You are on page 1of 14

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN HỌC: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ: CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN


NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA

Nhóm: 04
Lớp: N08.TL1

Hà Nội, 2024
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM
GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
I.Thời gian, địa điểm, hình thức làm việc nhóm
1. Thời gian: 8/1/2024 – 25/1/2024
2. Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
3. Hình thức làm việc nhóm: Trực tiếp và trực tuyến
II. Thành phần tham dự: Các thành viên trong nhóm
III. Nội dung:
- Họp bàn và thống nhất đề tài bài tập nhóm.
- Xây dựng dàn ý khái quát cho đề tài đã được thống nhất.
- Phân công công việc.
IV. Đánh giá:
4. Mức độ hoàn thành công việc đặt ra:

Mức độ hoàn thành


Công việc
Chưa triển khai Chưa thống nhất Đã hoàn thành

Lựa chọn đề tài X


Lập dàn ý X
Phân công nhiệm vụ X
5..Mức độ tham gia làm bài tập nhóm của từng cá nhân
Ngày: 20/1/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm số: 04 Lớp: 4729 Khóa: 47
Tổng số thành viên của nhóm: 06
Có mặt: 06
Vắng mặt: 0 Có lý do: 0 Không lý do: 0
S
Mức độ SV
T Mã SV Họ và tên Đề xuất điểm số
hoàn thành ký tên
T

1 472914 Mai Thị Tâm Nguyên Tốt A


2 472915 Lê Nguyễn Phương Linh Tốt A
3 472916 Nguyễn Trâm Anh Tốt A
4 472917 Nguyễn Hương Giang Tốt A
5 472918 Bùi Hà Anh Tốt A
6 472919 Nguyễn Văn Nhật Tốt A

Hà Nội, ngày 25 tháng 1 năm 2024

NHÓM TRƯỞNG
DANH MỤC VIẾT TẮT

BHVBQPPL Ban hành văn bản quy phạm pháp luật


CNVH Công nghiệp văn hóa
DN Doanh nghiệp
KHCN Khoa học công nghệ
GDP Thu nhập bình quân đầu người
SHTT Sở hữu trí tuệ
NTD Người tiêu dùng
VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
VBPL Văn bản pháp luật
VPBQ Vi phạm bản quyền

4
MỤC LỤC
1. THỰC TRẠNG ........................................................................................................ 6

2. LỰA CHỌN NỘI DUNG DÀN Ý CHO ĐỀ CƯƠNG ......................................... 8

3. XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ VÀ VBQPPL PHÙ HỢP ................................................ 8

3.1. LOẠI VĂN BẢN PHÁP LUẬT ........................................................................... 8


3.2.CHỦ THỂ BAN HÀNH ........................................................................................ 9

4. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT .......................................................................................... 9

5
MỞ ĐẦU
Tài nguyên dưới lòng đất, dưới biển, trên rừng có thể bị cạn kiệt, nhưng riêng
văn hóa (bao gồm các sáng tạo từ trí tuệ con người) sẽ là nguồn của cải vô tận nếu
biết khai thác, sử dụng, phát huy giá trị của nó. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng
của sự phát triển văn hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng
hiện nay, nhóm chúng em chọn đề 2: “Chính sách hỗ trợ phát triển ngành công
nghiệp văn hóa” nhằm thực hành kiến thức từ bộ môn Xây dựng văn bản pháp luật,
thử sức góp phần giải quyết vấn đề trong xã hội.
NỘI DUNG
1. Thực trạng
Ngành CNVH là mảnh đất màu mỡ với tiềm năng lớn và đang trên đà phát
triển, được sự đặc biệt quan tâm của Đảng, Nhà nước. Nước ta có nền văn hóa đa
dạng độc đáo, dân số trẻ, trình độ dân trí ngày càng cao. Thị trường nội địa lớn bảo
đảm tiềm năng tiêu thụ sản phẩm, thị trường châu Á phát triển là một cơ hội lớn.
Hội nhập quốc tế tạo cơ hội hợp tác, chuyển giao, ứng dụng thành tựu KHCN. Sau
3 năm triển khai Chiến lược phát triển1, 12 ngành CNVH đóng góp khoảng 3,61%
GDP. Từ 2018-2022, giá trị các ngành CNVH ước đạt 44 tỷ USD. 5 năm qua, bình
quân tốc độ tăng trưởng số cơ sở hoạt động trong ngành đạt 7,21%/năm. Năm 2022,
thống kê khoảng 70.321 cơ sở hoạt động liên quan đến ngành, bình quân lao động
thu hút 1,7 - 2,3 triệu người, tăng 7,44%/năm.2 Tuy tiềm năng lớn, các ngành CNVH
chưa phát huy được lợi thế. Chẳng hạn, CSHT đa dạng giàu bản sắc và 198 không
gian sáng tạo phân bố toàn quốc là lợi thế phát triển. Tuy vậy, còn thiếu các cơ chế
chính sách phù hợp nên chỉ có hai cơ sở vật chất, không gian văn hóa là Bảo tàng
Hồ Chí Minh và phố đi bộ Hồ Gươm được đánh giá mức phát huy khá tốt.3 Hiện đã
có VBPL về một số ngành CNVH được ban hành như Luật SHTT, Luật Điện ảnh;
Luật Quảng cáo,...và các Nghị định hướng dẫn: Mỹ thuật; Nhiếp ảnh,...nhưng cơ chế

1
Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
2
TỔNG THUẬT: Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Báo Chính phủ:
[https://baochinhphu.vn/cap-nhat-thu-tuong-chu-tri-hoi-nghi-toan-quoc-ve-phat-trien-cac-nganh-cong-nghiep-van-hoa]
3
Minh An (2021), “PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương: Công nghiệp văn hoá tại Việt Nam cần vươn tầm đột phá”, Báo Kinh tế và Đô
thị, [https://kinhtedothi.vn/pgs-ts-nguyen-thi-thu-phuong-cong-nghiep-van-hoa-tai-viet-nam-can-vuon-tam-dot-pha.html]
6
và các chính sách đặc thù chưa hoàn thiện. Đó là nguyên nhân chủ yếu cho những
bất cập dưới đây.
Thứ nhất, nguồn lực đầu tư chưa có trọng tâm vào một số lĩnh vực có lợi thế
nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực. Việc thu hút các DN đầu tư vào hoạt động sáng
tạo, sản xuất chưa được quan tâm nhiều. CSHT cho CNVH thiếu đồng bộ. Do đầu
tư tài chính cho CNVH dần được nâng lên nhưng còn thấp hơn so với nhu cầu; các
ngành sản xuất, kinh doanh các sản phẩm văn hóa ở nước ta hiện nay mới chủ yếu
là các cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ; khối DN nhà nước thiếu chủ động;
khối DN ngoài nhà nước thiếu cơ chế, nguồn lực để phát triển.
Thứ hai, nguồn nhân lực trong các ngành CNVH thiếu về lượng và chất. Chính
sách thu hút nguồn nhân lực chưa thực sự hấp dẫn. Giáo dục, đào tạo, phát hiện, bồi
dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực văn hóa và CNVH chưa được quan tâm đúng mức
so với sự tiến bộ, phát triển chung của khu vực và thế giới.
Thứ ba, thị trường lớn (quy mô dân số gần 100 triệu người4) nhưng sức mua
lại chưa tương xứng, vẫn ưu ái hàng “ngoại” hơn. Các sản phẩm CNVH chưa đáp
ứng NTD với nhu cầu ngày càng cao. Điều này dẫn đến thị trường văn hóa trong
nước bị xâm lấn bởi sản phẩm đến từ cường quốc văn hóa cùng khu vực như: Hàn,
Nhật, Trung.5 Nguyên nhân do nội dung, hình thức sản phẩm, dịch vụ chưa khai thác
hết đặc trưng văn hóa bản địa để tạo sự độc đáo, gây ấn tượng.
Thứ tư, còn hành vi xâm phạm tới sản phẩm, dịch vụ CNVH, chẳng hạn
VPBQ, khiến chủ thể sáng tạo ít cơ hội thu lợi nhuận từ sản phẩm, gây khó khăn cho
sự phát triển các DN. Đó là do các chủ thể trong xã hội chưa ý thức trong việc bảo
vệ, phát triển CNVH nói chung và tuân thủ pháp luật SHTT nói riêng.
Thứ năm, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa các tổ chức,
cá nhân hoạt động trong lĩnh vực CNVH chưa chặt chẽ, đồng bộ. Nguyên nhân là
ngành CNVH có phạm trù lớn, nội hàm rộng nhưng chưa được cụ thể hoá.

4
Hệ thống dữ liệu không gian dân số và phát triển, Tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn/dan-so/
5
Công nghiệp văn hóa – tiềm lực phát triển bền vững đất nước, Cổng thông tin điện tử Bộ VHTT&DL
https://bvhttdl.gov.vn/cong-nghiep-van-hoa-tiem-luc-phat-trien-ben-vung-dat-nuoc
7
Như vậy cần thiết ban hành một văn bản quy định chung nội dung cơ bản về
các chính sách hỗ trợ cho 12 ngành CNVH theo định hướng chiến lược phát triển.
2. Lựa chọn nội dung dàn ý cho đề cương
Nhóm xây dựng nội dung giải quyết bất cập bằng các biện pháp chính sách
dựa trên nguyên nhân. Về nguồn lực đầu tư, cần quy định hỗ trợ DN về tài chính,
thủ tục, về phát triển thị trường (quy định quảng bá thu hút đầu tư nước ngoài), về
đầu tư ngân sách nhà nước, đồng bộ CSHT.6 Về nguồn nhân lực, cần quy định về
phát hiện, đào tạo và đãi ngộ.7 Về sức tiêu thụ thị trường, để nâng cao sản phẩm,
dịch vụ CNVH cần định hướng, quản lý chất lượng nội dung sáng tạo, có quy định
về phát triển KHCN.8 Để được NTD biết đến rộng rãi, cần có quy định tuyên truyền
quảng bá. Về hành vi ảnh hưởng sự phát triển CNVH, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền nâng cao ý thức.9 Về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tổ chức cá nhân, cần
gán trách nhiệm quyền hạn cho từng chủ thể, tránh chồng chéo. 10 Để quy định hỗ
trợ linh hoạt, thống nhất về tinh thần, cần quy định nguyên tắc hỗ trợ, xác định lĩnh
vực trọng tâm, quy định thực hiện và thi hành.11 Sắp xếp theo tầm quan trọng chính
sách, đề cương sẽ gồm 8 chương, 37 điều: Chương I Những quy định chung (6 điều),
Chương II Chính sách Đầu tư (7 điều), Chương III Chính sách Phát triển nguồn nhân
lực (4 điều), Chương IV Chính sách Khuyến khích sáng tạo (4 điều), Chương V
Chính sách Phát triển KHCN (4 điều), Chương VI Chính sách Tuyên truyền quảng
bá (4 điều), Chương VII Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (6 điều), Chương
VIII Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành (2 điều).
3. Xác định chủ thể và VBQPPL phù hợp
3.1.Loại văn bản pháp luật
Để ban hành VBQPPL về chính sách hỗ trợ phát triển ngành CNVH thì dạng
văn bản phù hợp là Nghị định. Chính phủ ban hành nghị định quy định các biện pháp

6
Gợi ý: Chương Chính sách Đầu tư
7
Gợi ý: Chương Chính sách Phát triển nguồn nhân lực
8
Gợi ý: Chương Chính sách Khuyến khích sáng tạo, Chương Chính sách Phát triển Khoa học Công nghệ
9
Gợi ý: Chương Chính sách Tuyên truyền, quảng bá
10
Gợi ý: Chương Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
11
Gợi ý: Chương Những quy định chung, Chương Tổ chức và thực hiện thi hành
8
để thực hiện chính sách về văn hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Chính phủ.12 Nghị
định có thể sử dụng để điều chỉnh nhanh chóng, linh hoạt, phù hợp với các lĩnh vực
khác nhau như: Điện ảnh, văn học, nghệ thuật,…mà không cần phải sửa đổi những
luật đã ban hành về chúng, từ đó giúp công tác hỗ trợ trở nên hiệu quả hơn. Ban
hành Nghị định cũng thường đơn giản hơn sửa đổi Luật.
3.2.Chủ thể ban hành
Chủ thể ban hành Nghị định chỉ có thể là Chính phủ.13 Đây là cơ quan cao
nhất trong hệ thống quản lý, có khả năng đảm bảo thực hiện biện pháp hỗ trợ chặt
chẽ, toàn diện. Hơn nữa, vấn đề phát triển CNVH liên quan đến nhiệm vụ, quyền
hạn của từ 2 bộ, cơ quan ngang bộ trở lên,14 do đó Chính phủ có thẩm quyền phù
hợp để ban hành VBQPPL về văn hóa, lĩnh vực quan trọng trong phát triển đất nước
theo tinh thần nghị quyết của Đảng.15
4. Đề cương chi tiết

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


------------ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:.../20…/NĐ-CP ---------------
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
DỰ THẢO

NGHỊ ĐỊNH
Về chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp văn hóa
--------------------
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 06 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

12
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật BHVBQPPL 2015
13
Căn cứ Điều 4 Luật BHVBQPPL 2015
14
Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nxb Tư pháp, tr260
15
Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước ra đời.
9
Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Kiến trúc ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Điện ảnh ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 08 tháng 7 năm 2022;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Bộ Xây
dựng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp
văn hóa.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Điều 4. Nguyên tắc hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp văn hóa
Điều 5. Những lĩnh vực phát triển trọng tâm
Điều 6. Những hành vi nghiêm cấm
Chương II
CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ
Điều 7. Tinh giản thủ tục hành chính
Điều 8. Đầu tư từ ngân sách nhà nước
Điều 9. Hỗ trợ tín dụng
Điều 10. Hỗ trợ bảo hiểm
Điều 11. Ưu đãi về thuế
Điều 12. Phát triển cơ sở hạ tầng
Điều 13. Phát triển thị trường
Chương III
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Điều 14. Trợ cấp, phụ cấp
10
Điều 15. Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao
Điều 16. Xây dựng nội dung đào tạo
Điều 17. Phát triển các cơ sở đào tạo
Chương IV
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH SÁNG TẠO
Điều 18. Nguyên tắc sáng tạo
Điều 19. Nội dung sáng tạo
Điều 20. Đổi mới sáng tạo
Điều 21. Quản lý chất lượng
Chương V
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Điều 22. Hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ
Điều 23. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ
Điều 24. Số hóa tài nguyên
Điều 25. Đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật khoa học công nghệ
Chương VI
CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ
Điều 26. Mục đích tuyên truyền, quảng bá
Điều 27. Nội dung tuyên truyền, quảng bá
Điều 28. Phương thức tuyên truyền, quảng bá
Điều 29. Tuyên truyền, quảng bá ở nước ngoài
Chương VII
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thực hiện chính sách
phát triển nền công nghiệp văn hóa
Điều 31. Trách nhiệm của Chính phủ
Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Điều 33. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ khác
Điều 34. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
11
Điều 35. Trách nhiệm của các tổ chức xã hội khác
Chương VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 36. Tổ chức thực hiện
Điều 37. Điều khoản thi hành

Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ


- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
THỦ TƯỚNG
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
Phạm Minh Chính
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị
trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX

KẾT LUẬN
Khi cơ chế và chính sách hỗ trợ được hoàn thiện, phát triển công nghiệp văn
hóa sẽ không chỉ còn là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế mà công nghiệp văn
hóa cũng trở thành ngành công nghiệp đúng nghĩa, mang lại hiệu quả kinh tế tương
xứng với tiềm năng, góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững nước ta. Trong
quá trình thực hiện đề tài, nhóm không thể tránh khỏi những sai sót, nhóm xin nhận
được sự góp ý, nhận xét của các thầy/cô để đề tài của nhóm có thể hoàn thiện chỉn
chu hơn.
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Văn kiện Đảng
1. Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước ra đời
* Văn bản pháp luật
2. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
3. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015
4. Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược
phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030
* Sách, giáo trình
5. Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật,
Nxb Tư pháp
* Tạp chí, bài viết
6. Hệ thống dữ liệu không gian dân số và phát triển, Tổng cục thống
kê https://www.gso.gov.vn/dan-so/ truy cập từ ngày 24/1/2024
7. Minh An (2021), PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, “Công nghiệp văn hoá tại
Việt Nam cần vươn tầm đột phá”, Báo Kinh tế và Đô thị, [https://kinhtedothi.vn/pgs-
ts-nguyen-thi-thu-phuong-cong-nghiep-van-hoa-tai-viet-nam-can-vuon-tam-dot-
pha.html] truy cập từ ngày 24/1/2024
8. Công nghiệp văn hóa – tiềm lực phát triển bền vững đất nước, Cổng thông tin
điện tử Bộ VHTT&DL: [https://bvhttdl.gov.vn/cong-nghiep-van-hoa-tiem-luc-
phat-trien-ben-vung-dat-nuoc] truy cập từ ngày 24/1/2024
9. TỔNG THUẬT: Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn
hóa Việt Nam, Báo Chính phủ: [https://baochinhphu.vn/cap-nhat-thu-tuong-chu-tri-
hoi-nghi-toan-quoc-ve-phat-trien-cac-nganh-cong-nghiep-van-hoa] truy cập từ
ngày 24/1/2024
* Tài liệu nước ngoài

13
10. Dự thảo Luật Phát triển Công nghiệp Văn hóa của Cộng hòa Nhân dân Trung

Hoa (中华人民共和国文化产业促进法)

14

You might also like