You are on page 1of 133

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


---------------o0o-------------------

LÊ THỊ HIỀN

CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở BÌNH DƯƠNG


TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƯỚC (1954 – 1975)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa
Lịch sử, Quí thầy cô giáo cùng cán bộ Thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
chương trình đào tạo Cao học.
Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến TS. Nguyễn Văn Hiệp, người thầy
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Xin trân trọng ghi nhận sự giúp đỡ của Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, thư viện tỉnh Bình Dương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương, Bảo tàng
Tỉnh Bình Dương, Ban quản lí các khu di tích ở Bình Dương đã tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong quá trình sưu tập, tra cứu tài liệu có liên quan đến đề tài Luận
văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình
Dương là nơi tôi đang công tác, các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong
quá trình học tập Cao học.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi là chỗ dựa vững chắc về vật chất
và tinh thần cho tôi trong toàn bộ khóa học; gửi lời cảm ơn đến các anh chị khóa
trước và bạn bè vì những lời khuyên bổ ích, thiết thực về các vấn đề có liên quan
đến đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2013

Lê Thị Hiền
Nguồn: http://img.khudothimoi.com/images/dulieu/509/ban-do-binh-duong.jpg
Nguồn: http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/2868248/2868522
MỤC LỤC
Trang
DẪN LUẬN........................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................. 3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 5
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6
6. Bố cục ............................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở BÌNH DƯƠNG . 8
1.1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương .................. 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 8
1.1.2. Lịch sử hình thành tỉnh Bình Dương .......................................................... 11
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................... 14
1.2. Sự ra đời căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương ......................................... 22
1.2.1. Khái niệm căn cứ địa cách mạng ............................................................... 22
1.2.2. Căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương trước Cách mạng tháng Tám 1945 .. 25
1.2.3. Căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương trong kháng chiến chống thực dân
Pháp và bối cảnh dẫn tới sự tái vũ trang và tái lập căn cứ địa cách mạng ở Bình
Dương trong kháng chiến chống Mỹ .................................................................... 27
CHƯƠNG 2: CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở BÌNH DƯƠNG TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975)........................... 37
2.1. Quá trình tái xây dựng căn cứ địa cách mạng, tạo chỗ dựa vững chắc ban
đầu để nhân dân Bình Dương tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
giai đoạn 1954 – 1960 ........................................................................................ 37
2.1.1. Quá trình tái xây dựng căn cứ cách mạng ở Bình Dương........................... 37
2.1.2. Từng bước khôi phục hệ thống căn cứ địa cách mạng, xây dựng và phát triển
lực lượng, chuẩn bị cho cuộc Đồng Khởi 1960 .................................................... 39
2.2. Xây dựng và phát triển hệ thống căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương giai
đoạn 1961 – 1965 ............................................................................................... 42
2.2.1. Hệ thống căn cứ địa cách mạng tại Bình Dương năm 1961 – 1962 khi Mỹ -
ngụy chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” .......................................... 42
2.2.2. Xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương , trong “Chiến
tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy giai đoạn 1962 – 1965 ......................................... 45
2.3. Căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương trong chiến lược “Chiến tranh cục
bộ” của Mỹ - ngụy (từ giữa năm 1965 đến cuối năm 1968) ............................. 50
2.3.1. Âm mưu mới của Mỹ - ngụy và chủ trương của Đảng ta ............................ 50
2.3.2. Giữ vững và phát triển căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương, góp phần đánh
thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ - ngụy (từ cuối 1965 đến cuối
1968) ...................................................................................................................
51
2.4. Khôi phục, củng cố và xây dựng căn cứ địa cách mạng, góp phần đánh
thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ - ngụy (từ đầu 1969 đến
27/1/1973) ........................................................................................................... 61
2.4.1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ - ngụy và tình hình căn cứ
địa cách mạng ở Bình Dương trong điều kiện mới. .............................................. 61
2.4.2. Xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng, góp phần đánh thắng chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ........................................................................ 64
2.5. Xây dựng, củng cố, phát triển căn cứ địa cách mạng, đóng góp vào sự thực
hiện thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng toàn
tỉnh, góp phần giải phóng miền Nam (1973 – 1975) ......................................... 69
2.5.1. Tình hình sau Hiệp định Paris (tháng 1/1973) và chủ trương của Đảng về căn
cứ địa cách mạng trong tình hình mới ................................................................. 69
2.5.2. Bảo vệ và xây dựng căn cứ địa, chuẩn bị và phục vụ cho Tổng tiến công và
nổi dậy mùa xuân 1975 trên địa bàn tỉnh Bình Dương ......................................... 71
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở
BÌNH DƯƠNG ................................................................................................. 77
3.1. Đặc điểm căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương ......................................... 77
3.2. Vai trò của căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương ...................................... 82
3.3. Bài học kinh nghiệm về xây dựng căn cứ địa cách mạng .......................... 90
KẾT LUẬN.........................................................................................................101
1

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) của nhân dân
Việt Nam thắng lợi đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có bài
học xây dựng căn cứ địa cách mạng. Tiếp thu học thuyết quân sự của chủ nghĩa
Mác – Lênin và kế thừa truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc trong
quá trình lãnh đạo kháng chiến, Đảng ta luôn đặt vấn đề xây dựng căn cứ địa cách
mạng để làm hậu phương cho chiến tranh lên hàng quan trọng bậc nhất. Vận dụng
sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nên đã nhân lên gấp bội sức mạnh toàn
dân tộc của một quốc gia mà kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, nhưng đủ sức đánh bại
kẻ thù là một cường quốc, có tiềm lực quân sự và vật chất mạnh nhất thế giới. Theo
quan điểm của Đảng, “căn cứ địa cách mạng là những vùng giải phóng xuất hiện
trong vòng vây của địch, cách mạng dựa vào đó để tích lũy và phát triển lực lượng
của mình về mọi mặt, tạo thành những trận địa vững chắc về chính trị, quân sự, kinh
tế, văn hóa, lấy đó làm nơi xuất phát để mở rộng dần ra, cuối cùng tiến lên đánh bại
kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toàn đất nước. Căn cứ địa là chỗ đứng chân của
cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy
mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng; trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của
chiến tranh cách mạng” [32;90]. Trên cơ sở lý luận đó, căn cứ địa đã được phát triển
mạnh mẽ, rộng khắp toàn miền Nam, góp phần đặc biệt quan trọng làm nên thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Căn cứ địa, với tất cả các hoạt động của nó, đã giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng trong chiến tranh chống xâm lược, một nhân tố không thể thiếu, góp phần làm
nên thắng lợi trọn vẹn của cuộc chiến tranh giải phóng do nhân dân Việt Nam tiến
hành trong suốt 30 năm của thế kỉ XX.
Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng Đông Nam Bộ - là một trong những chiến
trường tranh chấp ác liệt giữa ta và địch trong cuộc chiến tranh ở miền Nam, vì vậy,
trong suốt 21 năm Mỹ - ngụy đã dồn về đây những nỗ lực cao nhất để đè bẹp cuộc
2

kháng chiến, nhưng cuối cùng lực lượng kháng chiến đã giành thắng lợi, kết thúc
cuộc chiến tranh ngay trên địa bàn này. Trong thắng lợi đó, hẳn nhiên có vai trò to
lớn của các căn cứ địa với tư cách là những hậu phương kháng chiến tại chỗ. Bình
Dương trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược là nơi hội tụ đầy đủ những
yếu tố “địa lợi, nhân hòa” – đã được Trung ương Đảng, Chính phủ chọn để xây
dựng căn cứ địa cách mạng. Cùng với các tỉnh Phước Long, Bình Long, Biên Hòa,
chiến khu Đ đã được hình thành từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và
phát triển trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ làm căn cứ chiến đấu trường
kỳ cho đến toàn thắng.
Trong thời gian 21 năm kháng chiến (1954 – 1975) tỉnh Bình Dương là địa bàn
lý tưởng cho việc xây dựng căn cứ làm nơi trú đóng lực lượng, dự trữ kho tàng và
phát triển mọi mặt của vùng căn cứ. Quân và dân Bình Dương đã anh dũng chiến
đấu chống lại cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng quê hương, góp
phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước của toàn dân tộc.
Việc nghiên cứu quá trình kháng chiến, đặc biệt là căn cứ địa cách mạng của
tỉnh Bình Dương trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn rất quan trọng.
Do vậy tôi đã chọn: “Căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ sử học nhằm
góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu sự hình thành, phát triển căn cứ địa
cách mạng và những bài học kinh nghiệm trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1.2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Về phương diện khoa học, việc nghiên cứu căn cứ địa cách mạng ở Bình
Dương trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) sẽ góp phần tái hiện bức tranh
tổng thể về căn cứ địa cách mạng. Trên cơ sở đó luận văn cung cấp những tư liệu,
những thông tin, những đánh giá khái quát, để giúp có cái nhìn bao quát về vị trí,
vai trò và sự đóng góp của căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương trong kháng chiến
chống Mỹ xâm lược (1954 – 1975).
3

Về thực tiễn, nghiên cứu căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương trong kháng
chiến chống Mỹ sẽ đúc kết được một số kinh nghiệm về xây dựng căn cứ địa cách
mạng, có thể tổng kết thành chuyên đề lý luận về kinh nghiệm thực hiện đường lối
chiến tranh cách mạng vào tình hình thực tiễn ở địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do tầm quan trọng của vấn đề hậu phương - căn cứ địa cách mạng trong chiến
tranh nên đề tài này đã được sự quan tâm của các lãnh tụ, tướng lĩnh, các cơ quan
nghiên cứu và các nhà từ nhiều năm nay.
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, từ cơ sở thực tiễn trong khởi nghĩa Tháng
Tám và chín năm kháng chiến, vấn đề hậu phương – căn cứ địa có điều kiện được
đúc kết kinh nghiệm, xây dựng những cơ sở lý luận ban đầu. Trong tác phẩm
“Ngọn cờ giải phóng” (NXB Sự thật, Hà Nội,1960), Hồ Chủ tịch đã bàn về căn cứ
địa.
Qua cuộc kháng chiến chống Mỹ đóng góp thêm nhiều cơ sở thực tiễn quí báu,
vấn đề căn cứ địa và lý luận về căn cứ địa được đề cập nhiều hơn, nghiên cứu sâu
sắc hơn. Cuối năm 1966 và năm 1967, thông qua loạt bài Nghiên cứu đường lối
quân sự của Đảng, tạp chí Học tập có những phân tích, đánh giá, rút ra một số bài
học kinh nghiệm về xây dựng căn cứ địa cách mạng. Năm 1970 và năm 1974, trong
các tác phẩm “Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta” (NXB Sự thật, Hà
Nội,1970) và “Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng” (Viện Khoa học quân sự,
Hà Nội, 1974), Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày về căn cứ địa dưới góc độ lý
luận, giải quyết một số vấn đề: Khái niệm căn cứ địa, các hình thức phát triển từ
thấp đến cao của căn cứ địa, nội dung xây dựng và vai trò của các căn cứ địa trong
chiến tranh giải phóng.
Sau năm 1975, có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài quân
đội, đáng chú ý là các bài của nhà nghiên cứu sử học Văn Tạo: “Căn cứ địa cách
mạng, truyền thống và hiện tại” (Tạp chí lịch sử quân sự số 4, tháng 7 và 8 năm
1995) và của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng: “Vài suy nghĩ về hậu phương chiến
tranh nhân dân Việt Nam” (Tạp chí lịch sử quân sự số 3 – 1993). Các bài viết này
4

tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận về căn cứ địa như nguồn gốc, khái niệm, nội
dung, tính chất… nêu bật những đặc trưng của căn cứ địa ở Việt Nam nói chung và
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói riêng.
Điểm lại, đã có một số công trình nghiên cứu quan trọng liên quan đến đề tài
luận văn. Về tổng kết chung của cả nước có cuốn “Hậu phương chiến tranh nhân
dân Việt Nam (1954 – 1975)” (Bộ Quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1997), cuốn “Chiến tranh nhân dân địa phương
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước” (NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1996).
Về tổng kết riêng chiến trường B2 có cuốn “Đề cương tỉ mỉ báo cáo tổng kết kinh
nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực
Nam Trung Bộ”, tập V – Mục VIII (Ban tổng kết chiến tranh B2 – 1979). Bên cạnh
các tổng kết trên có một tổng kết không phải về căn cứ địa nhưng lại có liên quan
nhiều đến vấn đề về căn cứ, đó là “Tổng kết hậu cần chiến trường Nam Bộ và cực
Nam Trung Bộ (B2) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ” (Tổng cục hậu cần – 1986).
Ngoài các tổng kết trên, một số căn cứ địa trên địa bàn Miền Đông Nam Bộ
cũng được quan tâm nghiên cứu trong các công trình tổng kết hoặc viết lịch sử:
chiến khu rừng Sác, chiến khu Đ, Dương Minh Châu,… Riêng cuốn sách “chiến
khu ở miền Đông Nam Bộ 1945 – 1954” (Hồ Sơn Đài, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh, 1996) đã nghiên cứu một cách khái quát và có hệ thống toàn bộ căn cứ địa
miền Đông trong kháng chiến chống Pháp, đem lại những kiến thức bổ ích và
những bài học về phương pháp cho việc nghiên cứu giai đoạn tiếp theo. Sách “Căn
cứ địa ở miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)”
(Trần Thị Nhung, Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, 2001). Sách
“Ban thống nhất trung uơng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 -
1975”(Phan Thị Xuân Yến, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
2011). Đây là cuốn sách nói nhiều về quá trình hình thành, phát triển hệ thống tổ
chức và chức năng nhiệm vụ của Ban Thống nhất Trung ương từ việc đón tiếp, bố
trí, sắp xếp cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam ra Bắc tập kết, đến việc đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, học sinh, sinh viên cho cách mạng miền Nam, cho đến phối hợp
5

điều động cán bộ dân, chính, đảng vào chiến trường miền Nam trong giai đoạn 1954
– 1975. Tất cả những hoạt động đó của Ban Thống nhất Trung ương đều diễn ra ở
trong các vùng căn cứ địa cách mạng.
Từ thống kê trên có thể cho chúng ta thấy, đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu, các tác phẩm, bài viết về đề tài căn cứ địa cách mạng, cả về lý luận chung và đi
sâu cụ thể từng căn cứ. Qua các nghiên cứu này, các tác giả cung cấp những đề
xuất, lý giải về khái niệm căn cứ địa, về chức năng hoạt động, nội dung xây dựng và
vai trò của căn cứ địa đối với sự nghiệp kháng chiến nói chung và kháng chiến
chống Mỹ nói riêng, đưa ra một số đặc trưng của căn cứ địa ở Việt Nam, các kiến
thức về một số căn cứ địa cụ thể. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống về căn cứ địa ở Bình Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
với luận văn này, chúng tôi sẽ tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn và có hệ thống hơn về
căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Bình Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Căn cứ địa ở Bình Dương trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)”.
Để phục vụ nghiên cứu đối tượng đầy đủ hơn, chúng tôi còn điểm lại điều kiện
tự nhiên cũng như lịch sử - xã hội của tỉnh Bình Dương trong thời gian này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong địa bàn của
tỉnh Bình Dương hiện nay.
Về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu giai đoạn từ 1954 – 1975. Để có thể
thấy rõ hơn việc hình thành căn cứ địa cách mạng, luận văn mở rộng thêm thời gian
nghiên cứu từ 1945 – 1954.
Về lĩnh vực nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu về các căn cứ địa của
tỉnh Bình Dương từ góc độ sử học.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
6

- Nguồn tài liệu gốc luận văn sử dụng để nghiên cứu là:
Văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh Sông Bé về xây
dựng và phát triển hậu phương tại chỗ giai đoạn 1954 – 1975.
Tài liệu lý luận về chiến tranh, hậu phương chiến tranh và căn cứ địa cách
mạng, tập trung trong các tác phẩm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, của chủ tịch
Hồ Chí Minh, của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội và một số bài nghiên
cứu của các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài quân đội. Trong đó, coi trọng
vận dụng đường lối quân sự của Đảng, làm chỗ dựa để đi sâu nghiên cứu, giải quyết
các vấn đề mà luận văn đặt ra.
- Các công trình nghiên cứu có liên quan:
Sách, báo, tạp chí, chuyên khảo, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài. Ngoài
ra, để có tài liệu hoàn thành luận văn, học viên liên hệ trực tiếp những nơi lưu trữ
như: các Sở, Ban ngành có liên quan, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND, Ban
Tuyên giáo, Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng, Trung tâm lưu trữ Bình Dương, các
thư viện…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, trong đó, hai phương pháp luôn sử dụng trong suốt quá trình nghiên
cứu là phương pháp lịch sử và phương pháp Logic.
Ngoài ra, học viên còn sử dụng các phương pháp như so sánh, đối chiếu, phân
tích, tổng hợp những sự kiện để làm sáng tỏ những vấn đề trình bày.
5. Đóng góp của luận văn
Với dung lượng và yêu cầu của một luận văn thạc sĩ, đề tài luận văn của chúng
tôi có những đóng góp khiêm tốn với những nội dung sau:
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiền trình bày một cách có hệ
thống và toàn diện về căn cứ địa ở Bình Dương trong kháng chiến chống đế quốc
Mỹ 1954 – 1975. Qua đó tổng kết những kinh nghiệm, rút ra những bài học về xây
dựng căn cứ địa và hậu phương, làm rõ thêm truyền thống yêu nước, đấu tranh cách
7

mạng của quân và dân Bình Dương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
quê hương, đất nước.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu
quan tâm, tìm hiểu về lịch sử của Bình Dương.
6. Bố cục
Ngoài phần Dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành
3 chương.
Chương 1: Sự ra đời căn cứ địa ở Bình Dương
Chương 2: Căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).
Chương 3: Nhận xét, đánh giá về căn cứ địa ở Bình Dương trong kháng
chiến chống Mỹ
8

CHƯƠNG 1.
SỰ RA ĐỜI CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở BÌNH DƯƠNG
1.1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên 2,695.54 km2.
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp thành
phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Địa
bàn tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía Nam của dãy Trường Sơn với các
tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ
cao đến thấp xuống dần từ 5m đếm 10m so với mặt biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở
vào tọa độ địa dư từ 10 0 – 50’ – 27’’ đến 110 – 24’ – 32’’ vĩ độ Bắc và từ 106 0 – 20’
đến 106 0 – 25’ kinh độ Đông [2; tr.10]
Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi
thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi… có
hai ngọn núi nhấp nhô lên trên cánh đồng bằng phẳng, đó là núi Châu Thới (huyện
Dĩ An) và núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở Dầu Tiếng. Ngoài ra còn rải rác một số
ngọn đồi nhấp nhô gợn sóng, cao thấp khác nhau.
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Đất xám trên
phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bổ trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát,
Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng nhất
là cây công nghiệp, cây ăn trái. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 34.206 ha
nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu
vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc Quốc lộ 13. Đất này có thể
trồng rau màu, cây ăn trái chịu được hạn như cây mít, cây điều. Đất phù sa Glây
(đất dốc tụ). chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở các huyện Tân Uyên, Phú
Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An. Đất thấp mùn Glây “có khoảng 7.900
ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối, có chua phèn, tính axít, chỉ
có thể trồng lúa, rau, cây ăn trái… sau khi đã được cải tạo” [28; tr.214 – 215].
9

Khí hậu ở Bình Dương cùng chung với chế dộ khí hậu của khu vực miền
Đông Nam Bộ; nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió
mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa từ
tháng 5 – 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước tới tháng 4 năm sau. Mùa mưa
ở Bình Dương thường đến sớm hơn, lượng mưa cao hơn, “trung bình hàng năm từ
1800 – 2000mm”[2; tr.11]. Số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là
tháng 9, trung bình là 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm. Tháng mưa ít
nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có
mưa.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260C – 270C. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên
tới 390C và thấp nhất từ 160C – 170C (ban đêm) và 180C vào sáng sớm, nhiệt độ
trung bình tháng cao nhất 290C (tháng 4), tháng thấp nhất 240C (tháng 1). Tổng
nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 – 10.0000C. Số giờ nắng trung bình
2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ [2; tr.12].
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp
thấp nhiệt đới. Mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông Bắc. Mùa
mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng
0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s, thường là Tây, Tây Nam.
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80 – 90% và biến đổi theo
mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa. Do đó,
độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa.
Độ ẩm trong năm ít biến động.
Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều
suối nhỏ khác.
Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao
nguyên Lâm Viên (tỉnh Lâm Đồng) dài 635km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình
Dương ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền
nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân.
10

Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh
Bình Phước). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài
Gòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài
143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp,
cung cấp thủy sản. Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn từ đồi
Cam Xe huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát rồi lại đổ vào sông
Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho
những cánh đồng ở Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An cùng với những cánh đồng
dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây trái xanh
tốt. Sông Sài Gòn chẳng những có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị về mặt quân
sự.
Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc Rơ – Láp, Đắc Giun, Đắc
Húyt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1.000 mét. Ở phần hạ lưu,
đoạn con sông chảy vào đất Bình Dương dài 80 km. Sông Bé không thuận tiện cho
việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm,
lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại.
Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất
quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi
lên con đường Quốc lộ 13 – con đường chiến lược rất quan trọng xuất phát từ thành
phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ Nam tới Bắc, qua tỉnh Bình
Phước và nối liền Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con
đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế.
Đường quốc lộ 14 chạy từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng
Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con
đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như thời kì hòa bình xây
dựng đất nước. Ngoài ra còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long
(Bình Phước); liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ
16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh, liên tỉnh lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng… và hệ
thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.
11

Hệ thống giao thông đường thủy của Bình Dương có thể nối với các cảng lớn
ở phía Nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình
Dương xưa rất đa dạng và phong phú về chủng loài. Có những khu rừng liền
khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quí như: căm xe, sao, trắc, cẩm
lai, giáng hương [38; tr.14]. Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu
làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loại động vật trong đó có những loài
động vật quí hiếm; bên cạnh đó còn có những loại dây, củ lấy bột như củ nần, củ
mài, củ chụp; nhiều loại rau rừng như rau tàu bay, lá bươm, lá bép và nhiều loại trái
cây là nguồn lương thực quan trọng.
Tóm lại, với những đặc điểm về địa lí tự nhiên vừa có rừng núi, vừa có đồng
bằng, vừa có sông ngòi, khí hậu mát mẻ thì những hoạt động như trồng trọt, chăn
nuôi, đánh bắt thủy sản là những thế mạnh của tỉnh. Đây là cơ sở để khai thác
nguồn hậu cần tại chỗ thông qua việc lao động sản xuất và trao đổi buồn bán để
phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở địa phương.
1.1.2. Lịch sử hình thành tỉnh Bình Dương
Cùng với Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương cũng đã hơn
300 năm tuổi, tính từ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lí lập nên Phủ Gia Định
năm 1698 đến nay (2012). Thời gian và những biến động của lịch sử nên địa lí hành
chính của Bình Dương có nhiều thay đổi.
Dưới thời các chúa Nguyễn, Bình Dương là vùng đất thuộc tổng Bình An,
tỉnh Biên Hòa. Năm Gia Long thứ 2 (1803), tổng Bình An được nâng lên thành
huyện Bình An, gồm có 10 tổng. Địa bàn của huyện nằm trên các vùng đất: Bến
Cát, Lộc Ninh, Lái Thiêu, Hớn Quản và một phần đất thuộc huyện Ngãi An (Thủ
Đức), huyện lị đặt tại Phú Cường. Năm 1837, huyện Bình An được chia thành hai
huyện là Bình An (Thủ Dầu Một) và Ngãi An (Thủ Đức).
Năm 1867, Pháp đã chiếm được Nam Kỳ lục tỉnh. Đến năm 1876, Pháp chia
vùng đất này thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực lại chia ra thành các tiểu
12

khu (có khoảng 20 tiểu khu), Thủ Dầu Một là một trong 5 tiểu khu trực thuộc khu
hành chính lớn Sài Gòn.
Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Pháp đổi tiểu khu thành tỉnh, tiểu khu Thủ Dầu
Một được đổi thành tỉnh Thủ Dầu Một. Về vị trí địa lí, tỉnh Thủ Dầu Một nằm trên
tả ngạn sông Sài Gòn và trên địa phận của huyện Bình An trước đây cộng thêm với
tổng Dương Hòa Hạ (vùng Dầu Tiếng ngày nay).
Ngày 22 tháng 10 năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra sắc lệnh
143 – NV, trong đó có việc giải thể tỉnh Thủ Dầu Một để thành lập 2 tỉnh Bình
Dương, Bình Long và một số xã nhập vào tỉnh Phước Long. Bình Dương trở thành
một trong 22 tỉnh của Nam Phần và được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành
lập. Tỉnh lị đặt tại Thủ Dầu Một, nhưng được đổi thành Phú Cường. Tỉnh Bình
Dương bao gồm 5 quận, 10 tổng, 60 xã (ngày 30/8/1957):
Quận Châu Thành, có 3 tổng là Bình Điền, Bình Phú, Bình Thiện; quận lị đặt
tại Phú Cường.
Quận Lái Thiêu, có 1 tổng là Bình Chánh; quận lị đặt tại Tân Thới.
Quận Bến Cát, có 2 tổng là Bình An, Bình Hưng; quận lị đặt tại Mỹ Phước.
Quận Dầu Tiếng, có 1 tổng là Bình Thạnh Thượng; quận lị đặt tại Định
Thành.
Quận Củ Chi, có 3 tổng là Long Tuy Hạ, Long Tuy Trung, Long Tuy
Thượng; quận lị đặt tại Tân An Hội. Quận Củ Chi trước đây thuộc tỉnh Gia Định,
đến năm 1963 chuyển sang tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập.
Năm 1959, chính quyền Sài Gòn cắt một phần đất của Bình Dương, cùng với
phần đất của hai tỉnh Biên Hòa và Phước Long lập ra tỉnh Phước Thành. Tỉnh này
tồn tại đến năm 1965 thì giải thể.
Về phía cách mạng, tháng 5/1951, do yêu cầu thống nhất chỉ đạo chiến
trường, tỉnh Thủ Dầu Một được nhập với tỉnh Biên Hòa thành tỉnh Thủ Biên, đến
tháng 1 năm 1955, chia tách lại như cũ. Tháng 9 năm 1960, hai tỉnh này được sát
nhập lần 2, đến tháng 2/1961 chia tách và thành lập thêm hai tỉnh mới là Bình Long
và Phước Long.
13

Năm 1967, để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân
năm 1968, Trung ương cục quyết định thành lập 5 phân khu. Thủ Dầu Một nằm
trong phân khu 5, một phần (Bến Cát, Dầu Tiếng) nằm trong phân khu 1. Tháng 5
/1971, phân khu 5 giải thể thay vào đó là phân khu Thủ Biên. Ngày 30/8/1972,
Thường vụ Trung ương cục ra chỉ thị 08/CT giải thể các phân khu và lập lại các
tỉnh. Tỉnh Thủ Dầu Một được tái lập 2 tháng sau đó.
Ngày 20/9/1975, Trung ương cục ra quyết định số 16/QĐ.75 giải thể các khu
và phân khu, thành lập lại các tỉnh. Tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập trên cơ sở sát
nhập Thủ Dầu Một với hai tỉnh Bình Long và Phước Long.
Ngày 02/7/1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hợp
nhất tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước (gồm hai tỉnh Bình Long và Phước Long
cũ) cùng với 4 xã của Thủ Đức là Bình An, An Bình, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp
thành tỉnh Sông Bé. Tỉnh Sông Bé gồm 9 huyện, thị xã là Bình Long, Phước Long,
Tân Uyên, Bù Đăng, Lộc Ninh, Đồng Phú, Bến Cát, Thuận An và thị xã Thủ Dầu
Một.
Ngày 6/11/1996, Quốc hội ra Nghị quyết tách 8 tỉnh, trong đó có Sông Bé.
Tỉnh Sông Bé được tách ra làm hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Ngày
1/1/1997, tỉnh Bình Dương chính thức được tái lập với diện tích 2,718.5km2, dân số
646,317 người (tính cả 4 xã và thị trấn của huyện Đồng Phú của tỉnh Bình Phước
chuyển sang), gồm thị xã Thủ Dầu Một và 3 huyện Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An.
Tháng 8 năm 1999, thực hiện Nghị định số 58/CP của Chính phủ, Bình
Dương “tái lập 3 huyện và thành lập thêm 2 xã mới” [61; tr.8]. Cơ cấu hành chính
của tỉnh Bình Dương lúc này “gồm 7 huyện, thị, 79 xã, phường, thị trấn”[61; tr.8]
Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, đến năm 1999, địa giới hành
chính Bình Dương mới cơ bản ổn định. Trong thời kì kháng chiến, trên cơ sở các
đơn vị hành chính mà chính quyền địch đã phân chia, dựa vào những đặc điểm về tự
nhiên, kinh tế - xã hội và yêu cầu trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến, chính
quyền cách mạng đã từng bước có sự sắp xếp các đơn vị hành chính để có sự chỉ
đạo kịp thời, sát địa bàn, phù hợp với từng địa phương. Đó là một trong những điều
14

kiện cơ bản để xây dựng căn cứ địa cách mạng và hậu phương tại chỗ ở Bình
Dương, từ đó có thể huy động cao nhất nguồn nhân tài, vật lực tại chỗ, đưa phong
trào cách mạng của tỉnh lên cao.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Đặc điểm kinh tế
Trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương là vùng đất chủ yếu
người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Nông dân chiếm trên 80% dân số.
Với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, sống trên vùng đất được thiên nhiên ưu đãi
về khí hậu và đất đai, công việc khai phá, trồng trọt của người dân Bình Dương
được tiến hành tương đối thuận lợi.
Trong những năm 1954- 1960, chính quyền Diệm ra sức cướp đoạt ruộng đất
của nhân dân đã được chia cho cách mạng trước đây, sử dụng hình thức lập khế ước
tá điền để quy định lại mức tô 25% đối với nông dân. Chính sách “cải cách điền
địa” kết hợp với chính sách định cư cho số người miền Bắc di cư vào Nam do người
Mỹ vạch ra đã được Diệm thực thi triệt để.
Ngày 26-3-1970, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ban hành một đạo luật mới
về ruộng đất – “Luật người cày có ruộng”, nhằm đối phó với việc giành đất, giành
dân, qui định: tất cả nông dân cấy rẽ hay chiếm canh ruộng đất được cấp không
ruộng đất không phải trả tiền dưới 3ha. Địa chủ được giữ lại 15ha ruộng thực canh
và 5ha ruộng hương hỏa, số ruộng dư ra chính quyền thu hồi và bồi thường trước
20% tiền mặt, số tiền còn lại sẽ trả bằng trái phiếu với lãi suất 10%/năm.
Do tác động của đạo luật này, nông thôn Bình Dương biến đổi nhanh chóng:
hơn 70% nông dân đã sử dụng máy cày trong sản xuất, trên 20% diện tích trồng lúa
sử dụng các giống lúa mới [14; tr. 251]
Bình Dương từ rất xưa đã có chợ Thủ Dầu Một (chợ Thủ) là nơi buôn bán
sầm uất, nhiều xe cộ, ghe thuyền về đây quy tụ mua bán, trao đổi hàng hóa. Đặc biệt
chợ Thủ còn là một trong những chợ lớn nhất về buôn bán gỗ.
Một đặc điểm nổi bật trong truyền thống văn hóa vừa là yếu tố quan trọng để
phát triển kinh tế ở Thủ Dầu Một – Bình Dương là có nhiều nghề thủ công mỹ nghệ
15

lâu đời được lưu truyền qua nhiều thế hệ với đội ngũ lành nghề. Trong đó, có những
nghề nổi tiếng và lâu đời nhất là nghề mộc, điêu khắc, gốm sứ, sơn mài. Ngoài ra,
còn có các ngành nghề khác như nghề đục đẽo đá, nghề làm guốc, đan lát mây tre,
hội họa, kiến trúc, nghề làm đồ nữ trang (kim hoàn), vẽ tranh trên kính…
Gốm sứ là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời ở tỉnh Bình
Dương. Tại những điểm khai quật một số di chỉ khảo cổ ở huyện Tân Uyên, đặc biệt
là di chỉ Dốc Chùa tại xã Tân Mỹ, các nhà khảo cổ đã thu được nhiều loại di vật
gồm: gốm sứ, đồ đồng thau, các công cụ dùng để sản xuất nông nghiệp, săn bắn…
Sản phẩm gốm đã thu được tại di chỉ này gồm dọi xe chỉ, đồ dùng các loại. Sau khi
nghiên cứu, khảo nghiệm các loại di vật, các nhà khảo cổ đã dự đoán rằng, di chỉ
Dốc Chùa là một trong những trung tâm văn minh xưa ở lưu vực sông Đồng Nai.
Dốc Chùa là địa điểm cư trú lâu dài của cư dân thời đại Đồng Thau. Gốm sứ tại di
chỉ Dốc Chùa do con người bản địa thời tiền sử đã tạo ra cách nay nhiều thế kỉ.
Gốm sứ ở đây có hình dáng đẹp đẽ, chắc bền do được nung ở nhiệt độ khá cao.
Cũng tại vùng đất Thủ Dầu Một, Biên Hòa, trước khi có những lò gốm của
người Hoa xuất hiện trên vùng đất này, nghề gốm của người Việt đã được hình
thành ở đây từ rất sớm, mà Tân Vạn là trung tâm của sự phát triển đó.
Dần dần làm ăn phát đạt, họ tiếp tục phát triển hệ thống hầm lò ra các vùng
lân cận thuộc An Thạnh, Hưng Định, Chánh Nghĩa, Tân Phước Khánh ngày nay…
Tương tự như gốm sứ, nghề làm sơn mài ở tỉnh Bình Dương là một trong
những nghề cổ truyền đã hình thành cách nay khá lâu, đây là một ngành có giá trị
cao về lợi ích kinh tế và giải quyết việc làm.
Mặt khác, vốn là vùng đất có nhiều gỗ quí – nguồn nguyên liệu dồi dào cho
việc phát triển nghề sơn mài cộng với nghề điêu khắc gỗ nổi tiếng từ trước, tất cả
các yếu tố đó đã tạo nên Bình Dương có một nghề sơn mài truyền thống phát triển
mạnh. Trong đó, Tương Bình Hiệp vốn từ lâu đã nổi tiếng là trung tâm sơn mài của
đất Bình Dương.
b. Đặc điểm dân cư, dân số
16

Quá trình tạo dựng, phát triển vùng đất Bình Dương hiện nay đã trải qua biết
bao thế hệ, nối tiếp nhau đổ mồ hôi và xương máu khai phá, bảo vệ vùng đất thân
yêu của mình. Suốt quá trình lịch sử, vùng đất và con người Bình Dương đã quyện
vào nhau, tác động lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển.
Thuở xa xưa, Bình Dương là một vùng đất hoang vu, núi rừng rậm rạp. Qua
các di chỉ được khai quật tại Vườn Dũ, Gò Đá, Cù Lao Rùa, Dốc Chùa (Tân Uyên),
các nhà khảo cổ đã phát hiện từ thời đồ đá mới đến thời kì đồ đồng, vùng đát Bình
Dương ngày nay đã từng là địa bàn sinh tụ của tộc người Anh-đô-nê-đi-ên cổ đại –
tổ tiên của người Stiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Mơ Nông ngày nay. Từ đó, các nhóm
dân tộc bản địa: Stiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Mơ Nông… từng bước được hình
thành, quy tụ khai phá đât đai và sinh sống trên vùng đất này [38; tr. 21]. Đến đầu
thế kỉ XVII, trên vùng đất trù phú này dần dần xuất hiện thêm nhưng lớp cư dân
mới. Đó là những di dân người Việt từ các tỉnh phía Bắc, thuộc tầng lớp nông dân
và thợ thủ công nghèo, nghèo khổ không chịu nổi sự áp bức, bóc lột của chế độ
phong kiến hà khắc, buộc phải vào đây tìm đường sinh sống. Đặc biệt, khi cuộc
chiến tranh giứa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn diễn ra khốc liệt, mâu thuẫn giữa địa
chủ phong kiến và nông dân ngày càng trở nên gay gắt, thì tiến trình di cư của
người Việt vào phương Nam (trong đó có Bình Dương) diễn ra liên tục và dồn dập
hơn.
Trong quá trình di dân vào Đàng Trong ngoài người Việt còn có người Hoa.
Người Hoa di cư vào Đàng Trong bao gồm nhiều đợt, vào những giai đoạn lịch sử
khác nhau với những điều kiện xã hội khác nhau. Đáng chú ý là giai đoạn từ 1678
đến 1685, khi cuộc kháng chiến “phản Thanh phục Minh” ở Đài Loan tan vỡ
(1683), các di thần nhà Minh đã đến Đàng Trong định cư lâu dài với khoảng 3.000
binh lính của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch [38; tr.22]. Từ năm 1695
trở đi khi cuộc chiến tranh kéo dài hơn 40 năm giữa hai họ Trịnh –Nguyễn chấm
dứt với thế cân bằng, tình hình chính trị - xã hội đã từng đối ổn định nên ngoại
thương đang trên đà phát triển rất cao, cả vùng lãnh thổ trải dài từ vùng Thuận –
Quảng đến Cà Mau đang chờ nguồn lao động của con người đến từ mọi hướng.
17

Cũng trong giai đoạn này, người Hoa được phép xuất cảnh đến các nước để buôn
bán, vì vậy, đông đảo người Hoa đã đến định cư ở Đàng Trong (trong đó có vùng
đất Bình Dương). Một đợt di dân quan trọng khác của người Hoa vào miền Nam và
Thủ Dầu Một đã diễn ra sau hòa ước Thiên Tân (1985) được kí kết giữa Pháp và
triều đình Mãn Thanh. Đông đảo người Hoa đang sống ở Thủ Dầu Một là con cháu
của nhưng di dân trong đợt này.
Tiến trình nhập cư của người Việt diễn ra liên tục suốt thế kỉ thứ XVII. Để
thể chế hóa một tình hình thực tế về dân cư và hành chính, mùa xuân năm Mậu Dần
(1698), Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất
phương Nam, xác lập cương thổ, xây dựng thiết chế hành chính lập phủ Gia Định
gồm hai huyện Phước Long với dinh Trấn Biên (gồm phần lớn miền Đông Nam Bộ
ngày nay) và huyện Tân Bình với dinh Phiên Trấn (gồm tỉnh Tây Ninh, thành phố
Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An,… ngày nay). Đây là đơn vị hành chính được
xác lập đầu tiên trên vùng đất mới khai khẩn của người Việt ở Phương Nam. Từ đó,
vùng đất mới dần dần phát triển sôi động. Cư dân ngày càng đông, đất hoang ngày
càng bị đẩy lùi, nhường chỗ cho xóm làng, ruộng đồng trù phú, phố chợ sầm uất
nhộn nhịp. Trên đất Bình Dương thời đó, những tên đất, tên làng đã sớm xuất hiện
với dáng vóc riêng biệt. Lái Thiêu, chợ Búng, chợ Thủ, chợ Tân Ba (Đồng Ván),
chợ Tân Uyên (Đồng Sứ), chợ Thị Tính, chợ Dầu Giếng (Dầu Tiếng)… là biểu hiện
sức sống mạnh mẽ và sinh động của sức sản xuất và trao đổi hàng hóa trên vùng đất
mới Bình Dương.
Trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược, ở Bình Dương không có biến
động lớn về cư dân, chỉ một số ít đồng bào ở các tỉnh Nam Bộ đến sinh sống và lập
nghiệp. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn chia đặt lại các đơn vị hành chính tỉnh
Bình Dương với 6 quận với số dân cư: quận Bến Cát có 22.359 người; quận Châu
Thành có 126.141 người; quận Lái Thiêu có 51.619 người; quận Phú Hòa có 24.788
người; quận Trị Tâm có 13.396 người. Tổng số dân là 214.500 người, trong đó có
khoảng 33.560 người sống ở các trung tâm, đặc biệt tập trung ở tỉnh lỵ [14; tr.160].
18

Tóm lại, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, địa bàn Bình Dương
có dân số tương đối đông. Sự gia tăng dân số mang cả yếu tố tự nhiên lẫn yếu tố cơ
học và trải đều toàn tỉnh. Đây sẽ là chỗ dựa vững chắc, là nguồn bổ sung nhân lực,
vật lực dồi dào cho quá trình xây dựng hậu phương tại chỗ và căn cứ địa cách mạng.
c. Đặc điểm văn hóa – xã hội
Tính văn hóa của nhân dân Bình Dương thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa
con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên, trong xây dựng
các công trình phúc lợi công cộng, nhà cửa, trong tổ chức lễ hội, đình đám, trong ăn
mặc… Đó là những phong tục, tập quán, nếp sống văn hóa, tư duy trí tuệ, tình yêu
đất nước, thương yêu đồng bào và những kinh nghiệm đấu tranh với tự nhiên và xã
hội. Những nét văn hóa ấy được những lưu dân người Việt, người Hoa, cư dân bản
địa cộng hưởng với nhau từ nhiều nền văn hóa khác biệt qua nhiều thế hệ đã tạo nên
cả một vốn liếng tinh thần cho nhân dân Bình Dương. Tất cả tuy đơn sơ, mộc mạc
nhưng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để
Đảng ta lãnh đạo quân và dân Bình Dương xây dựng hậu phương cách mạng vững
chắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, kinh tế - văn hóa đều có điều kiện phát
triển, nhưng trong suốt thời kì bị thống trị bởi chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản
động, nhân dân Bình Dương chưa một ngày được hưởng tự do, hạnh phúc. Giai cấp
thống trị cấu kết chặt chẽ với nhau để thống trị và đàn áp nhân dân ta, để hưởng
vinh hoa phú quí trên mồ hôi xương máu của nhân dân. Trong hoàn cảnh đó, thành
phần xã hội có sự biến đổi rất đa dạng phức tạp, nhất là trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ.
Giai cấp nông dân: Bị phân hóa mạnh mẽ dưới tác động của những chính
sách kinh tế - xã hội. Một bộ phận nông dân trước đây được chính quyền cách mạng
cấp đất nay bị Mỹ - nguỵ cướp đoạt tiếp tục trở thành tá điền làm thuê; một bộ phận
dời bỏ nông thôn ra kiếm sống ở các đô thị; một bộ phận tiếp tục kinh doanh ruộng
đất trên đất cũ của cha ông họ để lại, nhưng phương thức canh tác đã có nhiều thay
đổi; một bộ phận khác được nhận đất từ chính quyền. Tuy nhiên, theo số liệu thống
19

kê của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, số người được cấp mới chỉ chiếm khoảng
4% số dân nông thôn mà thôi.
Giai cấp địa chủ ở Bình Dương cũng phân hóa nhanh: Một bộ phận địa chủ
tiếp tục phát canh ruộng đất cho tá điền và thu tô; một bộ phận khác đem đất đai cho
thuê mướn, còn bản thân họ sống xa ruộng đất của mình. Họ chuyển sang kinh
doanh công nghiệp hoặc thương nghiệp ở các thị xã, thị trấn. Nhìn chung, kinh tế
địa chủ đang trên đà suy sụp và giai cấp địa chủ đang dần tan rã với tư cách là một
giai cấp.
Giai cấp tư sản: nhờ sự nâng đỡ của chính quyền, những viên chức cao cấp,
tướng, tá ngụy giàu lên nhanh chóng nhờ buôn lậu, tham ô công quỹ, hàng viện trợ
Mỹ. Tất cả họ hình thành lên một tầng lớp quý tộc, tư sản mại bản quan liêu, quân
phiệt ngày càng đông. Họ có quyền lợi kinh tế và chính trị gắn chặt với Mỹ - ngụy.
Ngoài ra, còn có một bộ phận tư sản dân tộc chủ yếu là những người Hoa làm ăn,
buôn bán nhỏ. Họ vừa cống nạp cho ngụy quyền vừa ủng hộ kháng chiến.
Giai cấp công nhân: Là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa
của tư bản Pháp, công nhân cao su và công nhân xe lửa bị đối xử, bóc lột hết sức
nặng nề. Thời kì Mỹ - ngụy chiếm đóng, họ tập trung ở các thị xã, thị trấn, các cơ sở
sản xuất và các đồn điền cao su. Thường xuyên bị giới chủ quỵt lương, phạt và bị
bóc lột sức lao động một cách thậm tệ, Cuộc sống vô cùng khó khăn đã thôi thúc họ
sớm tham gia cách mạng. Trong suốt quá trình đấu tranh chống kẻ thù xâm lược,
cùng với nông dân và các tầng lớp lao động khác, công nhân Bình Dương – tiêu
biểu là công nhân cao su là lực lượng quan trọng góp sức vào thắng lợi cuối cùng
của cuộc kháng chiến.
Một trong những đặc điểm quan trọng của Bình Dương là suốt quá trình
kháng chiến, đội ngũ trí thức trong tỉnh tương đối đông đảo. Đội ngũ này rất nhạy
bén trước những đổi thay của thời cuộc và có những đóng góp rất quan trọng cho
kháng chiến ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, có những người được Đảng,
nhân dân tín nhiệm trao cho những cương vị trọng trách trong bộ máy lãnh đạo của
Đảng và chính quyền trong tỉnh.
20

Về tín ngưỡng, cũng như một số tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, tín ngưỡng của
cộng đồng cư dân người Việt ở Bình Dương phần đông được hình thành trên cơ sở
các tập tục truyền thống của làng xã miền Trung và miền Bắc Việt Nam, mà trực
tiếp là mô hình thôn làng Thuận – Quảng được các nhóm lưu dân người Việt mang
theo vào vùng đất mới.
Cơ cấu tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội của cư dân Bình Dương là một tập hợp
rất phong phú và nhiều vẻ về dạng thức được biểu hiện cụ thể như: Lễ hội đình, Lễ
hội miếu Lễ hội võ, Lễ hội Tổ nghề, Lễ hội chùa Phật, Lễ hội thờ Mẫu của đồng bào
miền Bắc, Lễ hội của người Hoa…
Các dạng thức lễ hội có nguồn gốc xuất phát từ các nhóm cư dân vùng ngoài
đến qui tụ, sinh cơ lập nghiệp ở Bình Dương. Trong đó, có đông đảo các nhóm lưu
dân mang theo vào vùng đất này nền văn hóa truyền thống làng xã và thiết chế văn
hóa làng xã được định hình ngay trong quá trình khai hoang, lập làng xây dựng quê
hương mới.
Người Hoa ở Bình Dương thường có các tổ chức hội, đoàn nhằm mục đích
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, đảm bảo đời sống luôn ổn định. Do vậy, các lễ hội múa
cù, múa hẫu, nhiều màu sắc rộn ràng, vẫn giữ được bản sắc căn bản của họ, không
thể lẫn lộn với bất cứ dân tộc nào ở địa phương.
Cũng giống như phần đông các tỉnh Nam Bộ, ở Bình Dương có nhiều tôn
giáo và tín ngưỡng khác nhau. Đạo Phật được truyền vào Bình Dương khoảng cuối
thế kỉ XVI, khi những lớp cư dân đầu tiên từ phía Bắc đến định cư ở vùng đất này.
Từ đó, đạo Phật phát triển rộng ra toàn tỉnh. Đạo Thiên chúa vào Bình Dương vào
khoảng đầu thế kỉ XVII, khi các nhà truyền giáo phương Tây theo thương nhân
ngoại quốc đến vùng đất này. Khi thực dân Pháp hoàn tất việc tổ chức bộ máy cai
trị trong cả nước, thì đạo Thiên chúa phát triển tương đối nhanh. Từ năm 1954,
hàng chục nghìn giáo dân từ các tỉnh miền Bắc vào định cư ở Bình Dương. Đạo Cao
Đài ra đời ở Nam Bộ từ năm 1926, được truyền bá vào Bình Dương với hai hệ phái
là Cao Đài Tây Ninh và Chơn Lý Mỹ Tho. Đạo Tin lành phát triển ở Bình Dương
21

vào những năm 1923 – 1924; đa số thuộc Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt
Nam (miền Nam) [62; tr.10].
Nét độc đáo về cư dân ở Bình Dương là sự qui tụ cư dân từ bốn phương
trong cả nước cùng với các dân tộc bản địa mà hình thành. Trong quá trình xây
dựng cuộc sống, biết bao thế hệ đã cùng nhau vun đắp, bảo vệ mảnh đất này. Có thể
nói, đây là hình ảnh thu nhỏ những tính chất, sắc thái của đại gia đình các dân tộc
Việt Nam.
Đại bộ phận cư dân Bình Dương bất kể xuất phát từ đâu tới đều là người lao
động nghèo khổ, cùng cảnh ngộ, bị vua quan phong kiến, thực dân áp bức, bóc lột.
Trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, nhu cầu tồn tại, làm chủ thiên nhiên và đấu
tranh chống ngoại xâm đã gắn bó họ thành một khối có tinh thần yêu thương, đùm
bọc và nhất trí cao. Trên cơ sở lưu giữ phần cốt lõi tính cách dân tộc, quá trình đấu
tranh để tồn tại và phát triển trong điều kiện lịch sử mới đã góp phần định hình tính
cách riêng của người dân ở đây. Đó là “tinh thần yêu quê hương, đất nước thiết tha;
là ý chí bất khuất, khẳng khái và năng động trước mọi khó khăn, trở ngại của hoàn
cảnh; là tinh thần chiến đấu táo bạo, kiên cường; là phẩm chất tự lực tự cường, cần
cù lao động; là tinh thần tương thân tương ái, thủy chung, trọng nghĩa khinh tài,
không sợ gian khổ hi sinh, chung sức chung lòng chống kẻ thù xâm lược; đặc biệt là
không bản vị, cục bộ, địa phương chủ nghĩa” [38; tr.30].
Tóm lại, đặc điểm xã hội như vậy đã tạo điều kiện cho Đảng bộ Bình Dương
có thể nhanh chóng tập hợp hầu hết tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, không
phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc thành một khối, cùng nhau đoàn kết trong một
Mặt trận dân tộc thống nhất, cùng nhau đấu tranh, chiến đấu chống kẻ thù. Đây là
nền tảng vững chắc để chúng ta có thể xây dựng thành công hậu phương tại chỗ và
căn cứ địa tại Bình Dương, huy động ngày càng lớn sức người, sức của vào công
cuộc giải phóng tỉnh nhà, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của Mỹ - ngụy.
1.2. Sự ra đời căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương
1.2.1. Khái niệm căn cứ địa cách mạng
22

“Căn cứ địa cách mạng là những vùng giải phóng xuất hiện trong vòng vây
của địch, cách mạng dựa vào đó để tích lũy và phát triển lực lượng của mình về mọi
mặt, tạo thành những trận địa vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lấy
đó làm nơi xuất phát để mở rộng dần ra, cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù lớn
mạnh, giải phóng hoàn toàn đất nước. Căn cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng,
đồng thời là chỗ dựa để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu
tranh vũ trang cách mạng; trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh
cách mạng” [32; tr.90].
Các căn cứ địa là những khu vực tập kết các cơ quan đầu não và lực lượng
kháng chiến; nơi đứng chân và tổ chức chiến đấu, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo, chỉ
huy; nơi củng cố và huấn luyện các lực lượng vũ trang cách mạng của toàn miền,
khu và các địa phương tỉnh, huyện. Căn cứ địa là đầu mối các hành lang chiến lược,
là chỗ dựa tin cậy của các lực lượng kháng chiến với tư cách một hậu phương tại
chỗ, nơi bảo đảm một phần quan trọng tiềm lực của cuộc kháng chiến. Là chỗ dựa,
nơi bày thế trận tiêu diệt đối phương tại chỗ, đồng thời làm nơi xuất phát, bàn đạp
cho các lực lượng kháng chiến tiến công địch từ bên ngoài căn cứ, tạo điều kiện cho
phong trào du kích chiến tranh phát triển ở vùng tạm bị chiếm, góp phần tạo ra cục
diện chiến trường ngày càng có lợi cho cách mạng và kháng chiến. Căn cứ địa cách
mạng là khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố “địa lợi, nhân hòa”, vừa có thể
phòng thủ vừa có thể tiến công địch, có cơ sở vững chắc về chính trị và quân sự.
Đây là vùng tương đối an toàn, nơi đứng chân và là chỗ dựa của cách mạng để tích
lũy, xây dựng, phát triển lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội…
phục vụ cho khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng. Ở nước ta, căn cứ địa cách mạng
được xây dựng trong những vùng tự do trong kháng chiến chống Pháp, vùng giải
phóng trong kháng chiến chống Mỹ. Căn cứ địa có nhiều loại: của Trung ương, địa
phương, cơ sở; có căn cứ ở rừng núi, nông thôn, đồng bằng và đô thị. Ở Bình
Dương, trong kháng chiến chống Mỹ, căn cứ địa cách mạng được xây dựng trong
những vùng rừng núi và đồng bằng.
23

“Căn cứ du kích là những vùng giải phóng lớn, nhỏ xuất hiện trong vòng vây
của địch, ở đây chính quyền của địch đã bị lật đổ, lực lượng vũ trang của chúng đã
bị tiêu diệt, các tổ chức chính trị đã bị đập tan” [34; tr.209]. Chính quyền cách
mạng, đoàn thể quần chúng, lực lượng vũ trang nhân dân được thành lập nhưng
hoạt động còn nhiều hạn chế, lực lượng cách mạng chưa đủ sức trấn áp lực lượng
phản cách mạng. Căn cứ du kích nếu được củng cố và mở rộng dần dần, ngày càng
vững chắc sẽ trở thành vùng giải phóng, căn cứ địa cách mạng. Thực chất vùng giải
phóng ở đồng bằng của Bình Dương trong kháng chiến chống Mỹ cũng là một dạng
căn cứ du kích.
Căn cứ lõm hay vùng lõm thực chất cũng là căn cứ cách mạng nhưng khác
nhau ở chỗ nó có quy mô nhỏ lại nằm xen sâu trong vùng địch tạm chiếm. Căn cứ
lõm có hai loại: lõm du kích và lõm chính trị. Lõm du kích (khu du kích) là lõm
chính trị đã có tổ chức du kích, có hoạt động du kích. Lõm chính trị là địa bàn chỉ
có cơ sở chính trị, chưa có cơ sở du kích, chỉ có hoạt động đảm bảo phục vụ chiến
đấu. Thường các vùng lõm này nằm ở những địa bàn có vị trí xung yếu như đô thị,
vùng ven đô, nối liền giữa hậu phương – căn cứ kháng chiến với thành thị, nhằm
đưa chiến tranh từ nông thôn vào thành thị. Ở các vùng lõm, từ tổ chức chính quyền
đến lực lượng vũ trang địch do ta khống chế, yếu tố cơ bản nhất có quyết định đến
sự tồn tại của các lõm này là lòng dân.
“Cơ sở chính trị là cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng đã được giác ngộ, sẵn sàng
ủng hộ và tham gia hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng” [34; tr.208].
Cũng giống như căn cứ lõm, cơ sở chính trị nằm sâu trong lòng địch, thông qua các
hoạt động đấu tranh, cơ sở chính trị từng bước thúc đẩy phong trào đấu tranh chính
trị, binh vận… trong vùng địch kiểm soát phát triển, làm cho hậu phương của địch
thường xuyên bất ổn. Trong kháng chiến chống Mỹ, việc xây dựng căn cứ lõm ở
Bình Dương là hết sức khó khăn, vì vậy hình thức phát triển phổ biến nằm sâu trong
vùng địch kiểm soát chủ yếu là các cơ sở chính trị.
“Hậu phương là vùng lãnh thổ và cư dân của một bên tham chiến ít có chiến
sự xảy ra, tương đối an toàn và ổn định trong chiến tranh, nơi có điều kiện xây dựng
24

về mọi mặt kinh tế, quân sự, văn hóa… và huy động sức người, sức của, nguồn cổ
vũ về chính trị, tinh thần cho tiền tuyến”[65; tr.26]. Trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, Đảng ta đã xây dựng 3 tầng hậu phương: hậu phương quốc tế, hậu
phương lớn miền Bắc và hậu phương tại chỗ ở miền Nam để đánh bại kẻ thù xâm
lược.
“Hậu phương tại chỗ là hậu phương trực tiếp ở từng địa phương, từng chiến
trường… đảm bảo nhu cầu tác chiến và phục vụ tác chiến tại địa phương hoặc chiến
trường” [62; tr.26]. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, với chủ trương biến hậu
phương địch thành hậu phương của ta, hậu phương tại chỗ ở miền Nam nói chung
và Bình Dương nói riêng bao gồm các căn cứ địa cách mạng ở rừng núi và đồng
bằng, các căn cứ lõm và cơ sở chính trị nằm sâu trong lòng địch; các vùng giải
phóng, vùng làm chủ, vùng tranh chấp và cả vùng địch tạm chiếm. Hiểu một cách
rộng nhất đó là lòng dân. Đây sẽ là những nơi có vai trò quan trọng trong việc đóng
góp sức người, sức của cho phong trào cách mạng ở địa phương.
“Vùng giải phóng là vùng lãnh thổ dân cư đã được lực lượng kháng chiến
giải thoát khỏi ách thống trị của quân xâm lược và bọn tay sai” [64; tr.933]. Trong
vùng giải phóng, chính quyền cách mạng được thành lập để quản lý công khai mọi
hoạt động của xã hội, cùng với đó là quyền làm chủ của nhân dân được thiết lập, lực
lượng vũ trang đủ sức chiến đấu chống lại các cuộc hành quân, càn quét, lấn chiếm
của địch. Vùng giải phóng ở Bình Dương trong kháng chiến chống Mỹ không phải
một vùng rộng lớn và bất khả xâm phạm hay nói cách khác là hoàn toàn sạch bóng
quân thù. Vùng giải phóng ở Bình Dương có cả ở trên các địa bàn rừng núi và đồng
bằng, tuy nhiên ở đồng bằng vùng giải phóng nhỏ hẹp chỉ tồn tại trong một thời
gian ngắn.
Vùng tranh chấp là địa bàn có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế và quân
sự, luôn chịu sự tranh giành lẫn nhau giữa các bên tham chiến để giành quyền kiểm
soát. Vùng tranh chấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thường không xa lắm giữa
vùng giải phóng, vùng làm chủ với vùng tạm chiếm. Nó không có ranh giới rõ ràng,
25

quy mô không thay đổi tùy theo kết quả hoạt động và lực lượng so sánh cụ thể trong
từng thời gian của các bên tham chiến.
Vùng tạm chiếm (vùng địch kiểm soát) là khu vực lãnh thổ và dân cư bị địch
tạm thời quản lý trong chiến tranh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, vùng địch
tạm chiếm ở Bình Dương là thị xã, thị trấn, thị tứ và các tuyến giao thông chiến
lược. Những khu vực này có thể mở rộng hoặc thu hẹp do sự thay đổi so sánh lực
lượng và kết quả tranh chấp của hai bên tham chiến. Mặc dù vùng tạm chiếm bị
địch khống chế, kiểm soát chặt chẽ nhưng cơ sở cách mạng vẫn tồn tại, phong trào
kháng chiến vẫn được duy trì và phát triển.
1.2.2. Căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương trước Cách mạng tháng Tám
1945
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn năm đã
trải qua biết bao nhiêu triều đại phong kiến đều lấy dân làm gốc, huy động mọi sức
mạnh từ nhân dân. Truyền thống ấy thể hiện rõ nét khi thực dân Pháp nổ súng đánh
chiếm nước ta năm 1858. Ở nhiều địa phương, nhân dân đã đem hết tất cả những
thứ mình có để chống giặc. Phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ khi Tôn Thất
Thuyết hộ giá vua Hàm Nghi lập căn cứ ở vùng núi Sơn Phòng (Quảng Trị) và phát
động phong trào Cần Vương kêu gọi cả nước đứng lên chống Pháp. Phong trào
ngay lập tức được các sĩ phu yêu nước và nhân dân cả nước hưởng ứng.
Ở Bình Dương, khi bị quân Pháp tấn công, do quân số ít ỏi, đội quân triều
đình tại đồn binh Phú Cường không chống trả nổi trước cuộc tấn công của quân
Pháp. Nhưng ngay lập tức, nhân dân Bình An đã tập hợp thành lực lượng nghĩa
binh, phối hợp cùng với các toán quân khác của triều đình chiến đấu chặn giặc.
Dưới quyền chỉ huy của các võ tướng yêu nước như Đổng lý Văn Đức Đại, Phó đề
đốc Lê Quang Tiến, Bố chính Thân Văn Nhiếp…, nghĩa quân xây dựng căn cứ
chiến đấu anh dũng chống lại quân Pháp bằng mọi loại vũ khí có trong tay. Nhân
dân địa phương hăng hái ủng hộ lương thực nuôi quân và thực hiện “vườn không
nhà trống” [15; tr.87].
26

Ngày 5-6-1862, triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất chính thức cắt
nhường cho Pháp ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và quần đảo Côn Lôn.
Thực dân Pháp lập tức siết chặt ách cai trị và kiểm soát, mặt khác triều đình lại yêu
cầu nghĩa quân hạ vũ khí, qui thuận người Pháp. Trong hoàn cảnh đó, phong trào
đấu tranh của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gặp rất nhiều khó khăn, phức
tạp. Nhưng dưới ngọn cờ lãnh đạo của Trương Định, nghĩa quân Gia Định – Biên
Hòa (trong đó có địa bàn Bình Dương hiện nay) vẫn kiên cường chiến đấu. Ở Phước
Long (bao gồm huyện Tân Uyên hiện nay) dưới sự chỉ huy của Đốc binh Hoàng Hổ,
nghĩa quân và đồng bào các làng Uyên Hưng, Tân Tịch, Tân Hòa, Mỹ Lộc đã hợp
sức xây dựng căn cứ Mỹ Lộc, biến nơi đây thành trung tâm kháng chiến của toàn
huyện.
Sau khi Trương Định hi sinh (tháng 8 năm 1864), con trai ông là Trương
Quyền đưa nghĩa quân về lập căn cứ ở Truông Mít (Tây Ninh), phối hợp cùng nghĩa
quân Campuchia do Pukômpô lãnh đạo tiếp tục chống Pháp. Trong năm 1870, khi
liên quân mở cuộc tấn công giặc Pháp tại các đồn nhỏ ở ven sông Thị Tính (nay
thuộc huyện Bến Cát) và ở Bình An, Tân Uyên, nhân dân nhiều làng ở các địa
phương này đã nổi dậy hưởng ứng mạnh mẽ. không chỉ ủng hộ lương thực, thực
phẩm cho nghĩa quân, nhiều thanh niên còn trực tiếp tham gia hàng ngũ kháng
chiến, góp phần tái lập khu căn cứ ở rừng đầu nguồn Suối Đỉa (Tân Uyên). Bị thực
dân Pháp phát hiện và huy động lực lượng lớn bao vây dài ngày, nghĩa quân tại khu
căn cứ tổ chức phản kích, mở đường máu rút lui nhưng phải chịu nhiều tổn thất
đáng kể [15; tr.89].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương, trải qua từng cao trào cách
mạng: 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945, thông qua các hoạt động đấu tranh
đòi độc lập dân tộc, đòi các quyền dân sinh, dân chủ với thực dân Pháp, các cơ sở
Đảng bộ không ngừng củng cố và phát triển, nhiều tổ chức quần chúng được thành
lập. Đây được xem là nguồn nhân lực tại chỗ, là cơ sở để xây dựng những lực lượng
vũ trang đầu tiên, tập hợp nên hàng vạn con người, cùng nhân dân cả nước bị áp
27

bức đứng lên làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại, khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Tóm lại, trước cách mạng tháng Tám năm 1945 Bình Dương là một địa bàn
chiến lược trọng yếu có những thuận lợi căn bản cho việc xây dựng căn cứ địa cách
mạng. Trong đấu tranh quân sự, các thế hệ lực lượng vũ trang biết dựa vào địa thế
hiểm yếu tại chỗ để xây dựng căn cứ. Đó cũng là những tiền đề hết sức quan trọng
cho quá trình xây dựng và phát triển các căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương trong
giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ về sau.
1.2.3. Căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương trong kháng chiến chống thực
dân Pháp và bối cảnh dẫn đến sự tái vũ trang và tái lập căn cứ địa cách mạng ở
Bình Dương trong kháng chiến chống Mỹ
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì ngày 23
tháng 9 năm 1945 thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc
xâm lược nước ta lần thứ hai. Hưởng ứng chỉ thị của Đảng và Chính phủ, ngày 19
tháng 12 năm 1946, cả nước nhất tề đứng lên chống Pháp. Không lâu sau đó, Đảng
ta đã định ra đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là “Kháng chiến toàn dân,
toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh”, với khẩu hiệu “mỗi góc phố là một mặt
trận, mỗi làng xã là một pháo đài”, “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, triệt để dùng
chiến thuật du kích và chiến thuật vận động. Quán triệt chủ trương của Đảng, quân
và dân ta ngay từ đầu cuộc kháng chiến đã bắt tay vào xây dựng hậu phương – căn
cứ địa cách mạng, coi đó là nhiệm vụ cần kíp trước mắt để có thể duy trì cuộc chiến
đấu, từng bước tiến lên đánh thắng kẻ thù.
Là một tỉnh thuộc miền Đông, nằm sát với thủ phủ Sài Gòn, là hành lang
chiến lược nối các tỉnh miền Trung, nam Tây Nguyên xuống các tỉnh miền Tây, hơn
nữa Thủ Dầu Một còn là tỉnh có nhiều rừng rậm bạt ngàn, lắm sông nhiều suối, địa
thế hiểm trở thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng. Tỉnh
ủy, Ủy ban nhân dân Thủ Dầu Một chủ trương thành lập các trạm tiếp tế thuộc các
xã vùng ven sông Sài Gòn nhằm cung cấp nhanh chóng tài lực quân sự cho các mặt
trận kháng chiến, cung cấp lương thực, thực phẩm và lực lượng cho mặt trận cầu
28

Bến Phân, trong đó, xã An Sơn nổi lên như một hậu phương lớn chi viện cho các
mặt trận.
An Sơn là mảnh đất kéo dài từ cầu Ngang lên tới cầu Móng, cầu Bà Lụa và
được giới hạn bởi phía Tây sông Sài Gòn, tất cả đều thuộc địa phận các xã An Sơn,
Hưng Định, An Thạnh. “Tại An Sơn, ban tiếp tế tỉnh Thủ Dầu Một tổ chức nhiều
đoàn ghe thuyền đi miền Trung, miền Tây Nam Bộ mua gạo muối và nhiều loại
lương thực thực phẩm khác chở về bến Bình Nhâm – An Sơn”[5; tr.34]. An Sơn là
căn cứ đóng quân của nhiều đơn vị vũ trang và còn là nơi trú chân, nghỉ ngơi, điều
dưỡng của anh em chiến sĩ từ mặt trận chiến đấu trở về. Các đội dân quân tự vệ đầu
tiên của tỉnh được thành lập tại đây ngày đêm lo việc canh gác bảo vệ an ninh cho
khu căn cứ, đồng thời đảm nhận việc giao liên, thu mua lương thực, thực phẩm và
chăm sóc anh em chiến sĩ. An Sơn thật sự trở thành chiến khu cách mạng đầu tiên
của tỉnh Thủ Dầu Một và là một mắt xích quan trọng trong hệ thống căn cứ địa cách
mạng đang hình thành ở đây.
Trung tâm chiến khu Đ cách Sài Gòn 30km đường chim bay về phía Đông
Bắc. Hình thành khởi đầu từ năm xã Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường An và
Lạc An (thuộc huyện Tân Uyên), chiến khu Đ lấy phía tây là đường 16, phía Nam là
sông Đồng Nai làm ranh giới để không ngừng mở rộng, phát triển mãi lên phía bắc
và đông bắc. Nằm trên triền từng thoải từ cao nguyên miền Trung và Nam Tây
Nguyên xuống giáp với các đô thị Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Sài Gòn, địa hình chiến
khu Đ chủ yếu là vùng bán bình nguyên, rừng và đồi liên tiếp nối nhau được phủ
xanh bằng rừng cây nhiều tầng bát ngát. Trong lòng căn cứ, có hàng trăm sông suối
thuộc lưu vực sông Đồng Nai chảy tạo thành những tuyến hào phòng thủ thiên
nhiên. Hàng chục đường giao thông chiến lược và chiến thuật chạy bao quanh và
đan cắt trong lòng căn cứ. Những yếu tố địa hình nêu trên cộng với vị trí án ngữ
hành lang nối Bắc Bộ và Trung bộ vào miền Đông Nam Bộ làm cho chiến khu Đ có
một thế lợi hại về mặt quân sự.
Cư dân bản địa sống trên địa bàn chiến khu Đ là các dân tộc ít người, trong
đó chiếm đa số là 2 dân tộc Stiêng và Chơ – ro, thuộc ngữ hệ Môn – Khơme. Bên
29

cạnh đó còn có các dân tộc số ít hơn như Mơ – nông, Mạ, Tà – mưng, Khơ me. Đời
sống chính trị, kinh tế, văn hóa các dân tộc ít người ở đây còn thấp, phương thức
canh tác phổ biến là du canh du cư, với nhiều tập tục còn lạc hậu. Với bản tính thật
thà, dễ tin, đồng bào các dân tộc ít người ở đây khi được giác ngộ thì long tin trở
thành sắt đá và phục vụ sự nghiệp cách mạng đến cùng.
Từ khoảng thế kỉ thứ 17 về sau, đồng bào người Kinh từ miền Bắc, miền
Trung di cư vào miền Nam lập nghiệp đã đến định cư ở khu vực chiến khu. Trước
thế kỉ 19, các đợt di cư ấy hầu hết là những nông dân cùng cực mong muốn thoát
khỏi tai họa đói khổ, tang tóc do cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn gây ra. Từ đầu
thế kỉ 20 đến cách mạng tháng Tám 1945, thành phần chủ yếu trong làn sóng tiếp
tục di cư nói trên là các thế hệ nông dân bần cùng hóa đành phải bỏ quê hương đi
bán mình cho chủ Tây ở các đồn điền cao su rừng thiêng nước độc, dưới hình thức
giao kèo.
Sau khi quân Anh Pháp phá vòng vây, đưa quân đánh chiếm Biên Hòa, vùng
rừng núi Tân Uyên trở thành hướng rút quân thuận lợi của nhiều tổ chức kháng
chiến và đơn vị vũ trang, trước hết là cơ quan lãnh đạo kháng chiến tỉnh Biên Hòa
và lực lượng vũ trang chiến đấu ở các mặt trận phía Đông, mặt trận phía Tây thành
phố Sài Gòn. Cùng lúc, bộ đội Huỳnh Văn Nghệ tách khỏi Ủy ban kháng chiến
miền Đông (đang trên đường rút ra Xuân Lộc, Phan Thiết) về Tân Uyên hợp với
tiểu đội vũ trang do Trần Văn Quì chỉ huy để ổn định nơi đứng chân, xây dựng căn
cứ. Lần lượt phân đội Ban tiếp tế miền Đông, các đơn vị tự vệ Tổng công đoàn Nam
Bộ, công nhân từ các xưởng Ba Son, Đề Pô Dĩ An, BIF Biên Hòa về gia nhập bộ
đội Huỳnh Văn Nghệ. Tại Sở Tiêu, Đất Cuốc, trường quân sự được thành lập để kịp
thời huấn luyện cho bộ đội và du kích. Chấp hành nghị quyết Hội nghị Bình Hòa
Nam, ngày 17/12/1945 khu bộ trưởng Nguyễn Bình dời cơ quân khu bộ Khu 7 và
các bộ phận hậu cần trực thuộc về Tân Uyên. Kế đó, chi đội 1 – lực lượng Vệ quốc
đoàn tỉnh Thủ Dầu Một và nhiều đơn vị vũ trang khác từ miền Bắc, miền Trung vừa
“Nam tiến” trong toàn Khu 7 cũng chuyển toàn bộ hoặc một bộ phận về đóng ở
Tân Uyên và vùng kế cận. Ngày 20/02/1946, khu bộ Khu 7 họp hội nghị bất thường
30

tại Lạc An, đề ra nhiệm vụ “xây dựng địa bàn đứng chân”, phân bố qui định các khu
vực, bố trí hệ thống phòng thủ nhiều tầng, nhiều vùng đảm bảo chiến đấu ngăn chặn
địch, bảo đảm an toàn căn cứ”. Toàn bộ vùng căn cứ được chia thành nhiều khu vực
mang mật danh A, B, C, Đ,… Đ là khu vực Hố Ngãi Hoang, nơi đặt sở chỉ huy của
khu bộ Khu 7. Danh từ chiến khu Đ ra đời và dần về sau được dùng để chỉ luôn cả
vùng căn cứ địa rộng lớn ở Tân Uyên. Chiến khu Đ trở thành căn cứ địa của khu 7,
tỉnh Biên Hòa và tỉnh Thủ Dầu Một.
Phát hiện các cơ quan đầu não kháng chiến ở chiến khu Đ, trong những năm
đầu năm 1946, thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc hành quân qui mô lớn càn quét ác
liệt vào chiến khu Đ. Các đơn vị vũ trang và nhân dân ở chiến khu vừa tích cực
chống càn quét, chiến đấu gây cho chúng nhiều thiệt hại, vừa mưu trí, phân tán lực
lượng, bảo toàn tính mạng và tài sản, xây dựng hệ thống thông tin báo động nhanh
nhạy và phòng thủ có hiệu quả trong các khu vực căn cứ. Cũng từ đây, nhiều đơn vị
đã xuất phát tấn công quân địch trên các đường giao thông và tỉnh lỵ, huyện lỵ. Từ
đây, chiến khu Đ trở thành một trong những căn cứ địa kháng chiến cơ bản ở miền
Đông Nam Bộ.
Năm 1947, sau hàng loạt chiến thắng vang dội của lực lượng vũ trang kháng
chiến, đồn bốt Pháp tại Bình Hòa, Thuận Giao, Phú An,… bị bức rút, vùng căn cứ
kháng chiến không ngừng được mở rộng. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy, Ủy ban kháng
chiến kiêm hành chính Tỉnh Thủ Dầu Một chỉ đạo: tiếp tục tấn công, tiêu diệt địch,
mở rộng vùng giải phóng, xây dựng và củng cố căn cứ đứng chân. Theo đó, căn cứ
Thuận An Hòa được củng cố và mở rộng.
Tháng 7 năm 1946, cơ quan tỉnh ủy Thủ Dầu Một, Sở chỉ huy chi đội 1 và
binh công xưởng của tỉnh chuyển về khu vực các xã Thuận Giao, An Phú, Bình Hòa
thuộc huyện Lái Thiêu tỉnh Thủ Dầu Một. Đây là 3 xã có phong trào kháng chiến
mạnh, hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể cứu quốc được xây dựng chặt
chẽ và hoạt động có hiệu quả từ trước. Mỗi xã có một đội du kích mạnh làm nòng
cốt xây dựng đại đội bộ đội địa phương huyện Lái Thiêu vào năm 1948.
31

Trung tâm căn cứ địa Thuận An Hòa nằm trong hai khu rừng Cò Mi và Chà
Là, diện tích không rộng nhưng có vị trí quân sự quan trọng. Từ đây có thể nối
thông hành lang về các căn cứ chiến khu Đ, Long Nguyên Bến Cát, Khu 5 Hóc
Môn… Liên tục từ cuối năm 1946 trở đi, “căn cứ Thuận An Hòa là nơi đứng chân
của cơ quan, tỉnh ủy, tỉnh đội Thủ Dầu Một, huyện Lái Thiêu và một số đơn vị vũ
trang của khu, tỉnh, huyện và các xã Thuận Giao, An Phú, Bình Hòa” [6; tr.17].
“Ba xã Thuận Giao, An Phú và Bình Hòa là vùng đất gò tương đối bằng
phẳng, chỉ một ít triền đất thấp, có diện tích khoảng 37km2, dân số từ năm 1945 có
khoảng 7.500 người” [6; tr.10]. Nằm ở Đông Bắc huyện Thuận An, Tây Bắc giáp
thị xã Thủ Dầu Một, Đông giáp thành phố Biên Hòa, Tây Nam giáp thành phố Sài
Gòn. Với địa thế của vùng đất đồi gò có những dãy rừng lớn như rừng Cò – mi và
các lõm rừng đan xen nhau tạo lợi thế làm chỗ dựa cho các lực lượng cách mạng
của địa phương và của tỉnh.
Đầu năm 1947, một Ban chỉ huy quân sự được thành lập, làm nhiệm vụ xây
dựng các khu vực căn cứ Thuận An Hòa, tổ chức chiến đấu bảo vệ căn cứ địa. Hệ
thống phòng thủ, bảo vệ căn cứ địa được tổ chức nhiều lớp. Các cơ quan tỉnh, huyện
đóng căn cứ ở khu vực trung tâm: ấp Chợ Miễu (Bình Hòa) ấp Bình Thuận (Thuận
Giao), ấp Ba (An Phú). Mỗi cơ quan đều có hầm bí mật, ngụy trang bằng việc cò
cây (kéo cây xuống nhưng không làm gẫy để giữ màu xanh), có hầm chông, cạm
bẫy bên ngoài. Vòng ngoài thứ nhất đứng chân bảo vệ là các đơn vị bộ đội tỉnh và
huyện. Vòng ngoài do du kích 3 xã Thuận – An – Hòa phụ trách. Vòng ngoài cũng
do du kích các xã xung quanh như Hòa Lân, Tân Phước Khánh, Tân Thới đảm
nhiệm. Các phân đội du kích tổ chức từng trạm gác, hoạt động tuần tiễu và chặn
đánh địch trên các hướng thị trấn Búng, Tân Thành, thị trấn Lái Thiêu. Trên các ngả
đường dẫn vào căn cứ, các cạm bẫy bằng hầm chông, bãi mìn, lựu đạn được bố trí
đều khắp. Giữa các cơ quan trong căn cứ, lối qua lại đều có hầm chông, cán bộ
chiến sĩ và nhân dân đi lại phải lót ván.
Với thế phòng thủ nhiều lớp, các lực lượng vũ trang ở Thuận An Hòa đã bẻ
gẫy hầu hết các cuộc càn quét, đột kích của quân địch, đồng thời từ đây tổ chức các
32

cuộc tấn công đồn bốt, đánh phá giao thông và cơ sở kinh tế của chúng. Mặc dù ở
sát cạnh Sài Gòn, bên cạnh đường giao thông lớn do địch kiểm soát, căn cứ Thuận
An Hòa vẫn tồn tại vững chắc.
Năm 1949, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thủ Dầu Một chủ trương
xây dựng làng xã chiến đấu và chỉ đạo cho lực lượng dân quân các xã tham gia đào
hầm, đào giao thông, địa đạo, sửa đổi địa hình, địa vật nhằm biến làng xóm thành
một pháo đài quân sự. chấp hành chỉ đạo của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh,
phong trào xây dựng làng chiến đấu lan rộng, chỉ trong một thời gian ngắn, 6 xã
trong tỉnh Thủ Dầu Một dã đào được địa đạo, làm được 256.995m đường rừng và
gần 1.000m đường mương rạch [15, tr.169].
Hệ thống chiến khu được củng cố, hoàn thiện, làng xã chiến đấu ra đời đã
góp phần quan trọng trong việc phát triển lực lượng kháng chiến về mọi mặt, đặc
biệt là hỗ trợ đắc lực cho lực lượng vũ trang trong tấn công tiêu diệt đồn bốt và
chống các cuộc càn quét của Pháp.
Căn cứ Long Nguyên bao gồm các xã Long Tân, Long Hòa, Long Hội, Long
Bình, Long Nguyên, nằm ở phía Bắc huyện Bến Cát, bắc giáp huyện Long Bình, tây
giáp xã An Lập, đông giáp xã Lai Hưng, tây nam giáp xã Mỹ Phước, An Điền với
sông Thị Tính làm ranh giới. Long Nguyên có đường 30 chạy dọc qua xã Bình
Long, qua sông Thị Tính lên Dầu Tiếng. Nhân dân sống trong căn cứ địa khoảng
4000, có truyền thống yêu nước và cách mạng qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Từ giữa năm 1946, Long Nguyên là nơi đứng chân của cơ quan huyện ủy
Bến Cát, các đơn vị du kích các xã khu vực lân cận. Cuối năm 1947, đầu 1948, chi
đội 1 cùng du kích tập trung huyện Bến Cát đánh diệt đồn Mát, đồn Phú Bình, xã
Long Nguyên được hoàn toàn giải phóng. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện
ủy Bến Cát đã tiến hành xây dựng Long Nguyên thành căn cứ địa cách mạng. Chi
bộ Đảng Long Nguyên, các đoàn thể kháng chiến, lực lượng du kích được xây dựng
và củng cố. Nhân dân tích cực triển khai xây dựng hệ thống vật cản, chặt tre, vót
chông rào làng chiến đấu, đào hào chống xe tăng, thiết giáp của địch. Ở ấp 7 và ấp
8, bà con đào nhiều đoạn địa đạo để ẩn tránh, vừa làm nơi chống địch càn quét.
33

Huyện cho xây dựng một binh công xưởng trong căn cứ để sản xuất vũ khí cho du
kích tập trung của huyện và các xã. Các khu vực sản xuất tự túc của cơ quan và
nhân dân được qui hoạch hợp lí và tổ chức bảo vệ chặt chẽ.
Thủ Dầu Một có một hệ thống căn cứ địa cách mạng vững chắc, liên hoàn,
trong đó chiến khu Đ chính là trung tâm kháng chiến của miền Đông Nam Bộ trong
suốt chín năm kháng chiến chống Pháp. Ngay từ những ngày đầu, công tác xây
dựng căn cứ địa cách mạng đã được tiến hành nhằm chuẩn bị tài lực cho cuộc kháng
chiến trường kỳ. Đó là quá trình xây dựng, phát triển chiến khu An Sơn, Thuận An
Hòa, Long Nguyên, An Thành, chiến khu Đ, Vĩnh Lợi, Truông Bồng Bông… quân
và dân Thủ Dầu Một đã dựa vào đó để tích lũy và phát triển lực lượng về mọi mặt,
tạo thành những trận địa vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lấy đó
làm nơi xuất phát để mở rộng… và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh vũ trang
cách mạng…, cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toàn đất
nước.
Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta với kinh nghiệm
lãnh đạo thắng lợi Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp đã từng bước
vạch ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình trong và ngoài nước để
lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, lần lượt
làm thất bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ.
Sau khi hiệp định Genevè được kí kết, hầu hết các đơn vị bộ đội và một số
cơ quan rút khỏi căn cứ tập kết ra Bắc. Một số cơ quan và số ít cán bộ chiến sĩ còn ở
lại chuyển về các vùng ven căn cứ, nơi đông dân để tiện lãnh đạo đấu tranh chính
trị, hoạt động bí mật. Sau tháng 7 năm 1954 các căn cứ không còn những hoạt động
kháng chiến. Tuy nhiên, với ý thức dự liệu trước tình hình có khả năng biến chuyển
theo chiều hướng xấu, Hội nghị xứ ủy Nam Bộ lần thứ nhất (tháng 10/1954) đã chỉ
thị cho các Liên tỉnh ủy và Tỉnh ủy cố gắng duy trì gìn giữ các vùng căn cứ, đặc biệt
là những vùng căn cứ lớn như Đồng Tháp Mười, Dương Minh Châu, Chiến khu Đ,
U Minh,….
34

Chỉ thị của Xứ ủy đã chứng tỏ là cần thiết. Vì ngay khi lực lượng ta rút khỏi
căn cứ, các đơn vị vũ trang ngụy, lực lượng vũ trang giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài đã
tràn vào chiếm đóng, tranh giành vùng kiểm soát. Quân ngụy thực hiện việc phá
hoại căn cứ cách mạng một cách cơ bản và chiến lược hơn. Ngay khi vừa đặt chân
lên đất cách mạng, quân Ngụy cho xây dựng nhiều đồn bốt trong vùng căn cứ, cử
các đơn vị bảo an trấn giữ, lập bộ máy chính quyền thôn xã (Hội đồng tề), lập ra các
đơn vị dân vệ địa phương, thiết lập bước đầu hệ thống đồn bốt, khu dinh điền, hệ
thống ngụy quân, ngụy quyền ở các vùng căn cứ; quân ngụy tiếp tục tiến thêm một
bước trong hoạt động phá hoại căn cứ: Mở các con đường ngang dọc trong lòng các
căn cứ để chia cắt, tiện việc kiểm soát cũng như chuyển quân tiến công khi cần. Ở
chiến khu Đ và chiến khu Dương Minh Châu, địch mở thêm hàng loạt các con
đường bộ. Trong việc lập các khu dinh điền và mở đường, Diệm và Nhu đã công
khai bộc lộ ý đồ của mình: “Biện pháp xẻ đường, đưa dân vào Mật khu Việt Cộng
là để dùng dân đẩy cộng sản ra khỏi vùng đất đó. Dinh điền là nơi cung cấp tin tức
tình báo, nơi xuất phát để hành quân, rào chặn xâm nhập” [60; tr.176]. Ngoài ra, để
khai thác hiệu quả của khu dinh điền và đường sá, chính quyền ngụy còn khuyến
khích dân dinh điền và chủ trại be trong vùng căn cứ lấy đất trồng trọt, lấy gỗ, làm
đường, làm cho các khu rừng khai quang càng nhiều càng tốt, để cách mạng không
còn rừng rậm che chở mà tái tạo lại căn cứ. Cuối năm 1957, do ta chủ trương khôi
phục lại các căn cứ cũ, tái vũ trang tự vệ, đẩy mạnh hoạt động diệt ác, ngăn chặn
khủng bố của địch, làm cho tình hình an ninh của địch ngày càng bất ổn, quân địch
bắt đầu thực hiện việc gom dân ở các vùng căn cứ cũ về sống tập trung gần đồn bốt
địch hoặc các đường giao thông nơi địch dễ kiểm soát. Chiến khu Đ là nơi dân bị
gom ráo riết nhất. Hàng trăm buôn làng người dân tộc bị đưa về sống dọc theo Quốc
lộ 20, từ Bù Na – Bù Cháp tới Bù Đăng – Xa Ray.
Song song với việc đàn áp dã man lực lượng cách mạng miền Nam, Ngô
Đình Diệm còn thực hiện chính sách “cải cách điền địa”, một “quốc sách” nhằm
khôi phục lại giai cấp địa chủ, làm chỗ dựa vững chắc cho ngụy quyền, đồng thời
xóa bỏ các thành quả cách mạng ruộng đất mà chính phủ Việt Nam dân chủ cộng
35

hòa đã thực hiện ở miền Nam. Trong quá trình thực hiện các Đạo dụ, chính quyền
Diệm còn đưa quân về trấn áp sự chống đối của nông dân, bảo vệ cho địa chủ thu
tô, thậm chí tăng tô, truy tô theo ý chúng. Cùng với việc phá hoại Hiệp định
Genève, chà đạp lên nguyện vọng độc lập, thống nhất của dân tộc, chính sách “tố
cộng” tàn bạo và chính sách “cải cách điền địa” càng làm tăng thêm sự đối kháng
của nhân dân đối với chính quyền Ngô Đình Diệm. Đây là những nguyên nhân
chính dẫn tới những cuộc nổi dậy đồng loạt của nhân dân miền Nam sau này.
Như vậy ngay sau khi Hiệp định Genevè có hiệu lực, bộ đội rút khỏi các căn
cứ, ngụy quân, ngụy quyền đã nhanh chóng xâm nhập và tiến hành nhiều biện pháp
thâm độc để phá hoại vùng căn cứ cách mạng. Điều này khiến cho quá trình duy trì,
xây dựng, bảo vệ căn cứ ngay từ đầu đã gặp khó khăn hơn so với trong cuộc kháng
chiến chống Pháp.
Từ tháng 6 năm 1956, trước những hành động phá hoại Hiệp định Genève,
đàn áp những người cách mạng và yêu nước của chính quyền Mỹ - Diệm, Bộ Chính
trị đã ra Nghị quyết chỉ đạo: “Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là
đấu tranh chính trị, không phải là đấu tranh vũ trang, nói như thế không có nghĩa là
tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định…” [Dẫn theo
2; tr.312]. Nghị quyết xác định: “Phải củng cố lực lượng vũ trang, nửa vũ trang hiện
có, xây dựng các căn cứ làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng các cơ sở quần chúng
vững mạnh là điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang” [Dẫn
theo 2; tr.312]. Chỉ thị cho thấy Bộ Chính trị đã sớm nhìn thấy khuynh hướng phát
triển tất yếu của cách mạng miền Nam. Tuy vậy, trong hoàn cảnh địch đánh phá ác
liệt, nhiều cơ sở Đảng ở các địa phương đã không nhận được nghị quyết này để sớm
hành động bảo vệ lực lượng.
Tháng 12 năm 1956, căn cứ vào “Đề cương cách mạng miền Nam” của đồng
chí Lê Duẩn, Xứ ủy Nam Bộ đã đánh giá tình hình cách mạng miền Nam, đi đến
chủ trương: “Do nhu cầu của cách mạng miền Nam, trong một chừng mực nào đó
cần phải có lực lượng tự vệ vũ trang tuyên truyền hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, và
tiến tới sau này dùng lực lượng vũ trang đó để làm cách mạng đánh đổ Mỹ - Diệm”
36

[19; tr.24]. Xứ ủy quyết định: “… Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên
truyền, lập các đơn vị vũ trang bí mật, xây dựng căn cứ miền núi…” [60; tr.179].
Nghị quyết Hội nghị Xứ ủy tháng 12 năm 1956 đã trở thành cái mốc đánh dấu việc
chính thức tái lập lực lượng vũ trang và các căn cứ địa ở Nam Bộ
Quán triệt đường lối của Trung ương Đảng và Xứ ủy, giữa tháng 1 năm
1955, Thủ Dầu Một mở Hội nghị Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ đầu tiên từ khi tái
lập tỉnh tại suối Đá Bàn (chiến khu Đ), đề ra một số chủ trương và nhiệm vụ. Trong
đó có chủ trương “trong tình hình địch đánh phá vùng căn cứ, việc đi lại dễ bị lộ, do
đó phải xây dựng căn cứ trong dân, dựa vào cơ sở quần chúng cách mạng trung kiên
đào hầm bí mật nuôi giấu để hoạt động”. [2; tr.287]. Về vấn đề xây dựng căn cứ
đứng chân, Tỉnh ủy chủ trương bố trí thành hai khu vực: một ở phía nam, dựa vào
cơ sở cũ thời kháng chiến chống Pháp ở địa bàn huyện Lái Thiêu và Nam Châu
Thành; một ở phía Bắc ở địa bàn huyện Bến Cát một phần dựa vào dân, một phần
kết hợp với thế rừng xây dựng căn cứ, tạo thế đứng chân để bảo tồn lực lượng.
Những chủ trương đúng đắn trên của Trung ương Đảng, Xứ ủy đã kịp thời
chỉ đạo việc xây dựng căn cứ địa tại Bình Dương, tạo cơ sở vững chắc cho hậu
phương tại chỗ không ngừng mở rộng và phát triển. Theo đà đi lên của cuộc kháng
chiến, Trung ương Đảng và Đảng bộ Bình Dương tiếp tục đưa ra nhiều chủ trương,
chính sách phù hợp với tình hình xây dựng, bảo vệ và mở rộng căn cứ địa nhằm đáp
ứng yêu cầu ngày càng to lớn của cuộc kháng chiến.
37

CHƯƠNG 2

CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở BÌNH DƯƠNG TRONG CUỘC KHÁNG


CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975)

2.1. Quá trình tái xây dựng căn cứ địa cách mạng, tạo chỗ dựa vững
chắc ban đầu để nhân dân Bình Dương tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước giai đoạn 1954 – 1960

2.1.1. Quá trình tái xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương
Sau khi thay thế Pháp, đế quốc Mỹ đã nhanh chóng tìm mọi cách để tiêu diệt
cho được phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam Việt Nam, chia
cắt lâu dài đất nước, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ
quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam
Á; đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc hòng đè bẹp và đẩy
lùi Chủ Nghĩa Xã Hội ở khu vực này, từ đó bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ
nghĩa khác.
Thời kỳ đầu xâm chiếm miền Nam, để thực hiện các mục đích của mình, đế
quốc Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đại diện cho giai cấp địa
chủ phong kiến và tư sản mại bản thân Mỹ, phản động nhất. Trong hoàn cảnh lịch
sử ấy, miền Nam nói chung và Bình Dương nói riêng không còn con đường nào
khác là phải nhanh chóng khôi phục, xây dựng lại căn cứ địa cách mạng, hậu
phương tại chỗ để thực hiện nhiệm vụ cách mạng, góp phần đưa cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam đi đến thắng lợi, tiến tới thống nhất nước nhà.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, tỉnh ủy Thủ Dầu Một đứng trước
nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp. Thực hiện ý đồ của Mỹ, sau khi lên làm Thủ
tướng, Ngô Đình Diệm ráo riết xây dựng quân đội, xây dựng bộ máy chính quyền
thống trị phản động tay sai của chúng từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã. Cùng với
các thủ đoạn mị dân, ngay trong lúc còn đang tấn công tiêu diệt các lực lượng giáo
phái thân Pháp, từ tháng 01/1955, chính quyền tay sai đã lập ra bộ máy chỉ đạo tố
38

cộng từ Trung ương xuống xã ấp. Đi đôi với tố cộng, địch ban hành luật “cải cách
điền địa” để cướp lại ruộng đất của nông dân đem chia cho bộ máy tay sai ác ôn
mới của chúng.
Tại Thủ Dầu Một (nằm sát nách Sài Gòn về hướng bắc, nơi có chiến khu Đ
là căn cứ của lực lượng cách mạng miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược), địch tập trung đánh phá ngay từ đầu. Sau khi tiếp quản,
địch bố trí sư đoàn 5 và sư đoàn 13 đứng chân ở Chơn Thành, Tân Uyên, Bến Cát,
Dầu Tiếng để cơ động đánh phá chiến khu Đ, căn cứ Long Nguyên và vùng căn cứ
các huyện thuộc phía bắc của tỉnh. Chúng đưa hàng vạn đồng bào theo đạo công
giáo bị dụ dỗ từ các tỉnh miền Bắc vào lập các làng dân di cư ở ngay trong ruột căn
cứ Bến Cát, chiến khu Đ như ấp Váng Hương, Thị Tính, Phó Bình xã Long
Nguyên, sở Trà xã Thanh An, Bến Súc xã Thanh Tuyền, xã Phước Vĩnh, Phú Hòa
(Phú Giáo),… Địch mở những tuyến đường từ rừng cây Gáo lên Mã Đà, từ Đồng
Xoài đến Lý Lịch giáp sông Đồng Nai để khai thác gỗ vừa thu lợi từ kinh tế, vừa
nhằm chia cắt, phục vụ âm mưu lâu dài đánh phá căn cứ chiến khu Đ của ta. Cuối
năm 1957, do ta chủ trương khôi phục lại các căn cứ cũ, tái vũ trang tự vệ, đẩy
mạnh hoạt động diệt ác ngăn chặn khủng bố của địch, làm cho tình hình an ninh của
địch ngày càng bất ổn, quân địch bắt đầu thực hiện việc gom dân ở các vùng căn cứ
cũ về sống tập trung gần đồn bốt địch hoặc các đường giao thông nơi địch dễ kiểm
soát. Chiến khu Đ là nơi dân bị gom ráo riết nhất, Hàng trăm buôn làng người dân
tộc bị đưa về sống dọc theo quốc lộ 20.
Như vậy, ngay sau khi Hiệp định Geneve có hiệu lực, bộ đội rút khỏi các căn
cứ, ngụy quân, ngụy quyền đã nhanh chóng xâm nhập và tiến hành nhiều biện pháp
thâm độc để phá hoại vùng căn cứ cách mạng. Điều này khiến cho quá trình duy trì,
xây dựng và bảo vệ căn cứ ngay từ đầu gặp khó khăn hơn so với trong cuộc kháng
chiến chống Pháp.
Hội nghị đầu tiên của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một (1/1955) đã triển khai quán triệt
Nghị quyết (10/1954) của Xứ ủy và đề ra một số nhiệm vụ quan trọng trước mắt.
Hội nghị nhấn mạnh những vấn đề về quan điểm, đường lối, sách lược đấu tranh
39

của cách mạng miền Nam lúc này là “giữ gìn và củng cố hòa bình, tranh thủ thực
hiện quyền tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, đấu tranh chính trị đòi thi hành hiệp
định Geneve”[6; tr.84]. Về phương châm hoạt động, Hội nghị nhấn mạnh phải nắm
vững nguyên tắc bí mật, công khai và bán công khai; tổ chức lực lượng công khai
và lực lượng bí mật; kết hợp công tác bí mật với công tác công khai.
Cố gắng giữ gìn các vùng căn cứ. Thời gian đầu, Tỉnh ủy đã lãnh đạo nhân
dân đấu tranh với địch, bảo vệ cán bộ. Từ cuối năm 1954, các tổ chức và cơ sở quần
chúng đã từng bước chuyển sang hoạt động hợp pháp. Việc tổ chức đưa người của
ta ra tham gia bộ máy tề, tham gia vào lính bảo vệ hương thôn… được thực hiện
hầu hết các xã trong tỉnh. Thông qua cơ sở trong các cơ quan địch ta nắm được tình
hình, đối phó kịp thời các thủ đoạn của địch. Đồng thời, tỉnh cũng lãnh đạo nhân
dân đấu tranh dưới các hình thức biểu tình, đưa đơn kiến nghị chống đàn áp, khủng
bố, chống cướp đất để bảo vệ các cán bộ Đảng viên và các cơ sở cách mạng vùng
căn cứ, bảo vệ ruộng đất mới được cấp cho nông dân. Sau khi Diệm đánh nhau với
các giáo phái, Tỉnh đã cài người vào các đơn vị giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình
Xuyên, dẫn dắt một bộ phận vào rừng chống Diệm, mượn tay giáo phái để tiêu diệt
đồn bốt và ngăn chặn quân ngụy truy lùng sâu vào căn cứ. Từ giữa năm 1955, các
chiến dịch “tố cộng” đợt I, đợt II khốc liệt của kẻ thù đã khiến cho nhiều cán bộ,
Đảng viên, chiến sĩ, cơ sở cách mạng không còn sống hợp pháp trong dân được nữa
buộc phải tránh vào vùng rừng núi trong các căn cứ cũ như vùng căn cứ có rừng từ
địa bàn Lái Thiêu đến Châu Thành, Tân Uyên, Bến Cát,… để chờ thời, các căn cứ
vì thế ngày càng đông lực lượng hơn. Chính điều này đã cho thấy một thực tế bức
xúc cần phải gấp rút tái vũ trang và khôi phục lại các căn cứ cũ trên địa bàn tỉnh.
2.1.2. Từng bước khôi phục hệ thống căn cứ địa cách mạng, xây dựng và
phát triển lực lượng, chuẩn bị cho cuộc Đồng Khởi 1960
Tháng 12/1956, Xứ ủy Nam Bộ họp hội nghị nghiên cứu Nghị quyết Bộ
Chính trị (6/1956) và “Đề cương cách mạng miền Nam” của đồng chí Lê Duẩn. Hội
nghị xác định cách mạng miền Nam đến lúc này cần phải tổ chức lực lượng vũ
40

trang, trước hết là lực lượng vũ trang tự vệ và vũ trang tuyên truyền để chống lại
bạo lực kẻ thù.
Nghị quyết tháng 12/1956 của Xứ ủy ra đời đã đáp ứng yêu cầu bức xúc đối
với phong trào cách mạng của tỉnh cũng như toàn miền Nam. Đó là nhu cầu xây
dựng lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị, xây dựng căn cứ, chuẩn bị và tiến
hành đấu tranh vũ trang để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần
chúng.
Về xây dựng căn cứ, từ cuối năm 1956, Tỉnh ủy đã chuẩn bị một bước xây
dựng căn cứ bí mật của tỉnh ở Long Nguyên. Khi có Nghị quyết của Xứ ủy, việc
xây dựng lực lượng và phục hồi các căn cứ cũ càng được xúc tiến nhưng vẫn trong
điều kiện bí mật.
Trong khi xây dựng căn cứ và mở rộng căn cứ Long Nguyên, Tỉnh ủy chỉ
đạo cho các Huyện ủy tùy tình hình của từng địa phương mà xây dựng căn cứ bí
mật ở trong dân, kết hợp với xây dựng căn cứ bí mật ngoài địa hình ở rừng căn cứ
cũ để làm chỗ dựa cho cán bộ, đảng viên.
Nghị quyết 15 bàn về cách mạng miền Nam của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa II (1/1959) được tỉnh ủy đón nhận và triển khai. Ngày 30/1/1960, tại căn
cứ Giếng Chảo rừng An Điền, huyện Bến Cát, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một mở Hội nghị
quán triệt Nghị quyết 15 chuyển hướng cách mạng từ đấu tranh chính trị sang đấu
tranh vũ trang, chính trị song song và chuẩn bị cho “Đồng Khởi” trong toàn tỉnh.
Hội nghị xác định: “Phải khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang tự vệ, xây dựng
phát triển cơ sở cách mạng đều khắp, xây dựng căn cứ đứng chân tương đối an
toàn cho nhiệm vụ chiến đấu lâu dài”[2; tr. 235]. Trước tình hình biến chuyển
chung của phong trào Đồng khởi tại miền Nam, tỉnh ủy chỉ đạo các huyện thị tiếp
tục rà soát và xác định vùng trọng điểm. Điểm chỉ đạo của tỉnh là huyện Bến Cát,
lấy xã An Điền, An Tây, Phú An làm điểm đột phá và chọn địa bàn bắc Châu Thành
làm hướng nổi dậy. Để đáp ứng yêu cầu của cách mạng, nhất là khi Đồng khởi đã
nổ ra, Tỉnh ủy chỉ đạo cho các cơ quan của Tỉnh đóng trong căn cứ rừng An Điền,
41

như văn phòng Tỉnh ủy, Ban tuyên huấn, Ban giao liên phải chuẩn bị thêm căn cứ
mới, củng cố lại đường dây giao liên từ tỉnh xuống các huyện và giữa tỉnh với trên.
Thêm vào đó, lợi dụng địch đang mâu thuẫn, thanh toán lẫn nhau, ta tranh
thủ xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, Đoàn và các tổ chức quần chúng. Tiến hành
xây dựng căn cứ tỉnh, huyện và các ban ngành bám vào trong dân để lãnh đạo
phong trào.Tỉnh ủy chủ trương bố trí xây dựng căn cứ thành hai khu vực: một ở
phía Nam, dựa vào cơ sở cũ thời kháng chiến chống Pháp ở địa bàn huyện Lái
Thiêu và Nam Châu Thành; một ở phía Bắc thuộc địa bàn huyện Bến Cát một phần
dựa vào dân, một phần kết hợp với thế rừng xây dựng căn cứ, tạo thế đứng chân để
bảo tồn lực lượng. Nhờ có cơ sở quần chúng cách mạng trung kiên hết lòng giúp đỡ,
trong một thời gian ngắn, căn cứ Tỉnh ủy bí mật đặt được cơ sở đầu tiên ở các xã
Bình Nhâm, Bình Chuẩn, Thuận Giao (Lái Thiêu), Phú Hòa, Định Hòa, Tân Định,
Tân Phước (Châu Thành); dần dần mở rộng căn cứ ra các xã Chánh Phú Hòa, Long
Nguyên, rừng chồi An Điền, Kiến An, Thanh An, Thanh Tuyền… là những căn cứ
dự bị. Vùng sở cao su Phú Hưng, Bàu Cỏ, Xóm Bưng (xã Phước Hòa) do địa
phương xây dựng để hình thành tuyến giao liên sau này. Đường dây giao liên bí mật
và hợp pháp được thiết lập chặt chẽ, tạo điều kiện cho Tỉnh ủy giữ liên lạc được với
Xứ ủy và các huyện, thị, đảm bảo công tác lãnh đạo phong trào trong Tỉnh.
Để chuẩn bị cho “Đồng Khởi”, Tỉnh ủy chủ trương lấy tam giác sắt ở huyện
Bến Cát làm điểm đột phá và chọn địa bàn bắc Châu Thành làm hướng nổi dậy.
Tỉnh ủy chỉ đạo cho các ngành, các địa phương phải hết sức coi trọng, bảo vệ an
toàn căn cứ, nhất là khi đồng khởi nổ ra. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của cách
mạng, Tỉnh ủy chỉ đạo cho các cơ quan của tỉnh đóng trong căn cứ rừng An Điền
như Văn phòng Tỉnh ủy, Ban tuyên huấn, Ban giao liên phải chuẩn bị thêm căn cứ
mới, củng cố lại đường dây giao liên từ tỉnh xuống các huyện Châu Thành, Lái
Thiêu, Thị xã, Bến Cát, Dầu Tiếng và đường dây liên lạc giữa tỉnh với trên.
Theo kế hoạch chung của tỉnh, đêm 25/2/1960, cuộc đồng khởi diễn ra trên
nhiều điểm chỉ đạo của tỉnh và các huyện. Phong trào đồng khởi diễn ra trên nhiều
diện rộng và giành được nhiều thắng lợi ở Dầu Tiếng, Bến Cát, một phần huyện
42

Châu Thành. Riêng Lái Thiêu, vì một số cơ sở mất trắng trong thời gian dài nên
việc phục hồi còn chậm, huyện ủy chủ trương xây dựng lực lượng mọi mặt, xây
dựng các đội tự vệ để hỗ trợ quần chúng diệt ác, phá kìm trong các xã là địa bàn xây
dựng căn cứ của huyện.
Phát huy những thắng lợi ở đợt 1, Tỉnh ủy tiếp tục chỉ đạo nhân dân tiến
hành đợt hai (5/1960) và đợt 3 (11/1960) của đồng khởi. Qua ba đợt thực hiện đồng
khởi, kết hợp chặt chẽ thế tiến công quân sự với phong trào nổi dậy của nhân dân,
quân và dân Thủ Dầu Một đã làm chủ được “trên 40 ấp thuộc 25 xã trong toàn tỉnh,
10 làng công nhân trong tổng số 22 làng công nhân ở đồn điền cao su Dầu Tiếng,
và xây dựng được chính quyền tự quản”[2; tr.345]. Mức độ làm chủ ở nhiều nơi có
khác nhau, nhưng nhìn chung ta đã mở dược một vùng căn cứ rộng lớn khá vững
chắc. Chiến khu Đ, căn cứ Long Nguyên – chiến khu Đ được mở rộng và củng cố,
tạo thế liên hoàn giữa các xã từ Bắc Lái Thiêu qua Châu Thành Nam, Bắc Bến Cát,
nối liền vùng căn cứ Hớn Quản – Lộc Ninh.
Phong trào đồng khởi năm 1960 đánh dấu bước phát triển mới của cách
mạng miền Nam cũng như của tỉnh. Thế và lực của cách mạng phát triển nhanh
chóng, thời kì cách mạng chuyển sang thế tiến công đã bắt đầu.
2.2. Xây dựng và phát triển hệ thống căn cứ địa cách mạng ở Bình
Dương giai đoạn 1961 – 1965
2.2.1. Hệ thống căn cứ địa cách mạng tại Bình Dương năm 1961- 1962 khi
Mỹ - ngụy chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
Năm 1961, cuộc Đồng khởi đã chuyển dần thành chiến tranh giải phóng.
Theo đường lối của Đảng, cuộc chiến tranh được tiến hành bằng phương pháp đấu
tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị. Lấy đấu tranh chính trị của đông đảo
quần chúng để hỗ trợ cho lực lượng vũ trang còn mỏng yếu. Sau đó chủ trương kết
hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang được phát triển thành phương châm
đấu tranh hai chân (chính trị + vũ trang), ba mũi (chính trị, vũ trang, binh vận) và
ba vùng (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị). Mặc dù coi trọng đấu tranh
chính trị và binh vận, Trung ương Đảng chủ trương nhanh chóng phát triển lực
43

lượng vũ trang miền Nam, đặc biệt xây dựng lực lượng chủ lực để tạo nên những
quả đấm mạnh làm nhanh chóng thay đổi cục diện chiến trường. Muốn vậy phải
xây dựng những căn cứ lớn, vững chắc. Trong thư vào Nam ngày 7/2/1961, Tổng
Bí thư Lê Duẩn đã nhắc nhở Trung ương Cục hết sức coi trọng vấn đề xây dựng
căn cứ địa cách mạng. Rút bài học kinh nghiệm từ chống Pháp: "Chính vì xem nhẹ
việc xây dựng căn cứ, nên mặc dầu quân số không ít, Nam Bộ vẫn không xây dựng
nổi trung đoàn, sư đoàn, không tiêu diệt được sinh lực lớn của địch". Đồng chí
nhấn mạnh: "vấn đề xây dựng căn cứ địa, xây dựng thực lực của ta, tiêu diệt lực
lượng của địch có tầm quan trọng đặc biệt làm thay đổi hẳn tương quan lực lượng,
đảm bảo cho cách mạng thành công"[63; tr.81]. Trong thư vào Nam tháng 7/1962,
đồng chí Lê Duẩn tiếp tục chỉ đạo Trung ương Cục: "Chúng ta cần phải có căn cứ
rộng và vững chắc để xây dựng lực lượng vũ trang, tiếp thu sự giúp đỡ từ ngoài
vào và triển khai nhiều trận đánh lớn tiêu diệt nhiều sinh lực địch... Trong căn cứ
phải xây dựng địa đạo, đường hầm dài hàng chục kilomet để có thể đối phó với
những cuộc đánh phá qui mô bằng bom hoặc bằng đổ bộ đường không" [63; tr.81].
Do kết quả to lớn của phong trào đồng khởi 1960 và chiến tranh du kích
1961, ban đầu Trung ương Cục cho rằng có thể lật đổ chính quyền Sài Gòn chỉ cần
bằng chiến tranh du kích và nổi dậy của quần chúng. Vì vậy, mặc dù giải phóng
được những vùng rộng lớn nhưng lực lượng cách mạng chưa tận dụng được những
lợi thế về nhân lực và vật lực để phát triển các đơn vị chủ lực và xây dựng căn cứ.
Tháng 2/1962, sau khi có ý kiến của Trung ương, Hội nghị Trung ương Cục đã
nhanh chóng chấn chỉnh: "Cần ra sức xây dựng và mở rộng căn cứ địa cho vững
mạnh toàn diện, tăng cường công tác quản lý nông thôn"[54; tr.57].
Phong trào đồng khởi của nhân dân miền Nam đã chuyển cách mạng miền
Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công mạnh mẽ, liên tiếp giành nhiều
thắng lợi lớn, giáng một đòn bất ngờ cho kẻ thù, dồn ngụy quân, ngụy quyền vào
tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Không cam tâm, tháng 1/1961, Kenedy lên
làm Tổng thống đã quyết định chuyển hướng chiến tranh Việt Nam sang chiến
lược "chiến tranh đặc biệt".
44

"Chiến tranh đặc biệt", mà theo Mỹ là loại chiến tranh "dưới mức hạn chế"
được tiến hành trong khuôn khổ của chiến lược "phản ứng linh hoạt", nhằm đánh
bại phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam. Thực hiện chiến lược "Chiến
tranh đặc biệt", Mỹ nhằm bốn mục tiêu cơ bản là cô lập cách mạng miền Nam với
miền Bắc; giành lại vùng nông thôn đã mất, đánh bật lực lượng vũ trang và cơ sở
cách mạng ra khỏi nhân dân; nhanh chóng tiêu diệt lực lượng vũ trang và vùng căn
cứ địa của Cộng sản ở miền Nam; quấy rối phá hoại miền Bắc bằng các hoạt động
biệt kích, gián điệp, không cho miền Bắc yên ổn để chi viện cho miền Nam.
Khi Mỹ - ngụy thực hiện quốc sách "Ấp chiến lược", được làm thí điểm từ
giữa năm 1961 và triển khai rộng rãi từ năm 1962, được coi là "xương sống" của
chương trình bình định. Ấp chiến lược cũng là các khu tập trung dân kiểu "dinh
điền", "trù mật" nhưng tăng cường bảo vệ bằng quân sự với các vòng rào dây thép
gai, đồn bốt, lực lượng dân vệ và thanh niên chiến đấu, với mục đích tách dân khỏi
cách mạng, khiến lực lượng cách mạng bị cô lập, không còn chỗ dựa để kháng
chiến, đồng thời dùng ấp chiến lược để bao vây, lấn dần vào vùng giải phóng, thu
hẹp, tiến tới tiêu diệt các căn cứ địa cách mạng. Việc lập ấp chiến lược được thực
hiện ráo riết thông qua các cuộc hành quân càn quét gom dân của ngụy quân, sự cố
vấn yểm trợ của Mỹ, với khả năng cơ động cao và chiến thuật mới.
Tháng 2/1962, Mỹ - ngụy mở chiến dịch "Mặt trời mọc" đánh phá căn cứ
cách mạng. Tỉnh Thủ Dầu Một (cùng với Tây Ninh) là địa bàn chiến thuật 32 thuộc
vùng 3 chiến thuật và là cửa ngõ hướng Bắc bảo vệ Sài Gòn của chúng. Ngoài lực
lượng tại chỗ, chúng còn bố trí 2 trung đoàn (7 và 8) của sư đoàn 5 tại Bến Cát để
ngăn chặn, phòng ngừa các cuộc tiến công của ta trên hướng quốc lộ 13 xuống,
đồng thời yểm trợ cho các cuộc càn quét, bình định, gom dân, bắt lính, đôn quân;
bố trí xây dựng thêm các đồn bốt trên các trục giao thông, ở những nơi xung yếu,
từng bước chiếm lại những vùng do ta làm chủ trong phong trào đồng khởi trên địa
bàn Nam Bến Cát, Bắc Châu Thành, Bắc Lái Thiêu, địa bàn Phú Giáo, Tân Uyên.
Song song với hoạt động quân sự, chúng gấp rút củng cố lại mạng lưới tình báo,
gián điệp, tề xã, tề ấp; chuyển bộ máy hành chính cấp tỉnh, cấp quận thành chính
45

quyền quân sự đứng đầu là những tên cấp đại úy, thiếu tá làm quận trưởng và cấp
trung tá, đại tá làm tỉnh trưởng.
Như vậy, cùng chuyển sang chiến tranh nhưng phía Mỹ - ngụy có một nỗ lực
rất lớn và toàn diện. Trong khi đó, lực lượng cách mạng ban đầu chưa nhận thức
đúng mức chính sách gom dân, lập ấp chiến lược của địch nên chưa tiếp tục chống
phá. Tại Lái Thiêu, địch tiến hành triệt hạ qui mô rừng Cò - mi song song với dùng
bạo lực gom dân, khoanh dân vào các ấp chiến lược như những nhà tù nhỏ để dễ
kìm kẹp, đàn áp nhân dân. Chúng đưa quân về đóng ở Tuy An (An Phú) và ngã
năm Gò Chàm giữa rừng Cò - mi nhằm phá cho được rừng Cò - mi, giúp lực lượng
địa phương của chúng đẩy lực lượng ta ra khỏi chiến khu Thuận An Hòa, đồng thời
gây áp lực phục vụ cho kế hoạch lập hàng loạt ấp chiến lược.
Tại chiến khu Đ, ở phía nam, kết hợp với các cuộc càn, địch gom dân ở các
xã Mỹ Lộc, Thường Lang, Tân Hòa, Tân Tịch vào các ấp chiến lược lớn, đồng thời
xây dựng các ấp chiến lược Xóm Sình, Bà Đã, Ván Hương... để chia cắt vùng căn
cứ của ta. Các xã Thái Hòa, Thạnh Hội, Bình Chánh... dân bị xúc vào các ấp chiến
lược dọc sông Đồng Nai. Ở phía Tây căn cứ (huyện Phú Giáo), địch lập các ấp
chiến lược liên hoàn An Linh, Anh Long, Phước Sang,... để ngăn chặn ta bung ra.
Tại căn cứ Tây Nam, Bến Cát, địch thường xuyên tổ chức nhiều cuộc càn
nhỏ lẻ khắp các ấp để gom dân vào các khu tập trung. Tất cả những cuộc hành
quân càn quét và gom dân lập ấp chiến lược trên của địch làm cho ở các căn cứ của
ta bị mất đất, mất dân, vùng giải phóng bị thu hẹp, căn cứ địa cách mạng trong tỉnh
bị địch uy hiếp.
2.2.2. Xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương, trong
"Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - ngụy giai đoạn 1962 - 1965
Năm 1962, quán triệt và chấp hành các Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương
cục và Khu ủy, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một chủ trương đẩy mạnh làng xã, căn cứ chiến
đấu, xây dựng vùng giải phóng, phát triển chiến tranh du kích rộng khắp. Tất cả các
xã địch đã và đang thực hiện gom dân lập ấp chiến lược phải gấp rút kiện toàn tổ
46

chức xã, xây dựng cơ sở bí mật, lấy ấp làm đơn vị tổ chức. Nơi nào không bám
được căn cứ bên ngoài thì phải ở hầm bí mật để chỉ đạo cơ sở bên trong hoạt động.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, các huyện ủy, huyện đội chỉ đạo các cơ
sở mật mua hàng trăm kìm cắt kẽm gai cho bộ dội, du kích phá ấp chiến lược. Công
tác huấn luyện kĩ thuật cách đánh đặc công cho bộ đội huyện, tháo gỡ mìn trái cho
du kích mật, lộ các xã được tổ chức học tập kĩ và thực hành trên thực tế, giúp cho
bộ đội huyện, du kích các xã tin tưởng ở cách đánh, vào khả năng thực hiện.
Đến cuối năm 1963, kế hoạch bình định gom dân, lập ấp chiến lược của Mỹ -
Diệm bị quân và dân miền Nam đánh phá quyết liệt. Mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ
với chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ngày càng sâu sắc. Ngày 1/11/1963, Diệm
bị lật đổ, Mỹ đưa Dương Văn Minh lên thay, tiếp sau đó là cuộc khủng hoảng chính
trị kéo dài của chế độ ngụy quyền càng tạo thêm thuận lợi cho lực lượng cách mạng
mở rộng thế lực. Sau gần hai năm thu hẹp, vùng giải phóng từng bước được khôi
phục lại và được mở rộng hơn năm 1961, một số căn cứ cách mạng ở Thủ Dầu Một
đã được phục hồi.
Tại khu Thuận An Hòa, lực lượng vũ trang huyện đã xây dựng được một số
căn cứ bí mật ở rừng căn cứ cũ tại khu vực ấp Cây Sanh, ấp Hòa Lân, xã Thuận
Giao, ấp Bình Đức xã Bình Hòa; ấp 4 và ấp 3 xã An Phú. Biện pháp phòng giam
giữ bí mật ở từng khu vực, từng căn cứ được thực hiện nghiêm ngặt. Lối ra vào căn
cứ đều bố trí những bãi tử địa bằng hầm chông, hố đinh, trái gài... Công sự chiến
đấu, hầm trú ẩn cũng được bí mật, ai ở đâu biết đó.
Tại Bến Cát, tiêu biểu là địa đạo 3 xã Tây Nam, bộ máy kìm kẹp bị phá lỏng,
phá banh từng mảng lớn. Nhiều ấp chiến lược tuy còn tồn tại nhưng thực chất ta đã
giành quyền làm chủ tại chỗ. Đồng bào ở những nơi này được tổ chức lại và trở
thành những cơ sở hậu cần cung cấp lương thực, quân trang cho bộ đội.
Từ tháng 12/1963, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 khi
đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam đã nhấn mạnh mục tiêu "Tích
cực xây dựng và mở rộng căn cứ địa, nhất là những địa bàn chiến lược và cơ động
của quân chủ lực"[60; tr.165]. Hội nghị đã chỉ rõ" "Căn cứ địa vững chắc là một
47

trong những nhân tố quan trọng của thắng lợi. Khi chiến tranh đã phát triển đến
một trình độ nhất định, khi bộ đội chủ lực mạnh thì nhất thiết phải có căn cứ địa
rộng rãi và vững chắc. Có mở rộng và củng cố được căn cứ địa mới tạo thế được
nhanh chóng cho bộ đội chủ lực có điều kiện đánh địch những trận tiêu diệt lớn làm
chuyển biến tình hình một cách cơ bản có lợi cho ta"[60; tr.165]
Tháng 2/1964, Hội nghị Trung ương cục lần thứ 2 chỉ đạo phải “giữ vững,
xây dựng, mở rộng các khu căn cứ rừng núi và đồng bằng theo kịp sự phát triển của
cách mạng, nhất là trên các địa bàn chiến lược”[78; tr.2]
Phong trào cách mạng của tỉnh từ cuối năm 1963 đến năm 1964 phát triển
mạnh mẽ, bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo từ các tỉnh xuống các huyện, thị được củng cố
và tăng cường. Thực hiện Nghị quyết của Khu ủy (2/1964) và Chỉ thị của Bộ Chỉ
huy miền Đông về việc đẩy mạnh công tác phá ấp chiến lược của địch, để mở ra
vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn tiếp giáp với vùng căn cứ, tháng 4/1964, Tỉnh
ủy Thủ Dầu Một chủ trương phát động đợt hoạt động nổi dậy phá ấp chiến lược
đồng loạt trong tỉnh [2; tr.388].
Tại Lái Thiêu, rút kinh nghiệm phá ấp chiến lược các đợt trước, lần này ta
tập trung đánh phá cả nội dung và hình thức ấp chiến lược của địch và vận động
đồng bào trở về xóm cũ trụ lại làm ăn. Huyện ủy chỉ đạo cho các xã, trước hết là các
xã có thế dựa các căn cứ lõm tương đối khá như khu Thuận An Hòa, Bình Chuẩn,
An Sơn, An Thạnh... Phương châm tư tưởng chỉ đạo thống nhất của tỉnh là kết hợp
vận dụng linh hoạt ba mũi giáp công (hoạt động vũ trang, đấu tranh chính trị và
công tác binh vận), trong đó hoạt động vũ trang phải thực hiện cho được vai trò đòn
xeo, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng.
Điểm nổi bật của đợt phá ấp chiến lược lần này của huyện Lái Thiêu là: "Ở
vùng ngoài ấp chiến lược, vùng căn cứ lõm của ta phải chuẩn bị nhiều hầm chông
kết hợp với trái gài, ngăn chặn những cuộc càn quét của địch sai khi các ấp chiến
lược bị ta phá vỡ..."[5; tr.67]. Các hoạt động vũ trang phải tiêu hao, tiêu diệt sinh
lực địch, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của quần chúng, nhưng phải
bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài.
48

Trong khi đẩy mạnh phá ấp chiến lược, huyện vẫn coi trọng công tác xây
dựng, củng cố căn cứ đứng chân của huyện, của từng xã và từng khu vực hoạt động;
có căn cứ chính, căn cứ dự bị, tập trung củng cố, xây dựng khu căn cứ Thuận An
Hòa tạo thế đứng lâu dài cho các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy và lực lượng vũ
trang của huyện.
Đến giữa năm 1964, đại bộ phận các ấp chiến lược của địch trên địa bàn của
huyện Lái Thiêu bị phá rã; đồng bào trở về xóm cũ ngày càng đông. Nhiều xã đã
được giải phóng. Sang đầu năm 1965, thế và lực cách mạng của huyện đã có bước
phát triển mạnh, bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của huyện được củng cố; vùng
giải phóng, vùng căn cứ được mở rộng.
Tại địa đạo 3 xã Tây Nam và một số xã khác của Bến Cát, phong trào thi đua
diệt địch rất sôi nổi. Bước vào năm 1964, với quyết tâm tiêu diệt địch bảo vệ nhân
dân, quân dân du kích 3 xã Tây Nam dấy lên phong trào “tìm địch mà đánh” ta đã
giành nhiều thắng lợi dồn dập làm địch hết sức hoang mang và phải bức rút hàng
loạt đồn bốt bị cô lập không có khả năng chiếm giữ. Như vậy, trong suốt thời gian
từ 1961 – 1964, căn cứ Tây Nam Bến Cát đã anh dũng chịu đựng sự đánh phá tàn
khốc của địch trong các cuộc càn quét gom dân. Nhưng quân và dân 3 xã đã kiên
cường bám trụ chống càn, và đã chiến đấu hàng trăm trận, giết và làm bị thương
hơn 1 nghìn tên, bắn cháy và phá hủy nhiều xe quân sự và xe bọc thép các loại, giải
phóng hoàn toàn căn cứ.
Đợt hoạt động hè thu năm 1964 trên địa bàn Chiến khu Đ của quân và dân
tỉnh Phước Thành phối hợp với lực lượng quân khu đã giành được thắng lợi lớn. Hệ
thống ấp chiến lược, dinh điền An Linh, Phước Sang, Tân Bình, Bình Mỹ, Bà Đã
tới ven sông Đồng Nai bị phá một mảng lớn, tạo được bàn đạp uy hiếp sân bay Biên
Hòa và mở lại các cửa khẩu Bình Mỹ, Tân Bình để huy động lương thực, bảo đảm
cho bộ đội chủ lực miền thực hiện nhưng chiến dịch lớn thời kì cuối “chiến tranh
đặc biệt” trên các chiến trường Đông Nam Bộ.
Đến cuối năm 1964, trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một và Phước Thành, ta đã
bao vây, bức rút hàng loạt đồn bốt dọc quốc lộ 13 từ Thới Hòa tới ngã tư Sở Sao,
49

làm chủ đường 13 từ Cây Trường tới Lai Khê, làm chủ đường số 2 từ ngã tư Sở Sao
đến Tân Bình (Phú Giáo). Ở Lái Thiêu, chiến dịch lấn chiếm rừng Cò – mi (Thuận
An Hòa) của địch bị thất bại, lực lượng tỉnh cùng du kích các xã đã nhổ một loạt
đồn bốt từ Bình Chuẩn đến Thuận Giao, Bình Hòa, ngã tư Cây Me (Bình Nhâm),
bức rút đồn An Phú bằng ba mũi, quần chúng phá banh các ấp chiến lược… Khu
Thuận An Hòa, An Sơn, Tân Hiệp hoàn toàn giải phóng. Địch co lại trong các thị
trấn, vùng giải phóng của tỉnh nối liền từ Long Nguyên xuống nam Bến Cát, bắc và
đông nam Châu Thành, nối liền Chiến khu Đ xuống Thuận An Hòa, cũng như
đường giao liên từ căn cứ của Tỉnh ủy tới căn cứ của các Huyện ủy, từ căn cứ của
huyện tới căn cứ xã được thông suốt cả ngày lẫn đêm. Lực lượng mọi mặt của ta
phát triển nhanh. Khi đã giải phóng được ba xã Thuận Giao, An Phú, Bình Hòa,
huyện huy động lực lượng dân quân các xã An Sơn, An Thạnh, Thuận Giao, Bình
Hòa, An Phú, Bình Chuẩn xây dựng căn cứ, xây dựng địa đạo, ô ụ chiến đấu trong
khu Thuận An Hòa. Thực hiện khẩu hiệu “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”,
với sự tham gia tích cực của du kích, dân công các xã, tất cả các căn cứ bám trụ
trong khu Thuận An Hòa đều được xây dựng công sự vững chắc với hệ thống địa
đạo, có bố trí những bãi tử địa bằng hầm chông, hố đinh… Từ căn cứ ấp Cây Sanh,
căn cứ Gò Me, nối với căn cứ rừng cây Chà Là, ấp Bình Thuận, có một đường địa
đạo dài hơn 1500 mét. Trên 2000 mét địa đạo thời chống Pháp khu vực rừng ấp Cây
Sanh, Trảng Dài, căn cứ Cây Xộp được tu sửa lại. Tại ấp Bình Thuận, huyện xây
dựng thêm một căn cứ cho quân y bằng hệ thống có hầm mổ, hầm hậu phẫu… Các
căn cứ của đại đội C63, lực lượng trinh sát huyện, du kích các xã được xây dựng
củng cố.
Như vậy bước vào cuộc chiến tranh, địch có ưu thế hơn hẳn ta về quân số,
trang bị, phương tiện chiến tranh và phát huy ưu thế đó để thực hiện âm mưu bình
định thâm độc gom dân, lập ấp chiến lược, vì vậy đã gây cho phong trào cách mạng
nói chung và hệ thống căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương nói riêng rất nhiều khó
khăn. Nhưng với nỗ lực chống phá “Ấp chiến lược”, thu hồi và mở rộng vùng giải
phóng, căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương đã góp phần từng bước phá banh, phá
50

rã hệ thống ấp chiến lược trên địa bàn tỉnh, mở rộng vùng giải phóng. Sự mở rộng,
nối liền về phía trước với phía sau của chiến khu đã tạo thế và lực mới cho phong
trào cách mạng của tỉnh không ngừng lớn mạnh, sẵn sàng đánh bại các âm mưu, thủ
đoạn mới của địch trên chiến trường.
2.3. Căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương trong chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” của Mỹ - ngụy (từ giữa năm 1965 đến cuối năm 1968)
2.3.1. Âm mưu mới của Mỹ - ngụy và chủ trương của Đảng ta
Trước những thắng lợi to lớn của quân và dân miên Nam, chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mỹ đã bị thất bại hoàn toàn. Hòng tiếp tục theo đuổi cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam, chính quyền Giôn – xơn đã thay đổi chiến lược chiến
tranh, từng bước chuyển từ chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” sang chiến lược
“Chiến tranh cục bộ”, hòng cứu nguy cho ngụy quân, ngụy quyền và dập tắt phong
trào cách mạng ở miền Nam.
Âm mưu của địch trong giai đoạn này là: đưa một lực lượng lớn quân viễn
chinh Mỹ và chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam; thực hiện chiến
lược “tìm diệt và bình định” để “bẻ gãy xương sườn của Việt Cộng”, tiêu diệt lực
lượng vũ trang giải phóng, nhất là lực lượng chủ lực, kết hợp với bình định hòng
giành thắng lợi quân sự, ngăn chặn sự sụp đổ của ngụy quân, ngụy quyền, ra sức
củng cố và giữ vừng vùng chúng kiểm soát, chiếm lại những vùng đã mất, đánh phá
và lấn chiếm vùng giải phóng, tiến tới đánh bại phong trào cách mạng, kiểm soát
toàn bộ miền Nam Việt Nam. Đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc
bằng không quân, hải quân, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
Năm 1964, trên chiến trường miền Nam, quân Mỹ mới có 36.000 tên cố vấn
quân sự thì đến cuối 1965, nhiều đơn vị sừng sỏ của quân đội Mỹ và các nước chư
hầu đã ồ ạt kéo vào miền Nam, đưa tổng số quân Mỹ đến cuối tháng 12/1965 lên tới
206.772 tên (quân Mỹ có 184.314 tên), gồm 3 sư đoàn và 3 lữ đoàn Mỹ, 1 sư đoàn
và 1 lữ đoàn quân chư hầu. Quân ngụy được củng cố lại với 520.000 tên, gồm 10 sư
đoàn, 4 trung đoàn và 20 tiểu đoàn độc lập [22; tr.111 – 112].
51

Tại chiến trường của tỉnh, ngoài lực lượng quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ
được bố trí tại căn cứ Lai Khê, Phước Vĩnh, Dầu Tiếng, Núi Cậu, Phú Lợi, Sóng
Thần, lực lượng quân ngụy có sư đoàn 5 bộ binh ở Bến Cát, các tiểu đoàn, đại đội
bảo an, dân vệ. Địch sử dụng quân Mỹ và chư hầu phối hợp với quân chủ lực ngụy
càn quét đánh phá căn cứ Thuận An Hòa, nam, bắc Bến Cát, chiến khu Đ, hòng
“tìm diệt” bộ đội chủ lực của ta và hỗ trợ cho lực lượng bảo an, dân vệ, cảnh sát chi
khu, tiểu khu đẩy mạnh bình định gom dân, lập ấp chiến lược trở lại, tạo vành đai
trắng bao quanh các căn cứ quân sự, kho tàng, sân bay.
Trước tình hình quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam, Trung ương Đảng chủ
trương tiếp tục đánh Mỹ. Nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (từ ngày
25 đến 27/3/1965) khẳng định: “Chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc
chiến tranh cục bộ ở miền Nam nếu địch gây ra” [Dẫn theo 52; tr.169]. Sau khi Mỹ
triển khai quân ồ ạt, Trung ương Đảng chỉ đạo giữ vững và tiếp tục phát huy thế tiến
công địch, phát triển quyền làm chủ ở rừng núi, nông thôn và xung quanh đô thị.

2.3.2.Giữ vững và phát triển căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương, góp phần
đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ - ngụy (cuối 1965 đến cuối 1968)
Để thực hiện việc đưa quân đội Mỹ vào tham chiến trên chiến trường, từ đầu
năm 1965, Mỹ - ngụy triển khai hàng loạt các kế hoạch khai hoang, triệt phá các căn
cứ của ta bằng bom đạn, bằng các cuộc hành quân càn quét, trong đó có khu Thuận
An Hòa, thiết lập căn cứ Sóng Thần ở Dĩ An, do đơn vị công binh của Hàn Quốc
thực hiện.
Tháng 3/1965, địch tiến hành ủi phá địa hình xã Bình Hòa, An Phú. Chúng
sử dụng nhiều đơn vị chủ lực ngụy cùng lực lượng bảo an, dân vệ tại chỗ làm nhiệm
vụ dọn đường bảo vệ cho trung đoàn công binh Nam Triều Tiên làm nhiệm vụ ủi
phá rừng làm đường, phục vụ cho hoạt động quân sự, như làm đường từ Tổng kho
Long Bình qua Dĩ An lên Phú Lợi; xây dựng căn cứ quân sự Đồng Dù, Lai Khê,
Phước Vĩnh, Sóng Thần, Phú Lợi. Từ tháng 6/1965, quân ngụy mở những cuộc
hành quân càn quét lấn chiếm vùng rừng Cò – mi, đưa quân đóng chốt sâu vào vùng
căn cứ của ta nhằm đảm bảo an toàn cho lực lượng chính công binh Đại Hàn mở
52

đường và xây dựng căn cứ. Sau mỗi lần bị đánh hoặc bị trúng mìn trái gài vòng
ngoài căn cứ của ta, địch lui ra, sử dụng pháo, cố bắn bừa bãi vào khu Thuận An
Hòa [6; tr.119].

Ngày 14/9/1965, Mỹ - ngụy huy động 20 tiểu đoàn mở cuộc càn “Hùng
Vương 9”, đánh phá căn cứ của ta ở Bến Cát nhằm giải tỏa đoạn đường 13 từ Bến
Cát đi Chơn Thành và mở rộng an toàn cho căn cứ Lai Khê đang xây dựng. Sau gần
nửa tháng lùng sục, kết hợp phi pháo đánh phá ác liệt vào địa bàn xã Long Nguyên,
Lai Uyên, địch chỉ thực hiện được ý đồ phô trương sức mạnh để tuyên truyền, các
mục tiêu “tìm diệt” chủ lực và đánh phá căn cứ, kho tàng của ta cũng như giải tỏa
đường 13 đều không thực hiện được. Du kích các xã trên dọc tuyến đường 13 (đoạn
từ Tân Định đến Lai Uyên) liên tục phục kích, đánh mìn gây cho địch nhiều thiệt
hại.

Ngay sau khi kết thúc cuộc càn “Hùng Vương 9” vào địa bàn Bắc Bến Cát,
Huyện ủy Nam Bến Cát đã họp Hội nghị Huyện ủy mở rộng quyết định một số vấn
đề sẵn sang chiến đấu chống càn. Thực hiện chủ trương của huyện ủy, các cơ quan
đơn vị và các xã trong huyện triển khai kế hoạch chuẩn bị mọi mặt, nhất là chuẩn bị
về mặt tư tưởng, xây dựng quyết tâm bám trụ chiến đấu với tình huống địch có thể
càn dài ngày vào ba xã Tây Nam.

Đúng như nhận định, ngày 8/10/1965, Mỹ - ngụy mở cuộc càn lớn thứ hai
vào địa bàn Bến Cát. Trung tâm cuộc càn là một khu vực tam giác với các đỉnh là
Bến Súc xã Thanh Tuyền, thị trấn Bến Cát và điểm gặp nhau của hai con sông Sài
Gòn và Thị Tính thuộc xã Phú An. Mục tiêu của địch là “tìm diệt” lực lượng vũ
trang, phá hủy căn cứ kháng chiến của ta và lập tuyến an ninh cho căn cứ Lai Khê
[8; tr.102].

Trước tình hình mới, Tỉnh ủy hai tỉnh (Thủ Dầu Một và Phước Thành) đã tổ
chức quán triệt Nghị quyết của Trung ương Đảng từ tỉnh xuống các chi bộ. Nhiệm
vụ cấp bách về xây dựng Đảng, xây dựng thế trận, xây dựng lực lượng được gấp rút
53

triển khai thực hiện. Các cấp ủy khẩn trương triển khai xây dựng củng cố các căn cứ
bám trụ, căn cứ chiến đấu của từng xã, huyện, từng cơ quan, đơn vị.
Tại khu Thuận An Hòa, các cơ quan Huyện ủy, huyện đội vẫn đóng tại căn
cứ Gò Me, Trảng Dài, Cây Sanh, Chà Là, Cây Xộp… Các căn cứ chiến đấu bám trụ
có địa đạo, hầm bí mật để bảo toàn lực lượng khi cần. Công tác xây dựng và củng
cố căn cứ được gấp rút thực hiện từ cuối năm 1964, đến đầu năm 1965 tiếp tục được
củng cố, xây dựng, phát triển thêm một số hầm địa đạo, ụ chiến đấu, hệ thống vật
cản ngoài căn cứ. Mỗi căn cứ đều có hàng rào bao bọc bên ngoài, bên trong có
nhiều hầm chông, hố chông, hố đinh, trái gài… để bảo vệ khu trung tâm. Dân chúng
cùng góp sức xây dựng củng cố căn cứ chiến đấu bám trụ ở Thuận An Hòa.
Từ giữa năm 1965, địch liên tiếp mở các cuộc càn quét vào trong các căn cứ
địa của ta. Nhưng các căn cứ của ta vẫn đứng vững và gây ra nhiều thiệt hại lớn cho
địch. Ở Lái Thiêu, trước tình hình địch đánh phá càn quét cả bên trong và bên
ngoài khu Thuận An Hòa, huyện ủy Lái Thiêu chủ trương phân tán lực lượng ra các
căn cứ lõm ở địa bàn các xã bên ngoài khu Thuận An Hòa và quyết tâm xây dựng
củng cố căn cứ thật vững chắc. Huyện ủy nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố khu căn cứ
Thuận An Hòa và chú trọng xây dựng căn cứ chiến đấu tại chỗ, hình thành thế trận
du kích chiến tranh rộng khắp. Tại Tân Uyên thuộc chiến khu Đ, các căn cứ được
củng cố xây dựng và hoạt động hiệu quá, du kích các xã Tân Bình, Bình Mỹ, và
Vĩnh Tân (Châu Thành) sử dụng mìn tự tạo gài đánh địch, đồng thời giúp đỡ đoàn
Pháo binh 75 Biên Hòa của miền bố trí trận địa pháo tại căn cứ, pháo kích vào Sân
bay Biên Hòa lần thứ hai, gây thiệt hại nặng nề cho địch. Tại căn cứ tam giác sắt
Bến Cát, dù địch chà xát, mở hai cuộc càn (14/9/1965 và 8/10/1965) nhưng nhân
dân trong căn cứ đã kiên cường bám trụ bám vững địa đạo, ô ụ, sử dụng các loại
mìn trái tự tạo để đánh địch và đã đẩy lùi được các cuộc hành quân của địch.
Cuối tháng 12/1965, trong không khí sôi sục đánh Mỹ của quân dân cả nước,
hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại thủ đô Hà Nội đề ra
đường lối chủ trương đánh Mỹ một cách toàn diện. Sau khi vạch rõ âm mưu, thủ
đoạn của địch; phân tích chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và của ta, Hội nghị đã đề ra
54

nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là: “Động viên lực lượng
của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong
bất cứ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách
mạng giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa
bình thống nhất nước nhà”[2; tr.434].
Quán triệt Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 12, Trung ương Cục
và Quân ủy Miền đã lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân toàn Miền thực hiện quyết tâm
chiến lược đánh Mỹ và thắng Mỹ.
Trên chiến trường miền Nam, từ cuối năm 1965, Mỹ đã triển khai thực hiện
kế hoạch phản công mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966), với mục tiêu đánh bại bộ
đội chủ lực, phá hoại các căn cứ kháng chiến, thực hiện “bình định” có trọng điểm
nhằm thu hẹp vùng giải phóng của ta, củng cố ngụy quân, ngụy quyền. Hai hướng
phản công chính của địch là miền Đông Nam Bộ và đồng bằng khu 5.
Tại chiến trường Thủ Dầu Một và Phước Thành, Mỹ sử dụng lực lượng nòng
cốt là Sư đoàn 1 bộ binh kế hợp lực lượng Sư đoàn 18 chủ lực ngụy và một số tiểu
đoàn bảo an địa phương mở nhiều cuộc hành quân trên diện rộng ở Tân Uyên,
Phước Vĩnh, Chiến khu Đ, Bến Cát, Châu Thành, hỗ trợ cho chương trình bình
định. Sau đó chúng tập trung lực lượng với qui mô cấp sư đoàn đánh sâu vào các
cụm căn cứ của ta, tìm diệt chủ lực (Sư đoàn 9 bộ binh) ở Chiến khu Đ. Địch sử
dụng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại như máy bay, pháo binh, xe tăng, rải
thảm chất độc hóa học triệt phá rừng căn cứ, nhằm gây ra cảnh đói nghèo cho đồng
bào vùng căn cứ, vùng giải phóng để chúng thực hiện âm mưu xúc tát gom lại dân
vào các ấp chiến lược mà chúng đổi tên thành ấp “Tân Sinh”.
Đứng trước những thử thách mới, Đảng bộ, quân và dân hai tỉnh (Thủ Dầu
Một và Phước Thành) phối hợp với bộ đội chủ lực đánh bại các cuộc hành quân
“tìm diệt” của quân Mỹ, kiên cường bám trụ chiến đấu kiên quyết làm thất bại âm
mưu và thủ đoạn “bình định” của địch, bảo vệ các căn cứ kháng chiến.
Đầu tháng 2/1966, Mỹ mở cuộc càn quét qui mô lớn vào Chiến khu Đ mang
tên “Hòn đá lăn” (Rolling Stone). Để uy hiếp tinh thần quân ta và tạo thuận lợi cho
55

lính viễn chinh Mỹ, tham gia cuộc hành quân, địch sử dụng lực lượng không quân,
pháo binh, kể cả dùng B52 ném bom rải thảm hàng ngàn tấn bom đạn xuống căn cứ,
đánh thẳng vào căn cứ của quân khu, tìm chủ lực, phá kho tàng, trạm vận chuyển
của ta trong căn cứ.
Bộ đội tỉnh Phước Thành cùng với du kích Tân Uyên phối hợp với lực lượng
Sư đoàn 9 tổ chức nhiều cánh quân nhỏ, gọn nhẹ liên tục tiến công, kết hợp đánh
mìn trái gây cho địch nhiều thiệt hại. Cuộc hành quân của địch bị bẻ gãy.
Ngày 7/3/1966, quân Mỹ mở cuộc hành quân “Thành phố bạc” (Silver City)
đánh vào Chiến khu Đ, đồng thời đưa Sư đoàn 5 ngụy triển khai lực lượng trên quốc
lộ 13, nhằm ngăn chặn chủ lực ta cơ động và làm lực lượng hỗ trợ cho kế hoạch
bình định các xã trên đường 13 từ thị xã Thủ Dầu Một đi Bến Cát. Do trong vùng
rừng núi sâu hầu như không có dân, Bộ tư lệnh quân khu 7 đã tổ chức cán bộ, nhân
viên, chiến sĩ các cơ quan trong căn cứ thành các đơn vị nhỏ, hoạt động giống như
du kích, dựa vào hệ thống chông mìn, giao thông hào, ụ chiến đấu đã chuẩn bị sẵn
để bảo vệ cơ quan, dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ chỉ huy tiền phương quân
khu. Sau một tuần quần nhau với bộ đội và du kích các cơ quan, không “tìm diệt”
được lực lượng cách mạng, lại bị tổn thất ngày càng tăng, ngày 15/3/1966, quân Mỹ
chấm dứt cuộc càn. Như vậy, tiếp theo cuộc hành quân “Hòn đá lăn”, cuộc hành
quân “Thành phố bạc” cũng bị thất bại.
Thắng lợi mùa khô 1965 – 1966 ở chiến khu Đ đã góp phần khẳng định khả
năng bảo vệ trước các cuộc hành quân qui mô của địch, đồng thời đem lại những
kinh nghiệm quí giá về phương thức chống hành quân càn quét lớn của địch trong
các vùng căn cứ rừng núi không dân.
Mặc dù có đầy đủ các ưu thế (không quân, hỏa lực, cơ giới, số lượng bộ
binh) nhưng cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966) của Mỹ đã bị quân
và dân miền Nam ta đập tan. Chính Đại sứ Mỹ Cacbot Logde đã phải thú nhận:
“Cuộc phản công không làm hao tổn Việt Cộng, không diệt được một đơn vị chính
quy nào của Việt Cộng, không ngăn chặn được du kích phát triển, hậu phương
không ổn định. Mỹ và ngụy nam Việt Nam vẫn bị động. Quân đội Sài Gòn giảm
56

chất lượng nhanh chóng, lực lượng Mỹ tăng cường bổ sung không kịp, khả năng
tiếp vận hạn chế, quân chính quy Việt Cộng cơ động” [66; tr.303].
Trên chiến trường của tỉnh (Thủ Dầu Một và Phước Thành) cả hai gọng kìm
“tìm diệt” và “bình định” của Mỹ ngụy đều bị bẻ gãy. Thế trận tiến công địch ở cả
ba vùng, ba mũi được giữ vững và phát triển. Hệ thống căn cứ địa cách mạng của
tỉnh, huyện tuy địch đánh phá bom đạn ác liệt nhưng ta đã kịp củng cố, xây dựng,
chuẩn bị cho các cuộc chiến đấu về sau.
Cuối tháng 3/1966, Trung ương Cục miền Nam mở Hội nghị lần thứ tư nhằm
kiểm điểm đánh giá lại tình hình các chiến trường sau khi đánh bại cuộc phản công
mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966) của Mỹ. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ của Cách
mạng miền Nam, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Hội nghị đưa ra là “hết
sức chú trọng vấn đề sản xuất tiết kiệm, bồi dưỡng sức dân, xây dựng căn cứ địa,
từng bước hoàn chỉnh những vùng chiến lược” [2; tr.446].
Cuối tháng 4/1966 tại căn cứ Bà Tòng xã Long Nguyên, Hội nghị Tỉnh ủy
mở rộng được tổ chức. Tỉnh ủy đã đưa ra đường lối chỉ đạo phải xác định căn cứ
không chỉ là hậu phương đơn thuần mà còn là pháo đài phòng ngự và tiến công tiêu
diệt quân thù. Do đó, từng cơ quan đơn vị, từng huyện, từng xã phải thường xuyên
củng cố căn cứ chiến đấu, xây dựng những căn cứ chiến đấu sát nách địch, đánh
địch ngay tại căn cứ của chúng.
Tháng 9/1966, Mỹ ngụy bắt đầu cuộc phản công mùa khô lần thứ 2 (1966 –
1967). Quyết giành được một thắng lợi quyết định, lần này Mỹ ngụy dồn vào cuộc
phản công một lực lượng lớn hơn, thời gian dài hơn, nhưng với mục tiêu hạn chế
hơn, chỉ tập trung phản công trên một hướng chủ yếu là Miền Đông Nam Bộ. Suốt 6
tháng mùa mưa năm 1966, Mỹ dùng chất độc hóa học cho máy bay B52 ném bom
rải thảm xuống nhiều vùng rộng lớn ở Chiến khu Đ, Bến Cát, Dầu Tiếng.
Trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một, cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ
II (1966 – 1967) của địch bắt đầu bằng cuộc càn Cedarfalls đánh vào khu Nam Bến
Cát và một số xã dọc sông Sài Gòn của Củ Chi. Với một lực lượng quân rất
hùng hậu được huy động nhằm thực hiện đánh phá căn cứ, tiêu diệt cơ quan đầu não
57

Khu ủy Sài Gòn – Gia Định và Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, triệt phá bàn đạp, hành lang
dọc sông Sài Gòn, đồng thời tiến hành bình định gom dân, củng cố lại thế phòng thủ
ở phía tây bắc Sài Gòn. Đây là cuộc hành quân lớn nhất trong mùa khô 1966 – 1967
của Mỹ.
Để tạo thế bất ngờ nghi binh, trước khi tiến hành cuộc hành quân, địch mở
một số cuộc hành quân đánh vào địa bàn của tỉnh như cuộc hành quân đánh vào
chiến khu Đ, dọc hai bên sông Sài Gòn và đông bắc Dầu Tiếng vừa đánh phá căn cứ
ta vừa hỗ trợ cho quân ngụy thực hiện kế hoạch gom dân bình định.
Tại địa đạo ba xã Tây Nam, Bến Cát, sau hàng loạt mưa bom và phi pháo
hủy diệt, ngày 6/1/1967 địch bắt đầu cho xe tăng và bộ binh càn vào ba xã Tây
Nam. Dựa vào hệ thống địa đạo ngay từ đầu cuộc càn, lực lượng vũ trang của quân
khu, huyện và dân quân du kích 3 xã Tây Nam đã bám trụ vững chắc, dũng cảm
chiến đấu gây cho địch thiệt hại nặng nề. Mặc dù vậy, địch vẫn tiếp tục càn quét với
ý đồ phá hủy địa đạo và thực hiện được một số mưu đồ thâm độc triệt phá hầu hết
làng mạc, nhà cửa của nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, cuộc hành quân càn quét
của địch đã bị quân và dân 3 xã Tây Nam và các xã phụ cận bẻ gãy, ta tiêu diệt và
làm bị thương 1.265 tên Mỹ, 54 lính chư hầu, phá hủy và làm hư hại nặng 72 xe M.
113, bắn rơi 12 máy bay các loại [8; tr.110].
Tại Lái Thiêu, từ đầu năm 1967, địch thay đổi thủ đoạn đánh phá vào khu
Thuận An Hòa: đêm, bắn pháo cầm canh suốt đêm làm cho ta căng thẳng, đi lại hoạt
động khó khăn; ban ngày, chúng dùng xe tăng càn từng khu vực rừng, ủi phá từng
căn cứ, từng công sự chiến đấu, nhằm triệt phá từng lõm rừng, đánh bật ta ra khỏi
địa bàn Thuận An Hòa.
Hầu hết các khu rừng ở căn cứ Thuận An Hòa bị bom đạn, xe tăng ủi phá
nặng nề, địa hình trống trải làm cho cán bộ, chiến sĩ ta bám trụ, đi lại ăn ở và hoạt
động rất khó khăn. Trước tình hình đó, Huyện ủy nhận định: ta sẽ không giữ được
lâu dài Thuận An Hòa và xác định chủ động xây dựng căn cứ dự bị ở khu phố
Búng, An Thạnh, An Sơn. Ở khu Thuận An Hòa huyện sử dụng một bộ phận lực
lượng vũ trang và đội du kích Thuận Giao, bám địa đạo căn cứ Cây Sanh chiến đấu,
58

ngăn chặn địch ủi phá rừng. Đến cuối năm 1967, rừng căn cứ Thuận An Hòa bị thu
hẹp, nhưng căn cứ ở trong dân trong các ấp chiến lược càng mở rộng thêm. Đó là
điều kiện thuận lợi cho các đơn vị lực lượng vũ trang của huyện luôn được củng cố,
xây dựng và phát triển, tiếp tục bám trụ chiến đấu giành thắng lợi lớn hơn.
Với phương châm Đảng bám dân, dân bám đất, bộ đội, du kích bám địch, tấn
công địch bằng ba mũi giáp công (quân sự, chính trị và công tác binh vận), ở cả ba
vùng (vùng căn cứ, vùng tranh chấp trong các thị xã, thị trấn) với nhiều hình thức
phong phú, sáng tạo; Đảng bộ, quân và dân của tỉnh đã tiêu hao, tiêu diệt, làm tan rã
nhiều sinh lực, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch, cùng quân dân toàn
miền đánh bại cuộc phản công chiến lược lần hai (mùa khô 1966 – 1967) của Mỹ.
Sau thất bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 –
1967, Mỹ ngụy đã mất quyền chủ động chiến lược, phải bị động đối phó với hoạt
động của ta.
Nửa cuối năm 1967, toàn bộ các căn cứ của miền Đông Nam Bộ bước vào
chuẩn bị thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng (được chính thức khẳng định
trong nghị quyết Bộ chính trị tháng 12/1967): “Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa
để giành thắng lợi quyết định”, đập tan ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Trung
ương Đảng, quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu chọn Nam Bộ và Trị Thiên
– Quảng Đà là các chiến trường chính của Tổng công kích – tổng khởi nghĩa, trong
đó trọng điểm là Sài Gòn, Huế và các thành phố lớn.
Ở miền Đông Nam Bộ, phương án Tổng công kích – tổng khởi nghĩa của
Trung ương cục và Bộ chỉ huy Miền là: Sử dụng toàn bộ lực lượng biệt động thành
phố, nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu trọng yếu trong nội đô làm tê liệt sự đề
kháng của địch; chốt chặn vững các đầu cầu để chờ các tiểu đoàn mũi nhọn và lực
lượng thanh niên sinh viên đến tiếp ứng, mở rộng phạm vi kiểm soát phát động
nhân dân khởi nghĩa. Trong khi đó, các đơn vị chủ lực chặn đánh địch ở vòng ngoài,
tiêu diệt một bộ phận địch và ngăn chặn chủ lực Mỹ - ngụy cơ động về Sài Gòn cứu
nguy, đồng thời nhanh chóng tiến đánh nội ô, giành quyền làm chủ Sài Gòn – Gia
Định.
59

Để thực hiện cuộc Tổng công kích – tổng khởi nghĩa với trọng điểm là Sài
Gòn – Gia Định, Bộ chỉ huy Miền giải thế các Quân khu ở miền Đông Nam Bộ,
thành lập 6 phân khu. Các phân khu 1,2,3,4,5 được bố trí như 5 mũi tên từ 5 hướng
nhắm vào Sài Gòn với mũi nhọn là các quận huyện của Sài Gòn – Gia Định và đuôi
là các huyện của các tỉnh lân cận. Mỗi phân khu đều có các căn cứ và vùng giải
phóng làm chỗ dựa về cung cấp hậu cần, tập kết lực lượng và làm bàn đạp tiến công
vào Sài Gòn. Theo đó, phân khu 1 có căn cứ địa đạo Củ Chi, căn cứ Long Nguyên,
Nam Bến Cát (Bình Dương), phân khu 5 dựa lưng vào chiến khu Đ, các lõm căn cứ
ở Lái Thiêu, Dĩ An. Bám theo hệ thống căn cứ, trên các đường hành lang cũ và mới
được thiết lập, các đoàn hậu cần cùng dân công đi trước một bước tải lương thực,
đạn dược về các cụm kho bao quanh Sài Gòn. Trên mỗi hướng, hệ thống kho tang,
đường hành lang vận tải ngang dọc, phía sau ra phía trước đều có cơ sở hậu cần tại
chỗ phối hợp. Đến tháng 1/1968, kết hợp hậu cần khu vực với hậu cần nhân dân
(thu mua trong dân và nhờ dân cất giấu), trên địa bàn phân khu ta đã có 1500 tấn
lương thực, 750 tấn vũ khí, đạn dược được bố trí các kho ở chiến khu Đ và cất giấu
rải rác trong dân.
Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân
1968 bắt đầu nổ ra trên toàn phân khu (cùng với toàn miền Nam). Lực lượng vũ
trang cách mạng đồng loạt tiến công vào hầu hết các thành phố, thị xã, trọng điểm là
Sài Gòn, kết hợp với những cuộc nổi dậy của quần chúng ở một số địa phương. Đợt
I của cuộc tiến công diễn ra từ 31/1 đến 28/2/1968. Trước qui mô của cuộc tiến
công, mặc dù đã có đề phòng, quân Mỹ - ngụy thoạt đầu vẫn lâm vào tình thế bị
động chống đỡ lung túng. Chính quyền cơ sở của ngụy ở nhiều xã, ấp tự động tan rã
do bọn tề ngụy, cán bộ bình định sợ hãi bỏ chạy, một số ấp khác du kích hỗ trợ cho
nhân dân nổi dậy làm chủ.
Tuy nhiên, do cần tập trung sức thực hiện thắng lợi cuộc Tổng công kích –
tổng khởi nghĩa, nhiều đơn vị bộ đội địa phương huyện và du kích xã bị đôn lên
thành lập các tiểu đoàn mũi nhọn, bị tổn thất một bộ phận không nhỏ do phải đánh
vào các khu vực địch đang rất mạnh nên lực lượng vũ trang còn lại ở các địa
60

phương quá mỏng yếu, khó đủ sức bảo vệ vùng giải phóng và duy trì thế trận chiến
tranh nhân dân trên vùng nông thôn. Ngay sau đợt 1 cuộc Tổng tiến công Mậu
Thân, Mỹ - ngụy đã phát hiện được yếu điểm trên của lực lượng cách mạng nên bên
cạnh việc ra sức phản kích đẩy lùi ta ra xa các đô thị , địch nhanh chóng thực hiện
các chiến dịch bình định cấp tốc, bình định đặc biệt vùng nông thôn nhằm “cố gắng
giải tỏa và tái chiếm cho kì hết các khu vực còn bị chiếm đóng hoặc bỏ ngỏ càng
sớm, càng hay” [Dẫn theo 52; tr.93], thực hiện chỉ tiêu “làm tê liệt căn cứ Việt cộng
trong năm 1968”[Dẫn theo 52; tr.93].Từ tháng 3/1968, Mỹ từ bỏ chiến lược phản
công “tìm diệt” sang chiến lược phòng ngự “quét và giữ” nhằm đẩy lực lượng ta ra
xa vành đai phòng thủ bảo vệ Sài Gòn, bao gồm các tỉnh Long An, Hậu Nghĩa, Thủ
Dầu Một, Biên Hòa để giải tỏa vùng ven đô, đánh phá căn cứ của ta và ngăn chặn ta
mở những cuộc tấn công vào thành phố, hỗ trợ cho quân ngụy đẩy mạnh bình định
gom dân quyết liệt hơn. Trong khi đó lực lượng cách mạng vẫn tiếp tục các đợt tiến
công thứ 2 (5/5 – 18/6/1968) và thứ 3 (17/8 – 28/9/1968) vào các đô thị và hậu cứ
địch, không nhạy bén chuyển hướng chống bình định, giữ nông thôn, nên đến cuối
1968, địch đã chiếm lại hầu hết số ấp lực lượng cách mạng giải phóng được trong
đợt Tổng tiến công và có nơi còn lấn sâu vào vùng giải phóng. Lực lượng cách
mạng mất dần một số lõm căn cứ bàn đạp quanh Sài Gòn, ở Thủ Dầu Một là Tân
Uyên, Dĩ An, Lái Thiêu. Vùng giải phóng và căn cứ bắt đầu rơi vào thời kì khó
khăn mới.
Như vậy, sau khi chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, Mỹ ngụy
chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đưa gần nửa triệu quân Mỹ
vào tham chiến ở miền Nam. Miền Đông Nam Bộ trong đó có Thủ Dầu Một trở
thành nơi đụng độ lớn nhất, có tính chất quyết định giữa ta và địch. Qui mô và
cường độ của cuộc chiến tranh tăng vọt. Để đối phó với những thử thách hết sức to
lớn của giai đoạn chiến tranh mới, lực lượng cách mạng đã tập trung nỗ lực thực
hiện hai nhiệm vụ trọng tâm, tổ chức lại hệ thống căn cứ, phát triển thế trận chiến
tranh nhân dân trên cả ba vùng rừng núi, nông thôn, đô thị, đánh bại các cuộc hành
quân qui mô lớn nhất của địch, đồng thời tăng cường xây dựng tiềm lực cho các căn
61

cứ, phục vụ tốt cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Cuộc tổng
tiến công tuy không đạt được mục tiêu chiến lược mong muốn, nhưng đã làm phá
sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang
chiến tranh, chịu ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari, chuyển chiến lược “chiến
tranh cục bộ” sang “phi Mỹ hóa” chiến tranh, bắt đầu rút dần quân Mỹ về nước.
Thắng lợi của cách mạng miền Nam năm 1968 là rất to lớn, nhưng tổn thất về lực
lượng cũng không nhỏ, để lại hậu quả nặng nề đối với những căn cứ địa, và chúng
ta cần phải có thời gian phục hồi lại.
2.4. Khôi phục, củng cố và xây dựng căn cứ địa cách mạng, góp phần
đánh thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ - ngụy (từ đầu
1969 đến 27/1/1973)
2.4.1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ - ngụy và tình hình
căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương trong điều kiện mới
Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân đã buộc chính phủ Mỹ phải thay đổi
chủ trương chiến lược ở Việt Nam.
Tháng 6/1969, Richard Nixon, công bố chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” sẽ thay thế cho chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Việt Nam. Từ năm 1969
đến năm 1972 là thời kỳ Mỹ ngụy dành những nỗ lực lớn nhất để thực hiện bằng
được chiến lược này, tạo thuận lợi cho quân Mỹ nhanh chóng rút khỏi miền Nam
Việt Nam.
Để thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ ngụy sử dụng sức
mạnh tối đa của bom đạn, rải chất độc hóa học có tính chất hủy diệt, kết hợp với
những thủ đoạn quân sự, chính trị, kinh tế, chiến tranh tâm lý, tình báo, gián điệp
tạo thành một thứ phản cách mạng hết sức tàn bạo, thâm độc để tiến hành bình định
nông thôn miền Nam. Chúng tổ chức “úp bộ” quần chúng vào các tổ chức chính trị
xã hội phản động, nhằm buộc người này kiểm soát người kia trong từng thôn ấp,
từng gia đình, thực hiện việc triệt phá cơ sở cách mạng trong nhân dân, triệt phá sự
tiếp tế của quần chúng nhân dân trong cách mạng. Chúng tìm cách tiêu hao, đẩy lùi
lực lượng vũ trang ta ra xa thành phố, đánh phá căn cứ, triệt phá cơ sở hậu cần, đối
62

phó với những đòn tiến công của ta, xóa bỏ cơ sở hạ tầng của cách mạng, giành dân,
giành đất, nới rộng vùng kiểm soát, thiết lập và củng cố cơ sở hạ tầng của chúng.
Miền Đông Nam Bộ là chiến trường uy hiếp trực tiếp Sài Gòn từ hướng bắc,
được Mỹ ngụy xác định là chiến trường trọng điểm. Lấy Sài Gòn là trung tâm, địch
hình thành ba tuyến phòng thủ: tuyến ven đô, tuyến giữa và tuyến biên giới. Trên
hướng bắc, tuyến giữa là một vòng cung bao gồm cả khu vực Dầu Tiếng, Bến Cát,
Lai Khê, Phước Vĩnh, Tân Uyên, Phú Lợi, là địa bàn cơ động quan trọng nhất, là
vành đai vừa ngăn chặn, vừa làm vị trí xuất phát tiến công ta; đây là địa bàn có ý
nghĩa chiến lược cho cả ta và địch trong suốt cuộc chiến tranh. Địch ưu tiên số một
cho tuyến trung gian này trong bố trí sử dụng lực lượng thực hiện bình định và càn
quét.
Với âm mưu trên, ngay từ cuối năm 1968, trên địa bàn Phân khu 5 cũng như
hai huyện Bến Cát, Dầu Tiếng (thuộc phân khu 1), các vùng căn cứ của ta như chiến
khu Đ, căn cứ Thuận An Hòa, địch phản kích quyết liệt dùng bom, pháo, rải thảm
chất độc hóa học ở cả vùng ven, vùng trung tuyến và căn cứ phía sau của ta. Qua
các đợt phản kích và bình định cấp tốc của Mỹ ngụy trong năm 1968, phần lớn các
căn cứ ven đô thị và nhiều vùng căn cứ, vùng giải phóng ở nông thôn đã bị địch
chiếm lại. Tình hình trên đã phá vỡ thế trận liên hoàn trên ba vùng đô thị, nông
thôn, rừng núi được xây dựng. Việc địch phân bố hoạt động theo 3 tuyến, đặc biệt
coi trọng tuyến trung gian và công tác bình định ở vùng đệm giữa đô thị và rừng
núi, thực sự càng khoét sâu hơn khó khăn này của lực lượng cách mạng. Nhiều đơn
vị vũ trang mất chỗ dựa khi lùi khỏi vùng đô thị nên đầu năm 1969 đã không bám
được vào ven đô.
Tình hình hệ thống căn cứ giai đoạn này nằm trong khó khăn chung. Từ đầu
năm 1969, quân Mỹ ngụy ra sức tận dụng những lợi thế mới giành được và khai
thác triệt để những bất lợi của lực lượng cách mạng. Trên cả 3 vùng thuộc 3 tuyến
phòng ngự, quân Mỹ và ngụy liên tục hành quân càn quét. Sau năm 1968 chiếm lại
được những xã ấp mới bị mất, thì mục tiêu hành quân của Mỹ ngụy lúc này là vùng
căn cứ và vùng giải phóng. Chưa giai đoạn nào trong chiến tranh bom đạn và chất
63

độc hóa học được sử dụng rộng rãi với khối lượng lớn như năm 1969, 1970. Mỹ
ngụy ném bom, bắn pháo và rải chất độc hóa học làm rụng lá cây trên tất cả những
vùng địch chưa kiểm soát, đặc biệt là ở các vùng căn cứ và vùng giải phóng. Bom
đạn khốc liệt khiến phần lớn dân còn sống trong vùng cách mạng buộc phải tạm
lánh sang vùng địch kiểm soát. Nhiều vùng căn cứ cách mạng bị khai quang, địa
hình trở nên trơ trọi, trống trải. Trên những vùng căn cứ địa hình còn rậm rạp,
không quân Mỹ thả xuống vô số các loại “cây nhiệt đới”, thực chất là các máy thu
tiếng động để phát hiện các cơ quan, hành lang di chuyển báo cho các máy bay đến
bắn phá. Trên tuyến phòng thủ vòng ngoài, trong đó có chiến khu Đ, quân Mỹ đề ra
một chiến thuật mới gọi là “căn cứ hỏa lực”. Căn cứ hỏa lực này là những cứ điểm
không cố định, địch có thể lập được ngay giữa vùng rừng núi chỉ trong một ngày
bằng trực thăng vận tải và cần cẩu. Các căn cứ này được trang bị hỏa lực rất mạnh,
được bảo vệ vững chắc bởi hệ thống ra đa hiện đại… Do tính chất không cố định,
vững chắc và hỏa lực mạnh, các “căn cứ hỏa lực” được Mỹ sử dụng để ngăn chặn
các hành lang vận chuyển của ta từ vùng biên giới vào sâu nội địa miền Đông Nam
Bộ, tập trung chủ yếu ở các khu vực hành lang sông Sài Gòn, sông Bé, sông Vàm
Cỏ Đông. Bên cạnh đó, các “căn cứ hỏa lực” còn là những chốt điểm ngày càng lấn
sâu vào căn cứ cách mạng. Từ các “căn cứ hỏa lực”, các đơn vị biệt kích Mỹ lùng
sục sâu vào vùng căn cứ phát hiện đánh phá các cơ quan, kho tàng, hành lang vận
chuyển. Vùng căn cứ lớn trở thành vùng xen kẽ giữa ta và địch khiến các hoạt động
hết sức khó khăn. Tại địa phận chiến khu Đ, Thuận An Hòa mọi sinh hoạt đều phải
di chuyển xuống hầm.
Phối hợp với các biện pháp quân sự, quân Mỹ ngụy ráo riết phong tỏa kinh
tế, kiểm soát gắt gao mọi vận chuyển lương thực cũng như mức tiêu thụ từng ngày,
từng tháng của nhân dân các vùng xung quanh các căn cứ, kết hợp với máy bay và
pháo bắn phá, biệt kích thường xuyên phục kích trên các hành lang vận chuyển. Do
chiếm được vùng nông thôn và vùng ven căn cứ, địch thực hiện phong tỏa kinh tế
có hiệu quả hơn những năm trước, lực lượng hậu cần căn cứ rất khó mua được
lương thực và bị tổn thất nhiều trong khi làm nhiệm vụ. Tất cả các căn cứ đều bị
64

lâm vào cảnh thiếu đói… Lợi dụng khó khăn nhiều mặt của lực lượng cách mạng,
Mỹ ngụy đẩy mạnh chiến tranh tâm lý. Trực thăng Mỹ hàng ngày quần đảo trên các
vùng căn cứ rải truyền đơn trắng mặt đất, phát loa kêu gọi chiêu hồi, mượn lời của
những tên đã đầu hàng để dụ dỗ. Sống giữa hoàn cảnh ác liệt, gian khổ, thiếu đói, kề
cận với cái chết và niềm tin phần nào bị giảm sụt trước khó khăn, một số cán bộ,
chiến sĩ ở vùng căn cứ đã bị lung lạc tinh thần, ra đầu hàng địch, khai báo các bí
mật về căn cứ, lực lượng. Tuy số này chỉ chiếm một bộ phận nhỏ, song đây là thời
kì số cán bộ, chiến sĩ bị chiêu hồi chiếm tỉ lệ cao nhất trong cuộc chiến tranh. Tình
hình đó làm chồng chất thêm khó khăn, tổn thất cho các căn cứ.
Nhưng khó khăn chưa dừng lại tại đây. Đầu năm 1970, với ý đồ dồn các căn
cứ của Nam Bộ vào thế cùng, Mỹ quyết định mở rộng chiến tranh sang Campuchia,
mở thêm một mặt trận mới bên kia biên giới phối hợp với mặt trận tiến công từ Việt
Nam lên, ép các căn cứ đầu não ở Nam bộ giữa hai gọng kìm và tiêu diệt, chặn
đứng hoàn toàn mọi nguồn chi viện vào nội địa Nam Bộ, cô lập và thủ tiêu các căn
cứ còn lại trong nội địa, tiến tới bảo đảm an ninh hoàn toàn cho Nam Bộ, nhanh
chóng rút quân Mỹ về nước. Với ý đồ trên, ngày 18/3/1970, Mỹ giật dây cho phái
thân Mỹ trong chính phủ Hoàng gia Campuchia, đứng đầu là Lonnon làm đảo chính
lật đổ chính quyền Xihanuc. Sau khi Lonnon nắm được chính quyền, Mỹ nhanh
chóng phát triển quân đội Ngụy Campuchia, trang bị cho đội quân này các loại vũ
khí tối tân, hiện đại nhằm biến đội quân này thành gọng kìm thứ hai tiêu diệt lực
lượng cách mạng Việt Nam. Hậu quả trực tiếp đầu tiên của cuộc đảo chính ở
Campuchia gây ra cho các căn cứ là cắt đứt con đường chi viện vũ khí lớn nhất từ
Bắc vào qua cảng Xihanucvin, phối hợp với đảo chính ở Campuchia, Mỹ ngụy Sài
Gòn dàn quân tiến công vào những nơi phát hiện được có căn cứ cách mạng.
2.4.2. Xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng, góp phần đánh thắng
chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
Trước tình hình phản kích quyết liệt của địch, tháng 7/1969, Trung ương Cục
tổ chức Hội nghị lần thứ 9 đã đề ra nhiệm vụ của quân dân miền Nam: “Khẩn
trương xây dựng lực lượng quân sự và chính trị, phát triển thế tiến công chiến lược
65

một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ trên cả 3 vùng chiến lược, đánh bại chiến
lược: “quét và giữ”, chính sách bình định và mục tiêu, biện pháp phòng ngự của
địch, đánh bại âm mưu kết thúc chiến tranh trên thế mạnh và chủ trương “phi Mỹ
hóa” chiến tranh của địch”[11; tr. 481 – 482].
Tháng 6/1970, Bộ Chính trị Trung ương ra Nghị quyết về “tình hình mới ở
bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ của chúng ta”. Nghị quyết đã nhấn mạnh “hết
sức tích cực xây dựng hậu phương tại chỗ, mở rộng và củng cố căn cứ địa vững
mạnh trên các chiến trường”[40; tr.209] là một trong những nhân tố quyết định
quan trọng bậc nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến ở miền Nam; đồng thời
phải “ra sức làm tốt công tác hậu cần” [40; tr.209].
Từ tình hình thực tế và từ chỉ đạo của Bộ Chính trị cũng như Trung ương
cục, các căn cứ ở Thủ Dầu Một mặc dù thời gian này bị rơi vào tình thế bị cô lập
nhưng vẫn tiếp tục được duy trì bởi các đơn vị còn lại của các Phân khu, các đoàn
hậu cần thu gọn và lực lượng cách mạng của các cấp tỉnh, huyện, xã. Do địa hình bị
tàn phá trơ trụi nên việc bám trụ ở các địa bàn căn cứ đều phải thực hiện bằng các
hầm bí mật. Ban ngày, hầu hết các cán bộ, chiến sĩ đều ở dưới hầm, ban đêm lực
lượng cách mạng mới bung ra hoạt động: tập kích tiêu diệt bọn ác ôn, tề vệ, đồn bốt
địch, gây dựng lại các cơ sở cách mạng trong vùng địch, vận động nhân dân chống
kìm kẹp gắt gao, đòi tự do đi lại làm ăn; thu mua lương thực, thực phẩm,…
Năm 1970, lợi dụng Mỹ ngụy dồn sức lên chiến trường biên giới, cùng với
các lực lượng cách mạng bám trụ tại miền Đông Nam Bộ, quân và dân ta trong các
căn cứ địa ở Thủ Dầu Một đã đẩy mạnh hoạt động chống bình định. Do không được
chi viện bổ sung quân số và vũ khí nên kết quả chống bình định còn hạn chế, địch
vẫn chiếm thêm đất và dân ở một số vùng tranh chấp và vùng giải phóng, nhưng sự
có mặt của các cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang trên các vùng căn cứ cũng đã
ngăn chặn được bước tiến bình định của địch, làm chậm quá trình bị địch thu hẹp
cũng như tràn ngập vào các vùng căn cứ, giữ vững những vùng đất chiến lược quí
báu còn lại, làm bàn đạp cho quá trình khôi phục thế trận chiến tranh nhân dân ở
tỉnh khi có thời cơ. Đặc biệt, trong thời kì này bộ đội và du kích đã sáng tạo ra một
66

hình thức bám trụ, chống bình định gọi là các “bãi tử địa”. “Bãi tử địa” là những
lõm căn cứ du kích được bao bọc bởi các bãi chông, mìn dày đặc. Mặc dù địch có
ưu thế hoàn toàn về hỏa lực, quân số và ở thế bao vây xung quanh, nhưng các “bãi
tử địa” công khai này lại thường khiến quân địch không dám lùng sục sâu, nhờ vậy
hạn chế tổn thất cho bộ đội và du kích bám trụ hoạt động. Hình thức lõm du kích
này được vận dụng khá rộng rãi ở các địa phương.
Trung tuần tháng 11/1970, Thường vụ phân khu ủy Phân khu 5 họp đề ra
nhiệm vụ hoạt động mùa khô năm 1970 – 1971 cho Đảng bộ, quân và dân phân khu.
Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình địch, ta và chấp hành nhiệm vụ của
trên, Hội nghị thường vụ Phân khu ủy Phân khu 5 đã xác định nhiệm vụ quân sự
mùa khô 1970 – 1971 của phân khu là: “Tập trung mọi lực lượng chính trị, vũ
trang, binh vận phục vụ cho đánh phá bình định, làm lỏng, rã bộ máy kìm kẹp của
địch với diện rộng lớn hơn, nâng cao và củng cố quyền làm chủ của ta lên một
bước. Khôi phục và phát triển thực lực của thị xã, thị trấn, giữ vững vùng giải
phóng và căn cứ phía sau, nhất là ổn định sản xuất, đời sống tinh thần; làm cho thế
và lực trong phân khu có chuyển biến cụ thể, nhất là vùng trung tuyến đông dân,
làm cho thế lực địch sụt xuống một bước, đánh bại kế hoạch mùa khô của địch, tạo
điều kiện tốt phối hợp với chiến trường chung đánh bại một bước âm mưu “Việt
Nam hóa chiến tranh” của địch, làm cơ sở để thay đổi cục diện theo phương châm
kiên trì chiến đấu lâu dài, đánh lui địch từng bước,giành thắng lợi từng phần tiến
lên giành thắng lợi quyết định” [89; tr.11].
Quán triệt chỉ thị 01/CT/71 của Trung ương Cục về nhiệm vụ đánh bại một
bước cơ bản chương trình bình định của địch, giành quyền làm chủ ở xã ấp, Phân
khu ủy chỉ đạo các địa phương phải chuyển hướng toàn diện để đánh phá bình định
gắn liền với yêu cầu xây dựng, phát triển thực lực; xây dựng cơ sở, mở ra nhiều lõm
chính trị, lõm du kích, tạo thế đứng và hoạt động của lực lượng địa phương đánh
phá bình định giành quyền làm chủ ở những mức độ khác nhau. Bộ chỉ huy Phân
khu 5 đã tăng cường các đội công tác xuống các địa bàn, đặc biệt là các địa bàn
vùng căn cứ, phối hợp với lực lượng địa phương diệt ác, gỡ thế kìm cho dân.
67

Tại căn cứ Thuận An Hòa, Huyện ủy Lái Thiêu chỉ đạo sử dụng đại đội C63
(còn hơn 20 đồng chí) phân tán trên địa bàn Thuận An Hòa, Bình Nhâm, An Sơn,
cùng tiểu đội đặc công thủy của Phân khu đưa xuống, phối hợp cùng du kích các xã
đánh diệt bọn ác ôn, bình định, hỗ trợ quần chúng đấu tranh, mở rộng các lõm chính
trị; giữ vững và củng cố được các lõm căn cứ ở An Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm,
Thuận An Hòa, nối dài lên căn cứ Hố Đá (xã Tân Phước). Hành lang từ Tân Phước
qua Bình Chuẩn xuống khu Thuận An Hòa, xuống địa bàn Nam Lái Thiêu được
khôi phục. Thuận An Hòa được giữ vững, tạo điều kiện cho lực lượng của Phân khu
xuống đứng chân phối hợp với lực lượng vũ trang của huyện hoạt động đánh phá
bình định, xây dựng cơ sở, mở ra các lõm chính trị, thúc đẩy phong trào chống phá
bình định, từng bước gỡ kìm cho dân trên địa bàn vùng ven.
Trên chiến trường miền Đông, lúc này quân viễn chinh Mỹ tiếp tục rút quân.
Chiến khu Đ lúc này còn khoảng 2 đến 3 tiểu đoàn Mỹ với tâm lý đang trông chờ về
nước, hoạt động càn quét mức độ đánh phá bằng bom, pháo, biệt kích giảm hẳn.
Đây là cơ hội để lực lượng vũ trang trong căn cứ đẩy mạnh hoạt động.
Để giữ địa bàn căn cứ, đồng thời tạo hành lang vận chuyển, Trung ương Cục
và Quân ủy Miền chỉ đạo mở đợt tiến công vào các căn cứ quân sự địch ở vùng ven
chiến khu, diệt các cụm dã chiến địch đóng trong căn cứ. Song song với tiến công,
căng kéo địch, phân khu ủy chỉ đạo đẩy mạnh công tác sản xuất trong căn cứ, đồng
thời các đường vận chuyển hành lang, các tuyến giao liên từ bắc chiến khu với đoàn
hậu cần phía sau cũng được xây dựng.
Đầu năm 1972, các căn cử ở Phân khu Thủ Biên cùng với miền Đông Nam
Bộ tích cực chuẩn bị cho một cuộc tiến công chiến lược, thực hiện chủ trương của
Trung ương Đảng: “Giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ
phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua”[23; tr.231]. Thực hiện
chủ trương của Bộ Chính trị, tháng 6/1971, Quân ủy Trung ương đã chuẩn bị mở
cuộc tiến công chiến lược năm 1972 tập trung mọi cố gắng, đẩy mạnh tiến công
quân sự và chính trị trên cả 3 vùng chiến lược ở miền Nam, làm lay chuyển tận gốc
chính quyền địch tạo ra bước chuyển biến cơ bản làm thay đổi hẳn cục diện chiến
68

tranh. Đòn tiến công của quân chủ lực sẽ nhằm vào 3 hướng: Trị Thiên, Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên. Trong đó, Đông Nam Bộ là hướng tiến công chủ yếu. Chiến
trường Đông Nam Bộ được chọn làm chiến trường chính với mục tiêu giải phóng
một số khu vực quan trọng thuộc ba tỉnh Bình Long, Tây Ninh, Phước Long, lấy
đường 13 làm hướng chủ yếu. Chiến dịch được mang tên chiến dịch Nguyễn Huệ.
Phối hợp với chiến dịch Nguyễn Huệ, các địa phương khác đẩy mạnh chống bình
định, phá kềm kẹp, kềm chân địch.
Để tập trung sức cho cuộc tiến công chiến lược, Bộ chỉ huy Miền đã giải thể
các Quân khu căn cứ ở Campuchia, chuyển lại thành các Đoàn Hậu Cần khu vực,
với nhiệm vụ vươn sâu vào nội địa Việt Nam, tạo lập các cơ sở hậu cần dự trữ trên
địa bàn chiến dịch và các phân khu, đảm bảo lương thực và vũ khí cho lực lượng vũ
trang trên các hướng tiến công. Theo đó, Đoàn 210 bố trí dọc biên giới phía bắc Lộc
Ninh – Bù Đốp phát triển xuống lập các căn cứ hậu cần ở vùng Trà Thanh, Hớn
Quản (Bình Long) đông quốc lộ 13 và tiếp tục vận chuyển xuống Đoàn 814 ở Mã
Đà (chiến khu Đ). Đoàn 235 đứng chân trên các căn cứ ở Dầu Tiếng, Bà Nhã dọc
sông Sài Gòn. Đoàn 814 có 3 cánh hậu cần trên khu vực từ phía đông quốc lộ 13
đến đông sông Đồng Nai…
Dựa vào hệ thống hành lang và căn cứ, hậu cần các phân khu trong đó có
phân khu Thủ Biên (được thành lập vào tháng 5/1971) đã tạo ra được hàng chục
ngàn tấn hàng dự trữ, đủ đảm bảo cho chiến dịch tấn công qui mô lớn nhất từ trước
tới nay trên hướng chính và các hoạt động chống bình định trên các hướng phối hợp
trong suốt năm 1972. Hệ thống hành lang và căn cứ giúp cho bộ đội di chuyển cơ
động những đơn vị lớn mà vẫn giữ được bí mật, bất ngờ, góp phần rất lớn vào thắng
lợi.
Cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972 ở phân khu Thủ Biên nói riêng và
Đông Nam Bộ nói chung chưa cao, có những hạn chế do chưa tận dụng hết thời cơ
nhưng đã đáp ứng được các yêu cầu chiến lược đề ra như tiêu diệt nhiều sinh lực
định, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đối với vấn đề xây dựng căn cứ
địa, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã khôi phục lại hệ thống căn cứ như trước
69

năm 1968, nhưng với thế vững chắc hơn.Hình thành những vùng căn cứ giải phóng
rộng lớn ở khu vực Chiến khu Đ, Thuận An Hòa, Bến Cát, Dầu Tiếng, Dĩ An.
2.5. Xây dựng, củng cố, phát triển căn cứ địa cách mạng, đóng góp vào
sự thực hiện thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải
phóng toàn tỉnh, góp phần giải phóng miền Nam (1973 – 1975)
2.5.1. Tình hình sau Hiệp định Paris (tháng 1/1973) và chủ trương của Đảng
về căn cứ địa cách mạng trong tình hình mới
Hiệp định Paris được kí kết đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp
chống Mỹ cứu nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta tiếp tục đẩy mạnh
cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trên chiến trường, xét tương quan lực lượng giữa ta và địch đã có sự thay
đổi căn bản. Mặc dù, quân Mỹ và chư hầu buộc phải rút khỏi miền Nam, ngụy quân,
ngụy quyền suy yếu rõ rệt, nhưng địch vẫn kiểm soát phần lớn đất đai, dân số và
những vùng đông dân nhiều của. Quân đội ngụy vẫn đông và trước khi kí kết hiệp
định Mỹ cũng đã kịp thời viện trợ cấp tốc cho chính quyền ngụy về vật tư chiến
tranh, cũng như để lại cho ngụy toàn bộ vũ khí trang bị khi rút khỏi Việt Nam.
Ngoài ra, để cân bằng bới sự ra đi của mình, Mỹ đã hòa hoãn, lôi kéo một số nước
Xã hội chủ nghĩa không chi viện cho Việt Nam và đạt một số kết quả. Dựa vào
những ưu thế này, Mỹ ngụy tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” nhằm giữ được miền Nam trong quĩ đạo của Mỹ.
Tuy nhiên, những ưu thế của ngụy quân, ngụy quyền chỉ mang tính chất tạm
thời. Quân ngụy tuy còn đông nhưng chất lượng chiến đấu đã sụt giảm hẳn do sự ra
đi của quân Mỹ và chư hầu, ý chí chiến đấu giảm sút do sợ Mỹ bỏ rơi, tâm lí hoài
nghi và thất bại chủ nghĩa lan tràn. Địch còn kiểm soát phần lớn đất đai, nhưng ta có
những vùng căn cứ giải phóng xen kẽ với địch là chỗ dựa vững chắc để phát triển
thế trận chiến tranh nhân dân lợi hại, các sư đoàn chủ lực cách mạng cùng với bộ
đội địa phương vẫn đứng vững trên những địa bàn chiến lược quan trọng, hỗ trợ cho
chiến tranh nhân dân địa phương và thực hiện những đòn đánh chiến lược quyết
định.
70

Đầu năm 1973, thực hiện nguyện vọng của cả dân tộc muốn có hòa bình sau
nhiều năm chiến tranh, Trung ương Đảng đã chỉ đạo cho các địa phương nghiêm
chỉnh thi hành Hiệp định Paris, đấu tranh với địch bằng phương pháp hòa bình, dựa
vào pháp lý để buộc địch cũng phải thi hành đúng Hiệp định.
Tuy vậy, đến tháng 7/1973, trước tình hình ngụy quyền ngoan cố phá hoại
hiệp định, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết lần thứ 21 xác định
dứt khoát “con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng”.
Nghị quyết 21 đã sớm chấm dứt tư tưởng hữu khuynh, mất cảnh giác trong một bộ
phận cán bộ chiến sĩ khi có hiệp định, nâng cao tinh thần kiên quyết tiến công địch.
Nhờ vậy, lực lượng cách mạng đã chặn được đà lấn chiếm của địch vào cuối năm
1973 và đẩy dần địch vào thế co thủ, thất bại.
Đối với vấn đề xây dựng căn cứ địa cách mạng, Trung ương Đảng luôn nhất
quán quan điểm phải hết sức chú trọng phát triển, coi đây là một trong những yếu tố
quyết định thắng lợi dù cuộc đấu tranh trước mắt đi theo phương pháp nào. Trước
khi kí hiệp định, Trung ương Đảng đã yêu cầu Nam Bộ: “Phải gấp rút củng cố căn
cứ của ta, phải đẩy mạnh xây dựng các căn cứ địa chiến lược, gấp rút củng cố các
vùng mới giải phóng và các địa bàn, địa phương để làm cơ sở vững chắc cho các
lực lượng cách mạng. Căn cứ địa phải là vùng có thể bố trí lực lượng quân sự và có
phong trào chính trị vững, đặc biệt ở vùng đồng bằng phải xây dựng một vành đai
quân sự và chính trị vững chắc và bảo vệ các cơ quan lãnh đạo các cấp. Phải có kế
hoạch bố phòng chống địch lấn chiếm. Phải xây dựng những vùng an toàn để làm
căn cứ cho Chính phủ cách mạng lâm thời và các Ban đại diện chính phủ lâm thời
ở các khu”. (Thư vào Nam của đồng chí Lê Duẩn ngày 12/10/1972) [24; tr.437].
Sau khi có Nghị quyết 21, Trung ương Đảng tập trung chỉ đạo chuẩn bị cho
mọi mặt cho cuộc Tổng tiến công cuối cùng kết thúc chiến tranh. Cuối năm 1973,
đầu năm 1974, Trung ương dồn sức chi viện cho miền Nam với khối lượng lớn, tốc
độ nhanh. Sự chi viện của Trung ương là nhằm hỗ trợ cho cách mạng miền Nam
nâng cao thế và lực, nhanh chóng tạo ra thời cơ kết thúc chiến tranh, trong đó đặc
biệt coi trọng thúc đẩy các mặt: xây dựng căn cứ địa vững chắc về mọi mặt và ngày
71

càng mở rộng bao vây áp sát Sài Gòn; xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân lớn
mạnh, đặc biệt chú trọng xây dựng các binh đoàn chủ lực (quân đoàn) tạo quả đấm
mạnh vào thời điểm quyết định; tạo dự trữ chiến tranh lớn cho trận quyết chiến cuối
cùng.
Các chỉ đạo và quyết tâm chiến lược của Đảng là mặt chủ yếu chi phối hoạt
động của căn cứ địa của Bình Dương nói riêng và miền Đông nói chung trong giai
đoạn này.
2.5.2. Bảo vệ và xây dựng căn cứ địa, chuẩn bị và phục vụ cho Tổng tiến
công và nổi dậy mùa xuân 1975 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Ngay từ ngày đầu tiên Hiệp định Paris có hiệu lực (28/1/1973), Mỹ ngụy đã
cố tình phá hoại. Vùng căn cứ và vùng giải phóng của cách mạng nằm xen kẽ với
vùng ngụy kiểm soát, tạo thành thế da báo là điều khiến cho ngụy quyền lo sợ nhất.
Vì vậy, địch đã sử dụng đồng bộ các biện pháp quân sự, kinh tế, chính trị nhằm mục
tiêu thu hẹp các vùng căn cứ và vùng giải phóng lớn, đồng thời xóa hết các căn cứ
lõm, tổ chức các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng với sự yểm trợ tối đa
của phi pháo, khiến cho có nơi, có lúc, tình hình còn ác liệt hơn trong năm 1972.
Bên cạnh các hoạt động quân sự, địch tăng cường kềm kẹp dân bằng các biện pháp
phát xít, đẩy mạnh chiến tranh tâm lý chiêu hồi, chiêu hàng, hoạt động do thám,
gián điệp vào vùng giải phóng, chặt cây, ủi phá các cánh rừng rậm rạp để ngăn chặn
các hành lang căn cứ, lập các nông trại trái phép trong vùng các mạng kiểm soát,
ráo riết phong tỏa kinh tế, kiểm soát gắt gao quần chúng đi lại làm ăn ở những khu
vực có vùng giải phóng…
Vào thời điểm hiệp định Paris được kí kết, tỉnh đã có vùng căn cứ giải phóng
rộng lớn liên hoàn (từ bắc Bến Cát nối thông với chiến khu Đ lên bắc Phú Giáo) với
số dân trên 3000 người. Vùng tranh chấp bao gồm toàn bộ địa bàn huyện Châu
Thành, các xã Nam Bến Cát, một số xã bắc huyện Lái Thiêu, với hai mức độ: tranh
chấp mạnh là phần lớn các xã bị gom (42 ấp với khoảng 50.000 dân), tranh chấp
yếu, phần lớn là đồng bào tại chỗ (27 ấp với khoảng 40.000 dân). Vùng yếu bao
gồm khu vực nông thôn có ít cơ sở như Nam Tân Uyên, nam Lái Thiêu (gồm 43 ấp
72

với 97.000 dân). Khu vực thị xã, thị trấn, khu phố Búng với khoảng 105.000 dân.
Trong toàn tỉnh còn 26 ấp trắng cơ sở khoảng 35.000 dân.
Do một số địa phương không nắm được ý đồ chiến lược của Trung ương
Đảng, hiểu việc thi hành hiệp định Paris một cách máy móc, thụ động, một bộ phận
cán bộ chiến sĩ có tư tưởng xả hơi hòa bình chủ nghĩa, không kiên quyết chống bình
định lấn chiếm. Vì vậy, chỉ chưa đầy 3 tháng sau ngày hiệp định Paris có hiệu lực,
hầu hết những vùng mới giải phóng trước ngày kí hiệp định đã bị địch tái chiếm,
địch còn chiếm thêm được một phần đất và dân trong vùng giải phóng cũ. Toàn bộ
tình hình trên khiến cho thế trận chiến tranh nhân dân bị giảm sút. Các căn cứ nằm
sâu trong vùng địch và các căn cứ lõm trong đó có Chiến khu Đ, Thanh An, Thanh
Tuyền (Bến Cát),… ở trong thế phải tranh chấp, giằng co quyết liệt với địch, thường
xuyên không ổn định; một số căn cứ còn bị thiếu đói và khó khăn.
Giữa năm 1973, những chỉ thị chấn chỉnh của Trung ương Cục, đặc biệt
Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng đã làm chuyển biến nhận thức của các Quân
khu và địa phương. Lực lượng vũ trang chuyển lên kiên quyết phản công, đánh bại
các cuộc hành quân bình định lấn chiếm của ngụy quân, đồng thời tích cực tiến
công mở rộng vùng giải phóng, quấy rối, phá hoại hậu phương địch. Cuối năm
1973, sau những nỗ lực phản công và tiến công, lực lượng cách mạng đã chặn đứng
các cuộc hành quân bình định lấn chiếm của quân ngụy, bước đầu khôi phục một số
vùng căn cứ, vùng giải phóng, từng bước giành lại quyền chủ động trên chiến
trường. Đến cuối năm 1973 vùng giải phóng của tỉnh ngày càng được củng cố, sản
xuất phát triển.
Ngày 15/10/1973, Trung ương Cục thành lập tỉnh căn cứ Tân Phú, gồm các
huyện Tân Uyên, Bắc Phú Giáo và Độc Lập, dân số 5.956 người, diện tích khoảng
5.100km 2 với Mã Đà (Chiến khu Đ) làm trung tâm. Việc thành lập tỉnh Tân Phú
nhằm nhanh chóng xây dựng một căn cứ vững chắc và hoàn chỉnh ở phía đông và
đông bắc miền Đông Nam Bộ, làm nơi đứng chân cho khu ủy, Bộ tư lệnh và lực
lượng vũ trang quân khu 7, cho các đơn vị chủ lực miền và Đoàn hậu cần khu vực.
73

Sau khi được thành lập, căn cứ Tân Phú bước ngay vào qui hoạch rừng, đất
đai và dân số để phát triển sản xuất. Một phần đất đai được phân cấp cho nhân dân
sản xuất, nhiều khu vực được phát hoang để xây dựng các nông trường lớn, trên
một số cánh rừng, lực lượng căn cứ cho phép các doanh nhân vào khai thác để thu
thuế hoặc trao đổi gỗ lấy hàng hóa. Các buôn làng người dân tộc được vận động
định canh, định cư, ổn định cuộc sống và sản xuất, thanh niên tham gia du kích bảo
vệ buôn làng.
Tháng 11/1973, trong thư vào Nam, Tổng bí thư Lê Duẩn chỉ thị: “Xây dựng
lực lượng, đặc biệt là củng cố, tăng cường các binh đoàn chủ lực phải gắn liền với
xây dựng củng cố vùng giải phóng và căn cứ địa. Phải phấn đấu rất kiên quyết,
khẩn trương để hoàn thành các tuyến đường chiến lược và chiến dịch, bảo đảm vận
chuyển hậu cần cho các chiến trường, bảo đảm cơ động bộ đội và binh khí kỹ
thuật”[24; tr.477].
Tháng 1/1974, trong chỉ thị số 01, Trung ương Cục nhấn mạnh: “Công tác
xây dựng căn cứ là một vấn đề lớn, rất cơ bản, rất bức thiết trước mắt cũng như lâu
dài. Phải tạo được sự liên hoàn giữa địa phương, đơn vị quân đội của khu và chủ
lực Miền”[79; 300]
Thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng và Trung ương Cục,
trong năm 1974, lực lượng vũ trang miền Đông liên tục tiến công địch trong cả mùa
khô và mùa mưa nhằm mở rộng vùng giải phóng. Từ cuối năm 1973 đến đầu 1974,
lực lượng cách mạng từng bước chọc thủng vòng cung phòng thủ phía Bắc Sài Gòn
trên các khu vực xung yếu, trong đó có Rạch Bắp – Gi – nét (Bình Dương), các căn
cứ địa được mở rộng, nhanh chóng tăng cường sức mạnh trước mắt và dự trữ chờ
thời cơ.
Trong tình hình vùng căn cứ và vùng giải phóng từng bước được ổn định và
mở rộng, các căn cứ của tỉnh có điều kiện để xây dựng căn cứ toàn diện về các mặt
quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội theo yêu cầu của Trung ương Cục. Về
quân sự, các căn cứ tích cực phát tiển lực lượng vũ trang (3 thứ quân), chú trọng bố
phòng căn cứ, giữ gìn trật tự, an ninh, mở thêm các trường lớp huấn luyện quân sự,
74

chính trị… Về chính trị, phát triển lực lượng Đảng viên, Đoàn viên và các đoàn thể
quần chúng (nông hội, phụ nữ, mặt trận), bầu cử hội đồng nhân dân cách mạng xã,
ấp, tập hợp nhân dân tham gia các cuộc mít tinh biểu tình chống quân Ngụy vi phạm
hiệp định Paris, đòi dân sinh, dân chủ… Về kinh tế, cấp đất rộng rãi cho nhân dân
trong các vùng căn cứ, hỗ trợ giống, vốn, trâu bò… cho nhân dân sản xuất, đưa
nông dân vào lối làm ăn tập thể với hình thức vần đổi công, khôi phục và xây dựng
mới một số cơ sở công nghiệp, phát triển một số ngành nghề thủ công địa phương,
khai thác lâm sản, thu mua lương thực, hàng hóa cho hậu cần, xây dựng hệ thống
kho tàng dự trữ, xây dựng mạng đường vận tải trong căn cứ… Nhìn chung đây là
thời kì công tác xây dựng căn cứ địa được chăm lo toàn diện nhất, làm cho bộ mặt
các căn cứ trở nên hưng thịnh hơn, thu hút được một bộ phận dân cư vào giải phóng
nhận đất làm ăn sinh sống, biến nhiều vùng căn cứ không dân thành có dân, tạo
thêm thuận lợi cho xây dựng kinh tế và phát triển lực lượng.
Cuối năm 1974, thế và lực của lực lượng cách mạng ngày càng vững mạnh,
trong khi chính quyền Sài Gòn sa sút toàn diện về quân sự, chính trị, kinh tế, ít có
khả năng vực dậy được. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng hạ quyết tâm giải
phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976. Kế hoạch giải phóng được bắt đầu từ
mùa khô 1974 – 1975 với những đòn tấn công đầu tiên ở chiến trường B2.
Đêm 12/12/1974, bộ đội chủ lực Miền và lực lượng địa phương tỉnh Bình
Phước bắt đầu nổ súng tiến công, mở màn cho đợt 1 chiến dịch đường 14 – Phước
Long, giải phóng đoạn đường 14 từ Bù Na lên Bù Đăng và các vị trí địch bên ngoài
tỉnh lị Phước Long.
Tại địa bàn tỉnh, du kích các xã quanh chiến khu Đ cùng bộ đội địa phương
của Tân Uyên phối hợp với Tiểu đoàn Phú Lợi, Đại đội 73 đặc công của tỉnh tiêu
diệt nhiều địch, bẻ gãy các cuộc càn của địch vào khu vực căn cứ Châu Thành, Tân
Uyên giữ vững bàn đạp đứng chân của tỉnh. Tại các huyện và thị xã Thủ Dầu Một,
bộ đội địa phương và du kích xã đã đánh diệt một số tua, bốt địch, đột nhập ấp
chiến lược giải tán tề, phòng vệ dân sự, tạo thế cho dân nổi dậy đấu tranh chính trị,
binh vận, phá ấp chiến lược, chống bắt lính.
75

Tháng 3/1975, chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi lớn, buộc Quân khu 2
– Quân đoàn 2 ngụy phải rút khỏi Tây Nguyên. Quân ngụy co cụm về Nam Bộ, đặc
biệt ở xung quanh Sài Gòn để bảo vệ đầu não, lập các tuyến phòng thủ ở Phan
Rang, Xuân Lộc, Tây Ninh nhằm cố sức giữ cho được Nam Bộ. Đầu tháng 4/1975,
các tuyến phòng thủ trên cũng lần lượt bị đập tan. Thời cơ tiêu diệt đầu não địch đã
đến. Bộ Chính trị Trung ương Đảng hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn trước mùa
mưa.
Các vùng căn cứ, vùng giải phóng trên địa bàn tỉnh vừa tập trung chiến đấu
với địch để giải phóng địa phương, vừa cùng với các vùng căn cứ khác tạo thành thế
liên hoàn bao vây, tiến gần vào Sài Gòn, nhiều lõm căn cứ áp sát vào nội đô, tạo
điều kiện thuận lợi cho Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn chọn một kế
hoạch tiến công nhanh gọn và ít gây đổ nát nhất cho thành phố. Cùng với Sài Gòn,
lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Bình Dương tiến công và nổi dậy, phối hợp với
đại quân giải phóng địa phương.
Các đoàn hậu cần khu vực đứng chân trên các căn cứ của tỉnh từ nhiệm vụ
phục vụ cho các chiến dịch của Miền và các Quân khu, được chuyển sang nhiệm vụ
phục vụ cho 5 quân đoàn chủ lực của chiến dịch, vì vậy, đều dịch chuyển áp sát vào
Sài Gòn, dựa vào các vùng giải phóng và vùng căn cứ để xây dựng các kho tàng dự
trữ, lót sẵn hậu cần cho các quân đoàn cơ động chiến đấu nhanh nhất. Đoàn 210
chuyển xuống Nam Đồng Xoài, Tây Nam Sông Bé (Bến Bầu, Bình Mỹ, Bắc Lái
Thiêu). Để phù hợp với tình hình mới, mạng đường chiến lược, chiến dịch nối các
vùng giải phóng và các căn cứ cũng được điều chỉnh lại. Hình thành 6 tuyến vận tải
chủ yếu ở các hướng khác nhau, trong đó tuyến số 6 là tuyến dự bị trên trục lộ 13 đi
Bến Cát và từ lộ 13 đến Dầu Tiếng, Gò Dầu xuống Đoàn 240, tạo thế liên hoàn chi
viện cho các hướng.
Được đảm bảo nhanh chóng và tương đối đầy đủ, ngày 26/4/1975, chiến dịch
Hồ Chí Minh mở màn đúng như kế hoạch. Nhân dân vùng căn cứ và vùng giải
phóng Bình Dương đã tham gia tích cực vào các hoạt động bảo đảm hậu cần chiến
dịch cũng như cơ động lực lượng. Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh kết
76

thúc, chính quyền Sài Gòn sụp đổ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân
dân cả nước và của miền Đông Nam Bộ đã giành được thắng lợi trọn vẹn.
Tóm lại, trong thời gian lịch sử 21 năm (1954 – 1975), căn cứ địa cách mạng
ở Bình Dương đã có những đóng góp rất lớn vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước vĩ đại. Trên con đường phát triển của mình, hệ thống căn cứ địa cách mạng đã
lập được những thành tích hết sức vẻ vang, góp phần vào thắng lợi chung cho
phong trào cách mạng trong toàn tỉnh và cả nước. Những con số và việc làm của
nhân dân tỉnh đã thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Bình Dương rất cao, họ
đã khắc phục muôn vàn khó khăn, dù có đói cơm, lạt muối, vẫn đem sức người, sức
của phục vụ kháng chiến đến ngày thắng lợi. Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua,
chúng ta nhận thấy những cống hiến của hệ thống căn cứ địa cách mạng đối với địa
phương luôn là niềm tự hào của biết bao nhiêu thế hệ. Việc xây dựng hệ thống căn
cứ địa cách mạng để huy động nhân tài, vật lực, làm nơi đứng chân, bàn đạp chiến
đấu là điều kiện không thể thiếu trong chiến tranh cách mạng không chỉ ở quá khứ
mà còn ở hiện tại và tương lai. Vì đó là nhân tố quan trọng để tạo nên thế và lực
mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Bình Dương nói riêng và miền
Nam nói chung, góp phần vào sự thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
77

CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VỀ CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở BÌNH DƯƠNG
3.1. Đặc điểm của căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương
Thứ nhất, chủ trương xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương hình
thành trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn lãnh đạo của Đảng
ta về vấn đề xây dựng căn cứ địa trong cách mạng.
Cuộc cách mạng do Đảng ta lãnh đạo được tiến hành trong điều kiện một nước
thuộc địa nửa phong kiến, ở đây giai cấp thống trị tàn bạo đàn áp đẫm máu mọi
cuộc đấu tranh của nhân dân, thực tế đó đã làm cho Đảng ta sớm nhận thức được
sâu sắc tư tưởng cách mạng bạo lực của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do vậy, ngay khi
mới thành lập, Đảng ta đã khẳng định con đường giải phóng duy nhất, đúng đắn cho
dân tộc là con đường vũ trang đấu tranh của quần chúng. Bằng bạo lực cách mạng
của quần chúng để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và tay sai, giành lấy chính
quyền về tay nhân dân. Tư tưởng này được Đảng ta chỉ đạo và xuyên suốt và giành
thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám và 9 năm chống Pháp.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, vấn đề bạo lực cách mạng cần phải
được phát huy hơn lúc nào hết bởi kẻ thù của dân tộc là đế quốc Mỹ - một tên đế
quốc hiếu chiến, với tiềm lực kinh tế, quân sự vào bậc nhất trên thế giới và một
chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam có bộ máy thống trị, với các công cụ đàn
áp như: quân đội, cảnh sát, nhà tù buộc chúng ta không còn con đường nào khác là
phải dùng “bạo lực cách mạng chống bạo lực phản cách mạng”. Đó là cơ sở để
Đảng bộ và nhân dân Bình Dương nhất thiết phải xây dựng căn cứ địa cách mạng để
tập hợp lực lượng, xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ đứng chân, bàn đạp để
đánh thắng kẻ thù.
Chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng ta đều cho rằng sức mạnh của chiến tranh
nhân dân là sức mạnh tinh thần và vật chất của toàn dân. Đó là nhân tố thường
xuyên đóng vai trò to lớn đối với thắng lợi của chiến tranh cách mạng. Vì thế, trong
nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, Đảng ta hết sức coi trọng việc xây dựng hậu phương
78

và căn cứ địa cách mạng để có điều kiện xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ
trang từ đó có thể đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu của tiền tuyến. Việc xây dựng căn cứ
địa cách mạng trong chiến tranh sẽ tạo điều kiện cho Đảng bộ, quân và dân Bình
Dương biến sức mạnh tiềm tàng về mọi mặt của nhân dân thành sức mạnh hiện thực
để đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
Chủ trương xây dựng căn cứ địa cách mạng là một bộ phận không thể thiếu
trong đường lối chiến tranh cách mạng của Đảng ta vì chỉ có xây dựng thành công
hệ thống căn cứ địa cách mạng chúng ta mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng to
lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng ở địa phương. Chủ trương xây dựng căn cứ địa
cách mạng ở Bình Dương là hợp quy luật khách quan.
Thứ hai, quá trình xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương là quá trình
khai thác những lợi thế về đặc điểm địa lí và truyền thống lịch sử văn hóa của nhân
dân Bình Dương.
Trong chiến tranh, Bình Dương là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng ở khu
vực Đông Nam Bộ. Là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc xây
dựng thành những căn cứ cách mạng vững chắc, trong đó thuận lợi nhất là ở vùng
rừng, núi đồi miền Đông của Tỉnh. Thực tế đã chứng minh, yếu tố địa hình, địa vật
cộng với sự sáng tạo của con người là nhân tố quan trọng được nhân dân dựa vào và
sử dụng rất nhiều trong quá trình xây dựng căn cứ cách mạng – hậu phương kháng
chiến tại chỗ. Đây có thế xem là công cụ được Đảng bộ và nhân dân Bình Dương
dùng như một loại vũ khí lợi hại khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Mặt khác, đặc điểm địa
lí tự nhiên của tỉnh cũng tạo điều kiện cho chiến tranh nhân dân ở địa phương, đặc
biệt là phương thức tác chiến của các đơn vị nhỏ, độc lập có trang bị vũ khí gọn nhẹ
và chiến tranh du kích phát triển, đồng thời cũng hạn chế được sức cơ động trong
các cuộc hành quân càn quét lấn chiếm của địch, từ đó góp phần thuận lợi cho quá
trình xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tiến hành xâm lược nước ta, Mỹ - ngụy đã sử dụng nhiều thủ đoạn, tìm đủ mọi
cách để tiêu diệt phong trào cách mạng. Bình Dương đã bị tổn thất rất nhiều về
người và của, và sự tổn thất càng lớn bao nhiêu thì nó càng cho nhân dân Bình
79

Dương nhận rõ bản chất tàn ác của kẻ thù bấy nhiêu. Nhờ vậy mà tình yêu quê
hương đất nước và lòng căm thù giặc của quần chúng nhân dân được nhân lên gấp
bội. Đây chính là lợi thế về mặt chính trị, nền tảng vững chắc được Đảng bộ Bình
Dương phát huy trong quá trình xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Trong cuộc chiến đấu đầy ác liệt, không cân sức này, Bình Dương phải tự lực
cánh sinh cao độ để có thể đứng vững, có thể chiến đấu lâu dài, hoàn thành nhiệm
vụ mà cấp trên giao phó. Hoàn cảnh ấy đã rèn luyện cho quân và dân Bình Dương ý
chí kiên cường, không khuất phục trước mọi gian khổ, sẵn sàng chịu sự hy sinh mất
mát để đưa phong trào cách mạng của tỉnh phát triển. Đây cũng là một điểm mạnh,
một lợi thế được phát huy tốt trong quá trình xây dựng căn cứ địa cách mạng của
tỉnh.
Nhân dân Bình Dương giàu lòng nhân ái, cần cù lao động, hiền hòa, cởi mở,
thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Họ rất căm thù giặc cướp nước và bè lũ tay sai bán
nước, họ khát vọng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Họ là chỗ
dựa vững chắc cho phong trào cách mạng địa phương, là bộ phận không thể thiếu
trong quá trình xây dựng các căn cứ địa cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
Bình Dương, những con người này luôn là lực lượng đông đảo khắc phục những
khó khăn do đặc điểm của chiến trường đem lại, đồng thời họ cũng là lực lượng chủ
yếu phát huy yếu tố địa lợi. Thông qua việc nuôi giấu, bảo vệ cán bộ, bảo vệ Đảng,
họ cũng là lực lượng chủ yếu phát huy một cách cao nhất yếu tố nhân hòa trong đấu
tranh cách mạng.
Như vậy, quá trình xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương
là quá trình phát huy cao độ những yếu tố về địa lợi, nhân hòa. Đó không chỉ là quá
trình khai thác một cách triệt để những lợi thế đã có sẵn về đặc điểm địa lý tự nhiên
và truyền thống lịch sử văn hóa được đúc kết từ nhiều thế hệ nối tiếp nhau của nhân
dân Bình Dương mà còn là quá trình biến những khó khăn do chính quyền Mỹ -
ngụy mang lại thành thế mạnh đôi với việc xây dựng căn cứ địa cách mạng. Việc
khai thác những lợi thế trên luôn gắn với quá trình xây dựng căn cứ địa cách mạng
là yêu cầu mang tính tất yếu, không thể tách rời nhau nhằm khai thác, động viên,
80

phát huy tiềm lực ở địa phương, bảo đảm cho lực lượng tại chỗ và bộ đội chủ lực
đóng quân trên địa bàn thực hiện bám trụ, đánh địch rộng khắp, lâu dài. Nó thể hiện
sâu sắc về tính chất của một cuộc chiến tranh nhân dân do Đảng ta lãnh đạo.
Thứ ba, quá trình hình thành, phát triển căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương
trong kháng chiến chống Mỹ là quá trình phát triển liên tục với nhiều hình thức biểu
hiện khác nhau và có quy mô rộng lớn.
Sự liên tục thể hiện ở chỗ nó là sự kế thừa và phát triển trên cơ sở của căn cứ
địa cách mạng ở Bình Dương trong kháng chiến chống Pháp. Cho đến tháng
7/1954, căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương được xây dựng tương đối hoàn chỉnh
và là nơi hoạt động của cán bộ chiến sĩ, cung cấp sức người, sức của ngày càng lớn
cho kháng chiến. Sau những ngày chuyển quân tập kết, Mỹ và chính quyền Sài Gòn
đã quả lí phần lớn đất đai ở Bình Dương, thế nhưng điều đó không có nghĩa là
những thành quả đấu tranh không mệt mỏi của Đảng bộ và nhân dân Bình Dương
đạt được trong kháng chiến chống Pháp trở thành con số không. Lòng dân luôn
hướng về cách mạng, các căn cứ ở vùng rừng núi được xây dựng trong kháng chiến
chống Pháp thì địch chưa bao giờ kiểm soát được cùng với những yếu tố khác sẽ là
cơ sở, mầm mống và kinh nghiệm quí cho Đảng bộ, quân và dân Bình Dương vận
dụng, kế thừa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt trong vấn đề xây dựng
căn cứ địa cách mạng.
Sự liên tục còn được thể hiện ở chỗ căn cứ địa cách mạng có sự phát triển từ
thấp đến cao, duy trì suốt cuộc kháng chiến với nhiều hình thức biểu hiện khác
nhau. Sau năm 1954, trước khi có chủ trương của Trung ương Đảng về việc xây
dựng căn cứ địa cách mạng ở miền Nam để đáp ứng yêu cầu cho cuộc kháng chiến
chống Mỹ thì những hạt nhân về căn cứ địa cách mạng đã có ở Bình Dương. Đó là
những cơ sở chính trị được ta bố trí ở lại nằm sâu trong vùng địch, đó là lòng yêu
nước của quần chúng nhân dân. Những hạt nhân ban đầu này đã nhanh chóng phát
triển liên tục hình thành nên các căn cứ cách mạng, thành vùng giải phóng. Đến
cuối năm 1964 đầu năm 1965 thì hệ thống căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương đã
phát triển tương đối hoàn chỉnh và được biểu hiện bằng nhiều hình thái khác nhau.
81

Nó không chỉ đơn thuần là hệ thống các căn cứ cách mạng mà còn là vùng giải
phóng, vùng tranh chấp, vùng địch tạm chiếm. Có thể vào thời điểm này hay ở thời
điểm khác, các hình thức biểu hiện của căn cứ địa cách mạng có sự phát triển mạnh
yếu khác nhau nhưng đều được duy trì và phát triển cho đến ngày giải phóng tỉnh.
Quy mô rộng lớn của căn cứ địa cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
trước hết thể hiện về mặt không gian. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Bình Dương, trừ giai đoạn 1954 – 1959 và những tổn thất của ta
sau Tết Mậu Thân năm 1968 làm cho căn cứ địa cách mạng trên địa bàn tỉnh bị thu
hẹp thì phong trào cách mạng ở Bình Dương luôn luôn được hậu thuẫn bởi một hậu
phương rộng lớn. Ngay sau Hiệp định Geneve được kí kết, lực lượng cách mạng đã
được sắp xếp ở lại không chỉ ở cấp tỉnh, huyện, xã mà còn trong từng thôn, xóm
trên địa bàn toàn tỉnh. Đầu năm 1965, căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương không
chỉ xây dựng vững chắc ở các vùng miền núi, mà còn được hình thành ở vùng đồng
bằng Lái Thiêu, Bến Cát. Đến trước ngày giải phóng tỉnh, cơ sở của ta không chỉ
được bố trí ở nông thôn mà còn nằm trong các đô thị, nơi được xem là hậu cứ an
toàn của Mỹ ngụy. Có thể nói, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,
căn cứ địa cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương được hình thành trên cả 3 vùng
chiến lược: rừng núi, nông thôn, đồng bằng và đô thị.
Quy mô rộng lớn của căn cứ địa cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
còn được thể hiện ở chỗ nó không bị cô lập mà trái lại có mối liên hệ chặt chẽ với
các chiến trường khác trên toàn miền Nam. Căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương là
một bộ phận cấu thành, một mắt xích quan trọng trong toàn bộ hệ thống căn cứ địa
trên chiến trường miền Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hệ
thống căn cứ địa ở Bình Dương luôn giữ thế liên hoàn, nối liền với hệ thống căn cứ,
vùng giải phóng từ miền Đông Nam Bộ qua vùng rừng núi Tây Ninh, Bình Phước,
và cũng là một trong những cửa ngõ quan trọng từ đồng bằng lên các tỉnh miền núi
Tây Nguyên nối liền với hệ thống căn cứ cách mạng của Lào và Campuchia ở phía
Tây Trường Sơn. Nhờ có mối liên hệ đó, mà các chiến trường phối hợp hỗ trợ lẫn
nhau trong cuộc kháng chiến và thống nhất dưới sự chỉ huy của Trung ương Đảng.
82

Như vậy, về mặt thời gian thì căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương có sự phát
triển liên tục từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước giành thắng lợi. Về mặt không gian thì căn cứ địa cách mạng hình
thành trên cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị. Quá trình
đó luôn gắn liền với quá trình chiến đấu và xây dựng, kết hợp chặt chẽ chính trị với
quân sự, dựa vào lực lượng 3 thứ quân và lực lượng toàn dân. Đó cũng là quá trình
không ngừng củng cố và mở rộng căn cứ địa, quá trình đó có sự phát triển từ thấp
đến cao. Tuy nhiên, nó thường diễn ra gay go, quyết liệt, trải qua những bước quanh
co, thậm chí có lúc thụt lùi tạm thời, phản ánh sự biến đổi tương quan lực lượng
giữa ta và địch mỗi lúc mỗi nơi. Kết quả của quá trình đó tùy lúc, tùy nơi mà cũng
có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau.
Tóm lại, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, căn cứ địa cách
mạng ở Bình Dương tuy chưa thể xây dựng một cách hoàn chỉnh nhất, toàn diện
nhất như ở các khu vực khác nhưng nó cũng có những đặc điểm vừa mang nét riêng
của căn cứ địa Bình Dương vừa mang những nét chung của căn cứ địa cách mạng
trên chiến trường miền Nam. Nó phản ánh sâu sắc quá trình hình thành và phát triển
căn cứ địa cách mạng của một tỉnh ở khu vực Đông Nam Bộ đầy khắc nghiệt bởi
chiến tranh tàn phá. Quá trình đó là một bước phát triển mới về lý luận chiến tranh
nhân dân, chiến tranh cách mạng dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin,
đồng thời cũng là biểu hiện sinh động, khẳng định tính đúng đắn về đường lối cách
mạng của Đảng ta được thực tiễn chứng minh trên chiến trường Bình Dương trong
chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Nắm vững được những đặc điểm
trên, Đảng bộ và nhân dân Bình Dương nhanh chóng phát huy được vai trò ngày
càng to lớn của căn cứ địa cách mạng trên địa bàn Bình Dương trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.
3.2. Vai trò của căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương
Thứ nhất, căn cứ địa cách mạng đóng góp to lớn về sức người, sức của cho
phong trào cách mạng ở địa phương.
83

Hồ Chí Minh đã từng nói: “Khi có chiến tranh phải huy động và tổ chức tất cả
lực lượng trong cả nước để chống giặc”[39; tr.474]. Trong chiến tranh cách mạng,
nhân tố con người là nhân tố cơ bản quyết định chủ yếu đến thắng lợi của chiến
tranh. Ở Bình Dương, khi các vùng căn cứ được xây dựng, vùng tranh chấp, vùng
làm chủ không ngừng được mở rộng thì việc huy động ngày càng lớn sức người để
vừa xây dựng, vừa bảo vệ những thành quả đạt được là rất cần thiết. Đó là một vấn
đề cực kì quan trọng, một bài toán khó phải làm nếu muốn phát triển tiềm lực cách
mạng ở địa phương. Dựa vào truyền thống yêu nước của dân tộc, lại tiếp tục được
tôi luyện trong những năm kháng chiến chống Pháp, trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, Đảng bộ Bình Dương đã không ngừng vận động, tuyên truyền cho đồng bào ở
miền núi lẫn đồng bằng đường lối, chính sách của Đảng, của Mặt trận, động viên họ
đứng lên đánh giặc tự giải phóng quê hương đất nước.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, đã có hàng ngàn người con ở các vùng căn
cứ của Bình Dương tự nguyện tham gia vào các lực lượng vũ tranh và bán vũ trang.
Hàng trăm thanh niên yêu nước từ thị xã Thủ Dầu Một, các thị trấn và vùng nông
thôn tìm đến với các cơ sở cách mạng và vùng căn cứ. Hàng vạn tầng lớp nhân dân
Bình Dương từ cụ già đến em bé, từ miền núi đến đồng bằng, ở vùng ta làm chủ hay
vùng địch quản lí, có thể họ không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng họ luôn có
tinh thần yêu nước và tham gia đóng góp cho cách mạng bằng nhiều hình thức khác
nhau. Họ là những người đã bỏ ra hàng vạn ngày công để vót chông bố phòng, tuần
tra canh gác. Họ là những con người không sợ nguy hiểm hy sinh giám nuôi giấu
cán bộ chiến sĩ, dẫn đường giao liên, đấu tranh chính trị chống địch phá hoại nhà
cửa, mùa màng… Tất cả họ đều là những con người kiên trung, sẵn sàng ngã xuống
vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Như vậy, căn cứ địa cách mạng là nơi dự trữ một
lực lượng hậu bị hùng hậu và đây cũng là nguồn cung cấp lực lượng tại chỗ cho
phong trào cách mạng ở địa phương.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Bình Dương, các
lực lượng cách mạng đóng vai trò là một tổ chức dùng hình thức bạo lực cách mạng
để tiến hành chiến tranh giải phóng, Họ là yếu tố quyết định đến thắng lợi. Tuy
84

nhiên, nếu chỉ nhấn mạnh nhân tố con người, coi đó là vai trò chủ yếu thì chúng ta
đã xa rời quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối của Đảng ta về chiến
tranh nhân dân. Cho nên, bên cạnh căn cứ địa huy động ngày càng to lớn về nguồn
nhân lực thì vấn đề cung cấp lương thực thực phẩm, trang bị đầy đủ vũ khí đạn
dược và các nhu yếu phẩm khác cho các lực lượng cách mạng cũng là hết sức quan
trọng và không thể thiếu.
Những năm chiến tranh, chiến trường Bình Dương tuy có những giai đoạn rất
khó khăn, thiếu thốn, nhưng nhìn chung căn cứ địa cách mạng trên địa bàn đã hoàn
thành cơ bản công tác đóng góp về vật chất đáp ứng cho sự phát triển phong trào
cách mạng ở địa phương. Thực tế cho chúng ta thấy, căn cứ cách mạng ở các huyện
Tân Uyên, Lái Thiêu, Bến Cát là nơi đảm bảo gần như toàn bộ nhu cầu lương thực,
thực phẩm cho phong trào kháng chiến trong tỉnh. Ngoài ra, ở các địa bàn còn tranh
chấp hay địa bàn do địch kiểm soát, thông qua các hoạt động trao đổi, buôn bán bí
mật thì đây vẫn là nơi có nguồn cung cấp muối, vải, thuốc men… rất dồi dào cho
lực lượng cách mạng. Để làm được điều này, Đảng bộ Bình Dương không còn con
đường nào khác là phát huy nội lực của địa phương, tin tưởng quần chúng, biến sức
mạnh tinh thần của quần chúng thành lực lượng vật chất, dựa vào quần chúng và
bám vào các căn cứ mà giải quyết các vấn đề hậu cần – kĩ thuật cho cuộc chiến.
Như vậy, lực lượng và vật chất là hai nhân tố chiến lược quan trọng trong
chiến tranh đã được căn cứ địa cách mạng đáp ứng kịp thời và liên tục. Đảng bộ và
nhân dân Bình Dương sẽ không thể nào giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước nếu không thể xây dựng được hệ thống căn cứ địa cách mạng
vững chắc. Điều đó cho chúng ta thấy đây là vai trò quan trọng nhất chi phối tất cả
các vai trò còn lại của căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương trong suốt cuộc kháng
chiến.
Thứ hai, Căn cứ địa cách mạng là nơi xây dựng và đứng chân an toàn cho các
lực lượng cách mạng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: “Để tiến hành khởi nghĩa toàn dân và
chiến tranh nhân dân, chúng ta không những phải có mục đích chính trị đúng đắn,
85

phải xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân, mà còn phải giải
quyết vấn đề xây dựng chỗ đứng chân, vấn đề tiềm lực” cho cách mạng. Sự hình
thành, tồn tại và phát triển của hệ thống căn cứ địa cách mạng trong những năm
chống Mỹ, cứu nước thực chất đó là quá trình giành đất, giữ dân giữa ta và địch
nhằm xây dựng thực lực cách mạng, tạo chỗ đứng chân cho các lực lượng cách
mạng.
Hệ thống căn cứ địa cách mạng được hình thành trên cơ sở lòng dân ở nơi đó
đã hướng về phía cách mạng. Đây là cơ sở để ta xây dựng nên thực lực chính trị lớn
mạnh ngay ở hậu phương tại chỗ. Đội quân chính trị này bao gồm những quần
chúng trung kiên, những người hăng hái, dũng cảm có thể đấu tranh hợp pháp, có
thể lôi kéo người khác để hình thành một lực lượng đấu tranh chính trị rộng lớn.
Đội quân này tỏa đi khắp các địa phương, có mặt ở từng xã, thôn, xóm làm nòng cốt
cho công tác binh vận, các cuộc đấu tranh chính trị trở thành mũi tiến công trực diện
rất lợi hại đối với địch. Đội quân này khi ra đời đã bám trụ vào những vùng căn cứ,
đứng chân và hoạt động ngay trên mảnh đất quê hương của mình.
Cơ sở chính trị vững mạnh giữ vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề xây
dựng căn cứ địa cách mạng nhưng để bảo vệ và tiếp tục phát triển mở rộng hệ thống
căn cứ địa cách mạng thì chúng ta không thể dừng lại ở việc tập hợp, tổ chức quần
chúng mà phải tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh. Nếu như quần
chúng nhân dân được giác ngộ là cơ sở của việc xây dựng lực lượng chính trị thì lực
lượng chính trị là nền tảng để xây dựng lực lượng vũ trang. Thực tế cho thấy, những
quần chúng giác ngộ cách mạng đã tự nguyện đứng dậy đấu tranh vũ trang, làm
nòng cốt cho phong trào đấu tranh vũ trang ở cơ sở. Bề ngoài họ cũng như bao
người dân khác, sinh sống ngay trên mảnh đất quê hương của mình dưới nanh vuốt
của kẻ thù nhưng thực chất họ là lực lượng dân quân du kích – tự vệ. Lực lượng này
có mặt từ vùng căn cứ rừng núi đến vùng giải phóng, vùng làm chủ ở nông thôn
đồng bằng và ngay cả trong các thị xã, thị trấn ở Bình Dương. Họ chính là lực
lượng bám trụ, giữ vững thế chiến tranh xen kẽ, chiến tranh nhân dân trên 3 vùng
86

chiến lược, tạo thế uy hiếp địch ở khắp mọi nơi, đồng thời đây cũng là nguồn cung
cấp, dự trữ để xây dựng, để bổ sung lực lượng cho tỉnh, huyện và miền.
Trong chiến tranh, hệ thống căn cứ địa cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh luôn
là khu vực an toàn và quan trọng để đóng các cơ quan đầu não lãnh đạo của tỉnh,
huyện vì ở đây luôn có lực lượng vũ trang và nhân dân bảo vệ trước các cuộc càn
quét của địch. Từ năm 1960, sau khi khôi phục lại một số vùng căn cứ ở chiến khu
Đ, Thuận An Hòa thì đây luôn là nơi được lựa chọn số một để đóng các cơ quan của
tỉnh, huyện. Đây cũng là nơi tổ chức các Hội nghị Tỉnh ủy để tiếp thu, triển khai
chủ trương, chính sách của Trung ương đến với các địa phương trong toàn tỉnh.
Ngoài ra, qua các thời kì, phong trào cách mạng ở Bình Dương không phải là
tiến theo một chiều thuận lợi, mà đã trải qua nhiều bước thăng trầm, có những lúc
tình hình hết sức ngặt nghèo. Thế nhưng, sau mỗi thời kì khó khăn, phong trào cách
mạng ở địa phương lại vươn lên phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn 1954 – 1959 nhờ sự
che chở, đùm bọc, giúp đỡ của đồng bào dân tộc vùng sâu mà lực lượng cách mạng
ở đây vẫn được duy trì và phát triển trong những ngày đầu cuộc kháng chiến. Vào
thời điểm nửa cuối năm 1968 – 1969, phong trào cách mạng ở Bình Dương gặp rất
nhiều khó khăn thử thách thì vai trò của căn cứ cách mạng trở nên vô cùng quan
trọng hơn bao giờ hết. Trước sự đánh phá ác liệt và những biện pháp tàn bạo của
Mỹ - ngụy, cơ sở cách mạng ở thị xã, thị trấn hầu như không còn, vùng làm chủ bị
thu hẹp, vùng tranh chấp trở thành vùng bị địch tạm chiếm. Mất chỗ đứng chân ở
vùng ven, vùng đồng bằng, bộ đội tỉnh, huyện phải lùi dần về vùng căn cứ. Một lần
nữa trong cuộc kháng chiến, các lực lượng cách mạng đứng chân trên địa bàn tỉnh
lại phải dựa vào các căn cứ ở rừng núi, dựa vào sự giúp đỡ của nhân dân để khắc
phục những khó khăn, phục hồi phong trào cách mạng và với sức mạnh của lòng
dân, căn cứ địa cách mạng cũng đã hoàn thành tốt vai trò của mình là nơi để duy trì
và phục hồi lực lượng cách mạng.
Như vậy, cần phải khẳng định giữa căn cứ địa cách mạng và các lực lượng
cách mạng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sức mạnh của căn cứ địa cách mạng
luôn gắn liền với lực lượng cách mạng. Căn cứ địa cách mạng là nơi nuôi dưỡng và
87

đứng chân an toàn cho các lực lượng cách mạng còn các lực lượng cách mạng thực
hiện sứ mệnh của mình là xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng. Chính vì vậy
mà cùng với quá trình ra đời, phát triển của các lực lượng cách mạng thì chỗ đứng
chân không dừng lại ở mức độ cơ sở chính trị mà phải tiến lên xây dựng khu du
kích, căn cứ du kích, căn cứ địa, vùng giải phóng. Đây là hệ quả tất yếu của qui luật
cách mạng bạo lực và cũng là vấn đề rất quan trọng trong đường lối quân sự của
Đảng ta.
Thứ ba, Căn cứ địa cách mạng – một nhân tố quan trọng để Bình Dương thực
hiện thành công cuộc chiến tranh nhân dân do Đảng ta lãnh đạo.
Trong chiến tranh, do có vị trí quan trọng nên địch luôn tăng cường phòng thủ
cố bám giữ lấy vùng đất Bình Dương. Mật độ quân địch ở đây tuy có sự xê dịch,
thay đổi theo từng thời kì nhưng nhìn chung không giảm mà còn tăng lên cả về số
lượng và trang vũ khí phương tiện chiến tranh. Với lực lượng như vậy quân Mỹ -
ngụy đóng các căn cứ lớn nhỏ, từng trung đội, đại đội, tiểu đoàn hình thành một hệ
thống chốt điểm bảo vệ các trục quốc lộ 13, 14, có nơi đóng chốt vào trong rừng
núi, bao vây căn cứ của ta, ngăn cách giữa đồng bằng và rừng núi. Song song với bộ
máy quân sự đó, bộ máy kìm kẹp dân của địch được xây dựng và bố trí rất chặt chẽ.
Ngoài lực lượng vũ trang còn có lực lượng biệt kích, cảnh sát dã chiến, mật báo,
công an, mật vụ chìm nổi… luôn rình rập trong từng thôn, xóm…
Vì vậy, để đương đầu với địch, Đảng bộ, quân và dân Bình Dương đã tiến
hành cuộc chiến tranh nhân dân trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn,
đồng bằng và đô thị. Nhưng muốn tiến hành thế trận chiến tranh toàn dân nhất thiết
Bình Dương phải xây dựng được một hậu phương tại chỗ vững mạnh, trong đó bao
gồm việc xây dựng và phát triển hệ thống căn cứ địa cách mạng, đó là cơ sở để huy
động toàn dân tham gia kháng chiến chống giặc.
Với hệ thống các căn cứ lớn, nhỏ, vùng giải phóng, vùng làm chủ, vùng tranh
chấp, khu du kích, cơ sở chính trị nằm sâu trong lòng địch tạo nên thế trận đan xen
lẫn lộn giữa ta và địch ngay trên chiến trường Bình Dương. Thế trận đó cho phép
quân và dân Bình Dương có thể tiến công địch ở khắp mọi nơi không chỉ trong
88

vùng ta kiểm soát mà ngay cả trong vùng địch quản lí. Thế trận đó có thể cho phép
các lực lượng cách mạng có thể cơ động nhanh chóng tiếp cận mục tiêu để tiêu diệt
kẻ thù cũng như rút lui an toàn, tạo cho địch luôn cảm thấy bất kì nơi nào cũng có
nguy hiểm rình rập. Thế trận đó có thể cho phép quân và dân Bình Dương có thể
tiến công địch bằng ba mũi giáp công: chính trị, quân sự và binh vận, bằng nhiều
hình thức với mọi thứ có sẵn trong tay. Thế trận chiến tranh nhân dân được duy trì
suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước làm cho quân địch ở Bình Dương luôn
phải dàn mỏng ra để bảo vệ hậu phương chiến lược của mình, làm cho sức cơ động,
ưu thế về binh lực và hỏa lực của địch bị hạn chế buộc địch lâm vào thế giằng co,
mâu thuẫn giữa chiếm đóng và cơ động, giữa phân tán và tập trung, giữa phòng giữ
và tiến công, giữa bình định và tìm diệt.
Như vậy, cuộc chiến tranh nhân dân do Đảng bộ, quân và dân Bình Dương tiến
hành không ngừng phát triển trên cơ sở một căn cứ địa vững chắc, một hậu phương
vững chắc đã tạo điều kiện cho các lực lượng cách mạng không ngừng tiến công
vào các cơ sở hậu cần của địch, làm cho hậu phương chiến lược của địch không
ngừng bất ổn, trì hoãn sự chi viện cho tiền tuyến của địch, chưa kể là có lúc buộc
địch phải rút một bộ phận lực lượng ở các chiến trường khác về bảo vệ hậu phương
của mình ở Bình Dương. Việc xây dựng hệ thống căn cứ địa cách mạng thành công
là nhân tố quan trọng để Đảng bộ, quân và dân Bình Dương thực hiện đường lối
chiến tranh nhân dân của Đảng ta đề ra. Mặt khác, tiến hành cuộc chiến tranh nhân
dân cũng có nghĩa là góp phần vào sự thành công của quá trình xây dựng hệ thống
căn cứ địa cách mạng.
Thứ tư, Căn cứ địa cách mạng – nơi chính quyền cách mạng kiểm soát là chỗ
dựa về mặt tinh thần, niềm mơ ước về một xã hội tốt đẹp mà nhân dân Bình Dương
luôn hướng tới.
Chiến tranh luôn là một thử thách hết sức khắc nghiệt với cả hai bên tham
chiến đặc biệt là đối với nhân dân yêu nước, yêu hòa bình đứng lên chống lại kẻ thù
để giải phóng quê hương, giải phóng dân tộc. Chiến tranh càng ác liệt, xã hội càng
rối ren, cuộc sống của người dân ngày càng cùng cực không lối thoát thì vấn đề tìm
89

ra một chỗ dựa về mặt tinh thần, hướng về một xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc luôn
là niềm khao khát và mơ ước của tất cả mọi người. Ý thức được điều này, trong
những năm kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Bình Dương đã không
ngừng ra sức xây dựng và củng cố những vùng căn cứ. Thực chất của quá trình này
là xây dựng một chế độ mới ấm no, hạnh phúc làm chỗ dựa về mặt tinh thần cho tất
cả mọi người.
Trong chế độ ưu việt đó, bên cạnh trách nhiệm của mỗi người phải làm như
đóng góp sức người, sức của cho phong trào cách mạng ở địa phương thì mọi người
dân, không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,… nếu là người yêu
nước thì đều được hưởng tất cả các quyền lợi do chế độ mới mang lại. Đó là họ
được lao động sản xuất và hưởng thành quả lao động của mình. Họ được phát triển
về mặt giáo dục, chăm sóc về y tế, vệ sinh phòng bệnh, tham gia các hoạt động văn
hóa,… Nhờ vậy mà nạn đói kinh niên, dịch bệnh chết chóc trước đây cơ bản từng
bước được đẩy lùi. Cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Cuộc sống gia đình và thôn xóm văn minh, tươi vui hơn. Do đó, đây có thể xem là
hình ảnh thu nhỏ về một nhà nước dân chủ nhân dân, thực sự của dân, do dân, vì
dân, một khối đoàn kết rộng rãi và vững chắc, một nếp sống văn hóa lành mạnh,
nhân dân được hưởng các quyền lợi do cách mạng mang lại. Nó thể hiện tính ưu
việt của một xã hội mới. Đó chính là động lực để mỗi người dân tha thiết với chế độ
mới, sống và quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng chịu đựng hy sinh gian khổ để chống
Mỹ đến cùng.
Như vậy, sức mạnh về tinh thần luôn là sức mạnh tiềm tàng bất tận trong nhân
dân. Nguồn sức mạnh ấy được Đảng ta phát huy một cách cao độ để xây dựng căn
cứ địa cách mạng tại chỗ tạo thành sức mạnh tổng hợp vô địch có thể chiến thắng
bất kì kẻ thù xâm lược nào.
Tóm lại, căn cứ địa cách mạng trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là một trong những nhân tố tạo nên
tiềm lực sức mạnh của cách mạng, là nguồn gốc, nền tảng tạo nên tính bền vững
cho sự phát triển liên tục phong trào cách mạng ở địa phương, là điều kiện không
90

thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển thế trận chiến tranh nhân dân. Thế trận
đó cho phép quân và dân Bình Dương có điều kiện xây dựng vững chắc căn cứ địa
cách mạng, xem đây là hậu phương trực tiếp để tiến công vào hậu phương chiến
lược của địch ở vùng đồng bằng, mở rộng vùng kiểm soát của ta để huy động ngày
càng to lớn nguồn nhân tài, vật lực cho cách mạng. Sự huy động ngày càng to lớn
sức mạnh của hậu phương tại chỗ bước đầu đã khắc phục những khó khăn, thiếu
thốn, đưa phong trào cách mạng tỉnh đi từ thế thủ sang thế tiến công đánh bại các
chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh trên
địa bàn Bình Dương nói riêng và toàn miền Nam nói chung. Cùng với đặc điểm của
quá trình xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng thì những vai trò của căn cứ
địa ở Bình Dương cũng sẽ là cơ sở để ta có thể rút ra các bài học kinh nghiệm quí
báu phục vụ cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
3.3. Bài học kinh nghiệm về xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Một là, Phải xây dựng về mặt chính trị, tổ chức quần chúng thành khối đoàn
kết thống nhất, xem đây là chỗ dựa vững chắc cho việc xây dựng và mở rộng hệ
thống căn cứ địa cách mạng.
Đường lối quân sự của Đảng ta trong xây dựng căn cứ địa đặt “việc xây dựng
và củng cố căn cứ địa về mặt chính trị là nhiệm vụ hàng đầu, vì sự vững chắc của
căn cứ địa trước hết dựa vào sự nhất trí về chính trị và tinh thần của quần chúng
nhân dân”. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, đường lối trên của Đảng đã
được vận dụng một cách tích cực, trở thành nguyên tắc và phương châm hành động
trong xây dựng căn cứ địa ở tỉnh Bình Dương. Vì vậy, vấn đề đấu tranh chính trị và
xây dựng lực lượng chính trị rộng rãi trên khắp ba vùng rừng núi, nông thôn, đô thị
thường xuyên được đặt lên hàng đầu, song song với vấn đề đấu tranh vũ trang và
xây dựng lực lượng vũ trang, thậm chí từng lúc, từng nơi, đấu tranh chính trị và xây
dựng lực lượng chính trị phải đi trước một bước.
Tuy nhiên, nếu như lực lượng cách mạng ra sức xây dựng lực lượng chính trị
làm cơ sở cho xây dựng căn cứ địa nói riêng và kháng chiến nói chung thì trong
suốt cuộc chiến tranh, phía Mỹ ngụy cũng đổ rất nhiều của cải và công sức để tranh
91

thủ nhân dân, nhằm tạo cơ sở xã hội vững chắc cho ngụy quyền giành thắng lợi
trong chiến tranh.
Trong cuộc chiến tranh “giành dân” này, địch có một số lợi thế lớn: Thứ nhất,
địch có một hệ thống chính quyền điều hành từ Trung ương đến cơ sở (xã, ấp), có
thể triển khai nhanh chóng và sâu rộng các ý đồ, kế hoạch, chính sách của ngụy
quyền dưới sự cố vấn của Mỹ; Thứ hai, địch có được các phương tiện kĩ thuật hiện
đại cùng với một khối lượng vật chất khổng lồ nhờ viện trợ Mỹ, rất đắc dụng trong
việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền chính trị và tâm lí chiến. Thứ ba, địch có
một đội quân đông đảo, có mặt ở mọi chiến trường, gồm nhiều thứ quân từ chủ lực
đến địa phương, làm nòng cốt trong hoạt động dân vận, để tạo sự gắn bó của nhân
dân với ngụy quyền và ngụy quân.
Quán triệt quan điểm của Đảng về công tác chính trị trong xây dựng lực lượng
chính trị, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ Bình Dương
luôn xem sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Chính vì vậy, việc
giáo dục quần chúng nhân dân đề cao tinh thần cảnh giác, tuyên truyền làm cho
quần chúng thấy rõ âm mưu quỷ quyệt của địch, động viên nhân dân tự lực, tự
cường vượt qua mọi khó khăn, tin theo Đảng, tin theo Bác Hồ là cốt lõi của nội
dung công tác tư tưởng và công tác tập hợp, tổ chức quần chúng nhân dân đứng lên
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Xuất phát từ nhiệm vụ đó, cán bộ Đảng viên không chỉ là người gương mẫu để
nhân dân noi theo mà còn phải nhạy bén biết đánh giá đúng khả năng cách mạng
của quần chúng, xây dựng quan điểm quần chúng, tin và dựa hẳn vào quần chúng,
tuyệt đối không được dời quần chúng, không được bỏ trận địa, bỏ địa bàn xa dân,
phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân. Bám địa bàn, bám chắc dân, người
dân tộc đa số cũng như người dân tộc thiểu số trong bất kì hoàn cảnh nào là chúng
ta đang giành quyền làm chủ từ thấp tới cao, từ phạm vi hẹp tới phạm vi rộng. Đó là
thước đo, là tiêu chuẩn số một, tiêu chí đầu tiên để chúng ta làm tốt công tác giành
dân. Nhờ vậy mà cán bộ Đảng biên đã vượt qua những chặng đường khó khăn ác
liệt tưởng không thể vượt qua được để đi vào lòng dân.
92

Để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc tuyên
truyền cho quần chúng hiểu về đường lối kháng chiến của Đảng thì chưa đủ mà ta
cần phải tổ chức họ lại thành một khối thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tập thể
toàn dân. Do vậy, công tác xây dựng, củng cố các đoàn thể quần chúng như nông
dân, công nhân, phụ nữ, thanh niên… cần không ngừng được chăm lo và phát triển
vì chỉ có thông qua các tổ chức này chúng ta mới nhanh chóng tập hợp lực lượng
cách mạng lại để chống Mỹ. Ngoài ra, cần phải chấp hành nghiêm chỉnh các chính
sách của Đảng như chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách ưu đãi đối
với thương binh, liệt sĩ… Phải đặc biệt coi trọng thi hành chính sách ruộng đất từ
việc giảm thuế tới việc cấp ruộng đất cho nhân dân…
Làm tốt công tác trên chúng ta sẽ nắm chắc ngọn cờ độc lập dân tộc và chống
thực dân, nhờ đó mà Đảng bộ Bình Dương sẽ tập hợp được đông đảo quần chúng
nhân dân vào Mặt trận dân tộc giải phóng, xây dựng được khối đoàn kết nhất trí
trong nhân dân từ vùng thấp đến vùng cao, từ vùng rừng núi đến vùng đồng bằng,
từ vùng do ta làm chủ đến vùng địch bị tạm chiếm, để có thể phát huy đầy đủ tính
tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân đối với cách mạng, tạo chỗ dựa vững
chắc cho việc xây dựng và mở rộng căn cứ địa cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình
Dương. Đây được xem là một trong những bài học quan trọng cho công tác xây
dựng căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương.
Hai là, phải tận dụng mọi nguồn lực để xây dựng tiềm lực kinh tế cho các
vùng căn cứ.
Ngay khi bước vào cuộc chiến tranh, Trung ương Cục đã đề ra chủ trương xây
dựng kinh tế ở vùng căn cứ, vùng giải phóng là: hết sức coi trọng và tranh thủ tiếp
nhận sự chi viện của miền Bắc, nhưng phải trên cơ sở phát huy cao độ tinh thần tự
lực cánh sinh tại chỗ và cần kiệm để kháng chiến. Từ chủ trương trên và căn cứ vào
thực tế chiến trường, lực lượng cách mạng sớm xác lập được 4 nguồn chủ yếu để
xây dựng kinh tế căn cứ, gồm: chi viện của miền Bắc; sản xuất tự túc; thu mua tại
chỗ và lấy của địch để đánh địch. Quá trình xây dựng kinh tế của các căn cứ chủ
yếu là quá trình khai thác, phát triển bốn nguồn kinh tế trên.
93

Trong tình hình phá hoại kinh tế ráo riết của Mỹ - ngụy, việc xây dựng kinh tế
căn cứ chủ yếu thông qua hoạt động của các tổ chức hậu cần quân sự, gọi là các
Đoàn hậu cần khu vực và một tổ chức nữa mang tính chất hậu cần nhân dân là Hội
đồng cung cấp tiền phương.
Công tác hậu cần phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu: tạo nguồn vật chất và
chuẩn bị vật chất theo các ý đồ chiến lược, chiến dịch. Đây là nhiệm vụ cơ bản,
thường xuyên, đảm bảo phục vụ mọi mặt cho các lực lượng vũ trang đứng chân và
hoạt động tác chiến trong phạm vi địa bàn tỉnh, qua đó mở rộng các căn cứ hậu cần
lấn sâu vào vùng địch.
Từ năm 1965, các sư đoàn chủ lực ra đời, bộ đội tác chiến liên tục, qui mô lớn,
nhu cầu về nhân tài, vật lực ngày càng lớn. Trước tình hình đó, Trung ương Cục
quyết định thành lập Hội đồng cung cấp tiền phương vào tháng 3/965, với nhiệm vụ
chính: Vận động nhân dân, bộ đội ra sức xây dựng căn cứ địa hậu phương, đẩy
mạnh tăng gia sản xuất, động viên tổ chức nhân dân, đặc biệt nhân dân trong vùng
địch đóng góp cho kháng chiến, từng bước biến hậu phương địch thành hậu phương
của ta; Xây dựng lực lượng thanh niên xung phong và dân công đi trực tiếp phục vụ
chiến trường; Tổ chức và giáo dục nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Mặt trận để mọi người tự giác nhận và hoàn thành các nhiệm vụ
của cách mạng. Như vậy, hoạt động của Hội đồng cung cấp là đảm bảo huy động
sức người, sức của cho bộ đội ngoại tuyến.
Trong quá trình hoạt động, Hội đồng cung cấp thường dựa vào lực lượng hậu
cần và cấp ủy địa phương để nắm được yêu cầu của hậu cần mà đề ra chỉ tiêu cho
địa phương về các mặt tạo vật chất, sử dụng tài chính, huy động dân công, thanh
niên xung phong, các phong trào ủng hộ kháng chiến… tạo sự nhất trí giữa Hội
đồng, hậu cần địa phương để cùng nhau giải quyết mọi khó khăn, đặc biệt trong các
đợt phục vụ chiến dịch. Thực hiện chủ trương của Trung ương Cục, Bình Dương đã
làm tốt công tác hậu cần và đảm bảo chi viện cho các trận đánh, chiến dịch lớn.
Tiếp nhận chi viện của miền Bắc được coi là một nguồn kinh tế quan trọng, có
ý nghĩa quyết định đối với cuộc kháng chiến ở Bình Dương nói riêng và miền Nam
94

nói chung. Là tỉnh nằm trong vùng địa bàn trọng yếu, nối giữa Sài Gòn và các tỉnh
Biên giới phía Tây Nam nên trong quá trình tiến hành chiến tranh, bộ đội chủ lực
của tỉnh đã kết hợp với bộ đội chủ lực miền mở nhiều chiến dịch, trận đánh để giữ
vững, mở rộng, củng cố các khu vực căn cứ đầu cầu tiếp nhận chi viện của Trung
ương.
Để kịp thời, chủ động đảm bảo về hậu cần và giảm bớt gánh nặng chi viện từ
miền Bắc, công tác sản xuất tự túc tại chố (gồm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm
sản, chế biến thuốc quân y, sản xuất quân trang, chế tạo vũ khí thô sơ, tự tạo…)
được các căn cứ hết sức quan tâm. Đảng bộ tỉnh đã chủ trương tách ra một bộ phận
lực lượng chuyên sản xuất tự túc, hoặc phải luân phiên nhau đi sản xuất. Nông dân
trong vùng giải phóng, vùng căn cứ còn thiếu ruộng hoặc ít ruộng đều được cách
mạng cấp ruộng và giảm thuế để khuyến khích phát triển sản xuất. Tất cả các cơ
quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đều phải cố gắng tranh thủ sản xuất. Bộ đội
đứng chân ở đâu phải sản xuất ở đấy, nếu được lệnh chuyển quân không kịp sử
dụng thì cũng dành dự trữ cho các đơn vị khác đến. Đơn vị nào đến sử dụng hết thì
phải trồng lại. Sản xuất tự túc trở thành một kỉ luật ở căn cứ. Trong những năm
1966 – 1967, Mỹ - ngụy mở liên tục hai cuộc phản công mùa khô, sản xuất tự túc
đặc biệt khó khăn, nhưng các cơ quan, đơn vị và nhân dân ở căn cứ vẫn tìm những
cách vừa sản xuất tự túc, vừa đảm bảo bí mật cho căn cứ.
Song song với hoạt động sản xuất, hoạt động thương nghiệp cũng được tiến
hành, bên cạnh việc thu mua ở các địa phương khác, ta còn thu mua tại vùng căn cứ,
trong vùng tranh chấp và vùng địch tạm chiếm. Thu mua trở thành hoạt động tạo
nguồn vật chất lớn (chủ yếu là lương thực và nhu yếu phẩm) cho các căn cứ, góp
phần rất lớn đáp ứng nhu cầu của chiến trường. Công tác thu mua là một hoạt động
đạt hai mục đích, vừa góp phần quan trọng xây dựng cơ sở vật chất cho cách mạng,
vừa hạn chế địch dùng nhân tài, vật lực trong vùng địch kiểm soát để đánh lại ta,
góp phần làm suy yếu hậu phương hậu cần của địch.
Một nguồn thu đáng kể nữa cho các căn cứ của tỉnh là chiến lợi phẩm, nhờ
những trận đánh, những chiến dịch ta chiếm được số lượng chiến lợi phẩm khá lớn.
95

Những chiến lợi phẩm này ta nhanh chóng tiếp nhận và bổ sung ngay trong các
chiến dịch, đảm bảo cho bộ đội tác chiến liên tục.
Tận dụng mọi nguồn lực để xây dựng tiềm lực về kinh tế cho vùng căn cứ
trong địa bàn tỉnh là bài học cần thiết để xây dựng và phát triển hệ thống căn cứ địa
cách mạng đảm bảo cho việc phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến
thắng lợi hoàn toàn.
Ba là, Phải thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức Đảng, trong đó đặc biệt
chú trọng công tác đào tạo cán bộ vùng rừng núi.
Một trong những vấn đề cốt lõi của việc xây dựng căn cứ địa cách mạng là
phải không ngừng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, vấn đề
chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, đào tạo cán bộ là một nhiệm vụ rất quan
trọng. Khi chiến tranh càng gian khổ ác liệt, một số đảng viên thường có tư tưởng bi
quan, giao động thì việc trang bị nhanh chóng cho cán bộ đảng viên những nguyên
lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin về tính tiên phong, tính giai cấp, mục đích
chiến đấu của Đảng để nâng cao lập trường, tác phong đạo đức và khí tiết của người
cộng sản là vô cùng cần thiết. Nhận thức được điều đó, Đảng bộ Bình Dương đã
biết kiên trì không ngừng làm công tác chính trị, tư tưởng cho cán bộ Đảng viên.
Bằng những lớp chính trị ngắn ngày, các cuộc chỉnh Đảng, chỉnh quân, Đảng bộ
Bình Dương đã làm cho cán bộ Đảng viên hiểu một cách sâu sắc đường lối chiến
tranh nhân dân do Đảng ta tiến hành. Trên cơ sở vững vàng về chính trị, hiểu đường
lối kháng chiến của Đảng, cán bộ đảng viên sẽ phát huy nghĩa vụ, trách nhiệm của
mình khi thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Họ thực sự trở thành người lãnh đạo,
người đi đầu trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và lao động sản xuất.
Đảng bộ phải biết dựa vào phong trào cách mạng của quần chúng, phát hiện
những cá nhân tích cực, đã qua thử thách được đồng bào tín nhiệm, đồng thời phải
có biện pháp tích cực bồi dưỡng về lập trường, quan điểm cách mạng để phát triển
đảng viên, đào tạo cán bộ làm cho tổ chức Đảng bộ ở địa phương ngày càng phát
triển và trưởng thành về mọi mặt đủ sức đảm bảo mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
Để làm tốt công tác trên, Đảng bộ Bình Dương cần đấu tranh khắc phục quan điểm
96

phiến diện, hẹp hòi mặc cảm dân tộc trong việc vận dụng tiêu chỉ tuyển chọn cán
bộ. Như vậy các chi bộ đảng mới bám sát được thôn xóm, buôn làng, đơn vị vũ
trang, cơ quan, cơ sở sản xuất để làm hạt nhân lãnh đạo các mặt công tác khác.
Thành công trong công tác xây dựng Đảng bộ các cấp vững mạnh, đặc biệt là
việc xây dựng được một đội ngũ Đảng viên trẻ đã tạo ra một tổ chức Đảng có đủ
năng lực lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh Mỹ, cứu nước. Hệ thống tổ chức Đảng
bộ với những con người có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng,
có khí phách anh hùng thực sự trở thành đầu tàu để thúc đẩy quá trình xây dựng căn
cứ địa cách mạng giành thắng lợi.
Bốn là, Xây dựng căn cứ địa cách mạng một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực
cả ở rừng núi và đồng bằng.
Những kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy ở khu vực rừng núi hay khu vực
đồng bằng thì mỗi nơi đều có những thế mạnh riêng của nó. Vùng rừng nhí có địa
thế hiểm trở, tiến có thể đánh, lui có thể giữ rất phù hợp cho việc xây dựng những
căn cứ cach mạng vững chắc. Vùng đồng bằng tuy không có rừng cây che chở
nhưng lại có sự che chở của cả rừng người, căn cứ địa cách mạng ở đây quan trọng
nhất đó là lòng dân, sự tập hợp của khối đại đoàn kết dân tộc. Trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, “nông thôn là địa bàn chiến lược hết sức trọng yếu, làm
chủ được nông thôn, cách mạng có thể huy động sức người, sức của để không
ngừng phát triển lực lượng, chiến đấu lâu dài, càng đánh càng mạnh, làm phá sản
mọi âm mưu thâm độc của địch, tạo nên một lợi thế để nông thôn đồng bằng và
rừng núi trợ lực mạnh mẽ cho phong trào cách mạng ở Thành thị”. Do vậy, việc xây
dựng căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương cần phải chú trọng cả ở rừng núi lẫn
đồng bằng.
Thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của
sức mạnh Việt Nam cả tinh thần và vật chất. Trong công tác xây dựng căn cứ địa
cách mạng cũng vậy, cần quan tâm xây dựng trên tất cả mọi lĩnh vực, từ chính trị,
quân sự đến kinh tế, văn hóa – xã hội. Bình Dương cũng như các tỉnh khác ở miền
Nam, bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với một nền kinh tế lạc hậu,
97

lại bị kiệt quệ sau 9 năm kháng chiến chống Pháp. Vì vậy để tiến hành một cuộc
chiến tranh nhân dân, Bình Dương cần phải xây dựng căn cứ cách mạng một cách
toàn diện để phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
Xây dựng căn cứ địa cách mạng về mặt chính trị tức là tạo sự đồng lòng nhất
trí của mọi người dân, sẵn sàng ra mặt trận chiến đấu, phục vụ chiến đấu, sẵn sàng
xả than vì sự nghiệp chung của cả nước. Phải biết khơi dậy lòng yêu nước và quyết
tâm của nhân dân để tạo nên sức mạnh to lớn về mặt chính trị ở ngay địa phương.
Về mặt quân sự là phải vũ trang toàn dân, xây dựng thế trận mỗi người dân là một
người lính, mỗi làng là một pháo đài cùng đánh giặc, tăng cường xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân 3 thứ quân. Phải coi trọng việc tổ chức chiến trường trên
địa bàn toàn tỉnh, nhất là ở các vùng căn cứ, vùng giải phóng. Phải có sự chuẩn bị
chu đáo sẵn sàng đánh trả bất cứ cuộc hành quân lấn chiếm, càn quét nào của địch.
Xây dựng kinh tế ở vùng căn cứ cách mạng trước hết phải xác định nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu. Có kế hoạch định hướng cho nền nông nghiệp trong
kháng chiến như: chăm lo sản xuất nông nghiệp bao gồm cả lúa gạo và hoa màu;
luôn duy trì phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, hỗ trợ lẫn
nhau trong làm ăn bằng nhiều hình thức như: đổi công và làm ăn tập thể. Đi đôi với
việc phát triển sản xuất, phải kiên quyết thực hành tiết kiệm để có nguồn dự trữ
đóng góp cho cách mạng. Phải có biện pháp đấu tranh kinh tế với địch nhằm bảo vệ
kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch. Bên cạnh đó, phải cố gắng phát triển các
ngành nghề thủ công truyền thống với qui mô thích hợp đủ đáp ứng một số mặt
hàng cần thiết cho nhân dân và lực lượng cách mạng ở địa phương. Như vậy, sức
mạnh về kinh tế thể hiện ở tính tự cấp tự túc, tự lực cánh sinh trong điều kiện sản
xuất vô cùng khó khăn do sự đánh phá ác liệt của kẻ thù. Đây là một khâu hết sức
quan trọng trong việc xây dựng hệ thống căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương.
Xây dựng căn cứ địa cách mạng về mặt văn hóa – xã hội tức là phải quan tâm
thường xuyên đến công tác bình dân học vụ xóa nạn mù chữ, đẩy mạnh phong trào
văn nghệ phục vụ kháng chiến, xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu… Tất cả đều phải
thực hiện một nếp sống mới tiến bộ, một xã hội mới ưu việt. Nó thể hiện sức mạnh
98

tinh thần của căn cứ, làm chỗ dựa cho nhân dân trong những năm tháng chiến tranh
ác liệt.
Để có thể xây dựng căn cứ địa cách mạng toàn diện tạo nên sức mạnh to lớn
đó, Đảng ta không ngừng đưa ra những chủ trương, biện pháp phù hợp với tình hình
ở từng địa phương, từng giai đoạn thậm chí với từng năm. Trong đó, điểm cơ bản
nhất là luôn chăm lo bồi dưỡng sức dân. Việc cung cấp đầy đủ số lượng, nuôi
dưỡng, trang bị, làm căn cứ đứng chân, trú ẩn, và đảm bảo đáp ứng yêu cầu kháng
chiến là thành công lớn của căn cứ địa cách mạng.
Năm là, Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách
mạng.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Bình Dương hầu
như phải bắt đầu làm lại từ đầu nhưng nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân,
phong trào cách mạng ở Bình Dương đạt được nhiều thắng lợi to lớn trong đó có
việc xây dựng hệ thống căn cứ địa cách mạng. Vấn đề xây dựng căn cứ đã khó
nhưng việc duy trì và phát triển căn cứ cũng không kém phần gian khổ, hi sinh, mất
mát. Việc vừa xây dựng, vừa bảo vệ căn cứ địa cách mạng không chỉ là gìn giữ
thành quả cách mạng ở địa phương đang có mà còn vì sự nghiệp kháng chiến của cả
nước. Đó là hai mặt thể hiện mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong chiến
tranh. Nó là chân lí chung của mọi cuộc cách mạng mang tính nhân dân và càng
đúng hơn đối với hoàn cảnh ở Bình Dương khi bước vào cuộc kháng chiến thần
thánh chống Mỹ, cứu nước.
Bảo vệ căn cứ cách mạng tức là bảo vệ bản thân phong trào kháng chiến ở địa
phương vì trong chiến tranh kẻ địch luôn tìm cách lấn chiếm, thu hẹp nhưng căn cứ
chúng ta đã xây dựng, những vùng chúng ta đã kiểm soát. Bằng những cuộc càn
quét, đánh phá mang tính hủy diệt, địch muốn xóa bỏ các căn cứ - đầu não kháng
chiến của phong trào cách mạng ở Bình Dương; bằng những thủ đoạn thâm độc vừa
mua chuộc về vật chất vừa khủng bố về mặt tinh thần, địch tìm mọi cách để mở
rộng phạm vi kiển soát, củng cố hậu phương chiến lược của chúng. Ta kiên quyết
99

chiến đấu đánh bại các cuộc tiến công của địch, giữ vững và củng cố hệ thống căn
cứ địa. Đây là một cuộc chiến đấu rất gay go quyết liệt diễn ra dai dẳng.
Thực tế, việc xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng điều cần thiết là phải
có sự lãnh đạo tài tình của tổ chức Đảng, trên cơ sở đó xây dựng chính quyền, các
đoàn thể, lực lượng vũ trang ba thứ quân đủ sức đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ. Đối với mỗi người dân, việc quán triệt tinh thần cảnh giác, bảo mật
phòng gian là rất quan trọng. Tất cả để hình thành một thế trận chiến tranh nhân dân
ngay tại các căn cứ, luôn sẵn sàng chiến đấu chống lại kẻ thù.
Xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng là chúng ta luôn gắn liền với việc
duy trì và đẩy mạnh hoạt động kháng chiến ở vùng sau lưng địch vì hậu phương và
tiền tuyến là hai khu vực không thể tách rời nhau, chúng có quan hệ khăng khít và
tác động lẫn nhau. Để căn cứ địa ngày càng vững chắc, không thể không tăng cường
hoạt động kháng chiến ở vùng sau lưng địch. Việc tiến hành hoạt động kháng chiến
ở vùng sau lưng địch sẽ làm cho hậu phương địch bất ổn không có điều kiện đánh
phá ta, từ đó ta có điều kiện xây dựng căn cứ địa cách mạng về mọi mặt tạo nên sức
mạnh bảo vệ hậu phương. Những hoạt động kháng chiến ở vùng sau lưng địch là
một bộ phận của nghệ thuật chiến tranh nhân dân, do đó nó sẽ bao gồm các hoạt
động của chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị, công tác binh vận, dân vận, tình
báo, phá hoại… ở khắp mọi nơi. Hoạt động kháng chiến ở vùng sau lưng địch luôn
gắn liền với sự sáng tạo của nhân dân không chỉ trong cách hoạt động, cách đánh
địch mà còn thể hiện ở việc sử dụng mọi thứ để đánh địch từ các loại vũ khí tự tạo
thô sơ đến các loại vũ khí hiện đại. Đó là nghệ thuật lấy yếu thắng mạnh, lấy ít đánh
nhiều, chắc thắng mới đánh, đánh bất ngờ, đánh khắp nơi. Đó là nghệ thuật càng
đánh càng mạnh, càng đánh càng phát triển. Nó phù hợp với điều kiện thực tế ở
Bình Dương và đạt hiệu quả cao trong xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng.
Sáu là, Xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương luôn đặt trong mối liên
hệ với hệ thống các căn cứ, các vùng giải phóng ở miền Đông Nam Bộ.
Trong cuộc chiến tranh, sự cô lập luôn là kẻ thù số một của thắng lợi. Bình
Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là tỉnh bị địch tạm chiếm, là hậu phương
100

chiến lược của địch. Do đó, chiến trường Bình Dương luôn bị cô lập, thiếu thốn,
khó khăn. Vì vậy, trên cơ sở dựa vào sức mình là chính thì các căn cứ cách mạng
của Bình Dương cần phải được đặt trong mối liên hệ với miền Đông Nam Bộ để
tranh thủ sự giúp đỡ của các tỉnh khác nhằm khắc phục chỗ yếu, thiếu trong quá
trình phát triển tiềm lực cách mạng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tạo nên thế trận
liên hoàn trong các chiến dịch, trận đánh, đảm bảo sự thống nhất cho mục tiêu chiến
lược chúng là đánh thắng kẻ thù. Đó là một nhân tố quan trọng có tác dụng tăng
cường sức mạnh của căn cứ địa cách mạng đủ sức đáp ứng cho quân và dân Bình
Dương trong chiến đấu chống Mỹ, cứu nước.
Thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân
Bình Dương không thể tách rời với thắng lợi chung của cả miền Nam. Nó là một
thực tế và thực tế này kế thừa truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của
dân tộc, những kinh nghiệm quí báu trong kháng chiến chống Pháp. Nó trở thành
bài học cho quân và dân Bình Dương trong kháng chiến chống Mỹ. Chúng ta xem
căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương là một bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ
hệ thống căn cứ địa cách mạng ở khu vực Đông Nam Bộ và toàn miền Nam là
chúng ta thực hiện đúng nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối của Đảng ta
về hậu phương trong chiến tranh cách mạng. Nó thể hiện sâu sắc mối quan hệ biện
chứng giữa hậu phương và tiền tuyến.
Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển hệ thống căn cứ địa cách mạng trên
địa bàn tỉnh Bình Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại
nhiều bài học kinh nghiệm quí báu. Những bài học này được Đảng bộ và nhân dân
Bình Dương chắt lọc, đúc kết ngay từ thực tế của cuộc chiến tranh và phát huy tác
dụng rất lớn trong đấu tranh chống Mỹ - ngụy ở địa phương. Cho đến nay nó vẫn
còn giữ nguyên giá trị đối với công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
điều kiện hòa bình. Đó cũng chính là sự đóng góp to lớn vào kho tàng lí luận của
Đảng ta và của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh cách mạng.
101

KẾT LUẬN
Qua hơn hai mươi năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ và nhân
dân Bình Dương đã trải qua biết bao thử thách lớn lao, chịu đựng biết bao gian khổ,
hi sinh và cuối cùng giành được thắng lợi hết sức vẻ vang. Với thắng lợi đó, nhân
dân Bình Dương cùng nhân dân cả nước kết thúc cuộc chiến đấu liên tục suốt 30
năm nhằm bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám, chấm dứt vĩnh viễn ách
xâm lược của nước ngoài, tạo tiền đề cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Một trong những nguyên nhân đem đến thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu
không cân sức này là do Đảng bộ và nhân dân Bình Dương đã xây dựng thành công
hệ thống căn cứ địa cách mạng trên địa bàn tỉnh. Đây là yếu tố cơ bản đóng vai trò
quan trọng cho sự phát triển và là nguồn gốc của những thắng lợi đối với phong trào
cách mạng ở địa phương trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Bình Dương trong những năm chống Mỹ là hậu cứ quan trọng của địch. Bên
cạnh đó, chiến trường Bình Dương lại xa sự chi viện của Trung ương nên việc xây
dựng căn cứ địa cách mạng là rất khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ và các cấp ủy địa phương, nhân dân Bình Dương từ
chỗ bị Mỹ - ngụy kìm kẹp, khống chế, chưa hiểu cách mạng, dần dần được giác
ngộ, tin tưởng cách mạng, đi theo cách mạng. Với truyền thống yêu nước và với
kinh nghiệm trong kháng chiến chống Pháp, họ đã đứng lên làm chủ, xây dựng các
vùng căn cứ cách mạng vững chắc cho phong trào cách mạng toàn tỉnh.
Căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương được xây dựng, bảo vệ và ngày càng
mở rộng đã phát huy mạnh mẽ vai trò, tác dụng to lớn, toàn diện đối với tiền tuyến.
Vì đây là nền tảng để xây dựng tiềm lực, sức mạnh của cách mạng; xây dựng và
phát triển thế trận chiến tranh nhân dân trên khắp cả ba vùng chiến lược: rừng núi,
nông thôn đồng bằng và đô thị trên địa bàn tỉnh. Như vậy, vai trò của căn cứ địa
cách mạng Bình Dương thể hiện ở chỗ nó là sự tổng hợp, là kết tinh biết bao nhiêu
xương máu, công sức, của cải, biết bao con người không ngại gian khổ, hi sinh đã
tự đứng lên chiến đấu để giải phóng quê hương, đất nước. Đó là kết quả về sự biện
102

chứng của lịch sử là ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh, ở đâu có chiến tranh là ở
đó có xây dựng căn cứ địa.
Việc Đảng bộ và nhân dân Bình Dương có thể xây dựng thành công căn cứ
địa cách mạng trên địa bàn tỉnh trong suốt gần 21 năm kháng chiến chống Mỹ là
một kì tích. Thắng lợi đó được tạo nên bởi nhiều nguyên nhân. Trước hết, Đảng ta
có đường lối cách mạng đúng đắn, độc lập tự chủ trong chiến tranh cách mạng,
trong đó có việc chủ trương xây dựng hệ thống căn cứ địa cách mạng là một sự sáng
tạo phù hợp với tình hình thực tế của đất nước cũng như của từng địa phương.
Đường lối đó được Đảng bộ và nhân dân Bình Dương tiếp thu, đồng lòng nhất trí
thực hiện với một quyết tâm cao nhất để đánh bại kẻ thù. Nhân dân Bình Dương có
truyền thống yêu nước, cần cù lao động, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Họ lại được
kế thừa những thành quả, kinh nghiệm của căn cứ cách mạng trong kháng chiến
chống Pháp và sự chi viện giúp đỡ của Trung ương. Đó là chìa khóa để hiểu vì sao
Đảng bộ và nhân dân Bình Dương xây dựng thành công hệ thống căn cứ địa cách
mạng trong kháng chiến chống Mỹ.
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì phát triển trong điều kiện hòa bình,
nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, đảo chính quân sự và bạo loạn vẫn có
thể xảy ra. Chủ nghĩa đế quốc vẫn hàng ngày, hàng giờ tìm mọi cách để xóa bỏ chế
độ xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng. Vì vậy, bên cạnh công cuộc xây dựng đất
nước, cả nước phải luôn sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra để
bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Quá trình hình thành và phát triển căn cứ địa cách mạng trên địa bàn tỉnh
Bình Dương luôn gắn liền với những khó khăn, những sáng tạo, những đóng góp
đối với phong trào cách mạng địa phương và đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm bổ
ích có y nghĩa thực tiễn quan trọng về xây dựng quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân để phù hợp với tình hình Bình Dương cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Theo đà phát triển của đất nước, Bình Dương cũng bước trên con đường
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận
An và các thị trấn khác không ngừng phát triển với qui mô lớn hơn. Các nhà máy, xí
103

nghiệp, khu công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều. Phần lớn tiềm lực về kinh
tế và quốc phòng đều tập trung vào những nơi này. Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất thì
chúng ta cần xây dựng nơi đây thành pháo đài vững chắc để vừa có thể bám trụ tại
chỗ đánh địch vừa tiếp tục hoạt động trong một thời gian nhất định mỗi khi có chiến
tranh xảy ra vì chúng ta không thể trong một thời gian ngắn di chuyển được tất cả
các cơ sở vật chất từ đồng bằng lên vùng căn cứ rừng núi. Chính vì vậy, mà ngay
trong thời bình, việc qui hoạch kinh tế phải kết hợp với qui hoạch quốc phòng và
ngược lại.
Trong khi xây dựng các khu vực phòng thủ địa phương cần tính đến xây
dựng các khu vực vùng rừng núi thành căn cứ có qui mô chiến lược không chỉ đối
với tỉnh mà còn đối với cả khu vực Đông Nam Bộ. Đây sẽ là chỗ rút lui đứng chân
an toàn cho các cơ quan đầu não chỉ huy và các đơn vị bộ đội của tỉnh, của Miền, là
nơi cung cấp liên tục nguồn nhân tài, vật lực để đảm bảo sức sống cho nền kinh tế
và các lực lượng trong chiến tranh. Công tác này phải có sự chuẩn bị trước thật chu
đáo ngay từ thời bình bởi trong chiến tranh địch sẽ dùng mọi cách để phá hoại nhằm
gây khó khăn cho ta.
Ở thời chiến hay thời bình thì nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn
dân phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ. Tuy nhiên,
do có sự khác nhau về nhiệm vụ chính trị nên tùy theo từng thời kì mà việc dồn sức
cho từng nhiệm vụ có sự nặng nhẹ khác nhau. Nếu trong chiến tranh, tất cả đều dồn
sức cho việc đánh thắng kẻ thù vì có đánh thắng mới có điều kiện xây dựng và bảo
vệ căn cứ cách mạng tốt. Thì ngay trong thời bình, việc tập trung cho xây dựng kinh
tế có ý nghĩa chiến lược. Công tác này không chỉ thực hiện chủ trương đền ơn đáp
nghĩa mà người dân một khi được ấm no hạnh phúc, đất nước ngày càng giàu mạnh
thì đó sẽ là yếu tố tiên quyết và là điều kiện huy động nguồn nhân tài, vật lực, thực
hiện mọi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
Đã gần 40 năm kể từ khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, khoảng thời
gian đó không quá dài nhưng cũng đủ để cho một số vấn đề của quá khứ trở nên lạc
hậu. Do vậy, chúng ta phải không ngừng chăm lo phát triển khoa học quân sự, kĩ
104

thuật quân sự và lịch sử quân sự. Làm tốt vấn đề này, chúng ta mới có cái nhìn đúng
đắn về cách tổ chức lực lượng, xây dựng thế trận, phương pháp tác chiến… cũng
như có cách đánh giá chính xác về hiệu quả của các chủng loại vũ khí, phương tiện
chiến tranh qua các thời kì. Làm tốt việc đó, chúng ta sẽ giáo dục tốt truyền thống
yêu nước cho thế hệ trẻ, nâng cao ý thức chính trị cho mỗi người dân. Từ đó sẽ giúp
chúng ta nhanh chóng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng căn cứ
cách mạng tại chỗ và trong tương lai phục vụ mọi nhiệm vụ cách mạng.
Những quan điểm chúng tôi nêu lên đều có sự kế thừa từ những bài học từ
quá khứ, dựa vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm về kinh tế xã hội ở Bình Dương
trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, từ lí luận tới việc áp dụng có hiệu quả vào thực
tiễn là cả một chặng đường dài đầy khó khăn thử thách. Để những ý kiến trên được
hoàn chỉnh hơn, chúng tôi xin được mạnh dạn đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh như
sau:
Không ngừng hoàn thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh trong đó ưu tiên xây dựng hệ
thống đường giao thông ở các vùng sâu vùng xa được thông suốt. Điều này không
chỉ tạo nên sự liên hoàn giữa các huyện trên địa bàn tỉnh mà còn nối địa bàn tỉnh với
cả khu vực Đông Nam Bộ. Đây không chỉ là vấn đề có ý nghĩa về mặt kinh tế mà
còn có giá trị về mặt quốc phòng.
Bên cạnh những chính sách đầu tư chung của cả nước thì Bình Dương cần
phải có những chính sách riêng ưu đãi hơn nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Đây
sẽ là động lực để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nhà.
Trong cơ cấu đầu tư chung toàn tỉnh thì chúng ta nên cân bằng giữa vùng thành thị
với vùng sâu vùng xa. Làm như vậy, chúng ta mới thu hẹp được khoảng cách giữa
các vùng. Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện vùng xa Bình Dương sẽ là sự
chuẩn bị tốt nhất, toàn diện nhất trong việc xây dựng căn cứ cách mạng của tỉnh ở
hiện tại và tương lai vì sự phát triển về kinh tế - xã hội ở khu vực này sẽ tạo nên
nguồn dự trữ chiến lược vô tận về sức người sức của cho toàn tỉnh.
105

Đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng, trong đó công tác giáo dục chính
trị phải được đặt lên hàng đầu. Công tác này phải được thực hiện một cách đồng bộ
từ các cơ quan nhà nước đến các tổ chức xã hội, từ giai cấp công nhân, nông dân
đến học sinh, sinh viên, trí thức… Thực hiện được điều đó, chúng ta sẽ thường
xuyên nâng cao cảnh giác trong nhân dân, để mỗi người dân phải trở thành một
chiến sĩ thực sự chống lại kẻ thù, sẵn sàng cùng cả nước đứng lên chống lại mọi âm
mưu thâm độc “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Trên đây mới chỉ là một số kết quả bước đầu được đúc rút ra từ quá trình
nghiên cứu đề tài luận văn. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Bình Dương
nói chung và đề tài căn cứ địa cách mạng trên địa bàn Bình Dương nói riêng chưa
được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, đề tài căn cứ địa cách mạng ở Bình Dương cần
được nghiên cứu lâu dài để tiếp tục rút ra những kinh nghiệm quý đóng góp vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vì mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Dầu Tiếng (2006), Lịch sử Đảng bộ huyện
Dầu Tiếng 1945 - 1975, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình
Dương 1930 – 1975, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2002), Công tác binh vận tỉnh
Bình Dương (1954 – 1975), Bình Dương.
4. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bến Cát (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Bến
Cát, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thuận An (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện
Thuận An, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thuận An (2005), Lịch sử chiến khu Thuận
An Hòa (1946 – 1975), Bình Dương.
7. Ban Thường vụ tỉnh ủy Sông Bé (1996), Lịch sử Đảng bộ Sông Bé, tập II
(1954 – 1975), Sông Bé.
8. Ban chỉ đạo khu di tích lịch sử địa đạo tam giác Sắt – Bến Cát tỉnh Bình
Dương (2001), Lịch sử địa đạo 3 xã Tây Nam (Tam giác Sắt – Bến Cát),
Bình Dương.
9. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh – Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi và bài học, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh – Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách
mạng Việt Nam (1945 – 1975) – Thắng lợi và bài học, Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
11. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1985), Những sự kiện lịch sử
Đảng, tập III, Thông tin lý luận, Hà Nội.
12. Ban thống nhất – Vụ nghiên cứu văn hóa xã hội tỉnh Sông Bé (1972), Vài nét
về tình hình văn hóa xã hội miền Nam, Tài liệu lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh
ủy Bình Dương.
13. Ban thống nhất – Vụ nghiên cứu văn hóa xã hội tỉnh Sông Bé (1972), Về tình
hình kinh tế tài chính miền Nam Việt Nam, Tài liệu lưu trữ Ban tuyên giáo
Tỉnh Bình Dương.
14. Phan Xuân Biên (chủ biên) (2010), Tự nhiên – Nhân văn, Địa chí Bình
Dương tập 1, Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương.
15. Phan Xuân Biên (chủ biên) (2010), Lịch sử truyền thống, Địa chí Bình
Dương tập 2, Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương.
16. Phan Xuân Biên (chủ biên) (2010), Kinh tế, Địa chí Bình Dương tập 3, Ủy
ban nhân dân Tỉnh Bình Dương.
17. Phan Xuân Biên (chủ biên) (2010), Văn hóa – xã hội, Địa chí Bình Dương
tập 4, Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương.
18. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Sông Bé (1976), Thành tích đội du kích Phước Vĩnh
– Phú Giáo, Tài liệu lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương.
19. Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1991), Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Quân đội nhân dân, Hà Nội.
20. Bộ Quốc phòng (1996), Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Quân đội nhân dân, Hà Nội.
21. Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến
tranh nhân dân Việt Nam (1945 – 1975), Quân đội nhân dân, Hà Nội.
22. Bộ Quốc phòng (1991), Cuộc chiến xâm lược thực dân mới của Mỹ ở Việt
Nam, Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.
23. Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1988), Cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954- 1975)- Những sự kiện lịch sử, Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
24. Lê Duẩn (1993), Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
25. Văn Tiến Dũng (1991), Cuộc kháng chiến chống Mỹ toàn thắng, Sự thật, Hà
Nội.
26. Lê Văn Dũng (2009), Tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững
mạnh về chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới, Quân đội nhân
dân, Hà Nội
27. Hồ Sơn Đài (1996), Chiến khu ở miền Đông Nam Bộ 1945 – 1954, Tp Hồ
Chí Minh.
28. Trần Bạch Đằng (chủ biên) (1985), Địa chí tỉnh Sông Bé, Tổng hợp Sông Bé.
29. Nguyễn Đình Đầu (1998), Địa lý hành chính tỉnh Bình Dương qua các thời
kỳ, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thủ Dầu Một – Bình Dương 300 năm hình
thành và phát triển”.
30. Trần Bá Đệ (chủ biên) (2007), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
31. Đề cương tỉ mỉ báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tập V, mục
VIII, Ban tổng kết chiến tranh B2, 1978.
32. Võ Nguyên Giáp (1970), Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta,Sự
thật, Hà Nội.
33. Võ Nguyên Giáp (1974), Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng, Viện
khoa học quân sự, Hà Nội.
34. Võ Nguyên Giáp (1979), Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc, Sự thật, Hà Nội.
35. Vũ Quang Hiển (2001), Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng
bằng Bắc Bộ (1946 – 1954), Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Nguyễn Văn Hiệp (2011), Sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương
1945 – 2007, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ (2003),
Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ 1954 – 1975, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Hội khoa học lịch sử thành phố HCM, 2004, Nam Bộ đất và người, tập II,
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, Tập 1, Sự thật, Hà Nội.
40. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu nước – Tập 1(1985), Sự thật, Hà
Nội.
41. Nguyễn Hùng (2005), Chiến khu Đ của tôi, Công an nhân dân, Hà Nội.
42. Huỳnh Thị Liêm (2006), Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở
miền Đông Nam Bộ 1961 – 1965, luận án tiến sĩ lịch sử, Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh.
43. Huyện ủy Bến Cát (1976), Báo cáo tình hình đội du kích Phú An, Tài liệu
lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương.
44. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2004), Tiến trình lịch sử Việt Nam (tái bản
lần thứ tư), Giáo dục, Hà Nội.
45. Đồng Sĩ Nguyên (1965), Làng chiến đấu, Quân đội nhân dân, Hà Nội
46. Hồ Hữu Nhật (1999), Thủ Dầu Một – Bình Dương Đất lành chim đậu, Văn
Nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
47. Nhiều tác giả (1974), Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại tập 1, Sự
thật, Hà Nội.
48. Nhiều tác giả (2006), Bình Dương miền đất anh hùng, Nxb Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh.
49. Nhiều tác giả (1992), Lịch sử huyện Tân Uyên – tập I (1930 – 1975), Tổng
hợp Sông Bé, Sông Bé.
50. Nhiều tác giả (2012) Huyền thoại chiến khu Đ anh hùng, Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
51. Nhiều tác giả (2009), Hỏi đáp về các chiến khu trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Quân đội nhân dân, Hà Nội.
52. Trần Thị Nhung (2001), Căn cứ địa ở miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, Luận án tiến sĩ khoa học Lịch sử, Viện Khoa học xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh.
53. Nguyễn Bá Niên, “Hồi ký 92 ngày phá khu ấp chiến lược kiểu mẫu Bến
Tượng, Bến Cát, Bình Dương, tài liệu lưu trữ Ban tuyên giáo tỉnh Bình
Dương.
54. Lê Văn Nuôi (2012), Sài Gòn dậy mà đi: Ký sự phong trào đấu tranh giành
tự do, dân chủ và độc lập dân tộc của thanh niên – sinh viên – học sinh Sài
Gòn thời kỳ 1965 – 1975, Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
55. Nguyễn Tấn Phát (chủ biên) (2004), Giáo dục cách mạng ở miền Nam (1954
– 1975)- Những kinh nghiệm và bài học lịch sử, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
56. Hoàng Phương (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam, Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
57. Sông Bé (1990), lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945 – 1975), Tổng
hợp Sông Bé.
58. Nguyễn Viết Tá (1990), Miền Đông Nam Bộ kháng chiến, Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
59. Văn Tạo, Căn cứ địa cách mạng – truyền thống và hiện tại, Tạp chí lịch sử
quân sự, số 4 tháng 7 và 8 năm 1995, Tr 43 – 45.
60. Tỉnh ủy Sông Bé (1987), Lịch sử chiến khu Đ, Sông Bé.
61. Tỉnh ủy Bình Dương (1997), Văn kiện đại hội đại biểu tỉnh Bình Dương lần
thứ VI, Bình Dương.
62. Tỉnh ủy Bình Dương (1997), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
VIII, Bình Dương.
63. Tổng cục hậu cần, (1986) Tổng kết công tác hậu cần chiến trường Nam Bộ -
Cực Nam Trung Bộ (B2) trong kháng chiến chống Mỹ.
64. Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam (1996), Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
65. Lê Văn Tý (2001), Lịch sử hình thành và phát triển vùng giải phóng ở huyện
Cai Lậy tỉnh Mỹ Tho trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 –
1975), Luận án tiến sĩ lịch sử, viện khoa học xã hội TPHCM.
66. Viện sử học (1976), Việt Nam những sự kiện 1945 – 1975, tập II (1965 –
1975), Khoa học xã hội Hà Nội, 1976.
67. Nguyễn Xu, Lê Phước Hà (1965), Trong vùng giải phóng miền Nam, Phổ
thông, Hà Nội.
68. Phan Thị Xuân Yến (2011), “Ban thống nhất trung uơng trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 – 1975”, Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí
Minh.
69. Trích tóm Giác thư nghiên cứu số I về An ninh quốc gia Việt Nam – Đăng
trong tập Biên bản của Quốc hội Mỹ ngày 10 và 11/5/1972, Tài liệu lưu trữ
Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương.
70. Báo cáo tình hình Sài Gòn và các thành thị miền Nam năm 1972, Tài liệu lưu
trữ Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương.
71. Báo cáo 6 tháng cuối năm 1967 của huyện Bến Cát, tài liệu lưu trữ tại Trung
tâm Lưu trữ quốc gia II, hồ sơ TH 614.
72. Báo cáo hoạt động quý I – III năm 1963 của Bình Dương, Tài liệu lưu trữ tại
Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, phông Đệ nhất cộng hòa, hồ sơ 581.
73. Báo cáo hoạt động tháng 6, 11 – 1965 của tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trữ
tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II, phông Đệ nhất cộng hòa, hồ sơ 31.
74. Báo cáo hoạt động tháng 5/1963 của Bình Dương, tài liệu lưu trữ tại Trung
tâm Lưu trữ quốc gia II, phông Đệ nhất Cộng hòa, hồ sơ 582.
75. Báo cáo tình hình kinh tế Phân khu miền Đông, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm
Lưu trữ quốc gia II, phông Đệ nhất cộng hòa, hồ sơ 1421.
76. Báo cáo tình hình kinh tế tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu
trữ quốc gia II, phông Đệ nhất cộng hòa, hồ sơ 188.
77. Báo cáo về tác hại của nền giáo dục địch đối với học sinh, sinh viên ở vùng
tạm chiếm miền Nam, tư liệu Viện lịch sử Đảng, hồ sơ TH 56214.
78. Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết trung ương Cục lần II (tháng 2/1964), Tài
liệu lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương.
79. Chỉ thị 01/CT/74 TWC, Tài liệu lưu trữ Ban tuyên giáo tỉnh ủy Bình Dương.
80. Trần Thanh Đạm (2000), “Căn cứ địa kháng chiến trong lòng các má Bình
Dương: Kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng”,
Báo Bình Dương, (Số 480), Tr 2.
81. Trần Bạch Đằng (1993), “Vài suy nghĩ về hậu phương chiến tranh nhân dân
Việt Nam”, Tạp chí lịch sử quân sự, (Số 39), Tr 7 – 9, 41.
82. Trần Hữu Đính (1994), “Quá trình hình thành lực lượng vũ trang và căn cứ
địa ở Nam Bộ trong những năm 1954 – 1960”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử,
(Số 6), Tr 1 – 7.
83. Trần Như Hải (2004), “Địa đạo Tam giác sắt dưới góc nhìn từ phía bên kia”,
Báo Bình Dương, (Số 152), Tr 11.
84. Nguyễn Lữ (1988), “Khu Tam giác sắt “Mũi dao nhọn găm vào Sài Gòn””,
Tạp chí Lịch sử quân sự, (Số ra tháng 5), Tr 51 – 55).
85. Khổng Đình Mịch (1985), “Vài nét về phong trào công nhân cao su miền
Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, Tạp chí nghiên cứu
lịch sử, (Số 1), tr. 55-68.
86. Bình Minh (2011), “Di tích địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát: Niềm tự
hào của quân và dân Bình Dương”, Báo Bình Dương (số 213), tr 2 – 3.
87. Trần Thị Nhung (1999), “Tìm hiểu về địa đạo ở miền Đông Nam Bộ trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ”, Tạp chí Lịch sử quân sự,
(số 2), Tr23 – 26.
88. Trần Thị Nhung (1999), “Tiếp nhận chi viện ở B2 trong kháng chiến chống
Mỹ” (1954 – 1975), Tạp chí lịch sử quân sự, (Số 5), Tr19 – 23.
89. Nghị quyết nhiệm vụ quân sự mùa khô 1970 – 1971, Thường vụ Phân khu
ủy, Phân khu 5, tư liệu lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương.
90. Nguyễn Văn Thủy (1999), “Khu rừng lịch sử Kiến An”, Báo Bình Dương,
(số 356), tr 6.
91. Tiêu Như Thủy (1999), “Căn cứ rừng Còm Mi”, Báo Bình Dương, (Số 366),
tr7.
92. Trần Trọng Trí (2004), “Chiến khu Đ căn cứ kháng chiến và xây dựng”, Báo
Bình Dương, (Số 1244), tr.11.
93. Bùi Cát Vũ (1988), “Những ngày gian khổ trong rừng sâu chiến khu Đ”, Tạp
chí Lịch sử quân sự, (số 32), tr.81-90.
BẢN ĐỒ VIỆT NAM CỘNG HÒA NĂM 1972

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:RVN-administrative.png
SƠ ĐỒ CHIẾN KHU THUẬN AN HÒA

Nguồn: [6]
BẢN ĐỒ CHIẾN KHU Đ

Nguồn:[60]

BẢN ĐỒ KHU TAM GIÁC SẮT BẾN CÁT


Nguồn:[8]
Đồng bào dân tộc Stiêng chuẩn bị lương thực cho Tổng khởi nghĩa Mậu Thân 1968.
Nguồn: BảotàngTỉnhBìnhDương

Bệnh viện miền Đông tại chiến khu Đ


Nguồn: Bảo tàng Bình Dương

Bảo vệ chiến khu Thuận An Hòa 1967


Nguồn: Bảo tàng Bình Dương

Lễ hoan nghênh cán bộ chiến sĩ có công sưu tầm đóng góp bong kiểng, cây quí ra
xây dựng lăng Bác năm 1974 tổ chức tại chiến khu Đ
Nguồn: Ban quản lí các khu di tích Bình Dương

Bộ đội chủ lực Bình Dương trong Tổng tiến công Mùa xuân Mậu thân 1968.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Dương.

Vận chuyển lương thực trong chiến khu Đ năm 1971


Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Dương.
Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh ở rừng Căm Xe (Dầu Tiếng)
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Dương

Đồng chí Hùynh Tấn Phát – Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam thăm nhân dân vùng giải phóng 1974
Nguồn: Bảo tàng Bình Dương
Phụ
nữ

Bình Dương xuống đường biểu tình


Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Dương

Nữ du kích Bến Cát


Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Dương
Truy kích địch trong trận Bông Trang – Nhà Đỏ
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Dương

Đại đội đặc


công trong
kháng
chiếng
chống Mỹ
Nguồn:
Bảo tàng
tỉnh Bình
Dương
Trước giờ xuất quân
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Dương
Nguồn: http://img.khudothimoi.com/images/dulieu/509/ban-do-binh-duong.jpg
Nguồn: http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/2868248/2868522

You might also like