You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


oOo--------------oOo

TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ BIÊN


GIỚI PHÍA TÂY NAM VÀ PHÍA BẮC (1979-1989)
KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÔNG
TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ CÔNG CUỘC BẢO VỆ TỔ QUỐC
HIỆN NAY.
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Anh Thư
Lớp: 221_DCT0110_16
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 13
Họ và tên MSSV
1. Lê Thị Bích Trâm 207KS67608
2. Ngô Nguyễn Thanh Trà 207TM38379
3. Quách Phạm Thùy Trang 207KS67605
4. Nguyễn Thị Ngọc Trâm 207MA63642
5. Nguyễn Thị Bích Trân 2047QC04265
6. Nguyễn Trần Nhã Trâm 207KI66546
7. Huỳnh Ngọc Bảo Trân 207LH31935
8. Thới Ngọc Huyền Trân 197TM19721
9. Mạch Cẩm Hồng Trâm 207QT06337
10. Lại Ngọc Trân Trân 207KS67611
11. Nguyễn Thị Ngọc Trân 207KS43523

1
TP.HCM, NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2022

2
Mục lục
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA TÂY-NAM VÀ


PHÍA BẮC (1979-1989)...............................................................................................4

1.1 Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới............................................4
1.1.1 Nguyên nhân của chiến tranh biên giới Tây-Nam.........................................4
1.1.2 Nguyên nhân của chiến tranh biên giới phía Bắc.........................................5
1.2 Tóm tắt cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc (1979-
1989).......................................................................................................................... 5
1.2.1 Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam............................................5
1.2.2 Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc....................................................7
1.3 Quan điểm, chủ trương của Đảng trong tình hình chiến tranh biên giới ở
giai đoạn này............................................................................................................7
1.3.1 Về phía Tây-Nam..........................................................................................7
1.3.2 Về phía Bắc...................................................................................................8
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY-
NAM VÀ PHÍA BẮC (1979-1989)............................................................................10

2.1 Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cuộc chiến tranh biên giới......................10
2.2 Đánh giá việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng.............................11
2.3 Kết quả thắng lợi và ý nghĩa lịch sử...............................................................12
2.3.1 Kết quả thắng lợi phía Tây-Nam.................................................................12
2.3.2 Ý nghĩa lịch sử phía Tây-Nam.....................................................................12
2.3.3 Kết quả thắng lợi phía Bắc.........................................................................12
2.3.4 Ý nghĩa lịch sử phía Bắc.............................................................................13
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA.............................................................................13

3.1 Kết quả nhận thức từ kết quả thắng lợi của cuộc đấu tranh biên giới........13
3.2 Bài học kinh nghiệm lịch sử từ cuộc chiến cho công tác đối ngoại và công
cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay...............................................................................15
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.........................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................19


3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhân dân Việt Nam luôn tự hào với trang sử vẻ vang của dân tộc mình. Từ ngàn
xưa, chúng ta tự hào là con rồng cháu tiên, dòng dõi Lạc Hồng. Chúng ta phải vượt
bao khó khăn thử thách để dựng nước và giữ nước. Thời cuộc xoay vòng, chiến tranh-
hòabình-chiến tranh, nước ta phải gánh chịu ách đô hộ nặng nề tàn bạo của giặc Tàu
giặc Tây hơn ngàn năm, nhưng người Việt Nam chúng ta không bao giờ chịu khuất
phục, chấp nhận nỗi nhục mất nước. bao lớp cha anh đã kiên cường chống trả, bất
khuất hi sinh chẳng tiếc chi xương máu mang về bao chiến công hiển hách, dựng nên
trang sử vàng để lại niềm tự hào cho con cháu ngàn đời. Tinh thần yêu nước của nhân
dân ta vô cùng mãnh liệt và mạnh mẽ. Điều này được chứng minh qua thực tế lịch sử.
Đặc biệt là trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đất nước ta đã trải
qua bao cuộc chiến, chịu xâm lăng của bao thế lực, nhưng nhờ có tinh thần yêu nước,
chúng ta đã chiến thắng. Từ thời phong kiến xưa kia, nhân dân ta đã đồng lòng đồng
sức đánh giặc. Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trong văn bản, tinh thần yêu
nước của nhân dân ta đã “kết thành làn sóng mạnh mẽ”, “nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước”. Lịch sử ta đã ghi lại rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh
thần yêu nước của dân ta. Đó những chiến thắng vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta có thể đánh thắng quân Nam Hán,
3 lần thắng giặc Nguyên – Mông… đánh thắng giặc Pháp xâm lược, giành lại độc lập
dân tộc, đánh tan quân Mỹ thống nhất đất nước. Không chỉ nhờ vào chiến thuật quân
sự khéo léo mà phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bởi vì
yêu nước, họ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất, từng cái cây ngọn cỏ trên bờ cõi quê
hương. Họ cam chịu nhẫn nhịn, chờ thời cơ vùng lên. Họ không ngại hi sinh, đổ xương
đổ máu và cả tính mạng. Tất cả đều vì yêu nước. Nếu không yêu nước, những năm
tháng chiến tranh gian khổ ấy, hàng nghìn thanh niên sẽ không tự nguyện rời xa gia
đình lên đường đánh giặc. Hàng nghìn thiếu nữ sẽ không tự cắt đi mái tóc dài, từ bỏ
thanh xuân tươi đẹp để trở thành những nữ thanh niên xung phong. Họ “quyết tử cho
Tổ Quốc quyết sinh”, họ ra đi khi tuổi xuân còn đang dang dở. Tất cả bởi vì tinh thần
yêu nước rực cháy trong tim.
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phai Bắc và Tây Nam năm 1979 là những
cuộc chiến lớn trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, chính nghĩa và tất
thắng.

4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
 Mục đích:
Mỗi công dân Việt Nam cần phải xác định đúng đắn, nhìn nhận được tầm quan
trọng của việc bảo vệ lanh thổ quốc gia. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân và
cũng là của toàn thể thanh niên Việt Nam.
 Yêu cầu
- Xác định được những nguyên của cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Phía Tây Nam
và Phía Bắc
- Vai trò của Đảng trong việc lanh đạo bảo vệ chiến tranh biên giới Phía Tây Nam
và Phía Bắc
- Kết quả và bài học kinh nghiệm cho công tác đối ngoại và công cuộc bảo vệ tổ
quốc hiện nay.
 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, các đề tài liên quan đến bảo vệ biên giới quốc gia ở phía Bắc và phía
Tây Nam nói riêng và bảo vệ lanh thổ biên giới quốc gia nói chung vẫn là đề tài còn
khá mới mẻ. Về đề tài bảo vệ biên giới quốc gia ở phía Bắc và phai Tây Nam vẫn chưa
có tác giả thực hiện nghiêng cứu. Các công trình nghiêng cứu chủ yếu xoay quanh về
đề tài Bảo vệ lãnh thổ biên giới quốc gia nói chung.

CHƯƠNG 1: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ BIÊN


GIỚI PHÍA TÂY-NAM VÀ PHÍA BẮC (1979-1989)
1.1 Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới
1.1.1 Nguyên nhân của chiến tranh biên giới Tây-Nam
Campuchia bị các thế lực phản động, thù địch bên ngoài kích động, lợi dụng:
Trung Quốc ủng hộ cho Khmer Đỏ, trang bị cho quân đội của chế độ diệt chủng Pol
Pot xây dựng thành lực lượng gây chiến với Việt Nam do nước này cần một đồng
minh tại Đông Nam Á để thay thế cho Việt Nam trong lúc quan hệ Việt - Trung ngày
càng xấu đi
Quân Pôn Pốt đã phải bội lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân Campuchia và
phá hoại truyền thống đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt Nam-
Campuchia. Năm 1975, sau khi lên nắm quyền, Khmer Đỏ bác bỏ đề nghị đàm phán
xây dựng mối quan hệ đặc biệt từ phía Việt Nam. Quan hệ của hai nước ngày càng đi
xuống, điển hình là quân Pol Pot đã tiến hành một số vụ tiến công, bắt cóc giết hại cán
bộ, bộ đội Việt Nam
 Tranh chấp và xung đột biên giới giữa xảy ra liên tục

5
1.1.2 Nguyên nhân của chiến tranh biên giới phía Bắc
Trung Quốc đưa ra biện hộ cho cuộc tấn công xâm lược Việt Nam là các vấn đề
lãnh thổ và Hoa Kiều, nhưng thực ra lí do chính là bắt nguồn do: 
o Xuất phát từ những mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc trong vấn đề Việt
Nam chống Mĩ và ý đồ lôi kéo Việt Nam trở thành đồng minh không thành
công
o Bên cạnh đó chúng muốn giải cứu cho Khmer Đỏ, tạo điều kiện cho quân Pôn
Pốt bảo toàn được lực lượng, giữ được các căn cứ, đẩy mạnh hoạt động, tiến
tới khôi phục lại vị trí của chúng
o Không cho Việt Nam có khả năng gây ảnh hưởng lên các nước Đông Dương
(vì Việt Nam và Liên Xô đang có một ảnh hưởng lớn trong khu vực)
o Trung Quốc cũng muốn phô trương thanh thế với quốc tế thông qua việc tấn
công đội quân rất giàu kinh nghiệm và thiện chiến của Việt Nam, đồng thời qua
đó chứng minh cho Mỹ thấy được Liên Xô không hề mạnh như họ tưởng
(chúng dự đoán rằng Liên Xô sẽ dè dặt không tham chiến vì không kịp điều
động quân đội trong thời gian ngắn dù đồng minh của mình bị tấn công)

Ngày 17/2/1979, lính Trung Quốc tràn sang biên giới nước ta.
Nguồn: Thường Thanh
1.2 Tóm tắt cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc (1979-1989)
1.2.1 Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam
Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Việt
Nam và nhân dân Campuchia có chung khát vọng được sống trong hòa bình độc lập tự
do để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh thịnh
vượng. Thế nhưng, ngay sau khi lên cầm quyền ở Campuchia vào tháng 4 – 1975, tập
đoàn Pol Pot đã phản bội lại nhân dân Campuchia, phản bội lợi ích dân tộc, thâu tóm
quyền lực, tước đoạt mọi thành quả cách mạng, thi hành hàng loạt chính sách đối nội,
đối ngoại, phản động, hiếu chiến, và tàn bạo. Không chỉ thi hành chính sách diệt chủng
dã man tàn bạo đối với đồng bào mình, đồng thời được các thế lực phản động quốc tế
giật dây và giúp sức, tập đoàn Pol Pot đã thay đổi thái độ với Việt Nam, ra sức xuyên

6
tạc, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, kích động thù hằng dân tộc, đòi hoạch định lại biên
giới và coi Việt Nam chính là “kẻ thù truyền kiếp”, “kẻ thù số 1” của mình.
Từ năm 1975 – 1978, chúng tổ chức nhiều cuộc tấn công, xâm lấn, đánh chiếm
vào các đảo biên giới nước ta với quy mô tần suất ngày một gia tăng, gây nên hàng
loạt cuộc thảm sát đẫm máu đối với nhân dân dọc biên giới Việt Nam – Campuchia.
Cụ thể chính là vào ngày 4 – 5 – 1975, một toán quân Khmer Đỏ đã đột kích xâm
chiếm đảo Phú Quốc, sau đó là đảo Thổ Chu, giết hơn 500 dân thường.
Để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản của
nhân dân, Đảng nhà nước ta một mặt chỉ đạo các quân khu, địa phương, đơn vị, tăng
cường chuẩn bị lực lượng và thế trận, kiên quyết đập tan các cuộc tiến công xâm lược
của địch. Mặt khác, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần đề nghị hai bên cùng
đàm phán để giải quyết bằng con đường hòa bình, nhưng chúng đã cự tuyệt, khướt từ
mọi thiện chí của ta, đồng thời còn đẩy mạnh hoạt động chống phá, xâm lược Việt
Nam.
Ngày 22 – 12 – 1978, chúng huy động bộ binh, pháo binh tiến đánh Tây Ninh,
mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới phía Tây Nam nước ta. Thực hiện
quyền tự vệ chính đáng, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quân và dân
ta đã đánh đuổi quân Pol Pot ra khỏi lãnh thỗ. Cũng trong khoảng thời gian này, vào
ngày 2 – 12 – 1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời, kêu gọi
nhân dân Campuchia đứng lên đánh đổ tập đoàn phản động Pol Pot và kêu gọi quân
tình nguyện Việt Nam giúp đỡ.
Đáp lại lời kêu gọi cùa Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, từ ngày
23 – 12 – 1978, Bộ đội ta mở cuộc tiến công quyết liệt đánh đuổi quân Pol Pot ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam, bất chấp mọi hy sinh, gian khổ, phối hợp với Mặt trận đoàn kết dân
tộc cứu nước của Campuchia đã mở cuộc tổng tiến công, giải phóng thủ đô Phnôm
Pênh vào ngày 7 – 1 – 1979 và toàn bộ đất nước Campuchia ngày 17 – 1 – 1979. Cứu
nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, thể hiện tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ
thù chung, vì lợi ích của hai dân tộc.

7
Hình: Cùng với lực lượng cách mạng Campuchia, bộ đội quân đoàn 4 tiến vào giải
phóng Phnom Penh ngày 7/1/1979 - Ảnh: Bảo tàng quân đoàn 4.
Nguồn: Tuyên Giáo – Tạp chí của ban tuyên giáo trung ương – Thời sự chính trị -
Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
1.2.2 Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
Rạng sáng ngày 17 – 2 – 1979, Trung Quốc bất ngờ đưa 600.000 quân tấn công
vào 6 tỉnh nước ta là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng
Ninh, mở màn cho cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Chúng tàn sát dân ta hết sức dã
man, đốt phá làng mạc, cướp đi nhiều của cải, tài sản của nhân dân. Không còn cách
nào khác, để bảo vệ Tổ quốc, quân và dân ta đã đứng lên chiến đấu ngoan cường, giữ
vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên Thế
giới đã ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của Việt Nam.
Vào ngày 5 – 3 – 1979, do quân và dân ta đánh trả quyết liệt và trước sức ép của
dư luận Quốc tế, Trung Quốc đã phải tuyên bố sẽ rút hết quân vào ngày 18 – 3 – 1979
1.3 Quan điểm, chủ trương của Đảng trong tình hình chiến tranh biên giới ở giai
đoạn này
1.3.1 Về phía Tây-Nam
Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương giải quyết tình hình biên giới
Tây Nam bằng con đường hòa bình, hữu nghị; thế nhưng, chính quyền Pôn Pốt - Iêng
Xari không những không hợp tác, mà còn cho quân tiến công lấn chiếm lãnh thổ dọc
tuyến biên giới Tây Nam. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đồng ý với đề xuất của
Quân ủy Trung ương đưa một số đơn vị chủ lực vào phối hợp với lực lượng vũ trang
các Quân khu 5, 7, 9 kiên quyết đánh trả, trừng trị đích đáng quân xâm lược. Mặc dù
bị đánh thiệt hại nặng nề, nhưng với bản chất hiếu chiến, tư tưởng dân tộc cực đoan,
đầu năm 1978, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari vẫn khước từ mọi nỗ lực thiện chí hòa
bình và những đề nghị có tình, có lý của Chính phủ Việt Nam; huy động phần lớn lực
lượng chủ lực áp sát biên giới, liên tiếp mở các cuộc tiến công vào lãnh thổ Việt Nam,
gây cho ta nhiều thiệt hại lớn về người và tài sản.

8
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng ta ra nghị quyết về tình hình nhiệm vụ
mới, chỉ rõ nguồn gốc, tính chất, đặc điểm của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên
giới Tây Nam và đề ra chủ trương phương hướng giành thắng lợi sớm. Đồng thời, để
đáp ứng đề nghị khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia,
tháng 12-1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm mở cuộc
tổng phản công, tiến công chiến lược trên tuyến biên giới Tây Nam, đồng thời sẵn
sàng phương án hỗ trợ các lực lượng vũ trang yêu nước Cam-pu-chia đánh đổ tập đoàn
Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của Trung ương Đảng, do có sự
chuẩn bị tốt về lực lượng, thế trận. Sau 25 ngày đêm tiến hành tổng phản công, tiến
công thần tốc (từ 23-12-1978 đến 17-01-1979) quân và dân ta đã đánh đuổi quân Pôn
Pốt ra khỏi lãnh thổ Tổ quốc; đồng thời, đáp ứng đề nghị của Mặt trận Đoàn kết dân
tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với lực lượng của
Bạn giải phóng Phnôm Pênh (07-01-1979) và toàn bộ đất nước Cam-pu-chia (17-01-
1979), đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari, giúp Bạn thành lập Hội đồng
Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia (08-01-1979) - đại diện chân chính, hợp pháp duy
nhất của nhân dân Cam-pu-chia.
1.3.2 Về phía Bắc
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi (năm 1975), nhiều
đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam (trong đó có cả Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn) sang thăm Trung Quốc,
khẳng định: Việt Nam luôn ghi nhớ và biết ơn sâu sắc Đảng, Nhà nước và nhân dân
Trung Quốc về sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về chính trị, vật chất lẫn tinh thần trong
hai cuộc kháng chiến cứu nước; phía Việt Nam luôn coi trọng việc giữ gìn quan hệ
láng giềng hữu nghị hợp tác với Trung Quốc.
Cuối năm 1978, đầu năm 1979, khi quan hệ hai nước căng thẳng, xung đột vũ
trang nhỏ lẻ ở biên giới liên tục diễn ra, phía Việt Nam vẫn kiên trì kêu gọi Chính phủ
Trung Quốc cùng nhau đàm phán giải quyết mọi mâu thuẫn, tranh chấp bằng biện
pháp hòa bình trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Đáp lại thiện chí đó, phía Trung Quốc vẫn chủ trương tiến hành đường lối chống Việt
Nam, cắt toàn bộ viện trợ đã cam kết, đưa ra những đòi hỏi vô lý khi đàm phán (Việt
Nam rút Quân tình nguyện khỏi Campuchia, có quy chế riêng bảo đảm quyền lợi
người Việt gốc Hoa ở miền Nam Việt Nam...). Mặt khác, Chính phủ Trung Quốc tiếp
tục đẩy mạnh tuyên truyền vu cáo “Việt Nam xâm lược Campuchia”, “Việt Nam lấn
chiếm đất đai, quấy rối biên cương phía Nam Trung Quốc” nhằm đánh lạc hướng dư
luận trong và ngoài nước, từ đó ngang ngược tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài
học”. Lường định về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra, cuối năm 1978, Trung ương
Đảng, Chính phủ Việt Nam khẩn trương tăng cường lực lượng củng cố tuyến phòng
thù biên giới phía Bắc. Trước cuộc tiến công quy mô lớn của Trung Quốc, ngày
9
17/2/1979, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố nêu rõ: Nhà cầm quyền Trung Quốc đang
đi ngược lại lợi ích của nhân dân, phá hoại nghiêm trọng tình đoàn kết hữu nghị giữa
nhân dân hai nước, đồng thời khẳng định quân và dân Việt Nam không có con đường
nào khác là thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả.
Trong những ngày đầu chiến tranh, phía Việt Nam chủ trương không tập trung
lực lượng dự bị chiến lược vào quyết chiến sớm, cũng không vội rút lực lượng chủ lực
cơ động phía Nam ra, mà phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân địa
phương, sử dụng lực lượng tại chỗ của Quân khu 1, Quân khu 2 là chính, có sự bổ
sung một bộ phận lực lượng từ tuyến sau lên tăng cường. Trải qua 10 ngày chiến đấu,
các lực lượng vũ trang Quân khu 1, Quân khu 2 và nhân dân Việt Nam tại các tỉnh
biên giới phía Bắc đã chiến đấu rất anh dũng, tiêu diệt nhiều sinh lực, phá hủy nhiều
phương tiện chiến tranh, làm chậm ý định “đánh nhanh, chiếm nhanh” của quân Trung
Quốc, buộc đối phương phải tung lực lượng dự bị chiến lược vào tham chiến. Với ưu
thế quân đông, nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật, quân Trung Quốc từng bước tiến sâu
vào lãnh thổ Việt Nam, lần lượt chiếm một số địa bàn, thị xã quan trọng như: Lào Cai
(19/2), Cao Bằng (24/2), Cam Đường (25/2), Lạng Sơn (5/3)... Trước tình hình cấp
bách đó, Chính phủ Việt Nam quyết định sử dụng các binh đoàn chủ lực mạnh, sẵn
sàng mở những chiến dịch phản công quy mô lớn của binh chủng hợp thành. Theo
phương châm đó, đầu tháng 3/1979, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam
ra lệnh cho Quân đoàn 2 đang làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia nhanh chóng
chuyển toàn bộ lực lượng về phía Bắc tập kết, đồng thời, ra quyết định thành lập Quân
đoàn 5 (ngày 2/3/1979) ngay tại mặt trận biên giới. Các đơn vị chủ lực của Quân đoàn
1, Quân chủng Phòng không - Không quân và các binh chủng kỹ thuật khác sẵn sàng
tham gia chiến đấu. Để phát huy sức mạnh tổng hợp cả nước, ngày 4/3, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội Việt Nam ra quyết định tổng động viên lực lượng bảo vệ Tổ
quốc. Kế hoạch tác chiến chiến lược được bổ sung thảo luận thông qua. Vào thời gian
này, do bị thiệt hại nặng nề mà chưa đạt được mục tiêu cơ bản đề ra, lại bị dư luận
quốc tế lên án mạnh mẽ, tối 5/3/1979, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rút quân về
nước. Để tỏ thiện chí hòa bình, mong muốn khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước,
Trung ương Đảng, Chính phủ Việt Nam ra lệnh cho các lực lượng vũ trang và nhân
dân trên vùng biên giới phía Bắc dừng chiến dịch phản công để tạo điều kiện cho quân
Trung Quốc rút về. Đến ngày 18/3/1979, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân khỏi
Việt Nam.

10
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC
BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY-NAM VÀ PHÍA BẮC
(1979-1989)
2.
2.1 Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cuộc chiến tranh biên giới
Phải bảo vệ được chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản
của nhân dân ta.
Như ở chiến tranh phía Tây-Nam Đảng ta nhận định, đánh giá đúng tình hình,
đề ra chủ trương, đường lối, mục tiêu chính trị, có chiến lược, sách lược đúng đắn,
phát huy sức mạnh toàn dân tộc.
Đập tan âm mưu, thủ đoạn thâm độc của tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary và các thế
lực phản động quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc; đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Xóa bỏ chính quyền phản động Pol Pot-Ieng Sary cứu nhân dân Campuchia
thoát khỏi bờ vực của thảm họa diệt chủng, giành lại quyền được sống, quyền làm
người và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do thật sự; chặn đứng mưu đồ chia rẽ truyền
thống đoàn kết lâu đời của ba nước Đông Dương.
Tăng cường chuẩn bị lực lượng và thế trận, kiên quyết đập tan các cuộc tiến
công xâm lược của địch; mặt khác, kiên trì chủ trương xây dựng đường biên giới hòa
bình, hữu nghị, tìm cách cứu vãn hòa bình, nhiều lần đề nghị đàm phán với Chính phủ
Campuchia Dân chủ nhằm giải quyết những bất đồng.
Tiếp theo đó mở cuộc tổng phản công-tiến công chiến lược trên tuyến biên giới
Tây Nam; đồng thời sẵn sàng phương án hỗ trợ các lực lượng vũ trang (LLVT) yêu
nước Campuchia đánh đổ tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary, giành chính quyền về tay nhân
dân.
Nhờ những phán đoán, đường lối có chiến lược Đảng ta Thực hiện quyền tự vệ
chính đáng, từ ngày 23-12-1978, bằng các đòn phản công, tiến công quyết liệt, quân và
dân ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh đuổi quân Pol Pot ra khỏi lãnh thổ của
Tổ quốc.
Còn ở phía Bắc lãnh đạo Đảng ta phải cân bằng giữa nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ
nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, thực hiện công cuộc hồi sinh
đất nước, kinh tế lại đang gặp rất nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ... và chiên tranh
giành lại lãnh thổ phía Bắc.

11
Khẳng định đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sự chỉ đạo chiến lược tài
tình, sắc bén của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Việt Nam, nhất là trong việc nắm
bắt tình hình, đánh giá đúng khả năng hành động của đối phương, trên cơ sở đó kịp
thời chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang và nhân dân chuẩn bị các mặt sẵn sàng đối
phó; tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo dựng thế trận chiến tranh
nhân dân vững chắc.
Đảng lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện quyền tự vệ chính đáng, tiến hành
cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược ở vùng biên giới phía Bắc, kiên
quyết đánh trả mọi cuộc tiến công xâm phạm chủ quyền, nhưng đồng thời cũng luôn
thể hiện rõ lòng bao dung, khát vọng hòa bình, mong muốn chấm dứt xung đột để xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam - Trung Quốc, và gìn giữ được
môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.
2.2 Đánh giá việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam diễn ra trong
khoảng một tháng (từ 17/2 – 18/3/1979) nhưng có ý nghĩa thắng lợi rất to lớn, thể hiện
ở một số khía cạnh cơ bản:
Quân dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 quân Trung Quốc, bắn
cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng, xe thiết giáp, phá hủy 115
khẩu pháo và cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, đồ dùng quân sự… buộc đối phương
sớm rút quân, qua đó làm thất bại hoàn toàn ý đồ của các nhà cầm quyền Trung Quốc
muốn áo đặt lợi ích nước lớn lên bán đảo Đông Dương.
Cuộc chiến đấu này thêm một lần nữa khẳng định ý chí, sức mạnh bền bỉ của
nhân dân Việt Nam quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, bởi Việt Nam lúc này vừa kết thúc cuộc kháng
chiến chống Mỹ chưa lâu (1975), vừa kết thúc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
và đang làm nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng
Pol Pot, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước, kinh tế lại đang gặp rất nhiều khó khăn
do cấm vận của Mỹ...
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam góp phần
khẳng định đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sự chỉ đạo chiến lược tài tình, sắc
bén của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Việt Nam, nhất là trong việc nắm bắt tình
hình, đánh giá đúng khả năng hành động của đối phương, trên cơ sở đó kịp thời chỉ
đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang và nhân dân chuẩn bị các mặt sẵn sàng đối phó;
tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo dựng thế trận chiến tranh nhân dân
vững chắc.
Qua thực tiễn điều hành, chỉ đạo chiến tranh, Trung ương Đảng và Chính phủ
Việt Nam luôn khẳng định về quyền tự vệ chính đáng của mình, kiên quyết đánh trả
mọi cuộc tiến công xâm phạm chủ quyền, nhưng đồng thời cũng luôn thể hiện rõ lòng
12
bao dung, khát vọng hòa bình, mong muốn chấm dứt xung đột để xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam - Trung Quốc, góp phần gìn giữ môi trường hòa
bình, ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.
Để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, nhân dân Việt Nam cũng chịu những
tổn thất nặng nề: hơn 30.000 cán bộ, chiến sĩ thương vong; hàng chục ngàn dân thường
bị thiệt mạng. Các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy
diệt hoàn toàn; tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp,
hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400.000 gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50%
trong tổng số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện
sinh sống.
2.3 Kết quả thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
2.3.1 Kết quả thắng lợi phía Tây-Nam
Cuối tháng 11-1977, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở cuộc
tiến công trừng trị quân xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam của Tổ quốc,
nhằm tiêu diệt và làm tan rã, đẩy quân Pôn Pốt ra khỏi biên giới, buộc chúng đàm
phán, chấm dứt mọi xung đột bằng con đường hòa bình.
Ngày 05-12-1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương mở hội nghị thông qua
“Kế hoạch sẵn sàng chiến đấu của Bộ Tổng Tham mưu”, với mục tiêu: Kiên quyết
đánh bại âm mưu xâm lược, chia rẽ, làm suy yếu Việt Nam, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa
Thắng lợi đó khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc của quân
và dân ta; là thắng lợi của tinh thần quốc tế, trách nhiệm với đồng loại của nhân dân
Việt Nam; góp phần giữ vững hòa bình ở khu vực Đông Nam Á; vạch trần bản chất
phản động, hiếu chiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phân biệt chủng tộc, chế độ độc tài
của chính quyền Pôn Pốt - Iêng Xa-ri, cảnh báo cho nhân loại cảnh giác trước nguy cơ
của “chủ nghĩa phát-xít mới”.
2.3.2 Ý nghĩa lịch sử phía Tây-Nam
Một là, thường xuyên nâng cao cảnh giác, đánh giá đúng tình hình, âm mưu, thủ
đoạn của kẻ thù; nhận thức đúng về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh đáp ứng yêu cầu bảo vệ
đất nước.
Ba là, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, làm nòng cốt trong
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, đẩy mạnh công tác đối ngoại quốc phòng và hội nhập quốc tế, góp phần
bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa.

13
2.3.3 Kết quả thắng lợi phía Bắc
 Làm thất bại hoàn toàn ý đồ của các nhà cầm quyền Trung Quốc
 Khẳng định ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam
 Khẳng định đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sự chỉ đạo chiến lược tài
tình, sắc bén của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Việt Nam
Qua thực tiễn điều hành, chỉ đạo chiến tranh, Trung ương Đảng và Chính phủ
Việt Nam luôn khẳng định về quyền tự vệ chính đáng của mình, kiên quyết đánh trả
mọi cuộc tiến công xâm phạm chủ quyền, nhưng đồng thời cũng luôn thể hiện rõ lòng
bao dung, khát vọng hòa bình, mong muốn chấm dứt xung đột để xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam-Trung Quốc
2.3.4 Ý nghĩa lịch sử phía Bắc
Một là, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm chắc tình hình, dự đoán
chính xác âm mưu và hành động của các bên liên quan
Hai là, giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, tự cường, kết hợp chặt chẽ đấu tranh
chính trị, quân sự với đấu ngoại giao để vừa phát huy sức mạnh tổng hợp trong nước,
vừa nêu cao tính chính nghĩa của cách mạng nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc
tế, không để các thế lực thù địch xuyên tạc hòng tìm cách cô lập.
Ba là, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, trên cơ sở đó phát huy sức mạnh
chiến tranh nhân dân địa phương, đặc biệt là sức mạnh của lực lượng vũ trang tại chỗ
(bộ đội chủ lực quân khu, bộ đội địa phương tỉnh, huyện, dân quân du kích) kết hợp
với sức mạnh hậu phương cả nước tạo thành những “trường thành thép” sẵn sàng đánh
trả có hiệu quả mọi cuộc tiến công từ bên ngoài ngay thời gian đầu.
Bốn là, vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam “lấy nhỏ
thắng lớn, lấy ít địch nhiều” với nghệ thuật quân sự hiện đại (phương thức tác chiến
chính quy), đồng thời biết khai thác, phát huy tư tưởng nhân văn “lấy đại nghĩa thắng
hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của cha ông thuở trước kết hợp với chủ nghĩa
anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA


3.
3.1 Kết quả nhận thức từ kết quả thắng lợi của cuộc đấu tranh biên giới
Để bảo vệ được chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản
của nhân dân, Đảng, Nhà nước ta đã chiến đấu hết mình. Thắng lợi của cuộc chiến
tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc (1979 - 1989) đã đập tan âm mưu và thủ
đoạn thâm độc của quân địch và các thế lực phản động, bảo vệ được vững chắc độc
lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giành lại quyền được sống, quyền làm
người và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do thật sự. Chính vì thế, chiến thắng chiến
14
tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý
giá trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay:
Thứ nhất, luôn trong tinh thần cảnh giác cao độ và nắm thế chủ động trong mọi
tình huống, luôn nắm bắt, kịp thời phát hiện và ngăn chặn, đập tan mọi âm mưu, thủ
đoạn xâm lược của kẻ thù, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống
Nằm ở vị trí có ý nghĩa chiến lược trọng yếu cả về chính trị, quân sự, Việt Nam
luôn là đối tượng nhòm ngó, xâm lược của các thế lực ngoại bang. Từ thực tế đó, trong
suốt quá trình dựng nước và giữ nước, đề cao cảnh giác đã trở thành ý thức thường
trực của dân tộc ta. Để đất nước không bị bất ngờ, chúng ta luôn đề cao cảnh giác,
đánh giá đúng tình hình, kịp thời phát hiện âm mưu, thủ đoạn của địch và đề ra
phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, dù ở quan hệ kinh tế,
chính trị hay quân sự, yếu tố đề cao cảnh giác trước mọi tình huống vẫn phải được đặt
lên hàng đầu. Đặc biệt trong quan hệ với các nước, “đối tác” để hợp tác cùng có lợi và
“đối tượng” để đấu tranh trong các trường hợp cần thiết vẫn phải luôn song hành.
Hai là, phát huy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường kết hợp chặt chẽ đấu tranh
chính trị, quân sự với đấu ngoại giao để vừa phát huy sức mạnh tổng hợp trong nước,
vừa nêu cao tính chính nghĩa của cách mạng nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc
tế, không để các thế lực thù địch xuyên tạc hòng tìm cách cô lập.
Trong cuộc chiến năm 1979, chính tinh thần tự chủ các địa phương đã quyết
định được thắng lợi của quân dân ta. Ngày nay, để đất nước phát triển, từng địa
phương phải thực sự phát triển, làm động lực và truyền cảm hứng cho các địa phương
khác, không được có tâm lý ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ hay sự hào phóng đến từ bất kỳ
quốc gia nào, bởi suy cho cùng không có lợi ích nào lớn hơn lợi ích quốc gia, dân tộc.
Ba là, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng thế trận quốc phòng
toàn dân vững mạnh nhất là những địa bàn chiến lược, trọng điểm, biên giới, hải đảo,
đặc biệt là sức mạnh của lực lượng vũ trang tại chỗ (bộ đội chủ lực quân khu, bộ đội
địa phương tỉnh, huyện, dân quân du kích) kết hợp với sức mạnh hậu phương cả nước
tạo thành những “trường thành thép” sẵn sàng đánh trả có hiệu quả mọi cuộc tiến công
từ bên ngoài ngay thời gian đầu. Bên cạnh đó chăm lo, xây dựng Quân đội nhân dân
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp và sức
chiến đấu ngày càng cao.
Sau chiến tranh là cơ sở khẳng định, để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia,
ngay trong thời bình, quân và dân ta phải thường xuyên chú trọng xây dựng, củng cố
thế trận QPTD vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, trong đó đặc biệt
chú trọng xây dựng thế trận lòng dân và lực lượng tại chỗ, Bộ đội Biên phòng-lực
lượng đầu tiên đối đầu với sự tiến công xâm lược của kẻ thù, trực tiếp bảo vệ biên giới,
bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; không ngừng bồi dưỡng và phát huy nhân tố
chính trị-tinh thần, ưu thế hơn hẳn của sức mạnh quân sự, quốc phòng Việt Nam.

15
Đồng thời phải có kế hoạch phối hợp tác chiến cụ thể với lực lượng của cấp trên trong
nhiều tình huống giả định khác nhau, ở từng khu vực. Tăng cường công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, không ngừng củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, vai
trò chủ đạo của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong quân đội. Chăm lo
xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân
dân; xây dựng, phát triển quan hệ đoàn kết, thống nhất, bình đẳng, yêu thương, giúp đỡ
nhau như ruột thịt giữa cán bộ và chiến sĩ, cấp trên và cấp dưới; giữ vững nguyên tắc
tập trung, dân chủ, đề cao kỷ luật tự giác nghiêm minh; xây dựng tinh thần quốc tế cao
cả, “giúp bạn là mình tự giúp mình”...Chăm lo xây dựng quân đội theo hướng: Tinh,
gọn, mạnh, có sức cơ động cao; bảo đảm cân đối giữa các quân chủng, binh chủng,
giữa bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, giữa lực lượng thường trực và lực lượng dự
bị động viên.
Thứ tư, vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam “lấy nhỏ
thắng lớn, lấy ít địch nhiều” với nghệ thuật quân sự hiện đại (phương thức tác chiến
chính quy), đồng thời biết khai thác, phát huy tư tưởng nhân văn “lấy đại nghĩa thắng
hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của cha ông thuở trước kết hợp với chủ nghĩa
anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Thứ năm, luôn đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong nhân dân, trong cả nước,
phát huy tinh thần toàn dân đánh giặc.
Trong tình thế “lưỡng đầu thọ địch” vào đầu năm 1979, nhờ vào tinh thần đoàn
kết, đồng lòng trong Đảng, nhân dân đã góp phần quan trọng vượt qua thử thách. Đặc
biệt, đồng bào phía Bắc đã vượt qua được âm mưu ly gián, chia rẽ của địch, đã sát
cánh bên nhau để chiến đấu chống kẻ thù chung. Cho đến hiện nay, Đảng và Nhà nước
ta vẫn đang thực hiên đường lối đổi mới và đạt được những kết quả hết sức quan trọng
và có ý nghĩa lịch sử xuất phát từ tinh thần đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân, giữa
Đảng với nhân dân.
3.2 Bài học kinh nghiệm lịch sử từ cuộc chiến cho công tác đối ngoại và công cuộc
bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Cuộc chiến đấu góp phần khẳng định đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sự chỉ
đạo chiến lược tài tình, sắc bén của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Việt Nam, nhất
là trong việc nắm bắt tình hình, đánh giá đúng khả năng hành động của đối phương,
trên cơ sở đó kịp thời chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang và nhân dân chuẩn bị các
mặt sẵn sàng đối phó; tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo dựng thế
trận chiến tranh nhân dân vững chắc. Qua thực tiễn điều hành, chỉ đạo chiến tranh,
Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định về quyền tự vệ chính đáng
của mình, kiên quyết đánh trả mọi cuộc tiến công xâm phạm chủ quyền, nhưng đồng
thời cũng luôn thể hiện rõ lòng bao dung, khát vọng hòa bình, mong muốn chấm dứt
xung đột để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam – Trung Quốc,

16
góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.
Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử cho công tác đối ngoại và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:
Một là, thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
của Đảng đối với Quân đội và sự nghiệp quốc phòng, quân sự, trọng tâm là củng cố
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh.
Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lĩnh vực quốc
phòng, quân sự, bảo vệ Tổ quốc, nhất là đối với lực lượng vũ trang là nguyên tắc bất di
bất dịch. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện quan điểm, chủ trương, nguyên tắc, chính sách,
cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa các tổ chức, con người hoạt động trong lĩnh vực
quân sự, quốc phòng; cơ chế Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với
quân đội, công an và lĩnh vực quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Coi trọng công tác
tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và phát triển
nền khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Tiếp tục tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các cấp ủy và tổ chức đảng;
đề cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu;
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng… góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững
mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Hai là, nhạy bén trong phân tích, đánh giá tình hình, nhận rõ đối tác, đối tượng
của cách mạng, luôn nên cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không để bị động, bất
ngờ trong mọi tình huống, quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc.
Thường xuyên nắm chắc tình hình, thời cơ và thách thức; phân biệt rõ “đối
tượng” và “đối tác”; không mơ hồ, mất cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn chống
phá của các thế lực thù địch; làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn bí mật,
nhất là bí mật quân sự, bí mật quốc gia. Giữ vững định hướng chính trị, đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền; kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận cho cán bộ,
chiến sĩ và nhân dân về những vấn đề mới, phức tạp nảy sinh từ thực tiễn, góp phần
tăng cường sự đồng thuận trong xã hội về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chủ
động trước mọi diễn biến của tình hình, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình
huống, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa...
Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường
tiềm lực, thế trận quốc phòng, an ninh, nhất là ở những địa bàn trọng yếu, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo.

17
Trong quản lý, điều hành đất nước, Nhà nước căn cứ vào quan điểm, đường lối
quốc phòng, quân sự của Đảng và những quy định của Hiến pháp để từng bước bổ
sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng, bảo vệ
Tổ quốc, tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức và toàn dân thực hiện. Chú trọng hoàn
thiện các chương trình, mục tiêu, kế hoạch quân sự, quốc phòng; kế hoạch động viên
quân đội, phòng thủ quốc gia... Quản lý chặt chẽ, thống nhất các hoạt động quân sự,
quốc phòng theo pháp luật. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức, cá nhân
trong bộ máy nhà nước để quản lý, điều hành các hoạt động quân sự, quốc phòng phù
hợp với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ trong lĩnh vực này...
Tăng cường định hướng và tạo mọi điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội xác định đúng mục tiêu, phương thức tham gia xây dựng
và thực hiện chủ trương, định hướng, quan điểm, giải pháp về nhiệm vụ quân sự, quốc
phòng của Đảng và Nhà nước; tham gia vào các hoạt động quân sự, quốc phòng theo
quy định của pháp luật; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ Tổ quốc, bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia...
Bốn là, chú trọng xây dựng quân dội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại, có sức mạnh tổng hợp ngày càng cao, làm nòng cốt cùng toàn dân
bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Trên cơ sở cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách, nguyên tắc, cơ chế
lãnh đạo, chế độ công tác, quy chế làm việc, tiêu chuẩn cán bộ của Đảng và thực tiễn
quân sự, quốc phòng để điều chỉnh, quyết định sự tăng, giảm các tổ chức quân sự; biên
chế, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt; xây dựng phong
cách làm việc của tổ chức, cán bộ... Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế
lãnh đạo của cấp ủy địa phương đối với công tác quốc phòng, quân sự. Phát huy trách
nhiệm của tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể, cơ quan quân sự địa phương
và người đứng đầu trong tham mưu, quản lý và tổ chức các hoạt động quân sự, quốc
phòng.
Chú trọng nâng cao năng lực quán triệt, cụ thể hóa quan điểm, đường lối quân
sự, quốc phòng của Đảng và tổ chức thực hiện trong thực tiễn; tăng cường công tác
phối hợp giữa các tổ chức, các lực lượng trên cơ sở nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ.
Thường xuyên làm tốt công tác nắm, dự báo tình hình, phát hiện, giải quyết kịp thời
các vấn đề nảy sinh, đặc biệt là những vấn đề mới, nhạy cảm liên quan đến ổn định
chính trị - xã hội; những bất đồng, tranh chấp trong vấn đề biên giới, lãnh thổ.
Năm là, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại; tăng cường quan hệ đoàn kết, phải quốc tế hoá để giải quyết các mối
xung đột; đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế.
Dân tộc Việt Nam cần phát triển các sức mạnh mềm như lòng yêu chuộng hoà
bình, tinh thần hoà hiếu và trách nhiệm trong quan hệ quốc tế, để Việt Nam trở thành

18
điểm đến của những người yêu chuộng hoà bình, điểm gặp gỡ an toàn và lý tưởng cho
lãnh đạo các nước mong muốn giải quyết điểm nóng và mưu cầu hoà bình. Phải làm
cho thế giới hiểu mình, vì chỉ khi họ hiểu được đường lối đối ngoại yêu chuộng hoà
bình, muốn làm bạn với Việt Nam.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN


Giai đoạn 1979-1986 đã thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
cùng tài thao lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây là một giai đoạn vô cùng khó
khăn của nước ta bởi sự xâm lược từ các phía. Nhưng với sự dẫn dắt chặt chẽ và tài
tình của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã giành được chiến thắng vang dội, đồng thời
đã xây dựng nên các mối quan hệ hữu nghị quốc tế bền vững.
Tuy đất nước ta có sự chặt chẽ của phòng thủ và chiến lược sắc bén nhưng nhân
dân ta vẫn có tổn thất nặng nề về vật chất lẫn tinh thần. Sự hy sinh của các cán bộ và
nhân dân, sự mất mát về của cải, tài sản đã làm nên cột mốc quan trọng và mang về
độc lập, tự do cho người dân Việt Nam.
Qua thực tiễn, giai đoạn này đã cho chúng ta biết phải nắm bắt thời cơ để vươn
mình, trở thành một nước văn minh, giàu mạnh. Đồng thời, nhấn mạnh sức mạnh của
sự đoàn kết dân tộc và sự tin tưởng vào Đảng và Nhà nước của nhân dân. Bên cạnh
đó,luôn luôn cảnh giác với những thế lực thù địch, âm thầm chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc và suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng ta.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Tuyên Giáo Trung Ương (2022). Chiến tranh Bảo vệ biên giới Tây Nam: Cuộc
chiến vì chính nghĩa. Truy cập tại: https://tuyengiao.vn/video/Thoi-su-chinh-tri/chien-
tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-cuoc-chien-vi-chinh-nghia-2842
Báo Thái Bình (2021). Chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc Tổ quốc 1979 - Thắng lợi
và bài học lịch sử. Truy cập tại: https://baothaibinh.com.vn/news/28/121930/chien-
tranh-bien-gioi-phia-bac-thang-loi-va-bai-hoc-lich-su
Công an nhân dân online (2019). Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc: Việt Nam tự
vệ chính đáng. Truy cập tại: https://cand.com.vn/thoi-su/Cuoc-chien-bao-ve-bien-
gioi-phia-Bac-Viet-Nam-tu-ve-chinh-dang-i510524/
Cổng thông tin Điện Tử Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh (2020). Chiến đấu bảo vệ biên giới phía
Bắc Tổ quốc 1979 - Thắng lợi và bài học lịch sử. Truy cập tại:
https://tinhdoanhatinh.vn/vi/news/Tuyen-truyen-Giao-duc/Chien-dau-bao-ve-bien-
gioi-phia-Bac-To-quoc-1979-Thang-loi-va-bai-hoc-lich-su-5927/
Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Hà Nam (2022). Bình Lục trong chiến tranh Biên giới
Tây Nam 1978 và Biên giới phía Bắc 1979. Truy cập tại:
https://binhluc.hanam.gov.vn/Pages/dia-chi-huyen-binh-luc-binh-luc-trong-chien
tranh-bien-gioi-tay-nam-1978-va-bien-gioi-phia-bac-1979.aspx
Đại Minh (2022). Nguyên nhân của chiến tranh biên giới Việt-Trung. Truy cập tại:
https://www.ntdvn.net/van-hoa/nguyen-nhan-cua-chien-tranh-bien-gioi-viet-trung-
310972.html
Quân đội nhân dân (2018). Chiến thắng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây
Nam: Bài học cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước. Truy cập tại:
https://www.qdnd.vn/40nam-chien-thang-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam/
phan-tich-binh-luan/chien-thang-chien-tranh-bao-ve-to-quoc-o-bien-gioi-tay-nam-
bai-hoc-cho-cong-cuoc-bao-ve-chu-quyen-dat-nuoc-559169
Tạp Chí Quốc Phòng Toàn Dân (2019). Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định
thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Truy cập tại:
http://m.tapchiqptd.vn/vi/ky-niem-40-nam-chien-thang-chien-tranh-bao-ve-bien-
gioi-tay-nam-to-quoc-07-01-1979-07-01-2019/su-lanh-dao-cua-dang-la-nhan-to-
quyet-dinh-thang-loi-cuoc-chien-tranh-bao-ve-to-quoc-o-bie-13111.html
Tuổi trẻ.vn (2018). Chỉ rõ nguyên nhân biên giới Tây Nam. Truy cập tại:
https://tuoitre.vn/chi-ro-nguyen-nhan-cuoc-chien-bien-gioi-tay-nam-
20180406093542464.htm
Việt Anh Trần (2017). Chiến tranh biên giới 1979 và canh bạc của Đặng Tiểu Bình
(p1): Nguyên nhân và sự chuẩn bị. Truy cập tại:

20
https://spiderum.com/bai-dang/Chien-tranh-bien-gioi-1979-va-canh-bac-cua-
Dang-Tieu-Binh-p1-Nguyen-nhan-va-chuan-bi-59d
Việt Long (2019). Chiến tranh Việt-Trung 1979: Nguyên nhân và mục tiêu. Truy cập
tại:https://nghiencuuquocte.org/2019/02/13/chien-tranh-viet-trung-1979-nguyen-
nhan-va-muc-tieu/
VNEXPRESS (2019). Bốn bài học từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm
1979. Truy cập tại: https://vnexpress.net/bon-bai-hoc-tu-cuoc-chien-chong-trung-
quoc-xam-luoc-nam-1979-3882107.html

21

You might also like