You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ TIN HỌC TP.HCM

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ



MÔN HỌC: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG “BỐN KHÔNG” CỦA VIỆT NAM
VÀ DỰ BÁO ĐIỂM NÓNG MÀ VIỆT NAM CÓ THỂ ĐỐI MẶT
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Trường Tứ

Sinh viên thực hiện:

1. Đỗ Phương Hà 21DH700473
2. Mai Ánh Dương 21DH702628
3. Thiệu Hồng Yến 21DH703646
4. Võ Vinh Huân 21DH700643
5. Ngô Thị Thảo Chi 21DH700258
6. Lê Huỳnh Hải Trân 21DH703701
7. Lê Nguyễn Các Nguyên 21DH703392
8. Nguyễn Thị Như Quỳnh 21DH701665
9. Trương Thái Kim Lộc 21DH702716
10. Nguyễn Hoàng Thiên Kim 21DH702696
11. Lê Trần Nhã Uyên 21DH703583
12. Nguyễn Ngọc Viên Dung 21DH703213

1
MỤC LỤC
TÓM TẮT ............................................................................................................................. 3

A - CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG “BỐN KHÔNG” CỦA VIỆT NAM ................................. 3

1. Không tham gia liên minh quân sự ........................................................................................3


2. Không liên kết với nước này để chống lại nước kia ................................................................4
3. Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác ....5
4. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. ............................6
B - “THỬ DỰ BÁO” NHỮNG ĐIỂM NÓNG VỀ QUỐC PHÒNG MÀ VIỆT NAM CÓ THỂ
ĐỐI MẶT.............................................................................................................................. 6

1. Tình hình Biển Đông..............................................................................................................6


2. Tình hình biên giới, quốc phòng và an ninh Việt Nam - Campuchia ......................................7
3. Xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng thế nào đến không gian mạng Việt Nam?......................8
4. Việt Nam không liên kết nước này chống nước kia ................................................................9
C - TỔNG KẾT ................................................................................................................... 11

2
TÓM TẮT

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 nêu rõ: chủ trương của Việt Nam là không tham gia
liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn
cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử
dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Quan điểm và chính sách quốc phòng bốn “không” của Việt
Nam nhằm mục đích tự vệ, bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế có
nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, đã xuất hiện nhiều quan điểm cho rẳng chính sách bốn
“không” của Việt Nam đã không phù hợp. Thực hiện chính sách bốn “không”, Việt Nam sẽ bị cô
lập trong cộng đồng quốc tế. Luận giải và làm rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng đến với chuyên
đề “Việt Nam kiên định chính sách quốc phòng bốn “không” trong quan hệ quốc tế”. Bên cạnh đó,
chúng ta hãy thử dự báo về những điểm nóng mà Việt Nam phải đối mặt.

A - CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG “BỐN KHÔNG” CỦA VIỆT NAM

• Chính sách “bốn không” là gì?

Chính sách “bốn không” được thực hiện trong chính sách quốc phòng nước ta. Đảm bảo trong hiệu
quả đối với hoạt động quốc phòng. Gắn với các nhu cầu trong bảo đảm an ninh. Và tiến hành trong
các mối quan hệ quân sự. Chính sách quốc phòng mang đến nội dung xác định chi tiết với kế hoạch
sẽ thực hiện. Tìm kiếm các hoạt động và định hướng cần thực hiện trong hoạt động quốc phòng.
Đảm bảo cho các quyền và lợi ích quốc phòng của Việt nam được đảm bảo. Đặc biệt là mang đến
các mối quan hệ quốc tế tốt đẹp nhất.

Trong đó, Việt Nam xác định các chủ trương trong chính sách quốc phòng “bốn không” là:

1. Không tham gia liên minh quân sự

Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc
phòng phân tích: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, không ít liên minh quân sự đã ra đời như: Tổ
chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời từ 1949; Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á; Tổ
chức Hiệp ước Trung tâm Baghdag; Tổ chức Hiệp ước Trung Đông, (CENTO); Tổ chức Hiệp ước
Varsawa do Liên Xô đứng đầu. Như vậy, liên minh quân sự là một vấn đề khá phổ biến với nhiều
nước. Những liên minh quân sự trên có thể làm gia tăng sức mạnh về quân sự, quốc phòng của các
nước thành viên; tạo sự chuyển hóa về thế trận và lực lượng quân sự trên chiến trường; tạo thêm

3
uy tín, vị thế và sức mạnh cho quốc gia tham gia liên minh trong những thời điểm nhất định. Tuy
nhiên, trong suốt thời kỳ tồn tại các liên minh quân sự trên, tình hình khu vực, thế giới luôn căng
thẳng, bởi các liên minh này đối đầu nhau, nhất là khi giữa họ có những mâu thuẫn về lợi ích. Họ
công khai hoặc ngầm chạy đua vũ trang, tăng cường sự hiện diện quân sự, đẩy mạnh hoạt động
khiêu khích, lôi kéo các quốc gia, khu vực đến gần hiểm họa chiến tranh. Mà Việt Nam chúng ta
cũng là nạn nhân của cuộc chiến tranh nóng đó vào những năm 60 – 70 của thế kỷ trước.

Việt Nam luôn luôn nhất quán “ thêm bạn, bớt thù”. Khi đã quyết định tham gia liên minh quân
sự thì chúng ta cần phải gắn với một bên, và phải san sẻ trách nhiệm về tài chính và nhân lực. Có
thể nhân nhượng một số lợi ích, cũng sẽ phải hy sinh một phần nhất định chủ quyền quốc gia. Có
thể chúng ta sẽ phải đối đầu với bên khác, hoặc nói một cách rõ ràng là có thêm” kẻ thù”. Cũng vì
lẽ đó mà Việt Nam chỉ chọn đứng về phía hòa bình, công lý, lẽ phải, luật pháp quốc tế và Hiến
chương Liên Hợp Quốc.

Một mặt khác, sau Chiến tranh Lạnh, các nước lại càng đề cao lợi ích quốc gia- dân tộc, mỗi nước
phải tự bảo vệ lợi ích của chính quốc gia mình, không thể trông chờ và cũng sẽ không quốc gia
nào bảo vệ lợi ích thay cho nước khác.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng luôn luôn cố gắng duy trì quan hệ cân bằng giữa các nước lớn, nhất
là trong bối cảnh diễn ra cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn trong khi vực Biển Đông.

2. Không liên kết với nước này để chống lại nước kia

Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến Lước
Quốc Phòng nhấn mạnh: Chúng ta mở rộng quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy của bạn bè
quốc, không hề mâu thuẫn với việc chúng ta tham gia liên minh quân sự, không liên kết nước này
để chống nước kia. Thực tế trên thế giới hiện đại cho thấy rõ. Tuy có quan hệ thân thiết với nhau,
thậm chí liên minh quân sự với nhau, nhưng khi gặp vấn đề triết lý ưu tiên lợi ích của họ là trước
hết. Trên thế giới chưa bao giờ có nước nào có thể hy sinh lợi ích của dân tộc mình chỉ vì lợi ích
của một dân tộc khác. Chính vì thế, trọng tất cả các điều kiện, hoàn cảnh dù là ở quá khứ khi còn
trong chiến tranh hay hiện tại đã được sống trong hòa bình thì tuyệt đối cũng không thể cứ mãi
vọng tưởng vào sự giúp đỡ của nước ngoài.

Việc thực hiện nguyên tắc “không liên kết với bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác”
ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh khu vực hiện nay. Nếu Việt Nam chúng ta

4
liên minh với bên ngoài, ưu tiên dùng biện pháp quân sự để giải quyết các tranh chấp, bất đồng thì
sẽ khó được các nước khác ủng hộ. Việt Nam không cổ vũ đồng thời cũng không mong muốn
chiến tranh xảy ra. Luôn hướng đến các mối quan hệ và xây dựng các mối quan hệ theo cách khác.
Luôn đảm bảo sẽ dùng đàm phán, thương lượng để giải quyết hầu hết các mục đích, các vấn đề.

Chính nguyên tắc này giúp Việt Nam có vị thế phù hợp để tọa đàm với các nước hay tham gia vào
các cơ chế đối thoại an ninh, quan sát viên các hội nghị, các cuộc tập trận ở khu vực. Tuy tham gia
diễn tập với một vài nước nhưng Việt Nam không đi với đối tác này để chống lại nước thứ ba.
Luôn đứng trong tính chất trung lập. Mỗi năm, Việt Nam đón hàng chục tàu chiến nước ngoài,
thậm chí năm 2018 và năm 2020, Việt Nam đón tàu sân bay Mỹ vào thăm, nhưng không phải là
Việt Nam dùng các chiến hạm nước ngoài để đối phó với các hành động đe dọa chủ quyền của
mình ở Biển Đông.

3. Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước
khác

Việt Nam khẳng định rõ ràng với thế giới là không chấp nhận cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự
trên lãnh thổ, sử dụng một phần lãnh thổ Việt Nam để phát động chiến tranh xâm lược nước thứ
ba. Lãnh thổ Việt nam không có ràng buộc cũng như tham gia trong tính chất quân sự hóa. Do đó,
không tham gia với phe nào để nhận lợi ích. Điều này đảm bảo tính trung lập và không ủng hộ
chiến tranh.

Với quân cảng Cam Ranh, chúng ta xác định đây là căn cứ riêng của hải quân Việt Nam. Đồng
thời, Việt Nam đã cho xây dựng cảng quốc tế Cam Ranh để đáp ứng yêu cầu của không ít quốc
gia muốn cho tàu chiến được ghé đậu quân cảng này. Như vậy, hoạt động của tàu chiến nước ngoài
tại cảng quốc tế Cam Ranh không vi phạm nguyên tắc "không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự
hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam chống lại nước khác".

Đến nay, Việt Nam đã đón tiếp nhiều tàu hải quân nước ngoài, bao gồm: Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản,
Australia, Pháp, Anh, Canada, New Zealand, Nga, Trung Quốc …. đến thăm, ghé đậu tại cảng
quốc tế Cam Ranh. Điều đó thể hiện sự kiên định về nguyên tắc và uyển chuyển trong cách thực
hiện của Việt Nam. Việc vận dụng thực hiện các chính sách nói trên hoàn toàn tuân thủ luật pháp
quốc tế.

5
4. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 khẳng định: “ Việt Nam chủ trương… không sử dụng vũ
lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Việc bổ sung điểm thứ tư này làm nổi bật
bản chất phòng thủ và hòa bình trong chính sách quóc phòng Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh
Việt Nam đang nỗ lực nâng cao năng lực quân sự của mình.

Nguyên tắc không sử dụng vũ lực được đề cập từ Thỏa ước Hội Quốc liên năm 1919 và Hiệp ước
Paris năm 1928. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên tắc “ không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” được ghi nhận trong Điều 2, khoản 4, Hiến chương Liên
Hợp Quốc và Điều 2, Khoản 2, Hiến chương ASEAN. Do đó, Việt Nam chỉ nhắc lại một nguyên
tắc đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi, thể hiện chính sách quốc phòng Việt Nam tôn trọng nguyên
tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc. Đồng thời, góp phần nhấn mạnh tính phi pháp của các hành vi gây
hấn, đe dọa, cưỡng ép nước khác phải ngừng hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền
kinh tế của quốc gia. Nhắc lại nguyên tắc trên, Việt Nam muốn truyền tải thông điệp. Mỗi quốc
gia cần hành xử có trách nhiệm, tương xứng với trách nhiệm và vị thế quốc tế của mình.

Nguyên tắc này không mâu thuẫn với mục đích hiện đại hóa quân đội cũng như nhiệm vụ chủ yếu
của lực lượng vũ trang Việt Nam, đó là bảo vệ đất nước kể cả bằng cách sử dụng vũ lực khi cần
thiết. Nếu đất nước có chiến tranh, tất cả người dân Việt Nam đều cầm súng bảo vệ Tổ quốc, giữ
gìn hòa bình.

B - “THỬ DỰ BÁO” NHỮNG ĐIỂM NÓNG VỀ QUỐC PHÒNG MÀ VIỆT NAM CÓ
THỂ ĐỐI MẶT

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam là bộ phận chủ đạo, cụ thể hóa Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới, nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc; bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc cả trong và ngoài lãnh thổ; bảo vệ nền hòa bình bền
vững của đất nước; bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân; tích cực tham gia bảo vệ hòa bình, ổn
định trong khu vực và trên thế giới; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây
dựng, phát triển đất nước.

1. Tình hình Biển Đông

6
Thời gian gần đây mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực, nhưng các yếu tố gây mất ổn định,
căng thẳng vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp đang đặt ra những thách thức mới đối với việc bảo vệ
chủ quyền, lãnh thổ, bảo vệ hòa bình, ổn định của Việt Nam.

Những diễn biến mới trên Biển Đông, trong đó có các hành động đơn phương, áp đặt dựa trên sức
mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế và các hoạt động quân sự hóa, làm thay đổi nguyên trạng, xâm
phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, ảnh
hưởng đến lợi ích của các quốc gia liên quan, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải,
hàng không trong khu vực. Bên cạnh đó, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay
gắt.

→ Biển Đông đã và đang rơi vào thời điểm trở thành “điểm nóng”, thậm chí có nguy cơ dẫn
đến xung đột.

2. Tình hình biên giới, quốc phòng và an ninh Việt Nam - Campuchia

Tình hình biên giới, quốc phòng - an ninh Việt Nam - Campuchia có nhiều biến động đáng kể,
trải qua các giai đoạn công tác đàm phán hết sức khó khăn bởi vấn đề biên giới, lãnh thổ bị chi
phối nhiều do các yếu tố lịch sử, tình cảm, những vấn đề tồn động về pháp lý, phức tạp mà giai
đoạn từ 1954 - 1979 đã xảy ra nhiều xung đột, tranh chấp biên giới giữa chính quyền Việt Nam
Cộng hòa và Campuchia. Nhưng kể từ năm 1964 - 1976, hai bên đã tiến hành nhiều lần đàm phán,
thương lượng về vấn đề biên giới. Tuy vậy, vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Cụ thể vào ngày 18/2/1979, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng
hòa nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Ngày 20/7/1983, tại Phnom Penh, hai bên đã ký chính thức “Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết
vấn đề biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân
Campuchia” và “Hiệp ước về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia”.
Đến ngày 27/12/1985, hai bên đã ký chính thức “Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia”.

Ngày 10/10/2005, hai bên ký chính thức “Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985”.

7
Và thế là cuộc hội đàm mới nhất ngày 8/11 ở Cung Hòa bình, thủ đô Phnom Penh đã diễn ra, Thủ
tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định quyết tâm củng cố và phát
triển hơn nữa quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu
dài giữa hai nước.

Thủ tướng Hun Sen cho hay chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang ý
nghĩa rất quan trọng trong dịp kỷ niệm 55 thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia.
Ông cũng chúc mừng Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ
2023-2025, đánh giá điều này đã thể hiện vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, đồng thời nhấn mạnh nguyên
tắc không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước này làm phương hại
đến an ninh và lợi ích của nước kia.

3. Xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng thế nào đến không gian mạng Việt Nam?

Theo các chuyên gia, chúng ta đang trong thời kỳ mà các cuộc tấn công mạng luôn là "mối đe dọa
thường trực tới hoạt động của mọi tổ chức, rộng lớn hơn là đe dọa an ninh quốc gia. Tấn công
mạng là một phần trong chiến lược quân sự của các nước.

Trong những cuộc chiến gần đây, tấn công mạng đã được các bên sử dụng đồng thời với các hoạt
động tấn công quân sự. Những người làm trong lĩnh vực an toàn thông tin đều biết rằng các cuộc
tấn công mạng vẫn đang hàng phút, hàng giây xuất hiện, kể cả những nơi không có chiến sự.

Thực tế, song hành với sự leo thang của cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine, một cuộc
xung đột khác của các nhóm tin tặc cũng đang dấy lên trên không gian mạng. Đơn cử như, nhóm
hacker Anonymous công khai chống lại Nga, GhostSec cũng đã chặn một số website của quân đội
Nga bằng DDoS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán - PV). Trong khi đó, các nhóm hacker khác
như Conti, RedBanditsRU, Cooping Project lại chọn quay lưng với Ukraine.

Chiến tranh phi truyền thống là cuộc chiến bao gồm các công cụ tấn công an ninh mạng, khi mà
chiến sự chưa leo thang thì các cuộc tấn công liên quan đã xuất hiện. Mọi người có thể đọc các tin
như: Tấn công vào đường sắt, tấn công vào đài phát thanh - truyền hình, tấn công vào hệ thống

8
kiểm soát quân sự... Đây đều là các mục tiêu trọng yếu của quốc gia. Và chiến tranh khiến cho các
hoạt động diễn ra dồn dập và nổi bật hơn so với bình thường. Các mục tiêu bị tấn công cũng có
những ảnh hưởng ngày càng đáng kể trong không gian chung của cuộc xung đột và nâng cao vai
trò của các tấn công phi truyền thống.Chia sẻ với VietNamNet nhận định về những ảnh hưởng, tác
động của cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra giữa Nga - Ukraine đối đc với an ninh mạng toàn
cầu, ông Trương Đức Lượng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC)
cho rằng: Cuộc xung đột Nga - Ukraine đang làm nổi bật hơn ảnh hưởng của chiến tranh phi truyền
thống trong thời đại ngày nay.

“Không bàn về nguồn gốc của các cuộc tấn công, tác động của các cuộc tấn công mạng khiến
toàn bộ các quốc gia khác, dù không tham gia vào cuộc xung đột vũ trang, cũng cần nghiêm túc
xem lại khả năng phòng thủ của quốc gia và nâng cao năng lực chung để chống đỡ trong tương
lai”, ông Trương Đức Lượng nêu quan điểm.

Bàn thêm về ảnh hưởng, tác động đến không gian mạng Việt Nam, đại diện VSEC nhấn mạnh:
Không gian mạng không có biên giới rõ rệt như trong thực tế, việc tấn công vào các mục tiêu trên
không gian mạng có thể triển khai dễ dàng, chỉ mất vài phút thay vì cả tuần lễ như bình thường.

Dự báo Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng khó đong đếm là nhiều hay ít, đại diện VSEC phân
tích: Khi các hệ thống của Nga và Ukraine bị tấn công mạng thì tình huống hoàn toàn có thể xảy
ra là các hệ thống đó cũng tồn tại ở Việt Nam (năng lượng, đường sắt...) và bị lợi dụng để tấn công.
Các máy tính nếu không được bảo vệ cẩn thận và lây nhiễm mã độc thì có thể trở thành 1 phần của
hệ thống tấn công mạng vào Ukraine/Nga qua mạng botnet.

4. Việt Nam không liên kết nước này chống nước kia

Về Cuộc chiến Nga - Ukraine đã kéo dài hơn 3 tuần, khiến hai bên chịu tổn thất nặng nề về nhiều
mặt, trong đó trực tiếp là người dân Ukraine. Hàng triệu người phải bỏ quê hương đi tị nạn, nhiều
dân thường bao gồm cả trẻ em thương vong. Với Việt Nam, nhiều ý kiến phân tích nhìn từ cuộc
chiến này có thể thấy những thách thức, những bài toán chiến lược sao cho những vấn đề tương tự
không bao giờ được phép xảy ra với đất nước chúng ta.

9
Dịp này, một bạn trẻ đã hỏi Thiếu tướng GS.TS Nguyễn Hồng Quân: “Trong bối cảnh thế giới bất
ổn, Việt Nam nên chăng liên minh với nước khác, chấp nhận cho họ đặt căn cứ quân sự giúp chúng
ta bảo vệ đất nước?”

Ông trả lời ngay "Không thể!". Nếu làm vậy, chúng ta sẽ bị đẩy lên tuyến đầu và trở thành nạn
nhân của cuộc cạnh tranh địa - chiến lược giữa các nước lớn

- Trong chính sách quốc phòng, Việt Nam, chúng ta chủ trương không liên minh quân sự bởi đó
là giải pháp hiệu quả để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cũng như lợi ích
quốc gia, dân tộc của Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam không thể dựa vào bất kỳ liên minh
quân sự nào, hiệp ước quân sự nào, càng không thể trông chờ, ỷ lại vào nước ngoài, mà phải bằng
chính bản lĩnh, trí tuệ, thực lực, bằng đoàn kết đồng lòng của triệu triệu con người Việt Nam dù
sống ở bất cứ đâu trên trái đất này.

Ông nói “Chúng ta không đứng về bên nào, chúng ta bảo vệ lẽ phải, bảo vệ Hiến chương Liên hợp
quốc và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Đồng thời, Việt Nam không chấp nhận
để nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, hoặc là sử dụng một phần lãnh thổ Việt Nam để
phát động chiến tranh xâm lược nước thứ ba. Lịch sử hiện đại cho chúng ta thấy rõ, nếu có căn
cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình, dễ biến Tổ quốc ta thành mục tiêu tiến công của
các thế lực thù địch, ít nhất thì cũng khiến đất nước ta khó tránh khỏi bị lôi kéo vào xung đột,
chiến tranh giữa các nước”

- Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược
Quốc phòng nhấn mạnh: Chúng ta mở rộng quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy của bạn bè
quốc tế, không hề mâu thuẫn với việc chúng ta không tham gia liên minh quân sự, không liên kết
nước này để chống nước kia. Tuy có quan hệ thân thiết với nhau, thậm chí liên minh quân sự với
nhau, nhưng khi gặp vấn đề liên quan tới lợi ích quốc gia, dân tộc của nước lớn, họ sẽ xử lý quan
hệ với các đồng minh theo triết lý ưu tiên lợi ích của họ là trước hết, là trên hết.

Trên thế giới chưa bao giờ có nước nào có thể hy sinh lợi ích của dân tộc mình chỉ vì lợi ích của
một dân tộc khác. Chính vì vậy, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, dù là thời bình hay thời chiến,
không thể ảo tưởng trông chờ sự trợ giúp của nước ngoài, không tham gia liên minh quân sự với
nước khác

10
- Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 chỉ rất rõ rằng: “Tùy theo diễn biến của tình hình và
trong những điều kiện cụ thể, chúng ta sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân
sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của nhau”

- Quá trình toàn cầu hóa cùng với xu hướng phát triển của các liên kết tiểu khu vực, khu vực, liên
khu vực tạo ra những cơ hội để có thể tranh thủ mở rộng thị trường, thu hút đầu tư vốn và công
nghệ để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Từ những yếu tố ràng buộc, tác động tùy thuộc lẫn nhau tạo ra môi trường thuận lợi để có thể tập
trung cho phát triển; cả các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản đều tránh đối đầu trực
tiếp, thỏa hiệp giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích, bất đồng

- Với vị trí địa chính trị, địa kinh tế và là một nước lớn ở Đông Nam Á, một thành viên có vai trò
ngày càng quan trọng trong ASEAN, Việt Nam có cơ hội tranh thủ tất cả các nước bên trong và
ngoài khu vực phục vụ cho mục tiêu bảo đảm an ninh và thúc đẩy phát triển.

C - TỔNG KẾT

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân, chính sách quốc phòng “4 không” của Việt Nam không phải bất
biến, cứng nhắc mà luôn có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn. Hiện tại,
chúng ta hoàn toàn đủ khả năng để kiểm soát được tình hình an ninh, không để nãy sinh xung đột
và xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, khi đất nước xảy ra nguy cơ chiến tranh thì Đảng, Nhà Nước ta
sẽ hoạch định những chiến lược, chính sách quốc phòng phú hợp.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 chỉ rất rõ rằng: “Tùy theo diễn biến của tình hình và trong
những điều kiện cụ thể, chúng ta sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần
thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của nhau”. Hiện nay quan hệ ngoại giao nhà nước Việt Nam “phủ sóng” tới 189 trong tổng số
200 quốc gia trên toàn thế giới. Quan hệ đối ngoại quốc phòng của ta ngày càng rộng mở chúng ta
có quan hệ quốc phòng với trên 80 quốc gia thuộc cả 5 châu lục, đặc biệt chúng ta có quan hệ quốc
phòng với tất cả 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là những quốc gia có
vai trò, có ảnh hưởng trong duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

11
Đây là điều chưa từng có từ trước tới nay. Điều đó chứng tỏ chúng ta chẳng bị ai cô lập, trái lại,
còn mở rộng không ngừng quan hệ đối ngoài. Điều đó là cơ hội thuận lợi để chúng ta ngăn ngừa
đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh, duy trì hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế của đất nước và
Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.

Tình hình thế giới, khu vực luôn thay đổi đã tác động không nhỏ đến sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “ Nước ta là một bộ phận của thế giới.
Tình hình của nước ta có ảnh hưởng đến thế giới, mà tình hình thế giới cũng có quan hệ đến nước
ta”(11). Do vậy, dự báo kịp thời, chính xác về tình hình thế giới, khu vực có ý nghĩa hết sức quan
trọng để mọi hoạt động đối ngoại của Đảng trong đó có đối ngoại quốc phòng luôn giành thế chủ
động, không rơi vào thế bị động, bất ngờ. Do vậy, dự báo về những điểm nóng có thể xảy ra cũng
là một cách để bảo vệ nền quốc phòng Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

12
1. Chính sách quốc phòng Việt Nam “bốn không”

(1) https://vietnamnet.vn/chinh-sach-quoc-phong-viet-nam-bon-khong-598381.html
(2) https://nghiencuuquocte.org/2019/12/11/chinh-sach-quoc-phong-viet-nam-nen-ba-khong-
hay-bon-khong/

2. Những điểm nóng về quốc phòng mà Việt Nam có thể đối mặt

https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/825383/tinh-hinh-
the-gioi%2C-khu-vuc-va-mot-so-van-de-dat-ra-doi-voi-doi-ngoai-quoc-phong-hien-nay.aspx

3. Điểm nóng Việt Nam – Campuchia

(1) https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/quan-he-viet-nam-campuchia-nam-muoi-lam-nam-
cung-chung-tay-vun-dap-va-phat-trien-139672
(2) https://dangcongsan.vn/nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai/quan-he-viet-nam-campuchia-
phat-trien-ngay-cang-sau-rong-thiet-thuc-va-hieu-qua-603067.html

4. Điểm nóng xung đột Ukraine – Nga

(1) https://phutho.gov.vn/vi/xung-dot-nga-ukraine-anh-huong-nao-den-khong-gian-mang-
viet-nam

13

You might also like