You are on page 1of 83

SỞ G IẢO DỤC V À Đ À O TẠ O HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH
S Ở G IÁ O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O H À N Ộ I

NGUYỄN ĐÌNH QUANG (Chủ biên)

GIÁO TRÌNH
QUAN HỆ KINH TÊ QUỐC TÊ
(Dùng Irong các trường THCN)

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2007


Lời giới thiêu

A 7 ước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện


1 V đại hóa nhằm đưa Việt Nam trở thành nước công
nghiệp văn minh, hiện đại.
Trong sự nghiệp cách mạng to lớn đó, công tác đào tạo
nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng. Báo cáo Chính trị của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại
Đại hội Đáng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Phát triển
giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều
kiện để phát triển nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đảng và N hà nước
và nhận thức đúng đắn vê tấm quan trọng của chương trình,
giáo trình đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, theo đề
nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 231912003,
ủ y ban nhân dân thành phô' Hà Nội đã ra Quyết định số
5620/QĐ-ƯB cho phép Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đề
án biên soạn chương trình, giáo trình trong các trường Trung
học chuyên nghiệp (THCN) Hà Nội. Quyết định này th ể hiện
sự quan tâm sâu sắc của Thành ủy, ƯBND thành p h ố trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực Thủ đô.
Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành và những kinh nghiệm rút ra từ thực tể đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường TH C N tổ chức
biên soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ

3
thống và cập nhật những kiến thức thực tiễn phù hợp với đối
tượng học sinh TH C N Hà Nội.
Bộ giáo trình này là tài liệu giảng dạy và học tập trong
các trường TH C N ở Hà Nội, đổng thời là tài liệu tham khảo
hữu ích cho các trường có đào tạo các ngành kỹ thuật - nghiệp
vụ và đông đảo bạn đọc quan tâm đến vấn đê hướng nghiệp,
dạy nghề.
Việc tổ chức biên soạn bộ chương trình, giáo trình này
là m ột trong nhiều hoạt động thiết thực của ngành giáo dục
và đào tạo Thủ đô đ ể kỷ niệm “50 năm giải phóng Thủ đ ô ”,
‘ã50 năm thành lập ngành ” và hướng tới kỷ niệm “1000 năm
Thăng Long - Hà Nội
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chân thành cảm ơn Thành
ủy, UBND, các sở, ban, ngành của Thành phô', Vụ Giáo dục
chuyên nghiệp Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà khoa học, các
chuyên gia đầu ngành, các giảng viên, các nhà quản lý, các
nhà doanh nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến,
tham gia Hội đồng phản biện, Hội đồng thẩm định và Hội
đồng nghiệm thu các chương trình, giáo trình.
Đây là lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ
chức biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đ ã hết sức cố
gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, bất cập.
Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn
đọc đ ể từng bước hoàn thiện bộ giáo trình trong các lần tái
bản sau.

G I Á M Đ Ố C SỞ G I Á O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
Lời nói đầu

ĩ ĩ iện nay nước ta đang trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế
í Ẳ thị trường theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế
khu vực và th ế giới. Đ ể tham gia có hiệu quả vào sự phản công và hợp tác kinh
tế quốc tế đòi hỏi những người làm công tác xuất nhập khẩu không những phải
giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có được những kiến thức cơ bản
nhất, cũng như những cơ sở khoa học của hội nhập, các rào cản trong thương
mại quốc tế.
Cuốn giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế được biên soạn nhảm giúp cho
các thày, cô giáo và các em học sinh học chuyên ngành kinh doanh xuất nhập
khẩu của Trường Trung học Thương mại và Du lịch Hà Nội cũng như của các
trường trung học chuyên nghiệp tụi Hà Nội có được tài liệu đ ể phục vụ cho
giảng dạy và học tập. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bân về quá trình hình thành và phút triển của nền kinh
tế th ế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế; thị trường th ế giới vù giá quốc tế;
hoạt động đầu tư và các chính sách, các biện pháp mà các nước úp dụng trong
hoạt động thương mại quốc tể...
Trong quá trình biên soạn giáo trình rác giả đã nhận được những V kiến
đóng góp quý bâu của các đổng chí trong Hội đồng khoa học Trường Trung
học Thương mại và Du lịch Hà Nội; của các nhà khoa học: Tiến sĩ Nguyễn
Văn Minh, Tiến sĩ Phùng Xuân Nhạ, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thịnh, Tiến sĩ Đào
Thị Bích Hoù, Thạc s ĩ Hoàng Văn Kình, Thạc sĩ Bùi Đức Dũng và các bạn
đồng nghiệp trong khoa Nghiệp vụ thương mại. Tác già xin chân thành cảm ơn
những ý kiến dóng góp quỷ giá đó.
Do trình độ vù kinh nghiệm của bản thân có hạn lại lủ lần đầu tiên biên
soạn qiúo trình nền không tránh khỏi những hạn chế, tác giả mong nhận được
những ỷ kiến góp V của cúc bạn đồng nghiệp cùng các em học sinh đ ể cuốn
ỳ áo trình ngày càng được hoàn thiện.
TÁC GIẢ

5
DANH MỤC CÁC CH Ữ V IẾT TẮT

Viết tắ t Tiếng Anh Tiếng Việt


ADB Asia Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á
AFT A ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do
ASEAN
APEC Asia - Pacific Economic Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái
Co-operation Bình Dương
ASEAN Association o f Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông
Nations Nam Á
ATC Agreement o f Textile & Clothing Hiệp định hàng dệt may
CEPT Common Effective Preferencial Chương trình cắt giảm thuế
on Tariffs quan có hiệu lực chung
CFR Cost + Freight Tiền hàng cộng cước phí
CIF Cost + Insurance + Freight Tiền hàng cộng phí bảo hiểm
cộng cước phí
DES Delivered ex Ship Ọiao tại tàu
EEC European Economic Community ủ y ban châu Âu
EU European Union Liên minh châu Âu
FAS Free Alongside Ship Giao dọc mạn tàu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FOB Free on Board Giao lên tàu
EMU Economic Monetary Union Liên minh kinh tế tiền tệ
GATT General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về Mậu dịch
and Trade và Thuế quan
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GSP Generalized System o f Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập
Preferences
IMF Internationa! Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
MFN Most Favored Nation Quy chế tối huệ quốc
NAFTA North American Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NP National Parity Ngang bằng dân tộc

7
NT National Treatment Đãi ngộ quốc gia
OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển
Co-operation and Development kinh tế
UNDP United Nations Development Chương trình phát triển cùa
Programme Liên hợp quốc
UNIDO United Nations Industrial Tổ chức Liên hợp quốc về phát
Development Organization triển công nghiệp
VER Voluntary Export Restrains Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

8
B ài m ỏ đ ầ u

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u


CỦA MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

Mục tiêu:

- Hiểu được tính tất yếu khách quan của các quan hệ kinh tế quốc tế; đối tượng, nội
dung và phương pháp nghiên cứu của môn học quan hệ kinh tế quốc tế.
- Biết vận dụng các phương pháp nghiên cứu trong quá trình học tập.
- X á c định thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc.
Nội dung:
1. Quan hệ kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế lẫn nhau giữa các chủ thể không
cùng một quốc gia; là tổng thể các mối quan hệ đối ngoại của các nước, bao gồm: ngoại
thương, dịch vụ quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, chuyển giao còng nghệ - kỹ
thuật quốc tế...
2. S ự hình thành các mối quan hệ quốc tế là một tất yếu khách quan gắn với các điều
kiện: S ư tổn tại của các quốc gia độc lập có chủ quyền và quan hệ hàng hoá - tiền tệ.
3. Đối tượng nghiên cứu là các quá trình kinh tế diễn ra trong mối quan hệ giữa các
quốc gia với nhau và giữa cá c quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế. Phương pháp
nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

I. TẨM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN c ú u QUAN HỆ KINH TÊ


QUỐC TÊ
1. Những khái niệm
l ẵl. Q uan hệ kỉnh tê đôi ngoại
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ về vật chất, về tài chính,
các mối quan hệ kinh tế và khoa học công nghệ của một quốc gia vói các quốc gia
khác trên thế giới và với các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế.

9
Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực kinh tế, một bộ phận của nền kinh tế mỏi
quốc gia. Nội dung của lĩnh vực kinh tế đối ngoại rất rộng, bao gồm:
- Lĩnh vực thương mại quốc tế.
- Lĩnh vực dịch vụ quốc tế
- Lĩnh vực đầu tư quốc tế.
- Lĩnh vực tài chính quốc tế.
- Lĩnh vực chuyển giao công nghệ - kỹ thuật quốc tế...
Khi một quốc gia thực hiện chính sách “mở cửa kình tể ' và hội nhập thì
hầu như tất cả các lĩnh vực trên đều tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại.
Ngược lại, nếu một quốc gia thực hiện chiến lược “đóng cửa kinh tể ' thì chỉ có một
số ngành, một'số lĩnh vực nhất định tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại.
l ẵ2. Q uan hệ kinh tê quốc tế
Quan hệ kinh tế quốc tế là mối quan hệ lẫn nhau giữa hai hay nhiều nước,
là tổng thể các mối quan hệ đối ngoại cùa các nước.
Quan hệ kinh tế quốc tế phản ánh yêu cầu khách quan của sự phát triển lực
lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới, nó tạo nên sự liên kết nén kinh tế của
các quốc gia lại với nhau để hình thành một thể thống nhất.
Quan hệ kinh tế quốc tế không hoàn toàn giống với các quan hệ kinh tế cùa
quốc gia. Vì vậy, nó vừa phù hợp với quan hệ kinh tế của mỗi quốc gia nhưng
đồng thời lai khác với các quan hệ ấy.
2. Tính tất yếu khách quan của quan hệ kinh tê q u ố c tế
Lịch sử phát triển của những mối quan hệ kinh tế quốc tế cho thấy, ở thời
kỳ đầu các mối quan hệ kinh tế giữa các nước được hình thành trên cơ sở sự
khác biệt vé điều kiện tự nhiên là chủ yếu, các nước cung cấp cho nhau những
nguyên liệu, những sản phẩm đặc thù do các lợi thế về khoáng sản, đất đai, khí
hậu đem lại. Trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và sự phán côn2
lao động quốc tế đã nảy sinh những sự khác biệt về trình độ kỹ thuật và cóng
nghệ, sự chênh lệch về năng xuất lao động, về chất lượng và giá thành sản
phẩm do đó đã xuất hiện lợi thế mới cua mỗi nước. Trong bối cảnh đó. mỗi
quốc gia khai thác những lợi thế của mình để sản xuất nhiều hàng hoá có chất
lượng cao, giá thành hạ, đem đổi lấy các mặt hàng mà họ không sản xuất được
hoặc sản xuất với chi phí cao và chất lượng kém hơn.
Các quan hệ kinh tế quốc tê ban đầu diễn ra trong lĩnh vực lưu thôns sản
phẩm và dần dần phát triển sang các lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu thử nshiệm.

10
trong đầu tư và trao đổi công nghệ, trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc
và các hoạt động dịch vụ khác.
Quan hệ kinh tế quốc tế tồn tại khách quan do các nguyên nhân:
- Sự tồn tại của các quốc gia độc lập, có chủ quyền do đó mỗi quốc gia có
quyền quản lý, khai thác các tiềm năng của mình để phát triển kinh tế và đáp
ứng nhu cầu của người dân.
- Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, về trình độ văn hoá, trình độ khoa
học - kỹ thuật... đã thúc đẩy các quốc gia tham gia vào quá trình phân công lao
động quốc tế trên cơ sở khai thác các lợi thế của mình để sản xuất và trao đổi
sản phẩm với quốc gia khác.
3. Tẩm quan trọng của việc nghiên cứu quan hệ kinh tế q u ố c tế
Không thể có một quốc gia nào trên thế giới tổn tại độc lập và phát triển có
hiệu quả mà không có một mối quan hệ nào với các quốc gia khác, đặc biệt
trong lĩnh vực kinh tế. Thực tế cho chúng ta thấy quá trình hình thành và phát
triển của các m ối quan hệ kinh tế quốc tế luôn gắn liền vói quá trình phát triển
của nền kinh tế thế giới. Sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế quốc tế là
động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như nền
kinh tế của mỗi quốc gia.
Ngày nay, chính phủ các nước ngày càng quan tâm hơn đến việc mở rộng
quan hệ kinh tế với các nước, các khu vực. Việc nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc
tê giúp chính phủ các nước có chiến lược phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại
một cách có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại, các
nước sẽ khai thác hiệu quả hơn các tiềm năng của đất nước mình và tận dụng
được những thế mạnh của thị trường ngoài nước để phát triển kinh tế và tham gia
có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CỦA MÔN QUAN
HỆ KINH TÊ QUỐC TÊ
1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của m ôn quan hệ kinh tê
q u ố c tế
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Môn quan hệ kinh tế quốc tế là một môn học thuộc lĩnh vực khoa học kinh
tế, nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự vận động của các mối quan

11
hệ kinh tế quốc tế và tác động của các mối quan hệ đó đến sự phát triển của
nền kinh tế thế giới. Cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người, nền
kinh tế của các dân tộc có xu hướng phụ thuộc lẫn nhau, tác động qua lại lẫn
nhau, nền kinh tế của một dân tộc không thể phát triển bên ngoài tổng thể các
mối quan hệ đó.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của môn quan hệ kinh tế quốc tế là các quá
trình kinh tế diễn ra trong mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau và giữa các
quốc gia với các tổ chức kinh tê quốc tế. Các mối quan hệ đó mang tính khách
quan và ngày càng phát triển, mở rộng trên quy mô toàn cầu.
1.2. Nội dung nghiên cứu của môn quan hệ kinh tê quốc tẽ
Quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, những
hình thức chủ yếu bao gồm:
- Trao đổi hàng hoá và dịch vụ quốc tế.
- Di chuyển vốn đầu tư giữa các quốc gia.
- Di chuyển sức lao động giữa các quốc gia.
- Chuyển giao khoa học - công nghệ giữa các quốc gia.
- Thanh toán quốc tế.
Trong phạm vi của giáo trình này chỉ đề cập đến mối quan hệ về thương
mại và đầu tư giữa các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới. Vì vậy, kết
cấu của giáo trình ngoài phần bài mở đầu đề cập một cách khái quát về sự hình
thành của các mối quan hệ kinh tế quốc tế cũng như đối tượng và nội dung
nghiên cún của môn học. Phần còn lại được chia thành 5 chương:
Chương 1: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
Chương 2: Thương mại quốc tế và thị trường thế giới.
Chương 3: Chính sách thương mại quốc tế.
Chương 4: Đầu tư quốc tế.
Chương 5: Liên kết kinh tế và các tổ chức kinh tế quốc tế.
2. Phương pháp nghiên cứu
Môn quan hệ kinh tế quốc tế là môn học thuộc lĩnh vực kinh tế cũng như
những môn học khác thuộc lĩnh vực kinh tế, phương pháp nghiên cứu được sử
dụng trong quá trình nghiên cứu, học tập là phương pháp duy vật biện chứng và
phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra còn sử dụng
phương pháp quy nạp, so sánh, diễn giải và phương pháp của môn phân tích kinh
tê, thống kê và một sô môn khoa học khác. Việc sử dụng đồng bộ các phương
pháp trên sẽ giúp cho việc nghiên cứu và học tập môn học đạt kết quả tốt.

12
Chương 1

NỂN KINH TẾ THẾ GIỚI


VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

M ục tiêu:
- Hiểu được những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển cũng như xu
hướng vận động của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; vai trò của kinh tế
đối ngoại đối với sự phát triển kinh tế của các nước.
- Đánh giá được tác động của quan hệ kinh tê quốc tế đến sự phát triển của nền kinh tế
thế giới cũng như đối với nền kinh tế của các quốc gia, từ đó thấy được sự cần thiết phải hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam.
- X á c định được trách nhiệm của bản thân trong học tập cũng như trong công việc
sau khi ra trường.
Nội dung:
1. Nền kinh tế thế giới là tổng thể hữu cơ của các nền kinh tế quốc gia độc lập. Điều
kiện ra đời của nền kinh tế thế giới là quan hệ hàng hoá - tiền tệ và sự phân công lao
động quốc tế.
2. C á c xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới rất đa dạng, nó chi phối và có
những tác động không nhỏ đến sự phát triển của tất cả các quốc gia, không phân biệt
trình độ phát triển cao hay thấp của quốc gia đó.
3. Kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng bên
cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

I. S ự RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NEN k in h t ê t h ế g iớ i

1. Khái niệm
Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên thế
giới, những nền kinh tế đó phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau thông qua

13
các mối quan hệ kinh tê quốc tế. Như vậy, các mối quan hệ kinh tê quốc tê là
bộ phận cốt lõi của nền kinh tế thế giới, không thể có nền kinh tê thê giới nếu
như không có các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
Nền kinh tế thế giới xuất hiện ở một giai đoạn lịch sử nhất định, khi mà lực
lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định và phân công lao động xã
hội vượt qua khỏi biên giới của một quốc gia và mang tính chất quốc tế.
Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế mà trước hết là quốc tế hoá lực
lượng sản xuất là quy luật cơ bản của nền kinh tế hiện đại. Xu hướng đó làm
cho nển kinh tế của các nước tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau và ngày
càng phụ thuộc vào nhau.
2. Quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế th ế giói
2.1. Các điều kiện tiền đề cho sự ra đời cúa nền kinh tế thè giới
Nền kinh tế thế giới ra đời trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
Điều kiện cơ bản thứ nhất là quan hệ tư bản. Lúc ban đầu, các quan hộ kinh
tế quốc tế được xác lập trên cơ sở các mối quan hệ của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa mà biểu hiện trước hết là những quan hệ gắn liền với trao đổi
hàng hoá và dịch vụ quốc tế. Tuy nhiên, mục đích của các nhà tư bản không
phải là trao đổi giá trị sử dụng đon thuần mà là lợi nhuận. Vì vậy, nền kinh tế
thế giới được hình thành như là một cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa. Tư bản
trong quá trình phát triển của mình đã vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của thị
trường địa phương, hình thành thị trường dân tộc và sau đó cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, vượt ra khỏi biên giới của thị trường dân
tộc hình thành thị trường thế giới. Đây là yếu tố cơ bản, quyết định sự hình
thành của nền kinh tế thế giới.
Điểu kiện thứ hai ià sự tồn tại của phân công lao động quốc tế. Thời kỳ đầu
các mối quan hệ kinh tế giữa các nước được hình thành trên cơ sở có sự khác
biệt về điểu kiện tự nhiên, đó là sự khác nhau về đất đai, tài nguyên và khí
hậu... Chính sự khác biệt đó đã tạo nên những lợi thế cho sự phát triển của mỗi
quốc gia và là tiền đề tự nhiên của phân công lao động quốc tế. Sự phát triển
của phân công lao động quốc tê đã làm cho quá trình chuyên môn hoá và hợp
tác quốc tê ngày càng sâu sắc, điểu đó đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng
của mậu dịch quốc tê. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và sư phát triển không
đông đêu giữa các nước, một mặt sẽ làm xuất hiện một sô nước công nghiệp

14
phát triển với nền ngoại thương mạnh, mặt khác làm cho phần còn lại của thế
giới không ngừng lạc hậu tương đối về mặt kinh tế và phân công lao động quốc
tế, các nước này dần trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu và là nơi tiêu thụ
hàng hoá cho các nước công nghiệp phát triển.
Điều kiện thứ ba là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đây là một động lực
quan trọng cho sự phát triển của phân công lao động quốc tế. Sự phát triển
nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ
đến lực lượng sản xuất của thế giới, đưa nền sản xuất vật chất vượt qua khuôn
khổ của từng nước riêng lẻ và tham gia vào quá trình phân công lao động quốc
tế một cách tỉ mỉ, sâu sắc và ngày càng chặt chẽ. Điểu đó đã thúc đẩy nhanh
quá trình trao đổi hàng hoá, mở rộng sự phân công và hợp tác quốc tế trên
nhiều lĩnh vực và là một tất yếu khách quan của thời đại, dù đó là nước lớn hay
nước nhỏ, nước công nghiệp phát triển hay nước kém phát triển. Việc gia tăng
sản xuất cả về quy mô và chất lượng do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật
đã tạo tiền đề vật chất để mở rộng thị trường thế giới và tăng nhanh các mối
quan hệ kinh tế quốc tế.
Điều kiện thứ tư là sự phát triển của giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng của
lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Sự phát triển và hoàn thiện các
loại hình phương tiện vận tải và thông tin liên lạc đã làm cho các bộ phận của
thế giới ngày càng xích lại gần nhau, tạo điều kiện để mở rộng không ngừng
mối quan hệ kinh tế giữa các nước, các khu vực trên thế giới, tạo cơ sở cho sự
phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế.
2.2. N hững giai đoạn p h át triển chủ yếu của nền kỉnh tê th ế giới
Quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau tuỳ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất.
2.2.1. Giai đoạn thứ nhất (Sự va đời của nền kinh t ế th ế giới)
Nền kinh tế thế giới ra đời khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bước vào giai
đoạn tự do cạnh tranh. Phân công lao động quốc tế từ chỗ còn mang tính tự
nhiên trở thành phân công lao động quốc tế tư bản chủ nghĩa được thực hiện
thông qua buôn bán quốc tế và do đó ngày càng có nhiều nước và khu vực
tham gia vào nền kinh tế thế giới. Tuy vậy, ở giai đoạn này nền kinh tế thế giới
vẫn chưa mang tính chất thế giới một cách đầy đủ. Sự phát triển nhanh chóng

15
của lực lượng sản xuất ở một số nước, cùng với những cố gắng cùa mỗi nước
trong việc tìm kiếm và mớ rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, nhằm đạt được lợi
nhuận tối đa và sự phát triển của phân công lao động quốc tế tư bản chù nghĩa
là nguyên nhân làm tăng nhanh sự phát triển không đồng đểu giữa các nước
trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và tạo nên sự cách biệt về trình độ phát triển
kinh tế giữa một nhóm nhỏ các nước công nghiệp phát triển với phần còn lại
của thế giới.
2.2.2. Giai đoạn thứ hai của nên kinh tế th ế giới (Thời kỳ đầu của chủ
nghĩa đ ế quốc - cuối thế kỷ 19)
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là sự thống trị thị trường trong nước và
ngoài nước của các liên minh độc quyền mạnh nhất thế giới.
Trên cơ sở “cuộc đấu tranh thống nhất kinh tế” giữa các liên minh độc quyền
và sự phân chia thế giới theo lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc, mà các phần
còn lại của thế giói được lôi cuốn vào nền kinh tế thế giới, hình thành hệ thống
kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa thống nhất trên cơ sở phân công lao động
quốc tế tư bản chủ mà biểu hiện trước hết là mối quan hệ giữa chính quốc với
các nước thuộc địa. Chính các quan hệ đó đã khiến cho các cường quốc công
nghiệp phát triển liên hệ chặt chẽ với lãnh thổ hải ngoại rộng lớn mà ở đó trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất còn rất thấp và quan hệ sản xuất còn mang
tính chất của phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản. Mặc dù vậy, nền
kinh tế thế giới đã mang tính chất tư bản chủ nghĩa thống nhất, do các quy luật
phát triển kinh tế xã hội của một nhóm nhỏ các nước tư bản chủ nghĩa có nền
công nghiệp phát triển nhất quyết định.
Một nét mới trong quan hệ kinh tế quốc tế trong giai đoạn này là có sự xuất
khẩu tư bản của các nước công nghiệp phát triển mà trước hết là xuất khẩu tư
bản từ chính quốc vào thuộc địa.
Ớ các nước tư bản phát triển đã diễn ra quá trình tập trung sản xuất vào tay
các tổ chức độc quyền, điều đó thúc đẩy nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát
triển một cách nhanh chóng với sự ra đời của các trung tâm sản xuất cône
nghiệp máy móc ở Pháp, Đức, Mỹ... Cùng lúc đó ở các nước thuộc địa và phụ
thuộc cũng diễn ra quá trình lạc hậu và ngưng trệ tương đối về trình độ phát
triển kinh tê. Tuy vậy, mâu thuẫn giữa các cường quốc trong việc chạy theo lợi
nhuận tối đa và sự cạnh tranh giành sự thống trị thị trường thê giới ngày càns
trở nên gay gắt.

16
2.2.3. Giai đoạn th ứ ba của nén kinh tế thê giới (bắt đầu từ thắng lợi của
Cách mạng Tháng Mười Nga và sự xuất hiện của nhà nước xã hội chủ nghĩa
đầu tiên trên thế giới)
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười và sự ra đòi của nhà nước công
nông đầu tiên trên thế giới đã dẫn đến sự phá vỡ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thống
nhất. Lúc này trên thế giói, bên cạnh hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện
và tổn tại loại hình kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển theo những quy luật hoàn toàn
khác với quy luật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế, bên cạnh các mối quan hệ giữa các
nước trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, còn tổn tại các mối quan hệ giữa
Liên Xô và thế giới tư bản. Các mối quan hệ này được xác lập trên cơ sở quan
hệ hàng hoá - tiền tệ giữa các chủ thể bình đẳng của nền kinh tế thế giói. Giai
đoạn này kéo dài đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ Hai, với sự ra
đời của hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa khác ở châu Âu, châu Á và sự hình
thành hệ thống xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới tồn tại hai hệ thống kinh tế đối
lập (kinh tế xã hội chủ nghĩa và kinh tế tư bản chủ nghĩa), mỗi hệ thống phát
triển theo những quy luật riêng, với cơ cấu kinh tế xã hội bên trong hoàn toàn
khác nhau. Nhưng giữa hai hệ thống cũng tổn tại những quan hệ lẫn nhau, cả
hai hệ thống đều tham gia vào quá trình phân công lao động và buôn bán quốc
tế như những bạn hàng bình đẳng.
Mâu thuẫn cơ bản trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế ở giai đoạn này là
mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội được biểu hiện trong cuộc
đấu tranh kinh tế giữa hai hệ thống. Trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa,
hệ thống thuộc địa dần dần được xoá bỏ và đã hình thành các nước mới độc lập
- các nước đang phát triển. Vì vậy, mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc
chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước
đang phát triển. Trong nội bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa mâu thuẫn giữa các
nước cũng xáy ra triền miên và ngày càng gay gắt, đã đẩy chủ nghĩa tư bản vào
cuộc tổng khủng hoảng kinh tế. Sự tổn tại của hai hệ thống kinh tế đối lập nhau
với những kiểu quan hệ riêng của mình, đã làm cho các mối quan hệ kinh tế
quốc tế phát triển và có những ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của hệ thống kinh
tế tư bản chủ nghĩa và cả các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung.

2.GTQHKT-A
17
2.2.4. Giai đoạn hiện đại của nén kinh tế th ế giới
Do quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới mà nhiều quan niệm
truyền thống bị mất đi thay vào đó là những quan niệm mới, những cách tiếp cận
mới sáng tạo hơn, thích hợp hơn. Chẳng hạn quan niệm về sự “độc lập kinh tế”
đã có những thay đổi theo hướng thừa nhận tính phụ thuộc lẫn nhau giữa nền
kinh tế của các quốc gia và thừa nhận tính thống nhất của nền kinh tế thế giới.
Giai đoạn này, nền kinh tế thế giới có những biến đổi sâu sắc. Sau khi Liên
Xô và cộng đồng xã hội chủ nghĩa ở châu Âu tan rã, các cường quốc phương
Tây trở thành những thế lực chủ yếu chi phối cục diện kinh tế chính trị thế giới.
Tỷ trọng của các nước đang phát triển trong sản xuất công nghiệp thế giới chỉ
chiếm khoảng từ 15 - 20%, 2/3 quan hệ buôn bán quốc tế cùa các nưóc đang
phát triển gắn với các nước phát triển, chỉ khoảng 1/3 là quan hệ giữa các nước
phát triển với nhau, 95% vốn đầu tư nước ngoài là của các nước phát triển,
trong đó chỉ khoảng 25% vốn đầu tư là đi vào các nước đang phát triển, phần
còn lại tập trung vào các nước công nghiệp phát triển.
Một điều đáng chú ý của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn này là việc
một số nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước kia phát triển kinh tế theo
hướng phi thị trường thì bước sang thập niên 90 của thế kỷ 20 đã chuyển nhanh
sang phát triển kinh tế thị trường và thực hiện “mở cửa” nền kinh tế, điều này
đã thúc đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá, tạo điều kiện cho các quan hệ kinh
tế phát triển mạnh mẽ.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới như: chiến tranh, nạn
khủng bố, giá dầu mỏ leo thang, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của các nước cồng
nghiệp phát triển từ chỗ chậm chạp vào những năm cuối của thế kỷ 20, bắt đầu
có dấu hiệu giảm sút vào những năm đầu của thế kỷ 21. Trong khi đó các nước
đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối
khả quan. Vì vậy, các nước phát triển có xu hướng bám chặt hơn, thậm chí tăng
cường các biện pháp “o ép” đối với các nước đang phát triển để giữ vững lợi thế
so sánh của mình trong quan hệ hợp tác. Trong nội bộ các nước phát triển, cạnh
tranh và mâu thuẫn cũng ngày càng gay gắt. Tuy nhiên những mâu thuẫn kinh
tê giữa các nước phát triển được biểu hiện dưới dạng mới, hợp tác trong xu thế
cạnh tranh.
Giữa các nước đang phát triển, một mặt có nhu cầu liên kết tự nhiên với
nhau, mặt khác do nhu cầu về vốn ngày càng tăng trong khi tỷ trọng vốn đầu tư

2 GTQHKT-B
trực tiếp vào các nước đang phát triển không tâng, vì vậy sự cạnh tranh giữa các
nước đang phát triển đê thu hút vốn đầu tư ngày càng gay gắt hơn. Nhiều nước
đang phát triển đã có nhiều nỗ lực trong việc cải tổ nền kinh tế để hoàn thiện
môi trường kinh doanh, làm tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư từ đó
thu hút các nguồn vốn đầu tư vào nước mình. Đồng thời sự cạnh tranh trong
lĩnh vực thương mại hàng hoá để giành thị phần trên thị trường thế giới cũng
đang diễn ra quyết liệt và rất phức tạp.
3. Xu hướng vận động chủ yêu của nền kinh tế th ế giới và quan hệ
kinh tế q u ố c tê
Dưới tác động cùa các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội..ỗ, nềềì kinh tế thế
giới đang vận động theo những xu hướng khác nhau, nhiều khi trái ngược nhau.
Trong phạm vi cuốn sách này chỉ đề cập đến một số xu hướng vận động mang
tính bao trùm, có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia có quy mô và trình độ phát
triển khác nhau.
3.1ẽ Cuộc cách m ạng khoa học công nghệ tiếp tụ c 'p h á t triể n với tốc
độ cao
Sự phát triển cùa cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, cùng với sự hợp
tác quốc tế về khoa học công nghệ là một động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế, tạo ra sự biến đổi sâu sắc về kinh tế của mỗi quốc gia và đưa
loài nsười chuyển sang một nền văn minh mới - nền văn minh “trí tuệ”.
Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là mọi phát
minh khoa học đều trực tiếp dẫn đến sự hình thành những nguyên lý công
nshệ mới, làm thay đổi về chất cách thức sản xuất, điều này cho phép tạo ra
nhiều sản phẩm mới với chất lượng ngày càng cao, giá thành ngày càng hạ.
Sự hợp tác về khoa học - côns nghệ là một hình thức quan trọng trong các
mối quan hệ kinh tế quốc tế. Sự hợp tác này không chỉ là kết quả của cuộc
cách mạng khoa học - cônc nghệ mà còn là độne lực thúc đẩy cuộc cách mạng
khoa học - côns nghệ.
Những thành tựu khoa học - côns nghệ và sự hợp tác về khoa học - công
nshệ vừa tạo cơ sở mới cho sự phát triển, vừa đặt ra nhữns thách thức mới cho
các nước đang phát triển. Tronc thời đại hiện nay một nước, nếu biết khai thác
sức mạnh của cách mạng khoa học - công nghệ, thì có thể phát triển với tốc độ
cao, qua vài ba thập kỷ có thể đạt tới nhữns thành tựu mà trước đây phải mất
hàng trăm năm mới đạt được.

19
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang làm thay đổi về chất nển
thương mại quốc tế và sự hợp tác quốc tế, với việc sản xuất nhiều mặt hàng mới
có chất lượng ngày càng cao đã phát sinh và lan nhanh những nhu cầu, những
thị hiếu mới có tính chất quốc tế. Điều này đã thúc đẩy sự điều chỉnh cơ cấu
kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp hiện đại có khả
năng sản xuất những sản phẩm mới với chi phí thấp nhất, có hiệu quả kinh tế
cao nhất.
Trong hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ có sự chuyển giao những
quy trình công nghệ hiện đại giữa các nước, từ đó biến những thành tựu trong
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
3.2. Xu hướng quốc tê hoá đời sống kinh tê ngày càng tăng và sự liên
kết kinh tê quốc tê cũng ngày càng đi vào chiều sâu vừa phong phú về
hình thức, vừa đa dạng về quy mô
Quá trình quốc tế hoá tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn và tốc độ
ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới như vấn đề
tổ chức sản xuất, thương mại, nghiên cứu khoa học - công nghệ, giáo dục - đào
tạo, văn hoá lối sống... Điều đó đã làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một
chỉnh thể thống nhất mà mỗi quốc gia là một bộ phận cấu thành không tách rời
nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Các vấn đề toàn cầu hoá ngày càng được các nước
quan tâm như: chiến tranh và hoà bình, vấn đề lương thực, bệnh tật... Toàn cầu
hoá về kinh tế cũng đang diễn ra mạnh mẽ, biểu hiện của toàn cầu hoá về kinh
tế thể hiện ở sự chuyển dịch tài chính giữa các nước thông qua các hoạt động
đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, tín dụng quốc tế, tài trợ ODA không ngừng
gia tăng, sản phẩm sản xuất ngày càng mang tính quốc tế cao. Theo báo cáo
của tổ chức OECD thì trên 90% sản phẩm của các nước có sự tham gia sản xuất
của hai nước trở lên, hoạt động thương mại quốc tế gia tăng, kim ngạch thương
mại quốc tế năm 2000 đã đạt khoảng 14.000 tỷ USD. Theo WTO thì có đến
20% sản phẩm sản xuất ở các nước được đưa ra thị trường thế giới...
Cùng với tiến trình toàn cầu hoá về kinh tế, cạnh tranh kinh tế giữa các
nước càng trở nên gay gắt đã tạo nên động lực quan trọng để hoàn thiện và phát
triển mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thế giới.
Nhất thể hoá kinh tê được tăng cường với sự nương tựa vào nhau ngày càng
nhiều giữa các nước. Xu hướng khu vực hoá thể hiện ở việc hình thành các liên
kết kinh tế khu vực và liên khu vực với các hình thức đa dạng như: Liên minh

20
châu Âu (EU), Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác châu
Á - Thái Bình Dương (APEC), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)... Xu
hướng quốc tế hoá đặt ra yêu cầu đối với mỗi nước là phải mở cửa thị trường và
chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và khu vực.
3.3. Xu hướng thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập
sang hợp tác
Trong giai đoạn hiện nay các quốc gia ngày càng ưu tiên cho sự phát triển
kinh tế với sự gia tăng các hình thức hợp tác kinh tế như trao đổi thương mại,
hợp tác đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ... Sự dung hoà lợi ích và vận
dụng các biện pháp kinh tế để giải quyết các tranh chấp, hợp tác với nhau để có
lợi nhiều là phương châm phổ biến trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.
Tuy nhiên sự cạnh tranh kinh tế cũng gia tăng cả về chiểu rộng lẫn chiều sâu
đưa đến việc kiện cáo, chiến tranh thương mại. Mặc dù vậy nhưng cuối cùng
giữa các nước cũng đều đi đến những thỏa hiệp trong việc giải quyết các tranh
chấp vì lợi ích của các bên.
3.4. Sự phát triển của vòng cung châu Á - Thái Bình Dương
Vòng cung châu Á - Thái Bình Dương có khoảng 2 tỷ dân và chiếm khoảng
40% GDP của toàn thế giới, với những tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đây
là khu vực có nhiều quốc gia có nền kinh tế hết sức năng động, đạt nhịp độ
phát triển cao qua nhiều năm và đang làm cho trung tâm kinh tế thế giới dịch
chuyển về khu vực này. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế có uy tín, thế
kỷ 21 là thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương. Điều này tạo thuận lợi cho việc
hình thành những quan hệ kinh tế mới, tạo nên những khả năng mới cho sự
phát triển. Tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều thử thách mới cho tất cả các quốc
gia. Sự phát triển của vòng cung châu Á - Thái Bình Dương đòi hỏi mỗi nước
phải tính đến trong chiến lược phát triển kinh tế của mình.

II. VAI TRÒ CỦA KINH TÊ Đ ố i NGOẠI Đ ố i VỚI s ự PHÁT TRIEN


CỦA M ỖI QUỐC GIA
Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế của một quốc gia với các quốc gia
khác trên thế giới và với các tổ chức kinh tế quốc tế. Trong quá trình thực
hiện các mối quan hệ kinh tế quốc tế, mỗi nước có những lợi thế về vị trí địa
lý, về tài nguyên, về vốn, công nghệ... rất khác nhau. Ngoài ra có những đặc
điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội riêng biệt. Cho nên để hoạt động kinh tế đối

21
ngoại có hiệu quả nhất, ở mỗi giai đoạn phát triển, tuỳ thuộc vào tình hình
kinh tế trong và ngoài nước mà hoạch định chính sách, chiến lược kinh tế đối
ngoại khác nhau.
1. Chiến lược kinh tế đối ngoại của cá c nước đang phát triển
l . l ễ Chiến lược “đóng cửa kinh tế”
Trong suốt thập niên 50 và những năm đầu của thập niên 60, hầu hết các
nước đang phát triển của châu Á và châu Mỹ Latinh đều thực hiện chiến lược
“đóng cửa kinh tế “ mà nội dung chủ yếu của nó là thi hành chính sách “tự lực
cánh sinh” trong phát triển kinh tế. Sau này một số nước thực hiện chiến lược
thay thế nhập khẩu. Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu là biến tướng của
chiến lược đóng cửa kinh tế nhưng mềm dẻo hơn, năng động hơn với mục tiêu
phát triển kinh tế theo hướng tự đáp ứng nhu cầu trong nước.
1.1.1. Đặc điểm của chiến lược “đóng của kinh tê"
Nền kinh tế phát triển chủ yếu theo hướng tự đáp ứng nhu cầu trong nước.
Về ngoại thương các nước chủ trương chỉ xuất khẩu sản phẩm sau khi đã
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Không khuyên khích nước ngoài đầu tư trực tiếp mà chủ yếu sử dụng
nguồn vốn vay để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu.
1.1.2. Nguyên nhân của chiến lược “đóng cửa kinh tể '
Sở dĩ trong thời gian đầu các nước đang phát triển lựa chọn chiến lược
“đóng cửa kinh tế”, vì:
Các nước đang phát triển trước đây hầu hết là thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc. Sau khi giành được độc lập, các nước này chưa kịp thiết lập quan hệ kinh
tế với các nước khác trên thế giới. Vì vậy, các nước này lựa chọn con đường “tự
lực cánh sinh” trong phát triển kinh tế, nhằm tự thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ở
nước mình.
Một số nước sau khi giành được độc lập vẫn tiếp tục nhận được viện trợ từ
các nước đế quốc. Nhưng nguồn viện trợ này không đáng kể, phần lớn là vũ khí
đạn dược. Các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, thuốc men chiếm
không đáng kể. Vì vậy, muốn thoát khỏi nghèo đói thì các nước phải lựa chọn
con đường “tự lực cánh sinh”.
Một số nước bị ràng buộc bởi tư tưởng dân tộc hẹp hòi, khi đã giành được
độc lập họ không muôn bị lệ thuộc vào nước ngoài nên đã lưa chọn chính sách
“tự cung tư cấp cực đoan”.

22
Khủng hoảng kinh tế thế giới có tính chu kỳ, trong đó có những cuộc
khủng hoảng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế toàn cầu, điều
đó khiến cho các nước đang phát triển thực hiện chiến lược “đóng cửa kinh
tế” để hạn chế những ảnh hưởng xấu của khủng hoảng đến nền kinh tế của
nước mình.
1.1.3. ưu, nhược điểm của chiến lược “đóng cửa kinh tê”
* Ưu điểm
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chậm nhưng vững chắc và ổn định.
- Nền kinh tế trong nước ít chịu tác động bởi những biến động của nền kinh
tế thế giới.
- Tiềm năng của đất nước được khai thác và huy động tối đa.
- Sự độc lập tương đối về kinh tế cho phép các nước thực hiện được quyền
tự chủ về chính trị.
- Do phải đáp ứng mọi nhu cầu trong nước nên nền kinh tế phát triển khá
toàn diện.
* Nhược điểm
- Trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự phát triển kinh tế của mỗi
nước phụ thuộc vào quá trình liên kết kinh tế, cho nên thực thi chiến lược “đóng
cửa kinh tế” là không phù hợp với quy luật khách quan của nền kinh tế thế giới.
- Các nước đang phát triển vốn là những nước nghèo, trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất rất thấp. Chiến lược “đóng cửa kinh tế” làm hạn chế
khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ từ các nước tiên tiến,
hậu quả là quá trình đổi mới kỹ thuật diễn ra chậm, năng suất lao động thấp,
chi phí sản xuất cao, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng
kinh tế chậm.
- Là những nước nghèo lại không chú trọng đến xuất khẩu, vì vậy nguồn
ngoại tệ rất hạn chế, trong khi đó để nhập khẩu các tư liệu sản xuất phục vụ cho
sản xuất trong nước cần phải có một lượng ngoại tệ lớn. Vì vậy, các nước này
phải đi vay nợ nước ngoài và hậu quả là do vay nợ quá nhiều ở thời kỳ đóng cửa
đã tác động nặng nề đến nền kinh tế của những nước đang phát triển.
- ở phần lớn các nước đang phát triển, sức mua của thị trường nội địa quá
nhò, không phù hợp với sự phát triển sản xuất với quy mô lớn vì vậy khả năng
thu hút lao động ít, nạn thất nghiệp gia tăng.

23
Do những nhược điểm nói trên mà từ cuối thập niên 60, chiến lược “đóng
cửa kinh tế” đã bị phá sản ở nhiều nước, gây một hậu quả rất nặng nề cho nển
kinh tế, nợ nước ngoài chồng chất, nền kinh tế kém hiệu quả... Vì vậy nhiều
nước đã thay đổi chiến lược kinh tế của mình, từ “đóng cửa” sang “mờ cửa”
kinh tế.
1.2. Chiến lược “mở cửa kinh tế”
Nội dung của chiến lược “mở cửa kinh tế” là mở rộng các quan hộ kinh tế
đối ngoại, với trọng tâm là ngoại thương mà ưu tiên hàng đầu là xuất khẩu,
tãng cường thu hút FDI và kỹ thuật từ nước ngoài nhằm khai thác tối đa các
tiềm năng trong nước để phát triển sản xuất và xuất khẩu.
1.2.1. ưu điểm của chiến lược “mở của kinh tố'
- Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu mà tãng nguồn thu ngoại tệ để đáp ứng kịp thời
và đầy đủ cho nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế.
- Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu mà thu nhập ngoại tệ gia tăng, giảm vay nợ
nước ngoài, cải thiện tình trạng mất cân đối thu chi tài chính quốc tế.
- Thực hiện chiến lược “mở cửa kinh tế” tạo điều kiện để nền kinh tế tãng
trưởng với tốc độ cao. Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về sự
phát triển của 41 nước đang phát triển thực hiện các chiến lược kinh tế khác
nhau thì các nước thực hiện chiến lược “mở cửa kinh tế” có tốc độ tãng
trưởng kinh tế cao hơn các nước thực hiện chiến lược “đóng cửa kinh tế”
khoảng 5% năm.
- Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khống chỉ tạo điều kiện cho các
nước đang phát triển không ngừng gia tăng tốc độ phát triển mà còn táng khả
năng tiếp thu trình độ khoa học - công nghệ và kinh nghiệm phát triển sản xuất
kinh doanh của các nước có nền kinh tế phát triển.
- “Mở cử a kinh tế” giúp cho các nước đang phát triển hội nhập nhanh vào
nền kinh tế khu vực và thế giới, một mặt kích thích việc nâng cao khả năn2
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, mặt khác do phát triển mạnh
mẽ các ngành hàng xuất khẩu, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gia tâng,
cho nên tình trạne thất nghiệp sẽ giảm bớt.
- Do mở rộng xuất khẩu mà thị trường tiêu thụ được mở rộng, tạo khả năne
đê phát triên sản xuất. Đồng thời việc tham gia thương mại quốc tê buộc các
doanh nghiệp trong nước phải cải tiên cung cách làm ăn, đổi mới quy trình

24
công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất
kinh doanh, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.
Nhờ tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế mà các lợi thế của
đất nước được khai thác có hiệu quả hơn.
1.2.2. Những nhược điểm của chiến lược “mở cửa kinh tể '
Bên cạnh những ưu thế mà chiến lược “mở cửa kinh tế” đem lại thì chiến
lược “mở cửa kinh tế” cũng có những nhược điểm nhất định.
- Do mở cửa kinh tế mà nền kinh tế của các nước đang phát triển lệ thuộc
vào các nưóc công nghiệp phát triển. Sự lệ thuộc này dẫn đến hậu quả là bất kỳ
một sự biến động xấu nào của các nước phát triển đều ảnh hưởng trực tiếp đến
các nước đang thi hành chính sách mở cửa kinh tế. Chẳng hạn, cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ của các nước châu Á thời kỳ 1997 - 1999 là một ví dụ.
Hơn nữa sự lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến sự lệ thuộc về chính trị điều mà
nhiều nước đang phát triển không muốn. Để hạn chế sự lệ thuộc vào bên ngoài
các nước cần thực hiện chính sách đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá quan
hệ buôn bán, nhất là tăng cường quan hệ buôn bán giữa các nước đang phát
triển với nhau.
- Do mở cửa kinh tế, các ngành sản xuất hướng vào xuất khẩu được ưu tiên
đầu tư và đổi mới công nghệ, ưu tiên hưởng các cơ chế thuận lợi nên phát triển
nhanh chóng, còn các ngành sản xuất chỉ phục vụ nhu cầu trong nước thì bị coi
nhẹ, chậm đổi mới, năng suất lao động thấp, đây chính là nguyên nhân làm cho
nền kinh tế của các nước đang phát triển thường bị mất cân đối.
2. Vai trò của kinh tế đối ngoại
2.1. Đối vói các nước phát triển
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giúp cho các nước có thể bành trướng
sức mạnh kinh tế của mình một cách nhanh chóng. Các nước công nghiệp phát
triển chỉ chiếm khoảng 14,5% dân số thế giới nhưng hàng năm sản xuất ra
71,4% tổng sản phẩm của thế giới. Vì vậy, các nước này rất cần mở rộng thị
trường tiêu thụ hàng hoá để giải quyết tình trạng dư thừa trong nước, mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ giúp họ giải quyết được vấn đề trên.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại còn tạo điều kiện để các nước tìm kiếm
những nơi đầu tư thuận lợi hơn như: sử dụng nguồn lao động và tài nguyên rẻ,
giúp giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, tăng hiệu quả
của đầu tư.

25
2.2ẳĐỏi với các nước đang phát triển
Tạo điều kiện thuận lợi để các nước đang phát triển tiếp thu được vốn và
công nghệ tiên tiến để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền
kinh tế.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại còn giúp các nước có thể khai thác triệt
để và có hiệu quả các thế mạnh của đất nước, một mặt tạo điều kiện để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng năng động, hiệu quả, mặt khác thúc đẩy tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại còn giúp các nước đang phát triển mờ
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để các nước phát triển nển
công nghiệp với quy mô lớn.

III. QUAN HỆ KINH TÊ QUỐC TÊ CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN


TRÌNH HỘI NHẬP
Trong hơn 15 năm thực hiện “mở cửa kinh tế”, dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước, Việt Nam đã phát triển nhanh các mối quan hệ kinh tế quốc tế:
Thiết lập quan hệ thương mại với trên 140 nước trên thế giới, ký kết trên 100
hiệp định song phương và đa phương, trong đó có các hiệp định quan trọng như
các hiệp định của ASEAN nhằm thực hiện AFTA, hiệp định của APEC, Hiệp
định thương mại Việt - Mỹ và đang nỗ lực để gia nhập WTO vào năm 2006.
Hơn nữa, quan hệ kinh tế quốc tế cũng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực như:
hợp tác đầu tư, du lịch và dịch vụ, giao thông vận tải, lao động v.v.

1. Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập
l ắl ễ Tình hình chung
Trong gần 20 năm thực hiện mở cửa kinh tế và thực hiện hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đã giành
được nhiều thành tựu quan trọng.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) có mức tăng trưởng khá nhanh và tương
đối ổn định. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thế giới thì Việt Nam là
một trong 3 nước có tốc độ tăng GDP nhanh nhất và ổn định nhất châu Á.
Chẳng hạn, giai đoạn 1990 - 1995 tốc độ tãng GDP bình quân 7,7%; giai đoạn
1996 - 2000 tốc độ tăng GDP bình quân là 7%; giai đoạn 2001 - 2004 tốc độ
tăng GDP bình quân là 7,21%.

26
Nông nghiệp phát triển liên tục đã góp phần quan trọng vào mức tăng
trưởng chung của nền kinh tế và làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu nồng sản,
hải sản... Chẳng hạn giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân hàng
năm giai đoạn 1990 - 1995 là 5,4%; giai đoạn 1996 - 2000 là 5,2%; năm 2001
là 4,9%; năm 2002 là 4,2%.
Công nghiệp và xây dựng đã vượt qua những khó khăn, thử thách và liên
tục phát triển. Tốc độ tăng giá trị công nghiệp và xây dựng tương đối cao, trung
bình 13,7% giai đoạn 1991 - 1995; 13,6% giai đoạn 1996 - 2001; năm 2001 đạt
14,2%; 2002 đạt 14,5%...
Các ngành dịch vụ tuy có những khó khăn nhưng vẫn tiếp tục phát triển
với tốc độ khả quan (khoảng 7% năm) đã góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng
kinh tế và phục vụ đời sống.
Ngoại thương giai đoạn 1986 - 1996 có gặp những khó khăn nhất định do
Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận đối với Việt Nam, nhưng kim ngạch xuất nhập
khẩu vẫn gia tăng. Chẳng hạn năm 1986 kim ngạch xuất khẩu là 789 triệu
USD, kim ngạch nhập khẩu 2.155 triệu USD; đến năm 1990 kim ngạch xuất
khẩu là 2.402 triệu USD, nhập khẩu đạt 2.752 triệu USD, năm 1996 kim ngạch
xuất khẩu là 7.255 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 11.144 triệu USD. Kể từ
khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận thì kim ngạch xuất khẩu gia tăng mạnh. Năm 2000
đạt mức 14.482 triệu USD kim ngạch xuất khẩu và 15.636 triệu USD đối với
nhập khẩu, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu là 16.700 triệu USD và kim ngạch
nhập khẩu là 19.700 triệu USD. Năm 2003 là 20.705 triệu USD và 24.945 triệu
USD. Năm 2004 là 26.033 triệu USD và 31.523 triệu USD. Như vậy, trong gần
20 năm thực hiện mở cửa kinh tế kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 33 lần và kim
ngạch nhập khẩu tăng gần 15 lần.
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá
và hiện đại hoá. Tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong GDP đã giảm từ 27,2%
(1995) xuống còn 24,3% (2000), 21,71% (2004). Công nghiệp và xây dựng
tăng từ 27,8% (1995) lên 36,6% (2000), và năm 2004 là 40,09%. Dịch vụ tư
44,1% năm 1995 xuống còn 39,1% năm 2000 và 38,25% năm 2004.
Cơ cấu các thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi. Đến năm 2000 tỷ trọng
khu vực kinh tế nhà nước trong GDP khoảng 39%, khu vực kinh tế tập thể là
8,5%, khu vực kinh tế tư nhân 3,3%, khu vực kinh tế cá thể là 32%, khu vực
kinh tế tổng hợp là 3,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 13,3%.

27
Những thành tựu mà nền kinh tế đạt được trong thời gian qua đã tạo những
thuận lợi cơ bản cho tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực của
nước ta.
1.2. Những cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong tiến
trình hội nhập
1.2.1 Những cơ hội của nền kinh tê Việt Nam trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tê
Thứ nhất: Việt Nam thực hiện mở cửa kinh tế và hội nhập kinh tế thế
giới trong bối cảnh thế giới có những biến đổi sâu sắc. T hế giới chuyển từ
đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác đã tạo điều kiện cho các
quốc gia xích lại gần nhau hơn, tăng cường sự hợp tác trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống kinh tế. Điều đó đã tạo cơ hội lớn cho Việt Nam trong hội
nhập kinh tế thế giới.
Thứ hai: Tiến trình hội nhập của Việt Nam diễn ra trong xu hướng khu
vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Sự ra đời của các liên kết
kinh tế, các tổ chức kinh tế thế giới đã làm gia tăng mối quan hệ hợp tác toàn
diện giữa các quốc gia. Việt Nam có thể thông qua các tổ chức này để đẩy
nhanh tiến trình hội nhập và tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao
động quốc tế.
Thứ ba: Tiến trình hội nhập của Việt Nam đã nhận được sự đồng tình và
ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông
Nam Á. Chính sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của các nước Asean, Việt Nam đã
gia nhập APEC vào năm 1998, ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ vào tháng
7/2000 và tiến hành đàm phán có hiệu quả để gia nhập W TO vào năm 2006.
1.2.2. Những thách thức của nền kinh tê Việt Nam trong tiên trình hội nhập
Bên cạnh những cơ hội mà nền kinh tế Việt Nam có được trong tiến trình
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì cũng còn nhiều thách thức đòi hỏi
chúng ta phải quyết tâm, nỗ lực vượt qua.
Thứ nhất: Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng
trong việc chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
còn ở giai đoạn mới hình thành chưa đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập
quốc tế.

28
T hứ hai: Sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam kém và hiệu quả kinh
tế thấp. Hiện nay, chi phí sản xuất sản phẩm và nhiều loại hình dịch vụ của
nước ta còn cao hơn so vói các nước trong khu vực khoảng 20 - 30%. Điều
đó làm cho giá thành sản phẩm của nước ta quá cao, dẫn đến sức cạnh
tranh của sản phẩm kém. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do
trình độ quản lý của ta còn yếu kém, nếu không có những nỗ lực để thay
đổi thì trong thời gian tới sản phẩm của chúng ta sẽ thua ngay trên thị
trường nội địa.
Thứ ba: Môi trường đầu tư của nước ta đã được cải thiện nhưng hiệu quả
đầu tư còn thấp, tính cạnh tranh chưa cao. Mặc dù Luật Đầu tư nước ngoài đã
được ban hành từ tháng 12/1987, đến nay đã được bổ sung và hoàn thiện nhưng
sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài còn hạn chế. Nguyên nhân là do quá trình xây
dựng mới và hoàn thiện hệ thống pháp lý còn diễn ra chậm chưa đáp ứng được
yêu cầu của tiến trình chuyển đổi nền kinh tế để hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới, cơ sở hạ tầng kinh tế còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu của
sự phát triển, trình độ quản lý và tay nghề của người lao động chưa cao, hoạt
động của bộ máy công quyền còn kém hiệu quả, các thủ tục hành chính quá
rườm rà, tệ tham nhũng, quan liêu, hách dịch đã gây nhiều phiền hà cho các
doanh nghiệp. Tất cả những điều đó đã làm cho hiệu quả đầu tư thấp và làm
giảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư.
2ề C á c lợi thê để phát triển quan hệ kinh tế q u ố c tê ở Việt Nam
Do điều kiện tự nhiên, mỗi một đất nước có những lợi thế nhất định, vì vậy
trong phát triển kinh tế và thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế cần phải nắm
vững các lợi thế của nước mình.
2.1ế Về vị trí địa lý
Nước ta nằm ở khu vực Đông Nam châu Á, đây là khu vực có tốc độ tăng
trưởng kinh tế khả quan hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Việt Nam
nằm trên tuyến đường giao lưu hải quốc tế, ven biển Việt Nam nhất là từ Phan
Thiết trở vào có nhiều cảng nước sâu, không có bão, sương mù, cho phép tàu bè
nước ngoài có thể cập bến quanh năm.
Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt từ châu Âu sang Trung
Quốc qua Campuchia, Lào, Thái Lan... Đặc biệt là tuyến đường xuyên Á
được đưa vào sử dụng từ năm 2003 đã nối liền các nước Việt Nam - Lào -

29
Thái Lan góp phần thúc đẩy thương mại, du lịch và vận tải giữa các nước
thành viên ASEAN.
Như vậy vị trí địa lý của Việt Nam tạo khả năng phát triển các hoạt động
trung chuyển, tái xuất khẩu và chuyển khẩu hàng hoá qua các khu vực lân cận.
2.2ẾVề tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam rất phong phú và đa dạng.
Về đất đai: Với diện tích trên 330.000km2, trong đó có đến 50% diện tích
đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp và ngư nghiệp, với khí hậu nhiệt đới gió
mùa mưa nắng điều hoà cho phép chúng ta có thể phát triển các cây nông, lâm
sản nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao như gạo, cao su, cà phê... Hơn nữa chúng
ta có một bờ biển dài 3.260km và hàng triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, với
một hệ thống ao hồ, sông ngòi chằng chịt cho phép chúng ta có thể phát triển
ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản phục vụ cho xuất khẩu.
Về khoáng sản: Nước ta có một nguồn khoáng sản phong phú đa dạng như
dầu mỏ, than đá, sắt, bôxit, đổng, chì, kẽm... Vói nguồn tài nguyên khoáng sản
trên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn phát triển
ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
2.3. Nguồn lao động
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, người lao động Việt
Nam cần cù, chịu khó ham học hỏi, khả năng tiếp thu kỹ thuật mới nhanh, đây
là một lợi thế rất lớn để phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động như: dệt
may, lắp ráp điện tử... Đổng thời cũng là một thuận lợi để Việt Nam tham gia
vào quá trình phân công lao động quốc tế.
2.4. Những cơ sở kinh tê xã hội khác
Sau hơn 15 năm thực hiện mở cửa kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã có
những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, lạm
phát ở mức độ cho phép, đổng tiền ổn định góp phần thúc đẩy hoạt động đầu
tư. Hành lang pháp lý và cơ chế quản lý kinh tế ngày càng hoàn thiện và đầy
đủ, phù hợp với luật pháp quốc tế, cơ sở hạ tầng được mở rộng... đã góp phần
quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế.
Những thuận lợi cơ bản trên, đã tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy nhanh
các quan hệ kinh tế quốc tế. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng gặp phải những
khó khăn khi phát triển quan hệ kinh tế quốc tế.

30
- Diện tích đất đai bình quân đầu người ở mức thấp (khoảng 1,5ha). Diện
tích đất nông nghiệp tính trên đầu người chỉ đạt khoảng 0,1 ha và tính trên lao
động là 0,2ha, đây là mức thấp so với nhiều nước trong khu vực.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa là một ưu đãi lớn của thiên nhiên, nhưng chúng
ta cũng phải thường xuyên đương đầu với hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh... vì vậy sản
xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản lượng không ổn định.
- Tài nguyên tuy phong phú, đa dạng nhưng trừ dầu mỏ và than đá, các
khoáng sản khác có trữ lượng tương đối nhỏ. Hơn nữa, sự phân bố khoáng sản
không đổng đều giữa các vùng trong nước, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt
và bị thu hẹp.
- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế.
- Hệ thống luật pháp và các văn bản dưới luật còn chưa đầy đủ, đổng bộ
gây trở ngại cho tiến trình mở cửa kinh tế.
- Trình độ quản lý và tay nghề của công nhân còn thấp chưa đáp.ứng được
yêu cầu của hội nhập.
3ẳ C á c điều kiện cần thiết để phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại
của Việt Nam
Qua phân tích những thuận lợi cũng như những hạn chế của nước ta trong
phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế chúng ta
phải đảm bảo những điều kiện cần thiết sau:
- Đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, giữ vững môi trường hòa bình,
hữu nghị với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo bầu không khí thuận
lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung và kinh tế nói riêng.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo sự đồng bộ và nhất
quán, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, nhằm tạo nên hành lang pháp
lý rõ ràng cho các hoạt động kinh tế đối ngoại.
- Thực hiện cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy quản lý theo hướng gọn
nhẹ, có hiệu lực, thực hiện nguyên tắc quản lý “một cửa” đối với các hoạt động
kinh tế đối ngoại, khắc phục sự chổng chéo, phiền hà, sách nhiễu trong thủ tục
hành chính.
- Từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trước hết
là những trung tâm giao lưu kinh tế và cửa ngõ thông thương với thị trường
thế giới.

31
- Khẩn trương đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật,
công nhân lành nghề và đặc biệt là đội ngũ cán bộ kinh doanh trên lĩnh vực
kinh tế đối ngoại có đủ năng lực chuyên môn và bản lĩnh để làm ăn với các
doanh nghiệp nước ngoài.

Câu hỏi thảo luận


1. Mối quan hệ giữa nền kinh tế thế giới và các mối quan hệ kinh tế quốc tế?
2. Vì sao Việt Nam phải tiến hành mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế?
3. Cho biết những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ
kinh tế quốc tế? Đê’ phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế cần phải đảm bảo những điều
kiện gi?

Câu hỏi ôn tập


1. Phân tích các giai đoạn phát triển của nền kinh tế thế giới? Từ đó thấy được quá
trình phát triển của các quan hệ kinh tế thế giới?
2. Phân tích các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới và các quan hệ kinh tế
quốc tế.
3. Xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá có tác động như thế nào đến lĩnh vực kinh
tế đối ngoại của mỗi quốc gia?
4. Cho biết ưu, nhược điểm của chiến lược “ mở cửa kinh tế” ? Từ đó cho thấy sự cần
thiết phải thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế của Việt Nam.
5. Phân tích các cơ hội và thách thức của nền kinh tê' Việt Nam trong tiến trinh hội nhập?

32
Chương 2

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


VÀ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Mục tiêu:
- Hiểu được các học thuyết thương mại quốc tế; những đặc điểm cũa thị trường thế
giới; giá cả và tỷ lệ trao đổi quốc tế.
- Thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu thị trường và giá quốc tế trong buôn bán
quốc tế. Nhận biết được những biến động về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội v.v... ảnh
hưởng như thế nào đến giá quốc tế.
- Trong kinh doanh cần phải coi trọng công tác nghiên cứu thị trường, giá cả nói
chung và giá quốc tế nói riêng.
Nội dung:
1. Đã có nhiều học thuyết giải thích về nguồn gốc, bản chất và lợi ích có được từ
thương mại quốc tế. C á c học thuyết tiêu biểu trong lịch sử là học thuyết trọng thương, học
thuyết về lợi thế tuyệt đối, học thuyết lợi thế so sánh, học thuyết thương mại quốc tê' với
sự dư thừa các yếu tố sản xuất.
2. Thị trường thế giới là lĩnh vực trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước. Nghiên cứu
thị trường thế giới có một ý nghĩa quan trọng đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.
Những đặc điệm của thị trường thế giới có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh
tế và thương mại quốc tế.
3. G iá cả quốc tế là một phạm trù kinh tế quan trọng trong buôn bán quốc tế. Giá
quốc tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Có nhiều tiêu chuẩn để xác định
mức giá quốc tế. G iá quốc tế gồm: giá tham khảo, giá mua thực bán thực, giá mua khống
bán khống, giá đấu giá, giá đấu thầu.
4. Tỷ iệ trao đổi được đo bằng sự so sánh giữa chỉ số giá xuất khẩu với chỉ số giă
nhập khẩu. Tỷ lệ trao đổi là chỉ tiêu đánh giá lợi ích trao đổi hàng hoá quốc tế, đánh giá vị
trí của một nước là có lợi hay bất lợi trong buôn bán quốc tế.

33
3.GTQHKT-A
Iẵ THƯƠNG MẠI QUỐC TÊ
1. Một s ố học thuyết thương mại q u ốc tế
Ngay từ xa xưa con người đã sớm tìm thấy những lợi ích của thương mại
quốc tế. Cách đây hàng nghìn năm, người Trung Quốc và An Độ đã đem các
sản phẩm độc đáo của mình sang các nước châu Âu, châu Á để trao đổi lấy
những thứ mà xứ sở mình không có. Tuy nhiên những lý thuyết về lợi ích
thương mại quốc tế chỉ thực sự xuất hiện ở thế kỷ 15 thông qua thuyết trọng
thương, sau đó các nhà kinh tế phát triển lý thuyết về tự do hoá thương mại, lý
thuyết về lợi thế so sánh...
l . l ế Thuyết trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương hình thành và phát triển ở châu Âu, mạnh nhất là ở
Anh và Pháp từ giữa thế kỷ 15, 16, 17 và kết thúc thời kỳ hoàng kim của mình
vào giữa thế kỷ 18. Các tác giả tiêu biểu cho chủ nghĩa trọng thương bao gồm:
- Jean Bodin, Melon, Jully, Colbert... người Pháp.
- Thomas Mun, Josias Chhild, James Stewast người Anh.
1.1.1. Tư tưởng chính của học thuyết trọng thương
- Mỗi một nước muốn đạt được sự thịnh vượng trong phát triển kinh tế thì
phải gia tăng khối lượng tiền tệ (được biểu hiện bằng vàng, bạc, đá quý...).
- Muốn gia tăng khối lượng tiền tệ của mỗi nước thì con đường chủ yếu là
phải phát triển buôn bán với nước ngoài. Học thuyết này nhấn mạnh trong hoạt
động ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu.
- Lợi nhuận có được trong buôn bán theo thuyết trọng thương là kết quả
của sự lường gạt và trao đổi không ngang giá. Trong trao đổi phải có một bên
được lợi và một bên bị thua thiệt. Hay nói cách khác trong quan hệ thương mại
quốc tế thì “dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc kia”.
- Thuyết trọng thương đề cao vai trò của nhà nước trong việc điều khiển
kinh tế thông qua “bảo hộ”,“điều tiết” và “gia tăng hiệu năng” của nền kinh tế
trong nước. Họ kêu gọi nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế như:
lập hàng rào thuế quan để bảo hộ mậu dịch, miễn giảm thuế nhập khẩu cho các
loại nguyên liệu phục vụ sản xuất, cấm xuất khẩu những sản phẩm thiên nhiên
(như sắt, thép, lông cừu...). Đồng thời nâng đỡ hoạt động xuất khẩu như thực
hiện tài trợ xuất khẩu, duy trì quota và đánh thuê cao đối với các hàng tiêu

34
3.GTQHKT-B
dùng nhập khẩu, nhằm duy trì hoạt động xuất siêu trong hoạt động thương mại
quốc tế.
1.1.2. ư u điểm của thuyết trọng thương
- Sớm đánh giá được tầm quan trọng của thương mại đặc biệt là thương mại
quốc tế đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nó đối nghịch với trào lưu tư
tưởng phong kiến lúc bấy giờ là coi trọng nền kinh tế tự cấp tự túc.
- Sớm nhận thức được vai trò quan trọng của nhà nước trong việc tham gia
trực tiếp vào điều tiết hoạt động kinh tế thông qua các công cụ kinh tế như:
thuế quan, lãi suất đầu tư và các công cụ bảo hộ mậu dịch.
- Lần đầu tiên trong lịch sử lý thuyết về kinh tế được nâng lên như lý thuyết
khoa học, khác vói các tư tưởng kinh tế trước đó giải thích các hiện tượng kinh
tế bằng quan niệm tôn giáo.
1.1.3. Nhược điểm
- Các lý luận về kinh tế của chủ nghĩa trọng thương còn đon giản, chưa cho
phép giải thích bản chất bên trong của các hiện tượng thương mại quốc tế.
- Chủ nghĩa trọng thương có quan điểm chưa đúng về bản chất của trao đổi
quốc tế. Họ cho rằng trao đổi quốc tế là trao đổi không ngang giá.
- Tuy có những hạn chế nhất định nhưng học thuyết trọng thương là học
thuyết đầu tiên mở ra trang sử cho con người nghiên cứu nghiêm túc về hiện
tượng và lợi ích thương mại quốc tế.
l ễ2. Học thuyết của Adam Smith về thương mại quốc tế (lý thuyết về lợi
thế tuyệt đối)
Adam Smith (1723 - 1790) là nhà kinh tế học cổ điển người Anh. Ông đã
có nhiều tác phẩm nổi tiếng về kinh tế, nổi tiếng nhất là tác phẩm: “Nghiên cứu
về bản chất và nguyên nhân giàu có của các quốc g ia ' xuất bản năm 1776.
* Tư tưởng chính của Adam Smith về thương mại quốc tế:
- Thương mại đặc biệt là ngoại thương có tác dụng thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của nước Anh. Tuy nhiên theo ông nguồn gốc giàu có của nước Anh
không phải là ngoại thương mà là công nghiệp.
Theo Adain Smith thì một quốc gia không nên sản xuất tất cả các hàng
hoá cần thiết cho mình mà nên chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà
mình có lợi thế tuyệt đối và đem một phần sản phẩm trao đổi lấy những sản

35
phẩm cần thiết khác (việc sử dụng lợi thế tuyệt đối cho phép họ có thể sản xuất
những sản phẩm với chi phí thấp hơn của các nước khác). Chẳng hạn như tài
nguyên nhiều, đất đai màu mỡ, lao động dồi dào, giá nhân công rẻ... cho phép
sản xuất được những sản phẩm nông nghiệp với chi phí thấp.
Các quốc gia chỉ xuất khẩu những hàng hoá mà họ có lợi thế tuyệt đối và
nhập khẩu những hàng hoá mà họ không có lợi thế tuyệt đối.
Như vậy, trong khi chủ nghĩa trọng thương tin rằng một đất nước chỉ có thể
thu- được thặng dư thương mại bằng cách tưóc đoạt của nước khác và ủng hộ
Chính phủ trong việc quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh tế thương mại thì
Adam Smith lại tin tưởng rằng mọi nước đều có thể thu được thặng dư từ
thương mại và ủng hộ mạnh mẽ chính sách tự do hoá thương mại.
1.3. Học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo (lý thuyết về mậu dịch quốc tế)
David Ricardo (1772 - 1823) là nhà duy vật, nhà kinh tế học người Anh
(gốc Do Thái), ông được c . Mác đánh giá là người “đạt tới đỉnh cao nhất của
kinh tế chính trị tư sản cổ điển”. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là: “Những
nguyên lý kinh tế chính trị và thuế ” xuất bản năm 1871.
1.3.1. Tư tưởng của David Ricardo về mậu dịch quốc tẻ
- Mọi nước luôn có thể và rất có lợi khi tham gia vào quá trình phân công
lao động và thương mại quốc tế. Bởi vì phát triển thương mại quốc tế sẽ cho
phép các nước chỉ tập trung vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất
khẩu chúng để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các nước khác, do đó cho phép mở
rộng khả năng tiêu dùng trong nước.
- Những nước có lợi thế hoàn toàn hơn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế
tuyệt đối so với các nước khác trong việc sản xuất mọi sản phẩm thì vẫn có
được lợi ích khi tham gia vào phân công lao động quốc tế vì mỗi nước có một
lợi thế so sánh nhất định trong sản xuất một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh
nhất định về việc sản xuất một số mặt hàng khác.
- Như vậy theo học thuyết của David Ricardo, để tham gia vào quá trình
phân công lao động quốc tế, các nước không cần có sự khác nhau về lợi thế
tuyệt đối. Thương mại quốc tê cho phép các quốc gia có thể chuyên môn hoá
sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà họ không có lợi thế tuyệt đối
nhưng có lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm mà họ không có lợi thế
so sánh.

36
Ví dụ: Giả sử có 2 nước sản xuất hai loại sản phẩm là lúa mì và vải với
năng suất lao động như sau:

Bảng 2.1. Năng suất lao động tại Trung Quốc và Anh

Nước sx
Trung Quốc Anh
NSLĐ

Lúa mì (giạ/giờ LĐ) 6 1

Vải (m/giò LĐ) 4 2

Qua số liệu ở bảng trên chúng ta thấy ở Trung Quốc một giờ lao động
người công nhân sản xuất được 6 giạ lúa mì, hoặc sản xuất được 4 mét vải.
Trong khi đó ở Anh một giờ lao động người công nhân chỉ sản xuất được 1
giạ lúa mì hoặc 2 mét vải. Như vậy, trong sản xuất lương thực và cả sản xuất
vải thì Trung Quốc có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn so với Anh. Theo học thuyết
lợi thế tuyệt đối của Adam Smith thì sẽ không có phân công lao động và
thương mại quốc tế. Tuy nhiên theo học thuyết của Ricardo thì cả Trung
Quốc và Anh đều có lợi hơn khi họ tham gia vào phân công lao động và trao
đổi sản phẩm với nhau. Để hiểu rõ vấn đề này ta đi sâu vào phân tích chi phí
của 2 nước.
Theo nguyên tắc trao đổi ngang giá thì:
+ ở Trung Quốc: 1 giạ lúa mì = 2/3 mét vải
1 mét vải = 3/2 giạ lúa mì
+ ở Anh: 1 giạ lúa mì = 2 mét vải
1 mét vải = 1/2 giạ lúa mì
Qua tỷ lệ trao đổi của hai nước ta thấy, ở Trung Quốc giá tương đối của
lương thực rẻ hơn, còn giá tương đối của vải thì đắt hơn. Ngược lại ở Anh giá
tương đối của lương thực lại đắt hơn, còn giá tương đối của vải lại rẻ hơn. Như
vậy, Trung Quốc sẽ có lợi thế so sánh trong sản xuất lương thực và Anh có lợi
thế so sánh trong sản xuất vải.
Theo học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, cả hai nước có thể thu được
thặng dư nếu Trung Quốc -chuyên môn hoá vào sản xuất lúa mì và xuất khẩu

37
một phần lúa mì sang Anh để đổi lấy vải. Còn Anh sẽ chuyên môn hoá vào sản
xuất vải và xuất khẩu sang Trung Quốc để đổi lấy lương thực.
1.3.2. N hững hạn ché trong học thuyết Ricardo
- Các phân tích của Ricardo không tính đến cơ cấu tiêu dùng cùa một nước,
cho nên dựa vào ]ý thuyết của ỏng, người ta không thể xác định giá tương đối
mà các nước dùng để trao đổi sản phẩm.
- Các phản tích của Ricardo khống đề cập đến chi phí vận tải. chi phí bảo
hiểm hàng hoá và hàng rào bảo hộ mậu dịch mà các nước dựng lẻn neày càng
nhiều. Các yếu tố này ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của thương mại
quốc tế.
- Lý thuyết của Ricardo không giải thích được nsuồn gốc phát sinh những
thuận lợi của một nước đối với một loại sản phẩm nào đó, cho nên không giải
ihích triệt đê nguyên nhân sâu xa của quá trình thương mại quốc tế.
1.4. Học thuvết thương mại quốc tẻ với sự dư thừa các vếu tó sản xuất
Để khắc phục những hạn chế của Ricardo, trong tác phẩm "Thương mại
vùng và quốc tê1' xuất bản năm 1933, E. Heckscher và B. Ohlin đã giải thích
hiện tượng thương mại quốc tế như sau: “Trong một nền kinh tế mơ cừa. một
quốc gia sẽ tập trung sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà quá trình sàn
xuất cho phép họ sử dụng nhiều yếu tố dư thừa, giá rẻ và nhập khẩu những sản
phẩm mà quá trình sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều nhân tỏ' khan hiếm. 2Íá đắt”.
Đế sản xuất một sản phẩm đòi hỏi phải có sự liên kết khác nhau các yếu tó' sản
xuất như vốn, lao động, tài nguyên... và do có sự chênh lệch giữa các nước về
các yếu tố này, nên mỗi nước sẽ chuyên sản xuất những sản phẩm mà cho phép
họ sứ dụng các yếu tố với chi phí rẻ hơn, chất lượng tốt hơn so với các nước
khác. Chắns hạn, một quốc 2Ía có nhiều lao động, giá nhân cóng rẻ sẽ tặp
trung vào sản xuất và xuất khẩu nhữns hàng hoá có chứa nhiều lao độns. Như
vậy cơ sở của sự trao đổi buôn bán quốc tế theo H .o (Heckscher - Ohlin) là lợi
thế tương đối.
Theo kinh nehiệm phát triển nsoại thương của các nước trons khu vực cho
chúng ta thấy, những sản phẩm có lợi thế so sánh cao thường là nhữns sàn
phẩm khai thác tài ncuyên như gỗ, dầu mỏ hoặc những sản phẩm sử dụng
nhiểu lao động: dệt. may, thuộc da. lắp ráp thiết bị máv móc. hàng điện từ.
Học thuyết của Heckscher - B.Ohlin có nhữns hạn chế nhất định, nó khỏng
cho phép giải thích mọi hiện tượng thươns mại quốc tế. Thể hiện:

38
- Có sự đảo ngược về nhu cầu, sở thích không đồng nhất về hàng hoá giữa
các khu vực.
- Xuất hiện sự cạnh tranh không hoàn hảo (nhà nước tham gia bảo hộ thị
trường nội địa hoặc tài trợ cho các nhà xuất khẩu nội địa).
- Chi phí vận tải và bảo hiểm quá lớn, có khi vượt cả chi phí sản xuất.
* Nghiên cứu các học thuyết về thương mại quốc tế cho phép rút ra những
kết luận cơ bản sau:
- Nền kinh tế thế giới là một tổng thể thống nhất và sự phân công lao động
quốc tế là một tất yếu khách quan, vì vậy thương mại quốc tế cũng mang tính
tất yếu khách quan.
- Phát triển thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả các nước kể cả
nước giàu và nước nghèo.
2. Lợi ích từ thương mại
Qua nghiên cứu các học thuyết thương mại quốc tế chúng ta thấy tham
gia vào quá trình phân công lao động và thương mại quốc tế sẽ đem lại lợi ích
cho tất cả các nước, nó cho phép mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của
mỗi nước.
Ví dụ: Ta có bảng số liệu về năng suất lao động để sản xuất 2 loại sản
phẩm là lúa mì và vải tại hai nước Mỹ và Nhật như sau:

Bảng 2.2. Năng suất lao động của M ỹ và Nhật

Nước sx
Mỹ N hật
NS LĐ

Lúa mì (giạ/ giờ LĐ) 9 3

Vải (m/giờ LĐ) 4 6

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy ở Mỹ một giờ lao động sản xuất được 9
giạ lúa mì, còn tại Nhật do điều kiện sản xuất khó khăn nên chỉ sản xuất được 3
giạ lúa mì. Ngược lại một giờ lao động, công nhân Nhật sản xuất được 6 mét
vải, còn tại Mỹ một giờ lao động chỉ sản xuất được 4 mét vải. Như vậy, Mỹ có
lợi thế hơn trong sản xuất lúa mì, còn Nhật có lợi thế hơn trong sản xuất vải
(lợi thế tuyệt đối). Nếu không có thương mại quốc tế thì ở Mỹ nếu trao đổi 9

39
giạ lúa mì sẽ được 4 mét vải (trao đổi ngang giá), còn tại Nhật 3 giạ lúa mì sẽ
đổi được 6 mét vải. Khi có thương mại Mỹ sẽ chuyên môn hoá vào sản xuất
lương thực và đem trao đổi với Nhật để lấy vải. Còn Nhật chuyên môn hoá vào
sản xuất vải để đổi lấy lúa mì của Mỹ.
Với tương quan trao đổi giữa Mỹ và Nhật là 1 giạ lúa mì trao đổi lấy 1 mét
vải, nếu Mỹ đem 9 giạ lúa mì trao đổi với Nhật họ sẽ có được 9 mét vải (tăng
thêm 5 mét vì trao đổi trong nước chi được 4 mét). Ngược lại, tại Nhật với 9
giạ lúa mì nhận được từ Mỹ sẽ tương đương với *3 giờ lao động và 3 giờ đó
công nhân Nhật có thể sản xuất được 18 mét vải. Sau khi đem 9 mét vải đi
trao đổi Nhật vẫn còn được 9 mét vải. Như vậy, nhờ có thương mại quốc tế
mà các nước sẽ tập trung vàó sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế
tuyệt đối và việc trao đổi đó sẽ cho phép các nước có thể mở rộng sản xuất và
tiêu dùng trong nước.
ở phần trên mới chỉ đề cập đến những lợi ích từ thương mại quốc tế do các
nước tiến hành sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế hơn để trao đổi lấy
những sản phẩm mà mình kém lợi thế hơn của nước khác. Trong trường hợp
một quốc gia sản xuất cả hai loại hàng hoá đều kém hiệu quả hơn quốc gia kia
thì thương mại quốc tế có đem lại lợi ích cho họ hay không? Theo thuyết về lợi
thế so sánh thì một quốc gia sản xuất cả hai loại sản phẩm đều kém hiệu quả
hơn quốc gia kia, khi tham gia vào thương mại quốc tế họ vẫn có thể thu được
lợi ích bằng cách tập trung sản xuất và xuất khẩu hàng hoá kém lợi thế ít hơn.
Qua ví dụ ở mục 1.3 chúng ta thấy nước Anh không có lợi thế tuyệt đối trong
sản xuất cả 2 mặt hàng khi so sánh với Trung Quốc. Tuy nhiên nước Anh lại có
lợi thế so sánh trong sản xuất vải. Nếu Trung Quốc tập trung vào sản xuất lúa
mì còn Anh tập trung sản xuất vải và 2 nước tiến hành trao đổi với nhau thì cả
hai nước đều có thể cải thiện được mức sống.
Giả sử Trung Quốc có thể trao đổi 6 giạ lúa mì để lấy 6 mét vải của Anh,
Trung Quốc sẽ có thêm 2 mét vải vì trao đổi trong nước chỉ được 4 mét vải.
Ngược lại đối với nước Anh, 6 giạ lúa mì nhận được từ Trung Quốc nếu sản
xuất trong nước sẽ phải mất 6 giờ lao động. Nếu 6 giờ lao động được sử dụng
để sản xuất vải thì sẽ sản xuất được 6 x 2 = 12 mét vải. Khi đem 6 mét vải đi
trao đổi với Trung Quốc lấy 6 giạ lúa mì thì Anh vẫn còn 6 mét vải. Nếu không
trao đổi thì Anh chỉ có thể tiêu dùng 1 giạ lúa mì và 2 mét vải. Còn khi có trao
đổi thì Anh có thê tiêu dùng 6 giạ lúa mì và 6 mét vải. Ngược lại nếu khồne có

40
trao đổi thì Trung Quốc chỉ có thể tiêu dùng 6 giạ lúa mì và 4 mét vải. Khi có
trao đổi thì Trung Quốc sẽ được tiêu dùng 6 giạ lúa mì và 6 mét vải. Có thể
thấy thương mại quốc tế đã đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia, nó cho phép
các nước có thể được tiêu dùng một số lượng hàng hoá nhiều hơn so với khả
năng sản xuất trong nước.
Từ phân tích trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận về những lợi ích do
thương mại quốc tế đem lại cho mỗi quốc gia:
- Thương mại quốc tế giúp cho các nước khai thác có hiệu quả hơn những
lợi thế tuyệt đối và tương đối của nước mình nhằm phát triển sản xuất.
- Thương mại quốc tế tạo điều kiện để các nước tham gia một cách có hiệu
quả vào quá trình phân công lao động quốc tế.
- Thương mại quốc tế giúp cho các nước kém phát triển có thể tận dụng
những thế mạnh của thị trường quốc tế vào phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hoá và hiện đại hoá đất nước.
- Thương mại quốc tế góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở các nước, đặc
biệt là các nước đang phát triển vì khi tham gia vào thương mại quốc tế sẽ giúp
cho họ có được việc làm ổn định để tăng thu nhập. Đổng thời thông qua trao
đổi sẽ giúp cho người dân các nước có thể được tiêu dùng một số lượng hàng
hoá lớn hơn nhiều so với khả năng sản xuất trong nước.

II. T H Ị T R Ư Ờ N G T H Ê GIỚI

1ề Khái niệm và đ ặ c điểm của thị trường th ế giói


l . l ẽ Khái niệm về thị trường thê giới
Thị trường thế giới là lĩnh vực lun thông trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa
các nước, là tổng hợp các điều kiện về kinh tế - kỹ thuật, tâm lý - xã hội để
thực hiện cặc hàng hoá và dịch vụ trong phạm vi thế giới.
Trong quá trình nghiên cứu thị trường, người ta thường phân loại thị trường
theo các tiêu thức khác nhau:
- Căn cứ vào phạm vi lưu thông thì thị trường gồm thị trường thế giới; thị
trường khu vực như thị trường Đông Nam Á, thị trường EU, thị trường Bắc Mỹ; thị
trường từng dân tộc như thị trường Mỹ, thị trường Nhật, thị trường Hàn Quốc...
- Căn cứ vào đối tượng lưu thông có thị trường hàng hoá; thị trường sức lao
động; thị trường vốn; thị trường thông tin; thị trường công nghệ... Trong thị

41
trường hàng hoá người ta có thể chia thành thị trường nguyên liệu, thị trường
xăng dầu, thị trường máy thiết bị, thị trường lương thực...
- Căn cứ vào nghiệp vụ giao dịch có thị trường bán buôn, thị trường bán lẻ
hoặc thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu.
Đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, để đảm bảo hiệu quả cùa quá
trình kinh doanh thì việc nghiên cứu thị trường có một ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Việc nghiên cứu thị trường giúp các nhà kinh doanh hiểu được quy luật
vận động của nó. Mỗi một thị trường hàng hoá cụ thể có quy luật vận động
riêng, được biểu hiện thông qua những biến đổi về cung, cầu và giá cả của
những hàng hoá ấy trên thị trường. Việc nắm vững quy luật vận động của thị
trường giúp các nhà kinh doanh vận dụng giải quyết các vấn đề của thực tiễn
kinh doanh có liên quan đến thị trường như: thái độ của người tiêu dùng, yêu
cầu của thị trường đối với hàng hoá, năng lực cạnh tranh của hàng hoá, các
hình thức và biện pháp thâm nhập thị trường....
Thông qua kết quả nghiên cứu đánh giá về tình hình thị trường, các nhà
kinh doanh sẽ chủ động trong đàm phán và ký kết hợp đổng ngoại thương
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thông thường thì các hợp đổng xuất nhập
khẩu mà các nhà kinh doanh ký kết với các đối tác nước ngoài có khối lượng
tương đối lớn. Trong các hợp đồng như vậy chỉ cần tăng giá được từ 1 - 2%
khi xuất khẩu là có thể thu thêm được một lượng ngoại tệ khá lớn. Ngược lại
chỉ cần giảm từ 1 - 2% giá khi nhập khẩu cũng tiết kiệm được lượng ngoại tệ
đáng kể.
l ề2. Đạc điểm của thị trường thê giới hiện nay
1.2.1. Từng bước hình thành một thị trường th ế giới thông nhát
Nguyên nhân là do hiện nay đang hình thành một thế giới đa cực, hơn nữa
do quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới nên tất cả các nước trong
cộng đóng thế giới tuy có mâu thuẫn nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau và có xu
hướng xích lại gần nhau.
Hiện nay, mâu thuẫn mậu dịch giữa các nước công nghiệp với nhau và với
các nước đang phát triển ngày càng gia tãng. Chẳng hạn như mâu thuẫn 2Ìữa
Mỹ và Tây Au, giữa Mỹ và Nhật và giữa Nhật và Tây Âu. Ba tam giác kinh tế
này tranh chấp nhau, gây sức ép với nhau về thị trường, những cuộc tranh chấp
đó nhiều khi dẫn đên các cuộc chiên tranh thương mại. Tuy nhiên mâu thuẫn
đó hình thành và phát triển trong sự hợp tác cộng sinh giữa các quốc gia. Hơn

42
nữa do quá trình nhất thể hoá, nền kinh tế của mỗi nước ngày càng phụ thuộc
nhiều hơn vào sự phát triển chung của thế giới, của khu vực và vào các đối tác
kinh tế của mình. Trong bối cảnh đó các liên kết kinh tế khu vực và thế giới đã
hình thành và ngày càng mở rộng, vì vậy xu hướng hiện nay là hình thành một
thị trường thế giới thống nhất.
1.2.2. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tác động đến cơ cấu của
thị trường th ế giới
- Tỷ trọng của nhóm hàng lương thực thực phẩm trên thị trường thế giới
giảm đáng kể. Nguyên nhân cơ bản một mặt do mức sống và chất lượng cuộc
sống ngày càng gia tăng đã làm cho nhu cầu tiêu dùng nhóm hàng lương thực,
thực phẩm có xu hướng giảm xuống một cách tương đối so với các nhóm hàng
không phải là lương thực thực phẩm. Mặt khác do áp dụng các thành tựu khoa
học - công nghệ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã giúp các nước có thể tự
túc được lương thực mà không phải nhập khẩu từ nước ngoài.
- Tỷ trọng nhóm hàng nguyên liệu truyền thống giảm mạnh trên thị trường
thế giới. Nguyên nhân là do xu hướng biến động của giá cả trên thị trường thế
giới gây bất lợi cho các nước xuất khẩu nhóm hàng nguyên liệu truyền thống.
Điều đó buộc các nước phải nỗ lực trong việc đa dạng hoá theo chiều dọc và tăng
dần trình độ chế biến hàng xuất khẩu. Ngoài ra do tác động của khoa học kỹ
thuật cho nên các nước nhập khẩu có xu hướng giảm chi phí trên một đơn vị sản
phẩm; tận dụng các chất phế thải, phát triển sản xuất các sản phẩm thay thế như
chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su nhân tạo..., còn các nưóc xuất khẩu chủ yếu nhóm
hàng này là các nước đang phát triển. Do nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại
hoá nền kinh tế, các nước này tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào lĩnh vực khai thác nguyên liệu truyền thống để tiêu dùng tại chỗ. Một
nguyên nhân nữa là do giá cả các mặt hàng nguyên liệu truyền thống không ổn
định và có xu hướng tăng lên, nên một số nước nhập khẩu chính đã chuyển sang
khai thác trong nước để giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài.
Tỷ trọng các nhóm hàng công nghiệp chế biến, đặc biệt là máy móc thiết
bị tăng nhanh. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của các nước đang
phát triển làm cho nhu cầu về máy móc, thiết bị và công nghệ gia tăng với tốc
độ nhanh. Trong khi đó việc tự đáp ứng nhu cầu về máy móc thiết bị rất hạn
chế vì vậy lượng máy móc thiết bị nhập khẩu tăng nhanh. Trong lĩnh vực công
nghiệp, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã

43
và đang tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới có kỹ thuật cao như ngành vật liệu
mới, công nghệ thông tin..., còn trong lĩnh vực sản xuất nống - lâm - ngư
nghiệp, các nước cũng đang chủ trương cơ giới hoá và hiện đại hoá. Vì thế, hầu
hết các nước công nghiệp phát triển đều có nhu cầu thay thế và đổi mới liên tục
máy móc thiết bị, điều đó làm cho tỷ trọng các máy móc thiết bị trên thị trường
tăng nhanh.
1.2.3. WTO có vai trò to lớn trong mậu dịch quốc tê
Thông qua các cuộc đàm phán GATT trước kia đã mở đường cho mậu dịch
tự do, giảm tới mức thấp nhất những hạn chế, những ràng buộc có tính bất công
và bất hợp lý trong thương mại quốc tế. Sự ra đời của tổ chức thương mại thế
giới (WTO) tạo khả năng để mở rộng quy mô thương mại quốc tế.
Thật vậy, với những nỗ lực của GATT nhằm điều tiết sự hoạt động của thị
trường thế giới, hàng loạt những hạn chế, những ràng buộc có tính bất công và
bất hợp lý trong thương mại quốc tế, thông qua các cuộc đàm phán của GATT
đã dần được gỡ bỏ, mở đường cho thương mại tự do. Việc WTO ra đời (1995)
thay thế cho GATT đã tạo điều kiện để hình thành một nền thương mại tự do
có tính chất toàn cầu.
1.2.4. Vai trò của hoạt động môi giới và thị trường trung gian giảm dần
Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thường thiết lập quan hệ trực tiếp với
người tiêu dùng, ít sử dụng các trung gian trong quan hệ thương mại vì:
- Do quá trình tự do hoá thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
sản xuất quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng sản phẩm, vì vậy họ không muốn
chia sẻ phần lợi nhuận do lưu thông mang lại cho các trung gian.
- Hiện nay phân công lao động quốc tế diễn ra chủ yếu theo chiều sâu. Do
đó đòi hỏi người sản xuất phải trực tiếp quan hệ với người cung cấp nguyên
liệu, người tiêu dùng sản phẩm ở nước khác.
1.2.5. Xuất hiện nhiều hình thức mua bán mới (mua bán licence, know -
how, barter, đấu thầu, đấu giá...)
Chẳng hạn hình thức hàng đổi hàng (barter) cộng với một phần của mậu
dịch bù trừ đang chiếm khoảng 20 - 30% mậu dịch quốc tế và hiện nay có hàng
trăm nước áp dụng hình thức này.
Hình thức hàng đổi hàng có ưu điểm là không phải dùng tiền làm phương
tiện thanh toán nên nó có lợi cho các nước đang phát triển bởi khả năng nsoại
tệ bị hạn chế (trong hình thức này tiền chỉ giữ vai trò kế toán để cân bằng).

44
Đồng thời lại tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch đặc biệt là khi buôn bán với
các nước áp dụng chế độ quản lý ngoại hối nghiêm ngặt.
1.2.6. Hình thức tín dụng xuất khẩu (bán chịu) được sử dụng ngày càng
rộng rãi với các hình thức đa dạng
Hiện nay, khoảng 70% hàng hoá trên thị trường thế giới được tiến hành
theo hình thức này. Nguyên nhân do tình hình tài chính ở hầu hết các nước
đang phát triển ngày càng khó khăn. Trong khi đó một phần đáng kể hàng hoá
lưu thông trên thị trường thế giới là các máy móc thiết bị với giá trị giao dịch
rất lớn, mà các nước nhập khẩu chủ yếu là các nước đang phát triển, khả năng
thanh toán có hạn. Vì vậy để khuyến khích xuất khẩu các nước này phải áp
dụng biện pháp tín dụng xuất khẩu. Hơn nữa do sự cạnh tranh gay gắt giữa các
nước xuất khẩu buộc các nhà xuất khẩu phải dành nhiều ưu đãi cho người mua
trong đó có hình thức tín dụng xuất khẩu.
1.2.7. Thị trường th ế giới ngày càng tập trung hoá cao vào một sô nước
phát triển (G7) và m ột sô công ty quốc tế lớn
Các nước công nghiệp phát triển chỉ chiếm 14,5% dân số thế giới, nhưng
sản xuất ra 71,4% tổng sản phẩm của thế giới và chiếm khoảng 60% tổng kim
ngạch xuất khẩu của thế giới. Vì vậy các nước này đã chi phối hoạt động
thương mại toàn cầu. Những nước này do có hoạt động xuất nhập khẩu lớn ở
nhiều ngành hàng cho nên có khả năng chi phối giá cả và tình hình cung cầu
trên thị trường thế giới. Theo WTO hiện nay có khoảng 250 nhóm ngành hàng
(chiếm 92% trị giá thương mại quốc tế) có ảnh hưởng lớn đến hoạt động
thương mại thế giới thì có đến 180 nhóm ngành hàng bi ảnh hưởng và chi phối
bởi các nước công nghiệp phát triển.
1.2.8. Sự cạnh tranh trong thương mại quốc tế đang có sự thay đổi
Xu hướng chung là giảm tương đối vai trò của cạnh tranh theo giá (bán phá
giá, giảm giá) và tăng vai trò của cạnh tranh phi giá cả (chất lượng, bảo hành,
dịch vụ sau bán), đồng thời xuất hiện nhiều hình thức cạnh tranh mới như cạnh
tranh qua mẫu mã, bao bì, phương thức thanh toán, điều kiện giao nhận... Sở dĩ
có tình trạng trên là do trong tiến trình thực hiện tự do hoá thương mại, hàng
loạt các rào cản thương mại đã bị dỡ bỏ, mặt khác WTO cho phép các nước
được áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu, điều đó đã hạn
chế vai trò cạnh tranh theo giá và buộc các nhà sản xuất và kinh doanh xuất
khẩu phải quan tâm đến các hình thức cạnh tranh khác.

45
2. Giá q u ốc tê và tỷ lệ trao đổi q u ốc tê
2.1. Giá quốc tẻ
2.1.1. Khái niệm
Giá quốc tế là loại giá có tính đại diện, được dùng làm mức chuẩn tương
đối trong so sánh, đánh giá các mức giá cụ thể và được sử dụng trong hoạt
động xuất nhập khẩu. Hay nói một cách khác, giá quốc tế là một khái niệm
dùng đế chỉ mức giá có tính chất đại biểu cho một mặt hàng trên thị trường
trong một thời điểm nhất định.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá quốc tê
Hiện nay giá cả các hàng hoá và dịch vụ trên thị trường thế giới có những
biến động bất thường và hết sức phức tạp, điểu đó đòi hỏi các nhà kinh doanh
xuất nhập khẩu phải thường xuyên theo dõi để nắm được diễn biến của cung
cầu và giá cả trên thị trường thế giới trước mắt cũng như lâu dài. Để có thể dự
đoán được xu hướng biến động của giá cả mỗi loại hàng hoá trên thị trường thế
giới, trước hết phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán về tình hình thị
trường, đánh giá đúng ảnh hưởng của các yếu tố đến giá cả của hàng hoá đó.
Có rất nhiểu yếu tố tác động đến giá quốc tế. Ó đây chúng ta đề cập đến một số
yếu tố cơ bản sau đây:
- Sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã làm cho
năng suất lao động ngày càng cao, chi phí vận chuyển ngày càng giảm, cho nên
các nước tạo ra được những sản phẩm có chi phí thấp nên giá cả rẻ hơn.
- Sự vận động có tính quy luật của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa, đây
là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả của tất cả các hàng hoá trên thị
trường thế giới. Khi nén kinh tế tư bản chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng
hoảng hoặc tiêu điều thì giá cả có xu hướng giảm. Ngược lại khi nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa phục hổi và phát triển thì giá cả có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên
mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến từng loại hàng hoá là không giống
nhau. Chẳng hạn, trong các giai đoạn của chu kỳ kinh tế thì giá nguvên liệu
thường biến động sớm hơn và mức biến động lớn hơn so với giá thành phẩm,
đặc biệt là so với giá máy móc thiết bị.
- Lũng đoạn cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả hàng
hoá. Lũng đoạn làm xuất hiện nhiều mức giá khác nhau đối với cùng một
hàng hoá, thậm chí ngay cả trên cùng một thị trường tuỳ theo quan hệ siữa
người mua và người bán. Lũng đoạn đã tạo ra hiện tượng cánh kéo giá cà giữa

46
hàng xuất khẩu của các nước công nghiệp phát triển và hàng xuất khẩu của các
nước đang phát triển.
- Cạnh tranh làm cho giá cả có những biến động theo những xu hướng khác
nhau tuỳ thuộc vào đối tượng tham gia cạnh tranh là ai. Nếu đối tượng tham gia
cạnh tranh là những người bán với nhau thì sẽ làm cho giá cả hàng hoá trên thị
trường có xu hướng giảm xuống. Còn đối tượng cạnh tranh là những người mua
với nhau thì sẽ đẩy giá thi trường lên.
- Cung cầu cũng có ảnh hưởng đến giá cả. Khi cung vượt quá cầu thì giá cả
hàng hoá giảm xuống. Ngược lại khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả hàng hoá tăng
lên... Tuy nhiên trong thương mại quốc tế hiện nay, những sản phẩm do các tổ
chức lũng đoạn khống chế cậ về sản xuất và tiêu thụ, nếu cung vượt quá cầu
thì các tổ chức này không thi hành biện pháp giảm giá mà thường khống chế
sản lượng để hạn chế cung.
Ngoài các yếu tố trên giá cả trên thị trường thế giới còn chịu sự ảnh hưởng
của nhiều yếu tố khác như lạm phát, chính sách của nhà nước tư bản và các tập
đoàn tư bản lũng đoạn, chiến tranh, nạn khủng bố, thiên tai... Khi nghiên cứu
về giá cả thì các nhà kinh doanh không thể không chú ý đến các yếu tố này.
Chẳng hạn như hạn hán xảy ra tại các nước xuất khẩu cà phê lớn sẽ làm giá cà
phê thị trường thế giới tăng mạnh.
2.2ẳ Các loại giá quốc tẽ
2ế2 Ề/. Các tiêu chuẩn xác định giá quốc tê
Một mức giá được coi là có tính chất đại biểu cho các mức giá quốc tế khi
nó đảm bảo đủ các tiêu chuẩn sau:
- Mức giá đó phải được ghi trong hợp đồng thương mại thông thường, tức
là các hợp đổng thương mại không có kèm theo bất kỳ một điều kiện riêng'nào.
Còn mức giá ghi trên các hợp đổng có những điều kiện ưu đãi hoặc có sự thoả
thuận riêng giữa các bạn hàrm, hay mạng tính viện trợ có kèm theo ý đồ chính
trị thì không được coi là mức giá quốc tế.
- Mức giá đó phải xuất hiện trên thị trường tập trung phần lớn khối
lượng giao dịch để đảm bảo tính khách quan và sát với quan hệ cung cầu
trên thị trường.
- Mức giá đó phải được tính bằng đồng tiền tự do chuyển đổi để tạo sự
thuận lợi trong thanh toán và hạn chế ảnh hưởng của lạm phát trong từng nước
cụ thể.

47
Tuy nhiên trong thực tế có nhiều hoạt động giao dịch khống đáp ứng đủ cà
ba tiêu chuẩn trên. Vì vậy trong giao dịch ngoại thương cần phải có sự vận dụng
cụ thể đế chọn ra được một mức giá quốc tế làm cãn cứ chung khi so sánh.
Đối với các mặt hàng có trung tâm giao dịch truyền thống thì người ta
thường chọn mức giá ở đó làm giá quốc tế. Ví dụ như các mặt hàng cao su, kim
loại màu, chè, lúa gạo... có thể lấy giá ở các sở giao dịch làm giá quốc tế. Tuy
nhiên cũng cần phải chú ý đến hiện tượng có một khối lượng lớn hàng hoá
được mua bán thông qua hợp đồng dài hạn trực tiếp giữa bên mua và bên bán
không qua sở giao dịch hoặc giá ở sở giao dịch lại mang tính chất lũng đoạn do
bị một công ty lớn nào đó khống chế.
Đối với các hàng hoá không có trung tâm giao dịch truyền thống thì người
ta có thể lấy giá hàng hóa ở những nước xuất hoặc nhập khẩu chủ yếu. Ví dụ
than đá có thể lấy giá xuất khẩu của Mỹ hoặc giá nhập khẩu của Nhật, gỗ xẻ
lấy giá xuất khẩu của Thụy Điển, dầu mỏ lấy giá xuất khẩu của Trung Cận
Đông, gạo lấy giá xuất khẩu của Thái Lan.
Đối với các mặt hàng có tính chuyên môn hoá cao như máy móc thiết bị
thì khó xác định giá quốc tế vì loại hàng này rất đa dạng. Đối với những hàng
này người ta lấy giá của những hàng giữ vị trí chủ yếu trong sản xuất và cung
cấp loại thiết bị đó cho thị trường thế giới.
2.2.2. Các loại giá quốc té
Tuy giá quốc tế là giá có tính đại diện được dùng để so sánh, đánh giá các
mức giá cụ thể và được sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu nhưng trên
thực tế biểu hiện của giá quốc tế còn gắn liền với các điều kiện thời gian và
không gian cụ thể, với các điều kiện và phương thức giao hàng nhất định, vì
vậy cần phải hiểu rõ hơn một số loại giá trong trao đổi mậu dịch quốc tế.
a. Giá tham khảo
Là loại giá được công bố rộng rãi trong các tài liệu tham khảo chuyên
môn, trên báo chí hàng ngày, trong các cataloge, bảng báo giá... Hiện nay có
khoảng 40% khối lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường thế giới được cống
bố mức giá này, nhưng chủ yếu mang tính chất danh nghĩa, nó chưa phản ánh
được điều kiện bán hàng cụ thể như: Quy cách, khối lượng, phẩm chất cùa từng
chuyến giao dịch.
Giá tham khảo thường được dùng làm giá “cơ sở” và kèm theo nó là cả một
hệ thống thêm bớt giá. Vì vậy, giá thực tế giao dịch thường khác xa so với giá

48
“cơ sở”. Giá tham khảo chỉ là giá khởi điểm để người mua và người bán có thể
thêm, bớt giá trong các trường hợp cụ thể. Chẳng hạn để khuyến khích người
mua tiêu thụ với khối lượng lớn, nhất là đối với các bạn hàng mới hoặc mua
hàng trả tiền ngay hay giao hàng cho các đại lý.
Tuy nhiên chì khi việc tiêu thụ hàng hoá gập khó khăn thì người bán mới
áp dụng bớt giá. Còn khi hàng hoá khan hiếm thì người bán sẽ áp dụng biện
pháp thêm giá. Trong thực tế có khi việc thêm giá lại diễn ra một cách trá hình
bằng cách đặt mức giá cao khi thay đổi bao bì mới, hoặc thay đổi một vài chi
tiết nhỏ trong kết cấu sản phẩm mà thôi.
b. Các loại giá ỏ sở giao dịch
Sở giao dịch là một thị trường đặc biệt ở đó thông qua những người môi
giới do sở giao dịch chỉ định, người ta tiến hành mua bán với khối lượng lớn
những loại sản phẩm nhất định, với phẩm chất và quy cách nhất định. Đặc
điểm của các loại giá ở các sở giao dịch là có sự cọ sát về quyển lợi giữa người
mua và người bán và gắn liền với những giao dịch cụ thể nên có tính hiệu lực
nhất định. Trong sở siao dịch có nhiều hoạt độns thương mại có tính chất khác
nhau nên hình thành các loại giá khác nhau.
* Giá mua thực, bún thực
Là giá cùa các hợp đổim có giao dịch thực sự. Tuy nhiên tuỳ theo thời gian
thực hiện hợp đổng mà có thể chia ra làm hai loại: giá giao hàng ngay và giá
giao hàng có kỳ hạn.
- Giá giao hàng ngay là giá áp dụng cho trường hợp sau khi ký kết hợp
đồng naười bán sẽ nhận tiền và giao hàng trong thời gian từ 1 đến 15 ngày.
- Giá giao hàng có kỳ hạn áp dụng trong trường hợp mà sau khi ký kết hợp
đổng 3 tháng, 8 tháng thậm chí 18 tháng mới giao hàng.
- Giá giao hàng ncay và siá giao hàng có kỳ hạn thường khác nhau. Nếu
quan hệ cuns cầu cùa mặt hànc giao dịch mà tương đối ổn định thì giá giao
hàng có kỳ hạn sẽ thấp hon giá giao hàng ngay. Ngược lại, quan hệ cune cầu
có sự biến động lớn thì siá giao hàns có kỳ hạn sẽ cao hon giá giao hàng ngay
vì người bán tạo được thế chù động cho những hoạt động tiếp theo của mình.
Tronc hai loại giá trên thì siá giao hàng có kỳ hạn gần nhất có ý nghĩa quan
trọng trons việc tham khảo để xác định mức giá quốc tế. Vì nó là giá của
những giao dịch thật, phản ánh đúng giá của thị trường.

49
4 GTQHKT-A
* Giá mua khống bán khống
Đây là loại giá khá phổ biến trong các cơ sở giao dịch. Giá này được xác
định khi người mua và người bán ký kết hợp đồng nhưng thực sự họ không giao
hàng cho nhau mà chỉ thanh toán khoản chênh lệch giá với nhau do có sự biến
động của giá cả. Vì vây đây là loai giá mang tính chất đầu cơ. Có trường hợp
do trong quá trình mua bán giá cả biến động mạnh nên người ta tiên hành ký
ngay hợp đổng mua hàng tại thời điểm thoả thuận, còn việc mua hàng mãi sau
mới diễn ra nhằm bảo hiểm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau này
việc giao hàng không nhất thiết phải được thực hiện mà người ta lại tiến hành
những hợp đồng mới nối tiếp những hợp đồng đã ký từ trước.
Ngoài ra trong sở giao dịch còn xuất hiện loại giá chào hàng của người bán
và giá hỏi hàng của người mua. Đây là loại giá không được coi là giá chính
thức tại sở giao dịch, vì vậy ban quản lý sở giao dịch thường tiến hành tính toán
một loại giá gọi là giá danh nghĩa. Khi niêm yết bên cạnh loại giá này bao giờ
cũng có thêm chữ N - Nominal, đây không phải là giá thực mua, thực bán vì
nó trung hoà các sự khác biệt cụ thể liên quan đến từng hợp đổng.
* Giá đấu giá
Đây là giá của hàng hoá khi có một hoặc có ít người bán trong khi đó có rất
nhiều người muốn mua. Loại giá này thường xuất hiện ở những trung tâm
thương mại quốc tế và đối với một số mặt hàng mà quy cách phẩm chất khó có
thể tiêu chuẩn hoá như: Chè, da, lông thú, một số loại lâm sản, hải sản đặc biệt
là sản phẩm nguyên liệu tươi sống hoặc có tính thời vụ. Giá đấu giá thường cao
hon giá quốc tế vì trong phương thức này người bán giữ ưu thế. Giá đấu giá
phản ánh những giao dịch thực tế và gắn liền với những lô hàng cụ thể với
những quy cách phẩm chất cho trước, vì vậy nó gần với giá yết bảng ở sở giao
dịch. Khi tiến hành đấu giá, người bán đưa ra một mức giá cơ sở và qua cạnh
tranh giữa những người mua với nhau đã nâng dần mức giá lên và hình thành
giá tối đa, đó là giá bán hàng hoá.
* Giá đấu thầu
Đây là giá của những hàng hoá khi có một hoăc ít người mua nhưne có rất
nhiều người muôn bán. Loại giá này thường được áp dung trong xây dựng các
công trình hoặc bán các vật tư, máy móc thiết bị. Giá đấu thầu có đặc điểm là
thường thấp hơn mức giá quốc tế. Vì trong hình thức đấu thầu người mua giữ
'un thế, họ chỉ chấp nhận mức giá thấp do người bán đưa ra.

4 GTQHKT-B
Khi tiến hành đấu thầu người mua có thể tổ chức công khai cho mọi đối
tượng tham gia hoặc hạn chế trong một phạm vi nào đó. Việc tổ chức công khai
sẽ đạt được sự cạnh tranh tốt hơn. Tuy nhiên trong thực tế không phải người
mua nào cũng có thể lựa chọn được mức giá thấp nhất mà có khi vẫn phải chấp
nhận mức giá không hoàn toàn có lợi cho mình do người gọi thầu bị mua
chuộc, do đơn chào thầu bị tiết lộ trước thời điểm đấu thầu, do những người dự
thầu liên kết với nhau trong một hiệp định lũng đoạn. Đê ngân chặn những hiện
tượng nói trên, hiện nay người ta áp dụng nhiều biện pháp như: huỷ bỏ kết quả
các cuộc đấu thầu nếu giá đấu thầu cao hơn mức giá quốc tế; yêu cầu có sự nộp
phạt cho ngân hàng khi chủ thầu bỏ cuộc (tỷ lệ nộp phạt có thể từ 10 - 15%
đơn giá chào thầu).
Trên đây là một số loại giá tồn tại đồng thời trên thị trường, các nhà kinh
doanh xuất nhập khẩu cần phải hiểu đúng và vận dụng linh hoạt. Tuy nhiên khi
tiến hành ký kết các hợp đồng ngoại thương cần phải xác định rõ điều kiện giao
hàng cụ thể trên cơ sở đối chiếu các điều kiện thương mại quốc tế để xác định
rõ những chi phí có liên quan cũng như thành phần của giá cả.
Trong điều kiện giao hàng thì phương tiện vận chuyển là vấn đề quan trọng
và quyết định mức chi phí vận tải. Ngoài ra cũng cần phải xác định xem chi phí
bảo hiểm và một số chi phí liên quan khác đã được tính vào giá chưa và ai phải
trả những chi phí đó. Chẳng hạn theo INCOTREMS 1990 có quy định rõ các
điều kiện giao hàng theo từng phương thức vận tải và nêu rõ cơ cấu của giá đối
với từng trường họp chuyên chở bằng đường hàng khôrm, đường sắt, đường
biển. Trường họp chuyên chở bằng đường biển người ta quy định phương tiện
chuyên chở với cơ cấu giá tương ứng là: giao dọc mạn tàu (FAS); giao trên tàu
(FOB); tiền hàng và cước phí (cảng đến quy định - CFR); tiền hàng, chi phí bảo
hiểm và cước phí (cảng đến quy định - CIF); giao tại tàu (cảng đến quy định -
DES), các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu phải hiểu rõ cơ cấu và điều kiện vận
dụng của từng loại giá trong thực tế.
2.3. Giá cả độc quyền và tỷ lệ trao đổi quốc tê
2.3.1. Giá cá độc quyền
Giá cả quốc tế là biểu hiện bằng tiền giá trị quốc tế của hàng hoá. Tuy
nhiên trone thực tế thì giá cả quốc tế lại thường xuyên tách rời giá trị quốc tế
của hàng hoá, từ đó hình thành nhiều mức giá khác nhau cho cùng một loại
hàng hoá.
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên là do giá cả và giá trị hàng hoá
trong phạm vi từng quốc gia cũng như trên thị trường thê giới thường xuyên
tách rời nhau. Sự xuất hiện của các liên minh kinh tê và thị trường mang tính
chất khu vực rõ rệt (Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản...) và việc hình thành cơ cấu độc
quyền đối với các sản phẩm trên thị trường tư bản chủ nghĩa v.v...
Các yếu tố trên tác động đến giá cả làm cho giá quốc tế thường xuyên tách
rời giá trị quốc tế. Đặc biệt là sự tác động của yếu tố độc quyền đã hình thành
hai loại giá chủ yếu của các tổ chức độc quyền trên thị trường thê giới, đó là
giá cả độc quyền cao và giá cả độc quyền thấp.
- Giá cả độc quyền cao là giá của tổ chức lũng đoạn hình thành ở những
nơi mà cạnh tranh sản xuất và tập trung tư bản mạnh đã tạo được những điều
kiện thuận lợi cho các tổ chức lũng đoạn chiếm được thị trường đối với một
mặt hàng nào đó. Giá cả độc quyền cao bao gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận
độc quyền. Giá này có thể bù đắp được những tổn thất do bán sản phẩm theo
giá thấp gây nên.
- Giá cả độc quyền thấp là giá xuất hiện ở những trung tâm buôn bán quốc
tế với những điểu kiện thống trị của lũng đoạn làm cho những người sản xuất
nhỏ (trước hết là những người sản xuất ở các nước đang phát triển), khi tham
gia thị trường không thể phối hợp được với nhau và buộc phải bán sản phẩm
của mình cho những nhà tiêu thụ lớn của các nước phát triển có vị trí độc
quyền trên thế giới. Giá cả độc quyển thấp thường không bù đắp đủ những chi
phí cần thiết của các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển. Để độc chiếm thị
trường, các tổ chức lũng đoạn thường bán những sản phẩm công nghiệp chế
biến của mình với giá thấp (bán phá giá hàng hoá), có khi thấp hơn cả giá cả
sản xuất. Những tổn thất này được bù đắp bằng mức giá độc quyền cao sau khi
đã chiếm lĩnh được thị trường.
2.3.2. Tỷ lệ trao đổi quốc té
Tỷ lệ trao đổi (Terms of Trade) là tỷ lệ % so sánh giữa chỉ số giá xuất khẩu
so với chỉ số giá nhập khẩu.
Nếu gọi pe là chỉ số giá xuất khẩu và P; là chỉ số giá nhập khẩu thì tỷ lệ trao
đổi được xác định bằng công thức sau:

T = — X 100
p,

52
Nội dung kinh tế của khái niệm tỷ lệ trao đổi trong buôn bán quốc tế được
thể hiện ở sự tổn tại mối quan hệ tỷ lệ giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu,
cũng như tỷ lệ so sánh giữa khối lượng của hai hàng hoá đem trao đổi. Nếu như
động thái giá cả của sản phẩm đưa ra trao đổi phát triển thuận lợi hơn so với
động thái phát triển của giá cả sản phẩm thu được qua trao đổi, thì với một khối
lượng không đổi của sản phẩm thứ nhất, qua trao đổi có thể thu được một khối
lượng lớn hơn sản phẩm thứ hai.
Như vậy, trong buôn bán quốc tế, nếu giá hàng xuất khẩu của một nước
tăng nhanh hơn (hoặc hạ chậm hơn) giá hàng mà nước đó nhập khẩu thì nước
đó sẽ có lợi hơn trong trao đổi quốc tế. Ngược lại, nếu giá hàng xuất khẩu của
một nước tăng chậm hơn (hoặc giảm nhanh hơn) so với giá hàng nhập khẩu thì
nước đó sẽ gặp bất lợi hơn trong trao đổi quốc tế.
Tỷ lệ trao đổi là một chỉ tiêu đánh giá lợi ích của một nước trong buôn bán
quốc tế, đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu của một nước, là chỉ
tiêu đánh giá nền kinh tế quốc dân của một nước ở vào địa vị có lợi hay không
có lợi trong trao đổi hàng hoá quốc tế, tuy nhiên đây không phải là một chỉ tiêu
duy nhất để đánh giá.
Khi xem xét quá trình phát triển của giá cả quốc tế chúng ta thấy giá các
sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng nhanh hơn giá các mặt hàng sơ cấp.
Điều này đã làm xuất hiện “giá cánh kéo” trong mậu dịch quốc tế. Khi “giá
cánh kéo” mở rộng, có nghĩa là giá các mặt hàng sơ cấp tăng chậm so với sự
gia tăng của giá các sản phẩm công nghiệp. Thực trạng này đã gây nhiều thiệt
hại cho các nước đang phát triển trong quan hệ buôn bán với các nước công
nghiệp phát triển vì cơ cấu xuất khẩu của các nước đang phát triển chủ yếu là
hàng sơ cấp. Ví dụ như ở Việt Nam phần lớn các ngành hàng xuất khẩu là
những nguyên liệu hoặc bán thành phẩm trong khi đó hàng nhập khẩu chủ yếu
là máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng cho nên xét về tỷ lệ trao đổi Việt Nam
không thuận lợi trong quan hệ buôn bán quốc tế.

Câu hỏi thảo luận


1. S ự cần thiết phải phát triển thương mại nói riêng và phát triển thương mại quốc tế
nói chung?
2. Việt Nam nên tập trung sản xuất và xuất khẩu những lĩnh vực nào? Vì sao?

53
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa hai học thuyết về thương mại quốc
tế của Adam Smith và David Ricardo.
2. Hãy cho biết bản chất của học thuyết lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế của
David Ricardo và ý nghĩa của học thuyết này?
3. Trình bày khái niệm thị trường, các loại thị trường và ý nghĩa của việc nghiên cứu
thị trường thế giới.
4. Phân tích các đặc điểm của thị trường thế giới hiện nay?
5. Trinh bày khái niệm giá quốc tế và các loại giá quốc tế?
6. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự trao đổi không ngang giá trên thị trường thê giới?
7. Hãy cho biết khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu tỷ lệ trao đổi trong thương
mại quốc tế?

54
Chương 3

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Mục tiêu:
- Hiểu được phương pháp và các loại hình chính sách thương mại quốc tế; các
nguyên tắc và biện pháp thực hiện chính sách thương mại quốc tế.
- Nhận biết được những ảnh hưỏng của việc áp dụng các nguyên tắc và biện pháp
thực hiện chính sách thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế và buôn bán quốc tế
của mỗi quốc gia.
- Tôn trọng và thực hiện tốt những quy định trong buôn bán quốc tế, tránh được
những rủi ro khi tham gia vào thị trường thế giới.
Nội dung:
1. Mỗi nước đều có một chính sách thương mại quốc tế (chính sách ngoại thương)
phù hợp với mục tiêu và điều kiện phát triển kinh tế của mình. Chính sách thương mại
quốc tế là một bộ phận của chính sách kinh tế, nó có vai trò quan trọng trong việc thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. Đ ể thực hiện chính sách thương mại quốc
tế, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của mỗi nước mà có các phương pháp và hình thức
khác nhau.
2. C ó 5 nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ thương mại
quốc tế. Đ ó là nguyên tắc tương hỗ, nguyên tắc tối huệ quốc, chế độ thuế quan ưu đãi
phổ cập, nguyên tắc ngang bằng dân tộc, và nguyên tắc đối xử quốc gia.
3. Trong quá trình thực hiện chính sách thương mại quốc tế, tuỳ vào tình hinh thực tế
của mỗi nước và của thế giới trong từng thời kỳ mà các nước sử dụng các biện pháp khác
nhau để tác động đến cả xuất khẩu và nhập khẩu theo mục tiêu phát triển kinh tế.

I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN c ứ u CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI


QUỐC TÊ
1. Khái niệm

55
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp
kinh tế, hành chính và luật pháp mà chính phủ sử dụng để thực hiện các mục
tiêu đã xác định trong lĩnh vực ngoại thương trong một thời kỳ nhất định, phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước đó.
Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng của chính sách
kinh tế của một nước, nó góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu kinh tế
của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể.
Trong từng thời kỳ khác nhau, mục tiêu kinh tế - xã hội của một đất nước
là khác nhau vì vậy chính sách thương mại quốc tế cũng phải thay đổi cho phù
hợp. Không có chính sách thương mại quốc tế áp dụng cho mọi thời kỳ phát
triển kinh tế.
Chính sách thương mại quốc tế của một đất nước phải nhầm bảo vệ thị
trường nội địa, hạn chế sự cạnh tranh bất lợi từ bên ngoài, hỗ trợ các doanh
nghiệp trong nước phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường thế giới, đẩy nhanh sự hội nhập kinh tế với khu vực và
thế giới.
Trong tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế, chính sách thương mại quốc tế
của một nước được xây dựng không chỉ dựa vào những điều kiện kinh tế cụ thể
của nước mình mà còn phải dựa vào những chuẩn mực của các hiệp định
thương mại song phương và đa phương mà nước đó tham gia.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sá ch thương mại q u ố c tế
- Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận trong chính sách đối ngoại
của nhà nước. Nó là cống cụ quan trọng để thực hiện chính sách đối ngoại
nhằm đảm bảo vị trí của nước đó trong quan hệ quốc tế. Việc nghiên cứu chính
sách thương mại quốc tế của các nước trên thê giới có ý nghĩa quan trọne đối
với chính phủ các nước, đối với các nhà quản lý nói chung và các doanh nghiệp
nói riêng.
- Giúp rút ra được những kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực
hiện chính sách thương mại quốc tê của đất nước một cách khoa học và mang
lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Nắm vững chính sách thương mại quốc tê của các nước trên thế giới sẽ
giúp các doanh nghiệp tìm cách thâm nhập vào thị trường thế giới, lựa chọn
dược những thị trường có lợi nhât nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt độns xuất

56
nhập khẩu. Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, mỗi nước đều lập ra một chính
sách bảo hộ mậu dịch riêng và có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế xuất
nhập khẩu riêng, vì vậy việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của các
nước sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng được thị trường mục tiêu cho từng
ngành hàng xuất hoặc nhập khẩu.
- Nắm vững chính sách thương mại quốc tế của các nước sẽ tạo điều
kiện cho việc lựa chọn hình thức và cách thức bành trướng kinh tế ra bên
ngoài thích hợp. Chẳng hạn, một nước áp dụng mức thuế nhập khẩu cao đối
với một sản phẩm nào đó thì có thể tìm cách đầu tư trực tiếp để tiến hành
sản xuất ngay tại nước đó, hoặc có thể thông qua các trung gian xuất khẩu
để tránh được hàng rào thuế quan. Ví dụ như Nhật đầu tư vào sản xuất xe
hơi tại Mỹ.
- Nắm vững chính sách thương mại quốc tế của các nước giúp cho việc xây
dựng những đối sách thích hợp trong quan hệ đối ngoại với các đối tác.
3. C á c phương pháp áp dụng trong chính sách thương mại q u ốc tế
Phương pháp là cách thức mà chính phủ các nước áp dụng nhằm thực hiện
những mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế trong từng thời kỳ. Để thực
hiện chính sách thương mại quốc tế, nhà nước thường sử dụng hai phương pháp
cơ bản là phương pháp tự định và phương pháp thương lượng.
3.1. Phương pháp tự định
Là phương pháp mà nhà nước căn cứ vào những yêu cầu và mục đích của
nước mình, tự quyết định những chính sách và biện pháp khác nhau với những
mức độ khác nhau trong các quan hệ buôn bán với nước ngoài.
Cơ sở để thực hiện phươns pháp này là quyền độc lập, tự chủ, tự quyết của
mỗi quốc gia. Nhà nước căn cứ vào tình hình kinh tế trong và ngoài nước để
đưa ra các biện pháp về thuế quan và phi thuế quan đối với từng ngành hàng,
từns quan hệ buôn bán với các nước ở những mức độ khác nhau nhằm thực
hiện các mục tiêu đã đề ra.
Tuy nhiên trong xu thế nhất thể hoá kinh tế thế giới và khu vực như hiện
nay vai trò của phương pháp tự định đang giảm dần trong việc thực hiện chính
sách thương mại quốc tế của từng nước. Nhưng đối với các nước có nền kinh tế
mạnh, chi phối quan hệ kinh tế - tài chính toàn cầu như Mỹ thì phương pháp
này vẫn được coi trọns.

57
3.2. Phương pháp thương lượng
Là phương pháp mà nhà nước thực hiện thương lượng với các bên tham gia
quan hệ buôn bán nhằm thoả thuận và lựa chọn các biện pháp và mức độ áp
dụng nó vào quan hệ buôn bán lẫn nhau.
Phương pháp này được thực hiện dưới hình thức ký kêt những điều ước,
hiệp định mậu dịch tự do song phương và đa phương. Ví dụ: Cho đến nay đã có
148 nước ký kết vào các hiệp định của tổ chức thương mại thê giới WTO nhằm
đạt được những thuận lợi trong quan hệ buôn bán với các nước khác trên thế
giới. Hiện nay phương pháp này được sử dụng ngày càng phổ biến, phù hợp với
quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới.
4. C á c hình thức của chính sách thương mại q u ố c tế
Mỗi một quốc gia đều có chính sách thương mại quốc tế riêng phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế của mỗi nước trong từng thời kỳ. Chính sách phát
triển thương mại quốc tế của các nước được tiến hành phân loại theo hai cách
cơ bản sau đây:
4.1. Theo mức độ tham gia của nhà nước trong điều tiết hoạt động
thương mại quốc tê
Chính sách thương mại quốc tế của các nước được chia làm 2 loại:
4.1.1. Chính sách mậu dịch tự do
Là chính sách thương mại quốc tế, trong đó nhà nước không can thiệp trực
tiếp vào quá trình điều tiết hoạt động thương mại quốc tế, mà mở cửa hoàn toàn
thị trường nội địa cho hàng hoá và tư bản được tự do lưu thông giữa trong và
ngoài nước nhằm tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển trên cơ sở tự
do cạnh tranh.
Chính sách mậu dịch tự do có đặc điểm:
- Nhà nước không sử dụng các công cụ để điều tiết xuất nhập khẩu.
- Việc xuất nhập khẩu được tiến hành một cách tự do.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, thương mại trong
nước đều được điều tiết bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường như: quy
luật cung cầu, quy luật tự do cạnh tranh...
* ưu điểm của chính sách mậu dịch tự do:
- Mọi trở ngại trong thương mại quốc tế bị loại bỏ, do đó thúc đẩy sự tự do
lưu thông hàng hoá giữa các nước.

58
- Làm cho hàng hoá trên thị trường nội địa phong phú, đa dạng hơn, giúp
người tiêu dùng có điều kiện để lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu
và khả năng thanh toán của mình.
- Tạo môi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa từ đó kích thích
các nhà sản xuất trong nước phát triển và hoàn thiện mình.
- Đối với những nước phát triển, các nhà sản xuất đã đủ sức cạnh tranh với
nước ngoài thì chính sách mậu dịch tự do giúp các nhà kinh doanh bành trướng
ra ngoài.
* Nhược điểm của chính sách mậu dịch tự do:
- Do thị trường trong nước được điều tiết chủ yếu bởi quy luật tự do cạnh
tranh cho nên nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, không ổn định và
bị lệ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị ở bên ngoài.
- Khi các nhà sản xuất trong nước chưa đủ mạnh thì dễ bị phá sản trước sự
tấn công của hàng ngoại nhập.
Chính vì vậy mà hiện nay, ngay cả các nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ,
Nhật... đều không thực hiện chính sách mậu dịch tự do đối với tất cả các
ngành hàng, mà chỉ áp dụng chính sách mậu dịch tự do đối với một số mặt
hàng đã đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và chỉ thực hiện trong một
thời gian nhất định.
4.1.2. Chính sách bảo hộ mậu dịch
Là chính sách thương mại quốc tế mà trong đó nhà nước sử dụng các biện
pháp để bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập.
Đổng thời nhà nước còn giúp đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trướng
ra thị trường nước ngoài bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, trợ cấp
xuất khẩu...
* Ưu điểm chính sách bảo hộ mậu dịch:
- Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập, giúp các nhà sản xuất kinh
doanh trong nước phát triển và tăng cường sức mạnh trên thị trường nội địa.
- Tăng cường sức mạnh cho các nhà kinh doanh xuất khẩu để giúp họ từng
bước thâm nhập vào thị trường thế giới.
Tuy nhiên, việc thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch cũng có những hạn
chế nhất định.

59
* Những hạn ch ế của chính sách bảo hộ mậu dịch:
- Chính sách bảo hộ mậu dịch sẽ làm tổn hại đến sự phát triển thương mại
quốc tế, dẫn đến sự cô lập kinh tế của một nước.
- Bảo hộ quá chặt sẽ dẫn đến sự bảo thủ, trì trệ của các nhà sản xuất trong
nước, quá trình sản xuất kinh doanh trong nước chậm được đổi mới, chất lượng
sản phẩm thấp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, hoạt động kinh
doanh và đầu tư sẽ khống mang lại hiệu quả. Đây chính là nguy cơ cho sự phá
sản trong tương lai của các ngành công nghiệp nếu quốc gia này phải chịu áp
lực cạnh tranh trên thị trường thế giới và yêu cầu giảm hàng rào thuế quan khi
gia nhập WTO hoặc các khu vực mậu dịch tự do trên thế giới.
- Gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước do hàng hoá nghèo nàn,
chất lượng hàng hoá thấp, giá cả hàng hoá cao...
* Những hình thức của chính sách bảo hộ mậu dịch được thực hiện ở
các nước trên th ế giới:
- Chính sách bảo hộ mậu dịch kiểu phòng ngự thường được thực hiện ở giai
đoạn “chuẩn bị” chuyển sang thực hiện chính sách mậu dịch tự do. Mục tiêu
của nó là bảo hộ các nhà kinh doanh trong nước đang ở giai đoạn mới hình
thành, chưa phát triển, chưa đủ sức cạnh tranh với các nhà tư bản nước ngoài.
- Chính sách “tân bảo hộ” hoặc “siêu bảo hộ” là chính sách thương mại
quốc tế của các nước thời kỳ đế quốc. Chính sách “tân bảo hộ ” khác với
chính sách bảo hộ mậu dịch kiểu phòng ngự ở chỗ đối tượng được bảo hộ
khône phải là các ngành kinh tế, các hãng, các công ty mới ra đời còn non
yếu mà là các hãng, các công ty, các ngành đã phát triển mạnh nhưng chưa
đủ tiềm lực để có thể đánh gục đối thủ cạnh tranh của các nước khác trên thị
trường thế giới.
Thực hiện chính sách “tân bảo hộ” nhằm giảm bớt sức cạnh tranh của hàng
nhập khẩu, đồng thời giúp đỡ các nhà xuất khẩu vừa chiếm lĩnh được thị trường
nội địa, vừa chủ động tấn công thâm nhập các thị trường nước ngoài. Mục tiêu
của chính sách “tân bảo hộ” là vừa “ngăn chặn” vừa “tấn công” và “bành
trướng” cho nên có thể gọi chính sách “tân bảo hộ” hoặc “siêu bảo hộ” là chủ
nghĩa bảo hộ mang tính chất “xâm lược”.
4.2ẳTheo mức độ tiêp cận của nền kinh tê quốc gia với nền kinh tẻ thê giới
Chính sách thương mại quốc tế của các nước gồm 2 loại:

60
4.2.1. Chính sách hướng nội
Là chính sách mà nền kinh tế ít có quan hệ với thị trường thế giới, mà phát
triển tự lực cánh sinh bằng sự can thiệp tuyệt đối của nhà nước. Với mô hình
này nhà nước thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế hàng xuất khẩu.
* Ưu-điểm:
- Thị trường nội địa được bảo hộ chặt chẽ nhờ đó mà nền công nghiệp trong
nước có điều kiện thuận lợi để phát triển, đặc biệt là ở những nước có ngành
công nghiệp nội địa chưa phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp
và khai thác tài nguyên.
- Là mô hình phát triển dựa vào nguồn tài lực bên trong, cho nên mọi tiềm
lực quốc gia đều được huy động cao độ cho phát triển kinh tế.
- Nền kinh tế trong nước ít chịu tác động của thị trường nước ngoài, nên tốc
độ tăng trưởng kinh tế tuy thấp nhưng ổn định.
* Nhược điểm của chính sách hướng nội:
- Hàng hoá sản xuất không mang tính cạnh tranh nên chất lượng thường
thấp, kiểu dáng chậm được đổi mới, giá thành cao.
- Nhiều ngành kinh tế phát triển kém hiệu quả vì việc phát triển kinh tế
không dựa vào lợi thế của đất nước mà chỉ dựa vào nhu cầu của nền kinh tế
đóng cửa.
- Do kim ngạch xuất khẩu thấp, nguồn thu ngoại tệ nhỏ bé nên cán cân
thương mại quốc tế bị mất cân đối.
- Vay nợ nước ngoài lớn, khả năng trả nợ khó khăn.
Với những ưu, nhược điểm trên, chính sách hướng nội được nhiều nước
trên thế giới lựa chọn thực hiện trong giai đoạn đầu khi nền kinh tế chưa
phát triển.
4.2.2. Chính sách hướng về xuất khẩu
Là chính sách mà nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực phát triển. Tham
gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và khu vực, chuyên môn hoá vào
sản xuất các sản phẩm mà quốc gia có lợi thế.
Chính sách hướng về xuất khẩu tạo điều kiện để các nước từng bước tham
gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, làm gia tăng thương mại giữa các
nước, làm cho nền kinh tế phát triển năng động do các doanh nghiệp phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đổng thời làm cho chất lượng sản phẩm
ngày càng cao.

61
n. CÁC NGUYÊN TẮC ĐlỂU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Trong quan hệ thương mại giữa các nưóc trên thế giới người ta sử dụng 5
nguyên tắc cơ bản để điều chỉnh.
1Ế Nguyên tắc tương hỗ (Reciprocity)
Đây là nguyên tắc mà các bên dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng
tương xứng nhau trong quan hệ buôn bán với nhau, vì vậy nguyên tắc này
còn được gọi là nguyên tắc có đi có lại. Tuy nhiên trong thực tê những ưu
đãi và nhân nhượng theo nguyên tắc này nhiều khi chỉ mang tính hình thức.
Và mức độ ưu đãi cũng như điều kiện nhân nhượng lại phụ thuộc vào tiềm
lực kinh tế của các bên tham gia. Bên yếu hơn thường bị lép vế và thường bị
buộc phải chấp nhận những điều kiện do bên có thực lực kinh tế mạnh hơn
đưa ra. Hay nói một cách khác khi thực hiện nguyên tắc này thường gây bất
lợi cho bên yếu.
Ngày nay các nước ít áp dụng nguyên tắc này hơn trong việc điều chỉnh
quan hệ buôn bán giữa các nước.
2. Nguyên tắc “ nước được ưu đãi nhất” hay cò n gọi là ng uyên tắc
“tối huệ q u ố c ” (MFN)
2.1. Khái niệm
Nguyên tắc “tối huệ quốc” là nguyên tắc mà các bên tham gia trong hoạt
động kinh tế thương mại sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém
hơn những ưu đãi mà mình đã, đang và sẽ dành cho các nước khác.
Nguyên tắc này được hiểu theo 2 cách:
- Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia quan hệ thương
mại quốc tế đã và sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào thì cũng được dành
cho bên tham gia kia được hưởng một cách không điều kiện.
- Hàng hoá di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ kinh tế - thương
mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế
quan và các phí tổn cao hơn, hoặc những thủ tục phiền hà hơn so với hàng
hoá nhập khẩu từ một nước thứ ba. Nguyên tắc “nước được ưu đãi nhất”
thường được áp dụng cho các quan hệ trong các lĩnh vực như: buôn bán, kinh
doanh công nghiệp, vận tải, địa vị pháp lý của công dân, pháp nhân giữa các
nước. Phạm vi áp dụng phụ thuộc vào mối quan hệ lẫn nhau giữa các nước
tham gia quan hệ kinh tế thương mại.

62
Theo tập quán quốc tế thì nguyên tắc “tối huệ quốc” là một nguyên tắc
điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước trên cơ sở các
hiệp định, hiệp ước ký kết giữa các nước một cách bình đẳng, có đi có lại và
cùng có lợi. Do đó theo luật pháp quốc tế thì điều chủ yếu của quy chế “tối
huệ quốc” là không phải dành cho nhau những đặc quyền mà là đảm bảo sự
bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về các cơ hội giao dịch kinh tế
thương mại.
Tác dụng chủ yếu của nguyên tắc “tối huệ quốc” là nhằm giảm bớt sự phân
biệt đối xử trong các quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước, làm cho điều
kiện cạnh tranh giữa các bạn hàng ngang bằng nhau, nhằm thúc đẩy quan hệ
buôn bán giữa các nước ngày càng phát triển. Tuy nhiên trong điều kiện có sự
chênh lệch lớn về mức phát triển kinh tế và cơ cấu hàng hoá trao đổi, không thể
nói đến lợi ích ngang bằng giữa các nước. Trong nhiều trường hợp, chính sự
chênh lệch về điều kiện kinh tế có thể xoá bỏ tinh thần “không phân biệt đối
xử” của nguyên tắc này. Thực tế quan hệ giữa các nước công nghiệp phát triển
và các nước đang phát triển đã chứng minh điều đó.
Việc thực hiện nguyên tắc MFN dẫn đến cái gọi là “phân biệt đối xử ” mà
các nước công nghiệp phát triển thường dùng trong các quan hệ kinh tế quốc
tế. Phân biệt đối xử là sự cố tình gây bất lợi cho nước này hay nước khác. Hay
nói một cách khác, trong quan hệ kinh tế với nước ngoài, chính phủ các nước
áp dụng những biện pháp khác nhau nhằm ưu đãi cho một số nước này và gây
khó khăn cho một số nưóc khác trong việc xuất khẩu hàng hoá.
Chẳng hạn, những nước được Mỹ cho hưởng chế độ MFN thì thuế nhập
khẩu đánh vào hàng hoá khi nhập vào thị trường Mỹ thấp hơn nhiều so với
những nước không được hưởng chế độ MFN. Trong biểu thuế của Mỹ, thuế
suất phổ thông đối với cà phê là 18,2%, còn thuế suất tối huệ quốc chỉ là
2,8%; tương tự đối với các loại hàng thực phẩm là 19,2% và 5,5%; hàng dệt là
55,1% và 10,1%; 'hàng may mặc là 68,9% và 13,4%; sản phẩm gỗ là 29,4%
và 2,1%; hoá chất, cao su là 30,3% và 4,3%; hàng công nghiệp chế tạo khác
là 46,7% và 3,8%. Vì vậy nếu một nước không được hưởng chế độ MFN thì
hàng hoá của nước đó rất khó có khả năng xâm nhập được vào thị trường Mỹ.
Đối với nước ta, chỉ từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu
lực và Việt Nam được hưởng chế độ tối huệ quốc (mặc dù chỉ mang tính tạm
thời - hàng năm) thì xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ mới tăng trưởng

63
nhanh chóng. Trong vài năm gần đây, Nhật Bản và một số nước cũng đã cho
Việt Nam được hường chế độ MFN, nên kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của
nước ta vào các nước này ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, ở các thị trường mà
Việt Nam chưa được hưởng chế độ MFN thì xuất khẩu hàng hoá còn gặp rất
nhiều khó khăn.
2.2. Cách thức áp dụng nguyên tác MFN
Nguyên tắc MFN được các nước, tuỳ thuộc vào lợi ích của mình mà áp
dụng khác nhau, có 2 cách áp dụng:
- Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện: Quốc gia được hưởng chế độ
tối huệ quốc phải chấp nhận thực hiện những điều kiện về kinh tế, chính trị do
chính phủ các quốc gia cho hưởng chế độ “tối huệ quốc” đòi hỏi.
Chẳng hạn từ tháng 2 năm 1980 Mỹ cho Trung Quốc được hưởng chế độ
tối huệ quốc, nhưng có sự gia hạn qua các năm để gây sức ép buộc Trung Quốc
phải nhượng bộ các vấn đề nhân quyền ở Tây Tạng, vấn đề bán và phổ biến vũ
khí thông thường và vũ khí hạt nhân cho các nước đang phát triển và vấn đề
Đài Loan.
- Áp dụng chế độ tối huệ quốc không điều kiện là nguyên tắc mà nước này
cho nước khác được hưởng chế độ MFN mà không kèm theo bất kỳ một ràng
buộc nào.
Một nước muốn đạt được chế độ tối huệ quốc của một quốc gia khác thì có
2 phương pháp:
+ Thông qua đàm phán song phương để ký kết các hiệp định thương mại.
+ Gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Hiện nay, Việt Nam đã hoàn tất các thủ tục gia nhập WTO. Đến năm 2006
khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì mặc nhiên sẽ được hường chế độ
MFN của 148 nước thành viên WTO và phải cho họ hưởng chế độ iMFN khi thực
hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ và đầu tư trên thị trường Việt Nam.
3. C h ế độ th u ế quan ưu đãi phổ cập (GSP)
3.1. Khái niệm
Chê độ thuế quan ưu đãi phổ cập là chế độ tối huệ quốc đặc biệt của các
nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang phát triển khi đưa hàng
công nghiệp chế biến vào các nước này.

64
Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập dành cho các nước đang phát triển được
Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (ƯNCTAD) thông qua
năm 1968 nhằm giúp các nước này gia tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị
trường, khuyến khích phát triển kinh tế.
Nội dung cơ bản của chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập:
- Giảm hoặc miễn giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước
đang hoặc kém phát triển.
- Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập áp dụng cho các loại hàng công nghiệp
thành phẩm hoặc bán thành phẩm và các mặt hàng công nghiệp chế biến.
3ắ2. Đặc điểm của việc áp dụng chế độ thuê quan ưu đãi phổ cập
Không mang tính cam kết. Chính sách GSP thay đổi theo từng thời kỳ và
số nước cho ưu đãi và nhận ưu đãi là không cố định. Hiện nay có 16 chế độ
GSP bao gồm 27 nước cho ưu đãi và 128 nước vùng lãnh thổ được nhận ưu đãi.
GSP chỉ dành cho các nhà nước đang phát triển, đây là chế độ thuế quan
ưu đãi mà các nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang phát triển.
Vì vậy trong quá trình thực hiện GSP các nước phát triển kiểm soát và khống
chế các nước nhận ưu đãi rất chặt chẽ. Chẳng hạn EU quy định nưóc đang phát
triển nào có thu nhập GDP tính trên đầu người cao hơn 6000USD/năm thì
không còn được hưởng GSP nữa và có những quy định cụ thể về hàng hóa được
hưởng GSP.
Chế độ GSP không mang tính “có đi có lại”, không buộc các nước được ưu
đãi theo chế độ GSP phải cho các nước cho hưởng những ưu đãi về thương mại
tương tự.
3ề3. Quy định đối với hàng hoá được hưởng GSP
Không phải bất kỳ một sản phẩm nào được xuất từ nước được hưởng sang
nước cho hưởng đều được miễn hoặc giảm thuế theo GSP. Một hàng hoá từ
nước được hưởng nhập vào nước cho hưởng, muốn được hưởng chế độ GSP
phải thoả mãn các điều kiện:
3.3.1. Điều kiện về xuất xứ
Hàng hoá được hưởng chế độ GSP phải là những sản phẩm hàng hoá có
nguồn gốc toàn bộ tại nước được hưởng (chẳng hạn như: khoáng sản, rau quả
trổng và thu hoạch tại nước được hưởng...) và những hàng hóa có thành phần
nguyên liệu nhập khẩu nhưng đã trải qua quá trình gia công tái chế cần thiết.

5.GTQHKT-A
65
Một hàng hoá được coi là có thành phần nhập khẩu đã trải qua quá trình
gia cồng tái chế cần thiết nếu đạt được các tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn gia công: Những nguyên vật liệu, chi tiết hay bộ phận nhập
khẩu được coi là đã trải qua “quá trình gia công tái chế cần thiết” nếu như sản
phẩm cuối cùng thu được nằm trong hạng mục khác với những hạng mục của
những nguyên vật liệu, chi tiết hay bộ phận nhập khẩu sử dụng trong biểu thuế
quan chung. Chẳng hạn theo quy định của EU, Nhật, Thụy Sĩ sản phẩm giày
dép xuất khẩu sang các nước đó nếu sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu thì
nguyên liệu đó phải dùng dưới dạng tấm, nhập khẩu nguyên cuộn thì mới được
miễn giảm thuế.
- Tiêu chuẩn tỷ trọng là tiêu chuẩn mà nước cho hưởng GSP quy định tỷ lệ
phần trăm tối thiểu đối với lao động và nguyên vật liệu phải được sản xuất tại
nước được hưởng GSP, hoặc quỵ định tỷ lệ phần trăm tối đa đối với nguyên vật
liệu nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu sang nước cho hưởng GSP. Tiêu chuẩn
tỷ trọng được quy định khác nhau ở các nước cho hưởng GSP.
Đối với hàng may mặc muốn được hưởng chế độ GSP thì sản phẩm phải
được may từ vải dệt tại nước được hưởng GSP. Còn nếu hàng may mặc được
may từ vải nhập khẩu thì hàng may mặc đó không được hưởng chế độ GSP khi
xuất sang nước cho hưởng.
Ngoài ra, còn có hai quy tắc khác:
- Quy tắc cộng gộp theo khu vực: Theo quy tắc này thì các nước cho hưởng
sẽ ký kết một thoả ước với một khối nước trong khu vực cho phép một hàng
hoá có xuất xứ từ bất kỳ một nước nào đó trong khu vực cũng được coi là cổ
xuất xứ tại một nước khác trong cùng khu vực đó. Chẳng hạn, theo thoả ước
giữa EU và ASEAN thì khi làm hàng xuất khẩu sang EU, các doanh nghiệp
Việt Nam có quyền sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ bất cứ nước nào trong
khối ASEAN vẫn được coi là nguyên liệu Việt Nam.
- Quy tắc bảo trợ: Theo quy tắc này thì những sản phẩm được sản xuất từ
nguyên liệu nhập khẩu từ nước cho hưởng sau đó xuất ngược trở lại nước cho
hưởng thì được coi là hàng có xuất xứ từ nước được hưởng, quy tấc này được
một số nước như: Nhật, Canada, New Zealand, ú c , EU... áp dụng.
3.3.2. Điều kiện vận tải (điều kiện gửi hàng)
Tất cả các nước cho hưởng GSP đều quy định hàng hoá phải được vận
chuyển (gửi) thẳng từ nước được hưởng tới nước cho hưởng. Quy định này

66
5 GTQHKT-B
nhằm đảm bảo một cách chắc chắn rằng hàng hoá đó không bị gia công tái chế
thêm trong thời gian vận chuyển.
Điều kiện gửi hàng được thoả mãn khi:
- Hàng hoá vận chuyển không qua lãnh thổ của một nước thứ ba nào khác.
- Nếu hàng vận chuyển qua lãnh thổ của một nước thứ ba thì phải đảm bảo
là hàng hoá đó chịu sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của hải quan của nước đó và
không mua bán lại vào thị trường của nước thứ ba hay trải qua bất kỳ một sự
gia công tái chế nào ngoại trừ việc bốc đỡ hoặc công việc nhằm giữ gìn tốt
hàng hoá.
3.3.3. Điều kiện vê chứng từ xác nhận
Hầu hết các nước cho hưởng GSP đều đòi hỏi giấy chứng nhận xuất xứ
Form A cho mặt hàng được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập được nhập
vào nước cho hưởng từ các nước được hưởng. Điều kiện để được cấp giấy
chứng nhận xuất xứ Form A là điều kiện xuất xứ đã nêu ở phần trên.
Trong thời gian qua, EƯ đã áp dụng chương trình GSP. Theo chương trình
này, EU chia các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với 4 mức thuế ưu
đãi khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát
triển của nước xuất khẩu và những văn bản thoả thuận đã ký kết giữa hai bên.
Bốn nhóm sản phẩm được hưởng chế độ GSP của EƯ như sau:
- Nhóm 1: Sản phẩm rất nhạy cảm bao gồm phần lớn là nông sản và một số
ít sản phẩm công nghiệp tiêu dùng như chuối tươi, chuối khô, dứa tươi, dứa
hộp, (lượng đường không quá 17% trọng lượng), quần áo may sẵn, nguyên liệu
thuốc lá, lụa tơ tằm..., được hưởng mức thuế GSP bằng 85% thuế suất MFN.
Đây là nhóm mặt hàng EU hạn chế nhập khẩu.
- Nhóm 2: Sản phẩm nhạy cảm, chủ yếu là thực phẩm, đổ uống, hoá chất,
nguyên liệu, hàng thủ công (gạch lát nền, đồ sành sứ), hàng giày dép, hàng
điện tử dân dụng, xe đạp, ô tô, đồ chơi trẻ em... được hưởng mức thuế GSP
bằng 70% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU không khuyên khích
nhập khẩu.
- Nhóm 3: Sản phẩm bán nhạy cảm bao gồm phần lớn là thuỷ sản đông
lạnh (tôm, cua, mực đông lạnh, cá tươi ướp lạnh, cá đông lạnh), một số nguyên
liệu hoá chất, hàng công nghiệp dân dụng (điều hoà, máy giặt, tủ lạnh) được
hưởng mức thuế GSP bằng 35% mức thuế suất MFN. Đây là nhóm sản phẩm
mà EU khuyến khích nhập khẩu.

67
- Nhóm 4: Sản phẩm không nhạy cảm chủ yếu là một số loại thực phẩm, đồ
uống (nước khoáng, bia, rượu), nguyên liệu (than đá, dầu thô, cao su), nông sản
(dừa cả vỏ, hạt điều), được hưởng mức thuế GSP bằng 1 - 10% thuế MFN. Đây
là nhóm hàng EƯ đặc biệt khuyến khích nhập khẩu.
Ngoài ra, đối với hàng nông sản, thủy sản, may mặc, giày dép... có xuất xứ
từ các nước đang và kém phát triển, được EU cho hưởng chế độ ưu đãi thuế
quan đặc biệt GSP. Theo chế độ này và tuỳ theo mức độ nhạy cảm của hàng
hoá (mức độ ảnh hưởng đến sản xuất của EƯ), có thể được giảm từ 15%, 35%,
65% mức thuế MFN áp dụng cho mặt hàng đó.
Hiện nay EU đã cho Việt Nam được hưởng chế độ GSP, đây là một thuận
lợi lớn giúp cho hàng hoá của nước ta, đặc biệt là các hàng chúng ta có thế
mạnh thâm nhập vào thị trường EU. Cho đến nay mặc dù Hiệp định thương mại
Việt Nam - Hoa Kỳ đã có hiệu lực, Hoa Kỳ vẫn chưa cho Việt Nam được
hưởng chế độ GSP (hiện nay có khoảng 3500 loại sản phẩm từ trên 150 nước và
vùng lãnh thổ được hưởng chế độ GSP của Hoa Kỳ). Đại bộ phận những sản
phẩm được Hoa Kỳ cho hưởng GSP là những mặt hàng thuộc nhóm nông sản,
hải sản, thực phẩm và đổ uống, nhựa và sản phẩm nhựa, cao su và sản phẩm
cao su, đổ gỗ, đổ da, một số mặt hàng thuộc nhóm giày dép và may mặc... Đây
là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tuy hiện nay đã được
hưởng chế độ MFN nhưng mức thuế suất vẫn còn cao hơn nhiều so với mức
thuế suất GSP. Vì vậy đây cũng là những rà'o cản đối với hàng xuất khẩu của
Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong quan hệ so sánh vói các nước khác, đặc
biệt là các nước trong khu vực có điều kiện sản xuất tương tự như nước ta...
4. Nguyên tắc ngang bằng dân tộc (NP)
Theo nguyên tắc này thì mọi công dân của các bên tham gia quan hệ kinh
tế thương mại đươc hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau (trừ quyền bầu
cử, ứng cử và tham gia nghĩa vụ quân sự). Có nghĩa là công dân, công ty của
nước A khi sinh sống, đặt trụ sở ở nước B thì được hưởng các quyển lợi và
nghĩa vụ như công dân, công ty của nước B và ngược lại.
5. N guyên tắc đối xử q u ố c gia (NT)
Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc mà các nước không dành cho các
hàng hoá sản xuất trong nước những ưu đãi hon những hàng hoá nhập khẩu.
Nguyên tắc này nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh bình đảng giữa các
nhà kinh doanh trong nước và các nhà kinh doanh nước ngoài trong lĩnh vực

68
thương mại, dịch vụ và đầu tư. Cụ thể là hàng nhập khẩu không phải chịu mức
thuế, lệ phí cao hơn, các thủ tục kinh doanh phiền hà hơn hoặc bị áp đặt những
tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe hơn so với hàng hoá
sản xuất trong nước. Nguyên tắc NT được chính phủ Việt Nam chấp thuận áp
dụng lần đầu tiên trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết
7/2000 và có hiệu lực thực thi từ tháng 12/2001.

ffl. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHỈNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TÊ
1. T h u ế quan
l . l ễ Khái niệm
Thuế quan là khoản thuế mà các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu phải nộp
cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ nhà khi hàng hoá đi qua cửa
khẩu của một nước.
1.2. Vai trò của thuế quan
Thuế quan là khoản thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu,
vì vậy sử dụng thuế quan sẽ giúp cho các nước có thể hạn chế hoặc gia tăng lượng
hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu tùy từng thòi kỳ vì lợi ích của quốc gia. Tuy nhiên
nói đến vai trò của thuế quan chúng ta xem xét trên những khía cạnh sau:
- Thuế quan có vai trò quan trọng trong việc điều tiết xuất nhập khẩu. Như
chúng ta đã biết lượng hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu của một quốc gia
phụ thuộc vào sức tiêu thụ trên thị trường, sức tiêu thụ lại phụ thuộc vào giá cả
hàng hoá. Khi giá cả tăng hoặc giảm sẽ làm cho sức tiêu thụ của hàng hoá
giảm hoặc tăng. Một bộ phận quan trọng trong giá hàng xuất nhập khẩu là thuế
quan. Vì vậy thuế quan cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của hàng
hoá, đến sức cạnh tranh của hàng hoá. Do đó thông qua mức thuế quan đánh
vào hàng xuất nhập khẩu chính phủ các nước đã gián tiếp điều tiết lượng hàng
xuất nhập khẩu.
- Thuế quan có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ thị trường nội địa. Việc
đánh mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu sẽ làm cho giá hàng nhập
khẩu tăng cao, từ đó giúp các nhà sản xuất trong nước có được những lợi thế
nhất định trong cạnh tranh do giá hàng rẻ. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp
mới thành lập, còn non trẻ thì thuế quan giúp họ có thời gian để trưởng thành,
để chiếm lĩnh thị trường. Trong thực tế chúng ta thấy phần lớn các doanh

69
nghiệp trẻ nếu không được sự bảo hộ bằng thuế quan thường khóng đù sức
cạnh tranh vói hàng ngoạ-i nhập và đã bị phá sản.
- Thuế quan góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đối với
nhiều nước trên thế giới thì thuế quan nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng
cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên trong tiến trình hội nhập toàn cầu thì vai trò
của thuế quan đối với nguồn thu ngân sách ngày càng giảm bớt vì một trong
những yêu cầu của thương mại tự do là giảm dần thuế nhập khẩu nén vấn đề
quan trọng đối với các quốc gia là phải giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa
việc thực hiện giảm hàng rào thuế quan theo các hiệp định đa phương đã ký kết
vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách.
- Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây
áp lực đối với các bạn hàng nhằm đạt được những nhượng bộ trong đàm phán.
Các nước thường sử dụng thuế quan để gây áp lực đối với các bạn hàng nhằm
bảo vệ lợi ích của mình. Chẳng hạn, Mỹ đòi EU phải giảm trợ cấp cho nông
nghiệp từ 30 - 50% nếu khổng Mỹ sẽ tăng mức thuế đánh vào sản phẩm của
EƯ nhập khẩu vào Mỹ. Hoặc khi Nhật tăng thuế nhập khẩu đối với các mặt
hàng rau củ của Trung Quốc vào nãm 2001 thì lập tức Trung Quốc tăng gấp
đôi mức thuế đánh vào các mặt hàng xe hơi và điện tử gia dụns của Nhật
nhập khẩu vào Trung Quốc. Cuối cùng buộc hai nước phải ngồi vào bàn đàm
phán đê thương lượng.
l ẽ3. Các loại thuê quan
Để xác định các loại thuế quan người la thường tiến hành phân loại theo
nhũng tiêu thức khác nhau.
1.3.1. Theo mục đích đánh th u ế
Thuế quan được chia làm 2 loại: thuế quan tài chính và thuế quan bảo hộ.
- Thuê quan tài chính: Là loại thuế có vai trò làm tâng nguồn thu cho ngân
sách. Loại thuế này thường đánh vào những mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu mà
ở trong nước không sản xuất được. Ngày nay loại thuế này chỉ có ý nahĩa lớn
đối với các nước đang phát triển.
- Thuê quan bảo hộ: Là loại thuế nhằm bảo hộ sản xuất trons nước. Việc
đánh thuế nhằm làm cho giá hàng nhập khẩu gia tăng. Vì vậy mức thuế phải
được quy định sao cho giá hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế phải bằna hoặc
cao hơn so với giá hàng tương tự được sản xuất trong nước, từ đó làm siảm sức
cạnh tranh của hàng ngoại nhập.

70
Thuế quan bảo hộ gồm có:
+ Thuế quan hạn ngạch: Là loại thuế nhập khẩu mà ngưòi ta áp dụng 2 mức
thuế suất nhập khẩu khác nhau. Hàng hoá trong hạn ngạch thuế quan thì có mức
thuế suất thấp, hàng hoá ngoài hạn ngạch thì phải chịu mức thuế suất cao. Ví dụ
các nước OECD có mức thuế trong hạn ngạch tính trung bình với hàng nông sản
là 36%, còn ngoài hạn ngạch thì phải chịu mức thuế suất là 120%.
+ Thuế đối kháng hay còn gọi là thuế chống trợ cấp xuất khẩu: Đây là một
khoản thuế đặc biệt đánh vào sản phẩm nhập khẩu mà nhà sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp, nhằm bảo vệ sản
xuất trong nước.
+ Thuế chống bán phá giá: Là một loại thuế đặc biệt được áp dụng để ngăn
chặn và đối phó với hàng nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường nội địa tạo
ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ Hoa Kỳ đã áp dụng thuế chống bán
phá giá đối với sản phẩm cá ba sa của Việt Nam.
+ Thuế bổ sung: Là loại thuế được đặt ra để thực hiện biện pháp tự vệ trong
trường hợp khẩn cấp. Chính phủ các nước có thể áp dụng thuế bổ sung cao hơn
mức thuế thông thường nếu như khối lượng nhập khẩu một sản phẩm tăng lên
quá cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ làm mất đi một ngành
sản xuất nào đó trong nước.
1.3.2. Theo đối tượng đánh thuê
Thuế quan được chia làm 3 loại:
- T h u ế quan xuất khẩu: Là thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu ra nước
ngoài. Loại thuế này nhằm mục đích hạn chế lượng hàng hoá xuất khẩu ra
nước ngoài. Vì vậy, loại thuế này chỉ còn một số ít nước đang phát triển áp
dụng để tạo nguồn thu cho ngân sách. Đây là loại thuế thường đánh vào những
hàng truyền thống nhằm thu được giá cao hơn hoặc những hàng hoá dễ đưa đến
sự khan hiếm hoặc những hàng hoá ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- T h u ế quan nhập khẩu: Là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu từ nước
ngoài vào. Loại thuế này vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách vừa có tác dụng
bảo hộ thị trường nội địa. Vì vậy nó là một công cụ quan trọng mà các nước tư
bản sử dụng để thực hiện chính sách thương mại quốc tế. Thuế quan nhập khẩu
đóng vai trò quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của các nước. Nó
được sử dụng như một công cụ quan trọng trong đấu tranh chống sự cạnh tranh
của hàng ngoại nhập và bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất trong nước.

71
- Thuê quan quá cảnh: Là loại thuế đánh vào hàng hoá nước ngoài khi
được chở qua lãnh thổ của một nước. Tuy nhiên để khuyến khích chuyên chở
hàng hoá quá cảnh hiện nay các nước ít sử dụng loại thuế nàyệ
1.3.3. Theo phương pháp tính th u ế
Thuế quan bao gồm 3 loại:
- T huế tính theo trị giá hàng hoá: Là loại thuế được xác định bằng một tỷ
lệ phần trăm so với trị giá hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu. Đây là loại thuế quan
được áp dụng nhiều nhất do dễ tính toán và theo kịp tốc độ của lạm phát. Tuy
nhiên cách tính thuế này cũng có nhược điểm nhất định như phải tiến hành
phân loại sản phẩm tính thuế và việc xác định giá tính thuế thường khó thực
hiện. Tuy nhiên để hạn chế những nhược điểm đó tại vòng đàm phán Tokyo
của GATT đã thông qua hiệp định về việc thực thi điều khoản VII hay còn gọi
là “thể lệ định giá”. Hiệp định này điều tiết thủ tục định giá hải quan của các
nước thành viên WTO nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng phức tạp của việc định
giá hải quan đến thương mại quốc tế.
Nội dung của điều khoản VII thể hiện thông qua các phương pháp xác định
“giá giao dịch” sau:
+ Thứ nhất: Các thành viên của WTO phải cam kết sử dụng “giá giao
dịch” làm cơ sở tính thuế hải quan (giá thể hiện trên hoá đơn hoặc trên hợp
đồng nhưng giá đó phải đúng là giá giao dịch thực tế).
+ Thứ hai: Nếu không xác định được “giá giao dịch” là trung thực thì hải
quan của nước nhập khẩu có quyền căn cứ vào “giá giao dịch” của những hàng
y hệt như hàng cần tính thuế và được xuất khẩu trong cùng một thời gian và địa
điểm xuất xứ của hàng hoá.
+ Thứ ba: Nếu “giá giao dịch” không thể xác định theo cách thứ nhất và
thứ hai thì hải quan có thể sử dụng giá giao dịch của mặt hàng tương tự.
+ Thứ tư: Hải quan nước nhập khẩu thuộc thành viên WTO có thể tự xác
định “giá giao dịch” trên cơ sở lấy giá bán của mặt hàng y hệt hoặc tương tự
đang tiêu thụ trên thị trường nước nhập khẩu trừ đi các khoản hoa hồng, chi phí
vận chuyển và phí bảo hiểm tại quốc gia nhập khẩu.
+ Thứ năm: Các nước thành viên WTO có thể thẩm định “giá giao dịch”
trên cơ sở xác định giá thành bao gồm các chi phí chế tạo và các chi phí khác
có liên quan đến nhập khẩu hàng hoá, tuy nhiên giá tính theo cách này phải
được đối chiếu so sánh với giá giao dịch được xác định theo các cách kể trên.

72
- Thuê tính theo sô lượng: Là thuê được tính ổn định theo khối lượng hoặc
trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, vì vậy số tiền thuế phải nộp không phụ
thuộc vào giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. Chẳng hạn như mỗi kiện hàng nhập
khẩu vào nội địa nộp 0,5USD hay thuế nhập khẩu đánh vào mỗi kilôgam hàng
là 0,01 USD. Đây là loại thuế đon giản trong tính toán, không cần xác định trị
giá hàng nhập nên giảm được hiện tượng gian lận có liên quan đến việc kê khai
giá trị hàng hoá để trốn thuế.
- T h u ế quan hỗn hợp: Là thuế tính theo cả 2 cách số lượng và giá trị. Ví
dụ: Mỗi kiện hàng nhập khẩu đánh thuế 0,5USD cộng với 1% trị giá hàng
nhập. Hoặc mặt hàng sữa nhập khẩu vào Nhật Bản phải chịu mức thuế 21,3% +
54 yên/kg.
1.3.4. Theo mức thuê
Thuế quan gồm 4 loại:
- T huế suất thông thường (hay còn gọi là thuế phi tối huệ quốc): Đây là
mức thuế cao nhất mà các nước áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu từ
những nước chưa phải là thành viên của WTO và chưa ký kết Hiệp định song
phương với nhau. Loại thuế này có khung thuế suất nằm trong khoảng từ 20%
đến 110%.
- T h u ế tối huệ quốc: Là loại thuế mà các nước thành viên WTO áp dụng
cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên khác, hoặc theo Hiệp định song
phương về ưu đãi thuế quan. Đây là loại thuế thấp hơn nhiều so vói mức thuế
thông thường.
- Thuê'quan M( đãi p h ổ cập: Là loại thuế ưu đãi cho một số loại hàng hoá
nhập khẩu từ những nước đang phát triển vào các nước công nghiệp phát triển
mà nước này cho hưởng GSP. Mức thuế này thấp hơn mức thuế tối huệ quốc.
- T h u ế áp dụng cho cức khu vực thương mại tự do: Đây là loại thuế có mức
thuế suất thấp nhất, thậm chí nhiều mặt hàng có mức thuế suất bằng không. Ví
dụ: Trong AFTA có rất nhiều mặt hàng có thuế suất bằng không.
Như vậy trons biểu thuế xuất nhập khẩu của các nước, có nhiều mức thuế
suất khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm và có sự chênh lệch quá lớn
giữa các loại thuế. Vì vậy nếu hàng hoá của một nước nào đó phải chịu mức
thuế thông thườns hoặc kém ưu đãi hon so với nước khác, thì chính điều đó trở
thành rào cản trons việc thực hiện chính sách thương mại quốc tế.

73
2ế Những biện pháp phi th uế quan
2ẽl. Những biện pháp hạn chế về só lượng
2.1.1. Hình thức cám hẳn xuất, nhập khẩu một số loại hàng
Đáy là hình thức bảo hộ mậu dịch một cách tuyệt đối, loại hoàn toàn đối
thu cạnh tranh nước ngoài trên thị trường nội địa. Thực hiện hình thức này
chính phủ cấm nhập khẩu một số mặt hàng nhất định. Biện pháp này thường
gây nén những trở ngại khổng thể vượt qua đối với hoạt động thươns mại quốc
tế, vì vậy trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu thì biện pháp này nsày càng
ít được sử dụng. Theo tinh thần của hiệp định GATT thì các nước chỉ xác định
danh mục hàng cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu nếu các mặt hàng đó có ảnh
hưởng lớn đến an ninh - xã hội của quốc gia."Chẳng hạn, EU thườne dựa vào lý
do bảo vệ người tiéu dùng, môi trường và động thực vật để áp dụng biện pháp
cấm nhập khẩu đối với một số các sản phẩm. Tháng 2 nãm 2002. EU đã không
cho hàng thủy sản của Trung Quốc vào danh mục hàng được phép nhập khẩu
vào EU do Trung Quốc khóng đáp ứng được các yêu cầu về kiểm soát dư lượng
chloramphenicol (một loại kháng sinh thường được dùng để làm tôm tăng
trưởng nhanh) của EU. Đối với nông - lâm - hải sản, EU đang áp dụng biện
pháp cấm nhập khẩu cá voi và động vật có vú nhằm mục đích thươns mại...
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cấm nhập khẩu một số hàng hóa thuộc
diện cần phải được đảm bảo an toàn công cộng, an toàn môi trườne và an toàn
lao động cũng như vì các lý do liên quan đến văn hoá. Ví dụ: Theo quvết định
46/2001/QĐ-TTs, hàns cấm nhập khẩu hiện nay bao gồm: vũ khí. đạn dược,
vật liệu nổ, ma tuý, hoá chất độc, pháo các loại, thuốc lá thành phẩm, hàns tiêu
dùng đã qua sử dụng, phương tiện vận tải có tay lái nghịch, vật tư phương tiện
đã qua sử dụng, sản phẩm vật liệu có chứa amiãng.
2.2Ế2. Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu
Hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu phải được cơ quan có thầm quyền cho phép
bằng việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu. Có 2 loại giấy phép:
- Giấy phép chung là loại giấy phép được cấp công khai, v ề thực chất đây
là hình thức thóng qua giấy phép để qũy định quyền kinh doanh xuất nhập
khấu của các doanh nshiệp. Chỉ những doanh nshiệp có giấy phép mới được
quyền ký kết các hợp đồns xuất nhập khẩu trực tiếp với các đối tác nước ngoài.
Giấy phép chung có các đặc điểm sau:

74
+ Để được cấp giấy phép doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện nhất định
như: giấy phép thành lập, vốn....
+ Giấy phép không quy định khối lượng hoặc trị giá hàng hoá được phép
xuất hoặc nhập khẩu, không quy định thời hạn sử dụng giấy phép.
+ Giấy phép có quy định ngành hàng kinh doanh.
Loại giấy phép này thường được áp dụng ở các nước có nền kinh tế phi thị
trường, nhằm giúp nhà nước thực hiện quản lý độc quyền ngoại thương. Hiện
nay trong tiến trình nhất thể hoá toàn cầu, loại giấy phép này ít được sử dụng.
0 Việt Nam loại giấy này đã bị loại bỏ hoàn toàn. Tất cả các đơn vị kinh tế
hoạt động theo luật định đều có quyền trực tiếp ký kết hợp đổng với các đối tác
nước ngoài để xuất khẩu, hoặc nhập khẩu những mặt hàng có liên quan đến
giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Giấy phép riêng là loại giấy phép được cấp kín đáo và mang tính bí mật.
Loại giấy phép này thường được cấp từng ỉần, có ghi rõ họ tên và cơ sở được
cấp, quy định rõ số lượng và trị giá hàng được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu,
ghi rõ chủ hàng và thị trường xuất, nhập khẩu cũng như thời hạn có hiệu lực
của giấy phép.
Tính chất kín đáo và bí mật của giấy phép cũng như thủ tục cấp phép của
chính quyền nhà nước tạo khả năng hạn chế nhập khẩu mạnh.
Thông qua giấy phép nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động ngoại
thương, vào khối lượng nhập khẩu...
Nhằm mục đích thống kê việc nhập khẩu một số mặt hàng như ngũ cốc,
gạo, thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt dê, sữa và các sản phẩm từ sữa, đường, rau
quả chế biến... EU quy định phải có giấy phép. Giấy phép nhập khẩu những
loại hàng này được cấp tự động.
Ở Việt Nam theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Chính
phủ thì những mặt hàng xuất hoặc nhập khẩu có điều kiện thì khi xuất nhập
khẩu phải có giấy phép riêng. Các mặt hàng này được chìa thành các nhóm:
+ Hàng xuất, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại bao gồm các
mặt hàng cần kiểm soát theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký
kết hoặc tham gia do Bộ Thương mại công bố trong từng thời kỳ. Ngoài ra còn
một số mặt hàng khác nhưng hiện nay đã được bãi bỏ trừ mặt hàng đường.
+ Hàng xuất, nhập khẩu do các bộ, tổng cục quản lý.
+ Hàng hoá xuất nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng chính phủ.

75
2.1.3. Hạn ngạch xuất nhập khẩu ịquota)
Hạn ngạch xuất khẩu là hình thức mà nhà nước cãn cứ vào tình hình cung,
cầu trên thị trường để quy định số lượng hoặc trị giá một mặt hàng nào đó được
phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định (thường
là 1 nãm).
Quota là một công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết lượng hàng hoá xuất
hoặc nhập khẩu trong từng thời kỳ nhằm bảo hộ thị trường trong nước, cải thiện
cán cân thanh toán quốc tế hoặc làm công cụ để mặc cả trong các cuộc thương
lượng buôn bán. Đổng thời thông qua số lượng quota mà chính phủ có thể ước
đoán được tương đối chính xác lượng hàng xuất, nhập khẩu trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên việc định mức số lượng nhập khẩu chỉ có tác dụng điều chỉnh quan
hệ cung cầu đối với các hàng hoá nhập khẩu, nhưng dễ đi đến hiện tượng độc
quyền kinh doanh và sự trì trệ của các doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy
nên hình thức hạn ngạch xuất khẩu chỉ được áp dụng đối với những mặt hàng
quan trọng mà khi kinh doanh chúng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của
quốc gia hoặc quốc tế.
Hiện nay EU đang áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng cà phê.
ở Việt Nam theo Thông tư số 04/2005/TT-BTM về việc điều chỉnh danh
mục hàng nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan năm 2005 thì hạn ngạch
nhập khẩu được áp dụng cho 3 mặt hàng là trứng gia cầm, thuốc lá nguyên liệu
và muối.
2.1.4. Hạn ché xuất khẩu tự nguyện (VER)
Là biện pháp hạn chế xuất khẩu mà một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc
gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách
“tự nguyện” nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện được thực hiện thông qua 3 hình thức thoả thuận:
- Thoả thuận giữa chính phủ với chính phủ.
- Ngành xuất khẩu tư nhân với ngành tương tự ở nước nhập khẩu.
- Chính phủ ở nước nhập khẩu với ngành xuất khẩu ở nước xuất khẩu.
Thực chất đây là hình thức hạn ngạch nhập khẩu mang tính “tự nguyện”
thông qua thương lượng để đạt được các kết quả về mậu dịch. Hình thức hạn
chế xuất khẩu tự nguyện mới ra đời vào cuối thập niên 50 ở MỸ nhằm chốns lại
các mặt hàng dệt của Nhật xuất sang Mỹ. Ngày nay biện pháp này được xem là
công cụ hữu hiệu để giảm bớt sự bành trướns của hàng hoá nước nsoài trên thị

76
trường nội địa. Ví dụ: Đế giảm bớt sự bành trướng của hàng dệt may Trung
Quốc, EU và Mỹ đã gây sức ép buộc Chính phủ Trung Quốc phải giảm số
lượng hàng dệt may vào 2 khu vực này.
Theo các nhà kinh tế của WTO đây là hình thức hạn chế mậu dịch tinh vi,
thiếu minh bạch, vì các thoả thuận thường thực hiện bí mật hoặc các bên đều
cố gắng giữ bí mật. Ngoài ra biện pháp này không chịu sự kiểm tra, kiểm soát
của các tổ chức quốc tế để đánh giá mức độ tự do hoá thương mại và mở cửa
của quốc gia nhập khẩu.
Thực hiện biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện có thể giúp cho các nước
nhập khẩu bảo hộ được sản xuất trong nước, giải quyết được công ăn việc làm
cho người dân nhưng nó cũng làm cho giá cả gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân.
2.2. Các biện pháp tài chính - tiền tệ phi thuế quan
Thực chất của nhóm biện pháp này là nhà nước sử dụng những công cụ tài
chính đê điều tiết quá trình xuất nhập khẩu theo hướng có lợi nhất cho sự phát
triển kinh tế của đất nước. Nhóm biện pháp này bao gồm:
2.2.1. Biện pháp ký quỹ hay đặt cọc nhập khẩu
Là biện pháp chính phủ các nước nhập khẩu quy định doanh nghiệp nhập
khẩu phải có một khoản tiền đặt cọc tại ngân hàng ngoại thương trước khi được
cấp giấy phép nhập khẩu.
Số tiền đặt cọc được'tính bằng một tỷ lệ so với trị giá lô hàng nhập khẩu.
Mức đặt cọc ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ bảo hộ của nhà nước đối với
mặt hàng nhập khẩu và xuất xứ của hàng nhập. Đối với những mặt hàng xa xỉ
phẩm hoặc những mặt hàng thuộc diện bảo hộ của nhà nước thì mức đặt cọc rất
cao có thể lên tới 100% trị giá hàng nhập. Những hàng hoá được nhập từ những
nước có quan hệ thù nghịch thì mức đặt cọc cũng rất cao.
Biện pháp ký quỹ hay đặt cọc được xem như là một thứ thuế gián tiếp đánh
vào hàng nhập khẩu, làm giảm sức cạnh tranh của nó trên thị trường, vì vậy
hình thức này tham gia vào điều tiết hàng nhập khẩu và trở thành rào cản trong
thương mại quốc tế.
2.2.2. Hệ thống thuê nội địa
Để điều tiết nhập khẩu các nước không chỉ áp dụng thuế hải quan mà còn
sử dụng hệ thống thuế nội địa như thuế lợi tức, thuế tài nguyên, thuế VAT, thuế
tiêu thụ đặc biệt...

77
Trons tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu thì thuế nhập khẩu đang có xu
hướns siam xuốne. NÌ vậv ỡ nhiều nước trên thế eiới chính phù sử dung hệ
thống thuế nội địa để điều tiết nền nsoại thươns theo hướne eiảm thué đất.
thuế YAT. thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng xuất khẩu và đói với nguvẽn liệu
nhập khẩu để san xuất hàns xuất khẩu. Nsược lại thực hiện tãna thuế nội địa
đối với hàn2 nhập khẩu. Tuy nhiên biện pháp nàv đã kìm hãm sự phát triển cùa
thươns mại quốc tế. vì vậy để thúc đẩv hoạt độne thươns mại quóc tế. các hiệp
định GATT đều đề cập đến việc các nước thành viên đưa nguyên tắc đói xử
quóc 2Ìa vào xây dựns hệ thống thuế và lệ phí đối với hàns nhập kháu (theo
nauvén tác NT thì hàne nhập khẩu sau khi đã thỏns qua thì được hươns mức
ihuế và lệ phí nội địa tươne tự như hàns sản xuất trong nước).
2.2.3. Su dung cơ ch ế tỷ giá
Thưc chất của biện pháp này là nhà nước tác độns đến quá trình xuất
nhập kháu thỏns qua cơ chế quản lv tài chính. Các hình thức sử dụns cơ chế
tỳ siá là:
- Nhà nước kiểm soát và quan lý việc thu chi và sư duns nsoai hối tronơ
quan hệ kinh tế với nước nsoài. Theo chế độ nàv thì tất ca các khoan thu. chi
nsoại tệ cua các doanh nghiệp đều phải được thực hiện ứiôns qua nsãn hàns
hoặc các cơ quan quản lý nsoại hối để Nhà nước kiểm soát được các nshiệp vụ
thu. chi thanh toán nsoại tệ cua các doanh nshiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Quan lý nsoại hòi là một biện pháp quan trọno tronơ điều tiết hoạt độns
thươns mại quốc tế. Nó siúp cho chính phủ các nước cải thiện được tình hình
thiếu hụt trons cán cán thanh toán và buỏn bán quốc tế. đổns thời siúp cho
việc quan lý và sử dụns nsoại tệ theo hướns có lợi nhất cho đất nước.
- Phá giá đổng tiền nội địa sẽ làm cho chi phí sản xuất tính bãns nsoại tệ
thấp nhò đó siá bán hàns xuất khẩu sẽ hạ hơn. tãns sức canh tranh cho hàng
xuất kháu, vì vậy việc phá siá đóns tiền nội địa sẽ khuyến khích xuất khẩu.
Hơn nữa khi phá siá đóns tiền nội địa. các nhà kinh doanh xuất khẩu sẽ được
hương lợi từ khoan chênh lệch về tỳ 2Ĩá hối đoái do tỳ siá mới quv định chuyển
đói giữa đổns tiền trons nước với đóns nsoai tệ cao hơn khi chưa phá 2Ĩá.
- Nãns cao 2Íá đổns nội tộ lại có tác độns nsươc trớ lại. Khi nãne 2Íá đổns
nội tệ sẽ khuvến khích nhập khẩu và sáv khó khãn cho xuất khẩu. Khi đỏn£
nói té tãns 2Íá thì hàns nháp khẩu sẽ re hơn so với hàns sản xuất ư o n s nước và
nsười nhập khẩu sẽ được hướns lợi do chênh lệch tv siá hối đoái.
Tuy nhiên biện pháp phá giá đổng nội tệ chỉ là biện pháp tình thế để nâng
đỡ các nhà sản xuất nội địa. Nó không thể là một biện pháp triệt để và lâu dài
vì mặt hàng xuất khẩu hoặc sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu được sản xuất
từ nguyên liệu nhập khẩu, mặt khác việc phá giá đổng tiền nội địa sẽ ảnh
hưởng xấu đến uy tín của đổng tiền nội địa trên trường quốc tế.
- Ngoài ra trong thương mại quốc tế các nước còn áp dụng biện pháp
chống bán phá giá. Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng trong trường
hợp hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa được bán với mức giá quá thấp, gây
thiệt hại cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự của nước nhập khẩu. Đây là
một biện pháp được nhiều nước áp dụng nhằm bảo hộ sản xuất trong nước một
cách hợp pháp. Ví dụ việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế chống phá giá đối với sản
phẩm tôm xuất khẩu của một số nước như Trung Quốc, Braxin, Ân Độ, Việt
Nam... vào cuối năm 2003.
Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối
diện với một số vụ kiện về chống bán phá giá. Có một số vụ chúng ta giải
quyết tốt, tuy nhiên trước các vụ lớn thì lại bị áp đặt thuế chống phá giá ở mức
rất cao. Nguyên nhàn là do các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, các tổ
chức tư vấn và các doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ cách thức để chủ động đối
phó với các vụ kiện trên. Chẳng hạn, nếu có sự cảnh báo trước rằng kim ngạch
xuất khẩu đạt tới mức 3% tổng doanh thu của nước nhập khẩu thì mới bị kiện,
các doanh nghiệp sề đổng tình thực hiện biện pháp “hạn chế xuất khẩu tự
nguyện” thì sẽ không bị áp đặt mức thuế chống bán phá giá.
Các nước có thể áp dụng biện pháp tự vệ khẩn cấp để bảo vệ khi sự xâm
nhập quá mức của một loại sản phẩm nào đó có nguy cơ gây thiệt hại cho sản
xuất trong nước. Ví dụ, từ năm 1995 EU đã áp dụng cơ chế tự vệ nhằm bảo vệ
đặc biệt cho một số loại sản phẩm như thịt gia cầm, lòng đỏ trứng khô và một
số nông sản phẩm khác. Còn ở Việt Nam, theo Pháp lệnh số 42/2002/PL-
UBTVQH ngày 25/5/2002 của Uỷ ban thường vụ quốc hội về tự vệ trong nhập
khẩu thì khi một loại hàng hoá được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây
thiệt hại nghiêm trọns cho sản xuất trong nước, Chính phủ có quyền áp dụng
các biện pháp tự vệ. Ngày 8/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số
150/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này, theo đó có 6 biện pháp
được áp dụng là:
+ Tăng mức thuế nhập khẩu so với mức hiện hành.

79
+ Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu.
+ Áp dụng h.ạn ngạch thuế quan.
+ Áp dụng thuế tuyệt đối.
+ Cấp giấy phép nhập khẩu.
+ Phụ thu đối với hàng hoá nhập khẩu.
Tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp này thường dẫn đến việc áp dụng
các hình thức trả đũa, kiện cáo, thậm chí dẫn đến chiến tranh thương mại mà
kết quả là tất cả các bên đều thiệt hại.
2ế3ế Các biện pháp mang tính kỹ thuật
Là hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các
yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu như: tiêu chuẩn về quy cách,
mẫu mã, chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, mức độ gây ô nhiễm
với môi trường... Một mặt hàng nhập khẩu mà không đạt được một trong những
yêu cầu nêu trên thì rất khó có thể thâm nhập được vào thị trường các nước,
nhất là các nước công nghiệp phát triển. Chẳng hạn như một số nước đưa ra các
tiêu chuẩn về an toàn lao động đối với hàng nhập khẩu. Chính phủ Mỹ đưa ra
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000. Theo tiêu chuẩn này thì các ngành sản
xuất có đông lao động không được sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động vị
thành niên; không sử dụng lao động cưỡng bức; phải đảm bảo các điều kiện về
sức khoẻ và an toàn cho người lao động; tuân thủ các quy định về số giờ làm
việc; trả lương cho người lao động không thấp hơn quy định của pháp luật hoặc
quy định của ngành. Các sản phẩm vi phạm những quy định về an toàn lao
động sẽ không được nhập khẩu vào Mỹ. Hoặc Uỷ ban châu Âu cũng quy định
đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra
những xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những
hàng hoá mà trong quá trình sản xuất có sử dụng bất kỳ một hình thức lao động
cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em.
Về tiêu chuẩn chất lượng thì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần
như là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
ở các nước đang phát triển nếu muốn đưa hàng hoá vào thị trường EU. Thực tế
đã cho thấy, các nước đang phát triển ở châu Á nói chung và Việt Nam nói
riêng, hàng của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập
vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hoá của các doanh nghiệp
không có giấy chứng nhận này.

80
Khi thực hiện biện pháp về tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật, tiêu chuẩn về
môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về bệnh dịch động thực vật... các
nước nhập khẩu không chỉ đòi hỏi cao về mức độ đáp ứng mà còn hết sức phức
tạp về thủ tục hành chính. Thông thường, để xuất khẩu được các mặt hàng nông
sản cùa Việt Nam thì doanh nghiệp phải xin giấy phép của cơ quan quản lý nhà
nước vế thực phẩm và dược phẩm. Để có được giấy phép này bắt buộc hàng
hoá phải qua giám định, nếu đáp ứng được thì mói được cấp chứng chỉ giám
định. Do chúng ta chưa có các phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn, cơ quan giám
định còn yếu kém về nhiều mặt và chưa ký các hiệp định công nhận lẫn nhau
về tiêu chuẩn và kiểm tra, vì vậy các doanh nghiệp phải đưa sản ohẩm ra nước
ngoài để giám định rất tốn kém. Hơn nữa, Hoa Kỳ và một số nước ở châu Âu
lại đưa ra các yêu cầu kiểm tra toàn bộ quy trình từ trồng trọt, chăn nuôi đến
chế biến đóng gói xuất khẩu. Đó chính là những cản trở lớn mà các doanh
nghiệp xuất khẩu của ta phải vượt qua nếu muốn xuất khẩu hàng nông sản,
thuỷ sản vào những thị trường này.
Tóm lại, trong quá trình toàn cầu hoá, các biện pháp bảo hộ mậu dịch
ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp, nó tạo nên những hàng rào ngăn cản đối
với hàng nhập khẩu. Vì vậy muốn vượt qua những rào cản đó ngoài việc nắm
vững các thông tin, những quy định về rào cản kỹ thuật của các nước nhập
khẩu thì vấn đề quan trọng đối với các nước xuất khẩu là phải không ngừng
nâns cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của
hàng xuất khẩu.
3. C á c biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu
Trong quá trình điều tiết hoạt động ngoại thương chính phủ các nước sử
dụng rất nhiều biện pháp khác nhau để hỗ trợ, giúp đỡ các nhà sản xuất kinh
doanh trong nước mở rộng xuất khẩu hàng hoá. Các biện pháp đó là:
3ẵl . Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu
Đày là hình thức nhà nước khuyến khích xuất khẩu bằng cách lập ra các
quỹ bảo hiểm xuất khẩu, để đảm bảo gánh vác mọi rủi ro và mạo hiểm cho các
doanh nghiệp xuất khẩu khi bán hàng hoá cho nước ngoài theo hình thức trả
chậm hoặc tín dụns dài hạn.
Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, để mở rộng thị trường,
tăns lượng hàns xuất khẩu, các nhà kinh doanh xuất khẩu nhiều khi phải bán
hàns cho các nhà nhập khẩu nước ngoài theo hình thức trả chậm hoặc thực hiện

81
6 GTQHKT-A
tín dụng hàng hoá với mức lãi suất ưu đãi. Việc bán hàng như vậy có' thể giúp
các doanh nghiệp xuất khẩu tăng được lượng hàng bán, mở rộng được thị
trường nhưng đổng thời cũng thường gặp những rủi ro dẫn đến sự mất vốn. Các
rủi ro thường gập là:
- Rủi ro về kinh tế tức là khả năng tài chính của người mua không đủ để
thanh toán.
- Rủi ro về chính trị là các sự kiện xảy ra ngoài khả năng tài chính làm cho
người mua không thể thanh toán được khoản tín dụng.
Để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu và hạn chế rủi ro
cho họ, Chính phủ các nước đã lập ra các quỹ bảo hiểm xuất khẩu để bù đắp
những mất mát cho các doanh nghiệp do bán chịu. Quỹ này có thể đền bù
100% số vốn bị mất, nhưng đa phần nhà nước sẽ đền bù khoảng từ 60 - 70% số
vốn bị mất, điều này buộc các nhà kinh doanh xuất khẩu phải quan tâm đến
việc kiểm tra khả năng tài chính của các doanh nghiệp nhập khẩu và quan tâm
đến việc thu tiền từ nhà nhập khẩu khi hết thời hạn tín dụng.
Hình thức đảm bảo tín dụng xuất khẩu có tác dụng:
- Bảo đảm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo sự yên tâm cho các nhà sản xuất và
xuất khẩu, từ đó giúp họ có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Bảo đảm tín dụng xuất khẩu sẽ tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá
xuất khẩu trên thị trường thế giới, đồng thời nó cho phép xuất khẩu được hàng
hoá với số lượng lớn nhờ đó mà gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Nâng được giá hàng xuất khẩu vì giá bán chịu bằng giá bán trả tiền ngay
cộng với tổn phí đảm bảo lợi tức trả chậm.
Hình thức đảm bảo tín dụng xuất khẩu đang được sử dụng phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới. Thông thường tín dụng xuất khẩu được thực hiện với thời
hạn từ 5 - 7 năm. Trong trường hợp giữa các nước có hiệp định tay đôi thời hạn
tín dụng có thể kéo dài 15 - 20 năm.
3.2. Nhà nước thực hiện tín dụng xuất khẩu
Là hình thức nhà nước mở rộng xuất khẩu bằng cách cho nước nhập khẩu
vay vốn với quy mô lớn, lãi suất ưu đãi để họ sử dụng số tiền đó mua hàng của
nước cho vay. Nguồn vốn cho vay thường được lấy từ ngân sách nhà nước và
việc cho vay thường kèm theo những điều kiện về kinh tế, chính trị có lợi cho
nước cho vay. Thực hiện tín dụng xuất khẩu giúp cho các doanh nshiệp đẩy
mạnh xuất khẩu do đã có sẵn thị trường tiêu thụ.

82
6 g t q h k t -b
Các nước thực hiện tín dụng xuất khẩu là những nước có tiềm lực kinh tế
mạnh. Mặt khác việc cho vay luôn gắn với các điều kiện kèm theo nên nó
khiến cho các nước nghèo ngày càng lệ thuộc hơn vào các nước giàu có.
3.3ề Trợ cấp xuất khẩu
Là hình thức mà chính phủ các nước dành những ưu đãi về tài chính để hỗ
trợ các nhà xuất khẩu, giúp họ giảm chi phí kinh doanh từ đó nâng cao sức
cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới. Các biện pháp trợ cấp trực tiếp
như: tiền thưởng xuất khẩu, tài trợ lãi suất khi vay vốn kinh doanh, trợ giá, bù
lỗ xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp bán phá giá để giành thị trường... Hoặc trợ
cấp gián tiếp như dùng ngân sách nhà nước để tuyên truyền, quáng cáo; giúp về
kỹ thuật; đầu tư cho cơ sở hạ tầng.... Mặc dù việc trợ cấp sẽ giúp các doanh
nghiệp xuất khẩu tăng thu nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy việc
xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Tuy nhiên trợ cấp trực tiếp cũng có những
hạn chế nhất định. Chẳng hạn nó tạo sự mất bình đẳng trong cạnh tranh giữa
các nước trong hoạt động thương mại quốc tế, nó làm giảm tính hiệu quả của
nền kinh tế do các ngành được tài trợ sẽ ỷ lại vào nhà nước mà mất đi tính năng
động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.
Chính vì những hạn chế đó mà trợ cấp xuất khẩu từ lâu đã bị cấm trong các
hợp đổng buôn bán quốc tế và vấn đề chống tài trợ xuất khẩu cũng đã được đề
cập đến trong các hiệp định thương mại đa phương của GATT cũng như trong
các hiệp định song phương giữa các nước. Tuy nhiên cho đến nay, việc tài trợ
cho xuất khẩu vẫn được nhiều nước, nhất là các nước phát triển sử dụng để đẩy
mạnh xuất khẩu và do đó gây nên những tranh chấp thương mại. Theo trống kê
của Liên hợp quốc, mức tài trợ chung của các nước OECD là khoảng 1,5%
GDP của quốc gia, ở châu Âu mức trợ cấp lên tới 3 - 4% GDP. Năm 2000,
Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một khoản tài trợ lên tới 15,7 tỷ USD cho sản
xuất lương thực, khoản tài trợ này được thực hiện trong 6 năm. Đáp lại EU
cũng quyết định kể từ tháng 7/2001, mỗi năm EU dành khoảng 2 tỷ Euro để trợ
giá xuất khẩu nông sản.
Qua thực trạng của việc thực hiện trợ cấp xuất khẩu trên thế giới, chúng ta
thấy các nước công nghiệp phát triển do có thực lực kinh tế nên mức tài trợ cho
xuất khẩu nhiều hơn các nước chậm và đang phát triển. Tinh trạng này đã làm
cho sản phẩm của các nước chậm và đang phát triển khó có khả năng cạnh
tranh về giá đối với sản phẩm của các nước phát triển.

83
Ngoài ra để đẩy mạnh xuất khẩu các nước còn áp dụng biện pháp bán phá
giá hàng xuất khẩu. Bán phá giá là trường hợp một mặt hàng được xuất khẩu
sang nước khác vói giá thấp hơn giá bán mặt hàng đó trong điều kiện thương
mại thông thường ở thị trường nội địa. Việc bán phá giá sẽ giúp cho các doanh
nghiệp xuất khẩu loại bỏ đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị trường, tạo lập được
chỗ đứng và uy tín trên thị trường thế giới...
Tuy nhiên, bán phá giá hàng xuất khẩu cũng được các nước coi là biện
pháp cạnh tranh không lành mạnh, cho nên nhiều nước, trong đó có Việt Nam
áp dụng Luật chống phá giá để ngăn chặn tình trạng nàyễ

Câu hỏi thảo luận


1. Vì sao phải nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế?
2. Vì sao nói việc thực hiện các nguyên tắc M FN và G S P trong thương mại quốc tế
sẽ dẫn đến cái gọi là “ sự phân biệt đối xử”?
3. Ảnh hưởng của thuế quan và các biện pháp phi thuế quan đến thương mại quốc tế?

Câu hỏi ôn tập


1. Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế?
2. Trình bày các phương pháp áp dụng trong chính sách thương mại quốc tế.
3. Trình bày các nguyên tắc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế.
4. Cho biết các loại hình chính sách thương mại quốc tế? V ai trò của chính sách bảo
hộ mậu dịch đối với công cuộc phát triển kinh tế của Việt N am ?
5. Chính sách hướng về xuất khẩu có vai trò như thế nào đối với công cu ộc phát triển
kinh tế của Việt N am ?
6. Trình bày những hiểu biết về thuế quan và vai trò của thuế quan.
7. Trình bày các biện pháp phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế.
8. Trình bày các biện pháp khuyến khích xuất khẩu. Liên hệ thực tế của V iệt Nam.

84

You might also like