You are on page 1of 70

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------*-----------

TRẦN HỒNG VÂN

QUAN HÖ VIÖT NAM - LI£N BANG NGA


GIAI §O¹N 2000 - 2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------*-----------

TRẦN HỒNG VÂN

QUAN HÖ VIÖT NAM - LI£N BANG NGA


GIAI §O¹N 2000 - 2011

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế


Mã số: 60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thúy Hà

Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trin


̀ h nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS . Nguyễn Thi ̣ Thúy Hà. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và luận văn chưa từng đươ ̣c ai công bố trong bấ t kỳ công trin
̀ h nghiên
cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2014.
Tác giả

Trần Hồng Vân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT
NAM - LIÊN BANG NGA (GIAI ĐOẠN 2000 - 2011)........................................12
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến quan hệ Việt Nam -
Liên bang Nga (giai đoạn 2000 - 2011) .............................................................12
1.1.1. Bối cảnh quốc tế ......................................................................................12
1.1.2. Tình hình khu vực ....................................................................................16
1.1.3. Tình hình mỗi nước .................................................................................25
1.2. Khái quát lịch sử mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga.......................30
1.2.1. Quan hệ truyền thống Việt Nam - Liên Xô (1950 - 1991) ......................30
1.2.2. Những thay đổi trong quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga (1991 - 2000) .....35
* Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................40
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA
(GIAI ĐOẠN 2000 – 2011) .....................................................................................41
2.1. Sự điều chỉnh chính sách của hai nƣớc đối với nhau ................................41
2.1.1. Chính sách của Liên bang Nga ................................................................41
2.1.2. Chính sách của Việt Nam ........................................................................45
2.2. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trên một số lĩnh vực ........................46
2.2.1. Chính trị - đối ngoại, an ninh - quốc phòng.............................................46
2.2.2. Kinh tế......................................................................................................58
2.2.3. Văn hóa - khoa học kỹ thuật ....................................................................69
2.3. Đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
(giai đoạn 2000 - 2011) ........................................................................................78
* Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................80
Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA ĐẾN 2020 .....................................83
3.1. Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ..............83
3.1.1. Thuận lợi ..................................................................................................83
3.1.2. Khó khăn ..................................................................................................87
3.2. Triển vọng đến 2020 .....................................................................................96
3.2.1. Phát triển theo hướng tốt lên ....................................................................96
3.2.2. Phát triển theo hướng bình thường, ổn định ..........................................100
3.2.3. Phát triển theo hướng xấu đi ..................................................................100
3.3. Kiến nghị .....................................................................................................103
3.3.1. Kiến nghị với Đảng, Nhà nước ..............................................................103
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Ngoại giao .................................................................108
* Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................................110
KẾT LUẬN ............................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................114
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1 ADMM+ Hội Nghị Bộ trưởng Quốc


phòng ASEAN mở rộng
2 APEC Asia - pacific Economic Coopertion Diễn đàn hợp tác kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương
3 ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN
4 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
5 ASEM The Asia - Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu
6 BRICS Group Brasil, Russia, India, Nhóm 5 nền kinh tế mới nổi:
China, South Afica Braxin, Liên bang Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc, Nam Phi
7 CIS Commonweath of Inthependence Cộng đồng các quốc gia độc lập
States
8 EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông Á
9 EC European Community Cộng đồng châu Âu
EU European Union Liên minh châu Âu
10 GATT General Agreement on Tariffs and Hiệp định buôn bán mậu dịch
Trade tự do và thuế quan chung
11 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm kinh tế quốc nội
12 G - 7 Group of Seven Nhóm 7 nước công nghiệp
phát triển nhất thế giới
13 G - 8 Group of Eight countries Nhóm 7 nước công nghiệp
phát triển nhất thế giới và Liên
bang Nga
14 G - 20 Group of Twenty countries Nhóm 20 nền kinh tế mới nổi
và phát triển nhất thế giới
15 IMF International Monetary Fund Quĩ tiền tệ quốc tế
16 FDI Foreign Direct Investment Tổng vốn đầu tư trực tiếp
17 NATO North Atlantic Treaty Organization Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương
18 NICs Newly Industrialized Countries Các nước công nghiệp mới
19 OPEC Organization of the Petroleum Tổ chức các nước xuất khẩu
Exporting Countries dầu mỏ
20 OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển
Cooperation and Development kinh tế
21 OSCE Organization for security and Co- Tổ chức an ninh và hợp tác
operation in Europe châu Âu
22 PCI Provincial Competiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh
23 SAARC South Asian Association for Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á
Regional Cooperation
24 SCO Shanghai Cooperation Tổ chức hợp tác Thượng Hải
Organization
25 SNG Sodruzhestvo Nezavisimykh Cộng đồng các quốc gia độc lập
Gosudarstv
26 TNCs Trans national Cooperations Công ty xuyên quốc gia
27 USD United States dollar Đô la Mỹ
28 UN United Nations Liên Hợp Quốc
29 XHCN Xã hội Chủ nghĩa
30 WB World Bank Ngân hàng thế giới
31 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm của Liên bang Nga
(tỷ lệ % so với năm trước).......................................................................59
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng của Liên bang Nga qua các năm ...............................60
Bảng 2.3: Những số liệu về trữ lượng, khai thác, sử dụng và nhập khẩu dầu khí
của các nước Nam Á, Đông Nam Á và Viễn Đông (*) ............................62
Bảng 2.4: Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga
3 tháng đầu năm 2008 .............................................................................66
Bảng 2.5: Thương mại dịch vụ Nga với một số nước ASEAN 2002 - 2005 ............67
Bảng 2.6: Số khách du lịch từ Liên bang Nga đến một số nước ASEAN ................76

DANH MỤC ẢNH


Ảnh 2.1: Mô hình nhà máy điện hạt nhân Liên bang Nga sẽ xây dựng tại Việt Nam,
tại triển lãm điện hạt nhân ở Hà Nội năm 2013. ......................................64
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Liên bang Nga hiện nay (Liên Xô trước đây), là hai quốc gia có
mối quan hệ truyền thống gắn bó từ lâu (hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính
thức vào ngày 30/1/1950). Mối quan hệ này được xây dựng bởi Chủ tịch Hồ Chí
Minh (Việt Nam), Lenin, Stalin (Liên Xô) và các thế hệ lãnh đạo tiền bối của hai
nước. Trong suốt thời kỳ Việt Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc chống
Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ và những năm đầu đất nước thống nhất tiến lên xây
dựng CNXH, mối quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các
lĩnh vực: chính trị, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật… Trong chiến
lược đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1976 - 1991 và các kì Đại hội Đảng lần thứ
IV, V, VI đã từng xác định rõ: Liên Xô là “hòn đá tảng” trong quan hệ chiến lược
của Việt Nam.
Vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, sau những biến động
chính trị to lớn ở Liên Xô và Đông Âu, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các
nước trên. Liên Xô tan rã dẫn đến sự ra đời của nước Liên bang Nga (12/6/1990). Quan
hệ Việt Nam - Liên bang Nga bước sang một trang mới. Tuy vậy, mối quan hệ này ít
nhiều vẫn chịu ảnh hưởng của những biến động chính trị do Liên Xô tan rã trước đó:
Với Việt Nam: Chúng ta đã mất đi một đối tác chiến lược, toàn diện, cực kỳ
quan trọng, một người bạn truyền thống lâu năm của dân tộc Việt Nam.
Với Liên bang Nga: Liên bang Nga đã không còn coi trọng vị trí, vai trò của
Việt Nam như trước. Các nhà lãnh đạo khai sáng ra nước Nga như Yeltsin đã đưa ra
đường lối chiến lược đối ngoại theo định hướng Đại Tây Dương thân Mỹ và
phương Tây, chứ không trú trọng tới những quốc gia vừa và nhỏ như Việt Nam.
Thể hiện qua các chiến lược ngoại giao “xuyên Đại Tây Dương” hay “Chim ưng hai
đầu”… nên quan hệ hai nước giai đoạn trước năm 2000 có phần ngưng trệ.
Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với những biến động và sự
thay đổi to lớn của tình hình chính trị, kinh tế… của khu vực và quốc tế, đặc biệt là
những chuyển biến của tình hình mỗi nước.
Ở Việt Nam: Công cuộc “Đổi mới” do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi
xướng tại Đại hội VI (12/1986) đang được đẩy mạnh và phát triển.

1
Ở Liên bang Nga: Sau một thập niên trì trệ dưới thời Tổng thống Yeltsin,
Liên bang Nga đã có sự thay đổi lãnh đạo. Ông Putin - Vị Tổng thống thứ 2 của
nước Nga đã đưa ra một loạt các chiến lược về đối ngoại, an ninh, quốc phòng, kinh
tế… nhằm mục tiêu “chấn hưng” nước Nga, qua đó sẽ lấy lại hình ảnh của nước
Nga là một siêu cường như thời Liên Xô.
Những thay đổi của hai nước đã góp phần làm cho vai trò, vị thế trong khu
vực, quốc tế của Việt Nam cũng như Liên bang Nga từng bước được nâng cao. Đặc
biệt, Liên bang Nga đã từng bước khẳng định mình là một cường quốc có vai trò, vị
trí rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề an ninh, chính trị, quân sự của
khu vực và quốc tế: Vấn đề hạt nhân Iran, Bắc Triều Tiên, cuộc nội chiến ở Syria…
Những thành công của công cuộc “Đổi mới” ở Việt Nam và đặc biệt sự vươn
lên của nước Nga trong thập niên đầu của thế kỷ XXI đã làm cho chủ đề về quan hệ
Liên bang Nga - Việt Nam trở thành đề tài có sức hấp dẫn, thu hút nhiều học giả
trong và ngoài nước quan tâm, theo dõi và tìm hiểu về mối quan hệ này. Việc
nghiên cứu một cách toàn diện về quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga hiện nay, để
làm rõ sự vận động, phát triển, những vấn đề đặt ra, cũng như triển vọng của nó có
ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam. Đặc biệt kết quả nghiên
cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,
rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Vì những lý do trên, tác giả đã chọn để tài: “Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
giai đoạn 2000 - 2011” làm luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên ngành Quốc tế học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có nhiều đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu, sách, tạp chí trong và ngoài
nước nghiên cứu về Liên bang Nga, Việt Nam và mối quan hệ hai nước trên các
lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao; kinh tế; văn hóa, khoa học - kỹ thuật, đặc
biệt các tạp chí, bài viết của: Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Kinh tế và Chính trị
Thế giới, tạp chí Nghiên cứu quốc tế của Bộ Ngoại giao…
2.1. Những công trình nghiên cứu về Việt Nam, Liên bang Nga và mối
quan hệ hai nước trên lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao
Tác phẩm “Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga: 50 năm một chặng đường
lớn” (10/2000), (Bùi Khắc Bút, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 5) đã đề cập và làm

2
nổi bật mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa Việt Nam với Liên Xô trước
đây, Việt Nam và Liên bang Nga giai đoạn 1950 - 2000. Trong những năm tháng nhân
dân Việt Nam tiến hành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
(1950 - 1975), Liên Xô (trong đó có nước CHXHCN Xô viết Nga) đã trở thành đồng
minh chính trị, quân sự quan trọng bậc nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Với sự giúp đỡ to lớn về quân sự, chính trị cùng với sự ủng hộ ngoại giao quan trọng
trên các diễn đàn quốc tế đối với nhân dân Việt Nam. Sự ủng hộ này đã giúp Việt Nam
hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (30/4/1975).
Trong giai đoạn nhân dân Việt Nam tiến hành sự nghiệp xây dựng CNXH và
hàn gắn vết thương chiến tranh (1975 - 1991), Liên Xô đã trở thành đối tác chiến
lược chính trị, quân sự hết sức quan trọng. Điều này được thể hiện rõ thông qua
Hiệp định “Hợp tác toàn diện Xô - Việt” (7/11/1978). Bản Hiệp định này đã đưa
quan hệ chính trị hai nước lên một tầm cao mới.
Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ (25/12/1991), mối quan hệ Việt Nam -
Liên bang Nga (người kế thừa Liên Xô) có bị ảnh hưởng do sự điều chỉnh chính
sách đối ngoại của Moscow trong những năm đầu thập niên 90. Tuy nhiên, mối
quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống này đã được cải thiện vào những năm cuối
của thập kỉ này, khi lãnh đạo hai nước cam kết sẽ đưa quan hệ Việt - Nga trở lại quỹ
đạo của thời kì trước đây. Sự phát triển của mối quan hệ Việt - Nga trong giai đoạn
này chính là nền tảng, cơ sở quan trọng để hình thành nên mối quan hệ “đối tác
chiến lược toàn diện” Việt - Nga trong những năm đầu thế kỉ XXI.
Trong ấn phẩm “Nga gia nhập WTO và một số vấn đề xã hội” (2006), (Trần
Phương Hoa, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 8 (74), Hà Nội, tr.55 - 63). Trong bài
viết, tác giả đã đi sâu tìm hiểu những biến chuyển về mặt xã hội trong lòng nước
Nga trong quá trình nước này hướng tới gia nhập WTO. Những biến chuyển này
được thể hiện rõ trong các vấn đề di dân, lực lượng lao động, sở hữu trí tuệ và mức
sống của người dân. Những tác động trên được dự báo không phải là quá lớn. Bởi
nước Nga đang từng bước chuyển giao vai trò quản lý và giám sát nhà nước về các
vấn đề xã hội sang cho chính quyền địa phương, nhóm xã hội, các tổ chức xã hội và
cho chính các công dân. Tuy nhiên, việc xây dựng một xã hội và nhà nước phúc lợi
với các thiết chế của nó đòi hỏi một quá trình lâu dài.

3
“Khủng hoảng tài chính thế giới và những tác động tới Liên bang Nga”
(2008), (Nguyễn An Hà, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 12.(99), Hà Nội, tr.8 - 17).
Tác giả đã đi sâu phân tích và làm rõ những tác động to lớn của khủng hoảng tài
chính châu Á (1997 - 1998) và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 tới nền
kinh tế của nước Nga. Cuộc khủng hoảng tài chính 1998 đã làm cho nền kinh tế Liên
bang Nga đứng bên bờ vực của sự sụp đổ. Còn cuộc khủng hoảng kinh tế lần 2, dù
chỉ diễn ra ở nước Nga trong một thời gian tương đối ngắn (nửa cuối năm 2008)
nhưng nó đã gây ra những hậu quả vô cùng to lớn tới nền kinh tế Liên bang Nga.
Trong vòng 3 tháng, dự trữ ngoại tệ của nước Nga đã từ mức đỉnh 597,5 tỉ USD
(8/2008) xuống còn 453,5 tỉ USD vào giữa tháng 11, giảm 144 tỉ USD hay 24%...
Bên cạnh đó, chủ đề về Việt Nam, Liên bang Nga và quan hệ Việt - Nga
cũng thu hút nhiều học giả nước ngoài quan tâm, nghiên cứu.
Đáng chú ý là cuốn sách “From Stalin to Yeltsin” (2000), Baibakov.N.G,
(Publiser by Moscow, Russia) đã đề cập đến bức tranh chính trị, kinh tế, xã hội... của
nước Nga, từ khi quốc gia này còn nằm trong thành phần của Liên bang Xô viết dưới
sự lãnh đạo của Tổng bí thư Stalin (1924) tới khi Liên bang Nga trở thành một quốc gia
độc lập (12/6/1990) với vị Tổng thống đầu tiên là Yeltsin. Đây cũng là nhân vật đã lãnh
đạo nước Nga trong suốt thập niên 90 của thế kỷ XX (12/6/1990 - 31/12/1999). Một
thập kỷ được đánh giá là đầy sóng gió trong lịch sử của nước Nga hiện đại.
Trong cuốn “The foreign policy from Post - Soviet to Russia now. The leason
from the conflic with Gruzia” (2008), (A.V.Lukin, “Russia in the world policy”
Magazine, No 6, Russia), đã phân tích về sự thay đổi chính sách đối ngoại của nước
Nga tại các khu vực trên thế giới, ở không gian hậu Xô viết, Nam Kavkaz… Sự
thay đổi này thể hiện rất rõ trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Yeltsin và
Putin. Thời kỳ Yeltsin là giai đoạn nhượng bộ trong chính sách đối ngoại của Nga
với phương Tây ở nhiều khu vực, vùng lợi ích của Moscow trên khắp thế giới.
Trong khi thời kỳ Putin, nước Nga đã trở lại vị thế cường quốc, giành giật ảnh
hưởng với Mỹ, phương Tây tại các quốc gia, khu vực vốn trước đây thuộc vùng ảnh
hưởng truyền thống của Moscow.
Nhằm phác họa sự kiện “19/8/1991” dẫn đến sự tan rã của Liên Xô, cuốn
sách “Gorbachev - Riot: August even from inside” (1994), của nhóm tác giả

4
Lukianov.A, Pavlov.V, Cruiskov.V, (Publisher Moscow, Russia) đã đi sâu phân tích
cuộc chính biến ngày 19/8/1991 của những người muốn đảo chính lật đổ Tổng thống
Liên Xô Gorbachev, nhằm duy trì Liên bang Xô viết khỏi bị sụp đổ. Nhưng những nỗ
lực này của họ đã bị thất bại. Bởi Gorbachev và phe cánh đã nắm trước diễn biến tình
hình, chờ cơ hội cho những người tiến hành đảo chính rồi mới ra tay. Đây là cái cớ
hợp pháp mà kẻ phản bội Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô này chờ đợi từ lâu để
có cớ tuyên bố sự giải tán của Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên bang Xô viết. Cuộc
chính biến 19/8/1991 thất bại, đã dẫn đến một sự thực là: chủ nghĩa xã hội không còn
tồn tại ở Liên Xô nữa. Đây là tổn thất vô cùng to lớn đối với phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, cũng như phong trào cách mạng trên thế giới.
2.2. Công trình nghiên cứu về Liên bang Nga, Việt Nam và mối quan hệ
hai nước trên lĩnh vực kinh tế
Trong ấn phẩm “Liên bang Nga trong nền kinh tế thế giới trước thềm thế kỷ
XXI” (2000), (Nguyễn An Hà, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 4, Hà Nội, tr.43 -
48). Tác giả đã nêu ra những khó khăn kinh tế mà Moscow gặp phải sau khi tách
khỏi Liên Xô trở thành một quốc gia độc lập năm 1991. Tiềm lực kinh tế suy giảm,
sản xuất giảm sút, lại chịu ảnh hưởng của những bất ổn chính trị trong nước và
khủng hoảng kinh tế kéo dài trong thập niên 90 của thế kỷ XX đã làm cho nền kinh
tế nước này đứng bên bờ vực của sự sụp đổ. Những khó khăn, thách thức trên sẽ là
những chướng ngại vật rất lớn cho nền kinh tế của Liên bang Nga khi quốc gia này
bước vào thế kỉ XXI.
Trong bài viết “Sự vươn lên của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin”
(2007), Nguyễn Thanh Hiền, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 11 (86), Hà Nội, tr.57
- 61), tác giả đã nêu ra được những thành tựu to lớn mà nước Nga đã đạt được trong
7 năm (2000 - 2007) dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin. Những thành tựu này
được thể hiện rất rõ nét trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa...
Điều đó đã góp phần rất quan trọng giúp nước Nga dần lấy lại được hình ảnh của
một cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự như Liên Xô đã từng có.
Trong bài viết “Quan hệ đối tác chiến lược Liên bang Nga - Việt Nam (từ
tháng 3/2001 đến nay)” (2010), Đinh Công Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số
3; tác giả đã làm nổi bật mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga trên lĩnh

5
vực kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2010. Trên cơ sở của quan hệ “đối tác chiến
lược”, hai nước đã có sự hợp tác sâu rộng trên lĩnh vực kinh tế, bên cạnh các lĩnh
vực hợp tác truyền thống như: khai thác dầu khí, khai khoáng, luyện kim... Hà Nội
và Moscow đã triển khai các hình thức hợp tác mới, thông qua các Hiệp định đã
được kí kết giữa lãnh đạo hai bên như: Hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân,
nghiên cứu khoa học, hợp tác kinh tế - quốc phòng (sản xuất vũ khí, đóng tàu, xây
dựng các cảng và sân bay quân sự). Sự hợp tác kinh tế sâu rộng trên đã đưa quan hệ
hai nước trở nên thực chất hơn. Trong những năm tới đây, trên cơ sở của mối quan
hệ chính trị ngày càng phát triển tốt đẹp, lĩnh vực kinh tế sẽ trở thành hướng ưu tiên
quan trọng bậc nhất. Bởi đây sẽ là đòn bẩy và động lực quyết định sự phát triển của
mối quan hệ hai nước trong bối cảnh mới.
Bên cạnh đó, các tác giả nước ngoài cũng có những công trình nghiên cứu về
hai nước trên lĩnh vực kinh tế.
Trong bài viết “Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp của
Liên bang Nga vào Việt Nam” (2003), Rostislav Shimanovsky, Tạp chí Nghiên cứu
Châu Âu, số 2 (56), tác giả đã nêu ra những khó khăn, thách thức trong chiến lược
đầu tư của Liên bang Nga và Việt Nam. Những khó khăn này được thể hiện thông
qua quan hệ thương mại - đầu tư giữa hai nước. Đặc biệt là kim ngạch thương mại -
đầu tư Liên bang Nga vào Việt Nam còn rất thấp. Mặc dù có mối quan hệ chính trị
hai nước rất tốt đẹp, nhưng chính sách đầu tư của phía Liên bang Nga vào Việt Nam
vẫn còn nhiều hạn chế. Kim ngạch thương mại hai nước chỉ đạt khoảng 1,2 tỉ USD
(2002). Sự hạn chế trong chính sách đầu tư của Liên bang Nga sang Việt Nam xuất
phát từ những nguyên nhân: Moscow đang gặp khó khăn về kinh tế, khủng hoảng
chính trị - xã hội diễn ra triền miên. Các nhà đầu tư Liên bang Nga chưa hiểu hết thị
trường Việt Nam, họ vẫn cho rằng thị trường Việt Nam nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp.
Trong khi, chính sách kinh tế - đối ngoại của Moscow chỉ chú trọng vào các nền
kinh tế lớn: EU, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ... Điều này đã làm ảnh hưởng đến chính
sách đầu tư, thương mại của Liên bang Nga với Việt Nam.
Cuốn sách “The way the Russian Empire out of the crisis” (March 2010),
(Jeffrey Mankoff, Russie. Nei.Visions Magazine, No 48, United States) tác giả đã
phân tích những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới (2007 -
2010) tới nền kinh tế Liên bang Nga.

6
“Why Russia don’t join WTO?” (March 2010), (Anders Aslund, “The
Washington Quarterly” Magazine, No 4, United States). Tác giả đã làm rõ những
nguyên nhân chính mà Liên bang Nga không gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) bao gồm cách tiếp cận của giới lãnh đạo chính trị nước Nga, vấn đề thể chế,
thái độ nước lớn và những mâu thuẫn trong nội bộ giới chính trị Moscow. Một
nguyên nhân quan trọng nữa mà nước Nga chưa thể gia nhập tổ chức WTO sớm
được là do những cản trở từ Mỹ, EU và Gruzia. Những căng thẳng chính trị với
Gruzia (đặc biệt là sau cuộc chiến tranh 5 ngày Liên bang Nga - Gruzia tháng
8/2008) đã ảnh hưởng tiêu cực đến vòng đàm phán WTO của Moscow với nước
này. Đây là những lý do chính khiến Liên bang Nga không gia nhập WTO.
Trong bài viết “Russia, accession prospect increasingly fragile” (August
2008), (Sergey Minaev, business report, Russia), tác giả đã phân tích những khó
khăn của Liên bang Nga khi gia nhập WTO bởi giữa Moscow và EU, Mỹ vẫn bất
đồng với nhau trong nhiều vấn đề: nước Nga chưa hủy bỏ biện pháp thu phí hai lần
với máy bay nước ngoài bay trên lãnh thổ Liên bang Nga, trợ giá cho nông
nghiệp… Moscow vẫn tiếp tục tuyên bố chỉ gia nhập WTO theo điều kiện của
mình, còn phương Tây thì tiếp tục nghi ngờ thành tâm của Liên bang Nga thực hiện
những thỏa thuận đã đạt được. Những trở ngại này sẽ làm cho triển vọng gia nhập
WTO của nước Nga ngày càng mong manh.
“Russia: Resulf of 4 working years of President Medvedev” (15 October
2011), (Pavel Danillin, Independent Newspaper, Russia). Tác giả đã nêu bật được
những thành tựu mà ông Medevedev đạt được sau 4 năm làm tổng thống Liên bang
Nga. Đó là: giành thắng lợi trong “cuộc chiến 5 ngày” với Gruzia (8/2008), giành
quyền đăng cai Olimpic mùa đông Sochi năm 2014, giải vô địch khúc côn cầu thế
giới năm 2016, vòng chung kết World Cup 2018. Cùng với hàng loạt các thành tựu
khác về chính trị, kinh tế, xã hội như: đưa nước Nga ra thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng tài chính (2008), nâng cao tuổi thọ của người dân, thực hiện thành công chính
sách tăng dân số Nga, tăng thu nhập cho người dân, tỉ lệ tội phạm giảm, kinh tế tăng
trưởng khá ổn định, Liên bang Nga được kết nạp vào WTO (17/12/2011), nợ công
thấp, dự trữ ngoại tệ cao thứ 3 thế giới đạt 517 tỉ USD năm 2008, chương trình hiện
đại hóa nền kinh tế nước Nga đã bắt đầu phát huy hiệu quả, hệ thống chính trị ở

7
nước Nga được duy trì ổn định, vai trò của Đảng nước Nga thống nhất được củng cố
vững chắc… Những thành tựu trên đã đưa nước Nga trở thành 1 trong 10 nền kinh tế
lớn nhất, vị thế chính trị nước Nga được củng cố vững chắc trên trường quốc tế.
2.3. Công trình nghiên cứu về Liên bang Nga, Việt Nam và mối quan hệ
hai nước trên lĩnh vực văn hóa, khoa học - kỹ thuật
Trong bài viết “Nhìn lại quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam thời gian qua và
một số vấn đề đặt ra” (2004), Nguyễn Văn Lan, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 3.
Tác giả đã nêu lên bức tranh khái quát về mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
trong giai đoạn 1991 - 2004, tác giả đã đi sâu phân tích những tồn tại và hạn chế
trong quan hệ văn hóa hai nước. Để hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn
trên, đòi hỏi lãnh đạo hai nước phải tăng cường hơn nữa sự phát triển mối quan hệ
Việt – Nga, truyền đạt những giá trị văn hóa đến người dân, nhằm giúp họ nâng cao
khả năng hiểu biết nền văn hóa mỗi nước. Làm được những điều trên, cũng có nghĩa
là sẽ góp phần quan trọng đưa quan hệ hai quốc gia có những bước phát triển mới
trong thế kỉ XXI.
Trong bài viết “Hợp tác Liên bang Nga - Việt Nam: Thực trạng và triển
vọng” (2006), Vũ Đình Hòe, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 9, tác giả đã nêu lên thực
trạng và triển vọng mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trên lĩnh vực văn hóa.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, quan hệ kinh tế, chính trị giữa hai nước bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, bởi những thay đổi trong chính sách và chiến lược phát triển của
chính quyền Tổng thống Yeltsin. Vấn đề này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ
văn hóa hai nước, khi các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa cùng với vị thế của
tiếng Nga ở Việt Nam bị suy giảm (tiếng Nga đã không còn là ngoại ngữ chính
được giảng dạy trong các trường phổ thông, trung học, cao đẳng, đại học ở Việt
Nam). Bước sang thế kỉ XXI, cùng với sự phát triển của mối quan hệ hai nước trên
lĩnh vực chính trị, kinh tế (Việt Nam và Liên bang Nga đã kí Hiệp định “đối tác
chiến lược” 3/2001). Quan hệ văn hóa hai nước đã có những dấu hiệu phục hồi và
phát triển trở lại, thông qua các hoạt động của những viện nghiên cứu, trường đại
học, các trung tâm văn hóa của Liên bang Nga ở Việt Nam và ngược lại. Các nhà
lãnh đạo hai nước đã coi văn hóa là cầu nối quan trọng để đưa hai dân tộc Việt, Nga
xích lại gần nhau. Điều này cũng phù hợp với lịch sử phát triển của hai nước trong

8
lĩnh vực văn hóa, bởi hai nước đã có sự hợp tác sâu rộng trong gần 60 năm và mối
quan hệ này cũng được hi vọng sẽ làm đòn bẩy nâng quan hệ Việt - Nga lên tầm cao
mới trong thế kỉ XXI.
Trong ấn phẩm “Liên bang Nga: Hai thập niên đầu thế kỷ XXI” (2011) do
Nguyễn An Hà (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nhóm tác giả đã nêu ra
những thuận lợi và thách thức mà nước Nga đang gặp phải trong hai thập niên đầu
thế kỷ XXI trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế,
văn hóa, khoa học - kỹ thuật... Nêu ra được những mục tiêu, tham vọng mà chính
quyền của Tổng thống Putin và Medvedev đã đề ra trong nỗ lực đưa Moscow trở
thành một cường quốc có tiếng nói ngày càng quan trọng trong các vấn đề chính trị,
an ninh, kinh tế của thế giới. Qua đó dần lấy lại hình ảnh của một nước Nga siêu
cường như thời Liên Xô đã đạt được.
Bên cạnh đó, các tác giả nước ngoài cũng có công trình nghiên cứu về nước
Nga, Việt Nam và mối quan hệ hai nước trên lĩnh vực văn hóa, khoa học - kỹ thuật.
Trong bài viết “Analysis of the new strategy, “modernization” of Russia”
(June 2011), (Peace and development”, China) tác giả đi sâu phân tích về chiến lược
“hiện đại hóa” của nước Nga do Thủ tướng Nga Putin đề xuất ý tưởng vào cuối năm
2008, đưa ra những qui hoạch tương đối rõ ràng đối với mục tiêu, đường lối, phương
thức phát triển cho nền kinh tế Liên bang Nga trước năm 2020. Làm rõ chiến lược
hiện đại hóa nước Nga của “tổ hợp Medvedev - Putin” với 5 phương hướng để hiện
đại hóa kỹ thuật trong tương lai: nâng cao hiệu quả hiệu xuất nguồn năng lượng,
trong đó bao gồm nguồn năng lượng mới; công nghệ hạt nhân, công nghệ du hành vũ
trụ, trước hết là thông tin vệ tinh (hệ thống thông tin định vị toàn cầu GLONASS); kỹ
thuật chữa bệnh, kỹ thuật thông tin chiến lược, phổ biến rộng rãi truyền hình kỹ thuật
số và mạng thông tin di động thế hệ thứ tư (4G). Đồng thời nêu ra được triển vọng
tương lai của nước Nga trong việc thực hiện sự hiện đại hóa này.
Như vậy, có thể thấy với các góc độ tiếp cận và ở nhiều mức độ khác nhau,
tất cả các công trình trên đã phân tích một số nội dung về tình hình nước Nga, Việt
Nam và mối quan hệ hai nước đề cập trên một số lĩnh vực: chính trị, đối ngoại, an
ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật... Đồng thời nêu ra được
những thuận lợi, khó khăn mà cả hai nước gặp phải trong suốt thập kỷ đầu thế kỷ

9
XXI (2000 - 2011). Tình hình nghiên cứu trên cho thấy cần thiết phải có sự nghiên
cứu, khảo sát một cách toàn diện về kết quả quan hệ hợp tác giữa hai nước và vấn
đề đặt ra triển vọng của mối quan hệ này, nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ lên bước
phát triển mới, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của mỗi nước trong tình hình mới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Làm rõ thực trạng quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam trên các lĩnh vực:
chính trị - đối ngoại, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật từ
năm 2000 đến năm 2011. Đồng thời đánh giá triển vọng quan hệ Liên bang Nga -
Việt Nam đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
Phân tích làm rõ những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ Việt Nam -
Liên bang Nga.
Đánh giá, làm rõ kết quả hợp tác giữa Việt Nam - Liên bang Nga trên các
lĩnh vực: chính trị, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ
thuật từ năm 2000 đến năm 2011.
Đề cập, làm rõ những thuận lợi, khó khăn trong quan hệ Việt Nam - Liên
bang Nga, từ đó đưa ra dự báo triển vọng của mối quan hệ này đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trên các lĩnh vực chính trị
- đối ngoại, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong giai đoạn từ năm
2000 đến năm 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu luận văn dựa trên nhiều phương pháp tổng hợp, trong đó
chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận Mác xít. Trong quá trình xử lý tài liệu tham
khảo và nghiên cứu đề tài, vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về thời đại, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội,

10
về đoàn kết và hợp tác quốc tế. Đề tài luôn bám sát các quan điểm nội dung về chính
sách đối ngoại đa phương đa dạng hóa của Đảng từ Đại hội VI đến nay.
Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là kết hợp phương
pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó, sử dụng các phương pháp khác
như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, dự báo… để nghiên cứu và
trình bày nội dung đề tài.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Các nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên
bang Nga (giai đoạn 2000 - 2011 )
Chương 2: Thực trạng quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga (giai đoạn 2000 - 2011 )
Chương 3: Triển vọng và một số kiến nghị nhằm phát triển quan hệ Việt
Nam - Liên bang Nga đến 2020

11
Chƣơng 1
CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA (GIAI ĐOẠN 2000 - 2011)

1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên
bang Nga (giai đoạn 2000 - 2011)
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Bối cảnh quốc tế đầu thế kỉ XXI được thể hiện rõ qua những xu thế và đặc
điểm sau:
Xu thế hòa bình hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ
quốc tế hiện nay. Nó đã thay thế cho xu thế “đối đầu” trong thời kỳ “Chiến tranh
Lạnh” và trở thành xu thế chính chi phối đời sống chính trị trên thế giới.
Toàn cầu hóa kinh tế trở thành một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng
nhiều nước tham gia. Tuy nhiên, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các
tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt
tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Toàn cầu hóa không
chỉ tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, mà còn thúc đẩy mối quan hệ liên
quốc gia gia tăng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Tự do hóa kinh tế và cải cách thị
trường trên toàn cầu diễn ra phổ biến. Các nền kinh tế dựa vào nhau, liên kết với
nhau, xâm nhập lẫn nhau, khiến cho tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày
càng tăng. Toàn cầu hóa thúc đẩy hợp tác, phân công lao động quốc tế sâu rộng,
kích thích tăng trưởng kinh tế, các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế trở nên rất
phong phú về nội dung. Mặt khác, những lợi ích và bất lợi do toàn cầu hóa tạo ra
không được chia sẻ một cách đồng đều, làm tăng thêm khoảng cách phát triển giữa
các quốc gia và trong từng quốc gia. Toàn cầu hóa là một quá trình đầy mâu thuẫn
không chỉ thuần túy là một quá trình kinh tế - kỹ thuật, mà còn là cuộc đấu tranh
kinh tế - xã hội, kinh tế - chính trị và văn hóa - tư tưởng rất gay gắt với thời cơ và
thách thức đan xen nhau đối với nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển. Toàn
cầu hóa lôi cuốn tất cả các nước tham gia và mỗi nước cần xác định cho mình
đường lối hội nhập toàn cầu hóa một cách thích hợp.

12
Trước sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam và Liên
bang Nga đều đã chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ cơ hội,
tìm kiếm vị trí có lợi nhất cho mình, đồng thời hạn chế thấp nhất những nguy cơ,
thách thức. Phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga giúp hai nước có thể bổ
sung, hỗ trợ nhau trong quá trình tham gia toàn cầu hóa.
Quá trình hội nhập liên kết quốc tế và khu vực diễn ra mạnh mẽ trong những
năm vừa qua. Quá trình này được thể hiện rõ nét thông qua sự hình thành của nhiều
tổ chức chính trị quốc tế và khu vực như: Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) ra
đời ngày 1/1/1994 mà tiền thân là Tổ chức mậu dịch thế giới (GATT), ASEAN,
APEC, ASEM, EAS, SAARC…
Các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia (TNCs) ngày càng có vai trò quan trọng
trong quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế. Theo thống kê hiện trên thế giới hiện có
hơn 800.000 TNCs, các TNCs làm động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của các quốc gia trên thế giới. Nhiều TNCs có tiềm lực tài chính khổng lồ, lớn hơn
nhiều quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới, có thể kể như: City Group
(Mỹ); Gazprom (Liên bang Nga)...
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục có bước tiến nhảy vọt tác
động sâu sắc tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và quan hệ quốc tế. Đây là một
đặc điểm quan trọng của tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay. Cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại đã giúp cho loài người đạt được nhiều thành tựu
to lớn trong các lĩnh vực: điện tử, tin học, vật liệu mới, năng lượng mới, công
nghệ sinh học, tự động hóa, công nghệ Nano… Nó làm thúc đẩy lực lượng sản
xuất của thế giới phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy; đồng thời đưa đến sự phát
triển, biến đổi theo chiều sâu các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, những tiến
bộ của cách mạng khoa học - công nghệ lại chủ yếu thuộc về các nước phát triển
do họ có thực lực kinh tế, tiềm lực khoa học hùng mạnh cùng với mạng lưới
công ty xuyên quốc gia vươn rộng khắp hành tinh. Các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam, do hạn chế về nhiều mặt nên không dễ dàng có thể tiếp
cận những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, thậm chí đứng trước nguy cơ
trở thành nơi thu nhận những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường được
chuyển giao từ các nước phát triển.

13
Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi diện mạo của thế giới, đưa lịch sử
loài người bước sang một trang mới. “Làn sóng thứ 3” là văn minh thông tin và
kinh tế tri thức với các ngành khoa học công nghệ về điện tử, lý thuyết sinh học,
công nghệ Nano… hướng con người khai thác vào nguồn năng lượng thiên nhiên
như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nước… để phát triển ngành sản xuất
vật liệu mới dựa trên các tiêu chí: vật liệu siêu bền, siêu sạch, siêu dẫn, siêu
cứng. Những nỗ lực trên góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
khoa học trong hiện tại và tương lai.
Cách mạng khoa học và công nghệ khiến cho sự phát triển kinh tế ngày càng
phụ thuộc vào nhân tố trí thức - trí tuệ, tạo ra bước ngoặt mang ý nghĩa lịch sử hình
thành nền kinh tế tri thức. Trong xu hướng phát triển kinh tế tri thức hiện nay, thông
tin tri thức khoa học - kỹ thuật, công nghệ và quản lý ngày càng đóng vai trò chủ
đạo. Vì lẽ đó, bất kỳ quốc gia nào nếu không thực sự chú trọng lĩnh vực này, sẽ
không thể có cơ may tham gia đầy đủ vào nền kinh tế tri thức và tất yếu bị đẩy tới
trước thách thức nghiệt ngã của nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về mọi phương diện.
Trong thập niên đầu thế kỉ XXI, xu thế phát triển kinh tế tri thức đang ngày càng lôi
cuốn và tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, dân tộc tạo ra những thay đổi
căn bản không chỉ trong đời sống kinh tế - xã hội, mà cả trong so sánh lực lượng
cũng như ngôi vị của mỗi quốc gia trên trường quốc tế cũng như mức độ phát triển
của mỗi quốc gia hiện nay.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam quyết tâm thực hiện “công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” đất nước, nhằm mục tiêu rút ngắn khoảng cách với các nước phát
triển. Để thực hiện nhiệm vụ này, việc phát triển quan hệ với Liên bang Nga có vị
trí khá quan trọng, bởi tiềm năng to lớn của nước Nga về nhiều mặt, nhất trên lĩnh
vực khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Một đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới thế kỷ XXI đó là sự nổi lên mạnh
mẽ của các hoạt động khủng bố, ly khai, tôn giáo cực đoan… đang là mối đe dọa
nghiêm trọng đối với nền hòa bình an ninh thế giới như: Phong trào ly khai Dung
Ngô Nhĩ ở Tân Cương (Trung Quốc), lực lượng li khai Mijahidin ở Kasmir (Ấn
Độ), lực lượng quân giải phóng Kosovo (KLA) ở Serbia. Đặc biệt mạng lưới khủng
bố AlQueda của BinLaden, tổ chức đã gây ra vụ khủng bố 11/9/2001 ở New York
Mỹ làm thiệt mạng hơn 5000 người dân.

14
Sự sụp đổ của Liên Xô và chế độ XHCN ở Đông Âu đã góp phần làm thay
đổi bản đồ chính trị quốc tế. Đây là một sự kiện có tác động hết sức lớn lao trong
bức tranh chính trị thế giới cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Liên Xô tan rã dẫn đến
sự ra đời của nước Liên bang Nga vào ngày 12/6/1990. Những biến động chính trị
do sự kiện này mang lại đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ Việt - Nga.
Ngay sau khi ra đời, nước Nga rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài. Thêm
vào đó, nước Nga dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Yeltsin đã thi hành đường lối
đối ngoại theo hướng ưu tiên quan hệ với phương Tây và các nước lớn ở khu vực
châu Á, trong khi ít chú trọng đến những quốc gia vừa và nhỏ đã từng là đồng minh
của Liên Xô, trong đó có Việt Nam. Mặt khác, nước Nga trong giai đoạn này phải
đối mặt với nhiều vấn đề nội bộ: bất ổn chính trị (trong vòng 8 năm cầm quyền của
Tổng thống Yeltsin đã có đến 6 lần thay thế thủ tướng), chủ nghĩa ly khai bùng phát
(dẫn đến 2 cuộc chiến tranh ở Chechnya 1994-1996; 1999-2000)… Do vướng vào
những khó khăn nêu trên nên phần nào tác động tiêu cực khiến quan hệ hai nước.
Phải đến tháng 3/2000 khi Putin lên nắm quyền Tổng thống nước Nga, ông đưa ra
một loạt các chính sách giúp nền kinh tế, chính trị Moscow đi vào ổn định, vị thế
quốc tế được nâng cao và có những điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại làm
cho quan hệ hai nước có thêm xung lực mới để phát triển.
Tuy không còn có được vị thế siêu cường như Liên Xô trước đây, nhưng
Liên bang Nga với tư cách là quốc gia có diện tích lớn bậc nhất thế giới (17.098.246
km2), cường quốc hàng đầu thế giới về vũ khí hạt nhân, có nguồn tài nguyên
khoáng sản lớn. Nước Nga vẫn duy trì được vị trí, tầm ảnh hưởng lớn trên chính
trường quốc tế, đặc biệt là với các quốc gia thuộc không gian hậu Xô viết, SNG.
Bởi vậy, xây dựng quan hệ với Liên bang Nga là 1 trong những mục tiêu quan trọng
hàng đầu trong chính sách đối ngoại Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Sự xuất hiện của một số nước mới nổi và công nghiệp mới (NICs): Trong
thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã xuất hiện nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ có nền kinh tế tăng trưởng cao, công nghiệp phát triển mạnh, những nước
này được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs): Hàn Quốc, Đài Loan,
Hồng Kông, Singapore (châu Á); Mexico, Brazil, Argentina, Chile (châu Mỹ).
Trong thập niên 90, thế giới xuất hiện một số nền kinh tế của các nước đang phát

15
triển có qui mô kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, các nước này được
xếp vào hàng các nước có “nền kinh tế mới nổi” hay nhóm BRICS gồm: Ấn Độ,
Nga, Trung Quốc, Brazil và Nam Phi, nhóm này hiện có gần 3 tỉ người (chiếm 42%
dân số thế giới), GDP gần 15.000 tỉ USD, chiếm 20% GDP toàn cầu, 20% thương
mại toàn thế giới. Sự có mặt của các nước NICs và BRICS đã góp phần thay đổi
bản đồ kinh tế thế giới theo hướng có lợi cho các nước đang phát triển, trong khi
nhóm G-7 ngày càng mất đi vị thế lãnh đạo kinh tế thế giới. Điều này dẫn tới sự ra
đời của nhóm G-20, trong tương lai G-20 sẽ thay thế G-7 quyết định các vấn đề
quan trọng nhất của nền kinh tế, chính trị thế giới.
Các vấn đề mang tính toàn cầu về môi trường, dịch bệnh, bùng nổ dân số,
năng lượng, đói nghèo, tội phạm quốc tế… buộc các quốc gia phải cùng hợp tác
giải quyết. Những vấn đề toàn cầu đang chi phối toàn bộ hoạt động của các quốc gia
trên thế giới, đòi hỏi các nước phải chung tay cùng nhau giải quyết. Ví dụ: hiện
tượng hiệu ứng nhà kính (trái đất nóng dần lên), do phá rừng và nhiều nguyên nhân
khác nên thiên tai (bão lụt, hạn hán…) xảy ra ngày càng dữ dội. Những vấn đề này
đòi hỏi sự hợp tác sâu rộng của tất cả các nước trên thế giới để giải quyết các vấn
nạn đang đe dọa sự sống của cả trái đất cũng như các nước trên thế giới. Cả Việt
Nam và Liên bang Nga đều có nhu cầu và điều kiện thực tế để tăng cường hợp tác
trong khuôn khổ song phương và đa phương.
1.1.2. Tình hình khu vực
Việt Nam và Nga cùng nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có
nhiều tổ chức kinh tế, chính trị lớn mà hai nước đều là thành viên. Việt Nam và
Liên bang Nga cùng là thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), ASEAN+8, Diễn đàn
hợp tác Á - Âu (ASEM ), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Liên minh thuế quan
Liên bang Nga, Kazakhstan, Belarus (Việt Nam là đối tác đầu tiên)… Trong đó
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là tổ chức hợp tác
chính trị, kinh tế khu vực lớn bậc nhất thế giới hiện nay. Với việc cùng là thành viên
của các tổ chức kinh tế, chính trị trên là cơ hội hết sức thuận lợi để hai bên có thể
xác lập mối quan hệ hữu nghị bền chặt hơn.

16
Liên bang Nga và Việt Nam đều là thành viên của APEC (từ 14/11/1998),
đây là một động lực rất tích cực để tạo nên một môi trường hợp tác giữa hai nước.
Bởi như chúng ta biết, APEC chủ yếu hoạt động theo hình thức tham vấn, trao đổi
về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên. Hướng hoạt động chính của
APEC là các vấn đề kinh tế, tuy nhiên gần đây các vấn đề chính trị và an ninh cũng
thường xuyên được đưa vào chương trình nghị sự. APEC được thành lập với tầm
nhìn dài hạn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sự thịnh vượng cho khu vực và thắt
chặt quan hệ trong cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương. Cùng là thành viên của
APEC, cả Liên bang Nga và Việt Nam có thể hợp tác lẫn nhau cũng như cạnh tranh
về thu hút đầu tư nước ngoài từ những nền kinh tế như Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung
Quốc, ASEAN...
Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
(28/7/1995), trong khi Liên bang Nga là một đối tác quan trọng của tổ chức này.
Trong chiến lược đối ngoại mới của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin, Moscow
coi các quốc gia ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương có vị trí đặc biệt
quan trọng trong chiến lược hướng Đông và phát triển vùng Viễn Đông, Siberia của
nước Nga và xa hơn là đưa Liên bang Nga trở thành siêu cường như thời Xô viết.
Việt Nam chính là quốc gia cầu nối để Liên bang Nga hội nhập sâu vào ASEAN và
châu Á - Thái Bình Dương, củng cố quan hệ với Việt Nam cũng chính là giúp quan
hệ Liên bang Nga - ASEAN phát triển ngày càng thuận lợi. Ngoài việc tăng cường
quá trình hợp tác, liên kết nội khối, ASEAN còn mở rộng liên kết ra bên ngoài theo
các mô hình khác nhau. Ví dụ: ASEAN hợp tác với Liên bang Nga và Ấn Độ theo
mô hình ASEAN + 8.
Trong những năm gần đây, mối quan hệ Liên bang Nga - ASEAN không
ngừng được củng cố và đạt được những bước tiến quan trọng: Tháng 12/2005, Tổng
thống Nga V. Putin đã ký với những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các
nước ASEAN “Tuyên bố chung về sự hợp tác phát triển toàn diện và Chương trình
hành động tổng thể phát triển hợp tác giữa Nga và ASEAN giai đoạn 2005 - 2015”.
Tại Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và Nga (PMC +1) tại Phnom Penh
tháng 6/2003 hai bên đã ký tuyên bố chung về “Đối tác vì hòa bình và an ninh, phồn
vinh và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, tháng 11/2004 Liên bang

17
Nga ký cam kết tham gia Hiệp định hữu nghị và hợp tác (TAC). Đặc biệt Hội nghị
thượng đỉnh đầu tiên ASEAN - Liên bang Nga diễn ra như một phần của Hội nghị
thượng đỉnh Đông Á tại Malaysia (12/2005) và việc ký kết “Hiệp định về hợp tác
kinh tế và phát triển” đã mở ra giai đoạn mới về chất lượng cho tiến trình phát triển
quan hệ Liên bang Nga - ASEAN.
Với sự ủng hộ của Việt Nam, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 tại Hà
Nội (2010), Liên bang Nga đã trở thành một đối tác đầy đủ trong ASEAN+8 đồng
thời cũng là thành viên sáng lập của cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN mở rộng (ADMM+). Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh quan hệ hai
nước khi Việt Nam là một thành viên tích cực của ASEAN còn Nga là một đối tác
quan trọng của tổ chức.
Sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị, hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương và châu Á hiện nay có sự đóng góp của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO)
thành lập năm 2001 với 6 thành viên chính thức: Trung Quốc, Liên bang Nga,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, với 6 nước quan sát viên: Mông
Cổ, Pakistan, Iran, Afghanistan, Belarus và Ấn Độ. Tổng diện tích của 6 nước SCO là
trên 30 triệu km2, chiếm 3/5 đại lục Á – Âu; dân số trên 1,6 tỷ người, chiếm 22% dân
số thế giới, tổng GDP gần 9.000 tỷ USD (2013). Từ khi thành lập SCO luôn coi
chống khủng bố và an ninh là chủ đề quan trọng hàng đầu, hợp tác quân sự là sự thể
hiện tấn công tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa khủng bố. Có thể nói đây là tổ chức an ninh,
chính trị khu vực nhưng đang dần trở thành tổ chức kinh tế khu vực.
SCO bên cạnh việc đưa ra những mục tiêu chính chống khủng bố thì nội
dung bao hàm quan trọng là kinh tế. Trong tương lai, tổ chức này sẽ dần trở thành
một trong những tổ chức kinh tế, chính trị quan trọng không chỉ ở khu vực mà còn
quốc tế (vì có Trung Quốc và Liên bang Nga tham gia). Việt Nam đánh giá cao mối
quan hệ với tổ chức này, vì tổ chức này thể hiện được vai trò quan trọng bởi các
thành viên SCO, nhất là Trung Quốc là một đối tác thương mại hàng đầu của Việt
Nam. Trong liên minh thuế quan Liên bang Nga - Kazakhstan - Belarus thì có đến
hai thành viên nằm trong SCO. Như vậy, quan hệ giữa Việt Nam với tổ chức SCO
có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi.

18
Việt Nam và Liên bang Nga cùng tham gia Diễn đàn An ninh khu vực
ASEAN (ARF), thành lập năm 1994. Đây là diễn đàn nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại
và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực. Khẩu hiệu của ARF
là “Xúc tiến hòa bình và an ninh qua đối thoại và hợp tác ở châu Á - Thái Bình
Dương”. ARF bao gồm 28 quốc gia có cùng mối quan tâm đến an ninh khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Đó là 10 quốc gia thành viên của ASEAN, 10 bên đối
thoại của ASEAN (bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New
Zealand, Hàn Quốc, Liên bang Nga và Hoa Kỳ), 1 quan sát viên của ASEAN
(Paqua New Guinea), cùng với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ
và Pakistan, Đông Timor, Bangladesh, Srilanka. Đây là diễn đàn quan trọng nhất về
hợp tác an ninh ở châu Á. Diễn đàn đã bổ sung vào các cơ chế liên minh song
phương và đối thoại khác nhau hiện có ở châu Á, củng cố hợp tác an ninh, nhằm tạo
những chuyển biến tích cực trong quan hệ chính trị giữa các nước. Diễn đàn tạo ra
một cơ chế hoạt động giúp các thành viên có thể thảo luận về các vấn đề an ninh
hiện có trong khu vực và tăng cường các biện pháp hợp tác nhằm thúc đẩy hòa bình
và an ninh trong khu vực. Tham gia ARF, Liên bang Nga và Việt Nam luôn ủng hộ,
giúp đỡ, hợp tác với nhau không chỉ trong phạm vi diễn đàn mà còn ủng hộ, bảo vệ
nhau trên nhiều phương diện trong việc giải quyết các vấn đề khác.
Quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam qua Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN mở rộng (ADMM+). Từ khi các quốc gia ASEAN sáng lập ra mô hình hợp
tác ADMM+ (Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN với 8 nước đối
tác), Liên bang Nga đã tham gia tích cực các diễn đàn của hội nghị này. Trong Hội
nghị ADMM+ lần thứ nhất (2010) tại Hà Nội, lần thứ 2 tại Brunei (29/8/2013),
Moscow với tư cách làm một đối tác quân sự của ASEAN đã đưa ra nhiều sáng kiến
nhằm giải quyết những điểm nóng an ninh trong khu vực như: ủng hộ việc thay đổi
dân chủ ở Myanmar, thông qua tiến trình đàm phán và hòa giải dân tộc ở nước này.
Hơn nữa, Liên bang Nga đã ủng hộ quan điểm của ASEAN trong việc coi việc giải
quyết vấn đề an ninh ở biển Đông có ý nghĩa sống còn trong việc tạo sự ổn định ở
Đông Nam Á, bảo đảm các lợi ích về chính trị, quân sự, kinh tế của các nước trong
khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và châu Á - Thái Bình Dương. Đối với vấn đề
tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc với một số nước ASEAN diễn ra

19
trong thời gian vừa qua, Moscow đã đưa ra quan điểm giải quyết vấn đề này bằng
biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở Công ước luật biển của Liên hợp quốc (1982) và
Tuyên bố ứng xử ở biển Đông được ký giữa Trung Quốc và các nước ASEAN
(2002) tại Campuchia, đồng thời tiến tới COC. Liên bang Nga kêu gọi các bên giải
quyết các xung đột và tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tránh đối
đầu quân sự, lên án mọi hình thức đơn phương sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ
lực trong các tranh chấp ở biển Đông. Mặc dù không có những tuyên bố mạnh mẽ
trong vấn đề yêu sách chủ quyền (đường 9 đoạn - đường lưỡi bò) của Bắc Kinh lập
ra (2009) nhằm sát nhập 80% diện tích biển Đông vào lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng
Moscow không ủng hộ quan điểm trên của Trung Quốc, bởi khái niệm mà Bắc Kinh
đưa ra không có cơ sở trong luật pháp quốc tế, mang tính chất đơn phương áp đặt.
Nước Nga cũng hiểu rằng nếu yêu sách trên của Bắc Kinh được hợp thức hóa, sẽ đe
dọa nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế và quan hệ thương mại của Moscow trong khu
vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương, làm cản trở tuyến hàng hải quốc tế
trên biển Đông, nơi chiếm tới 40% trữ lượng vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu.
Sự sụp đổ của trật tự hai cực Xô - Mỹ và các nước CNXH ở Liên Xô và
Đông Âu đã dẫn đến hậu quả là bản đồ chính trị, đường biên giới của nhiều quốc
gia châu Âu có sự thay đổi. (1) Liên Xô từ một quốc gia thống nhất trở thành 15
quốc gia độc lập. Trong đó 10 nước gia nhập cộng đồng châu Âu, 5 quốc gia còn lại
gia nhập cộng đồng các nước châu Á. (2) Nước Đức trở thành một quốc gia thống
nhất trên cơ sở sự sát nhập giữa Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang
Đức (3/10/1990). Tiệp Khắc (cũ) trở thành hai quốc gia độc lập: Cộng hòa Séc và
Slovakia (1/1/1993). Liên bang Nam Tư cũ trở thành 6 quốc gia độc lập: Serbia,
Montenegro, Croatia, Slovenia, Bosnia, Herzegovina, Macedonia. Châu Âu từ 39
quốc gia phát triển thành 54 quốc gia (1991). Sự biến đổi của bản đồ chính trị châu
Âu sau “Chiến tranh Lạnh” đã tác động đến nước Nga bởi các quốc gia độc lập trên
đều từng là những nước thuộc khối XHCN cũ hoặc đã từng nằm trong thành phần
Liên bang Xô viết cùng với nước Nga. CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ có tác
động mạnh mẽ đến Việt Nam do các quốc gia trên là thị trường truyền thống của
Việt Nam. Sự sụp đổ trên dẫn đến Việt Nam mất đi một đối tác thương mại quan
trọng và gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, đặc biệt ảnh

20
hưởng đến cộng đồng người gốc Việt sinh sống ở các quốc gia này. Quá trình mở
rộng liên minh châu Âu phát triển mạnh mẽ sau khi Hiệp ước Maastrich (Hà Lan)
năm 1992, thông qua quá trình nhất thể hóa châu Âu. Đó là quá trình mở rộng lớn
nhất từ trước đến nay của Liên minh Châu Âu (EU), từ 12 thành viên (1992) lên 15
thành viên (1995) sau khi kết nạp Thụy Điển, Áo, Phần Lan. Tháng 5/2004, số
thành viên EU là 25 sau khi kết nạp thêm 10 nước Đông Nam Âu. Đến ngày
1/1/2007, trở thành EU 27 khi kết nạp thêm Bungari, Rumani. Với việc Croatia trở
thành thành viên EU ( 28/6/2013), tổ chức này đã nâng tổng số thành viên lên con
số 28. Quá trình mở rộng Liên minh châu Âu đã tác động không nhỏ tới vai trò và
vị thế của nước Nga bởi những quốc gia mà EU kết nạp đã từng có mối quan hệ gắn
bó với nước Nga trong quá khứ. Hơn nữa việc mở rộng EU còn nhằm mục đích
tranh giành và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của EU và phương Tây đối với khu vực
không gian hậu Xô viết, nơi mà nước Nga có lợi ích sống còn. Về lâu dài việc EU
mở rộng còn nằm trong mục tiêu bao vây và cô lập nước Nga không cho nước Nga
phát triển.
Mặc dù quá trình mở rộng EU gây cho nước Nga nhiều thách thức nhưng
trong chính sách đối ngoại Nga vẫn xác định phát triển quan hệ với EU là ưu tiên
hàng đầu, bởi tổ chức này là một trong những đối tác hàng đầu về ngoại giao, chính
trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật. Từ năm 2000, Liên bang Nga đã
xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với EU thể hiện qua “Tuyên bố chung Nga
- EU”. Lãnh đạo hai bên cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của nhau, coi nhau là đối tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Quan hệ Nga - EU
ngày càng khăng khít hơn vì EU mở rộng làm cho nước Nga tiếp giáp với 5 nước
thành viên EU với đường biên giới dài khoảng 3.800 km, trong đó có 4 nước thành
viên mới, đặc biệt là Latvia và Estonia có lượng lớn người Nga sinh sống. Quan hệ
kinh tế, thương mại Nga - EU không ngừng gia tăng, hiện nay EU luôn chiếm hơn
50% kim ngạch thương mại của Moscow. Đặc biệt Liên bang Nga là nhà cung cấp
năng lượng quan trọng của EU. 40% sản lượng khí đốt của EU do Moscow cung
cấp. Đặc biệt có những quốc gia thuộc EU nhập khẩu khí đốt 100% từ Nga như:
Litva, Latvia. EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Liên bang Nga, chiếm gần 70% lượng
đầu tư nước ngoài vào Moscow. Anh, Hà Lan, Đức là những nước có đầu tư FDI

21
lớn nhất của EU vào Nga và EU cũng có tới 6 nước trong danh sách 10 nước hàng
đầu về FDI của nước Nga. Tại Hội nghị thượng đỉnh Nga - EU (10/2005) tại
London của Anh, Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Anh Tony Blair, chủ tịch
luân phiên của EU đã ra tuyên bố chung khẳng định tăng cường hợp tác trong lĩnh
vực xây dựng không gian kinh tế Nga - EU, hướng tới thị trường mở, liên kết hơn
nữa, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, phát triển thương mại và đầu tư, tăng
cường quan hệ trong lĩnh vực năng lượng và vận tải, nông nghiệp và môi trường.
Như vậy nếu nhìn dưới góc độ kinh tế thì có thể nói EU là đối tác quan trọng nhất
của Liên bang Nga hiện nay.
Bên cạnh sự mở rộng thành viên của EU còn phải kể đến việc Khối quân sự
Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng thực hiện sự mở rộng từ 19 (1999) lên 26 thành
viên ( 3/2004). Tháng 4/2009 tổng số thành viên của khối lên đến 28 sau khi kết nạp
thêm Croatia và Anbani. Trong những năm tới đây, cả EU và NATO vẫn tiếp tục
thực hiện chính sách mở rộng thành viên khối đến các quốc gia thuộc Liên Xô trước
đây. Thông qua việc thực thi chiến lược “Không gian đối tác phía Đông” với 6 quốc
gia SNG và việc ký kết bản “Hiệp ước xây dựng mối quan hệ đối tác” với Gruzia và
Ukraine. Hai tổ chức kinh tế, quân sự của phương Tây đã và đang thực hiện mưu đồ
tiến sát đến biên giới nước Nga nhằm bao vây nước này. Những động thái trên của
phương Tây đã buộc chính quyền của Tổng thống Putin phải có những biện pháp
đáp trả để bảo vệ lợi ích của mình. Ví dụ: Nga mở cuộc tấn công quân sự trừng phạt
Gruzia qua cuộc “Chiến tranh 5 ngày” Nga - Gruzia (8 - 13/5/2008) và đưa ra các
biện pháp trừng phạt kinh tế, năng lượng với Ukraine và các nước thành viên EU
(2006, 2008)… Có thể nói sự mở rộng của hai khối liên minh kinh tế, chính trị và
quân sự hùng mạnh của phương Tây tới gần như toàn bộ biên giới phía Tây của
nước Nga buộc chính quyền của Tổng Thống V. Putin phải điều chỉnh chính sách
châu Âu - Đại Tây Dương để bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích chiến lược của mình.
Quá trình nhất thể hóa châu Âu cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới
Việt Nam. Bởi EU và nước Nga trong những năm gần đây, đều trở thành những đối
tác thương mại, kinh tế, văn hóa quan trọng của Việt Nam. Việt Nam hiện đã xây
dựng được mối quan hệ đối tác chiến lược với một số quốc gia thành viên EU: Anh,
Tây Ban Nha (2006), Đức (2010), Italy (2/2013), Pháp (9/2013) và xây dựng được

22
“Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Liên bang Nga (28/7/2012). Việc tranh
giành phạm vi ảnh hưởng giữa EU và Nga có tác động đến quan hệ kinh tế của Việt
Nam với hai đối tác trên. Bởi một số quốc gia như Đức, Pháp, Anh, Nga là những
đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và châu Âu. Ví dụ: Pháp là quốc gia
Tây Âu có quan hệ thương mại, đầu tư lớn nhất với Việt Nam, giá trị trao đổi
thương mại hai chiều Pháp - Việt (2013) đạt 3,5 tỷ EUR [48]. Pari cũng là nước Tây
Âu có viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam với 800 triệu USD/năm. Ngoài ra quan
hệ văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam với các quốc gia cũng bị ảnh hưởng bởi đông
đảo lực lượng việt kiều và du học sinh đang sinh sống, học tập và làm việc ở các
nước trên. Ví dụ: Việt Nam có khoảng 8 vạn Việt kiều và 3 vạn học sinh, sinh viên
học tập làm việc tại nước Nga.
Việc một số quốc gia thành viên EU khuấy động và ủng hộ các hoạt động ly
khai của các phần tử Hồi giáo cực đoan Chechnya ở Liên bang Nga và bật đèn xanh
cho Gruzia tấn công quân sự Nam Ossetia (8/2008) đã tạo nên những tiền đề xấu
cho các hoạt động khủng bố, chủ nghĩa ly khai, tôn giáo cực đoan không chỉ ở Nga
mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Nó cũng tác động đến Việt Nam bởi Việt Nam
cũng đang bị các tổ chức phản động người Việt lưu vong được EU ủng hộ, tiến
hành các hoạt động lợi dụng các vấn đề “dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo”
nhằm phá hoại khối đại đoàn kết và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ: Vấn đề Tây
Nguyên (2001, 2004); Vụ án Lê Công Định (2009)...
Sự ra đời của khối Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) tháng 12/1991 có
tác động mạnh đến Liên bang Nga và Việt Nam, bởi tổ chức đóng vai trò quan trọng
trong việc bảo tồn, phát triển những mối liên hệ lịch sử của nước Nga với các nước
cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây.
Trong chiến lược đối ngoại của Moscow, các nước SNG có vị trí đặc biệt
quan trọng và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại
giao của Liên bang Nga. Mục tiêu chiến lược trong quan hệ của Điện Kremli với
các thành viên SNG là làm cho sự hợp tác song phương, đa phương trong khuôn
khổ SNG phù hợp với nhiệm vụ đảm bảo an ninh của toàn khối cũng như của mỗi
thành viên. Trọng tâm quan hệ Liên bang Nga - SNG hướng vào phát triển quan hệ
láng giềng thân thiện, đối tác chiến lược, liên kết ở nhiều cấp độ, với nhiều nhịp độ

23
khác nhau. Liên bang Nga và các nước SNG đã xác lập cơ chế Liên minh hải quan,
ký Hiệp ước an ninh tập thể. Moscow muốn tăng cường đối tác chiến lược với SNG
thúc đẩy sự thống nhất của các nước này vì đó là các nước thuộc Liên bang Xô viết,
có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nước này trong một nền kinh tế thống nhất tồn tại
nhiều năm, ở những nước này Liên bang Nga đã có sẵn cơ sở về chính trị, kinh tế,
quân sự của mình. Hơn nữa các nước thuộc SNG chính là vùng đệm xung quanh
nước Nga, Moscow có thể tập trung phát huy tiềm năng của SNG như một tổ chức
khu vực, diễn đàn đối thoại chính trị đa phương và cơ cấu hợp tác nhiều nội dung
với những ưu tiên trong lĩnh vực kinh tế, hợp tác nhân văn, đấu tranh chống lại các
thách thức và nguy cơ mới cũng như truyền thống. Trong chính sách đối ngoại,
Moscow đã xác định rõ SNG là khu vực quan trọng không chỉ về mặt hợp tác an
ninh và kinh tế, mà còn có vị trí quan trọng có thể giúp nước này khôi phục được vị
thế cường quốc của mình trên thế giới.
Sự ra đời của SNG đã tác động đến Việt Nam theo hai khuynh hướng.
Khuynh hướng thuận: Thứ nhất, các thành viên SNG (trừ 3 quốc gia vùng Ban tích
và nước Nga) đều là những nền kinh tế đang phát triển và chậm phát triển. Nhu cầu
về hàng hóa của họ lớn, chất lượng đòi hỏi không cao, trong khi các hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam sang các quốc gia trên chủ yếu là hàng tiêu dùng, các sản phẩm
nông sản. Điều này cho thấy hàng hóa của Việt Nam tương đối phù hợp, có khả
năng xâm nhập thị trường này. Thứ hai, Việt Nam và các quốc gia SNG (đặc biệt là
nước Nga) có mối quan hệ lịch sử từ lâu đời (hơn 60 năm). Mối quan hệ đã được
lịch sử chứng minh, trải qua thử thách. Nhiều nhà lãnh đạo, doanh nhân Việt Nam
đã từng học tập, lao động và làm việc ở Moscow và các quốc gia SNG (khoảng 40
vạn), lực lượng này làm cầu nối quan trọng giúp gắn kết Việt Nam với các quốc gia
trên. Thứ ba, trong những năm gần đây Việt Nam và 4 quốc gia thuộc SNG: Nga,
Belarus, Ukraine, Kazakhstan đang tiến hành quá trình đàm phán xây dựng liên
minh thuế quan giữa Việt Nam với các nước trên. Nếu dự án này trở thành hiện
thực thì đây là cơ hội rất thuận lợi để hàng hóa Việt Nam cũng như các quốc gia
trên xâm nhập vào thị trường của nhau.
Khuynh hướng nghịch: Thứ nhất, nền chính trị của các quốc gia SNG trong
đó có Nga có nhiều thay đổi, các đảng phái mới lên nắm quyền ở các quốc gia trên

24
đều có những ưu tiên riêng trong chính sách đối ngoại của mình, nhận thức về đối
ngoại cũng khác nhiều so với thời kỳ Liên Xô. Chính điều này đã làm cho việc xây
dựng và củng cố mối quan hệ của Việt Nam với các quốc gia trên gặp nhiều khó
khăn, nhất là thập niên 90 của thế kỷ XX. Đây là một thách thức lớn với Việt Nam.
Thứ hai, thị trường SNG tuy có tiềm lực dân số lớn (gần 300 triệu) nhưng khối
lượng tiêu thụ hàng hóa của họ chưa cao bởi đại bộ phận người dân có thu nhập
thấp và trung bình. Trong khi Việt Nam lại chưa có chính sách đối ngoại cụ thể với
các quốc gia này sau khi họ tách khỏi Liên Xô. Những nhân tố trên dẫn tới mối
quan hệ hai bên bị gián đoạn trong một thời gian. Thứ ba, trong chính sách đầu tư
của các nước SNG và Việt Nam chưa coi trọng thị trường của nhau. Thêm vào đó,
do thị trường Việt Nam là một thị trường nhỏ, khối lượng hàng hóa xuất khẩu
không lớn, chất lượng hàng hóa còn thấp nên chưa được các nước SNG coi là đối
tác thương mại quan trọng. Điều này cũng gây khó khăn trong việc củng cố quan hệ
hai bên. Thứ tư, đội ngũ làm công tác ngoại giao của Việt Nam ở các quốc gia SNG
còn thiếu nhạy bén trong việc nắm bắt những biến động kinh tế, chính trị, văn hóa
xảy ra ở các quốc gia trên. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc tham mưu
đường lối chính sách cho lãnh đạo, Đảng và Nhà nước này.
1.1.3. Tình hình mỗi nước
* Liên bang Nga
Sự kiện Liên bang Xô Viết tan rã (25/12/1991) và sự duy yếu của nước Nga
sau khi Liên Xô sụp đổ: Sau khi tách ra khỏi Liên bang Xô Viết, Liên bang Nga trở
thành quốc gia độc lập (12/6/1990), nước Nga đứng trước những khó khăn, phức
tạp rất lớn trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế… Do nôn nóng thực hiện
mục tiêu nhanh chóng đưa nước Nga thoát khỏi những khó khăn chính trị hiện tại
và niềm hi vọng sẽ được Mỹ và các quốc gia phương Tây giúp đỡ nước Nga thoát
khỏi cuộc khủng hoảng của thời kì hậu Xô viết. Chính quyền Tổng thống Yeltsin đã
thi hành chiến lược ngoại giao “Xuyên Đại Tây Dương” ngả về phương Tây (1991
- 1992). Với mục tiêu đưa nước Nga trở thành một đồng minh thân cận của Mỹ và
phương Tây. Tuy nhiên niềm hi vọng của chính quyền Yeltsin nhanh chóng tan vỡ
khi những lời hứa hẹn, giúp đỡ của phương Tây với Liên bang Nga chỉ là hứa
suông. Gói viện trợ kinh tế 34 tỷ USD mà họ hứa viện trợ cho Moscow chỉ dừng lại

25
ở con số 9 tỷ USD. Mỹ, phương Tây đã coi Nga là quốc gia hạng hai trên vũ đài
chính trị quốc tế. Vị thế chính trị quốc tế của Liên bang Nga bị suy giảm nghiêm
trọng, Moscow mất đi hầu hết các đồng minh chính trị và vùng ảnh hưởng truyền
thống trên thế giới, thậm chí đối với khu vực Đông Âu và SNG, nơi gắn liền với lợi
ích chính trị cốt lõi của nước Nga cũng bị phương Tây xâm nhập và làm suy yếu
ảnh hưởng của Moscow ngay tại những khu vực này.
Đứng trước sự đổ vỡ của chiến lược ngoại giao “ngả về phương Tây”, từ năm
1994, chính sách đối ngoại của Nga có sự điều chỉnh lớn, chính quyền Yeltsin đã điều
chỉnh chính sách đối ngoại từ “Định hướng Đại Tây Dương” sang “Chim ưng hai
đầu”, “Định hướng Âu - Á”. Trong chiến lược này Điện Kremli xác định: Ngoài việc
coi trọng mối quan hệ chiến lược với Mỹ và các quốc gia phương Tây, chính quyền
Yeltsin điều chỉnh mối quan hệ với các đồng minh truyền thống đồng thời là các
nước lớn ở phương Đông như: Trung Quốc, Ấn Độ… với mục đích tái cân bằng quan
hệ giữa hai khu vực Đông - Tây và thúc đẩy sự phát triển của nước Nga.
Tuy vậy, việc thực hiện chiến lược trên của nước Nga đã gặp phải những khó
khăn, thách thức đến từ kinh tế. Sau khi trở thành quốc gia độc lập (1990), nước Nga
thừa hưởng tới 70% tổng sản phẩm kinh tế, 60% sản lượng công nghiệp, 60% sản
lượng nông nghiệp của Liên Xô [37, tr.15]… Tuy nhiên, những nhân tố trên cũng
không giúp Liên bang Nga duy trì được một nền kinh tế phát triển ổn định bởi những
vấn đề sau:
Năm 1992, Chính phủ Liên bang Nga thi hành biện pháp kinh tế: Chương
trình cải cách kinh tế tự do theo nguyên tắc liệu pháp sốc của Phó Tổng thống
Gaidar. Giải pháp kinh tế này không những không giúp nền kinh tế Nga phát triển
ổn định mà trái lại nó đẩy kinh tế Liên bang Nga đến những khó khăn rất lớn.Tình
trạng thất nghiệp, lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân bị bần cùng hóa và đặc biệt
tài sản quốc hữu hóa từ chương trình cải cách trên đã rơi vào tay một nhóm các nhà
tài phiệt và các thế lực đầu sỏ chính trị Moscow.
Vào năm 1998 nước Nga lại chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ châu Á. Cuộc khủng hoảng này đã đẩy tình trạng lạm phát
của nước Nga đạt con số kỷ lục hơn 300% (8/1998) và 490% (11/1998), hàng loạt
các ngân hàng lớn của nhà nước và tư nhân ở nước Nga sụp đổ… Cuộc khủng

26
hoảng tài chính tiền tệ năm 1998 làm cho nền kinh tế nước này rơi vào khủng hoảng
nghiêm trọng và đứng bên bờ sụp đổ.
Những khó khăn về kinh tế và chính trị đã tác động tiêu cực đến sự phát triển
của nước Nga. Nền kinh tế Liên bang Nga từ một quốc gia hàng đầu châu Âu trở
thành một nước tư bản trung bình. Tình trạng đói nghèo, thất nghiệp… trở thành
những mối đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của nước Nga. Bất ổn chính trị và
kinh tế là những nhân tố quan trọng dẫn tới các hoạt động của chủ nghĩa hồi giáo cực
đoan, ly khai trỗi dậy mạnh mẽ ở nước Nga trong giai đoạn này. Trong những năm từ
1991 - 1994, 1999 - 2000 Chính phủ Liên bang Nga đã 2 lần mở cuộc tấn công quân
sự vào nước Cộng hòa ly khai Chechnya nhằm dập tắt phong trào ly khai và các hoạt
động của nhóm Hồi giáo cực đoan. Đến năm 2000, tình hình Chechnya mới dần đi
vào ổn định. Các hoạt động ly khai còn diễn ra ở nhiều nước cộng hòa khác thuộc
Liên bang Nga: Dagestan, Ingushetia, Tatarstan ở khu vực Bắc Kavkaz… Cuộc
khủng hoảng chính trị còn diễn ra ngay trong nội bộ ban lãnh đạo nước Nga, trong
vòng 10 năm ông Yeltsin làm tổng thống có 6 vị thủ tướng mất chức.
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga với Việt Nam: Việt Nam và Liên
bang Nga là những quốc gia có mối quan hệ hữu nghị, truyền thống từ lâu đời. Nó
chính là sự kế thừa những di sản của quan hệ Việt Nam - Liên Xô và các cá nhân
lãnh tụ của hai nước trong những năm trước đây.
Tuy nhiên, sau khi Liên bang Nga tách khỏi Liên bang Xô viết trở thành quốc
gia độc lập (12/6/1990), quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã chuyển sang trạng thái
của một mối quan hệ mới. Cơ sở hình thành mối quan hệ này được thể hiện qua
những vấn đề sau: Liên bang Nga không còn là một quốc gia XHCN, những người
lãnh đạo quốc gia này đã đưa nước Nga phát triển những mối quan hệ với các cường
quốc ở phương Tây, phương Đông theo đường hướng đối ngoại “Xuyên Đại Tây
Dương” và “Chim ưng hai đầu”. Trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga với
Việt Nam những năm đầu thập niên 90, Moscow chưa coi trọng vai trò của Hà Nội,
mặc dù lãnh đạo Việt Nam vẫn mong muốn củng cố mối quan hệ với Liên bang Nga.
Việc giới lãnh đạo Moscow không chú trọng phát triển mối quan hệ đối ngoại với
Việt Nam đã làm cho mối quan hệ hai bên xấu đi rất nhiều so với thời kỳ “Chiến
tranh Lạnh”, mặc dù các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước vẫn diễn ra. Các

27
nhà lãnh đạo Việt Nam thăm Liên bang Nga như: Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm hữu
nghị tới Liên bang Nga (1994). Đổi lại Chủ tịch Chính phủ Liên bang Nga V.S.
Chernomurdin đã thăm chính thức Hà Nội (11/1997).
Sau khi chính quyền Yeltsin điều chỉnh chính sách chính sách đối ngoại theo
hướng “Chim ưng hai đầu” năm 1994, quan hệ hai nước Việt - Nga bắt đầu có
những chuyển biến tích cực, nhất là trong lĩnh vực chính trị đối ngoại. Lãnh đạo cấp
cao của hai nước đã thực hiện các chuyến thăm viếng lẫn nhau. Đáng kể nhất là
chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Chính phủ Liên bang Nga V.S. Chernomurdin
(1997) và chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức
Lương và Thủ tướng Phan Văn Khải (1998). Những chuyến thăm viếng hữu nghị đã
góp phần sưởi ấm và đưa quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới.
* Việt Nam
Đường lối và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện
rõ thông qua các kì đại hội:
Tháng 12/1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra công cuộc Đổi mới với
mục tiêu chiến lược quan trọng là chuyển đổi nền kinh tế đất nước từ nền kinh tế tập
trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong đường lối chính
sách đối ngoại của Việt Nam. Bởi từ sau Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
chủ trương điều chỉnh đường lối chính sách đối ngoại theo hướng “Đa dạng hóa, đa
phương hóa” các mối quan hệ quốc tế nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt
hại do chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các thế lực thù địch gây ra, đồng thời
phá vỡ thế bị cô lập chính trị. Chiến lược đối ngoại mới của Việt Nam vẫn xác định
củng cố mối quan hệ với các bạn bè truyền thống Liên Xô và khối XHCN, cải thiện
quan hệ với Trung Quốc, đồng thời mở rộng mối quan hệ với tất cả các quốc gia,
các đảng phái chính trị của các nước trên thế giới, trên cơ sở không phân biệt chế độ
chính trị, dân tộc, tôn giáo và trình độ phát triển kinh tế. Đại hội VI đã ghi những
dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Đảng và dân tộc ta.
Từ 28/6 đến 4/7/1991 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã đưa ra đường lối chính sách đối ngoại mới của Việt Nam trên cơ
sở tình hình khu vực và quốc tế đã có những biến đổi sâu sắc sau sự sụp đổ của hệ

28
thống XHCN và Đông Âu. Đại hội VII đã đưa ra quan điểm của đối ngoại của Việt
Nam là: “Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì
hòa bình, độc lập và phát triển”, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới và
mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ
quyền, bình đẳng, chủ quyền, cùng có lợi. Đồng thời Đảng ta cũng xác định mục tiêu
hàng đầu hiện nay là đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế để nhanh chóng đưa đất nước
thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, tình trạng tụt hậu. Tăng cường mở rộng
quan hệ đối ngoại với tất cả các quốc gia trong khu vực ASEAN và thế giới nhằm
thực hiện mục tiêu ra nhập ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, yêu
cầu Mỹ xóa bỏ cấm vận tiến tới bình thường hóa quan hệ hai nước Việt - Mỹ...
Chính sách đối ngoại của Đại hội VII cũng xác định: củng cố mối quan hệ
với các nước bạn bè truyền thống như Liên Xô trước đây và Đông Âu (đặc biệt là
Liên bang Nga) đóng vai trò hết sức quan trọng. Chiến lược hội nhập quan hệ quốc
tế đã được Đại hội Đảng lần thứ IX phát triển và nâng lên một tầm cao mới với
phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước
trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, phát triển”.
Nhờ những nỗ lực to lớn với những đổi mới mang tính đột phá, nền kinh tế
Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng, tiếp tục phát triển, giữ vững được ổn định
chính trị, xã hội, đối ngoại được mở rộng, vị thế đất nước ngày càng được nâng cao.
Đạt được một số thành tựu ngoại giao: Mỹ xóa cấm vận với Việt Nam (1994) và
bình thường hóa quan hệ (11/7/1995), Việt Nam gia nhập ASEAN (1995), tham gia
tổ chức APEC (1998).
Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Liên bang Nga: Trong thập niên 90
mặc dù quan hệ Việt - Nga đứng trước những khó khăn thách thức do sự thay đổi
thể chế chính trị ở Liên bang Nga và đường lối đối ngoại mới ở Việt Nam nhưng
mối quan hệ giữa hai nước vẫn được duy trì, củng cố thông qua các chuyến thăm
hữu nghị lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước. Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu
tư vẫn phát triển đặc biệt là Dự án liên doanh dầu khí Vietsopetro vẫn là một biểu
tượng cho quan hệ Việt - Nga trong bối cảnh mới. Một trong những yếu tố quan
trọng giúp quan hệ Việt - Nga vẫn được duy trì là Việt Nam có cộng đồng người
gốc Việt sinh sống, làm việc ở nước Nga rất lớn (khoảng 15 vạn) cùng 30 vạn công

29
nhân và trí thức người Việt được đào tạo trực tiếp ở Liên bang Nga. Những chiến
lược đối ngoại đúng đắn của Đảng ta đã đề ra trong thập niên 90 của thế kỉ XX đã
từng bước củng cố mối quan hệ Việt - Nga.
1.2. Khái quát lịch sử mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
1.2.1. Quan hệ truyền thống Việt Nam - Liên Xô (1950 - 1991)
* Giai đoạn trước 1950
Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga là mối quan hệ truyền thống hữu nghị và
gắn bó từ lâu đời, nó được dựa trên cơ sở của mối quan hệ giữa các cá nhân lãnh tụ
hai nước, giữa hai đảng (Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Việt Nam).
Đặc biệt là mối quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà lãnh đạo Liên Xô.
Ngày 7/11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, sự kiện vĩ đại này
đã có ảnh hưởng to lớn tới các dân tộc thuộc địa trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang
hoạt động ở Pháp. Sự kiện này đã ảnh hưởng rất lớn tới đường hướng hoạt động
cách mạng của cá nhân Người, là nhân tố quyết định việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn
nước Nga làm điểm đến để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra bản luận cương của Lenin về “Vấn
đề dân tộc và thuộc địa”. Sự kiện này đã đưa Nguyễn Ái Quốc từ chiến sỹ yêu nước
chân chính trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Tháng 11/1923, Nguyễn Ái Quốc đã đến Liên Xô, tại đây Người đã tham gia
nhiều hoạt động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ví dụ: Tham gia
Hội nghị Nông dân Quốc tế, Đại hội V Quốc tế Cộng sản.
Trong những năm từ 1923-1925 và 1933-1938, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh hoạt động cách mạng ở Liên Xô. Trong những năm này, thông qua mối quan
hệ cá nhân của mình với các nhà lãnh đạo Liên Xô: Stalin, Vovosinov… Người đã
từng bước đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt - Xô phát triển vào những giai
đoạn sau.
* Giai đoạn 1950 - 1991:
Trong kháng chiến chống Pháp: Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra đời (2/9/1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xác định việc duy trì củng cố mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống

30
với Liên Xô đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam
đồng thời là nhân tố quan trọng giúp sự nghiệp kháng chiến chống Thực dân Pháp
của dân tộc ta đi đến thắng lợi cuối cùng.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau trong đó có việc Liên Xô và Pháp ký
Hiệp ước Hữu nghị Xô - Pháp (11/1945) đã dẫn tới việc Moscow không thừa nhận
ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau thắng lợi của quân và dân Việt
Nam trong chiến dịch Biên giới Thu - Đông (9/1950) và sự công nhận ngoại giao
của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(18/1/1950). Sự kiện này đã tác động lớn tới đường lối đối ngoại của Đảng Cộng
sản Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam.
Ngày 30/1/1950, Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là một dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai nước. Để
mối quan hệ trên được duy trì, củng cố và phát triển bền vững, ngày 10/3/1952, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã viết quốc thư, cử Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ đầu tiên của
Việt Nam tại Liên Xô.
Trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, Việt Nam đã nhận
được sự giúp đỡ khá hiệu quả từ phía Liên Xô trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại
giao, kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật… Liên Xô đã cử đại sứ sang chiến khu
Việt Bắc, viện trợ lương thực và khối lượng lớn vũ khí để giúp quân và dân ta đánh
bại Thực dân Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ, đồng thời là một nhân tố quan
trọng ủng hộ Việt Nam trên bàn đàm phán của Hiệp định Geneve để giải quyết vấn
đề kết thúc chiến tranh ở Việt Nam và bán đảo Đông Dương (từ 8/5 đến 21/7/1954).
Tính từ 1955 đến 1965, Liên Xô có những viện trợ và giúp đỡ to lớn cho
Việt Nam trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật.
Liên Xô đã cung cấp gói tín dụng ưu đãi và viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam
320 triệu Rúp, cử 2500 chuyên gia Liên Xô sang làm việc tại Việt Nam và đưa 4500
sinh viên Việt Nam sang Liên Xô đào tạo [12, tr.75]. Liên Xô cũng viện trợ cho
Việt Nam nhiều loại vũ khí hiện đại để quân và dân miền Bắc đủ sức đương đầu với
cuộc chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ và cuộc chiến đấu chống lại ách xâm lược
của chúng ở miền Nam Việt Nam như: xe tăng T34, T54, T62, tên lửa SAM 1, 2,
hỏa tiễn Cachiusa 40 nòng, máy bay Mic 17, 19, 21.

31
Thêm vào đó mối quan hệ giữa lãnh đạo cấp cao hai nước ngày càng trở nên
nồng ấm thông qua các chuyến thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Trong các năm 1955 và 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thăm chính thức Liên Xô
cùng một số nhà lãnh đạo Việt Nam tham dự Đại hội 1 và Đại hội 2 của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế tổ chức ở Moscow (1957, 1961). Đổi lại, nhiều nhà
lãnh đạo Liên Xô cũng đã có các chuyến thăm hữu nghị tới Việt Nam. Ví dụ:
Chuyến thăm Việt Nam của Phó Thủ tướng Miconian (1957) và Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước Liên Xô Vorosilop (1960).
Bên cạnh đó, Liên Xô còn ủng hộ Việt Nam vũ khí, đạn dược, cử chuyên gia,
cố vấn sang giúp chúng ta. Đánh giá về mối quan hệ giữa hai đảng, hai nước, Tổng
bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Brezhnev đã phát biểu: “Trong những ngày hòa
bình, cũng như trong thời gian chiến tranh, chúng tôi luôn luôn cùng các bạn trong
một chiến hào. Sự ủng hộ Việt Nam là nghĩa vụ quốc tế của chúng tôi. Đó là sự
nghiệp chung của tất cả các nước XHCN” [8, tr.28]. Đáp lại, Bí thư thứ nhất Ban
chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đồng chí Lê Duẩn đã đánh giá về
sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô: “Từ những ngày đầu tiên, khi cách mạng Việt
Nam còn trong trứng nước cho đến khi giành được thắng lợi vẻ vang… Đảng Cộng
sản, Chính phủ và nhân dân Xô viết, nêu cao tinh thần của chủ nghĩa quốc tế cao
cả, đã thường xuyên đứng bên cạnh và dành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ chí
tình, sự giúp đỡ hào phóng với những tình cảm anh em” [8, tr.28]. Những chuyến
thăm hữu nghị trên đã góp phần củng cố hơn nữa tình đoàn kết giữa hai nước Việt
Nam và Liên Xô.
Từ 1965 - 1975, quan hệ Việt Nam - Liên Xô được củng cố mạnh mẽ thông
qua sự hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực ngoại giao, quân sự,
kinh tế, văn hóa, giáo dục. Trong giai đoạn này, khi đế quốc Mỹ mở rộng cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam ra phạm vi cả nước, Liên Xô đã có sự giúp đỡ vô
cùng to lớn. Từ giữa những năm 60, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá
miền Bắc Việt Nam, Liên Xô một mặt lên án mạnh mẽ những hành động xâm lược
của Mỹ, mặt khác đẩy mạnh giúp đỡ Việt Nam. Từ năm 1966 - 1972, hàng năm
Việt Nam nhận được từ 700 triệu đến 800 triệu Rúp viện trợ giúp của Liên Xô.
Hàng triệu tấn vũ khí, lương thực, thuốc men đã được phía Liên Xô viện trợ trực

32
tiếp cho Việt Nam, giúp nhân dân ta có thể đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh
xâm lược của đế quốc Mỹ (30/4/1975). Phía Liên Xô còn nhận đào tạo hàng chục
vạn học sinh và các chuyên gia quân sự, kinh tế, kỹ thuật. Đội ngũ chuyên gia, cán
bộ khoa học trên sau này về nước đã trở thành lực lượng cán bộ cốt cán của Việt
Nam khi bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH.
Liên Xô cũng đã giúp Việt Nam xây dựng rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ
sở công nghiệp quan trọng: Nhà máy cơ khí Hà Nội, Cơ khí Trần Hưng Đạo, Apatit
Lào Cai, thủy điện Thác Bà, đại học Bách Khoa… giúp chúng ta có những cơ sở vật
chất cần thiết để đào tạo nên đội ngũ những nhà khoa học, trí thức cho đất nước.
Từ 1975 - 1991, sau khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc, chính thức xây dựng một nhà nước Việt Nam thống nhất theo con đường
XHCN. Quan hệ Việt Nam - Liên Xô vẫn không ngừng được củng cố và phát triển.
Ngày 7/11/1978, Việt Nam và Liên Xô kí Hiệp ước hợp tác hữu nghị Xô -
Việt. Hai nước trở thành đồng minh chiến lược và có sự hợp tác trên tất cả các mặt:
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo… Nhờ
sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Liên Xô đã giúp cho Việt Nam từng bước khắc phục
những khó khăn do hậu quả của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 30 năm để lại.
Theo hiệp ước này, mỗi năm Liên Xô viện trợ cho Việt Nam 7 tỷ Rúp nhằm giúp
Hà Nội thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế. Liên Xô đã ủng hộ Việt Nam đánh bại
hai cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc và phía Tây Nam do Trung Quốc
và bọn Pôn Pốt ở Campuchia gây nên vào năm 1979.
Hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Liên Xô cũng không
ngừng được củng cố phát triển trong giai đoạn này. Liên Xô quyết định cung cấp
cho Việt Nam nguồn vốn lớn để xúc tiến công nghiệp hóa, phát triển sản xuất nông
nghiệp, nâng cao phúc lợi nông dân trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm (1976 - 1981).
Viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam trong kế hoạch 5 năm (1981 - 1985)
tăng 2,7 lần so với kế hoạch 5 năm trước đó. Từ 1976 đến 1980, khối lượng trao đổi
hàng hóa giữa hai nước bằng 20 năm trước cộng lại. Từ 1980 - 1986 tổng giá trị
xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng từ 1652,8 triệu Rúp/USD lên 2944,2 triệu
Rúp/USD [12, tr.76]. Trong đó Việt Nam xuất sang Liên Xô các sản phẩm nông sản
nhiệt đới, hàng công nghiệp và thủy sản: Gạo, cà phê, hồ tiêu, than đá, dầu khí, sắt,

33
cá ngừ... Trong khi Việt Nam nhập của Liên Xô các sản phẩm công nghiệp như:
máy móc, thiết bị… dùng cho phát triển công, nông nghiệp.
Nhờ sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô rất nhiều công trình công nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp và các hệ thống giao thông vận tải lớn của Việt Nam đã được xây
dựng trong giai đoạn này: Thủy điện Trị An (1978), nhà máy thủy điện Hòa Bình
(1978-1994) lớn nhất ở Đông Nam Á với công suất 1920 MW giờ điện, cầu Thăng
Long, cầu Chương Dương (1984), Cung văn hóa Hữu nghị Việt - Xô (1981), bảo tàng
Hồ Chí Minh và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (1975), nhà máy xi măng Bỉm Sơn, liên
doanh dầu khí Vietsovpetro (1981)… Đến năm 1986 dự án Vietsovpetro đã cho ra
những mẻ dầu đầu tiên và tính đến thời điểm tháng 12/1991 tổng lượng dầu khai thác
được từ dự án hợp tác Việt - Xô đã lên tới 20 triệu tấn dầu thô. Dự án này có những
đóng góp hết sức quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong
những năm cuối thập niên 80. Bởi đây là nguồn cung cấp ngoại tệ giúp kinh tế Việt
Nam dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn này.
Bên cạnh hợp tác kinh tế, hợp tác quân sự đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc củng cố và duy trì mối quan hệ liên minh Việt - Xô. Thực hiện thỏa thuận
do lãnh đạo cấp cao hai nước kí ngày 7/1/1978 trong khuôn khổ kí Hiệp định “Hợp
tác Hữu nghị toàn diện Việt - Xô”. Tháng 12/1978, Việt Nam đã cho Liên Xô thuê
căn cứ quân sự Cam Ranh (thuộc tỉnh Phú Khánh cũ) làm căn cứ đồn trú của Hạm
đội Thái Bình Dương. Căn cứ này được xây dựng nhằm mục đích giúp Việt Nam
sửa chữa nâng cấp các loại tàu quân sự đồng thời nó có ý nghĩa chiến lược đặc biệt
với Liên Xô đây là nơi mà họ muốn duy trì, hiện diện tầm ảnh hưởng của mình ở
Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Đối với Việt Nam sự hiện diện của lực
lượng hải quan Liên Xô trên lãnh thổ của mình giúp Việt Nam đảm bảo an ninh trên
biển, chống lại những mối đe dọa quân sự từ Mỹ, các quốc gia ASEAN và đặc biệt
Trung Quốc, trong bối cảnh này mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trên
đang căng thẳng do vấn đề Campuchia và việc Trung Quốc đang có ý đồ muốn thôn
tính quần đảo Trường Sa của Việt Nam sau sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực chiếm
được đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1974).
Hợp tác giáo dục, đào tạo, khoa học - kỹ thuật giữa Việt Nam - Liên Xô
trong giai đoạn này cũng không ngừng được củng cố, phát triển. Trong một khoảng

34
thời gian không dài (1975 - 1991), Liên Xô đã nhận đào tạo hàng vạn cán bộ, học
sinh, sinh viên, công nhân quốc phòng và người lao động Việt Nam. Rất nhiều
người trong số này đã trở thành những nhà lãnh đạo chính trị, kinh tế hàng đầu Việt
Nam như: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Phạm
Quang Nghị, Hoàng Trung Hải, Cao Đức Phát, Vũ Văn Ninh… Ngoài ra nhiều học
sinh, sinh viên Việt Nam đã trở thành những người có học hàm, học vị cao. Quan hệ
thương mại giữa hai bên vẫn được duy trì mặc dù có giảm so với giai đoạn trước.
Năm 1990 giá trị xuất khẩu của Liên Xô sang Việt Nam là 1210,6 triệu Rúp. Đến
năm 1991 còn 358,1 triệu Rúp[12, tr.77].
Quan hệ Việt Nam - Liên Xô từ 1975 đến 1991 đã góp phần quan trọng đưa
mối quan hệ hai nước trở thành hình mẫu trong mối quan hệ quốc tế của các nước
XHCN trong thế kỷ XX. Mặc dù bước vào những năm cuối của thập niên 80 do
việc Gorbachev đưa ra những đường lối lãnh đạo sai lầm dẫn đến sự sụp đổ chế độ
XHCN ở Liên Xô. Sự kiện này đã ảnh hưởng sâu sắc tới mối quan hệ với Việt Nam
do Liên Xô đã có sự thay đổi về thể chế chính trị. Tuy vậy, mối quan hệ Việt Nam -
Liên Xô giai đoạn này vẫn được nhân dân hai nước đánh giá cao. Những thành quả
của nó đã góp phần xây dựng nền móng cho mối quan hệ Việt Nam - Liên bang
Nga ngày nay.
1.2.2. Những thay đổi trong quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga (1991 - 2000)
Sự thay đổi mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 1991 - 2000
bắt nguồn từ sự thay đổi thể chế chính trị ở Liên Xô và phía Việt Nam sau khi thực
hiện công cuộc “Đổi mới” đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại theo hướng “Việt
Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới”. Những nhân tố
trên đã dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ Việt - Nga.
Ngày 25/12/1991, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) tan rã, Liên
bang Nga với tư cách là quốc gia kế tục đã thừa kế phần lớn tiềm năng về kinh tế,
khoa học công nghệ, quân sự quốc phòng và các mối quan hệ quốc tế của Liên Xô,
trong đó có mối quan hệ với Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam - Liên bang
Nga dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin có phần ngưng trệ, bởi Liên bang Nga tập
trung nhiều thời gian để phát triển kinh tế, xã hội trong nước cũng như có sự điều
chỉnh trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Boris Yeltsin. Vị tổng thống này

35
chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại “Định hướng Đại Tây Dương” coi trọng
phát triển quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây làm ưu tiên hàng đầu để thu hút
viện trợ và đầu tư nhằm “chấn hưng” nước Nga. Về phía Việt Nam, để phù hợp với
tình hình mới cũng đã có những điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng “Đa
phương hóa, đa dạng hóa” các mối quan hệ quốc tế, trong đó coi trọng vấn đề cải thiện
quan hệ với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc, bình thường hóa quan hệ với Mỹ
và các nước phương Tây, duy trì quan hệ với bạn bè truyền thống ở Đông Âu và SNG.
Chính những nguyên nhân trên làm quan hệ Việt - Nga thập niên 90 mờ nhạt và ảnh
hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực hai nước.
Có thể nói sự kiện Liên Xô tan rã (1991) đã tác động mạnh đến quan hệ hai
nước. Đặc biệt đối với Việt Nam đây là một sự tổn thất mất mát lớn, do chúng ta
mất đi một thị trường xuất - nhập khẩu chiếm tới 70% kim ngạch thương mại của
Việt Nam, mất một nhà tài trợ kinh tế quan trọng, một đồng minh chiến lược trên
các lĩnh vực. Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã dẫn tới một thực tế là cả Liên
bang Nga (người kế thừa Liên Xô) và Việt Nam đều lúng túng trong việc tìm ra
phương án khả thi để duy trì mối quan hệ bình thường.
Do sự thay đổi chính trị ở Liên bang Nga nên trong tư duy của những nhà
lãnh đạo mới ở Nga họ không coi Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng như thời
Liên Xô. Liên bang Nga đã liên tục giảm sự hiện diện ở Việt Nam thông qua việc
rút gần như toàn bộ lực lượng quân sự ở cảng Cam Ranh và chấm dứt toàn bộ hoạt
động của căn cứ này ở Việt Nam (8/2001). Do sự thay đổi về thể chế chính trị ở
Moscow đã ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ kinh tế giữa hai nước. Khối lượng
buôn bán Việt - Nga giảm sút mạnh, năm 1992 chỉ còn gần 10% so với kinh ngạch
mậu dịch Xô - Việt 1990, năm 1993 đạt 135,4 triệu USD, năm 1994 là 90,2 triệu
USD [12, tr.78]. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do
Nga hạn chế cung cấp các mặt hàng thiết yếu như các nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu, thiết bị máy móc và phụ tùng thay thế cho các cơ sở kinh tế được Liên Xô giúp
xây dựng. Các hàng hóa của Việt Nam xuất sang Liên Xô như: rau quả, thực phẩm,
nông sản, hàng thủ công mĩ nghệ và công nghiệp nhẹ trước đây luôn chiếm trên
50% kinh ngạch nay đã bị thu hẹp trên thị trường Liên bang Nga. Điều đó buộc Việt

36
Nam phải tìm kiếm đối tác mới, tìm thêm thị trường mới, như vậy đã vô hình dung
làm giảm bớt quan hệ kinh tế với Liên bang Nga.
Mặc dù quan hệ kinh tế hai nước đã bị suy giảm nghiêm trọng so với thời
Liên Xô, nhưng một số dự án hợp tác kinh tế đặc biệt là dự án liên doanh dầu khí
Vietsovpetro vẫn là điểm sáng trong quan hệ kinh tế hai nước. Trong giai đoạn 1991
- 2000 dự án này đã khai thác được 80 triệu tấn dầu thô với tổng doanh thu khoảng
40 tỷ USD. Đây là nguồn ngoại tệ hết sức quan trọng đối với cả hai nước trong giai
đoạn kinh tế của hai bên đều gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với phía Việt Nam.
Nguồn ngoại tệ từ dự án là vô cùng quan trọng giúp Hà Nội tăng trưởng kinh tế
trong những năm cuối thập kỉ 90. Đồng thời nó là điểm tựa để quan hệ hai bên tiếp
tục được củng cố.
Những khó khăn kinh tế, chính trị cũng đã tác động đến vai trò vị thế của
Việt Nam và Liên bang Nga trong các tổ chức quốc tế và khu vực. Trên các hoạt
động ngoại giao quốc tế và khu vực trong giai đoạn này giữa hai nước không có
tiếng nói chung, hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong chiến
lược đối ngoại của hai nước gặp nhiều khó khăn, một số thế lực đã lợi dụng mối
quan hệ bị ngưng trệ giữa hai nước để công kích, xuyên tạc, bóp méo những thành
quả của quan hệ Việt - Xô những năm trước đây. Một số thế lực thù địch chống Việt
Nam lợi dụng địa bàn nước Nga hòng thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình với
Việt Nam kích động gây chia rẽ cộng đồng người Việt tại Moscow [12, tr.79].
Quan hệ Việt - Nga (1991 - 2000) bên cạnh những khó khăn thách thức cũng
có những điểm sáng, điểm thuận lợi để làm cầu nối xây dựng mối quan hệ hai nước
ngày càng vững chắc hơn. Những yếu tố thuận lợi trong quan hệ hai nước xuất hiện
khi giới lãnh đạo cấp cao của Liên bang Nga đã có những điều chỉnh về chính sách
đối ngoại vào năm 1994 và phía Việt Nam cũng đã từng bước xây dựng được mối
quan hệ quốc tế theo hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa”.
Năm 1994 chính quyền của Tổng thống Yeltsin đã điều chỉnh chính sách đối
ngoại theo đường lối “Chim ưng hai đầu” trong đó ưu tiên củng cố mối quan hệ với
các bạn bè truyền thống ở châu Á đặc biệt các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ.
Sự thay đổi này đã tác động rất lớn tới sự thay đổi của mối quan hệ Việt – Nga.
Năm 1993, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã thực hiện

37
chuyến thăm hữu nghị tới Liên bang Nga, chuyến thăm này đã đánh dấu một bước
chuyển trong quan hệ hai nước.
Ngày 16/6/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã tới thăm nước Nga. Tại Moscow
lãnh đạo hai nước đã ký “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu
nghị giữa Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga”. Văn kiện này
là cơ sở pháp lý xác định phương thức mới của mối quan hệ hai nước thay cho Hiệp
ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô được ký năm 1978. Đáng chú
ý là nội dung mới trong quan hệ song phương Việt - Nga được Thủ tướng Võ Văn
Kiệt nhấn mạnh: “Ta trở lại tình hữu nghị cũ, nhưng không phải theo kiểu cũ mà
trên cơ sở quan hệ mới”. Quan hệ mới này được hiểu là quan hệ đối tác chiến lược
Việt - Nga [8, tr.31]. Hiệp ước khẳng định hai nước tiếp tục duy trì và phát triển
quan hệ hữu nghị trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, độc lập và toàn vẹn
lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Quan hệ văn hóa, khoa học - kỹ thuật cũng được đẩy mạnh hơn hẳn giai đoạn trước.
Chuyến thăm Liên bang Nga của Thủ tướng Võ văn Kiệt đã mở ra chương mới
trong quan hệ hai nước.
Trong những năm cuối thập niên 90, lãnh đạo hai nước có những nỗ lực
không ngừng để nâng quan hệ Việt - Nga lên tầm chiến lược hợp tác ổn định lâu
dài. Tổng thống Yeltsin trong thông điệp Liên bang lần đầu tiên đã nhấn mạnh tăng
cường mối quan hệ hợp tác với Việt Nam. Yếu tố này được thể hiện thông qua
chuyến thăm chính thức lần thứ hai của Thủ tướng Nga Checnomodin (11/1997),
nhà lãnh đạo này đã khẳng định chủ trương của Chính phủ Liên bang Nga là coi
trọng mối quan hệ hợp tác với Việt Nam, coi Việt Nam là hướng ưu tiên của Liên
bang Nga ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.
Trong chuyến thăm tới Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đức Lương
(8/1998), Tổng thống Liên bang Nga Yeltsin đã khẳng định coi Việt Nam là đối tác
chiến lược ở Đông Nam Á, đồng thời lãnh đạo hai nước cũng khẳng định mối quan
hệ hai nước đã được thử thách qua thời gian và lịch sử dựa trên sự tôn trọng lợi ích
của nhau trong mọi lĩnh vực. Quan hệ Việt - Nga được xây dựng trên nguyên tắc
tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, đôi bên cùng có lợi.

38
Giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã có sự hợp tác tích cực và ủng hộ lẫn
nhau trên các diễn đàn, các tổ chức quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Với sự ủng hộ lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước, Việt Nam và Liên bang Nga
đã gia nhập nhiều tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng.
Việt Nam và Liên bang Nga là sáng lập viên của Diễn đàn An ninh khu vực
ASEAN (ARF) năm 1994, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) (1996), cả hai nước là
thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
14/11/1998… đồng thời luôn ủng hộ nhau trong các diễn đàn của Liên Hợp Quốc
về các vấn đề giải trừ quân bị, chống phân biệt chủng tộc… Việt Nam ủng hộ Nga
làm điều phối viên và tiến tới trở thành một kênh đối thoại của ASEAN trong khi
Nga ủng hộ Việt Nam tham gia ứng cử chức Phó Chủ tịch Hội đồng Kinh tế - Xã
hội Liên Hợp Quốc.
Nhờ sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của lãnh đạo cấp cao hai nước đã góp
phần quan trọng giúp mối quan hệ Việt - Nga có những bước phát triển quan trọng.
Những nhân tố này là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam có được nhiều thành tựu quan
trọng trên mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa. Việt Nam đã buộc Mỹ phải
xóa bỏ cấm vận (3/2/1994) và tiến tới bình thường hóa quan hệ vào ngày 11/7/1995;
bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc (10/11/1991), trở thành quan sát
viên của ASEAN (3/1992) và trở thành thành viên chính thức (7/1995)…
Từ 1995 - 2000, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao bậc nhất châu Á
với tốc độ tăng trưởng trung bình 7%/năm, tiềm lực kinh tế của đất nước không
ngừng được củng cố và phát triển. Thể hiện: Thu nhập bình quân đầu người đạt 500
USD/năm (2000), tập trung GDP đạt 30 tỷ USD, tỉ lệ người nghèo đói từ 29%
(1993) xuống còn 18% (2000) [8, tr.41], Việt Nam trở thành thành viên của nhiều tổ
chức kinh tế khu vực và quốc tế quan trọng: ASEAN (1995), ASEM (6/1996),
APEC (11/1998), quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam được mở rộng với
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước lớn như: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật
Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc và những quốc gia trong khu vực. Với những
thành tựu trên, tại Đại hội VIII của Đảng (1996), Đảng đã khẳng định kinh tế Việt
Nam về cơ bản đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội những năm cuối thập
niên 80.

39
Tóm lại: Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 1991 - 2000 tương
đối ngưng trệ so với quan hệ truyền thống trước đây. Nguyên nhân sâu sa do sự thay
đổi về chế độ chính trị, chiến lược ngoại giao của Liên bang Nga đã phần nào làm
thay đổi tính chất quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga. Giai đoạn này, cả Liên bang
Nga và Việt Nam đều có những vận động thăng trầm. Sự đứt đoạn đột ngột quan hệ
truyền thống hai nước, những đảo lộn về kinh tế, chính trị ở Moscow và sự suy
giảm ở mức độ lớn mối quan tâm lẫn nhau đã tạo ra tình trạng ngưng trệ quan hệ hai
nước trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Tình trạng đó gây nên
những tổn thất đến lợi ích của cả hai bên. Song với những nỗ lực chung, nhất là sự
chủ động của Việt Nam, quan hệ Việt - Nga được củng cố rõ nét ở cuối thập niên,
điều này đã tạo nên cơ sở động lực quan trọng giúp mối quan hệ hai bên có những
bước phát triển mới trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
* Tiểu kết chƣơng 1
Như vậy, có thể nói bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế
giới, khu vực có những thay đổi to lớn, phức tạp, biến động của Cách mạng Khoa
học Kỹ thuật, của xu thế Toàn cầu hóa, sự cạnh tranh hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Xung đột vũ trang và chiến tranh cục
bộ vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi; song hợp tác vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội vẫn là xu thế lớn chi phối đời sống chính trị thế giới.
Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay là sự tiếp nối và kế thừa quan hệ
hữu nghị truyền thống Việt - Xô trước đây. Vận động trong bối cảnh quốc tế và
khu vực, quan hệ hai nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen
nhau phức tạp.Tính chủ đạo của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trong bối
cảnh toàn cầu hóa, cuộc đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới, cuộc cạnh tranh
mở rộng ảnh hưởng của các nước lớn và nhu cầu tăng cường hợp tác giải quyết
những vấn đề toàn cầu bức thiết… đang tạo ra nhiều xung lực mới cho việc củng
cố và tăng cường hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga trong tình hình mới. Bối
cảnh quốc tế và khu vực mới đòi hỏi hai nước cần có tư duy và phương thức mới
phù hợp với nội dung của quan hệ song phương và đa phương trong thời kỳ mới.

40
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA
(GIAI ĐOẠN 2000 – 2011)

2.1. Sự điều chỉnh chính sách của hai nƣớc đối với nhau
2.1.1. Chính sách của Liên bang Nga
Nhìn lại lịch sử quan hệ Việt - Xô trước đây, Việt Nam - Liên bang Nga từ
sau “Chiến tranh lạnh” đến nay, có thể thấy đây là lịch sử của một mối quan hệ hữu
nghị truyền thống tốt đẹp. Không như lịch sử quan hệ Việt Nam và các nước lớn
khác (Việt - Trung, Việt - Mỹ, Việt - Nhật), trong lịch sử quan hệ Việt - Nga không
có những “vết đen”, “trang buồn”. Sau khi Liên Xô giải thể, quan hệ Việt Nam -
Liên bang Nga có một thời gian khó khăn, lúng túng, bị ngưng trệ và suy giảm
mạnh. Nhưng từ cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, quan hệ Việt Nam - Liên bang
Nga đã từng bước cải thiện và chuyển biến chuyển tích cực. Đó là những cải thiện
và biến chuyển tích cực với việc hai nước kí “Hiệp định xử lý nợ của Việt Nam với
Liên Xô trước đây” mà Liên bang Nga kế thừa. Hiệp ước này được kí (9/2000),
nhân chuyến thăm Liên bang Nga của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải. Tiếp
theo bản hiệp ước trên mối quan hệ Việt - Nga đã được nâng lên tầm cao mới nhân
chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam từ 28/2 đến 2/3/2001. Trong
chuyến thăm này lãnh đạo hai nước đã kí được những bản hiệp ước lịch sử mang
tính bước ngoặt trong quan hệ hai nước đó là bản “Tuyên bố chung về quan hệ đối
tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga”. Với
việc kí kết bản tuyên bố này, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga được nâng lên “đối
tác chiến lược”. Nó phát triển lên một nấc mới về “chất”, đồng thời mở ra trang mới
tốt đẹp cho sự phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Nội dung của “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga”
(3/2001) được ký kết là sự khẳng định quyết tâm của lãnh đạo hai nước về việc vừa
kế thừa giá trị tốt đẹp trong lịch sử quan hệ song phương, vừa tiếp tục thúc đẩy quan
hệ này theo hướng tăng cường hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng đôi bên cùng có
lợi, tin cậy hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, bảo vệ nhau trên trường quốc tế. Điều này

41
phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước Việt Nam - Liên bang
Nga cũng như xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển của thế giới ngày nay.
Sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Putin tới Việt Nam (3/2001), quan
hệ Việt Nam - Liên bang Nga có những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh
vực: chính trị, đối ngoại, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật. Quan hệ
Việt - Nga dưới thời Tổng thống Putin đã trở thành mối quan hệ truyền thống hữu
nghị mang tính chất xây dựng. Đây là mối quan hệ đối tác bình đẳng giữa hai quốc
gia trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, không phải quan hệ đồng minh, liên
minh như mối quan hệ Việt - Xô trước đây.
Sự điều chỉnh chính sách của mỗi nước xuất phát từ chế độ chính trị, chiến
lược mỗi nước cho phù hợp với từng giai đoạn: Để có được những thành công này
là sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo và nhân dân hai nước, đặc biệt là từ nước Nga bởi
30/12/1999 tại Liên bang Nga đã diễn ra một sự kiện chính trị rất lớn là Tổng thống
Yeltsin sau gần một thập kỷ lãnh đạo nước Nga đã rời nhiệm sở, nhường lại vị trí
này cho một nhà lãnh đạo trẻ là ông Putin (đương kim Thủ tướng Nga lúc đó). Ngay
sau khi lên nắm quyền vị trí lãnh đạo cao nhất nước Nga, Tổng thống Putin đã có
những động thái điều chỉnh chiến lược đối ngoại của nước Nga đối với các nước
trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong Chiến lược an ninh quốc gia (20/1/2000), Học thuyết quân sự của
Liên bang Nga (21/4/2000) và Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga được công
bố ngày 28/6/2000 có ghi rõ: “Một đường lối đối ngoại thành công của nước Nga
phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ sự cân bằng giữa các mục tiêu và khả năng
đạt được các mục tiêu đó. Liên bang Nga sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập
và xây dựng chính sách đó dựa trên sự nhất quán, có thể thấy trước và chủ nghĩa
thực dụng cùng có lợi. Chính sách đó phải hoàn toàn rõ ràng, có tính lợi ích hợp
pháp cuả các nước và nhằm tìm kiếm những giải pháp chung”. Trên cơ sở các tư
tưởng, quan niệm, quan điểm như trên, chính quyền Putin một mặt tiếp tục thực
hiện chính sách đối ngoại đã được điều chỉnh từ “Định hướng Đại Tây Dương” của
Tổng thống Yeltsin sang “Định hướng Âu - Á”; đồng thời chú trọng điều chỉnh
chính sách đối ngoại theo xu hướng thực dụng hơn.
Khác với người tiền nhiệm Yeltsin, Tổng thống Putin đã xác định rõ vị thế,
vai trò, sức mạnh hiện có của nước Nga trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực

42
có nhiều thay đổi. Thực hiện “Quan điểm mới về chính sách đối ngoại”, Putin phát
biểu chúng ta sẽ xây dựng một chính sách đối ngoại đa phương, chúng ta sẽ làm
việc cả với Mỹ, cả với Liên minh châu Âu cũng như với các nước châu Âu riêng rẽ.
Chúng ta sẽ làm việc với các nước đối tác châu Á, với Trung Quốc, Ấn Độ, với các
nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông cũng là người không dấu diếm việc
điều chỉnh chính sách thay đổi theo chiều hướng tích cực và thực dụng. Trong chiến
lược này, ông xác định việc củng cố mối quan hệ chiến lược của nước Nga với các
nước đồng minh truyền thống ở châu Á - Thái Bình Dương như Trung Quốc, Ấn
Độ, Bắc Triều Tiên, Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của
Moscow trong hiện tại và tương lai.
Tổng thống Putin cũng định hướng rõ lợi ích quốc gia hàng đầu của Moscow
là lợi ích kinh tế, tiếp theo là lợi ích an ninh và chính trị, cuối cùng là lợi ích văn
hóa. Khác với Tổng thống Yeltsin luôn coi trọng đối tác phương Tây, Tổng thống
Putin lại xác định thứ tự sắp xếp phương Đông, phương Tây tuy có trước có sau
nhưng vị trí của chúng trong nền ngoại giao Liên bang Nga vẫn gần như quan trọng
như nhau. Điều này được Putin phát biểu: “Đặc điểm chính sách ngoại giao của
Nga là ở chỗ tính cân bằng, đây là do vị trí địa chính trị là nước lớn Âu - Á của Nga
quyết định” ( Bài phát biểu của Tổng thống Putin về chính sách đối ngoại của Liên
bang Nga trong Thông điệp liên bang 2/2008).
Ngày 15/7/2008, Liên bang Nga thông qua “Học thuyết mới về chính sách
đối ngoại” đã đề ra những định hướng cụ thể cho hoạt động đối ngoại trong 5 năm
(2008 - 2012). Trong học thuyết, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được Điện
Cremli đặc biệt quan tâm và xác định đây là khu vực chiến lược quan trọng, có
nhiều lợi ích đối với Liên bang Nga. Theo định hướng đó, Liên bang Nga chủ
trương tích cực hội nhập vào tất cả các cơ chế đối ngoại của khu vực (ASEAN,
ARF, APEC…), mở rộng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu
vực, trong đó không thể không kể đến Đông Nam Á và Việt Nam. Trong chính sách
đối ngoại của Moscow, Liên bang Nga luôn coi trọng thúc đẩy và phát triển mối
quan hệ truyền thống, hợp tác với Việt Nam. Trong “Học thuyết đối ngoại mới” của
Liên bang Nga “Những định hướng cơ bản chính sách đối ngoại của Liên bang
Nga” được Tổng thống Dmitry Medvedev thông qua (12/7/2008), Tổng thống đã

43
phát biểu về cơ bản là kế tục và phát triển chính sách đối ngoại dưới thời Tổng
thống Putin, trong đó lần đầu tiên kể từ thời Yeltsin, Việt Nam được đề cập đích
danh trong “Định hướng chính sách của nước Nga tại Đông Nam Á” như sau:
“Chính sách của Nga hướng tới tăng cường tính năng động, tích cực trong quan hệ
với các quốc gia Đông Nam Á, trước hết là phát triển quan hệ đối tác chiến lược
với Việt Nam”. Điều này cho thấy Liên bang Nga hiện nay đặt vị trí ưu tiên cho việc
phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.
Tuy nhiên, quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga hiện nay là quan hệ
“đối tác chiến lược” khác xa tính chất và mức độ so với quan hệ Việt - Xô trước
đây. Quan hệ Việt - Xô trước đây là mối quan hệ đồng chí, anh em gắn bó mật thiết
trên cùng một chiến hào chống đế quốc, là sự giúp đỡ to lớn, nhiều mặt và hiệu quả
của Liên Xô cho Việt Nam cả trong cuộc kháng chiến chống xâm lược lẫn trong
công cuộc xây dựng đất nước của Việt Nam. Còn quan hệ Việt - Nga là quan hệ hợp
tác cùng có lợi, bao gồm cả đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia. Quan hệ “đối tác
chiến lược” Việt - Nga trong giai đoạn hiện nay là sự hợp tác toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật.
Trong thời kỳ “Chiến tranh Lạnh”, Việt Nam là đồng minh số một của
Liên Xô tại khu vực Đông Nam Á. Sau khi Liên Xô sụp đổ (25/12/1991), Liên
bang Nga ra đời. Mặc dù được thừa kế vị trí Thành viên thường trực Hội đồng
Bảo an từ Liên Xô và có quyền phủ quyết tại tổ chức chính trị lớn nhất thế giới
này, nhưng Liên bang Nga vẫn mất đi nhiều mối quan hệ quốc tế quan trọng và
các căn cứ quân sự quan trọng ở Đông Nam Á vốn có tầm quan trọng trên tuyến
đường hàng hải nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, nối phía Đông của Nga
với khu vực Đông Á, châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Ở Đông Nam Á,
Việt Nam chính là cầu nối để Nga củng cố ảnh hưởng về chính trị, kinh tế…
trong khu vực, góp phần nâng cao vị thế của Moscow ở châu Á – Thái Bình
Dương, đẩy nhanh quá trình hội nhập của Liên bang Nga vào các tổ chức khu
vực: ASEAN, EAS, APEC… Bởi vậy, việc củng cố quan hệ với Việt Nam được
Moscow đánh giá là rất quan trọng, điều này nằm trong tính toán chiến lược của
Liên bang Nga đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

44
2.1.2. Chính sách của Việt Nam
Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác định xây dựng đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ trên cơ sở giữ vững sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết
định mọi thắng lợi của đất nước. Đồng thời, việc thực thi chính sách đối ngoại với
các quốc gia trong cộng đồng thế giới cũng phải nằm trong sự chỉ đạo chung của
đường lối đối ngoại do Đảng ta đề ra.
Tháng 4/2001, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định phương
hướng đối ngoại của Việt Nam là: “Việt Nam sẵn sàng làm bạn, làm đối tác tin cậy
của tất cả các quốc gia trong cộng đồng thế giới trên cơ sở của mục tiêu phấn đấu
vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Trong chiến lược đối ngoại của Việt Nam đã
xác định rõ: Việc củng cố mối quan hệ “đối tác chiến lược” với Liên bang Nga là
hết sức quan trọng, bởi chúng ta vẫn đáng giá rất cao vai trò của Moscow trên
trường quốc tế, nhất là tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bởi Liên bang Nga là
một nước lớn, có tiềm lực về sức mạnh quân sự (khả năng răn đe hạt nhân và vũ khí
thông thường), dân số đông (146 triệu người), giàu tài nguyên thiên nhiên và là 1
trong 5 cường quốc có quyền Phủ quyết tại cơ quan chính trị lớn nhất thế giới là
Liên Hợp Quốc (UN). Củng cố “quan hệ đối tác chiến lược” với Liên bang Nga sẽ
là cơ hội thuận lợi để Việt Nam có thể mở rộng quan hệ với các cường quốc lớn trên
thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc…, đồng thời từng bước đưa vị thế ngoại
giao của mình lên một tầm cao mới.
Trong những năm vừa qua, do thực hiện triệt để đường lối đối ngoại “độc
lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa” mà Đảng ta đã đề ra. Quan hệ đối ngoại
của Việt Nam, mà cụ thể là quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga, đã đạt được nhiều
thành tựu rất quan trọng về chất. Đúng như lời Tổng thống Putin đã nói trên báo
Nước Nga ngày nay (10/11/2013), trước thềm chuyến thăm Việt Nam: “Quan hệ
Việt - Nga đó là mối quan hệ giữa hai người bạn thủy chung trong sáng đã được
thử thách qua thời gian và lịch sử, mối quan hệ này không có từ vụ lợi ở trong”.
Đối với Việt Nam, quan hệ với Liên bang Nga là đặc biệt quan trọng. Trong
chuyến thăm chính thức Liên bang Nga (10/2008), Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết khẳng định: “Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất coi trọng việc phát triển

45
quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống với nước Nga, coi Nga là người bạn thủy
chung, đối tác tin cậy của Việt Nam
Trong chính sách đối ngoại, Việt Nam luôn đặt ưu tiên trong quan hệ với các
nước lớn, trong đó có Liên bang Nga, bởi Liên bang Nga là một đối tác có lợi ích
chiến lược quan trọng của Việt Nam. Nước Nga không chỉ là 1 trong 5 thành viên
thường trực của Hội đồng Bảo an - Liên Hợp Quốc, mà còn là một quốc gia có tiềm
lực về quân sự (vũ khí hạt nhân), khoa học công nghệ… Nhất là trong lịch sử cũng
như hiện tại, Liên bang Nga là mối quan hệ duy nhất của Việt Nam với các nước
lớn mà chưa từng xảy ra xung đột lớn, không cạnh tranh nhau trong bất kỳ lĩnh vực
nào và có quan hệ hữu nghị hơn 60 năm rất tốt đẹp. Việc duy trì quan hệ hữu nghị
tốt đẹp với một cường quốc thế giới như Liên bang Nga đã giúp Việt Nam cân bằng
quan hệ với các nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới như:
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Ấn Độ… từng bước nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế.
2.2. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trên một số lĩnh vực
2.2.1. Chính trị - đối ngoại, an ninh - quốc phòng
* Chính trị - đối ngoại
Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam – Liên bang
Nga không ngừng được củng cố, tăng cường, thúc đẩy trên nhiều lĩnh vực. Trong đó
nổi bật là chính trị - đối ngoại - quân sự. Việt Nam là nước duy nhất không phải là
nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thiết lập quan hệ “đối tác chiến
lược” với Liên bang Nga. Hai nước đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế và
khu vực: giải quyết điểm nóng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp hòa
bình thông qua vòng đàm phán 6 bên, phản đối việc Mỹ đưa ra khái niệm “Trục ma
quỷ” và xếp các quốc gia trên thế giới thành 2 loại: “thân Mỹ thì là Bạn, không thân
Mỹ là Thù”. Hai nước ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực như: Liên
Hợp Quốc, APEC, ASEAN, ARF - những tổ chức mà cả hai đều là thành viên. Hai
nước đã thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” từ năm 2001 và có cơ chế thường
xuyên trao đổi gặp gỡ cấp cao. Vào những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình chính trị
Moscow dần đi vào ổn định, do vậy các hoạt động ngoại giao thực tiễn của Liên
bang Nga diễn ra trên quy mô toàn cầu, năng động, linh hoạt với tần suất cao và kết

46
hợp nhuần nhuyễn sức mạnh của ngoại giao chính trị, kinh tế… Moscow chủ trương
tích cực hội nhập và tham gia vào tất cả các cơ chế đối thoại của khu vực, mở rộng
quan hệ hữu nghị và hợp tác thực dụng với tất cả các nước ở khu vực. Liên bang
Nga đã tham gia tích cực vào các tổ chức và diễn đàn đa phương như APEC, ARF.
Đặc biệt nước Nga quan tâm hơn tới phát triển quan hệ nhiều mặt với các nước
Đông Nam Á, coi Đông Nam Á có vị trí hết sức quan trọng để tiến ra khu vực châu
Á - Thái Bình Dương đầy năng động.
Đặc biệt, Liên bang Nga nhấn mạnh tới vị thế đặc biệt của Việt Nam. Coi Hà
Nội là cửa ngõ để Moscow từng bước hội nhập sâu vào khu vực này. Thông qua
Việt Nam, Moscow có thể thực hiện được chiến lược đầy tham vọng của mình là
“chấn hưng” khu vực phía Đông nước Nga, làm đòn bẩy giúp phía Đông nước Nga
phát triển lên. Coi sự phát triển của Nga sang phía Đông đóng vai trò quyết định tới
việc xác lập vị thế siêu cường mà Liên Xô trước đây đã từng có. Nhất là sau khi
Tổng thống V. Putin đắc cử nhiệm kì thứ hai (2004 - 2008), Ông đã củng cố thêm
một bước quyền lực chính trị của chính quyền Trung ương và có những ưu tiên
trong quan hệ với Việt Nam. Trong giai đoạn 2000 - 2008, quan hệ Việt - Nga trên
lĩnh vực chính trị, ngoại giao đã được sưởi ấm và củng cố vững chắc thông qua các
chuyến thăm viếng lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước. Hoạt động
ngoại giao được triển khai tích cực trên cả 3 kênh: ngoại giao nhà nước, ngoại giao
chính đảng và ngoại giao nhân dân.
Tháng 9/2000, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Liên bang Nga, đã
thảo luận các vấn đề cấp bách trong hợp tác song phương, nhất là trong lĩnh vực
kinh tế, thương mại. Thông qua hội đàm đã ký các hiệp định liên Chính phủ về giải
quyết nợ của Việt Nam vay trước đây trước đây.
Tháng 3/2001, Tổng thống V.Putin sang thăm chính thức Việt Nam. Đây là
chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Liên
bang Nga, đánh dấu sự thành công rực rỡ trong quan hệ ngoại giao hai nước. Góp
phần đưa quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga bước sang một trang mới đầy hứa hẹn,
phát triển hơn hẳn về “chất” so với giai đoạn trước. Trong chuyến thăm này, Tổng
thống Putin đã ký “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược” với Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu. Ngoài ra, hai bên còn ký được nhiều văn

47
bản quan trọng như: nghị định thư liên chính phủ về việc rà soát cơ sở điều ước,
pháp lý và hiệu lực các hiệp ước, nghị định song phương, các văn kiện về mở rộng
hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí, phối hợp hành động trong tiêu chuẩn hóa,
phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Hai bên xác định phương hướng hợp
tác kinh tế có triển vọng nhất là năng lượng điện, nghề cá, công nghiệp nhẹ, hóa
chất, thực phẩm, đóng mới và sửa chữa tàu, chế tạo máy, sản xuất vật liệu xây dựng.
Trong chuyến thăm Việt Nam (3/2002) của Thủ tướng Nga Kasiyanov, phía
Nga đã đưa ra các cam kết cung cấp các khoản tín dụng xuất khẩu của Liên bang
Nga sang Việt Nam. Đồng thời cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà
doanh nghiệp Việt Nam và lực lượng lao động người Việt đang sinh sống và làm
việc ở Liên bang Nga có điều kiện để làm ăn ổn định. Đây là một văn kiện hết sức
quan trọng giữa Chính phủ hai nước góp phần nâng cao mối quan hệ của hai nước
trở nên thực chất hơn.
Năm 2006 được coi là năm thành công rực rỡ của quan hệ ngoại giao Việt
Nam. Khi chúng ta đã vinh dự được đón cả Tổng thống Putin và Thủ tướng Nga
M.E.Phradcop sang thăm. Chuyến thăm Việt Nam Thủ tướng Nga M.E.Phradcop
(2/2006) đã đánh dấu sự kiện lãnh đạo Chỉnh phủ hai nước cụ thể hóa các nội dung
quan hệ “đối tác chiến lược”, triển khai các dự án hợp tác quan trọng và tìm kiếm
phương hướng mới thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại hai nước.
Cũng trong năm này, Tổng thống Putin đã có chuyến thăm chính thức lần hai
tới Việt Nam (từ 21 - 23/11/2006), nhân tham dự “Hội nghị các nhà lãnh đạo các
nền kinh tế thành viên APEC” lần thứ 14 tại Hà Nội. Lãnh đạo Việt - Nga đã nhất trí
tăng cường hơn nữa mối quan hệ chính trị hai nước đồng thời ra “Tuyên bố chung”
khẳng định Việt Nam và Liên bang Nga tăng cường hợp tác trên lĩnh vực đối ngoại
bởi giữa hai nước có nhiều cơ sở, quan điểm trùng lặp hoặc gần gũi trong việc giải
quyết những vấn đề quốc tế và khu vực, đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương bởi đây là nơi cả hai nước có lợi ích.
Đáp lại các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Liên bang Nga tới Việt Nam,
các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng có nhiều chuyến thăm đáp lễ quan trọng tới Liên
bang Nga.

48
Tháng 3/2002, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã thăm chính thức Liên bang
Nga. Đây là chuyến thăm chính thức Liên bang Nga đầu tiên của người đứng đầu
Đảng Cộng sản Việt Nam, sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
thăm Liên Xô (1987). Trong chuyến thăm này, Tổng Bí thư đã có hàng loạt các
cuộc hội đàm với Tổng thống V.Putin, Thủ tướng M.Kasiyanov, Chủ tịch Thượng
viện và Đuma Quốc gia Nga. Tổng Bí thư cũng có chuyến thăm Saint Peterburg và
gặp gỡ với Tỉnh trưởng Leningrad V.A.Yakovlev, thăm Viện Kỹ thuật lâm nghiệp,
nơi ông đã tốt nghiệp. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo động lực
nâng cao quan hệ song phương lên tầm cao mới, phù hợp với khuôn khổ quan hệ
đối tác đã được xác lập. Trong chuyến thăm này, hai nước đã cùng nhau nhất trí các
phương hướng lớn nhằm tăng cường cơ chế đối thoại chính trị cấp cao, thường
xuyên mở rộng và hoàn thiện các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước.
Tháng 7/2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng có chuyến thăm chính
thức Liên bang Nga. Trong chuyến thăm này, nguyên thủ hai nước đã tiến hành các
cuộc hội đàm sâu rộng về các vấn đề quốc tế và tình hình hai nước. Lãnh đạo hai
nước cũng cam kết khẳng định quyết tâm nâng mối quan hệ hai nước lên tầm cao
mới. Trong chuyến thăm này, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tham dự diễn đàn
doanh nghiệp Việt - Nga có sự tham dự của các nhà doanh nghiệp hai nước, đi thăm
Viện hàn lâm khoa học Nga… Hai bên nhất trí tăng cường hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp hai nước tại thị trường Việt Nam và Liên bang Nga.
Chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Liên bang Nga
(2007) cũng thu được nhiều kết quả quan trọng. Trong chuyến thăm này hai nước đã
đưa ra bản “Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến
lược Việt - Nga trong năm 2008”. Đồng thời lãnh đạo Việt Nam mong muốn nước
Nga sẽ trở thành một kênh đối thoại của ASEAN thông qua Việt Nam. Đây là điều
mà phía Liên bang Nga hết sức mong đợi, bởi Moscow rất muốn thông qua Việt
Nam mở rộng ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.
Sau khi Phó Thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga Dmitry Medvedev trở thành
Tổng thống (8/5/2008), quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga vẫn không ngừng được
củng cố và phát triển. Điều này được minh chứng rõ thông qua hàng loạt các chuyến
thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước.

49
Tháng 10/2010, Tổng thống Nga Medvedev có chuyến thăm chính thức tới
Việt Nam. Trong chuyến thăm này, ông Medvedev đã có nhiều cuộc hội kiến với các
nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam như: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng. Lãnh đạo hai nước đưa ra cam kết sẽ nâng quan hệ “đối tác chiến
lược” Việt - Nga lên tầm cao mới vào một thời điểm thích hợp. Đồng thời sẽ đẩy
mạnh hơn nữa việc hoàn thành các dự án đầu tư của hai bên đang được thực hiện ở
mỗi nước. Trong chuyến thăm này, ông Medvedev cũng khẳng định: “Nga chủ
trương phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, coi trọng vị trí của Việt
Nam trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương theo học thuyết đối ngoại mới của
Nga” (Phát biểu của Tổng thống Medvedev trong chuyến thăm Việt Nam 10/2010).
Đổi lại, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng có hàng loạt các chuyến thăm hữu
nghị tới Liên bang Nga nhằm mục tiêu tăng cường thắt chặt hơn nữa mối quan hệ
đối tác chiến lược vốn đang ngày càng phát triển tốt đẹp giữa hai bên.
Nhận lời mời của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã sang thăm chính thức Liên bang
Nga từ ngày 26 - 31/10/2008. Chuyến thăm diễn ra rất tốt đẹp và đạt được nhiều
thành quả. Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất cần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ
đối tác chiến lược. Liên bang Nga khẳng định phát triển quan hệ đối tác chiến lược
với Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nước Nga ở châu Á -
Thái Bình Dương, là nguyện vọng và ý chí của lãnh đạo và nhân dân Nga. Hai bên
đã ký hơn 10 Hiệp định, thỏa thuận hợp tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Về
chính trị, nhất trí tăng cường phối hợp tại Liên Hợp Quốc và các diễn đàn khu vực
và quốc tế, đẩy mạnh quan hệ về an ninh - quốc phòng. Về kinh tế, Lãnh đạo Nga
ủng hộ đề nghị của ta về việc Liên bang Nga cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam
nhằm hỗ trợ cho các tập đoàn kinh tế lớn của Moscow tham gia vào các dự án, công
trình lớn ở Việt Nam về năng lượng, cơ khí, viễn thông, xây dựng, cơ sở hạ tầng,
khai thác và chế biến khoáng sản, các nghành công nghệ cao. Về giáo dục - đào tạo,
Liên bang Nga ủng hộ sáng kiến của ta về việc thành lập một trường đại học Nga tại
Việt Nam. Liên bang Nga hiện là nước cung cấp số lượng học bổng đại học và sau
đại học nhiều nhất cho Việt Nam. Lãnh đạo Liên bang Nga chủ động cam kết tạo

50
mọi điều kiện cho cộng đồng người Việt được sinh sống, lao động và học tập thuận
lợi tại Nga. Hai bên còn đưa ra bản tuyên bố chung “Chống chủ nghĩa xét lại lịch
sử” (của một số thế lực ở các nước phương Tây, để phủ nhận vai trò Stalin và Liên
Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai), hai bên đưa ra bản tuyên bố này nhằm phản
bác các luận điệu bôi nhọ, xuyên tạc của chúng.
Tháng 5/2010, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã
có chuyến viếng thăm chính thức tới Liên bang Nga. Tổng Bí thư đã có cuộc hội
kiến với Tổng thống Nga Medvedev, Thủ tướng Putin và các nhà lãnh đạo hai
viện của nước Nga. Hai bên thực hiện hợp tác, trao đổi về các vấn đề quốc tế và
quan hệ song phương, nhất trí sẽ nâng quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga lên
tầm cao mới trong một thời điểm nhất định. Phía Nga tiếp tục đầu tư xây dựng
dự án Liên doanh dầu khí Việt - Nga và cho phép Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
thực hiện khoan thăm dò và khai thác các mỏ dầu, khí ở biển Caspi, Siberia và
Viễn Đông của nước Nga. Việt Nam cũng đồng ý cho Moscow xây dựng Nhà
máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam ở Ninh Thuận, dự kiến vào năm 2017.
Phía Nga hứa sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân Việt Nam làm việc và
sinh sống tại Moscow có cuộc sống ổn định.
Sau chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh (26 - 29/7/2012), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm lịch sử
tới Liên bang Nga. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo hai bên đã kí kết được những
văn kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mối quan hệ Việt - Nga. Hai bên
đồng ý nâng quan hệ Việt - Nga từ “đối tác chiến lược” lên “đối tác chiến lược
toàn diện” trên cơ sở cùng nhau hợp tác giải quyết những vấn đề của hai bên trên
tinh thần hữu nghị, không vụ lợi và xây dựng mối quan hệ này theo nguyên tắc “tôn
trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau”. Mối quan hệ “đối tác toàn diện toàn diện kiểu mới” được hiểu là mối
quan hệ giữa những người bạn, chứ không phải là đồng minh và liên minh như quan
hệ Việt - Xô thời kì “Chiến tranh Lạnh”.
Trong chuyến thăm này, Tổng thống Nga cam kết sẽ giúp Việt Nam hiện đại
hóa lực lượng quân sự thông qua việc nhận đào tạo thủy thủ cho 6 tàu ngầm Kilo
mà Việt Nam đặt mua của Liên bang Nga (2009) và đẩy nhanh tiến độ chuyển giao

51
6 tàu này cho Việt Nam. Liên bang Nga sẽ giúp Việt Nam nâng cấp sân bay Cam
Ranh trở thành sân bay quốc tế đa chức năng. Đồng thời xây dựng cho Việt Nam 2
nhà máy sửa chữa và chế tạo vũ khí tại Cam Ranh (Khánh Hòa) và Thành phố Hồ
Chí Minh. Phía Việt Nam cũng chính thức đồng ý cho Liên bang Nga xây dựng Nhà
máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và cho phép Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
triển khai các dự án tại Nga. Việt Nam đồng ý cho Liên bang Nga xây dựng trường
Đại học Việt - Nga tại Hà Nội, đồng thời sẽ tăng cường tổ chức giao lưu hữu nghị
văn hóa giữa hai nước. Lãnh đạo hai bên cam kết ủng hộ nhau trên nhiều vấn đề
quốc tế và khu vực: Nga ủng hộ quan điểm, lập trường của Việt Nam về việc giải
quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông giữa Việt Nam, 1 số quốc gia ASEAN và
Trung Quốc dựa trên nguyên tắc Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông (DOC)
và tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Trong khi Việt Nam ủng hộ
Liên bang Nga có một vị trí, vai trò quan trọng hơn trong ASEAN, tổ chức mà Việt
Nam có tiếng nói quan trọng.
Chính sự trao đổi thường xuyên các đoàn lãnh đạo cấp cao hai nước là nhân
tố quan trọng củng cố sự gần gũi, hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Đồng thời phát
giúp cho mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga có những bước phát triển mới
trong những năm tới đây. Bên cạnh sự hợp tác trên các kênh ngoại giao của Đảng,
Nhà nước, Chính phủ thì hợp tác liên nghị viện cũng đóng vai trò quan trọng trong
mối quan hệ Việt - Nga.
Hợp tác liên nghị viện là một phần rất quan trọng trong quan hệ chính trị hai
nước. Nghị sĩ hai nước thường xuyên gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm lập pháp, đảm
bảo pháp luật trong hoạt động cải cách kinh tế, quyết định các vấn đề xã hội, nâng
cao vai trò nhà nước pháp quyền trong đời sống xã hội hai nước. Ủy ban quốc hội
hai nước như: Ủy ban Kinh tế, Các vấn đề xã hội, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Đối
ngoại thường xuyên trao đổi nhằm tìm hiểu các hoạt động đối ngoại, lập pháp, kinh
tế, xã hội giữa hai nước.
Trong chuyến thăm Liên bang Nga (2003), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn
An đã có những cuộc hội đàm với lãnh đạo Thượng viện, Hạ viện Nga và có các
cuộc hội kiến với Tổng thống Putin và Thủ tướng Kasiyanov. Lãnh đạo Quốc hội
hai nước đã đưa ra các phương hướng hợp tác góp phần nâng cao hiệu quả hoạt

52
động của quốc hội hai bên trong thời kì mới. Đồng thời, hai bên còn cam kết sẽ tăng
cường hơn nữa các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm làm Luật pháp của giới
nghị sĩ Quốc hội hai nước. Qua đó, giúp nâng cao khả năng xây dựng luật của Quốc
hội Việt Nam và Liên bang Nga.
Tháng 10/2006, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm tới
Liên bang Nga. Trong các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo hai viện, Chủ tịch Quốc
hội Việt Nam cũng đã trao đổi và hợp tác với phía Nga trong vấn đề xây dựng luật,
trao đổi về những vấn đề liên quan tới hoạt động, sự hiệu quả và chương trình xây
dựng luật của Quốc hội hai nước.
Trong năm 2009, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng có chuyến
thăm chính thức Liên bang Nga. Trong chuyến thăm trên, lãnh đạo hai bên đã tiến
hành trao đổi nhiều vấn đề quan trọng về quan hệ chính trị, đối ngoại giữa quốc hội
hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án đã được lãnh
đạo hai bên kí kết trong các chuyến thăm trước đây, chia sẻ kinh nghiệm về xây
dựng quốc hội và công tác lập pháp, nâng cao hiệu quả của cơ quan quyền lực này
trong bối cảnh cả hai nước Việt - Nga đang có những cố gắng tích cực để hoàn thiện
thể chế pháp luật ổn định.
Trong chuyến thăm của Chủ tịch Thượng viện Mavilenko và đoàn Đại biểu
đến Việt Nam (4/2013). Lãnh đạo Quốc hội hai bên đã tiến hành trao đổi nhiều nội
dung liên quan đến chính sách và vấn đề xây dựng luật của Quốc hội hai nước.
Nhờ những chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo Quốc hội hai nước trong thời
gian qua đã góp phần làm cho mối quan hệ Quốc hội Việt - Nga được củng cố vững
chắc. Đây cũng là kết quả của việc thực hiện bản “Tuyên bố chung” (7/2012) giữa
lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Liên bang Nga.
Ngoài mối quan hệ song phương, hai nước còn phối hợp chặt chẽ với nhau
trong các diễn đàn đa phương, các tổ chức khu vực và quốc tế mà cả hai đều là
thành viên: APEC, WTO, ASEAN +1… Việt Nam là cầu nối vững chắc cho Liên
bang Nga hội nhập sâu hơn vào ASEAN và khu vực Đông Nam Á. Ngược lại, Liên
bang Nga cũng là cầu nối quan trọng giúp Việt Nam có thể mở rộng mối quan hệ
chính trị, kinh tế, văn hóa… với các nước SNG, không gian hậu Xô viết… nơi mà
Moscow có ảnh hưởng lớn.

53
* An ninh - quốc phòng
Ngoài sự hợp tác trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao thì hợp tác về an ninh -
quốc phòng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong mối quan hệ Việt - Nga. Hai
bên cam kết tôn trọng, giúp đỡ nhau về quân sự, khoa học - kỹ thuật quân sự…
Hợp tác về kỹ thuật quân sự là lĩnh vực hợp tác quan trọng, có truyền thống
hơn 60 năm giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Trước đây, Liên bang Nga cung cấp
khoảng 90% vũ khí khí tài cho nhân dân Việt Nam, góp phần to lớn giúp nhân dân
Việt Nam đánh bại hai cuộc chiến tranh xâm lược của Thực dân Pháp và Đế quốc
Mỹ, hoàn thành Cách mạng Dân tộc Dân chủ và thống nhất đất nước (30/4/1975).
Trong những năm gần đây, mối quan hệ quân sự hai nước không ngừng được
đẩy mạnh. Thông qua các chuyến thăm cấp lãnh đạo Việt Nam tới Liên bang Nga,
Hà Nội không chỉ củng cố được quan hệ kỹ thuật quân sự với Liên bang Nga, mà
còn ký kết được nhiều hợp đồng vũ khí quan trọng với Moscow: tàu ngầm, máy bay
Su 30MK2…[8, tr.60].
Năm 2003, một hợp đồng quân sự trị giá gần 120 triệu USD đã được hai
nước kí kết. Theo đó, Việt Nam mua của Liên bang Nga một số hệ thống tên lửa
phòng không Uran. Và hợp đồng trị giá 300 triệu USD về việc đến 2005 sẽ thay thế
vũ khí cho hai sư đoàn tên lửa Việt Nam nhằm mục đích tăng cường tiềm lực quốc
phòng của Việt Nam.
Trong chuyến thăm Liên bang Nga (4/2004) của Bộ trưởng Quốc phòng Phạm
Văn Trà, Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Liên bang Nga một số máy bay Su-27,
Su-30 trị giá gần 1 tỉ USD. Được biết, máy bay Su-30 là loại máy bay hiện đại, giờ
bay lâu hơn Su-27, dễ dàng tránh được tên lửa mặt đất. Ngoài ra, tổ hợp công nghiệp
hàng không quân sự Nga còn quan tâm đến việc hiện đại hóa, bảo dưỡng và thay thế
thiết bị cho máy bay để tăng cường tuổi thọ của chúng. Năm 2003, tại triển lãm
VTVTeMGm, lãnh đạo Etime Mkhtft còn đề nghị thành lập trung tâm bảo dưỡng kỹ
thuật cho các loại máy bay Su ở Việt Nam. Sau lời đề nghị đó, phía Nga đã chính
thức đồng ý xây dựng ở Việt Nam một trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật cho các loại
máy bay Su mà phía Việt Nam đã từng mua của Liên Xô trong thời kì “Chiến tranh
Lạnh” và mua của Liên bang Nga trong thập niên 90 của thế kỷ XX.

54
Đánh giá về mối quan hệ quân sự giữa hai nước, Phó giám đốc Cơ quan hợp
tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga A.Phomin phát biểu: Trong những năm tới, Việt
Nam đứng thứ 2 trong 5 đối tác quân sự chính của Nga là Ấn Độ, Trung Quốc,
Algeria, Việt Nam và Venezuela [8, tr.35]. Gần đây, Liên bang Nga đã có thỏa thuận
hạt nhân với Việt Nam, tiếp tục duy trì nghiên cứu lò phản ứng ở Đà Lạt. Nga cũng
tham gia dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hoặc Quảng Bình.
Hiện nay, Liên bang Nga tham gia vào khoảng 50% các dự án năng lượng hoặc liên
quan đến năng lượng của Việt Nam. Ngoài ra, hai bên còn thường xuyên cử các
đoàn Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục Tình báo, Tổng cục
An ninh thăm lẫn nhau mỗi năm (2001 - 2004), ký được nhiều văn bản hợp tác quan
trọng nội dung chia sẻ thông tin tình báo liên quan đến tình hình an ninh khu vực và
thế giới, nhất là các hoạt động khủng bố và các cuộc chiến chống khủng bố quốc tế,
chống buôn lậu ma túy, đồng thời trao đổi kinh nghiệm phối hợp cùng nhau trong
đấu tranh giải quyết các vấn đề nhạy cảm khác như nhân quyền, dân chủ. Tháng
11/2005, đoàn tàu thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Liên bang Nga đã cập bến
cảng Đà Nẵng thăm hữu nghị chính thức Việt Nam nhằm củng cố quan hệ hữu nghị
hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng.
Ngoài ra phía Nga còn giúp Việt Nam hiện đại hóa hải quân. Các chuyên gia quân
sự Việt Nam cũng được học tại các trường đại học của Nga để nâng cao chuyên
môn. Tính từ năm 2004 đến nay, cơ quan Liên bang Nga về hợp tác khoa học - kỹ
thuật quân sự đã dành riêng cho Bộ Quốc phòng Việt Nam hàng trăm suất học
bổng. Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đề nghị Liên bang Nga đưa những suất học
bổng này thành kế hoạch đào tạo hàng năm. Tổng thống Nga Putin cũng đã phê
duyệt Nghị định cấp học bổng ưu đãi cho Việt Nam trên cơ sở đào tạo miễn phí tại
các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng Nga tính từ năm 2006.
Trong một hợp đồng ký năm 2008, Việt Nam đặt mua hai tàu khu trục của
Moscow. Chiếc đầu tiên mang tên Đinh Tiên Hoàng (HQ - 011) và chiếc thứ hai
mang tên Lý Thái Tổ (HQ - 012) để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo
vệ hải quân và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển. Hai chiếc
tàu này được bàn giao năm 2011. Hợp đồng thứ hai được ký vào tháng 2/2013, khác

55
với hai tàu trước, hai tàu khu trục mới sẽ được trang bị các vũ khí chống ngầm,
động cơ tiên tiến cùng các tính năng hiện đại hơn.
Trong chuyến công du đến Liên bang Nga (2009) của Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng, phía Việt Nam đã kí hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo trị giá 3,5 tỉ
USD. Nhằm mục đích hiện đại hóa lực lượng hải quân. Moscow cam kết sẽ chuyển
giao toàn bộ hợp đồng này cho phía Việt Nam vào năm 2016.
Trong chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (2010),
phía Nga đã đồng ý bán cho Việt Nam 12 máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 và hệ
thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 trị giá gần 1 tỷ USD. Moscow cam kết sẽ
chuyển giao toàn bộ hợp đồng cho Việt Nam trong năm 2011, 2012.
Nhân chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (26 -
28/7/ 2012), Chủ tịch nước và Tổng thống Putin ký nhiều hiệp định về quân sự. Việt
Nam mua 6 tàu ngầm kilo 636 của Moscow (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký với
Liên bang Nga từ 2009), chiếc đầu tiên trong hợp đồng lên đường về Việt Nam vào
tháng 11/2013. Được biết tàu ngầm lớp Kilo có khả năng vận hành rất êm. Tàu
ngầm dự án 636 này đôi khi được hải quân Mỹ gọi là “lỗ đen” vì khả năng biến mất
của nó, được cho là một trong những loại tàu ngầm chạy bằng diesel và điện êm
nhất trên thế giới. Việt Nam còn được nước Nga giúp xây dựng và huấn luyện tác
chiến biên đội tàu ngầm Kilo 6 chiếc theo chuẩn tác chiến Moscow, phía Nga giúp
Việt Nam xây dựng hai binh chủng mới là binh chủng tàu ngầm và không quân hải
quân. Vào tháng 1/2014 HQ - 182 tổ chức lễ treo quốc kỳ Việt Nam tại quân cảng
Cam Ranh, chính thức trở thành một loại trang bị hữu hiệu bảo vệ vững chắc chủ
quyền và lợi ích hải dương của Việt Nam trên biển Đông.
Hai bên còn ký “Dự án xây dựng nhà máy sửa chữa và bảo dưỡng tàu chiến
do Liên bang Nga chế tạo” tại vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa. Tháng 9/2013, một
nhóm các chuyên gia Liên bang Nga, dẫn đầu là ngài đại diện Rosoboronexport,
phụ trách dự án này đã tới Việt Nam. Theo dự án này, Nhà máy sẽ có nhiệm vụ đại
tu hoặc bảo dưỡng tất cả các nhóm tàu nổi hoặc tàu ngầm do Liên bang Nga và Liên
Xô sản suất, đã được bán cho Việt Nam, trước tiên là các tàu hộ vệ tên lửa Gepard
và tàu ngầm lớp Kilo. Theo kế hoạch từ phía Việt Nam, việc xây dựng nhà máy này
tại Cam Ranh, Khánh Hòa được hoàn thành vào năm 2015.

56
Ngoài ra, hai nước cũng nhất trí sẽ thực hiện “Dự án nâng cấp sân bay Cam
Ranh thành sân bay quốc tế đa năng”, vừa là sân bay phục vụ quân sự, vừa phục vụ
phát triển kinh tế.
Hiện nay, quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Việt Nam và Liên
bang Nga còn không ngừng phát triển hơn nữa cả về số lượng và chất lượng. Ngoài
việc thuần túy mua sắm các loại trang thiết bị vũ khí quân sự, phía Nga còn cam kết
chuyển giao một số công nghệ sửa chữa, cải tiến, nâng cấp và sản xuất tại Việt
Nam. Việt Nam đã hợp tác với Liên bang Nga xây dựng tại Việt Nam một số trung
tâm bồi dưỡng kỹ thuật, sửa chữa vũ khí. Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nhập của
Nga một số loại vũ khí trang bị và công nghệ quan trọng để sản xuất và lắp ráp như
ra đa, máy bay, trực thăng, tàu chiến. Từ năm 2003 đến nay, tổng giá trị các hợp
đồng nhập khẩu hàng quân sự từ Liên bang Nga ước tính đạt hàng triệu USD. Hai
bên đã và đang hợp tác xây dựng một số trung tâm khu vực tại Việt Nam để bảo
dưỡng kỹ thuật, sửa chữa và cải tiến vũ khí trang bị do Liên Xô trước đây và Liên
bang Nga hiện nay sản xuất ra. Ví dụ như: khu sửa chữa và bảo trì tàu do Liên
Xô/Liên bang Nga sản xuất tại cảng nước sâu Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Nga
giúp Việt Nam sửa, nâng cấp sân bay Cam Ranh… Theo thống kê của Bộ Quốc
phòng Nga, năm 2003, xuất khẩu vũ khí và kỹ thuật quân sự từ Liên bang Nga sang
các nước trên thế giới lần đầu tiên đạt 5,1 tỷ USD, so với 3,2 tỷ USD (2001), mà
tăng trưởng chủ yếu nhờ bán vũ khí cho các nước châu Á, Đông Nam Á, trong đó
có Malaysia, Việt Nam và Indonesia.
Bên cạnh đó, hai bên thành lập Ủy ban hợp tác quân sự Việt - Nga, họp
thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 2 nước. Ngày 23/3/2010, Bộ trưởng
Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov sang thăm chính thức Việt Nam, làm việc
cùng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đại tướng Phùng Quang Thanh, hai bên
thảo luận các vấn đề an ninh khu vực, hiện trạng và triển vọng phát triển quan hệ
hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Qua các
cuộc họp, hai bên nhất trí không chấp nhận việc triển khai vũ khí trong không gian
vũ trụ và cần phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ vì hòa bình.
Lãnh đạo hai nước ủng hộ xây dựng một cấu trúc an ninh, hợp tác công khai, minh
bạch và cân bằng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dựa trên các nguyên tắc

57
tập thể, chuẩn mực và quy định của luật pháp quốc tế, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng
và tính đến lợi ích của tất cả các quốc gia trong khu vực, chống lại việc hình thành
cơ cấu quân sự và chính trị biệt lập.
Tháng 4/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã thăm Việt Nam.
Moscow cam kết sẽ xây dựng cho Việt Nam Nhà máy sản xuất vũ khí ở Cam Ranh
(Khánh Hòa), Ba Son (Thành phố Hồ Chí Minh), đẩy nhanh tốc độ chuyển giao tàu
Kilo cho Việt Nam và xây dựng cho Việt Nam hệ thống Cảng tàu ngầm ở Cam
Ranh. Hai bên nhất trí sẽ tiến hành trao đổi các đoàn quân sự cấp cao, cấp: Bộ
trưởng, Thứ trưởng quốc phòng hàng năm giữa hai nước.
Ngoài các hoạt động hợp tác về vũ khí, lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước
cam kết sẽ ủng hộ nhau trong các tổ chức chính trị, quân sự khu vực mà hai bên đều
là thành viên như: ADMM+, ARF. Việc mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam
không chỉ giúp Liên bang Nga giữ một hình ảnh về chính trị nhất định tại Việt Nam,
Đông Nam Á cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà còn giúp Moscow
thu được những khoản ngoại tệ quan trọng từ các hợp đồng bán vũ khí với Hà Nội.
Tóm lại: Trong hơn một thập kỉ qua, quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang
Nga trên các lĩnh vực chính trị - đối ngoại, an ninh - quốc phòng đã thu được nhiều
thành tựu quan trọng cả về “chất” và “lượng”. Những thành công trong quan hệ hai
nước đã tạo tiền đề vững chắc, để đưa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống
Việt - Nga phát triển lên một tầm cao mới trong những năm tới đây.
2.2.2. Kinh tế
Liên bang Nga là siêu cường về vũ khí hạt nhân, vũ khí thông thường, tài
nguyên khoáng sản dồi dào: vàng, urani, sắt… đặc biệt là năng lượng (dầu, khí
đốt); trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật cao. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng
của những biến động chính trị (ở Liên Xô và nước Nga) trong thập niên 90 của
thế kỷ XX đã làm cho nền kinh tế nước này đứng trước những khó khăn lớn:
Trong giai đoạn 1991 - 1992, Chính quyền của Tổng thống Yeltsin do tâm lý nôn
nóng muốn thực hiện tham vọng phục hồi nền kinh tế nước Nga nên đã đưa ra
hàng loạt các chiến lược cải cách kinh tế sai lầm như: “liệu pháp sốc”, “chương
trình tư nhân hóa các tài sản XHCN”… dẫn tới hậu quả làm cho nền kinh tế Liên
bang Nga suy sụp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1991-1997 luôn

58
dưới 0 %. Năm 1998, nước Nga lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. Cuộc khủng hoảng này đã tác động tiêu cực đến
nền kinh tế nước Nga: hàng loạt ngân hàng quốc doanh và tư nhân bị phá sản,
tăng trưởng kinh tế năm 1998, 1999 dưới 0 %, lạm phát kinh tế (11/1998) lên tới
375%, nợ nước ngoài hơn 300 tỷ USD… Hậu quả của cuộc khủng hoảng này là
nền kinh tế của Liên bang Nga đứng bên bờ sụp đổ.
Sau khi ông Putin trúng cử Tổng thống Nga (3/2000), ông cùng ban lãnh đạo
nước Nga đã đưa ra nhiều chiến lược cải cách và ổn định nền kinh tế vĩ mô. Nhờ
vậy nền kinh tế nước này có nhiều chuyển biến tích cực.
Bảng 2.1: Nhịp độ tăng trƣởng GDP hàng năm của Liên bang Nga (tỷ lệ
% so với năm trƣớc)
Nƣớc 1992 1995 2000 2001 2002
Nga 85,5 95,5 109,0 105,0 104,3

Nguồn: Cộng đồng các quốc gia độc lập quá trình hình thành và phát triển -
Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội, trang 35 Tải bản FULL (file word 126 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Nền kinh tế Liên bang Nga dần hồi phục với mức tăng trưởng kinh tế ở mức
khá cao. Trong giai đoạn 2000 - 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của
Nga khoảng 6 - 7%. Cụ thể năm 2000, mức tăng trưởng kinh tế của Nga: 6,8%, năm
2001: 5,1%, năm 2002: 5,3%, năm 2003: 6%, năm 2005: 6,8%, năm 2006: 7%.
Trong 8 năm cầm quyền của Tổng thống Putin (2000 - 2008), GDP của Liên bang
Nga tăng 30%. Thu nhập thực tế của người dân tăng 2 lần, tài chính từ chỗ thâm hụt
nay đã có dự trữ khá lớn. Năm 2005, dự trữ ngoại tệ của Liên bang Nga đạt 250 tỷ
USD. Đến tháng 11/2008 đạt 597 tỷ USD, tăng gấp 30 lần so với thời điểm năm
1998. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ toàn
cầu (2008 - nay), nhưng tỉ lệ dự trữ ngoại tệ của Liên bang Nga vẫn đạt mức cao.
Năm 2010 dự trữ ngoại tệ của nước Nga: 390 tỷ USD, năm 2012: 400 tỷ USD, năm
2013: 420 tỷ USD [12, tr.69]. Liên bang Nga từ một con nợ của phương Tây với
tổng nợ hơn 300 tỷ USD (1998) thì đến năm 2007 Moscow tuyên bố trả hết nợ.
GDP của nước này không ngừng tăng: Năm 1998, tổng GDP của Liên bang Nga đạt
khoảng 230 tỷ USD; năm 2006: 850 tỷ USD và năm 2013 con số này là 1.200 tỷ

59
USD. Những con số tăng trưởng GDP ấn tượng trên đã góp phần quan trọng đưa
Liên bang Nga vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ 10 thế giới vào năm 2012.
Theo dự báo của cơ quan Goodmans Sachs, với đà tăng trưởng kinh tế như
hiện nay, tổng GDP của nước Nga năm 2018 sẽ vượt Italia, năm 2024 sẽ vượt Pháp,
năm 2027 vượt Anh và 2028 vượt Đức, trở thành cường quốc kinh tế thứ 5 của thế
giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ [12, tr.70].
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng của Liên bang Nga qua các năm
Năm Tốc độ tăng trƣởng GDP (%)
2001 5,1
2002 4,7
2003 7,3
2004 6,9
2005 6,4
2006 6,7
2007 8,7

Nguồn: Những định hướng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Liên bang
Nga hiện nay - Tạp chí “Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới” Số 11 (151),
2008 [15, tr.13]
Về phía Việt Nam, sau khi quán triệt phương châm đối ngoại của Đại hội VII
là: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” và mục
tiêu đẩy mạnh công cuộc “Đổi mới” đất nước. Nền kinh tế Việt Nam trong thập
niên 90 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong
giai đoạn 1991 - 1997 là trên 7%, GDP đạt 30 tỷ USD (1997), gấp 10 lần so với thời
điểm năm 1986. Việt Nam có mối quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 170 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và là địa điểm thu hút đầu tư quan trọng của nhiều
quốc gia và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới: Canon, Honda, Toyota (Nhật
Bản), Motorola (Mỹ), Huyndai (Hàn Quốc)… Việc đẩy mạnh mục tiêu phát triển
kinh tế đã giúp nền kinh tế Việt Nam từng bước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh
tế trong thập niên 80 của thế kỷ XX.
Với những nhân tố thuận lợi trên, sẽ là cơ hội thuận lợi để hai nước thúc đẩy
hợp tác sâu rộng trong kinh tế: Tải bản FULL (file word 126 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ

60
Hợp tác năng lượng dầu khí: Đây là lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa Liên
bang Nga và Việt Nam. Cơ sở của hợp tác này được hình thành từ thời Liên Xô khi
Moscow giúp Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ (Bà Rịa -
Vũng Tàu) và việc thành lập Liên doanh Dầu khí Vietsopetro của hai nước năm
1981. Trong hơn 25 năm, liên doanh Dầu khí này đã khai thác được trên 175 triệu
tấn dầu thô, với trị giá xuất khẩu gần 45 tỷ USD [8, tr.34]. Liên doanh Dầu khí
Vietsopetro được đánh giá là một trong 10 công ty dầu khí trên thế giới có doanh lợi
cao nhất hiện nay. Đến nay, lĩnh vực quan trọng nhất trong quan hệ kinh tế Việt -
Nga là khai thác dầu khí. Liên doanh Dầu khí Vietsopetro hiện là hình mẫu hoạt
động hiệu quả về hợp tác kinh tế song phương Việt Nam - Liên bang Nga. Nguồn
tài chính từ Liên doanh này luôn đóng góp khoảng 25 - 30 % ngân sách của Việt
Nam (khoảng 25 - 45 tỷ USD/năm).
Trong những năm vừa qua, cùng mối quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế
hai nước không ngừng phát triển, lãnh đạo hai nước tiếp tục đưa ra các cam kết hợp
tác sâu rộng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí. Tháng 7/2012,
trong chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, phía Việt
Nam cam kết sẽ tiếp tục cho Nga thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa
Cửu Long, Nam Côn Sơn (Việt Nam) và mở rộng hoạt động của Liên doanh Dầu
khí này. Các tập đoàn dầu, khí hàng đầu của Nga: Garprom, Snep đều có cổ phần
trong Liên doanh Dầu khí Vietsopetro. Moscow thừa nhận đây là liên doanh dầu khí
hoạt động hiệu quả nhất trong các dự án liên doanh mà Liên bang Nga hợp tác với
nước ngoài. Đối với Việt Nam, Vietsopetro cũng góp phần đưa Việt Nam trở thành
nước khai thác và xuất khẩu dầu thô đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau
Indonesia và Malaysia) với công suất hơn 20 triệu tấn/năm.

61
Bảng 2.3: Những số liệu về trữ lƣợng, khai thác, sử dụng và nhập khẩu
dầu khí của các nƣớc Nam Á, Đông Nam Á và Viễn Đông (*)
Đơn vị tính: Triệu tấn
Trữ lƣợng Khai thác
Các khu vực Tiêu thụ Nhập khẩu
dầu khí hàng năm
Trung quốc (Đài Loan, Hồng Kông) 3000 210 428,5 216,2
Nhật Bản 9,3 6,9 321 314,1
Ấn Độ và Nam Á 916 41,5 156,8 115,3
Hàn Quốc - - 121 121
Singapore - - 43,2 43,2
Thái Lan 92 15 50 35
Philippin 24 1,5 19,5 18
Indonesia 743 72,6 65,1 Xuất khẩu
Malaysia 475 49,3 30,8 Xuất khẩu
Bruney 213 11,3 0,7 Xuất khẩu
Việt Nam 95 23,2 12 Xuất khẩu
Chỉ số chung 5560 431,3 1250 862,8
Ghi chú: (*) Những tính toán dựa trên những dữ liệu thị trường năng lượng
tổng quan hàng năm của Thế giới, được thống kê bởi Energy information
Administration (USA).
Nguồn: Quan hệ Nga – ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI - Nxb
Khoa học xã hội - Hà Nội 2008, trang 155
Nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và kinh doanh dầu khí, tháng 10/2008 hai
bên đã ký nghị định thư chuyển Xí nghiệp Liên doanh Vietsopetro thành Công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên sau năm 2010. Ngoài ra còn thành lập các liên
doanh mới như Vietgazprem, Gazpomviet, Rusvietpetro để tiếp tục hợp tác phát
triển quan hệ hợp tác dầu khí với Việt Nam và đầu tư ở các nước thứ ba. Hiện nay
quan hệ hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Liên bang Nga không ngừng được
mở rộng. Điều này được thể hiện rõ thông qua việc Hà Nội và Moscow đã thành lập
liên doanh khai thác khí đốt ở Viễn Đông, biển Caspi, phía Tây Siberia của Liên
bang Nga và thỏa thuận lập liên doanh thăm dò, khai thác dầu khí ở các nước thứ
ba: Venezuela, Algeria, Cuba… Hai nước còn cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt
động thăm dò và khai thác dầu khí trên lãnh hải của nhau.

2590492

62

You might also like