You are on page 1of 124

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

----------   -----------

ĐÀO THỊ HỒNG DUYÊN

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI

GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

- THỰC TẾ Ở LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

HÀ NỘI – NĂM 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

ĐÀO THỊ HỒNG DUYÊN

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI

GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

- THỰC TẾ Ở LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế quốc tế

Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ KIM SA

HÀ NỘI – NĂM 2010


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT………………..……... i

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU …..……..………………………………... ii

MỞ ĐẦU…………………………………………………………...……… 1

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ


THƢƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI………………………………...…….. 7

1.1. Khái niệm, đặc trƣng và hình thức của quan hệ thƣơng mại qua biên giới 7

1.1.1.Khái niệm thương mại qua biên giới………………..…….…....... 7

1.1.2. Lý thuyết thương mại quốc tế …………….………….……..…... 8

1.1.3. Đặc trưng của quan hệ thương mại qua biên giới………………. 10

1.1.4. Hình thức của quan hệ thương mại qua biên giới………………. 12

1.2. Vai trò của quan hệ thƣơng mại qua biên giới.................................... 12

1.2.1.Vai trò đối với Trung Quốc ………………………………..……. 13

1.2.2. Vai trò đối với Việt Nam ………………………..……...……… 14

1.3. Chính sách biên mậu của hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc......... 18

1.3.1. Chính sách biên mậu của Trung Quốc…………………….…….. 18

1.3.2. Chính sách của Việt Nam về quan hệ thương mại cửa khẩu biên giới.. 24

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI QUA BIÊN


GIỚI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC – THỰC TẾ Ở LẠNG SƠN…... 28

2.1. Tổng quan về quan hệ thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc 28

2.1.1. Quy mô, tốc độ, kim ngạch……………………..…….…..……... 32

2.1.2. Cơ cấu trao đổi thương mại……………………………..……… 36

2.1.2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc 36

2.1.2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc 42
2.1.2.3. Thực trạng buôn lậu và đấu tranh chống buôn lậu hàng
hóa qua biên giới Việt Trung…………………..………………….. 46

2.1.2.4. Chủ thể tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa………………. 50

2.2. Đánh giá chung về quan hệ hợp tác kinh tế thƣơng mại Việt Nam
– Trung Quốc………………………………………………………....…… 51

2.2.1. Thành tựu……………………………..…………………………. 51

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân………………………..……………….. 54

2.2.2.1. Hạn chế……………………………………………………. 54

2.2.2.2. Nguyên nhân……………..………………….……………. 58

2.3. Thực trạng quan hệ thƣơng mại qua biên giới Việt Nam và Trung
Quốc tại tỉnh Lạng Sơn…………………………………………..……….. 63

2.3.1. Khái quát………………………………...………………………. 63

2.3.2. Hoạt động thương mại đường biên tại Lạng Sơn – Trung Quốc... 66

2.3.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu……………………………….. 66

2.3.2.2. Cơ cấu mặt hàng XNK của tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc….. 68

2.3.3. Tình hình buôn lậu ở tỉnh Lạng Sơn…………..……………….. 72

2.4. Nhận xét về thƣơng mại qua biên giới giữa Lạng Sơn và Trung Quốc . 76

2.4.1. Điểm mạnh………..…………….………………………………. 76

2.4.2. Điểm yếu…………….…………………………………………... 78

2.4.3. Cơ hội………………..……………….…………………………. 79

2.4.4.Thách thức……………..……………..………………………….. 80
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI
QUA BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NÓI 81
CHUNG VÀ TỈNH LẠNG SƠN NÓI RIÊNG……………….…………..

3.1. Quan hệ thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong bối cảnh quốc tế mới……….………………………………….……. 81

3.1.1. Những nhân tố thúc đẩy quan hệ thương mại qua biên giới…….. 81

3.1.2. Những vấn đề tồn tại……………………………..………..…….. 85

3.2. Định hƣớng và triển vọng thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam 88
và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn……………………………….……

3.2.1. Định hướng về thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc 88

3.2.2. Triển vọng về thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc 89

3.2.2.1. Triển vọng kim ngạch XNK hai nước đến năm 2015……. 90

3.2.2.2. Triển vọng mặt hàng XNK giữa hai nước trong những năm tới.. 91

3.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thƣơng mại qua biên giới giữa Việt
Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng…........... 93

3.3.1. Giải pháp về phía nhà nước……………………………….…….. 93

3.3.2. Giải pháp về phía tỉnh Lạng Sơn………………….…………….. 104

3.3.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp……………………..…………. 108

KẾT LUẬN………………………………………………………………... 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO… ……………………….………. 112


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa

1 WTO Tổ chức thương mại thế giới

2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3 GATT/WTO Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

4 ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -Trung Quốc

5 EHP Chương trình thu hoạch sớm

6 USD Đồng đô la Mỹ

7 NDT Đồng nhân dân tệ

8 FTA Hiệp định thương mại tự do

9 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

10 KN Kim ngạch

11 XNK Xuất nhập khẩu

12 XK Xuất khẩu

13 NK Nhập khẩu

i
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

TT Số hiệu bảng Tên bảng số liệu Trang


Kim ngạch mậu dịch biên giới giữa Quảng Tây 29
1 Bảng 2.1
Trung Quốc và Việt Nam (1989 – 1992)
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 33
2
– Trung Quốc thời kỳ 1991 – 2009.
Tỷ lệ kim ngạch XNK đường biên của các tỉnh 35
3 Bảng 2.3 biên giới phía Bắc so với kim ngạch XNK Việt
Nam - Trung Quốc giai đoạn 1991-2009
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt 37
4 Bảng 2.4
Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1991 – 1995.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt 39
5 Bảng 2.5
Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1996 – 2000
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt 40
6 Bảng 2.6
Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2009
Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt 44
7 Bảng 2.7
Nam từ Trung Quốc giai đoạn 1996 – 2000.
Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt 45
8 Bảng 2.8
Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2009
Kim ngạch XNK tỉnh Lạng Sơn với Trung 65
9 Bảng 2.9
Quốc giai đoạn năm 1991-2000
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn với 67
10 Bảng 2.10
Trung Quốc giai đoạn 2005-2008
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Lạng 69
11 Bảng 2.11
Sơn với Trung Quốc, năm 2007-2008.
Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của tỉnh Lạng 70
12 Bảng 2.12
Sơn với Trung Quốc, năm 2007-2008.

ii
MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng có nét tương đồng về
kinh tế văn hoá xã hội. Từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan
hệ năm 1991 tới nay, quan hệ thương mại qua biên giới giữa hai nước đã không
ngừng phát triển góp phần quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế của
các tỉnh vùng núi phía Bắc, trong đó có Lạng Sơn mà còn là đòi hỏi tất yếu trong
quá trình mở rộng và phát triển kinh tế hai nước trong bối cảnh Việt Nam hội
nhập WTO và Trung Quốc đang trên con đường trở thành một trong những quốc
gia phát triển nhất thế giới.

Buôn bán qua biên giới có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt động kinh
tế phát triển cụ thể như là thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, công
nghiệp và xây dựng, thúc đẩy cơ sở hạ tầng vùng biên giới, mở rộng các hoạt
động du lịch…

Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tác động
tới sự phát triển kinh tế văn hóa và xã hội khu vực phía Bắc, nó làm tăng ngân
sách nhà nước trên từng địa bàn, góp phần thúc đẩy nhịp độ phát triển kinh tế,
giảm bớt những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các cặp
địa phương cải thiện tình hình kinh tế xã hội cơ bản, thúc đẩy sự ra đời của một
số trung tâm kinh tế quan trọng, đời sống nhân dân các tỉnh miền núi biên giới
phía Bắc được cải thiện rõ rệt, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho
nhân dân.

Sự giao lưu về kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đã góp phần thúc
đẩy và tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tạo điều kiện giữ gìn
an ninh biên giới.

1
Buôn bán giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua các
tỉnh biên giới trong đó có Lạng Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng vì tính bổ sung
của hai bên có thể phát huy được những thế mạnh cũng như hạn chế được những
điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế tốt hơn.

Tuy nhiên quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của hai nước. Vấn đề đặt ra là tìm kiếm
những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại qua biên giới
giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Xuất phát
từ lý do trên tôi đã chọn đề tài “Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam
và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn” làm luận văn tốt nghiệp.

2.Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến
quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc:

1) “Buôn bán qua biên giới Việt Trung Lịch sử - Hiện trạng - Triển
vọng” của Nguyễn Minh Hằng chủ biên – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà
Nội năm 2001. Tác giả đã trình bày quá trình buôn bán qua biên giới Việt -
Trung trong lịch sử, phân tích và đánh giá những mặt được và chưa được của
buôn bán qua biên giới Việt - Trung từ khi hai nước bình thường hoá đến nay
và triển vọng của nó.

2) “Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới
sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam” của Phạm Văn Linh – Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2001. Tác giả đã phân tích vị trí, tầm quan trọng
của khu kinh tế cửa khẩu trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, hội nhập và
mở cửa kinh tế, thực trạng quá trình hình thành, phát triển và tác động của bốn khu
kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung đã được phép thành lập (Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Cao Bằng và Lào Cai), trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ
yếu nhằm phát huy tác dụng tích cực của mô hình kinh tế mới này.

2
3)“Khuyến khích đầu tư – thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt
Nam” của Nguyễn Mạnh Hùng – Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 2000. Tác
giả phân tích một số vấn đề lý luận, phương pháp luận, tình hình thực tế và chính
sách đầu tư, thương mại các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam và góp phần vào
công tác quy hoạch, xây dựng các kế hoạch hanh động tích cực.

4)“Nghiên cứu về tình hình buôn bán biên giới ở vùng Tây Bắc Việt
Nam” của PGS.TS Đỗ Tiến Sâm và Th.s Hà Thị Hồng Vân, Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam, Hà Nội năm 2007. Các tác giả nghiên cứu về thực trạng phát triển
kinh tế xã hội nói chung và hoạt động thương mại qua biên giới nói riêng, sau đó
nêu lên một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội ở 4 tỉnh
thuộc vùng Tây Bắc bao gồm Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình.

5)“Quan hệ kinh tế - Thương mại cửa khẩu biên giới Việt – Trung với
việc phát triển kinh tế hàng hóa ở các tỉnh vùng núi phía Bắc” do PTS. Phạm
Văn Linh chủ biên – Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 1999. Tác giả đã làm
rõ vị trí, vai trò và tiềm năng kinh tế của các cửa khẩu biên giới Việt Trung, phân
tích sự tác động qua lại giữa các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ thương mại ở
các cửa khẩu đối với việc phát triển kinh tế hàng hoá, tìm ra giải pháp thích hợp
nhằm mở rộng thị trường, tăng cường trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu biên
giới, tạo đà cho việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở khu
vực này.

6)“Thực trạng buôn bán hàng hoá và những giải pháp chống buôn lậu
hàng hoá qua biên giới phía Bắc từ thực tiễn Lạng Sơn” của Lương Đăng Ninh,
Ủy ban nhân dân Tỉnh Lạng Sơn, Bộ Thương mại năm 2001. Tác giả đã nghiên
cứu về hoạt động buôn bán hàng hoá nói chung và hoạt động buôn lậu hàng hoá
nói riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua các cửa khẩu của các tỉnh
biên giới phía Bắc từ đó đưa ra các giải pháp để chống buôn lậu.

3
7)“Thương mại Việt Nam – Trung Quốc hiện trạng và triển vọng”, đề tài cấp
viện Lê Tuấn Thanh, Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc Gia, năm
2003. Tác giả đã nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế, thương mại trong nội bộ
của hai nước sau đó tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về triển vọng cho thương mại
Việt Nam – Trung Quốc trong tương lai.

8)“Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc từ khi bình thường
hóa quan hệ đến nay”, đề tài cấp Viện: của Lê Tuấn Thanh – Phòng Nghiên cứu
Quan hệ Việt – Trung, Hà Nội năm 2006. Tác giả đã tìm hiểu đặc điểm các giao
dịch của quan hệ kinh tế thương mại song phương. Trong thời gian từ khi bình
thường hóa đến năm 2005. Đồng thời, cũng phân tích những nhân tố gây trở ngại
tiến trình khai thác kinh tế, thương mại song phương và tìm hiểu mối quan hệ song
phương trong thời gian tới thông qua việc hai nước sẽ là thành viên của ACFTA.

9)“Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán,
trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới của các tỉnh biên giới phía Bắc từ thực tiễn
Lạng Sơn”, đề tài cấp bộ của Lương Đăng Ninh, Lạng Sơn năm 2000. Tác giả đã
đưa ra những cơ sở khoa học để đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập
khẩu và mua bán trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới của các tỉnh phía Bắc.
Đồng thời đề xuất, kiến nghị với một số phương hướng nhằm đổi mới tính chất
quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hóa.

Ngoài ra, cũng có một số bài viết nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ
thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được đăng tải trên các
tạp chí chuyên ngành nhỏ:

“Quan hệ Thương mại Việt – Trung từ năm 1991 - nay” của Phạm Cao
Phong (2000), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (2), “Mấy suy nghĩ về vấn đề:
Nâng cao quản lý nhà nước về quan hệ mậu dịch qua biên giới Việt – Trung ở
Lạng Sơn” của Nông Tiến Phong (1999), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (4),
“Hội chợ giao dịch hàng hoá biên giới Trung - Việt sẽ được tổ chức vào tháng

4
10”, Đại Sứ Quán Trung Quốc (2003), Bản tin Trung Quốc, (9). “Cuộc hội thảo
kinh tế thương mại Trung - Việt khai mạc tại Bắc Kinh), Đại Sứ Quán Trung
Quốc (2003), Bản tin Trung Quốc, (10,11), Hiệp định hợp tác “ Hội nghị Uỷ
ban hợp tác kinh tế - thương mại Chính phủ hai nước Trung - Việt lần thứ năm tổ
chức tại Hà Nội”, Đại Sứ Quán Trung Quốc (2005), Bản tin Trung Quốc…

Tuy vậy, đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn quan hệ thương mại qua biên
giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Phân tích làm rõ thực trạng quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt
Nam và Trung Quốc, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để thúc đẩy quan hệ
thương mại qua biên giới này giữa Việt Nam và Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn.

3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở khoa học của quan hệ thương mại qua biên giới.

- Phân tích thực trạng quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và
Trung Quốc.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại qua biên
giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế
tại tỉnh Lạng Sơn.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

5
Luận văn nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới giữa Việt
Nam và Trung Quốc từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ từ năm 1991 tới nay.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, diễn dịch.

- Phương pháp thống kê sử dụng để phân tích số liệu.

- Khảo sát thực tế.

6. Những đóng góp của Luận văn:

- Hệ thống hoá một số lý luận về quan hệ thương mại qua biên giới, phân tích
sự cần thiết của quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

- Phân tích làm rõ thực trạng về quan hệ thương mại qua biên giới giữa
Việt Nam và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển về quan hệ thương mại qua
biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

7. Bố cục của Luận văn: Gồm 3 chƣơng

Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thương mại qua biên
giới

Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ thương mại qua biên giới Việt Nam và
Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn

Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại qua biên giới giữa
Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

6
CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ THƢƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI

1.1. Khái niệm, đặc trƣng và hình thức của quan hệ thƣơng mại qua
biên giới

1.1.1. Khái niệm thƣơng mại qua biên giới

Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau, do sự lý giải và nhận thức của con
người về quan hệ thương mại qua biên giới không giống nhau, vì vậy có một số
khái niệm khác nhau về quan hệ thương mại qua biên giới như sau:

Quan hệ thương mại qua biên giới là quan hệ thương mại tiểu ngạch thông
qua các hiệp định được tiến hành ở khu vực biên giới giữa hai nước liền nhau
(cách biên giới 15km đến 20km), tùy thuộc vào quy định của mỗi nước [16, tr.4].

Quan hệ thương mại qua biên giới được hiểu theo cách khác đó là: quan
hệ thương mại được tiến hành ở khu vực biên giới hai nước.

Quan hệ thương mại qua biên giới là quá trình hợp tác và giao lưu kinh tế
quốc gia có chủ quyền trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng
cùng có lợi.

Tóm lại, theo quan niệm hiện nay thì Quan hệ thương mại qua biên giới là
hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các nước liền nhau có chung đường biên giới,
nó là hình thức mở đầu của buôn bán trao đổi quốc tế và là bộ phận quan trọng
của hoạt động ngoại thương của mỗi nước.

Thương mại qua biên giới bao gồm: Các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng
hóa và các dịch vụ qua biên giới, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới,

7
trao đổi hàng hóa, dịch vụ ở chợ biên giới, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong khu
kinh tế cửa khẩu. Ở đây chỉ tập trung nghiên cứu về biên giới đất liền.

Khu vực biên giới đất liền (khu vực biên giới) là bao gồm các xã, thị trấn
có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền với
nước láng giềng (được quy định tại Nghị định 34/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của
Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền). Phát sinh và phát triển thương
mại qua biên giới là hiện tượng tự nhiên của lịch sử, là hiện tượng khách quan,
không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người, con người vận dụng nó để
sắp xếp tổ chức các hoạt động quan hệ thương mại qua biên giới nhằm phục vụ
lợi ích chung của xã hội. Các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở khu vực
biên giới đều được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước ban hành riêng
cho hoạt động thương mại qua biên giới

1.1.2. Lý thuyết về thƣơng mại quốc tế

* Lý thuyết cổ điển

Chủ nghĩa trọng thương: Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa trọng thương coi
vàng và các kim loại quý là đại biểu cho sự giàu có của các quốc gia. Để có sự
giàu có này các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau các sản phẩm đặc thù
của mình. Lợi nhuận buôn bán là kết quả của sự trao đổi không ngang giá và
lường gạt giữa các quốc gia .

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith: Các quốc gia sẽ thu được lợi
khi tham gia vào thương mại quốc tế dựa trên lợi thế tuyệt đối của quốc gia đó.
Giả sử thế giới chỉ có hai quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai mặt hàng
giống nhau. Quốc gia thứ nhất có lợi tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá X
quốc gia thứ hai có lợi tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá Y so sánh với quốc
gia thứ nhất. Nếu mỗi quốc gia tiến hành chuyên môn hoá trong việc sản xuất một
mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối, sau đó trao đổi thì cả hai quốc gia cùng có lợi.

8
Lý thuyết về lợi thế tương đối của David Ricado: Nếu một quốc gia bất lợi
trong việc sản xuất các mặt hàng thì có thể tham gia vào thương mại quốc tế nếu
biết lựa chọn mặt hàng thích hợp có lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh là lợi thế đạt
được của một quốc gia nếu quốc gia đó chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu
những sản phẩm thể hiện mối tương quan thuận lợi hơn so với quốc gia khác về
cùng mặt hàng đó và nhập khẩu những mặt hàng có tính chất ngược lại. Nếu quốc
gia nào có hiệu quả thấp trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng thì quốc gia đó sẽ
chuyên môn hoá sản xuất và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng
ít bất lợi nhất, nhập khẩu hàng hoá bất lợi nhất.

Lý thuyết Heksher-Ohlin về lợi thế tương đối: Một quốc gia sẽ sản xuất và
xuất khẩu những loại hàng hoá cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn,
đồng thời nhập khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều
yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó, điều này có nghĩa là một nước
tương đối giầu lao động sẽ xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập
khẩu hàng hoá sử dụng nhiều vốn và ngược lại.

* Lý thuyết hiện đại

Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm: Lý thuyết này giải thích
nguyên nhân của hoạt động thương mại quốc tế thông qua các giai đoạn chu kỳ
sống quốc tế của sản phẩm. Khi sản phẩm ở vào giai đoạn suy giảm, triệt tiêu
trên vòng đời của nó thì nó được bán ra nước ngoài để kéo dài vòng đời đảm bảo
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây chính là nguyên nhân của hoạt động thương
mại quốc tế.

Lý thuyết về đầu tư: Hoạt động đầu tư quốc tế là nền tảng cho hoạt động
thương mại bởi vì đầu tư cho phép khai thác lợi thế đầy đủ và triệt để hơn, bao
gồm: Nguồn lực, công nghệ, thị trường, uy tín, danh tiếng, nhãn hiệu, kinh nghiệm
quản lý để thu lợi ích từ thị trường nước ngoài và vượt qua các hàng rào thuế quan.
Do đó có thể nói đầu tư quốc tế là sự thay thế tốt hơn cho thương mại quốc tế.

9
1.1.3. Đặc trƣng của quan hệ thƣơng mại qua biên giới

- Khu vực biên giới của hai nước đều cách xa trung tâm kinh tế - chính trị
nước mình, có nhiều khu hành chính phân cách, bất lợi cho vị trí kinh tế và cũng
trở ngại cho sự phát triển kinh tế khu vực biên giới. Như vậy, quá trình phát triển
kinh tế khu vực biên giới không có điều kiện và cơ hội thuận lợi, vì vậy cần
được hưởng các chính sách ưu đãi để phát triển quan hệ thương mại qua đường
biên, tạo cơ hội cho kinh tế khu vực biên giới phát triển.

- Khu vực biên giới các nước có hoàn cảnh văn hóa, xã hội và tương tự
nhau, nhân dân biên giới hai nước có ngôn ngữ văn hóa, tập quán sinh sống,
truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng gần giống nhau hoặc tương tự nhau, có mối
quan hệ mật thiết với nhau.

Mặc dù cư dân biên giới hai nước chịu sự tác động của các chính sách
phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, nhưng trên thực tế họ đã có mối quan hệ
giao lưu trong lịch sử lâu đời, với tiềm thức trong anh có tôi, trong tôi có anh,
cùng nhau tồn tại, hỗ trợ lẫn nhau.

- Tính khác biệt về phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới với các
nước láng giềng quyết định tính đa dạng, mô thức phát triển từng khu vực có
tính đặc thù, đây là một động lực kinh tế, thúc đẩy xu hướng dựa vào nhau, bổ
sung cho nhau để phát triển ở khu vực biên giới.

- Khu vực biên giới là phần đất liền giữa hai quốc gia. Nhu cầu khác nhau
giữa các địa phương, giữa các nước láng giềng được phản ánh trực tiếp ở khu
vực biên giới. Căn cứ vào nhu cầu thị trường nước láng giềng để sản xuất, cũng
như tổ chức các nguồn hàng nội địa nhằm phát triển quan hệ thương mại. Như
vậy sẽ làm cho khu vực biên giới phát triển mối quan hệ trong ngoài, đạt được
hiệu quả kinh tế tối ưu nhất cho địa phương. Chúng ta có thể nhận thấy ưu thế
địa phương là ưu thế khu vực giữa hai nước láng giềng. Chính ưu thế địa phương
là điều kiện đầu tiên để mở cửa, nếu không có môi trường thuận lợi để mở cửa

10
thì cũng sẽ không tạo được lợi thế tại khu vực biên giới. Khu vực biên giới
không được mở cửa thì những điều kiện thuận lợi của khu vực không được
chuyển hóa thành động lực cho sự phát triển kinh tế của hai bên. Nếu được mở
cửa thì những điều kiện địa phương được chuyển hóa thành ưu thế khu vực, tạo
không gian cho thị trường mang tính quốc tế. Điều đó tạo điều kiện khai thác các
ưu thế địa phương khác hướng đến thực hiện hoạt động trao đổi buôn bán.

- Quan hệ thương mại qua biên giới có tính chất bổ sung:

+ Những yếu tố sản xuất về sức lao động, tài nguyên, vốn, kỹ thuật giữa
hai nước láng giềng đều có ưu thế thể hiện ở mỗi mặt, thông qua hoạt động trao
đổi, buôn bán thực hiện lợi ích của mỗi mặt đó.

+ Tính bổ sung ưu thế cho nhau: Là yếu tố chủ yếu làm cho quan hệ
thương mại qua biên giới phát triển.

- Quan hệ thương mại qua biên giới là quá trình hợp tác và giao lưu kinh
tế quốc gia có chủ quyền trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình
đẳng cùng có lợi. Đó là nguyên tắc cơ bản và là tiền để phát triển quan hệ thương
mại qua biên giới.

- Trong quá trình thực hiện quan hệ thương mại qua biên giới, ngoài trao
đổi hàng hóa ra còn tạo điều kiện để trao đổi các yếu tố sản xuất như sức lao
động, tư bản kỹ thuật.

- Trong quan hệ thương mại qua biên giới, mặc dù phải tuân thủ nguyên
tắc hai bên cùng có lợi, nhưng đây là hợp tác và cạnh tranh giữa hai bên hoặc
nhiều bên, trong hợp tác có cạnh tranh, trong cạnh tranh có hợp tác. Hợp tác và
cạnh tranh tồn tại song song là đặc trưng chủ yếu trong thương mại quốc tế, đồng
thời cũng là đặc trưng cơ bản của thương mại qua biên giới.

11
Rõ ràng quan hệ thương mại qua biên giới vừa mang tính chất chung của
thương mại quốc tế, và nó còn có đặc trưng khác so với thương mại quốc tế. Quan
hệ thương mại qua biên giới là hình thức đặc thù của thương mại quốc tế.

1.1.4. Hình thức của quan hệ thƣơng mại qua biên giới

Có hai hình thức thương mại qua biên giới:

Thứ nhất, thương mại tiểu ngạch biên giới (thường gọi là chợ biên giới),
chỉ thực hiện trong một phạm vi nhất định tại khu vực nối liền giữa hai nước, là
phương tiện để phát triển đời sống của cư dân hai bên biên giới. Cư dân hai bên
biên giới chỉ hoạt động ở thị trường đã chỉ định và địa điểm mở cửa mà Nhà
nước quy định, không được mua bán, giao lưu hàng hóa vượt quá hạn ngạch đã
quy định. Hai bên tiến hành hoạt động thương mại tiểu ngạch nói chung đều
hưởng ưu đãi về miễn giảm thuế và đơn giản hóa thủ tục hải quan. Hoạt động
trao đổi, buôn bán qua biên giới ở khu vực biên giới của mỗi nước đều được
Chính phủ nước đó duyệt và có phê quy chế riêng.

Thứ hai, địa phương khu vực biên giới hoạt động trao đổi, buôn bán hàng
hóa ở nơi nối liền giữa hai nước đã được Chính phủ phê chuẩn. Doanh nghiệp
địa phương được chỉ định tiến hành các hoạt động thương mại ở khu vực biên
giới, hàng hóa được sản xuất tại khu vực được trao đổi tại nơi nối liền hai nước.
Đây là một hình thái liên kết kinh tế thương mại giữa hai nước láng giềng nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực biên giới, mở rộng lưu thông hàng hóa, phát
triển quan hệ với bên ngoài, giao lưu kinh tế kỹ thuật trong nước với nước ngoài,
biên giới và nội địa, mở ra con đường và thị trường phát triển ngoại thương mới.

1.2. Vai trò của quan hệ thƣơng mại qua biên giới

Về mặt lý thuyết, nhu cầu trao đổi hàng hóa xuất hiện từ thời cổ đại nhưng
chỉ từ khi ra đời nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa mới dẫn đến sự phá vỡ
tính chất khép kín của từng đơn vị kinh tế trong từng quốc gia. Ngoại thương hay
chính là thương mại quốc tế trong đó bao gồm cả thương mại qua biên giới xuất

12
hiện và trở nên không thể thiếu được đối với nền kinh tế của các nước tư bản
thời đó và đối với tất cả các quốc gia trong thời đại hiện nay. Vai trò to lớn này
đã được một số nhà kinh tế học điển hình thuộc các trường phái từ cổ điển đến
hiện đại đều đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình. Các lý thuyết
đã chỉ ra rằng thương mại quốc tế là tất yếu khách quan tạo ra hiệu quả kinh tế
cao nhất trong nền sản xuất của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Hoạt động
thương mại qua biên giới giúp các nước đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất,
mua bán, trao đổi hàng hóa của mình. Thương mại qua biên giới còn mở rộng
phạm vi trao đổi hàng hóa cho các nước đó, giúp tăng trưởng nền kinh tế quốc
gia, giảm bớt rủi ro khi nền kinh tế của một số đối tác thương mại lớn bị suy yếu.
Ngoài việc giao thương, trao đổi hàng hóa qua biên giới còn giúp các nước đang
phát triển có cơ hội tiếp thu những công nghệ hiện đại của các nước khác thông
qua hình thức chuyển giao công nghệ hoặc đầu tư trực tiếp, gián tiếp.

1.2.1. Vai trò đối với Trung Quốc

Phát triển quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung
Quốc, trước tiên, nó sẽ làm cho các tỉnh có đường biên giới giàu lên. Nhờ thu
thuế biên mậu, các địa phương dọc biên giới đã tăng thu nhập tài chính lên rất
nhiều. Cư dân hai bên biên giới có thể trao đổi những sản phẩm chất lượng thấp
không thể xuất sang thị trường quốc tế khác

Việt Nam không những là thị trường có 86 triệu dân mà còn là cầu nối với
cả thị trường Đông Nam Á về đường bộ cũng như đường biển. Trung Quốc hiện
có chiến lược phát triển kinh tế vùng “Đại Tây Nam” và ý tưởng hợp tác kinh tế
quanh vùng “Vịnh Bắc Bộ”, do vậy Việt Nam là một đối tác giao lưu hợp tác
kinh tế không thể thiếu được.

Phát triển quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc,
còn làm cho nhiều lĩnh vực khác phát triển cụ thể như lĩnh vực du lịch, và các
ngành bổ trợ cho lĩnh vực này cũng phát triển từ đó đem lại lợi ích kinh tế cao.

13
Phát triển quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung
Quốc góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại
lao động xã hội, tạo thêm những ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm
không chỉ ở các tỉnh biên giới mà cả ở các tỉnh kế cận.

1.2.2. Vai trò đối với Việt Nam

Trung Quốc là nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” với Việt
Nam, có nền kinh tế quy mô lớn tăng trưởng mạnh. Sự phát triển kinh tế của
Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn tới Việt Nam thông qua hoạt động thương mại
qua biên giới hay còn gọi là biên mậu giữa hai nước. Cụ thể:

* Thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn

Từ khi chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm
1991 đến nay, việc giao lưu kinh tế trong nông nghiệp đã phát triển và đạt một số
thành quả: tăng trao đổi hàng hóa nông lâm hải sản với Trung Quốc, vì đây là thị
trường tiêu thụ nhiều sản phẩm nông lâm hải sản… Giá cả trên thị trường này
tuy không ổn định nhưng nhiều khi và nhiều sản phẩm có giá cao hơn thị trường
quốc tế khác chẳng hạn như nguyên liệu cao su. Trung Quốc là thị trường khá dễ
tính, không đòi hỏi chất lượng quá cao nên có tác dụng quan trọng trong sản xuất
nông lâm nghiệp và xuất khẩu ở phía ta. Chúng ta đã nhập được nhiều thiết bị,
vật tư, giống cây trồng vật nuôi cần thiết cho nông nghiệp, một số sản phẩm có
hiệu quả và năng suất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và trình độ sản xuất
nông nghiệp Việt Nam. Hơn thế nữa phần lớn việc trao đổi này không đòi hỏi
ngoại tệ mạnh, thời gian mua bán nhanh chóng, thuận tiện cho việc đưa sản
phẩm vào sử dụng.

* Thúc đẩy phát triển công nghiệp và xây dựng

Trong cơ cấu hàng hóa trao đổi với Trung Quốc thì sản phẩm về máy móc,
thiết bị, hóa chất, các phương tiện vận tải, công nghệ phục vụ cho một số lĩnh vực
sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng… nhập khẩu từ Trung Quốc

14
chiếm tới 30% giá trị hàng hóa nhập khẩu [16, tr.10 ]. Nhóm hàng tư liệu sản xuất
nhập khẩu này phong phú, đa dạng, có quy mô khác nhau, từ một vài bộ đến các lô
hàng loạt máy móc, thiết bị, từ phụ tùng lẻ đến thiết bị toàn bộ. Những nhóm hàng
có quy mô lớn trong thời gian vừa qua là: Máy móc nông nghiệp và chế biến lâm
sản, nông sản, thiết bị cho sản xuất xi măng lò đứng và cho máy móc ngành dệt,
thiết bị máy móc sản xuất phân bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ. Tuy nhiên
việc nhập các thiết bị máy móc công nghiệp này đã gây ra một hiện tượng đó là
những thiết bị trên chưa phải là tiên tiến, do vậy việc sử dụng chỉ mang tính chất
ngắn hạn. Thực tế mà nói thì trình độ áp dụng công nghệ của chúng ta chưa cao vì
vậy mặc dù chúng ta nhập máy móc thiết bị của Trung Quốc công nghệ chưa phải
là mới nhất và tiên tiến nhất nhưng nó phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Ngoài ra việc trao đổi hàng hóa công nghiệp còn tạo ra một tác động tích
cực đó là tạo áp lực cạnh tranh đối với các ngành công nghiệp trong nước. Khi
hàng hóa của Trung Quốc vào Việt Nam, vừa chất lượng, vừa tốt, vừa rẻ, hợp lý
với người tiêu dùng, trong khi đó hàng hóa Việt Nam tính tổng lợi ích cũng chưa
thể bằng hàng Trung Quốc được. Vì vậy để bán được hàng ngay trong nước
mình thì buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải sản xuất hàng hóa, chất lượng
cao hơn, giá rẻ hơn, hay nói cách khác nó đã tạo áp lực cho các doanh nghiệp
Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh.

* Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng vùng biên giới

Giao thông vận tải ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu dựa vào đường bộ, đặc biệt
là các tỉnh phía Tây Bắc. Tuy nhiên, trước đây hệ thống giao thông của các tỉnh
này chất lượng rất thấp. Từ ngày có chính sách mở cửa biên giới, Bộ giao thông
vận tải đã phối hợp cùng các địa phương, cải tạo nâng cấp nhiều đoạn đường,
tuyến đường nối tới các cửa khẩu chính thức như tuyến đường Lộc Bình - Chi Ma
dài 18km, đoạn nối quốc lộ 4A tới cửa khẩu Tân Thanh…Nhìn chung, các tuyến
đường ra cửa khẩu đến các xã biên giới tuy giao thông đi lại còn nhiều khó khăn,

15
song đã được cải thiện một bước, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã
hội của các tỉnh biên giới phía Bắc.

Với sự nỗ lực của ngành đường sắt cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc,
vận tải liên vận hàng hóa và hành khách bằng đường sắt, những năm qua đã
thông qua 2 tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh và Hà Nội – Đồng
Đăng – Bằng Tường. Năng lực vận tải đường sắt chưa được phát huy đáng kể do
vấn đề giá cả, thủ tục giao nhận hàng hóa, thủ tục xuất nhập cảnh chưa được cải
tiến cho phù hợp hơn và hấp dẫn hơn nhưng rõ ràng có thể khẳng định rằng nhu
cầu vận tải đường sắt liên vận quốc tế là rất lớn..

Nếu khai thác được nhu cầu đó, lại xây dựng được các tuyến đường sắt
chạy từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc, đến cảng Hải Phòng của Việt Nam thì cả
hai bên đều cùng có lợi về nhiều mặt. Đường bộ, đường biển do chúng ta đã thực
hiện được hiệp định về thủ tục qua lại, điểm đậu và thủ tục giao nhận hàng hóa
nên đã phát huy được tốt hơn các khả năng vận tải.

Về thông tin liên lạc, ngành bưu chính viễn thông đã phát triển nhanh nhờ
một phần tác động của mở rộng buôn bán biên giới và ngược lại, ngành bưu
chính viễn thông đã góp phần tích cực thúc đẩy giao lưu kinh tế và làm sôi động
thêm thị trường vùng biên giới phía Bắc.

* Về thu ngân sách trên địa bàn

Từ sau khi hai nước Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ,
lượng hàng hóa trao đổi giữa hai nước ngày càng phát triển về số lượng và chất
lượng. Giá trị thuế xuất nhập khẩu ngày càng tăng qua các năm, cụ thể như là
trong tổng số thu ngân sách các tỉnh biên giới phía Bắc, tỷ trọng của thuế xuất
nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao, điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc mua
bán trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Năm 1991 tỷ trọng thuế xuất nhập khẩu
chiếm 30,30% tổng thu ngân sách, năm 1994 đã lên 55,06% và những năm qua
giữ được mức bình quân 46,84%, [8, tr.156 - 159]. Thuế xuất nhập khẩu qua

16
biên giới Việt – Trung hàng năm đều có đặc điểm là thu qua buôn bán tiểu ngạch
đều cao hơn thu qua buôn bán chính ngạch, nhịp độ tăng trưởng của hình thức
buôn bán tiểu ngạch tăng trưởng tốt hơn so với hình thức buôn bán chính ngạch.

Dưới tác động của buôn bán biên giới, hoạt động của các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tăng lên, thu ngân sách của các tỉnh phía Bắc tăng
lên nhanh chóng, đặc biệt là các tỉnh có cửa khẩu, có khối lượng buôn bán thông
qua lớn như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai. Một số tỉnh từ chỗ trước kia chưa
cân đối được ngân sách thu nay đủ bù chi và còn nộp được cho ngân sách Nhà
nước phần đóng góp của tỉnh mình, tuy còn nhỏ nhưng rất ý nghĩa.

Nhờ nguồn thu ngân sách tăng, phần chi ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế và văn hóa xã hội, y tế, giáo dục các tỉnh biên giới phía Bắc cũng
tăng lên nhanh chóng, góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội khu
vực này.

* Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân các tỉnh miền núi biên giới
phía Bắc được cải thiện rõ rệt

Thành quả về kinh tế - xã hội mà chúng ta đạt được trong thời gian qua
bắt nguồn chủ yếu từ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam và sự
nỗ lực của toàn dân. Song đối với các tỉnh biên giới phía Bắc, những thành tựu
đó có sự đóng góp đáng kể của giao lưu buôn bán qua biên giới Việt Nam –
Trung Quốc. So sánh với các tỉnh miền núi không có biên giới, hoặc so sánh
giữa các tỉnh biên giới phía Bắc với nhau, chúng ta thấy các tỉnh có khối lượng
buôn bán qua biên giới lớn hơn và đáng kể như là Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào
Cai, đời sống nhân dân được cải thiện nhanh hơn, diện mạo các tỉnh này cũng
sáng sủa hơn.

Buôn bán qua biên giới đã góp phần làm giảm bớt tỷ lệ đói nghèo, tăng tỷ
lệ trung bình và giàu có ở các thị xã, thị trấn, khu vực cửa khẩu. Đời sống một bộ
phận nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt. Nhiều tỉnh vùng biên giới đang

17
hình thành những thị trấn, trung tâm cụm xã như những điểm giao lưu kinh tế -
xã hội. Hệ thống chợ vùng biên phát triển phong phú, đa dạng, cơ sở hạ tầng
được nâng cấp sửa chữa, đời sống văn hóa, tinh thần được cải thiện, bộ mặt nông
thôn miền núi được đổi mới.

1.3.Chính sách biên mậu của hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc

Chính sách biên mậu của từng quốc gia là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới
quan hệ biên mậu với các nước láng giềng.

1.3.1. Chính sách biên mậu của Trung Quốc

Chính sách quản lý thương mại biên giới của Trung Quốc đã được quy
định tại thông báo số 2 năm 1996 của Quốc vụ viện Trung Quốc về các vấn đề
liên quan đến thương mại biên giới, nội dung chủ yếu của chính sách:

- Tăng cường tính tự chủ cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp biên
mậu được khuyến khích mạnh buôn bán biên mậu.

- Tăng cường tự chủ cho các tỉnh biên giới thông qua quyền tự trị dân tộc.
Các tỉnh biên giới được khẳng định quyền độc lập buôn bán của mình.

Trừ các sản phẩm điện tử, thuốc lá, mỹ phẩm, rượu, chính sách thuế ưu
đãi đối với các công ty biên mậu áp dụng từ tháng 4/1991 giảm 50% thuế cho
các hàng hóa buôn bán qua biên giới. Ngoài ra, khi có hàng hóa nhập khẩu qua
biên giới, nếu đem bán lại cho các công ty nội địa được áp dụng chế độ khấu trừ
thuế. Việc buôn bán biên mậu được khuyến khích nhiều hơn thông qua Thông tư
02 của Quốc Vụ viện Trung Quốc ban hành ngày 03/01/1996.

- Với một hệ thống nhất quán, để thực hiện thành công chiến lược “biên
giới mềm”, mọi hoạt động thương mại biên giới được chỉ đạo tập trung, thống
nhất vào một cơ quan đầu mối là “Ban biên mậu” có đầy đủ quyền hạn để quản
lý, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động có liên quan đến biên giới, buôn bán và qua lại
biên giới, kể cả với việc Marketing, sắp xếp đầu mối kinh doanh, thu thuế…Đối

18
với hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam – nơi có đường biên giới tiếp giáp với Việt
Nam - việc thể chế hóa chính sách biên mậu của Chính phủ Trung ương được
tiến hành rất khẩn trương.

Ở Quảng Tây, việc xây dựng chiến lược phát triển các cửa khẩu biên giới
là một nội dung được bàn bạc thường xuyên ở các hội nghị cấp tỉnh, thành phố,
thị xã, thị trấn…Trên cơ sở đó, đến này nhà nước Trung Quốc đã phê chuẩn một
loạt chương trình như sau:

+ Thành lập khu kinh tế mở Tả Giang, gồm 5 huyện Ninh Minh, Long
Châu, Bằng Tường, Đại Tân, Sùng Tả. Trong đó Bằng Tường được coi là trung
tâm kinh tế, trọng điểm biên mậu là các cửa khẩu và cặp chợ đường biên giáp hai
tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng của Việt Nam.

+ Thành lập khu kinh tế mở vòng cung gồm: Nam Ninh và ba thành phố
cảng (Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành), hoạt động biên mậu hướng sang tỉnh
Quảng Ninh và vịnh Bắc Bộ

+ Phê chuẩn cho Quảng Tây mở 25 điểm biên mậu ven biên giới, có 9
điểm tiếp giáp với Lạng Sơn (không tính hai cửa khẩu quốc tế) còn lại tiếp giáp
với tỉnh Quảng Ninh và Cao Bằng…

+ Xây dựng các trung tâm thương mại ra sát mốc đường biên, gần như các
điểm mậu dịch biên giới, thị xã, thị trấn

Đối với tỉnh Vân Nam: Nơi tiếp giáp Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, việc thực
hiện chính sách biên mậu diễn ra theo phương châm “lấy mậu dịch làm điểm sáng
vùng biên” thúc đẩy kinh tế vùng biên giới, tỉnh đề ra một số quy định như:

+ Hợp tác đầu tư tại Hà Khẩu, kể cả trong nước và nước ngoài đều được
hưởng chính sách ưu đãi.

+ Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có số vốn: nước ngoài 3 triệu
USD, trong nước 30 triệu NDT, Chính phủ phê chuẩn sau 5 ngày.

19
+ Các nhà đầu tư nước ngoài áp dụng phương thức chuyển nhượng quyền
sử dụng đất 50 năm đối với sản xuất công nghiệp, thương nghiệp và các công
việc khác, 70 năm đối với công nghiệp kỹ thuật cao: được quyền cho thuê, thế
chấp hoặc thầu lại.

+ Các nhà đầu tư nước ngoài tại Hà Khẩu trong ba năm đầu được miễn
các loại thuế, từ năm thứ tư được hưởng giảm thuế các loại, trong thời gian 10
năm, các khoản thu hợp pháp nhà đầu tư nước ngoài được mang tiền xuất cảnh.

+ Những đơn vị đầu tư nước ngoài đã được tham gia mậu dịch tiểu ngạch
biên giới và được hưởng chính sách ưu đãi.

Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thông tuyến đường sắt Côn
Minh – Lào Cai để phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hóa. Còn tại Côn Minh có
sân bay dân dụng đi Bắc Kinh, Thượng Hải.

Qua đây, chúng ta thấy nhờ có chính sách biên mậu thích hợp và được
Chính phủ quan tâm, hoạt động thương mại qua các cửa khẩu biên giới với Việt
Nam không ngừng được mở rộng.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước,
đặc biệt là từ khi gia nhập WTO, chính sách biên mậu của Trung Quốc có nhiều
thay đổi. Thông tư 844 năm 2001 của Bộ Kinh Mậu (nay là Bộ Thương mại) quy
định cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên mậu như sau:

+ Đối với thương mại biên giới do cư dân biên giới thực hiện, việc buôn
bán theo hình thức trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới, mỗi cư dân được
nhập khẩu qua chợ biên giới tối đa 3.000 nhân dân tệ (khoảng 350 USD) thì
được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu và thuế VAT 17%. Đối với các doanh
nghiệp hoạt động biên mậu thì chỉ phải nộp thuế nhập khẩu bằng 50% thuế nhập
khẩu thông thường và 50% thuế VAT ngay ở khâu hải quan. Mức chênh lệch do
đó khá cao nếu như so với mức thuế trung bình của Trung Quốc là 12% và VAT
là 17% thì mức thuế được giảm xấp xỉ 15%. Điểm đáng chú ý là Trung Quốc

20
quản lý hoạt động thương mại biên mậu và các ưu đãi này cực kỳ chặt chẽ. Bộ
Thương mại Trung Quốc sẽ cập nhật những danh mục hàng hóa được hưởng ưu
đãi đặc biệt này theo từng năm. Các sản phẩm này vẫn được hưởng ưu đãi một
cách có giới hạn thông qua cơ chế hạn ngạch phức tạp do Bộ Thương mại Trung
Quốc quyết định và ủy quyền xuống các địa phương phân bổ một cách chặt chẽ.
Một đặc điểm nữa rất đáng xem xét trong chính sách biên mậu Trung Quốc và
việc khuyến khích và tài trợ mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ
chức hội chợ, triển lãm và các giao lưu giữa địa phương với các nước có đường
biển. Thông qua ưu đãi biên mậu, Trung Quốc khuyến khích các địa phương
không chỉ nhập khẩu nguyên, nhiên liệu, khoáng sản phục vụ sản xuất, công
nghiệp hóa mà còn tìm hiểu cơ hội đầu tư và quan trọng là phải xuất khẩu trở lại
các sản phấm đã chế biến của mình.

+ Về phía Trung Quốc, để chiếm lĩnh được thị trường các nước có chung
đường biên giới trên bộ bằng hàng hóa giá rẻ và thu hút các loại nguyên nhiên
liệu, Trung Quốc đã ban hành chính sách ưu đãi biên mậu giảm 50% thuế nhập
khẩu và 50% thuế VAT cho hàng hóa xuất khẩu biên mậu ngay cả đối với các lô
hàng thanh toán bằng đồng nhân dân tệ. Đồng thời thành lập hệ thống các cơ
quan quản lý biên mậu từ Trung ương đến địa phương, và phân cấp mạnh quản
lý cho địa phương. Tùy từng thời điểm cụ thể các địa phương có thể áp dụng các
ưu đãi khác nhau đối với các cửa khẩu khác nhau. Những chính sách này đã giúp
cho Trung Quốc rất thành công trong công việc phát triển quan hệ thương mại
với các nước có chung đường biên giới, luôn ở thế chủ động trong quan hệ trao
đổi hàng hóa với các nước.

Do tính đơn phương trong việc ban hành và thực hiện chính sách, các
doanh nghiệp Trung Quốc luôn dành vị trí chủ động trong quan hệ biên mậu với
các doanh nghiệp đối tác ở những quốc gia có chung đường biên giới. Với sự
phân cấp mạnh mẽ của Trung ương, các địa phương đã là chủ trong việc điều tiết
hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cả nước cả về số lượng và chất lượng,

21
đặc biệt về giá cả.. Đây là điểm lợi lớn nhất của chính sách biên mậu của Trung
Quốc, nó gần như là một trường hợp đặc biệt của WTO. Hiệu ứng chính sách
biên mậu của Trung Quốc là phát triển sản xuất của địa phương, kích thích trao
đổi hàng hóa và đặc biệt là tạo kênh phân phối hàng hóa trở lại các nước xuất
khẩu nguyên nhiên liệu, các địa phương của Trung Quốc tiêu thụ được một khối
lượng lớn hàng hóa.

Khi gia nhập WTO, Trung Quốc sử dụng WTO như một công cụ nhằm
hạn chế hàng hóa từ Việt Nam cụ thể như: đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát về
chất lượng, quy cách, phẩm chất hàng hóa, nhất là không mở rộng ưu đãi về thuế
quan như các năm trước đây. Trung Quốc đã áp dụng một loạt các biện pháp để
quản lý chất lượng rau quả nhập khẩu theo quy định của WTO cụ thể như: quy
định về nhãn mác, bao bì, vệ sinh an toàn thực phẩm, giám định hàng hóa xuất
nhập khẩu. Hàng hoa quả xuất khẩu của Việt Nam sang Vân Nam và Quảng Tây
phải tuân thủ các quy định này nên đã gặp nhiều khó khăn vì các doanh nghiệp
của ta chưa thích ứng ngay được các quy định của Trung Quốc.

Năm 2003, Trung Quốc đã thành lập Tổng cục Kiểm nghiệm - Kiểm dịch
với chức năng kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định hàng hóa thay thế Bộ Thương
mại, Bộ Nông nghiệp và Bộ Khoa học trước kia. Theo đó các doanh nghiệp xuất
khẩu rau tươi phải tới Bắc Kinh xin giấy phép cho từng chuyến hàng với hạn
mức là 500 tấn/1 giấy phép, hết hạn ngạch lại xin cấp bổ sung nên đã gây lãng
phí thời gian của các nhà nhập khẩu và ách tắc các hoạt động xuất khẩu hoa quả
tươi của Việt Nam. Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài đến năm 2005 thì Công
hàm 888 ngày 30/12/2003 của Tổng cục Kiểm nghiệm - Kiểm dịch và Giám sát
chất lượng Quốc gia nước CHND Trung Hoa cho phía Việt Nam để thông báo
việc Trung Quốc có quy định mới đối với vấn đề kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng
thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam và thực hiện giấy chứng nhận kiểm nghiệm
kiểm dịch hàng thủy sản đối với hàng thủy sản của Việt Nam kể từ ngày
30/6/2003. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc hiện không được nợ

22
giấy tờ chứng nhận xuất xứ mẫu E như trước mà phải đi kèm ngay theo bộ
chứng từ xuất hàng. Điều đó cũng gây nhiều khó khăn cho các thương nhân
trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Vân Nam và Quảng Tây. Từ ngày
01/4/2004, Trung Quốc bỏ ưu đãi biên mậu (giảm 50% thuế Nhập khẩu và thuế
VAT) đối với tỉnh Quảng Tây, còn đối với Vân Nam thì vẫn giữ nguyên. Điều
này đã gây ra bất lợi thế cho tỉnh Quảng Tây vì vậy Quảng Tây đã đưa ra chính
sách “Ưu đãi biên mậu nửa vời” trong hoạt động buôn bán qua biên giới đối với
Việt Nam. Mục đích của chính sách này là thu hút nguyên liệu của Việt Nam
(quặng, cao su…) để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản
xuất và kiểm soát lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường của mình.
Việc dành ưu đãi biên mậu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng không có văn
bản chính thức, mà hải quan Quảng Tây chỉ thông báo miệng cho các doanh
nghiệp Việt Nam khi các doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu biên mậu vào
Quảng Tây. Khi họ có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng nào thì họ lại cho hưởng ưu
đãi VAT mặt hàng đó trong một thời gian nhất định để thu hút lượng hàng mà họ
cần, khi đã nhập đủ lượng hàng họ lại dừng ưu đãi (hải quan địa phương thông
báo bằng miệng cho các doanh nghiệp Việt Nam là dừng ưu đãi). Mức ưu đãi
phụ thuộc vào khối lượng hàng họ cần và sự cấp thiết về thời gian.

Tuy nhìn ngắn hạn thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể được hưởng lợi từ
chính sách “ưu đãi biên mậu nửa vời” của chính quyền Quảng Tây. Nhưng nếu
nhìn dài hạn thì Việt Nam rất bất lợi và lợi ích được hưởng nhỏ hơn rất nhiều so
với thiệt hại mà Việt Nam phải gánh chịu nếu cứ phụ thuộc vào chính sách của
phía Trung Quốc, hoàn toàn bị động trong việc cung ứng hàng hóa, dẫn đến tình
trạng doanh nghiệp bị ép giá, thua lỗ, sản xuất mở rộng thiếu quy hoạch lâu dài,
không có đầu ra ổn định… Điểm đáng lưu ý là không chỉ có cư dân biên giới
hưởng lợi từ quy chế biên mậu để đáp ứng nhu cầu trao đổi, kinh doanh mà ngay
cả với nhiều cá nhân, tập thể và các doanh nghiệp phía sau của Việt Nam (không
thuộc khu vực biên giới) cũng tham gia do sức hút của chính sách ưu đã biên mậu.

23
Thực tế hầu hết hàng hóa xuất khẩu đều có các xuất xứ từ sâu trong lãnh thổ Việt
Nam. Nếu so với những quy định và tinh thần áp dụng quy chế biên mậu thì rõ
ràng là Trung Quốc đang có dấu hiệu vi phạm điều XXIV của GATT/WTO. Điều
đó có nghĩa là bất cứ lúc nào, Trung Quốc có thể dừng các ưu đãi biên mậu khi
các thành viên WTO khiếu nại, đặc biệt các nước có tiềm năng xuất khẩu tương tự
như Việt Nam. Vì vậy, từ cuối năm 2005, Trung Quốc đã tuyên bố không áp dụng
quy chế ưu đãi biên mậu đối với các cửa khẩu giáp biên giới thuộc tỉnh Quảng
Tây với Việt Nam. Hiện tại quy chế biên mậu chỉ còn được áp dụng đối với tỉnh
Vân Nam. Điều này cho thấy Việt Nam và Trung Quốc đang chấp nhận một luật
chơi chung trong quan hệ thương mại hơn là tiếp tục một cơ chế giao dịch có tính
truyền thống như cơ chế biên mậu. Cùng với sự thu hẹp về không gian áp dụng
thương mại biên mậu, một thực tế là thương mại song phương đang giảm đi một
cách tương đối so với quan hệ thương mại thông thường.

1.3.2. Chính sách của Việt Nam về quan hệ thƣơng mại cửa khẩu biên giới

Cùng với việc bình thường hóa quan hệ về mặt chính trị, quan hệ kinh tế
thương mại giữa Việt Nam cũng đã được khôi phục và phát triển. Chính phủ hai
nước đã ký kết hơn 30 Hiệp định và văn bản thỏa thuận, trong đó có 13 Hiệp
định về kinh tế thương mại hoặc có liên quan đến kinh tế thương mại như: Hiệp
định về kinh tế thương mại (1991); Hiệp định tạm thời về giải quyết các công
việc trên vùng biên giới hai nước (1991); Hiệp định hợp tác Kinh tế Kỹ thuật
(1992); Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (1992); Hiệp định thanh
toán và hợp tác giữa ngân hàng hai nước (1993); Hiệp định quá cảnh hàng hóa
(1994); Hiệp định về thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc (1994); Hiệp định về mua bán ở vùng biên giới hai nước
(1998); Hiệp định biên giới trên bộ ngày 30/12/1999; Hiệp định phân định lãnh
hải ngày 25/12/2000; Hiệp định giao thông và vận tải đường sắt; Hiệp định giao
thông và vận tải đường bộ; Hiệp định vận tải đường biển; Hiệp định vận tải hàng
không dân dụng; Hiệp định hàng hóa quá cảnh; Hiệp định thương mại biên giới;

24
Hiệp định hợp tác du lịch…Các hiệp định này là cơ sở pháp lý cho hợp tác kinh
tế thương mại giữa hai nước. Ngoài ra, một số Bộ, ngành ở Trung ương và chính
quyền địa phương của hai nước cũng đã ký nhiều văn bản hợp tác kinh tế thương
mại song phương.

Năm 1994, Bộ Thương mại Việt Nam đã ban hành quy chế 1064 TM/PC
ngày 18/8/1994 về kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu và quy chế tạm nhập
để tái xuất, quyết định số 80/TM/XNK ngày 25/6/1994 về hàng hóa của cộng
hòa nhân dân Trung Hoa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Hai quy chế này tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo phương thức này đi vào nề
nếp. Chính phủ Việt Nam cho phép các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai,
Cao Bằng được áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực kinh tế cửa khẩu
(Quyết định số 675/QĐ-TTg ngày 18/6/1996; Quyết định số 748/QĐ-TTg ngày
11/9/1997; Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 26/5/1998, Quyết định số 771/QĐ-
TTg ngày 9/9/1998). Những chính sách này nhằm đưa các hoạt động mậu dịch
biên giới đi vào nề nếp, tạo sức hấp dẫn các thương nhân Trung Quốc sang buôn
bán tại Việt Nam, phát huy lợi thế so sánh và tạo động lực để phát triển kinh tế -
xã hội các tỉnh vùng biên. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành các
nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết về thi hành luật
Thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa
với nước ngoài. Trong đó có đề cập việc mở rộng quyền kinh doanh, cho phép
mọi thành phần kinh tế trong nước được tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp. Bên
cạnh đó Chính phủ cũng sửa đổi Luật khuyến khích đầu tư trong nước theo
hướng ưu đãi nhất cho sản xuất hàng xuất khẩu…

Chính sách và cơ chế điều hành hiện nay đã phân định rõ giữa xuất nhập
khẩu chính ngạch và hoạt động buôn bán qua biên giới với các văn bản pháp quy:
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 về quản
lý buôn bán hàng hóa qua biên giới với các nước có chung biên giới; Hiệp định
thanh toán và hợp tác Việt – Trung được ký ngày 16/10/2003 (sửa đổi Hiệp định

25
thanh toán và hợp tác được ký tháng 5/1993) đồng ý lấy đồng NDT hoặc VND hoặc
một ngoại tệ mạnh làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch mua bán ở khu
vực biên giới; Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 7/6/2004 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về quy chế thanh toán trong mua bán, trao
đổi hàng hóa và dịch vụ tại các khu vực biên giới và khu vực kinh tế cửa khẩu giữa
Việt Nam và Trung Quốc. Nghị định Chính phủ số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004
về việc ban hành các danh mục hàng hóa và thuế suất nhập khẩu của Việt Nam cho
các năm 2004 – 2008 để thực hiện chương trình thu hoạch sớm của Hiệp định
khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc; Thông tư số
16/2004/TT- BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 10/3/2004 hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ về ban hành danh
mục hàng hóa và thuế suất nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện EHP theo Hiệp
định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc là cơ sở để thực
hiện các cam kết mở cửa thị trường theo Hiệp định thương mại tự do khu vực
ACFTA. Thỏa thuận hợp tác kiểm tra kiểm dịch và vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất
nhập khẩu giữa Bộ Thủy sản Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm
nghiệm và kiểm dịch nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 07/10/2004 và Nghị
định thư về yêu cầu kiểm dịch gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giữa Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục giám sát chất lượng,
kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày
07/10/2004 đã có tác động tích cực trong việc tháo gỡ những khó khăn trong xuất
khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc.

Để tạo điều kiện cho quan hệ thương mại Việt – Trung phát triển thuận
lợi, khuyến khích xuất khẩu, quản lý tốt nhập khẩu, chống buôn lậu góp phần ổn
định tiền tệ biên giới nói riêng và cả nước nói chung, ngày 07/11/1991 Chính
phủ Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại với Chính phủ Trung Quốc. Ngày
26/5/1993 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
đã ký hiệp định thanh toán và hợp tác để hướng dẫn thi hành Hiệp định thương

26
mại. Trong đó quy định rõ các hình thức thanh toán phục vụ cho thanh toán xuất
nhập khẩu với Trung Quốc.

Để tạo thuận lợi cho công tác thanh toán, các ngân hàng thương mại đã tổ
chức các bàn thu đổi ngoại tệ phục vụ dân cư hai nước qua lại biên giới tham qua
du lịch và trao đổi hàng hóa. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và là dịch vụ
mới trong hoạt động ngân hàng tại các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc góp
phần khai thác kinh tế cửa khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cường quản lý
ngoại tệ và tiền tệ biên giới. Tuy vậy, quá trình tổ chức công tác thu đổi ngoại tệ
và thanh toán mậu dịch biên giới còn nhiều khó khăn và vướng mắc nên kết quả
còn rất hạn chế.

Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thương mại
trực tiếp như chủ động tham gia đàm phán các hiệp định và thỏa thuận kinh tế,
thương mại đa phương và song phương, kịp thời đàm phán tháo gỡ những ách
tắc và khó khăn về thị trường giữa hai nước, cải thiện và nâng cao chất lượng
hoạt động của các đại diện thương mại ở Nam Ninh và Côn Minh, hỗ trợ các
doanh nghiệp đi khảo sát thị trường và tham gia các hội chợ thương mại được tổ
chức ở Vân Nam và Quảng Tây, tổ chức nghiên cứu và khảo sát thị trường.

Rõ ràng, tiềm năng kinh tế - thương mại của các cửa khẩu biên giới Việt –
Trung là rất lớn. Đây là một trong những lợi thế quan trọng nhằm thúc đẩy kinh
tế hàng hóa phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc góp phần phát triển nền kinh
tế chung của cả nước. Tuy vậy việc khai thác lợi thế này phải luôn gắn bó chặt
chẽ, nhất quán với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng, phải đặt lợi ích lâu dài,
tổng thể lên trên lợi ích cục bộ.

27
CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI VIỆT NAM
VÀ TRUNG QUỐC – THỰC TẾ Ở LẠNG SƠN

2.1 Tổng quan về quan hệ thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam và
Trung Quốc

Giai đoạn trước bình thường hóa

Ngay từ khi mới thiết lập quan hệ ngoại giao vào những năm 1950, hai nước
Việt Trung đã có mối quan hệ thương mại song phương dựa trên cơ sở những hiệp
định thương mại song phương được ký kết bởi Chính phủ hai nước như: Nghị định
số 101/NĐ-NHNN ngày 21/4/1952 về ấn định chi tiết tổ chức bộ máy đổi tiền ở
biên giới Hoa - Việt; Điều lệ tạm thời số 166/ PTT-TTg ngày 1/5/1952 về quản lý
ngoại tệ biên giới Việt Hoa; Điều lệ tạm thời số 167/ PTT-TTg ngày 1/5/1952 về
hàng xuất nhập khẩu và thu thuế xuất nhập khẩu ở biên giới Hoa - Việt; Điều lệ số
391/ PTT-TTg ngày 16/10/1953 về quản lý mậu dịch tiểu ngạch biên giới Việt –
Hoa. Tiếp đó chúng ta đã ký rất nhiều hiệp định thương mại nhằm tạo điều kiện cho
nhân dân ở các vùng biên giới của hai nước tự do trao đổi hàng hóa và giao lưu với
nhau. Đến năm 1975 giữa hai nước đã có 28 cặp cửa khẩu gồm 4 cửa khẩu quốc tế,
10 cặp cửa khẩu quốc gia và 14 cặp cửa khẩu tiểu ngạch, [17]. Trong thời gian này
thương mại hai bên chủ yếu là thông qua các đơn vị thương mại quốc doanh thuộc
nhà nước quản lý thống nhất, hàng hóa chủ yếu là những mặt hàng viện trợ cho
cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam…Trong các hoạt động buôn bán
biên giới của các công ty Nhà nước, công ty địa phương hay hợp tác xã đều thực
hiện dưới sự giám sát của các ban kinh tế và tài chính của các tỉnh biên giới hay khu
vực tự trị. Hoạt động thương mại được thực hiện dưới hình thức trao đổi hàng hóa,
không thanh toán bằng ngoại hối. Cơ sở trao đổi hàng hóa và nghị định thư thanh
toán được đàm phán hàng năm. Ngoài ra hình thức buôn bán tiểu ngạch của các
công ty có giấy phép vẫn là hàng đổi hàng, cân bằng xuất nhập, không sử dụng

28
ngoại hối; buôn bán giữa cư dân vùng biên giới với phạm vi và số lượng hàng
không nhiều. Sau năm 1979, quan hệ hai nước có sự gián đoạn nhưng kể từ tháng
9/1982 đến tháng 9/1988, Trung Quốc đã lần lượt mở 9 điểm thương mại tại khu
vực biên giới Việt – Trung. Những điểm thương mại này có quy mô không lớn
nhưng nó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của khu vực biên giới, cải thiện cuộc
sống của cư dân tại đây.

Cuối những năm 1980 tình hình quốc tế và khu vực có sự thay đổi, bản
thân Việt Nam và Trung Quốc đều có nguyện vọng giảm bớt căng thẳng trên vùng
biên giới giữa hai nước, tập trung vào phát triển kinh tế, ổn định đất nước, vì vậy
Chính phủ hai nước đã có một số thay đổi khiến cho quan hệ thương mại giữa hai
nước đạt tới kết quả hai bên cùng có lợi, phù hợp với trào lưu phát triển của quốc
tế, thích ứng với mối quan hệ mới trong sự phát triển của nền kinh tế hai nước. Vì
vậy buôn bán qua biên giới giữa hai nước đã có cơ hội phát triển, kim ngạch buôn
bán qua biên giới không ngừng được tăng lên, năm 1988 là 5 triệu USD nhưng
đến năm 1989 con số này tăng lên đến 109 triệu USD. Hàng hóa vận chuyển qua
lại giữa biên giới hai nước tăng đáng kể, cụ thể được thể hiện qua số liệu sau:

Bảng 2.1: Kim ngạch mậu dịch biên giới giữa


Quảng Tây Trung Quốc và Việt Nam (1989 – 1990)

Tổng cộng Quảng Tây Tỷ lệ tăng Giá trị tăng trưởng


Năm
(triệu USD) (triệu USD) trưởng (%) (triệu USD)

1989 109 91,10 Khoảng 1.000

1990 244 203,39 123 101,69

Nguồn: Brantly Womack (1994). Sino – Vietnamese Border Trade the


Edge of Normalization, Asian Survey, Vol XXXIV, No.6, P.500

29
Giai đoạn từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay

Sau khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, hoạt động
thương mại hàng hóa qua biên giới hai nước đã đạt được những kết quả đáng kể.
Chính phủ Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế theo hướng mở cửa và hội
nhập với kinh tế thế giới. Việc Trung Quốc phát triển thương mại tại thị trường
biên giới được coi là bước đi mở đường cho chiến lược mở cửa ven biên với mục
tiêu là khai thác và mở rộng thị trường sang các nước lân cận, các nước trong
khu vực và các nước khác trên thế giới, đặc biệt mở rộng xuất nhập khẩu hàng
hóa sang Việt Nam. Ở giai đoạn đầu mới thiết lập bình thường hóa quan hệ buôn
bán giữa hai bên chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống
sinh hoạt của người dân, phương thức giao dịch chủ yếu là hàng đổi hàng giữa
cư dân vùng biên giới với nhau, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt
Trung đã có những bước phát triển nhanh chóng, vùng biên giới giữa hai nước
có nhiều cơ hội phát triển… Từ năm 1991 đến năm 1995 nhìn chung trao đổi
thương mại song phương, Việt Nam thường xuất siêu ở phần chính ngạch, ngược
lại luôn nhập siêu ở phần tiểu ngạch. Trong đó, chưa tính đến phần xuất nhập
khẩu lậu và gian lận thương mại chủ yếu đi qua con đường tiểu ngạch biên giới.
Nhiều mặt hàng Trung Quốc thời gian này xuất vào Việt Nam chất lượng thấp,
nhiều mặt hàng do địa phương sản xuất với công nghệ lạc hậu. Tuy nhiên, hàng
Trung Quốc thời gian này vẫn xâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam, vì
chúng phù hợp về giá cả và mức sống của người tiêu dùng Việt Nam. Ngày
3/1/1996 Quốc vụ viện Trung Quốc ra văn kiện số 2 về các vấn đề có liên quan
đến mậu dịch biên giới, năm 1998 Bộ Kinh tế đối ngoại và Tổng cục Hải quan
Trung Quốc ra văn kiện số 844 với những quy định chặt chẽ hơn đã khiến cho
thương mại song phương dần được đi vào quy củ. Tuy nhiên đến năm 1998 thì
quan hệ thương mại giữa hai nước trong giai đoạn này bị ảnh hưởng bởi cuộc
khủng hoảng tài chính Châu Á, do vậy thương mại giữa hai nước giảm mạnh.
Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi bình thường hóa quan hệ cho đến nay, thương

30
mại hai nước giảm một cách đáng kể. Tuy vậy bước sang năm 1999 thì thương
mại song phương đã có sự hồi phục dần và ngày càng tăng mạnh, điều này có thể
được lý giải do nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là do môi trường chính trị ổn
định. Năm 1999 cũng là một năm đánh dấu một mốc mới trong quan hệ Việt
Trung. Các nhà lãnh đạo hai nước đã xác định khung quan hệ trong thế kỷ mới
của hai nước đó là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai”. Trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2001 hai bên đã ký
một số hiệp định kinh tế, thương mại quan trọng như vào ngày 19/10/1998,
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đã ký hiệp định về mua bán
háng hóa ở vùng biên giới tại Bắc Kinh. Việt Nam đã ban hành Nghị định số
57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại, hoạt
động thương mại hàng hóa qua biên giới trên bộ với Trung Quốc không còn
phân biệt chính ngạch, tiểu ngạch nữa mà chỉ có hình thức mua bán qua biên giới
trên bộ Việt – Trung, khối lượng và chủng loại hàng hóa không còn bị hạn chế
(trừ những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu), phương thức thanh toán cũng linh
hoạt hơn nhưng phải phù hợp với các quy định của hệ thống ngân hàng Việt
Nam. Ngoài danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu và Nhà nước quản lý bằng hạn
ngạch, các mặt hàng còn lại cư dân biên giới, tư thương và các thành phần kinh
tế của cả hai bên được phép xuất nhập khẩu, chịu sự kiểm tra, quản lý của các cơ
quan nhà nước và chịu sự điều chỉnh về thuế theo luật định. Việc kinh doanh
xuất nhập khẩu phải có giấy phép do Bộ Công thương cấp, phải thông qua các
cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của biên phòng, hải quan.

Năm 2001, Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Với
những nguyên tắc gia nhập WTO, Trung Quốc bắt buộc phải tiến tới xóa bỏ bớt
một số ưu đãi về thương mại cho những tỉnh vùng biên. Mặc dầu vậy sau khi
những ưu đãi dần dần bị thu hẹp, quan hệ thương mại giữa hai nước không vì
vậy mà giảm đi, trái lại càng ngày càng phát triển hơn do nhu cầu thực sự của
từng nước cũng như những điều kiện khách quan, cụ thể là: Thứ nhất, Trung

31
Quốc là nước có thị phần lớn nhất thế giới; Thứ hai, Việt Nam trở thành thành
viên của ASEAN đã tạo cho Trung Quốc một cơ hội tiếp cận nhiều hơn nữa với
các nước ASEAN; Thứ ba, quá trình hợp tác hai nước đã dần dần điều chỉnh lại
chính sách thuế phù hợp với xu thế toàn cầu hóa thế giới hiện nay.

Từ năm 2007 đến nay, nền kinh tế thế giới bị suy thoái và khủng hoảng.
Hầu hết tất cả các nước đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dầu vậy quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không hề giảm mà thậm chí vẫn tăng
thể hiện qua việc kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong các năm gần
đây năm sau luôn tăng cao hơn năm trước.

2.1.1. Quy mô, tốc độ, kim ngạch xuất nhập khẩu

Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1991 đến nay phát
triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh,
trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc đã góp phần tích cực trong việc
thúc đẩy phát triển kinh tế của cả hai nước.

32
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc
thời kỳ 1991 – 2009
Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân
thương mại
Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ (triệu USD)
(triệu tăng (%) (triệu tăng (%) (triệu tăng (%)
USD) USD) USD)
1991 37,7 - 19,3 - 18,4 - + 0,9

1992 127,4 238 95,6 395 31,8 73 + 63,8

1993 221,3 73,7 135,8 42 85,5 168 + 50,3

1994 439,9 98,7 295,7 118 144,2 68 + 151,5

1995 691,6 57,2 361,9 22,3 329,7 128 + 32,2

1996 669,2 - 3,3 340,2 - 6,0 329,0 - 0,3 + 11,2

1997 878,5 31,2 474,1 39,3 404,4 22,9 + 69,7

1998 989,4 12,6 478,9 1,0 510,5 26,2 - 31,6

1999 1.542,3 55,8 858,9 79,3 683,4 33,8 + 175,5

2000 2.957,3 91,7 1.534,0 78,6 1.423,2 108 + 110,8

2001 3.047,9 3,0 1.418,0 - 7,6 1.629,9 14,5 - 211,9

2002 3.653,0 19,8 1.495,0 5,5 2.158,0 14,5 - 663,0

2003 4.867,0 33,2 1.747,0 16,9 3.120,0 44,6 - 1.373,0

2004 7.192,0 47,7 2.735,5 56,6 4.456,5 42,8 - 1.721,0

2005 8.730,0 21,5 2.960,0 8,24 5.770,0 29,6 - 2.810,0

2006 10.420,0 19,2 3.030,0 2,30 7.390,0 28,0 - 4.360,0

2007 15.559,0 49,3 3.357,0 10,00 12.502,0 69,0 - 9.145,0

2008 20.824,0 33,8 4.112,0 22,50 16.712,0 33,7 - 12.600,0

2009 21.350,0 2,5 4.925,0 19,77 16.425,0 -1,7 -11.500,0

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu

33
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 1991 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt
Nam – Trung Quốc chỉ đạt 37,7 triệu USD, chiếm 0,8% trong tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của cả nước, con số này đạt 691,6 triệu USD vào năm 1995, tăng
18,34 lần so với năm 1991 và chiếm 5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai
đoạn 1991 – 1995 cho thấy tiềm năng trao đổi hàng hóa giữa hai nước là rất lớn.

Năm 1996, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước giảm nhẹ, từ
mức 691,6 triệu năm 1995 xuống còn 669,2 triệu USD, giảm 3,3% do giá một số
mặt hàng nông sản trên thế giới giảm. Những năm tiếp theo kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa giữa hai nước tiếp tục tăng, từ 878,5 triệu USD năm 1997 lên 989,4
triệu USD năm 1998 và năm 1999 đạt 1.542,3 triệu USD, năm 2000 đạt 2.957,1
triệu USD. Năm 1997 - 1998 ở Châu Á xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
nhưng quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước vẫn phát triển, tốc độ tăng bình
quân giai đoạn 1996 – 2000 đạt 37,60%/năm. Điều này cho thấy việc trao đổi,
mua bán hàng hóa giữa hai nước còn tăng mạnh trong những năm tới.

Từ năm 2001 đến nay kim ngạch XNK hàng hóa giữa hai nước tăng
mạnh, vượt quá mục tiêu mà Chính phủ hai nước đã đặt ra (Năm 2005: 5 tỷ
USD; năm 2015: 15 tỷ USD). Năm 2004 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
giữa hai nước đạt 7.192 triệu USD, năm 2005 đạt 8.730 triệu USD, năm 2006 đạt
10.420 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2006 là
24%/năm (cả nước đạt 18,8%), chiếm 12% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
của cả nước năm 2006. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì quan hệ
hàng hóa giữa hai nước đã tăng mạnh. Năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa
hai nước đạt 15.559 triệu USD, tăng 49,3% so với năm 2006, vượt mục tiêu mà
Chính phủ hai nước đặt ra cho năm 2010 là 3,7%. Năm 2008 cả thế giới phải đối
phó với cuộc khủng hoảng kinh tế, mặc dầu vậy kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam với Trung Quốc vẫn tăng, cụ thể tổng giá trị kim ngạch đạt 20.824
triệu USD tăng 33,8% so với năm 2007. Năm 2009 tổng giá trị kim ngạch XNK
đạt 21.350 triệu USD và 6 tháng đầu năm 2010 con số này đạt 11.900 triệu USD.

34
Bảng 2.2 cho thấy, giai đoạn 1991 – 2000 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng
liên tục và tương đối cân bằng. Giai đoạn này, Việt Nam luôn xuất siêu sang Trung
Quốc, thâm hụt thương mại không đáng kể. Song từ năm 2001 đến nay, xuất khẩu
của Trung Quốc tăng vọt và thâm hụt thương mại của Việt Nam và Trung Quốc đã
gia tăng mạnh. Năm 2001 mức thâm hụt thương mại 211 triệu USD, đến năm 2005
là 2.810 triệu USD, năm 2006 đã là 4.360 triệu USD, bằng 143% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, năm 2007 mức thâm hụt thương mại là 9.145
triệu USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Năm 2008 mức thâm hụt là 12.600 triệu
USD và năm 2009 là 11.500 triệu USD.

Bảng 2.3: Tỷ lệ kim ngạch XNK đƣờng biên của các tỉnh biên giới phía Bắc
so với kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1991-2009

Kim ngạch XNK Việt Kim ngạch XNK các tỉnh biên giới Tỷ lệ
Năm Nam – Trung Quốc của Việt Nam – Trung Quốc
(triệu USD) (triệu USD) (%)

1991 37,7 37,7 100


1992 127,4 60,20 47,25
1993 221,3 83,48 37,72
1994 439,9 94,81 21,55
1995 691,6 300,59 43,46
1996 669,2 581,70 86,92
1997 878,5 656,49 74,73
1998 989,4 631,29 63,81
1999 1.542,3 625,44 40,55
2000 2.957,3 1.099,05 37,16

2006 10.420 2.600 24,95
2007 15.559 5.800 37,28
2008 20.824 6.500 32,20
2009 21.350 7.472 35,00
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu

35
Bảng số liệu cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh biên giới
Việt Nam với Trung Quốc có một vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc, năm 1991 xuất nhập khẩu của Việt
Nam sang Trung Quốc đều được thực hiện qua biên giới các tỉnh phía bắc, năm
1996 tỷ lệ này chiếm 86,92%, năm 1997 chiếm 74,3%. Từ năm 2006 – 2009 kim
ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam chiếm khoảng
32% kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều của hai nước.

2.1.2. Cơ cấu trao đổi thƣơng mại

2.1.2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc

Các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ trước
đến nay rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, từ
hàng nông, lâm, thủy sản, hải sản tươi sống đến các sản phẩm tiểu thủ công
nghiệp và công nghiệp, từ hàng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đến các
sản phẩm cao cấp như máy móc, thiết bị điện tử. Chất lượng của các hàng hóa
cũng rất khác nhau, có loại đạt tiêu chuẩn quốc gia và địa phương nhưng cũng
có loại chưa được đánh giá về phẩm cấp, nhất là hàng hóa xuất nhập khẩu
theo đường tiểu ngạch và trao đổi ở chợ biên giới.

36
a) Giai đoạn 1991 – 1995

Bảng 2.4: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
sang Trung Quốc giai đoạn 1991 – 1995

Nội dung 1991 1992 1993 1994 1995

1. Kim ngạch XK (triệu USD) 19,3 95,6 135,8 295,7 361,9

2. Mặt hàng chủ yếu. trong đó:

Dầu thô (triệu USD) - - 31,72 7,60 106,40

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) - - 23,36 2,57 29,40

Than (Triệu USD) - 0,99 0,87 9,10 9,30

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) - 1,04 0,64 3,07 2,56

Cao su (triệu USD) 15,40 72,63 41,87 10,75 14,78

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 79,79 75,97 30,83 3,64 4,08

Cà phê (triệu USD) 0,10 1,70 0,11 1,40 10,00

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 0,51 1,78 0,08 0,47 2,76

Hải sản (triệu USD) 1,00 2,93 8,29 2,50 12,00

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 5,18 3,06 6,10 0,84 3,32

Hạt điều (triệu USD) - 3,48 16,88 33,00 60,90

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) - 3,64 12,43 11,15 16,82

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu

37
Theo bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn này Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nguyên, nhiên liệu và nông sản dưới
dạng thô. Trong các mặt hàng xuất khẩu, nhóm hàng nguyên, nhiên liệu chiếm
38,30%; nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm 16,98%; còn lại hàng hóa khác.
Cao su, hạt điều, dầu thô… là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn và chiếm
tỷ trọng 48,65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
giai đoạn 1991 – 1995. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
trong giai đoạn này không ổn định, điều này được phản ánh rõ qua sự tăng, giảm
kim ngạch và tỷ trọng của từng mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Chẳng
hạn như năm 1993, dầu thô đạt 31,72 triệu USD, chiếm 23,36% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, năm 1994 chỉ đạt có 7,6 triệu
USD, giảm (76,04%) so với năm trước, chiếm 2,57%; năm 1995 kim ngạch tăng
mạnh đạt 106,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 29,4%. Mặt hàng cao su cũng không
ổn định, năm 1992 đạt 72,63 triệu USD, chiếm tỷ trọng 75,97%, đến năm 1995
chỉ đạt 14,78 triệu USD, chiếm 4,08% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Trung Quốc. Thời kỳ này nhiều sản phẩm quý hiếm của Việt Nam
như: đồng, niken, thiếc. nhôm, vàng bạc, đá quý, một số động vật quý hiếm… đã
theo đường buôn lậu sang Trung Quốc, gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Việt
Nam.

38
b) Giai đoạn 1996 – 2000

Bảng 2.5: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang
Trung Quốc giai đoạn 1996 – 2000
Nội dung 1996 1997 1998 1999 2000
1. Kim ngạch XK (triệu USD) 340,2 474,1 478,9 858,9 1.534
2. Mặt hàng chủ yếu, trong đó:
Dầu thô (triệu USD) 16,67 87,77 86,71 331,6 749,02
Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 4.90 18,51 18,11 38,61 48,83
Than (triệu USD) 28,69 19,11 5,22 3,61 7,86
Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 8,43 4,03 1,09 0,42 0,51
Cao su (triệu USD) 60,10 92,38 64,82 51,83 66,39
Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 17,67 19,49 13,54 6,03 4,33
Cà phê (triệu USD) 27,31 3,55 2,02 3,68 3,06
Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 8,03 0,75 0,42 0,43 0,02
Hạt điều (triệu USD) 48,50 87,21 58,60 54,47 53,29
Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 14,25 18,39 12,25 6,34 3,47
Hải sản (triệu USD) 0,09 32,81 51,54 51,65 222,97
Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 0,03 6,92 10,76 6,01 14,54
Rau quả (triệu USD) 5,09 24,84 10,45 35,68 120,35
Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 1,50 5,24 2,18 4,15 7,85
Gạo (triệu USD) 24,05 3,17 0,33 5,51 0,49
Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 7,07 0,67 0,07 0,64 0,03
Dệt may (triệu USD) 0,12 2,59 0,63 0,57 2,61
Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 0,04 0,05 0,13 0,07 0,17
Giày dép (triệu USD) - - 1,89 2,14 3,24
Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) - - 0,39 0,25 0,21

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu

39
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn
1996 -2000 đạt 3.686 triệu USD, tăng 4,08 lần so với thời kỳ 1991 – 1995, với
nhịp độ tăng bình quân 37,60%/năm. Hơn 100 mặt hàng khác nhau của Việt
Nam đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, trong đó nhóm hàng nguyên, nhiên
liệu (như dầu thô, than đá, cao su…) chiếm 45,35% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1996 – 2000; nhóm hàng nông,
thủy sản chiếm 24,33%, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 0,37%, còn lại
là hàng hóa khác. Trong đó, dầu thô, rau quả, hải sản có kim ngạch xuất khẩu
tăng mạnh vào năm 2000, dầu thô đạt 749,02 triệu USD, chiếm 48,83% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này, hải sản là 222,97 triệu USD chiếm
15,54%, rau quả đạt 120,35 triệu USD chiếm 7,85%, các mặt hàng còn lại tăng
tương đối ổn định.

Thông qua bảng số liệu trên, rõ ràng cơ cấu hàng hóa của Việt Nam xuất
khẩu sang Trung Quốc đã tăng nhanh cả về số lượng và giá trị. Đặc biệt, trong
cơ cấu hàng xuất khẩu đã xuất hiện nhóm hàng công nghiệp, nhưng tỷ trọng của
nhóm mặt hàng này trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
còn rất nhỏ.

c) Giai đoạn 2001 – 2009

Bảng 2.6: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
sang Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2009

Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2009
1. Kim ngạch XK
1.418 1.495 1.747 2.735,5 2.960 2.030 3.357 4.925
(triệu USD)
2. Mặt hàng chủ yếu.
trong đó:
Dầu thô (triệu USD) 591,00 686,00 848,00 1.471 1.160 399,91 281,31 462,62
Tỷ trọng trong Kim
41,68 45,89 48,54 53,77 39,19 13,19 8,38 9,39
ngạch XK (%)
Than (triệu USD) 19,00 45,00 49,00 134,00 370,00 594,76 650,59 935,84

40
Tỷ trọng trong Kim
1,34 3,01 2,80 4,90 12,50 19,62 19,38 9,93
ngạch XK (%)
Cao su (triệu USD) 52,00 89,00 147,00 358,00 519,00 851,38 838,84 856,71
Tỷ trọng trong Kim
3,67 5,95 8,41 13,09 17,53 28,09 24,98 9,1
ngạch XK (%)
Cà phê (triệu USD) 2,60 3,92 6,99 5,88 7,62 15,87 25,21 24,89
Tỷ trọng trong Kim
0,18 0,26 0,40 0,21 0,26 0,52 0,75 0,26
ngạch XK (%)
Hạt điều (triệu USD) 31.00 38.00 52.00 70.00 97.36 94.49 103.91 177,48
Tỷ trọng trong Kim
2,19 2,54 2,98 2,56 3,29 3,11 3,09 1,88
ngạch XK (%)
Hải sản (triệu USD) 240,00 195,00 78,00 48,00 61,97 65,05 67,74 124,86
Tỷ trọng trong Kim
16,93 13,04 4,46 1,75 2,09 2,14 2,01 2,53
ngạch XK (%)
Rau quả (triệu USD) 143,00 122,00 67,00 25,00 34,94 24,61 27,22 55,29
Tỷ trọng trong Kim
10,08 8,16 3,84 0,91 1,30 0,81 0,81 1,12
ngạch XK (%)
Gạo (triệu USD) 0,54 1,68 0,29 19,20 11,96 12,44 15,93 -
Tỷ trọng trong Kim
0,04 0,11 0,02 0,70 0,40 0,41 0,47 -
ngạch XK (%)
Dệt may (triệu USD) 15,30 19,60 28,50 14,30 8,14 29,69 43,60 46,16
Tỷ trọng trong Kim
1,08 1,31 1,63 0,52 0,28 0,97 1,29 0.90
ngạch XK (%)
Giày dép (triệu USD) 5,10 7,28 10,90 18,40 28,32 29,70 66,02 98,01
Tỷ trọng trong Kim
0,36 0,49 0,62 0,67 0,96 0,98 1,96 2,00
ngạch XK (%)
Máy tính. linh kiện
7,83 19,30 22,50 25,90 74,56 73,81 119,51 287,19
điện từ (triệu USD)
Tỷ trọng trong Kim
0,55 1,29 1,29 0,95 2,52 2,43 3,56 5,83
ngạch XK (%)
Gỗ. sản phẩm gỗ
8,40 11,30 12,40 35,10 60,34 94,07 167,70 197,90
(triệu USD)
Tỷ trọng trong Kim
0,59 0,76 0,71 1,28 2,04 3,10 4,99 4,00
ngạch XK (%)

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu

41
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 2001 đến
năm 2009 tăng khá nhanh, năm 2001 giá trị kim ngạch xuất khẩu là 1.418 triệu
USD, năm 2009 là 4.925 triệu USD gấp 3,47 lần so với năm 2001. Trong giai
đoạn này, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã có thay đổi.
Trong đó nhóm mặt hàng nguyên nhiên liệu vẫn có xu hướng tăng mạnh, từ 662
triệu USD năm 2001 lên 2.049 triệu USD năm 2005; chiếm tỷ trọng 60% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc (2001 – 2005), nhóm hàng này đã
giảm nhẹ trong những năm sau, cụ thể là đối với mặt hàng dầu thô năm 2006 đã
giảm 65% so với năm 2005, năm 2007 giảm 30% so với năm 2006, nhưng vẫn
chiếm tỷ trọng cao 56% trong hai năm qua. Nhóm hàng nông, thủy sản đã giảm
mạnh, chỉ chiếm 10,84% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ
này, giảm 13,49% so với giai đoạn 1996 – 2000, cụ thể mặt hàng hải sản giảm từ
240 triệu USD năm 2001 xuống còn 48 triệu USD năm 2004; mặt hàng rau quả
giảm từ 143 triệu USD năm 2001 xuống còn 25 triệu USD năm 2004, nhưng
nhóm mặt hàng này tăng nhẹ vào năm 2005 và năm 2006. Tuy vậy trong giai
đoạn này nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ có tốc độ tăng trưởng
tương đối ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002 tăng 5,28% so với
năm 2001, năm 2003 tăng 62,9% so với năm 2002, năm 2004 tăng 26% so với
năm 2003, năm 2005 tăng 82,8% so với năm 2004, năm 2006 tăng 32,62% so
với năm 2005, năm 2007 tăng 74,63% so với năm 2006. Với tốc độ tăng như
trên, trong thời gian tới, khả năng xuất khẩu của nhóm này sang Trung Quốc còn
tăng mạnh

2.1.2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc

a) Giai đoạn 1991 – 1995

Các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn này
đó là: thuốc bắc, bông, vải sợi, hàng dệt kim và quần áo may sẵn, pin các loại,
thuốc lá, xà phòng giặt, nước giải khát, dầu thực vật, đường sữa, đồ dùng gia

42
đình, xe đạp, giấy…Các mặt hàng này được nhập với số lượng lớn, chủng loại đa
dạng, chất lượng thấp nhưng giá rẻ, phù hợp với mức thu nhập thấp nên chỉ sau
một thời gian ngắn nó đã tràn ngập thị trường Việt Nam. Đặc biệt, giai đoạn này,
hàng hóa nhập lậu qua biên giới với khối lượng lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm
trong đến một số ngành sản xuất của Việt Nam như: dệt kim, may mặc, sành sứ,
thủy tinh, sản xuất xe đạp…

b) Giai đoạn 1996 – 2000

Hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam giai đoạn này tăng
tương đối ổn định, phong phú và đa dạng về chủng loại cũng như số lượng. Hàng
năm Việt Nam nhập khẩu gần 200 mặt hàng từ Trung Quốc (gấp đôi số mặt hàng
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này).

43
Bảng 2.7: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam
từ Trung Quốc giai đoạn 1996 – 2000
Đơn vị: Triệu USD

Nội dung 1996 1997 1998 1999 2000


I. Kim ngạch nhập khẩu 329,00 404,40 510,50 683,40 1,423.2
II. Mặt hàng chủ yếu, trong đó:
1. Xăng dầu 2,90 2,96 12,80 46,00 131,60
2. Máy móc thiết bị và phụ tùng 51,60 104,60 115,70 103,70 166,50
3. Phân bón 4,48 2,61 15,00 24,01 104,62
4. Nguyên phụ liệu dệt may da giày - 11,30 3,10 39,13 41,84
5. Sắt thép 51,01 90,65 49,48 42,79 75,06
6. Linh kiện điện tử và máy tính - - - 9,02 20,27
7. Xe máy dạng CKD, IKD 0,23 0,10 0,81 46,77 419,01
8. Ô tô dạng CKD, SKD 0,21 0,14 0,12 - -
9. Ô tô nguyên chiếc các loại 2,58 2,57 3,43 4,38 2,74
10. Hóa chất 7,40 - 22,10 52,30 48,50
11. Thuốc trừ sâu 12,90 10,40 18,30 20,30 22,50
12. Kính xây dựng 6,70 6,70 3,70 6,90 3,30
13. Vải may mặc 2,00 11,00 18,20 24,40 35,10
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu

Qua bảng số liệu trên ta thấy, mặt hàng nhập khẩu lớn trong thời kỳ này
là: Máy móc thiết bị và phụ tùng, năm 1996 chỉ đạt có 51,6 triệu USD, năm 2000
con số này đã tăng lên 166,5 triệu USD, tăng 3,2 lần so với năm 1996 và tăng
60% so với năm 1999, chiếm 12% trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2000;
Mặt hàng xăng dầu, năm 1996 là 2,9 triệu USD, đến năm 2000 là 131,6 triệu
USD tăng 45 lần so với năm 1996. Ngoài ra, mặt hàng sắt thép, hóa chất, vải các
loại cũng được nhập khẩu nhiều trong giai đoạn này. Máy móc thiết bị nhập
khẩu chủ yếu trong giai đoạn này là máy móc nông nghiệp và chế biến nông, lâm

44
sản, thiết bị sản xuất xi măng lò đứng, máy móc cho ngành dệt, thiết bị sản xuất
phân bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ.

c) Giai đoạn 2001 – 2009


Bảng 2.8: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam
từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2009
Đơn vị: Triệu USD
Tên hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2009

I.KNNK 1.630 2.158 3.120 4.456 5.770 7.390 12.502 16.425

II.Mặt hàng

1.Xăng dầu 231,66 473,40 721,10 739,80 884,33 555,33 464,62 1.290,2

2. Máy móc, thiết


219,36 347,90 446,80 607,10 817,55 1.200 2.394 4.155,3
bị, phụ tùng

3. Phân bón 62,31 57,69 244,20 391,90 294,00 298,73 588,44 596,03

4. NPL dệt, may,


74,12 127,90 200,50 290,20 323,60 304,76 339,32 407,44
giày

5.Sắt thép 54,74 69,05 108,20 409,50 718,05 1.296 2.335 815,66

6. LK điện tử và xe
21,96 42,26 63,86 103,80 155,38 243,18 517,72 -
máy.
7. Xe máy CKD,
433,22 121,80 47,71 - 15,97 20,51 53,91 20,32
IKD

8. Ô tô các loại - 3,50 3,81 5,20 - 22,84 164,51 152,58

9. LK và phụ tùng
0,92 118,92 101,31 103,68 133,67
xe máy

10. Thuốc trừ sâu. 11,30 26,80 26,00 62,44 264,25 118,99 169,49 202,13

11. Hóa chất 51,50 95,50 108,10 123,80 169,88 203,83 303,47 399,11

12. Vải may mặc. 48,90 183,30 324,00 447,30 661,20 895,60 1.300 1.566,0

13. Chất dẻo 6,80 10,50 14,80 22,40 35,20 59,70 97,10 135,13

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu

45
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong giai đoạn này các mặt hàng nhập khẩu
của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập
khẩu cao hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
trong cùng giai đoạn từ 2001 đến năm 2009, cụ thể kim ngạch nhập khẩu năm
2001 là 1.629,9 triệu USD, năm 2009 là 16.425 triệu USD gấp hơn 10 lần so với
năm 2001, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ gấp năm 2001
khoảng 3,47 lần, tuy nhiên cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ít có sự thay
đổi trong những năm qua. Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều tăng qua các
năm, riêng mặt hàng xăng dầu giảm trong năm 2006, 2007. Nhóm hàng và mặt
hàng nhập khẩu lớn trong giai đoạn này là: Máy móc thiết bị và phụ tùng chiếm
16%, xăng dầu 11%, sắt thép 14%, vải may mặc 8%... Còn lại các mặt hàng như
nguyên phụ liệu dệt may, da, giày, phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất, hàng tiêu
dùng…tăng ổn định.

Tóm lại, thông qua các số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang Trung Quốc cho thấy trong giai đoạn ngắn hạn tính từ năm 2010
Việt Nam sẽ vẫn nhập siêu, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng nhưng tốc độ tăng
chậm hơn so với kim ngạch nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu về dài
hạn luôn tăng với tỉ lệ năm sau cao hơn năm trước.

2.1.2.3. Thực trạng buôn lậu và đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa
qua biên giới Việt Trung

Cùng với sự mở rộng buôn bán trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt Nam
– Trung Quốc thì tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại cũng diễn biến
phức tạp. Đây là nơi bọn buôn lậu đưa hàng vào Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn về số
vụ và hàng hóa được phát hiện. Theo thống kê về tình hình buôn lậu trên tuyến
biên giới đất liền từ năm 1993 – 1999 cho thấy tuyến biên giới Việt Trung có
1.863/4.865 tổng số vụ phát hiện, chiếm 38,36% so với toàn quốc; 2.413/7.589
tổng số đối tượng phát hiện chiếm 31,81%; hàng hóa thu giữ là 46,2/139,4 tỷ

46
đồng. Trên biên giới đường bộ, hàng hóa nhập lậu và vận chuyển trái phép vào
Việt Nam đủ chủng loại, trong đó có cả những chất gây nghiện, chất nổ, tài liệu
sách báo vào nội dung xấu. Hàng hóa thường được cửu vạn vận chuyển vượt qua
biên giới theo đường mòn hai bên cánh gà cửa khẩu sau đó dùng hóa đơn buôn
chuyến, hóa đơn mua hàng để lưu thông hàng hóa nhằm trốn thuế nhập khẩu.

Do điều kiện địa hình, hoạt động buôn lậu diễn ra trên toàn tuyến và rất
phức tạp, trong đó tập trung ở biên giới Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai. Đây là
những tỉnh có cửa khẩu quốc tế, hệ thống đường giao thông khá thuận tiện về
phía sau và gần thủ đô Hà Nội. Đây là những địa điểm để giao dịch buôn bán
qua con đường chính ngạch, tiểu ngạch, giao lưu trao đổi, buôn bán hàng hóa
của Nhà nước, các doanh nghiệp và cư dân hai bên biên giới.

- Phương thức: Thủ đoạn hoạt động của đối tượng buôn lậu là tổ chức đường
dây, từ nơi có nguồn hàng đến nơi tiêu thụ, từ trong nước ra nước ngoài và ngược lại.
Các đối tượng buôn lậu đã tổ chức hoạt động rất tinh vi, xảo quyệt nhằm chống lại sự
kiểm tra, kiểm soát và đấu tranh của các lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn
lậu. Nếu là đối tượng nước ngoài, Việt kiều thì móc nối với một số phần tử và người
thân trong nước. Nếu là đối tượng trong nước thì hình thành tổ chức. Có những người
giữ cương vị khác nhau hoặc tổ chức có đầu nậu đứng ra góp vốn, tổ chức giao nhận
hàng và ăn chia theo cổ phần đóng góp. Hoặc thuê cửu vạn mang vác hàng vượt qua
biên giới theo các đường mòn hai bên cánh gà cửa khẩu bằng phương thức xé lẻ, thu
gom nhiều lần. Những người mang vác hàng thuê có khả năng đặt cọc hàng hay mua
hàng của chúng để vận chuyển đến nơi tập kết nên khi gặp lực lượng kiểm tra, kiểm
soát thì giành giật hàng đến cùng. Bọn buôn lậu thường tập kết hàng hóa từ bên kia
biên giới rồi chuyển vào nội địa bằng nhiều phương tiện khác nhau. Khi vận chuyển
hàng lậu vào đến nội địa thì rất nhiều đối tượng phân tán hàng để tập kết đến một nơi
khác xa biên giới. Đặc biệt đối tượng buôn lậu sử dụng rất nhiều loại phương tiện
khác nhau, từ phương tiện hiện đại như: tàu hỏa, ô tô, điện thoại di động, bộ đàm đến
những phương tiện thô sơ như xe đạp, gùi vác. Căn cứ vào đặc điểm từng địa bàn,

47
thời gian cụ thể, các đối tượng buôn lậu sử dụng các phương thức hoạt động khác
nhau, nhưng chủ yếu gồm các phương thức sau: bí mật, lén lút; vừa bí mật, vừa công
khai và công khai trắng trợn.

Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế quản lý kinh tế, chính sách
xuất nhập khẩu của Nhà nước để hoạt động buôn lậu như:

- Sử dụng các phương tiện vận tải nhỏ để vận chuyển cất giấu hàng hóa
buôn lậu;

- Dùng thủ đoạn gian lận thương mại bằng cách chuyên trở quá trọng tải
quy định, khai báo ít hơn số lượng thực tế vận chuyển, khai báo sai chủng loại
hoặc tháo rời hàng nguyên chiếc thành phụ tùng để chịu thuế suất thấp hơn, lợi
vụ chức vụ, quyền hạn và điều kiện công tác để tiếp tay, che giấu cho các hoạt
động buôn lậu;

- Lợi dụng những khó khăn, phức tạp về địa hình, những sơ hở, thiếu sót
trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu của các cơ quan
chức năng để bí mật, lén lút hoạt động buôn lậu;

- Đối tượng buôn lậu thường có mối quan hệ với các phần tử thoái hóa
biến chất trong các cơ quan chức năng chống buôn lậu để lạm dụng chức vụ
quyền hạn thỏa hiệp với bọn buôn lậu hoặc tiếp tay cho bọn buôn lậu.

Xuất phát từ những đặc điểm, tình hình trên và nhất là từ khi Chính phủ có
Nghị quyết 85/CP ngày 11/7/1997 và Chỉ thị 853 ngày 11/10/1997 về đấu tranh
chống buôn lậu trong tình hình mới, đã đề ra những giải pháp đồng bộ, cấp bách về
chống buôn lậu, gian lận thương mại trong tình hình mới. Công tác chống buôn lậu
đã được các cấp ủy và chính quyền các tỉnh biên giới quan tâm chỉ đạo kịp thời, quyết
liệt việc tổ chức triển khai nhiệm vụ chống buôn lậu trên địa bàn theo tinh thần chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước, đã phân công rõ trách nhiệm và địa bàn, phương thức
hoạt động cho các ngành liên quan, cụ thể như sau:

48
Ở tuyến biên giới:

Ngành Hải Quan và Biên phòng chịu trách nhiệm toàn bộ trước chính quyền
địa phương về nhiệm vụ chống buôn lậu ở khu vực biên giới, trên cơ sở tập trung
chỉ đạo, bố trí lực lượng đủ mạnh, hạn chế tới mức thấp nhất hàng nhập lậu lọt vào
tuyến sau, nếu có những lô hàng nhập lậu lớn còn lọt vào tuyến sau, thủ trưởng 2
đơn vị này chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tại thị trường nội địa:

- Tổ chức triển khai quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các
nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của tỉnh cho các cấp ủy, lãnh đạo các cấp, các
ngành, các đoàn thể làm chuyển biến nhận thức và có kế hoạch phối hợp và hành
động cụ thể.

- Tập trung chỉ đạo mở nhiều đợt tuyên truyền vận động quần chúng nhất
là ở các xã biên giới, các địa bàn trọng điểm phức tạp về vận chuyển, buôn bán,
chứa chấp hàng nhập lậu.

- Tăng cường công tác chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở, kiện toàn các Ban chỉ
đạo công tác buôn lậu ở các cấp, các ngành, phân rõ trách nhiệm, địa bàn,
phương thức phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp liên quan.

- Quan tâm củng cố kiện toàn lực lượng chống buôn lậu, các đội, các trạm
liên nghành…ở khu vực biên giới và nội địa về số lượng, chất lượng, kịp thời bổ
sung trang bị cơ sở vật chất, phương tiện, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác chống
buôn lậu.

- Đi đôi với việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tố giác bọn buôn
lậu, các tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các ngành, các cấp, các lực lượng khẩn
trương điều tra, xác minh các đường dây, tụ điểm, đối tượng buôn lậu, đấu tranh
triệt phá kịp thời và xử lý nghiêm minh bằng pháp luật, kinh tế, hành chính.

49
- Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao trình độ
nghiệp vụ, rà soát lại đội ngũ cán bộ, chiến sỹ làm công tác chống buôn lậu.

- Các ngành, các cấp tăng cường chống vận chuyển, buôn bán hàng cấm,
hàng giả, hàng hóa thuộc diện quy định phải dán tem; Đồng thời tăng cường
quản lý kinh doanh trên địa bàn, nắm chắc tình hình hoạt động của các đơn vị,
các hộ kinh doanh nhất là các đơn vị kinh doanh XNK, đưa hoạt động kinh
doanh vào nề nếp.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc giao ban, sơ kết, rút kinh nghiệm trong
quá trình thực hiện công tác chống buôn lậu ở các cấp, các ngành; Kịp thời khen
thưởng các tổ chức, các nhân có thành tích trong công tác, từ đó nâng cao hiệu
quả công tác đấu tranh, phòng ngừa, chống buôn lậu.

2.1.2.4. Chủ thể tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa

Chủ thể tham gia vào hoạt động buôn bán hàng hóa giữa hai nước tương
đối đa dạng, bao gồm nhiều thành phần khác nhau như: doanh nghiệp nhà nước,
tập thể và cá nhân thuộc nhiều ngành, nhiều địa phương trong cả nước. Từ năm
1991 – 1995 thành phần tham gia trao đổi và mua bán hàng hóa giữa hai nước
chủ yếu là cư dân biên giới và các doanh nghiệp cư trú trên địa bàn biên giới,
đây là lực lượng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu ngay từ khi hai nước bình
thường hóa quan hệ. Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp tham gia
hoạt động xuất nhập khẩu ở biên giới Việt – Trung ngày càng tăng mạnh, nhiều
doanh nghiệp, cá nhân ở các tỉnh, thành trong cả nước tham gia hoạt động xuất
nhập khẩu giữa hai nước. Ngoài ra một số doanh nghiệp nước ngoài cũng tham
gia hoạt động xuất nhập khẩu với hai nước thông qua các công ty đặt trong các
khu kinh tế cửa khẩu hoặc thông qua trung gian là các doanh nghiệp đang hoạt
động biên mậu. Một khối lượng lớn doanh nghiệp người Hồng Kông, Đài
Loan… tham gia làm dịch vụ chuyển khẩu hàng hóa Việt Nam và các tỉnh phía
Nam Trung Quốc.

50
Thành phần doanh nghiệp tham gia trao đổi và mua bán hàng hóa giữa hai
nước rất đa dạng và phong phú, trong khi cơ chế quản lý hoạt động trao đổi hàng
hóa trên địa bàn biên giới giữa hai nước chưa hoàn thiện, đã tạo ra sự tranh mua,
tranh bán, các vụ lừa đảo, chiếm dụng vốn, tiền hàng của nhau, hàng kém chất
lượng, hàng giả, tiền giả đã diễn ra ngày càng tăng, giảm độ tin cậy của doanh
nghiệp hai nước, khó khăn trong việc thu hút các doanh nghiệp lớn vào kinh
doanh tại thị trường biên giới Việt – Trung.

2.2. Đánh giá chung về quan hệ hợp tác kinh tế thƣơng mại Việt Nam
– Trung Quốc

2.2.1. Thành tựu

* Kim ngạch xuất khẩu hai nước tăng trưởng mạnh mẽ

Sau gần 20 năm bình thường hóa quan hệ, nhiều văn bản, nghị định, hiệp
định đã được ký kết giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt các chuyến
thăm của các nhà lãnh đạo hai nước diễn ra hàng năm đã tạo tiền đề thúc đẩy quan
hệ thương mại hai nước ngày càng phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
giữa hai nước không ngừng tăng theo thời gian. Theo số liệu của tổng cụ Hải quan
Việt Nam, năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 15.559 triệu USD
tăng 413 lần so với năm 1991, vượt mục tiêu đề ra giữa hai nước cho năm 2010
(15 tỷ USD), năm 2008 đạt 20.824 triệu USD và năm 2009 đạt 21.350 triệu USD.
Hiện nay, Trung Quốc đang là bạn hàng lớn của Việt Nam ở cả lĩnh vực xuất khẩu
và nhập khẩu, góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của hai nước.

*Tăng thu ngân sách các tỉnh biên giới

Cùng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước gia tăng, thu ngân sách của
các tỉnh biên giới phía Bắc cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các tỉnh có cửa
khẩu có khối lượng buôn bán lớn như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai.

*Chuyển dịch cơ cấu ngành ở một số vùng, miền

51
Việc mua bán và trao đổi hàng hóa giữa hại nước đã tác động đến chuyển
dịch kinh tế ở một số vùng biên giới. Ở những vùng có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu
quốc gia, có hệ thống giao thông thuận lợi đã phát triển mạnh dịch vụ thương mại
như chở khách và vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện cơ giới và bằng sức
người, góp phần làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh biên
giới. Ngoài ra, ở một số vùng đã có sự chuyển đổi tích cực theo hướng sản xuất
hàng hóa, hình thành nguồn nguyên liệu tập trung như vùng chè, cam, quýt… Chăn
nuôi cũng có bước phát triển khá, nhiều vật nuôi mới được phát triển như: dê sữa,
bò lai, giống lợn ngoại, gà công nghiệp…bước đầu hình thành vùng chăn nuôi tập
trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến. Việc
hình thành và phát triển các ngành nghề trên đã góp phần cung cấp lương thực, thực
phẩm, tham gia xuất khẩu, làm tăng thu nhập, giảm tỷ lệ đói nghèo đối với dân cư
trong vùng, đồng thời tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh phía Bắc
từng bước phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước. góp phần
quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

*Thúc đẩy một số ngành phát triển (tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, ngân
hàng…)

Quá trình phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước đã thúc đẩy
một số ngành phát triển như sau: sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu, đồ gốm sứ,
đồ gỗ gia đình… đây là những ngành hàng đang khó khăn về thị trường tiêu thụ.
Đồng thời, thông qua trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã phát triển một loạt các loại
hình dịch vụ: tạm nhập tái xuất, quá cảnh, đổi tiền, du lịch…góp phần cải thiện cơ
cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước, tăng giá trị hàng công nghiệp chế biến, thúc
đẩy kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước không ngừng phát triển, từng bước
thu hẹp khoảng cách nhập siêu giữa hai nước.

*Đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ở mỗi nước

52
Thông qua chính sách mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã xuất khẩu được
một khối lượng lớn hàng nông thủy sản, rau quả nhiệt đới, các loại quặng kim loại,
một số mặt hàng công nghệ đang khó khăn về thị trường tiêu thụ…góp phần ổn
định đời sống của một bộ phận dân cư, đặc biệt là dân cư ở các tỉnh biên giới phía
Bắc vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng nhập khẩu một khối
lượng lớn hàng hóa vật tư, máy móc thiết bị, hàng công nghiệp tiêu dùng của
Trung Quốc, những hàng hóa này đã phục vụ đắc lực vào việc đáp ứng nhu cầu
phát triển sản xuất và tiêu dùng của dân cư Việt Nam, góp phần quan trọng vào
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Về phía Trung Quốc, thông qua hoạt động thương mại với Việt Nam đã giúp
cho Trung Quốc tiêu thụ được một khối lượng lớn hàng hóa giá rẻ, bị ứ đọng do sản
xuất quá nóng của các thành phần kinh tế mà phần lớn do xí nghiệp hương trấn sản
xuất ra. Đồng thời, Trung Quốc cũng nhập khẩu được rất nhiều nguyên, nhiên liệu
thô, sơ chế để phục vụ cho sản xuất trong nước. Lợi ích thu được từ hoạt động
thương mại với Việt Nam đã làm cho đời sống tinh thần và vật chất của các tỉnh
biên giới của Trung Quốc được cải thiện nhanh chóng, tình trạng đói nghèo tại các
vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã được đẩy lùi.

*Tạo ra nhiều công ăn việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân
hai nước

Với chính sách mở cửa nền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc, về việc mua
bán và trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã làm cho đời sống nhân dân ven biên giới
hai nước đã được cải thiện nhanh chóng, góp phần giảm bớt tỷ lệ đói nghèo, tạo ra
nhiều công ăn việc làm và hàng ngàn lao động từ các vùng trong nước đến làm ăn.
Đặc biệt, kinh tế phát triển đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao
đời sống văn hóa và tinh thần cho nhân dân vùng biên giới hai nước. Ngoài ra, giao
lưu kinh tế giữa hai nước còn góp phần tằng cường thêm sự hiểu biết lẫn nhau, tạo độ

53
tin cậy giữa nhân dân hai nước, giữa doanh nghiệp hai nước với nhau trong quá trình
hợp tác kinh doanh và trao đổi hàng hóa.

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Hạn chế

*Tỷ trọng kim ngạch XNK hàng hóa còn nhỏ so với tiềm lực của hai nước

Sau gần 20 năm (từ 1991 đến nay) mở cửa buôn bán với Trung Quốc.
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam- Trung Quốc tăng mạnh
mẽ. Tuy nhiên, nếu xét kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam-Trung
Quốc năm 2006 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi nước, đó là một
tỷ trọng quá nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của hai nước. Kim
ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chiếm khoảng 12% trong tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam và 0,59% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
của Trung Quốc, [31, tr.46].

*Cán cân thương mại hàng hóa nghiêng nhiều về phía Trung Quốc

Trong quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam và Trung Quốc, lợi thế
đang nghiêng về phía Trung Quốc. Đặc biệt là từ năm 2001, tình trạng nhập siêu
của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc gia tăng mạnh, từ 211,9 triệu USD năm
2001 lên 9.145 triệu USD năm 2007 tăng 43 lần so với năm 2001 và con số nhập
siêu các năm 2008 là 11.124 triệu USD, năm 2009 là 11.500 triệu USD và 6
tháng đầu năm 2010 đạt 6.300 triệu USD. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam lớn
gấp 2,2 lần giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn
2001-2007. [31, tr.46]. Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng là rất cao trong
tổng nhập siêu của Việt Nam. Từ năm 2005 đến nay đều chiếm hơn 61%. Trong
đó, năm 2006 chiếm 81,9%; năm 2009 chiếm 89,7% và 6 tháng đầu năm 2010
chiếm 94%. Sở dĩ có tình trạng này là do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam có
giá trị thấp và thường bị tác động của giá thị trường thế giới theo xu hướng giảm.

54
*Năng lực canh tranh hàng hóa chưa đồng đều

Cho đến nay, Trung Quốc đã có một nền kinh tế phát triển, trình độ khoa
học công nghệ đã tiến xa và được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, cho nên hàng
hóa của Trung Quốc có năng lực cạnh tranh rất cao so với các nước nói chung và
Việt Nam nói riêng. Đó là hàng hóa giá rẻ, mẫu mã phong phú, chủng loại đa
dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường…Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam
chất lượng thấp, mẫu mã đơn điệu, giá thành sản phảm cao. Với năng lực cạnh
tranh hàng hóa cao hơn Việt Nam, nhiều hàng hóa của Trung Quốc đã tràn ngập
thị trường Việt Nam, thậm chí ngay cả những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam
(rau, hoa quả…) cũng đang bị thu hẹp thị phần ngay trên thị trường nội địa.

*Độ tin cậy lẫn nhau giữa doanh nghiệp hai nước còn thấp

Việt Nam và Trung Quốc đã có quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa từ
lâu đời. Song cho đến nay, hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa hai
nước chưa đi vào nề nếp, hiện tượng tranh mua, tranh bán diễn ra thường
xuyên. Lợi dụng tình hình đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã tự động
nâng giá hàng hóa tạm thời do các doanh nghiệp Việt Nam tập kết hàng hóa ở
biên giới, sau đó họ dìm giá hoặc bỏ không mua, gây thiệt hai lớn cho các
doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, việc thanh toán hàng hóa bằng tiền mặt,
trực tiếp các doanh nghiệp, giữa các cá nhân…đã làm cho các cơ quan khó
kiểm soát, gây lộn xộn và không an toàn trong kinh doanh, các hiện tượng lừa
đảo chiếm dụng tiền hàng của nhau diễn ra liên tục. Những sự việc trên đã
làm giảm độ tin cậy lẫn nhau giữa doanh nghiệp hai nước, ảnh hưởng trực tiếp
đến trao đổi và buôn bán hàng hóa giữa hai nước.

*Sự liên doanh, liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước diễn ra còn chậm

Hoạt động trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc thời gian qua
đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy hoạt động hợp tác kỹ thuật, xuất và
nhập khẩu dịch vụ, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu qua biên giới, các xí nghiệp

55
100% vốn đầu tư phía đối tác bên kia biên giới. Nhưng doanh nghiệp này buôn
bán các trang thiết bị kỹ thuật, liên doanh phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ du
lịch, vui chơi giải trí qua biên giới, tuy nhiên, tiến độ thực hiện quá trình liên
doanh, liên kết, hợp tác giữa hai nước diễn ra còn chậm, làm ảnh hưởng đến việc
khai thác lợi thế và tiềm năng kinh tế của các bên.

*Trao đổi hàng hóa giữa hai nước nhiều khi còn mang tính chất manh
mún, nhỏ lẻ dẫn đến kết quả kinh doanh chưa đạt đến hiệu quả tối đa

Những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng gia
tăng, cơ cấu mặt hàng trao đổi ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp tham gia trao đổi hàng hóa giữa hai nước chủ yếu là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, quy mô nhỏ bé, nguồn vốn hạn hẹp, dẫn đến khối lượng hàng hóa trao
đổi giữa hai nước còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu mặt hàng chủ lực, không ổn định,
chưa đáp ứng được các mặt hàng đặt hàng lớn, hàng hóa trao đổi giữa hai nước
phần lớn tập trung vào thị trường biên giới, chưa đi sâu vào thị trường nội địa của
mỗi nước, dẫn đến hiệu quả trao đổi hàng hóa giữa hai nước vẫn chưa cao, chưa
tương xứng với tiềm năng vốn có giữa hai nước.

* Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh giữa hai nước (Hệ thống kho tàng, bến bãi, giao
nhận vận tải, giao thông, kho ngoại quan...) phát triển chưa đồng đều

Mặc dù trong thời gian qua, Chính phủ hai nước đã rất quan tâm đến việc
phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu biên giới, đặc biệt là các dịch
vụ hỗ trợ kinh doanh giữa hai nước (Hệ thống kho tàng, bến bãi, giao nhận vận
tải, giao thông, kho ngoại quan….). Cho đến nay, về phía Trung Quốc, hệ thống
dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đã từng bước cải thiện, hệ thống đường giao thông, hệ
thống kho tàng, bến bãi, giao nhận vận tải, kho ngoại quan, hệ thống đèn chiếu
sáng trong khu vực cửa khẩu đã được mở rộng và phát triển theo tiêu chuẩn quốc
tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông và phân phối hàng hóa, nhằm thu
hút các doanh nghiệp cũng như tư thương tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa

56
tại cửa khẩu biên giới. Trong khi đó, về phía Việt Nam, cơ sở hạ tầng và các dịch
vụ hỗ trợ kinh doanh tại các khu kinh tế cửa khẩu (Hệ thống kho tàng, bến bãi,
giao nhận vận tải, giao thông, kho ngoại quan….) còn thiếu và yếu, chưa đồng
bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng,
tiến độ giao hàng và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời sẽ rất khó
khăn trong việc thu hút các doanh nghiệp lớn tham gia mua bán, trao đổi hàng
hóa với Trung Quốc. Việc phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ kinh doanh không
đồng đều giữa hai nước đã và đang hạn chế khả năng lưu thông hàng hóa giữa
hai nước, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa.

*Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại gia tăng (hàng cấm, hàng giả,
hàng kém chất lượng…)

Do điều kiện địa lý vùng biên giới giữa hai nước có nhiều đường nhỏ,
tuyến đường giáp giữa hai nước dài, các trạm kiểm soát còn ít, lực lượng tham
gia kiểm soát còn mỏng nên buôn lậu đã trở thành hiện tượng phổ biến trong
buôn bán giữa hai nước. Hàng hóa buôn lậu giữa hai nước cũng rất đa dạng và
được chuyển lậu theo đường bộ và đường biển. Hàng hóa từ Trung Quốc chuyển
lậu sang Việt Nam chủ yếu là hàng điện tử, hàng cấm, tiền giả, hàng tiêu dùng
chất lượng thấp, giá rẻ. Hàng hóa Việt Nam chuyển lậu sang Trung Quốc chủ
yếu là gỗ và động vật quý hiếm. Việc gia tăng buôn lậu và gian lận thương mại
giữa hai nước đã và đang gây thiệt hại cho người tiêu dùng và một số doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh của hai nước.

*Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực cửa khẩu biên giới

Quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước đã và đang diễn ra sôi động
hàng ngày, hàng giờ trên toàn tuyến thu hút hàng nghìn lao động đủ các loại từ
miền xuôi và các tỉnh lân cận tham gia hoạt động kinh doanh ở khu vực biên giới.
Trong khi đó, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới lại không phát
triển tương ứng, đã gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Ngoài ra, cơ sở hạ

57
tầng ở khu vực cửa khẩu biên giới chưa được quy hoạch và xây dựng một cách
hợp lý cho phù hợp với tính năng của nơi giao lưu buôn bán trao đổi, chưa phân
chia rõ khu vực buôn bán cho từng loại hàng, nhóm hàng, thiếu kho dự trữ hàng,
kho lạnh bảo quản hàng hóa, bãi tập kết hàng hóa…hàng hóa rau quả, thực phẩm
là những hàng hóa được đưa ra buôn bán và trao đổi với khối lượng lớn giữa hai
nước nhưng do việc vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ không kịp thời, làm ứ đọng,
thối nát, trong khi đó khi xử lý các loại rác thải, phế thải diễn ra còn chậm, gây ô
nhiễm môi trường ở các khu vực chợ và cửa khẩu biên giới đặc biệt là ở bên phía
Việt Nam.

2.2.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân từ hai phía

Cho tới nay, hai nước đã ký kết và thỏa thuận với nhau rất nhiều văn bản và
hiệp định liên quan đến thương mại, tuy nhiên có một số văn bản, hiệp định chưa
được ký chính thức mà vẫn mang tính tạm thời hoặc mang tính thỏa thuận như
Hiệp định toàn diện về động, thực vật, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
chưa được hai bên công nhận, thỏa thuận về miễn kiểm tra giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hóa chưa được thực hiện… điều này gây khó khăn cho các mặt hàng đặc
biệt là mặt hàng, nông, thủy sản và nước chịu thiệt hại nhiều chủ yếu là Việt Nam.
Đây chính là nguyên nhân làm giảm kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nông,
thủy sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong những năm qua.

Bên cạnh đó, chính sách mậu dịch của hai nước chưa hoàn thiện và thống
nhất với nhau đặc biệt là chính sách biên mậu. Việt Nam chú trọng buôn bán
chính ngạch. Trung Quốc lại khuyến khích mậu dịch biên giới (tương tự tiểu
ngạch của Việt Nam). Việc không thống nhất về chính sách biên mậu giữa hai
nước đã gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc thống kê, tổng hợp, phân
tích số liệu làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách thương mại, chiến lược

58
phát triển để điều chỉnh linh hoạt hoạt động buôn bán biên mậu và hoạt động
xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc.

Ngoài ra, sự khác nhau giữa hai nước về một số quy định ở các cửa khẩu đã
gây ra nhiều lúng túng cho các doanh nghiệp hai nước khi tiến hành mua bán và
trao đổi hàng hóa với nhau như: Các loại phí qua cửa khẩu chưa thống nhất giữa
hai bên, quan hệ thanh toán tại các khu kinh tế cửa khẩu diễn ra một cách tự phát,
nằm ngoài sự kiểm soát của các ngân hàng thương mại gây nhiều rủi ro cho các
doanh nghiệp. Chênh lệch giờ quy định đóng cửa khẩu hai bên làm cho các doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn (do lệch mũi giờ). Cơ chế kiểm tra hải quan một lần
giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa được thực hiện. Mã hàng hóa chưa được
thống nhất giữa hai nước…những vấn đề trên đã và đang hạn chế đến phát triển
quan hệ thương mại giữa hai nước.

* Nguyên nhân từ phía Việt Nam

Nhiều văn bản liên quan tới thương mại đã được ký kết giữa hai nước,
nhưng phía Việt Nam triển khai còn chậm, công bố, hướng dẫn, chỉ đạo các văn
bản đến các doanh nghiệp chưa kịp thời, dẫn đến các doanh nghiệp của Việt
Nam thường bị động trong trao đổi hàng hóa với Trung Quốc.

Cho đến nay, công tác quản lý tại các khu vực cửa khẩu biên giới chưa có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành, các hiệp hội ngành hàng để giúp các
doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt kịp thời thay đổi về chính sách và những quy
định mới của Trung Quốc, để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp. Nguồn thông tin còn lạc hậu và không đầy đủ đã gây thiệt hại lớn cho
các doanh nghiệp Việt Nam trong trao đổi, buôn bán với Trung Quốc. Nhiều
hàng hóa của Việt Nam đã không xuất được sang Trung Quốc do thủ tục kê khai
không phù hợp hoặc hàng hóa không đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm,
kiểm dịch…điều này đang làm mất dần lợi thế đối với hàng hóa nông, thủy sản
của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc.

59
Thủ tục giấy tờ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu còn rườm rà. Để
lấy được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), các doanh nghiệp Việt Nam
phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí, thậm chí chi phí để lấy được giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hàng hóa (C/O) cao hơn so với phần chênh lệch thuế được
hưởng theo EHP so với thuế thông thường. Điều này đã hạn chế việc thu hút của
doanh nghiệp lớn tham gia kinh doanh với Trung Quốc. Đồng thời, nó cũng làm
giảm khả năng cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam so với các nước trong khu vực
(Thái Lan) khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến thương mại qua biên giới với Trung
Quốc, chưa coi Trung Quốc là một thị trường lớn và tiềm năng chính vì vậy chưa
đưa ra được những chính sách nhằm tạo điều kiện tối đa cho hoạt động trao đổi
hàng hóa qua biên giới với Trung Quốc. Đây là một hạn chế rất lớn đối hàng hóa
và các tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp Việt Nam muốn trao đổi buôn bán
hàng hóa qua biên giới với Trung Quốc.

* Nguyên nhân từ phía Trung Quốc

Trở thành thành viên WTO, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi, bổ sung và
ban hành nhiều chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu mới cho phù hợp
với quy định của tổ chức này. Trung Quốc điều chỉnh chính sách thương mại,
đặc biệt giảm mạnh ưu đãi biên mậu, thắt chặt hơn các quy định về chất lượng và
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu từ Việt
Nam. Các rào cản phi thuế quan được áp dụng ở cửa khẩu biên giới nhiều hơn,
chặt chẽ hơn.

Chẳng hạn như mặt hàng rau quả, không phải là mặt hàng phía Trung
Quốc quản lý bằng hạn ngạch, số lượng nhập vào Trung Quốc không hạn chế,
nhưng các thương nhân Trung Quốc có quyền xuất nhập khẩu phải xin giấy phép
kiểm nghiệm hàng hóa. Cục Kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu Trung Quốc
chỉ cấp cho số lượng 500 tấn/ giấy phép cho mỗi lần, khi nhập khẩu hết số lượng

60
đó phải xin giấy phép khác cùng có với số lượng như vậy, nếu nhập khẩu không
hết trong thời gian quy định sẽ bị phạt, nơi cấp phép được đặt ở Bắc Kinh.
Những quy định này gây cản trở đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng
hóa rau, hoa quả của hai nước.

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã ký với Thái Lan Hiệp định tự do
thương mại đối với hàng nông sản hơn 200 mặt hàng rau và hoa quả của Thái
Lan được hưởng mức thuế suất bằng 0% kể từ tháng 10/2003 (thuế suất đối với
rau quả Việt Nam là 12 – 24%) – theo báo cáo của Tổng công ty Rau quả Việt
Nam. Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam có sức cạnh tranh thấp hơn so với
hàng hóa Thái Lan cả về sản lượng, chất lượng, mẫu mã, bảo quản, thu hoạch,
chi phí vận chuyển, giá cả…Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc giảm thị
phần hàng hoá nông, thủy sản của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc trong
những năm qua.

Năm 2004, Trung Quốc đã hủy bỏ từng phần ưu đãi thuế quan đối với hàng
biên mậu, chỉ cho phép Vân Nam được giảm 50% thuế VAT đối với hàng biên
mậu nhập khẩu từ Việt Nam, [31, tr.51], còn Quảng Tây không được hưởng ưu
đãi. Việc này cũng đang gây khó khăn cho các doang nghiệp Việt Nam đang làm
ăn với tỉnh Quảng Tây. Sau khi ký Hiệp định hợp tác toàn diện ASEAN- Trung
Quốc (ACFTA) và thực hiện Chương trình thu hoạch sớm về miễn giảm thuế đối
với hàng nông sản chưa qua chế biến. Trung Quốc đã áp dụng chặt chẽ các quy
định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác, xuất xứ hàng
hóa.v.v…nhằm đưa việc nhập khẩu hàng nông sản, rau quả của Trung Quốc từ
Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn, quy định của WTO và Hiệp định Thương mại
ASEAN- Trung Quốc. Với quy định trên, nhiều hàng hóa của Việt Nam không đạt
tiêu chuẩn đã gặp phải khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Và
theo lộ trình từ năm 2010 đến năm 2015, Việt Nam phải bắt đầu thực hiện chương
trình cắt giảm thuế cho các mặt hàng của Trung Quốc, điều này gây khó khăn hơn

61
nữa cho các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam khi hàng hóa của Trung Quốc
được tự do vào thị trường Việt Nam.

Từ 1/6/2004 Trung Quốc tăng cường các biện pháp để thực hiện nghiêm
luật giao thông, nên đã kiểm tra rất chặt chẽ trọng tải hàng hóa trên xe. Hàng
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc được vận chuyển trên các xe hàng
trọng tải lớn, nếu muốn qua được phải tăng cước phí vận chuyển. Như vậy, giá
hàng xuất khẩu của ta bị đẩy lên rất cao dẫn tới khối lượng xuất khẩu giảm, đặc
biệt đối với nhưng mặt hàng xuất khẩu có chi phí vận tải cao.

Tóm lại, gần 20 năm qua với những chủ trương, chính sách và biện pháp
tích cực, hợp lý và có hiệu quả của hai nước, việc phát triển quan hệ thương mại
Việt Nam – Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể. Quá trình hình
thành và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước được tiến hành từng bước
theo tình hình thực tế của hai nước. Hai nước đã áp dụng bước đi từng bước trên
các mặt mở cửa nền kinh tế, tham gia hợp tác kinh tế toàn cầu, khu vực và hợp tác
vùng. Nhưng bước đi này là thận trọng và phù hợp, nó giúp cho các doanh nghiệp
ở mỗi nước có thời gian thích hợp để điều chỉnh, hạn chế những khó khăn mới
xuất hiện và có thể khống chế được những nhân tố bất lợi nảy sinh trong quá trình
phát triển quan hệ giữa hai nước.

Cũng trong thời gian này, Chính phủ hai nước đã tạo ra môi trường kinh
doanh thuận lợi với việc cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng, việc tạo dựng môi
trường pháp luật cho quan hệ thương mại hai nước. Đặc biệt, hai nước đã chú
trọng tới nhiều biện pháp như chính sách ưu đãi thuế, thực hiện Hiệp định
Thương mại ACFTA và chương trình “thu hoạch sớm”, đa dạng hóa chủ thể
tham gia trao đổi hàng hóa giữa hai nước, đa dạng các hình thức trao đổi, hình
thức hợp tác…mở ra cho hai nước nhiều lĩnh vực hoạt động, đưa quan hệ thương
mại giữa hai nước lên tầm cao mới.

62
Trong quan hệ thương mại giữa hai nước, vai trò của Chính phủ hai
nước ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng đóng
góp vào thành tựu mà hai nước đã đạt được. Đặc biệt, thông qua các giai đoạn
phát triển quan hệ thương mại hai nước kịp thời điều chỉnh những chính sách
xuất nhập khẩu, chính sách biên mậu, chính sách đầu tư, chính sách
thuế…Mặc dù các chính sách này còn nhiều hạn chế song nó đã đưa quan hệ
giữa hai nước từng bước phát triển phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế
quốc tế.

2.3. Thực trạng quan hệ thƣơng mại qua biên giới Việt Nam và Trung
Quốc tại tỉnh Lạng Sơn

2.3.1. Khái quát

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có đường
biên giới với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc dài 253km, qua địa bàn 5 huyện, 20
xã và một thị trấn biên giới. Tỉnh có diện tích 8.331,2 km2, diện tích đất nông
nghiệp ít, đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên. Lạng Sơn có thuận lợi là khí hậu
mát mẻ, ôn hòa, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả và phát
triển chăn nuôi đại gia súc. Nguồn khoáng sản của tỉnh cũng khá phong phú và
đa dạng, Lạng Sơn là miền đất có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh
đẹp, hấp dẫn khách du lịch. So với một số tỉnh miền núi khác, Lạng Sơn có hệ
thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến đường sắt và đường bộ xuyên Việt đi
qua và sang Trung Quốc. Lạng Sơn cách Hà Nội chưa đầy 200 km, nằm trên các
trục đường quốc lộ lớn đi tới các tỉnh biên giới khác như Cao Bằng, Quảng Ninh.
Đặc biệt, Lạng Sơn có các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia thông thương với
Trung Quốc bằng hệ thống đường bộ và đường sắt nối liền.

Nền kinh tế của tỉnh Lạng Sơn cho đến trước đổi mới, mở cửa biên giới, chủ
yếu vẫn là thuần nông, mang nặng tính tự cung, tự cấp. Từ sau tháng 2/1979 cơ sở vật
chất của tỉnh ủy bị tàn phá nặng nề, tình hình biên giới thường xuyên căng thẳng. Đời

63
sống tinh thần, vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới gặp vô vàn
khó khăn và gian khổ. Từ cuối năm 1984 đến năm 1985 tình hình biên giới dịu dần,
một số người ở các bản làng giáp biên giới đã vượt biên sang Trung Quốc trao đổi một
số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu về phục vụ đời sống cho bản thân và gia đình là chính.
Tuy nhiên do sự thiếu hụt nguồn hàng ở trong nước và sự dồi dào hàng hóa ở Trung
Quốc, trong khi đó trong thời gian này việc buôn bán trao đổi hàng hóa với Trung
Quốc của nước ta chưa được phép và không được công khai nên dẫn đến hiện tượng
nhiều người dân vượt biên để buôn lậu và buôn lậu diễn ra trên toàn tuyến biên giới,
với số lượng người và số lượng hàng hóa ngày càng lớn. Ở các xã giáp biên giới bắt
đầu nảy sinh những mâu thuẫn giữa một bộ phận nhân dân các dân tộc với các cán bộ
quản lý của chính quyền và lực lượng vũ trang, có nơi diễn ra gay gắt, việc này đã làm
cho công tác giữ gìn an ninh biên giới gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trước tình hình
này, Chính phủ Việt Nam đã ra thông báo số 118 vào năm 1988, cho phép nhân dân
các xã biên giới qua lại thăm nhau và trao đổi các mặt hàng thiết yếu, phục vụ sản xuất
vì vậy không khí căng thẳng giờ đây đã chuyển sang hòa dịu, nhân dân biên giới của
hai nước được qua lại thăm nhau và trao đổi hàng hóa, tâm lý người dân rất phấn khởi,
hoan nghênh chủ trương mở cửa của Đảng và Nhà nước. Những năm tiếp theo, tỉnh ủy
và Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có những chủ trương tích cực về phát triển kinh
tế - xã hội và quốc phòng an ninh nhằm củng cố xây dựng phòng tuyến biên giới vững
mạnh toàn diện. Vì vậy lượng hàng hóa trao đổi qua biên giới ngày càng tăng. Có thể
nói từ năm 1991 với chính sách mở cửa Lạng Sơn đã phát huy được thế mạnh của
mình, và trở thành trung tâm thương mại lớn của cả nước.

64
Bảng 2.9: Kim ngạch XNK tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc
giai đoạn năm 1991-2000

Năm Tổng kim ngạch XNK (Triệu USD) Tốc độ tăng (%)
1991 13,44 -
1992 10,52 -21,73
1993 18,49 75,76
1994 18,00 -2,65
1995 66,49 269,39
1996 318,00 378,26
1997 333,00 4,72
1998 319,00 -4,20
1999 289,00 -9,40
2000 700,00 142,21
Nguồn: Bộ Thương mại (2010), Dự án quy hoạch phát triển thương mại
tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 20%.
năm 1991 kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn là 13,44 triệu USD chiếm
25,15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của 6 tỉnh biên giới phía Bắc với
Trung Quốc. Năm 1992 kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn giảm xuống chỉ
còn 10,42 triệu USD, năm 1993 – 1994 thì kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên
khoảng 18 triệu USD. Năm 1995 có sự tăng đột biến trong kim ngạch xuất nhập
khẩu với tổng giá trị là 66,49 triệu USD tăng 269,39% so với năm 1994, năm
1996 mức tăng còn lớn hơn năm 1995 với mức 318 triệu USD, so với năm 1995
thì nó đã tăng với tốc độ là 378,26%, con số này đã giúp Lạng Sơn vươn lên đứng
đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc trong tổng số 6 tỉnh biên giới
giáp với Trung Quốc. Năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn với
Trung Quốc 333 triệu USD, tăng so với năm 1996 là 4,72% đến năm 1998 - 1999
kim ngạch của Lang Sơn đối với Trung Quốc có phần giảm xuống, cụ thể là năm

65
1998 kim ngạch xuất nhập khẩu là 319 triệu USD và năm 1999 là 289 triệu USD.
Mặc dầu kim ngạch xuất nhập khẩu có giảm nhưng Lạng Sơn vẫn có giá trị kim
ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc cao nhất so với 6 tỉnh biên giới phía Bắc
giáp với Trung Quốc. Và đến năm 2000, lại một lần nữa kim ngạch xuất nhập
khẩu lại tạo ra sự thay đổi mạnh, nó tăng lên với giá trị là 700 triệu USD, tăng
142,21% so với năm 1999.

Lạng Sơn đã xây dựng chiến lược khai thác thế mạnh hàng xuất khẩu của
mình. Ngoài ra, với thế mạnh về vị trí địa lý lại được thiên nhiên ưu đãi. Lạng
Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh. di tích lịch sử văn hóa, cùng với các lễ hội
mang nhiều bản sắc dân tộc của các dân tộc Dao, Tày, Nùng…đã thu hút được
rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Với sự phát triển về du lịch như
vậy sẽ tạo ra công ăn việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động tại địa
phương và tích lũy cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng.

Cho đến nay Lạng Sơn đã trở thành tỉnh giàu về kinh tế, mạnh về an ninh
quốc phòng ở tuyến biên giới phía Bắc. Bức tranh kinh tế của Lạng Sơn ngày
càng tươi sáng.

2.3.2. Hoạt động thƣơng mại đƣờng biên tại Lạng Sơn – Trung Quốc

2.3.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Một đặc điểm chung của kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn với Trung
Quốc là nhập siêu, cán cân thương mại luôn ở trạng thái thâm hụt, mức thâm hụt
năm sau cao hơn năm trước, năm 2008 gần gấp đôi so với năm 2007, năm 2007
mức thâm hụt gần gấp đôi năm 2006. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục
tăng từ năm 2005 tới nay, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng,
tuy nhiên quy mô và tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu chậm hơn so với kim
ngạch nhập khẩu. Cụ thể như sau, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn
với Trung Quốc năm 2005 là 403,40 triệu USD, năm 2006 là 574,55 triệu USD, tốc
độ tăng so với năm 2005 là 42,43%, năm 2007 là 985 triệu USD, tốc độ tăng so với

66
năm 2006 là 71,44%, năm 2008 là 1.498 triệu USD, tăng hơn 52,08 % so với năm
2007. Kim ngạch xuất khẩu của Lạng Sơn sang Trung Quốc năm 2005 là 92,60
triệu USD, năm 2006 là 180,53 triệu USD tăng 94,96% so với năm 2005. Và năm
2006 là năm có tốc độ tăng kim ngạch cao nhất trong thời kỳ từ năm 2005 – 2008.
Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu là 270 triệu USD, tốc độ tăng so với năm 2006 là
49,56%, năm 2008 là 314 triệu USD, tốc độ tăng so với năm 2007 là 16,30%. Như
vậy rõ ràng đối với giai đoạn 2005 – 2008 tốc độ tăng năm sau so với năm trước của
kim ngạch xuất khẩu giảm dần. Kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh, năm 2005 là
310,80 triệu USD, năm 2006 là 394,01 triệu USD, tốc độ tăng so với năm 2005 là
26,77%, năm 2007, 2008 kim ngạch nhập khẩu của tỉnh Lạng Sơn tăng nhanh, năm
2007 giá trị kim ngạch nhập khẩu là 715 triệu USD, tăng hơn so với năm 2006 là
81,47%, năm 2008 là 1.184, tốc độ tăng so với năm 2007 là 65,59%.

Bảng 2.10: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn với Trung Quốc
giai đoạn 2005-2008

Năm KN xuất nhập khẩu KN xuất khẩu KN nhập khẩu Cán cân
thương
Giá trị Giá trị Giá trị mại
Tốc độ Tốc độ Tốc độ
(triệu (triệu (triệu
tăng (%) tăng (%) tăng (%) (triệu
USD) USD) USD) USD)
2005 403,40 - 92,60 - 310,80 - -218,20
2006 574,55 42,43 180,53 94,96 394,01 26,77 -213,48
2007 985,00 71,44 270,00 49,56 715,00 81,47 -445,00
2008 1.498,00 52,08 314,00 16,30 1.184,00 65,59 -870,00
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Số liệu xuất nhập khẩu các năm

Lý do của việc kim ngạch xuất khẩu của Lạng Sơn luôn ở mức thâm hụt,
năm sau cao hơn năm trước và thậm chí còn gấp đôi năm trước đó là:

Do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra từ năm 2007 đến nay,
đồng tiền Việt Nam bị mất giá, mặt khác nhu cầu hàng giá rẻ của thị trường

67
trong nước Việt Nam lại cao trong khi đó Trung Quốc có thể cung cấp một
lượng lớn các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam.

Những năm gần đây, do sự phát triển của xã hội, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ
tầng, công trình, nhà xưởng… của nhà nước cũng như của tư nhân tăng cao, chính
vì vậy yêu cầu về máy móc, thiết bị rất lớn nên nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam rất
lớn vì vậy nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu.

Một lý do khách quan nữa đó là đồng tiền của Trung Quốc thấp hơn giá trị thực
tế của nó khiến cho khả năng xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng cao chính vì
vậy nó chiếm được thị phần lớn ở các nước trên thế giới và đặc biệt là Việt Nam.

2.3.2.2. Cơ cấu các mặt hàng XNK của tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc

a) Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu của Lạng Sơn sang Trung Quốc chủ yếu và
chiếm tỷ trọng cao là các nhóm mặt hàng nông thủy sản: hải sản, lạc nhân, rau
quả; nhóm hàng nguyên liệu và khoáng sản: than đá, gỗ và các sản phẩm gỗ và
mặt hàng đồ chơi trẻ em.

68
Bảng 2.11: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Lạng Sơn
với Trung Quốc, năm 2007-2008

Đơn vị tính: USD

TT Nhóm mặt hàng XK Năm 2007 Năm 2008


1 Hàng hải sản 15.918.518 28.597.931
2 Sữa và sản phẩm từ sữa - 174.000
3 Hàng rau quả 34.923.273 45.535.583
4 Hạt điều 2.717.937 4.837.521
5 Cà phê 2.611.253 3.689.528
6 Chè 2.908.639 3.448.697
7 Hạt tiêu 69.975 -
8 Lạc nhân 1.262.992 1.906.622
9 Dầu mỡ động, thực vật - 96.022
10 Than đá 1.245.297 2.998.176
11 Túi xách, ví, vali, mũ&ô dù - 24
12 Sản phẩm mây,tre,cói&thảm - 22.276
13 Gỗ và sản phẩm gỗ 12.143.900 22.766.442
14 Sản phẩm đá quý&kim loại quý 54.118 41.410
15 Hàng dệt may - 25.832
16 Giầy dép các loại - 253
17 Đồ chơi trẻ em - 1.719.193
18 Hàng hóa khác 196.154.07 198.140.485
0
Tổng cộng 270.009.97 313.999.995
2
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Số liệu xuất nhập khẩu các năm

b) Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu

Các mặt hàng nhập khẩu đa dạng và phong phú hơn so với các mặt hàng
Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung Quốc, điều này là một trong những lý do giải
thích cán cân thương mại của Lạng Sơn luôn nhập xiêu trong các năm gần đây.

69
Các mặt hàng nhập khẩu chính đó là máy móc, các linh kiện máy móc, phân bón,
thuốc trừ sâu…nhìn chung đều là các mặt hàng đã qua tinh chế.
Bảng 2.12: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của tỉnh Lạng Sơn
với Trung Quốc, năm 2007-2008

Đơn vị tính: USD

TT Nhóm mặt hàng NK Năm 2007 Năm 2008


1 Sữa và sản phẩm từ sữa 143.375 59.800
2 Lúa mỳ 470.836 78.280
3 Bột mỳ 140 148.126
4 Dầu mỡ động, thực vật 140 670.264
5 Đường 16.593.678
-
6 Thức ăn gia súc&nguyên liệu 5.268.470 7.691.823
7 Nguyên phụ liệu thuốc lá 1.325.907
-
8 Clinhker 183.026 96.096
9 Xi măng đen 21.034
-
10 Xăng dầu các loại
Dầu DO 21.034
-
Xăng dầu khác 30.938.051
-
11 Hóa chất 6.378.406 29.365.802
12 Sản phẩm hóa chất 4.674.389 3.801.813
13 Bột ngọt 85.280
-
14 Nguyên liệu dược phẩm 1.587 262.112
15 Tân dược 15.734.570
-
16 Phân bón các loại 1.722.825 6.464.732
Phân Urê 768.743 820.545
Phân NPK 475.555
-
Phân DAP 1.946.240
-
Phân SA 943.598 2.879.630

70
Phân bón khác 11.410.728 25.855.150
17 Thuốc trừ sâu & nguyên liệu 15.640.271 9.610.170
18 Chất dẻo nguyên liệu 149.878 1.769.598
19 Cao su 2.354.545
-
20 Gỗ và sản phẩm gỗ 290.974 1.799.313
21 Bột giấy 29.457 243.647
22 Giấy các loại 156.656 860.148
Giấy in báo 10.433
-
23 Bông các loại 34.322
-
24 Sợi các loại 100 586.104
25 Vải các loại 84.591 704.056
26 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 13.296 464.377
27 Kính xây dựng 69.721 33.531.256
28 Sắt thép các loại 23.138.434 28.495.689
Phôi thép 13.813.627 482.961
29 Kim loại thường khác 232.797 4.406.142
30 Máy vi tính, SP điện tử&linh kiện 10. 994.460 228.587.712
31 Máy móc, thiết bị, dụng cụ&phụ tùng 187.940.989 180.644.242
32 Ô tô nguyên chiếc các loại: 17.677.750
Ô tô dưới 12 chỗ 274.520 1.116.730
Ô tô trên 12 chỗ - 53.862.188
Ô tô tải 35.467.122 34.394.293
Ô tô khác 65.959.674 41.745.004
33 Linh kiện phụ tùng ô tô 31.652.814
LK ô tô CKD, SKD đưới 12 chỗ 4.645 2.651.664
LK ô tô CKD, SKD khác 35.084.791
-
Phụ tùng khác 12.231.221 3.232.100
34 Xe máy 594.337

71
Xe máy nguyên chiếc 5.770 595.832.100
Linh kiện&phụ tùng xe máy 78.837.854 173.580.619
35 Hàng hóa khác 297.173.566 695.656.242
Tổng cộng 714.999.982 1.184.000.186
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Số liệu xuất nhập khẩu các năm

2.3.3. Tình hình buôn lậu ở tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh biên giới có hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa
qua biên giới với Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ, có hai cửa khẩu quốc tế, hai cửa
khẩu quốc gia, nhiều cặp chợ đường biên và các điểm giao lưu hàng hóa khác.
Với vị trí tương đối thuận tiện, Lạng Sơn đã nhanh chóng trở thành một trong
những khu vực kinh tế năng động, thương mại và du lịch phát triển nhất là hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, là đầu mối giao lưu
kinh tế giữa các tỉnh trong nước với Trung Quốc, thu hút và ngày càng mở rộng
các hoạt động liên doanh liên kết trong và ngoài nước.

Bên cạnh những thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội, việc mở cửa giao
lưu hàng hóa qua biên giới cũng nảy sinh những phức tạp mới trong quản lý.
Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, dây dưa trốn thuế… có chiều hướng
gia tăng cả về số lượng mặt hàng và giá trị các mặt hàng, hàng buôn lậu chủ yếu
là các mặt hàng Nhà nước cấm nhập, xuất và các mặt hàng có thuế suất cao như
nhập lậu hàng điện tử, đồ điện gia dụng, vải, xe đạp…. xuất khẩu gỗ, kim loại
mầu, động vật hoang dã.…gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu và sản xuất. Ngoài ra bọn tội phạm hai bên biên giới còn cấu kết hoạt động
buôn bán ma túy, vật liệu nổ, vũ khí, tiền giả… gây nguy hiểm cho an ninh quốc
gia và trật tự an toàn xã hội.

Lạng Sơn được coi là địa bàn trọng điểm buôn lậu diễn biến phức tạp trên
tuyến biên giới phía Bắc. Thủ đoạn hoạt động chính của bọn buôn lậu là các chủ
hàng sang Trung Quốc mua hàng tập kết sát biên giới, sau đó xé lẻ, thuê đội ngũ

72
“cửu vạn” mang vác hàng qua biên giới bằng các đường mòn, đường tranh hai
bên cánh gà cửa khẩu và các đường mòn dân sinh nhằm tránh sự kiểm tra, kiểm
soát của các lực lượng chống buôn lậu như trong ảnh dưới đây:

Cửu vạn gùi hàng lậu từ Lũng Vài về Lạng Sơn - Ảnh: T.P

Bộ đội biên phòng vừa đi khỏi. hàng đã dồn dập đổ xuống

Khu vực buôn lậu chủ yếu diễn ra ở thị trấn Đồng Đăng. Mốc 16, 17 Tân
Thanh, Chi Ma…thuộc các huyện Cao Lộc, Văn Lãng, Lộc Bình và vùng lân
cận. Hàng hóa nhập lậu được tập kết tại các làng bản thị trấn biên giới nhanh
chóng được các phương tiện vận chuyển, cơ giới vận chuyển về thị xã Lạng Sơn

73
và các tỉnh phía sau theo cả tuyến đường sắt và đường bộ. Các chủ hàng dùng bộ
đàm, điện thoại di động để thông tin, trinh sát theo dõi hoạt động của các lực
lượng chống buôn lậu, dùng một số phần tử nghiện hút, “đầu gấu” bao hàng, chỉ
huy các tốp cửu vạn, xe máy, ô tô vận chuyển hàng lậu nhằm tránh sự kiểm tra,
kiểm soát của các lực lượng chống buôn lậu. Khi bị ngăn chặn, bắt giữ thì lực
lượng vận chuyển thuê sẵn sàng tranh cướp lại hàng, cản trở người thi hành công
vụ. Tháng 6/1998 khi trạm kiểm soát liên ngành Dốc Quýt được tái lập thì tình
hình vận chuyển hàng lậu, đặc biệt là vận chuyển bằng xe máy phân khối lớn có
chững lại, cửu vạn không dám vận chuyển hàng lén lút qua các đường tránh phía
sau trạm để tiếp tục đi sâu vào nội địa.

Hình ảnh hàng lậu chở bằng xe máy

Rầm rập "chảy" về xuôi

74
Hàng lậu được chuyển về xuôi

Trước diễn biến của tình hình buôn lậu ngày càng phức tạp như vậy, quán
triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các
Bộ ngành Trung ương, trong những năm qua. Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy
ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch chỉ đạo
các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp đấu tranh
ngăn chặn tình trạng buôn lậu trên địa bàn. Mục tiêu đặt ra là phải tập trung đấu
tranh kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi nạn buôn lậu, gian lận thương mại, tạo môi
trường lành mạnh trong lưu thông hàng hóa, tăng thu ngân sách cho Nhà nước và
tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao đồi sống nhân dân.

Kết quả công tác chống buôn lậu:

Trong năm 2000 và tám tháng đầu năm 2001, các lực lượng chống buôn
lậu trong tỉnh đã phát hiện, bắt giữ và xử lý hành chính, kinh tế 2.625 vụ buôn
lậu, trốn thuế, xử phạt hành chính và phát mại hàng hóa tịch thu về cho ngân
sách 34,5 tỷ đồng. Riêng lực lượng công an tỉnh đã phát hiện và bắt giữ 825 vụ
buôn hàng Trung Quốc nhập lậu, tạm giữ 38 xe ô tô, 141 xe mô tô, 26 xe công
nông để xử lý, phạt hành chính và phát mại hàng hóa tịch thu được 12,7 tỷ đồng
nộp cho ngân sách. Đã phát hiện 215 vụ buôn bán hàng cấm, thu giữ 3kg bạch
phiến, 31,07 kg thuốc phiện, 10,19 kg hêrôin, 158 khẩu súng các loại, 230 triệu

75
đồng tiên Việt Nam và 15 vạn đồng nhân dân tệ giả, đã đề nghị truy tố 189 vụ
với 301 bị can. Năm 2008, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý khoảng
6.000 vụ buôn lậu và gian lận thương mại, đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch
thu hàng hóa với tổng số tiền giá trị khoảng 50 tỷ đồng, bắt giữa 900 vụ vận
chuyển gia súc, gia cầm nhập lậu, thu 270 tấn gà và nhiều sản phẩm từ gia súc,
gia cầm, thu giữ một số phương tiện vận chuyển hàng nhập lậu… Đã xử lý 1.289
vụ buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, tịch thu 641m3 gỗ các loại, 6.713
chiếc thớt qui đơn, 219 kg động vật hoang dã, quý hiếm, thu nộp ngân sách
3.424 triệu đồng.

Những yếu kém tồn tại trong công tác chống buôn lậu của tỉnh Lạng Sơn.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong hoạt động chống buôn lậu. Lạng Sơn
vẫn còn có nhiều hạn chế trong công tác chống buôn lậu, vì tình trạng buôn lậu
diễn ra ngày một tinh vi và xảo quyệt. Tuy có chủ trương kế hoạch, song tổ chức
thực hiện ở các cấp, các ngành chưa liên tục, chưa đồng bộ. Chưa phát động
được phong trào rộng khắp trong quần chúng nhân dân để họ tích cực tham gia
phát hiện, tố giác các hành vi buôn lậu. Một số vụ việc đã được phát hiện nhưng
chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh nên đã hạn chế tác dụng răn đe và giáo
dục. Trình độ năng lực của một số cán bộ trong các lực lượng chức năng liên
quan đến công tác chống buôn lậu còn hạn chế. Các biểu hiện tiêu cực, thoái
hóa, biên chất của một số cán bộ có chức, có quyền nhất là trong các lực lượng
làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tại các Đội và các trạm đã làm ảnh hưởng lòng
tin của cán bộ và nhân dân vào cuộc đấu tranh này.

2.4. Nhận xét về thƣơng mại qua biên giới giữa Lạng Sơn và Trung Quốc

2.4.1. Điểm mạnh

Về vị trí địa lý, Lạng Sơn nằm ở Đông Bắc nước Việt Nam, có biên giới phía
Bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc với đường biên giới
trên bộ dài 253km, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên

76
giới; ở các cửa khẩu như Hữu Nghị, cửa khẩu ga đường sắt Đồng Đăng, Chi Ma,
các cặp chợ như cặp chợ Tân Thanh, Cốc Nam đã được tỉnh đầu tư lớn khang trang
hiện đại rất thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá và xuất nhập cảnh của
khách du lịch… trong đó Tân Thanh là cửa khẩu lớn buôn bán hàng tiểu ngạch với
khối lượng lớn. So với một số tỉnh miền núi khác, Lạng Sơn có hệ thống giao thông
khá thuận lợi, có tuyến đường sắt và đường bộ xuyênViệt đi qua và sang Trung
Quốc. Thành phố Lạng Sơn chỉ cách Hà Nội 150 km. Ngoài ra còn có các đường
quốc lộ: 1B từ Lạng Sơn đi Thái Nguyên, 4A từ Lạng Sơn đi Cao Bằng, 4B từ Lạng
Sơn đi Móng Cái thông ra biển. Hai cửa khẩu quốc gia và hai cửa khẩu quốc tế từ
lâu đời đi sang Trung Quốc, nối bằng đường bộ và đường sắt với các nước châu Á
khác và sang châu Âu. Các xã giáp biên giới còn có hàng trăm đường mòn mà từ
lâu đời nhân dân hai bên biên giới Việt – Trung qua lại, giao lưu tình cảm, trao đổi
kinh tế với nhau.

Về địa chính trị, Lạng Sơn là cầu nối không chỉ riêng giữa Việt Nam và
Trung Quốc, mà nó còn là cầu nối giữa Việt Nam với các nước khác, là cầu nối
giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Trung Quốc có quan hệ buôn bán với tất
cả các nước trong khối ASEAN. Quốc vụ viện Trung Quốc đã chọn Nam Ninh
thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc làm trụ sở để thực hiện hoạt động trao đổi
buôn bán với các nước ASEAN và Quảng Tây trở thành khu tự trị tự do. Hai
hành lang: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Nam Ninh – Lạng Sơn –
Hà Nội – Hải Phòng và một vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (kéo dài từ các tỉnh
ven biển phía Đông, Nam và Tây – Nam Trung Quốc đến Hà Nội) đang được
hình thành. Lạng Sơn chính thức trở thành cầu nối giữa Trung Quốc với các
nước ASEAN do vậy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn Lạng Sơn
sẽ càng trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn nhiều.

Về cơ sở hạ tầng, so với các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc
thì Lạng Sơn là một trong những tỉnh có cơ sở hạ tầng như hệ thống đường xá,
chợ (Lạng Sơn đã xây dựng được một số chợ lớn như Đông Kinh, Lạng Sơn…),

77
trung tâm thương mại tương đối thuận tiện để trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa
hai nước với nhau.

Về quan hệ đối ngoại, nhân dân ở hai tỉnh giáp biên giới có quan hệ thân
tình. Từ lâu đời nhân dân vùng giáp biên thuộc hai bên biên giới đã có mối quan
hệ láng giềng, thân tộc, họ hàng. Hai bên vẫn thường qua lại thăm nhau, giúp đỡ
lẫn nhau và mua bán trao đổi hàng hóa. Vì vậy nó chính là nhân tố góp phần thúc
đẩy hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Về thể chế, Lạng Sơn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, đang cho
phép thành lập khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra khu kinh tế Việt Trung đã thống
nhất giữa hai địa phương Lạng Sơn và Quảng Tây, mỗi bên bỏ ra 8 km2 tức tổng
diện tích là 16 km2 để xây dựng khu thương mại tự do và hiện khu thương mại tự
do này đang được xúc tiến xây dựng.

2.4.2. Điểm yếu

Thứ nhất, nhận thức, quan điểm chưa thống nhất giữa Trung ương và địa
phương, giữa các địa phương với nhau trong định hướng, chính sách và đường
lối xây dựng và phát triển thể hiện qua sự chậm trễ trong việc cải tạo và mở rộng
quốc lộ Lạng Sơn – Hà Nội.

Thứ hai, nguồn tài chính còn hạn hẹp: Mức thu ngân sách hàng năm của
tỉnh Lạng Sơn còn quá khiêm tốn so với mức cần chi ra. Vì vậy tỉnh Lạng Sơn
gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng cụ
thể như việc Lạng Sơn muốn mở rộng tuyến đường quốc lộ 1A nằm trên địa bàn
tỉnh nhưng vẫn chưa có ngân sách để mở rộng.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng mặc dù so với các tỉnh miền núi giáp biên giới thì
Lạng Sơn là một trong những tỉnh có cơ sở hạ tầng khá tốt, tuy nhiên để mà
tương xứng với nhu cầu hiện tại thì nó còn quá nhỏ, thiếu đồng bộ, hiệu quả
chưa cao. Có một thực tế là có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Lạng Sơn
làm việc nhưng chỉ đều làm việc thôi còn các sinh hoạt khác như ngủ nghỉ thì họ

78
lại quay về Hà Nội để nghỉ vì hệ thống khách sạn ở Lạng Sơn không đáp ứng
được nhu cầu của họ.

Thứ tư, Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, có địa hình phức tạp, dân cư thưa
thớt, có nhiều đồng bào dân tộc, trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn dẫn đến
hiện tượng có nhiều người dân tiếp tay cho chủ buôn lậu gây ảnh hưởng lớn đến
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

2.4.3. Cơ hội

+ Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của WTO vì vậy cả hai
nước sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế quan và một số chính sách khác theo
nguyên tắc của WTO.

+ Xu hướng tăng cường hợp tác đã được các nhà lãnh đạo cấp cao hai
nước nhất trí về mặt ý tưởng với theo phương châm 16 chữ đó là “Láng giềng
hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

+ Nền kinh tế của hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều theo cơ chế kinh
tế thị trường vì vậy các doanh nghiệp được tự do buôn bán và làm ăn trong
khuôn khổ pháp luật của hai nước, các doanh nghiệp có thể tự do trao đổi và học
hỏi công nghệ của nhau, tự đổi mới phương thức kinh doanh, tích lũy kinh
nghiệm để họ vươn lên, các doanh nghiệp được tự chủ không bị ràng buộc bởi
khoảng cách địa lý hay bởi sự khác nhau về quốc gia.

+ Trung Quốc là một nước lớn, thị trường cũng rộng lớn, trình độ phát
triển kinh tế cao vì vậy cơ hội học hỏi về công nghệ, trình độ quản lý rất nhiều.
Đặc biệt là cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đang là một tiềm năng to
lớn đối với Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng.

+ Lạng Sơn có quan hệ làm ăn buôn bán với Trung Quốc từ rất lâu, thậm
chí trước khi chúng ta mở cửa và khi chúng ta chưa chính thức cho phép hai
nước tự do buôn bán trao đổi hàng hóa với nhau. Chính vì vậy kinh nghiệm của

79
các nhà quản lý, các nhà kinh tế sẽ giúp cho hoạt động buôn bán và trao đổi hàng
hóa giảm bớt rủi ro.

+ Việt Nam là nước đang phát triển nên việc mở rộng thị trường của mình
sang các nước khác là việc cần thiết và hiện nay chúng ta đang có xu hướng gia
tăng thương mại tự do để phát triển thị trường trong nước, điều này tạo cơ hội hơn
nữa cho Lạng Sơn trao đổi buôn bán hàng hóa với Trung Quốc.

2.4.4. Thách thức

+ Tình trạng buôn lậu ở Lạng Sơn luôn luôn diễn ra hết sức tinh vi và
phức tạp. Chủ buôn lậu luôn luôn tìm mọi cách để vận chuyển hàng lậu qua biên
giới, khi bị phát hiện chúng chống trả hết sức quyết liệt vì vậy gây khó khăn rất
lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

+ Tài chính của Lạng Sơn còn quá ít khiến cho tỉnh Lạng Sơn không thể
xây dựng và phát triển cơ sở hàng tầng, khách sạn…đạt tiêu chuẩn chất lượng cao
để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài tại tỉnh Lạng Sơn.

+ Trình độ chênh lệch về công nghệ và khoa học kỹ thuật giữa nước ta và
Trung Quốc quá lớn, vì vậy chúng ta thường xuất khẩu những mặt hàng còn thô
sơ chưa qua chế biến sang Trung Quốc và chúng ta nhập phần đa những hàng
hóa có hàm lượng công nghệ và chất xám cao.

+ Trung Quốc là một nước lớn trong khi đó Việt Nam là một nước nhỏ và
nghèo hơn nhiều so với Trung Quốc do đó khi làm ăn buôn bán với Trung Quốc
chúng ta hay bị thiệt thòi, phía Trung Quốc hầu như họ đều có quyền tự chủ và
quyền quyết định trong trao đổi hàng hóa.

80
CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI

QUA BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NÓI CHUNG

VÀ TỈNH LẠNG SƠN NÓI RIÊNG

3.1. Quan hệ thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong bối cảnh quốc tế mới

3.1.1. Những nhân tố thúc đẩy quan hệ thƣơng mại qua biên giới

Bước sang thế kỷ XXI khi hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng nỗ lực cải
cách mở cửa nền kinh tế, chủ động hội nhập nền kinh tế toàn cầu thì cơ hội phát
triển quan hệ kinh tế thương mại qua biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc vô
cùng rộng lớn nhờ những nhân tố khách quan và chủ quan sau đây:

Một là xu thế liên kết kinh tế khu vực phát triển sâu rộng hơn bao giờ hết

Hiện nay mặc dù vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường, song
hòa bình và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong sự phát triển thế giới và khu
vực, đồng thời đây cũng là thời kỳ mở đầu thời đại tri thức hóa kinh tế toàn
cầu, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Đây là xu thế phát triển
khách quan đang cuốn hút mọi quốc gia vào quỹ đạo kinh tế toàn cầu, mở ra cơ
hội lớn cùng thách thức lớn đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam và Trung Quốc. Là cơ hội lớn nếu quốc gia đang phát triển đó có năng lực
cải cách, mở cửa, tận dụng mọi lợi thế của nước đi sau, hội nhập kinh tế quốc
tế vào khu vực hiệu quả, sẽ có nhiều khả năng tiến nhanh, đuổi kịp các nước
tiên tiến. Là thách thức lớn nếu quốc gia đang phát triển đó không có năng lực
cải cách, mở cửa, không tận dụng mọi lợi thế của nước đi sau trong hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực sẽ bị tụt hậu, thậm chí bị đào thải khỏi quỹ đạo phát
triển của thế giới.

81
Trong thời gian qua, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tích cực tham gia
đàm phán, ký kết một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) với một số đối tác
thương mại lớn, việc ký kết này đã đem lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam đặc biệt
là lợi ích trong thương mại. Lợi ích thương mại thể hiện ở chỗ khi tham gia ký kết
các FTA, Việt Nam và các nước đối tác phải cùng nhau thực hiện cam kết giảm
thuế đối với những hàng hoá nằm trong danh mục giảm thuế theo lộ trình. Khi đó,
cơ hội bán hàng vào các nước thành viên của Việt Nam sẽ rất thuận lợi do được
hưởng các ưu đãi thương mại, dẫn đến chi phí đầu vào thấp hơn so với những nước
khác không phải là thành viên của FTA. Khi đó, Việt Nam có điều kiện mở rộng thị
phần tại các nước FTA thành viên, gia tăng xuất khẩu, tăng cường năng lực sản xuất
trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một tác động ngược lại của FTA đối với
thương mại đó là có thể gây ra nguy cơ nhập siêu từ những nước thành viên FTA do
Việt Nam cũng phải thực hiện nghĩa vụ giảm thuế theo lộ trình. Điều này sẽ khiến
cho hàng hoá trong nước phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn bởi hàng hoá nhập
khẩu từ các nước thành viên trong FTA được hưởng mức thuế quan ưu đãi thấp.

Tuy nhiên, không phải mọi tác động mở cửa thị trường đều ảnh hưởng
tiêu cực đến Việt Nam và các nước thành viên, việc giảm thuế quan cũng có thể
tạo ra lợi thế đáng kể cho Việt Nam nếu biết tận dụng nó, đặc biệt trong tình
trạng nhập siêu và lạm phát hiện nay. Đó chính là việc giảm thuế quan đối với
nguyên liệu cho các ngành sản xuất của Việt Nam, các mặt hàng hoá chất và các
sản phẩm hoá chất dùng cho sản xuất công nghiệp, hoá chất hữu cơ, phân bón,
clinker và tư liệu sản xuất như máy móc điện năng và thiết bị điện. Việc giảm
thuế quan này sẽ giúp chi phí sản xuất giảm và giúp giảm giá tiêu dùng trong
nước hiện nay, hạ bớt nhiệt của tình trạng lạm phát.

Trong trường hợp Việt Nam không tham gia FTA cùng với các nước
ASEAN, Việt Nam có thể sẽ đối mặt với sự chuyển hướng thương mại một cách
rõ nét, phần xuất khẩu của ViệtNam sẽ bị thu hẹp. Bởi vì, tác động chuyển
hướng thương mại được thể hiện rõ qua việc cầu đối với xuất khẩu của các nước

82
"nằm ngoài" FTA sẽ giảm. Bên cạnh đó, FTA còn có tác dụng nâng cao năng lực
cạnh tranh, thu hút FDI, gia tăng các áp lực lên quá trình phát triển. Để có thể
đứng vững trong một môi trường cạnh tranh này, Việt Nam chắc chắn phải tự
đổi mới, đẩy mạnh các quá trình cải cách bên trong, nâng cao hiệu quả.

Hai là sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam và
Trung Quốc

Có thể nói, xu thế phát triển khách quan trên đã được chính phủ Việt Nam
và Trung Quốc đón bắt kịp thời, thông minh và sáng tạo. Cả hai nước đều nỗ lực
cải cách mở cửa và cách đi thích hợp, từng bước hoàn thiện kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa phù hợp với thông lệ quốc tế, nên đã tạo nên sự phát triển ngoạn
mục, đặc biệt nền kinh tế Trung Quốc đã và đang dần dần làm chủ nền kinh tế thế
giới, tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần
đây, mặc dù hiện tại nền kinh tế của Việt Nam đang tăng trưởng thấp hơn so với
những năm trước nhưng điều này là do nguyên nhân khách quan đó là cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu. Việt Nam và Trung Quốc đều gia nhập WTO, điều này sẽ
tạo điều kiện hơn nữa cho hai nước hợp tác tốt hơn và sâu hơn.

Ba là đạt tới nhận thức chung giữa hai nước về sự phát triển kinh tế
thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam - Trung Quốc đều nhận thức rõ xu thế lớn trên của thời đại,
đồng thời đều nhận thấy lợi thế cũng như khả năng to lớn của của quan hệ hai
nước trong tiến trình liên kết kinh tế khu vực, do đó cả hai bên đều nỗ lực vun
đắp quan hệ láng giềng thân thiện, cùng phát triển, hướng tới tương lai. Nhờ vậy
kim ngạch buôn bán giữa hai nước không ngừng tăng nhanh qua các năm, theo
số liệu của Tổng cục Thống kê, từ 37,7 triệu USD năm 1991, năm 1995 tăng lên
691,6 triệu USD, năm 2000 tăng lên 2.597,3 triệu USD, năm 2005 tăng lên 8.730
triệu USD và năm 2008 tăng lên tới 20.824 triệu USD và năm 2009 con số này là
21.350 triệu USD, như vậy chỉ tính riêng năm 2008 kim ngạch xuất nhập khẩu

83
của Việt Nam và Trung Quốc đã vượt kế hoạch mà trước đó nhà nước ta đã đề ra
vào năm 2010 là 10 tỉ USD. Từ nhiều năm nay hai nước đã nhận thấy tầm quan
trọng của quan hệ kinh tế thương mại qua biên giới giữa các tỉnh vùng biên giới
Việt - Trung, đã có nhiều biên pháp chính sách thuế thúc đẩy quan hệ buôn bán
qua biên giới. Nhờ vậy mà từ khi nước ta bình thường hóa quan hệ với Trung
Quốc, từ năm 1991 tới nay, trao đổi tại cửa khẩu 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt
Trung liên tục tăng.

Sau khi Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc
ký kết, hai nước càng nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò cầu nối Côn Minh - Hà
Nội - Nam Ninh trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Dưới góc
nhìn của nhà nghiên cứu ta thấy nổi lên tam giác tăng trưởng kinh tế có vai trò
trung tâm giao thương của khối mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Và cũng
có thể vì lý do đó mà Trung Quốc đã giao cho Nam Ninh và Côn Minh vai trò cửa
ngõ của Trung Quốc trong quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN, còn Việt Nam
đã đưa ra kế hoạch phát triển 3 vùng trong điểm kinh tế quốc gia, trong đó vùng
trọng điểm kinh tế phía Bắc mà trung tâm là Hà Nội sẽ có khả năng trở thành đầu
tàu kinh tế quốc gia và toàn khối ASEAN trong quan hệ kinh tế thương mại với
Trung Quốc. Bên cạnh đó Việt Nam thành lập một loạt các khu kinh tế cửa khẩu
suốt các tỉnh có biên giới với Trung Quốc với nhiều chính sách ưu đãi và dành
nhiều sự quan tâm đặc biệt.

Bốn là tiềm năng kinh tế lớn của Việt Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc
khi được khơi dậy

Tây Nam Trung Quốc là khu vực giàu tiềm năng tài nguyên khoáng sản
và năng lượng được xếp vào loại hàng đầu ở Trung Quốc. Khu vực này còn có
tiềm năng lớn về nông - lâm nghiệp và du lịch. Thị trường Tây Nam Trung Quốc
đang trên đà phát triển rất mạnh nhờ chiến lược khai phá miền Tây của Trung
Quốc. Đây là thị trường rộng lớn, là cửa ngõ kết nối các đô thị miền Tây Trung

84
Quốc với các nước ASEAN dọc theo các hành lang kinh tế trong chính sách một
trục hai cánh, Côn Minh - Hà Nội, Côn Minh - Rangun, Côn Minh - Băng Cốc.
Điều hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn là sự không khó tính lắm
của thị trường Tây Nam Trung Quốc, thị hiếu người tiêu dùng gần gũi với Việt
Nam, nhu cầu mua sắm đang tăng nhanh. Các doanh nghiệp có thể vào thị
trường này qua đường biên mậu rất thuận tiện. Việt Nam là nước thành viên
ASEAN, có vị trí địa kinh tế rất đặc biệt: Cầu nối Đông Nam Á với Đông Bắc Á
nói chung, ASEAN với Trung Quốc nói riêng; là quốc gia có đường biển dài
2.500km với nhiều cảng nước sâu vào loại bậc nhất ở Đông Nam Á, với nhiều
thành phố đô thị công nghiệp lớn nối tiếp nhau dọc theo bờ biển.

Việt Nam là đất nước giàu tiềm năng về tài nguyên khoáng sản và nguồn
lực con người, hiện đang nỗ lực cải cách mở cửa, chủ động hội nhập toàn cầu và
khu vực, đang là điểm đến của các nhà đầu tư trên thế giới. Nhu cầu tiêu dùng của
thị trường khoảng 86 triệu dân này đang tăng lên hàng ngày, đa dạng, phong phú,
đang mời gọi các doanh nghiệp Trung Quốc. Phát huy lợi thế có chung biên giới,
các doanh nghiệp Tây Nam Trung Quốc có thể vào thị trường này qua đường biên
mậu rất thuận tiện. So với hành lang kinh tế Côn Minh – Rangun, Côn Minh –
Băng Cốc thì hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội tỏ ra có nhiều ưu thế hơn.

Tiềm năng kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc sẽ được khơi dậy và tăng lên
gấp bội khi hai bên đều nỗ lực phát triển quan hệ hợp tác kinh tế thương mại lên
ngang tầm thời đại, tận dụng tốt cơ hội lớn do thời đại kinh tế toàn cầu hóa đưa đến.

3.1.2. Những vấn đề tồn tại

Từ đầu năm 2001 đến nay, hai nước Trung, Việt đều lần lượt tiến hành điều
chỉnh mậu dịch biên giới, tăng cường chống buôn lậu, đẩy mạnh công tác quản lý
nhập khẩu qua biên giới, quy phạm hóa trình tự và thủ tục giao dịch biên mậu.
Thông qua tăng cường quản lý, trật tự mậu dịch biên giới đã có chuyển biến rõ rệt.
Tuy nhiên, việc chỉnh đốn mậu dịch biên giới cũng đem lại những ảnh hưởng tiêu

85
cực, biên mậu song phương lại xuất hiện cục diện “dậm chân tại chỗ”. Để xoay
chuyển xu thế suy thoái của mậu dịch biên giới năm 2003, Việt Nam đã áp dụng
nhiều biện pháp tích cực, bao gồm: từ ngày 01/9/2003, Bộ Thương mại một lần nữa
tiến hành cắt giảm những rào cản trong kinh doanh ngoại thương, khuyến khích
nhiều doanh nghiệp tham gia mậu dịch đối ngoại, các doanh nghiệp tư nhân, cá thể
đua nhau đăng ký tham gia hoạt động kinh doanh biên mậu; các ban ngành quản lý
cửa khẩu như hải quan tăng cường ý thức phục vụ, áp dụng các biện pháp thúc đẩy
sự phát triển lành mạnh của mậu dịch biên giới. Chẳng hạn, hải quan Nam Ninh đưa
ra “tám biện pháp lớn hỗ trợ phát triển kinh tế Quảng Tây”; chính quyền Quảng Tây
và Vân Nam tiếp tục thực hiện chính sách trả tiền lợi tức đối với xuất khẩu tiểu
ngạch biên giới, thu hút một số hàng hóa trao đổi qua chợ chuyển sang xuất khẩu
theo phương thức tiểu ngạch biên giới v.v…Đồng thời Chính phủ Việt Nam cũng
cố gắng khuyến khích các doanh nghiệp có sản phẩm ưu thế xuất khẩu sang khu
vực miền Trung và miền Tây Trung Quốc bằng hình thức biên mậu. Sự tác động
của chính sách đã tạo nên những thành quả rõ rệt: năm 2003, mậu dịch tiểu ngạch
qua biên giới giữa Quế Lâm và Việt Nam tăng lên 535 triệu USD, tốc độ tăng đạt
55,2%. Trong đó, xuất khẩu đạt 314 triệu USD, tăng 52,7% so với năm trước, nhập
khẩu đạt 221 triệu USD, tăng 59%. Điều đó chứng tỏ vai trò và hiệu quả rõ rệt của
chính sách đối với mậu dịch biên giới hai nước.

Để phù hợp với tiến trình thực hiện khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN,
từ tháng 1/2004, giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đã bắt đầu thực hiện Chương
trình “Thu hoạch sớm”, giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, việc này
cũng có tác động rất lớn đến mậu dịch nông sản phẩm nói riêng, mậu dịch biên giới
giữa hai nước nói chung. Biểu hiện chủ yếu là: Thứ nhất, nông sản phẩm của Việt Nam
nhập khẩu vào Trung Quốc được hưởng chính sách giảm toàn bộ thuế nhập khẩu, từ đó
sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường Trung Quốc; Thứ
hai, để phù hợp với Chương trình “thu hoạch sớm”, năm 2005 tỉnh Quảng Tây đã xóa
bỏ chính sách ưu đãi giảm một phần hai thuế nhập khẩu biên giới, khiến cho việc trao

86
đổi sản phẩm nông nghiệp được thực hiện bằng phương thức mậu dịch biên giới nảy
sinh hiệu ứng chuyển dịch: một là, mậu dịch biên giới hai nước bị phân luồng bởi mậu
dịch chính ngạch; hai là, sản phẩm của các nước như Thái Lan, Lào v.v…không qua
biên giới Quảng Tây vào Trung Quốc mà trực tiếp trao đổi với Trung Quốc bằng con
đường chính ngạch, từ đó khiến cho phương thức mậu dịch chuyển khẩu vốn có bị mất
đi; ba là, ưu thế cạnh tranh về giá của sản phẩm Việt Nam do chính sách ưu đãi mậu
dịch biên giới đem lại sẽ bị ưu thế về chất lượng của sản phẩm Thái Lan thay thế, khiến
cho sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút.

Khi nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, Trung Quốc đưa ra một số hạn
ngạch cho một số ngành. Tuy nhiên họ không thông báo bằng văn bản mà chỉ
thông báo truyền miệng, đến khi họ nhập đủ thì họ cũng thông báo bằng miệng,
việc này dẫn đến tình trạng nhà xuất khẩu của Việt Nam luôn rơi vào trong tình
trạng bị động. Có khi nhiều doanh nghiệp ồ ạt cùng đem hàng đến nhưng phía
Trung Quốc chỉ nhập đủ số lượng của họ, số còn lại họ kiên quyết không nhập
thêm làm cho nhiều doanh nghiệp phải mang hàng về hoặc hủy hàng đi. Việc
này gây ra rất nhiều thiệt hại cho phía doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, phía Trung Quốc còn tăng cường quản lý đối với hoạt động nhập
khẩu biên mậu, các ban ngành như thương kiểm, hải quan tăng cường thêm các
biện pháp giám sát; các bộ ngành của Việt Nam áp dụng nghiêm ngặt hơn các
biện pháp tăng cường quản lý hiện tượng xuất khẩu giả, lừa thuế nông sản phẩm,
như yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải kết toán tại ngân hàng, dẫn đến tình
trạng giá thành xuất khẩu tăng, khối lượng xuất khẩu giảm.

Hiện tượng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại trong quan hệ biên
mậu Việt Trung diễn ra rất phức tạp và nghiêm trọng. Tình trạng này diễn ra khá
phổ biến cả ở tuyến biên giới trên bộ và trên biển. Hiện tượng lừa đảo, chiếm
dụng vốn của nhau, buôn bán không sòng phẳng dẫn đến tranh chấp thương mại
vẫn tồn tại. Khi tranh chấp xảy ra, cơ chế giải quyết giữa hai bên thiếu tính đồng

87
bộ nên nhiều vụ việc chậm kết thúc và không thỏa đáng. Đây được coi là thách
thức lớn và khó giải quyết kể từ khi mở cửa biên giới Việt Trung tới nay…

3.2. Định hƣớng và triển vọng thƣơng mại qua biên giới giữa Việt
Nam và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn

3.2.1. Định hƣớng về thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam và
Trung Quốc

Trong giai đoạn hiện nay cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang tiến
hành “đổi mới”, “cải cách” chính sách biên mậu của mình và đều đạt được
những thành tựu bước đầu đáng khích lệ. Hai nước đều quan tâm đến cải cách cơ
chế quản lý kinh tế và tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế đối ngoại, đạt hiệu quả
kinh tế - xã hội ngày càng cao.

Trong bối cảnh đó, các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hóa
ở khu vực biên giới phía Bắc sẽ được quan tâm phát triển tốt hơn cả trên phương diện
kỹ thuật nghiệp vụ và tổ chức quản lý đối với các hoạt động này. Tuy nhiên, triển vọng
phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hóa ở khu vực biên
giới phía Bắc trong những năm tiếp theo, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những khó
khăn chính vì vậy chúng ta cần phải có những định hướng cơ bản sau:

- Mở rộng phát triển buôn bán qua biên giới Việt – Trung một cách toàn
diện cả về thương mại, dịch vụ, du lịch, kể cả xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, quá cảnh…

- Việc buôn bán qua biên giới phải tuân theo các thông lệ, tập quán quốc
tế, thông qua các Hiệp định hợp tác, buôn bán được ký kết giữa hai nước. Hai
bên phải cùng tôn trọng, thực hiện tốt các Hiệp định đã ký.

- Tăng cường xuất, nhập khẩu theo phương thức buôn bán chính ngạch là chủ
yếu, giảm mạnh phương thức buôn bán tiểu ngạch như những năm vừa qua.

88
- Ngân hàng hóa các giao dịch, buôn bán văn minh lịch sự, cạnh tranh
lành mạnh, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Giảm đến mức cao nhất, tiến tới
xóa bỏ các phương thức giao dịch, thanh toán tự do, trực tiếp giữa các doanh
nghiệp theo kiểu buôn bán tiểu ngạch hiện nay.

- Phải tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định, lâu dài và nguồn hàng phải đáp
ứng nhu cầu thị trường của phía Trung Quốc. Tăng cường công tác tìm hiểu thị
trường Trung Quốc, đi sâu vào thị trường nội địa, tìm cách đưa dần các công ty
Trung ương của cả hai phía tham gia vào quá trình buôn bán. Đồng thời, thị
trường xuất, nhập khẩu phải được giữ vững, củng cố và không ngừng phát triển.

- Thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu theo hướng bảo đảm lợi thế so
sánh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mỗi bên. Đối với chúng ta cần thiết
phải tăng tỷ trọng hàng hóa trao đổi qua chế biến, giảm xuất khẩu hàng hóa nguyên
liệu thô, phải tìm ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngoài những mặt hàng xuất khẩu
truyền thống. Chú trọng nhập khẩu những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu phát triển
kinh tế hàng hóa nước ta nói chung, của các tỉnh vùng núi phía Bắc nói riêng, nhập
khẩu phải phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Phát triển buôn bán qua biên giới nhưng phải kiểm soát chặt chẽ các
nguồn hàng xuất, nhập khẩu. Có các biện pháp hữu hiệu để chống triệt để buôn
lậu, trốn thuế, tranh mua, tranh bán, mất trật tự an toàn xã hội.

3.2.2. Triển vọng về thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam và
Trung Quốc

Quan hệ láng giềng, hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã được xây dựng
trên nền tảng quan hệ truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước cùng với việc
hoàn toàn bình thường hóa quan hệ và hợp tác toàn diện là tiền đề quan trọng để
hai nước tiệp tục phát triển ổn định, lành mạnh trên tầm cao mới.

89
3.2.2.1. Triển vọng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đến năm 2015
Qua nghiên cứu và phân tích quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc
trong bối cảnh mới và những thay đổi chính sách thương mại và chính sách thuế
của hai nước trong thời gian qua có thể thấy, không gian để phát triển quan hệ
thương mại giữa hai nước là rất lớn. Bên cạnh hệ thống pháp luật và chính sách
thương mại rõ ràng, minh bạch, tạo cơ sở hành lang pháp lý thuận lợi cho việc
phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, đồng thời nó cũng mở ra cho hai
nước một thị trường rộng lớn với nhiều lĩnh vực phát triển như: vận tải, giao
thông, dịch vụ, du lịch, viễn thông…Đặc biệt, thông qua hội nghị cấp cao APEC
tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11/2006, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã
ký kết với nhau 10 văn bản, nghị định liên quan đến phát triển kinh tế của hai
nước, qua đó lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đã đặt mục
tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 15tỷ USD vào năm 2010.

Trong những năm tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối cao và ổn
định như hiện nay, thị trường Trung Quốc sẽ vẫn tiếp túc giữ vị trí là thị trường trọng
điểm và rất quan trọng đối với Việt Nam. Đến năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của Trung Quốc dự kiến đạt 2.700 tỷ USD, năm 2015 sẽ đạt khoảng 3.700 tỷ USD,
và lên đến 5.000 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó, hàng hóa nhập khẩu đến thời điểm
năm 2010 có thể đạt 1.000 tỷ USD và có thể lên tới 2.000 tỷ USD vào năm 2020. Qua
đó, có thể thấy dung lượng thị trường Trung Quốc rất lớn và là điều kiện thuận lợi cho
việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn tới.

Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2010, kim ngạch xuất nhập
khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 20 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 6 tỷ USD,
nhập khẩu đạt 14 tỷ USD; đến năm 2015 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam -
Trung Quốc đạt 35 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 14 tỷ USD, nhập khẩu đạt 21
tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân giai đoạn 2007 đến 2015
là 14,45%/ năm; xuất khẩu đạt 18,65%; nhập khẩu đạt 12,25%/năm. [31, tr.60].

90
3.2.2.2. Triển vọng mặt hàng XNK giữa hai nước trong những năm tới

a) Các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo dự báo của Ủy ban cải cách nhà nước Trung Quốc, nhu cầu thị
trường Trung Quốc đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đến
năm 2010 vẫn còn rất lớn và hiện tại vẫn là: dầu thô, than đá, thủy hải sản, rau
quả, đồ gỗ, các loại quặng, hạt điều và nhiều nông sản khác. Đặc biệt là nhu cầu
đối với nhóm hàng năng lượng như dầu thô, than đá, cao su trong bối cảnh nền
kinh tế Trung Quốc luôn giữ ở tốc độ tăng trưởng cao và trong tương lai từ năm
2010 sẽ là sản phẩm Bô xít Alumi, quặng sắt tinh luyện, sản phẩm cao su, hàng
điện tử và nhiều loại mặt hàng khác. Dự báo nhóm mặt hàng xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc đến năm 2015 như sau:

+ Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: Từ nay đến năm 2010 kim ngạch
xuất khẩu của dầu thô và than đá sẽ giảm so chính sách chung của chúng ta về
hạn chế xuất khẩu nhiên liệu, tuy nhiên trong giai đoạn này xuất hiện các mặt
hàng mới như Bôxit Alumin, quặng sắt tinh luyện, sản phẩm cao su, hàng điện tử
và nhiều loại mặt hàng khác.

+ Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: Nhóm này có xu hướng tăng nhưng tốc
độ chậm, bởi vì trong thời gian tới, thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục có nhu
cầu nhập khẩu rất lớn nhóm hàng này, nhưng yêu cầu về chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm này là rất cao. Tỷ trọng của nhóm hàng
này trong tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ tăng từ 9% năm 2006 lên đến
18,5% năm 2010 và 23,5% năm 2015 [31, tr.61].

+ Nhóm những mặt hàng mới: Thời gian qua nhiều nhà đầu tư nước ngoài
có ngành công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore, Úc, Pháp, Đức… đã đầu tư vào Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu
những sản phẩm cho chất lượng cao mà thị trường Trung Quốc có nhu cầu nhập
khẩu rất cao, đó là các loại sản phẩm cao su, sản phẩm nhựa, công nghệ viễn

91
thông, phần mềm tin học, máy vi tính, linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử, nhôm
và các sản phẩm từ nhôm, giấy cao cấp, kính và gương kính cao cấp, sợi hóa
học, tân dược. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt khoảng 420
– 450 triệu USD năm 2010 và 800 - 900 triệu USD năm 2015.

b) Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc

Trong giai đoạn từ năm 2007 - 2015, nền kinh tế sẽ tiếp tục đạt mức tăng
trưởng cao. Để tiếp tục thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước là
rất lớn. Do nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp, khả năng nhập khẩu các máy
móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu
là rất khó khăn. Vì vậy, trong những năm tới, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng, dự kiến tốc độ tăng kim ngạch nhập
khẩu bình quân là 12,25% trong giai đoạn từ 2007 đến năm 2015, do hàng Trung
Quốc có tính cạnh tranh tương đối cao vì giá rẻ, giao hàng nhanh, thuận tiện đáp
ứng ngay được yêu cầu về sản xuất. Do vậy, có thể đưa ra dự báo về nhóm hàng
nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn 2007 - 2015 như sau:

+ Nhóm hàng nguyên nhiên liệu: Là những mặt hàng thiết yếu phục vụ
cho sản xuất - tiêu dùng, với nền kinh tế chưa phát triển của nước ta, đồng thời là
các sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ
đáp ứng được nhu cầu trong nước. Vì vậy giai đoạn 2007 - 2015, nhóm hàng này
tiếp tục tăng nhưng chậm và chiếm khoảng 42% trong tổng kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam từ Trung Quốc.

+ Nhóm hàng công nghiệp: Trong giai đoạn 2007 – 2015 Việt Nam tiếp
tục nhập khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp từ Trung Quốc và tỷ trọng nhập khẩu
nhóm hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng từ 20%
đến 25%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: hóa chất, phân bón các loại, sắt thép
các loại, máy móc thiết bị phụ tùng các loại, ôtô…

92
+ Nhóm hàng tiêu dùng: nhóm hàng này cũng có khả năng tăng nhập khẩu
trong giai đoạn tới và chiếm tỷ trọng từ 25% lên đến 30%.

Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2007 - 2015, việc nhập khẩu hàng hóa
từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh. Do đó, Việt Nam cần phải có định hướng
và chiến lược về hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc để đảm bảo chất
lượng hàng hóa nhập khẩu, lành mạnh hóa thị trường nhập khẩu bằng việc xây
dựng các quy chuẩn cụ thể các loại hàng hóa, công nghệ máy móc cụ thể khi
nhập khẩu vào Việt Nam và giao cho các cơ quan đơn vị có chức năng xây dựng
quản lý các quy chuẩn này, tiến hành quản lý chặt chẽ theo các tiêu chuẩn quốc
tế sẽ được xây dựng.

3.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thƣơng mại qua biên giới giữa
Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng

3.3.1. Giải pháp về phía nhà nƣớc

a) Hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại cho phù hợp với thông lệ
quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước

Thứ nhất, các cơ quan chức năng của hai nước sớm công bố lộ trình cam
kết thực hiện quan hệ đa phương, song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong khuôn khổ các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), giúp
doanh nghiệp hai nước nắm chắc thông tin, từ đó hoạch định đúng chiến lược
kinh doanh (thị trường, mặt hàng, chính sách…) để chủ động hơn trong trao đổi,
buôn bán hàng hóa với nhau, khai thác triệt để điều kiện ưu đãi do hội nhập kinh
tế quốc tế đưa lại, phát huy tối đa lợi thế vốn có của hai nước, đem lại hiệu quả
kinh doanh cao.

Thứ hai, cơ quan chức năng của hai nước khẩn trương bổ sung và sửa đổi
các cơ chế, chính sách thương mại liên quan đến hoạt động trao đổi hàng hóa
giữa hai nước cho phù hợp với quy định của WTO, những cam kết mà hai nước
đã ký kết, tạo ra môi trường công khai, minh bạch, tạo cơ sở pháp lý, nhằm thu

93
hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp lớn của hai nước, các trung tâm
kinh tế lớn tham gia hoạt động thương mại tại khu vực biên giới Việt - Trung.

Thứ ba, thực hiện triệt để cải cách hành chính trong hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa với Trung Quốc, đơn giản hóa các thủ tục quản lý xuất nhập
khẩu, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết đặc biệt là các thủ tục thông quan
nhằm tạo sự thông thoáng trong lưu thông hàng hóa giữa hai nước, giảm ách tắc
hàng hóa tại cửa khẩu.

Thứ tư, cơ quan có thẩm quyền của hai nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
cần sớm trao đổi, thoả thuận công nhận lẫn nhau về kiểm tra chất lượng và kiểm
dịch động, thực vật, thống nhất mã hàng hóa giữa hai nước, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp hai nước khi tham gia trao đổi hàng hóa với nhau.

Thứ năm, cần xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý mậu dịch biên
giới giữa các cơ quan chức năng ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên
giới trong việc tổ chức, quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả của hoạt động
trao đổi hàng hóa với Trung Quốc.

Thứ sáu, áp dụng công nghệ thông tin vào bộ phận quản lý, điều hành
hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai nước để nắm bắt kịp thời những thông tin
liên quan đến cung - cầu hàng hóa của mỗi nước, những thay đổi trong chính
sách thương mại giữa hai nước, giúp các nhà quản lý và doanh nghiệp xuất nhập
khẩu xử lý và điều chỉnh kịp thời hoạt động xuất nhập khẩu, giảm bớt rủi ro, tạo
sự cân bằng trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

b) Nâng cao vai trò lãnh đạo của địa phương hai nước

Một là, chính phủ hai nước giao cho chính quyền địa phương những
quyền tự giải quyết rộng hơn để khắc phục kịp thời những vấn đề bất cập nảy
sinh trong quá trình trao đổi hàng hóa giữa hai nước, chẳng hạn như cấp giấy
phép vận tải quốc tế, giấy phép hạn ngạch, giấy C/O…giảm thiểu tối đa chi phí

94
trung gian, tiết kiệm thời gian làm thủ tục, tạo sự lưu thông hàng hóa thông
thoáng giữa hai nước.

Hai là, chính quyền địa phương hai bên cần tăng cường giao lưu, trao đổi
thông tin liên quan đến hoạt động buôn bán giữa hai nước, để mở rộng hợp tác,
liên kết, liên doanh giữa hai nước, đồng thời phát hiện ra những vấn đề bất cập,
những điểm chưa thống nhất trong chính sách thương mại của hai nước, phản hồi
lại cho các cơ quan chức năng, giúp các cơ quan chức năng điều chỉnh và sửa đổi
chính sách thương mại cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quan
hệ thương mại giữa hai nước.

Ba là, các cấp chính quyền địa phương hai nước cần có quy hoạch lâu dài,
xây dựng cơ chế giám sát mậu dịch biên giới một cách có hiệu quả, tạo ra cơ sở
pháp lý ổn định, nhằm thu hút đông đảo các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước tham gia hoạt động trao đổi hàng hóa tại khu vực biên giới giữa hai nước.

Bốn là, hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung hết sức phức tạp, khó
khăn, để giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện trao đổi
hàng hóa qua biên giới, lãnh đạo địa phương cần phải phát huy tính trách nhiệm,
nâng cao tính chủ động nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ở khu vực biên
giới Việt Trung.

c) Nâng cao năng lực tổ chức quản lý và điều hành hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc

Thứ nhất, phát huy vai trò của Hiệp hội ngành hàng để giúp các doanh
nghiệp Việt Nam nâng cao cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu trên thị trường Trung
Quốc. Thời gian tới nhà nước cần phải phát huy vai trò của các hiệp hội ngành
hàng, cụ thể là:

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đẩy mạnh việc tổ chức Hiệp
hội ngành hàng và thương hội đủ mạnh để thúc đẩy liên kết.

95
Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý để tập hợp, liên kết các doanh
nghiệp theo từng ngành hàng và các thương hội, hình thành các chuỗi ngành
hàng mạnh để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Các cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng và các doanh
nghiệp trong ngành hàng giữa hai nước thiết lập các mối quan hệ, công tác chặt chẽ.

*Về phía các Hiệp hội ngành hàng phải thực hiện tốt các chức năng sau:

Hiệp hội ngành hàng tạo ra các mối liên kết giữa nông dân với các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu để tạo ra nguồn hàng lớn, với chất lượng mẫu mã, tiêu
chuẩn phù hợp với thị trường.

Hiệp hội ngành hàng phải tạo ra mối liên kết, hợp tác dài hạn giữa nông
dân với các Hiệp hội, sự phối hợp của chính quyền địa phương và sự tham gia
sâu hơn của các doanh nghiệp lớn. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể chủ động
phối hợp với các Hiệp hội, chính quyền địa phương, trung ương nhằm kịp thời
phản ánh những khúc mắc trong cơ chế nhập khẩu của phía đối tác để tìm cách
thương thảo cùng tháo gỡ, tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của nước ta.

Hiệp hội ngành hàng và thương hội cần chủ động tạo ra sự gắn kết chung
giữa các doanh nghiệp, tuyên truyền, kêu gọi các doanh nghiệp phải liên kết chặt
chẽ hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam phải là một cộng đồng chung, một tập thể
vững chắc. Như thế các doanh nghiệp mới có thể cùng nhau tiến vào và đứng
vững trên thị trường Trung Quốc, cũng như cạnh tranh được với đối thủ chính
của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc hiện nay (như Thái Lan, Singapore,
Malaysia…).

Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh
nghiệp quảng bá sản phẩm và giúp cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập sâu và
thị trường Trung Quốc.

96
Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương và Phòng Thương mại & Công
nghiệp Việt Nam cần phối hợp tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam sang
nghiên cứu thị trường, tham gia các Hội chợ Quốc tế lớn tổ chức tại Vân Nam,
Quảng Tây và miền Tây, Tây Nam Trung Quốc, giúp doanh nghiệp hai nước có
cơ hội tìm hiểu về thị trường của nhau kỹ hơn, tạo sự thân thiện giữa doanh
nghiệp hai nước, thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai nước gia tăng và hạn
chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh giữa hai nước.

Phối hợp với phía bạn tổ chức các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm, hội
chợ vùng biên, diễn đàn doanh nghiệp tại Hà Nội, Côn Minh, Nam Ninh, đặc
biệt tại cửa khẩu lớn như Lào Cai - Hà Khẩu, Bằng Tường - Đồng Đăng… để
cho doanh nghiệp hai bên tham gia, đây là cơ hội tốt nhất để quảng bá và giới
thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và doanh nghiệp XNK của hai nước, đồng
thời cũng là điều kiện để hai nước tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng với nhau,
tạo điều kiện cho hàng hóa đi sâu trong nội tình của mỗi nước.

Triển khai các văn phòng xúc tiến thương mại và đầu tư của Việt Nam tại
các thành phố lớn ở Trung Quốc, để tìm hiểu kỹ thị trường Trung Quốc (thị hiếu,
tiêu dùng, nhu cầu cho sản xuất, thay đổi trong chính sách…) giúp cho doanh
nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội giao thương, ký kết hợp đồng hợp tác kinh
doanh xuất khẩu. Thành lập các cơ quan đầu mối trong tiếp thi để tăng khối
lượng hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Bộ Công thương, cụ thể là Viện Nghiên cứu thương mại và Cục Xúc tiến
thương mại cần thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và chính sách biên mậu
của Trung Quốc để tham mưu cho Chính phủ cơ chế quản lý, đối sách cần áp
dụng; thường xuyên cung cấp kịp thời thông tin về chính sách buôn bán qua biên
giới và những chính sách buôn bán qua biên giới và những thay đổi chính sách,
cơ chế quản lý thương mại và thủ tục hải quan của Trung Quốc; hệ thống lại

97
chính sách của Việt Nam và Trung Quốc in bằng hai thứ tiếng cung cấp cho
doanh nghiệp để họ không bị động trong kinh doanh.

Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc cần thống
nhất với nhau trong quá trình định hướng nhu cầu đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu qua biên giới thì sẽ khắc phục được nhược điểm của buôn bán biên mậu.
Đồng thời, Bộ Công thương của hai nước nên định kỳ liên lạc với nhau để thông
báo kịp thời những thay đổi về chính sách thương mại của mỗi bên và cùng nhau
giải quyết những tồn tại làm cản trở sự phát triển thương mại giữa hai nước.

Thứ ba, nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng
hóa với thi trường Trung Quốc.

Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của WTO, việc trao đổi và mua bán
hàng hóa với Trung Quốc có nhiều thay đổi, cơ hội có nhiều thách thức cũng
lớn, vì vậy để khai thác tốt những cơ hội và vượt qua thách thức của quá trình
hội nhập là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh hàng hóa sang thị trường
Trung Quốc, tạo thế cân bằng thương mại trong quan hệ giữa hai nước, Việt
Nam cần chú trọng đến vấn đề sau:

Bộ Công thương phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành hữu quan nhanh chóng
xây dựng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc, giúp
các doanh nghiệp định hướng đúng chiến lược sản xuất và kinh doanh của họ

Trong chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hóa với Trung Quốc, Nhà
nước phải xác định rõ đâu là những mặt hàng mũi nhọn, những mặt hàng xuất
khẩu có lợi thế, những mặt hàng đang được hưởng những điều kiện ưu đãi do hội
nhập kinh tế toàn cầu, kinh tế khu vực đưa lại. Từ đó, Nhà nước đưa ra những
chính sách (vốn, đầu tư, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu…) phát triển
cụ thể cho từng mặt hàng, nhóm hàng.

Chiến lược nhập khẩu từ Trung Quốc: Để tránh nhập khẩu hàng hóa phục
vụ cho sản xuất không đúng mục đích, ảnh hưởng xấu tới các ngành sản xuất

98
trong nước; hàng hóa máy móc thiết bị cũ, lạc hậu đưa lại hiệu quả thấp, gây ô
nhiễm tới môi trường.

Các Bộ, ngành hữu quan cần chú trọng đến các chính sách, biện pháp
khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị với trình độ khoa học công nghệ đạt
trên mức trung bình trở lên, tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu
thị trường.

Các cơ quan ban, ngành hữu quan nhanh chóng xây dựng các quy chuẩn
cụ thể các loại hàng hóa, công nghệ máy móc cụ thể khi nhập khẩu vào Việt
Nam và giao cho các cơ quan đơn vị có chức năng xây dựng quản lý các quy
chuẩn này, tiến hành quản lý chặt chẽ theo các tiêu chuẩn quốc tế để tránh tình
trạng hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam.

d) Thúc đẩy tiến trình hợp tác xây dựng “Hai hành lang và một vành đai
kinh tế”

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữa hai nước,
thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước phát triển. Thời gian tới, việc phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông phải gắn với việc xây dựng hai hành lang và một vành
đai kinh tế, cụ thể là:

Thứ nhất, hai nước nhanh chóng cải tạo và nâng cập hệ thống đường sắt
Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Nam Ninh – Lạng
Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, việc cải tạo kỹ thuật đối với hai tuyến
đường sắt theo hai hành lang kinh tế phải được đặt trong khuôn khổ quy hoạch
tổng thể hệ thống đường sắt toàn châu Á. Trước mắt cần tập trung nguồn vốn
phát triển tuyến đường sắt này đạt khổ tiêu chuẩn quốc tế 1,435m và điện khí
hóa, tiến tới hòa mạng vào các trục đường sắt của hai nước.

Đối với phía Việt Nam, cần sớm đầu tư phát triển cả hai tuyến đường sắt,
nhưng ưu tiên đầu tư trước đối với tuyến đường sắt Côn Minh – Lào Cai – Hà

99
Nội – Hải Phòng vì đây là xương sống của hành lang kinh tế đang được hai bên
triển khai xây dựng.

Thứ hai, hệ thống giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng quan trọng đối với
hành lang kinh tế và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động trao đổi thương mại
hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Chính vì vậy, việc xây dựng
hệ thống giao thông đường bộ cần tập trung vào một số hạng mục cụ thể sau:

Trước hết phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện đường bộ cao tốc quốc tế
Hà Nội - Côn Minh và Hà Nội - Nam Ninh. Việc cải tạo đường ô tô từ Côn Minh để
nối với Hà Nội đã được liệt kê vào kế hoạch “5 năm lần thứ 10” của tỉnh Vân Nam,
tháng 7/2005 tỉnh Vân Nam đã hoàn thành việc xây dựng tuyến đường bộ cao tốc từ
Côn Minh đi Hà Khẩu. Dự án xây dựng đoạn đường bộ Lào Cai - Hà Nội với 4 làn
đường của Ủy ban nhan dân tỉnh Lào Cai đã được Chính phủ phê duyệt, khi hoàn
thành dự án trên cùng với việc xây dựng mới cầu qua sông Hồng thuộc vùng biên
giới Lào Cai - Hà Khẩu thì tuyến đường bộ Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh sẽ là
trục quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai bên phát triển.

Nâng cấp và xây dựng tuyến đường bộ Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội -
Hải Phòng - Quảng Ninh thành đường cao tốc để đáp ứng nhu cầu phát triển
thương mại của hai bên. Về phía Trung Quốc đã hoàn thành đường cao tốc từ
Nam Ninh - Bằng Tường. Về phía Việt Nam, Tỉnh Quảng Ninh có tuyến Hạ
Long - Hải Dương - Hà Nội. Tỉnh Lạng Sơn hiện nay đã hoàn thành việc thi
công tuyến đường quốc lộ 1, dài hơn 150 km, từ Lạng Sơn đi Hà Nội chỉ mất 3
giờ đồng hồ. Do tuyến đường nối liền với trung tâm của miền Bắc Việt Nam là
Hà Nội ngắn và thuận tiện như vậy, cho nên hàng hóa từ Trung Quốc sang hoặc
từ nội địa Việt Nam đưa sang Trung Quốc là rất thuận lợi.

Bên cạnh việc phát triển các tuyến đường chính, cần nhanh chóng thực
hiện các dự án xây dựng và nâng cấp các tuyến đường bộ nội địa nối với cảng
Hải Phòng và Quảng Ninh. Nâng cấp mở rộng tuyến đường quốc lộ dẫn vào cửa

100
khẩu chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh biên
giới đến các trung tâm kinh tế tại thị trường nội địa như Hà Nội, Hải Phòng, Côn
Minh, Nam Ninh… tạo điều kiện hơn nữa cho hàng quá cảnh tiếp cận nhanh
chóng với hệ thống cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh.

e) Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu và
trên toàn tuyến biên giới phía Bắc

Hiện nay, cơ sở vật chất - kỹ thuật thương mại tại khu vực biên giới phía Bắc
nước ta (đặc biệt là tại các cửa khẩu biên giới) còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu, chưa
tương xứng với các cửa khẩu của Trung Quốc, không đủ khả năng đáp ứng được
yêu cầu phát triển thương mại hàng hóa với Trung Quốc. Vì vậy, trong thời gian tới,
Nhà nước và các địa phương biên giới cần tập trung và một số công việc sau:

Trước hết, tập trung nâng cấp, bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống nhà công vụ
trên toàn tuyến biên giới, đảm bảo đủ sức phục vụ các hoạt động thương mại đang
ngày càng tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ. Trang bị đủ các loại máy móc, thiết bị
thông tin, viễn thông, khắc phục tình trạng làm thủ công, chậm trễ, thiếu chính xác.

Nhanh chóng thành lập một số văn phòng giao dịch trao đổi hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam ở những nơi cần thiết để các doanh nghiệp của ta có điều
kiện tăng cường liện hệ với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu, giới thiệu
thường xuyên hàng hóa sản phẩm, đặc biệt là hàng thủy hải sản và hàng rau quả.

Cần chú ý xây dựng các kho tàng đủ diện tích và bảo đảm các thông số kỹ
thuật cần thiết để lưu giữ bảo quản hàng hóa xuất khẩu. Khẩn trương xây dựng
khu thương mại biên giới chuyên về kinh doanh thủy hải sản, rau quả
tươi…nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh về các loại hàng này bên
phía Trung Quốc, đặc biệt thị trường tỉnh Vân Nam (giáp tỉnh Lào Cai) và các
tỉnh khác thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc. Xây dựng hệ thống kho lạnh đủ
điều kiện để bảo quản và trữ hàng thủy sản, bảo đảm điều tiết chủ động theo biến

101
động của thị trường để giảm bớt rủi ro cho các doanh nghiệp trong trường hợp bị
từ chối nhận hàng hoặc phẩm cấp hàng hóa bị hạ thấp.

f) Tăng cường phát triển hệ thống chợ biên giới và quản lý các hoạt động
mua bán, trao đổi hàng hóa tại các chợ biên giới

Cần phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, huyện biên giới của Trung Quốc để
xây dựng các cặp chợ biên giới và quy chế quản lý chợ biên giới phù hợp với
pháp luật của mỗi nước.

Thành lập ban quản lý chợ biên giới thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị
có chợ biên giới. Thống nhất các thủ tục quản lý và thu thuế hàng hóa buôn bán
tại các chợ. Thành lập các nhóm kiểm tra, quản lý hoạt động mua bán, trao đổi
hàng hóa trên các đường mòn biên giới, ngăn chặn tình trạng buôn lậu.

Tăng cường đầu tư trên cơ sở Nhà nước và địa phương cùng đóng góp
trong việc nâng cấp đường giao thông tới các chợ để tránh tình trạng dân cư bán
ngay dọc đường biên giới, gây khó khăn cho công tác quản lý.

g) Hoàn thiện thủ tục thanh toán qua ngân hàng ở khu vực biên giới

Trong thời gian tới, việc thanh toán ngân hàng hai bên cần bàn bạc giải
quyết các khó khăn hiện nay cụ thể là:

Về phía Ngân hàng Việt Nam, cần thiết lập và hoàn thiện cơ chế thanh
toán qua ngân hàng đối với các giao dịch qua biên giới và hoàn thiện quy chế
cho các điểm đổi tiền ở biên giới.

Các ngân hàng thương mại cần hoàn thiện hơn nữa thủ tục thanh toán qua
ngân hàng, giảm bớt các khó khăn cho các doanh nghiệp, đồng thời cần tính toán
để giảm phí thanh toán, đặc biệt các phí được tính trên đơn vị “lần” như phí tu
chỉnh thư tín dụng (L/C) vì đặc điểm các giao dịch này thường có giá trị nhỏ
nhưng được tiến hành thường xuyên nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thanh
toán qua ngân hàng, giảm bớt rủi ro.

102
Các ngân hàng thương mại cần mở rộng mạng lưới đổi tiền tại các khu vực
cửa khẩu, ngoài xây dựng tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Nhân dân tệ, cần
xây dựng tỷ giá đối với các đồng tiền khác như đô la (USD) và áp dụng tỷ giá thả
nổi trong phạm vi nhất định tại các cửa khẩu, nhằm đưa dịch vụ đổi tiền vào tổ
chức dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, thu hút nhiều doanh nghiệp
XNK của hai nước tham gia hoạt động thương mại ở biên giới.

h) Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại

Nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Đây là giải
pháp cơ bản nhất để giải quyết nạn hàng hóa nhập lậu, trốn thuế, không kiểm soát
được. Phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ
hạn chế nguồn hàng nhập lậu từ nước ngoài với mục đích thu lợi nhuận cao.

Tăng cường công tác phối hợp với các ngành chức năng trong tổ chức và
quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, quy định rõ phạm vi, thẩm quyền
và trách nhiệm của từng ngành, từng lực lượng chức năng trong đấu tranh chống
buôn lậu. Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho lực lượng Hải quan và tạo điều kiện
về phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý giám sát hàng
hóa xuất nhập khẩu qua biên giới, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Cần có các hình thức xử lý thích hợp đối với các tổ chức và thương nhân
có hành vi buôn lậu hoặc gian lận thương mại. Bên cạnh đó cần tuyên truyền,
giáo dục động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm cho dân cư các tỉnh biên giới
trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Cần có hoạt động phối hợp với các lực lượng của Trung Quốc trong việc
chống buôn lậu và gian lận thương mại qua biên giới. Nếu không có sự phối hợp
này thì hiệu quả của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại qua biên
giới Việt – Trung sẽ không đạt hiệu quả cao.

Tóm lại, phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc được coi
là chính sách có tính chất lâu dài trong việc thực hiện chiến lược mở cửa với bên

103
ngoài của mỗi nước. Trong quá trình trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã thúc đẩy
một số ngành phát triển, chuyển dịch cơ cấu ngành ở một số vùng biên giới, đáp
ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ở mỗi nước…Thông qua quan hệ thương mại,
hai nước đã khai thác tối đa nguồn lực sẵn có trong nước và tận dụng các ưu đãi
do quá trình mở cửa và hội nhập đưa lại, gắn chặt lợi ích kinh tế đầu tư với sự
phát triển kinh tế, khiến thực lực kinh tế được tăng cường, từ đó nâng cao địa vị
kinh tế của hai nước. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa hai nước cũng gặp
nhiều khó khăn như: vấn đề nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc, năng
lực cạnh tranh hàng hóa chưa đồng đều, tình trạng buôn lậu, ô nhiễm môi trường
tại khu vực cửa khẩu biên giới… có những khó khăn không thể tránh khỏi,
nhưng cũng có những khó khăn có thể hạn chế được. Những giải pháp mang tính
chất vĩ mô để khắc phục giữa hai nước là giải pháp hết sức cần thiết đối với phát
triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong những năm tới.

3.3.2. Giải pháp về phía tỉnh Lạng Sơn

+ Sớm hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách riêng phù hợp với việc điều
hành hoạt động xuất nhập khẩu ở vùng biên giới và theo hướng ưu đãi, khuyến
khích xuất khẩu

+ Kiện toàn Ban chỉ đạo điều hành buôn bán biên mậu gắn với việc tăng
quyền chủ động và chỉ đạo cụ thể hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Xây
dựng cơ chế phối hợp, thông báo giữa hai nước nhằm tránh xảy ra những ách tắc
trong thương mại, giảm tổn thất cho người xuất nhập khẩu, giảm những hành vi mậu
dịch không mang tính quy phạm, có cơ chế ứng phó và giải quyết kịp thời các vấn đề
phát sinh trong trao đổi mậu dịch tại biên giới, bảo đảm môi trường kinh doanh lành
mạnh cho doanh nhân của hai nước. Đồng thời, xây dựng chính sách quản lý hoạt
động xuất nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp (dù được thành lập theo luật nào) đều
phải tuân thủ chế độ báo cáo, tránh trường hợp như hiện nay, Sở Thương mại Lạng
Sơn không nắm và không quản lý hết tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

104
+ Để tránh các hiện tượng tranh mua, tranh bán giữa những người xuất khẩu,
nên thành lập những hiệp hội của các nhà xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
Hoạt động của các hiệp hội nhằm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, bởi vậy trong
vài năm tới, nhất thiết phải có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường Trung Quốc,
cập nhật và dự báo kịp thời những diễn biến về cung cầu của thị trường này. Để
giúp các doanh nhân trong nước tìm được đối tác tin cậy, cung cấp được thông tin
thương mại kịp thời, trao đổi định hướng cho người sản xuất, kinh doanh hàng xuất
khẩu của hai nước với mục đích giảm thiểu tổn thất cho các nhà xuất khẩu, tiến tới
xuất nhập khẩu hàng hóa một cách ổn định, vững chắc với khối lượng ngày càng
lớn. Ngân hàng nhà nước nhanh chóng nghiên cứu các biện pháp tăng cường vai trò
của hệ thống ngân hàng thương mại trong thanh toán biên mậu, sao cho thiết lập
mối quan hệ thanh toán thuận lợi cho thương nhân và đảm bảo việc thanh toán qua
hệ thống ngân hàng để tăng độ an toàn cho các lô hàng xuất nhập khẩu, làm tiền đề
năng cao tỷ trọng xuất nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam. Trên góc độ pháp lý,
khuyến khích các doanh nhân mua bán theo hợp đồng ký kết và yêu cầu các cơ
quan tư pháp phải hỗ trợ mạnh hơn, đồng thời có cơ chế trọng tài giải quyết những
mâu thuẫn và tranh chấp mậu dịch nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho doanh nhân.

+ Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền trong nhân dân về tác hại của
buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại…Kịp thời ban hành những chính sách ưu
tiên, tạo điều kiện giúp đỡ nhân dân vùng biên giới tăng gia sản xuất, nâng cao đời
sống để họ không tiếp tay cho buôn lậu. Có biện pháp luân chuyển cán bộ hải quan,
cán bộ ở các trạm kiểm soát để đề phòng trường hợp cán bộ bị đồng tiền làm tha
hóa không còn giữ được đạo đức phẩm chất.

Tổ chức triển khai, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các
Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch của tỉnh về công tác chống buôn lậu ở các cấp ủy
Đảng, cho lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể, làm chuyển biến nhận thức và
xây dựng được các kế hoạch hành động cụ thể, phát huy vai trò các ngành, các

105
cấp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, nâng cao hiệu lực quản lý của cơ
sở ở các địa bàn trọng điểm.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng tham gia đấu
tranh chống buôn lậu, nhất là các xã biên giới, các địa bàn trọng điểm hoạt động
vận chuyển buôn bán, chứa chấp hàng nhập lậu như thị trấn Đồng Đăng, thị xã
Lạng Sơn…Tổ chức cho nhân dân ký cam kết với chính quyền không tham gia
buôn lậu, không chứa chấp hàng lậu, không tiếp tay cho bọn buôn lậu, phát hiện
tố giác bọn buôn lậu với các cơ quan chức năng...

Tăng cường công tác chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở. Kiện toàn các ban chỉ đạo
công tác chống buôn lậu ở các cấp, phân công rõ trách nhiệm, địa bàn phương
thức phối hợp hoạt động của các ngành có liên quan. Tỉnh cũng đã thành lập ban
chỉ đạo quản lý các cửa khẩu biên giới do một đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh
làm Trưởng ban và thành lập Ban chỉ đạo tại các cửa khẩu để tăng cường công
tác quản lý cửa khẩu, góp phần ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương
mại ngay tại cửa khẩu.

Quan tâm củng cố, kiện toàn các lực lượng chống buôn lậu, tăng cường
các trang thiết bị, phương tiện cần thiết đảm bảo phục vụ công tác chống buôn
lậu. Thường xuyên chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, kiểm soát, phát hiện
ngăn chặn kịp thời có hiệu quả hoạt động buôn lậu nhưng vẫn đảm bảo thực hiện
nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, đúng quy trình kiểm tra, kiểm
soát, đảm bảo chính sách lưu thông hàng hóa.

Kết hợp với việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tố giác với
việc điều tra, xác minh của các lực lượng chức năng trên địa bàn để kịp thời phát
hiện các đường dây, tụ điểm, đối tượng buôn lậu lớn. Từ đó có phương án triệt
phá, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả.

Cùng với việc tăng cường chống buôn lậu, Tỉnh cần tăng cường chỉ đạo
quản lý kinh doanh trên địa bàn, nắm chắc tình hình hoạt động của các đơn vị,

106
các hộ kinh doanh nhất là các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, đưa hoạt động
kinh doanh vào nề nếp. Đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà
nước về dán tem các mặt hàng nhập khẩu, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm về
kinh doanh hàng nhập khẩu theo quy định.

Củng cố kiện toàn các ban chỉ đạo chống buôn lậu từ tỉnh đến cơ sở. Phối
hợp đồng bộ các ngành chức năng, các cơ quan bảo vệ pháp luật thường xuyên
tiến hành thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa có hiệu quả. Những vụ việc đã rõ cần
khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử kịp thời đúng người, đúng tội, nghiêm minh.

Tiếp tục thực hiện cải tiến các thủ tục hành chính đơn giản, giảm bớt
nhiều phiền hà theo tinh thần Nghị quyết TW8 (khóa VII). Rà soát, sắp xếp, chấn
chỉnh tổ chức bộ máy, nhân sự trong các cơ quan Nhà nước có chức năng chống
buôn lậu, lựa chọn, bố trí những người có đức, có tài nắm giữ cương vị chủ chốt
của các cơ quan trên. Đưa ra khỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật những người
thoái hóa, biến chất, tham nhũng, buôn lậu, nghiện hút ma túy.

Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban, sơ kết, rút kinh nghiệm
trong quá trình thực hiện ở cấp, các ngành chức năng. Ban chỉ đạo để nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa, chống buôn lậu.

+ Để tăng tỷ trọng xuất khẩu của địa phương, hướng lâu dài tỉnh cần tăng
đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp hướng vào xuất khẩu. Có
chính sách khuyến khích nhân dân nuôi trồng các loại cây, con nhằm khai thác
tối đa những lợi thế so sánh trên địa bàn để xuất khẩu. Xây dựng quỹ hỗ trợ xuất
khẩu, đặc biệt quan tâm hỗ trợ cho người sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời,
tăng đầu tư, kêu gọi những dự án xây dựng các nhà máy chế biến, phát triển sản
xuất công nghiệp trên địa bàn để nâng cao năng lực sản xuất cho xuất khẩu của
các doanh nghiệp trong tỉnh.

+ Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở cửa khẩu, nhất là hệ thống kho
tàng nhằm giảm rủi ro cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh khi bị từ

107
chối nhận hàng, hạn chế tối đa tình trạng phẩm cấp sản phẩm bị hạ thấp do trục
trặc bởi các khâu buôn bán. Trang bị thêm phương tiên thông tin điện tử, nối
mạng các trang web phục vụ việc cung cấp thông tin thương mại phong phú,
thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước.

+ Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xuất khẩu bằng cách từng
bước chuẩn hóa chất lượng đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ ngoại ngữ và trình
độ tiếp thị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thương mại hiện đại.

3.3.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp

Trong 60 năm qua, các quan hệ cả về chính trị - kinh tế, văn hóa và các
mối quan hệ khác ngày càng phát triển toàn diện cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

Đó là những hành lang pháp lý rất quan trọng, là cơ sở cho việc đẩy mạnh phát
triển trong lĩnh vực kinh tế thương mại giữa hai nước và giữa các doanh nghiệp mỗi bên:

- Các doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc cần biết tận dụng cơ hội để
phát triển mạnh loại hình buôn bán chính ngạch, đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi cho buôn bán qua biên giới; có sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý buôn bán
biên giới nhằm đưa loại hình này phát triển lành mạnh, ổn định, đặc biệt là khắc
phục một số điểm trong thanh toán, kiểm dịch động thực vật, hỗ trợ về tư pháp.

- Tích cực gặp gỡ tiếp xúc để nghiên cứu, đàm phán nhằm chuyển từ
thương mại đơn thuần sang hợp tác sản xuất những mặt hàng mà hai bên có tiềm
năng và có nhu cầu bổ sung lẫn nhau. Theo hướng đó, các doanh nghiệp Việt
Nam đề nghị các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung đầu tư vào các lĩnh vực:
Gia công chế biến cao su, rau quả nhiệt đới, thủy hải sản, dược liệu, may mặc,
Trung Quốc bao tiêu sản phẩm và xuất khẩu sang nước thứ ba.

Phấn đấu thu hẹp chênh lệch trong cán cân buôn bán để tạo thuận lợi cho
phát triển thương mại. Các doanh nghiệp hai bên cần có danh mục trao đổi hàng
hóa có tính định hướng làm cơ sở xem xét trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương

108
- Các doanh nghiệp cần tăng cường công tác xúc tiến thương mại thông
qua việc thường xuyên tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm của cả hai
nước, tăng cường các đoàn qua lại để gặp gỡ, trao đổi đàm phán, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp Trung ương cũng như địa phương thường xuyên trao đổi
đoàn với nhau, giới thiệu cho nhau các đối tác kinh doanh có thực lực, có uy tín
để các doanh nghiệp trao đổi buôn bán; tổ chức các cuộc hội thảo, các tuần lễ
giao lưu thương mại Việt – Trung.

Phát triển quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam – Trung
Quốc là một trong những nội dung hợp tác mang tính chất chiến lược quan trọng
của hai nước xuyên suốt từ thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX cho đến nay. Dựa
trên những lý luận chung và thực tiễn về quan hệ thương mại qua biên giới giữa
Việt Nam và Trung Quốc, thực tế ở Lạng Sơn để tìm ra được những nhân tố thúc
đẩy cũng như những vấn đề tồn tại, định hướng và triển vọng của mối quan hệ
này. Từ đó đóng góp một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển trao đổi buôn
bán hàng hóa giữa hai quốc gia nói chung và giữa Lạng Sơn với Trung Quốc nói
riêng. Các giải pháp đó là: Giải pháp về phía nhà nước, giải pháp về phía tỉnh
Lạng Sơn, giải pháp về phía doanh nghiệp.

109
KẾT LUẬN

Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày
càng phát triển mạnh mẽ, trên cơ sở các Hiệp định hai bên cùng ký như Hiệp
định FTA, ACFTA, hai nước ngày càng tăng cường hơn nữa sự hợp tác của
mình với các chiến lược cụ thể như: “Một trục hai cánh”, “Hai hành lang một
vành đai kinh tế”. Điều này giúp cho nền kinh tế của hai nước tăng trưởng nhanh
hơn, giúp cho các tỉnh vùng biên giới giữa hai nước có cơ hội thay đổi cơ cấu
nền kinh tế của tỉnh mình, tăng thu ngân sách trên địa bàn, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, thất nghiệp. Vì vậy đã
khẳng định vai trò to lớn của thương mại qua biên giới đối với nền kinh tế của
một quốc gia và đối với các tỉnh biên giới. Tuy nhiên để xem xét khả năng và
mức độ hợp tác của hai nước thì cần phải nghiên cứu cụ thể chính sách biên mậu
của Trung Quốc và Việt Nam bởi đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ
thương mại qua biên giới của hai nước.

Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ vào năm
1991, theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì kim ngạch xuất nhập khẩu của hai
nước luôn tăng qua các năm, tuy nhiên cán cân thương mại nó lại có sự khác biệt
rõ ràng trong từng thời kỳ, từ năm 1991 đến năm 2000 nhìn chung Việt Nam
xuất siêu, từ năm 2001 đến nay Việt Nam luôn luôn nhập siêu. Cơ cấu mặt hàng
trao đổi buôn bán của Việt Nam cũng có sự thay đổi qua từng thời điểm khác
nhau, chúng có xu hướng tăng lên về số lượng các mặt hàng đồng thời cũng tăng
lên về tỷ trọng. Bên cạnh các loại hàng hóa được kiểm soát khi đem trao đổi thì
tình trạng buôn lậu ở biên giới cũng diễn ra rất sôi nổi và khó kiểm soát. Đây là
một vấn nạn mà việc tìm ra các biện pháp để ngăn chặn không dễ dàng.

Việt Nam có bảy tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc, trong đó có hai tỉnh
có lưu lượng buôn bán hàng hóa qua biên giới diễn ra sôi động nhất là Lạng Sơn
và Quảng Ninh. Quá trình trao đổi hàng hóa giữa Lạng Sơn và Trung Quốc xét ở

110
một khía cạnh nào đó nó mô tả rõ nét nhất quan hệ thương mại qua biên giới
giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hay nói một cách khác nó chính là bức tranh thu
nhỏ nhưng sinh động và chi tiết về quan hệ thương mại qua biên giới Việt Nam –
Trung Quốc.

Sự hợp tác về kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc ngày càng
bền chặt, để duy trì và phát triển được sự bền vững này cần xác định rõ ràng,
thống nhất về định hướng và mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của quan hệ
thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – thực tiễn ở Lạng Sơn,
song song với nó là các chính sách, giải pháp về phía nhà nước, tỉnh Lạng Sơn,
và doanh nghiệp.

111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đào Tiến Bản, Tác động của chính sách mở cửa đối với sự phát triển kinh tế
xã hội ở khu vực cửa khẩu biên giới Đồng Đăng – Lạng Sơn, Sở Khoa học
Công nghệ môi trường Lạng Sơn.

2. Bộ Thương mại (2010), Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng
cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010.

3. Các nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII, IX, X của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

4. Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Số liệu xuất nhập khẩu các năm.

5. Đại Sứ Quán Trung Quốc (2003), “Hội chợ giao dịch hàng hoá biên giới
Trung - Việt sẽ được tổ chức vào tháng 10”, Bản tin Trung Quốc, (9).

6. Đại Sứ Quán Trung Quốc (2003), “Cuộc hội thảo kinh tế thương mại Trung -
Việt khai mạc tại Bắc Kinh”, Bản tin Trung Quốc, (10,11).

7. Đại Sứ Quán Trung Quốc (2005), Hội nghị Uỷ ban hợp tác kinh tế - thương
mại Chính phủ hai nước Trung - Việt lần thứ năm tổ chức tại Hà Nội, Hiệp
định hợp tác, Bản tin Trung Quốc (9).

8. Nguyễn Minh Hằng (2001), Buôn bán qua biên giới Việt Trung, Lịch sử -

Hiện trạng - Triển vọng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

9. Hoàng Công Hoàn (1995), Một số vấn đề về phát triển thương mại quốc tế
vùng biên giới phía Bắc, Luận án tiến sỹ , Trung tâm xã hội và nhân văn
quốc gia – Viện Kinh tế học.

10. Nguyễn Mạnh Hùng (2000), Khuyến khích đầu tư – thương mại vào các khu
kinh tế cửa khẩu Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

112
11. Phạm Văn Linh (2001), Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung và
tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc Gia, Hà Nội.

12. Phạm Văn Linh ( 1999), Quan hệ kinh tế - thương mại cửa khẩu Việt -
Trung, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Dương Văn Lợi (2002), “Quan hệ Mậu dịch Việt Nam – Đài Loan: Mô thức
phân công quốc tế”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (2).

14. Nguyễn Thị Mơ (2001), “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại thương.
Nhìn lại 10 năm và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (6), tr 36 - 43.

15. Nguyễn Văn Nam (2001), Thực trạng và triển vọng phát triển quan hệ hợp
tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, hội
thảo tại tỉnh Vân Nam – Trung Quốc tháng 6/2001, Viện nghiên cứu
Thương mại.

16. Lương Đăng Ninh (2001), Thực trạng buôn bán hàng hoá và những giải
pháp chống buôn lậu hàng hoá qua biên giới phía Bắc từ thực tiễn Lạng
Sơn, Báo cáo tổng hợp, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Bộ Thương mại.

17. Lương Đăng Ninh (2000), Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập
khẩu và mua bán, trao đổi hàng hoá ở khu vực biên giới của các tỉnh biên
giới phía Bắc từ thực tiễn Lạng Sơn, Luận án tiến sĩ, Sở Thương mại Du
lịch Lạng Sơn, Bộ Thương mại.

18. Niên giám Thống kê tỉnh Lạng Sơn 2008.

19. Phạm Cao Phong (2000), “Quan hệ thương mại Việt Trung từ năm 1991 –
nay”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (2)

20. Nông Tiến Phong (1999), “Mấy suy nghĩ về vấn đề: Nâng cao quản lý nhà
nước về quan hệ mậu dịch qua biên giới Việt - Trung ở Lạng Sơn”, Tạp chí
nghiên cứu Trung Quốc, (4).

113
21. Đỗ Tiến Sâm, Hà Thị Hồng Vân (2007), Nghiên cứu về tình hình buôn bán biên giới
ở vùng Tây Bắc Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

22. Nguyễn Thế Tăng (2001), “Triển vọng buôn bán qua biên giới Việt Nam –
Trung Quốc”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (5).

23. Lê Tuấn Thanh (2006), Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc,
Đề tài cấp viện, Phòng Nghiên cứu Quan hệ Việt – Trung, Viện Khoa học
Xã hội Việt Nam.

24. Lê Tuấn Thanh (2003), Thương mại Việt Nam – Trung Quốc hiện trạng và triển
vọng, Đề tài cấp viện, Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc Gia.

25. Nguyễn Mạnh Thắng, Buôn lậu và đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên
tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện
nghiên cứu chiến lược và khoa học Bộ Công An.

26. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “15 năm hợp tác kinh tế thương mại Trung
Quốc – ASEAN”, (37).

27. Thông tấn xã Việt Nam (2007), “Hoạt động buôn bán tại Biên giới Việt –
Trung trở nên tấp nập”, (31).

28. Trường Đại học Ngoại thương (1995), Giáo trình Kinh tế ngoại thương.

29. Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu.

30. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm.

31. Trung tâm thông tin công nghiệp và Thương mại (2007),

32. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2008), Tình hình thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2008, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2009,
Báo cáo, (263).

114
33. Đặng Văn Ứng (1996), Quan hệ thương mại Trung Quốc – Việt Nam từ năm
1989 (Biên mậu Trung – Việt nhìn từ góc độ Trung Quốc), Luận án tiến sỹ,
Đại học Ngoại ngữ Tokyo.

Tiếng Anh

34. ADB (2006), China: Key Indicators

35. Brantly Womack (1994). Sino – Vietnamese Border Trade the Edge of
Normalization, Asian Survey, Vol XXXIV, No.6, P.500

36. Carlyle A. T., Ramses A.(1999), Vietnamese Foreign Policy in Transition,


Singapore ISEAS, pp 294.

37. Chayodom S., Somprawin M. (2005), ASEAN and China Free Trade Area:
Implications for Thailand since the Second Stage of Tariff Reduction,
Chulalongkorn University, Bangkok, Thailand.

38. EIU (2006), Asia Consumer Survey.

39. Esfahani H. S. (1991), “Exports, imports and economic growth in semi –


industrialized countries”, Journal of development economics 35, pp 93-116.

40. Evans G; Hulton C and Kuah K. E. (2000), Where China Meets Southeast
Asia: Social and Cultural in the Border Regions, White Lotus, Bangkok
and Insitute of Southeast Asian Stdies, Singapore

41. European Commission (2000), Practical Guide to Cross – border


Cooperation, 3nd Edition, New York.

42. Feder G. (1982), ”On Exports and Economic Growth”, Joural of


development economics, 12, pp 59 – 73.

43. Ha T. N. (2003), “Viet Nam’s Long – term Potentional Partner”, Vietnam


Economic New, No.15, p.6.

115
44. Ian C. (2005), International Trade and the Natural Resource “curse” in
Southeast Asia, does China’s growth threaten Regional Development,
University of Winconsin

45. Ivanchovichina E. and Walmsley T.(2005), “The impact of China’s WTO


accession to East Asia”.

46. Kavoussi R. (1984), “Exports expansion and economic growth. Further


empirical evidence”, Journal of Development Economics, 14, pp 241- 250.

47. Malcolm G., Dwight H. P., Roemer, Snodgras. (1992), Economics of


Development, Third Edition, New York

48. Meade J. (1995), The theory of customs union, Amsterdam: North –


Holland.

49. Rames A. “Assessing Sino – Vietnamese Relations through the Management


of Contentious Issue”, Contemporary Southeast Asia, Vol.26, No.2, pp 320
– 345.

50. Tongzon J. L. Vietnam’s intergartion wth ASEAN: Obligations and


Challenges, Paper for UNDP project on “Promoting Vietnam’s intergration
with ASEAN”

51. UN/ ESCAP (1997), “Border Trade and cross – border transactions of
selected Asian country”, Studies in Trade ans Investment, New York.

52. World Bank (2007), East Asia Update, Country Indicators: China.

53. WTO (2007), Trade Statistics

Các Website:

54. http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh24/Thuc-day-hop-tac-thuong -
mai-Viet--Trung/20108/106760.datviet.

116
55. http://baobienphong1.jcapt.com/nd5/detail/chinh-tri/doi-ngoai-bien-
phong/quan-he-viet-nam-trung-quoc-nhin-tu-goc-do-dia-phuong-hai-ben-bien-
gioi/34484.051061.html

56. http://www.baolangson.com.vn/

57. http://www.baoquangninh.com.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=501
78&CatID=70&MN=7

58. http://www.baothuongmai.com.vn/bao-thuong-mai/bin-mau/ /

59. http://www.China.com.cn/Chinese/zhuanti/368602.htm

60.http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?List=d46d
405b-6620-4748-aee7-07b0233fdae6&ID=17692

61. http://www.fnpre.gov.cn/chn/wjb/zzig/gizzyhy/1132/t4514.htm

62. http://ngoaivuhagiang.gov.vn/home/nc72/tintuc-182/Trien-vong-buon-ban-
qua-bien-gioi-viet-nam-va-trung-quoc.html

63. http://sgtt.vn/Kinh-te/Index.html

64. http://tintuc.xalo.vn/xnk_lạng_sơn

65. http://tttm.vecita.gov.vn/?timestamp=1288176351408

66. http://vneconomy.vn/20090728105712567P0C10/tang-xuat-khau-giam-nhap
-sieu-tu-trung-quoc.htm

117

You might also like