You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA XUẤT BẢN-PHÁT HÀNH

MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CÔNG SẢN


VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: ĐẠI THẮNG TẾT MẬU THÂN 1968

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN TRÀ MY


TRẦN GIA LINH
NGUYỄN LINH TRANG
NGUYỄN HÀ VY
VŨ THỊ KIỀU TRANG

Lớp : CT6004 (N15)


1
MỤC LỤC
I, HOÀN CẢNH:.................................................................................3
II, DIỄN BIẾN:....................................................................................5
III, KẾT QUẢ:.....................................................................................7
IV, Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC:...........................................................8

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

THÀNH VIÊN NHIỆM VỤ


Đoàn Trà My Thuyết trình, Powerpoint
(Nhóm trưởng)
Trần Gia Linh Nội dung diễn biến
Nguyễn Linh Trang Nội dung hoàn cảnh
Nguyễn Hà Vy Nội dung kết quả
Vũ Thị Kiều Trang Word, nội dung ý nghĩa chiến
lược

2
I, Hoàn cảnh
Năm 1965, với việc đưa quân chiến đấu Mỹ và quân các nước đồng minh
(Nam Triều Tiên, Australia, New Zealand, Thái Lan, Philippines…) vào
trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam và tiến hành cuộc chiến
tranh phá hoại ác liệt bằng không quân và hải quân chống Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà, Mỹ đã đẩy cuộc chiến tranh Việt Nam lên quy mô và cường
độ chưa từng có. Với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, sử dụng hai gọng
kìm "tìm - diệt" và "bình định nông thôn", Mỹ tuyên bố sẽ tiêu diệt quân
Giải phóng miền Nam trong vòng 18 tháng.
Hầu hết các loại vũ khí trang bị cho quân Mỹ dùng trong chiến tranh đều là
những loại mới, như súng trường M-16, đại bác M107 175mm, xe tăng
kiểu mới M48 Patton đến máy bay trinh sát điện tử, máy bay F-111, B-52;
từ quả mìn mỏng "cây nhiệt đới", v.v… Ở thời kỳ đỉnh cao 1968 -1969,
Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp (2.750
chiếc, trong đó có 950 xe tăng) và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu
pháo. Tướng William Westmoreland "tin tưởng rằng nước Mỹ chưa hề
cho ra trận một lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam
trong những năm 1966-1969".
Nhưng với hàng ngàn cuộc hành quân lớn nhỏ trên khắp chiến trường miền
Nam, mà đỉnh cao là hai cuộc phản công chiến lược quy mô lớn vào mùa
khô 1965-1966 và 1966-1967, quân Mỹ vẫn không đạt mục tiêu đáng kể
nào. Không thể tiêu diệt bộ chỉ huy cũng như các đơn vị lớn nào của quân
Giải phóng, mục tiêu bình định sau 18 tháng cuối cùng vẫn dậm chân tại
chỗ.
Nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh không có đường ra, chưa
biết bao giờ kết thúc. Chính phủ Mỹ không còn cách nào ngoài việc tiếp
tục tăng quân, tăng chi phí quân sự,. Đến cuối 1967, quân chiến đấu Mỹ có
mặt ở miền Nam Việt Nam lên tới 480.000 quân và 68.800 quân của các
nước đồng minh Mỹ. Năm 1967, quân đội Việt Nam Cộng hòa có 552.000
quân, đến cuối năm 1968 cũng đã tăng lên 555.000 quân.
Đồng thời Mỹ cũng tiến hành mở rộng “không gian” chiến tranh ra miền
Bắc bằng lực lượng không quân, lập lại thế làm chủ ở chiến trường miền
Nam và với hy vọng như: đưa biên giới nước Mỹ đến vĩ tuyến 17, đè bẹp ý
chí giải phóng dân tộc của quân và dân ta, buộc Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ngồi vào đàm phán theo áp đặt ý đồ của Mỹ.
Nếu chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam 1965-1966 là 4,7 tỉ đôla, thì
năm 1967 đã tăng lên 30 tỉ, gấp 1,5 lần Mỹ đã chi cho cuộc chiến tranh
Triều Tiên trong ba năm. Tháng 10 năm 1967, nhiều cuộc biểu tình của
nhân dân Mỹ chống chiến tranh lan rộng toàn nước Mỹ nhằm mục tiêu: đòi
chăm lo tình cảnh cho người nghèo và chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Chính phủ Mỹ phải lo đối phó với những khó khăn lớn về quân sự, chính
trị và tài chính không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trong nước Mỹ.
Trước sự thay đổi của đế quốc Mỹ cả nước một lòng thực hiện lời kêu gọi
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Chiến tranh có thể kéo dài 10 năm, 20 năm
hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghệp có thể
bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn
độc lập, tự do.”
3
Bộ chính trị họp bàn cụ thể hơn về chủ trương và kế hoạch chiến lược năm
1968 kế hoạch tiến công táo bạo “ Tết Mậu Thân” lịch sử. Căn cứ vào
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Quân ủy Trung ương và Bộ
Tổng Tư lệnh gấp rút hoàn chỉnh lần cuối phương án tổng công kích - tổng
khởi nghĩa và xác định cụ thể: "Cùng với đòn tiến công của bộ đội chủ lực
ở hướng phối hợp chiến lược đặc biệt quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh,
nhằm thu hút, giam chân lực lượng chiến lược của địch, một đòn tiến công
chiến lược đánh vào thị xã, thành phố quy mô trên toàn miền Nam, kết hợp
với nổi dậy của quần chúng nông thôn và đô thị, mở đầu cho tổng công
kích - tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài Gòn, Gia Định, Đà
Nẵng, Huế trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định, Huế - Đà Nẵng và các thành
phố lớn"

(Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị bàn về Chiến dịch
Tết Mậu Thân 1968)

4
II. Diễn biến
Với sự dẫn dắt chỉ huy, lãnh đạo của Lê Duẩn, Hoàng Văn Thái, Văn Tiến
Dũng, Trần Quý Hai và Trần Văn Trà, chiến dịch được chia ra thành 3 đợt:

1. Đợt 1: Từ 30/1/1968 đến 25/02/1968:

⁃ Đợt tấn công đầu tiên bắt đầu vào ngày 30/1/1968 và kéo dài đến ngày
25/2/1968. Trong đợt tấn công này, quân đội và nhân dân miền Nam đã
đồng loạt nổi dậy và tấn công hầu hết các tỉnh, đô thị, quận lỵ.
⁃ Đúng 0 giờ ngày 29-1-1968 (giao thừa theo lịch miền Bắc) quân ta tiến
công địch tại sân bay Nha Trang (Khánh Hòa).
⁃ Từ 0 giờ 30 phút đến 1 giờ 15 phút ngày 30-1-1968 (đêm giao thừa Tết
Mậu Thân theo lịch miền Nam), ta đồng loạt tiến công vào thị trấn Tân
Cảnh, thị xã Kon Tum (Kon Tum), thị xã Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), thị
xã Pleiku (Gia Lai), thành phố Quy Nhơn (Bình Định), thành phố Đà
Nẵng, thị xã Hội An... Như vậy, cả dải đất miền Trung đã nổ súng tiến
công.
⁃ Đêm 29 rạng ngày 30-1-1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tiếp tục
diễn ra ở khắp các tỉnh và thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam.
Bộ binh, đặc công, pháo binh, biệt động ta đánh mạnh, đánh trúng các mục
tiêu trọng yếu của địch ở Sài Gòn - Gia Định, Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng,
Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Tây Ninh, Bến Tre,
Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Biên Hòa, Mỹ Tho, Cần Thơ, Trà
Vinh, Châu Đốc, Vĩnh Long, Cà Mau, Sóc Trăng, Rạch Giá, Kiên Giang,
Tuyên Đức...
⁃ Sài Gòn - Gia Định là trọng điểm lớn nhất của Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968, bởi vì đây là trung tâm đầu não chỉ đạo toàn bộ bộ
máy điều hành chiến tranh của Mỹ - ngụy tại miền Nam Việt Nam. Để bảo
vệ Sài Gòn - Gia Định, Mỹ - ngụy đã tổ chức một hệ thống phòng thủ
vững chắc nhiều tầng, nhiều lớp với nhiều loại lực lượng tham gia.
⁃ Ngay từ phút đầu nổ súng, biệt động ta đã đồng loạt đánh vào các mục
tiêu quy định: Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam
Cộng hòa, Bộ Tư lệnh Hải quân, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài Phát thanh,
tòa Đại sứ Mỹ. Trận đánh tòa Đại sứ Mỹ hơn 6 tiếng đồng hồ với 17 chiến
sĩ biệt động của ta đương đầu với lực lượng quân cảnh, lính dù của Mỹ đã
gây một tiếng vang lớn làm chấn động nước Mỹ. Đồng thời với lực lượng
biệt động, các tiểu đoàn mũi nhọn trang bị gọn nhẹ, từ các bàn đạp vùng
ven, nhanh chóng tiến vào nội đô trên các hướng. Xung quanh Sài Gòn -
Gia Định, các căn cứ quân sự, trụ sở quân đội và chính quyền Sài Gòn ở
Biên Hòa, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Long An... cũng bị tiến công.
⁃ Tại mặt trận Trị Thiên, lực lượng ta tiến công Nhà đèn, tòa Tỉnh trưởng,
trụ sở cơ quan bình định và trụ sở Bộ Chỉ huy viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại
Việt Nam (MACV), Tri Bưu, Thành Cổ, La Vang, điểm cao 49. Nhân dân
Triệu Phong, Hải Lăng, Bến Đá rầm rộ nổi dậy cùng bộ đội địa phương
5
bao vây địch ở trong các quận lỵ cầu Nhùng, Bến Đá làm chủ đoạn quốc lộ
1 từ Diên Sanh đến Mỹ Chánh; đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc, cắt đứt quốc
lộ 1 đoạn từ Đà Nẵng ra Huế, phá sập Cầu Hai, cầu Nước Ngọt, giải phóng
khu vực xung yếu ven biển và phía nam Cầu Hai, khu vực Truồi.
- Tại mặt trận Huế, lúc 22 giờ 33 phút, ngày 31-1-1968, tiếng súng tấn
công bắt đầu vang lên khắp thành phố. Sau 4 ngày chiến đấu liên tục, quân
và dân ta đánh chiếm hầu hết các mục tiêu quan trọng như: Dinh Tỉnh
trưởng, đồn cảnh sát, đài Phát thanh, khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang
(hang ổ của Mỹ), sân bay Phú Bài… Tích cực hỗ trợ cho lực lượng vũ
trang, đông đảo nhân dân Huế đã nổi dậy, dẫn đường cho bộ đội, đào hầm,
dựng chiến lũy, tiếp tế, chăm sóc thương binh… và thành lập chính quyền
cách mạng ở nhiều khu vực. Hàng ngàn thanh niên đã gia nhập các đội du
kích, tự vệ, các đội công tác. Sau 25 ngày đêm chiến đấu và làm chủ thành
phố Huế (từ ngày 31-1 đến 24-2-1968), quân và dân ta đã diệt, bắt sống,
bức hàng và làm tan rã hàng chục ngàn tên địch, bắn rơi và phá hỏng nhiều
máy bay, tàu chiến, xe quân sự, giải phóng 210.000 dân, 20 xã, 271 thôn,
thành lập chính quyền ở 200 thôn.
- Quân ta đã loại khỏi vòng chiến 147.000 địch (trong đó có 43.000 quân
Mỹ), phá hủy một lượng lớn vật chất và các phương tiện chiến tranh của
địch. Đồng thời, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình đã
được thành lập. Đợt tấn công này đã gây ra sự hoang mang và kinh ngạc
cho quân và chính quyền Mỹ cũng như quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

(Chiến sĩ giải phóng quân Trị Thiên, Huế nghiên cứu sa bàn chuẩn bị
đánh tiểu đoàn 7 thiết giáp Nguỵ ở Tam Thai, Huế ngày 31-1-1968)

6
2. Đợt 2 (tháng 5, 6) và đợt 3 (tháng 8, 9):

- Tiếp theo đợt 1, chúng ta còn mở đợt tiến công mùa hè (đợt 2) từ tháng 5-
1968 đánh vào 30 thành phố, thị xã, quận lỵ, chi khu; 27 bộ tư lệnh từ quân
đoàn đến trung đoàn; 40 sân bay; nhiều kho tàng và các trục đường giao
thông thủy bộ của địch.
- Phát huy khí thế tấn công, từ ngày 17-8-1968, ta mở đợt tấn công lần thứ
3. Đợt này ta không đánh mục tiêu chiến lược trọng điểm như các đợt
trước mà chủ yếu tấn công bằng pháo và đánh vào các căn cứ quân sự,
chống phản kích. Quân ta đã đánh vào 27 thành phố, thị xã, 100 thị trấn,
huyện lỵ, chi khu, 107 sân bay, 30 kho hậu cần lớn, 6 bộ tư lệnh sư đoàn
Mỹ - ngụy.
- Hai đợt tiến công lần thứ 2 và 3 bồi tiếp đòn nặng vào ý chí xâm lược của
Đế quốc Mỹ, gây cho chúng những tổn thất lớn về sinh lực và phương tiện
chiến tranh.
- Thế nhưng do lực lượng địch còn đông (hơn nửa triệu quân Mĩ và đồng
minh, gần một triệu quân Sài Gòn), cơ sở thành thị mạnh, nên chúng đã
nhanh chóng tổ chức lại lực lượng, phản công quân ta ở cả thành thị lẫn
nông thôn. Vì vậy, trong đợt 2 và 3, lực lượng của ta gặp không ít khó
khăn và tổn thất.

III. Kết quả


Quân và dân ta đã đánh vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong số 44 thị xã
và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, 4 bộ tư lệnh quân đoàn, 8 trong 11 bộ tư
lệnh sư đoàn quân đội Sài Gòn, 2 bộ tư lệnh biệt khu, 2 bộ tư lệnh dã chiến
Mỹ cùng nhiều bộ tư lệnh lữ đoàn, trung đoàn, chi khu và hàng trăm căn
cứ quân sự địch bị tiến công đồng loạt. Chúng ta tiêu diệt và làm tan rã 15
vạn quân địch, trong đó có 4 vạn quân Mỹ, 600 ấp chiến lược, giải phóng
thêm 100 xã với hơn 1,6 triệu dân.
Bên cạnh đó, thêm các mặt trận, tổ chức được mở rộng và ra đời như Mặt
trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ, Tổ chức Liên minh các lực lượng dân tộc,
dân chủ và hòa bình ở Sài Gòn, Huế và toàn miền Nam,…
Thắng lợi lớn nhất và quan trọng nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968 là ta đã làm đảo lộn chiến lược chiến tranh xâm lược
Việt Nam của Mỹ - một siêu cường quân sự, kinh tế, làm lung lay tận gốc
ý chí xâm lược của chúng. Đồng thời thắng lợi cũng tác động trực tiếp đến
đời sống chính trị - tinh thần nước Mỹ, làm cho làn sóng đấu tranh phản
đối chiến tranh xâm lược trong nhân dân Mỹ lên cao chưa từng thấy - một
cuộc chiến tranh trong lòng nước Mỹ.
Thế nhưng vẫn còn mặt hạn chế, do ta “chủ quan trong việc đánh giá tình
hình, đề ra yêu cầu chưa thật sát với tình hình thực tế lúc đó, nhất là sau
đợt tiến công Tết Mậu Thân, ta không kịp kiểm điểm rút ra kinh nghiệm để
7
đánh giá lại tình hình và có chủ trương chuyển hướng kịp thời, ta chậm
thấy cố gắng mới của địch và những khó khăn lúc đó của ta”.
Như vậy, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã mang lại
cho quân và dân ta một xung lực mới, một khả năng mới và củng cố niềm
tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng ngay trong những ngày tháng cam
go, ác liệt nhất, điều lực lượng mới chống Mĩ, chống chính quyền Sài Gòn
ra đời.

IV. Ý nghĩa chiến lược


1. Trước hết, về mặt đường lối:
Thứ nhất, Đảng ta đã sớm đánh giá đúng kẻ thù, có chủ trương, lựa chọn
phương pháp tác chiến phù hợp, lãnh đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968 thắng lợi. Với tầm nhìn xa trông rộng, Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy rằng: Ðương đầu với kẻ thù có tiềm
lực và sức mạnh kinh tế, quân sự lớn hơn ta gấp nhiều lần, chúng ta phải
biết thắng từng bước và đánh vào ý chí xâm lược của kẻ thù. Tháng 12
năm 1967, Bộ Chính trị họp dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đưa ra chủ trương chiến lược và quyết định mở cuộc tổng công kích và
tổng khởi nghĩa trên toàn miền Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần
thứ 14 khóa III (tháng 1 năm 1968) chỉ rõ: “Trong quá trình tổng công kích
và tổng khởi nghĩa, chúng ta phải quán triệt nguyên tắc: Tập trung lực
lượng quân sự và chính trị đến mức cao nhất; kiên quyết tiến công, liên tục
tiến công nhằm vào những nơi xung yếu của địch mà đánh những đòn
quyết định; phải tuyệt đối giữ cho được yếu tố bất ngờ; phải biết giành

8
thắng lợi từng giờ, từng phút và không ngừng mở rộng thắng lợi; kiên
quyết chống trả và bẻ gẫy các cuộc phản công của địch và truy kích địch
đến cùng để giành thắng lợi cao nhất” .
Thứ hai, tầm cao trí tuệ và bản lĩnh của Đảng ta thể hiện ở chỗ quyết định
tiến hành tổng tiến công và nổi dậy bằng phương pháp tổng công kích -
tổng khởi nghĩa. Đây là một phương thức tiến công, một cách đánh mới
đầy hiệu quả, chưa từng diễn ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước và cũng hiếm có trong lịch sử chiến tranh cách mạng. Sử dụng lực
lượng với quy mô lớn, kết hợp cả đấu tranh quân sự và chính trị bất ngờ
tiến công đồng loạt thẳng vào cơ quan đầu não của địch, vào tận hậu
phương, sào huyệt của chúng, nơi chúng cho là an toàn nhất. Lần đầu tiên,
Quân giải phóng miền Nam thực hiện việc “đưa chiến tranh vào tận trung
tâm các thành phố lớn”, nơi tập trung các cơ quan đầu não trung ương và
địa phương của chính quyền nguỵ Sài Gòn; thực hiện đòn đánh hiểm, đánh
đau, đánh vào yết hầu của địch.
Thứ ba, tạo yếu tố bất ngờ về thời cơ, thời điểm tiến hành tiến công và nổi
dậy. Chọn thời cơ vào thời khắc giao thừa Tết Nguyên Đán đồng loạt nổ
súng mở màn là nét đặc sắc của nghệ thuật tạo bất ngờ; bởi đây là lúc địch
sơ hở và chủ quan nhất. Cân nhắc, nghiên cứu và tính toán rất kỹ, cụ thể
từng chi tiết, phong tục tập quán Tết cổ truyền của dân tộc trên đất phương
Nam; việc “điều binh, khiển tướng” của Quân lực Việt Nam cộng hòa từ
nhiều năm trước đó, sau khi có sự thống nhất giữa cơ quan chỉ đạo tối cao
và chỉ huy các chiến trường, Bộ thống soái quyết định chọn thời điểm Giao
thừa là “giờ G” làm hiệu lệnh nổ súng mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Tết Mậu Thân. Với sự tính toán mưu lược chu tất như vậy, nên khi ta
tiến công, địch hoàn toàn bị bất ngờ, không kịp đối phó. Ngay sau khi sự
kiện Tết Mậu Thân diễn ra, giới chỉ huy quân sự và học giả Mỹ cũng như
phương Tây đã xác nhận: “Vào những ngày Tết Mậu Thân, các đơn vị của
Quân đội Việt Nam cộng hòa chỉ có một nửa quân số, khiến cho Bộ Chỉ
huy Quân sự Mỹ ở Sài Gòn vô cùng lúng túng trong việc ứng phó”. Từ
thực tế đó, càng khẳng định: Việc chọn thời điểm Tết Nguyên Đán mở
cuộc Tổng tiến công có ý nghĩa chiến lược, góp phần tạo bất ngờ về thời
gian, thời điểm quan trọng làm nên thắng lợi Tết Mậu Thân 1968.
Ngoài ra, năm 1968 là năm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, trở thành
năm nhạy cảm trong chính trường nước Mỹ, nếu quân và dân ta đánh mạnh
và thắng giòn giã sẽ có tác động rất lớn. Đảng ta đã xem xét nội tình nước
Mỹ và cho rằng, nếu Tổng thống Johnson muốn tái cử nhiệm kỳ tổng
thống thứ hai thì ông ta phải giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam theo
hướng Mỹ phải chứng tỏ trên thực tế sự thắng lợi rõ ràng trong cuộc chiến
tranh hao người, tốn của này. Vì thế, Đảng quyết định mở cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy nhằm buộc chính quyền Mỹ phải thể hiện rõ chủ trương và
quyết định dứt khoát về cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Bởi đây là vấn đề
rất hệ trọng mà đông đảo người dân - cử tri Mỹ quan tâm, nhất là khi đã có
gần nửa triệu quân Mỹ ở Việt Nam cùng với một số lượng khổng lồ vũ khí,
tiền của nhưng sau gần 3 năm, tình hình vẫn không tiến triển tốt, khiến làn
sóng phản đối cuộc chiến tranh ở trong lòng nước Mỹ ngày càng lên cao.
Kết quả của cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã thể hiện rõ tính toán của
Đảng ta. Ngày 31/3/1968, đúng hai tháng sau đêm nổ ra cuộc tổng tiến
công, Tổng thống Johnson đã phải lên đài truyền hình công bố 3 quyết
9
định quan trọng vào bậc nhất cuộc chiến tranh và trong cuộc đời làm chính
trị của ông ta: Một là hạn chế ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra Bắc
(đến ngày 31/10/1968 thì chấm dứt ném bom trên toàn miền Bắc); hai là đề
nghị Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đàm phán không điều kiện để tìm giải
pháp kết thúc chiến tranh; ba là quyết định không ra tranh cử tổng thống
nhiệm kỳ thứ hai do sự thất vọng về cách thức điều hành và kết quả của
cuộc chiến mất lòng dân, hao người, tốn của, bị phản đối dữ dội trên khắp
nước Mỹ.
Đây là chủ trương đúng đắn, kịp thời, táo bạo nhưng cũng không kém phần
sáng của Đảng ta, thể hiện tư duy quân sự với đường lối lãnh đạo, chỉ đạo
kháng chiến tài tình của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh.

(Biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại thành phố Niu Y-óoc năm 1968)

2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 làm
lung lay tận gốc ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải
xuống thang chiến tranh và chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị
Pa-ri.
Trong chiến tranh, thắng lợi ở quy mô chiến dịch là rất quan trọng, song
kinh nghiệm tiến hành chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta đã khẳng
định: chỉ khi chúng ta đánh cho lực lượng quân sự của địch bị thiệt hại
nặng nề, làm cho khả năng tiến hành chiến tranh của chúng bị suy yếu
nghiêm trọng, đập tan mọi âm mưu, kế hoạch chiến lược và các biện pháp
tác chiến chủ yếu của địch, thì đấu tranh vũ trang mới tạo ra những điều
kiện thuận lợi và kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, khởi nghĩa của
quần chúng, binh vận, ngoại giao, hình thành sức mạnh tổng hợp đánh bại
ý chí xâm lược của địch. Đó là vấn đề có tính quy luật của nghệ thuật chỉ
đạo và điều hành chiến tranh cách mạng.

10
Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, ta đã
giáng một đòn quyết định vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế
quốc Mỹ, đập tan cố gắng quân sự cao nhất của chúng trong chiến tranh
xâm lược Việt Nam. Trước thất bại to lớn cả về quân sự và chính trị, tổng
thống Johnson buộc phải tuyên bố đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc
từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pari và không
ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ hai. Thực chất, đây là sự thừa nhận thất
bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải chuyển từ thế phản
công chiến lược bằng biện pháp hai gọng kìm “tìm diệt và bình định” sang
thế bị động phòng ngự bằng biện pháp “quét và giữ”; từ leo thang chiến
tranh sang xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán về
chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; từ “Mỹ hóa” cao độ
cuộc chiến tranh sang “phi Mỹ hóa” rồi “Việt Nam hóa chiến tranh”. Đó là
bước khởi đầu cho một quá trình đi xuống về chiến lược trong chiến tranh
xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ.
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đánh dấu
bước trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang cách mạng, nhất
là về quy mô tác chiến và nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng.
Về quy mô: Trước “Tết Mậu Thân”, lực lượng vũ trang cách mạng của ta
trên chiến trường miền Nam đã có những tiến bộ nhất định cả về lực lượng
và hiệu suất tiêu diệt địch. Ngay khi quân đội Mỹ ồ ạt kéo vào miền Nam,
lực lượng vũ trang Quân Giải phóng chẳng những không bị động, lùi về
phòng ngự, chống đỡ mà ngược lại, còn chủ động tiến công một số đơn vị
quân Mỹ nhằm tìm hiểu khả năng thực tế của chúng để tìm ra cách đánh
phù hợp. Tuy nhiên, quy mô hoạt động tác chiến của ta vẫn chưa lớn,
những thất bại của quân đội Mỹ trên chiến trường chưa đủ áp lực làm lung
lay tận gốc ý chí xâm lược Việt Nam của giới cầm quyền Nhà Trắng. Do
đó, đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu tiếp tục chiến tranh xâm lược
Việt Nam, ngoan cố tiếp tục tăng quân, chuẩn bị kế hoạch mở cuộc phản
công lần thứ ba. Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm
1968, các lực lượng vũ trang cách mạng dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tập
trung, thống nhất, đã tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược trong toàn
chiến trường miền Nam, đánh dấu bước phát triển vượt bậc về tác chiến
hiệp đồng quy mô lớn.
Về nghệ thuật: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968
được thực hiện trong điều kiện lực lượng quân sự của địch đông với hơn
một triệu tên, tiềm lực chiến tranh dồi dào. Để đạt được mục tiêu chiến
lược đánh bại dã tâm xâm lược của đế quốc Mỹ, Đảng ta chủ trương sử
dụng lực lượng vũ trang, binh lực và hỏa lực mạnh đánh vào các binh đoàn
chủ lực của địch, vào các thành phố, thị xã…, nhất là các thành phố lớn,
như Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, tạo điều kiện cho hàng triệu quần chúng ở đô
thị và các vùng nông thôn bị tạm chiếm nổi dậy khởi nghĩa. Đồng thời,
phối hợp với lực lượng quân sự tiêu diệt và làm tan rã quân địch, đánh sập
bộ máy đầu não của chính quyền Sài Gòn, làm rối loạn và tê liệt bộ máy
điều hành chiến tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, biến hậu phương
và dự trữ chiến tranh của chúng thành hậu phương và dự trữ chiến tranh
của ta; làm thay đổi so sánh thế và lực một cách mau chóng có lợi cho
quân dân miền Nam, bất lợi cho địch.

11
Tại các đô thị và vùng ven, Quân Giải phóng sử dụng một số đơn vị bộ đội
chủ lực đánh chiếm các mục tiêu, kìm chân các sư đoàn, lữ đoàn, trung
đoàn chủ lực của địch, tạo điều kiện cho lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của
ta là các đội đặc công, biệt động bất ngờ đánh chiếm một số cơ quan đầu
não tại trung ương và địa phương của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
Tận dụng thời cơ có lợi do đòn tiến công và nổi dậy ở đô thị tạo ra, lực
lượng vũ trang tại chỗ hỗ trợ cho quần chúng ở nhiều vùng nông thôn bị
địch chiếm nổi dậy đập tan chính quyền cơ sở, giành quyền làm chủ, mở
rộng vùng giải phóng. Với việc sử dụng lực lượng này, quân và dân miền
Nam đã phát huy được đầy đủ và mạnh mẽ khí thế tiến công, khiến cho
giới cầm quyền Mỹ nhận thấy, cho dù có tăng thêm hàng trăm nghìn quân
và hàng trăm tỷ đô-la chiến phí cũng không thể nào khuất phục được nhân
dân Việt Nam. Đó là một thành công nổi bật, có tầm chiến lược quyết định
đối với toàn bộ tiến trình và toàn cuộc chiến tranh, đánh dấu bước trưởng
thành vượt bậc của nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của ta, góp phần
quan trọng vào sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Đại thắng Tết Mậu Thân 1968 thể hiện sức mạnh vô song của dân tộc Việt
Nam thời đại Hồ Chí Minh; để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý
luận và thực tiễn sâu sắc. Đó là khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập,
tự do”, là niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, là tinh thần
độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược
đấu tranh cách mạng; là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là
tinh thần quyết chiến, quyết thắng, dám đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và
dân ta; là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và tinh thần
đoàn kết quốc tế trong sáng.

50 năm đã trôi qua, với niềm tự hào chính đáng thắng lợi của cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đó là thắng lợi của một quá trình
đánh giá đúng tình hình, có tầm nhìn chiến lược, lựa chọn phương hướng
tiến công đánh đòn quyết định, thực hiện phối hợp chiến trường trên quy
mô toàn miền, cả nước đã làm cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của
quân và dân ta Tết Mậu Thân 1968 là một trận quyết chiến chiến lược
chưa từng có trong cuộc kháng chiến. Nó thực sự là một sáng tạo độc đáo
trong tư duy chiến lược của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một
mẫu mực về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng Việt Nam.

12
Nguồn tham khảo
1. http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?
tabid=1292&Group=209&NID=3860&y-nghia-cua-tong-tien-cong-va-
noi-day-xuan-mau-than-1968-trong-su-nghiep-doi-moi-xay-dung-va-
bao-ve-to-quoc
2. https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/y-nghia-chien-luoc-va-bai-
hoc-lich-su-cua-cuoc-tong-tien-cong-va-noi-day-tet-mau-than-1968-
471869.html
3. https://www.qdnd.vn/50nam-tong-tien-cong-va-noi-day-xuan-mau-
than1968/danh-gia-phan-tich/cuoc-tong-tien-cong-va-noi-day-tet-mau-
than-1968-trong-tien-trinh-lich-su-viet-nam-532112
4. https://baodaklak.vn/channel/3482/201801/dien-bien-cuoc-tong-tien-
cong-va-noi-day-xuan-mau-than-1968-bai-2-5567433/
5. https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?
1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm%3Apath%3A/camaulibrary/
camauofsite/trangchu/thamluannghiencuu/lichsuvhtlnc/
dfhdfyrthdfreydfreyr
6. https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Sự_kiện_Tết_Mậu_Thân
7. https://baochinhphu.vn/su-chi-dao-chien-luoc-cua-dang-trong-cuoc-
tong-tien-cong-va-noi-day-mau-than-1968-10223020118390215.htm
8. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-
ngoai1/-/2018/49185/y-nghia-chien-luoc-cua-cuoc-tong-tien-cong-va-
noi-day-xuan-mau-than-nam-1968.aspx
9. Phan Ngọc Liên (chủ biên), 2014, Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt
Nam,tr. 176,177

13

You might also like