You are on page 1of 20

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU VỀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ


DO ASEAN (AFTA)
GVHD: TS. Nguyễn Phi Hoàng

Lớp học phần: 2411101029208

Sinh viên thực hiện : Mã số sinh viên

1. Bùi Toàn Phú : 2121012860

2. Nguyễn Vạn Thắng : 2121012981

3. Nguyễn Tiến Đạt : 2121013551

Thành phố Hồ Chí Minh-2024


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN QUẢN TRỊ DỰ ÁN

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU VỀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ


DO ASEAN (AFTA)
GVHD: TS. Nguyễn Phi Hoàng

Lớp học phần: 2411101029208

Sinh viên thực hiện : Mã số sinh viên

1. Bùi Toàn Phú : 2121012860

2. Nguyễn Vạn Thắng : 2121012981

3. Nguyễn Tiến Đạt : 2121013551

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CHI TIẾT

Nhiệm vụ Chương Sinh viên thực hiện

Nội dung 1 Bùi Toàn Phú

Nội dung 2,3 Nguyễn Vạn Thắng

Nội dung 4 Nguyễn Tiến Đạt

Chỉnh sửa Word và thuyết trình Nguyễn Vạn Thắng

Chỉnh sửa Word và làm PowerPoint Nguyễn Tiến Đạt

Tổng hợp bài, chỉnh sửa Word và


Bùi Toàn Phú
thuyết trình

i
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Số thứ tự Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Mức độ đóng góp

1 Bùi Toàn Phú 2121012860 100%

2 Nguyễn Vạn Thắng 2121012981 100%

3 Nguyễn Tiến Đạt 2121013551 100%

ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Các nước trong khu vực ASEAN..................................................................2

Hình 1.2: Các nước tham gia AFTA.............................................................................3

Hình 1.3: Việt Nam tham gia FTA................................................................................5

iii
MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CHI TIẾT..............................................i

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC......................ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................iii

MỤC LỤC.........................................................................................................iv

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG CỦA KHU VỰC TỰ DO ASEAN


(AFTA)................................................................................................................1

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI KHU VỰC MẬU
DỊCH ASEAN (AFTA)............................................................................................1

1.1.1. Lịch sử hình thành.....................................................................................1

1.1.2. Hoàn cảnh ra đời .....................................................................................2

1.2. MỤC TIÊU AFTA.............................................................................................3

1.3. NỘI DUNG CHÍNH MÀ HIỆP ĐỊNH FTA HƯỚNG TỚI TRONG KHU
VỰC ASEAN............................................................................................................5

1.4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA AFTA..............................................................6

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA AFTA ĐỐI VỚI
VIỆT NAM.........................................................................................................8

2.1. VAI TRÒ AFTA ĐỐI VỚI VIỆT NAM.........................................................8

2.2. TẦM QUAN TRỌNG AFTA ĐỐI VỚI VIỆT NAM.....................................8

CHƯƠNG 3: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH


NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA AFTA............................................10

3.1. NHỮNG THUẬN LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHI THAM GIA
AFTA.......................................................................................................................10

3.2. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI
THAM GIA AFTA.................................................................................................11

iv
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP KHI HỘI NHẬP AFTA.. 13

4.1. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC...................................................................................13

4.1.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về hội nhập.........................13

4.1.2 Đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật .. .13

4.1.3 Định hướng phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp mũi nhọn của nền
kinh tế.................................................................................................................13

4.2. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP..........................................................................13

4.2.1. Đổi mới sáng tạo.....................................................................................13

4.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực..........................................................................14

4.2.3. Nghiên cứu thị trường, đa dạng hóa sản sản phẩm..............................14

4.2.4. Hợp tác, liên doanh liên kết....................................................................14

4.2.5. Tăng cường xúc tiến thương mại...........................................................14

4.2.6. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới......................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................16

v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG CỦA KHU VỰC TỰ DO ASEAN
(AFTA)

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI KHU VỰC MẬU
DỊCH ASEAN (AFTA).

1.1.1. Lịch sử hình thành.

Giữa thập niên 60, để giải quyết những thách thức về kinh tế chính trị trong khu
vực đồng thời giải tỏa những khó khăn và sức ép chính trị từ bên ngoài , ngày
08/08/1967 tại Thái Lan 5 nước khu vực Đông Nam á gồm Thái Lan, Indonesia,
Philippin, Malaysia, Singapore đã cùng nhau ký tuyên bố Bankkok- Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính thức được hình thành lập. Sau hơn 30 năm
hoạt động, đến hiện nay đã gồm 10 nước thành viên đã gồm 575 triệu dân, GDP đạt
khoảng 1281 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu là 750 tỷ USD (thêm Brunei, Việt
Nam, Lào, Campuchia, Myama).

Trong những năm đầu, hoạt động giữa các nước ASEAN chỉ giới hạn trong lĩnh
vực chính trị quốc tế và an ninh nội bộ. Hợp tác kinh tế trong hiệp hội chỉ bắt đầu vào
năm 1987, và đặc biệt đến đầu những năm 90 mới bắt đầu tiến hành các nỗ lực để
thúc đẩy sự liên kết kinh tế với tư cách như một cộng đồng quốc tế. Tuy vậy, mặc dù
đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhưng kết quả của những nỗ lực đó đã
không đạt được mục tiêu mong đợi. Chỉ khi đến 1992, khi các nước thành viên
ASEAN ký một hiệp định về khu vực mậu dịch tự do AFTA, thì hợp tác kinh tế giữa
các nước ASEAN mới thực sự được đưa lên một tầm mức mới.

1
Hình 1.1: Các nước trong khu vực ASEAN

1.1.2. Hoàn cảnh ra đời .

AFTA ( ASEAN Free Trade Area) – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Đây là
một hiệp định thương mại tự do đa phương tiện giữa các quốc gia trong khối
ASEAN. Theo hiệp định này, các nước thành viên ASEAN sẽ giảm dần thuế quan
xuống còn 0-5%. Loại bỏ hàng rào thuế quan đa phần với các nhóm mặt hàng và thủ
tục hải quan giữa các quốc gia. Vào những năm 90, chiến tranh lạnh kết thúc, môi
trường chính trị còn nhiều bât ổn, kinh tết trên thế giới và trên khu vực đã đặt nền
kinh tế của các nước ASEAN trước những thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua.
Trước tình hình đó, giải pháp duy nhất là một sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực của toàn
hiệp hội. Những thách thức đó có thể kể ra như sau:

- Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ song song với khuya hướng khu vực
hóa, khuynh hướng bảo hộ mậu dịch. Trên thế giới, các tổ chức hợp tác khu vực mới
đặc biệt được hình thành và phát triển mạnh mẽ, có thể kể đến như: NAFTA – khu
vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ, EU – khu vực mậu dịch tự do Châu Âu. Các tổ chức trên
sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hóa ASEAN khi
thâm nhập vào những thị trường này.
- Đầu tư trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong kinh tế các nước ASEAN.
Trong những năm 80, ASEAN là đại điểm đầu tư yêu thích của Nhật Bản và các nước
NICs (các nước công nghiệp mới). Tình hình đã thay đổi kể từ những năm 90. Những

2
thay đổi về chính sách mở cửa, thu hút và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư
nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân
lực của các Trung Quốc, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường
đầu tư hấp dẫn hơn các thị trường trong khối ASEAN, đòi hỏi ASEAN phải nâng cấp
hơn nữa tầm hợp tác khu vực. Nếu thành lập được một khu vực thương mại tự do thì
cả khối sẽ trở thành một thị trường với sự phân công quốc tế trong vùng chặt chẽ, thu
hút các tập đoàn đa quốc gai đầu tư.
- Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của Thái Lan,
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập Khu vực
Mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA).

Hình 1.2: Các nước tham gia AFTA

1.2. MỤC TIÊU AFTA.

Thành lập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN là bước tiến lớn trong lịch sử tự do
hóa thương mại nội bộ ASEAN, đánh dấu sự phát triển về chất lượng hợp tác thương
mại khu vực. Tháng 1/1992, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV, 3 mục tiêu cơ
bản của AFTA được xác định như sau:

3
- Bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là
các hàng rào phi thuế quan, tiến hành tư do hóa thương mai ASEAN.
- Thu hút đầu tư nuức ngoài vào các thị trường trong khối bằng việc đưa ra một
số khối thị trường thống nhất. Đây là mục tiêu chiến lược của việc thành lập AFTA,
AFTA tạo một nền sản xuất truyền thống giữa các quốc gia ASEAN, điều này làm
hợp lý hóa sản xuất, chuyên môn hóa trong nội bộ khu vực và tận dụng những mặt
phát triển của các nền kinh tế thành viên khác nhau.
- Làm ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế biến động, đặc
biệt là trong sự phát triển của xu thế hội nhập và tự do hóa thương mại.

Với AFTA, các nước ASEAN mong rằng sẽ cải thiện hơn nữa khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp, mở rộng thị trường ngay trang nội bộ các Quốc gia
ASEAN bằng biện pháp giảm thiểu các hàng rào thuế quan và phí thuế quan trong
quan hệ mậu dịch. Nhưng quan trọng hơn cả là tạo môi trường mới thuận lợi để thu
hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài và làm cho nền kinh tế ASEAN có thể thích
nghi và theo kịp với các biến động theo hướng tự do thương mại của tình hình kinh tế
quốc tế hiện nay.

Tuy vậy, AFTA mới là bước đi đầu tiên trong tiến trình khu vực hóa. Với những
áp lực của các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và các tổ chức thương mại quốc tế
khác, AFTA buộc phải thúc đẩy tốc độ thực hiện và không chỉ dừng lại ở mọi liên
minh thuế quan hay một khu vực mậu dịch tự do mà trong tương lai sẽ cần tiếp tục
những nấc thang tiếp theo để đưa AFTA lên một tầm cao mới như một thị trường
chung, liên minh kinh tế.

1.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA AFTA.

Việc quản lý của AFTA sẽ do các cơ quan hải quan cùng với tổ chức thương
mại quốc gia trong mỗi nước thành viên. Bên cạnh đó ban thư ký ASEAN có thẩm
quyền sẽ là bên trực tiếp thự hiện các nhiệm vụ, giám sát và đảm bảo các nước thành
viên thực hiện đúng quy định.

Bên cạnh đó các nhà chức trách ASEAN sẽ phải thương xuyên đưa ra những ý
kiến đánh giá, cũng như phân tích việc thực hiện theo quy định của các nước thành
viên. Nếu có xảy ra các mâu thuẫn không lường trước thì ban thư ký ASEAN sẽ cần

4
phải đứng trước thì ban thư ký ASEAN sẽ cần phải ra hòa giải. Tuy nhiên, ban thư ký
không có những thẩm quyền về mặt pháp lý.

5
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA AFTA ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

2.1. VAI TRÒ AFTA ĐỐI VỚI VIỆT NAM.

Một trong những khía cạnh quan trọng của AFTA là thúc đẩy thương mại và
đầu tư, giúp Việt Nam tận dụng những ưu đãi và cơ hội mở cửa thị trường trong khu
vực ASEAN. Việc loại bỏ rào cản thương mại giữa các quốc gia thành viên không chỉ
tạo ra điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa, mà còn thúc đẩy sự hợp tác
đầu tư và phát triển các dự án có quy mô lớn.

Bên cạnh đó, khi tham gia AFTA giúp nước ta học hỏi được kinh nghiệm, tiếp
thu công nghệ và quản lý hiện đại từ các nước ASEAN khác giúp nước ta ngày càng
hoàn thiện hơn về lý thuyết cũng như khi áp dụng vào thực tiễn.

Ngoài ra, AFTA đặt ra những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam cần
vượt qua để duy trì và củng cố vị thế cạnh tranh trong khu vực. Đối mặt với sự cạnh
tranh từ các đối thủ trong ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ, và quy trình sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị
trường và thu hút người tiêu dùng.

AFTA cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế bền
vững của Việt Nam thông qua việc tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và dự
đoán hơn trong khu vực. Sự hợp tác chính trị và kinh tế giữa các quốc gia ASEAN
cũng như với các đối tác khác có thể mang lại nhiều lợi ích, không chỉ về mặt kinh tế
mà còn về mặt an ninh và chính trị.

2.2. TẦM QUAN TRỌNG AFTA ĐỐI VỚI VIỆT NAM.

AFTA (Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN) có tầm quan trọng trong việc
hình thành và phát triển đối tác kinh tế của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực.
Tầm quan trọng của AFTA về mặt kinh tế, thương mại và đầu tư cho Việt Nam
không chỉ giới hạn ở việc mở rộng cửa thị trường và thu hút đầu tư, mà còn đi sâu
vào việc thách thức và định hình lại cấu trúc kinh tế nội địa vì một số lí do sau:

6
- Mở rộng thị trường xuất khẩu: AFTA giúp hàng hóa Việt Nam có thể vào các
nước ASEAN khác dễ dàng hơn nhờ thu thuế quan ưu đãi hoặc bằng 0%. Đây là cơ
hội lớn để doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh vì áp lực cạnh tranh từ hàng hóa ASEAN khiến
doanh nghiệp Việt buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh. Điều này
có lợi cho người tiêu dùng Việt Nam.
- Thu hút đầu tư hơn vì môi trường kinh doanh thuận lợi do AFTA giúp Việt
Nam thu hút nhiều vốn FDI từ các nước ASEAN. Đầu tư nước ngoài mang lại công
nghệ, quản trị hiện đại cho Việt Nam.
- Hội nhập kinh tế quốc tế vì AFTA như là một một bước đệm quan trọng để
Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Tham gia AFTA giúp
Việt Nam chuẩn bị tốt hơn để gia nhập WTO sau này.

Tóm lại, tầm quan trọng của AFTA đối với Việt Nam không chỉ nằm trong việc
mở rộng thị trường và tăng cường đầu tư, mà còn ở khả năng thách thức doanh
nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh. AFTA không chỉ là một hiệp định thương
mại, mà là một cơ hội và thách thức đồng thời, yêu cầu sự sáng tạo và linh hoạt từ
phía doanh nghiệp và chính phủ để tối đa hóa lợi ích từ quá trình hội nhập kinh tế
này.

7
CHƯƠNG 3: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM NÓI RIÊNG VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
NÓI CHUNG KHI THAM GIA AFTA

3.1. NHỮNG THUẬN LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÓI RIÊNG VÀ
VIỆT NAM NÓI CHUNG KHI THAM GIA AFTA.

- Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường 9 nước thành viên
ASEAN khác với quy mô dân số lớn và thu nhập ngày càng tăng qua đó hàng hóa
Việt Nam sẽ có lợi cạnh tranh cao hơn nhờ thuế quan giảm hoặc xóa bỏ tại các nước
ASEAN. Nhờ vậy, điều này sẽ thúc đẩy xuất khẩu gia tăng kim ngạch thương mại
của Việt Nam tại khu vực.

- AFTA là bước đầu tiên để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực
và toàn cầu, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận công nghệ và kỹ
năng quản lý hiện đại. Điều này giúp cho các doanh nghiệp Việt nam năng cao năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm hơn.

- Việc giảm và xóa bỏ thuế quan giúp hàng hóa Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn
tại thị trường ASEAN.

- Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vì môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh
tranh sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài. Vốn
đầu tư nước ngoài sẽ góp phần năng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp và
chuyển sao công nghệ cho doanh nghiệp.

Từ đó, Việt Nam khi tham gia AFTA sẽ giúp mang lại nhiều lợi nhuận quan trọng
cho Việt Nam như mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, nâng cao nag8 lực
cạnh tranh, thúc đẩu cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế sâu rộng hơn.

3.2. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÓI RIÊNG VÀ
VIỆT NAM NÓI CHUNG KHI THAM GIA AFTA.

8
Các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn khi tham gia AFTA, trong
bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế khu vực thông qua chương trình CEPT. Một số khó
khăn chính bao gồm:

- Sự khác biệt về thể chế và cơ chế quản lý kinh tế: Việt Nam đang trải qua
quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, nhưng
hệ thống kinh tế vẫn còn nhiều khiếm khuyết và chưa được tạo lập đồng bộ. Thị
trường lao động, thị trường vốn, thị trường chứng khoán mới chỉ mới hình thành sơ
khai, và các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu còn thiếu đồng
bộ.

- Ưu đãi và áp lực cạnh tranh: Các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng ưu
đãi của CEPT nhưng đồng thời phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ hàng hoá của
các nước khác. Điều này đặt ra thách thức về năng lực cạnh tranh và sức chịu đựng
của các doanh nghiệp.

- Thâm nhập thị trường và nguy cơ nhập siêu: Việt Nam đang nhập siêu từ
các nước ASEAN, và việc tham gia AFTA có thể tạo nguy cơ gia tăng thâm nhập thị
trường từ các sản phẩm của các nước thành viên khác. Sự cạnh tranh này đặt ra thách
thức đối với sản xuất trong nước và có thể gây ảnh hưởng đến các ngành sản xuất và
xã hội.

- Non trẻ và thiếu vốn kinh doanh: Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn non
trẻ, thiếu vốn kinh doanh và trình độ quản lý, gặp hạn chế trong mạng lưới tiêu thụ,
thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại.

Từ đó, có thể nhận thấy rằng AFTA cũng sẽ mang lại những thách thức lớn cho
Việt Nam nên chúng ta cần có những chiến lược và chính sách phù hợp để hỗ trợ
doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời giảm thiểu tổn thât cho các
ngành bị ảnh hưởng.

9
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP KHI HỘI NHẬP AFTA.

4.1. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC.

4.1.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về hội nhập.

Xây dựng chiến lược đầu tư, chiến lược xuất khẩu để làm định hướng phát triển
vàchuẩn bị hội nhập. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật để
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, nâng cao khả năng cạnh
tranh. Sớm ban hành cách tính thuế mới theo hướng khuyến khích những ngành sản
xuất thực sự có hiệu quả

4.1.2 Đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật .

Đầu tư vốn để đổi mới công nghệ, đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng với
chấtlượng cao đủ sức cạnh tranh; phát triển hệ thống dịch vụ, cơ sở hạ tầng để tạo
môi trường thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại. Khoa học và công nghệ chính là
động lực, nền tảngtrong phát triển kinh tế-xã hội, nên cần được coi là then chốt là
quốc sách hàng đầu và có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp về khoa học và
công nghệ đúng đắn.

10
4.1.3 Định hướng phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp mũi nhọn của nền
kinh tế.

Đối với những ngành công nghiệp quan trọng có tính chất xương sống hoặc
mũinhọn của nền kinh tế, cần có sự quan tâm của Nhà nước, của các Bộ trên các mặt
định hướng phát triển, hỗ trợ nguồn vốn, tìm kiếm thị trường và các điều kiện kinh
doanh thuận lợi để nó có thể góp phần thúc đẩy kinh tế. Nên chú ý đầu tư thích đáng
để phát triển nguồn nhân lực đây là yếu tố then chốt để phát triển bền vững.

4.2. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP.

4.2.1. Đổi mới sáng tạo.

Cải tiến công nghệ, quản lí, tăng cường đào tạo: không ngừng nâng cao sức
cạnh tranh, kết hợp với các lợi thế cam kết quốc tế, đưa được ngày càng nhiều hàng
của mình ra thị trường nước ngoài, khẳng định được vị trí trên trường quốc tế đồng
thờinhập khẩu được nhiều vật tư thiết bị tốt, thuế thấp, nhất là các vật tư phục vụ sản
xuất hàng xuất khẩu.

4.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực.

Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu
hội nhập. Tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên. Nâng cao ý thức
trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho người lao động.

4.2.3. Nghiên cứu thị trường, đa dạng hóa sản sản phẩm.

Không cạnh tranh vào những ngành hàng không có khả năng cạnh tranh: phát
huy, tận dụng được những lợi thế của mình, phải đẩy mạnh xuất khẩu những mặt
hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Khi các hàng rào thuế quan và phi quan thuế
được gỡ bỏ,hàng hoá của các nước ASEAN sẽ được cạnh tranh trong một môi trường
lành mạnhvà nếu hàng hoá của Việt Nam hiện đã chiếm được những thị phần tương
đối sẽ dễphát huy được tính ưu việt và thâm nhập vào các thị trường láng giềng như
các sảnphẩm da giày, dệt may, hay nông sản.

4.2.4. Hợp tác, liên doanh liên kết.

11
Cần có chiến lược dài hạn và cụ thể, thiết thực: kết hợp chặt chẽ sản xuất với
kinhdoanh. Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh hợp tác quốc tế, khai thác lợi thế từ
các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương
mại

4.2.5. Tăng cường xúc tiến thương mại.

Xây dựng chiến lược marketing phù hợp với thị trường ASEAN. Sử dụng các
kênh marketing online và offline hiệu quả. Tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến
thương mại để quảng bá sản phẩm đến khách hàng tiềm năng.

4.2.6. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.

Chủ động tạo lập nguồn vốn và tìm kiếm thị trường; tranh thủ tối đa và sử dụng
vốn, công nghệ tiên tiến của các nước láng giềng. Không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành, giành thắng lợi trong cuộccạnh tranh trên thương trường

Như vậy, trong môi trường ngày càng đa dạng và phức tạp, doanh nghiệp cần
phải năng động hơn, chú trọng hơn đến các vấn đề về thông tin, tư vấn. Cần thiết lập
các mối liên hệvới các đầu mối thông tin như các cơ quan Nhà nước, các Hiệp hội
ngành hàng, các cơquan tư vấn trong và ngoài nước.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Dương Gia. AFTA là gì? Tìm hiểu về khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA). Available at: AFTA là gì? Tìm hiểu về khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) (luatduonggia.vn)
2. Luật Dương Gia. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là gì? Nhiệm vụ và vai trò?.
Available at: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là gì? Nhiệm vụ và vai trò?
(luatduonggia.vn)
3. MEKONG ASEAN. Việt Nam tham gia AFTA: Cơ hội hay thách thức?.
Available at: https://mekongasean.vn/viet-nam-tham-gia-afta-co-hoi-hay-
thach-thuc-post362.html
4. VOV. (2020). Việt Nam – AFTA: Phát triển kinh tế số và thương mại điện tử
ASEAN. Available at: https://vov.vn/kinh-te/viet-namafta-phat-trien-kinh-te-
so-va-thuong-mai-dien-tu-trong-asean-1075506.vov
5. Thanh tra. (2020). Việt Nam – AFTA: SỰ trưởng thành từ cam kết khu vực đến
hội nhập toàn cầu. Available at: https://thanhtra.com.vn/kinh-te/kinh-te-tong-
hop/viet-nam-afta-su-truong-thanh-tu-cam-ket-khu-vuc-den-hoi-nhap-toan-
cau-168732.html

13

You might also like