You are on page 1of 127

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHIỆM

QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN

ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHIỆM

QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN

ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Mã số: 60310206

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hồ Việt Hạnh

Hà Nội - 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN
ĐÀI LOAN ................................................................................................................... 13
1.1 Điều kiện tự nhiên của Đài Loan và Trung Quốc đại lục ......................................... 13
1.2 Điều kiện Kinh tế - Chính trị - Xã hội ...................................................................... 17
1.2.1 Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế trên thế giới ..................................... 17
1.2.2 Những yếu tố tương đồng về lịch sử - văn hóa .................................................. 19
1.2.3 Yếu tố chính trị................................................................................................... 26
CHƢƠNG 2: QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN ĐÀI LOAN TỪ
NĂM 1979 ĐẾN NAY ................................................................................................. 37
2.1 Tổng quan chính sách kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan.................................... 37
2.1.1 Chính sách kinh tế của Trung Quốc đại lục đối với Đài Loan .......................... 38
2.1.2 Chính sách kinh tế của Đài Loan đối với Trung Quốc đại lục .......................... 40
2.1.3 Cơ chế hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan....................................... 49
2.2 Thực trạng quan hệ thương mại – đầu tư giữa hai bờ eo biển Đài Loan .................. 52
2.2.1 Quan hệ thương mại giữa hai bờ eo biển Đài Loan .......................................... 52
2.2.2 Quan hệ đầu tư giữa hai bờ eo biển Đài Loan .................................................. 58
2.2.3 Hiệp định khung hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan (ECFA).......... 63
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN ĐÀI
LOAN TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT
NAM .............................................................................................................................. 73
3.1 Những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan ....... 73
3.2 Xu thế phát triển quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong thập niên
tới (2011-2020) ............................................................................................................... 75
3.2.1 Bối cảnh thế giới và nội tình hai bên ................................................................. 75
3.2.2 Phương hướng, chủ trương thực hiện của Trung Quốc đại lục và Đài Loan
trong thời gian tới ....................................................................................................... 79
1
3.2.3 Tác động của Hiệp định khung Hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển (ECFA)
trong tương lai ............................................................................................................ 87
3.3 Những vấn đề đặt ra về kinh tế cho Việt Nam và các giải pháp gợi mở .................. 88
3.3.1 Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trước mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ
eo biển Đài Loan......................................................................................................... 88
3.3.2 Các giải pháp lành mạnh hóa quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung
Quốc Đại lục và Đài Loan trong thời gian tới ........................................................... 98
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 108
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 120

2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACAFTA : ASEAN - China Free Trade Area


Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN
ARATS : Association For Relations Across The Taiwan Straits
Hiệp hội Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan
CEPA : Closer Economic Partner Arrangement
Thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại chặt chẽ
ECFA : Economic Cooperation Framework Agreement
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế
MAC : Mainland Affairs Council
Hội đồng các vấn đề Đại lục (Đài Loan)
MOEA : Ministry Of Economic Affairs
Bộ các vấn đề về kinh tế (Đài Loan)

SEF : Strait Exchange Foundation


Quỹ trao đổi giữa hai bờ eo biển (Đài Loan)
TPP : Trans – Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Ngoại thương của Đài Loan với Trung Quốc từ 1989 đến 2005Error! Bookmark not d
Bảng 2.2: Mậu dịch của Đài Loan với Đại lục 10 năm đầu thế kỷ 21 ............................ 111
Bảng 2.3: Thị trường xuất – nhập khẩu chủ yếu của Đài Loan....................................... 112
Bảng 2.4: Các mặt hàng chủ yếu Đài Loan xuất khẩu vào Đại lụcError! Bookmark not defined.
Bảng 2.5: Các mặt hàng chủ yếu Đài Loan nhập khẩu từ Đại lục .................................. 114
Bảng 2.6: Đầu tư của Đài Loan tại Đại lục 10 năm đầu thế kỷ 21Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7: Đầu tư của Đài Loan vào Đại lục 10 năm đầu thế kỷ 21 ................................ 116
Bảng 2.8: Đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc đại lục 10 năm đầu thế kỷ 21 ............ 117
Bảng 2.9: Thời gian biểu cắt giảm thuế trong chương trình EHP ................................... 117
Bảng 2.10: Thời gian biểu cắt giảm thuế quan trong Chương trình EHP ....................... 118
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN với Đài Loan (2000-
2012) ................................................................................................................................ 118
Bảng 3.2: Đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam và ASEAN (1990-2012) ....................... 119

4
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bản đồ eo biển Đài Loan ..................................................................................... 14

5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Châu Á nói chung, Đông Á nói riêng vốn được đánh giá là khu vực kinh tế
năng động đang trở thành điểm hẹn hấp dẫn của các nhà kinh doanh. Có hai nhân tố
quan trọng tạo nên sự sôi động của khu vực này: thứ nhất là do bản thân các nước và
các nền kinh tế đã đạt được các thành tựu kinh tế vượt bậc khiến cho châu Á trở thành
khu vực có tốc độ tăng trưởng cao và duy trì liên tục trong nhiều năm qua. Thứ hai là
do hợp tác trong khu vực ngày một gia tăng. Có thể nói, đây cũng là một trong những
khu vực sớm hình thành các tổ chức hợp tác khu vực như APEC, ASEAN, NAFTA.
Sự ra đời của các tổ chức kinh tế này thể hiện nhu cầu liên kết ngày càng tăng cũng
như cho thấy khả năng phát triển đi lên của cả khu vực nói chung và từng quốc gia nói
riêng. Những năm gần đây, hầu hết các quốc gia trong khu vực này đều có sự điều
chỉnh chiến lược phát triển theo hướng tập trung hợp tác và liên kết mạnh mẽ hơn
trong nội bộ vùng. Mặc dù khu vực này đang tồn tại các chế độ chính trị khác biệt, sự
đa dạng về văn hóa, mức độ chênh lệch về trình độ kinh tế giữa các quốc gia còn khá
lớn, các điểm nóng vẫn chưa được giải quyết, nhưng nhìn chung những năm qua tình
hình khu vực vẫn khá ổn định và xu thế hòa bình, hợp tác hữu nghị trở thành xu thế
nổi trội. Điều đó được thể hiện bằng sự bùng nổ của các hiệp định thương mại song
phương và đa phương, đa đạng trong các hình thức hợp tác đầu tư. Xu hướng gia tăng
hợp tác kinh tế của khu vực đã và đang mở rộng quan hệ kinh tế giữa các nước và các
chủ thể trong quan hệ quốc tế trong đó có Trung Quốc và Đài Loan.
Mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan là một trong những mối quan hệ
phức tạp, ẩn chứa nhiều nguy cơ nhất trong khu vực Đông Á và trên thế giới. Trong
những năm gần đây, trong khi Trung Quốc kiên quyết theo đuổi chính sách “một nước
hai chế độ” và xác định thống nhất Đài Loan là một nhiệm quan trọng của thế kỷ 21
thì Đài Loan vẫn ấp ủ trở thành một nước độc lập. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế,
sự phát triển về khoa học kỹ thuật của Đài Loan trong thời gian qua đã khiến Trung
Quốc không thể từ chối trao đổi kinh tế với Đài Loan và thị trường khổng lồ ở Trung
Quốc cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu được đối với các doanh

6
nghiệp Đài Loan. Chính vì thế, cho dù vẫn xảy ra căng thẳng xoay quanh vấn đề chính
trị thì hai bên vẫn trở thành đối tác lớn của nhau trong lĩnh vực kinh tế. Điều đó tạo
nên nét đặc trưng của mối quan hệ này là đối đầu về chính trị ngoại giao nhưng lại hợp
tác về kinh tế, phù hợp với xu thế về liên kết kinh tế của khu vực và trên thế giới hiện
nay.
Nhằm nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ kinh tế thương mại - đầu tư song
phương giữa Trung Quốc và Đài Loan, tìm ra những biện pháp mới thúc đẩy hơn nữa
mối quan hệ giữa hai bên cũng như tìm ra những ảnh hưởng của mối quan hệ này đối
với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài “Quan hệ kinh tế
giữa hai bờ eo biền Đài Loan từ năm 1979 đến nay”.
2. Tình hình nghiên cứu
Mối quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan là một trong những đề tài
hấp dẫn các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Đây là một cặp quan hệ tốn
khá nhiều giấy mực bởi hiện nay nó vẫn luôn mang tính thời sự.
Trên thực tế đã có rất nhiều sách, tạp chí, luận văn viết về mối quan hệ giữa
Trung Quốc đại lục và Đài Loan dưới nhiều góc độ khác nhau và dưới nhiều khoảng
thời gian khác nhau.
Ở nước ngoài:
Với việc Quốc Dân Đảng (KMT – Taiwan„s Kuomintang) giành lại quyền lực
từ Đảng Dân Chủ Tiến bộ (DPP – Democratic Progresstive Party) vào ngày 20/5/2008,
cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan đều điều chỉnh chính sách của họ đối với nhau.
Tuy nhiên, những thay đổi gần đây là một phần của cả tổng thể quá trình điều chỉnh
chính sách liên tục của cả hai bên để đáp ứng được với những điều kiện thay đổi ở
trong và ngoài nước từ năm 1979. Cuốn sách “Cross – Taiwan Straits Relations Since
1979: Policy Adjustment and Institutional Change Across the Straits” của Kevin
G.Cai (Worls Scientific, 2011 – Political Science) khám phá quá trình điều chỉnh
chính sách và thay đổi thể chế ở hai bờ eo biển Đài Loan từ năm 1979 và cung cấp các
chính sách khuyến nghị. Đồng thời cuốn sách cũng đưa ra các quan điểm so sánh và

7
cân bằng các mối quan hệ xuyên eo biển từ quan điểm của cả hai bên là Trung Quốc
đại lục và Đài Loan, qua đó giúp người đọc nâng cao sự hiểu biết về mối quan hệ này.
Cuốn sách China Diplomacy, The Washington – Taipei – Beijing Triangle của
John F.Copper (Westview Press, Bouldder • San Frasisco • Oxford) viết về mối quan
hệ tam giác giữa 3 chủ thể quan hệ quốc tế là Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc trong vấn đề
eo biển Đài Loan.
Mới nhất là cuốn sách “The US Strategic Pivot to Asia and Cross – Strait
Relations: Economic and Security Dynamics” của Peter C.Y.Chow (Palgrave
Macmillan, Sep11, 2014 – New York, United States) nhấn mạnh vai trò quan trọng
của mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong chiến lược trụ cột của Mỹ tại khu
vực Châu Á. Trong đó, cuốn sách phân tích cụ thể tam giác an ninh gồm Mỹ, Trung
Quốc đại lục và Đài Loan từ năm 2008 đến nay; chiến lược của Mỹ đối với châu Á nói
chung và đối với mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan nói riêng; những tác động
đến tình hình an ninh và sự ổn định của Đài Loan trong mối quan hệ xuyên eo biển và
những phản ứng của Trung Quốc trước chiến lược trụ cột của Mỹ ở châu Á.
Ở Việt Nam:
Thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai bờ
eo biển Đài Loan. Các hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích cặp quan hệ này
dưới góc độ an ninh – chính trị hay đề cập đến tầm quan trọng của vấn đề giữa hai bờ
eo biển Đài Loan trong chính sách của một số nước lớn hay tác động của mối quan hệ
này đối với tình hình khu vực.
Cuốn sách “Quan hệ “Hai bờ bốn bên” trong quá trình trỗi dậy của Trung
Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” của Ts. Vũ Thùy Dương (NXB Từ điển
Bách Khoa, 2013, Hà Nội) hướng tới mục tiêu nghiên cứu về chính sách kinh tế của
Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma cao, Đài Loan; nghiên cứu chính sách của Trung
Quốc đại lục, Đài Loan, Mỹ trong quan hệ giữa hai bờ eo biển để làm rõ tác động của
chính sách đó đến quan hệ kinh tế giữa các bên; làm rõ hơn những thăng trầm của mối
quan hệ giữa hai bờ eo biển...Từ đó, đưa ra những dự báo về triển vọng hợp tác trong
khu vực “hai bờ bốn bên” trong tương lai đồng thời trên cơ sở phân tích mối quan hệ

8
giữa Việt Nam với khu vực “hai bờ bốn bên, phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam với
mỗi bên trong khu vực này cuốn sách đưa ra những gợi mở, những đối sách phù hợp
nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa việt Nam với Trung Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông, Ma Cao. Như vậy, cuốn sách chỉ tập trung một phần nào đấy cho việc nghiên
cứu về mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan mà thôi.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều các đề tài, các bài viết trên các tạp chí nghiên
cứu lớn của Việt Nam đề cập tới cặp quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan như: Đài
loan với vấn đề thống nhất hai bờ sau chiến tranh lạnh, Luận văn thạc sỹ quan hệ
quốc tế của Vũ Đức Dũng (Học viện Ngoại giao Việt Nam, Hà Nội – 2004); Vấn đề eo
biển Đài Loan trong quan hệ Trung – Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay của Vũ
Hạnh Quyên (Học viện Ngoại giao Việt Nam, Hà Nội – 2008); Triển vọng thống nhất
Đài Loan và thế lưỡng nan của Mỹ của Tống Thị Ngọc Huyền (Học viện Ngoại giao
Việt Nam, Hà Nội – 2008), Chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan từ
1979 đến nay của Đặng Chung Thủy (Học viện Ngoại giao Việt Nam – 2000), Vấn đề
Đài Loan trong quan hệ Trung – Mỹ của Đào Thị Thanh Nga (Khoa Quốc tế học,
ĐHKHXH&NV, ĐHQG HN – 2005)... Như đã đề cập, đây là các đề tài thể hiện mối
quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan được các tác giả nhìn nhận dưới góc độ
an ninh – chính trị - ngoại giao mà không hề đề cập tới góc độ trao đổi thương mại,
đầu tư.
Tuy nhiên, thời gian gần đây trên các tạp chí cũng đã xuất hiện các bài viết thể
hiện cặp quan hệ này dưới góc độ kinh tế như: Quan hệ đầu tư giữa Đài Loan và
Trung Quốc của Phí Hồng Minh (Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 (116) –
2010) trình bày chính sách đầu tư của mỗi bên cũng như hiện trạng hợp tác đầu tư giữa
hai bờ eo biển Đài Loan từ cuối những năm 1990 đến đầu thế kỷ XXI. Bài viết Quan
hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong 10 năm đầu thế kỷ XXI của Trương
Hoàng Thùy Vân (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 10 (122) – 2011) phân tích
những nét cơ bản nhất trong quan hệ kinh tế giữa hai bờ trong 10 năm đầu thế kỷ XXI.
Bài viết Quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan kể từ khi Mã Anh Cửu lên nắm

9
quyền của Phí Hồng Minh (Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 (159) – 2014) thể
hiện hiện trạng hợp tác kinh tế giữa hai bờ chủ yếu từ năm 2008 cho đến nay.
Có thể thấy rằng, mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan là một vấn đề đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm và nghiên cứu sâu sắc từ rất nhiều các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước. Song đến nay vẫn chưa có một công trình thể hiện một cách
đầy đủ, hệ thống và xuyên suốt mối quan hệ kinh tế của cặp quan hệ này kể từ khi hai
bên bắt đầu có những nới lỏng trong chính sách và đi đến thực hiện hợp tác trao đổi
thương mại và đầu tư trên thực tế, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên
một khu vực mậu dịch năng động ở Đông Bắc Á.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về thời gian và không gian, căn cứ vào tên đề tài luận văn, do từ năm 1949, sau
khi rời ra đảo Đài Loan, chính quyền Quốc Dân Đảng đã đưa ra nguyên tắc “3 không”:
“không tiếp xúc, không đàm phán, không thỏa hiệp” đối với Trung Quốc đại lục. 3
nguyên tắc được thực hiện một cách triệt để trong suốt ba thập kỷ 50, thập kỷ 60 và
những năm đầu của thập kỷ 70. Tháng 12 năm 1978, sau khi Đảng Cộng Sản Trung
Quốc tuyên bố thực thi chính sách mở cửa, đứng trước nhu cầu giao lưu kinh tế với
Trung Quốc đại lục của các doanh nghiệp Đài Loan thì chính quyền Đài Loan mới nới
lỏng các quy định nghiêm ngặt trước đây trong quan hệ với Trung Quốc đại lục. Năm
1979, Trung Quốc bắt đầu tiến hành trao đổi bưu chính và điện tín với Đài Loan.
Chính vì thế, luận văn sẽ đề cập tới quá trình trao đổi thương mại, đầu tư giữa hai bờ
eo biển Đài Loan từ năm 1979 cho đến nay.
Về mặt nội dung, luận văn nghiên cứu diễn biến mối quan hệ giữa hai bờ eo
biển Đài Loan trên hai lĩnh vực là thương mại và đầu tư. Bên cạnh đó là các cơ sở để
hình thành nên mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan như các yếu tố về tự
nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị; các triển vọng phát triển mới giữa hai bờ trong tương
lai cũng những tác động của mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan tới Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

10
Do luận văn có đề cập tới mối quan hệ kinh tế song phương trong quan hệ quốc
tế và diễn ra trong một giai đoạn lịch sử nên phương pháp nghiên cứu được sử dụng
chủ yếu ở đây là phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, luận văn cũng được sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
khác như phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, logic, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá
tư liệu, hệ thống hóa nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp, khái quát phục vụ
cho nghiên cứu được chi tiết, xác thực hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn
Nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích chính của luận văn là đưa ra một cách nhìn
tổng thể về quá trình xác lập và phát triển mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài
Loan từ khi bắt đầu đến trải qua các giai đoạn khác nhau với chính sách, các diễn biến
khác nhau. Luận văn cũng đi tìm những tồn tại khác biệt giữa hai bờ, những giải pháp
khắc phục cho những tồn tại đó và triển vọng của quan hệ hai bờ trong tương lai; quan
hệ giữa hai bờ tác động như thế nào tới khu vực và thế giới, đối sách của Việt Nam ra
sao trước tác động của mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Đóng góp của đề tài: Đề tài “Quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan” là
một đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đề cập tới một cặp quan hệ tế nhị, nhạy
cảm và có tính thời sự trong quan hệ quốc tế. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu ở trên,
luận văn đã đưa ra những đánh giá, nhận định tổng hợp về mối quan hệ kinh tế giữa
hai bờ eo biển, chỉ rõ những nhân tố hình thành, những thay đổi trong chính sách và
diễn biến thực tế thể hiện bằng các số liệu, các sự kiện kinh tế và chính trị, xã hội có
liên quan nhằm xác thực một cách chân thật và đầy đủ nhất mối quan hệ kinh tế giữa
hai bờ eo biển Đài Loan. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra những tác động tích cực và
tiêu cực của mối quan hệ giữa hai bờ tới nền kinh tế Việt Nam để Việt Nam có thể đưa
ra những hoạch định chính sách riêng trong việc phát triển mối quan hệ kinh tế, chính
trị, ngoại giao với mỗi bên.
Nghiên cứu quan hệ kinh tế Trung Quốc đại lục - Đài Loan là một một đề tài
hay nhưng do phạm vi nghiên cứu xuyên suốt một khoảng thời gian khá dài từ khi hai
bờ bắt đầu có dấu hiệu thiết lập sự giao lưu, hợp tác với nhau từ năm 1979 cho đến

11
tânj ngày nay nên luận văn vẫn sẽ có những thiếu sót khó tránh khỏi trong việc phân
tích và thể hiện một cách đầy đủ, thống nhất, trọn vẹn nội dung của đề tài. Nguồn tài
liệu liên quan khá phong phú, đồ sộ nhưng tầm nhìn còn hạn chế, tính cập nhật chưa
cao nên học viên hy vọng sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu của các quý thầy cô,
các nhà khoa học và các bạn học viên có quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn cũng
như có giá trị tham khảo và đóng góp cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở của mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan
Chương 2: Quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan từ năm 1979 cho đến nay
Chương 3: Xu thế phát triển quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong thời
gian tới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Ngoài ra Luận văn còn có phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo.

12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN
ĐÀI LOAN
1.1 Điều kiện tự nhiên của Đài Loan và Trung Quốc đại lục
Eo biển Đài Loan là một eo biển nằm giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc. Eo biển
này dài 380 km từ Nam sang Bắc, trung bình rộng 190 km từ Đông sang Tây, chỗ hẹp
nhất là từ Tân Trúc (Đài Loan) đến Bình Đàn tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) chỉ cách
130 km [28]. Eo biển Đài Loan chiếm giữ một vị thế vô cùng quan trọng cả về kinh tế
lẫn chính trị đối với Đài Loan và Trung Quốc nói riêng, đối với khu vực và thế giới
nói chung. Bởi eo biển Đài Loan là một khu vực giàu tiềm năng với nguồn tài nguyên
thiên nhiên dồi dào, phong phú và có vị trí chiến lược quan trọng trong thương mại,
hàng hải, an ninh – quốc phòng. Chính vì vậy, eo biển Đài Loan luôn nhận được sự
quan tâm không chỉ của các quốc gia trong khu vực mà còn là mối quan tâm đặc biệt
của cường quốc số một thế giới là Mỹ.
Đài Loan là quần đảo thuộc khu vực Thái Bình Dương, ngoài khơi Đông Nam
đại lục Trung Quốc, nơi xa nhất của Đài Loan nằm cách bờ biển đối diện của đại lục
khoảng 360 km, nơi gần nhất khoảng 150 km, phía Nam giáp với Biển Đông, phía
Đông giáp với biển Philippines [28]. Đài Loan nằm ở vị trí trung tâm trong chuỗi đảo
thứ nhất ở Tây Thái Bình Dương, án ngữ eo biển Đài Loan, eo biển Bashi, là đầu mối
giao hội giữa lục địa Á –Âu với Thái Bình Dương, nơi giao hội giữa Đông Bắc Á và
Đông Nam Á.

13
Hình 1: Bản đồ eo biển Đài Loan

Vị trí địa lý tự nhiên ưu việt đó đã đem lại cho Đài Loan một lợi thế quân sự
lớn. Một lực lượng hải quân hiện đại, đặt căn cứ ở Đài Loan có thể thực hiện một cuộc
tấn công được huy động đầy đủ khắp các vùng biển lãnh thổ và xung quanh Trung
14
Quốc trong vòng một thời gian ngắn. Bản thân Đài Loan là một căn cứ quân sự có giá
trị đối với vùng duyên hải của đại lục và cả với toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Lãnh thổ Đài Loan có tổng diện tích là 35.980 km2 bao gồm các đảo Đài Loan
(đó là các đảo Lan Tự và Lục Đảo), quần đảo Bành Hồ tại eo biển Đài Loan, Kim Môn
và Mã Tổ ở ngoài khơi Phúc Kiến, đảo Thái Bình và đảo Đông Sa ở Biển Đông [29].
Đảo chính là đảo Đài Loan có phía Đông giáp với Thái Bình Dương, phía Nam giáp
Biển Đông, phía Tây là eo biển Đài Loan và phía Bắc là Đông Hải Trung Quốc.
Diện tích hòn đảo Đài Loan chiếm trên 97 tổng diện tích lãnh thổ Đài Loan, là
hòn đảo lớn nhất với chiều dài là 394 km và chiều rộng là 144 km. Trên đảo có nhiều
núi, diện tích các núi cao và đồi núi chiếm 2 3 tổng diện tích, đồng bằng chỉ chiếm
dưới 1 3 [29]. Năm dãy núi lớn trên hòn đảo Đài Loan lần lượt là Dãy núi Trung
Ương, Dãy núi Ngọc Sơn, Dãy núi Tuyết Sơn, Dãy núi A Lý và Dãy núi Đài Đông
(một tên nữa là Dãy núi Hải Ngạn). Đặc trưng địa hình hòn đảo Đài Loan là ở giữa
cao, hai bên thấp, dãy núi Trung Ương xuyên qua nam bắc, là ranh giới nam bắc.
Ngọn núi chính của Dãy núi Ngọc Sơn là Ngọc Sơn, cao hơn mặt biển 3.997m, là
ngọn núi cao nhất Đài Loan. Có thể thấy rằng, tuy là hải đảo nhưng 2 3 diện tích là đồi
núi cao và rừng cây rậm rạp, chính điều này đã khiến cho Đài Loan có khung cảnh
thiên nhiên vô cùng đặc sắc và tươi xanh.
Vị trí lãnh thổ Đài Loan nằm giữa ôn đới và nhiệt đới, có khí hậu thuộc nhiệt đới
và á nhiệt đới. Do Đài Loan bị biển bao vây về bốn phía, nên chịu sự ảnh hưởng của
gió mùa đến từ biển, bốn mùa khí hậu vừa phải, mùa đông không rét, mùa h không
nóng, ngoài vùng núi ra, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 22 độ. Ở đồng bằng,
nói chung bốn mùa đều không có sương và tuyết. Chỉ riêng khu vực với độ cao so với
mặt biển trên 3000m mới mưa tuyết. Đài Loan mưa nhiều, và nhiều khi chịu sự ảnh
hưởng của bão.
Diện tích che phủ của rừng núi Đài Loan chiếm hơn một nửa tổng diện tích đất
đai toàn lãnh thổ, gấp hai lần diện tích rừng núi của Thu Sĩ - “đất nước rừng núi” nổi
tiếng châu Âu. Lượng dự trữ vật liệu gỗ đạt trên 300 triệu m3. Bởi chịu sự ảnh hưởng
của sự thay đổi thẳng góc của khí hậu, nên Đài Loan có nhiều chủng loại cây, có gần
4000 loại gồm chủng loại nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và hàn đới, là vườn bách thảo
thiên nhiên nổi tiếng châu Á. Đài Loan có rừng cây kinh tế với diện tích chiếm 4 5
15
diện tích rừng núi. Cây long não Đài Loan xếp hàng đầu thế giới. Long não và dầu cây
long não là một đặc sản nổi tiếng của Đài Loan, sản lượng chiếm khoảng 70 tổng
sản lượng thế giới. Đài Loan có biển bao quanh về bốn phía, nằm ở chỗ giao thao giữa
dòng nước ấm và dòng nước lạnh, nên có hải sản rất phong phú. Đài Loan có hơn 500
loại cá. Cao Hùng, Cơ Long, Tô Áo, Hoa Liên, Tân Cảng và Bành Hồ đều là ngư
trường nổi tiếng. Ngoài ra, muối biển do Đài Loan sản xuất cũng rất nổi tiếng. Đài
Loan cũng có một số loại khoáng sản quan trọng như vàng, đồng, dầu hỏa, than đá,
diêm sinh [28].
Như vậy, có thể nói Đài Loan là một lãnh thổ nhỏ bé nhưng lại có một vị trí địa
lý đặc biệt thuận lợi để hợp tác và phát triển mà nhiều quốc gia khác trên thế giới
không thể có được.
Bên kia eo biển Đài Loan chính là đại lục Trung Quốc. Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc) là một quốc gia nằm ở phía đông Châu Á, tiếp giáp
giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có 3 mặt giáp biển, là cầu nối giữa lục địa Á
–Âu với lục địa Australia, nằm trong vùng nội chí tuyến, nằm trên vành đai sinh
khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm ở ngã tư đường hàng hải, hàng
không quốc tế quan trọng.
Trung Quốc có diện tích 9,6 triệu km2, là nước thứ 3 hoặc thứ 4 thế giới về tổng
diện tích và lớn thứ hai về diện tích đất. Trung Quốc có địa hình đa dạng với cao
nguyên và sa mạc ở khu vực phía Bắc gần Mông Cổ và Seberi của Nga, rừng cận nhiệt
đới ở miền Nam gần Việt nam, Lào, Myanmar. Địa hình ở phía Tây gồ ghề với các
dãy núi cao Himalaya và Thiên Sơn hình thành biên giới tự nhiên với Ấn Độ và Trung
Á, là nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy về miền Đông. Do phía Tây nhiều dãy núi
cao, sơn nguyên đồ sộ nên phần lớn là các hoang mạc, bán hoang mạc, bồn địa với đất
đai khô cằn, tài nguyên thiên nhiên ít chủ yếu là rừng và các đồng cỏ. Ngược lại, phía
Đông là vùng đồng bằng thấp thuộc phần trung và hạ lưu của các con sông lớn như
Hắc Long Giang, Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang nên đất đai màu mỡ, phì nhiêu.
Là nơi tập trung của một số loại khoảng sản có giá trị như kim loại màu, than đá,
quặng sắt, dầu khí. Đặc biệt, Trung Quốc có 14.500 km chiều dài bờ biển tiếp giáp với
các vùng biển lớn như Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông (biển Nam Trung Hoa theo
cách gọi của Trung Quốc) Hiện nay, Trung Quốc có đường biên giới giáp 14 quốc gia
16
khác ở châu Á với tổng chiều dài là 21.500 km thuộc loại tương đối dài trên thế giới.
Phía Bắc giáp Mông Cổ, Nga; phía Tây giáp Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan,
Tajikistan; phía Nam giáp Nepal, Bhutan, Myanma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam; phía Đông
giáp Bắc Triều Tiên và Biển Hoa Đông [30].
Có thể thấy rằng Trung Quốc là một quốc gia có đầy đủ các lợi thế với diện tích
lãnh thổ rộng lớn, có nhiều dạng khí hậu và địa dư khác nhau cùng với cảnh quan thiên
nhiên đa dạng tạo điều kiện cho việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế như phát
triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc ở miền núi, phát triển công nghiệp đặc biệt là
công nghiệp khai khoáng, phát triển thủy điện, giao thông, thủy lợi, nuôi trồng thủy hải
sản nhờ giá trị to lớn sông ngòi, đất đai màu mỡ, phì nhiêu giúp phát triển nông nghiệp
với cơ cấu cây trồng đa đạng, án ngữ ở một vị trí địa lý chiến lược với đường bờ biển
dài kết hợp với việc tiếp giáp với các nền kinh tế phát triển năng động như Đài Loan,
Hàn Quốc, Nhật Bản cho phép Trung Quốc phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tế biển,
tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế với khu vực cũng như trên toàn thế giới [30].
Nếu Đài Loan là một hòn đảo xinh đẹp thì Trung Quốc là một vùng lãnh thổ
rộng lớn đầy tiềm năng. Cả Đài Loan và Trung Quốc đều được thiên nhiên vô cùng ưu
đãi và cả hai đều có thể tận dụng tối đa những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó trong
phát triển kinh tế. Mặc dù mỗi bên đều có những thế mạnh riêng, nhưng chắc chắn cả
hai bên đều rất cần đến nhau trong việc cùng nhau khai thác những giá trị chung cũng
như hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực nhờ những thuận lợi to lớn do sự gần gũi về
không gian địa lý mang lại, cùng tiếp giáp với một vùng biển rộng lớn và cùng án ngữ
ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.
1.2 Điều kiện Kinh tế - Chính trị - Xã hội
1.2.1 Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế trên thế giới
Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới đang diễn ra ở những cấp độ
khác nhau với xu hướng toàn cầu hoá đi đôi với xu hướng khu vực hoá.
Trong những năm gần đây người ta nhắc rất nhiều tới các khái niệm như “toàn
cầu hóa kinh tế”, “khu vực hóa kinh tế”, “hội nhập kinh tế” và “liên kết kinh tế” bởi
chúng khái quát được xu thế phát triển của thế giới từ sau những năm 1980. Sau chiến
tranh lạnh, sự bùng nổ của thị trường tài chính toàn cầu, sự phát triển mạnh mẽ của các

17
công ty xuyên quốc gia đã và đang khiến cho toàn cầu hóa, khu vực hóa trở thành một
xu thế tất yếu và là một trong những xu thế chủ đạo của quan hệ kinh tế quốc tế.
Toàn cầu hoá kinh tế là hình thành một thị trường thế giới thống nhất, một hệ
thống tài chính, tín dụng toàn cầu, là việc phát triển và mở rộng phân công lao động
quốc tế theo chiều sâu, là sự mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học công nghệ giữa các
nước trên quy mô toàn cầu; là việc giải quyết các vấn đề kinh tế –xã hội có tính chất
toàn cầu như vấn đề dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mội trường sinh thái. Trong
khi đó, khu vực hoá kinh tế chỉ diễn ra trong một không gian địa lý nhất định dưới
nhiều hình thức như khu vực mậu dịch tự do, liên minh kinh tế, liên minh thuế quan,
liên minh tiền tệ chung. Nhằm mục đích hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, từng
bước xoá bỏ những cản trở trong việc di chuyển tư bản, lực lượng lao động, hàng hoá
dịch vụ. Tiến tới tự do hoá hoàn toàn những di chuyển nói trên giữa các nước thành
viên trong khu vực.
Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển (hay còn gọi là các quốc gia
công nghiệp phát triển) thì xu hướng tham gia hội nhập vào nền kinh tế các nước trong
khu vực và bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng. Việc tham gia mạnh mẽ và rộng rãi
vào các khối liên kết kinh tế khu vực, từng bước tiến tới sự nhất thể hoá cao thông qua
các văn bản, hiệp định ký kết đã đưa lại cho các quốc gia trong liên minh sự ổn định,
hợp tác cùng phát triển. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp của các quốc gia thành
viên được hưởng những ưu đãi về thương mại cũng như phải gánh vác các nghĩa vụ về
tài chính, giảm thuế cũng như các miễn giảm khác v.v.. Các quốc gia trong Hiệp hội
mậu dịch tự do Bắc Mỹ - NAFTA, các quốc gia trong Liên minh châu Âu - EU... là
những liên kết phản ánh rõ nét các xu hướng trên. Theo thoả thuận hợp tác này, các
quốc gia trong liên minh bên cạnh việc xoá bỏ thuế quan và những hạn chế về mậu
dịch khác giữa các quốc gia thành viên, còn cần phải thiết lập một biểu thuế quan
chung của khối đối với các quốc gia ngoài liên minh, tức là phải thực hiện chính sách
cân đối mậu dịch với các nước không phải là thành viên.
Xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, sự liên hệ phụ thuộc và ràng buộc lẫn
nhau trên các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ngày càng tăng không
loại trừ bất cứ một quốc gia hay khu vực nào trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa
mang lại rất nhiều cơ hội và thách thức không thể xem thường đối với các quốc gia
18
phát triển hay chưa phát triển, chủ động hay không chủ động, tự giác hay không tự
giác tham gia hội nhập.
Chính vì thế, lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn hay quần đảo Đài Loan nhỏ bé xinh
đẹp thì cả hai đều phải có nhận thức đúng đắn về cơ hội và thách thức của quá trình
toàn cầu hóa trong sự nghiệp phát triển của mình. Việc cả hai bên đang nằm trong khu
vực kinh tế sôi động nhất thế giới là Châu Á - Thái Bình Dương đã buộc cả hai bên
phải tính toán những bước đi phù hợp để có thể đứng vững trước những khốc liệt của
quy luật cạnh tranh, đào thải cũng như để chiếm lĩnh được một vị thế và chứng tỏ bản
lĩnh của mình trên trường quốc tế.
Rõ ràng là sự gia tăng hợp tác kinh tế là một xu thế hiện thực phản ánh nhu cầu
cần thiết về sự hợp tác hiện nay cũng như trong tương lai của các nước và các chủ thể
quan hệ quốc tế tại các khu vực và trên toàn thế giới. Xu thế hợp tác kinh tế này đã và
đang góp phần mở rộng quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Đài Loan xét từ cả góc độ
nhu cầu của mỗi bên, của cả khu vực Châu Á và trên toàn thế giới. Ngoài ra, trong
điều kiện chưa thể vượt qua được rào cản về quan hệ chính trị và ngoại giao thì việc
mở rộng quan hệ kinh tế giữa hai bên là hoàn toàn phù hợp. Với tư cách cùng là thành
viên của WTO thì cả hai bên đều có thể sử dụng vị thế hợp pháp đó để mở rộng quan
hệ hợp tác nói chung và phát triển quan hệ kinh tế nói riêng. Tác động tích cực của
nhân tố toàn cầu hóa kinh tế, khu vực khóa kinh tế đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ
quan hệ kinh tế Trung Quốc và Đài Loan trong suốt thời gian vừa qua.
1.2.2 Những yếu tố tương đồng về lịch sử - văn hóa
Không chỉ gần nhau về mặt vị trí địa lý mà Trung Quốc và Đài Loan còn có
mối liên kết khá chặt chẽ về lịch sử và văn hóa.
Sử sách Trung Quốc ghi chép rằng từ thời Tam Quốc, vua Tôn Quyền đã xuất
quân ra Đài Loan và người Hán đã di cư sang đó làm ăn. Nguyên thế tổ Hốt Tất Liệt
cũng đã đem quân ra Đài Loan. Đến năm 1335, triều Nguyên chính thức thiết lập sự
quản lý hành chính đối với Đài Loan. Đến triều Minh, sự đi lại giữa Đại lục và Đài
Loan càng nhiều và cuối triều Minh (những năm 1620) diễn ra những làn sóng di cư
hàng loạt từ Đại lục sang Đài Loan. Từ thế kỷ thứ 16 các nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã
phát hiện ra đảo Đài Loan và đặt tên gọi là “Ihla Formosa” (Hòn đảo xinh đẹp). Từ đó
Đài Loan trở thành nơi tranh giành, cướp đoạt của chủ nghĩa thực dân phương Tây,
19
trước hết là người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Năm 1602 và năm 1622, người Hà Lan
hai lần xâm chiếm Bành Hồ. Năm 1626, người Tây Ban Nha từ Phillipines tới xâm
chiếm vùng Cơ Long, Đạm Thủy. Năm 1642, người Hà Lan chiếm đoạt các cứ điểm
của người Tây Ban Nha và từ đó Đài Loan trở thành thuộc địa của Hà Lan. Năm 1661
tướng nhà Minh Trịnh Thành Công thống lĩnh 25 nghìn quân sĩ từ Hạ Môn, Kim Môn
vượt biển ra Đài Loan, kêu gọi và tổ chức nhân dân Đài Loan nổi dậy chống thực dân
Hà Lan. Năm 1662 Đài Loan được giải phóng. Cũng năm đó Trịnh Thành Công mất.
Con ông là Trịnh Kinh và cháu ông là Trịnh Khắc Sáng tiếp tục cai trị Đài Loan 22
năm. Năm 1683 nhà Thanh đem quân tấn công Đài Loan và Trịnh Khắc Sáng đã quy
phục. Từ đó Đài Loan trở thành một tỉnh của nhà Thanh. Triều đình nhà Thanh cai trị
Đài Loan hơn 200 năm. Đến năm 1895, do thất bại trong cuộc chiến tranh Trung –
Nhật (1894-1895), nhà Thanh phải giao nộp Đài Loan cho Nhật Bản theo thỏa thuận
của “Hòa ước Semoseki” (Hòa ước Mã Quân) tháng 4 năm 1895 và cũng từ đó Đài
Loan nằm dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản cho đến năm 1945 [16, tr.8].
Năm 1911, cuộc Cách mạng Tân Hợi đã xóa bỏ chế độ phong kiến hàng ngàn
năm dẫn đến sự thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Tôn Trung Sơn trở thành Tổng thống
của chính phủ lâm thời. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thắng lợi trước sự thất
bại và đầu hàng của Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc phong kiến thuộc địa đã trở
thành một nước dân chủ, độc lập. Tuy nhiên, sau đó tình hình ở Trung Quốc vẫn tiếp
tục căng thẳng bởi cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa một bên là Quốc Dân Đảng,
hiện đang nắm quyền nhưng bị mất uy tín nghiêm trọng trong thời gian kháng chiến
chống Nhật. Bên kia là Đảng Cộng Sản Trung Quốc hiện đang có ảnh hưởng sâu rộng
khắp đất nước. Cuộc đấu tranh này đã nhanh chóng trở thành cuộc nội chiến kéo dài
suốt từ cuối năm 1946 cho đến tháng 10 năm 1949.
Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã buộc chính quyền Quốc Dân Đảng của
Tưởng Giới Thạch tháo chạy sang Đài Loan (tháng 12 năm 1949), thành lập ra Trung
Hoa Dân Quốc và Tưởng Giới Thạch trở thành Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa
Dân Quốc. Tại đây, Tưởng Giới Thạch đã củng cố, xác lập vị trí lãnh đạo cũng như
quyền điều hành chính sự của Quốc Dân Đảng, tiến hành công cuộc khôi phục và xây
dựng kinh tế - xã hội ở Đài Loan. Do kết cục của cuộc nội chiến cũng như bối cảnh
20
của cuộc chiến tranh lạnh diễn ra ngay sau đó, cả hai bên đã không giải quyết được
vấn đề thống nhất đất nước. Từ đó đã dẫn đến tình trạng hai bờ eo biển Đài Loan với
hai thể chế chính trị song song tồn tại là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Đại lục và
Trung Hoa Dân Quốc tại đảo Đài Loan. Từ năm 1949 đến nay, cả hai đảng cầm quyền
(Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng) đã bắt tay vào công cuộc xây dựng
đất nước theo hai chế độ chính trị hoàn toàn đối lập.
Lịch sử đã cho thấy rằng trước khi chia cắt thì Trung Quốc và Đài Loan là một
khối liền. Việc xuất phát chung từ một nguồn gốc lịch sử ấy đã đến sự gần gũi, tương
đồng về văn hóa và ngôn ngữ. Nhìn trên tổng thể thì có thể thấy rằng, văn hóa Đài
Loan là một bộ phận của văn hóa Trung Hoa tuy nhiên ở khía cạnh nào đó, văn hóa
Đài Loan vẫn có những nét riêng biệt và đặc trưng.
Trung Quốc đã và đang sở hữu một nền văn hóa cổ xưa, có truyền thống dài lâu
và vô cùng độc đáo. Dựa vào những chứng cứ từ các tài liệu khảo cổ học, các nhà khoa
học đều thừa nhận văn hóa Trung Hoa phát nguyên từ lưu vực sông Hoàng Hà cách
nay hơn 5000 năm [32]. Khi mới định hình địa bàn Trung Quốc mới chỉ là một vùng
nhỏ ở trung lưu sông Hoàng Hà. Từ đó lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng dần. Trung
Quốc là một quốc gia rộng thứ ba trên thế giới, có tới 5 đới khí hậu khác nhau. Miền
Tây đất cao có nhiều núi khí hậu khô hanh, miền Đông thấp hơn lại gần biển khí hậu
tương đối ôn hòa. Chính điều này đã góp phần tạo nên tính đa dạng trong bức tranh
văn hóa Trung Quốc. Ở Trung Quốc không chỉ có văn minh lúa nước, mà còn có cả
đồng cỏ phù hợp với văn minh du mục, có văn hóa miền núi lại có cả văn hóa biển. Sự
đa dạng của các đới khí hậu dẫn đến sự đa dạng trong điều kiện sống. Từ đó làm nên
tính cách đa dạng và hài hòa của con người Trung Quốc, đặc biệt tính cách Trung
Quốc là sự kết hợp những giá trị tưởng như đối lập của cả văn minh nông nghiệp và
văn minh du mục. Một đặc điểm quan trọng nữa là sự phong bế về địa lí: Đông giáp
biển, Bắc giáp sa mạc, Tây có núi cao chắn, đặc điểm này đã tạo nên sự ngộ nhận về
“tính chỉnh thể”, “tính toàn vẹn” của văn hóa Trung Quốc. Điều này đã trở thành
nguyên tắc tối cao, vô thượng và có những ảnh hưởng tới những nhận định về địa văn
hóa cũng như văn hóa chính trị của Trung Quốc trong đó biểu hiện rõ ràng nhất ở cách
đặt tên quốc gia của họ. Mô hình thế giới của người Trung Quốc chỉ coi quốc gia mình
là trung tâm và coi thường các nước nhược tiểu ở xung quanh như Tây Nhung, Bắc
21
Dịch, Đông Di, Nam Man. Về cơ bản, cội nguồn văn hóa Trung Quốc là loại hình văn
hóa gốc nông nghiệp. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng lúa buộc
người Trung Quốc phải sống định cư tiến hành trồng trọt theo mùa vụ. Họ biết thích
nghi với điều kiện tự nhiên và sáng tạo ra nền văn hóa ẩm thực độc đáo cùng với cách
chữa bệnh kỳ diệu của y học phương Đông. Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên
con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên thể hiện ở quan
niệm “vạn vật hữu linh”, tư tưởng “kính thiên”, “tôn thiên mệnh”... Dần dần nhận thức
của con người thoát khỏi sắc thái thần bí của tôn giáo, hình thành lối tư duy trực giác
cụ thể, người Trung Quốc đã nêu ra các học thuyết như Âm Dương, Ngũ Hành, Bát
Quái, sáng tạo ra lịch tính năm, tháng, mùa vụ, sáng tạo ra chữ viết là lối chữ tượng
hình, một thứ chữ đồ theo hình ô vuông nguyên nhân có lẽ từ điều kiện sản xuất ruộng
lúa khô phân theo lối “tỉnh điền” (ruộng chia theo hình chữ “tỉnh”). Địa bàn phát sinh
của văn hóa Trung Quốc so với văn hóa Babilon, văn hóa Hy Lạp thì thuận lợi hơn
nhưng so với các nền văn hóa khác như Ai Cập, Nam Bắc châu Mỹ thì lại khó khăn
gấp bội. Cuộc đấu tranh với thiên nhiên đã bồi dưỡng cho dân tộc Trung Quốc tinh
thần hợp tác giữa người với người, tinh thần coi trọng hòa mục, coi trọng gia đình, coi
trọng gia tộc và huyết thống, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm và tinh thần nhập thế
của người Trung Quốc rất cao, khác hẳn với người Ấn Độ rất coi trọng tinh thần xuất
thế. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn có nhiều dân tộc khác nhau cùng nhau sinh sống,
bên cạnh đó lại có đường biên giới tiếp giáp với 13 quốc gia rất thuận lợi cho việc tiếp
xúc và giao lưu với rất nhiều nền văn hóa lớn của châu Á như văn hóa Ấn Độ, văn hóa
Hồi giáo ở Trung Á và Tây Á. Qua nhiều năm sinh tồn dài lâu, các dân tộc đều có
quan hệ gắn bó với nhau về nhiều mặt từ nhu cầu sống đến quyền lợi chính trị, kinh tế,
văn hóa. Tất cả những điều này đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa
Trung Quốc. Trong đó, người Hán là dân tộc chiếm đa số dân cư, bởi thế văn hóa Hán
là văn hóa chủ đạo xong trong quá trình đồng hóa các dân tộc thiểu số thì người Hán
vẫn tiếp thu một số đặc trưng văn hóa của các dân tộc thiểu số để tạo nên một bức
tranh văn hóa đa sắc màu Trung Quốc. Ở Trung Quốc, các thành tố của văn hóa tinh
thần như tôn giáo, lễ chế và tập tục đặc biệt gắn bó, nương tựa và chuyển hóa lẫn nhau,
tạo nên nét đặc sắc riêng cho văn hóa Trung Quốc. Trung Quốc là quốc gia có nhiều
tôn giáo, bao gồm tôn giáo bản địa và cả tôn giáo ngoại lai, những tôn giáo này có ảnh
22
hưởng to lớn tới tâm linh người Trung Quốc. Tôn giáo tiêu biểu nhất của Trung Quốc
là sự dung hợp thành một khối của Nho – Đạo – Phật, mà người ta thường gọi là “Tam
giáo đồng nguyên”, phù hợp với tư tưởng tình cảm và tín niệm của người Trung Quốc.
Những giá trị này được bền bỉ bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử đã tạo nên một nền
văn hóa lâu đời và rực rỡ, không chỉ có vậy, Trung Quốc còn là một nền văn hóa mở
có sức tiếp nhận và lan tỏa rộng rãi, tạo nên một vùng văn hóa Hán (Hán văn hóa
quyển) ảnh hưởng tới nhiều nước trong khu vực và thế giới từ xưa đến nay, trong đó
Đài Loan cũng như Việt Nam đều chịu ảnh hưởng khá sâu sắc.
Mặc dù đã hơn 40 năm tồn tại cách biệt nhưng có rất nhiều những nét đặc sắc
của văn hóa Trung Quốc luôn tồn tại trong nền văn hóa Đài Loan. Trên thực tế thì văn
hóa Đài loan là sự pha trộn của nhiều dòng văn hóa khác nhau, trong đó kết hợp chặt
chẽ với các yếu tố của văn hóa cổ truyền Trung Quốc, vốn là nguồn gốc lịch sử và dân
tộc của đa số cư dân hiện nay, ngoài ra còn có ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản và các
sắc màu phương Tây.
Sau khi dời đến Đài Loan, Quốc Dân Đảng đã áp đặt các phong tục chính thống
của văn hóa truyền thống Trung Quốc cho văn hóa Đài Loan. Chính quyền đã tổ chức
các chương trình về nghệ thuật thư pháp, thư họa, nghệ thuật cổ truyền và ca kịch
Trung Quốc. Cũng như nhiều nước châu Á khác cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa
Trung Quốc, ngày lễ tết quan trọng nhất trong năm của Đài Loan cũng là Tết âm lịch,
đón mừng năm mới từ 30 tháng Chạp đến mùng 3 tháng Giêng theo lịch âm. Cũng
theo lịch âm đến ngày 15 tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu – ngày rằm đầu tiên trong
năm với đ n lồng và bánh trôi nước. Còn Tết Đoan Ngọ là vào mùng 5 tháng 5 âm lịch
thì nhà nhà đều gói bánh ú để biếu tặng lẫn nhau. Tết Trung Nguyên ngày rằm tháng 7
âm lịch cũng là một ngày lễ tết quan trọng không kém. Đây được coi là ngày “xá tội
vong nhân”, mọi nhà đều bày mâm cúng để tạ ơn các thần linh, tưởng nhớ đến ông bà
tổ tiên và cầu cho các linh hồn vất vưởng được siêu thoát. Đó hoàn toàn là lễ tiết và
phong tục tập quán của người Trung Quốc xưa và nay. Bên cạnh đó, nền văn hóa ẩm
thực của Đài Loan cũng mang đậm hương vị và sắc màu Trung Quốc [34]. Ngày nay,
Đài Loan được du khách nước ngoài biết đến nhiều bởi sự nổi tiếng của các món ăn. Ở
Đài Loan các món ăn được chế biến theo lối truyền thống bằng phương pháp trộn lẫn
món ăn Phúc Kiến có nguồn gốc từ vùng Tuyền Châu và vùng Chương Châu với món
23
ăn cổ truyền. Các nguyên liệu để chế biến ra các món ăn này thường phản ánh tập
quán ẩm thực của người dân Phúc Kiến. Các món ăn Trung Quốc được chế biến bởi
người dân ở vùng phía Bắc tỉnh Quảng Đông và người dân ở địa phương Hồ Tây lưu
truyền sang Đài Loan cùng thời kỳ xây dựng tỉnh Phúc Kiến cũng đã trở thành một
phần không thể thiếu trong các món ăn Đài Loan ngày nay. Trong các loại thịt để chế
biến món ăn thì thịt lợn được coi là nguyên liệu chủ đạo vì ngày xưa người Đài Loan
không có tập quán ăn thịt bò. Nhưng ngày nay kể từ sau chiến tranh, những thực đơn
có sử dụng nguyên liệu thịt bò ngày càng đắt hàng tại các nhà hàng Đài Loan do đã
được du nhập từ Trung Quốc đại lục. Ví dụ như món mì của Đài Loan hầu như được
sử dụng nguyên liệu thịt là thịt bò hay các món ăn cao cấp Quảng Đông như súp vây
cá cũng được người Đài Loan hết sức ưa chuộng. Một đặc trưng nữa trong các món ăn
Đài Loan có yếu tố văn hóa của Trung Quốc đó là cách trình bày các món ăn mang
yếu tố gia đình. Bất kể món ăn nào cũng được trình bày rất đẹp mắt, mang màu sắc
quê hương – thể hiện đặc trưng văn hóa coi trọng gia đình, huyết thống của Trung
Quốc [34]. Ngoài ra, Đài Loan còn được biết đến bởi sự nổi tiếng của các đầu bếp. Sau
chiến tranh, cùng với sự tràn ngập các binh sĩ Quốc dân Đảng từ Trung Quốc đại lục
còn kéo theo cả đội ngũ những người đầu bếp sang Đài Loan sinh sống. Những người
đầu bếp này đã phát huy năng lực, sở trường của mình, khéo léo kết hợp với ảnh
hưởng của món ăn Nhật Bản trong thời kỳ thống trị của Nhật Bản cũng như chắt lọc
những tinh khiết của các món ăn Trung Quốc đại lục để sáng chế ra nhiều món ăn
ngon nổi tiếng làm rạng rỡ nền văn hóa ẩm thực Đài Loan. Từ sau chiến tranh thế giới
lần thứ hai, xã hội Đài Loan hầu như chịu ảnh hưởng nặng nề của chính phủ Trung
Hoa Dân Quốc và điều này đã trở thành một trong những nền tảng cơ bản để hình
thành nên nét đặc sắc nền văn hóa ẩm thực Đài Loan. Không những vậy, cùng với
Singapore và Hongkong, kiến trúc Đài Loan cũng phảng phất nét văn hóa Trung Hoa
hay nền điện ảnh Đài Loan là cũng là một trong ba nền điện ảnh nói tiếng Hoa cùng
với Trung Quốc và Hongkong. Ở Đài Loan, tiếng phổ thông chuẩn (hay còn gọi là
tiếng Quan Thoại) được công nhận là ngôn ngữ chính thức của Trung Hoa Dân Quốc,
ngôn ngữ này được đại đa số dân sử dụng. Có đến khoảng 70 người dân Đài Loan là
người gốc Phúc Kiến và họ nói cả tiếng Đài Loan lẫn tiếng Phổ thông. Về tôn giáo,
trên 93% dân số Đài Loan trung thành với một sự kết hợp đa thần giáo gồm tôn giáo
24
cổ Trung Hoa, Phật giáo, Khổng giáo và Đạo giáo. Chỉ có 3,9% dân số theo Thiên
Chúa giáo và dưới 2,5% theo các tôn giáo khác [36].
Có thể thấy rằng, mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài loan chịu ảnh
hưởng không nhỏ của các đặc tính chung về “lực hấp dẫn tiềm năng” như khoảng cách
gần gũi về không gian địa lý, mối liên kết về lịch sử -văn hóa -xã hội, sự bổ sung
tương hỗ lẫn nhau về đầu tư.
Khoảng cách địa lý rất gần giữa hai bờ eo biển Đài Loan có tác động to lớn
trong việc tạo ra mô hình động lực hấp dẫn trong quan hệ trao đổi thương mại cũng
như mối quan hệ đầu tư giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Khoảng cách thực tế
giữa thủ phủ Đài Bắc của Đài Loan tới các tỉnh và thành phố vùng ven biển duyên hải
của Trung Quốc rất gần do đó sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận
chuyển, góp phần hạ thấp chi phí sản xuất và gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra, hoạt động
đầu tư tiềm năng giữa hai bờ eo biển sẽ hình thành tương đối bền vững bởi đặc điểm
đầu tư của nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu hút vốn vào còn Đài Loan thì chủ yếu nhả
vốn ra. Cụ thể, chênh lệch ròng giữa luồng FDI đổ vào và chảy ra của Trung Quốc đạt
mức bình quân năm giai đoạn 1991 – 2008 là + 40,1 tỷ USD và có xu hướng đi lên,
trong khi đó chênh lệch giữa luồng FDI đổ vào và chảy ra của Đài Loan bình quân
năm trong cùng kỳ đạt -2,4 tỷ USD và có xu hướng đi xuống (ngoại trừ năm 2006 đạt
mức +0,026 tỷ USD) [13, tr.23]. Như vậy, hai nền kinh tế tự nó đã có một sức hút
ngầm mạnh mẽ. Thêm nữa, mạng lưới người Hoa mà đặc biệt là mạng lưới các doanh
nghiệp gia đình người Hoa đang sinh sống và kinh doanh ở hai bên bờ eo biển Đài
Loan gắn kết chặt chẽ với nhau bởi những mối liên kết về văn hóa, sự hiểu biết lẫn
nhau và sử dụng một ngôn ngữ chung là tiếng Hoa. Điều này thực sự là một đặc điểm
hấp dẫn hiếm có giữa các nền kinh tế khác trên thế giới bởi bất đồng ngôn ngữ và văn
hóa luôn là yếu tố cản trở mạnh mẽ sự trao đổi kinh tế giữa các quốc gia, khu vực và
vùng lãnh thổ trên thế giới.

25
1.2.3 Yếu tố chính trị
Nguồn gốc hình thành nên mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan
Cho đến tận giữa thế kỷ 17, Đài Loan vẫn còn là một hòn đảo tương đối hoang
sơ, là chỗ trú chân cho các toán cướp biển, thiếu vắng luật pháp và nằm ngoài sự quản
lý của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Đến năm 1887, Đài Loan chính thức trở
thành tỉnh thứ 20 của triều đình nhà Thanh. Tuy nhiên, đến năm 1895, do thất bại
trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật, nhà Thanh phải giao nộp Đài Loan cho Nhật Bản
theo thỏa thuận hòa ước Shimonoshaki tháng 4 1895 và cũng từ đó Đài Loan nằm dưới
ách chiếm đóng của Nhật Bản cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Với sự thất bại và đầu hàng của Nhật Bản, Trung Quốc (lúc này do chính phủ Quốc
Dân đảng đại diện) đã giành lại Đài Loan từ năm 1945. Tuy nhiên, lúc đó Trung Quốc
vẫn bị chia cắt thành hai khu vực: vùng do Đảng Cộng Sản Trung Quốc kiểm soát
(149 triệu dân, chủ yếu ở Đông Bắc Trung Quốc) và vùng do Quốc Dân Đảng kiểm
soát (2 3 đất đai, 200 triệu dân) trong đó có Đài Loan và Bành Hồ [20, tr.4].
Sau kháng chiến chống Nhật Bản thành công, Đảng Cộng Sản Trung Quốc
ngày càng lớn mạnh và phát huy được uy tín, trong khi chính quyền Tưởng Giới Thạch
ngày càng suy yếu và phải lệ thuộc vào viện trợ của Mỹ. Mùa xuân năm 1947, nội
chiến bùng nổ kéo dài hơn hai năm và kết thúc thắng lợi thuộc về Đảng Cộng Sản
Trung Quốc. Quốc Dân Đảng tháo chạy ra Đài Loan vào năm 1949. Ngày 1 10 1949,
Đảng Cộng Sản Trung Quốc tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa
– CHNDTH (nhưng chưa giải phóng được Đài Loan) [20, tr.4].
Như vậy, từ năm 1949, ở Trung Quốc xuất hiện hai chế độ chính trị xã hội khác
nhau về mọi mặt. Mao Trạch Đông đưa Cộng hòa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phát
triển theo con đường xã hội chủ nghĩa (XNCN) và chính quyền Đài Loan tiếp tục đi
theo con đường của chủ nghĩa tam dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh
hạnh phúc). Trung Quốc cho rằng chỉ có một Trung Quốc và chính phủ Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa là người đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc. Chính
quyền Đài Loan cho rằng “Cộng hòa Trung Hoa” không hề mất đi khi Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa thành lập và luôn tồn tại ở một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy

26
đối đầu nhau nhưng trong nhiều năm kể từ 1949 cả hai đều muốn thống nhất Trung
Quốc, đưa Trung Quốc thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Từ cuối thập kỷ 1970
Đài Loan tiến hàng cải cách về chính trị, từ bỏ ý muốn “giải phóng” đại lục nhưng
mong muốn khôi phục lại địa vị pháp lý trong cộng đồng quốc tế vì Liên Hợp Quốc
(United Nations – UN), Mỹ và đa số quốc gia trên thế giới công nhận Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa. Thực chất, hai bờ eo biển Đài Loan là sự tồn tại hai thực thể chính trị
khác nhau giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và chính quyền Đài Loan với sự giải
thích khác nhau về một nước Trung Quốc,về quan điểm thống nhất và phương thức
giải quyết vấn đề tái thống nhất.
Chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan
Trong suốt 60 năm giải quyết vấn đề Đài Loan thống nhất đất nước, Chính phủ
Trung Quốc đã căn cứ vào tương quan lực lượng giữa hai bờ eo biển Đài Loan, quan
hệ Mỹ - Trung, tình hình khu vực và thế giới để điều chỉnh chính sách cho phù hợp với
thực tế.
Trong đầu thập niên 1950, do tương quan lực lượng giữa Đảng Cộng Sản
Trung Quốc với Trung Hoa Dân Quốc có lợi cho Trung Quốc, do chủ trương của
những phái cứng rắn trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc và sự cần thiết đề phòng một
cuộc phản công bằng quân sự của chính quyền Đài Loan sau những cuộc khủng hoảng
eo biển (khủng hoảng eo biển lần thứ nhất vào năm 1953; khủng hoảng eo biển lần thứ
hai vào năm 1954 – 1955 và khủng hoảng eo biển lần thứ ba vào năm 1958) cho nên
Trung Quốc mong muốn thực hiện tham vọng giải phóng Đài Loan bằng vũ lực, sử
dụng vấn đề này làm công cụ gây sức ép với cả Liên Xô và Mỹ để thực hiên mục tiêu
chiến lược của mình. Từ nửa cuối thập kỷ 50 trở đi, do gặp nhiều khó khăn trong nước
cũng như quốc tế, vấn đề giải phóng Đài Loan được gác lại và cuộc đấu tranh chuyển
sang một hình thức mới là đàm phán hòa bình.
Từ năm 1955, Trung Quốc đã bắt đầu đề cập đến biện pháp hòa bình để giải
phóng Đài Loan. Đặc biệt, trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3,
khóa 11 (1 1979), Ban thường vụ Hội nghị nhân dân toàn quốc đã đề ra: “Phương
châm chính trị lớn về hòa bình, thống nhất Tổ quốc”, trong đó phương châm của Đảng

27
cộng sản Trung Quốc đối với Đài Loan được điều chỉnh từ “giải phóng Đài Loan
bằng vũ lực” sang phương thức thông qua “hiệp thương hòa bình, đàm phán chính trị
để thực hiện thống nhất đất nước” [17, tr.32]. Từ đây, Trung Quốc đưa ra nhiều tuyên
bố, phương châm trong chủ trương thống nhất hòa bình Đài Loan vào Đại lục. Cùng
với những thay đổi lớn về chủ trương, chính sách, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh
nhiều biện pháp tuyên truyền về chủ trương này như Bộ ngoại giao đưa ra 5 quyết định
liên quan đến việc đi lại, buôn bán giữa hai bờ; Bộ Thương mại đưa ra 4 kiến nghị về
việc thông thương; Bộ bưu điện đưa ra 4 quyết định về thông bưu chính viễn thông;
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đưa ra 5 kiến nghị về tiến hành hợp tác giữa hai bờ.
Từ năm 1983, chính sách “thống nhất hòa bình, một nước hai chế độ” được nhiều thế
hệ lãnh đạo của Trung Quốc theo đuổi và đặc biệt là sau khi Hồng Kông trở về Trung
Quốc (1997), chính sách này càng được Trung Quốc thúc đẩy và coi trọng [17, tr.33].
Bước sang thế kỷ 21, quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan có nhiều biến cố
thăng trầm. Đầu năm 2000, được sự ủng hộ của Lý Đăng Huy, Đảng Dân Chủ tiến bộ
đã thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan. Trần Thủy Biển – người gốc Đài
Loan trở thành Tổng thống thứ 4 của Đài Loan. Trong giai đoạn 8 năm cầm quyền
(2000 – 2008), Tổng thống Trần Thủy Biển theo đuổi chính sách đối kháng – chủ
trương Đài Loan độc lập; chống lại việc thống nhất Trung Quốc, phủ nhận “Nhận thức
chung 1992”1 đã khiến cho quan hệ hai bờ ngày càng trở nên căng thẳng, thậm chí là
nhiều lúc rơi vào tình thế đối đầu.
Với chủ trương giải quyết vấn đề Đài Loan một cách hòa bình, chính sách cơ
bản và nhất quán của Trung Quốc luôn kiên trì nguyên tắc “một nước Trung Quốc”,
thực hiện theo phương châm cơ bản “hòa bình thống nhất, một nước – hai chế độ”,
“chủ trương 8 điểm” và “Luật chống chia cắt đất nước” trong tiến trình thúc đẩy hòa
bình, thống nhất Tổ quốc và phát triển quan hệ hai bờ. Đây có thể xem là kim chỉ nam

1
Trong cuộc hội đàm giữa Uông Đạo Hàm (ARATS) và Cố Chấn Phủ (SEF) diễn ra tại Singapore từ ngày 27/4
– 29 4 1992, hai bên đã đạt được nhận thức chung về “một nước Trung Quốc, hai cách diễn đạt”. Theo cách diễn
đạt của Trung Quốc “một nước Trung Quốc” là CHND Trung Hoa, Đài Loan chỉ là một bộ phận của CHND
Trung Hoa. Cách diễn đạt của Đài Loan cho rằng: “một nước Trung Quốc” là Trung Hoa dân quốc thành lập từ
năm 1911, bao gồm cả Trung Quốc và Đài Loan, hai thực thể chính trị tồn tại độc lập với nhau.

28
cho mục tiêu giải quyết vấn đề eo biển Đài Loan của Chính phủ Trung Quốc trong
suốt giai đoạn Đảng Dân Tiến cầm quyền.
Phương châm “một quốc gia – hai chế độ” được hình thành từ quá trình đàm
phán thiết lập quan hệ ngoại giao giữa CHND Trung Hoa với Mỹ vào thập kỷ 70 thế
kỷ 20. Khi đó (và ngay cả hiện nay), vấn đề Đài Loan trở thành trở ngại lớn nhất trong
đàm phán Trung Quốc – Mỹ. Trước tình hình đó, tiếp thu tư tưởng của các nhà lãnh
đạo Trung Quốc thời kỳ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình lần đầu tiên đề xuất ý
tưởng giải quyết vấn đề Đài Loan theo phương châm “một quốc gia – hai chế độ”.
Nghĩa là, sau khi thống nhất với Đại lục, Đài Loan tiếp tục giữ nguyên chế độ kinh tế -
xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN) vốn có theo nguyên tắc “người Đài Loan tự quản lý
người Đài Loan”. Trải qua các kỳ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 14,15,
16, 17, 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc thì phương châm này luôn được các nhà lãnh
đạo Trung Quốc coi đó là điều kiện tiên quyết để tiến tới hòa thành mục tiêu hòa bình,
thống nhất đất nước [4, tr.22].
“Chủ trương 8 điểm về quan hệ Trung Quốc – Đài Loan: ngày 30/1/1995, Tổng
bí thư Giang Trạch Dân đã công bố “Chủ trương 8 điểm quan hệ giữa Trung Quốc và
Đài Loan” bao gồm những điểm cụ thể như: 1) Kiên trì nguyên tắc một nước Trung
Quốc là cơ sở và là tiền đề cho việc hòa bình thống nhất. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của Trung Quốc không được chia cắt. Kiên quyết phản đối bất kỳ hành động nào
nhằm tạo ra “Đài Loan độc lập”, “một Trung Quốc, một Đài Loan”, “hai nước Trung
Quốc” đi ngược lại với nguyên tắc một Trung Quốc. 2) Không phản đối quan hệ giao
lưu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa của Đài Loan với nước ngoài. Nhưng kiên quyết
phản đối các thế lực núp dưới danh nghĩa “mở rộng không gian sinh tồn quốc tế” nhằm
tạo thành “hai nước Trung Quốc” hoặc “một Trung Quốc, một Đài Loan”. 3) Tiến
hành đàm phán hòa bình thống nhất giữa hai bờ eo biển. Trong quá trình đàm phán
hòa bình thống nhất, nhân sĩ các đoàn thể và các đảng phái ở Đài Loan có thể cùng
tham gia. Dưới tiền đề một nước Trung Quốc, vấn đề gì cũng đều có thể bàn. Bước đi
trước tiên, hai bên có thể tiến hành đàm phán việc “dưới nguyên tắc một nước Trung
Quốc”, chính thức kết thúc tình trạng đối đầu giữa hai bờ. 4) Nỗ lực thực hiện hòa

29
bình thống nhất, người Trung Quốc không đánh người Trung Quốc. 5) Hướng tới sự
phát triển kinh tế thế giới trong thế kỷ 21, hai bờ cần phải tăng cường hơn nữa hợp tác
giao lưu kinh tế, vì lợi ích kinh tế chung và sự phồn vinh, thịnh vượng của cả dân tộc
Trung Hoa. 6) Đại gia đình các dân tộc Trung Hoa cùng nhau tạo nên nền văn hóa
sáng lạn 5000 năm, cùng nhau gìn giữ sợi dây gắn bó tinh thần và đó cũng chính là cơ
sở quan trọng để thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. 7) Hai mươi mốt triệu đồng
bào Đài Loan, bất luận là người gốc Đài Loan hay ở tỉnh khác đều là người Trung
Quốc, đều là đồng bào máu thịt, là anh em tay chân của chúng ta. Cần phải tôn trọng
đầy đủ phương thức sinh hoạt và nguyện vọng tự làm chủ của đồng bào Đài Loan. 8)
Chúng ta hoan nghênh các nhà lãnh đạo Đài Loan đến thăm Đại lục, đồng thời chúng
ta cũng sẵn sàng chấp nhận lời mời đến thăm Đài Loan [4, tr.24].
“Luật chống chia cắt đất nước”: Ngày 14/3/2005 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội
khóa 10 Trung Quốc đã thông qua “Luật chia cắt đất nước”. Đây là bộ luật đầu tiên
khẳng định về mặt pháp lý lập trường của Nhà nước Trung Quốc trong việc giải quyết
quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan nhằm thực hiện thống nhất đất nước. “Luật
chống chia cắt đất nước” bao gồm 10 điều, trong đó nội dung cơ bản khẳng định rõ
ràng, nếu thế lực Đài Loan độc lập thực hiện tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc dưới
bất kỳ danh nghĩa nào, hình thức nào hoặc xảy ra biến cố dẫn đến việc Đài Loan bị
chia cắt khỏi Trung Quốc, hoặc khả năng cố gắng giải quyết bằng phương pháp hòa
bình thống nhất không còn thì Trung Quốc buộc phải sử dụng phương thức phi hòa
bình hay biện pháp cần thiết khác để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Nói một
cách khái quát, “Luật chống chia cắt đất nước” giúp mở rộng hơn không gian hòa
bình thống nhất và thắt chặt hơn nữa không gian của các thế lực chủ trương Đài Loan
độc lập ở Đài Loan [4, tr.24].
Vào những năm cuối của thập niên đầu thế kỷ 21, nhất là kể từ sau khi Quốc
Dân Đảng trở lại nắm quyền ở Đài Loan, trên tinh thần thái độ tích cực, mềm dẻo và
thực tế hơn của cả hai bên, có thể nói đã mở ra trang mới trong quan hệ hai bờ. Trong
lễ kỷ niệm 30 năm ngày Quốc vụ viện Trung Quốc viết “Thư gửi đồng bào Đài Loan”
tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 31/12/2008, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã có bài phát

30
biểu thể hiện đầy đủ quan điểm của Chính phủ Trung Quốc về quan hệ hai bờ, thông
qua 6 điểm cơ bản: 1) Tăng cường tin cậy chính trị lẫn nhau trên cơ sở giữ vững
nguyên tắc “một nước Trung Quốc”. Với tinh thần xây dựng, hai bờ cùng hướng tới
tương lai, chung tay nỗ lực, tạo dựng tương lai, hiệp thương bình đẳng, từng bước giải
quyết các vấn đề do lịch sử để lại và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình phát
triển. 2) Xúc tiến quan hệ hợp tác kinh tế, cùng thúc đẩy phát triển. Đài Loan và Đại
lục có thể tiến tới ký kết hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện, xây dựng cơ chế hợp tác
kinh tế đặc sắc hai bờ, thực hiện mục tiêu bổ sung ưu thế cho nhau, cùng có lợi ở mức
độ cao nhất. 3) Phát huy văn hóa Trung Hoa, tăng cường mối dây tinh thần, tăng
cường hiệp thương và giao lưu văn hóa hai bờ. 4) Tăng cường giao lưu thăm viếng lẫn
nhau, mở rộng giao lưu giữa các giới chức. Đại lục sẵn sàng hồi đáp những ý kiến có
lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hai bờ phát triển hòa bình [4, tr.25]. 5) Bảo vệ chủ quyền
quốc gia, hiệp thương những vấn đề liên quan đến lĩnh vực đối ngoại. Cần phải tránh
những việc làm gây căng thẳng hai bờ ảnh hưởng đến lợi ích chung của dân tộc Trung
Hoa. Thông qua hiệp thương, có thể giải quyết hợp tình hợp lý vấn đề Đài Loan tham
gia vào các tổ chức quốc tế, trên nguyên tắc không tạo thành “hai nước Trung Quốc”
hoặc “một Trung Quốc, một Đài Loan”. Thực hiện thống nhất đất nước là việc “nội bộ
của Trung Quốc, không tiếp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ các thế lực bên ngoài”. 6)
Kết thúc tình trạng đối đầu, tiến tới hiệp thương hòa bình. Để có lợi cho đàm phán
hiệp thương, hai bờ có thể thảo luận những vấn đề chính trị đặc thù, chưa thống nhất,
hết sức tránh những bất đồng giữa hai bên, để đảm bảo cục diện ổn định, giảm lo lắng
về nguy cơ an ninh quân sự, hai bên có thể suy nghĩ thiết lập cơ chế an ninh quân sự
tin tưởng lẫn nhau [4, tr.26].
Có thế nói, “6 điểm của Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào” không chỉ là sự tổng kết
mang tính hệ thống sâu sắc về quan hệ hai bờ trong vòng 30 năm trở lại đây mà còn
được xem là bản cương lĩnh có tính chỉ đạo về chính sách cuả Trung Quốc đối với Đài
Loan trong thời kỳ phát triển hòa bình, hình thành cục diện phát triển mới trong quan
hệ hai bờ, là trụ cột chính sách đốì với Đài Loan trong tương lai.

31
Nói một cách khái quát, chính sách của Đại lục đối với Đài Loan tập trung vào
phương châm cơ bản “hòa bình phát triển, một nước – hai chế độ” với trọng điểm
trước mắt là thông qua quan hệ giao lưu kinh tế để tiến dần tới hiệp thương hòa bình.
Chính sách này đã và sẽ là một trong những nền tảng quan trọng trong việc mở rộng
và phát triển quan hệ kinh tế với Đài Loan.
Chính sách của Đài Loan đối với Trung Quốc đại lục
Sau khi rời ra đảo Đài Loan, chính quyền Quốc Dân Đảng đã đưa ra 3 nguyên
tắc “không tiếp xúc, không đàm phán, không thỏa hiệp” (còn gọi là nguyên tắc “3
không”) với Đảng cộng sản Trung Quốc. Ba nguyên tắc này được thực hiện một cách
triệt để trong suốt ba thập kỷ 50, 60 và những năm đầu của thập kỷ 70. Cuối năm
1978, đồng thời với việc thực hiện chính sách cải cách mở cửa nền kinh tế, Đảng và
Chính phủ Trung Quốc chủ trương nối lại quan hệ với chính quyền Quốc dân đảng,
kêu gọi nhân dân Đài Loan bỏ thù địch, cùng hợp tác kinh tế, tìm giải pháp thống nhất
đất nước bằng biện pháp hòa bình. Đứng trước yêu cầu và lợi ích phát triển đầu tư và
thương mại cũng như nhu cầu giao lưu kinh tế với Đại lục của các doanh nghiệp Đài
Loan, chính quyền Đài Loan đã nới lỏng hơn những quy định nghiêm ngặt trước đây
trong quan hệ với Đại lục. Đây được coi là bước chuyển biến quan trọng trong quá
trình thiết lập mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Trong thời kỳ Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc, Đài Loan chủ trương
“một nước Trung Quốc” nhưng từ khi Lý Đăng Huy lên năm chính quyền (1988) –
thời kỳ những năm 90 thì Đài Loan chuyển sang thực hiện một chính sách vừa thực
dụng, vừa khôn khéo. Tình hình căng thẳng ở eo biển đã lắng dịu nhưng phong trào
Đài Loan độc lập vẫn giữ nguyên trạng, Đài Loan tiến hành mở cửa quan hệ mậu dịch,
kinh tế gián tiếp ngày càng tăng với Trung Quốc, dùng quan hệ và lợi ích kinh tế của
hai bên để ngăn chặn chiến tranh và tạo môi trường hòa bình để phát triển kinh tế, mở
rộng không gian đối ngoại, nâng cao địa vị quốc tế của Đài Loan.
Bước sang thế kỷ 21, trong suốt thập niên đầu cho đến trước khi Quốc Dân
Đảng trở lại nắm quyền (giai đoạn 2000 - 2008) quan hệ hai bờ trong trạng thái căng

32
thẳng, nhiều lúc rơi vào tình cảnh đối đầu do Trần Thủy Biển có phần quyết liệt, mạnh
bạo hơn chính quyền Lý Đăng Huy trong thực hiện mục tiêu Đài Loan độc lập.
Trong diễn văn nhậm chức ngày 20/5/2000, Trần Thủy Biển (người gốc Đài
Loan) đã đưa ra cam kết “5 không” trong quan hệ hai bờ. Đó là: không tuyên bố độc
lập; không thay đổi quốc hiệu; không đưa thuyết “hai nước” vào Hiến pháp; không
tiến hành trưng cầu dân ý về thống nhất hay độc lập; không xóa bỏ “Cương lĩnh thống
nhất”2. Thế nhưng để thực hiện cam kết này, Đài Loan và Đại lục sẽ phải cùng nhau
giải quyết vấn đề “một nước Trung Quốc” trong tương lai và Trung Quốc không được
có ý định sử dụng vũ lực đối với Đài Loan. Đây là cách nói lấp lửng đầy ẩn ý thể hiện
ngay từ đầu lập trường của Trần Thủy Biển. Bởi, tuy cam kết “5 không” nhưng việc
thừa nhận nguyên tắc “một nước Trung Quốc” lại hết sức mơ hồ, né tránh với nhiều
điều kiện đi cùng.
Sau khi nhận chức Chủ tịch Đảng Dân Tiến ngày 26/7/2002, Trần Thủy Biển
đưa ra chính sách “7 điểm về quan hệ hai bờ”: 1) Quán triệt nguyên tắc “hòa giải thiện
chí, tích cực hợp tác, hòa bình vĩnh viễn”. 2) Đài Loan là một quốc gia độc lập có chủ
quyền. 3) Thúc đẩy bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai bờ eo biển, thành lập các
cơ chế tương tác. 4) Dưới tiền đề “giải quyết hòa bình, đối xử công bằng”, bất kỳ vấn
đề gì đều có thể đàm phán và đối thoại. 5) Đài Loan sẵn sàng đóng vai trò tích cực để
giúp Trung Quốc hiện đại hóa, dân chủ hóa. 6) Gia nhập WTO, hai bờ eo biển cùng
bình đẳng tham gia vào cộng đồng quốc tế, cùng tồn tại phồn thịnh. 7) Để xây dựng
lòng tin, hai bên cũng tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tích cực thúc đẩy các chuyến
thăm của lãnh đạo hai bên [4, tr.29].
Tiếp đến ngày 3/8/2002, Tổng thống Trần Thủy Biển lại tiếp tục nhấn mạnh
một lần nữa chủ trương đối với Đại lục của mình bằng việc đưa ra quan điểm “nhất
biên – nhất quốc” – mỗi nước mỗi bờ, phản đối “một Trung Quốc” và mô hình “một

2
Tháng 2/1991, chính quyền Quốc Dân đáng công bố “Cương lĩnh thống nhất đất nước” trong đó có ý tưởng
“một Trung Hoa, hai thực thể chính trị ngang bằng nhau” và chia tiến trình thống nhất thành 3 giai đoạn, nhưng
không hạn chế về thời gian “khi đủ điều kiện chín muồi” sẽ chuyển sang giai đoạn sau” [4, tr.28].

33
quốc gia – hai chế độ”, kiên quyết bảo vệ Đài Loan như là một thực thể chính trị bình
đẳng với Trung Quốc [4, tr.29].
Sau khi tái đắc cử Tổng thống (2004), Trần Thủy Biển tiếp tục có nhiều bước
đi, hành động mạnh mẽ trong việc cổ xúy chủ trương Đài Loan độc lập như in hai chữ
“Đài Loan” vào hộ chiếu thay cho “Trung Hoa Dân Quốc” nhằm chuyển quốc hiệu
“Trung Hoa Dân Quốc” sang “Cộng hòa Đài Loan”; chấm dứt hoạt động của Quỹ giao
lưu hai bờ và “Cương lĩnh thống nhất đất nước”; bác bỏ đề nghị của Trung Quốc nối
lại đàm phán thực hiện “tam thông”; đóng cửa Văn phòng đại diện Tân Hoa Xã và
Nhân dân nhật báo tại Đài Bắc. Có thế thấy chính sách “7 điểm về quan hệ hai bờ” và
quan điểm “nhất biên – nhất quốc” đã thể hiện rõ ràng quan điểm của chính quyền
Trần Thủy Biển trong vấn đề thừa nhận nguyên tắc “một nước Trung Quốc” của Bắc
Kinh.
Tuy nhiên, trên thực tế ngay từ khi đưa ra chính sách “Đài Loan độc lập”, chính
quyền Trần Thủy Biển gặp phải nhiều sự phản ứng không chỉ là của Bắc Kinh mà còn
của dư luận trong và ngoài hòn đảo. Xét về yếu tố chủ quan thì các chính sách của
Đảng Dân Tiến đã khống chế, kiểm soát quan hệ mậu dịch, đầu tư với Trung Quốc.
Điều này đương nhiên sẽ bị giới doanh nghiệp Đài Loan phản đối mạnh mẽ. Xét về
các yếu tố khác, những hành động của chính quyền Trần Thủy Biển không được Mỹ
ủng hộ. Chính phủ Mỹ bị Trung quốc gây sức ép nhiều lần, đã công khai yêu cầu Đài
Loan không được đi quá xa nguyên tắc “một Trung Quốc”. Việc đưa ra chủ trương
không bám sát thực tế đó, cộng thêm việc trong 8 năm cầm quyền thì nội bộ Đảng Dân
Tiến nảy sinh nhiều mâu thuẫn về đường lối đối nội, đối ngoại, xuất hiện nhiều tệ nạn
tham nhũng trong nội các đã khiến cho uy tín của Đảng Dân Tiến và Trần Thủy Biển
ngày càng xuống cấp mở đường cho việc Quốc Dân đảng trở lại nắm quyền lãnh đạo
Đài Loan.
Trong diễn văn nhậm chức Tổng Thống Đài Loan (5/2008) Mã Anh Cửu đã
nhắc lại quan điểm của Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Đào về quan hệ hai bờ, đó là “nhìn
thẳng hiện thực, tạo dựng tương lai, tạm gác tranh cãi, hai bên cùng thắng”. Đây
được xem là điểm khởi đầu tốt đẹp cho quá trình thúc đẩy quan hệ hai bờ theo hướng

34
hòa bình, tạo cục diện ổn định cho khu vực. Lập trường, chính sách của Mã Anh Cửu
trong quan hệ với Đại lục được mô tả là thiên về nguyên trạng (nghĩa là nguyên trạng
về chính trị), hoạt động theo nguyên tắc “3 không” (không tuyên bố độc lập; không
thống nhất; không sử dụng vũ lực) và thừa nhận “Nhận thức chung 1992” [4, tr.31].
Trên cơ sở chính sách mới của chính quyền Đài Loan, các cuộc tiếp xúc giữa
hai bờ eo biển nhanh chóng được nối lại. Tháng 6/2008, Phó chủ tịch Quốc Dân Đảng
Giang Bỉnh Khôn đã tiến hành đàm phán với chủ tịch Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển
Đài Loan – Trần Văn Lâm xung quanh vấn đề khôi phục “tam thông” và phát triển
quan hệ hai bờ. Tiếp đó, tháng 11 2008, Trần Văn Lâm cùng đoàn đại biểu “Hiệp hội
quan hệ hai bờ” chính thức đến thăm và làm việc với các cơ quan hữu quan của Đài
Loan. Thông qua hai vòng hội đàm Giang Bỉnh Khôn – Trần Văn Lâm hai bên đã đạt
được nhiều hợp tác quan trọng như: cư dân Đại lục được đến Đài Loan du lịch. Hủy bỏ
quy định hạn chế tối đa người Đại lục đến Đài Loan được thực hiện trong 30 năm qua
kể từ khi hai bên nối lại quan hệ vào năm 1979; nối thông đường bay Đại lục – Đài
Loan; nối thông đường hàng hải; nối thông bưu chính viễn thông hai bờ; hợp tác an
toàn thực phẩm.
Hai bờ nối lại đàm phán sau 10 năm gián đoạn là một sự kiện nhận được sự
đồng tình của đông đảo người dân Đài Loan. Theo số liệu điều tra về kết quả “Hội
đàm Giang Bỉnh Khôn – Trần Văn Lâm” cho thấy 61,8 người được hỏi cho rằng hội
đàm có ảnh hưởng tốt đến Đài Loan; 14,4 cho rằng ảnh hưởng không tốt; 15% cho
rằng không có ảnh hưởng gì đến Đài Loan và 8 không có ý kiến [4, tr.32].
Từ năm 2010 trở đi, quan hệ hai bờ trở nên nồng ấm hơn sau khi hai bên đi đến
ký kết Hiệp định ECFA (Economic Cooperation Framework Agreement) (6/2010).
Việc ký kết Hiệp định ECFA được xem là có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt
đối với sự phát triển quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Tiếp đó vào tháng 7 2010, Chủ
tịch Quốc Dân Đảng Ngô Bá Hùng đến Bắc Kinh gặp gỡ với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Cuộc gặp gỡ này được nhận định là mang tính lịch sử bởi ông Ngô Bá Hùng đã gián
tiếp chuyển đến Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Đào 16 chữ “nhìn thẳng hiện thực, tích lũy

35
lòng tin, cầu đồng tồn dị, tiếp tục song thắng” của Tổng thống Mã Anh Cửu và hy
vọng sau khi hai bờ ký ECFA sẽ tiếp tục có bước tiến dài dựa trên nguyên tắc này.
Việc Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu thông qua ông Ngô Bá Hùng phát đi
16 chữ đã thể hiện phần nào thiện chí của Đài Loan với Đại lục. Những chủ trương
“giữ nguyên hiện trạng”, “3 không”, “thông điệp 16 chữ” đã có tác dụng trước mắt làm
giảm nguy cơ xung đột hai bờ, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân Đài Loan. Xét
về lâu dài, chính sách này nếu được Đài Loan tiếp tục duy trì sẽ góp phần thúc đẩy hòa
bình và phát triển quan hệ giữa hai bờ trong tương lai.
Eo biển Đài Loan có một vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng. Nằm ở hai
bên eo biển Đài Loan thì cả Đài Loan và Trung Quốc đều có những cơ sở nhất định để
cùng nhau hợp tác và phát triển. Bên cạnh các yếu tố khách quan về vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên, sự gần gũi về truyền thống văn hóa – xã hội, xu thế toàn cầu hóa
và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới là yếu tố chủ quan xuất phát từ nhu
cầu nội tại của mỗi bên để phát triển nền kinh tế của mình. Cả Đài Loan và Trung
Quốc đều liên tục đưa ra những điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh thực tế mới để thúc
đẩy trao đổi đầu tư và thương mại với nhau. Đây hoàn toàn là một mối quan hệ phát
triển theo đúng quy luật tất yếu của tự nhiên và đáp ứng được quyền lợi của nhân dân
mỗi bên, góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế khu vực và trên thế giới.

36
CHƢƠNG 2: QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN ĐÀI LOAN TỪ
NĂM 1979 ĐẾN NAY
2.1 Tổng quan chính sách kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan
Năm 1987, sau gần 10 năm Trung Quốc đại lục thực hiện chính sách cải cách
mở cửa, đồng thời cũng là năm đánh dấu Đài Loan hủy bỏ lệnh thiết lập quân luật
được áp dụng từ năm 1947, cho phép người dân Đài Loan về Đại lục thăm gia đình,
thăm quê quán. Đây là cơ hội thuận lợi để các thương gia Đài Loan bắt đầu tiến hành
khảo sát thị trường Đại lục nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư. Có thể nói, nhờ vào những
động thái tích cực của hai bên đã giúp cho giao lưu kinh tế, văn hóa dân gian giữa hai
bờ có nhiều bước phát triển nhanh chóng, cục diện “ngăn cách” phần nào bị phá vỡ.
Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu giữa hai bên đã nảy sinh nhiều vấn đề cần giải
quyết, đòi hỏi phải có tổ chức điều phối hoạt động. Tháng 2 1991, Đài Loan đã thành
lập Quỹ giao lưu hai bờ eo biển (SEF – Straits Exchange Foundation) – tổ chức dân sự
trung gian được ủy quyền tham gia hiệp thương với Đại lục. Đến tháng 12 1991, Đại
lục cũng thành lập một tổ chức đồng cấp – Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển (ARATS –
Association for Relations Across the Tawan Straits) để thực hiện đối thoại với Đài
Loan. Như vậy, sau hơn 40 năm căng thẳng và đối đầu, đây là lần đầu tiên một kênh
liên lạc giữa hai bờ đã được khởi động, điều này đã mở ra một giai đoạn mới trong
quan hệ hai bờ.
Được sự ủy quyền của Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Đài Loan, SEF
và ARATS chính thức bắt đầu tiến hành tiếp xúc, hiệp thương, đưa ra “Nhận thức
chung 1992” và đến tháng 4/1993 Chủ tịch ARATS Cố Chấn Phủ và Chủ tịch SEF
Uông Đạo Hàm đã tổ chức cuộc hội đàm lịch sử “Uông – Cố” tại Singapore. Trong
cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi các vấn đề trong hợp tác giao lưu kinh tế giữa hai bờ
bao gồm: các chủ trương cơ bản trong hợp tác; trực tiếp “tam thông” giữa hai bờ; kiến
nghị thiết lập cơ chế giao lưu kinh tế dân gian; vấn đề đầu tư của thương gia Đài Loan
tại Trung Quốc; hợp tác khai thác năng lượng, tài nguyên; giao lưu văn hóa, khoa học
kỹ thuật, hợp tác chống buôn lậu, tội phạm trên biển.

37
Kết thúc cuộc hội đàm, hai bên đã ký kết được 4 Hiệp định bao gồm: “Hiệp
định chung về hội đàm Uông – Cố”, mục đích xác định các nội dung sẽ tiến hành
thương thảo trong năm 1993 như: hồi hương những người xâm nhập trái phép và các
vấn đề liên quan; xử lý tranh chấp nghề cá trên biển; bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ và
liên hệ hỗ trợ tư pháp giữa tòa án hai bên. Hai bên cũng xác định sẽ tiến hành vào lúc
thích hợp đàm phán về vấn đề quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư Đài Loan tại Đại
lục và các vấn đề liên quan; tổ chức giao lưu của giới thương gia hai bờ. Ngoài ra, hai
bên còn ký “Hiệp định quy định cơ chế liên hệ và hội đàm giữa hai hội”, “Hiệp định
về sử dụng xác minh công chứng giấy tờ giữa hai bờ”, “Hiệp định về chuyển thư tín
và bồi thường giữa hai bờ”. Như vậy, cuộc hội đàm này đã chính thức xác lập được
kênh liên lạc đối thoại giữa hai Hội và mở ra cánh cửa bình thường hóa, chế độ hóa
giao lưu giữa hai bờ tạo điều kiện cho việc giải quyết những vấn đề liên quan nảy sinh
trong quan hệ hai bờ [4, tr.36].
2.1.1 Chính sách kinh tế của Trung Quốc đại lục đối với Đài Loan
Các chính sách kinh tế của Đại lục đối với Đài Loan bao gồm các chính sách
của Chính phủ Trung ương và chính sách riêng của các tỉnh, đặc khu kinh tế. Trước
năm 2000, chủ yếu được quy định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước và các tỉnh
ven biển giáp với Đài Loan. Bao gồm các văn bản như: “Quy định về khuyến khích
3
đồng bào Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc” (Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành
ngày 3/7/1988); “Biện pháp mậu dịch tiểu ngạch đối với Đài Loan” do tỉnh Phúc Kiến
đã ban hành ngay từ năm 1988, sau đó đến năm 1992, Bộ Kinh tế Đối ngoại cùng với
Tổng cục Hải quan đã ban hành “Biện pháp quản lý mậu dịch tiểu ngạch với khu vực
Đài Loan”, như vậy chính thức đưa việc trao đổi hàng hóa dân gian giữa các tỉnh ven
biển Trung Quốc với Đài Loan được luật hóa đi vào quỹ đạo phát triển.

3
Quy định gồm 22 điều, ghi rõ các nguyên tắc, ưu đãi đối với đầu tư của Đài Loan. Những điểm chính trong
“Quy định” bao gồm: Đài Loan được đầu tư vào Trung Quốc dưới 7 hình thức: độc lập vốn; hùn vốn; liên doanh;
mua cổ phiếu xí nghiệp; mua quyền sở hữu nhà cửa; sử dụng đất mở mang kinh doanh theo luật định và những
phương thức khác được luật cho phép. Các xí nghiệp Đài Loan có thể mượn tài khoản của ngân hàng Đại lục
hoặc ngân hàng nước ngoài để tiến hành các hoạt động kinh doanh, sản xuất ở Đại lục; Chính phủ Trung Quốc
không thực hiện quốc hữu hóa vốn và tài sản của các nhà đầu tư Đài Loan. Trong trường hợp cần trưng thu vì lợi
ích quốc gia thì phải tiến hành đúng luật pháp và có những bồi thường tương xứng với lợi ích của xí nghiệp đầu
tư; giảm tối đa mức độ phiền hà về thủ tục đầu tư; kinh doanh đối với các doanh nghiệp Đài Loan.
38
“Luật bảo hộ đầu tư của đồng bào Đài Loan” được Hội nghị lần thứ 6 Đại hội
đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 8 thông qua ngày 5/3/1995 nhằm khẳng định và
nhấn mạnh hơn nữa sự bảo đảm bằng luật pháp mọi quyền lợi của các nhà đầu tư Đài
Loan tại Đại lục; Tháng 7/1995, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định bãi bỏ hàng rào
nhập khẩu phi thuế quan cho 376 mặt hàng và tuyên bố sẽ mở rộng hơn nữa thị trường
nhằm tạo thuận lợi mới cho các thương gia Đài Loan; “Điều lệ bảo đảm đầu tư đồng
bào Đài Loan đặc khu kinh tế Hạ Môn”, được Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân
khóa 10 thành phố Hạ Môn thông qua ngày 29 9 1994 (sau này đã được sửa đổi ngày
2/12/2010), nhằm bảo vệ và khuyến khích thương gia Đài Loan đầu tư vào Đại lục,
thúc đẩy phát triển kinh tế giữa hai bờ. Theo quy định, có thể sử dụng tiền tệ, máy móc
thiết bị, các loại kỹ thuật để đầu tư vào Đại lục dưới các hình thức 100% vốn, liên
doanh hoặc các hình thức khác theo pháp luật Trung Quốc quy định [4, tr.37]. Tuy
nhiên mãi đến 5/12/1999, Quốc vụ viện mới ban hành văn bản “Quy định khuyến
khích đầu tư của đồng bào Đài Loan” và “Chi tiết thi hành Luật bảo hộ đầu tư của
đồng bào Đài Loan” hướng dẫn chi tiết thực hiện “Luật bảo hộ đầu tư của đồng bào
Đài Loan”.
Ngày 29 9 2000, Đại lục ban hành “Biện pháp quản lý mậu dịch với khu vực
Đài Loan” quy định mậu dịch gián tiếp với Đài Loan được thực hiện thông qua các
doanh nghiệp công thương có đăng ký tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông hoặc Ma
Cao [4, tr38].
Sau năm 2008, quan hệ hai bờ eo biển đi vào chiều hướng phát triển tương đối
hòa bình và ổn định, đây chính là nhân tố quan trọng để hai bên đi đến ký kết “Hiệp
định khung hợp tác kinh tế hai bờ eo biển” (ECFA) năm 2010. Tiếp sau đó, nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các thương nhân Đài Loan, Đại lục đã ban hành một loạt chính
sách kinh tế mới, đáng chú ý trong đó là: mở cửa cho phép dân chúng Đài Loan được
đăng ký kinh doanh cá thể trong lĩnh vực nhà hàng và bán lẻ tại 9 tỉnh, thành phố bao
gồm: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Chiết Giang, Hồ
Bắc, Tứ Xuyên, Trùng Khánh từ ngày 1/1/2012.

39
Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù Đại lục đã có nhiều chính sách nhằm tăng cường
hoạt động giao lưu kinh tế với Đài Loan nhưng do tình hình kinh tế vĩ mô nội tại của
Đài Loan có nhiều thay đổi, khiến cho các doanh nghiệp Đài Loan ở Đại lục gặp nhiều
thách thức mới. Để giúp các doanh nghiệp Đài Loan phần nào tháo gỡ những khó
khăn, mấy năm gần đây các cơ quan hữu quan và chính quyền các địa phương đã thực
thi hàng loạt chính sách và biện pháp trợ giúp doanh nghiệp có vốn Đài Loan chuyển
đổi nâng cấp như là: giúp đỡ thu hút vốn, mở rộng thị trường. Đặc biệt là nhiều tỉnh
nằm sâu bên trong nội địa như Tứ Xuyên, An Huy, Hà Nam đã áp dụng nhiều biện
pháp như giảm thuế, phí thủ tục hành chính nhằm khuyến khích thu hút đầu tư của
thương gia Đài Loan [4, tr.39].
Có thể thấy rằng, chính sách kinh tế của Trung Quốc đại lục về cơ bản luôn
khuyến khích, ủng hộ thương gia Đài Loan, chủ trương áp dụng chính sách đãi ngộ
đặc biệt đối với đầu tư của Đài Loan theo phương châm “ưu tiên cùng cấp, nới lỏng
thích hợp” nhằm mục đích không để những bất đồng chính trị ảnh hưởng đến hợp tác
mậu dịch kinh tế hai bờ. Đại lục luôn cam kết dù quan hệ hai bờ có xấu đi nhưng vẫn
tiếp tục giúp đỡ, bảo hộ đầu tư của Đài Loan. Đây có thể xem là yếu tố thuận lợi cho
đầu tư của Đài Loan tại Đại lục.
2.1.2 Chính sách kinh tế của Đài Loan đối với Trung Quốc đại lục
* Giai đoạn Lý Đăng Huy cầm quyền (1988 – 2000)
Trong suốt 12 năm cầm quyền của Lý Đăng Huy, chủ trương kinh tế xuyên suốt
“kiên nhẫn đừng vội vàng” là một quyết sách đúng đắn nhất. Sau khi Đài Loan gỡ bỏ
giới nghiêm và cho phép về thăm người thân năm 1987, các thương nhân Đài Loan rất
chú ý đến thị trường nội địa rộng lớn và lao động giá rẻ của Đại lục, điều này đã làm
cho trao đổi thương mại giữa hai bờ eo biển có bước tăng trưởng nhanh chóng. Để hạ
nhiệt và kiểm soát tình hình, ngày 14/6/1996, Tổng thống Lý Đăng Huy đưa ra chủ
trương “kiên nhẫn đừng vội vàng” trong quan hệ kinh tế với Đại lục. Đồng thời đặt ra
ba giới hạn đối với các dự án đầu tư vào Đại lục cần tuân thủ là: không đầu tư vào các
ngành kỹ thuật cao, mức đầu tư không quá 50 triệu USD và không đầu tư vào hạ tầng
cơ sở. Trên thực tế, động thái này của chính quyền Đài Loan nhằm tránh thất thoát một

40
nguồn vốn lớn dành cho nghiên cứu và phát triển bị đổ dồn vào hạ tầng cơ sở. Ngay
sau khi những quy định giới hạn đầu tư được ban hành đã ảnh hưởng nhanh chóng đến
đầu tư của thương gia Đài Loan vào Đại lục. Theo thống kê của Ủy ban thẩm định đầu
tư Bộ kinh tế Đài Loan, tỷ trọng đầu tư đã giảm từ 40% xuống còn 27,7%, tuy nhiên
chính sách này không ảnh hưởng đối với đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Từ năm 1996 – 2000, các đề nghị và sáng kiến của Đại lục muốn tiếp xúc với
lãnh đạo Đài Loan đều không được Đài Loan hưởng ứng. Hơn nữa, trước những hành
động có phần mạnh mẽ của Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy đã làm gia tăng các
hoạt động quân sự có tính răn đe của Trung Quốc, điều đó càng khiến cho quan hệ hai
bờ eo biển đi vào giai đoạn căng thẳng, kéo theo đó là quan hệ kinh tế cũng có xu
hướng giảm nhiệt nhanh chóng. Ngày 15/7/1997 Ủy ban thẩm định đầu tư Bộ kinh tế
Đài Loan đã đưa ra quy định hạn chế các hoạt động đầu tư vào Đại lục thành 3 loại:
được phép, thẩm định riêng và bị cấm. Trong đó ngành nông nghiệp bị cấm 9 hạng
mục, ngành chế tạo bị cấm 316 hạng mục, ngành dịch vụ bị cấm 3 hạng mục. Hạ tầng
cơ sở như đường bộ, đường sắt cũng bị cấm 13 hạng mục [4, tr.41].
Tiếp đến vào tháng 10/1999, Ủy ban Đại lục Viện Hành chính Đài Loan đã ra
thông báo trước khi tiến hành hiệp thương “tam thông” (vận tải, bưu điện, thương mại)
hai bờ cần phải xem xét đồng thời với việc chấm dứt tình trạng đối đầu, để đi đến ký
kết hiệp định hòa bình. Cơ sở thực hiện hiệp thương “tam thông” sẽ lần lượt dựa trên
nguyên tắc: hàng hải trước, hàng không sau, hàng hóa trước, người sau, cải thiện hiệu
quả giá thành vận tải giữa hai bờ.

*Giai đoạn Trần Thủy Biển cầm quyền (2000 – 2008)


Năm 2000, sau khi nhậm chức Tổng thống, một mặt trước áp lực của giới
doanh nghiệp yêu cầu nới lỏng chính sách “kiên nhẫn đừng vội vàng”, mặt khác, Đài
Loan cũng cần phải có những bước chuẩn bị cần thiết cho việc tham gia vào WTO,
Tổng thống Trần Thủy Biển trong bài phát biểu ngày 31 12 2000 đã nhấn mạnh: do
sắp trở thành thành viên WTO, Đài Loan phải đối mặt với tình thế hoàn toàn mới. Cần
phải xem xét các vấn đề bao gồm cả mậu dịch hai bờ trên phạm vi thị trường toàn cầu.

41
Chính sách “kiên nhẫn đừng vội vàng” dựa trên nguyên tắc “bố cục toàn cầu, mở cửa
chiến lược” trước kia sẽ chuyển sang chính sách “tích cực mở cửa, quản lý hiệu quả”,
lấy kinh tế tri thức làm phương châm để quy hoạch và từng bước thực hiện bản đồ
kinh tế vĩ mô Đài Loan trong thế kỷ mới.
Chính sách “tích cực mở cửa, quản lý hiệu quả” bao gồm những nội dung cụ thể
sau:
Về mặt tích cực mở cửa: Một là, hủy bỏ các hạn chế đầu tư về mặt sản xuất
công nghiệp trên quy mô lớn. Ngày 12 8 2001, Đài Loan ban hành các hạng mục kinh
doanh thiết lập cơ sở và ngành nghề dịch vụ, trong đó ngành dịch vụ được liệt vào
danh sách 68 ngành nghề có bảo hiểm. Hai là, hủy bỏ giới hạn trên 50 triệu USD để
tạo điều kiện đầu tư quy mô lớn. Ba là, xóa bỏ hoàn toàn việc quản lý nghiêm ngặt đối
với đầu tư hạn ngạch nhỏ, những hạng mục đầu tư có giá trị dưới 20 triệu USD được
lựa chọn chế độ thẩm định đơn giản, còn những cơ quan chức năng thẩm định, cơ chế
thẩm định đầu tư mới này được chính thức khởi động tháng 5/2001.
Về mặt quản lý hiệu quả, quy định được sửa lại nêu rõ kể từ ngày 01/07/2001 sẽ
cho phép các doanh nghiệp Đài Loan chưa qua thẩm định được đầu tư vào Trung Quốc
Đại lục có thể đăng ký bổ sung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc minh bạch hóa đầu tư.
Trên cơ sở chính sách “tích cực mở cửa, quản lý hiệu quả”, Ủy ban Đại lục
cùng các bộ ngành liên quan đã nghiên cứu và đưa ra “Kế hoạch đầu tư Đại lục” được
Viện Hành chính thông qua ngày 7/11/2001. Mục tiêu đầu tư vào Đại lục lúc này là:
dựa vào chiến lược kinh tế vĩ mô “lấy Đài Loan làm trung tâm”, lấy mở cửa mang tính
sách lược kinh tế hai bờ thúc đẩy kinh tế Đài Loan, lấy quản lý hiệu quả thay thế đóng
cửa tiêu cực.
“Kế hoạch đầu tư Đại lục” gồm 3 phần chính: phần 1 là quy định xây dựng cơ
chế thẩm tra mới; phần 2 là xây dựng cơ chế lưu động linh hoạt vốn giữa hai bờ; phần
3 là phân công nhiệm vụ từng bộ ngành.Quy định giản hóa ngành nghề thành 2 loại
cấm và thông thường. Loại cấm là các loại sản phẩm hoặc các hạng mục căn cứ vào
điều ước quốc tế, nhu cầu an ninh, quốc phòng, cân nhắc các ngành phát triển xây
dựng cơ sở quan trọng (như kỹ thuật hạch tâm hoặc linh kiện then chốt). Loại thông

42
thường chỉ cần có thể nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành, năng lực quản
lý vận hành toàn cầu của doanh nghiệp, không còn không gian phát triển nội địa đều
tích cực mở cửa. Đồng thời, với việc nới rộng đầu tư, chính quyền Đài Loan còn cho
thành lập các Hội đồng thẩm tra bao gồm thành viên các bộ ngành hữu quan, đại diện
giới học thuật và doanh nghiệp để định kỳ kiểm tra mỗi năm một lần, xem xét các
hạng mục và sản phẩm được phép đầu tư.
Để nâng cao tính hiệu quả trong đầu tư vào Đại lục, chính quyền Đài Loan còn
đưa ra quy định: Đối với các dự án đầu tư từ 20 triệu USD trở xuống, được sử dụng
phương thức thẩm định đơn giản, tiến hành thẩm tra tình trạng tài chính của nhà đầu
tư, những ảnh hưởng do chuyển giao kỹ thuật, tình hình thực hiện nghĩa vụ lao động
và các nhân tố liên quan do cơ quan chủ quản bàn bạc với các bên liên quan dưới hình
thức gửi thư sau đó phúc đáp kết quả. Trường hợp nhà đầu tư đầy đủ giấy tờ quá một
tháng chưa có kết quả thẩm định thì tự động được phép, sau đó cơ quan chủ quản phải
cấp giấy chứng nhận.
Đối với các trường hợp trên 20 triệu USD, phải qua Hội đồng thẩm định với
các nội dung cụ thể: 1)Tình trạng cơ sở doanh nghiệp tại Đài Loan, kế hoạch “bố cục
toàn cầu” của doanh nghiệp, tỉ lệ vốn đầu tư tại Đại lục với hải ngoại. 2) Tình hình tài
chính, nợ nần tại Đài Loan. 3) Xem xét, đánh giá tình trạng dịch chuyển kỹ thuật có
làm suy giảm sức cạnh tranh hay không? Có khả năng xâm hại đến quyền sở hữu trí
tuệ của doanh nghiệp khác hay không? 4) Tình hình thu hút và sử dụng vốn của doanh
nghiệp. 5) Xem xét những ảnh hưởng đến việc làm, tình hình thực hiện nghĩa vụ pháp
lý về lao động. 6) Khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, sách lược kinh tế và
quan hệ hai bờ. 7) Các hạng mục đầu tư lớn, quan trọng liên quan đến chính sách, sách
lược phát triển tổng thể, cần đưa lên Viện Hành chính tổ chức hội nghị liên bộ thẩm
tra. Ngoài ra, để tăng cường công tác quản lý vốn, Đài Loan cũng có quy định cụ thể
đối với mức đầu tư trên 20 triệu USD, nhà đầu tư cần định kỳ báo cáo tình trạng tài
chính và thực hiện kế hoạch đầu tư, đồng thời chính quyền cũng thực hiện việc theo
dõi các nguồn vốn lưu chuyển bao gồm cả vốn đầu tư chuyển qua nơi thứ ba đến Đại
lục.

43
Đối với cơ chế lưu động linh hoạt vốn giữa hai bờ, chính quyền Trần Thủy Biển
cho áp dụng các biện pháp: thứ nhất, tăng cường phát triển các chi nhánh ngân hàng
nước ngoài trở thành trung tâm điều hành vốn giữa Đại lục với hải ngoại cho thương
gia Đài Loan, cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành giao dịch với đối
tác Đại lục. Nghiên cứu mở rộng chức năng cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài để
khuyến khích các thương gia sử dụng dịch vụ điều tiết tài chính. Thứ hai, xây dựng cơ
chế vận dụng hồi chuyển tuần hoàn vốn cho doanh nghiệp như là khấu giảm lũy kế
vốn khi nhà đầu tư chuyển cổ phần hoặc lợi nhuận trở về. Thứ ba, tiến hành xóa bỏ chế
độ thu thuế đối với thặng dư chuyển trở về Đài Loan tiến tới xóa bỏ chế độ thu thuế có
khả năng cản trở nhà đầu tư chuyển vốn về Đài Loan. Thứ tư, cải tiến chế độ báo cáo
tài chính cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp báo cáo gộp, tăng cường sự
minh bạch.
Với mục đích đưa “Kế hoạch đầu tư Đại lục” đi theo đúng hướng đề ra, chính
quyền Đài Loan cho xây dựng cơ chế mới thẩm tra đầu tư vào Đại lục. Cơ chế này bao
gồm 4 yếu tố cơ bản: điều chỉnh nâng hạn mức vốn đầu tư lũy kế, xóa bỏ quy định hạn
mức vốn tối đa, xây dựng chế độ thẩm tra đơn giản hóa, xây dựng tiêu chuẩn rõ ràng
thẩm định riêng [4, tr46].
Ủy ban Đại lục căn cứ vào những yếu tố cơ bản trên cùng các bộ ngành hữu
quan đã đưa ra thêm 4 quy định cụ thể đối với doanh nghiệp Đài Loan khi khảo sát,
đầu tư vào Đại lục bao gồm: nới lỏng hạn chế vốn các công ty niêm yết ra thị trường
chứng khoán, cho phép doanh nghiệp chưa được phê chuẩn được đăng ký bổ sung, mở
cửa đầu tư trực tiếp Đại lục và tăng cường hệ thống hướng dẫn thương gia Đài Loan và
giảm thiểu rủi ro trong quan hệ kinh tế với Đại lục.
Song song với những quy định của Ủy ban Đại lục, Bộ Kinh tế Đài Loan cũng
ban hành biện pháp “Nguyên tắc thẩm tra hoạt động đầu tư hoặc hợp tác kỹ thuật ở
Đại lục” nhằm xây dựng cơ chế thẩm tra mới đầu tư vào Đại lục. Bộ Tài chính cũng
ban hành “Bộ quy tắc đối với công ty niêm yết chứng khoán”, “Bộ quy tắc đối với
công ty phát hành chứng khoán hải ngoại”, “Quy định công khai chứng khoán công ty
đầu tư tại Đại lục” nới lỏng giới hạn lũy kế vốn các công ty niêm yết chứng khoán và

44
gom vốn hải ngoại để đầu tư Đại lục. Ngoài ra, Bộ tài chính còn ban hành Hướng dẫn
cho phép trao đổi nghiệp vụ tiền tệ giữa Đài Loan và Đại lục, cho phép chi nhánh tài
chính quốc tế được tiến hành nghiệp vụ tiền tệ với các cơ cấu tài chính của Đại lục.
Ngân hàng Trung ương cũng ban hành Cơ chế hồi chuyển vốn hai bờ thuận lợi cho
thương gia Đài Loan chuyển vốn.
Với mục tiêu thực hiện sách lược toàn cầu hóa, quốc tế hóa kinh tế đồng thời
chú trọng tính chủ động trong quan hệ kinh tế với Đại lục trên cơ sở chủ trương chiến
lược “tích cực quản lý, mở cửa hiệu quả” nhằm giảm bớt mức độ phụ thuộc kinh tế
vào Đại lục, ngày 22/3/2006, Ủy ban Đại lục cùng các Bộ, ngành liên quan đã tiến
hành soạn thảo “Cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ” được dựa trên nguyên tắc: tích cực
xây dựng đồng bộ quản lý kinh tế, đẩy mạnh sách lược toàn cầu hóa, quốc tế hóa, cụ
thể được chia thành 4 nhóm quản lý: 1) Đối với hoạt động trao đổi dân gian qua lại:
tăng cường cơ chế quản lý du khách Đại lục đến Đài Loan tham quan; tăng cường các
biện pháp xử lý vi phạm (trốn đoàn ở lại bất hợp pháp); quản lý nghiêm ngặt hơn thủ
tục nhập cảnh, thực hiện chế độ phỏng vấn đối với đối tượng nhập cảnh kết hôn. 2)
Đối với nông nghiệp: tăng cường trật tự mậu dịch nông sản, đẩy mạnh kiểm tra buôn
lậu nông sản, thực hiện quản lý hợp tác kỹ thuật và đầu tư nông nghiệp; tăng cường
kiểm tra giống gen bị thất thoát ra ngoài, quản lý hiệu quả thành quả khoa học kỹ thuật
nông nghiệp. 3) Về kinh tế: tăng cường quản lý hiệu quả đầu tư vào Đại lục; xử lý
mạnh các vụ đầu tư trái phép, đồng thời tăng mức thưởng cho các vụ báo cáo vi phạm
trong đầu tư (ví dụ như mức thưởng cho các vụ báo cáo một vi phạm hạng mục cấm
đầu tư là 2 triệu Đài tệ, hạng mục thường là 60.000 Đài tệ); cải cách chế độ thẩm tra
đầu tư, cơ quan chủ quản phải theo dõi sát tình hình đầu tư, nâng cấp kỹ thuật của tổng
công ty, tình hình tăng vốn mở rộng quy mô của các chi nhánh công ty để quản lý hiệu
quả; tăng cường cơ chế quản lý đồng bộ, yêu cầu các công ty đầu tư công khai thông
tin đầu tư Đại lục; xây dựng kho dữ liệu đầu tư Đại lục; tăng cường quản lý nguồn
nhân tài và chuyển giao kỹ thuật, quản lý chặt giao lưu khoa học kỹ thuật tiên tiến với
Đại lục. 4) Về quản lý tiền tệ: thực hiện quản lý hoạt động chuyển vốn qua biên giới;
thẩm tra và quản lý chi nhánh hải ngoại và Đại lục; tăng cường và hoàn thiện cơ chế

45
thẩm tra ban đầu và chế độ giám sát trong quá trình hoạt động; tăng cường khống chế
rủi ro hoạt động tín dụng; thực hiện đôn đốc và quản lý theo dõi rủi ro tín dụng.
Bên cạnh các chính sách liên quan đến đầu tư, chính quyền Đài Loan cũng rất
quan tâm đến các chính sách, biện pháp trong hoạt động trao đổi thương mại với Đại
lục. Năm 2002, Đài Loan đã phê chuẩn “Kế hoạch điều chỉnh chính sách kinh tế
thương mại với Trung Quốc” nhằm phù hợp với những cam kết WTO. Kế hoạch này
bao gồm việc mở cửa cho thương mại trực tiếp hàng nhập khẩu từ Trung Quốc; mở
cửa ngành dịch vụ Đài Loan; cho phép các doanh nghiệp Đài Loan đầu tư trực tiếp vào
Trung Quốc; mở cửa cho hoạt động lưu thông tiền gửi trực tiếp; bưu phẩm; thông tin
liên lạc trực tiếp giữa hai bờ eo biển; hình thành “Hệ thống cảnh báo sớm an ninh kinh
tế và thương mại qua eo biển. Về cơ bản, “Kế hoạch điều chỉnh chính sách kinh tế
thương mại với Trung Quốc” bao gồm các phần chủ yếu như:
1) Điều chỉnh cơ cấu thương mại hàng hóa, Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính Đài
Loan áp dụng các biện pháp như: mở cửa trực tiếp giữa hai bờ eo biển; mở rộng dần
danh mục các hàng hóa được phép nhập khẩu từ Trung Quôc; điều chỉnh cơ chế giám
sát đối với nhập khẩu từ Trung Quốc; tăng cường cơ chế tự vệ đối với hàng nhập khẩu
từ Trung Quốc.
Về vấn đề mở rộng danh mục các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp được
phép nhập khẩu từ Trung Quốc, Bộ Kinh tế đã công bố mở cửa thị trường Đài Loan
thêm hơn 2.000 mặt hàng hóa từ Trung Quốc (cụ thể bao gồm 835 mặt hàng nông sản
và 1.223 mặt hàng công nghiệp), nâng tổng số mặt hàng mở cửa cho phép nhập khẩu
từ Trung Quốc lên tới 7.700 mặt hàng [4, tr.49].
Về vấn đề thiết lập cơ chế tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc,
chính quyền Đài Loan áp dụng các quy định chung về tự vệ phù hợp với WTO, quy
định về thuế chống phá giá và thuế đối kháng, các biện pháp tự vệ đặc biệt đối với
hàng nông sản, các biện pháp tự vệ đặc biệt đối với hàng Trung Quốc. Ví dụ: phía
Trung Quốc không muốn đàm phán với Đài Loan thì trong thời kỳ chuyển tiếp, chính
quyền Đài Loan sẽ tìm một ngành trọng điểm nhằm đặt ra các biện pháp hạn chế cụ

46
thể để xin phép nội các chấp thuận ngừng nhập khẩu từ Trung Quốc khi hàng nhập
khẩu ảnh hưởng quá mạnh đến trật tự thị trường bên trong.
2) Mở cửa thương mại dịch vụ qua eo biển, kế hoạch mở cửa thị trường Đài
Loan cho đầu tư từ Trung Quốc diễn ra dần dần theo từng bước. Ban đầu Đài Loan sẽ
mở cửa các lĩnh vực tương đối đơn giản trước và không ảnh hưởng đến an ninh của
hòn đảo. Theo cam kết của Đài Loan với WTO, sẽ có 108 ngành nghề dịch vụ được
chia ra làm 3 loại chính: những ngành ưu tiên mở cửa sau khi gia nhập WTO, những
ngành sẽ xem xét mở cửa tùy thuộc vào những tác động sau khi gia nhập và những
ngành chưa mở cửa. Đài Loan đã công bố danh mục 58 loại nghề dịch vụ được ưu tiên
mở cửa. Ngoài ra, chính quyền Đài Loan cũng đã tiến hành sửa đổi quy định về quản
lý một số ngành dịch vụ được phép mở cửa và chấp nhận đầu tư gián tiếp từ Trung
Quốc.
Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai: “Kế hoạch điều chỉnh chính
sách kinh tế thương mại với Trung Quốc”, cũng trong năm này, chính quyền Đài Loan
đã ban hành “Điều lệ chia giai đoạn mở cửa nhập khẩu hàng hóa từ Đại lục”, theo đó
từ năm 2002 sẽ bắt đầu thực hiện từng năm giảm bớt các biện pháp giám sát hàng hóa
nhập khẩu từ Đại lục.

47
* Giai đoạn Mã Anh Cửu cầm quyền (2008 – đến nay)
Có thể nói rằng đây là giai đoạn mối quan hệ giữa hai bờ eo biển có bước
chuyển biến mạnh mẽ. Bầu không khí trầm lắng, căng thẳng, đối đầu với chủ trương
“Đài Loan độc lập” của Trần Thủy Biển được thay thế bởi chủ trương mềm dẻo, thực
tế hơn của Mã Anh Cửu. Điều đó đã khiến hai bờ ngày càng có xu hướng xích lại gần
nhau, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động giao lưu kinh tế giữa hai bờ phát triển.
Trên cơ sở mối quan hệ chính trị tương đối hòa bình và ổn định, ngày
26/6/2008 chính quyền Đài Loan cho phép Đại lục đầu tư chứng khoán vào Đài Loan,
tạo điều kiện cho thương gia Đài Loan trong quá trình đầu tư vào Đại lục có thể tăng
thêm vốn từ thị trường chứng khoán ở Đài Loan. Nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ
kinh tế với Đại lục, ngày 18/8/2008, chính sách “Mở rộng giới hạn vốn đầu tư vào Đại
lục” được ban hành. Theo như quy định giới hạn vốn đầu tư của thương nhân Đài
Loan sẽ bao gồm: đối với cá nhân, tăng hạn mức từ 80 triệu Đài tệ lên thành 5 triệu
USD; đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải có chi phí hoạt động 25 triệu USD hàng
năm, có hơn 50 nhân viên và có ít nhất 2 cơ sở ở nước ngoài. Ngoài ra, mức trần đầu
tư vào Trung Quốc sẽ được tăng lên 60 giá trị tài sản ròng; đối với các dự án từ 50
triệu USD trở lên, tiến hành thẩm tra, đồng thời xây dựng cơ chế thẩm tra vốn và kỹ
thuật then chốt để đảm bảo sức cạnh tranh và ưu thế sản xuất bản địa. Có thể thấy,
động thái trên là một phần trong kế hoạch tham vọng của Tổng thống Mã Anh Cửu để
thúc đẩy nền kinh tế đang suy yếu của Đài Loan và cũng là một phần cam kết thúc đẩy
quan hệ với Trung Quốc.
Dựa trên “Hiệp định hợp tác tài chính hai bờ eo biển”4 và “Biện pháp quản lý
cho phép giao dịch và đầu tư tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm hai bờ” (16/3/2010) được
hai bên nhất trí thông qua, ngày 31/12/2010 Ủy ban giám sát quản lý tài chính Đài
Loan (FSC) đã chính thức cho phép các ngân hàng Đài Loan được phép thiết lập chi
nhánh ngân hàng tại Đại lục, đồng thời cho phép 3 ngân hàng Đại lục lập văn phòng

4
Trong vòng đàm phán thứ 3 (26/4/2009) giữa Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan của Đại lục (ARATS)
và Quỹ giao lưu hai bờ eo biển của Đài Loan (SEF) đã đạt được thỏa thuận “Hiệp định hợp tác tài chính hai bờ
eo biển”. [4, tr.52]

48
đại diện tại Đài Loan. Ngoài ra, ngày 26 2 2010 Đài Loan đã chuyển 11 hạng mục
trong danh mục cấm đầu tư vào Đại lục sang danh mục thông thường gồm: các lĩnh
vực công nghệ viễn thông và mạch IC [4, tr.52].
Đối với đầu tư của Đại lục, sau khi vòng đàm phán giữa hội SEF và ARATS
chính thức được nối lại sau gần 10 năm gián đoạn, cả hai bên đã đạt được nhận thức
chung về việc mở cửa mạnh mẽ cho doanh nghiệp Đại lục đầu tư. Trên cơ sở đó, chính
quyền Đài Loan đã đưa ra hàng loạt chính sách kinh tế bao gồm: “Biện pháp cho phép
nhân dân Đại lục đến Đài Loan đầu tư”, “Biện pháp cho phép doanh nghiệp Đại lục
thiết lập công ty nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Đài Loan”, “Danh sách hạng mục
các ngành Đại lục được phép đầu tư”. Những văn bản pháp quy này về cơ bản đã
chính thức đặt cơ sở bước đầu cho đầu tư của Đại lục tại Đài Loan.
Kể từ tháng 6 2009, các cơ quan chức năng chính thức thụ lý quy trình đầu tư
tại Đài Loan, cho phép doanh nghiệp Trung Quốc thành lập văn phòng đại diện. Đồng
thời, cho phép giao dịch mua bán bất động sản, cho phép các tổ chức tài chính được
phép thực hiện nghiệp vụ cho vay mua bất động sản đối với doanh nghiệp Đại lục.
2.1.3 Cơ chế hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan
Việc hai bên cùng nhất trí ngồi vào bàn đàm phán “Hội nghị Uông – Cố” thảo
luận những vấn đề chung đã đánh dấu một trang mới trong quan hệ giữa hai bờ eo
biển, mở đầu cho giai đoạn Trung Quốc đại lục và Đài Loan hợp tác lần thứ 3. Trong
cuộc Hội đàm Uông – Cố năm 1993, hai bên cũng đã đề cập đến việc thiểt lập chế độ
hợp tác và giao lưu kinh tế hai bờ. Tuy nhiên, sau đấy do những thăng trầm trong lịch
sử (cuộc đàm phán giữa hai bờ bắt đầu từ năm 1992 nhưng bị gián đoạn từ năm 1999
do người đứng đầu Đài Loan khi đó là Lý Đăng Huy cho rằng quan hệ hai bờ là quan
hệ giữa quốc gia với quốc gia”) nên đã không đạt được thành quả nào [4, tr.54]. Tháng
1/2002, Phó thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Tiền Kỳ Tham trong buổi tọa đàm
kỷ niệm 7 năm bài phát biểu “Tiếp tục phấn đấu nhằm xúc tiền hoàn thành đại nghiệp
thống nhất Tổ quốc” của Tổng bí thư Giang Trạch Dân đã nhấn mạnh: hai bờ đã cùng
trở thành thành viên của WTO, đây chính là cơ hội mới phát triển quan hệ hai bờ.
Nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế hai bờ tiến lên một cấp độ mới, chúng ta mong muốn

49
lắng nghe ý kiến và kiến nghị của các giới nhân sĩ Đài Loan về xây dựng cơ chế hợp
tác kinh tế hai bờ, làm cho quan hệ kinh tế hai bờ càng mật thiết [4, tr.54]. Đây là lần
đầu tiên quan chức Đại lục công khai nêu ra khái niệm cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ.
Sau bài phát biểu của Phó Thủ tướng Tiền Kỳ Tham, nghiên cứu về cơ chế hợp tác
kinh tế hai bờ được triển khai mạnh mẽ trong giới học thuật và doanh nghiệp giữa hai
bờ. Tháng 7/2002, tại Thượng Hải, học giả hai bên đã tổ chức hội thảo về cơ chế hợp
tác kinh tế hai bờ. Hội thảo đã tiến hành thảo luận sâu về các vấn đề mục đích, phương
thức khả thi, ý nghĩa, chế độ xây dựng cơ chế. Tháng 4/2005, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào
và Chủ tịch Quốc Dân đảng Liên Chiến trong thời gian hội đàm đã tiến hành trao đổi ý
kiến một cách sâu rộng, cùng nhất trí để tiến tới “Xúc tiến giao lưu toàn diện kinh tế
hai bờ, xây dựng cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ”.
Nội dung của cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ
Cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ nhận được sự quan tâm của cả Đài Loan và Đại
lục. Vì vậy, trong những nỗ lực cố gắng của cả hai phía, vào tháng 9/2005, lần đầu tiên
hai bên đã tổ chức “Diễn đàn tinh hoa dân gian hai bờ” lần thứ nhất tại Thượng Hải.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận xoay quanh các vấn đề làm thế nào xúc
tiến giao lưu hợp tác kinh tế hai bờ, định hướng xây dựng cơ chế hợp tác kinh tế hai
bờ. Tháng 4/2006 lần đầu tiên “Diễn đàn kinh tế mậu dịch hai bờ” được tổ chức tại
Bắc Kinh, cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ đã trở thành chương trình nghị sự trọng tâm
của diễn đàn. Tính cho đến nay, “Diễn đàn kinh tế mậu dịch hai bờ” (từ diễn đàn lần
thứ ba đổi tên thành “Diễn đàn kinh tế mậu dịch – văn hóa hai bờ”) đã tổ chức thành
công 6 lần. Trong các chương trình nghị sự, vấn đề thảo luận liên quan cơ chế hợp tác
kinh tế hai bờ luôn được lấy làm trọng tâm bàn thảo.
“Diễn đàn kinh tế mậu dịch – văn hóa hai bờ” được chế độ hóa và tổ chức
thường xuyên đã góp phần thúc đẩy gia tăng nghiên cứu cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ.
Bởi cùng với diễn đàn đó các diễn đàn và hội thảo về các lĩnh vực chuyên ngành như
hàng không, tài chính, nông nghiệp, khoa học – kỹ thuật cũng được tổ chức nhộn nhịp.
Qua đó giúp thúc đẩy nhanh quá trình hình thành cơ chế hợp tác kinh tế hai bên. Bắt
đầu từ tháng 6/2008, cùng với việc chính thức khôi phục cơ chế đàm phán giữa SEF và

50
ARATS thì đàm phán “Tam thông” cũng trực tiếp được khởi động triển khai. “Hội
đàm Giang – Trần” được tổ chức 8 lần đã đưa nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây
dựng cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ bước vào một giai đoạn mới.
Cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ cần được nhìn nhận là một cơ chế hợp tác vùng
(Đại lục và Đài Loan). Cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ chính là việc Đại lục và Đài Loan
bắt tay hợp tác để thực hiện mục tiêu cùng có lợi, cùng thắng trong lĩnh vực kinh tế.
Trên cơ sở quy luật khách quan, phát triển kinh tế hai bờ cùng chia sẻ quan niệm giá
trị và lợi ích chung; thiết lập các cơ cấu, tổ chức trung gian; cùng xác lập và tuân thủ
một loạt hệ thống, quá trình nguyên tắc, chuẩn mực, quy phạm và trình tự quyết sách
hợp tác kinh tế. Cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ là một quá trình hợp tác kinh tế. Quá
trình này không bằng phẳng mà chia thành các giai đoạn phát triển từ thấp đến cao.
Về cơ bản, Cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ được hình thành chủ yếu dưới ba hình
thức: Một là giao lưu giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng; hai là cơ chế hội đàm giữa SEF
và ARATS (hai tổ chức này nhất trí mỗi năm gặp nhau hai lần tại Đài Loan và Đại
lục); ba là thông qua cơ chế hoạt động thường niên của “Diễn đàn kinh tế mậu dịch –
văn hóa hai bờ”.
Trong bối cảnh cả Đài Loan và Đại lục cùng hướng tới xây dựng một cơ chế
hợp tác kinh tế chung đó, vào ngày 29 6 2010, “Hiệp định khung hợp tác kinh tế giữa
hai bờ eo biển” (ECFA) chính thức ra đời, đánh dấu mối quan hệ kinh tế giữa Đài
Loan và Đại lục lần đầu tiên đi vào hiện thực hóa, cơ chế hóa.

51
2.2 Thực trạng quan hệ thƣơng mại – đầu tƣ giữa hai bờ eo biển Đài Loan
2.2.1 Quan hệ thương mại giữa hai bờ eo biển Đài Loan
Cũng giống như quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan
được khởi động chậm chạp. Đài Loan tỏ ra e ngại với chính sách “Tam thông” (ngoại
thương trực tiếp, thông tin trực tiếp, hàng không trực tiếp) của Trung Quốc sẽ gây chia
rẽ nội bộ ở Đài Loan đối với vấn đề Đài Loan độc lập hoặc có khó khăn đối với vấn đề
đảm bảo an ninh nếu thực hiện chính sách mở đường bay thẳng đối với Trung Quốc
v.v.. Năm 1979 Trung Quốc đã thực hiện trao đổi bưu chính và điện tín với Đài Loan
thì đến năm 1989 phía Đài Loan mới thực hiện kết nối liên lạc với Trung Quốc. Đến
năm 1997 Đài Loan mới thực hiện thử vận tải bằng đường biển nhưng phải thông qua
một nước hoặc khu vực khác. Năm 2001 Đài Loan cho phép vận tải đường biển trực
tiếp nhưng với quy mô nhỏ (tiểu tam thông). Đối với việc mở đường bay thẳng giữa
hai bờ, Đài Loan càng thận trọng hơn. Cuối năm 1995 Đài Loan cho phép thực hiện
chuyến bay từ Trung Quốc nhưng phải quá cảnh qua nước khác và bằng Hãng hàng
không của Hồng Kông. Đến mùa xuân năm 2003 Đài Loan mới thực hiện một chuyến
bay trực tiếp do Hãng hàng không của Đài Loan để đưa các doanh nhân và người nhà
đang làm ăn ở Trung Quốc về ăn Tết. Riêng đối với vận tải hàng hóa phải đến tháng
7 2006, Đài Loan mới thực hiện chuyến bay trực tiếp đầu tiên chở linh kiện cho các
nhà máy của Đài Loan ở Thượng Hải.
Mặc dù phía Đài Loan thực hiện những chính sách như trên nhằm hạn chế giao
lưu kinh tế với Trung Quốc nhưng sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc cộng với
việc thực hiện “chính sách xuống phương Nam” (tức chính sách hướng các doanh
nghiệp Đài Loan đầu tư vào khu vực Đông Nam Á) của Đài Loan đã lôi kéo nhiều
doanh nghiệp Đài Loan đầu tư vào thị trường Trung Quốc và kéo theo kim ngạch
ngoại thương hai chiều không ngừng gia tăng.
Từ cuối năm 1980 trở đi, giữa hai bờ đã thực hiện trao đổi ngoại thương nhưng
do tác động của quan hệ chính trị nên kim ngạch ngoại thương cũng bị rất hạn chế.
Bảng 2.1 phần Phụ lục cho thấy, kim ngạch ngoại thương hai bờ vào những
năm đầu của thập kỷ 1990 rất thấp. Ví dụ, năm 1990 kim ngạch ngoại thương hai
chiều chỉ là 341,68 triệu USD, trong đó Đài Loan chỉ xuất khẩu vẻn vẹn gần 29.000
USD. Nhưng từ năm 1993, tức là năm Đài Loan công bố “chính sách hướng xuống
52
phía Nam” thì kim ngạch ngoại thương giữa hai bờ tăng mạnh. Ngoài ra, điều đáng
chú ý là trong suốt thập kỷ 1990, Đài Loan thường phải nhập siêu với Trung Quốc và
phải tới năm 2003 thì Đài Loan mới bắt đầu xuất siêu sang Trung Quốc [3, tr.212].
Bước sang thế kỷ 21, với việc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO – World Trade Organization) từ tháng 12 2001 đã đánh đấu
nền kinh tế Trung Quốc bước vào một thời kỳ phát triển mới. Về phía Đài Loan, chính
quyền Đài Loan dưới sự lãnh đạo của Đảng Dân Tiến đã có những điều chỉnh về chính
sách, cho phép các thương gia Đài Loan được đầu tư trực tiếp một số ngành như bất
động sản, chứng khoán, kinh doanh vào Đại lục. Đồng thời, chính quyền Đài Loan
cũng tích cực triển khai thực hiện phương châm “ưu tiên Đài Loan, bố cục toàn cầu”
nhằm đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài trước tiên là hướng vào Đại lục, biến Đại lục
thành một căn cứ kinh tế của Đài Loan để từ đó dần đẩy mạnh đầu tư của Đài Loan mở
rộng ra các khu vực khác. Việc thay đổi chính sách trong quan hệ kinh tế với Đại lục
cũng như việc cả hai bên cùng là thành viên của WTO đã làm cho quan hệ đầu tư, mậu
dịch giữa hai bờ eo biển Đài Loan có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Theo thống
kê, nếu như kim ngạch mậu dịch giữa Đại lục và Đài Loan năm 2000 đạt hơn 30 tỷ
USD – mức cao kỷ lục so với giai đoạn trước đó, thì liên tiếp ở các năm sau mức kỷ
lục này đã bị phá vỡ. Đến năm 2010, kim ngạch thương mại giữa hai bờ đạt mức kỷ
lục mới vượt hơn 120 tỷ USD tăng 39,5 (xem Phụ lục, bảng 2.2). Nếu gộp cả hoạt
động chuyển khẩu qua Hồng Kông thì kim ngạch mậu dịch hai bờ tính đến năm 2010
đạt 148, 296 tỷ USD tăng gấp hơn 3,5 lần so với năm 2001 (42,015 tỷ USD) [4, tr.68].
Sau năm 2008, Đài Loan dưới sự lãnh đạo của Quốc Dân Đảng, chính quyền
Tổng thống Mã Anh Cửu đã có nhiều chính sách kinh tế thông thoáng hơn trong quan
hệ với Đại lục, hai bên đã ký kết được ba Hiệp định quan trọng chính thức đánh dấu
về cơ bản thực hiện “Tam thông”, đó là ba Hiệp định: “Hiệp định vận tải hàng
không”, “Hiệp định vận tải đường biển” và “Hiệp định bưu chính hai bờ eo biển Đài
Loan”. Nhờ vậy mà hoạt động thương mại giữa hai bờ eo biển càng có sự bứt phá rõ
rệt. Đặc biệt với việc thực hiện Chương trình thu hoạc sớm (EHP – Early Harvest
Program) trong khuôn khổ Hiệp định ECFA, trao đổi thương mại giữa Đài Loan và
Đại lục ngày càng nhộn nhịp, tỷ lệ tăng trưởng thương mại là -2,7 , 10 năm sau tăng
vọt lên 39,5 . Tương tự, năm 2001, Đại lục mới chỉ là đối tác mậu dịch lớn thứ 3, thị
53
trường xuất khẩu lớn thứ 2 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Đài Loan thì tính đến
năm 2007, Đài Loan đã trở thành đối tác giao dịch lớn thứ 7, thị trường xuất khẩu lớn
thứ 9, khu vực nhập khẩu lớn thứ 5 của Trung Quốc. Và đến năm 2010, Đại lục đã trở
thành đối tác mậu dịch lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất và là thị trường nhập
khẩu lớn thứ 2 của Đài Loan (chỉ sau Mỹ) (xem phần Phụ lục bảng 2.3) [4, tr.68]. Như
vậy, có thể thấy quan hệ mậu dịch hai bờ là một bộ phận quan trọng, thúc đẩy kinh tế
Đài Loan tăng trưởng mạnh mẽ kể từ sau khi gia nhập WTO.
Xét một cách khách quan sau khi hai bờ gia nhập WTO, cả Đài Loan và Đại lục
đều lần lượt thực hiện các cam kết mở cửa thị trường đối với hàng hóa mậu dịch và
đầu tư dịch vụ liên quan đến mậu dịch, đồng thời từng bước điều chỉnh chính sách
kinh tế, giảm thuế quan, xóa bỏ rào cản phi thuế quan. Cũng như việc ký kết các Hiệp
định quan trọng đã góp phần thúc đẩy quan hệ mậu dịch giữa hai bờ ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Bình quân thuế quan khu vực Đại lục giảm từ 15,3% xuống còn 9,8%,
phía Đài Loan giảm tỉ lệ hạn chế hàng hóa từ 7,7% xuống còn 0,92% (tức là từ 717
hạng mục xuống 101 hạng mục) [4, tr.71]
Trong lĩnh vực cơ cấu hàng hóa xuất – nhập khẩu giữa hai bờ eo biển Đài
Loan: các sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu từ Đài Loan chủ yếu bao gồm các sản
phẩm máy móc cơ điện, chế phẩm nhựa cao su, mặt hàng dệt may và sản phẩm kim
loại. Điểm đặc biệt trong cơ cấu xuất – nhập khẩu giữa hai bờ là tỷ trọng sản phẩm
công nghệ cao và các sản phẩm cơ điện không ngừng tăng nhanh. Năm 2010, tỷ trọng
sản phẩm thiết bị điện cơ và linh kiện, thiết bị quang học và linh phụ kiện mà Trung
Quốc nhập khẩu từ Đài Loan lần lượt chiếm 38,6% và 17,1% tổng kim ngạch nhập
khẩu từ Đài Loan. Tương tự, tỷ trọng các mặt hàng đó của Trung Quốc xuất khẩu sang
Đài Loan lần lượt chiếm tỷ lệ tương ứng là 39,5% và 5,4% tổng kim ngạch xuất khẩu
vào Đài Loan của Trung Quốc [4, tr.71] (xem bảng 2.4 và 2.5 phần Phụ lục).
Thông qua cơ cấu hàng hóa xuất – nhập khẩu, có thể thấy một đặc điểm quan
trọng trong quan hệ thương mại giữa hai bờ eo biển Đài Loan đó chính là sự phán ánh
gián tiếp của thực tế đầu tư giữa Đài Loan và Đại lục. Bởi theo bảng 2.4 phần Phụ lục,
thiết bị điện cơ, thiết bị quang học và phụ kiện luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim
ngạch hàng hóa xuất – nhập khẩu, điều này đồng nghĩa với việc đầu tư của Đài loan

54
vào Đại lục cũng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chế tạo thiết bị điện tử và
linh phụ kiện.
Về phân bố khu vực mậu dịch: Khu vực phía Đông Đại lục, đặc biệt là 4 tỉnh
thành ven biển (Quảng Đông, Tô Châu, Phúc Kiến, Thượng Hải) là những khu vực tập
trung trao đổi thương mại lớn nhất với Đài Loan. Bốn tỉnh thành trên có kim ngạch
nhập khẩu từ Đài Loan luôn cao hơn so với các địa phương khác của Trung Quốc (chỉ
riêng bốn tỉnh thành ven biển này, kim ngạch xuất khẩu vào Đài Loan và kim ngạch
nhập khẩu từ Đài Loan đã chiếm hơn 4 5 tổng kim ngạch mậu dịch của Trung Quốc
với Đài Loan). Theo thống kê năm 2007, kim ngạch mậu dịch của khu vực phía Đông
với Đài Loan đạt 120,47 tỷ USD, chiếm tới 96,8% tổng kim ngạch mậu dịch giữa hai
bờ. Trên thực tế, việc phân bố khu vực mậu dịch như vậy đã phản ánh rất rõ các hướng
đầu tư trọng điểm của Đài Loan vào Đại lục.
Năm 2008, chỉ trong 2 tháng đầu năm kim ngạch buôn bán giữa hai bờ eo biển
Đài Loan đã lên tới 20,5 tỷ USD, tăng 23,8 so với cùng kỳ năm 2007. Cũng trong
năm 2008, Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu đàm phán về thương mại sau 6 năm căng
thẳng trong quan hệ song phương. Chính quyền Đài Loan hy vọng rằng, thỏa thuận
thương mại này sẽ tạo điều kiện cho Đài Loan tiếp cận với nền kinh tế khổng lồ của
Trung Quốc, đồng thời tiến tới việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các
nước khác. Trong khi đó Trung Quốc mong muốn, thỏa thuận sẽ góp phần bình thường
hóa quan hệ kinh tế song phương bằng cách nới lỏng những rào cản mậu dịch và đầu
tư. Ngày 22/12/2009 đã diễn ra cuộc hội đàm lần thứ tư giữa lãnh đạo Hiệp hội Quan
hệ hai bờ eo biển Đài Loan của Trung Quốc (ARATS) và Quỹ trao đổi giữa hai bờ eo
biển Đài Loan (SEF) tại thành phố Đài Trung, Đài Loan. Thành lập năm 1991 và
1990, ARATS và SEF được Trung Quốc và Đài Loan ủy quyền giải quyết các vấn đề
trao đổi giữa hai bờ eo biển. Hai tổ chức này đã nhất trí mỗi năm gặp nhau hai lần tại
Trung Quốc và Đài Loan sau khi các cuộc thương lượng xuyên eo biển được nối lại từ
tháng 6/2008, sau 10 năm gián đoạn. Cuộc hội đàm lần thứ 4 này đã khẳng định việc
hơn một năm qua, ARATS và SEF đã tích cực hợp tác, xử lý ổn thỏa nhiều vấn đề khó
khăn và phức tạp, thông qua trao đổi thiện chí, đã ký kết 9 hiệp định góp phần cải
thiện đáng kể quan hệ, tăng cường sự giao lưu và hợp tác giữa hai bờ. Bên cạnh đó, cả
hai bên đã thương thảo giải quyết các vấn đề như hợp tác dịch vụ lao động thuyền viên
55
đánh cá, hợp tác kiểm nghiệm kiểm dịch hàng nông sản, hợp tác kiểm nghiệm chứng
nhận tiêu chuẩn đo lường, hợp tác tránh đánh thuế hai lần và tăng cường hợp tác thuế
vụ hai bờ, quyền sở hữu trí tuệ và hai bên ký hiệp định hữu quan và trao đổi ý kiến về
việc ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển (ECFA). Trung Quốc đại
lục và Đài Loan đang tiến rất gần tới ECFA trong chiến lược tạo ra sự cân bằng qua eo
biển mà cả hai bên đều có lợi. Tính từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2009, kim ngạch
thương mại giữa Trung Quốc và Đài Loan đạt 62,29 tỷ USD, giảm 33,1% so với cùng
kỳ năm 2008. Trong đó xuất khẩu của Trung Quốc đại lục với Đài Loan là 11,85 tỷ
USD giảm 34,5%, nhập khẩu của Trung Quốc đại lục từ Đài Loan là 50,44 tỷ USD
giảm 32,8%. Sự suy giảm này là do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu. Tuy nhiên, hợp tác du lịch giữa hai bên lại có xu hướng tăng mạnh. Lượng
khách du lịch tới Đài Loan đã tăng 479 so với cùng kỳ năm 2008 trong 10 tháng đầu
năm với 407.237 du khách.
Ngày 29/ 6/2010, Đài Loan và Trung Quốc đại lục đã chính thức ký kết Hiệp
định khung về Hợp tác Kinh tế (ECFA) trong cuộc hội đàm lần thứ 5 giữa lãnh đạo
Hiệp hội Quan hệ hai bờ eo biển Trung Quốc (ARATS) và Quỹ trao đổi giữa hai bờ eo
biển Đài Loan (SEF). Mục đích của việc ký kết Hiệp định ECFA là nhằm tạo ra một
cơ chế mang tính hệ thống, đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan, hai
bên sẽ giảm dần và tiến tới xóa bỏ các rào cản thương mại và đầu tư, tạo ra môi trường
thuận lợi ở cả hai bên, bảo hộ hoạt động đầu tư giữa hai bờ eo biển nhằm mở rộng lưu
lượng vốn hai chiều. Kết quả ECFA đã ký liên quan tới các mục dịch vụ, trong đó
Chính phủ Trung Quốc sẽ phải mở cửa 11 ngành dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tài
chính và dịch vụ phi tài chính) cho các nhà đầu tư của Đài Loan, đồng thời chính
quyền Đài Loan cũng sẽ phải mở cửa 9 ngành dịch vụ cho các nhà đầu tư của Trung
Quốc đại lục (bao gồm dịch vụ ngân hàng, dịch vụ nghiên cứu và phát triển, dịch vụ
thiết kế, hội nghị, triển lãm, nhập khẩu văn hóa phẩm và phim ảnh, vận tải hàng
không, dịch vụ thể thao và giải trí, dịch vụ đại lý hoa hồng và phân phối).
Có thể nói, việc ký kết Hiệp định ECFA rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy
quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan dần đi vào chiều hướng phát triển bình ổn. Nó tượng
trưng cho mối quan hệ kinh tế hai bờ đã bước vào giai đoạn mới – giai đoạn hợp tác
được chế độ hóa, điều này được xem là tạo cột mốc quan trọng cho tiến trình bình
56
thường hóa quan hệ hai bờ. Đồng thời, Hiệp định ECFA còn có ý nghĩa trong việc phát
triển kinh tế, mở rộng không gian phát triển cho Đài Loan (Đài Loan có thể tham gia
vào mạng lưới mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương bằng việc ký kết FTA với
các nước khác, tất nhiên phải được sự đồng thuận từ Trung Quốc). Hiệp định ECFA có
hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2011, theo đó Trung Quốc cắt giảm thuế đối với 539
danh mục hàng hóa của Đài Loan, trong khi Đài Loan cắt giảm thuế đối với 267 danh
mục hàng hóa của Trung Quốc. Trong hai năm, hai bên sẽ từng bước hạ các mức thuế
xuống 0%. ECFA dự kiến góp phần tăng kim ngạch thương mại giữa hai bờ Eo biển
lên khoảng 110 tỷ USD năm. Việc thực hiện chế độ hóa, cơ chế hóa các quan hệ kinh
tế đã giúp cho tổng kim ngạch thương mại giữa hai bờ eo biển Đài Loan năm 2010 đạt
mức kỷ lục mới vượt 120 tỷ USD, tăng 39,5 , trong đó Đài Loan xuất khẩu đạt 84 tỷ
USD, tăng 36,6 ; nhập khẩu là 35 tỷ USD, tăng 28,9 . Ngành dịch vụ tài chính giữa
hai bờ cũng giành được đột phá quan trọng , tháng 5 năm 2010 sau khi Đài Loan mở
cửa cho đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,
hàng loạt ngân hàng Trung Quốc đại lục đã thiết lập văn phòng tại Đài Loan.
Tiếp đến, tháng 5/2011 đã diễn ra thành công Diễn đàn kinh tế, thương mại và
văn hóa giữa hai bờ eo biển Đài Loan tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung
Quốc. Tại diễn dàn, các đại biểu đã hối thúc giới chức hai bờ nắm bắt những cơ hội có
được trong quá trình thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) của Trung
Quốc đại lục và kế hoạch “Thập kỷ vàng” (2011 -2020) của Đài Loan để tăng cường
hơn nữa hợp tác kinh tế vì sự phát triển và thịnh vượng chung. Đồng thời các các đại
biểu cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thực thi có hiệu quả Hiệp định Khung về Hợp tác
Kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan (ECFA) nhằm hướng tới mục tiêu bình
thường hóa và tự do hóa quan hệ hợp tác kinh tế. Đây là diễn đàn được tổ chức thường
kỳ nhằm tạo không gian rộng rãi cho việc thúc đẩy hợp tác hai bờ, mở ra triển vọng
phát triển ổn định và cùng có lợi. Ngày 9/8/2012, Đài Loan và Trung Quốc đã ký Hiệp
định bảo hộ đầu tư và Hiệp định hợp tác hải quan. Đây là một động thái được coi là sẽ
loại bỏ các rào cản thương mại giữa hai bên. Hai hiệp định là kết quả của các cuộc
đàm phán kể từ khi Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế (ECFA) được ký kết vào năm
2010 trong các vòng đàm phám giữa hai bờ eo biển Đài Loan tại Đài Bắc giữa Chủ
tịch Quỹ trao đổi giữa hai bờ eo biển của Đài Loan (SEF) Giang Bỉnh Khôn và Chủ
57
tịch Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan của Trung Quốc (ARATS). Các hiệp
định này sẽ thúc đẩy đầu tư song phương, bảo vệ cho các tập đoàn và một số lượng lớn
các doanh nhân Đài Loan có trụ sở trên đất liền của Trung Quốc đại lục. Có thể thấy
rằng là quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã được cải thiện rõ rệt kể từ khi Tổng
Thống Mã Anh Cửu trở thành nhà lãnh đạo Đài Loan năm 2008 và tái đắc cử năm
2012 với chính sách thân thiện với Trung Quốc đại lục dẫn đến việc ký kết 16 thỏa
thuận giữa hai bên để thúc đẩy thương mại và các trao đổi dân sự khác. Trung Quốc đã
trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đài Loan với hơn 80.000 công ty Đài Loan
hoạt động tại Trung Quốc đại lục, nơi Đài Loan đã đầu tư hơn 100 tỷ USD trong
những năm qua.
Nhìn một cách tổng thể, quy mô mậu dịch giữa hai bờ trong hơn thập kỷ đầu
thế kỷ 21 không ngừng mở rộng, có thể lý giải bởi các lý do sau: thứ nhất, sau khi gia
nhập WTO, phía Trung Quốc đã từng bước dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan như giấy
phép, hạn ngạch, số lượng, điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu hàng hóa nhằm đáp ứng
nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp Đài Loan. Về phía chính quyền Đài Loan cũng
đã tiến hành điều chỉnh chính sách đối với việc mở cửa cho hàng hóa từ Đại lục nhất là
nhập khẩu hàng tiêu dùng và giảm bớt những rào cản hạn chế (trước năm 2002, tỷ lệ
hạn chế nhập khẩu từ Đại lục lên tới 46 , sau năm 2002, Đài Loan từng bước điều
chỉnh chính sách mậu dịch với Đại lục nhằm tiến tới mở cửa mậu dịch trực tiếp giữa
hai bờ. Tính đến năm 2010, Đài Loan đã mở cửa đối với 8.628 sản phẩm công nông
nghiệp, chiếm 79,3% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Đại lục [4,tr.77]). Thứ hai,
quy mô đầu tư của thương gia Đài Loan ở Đại lục ngày càng mở rộng, đã dần hình
thành sự phân công thương mại tương đối chặt chẽ, qua đó góp phần mở rộng quy mô
và nâng cao chất lượng mậu dịch hai bờ (ví dụ như mặt hàng điện tử viễn thông, máy
móc và linh phụ kiện k m theo…kim ngạch mậu dịch luôn chiếm tỷ lệ nhiều nhất –
xem thêm bảng 2.4 và bảng 2.5). Thứ ba, thực hiện chế độ hóa, cơ chế hóa các quan hệ
kinh tế thông qua “Tam thông” (11 2008) và “Hiệp định khung hợp tác kinh tế giữa
hai bờ eo biển – ECFA” (6 2010) đã giúp quan hệ kinh tế giữa hai bờ vào giai đoạn
mới – chế độ hợp tác hóa, được xem là tạo cột mốc quan trọng cho tiến trình bình
thường hóa quan hệ giữa hai bờ.
2.2.2 Quan hệ đầu tư giữa hai bờ eo biển Đài Loan
58
Có thế nói quan hệ đầu tư chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai
bờ eo biển Đài Loan và nó đang diễn ra tương phản với quan hệ chính trị. Đầu tư của
Đài Loan vào Trung Quốc được bắt đầu vào những năm 1980 nhưng chỉ đến năm 1991
khi chính quyền Đài Loan chính thức xóa bỏ lệnh cấm đầu tư thì đầu tư của Đài Loan
vào Trung Quốc mới tăng nhanh. Tuy nhiên không phải đầu tư của các doanh nghiệp
Đài Loan vào Trung Quốc diễn ra suôn sẻ mà nó chịu rất nhiều tác động của quan hệ
chính trị giữa hai bên. Vào đầu những năm 1990, trước chính sách khuyến khích đầu
tư nước ngoài và sức hấp dẫn của thị trường khổng lồ cũng như giá nhân công, các
doanh nghiệp Đài Loan bắt đầu đầu tư mạnh vào thị trường Trung Quốc. Chỉ từ năm
1991 đến năm 1994 các doanh nghiệp Đài Loan đã đầu tư vào Trung Quốc 4,5 tỷ USD
và trở thành một trong những nhà đầu tư lớn của Trung Quốc [3, tr.213]. Trước tình
hình như vậy, chính quyền Đài Loan e ngại kinh tế Đài Loan sẽ bị trói buộc vào kinh
tế Trung Quốc và đó là nguyên nhân Đài Loan đưa ra chính sách “hướng xuống
phương Nam” năm 1993 nhằm kéo bớt dòng đầu tư của các doanh nghiệp Đài Loan
sang các nước Đông Nam Á. Trong những năm tiếp theo, quan hệ hai bờ trở nên căng
thẳng do cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc nên năm 1996 Đài Loan đã đưa ra
chính sách “hạn chế quan hệ kinh tế với Trung Quốc”. Đến năm 1997, Bộ kinh tế Đài
Loan đã đưa ra những quy chế cụ thể đối với những dự án có số vốn đầu tư 50 triệu
USD và các dự án liên quan đến kỹ thuật cao [3, tr.213].
Mặc dù chịu tác động của những chính sách trên, nhưng đầu tư của các doanh
nghiệp Đài Loan sang Trung Quốc không những không suy giảm mà ngược lại vẫn
tăng lên hàng năm. Đặc biệt từ những năm 1995 trở đi, nghe nói các doanh nghiệp Đài
Loan do lo ngại vấn đề Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc nên đã tiến hành đầu
tư vào Trung Quốc thông qua các đảo Virgin của Anh (The Virgin Islands). Do đó,
nếu tính cả số đầu tư này thì đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc còn nhiều hơn nữa.
(Có thể nói Đài Loan không tính phần đầu tư của các doanh nghiệp Đài Loan vào
Trung Quốc qua những nước trung gian còn phía Trung Quốc thì tính vào nên con số
công bố của hai bên thường chênh lệch nhau rất lớn. Ngược lại, đầu tư của Đài Loan
vào các nước Đông Nam Á tuy có tăng từ năm 1993 nhưng từ năm 1988 trở đi lại có
xu hướng giảm dần) [3,tr.213].
Đầu tư của Đài Loan vào Đại lục những năm gần đây
59
Bước sang thế kỷ 21, cùng với việc nghiêm túc thực hiện các cam kết của
WTO, hai bờ còn tích cực, chủ động tạo ra thêm nhiều động lực mới nhằm thúc đẩy
quan hệ đầu tư phát triển.Về phía Trung Quốc Đại lục, Đại lục thực hiện cam kết mở
rộng thị trường, mở rộng lĩnh vực đầu tư, xóa bỏ hạn ngạch đầu tư, tỷ lệ cổ phần, tăng
cường các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài (đặc biệt đối với Đài Loan). Về phía
Đài Loan, Đài Loan dần dần thực thi nhiều chính sách, biện pháp kinh tế thông thoáng
hơn với Đại lục như “Kế hoạch đầu tư Đại lục”, “Cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ”, “Mở
rộng giới hạn vốn đầu tư vào Đại lục” đã làm cho quy mô đầu tư giữa hai bờ tăng lên
nhanh chóng. Theo số liệu của Bộ Kinh tế Đài Loan, kim ngạch đầu tư của Đài Loan
năm 2001 là 2,78 tỷ USD, năm 2010 lên tới 14,6 tỷ USD, bình quân hàng năm tăng
20,2 . Đại lục trở thành khu vực đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Đài Loan, đến hết
năm 2010, kim ngạch đầu tư ra nước ngoài lũy kế của Đài Loan vào Đại lục đạt tới
97,32 tỷ USD, chiếm 60% kim ngạch đầu tư (162,9 tỷ USD) ra nước ngoài của Đài
Loan [4, tr.79] (xem bảng 2.6 phần Phụ lục).
Về lĩnh vực đầu tư, nhìn một cách tổng quan đầu tư của Đại Loan vào Đại lục
trong hơn thập kỷ đầu của thế kỷ 21 có sự dịch chuyển khá rõ nét, có những bước phát
triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp Đài Loan
chuyển từ khu vực gia công chế tạo tập trung nhiều lao động, giá thành thấp như sản
xuất giầy, nhựa, dệt may, kim loại cơ bản. Trong giai đoạn thứ hai, tập trung vào các
ngành tiêu dùng như sản phẩm điện tử, hóa chất, phương tiện vận tải, xi măng vật liệu
xây dựng, thủy tinh, thực phẩm đồ uống. Trong giai đoạn làn sóng đầu tư thứ ba, tập
trung trong các ngành sản xuất đòi hỏi vốn và kỹ thuật cao như máy tính, thông tin
điện tử, bán dẫn, máy móc vi tính (xem bảng 2.7). Bên cạnh việc đầu tư vào các ngành
kỹ thuật cao, trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp Đài Loan cũng tích cực triển
khai mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, thương nghiệp, tiền tệ, bảo
hiểm, chứng khoán, đầu tư mạo hiểm, du lịch, dịch vụ, thông tin, quảng cáo, y tế, giáo
dục. Theo thống kê, tỷ lệ đầu tư trong các loại hình dịch vụ từ 5 trước đây đã tăng
nhanh chóng thành 14,8 năm 2008, thành 15,7 năm 2009 và 24 năm 2010 tương
ứng với 3,5 tỷ USD, lần đầu tiên Đài Loan vượt qua đầu tư của các quốc gia khác.

60
Về quy mô đầu tư, trước năm 2000, các dự án đầu tư của Đài Loan tại Đại lục
thường có quy mô vừa và nhỏ. Kể từ đầu thập niên thế kỷ 21 đến nay, ngày càng nhiều
các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn, các công ty chứng khoán với quy mô dự án từ
hàng triệu đến hàng tỷ USD đổ vào Đại lục. Phần lớn những dự án này tập trung trong
lĩnh vực đòi hỏi vốn và kỹ thuật cao.
Về khu vực đầu tư: đang có sự dịch chuyển hướng dần vào nội địa Trung Quốc
ở khu vực miền Trung, miền Tây và miền Bắc. Chuyển dần các khu vực đầu tư chính
trước đây (trước năm 2008) ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải sang Tô Châu,
Thiên Tân, Thanh Đảo, các thành phố tuyến hai và tuyến ba của Trung Quốc (do
Trung Quốc tập trung phát triển các khu vực kinh tế) và khu vực kinh tế vinh Bột Hải.
(xem bảng 2.8 phần Phụ lục)
Nguyên nhân của sự chuyển hướng này là do hai yếu tố chính tác động: một là
do giá thành sản xuất tăng ở khu vực ven biển và áp lực kinh doanh tăng mạnh; hai là
khu vực kinh tế Bột Hải phát triển nhanh tạo ra xu thế “Tây tiến” của các thương gia
Đài Loan. Ngoài ra, thương gia Đài Loan đang có xu hướng đầu tư tới khu vực kinh tế
thứ ba nhằm đa dạng hóa kinh doanh, mở rộng thêm nhiều kênh tiêu thụ nội địa –
tranh thủ tiêu thụ ở thị trường Đại lục đang là mục tiêu mới của các nhà đầu tư Đài
Loan.
Đầu tư của Đại lục vào Đài Loan
Sau khi gia nhập WTO, Đài Loan phải thực hiện những cam kết bắt buộc, cục
diện quan hệ kinh tế hai bờ đã có nhiều thay đổi. Đài Loan buộc phải mở cửa cục bộ
cho vốn của Đại lục vào Đài Loan, hai bờ bước đầu thực hiện lưu chuyển vốn hai
chiều. Tháng 12 2002, Đài Loan ban hành “Kế hoạch thực hiện điều chỉnh chính sách
kinh tế hai bờ gia nhập WTO”, nêu ra ý tưởng sơ bộ chia giai đoạn mở cửa đầu tư từ
Đại lục, căn cứ theo biểu “Cam kết ngành dịch vụ chỉ định gia nhập WTO” phân chia
các ngành thành ba loại: loại ưu tiên mở cửa, loại xem xét tình hình mới quyết định và
loại tạm thời không xem xét mở cửa...và đặt ra danh sách nhóm ngành hàng dịch vụ
đầu tiên cho phép đầu tư từ Đại lục (gồm 58 hạng mục). Tuy nhiên, sau đó do những
căng thẳng trong quan hệ với Đại lục, Đài Loan không đưa ra được văn bản pháp quy
đồng bộ và quy định chi tiết thực hiện, nêu ý tưởng đầu tư từ Đại lục đã bị hủy bỏ.
61
Nhìn chung, trước năm 2008, Đài Loan luôn cấm các công ty, doanh nghiệp của Trung
Quốc đầu tư vào Đài Loan, điều đó đã tạo ra cục diện “Giao thương đơn hướng” trong
mỗi quan hệ kinh tế giữa hai bờ. “Giao thương đơn hướng” ở đây có thể hiểu là chỉ có
các doanh nghiệp, công ty Đài Loan đầu tư vào Đại lục chứ không có doanh nghiệp
Đại lục được đầu tư vào Đài Loan.
Quan hệ đầu tư giữa hai bờ chỉ thực sự khởi sắc kể từ tháng 5/2008 khi Mã Anh
Cửu lên nắm quyền mới có chủ trương mở rộng đầu tư, cho phép các doanh nghiệp,
công ty Trung Quốc được đầu tư vào Đài Loan. Tính từ năm 2009 đến nay, Đài Loan
đã 3 lần điều chỉnh tăng hạng mục đầu tư của Đại lục, đến cuối tháng 3/2011 tổng
cộng Đài Loan đã mở cửa 247 hạng mục cho phép đầu tư của Đại lục. Theo thống kê
cho đến cuối tháng 12 2010, đã có 79 dự án đầu tư của Trung Quốc đại lục được phê
chuẩn, với tổng kim ngạch đầu tư đạt 94,345 triệu USD, chiến 2,48% tổng FDI ( Đầu
tư trực tiếp nước ngoài – Foreign Direct Investment) ở Đài Loan [4, tr.85].
Đầu tư của Trung Quốc vào Đài Loan thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ chiếm
khoảng 1% so với đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc. Điều này nguyên nhân khách
quan do Đại lục tiến hành, cải cách mở cửa chưa lâu ra còn có nguyên nhân chủ quan
khác là do giới chức Đài Loan vẫn còn quá nhiều hạn chế trong việc xét duyệt các
hạng mục đầu tư của Đại lục vào Đài Loan. Đài Loan vẫn kiên trì xết duyệt theo
nguyên tắc “thắt chặt trước, thả lỏng sau”, “sau khi có kết quả mới tiếp tục mở rộng”.
Điều đó khiến cho khá nhiều dự án đầu tư của Trung Quốc gặp khó khăn. Ngoài ra,
trong các phương diện khác như mở rộng lĩnh vực ngành nghề đầu tư, hạn mức đầu tư,
tỷ lệ cổ phần nắm giữ vẫn còn tồn tại những hạn chế nghiêm ngặt. Ví dụ như: đầu tư
vào ngành chế tạo, căm cứ theo mức độ mẫn cảm phân thành 3 loại, lĩnh vực được
xem là mẫn cảm nhất là lĩnh vực đầu tư khoa học công nghệ cao như chế tạo IC, panen
chỉ được phép mở rộng 5 dự án. Tỷ lệ cổ phần liên doanh mà các doanh nghiệp Đại lục
đầu tư vào Đài Loan không được phép vượt quá 10%. Đối với các ngành nghề có độ
mấn cảm tương đối thấp là phân bón, máy móc, luyện kim và các ngành nghề dùng
máy móc thiết bị gia công chế tạo kim loại khác được mở rộng lên 10 dự án, tuy nhiên
tỷ lệ cổ phần liên doanh của Trung Quốc không được phép vượt quá mức 50%. Bên

62
cạnh đó, các doanh nghiệp Trung Quốc còn buộc phải đưa ra được chiến lược hợp tác
sản xuất, đồng thời phải thông qua điều tra thẩm duyệt mới được phép đầu tư.
Sau khi Hiệp định ECFA được ký kết, quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài
Loan đã có nhiều chuyển biển mạnh mẽ hơn. Hiệu ứng lan tỏa của Hiệp định được thể
hiện rõ nét qua việc các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tăng cường đầu tư vào
Đài Loan. Nếu như tháng 4 2010 mới có 23 triệu USD vốn đầu tư của Trung Quốc đại
lục chảy vào Đài Loan thì chỉ hai tháng sau Hiệp định ECFA được ký kết (6/2010),
đầu tư của Đại lục đã tăng lên nhanh chóng đạt 28,5 triệu USD và cho đến hết tháng
12/2010 tổng vốn đầu tư của Đại lục vào Đài Loan đã đạt gần 95 triệu USD [4, tr.87].
Đây là một tín hiệu khả quan cho các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục. Nếu như
“Hiệp định đảm bảo đầu tư” nhanh chóng được thực thi thì môi trường đầu tư ngày
càng được hoàn thiện hơn nữa, mối quan hệ đầu tư giữa hai bờ eo biển chắc chắn sẽ có
nhiều dấu ấn đậm nét hơn.
2.2.3 Hiệp định khung hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan (ECFA)
Ngày 29/6/2010, trong cuộc “Hội đàm Giang Bỉnh Khôn –Trần Văn Lâm” lần
thứ 5 tại Trùng Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Quan hệ hai bờ eo biển Trung Quốc – Trần
Văn Lâm và Chủ tịch Quỹ giao lưu eo biển Đài Loan Giang Bỉnh Khôn đã đi đến ký
kết “Hiệp định khung hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển” (Economic Cooperation
Framework Agreement – ECFA). Việc Hiệp định ECFA được ký kết, có thể nói là
bước tiến quan trọng góp phần “hóa giải” từng nấc mối quan hệ căng thẳng giữa hai bờ
eo biển, đưa quan hệ giữa Đại lục và Đài Loan dần đi vào quỹ đạo phát triển hòa bình
và ổn định.
Hiệp định ECFA được hai bên nhất trí dựa trên những nguyên tắc cơ bản của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nghiên cứu điều kiện kinh tế mỗi bên nhằm từng
bước giảm thiểu hoặc loại bỏ những trở ngại về đầu tư trao đổi mậu dịch giữa hai bên,
tiến tới tạo ra môi trường đầu tư và mậu dịch công bằng. Đồng thời, thông qua việc ký
kết ECFA, hai bên sẽ đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế, xây dựng cơ chế hợp tác có
lợi cho sự phát triển và phồn vinh về kinh tế của mỗi bên [4, tr.134]. Như vậy, có thể

63
thấy việc ký kết Hiệp định có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo
biển Đài Loan.
*Sự cần thiết của việc ký kết Hiệp định ECFA giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan
Về phía Đài Loan
Trên thực tế, chính các quan ngại về kinh tế ở Đài Loan là nguyên nhân quan
trọng nhất khiến Đài Bắc muốn nhanh chóng đi đến ký kết Hiệp định ECFA với Trung
Quốc. Để có một cái nhìn toàn cảnh hơn về bối cảnh ký kết, cần phải tìm hiểu vấn đề
này trên 4 phương diện, đó là:
- Hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều sâu đang trở thành xu thế cơ bản trong
quan hệ kinh tế quốc tế, Đài Loan đương nhiên không thể nằm ngoài trào lưu chung
trên thế giới.
Cho đến nay, sở dĩ các vòng đàm phán Doha vẫn luôn đi vào bế tắc là do những
bất đồng giữa các khối nước phát triển và đang phát triển về mức độ cắt giảm thuế
quan áp đặt đối với hàng công nghiệp và mức trợ giá nống nghiệp. Điều này dẫn đến
việc giữa các thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) lần lượt ký các hiệp
định thương mại tự do (FTA) với nhau, lập nên những khu vực mậu dịch tự do mang
tính khu vực. Các quốc gia sau khi ký kết FTA, sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc giảm thuế
quan và loại bỏ những trở ngại mậu dịch phi thuế quan, qua đó giúp thu được nhiều lợi
ích: mỗi quốc gia ký FTA có thể gia tăng mậu dịch trong khu vực; thu hút vốn đầu tư
vào khu vực, tức dành được “hiệu quả chuyển dịch đầu tư”; thị trường trong khu vực
được mở rộng, có lợi cho sự phân công và mở rộng quy mô các ngành công nghiệp.
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các nước trên thế giới và
khu vực đã đang giảm thuế quan và loại bỏ những chướng ngại mậu dịch phi thuế
quan, nếu Đài Loan đứng ngoài “cuộc chơi”, đương nhiên hàng hóa của hòn đảo này
sẽ phải chịu mức thuế cao hoặc phải trải qua các thủ tục phiền toái mới có thể xuất
khẩu sang các nước khác. Như vậy, tất yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực
cạnh tranh quốc tế của sản phầm Đài Loan.

64
- Xu thế hội nhập kinh tế, liên kết lại với nhau trong khu vực kinh tế chung đã
tạo ra thách thức đối với nền kinh tế Đài Loan, buộc Đài Loan phải có giải pháp thích
ứng.
Có thể nhận thấy, trước khi ký Hiệp định ECFA thì tình hình kinh tế Đài Loan
khá nan giải. Nguyên nhân của sự không mấy sáng sủa đó được nhìn nhận trên ba khía
cạnh: Thứ nhất, nền kinh tế Đài Loan lấy xuất khẩu làm chủ đạo, nhưng tỷ lệ tăng
trưởng xuất khẩu lại có xu hướng giảm dần: năm 2000: 22,8 ; năm 2001: -16,9%;
năm 2004: 21,1 , năm 2008: 3,6 , năm 2009: -20,3% [4, tr.136]. Tỷ lệ xuất khẩu
luôn biến thiên bất thường như vậy, lẽ đương nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng
trưởng kinh tế, buộc Đài Loan không thể không tìm con đường khai thác thị trường thế
giới. Thứ hai, việc Nhật Bản ký FTA với Singapore, Thailand, Malaysia đã khiến cho
hàng hóa xuất khẩu của Đài Loan bị chèn ép mạnh. Trước khi Hiệp định thương mại
tự do giữa Nhật Bản và Malaysia có hiệu lực, tỷ lệ tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu
của Đài Loan và Nhật Bản sang Malaysia trong hai năm (2004 – 2006) lần lượt là
16,6% và 7,8%. Sau khi FTA có hiệu lực, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Đài Loan
sang Malaysia chỉ còn khoảng 5,7 , ngược lại Nhật Bản tăng lên đến 22,5 . Tương
tự, sau khi Hàn Quốc ký FTA với ASEAN và Chilê, các sản phẩm xuất khẩu của Đài
Loan cũng bị cạnh tranh gay gắt. Lấy ví dụ: tỷ lệ tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu của
Đài Loan và Hàn Quốc vào ASEAN (2004 -2006) lần lượt là 20,1% và 16,6%. Vậy mà
sau khi FTA giữa Hàn Quốc và ASEAn có hiệu lực, xuất khẩu vào khối ASEAN của
Đài Loan bị sụt giảm đáng kể, chỉ còn 11,8%; trong khi Hàn Quốc tăng 24 . Thứ ba,
sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và ASEAN (ACFTA) được ký
kết, hơn 90 sản phẩm của Trung Quốc và các thành viên khối ASEAN sẽ có thuế
xuất bằng 0 . Như vậy, tính bình quân thuế suất của các nước thành viên ASEAN với
Trung Quốc sẽ giảm dần từ 12,8% xuống còn 0,6%. Trong khi đó, nếu so sánh: sản
phẩm của Đài Loan xuất khẩu sang Đại lục phải chịu mức thuế khoảng 9%; xuất khẩu
vào khối ASEAN là 12% thì rõ ràng, sức cạnh tranh của hàng hóa Đài Loan tại hai thị
trường này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng [4, tr.136].

65
Trên thực tế, ngày 20/7/2005, khi quan hệ thương mại ASEAN – Trung Quốc
bắt đầu thực hiện miễn giảm thuế quan đối với 7.000 mặt hàng hóa các loại, tổng kim
ngạch xuất khẩu của ASEAN vào Trung Quốc đã vượt qua Đài Loan. Năm 2009, tổng
kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan sang Trung Quốc là 62 tỷ USD chiếm 8,54% tổng
kim ngạch nhập khẩu của Đại lục. Cũng trong năm này, tổng giá trị hàng hóa xuất
khẩu của ASEAN xuất sang Trung Quốc là 106,2 tỷ USD, chiếm 10,58% tổng kim
ngạch nhập khẩu của Trung Quốc [4, tr.138]. Như vậy, rõ ràng, sản phẩm xuất khẩu
của Đài Loan đang đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn.
- Quan hệ thương mại giữa Đài Loan và Trung Quốc ngày càng gắn bó chặt chẽ,
đòi hỏi phải xây dựng cơ chế.
Bắt đầu từ sau những năm 70, 80 của thế kỷ 20, quy mô đầu tư ra nước ngoài
của Đài Loan không ngừng được mở rộng. Đối với Đại lục, từ năm 1987 khi Tưởng
Kinh Quốc thực hiện chủ trương cho phép người dân Đài Loan trở về Đại lục thăm
thân, quan hệ thương mại giữa hai bờ càng mật thiết. Đến nay, Đại lục đã trở thành thị
trường xuất khẩu lớn nhất và là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Đài Loan. Quan
hệ giữa hai bờ càng trở nên gắn bó chặt chẽ hơn kể từ sau năm 2008, khi hai bờ thực
hiện “tam thông”: thông chính (bưu điện); thông hàng (hàng không và hàng hải) và
thông thương (thương mại, mậu dịch; an toàn thực phẩm; tương trợ tư pháp...) đã được
hai bên hợp tác thực hiện. Nhưng, cùng với quá trình giao lưu mật thiết giữa hai bên,
nhiều vấn đề đòi hỏi phải được giải quyết triệt để hơn nữa. Đặc biệt, trong xu thế toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng sôi động như hiện nay, cả Đài Loan và
Trung Quốc đều nhận thấy cần phải tiếp tục tăng cường hợp tác trên lĩnh vực kinh tế,
thương mại nhằm tranh thủ tận dụng thế mạnh của mỗi bên để cùng nhau phát triển.
- Ký kết ECFA là bước đệm để Đài Loan có thể hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng
hơn, tăng cường mở rộng không gian phát triển.
Mậu dịch đối ngoại chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế Đài Loan, chính vì
vậy nếu như kinh tế thế giới biến động sẽ gây ra những ảnh hưởng khôn lường cho Đài
Loan. Hơn nữa, Trung Quốc đại lục (bao gồm cả Hồng Kông) đang là thị trường xuất
khẩu lớn nhất, chiếm đến 40% tổng kim nghạch xuất khẩu của Đài Loan, do vậy mục

66
tiêu chiến lược mà Đài Loan hướng tới đó là thông qua ECFA với Đại lục, Đài Loan
có thể ký FTA với các đối tác thương mại chủ yếu khác (ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, EU).
Trên thực tế, đây chính là những giải pháp hữu hiệu nhằm giúp sản phẩm của Đài
Loan nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp nền kinh tế Đài Loan phát triển liên tục, ổn
định.
Về phía Trung Quốc đại lục
Thực tế mô hình liên kết kinh tế tiểu vùng 9+2 (CEPA giữa Đại lục với hai Đặc
khu Hành chính) không chỉ thúc đẩy kinh tế Đại lục phát triển mà còn góp phần thúc
đẩy hợp tác kinh tế hai bờ eo biển phát triển mạnh hơn, tạo điều kiện cho lực lượng
ủng hộ hợp tác kinh tế với Đại lục ở Đài Loan thắng thế. Từ tháng 3/2008, Mã Anh
Cửu (Đảng Quốc Dân) thay Trần Thủy Biển (Đảng Dân Tiến) lên làm Tổng thống Đài
Loan mở ra trang sử mới cho sự phát triển hợp tác giữa Đại lục và Đài Loan.
Mười năm qua đã cho thấy, nếu kiên kết kinh tế tiểu vùng 9+2 đã tác động
mạnh đến sự phát triển kinh tế Trung Quốc thì liên kết tiểu vùng 9+3 sẽ tác động
mạnh hơn nhiều đến sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc trong 10 năm tới (2011 -2020)
và xa hơn nữa. Vì quy mô nền kinh tế Đài Loan lớn hơn nhiều so với Hồng Kông, Ma
Cao, đây còn là nền kinh tế công nghiệp mới đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang
nền kinh tế phát triển chín muồi công nghệ cao, lại có mối quan hệ sâu rộng với hai
nền kinh tế lớn trong khu vực là Nhật Bản và Mỹ. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế
thế giới ngày càng đi vào toàn cầu hóa, việc tăng cường hợp tác với Đài Loan sẽ góp
phần quan trọng cho Trung Quốc “đi ra ngoài” hội nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu.
Mặt khác, nếu hai bên sớm đạt được những thỏa thuận để đi đến ký kết Hiệp
định ECFA ngoài vấn đề có tác động lớn trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Đại
lục và Đài Loan ra, một ý nghĩa quan trọng hơn đó chính là tạo điều kiện thúc đẩy lực
lượng ủng hộ quan hệ với Bắc Kinh ở Đài Loan tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế
với Đại lục, tạo cơ hội cho Mã Anh Cửu (Đảng Quốc Dân) đi theo đường lối đẩy mạnh
hợp tác với Đại lục tiếp tục lên làm Tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ 2. Sự lựa chọn con
đường phát triển Đài Loan của Mã Anh Cửu “không thống nhất cũng không độc lập”,
“giữ nguyên trạng”, tích cực mở rộng hợp tác kinh tế với Đại lục, đồng thời vẫn giữ

67
quan hệ kinh tế với Mỹ, Nhật Bản hiện nay cho thấy là một hướng đi mà Bắc Kinh
chưa hẳn đã hoàn toàn hài lòng nhưng ở một chừng mực nào đó có thể tạm thời chấp
nhận.
Khách quan mà xét, bên cạnh những mục tiêu chính trị mà Trung Quốc đang
hướng tới với Đài Loan, không thể phủ nhận ECFA sẽ mở ra triển vọng mới cho kinh
tế Đại lục, là cơ hội để Trung Quốc thực hiện tiến trình chuyển đổi mô hình và phương
thức phát triển kinh tế 10 năm tới và xa hơn nữa, là nhân tố thuận lợi cho sự trỗi dậy
của Trung Quốc nói chung, kinh tế Đại lục nói riêng từ nay đến năm 2020 với những
lý do sau đây: Thứ nhất, mặc dù quy mô nền kinh tế Đài Loan không thể so với quy
mô khổng lồ của nền kinh tế Đại lục, song nền kinh tế Đài Loan đã phát triển ở tầng
nấc cao hơn nền kinh tế Đại lục. Nếu kinh tế Đại lục đang ở cuối giai đoạn giữa,
chuẩn bị bước vào giai đoạn cuối của quá trình công nghiệp hóa thì nền kinh tế Đài
Loan đang bước vào giai đoạn hậu công nghiệp đều có nhu cầu chuyển dịch kết cấu
kinh tế, đưa các ngành sản xuất kém hiệu quả ra ngoài để phát triển các ngành kinh tế
công nghệ cao – kinh tế dịch vụ. ECFA sẽ mở ra cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh
Đài Loan đầu tư tại Đại lục, đồng thời là cơ hội lớn cho kinh tế Đại lục thực hiện
chuyển đổi mô hình và phương thức phát triển mới đã đề ra trong Đại hội 17, 18 Đảng
Cộng Sản Trung Quốc.
Tính bổ sung giữa hai nền kinh tế Đại lục và nền kinh tế Đài Loan trong giai
đoạn từ nay đến năm 2020 là rất lớn. Sức hút của nền kinh tế quy mô Đại lục đối với
nền kinh tế Đài Loan có ưu thế về ngành dịch vụ, chế tạo điện tử, mô thức quản lý.
Còn Đại lục có ưu thế về ngành dệt, nguồn nhân lực, quy mô thị trường cũng như sự
hỗ trợ mạnh của Nhà nước. Trong tương lai, ECFA mở ra thời đại mới của liên kết
kinh tế giữa kinh tế Đại lục với kinh tế Đài Loan, sự bổ sung cho nhau về kết cấu
ngành nghề, kết cấu kinh tế và bố cục ngành nghề sẽ dẫn đến một chỉnh thể liên kết
kinh tế Đại lục – Đài Loan ở trình độ cao mới.
Nói một cách khái quát, việc tăng cường hợp tác theo mô hình 9+3 sẽ làm cho
quy mô kinh tế Trung Quốc ngày càng mạnh hơn nữa, năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế Đại lục được nhân lên; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; kết cấu ngành nghề ở

68
Đại lục được thuận lợi hơn nhờ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các
nhà đầu tư Đài Loan; công cuộc cải cách kinh tế, mở cửa hội nhập với bên ngoài của
kinh tế Đại lục sẽ có thêm sức sống mới. Đây là một nguyên nhân giúp kinh tế Đại lục
phát triển mạnh trong thời gian vừa qua và còn tác động lớn hơn đến sự trỗi dậy của
kinh tế Đại lục 10 năm tới và xa hơn nữa.
*Những nội dung chính của Hiệp định ECFA
Sau gần một năm đàm phán, ngày 29 6 2010, Hiệp định ECFA đã được ký kết
giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục tại Trùng Khánh. Bản Hiệp định gồm có 5
chương, 16 điều và 5 phụ lục. Cụ thể như sau:
1. Chương I: Những nguyên tắc chung, gồm hai điều là: mục tiêu và các biện
pháp hợp tác.
2. Chương II: Mậu dịch và đầu tư gồm ba điều là: mậu dịch hàng hóa; mậu dịch
dịch vụ và đầu tư.
3. Chương III: Hợp tác kinh tế gồm mọt điều là: hợp tác kinh tế.
4. Chương IV: Chương trình Thu hoạch sớm gồm hai điều là: thu hoạch sớm
trong lĩnh vực mậu dịch hàng hóa và thu hoạch sớm trong lĩnh vực mậu dịch dịch vụ.
5. Chương V: Các quy tắc khác, gồm 8 điều là: ngoại lệ; giải quyết tranh chấp;
sắp xếp cơ cấu; cách thức văn thư; phụ lục và các hiệp định bổ sung sau này; sửa chữa;
thời gian phát sinh hiệu lực; chấm dứt Hiệp định.
Bản Hiệp định ECFA gồm 5 phụ lục sau:
1. Bản kê sản phẩm Thuộc chương trình Thu hoạch sớm trong lĩnh vực mậu
dịch hàng hóa và việc thu xếp giảm thuế.
2. Những quy tắc về nguồn gốc hàng hóa thích hợp với sản phẩm thu hoạch
sớm trong lĩnh vực mậu dịch hàng hóa.
3. Những biện pháp phòng vệ của hai bên thích hợp với sản phẩm thu hoạch
sớm trong lĩnh vực mậu dịch hàng hóa.
4. Những ngành nghề thuộc Chương trình Thu hoạch sớm và những biện pháp
mở cửa trong lĩnh vực mậu dịch dịch vụ.

69
5. Định nghĩa của người cung cấp dịch vụ thích hợp với những ngành nghề
thuộc Chương trình Thu hoạch sớm và những biệp pháp mở cửa trong lĩnh vực mậu
dịch dịch vụ [4, tr.144].
Về cơ bản nội dung của ECFA cũng giống với các Hiệp định thương mại tự do
đã được ký kết giữa các quốc gia thành viên của WTO, bao gồm: miễn giảm thuế
quan; loại bỏ những chướng ngại mậu dịch phi thuế quan; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
hợp tác tài chính; hải quan; hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thiết lập đại
diện thương mại; giải quyết tranh chấp và bảo đảm đầu tư. Mục tiêu của Hiệp định
ECFA nhằm đẩy mạnh thương mại và đầu tư giữa hai bờ, thúc đẩy mậu dịch hàng hóa,
từng bước xây dựng cơ chế hợp tác công bằng, minh bạch. Để đạt được những mục
tiêu nêu trên, hai bên đã nhất trí thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế hai bờ eo biển nhằm
giám sát và đánh giá thực hiện những mục tiêu của Hiệp định.
Trước khi tiến tới một Hiệp định FTA hoàn toàn, Trung Quốc và Đài Loan đã
thống nhất một Chương trình Thu hoạch sớm (Early Harvest Program – EHP). Chương
trình này thực chất là cơ chế ưu đãi về thuế quan được định ra nhằm đạt được những
lợi ích từ thuế quan ưu đãi, thông qua việc thực hiện các cam kết theo nguyên tắc có đi
có lại trong khuôn khổ ECFA. Theo đó, Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế đối với 539
hạng mục hàng hóa của Đài Loan, với trị giá là 13,837 tỷ USD, chiếm 16,14% tổng
kim ngạch xuất khẩu vào Đại lục. Ngược lại, Đài Loan cũng cắt giảm 267 hạng mục
hàng hóa của Trung Quốc, trị giá 2,8577 tỷ USD, chiếm 10,53 tổng kim ngạch xuất
khẩu vào Đài Loan. (xem thêm bảng 2.9 và bảng 2.10 phần Phụ lục)
Các mặt hàng cắt giảm của Đài Loan phần lớn là ngành nghề truyển thống, tập
trung nhiều lao động. Do vậy, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để giảm tỷ lệ thất nghiệp,
tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Đài
Loan, tỷ lệ thất nghiệp đang có nhiều dấu hiệu chuyển biến tích cực: từ 5,85% (2009)
xuống còn 4,39% (2011) và 4,14% (6/2013) [4,tr.146].
Trên thực tế, việc Trung Quốc đại lục và Đài Loan không ký kết ngay FTA mà
chỉ dừng lại ở ECFA là một lựa chọn “khôn ngoan” cho cả hai bên. Bởi, ECFA hướng
tới xây dựng khung mục tiêu hợp tác chung; còn nội dung cụ thể sẽ tiếp tục đàm phán.
Như vậy sẽ dễ dàng hơn khi xử lý những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện;
70
hay nói cách khác, ECFA có tính “co giãn” hơn so với FTA. Mặt khác, sử dụng
phương thức tiệm tiến theo từng năm sẽ thích hợp với nội dung của Hiệp định, đồng
thời có thể hóa giải áp lực mở cửa toàn diện, ngay lập tức như thông lệ của FTA.
* Những kết quả bước đầu, vấn đề đặt ra và xu thế
Những kết quả bước đầu của việc ký kết Hiệp định ECFA
Hiệp định ECFA được ký kết ngày 29 6 2010 nhưng phải đến ngày 1/1/2011
hai phía mới bắt đầu thực hiện việc giảm thuế giai đoạn 1 đối với các mặt hàng thuộc
Chương trình Thu hoạch sớm. Chính vì vậy, lợi ích kinh tế dễ nhận thấy nhất biểu hiện
chủ yếu ở các sản phẩm xuất khẩu được giảm thuế trong lĩnh vực mậu dịch hàng hóa.
Trong các sản phẩm được hưởng miễn giảm thuế quan, máy móc – linh kiện điện tử ;
quang học và chế phẩm từ plastic là ba loại hàng hóa đứng đầu về sản lượng xuất khẩu
, chiểm tỷ trọng 62,8% tổng lượng xuất khẩu của Đài Loan vào Đại lục. Dựa vào
những số liệu của Tổng cục Hải quan Đài Loan, từ tháng 1 2011 đến tháng 12/2011,
tổng kim ngạch thương mại của Đài Loan với Trung Quốc đại lục đạt 127,56 tỷ USD
(trong đó, xuất khẩu đạt 83,96 tỷ USD, tăng 9,1 ; nhập khẩu đạt 43,60 tỷ USD, tăng
21,3% so với năm ngoái) [4, tr.147]. Qua số liệu thực tế đó, có thể thấy rất rõ những
lợi ích và Chương trình EHP đem lại cho cả hai bên.
Các sản phẩm của ngành chế tạo thuộc “Chương trình Thu hoạch sớm” thường
có mức tăng trưởng cao hơn so với các hạng mục khác. Ví dụ như phương tiện vận tải
tăng trưởng 46,11%, máy móc và phụ tùng tăng trưởng 29,17%, công nghiệp hóa dầu
tăng trưởng 8,16%...Trong ngành dịch vụ, cụ thể trong lĩnh vực tài chính – bảo hiểm: 7
ngân hàng Đài Loan đã thiết lập chi nhánh tại Đại lục, 1 ngân hàng được phê chuẩn
nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ (NDT) cho doanh nghiệp Đài Loan, 7 công ty bảo hiểm
nhân thọ Đài Loan đạt mức QFII (các nhà đầu tư nước ngoài đạt chuẩn) theo quy định
của Ủy ban Giám sát chứng khoán Trung Quốc. Đó là: các công ty Shinkong, China
Life, Taiwan Life, Mercuries, Global, Cathay và Fubon [4, tr.148]. Trong khuôn khổ
ECFA, đã có 43 dự án đầu tư bằng nguồn vốn Đại lục được cấp phéo kinh doanh tại
Đài Loan. Trong lĩnh vực tài chính: ngân hàng Trung Quốc, ngân hàng Giao thông đã
được cấp giấy phép thành lập chi nhánh tại Đài Bắc [4, tr.148]. Như vậy, có thể thấy
rất rõ hiệu quả của Chương trình EHP chỉ sau hơn một năm chính thức có hiệu lực.
71
Cũng theo chuyên gia kinh tế, Chương trình EHP giai đoạn 2 sẽ còn nhiều bứt
phá hơn so với giai đoạn 1. Bởi, lúc này 94,5 hạng mục hàng hóa của Đài Loan có
thuế suất bằng 0% (72 hạng mục năm 2011 và 437 hạng mục năm 2012); và như vậy,
rất có nhiều khả năng tổng kim ngạch miễn giảm thuế quan năm 2012 sẽ vượt xa so
với năm 2011. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, tính từ tháng 1 2011 đến hết
tháng 12/2012, tổng kim ngạch miễn giảm thuế quan trong Chương trình EHP của Đài
Loan là 648 triệu USD (riêng năm 2012 đã là 525 triệu USD). Còn theo thống kê của
Đài Loan, từ tháng 1 2011 đến tháng 12/2012, tổng kim ngạch miễn giảm thuế quan
trong Chương trình EHP của Đại lục là 76,76 triệu USD (riêng năm 2012 là 54 triệu
USD) [4, tr.149].
Điều đặc biệt là, trong danh mục hàng hóa thuộc Chương trình EHP, Đài Loan
không hoàn toàn mở cửa đối với các mặt hàng nông sản của Trung Quốc. Nhưng Đại
lục lại mở cửa đối với 18 mặt hàng nông sản của Đài Loan, những mặt hàng này sẽ
phân theo giai đoạn được giảm thuế xuống còn 0 . Đây sẽ là yếu tố rất thuận lợi để
nông thủy sản của Đài Loan có cơ hội thâm nhập vào thị trưởng Trung Quốc. Theo
thống kê của Ủy ban nông nghiệp Đài Loan, từ sau khi ký ECFA, Đại lục trở thành thị
trường tiêu thụ hàng nông sản lớn thứ hai của Đài Loan. Năm 2011, kim ngạch xuất
khẩu sang Trung Quốc đạt 670 triệu USD, tăng 26 so với năm 2010; tính đến tháng
5/2012 là 319 triệu USD, tăng 15 so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó riêng 18 mặt
hàng nông sản đã là 7,415 triệu USD, tăng đến 50% [4, tr.150]. Cá song, trà khô, cá
mực, trứng ba ba tươi, cá thu đông lạnh là những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang
Đại lục. Thông qua những số liệu thực tế này, có thể thấy rõ hiệu quả kinh tế mà
ECFA đem lại cho cả hai bên, đặc biệt là Đài Loan. Sang năm 2013, khi thuế suất
xuống còn 0 , trao đổi thương mại giữa Đại lục và Đài Loan sẽ có sự bứt phá mạnh
mẽ, với các hoạt động mậu dịch diễn ra sôi động và nhộn nhịp hơn nhiều so với trước.
Viện nghiên cứu kinh tế Trung Hoa (Đài Loan) dự báo, ECFA sẽ thúc đẩy tỷ lệ tăng
trưởng GDP của Đài Loan tăng khoảng 1,27 đến 1,65% và tạo thêm 260.000 việc
làm mới.
Về hoạt động đầu tư, kể từ sau khi Hiệp định ECFA có hiệu lực, chỉ tính riêng
từ tháng 1 2012 đến 12 2012 Đại lục đã phê duyệt 2.229 dự án đầu tư của Đài Loan,
72
tuy có giảm 15,5% so với cùng kỳ, nhưng số vốn sử dụng thực tế lên đến 2,85 tỷ
USD, tăng 30,4 so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tính tích lũy cả các dự dán đầu tư
trước đó thì cho đến tháng 12 2012, Đại lục đã phê duyệt tổng cộng 88.001 dự án;
khoảng hơn 40.000 công ty Đài Loan đang hoạt động tại đây, với số vốn thực tế lên
đến 57,05 tỷ USD, chiếm 4,5% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Đại lục [4,tr.150].
Tóm lại, sau hai năm triển khai thực hiện Hiệp định ECFA, có thể thấy rất rõ
một điều là hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan ngày càng hướng tới phát
triển mạnh mẽ và toàn diện.
Những vấn đề đặt ra và xu thế phát triển của Hiệp định ECFA
Dựa vào những kết quả thu được trong Chương trình EHP, về tổng thể Đài
Loan và Trung Quốc đã hoàn thành bước đầu việc đánh giá toàn diện đối với lĩnh vực
mậu dịch hàng hóa và đầu tư, đặt cơ sở cho các thỏa thuận tiếp theo trong khuôn khổ
Hiệp định ECFA, nhằm hướng tới sự hợp tác được chế độ hóa giữa hai bờ eo biển
trong tương lai. Tuy nhiên, để có thể tiến tới xây dựng cơ chế chế độ hóa sẽ không
phải là việc “một sớm, một chiều”. Bởi, thỏa thuận trong lĩnh vực mậu dịch hàng hóa
sẽ đơn giản hơn so với thỏa thuận về mậu dịch dịch vụ; bảo đảm đầu tư và giải quyết
các tranh chấp. Việc đàm phán phải tiến hành một cách toàn diện và song song , nhưng
bên cạnh đó cần phải tính toán tổng thể những hệ lụy khi mở cửa toàn bộ thị trường
bản địa, nhất là một khi điều này liên quan mật thiết đến ngành công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ của Đài Loan.
Bên cạnh việc hai bên tiếp tục duy trì lộ trình đàm phán, bổ sung thêm nhiều
hiệp định, giải quyết thêm nhiều vấn đề...vẫn cần phải tăng cường thúc đẩy các hoạt
động giao lưu hai bờ. Theo chủ tịch SEF, trong tương lai giữa Đại lục và Đài Loan cần
phải tiến hành hợp tác, giao lưu trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, nhân văn và y tế.
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN ĐÀI
LOAN TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT
NAM
3.1 Những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan
Mặc dù hợp tác giữa hai bờ eo biển Đài Loan hiện vẫn đang đạt được một số
kết quả tương đối khả quan nhưng để tiến tới một cơ chế chế độ hóa thì vẫn còn nhiều
73
vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Bởi ECFA chỉ là Hiệp định khung nên cho dù hai
bên đã có Chương trình thu hoạch sớm, ký kết nhiều hiệp định quan trọng (Hiệp định
Bảo hộ đầu tư; Hiệp định Hợp tác Hải quan song phương), song để nâng cao tầng nấc
cơ chế hợp tác cả Đài Loan và Đại lục cần phải có một lộ trình đàm phán.
Sự khác biệt về chế độ chính trị và thể chế kinh tế hai bên khác nhau sẽ hình
thành nên những trở ngại nhất định. Cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ đòi hỏi phải được
triển khai theo thông lệ thương mại quốc tế, cần phải loại bỏ nhiều rào cản “thể chế”.
Do đó, không thể nhanh chóng thực thi mà cần phải có một quá trình thích ứng dần
dần. Ví dụ, trong Hiệp định Xúc tiến đầu tư và bảo hộ đầu tư có quy định: bảo đảm đối
xử công bằng với các nhà đầu tư của mỗi bên, đồng thời đặt ra cơ chế giải quyết tranh
chấp cụ thể trong đầu tư giữa hai bờ. Khách quan mà nói, hiệp định này mới chỉ đáp
ứng được một phần mong đợi của các nhà đầu tư Đài Loan. Bởi các tranh chấp thương
mại không được giải quyết bằng trọng tài quốc tế mà chỉ dừng lại ở mức độ nội bộ với
nhau.
Bên cạnh những rào cản về thể chế kinh tế, xung đột lợi ích giữa hai bờ cũng là
một trong những nhân tố quan trọng không thể không đề cập đến. Ảnh hưởng của việc
giảm thuế cũng như mở cửa thị trường đối với các ngành sản xuất khác nhau – được
xem như là đối tượng được hưởng lợi trong khi một số khác lại bị coi là đối tượng chịu
tổn thất. Trong tương lai, khi những hiệp định về mậu dịch hàng hóa và mậu dịch dịch
vụ được giải quyết một cách ổn thỏa thì liệu Đại lục có chấp nhận chịu thiệt giống như
trong Chương trình Thu hoạch sớm hay không? Đó vẫn là điều khó có thể khẳng định
hay phủ định.
Một tồn tại khác trong quan hệ kinh tế hai bờ đó chính là khó khăn trong việc
hợp tác ngành dịch vụ. Làm thế nào để thông qua Hiệp định ECFA, để có thể đưa
nhanh ngành dịch vụ Đài Loan thâm nhập sâu rộng vào thị trường đầy tiềm năng như
Đại lục? Ngoài ra, đối với tiêu chuẩn gia nhập thị trường ngành dịch vụ: chính quyền
Đài Loan cần nhanh chóng tìm ra lời giải đáp để có thể hóa giải được sự chênh lệch
quá lớn về trình độ quốc tế hóa của Đài Loan so với Đại lục? Đây sẽ là bài toán đặt ra
cho chính quyền Đài Loan trong thời gian tới.

74
Tuy xét về hình thái phát triển hiện tại, thông qua sự phát triển nhanh chóng
quan hệ kinh tế giữa Đài Loan và Đại lục thời gian qua, đã phần nào góp phần tạo
những tiền đề cần thiết, thuận lợi cho việc thiết lập cơ chế chế độ hóa giữa hai bờ.
Tranh thủ nắm bắt cơ hội đồng thời không ngừng hoàn thiện cơ chế hợp tác sẽ giúp
Đài Loan và Đại lục có bước đột phá, phát triển hơn nữa trong tương lại.
3.2 Xu thế phát triển quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong thập
niên tới (2011-2020)
3.2.1 Bối cảnh thế giới và nội tình hai bên
* Xu thế phát triển chung của thế giới
Những năm gần đây thế giới đã chứng kiến nhiều diễn biến lớn, phức tạp về
kinh tế cũng như chính trị có ảnh hưởng rộng khắp trên toàn cầu. Đó là cuộc khủng
hoảng chính trị ở Bắc Phi – Trung Đông vào đầu năm 2011, cuộc biểu tình chống tham
nhũng ở Ấn Độ, phong trào “chiếm lấy phố Wall” với khẩu hiệu “99 ” – khởi nguồn
từ Mỹ sau đó lan rộng ra nhiều nơi khác trên thế giới, rồi cuộc khủng hoảng “mùa
đông ở Nga”; mối quan hệ quốc tế của châu Á – Thái Bình Dương và Đông Á cũng
đang chuẩn bị điều chỉnh lại, quan hệ Trung – Mỹ đứng trước việc xác định lại vị trí;
kinh tế Mỹ gắng gượng phục hồi; thâm hụt ngân sách, khủng hoảng nợ công ở Châu
Âu vẫn chưa được cải thiện nhiều; nhóm BRICS (5 nước mới nổi: Brazil, Russia,
India, China, South Africa) lên tiếng cần có thêm các cực mới trong một thế giới đa
cực tốc độ tăng trưởng một số nền kinh tế chủ yếu của thế giới sụt giảm, các nước
phương Tây tiếp tục lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính không có cách
nào thoát ra; thị trường tài chính quốc tế liên tục rối ren; tình trạng lạm phát, thất
nghiệp vẫn ở mức cao tại các nước phát triển. Bên cạnh đó, sức ép lạm phát ở các quốc
gia và thị trường mới nổi tăng mạnh; chủ nghĩa bảo hộ với nhiều hình thức tăng lên rõ
rệt; tính bất ổn, tính khó dự đoán của sự phục hồi kinh tế thế giới vì thế càng khó đoán
định [4, tr.110].
Ở khu vực châu Á, ngay trong những năm đầu của thập niên thứ hai thế kỷ 21,
châu Á cũng có nhiều diễn biến mới: trước tiên được đánh dấu bằng sự trở lại của hai
cường quốc Mỹ - Nga khi hai quốc gia này chính thức được tham dự vào các cuộc họp
thường niên của Hội Nghị cấp cao Đông Á bắt đầu từ năm 2011; phản ứng gay gắt của
75
Trung Quốc trước những tuyên bố về lợi ích của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương
làm cho tình hình biển Đông càng trở nên căng thẳng; chiến lược chuyển trọng tâm
sang châu Á của Mỹ được tái khẳng định bằng chuyến công du 4 ngày đến châu Á
(Thailand, Myanmar, Cambodia) ngay sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2 của Tổng Thống
Obama. Tuy nhiên, trên thực tế liệu chính sách tái cân bằng sức mạnh và ảnh hưởng
của Mỹ ở châu Á có thành công hiện vẫn đang bỏ ngỏ? Thực tế, Mỹ khó có thể ngăn
cản được sự trỗi dậy của Trung Quốc mà chỉ tác động làm chậm lại tiến trình nổi lên
này theo hướng có lợi cho chiến lược toàn cầu của Mỹ. Nhìn chung, quan hệ Trung –
Mỹ trong thập niên tới, có nhiều khả năng vẫn tiếp tục diễn biến theo chiều hướng
“vừa tiếp xúc vừa kiềm chế”, “vừa hợp tác vừa cạnh tranh” trên cơ sở lợi ích của mỗi
bên [4, tr.111].
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới dự đoán, trong 10 năm tới, sự dịch
chuyển mang tính kết cấu của quyền lực quốc tế sẽ diễn ra nhiều hơn nữa. Nền chính
trị thế giới sẽ có những thay đổi phức tạp sâu sắc hơn, dù đứng trên phương diện cục
diện quốc tế hay quan hệ giữa các nước lớn đều sẽ có những thay đổi ở các mức độ
khác nhau. Vậy tương lai của thế giới trong 10 năm tới sẽ phát triển theo “một cực”
hay “đa cực” vẫn khó dự đoán chính xác, song một điều dễ nhận thấy nhất đó là cục
diện kinh tế - chính trị thế giới sẽ tiếp tục có những điều chỉnh lớn, thay đổi lớn.
Cục diện thế giới “đa cực”đang từng bước được định hình. Trong báo cáo của
Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ- (National Intelligence Council) về Xu hướng
toàn cầu 2050 đã chỉ rõ hệ thống quốc tế đến năm 2050 sẽ là một hệ thống đa cực
mang tính toàn cầu. Các ý tưởng cụ thể về cục diện đa cực gồm có: “đa cực hóa cân
bằng”; “đa cực hóa bất đối xứng”; “đa cực hóa tương hỗ” và “thế giới vô cực” [4,
tr.112].
Trên thực tế có rất nhiều dự đoán cũng như kịch bản về tương lai của cục diện
thế giới đến năm 2020. Tuy nhiên, phần lớn dự báo đều cho rằng, thập niên tới sẽ là
thời kỳ quá độ chuyển dịch từ trật tự mang nhiều nét đơn cực như hiện nay sang một
trật tự mới trong đó tính đa cực sẽ tăng lên. Hơn nữa, tính đa cực sẽ khác nhau phụ
thuộc vào từng lĩnh vực và ở từng khu vực; đồng thời quan hệ giữa các cực cũng linh
hoạt theo vấn đề và tùy theo thời điểm. Cho dù cục diện thế giới sẽ diễn biến theo xu
76
thế nghiêng về đa cực, nhưng Mỹ sẽ vấn tiếp tục giữ vị trí đứng đầu về sức mạnh so
với các cường quốc khác. Bởi nhìn toàn cục Mỹ đã có sẵn một nền tảng khá vững chắc
về kinh tế, quân sự và khoa học công nghệ. Do vậy, trong 10 đến 15 năm tới khó có
quốc gia nào có thể vượt qua. Nói như vậy, không có nghĩa là quyền lực của Mỹ sẽ là
bất biến. Không thể phủ nhận rằng, Mỹ vẫn có ảnh hưởng lớn nhất nhưng vị trí đơn
cực sẽ bị phân chia với các trung tâm quyền lực khác. Trong xu thế này, đáng chú ý sẽ
là sự trỗi dậy của ba nhóm quốc gia từ nay đến năm 2020. Nhóm thứ nhất là sự trỗi
dậy của Trung Quốc và Ấn Độ - hai cường quốc châu Á. Ngoài hai cường quốc Trung
Quốc và Ấn Độ, Nhật Bản cũng vẫn sẽ là một trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới
trong 10 đến 15 năm tới. Nhóm thứ hai là sự tái khẳng định vai trò của Liên minh châu
Âu (EU). EU có sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh ngang hàng với Mỹ. Nhóm
thứ ba là sự trở lại của siêu cường Nga. Mặc dù, hiện nền kinh tế Nga chỉ đứng thứ 10
thế giới, song Nga vẫn được xem là một cường quốc quân sự, là quốc gia duy nhất có
thể đối trọng với Mỹ trên bàn cờ phân chia “sức mạnh cứng.” [5]
Một số học giả, chuyên gia cho rằng trong 10 đến 20 năm tới: Mỹ, Nhật Bản và
Liên minh châu Âu (EU) sẽ đứng trước một loạt vấn đề nan giải như: kinh tế tăng
trưởng chậm; dân số lão hóa; tỷ lệ thất nghiệp cao; khó khăn trong việc chuyển đổi mô
hình phát triển; uy tín quốc tế sụt giảm; khoảng cách giữa các nước mới nổi (BRICS)
và phương Tây tiếp tục bị thu hẹp [4, tr.117].
Nhìn tổng thể, dự báo kinh tế thế giới trong những năm tới có những nét đặc
trưng chủ yếu như sau: 1) Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ.
Quản lý giám sát tài chính toàn cầu được tăng cường. Đồng USD sẽ có phần yếu đi,
các đồng tiền quốc tế khác sẽ có khả năng dần dần được đa dạng hóa. Vai trò của
những đồng mang tính khu vực (Euro, NDT, Rúp) được nâng cao hơn nữa. 2) Các liên
kết kinh tế song phương, khu vực và đa phương tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế khu vực và thế giới. Tiến trình nhất thể hóa kinh tế khu vực và
tiểu khu vực, các liên kết khu vực sẽ được nâng cấp hơn, hình thành rõ nét “thế chân
vạc” trong cục diện kinh tế thế giới. 3) Khoa học công nghệ ngày càng khẳng định vai
trò là một trong những lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng nhất của nền kinh tế
thế giới. 4) Kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn: sự phát triển quá nóng
77
của các nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu năng lượng tăng sẽ tác động tiêu cực đến
dự trữ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. “Kinh tế xanh” sẽ trở thành dòng
phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sẽ trở thành mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế của các nước.5) Hoạt động kinh tế thế giới dần chuyển sang khu vực châu Á,
đặc biệt là Đông Á, biến khu vực này thành một trung tâm kinh tế thế giới mới, bên
cạnh những nền kinh tế đã phát triển mạnh như Mỹ, EU và Nhật Bản. 6) Các nước
đang phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh
tế thế giới [4, tr.144].
Như vậy, có thể thấy trong thời gian tới, toàn cầu hóa kinh tế sẽ diễn ra ngày
càng sâu sắc và mạnh mẽ. Điều này sẽ dẫn đến tính cân bằng của cục diện kinh tế thế
giới: sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước phương Tây với các nước
mới nổi sẽ trầm trọng hơn; mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với nguồn năng lượng,
dân số, môi trường, khoa học – kỹ thuật ngày càng lớn; thay đổi về cơ cấu dân số cũng
sẽ có những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế thế giới; một số quốc gia có
những điều chỉnh lớn trong chiến lược phát triển kinh tế sẽ có những tác động không
nhỏ tới sự thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế và cục diện phát triển chung của
thế giới.
* Xu thế phát triển của mối quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan
trong thập niên tới (2011-2020)
Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21, trong xu hướng “đa cực” đang dần
định hình, Mỹ đang dịch chuyển trọng tâm sang Châu Á, có lẽ quan hệ Mỹ - Trung
đứng trước nhiều thách thức mới. Bởi, một khi Trung Quốc nâng cao được tầm ảnh
hưởng của mình, đương nhiên quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực châu Á sẽ
giảm. “Ổn định để phát triển” – đó chính là điều Trung Quốc cần để củng cố, gia tăng
hơn nữa “sức mạnh mềm” ra bên ngoài. Một trong những yếu tố quan trọng giúp
Trung Quốc có thể “trỗi dậy hòa bình” đó chính là mối quan hệ giữa hai bờ eo biển
Đài Loan. Cục diện “hai bờ” phát triển hòa bình sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Trung
Quốc thực hiện được những mục tiêu chiến lược lâu dài [4, tr.115].

78
Về cơ bản, xu thế “phát triển hòa bình” trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển
những năm tới vẫn sẽ là xu thế chủ đạo mà Trung Quốc muốn duy trì. Đối với hợp tác
giữa Trung Quốc Đại lục với Đài Loan, xét yếu tố ngắn hạn “ổn định phát triển” vẫn
sẽ chiếm ưu thế chủ đạo trong quan hệ giữa hai bờ eo biển. Tuy nhiên, nếu xét về lâu
dài sẽ có những chuyển biến trong quan hệ giữa hai bên, bởi ba nhân tố cơ bản tác
động: Thứ nhất, việc Mỹ tiếp tục nhấn mạnh chiến lược chuyển trọng tâm đến châu Á,
đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến chính sách của Đài Loan và Trung Quốc trong quan hệ
hai bờ eo biển. Thứ hai, Tổng bí thư Tập Cận Bình về đối nội sẽ phải tạo dấu ấn nhằm
củng cố và nâng cao uy tín trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Thứ ba, cuộc bầu cử
Quốc hội năm 2014 và cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 sẽ đo lường mức tín nhiệm
của người dân đối với đảng cầm quyền và tương lai quan hệ Đài Loan – Trung Quốc.
Thực tế có lẽ cả Đài Loan và Trung Quốc đại lục trong thời gian tới sẽ phải căn cứ vào
mục tiêu chiến lược lâu dài để có những đối sách tương ứng. Bởi hiện cả hai bên đều
hiểu rằng họ cần phải tranh thủ và dựa vào nhau để phát triển. Hơn nữa, xét toàn cục,
nếu xảy ra xung đột hoặc bất ổn định, cả hai bên đều có những tổn thất nhất định.
Nhìn một cách tổng thể, có thế tạm nhận định rằng: quan hệ giữa hai bờ eo biển
Đài Loan trong thời gian tới sẽ diễn biến theo xu hướng: tiệm tiến, hòa nhập, hợp tác
từng bước, phát triển hài hòa [4, tr.140].
3.2.2 Phương hướng, chủ trương thực hiện của Trung Quốc đại lục và Đài Loan
trong thời gian tới
Chủ trương của Trung Quốc đại lục trong quan hệ đối với Đài Loan
Có thể nói Đài Loan là vấn đề gai góc nhất trong trong quan hệ hai bờ, cũng là
nhân tố trở ngại nhất trên con đường trỗi dậy của Trung Quốc. Mặc dù trong những
năm gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã được cải thiện theo
hướng tích cực nhưng giải quyết “vấn đề Đài Loan” vẫn là thách thức lớn đối với
Trung Quốc. Do vậy, xử lý khôn khéo để nâng cao hiệu quả quan hệ với Đài Loan, có
lợi cho công cuộc cải cách phát triển đất nước là nhiệm vụ cấp thiết và thường xuyên
của Chính phủ Trung Quốc. Vì thế, phương châm “hòa bình thống nhất, một nước –
hai chế độ” luôn là mục tiêu chiến lược trong quan hệ với Đài Loan của Trung Quốc.

79
Các kỳ Đại hội 14, 15,16, 17 và 18 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn nhấn mạnh
đến yếu tố này.
Tại Hội nghị lần thứ 5 Quốc hội khóa 11 (5/3/2012), Thủ tướng Trung Quốc Ôn
Gia Bảo đã nêu rõ: “...Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đã từng trải qua thử thách cam
go và đã thu được tiến triển tích cực. Phản đối “Đài Loan độc lập”, đồng thuận “Nhận
thức chung năm 1992”, củng cố thành quả giao lưu và hợp tác, thúc đẩy quan hệ hai
bờ eo biển phát triển hòa bình, ngày càng trở thành nguyện vọng chung của đồng bào
hai bờ eo biển. Chúng ta phải tiếp tục kiên trì phương châm chính trị lớn của Trung
ương đối với công tác Đài Loan. Trên cơ sở tăng cường phát triển quan hệ hai bờ trong
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và ý nguyện người dân, cần mở rộng hơn nữa
cục diện phát triển hòa bình. Cần đi sâu hợp tác toàn diện trong lĩnh vực kinh tế tài
chính, thúc đẩy bước tiến mới trong đàm phán thương mại sau khi “Hiệp định khung
hợp tác kinh tế hai bờ” được ký kết. Đẩy nhanh tiến trình xây dựng khu kinh tế bờ
Tây. Tích cực mở rộng giao lưu văn hóa, giáo dục làm cho quan hệ nhân dân hai bờ
ngày càng chặt chẽ, tình cảm, ngày càng gắn bó, lợi ích ngày càng hòa hợp. Toàn thể
những con người Trung Hoa phải đoàn kết chặt chẽ hơn, nỗ lực phấn đấu để hoàn
thành sự nghiệp lớn thống nhất Tổ Quốc, thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc
Trung Hoa” [4, tr.122].
Gần đây trong báo cáo chính trị đọc tại Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần
thứ 18 (8/12/2012) Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh rõ ràng chính sách của Đại
lục với Đài Loan. Đó là: “...Giải quyết các vấn đề Đài Loan, thực hiện thống nhất hoàn
toàn Tổ Quốc là tiến trình lịch sử không thể ngăn cản. Thống nhất hòa bình là phù hợp
nhất với lợi ích cơ bản của dân tộc Trung Hoa trong đó có đồng bào Đài Loan. Thực
hiện hòa bình thống nhất trước tiên phải đảm bảo quan hệ hai bờ phát triển hòa bình;
cần phải kiên trì phương châm “hòa bình thống nhất, một nước – hai chế độ”, kiên trì 8
chủ trương phát triển hòa bình quan hệ hai bờ; củng cố và đi sâu các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội trong phát triển hòa bình quan hệ hai bờ, tạo điều kiện càng
đầy đủ hơn cho hòa bình thống nhất. Chúng ta phải trước sau như một kiên trì nguyên
tắc “một nước Trung Quốc”. Đại lục và Đài Loan tuy chưa thống nhất, nhưng sự thực
hai bờ cùng thuộc Trung Quốc không thể thay đổi, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia
80
chưa từng chia cắt và cũng không cho phép chia cắt. Hai bên cần tuân thủ lập trường
chung phản đối Đài Loan độc lập, kiên trì “Nhận thức chung 1992”, đẩy mạnh bảo vệ
“Nhận thức chung” trong khuôn khổ một nước Trung Quốc, trên cơ sở đó tìm điểm
chung. Đối với bất kỳ Đảng phái nào của Đài Loan chỉ cần không chủ trương Đài
Loan độc lập, công nhận một nước Trung Quốc, chúng ta luôn sẵn sàng quan hệ, đối
thoại, hợp tác với họ...” [4, tr.123].
Như vậy, có thể coi đây là tư tưởng chính trị chiến lược trong những năm tới
của Trung Quốc trong việc khai thông và thúc đẩy toàn diện quan hệ với Đài Loan,
nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu thống nhất Đài Loan. Dựa trên những kết quả
cải thiện quan hệ chưa từng có, sau khi đảng Quốc Dân do Mã Anh Cửu đứng đầu trở
lại chính trường Đài Loan vào năm 2008, trong thời gian tới, có thể dự đoán Trung
Quốc sẽ tiếp tục thực thi một số giải pháp quan trọng để nâng cao hơn nữa hiệu quả
quan hệ với Đài Loan, đó là:
Thứ nhất, nhiều khả năng Trung Quốc vẫn “mềm dẻo” linh hoạt hơn trong cách
ứng xử với Đài Loan. Sau khi tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc luôn
tích cực khai thông mối quan hệ đóng băng, thù địch giữa hai bờ eo biển Đài Loan kể
từ năm 1949. Hơn ba chục năm qua, quan hệ Đại lục – Đài Loan không ngớt thăng
trầm, đôi lúc căng thẳng, gai góc tưởng chừng bùng nổ xung đột. Vài năm gần đây,
quan hệ hai bờ bừng lên nhiều điểm sáng, nguyên nhân quan trọng là do thái độ và
cung cách ứng xử mềm dẻo hơn của những người nắm quyền điều hành chính sự ở cả
Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Sau khi Quốc Dân đảng trở lại chính trường, Mã
Anh Cửu tỏ rõ quan điểm ôn hòa, hợp tác với Đại lục, khác với quan điểm của nhà
cầm quyền Trần Thủy Biển trước đó. Ngoài ra, cùng với những kinh nghiệm rút ra từ
những căng thẳng đôi lúc tưởng chừng nổ ra xô xát thời kỳ đảng Dân Tiến lãnh đạo,
khiến Trung Quốc phải tìm các biện pháp hành xử khác “khôn khéo” hơn trong quan
hệ với Đài Loan.
Trung Quốc nhận ra một điều rằng không thể nóng vội, đốt cháy giai đoạn hay
hành xử quá cứng rắn khi giải quyết “vấn đề Đài Loan”. Ngay sau khi Mã Anh Cửu
chính thức nhậm chức (5/2008), Trung Quốc đã chủ động nối lại hội đàm hai bờ bị
ngắt quãng 9 năm (từ năm 1999). Các cuộc gặp gỡ giữa Hiệp hội quan hệ hai bờ của
Đại lục do Trần Văn Lâm đứng đầu với Quỹ giao lưu hai bờ của Đài Loan do Giang
81
Bỉnh Khôn đứng đầu đã diễn ra liên tiếp với nhiều nội dung có giá trị hàn gắn, khai
thông và nâng cao hiệu quả hợp tác hai bờ. Trong vòng 4 năm, từ tháng 6 2008 đến
tháng 8 2012, hai bên đã tiến hành 8 cuộc hội đàm, ký kết 18 hiệp định, trong đó quan
trọng nhất là việc bàn thảo đi đến ký kết “Hiệp định khung hợp tác kinh tế hai bờ -
ECFA.” [4, tr.124]. Đồng thời, Đại lục cũng xúc tiến mạnh mẽ các hình thức, nội dung
và lĩnh vực giao lưu, hợp tác song phương phong phú hơn với Đài Loan. Trong đó,
các hoạt động giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch được đẩy lên một bước
đáng kể. Đây là phương thức hiệu quả trong việc nối thông và khơi sâu sự hiểu biết,
cảm thông lẫn nhau giữa người Đại lục với người Đài Loan, đặt nền tảng quan trọng
cho quá trình tiệm cận và hòa nhập hai bờ trong tương lai không xa.
Thứ hai, thực hiện mục tiêu chính trị bằng việc gia tăng ràng buộc về kinh tế.
Có thể nói, đây vẫn là phương thức nhất quán, được Trung Quốc thực hiện ngay sau
khi khai thông quan hệ với Đài Loan. Đây cũng chính là cách làm êm ả, với hiệu ứng
cao nhất để giải quyết vấn đề Đài Loan một cách hòa bình. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi
phải kiên trì, không nóng vội trong thời gian dài. Thực tế cho thấy, do nhiều nguyên
nhân từ hai phía (bao gồm cả thái độ quá cứng rắn của Trung Quốc) khiến quan hệ hai
bờ trước năm 2008 không mấy được cải thiện, dù rằng hợp tác kinh tế song phương
phát triển mạnh mẽ, rầm rộ. Thậm chí có những giai đoạn (1994 – 2000), Đài Loan
còn thực hiện một số chính sách hạn chế luồng đầu tư Đài Loan đổ vào Đại lục. Thực
tế đã cho Trung Quốc kinh nghiệm quý báu hơn trong việc thực hiện mục tiêu giải
quyết vấn đề Đài Loan bằng biện pháp hòa bình. Đó là xây dựng mỗi ràng buộc về
kinh tế ngày càng chặt chẽ, có lợi cho cả hai bên. “Đài Loan là bộ phận không thể tách
rời của Trung Quốc” là quan điểm chính trị bất di bất dịch, song Trung Quốc đã không
lấy việc nhấn đi nhấn lại quan điểm đó trong mọi tình huống nhằm đề phòng sự chống
trả hay phản ứng của Đài Loan. Đổi lại, Trung Quốc lặng lẽ hơn, bình tĩnh hơn để xúc
tiến các mối giao lưu – đặc biệt là kinh tế, nhằm tạo mối ràng buộc ngày càng lớn,
ngày càng thực tế và sâu sắc trong quan hệ hai bờ. Đó là cách làm khôn ngoan, hữu
hiệu để thực hiện mục tiêu chính trị, sẽ được Trung Quốc chú trọng thực thi trong thời
gian tới.
Khách quan mà nói, trong những năm tới chính sách của Trung Quốc với Đài
Loan có thể vẫn tiếp tục thực hiện một cách “mềm dẻo”, gia tăng ràng buộc về kinh tế
82
để hướng Đài Loan đi vào quỹ đạo của mình. Nhưng “mềm dẻo” đến đâu vẫn còn là
vấn đề bỏ ngỏ. Bởi, qua Báo cáo chính trị của ông Hồ Cẩm Đào tại Đại Hội Đảng
Cộng sản lần thứ 18 vừa qua, có hai điểm mới so với Báo cáo chính trị lần thứ 17
(2007). Đó là: “giải quyết vấn đề Đài Loan thực hiện thống nhất hoàn toàn Tổ quốc là
tiến trình lịch sử không thể ngăn cản...” (Đại hội 18); “...giải quyết vấn đề Đài Loan,
thực hiện thống nhất hoàn toàn Tổ quốc là nguyện vọng chung của mọi con người
Trung Hoa...” (Đại hội 17) “...đối với bất kỳ đảng phái nào của Đài Loan, chỉ cần
không chủ trương Đài Loan độc lập, công nhận “một nước Trung Quốc”, chúng ta
luôn sẵn lòng quan hệ, đối thoại, hợp tác với họ” (Đại hội 18); “...bất kỳ chính đảng
nào ở Đài Loan chỉ cần thừa nhận hia bờ thuộc về “một nước Trung Quốc” chúng ta
đều mong muốn cùng với họ giao lưu đối thoại, hiệp thương, đàm phán, bất kể vấn đề
gì đều có thể bàn” (Đại hội 17). Như vậy, đối với vấn đề Thống nhất Tổ quốc, Trung
Quốc đã thể hiện một sự rõ ràng, mạnh mẽ, quyết liệt rằng : “là tiến trình lịch sử không
thể ngăn cản”; Và nếu như trước đây “bất kể vấn đề gì đều có thể bàn” thì nay chỉ là
“sẵn lòng quan hệ, đối thoại, hợp tác...”. Với một chủ trương, sách lược có phần đổi
mới hơn trước, tương lai trong những năm tiếp theo “quan hệ hai bờ sẽ như thế nào?
Vẫn khó dự đoán chính xác. Song, có thể khẳng định rằng, trong vòng ít nhất 2 năm
tới (2016), “ổn định phát triển” chắc chắn là xu thế chủ đạo.
Nhìn một cách toàn cục, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa
hai bờ eo biển Đài Loan trên mọi lĩnh vực là nhân tố cực kỳ có lợi cho công cuộc cải
cách, trỗi dậy của Trung Quốc trong thập niên 2011- 2020 cũng như những thập niên
tiếp theo. Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp hữu hiệu nhất nhằm phát huy và tận
dụng tối đa các yếu tố tích cực, hạn chế các vấn đề tiêu cực, trở ngại đến quan hệ hợp
tác giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Trong đó, thúc đẩy, mở rộng hợp tác kinh tế, hoàn
thiện mô hình “một quốc gia – hai chế độ” gây những hiệu ứng tích cực đối với Đài
Loan, đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa, nâng cao đời sống dân chủ ở Đại lục là những
giải pháp quan trọng để củng cố, hợp tác giữa hai bờ, góp phần thực hiện mục tiêu
phát triển và trỗi dậy của Trung Quốc, không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà còn xa
hơn nữa.
Phương hướng chủ trương của Đài Loan trong quan hệ với Trung Quốc đại lục

83
Kể từ sau khi đắc cử Tổng thống Đài Loan lần đầu tiên vào năm 2008, Mã Anh
Cửu và chính quyền Quốc Dân Đảng đã đưa ra chính sách “giữ nguyên hiện trạng”
(nguyên trạng về chính trị); hoạt động theo nguyên tắc “3 không” (không tuyên bố độc
lập; không thống nhất; không sử dụng vũ lực) và công nhận “Nhận thức chung 1992”
trong quan hệ với Đại lục. Trên cơ sở, thái độ “mềm dẻo” và hợp tác này của Đài
Loan, có thể thấy quan hệ hai bờ đang đi theo chiều hướng phát triển ổn định. Mối
quan hệ căng thẳng trong suốt 60 năm qua đã được thay thế dần bằng xu hướng hợp
tác, phát triển hòa bình. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện dù hai bờ đã bớt căng thẳng
và đối đầu, nhưng trên thực tế vẫn ẩn chứa những yếu tố, nguy cơ tiềm tàng khó dự
đoán trước được.
Ngay trong năm đầu tiên của thập niên thứ hai của thế kỷ 21, quan hệ hai bờ bắt
đầu xuất hiện những “đợt sóng lăn tăn” mới. Ngày 17/10/2012, trong cuộc họp báo với
chủ đề “10 năm hoàng kim – viễn cảnh tương lai”, Mã Anh Cửu đã nhấn mạnh chủ
trương đối với Đại lục nếu tái đắc cử thêm nhiệm kỳ nữa (2012 – 2016) đó sẽ là tăng
cường thúc đẩy việc hiệp thương, ký kết “Hiệp định hòa bình giữa hai bờ”. Song, cơ
sở để Đài Loan tiến tới ký kết “Hiệp định hòa bình” với Đại lục phải căn cứ vào “10
điều kiện” (tức “1 khung”; “2 tiền đề”, “3 nguyên tắc”, “4 bảo đảm”). Cụ thể của 10
điều kiện, đó là: “1 khung”: dưới khung Hiến pháp Đài Loan, giữ nguyên hiện trạng,
thực hiện “3 không”, đồng thời trên cơ sở “Nhận thức chung 1992” sẽ thúc đẩy giao
lưu hai bờ. “2 tiền đề”: sẽ thúc đẩy “Hiệp định hòa bình” dưới 2 tiền đề là, có sự đồng
thuận cao độ của nhân dân và giữa hai bờ có sự tin tưởng lẫn nhau. “3 nguyên tắc”:
dựa vào nhu cầu của Đài Loan, sự ủng hộ của lòng dân và phải do Quốc hội giám sát.
“4 đảm bảo”: bảo đảm chắc chắn độc lập và toàn vẹn chủ quyền, bảo đảm chắc chắn
an ninh quốc gia, bảo đảm chắc chắn sự hài hòa dân tộc và hòa bình giữa hai bờ, đảm
bảo chắc chắn môi trường và sự chính nghĩa của xã hội. Ngoài ra, Tổng thống Mã Anh
Cửu cũng biểu thị sẽ hiệp thương với Trung Quốc theo nguyên tắc “kinh tế trước,
chính trị sau”, hai bên cùng thiếp lập văn phòng đại diện, chế độ hóa mô thức giữa hai
bờ. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng đồng thời đối thoại chính trị với Trung
Quốc [4, tr.129].
Trên thực tế để Đài loan và Trung Quốc đi đến ký kết được “Hiệp định hòa
bình giữa hai bờ” vẫn còn là vấn đề lâu dài, khó dự đoán trước được. Bởi vì một mặt
84
ông Mã Anh Cửu cho rằng Hiệp định đó chính là biện pháp vô cùng quan trọng giúp
hai bờ có thể duy trì được quan hệ hòa bình lâu dài; nhưng mặt khác ông cũng nói rõ
ràng quan điểm, trong vấn đề tương lai giữa hai bờ sẽ là “thống nhất” hay “độc lập”
của người dân Đài Loan vẫn đang có sự khác biệt lớn. Trong khoảng 10 năm tới, khó
có thể giành đuợc nhận thức chung của tuyệt đại đa số người Đài Loan. Vì kết quả của
nhiều lần trưng cầu dân ý đã cho thấy quan điểm duy trì hiện trạng là nhận thức chung
của tuyệt đại đa số dân chúng. Đa số người dân Đài Loan vẫn sẽ ủng hộ việc hai bờ ký
kết “Hiệp định hòa bình”, bởi đây là một Hiệp định “Phát triển hòa bình”; không phải
là Hiệp định “Thống nhất hòa bình”, cũng không phải là Hiệp định “Độc lập hòa
bình”, nên sẽ là một Hiệp định không liên quan đến vấn đề “Thống nhất” hay “Độc
lập” [4, tr.130]. Như vậy có thể thấy mục đích chủ yếu của “Hiệp định hòa bình giữa
hai bờ” chính là nhằm bảo đảm cho việc duy trì hiện trạng được chế độ hóa (tức là nếu
không có sự đồng ý của cả hai phía thì không bên nào có thể tùy ý thay đổi hiện trạng).
Tiếp đó vào ngày 3 11 2011, trong khi tiếp khách nước ngoài, Tổng thống Đài
Loan Mã Anh Cửu nói rằng, sự phát triển của quan hệ giữa Đài loan và Trung Quốc
đại lục không theo mô hình Hồng Kông, càng không theo mô hình Tây Tạng, mà là
mô hình hai bờ đặc biệt. Theo Mã Anh Cửu, nội hàm căn bản của mô hình hai bờ
chính là duy trì hiện trạng không thống nhất, không độc lập, không sử dụng vũ lực
trong khung Hiến pháp của Trung Hoa Dân quốc, đồng thời trên cơ sở Nhận thức
chung 1992, các bên được quyền thể hiện thái độ, quan điểm về “một nước Trung
Quốc”, thúc đẩy hòa bình phát triển của hai bờ, để hia bờ có thể duy trì môi trường hòa
bình trong thời gian tương đối dài [4, tr.131]. Thực tế thì mô hình hai bờ đặc biệt
được Tổng thống Mã Anh Cửu khởi xướng ngay từ năm 2009. Khi đó, Mã Anh Cửu
cho rằng quan hệ giữa hai bờ không phải là quan hệ giữa “quốc gia với quốc gia”, mà
là mối quan hệ đặc biệt – “khu vực với khu vực” [4, tr.131].
Động thái chủ trương mới này của Mã Anh Cửu đã vấp phải sự phản đối mạnh
mẽ của dư luận tại Đại lục. Nhà nghiên cứu Vương Danh Châu trong bài bình luận
đăng trên trang mạng “Bình luận Trung Quốc” (Hồng Kông) đã cho rằng: nếu Trung
Quốc đại lục đồng ý, trong ít nhất là 100 năm tới, hai bờ eo biển Đài Loan vẫn là hai
thực thể chính trị tách rời như cũ – không thống nhất, không độc lập, không sử dụng
vũ lực. Một bên là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một bên là Trung Hoa Dân quốc,
85
để các lực lượng trong ngoài chính quyền Đài Loan đồng tâm hiệp lực tìm kiếm “thực
lực mềm” và “món lợi hòa bình”, mở rộng “lợi ích chung” thông qua giao lưu kinh tế
thương mại, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật [4, tr.131].
Như vậy có thể thấy quan hệ chính trị giữa hai bờ trong tương lai luôn là vấn đề vô
cùng nhạy cảm. Mặc dù, thời gian gần đây Đài Loan và Đại lục đã có nhiều dấu hiệu xích
lại gần nhau, nhưng để đi đến một nhận thức chung thì vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt.
Đài Loan luôn lo lắng trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Vì vậy để từng bước tiến
tới hiệp thương chính trị, ngoài việc đạt được sự đồng thuận của người dân, mức độ thay
đổi của tình hình quốc tế, chính quyền Đài Loan rất quan tâm đến ký kết Hiệp định hòa
bình giữa hai bờ, nhất là vấn đề xây dựng cơ chế tin cậy lẫn nhau trên lĩnh vực quân sự.
Hiện nay, Đài Loan đang xây dựng ba tuyến phòng vệ để đảm bảo an ninh quốc phòng.
Phòng tuyến thứ nhất là, chế độ hóa quan hệ giữa hai bờ thông qua việc giao lưu trên các
phương diện như mậu dịch, văn hóa, giáo dục... nhằm dần dần hình thành mô thức phát
triển hòa bình; Phòng tuyến thứ hai là, Đài Loan cần tăng cường tầm nhìn xa hướng vào
thế giới và cống hiến đối với thế giới, nghĩa là phải trở thành khu vực cung cấp viện trợ
nhân đạo và khu vực thúc đẩy giao lưu văn hóa; Phòng tuyến cuối cùng là, việc kết hợp
giữa quốc phòng với ngoại giao, khiến Đài Loan có đủ sức mạnh răn đe [4, tr.132]. Để ba
tuyến phòng vệ phát huy tối ưu chức năng, chính quyền Đài Loan rất quan tâm đến việc
xây dựng “sức mạnh”quân sự phòng vệ vững chắc, nhằm đạt tới mục tiêu “răn đe uy hiếp,
dự phòng chiến tranh”. Theo Tổng thống Mã Anh Cửu, an ninh quốc phòng của Đài Loan
có 3 vấn đề quan trọng phải ưu tiên: Trước tiên, phải quy trì quan hệ tốt với Mỹ với tư
cách là một đồng minh đáng tin cậy. Ngoài việc không “tạo ra phiền phức”, cần duy trì
đối thoại toàn diện với Mỹ; Tiếp theo, cần tỏ rõ quyết tâm tự bảo vệ mình, trên cơ sở của
chế độ mộ binh, sẽ xây dựng một lực lượng quân sự nhỏ mà mạnh. Cuối cùng, tích cực
mua sắm những vũ khí mang tính phòng vệ của Mỹ như máy bay chiến đấu loại F-16C/D
và tàu ngầm chạy bằng năng lượng điện nhằm đảm bảo chắc chắn an ninh vùng trời, vùng
biển của Đài Loan [4, tr.133].
Nhìn một cách khái quát, cách tiếp cận theo mô hình hai bờ đặc biệt và những điều
kiện để ký kết Hiệp định hòa bình giữa hai bờ của Đài Loan trong quan hệ với Trung
Quốc đại lục, sẽ khó có thể được chấp nhận. Phải chăng, trước mục tiêu và phiên bản mới

86
về tương lai quan hệ hai bờ này, đã khiến Đại lục nhắc lại quan điểm rõ ràng: “Giải phóng
Đài Loan, thống nhất hoàn toàn Tổ quốc là tiến trình lịch sử không thể ngăn cản?.”
3.2.3 Tác động của Hiệp định khung Hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển (ECFA)
trong tương lai
Hiệp định ECFA bao trùm trên một phạm vi rộng lớn các vấn đề kinh tế, bao
gồm các lĩnh vực: miễn giảm thuế hàng hóa; mở cửa thị trường dịch vụ; xúc tiến và
bảo đảm đầu tư hai chiều; bảo hộ tài sản trí tuệ và hợp tác sản nghiệp kinh tế. Trên
thực tế, nếu xét ở khía cạnh tích cực, Hiệp định ECFA có vai trò tương hỗ giúp bổ
sung những ưu khuyết trong quan hệ kinh tế giữa hai bờ, đồng thời còn có tác dụng
nâng cao sức cạnh tranh của thương gia Đài Loan tại thị trường Đại lục. Đối với các
nhà đầu tư Đài Loan, ngoài cơ hội được giảm thuế và mở cửa thị trường dịch vụ, Hiệp
định ECFA còn tạo động lực hình thành nên mô hình phân công và hợp tác ngành mới
giữa hai bờ; chuyển đổi hợp tác kinh tế giữa hai bờ từ mô hình mậu dịch gia công giá
trị gia tăng thấp thành mô hình có giá trị gia tăng cao; thúc đẩy quá trình nâng cấp
ngành ở Đài Loan. Ngược lại, đối với Đại lục, Hiệp định ECFA mở ra triển vọng mới
cho kinh tế Đại lục trong việc thực hiện tiến trình chuyển đổi mô hình và phương thức
phát triển.
Tuy nhiên, nếu xét ở khía cạnh tác động không thuận, Đài Loan sẽ gặp phải
nhiều vấn đề nan giải khi triển khai thực hiện Hiệp định ECFA. Lý do là bởi chủ
trương của Đài Loan luôn là hạn chế nhập khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp,
nông nghiệp của Trung Quốc. Trong tương lai, nếu phải mở cửa và giảm thuế quan,
đương nhiên nhiều ngành kinh tế sẽ phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Đối
diện với các thách thức trên, chính quyền Đài Loan đã và đang sử dụng các biện pháp
sau, nhằm giảm thiểu những xung đột sẽ xảy ra. Thứ nhất, khi đàm phán cần tranh thủ
những điều kiện có lợi. Đối với những ngành kinh tế “kém cạnh tranh” mà sản phẩm
chỉ tiêu thụ trong nội địa là chính thì cố gắng không đưa vào danh mục sản phẩm thuộc
chương trình “Thu hoạch sớm”. Đồng thời, cũng phải xem xét năng lực cạnh tranh của
các ngành khác để nếu cần thiết thì sẽ đưa sản phẩm của ngành này vào danh sách
những sản phẩm nhạy cảm về thuế quan của Đài Loan. Sau đó, thông qua đàm phán để
tranh thủ loại bỏ việc giảm thuế thích ứng theo quy định; Thứ hai, sẽ đàm phán về cơ
chế cứu trợ thương mại dựa trên những quy phạm có liên quan của WTO. Theo đó,
87
ngoài những biện pháp chống bán phá giá, khi sản xuất trong nước bị cạnh tranh, thách
thức về số lượng và giá thành hạ của sản phẩm nhập khẩu thì chính quyền sẽ lập tức
khởi động những biện pháp cứu trợ tương ứng, tránh tổn thất cho doanh nghiệp; Thứ
ba, thúc đấy việc nâng cấp doanh nghiệp và hoàn thiện biện pháp cứu trợ.
Hiện tại, chính quyền Đài Loan đang đẩy mạnh “Phương án chỉnh đốn, bổ trợ
doanh nghiệp” nhằm thích ứng với tự do hóa thương mại. Theo phương án này, từ năm
2010 đến năm 2019, chính quyền Đài Loan sẽ đầu tư 95 tỷ Đài tệ cho các doanh
nghiệp, xí nghiệp và nhóm người lao động có khả năng chịu tổn hại bởi quá trình tự do
hóa thương mại.
Mặc dù, xét một cách khách quan, Hiệp định ECFA đã có những tác động nhất
định đến quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhấn mạnh rằng,
việc ký kết này mang đến cho Đài Loan “lợi nhiều, hại ít”. Theo số liệu trưng cầu dân
ý của Ủy ban Đại lục của Đài Loan, có đến 53,1 người dân Đài Loan ủng hộ chính
quyền ký ECFA với Trung Quốc Đại lục. Ngoài ra, ECFA cũng dành được sự khẳng
định mạnh mẽ của các tổ chức, cá nhân trên thế giới. Bài xã luận tháng 4/2010 trên tờ
“Chủ đề thương mại Đài Loan” (Taiwan Business topic) của Hội thương nhân Mỹ đã
ủng hộ mạnh mẽ việc Trung Quốc – Đài Loan ký ECFA, đồng thời nhận định ECFA
có thể tránh cho Đài Loan rơi vào cục diện cô lập về kinh tế. Bài xã luận cũng dự
đoán, sau khi ECFA được ký kết, Trung Quốc Đại lục sẽ đồng ý chấp nhận những hiệp
định về mậu dịch mà Đài Loan ký với các quốc gia khác trong tương lai[4, tr.158].
3.3 Những vấn đề đặt ra về kinh tế cho Việt Nam và các giải pháp gợi mở
3.3.1 Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trước mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ
eo biển Đài Loan
Việc điều chỉnh chính sách thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với Đài Loan của
chính phủ Trung Quốc không chỉ có lợi cho sự phát triển của bản thân Trung Quốc mà
còn tạo nhiều cơ hội cho các quốc gia xung quanh và khu vực. Sau khi ký kết Hiệp
định khung ECFA với Đài Loan và “Thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại chặt chẽ”
(Closer Economic Partnership Arrangement – CEPA) với Hồng Kông và Ma Cao,
Trung Quốc đang tích cực tiến dần tới mục tiêu nhất thể hóa kinh tế khu vực “hai bờ
bốn bên” (bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao). Tự do hóa đầu tư
thương mại, đi đến xóa bỏ các trở ngại thuế quan và phi thuế quan trong hoạt động
88
giao lưu, hợp tác kinh tế hai bờ đang được Trung Quốc quan tâm thực hiện. Điều đó
đương nhiên khiến các hoạt động kinh tế thương mại ở Trung Quốc trở nên sôi động,
thông thoáng hơn rất nhiều. Trung Quốc sẽ mở cửa rộng hơn để đón nhận các hạng
mục hợp tác kinh tế, các hợp đồng đầu tư thương mại song phương, đa phương. Hợp
tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc với Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao đã và sẽ
làm sống động hơn các mối giao lưu kinh tế thương mại trong đồng bằng sông Chu
Giang mở rộng. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tìm đối tác làm ăn
lâu dài với các vùng kinh tế năng động của Trung Quốc. Cũng từ đây, các doanh
nghiệp Việt Nam còn có thể vươn ra xa hơn, thiết lập bạn hàng và mở rộng lĩnh vực
hợp tác đầu tư thương mại với Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao. Hiện tại, Quảng Đông
là thị trường có sức hấp dẫn lớn, cũng là nơi tiềm tàng nhiều cơ hội đối với Việt Nam.
Nhiều năm nay, lượng người Việt Nam đi lại kinh doanh buôn bán với Quảng Đông
ngày một gia tăng, trong đó có không ít doanh nghiệp trụ chân vững, thực hiện kế
hoạch làm ăn lâu dài tại đây. Từ Quảng Đông, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã
tìm đc cơ hội hợp tác với Hồng Kông và Ma Cao, tạo nền tảng cho các bước đi xa hơn,
lâu dài và hiệu quả hơn trong tương lai.
Như vậy, có thể thấy xu thế liên kết kinh tế của Trung Quốc với Đài Loan,
Hồng Kông, Ma Cao rất có thể sẽ mang lại cơ hội mới cho kinh tế Việt Nam trong hợp
tác toàn diện với Trung Quốc, hội nhập với khu vực và thế giới. Bởi lẽ, Việt Nam có
thể khai thác quan hệ kinh tế thương mại với Đài Loan, một nền kinh tế tự do có quan
hệ sâu rộng với thế giới phương Tây, đang trong quá trình chuyển đổi mô hình phát
triển (dù bị kinh tế Đại lục cuốn hút nhưng vẫn tìm cách phát triển quan hệ kinh tế với
các thị trường khác ngoài Đại lục); khai thác thị trường Đại lục rộng lớn, trước hết là
vùng kinh tế Chu Giang mở rộng liền kề với Việt Nam gồm 9 tỉnh và 3 nền kinh tế tự
do liên kết ngày càng chặt chẽ với nhau theo công thức 9+3, hình thành đầu tàu kinh tế
Trung Quốc – ASEAN 10 năm qua, rất có khả năng phát huy thế mạnh này trong 10
năm tới khi ECFA vận hành hiệu quả.
Tuy nhiên, khai thác đến đâu cơ hội này phụ thuộc vào nội lực kinh tế Việt
Nam. Trên thực tế, Việt Nam hợp tác rất nhiều đối với cả hai bên là Trung Quốc đại
lục và Đài Loan, đặc biệt là Trung Quốc đại lục. Nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam –
Trung Quốc (Quảng Đông) chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có của hai bên. Vì thế,
89
những giải pháp bước đầu trong quan hệ giữa Việt Nam với hai bên bờ eo biển sẽ được
đưa ra sau khi tập trung nhận diện hai thị trường tiềm năng là Trung Quốc đại lục và
Đài Loan.
Quan hệ kinh tế Việt Nam và Trung Quốc.
Về quan hệ thương mại: Số liệu thống kê cho thấy sự phát triển khá tích cực của
quan hệ thương mại giữa hai nước trong 10 năm qua. Từ kim ngạch gần 3 tỷ USD vào
năm 2000, hai nước đã đưa ra mục tiêu kim ngạch buôn bán hai chiều 5 tỷ USD vào
năm 2005 (tăng bình quân hơn 11,1 ), nhưng mục tiêu này hầu như đã bị “đổ” bởi
ngay từ đầu năm 2003, kim ngạch đã lên tới 4,87 tỷ USD. Đến năm 2005, kim ngạch
buôn bán hai chiều đạt 8,739 tỷ USD (cao gấo 1,75 lần) và đạt nhịp độ tăng trưởng
bình quân 19,79 năm. Năm 2006, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 10,421 tỷ
USD, ngưỡng 10 tỷ USD cũng đã bị vượt qua. Năm 2007 và 2008, các con số tương
ứng là 13,2 và 20,1 tỷ USD. Mức tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa hai nước
trong 3 năm qua tăng bình quân trên 20 năm. Năm 2010, kim ngạch thương mại
song phương với Trung Quốc đạt trên 27 tỷ USD, tăng 28 so với năm 2009, chiếm
khoảng 17,6% tổng kim ngạch ngoại thương Việt Nam. Như vậy, hai nước đã hoàn
thành thắng lợi mục tiêu Lãnh đạo cao cấp hai nước đề ra là đưa kim ngạch thươn mại
hai chiều Việt Nam – Trung Quốc năm 2010 đạt 25 tỷ USD [4, tr.201].
Tuy nhiên, bên cạnh các con số tăng trưởng ngoạn mục trên, thương mại hai
nước Việt Nam – Trung Quốc tồn tại không ít các những hạn chế, bất lợi cho sự lành
mạnh hóa quan hệ hai nước trong tương lai.
Thứ nhất, đó là vấn đề mất cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước. Việt
Nam liên tục nhập siêu lớn từ Trung Quốc. Mặc dù tình hình gần đây có xu hướng
được cải thiện, tốc độ tăng nhập siêu của năm 2010 là 102,2 , giảm nhiều so với mức
tăng nhập siêu của năm 2007 là 109 . Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu hàng hóa
xuất nhập khẩu còn bất hợp lý. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, còn
nhập khẩu chủ yếu là thiết bị, máy móc.
Thứ hai, khuôn khổ pháp lý cho trao đổi kinh tế thương mại hai nước đã được
cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn một số vướng mắc như trong việc thực thi Hiệp định
thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACAFTA), việc thực thi

90
các thỏa thuận về hợp tác kiểm dịch, kiểm nghiệm động vật, thực vật...còn chưa hiệu
quả.
Thứ ba, việc quản lý thương mại biên giới giữa hai nước đã có những kết quả
đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng buôn lậu, trốn thuế, gian lận
thương mại, hàng giả hàng kém chất lượng vẫn còn tiếp diễn gây ảnh hưởng tiêu cực
đến môi trường kinh doanh và tâm lý người tiêu dùng. Các hạng mục đầu tư thương
mại tầm cỡ quốc gia chưa nhiều, chủ yếu vẫn là hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, mang tính
thời vụ. Việc đi lại buôn bán quá dễ dàng do khoảng cách địa lý ngắn, giao thông
thuận tiện, thị trường Quảng Đông phong phú và đa dạng khiến Việt Nam tiêu thụ
ngày càng nhiều hàng hóa của Trung Quốc. Điều đáng nói là, Việt Nam vẫn tiếp tục
xuất khẩu sang Quảng Đông nói riêng, Trung Quốc nói chung nguồn nguyên liệu thô –
kể cả khoáng sản và thủy hải sản. Đổi lại, Việt Nam nhập khẩu từ Quảng Đông nhiều
mặt hàng có khả năng sản xuất tại chỗ, trong đó có thực phẩm tươi sống không đảm
bảo chất lượng, thậm chí gây tác hại đến sức khỏe con người. Đây chính là một trong
những nguyên nhân khiến nhiều xí nghiệp trong nước gặp khó khăn khi phải chịu sức
cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường nội địa.
Thứ tư, cơ cấu thương mại Việt Nam – Trung Quốc ngày càng gia tăng xu
hướng bất bình đẳng, theo kiểu quan hệ giữa nền kinh tế phát triển và nền kinh tế
chậm phát triển gây bất lợi cho Việt Nam. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung
Quốc vẫn chủ yếu là nhóm hàng nguyên liệu, nông – lâm – thủy sản và hàng tiêu dùng
có giá trị không cao. Nhóm hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu bao
gồm các sản phẩm công nghiệp chế tạo, chế biến, thiết bị máy móc, sản phẩm điện tử,
hóa chất, vải các loại và nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giầy.
Về tổng thể, cơ cấu thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc đang tồn tại xu
hướng: Gia tăng xuất khẩu nguyên liệu thô; Gia tăng nhập hàng nguyên liệu và hàng
tiêu dùng giá rẻ, chất lượng thấp; Gia tăng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng
vào thị trường Việt Nam do thiếu sự kiểm soát chặt chẽ mậu dịch biên giới.
Về quan hệ đầu tư: Đầu tư của Trung Quốc đại lục vào Việt Nam trong thời
gian qua không nổi bật như quan hệ thương mại. Nếu năm 2000, Trung Quốc đại lục

91
chỉ có 2 dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng số vốn 15,35 triệu USD thì đến năm 2009
tăng lên hơn 700 dự án với tổng số vốn hơn 2,6 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 11/2010,
số dự án đầu tư của Trung Quốc đại lục vào Việt Nam còn hiệu lực là 749 dự án với
tổng số vốn đăng ký là 3,18 tỷ USD (nếu tính cả thầu khoán là gần 8 tỷ USD), đứng
thứ 16 trong tổng số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các dự án đầu tư
vào Việt Nam của Trung Quốc đại lục chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như công
nghiệp chế biến, chế tạo, điện lực và khai khoáng (chiếm 70% số dự án và 60% tổng
số vốn đăng ký), tiếp theo là dịch vụ, kinh doanh bất động sản, nông lâm nghiệp, chế
biến thủy sản, dịch vụ y tế, giáo dục...Các tỉnh khu vực Nam Trung Quốc là những đối
tác đầu tư lớn nhất vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Trong đó, riêng tỉnh Quảng Tây
có hơn 100 dự án với tổng với tổng số vốn đăng ký gần 500 triệu USD. Nhìn chung,
các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đều có quy mô nhỏ, trung bình chỉ
khoảng 4 triệu USD/dự án [4, tr.204].
Thực tế, Trung Quốc không phải là nhà đầu tư chiến lược của Việt Nam nhưng
những vấn đề tồn đọng trong quan hệ đầu tư giữa hai bên lại gây nhiều bất lợi cho Việt
Nam.
Thứ nhất là đầu tư của Trung Quốc đại lục vào Việt Nam thời gian qua có xu
hướng làm trầm trọng hơn sự mất cân đối thương mại do hai nước chưa thực sự coi
trọng hợp tác đầu tư theo tinh thần lành mạnh hóa quan hệ kinh tế song phương, đảm
bảo phát triển bền vững cùng có lợi.
Thứ hai là đầu tư của Trung Quốc đại lục vào Việt Nam cho thấy một xu hướng
tập trung đầu tư vào các dự án khai thác nguyên, nhiên liệu thô. Trung Quốc gần như
chỉ tập trung khai thác Việt Nam như một thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung cấp
nguyên liệu thô cho nền kinh tế Trung Quốc, thiếu sự chủ động đầu tư ODA, FDI theo
hướng làm lành mạnh hóa quan hệ thương mại Việt Nam với Trung Quốc.
Thứ ba là Việt Nam chưa khai thác tốt FDI Trung Quốc vào phát triển ngành
công nghiệp phụ trợ để giảm nhập khẩu hàng nguyên liệu từ Trung Quốc, tăng xuất
khẩu vào thị trường Trung Quốc. Rõ ràng, Việt Nam còn thiếu sự chủ động, tích cực

92
đặt ra trong đàm phán song phương về sự cần thiết phái lành mạnh quá quan hệ thương
mại thông qua đầu tư phát triển kinh tế.
Thứ tư là thực trạng các doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu với giá rẻ cho
thấy những bất cập trong thị trường đấu thầu Việt Nam, đặc biệt là đối với các dự án
cơ sở hạ tầng. Dường như Việt Nam đã để ngỏ thị trường thầu các dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng cho các nhà thầu Trung Quốc, thậm chí cả thị trường lao động, dẫn đến tăng
nguy cơ phụ thuộc kinh tế do thiếu chiến lược đầu tư phát trieern bền vững giữa hai
nước.
Khách quan mà nói, Việt Nam thấy được tầm quan trọng của thị trường
Trung Quốc đại lục, thấy được tiềm năng lớn của thị trường này nhưng thiếu chiến
lược chủ động khai thác thị trường để góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ hai nước.
Có thể nói, Việt Nam vẫn đứng ngoài thị trường này, thiếu chủ động tìm hiểu sâu, phát
hiện các ngóc ngách của nền kinh tế quy mô “núi liền núi sông liền sông” đó để đầu tư
xuất khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh toán giữa hai nước.
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Đài Loan.
Sự liên kết kinh tế giữa Trung Quốc với Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao đã có
tác động đến sự trỗi dậy của trung Quốc trong những năm qua, đặc biệt là Hiệp định
khung ECFA dự báo là sẽ tác động mạnh hơn tới sự trỗi dậy của Đại lục trong 10 năm
tới. Điều này dẫn đến hệ quả khó tránh là trình độ phát triển cũng như quy mô kinh tế
giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng mở rộng theo hướng có lợi cho nền kinh tế
Trung Quốc.
Trong thời gian tới, nhiều khả năng Hiệp định ECFA sẽ tác động mạnh đến
quan hệ kinh tế Việt Nam – Đài Loan. Bởi trên thực tế, những nỗ lực của cả hai phía
trong thời gian trước đây,5 đã mang lại những kết quả to lớn: Đài Loan luôn là nhà đầu
tư và đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam với tổng số vốn FDI đăng ký lên tới

5
Từ sau khi Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, các thương gia Đài Loan đã là
những nhà đầu tư sớm nhất quan tâm và tiến vào thị trường Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam và Đài Loan ký
kết các Hiệp định bảo hộ đầu tư vào năm 1993; Hiệp định đánh thuế hai lần năm 1998; Hiệp định hợp tác phát
triển nông nghiệp và nghề cá năm 1999; Hiệp định hợp tác lao động năm 1999, đầu tư của Đài Loan bắt đầu
tăng trưởng nhanh chóng.

93
23 tỷ USD (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến năm 2010) [4, tr.207]. Quan hệ mậu
dịch hai chiều giữa Việt Nam với Đài Loan bắt đầu từ năm 1989 mới chỉ đạt 41,3 triệu
USD [55], đến năm 2002 đã tăng lên nhanh chóng đạt tới 3 tỷ USD, tăng hơn 80 lần;
Năm 2010, trao đổi thương mại giữa hai bên tăng vọt đạt 8,81 USD [4, tr.207]. Đài
Loan hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc).
Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, ECFA rất có khả năng làm giảm tốc độ tăng
trưởng quan hệ kinh tế Việt Nam – Đài Loan, làm chững lại dòng đầu tư từ Đài Loan
vào Việt Nam, do sức hút của kinh tế Đại lục đối với Đài Loan quá lớn. Đối với quan
hệ thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan: dựa trên số liệu thống kê của Cục thống kê
Đài Loan cho thấy năm 2012 tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và
Đài Loan tuy vẫn duy trì ở mức 10 tỷ USD nhưng trong khối ASEAN thì thâm hụt
thương mại của Việt Nam với Đài Loan là tương đối nhiều so với các nước khác trong
khu vực (năm 2010 là 6,25 tỷ USD, 2011 là 7,19 tỷ USD, năm 2012 là 6,14 tỷ USD [4,
tr.209] (xem thêm bảng 3.1 phần Phụ lục).
Có thể nhận thấy rằng ngay trong thập niên đầu của thế kỷ 21, sự mất cân bằng
trong cán cân thương mại giữa Đài Loan và Việt Nam diễn ra ngày càng mạnh mẽ,
chiều hướng bất lợi đang nghiêng về phía Việt Nam.Tình trạng nhập siêu của Việt
Nam sẽ còn tiếp tục kéo dài, nguyên nhân xuất phát từ cơ cấu mặt hàng xuất nhập
khẩu song phương chưa có thay đổi đáng kể. Đây là một thách thức lớn vì Việt Nam
xuất sang Đài Loan chủ yếu là hàng thô, thủ công như nông sản hay thủ công mỹ nghệ
giá trị thấp…; ngược lại luôn nhập khẩu hàng hóa có giá trị khoa học kỹ thuật cao như
máy móc, thiết bị. Hàng hóa từ Việt Nam sang Đài Loan có sự gia tăng dần về kim
ngạch xuất khẩu nhưng lại thấp hơn nhiều so với sự gia tăng kim ngạch hàng nhập
khẩu. Bên cạnh đó Việt Nam chưa cải thiện được nhiều về vị trí xếp hạng trong xuất
khẩu giữa ASEAN với Đài Loan. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Đài Loan
liên tục gia tăng trong cả thập kỷ với tốc độ cao đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba
trong số các nước ASEAN nhập khẩu từ Đài Loan, chỉ thấp hơn kim ngạch nhập khẩu
của Singapore với 20.09 tỷ USD và Philippine với 8,88 tỷ USD [4, tr.210].

94
Đối với hoạt động đầu tư giữa Việt Nam và Đài loan, tuy rằng tính cho đến nay
Đài Loan vẫn đứng trong trong top 10 nước và khu vực đầu tư nhiều nhất vào Việt
Nam, song số dự án cấp mới cũng như vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm không bằng
những năm trước đó. Theo thống kê của Bộ Kinh tế Đài Loan, năm 2008 đầu tư trực
tiếp của Đài Loan vào Việt Nam đạt mức kỉ lục lên tới 8,8 tỷ USD (chiếm gần 90%
tổng lượng đầu tư của Đài Loan vào ASEAN). Năm 2011 giảm xuống là 378,15 triệu
USD đưa tổng đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam bình quân chiếm 1/3 tổng đầu tư
vào ASEAN qua các năm (xem bảng 3.2). Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài
Việt Nam tính từ tháng 1 đến tháng 12/2012, Việt Nam chỉ nhận được 248,81 triệu
USD đầu tư của Đài Loan [4,tr.210]. Như vậy, có thể thấy đầu tư của Đài Loan vào
Việt Nam đang có dấu hiệu giảm sút. Hơn nữa, phần lớn doanh nghiệp Đài Loan là
doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tính bình quân các dự án ở Việt Nam chỉ vào khoảng
10,6 triệu USD, thấp hơn nhiều so với Singapore khoảng 24,2 triệu USD [4, tr.211].
Với quy mô vừa và nhỏ như vậy nên các doanh nghiệp Đài Loan gặp khó khăn khi
phải đối phó với tình trạng lạm phát, tăng lương…đang diễn ra ngày càng nghiêm
trọng. Khiến cho nhiều nhà đầu tư Đài Loan đã bắt đầu tìm kiếm điểm đến mới trong
khu vực. Một số nhà đầu tư quyết định giảm hoạt động ở Việt Nam và đang thiết lập
cơ sở sản xuất mới ở các nước khác trong khu vực ASEAN như Indonesia, Campuchia
và Myanma.
FDI của Đài Loan trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ công nghiệp, nông
nghiệp, lâm nghiệp đến dịch vụ. Tuy nhiên, phần lớn đầu tư của Đài Loan tập trung
trong ngành công nghiệp sản xuất chế tạo truyền thống nơi tập trung mật độ lao động
cao bao gồm: quần áo, may mặc, giày dép, chế biến thực phẩm, nông lâm nghiệp, cao
su, đồ gỗ…Với những ngành công nghiệp nhẹ truyền thống, các thương gia Đài Loan
đã phát triển thành các chuỗi và dây chuyền cung ứng tại khu vực miền Nam, nhiều
nhất tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương. Bắt đầu
từ năm 2006 trở lại đây, đã có sự dịch chuyển vùng đến Hà Nội và các tỉnh khác ở phía
Bắc Việt Nam. Đầu tư trong lĩnh vực này chiếm tới 19 tỷ USD trên tổng số hơn 23 tỷ
USD tổng kim ngạch đầu tư của Đài Loan. Gần đây, đầu tư của Đài Loan bắt đầu

95
chuyển từ ngành truyền thống sang công nghiệp hóa dầu, sản xuất sắt thép, xi măng,
sản xuất bo mạch máy tính với hàm lượng kỹ thuật cao và khu vực dịch vụ như ngân
hàng, bảo hiểm, chăm sóc y tế, giáo dục. Các tập đoàn lớn của Đài Loan như Hồng
Hải, Formosa và Compal đã bước đầu đầu tư vào Việt Nam. Đây sẽ là điều kiện thuận
lợi để các doanh nghiệp đối tác và các doanh nghiệp phụ trợ khác theo chân vào Việt
Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế việc Đại lục tăng mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư
với các chính sách ưu đãi, mời gọi trong thời gian gần đây đối với các doanh nghiệp
Đài Loan, cũng như tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư
của Đài Loan ở Việt Nam sẽ là những nhân tố gây khó khan cho quan hệ Trung Quốc
– Đài Loan trong tương lai. Mặt khác, trong tuyên bố ngay sau khi có kết quả thắng cử
(2012), Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã nhấn mạnh việc tiếp tục hoàn thiện
ECFA và sẽ gia nhập vào “Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương – TPP”.
Gần đây, Chủ tịch tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan) đã tuyên bố sẽ tăng cường đầu tư
nhiều hơn tại Đại lục và Đài Loan, phát triển ra thị trường mới là Brazil. Điều này báo
hiệu trong thời gian tới, quan hệ kinh tế giữa hai bờ sẽ được tăng cường hơn nữa, kéo
theo đó là luồng vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam.
Một chiều hướng có thể dự báo trước là sẽ có nhiều khả năng xuất hiện làn sóng
đầu tư lớn của Trung Quốc vào Việt Nam do sự liên kết “hai bờ bốn bên” mà đặc biệt
là giữa Đại lục và Đài Loan theo hướng hợp tác trong ACFTA (Khu vực mậu dịch tự
do Trung Quốc – ASEAN; China- ASEAN Free Trade Area), cùng “đi ra ngoài” khai
thác thị trường Việt Nam. Sở dĩ đầu tư của Trung Quốc có thể tăng mạnh trong 10 năm
tới một phần là do nhu cầu nội tại của nền kinh tế Trung Quốc khi các điều kiện khai
thác bên trong đã dần đi đến “giới hạn” như nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng, tiền
lương tăng cao, đồng nhân dân tệ tăng giá…Việt Nam là điểm đến kỳ vọng của các
doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách “đi ra ngoài”. Liên kết kinh tế hai bờ Đài
Loan – Đại lục tạo thuận lợi hơn cho hai bờ cùng “đi ra ngoài” đầu tư vào Việt Nam.
Yếu tố Đài Loan trong liên kết kinh tế với Trung Quốc đại lục để cùng “đi ra
ngoài” sẽ thúc đẩy kinh tế Đại lục chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện

96
đại, tăng nhanh nhu cầu chuyển dịch các ngành nghề công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi
trường, sử dụng nhiều lao động ra nước ngoài. Làn sóng đầu tư từ Trung Quốc sang
Việt Nam trong những năm tới là những ngành nghề đó. Rất có khả năng, doanh
nghiệp Đài Loan trở thành người môi giới cùng các doanh nghiệp Đại lục đầu tư vào
Việt Nam, vì các doanh nghiệp Đài Loan có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư
ra nước ngoài thời gian qua. Đó là điều Việt Nam cần nhận rõ để có những giải pháp
phù hợp.
Liên kết kinh tế Đại lục – Đài Loan còn thúc đẩy hai bên cùng đầu tư khai thác
kinh tế biển Đông. Xu hướng này chắc sẽ tác động không nhỏ tới Việt Nam. Thời gian
tới rất có thể Trung Quốc sẽ coi việc khai thác kinh tế biển Đông là trọng điểm chiến
lược nhằm khẳng định chủ quyền của họ đối với biển Đông. Trong diễn văn khai mạc
Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XVIII (8/12/2012), Chủ tịch Hồ Cẩm Đào
đã nhấn mạnh: “…Phải tăng cường khả năng thăm dò các nguồn tài nguyên biển, kiên
quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc và xây dựng Trung Quốc
thành một cường quốc trên biển” [42]. Như vậy, rõ ràng trong thập kỷ tới, kinh tế biển
sẽ là mũi nhọn chiến lược của Trung Quốc. Khi đó, liên kết kinh tế Đại lục – Đài Loan
sẽ được khích lệ bởi chiến lược khai thác kinh tế Biển Đông. Đại lục triệt để khai thác
nguồn vốn, công nghệ của Đài Loan còn Đài Loan cũng chuyển dần sang lập trường
của Đại lục trong vấn đề Biển Đông để kiếm lợi. Hai hướng hợp tác “đi ra ngoài”
trong khai thác kinh tế Biển Đông giữa Đại lục và Đài Loan là khai thác dầu khí và
khai thác du lịch để khẳng định chủ quyền lịch sử theo “đường 9 khúc”. Bước đầu, có
thể dự đoán hai khả năng xảy ra: một là Đài Loan và Đại lục sẽ cùng đầu tư khai thác
dầu khí quy mô tại vùng biển nước sâu và vùng tranh chấp chủ quyền với một số nước
Đông Nam Á; hai là khả năng hợp tác du lịch Biển Đông giữa Đài Loan và Đại lục
hình thành tuyến du lịch Biển Đông vòng quanh đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa.
Nhìn tổng thể trong thời gian tới, tác động của liên kết kinh tế giữa hao bờ eo
biển mà đặc biệt là khi ACFTA phát huy hiệu lực, sự mất cân xứng giữa kinh tế Trung
Quốc với kinh tế Việt Nam sẽ mở rộng hơn. Trong khi thươn mại Việt Nam – Đài

97
Loan nhiều khả năng sẽ giảm do sức hút của thị trường Trung Quốc đại lục lớn hơn
nhiều lần so với thị trường Việt Nam. Sức mạnh ngoại thương của Trung Quốc nhờ
vậy sẽ được tăng cường do thương gia Đại lục liên doanh với thương gia Đài Loan
cùng “đi ra ngoài”.
Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường hàng hóa xuất khẩu
của Trung Quốc bị hạn chế, sản xuất thừa hàng hóa trở thành vấn đề lớn của kinh tế
Trung Quốc trong khoảng 10 năm tới. Mặc dù Trung Quốc đã chuyển hướng chiến
lược mở rộng nhu cầu trong nước, nhưng chính sách kích cầu trong nước để thúc đẩy
sản xuất không phải là “chiếc đũa thần” muốn bao nhiêu tiền để phát triển thị trường
nội địa cũng được. Cuối cùng, để cho “công xưởng thế giới” vận hành được, xuất khẩu
vẫn là giải pháp để Trung Quốc trỗi dậy mạnh hơn về kinh tế và cũng là cứu cánh để
Trung Quốc giải quyết vấn đề công ăn việc làm, ổn định xã hội có hơn 1,3 tỷ dân.
Thị trường Việt Nam với gần 100 triệu dân tuy không phải thị trường lớn với
Trung Quốc nhưng là thị trường rất thuận lợi cho Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa, kể
cả hàng hóa “chính phẩm” lẫn hàng hóa “thứ phẩm”, đồng thời cũng là thị trường rất
thuận lợi cho Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho “công xưởng thế giới”
luôn đói nguyên liệu này vì lợi thế vì phí vận chuyển. Ngoài thị trường Trung Quốc
Đại lục ra, chúng ta cũng phải xem xét đến cả thị trường Đài Loan bởi mặc dù kim
ngạch hai chiều có tăng trưởng mạnh đạt mức gần 10,72 tỷ USD (2012) nhưng sự mất
cân bằng trong cán cân thương mại giữa Đài Loan và Việt Nam đang diễn ra ngày
càng mạnh mẽ, chiều hướng bất lợi đang nghiêng hẳn về phía Việt Nam (năm 2012,
Việt Nam xuất khẩu khẩu sang Đài Loan chỉ ở mức 2,29 tỷ USD; trong khi nhập khẩu
từ Đài Loan lên tới 8,43 tỷ USD) [4, tr.217]. Trong tương lai, tình trạng nhập siêu của
Việt Nam có thể sẽ còn tiếp tục kéo dài nếu như không có sự điều chỉnh về cơ cấu mặt
hàng xuất nhập khẩu song phương. Thực tế, đây là điều khó tránh khỏi trong mối quan
hệ bất cân xứng giữa một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam với một nền kinh
tế phát triển như Đài Loan.
3.3.2 Các giải pháp lành mạnh hóa quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc
Đại lục và Đài Loan trong thời gian tới
Mười năm qua, quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc phát triển rất nhanh về
mặt quy mô và về số lượng nhưng chất lượng của mối quan hệ này chưa tương thích,
98
tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn trong việc tạo thế chiến lược phát triển bền vững cho
kinh tế Việt Nam. Trong khoảng thời gian tới – đến những năm 2020 khi hợp tác hai
bờ eo biển Đài Loan phát huy tác động mạnh hơn, tiến trình chuyển đổi mô hình và
phương thức phát triển kinh tế được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc phát
huy hiệu quả, nền kinh tế Trung Quốc rất có thể sẽ trỗi dậy mạnh hơn. Đến lúc đó, sự
bất cân xứng giữa hai nền kinh tế sẽ gia tăng, nguy cơ bất ổn cho quan hệ kinh tế hai
nước cũng sẽ gia tăng theo. Bởi, theo lộ trình giảm thuế quan của ECFA, khoảng 90%
các mặt hàng như thép, hàng dệt may giữa Trung Quốc và các nước ASEAN xuống
mức bằng 0 và đến năm 2015 mức thuế này sẽ áp dụng đối với 4 thành viên tiếp
theo là Cambodia, Vietnam, Lao, Myanmar. Dự đoán trong vòng chục năm tới, Trung
Quốc sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa với ASEAN. Hiện Trung Quốc đang có kế hoạch
đưa Hongkong tham gia vào ACFTA về nếu như được ASEAN chấp thuận thì quy mô
và ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực sẽ ngày càng mạnh. Đến khi đó,
kết hợp với cả liên kết kinh tế “cùng đi ra ngoài” giữa Đài Loan và Trung Quốc thì
nguy cơ Việt Nam phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều nếu chúng ta
không có giải pháp khắc phục kịp thời.
Đã đến lúc hai nước cần ngồi với nhau bàn bạc tìm ra các giải pháp xây dựng
cơ chế chính sách làm lành mạnh hóa quan hệ kinh tế, tạo ra hình mẫu phát triển song
phương cùng có lợi trong điều kiện bất đối xứng ngày càng mở rộng giữa hai nền kinh
tế trong thời gian tới cũng như xa hơn nữa. Với những điều này có thể tập trung vào
những vấn đề mà Việt Nam cần làm và cần đặt ra đối với đối tác Trung Quốc đại lục
và Đài Loan để cùng tìm ra giải pháp thúc đẩy các yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố
tiêu cực trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với hai đối tác là Trung Quốc đại lục và
Đài Loan. Cụ thể có một số biện pháp đó là:
- Xây dựng phương hướng và giải pháp tổng thể trong quan hệ kinh tế giữa Việt
Nam và Trung Quốc
Kiên định mục tiêu xây dựng quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc vì lợi
ích quốc gia, dân tộc. Yếu tố địa lý quy định quan hệ Việt – Trung gắn chặt số phận
hai quốc gia, hai dân tộc, đoàn kết hợp tác, cùng phát triển, cùng hưởng lợi lớn từ trào
lưu toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Yếu tố chính trị hiện tạo có tác động bổ trợ
quan trọng cần phát huy để hai nước phát huy tối đa lợi ích quốc gia dân tộc của mình.
99
Sách trắng về “Phát triển hòa bình của Trung Quốc” cũng đã khẳng định điều
này trong quan hệ ngoại giao, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. Với Việt Nam,
quan hệ Việt – Trung là quan hệ chiến lược hàng đầu. Trong đó, quan hệ kinh tế có ý
nghĩa to lớn đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Việc nghiên cứu sâu sắc, toàn diện chiến lược phát triển của Trung Quốc, đặc
biệt là chiến lược liên kết kinh tế khu vực của Trung Quốc để tận dụng mọi cơ hội
phát triển kinh tế đất nước, cần được coi là nhiệm vụ quan trọng của quốc gia. Cẩn tổ
chức phối hợp nghiên cứu liên ngành, liên Bộ, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ
bản với nghiên cứu chính sách, với tầm nhìn thời đại trong xây dựng chiến lược hợp
tác với Trung Quốc cũng như chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam từ nay về sau.
Cần đi sâu nghiên cứu thị trường Trung Quốc, phối hợp với các tổ chức nghiên
cứu, các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức kinh doanh của Trung Quốc, tìm hiểu sâu
thị trường rộng lớn của Trung Quốc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam
lách vào thị trường quy mô này đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt
Nam tìm hiểu, mở rộng knh doanh trên thị trường Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh
vùng biên giới, góp phần làm lành mạnh hóa cán cân thương mại cũng như cán cân
thành toán Việt – Trung.
Phát huy nội lực, phát huy lợi thế địa kinh tế, địa chính trị của đất nước, chủ
động xây dựng chiến lược hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Trong điều kiện quan hệ
bất đối xứng không có lợi cho Việt Nam, cần nhận thức sâu sắc trong toàn Đảng, toàn
dân rằng quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc ngày nay là quan hệ hợp tác cạnh
tranh bình đẳng, do vậy tăng nhanh nội lực là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả
trong quan hệ kinh tế Việt – Trung.
Để làm nổi bật đặc điểm quan hệ bất đối xứng giữa hai nền kinh tế có thể ví sự
trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc như ngọn sóng thần đang đổ ập xuống Việt Nam.
Do không thể ngăn chặn ngọn sóng này nên cách tốt nhất là “vươn lên mặt sóng để
lướt cùng với sóng”.
Thời đại mới với quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế diễn ra ngày càng
sôi Quốc thì Việt Nam sẽ thua hoặc lúc thua lúc thắng, nhìn chung Việt Nam sẽ rơi
vào vòng phụ thuộc với sự “độc lập” bề ngoài. Tình hình khu vực gần đây cho thấy
nguồn lực về địa kinh tế, địa chính trị của đất nước đang tạo ra cơ hội lớn cho Việt
100
Nam hợp tác với tất các nước trên thế giới, tận dụng mọi nguồn lực của thế giới để
tăng nhanh nội lực của quốc gia. Tuy nhiên, khai thác cơ hội này đến đâu tùy thuộc
vào bản lĩnh, ý chí và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân.
Trên cơ sở tích cực mở cửa hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu, tham gia hiệu
quả với các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực APEC, ACFTA và TPP trong tương lai,
chủ động xây dựng chiến lược hợp tác phát triển kinh tế với Trung Quốc vì lợi ích
quốc gia, dân tộc. Cần có phương sách hữu hiệu trong việc tăng cường sự đồng thuận
trong toàn Đảng, toàn dân về quan hệ với Trung Quốc, tránh những phản ứng dân tộc
cực đoan làm tổn hại đén quan hệ hợp tác hai nước. Chủ động cùng với Trung Quốc
đẩy mạnh quan hệ ngoại giao, xây dựng lòng tin giữa nhân dân hai nước về quan hệ
hợp tác láng giềng, thân thiện này.
- Giải pháp khắc phục những bất cập trong thương mại
Thứ nhất là giải pháp chung cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Về cơ bản, các giải pháp cần phải tập trung vào việc hạn chế sự gia tăng thâm
hụt thương mại cũng như nguy cơ mất ổn định trong quan hệ Việt – Trung do Việt
Nam ngày càng trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc. Hai bên cần đi
đến bàn thảo các giải pháp chính sách nhằm hướng tới giảm dần sự mất cân đối trong
cán cân thương mại, cụ thể:
Một là, thúc đẩy Trung Quốc thực thi chính sách khuyến khích Việt nam xuất
khẩu sang Trung Quốc, tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp Việt Nam đi sâu mở
rộng mạng lưới kinh doanh xuất khẩu hàng vào Trung Quốc, khuyến khích FDI Trung
Quốc vào Việt Nam sản xuất các mặt hàng chế biến mà Trung Quốc có nhu cầu xuất
khẩu sang Trung Quốc.
Hai là, Việt Nam cần nghiên cứu sâu thị trường Trung Quốc, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội tìm hiểu thị trường Trung Quốc, khuyến khích
các doanh nghiệp Việt Nam tìm các thị trường ngách để đẩy mạnh xuất khẩu hàng
sang Trung Quốc.
Ba là, Việt Nam cần phát triển mạnh các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo ra
nhiều chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Trung Quốc, ASEAN.
Muốn vậy, Việt Nam cần mở cửa hội nhập mạnh hơn, cải cách thể chế kinh tế sâu hơn,
đặc biệt là tạo thể chế, cơ chế, điều kiện thuận lợi cho FDI thế giới vào Việt Nam đầu
101
tư phát triển công nghiệp phụ trợ không chỉ hướng vào thị trường nội địa mà hướng
mạnh vào thị trường Trung Quốc, ASEAN và thế giới. Hiện nay, cần định hướng ưu
tiên cho các dự án FDI của các nước kể cả của Trung Quốc vào Việt Nam phát triển
hàng xuất khẩu.
Coi trọng FDI của Nhật Bản và Mỹ cũng như các nước phát triển khác. Như
vậy, Việt Nam mới có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều sản phẩm có khả
năng cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc, mở ra khả năng đẩy nhanh xuất khẩu
sang Trung Quốc, hạn chế xu hướng gia tăng thâm hụt cán cân thương mại cũng như
cán cân thanh toán hai nước, lành mạnh hóa quan hệ kinh tế hai nước, làm cho kinh tế
Việt Nam – Trung Quốc đi vào thế phát triển bền vững, hai bên cùng có lợi.
Về giải pháp cụ thể: thực thi chính sách khắc phục, hạn chế các hoạt động
thương mại không lành mạnh: buôn gian, bán lận, hàng giả, hàng nhái, hàng kém
phẩm chất tràn lan, ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai nước.
Trên cơ sở nhận thức chung về sự cần thiết phải lành mạnh hóa quan hệ Việt
nam – Trung Quốc, hai bên cần đi vào đàm phán xây dựng hệ thống chính sách hợp
tác kinh tế song phương chính quy hiện đại. Cần có mục tiêu và lộ trình đàm phán xây
dựng về quan hệ kinh tế song phương Việt Nam – Trung Quốc một cách rõ ràng, theo
nguyên tắc dễ làm trước, khó làm sau, cái gì gây hại lớn giải quyết trước, cái gì tiềm
ẩn sự bất lợi giải quyết sau.
Trước mắt, hai nước cần thống nhất chuyển thương mại tiểu ngạch sang thương
mại chính ngạch vì trên thực tế thương mại tiểu ngạch phát huy tác động nhanh ở vùng
biên, song cũng dẫn đến nhiều hậu quả phức tạp khó quản lý cho cả hai bên, gây tác
hại cho quan hệ kinh tế hai nước.
Từ thực tế phong phú, phức tạp của hợp tác kinh tế vùng biên, hai bên cùng
nghiên cứu đề xuất hệ thống chính sách quản lý kinh tế song phương hiện đại. Thực tế
quan hệ kinh tế bất đối xứng song phương trên thế giới không phải là hãn hữu. Chẳng
hạn kinh tế Canada – Mỹ, Mexico – Mỹ cũng “núi liền núi, sông liền sông”, đường
biên giới dài và đều là nền kinh tế thị trường như Việt Nam – Trung Quốc hiện nay.
Để quan hệ kinh tế song phương lành mạnh, các nước này đều phải luật hóa mối quan
hệ song phương với hàng trăm hiệp định, hàng nghìn điều luật. Đó là những kinh
nghiệm cho hai nước Việt – Trung tham khảo xây dựng hệ thống, chính sách, luật
102
pháp quan hệ kinh tế song phương theo hướng hiện đại, giữ vững ổn định quan hệ kinh
tế hai nước.
Giải pháp chung cho quan hệ kinh tế Việt Nam – Đài Loan: Hiện nay, kim
ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Đài Loan tuy tăng trưởng nhanh nhưng vẫn
chưa cân bằng, Việt Nam thường nhập siêu với mức độ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên,
đây cũng là điều khó tránh khỏi trong quan hệ giữa một nền kinh tế đang phát triển
như Việt Nam với một nền kinh tế phát triển như Đài Loan. Xem xét từ kết cấu hàng
xuất nhập khẩu giữa hai bên có thể thấy tính bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế còn
rất lớn, không gian và tiềm năng hợp tác giữa hai bên còn rất rộng. Bởi, các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, sản phẩm giấy, hàng nông sản,
sản phẩm công nghiệp nhẹ cũng rất được ưa chuộng tại thị trường Đài Loan. Việt Nam
lại đang trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế. Vì vậy, thiết nghĩ các chuyên gia kinh
tế, học giả và giới doanh nghiệp hai bên cần xây dựng cơ chế thường xuyên tiếp xúc,
trao đổi tìm ra những lĩnh vực, những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế. Đặc biệt là
chú trọng đến thị hiếu người tiêu dùng Đài Loan, để hàng hóa Việt Nam có thể nhanh
chóng tiếp cận được với thị trường Đài Loan, thu hẹp dần mức chênh lệch trong cơ cấu
xuất nhập khẩu Việt Nam – Đài Loan. Mặt khác, nên chăng cần nhanh chóng xúc tiến
thương thảo để ký một Hiệp định tự do thương mại với Đài Loan, nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu của Việt Nam sang Đài Loan, góp phần cải thiện chênh lệch cán cân thương mại
giữa hai bên, đưa mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Đài Loan lên một bước phát
triển mới.
- Giải pháp khắc phục những bất cập trong đầu tư
Đối với thị trường Trung Quốc đại lục: Trước hết là giải pháp hạn chế khai thác
nguyên liệu thô. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua tập trung vào
việc đầu tư khai thác nguyên liệu thô. Đây là điều dễ hiểu vì Việt Nam có nguồn tài
nguyên khá phong phú lại liền kề với Trung Quốc, vận chuyển nguyên liệu thô rất kinh
tế, do chi phí thấp hơn nhiều so với khai thác tài nguyên châu Phi. Một nền kinh tế
khổng lồ, trỗi dậy mạnh mẽ trở thành công xưởng của thế giới thì nhu cầu về nguyên
liệu là vô cùng lớn.Việc Trung Quốc tập trung đầu tư khai thác nguyên liệu thô ở Việt
Nam cũng là điều dễ hiểu, hoàn toàn đúng quy luật kinh tế.

103
Điều đáng lưu ý là phía Việt Nam vì lợi ích trước mắt đã để ngỏ thị trường này
cho Trung Quốc, dẫn đến những hậu quả kinh tế khó lường. Điển hình nhất là việc
Trung Quốc vào khai thác bôxit Tây Nguyên đã dấy lên sự phản ứng xã hội mạnh ảnh
hưởng lớn đến quan hệ kinh tế hai nước. Có lẽ từ thực tiễn này, Nhà nước Việt Nam
đã có chính sách mới đối với việc khai thác tài nguyên. Bộ trưởng Bộ tài nguyên và
Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết, theo “Luật khoáng sản” năm 2010, Nhà
nước khuyến khích đầu tư khai thác gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản; việc cấp
giấy phép khai thác khoáng sản nhất thiết pải gắn với chế biến. Cũng theo ông Quang,
Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng
sản với nhiều giải pháp đồng bộ. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải nghiêm
ngặt việc xuất khẩu khoáng sản thô. Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu Bộ Tài nguyên
và Môi trường, các địa phương và các cơ quan liên quan kiểm tra thanh tra đối với các
dự án khai thác khoáng sản đang hoạt động; đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép khai
thác khoáng sản đối với các trường hợp không triển khai dự án chế biến sâu theo cam
kết, khai thác gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường; trực tiếp gây hư hỏng hạ tầng
kỹ thuật, mất an ninh trật tự, gây bức xúc cho nhân dân nơi có khoáng sản [4, tr.227].
Đây là hướng đi đúng, việc thực hiện nghiêm túc Luật khoáng sản năm 2010 và chỉ thị
của Thủ tướng về quản lý khai thác tài nguyên là giải pháp quan trọng hạn chế khai
thác tài nguyên thô, ngăn chặn các ngành, các cấp chạy theo lợi ích trước mắt, buông
lỏng việc cấp phép và quản lý các dự án khai thác tài nguyên của nước ngoài, góp
phần làm lành mạnh hóa quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc về phương diện này.
Giải pháp đẩy mạnh FDI Trung Quốc vào Việt Nam nhằm phát triển các ngành
công nghiệp phụ trợ, góp phần giảm nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu của Trung Quốc,
tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến sang Trung Quốc, góp phần giảm thiếu hụt cán cân
thương mại kinh niên, lành mạnh hóa quan hệ kinh tế Việt – Trung.
Nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển đến một giai đoạn cần đẩy mạnh đầu tư ra
nước ngoài vì các yếu tố thuận lợi cho mở rộng sản xuất trong nước đã đến giới hạn.
Trong khi đó, Việt Nam đang có lợi thế so sánh cho FDI Trung Quốc vào địa bàn này

104
so với nhiều địa bàn khác. Muốn nâng cao hiệu quả FDI Trung Quốc, chúng ta cần có
định hướng ưu tiên, tạo thuận lợi cho các dự án FDI Trung Quốc. Cụ thể, trước mắt
cần làm những công việc sau: khuyến khích các dự án đầu tư phát triển công nghiệp
phụ trợ tại Việt Nam phục vụ thị trường Trung Quốc, ASEAN và các nước khác có giá
trị làm tăng xuất khẩu của Việt Nam; khuyến khích các dự án đầu tư phát triển các
ngành công nghiệp phụ trợ thay thế nhập khẩu hàng nguyên liệu của Trung Quốc;
đồng thời ưu tiên cho các dự án FDI công nghệ cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
cũng như các dự án FDI sử dụng nhiều lao động Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu.
Đối với thị trường Đài Loan: Để từng bước giảm dần lượng vốn đầu tư quá tập
trung vào các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống (chiếm đến 19 tỷ USD trong
tổng số 23 tỷ USD) sang các ngành đòi hỏi nhiều vốn và công nghệ cao, trước mắt
chúng ta có thể kêu gọi hướng đầu tư của Đài Loan tập trung nhiều hơn vào các ngành
mà Đài Loan đang đầu tư nhưng với số lượng vốn không nhiều như: công nghiệp hóa
dầu, sản xuất sắt thép, xi măng, sản xuất bo mạch máy tính với hàm lượng kỹ thuật cao
và một số lĩnh vực dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, chăm sóc y tế, giáo dục, thông tin –
truyền thông…). Đặc biệt, Việt Nam cần tăng cường công tác vận động và xúc tiến
FDI của Đài Loan nhiều hơn nữa vào khu vực dịch vụ. Bởi trong thời gian tới Việt
Nam cần phải dồn nhiều sức để thực hiện đầy đủ những cam kết gia nhập WTO [4,
tr.229].
Tóm lại, thời gian tới Việt Nam cần nhìn nhận nghiêm túc khi tiến hành hoạch
định chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh hiện nay, cần phải gạn
lọc các dự án đầu tư. Nên ưu tiên những dự án đầu tư có quy mô lớn, hàm lượng sử
dụng khoa học công nghệ cao nhiều, sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên, ít tác hại đến
môi trường sinh thái…nhằm phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của đất nước
và của nền kinh tế toàn cầu.
- Chủ động nắm bắt thời cơ trước những biến động khu vực
Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập thế giới là vận hội lớn chưa từng có trong
lịch sử, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển kinh tế, giữ vững độc lập, bảo vệ chủ
quyền sánh vai với các cường quốc năm châu bốn biển. Sau hơn 25 năm đổi mới, mở
cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thực hiện đường lối ngoại giao đa
105
phương hóa, đa dạng hóa, tất cả các nước là bạn bè, cùng hợp tác vì lợi ích chung, Việt
Nam đã tạo ra thế và lực mới trong quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Đài
Loan thời gian qua, do đặc trưng bất đối xứng quá lớn giữa hai nền kinh tế với Việt
Nam cho nên bên cạnh việc phát triển nhanh về số lượng cũng đã xuất hiện một số vấn
đề về chất lượng của mối quan hệ song phương này. Đáng lo ngại nhất là xu hướng
phụ thuộc không lành mạnh vào hai nền kinh tế ngày càng gia tăng gây bất lợi cho
Việt Nam, tiềm ẩn nhiều dấu hiệu không tốt, thậm chí là trở thành nguy cơ cho các
mối quan hệ song phương đó trong tương lai.
Có nhiều lý do khách quan và chủ quan làm cho những vấn đề không lành
mạnh trong quan hệ kinh tế song phương Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Đài
Loan rất khó giải quyết triệt để trong một thời gian ngắn. Đặc trưng sự bất đối xứng sẽ
gia tăng cùng với sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai, chí ít là
trong thập niên tới dù rằng nền kinh tế này hiện đang đứng trước nhiều vấn đề nan
giải.
Như trên đã trình bày, trước cơn sóng lớn của nền kinh tế Trung Quốc đổ vào
Việt Nam thì cách tốt nhất là tìm thêm nhiều cơ hội mới để phát triển. Việc Mỹ trở lại
châu Á dường như là dấu hiệu về một cơ hội hiện hữu để thực hiện ý tưởng này. Dù
chẳng ai đoán định trước được việc Mỹ trở lại châu Á – Thái Bình Dương, thế kỷ 21
sẽ là thời đại châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ hay là của Trung Quốc. Nhưng mọi
người dễ nhận thấy xu hướng phát triển mới trong khu vực là Trung Quốc – Mỹ sẽ hợp
tác và cạnh tranh quyết liệt về kinh tế để thoát khỏi những khó khăn đang đ nặng lên
cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Do
vậy, nền kinh tế Trung Quốc vẫn có khả năng trỗi dậy mạnh trong trong thời gian tới.
Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn đối với Việt Nam. Nếu để sự việc tiếp tục phát
triển theo sự vận động của những năm qua thì khả năng nền kinh tế Việt Nam phụ
thuộc sâu hơn vào nền kinh tế Trung Quốc, nghĩa là thách thức sẽ lớn hơn cơ hội. Nếu
hai nước đều nhận thức được vấn đề, đều có thiện chí khắc phục những vấn đề không
lành mạnh trong quan hệ kinh tế giữa hai nước thì những nỗ lực chủ quan cũng không
khắc phục được triệt để các yếu tố khách quan vì đặc trưng bất cân xứng giữa hai nền
kinh tế chắc chắn sẽ tăng cường với sự trỗi dậy rất mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.
Động thái mới trong khu vực là “sự trở lại” của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái
Bình Dương, đây là cơ hội chiến lược để Việt Nam lành mạnh hóa quan hệ kinh tế song

106
phương với Trung Quốc – một đối tác quan trọng bởi một số lý do sau: thứ nhất, Mỹ là
nền kinh tế lớn nhất thế giới, những năm gần đây Mỹ đã là thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam, giúp Việt Nam cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế trước sự nhập
siêu lớn với Trung Quốc; thứ hai, Mỹ là nước công nghiệp phát triển, dẫn đầu thế giới về
công nghệ và giáo dục đào tạo, có nhiều khả năng sẽ giúp Việt Nam phát triền các ngành
công nghiệp có khả năng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; giúp hạn chế làn sóng
chuyển dịch đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường sang Việt Nam hoặc dùng
địa bàn Việt Nam xuất khẩu sang nước thứ ba không nhằm vào thị trường Trung Quốc;
Thứ ba, trong điều kiện Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, Mỹ trở lại châu Á – Thái Bình
Dương cũng sẽ làm tăng giá trị nguồn lực địa kinh tế, địa chiến lược của Việt Nam. Động
thái gần đây cho thấy, Mỹ coi trọng quan hệ với Việt Nam hơn. Đây là cơ hội để Việt
Nam nâng cao quan hệ Việt – Mỹ lên tầm cao chiến lược, thuyết phục, vận động Mỹ công
nhận nền kinh tế thị trường Việt Nam, phá bỏ những rào cản bất lợi của nền kinh tế phi thị
trường trong quan hệ với Mỹ.
Trong khi chưa chín muồi cho việc nâng tầm quan hệ thương mại tự do với Mỹ,
chúng ta chủ động cùng Mỹ tham gia đàm phán “Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình
Dương”. Từ đây, thúc đẩy Mỹ cải thiện quan hệ kinh tế với Việt Nam. Đây là cơ hội
lớn, Việt Nam cần nắm bắt đề làm lành mạnh hóa quan hệ kinh tế với Trung Quốc đại
lục và với Đài Loan từ nay về sau.

107
KẾT LUẬN
Thế giới đã và đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trên cả
hai phương diện “sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm”. Một trong những nhân tố góp
phần giúp Trung Quốc gia tăng hơn nữa ảnh hưởng ra khu vực và thế giới đó chính là
mối liên kết kinh tế với bờ bên kia của eo biển Đài Loan.
Kể từ khi hình cho đến nay, quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã có
những chuyến biến tích cực. Xu hướng hòa bình, hợp tác phát triển đã thay thế cho
mối quan hệ căng thẳng trước đây. Chuyển từ chính sách “không vội vàng hãy kiên
nhẫn” sang chính sách “tích cực mở cửa, quản lý hiệu quả”, có thể nói đây là một nhân
tố rất thuận lợi mở ra một kỷ nguyên mới với một cơ chế hoạt động mới hữu hiệu
trong quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Về khuôn khổ pháp lý, nhiều Hiệp
định được ký kết có vai trò thể chế hóa các hoạt động kinh tế đã diễn ra sôi nổi từ
trước, tạo ra khuôn khổ đảm bảo cho các họat động kinh tế này. Nhờ vậy, những
chuyển biến đó đã tạo ra sự bùng nổ mạnh mẽ quan hệ kinh tế hai bờ cả thương mại,
đầu tư và du lịch vào năm 2010 – năm đánh dấu việc ký kết ECFA và việc Đài Loan
mở cửa cho dòng đầu tư từ Đại lục. Tuy nhiên hoạt động thương mại, đầu tư của Đài
Loan vào Đại lục đều sụt giảm sau năm 2010 không chỉ ở tốc độ tăng trưởng mà còn
sụt giảm cả giá trị thực tế. Xem xét tốc độ tăng trưởng bình quân và giá trị bình quân
giai đoạn 2000 – 2007 trong thời kỳ Trần Thủy Biển cầm quyền và giai đoạn 2008 –
2013 trong thời kỳ Mã Anh Cửu cũng thấy rằng mặc dù giá trị tuyệt đối bình quân của
giai đoạn 2008- 2013 cao gấp nhiều lần so với giai đoạn trước song lại có sự sụt giảm
về tốc độ tăng trưởng trong cả thương mại, đầu tư, du lịch của Đài Loan vào Đại lục.
Điều này cho thấy mặc dù hai nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau chặt chẽ hơn
và Đài Loan ngày càng hút sâu vào thị trường Đại lục song vẫn bị sụt giảm về tốc độ
và cả giá trị do ảnh hưởng từ các cuộc suy thoái, khủng hoảng toàn cầu từ năm 2008
đến nay.
Một yếu tố khác là kẻ từ sau ECFA, hai bên mới tiếp tục ký kết được Hiệp định
bảo hộ đầu tư năm 2012 và Hiệp định về thương mại dịch vụ tháng 6/ 2013 nên kết
quả kinh tế thực tế sẽ có sự bứt phá sau đó một thời gian do độ trễ trong thực thi chính

108
sách. Trong khi đó, luồng đầu tư của Đại lục vào Đài Loan bị cấm trước đó và mới bắt
đầu vào năm 2009 bị sụt giảm trong hai năm liên tiếp sau đó đã tăng trưởng nhanh
chóng từ năm 2012 đến nay. Những biến động này có thể do các chính sách hạn chế,
dè dặt từ phía chính quyền Đài Loan và sự thay đổi đột ngột trong năm 2012 – 2013 có
thể do tác động từ Hiệp định bảo hộ đầu tư tháng 8 2012. Nhưng nhìn chung, phân tích
quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh
tế ngày càng chặt chẽ, đặc biệt là xu hướng nền kinh tế Đài Loan ngày càng bị hút vào
Đại lục. Có thể trong ngắn hạn, ảnh hưởng của bối cảnh xu thế toàn cầu chung đã làm
suy giảm các luồng thương mại, đầu tư, du lịch giữa hai bờ tuy nhiên xu hướng chung
vẫn là kinh tế hai bờ tiếp tục tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa Đại lục và Đài Loan sẽ đem đến cho Việt
Nam những cơ hội và thách thức mới. Xét yếu tố thuận, liên kết kinh tế giữa hai bờ eo
biển Đài Loan có nhiều khả năng mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam hợp tác toàn diện
với Trung Quốc, hội nhập với khu vực và thế giới. Bởi lẽ, cả Trung Quốc và Đài Loan
đều nằm trong liên kết “hai bờ bốn bên” (bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Ma Cao,
Hồng Kông) – một sự liên kết đang dần dần trở thành một trong những “khu vực mậu
dịch tự do” lớn trong khu vực và thế giới. Hồng Kông là đối tác mậu dịch lớn thứ hai
của Đài Loan, chỉ sau Trung Quốc đại lục; Trung Quốc đại lục cũng đang là thị trường
nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Ma Cao. Như vậy, có thể
thấy triển vọng phát triển và hợp tác khu vực kinh tế “hai bờ bốn bên” thành một khu
vực mậu dịch tự do (FTA) là rất khả quan. Đồng thời, sự gia tăng liên kết của “Vành
đai Trung Hoa” (Trung Quốc, Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông) còn thể hiện sự trỗi dậy
mạnh mẽ cả về sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm của Trung Quốc – đối tác láng
giềng truyền thống và hết sức tiềm năng của Việt Nam. Xét yếu tố không thuận, trong
khi cơ hội của Việt Nam, trong khi cơ hội của Việt Nam mới chỉ được nhìn thấy trên
phương diện lý thuyết, nhưng thấch thức về sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc do
xu hướng liên kết “hai bờ bốn bên” mang lại đang là vấn đề đáng quan ngại đối với
kinh tế Việt Nam cũng như quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Đài
Loan trong thập niên tới. Một chiều hướng có thể dự báo trước là dưới tác động của sự

109
liên kết kinh tế này, đặc biệt là khi ACFTA phát huy hiệu lực, sự mất cân xứng giữa
giữa kinh tế Trung Quốc và kinh tế Việt Nam sẽ được mở rộng hơn theo hướng có lợi
cho Trung Quốc. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Đài Loan nhiều khả năng sẽ giảm sút do
sức hút của thị trường Đại lục hấp dẫn hơn nhiều so với thị trường Việt Nam. Bên
cạnh đó, hợp tác kinh tế giữa Đài Loan và Đại lục theo hướng cùng “đi ra ngoài” khai
thác thị trường đặc biệt là cùng khao thác biển Đông trong những những năm tới sẽ là
những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt.
Việt Nam trong tương lai sẽ phải đứng trước cả cơ hội lẫn thách thức khi quan
hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục với Đài Loan có nhiều biến động. Không còn cách
nào khác là Việt Nam phải nắm bắt kịp thời và chuẩn xác bản chất mọi vấn đề, thực thi
các biện pháp hữu hiệu và thực tế nhất để tranh thủ thời cơ, giảm thiểu khó khăn trở
ngại, biến thách thức thành cơ hội hợp tác với Trung Quốc và Đài Loan trong bối cảnh
mới.
Xu thế hòa hoãn, hòa bình trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan cũng
đang đặt ra nhiều thách thức tiềm ẩn đối với vấn đề an ninh, chính trị của khu vực. Bởi
khả năng mà Trung Quốc và Đài Loan cùng phối hợp trong hoạt động tranh chấp chủ
quyền ở biển Đông là rất dễ xảy ra. Điều này sẽ làm cho tình hình khu vực thêm căng
thẳng đồng thời cũng gây ra những yếu tố bất lợi cho các nước đang có tranh chấp chủ
quyền biển Đông trong đó có Việt Nam. Trước những diễn biển mới đó, một mặt Việt
Nam phải chú trọng đến vấn đề tăng cường tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi về địa
chính trị và mở rộng các mối quan hệ địa kinh tế nhiều hơn nữa, mặt khác cũng cần
phải phân biệt rạch ròi bản chất của những hành động hoặc diễn biến phức tạp có thể
xảy ra từ phía Trung Quốc và Đài Loan trong các tình huống tranh chấp chủ quyền
biển đảo để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Đây không phải là vấn đề đơn giản,
trái lại là thách thức tiềm ẩn đối với Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải thận trọng, cảnh
giác, khôn khéo trong công cuộc đấu tranh khẳng định và bảo vệ chủ quyền trên hai
quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng như công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển
nền kinh tế nói chung, tăng cường hợp tác và phát triển mối quan hệ tốt đẹp đối với
Trung Quốc và Đài loan nói riêng.

110
PHỤ LỤC
Bảng 2.1: Ngoại thƣơng của Đài Loan với Trung Quốc từ 1989 đến 2005 [3,
tr.210]
Đơn vị tính: USD
Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Cân bằng
1989 144.384.263 ............................ 144.384.263 -144.384.263
1990 341.687.677 28.850 341.658.827 -341.629.977
1991 597.631.904 104.474 597.527.430 -597.422.956
1992 748.109.697 1.050.992 747.058.687 -746.007.695
1993 1.031.706.213 16.224.503 1.015.481.710 -999.257.207
1994 1.990.308.363 131.622.010 1.858.686.353 -1.727.064.343
1995 3.467.857.572 376.600.363 3.091.257.209 -2.714.656.846
1996 3.683.151.432 623.354.749 3.059.796.683 -2.436.441.934
1997 4.541.695.979 626.451.946 3.915.244.033 -3.288.792.087
1998 4.945.073.501 834.645.538 4.110.427.963 -3.275.782.425
1999 7.062.993.161 2.536.800.171 4.526.192.990 -1.989.392.819
2000 10.440.540.918 4.217.429.107 6.223.111.811 -2.005.682.704
2001 10.647.042.575 4.745.311.615 5.901.730.960 -1.156.419.345
2002 17.892.378.582 9.944.919.947 7.947.458.635 1.997.461.312
2003 32.377.000.047 21.416.894.791 10.960.105.283 10.456.789.508
2004 50.690.903.118 34.012.923.751 16.677.979.367 17.344.944.384
2005 60.806.739.930 40.879.072.745 19.927.667.185 20.951.405.560
Bảng 2.2: Mậu dịch của Đài Loan với Đại lục 10 năm đầu thế kỷ 21* [4, tr.69]
Đơn vị: tỷ USD, %
*Không bao gồm hoạt động chuyển khẩu qua Hồng Kông
Tổng kim ngạch Tỉ lệ Cán cân
Xuất khẩu Nhập khẩu từ
Năm xuất - nhập tăng thƣơng
sang Đại lục Đại lục
khẩu trƣởng mại

111
2001 31,51 -2,7 25,6 5,9 +19,7
2002 39,49 25,3 31,52 7,96 +23,56
2003 49,31 24,8 38,29 11,01 +27,28
2004 65,72 33,3 48,93 16,79 +2,13
2005 76,36 16,2 56,27 20,09 +36,17
2006 88,12 15,4 63,33 24,78 +38,54
2007 102,26 16,1 74,25 28,01 +46,23
2008 105,37 3,0 73,98 31,39 +42,58
2009 86,51 -17,8 62,09 24,42 +37,67
2010 120,78 39,5 84,83 35,95 +48,88

Bảng 2.3: Thị trƣờng xuất – nhập khẩu chủ yếu của Đài Loan [4, tr.70]
Đơn vị: %
Nƣớc và 2008 2009 2010
Khu vực Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập
khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu
Trung
Quốc đại 8,9 6,9 9,6 8,0 10,4 9,1
lục
Mỹ 8,1 13,2 8,5 12,7 8,4 12,8
Đức 9,1 7,3 9,0 7,4 8,3 6,9
Nhật Bản 4,9 4,6 4,7 4,4 5,1 4,5
Hà lan 3,9 3,5 4,0 3,5 3,8 3,4
Pháp 3,8 4,3 3,8 4,4 3,4 3,9
Anh 2,8 3,8 2,8 3,9 2,7 3,6

112
Bảng 2.4: Các mặt hàng chủ yếu Đài Loan xuất khẩu vào Đại lục [4, tr.72 &73]
Đơn vị: triệu USD
2006 2007 2008 2009 2010
Loại hàng Kim Tỷ Kim Tỷ Kim Tỷ Kim Tỷ Kim Tỷ
ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọng
Thiết bị điện
24.248 38,8 28.928 39 26.659 36 33.310 39,8 44.327 38,6
cơ, linh kiện
Thiết bị
quang học và 9.299 14,7 11.587 15,6 13.154 17,8 13.285 15,9 19.658 17,1
linh phụ kiện
Nhựa và chế
5.578 8,8 6.722 9,1 6.542 8,8 7.882 9,4 10.732 9,4
phẩm
Máy công cụ
6.287 9,9 5.838 7,9 5.087 6,9 5.428 6,5 9.059 7,9
và phụ tùng
Sản phẩm
2.608 4,1 4.161 5,6 4.677 6,3 5.439 6,5 7.497 6,5
hóa hữu cơ
Đồng và
2.199 3,5 2.660 3,6 2.245 3,0 1.949 2,3 2.689 2,3
chế phẩm

Gang thép 2.513 4,0 2.650 3,6 2.297 3,1 2.480 3,0 2.567 2,2

(Tiếp theo bảng 2.4)


2006 2007 2008 2009 2010
Loại
Kim Tỷ Kim Tỷ Kim Tỷ Kim Tỷ Kim Tỷ
hàng
ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọng
Kim loại
quý và 1.862 2,2 2.027 1,8
chế phẩm
Nhiên 654 1,1 709 1,0 2.086 2,8 1.229 1,5 1.813 1,6

113
liệu gốc
các bon
Sợi nhân
1.278 2,0 1.201 1,6 1.086 1,5 1.202 1,4 1.498 1,3
tạo
Sản phẩm
hóa chất 587 0,9 682 0,9 681 0,9
khác
Tổng sổ 55.252 87,2 65.142 87,7 64.517 87,2 74.069 88,5 101.870 88,8
Tổng
kim
ngạch 63.332 74.246 73.982 83.693 114.745
xuất
khẩu

Bảng 2.5: Các mặt hàng chủ yếu Đài Loan nhập khẩu từ Đại lục [4, tr.74&75]
Đơn vị: triệu USD
2006 2007 2008 2009 2010
Loại hàng Kim Tỷ Kim Tỷ Kim Tỷ Kim Tỷ Kim Tỷ
ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọng
Thiết bị điện
8619 34,8 9428 33,7 9804 31,2 9.651 37,8 14.862 39,5
cơ, linh kiện
Máy công
cụ và phụ 3600 14,5 4193 15 4772 15,2 3.944 15,4 5.161 13,7
tùng
Thiết bị
quang học
1423 5,7 1564 5,6 1762 5,6 1.373 5,4 2.041 5,4
và linh phụ
kiện

114
Kim loại
quý và chế 1.206 4,7 1.605 4,3
phẩm
Sản phẩm
hóa chất 290 1,2 673 2,4 1.251 4,0 1050 4,1 1486 4,0
khác
Gang thép 1953 7,9 2009 7,2 2293 7,3 446 1,7 1366 3,6
(Tiếp theo bảng 2.5)
2006 2007 2008 2009 2010
Loại hàng Kim Tỷ Kim Tỷ Kim Tỷ Kim Tỷ Kim Tỷ
ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọng
Sản phẩm
613 2,5 801 2,9 907 2,9 789 3,1 1238 3,3
hóa hữu cơ
Nhựa và
533 2,2 613 2,2 647 2,1 548 2,1 806 22,1
chế phẩm
Nhiên liệu
1208 4,9 1392 5,0 2.069 6,6 557 2,2 774 2,1
gốc các bon
Ô tô và linh
343 1,4 447 1,6 642 2,0 516 2,0 682 1,8
phụ kiện
Đất đá, vôi
- - 431 1,5 581 1,8 - - - -
và xi măng
Nhôm và
365 1,5 - - - - - - - -
chế phẩm
Tổng số 18.915 76,5 21.555 76,9 24.731 78,7 20.082 78,6 30.024 79,9
Tổng kim
ngạch 24.783 28.015 31.416 25.545 37.579
nhập khẩu

115
Bảng 2.6: Đầu tƣ của Đài Loan tại Đại lục 10 năm đầu thế kỷ 21 [4, tr.80]
Đơn vị: triệu USD
Số dự Tổng kim Tổng FDI ở Trung Tỷ trọng % tổng FDI của
Năm
án ngạch Quốc Trung Quốc (%)
2001 4.212 2.784,1 46.877,59 5,86
2002 4.853 6.723,1 52.742,86 12,86
2003 4.495 7.698,8 53.504,67 14,39
2004 4.002 6.940,6 60.629,98 11,45
2005 3.907 6.006,9 72.405,69 8,3
2006 3.752 7.642,3 72.715,00 10,51
2007 3.299 9.970,5 83.520,89 11,94
2008 2.360 10.691,4 108.312,44 9,87
2009 2.555 7.142,6 94.064,67 7,59

2010 3.072 14.617,9 114.734,00 12,74

Bảng 2.7: Đầu tƣ của Đài Loan vào Đại lục 10 năm đầu thế kỷ 21
(Phân theo một số ngành chủ yếu)
Đơn vị: triệu USD

Sản
Chế
Chế Chế phẩm
phẩm Chế
Tổng Chế phấm tạo điện tử, Linh Bán
kim tạo
Năm kim phẩm phi thiết máy kiện buôn
loại thiết bị
ngạch nhựa kim bị tính điện tử bán lẻ
cơ điện
loại máy quang
bản
học

2001 2.784,1 152,4 106,9 42,1 130,4 492,9 600,6 265,1 117,2
2002 6.723,1 390,1 214,8 79,0 286,2 1.062,7 1.087,5 629,7 147,0
2003 7.698,8 389,2 451,4 159,9 328,1 976,5 815,8 742,1 175,4
2004 6.940,6 260,1 421,3 76,3 213,7 1.139,9 1.482,2 593,2 183,1

116
2005 6.006,9 249,5 179,6 91,7 352,9 1.243,5 850,1 560,7 274,0
2006 7.462,3 219,7 386,8 177,9 214,7 1.472,1 1.618,6 664,7 312,8
2007 9.970,5 583,7 231,5 517,9 504,2 1.688,4 2.426,3 1.047,0 411,9
2008 10.691,4 496,5 223,7 728,1 473,6 1.783,3 2.051,9 1.065,8 499,1
2009 7.142,6 360,9 194,1 94,0 394,5 1.019,4 1.801,3 462,7 734,2
2010 14.617,9 415,1 791,7 336,9 502,7 1.235,4 4.854,4 682,8 1.115,5

Bảng 2.8: Đầu tƣ của Đài Loan vào Trung Quốc đại lục 10 năm đầu thế kỷ 21
(Phân theo khu vực đầu tƣ) [4, tr.83]
Đơn vị: triệu USD
Khu vực Trung
Tổng Khu vực Hoa Bắc Khu vực Hoa Đông
Nam
Năm kim
Tổng Bắc Thiên Tổng Thƣợng Giang Phúc Tổng Quảng
ngạch
số Kinh Tân số Hải Tô Kiến số Đông
2001 2.784,1 125,3 86,9 37,0 1.785,9 376,2 1.046,3 120,1 827,6 788,0
2002 6.723,1 278,3 144,3 89,4 4.575,4 949,2 2.223,1 750,0 1.734,8 1.635,1
2003 7.698,8 294,4 113,2 159,1 4.997,5 1.104,3 2.601,1 491,8 2.242,4 2.054,5
2004 6.940,6 196,5 65,2 84,6 4.993,8 1.175,0 2.486,8 452,8 1.594,8 1.404,1
2005 6.006,9 214,3 63,5 118,2 4.416,6 1.017,5 2.349,1 398,3 1.290,1 1.220,2
2006 7.642,3 360,8 164,0 113,3 5.215,7 1.041,8 2.887,2 519,9 1.501,1 1.415,2
2007 9.970,5 639,6 146,8 155,8 6.746,1 1.440,2 3.841,9 388,4 2.330,4 1.978,5
2008 10.691,4 685 161,9 163,6 7.712,7 1.704,1 4.229,1 808,5 1.917,7 1.504,6
2009 7.142,6 518,9 187,5 176,9 4.895,4 955,0 2.746,0 262,5 1.431,6 1.282,2
2010 14.617,9 722,7 177,9 278,1 9.732,6 1.961,3 5.501,8 881,6 3.018,8 2.618,9

Bảng 2.9: Thời gian biểu cắt giảm thuế trong chƣơng trình EHP
(Đối với 539 hạng mục hàng hóa Đài Loan) [4, tr.145]
Mức thuế nhập khẩu năm 2009 Mức thuế cắt giảm

117
(X%) Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
(2011) (2012) (2013)
1 0 < X <=5 0
2 5 < X <=15 5 0
3 X >15 10 5 0
Bảng 2.10: Thời gian biểu cắt giảm thuế quan trong Chƣơng trình EHP
(Đối với 267 hạng mục hàng hóa của Đại lục) [4, tr.146]
Mức thuế cắt giảm
Mức thuế nhập khẩu năm 2009
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
(X%)
(2011) (2012) (2013)
1 0< X <=2,5 0
2 2,5 < X <=7,5 2,5 0
3 X < 7,5 5 2,5 0

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN với Đài Loan
(2000-2012) [4, tr.208]
Đơn vị: tỷ USD
Việt Nam ASEAN Việt Nam ASEAN
Tăng Tăng Tăng Tăng
Năm Xuất Xuất Nhập Nhập
trƣởng trƣởng trƣởng trƣởng
khẩu khẩu khẩu khẩu
% % % %
2000 0,47 20,15 20,23 39,7 1,68 24,19 18,48 29,3
2001 0,43 -10,1 16,08 -20,5 1,74 3,86 15,36 -16,9
2002 0,45 7,21 16,67 3,7 2,31 32,5 16,45 7,1
2003 0,46 1,23 17,54 5,2 2,68 15,97 18,13 10,2
2004 0,61 31,79 20,38 16,2 3,45 28,82 24,03 32,5
2005 0,70 15,11 21,17 3,9 4,10 18,86 27,36 13,9
2006 0,85 21,25 23,40 10,5 4,87 18,69 31,19 14,0
2007 1,04 22,63 23,79 1,7 6,86 40,89 26,30 16,4
2008 1,21 16,32 25,68 7,9 7,95 15,83 38,93 7,2
2009 0,92 -24,05 19,83 -22,8 5,98 -24,65 30,59 -21,4
2010 1,28 39,3 28,88 45,6 7,53 25,81 41,96 37,2
2011 1,84 43,86 32,80 13,5 9,03 19,82 51,54 22,8

118
2012 2,29 24,4 31,53 3,9 8,43 6,6 56,55 9,7

Bảng 3.2: Đầu tƣ của Đài Loan vào Việt Nam và ASEAN (1990-2012) [4, tr.212]
Đơn vị: Triệu USD
Việt Nam ASEAN
Năm
Số dự án Kim ngạch Số dự án Kim ngạch
1959-1989 2 4,67 1.580 5.115,64
1990 7 135,80 683 4.072,95
1991 13 224,19 444 3.216,20
1992 14 611,63 256 2.057,42
1993 30 784,49 230 1.764,84
1994 52 591,38 351 4.976,12
1995 48 982,67 430 3.977,19
1996 45 493,07 411 4.569,09
1997 53 301,71 385 4.971,06
1998 59 246,46 393 1.261,58
1999 77 237,27 373 2.403,79
2000 135 510,62 494 1.567,44
2001 139 1.394,36 388 2.380,74
2002 196 573,422 404 1.054,76
2003 194 687,811 395 1.382,72
2004 164 615,45 383 1.930,38
2005 182 729,79 395 1.533,00
2006 139 389,31 359 1.897,76
2007 222 1.940,14 393 4.036,97
2008 173 8.859,80 338 10.392,94
2009 92 1.492,89 223 2.044,79
2010 124 1.334,50 309 2.125,14
2011 62 378,15 253 2.150,70
2012 59 251,89* 165** 5.476,48
Tổng số 2.281 23.771,47 10.035 76.359,70
*Số liệu thống kê của Đài Loan và Việt Nam có sự chênh lệch nhau (3,08 triệu USD)
**Không có số liệu thống kê của Philippine

119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Sách
1. Chu Thượng Văn – Trần Tích Hỷ (1997), Sự phát triển của Trung Quốc
không thể tách khỏi Thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2. Lê Văn Mỹ (2009), Ngoại giao cộng hòa nhân dân Trung Hoa hai mươi
năm đầu thể kỷ XXI, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội
3. Ngô Xuân Bình (2007), Hợp tác kinh tế Việt Nam – Đài Loan trong bối
cảnh hội nhập kinh tế Đông Á, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội
4. Vũ Thùy Dương (2013), Quan hệ “Hai bờ, bốn bên” trong quá trính
trỗi dậy của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, NXB Từ điển Bách
Khoa, Hà Nội
5. Phạm Bình Minh (2010), Cục diện thế giới đến 2020, NXB chính trị
quốc gia, Hà Nội
6. Viện KHXH, Viện Nghiên cứu Trung Quốc (2004), Trung Quốc 25 năm
cải cách – mở cửa: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Tạp chí
7. Trần Lê Bảo (2012), “Đặc điểm văn hóa Trung Quốc”, Nghiên cứu
Trung Quốc, số 2(126), tr.41 - 50
8. Đỗ Minh Cao (2010), “Nhân tố Nga và Mỹ trong quan hệ hai bờ eo biển
Đài Loan những năm đầu thế kỷ XXI”, Nghiên cứu Trung Quốc, số 8 (108), tr.62-70
9. Ching-Lung Tsay (2010), “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển ở
Đài Loan giai đoạn 1980 – 2000”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8 (114), tr.37-53

10. Trần Lê Bảo (2012), “Đặc điểm văn hóa Trung Quốc”, Nghiên cứu
Trung Quốc, số 2 (126), tr.41 – 50
11. Trần Hồng Du, Cơ sở chính trị - kinh tế trong phát triển kinh tế Đài
Loan, Nghiên cứu Quốc tế, số 2, tr.42-47
12. Hương Ly, Đài Loan –“Con rồng châu Á”, Nghiên cứu Quốc tế, số 1,
tr.22-27
120
13. Phí Hồng Minh (2010), “Quan hệ đầu tư giữa Đài Loan và Trung Quốc”,
Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 (116), tr.22 – 29
14. Phí Hồng Minh (2010), “Quan hệ đầu tư giữa Đài Loan và Trung Quốc”,
Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11(117), tr.14-22
15. Phí Hồng Minh (2014), “Quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan
kể từ khi Mã Anh Cửu lên nắm quyền”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 (159), tr.21-30
16. Đào Thị Thanh Nga, “Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Trung – Mỹ”,
Luận văn K46, Khoa Quốc tế học, ĐHKHXH&NV, ĐH QG HN, Hà Nội - 2005
17. Nguyễn Thế Tăng (1996), “Sự chuyển dịch một số ngành nghề từ Đài
Loan vào lục địa Trung Quốc trong thời kỳ mở cửa”, Nghiên cứu Trung Quốc, số 4
(8), tr.63-70
18. Nguyễn Văn Khu, “Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của
Trung Quốc thời kỳ mở cửa”, Luận văn thạc sỹ, ĐHKHXH&NV, Hà Nội - 2009
19. Phạm Thái Quốc & TS. Vũ Anh Dũng (2011), “Thương mại Trung Quốc
10 năm gia nhập WTO”, Nghiên cứu Trung Quốc, số 10 (122), tr. 11-23
20. Nguyễn Huy Quý (2012), “Trung Quốc năm 2011”, Nghiên cứu Trung
Quốc, số 3(127), tr.3-12
21. Phạm Quyền, Lê Minh Tâm, Hướng phát triển thị trường XNK Việt Nam
tới năm 2010, NXB Thống kê, Hà Nội 1997, tr. 153
22. Phạm Cao Phong, Chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan
từ 1979 đến nay, Luận văn K23, Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội - 2000
23. Triển vọng cải thiện quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, Tài liệu tham
khảo đặc biệt, (số 153 – TTX), 5/7/2008, tr.20-23
24. Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, Tài liệu tham khảo đặc biệt, (số 177 –
TTX), 2/8/2008, tr.5-10
25. Trương Hoàng Thùy Vân (2011), “Quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển
Đài Loan trong mười năm đầu thể kỷ XXI”, Nghiên cứu Trung Quốc, số 10 (122),
tr.62-70
26. Minh Xuân (2008), “Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Đài Loan giai
đoạn (1949-1970)”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4 (86), tr.14-19

121
27. Viện KHXH, Viện Nghiên cứu Trung Quốc (2004), Trung Quốc 25 năm
cải cách – mở cửa: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Website
28. “Đài Loan”
http://vi.wikivoyage.org/wiki/%C4%90%C3%A0i_Loan
29. “Địa lý tự nhiên Đài Loan”
http://www.dulichvtv.com/guide_Dia_ly_tu_nhien_Dai_Loan_1472.html
30. “Địa lý Đài Loan”
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba_l%C3%BD_%C4%90%
C3%A0i_Loan
31. “Đặc điểm vị trí địa lý của Trung Quốc”
http://tailieu.vn/doc/dac-diem-vi-tri-dia-ly-trung-quoc-422428.html
32. “ Văn hóa Trung Quốc”
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Trung_Qu%E1%BB%9
1c
33. “Văn hóa ẩm thực Đài Loan”
http://www.duhocdailoan.edu.vn/Du-hoc-Dai-Loan-Van-hoa-am-thuc-Dai-
Loan_c2_354__94.html
34. Trần Thị Hoàng Mai, “Ẩm thực người Đài Loan”, Viện nghiên cứu
Đông Bắc Á, 14/3/2012
http://www.inas.gov.vn/160-am-thuc-cua-nguoi-dai-loan.html
35. “Tôn giáo Đài Loan”
http://www.inas.gov.vn/160-am-thuc-cua-nguoi-dai-loan.html
36. Giáo dục Việt Nam, “Khai mạc diễn đàn hai bờ eo biển Đài Loan”
(18/6/2012)
http://www.tinmoi.vn/khai-mac-dien-dan-hai-bo-eo-bien-dai-loan-
10932403.html
37. Thông tấn xã Việt Nam, “Tăng cường hợp tác giữa hai bờ eo biển Đài
Loan” (9/5/2011)
http://www.vietnamplus.vn/Home/Tang-cuong-hop-tac-giua-hai-bo-eo-bien-
Dai-Loan/20115/88754.vnplus
122
38. Duy Ái, “Thỏa thuận lịch sử giữa Trung Quốc và Đài Loan” (
4/7/2010), Tiếng nói Hoa Kỳ
http://www.voatiengviet.com/content/china-taiwan-07-05-2010-
97793184/871992.html
39. Phạm Qúy Long, “Thúc đẩy và mở rộng cơ hội trao đổi thương mại Việt
Nam – Đài Loan thời kỳ sau khi Việt Nam gia nhập WTO”, Viện Nghiên cứu Đông
Bắc Á (14/3/2012)
http://www.inas.gov.vn/164-thuc-day-va-mo-rong-co-hoi-trao-doi-thuong-mai-
viet-nam-dai-loan-thoi-ky-sau-khi-viet-nam-gia-nhap-wto.html
40. Phan Anh, “Trung Quốc, Đài Loan ký thỏa thuận lịch sử”, (30 6 2010)
http://dantri.com.vn/c36/s36-405700/trung-quoc-dai-loan-ky-thoa-thuan-lich-
su.html
41. Thông tấn xã Việt Nam, “Trung Quốc và Đài Loan ký Hiệp định Bảo hộ
Đầu tư” (9 8 2012)
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=449411
42. “Khai mạc diễn đàn hai bờ eo biển Đài Loan” (18 6 2012)
http://www.tinmoi.vn/khai-mac-dien-dan-hai-bo-eo-bien-dai-loan-
10932403.html
43. “Hiện trạng về sự giao lưu kinh tế - thương mại giữa hai bờ”
http://vietnamese.cri.cn/chinaabc/chapter10/chapter100801.htm
44. “Quan hệ thương mại nồng ấm giữa hai bờ eo biển Đài Loan”
(3/4/2010)
http://www.bsc.com.vn/News/2010/4/3/87546.aspx
45. “Tăng cường hợp tác giữa hai bờ eo biển Đài Loan” (9 5 2011)
http://www.vietnamplus.vn/Home/Tang-cuong-hop-tac-giua-hai-bo-eo-bien-
Dai-Loan/20115/88754.vnplus
46. “Thỏa thuận lịch sử giữa Trung Quốc và Đài Loan” (4 7 2010)
http://www.voatiengviet.com/content/china-taiwan-07-05-2010-
97793184/871992.html
47. “Thúc đẩy và mở rộng cơ hội trao đổi thương mại Việt Nam – Đài Loan
thời kỳ sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (14 3 2012)
123
http://www.inas.gov.vn/164-thuc-day-va-mo-rong-co-hoi-trao-doi-thuong-mai-
viet-nam-dai-loan-thoi-ky-sau-khi-viet-nam-gia-nhap-wto.html
48. “Trung Quốc, Đài Loan ký thỏa thuận lịch sử” (30 6 2010)
http://dantri.com.vn/c36/s36-405700/trung-quoc-dai-loan-ky-thoa-thuan-lich-
su.htm
49. “Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Đài Loan
(10/8/2012)
http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/giaoduc.net.vn/Trung-Quoc-van-la-doi-
tac-thuong-mai-lon-nhat-cua-Dai-Loan/9072627.epi
50. “Trung Quốc và Đài Loan ký Hiệp định Bảo hộ Đầu tư” (9 8 2012)
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=449411
51. Phạm Thái Quốc, “Sự nổi lên của Trung Quốc và quan hệ kinh tế Việt
Nam – Đài Loan”, 14-03-2012, 17:07
http://www.inas.gov.vn/165-su-noi-len-cua-trung-quoc-va-quan-he-kinh-te-
viet-nam-dai-loan.html
52. “Trung Quốc muốn thành “cường quốc hàng hải”, Chủ nhật, 02/11/2014
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-muon-thanh-cuong-quoc-
hang-hai/1541868.html
53. Phan Anh, “Quan hệ thương mại “nồng ấm” giữa hai bờ eo biển Đài
Loan” 30/06/2010 - 06:26
http://www.bsc.com.vn/News/2010/4/3/87546.aspx
Tiếng Anh:
54. Kevin G.Cai, “Cross – Taiwan Straits Relations Since 1979: Policy
Adjustment and Institutional Change Across the Straits” ,Worls Scientific, 2011 –
Political Science
55. Peter C.Y.Chow, “The US Strategic Pivot to Asia and Cross – Strait
Relations: Economic and Security Dynamics”, Palgrave Macmillan, Sep11, 2014 –
New York, United States

124
56. Chen – Yuan Tung, “Economic Relations between Taiwan and China”,
Institute of International Relations Chengi University, Taiwan, Enero de 2004
www.piie.com/publications/chapters_preview/5010/01iie5010.pdf

57. “China – Taiwan Economic Relations”


www.piie.com/publications/chapters_preview/5010/01iie5010.pdf

125

You might also like