hội.
Ngoài ra, Châu Phi là khu vực mất an ninh trầm trọng nhất. Mâu thuẫn
dân tộc, sắc tộc, mâu thuẫn giữa các quốc gia láng giềng rất gay gắt. Sự hình
thành các quốc gia Châu Phi khác so với sự hình thành các quốc gia khác, sự
hình thành này là do sự phân chia thuộc địa, quyết định của các cường quốc
thực dân. Vì vậy, một quốc gia có nhiều dân tộc, bộ lạc, ngôn ngữ như
Nigieria có 250 bộ tộc, Camaron có 200 bộ tộc với 100 ngôn ngữ khác nhau.
Nên hậu quả của chính sách chia để trị trước đây của chủ nghĩa thực dân,
cùng với tâm lý kỳ thị bộ tộc, và tình trạng không bình đẳng về kinh tế, chính
trị, văn hóa là nguyên nhân gây ra những xung đột giữa các nước láng giềng
với nhau. Ngoài ra, ở Châu Phi còn xẩy ra những cuộc nội chiến đẫm máu

63
như Angola, là cuộc nội chiến giữa chính phủ Angola và lực lượng Unita từ
năm 1975- 2000 làm hơn 3 triệu người chết, ở Mozambich cuộc nội chiến
giữa chính phủ Mozambich với lực lượng nổi dậy từ năm 1975- 1990 làm hơn
1 triệu người chết, Xu Đăng cuộc nội chiến giữa chính phủ KhắcTum ở Miền
Bắc với lực lượng quân giải phóng nhân dân Xu Đăng ở Miền Nam từ 1983 -
2000 làm hơn 1 triệu người chết.[77, 88]
Từ tất cả những nguyên nhân trên, Nhà Trắng đã hoạch định ra những
chính sách cho khu vực Châu phi bao gồm những nội dung sau :
Về kinh tế : Thúc đẩy tự do hóa kinh tế ở khu vực Châu Phi, mở rộng
thị trường tự do, tạo điều kiện tăng cường đầu tư khai thác tài nguyên lao
động rẻ và cho hàng hóa Mỹ xâm nhập vào nhiều thị trường Châu Phi với hơn
600 triệu dân này.
Mỹ đặt ra mục tiêu giảm các gánh nặng Nhà nước và khuyến khích
kinh doanh bản xứ cùng tài năng con người, đặc biệt trong lĩnh vực nông
nghiệp. Những bước đi quan trọng này phải do người Châu Phi tiến hành.
Thông qua cộng đồng người da trắng thiểu số ở các nước Miền Nam
Châu Phi, Mỹ và phương Tây có ý định lợi dụng cộng đồng này để kiềm chế
tiềm lực về kinh tế và chính trị của các quốc gia này theo ý muốn mà Mỹ đã
đặt ra. Như Zimbabue có 1,2 triệu người da trắng trong tổng số 13 triệu dân,
nhưng người da trắng thiểu số lại nắm 90% ruộng đất và 90% tài sản quốc
gia. Bosxoana có hơn 100 nghìn người da trắng trong tổng số 7 triệu dân, năm
80% ruộng đất.[78, 77-78]
Về chính trị, an ninh : Chính quyền Bill Clinton thực hiện chính sách
thúc đẩy các nước Châu Phi đi vào thực hiện dân chủ theo quan điểm của
phương Tây, theo chế độ đa nguyên, đa đảng.
Hoa Kỳ tìm cách thúc đẩy giải quyết các cuộc nội chiến đẫm máu ở
khu vực này. Các cuộc xung đột đó đang đe dọa đến lợi ích chiến lược của
Mỹ. Thách thức đối với Mỹ là thiết lập một trật tự quốc tế mới ở lục địa Châu
Phi do Mỹ điều khiển.

64
Nhà Trắng đưa ra chủ trương thành lập một lực lượng quân sự liên
Châu Phi để đối phó với các cuộc khủng hoảng trong khu vực. Lực lượng gìn
giữ hòa bình đa quốc gia thường trực này có thể thành lập với những binh sĩ
Châu Phi và 10 nghìn quân do Mỹ hậu thuẫn, cung cấp vũ khí và tiền bạc.
Tuy nhiên, mục tiêu này của Mỹ có thực hiện được hay không còn phụ thuộc
rất nhiều vào các yếu tố vì Mỹ chỉ muốn thành lập tổ chức này với những
nước có tiềm lực kinh tế, quân sự phát triển nhưng Tổ chức OAU muốn sáng
kiến này được thực hiện toàn Châu Phi.
Mỹ cùng với Anh và Pháp ra sức duy trì ảnh hưởng kinh tế và chính trị
thông qua khối thịnh vượng chung của Anh, cộng đồng pháp ngữ của Pháp.
Xây dựng ở khu vực Châu Phi một lực lượng gìn giữ hòa bình có trách nhiệm
duy trì ổn định hòa bình và an ninh ở khu vực. Lực lượng này mang danh
Liên Hợp Quốc, nhưng thực chất là do Anh và Pháp chỉ đạo.
Với những chính sách trong chiến lược "Cam kết và mở rộng" của
chính quyền Clinton đưa ra đối với khu vực Châu Phi còn gặp nhiều khó khăn
trong việc thực hiện, điều này là do ý thức tự cường dân tộc và thúc đẩy liên
kết kinh tế giữa các nước Châu Phi đang tăng lên. Nam phi với trình độ công
nghiệp hóa cao được coi là đầu tầu thúc đẩy nền kinh tế khu vực này.
Những nước như Ăngôla, Namibia, Nigieria giàu tài nguyên thiên
nhiên. Các nước Nam Châu Phi liên kết với nhau thông qua hệ thống dây
điện, các tuyến đường bộ…Các nước này giúp đỡ nhau, liên kết hợp tác với
nhau chống lại Mỹ.
Bên cạnh đó, Mỹ còn gặp một số phản ứng của các nước Châu Âu có
nhiều quyền lợi ở khu vực này, đặc biệt là Pháp, nước vốn có nhiều thuộc địa
ở Châu lục này vẫn còn nhiều ảnh hưởng nhưng đang bị Mỹ tranh chấp.
2.2.5. Đối với khu vực Mỹ La Tinh
Trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, các nước Mỹ La Tinh có vị trí rất
đặc biệt. Trên cùng lục địa Châu Mỹ, từ lâu Hoa Kỳ luôn coi khu vực Mỹ La
Tinh là "sân sau", thuộc quyền kiếm soát và ảnh hưởng của riêng mình. Năm
1823 chủ nghĩa Mônrô ra đời với chủ trương "Châu Mỹ là của người Mỹ"

65
mục đích của Mỹ là tân thế giới trong đó có Châu Mỹ Latinh thuộc phạm vi
ảnh hưởng và dưới quyền kiểm soát của Mỹ.
Tình trạng đói nghèo đang là vấn đề cấp thiết đối với khu vực Châu Mỹ
La Tinh. Mô hình chủ nghĩa tự do đang ngự trị ở khu vực này làm cho người
giàu càng giàu thêm, phân hóa giầu nghèo ngày càng sâu sắc. Từ những đặc
điểm và vị trí của khu vực Châu Mỹ La Tinh Mỹ đã hoạch định chính sách
đối ngoại đối với khu vực này và một số nội dung sau :
Thứ nhất, về kinh tế, mở rộng đầu tư, buôn bán của Hoa Kỳ với các
nước Mỹ La Tinh. Thúc đẩy các nền kinh tế thị trường và thương mại tự do
trên toàn cầu.
Thứ hai thực hiện liên kết kinh tế giữa Mỹ và các nước trong khu vực
thông qua tổ chức khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và thúc đẩy
hình thành khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ (FTAA) trong cả hai tổ chức
này Hoa Kỳ đóng vai trò chi phối, lãnh đạo.
Chính quyền Clinton vẫn duy trì mối quan hệ đồng minh của mình ở
khu vực này như việc duy trì quan hệ chặt chẽ với chính quyền Colombia và
Peru. Ở Trung Mỹ duy trì quan hệ với Mehico thông qua tổ chức các quốc gia
Châu Mỹ để khống chế các nước Mỹ La Tinh.
Về kinh tế : Một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách đối
ngoại của Mỹ tại khu vực Châu Mỹ La Tinh là xây dựng khu mậu dịch tự do
Tây bán cầu. Tổng thống Bill Clinton coi Mỹ La Tinh là bạn hàng được ưu
tiên và nền kinh tế Mỹ không thể thiếu Mỹ La Tinh và vùng Caribe. Nhà
Trắng đã vạch ra chiến lược để thiết lập khu vực mậu dịch tự do Tây bán cầu.
Trong thập niên 90 chính quyền Bill Clinton đã thúc đẩy quá trình hợp tác
kinh tế với các quốc gia ở Mỹ La Tinh nhằm xác lập mô hình chủ nghĩa tự do
mới trong kinh tế ở các nước này. Ví dụ, ở Brazil chính quyền Tổng thống
Cadoso trong giai đoạn 1994 – 2002, đã xây dựng mô hình tự do mới ở nước
này theo mô hình của Mỹ đưa ra. Ở Aghentina chính quyền Tổng thống
Melem (1990 – 1998) cũng thực hiện mô hình chủ nghĩa tự do mới trong kinh

66
tế theo Mỹ. Ở Peru (1990 – 1998) chính quyền Tổng thống Ferimory cũng
thực hiện mô hình kinh tế này của Mỹ.[92]
Thông qua tổ chức các nước Châu Mỹ OAS để khống chế các nước Mỹ
La Tinh về kinh tế, áp đặt mô hình chủ nghĩa tự do mới về kinh tế cho các
quốc gia này, nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực thường vốn được coi
là "sân sau" của Mỹ về kinh tế.
Chính quyền Tổng thống Bill Clinton cũng đã thúc đẩy mối quan hệ
song phương và đa phương trong khuôn khổ học thuyết "chủ nghĩa tự do mới
trong kinh tế" nhằm xác lập và duy trì sự thống trị của Mỹ ở khu vực này như sau:
Đối với khu vực Trung Mỹ và Caribe, Mỹ tăng cường hợp tác với tổ
chức CARICOM "Diễn đàn kinh tế Trung Mỹ và Caribe", nhằm xác lập chủ
nghĩa tự do mới trong kinh tế như Mehico, trong thời kỳ của Tổng thống
Cezero (1994 – 2002) đã xây dựng mô hình chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế
theo quan điểm cảu Mỹ. Đồng thời, Mỹ ký các Hiệp đinh song phương FTA
với hàng loạt các quốc gia trong khu vực như Nicaragoa, Panama, Costa
Rica... nhằm duy trì lợi ích của Mỹ trong khu vực và biến các nước này thành
thị trường nông sản và khoáng sản cho Mỹ, Costa Rica và Panama là nước
cung cấp các sản phẩm như chuối, cafe, điều...cho Mỹ.
Thông qua ngân hàng phát triển Liên Mỹ, Hoa Kỳ cho các quốc gia
trong khu vực vay các khoản vay có điều kiện nhằm duy trì mô hình chủ
nghĩa tự do mới ở khu vực này. Sau khi Mexico lâm vào cuộc khủng hoảng
tài chính tiền tệ trong những năm 1997 – 1998, Mỹ đã cho Mexico vay 58,5 tỷ
USD, nhằm mục tiêu cứu nền kinh tế lớn nhất ở khu vực này thoát khỏi
khủng hoảng nhưng đi đôi với nó là những điều kiện đi kèm khắt khe về
chính trị và kinh tế như việc thắt chặt chi tiêu, giảm đầu tư công, ủng hộ Mỹ
trong những chính sách liên quan đến các vấn đề quốc tế và khu vực. Tình
hình này cũng tương tự diễn ra ở các quốc gia khác như ở Haiti Mỹ cho chính
phủ Haiti vay những khoản vay có điều kiện về kinh tế với trị giá 1 tỷ USD,
nhằm duy trì mô hình chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế cho chính quyền của
Tổng thống Aristide.

67
Đối với các quốc gia ở khu vực Nam Mỹ, Chính quyền Clinton tăng
cường hợp tác với các nước trong khối ANDES gồm các nước như Colombia,
Ecuado, Venezuela, Peru, Bolivia, Chi Lê. Nhằm mục tiêu thúc đẩy chủ nghĩa
tự do mới đối với những quốc gia này. Mỹ cũng đã tiến hành những Hội nghị
thường niên với các quốc gia này, viện trợ kinh tế mỗi năm cho các nước
trong khu vực này hàng tỷ USD mỗi năm đặc biệt là Colombia với danh nghĩa
là chống lại tình trạng buôn lậu ma túy, Mỹ đã viện trợ cho chính quyền Tổng
thống Sambe hàng tỷ USD mỗi năm. Hoa Kỳ muốn biến các quốc gia ở khu
vực này thành thị trường cung cấp khoáng sản và nông sản nhiệt đới cho Mỹ.
Như Venezuela là quốc gia cung cấp dầu mỏ số 1 ở khu vực Châu Mỹ La
Tinh cho Mỹ, với số lượng khoảng 50 -60 triệu tấn/năm chiếm 10% lượng
dầu nhập khẩu của Mỹ, Colombia là thị trường cung cấp cafe số 2 cho Mỹ ở
khu vực. Ecuado là thị trường cung cấp chuối, cafe, ca cao. Bolivia cung cấp
khí đốt cho Mỹ. Peru cung cấp cafe và thủy sản cho thị trường Mỹ.[94, 5]
Chính quyền Clinton cũng đã ký với các nước này Hiệp định thương
mại tự do FTA. Nhằm thắt chặt ảnh hưởng kinh tế của Mỹ ở khu vực này.
Đồng thời thông qua ngân hàng liên Mỹ cho các nước này các khoản vay có
điều kiện về kinh tế. Mỹ ký hiệp đinh FTA với Peru, Colombia, Ecuado...
Đối với các nước trong khối thị trường chung Nam Mỹ MERCOSUR,
khối này bao gồm các nước thành viên: Brazil, Aghentina, Paragoay,
Urugoay, đây là khối kinh tế tập trung những nền kinh tế hàng đầu của các
quốc gia Nam Mỹ, nên chính quyền Clinton rất chú trọng hợp tác với các
quốc gia này. Trong giai đoạn này Mỹ luôn là đối tác thương mại hàng đầu
của các nước trong khối MERCOSUR đặc biệt là các nước Brazil và
Aghentina. Brazil là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm nông sản nhiệt đới, tài
nguyên thiên nhiên... Kim ngạch thương mại hai nước đạt khoảng 100 tỷ USD
vào năm 2000. Với Aghentina, nước này là nguồn cung cấp sản phẩm về len,
sữa, bạc hàng đầu cho Mỹ. Kim ngạch thương mại hai nước đạt 50 tỷ USD.
Do vậy, Mỹ luôn muốn thúc đẩy mô hình chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế
tại các nước này.[102]

68
Chính quyền Tổng thống Bill Clinton đã thúc đẩy các quốc gia trong
khối đẩy mạnh mô hình chủ nghĩa tự do mới cho các chính quyền Tổng thống
ở Brazil là Cadorso, Mêlem ở Aghentina, Ricardo Lagos ở Chi Lê. Đồng thời,
Mỹ cũng thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các nước đồng minh này. Bên cạnh
đó, Mỹ đã ký hiệp định thương mại tự do FTA với các quốc gia trong khối
này. Biến các nước thành thị trường cung câp và tiêu thụ hàng hóa cho Mỹ.
Như Brazil là thị trường cung cấp dầu thô lớn thứ hai ở Mỹ La Tinh cho Mỹ
sau Venezuela. Quốc gia này cũng là thị trường cung cấp các sản phẩm nông
sản số 1 cho Mỹ như cafe, ngô, chuối, bông, thuốc lá. Aghentina là thị trường
cung cấp bạc, lông cừu lớn nhất cho Mỹ. Chile là thị trường cung cấp đồng số
1 cho Mỹ trên thế giới. Thông qua ngân hàng liên Mỹ, Hoa kỳ cũng cho các
quốc gia này vay những khoản vay có điều kiện, dẫn đến vào cuối thập niên
90 của thế kỷ XX Brazil, Aghentina, Chile rơi vào khủng hoảng trầm trọng về
kinh tế.
Về chính trị, an ninh: Chính sách của Mỹ về chính trị và an ninh ở khu
vực Mỹ La Tinh được coi là quan trọng nhằm thiết lập một khu vực có các
chính quyền "thân Mỹ", nhằm duy trì an ninh theo hướng có lợi cho Mỹ ở khu
vực chiến lược này. Chính quyền Clinton coi Tây bán cầu là vùng đất thuận
lợi để thực hiện chiến lược của mình. Việc cải thiện tình hình khu vực này
bằng các động thái của Mỹ trong việc giải quyết các xung đột biên giới, thiết
lập kiểm soát đối với các phong trào nổi loạn, phổ biến vũ khí hạt nhân. Đây
chính là cơ sở để đạt được những mục tiêu về kinh tế và an ninh chính trị tại
khu vực Tây bán cầu này.
Tình hình an ninh ở khu vực này cho thấy Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện kế
hoạch can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều nước tại khu vực như việc Mỹ
can thiệp vào các vấn đề của Cuba trong suốt 35 năm qua, Mỹ áp lệnh cấm
vận về chính trị, kinh tế và thương mại nhằm làm cho Cuba không được độc
lập, làm cho tình hình an ninh chính trị tại khu vực Caribe phức tạp và căng thẳng.
Đây chính là một đạo luật được Tổng thống Bill Clinton đưa ra năm
1996, mang tên "Luật vì tự do và dân chủ ở Cuba" [21]. Đạo luật này yêu cầu

69
Tổng thống Mỹ thúc ép Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiến hành bao vây
chống Cuba và đặt điều kiện cho các nước trước đây là XHCN phải buôn bán
với Cuba theo cơ chế thị trường; không cấp thị thực nhập cảnh vào Mỹ cho
các cá nhân hay doanh nghiệp nào mua bán hay thuê tài sản của các công dân
Mỹ, hoặc người Mỹ gốc Cuba bị chính phủ Cuba quốc hữu hóa từ năm 1959;
bảo đảm cho các công dân Mỹ có quyền được kiện trước tòa án Mỹ bất cứ cá
nhân hay doanh nghiệp nào được hưởng lợi từ tài sản của mình bị chính phủ
Cuba quốc hữu hóa năm 1959. Hành động phi lý này của chính quyền
Washington đã gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ ở khu vực Mỹ La
Tinh, trên thế giới và ngay cả các nước đồng minh thân cận của Mỹ có làm ăn
buôn bán với Cuba. Liên minh Châu Âu (EU) trong đó có Canada đã lên tiếng
phản đối kịch liệt những động thái trên của chính quyền Clinton, thậm chí còn
có những kế hoạch trả đũa cho những hành động này của Mỹ.[67, 8]
Đứng trước tình hình đó, chính quyền Bill Clinton phải hoãn thi hành 3
điều khoản trên của đạo luật, cùng với luật hạn chế thương gia nước ngoài đầu
tư vào Libi và Iran. Những đạo luật trên cho thấy một thực tế là chính quyền
Washington đã đi ngược lại công ước quốc tế và vi phạm những nguyên tắc tự
do thương mại trên thế giới.
Mặc dù gặp rất nhiều sự phản đối và lên tiếng của các nước trong khu
vực Mỹ Latinh, các nước đồng minh của Mỹ và các tổ chức quốc tế nhưng có
một điều Mỹ không bao giờ phủ nhận và từ bỏ đó là Tây bán cầu là một mảnh
đất rất màu mỡ và là mục tiêu chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ
từ trước đến nay. Mỹ Latinh vẫn là mục tiêu chiến lược cho Mỹ thực hiện
chiến lược "Cam kết và mở rộng" của mình. Mỹ có thể sãn sàng đưa ra các
biện pháp tháo gỡ căng thẳng, kiểm soát các phong trào nổi dậy và kiềm chế
việc phổ biến vũ khí để có được khu vực này.
Thông qua Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ OAS, Washington muốn
duy trì sự thống trị về chính trị, quân sự ở khu vực thường vốn được coi là
"sân sau" của Mỹ. Hoa Kỳ tăng cường mối quan hệ đồng minh với các đồng

70
minh truyền thống trong khu vực như Colombia, Peru, Goatemala,
Honduras....
Đối với Colombia, chính quyền Clinton vẫn duy trì ở nước này một lực
lượng quân đội và các căn cứ quân sự hùng hậu, với danh nghĩa là chống
buôn lậu ma túy, nhưng thực chất là duy trì và xác lập ảnh hưởng của Mỹ ở
quốc gia Nam Mỹ này. Nhằm mục tiêu chống lại lực lượng vũ trang cách
mạng Colombia FARC (lực lượng cánh tả), nắm giữ tới 70% đất đai ở
Colombia. Đồng thời, Mỹ dùng Colombia để khống chế các quốc gia có tư
tưởng chống Mỹ như Venezuela. Ngoài ra, chính quyền Clinton còn duy trì
mối quan hệ chính trị, quân sự, an ninh hết sức thân mật với chính quyền của
Tổng thống Erlesto Sambe dùng lực lượng vũ trang cánh hữu để chống lại
FARC.[106]
Mỹ cũng tăng cường mối quan hệ đồng minh thân cận với chính phủ
Honduras, Goatenama và Panama, nhằm mục tiêu xác lập ảnh hưởng của Mỹ
chống lại phong trào Sadinô ở Nicaragoa, mặt trận giải phóng dân tộc
Pharabudo Masty ở Ensambado. Chính quyền Clinton thực hiện chính sách
duy trì ảnh hưởng của mình ở kênh đào Parnama, một trong 3 tuyến đường
biển lớn nhất thế giới. Nhà Trắng còn lập ra các chính phủ thân Mỹ và phục
vụ lợi ích cho Mỹ ở các nước này.
Mặt khác, Mỹ duy trì ở Haiti các chính phủ tham nhũng thân phương
Tây, nhằm xác lập ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ ở đây. Coi Haiti là "bức
bình phong" để chống Cuba, trục xuất Aristide ra sống lưu vong ở nước ngoài
với lí do vị Tổng thống này không thực hiện theo Mỹ, cấm đảng Lavilas của
ông hoạt động.
Bên cạnh đó, Mỹ tăng cường mối quan hệ với chính phủ của Tổng
thống Phorimori của Peru, hợp tác về quân sự và an ninh với nước này. Nhằm
mục tiêu đàn áp mặt trận "con đường sáng" theo khuynh hướng cánh tả,
chống lại Mỹ và chính phủ Peru và liệt tổ chức này vào tổ chức khủng bố.
Washington đưa ra chính sách chống lại nhà nước Cuba XHCN và các quốc
gia có khunh hướng cánh tả như Nicaragoa, Venezuela, Bolivia...

71
Tóm lại, trong qua trình triển khai chính sách đối ngoại của Tổng thống
Bill Clinton "Chiến lược cam kết và mở rộng" cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc Washington thừa nhận không có mối đe
dọa nào tiềm ẩn. Tuy nhiên, việc đối phó với những mối đe dọa, thách thức đó
là rất khó khăn và phức tạp. Một trong mối quan tâm lớn nhất của Mỹ trong
việc thực hiện chính sách đối ngoại của mình là giải quyết các cuộc xung đột,
khủng hoảng ở khu vực và thế giới từ Bosnia đến Trung Đông và Vịnh
Pecxich, từ Somali đến Bắc Ireland. Nhưng với quan điểm đó làm cho Mỹ
phải đối mặt với rất nhiều các cuộc xung đột và buộc Mỹ phải điều chỉnh
chiến lược. Việc triển khai chiến lược "Cam kết và mở rộng" của chính
quyền Clinton đã sử dụng chủ yếu con bài "dân chủ và nhân quyền" nhằm
làm công cụ gây sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Nhưng chính sách "nhân quyền" của Mỹ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của
nhiều nước đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
2.3. Nhận xét về sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của chính
quyền Clinton
Để hiểu hơn về những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ dưới
thời Tổng thống Bill Clinton, cần phải nhắc lại mấy diểm mấu chốt trong
chính sách đối ngoại của chính quyền tiền nhiệm G.H.W.Bush.
Tổng thống G.H.W Bush đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại Mỹ từ
“Ngăn chặn” (Containment) sang “Vượt trên ngăn chăn” (Beyond
Containment). Thực chất của sự điều chỉnh này là lợi dụng cuộc khủng hoảng
trầm trọng tại các nước xã hội chủ nghĩa Trung - Đông Âu và Liên Xô để đẩy
nhanh hơn nữa chiến lược “Diễn biến hoà bình”, nhằm lái các nước đó đi vào
quỹ đạo chủ nghĩa tư bản và vòng kiểm soát của Mỹ.
Theo quan điểm của Tổng thống Bill Clinton về chính sách đối ngoại
của Bush (cha):
“Tôi nghĩ rằng mối quan hệ quốc tế mà chúng ta đã phát triển từ sau
Chiến tranh lạnh có thể bị căng thẳng bởi cách tiếp cận đơn phương của
Đảng Cộng hòa – Họ đã phản đối hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân,

72
hiệp ước về biến đổi khí hậu, hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo và thành lập
Tòa án hình sự quốc tế”.[82, 951]
Thật vậy, chiến lược “Vượt trên ngăn chặn” thực hiện chưa được bao
lâu đã tỏ ra không còn thích hợp, do các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lần
lượt sụp đổ trong năm 1990, Liên Xô chuẩn bị tan vỡ. Vào thời điểm đó,
chính quyền G.H.W Bush lại bắt đầu điều chỉnh chiến lược “Vượt trên ngăn
chặn” bằng việc đề ra quan điểm xây dựng “Trật tự thế giới mới” do Mỹ lãnh
đạo với các chủ trương, biện pháp thực hiện chủ yếu sau:
Về chính trị và tư tưởng, dùng quan điểm giá trị của Mỹ để thống nhất
thế giới. Nghĩa là lấy các giá trị dân chủ, nhân quyền, tự do, chế độ nghị viện
và đa đảng của Mỹ làm nền tảng để dẫn dắt thế giới, biến chúng thành tiêu
chuẩn lý tưởng và hành động chung của nhân loại. Mục tiêu thiết lập trật tự
thế giới mới của Mỹ là làm cho số các nước bước vào “thế giới tự do” không
ngừng mở rộng, cuối cùng biến thế giới thành “cộng đồng các quốc gia tự do
hành động nhất trí”, trong đó Mỹ là lãnh tụ tinh thần và chính trị.
Về kinh tế, dùng mô hình kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ để quy hoạch
cục diện kinh tế thế giới, làm cho tất cả các nước đều đi theo mô hình Mỹ và
nền kinh tế toàn cầu nằm dưới sự chi phối của Mỹ.
Về an ninh, Mỹ chủ trương đảm bảo ổn định toàn cầu và khu vực nhằm
bảo vệ lợi ích chiến lược, đồng thời tự đặt ra cho mình nhiệm vụ cấp bách là
tổ chức một mạng lưới, hệ thống bảo đảm an ninh toàn cầu trước nhiều xáo
động trên thế giới như xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, nguy cơ hạt nhân,
buôn bán vũ khí, tội phạm xuyên quốc gia,...
Không giống như những người tiền nhiệm trước G.H.W Bush, William
Jefferson Clinton là tổng thống đầu tiên của nước Mỹ sau chiến tranh Lạnh,
gần như chưa có kinh nghiệm gì về chính sách đối ngoại khi bước chân vào
Nhà trắng tháng 1/1993. Như ông đã hứa trong bài phát biểu vận động tranh
cử của mình rằng sẽ dành ưu tiên nhiều hơn cho các vấn đề đối nội nhưng
ông không thể không quan tâm đến các vấn đề đối ngoại nên ông đã bổ nhiệm
Anthony Lake làm cố vấn an ninh quốc gia và Warren Christopher làm ngoại trưởng.

73
Một số học giả cho rằng mặc dù Clinton công kích Đảng Cộng hòa về
thất bại trong việc thực hiện nhiều hơn nhân quyền ở Trung Quốc và Balkans,
trong thực tế không có sự khác biệt lớn trong chính sách đối ngoại của
Clinton và Bush. Trong khi có một số người khác như một cố vấn về quan hệ
công chúng đã phục vụ cho cả hai tổng thống Dân chủ và Cộng hòa đã ước
tính rằng Clinton dành 25% thời gian của mình cho các vấn đề đối ngoại, còn
Bush dành 75% thời gian của mình cho chính sách đối ngoại.[94]
Năm đầu tiên trong Nhà trắng, Tổng thống Clinton rất lúng túng với
các vấn đề đối nội nên các vấn đề đối ngoại cũng bị ảnh hưởng. Chẳng hạn
lĩnh vực quan tâm của ông trong chính sách đối ngoại là kinh tế nên ông đã cố
gắng đẩy mạnh vai trò kinh tế của Mỹ trên thế giới. Tuy nhiên, có rất nhiều
thách thức trong chính sách đối ngoại đang chờ đợi Bill Clinton, đó là cuộc
xung đột đang lan rộng ở khu vực Balkans, sự sụp đổ của nền kinh tế Nga, sự
tan vỡ của luật pháp và trật tự ở Haiti, một số “quốc gia thù địch” cố gắng
phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và căng thẳng đang leo thang tại Trung
Đông. Các thách thức này đã làm cho Tổng thống Bill Clinton phải đóng một
vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế và đòi hỏi chính quyền B.
Clinton phải định hình một chính sách đối ngoại mới, vừa phục vụ cho ưu tiên
hàng đầu là chấn hưng nền kinh tế, vừa theo đuổi mục tiêu chiến lược bao
trùm, nhất quán là xác lập vai trò “lãnh đạo thế giới” của Mỹ. Theo hướng
này, B. Clinton đã điều chỉnh một bước quan trọng chính sách đối ngoại,
thông qua việc ban hành và thực thi “Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và
mở rộng” (National Security Strategy of Engagement and Enlargement).
Mặc dù, mục tiêu chiến lược không thay đổi, nhưng chính quyền B. Clinton
có sự điều chỉnh rõ rệt trong cách thức triển khai chiến lược toàn cầu và một
số ưu tiên đối ngoại của Mỹ.
Chiến lược mới của B. Clinton tiếp tục “cam kết” về vai trò “lãnh đạo
thế giới”, can dự vào các công việc và thể chế quốc tế, dẫn dắt nền kinh tế thế
giới theo hướng tự do hoá và toàn cầu hoá theo quan điểm Mỹ. Còn quan
điểm về “mở rộng” của chiến lược này được hiểu là Mỹ sẽ khuyếch trương,
mở rộng các cộng đồng tự do, các nền dân chủ, thực chất là khuếch trương,
mở rộng dân chủ Mỹ, giá trị Mỹ, mô hình Mỹ ra toàn thế giới. Trên góc độ
74
khác, chiến lược “cam kết và mở rộng” là xác lập hệ tư tưởng tư sản, các giá
trị phương Tây, chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa, mô hình kinh tế - xã hội tự
do mới và sức mạnh áp đảo của Mỹ trên phạm vi toàn cầu nhằm giành chiến
thắng hoàn toàn đối với chủ nghĩa cộng sản.
Sự điều chỉnh chính sách dưới thời Tổng thống B. Clinton (1993-2000)
được thể hiện trên một số điểm chính sau:
Thứ nhất, nhấn mạnh nhiệm vụ đối ngoại phục vụ ưu tiên hàng đầu là
phục hồi và phát triển nền kinh tế Mỹ, tăng cường sức cạnh tranh cho nền
kinh tế, giữ vững địa vị là nền kinh tế mạnh nhất thế giới.
Cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Bill Clinton Anthony
Lake, hồi tưởng lại: “Vào năm 1991 Clinton đang chuẩn bị một bài phát biểu
về Chính sách đối ngoại. Tôi đã viết nó bằng một số ngôn ngữ và ông nói
rằng, chính sách đối ngoại là chính sách trong nước. “Đó không phải là một
khái niệm ngay lập tức hấp dẫn một người như tôi, và tôi phải mất một năm
để hiểu được tất cả các ý nghĩa của nó – Nhưng ông đã đúng”.[98,78 -79]
Chính quyền Tổng thống Bill Clinton coi trọng chính sách đối nội hơn
việc thúc đẩy các cơ chế và thể chế hợp tác đa phương trong lĩnh vực kinh tế,
kết hợp an ninh và kinh tế, coi sự an toàn kinh tế là mục tiêu chủ yếu của
chính sách đối ngoại và tìm cách xác định thương mại toàn thế giới.
Thứ hai, duy trì sức mạnh và ưu thế quân sự của Mỹ trên cơ sở tiến
hành tổ chức và cơ cấu lại lực lượng quân sự, đảm bảo an ninh toàn cầu trong
tình hình mới của thế giới. Những khu vực ưu tiên trong chính sách quân sự
Mỹ có sự điều chỉnh, trong đó tập trung vào các khu vực: châu Âu, châu Á -
Thái Bình Dương và Trung Đông. Tại châu Âu, ngoài việc tiếp tục củng cố
quan hệ với các đồng minh, Mỹ xúc tiến mở rộng NATO về hướng đông, kết
nạp thêm các nước ở Đông Âu vào NATO. Mặt khác, tuy châu Âu vẫn được
coi là khu vực chiến lược quan trọng, nhưng vị trí chiến lược của châu Á-
Thái Bình Dương đã được nâng cao rõ rệt nhằm hình thành hai cánh chiến
lược trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Tại Trung Đông, Mỹ tìm cách thiết

75
lập hệ thống an ninh mới cho khu vực, tăng cường sự hiện diện quân sự, hạn
chế ảnh hưởng của các nước khác và thúc đẩy tiến trình hòa bình trong khu vực.
Thứ ba, phát huy những ưu thế về chính trị, quân sự và kinh tế, Mỹ đẩy
mạnh hơn việc phổ biến và áp đặt các giá trị của mình cho các nước trên toàn
thế giới, đặc biệt là "kinh tế thị trường" và "dân chủ" kiểu Mỹ.
Bài phát biểu của Tổng thống Bill Clinton với báo”Alienated
Americans”, ngày 2/7/1998 nêu rõ:
“Chúng ta không có đủ khả năng để có các chính sách đối nội hay đối
ngoại nữa. Chúng ta phải xây dựng và theo đuổi chính sách quốc gia phục vụ
nhu cầu của người dân bằng cách hợp nhất chúng ta tại đất nước của chúng
ta với việc khôi phục lại sự vĩ đại của nước Mỹ trên thế giới”.[88]
Sau Clinton, do tình hình thế giới và trong nước có những thay đổi nên
người kế nhiệm ông, Tổng thống George W. Bush lại có những điều chỉnh mới.
Thứ nhất, sau sự kiện 11/9/2001 chống khủng bố trở thành mục tiêu
quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại- an ninh của chính quyền
Bush (con). Đây cũng chính là ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong những năm đầu
của thế kỷ XXI.
Thứ hai, Tổng thống Bush (con) đã đề ra chiến lược “đánh đòn phủ
đầu”, trong đó vấn đề an ninh - quân sự trở thành trụ cột trong chiến lược an
ninh quốc gia mới của Mỹ. Điều này được thể hiện trong việc Nhà Trắng chủ
trương tăng ngân sách quốc phòng và quyết tâm thúc đẩy Hệ thống phòng thủ
tên lửa quốc gia (NMD) bất chấp sự phản đối của Nga và các nước khác. Sự
kiện 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố được phát động tạo cơ hội cho chính
quyền Tổng thống Bush tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quân sự theo tư duy
mới: tấn công là biện pháp tốt nhất để phòng ngự. Đây cũng là luận điểm cơ
bản trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ sau sự kiện 11/9.[44]
Thứ ba, chính quyền Tổng thống Bush thực hiện chủ nghĩa “đơn
phương” trong quan hệ quốc tế. Đồng thời, thực hiện chính sách ngoại giao
dựa trên sức mạnh để “thiết lập nền hòa bình thông qua sức mạnh”. Liên minh

76
quốc tế chống khủng bố chỉ là một sự tập hợp lực lượng tạm thời và là một
trong những biểu hiện trên thực tế của chính sách đối ngoại thực dụng Mỹ.
Tóm lại, có thể kết luận rằng, mặc dù thực tế là mối quan tâm cá nhân
và nền tảng của Tổng thống có ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách đối
ngoại của nước Mỹ, nhưng điều kiện chính trị và kinh tế của thế giới là nhân
tố quan trọng nhất quyết định đến chính sách đối ngoại của nước Mỹ.

77
Chương 3
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI
TỔNG THỐNG BILL CLINTON VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN
QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

3.1. Một số đánh giá về việc triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ dưới
thời Tổng thống Bill Clinton
3.1.1. Những thành tựu
Trong hai nhiệm lãnh đạo nước Mỹ, chính quyền Tổng thống Bill
Clinton đã đề ra những chính sách đối ngoại đối với các nước trong khu vực
và thế giới trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và
đã đạt được những kết quả cụ thể.
Về chính trị.- quân sự
Có thể nói Tổng thống Bill Clinton thực sự có một tầm nhìn về vai trò
lãnh đạo của Mỹ sau chiến tranh Lạnh. Cách nhìn nhận đó không có gì khác
so với người tiền nhiệm Bush (cha). Theo quan điểm này, nước Mỹ vẫn là
trung tâm và là người lãnh đạo thế giới, trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo chứ
không phải một quốc gia nào khác trên thế giới.
Theo quan điểm của Cố vấn An ninh quốc gia Anthony Lake: "...Kế
thừa một học thuyết “ngăn chặn” phải là một chiến lược “mở rộng” mở rộng
một nền dân chủ tự do trên toàn thế giới. "Khi nó đã làm cho chiến lược của
TT Bush giảm đi cái mà nhà chính trị học Gaddis Smith gọi là nó" tầm
thường...” [101, 23]
Chính quyền Tổng thống Bill Clinton cũng nhận thức rõ được cần phải
thay đổi đường lối chính sách đối ngoại cho phù hợp với một trật tự thế giới
mới. Theo như nhận định của Cố vấn an ninh quốc gia Anthony Lake, chiến
lược "ngăn chặn" đã lỗi thời bởi chiến lược này được đưa ra trong bối cảnh
thế giới vẫn bị phân chia thành hai cực đối đầu Xô – Mỹ mà mục tiêu xuyên
suốt của chiến lược này tiêu diệt Liên Xô và khối XHCN, xác lập một vị trí
lãnh đạo thế giới mới. Trong khi đó, chiến lược “Cam kết và mở rộng” của

78
Tổng thống Bill Clinton lại có mục tiêu hoàn toàn khác. Điểm khác biệt ở đây
là tình hình quốc tế đã thay đối, nước Mỹ cũng không phải nước Mỹ của thời
chiến tranh Lạnh nữa, thế giới trong thời kỳ chính quyền Bill Clinton cầm
quyền là thế giới “đa cực”, Mỹ là siêu cường duy nhất. Mỹ trong giai đoạn
ngoài mục tiêu lãnh đạo thế giới, Washington còn có nhiệm vụ truyền bá các
giá trị dân chủ tự do theo kiểu Mỹ và phương Tây ra toàn thế giới.
Cách nhìn về thế giới của Tổng thống Bill Clinton đã khác trước, ông
không nhìn về Châu Âu như một thế giới chung nhất như trong thời kỳ chiến
tranh Lạnh mà đã nhìn nhận và đánh giá đúng hơn về một Châu Á – Thái
Bình Dương đang ngày càng phát triển và có vai trò, vị trí rất quan trọng trên
bản đồ thế giới, bởi sự xuất hiện của các cường quốc mới nổi như Trung
Quốc, Ấn Độ, các quốc gia ASEAN và các nước NICs cũng sức mạnh kinh tế
của Nhật Bản ngày càng phát triển. Chính quyền Bill Clinton cũng nhìn nhận
thấy rằng bản thân họ cũng là một nước Thái Bình Dương, nơi họ có nhiều
đồng minh và lợi ích ở đó như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand.
Cho nên, việc Mỹ duy trì vai trò của mình trong khu vực này như thế nào sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, an ninh quốc gia Mỹ như vậy trong thế kỷ XXI.
Với những mục tiêu trên trong đường lối đối ngoại của mình chính
quyền Tổng thống Bill Clinton đã thu lại được những thành quả sau.
Mỹ duy trì được vị trí siêu cường về chính trị và quân sự thế giới.
Chính quyền Bill Clinton đóng vai trò làm trung gian hòa giải cho nhiều cuộc
xung đột khu vực và quốc tế. Thông qua Liên Hợp Quốc, Mỹ đã làm trung
gian hòa giải cho cuộc xung đột giữ Isarel và Palestine bằng Hiệp định hòa
bình Oslo (Na Uy) năm 1993 giữa Thủ tướng Yitzhak Rabin và Chủ tịch mặt
trận giải phóng dân tộc PRO Palestine, Yasser Arafat.
Mỹ đóng vai trò làm trung gian hòa giải để chấm dứt cuộc nội chiến ở
Liên Bang Nam Tư cũ (1988 -1995) giữa người Hồi giáo, người Croatia và
Serbia bằng Hiệp định hòa bình "Dayton" ở Dayton vào 8/1995.

79
Tổng thống Bill Clinton cũng là người đỡ đầu cho chính phủ của Tổng
thống Haiti, Aristide, trở lại Haiti cầm quyền năm 1994 sau khi bị tướng Raul
Cedras đảo chính năm 1989.
Mỹ làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột ở khu vực Thượng
Karabắc giữa Acmênia và Agiecbaizan thông qua nhóm MINKS (bao gồm
Mỹ, EU, Nga) được thành lập ở Belarut năm 1992.
Mỹ tham gia giải quyết cuộc xung đột ở Bắc Ireland giữa lực lượng
quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) và quân đội Anh.
Mỹ vẫn duy trì vai trò và vị thế của mình đối với các nước đồng minh ở
khu vực và trên thế giới thông qua các tổ chức chính trị quân sự do Mỹ lập ra
từ thời chiến tranh Lạnh. Đồng thời, chính quyền Mỹ cũng vẫn duy trì Hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương NATO, coi đây là công cụ để can thiệp vào các
nước, các liên minh quân sự song phương.
Sức mạnh chính trị và quân sự của nước Mỹ được thể hiện thông qua
chi phí quân sự nước Mỹ luôn chiếm 50% tổng chi phí quân sự toàn cầu.
Chính quyền Tổng thống Bill Clinton cũng đã thành công trong việc
giải quyết hòa bình cuộc chiến ở Bắc Ireland giữa người theo đạo Tin Lành và
Công giáo.
Quân đội Mỹ sãn sàng can thiệp vào bất cứ điểm nóng xung đột nào
trên thế giới mà không cần đến sự cho phép của Liên Hợp Quốc. Mỹ cho máy
bay không người lái tấn công các căn cứ quân sự ở Afganistan và Xu Đăng
với lý do đây là căn cứ quân sự của lực lượng Alqueda của Bin Laden. Đưa
lực lượng đặc nhiệm Mỹ tái trở lại Philippine sau khi rút lực lượng quân sự ra
khỏi nước này năm 1992.
Chính quyền Tổng thống Bill Cliton đã tiến hành đàm phán với một số
quốc gia Hồi giáo ôn hòa (Arap Xeut, Kôet, Ai Cập) nhằm ra tăng ảnh hưởng
của mình ở khu vực Trung Đông để Khống chế và làm suy yếu chính quyền
Hussen ở Iraq.

80
Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, chính quyền Bill Clinton vẫn
cho phép Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy sang thăm Washington. Đây là
một động thái cho thấy Mỹ không bao giờ bỏ rơi Đài Loan.
Về kinh tế
Theo quan điểm của Cố vấn An ninh quốc gia Sandy Berger ... “phải
đưa ra các mục tiêu xây dựng một Châu Âu thống nhất, hòa bình để tăng
cường an ninh và kiến thiết kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương,
trong khi xác định chính xác mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ. Sự phê
bình chính xác trong chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton là không
tập trung vào tầm nhìn mà cao hơn nữa thiếu sự quan tâm...” [101, 24]
Tồng thống Bill Clinton đã đưa ra các lệnh trừng phạt để áp đặt các
quốc gia vi phạm dân chủ và nhân quyền, các quốc gia có những chương trình
hạt nhân như Iran, Iraq, Lybia, Cuba.
Chính quyền Tổng thống Bill Clinton hiểu sớm hơn, tốt hơn, và sâu sắc
hơn so với nhiều nhà lãnh đạo khác rằng toàn cầu hóa không chỉ đơn giản là
một từ thông dụng hợp thời trang, lưu ý rằng: "Tất cả mọi thứ từ sức mạnh
của nền kinh tế, sự an toàn của các thành phố, sức khỏe của người dân của
chúng tôi phụ thuộc vào những sự kiện nó không chỉ trong biên giới quốc gia
mà còn là một nửa thế giới”.[101, 24]
Trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton phù hợp với xu thế
của thời đại (Internet, dân chủ hóa, mở cửa thị trường) một mức độ chưa từng
thấy trong hội nhập toàn cầu. Đây không phải là mục tiêu để Hoa Kỳ thực
hiện theo xu hướng toàn cầu hóa mà Clinton đã tìm cách để tăng tốc và tận
dụng các lực lượng này và hạn chế bất ổn của nó. Ông đã nỗ lực để làm giảm
các rào cản về thương mại và đầu tư bằng việc hoàn tất Hiệp định Thương
mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico, kết thúc Vòng đàm phán
Uruguay của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), hỗ trợ
việc thành lập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và kêu gọi Quốc hội
thông qua đạo luật “tăng trưởng châu Phi” như AIDS và các bệnh truyền
nhiễm khác lây lan khắp các quốc gia đang phát triển, Nhà Trắng cùng với

81
Ngân hàng Thế giới WB và các quốc gia công nghiệp phát triển tăng ngân
sách cho y tế cộng đồng. Khi mở cửa thị trường nó không chỉ đẩy mạnh đầu
tư qua biên giới mà còn đẩy mạnh tội phạm xuyên biên giới với nhận định đó
Tổng thống Bill Clinton đã thúc đẩy các sáng kiến để chống lại nạn rửa tiền
quốc tế vì nó chính là kết quả của việc nuôi dưỡng tham nhũng và làm cho thị
trường bất ổn. Nhà Trắng cũng ưu tiên cao về vấn đề môi trường, bầu ra một
người phụ trách các vấn đề toàn cầu của Bộ Ngoại giao và kết hợp các vấn đề
môi trường đóng góp vào chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống, chính quyền Bill Clinton đã đạt được
một số kết quả.
Chủ trương của Tổng thống Bill Clinton là duy trì mức tăng trưởng
thấp và lạm phát thấp nói chung đang được thực hiện. Cơ quan dự trữ liên
bang FED duy trì mức lãi xuất thấp nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng sau đợt
đầu suy thoái bước đầu đã có kết quả; Năm 1993 là năm đầu tiên dưới sự lãnh
đạo của Bill Clinton, tăng trưởng GDP cả năm đạt +2,7% so với 2,1% năm
1992. Năm 1994 tăng +4,1%, riêng quý IV năm 1994 tăng lên tới 5,4%, lạm
phát cả hai năm là 2,6%.[41, 10]
Nền kinh tế phát triển quá nóng có nguy cơ lạm phát tăng cao. Chính
quyền Clinton phải đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, kìm hãm tốc độ tăng
trưởng. Năm 1995, tốc độ tăng trưởng GDP đột ngột tụt xuống +1,5%. Năm
1995, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Mỹ đạt 75 tỷ USD tăng hơn 30%
so với năm 1993. Xu thế này được phát triển mạnh là do Mỹ tập trung vào
xuất khẩu nhiều mặt hàng, đồng đô la của Mỹ giảm đáng kể nhằm tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu Mỹ và tạo sự hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư nước ngoài có tỷ giá nội tệ cao hơn đồng USD như Thụy Sỹ, Đức.
Đầu tư FDI tăng góp phần thúc đẩy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng và
phát triển. Trong hai năm 1994, 1995, Hoa Kỳ là quốc gia có mức xuất khẩu
cao nhất thế giới và giành vị trí nước có sự cạnh tranh lớn nhất trong buôn
bán quốc tế.

82
Ngân sách quốc phòng giảm dần. Năm 1993 là 297,5 tỷ USD so với
307,336 tỷ USD năm 1992. Năm 1996 là 253 tỷ USD. Thâm hụt ngân sách
liên bang năm 1995 giảm xuống còn 163,8 tỷ USD so với 290,2 tỷ USD năm
1992. Tỷ lệ tiết kiệm thấp chỉ ở mức 3%/năm so với 7%/năm vào thập kỷ 70
và 8% thập kỷ 60. Thất nghiệp giảm, năm 1993, tỷ lệ thất nghiệp so với tổng
số lao động là 6,5%. Tháng 6 năm 1996 là 5,3%, đây là mức thất nghiệp thấp
nhất trong vòng 6 năm qua. Trong gần 4 năm qua chính quyền Bill Clinton đã
tạo ra 8,5 triệu việc làm, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ.
Mặc dù Mỹ chiếm 4,7 % dân số thế giới, nhưng GDP theo đầu người
chiếm 31,2% trong tổng số 31,4% GDP toàn cầu. Năm 2000, Mỹ đạt 9,996 tỷ
USD, lớn gấp đối so với GDP Nhật Bản (4,62% GDP) và gấp 10 so với Trung
Quốc Tính từ năm 1990 đến năm 1998, kinh tế mỹ tăng 25% gần gấp đôi so
với EU (15%) và Nhật Bản (9%).[41, 17-19]
Trong giai đoạn chính quyền Bill Clinton nắm quyền, Mỹ giữ vai trò
chủ đạo trong các thiết chế tài chính, thương mại thế giới như IMF, WTO,
WB. Nền kinh tế Mỹ có sức cạnh tranh lớn trong nền kinh tế thế giới. Đồng
đô la chiếm 60% giao dịch thương mại toàn cầu.
Mặc dù tình hình kinh tế Mỹ đã có nhiều thay đổi và phát triển hơn so
với những năm đầu thập kỷ 90. Nhưng kinh tế Mỹ vẫn còn tồn tại một số hạn
chế. Mặc dù tình trạng thất nghiệp giảm, nhưng chỉ mang tính cơ cấu, khó
giải quyết. Nhiều vấn đề xã hội tiếp tục diễn ra trầm trọng trong lúc ngân sách
chi tiêu về y tế cắt giảm, nạn ma túy, bạo lực, mại dâm tràn lan. Vấn đề làm
cho người Mỹ lo lắng nhất, đó là nạn tội ác dâng cao, những vụ giết người
hàng loạt vẫn đang xẩy ra và ngày càng phát triển.
Về văn hóa
Trong hai nhiệm kỳ của mình Tổng thống Bill Clinton đã xây dưng và
từng bước xác lập được các tiêu chuẩn, giá trị Mỹ trên thế giới và áp đặt các
quốc gia trên thế giới phải tuân theo những tiêu chuẩn Mỹ đưa ra. Giá trị đó
chính là quyền tự do của con người (cá nhân) là đối tượng, “Văn minh
phương Tây là ưu việt”.

83
Bên cạnh đó chính quyền Tổng thống Bill Clinton cũng xác lập được
“Dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo” coi đây là tiêu chuẩn để đánh giá,
định vị các quốc gia trên thế giới là dân chủ hay không dân chủ. Chính quan
điểm này đã làm cho chính quyền Bill Clinton phê phán và áp đặt nhiều quốc
gia là vi phạm dân chủ và nhân quyền như Trung Quốc, Cuba.
Trong một Hội nghị quốc tế về nhân quyền của Liên Hợp Quốc tổ chức
năm 1993, chính quyền Tổng thống Bill Clinton cũng đã nêu rõ những thách
thức về vấn đề nhân quyền của các quốc gia trên thế giới, Ông nói “..thuyết
tương đối không thể trở thành nơi trú ẩn cuối cùng của sự đàn áp".[88, 25].
Cũng bàn về vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ Warren Christopher lên án mạnh
mẽ những nỗ lực xác định quyền con người trên cơ sở nguồn gốc, lịch sử, văn
hóa và tôn giáo khác nhau các quốc gia thể hiện điều này rõ ràng nhất là
Trung Quốc, Syria, Iran và Cuba.
Có thể nhận thấy, Ngoại trưởng Christopher đã nhìn nhận vấn đề dân
chủ và nhân quyền ở nhiều nước bằng con mắt lo ngại nhưng chưa có những
biện pháp để đưa ra những ứng xử đối với các quốc gia vi phạm vấn đề này.
Tuy nhiên, bảy năm sau đó, người tiền nhiệm của Christopher là
Madeleine Albright đã nhìn nhận sâu sắc về vấn đề này bằng việc triệu tập
một Hội nghị gồm hơn 100 quốc gia tại Vacsava, Ba Lan để đưa ra dự thảo
toàn cầu về các nguyên tắc chung của nền dân chủ.
Qua đây có thể thấy Madeleine Albright đã có những nhận thức mới
mang tính thực tiễn hơn bằng việc thông qua các diễn đàn về dân chủ và nhân
quyền để lên án các quốc gia vi phạm các tiêu chuẩn về nhân quyền. Điều
quan trọng là nước Mỹ dưới thời Albright đã xác lập và hình thành được giá
trị về dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới.
Thành tựu về văn hóa chính quyền Clinton đạt được trong nhiện kỳ của
mình được thể hiện như sau:
Cuối năm 1999 trên thế giới có 180 triệu người sử dụng Internet thì
riêng Mỹ đã chiếm 50% trong số đó, 46% lượng thông tin chung chuyển trên
Internet là xuất phát từ Mỹ.

84
Các chương trình truyền hình và phim ảnh của Mỹ chiếm 3/4 thị trường
thế giới. Trong lĩnh vực nghe nhìn, Mỹ chiếm 83,1% thu nhập, 18,2% tỷ USD
sản xuất phim trên thế giới. Toàn cầu hóa, tiếng Anh là ngôn ngữ chủ đạo trên
Internet và đại đa số các chương trình Internet đều bắt nguồn từ Mỹ; [100].
Chính quyền Bill Clinton đã giải quyết được 20 triệu việc làm cho nhân dân.
Chính quyền Clinton thúc đẩy các giá trị Mỹ, tư tưởng dân chủ, tự do
và nhân quyền theo kiểu phương Tây ra khắp các quốc gia và khu vực trên thế
giới thông qua các tổ chức phi chính phủ thân Mỹ như các giáo hội nhà thờ
công giáo, Cơ Đốc, tổ chức Fulbright, quỹ phát triển dân chủ Mỹ.
Mỹ thông qua chương trình thúc đẩy tự do Internet để truyền bá các giá
trị văn hóa Mỹ, dân chủ Mỹ ra khắp thế giới. 10/13 kênh trang mạng toàn cầu
của Mỹ như Yahoo, Google. Tận dụng triệt để ưu thế về truyền thông để
quảng bá các giá trị Mỹ ra thế giới như Châu Á, Mỹ, Châu Âu Mỹ có các đài
của "nước tự do" để chống lại các nước đối lập với Mỹ về ý thức hệ, cũng như
truyền bá văn hóa Mỹ ra thế giới. Washington hiện đang duy trì ưu thế tuyệt
đối về các kênh truyền thông như kênh truyền hình CNN, ABC, VOA, AB;
Mỹ quảng cáo văn hóa Mỹ thông qua các thương hiệu văn hóa Mỹ như
MC Donal, quần bò Jean. Thông qua các viện quốc tế EII.
Tóm lại, sau 8 năm thực hiện chiến lược "Cam kết và mở rộng" ,
chính quyền Tổng thống Bill Clinton đạt được khá nhiều trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại. Về kinh tế, ngân sách Liên Bang được
cân bằng sau một thời kỳ thâm hụt kéo dài. Nền kinh tế Hoa Kỳ đạt chu kỳ
tăng trưởng dài nhất trong lịch sử, tăng trưởng kéo dài 117 tháng liên tục. Hội
nhập kinh tế thông qua tự do hóa thương mại được tăng cường. Về xã hội,
kinh tế tăng trưởng mạnh giúp Hoa Kỳ giải quyết được các vấn đề xã hội như
nạn thất nghiệp và giảm tỷ lệ nghèo. Về chính trị, Mỹ đạt được những bước
đầu trong việc mở rộng NATO về hướng Đông, tăng cường ảnh hưởng ở các
tổ chức quốc tế và khu vực. Trong Thông điệp liên bang năm 2000, Tổng
thống Bill Clinton đã khẳng định sự thịnh vượng của Hoa Kỳ : "Chúng ta may
mắn được sống vào thời điểm này của lịch sử. Từ trước tới nay đất nước

85
chúng ta chưa bao giờ được hưởng cùng một lúc nhiều sự thịnh vượng và tiến
bộ xã hội với ít khủng hoảng trong nước và ít nguy cơ đe dọa từ bên ngoài
như hiện nay... Đồng bào Mỹ của tôi, tình hình liên bang của chúng ta là
hùng mạnh nhất chưa từng có.. ".[10, 8]
3.1.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành công, chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời
Tổng thống Bill Clinton cũng gặp phải một số những khó khăn, hạn chế trong
việc thực thi chính sách đối ngoại. Điều này được thể hiện trên các lĩnh vực
về kinh tế, chính trị- an ninh, văn hóa- xã hội như sau:
Về Kinh tế
Chính quyền Tổng thống Bill Clinton đã xây dựng mô hình "Chủ nghĩa
tự do mới trong kinh tế" theo quan điểm của Giáo sư Harvard Jorge
Domínguez
"... một hệ thống thị trường tự do sẽ tạo ra sự thịnh vượng và tiến bộ trên quy
mô toàn cầu. "Làm thế nào để các nhà phân tích đánh giá chiến lược cụ thể
trong chính sách đối ngoại của Mỹ?..." [88, 23] trên thực tế mô hình chủ
nghĩa tự do mới trong chiến lược của Tổng thống Bill Clinton áp đặt vào các
nước ở khu vực Mỹ Latinh, đã đẩy các nước này vào tình trạng sụp đổ và mất
kiểm soát. Đánh giá về chiến lược này của Tổng thồng Bill Clinton theo tờ
New York Time và một số quan điểm của những nhà phân tích là "Trông
không", "quá thận trọng" và thiếu" tầm nhìn ".[81, 23]
Chính quyền Bill Clinton coi Tổ chức Thương mại thế giới WTO chỉ là
công cụ cho nhóm "Nhóm bộ tứ phòng xanh" trong đó lợi ích chủ yếu thuộc
về các nước như Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, các nước còn lại cơ hội chỉ là
50/50.
Từ nhưng chính sách trên mà nước Mỹ cũng gặp một số những hạn chế
và khó khăn khi triển khai và thực hiện chiến lược của mình
Hàng hóa Mỹ gặp phải sự cạnh tranh mạnh từ những hàng hóa từ các
nước EU, Nhật Bản, Trung Quốc, NICS và các nước đang phát triển. Tình

86
trạng thâm hụt buôn bán thương mại trong buôn bán của Mỹ với các quốc gia
trên thế giới gia tăng, đặc biệt trong buôn bán với Trung Quốc.
Tuy Mỹ chiếm ưu thế lớn trong nền kinh tế thế giới cũng như trong các
tổ chức kinh tế, tài chính và tiền tệ quôc tế nhưng không vì thế Mỹ có thể áp
đặt bất cứ giá trị kinh tế nào theo tiêu chuẩn của Mỹ vào các nước trên thế
giới. Chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế của Mỹ áp đặt cho các nước Mỹ La
Tinh trong thập niên 90 của thế kỷ XX thì đến đầu thể XXI bị phá sản. Tại
Aghetina chính sách kinh tế mới của Tổng thống MeNem đã bị sụp đổ năm
1998, dẫn đến quốc gia này rơi vào khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội
trầm trọng trong suốt 5 năm (1998-2003). Nợ nước ngoài của Aghentina hơn
300 tỷ USD, lạm phát luôn duy trì ở mức 300%, trong vòng 5 năm có 4 Tổng
thống thay nhau cầm quyền.
Kinh tế Mỹ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các nền kinh tế phát triển
và mới nổi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, EU. Thêm vào đó,
do nền kinh tế Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng nhập khẩu từ bên
ngoài, nên khi các quốc gia này có bất ổn về chính trị thì nó sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến nền kinh tế Mỹ.
Mặc dù, Mỹ là người ra "luật chơi" và có quyền điều hành tổ chức
Thương mại thế giới WTO, nhưng việc Mỹ sử dụng chủ nghĩa bảo hộ mậu
dịch trong kinh tế nhằm duy trì ưu thế của hàng hóa Mỹ đối với các thành
viên khác của WTO đã gặp phải sự chống lại quyết liệt của các nước này.
Như các vụ tranh chấp thương mại về các sản phẩm chuối với Costa Rica và
Parama, tôm và thép với Brazil.
Về chính trị- an ninh
Có thể nói Chiến lược đối ngại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill
Clinton còn gặp môt số hạn chế nhất định đó là "Lối tư duy chiến tranh Lạnh"
vẫn còn tồn tại bởi lẽ sau chiến tranh Lạnh thế giới vẫn còn tồn tại nhiều xung
đột, mâu thuẫn, lối tư duy chiến tranh Lạnh vẫn còn tồn tại trong giới hoạch
định chính sách đối ngoại Mỹ và lãnh đạo Mỹ. Minh chứng rõ nhất cho điều

87
này là mối quan hệ Nga – Mỹ, sau chiến tranh Lạnh nước Mỹ vẫn đối xử với
Nga theo tư duy của "kẻ thắng trận" với nước "bị bại trận".
Ngân sách chi cho đối ngoại bị cắt giảm lớn gây khó khăn cho việc
triển khai và thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ. Mỹ có 35 tòa đại sứ và
tòa lãnh sự phải đóng cửa vì không có ngân sách để hoạt động. Chi phí chi
cho các hoạt động ngoại giao giảm xuống còn 18,3 tỷ USD (giảm 20% so với
năm 1990), trong khi ngân sách quân sự vẫn giữ ở mức cao là 80% so với thời
kỳ chiến tranh lạnh. Chi phí quốc phòng của Mỹ được so sánh bằng ngân sách
của 10 quốc gia cộng lại của các nước có chi phí quốc phòng lớn trên thế
giới.[41]
Tuy Mỹ chiếm ưu thế chiếm ưu thế tuyệt đối về chính trị và quân sự so
với các nước khác trên thế giới nhưng không vì thế chính sách đối ngoại của
Mỹ không phải tất cả đều thành công. Chiến lược can thiệp nhân đạo của Mỹ
vào Somali bị thất bại hoàn toàn năm 1993, buộc quân đội Mỹ rút hoàn toàn
ra khỏi Somali. Đối với Haiti, Mỹ đã thất bại trong việc ra điều kiện đối với
Tổng thống Aitsit trong việc thúc đẩy chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế ở
quốc gia Vùng Caribe này. Mỹ thất bại trong việc giải quyết cuộc xung đột ở
vùng Hồ lớn Châu Phi giữa người Hutu và người Tutsi ở Ruwanda vào năm
1994, làm 1 triệu người chết.
Cái được gọi là Học thuyết Clinton cho rằng “...Hoa Kỳ và các đồng
minh sẽ can thiệp khi cần thiết để ngăn chặn tội diệt chủng và các thảm họa
nhân đạo khác, đại diện cho một sự khởi đầu táo bạo từ các nguyên lý chiến
tranh lạnh hẹp, lợi ích chiến lược có thể biện minh cho cam kết quân sự ở
nước ngoài của Mỹ...”.[98, 27]
Mỹ đã góp phần kéo dài cuộc nội chiến ở Nam Tư trong suốt 7 năm
(1988 -1995) thông qua việc cùng với các cơ quan mật vụ của Đức, Pháp,
Anh tài trợ cho người Croatia, Slovenia, Bosnia chiến đấu chống lại người
Serbia. Mỹ tài trợ và nuôi dưỡng cho lực lượng KLA ở Kosovo chuyên tàn sát
người Serbia và người thiểu số khác ở khu vực này, dẫn đến cuộc chiến tranh

88
giữa NATO và Nam Tư năm 1999. Đây chính là hành động Mỹ coi nhân
quyền cao hơn chủ quyền.
Sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991, Mỹ đã tiến hành áp đặt Vùng
cấm bay, cô lập về chính trị, quân sự đối với chính quyền Tổng thống Hussein
ở Iraq nhưng thất bại. Mỹ cũng đã thất bại trong việc lật đổ chính quyền Hồi
giáo chống Mỹ ở Iran của Tổng thống Zatsanzani và giáo chủ Khơmeney.
Chính quyền Clinton đã bị thất bại trong việc nỗ lực xây dựng trật tự
thế giới mới theo mô hình của Mỹ. Đồng thời, ông cũng đã thất bại trong việc
không ngăn chặn được các vụ tấn công khủng bố ở Trung tâm Thương mại
thế giới ở Okalahoma năm 1997, tấn công tầu chiếm hạm USS Cole ở cảng
Aden (Yemen) năm 1997, tấn công khách sạn Nairubi (kennia) năm 1998.
Không ngăn chặn được các hoạt động của mạng lưới Alqueda ở Cộng Hòa
Sát, Xudang, tình hình hai miền Triều tiên vẫn trong tình trạng đối đầu và
căng thẳng.
Về văn hóa-xã hội
Các giá trị dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo của Mỹ truyền bá
ra thế giới đã gặp sự chống lại của các nước Hồi giáo và các quốc gia phương
Đông. Trong cuốn " Sự va chạm giữa các nền văn minh" của Huntington đã
nói đến sự va chạm giữa nền văn hóa Mỹ với văn hóa các nước Hồi giáo.
Các quốc gia Hồi giáo, đặc biệt là các nước Trung Đông ủng hộ Mỹ
tiêu diệt lực lượng Taliban và Alqueda ở Afganistan, ủng hộ việc lật đổ chính
quyền của Tổng thống Hussein ở Iraq. Nhưng lại phản đối Mỹ muốn áp đặt
các quốc gia ở Trung Đông các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền theo kiểu
Mỹ đối với người dân Hồi giáo các nước. Phản đối kế hoạch đại Trung Đông,
muốn xây dựng các chính phủ ở Trung Đông theo mô hình chính trị của Mỹ
và phương Tây.
Văn hóa Mỹ, bên cạnh những mặt tích cực có những điểm hạn chế
không phù hợp với văn hóa các nước phương Đông và Hồi giáo. Đó là lối
sống thực dụng, phóng khoáng đề cao giá trị vật chất. Không coi trọng các
truyền thống lịch sử văn hóa của các dân tộc. Bản thân xã hội Mỹ có nhiều

89
yếu tố băng hoại về đạo đức trong xã hội như văn hóa súng đạn, ma túy, mại
dâm, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc.
Văn hóa Mỹ là văn hóa Anglosacxong, bắt nguồn từ Châu Âu, đây là
nền văn hóa chịu ảnh hưởng của đạo Thiên chúa giáo. Trong khi nền văn hóa
của các nước phương Đông lại chịu ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo, Khổng
giáo, phật giáo. Do đó, việc Mỹ áp đặt văn hóa của mình vào văn hóa các
nước dẫn đến mâu thuẫn và chiến tranh xung đột.
Mỹ muốn gia tăng ảnh hưởng văn hóa của mình với các nước thông
qua phương tiện báo, đài, truyền thông, internet. Nhưng Mỹ đã gặp phải sự
phản đối của các quốc gia trên thế giới bởi các nước cho rằng bên cạnh những
mặt tích cực của các phương tiện quảng bá này, Mỹ muốn lợi dụng các
phương tiện này để can thiệp vào tình hình chính trị, kinh tế, xã hội các nước
gây diễn biên hòa bình, xung đột vũ trang, sắc tộc, gây ra bất ổn tình hình
chính trị thế giới.
Tóm lại, bên cạnh những thành công, đất nước Hoa Kỳ dưới sự lãnh
đạo của chính quyền Tổng thống Bill Clinton vẫn còn gặp không ít những khó
khăn, hạn chế. Xã hội Mỹ vẫn còn tồn tại nhiều bất công, bất bình đẳng như
nạn phân biệt chủng tộc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Chính sách
đối ngoại vẫn còn nhiều vấn đề chưa thực hiện được. Mục tiêu quan trọng
nhất là xây dựng một hệ thống đơn cực do Mỹ đứng đầu chưa thực hiện được.
Những thành công và hạn chế trong chính sách đối ngoại của chính quyền
Clinton là những thách thức đối với chính quyền mới kế tục.
3.2. Tác động của chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill
Clinton đối với quan hệ quốc tế và quan hệ Việt - Mỹ
3.2.1. Đối với quan hệ quốc tế
Có thể nói chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill
Clinton có tác động rất lớn đến quan hệ quốc tế. Bởi lẽ, Hoa Kỳ là một siêu
cường số một thế giới, việc hoạch định đường lối đối ngoại có ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển, mối quan hệ giữa các nước với nhau. Đồng thời, Mỹ
cũng là nước đưa ra "luật chơi" trong mối quan hệ này. Chính sách đối ngoại

90
của Mỹ có thể tác động tích cực hoặc làm hạn chế đối với sự phát triển của
nền kinh tế thế giới. Mỹ vẫn luôn duy trì vai trò vị thế của mình trên trường
quốc tế và đóng vai trò chi phối quan hệ quốc tế trên tất cả các lĩnh vực chính
trị- an ninh, kinh tế, văn hóa- xã hội. Điều này được thể hiện như sau :
Về chính trị- an ninh : Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới chính quyền
Bill Clinton đã làm thúc đẩy vị thế siêu cường duy nhất trong quan hệ quốc tế.
Nước Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào việc giải quyết các vấn đề chính trị, an
ninh quốc tế cũng như khu vực như các vấn đề ở khu vực Ban Căng, hạt nhân
trên bán đảo Triều Tiên, Iran, Iraq, vùng Sừng Châu Phi...
Mỹ sử dụng tối đa sức mạnh của các nước đồng minh cũng như các tổ
chức chính trị và quân sự mà Mỹ đóng vai trò chi phối như NATO, OSCE,
OAS để xác lập vị thế về chính trị và quân sự của Washington trên phạm vi
toàn cầu. Chính quyền Clinton sử dụng Liên Hợp Quốc như một công cụ để
giải quyết các vấn đề về an ninh và quân sự, chính trị của nước Mỹ.
Trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Bill Clinton, Mỹ đã thúc đẩy
chiến lược "cam kết và mở rộng" trong lĩnh vực chính trị, an ninh đối với
nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Chính sách này đã có tác động rất lớn
đối với đời sống an ninh, chính trị quốc tế như sau :
Từ năm 1991 đến 2000, nước Mỹ đã tiến hành hơn 40 lần xâm lược và
can thiệp quân sự vào rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Đối với Iraq, Mỹ đã
can thiệp vào vấn đề Iraq thông qua cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990-
1991. Chính quyền Clinton phát động chiến dịch "Con cáo sa mạc", khi Mỹ
cùng Anh dùng máy bay ném bom Iraq năm 1998. Ngoài ra, Mỹ còn ủng hộ
lực lượng li khai người Shiai gây ra cuộc xung đột ở Iraq, nhằm lật đổ chính
quyền Tổng thống Hussen năm 1992, 1996. Đối với Bosnia, Mỹ với tư cách là
lực lượng NATO đã đưa 20.000 quân vào quốc gia ở khu vực Ban Căng này.
Chính quyền của Tổng thống Bill Clinton xác định không chấp nhận
thế giới "đa cực", và cũng không chấp nhận thế giới "nhất siêu đa cường" như
các cường quốc khác : EU, Trung Quốc và Nga mong muốn. Mỹ muốn tận
dụng sức mạnh quân sự, ngoại giao và chính trị của mình trong giai đoạn này

91
để thực thi xây dựng và một thế giới một cực, trong đó Mỹ là trung tâm. Điều
này, tác động rất lớn trong quan hệ quốc tế. Nước Nga, mặc dù đang trong
tình trạng kinh tế suy thoái, chính trị bất ổn, nhưng không vì thế mà Mỹ có
thể đưa ra bất cứ luật chơi nào áp dụng cho nước Nga. Trung Quốc, phản đối
Mỹ phát động chiến dịch quân sự nhằm chống lại lợi ích của các quốc gia có
chủ quyền. Bản thân nội bộ các nước đồng minh của Mỹ cũng phản đối chính
sách thế giới một cực của Mỹ đang áp dụng. Hai đồng minh quan trọng của
Mỹ ở Châu Âu đồng thời cũng là thành viên của NATO là Pháp và Đức, có ý
định thành lập ở Châu Âu một lực lượng phản ứng nhanh riêng với 50.000-
60.000 quân thường trực. Với mục đích giải quyết các vấn đề chính trị và an
ninh ở khu vực theo quan điểm của Châu Âu, nhằm giảm bớt vai trò của Mỹ ở
khu vực này.
Ở bất cứ khu vực nào mà có dấu hiệu bất ổn về vấn đề dân chủ nhân
quyền, dân tộc và tôn giáo, Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ sẵn sàng can
thiệp, nhằm mục tiêu làm bất ổn về chính trị và an ninh ở các quốc gia này và
đưa các quốc gia này theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây. Tận dụng cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính ở khu vực Đông Á năm 1997, 1998, Mỹ đã can
thiệp vào tình hình chính trị và an ninh của Indonexia bằng việc Mỹ yêu cầu
Tổng thống Suharto (nhà lãnh đạo lâu năm nhất của khu vực Châu Á) phải từ
chức vào năm 1997, gây sức ép với chính quyền của Tổng thống Harbibi về
vấn đề Đông Timo bằng việc cáo buộc chính quyền của người tiền nhiệm
Suharto vi phạm nhân quyền, thanh lọc sắc tộc ở tỉnh này. Yêu cầu đưa cựu
Tổng thống Suharto và tướng Yrianto ra tòa án quốc tế Lahay về tội ác chống
lại loài người. Khi chính phủ Indonexia không chấp nhận, Mỹ đã tiến hành
cấm vận vũ khí, tài chính và cô lập ngoại giao đối với Indonexia. Mỹ gây sức
ép với Indonexia để nước này công nhận nền độc lập của Đông Timo, ủng hộ
phong trào li khai do Sanana Gusmao lãnh đạo. Trước sức ép của Mỹ, chính
quyền của Tổng thống Wahid đã buộc phải công nhận nền độc lập của Đông
Timo vào 8/2002.

92
Mỹ thông qua NATO và EU, để thực hiện mục tiêu bình định khu vực
Đông và Đông Nam Châu Âu, nơi mà trước đây vốn thuộc vùng ảnh hưởng
của Nga trong chiến tranh Lạnh. Đồng thời, đây cũng là khu vực được Mỹ xác
định là trái tim của Châu Âu và thế giới, khống chế được khu vực này
Washington có thể dễ dàng thực hiện chính sách an ninh, quân sự, chính trị
của mình ra các khu vực phụ cận như khu vực Trung Á, Trung Cận Đông, lục
địa Á-Âu, Châu Phi. Chính quyền Mỹ tăng cường mở rộng NATO, nhằm mục
tiêu thu hẹp ảnh hưởng của Nga và mở rộng ảnh hưởng của Mỹ. Đồng thời,
qua việc mở rộng NATO, Mỹ sẽ gắn chặt các nước đồng minh Châu Âu lại
với mình, làm cho các nước này khó có thể thực hiện các chính sách riêng biệt
với Mỹ. Trong chính sách với Nga, Mỹ đưa ra quan điểm "Làm cho Nga ngày
càng hội nhập sâu hơn với Châu Âu và NATO, nhưng không cho Nga làm
người quyết định chính sách ảnh hưởng đến an ninh và chính trị của Châu Âu".
Về kinh tế : Chính quyền Bill Clinton đã xác lập được vị thế siêu cường
kinh tế số một thế giới. Sức mạnh kinh tế của Mỹ trong giai đoạn này vượt
trội so với các cường quốc khác. Mỹ duy trì và sử dụng các tổ chức tài chính
tiền tệ quốc tế và khu vực như ADB, IMF, NAFTA, WTO...và đề ra luật
chơi trong quan hệ kinh tế quốc tế để duy trì sức mạnh kinh tế vượt trội. Đồng
thời, Mỹ tìm cách kìm hãm các nước đồng minh và các quốc gia khác trên thế
giới. Nhằm mục đích không cho các quốc gia đó đe dọa đến lợi ích và vị thế
siêu cường số một về kinh tế của Mỹ.
Thông qua các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs), chính quyền Mỹ có
thể kết hợp kinh tế với tham vọng chính trị của mình với các khu vực khác
trên thế giới. Nhằm mục tiêu khống chế và điều khiển các hoạt động kinh tế
của các tổ chức và các quốc gia theo ý muốn của Mỹ.
Trong giai đoạn này, tận dụng ưu thế là siêu cường số một về kinh tế,
Mỹ đã tiến hành can thiệp tác động đến các nền kinh tế của các nước trên thế
giới, đặc biệt là những quốc gia chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế, tài chính năm 1997, 1998. Nhằm mục đích, gia tăng ảnh hưởng của mình
đối với các quốc gia này, thiết lập mô hình kinh tế của chủ nghĩa tự do mới do

93
Mỹ lãnh đạo ở các nước. Thông qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở
Đông Á, Mỹ đã áp đặt mô hình kinh tế Mỹ ở các quốc gia cụ thể như sau :
Đối với Thái Lan, thông qua nhà tài phiệt tiền tệ George Soros, Mỹ đã
làm sụp đổ nền kinh tế Thái Lan, làm cho dự trữ ngoại tệ của nước này từ 38
tỷ USD xuống còn 15 tỷ USD trong vòng chưa đầy một tuần. Điều này làm
cho ngân hàng TW Thái Lan phải tuyên bố phá giá đồng Bạt. Đẩy Thái Lan
lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội sâu sắc. Để khống chế được Thái
Lan, Chính quyền Clinton đã sử dụng các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và
khu vực như IMF, WB, ADB cho Thái Lan vay 38 tỷ USD, đi đôi với các
điều kiện thắt chặt tài chính công và chi tiêu. Làm cho Thái Lan phụ thuộc
vào Mỹ và các thể chế tài chính do Mỹ chi phối.
Điều tương tự này cũng diễn ra ở Hàn Quốc và Indonexia. Tại Hàn
Quốc, chính quyền của Tổng thống Kim Dang Sam đã rơi vào cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ chưa từng có trong lịch sử nước này. Bất ổn về kinh tế
xã hội, thất nghiệp gia tăng, đe dọa đến sự tồn tại của quốc gia vốn được coi
là đồng minh truyền thống của Washington ở khu vực Đông Bắc Á. Để cứu
vãn nền kinh tế Hàn Quốc, Mỹ đã chỉ đạo các thể chế tài chính tiền tệ quốc tế
và khu vực là IMF, WB, ADB "bơm" cho Hàn Quốc khoản tài chính 58,5 tỷ USD.
Tại Indonexia, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu
vực Đông Á, quốc gia này rơi vào tình trạng bất ổn về kinh tế trầm trọng. Mỹ
đã chỉ đạo các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và khu vực siết chặt cấm vận
kinh tế đối với chính phủ của các Tổng thống Suharto, Habibi, Wahid buộc
quốc gia này phải chấp nhận các điều khoản về kinh tế và chính trị do Mỹ đưa
ra. Đồng thời, Mỹ tiến hành phong tỏa tài sản của cựu Tổng thống Suharto và
hai người con trai ông này. Với lý do, trong suốt thời kỳ cầm quyền kéo dài
32 năm, Suharto và hai người con trai đã tham nhũng số tiền lên tới 30 tỷ
USD. Chính sách cấm vận này của Mỹ đã làm cho Indonexia lâm vào cuộc
khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Indonexia
luôn ở mức trên 7% trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX đến năm 1997

94
mức tăng trưởng này tụt xuống ở mức âm hai con số. Dự trữ ngoại tệ sụt giảm
nghiêm trọng.
Đối với Nga, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế năm 1997,
1998 đã tác động sâu sắc tới nước Nga. Kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng và
đứng bên bờ sụp đổ, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức âm hai con số.
Lạm phát năm 1998 trên 200%, đồng Rúp bị mất giá, thị trường chứng khoán,
hệ thống ngân hàng của Nga bị tê liệt do khủng hoảng tài chính tiền tệ. Khó
khăn kinh tế đã tác động đến nền chính trị và xã hội của nước Nga. Bằng
chứng là trong vòng 2 năm 1997, 1998 nước Nga đã có 3 chính phủ ra đời là
Spasin, Kirienko, Primakov. Mỹ đã ra lệnh cho các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế WB, IMF cho Nga vay những khoản tài chính với những điều kiện
rằng buộc và khắc khổ. Nhằm mục đích làm cho Nga lâm vào cuộc khủng
hoảng kinh tế trầm trọng và kiệt quệ và nước Nga khổng thể vươn lên trở
thành cường quốc về kinh tế.
Về văn hóa- xã hội : Với việc tận dụng tối đa hóa sự phát triển của
công nghệ thông tin và truyền thông, chính quyền Clinton đã gia tăng ảnh
hưởng văn hóa Mỹ đối với các quốc gia, khu vực trên thế giới như các kênh
mạng xã hội google, facebook, kênh truyền hình CNN, ABC, AB.
Mỹ đã gia tăng sức mạnh văn hóa Mỹ nhằm mục tiêu gắn văn hóa với
vấn đề dân chủ và nhân quyền. Áp đặt những giá trị văn hóa Mỹ và bắt các
quốc gia khác phải tuân theo những giá trị mà Mỹ đề ra. Thông qua các tổ
chức phi chính phủ, các tổ chức văn hóa được chính quyền Clinton và các nhà
tài phiệt Mỹ tài trợ, chính quyền Washington đã từng bước gia tăng ảnh
hưởng văn hóa đến nhiều quốc gia trên thế giới như viện giáo dục quốc tế IIE...
Mỹ đã gắn các cuộc cách mạng sắc màu và các vấn đề thay đổi dân chủ
ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Mỹ đã tài trợ cho các hoạt động của
các tổ chức giáo dục ở các quốc gia SNG, Đông Nam Âu, nhằm tạo ra các
cuộc cách mạng sắc màu ở các nước này. Tại Nga, Mỹ có hàng nghìn các tổ
chức phi chính phủ về giáo dục hoạt động ở nước này. Các tổ chức này đã tài
trợ về tài chính, lập các đảng phái chống đối, bơm tiền cho các nhà tài phiệt

95
mới nổi ở nước Nga, nhằm mục đích tạo dựng các lực lượng cũng như các
nhân vật đứng đầu ở các tổ chức này thành những lực lượng chống đối nước
Nga sau này. Mỹ đã tài trợ cho trùm tài phiệt Nga Brezusky để nhân vật này
giữ chức Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Liên Bang Nga, tài trợ cho trùm
tài phiệt Khodokovky chủ tịch hãng dầu mỏ Yokos để nuôi dưỡng nhân vật
này thành lãnh tụ chính trị đối lập thân Mỹ. Đồng thời, chính quyền Clinton
lập ra các đảng phái chính trị đối lập ở nước Nga được Mỹ và phương Tây tài
trợ, nhằm tiến hành các cuộc cách mạng sắc màu ở nước Nga trong hiện tại và
tương lai. Như việc lập ra Đảng Nước Nga khác của cựu danh thủ cờ vua
Gary Karbarov, Đảng nước Nga thay đổi...
Tại Nam Tư cũ, Mỹ đã thông qua các tổ chức phi chính phủ và nhân
quyền, tài trợ cho các lực lượng các tổ chức chính trị đối lập, sinh viên đối lập
lật đổ sự lãnh đạo của Tổng thống Milosivich vào tháng 8/2000 và đưa ông
này ra tòa án quốc tế Lahay.
Tại Iraq, thông qua các tổ chức phi chính phủ, các lực lượng người Iraq
lưu vong sống tại Mỹ và phương Tây. Chính quyền Clinton đã tài trợ cho lực
lượng của Đảng dân chủ người Quốc, Mặt trận yêu nước người Quốc, Đảng
dân chủ Iraq. Nhằm mục đích lật đổ chính quyền của Tổng thống Hussen.
Thông qua các tổ chức phi chính phủ, các quỹ văn hóa, Mỹ từng bước
thúc đẩy mô hình chính trị của các nước Đông Âu hội nhập nhanh hơn nữa
vào mô hình chính trị, kinh tế của các nước phương Tây. Nhằm xác lập ảnh
hưởng của văn hóa và giá trị Mỹ và phương Tây ở các nước này.
Tóm lại, trong giai đoạn này chính quyền Bill Clinton đã có những
chính sách, mục tiêu tác động và ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế trên
các linh x vực chính trị an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội. Góp phần định
hướng tình hình thế giới có lợi cho Mỹ trong quan hệ quốc tế giai đoạn này.
3.2.2. Đối với quan hệ Việt –Mỹ
Có thể nói chiến tranh Lạnh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều thay
đổi nhanh chóng, hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo. Trong bối cảnh
thế giới mới các nước đều đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu trong

96
việc hoạch định đường lối chính sách đối ngoại cho đất nước mình. Hoa Kỳ
và Việt Nam cũng đi theo xu hướng đó của thời đại trong việc xây dựng và
hoạch định đường lối đối ngoại.
Việc Hoa Kỳ quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam ngày
đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ hai nước. Lý do để hoa
Kỳ đưa ra quyết định này là do những lợi ích mà Việt Nam có thể đem lại cho
Mỹ trong bối cảnh quan hệ quốc tế mới có nhiều thay đổi. Trước hết, bình
thường hóa và thúc đẩy quan hệ với Việt Nam giúp cho Hoa Kỳ thoát khỏi
"Hội chứng Việt Nam" ; giải quyết tốt các vấn đề tù binh chiến tranh và binh
lính Mỹ mất tích trong chiến trạnh (POW/MIA) ; xóa bỏ những mâu thuẫn,
chia rẽ trong nội bộ và đưa đất nước tiến lên. Tổng thống Bill Clinton khẳng
định điều này trong tuyến bố ngày 11/7/1995 :
"Bước đi này sẽ giúp chúng ta đi lên phía trước về một vấn đề chia rẽ
người Hoa Kỳ với nhau quá lâu rồi. Chúng ta hãy hướng về tương lai. Chúng
ta có quá nhiều việc phải làm ở phía trước. Đây là lúc tạo cho chúng ta cơ
hội để hàn gắn các vết thương của chúng ta. Những vết thương này đã không
chịu lành quá lâu rồi. Giờ chúng ta có thể tiến tới một cơ sở chung. Bất kể
những gì đã chia rẽ chúng ta trước đây, chúng ta hãy xếp vào quá khứ. Hãy
để cho giây phút này, theo từ của Kinh Thánh, là thời điểm để hàn gắn, thời
điểm để kiến tạo".[13]
Ngày 12/7/1995 Mỹ tuyên bố chính thức việc công nhận ngoại giao của
Việt Nam và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đây được coi là sự kiện
quan trọng trong ngoại giao Việt Nam, đó là việc chấm dứt sự cấm vận của
một siêu cường thế giới đối với kinh tế của Việt Nam, nó cũng đánh dấu sức
mạnh ngoại giao của Việt Nam với một cường quốc lớn trên thế giới.
Như vậy, có thể nói việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt
Nam có ý nghĩa rất quan trọng, nó mở ra thời kỳ mới trong quan hệ hai nước.
Đối với Hoa kỳ, thiết lập quan hệ với Việt Nam sẽ giúp cho họ có thể quên
được hận thù của quá khứ; có thêm những bước tiến mới trong vấn đề POW
và MIA [64]; xóa bỏ "hội chứng Việt Nam" và những bất đồng trong nội bộ;

97
nó còn giúp cho Mỹ củng cố được vai trò và vị thế của mình ở khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Đối với Việt Nam,
thiết lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với Mỹ là một thắng
lợi quan trọng trong đường lối ngoại giao mới "Đa phương hóa, đa dạng hóa"
[28]. Đây là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Việt
Nam có quan hệ ngoại giao đầy đủ với tất cả các nước trên thế giới. Việc khai
thông quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ giúp cho Việt Nam cải thiện quan hệ
với các nước khác, gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới, nâng cao vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế.
Việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam không chỉ thuần túy là
vì lợi ích kinh tế, mà cao hơn còn lợi ích chính trị. Với âm mưu muốn xóa bỏ
chế độ xã hội chủ nghĩa của một số nước đang kiên định đi theo con đường
cộng sản cho nên trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ (1996) Hoa Kỳ
đã xác định "Bằng cách mở rộng quan hệ đối thoại với Việt Nam, Mỹ sẽ tiếp
tục khuyến khích Việt Nam đi theo con đường cải cách kinh tế và dân
chủ".[68]
Điều này có nghĩa là chính quyền Clinton sẽ thực hiện chính sách từ
bao vay cấm vận chuyển sang tăng cường hợp tác và "can dự" vào Việt Nam.
Tổng thống Bill Clinton cũng nhận thấy rằng mục tiêu chiến lược này chỉ có
thể thực hiện được khi Mỹ "can dự" chứ không phải là "cô lập" hay kiềm
chế. Mỹ cần đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực và lấy
con đường thương mại làm trọng tâm.
Việc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quyết định bình thường hóa và thiết lập
quan hệ ngoại giao với Việt Nam đã có tác động lớn tới các mối quan hệ
chính trị, kinh tế và văn hóa của hai nước. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối
với Việt Nam được thể hiện trên tất cả các phương diện cụ thể như sau :
Về chính trị, ngoại giao
Chiến lược đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam được thể hiện rõ trong
bài phát biểu của Tổng thống Bill Clinton vào ngày 12/7/1995, ngày Hoa Kỳ
bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

98
Như vậy, về mặt ý đồ, Mỹ xác định tiến hành kế hoạch diễn biến hòa
bình và bạo loạn lật đổ ở Việt Nam, coi các vấn đề dân chủ nhân quyền, dân
tộc và tôn giáo là những thứ vũ khí chính để chống lại nhà nước Việt Nam,
nhằm lật đổ sự lãnh đạo Đảng cộng sản ở Việt Nam, chuyển hóa dân chủ ở
Việt Nam theo mô hình kinh tế tự do của Mỹ và các nước phương Tây.
Tuy nhiên, đằng sau ý đồ đó, có thể nhận thấy mối quan hệ chính trị,
đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ trải qua rất nhiều thăng trầm theo các thời từ
lịch sử khác nhau. Từ sau khi hai nước bình thường hóa với nhau 12/7/1995
mối quan hệ này đã có nhiều thay đổi. Xuất phát từ mục tiêu chiến lược mỗi
nước, từ lợi ích của hai nước trong khu vực, nên mối quan hệ này phát triển
rất nhanh chóng.
Từ khi hai nước có sự trao đổi đại sứ chính thức với nhau năm 1997,
quan hệ ngoại giao giữa hai nước được đẩy mạnh. Tuy nhiên, mối quan hệ
này vẫn còn tồn tại một số vấn đề biểu hiện như: Xuất phát từ lợi ích chính trị,
xã hội của Mỹ để làm điều kiện cho phát triển kinh tế thương mại, nhưng Mỹ
lại can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước thường xuyên có
các đoàn ngoại giao cấp cao thăm viếng lẫn nhau. Năm 1995, Ngoại trưởng
Mỹ Cristopher thăm chính thức Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyên
Mạnh Cầm thăm Mỹ. Điều này thể hiện mong muốn cải thiện, xây dựng và
phát triển mối quan hệ này. Tháng 11/1999 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
William CoHen thăm Việt Nam, nhằm mục đích giao lưu và hợp tác quân sự
và giải quyết vấn đề MIA ở Việt Nam. Tháng 8/2000, Ngoại trưởng Mỹ
Allbright thăm Việt Nam, đây được coi là chuyến thăm tiền trạm cho chuyến
thăm của Tổng thống Bill Clinton.[50]
Mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển trong quan hệ hai nước là
chuyến công du lịch sử của Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang Hà Nội vào
tháng 11/2000. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tống thống Hoa Kỳ tới Việt
Nam. Trong cuộc gặp với Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê khả Phiêu,
Tổng thống Mỹ Bill Clinton nói : " ... Chúng tôi vinh dự được cùng các ngài

99
viết lên một chương mới, trong quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam,
và chúng tôi biết ơn về chương sử mới này đã có một khởi đầu tốt đẹp. Quả
thực, lịch sử mà chúng ta đề lại sau mình rất đau buồn và nặng nề. Chúng ta
không được quên nó. Nhưng chúng ta không được để nó chi phối chúng ta.
Quá khứ là cái đến trước tương lai, quá khứ không phải là cái quyết định
tương lai... ".[76, 14]
Có thể nói, Tổng thống Bill Clinton có vai trò rất quan trọng trong việc
thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và rất nỗ lực
trong việc đưa quan hệ hai nước phát triển với tuyên bố : "Hoa Kỳ đi tới chỗ
coi Việt Nam là một quốc gia, không phải là một cuộc chiến tranh" [14]. Bên
cạnh đó, quan hệ với Việt Nam nước Mỹ có thể đảm bảo được an ninh quân
sự, cân bằng lực lượng ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á- Thái Bình
Dương. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, sự lớn mạnh và gia tăng ảnh
hưởng ra bên ngoài của Nhật Bản, Liên Bang Nga, Ấn Độ khiến cho Mỹ hết
sức lo ngại. Một mối quan hệ ổn định với Việt Nam, nước có vị trí địa chính
trị chiến lược ngày càng quan trọng sẽ giúp cho Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định
vai trò toàn cầu của mình ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Hợp tác với Việt Nam còn giúp Hoa Kỳ đảm bảo an ninh và lợi ích trên
Biển Đông. Tháng 3/1995, Quốc Hội Hoa Kỳ ra nghị quyết nhấn mạnh :
" Quyền đi lại tự do trên Biển Đông nằm trong lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ" .
Đối với Việt Nam, quan hệ với Hoa Kỳ cũng nằm trong đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà Nước ta. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta chủ
trương thực hiện đường lối đối ngoại "Đa phương hóa, đa dạng hóa". Đường
lối đối ngoại mới xác định nhiệm vụ hàng đầu là : tranh thủ điều kiện quốc tế
thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc [27].
Việt Nam coi cải thiện quan hệ và bình thường hóa với Hoa Kỳ là hướng đi
quan trọng trong đường lối đối ngoại. Thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ sẽ giúp
Viêt Nam phá thế bao vây, cô lập, khai thông được những trở ngại khác, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện, mở rộng mối quan hệ với các nước, các
tổ chức quốc tế và khu vực.

100
Vào ngày 12/7/1995 (ngày 11/7/1995 theo lịch nước Mỹ), Thủ tướng
Võ Văn Kiệt có tuyên bố đáp lại tuyên bố ngày 11/7/1995 của Tổng thống
Bill Clinton: “Chính phủ và nhân dân Việt Nam hoan nghênh quyết định ngày
11/5/1995 của Tổng thống B. Clinton và sẵn sàng cùng Chính phủ Hoa Kỳ
thỏa thuận một khuân khổ mới cho quan hệ giữa hai nước trên cơ sở bình
đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, cùng có lợi và phù hợp với những nguyên tắc phổ biến của luật pháp
quốc tế” [46].
Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam cuối thế kỷ XX và những
năm đầu thế kỷ XXI còn chịu tác động nhiều bởi yếu tố Trung Quốc. Nói
cách khác, nhân tố Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn trong việc hoạch định chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Sự trỗi dậy và gia tăng ảnh
hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc ở Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương
và trên thế giới là một thực tế. Hoa Kỳ coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng
của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương . Ngăn không cho Trung Quốc
thách thức vị trí siêu cường duy nhất của mình trên thế giới. Việt Nam tiếp
giáp với biên giới phía Nam của Trung Quốc, có vị trí quan trọng án ngữ Biển
Đông và là cầu nối với các nước ASEAN nên được Hoa Kỳ rất coi trọng.
Trong tính toán của Hoa Kỳ, Việt Nam được xét đến như một đối trọng với
Trung Quốc. Theo đánh giá của các nhà quân sự Mỹ: “Việt Nam có thể trở
thành một công cụ thực hiện các mục tiêu của Washington nhằm tăng cường
ảnh hưởng của Hoa Kỳ và kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc tại khu
vực”[64, 4].
Dưới tác động của việc bình thường hóa và thiết lập mối quan hệ ngoại
giao với Hoa Kỳ đã giúp cho Việt Nam thu được những kết quả nhất định:
Hoa Kỳ đã ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào
ngày 28/7/1995 và là thành viên đầy đủ của tất cả các diễn đàn thuộc
ASEAN: Diễn đàn đầu tư ASEAN (AIA), ủng hộ việc xúc tiến thành lập khu
vực mậu dịch tự do trong khối ASEAN...Mỹ cũng ủng hộ Việt Nam tham gia
vào Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), ủng hộ Việt Nam trở thành

101
thành viên chính thức của APEC. Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên của
nhiều tổ chức quốc tế như ASEM, tham gia vào tổ chức hợp tác hai dòng
sông, sông Mêkong và sông Hằng (ACMES).
Về kinh tế, thương mại :
Chính sách kinh tế và thương mại của chính quyền Bill Clinton đối với
Việt Nam được đưa ra với những mục tiêu.
Mỹ thông qua các nhà đầu tư vừa và nhỏ để đầu tư vào Việt Nam trên
các lĩnh vực : viễn thông, giáo dục, hạ tầng cơ sở, thương mại, y tế... Nhằm
mục tiêu từng bước gây dựng cớ sở kinh tế của Mỹ ở Việt Nam, tiến tới thúc
đẩy thị trường Việt Nam trở thành thị trường quan trọng của Hoa Kỳ ở khu
vực Đông Nam Á. Đồng thời, giúp hàng hóa Mỹ có thể thâm nhập vào thị
trường đầy tiềm năng ở khu vực ASEAN và Châu Á- Thái Bình Dương để
cạnh tranh với các đối thủ kinh tế đang nổi lên ở khu vực như Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, EU. Những đối thủ được coi là mối đe dọa với vị thế
của Mỹ ở khu vực này trong tương lai.
Mỹ muốn biến Việt Nam thành một quốc gia chịu sự chi phối và ảnh
hưởng về kinh tế của Mỹ trong tương lai. Washington cũng hy vọng thông
qua việc chi phối Việt Nam về kinh tế thì sẽ chuyển hóa được Việt Nam về
chính trị. Nhằm thúc đẩy sự chuyển hóa dân chủ để Việt Nam đi theo mô hình
của Mỹ đã áp dụng cho Phương Tây.
Để đạt cụ thể hóa những mục tiêu trên, chính quyền Bill Clinton đã có
những động thái đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác quan hệ kinh tế với Việt Nam.
Việt Nam và Hoa Kỳ đều coi việc thúc đẩy thương mại, kinh tế là mối
quan hệ chiến lược và là cơ hội để hai nước có thể thâm nhập hàng hóa vào
thị trường của nhau. Do đó, chính sách đối ngoại của chính quyền Bill Clinton
được xác định rất rõ. Mỹ coi Việt Nam là nước có tiềm năng lớn ở khu vực.
Hợp tác với Việt Nam, Mỹ sẽ có nhiều điều kiện phát triển kinh tế và đem
hàng hóa Mỹ vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ coi Việt Nam
là cửa ngõ để vào Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Đối với Hoa
Kỳ, quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam không chỉ đơn thuần là lợi

102
nhuận mà còn muốn thông qua quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam để
chuyển hóa Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa. Có thể nhận thấy lợi
ích và mục tiêu trong mối quan hệ kinh tế, thương mại của hai nước là rất
khác nhau. Do đó, mối quan hệ kinh tế thương mại của việt Nam- Hoa Kỳ gặp
không ít khó khăn.
Việc Việt Nam - Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại tự do Việt-Mỹ BTA
(2001) đánh dấu bước phát triển lớn trong mối quan hệ kinh tế hai nước. Điều
này cho thấy hai nước đã nhìn nhận thấy những lợi ích có thể đem lại cho
nhau, quan trọng hơn là Việt Nam và Hoa Kỳ đã "khép lại quá khứ để hướng
tới tương lai". Hiệp định này không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn có lợi
cho các doanh nghiệp Mỹ muốn sử dụng lực lượng lao động của Việt Nam để
sản xuất các sản phảm hàng hóa tại Việt Nam và xuất khẩu về Mỹ. Ngoài ra,
Hiệp định thương mại tự do này còn giúp các nhà doanh nghiệp Mỹ nhận
được các khoản vay trợ cấp của hàng hóa xuất khẩu Mỹ và được bảo hiểm của các
công ty đầu tư nước ngoài, các tổ chức buôn bán cho các dự án đó tại Việt Nam.
Việc Mỹ xóa bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
năm 1995 là việc không thể không làm do xu thế của thời đại, sức ép của
nhân dân Mỹ, dư luận tiến bộ thế giới. Mặt khác, Mỹ không thông qua quan
hệ kinh tế, văn hóa thì sẽ không thực hiện được âm mưu diễn biến hòa bình và
chiến lược toàn cầu mới của mình. Trong quan hệ kinh tế với Việt Nam, Mỹ
đã gây rất nhiều cản trở, quan hệ buôn bán hai nước còn cầm chừng, đơn điệu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm
năng và chưa nhiều so với các nước khác trong khu vực. Nhiều mặt hàng của
Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chịu mức thuế cao. Mỹ dùng hàng rào thuế quan,
các luật lệ khác để gây khó khăn với Việt Nam. Ngay sau khi Mỹ và Việt
Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau, trao đổi thương mại giữa
hai nước đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 1995, kim ngạch xuất nhập khẩu
hai nước đạt 451,3 triệu USD, tăng gấp đôi so với 223,3 triệu USD năm 1994
[100]. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng rất
cao. Nếu như năm 1995, tổng kim ngạch hai nước đạt 451,9 triệu USD thì đến

103
Năm 2000, tổng kim ngạch hai nước đạt 1.157,9 triệu USD. Từ năm 1999-
2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam đạt 6,94%/năm. Đến
năm 2000, tổng sản phẩm trong nước gấp 2,07 lần so với năm 1990 [52].
Trong giai đoạn từ 1995 – 2000, đã có hàng loạt các tập đoàn kinh tế của Mỹ
đầu tư vào Việt Nam như hai hãng nước giải khát hàng đầu của Mỹ là Pepsi
và Cocacola, hãng ô tô Ford, các tập đoàn bảo hiểm như AIA, Prudential,
Intel, Motorola...Điều này góp cho mối quan hệ hai nước có những bước phát
triển đáng kể.
Thông qua Hiệp định thương mại song phương (BTA) Việt -Mỹ, các
doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác và xuất khẩu hàng hóa vào thị
trường hai bên, cho nên, quan hệ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ
ngày càng tăng lên. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ là hàng dệt may,
thủy sản, nông sản đồ uống nhẹ và giầy dép. Tuy nhiên, mặt hàng công
nghiệp nặng và khoáng sản đã tăng lên. Nếu như năm 1994 nhóm mặt hàng
này chiếm tỷ lệ rất nhỏ thì đến năm 1996 trở đi xuất khẩu dầu thô sang Mỹ
tăng cao và đạt giá trị 80 triệu USD. Sau khi có Hiệp định thương mại song
phương và Hoa Kỳ trao cho Việt Nam Quy chế quan hệ thương mại bình
thường (NTR - Normal Trade Relations Status) thì mối quan hệ kinh tế hai
nước có sự tăng rõ rệt. Tổng kim ngách buôn bán hai chiều đạt 1. 420,2 triêu
USD năm 2001 và cán cân thương mại hai nước đạt 632,6 triệu USD, thuế
đánh vào hàng may mặc giảm từ 68,9% xuống còn 13,4%; hàng dệt may từ
55,1% giảm còn 10,3%, hải sản từ 3,9% xuống còn 0,4% [82]. Thuế giảm
khiến cho hàng hóa Việt Nam hạ và dễ dàng cạnh tranh hơn trên thị trường Mỹ.
Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam đã tác động tới việc
Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực. Mỹ đã bật đèn
xanh cho các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và khu vực tiến hành các cuộc
đàm phán để xóa nợ và cho Việt Nam vay vốn. Dưới sự ủng hộ của Mỹ năm
1996 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của IMF và WB. Bên cạnh
đó, Mỹ còn ủng hộ Việt Nam và các nước ASEAN xây dựng mô hình kinh tế
hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác khác ngoài khu vực (ASEAN+)

104
vào năm 1999, mô hình kênh đối tác ASEAN+3 ra đời. Hoa Kỳ cũng đã ủng
hộ Việt Nam tham gia vào các sân chơi kinh tế quốc tế và khu vực, ủng hộ
Việt Nam tham gia tiến trình đàm phán vào Tổ chức thương mại thế giới
WTO vào năm 1994.
Về văn hóa - xã hội:
Đây là mối quan tâm của hai nước. Tuy nhiên, mỗi bên lại có những
mục tiêu riêng trong quan hệ hợp tác đào tạo. Đối với Việt Nam, tận dụng sự
giúp đỡ của Mỹ trong lĩnh vực này để bồi dưỡng nhân tài, đào tạo các chuyên
gia, các nhà quản lý giỏi cho đất nước, đồng thời khai thác những thành tựu
khoa học kỹ thuật tiên tiến từ Mỹ. Đối với Mỹ, nắm bắt được nhu cầu của
Việt Nam trong lĩnh vực này để giúp đỡ nhằm chi phối hoạt động giáo dục
đào tạo của Việt Nam với ý đồ tạo ra một thế hệ người Việt Nam có thiện cảm
với Mỹ, thân thiện với Mỹ. Và theo Mỹ đây chính là lực lượng giúp Mỹ trong
việc tiến hành diễn biến hòa bình ở Việt Nam, truyền bá những tư tưởng Mỹ
vào Việt Nam. Đồng thời, Mỹ muốn thu nạp nhân tài của Việt Nam sang Mỹ
làm việc với những ưu đãi tuyệt đối với các cá nhân đó và gia đình của họ để
gây ra nạn "chảy máu chất xám" ở Việt Nam, làm giàu thêm cho nước
Mỹ.[26]
Có thể nói về giáo dục - đào tạo trong quan hệ Việt Nam và Mỹ rất tích
cực. Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các học giả, chuyên gia, các giảng viên
và sinh viên Mỹ sang Việt Nam học tập và nghiên cứu; khuyến khích các nhà
khoa học, học giả sang Mỹ học tập và nghiên cứu, ủng hộ các cá nhân có điều
kiện sang Mỹ du học, giúp đỡ một phần cho những nghiên cứu sinh sang Mỹ
thực hiện các đề tài khoa học, công nghệ. Mỹ đã thành lập một số Tổ chức
giáo dục tại Việt Nam như Viện giáo dục Mỹ IIE, nhằm mục đích đào tạo và
phát triển các chương trình giáo dục theo kiểu Mỹ và văn hóa Mỹ.
Việt Nam và Hoa Kỳ thống nhất trao đổi những sản phẩm văn hóa
nghệ thuật của hai nước với nhau. Năm 1993, Việt Nam cho phép các công ty
Hoa Kỳ xuất khẩu những sản phẩm văn hóa sang Việt Nam như băng đĩa, đồ
chơi trẻ em, các thiết bị trường học. Mặt khác, công dân hai nước có thể đi lại,

105
thăm viếng, du lịch ở hai nước. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng ký Hiệp định về
bản quyền tác giả, hai nước không được vi phạm quyền, bản quyền tác giả
như việc in ấn băng đĩa lậu, sao chép những tác phẩm hay các giá trị văn hóa
của nhau.
Trong quan hệ về văn hóa và nghệ thuật giữa hai nước cũng được đẩy
mạnh và phát triển. Tuy nhiên, cần phải chú ý mục đích giữa hai quốc gia là
không giống nhau. Mỹ muốn thông qua quan hệ văn hóa để truyền bá những
tư tưởng văn hóa, phổ biến những giá trị lối sống Mỹ vào Việt Nam. Trong
quá trình thực hiện chính quyền Mỹ đã xuyên tạc lịch sử, kích động đồng bào
đặc biệt là dân tộc thiểu số gây mất đoàn kết nội bộ, đòi li khai, chống lại nhà
nước. Đây chính là chiến lược trong chính sách toàn cầu mới của Mỹ. Thông
qua giáo dục, đào tạo, lôi kéo một số người Việt Nam theo hệ tư tưởng Mỹ để
thực hiện âm mưu chống phá, nhằm xóa bỏ chế độ xã hội ở Việt Nam.
Về vấn đề tư tưởng:
Đây là vấn đề rất nhạy cảm mà các thế lực thù địch ở Mỹ ra sức khai
thác để chống phá Việt Nam. Lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ và
nhân quyền, chính quyền Mỹ đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của
Việt Nam. Ở trong nước, Hoa Kỳ móc nối với các phần tử nổi loạn, gây ra
bạo động làm cho tình hình chính trị, xã hội trong nước bất ổn định. Đặc biệt,
chính quyền Mỹ lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, tuyên truyền,
xuyên tạc gây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ đòi li khai [40].
Bên cạnh đó, Mỹ và các thế lực thù địch tìm mọi cách phá hoại an ninh
quốc gia dân tộc Việt Nam ở các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống,
như dân tộc Thái, H’mông, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như Ede,
Gialai...chính quyền Mỹ nuôi dưỡng, tập hợp lực lượng phản động nhằm phục
vụ cho ý đồ quay trở lại chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong quan hệ với Việt Nam, Hoa Kỳ luôn dùng sức ép về dân chủ và
nhân quyền như là điều kiện để thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước.
Chính quyền Bill Clinton luôn dùng chiến lược diễn biến hòa bình và bạo
loạn lật đổ để chống phá nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa khi Mỹ đã tài

106
trợ cho một số phần tử chính trị người Việt sống lưu vong ở Mỹ kết hợp với
một số phần tử lưu vong trong nước lập ra một số tổ chức chính trị phản động
và tiến hành nhiều hoạt động chống phá Việt Nam như Tổ chức cách mạng
Việt Nam tự do của Nguyễn Hữu Chánh được thành lập năm 1995, Tổ chức
Việt Tân của Hoàng Cơ Minh, nhà nước Đề Ga của Kosovo...tiến hành những
chiến dịch Chuyển lửa về quê nhà vào năm 1993, hay vụ Lý Tống tiến hành
chuyến bay xâm nhập vào Việt Nam vào 15/11/2000.
Không chỉ riêng Việt Nam mà các nước khác trong khu vực Đông Nam
Á, ngay cả Trung Quốc cũng bị Mỹ dùng chiêu bài dân chủ và nhân quyền và
hành động Mỹ gắn quy chế Tối huệ quốc với nhân quyền đã gặp phải sự phản
đối quyết liệt của Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.
Có thể nhận thấy trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, vấn đề dân
chủ và nhân quyền đã xuất hiện từ rất lâu. Tony Smith trong tác phẩm
"America’s mission : the United States and the worldwide struggler for
democracy in the twentieth century" (Sứ mệnh của Mỹ : nước Mỹ và cuộc đấu
tranh trên toàn thế giới vì nền dân chủ trong thế kỷ XX) [93] đã chứng minh
Hoa Kỳ luôn chủ trương thực hiện sứ mệnh truyền bá dân chủ và bảo vệ nhân
quyền trên thế giới. Nhân quyền được chính trị hóa cao độ, được chính quyền
các Tổng thống Mỹ tuyên bố công khai và là điều kiện trong quan hệ ngoại
giao, điều kiện để cung cấp viện trợ, ủng hộ, hợp tác gây sức ép thậm chí phủ
nhận quyền và tấn công nước khác. Các đời Tổng thống Mỹ trước kia và bây
giờ là Tổng thống Bill Clinton luôn dành sự quan tâm đối với dân chủ và nhân
quyền trong hoạt động chính trị, ngoại giao, đồng thời sử dụng vấn đề đó như
một công cụ trong chính sách đối ngoại. Chính quyền Tổng thống Clinton coi
chính sách phát triển dân chủ và nhân quyền kiểu phương Tây ra toàn thế giới
là một trong ba trụ cột lớn của chính sách đối ngoại.
Như vậy, thông qua các khía cạnh về chính trị, an ninh, kinh tế đến
thương mại và văn hóa -xã hội cho thấy, chiến lược của chính quyền Bill
Clinton đối với Việt Nam gia tăng về số lượng và mức độ. Chính quyền Mỹ
không trừ một hành động nào từ bao vay, phong tỏa, cấm vận đến "cam kết và

107
mở rộng", mua chuộc gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc. Do đó, trong quan hệ
với Mỹ trên các lĩnh vực phải thường xuyên cảnh giác trước âm mưu của các
thế lực thù địch. Đồng thời, chúng ta phải quán triệt nguyên tắc "vừa hợp tác, vừa
đấu tranh", trong hợp tác có đấu tranh và trong đấu tranh để duy trì hợp tác.
Tóm lại, việc triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng
thống Bill Clinton (1993-2001), có thể nhận thấy tính chất nhất quán, xuyên
suốt trong hai nhiệm kỳ của Ông là mục tiêu chiến lược của Mỹ là duy trì lãnh
đạo và vị trí bá chủ thế giới. Bản chất của chính sách đối ngoại thời kỳ này là
luôn theo đuổi mục tiêu chính sách thực dụng, đặt lợi ích quốc gia lên vị trí
hàng đầu. Đây chính là mục tiêu chiến lược chi phối tư duy cũng như hành
động đối ngoại của Mỹ.

108
KẾT LUẬN

Có thể nói chiến tranh Lạnh kết thúc Mỹ đã có sự thay đổi rất lớn trong
việc hoạch định đường chính sách đối ngoại cho phù hợp với tình hình trong
nước và quốc tế. Sự thay đổi chiến lược đối ngoại của Mỹ được thể hiện rõ
nét thông qua chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993-
2001). Chính quyền Clinton đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình để
thực hiện mục tiêu lâu dài và xuyên suốt là duy trì vị trí "Siêu cường số một
thế giới" của Mỹ trên thế giới. Washington luôn dùng con bài giá trị và lối
sống Mỹ để phổ biến ra toàn thế giới. Lợi ích chiến lược của Mỹ là lãnh đạo
thế giới, ngăn chặn không cho bất cứ quốc gia, thế lực nào nổi lên và trở
thành đối thủ có khẳ năng đe dọa đến vai trò và vị trí của Mỹ trên toàn cầu.
Tổng thống Bill Clinton trong hai nhiệm kỳ của mình về cơ bản đã cố
gắng xác lập được một thế giới đơn cực trong đó Mỹ đóng vai trò là trung
tâm. Việc Mỹ triển khai chính sách đối ngoại của mình ở các quốc gia, khu
vực trên thế giới đặc biệt là đối với lục địa Âu-Á, buộc các nước trên thế giới
phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để đối phó với sự thay đổi
trong chiến lược của Mỹ.
Washington cũng đã từng bước xác lập được vị trí siêu cường số một
thế giới về kinh tế thông qua việc thực hiện các chính sách chủ nghĩa tự do
mới trong kinh tế và thúc đẩy mô hình kinh tế tự do ở các nước Đông Âu,
Liên Xô cũ và các nước Châu Mỹ La Tinh. Đây là mô hình Mỹ muốn áp đặt
cho các nước là đồng minh, đối thủ và các nước mà Mỹ cho là có lợi ích ở đó.
Ngoài ra, Nhà Trắng cũng can thiệp vào các vấn đề của các quốc gia và
gây nên những cuộc chiến đẫm máu như: Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ
nhất, can thiệp nhân đạo vào Somali, tiến trình hòa bình Trung Đông giữa
Palestin – Israel... Đồng thời, Chính quyền Bill Clinton cũng triển khai chiến
lược an ninh mới ở rất nhiều quốc gia và khu vực nơi Mỹ coi là vùng ảnh
hưởng truyền thống của mình đó là ở Đông Âu, Bancang (thuộc khu vực
Châu Âu), Mỹ Latinh, Vùng sừng Châu Phi...Hoa Kỳ còn sử dụng NATO như
là chiêu bài quan trọng trong việc thực thi chính sách đối ngoại của mình
không chỉ ở Châu Âu mà còn trên toàn thế giới. Châu Mỹ La Tinh và Châu Á-
109
Thái Bình Dương luôn là những khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trong
chính sách của Mỹ bởi Mỹ Latinh luôn được coi là "sân sau", vùng ảnh hưởng
truyền thống của nước Mỹ, trong khi Châu Á- Thái Bình Dương là nơi Mỹ có
nhiều đồng minh quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New
Zealand... Chính quyền Clinton còn muốn tranh thủ sự ủng hộ của các đồng
minh chiến lược trong khu vực là Phillippine, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc
nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Bắc Kinh trong bối cảnh "Trung Quốc đang
trỗi dậy" và ngày càng gia tăng ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, quân sự của
mình ở khu vực này.
Tóm lại, có thể nhận thấy rõ mục tiêu lâu dài và xuyên suốt trong chiến
lược đối ngoại của chính quyền Clinton là đem lại lợi ích quốc gia bằng việc
duy trì vị trí "siêu cường số một thế giới" và vai trò "lãnh đạo thế giới" nhằm
xây dựng một thế giới "đơn cực" trong đó Mỹ là trung tâm.

110
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Tạ Ngọc Ái, biên dịch (2006), Geoge W.Bush TT nước Mỹ tham vọng và
quyền lực, Nxb Lao Động, Hà Nội.
2. Nguyễn Đình Bin (2005), Ngoại giao Việt Nam 1945- 2000, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Ngoại giao, Thông cáo chung Mỹ- Trung (bản dịch), Tư liệu Vụ
Châu Mỹ.
4. Bộ Quốc phòng Mỹ, Chiến lược an ninh của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương, tháng 2/1995.
5. Brzezinski Zbigniew (1999), Bàn cờ lớn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
6. Bruce W.Jentleson (2000), chính sách đối ngoại Hoa Kỳ - động lực của
sự lựa chọn trong thế kỷ XXI.
7. Bush. G.H, Lời nói đầu trong bản báo cáo chiến lược an ninh quốc gia
Hoa Kỳ, tháng 8/1990.
8. Hoàng Thị Chỉnh (2000), Quan hệ kinh tế Việt - Mỹ, những biến đổi và
triển vọng, Phát triển kinh tế, số 10 (120).
9. Cincotta, Haward (2000), Khái quát về lịch sử nước Mỹ, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
10.Clinton, W.J (2000), Thông điệp liên bang năm 2000, Thông tấn xã Việt
Nam, tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 17 và 18/2/2000.
11. Clinton, W.J. (1993), Tuyên bố ngày 2/7/1993 về chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam - Tài liệu tham
khảo đặc biệt, ngày 5/7/1993.
12. Clinton W. J (1997), Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng
1995 – 1996, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Clinton, W.J. (1995), Tuyên bố về việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ
với Việt Nam ngày 11/7/1995, Thông tấn xã Việt Nam - Tài liệu tham
khảo, số 3 (11)/ 1995.

111
14. Clinton, W.J (2000), Bài phát triển tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày
17/11/2000, Thông tấn xã Việt Nam, tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày
2/12/2000.
15. Clinton, W.J. (1997), Thông diệp liên bang năm 1997, Tài liệu tham khảo
đặc biệt, số ngày 14/2/1997.
16. Clinton, W.J. (2000), Thông điệp liên bang năm 2000, Thông tấn xã Việt
Nam - Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 17, 18/2/2000.
17. Clinton, W.J (1993), Diễn văn nhậm chức Tổng thống ngày 20/1/1993,
Thông tấn xã Việt Nam, tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 26/1/1993.
18. Clinton, W.J (1993), Thông điệp liên bang 1993, Thông tấn xã Việt Nam,
tài liệu tham khảo đặc biệt.
19. Clinton, W.J (1993), Tuyên bố ngày 2/7/1993 về chính sách của Hoa Kỳ
đối với Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, TLTKĐB, ngày 5/7/1993.
20. Clinton. W.J (1994), Tuyên bố hủy bỏ cấm vận chống Việt Nam ngày
3/2/1994, Thông tấn xã Việt Nam, TLTK, ngày 5/2/1994.
21. Clinton, W.J (1996), Thông điệp liên bang năm 1996, Thông tấn xã Việt
Nam, TLTK, ngày 15/2/1996.
22. Clinton, W.J (2000), Thông điệp liên bang năm 2000, Thông tấn xã Việt
Nam, TLTKĐB, ngày 17/1/2000.
23. Clinton,W.J (1993), Diễn văn nhậm chức Tổng thống ngày 20/01/1993,
Thông tấn xã Việt Nam, tin nhanh chiều 21/1/1993.
24.Công An nhân dân (bản dịch 2006), Bill Clinton Cuộc đời tôi, Nxb Công
An nhân dân, Hà Nội.
25. Lý Thực Cốc (1996), Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
26. Đỗ Lộc Diệp (1999), Hoa kỳ tiến trình văn hóa, chính trị, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
27. Đảng cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết lần thứ VIII ban chấp hành
Trung Ương Đảng khóa VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
28. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

112
29. Đỗ Đức Định (2000), Quan hệ kinh tế Việt Nam- Hoa Kỳ, NXb Thế giới,
Hà Nội.
30. Đinh Quý Độ (2000), Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương kể từ sau chiến tranh Lạnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
31. G.H.W. Bush (cha) 1991, Thông điệp Liên bang năm 1991, Thông tấn xã
Việt Nam, TLTKĐB, ngày 20/2/1991.
32. Vũ Đăng Hinh (2000), Hệ thống chính trị Mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện quan hệ quốc tế (2001),
Giáo trình quan hệ quốc tế - Hệ cử nhân chính trị, Hà Nội.
34. Học viện Quan hệ Quốc tế (2003), Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở
khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Học viện Quan hệ quốc tế (1997), Chiến lược cam kết và mở rộng, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Vũ Dương Huân (2002), Hệ thống chính trị Mỹ cơ cấu và tác động đối với quá
trình hoạch định chính sách đối ngoại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Hà Mỹ Hương (2001), Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ từ
G.Bush (cha) đến Bill Clinton, tạp chí Châu Mỹ ngày nay (số 1/2001)
38. Nguyễn Thái Yên Hương (2007), Chính sách an ninh, đối ngoại của Mỹ
đối với Châu Á-Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ XXI, Nghiên cứu
lịch sử, số 10.
39. Nguyễn Thái Yên Hương (2007), Chính sách đối ngoại của Mỹ trong
những năm cuối nhiệm kỳ Tổng thồng G.W.Bush, Tạp chí Châu Mỹ ngày
nay, số 2.
40.Nguyễn Thái Yên Hương (2005), Liên Bang Mỹ. Đặc điểm xã hội- văn
hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
41. Trần Bá Khoa (2001), Nền kinh tế mới của nước Mỹ, cái mạnh, cái yếu,
Tạp chí cộng sản, số 14, tháng 7/2001 tại http://www.cpc.org.vn.
42. Trần Bá Khoa (1994), Về chiến lược toàn cầu "mở rộng" của Mỹ, Tạp chí
Cộng sản, số tháng 4.
43. Trần Bá Khoa (2000), Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân
sự của Mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

113
44. Trần Bá Khoa (2001), Chính sách đối ngoại của Tổng thống G.W.Bush
trước vụ khủng bố ngày 11/9, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 10.
45. Võ Văn Kiệt (1995), Tuyên bố ngày 12/7/1995 về việc Tổng thống W.J.
Clinton quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Báo Nhân Dân,
ngày 13/7/1995.
46. Nhà Trắng, Mở ra một kỷ nguyên mới của tăng trưởng kinh tế toàn cầu
thông qua thị trường tự do và thương mại tự do, Washington D.C, tháng
9/2002.
47. Lê Linh Lan (chủ biên- 2004), Về chiến lược an ninh Mỹ hiện nay, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
48. Nguyễn Văn Lan (Chủ biên - 2001), Nhân tố địa chính trị trong chiến
lược toàn cầu mới của Mỹ với khu vực Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
49. Nguyễn Kim Lân, Tác động tới sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu an ninh
Mỹ đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 12.
50. Lưu Văn Lợi (2004), Ngoại giao Việt Nam (1945- 1995), Nxb Công an
Nhân dân, Hà Nội.
51. Nguyễn Mại (2008), Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ hướng về phía trước,
Nxb Trí thức, Hà Nội.
52. Lê Văn Quang (2001), Quan hệ Việt- Mỹ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh
(1990- 2000), Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
53. Nguyễn Duy Quý (chủ biên - 2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế
kỷ XXI, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Lê Kim Sa (2001), Chính sách Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ từ Bill
Clinton đến G.W. Bush, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 7.
55. Nguyên Anh Thái (1999), Lịch sử Quan hệ quốc tê 1945- 1991, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
56.Tạp chí thông tin công tác tư tưởng, số 2- 2000.
57. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945- 1995) và thế
giới trong 25 năm tới (1996 -2020), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .

114
58. Tổng cục thống kê (2001), Tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam 10 năm
1991 đến 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội.
59. Thông tấn xã Việt Nam (1998), Thông điệp liên bang (27/1/1998), Tài
liệu tham khảo đặc biệt, số 34, ngày 14/2/1998.
60. Thông tấn xã Việt Nam (1998), Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Mỹ,
Tài liệu tham khảo đặc biệt, số ngày 10/2/1998.
61. Thông tấn xã Việt Nam (1990), Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Mỹ,
Tài liệu tham khảo đặc biệt, 4/1990.
62. Thông tấn xã Việt Nam (1994), Mỹ và việc bình thường hóa quan hệ với
Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, tháng 12.
63. Thông tấn xã Việt Nam (2006), Định hướng chính sách của Mỹ trong hợp
tác quân sự với Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 28/9/2006.
64. Thông tấn xã Việt Nam (1996), Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam và
Trung Quốc, TLTKĐB, ngày 26/10/1996.
65. Thông tấn xã Việt Nam (1994), Mỹ và việc bình thường hóa quan hệ với
Việt Nam, Tài liệu tham khảo, tháng 12/1994.
66. Thông tấn xã Việt Nam (1993), Xung quanh vấn đề POW/MIA và tài liệu
Nga, TTXVN, TLTKĐB, số ngày 13/9/1993.
67. Thông tấn xã Việt Nam (1996), Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam và
Trung Quốc, TTXVN, TLTKĐB, ngày 6/11/1996.
68. Thông tấn xã Việt Nam (1999), Bản báo cáo an ninh quốc gia của chính
quyền Mỹ, Tài liệu tham khảo đặc biệt, năm 1999.
69. Thông tấn xã Việt Nam (1999), Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ cho thế
kỷ XXI, Tài liệu tham khảo (số 4/1999).
70. Thông tấn xã Việt Nam (2000), Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ
mới, Tài liệu tham khảo đặc biệt (số tháng 11/12/2000).
71. Thông tấn xã Việt Nam (1999), Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ
mới, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số tháng 1+2/1999.
72. Thông tấn xã Việt Nam (1998), Chiến lược an ninh mới của Mỹ ở Châu
Âu, Tài liệu tham khảo đặc biệt (số ngày 26/2/1998).

115
73. Lê Khương Thùy (2003), Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và
sau chiến tranh Lạnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nôi.
74. Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ cam kết và mở rộng, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
75. Nguyễn Trường (2010), Thế giới thời hậu chiến tranh Lạnh. Nxb Tri
thức, Hà Nội.
76.Trần Nguyễn Tuyên (2010), Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của chính
quyền Obama hiện nay, Tạp chí Châu Mỹ số 9 (147)/2010.
77. Phạm Xanh (2007), Quan hệ Việt Nam- Hoa kỳ (1787 – 2007), Tạp chí
Xưa và Nay, số 298 XII -2007.
78. Viện sử học (2002), Thế giới những sự kiện lịch sử thế kỷ XX(1945-
2000), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
79. Viện thông tin khoa học xã hội (2001), Trật tự thế giới sau chiến tranh
lạnh, phân tích và dự báo, Hà nội.
80. William A. Degregorio, (1995), Bốn mươi hai đời Tổng thống Hoa Kỳ.
Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội.
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
81. Alienated Americans, Clinton on Clinton, date 2rd, July in 1980
82. Bardes, Barbara.K (1994), American Government and Politics Today. USA.
83. Bill Clinton (2004), In My Life, date 21/6/2004.
84. Bill Clinton (1993), Bill Clinton’s First Inaugural Address, January 20, 1993.
85. Bob Woodward, Julie Rubenstein (Editor- 1993), The Agenda: Inside the
Clinton White House.
86. Cameron, Fraser (2005), US Foreign Policy After the Cold War, London
and New York, Routledge,PP16-20 2- Ibid
Article Source: http://EzineArticles.com/?expert=Alireza_Rezakhah
87. Clinton.W.J, Message on the State of the Union, NewYorkTime,
26/1/1994.
88. Douglas T. Stuart and William T. Tow, US Strategy for the Asia Pacific,
Adelphi Paper No. 299, Oxford University Press, IISS, 1995
89. Foreign Affairs (1997).

116
90. A.Baker, James, The United States and Japan: Global Partners Specific
Community, Japan Review of Internatinonal Affairs, vol 6, Special Issue, 1992.
91. A. Kelly, James, Assistant Secretary, East Asia and Pacific Affairs, Some
Issues in U.S.-East Asia Policies, Washington, DC, April , 2002.
92. E. Dougherty, James - L.Pfaltzgraff, Robert, Jr. Contending: Theories of
International Relations, a Compehensive Survery, Addsion- Wesley
Educational Publishers Inc,1997.
93. Gary Gray, Foreign Policies, The Clinton Administration 1992 – 2000 V.S
The Bush Administration 2000 – 2008, Article Source
http://www.gibbsmagazine.com/Clinton%20V%20Bush%20Administratio
ns.htm
94. Gibbons (1996), The US Gorvernment and the VietNam War, Princeton
University New Jersey.
95. Joe Klein (2003), The Natural, ngày 11/2/2003.
96. L. Bore David and Edward J. Perkin, Preparing America's Foreign
Policy for the 21th Century, Published 1999.
97. Presidential Decision Directive/NSC-39, US Policy on Counter-terrorism,
June 21, 1995.
98. Smith, Tony (1994). America’s mission : the United States and the
worldwide strugger for democracy in the twentieth century, Princeton, N.J.
Princeton University Press.
99. The Stars Report: The Findings of Independent Counsel Kenneth W. Stars
on President Clinton and the Lewinsky Affair
100. The White House (2002), The National Security Strategy of the United
States of American, 2002.
101. Think Again: Clinton's Foreign Policy, By FP Editors (1/11/2000),
Article Source
http://www.foreignpolicy.com/articles/2000/11/01/think_again_clintons_f
oreign_policy?page=full
102. R. Dye, Thomas, (1997), Politics in America, Prentice Hall Inc, New Jersey.

117
103. U.S anh Asia Statistical Handbook, edition by The Heritage
Foundation, 2001- 2002.
104. US Census Bureau, Foreign Trade Duvision
105. W.Kegley Charles, R.Wittkopt Js & Eugene, World Politics (1997):
Trend and Transformation, Sixth Edition, st.Martin's Press.
106. S. Cohen, William, United States Security Strategy for the East Asia-Pacific
Region", Washington, DC: The Pentagon, November, Published 1998.
107. G. Hyland, William, Clinton’world: Remarking America Foreign
Policy, Published 1995.

118
PHỤ LỤC

Diễn văn Nhậm chức của Tổng thống Bill Clinton ngày 20/1/1993
Bill Clinton’s First Inaugural Address
(January 20, 1993)

My fellow citizens, today we celebrate the mystery of American renewal.


This ceremony is held in the depth of winter, but by the words we speak and
the faces we show the world, we force the spring, a spring reborn in the
world's oldest democracy that brings forth the vision and courage to reinvent
America. When our Founders boldly declared America's independence to the
world and our purposes to the Almighty, they knew that America, to endure,
would have to change; not change for change's sake but change to preserve
America's ideals: life, liberty, the pursuit of happiness. Though we marched to
the music of our time, our mission is timeless. Each generation of Americans
must define what it means to be an American.

On behalf of our Nation, I salute my predecessor, President Bush, for his half-
century of service to America. And I thank the millions of men and women
whose steadfastness and sacrifice triumphed over depression, fascism, and
communism.

Today, a generation raised in the shadows of the cold war assumes new
responsibilities in a world warmed by the sunshine of freedom but threatened
still by ancient hatreds and new plagues. Raised in unrivaled prosperity, we
inherit an economy that is still the world's strongest but is weakened by
business failures, stagnant wages, increasing inequality, and deep divisions
among our own people.

When George Washington first took the oath I have just sworn to uphold,
news traveled slowly across the land by horseback and across the ocean by
boat. Now, the sights and sounds of this ceremony are broadcast
instantaneously to billions around the world. Communications and commerce
are global. Investment is mobile. Technology is almost magical. And
ambition for a better life is now universal.

We earn our livelihood in America today in peaceful competition with people


all across the Earth. Profound and powerful forces are shaking and remaking
our world. And the urgent question of our time is whether we can make
change our friend and not our enemy. This new world has already enriched
the lives of millions of Americans who are able to compete and win in it. But
when most people are working harder for less; when others cannot work at
all; when the cost of health care devastates families and threatens to bankrupt
our enterprises, great and small; when the fear of crime robs law-abiding

119
citizens of their freedom; and when millions of poor children cannot even
imagine the lives we are calling them to lead, we have not made change our
friend.

We know we have to face hard truths and take strong steps, but we have not
done so; instead, we have drifted. And that drifting has eroded our resources,
fractured our economy, and shaken our confidence. Though our challenges
are fearsome, so are our strengths. Americans have ever been a restless,
questing, hopeful people. And we must bring to our task today the vision and
will of those who came before us. From our Revolution to the Civil War, to
the Great Depression, to the civil rights movement, our people have always
mustered the determination to construct from these crises the pillars of our
history. Thomas Jefferson believed that to preserve the very foundations of
our Nation, we would need dramatic change from time to time. Well, my
fellow Americans, this is our time. Let us embrace it.

Our democracy must be not only the envy of the world but the engine of our
own renewal. There is nothing wrong with America that cannot be cured by
what is right with America. And so today we pledge an end to the era of
deadlock and drift, and a new season of American renewal has begun.

To renew America, we must be bold. We must do what no generation has had


to do before. We must invest more in our own people, in their jobs, and in
their future, and at the same time cut our massive debt. And we must do so in
a world in which we must compete for every opportunity. It will not be easy.
It will require sacrifice, but it can be done and done fairly, not choosing
sacrifice for its own sake but for our own sake. We must provide for our
Nation the way a family provides for its children.

Our Founders saw themselves in the light of posterity. We can do no less.


Anyone who has ever watched a child's eyes wander into sleep knows what
posterity is. Posterity is the world to come: the world for whom we hold our
ideals, from whom we have borrowed our planet, and to whom we bear sacred
responsibility. We must do what America does best: offer more opportunity to
all and demand more responsibility from all. It is time to break the bad habit
of expecting something for nothing from our Government or from each other.
Let us all take more responsibility not only for ourselves and our families but
for our communities and our country.

To renew America, we must revitalize our democracy. This beautiful Capital,


like every capital since the dawn of civilization, is often a place of intrigue
and calculation. Powerful people maneuver for position and worry endlessly
about who is in and who is out, who is up and who is down, forgetting those
people whose toil and sweat sends us here and pays our way. Americans
deserve better. And in this city today there are people who want to do better.
120
And so I say to all of you here: Let us resolve to reform our politics so that
power and privilege no longer shout down the voice of the people. Let us put
aside personal advantage so that we can feel the pain and see the promise of
America. Let us resolve to make our Government a place for what Franklin
Roosevelt called bold, persistent experimentation, a Government for our
tomorrows, not our yesterdays. Let us give this Capital back to the people to
whom it belongs.

To renew America, we must meet challenges abroad as well as at home.


There is no longer a clear division between what is foreign and what is
domestic. The world economy, the world environment, the world AIDS crisis,
the world arms race: they affect us all. Today, as an older order passes, the
new world is more free but less stable. Communism's collapse has called forth
old animosities and new dangers. Clearly, America must continue to lead the
world we did so much to make.

While America rebuilds at home, we will not shrink from the challenges nor
fail to seize the opportunities of this new world. Together with our friends and
allies, we will work to shape change, lest it engulf us. When our vital interests
are challenged or the free will and conscience of the international community
is defied, we will act, with peaceful diplomacy whenever possible, with force
when necessary.

The brave Americans serving our Nation today in the Persian Gulf, in
Somalia, and wherever else they stand are testament to our resolve. But our
greatest strength is the power of our ideas, which are still new in many lands.
Across the world we see them embraced, and we rejoice. Our hopes, our
hearts, our hands are with those on every continent who are building
democracy and freedom. Their cause is America's cause.

The American people have summoned the change we celebrate today. You
have raised your voices in an unmistakable chorus. You have cast your votes
in historic numbers. And you have changed the face of Congress, the
Presidency, and the political process itself. Yes, you, my fellow Americans,
have forced the spring. Now we must do the work the season demands. To
that work I now turn with all the authority of my office. I ask the Congress to
join with me. But no President, no Congress, no Government can undertake
this mission alone.

My fellow Americans, you, too, must play your part in our renewal. I
challenge a new generation of young Americans to a season of service: to act
on your idealism by helping troubled children, keeping company with those in
need, reconnecting our torn communities. There is so much to be done;
enough, indeed, for millions of others who are still young in spirit to give of

121
themselves in service, too. In serving, we recognize a simple but powerful
truth: We need each other, and we must care for one another.

Today we do more than celebrate America. We rededicate ourselves to the


very idea of America, an idea born in revolution and renewed through two
centuries of challenge; an idea tempered by the knowledge that, but for fate,
we, the fortunate, and the unfortunate might have been each other; an idea
ennobled by the faith that our Nation can summon from its myriad diversity
the deepest measure of unity; an idea infused with the conviction that
America's long, heroic journey must go forever upward.

And so, my fellow Americans, as we stand at the edge of the 21st century, let
us begin anew with energy and hope, with faith and discipline. And let us
work until our work is done. The Scripture says, "And let us not be weary in
well doing: for in due season we shall reap, if we faint not." From this joyful
mountaintop of celebration we hear a call to service in the valley. We have
heard the trumpets. We have changed the guard. And now, each in our own
way and with God's help, we must answer the call.

122

You might also like