You are on page 1of 209

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN DƢƠNG

QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC


CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


CHUYÊN NGÀNH: Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
và giải phóng dân tộc

Hà Nội - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN DƢƠNG

QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC


CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


CHUYÊN NGÀNH: Lịch sử Phong trào cộng sản,
công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc
Mã số : 62.22.03.12

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Nguyễn Tất Giáp

Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học
của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Dƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................... 7
1.1. Các công trình nghiên cứu của các học giả ở Ấn Độ và trên thế giới ... 7
1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả ở Việt Nam ..................... 19
1.3. Một số nhận xét và những vấn đề chưa được giải quyết, luận án tập
trung làm rõ .............................................................................................. 23
Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO
VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991 - 2015 ...... 25
2.1. Quan niệm về độc lập dân tộc và củng cố độc lập dân tộc.................. 25
2.2. Nhân tố quốc tế ................................................................................. 29
2.3. Nhân tố trong nước ............................................................................ 43
Chương 3: NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG
HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991 - 2015 ............................................................................ 59
3.1. Giai đoạn 1991 - 2000 ....................................................................... 59
3.2. Giai đoạn 2001 - 2015 ....................................................................... 77
Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN............................................................................................. 115
4.1. Đánh giá chung ................................................................................ 115
4.2. Đặc điểm của quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng
hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015 ................................................... 125
4.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển ......... 133
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 152
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt

Asia - Pacific Economic Di n đàn hợp tác kinh tế


APEC
Cooperations Châu Á - Thái Bình Dương

AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN

Association of South East


ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Asian Nations

ASEM The Asia-Europe Meeting Di n đàn hợp tác Á – Âu

Bay of Bengal Initiative for


Sáng kiến vịnh Bengal về hợp tác
BIMSTEC Multi-Sectoral Technical and
kinh tế và kỹ thuật đa ngành
Economic Cooperation

BJP Bharatiya Janata Party Đảng Nhân dân Ấn Độ

Brazil Russia India China


BRICS Khối các nền kinh tế mới nổi
South Africa

Comprehensive Economic
CECA Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện
Cooperation Agreement

EAS East - Asia Summit Hội nghị cao cấp Đông Á

EU European Union Liên minh châu Âu

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

GDP Gross Domestic Product Tổng sản ph m quốc dân

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ thế giới

INC Indian National Congress Đảng Quốc Đại Ấn Độ

IT Information Technology Công nghệ thông tin

LAC Line of Actual Control Đường kiểm soát thực tế


MGC Mekong-Ganga Cooperation Hợp tác sông Hằng -sông Mêkong

North Atlantic Treaty


NATO Khối Bắc Đại Tây Dương
Organization

Oraganization Security
OSCE Di n đàn an ninh và Hợp tác Châu Âu
and Cooperation Europer

Rs Rupees Đồng Rupee (Đơn vị tiền tệ Ấn Độ)

South Asian Association for


SAARC Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á
Regional Cooperation

Shanghai Cooperation
SCO Tổ chức hợp tác Thượng Hải
Organization

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại Thế giới

WB World Bank Ngân hàng thế giới

USD UnitedStatesdollar Đồng đô-la (Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ)


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ấn Độ là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất khu vực Nam Á, ngày nay đã
trở thành cường quốc châu Á và trên thế giới. Ấn Độ còn được biết đến là một trong
những cái nôi của nền văn minh nhân loại; là quốc gia đa dạng về văn hóa, đa sắc
tộc, ngôn ngữ và tôn giáo. Từ một nước thuộc địa, trải qua quá trình đấu tranh kiên
trì bằng phương pháp “bất bạo động”, Ấn Độ đã giành quyền tự trị vào năm 1947 và
độc lập hoàn toàn (1950); là một trong những nước đầu tiên tham gia Liên hợp quốc
(1945); thành viên khởi xướng của “Phong trào không liên kết”; Ấn Độ có vai trò
quan trọng và có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, góp phần giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình thế giới.
Trong Chiến tranh lạnh, Ấn Độ cũng là nước chịu tác động, ảnh hưởng
không nhỏ của sự đối đầu Đông Tây. Mặc dù, Ấn Độ đã lựa chọn cho mình một con
đường riêng, con đường “Không liên kết” để xây dựng và phát triển đất nước nhưng
những hạn chế trong chính sách đối nội và đối ngoại ngày càng bộc lộ, có nguy cơ
làm suy yếu sức mạnh tổng hợp của một cường quốc khu vực.
Sau Chiến tranh lạnh, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp
đổ, Ấn Độ không còn sự hậu thuẫn vững chắc vốn có. Ấn Độ mất đi sự viện trợ và
đầu tư chủ yếu của Liên Xô là một tổn thất rất lớn, nhất là trong lĩnh vực quân sự,
chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Tình hình thế giới sau Chiến
tranh lạnh có nhiều di n biến phức tạp, làn sóng toàn cầu hóa và sự phát triển như
vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tác động sâu sắc đến công cuộc
củng cố và bảo vệ độc lập của các nước đang phát triển, trong đó có Ấn Độ. Vì vậy,
việc lựa chọn con đường củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc phù hợp với xu thế của
thời đại và đặc thù của quốc gia dân tộc là một nhiệm vụ sống còn đối với Ấn Độ
cũng như các nước đang phát triển khác.
Trong bối cảnh quốc tế đầy biến động nhanh chóng, khó đoán định, cho nên
nhận thức, quan niệm và cách tiếp cận về độc lập dân tộc, củng cố và bảo vệ độc lập
dân tộc của các nước đang phát triển cũng buộc phải điều chỉnh và có các tiếp cận
mới; phương pháp đấu tranh, cách thức mới. Độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn
2

cầu hóa không chỉ bao hàm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi chủ quyền
lãnh thổ. Mà nó còn có mối quan hệ chặt chẽ với việc củng cố sức mạnh tổng hợp
quốc gia, dân chủ, bình đẳng, hòa bình và phát triển trong quan hệ quốc tế. Chúng
có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau.
Đối với Ấn Độ, độc lập dân tộc là mục tiêu cao cả, là giá trị thiêng liêng, tinh
thần cao quý của một dân tộc có bề dày lịch sử; khát vọng hòa bình, tự do, bình
đẳng, tự lực, tự cường vươn mình trỗi dậy.
Khu vực Nam Á, do những tàn dư lịch sử của thời kỳ thuộc địa, kinh tế kém
phát triển, lạc hậu, mâu thuẫn, xung đột sắc tộc, tôn giáo, sự tranh giành quyền lực giữa
các phe phái làm cho khu vực này luôn thiếu ổn định. Mâu thuẫn giữa Ấn Độ và các
nước láng giềng Pakistan, Trung Quốc về chủ quyền, biên giới lãnh thổ là một trong
những thách thức lớn nhất đối với công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa
Ấn Độ. Mặt khác, bản thân các nước Nam Á cũng có những điều chỉnh chính sách theo
hướng mở rộng quan hệ, hợp tác với các nước ngoài khu vực, nhất là các nước lớn, các
trung tâm kinh tế, nhằm làm đối trọng trong quan hệ với Ấn Độ.
Để giữ vững ổn định về chính trị, gạt bỏ những hoài nghi của các nước láng
giềng, điều chỉnh chính sách để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, đặc biệt
là các nước lớn; tháng 7/1991, Ấn Độ quyết định tiến hành cải cách kinh tế, điều
chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại nhằm cải cách toàn diện các mặt của đời sống
xã hội, hội nhập với khu vực và thế giới.
Trong quá trình cải cách, Ấn Độ thực hiện nhất quán nguyên tắc, mục tiêu
bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ là không thay đổi,
đồng thời xây dựng môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, đầu tư
quyết đoán cho lĩnh vực an ninh - quốc phòng.
Ấn Độ đã thực sự trỗi dậy trở thành cường quốc khu vực và thế giới với tốc
độ phát triển kinh tế đứng thứ 2 thế giới (2015), thứ nhất thế giới (2017), quy mô
nền kinh tế đứng thứ 7 thế giới (2015) tính theo GDP danh nghĩa và thứ 3 thế giới
tính theo sức mua tương đương.
Ấn Độ ngày nay có vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược của các nước
lớn, các trung tâm quyền lực tranh giành ảnh hưởng tại nước này trong thế kỷ XXI.
3

Có thể nói, với những đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng cầm quyền, đặc
biệt là Đảng Quốc Đại, sự kết hợp nhuần nhuy n giữa sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại; giữa chủ nghĩa dân tộc chân chính với chủ nghĩa lý tưởng, sự quyết
tâm cao của các lãnh tụ và các nhà lãnh đạo đất nước qua các thời kỳ đã đưa Ấn Độ
trở thành cường quốc, có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.
Bước sang thế kỷ XXI, Ấn Độ không chỉ mở rộng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ
ở khu vực Nam Á, Ấn Độ Dương mà còn gia tăng sức mạnh ở khu vực Đông Nam
Á, Châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện năng lực cạnh tranh với các nước lớn; sẵn
sàng cạnh tranh gay gắt, không khoan nhượng với Trung Quốc. Ấn Độ đã triển khai
mạnh mẽ Chính sách Hướng Đông để khẳng định sự xuất hiện của nước này tại khu
vực trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực ti n; bảo vệ lợi ích quốc gia luôn song
hành gắn kết với an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, bản sắc dân tộc và luật
pháp quốc tế.
Ấn Độ đã phát huy sức mạnh truyền thống văn hóa, tinh thần dân tộc bằng
tất cả nội lực, sự đoàn kết thống nhất ý chí của cả dân tộc để ghi đậm thêm dấu ấn
lịch sử vĩ đại đầy tự hào, kiêu hãnh và phát triển. Đây là di sản nổi bật, đặc điểm
riêng biệt của nhân dân Ấn Độ đã đứng dậy từ thuộc địa đến độc lập, từ phụ thuộc
đến tự do; để có thể tham dự hoặc can dự và có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động
của đời sống quốc tế; chủ động xử lý tốt mối quan hệ với các quốc gia láng giềng
mâu thuẫn và các quốc gia láng giềng trong khu vực.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm quý báu và mang tính cấp thiết đối
với các nước đang phát triển để có thể tham chiếu, áp dụng, nhằm xử lý những vấn
đề trong nước và quốc tế một cách có hiệu quả.
Đối với Việt Nam, Ấn Độ là quốc gia Nam Á có mối quan hệ gắn bó lâu đời,
hai nước đã từng bị chủ nghĩa đế quốc áp bức và nô dịch, cùng đoàn kết gắn bó,
giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Trong lịch sử và hiện tại hiếm có mối quan hệ nào như Ấn Độ và Việt Nam theo lời
của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đó là mối quan hệ “như bầu trời không gợn
bóng mây”. Mối quan hệ giữa chính phủ và nhân dân hai nước được Chủ tịch Hồ
Chí Minh, cố Thủ tướng J.Nehru đặt nền móng luôn được Đảng, Nhà nước Việt
4

Nam dày công vun đắp, đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện
nay, quan hệ giữa hai Nhà nước, hai dân tộc đã được nâng lên một tầm cao mới.
Chính vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về một thời kỳ mà mục tiêu xuyên suốt là “bảo vệ
độc lập dân tộc” của đất nước Ấn Độ anh em chắc chắn sẽ mang nhiều ý nghĩa thực
ti n và khoa học và sẽ có những đóng góp nhất định vào công cuộc bảo vệ độc lập
dân tộc của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam trước xu thế toàn cầu
hóa đang di n ra một cách nhanh chóng như hiện nay.
Năm 2015 là mốc son đánh dấu 65 năm kể từ khi Ấn Độ tuyên bố độc lập
(26/01/1950) và 25 năm sau tiến trình cải cách toàn diện (1991). Việc nghiên cứu
quá trình đổi mới, củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ có ý
nghĩa tổng kết lịch sử, đánh giá những thành tựu đã đạt được và những vấn đề còn
tồn tại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển là vấn đề
mang tính thời sự và cấp thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quá trình củng cố
và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015” để
nghiên cứu viết luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản,
công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Làm rõ quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ giai
đoạn 1991 -2015 trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc
phòng, văn hóa - xã hội. Từ đó, đánh giá những thành công, hạn chế và rút ra một
số bài học kinh nghiệm trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc đối với
các nước đang phát triển hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập
dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015.
- Phân tích nội dung củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
từ năm 1991 đến năm 2015 trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh
- quốc phòng, văn hóa - xã hội.
5

- Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình củng cố và bảo vệ độc
lập dân tộc giai đoạn 1991 - 2015 và rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng
Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc
của Cộng hòa Ấn Độ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc
phòng và văn hóa - xã hội từ năm 1991 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi
- Về nội dung, đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu chính sách cải cách trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng và văn hóa - xã hội
nhằm củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của nền Cộng hòa Ấn Độ.
- Về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu trong thời gian từ năm 1991 đến năm
2015: Năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế và đổi mới toàn diện đất nước; năm
2015 có ý nghĩa tổng kết lịch sử, đánh giá những thành tựu đã đạt được trong 65 năm
kể từ khi Ấn Độ tuyên bố độc lập ngày 26/1/1950 và 25 năm sau cải cách.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc, quan điểm của Đảng cầm quyền Ấn
Độ, các lý thuyết về quan hệ quốc tế đương đại, các văn bản của Nhà nước và Chính
phủ Ấn Độ.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là phương pháp lịch sử, phân
tích, tổng hợp, thống kê, logic, đối chiếu, so sánh…
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Về lý luận
- Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống các chính sách của chính phủ Ấn
Độ hướng vào các nội dung củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Ấn Độ từ đó làm
sáng tỏ hơn một thời kỳ lịch sử quan trọng của cường quốc mới nổi này (1991 -
6

2015). Từ đặc điểm của quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa
Ấn Độ, luận án góp phần làm phong phú thêm con đường củng cố và bảo vệ độc lập
trong bối cảnh quốc tế mới đối với các nước đang phát triển.
- Từ việc phân tích những chiến lược, sách lược phát triển đất nước mà Ấn
Độ đã thực hiện giai đoạn 1991 - 2015, luận án đánh giá những thành công, hạn chế
cũng như những tác động của chính sách đó đối với việc củng cố và bảo vệ độc lập
dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ.
- Qua việc phân tích thực ti n quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của
Cộng hòa Ấn Độ, luận án đã rút ra một số kinh nghiệm, từ đó góp phần gợi mở những
chính sách phù hợp nhằm giữ vững nền độc lập dân tộc và định hướng phát triển đất
nước bền vững trong điều kiện cụ thể của Ấn Độ cũng như các nước đang phát triển.
5.2. Về thực tiễn
- Luận án có thể dùng để tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy nói chung
về lịch sử Ấn Độ, quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ, các
chính sách Ấn Độ đã thực hiện trong quá trình cải cách, mở cửa và những vấn đề
liên quan.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận án được kết cấu bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 2: Những nhân tố tác động đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập
dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ giai đoạn 1991 - 2015
Chương 3: Nội dung củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
giai đoạn 1991 - 2015
Chương 4: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm đối với các nước đang
phát triển
7

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về Ấn Độ đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu, chính trị gia và các học
giả tại Ấn Độ và trên thế giới. Ở những nước lớn như Nga, Mỹ, Pháp, Anh, Úc… đã
hình thành ngành Ấn Độ học và có các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về Ấn Độ. Tại
Ấn Độ, có nhiều Trung tâm nghiên cứu lớn, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại
học, một số cơ quan như Hội đồng nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế Ấn Độ
(ICRIER), Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Viện nghiên cứu và phân tích
quốc phòng (IDSA), Viện nghiên cứu xung đột và hòa bình (IPCS),....
Ở Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu như: Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây
Nam Á thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Ấn
Độ thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường Đại học và các cơ
quan nghiên cứu khác trên cả nước.
Để đảm bảo tính khoa học, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có sử dụng một
số tư liệu gốc như Hiến pháp Ấn Độ, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
của chính phủ Ấn Độ; báo cáo thường niên của chính phủ Ấn Độ và đặc biệt là các
bài phát biểu của các Thủ tướng Ấn Độ trong các ngày l lớn của đất nước và ngày
Quốc khánh.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tiếp cận một số lượng lớn các nguồn tài liệu của các
nhà nghiên cứu, các học giả ở Việt Nam nghiên cứu về Ấn Độ; các học giả ở Ấn Độ
và trên thế giới nghiên cứu về Ấn Độ trên các lĩnh vực khác nhau như: lịch sử, văn
hóa - xã hội, chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng.... Đây là cơ sở và tư
liệu khoa học quan trọng để tác giả kế thừa tham khảo trong quá trình viết luận án:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC HỌC GIẢ Ở ẤN ĐỘ VÀ
TRÊN THẾ GIỚI
- Nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ, quá trình đấu tranh giành độc lập, vai trò của

các nhà lãnh tụ và tình hình kinh tế - xã hội của Ấn Độ sau khi giành được độc lập
có những công trình tiêu biểu sau:
Cuốn sách “India’s struggle for Independence 1857 - 1947” (1987) (Cuộc
8

đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ giai đoạn 1857 – 1947) [89] của 5 tác giả, trong
đó có một sử gia nổi tiếng của Ấn Độ BiPan Chandra. Đây là công trình khái quát
lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của Ấn Độ, bắt đầu từ cuộc chiến binh đầu
tiên năm 1857 đến thắng lợi cuối cùng năm 1947. Nội dung của cuốn sách đi sâu
phân tích những tác động và hệ quả của các phong trào đấu tranh khác nhau và các
nhà lãnh đạo Ấn Độ dẫn dắt các phong trào đó; phần lớn nội dung viết về Đảng Quốc
đại Ấn Độ trong việc lãnh đạo đấu tranh giành độc lập dân tộc; trong đó nhấn mạnh
vai trò của Mahatma Gandhi trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của Ấn Độ
và lý giải vì sao nhân dân Ấn Độ gọi ông là vị Cha già của dân tộc. Đây là tư liệu
quan trọng, không chỉ có giá trị tổng kết lịch sử; mà còn được kế thừa, áp dụng trong
quá trình điều hành đất nước đối với các Chính phủ Ấn Độ qua các thời kỳ, làm cơ sở
cho việc nghiên cứu quá trình củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ.
Cuốn “India since transition” (1956) (Tạm dịch là: Ấn Độ kể từ khi chuyển
giao chính quyền) [154] của tác giả Romesh Thapar giới thiệu về lịch sử Ấn Độ giai
đoạn sau năm 1947 dưới sự tác động của trật tự thế giới hai cực Yalta và những chính
sách của chính quyền Thủ tướng J. Nehru đối với các vấn đề quốc tế và nội bộ đất
nước Ấn Độ. “Ấn Độ hôm nay và ngày mai” (1960) [48] của tác giả R.P. Dutt được
nhà xuất bản Sự thật dịch từ cuốn “India today” cho độc giả thấy được thực trạng về
cảnh nghèo khổ của Ấn Độ; nền thống trị của Anh và chủ nghĩa đế quốc hiện đại ở
Ấn Độ; phong trào dân tộc và ba giai đoạn của cuộc đấu tranh dân tộc ở Ấn Độ; sự
phát triển của giai cấp công nhân; những vấn đề về dân chủ ở Ấn Độ...
Cuốn sách “A history of India” (1998) (Lịch sử Ấn Độ) [109] của hai giáo sư
người Đức Hurmann Kulke và Dietmar Rothermund. Ấn ph m đã giới thiệu khái quát
về lịch sử Ấn Độ bắt đầu từ thời tiền sử đến quá trình bị xâm chiếm và cai trị bởi chủ
nghĩa thực dân; quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ; sự chia cắt đất
nước Ấn Độ sau khi giành độc lập. Tác giả cũng nhấn mạnh đến những sức mạnh về
chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã tạo nên một lịch sử của tiểu lục địa Ấn Độ trong
thời kỳ đầu của nền cộng hòa. Tác ph m thiên về đề cập đến yếu tố cấu trúc hơn là liệt
kê các sự kiện theo thời gian.
Tiếp theo cuốn “India’s struggle for Independence 1857 - 1947”, sử gia nổi
9

tiếng người Ấn Độ BiPan Chandra lại cho ra đời ấn ph m “India after


independence” (2008) (Ấn Độ kể từ khi giành độc lập) [90]. Tác ph m đã phân tích
những khó khăn, thách thức và những thành tựu Ấn Độ đã đạt được trong cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc. Cuốn sách cũng miêu tả quá trình soạn thảo hiến pháp
Ấn Độ và những chính sách về kinh tế, chính trị trong thời đại của J.Nehru được
phát triển như thế nào. Tác giả tập trung đi sâu vào phân tích quá trình củng cố độc
lập dân tộc, những vấn đề còn nhiều tranh cãi giữa các đảng phái chính trị ở chính
quyền trung ương với các bang, vấn đề Punjab... Đồng thời, tác giả cũng mang tới
cho độc giả những thông tin về sự thất bại của Liên minh dân chủ quốc gia trong
cuộc tổng tuyển cử 2004, sự vươn lên cầm quyền của Liên minh cấp tiến quốc gia
và thỏa thuận hạt nhân giữa Ấn Độ và Mỹ. Ngoài việc phân tích những cải cách
kinh tế từ năm 1991, cải cách ruộng đất và cuộc cách mạng xanh, phiên bản mới
này còn đưa ra bức tranh tổng quan về nền kinh tế Ấn Độ trong thiên niên kỷ mới.
Đặc biệt, ấn ph m còn khái quát vai trò lãnh đạo của các lãnh tụ qua các thời kỳ như
Jawaharlal Nehru, Indira Gandhi, Jayaprakash Narayan, Lal Bahadur Shastri, Rajiv
Gandhi, Vishwanath Pratap Singh, Atal Bihari Vajpayee and Manmohan Singh.
Đây là nguồn tài liệu có giá trị quý báu, tham khảo rất lớn cho luận án.
Cuốn “The emergence of modern India” (1981) (sự trỗi dậy của Ấn Độ hiện
đại) [84] của nhà ngoại giao người Ấn Độ Arthur Lall. Tác giả là một trong số những
người được sống và làm việc giữa hai thời kỳ lịch sử của Ấn Độ (thời kỳ thuộc địa và
kỷ nguyên độc lập). Sau khi nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập, ông đã tham gia
làm việc trong chính phủ của J.Neru. Vì vậy, công trình này của ông giới thiệu về
lịch sử Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XX, thời kỳ Ấn Độ dưới sự thống trị của
đế quốc Anh với sự phát triển về văn hóa, sự khác biệt về tôn giáo, chính trị đạo đức.
Đồng thời, tác giả cũng cung cấp cho độc giả những dữ liệu về Ấn Độ sau khi giành
độc lập dân tộc từ tay đế quốc Anh; chính sách đối ngoại dưới thời J.Neru, cuộc đàm
phán với Trung Quốc về tranh chấp biên giới năm 1962; các vấn đề chính trị dưới
thời bà Indira Gandi.
“A history of modern India”(2014) (Lịch sử Ấn Độ hiện đại) [117] một tác
ph m của nhà sử học người Mexico, Ishita Banerjee-Dube, đây là cuốn giáo trình
10

rất hữu ích cho các học giả nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ. Cuốn sách miêu tả khá
toàn diện về lịch sử Ấn Độ thế kỷ XVIII và thế kỷ XX, thời kỳ đặc trưng của chủ
nghĩa thực dân, chủ nghĩa dân tộc và sự vươn mình của một Ấn Độ độc lập. Ấn
ph m tái hiện những bàn luận mang tính lịch sử về giới tính, môi trường sinh thái,
địa vị xã hội và lao động của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Tác ph m kết hợp phân
tích về một Ấn Độ thuộc địa và một Ấn Độ độc lập để nhấn mạnh đến ý thức hệ,
các chính sách và quá trình định hình một nhà nước thuộc địa cũng như một nhà
nước Ấn Độ độc lập như thế nào.
Cuốn sách “5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ” (2010) [1] của tác giả
Anjana Mothar Chandra. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát các giai đoạn chính của
đất nước Ấn Độ từ những ngày đầu của nền văn minh lưu vực sông Ấn đến sự chia
cắt đau thương của một tiểu lục Ấn Độ; những nét văn hóa đặc trưng của đất nước
và con người Ấn Độ. Đặc biệt, phần cuối của cuốn sách đã phác họa một Ấn Độ
chuyển mình sau những cơn khủng hoảng kinh tế vào năm 1991. Với những chính
sách đổi mới của các nhà lãnh đạo Ấn Độ qua từng thời kỳ, Ấn Độ đang từng bước
gây dựng hình ảnh ấn tượng của mình trên toàn thế giới.
“Jawaharlal Nehru: A biograph - Vol 2: 1947 - 1956, Vol 3: 1956 - 1964”
(Tiểu sử Jawaharlal Nehru Tập 2, Tập 3) [158] của tác giả Sarvepalli Gopal. Vol 2
thuật lại chín năm đầu của Thủ tướng Jawaharlal Nehru cầm quyền; miêu tả và phân
tích những vấn đề của Ấn Độ và thế giới; cuộc đấu tranh giữa Ấn Độ và Pakistan về
vấn đề Kashmir; cuộc bầu cử tự do đầu tiên của Ấn Độ, khủng hoảng vấn đề Triều
Tiên và kênh đào Suye. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh đến vai trò của J.Nehru
đối với sự nghiệp dân tộc của Ấn Độ và trên trường quốc tế. Ông được đánh giá là
ánh sáng của châu Á, đạt tới đỉnh cao của quyền lực. Vol3 là tập cuối cùng về tiểu
sử và cuộc đời của Jawaharlal Nehru. Ấn ph m số 3 này nói về tám năm cuối cùng
của cuộc đời ông trên cương vị là Thủ tướng Ấn Độ với những nỗ lực, hy sinh để
duy trì sự phát triển của nền kinh tế và sự tiến bộ xã hội của người dân Ấn Độ
nhưng không làm mất đi những nguyên tắc trong chính sách ngoại giao của ông
ngay cả khi quan hệ với Trung Quốc xấu đi, mà đỉnh cao là cuộc xâm lược với quy
mô lớn ở Phía Đông và Phía Tây của biên giới hai nước.
11

“Mahatma Gandhi: Người đã giải phóng Ấn Độ và dẫn dắt thế giới vào cuộc
đổi thay bất bạo động” (2000) [39] của tác giả Michael Nicholson. Cuốn sách tổng
hợp những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của vĩ nhân Mahatma Gandhi, cái
chết của ông và những cống hiến của Gandhi cho Ấn Độ và thế giới.
Cuốn “The Politics of India since Independence” (1994) (Tình hình chính trị
Ấn Độ kể từ khi giành độc lập) [147] của giáo sư người Mỹ Paul R. Brass, được tác
giả viết vào giữa những năm 1986 - 1989 phản ánh những lo ngại của tác giả về bộ
máy chính quyền thời kỳ hậu J.Nehru trong việc hoạch định chính sách và kiểm soát
các nguồn lực kinh tế. Tất cả những nỗ lực của nhà lãnh đạo thời kỳ này đang tạo ra
những phản ứng ngược. Các tổ chức chính trị bị xói mòn về tư tưởng, bạo lực và
xung đột sắc tộc, tôn giáo, giai cấp, văn hóa giữa các vùng miền đang có nguy cơ
gia tăng. Trước tình hình đó, tác giả đặt ra một vấn đề cần tranh luận là: Nên chăng
Ấn Độ cần phải thay đổi lãnh đạo với những chính sách mới để phát triển đất nước?
- Nghiên cứu về những chính sách mà Ấn Độ triển khai để củng cố và bảo vệ độc
lập dân tộc trên các lĩnh vực và sự trỗi dậy của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI...:
Cuốn sách “India’s Foreign Policy and Its Neighbours” (2001) (Chính sách
đối ngoại của Ấn Độ và các nước láng giềng) [123] của tác giả J.N. Dixit với hai
phần lớn: Phần 1: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ (India’s foreign policy); Phần 2:
Các nước láng giềng của Ấn Độ (India’s neighbours). Công trình là tập hợp những
nghiên cứu của tác giả trong nhiều năm đã được đăng trên các tờ tạp chí uy tín của
Ấn Độ và thế giới. Ấn ph m đã phân tích tổng quan chính sách đối ngoại của Ấn
Độ trong bối cảnh thế giới sau chiến tranh lạnh với những thay đổi về cục diện
chính trị, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa... Đặc biệt,
sự tan rã của Liên Xô đã tác động đến Ấn Độ trên mọi bình diện, những biến động
chính trị ở khu vực Trung Á, Nam Phi, mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc, Ấn Độ -
Mỹ và Ấn Độ với các nước láng giềng, những thách thức rất gay gắt đối với chính
sách đối ngoại của Ấn Độ. Trong phần 2 của tác ph m, tác giả luận giải các nhân tố
chính trị trong nước của Pakistan tác động đến chính sách của Ấn Độ, mối quan hệ
giữa Ấn Độ với các nước Bangladesh, Trung Quốc, Nepal, Myanmar. Cuốn sách
chứa đựng những đánh giá và quan điểm cá nhân của tác giả về những di n biến
12

đang di n ra gợi mở cho các nhà nghiên cứu những tranh luận, bàn luận cũng như
có thể hình dung ra một chính sách đối ngoại đương thời của Ấn Độ. Đây là nguồn
tài liệu rất hữu ích để tham khảo cho luận án của mình.
Cuốn “India in the Contemporary World” (2014) (Ấn Độ trong thế giới
đương đại) [120] là tập hợp nghiên cứu của nhiều tác giả nổi tiếng của Ấn Độ, Ba
Lan và các nước, do các tác giả Jakub Zaiaczkowski, Jivanta Schottli, Manish
Thapa đồng chủ biên. Cuốn sách là công trình nghiên cứu chuyên sâu về Ấn Độ
đương đại trên các bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quan hệ quốc tế.
Phần 1 gồm 5 chương các tác giả đi sâu luận giải về nền dân chủ phản thực tế ở Ấn
Độ, vấn đề bầu cử, hệ chu n về văn hóa. Phần 2 gồm 3 chương phân tích về những
vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế của Ấn Độ như tác động của toàn cầu hóa
đến nền kinh tế Ấn Độ, khu vực dịch vụ, hệ thống ngân hàng. Phần 3 gồm 7 chương
đề cập đến chính sách đối ngoại và chính sách an ninh của Ấn Độ. Phần 4 gồm 4
chương nhấn mạnh đến mối quan hệ Ấn Độ - Liên minh Châu Âu (EU).
Cuốn “India’s Foreign Policy: Retrospect and Prospect” (Chính sách đối
ngoại của Ấn Độ: Nhìn lại và triển vọng) (2010) [159] là tập hợp những nghiên cứu
của 15 tác giả trên thế giới và do giáo sư Sumit Ganguly chủ biên. Cuốn sách cung
cấp cho độc giả những nghiên cứu sâu sắc về chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ
năm 1947 đến nay và được thể hiện qua mối quan hệ của Ấn Độ với các nước láng
giềng cũng như các nước lớn trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Tất cả các chương của cuốn sách được các tác giả sử dụng phương pháp tiếp cập lý
thuyết cấp độ trong quan hệ quốc tế (cấp độ hệ thống, cấp độ quốc gia và cấp độ cá
nhân), các yếu tố này tác động đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ như thế nào? Từ
việc phân tích mối quan hệ của Ấn Độ với các nước, ba chương cuối của ấn ph m,
tác giả đưa ra phân tích vấn đề cốt lõi trong chính sách hạt nhân, chính sách kinh tế
và chính sách năng lượng của Ấn Độ được định hình và phát triển như thế nào. Đây
là một công trình nghiên cứu rất hữu ích cho các học giả nghiên cứu về Ấn Độ.
Tiến sĩ Harish Kapur, chuyên gia về quan hệ quốc tế người Thụy Sỹ với tác
ph m “Foreign policies of India’s Prime Ministers” (2013) (Chính sách đối ngoại của
các Thủ tướng Ấn Độ) [108]. Cuốn sách là một công trình chuyên khảo nghiên cứu
13

về chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ khi giành độc lập năm 1947. Công trình là bức
tranh toàn cảnh về chính sách đối ngoại của các Thủ tướng Ấn Độ qua các thời kỳ từ
nhà lãnh đạo đầu tiên Jawaharlal Nehru đến Thủ tướng Momanhan Singh. Mỗi đời
Thủ tướng tương ứng một chương của cuốn sách trong đó tập trung vào phân tích
chính sách đối ngoại của họ, bắt đầu từ việc nhận thức của họ về tình hình quốc tế,
khu vực đến việc định hình chính sách và cách thức triển khai. Kết thúc mỗi chương
là sự đánh giá vai trò của các thủ tướng và chính sách của họ đối với sự phát triển của
đất nước Ấn Độ.
Cuốn “India - US Relations and Asian Rebalancing” (2015) (Quan hệ Ấn - Mỹ
và chiến lược tái cân bằng châu Á) [128] của tác giả Josukutty C.A là tập hợp 13 bài
nghiên cứu của các học giả về vi n cảnh trỗi dậy ở châu Á - Thái Bình Dương. Các
bài viết nhấn mạnh sự trỗi dậy của châu Á về kinh tế và quân sự tạo thành một sự
phát triển quan trọng nhất trong chính trị quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Nó đã tạo ra
một trật tự thế giới mới nơi mà các nước lớn có dấu hiệu cân bằng quyền lực. Mục
tiêu và lợi ích của Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khu vực cùng với vai
trò chiến lược của Biển Hoa Đông và Biển Đông đã khiến cho khu vực này càng trở
nên năng động. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tham vọng bá chủ ở châu Á đã thách
thức vị trí đứng đầu của Mỹ. Trước bối cảnh đó, Ấn Độ và Mỹ tăng cường quan hệ
để kiềm chế sự bành chướng của Trung Quốc.
Bản báo cáo đặc biệt của Trung tâm nghiên cứu xung đột và hòa bình Ấn Độ
(IPCS) năm 2009 với tựa đề “India - Asean Relations – Analysing Regional
Implications” (Quan hệ Ấn Độ - ASEAN- phân tích hàm ý khu vực) [146] đã phân tích
lịch sử mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN, sự nổi lên của chủ nghĩa khu vực tại Đông Nam
Á đã thu hút sự quan tâm của Ấn Độ; lợi ích của ASEAN tại Ấn Độ cũng như lợi ích
của Ấn Độ tại ASEAN và các hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên.
“Rediscovering Asia: Evolution of India’s Look East Policy” (Khám phá lại
châu Á - bước phát triển mới của Chính sách hướng của Đông Ấn Độ) [150] của tác
giả Prakash Nanda. Ý tưởng viết cuốn sách này bắt đầu vào năm 1999 khi ông sang
học tập và nghiên cứu tại Hàn Quốc và là một công trình mà ông đã dày công
nghiên cứu. Nội dung chính của cuốn sách đề cập đến thuật ngữ “phía Đông”, phạm
14

vi hướng Đông, những lỗ hổng cũng như các bước thăng trầm trong quan hệ Ấn Độ
với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các nguyên nhân hình thành
“Chính sách hướng Đông” và các bước triển khai chính sách này bằng cách tăng
cường các mối quan hệ với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia.
Phần cuối của cuốn sách tác giả đề cập đến những thách thức trước mắt mà Ấn Độ
phải đối mặt trong đó có yếu tố Trung Quốc.
Học giả người Pháp Isabelle Saint-Mézard với ấn ph m “Eastward Bound:
India’s New Positioning in Asia” (2006) (Hướng về phía Đông: vị trí mới của Ấn
Độ ở châu Á) [118]. Trong cuốn sách này, tác giả phân tích Chính sách hướng
Đông một cách toàn diện, xâu chuỗi sự phát triển với những đặc trưng của nó trong
vòng hơn một thập kỷ rưỡi qua. Tác giả tập trung vào phân tích khía cạnh kinh tế -
chính trị của chính sách. Đồng thời, bà nhấn mạnh đến tính nhiều mặt của nó liên
quan đến ý thức hệ, văn hóa và khía cạnh an ninh. Nghiên cứu của bà cũng đề cập
đến phản ứng của các quốc gia và tổ chức khu vực ở Đông Á đối với chính sách này
của Ấn Độ. Công trình nghiên cứu khẳng định rằng Chính sách hướng Đông đem
lại sự gắn kết về chiến lược, thể chế, chính trị, kinh tế với Đông Á và rộng hơn là
khu vực châu Á. Cuối ấn ph m, tác giả khẳng định Chính sách hướng Đông trở
thành một hướng đối ngoại mới của Ấn Độ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.
Tiến sỹ David.A.Robinson, Viện nghiên cứu Future Directions International,
AustraliaFuture Directions International, Australia với bài nghiên cứu “India’s Rise
as a Great Power” (2011) (Ấn Độ - một cường quốc trỗi dậy) [94],. Đây là công trình
nghiên cứu về sự “trỗi dậy” của Ấn Độ về mặt kinh tế, những thay đổi về chính sách
đối ngoại trong mối tương quan cân bằng chiến lược với Mỹ, Trung Quốc, Nga và
triển vọng tương lai của Ấn Độ hướng tới trở thành cường quốc thế giới.
Ấn ph m “India’s rise as Asian power, Nation, Neighborhood and Region”
(2014) (Ấn Độ nổi lên như là một cường quốc châu Á, các vấn đề trong nước, láng
giềng và khu vực) [155] của tác giả Sandy A Gordon. Ông không đi sâu vào phân
tích sự trỗi dậy của Ấn Độ như thế nào mà tác giả phân tích những thách thức mà
Ấn Độ phải đối mặt cả trong nước cũng như trong khu vực trong quá trình trỗi dậy
như tình trạng khủng bố, bạo lực, tranh chấp biên giới, thiếu nước. Gordon nhấn
15

mạnh rằng Ấn Độ muốn khoác lên mình một tấm áo choàng của một cường quốc
khu vực và thế giới, Ấn Độ phải tìm cách cải thiện tình hình chính trị - an ninh của
mình, nếu không các thế lực cạnh tranh tại khu vực Nam Á sẽ khai thác những lỗ
hổng này để đạt được mục đích của họ. Giáo sư Baldev Raj Nayar, Đại học Mc Gill,
Canada với cuốn “Globalization and India’s economic intergration” (2014) (Toàn
cầu hóa và Ấn Độ hội nhập kinh tế)[88]. Đây được đánh giá là ấn ph m phân tích
sâu sắc về sự thay đổi của nền kinh tế Ấn Độ trong bối cảnh toàn cầu hóa. Với 4
chương, 316 trang đã phác họa được bức tranh tổng quát của nền kinh tế Ấn Độ
trước tự do hóa kinh tế. Theo một số nhà phê bình, toàn cầu hóa gây ra sự phân
khúc kinh tế và thậm chí làm tan vỡ nền kinh tế Ấn Độ, nhưng Baldev Raj Nayar đã
chứng minh rằng với những chính sách cải cách kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực
thuế và thương mại, đầu tư, kinh doanh đã giúp cho nền kinh tế Ấn Độ hội nhập và
không tăng phân khúc. Tác giả khẳng định rằng Ấn Độ hưởng lợi từ toàn cầu hóa
nhiều hơn là nạn nhân của nó.
Tại hội thảo về Quan hệ quốc tế do Viện Quốc tế học Symbiosis (2014), Trường
Đại học quốc tế Symbiosis, Ấn Độ với chủ đề “India’s Look East - Act East Policy:
A Bridge to the Asian Neighbourhood” (Chính sách hướng Đông – Chính sách hành
động ở phía Đông của Ấn Độ: cầu nối tới các nước châu Á) [161] đã tập hợp được
các bài nghiên cứu về Chính sách hướng Đông và Hành động phía Đông của Ấn Độ.
Tập hợp các bài viết này được chia làm 5 phần với các nội dung về: đầu tư thương
mại của Ấn Độ tại Nam Á và Đông Nam Á; vấn đề về giao thông hàng hải, an ninh -
quốc phòng, giáo dục và văn hóa, các yếu tố mà Ấn Độ chú trọng trong Chính sách
hành động phía Đông.
Một tác giả người Anh Matthew McCartney với ấn ph m “Political economy,
growth and liberalisation in India, 1991 - 2008” (2010) (Kinh tế chính trị, sự tăng
trưởng và tự do hóa ở Ấn Độ giai đoạn 1991 - 2008) [132]. Tác giả đã tìm hiểu và
đánh giá lại các kinh nghiệm lịch sử của Ấn Độ trong việc thúc đ y kinh tế và tự do
hóa từ giữa năm 1950 đến 1980. Thông qua phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng
và tự do hóa, cũng như tính bền vững của mối quan hệ này trong môi trường kinh tế
Ấn Độ giai đoạn 1991-2008 cuốn sách góp phần làm sáng tỏ nhiều luận điểm liên
16

quan đến phát triển kinh tế ở Ấn Độ và một số quốc gia đang phát triển khác.
“India foreign and security policy in South Asia: Regional power strategies”
(2012) (Chính sách đối ngoại và an ninh ở khu vực Nam Á: Chiến lược cường cuốc
khu vực) [156] của tác giả Sandra Destradi. Cuốn sách đã phân tích sâu sắc chính
sách đối ngoại của Ấn Độ đối với ba nước láng giềng phía đông là Sri Lanka, Nepal
và Bangladesh. Đặc biệt, ấn ph m đề cập đến vai trò của Ấn Độ trong những năm
cuối cùng của cuộc nội chiến ở Sri Lanka, tiến trình hòa bình và dân chủ hóa tại
Nepal; những đe dọa về an ninh từ phía Bangladesh... Cuối tác ph m, tác giả đã
đánh giá và đưa ra những bài học từ khu vực Nam Á này.
Năm 2014, khi Thủ tướng Modi lên nắm quyền đã có rất nhiều các bài nghiên
cứu của các chuyên gia trên thế giới về chính sách của nhà lãnh đạo mới này. Điển
hình là những công trình nghiên cứu sau: Bản báo cáo “The evolving domestic
drivers of India foreign policy” (2016) (Những nhân tố trong nước tác động đến
chính sách đối ngoại của Ấn Độ) [129] của hai giáo sư Jason Miklian (Trường Đại
học Na uy) và Atul Misha (Trường Đại học Jawaharlal Nehru) đề cập đến những
nhân tố trong nước tác động đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Bài viết nhấn
mạnh về thắng lợi của ông Narendra Modi trong cuộc bầu cử năm 2014. Với thắng
lợi này, ông trở thành thủ tướng của Ấn Độ với một sự ủy thác lớn là định hình lại
chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Các chuyên gia chính trị và nhân dân Ấn Độ trông
đợi những gì ông đã cam kết thực hiện trong lúc tuyển cử để đưa đất nước Ấn Độ
thoát khỏi những trì trệ trong nhiều năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại. Ấn
ph m không phân tích những chính sách đối ngoại của Thủ tướng Modi mà đi sâu
phân tích năm yếu tố trong nước tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại
của Ấn Độ cũng như đưa ra năm thách thức quan trọng mà năm yếu tố này ảnh
hưởng đến khả năng thực hiện “tham vọng toàn cầu” của Ấn Độ.
Ấn ph m “India’s foreign policy toward East Asia and the neighborhood under
Modi: Implications for Europe” (2015) ( Chính sách đối ngoại của Ấn Độ hướng tới
Đông Á và các nước láng giềng: một vài gợi mở cho châu Âu) [93] của Tiến sỹ Daniel
Twining. Bài nghiên cứu phản ánh về chính phủ mới của Ấn Độ do Thủ tướng
Narenda Modi điều hành đang mang lại sức sống mới cho chính sách kinh tế và ngoại
17

giao của quốc gia này sau nhiều năm trì trệ. Ấn Độ ngày nay đang thể hiện một sức
mạnh mới trong việc thực hiện cam kết với các cường quốc Đông Á như Trung Quốc,
Nhật Bản và với các quốc gia láng giềng Nam Á. Chính quyền mới cũng đang nỗ lực
cải tổ nền kinh tế để tạo đà cho sự phát triển, tạo công ăn việc làm và trở thành nước có
thị trường lao động lớn nhất thế giới. Bài viết cũng đưa ra những gợi mở cho châu Âu
và đề xuất một số chính sách hợp tác giữa Ấn Độ và châu Âu.
Viện nghiên cứu Institute Australia - India với ấn ph m “India foreign policy
under Modi” (2014) (Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Modi)
[149] cũng của tác giả Prakash Nanda với 7 phần nói về những thay đổi trong chính
sách đối ngoại của chính quyền Thủ tướng Modi; vai trò toàn cầu và sức mạnh mềm
của Ấn Độ; một số điều chỉnh trong Chính sách Hướng Đông và các nước láng
giềng khu vực cũng như chính sách hạt nhân của nước này.
“The Engagement of India, Strategies and Responses” (2014) (Hợp tác với Ấn
Độ, chiến lược và phản ứng của Ấn Độ) ( [110] là tập hợp bài viết của các chuyên gia
quan hệ quốc tế trên thế giới, do tác giả Ian Hall, Khoa Quốc tế, Đại học Australia
chủ biên và được giới chuyên môn đánh giá là nguồn tài liệu hữu ích cho các học giả,
sinh viên nghiên cứu về quan hệ quốc tế; về chính sách ngoại giao và khu vực Nam
Á. Khi Ấn Độ nổi lên như một cường quốc khiến các quốc gia trên thế giới tìm cách
quan hệ với Ấn Độ bằng các chương trình nghị sự khác nhau. Trong khi một số quốc
gia mong muốn cải thiện mối quan hệ với New Delhi, thì một số quốc gia khác tận
dụng sự chuyển giao trong chính sách đối ngoại để đạt được lợi ích của họ. Cuốn
sách này đã giúp độc giả hiểu được chiến lược mà các nước lớn sử dụng để thu hút và
hình thành mối quan hệ với một Ấn Độ năng động mới nổi, những thành công, những
thất bại của họ và những phản ứng của Ấn Độ (tích cực, nước đôi và đôi khi là thù
địch) trước những mối quan hệ này. Các bài viết phân tích cách thức mà Úc, Trung
Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ đã hợp tác với Ấn Độ với những mục đích khác nhau.
Đồng thời, tác ph m cũng đánh giá chiến lược của Ấn Độ với Singapore, Việt Nam,
Indonesia và các nước Cộng hòa Trung Á. Đây là một ấn ph m phân tích sâu về
chính sách đối ngoại của Ấn Độ - một cường quốc đang lên và so sánh những chiến
lược ngoại giao để làm sáng tỏ những thay đổi về bản chất của chính sách đối ngoại
18

và quá trình định hình nó trong tương lai.


Cuốn sách “Ấn Độ và Đông Nam Á: Hướng đến nền an ninh chung” (2015)
[56] của tác giả Sudhir Devare do Lê Thị Sinh Hiền và Phạm Thị Ngọc Hiếu dịch
sang tiếng Việt. Với 281 trang, tác ph m giới thiệu về tình hình an ninh - chính trị ở
Nam Á và Đông Nam Á; vấn đề hợp tác về an ninh chung cũng như những triển
vọng cho hợp tác biển, hội nhập kinh tế; yếu tố con người đóng vai trò quan trọng
trong việc hợp tác an ninh toàn diện; giải quyết vấn đề biên giới Myanmar như là
một vấn đề thiết yếu ảnh hưởng đến hợp tác an ninh của Ấn Độ với Đông Nam Á.
Cuốn “Ấn Độ sự trỗi dậy của một cường quốc” (2013) của nhóm tác giả Tarun
Das, Colette Mathur, Frank - Jurggen Richter [57]. Cuốn sách gồm 3 phần: Phần 1,
các tác giả nói về những thành tựu đáng kinh ngạc của nền kinh tế Ấn Độ thời gian
qua và từ đó thúc đ y các điều kiện xã hội của đất nước cũng phát triển. Phần 2, tác
giả đề cập đến 10 trụ cột của tăng trưởng bền vững để tạo nên một Ấn Độ hùng
mạnh. Phần 3, là cái nhìn về vi n cảnh tương lai đầy hứa hẹn của Ấn Độ. Theo các
tác giả, với điều kiện kinh tế bền vững, kết cấu dân số trẻ, tình hình chính trị ổn
định, vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế hiện nay, triển vọng phía trước của Ấn
Độ là hết sức khả quan. Viết về sự trỗi dậy của Ấn Độ còn có cuốn “Nghịch lý Ấn
Độ: Bất chấp thần thánh Ấn Độ trỗi dậy” (In spite of the Gods: The rise of Modern
India) của tác giả Edward Luce (2013) [17]. Với 362 trang, cuốn sách là một cái
nhìn sinh động, chiếu rọi vào những thế lực định hình của Ấn Độ khi nước này cố
cân bằng truyền thống ương ngạnh của quá khứ với một hiện tại hiện đại hóa thất
thường. Nhà báo Edward Luce đã thực hiện bản tường trình sắc nét với những ý
kiến và nhận định về Ấn Độ từ mọi ngóc ngách cuộc sống của một Ấn Độ chứa
đựng đầy mâu thuẫn. Ông miêu tả hai chính đảng của Ấn Độ thắng cử như thế nào,
mối quan hệ giữa triều đại Nehru và sự tiến triển của cuộc thí nghiệm lớn nhất thế
giới trong chế độ dân chủ đại diện. Bất chấp những đối nghịch giữa lịch sử và hiện
tại và ngay cả trong những gì đang di n ra tại một Ấn Độ đương đại, nhưng Ấn Độ
vẫn vươn lên trở thành một trong những cường quốc thế giới.
19

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC HỌC GIẢ Ở VIỆT NAM
- Nghiên cứu về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Ấn Độ:
Cuốn “Ấn Độ hôm qua và hôm nay” (1995) [34], Phó tiến sĩ Đinh Trung Kiên,
và cuốn: “Ấn Độ xưa và nay” (1997) [43] là công trình nghiên cứu của nhóm tác giả
trong đó Cao Xuân Phổ và Trần Thị Lý chủ biên đã giới thiệu khái quát về đất
nước, con người, lịch sử, văn hóa và quá trình xây dựng nước Cộng hòa Ấn Độ.
Đặc biệt, cả hai ấn ph m đều nhấn mạnh đến những thành tựu về chính trị, kinh tế
và văn hóa mà nhân dân Ấn Độ đã giành được sau hơn 40 năm kể từ khi độc lập;
chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, trung lập và không liên kết của Ấn Độ và
quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ đến năm 1995.
Giáo sư Vũ Dương Ninh với cuốn “Lịch sử Ấn Độ” (1996) [42] với 5 chương
và 204 trang. Tác ph m giới thiệu về đất nước, con người và nền văn hóa truyền
thống của Ấn Độ; khái quát về lịch sử Ấn Độ thời cổ đại, trung đại, cận đại, hiện
đại: Ấn Độ từ một thuộc địa trở thành quốc gia độc lập và bắt tay vào xây dựng đất
nước phồn vinh thể hiện qua các kế hoạch 5 năm; quan hệ Việt - Ấn trong lịch sử.
Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu sâu có giá trị toàn diện nhất về lịch sử
Ấn Độ cho đến nay tại Việt Nam.
Cuốn “Ấn Độ qua các thời đại” (1986) [27] của tác giả Nguy n Thừa Hỷ, 154
trang giới thiệu những nét cơ bản về lịch sử, nền văn hóa, phong tục tập quán của Ấn
Độ. Đặc biệt, tác giả miêu tả các cuộc đấu tranh, những vị anh hùng qua các thời kỳ
của lịch sử phát triển của Ấn Độ. Tác giả Nguy n Công Khanh với cuốn “Jawaharlal
Nehru tiểu sử và sự nghiệp” (2001) [32] giới thiệu những nét chính về tiểu sử và
những cống hiến của J. Nehru cho phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ.
- Nghiên cứu về độc lập dân tộc và những chính sách trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng... mà Ấn Độ triển khai để củng cố và bảo
vệ độc lập dân tộc:
Cuốn chuyên khảo “Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở
Việt Nam hiện nay” (2015) do Nguy n Hoàng Giáp, Nguy n Thị Quế, Mai Hoài
Anh đồng chủ biên. [30]. Ấn ph m cung cấp cho bạn đọc những luận giải về lý
luận, thực ti n của mối quan hệ giữa độc lập dân tộc, tự chủ và hội nhập quốc tế;
20

kinh nghiệm xử lý mối quan hệ này ở một số quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc,
Liên bang Nga, các nước Trung - Đông Âu và SNG và các nước ASEAN; thực ti n
xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay, từ đó đưa ra các quan điểm định hướng và một số kiến nghị nhằm xử
lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam đến
năm 2020. Cùng vấn đề này, tác giả Thái Văn Long với ấn ph m “Độc lập dân tộc
của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa”(2006) [36]. Cuốn sách giúp
cho độc giả hiểu được những nhân tố tác động đến độc lập dân tộc của các nước
đang phát triển; những lực lượng chính tham gia đấu tranh bảo vệ và củng cố độc
lập dân tộc hiện nay; những nội dung cơ bản về đấu tranh vì độc lập dân tộc của các
nước đang phát triển.
Tác giả Phan Văn Rân và Nguy n Hoàng Giáp với cuốn “Chủ quyền quốc gia
dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” (2010) [49].
Công trình đã luận giải vấn đề độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trên cơ
sở phân tích những vấn đề và thực ti n về chủ quyền quốc gia dân tộc, về toàn cầu
hóa và những tác động của nó đối với chủ quyền quốc gia dân tộc, từ đó các tác giả
làm rõ một số những nội dung mới và cấp thiết đối với chủ quyền quốc gia dân tộc
trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ấn ph m cũng đưa ra quan điểm của Việt Nam về chủ
quyền quốc gia dân tộc và thực ti n bảo vệ quốc gia dân tộc của Việt Nam và một
số nước. Đây là tài liệu hữu ích để tác giả có thể tham khảo và đối sánh trường hợp
của Ấn Độ với Việt Nam và các nước đang phát triển.
Cũng viết về những cải cách kinh tế của Ấn Độ, tác giả Lê Nguy n Hương Trinh
với cuốn “Chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kỳ cải cách” (2005) [69]. Ngoài việc
phân tích những cơ sở lý luận và thực ti n về vai trò của ngoại thương và chính sách
ngoại thương trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển, tác giả tập trung phần
lớn nội dung cuốn sách trình bày về sự chuyển hướng trong chính sách ngoại thương
Ấn Độ thời kỳ cải cách và sự phát triển của chính sách này trong lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp, đầu tư, tài chính và ngân hàng cũng như ý nghĩa của việc cải cách chính
sách ngoại thương đối với nền kinh tế Ấn Độ.
Luận án tiến sĩ lịch sử: “Quan hệ Ấn Độ - Liên Xô từ 1947 đến 1992” (2011)
21

[9], Lê Thế Cường nghiên cứu về mối quan hệ Ấn Độ - Liên Xô thời kỳ 1947 -
1991 từ góc độ nhà nghiên cứu Việt Nam, góp phần lý giải những đặc trưng, vai trò
và tác động của mối quan hệ Ấn Độ - Liên Xô đối với sự phát triển của mỗi nước,
với quốc tế và khu vực... Trên cơ sở đó góp phần nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích
dân tộc nước lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Luận án tiến sĩ “Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1986
đến năm 2004” (2006) [13] của tác giả Hoàng Thị Điệp đã khái quát quan hệ Việt
Nam - Ấn Độ trước năm 1986; quá trình phát triển quan hệ giữa hai nước từ năm
1986 - 2004 trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo
dục; những thuận lợi, khó khăn, thành tựu và triển vọng của mối quan hệ này.
“Quan hệ của Ấn Độ với Đông Á sau Chiến tranh lạnh” (2014) [54], là Luận án
tiến sĩ lịch sử của tác giả Nguy n Trường Sơn, nghiên cứu về sự điều chỉnh chính sách
của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh với Đông Á và quan hệ của quốc gia này với các nước
Đông Á trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng, y tế, giáo dục, văn
hóa... Đồng thời, luận án cũng phân tích quan hệ Ấn Độ và Việt Nam trong Chính sách
hướng Đông của Ấn Độ. Từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá về đặc điểm trong quan
hệ Ấn Độ với Đông Á, những thuận lợi, thách thức trong việc thúc đ y mối quan hệ
này và triển vọng của quan hệ Ấn Độ - Đông Á. Cùng tác giả có cuốn “Hướng về phía
Đông - Một chiến lược lớn của Ấn Độ” (2015) [55]. Với 248 trang, tác giả đã trình bày
khái quát các khía cạnh về chiến lược hướng Đông của Ấn Độ, những mối quan hệ
truyền thống giữa Ấn Độ và Đông Á. Công trình cũng phân tích những đặc trưng, bản
chất của mối quan hệ đa dạng, phức tạp của khu vực trong thời kỳ sau Chiến tranh
lạnh; quan hệ Ấn Độ - Việt Nam cùng tiềm năng và triển vọng to lớn của hai nước
trong thời gian tới.
Luận án tiến sĩ lịch sử “ASEAN trong chính sách hướng đông của Ấn Độ”
(2011) của tác giả Võ Xuân Vinh [79]. Luận án đã phân tích chính sách đối ngoại của
Ấn Độ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh và phân tích các nội dung cơ bản của Chính sách
hướng Đông. Luận án đưa ra những đánh giá về vai trò, đóng góp của ASEAN đối
với Chính sách hướng Đông qua các giai đoạn phát triển và tác động đến Ấn Độ,
ASEAN và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong các lĩnh vực. Tác giả cũng phát triển
22

luận án tiến sĩ này và cho ra đời cuốn sách cùng tên được nhà xuất bản Khoa học xã
hội phát hành năm 2013 dày 348 trang. Đây cũng là nguồn tài liệu có giá trị tham
khảo có ý nghĩa đối với các học giả nghiên cứu về Ấn Độ.
Luận án tiến sĩ “Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong
giai đoạn 1950-1964” (2014) [68]. Với 187 trang, tác giả Nguy n Đức Toàn đã trình
bày những nhân tố tác động đến sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa
Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964; nội dung củng cố và những nhận xét về sự
nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn này, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển.
Tác giả Trần Nam Tiến (chủ biên), Nguy n Tuấn Khanh, Võ Minh Tập (2016)
với cuốn “Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới” [67] dài 383 trang
Công trình nghiên cứu về quan hệ của Ấn Độ với khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương trong thế kỷ XXI; tìm hiểu mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á trong
lịch sử và hiện tại; phân tích lợi ích và sự can dự của Ấn Độ với Biển Đông; thành
tựu và triển vọng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.
Đề tài cấp Bộ của Bộ Ngoại giao “Quan hệ Ấn Độ - Pakistan và tác động đến an
ninh khu vực Nam Á” (2002) [7] đã làm rõ mối quan hệ lịch sử giữa Ấn Độ và
Pakistan với những tồn tại và hệ lụy trong lịch sử. Đề tài cung cấp cho độc giả những
thông tin về mối quan hệ phức tạp này bắt nguồn từ vấn đề tranh chấp biên giới lãnh
thổ giữa Ấn Độ và Pakistan ở khu vực Kashmir. Đây chính là yếu tố cản trở việc bình
thường hóa quan hệ hai nước và dẫn đến 3 cuộc chiến tranh lớn giữa hai nước vào các
năm 1947, 1965 và 1971, đồng thời cũng gây ra bầu không khí bất ổn về chính trị - an
ninh ở Nam Á. Cũng chính sự bất hòa này khiến cho các nước lớn như Mỹ, Trung
Quốc tranh thủ những căng thẳng giữa hai nước để phục vụ cho lợi ích riêng của mình.
Ngô Xuân Bình (chủ biên) với cuốn “Những vấn đề kinh tế - chính trị cơ bản
của Ấn Độ thập niên đầu thế kỷ XXI và dự báo xu hướng đến năm 2020” (2013)
[3]. Ấn ph m cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về vị trí địa lý, lịch sử, văn
hóa, hệ thống chính trị của Ấn Độ và đặc biệt là phân tích thực trạng phát triển kinh
tế của Ấn Độ. Từ đó, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế
thế giới. Phần cuối của ấn ph m, các tác giả đưa ra dự báo về triển vọng của Ấn Độ
23

đến năm 2020. Cùng tác giả, còn có cuốn “Thúc đ y quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
trong bối cảnh mới” (2012) [4] và cuốn “Việt Nam - Ấn Độ và Tây Nam Á: Những
mối liên hệ trong lịch sử và hiện tại” (2013) là tập hợp các bài tham luận hội thảo
quốc tế về Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Quan hệ Việt Nam - Tây Nam Á và Quan hệ
Ấn Độ - Tây Nam Á trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
PGS.TS Phạm Thái Quốc (chủ biên) với cuốn “Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy:
Tác động và đối sách của các nước Đông Á” (2013) [46]. Với lối trình bày khoa học,
d hiểu, cuốn sách đã phác họa chân thực về bối cảnh quốc tế và khu vực những năm
cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, sự nổi lên của Ấn Độ và Trung Quốc cũng như tác
động của sự trỗi dậy này đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Á.
Qua đó, tác giả đưa ra các hàm ý cho Việt Nam trong việc đối phó với những thách
thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ. Cùng viết về sự phát triển của Ấn Độ
và Trung Quốc, tác giả còn có cuốn “Nghiên cứu so sánh tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc và Ấn Độ” (2008) [47].
Ngoài ra còn có một số lượng lớn các bài nghiên cứu được đăng tải trên các
tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Nghiên cứu Ấn Độ, Nghiên cứu Đông Nam Á, Châu
Mỹ ngày nay, Nghiên cứu Trung Quốc... và các luận văn thạc sỹ chuyên ngành
Quan hệ quốc tế và Lịch sử thế giới nghiên cứu về Ấn Độ nổi bật là những công
trình sau: Lưu Thị Mai Hương với đề tài “Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm
đầu thế kỷ XXI” (2013) [26]; Lục Minh Tuấn với đề tài “Quan hệ đối tác chiến lược
Việt Nam - Ấn Độ (giai đoạn 2001 - 2011)” (2012) [77]; “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN
sau chiến tranh lạnh (1991 - 2010)” (2012) [18] của tác giả Đinh Văn Hà...
1.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHƢA ĐƢỢC GIẢI
QUYẾT, LUẬN ÁN TẬP TRUNG LÀM RÕ
1.3.1. Một số nhận xét về tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Như vậy, việc nghiên cứu về Ấn Độ thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả
tại Việt Nam, ở Ấn Độ cũng như trên thế giới với nhiều công trình có giá trị đã được
công bố. Tuy nhiên, mục đích, phạm vi, thời gian nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu
của các công trình đã chỉ dẫn và gợi mở cho độc giả các góc nhìn, cách phân tích theo
những hướng khác nhau; hầu hết các công trình nghiên cứu khái quát về lịch sử, văn
24

hóa, đất nước và con người Ấn Độ, lịch sử đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ; về các
vấn đề riêng lẻ như tình hình chính trị - xã hội, các chính sách phát triển đất nước của
Ấn Độ, vai trò của các Đảng cầm quyền, các lãnh tụ trong quá trình củng cố và bảo
vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. Khoảng trống của các công trình trên chính
là: việc nghiên cứu chuyên sâu mang tính hệ thống, tổng thể, xuyên suốt về quá trình
củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015;
chưa có công trình nào đánh giá về cách thức củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa
Ấn Độ trong bối cảnh mới, và cũng chưa có công trình nào đưa ra những bài học kinh
nghiệm về củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc đối với các nước đang phát triển ở giai
đoạn này từ thực ti n của trường hợp Ấn Độ.
Đây là nguồn tư liệu để tác giả luận án tham khảo trong quá trình triển khai
đề tài, từ đó có những đối sánh, tư duy phản biện và luận giải những vấn đề chưa
được làm rõ để đưa ra quan điểm riêng của mình.
1.3.2. Những vấn đề chưa được giải quyết, luận án tập trung nghiên cứu,
làm rõ

Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên
cứu ở trên, luận án tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, phân tích bối cảnh trong nước, tình hình quốc tế và khu vực,
nguyên nhân của việc Ấn Độ thực hiện cải cách sâu rộng, toàn diện hệ thống các
chính sách; nhằm phát triển kinh tế, đổi mới đất nước, củng cố và bảo vệ độc lập
dân tộc, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, khẳng định vai trò và vị thế của
Ấn Độ trên trường quốc tế trong giai đoạn 1991 - 2015.
Thứ hai, nghiên cứu quá trình Ấn Độ triển khai thực hiện các chính sách để
củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc, vươn lên trở thành một cường quốc trong khu
vực và trên thế giới giai đoạn 1991 - 2015.
Thứ ba,đánh giá những thành công và hạn chế của quá trình củng cố độc lập
dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ giai đoạn 1991 - 2015, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm đối với các nước đang phát triển.
25

Chƣơng 2
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ
GIAI ĐOẠN 1991 - 2015

2.1. QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “độc lập dân tộc” của một nước vừa là tính
từ vừa là danh từ. Trên phương diện tính từ thì độc lập dân tộc là không phụ thuộc vào
nước khác hoặc dân tộc khác; còn trên phương diện danh từ thì độc lập dân tộc là trạng
thái của một nước hoặc một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không phụ thuộc vào
nước khác hoặc dân tộc khác [44, tr.342].
Trong tác ph m Cương lĩnh về vấn đề dân tộc, V.I.Lê-nin đã nêu ra nhiều
vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc phù hợp với đặc điểm
tình hình quốc gia lúc bấy giờ, đồng thời giải quyết vấn đề quốc gia dân tộc trong
thời đại chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và sự phát triển
mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. Đó là
việc mỗi quốc gia đều có quyền tự quyết, tự chủ đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc
mình, bao gồm tự quyết về chính trị - xã hội và con đường phát triển. Quyền tự
quyết cũng được thể hiện ở quyền tự do phân lập thành quốc gia độc lập dân tộc hay
quyền tự nguyện liên hiệp là giữa các quốc gia dân tộc trên cơ sở bình đẳng, cùng
có lợi và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân lao động về mục tiêu hòa
bình, phát triển, phồn vinh và hữu nghị. Đây là một quan điểm tiến bộ, khắc phục
được những hạn chế của các quan niệm trước kia.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc không phải một khái niệm
chung mà nó chứa đựng những nội dung cụ thể, cốt tử. Trong tư tưởng của Người,
độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; độc lập
dân tộc là quốc gia đó phải có quyền tự quyết trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị,
quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ mà trước hết và quan trọng nhất là quyền
quyết định về chính trị: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc
của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”[41, tr.146]; độc lập dân tộc bao
26

giờ cũng gắn với tự do dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân: “Chúng ta đấu
tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng
không làm được gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi được ăn no,
mặc đủ...” [40,tr.258]
Theo Hiến chương Liên hợp quốc (1945) và Tuyên bố về những nguyên tắc
của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp
với Hiến chương Liên hợp quốc (1970) đã xác định nội hàm của độc lập dân tộc bao
gồm quyền toàn vẹn lãnh thổ, quyền bình đẳng, quyền dân tộc tự quyết, nghĩa vụ
tôn trọng các quyền con người cơ bản, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp
bằng biện pháp hòa bình, tự nguyện tiến hành các cam kết quốc tế.
Theo Thủ tướng Ấn Độ qua các thời kỳ: Dù lãnh đạo đất nước ở những giai
đoạn lịch sử khác nhau, nhưng nhìn chung, họ đều cho rằng Ấn Độ chưa thực sự độc
lập nếu người dân còn nghèo khổ, bất bình đẳng. Ngay từ khi Ấn Độ chưa giành được
độc lập, Mahatma Gandhi đã từng mơ ước về một Ấn Độ độc lập mà ở đó “người
nghèo nhất trong số những người nghèo cảm thấy quốc gia - dân tộc này là thuộc về
họ và họ có một vai trò trọng yếu trong việc xây dựng đất nước; một Ấn Độ độc lập mà
ở đó không có sự phân biệt đẳng cấp, sắc tộc, mọi cộng đồng người sống trong sự hài
hòa và là bằng hữu; một Ấn Độ độc lập mà người phụ nữ và nam giới đều có quyền
bình đẳng [142]. Còn theo Jawaharlal Nehru, độc lập dân tộc là người dân phải có chủ
quyền; độc lập dân tộc phải kết thúc được nghèo đói, ngu dốt, bệnh tật và bất bình
đẳng. Trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 51 năm Ngày Độc lập (15/8/1947 -
15/8/1998), Thủ tướng Shri Atal Bihari Vajpayee nhấn mạnh:“Độc lập dân tộc là sự
hòa hợp giữa các dân tộc trong một quốc gia dân tộc và hội nhập quốc tế, độc lập dân
tộc phải gắn với dân chủ và chủ nghĩa thế tục” [102, tr.2]. Đồng thời, Thủ tướng Shri
Atal Bihari Vajpayee cũng trích dẫn quan điểm của nhà chính trị gia nổi tiếng của Ấn
Độ - Bharat Ratna Baba Sahed Ambedkar, nguyên Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên thuộc
Chính phủ của Thủ tướng J.Neru: “Độc lập về chủ quyền và chính trị thì chưa được gọi
là hoàn toàn độc lập nếu không có độc lập về kinh tế và xã hội” [102, tr.3]. Thủ tướng
Manmohan Singh cũng cho rằng:
27

Ấn Độ độc lập là một Ấn Độ thống nhất trong đa dạng, không bị


phân biệt bởi đẳng cấp, tín ngưỡng và giới tính; một Ấn Độ mà ở
đó không một người dân hay miền vùng nào bị đứng ngoài lộ trình
phát triển của đất nước; một Ấn Độ mà mọi công dân có thể sống
bằng ph m giá, sự tôn trọng, duyên dáng và đầy hy vọng, nơi mà
mọi công dân cảm thấy tự hào khi nói rằng: tôi là người Ấn Độ;
một Ấn Độ được sống trong hòa bình với tất cả các nước láng giềng
và tất cả các quốc gia trên toàn thế giới; một Ấn Độ có được một vị
trí đích thực trong lòng các bạn bè quốc tế [105, tr3].
“Củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc” trong bối cảnh hiện nay là tổng thể hoạt
động của các chủ thể nhằm làm cho nền độc lập dân tộc trở nên bền vững, chắc
chắn hơn; là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm,
phá hoại để giữ gìn, bảo vệ độc lập dân tộc; là một nhiệm vụ cơ bản thường xuyên
của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hội nhập quốc tế [44, tr .233]. Trong
bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm Ngày Độc lập (15/8/1947 - 15/8/2017), Thủ tướng
N.Modi nhấn mạnh về củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc: “An ninh quốc gia được
chú trọng và ưu tiên hàng đầu, bao gồm chủ quyền trên biển, biên giới lãnh thổ,
không phận và không gian mạng. Ấn Độ có khả năng giữ gìn và đảm bảo an ninh
quốc gia của mình và đủ mạnh để chống lại bất kỳ sự đe dọa xâm phạm đến chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta” [101, tr.3]. Cũng theo ông N.Modi, củng
cố và bảo vệ độc lập dân tộc là đất nước phải được tự do, dân tộc phải được giải
phóng, người dân được thực hiện những điều hết sức cụ thể, hiện thực và bình dị:
Giải phóng dân tộc là khi đất nước được tự do: người thầy giáo được giảng bài trên
lớp, người nông dân được làm việc trên cánh đồng, người công nhân được làm việc
trong nhà máy, người dân được đoàn tụ trong bữa tối sau giờ làm việc trở về nhà.
Tất cả họ đều biết trong trái tim mình, bất kỳ điều gì họ đang làm đều xây dựng cho
nền độc lập của đất nước [101,tr.5].
Theo các học giả Việt Nam, củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh
toàn cầu hóa ngoài việc phải giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, các quốc gia
phải coi trọng việc xác lập, bảo vệ và củng cố các giá trị truyền thống, bản sắc dân
28

tộc; thực thi nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội tích cực bắt nhịp với nền kinh
tế toàn cầu, khắc phục sự mất cân đối, cố gắng tạo lập sự hài hòa lãnh thổ, vùng miền,
sắc tộc..., hướng tới sự đồng thuận, gắn kết dân tộc; tăng cường hiệp thương chính trị
giữa các lực lượng trong nước nhằm ổn định thể chế; linh hoạt trong xử lý các điểm
nóng nhằm hóa giải các mâu thuẫn và nguy cơ bùng nổ từ bên trong... Nền độc lập
của các nước bị đe dọa bởi các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, yếu tố truyền
thống và yếu tố phi truyền thống [30,36,49]. Vì vậy, để củng cố và bảo vệ độc lập,
các nước đang phát triển nói chung và Ấn Độ nói riêng phải có cách tiếp cận linh
hoạt, đúng đắn, tìm kiếm các giải pháp khả thi vừa mang tính tổng kết, toàn diện vừa
mang tính cụ thể, đặc thù nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, hóa giải
thành công các nguy cơ do tác động xấu từ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Như vậy, “Độc lập dân tộc”,“củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc” là khát
vọng chính đáng của các dân tộc trên thế giới, bao gồm quyền làm chủ và phát triển
đất nước, sự thống nhất lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, độc lập tự chủ trong quan
hệ với các dân tộc khác dựa trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Độc lập dân tộc là
một chân lý có ý nghĩa lý luận và thực ti n quan trọng, là giá trị tinh thần cao cả
không chỉ đối với Ấn Độ mà còn là giá trị mang tính phổ quát đối với tất cả các dân
tộc đã hoặc đang đấu tranh để giải phóng dân tộc và tìm con đường phát triển phù
hợp cho đất nước mình. Củng cố độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế của Ấn Độ là một bộ phận cấu thành của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của
Cộng hòa Ấn Độ trong tình hình mới. Củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc còn là yêu
cầu tất yếu của hội nhập, là yếu tố bảo đảm thành công của hội nhập quốc tế.
Tóm lại, tác giả có thể đưa ra quan niệm về “độc lập dân tộc”, “củng cố và bảo
vệ độc lập dân tộc” với các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, độc lập dân tộc của Ấn Độ cần được hiểu là sự độc lập về chủ quyền
quốc gia, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; độc lập về quyền tự chủ, tự quyết của Ấn
Độ trong việc hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại mà không bị lệ thuộc hay bị chi
phối bởi bất kỳ quốc gia nào.
Thứ hai, để củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc, trước hết, Ấn Độ phải giữ vững
được môi trường hòa bình, ổn định chính trị, đoàn kết, thống nhất trong đa dạng; tập
29

trung xây dựng một nền kinh tế phát triển, một nền quốc phòng đủ mạnh, giải quyết hài
hòa các vấn đề xã hội còn tồn tại ở đất nước đông dân thứ hai thế giới này như phân
biệt đẳng cấp, phân hóa giàu nghèo, mù chữ, bệnh tật...
Thứ ba, độc lập dân tộc có mối quan hệ biện chứng với củng cố sức mạnh tổng
hợp quốc gia và hội nhập quốc tế; chịu tác động từ cả yếu tố an ninh truyền thống và an
ninh phi truyền thống. Để củng cố và bảo vệ độc lập trong xu thế toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế, Ấn Độ cần có những chính sách đối ngoại linh hoạt mềm dẻo nhằm cân
bằng quan hệ giữa các nước lớn, hài hòa với các nước láng giềng khu vực, phát huy vai
trò của Ấn Độ trong giải quyết các vấn đề quốc tế... trong đó đặt lợi ích quốc gia dân
tộc lên hàng đầu.
2.2. NHÂN TỐ QUỐC TẾ
2.2.1. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh
Sau Chiến tranh lạnh, Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ làm cho cục diện
thế giới thay đổi. Thế giới bước vào thời kỳ quá độ, hình thành một trật tự thế giới mới.
So sánh lực lượng trên phạm vi toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị -
xã hội đối lập chuyển sang thế có lợi cho Mỹ và các nước tư bản. Quá trình hình thành
trật tự thế giới mới chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc, khó đoán định, trong đó nổi lên hai
khuynh hướng đối nghịch: Mỹ chủ trương thiết lập một thế giới đơn cực, trong khi các
trung tâm quyền lực khác như Nga, Trung Quốc, EU, Nhật Bản lại đấu tranh cho một
trật tự thế giới đa cực mà ở đó vị trí bá quyền của Mỹ được kiềm chế, quyền lãnh đạo
thế giới được chia sẻ cho các nước lớn. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất còn lại và
chiếm ưu thế vượt trội về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự và giữ vai trò
chủ đạo trong thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại chủ chốt toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, Ấn Độ là một trong các nước thế giới thứ ba lo ngại về ý
đồ của Mỹ thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu và chi phối nhằm áp
đặt chính sách lên các quốc gia khác. Mỹ không chỉ tuyên bố thiết lập trật tự thế
giới mới đơn cực do Mỹ làm bá chủ mà còn ráo riết hành động để đạt mục đích
“Sen đầm quốc tế” bằng việc thi hành một chính sách đơn phương, vị kỷ trong việc
giải quyết các vấn đề quốc tế, bất chấp sự phản đối của nhiều nước lớn và cộng
đồng quốc tế như cuộc chiến tranh Vùng Vịnh (1991), Nam Tư (1999). Sau sự kiện
30

11/9/2001, chính sách của Mỹ được điều chỉnh theo hướng chú ý hơn đến hành
động hợp tác đa phương nhằm giành sự ủng hộ quốc tế để phát động cuộc chiến
tranh nhân danh chống khủng bố ở Afganistan. Tuy nhiên, sự sa lầy trong cuộc
chiến ở Iraq và Afganistan, những sai lầm trong chính sách đối nội lẫn đối ngoại
của Mỹ và khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đưa nước Mỹ từ một siêu cường
quốc duy nhất tới chỗ đánh mất vị thế gần như độc tôn. Do những khó khăn và hạn
chế không nhỏ khiến Mỹ khó có thể thực hiện được tham vọng thiết lập một thế giới
đơn cực, trong đó đáng chú ý là mâu thuẫn giữa âm mưu và hành động của Mỹ với
lợi ích của các nước lớn, với lợi ích của hòa bình, độc lập và phát triển của các quốc
gia, dân tộc trên thế giới. Trong khi vị thế đơn cực của Mỹ suy giảm, trên thế giới
đang nổi lên các quốc gia mới là những ứng cử viên sáng giá trong trật tự thế giới
đa cực: Sự trỗi dậy của Trung Quốc; Nhật Bản muốn nhanh chóng cường quốc hóa
quân sự để có tiếng nói trọng lượng hơn trên trường quốc tế, nhất là các vấn đề an
ninh ở Đông Á; sự phát triển của EU, sự trở lại của Nga, sự nổi lên của Ấn Độ,
Braxin, Nam Phi… đã làm nền kinh tế và chính trị thế giới chuyển biến theo hướng
đa cực hóa, bắt đầu hình thành một trật tự thế giới mới, được biểu hiện rất rõ ở vai
trò ngày càng quan trọng của G20 trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, dần thay thế
G7. Theo các nhà quan sát, cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc phản
ánh thực tế rằng một thế giới đa cực là một xu thế vận động tất yếu khách quan.
Mặc dù là một nước Không liên kết nhưng Ấn Độ lại có nhiều quan điểm gần
gũi với Liên Xô như: chống chủ nghĩa đế quốc, ủng hộ phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc bảo vệ hòa bình trên thế giới... Đặc biệt, sau cuộc chiến tranh Trung -
Ấn năm 1962, quan hệ Ấn - Xô ngày càng trở nên mật thiết với bằng chứng là Hiệp
ước hòa bình hữu nghị và hợp tác mà hai bên đã ký vào năm 1971. Sau khi Liên Xô
tan rã, Ấn Độ mất đi một chỗ dựa vững chắc về mọi mặt đã tác động và ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa non trẻ này.
Sau Chiến tranh lạnh, thế giới phát triển theo một số xu thế mới, có tác động
sâu rộng đến tất cả các quốc gia dân tộc. Đó là:
Thứ nhất, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và xu thế lấy kinh tế làm trọng
điểm trong các mối quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa đang di n ra mạnh mẽ trên tất cả
31

các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện đại, từ kinh tế, văn hóa cho đến lĩnh vực chính
trị. Quá trình này ngày càng lôi cuốn nhiều nước tham gia với hình thức hợp tác, liên
kết ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, toàn cầu hóa vừa có mặt tích cực,
vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác, vừa đấu tranh và đây là một quá trình đầy mâu
thuẫn. Mặc dù có những hạn chế, nhưng toàn cầu hóa là một xu thế phù hợp với quy
luật phát triển và đáp ứng những nhu cầu tiến bộ của xã hội loài người.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, xu thế khu vực hóa cũng phát triển mạnh mẽ
thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Nó được coi là xu thế ứng phó với những tác động tiêu
cực của toàn cầu hóa vì vậy thu hút được sự tham gia của nhiều quốc gia dân tộc. Ở
hầu khắp các lục địa, khu vực đều hình thành các tổ chức với quy mô lớn nhỏ khác
nhau như Liên minh Châu Âu (EU) năm 1992, Thị trường tự do thương mại Bắc Mỹ
(gồm Mỹ, Canada, Mehico) năm 1994, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) phát triển mạnh và trở thành Cộng đồng ASEAN năm 2015, Hiệp hội hợp
tác khu vực Nam Á (SAARC), Di n đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC), Tổ chức và hợp tác kinh tế (OECD), Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ
(NAFTA).... Các tổ chức này đang có chiều hướng mở rộng hơn và liên kết chặt chẽ
với nhau hơn. Do ảnh hưởng của xu thế khu vực hóa, Ấn Độ cùng các nước ven bờ
Ấn Độ Dương thành lập Hiệp hội hợp tác kinh tế vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC)
và tổ chức hợp tác kinh tế ở vùng vịnh Bengan (BISMT-EC) năm 1996.
Sau những tổn thất nặng nề trong việc chạy đua vũ trang thời kỳ chiến tranh
lạnh, do đó sau chiến tranh các nước lớn đều điều chỉnh chiến lược, trong đó đ y
mạnh phát triển kinh doanh, thúc đ y cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để phát
triển kinh tế, xây dựng sức mạnh quốc gia. Hợp tác kinh tế là chính sách ưu tiên
hàng đầu trong quan hệ quốc tế thời kỳ này.
Đặc điểm này tác động như thế nào đối với quá trình củng cố và bảo vệ độc
lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ?
Tác động tích cực:
+ Toàn cầu hóa, khu vực hóa tạo cho Ấn Độ cơ hội cho quốc gia này củng cố
độc lập về kinh tế, kích thích tăng trưởng và mở rộng thị trường. Thị trường là một
trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với bất kỳ một nền kinh tế nào và lại
32

càng quan trọng hơn đối với một nền kinh tế dịch vụ như Ấn Độ. Tham gia vào nền
kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Ấn Độ có điều kiện tiếp cận các thị trường khu
vực và thế giới một cách bình đẳng. Cũng chính sức ép cạnh tranh về chất lượng sản
ph m đòi hỏi và thúc đ y các nhà quản lý, doanh nghiệp Ấn Độ phải tiến hành cải
cách sâu rộng, đổi mới cách thức sản xuất, đổi mới công nghệ và phương thức sản
xuất để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh.
+ Toàn cầu hóa, khu vực hóa giúp Ấn Độ tham gia vào hệ thống phân công lao
động quốc tế. Ấn Độ có cơ hội khai thác, sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực chất lượng
cao cũng như nguồn tri thức và kinh nghiệm từ các nước phát triển trên toàn thế giới.
+ Toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng tạo điều kiện cho Ấn Độ và các nước
đang phát triển xích lại gần nhau chống mặt trái của toàn cầu hóa và bảo vệ chủ
quyền quốc gia dân tộc. Là một quốc gia có nguồn nhân lực giá rẻ, dồi dào, con
người Ấn Độ có ý thức tự lực, tự cường sẽ là lợi thế so sánh trong quá trình củng cố
và bảo vệ độc lập dân tộc, chống lại sự áp đặt của các nước phát triển.
+ Việc tham gia hợp tác liên kết khu vực và quốc tế sẽ thúc đ y quá trình
năng động hóa các quan hệ chính trị, đối ngoại, nâng cao vị thế của Ấn Độ trên
trường quốc tế.
Tác động tiêu cực:
+ Về kinh tế: Các quốc gia, dân tộc có kinh tế thị trường, tham gia vào kinh
tế toàn cầu hóa đều phải tuân theo những luật chơi riêng của nó. Đó là những quy
định xoay quanh việc mở cửa đất nước, mở cửa thị trường, tự do cạnh tranh, loại bỏ
những sự cấm đoán, can thiệp phi luật để cho thị trường tự điều tiết theo đúng các
quy luật kinh tế. Ở những quốc gia nào, ở những khu vực nào có điều kiện thuận
lợi, có luật pháp rõ ràng, minh bạch, chính trị ổn định, có khả năng cạnh tranh bình
đẳng và mang lợi nhuận cao thì ở đó, nguồn vốn đầu tư đổ vào sẽ nhiều hơn. Tuy
nhiên, quá trình toàn cầu hóa hiện nay đang bị một số nước phát triển và các tập
đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối. Vì vậy, các nước đang phát triển nói chung,
Ấn Độ nói riêng sẽ mất đi tính độc lập tuyệt đối trong vấn đề hoạch định chính sách
kinh tế; cạnh tranh thị trường di n ra gay gắt. Nếu không có những sách lược kinh
33

tế phù hợp nhằm thích ứng với những thách thức lớn của toàn cầu hóa và làm tăng
hấp dẫn môi trường đầu tư, Ấn Độ sẽ đứng ngoài sân chơi rộng lớn này.
+ Về chính trị, xã hội, an ninh quốc gia: Trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh
tế, nguy cơ đe dọa về an ninh quốc gia và độc lập dân tộc ngày càng gia tăng bởi sự
lợi dụng quá trình này để can thiệp và chống phá của các lực lượng thù địch. Hơn
nữa, Ấn Độ là một quốc gia vốn còn tồn tại rất lớn về vấn đề phân biệt đẳng cấp, bất
bình đẳng xã hội còn cao, dịch bệnh HIV tràn lan, xã hội còn nhiều bất ổn về chính
trị do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo... Những tồn tại sẵn có của Ấn Độ cũng
chính là những mặt trái của toàn cầu hóa mang lại, vì vậy, làm gia tăng lớn những
thách thức đối với quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Ấn Độ. Trước
tình hình đó, Ấn Độ cần phải có những chính sách phù hợp để bảo vệ và phát huy
những giá trị truyền thống của quốc gia độc lập, có chủ quyền trên mọi lĩnh vực
không chỉ về kinh tế, chính trị mà còn cả về văn hóa, tư tưởng, xã hội, kiên quyết
chống lại những mặt trái của toàn cầu hóa.
Thứ hai, xu thế hòa hoãn, hòa dịu, hợp tác và phát triển. Có thể nói, sau
Chiến tranh lạnh, đây là xu thế nổi trội trong quan hệ quốc tế. Nguy cơ chiến tranh
được đ y lùi, hòa bình thế giới được củng cố, các nước lớn chuyển từ đối đầu sang
đối thoại tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi cho các nước đang phát triển chủ
động hoạch định chính sách đối ngoại, mở rộng các mối quan hệ hợp tác giúp đỡ
nhau cùng phát triển. Mặt khác, xu thế hòa hoãn, hòa dịu, hợp tác và phát triển còn
là cơ hội để các nước đang phát triển tìm được tiếng nói chung, cùng đưa ra các
định chế quốc tế có lợi cho sự phát triển của thế giới. Đây cũng là môi trường quốc
tế thuận lợi cho Ấn Độ tăng cường phát triển kinh tế, bảo vệ và củng cố độc lập dân
tộc, tích cực chủ động tìm ra những phương thức hiệu quả đ y mạnh hợp tác trên
mọi bình diện với các nước Không liên kết và các quốc gia khác trên toàn thế giới.
Ngoài ra, xu thế hòa dịu còn tạo điều kiện cho Ấn Độ giải quyết những vấn đề bất
ổn chính trị, xung đột, khủng bố... theo hướng hòa bình, hòa giải và hợp tác dân tộc.
Xu thế này còn tạo điều kiện cho Ấn Độ và các nước láng giềng khu vực (đặc biệt là
Pakistan) giải quyết những mâu thuẫn lịch sử còn tồn tại vì hòa bình, ổn định và
phát triển của mỗi quốc gia; hòa bình chung của khu vực và thế giới.
34

Bên cạnh những thuận lợi, cục diện chính trị thế giới cũng tạo ra những thách
thức to lớn cho việc củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ. Sau Chiến
tranh lạnh, mặc dù nguy cơ chiến tranh thế giới không còn nhưng nhiều cuộc chiến
tranh cục bộ, xung đột sắc tộc và tôn giáo, các cuộc chạy đua vũ trang, khủng bố,
tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên vẫn xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi
trên thế giới. Ấn Độ lại là một quốc gia đa chủng tộc và tôn giáo, vẫn tồn tại việc
tranh chấp biên giới với một số nước láng giềng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. Đặc biệt,
những năm đầu của thập niên 90, thế giới cũng chứng kiến một cuộc đấu tranh di n
ra trong thời gian rất ngắn nhưng tác động xấu tới nền kinh tế thế giới, trong đó có
Ấn Độ. Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh di n ra tuy không có ảnh hưởng trực tiếp đến
Ấn Độ về mặt chính trị - quân sự nhưng lại có tác động lớn đến nền kinh tế nước này
do vị trí địa chiến lược của khu vực này đối với Ấn Độ, là cầu nối giữa Ấn Độ với
vùng Trung Á. Khi chiến tranh di n ra, tỷ lệ thương mại trong tổng GDP của Ấn Độ
giảm, Ấn Độ mất đi nguồn thu tài chính lớn từ nguồn kiều hối ở Iraq và Kuwait và
các khoản nợ của hai quốc gia này. Mặt khác, giá dầu lại tăng cao khiến cho nền công
nghiệp của Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu năm 1965, chi phí dành cho nhập
kh u năng lượng của Ấn Độ chiếm khoảng 8% giá trị xuất kh u thì tới năm 1990, con
số đó lên tới gần 25% [150, tr.268]. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Ấn
Độ có những nhìn nhận mới về chính sách đối ngoại của mình trong quá trình củng
cố độc lập dân tộc, đó là: Chính sách hướng Đông.
Thứ ba, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra ngày càng mạnh
mẽ, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế
đương đại, trong đó kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật.
Cũng như xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, cuộc cách mạng khoa học công
nghệ cũng có những tác động sâu sắc đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc
của cộng hòa Ấn Độ. Trước hết, thông qua nền kinh tế tri thức, Ấn Độ có thể đón đầu
được những công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế. Có thể nói, Ấn Độ đã nắm bắt kịp
thời xu thế này và đã có những bước bứt phá ngoạn mục nhờ đầu tư vào phát triển khoa
học - công nghệ. Tuy nhiên, mặt trái của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ làm gia
35

tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Ấn Độ. Mặc dù, là
một nước đông dân, có nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn lao động ở Ấn Độ có
trình độ thấp vì vậy việc bắt kịp và thích ứng với sự phát triển của khoa học - công
nghệ là một khó khăn lớn đối với Ấn Độ. Ngoài ra, thời kỳ đầu sau Chiến tranh lạnh,
nền kinh tế còn yếu kém, lạc hậu, Ấn Độ phải đối mặt với vấn đề ô nhi m môi trường
từ việc sử dụng những công nghệ lạc hậu nhập kh u từ các nước phát triển. Như vậy,
để phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững, Ấn Độ cần có những bước đi phù hợp
để khắc phục những khó khăn đặc thù của đất nước và tiếp thu những thành tựu của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang lại.
Thứ tư, quan hệ quốc tế có những biến đổi sâu sắc đã có ảnh hưởng không nhỏ
đến vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc của các nước. Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh
tồn tại trong một trật tự đa cực; tập hợp lực lượng thế giới trở nên năng động, phức tạp
với nhiều tầng nấc đan xen lẫn nhau, linh hoạt, thực dụng hơn; vừa hợp tác, vừa đấu
tranh, vừa tranh thủ, vừa kiềm chế lẫn nhau. Lợi ích quốc gia dân tộc đóng vai trò chi
phối các lợi ích khác, qui định mức độ, phạm vi, tính chất, hành động của các quốc gia.
Đặc biệt, các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn chi phối lớn đời sống quan hệ
quốc tế trong gia đoạn này. Cục diện chính trị - kinh tế toàn cầu được chi phối bởi các
mối quan hệ Mỹ - Trung, Nga - Trung, Nga - Ấn, Nhật - Mỹ; các tam giác chiến lược
Nga - Trung - Ấn, Mỹ - Nga - Trung, Mỹ - Nhật - Ấn với cạnh tranh và hợp tác đan
xen nhau, có những lúc mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm tác động trực tiếp đến lợi ích
quốc gia của các nước. Mặc dù là nước “trung lập tích cực” nhưng công cuộc củng cố
và bảo vệ độc lập của Ấn Độ cũng chịu tác động rất lớn từ cuộc chơi của các nước lớn.
Xung đột lợi ích giữa các nước lớn, sự tranh giành, kiềm chế ảnh hưởng của các nước
lớn tác động sâu sắc đến các kinh tế, chính trị toàn cầu, vừa mang lại cơ hội và thách
thức cho các nước đang phát triển, trong đó có Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ cần nghiên cứu
rõ khái niệm đối tượng, đối tác và lựa chọn các hình thức hợp tác, đấu tranh phù hợp,
tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức nhằm củng cố và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc
trong điều kiện mới.
Thứ năm, thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc. Hiện nay, nhân
loại đang đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc mà không một quốc gia riêng lẻ
36

nào có thể tự giải quyết được. Mặc dù xu hướng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn
là chủ đạo trong mối quan hệ quốc tế kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay nhưng
những nhân tố bất ổn định lại có chiều hướng gia tăng ở các khu vực trên toàn thế
giới như các vấn đề về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, ô nhi m môi
trường, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh hiểm nghèo... Chủ nghĩa khủng bố nổi
dậy và ngày càng tăng cường về lực lượng và mở rộng địa bàn hoạt động với khả
năng tinh vi hơn, nguy hiểm hơn. Xung đột sắc tộc tôn giáo gia tăng cường độ, đặc
biệt với sự xuất hiện của nhà nước hồi giáo tự xưng IS. Xu hướng ly khai và tranh
chấp lãnh thổ, tài nguyên, nguy cơ phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, trước hết là
vũ khí hạt nhân, cũng đang là vấn đề đe dọa an ninh quốc tế. Trong lĩnh vực này,
Ấn Độ cần nhận thức rõ vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế
cũng như cần có những hợp tác song phương, đa phương để giải quyết những vấn
đề mang tính toàn cầu mà Ấn Độ đang phải đối mặt để phát triển đất nước một cách
bền vững.
2.2.2. Tình hình khu vực Nam Á sau Chiến tranh lạnh
Khu vực Nam Á giai đoạn sau Chiến tranh lạnh vẫn luôn ở trong tình trạng
không ổn định do quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ với các nước láng giềng về vấn
đề tranh chấp lãnh thổ có nguồn gốc lịch sử, vấn đề về sắc tộc, tôn giáo. Là hai quốc
gia lớn nhất khu vực Nam Á, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan luôn là nhân tố
hàng đầu chi phối các mối quan hệ và sự hợp tác giữa các nước khác trong khu vực.
Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, với những cơ hội và thách thức của tình hình thế giới,
cả hai nước đều có nhu cầu xây dựng mối quan hệ láng giềng hòa bình, ổn định để
phát triển, nhưng do những mâu thuẫn mang tính lịch sử tại vùng tranh chấp
Jammu, Kashmir và chủ nghĩa khủng bố nên mối quan hệ song phương giữa hai
quốc gia này vẫn tiếp tục căng thẳng.
Về mặt địa lý, Kashmir nằm ở cực Bắc Ấn Độ, phía Bắc giáp Tây Tạng, phía
Tây và Tây Bắc giáp Pakistan, phía Nam nối liền với Ấn Độ. Đây là một vùng đất
hiểm trở, 95% là núi cao. Năm 1947, khi thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ
và Pakistan lại không giải quyết dứt điểm Kashmir thuộc về nước nào. Lúc đầu, một
tiểu vương người Ấn Độ, Maharaja Hari Singh cai trị vùng này nhưng ngày
37

27/10/1947 trước nguy cơ người Hồi giáo nổi dậy đòi thay thế chính quyền, ông đã
ký Hiệp định sát nhập Kashmir vào Ấn Độ. Ngay sau đó, Ấn Độ đưa quân vào
Kashmir. Sự kiện bất ngờ trên khiến Pakistan vô cùng tức giận và cho rằng
Maharaja Hari Singh không có quyền ký một hiệp ước với Ấn Độ trong khi thỏa
thuận với Pakistan mà ông ký trước đó vẫn còn hiệu lực. Cũng từ đó, vùng đất này
trở thành nơi tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan và là nguyên nhân của mọi mâu
thuẫn giữa hai quốc gia này. Đây là khu vực địa chiến lược đối với Ấn Độ. Vì vậy,
kiểm soát được khu vực này sẽ giúp Ấn Độ ngăn chặn được các phần tử khủng bố
từ Pakistan tràn sang Ấn Độ. Tiếp đến là cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt vào cuối
những năm 1990 giữa Ấn Độ và Pakistan. Hai nước lần lượt tiến hành các vụ thử
hạt nhân vào năm 1998 và hàng loạt vụ thử tên lửa tầm trung và tầm xa mang đầu
đạn hạt nhân vào năm 1999, khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng và quan hệ
hai nước tiếp tục xấu đi.

Bản đồ 1.1: Vùng Kashmir


(https://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/kashmir.htm, truy cập ngày
20/1/2018)
Cùng với vấn đề Kashmir, chủ nghĩa khủng bố cũng là nguyên nhân cho sự
căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan. Trong suốt những năm qua, hàng loạt các vụ
38

khủng bố nghiêm trọng đã xảy ra mà các phần tử khủng bố, theo Ấn Độ, là người
Pakistan hoặc được Pakistan hậu thuẫn dẫn đến quan hệ hai nước có lúc hoàn toàn
đóng băng và có nguy cơ đ y hai nước đến bên bờ một cuộc chiến tranh mới. Điển
hình như sự kiện quá khích của các tín đồ Ấn Độ giáo phá hủy Thánh đường Hồi
giáo Babri ở thị trấn Ayodhy (Ấn Độ) tháng 12/1992; vụ tấn công khủng bố ở
Srinagar ngày 1/10/2001; vụ tấn công nhằm vào tòa nhà Quốc hội Ấn Độ ngày
13/12/2001 và đặc biệt là cuộc khủng bố tấn công vào Mumbai làm gần 200 người
chết vào ngày 26/11/2008 [55,tr.50]. Ấn Độ cũng nỗ lực triển khai các hoạt động
đối ngoại nhằm cải thiện quan hệ với Pakistan nhưng quan hệ hai nước vẫn trong
tình trạng hòa dịu và căng thẳng đan xen. Có thể khẳng định rằng, đây chính là di
sản lịch sử mà thực dân Anh để lại đã tạo ra những đe dọa và an ninh cả truyền
thống và phi truyền thống thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh.
Thêm vào đó, mâu thuẫn giữa Ấn Độ với Bangladesh về vấn đề phân chia
nguồn nước tại một số con sông; mâu thuẫn về vấn đề sắc tộc, tôn giáo liên quan đến
cộng đồng người Ấn kiều tại một số nước Nam Á. Tiêu biểu như tại Sri Lanka, cộng
đồng người Tamil có quan hệ huyết thống và tôn giáo lâu đời với cộng đồng sinh sống
trên bang Tamil Ladu tại Ấn Độ; xung đột giữa cộng đồng bản địa người Sinhalese với
người Tamil...làm cho tình hình chính trị ở Nam Á càng di n biến phức tạp.
Bên cạnh đó, hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) được thành lập vào năm 1985
nhưng phát triển kém hiệu quả và bộc lộ nhiều hạn chế. Ấn Độ lo ngại các nước sử
dụng di n đàn này để chỉ trích và cô lập Ấn Độ trong những vấn đề tranh chấp song
phương, còn Pakistan thì sợ thông qua tổ chức hợp tác khu vực, Ấn Độ sẽ nắm vai trò
lãnh đạo, không có lợi cho Pakistan. Trên lĩnh vực kinh tế, hầu hết các quốc gia Nam
Á đều là những nước đang phát triển, yếu kém về vốn và kỹ thuật. Ấn Độ là nước
phát triển vào bậc nhất cũng đang gặp khó khăn vì vậy cũng không có đủ tiềm lực để
cung cấp về vốn và kỹ thuật cho các nước trong tổ chức. Hợp tác kinh tế chưa tương
xứng với mong muốn của các nước trong khu vực. Cụ thể, về trao đổi hàng hóa trong
nội bộ SAARC, tính đến năm 1993 (sau 8 năm ra đời), chỉ đạt 3 tỷ đô la Mỹ (USD)
chiếm 3,4% tổng kim ngạch ngoại thương của khu vực này với thế giới [55, tr.51].
Năm 1993, tại Hội nghị cao cấp SAARC tại Dhaka, Bangladesh, các nước thành viên
đã thỏa thuận về Hiệp định ưu đãi thương mại khu vực Nam Á (SAPTA) nhằm tăng
39

cường buôn bán trong nội khối lên khoảng 15 tỷ USD. Nhưng do những mâu thuẫn
trong quan hệ giữa Ấn Độ và một số nước thành viên nên việc phê chu n Hiệp định
này bị chậm tr [55,tr.51]. Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, kim ngạch thương
mại vẫn rất thấp do chính sách kinh tế hướng nội của các nước và khủng hoảng trong
quan hệ Ấn Độ - Pakistan.
Năm 2004, Hiệp định khu vực Nam Á (SAFTA) ra đời thay thế Hiệp định
SAPTA và có hiệu lực từ ngày 01/6/2006. SAFTA được coi là bước đi quan trọng và
mang lại hiệu quả trong hợp tác khu vực Nam Á. Tổng trao đổi thương mại nội khối đã
tăng từ 14 triệu USD vào năm 2006 lên 687 triệu USD năm 2009, tuy nhiên vẫn còn rất
thấp so với tỷ trọng thương mại của các khu vực khác.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc với những mâu thuẫn tiềm n từ cuộc chiến
tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962, đã đ y mạnh mối quan hệ với các nước Nam Á
để cạnh tranh với Ấn Độ tại khu vực này và tìm cách kiềm chế Ấn Độ tại khu vực Ấn
Độ Dương. Trung Quốc không chỉ hậu thuẫn cho Pakistan mà còn có ảnh hưởng lớn
đối với các nước láng giềng của Ấn Độ là Nepal, Bangladesh, Sri Lanka và đặc biệt
là Trung Quốc thiết lập mối quan hệ chiến lược với Myanma. Ngoài vấn đề kinh tế,
Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của mình tại Nam Á bằng cách xây dựng một
cảng hải quân tại bờ biển Arabian, Pakistan và đưa hải quân tiến vào cảng
Chittagong, Bangladesh và cảng Colombo, Sri Lanka. Quan hệ kinh tế và chính trị
của Trung Quốc với Nam Á ngày càng gia tăng khi nó trở thành quan sát viên tại hội
nghị thượng đỉnh SAARC tổ chức tại Dhaka từ ngày 12 -13/11/2005. Với ý đồ mở
rộng ảnh hưởng xuống khu vực Ấn Độ Dương - khu vực ảnh hưởng truyền thống của
Ấn Độ, đối với Trung Quốc thì Myanma là con đường ngắn nhất mà Trung Quốc
phải đi qua để tiến xuống Ấn Độ Dương. Trong khi ở phía Tây, Pakistan - địch thủ
truyền kiếp của Ấn Độ có “mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc trong mọi hoàn
cảnh” thì ở phía Đông, Myanma có quan hệ phụ thuộc với Trung Quốc cả về kinh tế,
chính trị và an ninh. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nam Á và Ấn Độ
Dương đã gây rất nhiều khó khăn cho Ấn Độ trong quá trình củng cố độc lập và phát
triển đất nước, buộc quốc gia này phải có chính sách thích ứng với tình hình hiện tại.
Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, đặc biệt là sau khi Thủ tướng
N.Modi lên cầm quyền, ông đã có những bước đi đầy thiện chí để cải thiện mối
40

quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Pakistan. Mặc dù hòa dịu và căng thẳng vẫn
đan xen nhau, nhưng hợp tác kinh tế và chính trị giữa hai quốc gia cũng có phần
được cải thiện. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho quá trình củng cố và bảo vệ độc
lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ để có thể khẳng định được vị trí của mình tại khu
vực Nam Á đầy phức tạp này.
Bên cạnh mối quan hệ phức tạp giữa Ấn Độ và Pakistan, kể từ sau Chiến
tranh lạnh, do những đối lập về khuynh hướng chính trị, sắc tộc, tôn giáo, hầu hết
các nước trong khu vực đều di n ra các cuộc nội chiến, đảo chính quân sự và các vụ
ám sát chính trị gia: từ 1996 đến 2001 nội chiến giữa lực lượng hồi giáo cực đoan
Taliban từ khu vực miền Nam với quân chính phủ tại Afghanistan; cuộc xung đột
vũ trang do lực lượng Maoist tiến hành tại Nepal kéo dài trong 10 năm từ 1995 đến
2005; đảo chính quân sự ở Pakistan do tướng Musharraf tiến hành năm 1999; vụ
thảm sát Hoàng gia Nepal tối 01/6/2001; vụ thảm sát thủ tướng Rajiv Gandhi của
Ấn Độ tại cuộc tổng tuyển cử năm 1991; vụ ám sát bà Benariz Butto cựu Thủ tướng
Pakistan năm 2008. Nepal bấp bênh do thay đổi chính phủ liên tiếp và bế tắc kéo
dài trong soạn thảo hiến pháp mới. Bangladesh luôn bị bao phủ bởi các vụ biểu tình
đường phố, đình công, xung đột bạo lực từ năm 2001.
Nam Á có vị trí địa chiến lược quan trọng trên bàn cờ châu Á và thế giới nên
khu vực luôn thu hút được sự quan tâm của các nước lớn (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn
Độ) với những toan tính để tranh giành ảnh hưởng và tìm kiếm lợi ích của mình. Sự
đan xen chồng chéo trong quan hệ chiến lược của các nước lớn nói trên tạo ra sự cạnh
tranh địa - chiến lược ở Nam Á tác động không nhỏ đến tình hình chính trị - an ninh
khu vực này. Một mặt, nó giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước lớn với các
nước trong khu vực: Với thông điệp hợp tác chống khủng bố, Mỹ đã thiết lập được
quan hệ đồng minh với Pakistan, tạo thế đứng vững chắc ở khu vực. Những năm gần
đây, Mỹ và Ấn Độ cùng cam kết xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược mới, nhằm
thúc đ y hợp tác chia sẻ trách nhiệm về các vấn đề kinh tế, chính trị tại Nam Á vì vậy
quan hệ Ấn - Mỹ có chiều hướng xích lại gần nhau. Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ
cũng có bước phát triển. Trong khi đó, hợp tác truyền thống Trung Quốc - Pakistan
ngày càng trở nên khăng khít hơn. Trung Quốc đang muốn tranh thủ Pakistan trong
việc triển khai sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, mở đường sang Ấn Độ
41

Dương, thiết lập tuyến vận chuyển năng lượng mới và ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố ở
phía Tây Trung Quốc, nhất là vùng Tân Cương. Pakistan lại cũng muốn tranh thủ
nguồn vốn to lớn và công nghệ của Trung Quốc, tăng cường hợp tác an ninh, quốc
phòng, chống khủng bố, củng cố tiềm lực quốc phòng trước Ấn Độ và thực hiện “Giấc
mơ con hổ châu Á” của mình. Đáng chú ý, hai bên đã thiết lập “quan hệ đối tác hợp
tác chiến lược toàn diện trong mọi điều kiện” - mối quan hệ đồng minh duy nhất của
Trung Quốc trên thế giới. Trung Quốc rõ ràng muốn xây dựng một vị trí chiến lược,
cạnh tranh sự ảnh hưởng với Ấn Độ và Mỹ tại các quốc gia Nam Á này. Với bối cảnh
ấy, cả Mỹ và Nga đều thúc đ y mối quan hệ với Ấn Độ, một mặt để hợp tác phát triển
kinh tế và chống khủng bố, mặt khác muốn kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Như
vậy, thông qua lợi ích chiến lược của các nước lớn, các nước trong khu vực, đặc biệt là
Ấn Độ cũng tận dụng cơ hội này để phục vụ công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập của
riêng mình. Trong mối quan hệ cân bằng lợi ích, không bên nào bị ràng buộc quá chặt
vào một nước lớn nhất định. Trên cơ sở đó, có thể tạo cho các nước trong khu vực phát
triển một cách độc lập, tự chủ hơn.
Tuy nhiên, quan hệ mang tính cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các nước
lớn khiến môi trường khu vực cũng trở nên căng thẳng hơn. Sự cọ xát lợi ích giữa
các nước lớn sẽ quyết liệt, gay gắt hơn, đặt các nước Nam Á trước không ít thách
thức trong việc xác định rõ đối tác, đối tượng để không bị lôi cuốn hoặc trở thành
“con bài” trao đổi giữa các nước lớn, khiến môi trường an ninh khu vực trở nên
căng thẳng và nguy cơ mất ổn định là không loại trừ. Trước những tính toán của
nước láng giềng Pakistan và Trung Quốc, Ấn Độ cần có những điều chỉnh phù hợp
để tạo niềm tin cho các láng giềng khu vực, thúc đ y hợp tác, kiềm chế ảnh hưởng
với Trung Quốc trên cơ sở giữ vững chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia dân tộc.
2.2.3. Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh lạnh
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tầm quan trọng chiến lược, có nguồn
tài nguyên thiên nhiên giàu có và nhiều tuyến giao thông hàng hải huyết mạch của thế
giới đi qua. Thế kỷ XXI, châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển nhanh và năng
động nhất thế giới, là nơi tập trung những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Nga, Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ... Hợp tác và liên kết kinh tế trong nội bộ khu
vực và với bên ngoài di n ra hết sức sôi động với xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh.
42

Tuy nhiên, khu vực này cũng tiềm n nhiều phức tạp và nguy cơ bất ổn định.
Các vấn đề nóng như bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, hai bờ Đài Loan... có chiều
hướng phức tạp khiến các nước trong khu vực chạy đua vũ trang. Các vấn đề an
ninh phi truyền thống tác động mạnh đến các nước mà chưa có giải pháp hữu hiệu.
ASEAN là khu vực đang phát triển khá sôi động và đang ở vị trí quan trọng
trong dòng chảy thương mại toàn cầu. Kể từ sau Chiến tranh lạnh tới nay, trong chiến
lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của các nước lớn thì ASEAN luôn
được lựa chọn là chính sách trọng tâm của các quốc gia này. Mỹ với chính sách xoay
trục - tái cân bằng, Nga với chính sách cân bằng Đông - Tây, Trung Quốc với chính
sách “một vành đai, một con đường”, sự trở lại với vai trò mới ở khu vực này của Nhật
Bản, EU... làm cho sự cạnh tranh chiến lược tại khu vực này càng trở nên sôi động.
Trạng thái cạnh tranh đan xen phức tạp: giữa hợp tác và đấu tranh với nhau, giữa can
dự và kiềm chế lẫn nhau. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, cạnh tranh chiến lược
của các nước lớn tại khu vực này được đ y lên mạnh mẽ và được triển khai trên tất cả
các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng đến văn hóa (từ sức mạnh cứng
đến sức mạnh mềm). Điều này có tác động lớn đến Ấn Độ với vai trò là một cường
quốc mới nổi đang muốn vươn mình cạnh tranh ảnh hưởng với các nước lớn tại khu
vực này. Ấn Độ cần khéo léo, tận dụng những cơ hội để hợp tác phát triển và kiềm chế
sự ảnh hưởng của quốc gia khác đối với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Trung
Quốc. Mặt khác, ASEAN có ảnh hưởng lớn về văn hóa tôn giáo của Ấn Độ, với bối
cảnh Ấn Độ đang cố gắng củng cố sức mạnh văn hóa để cạnh tranh với các “cường
quốc văn hóa” hiện nay như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN được xác định
là thị trường tiềm năng, bao gồm hơn 500 triệu dân cùng một nền văn hóa mở d du
nhập, đã có ảnh hưởng truyền thống từ văn hóa Ấn Độ. ASEAN là một cơ chế hợp tác
khu vực với vai trò và tiếng nói ngày càng tăng và là “cầu nối” tham gia các tổ chức
kinh tế khu vực.
Với vị trí địa chiến lược, Biển Đông tiếp giáp Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương, nối liền Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, kết nối một vùng
rộng lớn các nền kinh tế năng động. Chính vì thế, phát triển hợp tác với khu vực này
sẽ giúp Ấn Độ củng cố sức mạnh kinh tế.
Biển Đông được coi là cửa ngõ phía Đông của Ấn Độ, cũng là thị trường
43

kinh tế trọng tâm trong giai đoạn hiện tại. Hàng hóa xuất nhập kh u vào Ấn Độ
đi theo hai hướng chính: Hướng phía Đông qua eo Malacca và hướng Tây đến
khu vực Trung Đông. Thống kê cho thấy cánh cổng Biển Đông là nơi qua lại
của gần 55% hoạt động hàng hải thương mại của Ấn Độ thông qua eo biển
Malacca [91]. Do vậy, Biển Đông đóng vai trò quan trọng cho an ninh kinh tế -
thương mại của Ấn Độ. Với việc tham gia hoạt động quân sự ở Biển Đông, Ấn
Độ có thể đảm bảo an ninh quốc gia khi khống chế một khu vực cửa ngõ tiến
vào Ấn Độ Dương cũng như theo dõi được tình hình hoạt động của các cường
quốc hải quân khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ hay hạm đội Thái
Bình Dương của Nga… nguyên nhân do Biển Đông và eo Malacca là tuyến
đường ngắn nhất nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương để các lực lượng hải
quân này di chuyển. Biển Đông - Đông Nam Á cũng được đánh giá là khu vực
giàu tài nguyên giàu mỏ. Trong bối cảnh Ấn Độ luôn phải chịu sức ép về vấn
đề thiếu hụt năng lượng cho phát triển kinh tế và sinh hoạt, đây chính là khu
vực mà Ấn Độ có thể đầu tư khai thác dầu mỏ để đa dạng hóa nguồn cung và
giảm đáng kể sự phụ thuộc vào dầu mỏ ở Trung Đông trong tương lai.
Như vậy, châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng hội
tụ những điều kiện thuận lợi để Ấn Độ thể hiện chính sách đối ngoại chiến lược, thúc
đ y vai trò chính trị quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và trên thế giới
trước hết là khu vực Biển Đông và Trung Á. Nếu làm tốt vai trò an ninh của mình,
Ấn Độ hoàn toàn tranh thủ được sự ủng hộ của các quốc gia Đông Nam Á, góp phần
quan trọng trong công cuộc duy trì sức mạnh và vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế;
củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia của Ấn
Độ trên nhiều lĩnh vực.
2.3. NHÂN TỐ TRONG NƢỚC
2.3.1. Khái quát về đất nƣớc, lịch sử, văn hóa và con ngƣời Ấn Độ
* Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
Ấn Độ là một nước rộng lớn ở khu vực Nam Á, với tổng diện tích đất liền
3.287.263 km2, đứng thứ 7 trên thế giới. Ấn Độ tiếp giáp với Trung Quốc và Nepal
ở phía Bắc, Pakistan ở phía Tây Bắc, Bhutan, Bangladesh và Myanmar ở phía Đông
Bắc, biển Ả Rập ở phía Tây Nam, Vịnh Bengal ở phía Đông Nam và Ấn Độ Dương
44

ở phía Nam. Biên giới phía Bắc Ấn Độ được xác định chủ yếu bởi dãy Himalaya.
Biên giới phía Tây với Pakistan được xác định bởi đồng bằng Punjab và sa mạc
Thar. Ở phía Đông Nam, vùng đồi núi rậm rạp Chin và Kachin chia cắt Ấn Độ với
Myanamar. Biên giới Ấn Độ - Bangladesh được xác định bởi vùng đồi núi Khasi và
Mizow và khu vực sông nước của đồng bằng Ấn - Hằng. Sông Hằng là con sông dài
nhất bắt nguồn từ Ấn Độ. Sông Hằng, sông Ấn và sông Brahamaputra hình thành
nên đồng bằng Ấn - Hằng. Hệ thống sông Hằng - Brahmaputra chiếm giữ hầu hết
miền Bắc, miền Trung và miền Đông Ấn, trong khi cao nguyên Deccan chiếm giữ
hầu hết miền Nam Ấn. Ở biên giới phía Tây của Ấn Độ là sa mạc Thar.
Kangchenjunga, nằm ở biên giới giữa Nepal và bang Sikkim của Ấn Độ, là điểm
cao nhất ở Ấn Độ với độ cao 8.598m.
Tên gọi Ấn Độ chính thức có trên bản đồ thế giới từ năm 1947 sau khi Ấn
Độ giành độc lập từ thực dân Anh (1947), bắt nguồn từ tên gọi của con sông Ấn Độ
và lưu vực sông Ấn Độ (Indus hay Sindhu, phiên âm Hán Việt: Ấn Độ), con sông
linh thiêng trong tâm thức người Ấn Độ, là cái nôi của một trong những nền văn
minh cổ nhất thế giới (văn minh sông Ấn), sau đó được dùng để chỉ bán đảo Ấn Độ
và cuối cùng được dùng để đặt tên cho Cộng hòa Ấn Độ và tồn tại đến ngày nay.
Ấn Độ có địa hình khá phức tạp, đa dạng, nhiều núi non, sông ngòi, đầm lầy,
sa mạc, cao nguyên, đồng bằng trù phú. Núi tập trung ở phía Bắc và phía Nam, sa
mạc ở phía Tây, cao nguyên và đồng bằng châu thổ tập trung ở phía Đông.
Về khí hậu, Ấn Độ có khí hậu vô cùng đa dạng, bao gồm hầu hết các vùng
khí hậu, từ khí hậu nhiệt đới ở miền Nam đến khí hậu ôn đới ở miền Bắc. Bên cạnh
những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên đa dạng đem lại cho sự phát triển kinh tế đất
nước này, Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến
đổi khí hậu, phải hứng chịu nhiều thảm họa thiên nhiên gây mất mát về người và
thiệt hại về kinh tế. Chính điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú của Ấn Độ cũng
có ảnh hưởng nhất định đến tiến trình lịch sử và văn hóa của Ấn Độ.
* Về dân số, dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ:
Theo số liệu thống kê của Văn phòng Hộ tịch và Ủy ban Dân số Ấn Độ, tính
đến năm 2015, Ấn Độ có 1,311 tỷ người chiếm 17,58 % dân số thế giới, là quốc gia
đông dân thứ hai trên thế giới. Lực lượng dân số đông cũng là một lợi thế của Ấn
45

Độ trong việc xây dựng lực lượng vũ trang quân đội cũng như nguồn nhân lực để
phát triển kinh tế. Tuy nhiên, dân số đông cũng là một thách thức đối với quá trình
củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ bởi Ấn Độ phải đối mặt với tình
trạng thiếu lương thực, thiếu việc làm, bệnh dịch... Hơn thế nữa, Ấn Độ là một quốc
gia đa dân tộc với khoảng 650 tộc người, được ví như “triển lãm các tộc người trên
thế giới”. Sự không thuần nhất về chủng tộc dẫn đến sự đa dạng và phức tạp về
ngôn ngữ ở Ấn Độ. Theo thống kê, Ấn Độ có khoảng 1.652 ngôn ngữ khác nhau,
tuy nhiên, theo Hiến pháp Ấn Độ sửa đổi năm 2008, Chính phủ Ấn Độ công nhận
22 ngôn ngữ chính thức. Trong đó, tiếng Anh và tiếng Hindi là hai ngôn ngữ hành
chính tại Ấn Độ và người dân được quyền lựa chọn dùng tiếng Anh hay tiếng Hindi
trong các giao dịch hành chính.
Hiện nay ở Ấn Độ có 6 tôn giáo lớn là đạo Hindu, đạo Hồi, đạo Thiên Chúa,
đạo Xích, đạo Phật và đạo Giain. Tôn giáo có vai trò rất quan trọng, đóng góp vô
cùng to lớn vào sự hình thành và phát triển của Ấn Độ cũng như hình thành nên tính
cách điển hình của con người Ấn Độ. Tuy nhiên, do những tàn dư của lịch sử để lại,
mâu thuẫn về sắc tộc tôn giáo luôn tồn tại trong xã hội Ấn Độ, trở thành một thách
thức lớn đối với công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập của Ấn Độ.
*Về thể chế chính trị:
Ấn Độ là quốc gia dân chủ đại nghị, tổ chức nhà nước theo thể chế Cộng hòa
liên bang, trong đó chính quyền trung ương có quyền lực lớn hơn trong mối quan hệ
với các bang, theo khuôn mẫu của hệ thống Nghị viện Anh. Chính quyền trung
ương Ấn Độ tổ chức thành tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Là
quốc gia đa nguyên, đa đảng, Ấn Độ có gần 10 chính đảng chính trị cấp quốc gia,
trong đó Đảng Quốc đại (INC) và Đảng Bhartiya Janata (BJP) là hai chính đảng
tham gia cầm quyền chủ yếu từ khi Ấn Độ giành độc lập.
Hệ thống nhà nước: Ấn Độ là một nước dân chủ liên bang gồm 29 bang và 7
vùng lãnh thổ. Các bang được chia thành các huyện. Theo thuyết “Tam quyền phân
lập”, quyền lực nhà nước được chia làm ba và giao cho mỗi hệ thống cơ quan khác
nhau đảm trách: quyền lập pháp giao cho Nghị viện (hoặc Quốc hội); quyền hành
pháp giao cho Chính phủ; quyền tư pháp giao cho Tòa án. Tại Ấn Độ, Tổng thống
là người đứng đầu nhà nước liên bang và đứng đầu cơ quan hành pháp, tổng chưởng
46

lý lãnh đạo tòa án tối cao (cơ quan tư pháp). Tuy nhiên, quyền lực thực sự của quốc
gia thuộc về Thủ tướng chính phủ và Hội đồng Bộ trưởng.
Tổng tuyển cử ở Ấn Độ: Được tổ chức 5 năm một lần theo nguyên tắc phổ
thông đầu phiếu dành cho mọi công dân trên 18 tuổi. Quyền bầu cử không phân biệt
giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo hay giới tính. Là một quốc gia dân chủ lập hiến, tổng
tuyển cử tự do ở Ấn Độ được coi là một trong những yếu tố quan trọng và tất yếu góp
phần hình thành nên nền dân chủ quốc gia. Kết quả của cuộc tổng tuyển cử này sẽ
xác định những vị trí quan trọng nhất trong bộ máy nhà nước: tổng thống, phó tổng
thống, thành viên thượng viện và hạ viện và các thành viên khác trong chính phủ.
* Về văn hóa - xã hội và con ngƣời Ấn Độ:
Ấn Độ có một di sản văn hóa lâu đời, phong phú, đặc sắc với hơn 5.000 năm
lịch sử, là cái nôi của văn minh nhân loại. Văn hóa Ấn Độ là sự tiếp thu, kết hợp
sáng tạo những giá trị văn hóa bản địa và các giá trị văn hóa nước ngoài. Trước khi
hội nhập, trên bán đảo Ấn Độ đã tồn tại những cộng đồng dân tộc với những đặc
trưng sinh hoạt văn hóa riêng và nền văn hóa sông Ấn, sông Hằng. Những giá trị
văn hóa này được cư dân cổ Ấn Độ còn lưu lại khá rõ nét trong các kiệt tác kiến
trúc, điêu khắc, tạo hình, thiên văn, y học... Cùng với thời gian, các giá trị văn hóa
này đã dần biến đổi, kết hợp với các giá trị văn hóa bản địa nhất là đạo Hindu để tồn
tại, phát triển và tạo nên những nét đặc trưng riêng của văn hóa Ấn Độ. Sau khi
giành độc lập từ thực dân Anh (1947) với đường lối mở cửa đất nước, giao lưu và
tiếp thu những nét văn hóa hiện đại. Theo đó, nền văn hóa Ấn Độ hiện đại phát triển
ngày một đa dạng trên cơ sở phát huy những giá trị truyền thống, đời sống tâm linh
của dân tộc. Văn hóa Ấn Độ mang đậm tính tôn giáo nhưng có sức lan tỏa và đồng
hóa mạnh mẽ bởi sự khoan dung, độ lượng và yêu chuộng hòa bình.
Xã hội Ấn Độ vẫn còn tồn tại hệ thống đẳng cấp (caste system). Hệ thống
này có nguồn gốc từ Hindu giáo nhưng về sau đã vượt ra khỏi khuôn khổ của Hindu
giáo để trở thành một hiện tượng chính trị xã hội mang tính đặc thù. Hiện nay ở Ấn
Độ có 4 đẳng cấp chính bao gồm: Brabman (Bà la môn) gồm các tu sĩ, triết gia, học
giả và các vị lãnh đạo tôn giáo; Kshatriya gồm các bậc vua chúa, quý tộc, các võ sĩ,
những người chấp hành quyền lực thế tục; Vaishya gồm thương dân và thợ thủ
công; Sudra gồm thổ dân, nông dân, người nô lệ. Bên cạnh 4 đẳng cấp trên, trong xã
47

hội Ấn Độ còn có một hạng không được xếp vào đẳng cấp nào và được gọi là tầng
lớp tiện dân (Untouchable hay Dalit).

BRABMAN
(Bà la môn)
Tu sĩ, triết gia,
học giả, các vị lãnh đạo
tôn giáo

KSHATRYIA
Bậc vua chúa, quý tộc, võ sĩ, người
chấp hành quyền lực thế tục
VAISHYA
Thường dân, thợ thủ công
SUDRA
Thổ dân, nông dân, người nô lệ

TẦNG LỚP TIỆN DÂN


Người bần cùng, quyết rác, dọn nhà vệ sinh

Biểu đồ 1.1: Hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ

Hiến pháp Ấn Độ năm 1950 đã chính thức loại bỏ việc phân biệt đẳng cấp
nhưng trên thực tế cho thấy nó vẫn tồn tại trong ý thức xã hội của rất nhiều người
dân Ấn Độ. Nó cũng là nguyên nhân của những vụ xô xát, mâu thuẫn thậm chí giết
người ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, vấn đề bất bình đẳng về giới tính, nạn tham nhũng,
tình trạng bạo động xã hội vẫn tồn tại dai dẳng tại đất nước thế tục này. Những đặc
điểm xã hội này ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập dân
tộc của Cộng hòa Ấn Độ.
Người Ấn Độ có bản tính ôn hòa, nhẫn nại nhưng lại rất kiên định và độc lập.
Họ rất tự hào với bản sắc văn hóa và nền độc lập riêng của mình [57,tr.103]. Họ có
bản tính tự lực, tự cường và không chấp nhận sự núp bóng người khác. Điều này thể
hiện ở việc họ luôn khao khát và quyết tâm giành độc lập từ thực dân Anh cũng như
độc lập với Mỹ trong việc củng cố và bảo vệ độc lập của mình. Thân thiện và hiếu
khách cũng là một đặc điểm điển hình của người Ấn Độ. Những đặc tính trên là do
48

ảnh hưởng của tôn giáo, đặc biệt là đạo Hindu, đạo Hồi và đạo Silk. Theo tư tưởng
chung của những tôn giáo này, hiếu khách là trách nhiệm của người dân nơi đây, là
biểu tượng của tôn giáo, mỗi vị khách đến với Ấn Độ phải được thiết đãi như các
đấng mà họ tôn thờ. Chính vì thế, khách hàng, khách du lịch luôn cảm thấy hài lòng
khi sử dụng các dịch vụ của Ấn Độ. Hơn nữa, với bản tính ôn hòa, bất bạo động mà
họ học được từ M.Gandhi, họ luôn muốn giải quyết mọi vấn đề bằng phương pháp
hòa giải.. Bên cạnh đó, người Ấn không chỉ tin rằng đất nước của họ tạo ra một nền
văn minh cổ xưa vĩ đại mà nó còn là một cường quốc lớn thời hiện đại, xứng đáng
được tôn trọng và đối xử như những cường quốc khác. Họ luôn có niềm tin rằng đất
nước của mình có sứ mệnh phải đóng vai trò nổi bật trên thế giới [120,tr350]. Chính
đặc điểm tính cách trên đã tạo cho Ấn Độ một truyền thống văn hóa đối ngoại, đó là
dựa trên những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và bình đẳng kinh tế trên nền kinh
tế thế giới. Ấn Độ luôn quảng bá cho triết lý không liên kết trong quan hệ quốc tế và
nỗ lực thể hiện là một quốc gia châu Á “trung lập tích cực” có trách nhiệm. Lý
tưởng của Ấn Độ là xây dựng một trật tự thế giới hòa bình, nơi các quốc gia có thể
chung sống hòa bình và thân thiện với nhau. Ấn Độ không chỉ có khát vọng giành
độc lập dân tộc cho nước nhà mà luôn mong muốn tất cả các quốc gia thuộc địa trên
thế giới được tự do, độc lập. Đây chính là nét văn hóa đặc trưng riêng của Ấn Độ.
2.3.2. Khái quát quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn
Độ từ khi giành độc lập (1947) đến trƣớc năm 1991
* Trên lĩnh vực kinh tế:
Kể từ khi giành độc lập năm 1947 đến năm 1991, Ấn Độ luôn có khuynh
hướng tiếp cận Chủ nghĩa xã hội, thực hiện chiến lược phát triển theo mô hình của
Liên Xô, kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đóng cửa, tự cung tự cấp, nhưng có sự
quản lý trực tiếp và gián tiếp của Nhà nước. Chính phủ quản lý chặt chẽ lĩnh vực
kinh tế tư nhân thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thành phần kinh tế nhà
nước nắm những ngành công nghiệp then chốt có tầm quan trọng về kinh tế và an
ninh quốc phòng. Kinh tế tư nhân chỉ tham gia vào một số lĩnh vực nhất định và
chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước thông qua các đạo luật nhằm ngăn chặn xu
hướng tập trung hóa dẫn tới tư bản độc quyền. Ấn Độ chủ chương đ y mạnh công
nghiệp hóa, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Thủ tướng J.Nehru cho
49

rằng công nghiệp nặng là điều kiện cơ bản cho công nghiệp hóa. Bên cạnh đó,
ngành công nghiệp nhẹ được phát triển rộng khắp nhằm đáp ứng mọi tiêu dùng
trong nước. Với đường lối độc lập, tự lực cánh sinh, Ấn Độ thực hiện chính sách
đóng cửa và chính sách thay thế nhập kh u. Nông nghiệp cũng được ưu tiên phát
triển nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp. Tất cả
các chiến lược phát triển cụ thể được xây dựng thông qua các Kế hoạch phát triển
kinh tế, xã hội 5 năm. Mô hình phát triển trên đã giúp Ấn Độ đứng vững trong
những năm 50 và 60 của thế kỷ XX đầy khó khăn và thử thách, xây dựng được một
nền kinh tế đồng bộ với một mạng lưới công nghiệp khá hoàn chỉnh, có khả năng
đáp ứng được hầu hết các nhu cầu trong nước, từ hàng tiêu dùng đến thiết bị máy
móc. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập người dân không ngừng
tăng. Đặc biệt, Ấn Độ phát huy tiềm năng trong nước với ứng dụng có hiệu quả
thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, tạo sự phát triển hài hòa và là nền tảng cho
cuộc “Cách mạng xanh”, “Cách mạng trắng” sau này.
Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973, cùng với những thành
tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế Ấn Độ có xu hướng
tụt hậu và tỏ ra không còn phù hợp với tình hình mới. Những mặt hạn chế của nền
kinh tế bao cấp đã làm cho kinh tế Ấn Độ phát triển chậm, kém năng động và tụt
hậu so với nhiều nước vốn thua kém về tiềm năng và trình độ khoa học kỹ thuật. Về
công nghiệp, từ vị trí thứ 10 thế giới (1955) đã tụt xuống đứng thứ 20 thế giới vào
năm 1973. Trước tình hình đó, Ấn Độ đã có những điều chỉnh nhất định trong chính
sách kinh tế: Tháng 12/1973, Ấn Độ công bố chính sách nới lỏng việc cấp giấp
phép công nghiệp, cho phép các nhà công nghiệp lớn và các nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư vào nhóm A (chỉ dành cho doanh nghiệp nhà nước); tháng 10/1975, Ấn Độ
công bố chính sách nới lỏng thêm một bước việc cấp giấy phép, bỏ việc cấp giấy
phép 21 ngành và cho phép mở rộng công suất nhà máy không hạn chế đối với 30
ngành khác. Trong giai đoạn này, bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế
Ấn Độ đã bộc lộ những nhược điểm không nhỏ. Giá thành sản xuất cao mặc dù tiền
công lao động thấp. Năng suất lao động, chất lượng sản ph m và hiệu quả sản xuất thấp.
Cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp đã kìm hãm sức sản xuất, không phát huy
được tính năng động và sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Kinh tế nhà nước phải phục
50

vụ quá nhiều các mục tiêu chính trị, xã hội và chịu sự can thiệp quá sâu của chính phủ
nên hoạch toán, kinh doanh kém hiệu quả. Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, Thủ tưởng
Indira Gandhi đã tiến hành cải cách kinh tế mạnh mẽ. Ngoài việc nới lỏng việc cấp phép,
chính phủ còn điều chỉnh Luật Hạn chế độc quyền và thương mại (MRTP), nâng mức
giới hạn tài khoản của công ty từ 200 triệu Rupee lên 01 tỷ Rupee; điều chỉnh Luật Kiểm
soát ngoại hối (FERA); điều chỉnh chính sách ngoại thương.... Vì vậy, nền kinh tế Ấn Độ
từng bước khởi sắc. Tuy nhiên, những cải cách của Thủ tướng I.Gandhi đã đụng chạm
đến quyền lợi của một số tập đoàn tư bản trong nước vốn được nhà nước bảo hộ và sự
phản kháng của họ đối với công cuộc cải cách này rất dữ dội. Do đó, chỉ sau 2 năm cải
cách (1985 - 1987), nền kinh tế Ấn Độ lại rơi vào trì trệ. Khu vực sở hữu nhà nước phình
to đi đôi với hệ thống bao cấp nặng nề thông qua hàng loạt các hình thức từ bao cấp tài
chính đến lương công chức cao, lợi tức thấp... là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém
hiệu quả của khu vực này. Tỷ lệ lợi nhuận so với vốn đầu tư công nghiệp nhà nước cũng
thấp hơn nhiều so với công nghiệp tư nhân. Nhiều doanh nghiệp tư nhân bị thua lỗ.
Trước tình hình đó, tháng 6/1988, Ấn Độ công bố chính sách cấp giấy phép cho các công
trình đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, lạc hậu; đồng thời có những chính sách ưu đãi
thuế cho các công trình này. Đến năm 1990, Ấn Độ triển khai Chính sách công nghiệp
chú trọng hơn tới đầu tư nước ngoài và khuyến khích sản xuất cho xuất kh u.
* Trên lĩnh vực chính trị:
Sau khi độc lập, Ấn Độ đã thực hiện một loạt chính sách, cải cách từ chính trị
đến kinh tế, xã hội nhằm củng cố nền độc lập, xây dựng một hệ thống chính trị hòa
hợp dân tộc, phát triển kinh tế, thúc đ y công bằng và dân chủ. Ngày 26/01/1950,
Ấn Độ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ và ban hành Hiến pháp mới, trong
đó quy định, Nhà nước Ấn Độ tổ chức theo hình thức “liên bang” và chế độ “dân
chủ đại nghị” với hai viện Thượng viện (Viện liên bang) và Hạ viện (Viện Nhân
dân); Tổng thống là nguyên thủ quốc gia; Thủ tướng đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng.
Hiến pháp năm 1950 cũng quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, chính quyền bang và vùng lãnh thổ liên
bang, cũng như vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng thống, Thủ tướng và nhân
dân…. Tiếp đó, để kiện toàn nền chính trị chính thể Cộng hòa, Ấn Độ đã tiến hành
các cuộc tổng tuyển cử, trong đó cuộc Tổng tuyển cử năm 1957 được đánh giá và
51

trong suốt giai đoạn từ năm 1947 đến năm 1991, chính đảng Đảng Quốc đại giữ
phần lớn thời gian cầm quyền vì thế đảm bảo được tính xuyên suốt quá trình lãnh
đạo đất nước củng cố nền độc lập. Công cuộc cải cách hành chính năm 1956 đạt
được thành công lớn khi đã thay đổi cách phân chia đơn vị hành chính phức tạp
trước kia bằng việc thiết lập nên 14 bang mới và các khu vực tự trị. Qua đó dấu vết
còn lại của chế độ thực dân Anh duy trì trên đất Ấn dần xóa bỏ, tạo nền tảng cho
quá trình hoàn thiện các đơn vị hành chính sau này. Đặc biệt, Ấn Độ đã đấu tranh,
từng bước thu hồi các vùng lãnh thổ thuộc Pháp và Bồ Đào Nha chiếm đóng; sáp
nhập vùng Sikkim vào Ấn Độ. Đây là những thắng lợi đầu tiên trong cuộc đấu tranh
toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ.
* Trên lĩnh vực ngoại giao:
Ấn Độ chủ trương xây dựng phát triển đất nước theo con đường độc lập dân tộc
và tự lực tự cường, thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, không liên kết, hữu nghị
với tất cả các nước. Thời kỳ trước Chiến tranh lạnh, Ấn Độ duy trì quan hệ tốt với
hầu hết các quốc gia, tích cực đi đầu và ủng hộ mạnh mẽ các phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc, chống đế quốc của nước thuộc địa ở châu Phi và châu Á, cũng
như giải trừ quân bị, bảo vệ hòa bình, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc… Thời kỳ
Chiến tranh lạnh, Ấn Độ luôn giữ vai trò trung lập, không tham gia khối phương Tây
do Mỹ lãnh đạo, cũng không tham gia khối Xô Viết do Liên Xô lãnh đạo, đóng góp
tích cực vào việc phát huy vai trò của các nước chậm phát triển và đang phát triển,
đặc biệt Ấn Độ là một trong những thành viên sáng lập Phong trào Không liên kết.
Với các nước láng giềng, Ấn Độ luôn nỗ lực giải quyết những mâu thuẫn bất đồng
trong vấn đề biên giới, lãnh thổ nhưng trên thực tế mối quan hệ giữa Ấn Độ -
Pakistan, Ấn Độ - Trung Quốc vẫn rất căng thẳng. Sau chiến tranh Trung - Ấn (1962)
và chiến tranh Ấn Độ - Pakistan (1965), Ấn Độ từng bước điều chỉnh lại chính sách
đối ngoại của mình theo hướng “thân Liên Xô” coi Liên Xô là chỗ dựa và thúc đ y
quan hệ khăng khít hơn với Liên Xô bằng “ Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và hợp tác
Xô - Ấn” (1971). Thêm vào đó, Chính phủ Ấn Độ ngày càng tăng cường mối quan hệ
của Cộng hòa Ấn Độ với các vương quốc chiến lược trên dãy Himalaya. Với Sikkim,
Ấn Độ thi hành chính sách bảo hộ và thắt chặt quan hệ thân hữu để đến năm 1975 sáp
nhập nó thành bang thứ 22 của Ấn Độ. Còn với Bhutan và Nepal, Ấn Độ thực hiện
52

đối ngoại thân hữu bằng cách công nhận nền độc lập và tăng cường giúp đỡ, viện trợ
cho bạn để chấp nhận quan điểm đối ngoại của mình.
* Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng:
Nhận thức được tầm quan trọng của sức mạnh an ninh, quốc phòng đối với sự
nghiệp củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc, kể từ sau khi giành độc lập, Ấn Độ tập
trung tăng cường xây dựng và củng cố trên nhiều phương diện khác nhau. Một mặt,
tăng cường an ninh biên giới phía Bắc trước các hành động xâm lấn của Trung
Quốc, mặt khác không ngừng đầu tư trang bị quốc phòng hiện đại và vững mạnh
đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới khi những tham vọng mở rộng lãnh thổ
xuống vùng Tây - Nam của Trung Quốc biểu hiện rõ nét hơn. Theo yêu cầu của Bộ
trưởng quốc phòng, tháng 2/1951, Ủy ban Quốc phòng Biên giới phía bắc và đông
bắc của Ấn Độ được thành lập. Theo đệ trình của Ủy ban này lên chính phủ, cần tổ
chức lại và mở rộng lực lượng bán vũ trang dân sự, hệ thống thông tin liên lạc và
các trạm thông tin. Tiếp đó, năm 1953, Cục Hành chính biên giới Ấn Độ (IFAS)
cũng được thành lập trong Bộ ngoại giao để quản lý các cơ quan biên giới phía bắc
của Ấn Độ. Sau thất bại trong cuộc chiến Ấn - Trung năm 1962, Ấn Độ đ y mạnh
việc tăng cường sức mạnh quân đội và coi đây là biện pháp bảo đảm an ninh duy
nhất. Trong giai đoạn này, Ấn Độ trang bị cho không quân 104 máy bay Toofani
(mua từ Pháp), 182 máy bay Hunters và 80 máy bay ném bom Canberrra từ Mỹ, 16
máy bay vận tải AN-12s và 26 trực thăng chiến đấu Mi-4 của Liên Xô. Ngoài ra còn
có 230 máy bay Vampaire được Anh cấp phép sản xuất tại Ấn Độ [68,103]. Những
nỗ lực nhằm củng cố tiềm lực quốc phòng còn được thể hiện ở việc mua lại bản
quyền rồi tự sản xuất những vũ khí, thiết bị quân sự cũng đã được Ấn Độ triển khai.
Đặc biệt, ngày 18/5/1974, Ấn Độ thử thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên, một quả
bom nhiệt hạch có sức nổ tương đương quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống
Hiroshima, Nhật Bản.
* Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội:
Về văn hóa - xã hội, Ấn Độ có những bước đi ban đầu trong giải quyết vấn
đề nhạy cảm và phức tạp về ngôn ngữ, cũng như tâm lý hòa nhập của các bộ lạc vào
dòng chủ lưu chính trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng”.
Ngay sau khi giành độc lập (1947), chính phủ nhận thấy rằng vấn đề thống nhất
53

quốc gia dân tộc, trước hết là một vấn đề về ngôn ngữ là một thách thức lớn nhất
đối với Ấn Độ trong thời kỳ đầu của nền độc lập. Bởi lẽ, nếu không giải quyết căn
bản sẽ dẫn đến những trở ngại trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục và đặc
biệt là vấn đề tiếp cận chính trị. Nhận thức được điều đó, chính phủ Ấn Độ tiến
hành pháp lý hóa ngôn ngữ. Hiến pháp Ấn Độ năm 1950 công nhận 14 ngôn ngữ
chính thức bên cạnh hàng trăm ngôn ngữ khác. Trong đó, tiếng Hindi là ngôn ngữ
chính thức của liên bang và tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của đất nước trong các
hoạt động kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, điều này gặp phải sự phản đối của các bang ở
miền Nam vốn không coi tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức như Tamil Nadu, Tây
Bengal, Andhra Pradesh, nhiều cuộc biểu tình đã di n ra ở các bang này. Trước tình
hình đó, ngày 10/5/1963, Quốc hội đã ban hành Luật Ngôn ngữ chính thức, trong đó
tiếp tục cho phép sử dụng tiếng Hindi và tiếng Anh vào các mục đích chính thức.
Theo đó, tiếng Anh và tiếng Hindi được sử dụng cho các nghị quyết, các điều luật,
thông báo hành chính, hoặc thông báo báo chí phát hành từ Trung ương hoặc các
Bộ, Sở, văn phòng, các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế... Tuy nhiên, đạo luật này vẫn
chưa tạo ra chuyển biến mới trong cuộc tranh luận về ngôn ngữ quốc gia ở Ấn Độ.
Đến năm 1967, Luật Ngôn ngữ mới trên cơ sở sửa đổi Luật ngôn ngữ chính thức
năm 1963 được thông qua với sự ủng hộ của các bang ở khu vực miền Nam. Đến
thời điểm này, Chính phủ Ấn Độ về cơ bản đã có bước đi quan trọng trong việc giải
quyết vấn đề ngôn ngữ tại đất nước đa dạng về văn hóa này.
Tiếp đó, Chính phủ Ấn Độ tiến hành hội nhập các bộ lạc trên cở sở bảo tồn
những di sản xã hội và nền văn hóa phong phú của các bộ lạc. Thủ tướng J.Nehru
khẳng định rằng: “Vấn đề đầu tiên của chúng ta phải làm ở các bộ lạc là truyền cảm
hứng cho họ bằng sự tự tin và làm cho họ thấy Ấn Độ là một và nhận ra rằng họ
vinh dự là một phần trong đó” [90, tr.107]. Trên quan điểm, “thống nhất trong đa
dạng”, Thủ tướng J.Nehru khởi xướng cuộc vận động về phát triển kinh tế, chính
trị, xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực truyền thông, thiết bị y tế hiện đại, nông nghiệp
và giáo dục trong khu vực của các bộ lạc. Bên cạnh đó, nhiều chương trình, đề án
phúc lợi cho sự phát triển của các bộ lạc thuộc vùng Đông Bắc, Nagaland,
Mizoram, Jharkhand được xây dựng và triển khai bởi chính phủ thông qua các kế
hoạch 5 năm nhằm cải thiện điều kiện kinh tế, giáo dục cũng như thúc đ y tiến bộ
54

cho phụ nữ và trẻ em. Việc ổn định các cộng đồng bộ lạc nói chung, vùng tiếp giáp
với biên giới Tây Tạng nói riêng không những đảm bảo được an ninh biên giới mà
còn góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú nền văn hóa Ấn Độ.
Như vậy, việc pháp lý hóa ngôn ngữ và hội nhập các bộ lạc, cải thiện điều
kiện phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế cho người dân là cơ sở đảm bảo cho
Ấn Độ đạt được mục tiêu củng cố độc lập dân tộc trong giai đoạn này và là nền tảng
vững chắc cho quá trình củng cố và bảo vệ độc lập cho Ấn Độ trong giai đoạn sau.
2.3.3. Tình hình của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh
* Về kinh tế:
Vào cuối những năm 1980, khi Thủ tướng Rajiv Gandhi lên nắm quyền, đã
có những điều chỉnh trong cải cách kinh tế như nới lỏng các hạn chế tham gia của
nước ngoài vào các ngành công nghiệp, điều chỉnh luật hạn chế độc quyền, luật
kiểm soát ngoại hối, chính sách ngoại thương... Nền kinh tế Ấn Độ có những dấu
hiệu tăng trưởng: GDP tăng 5,4% so với 3,5% những thập kỷ trước; công nghiệp
tăng bình quân 7% so với 5%, vốn đầu tư tăng 4 lần [38, tr.9]. Mặc dù những cải
cách của vị Thủ tướng trẻ tuổi đầy nhiệt huyết này đã có tác động tích cực đến nền
kinh tế nhưng do những rào cản của bộ máy quan liêu, những phản kháng đối với
công cuộc cải cách từ những tập đoàn tư bản trong nước vốn được nhà nước bảo hộ
đã khiến cho nền kinh tế Ấn Độ lại rơi vào tình trạng trì trệ. Tổng thu nhập quốc nội
(GDP) không đạt được 7% như mục tiêu đề ra mà còn suy giảm nghiêm trọng. Khu
vực thuộc sở hữu nhà nước phình to đi đôi với hệ thống bao cấp nặng nề thông qua
hàng loạt các hình thức như bao cấp tài chính, lương công chức cao, lãi tức thấp. Vì
vậy, vào đầu những năm 1991, gần một nửa số công ty thuộc sở hữu nhà nước bị nợ
với tổng mức là 1 tỷ USD. Tiền của chính phủ được đưa ra bao cấp cả trực tiếp và
gián tiếp thông qua vốn đầu tư của xí nghiệp, vốn ngân sách và thuế. Trong khi các
doanh nghiệp tư nhân không những không có bao cấp mà còn chịu những khoản
cống nạp to lớn cho bệnh quan liêu sách nhi u về mặt giấy tờ để hoàn tất các thủ tục
kinh doanh. Đến năm 1991, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu đã khiến
Ấn Độ mất đi một chỗ dựa lớn về kinh tế, cùng với những tác động xấu từ cuộc
chiến tranh vùng Vịnh khiến Ấn Độ mất đi thị trường ở Trung Đông, nền kinh tế
vốn đã yếu kém và trì trệ đã rơi vào cuộc khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng. Vào
55

năm tài chính 1991 - 1992, GDP tụt xuống còn 0,8%, dự trữ ngoại tệ đến tháng
5/1991 chỉ còn khoảng 1 tỷ USD, đủ nhập kh u trong 20 ngày. Lạm phát dâng cao
(trên 13%), đầu tư nước ngoài chỉ đạt trung bình khoảng 100 triệu USD mỗi năm
[79, tr.54]. Sự kiện Ấn Độ trục xuất hai công ty Cocacola và IBM ảnh hưởng trực
tiếp đến môi trường đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã xa lánh Ấn
Độ, tìm môi trường đầu tư khác. Các ngành công nghiệp phải đối mặt với muôn vàn
khó khăn, số người thất nghiệp tăng cao (30 triệu người). Cán cân thanh toán bị
thiếu hụt lớn, Ấn Độ không còn khả năng thanh toán lãi suất cho các khoản nợ nước
ngoài và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Các ngân hàng nước ngoài cũng từ chối các
khoản vay của Ấn Độ. Trước tình hình đó, trong một bài trả lời phỏng vấn của tờ
báo Times năm 1993, Thủ tướng N.Rao đã phải thốt lên: “Tình hình ngoại tệ gần
như tuyệt vọng. Tình hình tài chính tồi tệ. Chúng tôi đã đến mức như một nước vỡ
nợ với Quỹ tiền tệ quốc tế trong thời gian vài ngày” [38, tr.10].
Tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo theo những hệ lụy mà không phải ai hết
mà chính người dân Ấn Độ là người trực tiếp phải gánh chịu. Đó là: giá cả sinh
hoạt tăng vọt, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như gạo, rau quả, đường sữa, ngũ
cốc tăng giá gấp đôi trong vòng vài tháng. Tình trạng này đã gây ra tâm trạng
hoang mang, hoảng loạn trong dân chúng và một số bộ phận chính trong tầng lớp
lãnh đạo [38, tr.10].
* Về chính trị:
Do tình hình kinh tế khủng hoảng kéo theo những bất ổn về mặt chính trị
một cách nghiêm trọng. Kể từ khi giành được độc lập năm 1947, tình hình chính trị
của Ấn Độ luôn có những di n biến phức tạp do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn
giáo thì đến lúc này những mâu thuẫn đó lại càng có điều kiện để phát triển. Điển
hình là vụ tự thiêu của một thanh niên thuộc đẳng cấp trên để phản đối đạo luật
Mandal của chính phủ Thủ tướng V.P.Singh (1980 - 1990); mâu thuẫn dẫn đến đổ
máu giữa những người theo Ấn Độ giáo với người Hồi giáo trong việc xây dựng lại
ngôi đền Ấn Độ giáo tại thị trấn Ayodhya. Các vụ bạo loạn đòi ly khai ở các bang
Punjab, Kashmir, Assam và việc hơn 60.000 người Tamil gốc Ấn Độ sinh sống ở
miền Bắc và miền Đông Sri Lanka đã tràn về tị nạn ở Ấn Độ...[38, tr.11].
Những suy thoái về kinh tế cùng với những hỗn loạn về mặt xã hội dẫn đến
56

dân mất lòng tin vào Chính phủ. Sau sự thất bại của Thủ tướng V.P.Singh, một
Chính phủ thiểu số được Đảng Quốc đại hậu thuẫn lên nắm quyền, do Chandra
Shekkar làm Thủ tướng (11/1990). Tuy nhiên, Chính phủ này chỉ tồn tại được 6
tháng, đến tháng 6/1991 đã phải từ chức. Tình hình chính trị Ấn Độ càng trở nên
phức tạp hơn khi lãnh đạo Đảng Quốc đại Rajiv Grandi bị ám sát ngay khi đang
tranh cử (5/1991). Cuối cùng, Đảng Quốc đại vẫn giành thắng lợi trong cuộc tổng
tuyển cử năm đó với vai trò lãnh đạo thuộc về Thủ tướng P.V.Narasimha Rao
(6/1991). Mặc dù đã có Chính phủ mới nhưng nền chính trị Ấn Độ giai đoạn này
vẫn chưa có được nền tảng vững chắc do những khủng hoảng về kinh tế và bất ổn
về tình hình an ninh - chính trị như lời Thủ tướng N.Rao nói với giới báo chí “đứng
trước bờ vực thẳm”. Về mặt đối ngoại, uy tín của Ấn Độ trên trường quốc tế bị suy
giảm nghiêm trọng như lời Thủ tướng R.Grandi trả lời phỏng vấn phóng viên đài
truyền hình Bungari trước khi bị ám sát một ngày:“Trong 15 tháng qua, Ấn Độ đã
lu mờ như thể không thể còn tồn tại. Chúng ta phải đảm bảo làm sao Ấn Độ xuất
hiện trở lại như một nước tiền tuyến” [38,tr.12].
* Về an ninh:
Sau Chiến tranh lạnh, Ấn Độ luôn phải đối mặt với tình hình an ninh bất ổn
do những mối đe dọa khủng bố ở các bang Jammu, Kashmir và Punjab. Chỉ trong
vòng 3 năm (1988 - 1992) ở khu vực Jammu và Kashmir đã xảy ra 14.542 vụ khủng
bố, 9.863 kẻ khủng bố bị bắt và một số lượng lớn vũ khí, thuốc nổ được các lực
lượng an ninh Jammu và Kashmir thu giữ [150, tr.264]. Điều đáng chú ý, như tác
giả đã đề cập ở trên, theo phía Ấn Độ, thì hầu hết các vụ khủng bố đều do phía
Pakistan hậu thuẫn, phần lớn các phần tử khủng bố là người Pakistan.
Ở vùng Đông Bắc, tình hình an ninh vẫn rất phức tạp với nhiều tổ chức
chống đối Chính phủ được tái thành lập hoặc ra đời như nhóm ly khai Lực lượng
con hổ Tripura (ATTF), Mặt trận giải phóng dân tộc Tripura (NLFT) có tư tưởng
chống những người nhập cư Bengal. Ở Nagaland, Tổ chức Hội đồng xã hội chủ
nghĩa quốc gia Nagaland (NSCN) trở thành lực lượng ly khai có vũ trang, một lực
cản đối với những nỗ lực ổn định tình hình của chính quyền bang Nagaland cũng
như chính phủ Ấn Độ. Sau nhiều nỗ lực, năm 1997, chính phủ mới chỉ đạt được
hiệp định đình chiến với tổ chức này.
57

Có thể nói, đây là thời kỳ khó khăn nhất trong quá trình củng cố và bảo vệ
độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. Đối nội thì “đứng trước bờ vực”, đối ngoại thì
“bị lu mờ như không thể tồn tại”. Để vực dậy nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng,
Cộng hòa non trẻ này buộc phải thực hiện cải cách kinh tế và mở rộng ảnh hưởng
chính trị của mình ra khỏi khu vực Nam Á. Trên thực tế, Ấn Độ không thể phụ
thuộc vào người bạn thân thiết là Liên Xô trước đây. Phong trào Không liên kết
cũng không phải là chỗ dựa về kinh tế cho Ấn Độ ở giai đoạn khó khăn này. Quan
hệ với các nước láng giềng vô cùng căng thẳng do mâu thuẫn giữa Ấn Độ và
Pakistan. Ấn Độ cũng không thể hướng tới Mỹ và Tây Âu ngay sau khi Chiến tranh
lạnh kết thúc bởi dư âm mối quan hệ quá thân thiết với Liên Xô thời kỳ trong Chiến
tranh lạnh. Xu thế phát triển chính của thế giới lại lấy phát triển kinh tế làm trọng
điểm. Để có được vị thế trên trường quốc tế, Ấn Độ buộc phải ổn định chính trị
trong nước, có tiềm lực về kinh tế, chính trị, sức mạnh về an ninh - quốc phòng.
Đây cũng là lý do tại sao, từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ buộc phải có
những điều chỉnh từ nghiêng về “chủ nghĩa lý tưởng” sang nghiêng về “chủ nghĩa
hiện thực” cả trong đối nội và đối ngoại.
Tiểu kết chƣơng 2
Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ giai đoạn 1991 -
2015 chịu tác động bởi nhiều nhân tố ở cả cấp độ quốc tế, khu vực và cấp độ quốc
gia mang lại cả thuận lợi và thách thức đối với quốc gia này.
Về thuận lợi: Thứ nhất, Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới thay đổi
căn bản với những xu thế thuận lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển. Sự phát triển
như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa, sự cạnh tranh,
hợp tác và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng di n ra mạnh mẽ.
Điều này tạo cơ hội cho quốc gia củng cố độc lập về kinh tế, kích thích tăng trưởng
và mở rộng về thị trường; tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ vào sản xuất và điều hành đất nước. Thứ hai, Ấn Độ là một quốc gia có dân số
đông thứ hai thế giới rất thuận lợi cho việc xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh
và cung cấp nguồn lao động tại chỗ. Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, giàu
truyền thống văn hóa, người dân ôn hòa, trách nhiệm... tạo nên sức mạnh mềm giúp
Ấn Độ vươn mình ra thế giới. Thứ ba, quan hệ giữa các nước lớn và cạnh tranh
58

chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt ở khu vực Nam Á và châu Á - Thái Bình
Dương di n ra sôi động sau Chiến tranh lạnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Ấn
Độ tăng cường hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ về chính trị để phát triển kinh tế, củng
cố an ninh - quốc phòng... nếu Ấn Độ biết tận dụng những lợi ích xen cài. Thứ tư,
những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng kể từ khi Ấn
Độ giành quyền tự trị (1947) đến năm 1991 là nền tảng, cơ sở cho quá trình củng cố
và bảo vệ độc lập dân tộc sau này.
Về thách thức: Thứ nhất, tình hình kinh tế của Ấn Độ những năm 90 của thế
kỷ XX rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng kéo theo những bất ổn về mặt xã hội
khiến cho vị thế của Ấn Độ suy giảm trên bản đồ chính trị thế giới. Thứ hai, ngoài
những mâu thuẫn về chính trị, an ninh, chủ quyền lãnh thổ giữa Ấn Độ và Pakistan,
Trung Quốc - yếu tố tác động trực tiếp đến củng cố và bảo vệ độc lập chủ quyền của
Ấn Độ, Cộng hòa non trẻ này luôn phải đối mặt với những vấn đề an ninh phi
truyền thống như mâu thuẫn về sắc tộc, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, khủng bố, an
ninh lương thực, an ninh năng lượng, bệnh tật, tham nhũng, thất nghiệp, biến đổi
khí hậu và ô nhi m môi trường. Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống này tác
động mạnh mẽ đến độc lập dân tộc, chủ quyền, an ninh quốc gia, đến con đường
phát triển kinh tế độc lập tự chủ, đến vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của Ấn
Độ... Có thể khẳng định, đây là những vấn đề cốt lõi mà các nhà lãnh đạo của Ấn
Độ trong suốt gần 3 thập niên qua chưa thể giải quyết triệt để được. Thứ ba, hợp tác
là xu thế chính trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh nhưng cạnh tranh cũng
ngày càng gay gắt.... đòi hỏi Ấn Độ phải khéo léo, linh hoạt trong việc hài hòa mối
quan hệ với các nước để đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc.
Như vậy, quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
vận động trong bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình phức tạp trong nước đòi hỏi
các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ phải có những quyết
sách cải cách phù hợp để phát triển đất nước trong tình hình mới. Những chiến lược
đó là gì, tác giả sẽ trình bày chi tiết ở Chương 3.
59

Chƣơng 3
NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991 - 2015

3.1. GIAI ĐOẠN 1991 - 2000


Năm 1991, sự bất ổn định chính trị nội bộ trong nước, sự kiện Liên Xô và
các nước Đông Âu sụp đổ, cuộc chiến tranh Vùng Vịnh đã tác động xấu tới nền
kinh tế, Ấn Độ rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nguy cơ vỡ nợ trở thành sức ép lớn
đòi hỏi chính phủ mới của Thủ tướng N.Rao không có lựa chọn nào khác là phải có
một cuộc cải cách lớn và toàn diện, một cuộc “đại phẫu thuật”, mang lại sức sống
mới cho nền kinh tế Ấn Độ trong bối cảnh nhiều nước ở châu Âu, châu Á đang đi
theo xu thế tự do hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
3.1.1. Trên lĩnh vực kinh tế
Ngay sau khi lên cầm quyền, cùng với Bộ trưởng Tài chính Manmohan
Singh, chính phủ mới của Thủ tướng N.Rao đã tập trung vạch ra những định hướng
phát triển kinh tế với 4 trọng tâm:
- Lấy lại cân bằng kinh tế vĩ mô, giảm bớt thâm hụt ngân sách chính phủ,
kiềm chế lạm phát;
- Tăng hiệu quả kinh tế khu vực quốc doanh bằng cách tái cấu trúc;
- Thúc đ y phát triển doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích đầu tư nước ngoài;
- Từng bước tự do hóa thị trường tài chính, thả nổi một phần đồng Rupee,
giảm thuế quan, thúc đ y xuất nhập kh u..
Giai đoạn đầu của chiến lược cải cách được cụ thể hóa ở các Kế hoạch 5 năm
lần thứ tám và Kế hoạch 5 năm lần thứ chín. Tư tưởng chủ đạo của các Kế hoạch
này là cải cách chính sách kinh tế vĩ mô với các lĩnh vực được ưu tiên như nông
nghiệp, công nghiệp, ngoại thương, tài chính - tiền tệ - ngân hàng. Các chính sách
cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực đã được triển khai và đem lại hiệu quả, góp
phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, duy trì, củng cố và bảo vệ độc lập
dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong tiến trình cải cách trong nước và mở cửa hội
nhập quốc tế.
60

* Về nông nghiệp: Trong Kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 8 (1992 - 1997),
chính phủ khẳng định: “Ngành nông nghiệp đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát
triển của đất nước, nó cung cấp những nhu cầu cơ bản cho xã hội và nguyên liệu thô
cho một số phân khúc quan trọng của nền công nghiệp Ấn Độ..., vì vậy, phải dành
cho nó những ưu tiên nhất định, cải cách nông nghiệp để tạo ra nguồn cung cấp
lương thực” [103]. Với chủ trương trên, Ấn Độ đã thực hiện hàng loạt các biện pháp
trong quá trình cải cách như: Cân bằng phát triển nông nghiệp giữa các miền vùng;
phát triển cuộc Cách mạng xanh đồng đều trên các khu vực trong cả nước; Tháng
4/1995, kế hoạch bảo hiểm toàn diện cho mùa màng đã được đưa ra; Kế hoạch 5 năm
lần thứ chín (1997 - 2002) với chủ trương “nhất trí ưu tiên cho nông nghiệp và phát
triển nông thôn” với mục tiêu là tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: “Kế hoạch
5 năm lần thứ 9 thông qua ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm tạo việc
làm có hiệu quả và xóa đói giảm nghèo; đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
với giá cả ổn định; đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người,
đặc biệt các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội...” [103].
Triển khai chủ trương của Kế hoạch 5 năm lần thứ chín (1997 - 2002), chính
phủ Ấn Độ đưa ra kế hoạch tăng cường kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp; xây dựng
Chương trình quốc gia về công nghiệp hóa nông thôn triển khai ở 100 nhóm làng xã
mỗi năm. Ngày 28/7/2000, chính phủ Ấn Độ công bố Chính sách nông nghiệp mới
với mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng hàng năm phải đạt trên 4% (lúc đó nông nghiệp chỉ
tăng 1,5%/năm) và phát triển một ngành nông nghiệp bền vững.
* Về công nghiệp: Ngày 24/7/1991 chính phủ của Thủ tướng Narashimha
Rao đã ban hành Chính sách công nghiệp mới. Mục tiêu của chính sách này là “giúp
ngành công nghiệp Ấn Độ thoát khỏi hệ thống kiểm soát quan liêu khắt khe” và dựa
trên những thành tựu đã đạt được trước đây để khắc phục những yếu kém trong hệ
thống, bãi bỏ những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, giải phóng các doanh nghiệp
địa phương khỏi những hạn chế của Đạo luật cũ.., duy trì tăng trưởng bền vững cả về
năng suất và việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Để đạt được mục tiêu
trên, Kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1992 -1997) đưa ra các biện pháp nhằm bãi bỏ các
quy định trong công nghiệp cụ thể là cắt giảm các danh sách ngành công nghiệp
61

buộc phải có giấy phép và chính sách quản lý giá (đề xuất bãi bỏ sự kiểm soát của
chính phủ về giá). Tiếp đến, Kế hoạch 5 năm lần thứ chín (1997- 2002) khẳng định:
“Những kiểm soát hiện có ở cấp chính phủ cần phải xem xét lại để hướng tới tự do
hóa cao hơn. Ngành công nghiệp của Ấn Độ phải được giải phóng khỏi sự can thiệp
của chính phủ và quan liêu không cần thiết” [103].
Cũng trong giai đoạn này, chính phủ bắt đầu đưa ra chiến lược phát triển các
ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ vũ trụ và công nghệ thông tin. Trước
đây, ngành công nghệ vũ trụ của Ấn Độ được coi là tụt hậu so với nhiều quốc gia
khác, nhưng đến tháng 10/1994, Ấn Độ lần đầu tiên đã phóng thành công Tàu vệ
tinh Địa cực (Polar Satelite Launch Vehicle - PSLV) và lần thứ hai vào tháng
3/1996 đã đánh dấu một bước tiến lớn của ngành vũ trụ Ấn Độ, khẳng định Ấn Độ
có khả năng trong lĩnh vực này. Thành công này là động lực thúc đ y sự phát triển
tiếp theo của ngành. Với sự kiện phóng thành công Vệ tinh địa tĩnh (GSLV) đầu
tiên vào năm 1998 đánh dấu Ấn Độ trở thành một nước có thể phóng các vệ tinh
vi n thông thế hệ INSAT.
* Về thƣơng mại, dịch vụ và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài:
Chính sách thương mại của Ấn Độ từ 1991 đã chuyển đổi từ chính sách tự
cung tự cấp sang chính sách mở cửa và hướng ngoại. Chính sách này quy định bỏ
việc cấp giấy phép xuất, nhập kh u hầu hết các mặt hàng chỉ trừ một số ít mặt hàng
có tính chiến lược liên quan đến an ninh quốc phòng. Hàng rào thuế quan được giảm
mạnh qua từng năm, đồng Rupee được chuyển đổi hoàn toàn trong lĩnh vực thương
mại. Chính phủ ban hành Chính sách xuất, nhập kh u năm 1997 - 2002, theo đó,
chuyển 542 mặt hàng từ danh sách hạn chế thu nhập lâu nay sang danh sách tự do
nhập kh u, chuyển 60 mặt hàng từ danh sách cấp giấy phép đặc biệt sang danh sách
tự do nhập kh u...[38, tr.55]. Đồng thời, Ấn Độ tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng
cơ sở để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Đầu năm 1999, Ấn Độ đã thành lập
một Ủy ban về thương mại chịu trách nhiệm thảo ra các chiến lược nhằm thúc đ y
và khắc phục những trở ngại về thương mại.
Trong khi các nước đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc chú trọng phát
các ngành chế tạo và các mặt hàng xuất kh u trong quá trình củng cố và bảo vệ độc
62

lập về kinh tế thì Ấn Độ lại chú trọng vào ngành dịch vụ. Đây là ngành đóng vai trò
là nhân tố chính của sự tăng trưởng kinh tế bao gồm các lĩnh vực như thương mại,
khách sạn, vận tải, truyền thông, công nghệ, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, dịch
vụ kinh doanh, hành chính công, xây dựng,... Cùng với sự phát triển kinh tế, sự tăng
trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, ở Ấn Độ có lực lượng
nói tiếng Anh đông đảo đã tạo điều kiện cho quốc gia này phát triển ngành dịch vụ
đáp ứng nhu cầu trong nước và vươn ra thế giới. Tại Ấn Độ, trong những năm 80
của thế kỷ XX, khu vực dịch vụ chủ yếu do nhà nước thống trị, nhưng bắt đầu từ
những năm 90, với chính sách tự do hóa kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân trong
nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài đều có thể tham gia vào lĩnh vực này.
Chính phủ từng bước điều chỉnh và ban hành các chính sách trong từng lĩnh vực, cải
thiện môi trường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước tháo gỡ các rào cản để
thu hút nguồn lực thúc đ y ngành dịch vụ đầy tiềm năng này.
Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Ấn Độ từ năm 1991 cũng có những
điều chỉnh cơ bản. Chính sách tự do hóa FDI trước hết được thể hiện ở tỷ lệ tham gia
của các nhà đầu tư nước ngoài được phép lên tới 51% đối với 35 ngành công nghiệp ưu
tiên. Lộ trình cho hoạt động hợp tác công nghệ nước ngoài được đăng ký tự động. Năm
1996, việc phê chu n FDI tự động được mở rộng, từ 35 ngành lên tới 111 ngành công
nghiệp, theo bốn danh mục với phạm vi tự do hóa từ 50 - 100% vốn FDI. Năm 2000,
chính phủ đưa ra chương trình Automatic Route, theo đó tất cả các lĩnh vực hoạt động
được cấp phép 100% vốn FDI khi đầu tư trừ một số ít khu vực cần phải có sự phê
duyệt của chính phủ trước khi đầu tư. Theo cách cấp phép tự động này, các nhà đầu tư
chỉ phải trình báo với Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) trong vòng 30 ngày kể từ ngày số
vốn đầu tư được chuyển vào trong nước đối với ngành.
* Về tài chính - tiền tệ, ngân hàng: Có thể khẳng định, Ấn Độ thành công
trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập về kinh tế là nhờ vào sự cải cách có hiệu
quả của khu vực tài chính - tiền tệ - ngân hàng bởi đây là nguồn lực chủ yếu trợ
giúp cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp của Ấn Độ. Những năm đầu của cải
cách Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) tập trung vào việc duy trì các ngân hàng đã có
và tăng sức cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Năm 1994,
63

tự do hóa bắt đầu với việc cho phép sự tham gia của các ngân hàng tư nhân.
Ngày 16/11/1999, chính phủ đã thông qua “Chương trình vì một nước Ấn Độ
kiêu hãnh và phồn vinh” với các chiến lược cụ thể: cải cách kinh tế trong nước đi đôi
với mở cửa kinh tế nhằm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Ấn Độ; tăng cường phát
triển nông nghiệp và nông thôn; thúc đ y các ngành dựa trên trí tuệ; củng cố và hiện
đại hóa các ngành truyền thông như dệt, da, chế biến nông ph m và các ngành sản
xuất nhỏ; đ y mạnh cơ sở hạ tầng, tập trung vào năng lượng, giao thông, vi n thông,
đường sắt và hàng không; ưu tiên cao cho phát triển nguồn nhân lực qua thực hiện
các chương trình và chính sách giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội khác, đặc biệt chú ý
đến người nghèo; tăng cường vai trò của Ấn Độ trong kinh tế quốc tế qua đ y nhanh
xuất kh u, đầu tư (FDI), và quản lý khôn khéo các khoản nợ; thiết lập kỷ cương về
ngân sách cụ thể. Mục tiêu của chính phủ mới là trong 10 năm tới sẽ xóa nạn đói,
tăng gấp đôi sản lượng lương thực; biến Ấn Ðộ thành cường quốc về kĩ thuật thông
tin, và là một trong những nước sản xuất và xuất kh u phần mềm lớn nhất thế giới.
3.1.2. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, bối cảnh quốc tế, khu vực cũng như tình
hình trong nước có nhiều di n biến phức tạp, tác động không nhỏ đến quá trình củng
cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. Để đáp ứng được tình hình mới,
các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra những sách lược mới, thực hiện chính sách
đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại nhằm phục vụ cho công cuộc cải cách
kinh tế toàn diện mà chính phủ của Thủ tướng N.Rao vừa phê chu n, phát huy tối đa
vai trò của Ấn Độ trong khu vực và trên thế giới. Ngày 19/4/1996, khi trả lời phỏng
vấn báo “Hindu”, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pranab Mukherjee đã nhấn mạnh:
Mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của chúng ta là điều
chỉnh chính sách trong bối cảnh mới của thế giới từ sau chiến tranh
lạnh. Trong bối cảnh đó, cần thiết phải xác định lại vai trò không
liên kết và hợp tác “Nam - Nam”. Động lực cơ bản của chính sách
của chúng ta là thúc đ y lợi thế quốc gia, đóng góp cho hòa bình,
an ninh và hợp tác với tất cả các nước và đặc biệt là với thế giới
đang phát triển [87].
64

Mục tiêu cụ thể của chính sách đối ngoại thời kỳ này là: bảo vệ độc lập chủ
quyền, an ninh quốc gia; tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế đưa
Ấn Độ trở thành cường quốc ở châu Á và thế giới vào những thập niên đầu của thế kỷ
XXI, giành vị trí xứng đáng trong trật tự thế giới mới. Để đạt được mục tiêu này, Ấn
Độ đã triển khai một số nội dung lớn trong lĩnh vực ngoại giao như sau:
3.1.2.1. Điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước lớn
+ Với Trung Quốc:
Để củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc một cách toàn vẹn, Ấn Độ cần phải xây
dựng được một môi trường hòa bình và ổn định với các nước láng giềng và các
quốc gia trong khu vực. Việc điều chỉnh mối quan hệ với Trung Quốc là một vấn đề
rất quan trọng đối với quá trình này, Ấn Độ hy vọng sẽ tạo ra những điều kiện về
lâu dài để giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước, trung lập hóa Trung
Quốc trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, hạn chế bớt sự chống đối từ các
phần tử li khai được cả Pakistan và Trung Quốc hậu thuẫn. Mặt khác, bình thường
hóa quan hệ với Trung Quốc giúp Ấn độ phát triển được buôn bán thương mại với
thị trường đầy tiềm năng này.
Ngay sau khi lên nắm quyền, Chính phủ của Thủ tướng N.Rao đã có những
động thái tích cực để cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc thông qua việc ông mời
thủ tướng Trung Quốc - Lý Bằng sang thăm Ấn Độ. Trong chuyến thăm 5 ngày tại
Ấn Độ, lãnh đạo hai nước đã nhất trí rằng vấn đề gay go về biên giới cần một
khoảng thời gian kiên trì để giải quyết. Sau gần ba thập kỷ bị gián đoạn, mối quan
hệ hợp tác nhiều mặt Trung - Ấn một lần nữa lại được xác lập. Tiếp đó, chính phủ
mới thực hiện các chuyến thăm cấp cao đến Trung Quốc nhằm tăng cường quan hệ
với nước này: Tổng thống R.Venkataraman thăm Trung Quốc vào tháng 05/1992
(chuyến thăm cấp nguyên thủ đầu tiên của Ấn Độ đến Trung Quốc kể từ khi Ấn Độ
giành được độc lập); Thủ tướng Ấn Độ N.Rao thăm Trung Quốc (tháng 09/1993).
Trong các chuyến thăm này hai bên đã ký nhiều văn bản quan trọng liên quan đến
khu vực đường biên giới, vận tải biển, chống buôn lậu ma túy...
Với sự kiện Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân ngày 11/5/1998
đã làm cho mối quan hệ hai nước xấu đi nghiêm trọng. Tuy nhiên, hai bên sau đó đã
65

đạt được nhận thức chung là: tiền đề để phát triển quan hệ Trung - Ấn là hai bên
không coi đối phương là “mối đe dọa” của nhau và nền tảng của quan hệ Trung -
Ấn là “5 nguyên tắc chung sống hòa bình”. Chuyến thăm Trung Quốc và dự l kỷ
niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao của Tổng thống Ấn Độ
Narayanan (2000) đánh dấu việc hai nước khôi phục lại quan hệ sau những căng
thẳng xung quanh việc Ấn Độ thử hạt nhân năm 1998.
+ Với Mỹ:
Trước năm 1991, do đường lối đối ngoại khác nhau và do những mối quan
hệ chồng chéo phức tạp của Mỹ và Ấn Độ với Liên Xô và Pakistan nên quan hệ hai
nước rất mờ nhạt. Sau Chiến tranh lạnh, trong trật tự thế giới mới mà Mỹ trở thành
siêu cường duy nhất, bất kỳ một quốc gia nào khi hoạch định chính sách đối ngoại
thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh cũng đến phải tính đến vài trò của Mỹ. Ấn Độ xác định
công cuộc cải cách kinh tế của Ấn Độ không thể thành công nếu không có sự hợp tác,
vốn và kỹ thuật của Mỹ, vì vậy, điều chỉnh chính sách đối ngoại với Mỹ được Ấn Độ
ưu tiên hàng đầu. Mặt khác, Ấn Độ và Mỹ đang có những bất đồng quan điểm trong
vấn đề nhân quyền và vấn đề thử phổ biến vũ khí hạt nhân. Để tìm hiểu hơn quan
điểm của Mỹ về những bất đồng và không muốn kéo dài tình trạng quan hệ xấu
giữa hai nước làm cản trở quan hệ kinh tế và đầu tư của Mỹ vào Ấn Độ, Thủ tướng
Ấn Độ N.Rao đã chủ động đi thăm Mỹ vào tháng 5/1994. Trong chuyến thăm Mỹ
(14 - 19/5/1994), ông đã khéo léo trình bày vấn đề nhân quyền ở Kashmir để giảm
bớt sự bất đồng giữa hai nước. Thủ tướng cũng giới thiệu cuộc cải cách kinh tế mà
Ấn Độ đang triển khai và những cơ hội to lớn mở ra cho quan hệ kinh tế của hai
bên. Ngoài ra, Thủ tướng N.Rao còn có các cuộc gặp gỡ giới kinh doanh và đầu tư
hàng đầu của Mỹ và cộng đồng Ấn kiều đang sinh sống và làm việc tại Mỹ để kêu
gọi họ đầu tư về nước. Chuyến đi này của Thủ tướng đã mang lại thành công đáng
kể. Mỹ đã bổ nhiệm F.Wisner làm Đại sứ tại New Delhi sau 6 tháng chiếc ghế này
bỏ trống. Mỹ đã tích cực hơn trong cải thiện quan hệ giữa hai nước, thừa nhận quan
điểm của Ấn Độ rằng, Pakistan đã tiếp tay cho các lực lượng khủng bố ở Punjap,
Jamu và Kashmir, cam kết hợp tác với Ấn Độ để chống khủng bố và ký kết nhiều
văn bản quan trọng khác.
66

Sau khi Ấn Độ đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân tại Sa mạc Pokhran năm 1998,
Tổng thống B.Clinton đã ký sắc lệnh trừng phạt Ấn Độ. Để giảm thiểu những phản ứng
của cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ, Ấn Độ một mặt gửi thư cho Tổng thống Mỹ và một
số nguyên thủ quốc gia các nước để giải thích nguyên nhân của các vụ thử hạt nhân,
mặt khác cử Phó Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ Jaswant.Singh sang Mỹ để giải
thích chính sách hạt nhân của Ấn Độ nhằm giảm bớt căng thẳng giữa hai nước. Kết quả
là, tháng 10/1999, Mỹ bãi bỏ thêm một phần lệnh cấm vận kinh tế đối với Ấn Độ.
Chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Bill Clinton (03/2000) đánh dấu bước
chuyển biến mới trong quan hệ Ấn - Mỹ. Đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của
một Tổng thống Mỹ sau 23 năm kể từ chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống J.Cater
(1978), đồng thời chính thức thiết lập cơ chế hội nghị thượng đỉnh thường niên giữa
hai nước. Trong chuyến thăm này, hai bên đã ký Tuyên bố “Quan hệ Mỹ và Ấn Độ:
Tầm nhìn trong thế kỷ XXI”. Mỹ thừa nhận, trong quá khứ quan hệ hai nước “đã bị
trôi nổi” nhưng giờ đã bước vào giai đoạn mới - giai đoạn tin tưởng về chính trị và có
lợi về kinh tế, Mỹ và Ấn Độ đang và sẽ là đồng minh trên con đường dân chủ. Đặc
biệt, lần đầu tiên Mỹ tuyên bố ủng hộ quan điểm của Ấn Độ về khu vực Kashmir.
Tháng 09/2000, hai bên ký “Tuyên bố chung hợp tác về kiểm soát vũ khí, chống
khủng bố và AIDS”.
+ Với Liên bang Nga:
Ấn Độ cũng sẽ ưu tiên cho mối quan hệ truyền thống này vì Nga nắm giữ quyền
phủ quyết trong Hội đồng Bản an Liên hợp quốc. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng có những điều
chỉnh để thích ứng với hoàn cảnh mới. Dựa vào kinh nghiệm lịch sử trong mối quan hệ
với Liên Xô trước đây, trong mối quan hệ với Liên bang Nga, Ấn Độ sẽ thể hiện tính
chất năng động hơn, ít bị phụ thuộc hơn.
Những năm đầu ngay sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Ấn Độ tập trung vào
khôi phục kinh tế sau những khủng hoảng trầm trọng, còn Liên bang Nga lại thực
hiện chính sách thân Phương Tây vì vậy mối quan hệ hai quốc gia tương đối mờ
nhạt. Chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống B.Yelstin tháng 01/1993 được coi là
bước đi khai thông bế tắc, trì trệ, mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hai nước. Thủ
tướng Ấn Độ N.Rao gọi đây là “mốc son quan trọng trong quan hệ Ấn - Nga”.
67

Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác” thay cho
Hiệp ước năm 1971, “Hiệp định hợp tác phòng vệ Nga - Ấn”, “Nghị định thư hợp
tác thương mại” và thành lập Ủy ban liên chính phủ Nga - Ấn về hợp tác kinh tế
thương mại và khoa học kỹ thuật. Để củng cố mối quan hệ vừa được khai thông, Ấn
Độ triển khai các chuyến thăm cao cấp tới Liên bang Nga nhằm thúc đ y quan hệ
chính trị tốt đẹp, phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Điển hình là: tháng
06/1994, Thủ tướng Ấn Độ N.Rao thăm Liên bang Nga; tiếp đó cuối năm 1994, Thủ
tướng Nga thăm Ấn Độ và ký “Tuyến bố Moscow” về bảo vệ lợi ích của các quốc
gia đa dân tộc và nhiều hiệp định, thỏa thuận mới.
Sau khi Tổng thống Vladimia Putin lên nắm quyền, Ấn Độ nỗ lực không
ngừng để phát triển mối quan hệ truyền thống với Liên bang Nga. Tháng 10/2000,
nhân chuyến thăm của Tổng thống V. Putin tới Ấn Độ, hai bên đã ký Tuyên bố
chung về “Đối tác chiến lược” và 10 hiệp định bao gồm nhiều mặt trong quan hệ
song phương. Điều này mở ra một kỷ nguyên mới cho cả hai nước trong bối cảnh
quốc tế mới không ngừng thay đổi, đặc biệt tác động tích cực đến công cuộc củng
cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ.
+ Với Nhật Bản:
Trong suốt giai đoạn này, mối quan hệ Ấn - Nhật không mấy mặn mà. Một mặt
do phía Nhật không đánh giá cao vai trò của Ấn Độ, nhưng nguyên nhân chính là do vụ
thử bom nguyên tử của Ấn Độ năm 1998. Nhật Bản đã phản ứng dữ dội, cắt đứt các
mối quan hệ ngoại giao, kinh tế và chấm dứt các khoản viện trợ chính thức. Ngoài ra,
Nhật Bản còn tấn công về ngoại giao đối với Ấn Độ trên các di n đàn quốc tế và gắn
các cam kết của Ấn Độ với NPT và CTBT như là điều kiện để được viện trợ ODA.
3.1.2.2. Thực hiện chính sách đối với các nước láng giềng khu vực
Duy trì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo an ninh quốc gia luôn là ưu
tiên hàng đầu của Cộng hòa Ấn Độ trong công cuộc bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc.
Vì vậy một trong số những mục tiêu của chính sách ngoại giao của Ấn Độ là thiết lập
mối quan hệ hợp tác thân thiện và bền vững với các quốc gia láng giềng nhằm đảm bảo
cho một môi trường an ninh tích cực ở khu vực Nam Á, đồng thời, ngăn chặn các lực
lượng từ bên ngoài ủng hộ cho các phong trào chính trị và các lực lượng nổi dậy đang
68

đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước. Cùng với những điều chỉnh
mối quan hệ với Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp biên giới với nước này,
các nước láng giềng khu vực Nam Á cũng được Ấn Độ đặc biệt coi trọng.
+ Với Pakistan:
Ấn Độ và Pakistan là hai nước lớn ở Nam Á, là láng giềng của nhau, nhưng
kể từ khi hai nước giành được độc lập đến nay, quan hệ hai nước chưa bao giờ được
suôn sẻ, thậm chí có lúc còn đối đầu căng thẳng. Mối quan hệ căng thẳng này là một
trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của
Cộng hòa Ấn Độ. Tuy nhiên, kế thừa tư tưởng “bất bạo động” của M. Gandhi, quan
điểm của Thủ tướng B.Vajpayee là chiến thắng một cuộc chiến tranh là không để
cuộc chiến tranh đó xảy ra [102]. Mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
với Pakistan là: “Kiềm chế mối quan hệ thù địch với Pakistan và không cho phép
mối quan hệ đó dẫn đến xung đột về quân sự” [123, tr.111]. Chính vì thế, Ấn Độ đã
có những bước điều chỉnh chiến lược, giảm bớt căng thẳng, cải thiện quan hệ song
phương, từng bước gạt bỏ những trở ngại do lịch sử để lại, hướng tới mối quan hệ
hòa bình và hợp tác, vì lợi ích và sự phát triển của mỗi nước và khu vực.
Trong suốt giai đoạn từ 1991 - 2000, lãnh đạo hai nước đã nhiều lần gặp nhau
bên lề các hội nghị quốc tế và khu vực như Hội nghị Phong trào không liên kết
(10/1991 và 09/1992), Di n đàn Kinh tế Thế giới tại Thụy Sĩ (02/1992), Hội nghị
thượng đỉnh SAARC tại Sri Lanka (07/1998) cũng như tiếp tục duy trì các cuộc đối
thoại xây dựng lòng tin. Các cuộc gặp và đối thoại được đánh giá là “rất tốt”, “rất thân
thiện” với mong muốn tìm một giải pháp cho những vấn đề còn tồn đọng. Tháng
10/1998, hai bên ra “Tuyên bố chung Islamabad” nhất trí tăng cường xây dựng lòng
tin, cam kết không có ý định tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Đặc biệt,
Thủ tướng B.Vajpayee đã thực hiện “cuộc hành trình ngoại giao bằng xe buýt” đến
thành phố Lahore của Pakistan (02/1999). Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ
tướng Ấn Độ sang Pakistan kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, là sự kiện đặc biệt
và bước khởi đầu quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước với việc ký “Tuyên bố
Lahore” cùng chia sẻ quan điểm về vấn đề hòa bình, ổn định, tiến bộ phồn vinh, cụ thể
hóa những biện pháp xây dựng lòng tin và giảm thiểu nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân
69

và thông báo trước cho nhau khi thử hạt nhân. Nhưng do tính phức tạp đặc biệt của
quan hệ hai nước, nên di n biến của nó không phải lúc nào cũng thuận chiều và phụ
thuộc vào các lãnh đạo hai nước. Sau sự kiện những tín đồ Ấn giáo quá khích tấn công
phá hủy thánh đường Hồi giáo Bari ở Ayodia, Ấn Độ (12/1992), quan hệ hai nước
hoàn toàn đóng băng. Quan hệ hai nước càng căng thẳng lên tới đỉnh điểm khi hai nước
tiến hành thử hạt nhân vào tháng 04 và tháng 05/1998. Đặc biệt, việc Ấn Độ (05/1999)
phát động chiến dịch lớn truy quét một nhóm binh lính Pakistan xâm nhập trái phép
vùng núi Kaindrat thuộc khu vực Kashmir, đ y quan hệ hai nước đứng bên bờ vực của
chiến tranh. Nhưng vì lợi ích chung, hòa bình và ổn định ở khu vực, Thủ tướng
B.Vajpayee đã điện đàm với Thủ tướng Pakistan và tổ chức cuộc đối thoại cấp Bộ
trưởng ngoại giao tại New Dehli vào ngày 12/06/1999 theo đề nghị của Pakistan. Kết
quả đã tháo được ngòi nổ cho cuộc chiến tranh.
+Với các nƣớc láng giềng khác trong khu vực:
Ấn Độ tăng cường thúc đ y mối quan hệ với Nepal và Bhutan. Trong giai
đoạn này, Ấn Độ và Nepal thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao nhằm tăng
cường quan hệ hữu nghị và mở rộng hợp tác kinh tế. Hai bên đã đạt được thỏa thuận
điều chỉnh Hiệp ước hòa bình (ký năm 1950) cho phù hợp với tình hình mới. Đặc
biệt, năm 1997 Ấn Độ đã cho phép Nepal quá cảnh hàng hóa đường bộ sang
Bangladesh để xuất đi từ cảng Chittagong - điều mà từ trước đến nay Ấn Độ luôn
luôn từ chối. Ấn Độ cũng giúp Nepal và Bhutan phát triển cơ sở hạ tầng như giúp
Nepal xây dựng sân bay quốc tế Tribhuvan, đường cao tốc Tribhuvan, 6 sân bay
khác và 2 đường cao tốc khác cùng nhiều con đường nhỏ hơn; Ấn Độ giúp Bhutan
xây dựng nhà máy xi măng Nojanglam, nhà ga sân bay Daro và nhà máy thủy điện
Kurichu.Ấn Độ cũng đã tăng tín dụng cho Nepal từ 350 triệu rupi/ năm lên mức 500
triệu rupi/năm. Ấn Độ chiếm 40% đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Nepal. Xuất
nhập kh u giữa Nepal và Ấn Độ năm 1995 - 1996 là hơn 6.900 triệu rupi ( khoảng
200 triệu đô la) [38, tr96]. Điều đáng chú ý rằng, với Bhutan và Nepal. Ấn Độ luôn
tỏ rõ thái độ hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ mà không đòi hỏi những điều kiện có đi, có
lại. Tuy nhiên, hai bên vẫn còn một số vấn đề cần thỏa hiệp như vấn đề biên giới ở
khu vực sông Mechi...
70

Với Bangladesh, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển cũng tạo thuận lợi cho
Ấn Độ và quốc gia này nối lại quan hệ. Ấn Độ bắt đầu cấp tín dụng 300 triệu rupi
cho Bangladesh và ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Năm 1992 hai nước đạt
thỏa thuận nhượng hành lang Tin Bigha cho Bangladesh để sử dụng cho người và
xe qua lại. Năm 1993, Thủ tướng Bangladesh, Khalidazia thăm Ấn Độ và đã được
đón tiếp nồng nhiệt và thân tình. Quan hệ mậu dịch hai nước tăng nhanh trong năm
1995 - 1996, Ấn Độ xuất sang Bangladesh 34.700 triệu rupi (gần 1 tỷ đô la), nhập
từ Bangladesh 2.800 triệu rupi (hơn 70 triệu đô la) [38, tr97]. Từ năm 1996, quan hệ
Ấn - Bangladesh được cải thiện đáng kể. Hai bên đã ký được Hiệp định chia nguồn
nước sông Hằng ở đập Faraka, thời hạn 30 năm, một vấn đề gây cấn trong quan hệ
hai nước suốt mấy thập kỷ qua. Theo hiệp định mới này, Bangladesh sẽ được nhận
một lượng nước sông Hằng nhiều hơn so với hiệp định ký năm 1977 (hết hạn năm
1982 nhưng không được gia hạn). Hiệp định này đã được dư luận Bangladesh hết
sức hoan nghênh và thiện ý của Ấn Độ đã được đánh giá cao. Ngoài ra hai bên cũng
bàn những kế hoạch để giải quyết vấn đề di dân từ Bangladesh sang Ấn Độ, vấn đề
an ninh ở những vùng giáp ranh...
Đối với Sri Lanka, vấn đề người thiểu số Tamil vẫn là một vấn đề phức tạp
nhất. Nó không những tác động trực tiếp đến mối quan hệ giữa hai nước mà còn gây
bất hòa trong nội bộ Ấn Độ giữa chính phủ trung ương và chính phủ bang Tamil
Nadu. Việc Ấn Độ đưa quân vào Sri Lanka 1987 dẫn đến việc Thủ tướng Rajiv
Gandhi bị các phần tử cực đoan Tamil thuộc lực lượng LTTE sát hại ngày
21/5/1991 là một bài học lớn cho Ấn Độ. Chính vì thế, trong bối cảnh mới, Ấn Độ
cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của Sri Lanka, không đòi hỏi lập nhà
nước riêng của người Tamil và ủng hộ một nước Sri Lanka hòa bình và thống nhất.
Vào năm 1994, Liên minh do Đảng tự do đứng đầu trở lại cầm quyền do bà
Chandrika Kumaratunga làm tổng thống, quan hệ Ấn Độ - Sri Lanka càng có điều
kiện phát triển tốt hơn. Ấn Độ đã ủng hộ sáng kiến hòa bình của Tổng thống
Chandrika Kumaratunga trong việc giải quyết vấn đề người Tamil. Riêng chuyến
viếng thăm New Delhi của Thủ tướng Sri Lanka, Lashman Kadirgamar vào tháng 4
- 1996 đã được dư luận cả hai nước đánh giá là một chuyến đi đặc biệt tốt đẹp bởi vì
71

cùng với Thủ tướng Ấn Độ Deve Gowda và thủ hiến bang Tamil Nadu
M.Karunadidhi, ông đã góp phần giải quyết tốt vấn đề người Tamil tại bang này.
Với chính sách cởi mở và hào hiệp của Ấn Độ đối với các nước láng giềng nhỏ bé ở
Nam Á dưới thời Thủ tướng Ấn Độ I.K.Gujral, mối quan hệ Ấn Độ - Sri Lanka
càng trở nên nồng ấm. Chính việc cải thiện quan hệ ngoại giao đã khiến cho mối
quan hệ kinh tế tăng nhanh chỉ trong vòng mấy năm.
3.1.2.3. Triển khai Chính sách hướng Đông
Sau Chiến tranh lạnh, trước những thay đổi của tình hình thế giới và khu vực,
nhu cầu cải cách để phát triển, nhiệm vụ của nền ngoại giao Ấn Độ là phải tìm kiếm
các đối tác kinh tế để phục vụ cho công cuộc cải cách này. Đồng thời, thông qua
những nỗ lực kinh tế, Ấn Độ muốn xây dựng và mở rộng hình ảnh của mình ra khỏi
khu vực Nam Á. Chính vì thế, cùng với những điều chỉnh chính sách đối ngoại với
các nước lớn, các nước láng giềng khu vực, Chính sách hướng Đông được Ấn Độ
chọn lựa để vươn mình ra khu vực năng động và đầy tiềm năng mang lại cho Ấn Độ
nhiều lợi ích chiến lược, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó ASEAN là
trụ cột cho chính sách này.
Chính sách hướng Đông được triển khai trong suốt hơn hai thập kỷ qua, được
điều chỉnh, bổ sung những yếu tố mới cho phù hợp với bối cảnh quốc tế, khu vực và
trong nước của Ấn Độ. Về cơ bản được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất
(1991 - 2002): Ấn Độ tập trung vào tăng cường quan hệ trên mọi lĩnh vực với khu
vực Đông Nam Á, chú trọng đến việc khôi phục phát triển quan hệ mọi mặt với các
nước ASEAN, trong đó chủ yếu là các mối quan hệ về thương mại, đầu tư, hội nhập
kinh tế quốc tế...., lấy chính sách ngoại giao kinh tế làm trụ cột.
3.1.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng
Cùng với việc điều chỉnh các chính sách kinh tế và chính sách đối ngoại, xây
dựng sức mạnh quân sự là ưu tiên hàng đầu trong quá trình củng cố và bảo vệ độc
lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. Trên thực tế, nền độc lập của Ấn Độ luôn luôn bị
đe dọa và rình rập bởi hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan. Mặc dù vậy,
quan điểm của Ấn Độ là xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để đảm bảo an
ninh quốc gia, chứ không dùng sức mạnh đó để chiến tranh với bất kỳ một quốc gia
72

nào trên thế giới, nhưng sẽ sẵn sàng phản kháng trước bất kỳ một thế lực nào xâm
chiếm đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ. Mặt khác, mục tiêu chiến lược chính
của chính phủ là củng cố và khẳng định vị thế của một nước lớn tại Nam Á, đạt
được thế thượng phong về mặt quân sự trong khu vực Ấn Độ Dương và đạt được
sức mạnh quân sự đủ để gây áp lực lên cộng đồng quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu
nâng cao vị thế của mình. Đồng thời, quốc phòng - an ninh phát triển còn phục vụ
cho công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập về kinh tế của quốc gia. Cụ thể hóa mục
tiêu chiến lược này, Ấn Độ tiến hành chính sách “Răn đe hạt nhân tối thiểu”, củng
cố và hiện đại hóa thiết bị quân sự, xây dựng lực lượng quân đội hùng hậu để tiến
tới thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc quân sự khu vực và thế giới.
Để củng cố sức mạnh quân sự của mình, Ấn Độ đã tiến hành thử vũ khí hạt
nhân vào tháng 5/1998 trước những phản đối của dư luận quốc tế. Tuy nhiên, Thủ
tướng Ấn Độ B.Vajpayee khẳng định rằng:
Mục đích thử vũ khí hạt nhân của chúng ta là để tự vệ, chúng ta sẽ
không bao giờ là người đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, không
bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công nước khác. Một số
quốc gia thực hiện cấm vận về kinh tế với chúng ta, nhưng tình
hình sẽ dần thay đổi. Chúng ta có trách nhiệm làm cho thế giới hiểu
về mục đích thực sự của chúng ta và chúng ta sẽ chào đón những
thay đổi toàn cầu ấy. [102, tr.1].
Với sự kiện này, Ấn Độ trở thành một trong số 8 quốc gia sở hữu vũ khí hạt
nhân trên toàn thế giới, trong đó có Trung Quốc và Pakistan. Cùng với đó, Ấn Độ
không ngừng đầu tư ngân sách cho việc trang bị các thiết bị quân sự hiện đại. Mặc dù
có hơn 269 triệu người dân chiếm 21,9% toàn bộ dân số Ấn Độ sống trong tình trạng
đói nghèo cùng cực, nhưng hàng năm Ấn Độ chi một khoản ngân sách lớn cho hiện
đại hóa quốc phòng.
Song song với việc nhập kh u vũ khí và các thiết bị quân sự, Ấn Độ đ y
mạnh phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, nhằm phục vụ cho xây dựng kinh
tế quốc gia thông qua việc xuất kh u vũ khí, giảm áp lực chi phí quân sự, đáp ứng
phần lớn nhu cầu của quân đội. Ấn Độ cho thành lập 9 công ty công nghiệp quốc
73

phòng; 39 nhà máy sản xuất, chế tạo vũ khí, trang bị và khí tài; 50 viện nghiên cứu,
ứng dụng khoa học kỹ thuật quân sự trong giai đoạn này.
Ấn Độ là một nước đông dân số thứ hai thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi
để xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh với 03 quân chủng: Lục quân, Không
quân, Hải quân.
Lục quân là lực lượng nòng cốt của quân đội Ấn Độ. Đây là lực lượng bảo vệ
biên giới và ngăn chặn mọi mối đe dọa về an ninh đối với đất nước và được đánh giá là
một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất thế giới, có thể chiến đấu trên các chiến trận
ở sa mạc, rừng rậm, sông băng... Sau Chiến tranh lạnh, Hải quân và Không quân Ấn
Độ được đầu tư hàng chục tỷ USD để mua sắm tàu chiến và máy bay chiến đấu. Ấn
Độ là nước có bờ biển dài 7.516 km với 1.197 đảo trong vịnh Bengal và biển A-rập.
Hải quân Ấn Độ có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia vùng lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và các lợi ích khác của Ấn Độ trên biển, cứu trợ thiên tai,
sóng thần và cùng các lực lượng vũ trang khác tăng cường sức mạnh quân sự và khả
năng răn đe kẻ thù, cũng như thực hiện chiến lược đưa Ấn Độ trở thành cường quốc
trên thế giới. Không quân Ấn Độ là một trong số lực lượng không quân mạnh trong
khu vực với khả năng phòng vệ hiện đại. Thế mạnh là các máy bay chiến đấu tối
tân, nhiều chức năng tấn công, phòng thủ, tiếp viện hiện đại. Bên cạnh việc huấn
luyện sẵn sàng chiến đấu, Không quân Ấn Độ còn thực hiện các nhiệm vụ như cứu
hộ, cứu nạn và vận tải quân sự. Lực lượng bán vũ trang là lực lượng có tổ chức bán
quân sự vừa có nhiệm vụ sản xuất vừa làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra,
lực lượng này còn có nhiệm vụ tuần tra, cứu hộ, chống buôn lậu. Thành phần trong
lực lượng này gồm: Dân quân, tự vệ, cảnh sát biển, lực lượng bảo vệ biên giới. Lực
lượng bán vũ trang được huấn luyện và trang bị vũ khí, phương tiện chiến đấu ở
mức độ nhất định.
Nếu trong giai đoạn 1960 - 1980, Ấn Độ dựa vào dân số đông để xây dựng
quân đội và lấy số lượng làm sức mạnh. Từ những năm 1990, Ấn Độ đã có những
bước điều chỉnh căn bản, lấy phát triển khoa học quân sự và ứng dụng những công
nghệ mới, hiện đại để tăng cường sức mạnh cho quân đội.
74

3.1.4. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội


3.1.4.1. Chính sách bảo tồn văn hóa
Kể từ sau Chiến tranh lạnh cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Ấn Độ
chịu tác động sâu sắc bởi quá trình toàn cầu hóa. Với những tác động tích cực của
toàn cầu hóa trong vấn đề kinh tế, chuyển giao công nghệ, Ấn Độ ý thức được rằng
việc phát triển Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính trong toàn quốc sẽ mang lại cho
Ấn Độ những cơ hội tiếp cận với thế giới hiện đại. Mặc dù Ấn Độ đã sử dụng Tiếng
Anh trong các văn bản hành chính, ngôn ngữ giảng dạy tại các trường đại học
nhưng tiếng Hindi vẫn được Ấn Độ duy trì song song như một ngôn ngữ chính
thống của quốc gia này. Tại các cơ quan hành chính của Ấn Độ, người dân địa
phương có thể giao dịch với cán bộ bằng tiếng địa phương của mình. Qua đó, người
dân cảm thấy được tôn trọng và không gặp bất cứ một trở ngại nào về vấn đề ngôn
ngữ trong khi giao dịch hành chính.
Ấn Độ là một quốc gia đa tôn giáo, song mỗi tôn giáo đều có vị trí như nhau
và được quy định trong Hiến pháp của Ấn Độ. Nếu như Hindu được xem là chính
giáo của Nepal, Phật giáo là chính giáo của Bhutan và Sri Lanka, Islam giáo là
chính giáo của Pakistan, Bangladesh và Maldives thì trong suốt lịch sử phát triển
của đất nước, Ấn Độ chưa bao giờ coi tôn giáo này hay tôn giáo kia là tôn giáo
chính thức của nhà nước và không có tôn giáo nào bị cho là ngoại lai tại Ấn Độ.
Tất cả các tôn giáo tạo nên một bức khảm mang đậm những nét đặc trưng riêng của
Ấn Độ và chính sự thống nhất và hài hòa giữa các tôn giáo đã tạo một Ấn Độ dân
chủ bậc nhất thế giới.
Năm 1995, chính phủ đã thông qua Chính sách bảo tồn di sản văn hóa quốc
gia do Bộ Văn hóa soạn thảo từ năm 1992 với mục đích triển khai việc bảo tồn văn
hóa Ấn Độ một cách hiệu quả nhất cả trung hạn và dài hạn. Một mặt, chính phủ Ấn
Độ cho tiến hành việc sửa chữa, tu bổ, xây dựng lại, khôi phục các di tích lịch sử,
các công trình khảo cổ học... với một nguyên tắc giữ nguyên triết lý, nét đặc sắc của
mỗi công trình. Mỗi di sản phải duy trì được sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và
tương lai. Mặt khác, chính sách hướng tới việc trang bị kiến thức chuyên sâu cho tất
cả các đối tượng làm việc trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa như các chuyên gia, các
75

nhà khoa học, người trông coi di sản, kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, các nhà quản
lý di sản và các quan chức trung ương và địa phương... Đặc biệt, chính phủ đưa giáo
dục văn hóa vào học đường giúp thế hệ trẻ thấm nhuần được những triết lý sống qua
những di sản văn hóa của quốc gia. Việc giáo dục văn hóa cũng được triển khai ở
tất cả các môn học như nghệ thuật, âm nhạc, kịch, văn học... để qua đó thế hệ trẻ Ấn
Độ ý thức được trách nhiệm dân tộc trong việc bảo tồn văn hóa của họ. Chính phủ
Ấn Độ rất quan tâm đến việc nhận diện các di sản tồn tại dưới nhiều dạng thức vật
thể và phi vật thể vì coi tất cả đều có giá trị lớn của quốc gia. Nhận thức được các di
sản sẽ mất đi ý nghĩa và sự truyền đạt thông tin cho các thế hệ tương lai một khi bị
hư hại bởi tác động của thiên tai cũng như hoạt động của con người, vì vậy chính
phủ coi việc bảo tồn di sản phải có hành động nghiêm túc và đã lập nên nhiều chiến
lược cụ thể, dành kinh phí đáng kể cho quá trình này.
3.1.3.2. Chính sách ngoại giao văn hóa
Cùng với các chính sách trong nước, Ấn Độ đã đ y mạnh chính sách ngoại
giao văn hóa và coi đây là một công cụ hữu hiệu củng cố sức mạnh mềm của Ấn Độ.
Ngay khi lên nắm quyền, nhận thức được giá trị của ngoại giao văn hóa, Thủ
tướng Nehru cùng với Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã thành lập Hội đồng Quan hệ văn hóa
Ấn Độ (ICCR) năm 1950 [53]. Kể từ đó, ICCR đã quảng bá di sản văn minh của Ấn
Độ tới nhiều quốc gia trên thế giới thông qua việc thành lập các trung tâm văn hóa Ấn
Độ. Đến thời Thủ tướng Rajiv Gandhi đã tạo một sung lực mới cho chính sách ngoại
giao văn hóa bằng cách tổ chức l hội văn hóa Ấn Độ khắp nơi trên thế giới với mục
đích toàn cầu hóa văn hóa Ấn Độ và tạo cơ hội cho những người Ấn đang sinh sống tại
khắp nơi trên thế giới chiêm ngưỡng vẻ đẹp văn hóa của quê hương. L hội Pravasi
Bharatiya Diwas cũng được tổ chức vào tháng giêng hàng năm để tôn vinh những đóng
góp của Ấn kiều đối với sự phát triển của đất nước nói chung và của nền văn hóa Ấn
Độ nói riêng. Ấn Độ còn tiến hành ký hợp tác văn hóa với nhiều quốc gia trên thế giới
(Philippines năm 1969, Việt Nam năm 1976, Malaysia năm 1978, Lào năm 1994).
Thông qua các thỏa thuận hợp tác, người dân và đặc biệt là sinh viên các quốc gia có
cơ sở để nghiên cứu, trao đổi thông tin về văn hóa thông qua các hoạt động, các buổi
biểu di n và giới trẻ gốc Ấn cũng có cơ hội hướng về cội nguồn của mình.
76

Trong “Chính sách hướng Đông”, một chính sách trọng điểm trong suốt quá
trình củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ, tăng cường hợp tác văn hóa ít
được nhắc đến trong các phát biểu của các nhà lãnh đạo và các chính trị gia, nhưng
trên thực tế ngoại giao văn hóa là một phương thức được áp dụng trong chính sách
này và được thể hiện trên các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực, phát triển
công nghệ thông tin, du lịch, khoa học kỹ thuật, trao đổi học giả và các bài di n
thuyết về ASEAN, giao lưu nhân dân giữa Ấn Độ và các nước ASEAN... Chính
sách văn hóa là sức mạnh mềm của Ấn Độ còn được thể hiện ở việc Ấn Độ triển
khai những chương trình học bổng và hợp tác giáo dục - kỹ thuật cho các nước khu
vực ASEAN như Chương trình học bổng văn hóa chung (GCSS), Chương trình hợp
tác kinh tế, kỹ thuật Ấn Độ (ITEC)... Đặc biệt, trong khuôn khổ của Hợp tác
Mekong - sông Hằng (MGC) và BIMSTECT tập trung vào các lĩnh vực hợp tác như
du lịch, văn hóa, giáo dục và vận tải, y tế công, giảm nghèo, môi trường và quản lý
thảm họa..., Ấn Độ còn đề xuất thành lập các trung tâm đào tạo tiếng Anh, trung
tâm phát triển nguồn nhân lực và trung tâm nâng cao trình độ công nghệ thông tin ở
các quốc gia như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam...
3.1.4.3. Chính sách an sinh xã hội
Là một quốc gia đông dân thứ hai thế giới, lại là một nước nông nghiệp, vì vậy
nghèo đói, lạc hậu vẫn là một vấn đề nghiêm trọng cản trở sự nghiệp củng cố và bảo
vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ. Quan điểm của những người đứng đầu chính phủ
qua các thời kỳ đều khẳng định rằng Ấn Độ không thể độc lập trọn vẹn hoàn toàn
nếu người dân phải sống trong cảnh thiếu ăn, tự tử vì nợ nần, bệnh tật...; họ mong
muốn hình ảnh Ấn Độ trên trường quốc tế phải là một quốc gia có sức mạnh về
quân sự, kinh tế, là người thủ lĩnh tinh thần của thế giới và một xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh, người dân được hưởng những phúc lợi xã hội tốt nhất. Trên thực
tế, mặc dù trong những năm gần đây, GDP Ấn Độ tăng trưởng nhanh, bình quân
trên 7,5%, nhưng sự tăng trưởng đó chưa đến với hàng triệu người nghèo, mà chủ
yếu chỉ đem lại lợi ích cho tầng lớp trung lưu, chỉ chiếm hơn 15% dân số của Ấn
Độ. Còn lại trên 70% dân số sống ở nông thôn với trên 40% số hộ chưa có điện sinh
hoạt, không có nhà vệ sinh, không có nước sạch và chưa biết chữ. Chính vì vậy,
77

song song với những chính sách phát triển kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh,
quốc phòng, Ấn Độ cũng triển khai một loạt các chính sách xã hội để cải thiện cuộc
sống cho người dân, đặc biệt là những người nông dân sống ở các vùng nông thôn.
Điển hình là các chính sách sau:
Chính sách xóa đói, giảm nghèo: Kể từ năm 1991, khi Ấn Độ thực hiện công
cuộc cải cách toàn diện, chính phủ cũng nhận thấy người dân trong nước, đặc biệt là
nông dân sống ở các vùng nông thôn đang phải đối mặt với nạn đói, thiếu lương thực,
thiếu nước và điện sinh hoạt. Chính phủ đã ban hành một loạt các chính sách để xóa
đói giảm nghèo như Chương trình 12 điểm (triển khai năm 1982, sửa đổi năm 2006);
Chương trình Jawahar Rojgar Yojna (JRY); Chương trình Swarna Jayanti Gram
Swarozgar Yojna; Chương trình tự tạo việc làm cho người nghèo đô thị, nông thôn
(SEPUP), Kế hoạch quốc gia về hỗ trợ xã hội cho những người có mức sống dưới
mức nghèo khổ, cho người già trên 65 tuổi, người già không có lương hưu;
Chính sách giáo dục: Sau khi giành độc lập năm 1947, chỉ có 14% dân số Ấn
Độ biết chữ, tỷ lệ người mù chữ ở phụ nữ chiếm đa số. Xóa nạn mù chữ là một
trong những quan tâm lớn của chính phủ Ấn Độ trong quá trình củng cố và bảo vệ
độc lập dân tộc, đặc biệt từ năm 1991 trở lại đây. Hàng loạt các chương trình được
ban hành với mục đích phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em Ấn Độ, cung cấp
những nhu cầu cần thiết tối thiểu để trẻ em có thể đến trường như: Chương trình
toàn quốc biết chữ (NLM) triển khai từ năm 1998. Ngoài ra, còn có Chương trình
trợ giúp dinh dưỡng cho trẻ em tiểu học (1995), Chương trình đem lại sức sống mới
cho giáo dục (1994); Kết quả, sau 10 năm cải cách (1991 - 2001) tỷ lệ người biết
chữ đã tăng lên 74,04%.
Chính sách y tế: Có thể nói, y tế là một khoảng trống mà chính phủ chưa có
những quan tâm thỏa đáng so với các chính sách khác trong quá trình củng cố và
bảo vệ độc lập dân tộc ở giai đoạn này.
3.2. GIAI ĐOẠN 2001 - 2015
Bước sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình và hợp tác trên thế giới được củng cố
và duy trì đã góp phần làm cho các khu vực được ổn định hơn, trong đó mối quan hệ
giữa Ấn Độ với Pakistan, Bangladesh có xu thế hòa dịu, bắt đầu quá trình hợp tác mở
78

ra cơ hội mới có chiều hướng tích cực. Ngày 23/9/2001, Ấn Độ đã phá được thế bao
vây cấm vận của Mỹ và các nước đã từng coi Ấn Độ là một cường quốc hạt nhân
với nguy cơ bất ổn. Với những thành tựu to lớn trên mọi mặt của quá trình cải cách
giai đoạn đầu đã tạo cơ sở vững chắc cho Ấn Độ tiến hành triển khai các kế hoạch cải
cách kinh tế giai đoạn II. Thời kỳ này, Ấn Độ cũng đ y mạnh triển khai Giai đoạn
thứ hai của Chính sách hướng Đông.
3.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế
Tư tưởng chỉ đạo trong cải cách lần II là: “Phát triển nhanh hơn, nhiều việc
làm và giàu vốn”
Phương châm, biện pháp hành động: “Chính phủ xây dựng chính sách, lãnh
đạo điều tiết; khu vực kinh tế tư nhân mang lại sự sinh động và hiệu quả cho môi
trường cạnh tranh; các cơ quan địa phương và xã hội dân sự đảm bảo sự tham gia
tích cực của nhân dân”
Lĩnh vực cải cách: ngân sách, tài chính tiền tệ, công nghiệp, nông nghiệp, cơ
sở hạ tầng và kinh tế đối ngoại; chống quan liêu; nhấn mạnh đa dạng hóa chính sách
xuất kh u, áp dụng lãi xuất gia tăng; chú trọng nâng cấp hạ tầng cơ sở; xóa bỏ
những thủ tục và luật lệ đã lỗi thời.
* Về nông nghiệp:
Chính phủ bắt đầu triển khai cụ thể Chính sách nông nghiệp mới (ban hành
28/7/2000) với các nội dung cụ thể như: tăng cường đầu tư cho nông nghiệp; nâng
cấp giống gia súc để đáp ứng nhu cầu về thịt, sữa, trứng; ưu tiên điện khí hóa nông
thôn và thủy lợi; xây dựng một chiến lược toàn diện để kiểm tra, giám sát và bảo
quản, giảm những tổn thất lãng phí trong sản xuất... Tháng 2/2002, chính phủ ban
hành Luật về hàng hoá thiết yếu, bỏ những hạn chế về vận chuyển nông sản giữa
các bang, để nông dân có thể bán được nông sản ở mức giá tốt nhất, củng cố các
hợp tác xã ở nông thôn, tăng cường vai trò các hợp tác xã tín dụng, cung cấp đủ và
kịp thời nguồn tín dụng, đáp ứng nguồn nước tưới.
Khác với giai đoạn trước, giai đoạn này chính phủ chú trọng các hoạt động
nghiên cứu và khuyến nông để nâng cao trình độ, tiêu chu n giáo dục nông nghiệp
cũng như phát triển nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp. Tại Hội nghị quốc gia
79

Krishi Vigyan Kendra 2005, Thủ tướng M.Singh nhấn mạnh:


Tất cả các nền kinh tế nông nghiệp phát triển là những nền kinh tế dựa
vào trình độ tri thức. Vì vậy, chúng ta cần nỗ lực trau dồi kiến thức
nông nghiệp cho người dân để họ có thể ứng dụng công nghệ mới. Họ
cần có những kiến thức về nông nghiệp như là một ngành kinh doanh,
về sản xuất nông nghiệp, về chính sách, về thị trường... [100].
Cũng tại Hội nghị này, chính phủ cũng khẳng định Ấn Độ cần thiết phải thực
hiện cuộc Cách mạng xanh lần thứ hai để tăng sản lượng nông nghiệp nhằm đáp
ứng nhu cầu dân số đông đảo đã ở con số 1,21 tỷ người. Hạt nhân của cuộc Cách
mạng Xanh lần này là dốc toàn lực để ứng dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, công nghệ
mới để hiện đại hóa nông nghiệp cho năng suất cao.
Trong quá trình tranh cử, Thủ tướng N.Modi không đề cập nhiều đến chiến lược
phát triển nông nghiệp, nhưng trước tình hình thực tế, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
năm 2013 – 2014 quá thấp (2%), ông đã chỉ đạo triển khai ngay cuộc Cách mạng Xanh
mới (Blue Revolution). Với Slogan “lab to land”, Thủ tướng N.Modi kêu gọi các nhà
khoa học nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. Trong bài phát biểu
tại buổi l kỷ niệm 86 năm ngày thành lập ICAR, ông nhấn mạnh: “Chúng ta không chỉ
phải cải tạo đất trên một phạm vi canh tác mà còn phải giảm thời gian canh tác xuống
35 ngày thay vì 45 ngày. Chúng ta cần sản xuất nhiều mùa màng hơn từ một đơn vị đất
canh tác với thời gian ít hơn và cho năng suất cao hơn” [144].
*Về công nghiệp:
Từ năm 2000, mức FDI 100% cũng được phê duyệt tuyệt đối với các ngành
kinh doanh thương mại điện tử, công nghiệp lọc dầu, các đặc thù kinh tế.... Các chính
sách FDI ở Ấn Độ được xem là một trong những chính sách tự do nhất với ít rào cản;
thực hiện công bằng khu vực trong lĩnh vực công nghiệp, đ y mạnh các chính sách
phát triển các khu vực lạc hậu và khuyến khích sự phát triển của các khu vực nhỏ,
nghèo nàn...; tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Lao động trong công nghiệp... Trong
giai đoạn này chính phủ tiếp tục đầu tư mạnh cho phát triển các ngành công nghiệp
như ngành công nghệ thông tin; ngành công nghệ vũ trụ; ngành công nghiệp khai
thác mỏ và khoáng sản và nhóm các ngành chế tạo như công nghiệp ô tô, công nghiệp
80

dược ph m, công nghiệp vi n thông, công nghiệp thép và dệt may. Trong đó, ngành
công nghệ thông tin và ngành công nghệ vũ trụ được xem là những ngành công
nghiệp tri thức phát triển nhất ở Ấn Độ, không những giúp Ấn Độ củng cố được sức
mạnh kinh tế trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập mà còn giúp Ấn Độ khẳng định
vị thế của mình trên trường quốc tế trong lĩnh vực IT và chinh phục không gian. Nhận
thức được vai trò thiết yếu của ngành IT trong việc củng cố độc lập về kinh tế, chính
phủ Ấn Độ qua các thời kỳ đều chú trọng đến việc phát triển ngành công nghiệp này,
tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tháo gỡ các rào cản nhằm thu hút đầu tư
nước ngoài. Với ngành công nghệ vũ trụ, tăng cường đầu tư và coi việc chinh phục là
một nhiệm vụ chiến lược đặc biệt quan trọng.
* Về thƣơng mại, dịch vụ, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài
Bước tiếp theo trong tiến trình tự do hóa và hiện đại hóa nền kinh tế Ấn Độ giai
đoạn 2001 - 2015 là thực hiện những cải cách thương mại và cam kết WTO. Một trong
những nội dung liên quan là sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, điều này rất quan trọng đối với
phát triển công nghệ và cạnh tranh với quốc tế; sửa đổi Luật Độc quyền sáng chế (ra
đời năm 1970) vào 2002, và 2005; ban hành Luật cạnh tranh 2002.
Năm 2004, chính phủ Ấn Độ ban hành Chính sách ngoại thương Ấn Độ năm
2004 - 2009 với hai mục tiêu: (1) Tăng gấp đôi tỷ trọng thương mại trên thị trường toàn
cầu trong vòng 5 năm; (2) Mở rộng thương mại, coi đó là công cụ hiệu quả thúc đ y
tăng trường kinh tế và tạo công ăn việc làm. Ngày 27/8/ 2009, Ấn Độ tiếp tục đưa ra
chính sách ngoại thương mới giai đoạn (2009 - 2014); Tháng 02/2011, chính phủ Ấn
Độ đưa ra “Chiến lược xuất khẩu mới” nhằm tăng gấp đôi kim ngạch xuất kh u lên
450% tỷ USD vào năm 2014. Để đạt được những mục tiêu trên, chính phủ Ấn Độ sử
dụng các công cụ chính sách kết hợp bao gồm: hỗ trợ tài chính, thay đổi cơ chế, hợp lý
hóa các thủ tục, nâng cao khả năng thâm nhập thị trường trên toàn thế giới và đa dạng
các thị trường xuất kh u; cải thiện cơ sở hạ tầng liên quan tới xuất kh u; giảm chi phí
giao dịch và hoàn trả toàn bộ tất cả các loại thuế và phí gián tiếp..
Ngành dịch vụ, trong giai đoạn này, được chính phủ Ấn Độ đầu tư phát triển
ngày một lớn mạnh. Nếu như Trung Quốc được xem là “công xưởng sản xuất của thế
giới” thì Ấn Độ đang được xem là một trong những “trung tâm dịch vụ của thế giới”
81

với những lĩnh vực nổi trội như dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ bán lẻ, du lịch,
dịch vụ văn phòng, và đặc biệt là ngành dịch vụ tư vấn.
Kể từ ngày 01/4/2010, đầu tư trực tiếp nước ngoài được điều tiết bởi Chính sách
đầu tư hợp nhất do Tổng cục Chính sách và xúc tiến công nghiệp (DIPP) thuộc Bộ
Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ ban hành. Chính sách FDI hợp nhất đầu tiên này
phản ánh việc thực hiện khung quản lý hiện hành thông qua hợp nhất các quy định
trước đó về FDI trong Luật Quản lý ngoại hối năm 2000 và các thông tư, quy định của
Ngân hàng RBI. Hơn thế nữa, bắt đầu từ 15/01/2012, chính phủ Ấn Độ cho phép nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán nước này.
Hiện nay, chính phủ Ấn Độ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút
đầu tư nước ngoài, tập trung vào cơ sở hạ tầng kinh tế và các ngành kỹ thuật cao.
Theo chính sách này, chính phủ đã đề nghị thành lập các đặc khu kinh tế để thu hút công
nghệ tiên tiến và đầu tư toàn cầu. Trong Chính sách ngoại thương được công bố vào
tháng 3/2000, chính phủ có ban hành những điều kiện ưu đãi thành lập các đặc khu kinh
tế (SEZ) nhằm thu hút số lượng lớn vốn FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài. Các SEZ
được phân bổ ở các vùng định hướng khác nhau và tuân thủ các luật kinh tế khác nhau,
nhưng cơ bản vẫn theo luật khung của nhà nước, nhờ đó các SEZ đã thu hút được số
lượng lớn vốn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài., điển hình như: Santa Cruz (Mumbai)
chiếm tỷ trọng 45% tổng giá trị xuất kh u của tất cả các SEZ, Noida (Uttar Pradesh)
chiếm 23%, Chennai và Surat chiếm 8%, Kandla chiếm 6%...[4, tr343].
Đặc biệt, Thủ tướng N.Modi đưa ra chính sách “Make in India” ngay sau 4 tháng
ông nắm quyền với tham vọng lớn về thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đưa Ấn Độ
trở thành “công xưởng sản xuất của thế giới” có thể cạnh tranh với Trung Quốc. Chính
phủ mới cũng cam kết “trải thảm đỏ” đón chào tất cả các công ty nước ngoài với tinh
thần hợp tác tích cực; điều chỉnh chính sách, đơn giản hóa thủ tục đầu tư. Tổng cục
Chính sách và Xúc tiến công nghiệp Ấn Độ (DIPP) đã công bố thêm 25 lĩnh vực được
cải tiến đơn giản hóa thủ tục và cải thiện môi trường kinh doanh, Ấn Độ cũng đã nới tỷ lệ
góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài lên đến 100% trong một số lĩnh vực. Tính đến thời
điểm hiện nay, giới hạn đầu tư đối với hầu hết các ngành đều mở rộng tới 100% vốn, chỉ
có ngành bảo hiểm, lương hưu, trao đổi năng lượng, trao đổi hàng hóa, thị trường an
82

ninh, lọc dầu là 49% [129].


Sau khi nhậm chức, Thủ thướng triển khai một loạt các chuyên công du quốc tế,
từ các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Đức, Pháp, Nhật đến những đối tác khác như
Úc, Canada và đặc biệt là đến các nước láng giềng khu vực. Trong mỗi chuyến thăm,
ông luôn tìm cơ hội quảng bá cho các sáng kiến của mình và dành thời gian để gặp gỡ
nói chuyện với các doanh nghiệp của các nước sở tại. Ngoài ra, Thủ tướng N.Modi còn
đặc biệt quan tâm đến nguồn đầu tư từ cộng đồng Ấn kiều ở hải ngoại bởi theo thống
kê của ngân hàng thế giới lượng kiều hối từ các cộng đồng Ấn Độ ở nước ngoài về
nước là lớn nhất thế giới, vào khoảng 70 tỷ USD năm 2013 [79, tr4]. Nhiều buổi tiếp
đón, hội nghị được chính phủ tổ chức dành riêng cho những Ấn kiều để vinh danh
những đóng góp của họ cho nền kinh tế Ấn Độ và bày tỏ mong muốn cộng đồng này sẽ
tiếp tục đầu tư về nước để phát triển kinh tế, kết nối Ấn Độ với thế giới đồng thời đưa
những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới về với Ấn Độ. Đây là điểm hoàn toàn
khác biệt với quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Venezuela, khi mà đội ngũ
Venezuela kiều đầu tư rất ít hoặc thậm chí không muốn quay về đầu tư phát triển kinh
tế cho đất nước.
* Về tài chính - tiền tệ- ngân hàng:
Năm 2001, chính phủ bắt đầu những quy định về lãi suất. Năm 2002, tỷ lệ góp
vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng tư nhân được tăng lên 49%.
Cũng chính trong quá trình tự do hóa này các ngân hàng nhà nước đã nâng cao được
sức cạnh tranh của mình thông qua việc liên doanh, cơ chế nghỉ hưu tự nguyện và
việc thành lập các công ty đánh giá tài sản. Luật năm 2004 cho phép tỷ lệ góp vốn đối
với các ngân hàng nước ngoài lên đến 74% trong các ngân hàng thuộc danh mục các
ngân hàng nhánh do RBI đưa ra do khả năng huy động vốn yếu. Giờ đây các ngân
hàng nước ngoài có thể hoạt động thông qua các chi nhánh ngân hàng được cấp phép
với tư cách là một công ty con có vốn 100% nước ngoài tuy vẫn còn một số quy định
nghiêm ngặt trong lĩnh vực ngân hàng.
Cùng với hệ thống các ngân hàng, các công ty tài chính cũng theo hướng
nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường tính cạnh tranh, giảm bớt sự độc quyền
và đổi mới phương thức hoạt động của các công ty tài chính công, mở rộng khung
83

pháp lý để khuyến khích sự hoạt động của các công ty tài chính tư. Chính phủ Ấn
Độ đã thực hiện những chính sách tiền tệ ngày càng mở hơn trong đó đáng chú ý là
những chính sách nhằm giảm dự trữ tiền mặt và giảm lãi suất. Một yếu tố quan
trọng hơn nữa là cải cách trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ - ngân hàng đã gắn bó và
liên kết hơn với thị trường chứng khoán. Trong lĩnh vực tài chính, chính phủ tập
trung vào cải cách tình trạng thiếu hụt ngân sách, khắc phục mất cân đối thu chi,
giảm bớt bao cấp và cải cách thuế.
3.2.2. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động và thay đổi to lớn,
cục diện đa cực với sự chi phối của các nước lớn ngày càng thể hiện rõ rệt, điều này
buộc chính phủ Ấn Độ phải tiếp tục định ra những mục tiêu mới trong chính sách
đối ngoại của Ấn Độ trong thời kỳ mới nhằm phục vụ cho chương trình cải cách
kinh tế, phát huy vai trò của Ấn Độ trong khu vực và trên toàn thế giới, nhằm thúc
đ y lợi ích quốc gia, đóng góp cho hòa bình, an ninh và hợp tác với tất cả các nước
và đặc biệt là với thế giới đang phát triển.
Những mục tiêu của chính sách đối ngoại Ấn Độ giai đoạn 2001 - 2015 là:
(1) bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia; (2) tạo môi trường hòa bình, ổn
định cho phát triển kinh tế; (3) tăng cường, mở rộng quan hệ với các nước lớn, các
trung tâm kinh tế thế giới nhằm tranh thủ vốn đầu tư và kỹ thuật cao; (4) đ y nhanh
quá trình hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu; (5) nâng cao vai trò và vị thế của
Ấn Độ trong khu vực và thế giới.
Như vậy, so với giai đoạn trước, ngoài mục tiêu chính là bảo vệ độc lập, chủ
quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, các mục tiêu khác đã được chuyển đổi hoặc cụ
thể hơn. Đó là, ngoại giao kinh tế, chính sách đối ngoại phục vụ chính cho phát
triển kinh tế. Cùng với thời gian, mục tiêu này càng được nhận thức và triển khai
một cách rõ rệt hơn. Đặc biệt, sau khi N.Modi lên nắm quyền (2014), Ấn Độ càng
có một chính sách đối ngoại tích cực hơn tập trung vào các mục tiêu địa kinh tế của
đất nước. Chính sách đối ngoại dưới thời N.Modi thể hiện sự hòa hợp khu vực và
quốc tế, đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ việc chuyển từ “chủ nghĩa lý tưởng”
sang “chủ nghĩa hiện thực”.
84

3.2.2.1. Tăng cường, mở rộng quan hệ với các nước lớn để phát triển kinh tế
* Với Trung Quốc:
Ấn Độ xác định được rằng, Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn của Ấn Độ. Vì
vậy với những nỗ lực hàn gắn mối quan hệ ở giai đoạn 1991- 2000 sẽ là cơ sở vững
chắc cho Ấn Độ tăng cường hợp tác với quốc gia láng giềng phức tạp này. Hai nước
thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp cao, thiết lập và thúc đ y mối quan hệ
đối tác chiến lược giữa hai nước lên tầm cao mới. Điển hình là chuyến thăm chính
thức Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ B.Vajpayee (6/2003), Thủ tướng M.Singh
(01/2008); chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo (04/2005 và 12/2010),
chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Hồ C m Đào (11/2006). Trong các chuyến thăm
này, hai bên đã ký các văn bản như: Tuyên bố chung về “Nguyên tắc và hợp tác toàn
diện Trung - Ấn” , Tuyên bố chung xây dựng quan hệ “Hướng tới đối tác hợp tác chiến
lược vì hòa bình và phồn vinh”, Tuyên bố chung “Tầm nhìn thế kỷ XXI”, Chiến lược
10 điểm, Nghị định thư về các biện pháp xây dựng lòng tin dọc theo đường Kiểm soát
thực tế. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên về vấn đề biên giới giữa hai nước. Hai bên
cũng nhất trí thúc đ y hơn nữa mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược” giữa hai
nước, cùng nỗ lực xây dựng thế giới hài hòa, hòa bình ổn định và cùng thịnh vượng.
Năm 2013, chính phủ Ấn Độ nỗ lực đưa mối quan hệ hai nước bước vào giai
đoạn mới với lợi ích chung giữa hai nước lớn hơn nhiều so với các bất đồng. Điều
đó được đánh dấu qua việc Ấn Độ mời Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
sang thăm Ấn Độ vào ngày 19/5/2013 và Thủ tướng M.Singh thăm Trung Quốc sau
5 tháng (23/10/2013). Trong chuyến thăm này, hai bên đã ra Tuyên bố chung “Tầm
nhìn tương lai phát triển đối với hợp tác chiến lược Trung - Ấn” và khẳng định hòa
bình và ổn định tại biên giới Trung - Ấn là một yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự
phát triển và thúc đ y hợp tác song phương.
Tuy nhiên, năm 2015 được đánh dấu là năm căng thẳng trong mối quan hệ
hai nước. Nguyên nhân của sự căng thẳng không phải bắt nguồn từ quan hệ song
phương trực tiếp mà là do chính sách bang giao của mỗi bên với các quốc gia khác
trong khu vực. Từ đầu năm 2015, Ấn Độ chuyển hướng sang Hoa kỳ khi cả hai bên
cùng ký bản tuyên bố “Tầm nhìn chung về khu vực châu Á- Thái Bình Dương và
85

Ấn Độ Dương” nhân chuyến công du Ấn Độ của Tổng thống B.Obama. Bản tuyên
bố nhấn mạnh tới việc đảm bảo quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không tại
vùng biển Đông nơi xảy ra tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia
Đông Nam Á. Cũng trong năm này, Thủ tướng Shinzao Abe cũng tới thăm Ấn Độ
và có những ký kết hợp tác giữa hai nước. Cuộc đàm phán ba bên và nhiều cuộc tập
trận chung giữa ba nước (Ấn Độ - Nhật Bản - Mỹ) đã được chính thức ký kết. Từ
thời điểm này, Nhật Bản sẽ thường xuyên tham gia vào cuộc tập trung thường niên
“Malabar’. Phía Bắc Kinh thì luôn quy cuộc tập trận này là một âm mưu ngăn chặn
Trung Quốc. Như vậy, mối quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ với Hoa Kỳ và Nhật
Bản ngày càng được thắt chặt. Trong khi đó, cả hai cường quốc này đều là đồng
minh chống lại Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Về phía Trung
Quốc, Bắc Kinh đáp trả bằng cách công bố dự án “Hành lang kinh tế Trung Quốc -
Pakistan” (CPEC) và thảo thuận với Nepal trong việc cung cấp xăng dầu và mở các
tuyến đường thương mại và cảng biển sau khi biên giới giữa Nepal và Ấn Độ bị
chặn lại. Việc hai bên chưa thực sự tin tưởng và luôn đề phòng lẫn nhau, nhất là
việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội, hợp tác quân sự với Pakistan; việc Trung
Quốc cho rằng Ấn Độ dung túng cho Đạt Lai Lạt Ma và lực lượng Tây Tạng phản
động ở Ấn Độ hoạt động chống phá Trung Quốc luôn là rào cản trong mối quan hệ
giữa hai đất nước.
Cùng với những nỗ lực thúc đ y quan hệ trên lĩnh vực chính trị, chính phủ
Ấn Độ không ngừng thúc đ y đàm phán hợp tác với Trung Quốc về kinh tế - thương
mại, đầu tư và khoa học kỹ thuật với nhiều Hiệp định được ký kết. Chính vì thế,
thương mại song phương giai đoạn này luôn tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 1991
kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt 0,264 tỷ USD đến năm 2000 đạt 2,92 tỷ
USD, 41,85 tỷ USD năm 2008, năm 2010 đạt 61,74% tỷ USD (vượt xa mục tiêu hai
bên đặt ra là đạt 40 tỷ USD) và năm 2011 đạt 66 tỷ USD, [133, tr.4-5] năm 2012 là
73,9 tỷ USD, năm tài khóa 2013 - 2014 đạt 78,5 tỷ USD [134, tr4].
Như vậy, việc mâu thuẫn trong giải quyết vấn đề biên giới, mối quan hệ bang
giao giữa hai nước với các quốc gia khác, những e ngại trong việc xây dựng niềm
tin là rào cản lớn đối với mối quan hệ Trung - Ấn. Để quá trình củng cố và bảo vệ
86

độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ được toàn vẹn và bền vững, chính quyền của
Thủ tướng N.Modi cần có những điều chỉnh phù hợp, linh hoạt mềm dẻo, giải quyết
các mâu thuẫn trên thương lượng, đàm phán hòa bình, tăng cường sự hiểu biết để
tạo môi trường hòa bình ổn định cho cả hai quốc gia.
* Với Mỹ:
Ngay sau khi Tổng thống George Bush lên nắm quyền , tháng 01/2001, Thủ
tướng Ấn Độ B.Vajpayee thăm Mỹ và hai bên ra Tuyên bố chung về “quan hệ đối
tác chiến lược”. Sau khi nước Mỹ xảy ra thảm họa ngày 11/9, Ấn Độ xích lại gần
Mỹ hơn trong cuộc chiến chống khủng bố. Ấn Độ chủ động đề xuất hợp tác toàn
diện với Mỹ và gợi ý cho Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của Ấn Độ phục vụ cuộc
chiến chống khủng bố toàn cầu. Tháng 07/2005, Thủ tướng M.Singh thăm Mỹ, hai
bên ra Tuyên bố chung, ký “Hiệp định xác định lộ trình hợp tác Ấn - Mỹ”. Khi
Tổng thống B.Obama lên nắm quyền, Ấn Độ càng nỗ lực thúc đ y mối quan hệ Ấn
- Mỹ phát triển lên tầm cao mới. Đặc biệt Ấn Độ cam kết cho Mỹ độc quyền xây
các nhà máy điện hạt nhân, đổi lại Mỹ ủng hộ Ấn Độ trở thành Ủy viên Thường
trực Hội đồng bảo an LHQ, thành viên đầy đủ trong hệ thống kiểm soát xuất kh u
đa phương. Ngoài ra, hai nước hiện đã thiết lập khoảng 25 cơ chế đối thoại và tham
vấn trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến chiến lược, quân sự, an ninh toàn cầu,
trong đó có cơ chế Đối thoại chiến lược thường niên Ấn - Mỹ (cơ chế này đã tổ
chức họp được 2 kỳ vào năm 2010 và 2011). Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn
Độ M.Singh năm 2013 và chuyến thăm của Thủ tướng N.Modi trước khi Tổng
thống Obama rời nhà trắng với “Tuyên bố chung Mỹ - Ấn: Đối tác bền vững trong
thế kỷ XXI” lại một lần nữa khẳng định Ấn Độ muốn thúc đ y mối quan hệ “không
thể thiếu” của nhau trong thế kỷ XXI.
Về kinh tế - thương mại, đầu tư: Ấn Độ luôn nỗ lực đ y mạnh quan hệ mối
quan hệ chính trị tốt đẹp để phục vụ lợi ích kinh tế. Hiện Mỹ là đối tác thương mại
lớn nhất của Ấn Độ và Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Mỹ. Trong năm
2010, kim ngạch xuất kh u của Ấn Độ sang Mỹ đạt 24,5 tỷ USD và Mỹ xuất kh u
sang Ấn Độ đạt 21,4 tỷ USD. Tổng thương mại hàng hóa song phương từ mức rất
khiêm tốn 5,6 tỷ USD năm 1990 đã tăng lên 62,8 tỷ USD trong năm 2012, năm
87

2014 đạt 66,9 tỷ USD; tính đến quý 3 năm 2015, đạt 51,11 tỷ USD [139, tr.3]. Mỹ
vẫn là “bạn hàng” xuất kh u lớn nhất của Ấn Độ với các mặt hàng chủ yếu là dược
ph m, công nghệ thông tin và khoáng sản,... và nhập kh u từ Mỹ máy bay và phụ
tùng linh kiện hàng không, điện tử và linh kiện điện tử, nguyên - vật liệu, phân bón,
máy móc, đá, kim loại, thiết bị y tế… Mỹ cũng là đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài
lớn thứ 4 của Ấn Độ, hầu hết các công ty, tập toàn lớn của Mỹ như IBM, Boeing,
Lockheed Martin, Westinghouse, Motorola, Enron Coca Cola, Pepsico, Wal-Mart,
Merrill Lynch, AT&T, Raytheon, Procter & Gamble và Ford hiện đã có mặt tại Ấn Độ.
Tóm lại, với chiến lược điều chỉnh chính sách ngoại giao với cường quốc thế
giới, quan hệ Ấn Độ - Mỹ đã có những phát triển vượt bậc, chuyển từ “cấm vận”,
“trừng phạt” sang quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược”. Hiện nay, Ấn Độ coi phát
triển quan hệ với Mỹ là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình,
là nhân tố bảo đảm hòa bình, an ninh trong khu vực và thế giới, đáp ứng lợi ích của
cả hai bên, cũng như ngăn chặn ảnh hưởng của Trung quốc ở khu vực Nam Á.
* Với Liên Bang Nga:
Sau chuyến thăm của Tổng thống Nga V.Putin đến Ấn Độ năm 2000, Ấn Độ
đã triển khai một loạt các chuyến thăm của lãnh đạo cao cấp tới Nga như chuyến
thăm của Thủ tướng Ấn Độ B.Vajpayee đã có chuyến thăm nước Nga (11/2003),
Tổng thống Ấn Độ Avul Pakir Jainulabdeen Kalam (5/2005), Thủ tướng Ấn Độ
M.Singh (12/2005 và 11/2007). Trong những chuyến thăm này, lãnh đạo hai bên đã
ký Tuyên bố chung và hành loạt Hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực.
Nhận thấy quan hệ kinh tế chưa xứng tầm với quan hệ chính trị, trong
chuyến thăm Nga lần thứ ba (tháng 12/2009), Thủ tướng Ấn Độ M. Singh bày tỏ
mong muốn thúc đ y mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đi vào chiều sâu.
Bên cạnh những hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả trong các lĩnh vực năng lượng hạt
nhân hòa bình, nghiên cứu vũ trụ, chế tạo hàng không, khoa học và công nghệ quốc
phòng, Thủ tướng Ấn Độ mong muốn nâng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai
quốc gia lên 10 tỷ USD/năm. Ông đã gọi Nga là “người bạn lớn” của Ấn Độ, điều
này minh chứng cho mối quan hệ tầm cao Nga - Ấn. Đặc biệt, nhân chuyến thăm
Ấn Độ của Tổng thống Medvedev tháng 12/2010, hai bên đã quyết định nâng tầm
88

“quan hệ đối tác chiến lược Nga - Ấn” thành “đối tác chiến lược đặc biệt và ưu đãi”.
Mối quan hệ chiến lược đặc biệt Nga - Ấn càng được củng cố và phát triển
sâu rộng hơn sau chuyến thăm Nga vào cuối tháng 10/2013 của Thủ tướng Ấn Độ
M.Singh. Tuyên bố chung giữa Nga và Ấn Độ cũng cho biết, hai nước đã nhất trí thành
lập nhóm nghiên cứu khả năng thiết lập tuyến đường ống vận chuyển dầu thô từ Nga
sang Ấn Độ. Đây là một thuận lợi lớn cho việc giải bài toán về vấn đề năng lượng cho
Ấn Độ. Trong chuyến thăm của Tổng thống Nga V.Putin tới Ấn Độ (11/2014), hai bên
đã ký kết 20 thỏa thuận hợp tác có giá trị hàng tỷ USD trong các lĩnh vực công nghệ,
năng lượng hạt nhân, dầu khí, hợp tác quốc phòng [138]. Ấn Độ khẳng định, mặc
dù tính chất quan hệ chính trị và quốc tế toàn cầu đang thay đổi, nhưng quan hệ Nga
- Ấn là “mối quan hệ vững chắc đã được thử thách qua thời gian”.
Về hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư: Hợp tác kinh tế, thương mại và
đầu tư luôn được hai chính phủ đặc biệt quan tâm trong giai đoạn này. Thương mại
song phương Ấn Độ - Nga trong suốt giai đoạn từ 1991 - 1999 chỉ đạt khoảng 1,5 tỷ
USD chiếm 2,5% xuất kh u và 1,3% nhập kh u của Ấn Độ. Nhờ những nỗ lực điều
chỉnh trong quan hệ chính trị, hợp tác thương mại giữa hai nước có những cải thiện
đáng kể. Năm 2014, thương mại song phương đạt 9,51 tỷ USD (Ấn Độ xuất: 3,17 tỷ
USD và nhập kh u 6,34 tỷ USD) [137], tuy nhiên, năm 2015 chỉ đạt được 7,83 tỷ
USD giảm 17,74 % [138]. Tuy nhiên, mối quan hệ về kinh tế - thương mại chưa
tương xứng với tiềm năng của hai nước. Trong thời gian tới, Ấn Độ cần thúc đ y hơn
nữa mối quan hệ kinh tế với Liên Bang Nga cũng như tạo niềm tin chính trị đối với
quốc gia này.
* Với Nhật Bản:
Để củng cố và bảo vệ độc lập về kinh tế, Ấn Độ rất cần đến sự trợ giúp của
Nhật Bản, vì vậy, trong giai đoạn này, chính phủ của Thủ tướng B.Vajpayee đã cố
gắng kêu gọi Nhật Bản đ y mạnh đầu tư, thương mại và trợ giúp phát triển chính
thức. Với những thay đổi trong cách nhìn nhận vai trò của nhau, mối quan hệ Ấn -
Nhật được đánh dấu bằng chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Yoshiro Mori ngay sau
khi ông lên nắm quyền (8/2000). Đây được coi là tạo động lực tăng cường quan hệ
giữa hai nước, hình thành cơ chế gặp gỡ thường niên cấp nguyên thủ quốc gia. Hai
89

nước đã đạt được thỏa thuận thiết lập “Quan hệ đối tác toàn cầu hướng tới thế kỷ
XXI”. Trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi
(04/2005), hai bên ra Tuyên bố chung “Đối tác Ấn Độ - Nhật Bản trong kỷ nguyên
châu Á mới: Định hướng chiến lược quan hệ đối tác toàn cầu Ấn Độ - Nhật Bản” và
ký “Kế hoạch Hành động 8 sáng kiến tăng cường đối tác toàn cầu Ấn Độ - Nhật Bản”
Trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng M.Singh (12/2006), ông đã nỗ
lực nâng cấp quan hệ song phương lên “Quan hệ đối tác chiến lược và toàn cầu
hướng tới thế kỷ XXI” đánh dấu một bước phát triển mới của quan hệ Ấn - Nhật.
Trong những năm tiếp theo, mối quan hệ hai nước được bồi đắp bởi các chuyến
thăm cao cấp của cả hai nước với nhiều văn bản quan trọng được ký kết như Tuyên
bố chung về “Lộ trình hướng tới quan hệ đối tác chiến lược và toàn cầu mới”
(2007), “Hiệp ước hợp tác bảo đảm an ninh” (2008), “Hiệp định Hợp tác kinh tế
toàn diện” (CEPA) (2009), Tuyên bố chung “Tầm nhìn nâng cao mối quan hệ đối
tác chiến lược và toàn cầu Ấn - Nhật” (2011).
Khi Thủ tướng N.Modi lên nắm quyền, với mục đích củng cố sức mạnh về
kinh tế của đất nước, ông cùng một phái đoàn doanh nhân Ấn Độ tới thăm Nhật Bản
(9/2014) nhằm thúc đ y mối quan hệ kinh tế với các tập đoàn kinh tế lớn của quốc
gia này. Tuyên bố chung: “Tầm nhìn Ấn Độ và Nhật Bản 2025: mối quan hệ đối tác
chiến lược đặc biệt toàn cầu cùng hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới” được ký kết vào tháng 12/2015 trong
chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng S.Abe đã đều khẳng định mối quan
hệ hai nước đã được nâng lên tầm cao mới với sự tăng cường và mở rộng hợp tác
trên tất cả các lĩnh vực.
Như vậy, nếu như trong giai đoạn 1991 - 2000, quan hệ Ấn - Nhật rất lạnh
nhạt thì giai đoạn 2001 - 2015, Nhật Bản là đối tác thương mại hàng đầu của Ấn
Độ. Về đầu tư, hiện nay, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 6 của Ấn Độ. Vốn đầu tư của
Nhật Bản vào Ấn Độ đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ
thời gian qua. Với con số khiêm tốn là 139 triệu USD năm 2004 tăng lên 1,7 tỷ
USD năm 2014. Tính từ năm 2000 - tháng 9/2016, tổng giá trị FDI của Nhật đầu tư
vào Ấn Độ là 23,76 tỷ USD chiếm 8% tổng số FDI vào Ấn Độ trong giai đoạn này
90

[136, tr.4]. Đáng chú ý, trong 3 năm gần đây, số lượng các tập đoàn, công ty của
Nhật Bản sang Ấn Độ đầu tư, kinh doanh đã tăng nhanh. Tính đến tháng 11/2015,
Nhật Bản có 1,229 tập đoàn, công ty đã thiết lập 4,417 văn phòng đại diện hoặc đầu
tư và kinh doanh trên khắp lãnh thổ Ấn Độ [136, tr.4], trong đó có những tập đoàn
công ty lớn hàng đầu Nhật Bản như Honda, Toyota, Canon, Misubishi Suzuki…
Ấn Độ còn là nước nhận ODA lớn nhất của Nhật Bản. Theo thống kê của Bộ Ngoại
giao Nhật Bản, tính đến năm 2015, tổng ODA của Nhật Bản dành cho Ấn Độ đạt
khoảng 49,415.40 tỷ Yên Nhật [121], trong đó các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp
và dài hạn chiếm 99%, phần còn lại là viện trợ không hoàn lại. Viện trợ ODA của Nhật
Bản góp phần quan trọng vào công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập kinh tế và xã hội
cho Ấn Độ, là cơ sở vững chắc hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Tóm lại, việc Ấn Độ thúc đ y quan hệ hợp tác với Nhật Bản trên mọi lĩnh
vực sẽ góp phần vào công cuộc củng cố độc lập kinh tế và chính trị của Ấn Độ.
Trong bối cảnh hiện nay, Nhật Bản đang đứng trước sự “trỗi dậy” của Trung Quốc,
cộng theo sự lôi kéo của Mỹ (Mỹ muốn lập trung quan hệ Mỹ - Nhật - Ấn nhằm gia
tăng sức ép với Trung Quốc)… Ấn Độ cần tận dụng cơ hội này để phát triển kinh tế
và củng cố lợi ích đan xe về chính trị, kinh tế trước sự cạnh tranh của các nước lớn.
3.2.2.2. Thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng khu vực
* Với Pakistan:
Tháng 12/2001, sau vụ tấn công khủng bố vào toàn nhà Quốc hội Ấn Độ, làm
14 người (bao gồm cả 5 tên khủng bố) thiệt mạng, quan hệ hai nước lại hoàn toàn
đóng băng. Tháng 10/2003, Ấn Độ chủ động tìm cách hòa hợp với Pakistan, đưa ra
sáng kiến hòa bình 12 điểm và cơ bản được Pakistan chấp nhận. Ngày 15/11/2003,
hai bên đã ký “Thỏa thuận ngừng bắn dọc theo đường kiểm soát”. Trong suốt thời
gian từ tháng 12/2003 - 11/2008, hai bên đã có nhiều cuộc viếng thăm, đối thoại các
cấp và đạt được nhiều thỏa thuận nhất định trong quan hệ song phương, hòa bình và
an ninh khu vực, vấn đề tranh chấp Kashmir, vấn đề chống khủng bố... và những hợp
tác về kinh tế, thương mại. Nhưng sự hòa dịu, nồng ấm giữa hai nước cũng chỉ kéo
dài được đến cuối năm 2008. Vụ khủng bố ở Mumbai, Ấn Độ (26/11/2008) đã đ y
quan hệ hai nước một lần nữa vào trạng thái căng thẳng. Ấn Độ tố cáo Pakistan tiếp
91

tay cho lực lượng khủng bố, trong khi Pakistan bác bỏ cáo buộc của Ấn Độ, cho rằng
chưa đủ chứng cứ để buộc tội. Trong suốt thời gian 2 năm sau đó, mặc dù hai nước
vẫn duy trì các cuộc gặp gỡ cấp cao, cũng như cuộc đối thoại xây dựng lòng tin,
nhưng quan hệ hai nước hầu như không có bất cứ tiến triển đáng kể nào.
Thời gian gần đây, Ấn Độ đã nỗ lực để từng bước gạt bỏ những trở ngại do
quá khứ để lại, hướng tới xây dựng mối quan hệ hòa bình, hợp tác và phát triển với
Pakistan, vì vậy, quan hệ hai nước có những cải thiện đáng kể. Hai bên đã nhất trí
nối lại đối thoại trên tất cả các lĩnh vực, thiết lập đường dây nóng chống khủng bố
nhằm chia sẽ thông tin và thông báo cho nhau về nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công
của các phần tử vũ trang. Đặc biệt, ngày 30/3/2011, Thủ tướng Ấn Độ M.Singh mời
Thủ tướng Raza Gilani sang Mohali, bang Punjab xem trận bán kết thi đấu bóng
chày giữa đội tuyển Ấn Độ và Pakistan thể hiện thiện chí mong muốn tìm các giải
pháp hợp tác với quốc gia láng giềng này. Tiếp đó, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước
đã có cuộc hội đàm ở New Dehli (07/2011). Cuộc gặp này được coi là sự khởi đầu
cho quá trình “tan băng” quan hệ giữa hai nước vốn rất không ổn định và hay rơi
vào trạng thái khủng hoảng. Hai bên đã ra Tuyên bố chung nhất trí đơn giản hóa thủ
tục xuất nhập cảnh, nới lỏng hoạt động thương mại, cải thiện hạ tầng cơ sở, tăng tần
suất xe buýt ở Kashmir. Đặc biệt, ngày 08/04/2012, Tổng thống Pakistan A.Zardari
đã thực hiện chuyến thăm Ấn Độ. Đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của nguyên
thủ quốc gia Pakistan kể từ năm 2005 và là cuộc “tái ngộ” đầu tiên giữa lãnh đạo
hai nước kể từ năm 2009. Mặc dù chuyến thăm không đạt kết quả cụ thể nào, nhưng
việc lãnh đạo hai nước thảo luận thẳng thắn, cởi mở những vấn đề “nhạy cảm” trong
quan hệ hai nước, như chủ nghĩa khủng bố, tranh chấp lãnh thổ ở Kashmir, tranh
chấp nguồn nước ở khu vực Siachen… cho thấy hai nước đều có chung mong muốn
bình thường hóa quan hệ, cũng như cả hai nước đã sẵn sàng cho một “chương mới”
trong quan hệ song phương vốn không ít trắc trở.
Năm 2014, khi Thủ tướng N.Modi lên nắm quyền, ông khẳng định chính sách
đối ngoại của Ấn Độ phải bắt đầu từ biên giới quốc gia, vì vậy, ông thực hiện chính
sách “Láng giềng là ƣu tiên số một”. Thủ tướng nhận ra rằng vị thế của Ấn Độ
trong quan hệ với các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ được cải thiện đáng kể
92

chỉ khi New Dehli tái thiết lập được sự thống nhất về địa chính trị của tiểu lục địa
Nam Á. Quan hệ tốt hơn với Pakistan sẽ giúp ông thực hiện được tham vọng biến Ấn
Độ thành cường quốc kinh tế và có thể hạn chế được ảnh hưởng ngày càng tăng của
Trung Quốc tại Pakistan. Chính vì thế, tại l nhậm chức Thủ tướng của mình, ông đã
mời 4.000 quan khách trong đó có mặt của 8 vị nguyên thủ quốc gia thuộc Hiệp hội
hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) và vị khách đặc biệt được chú ý nhất trong buổi l
này là Thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif, Thủ tướng đầu tiên của Pakistan tham dự l
nhậm chức của một Thủ tướng Ấn Độ kể từ khi hai nước tuyên bố độc lập từ năm
1947. Đây được đánh giá là một món quà chính trị lớn đối với Thủ tướng N.Modi.
Ngày 25/12/2015, Thủ tướng Ấn Độ N.Modi trên đường trở về sau chuyến
thăm Nga và Afghanistan đã ghé thăm thành phố Lahore của Pakistan, để dự sinh
nhật của Thủ tướng Pakistan N. Sharif. Cuộc gặp giữa hai tân Thủ tướng với những
lời cam kết thúc đ y mạnh mẽ tiến trình hòa bình giữa hai nước, bằng việc nhất trí tổ
chức cuộc đối thoại toàn diện giữa bí thư đối ngoại hai bên, bắt đầu từ giữa tháng
1/2016 tại Isalamabad, Pakistan. Đây được đánh giá là một sự kiện hết sức có ý nghĩa
với quan hệ hai nước vì lần đầu tiên sau 11 năm, Thủ tướng Ấn Độ mới lại đặt chân
lên đất Pakistan (trong suốt hai nhiệm kỳ Thủ tướng, ông M. Singh luôn nỗ lực thúc
đ y các biện pháp để xây dựng lòng tin, thúc đ y quan hệ hai nước về mọi mặt nhưng
ông chưa thực hiện được chuyến thăm chính thức nào đến Pakistan do những phản
đối từ Đảng Quốc đại). Cuộc gặp gỡ này như là một kết thúc đẹp cho những hứa hẹn
trong các cuộc gặp gỡ trước đó của hai người đồng cấp bên lề Hội nghị biến đổi khí
hậu tại Paris (Pháp) cuối tháng 11/2015; cố vấn an ninh quốc gia hai nước gặp nhau
tại Thái Lan đầu tháng 12/2015 và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraf
thăm Pakistan nhân dịp dự Hội nghị về Afghanistan vào giữa tháng 12/2015. Do ảnh
hưởng của quan hệ chính trị nên hợp tác giữa hai nước trong các vấn đề quốc tế, khu
vực gặp nhiều trở ngại; quan hệ về kinh tế, thương mại cũng dừng ở mức hạn chế.
Tóm lại, mối quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan không chỉ xuất
phát từ những mâu thuẫn lịch sử về vùng Kashmir, vấn đề nguồn nước, đường biên
giới, vấn đề khủng bố mà chính là sự thiếu niềm tin và luôn nghi ngờ lẫn nhau. Để
cải thiện được mối quan hệ trên mọi mặt, cả hai nước phải có những điều chỉnh, đặt
93

niềm tin vào nhau, gạt bỏ những mâu thuẫn, giải quyết những căng thẳng bằng con
đường đàm phán, hòa bình, đ y lùi được nguy cơ chiến tranh, tạo môi trường hòa
bình, ổn định cho khu vực và thế giới. Có như vậy, Cộng hòa Ấn Độ mới thực sự
độc lập về chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ và an ninh trong nước.
* Với các nƣớc láng giềng khác trong khu vực:
+ Với Nepal: Ấn Độ khẳng định coi quan hệ với Nepal là ưu tiên trong chính
sách đối ngoại của Ấn Độ ở khu vực, cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ
của Nepal, ủng hộ tiến trình hòa bình ở Nepal và tiếp tục viện trợ cho Nepal phát
triển kinh tế xã hội. Đáng chú ý, Ấn Độ đã hỗ trợ Nepal tấn công lực lượng vũ trang
chống chính phủ ở Nepal, đồng thời cam kết sẵn sàng giúp Nepal xây dựng cơ sở hạ
tầng, năng lực, trang thiết bị và huấn luyện quân sự… Hai nước thường xuyên trao
đổi các đoàn cấp cao, từ đó hai nước đã ký một loạt văn kiện như: Thỏa thuận các
điều khoản sử dụng và quản lý tài nguyên nước và Hiệp định quá cảnh và an ninh
(08/2000); Hiệp định kinh tế (03/2002); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
(10/2011)… Tuy nhiên, vào tháng 10/2015, quan hệ hai nước có những rạn nứt và
rơi vào tình trạng căng thẳng do những bất đồng liên quan đến các cuộc biểu tình
của người Madhesi gốc Ấn Độ phản đối bản Hiến pháp mới của Nepal. Sự kiện này
dẫn đến mâu thuẫn lớn giữa hai chính phủ. Phía Nepal đã ngăn chặn tất cả các kênh
truyền hình Ấn Độ “vô thời hạn” và cho rằng Ấn Độ can thiệp vào chuyện nội bộ
của họ. Còn về phía Ấn Độ tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới, phong tỏa hàng hóa từ
Ấn Độ đến Nepal. Trước tình hình đó, Thủ tướng N.Modi lo ngại rằng căng thẳng
kéo dài chỉ tạo điều kiện cho Nepal “xích lại” gần hơn với Trung Quốc, còn chính
phủ mới của Nepal, Thủ tướng Sharma Oil lo ngại mối quan hệ căng thẳng với Ấn
Độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia vốn nhận được rất nhiều trợ giúp
về mọi mặt từ Ấn Độ. Xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia, chính phủ hai nước đã
nhanh chóng thúc đ y những chuyến viếng thăm, đàm phán giải quyết những mâu
thuẫn hiện tại và tiếp tục những mối quan hệ truyền thống tốt đẹp vốn có giữa hai
nước. Cùng với mối quan hệ tốt đẹp về chính trị, quan hệ về kinh tế, thương mại,
đầu tư và các lĩnh vực khác cũng có những tiến triển tốt đẹp trong suốt giai đoạn
2001 - 2015.
94

+ Với Bhutan: Hai bên thường xuyên duy trì các chuyến thăm cấp cao, đặc
biệt là chuyến thăm Ấn Độ của Quốc vương Bhutan Namgyel Wangchuck tháng 02
năm 2007 và ký Hiệp định bổ sung “Hiệp ước hòa bình và hữu nghị 1949”. Hiệp
ước năm 2007 đã đặt nền móng cho sự phát triển sâu rộng, toàn diện của quan hệ
hai nước trong thế kỷ XXI, cũng như đảm bảo hòa bình và hữu nghị, tự do thương
mại và quyền bình đẳng cho công dân hai nước. Đặc biệt hơn, sau khi Thủ tướng
N.Modi nhậm chức, ông đã chọn Bhutan là điểm đến đầu tiên trong các chuyến công
du nước ngoài trên cương vị mới. Điều này cho thấy được sự coi trọng quan hệ với
các nước láng giềng, trong đó có Bhutan, một nước nhỏ nhưng lại có tầm quan trọng
rất lớn về chiến lược đối với Ấn Độ.
Tuy nhiên, vào những ngày gần đây, khi mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung
Quốc lên tới đỉnh điểm do những căng thẳng di n ra tại vùng đất ngã ba giữa Ấn Độ
- Trung Quốc - Bhutan giao nhau. Với mối quan hệ ngoại giao đặc biệt và vai trò
giúp Bhutan về vấn đề an ninh theo Hiệp ước 2007 giữa hai nước đã ký kết, hy
vọng rẳng Ấn Độ và Bhutan sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc giải quyết
tranh chấp biên giới với Trung Quốc.
+ Với Bangladesh: Ấn Độ nỗ lực không ngừng thúc đ y với quan hệ với quốc
gia này thông qua việc ký kết một loạt các văn kiện quan trọng trên các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng như “Hiệp định khôi phục hòa bình biên giới”
(2000), “Hiệp định về trao đổi 162 vùng đất “tách biệt” nằm trong lãnh thổ hai nước”
(09/2011); “Hiệp định dẫn độ tội phạm” (09/2011); Thỏa thuận “Bangladesh cho Ấn Độ
sử dụng các cảng Chittagong và Mongla” (09/2011) và hàng chục thỏa thuận hợp tác
kinh tế thương mại, đầu tư, tài chính ngân hàng, thông tin vi n thông, năng lượng và kết
nối giao thông…
Ấn Độ và Bangladesh đã tham gia vào nhiều chương trình hợp tác khu vực
thông qua các di n đàn đa phương như SAARC, BIMSTECT và Hiệp hội hợp tác
khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IORARC)... Những năm đầu thế kỷ XXI, hai bên
không ngừng thúc đ y hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, giáo dục, văn
hóa và đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực sản xuất năng lượng và kết nối giao thông.
Ấn Độ còn thường xuyên tiến hành các hoạt động viện trợ và hỗ trợ kinh tế để giúp
95

Bangladesh đối phó với thiên tai và lũ lụt thường xuyên xảy ra; triển khai nhiều gói
học bổng lớn và khuyến khích công dân học tập tại các trường đại học của Ấn Độ.
+ Với Sri Lanka: Hai bên đều nỗ lực vun đắp cho mối quan hệ láng giềng
này thông qua các cuộc viếng thăm và trao đổi đoàn cấp cao giữa các nhà lãnh đạo
hai nước. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, giáo dục, giao thông vận tải, du lịch..., trong đó việc ký kết Hiệp định thương
mại tự do Ấn Độ - Sri Lanka tháng 3/2000 đã thúc đ y hợp tác kinh tế hai nước phát
triển mạnh. Hiện nay, đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ ở Nam Á là Sri Lanka
và Ấn Độ là đối tác thương mại lớn nhất của Sri Lanka trên toàn cầu.
Năm 2015, có thể nói là năm dấu mốc lịch sử đối với mối quan hệ giữa Ấn Độ
và Sri Lanka. Ngay sau khi nhậm chức (01/2015), Tổng thống Sri Lanka Maithripala
Sirisena chọn Ấn Độ là điểm công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới. Trong
chuyến thăm Ấn Độ 4 ngày của ông, Tổng thống M. Sirisena khẳng định mong muốn
thúc đ y gần gũi với Ấn Độ. Trước đó, từ ngày 17 - 19/01/2015, Ngoại trưởng Sri
Lanka cũng đã tới thăm Ấn Độ, tiến hành đàm phán với người đồng cấp và gặp Thủ
tướng N.Modi cùng nhiều quan chức cấp cao Ấn Độ khác. Hai bên đã nhất trí thúc
đ y và mở rộng hợp tác đồng thời ấn định thời điểm tổ chức cuộc đàm phán đầu tiên
về vấn đề hồi hương người Tamil vào cuối tháng 01/2015; nỗ lực giải quyết các bất
đồng liên quan đến vấn đề dân cư... Ngay sau đó, Thủ tướng N.Modi cũng đã thăm
Sri Lanka từ ngày 13 - 15/3/2015 và bày tỏ thiện chí của Ấn Độ trong chính sách đối
ngoại với các nước láng giềng trong đó có Sri Lanka.
+ Với Afganistan: Sau khi chế độ Taliban sụp đổ (2001), Ấn Độ tuyên bố
ủng hộ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phản đối nước ngoài can thiệp vào
công việc nội bộ của Afganistan, đồng thời tích cực tham gia công cuộc tái thiết
Afganistan. Ấn Độ luôn coi việc thúc đ y quan hệ với Afganistan là ưu tiên trong
chính sách đối ngoại của mình ở Nam Á. Hai bên thường xuyên trao đổi các chuyến
thăm và tiếp xúc cấp cao, đáng chú ý nhất là chuyến thăm Afganistan của Thủ
tướng M.Singh (05/2011), hai bên đã ký “Tuyên bố chung tầm nhìn đối tác chiến
lược Ấn Độ - Afganistan” vạch ra lộ trình, phương hướng hợp tác giữa hai nước
trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng an ninh, chống
96

khủng bố… Đặc biệt, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Hamit Karzai
(10/2011), hai bên đã ký “Hiệp định đối tác chiến lược” (Hiệp định đối tác chiến
lược đầu tiên Afganistan ký với nước ngoài).
Cả Ấn Độ và Afganistan đều là nạn nhân của các cuộc khủng bố vì vậy hợp
tác về an ninh, quân sự là một trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai
nước. Theo thỏa thuận, Ấn Độ không chỉ huấn luyện, đào tạo lực lượng quân đội
mà còn cung cấp một số chủng loại vũ khí trang bị cho lực lượng quân sự, an ninh
và cảnh sát của Afganistan đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đất nước sau khi
Mỹ và NATO rút quân khỏi Afganistan. Hiện nay Ấn Độ là một trong những nhà tài
trợ lớn nhất cho Afganistan ở khu vực Nam Á cả về thiết bị quân sự, trang thiết bị y
tế và các yếu ph m cần thiết khác.
Năm 2015, tân Tổng thống Afganistan, ông Ashraf Ghani đã có những động
thái bắt nhịp cầu với Pakistan và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ giữa Ấn
Độ và Pakistan vẫn di n ra căng thẳng và Ấn Độ lo ngại về ảnh hưởng của Trung
Quốc đối với các nước láng giềng. Tuy nhiên, sau đó Tổng thống Ashraf Ghani đến
thăm New Dehli 4 ngày với mong muốn Ấn Độ mở rộng vòng tay lớn đối với nhà
lãnh đạo mới của một quốc gia bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Về phía Ấn Độ,
New Dehli quan ngại sâu sắc khi Bắc Kinh ráo riết gây dựng vai trò và tăng cường
ảnh hưởng đối với các nước láng giềng, quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan lại vẫn
chưa được cải thiện, vì thế, Afganistan trở nên quan trọng hơn đối với Ấn Độ cả về
kinh tế thương mại, chính trị và an ninh quốc phòng.
3.2.2.3. Tiếp tục triển khai thực hiện Chính sách hướng Đông
Thời kỳ này Ấn Độ ráo riết triển khai Giai đoạn thứ hai (2002 - 2014) của
Chính sách hướng Đông. Đây là giai đoạn được đánh dấu là “hướng Đông” mở
rộng, trải dài từ Australia tới Trung Quốc và Đông Á, với ASEAN là trung tâm,
trong đó hợp tác về an ninh - quốc phòng, ngoại giao văn hóa được chú trọng phát
triển. Sau khi trở thành Thủ tướng của Ấn Độ (5/2014), ông N.Modi đã chuyển
“Chính sách hướng Đông” thành “Hành động ở phía Đông” (Act East) cho thấy
nước này đang nỗ lực biến các tuyên bố và cam kết thành hành động để nâng quan
hệ đối tác với khu vực Đông Nam Á và Đông Á lên một tầm cao hơn.
97

Để đạt được mục tiêu của chính sách, tiếp sức cho công cuộc củng cố và bảo
vệ độc lập, chính phủ Ấn Độ qua các thời kỳ nỗ lực không ngừng thúc đ y mối
quan hệ về mọi mặt với các nước châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước
ASEAN, thể hiện cụ thể trên một số lĩnh vực sau:
Về chính trị: Ngay sau khi chính sách được triển khai, Ấn Độ và ASEAN đã
thiết lập mối quan hệ đối thoại từng phần năm 1992 và nâng lên thành quan hệ đối
thoại đầy đủ năm 1995. Tháng 11/2002, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ
nhất được tổ chức tại Cambodia, hai bên thống nhất nâng mối quan hệ lên thành đối
tác cấp cao. Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ
với chủ đề “Đối tác ASEAN - Ấn Độ vì hòa bình và thịnh vượng chung” được tổ
chức tại New Dehli đã thông qua Tuyên bố tầm nhìn với việc nâng quan hệ đối
thoại Ấn Độ - ASEAN lên thành đối tác chiến lược. Hiện nay, hai bên đã thiết lập
các cơ chế đối thoại và hợp tác gồm có: Hội nghị Cấp cao, Hội nghị sau Ngoại
trưởng ASEAN (PMC) trong khuôn khổ ASEAN +10 và ASEAN +1, Hội nghị
thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN, di n đàn Khu vực ASEAN (ARF), Ủy ban Hợp tác
chung Ấn Độ - ASEAN (JCC) và nhóm làm việc chung Ấn Độ - ASEAN. Cũng
trong suốt hơn 25 năm qua, lãnh đạo Ấn Độ và các nước thành viên thành viên
ASEAN thường xuyên trao đổi các cuộc viếng thăm của lãnh đạo cấp cao, ký hàng
loạt các hiệp định, thỏa thuận hợp tác về mọi lĩnh vực, tạo điều kiện pháp lý cho Ấn
Độ hợp tác sâu rộng với các nước ASEAN. Điều này giúp Ấn Độ có thêm sức bật
để củng cố và bảo vệ độc lập của mình trong tình hình mới.
Ngay sau khi nâng cấp “Chính sách hướng Đông” thành “Hành động ở phía
Đông”, Thủ tướng N. Modi bắt đầu chuyến thăm tới khu vực Đông Nam Á, với điểm
đến đầu tiên là Myanmar (11/11/2014), Thủ tướng Modi muốn chuyển đi một thông
điệp rằng chính phủ của ông sẽ thực hiện các cam kết và hành động theo các tuyên bố
đối tác lâu dài với khu vực, vốn đang mong muốn hoàn thành việc xây dựng Cộng
đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi chính phủ của
Thủ tướng N.Modi nhậm chức, Ngoại trưởng Sushma Swaraj đã thăm khu vực Đông
Nam Á 3 lần: tới Myanmar, Singapore và Việt Nam. Các trụ cột chính trong “Hành
động ở phía Đông” đã thể hiện sự tham gia mạnh mẽ của Ấn Độ đối với ASEAN ở các
98

lĩnh vực thương mại, kết nối khu vực, văn hóa, sáng tạo và giao lưu nhân dân.
Về kinh tế, thương mại, đầu tư, kỹ thuật và khoa học công nghệ: Với quan hệ
chính trị tốt đẹp, hàng loạt các văn kiện trên lĩnh vực kinh tế quan trọng cũng được
ký kết tạo điều kiện cho hai bên phát triển hợp tác kinh tế, thương mại như: Hiệp
định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện năm 2003, Hiệp định tự do thương mại về
hàng hóa (AITIG) năm 2009 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) và FTA về dịch vụ
và đầu tư tháng 11/2014 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2015); hai bên khẳng định quyết
tâm tham gia tích cực trong đàm phán Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP); xây dựng Hành lang kinh tế Mê Kông - Ấn Độ... Việc thành lập Cộng
đồng kinh tế AEC vào ngày 31/12/2015 tạo điều kiện rất lớn cho các công ty của
Ấn Độ trong việc xuất kh u hàng hóa thành ph m với các nước ASEAN đồng thời
giảm giá chi phí trong quá trình sản xuất cũng như các thủ tục trong việc lưu thông
hàng hóa tại các quốc gia này.
Hiện nay, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ sau Trung
Quốc, EU và Mỹ. Thương mại hai chiều năm 2000 - 2001 chỉ đạt 7 tỷ USD, năm
2004 (sau một năm ký Hiệp định khung năm 2003) đạt 13 tỷ USD, tăng lên trên 21
tỷ USD năm 2005 - 2006 và đạt 76.53 tỷ năm 2014 - 2015 (trong đó xuất kh u của
Ấn Độ tới ASEAN là 25,2 tỷ USD chiếm 9,6% tổng xuất kh u của Ấn Độ và Ấn Độ
nhập kh u từ ASEAN là 39,84 tỷ chiếm 10,5% tổng nhập kh u của Ấn Độ). Đầu tư
trực tiếp FDI từ ASEAN vào Ấn Độ tính từ giữa tháng 4/2000 đến tháng 5/2016 là
khoảng 49.40 tỷ USD, trong đó FDI từ Ấn Độ vào ASEAN từ tháng 4/2007 đến
tháng 3/2015 là 38.672 tỷ USD [140, tr.2]. Singapore là nước đầu tư mạnh nhất vào
Ấn Độ, đứng thứ 3 trong số các nước đầu tư vào Ấn Độ, tiếp sau đó là Malaysia. Lĩnh
vực chủ yếu mà ASEAN đầu tư là lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thông tin, xây dựng...
Bên cạnh đó, hai bên cùng đ y mạnh hợp tác trên các lĩnh vực không gian vũ trụ, đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, văn hóa, giáo dục và đối thoại nhân dân
3.2.3.Trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng
3.2.3.1. Tiếp tục củng cố, xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng
Trong giai đoạn 2001- 2015, trung bình hàng năm, chính phủ chi khoảng từ
2,3 - 3% GDP cho ngân sách quốc phòng [130, tr124], đặc biệt từ sau vụ thử hạt nhân
99

năm 1998 (năm 2001 khoảng 11,8 tỷ USD, năm 2003 - 2004 khoảng 14 tỷ USD, năm
2005 - 2006 khoảng 28 tỷ USD...). Sau cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mumbai
năm 2008, Ấn Độ lại tăng cường thêm ngân sách cho quốc phòng đạt mức 30 tỷ USD
năm 2008 và 36,3 tỷ USD cho năm 2009, Ấn Độ xếp thứ 10 trong Top 15 quốc gia đầu
tư lớn cho quân sự [130, tr127]. Trong những năm tiếp theo ngân sách dành cho quốc
phòng tiếp tục tăng và đến năm 2013, Ấn Độ trở thành quốc gia nhập kh u vũ khí lớn
nhất thế giới (chiếm 14% ). Tháng 2/2014, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, ông
P.Chidambaram tuyên bố sẽ tăng 10% ngân sách quốc phòng so với năm 2013 và lên
tới 36,3 tỷ USD. Vào tháng 7/2014, ông Arun Jaitley, Bộ trưởng Bộ quốc phòng kiêm
Bộ trưởng tài chính của Chính phủ mới đảng BJP tuyên bố, chính phủ sẽ chi 2,29 nghìn
tỷ Rupees tương ứng khoảng 38,35 tỷ USD cho năm quốc phòng năm 2014 - 2015.
Ấn Độ không ngừng củng cố lực lượng quân đội hùng mạnh. Đồng thời, Ấn
Độ ban hành Học thuyết hàng hải ( 2004) và Học thuyết hàng hải (2009), trong đó,
chú trọng vào khả năng tiến công và gây tổn thất lớn cho đối phương, khả năng hoạt
động trên biển dài ngày và phạm vi hoạt động. Học thuyết này bộc lộ khát vọng
vươn ra vùng biển quốc tế kể cả trong thời bình cũng như khi có xung đột, đồng
thời răn đe hạt nhân đối với các nước trong và ngoài khu vực có thể đe dọa đối với
an ninh Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn cam kết thực hiện chính sách không tiến
công vũ khí hạt nhân trước. Tháng 12/2015, Ấn Độ công bố Chiến lược hàng hải
mới nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Hải quân Ấn Độ trong việc đảm bảo an ninh
trước những thách thức ở Ấn Độ Dương. Với tiêu đề “Đảm bảo an toàn đại dương”,
Chiến lược an ninh hàng hải năm 2015 là bản cập nhật từ ấn ph m “Tự do sử dụng
đại dương” (Freedom to use the Seas), nhấn mạnh đến những yếu tố quyết định đối
với hoạt động của Hải quân Ấn Độ liên quan đến nhu cầu kinh tế quốc gia kết hợp
với các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Ấn Độ đưa ra
mong muốn đến năm 2020, Hải quân Ấn Độ có thể giữ vị thế làm chủ Ấn Độ
Dương. Đây cũng là chiến lược đảm bảo cho an ninh năng lượng của quốc gia vì
các dự án khai thác dầu khí đang được Ấn Độ hợp tác triển khai với các nước trên
vùng biển Ấn Độ Dương.
100

3.2.3.2. Hợp tác về an ninh - quốc phòng với các nước


Ấn Độ xác định, hợp tác song phương về quân sự là biện pháp để nâng cao
chiến lược phòng thủ quốc gia nhằm xây dựng quan hệ hữu nghị, tin tưởng và hiểu
biết lẫn nhau, ngăn ngừa nguy cơ xung đột. Tăng cường hợp tác quân sự nhằm bảo
vệ lợi ích quốc gia trước sự xâm lược từ bên ngoài, thực hiện chiến lược quốc
phòng phục vụ cho lợi ích phát triển kinh tế đất nước. Xuất phát từ đường lối trên,
đặc biệt là sau Chiến tranh lạnh, Ấn Độ đã tăng cường, mở rộng hợp tác quốc phòng
- an ninh với hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt các nước lớn như: Mỹ, Nga,
Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN.
Với Nga: Đây được coi là một “trụ cột quan trọng” trong “đối tác chiến lược”
Nga - Ấn nhất là về kỹ thuật và công nghiệp quân sự. Từ vị trí “người mua - người
bán”, hai bên đã chuyển sang hợp tác nghiên cứu, phát triển và chế tạo các loại vũ
khí trang bị công nghiệp quốc phòng cao, hiện đại với những chương trình dài hạn
giữa tổ hợp công nghiệp quân sự của hai nước. Cùng với việc lãnh đạo quân sự cấp
cao của hai nước duy trì đều đặn cơ chế tiếp xúc thường niên, hai nước đã ký một
loạt hiệp định, nghị định thư và chương trình hợp tác như: “Hiệp định bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng” tạo điều kiện để Nga chuyển
giao công nghệ, liên doanh sản xuất và phát triển vũ khí với Ấn Độ (2005); “Hiệp
định Hợp tác kỹ thuật quân sự giai đoạn 2011 - 2020” nhằm thúc đ y nghiên cứu,
thiết kế và chế tạo các loại vũ khí tiên tiến nhất, trong đó bao gồm cả máy bay chiến
đấu thế hệ thứ 4 (2009); “Hợp đồng về bảo dưỡng vũ khí trang bị quân sự của Nga
bán cho Ấn Độ” (2009); “Hiệp ước về hợp tác trong lĩnh vực sáng chế và chế tạo
máy bay vận tải quân sự đa năng” (2009); “Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực vật lý
mặt trời”; “Nghị định thư về hợp tác kỹ thuật quân sự” (2005 và 2011)… Hai bên
đã thiết lập Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự. Hiện nay, hai nước
có tới hơn 300 hạng mục hợp tác kỹ thuật quân sự, trong đó có các chương trình lớn
như: sản xuất tên lửa hành trình Brah Mos ở Ấn Độ; sản xuất máy bay vận tải quân
sự đa năng; sản xuất máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 (Sukhoi T50) giữa HAL của
Cục Thiết kế Sukhoi và công ty Rosoboronexport của Nga; hợp tác nghiên cứu và
chế tạo tàu khu trục loại 5.000 tấn được trang bị tên lửa Brah Mos; hợp tác nghiên
101

cứu và chế tạo tàu ngầm lớp Amua (Project 751); hợp tác chia sẻ tín hiệu hệ thống
định vị toàn cầu (GLONASS) của Nga phục vụ cho mục đích quân - dân sự…
Ấn Độ hiện là đối tác nhập kh u vũ khí trang bị lớn nhất của Nga với tổng
giá trị giá 1,3 - 1,5 tỷ USD/năm. Trong suốt hơn 25 năm qua, Ấn Độ chiếm khoảng
25% tổng đơn hàng xuất kh u vũ khí của Nga[130, tr.1-3]. Ngoài cam kết giúp Ấn
Độ cải tiến vũ khí trang bị do Nga sản xuất, Nga đã bán và cấp giấy phép cho Ấn
Độ sản xuất hàng loạt vũ khí trang bị hiện đại. Theo thống kê của Viện nghiên cứu
hòa bình thế giới Stockholm (SIPRI), từ năm 1991 đến nay, Nga đã bán cho Ấn Độ
một số lượng lớn các loại vũ khí, thiết bị quân sự điển hình như: 29 máy bay chiến
đầu MiG-29K Fulcrum-F (bàn giao từ năm 2012); bán 188 chiếc và chuyển giao
công nghệ cho Ấn Độ lắp ráp 42 chiếc Su-30MKI; 129 trực thăng Mi-17; 16 máy
bay kiêm kích hạm MiG-29K loại một người lái và 2 người lái (Ấn Độ dự kiến mua
thêm 29 chiếc và chế tạo 6 chiếc theo giấy phép của Nga); bán 424 chiếc và sản
xuất theo giấy phép của Nga 223 xe tăng chiến đấu T90; tên lửa phòng không S300;
tàu ngầm hạt nhân... Đáng chú ý, trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng V.Putin
(03/2010), hai bên đã đạt được thỏa thuận là Nga cải tiến tàu sân bay INS
Vikramaditya, trị giá 2,35 tỷ USD cho Ấn Độ và đã hoàn thành vào tháng 11/2013.
Nga cam kết tiếp tục giúp đỡ Ấn Độ đào tạo sỹ quan và kỹ sư nghiên cứu chế tạo vũ
khí, chuyển giao công nghệ chế tạo máy bay Su-30MKI, xe tăng T90, tên lửa phòng
không, tên lửa hành trình và hợp tác nghiên cứu vũ trụ… để Ấn Độ có thể từng
bước tự chế tạo các loại vũ khí này. Ấn Độ hiện đang có kế hoạch mua hoặc hợp tác
với Nga nghiên cứu, chế tạo máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, tàu ngầm hạt
nhân “Bars” và một số vũ khí trang bị tiên tiến khác.
Di n tập chung là một lĩnh vực hợp tác mới giữa Ấn Độ và Nga trong khuôn
khổ quan hệ quân sự song phương. Tháng 05/2003, Hải quân hai nước tổ chức di n
tập chung lần đầu tiên ở khu vực Bắc Ấn Độ Dương. Đây là cuộc di n tập quân sự
quy mô lớn nhất của quân đội Nga ở ngoài kể từ khi thành lập lực lượng hải quân
đến nay và là cuộc di n tập hải quân lớn nhất được tiến hành ở Bắc Ấn Độ Dương
mấy năm gần đây. Từ năm 2005, cuộc tập trận chung này lấy tên là Indra và tháng
12/2016 hai bên có cuộc tập trận chung kéo dài 5 ngày tại vịnh Bengal với những
102

trang thiết bị quân sự biển tối tân nhất của hai nước.
Với Mỹ: Hợp tác về quốc phòng - an ninh, tình báo và chống khủng bố đóng
vai trò trung tâm trong quan hệ Ấn - Mỹ. Thông qua các viếng thăm chính trị giữa
lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên đã ký một loại hiệp định, thỏa thuận hợp tác,
trong đó có Bản Ghi nhớ (MOU) về chuyển giao kỹ thuật cao, mở rộng hợp tác
công nghệ cao, hợp tác sản xuất trang thiết bị quân sự và Hiệp định về các biện
pháp bảo vệ thông tin quân sự chọn lọc (2002); Thỏa thuận trao đổi thông tin
(02/2004), “Hiệp định khung về hợp tác quốc phòng Ấn - Mỹ” giai đoạn 2005 -2015
(06/2005), “Thỏa thuận về việc Mỹ bán cho Ấn Độ các loại vũ khí hiện đại” với điều
kiện Ấn Độ không được chuyển giao cho nước thứ 3 (07/2009)… Đáng chú ý, “Hiệp
định khung về hợp tác quốc phòng Ấn - Mỹ” giai đoạn 2005 - 2015 đã đề cập đến các
vấn đề nhạy cảm như phối hợp tác chiến đa quốc gia, mở rộng mua bán và hợp tác
phát triển vũ khí trang bị, hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa. Đặc biệt, ngày
25/01/2011, Mỹ đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Ấn Độ. Theo đó,
Mỹ đã loại chuyển 09 công ty quốc phòng và hàng không của Ấn Độ từ “Danh sách
đen” sang “Danh sách hỗ trợ”. Đồng thời Mỹ cam kết giúp Ấn Độ phát triển vũ khí
công nghệ cao và vũ trụ, thám hiểm không gian, xây dựng trạm không gian quốc tế,
đưa người lên vũ trụ… Hợp tác nghiên cứu, sản xuất, mua bán vũ khí trang bị và
chuyển giao kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Hoạt động di n tập quân sự chung giữa Mỹ - Ấn liên tục được mở rộng cả về
qui mô lẫn tần suất, nội dung di n tập rộng và phong phú như Di n tập Hải quân
chung Malabar tháng 10/2007, tháng 10/2008 tại vùng biển Ả rập, tháng 10/2015 tại
Thái Bình Dương có sự tham gia của Hải quân Nhật. Hợp tác song phương trong
lĩnh vực chia sẻ thông tin và chống khủng bố được đ y mạnh. Mỹ và Ấn Độ đều là
nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố, nên hai nước đều có lợi ích và nhu cầu trong việc
hợp tác chống khủng bố, đặc biệt là sau sự kiện 11/9/2001, khu vực Nam Á trở
thành trận tuyến tấn công các thế lực khủng bố như Taliban và Alqaeda của Mỹ.
Điều đó khiến cho Mỹ ngày càng coi trọng sự hợp tác chống khủng bố của Ấn Độ.
Với Trung Quốc: Lo ngại chủ nghĩa “đơn phương” của Mỹ, Trung Quốc và
Ấn Độ có nhu cầu xích lại gần nhau, quan hệ quân sự được nối lại và có bước phát
103

triển mạnh. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về trao đổi quốc phòng (2006), hai
bên nhất trí tăng cường xây dựng lòng tin quân sự, giảm hoạt động quân sự và xâm
nhập trên dọc tuyến biên giới chung, cử quan sát viên tham gia các cuộc di n tập
của nhau, hợp tác chống khủng bố và tội phạm xuyên biên giới… Hai nước đã thiết
lập cơ chế Đối thoại quốc phòng thường niên cấp Thứ trưởng (2007). Hai nước đã
tiến hành một số cuộc di n tập chung, trong đó nổi lên các cuộc di n tập chung ở
Khu Tự trị Tây Tạng (08/2004); di n tập chung Hải quân tại Thanh Đảo (04/2007)
và di n tập “chống khủng bố” “Hand in hand” năm 2007 và 2008 tại Côn Minh,
Vân Nam, Trung Quốc…
Với Nhật Bản: Ấn Độ luôn nhấn mạnh sự cần thiết thúc đ y hợp tác quốc
phòng - an ninh song phương với Nhật Bản thông qua thăm viếng quân sự cấp cao
và tàu hải quân hai nước, di n tập chung, trao đổi huấn luyện đào tạo sĩ quan…; hợp
tác kỹ thuật quân sự, đảm bảo an ninh tuyến hàng hải quan trọng từ Vùng Vịnh qua
eo biển Malasca, chống khủng bố, cướp biển và tội phạm xuyên quốc gia, cứu trợ
thiên tai, hoạt động gìn giữ hòa bình... Hiện nay, hai bên đã thiết lập một số cơ chế
đối thoại như: Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng, Đối thoại Chiến lược cấp Thứ
trưởng Quốc phòng, Tham vấn quân sự chung… Đặc biệt, tháng 10/2008, hai nước
đã ký “Hiệp ước Hợp tác Bảo đảm An ninh”, đây là Hiệp ước An ninh thứ 3 Nhật
Bản ký với nước ngoài, sau Hiệp ước An ninh ký với Mỹ và Australia. Theo đó, hai
bên sẽ chia sẻ thông tin tình báo liên quan đến tình hình khu vực châu Á - Thái bình
Dương và chống khủng bố; tăng cường giao lưu giữa quân đội hai nước; tăng cường
đối thoại cấp cao về phòng vệ… Năm 2009, hai bên ký tiếp “Kế hoạch hành động
chung về quốc phòng Ấn - Nhật”. Tháng 12/2011, hai bên ra Thông cáo chung về
việc tổ chức di n tập Hải quân chung ở Ấn Độ Dương và năm 2012. Trong chuyến
thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony (11/2011), Bộ trưởng
Quốc phòng Nhật Bản Ichiato đã nêu kiến nghị 6 điểm thúc đ y quan hệ hợp tác
quốc phòng - an ninh song phương.
Với các nước ASEAN: Ấn Độ tích cực gia tăng các hoạt động hợp tác quân
sự với các nước khu vực Đông Nam Á như Myanma, Việt Nam, Singapore,
Indonesia và Malaysia. Ấn Độ mong muốn có vai trò trong đảm bảo an ninh tại eo
104

biển Malasca. Ấn Độ không ngừng thúc đ y các cuộc viếng thăm của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng tới các nước ASEAN và qua đó ký kết các Thỏa thuận hợp tác quốc
phòng với các nước Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Malaysia. Ngoài ra hai bên
chia sẻ những thông tin tình báo, những nhận thức chung về bảo đảm môi trường
hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực. Ấn Độ còn hợp tác trong lĩnh vực
huấn luyện, đào tạo, tập trận chung trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng với từng
quốc gia khác nhau như di n tập Hải quân “Simbex” giữa Ấn Độ và Singapore di n
tập Hải quân giữa Ấn Độ, Philipinnes và Newzeland. Ấn Độ đã ký thỏa thuận tuần
tra trên biển chung với một số nước như Indonesia tại khu vực biển Andaman... Từ
năm 2000 đến nay, tàu chiến Hải quân Ấn Độ đã thăm viếng các nước Thái Lan,
Indonesia, Singapore, Việt Nam...
Hợp tác đa phƣơng: Song song với hợp tác đa phương trên lĩnh vực kinh tế,
chính trị, hợp tác đa phương trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh cũng được Ấn Độ
đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh mới hiện nay. Với sự kiện, Ấn Độ từ vị trí
quan sát viên (từ năm 2005), được chấp nhận tham gia chính thức vào tháng
12/2015 và trở thành thành viên chính thức của Hợp tác Thượng Hải (SCO) vào
tháng 6/2017 là một nỗ lực lớn đối với Ấn Độ bởi đây được đánh giá là một tổ chức
khu vực mạnh nhất châu Á và thế giới. Theo các chuyên gia đánh giá, việc Ấn Độ
và Pakistan gia nhập SCO sẽ góp phần thúc đ y sự ổn định, an ninh, hợp tác chống
khủng bố và sẽ là cơ sở để từng bước giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp giữa
hai nước. Để trở thành thành viên của SCO, Ấn Độ và Pakistan phải ký một số văn
bản và cam kết thực hiện theo quy định của SCO bao gồm Hiệp định các nước
thành viên SCO về hợp tác bảo vệ biên giới được ký vào năm 2015. Theo đó, một
bên thứ ba có thể đứng ra làm trung gian để ngăn chặn bùng nổ xung đột giữa hai
nước. Đây sẽ là một nhân tố thuận lợi cho công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của
Cộng hòa Ấn Độ trong tình hình căng thẳng gia tăng với nước láng giềng Trung
Quốc và Pakistan hiện nay.
Ấn Độ cũng đồng thời tích cực tham gia và có những đóng góp quan trọng tại
các khuôn khổ hợp tác khu vực của ASEAN như Di n đàn Khu vực ASEAN
(ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN
105

mở rộng (ADMM+), Di n đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF)…phấn đấu vì một


châu Á hòa bình và thịnh vượng.
Ngoài ra, Ấn Độ còn tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc,
triển khai căn cứ quân sự ở nước ngoài. Hiện nay, Ấn Độ có ba căn cứ không quân ở
nước ngoài là Tajkistan, Nepal, Bhutan. Ấn Độ đã lập các vị trí giám sát và tuần tra ở
khu vực Ấn Độ Dương kéo dài từ bờ biển châu Phi tới Australia và từ tiểu lục địa Ấn
Độ tới Nam cực.
Như vậy, Ấn Độ thực hiện chiến lược quân sự “vững vàng ở Nam Á”, “mở
rộng sự tồn tại quân sự ở Ấn Độ Dương” và từng bước vươn ra khỏi phạm vi khu
vực; tích cực phát triển lực lượng quân sự và lực lượng hạt nhân hỗ trợ đắc lực cho
các chiến lược “răn đe giới hạn khu vực” đồng thời đối phó với các cuộc chiến tranh
công nghệ cao và chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra trong tương lai. Ấn Độ không chỉ
đề cao khả năng “tự lực cánh sinh”, mà còn chú trọng thúc đ y, mở rộng hợp tác với
các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; thúc đ y triển khai thực hiện
“Chính sách hành động ở phía Đông” trong đó coi trọng hợp tác quân sự với các
nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Ấn Độ tăng cường tiềm lực quân sự, trong đó chú
trọng đến việc xây dựng lực lượng Hải quân, Không quân hiện đại. Đ y nhanh tiến
trình tự sản xuất vũ khí, trang bị đáp ứng phần lớn nhu cầu của quân đội, đồng thời
từng bước sản xuất vũ khí trang bị để xuất kh u. Mở rộng quan hệ đối ngoại quân sự
nhằm xây dựng quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới trên các di n đàn
song phương, đa phương, giải quyết các vấn đề quốc tế trong hòa bình, đối xử bình
đẳng và tôn trọng chủ quyền lẫn nhau, tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ
giữa các nước. Tất cả những điều trên sẽ tạo cho Ấn Độ một vị thế vững vàng, một
sức mạnh nội lực và tranh thủ sự ủng hộ của thế giới để tạo đà cho sự nghiệp củng cố
và bảo vệ độc lập dân tộc.
3.2.4. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội
3.2.4.1. Chính sách bảo tồn văn hóa
Trong những năm gần đây, chính phủ Ấn Độ đã đặt những ưu tiên thích đáng
cho việc phát triển văn hóa. Đặc biệt trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2012 - 2017),
Ấn Độ đã phê duyệt các dự án, đề án cải tạo, nâng cấp, xây mới hệ thống các viện
106

bảo tàng như Bảo tàng Khoa học, Bảo tàng Ngôn ngữ và Văn học Ấn Độ, Bảo tàng
Đồ trang sức, Nghệ thuật trình di n, Nghệ thuật đương đại Ấn Độ; các đề án giữ gìn
và bảo vệ Di sản phi vật thể, thành lập các trung tâm nghệ thuật quốc gia, các trường
nghệ thuật... đặc biệt là trường Đại học Nalanda với mục tiêu “tạo ra một trung tâm
trao đổi văn hóa, nghiên cứu và hiểu biết liên tôn giáo ở khu vực”. Bên cạnh đó, Ấn
Độ còn tạo một kênh truyền hình chuyên trang về văn hóa do Bộ Văn hóa chỉ đạo và
quản lý về nội dung phát sóng. Các chương trình truyền bá nghệ thuật dân gian và bộ
lạc của đất nước cũng được tổ chức thường xuyên tại các bang cùng với những hoạt
động gây quỹ nhằm khuyến khích các nghệ nhân, nghệ sỹ, nhà văn...
Với nỗ lực để New Delhi được công nhận là Thành phố Di sản Thế giới của
UNESCO, chính phủ Ấn Độ đã tiến hành không biết bao nhiêu chương trình và
chiến dịch thúc đ y xây con đường di sản kết nối hơn 30 di tích lịch sử tại thành
phố Thủ đô này với nhau. Bên cạnh đó, việc xây dựng các tuyến phố đi bộ, tuyến
phố dành cho những đặc sản địa phương được đặc biệt chú trọng. Đây cũng là nỗ
lực đầu tiên của Ấn Độ nhằm giúp New Delhi đủ điều kiện để được trao tặng danh
hiệu Thành phố Di sản Thế giới của UNESCO. Con đường Di sản Dehli sẽ kết nối
ít nhất 30 di tích lịch sử lớn nhỏ trong thành phố với nhau nhằm đưa New Delhi vào
danh sách 200 thành phố di sản thế giới trong nỗ lực bảo tồn thành phố 1.000 năm
tuổi có bề dày về văn hóa và lịch sử này của chính phủ Ấn Độ.
Không những vậy, vào thời điểm này chính phủ Ấn Độ cũng rất quan tâm
đến việc cứu nguy các di sản văn hóa của quốc gia. Theo bà Selja, nguyên Bộ
trưởng Bộ trao quyền và công bằng xã hội, di sản văn hóa tồn tại dưới nhiều dạng
thức vật thể và phi vật thể khác nhau, tất cả đều có giá trị lớn đối với sự đa dạng văn
hóa vì chúng là nguồn sáng tạo và thịnh vượng. Khi bị hư hại bởi tác động của thiên
tai và hoạt động của con người, các di sản văn hóa sẽ mất đi ý nghĩa và sự truyền
đạt thông tin cho các thế hệ tương lai. Vì vậy, việc bảo tồn di sản văn hóa cho các
thế hệ tương lai đòi hỏi phải có hành động nghiêm túc.
Để bảo tồn các di sản văn hóa như các loại hình nghệ thuật, âm nhạc và các
điệu múa truyền thống, khỏi bị mai một theo thời gian là một công việc đặc biệt mà
ít người nhận thức được tính phức tạp của nó. Ngay bản thân các nghệ sĩ cũng
107

thường được trang bị đầy đủ kĩ năng cần có để bảo tồn, bảo vệ và phục hồi những
tác ph m của mình.
3.2.4.2. Chính sách ngoại giao văn hóa
Ngoại giao văn hóa được Ấn Độ triển khai mạnh từ đầu thế kỷ XXI đến nay
thông qua việc phát triển và xuất kh u điện ảnh Bollywood. Nói đến ngành điện ảnh
Ấn Độ, người nước ngoài nghĩ ngay tới Bollywood. Bollwood gắn kết Ấn Độ và thế
giới, góp phần lan tỏa Hindu giáo, chuyển tải những thông điệp về thời trang và tư
tưởng. Bollywood vừa có vai trò mang văn hóa Ấn Độ với thế giới qua các nghi l ,
l hội, các điệu nhảy bốc lửa, bài hát...vừa giúp cho Ấn Độ trở thành một quốc gia
thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, mỗi
năm Ấn Độ sản xuất hơn 1000 bộ phim nói tiếng Hindi và các ngôn ngữ khác; số
lượng khán giả xem hàng ngày và doanh thu đã vượt xa Hollywood. Ngày nay,
chính phủ Ấn Độ và các nhà làm phim đầu tư rất lớn cho việc quảng bá sản ph m
của mình ra thế giới, chính vì thế Bollywood bắt đầu được công nhận trong nền giải
trí quốc tế, nó đã vượt khỏi ranh giới lãnh thổ của tiểu lục địa Ấn Độ sang tới Trung
Đông, châu Phi, Đông Nam Á và cộng đồng người Nam Á trên toàn thế giới. Năm
2013, Ấn Độ đã tổ chức một l hội văn hóa Europalia tại Bỉ nhằm quảng bá văn hóa
Ấn Độ tới châu Âu, trong đó có các bộ phim Bollywood nổi tiếng. Nhìn chung,
chính quyền Ấn Độ đánh giá ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ có tiềm năng lớn
trong việc gia tăng tầm ảnh hưởng của Ấn Độ trên thế giới, đây như là một công cụ
củng cố sức mạnh mềm của Ấn Độ.
Khi Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền (2014), ông đã nỗ lực không
ngừng để mang đến thế giới hình ảnh về một đất nước Ấn Độ với một truyền thống
về triết học và tôn giáo lâu đời thông qua việc toàn cầu hóa Yoga. Tháng 9 năm
2014, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thủ tướng Modi đã phát biểu rằng “Yoga là
một món quà của Ấn Độ cho thế giới” [160] và ông đã thực hiện thành công cuộc
vận động nhằm đưa ngày 21 tháng 6 trở thành ngày Quốc tế Yoga. Sau khi Liên
hợp quốc thông qua Nghị quyết trên, nhà lãnh đạo tinh thần Ấn Độ Sri Ravi
Shankar đã ca ngợi những nỗ lực của Thủ tướng Narendra Modi khi tuyên bố rằng:
“Một triết thuyết, một tôn giáo hay một nền văn hóa rất khó sống sót nếu thiếu sự
108

bảo trợ có tính Nhà nước. Giờ đây, sự thừa nhận chính thức của Liên hợp quốc sẽ
tiếp sức quảng bá những lợi ích của Yoga tới toàn thế giới” [168]. Bên cạnh đó,
Thủ tướng Modi thành lập Bộ Yoga và Y học truyền thống với mục đích đ y mạnh
quảng bá truyền thống và văn hóa Ấn ra thế giới. Cũng nhân dịp này, Tổng thống
Ấn Độ Pranab Mukherjee cho biết chính phủ Ấn Độ đã khuyến khích nghiên cứu về
Yoga và thành lập các trung tâm được trang bị tốt để dạy Yoga. Ông tin tưởng rằng
việc Liên hợp quốc tuyên bố Ngày Quốc tế Yoga sẽ góp phần phổ biến Yoga trên
toàn cầu và tạo điều kiện cho mọi người được hưởng lợi ích từ di sản vô giá này của
Ấn Độ. Ngoại trưởng ngoại giao Sushma Swaraj cho rằng việc luyện tập Yoga
chính là một liều thuốc giải độc hoàn hảo để ngăn chặn những khuynh hướng tiêu
cực và đem nhân loại đến với sự bình yên.“Thế giới là một gia đình, và chúng ta có
thể đoàn kết thế giới bằng Yoga. Vào thời điểm khi mà các cuộc xung đột sắc tộc và
bạo lực cực đoan đang đe dọa làm mất ổn định xã hội, thì Yoga sẽ có thể ngăn chặn
những điều xấu xa đó để đưa chúng ta tới sự hòa hợp và hòa bình” [163].
Cùng với ngành công nghiệp điện ảnh, Yoga, tôn giáo còn là công cụ để Ấn
Độ củng cố sức mạnh tổng hợp của mình trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập
dân tộc. Chính sách “ngoại giao Phật giáo” đã được Ấn Độ triển khai mạnh tại châu
Á một mặt nhằm tạo ảnh hưởng của mình tại các quốc gia châu Á và cũng là để
trung hòa các lợi thế sử dụng sức mạnh mềm của Trung Quốc đang có ảnh hưởng
khá lớn tại châu lục này. Chính sách này được thể hiện qua các hoạt động như tổ
chức các di n đàn, hội nghị Phật giáo, tặng các thánh vật, tổ chức các tour du lịch
hành hương. Tháng 12/2011, Hội truyền giáo Asoka (Ấn Độ) đã tổ chức Đại hội
Phật giáo thế giới ở thủ đô Delhi với sự tài trợ của chính phủ Ấn Độ. Đây được xem
là một sự kiện quan trọng trong chiến dịch quảng bá sức mạnh mềm của Ấn Độ, đã
nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới và tạo ra một ảnh hưởng tích cực
đến các quốc gia Phật giáo.
Trong chuyến thăm Myanmar vào tháng 5/2012, Thủ tướng Ấn Độ M.Singh
đã cúng dường một pho tượng Phật cao 5m cho chùa Shwedagon ở vùng Yangon và
được khánh thành vào tháng 12/2012 nhân dịp Ấn Độ và Myanma đồng tổ chức hội
thảo về nghiên cứu Phật giáo tại học viện Phật giáo quốc tế Sitagu ở Yangon, Myanma.
109

Trong tháng 8/2012, Ấn Độ đã đưa các thánh vật Kapilavastu (các mảnh xương của
Đức Phật) được lưu giữ ở bảo tàng quốc gia tại New Delhi đến giới thiệu ở nhiều vùng
của Sri Lanka. Các thánh vật này được trưng bày tại Sri Lanka từ ngày 20/8 - 5/9/
2012. Dự kiện này đã thu hút sự chú ý của đông đảo Phật tử ở đảo quốc này [153].
Sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã thực hiện các chuyến công
du chính thức nước ngoài ngay sau khi nhậm chức tới quốc gia Phật giáo láng giềng
Bhutan và Nepal - nơi Đức Phật ra đời. Tiếp theo là các chuyến công du chính thức
tới ba quốc gia Phật giáo khác ngoài khu vực Nam Á truyền thống của Ấn Độ là
Nhật Bản, Myanmar và Trung Quốc. Trong các chuyến thăm ngoại giao chính thức
của mình, Thủ tướng N.Modi bao giờ cũng dành một ngày để đến thăm một ngôi
chùa Phật giáo. Trong chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 8/2014, ông đã cùng Thủ
tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm và cầu nguyện tại hai ngôi chùa Phật giáo nổi
tiếng tại Nhật Bản: Toji và Kinkakuji. Tương tự, trong chuyến thăm Sri Lanka vào
tháng 3/2015, Thủ tướng N.Modi đã đến gặp mặt các tu sĩ Phật giáo tại chùa
Mahabodhi ở thủ đô Colombo - Sri Lanka và cầu nguyện dưới cây bồ đề linh thiêng
ở thành phố Anuradhapura. Vào tháng 5/ 2015, trong chuyến thăm 3 ngày tới Trung
Quốc để tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước, Thủ tướng N.Modi cũng đến
chiêm bái Xá lợi Phật tại Tổ đình Đại Hưng Thiện tại tỉnh Tây An, Trung Quốc và
tặng một bức tượng Phật cho ngôi chùa này.
Trong nước, Bộ Nội vụ Ấn Độ đã chính thức công bố sẽ tài trợ cấp nhà nước
cho l kỷ niệm Vesak hàng năm. Đồng thời, chính phủ Ấn Độ cũng tiến hành thành
lập một trung tâm thờ cúng Đức Phật và học tập tại New Delhi. Một điều đặc biệt là
việc sử dụng Phật giáo trong hoạt động ngoại giao không thể hiện sự mâu thuẫn với
Hindu giáo, mà còn góp phần bảo tồn và thúc đ y những yếu tố văn hóa, văn minh
khác của Ấn Độ như Jaina giáo và Sikh giáo.
Cùng đó, vào tháng 9/2014, chính phủ Ấn Độ đã chính thức mở cửa lại Đại
học Nalamda, một trung tâm nghiên cứu và giảng dạy kiểu mẫu toàn cầu tại thị trấn
hành hương Phật giáo Rajgir ở bang Bihar, Ấn Độ. Bên cạnh đó, chính quyền Thủ
tướng N.Modi cũng tích cực đ y mạnh các hoạt động ngoại giao nhân dân nhằm vào số
lượng Phật tử đông đảo ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á. Hiện nay ở Ấn Độ
110

còn rất nhiều các cảnh quan, di tích Phật giáo là những điểm du lịch thu hút các tín đồ
Phật giáo thế giới. Chính phủ Ấn Độ đã rất tích cực sử dụng các nguồn lực du lịch Phật
giáo như một phần chiến dịch quảng bá thương hiệu của đất nước. Bên cạnh đó, Ấn Độ
còn thực hiện chính sách quảng bá m thực ra toàn thế giới thông qua các hoạt động
giao lưu văn hóa m thực tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
3.2.4.3. Các chính sách an sinh xã hội
Chính sách xóa đói, giảm nghèo: Nếu như trong giai đoạn 1991 - 2000 chính
phủ tập trung chính vào cải cách kinh tế và chưa có sự đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực
này thì giai đoạn 2001- 2015 chính phủ đã triển khai một loạt các chính sách nhằm cải
thiện đời sống của người dân. Cụ thể: Ngoài việc tiếp tục triển khai một loạt các chính
sách đã ban hành, năm 2006, tiến hành sửa đổi Chương trình 12 điểm (triển khai năm
1982; Chương trình Jawahar Rojgar Yojna (JRY); Chương trình Swarna Jayanti Gram
Swarozgar Yojna; Chương trình tự tạo việc làm cho người nghèo đô thị, nông thôn
(SEPUP), Kế hoạch quốc gia về hỗ trợ xã hội cho những người có mức sống dưới mức
nghèo khổ, cho người già trên 65 tuổi, người già không có lương hưu; Chương trình
nhà ở nông thôn; Chương trình việc làm công (MGNREGA); Luật đảm bảo việc làm
cho nông thôn (2005); và rất nhiều các chương trình khác nữa. Tất cả các chương trình
được triển khai với mục tiêu tăng năng suất lao động, xóa đói, giảm bất bình đẳng trong
thu nhập và sự chênh lệch về mức sống trong nhân dân; đặc biệt tạo công ăn việc làm
cho phụ nữ nghèo ở đô thị và nông thôn, tạo cuộc sống vật chất tối thiểu cho dân
nghèo, hỗ trợ về nhà ở... Phần lớn lao động nghèo và trình độ thấp đều tập trung ở lĩnh
vực nông nghiệp, vì vậy, để giải quyết vấn đề này, chính phủ ưu tiên đầu tư cho phát
triển nông nghiệp (như tác giả đã trình bày ở phần 3.1.1), ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho
người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình và các doanh nghiệp
nhỏ. Chính phủ đầu tư ngân sách cho phát triển hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng, đường
xá, giao thông nông thôn để nông dân được thuận lợi trong sản xuất. Đặc biệt, chương
trình điện khí hóa nông thôn được triển khai với trọng tâm là khai thác năng lượng tái
sinh như khí sinh học, năng lượng mặt trời, gió, thủy điện nhỏ để cung cấp điện cho
hàng triệu hộ dân nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, với một loạt các chương trình như
vậy nhưng kết quả đạt được không được như mong muốn. Một trong những nguyên
nhân là do nhiều chương trình không sát thực tế, quá trình thực hiện chưa tốt, thiếu sự
111

hợp tác giữa chính quyền trung ương và địa phương, đặc biệt là tình trạng quan liêu,
tham nhũng đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các chương trình.
Trong bài phát biểu nhân ngày độc lập 15/8/2014, Thủ tướng N.Modi nhấn
mạnh rằng: “Tại sao chúng ta có thể đấu tranh giành được độc lập từ một thế lực
rất mạnh và yêu cầu được họ về nước, trả lại tự do cho đất nước mà chúng ta lại
không chiến đấu được với đói nghèo?” [164]. Ông kêu gọi toàn quốc và cùng với
các quốc gia trong SAARC chung tay chống lại đói nghèo. Với chiến dịch “make in
India”, chính phủ mới của Thủ tướng mong muốn sẽ mang lại công ăn việc làm cho
người dân Ấn Độ, từ đó họ sẽ cải thiện được kinh tế gia đình. Đồng thời, chính phủ
Modi cũng muốn đ y mạnh phát triển du lịch bởi đây là ngành mang lại công việc
cho những người nghèo nhất đất nước. Ông cũng cho triển khai Dự án tài sản Nhân
dân (Pradhanmantri Jan-Dhan Yojana), theo đó, 70 triệu hộ dân nghèo được cấp cho
một tài khoản. Họ sẽ được bảo hiểm tai nạn là 16,000 đô la hoặc rút tiền với mức 80
đô la [164]. Với dự án này, người dân không phải đối mặt với việc trả lãi suất quá
cao khi đi vay tiền của tư nhân kinh doanh tiền trong khi những người này được vay
ngân hàng với lãi suất rất thấp.
Cùng với chiến dịch xóa đói, giảm nghèo, Thủ tướng N.Modi còn phát động
chiến dịch “Clean India”. Theo ông, người nghèo họ rất cần được tôn trọng và cần
có những quan tâm thiết thực và điều đầu tiên là họ phải được sống sạch sẽ. Chiến
dịch này được chính phủ mới triển khai từ ngày 02/10/2014 và dự kiến kéo dài
trong vòng 4 năm. Trước tiên, chính phủ đầu tư cho xây nhà vệ sinh (riêng biệt cho
nam và nữ) tại tất cả các trường học trong cả nước, trong vòng một năm tất cả các
công trình này phải được hoàn thành. Tiếp đến, chiến dịch sẽ triển khai sang việc vệ
sinh toàn bộ các khu ổ chuột, nơi công cộng như trường học, bệnh viện, nhà ga, rạp
chiếu phim...; phát động phong trào thành phố xanh và “Làng kiểu mẫu” (Model
Village)... Đây có thể nói là những hành động thiết thực và được triển khai một cách
ráo riết hơn những chương trình trước đây mà các nhà lãnh đạo tiền nhiệm đưa ra.
Có thể nói, đây là chuỗi các chiến dịch mà Thủ tướng N.Modi thực hiện hóa Cương
lĩnh tranh cử 2014 của Đảng BJP.
Chính sách giáo dục: Chính phủ triển khai Chương trình Giáo dục cho toàn
dân năm (EFA) (2001), Chương trình Sarva Shiksha Abhiyan năm 2010 (SSA) với
112

mục tiêu 99% người dân nông thôn có trường tiểu học, chính phủ đầu tư 21,000
triệu Rs [157] cho chương trình này. Để nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ, năm
2009, chính phủ ban hành chương trình SAAKSHAR BHARAT với mục tiêu đến
2012 80% dân số Ấn Độ biết chữ và tỷ lệ phụ nữ biết chữ tăng gấp đôi; nhiều
chương trình giáo dục cho nữ sinh, người khuyết tật cũng được hình thành và triển
khai trong toàn quốc. Kết quả, tỷ lệ người biết chữ tính đến hết quý 1 năm 2016 là
75%. Tuy nhiên, con số này vẫn dưới tỷ lệ trung bình người biết chữ của thế giới
(84)% và là quốc gia có tỷ lệ người mù chữ lớn nhất thế giới.
Về giáo dục đại học: đây là đánh giá là loại hình mà chính phủ Ấn Độ đầu tư
mạnh vào cải cách. Với bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế ngày càng phát triển như vũ
bão đòi hỏi Ấn Độ phải có những con người tài năng, sáng tạo, có đủ kỹ năng để thực
hiện những phân khúc công việc trình độ cao. Chính vì thế, đầu tư cho giáo dục đại
học được Ấn Độ đặc biệt quan tâm. Tại l kỷ niệm Ngày độc lập 15/8/2007, Thủ
tướng Manmohan Singh tuyên bố đất nước này sẽ xây dựng 14 trường đại học đẳng
cấp quốc tế có thể cạnh tranh với Harvard và Cambrigde. Ông cũng khẳng định rằng
sẽ đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên chất lượng tốt nhất cho các ngôi trường
này. Điều khác biệt trong giáo dục đại học ở Ấn Độ với các quốc gia đang phát triển
khác như Việt Nam và Trung quốc là họ đề cao tính thực ti n và ứng dụng trong quá
trình đào tạo. Họ đào tạo theo đơn đặt hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp, trong
quá trình đào tạo sinh viên được thực tập ngay tại các doanh nghiệp, nhà máy của các
tập đoàn. Chương trình được đào tạo hoàn toàn bằng Tiếng Anh nên ngoài trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, tiếng Anh là một lợi thế cho nhân lực chất lượng cao của Ấn
Độ. Họ có thể đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh của nền kinh tế toàn cầu. Chiến dịch
“Digital India” của Thủ tướng Modi cũng là một công cụ để toàn dân có thể nâng cao
trình độ khoa học kỹ thuật, tri thức ở mọi nơi, mọi lúc.
Chính sách y tế: Chính phủ có ban hành chính sách y tế quốc gia năm 1983,
và chỉnh sửa bổ sung năm 2002 với những mục tiêu như chăm sóc sức khỏe cộng
đồng, phòng chống dịch bệnh HIV, AIDS, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở
y tế; chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo được chính thức triển khai từ năm
2004 theo đó chính phủ đảm bảo 75%, địa phương đảm bảo 25% chi phí đóng.
Chương trình này đã và đang góp phần quan trọng giúp người nghèo Ấn Độ được
113

tiếp xúc với hệ thống y tế hiện đại của quốc gia này.... Tuy nhiên, ngân sách đầu tư
cho lĩnh vực này vẫn ở mức rất hạn chế. Năm 2017, chính phủ của Thủ tướng
N.Modi đã có những nhìn nhận đây là một lĩnh vực cần được chính phủ ưu tiên đầu
tư. Chính sách y tế mới năm 2017 vừa được ban hành, hy vọng sẽ mang lại những
lợi ích thiết thực cho người dân Ấn Độ.
Tiểu kết Chƣơng 3
Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991
đến 2015 được chia làm hai giai đoạn (1991 - 2000 và 2001 - 2015) với những lý do
mà tác giả đã luận giải ở trên. Trong đó, giai đoạn 1991 - 2000 với trọng tâm là
cuộc cải cách kinh tế toàn diện (1991) và đổi mới chính sách trên các lĩnh vực:
chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, văn hóa - xã hội... đã đạt được những
thành tựu quan trọng bước đầu, giúp Ấn Độ vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế
nghiêm trọng, ổn định chính trị, thúc đ y đất nước phát triển tạo tiền đề cho giai
đoạn tiếp theo. Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay
đổi tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế, trong đó hợp tác để phát triển kinh tế là
xu thế nổi trội. Với thế và lực mới giành được sau một thập niên cải cách, Ấn Độ
tiến hành cải cách kinh tế lần hai, điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước lớn,
trong đó triển khai mạnh mẽ Chính sách hướng Đông. Đặc biệt khi Thủ tướng
N.Modi lên nắm quyền với chính sách “Láng giềng là ưu tiên số một”, “Chính sách
ngoại giao kinh tế”, “Chính sách Hành động phía Đông”, “Chính sách An ninh hàng
hải”... và một loạt các chiến dịch trong nước đã tạo sự đột phá lớn. Nếu ở giai đoạn
(1991 - 2000) Ấn Độ phải cố gắng thoát khỏi sự trì trệ và khủng hoảng về kinh tế
thì giai đoạn (2001 - 2015) đã trở thành nước trong nhóm BRICS và đạt được thành
tựu về nhiều lĩnh vực trong sự nghiệp củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Ấn Độ
góp phần củng cố sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng tầm ảnh hưởng và uy tín của
Ấn Độ trên trường quốc tế và khu vực.
Với đường lối, chủ trương đúng đắn, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu của hai
đảng cầm quyền chính là Đảng Quốc đại (INC) và Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) trong
suốt gần 3 thập kỷ qua, sự tiếp nối linh hoạt của hệ thống các chính sách qua các thời
kỳ lãnh đạo, sự điều hành đất nước dựa trên nguyên tắc dân chủ, đặc thù, lắng nghe
nguyện vọng của người dân của các người đứng đầu chính phủ đã giúp Ấn Độ chuyển
114

mình thực sự, trở thành cường quốc mới nổi, có vị thế trên trường quốc tế nhằm đạt
được mục tiêu củng cố và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, nền
cộng hòa mà Ấn Độ đã giành được trong gần 65 năm qua. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện các chính sách, một số những nội dung chưa được Ấn Độ triển khai mạnh
hoặc chưa mang lại hiệu quả xứng tầm. Để công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập được
phát triển bền vững, mang lại ý nghĩa thực sự, Cộng hòa Ấn Độ cần phải có những
quyết sách mang tính đồng bộ, quan tâm nhiều hơn nữa đến lợi ích thiết thực của người
dân, đặc biệt là tầng lớp dân nghèo chiếm đa số ở quốc gia này. Những thành tựu và
hạn chế cụ thể sẽ được tác giả trình bày ở Chương 4.
115

Chƣơng 4
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG
4.1.1. Thành tựu
Kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay với chính sách chính trị, kinh tế mềm
dẻo, linh hoạt và không rập khuôn, chú ý sự lựa chọn những chính sách, biện pháp
thích hợp nhất mang lại sự thành công và sáng tạo cho Ấn Độ, phản ánh rõ tính độc
lập tự chủ trong quá trình củng cố độc lập dân tộc. Công cuộc cải cách toàn diện
tháng 7/1991 đã đưa Ấn Độ trở thành một nhân tố quan trọng mới trên bàn cờ quốc
tế với những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực:
+ Về kinh tế: Nhờ cải cách, kinh tế Ấn Độ đã có những bước phát triển
vượt bậc. Từ một nền kinh tế trì trệ khủng hoảng (GDP năm 1990 - 1991 chỉ đạt
0,8%, năm 1992 - 1993 đạt 5,3%), kinh tế Ấn Độ tăng trưởng một cách nhanh
chóng. Bình quân giai đoạn 2000 - 2010 tăng 6,9%/năm (riêng năm 2009 là 7,4% và
2010 là 8,5%; năm 2010 GDP danh nghĩa đạt 1.530 tỷ USD, đứng thứ 10 thế giới,
tính theo đầu người đạt 1.265 USD; GDP theo sức mua đạt 4.046 tỷ USD, đứng thứ
5 thế giới, tăng 60% so với năm 2001, bình quân đầu người đạt 3.400 USD/năm; dự
trữ ngoại tệ 310 tỷ USD). Bình quân tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2012 - 2015
là 6,8% (riêng năm 2014: 7,4%,năm 2015: 7,6%)[116]. Theo Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB), tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm tài khóa 2015 - 2016 khoảng
7,4%. Trong đó, ngành nông nghiệp Ấn Độ đã đạt được một số thành tựu đáng kể:
Sản lượng lương thực năm 2005 - 2006 đạt 198.40 triệu tấn, năm 2013 - 2014 đạt
265.04 triệu tấn, năm 2014 - 2015 đạt 252,7 triệu tấn [141, tr.33], không chỉ đáp
ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất kh u. Năm 2002, Ấn Độ xuất kh u
gạo đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan và đến năm 2012, Ấn Độ trở thành nhà xuất
kh u gạo lớn nhất thế giới; sản xuất mía đường đứng thứ hai thế giới; sản xuất và
tiêu dùng chè nhiều nhất thế giới (chiếm 28% sản lượng và 13% về buôn bán trên
thế giới); đứng thứ 6 về sản xuất cà phê, đóng góp 4% vào sản lượng của thế giới;
năng suất cao su thuộc loại cao nhất thế giới; đứng thứ 3 về sản xuất thuốc lá, thứ
116

nhất về sản xuất rau, thứ hai về hoa quả; Ấn Độ là quốc gia sản xuất sữa hàng đầu
thế giới, với sản lượng 146,3 triệu tấn năm 2014 - 2015 [141, tr.40 - Xem phụ lục
2]. Với kết quả của cuộc Cách mạng Xanh mới (Blue Revolution) của Thủ tướng
N.Modi, Ấn Độ trở thành nước sản xuất cá lớn nhất thế giới với sản lượng 10,1
triệu tấn năm 2014 – 2015 [141, tr.40- Xem phụ lục 2]. GDP của ngành công nghiệp
tương đối ổn định ở mức 27 - 28%,[Xem thêm phụ lục 5]. Riêng doanh thu của
ngành công nghệ thông tin đã tăng từ mức 10,2 tỷ USD năm 2001 - 2002 lên 146,5
tỷ năm 2014 - 2015, đóng góp cho GDP từ 0,4% (1991 - 1992) lên đến 9,5% (2014
- 2015). Ngành này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xuất kh u của mình với tổng
số doanh thu từ 0,131 tỷ USD năm 1991 - 1992, 6,54 tỷ USD năm 2000 – 2001 và
đạt 99,64 tỷ năm 2014 - 2015. Trong khi đó thị trường trong nước cũng đạt doanh
thu 23,58 tỷ USD năm 2014 -2015 và tạo việc làm cho 3.688 triệu lao động [119,
Xem thêm phụ lục 6]. Trong danh sách của Fortune 500 và Global 2000 có rất nhiều
công ty IT của Ấn Độ với những công ty tên tuổi như: Infosys, Wipro, TCS, Tech
Mahindra... Tính đến năm 2015, FDI trong lĩnh vực này đạt 22,832 triệu USD
chiếm 7% tổng FDI vào Ấn Độ, đặc biệt là các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung
Quốc, Singapore, Nhật Bản, Dubai đều có mặt ở quốc gia này [119]. Hiện nay thành
phố Bangalore, thuộc bang Karnataka và thành phố Hyderabad thuộc bang Andhra
Pradesh ở phía Nam Ấn Độ được biết đến là các thủ phủ công nghệ thông tin,
“thung lũng Silicon” thứ hai của thế giới [119]. Ngành công nghiệp khai thác mỏ và
khoáng sản chiếm 2,8% tổng GDP và chiếm 9% GDP của ngành công nghiệp năm
2015, tạo việc làm cho 700,000 người lao động bao gồm cả lao động thời vụ [96,
tr.5]. Hiện nay, về lĩnh vực nhiên liệu khoáng sản, Ấn Độ là nhà sản xuất lớn thứ 3
trên thế giới (sau Trung Quốc và Mỹ) về than đá và than non, xếp thứ 24 về sản
xuất dầu thô, xếp thứ 6 về sản xuất bô-xít, thứ 3 về sản xuất về cro-xit.., top 10 quốc
gia sản xuất than cốc [96, tr.5]. Một điều đáng chú ý là Ấn Độ không chỉ xuất kh u
sản ph m truyền thống như gia vị, thảm, gạo và hàng thủ công, mà giờ đây Ấn Độ
đang bán ra thị trường nước ngoài đủ loại sản ph m như xe hơi, đồng hồ, rượu, thảo
dược, các sản ph m điện tử và đặc biệt là phần mềm máy tính. Tỷ trọng của nhóm
ngành này trong tổng GDP là tương đối ổn định từ 14,51% - 16,5%. Ngành sản
117

xuất thép từ vị trí là nước sản xuất đứng thứ 8 năm 2003 đã vươn lên vị trí thứ 5
năm 2006 và thứ thứ 4 năm 2015 với sản lượng thép tăng vọt từ năm 2008 trở lại
đây: năm 2008 - 2009 (55 triệu tấn), 79 triệu tấn (năm 2013 - 2014), 91,46 triệu tấn
(năm 2014 - 2015), chiếm 2% GDP của Ấn Độ, 6,5% GDP của ngành công nghiệp
chế tạo, tạo việc làm cho 600,000 lao động [85, tr.2]...
Theo báo cáo của Liên minh công nghiệp Ấn Độ, CII (Conferderation of
India Industry), cơ cấu kinh tế thế mạnh nổi trội của Ấn Độ là dịch vụ, chiếm 61%
GDP, trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về ngành này, đặc biệt
dịch vụ phần mềm và tài chính rất phát triển. Ấn Độ đang được nhiều nhà đầu tư
quan tâm với tốc độ được đánh giá là nhanh nhất thế giới về Chỉ số năng lực cạnh
tranh toàn cầu (GCI), đứng thứ 55 trong 138 nền kinh tế thế giới. (năm 2014: chỉ số
là 4,2 xếp thứ 71/140; năm 2015 chỉ số 4,31 xếp thứ 71/140; năm 2016 chỉ số là
4,52 xếp thứ 55/138) [174]. Với chính sách mở cửa thông thoáng, Ấn Độ được coi
là điểm đến hấp dẫn của giới kinh doanh quốc tế. Theo báo cáo của Phòng Chính
sách và Thúc đ y Công nghiệp phát triển, chính phủ Ấn Độ, tổng FDI vào Ấn Độ từ
năm 1991 đến hết quý 1 năm 2016 đạt 371 tỷ USD. Trong bối cảnh FDI toàn cầu
giảm 16% trong những năm qua thì Ấn Độ vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng
FDI khá tốt, năm tài khóa 2014 - 2015 đạt 30,931 triệu USD tăng 27% so với năm
tài khóa 2013 - 2014 (24,299 triệu USD); năm 2015 - 2016 đạt 63 tỷ USD vượt lên
trên vị trí của Trung Quốc trong việc thu hút FDI toàn cầu [115, tr.4-5]. Dòng chảy
FDI đã trở thành tác nhân quan trọng của nền kinh tế Ấn Độ và tăng trưởng mạnh
trong suốt những năm vừa qua. Đến nay, hơn 800 công ty nước ngoài đã đặt cơ sở ở
Ấn Độ với khoảng 1.000 dự án trong đó các tập đoàn lớn như Samsung, Foxccon,
Airbus, Nissan, IBM... đều có mặt tại Ấn Độ. Chiến dịch “make in India” đã mang
lại dấu hiệu tích cực cho Ấn Độ khi tập đoàn Airbus của Mỹ tuyên bố chi 500 triệu
USD hợp tác với các doanh nghiệp Ấn Độ năm 2015 trong việc sản xuất máy bay
Airbus và tạo việc làm cho 6,000 lao động, tham gia tới 80% quy trình sản xuất của
loại sản ph m này.
Khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, đóng góp tới 50% GDP và 60%
sức tăng trưởng của Ấn Độ; hơn 100 công ty có vốn thị trường từ 1 tỷ USD trở lên.
118

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Ấn Độ cũng dần được cải thiện, nhiều
hãng sản xuất ô tô, máy bay tầm cỡ của Mỹ và Nhật Bản đã hợp tác sản xuất với các
hợp đồng giá trị lớn, các doanh nghiệp có đủ khả năng tham gia sản xuất các chuỗi
giá trị toàn cầu mang lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế đất nước. Hiện nay, theo số
liệu của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 7 thế giới xét theo
GDP danh nghĩa (năm 2015 GDP của Ấn Độ đạt trên 2 tỷ USD) [Xem thêm phụ lục
3] và lớn thứ ba thế giới xét theo sức mua tương đương (PPP). Ấn Độ trở thành một
trong số các nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới và được nhận định
là một nước công nghiệp mới (NICS). Điều quan trọng nhất là khi Ấn Độ củng cố
độc lập được trên lĩnh vực kinh tế sẽ là cơ sở vững chắc cho Ấn Độ củng cố độc lập
về chính trị.
+ Về chính trị: Chính trị nội bộ được duy trì tương đối ổn định. Mặc dù còn
nhiều vụ khủng bố, mâu thuẫn tôn giáo và đấu tranh gay gắt giữa các đảng nhưng Ấn
Độ xử lý khéo léo, đảm bảo an ninh quốc gia. Dù là một quốc gia đa đảng nhưng từ
năm1991 đến nay chính quyền chủ yếu do hai chính đảng lãnh đạo vì vậy việc thực
thi chính sách của Chính phủ Ấn Độ được ổn định, liên tục. Với chính sách đối ngoại
mềm dẻo, linh hoạt mà trọng điểm là “Chính sách hướng Đông” sau này chuyển
thành chính sách “Hành động ở phía Đông”, “Chính sách văn hóa mềm”... đã giúp
Ấn Độ có một vị thế và tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới và đặc biệt là khu vực châu
Á - Thái Bình Dương. Sau khi Thủ tướng N.Modi lên nắm quyền với những chính
sách ngoại giao quyết đoán và năng động hơn đã khiến Ấn Độ đột ngột nổi lên trong
nhận thức chiến lược toàn cầu. Tất cả điều này đã khiến Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản,
Trung Quốc và Australia điều chỉnh ưu tiên chính sách đối ngoại với Ấn Độ. Hiện
nay, Ấn Độ đóng vai trò nòng cốt trong tổ chức thương mại thế giới WTO, Hiệp hội
Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC); là thành viên tích cực trong nhóm G20, BRICS
và các tổ chức khu vực, tiểu khu vực như RCEP, BCIM-EC, IORA (Hiệp hội các
nước bao quanh Ấn Độ Dương); Ấn Độ thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược,
đối tác toàn cầu với các nước lớn trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á - Thái
Bình Dương: quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt
với Nga, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Trung Quốc, quan hệ đối tác chiến
119

lược hoặc đối tác toàn cầu với các nước Đông Á..; Vị thế và ảnh hưởng của Ấn Độ
ngày càng gia tăng tại các khu vực và các di n đàn đa phương trên thế giới.
+ Về an ninh - quốc phòng:
Ấn Độ có tiềm lực quốc phòng mạnh thứ tư thế giới (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc,
Nga); Ngân sách quốc phòng năm 2010 là 32,75 tỷ USD, năm 2014 là 36,3 tỷ USD,
năm 2015 là 39,8 tỷ USD [97]; quân chính quy và dự bị đông thứ 2 thế giới (4,207,250
người) [165]; Dựa theo tiêu chí đánh giá về nhân sự, lực lượng Lục quân Ấn Độ xếp
thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Mỹ với khoảng 1,2 triệu quân thường trực, 4.426 xe
tăng chiến đấu, 6.704 xe thiết giáp, 290 pháo tự hành, 7.414 pháo kéo và 290 súng
phóng rocket [165, tr.6]. Hải quân Ấn Độ có khả năng chiến đấu trên diện rộng, vượt
ra ngoài phạm vi Ấn Độ Dương. Hiện nay, Hải quân Ấn Độ có 295 tàu, trong đó có
3 tầu sân bay, 14 khinh hạm, 11 khu trục, 23 tàu hộ tống, 15 tàu ngầm, 139 tàu tuần
tra và 6 tầu tác chiến [165, tr5]. Không quân Ấn Độ có khoảng 2.102 chiếc máy bay
trong đó có 676 máy bay tiêm kích, 809 máy bay cường kích, 857 máy bay vận tải,
323 chiếc máy bay huấn luyện, 666 máy bay trực thăng bao gồm 16 chiếc trực
thăng tấn công [165, tr4]. Vũ khí hạt nhân của Ấn Độ có khoảng 130 đầu đạn. Tầm
bắn tối thiểu của tên lửa chiến thuật là 150 km. Khoảng cách tấn công xa nhất đã
được thử nghiệm thành công là từ 5.000 - 6.000 km (tên lửa Agni -V). Surya, tên
lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đang được Ấn Độ phát triển có tầm bắn lên tới
16.000 km [165, tr7]. Hiện nay, Ấn Độ là một trong những quốc gia được đánh giá
có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại nhất trong khu vực châu Á. Ấn Độ đã tự
sản xuất được hầu hết các loại vũ khí, trang bị và khí tài bộ binh, pháo binh như
súng, xe tăng, pháo binh - súng cối, đạn dược; chế tạo các loại máy bay huấn luyện,
máy bay chiến đấu hạng nhẹ và máy bay trực thăng; tự nghiên vứu chế tạo các loại
tên lửa hiện đại như tên lửa chiến thuật đất đối đất Privet, tên lửa hành trình siêu âm
Brah Mos, tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm trung Agni… và là một trong 7 quốc gia
(Ấn Độ, Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Isarel) có khả năng chế tạo các loại
tên lửa hiện đại; tự đóng mới 1.2000 các loại tàu hộ vệ lớn nhỏ, tàu khu trục trên
5.000 tấn, tàu sân bay hạng hung, tàu ngâm thông thường…; công nghiệp vũ khí hạt
nhân của Ấn Độ cũng rất phát triển, là một trong 8 nước trên thế giới sở hữu vũ khí
120

hạt nhân. Ấn Độ đã sản xuất được bom nguyên tử, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Hiện đã chế tạo thành công tàu ngầm nguyên tử đang nghiên cứu phát triển bom
hydrô. Việc sở hữu vũ khí hạt nhân giúp Ấn Độ có vai trò răn đe chiến lược ở Nam Á
và toàn cầu. Năm 2015, Ấn Độ đã thông qua các dự án quân sự trị giá hơn 40 tỷ USD
[64]. Ấn Độ đã trở thành thành viên của một loạt các cơ chế an ninh khu vực như: ARF
(1995), ReCAAP (2006), ADMM + (2010), SCO (2017). Ấn Độ tham gia vào các
cuộc tập trận đa phương trên Biển Đông và Thái Bình Dương... Hợp tác an ninh -
quốc phòng với các nước như Singapore, Nhật bản, Indonesia, Malaysia, Thái Lan
và Việt Nam được nâng cấp và cải thiện đáng kể.
+ Về văn hóa - xã hội và khoa học công nghệ: Trong quá trình củng cố độc
lập dân tộc, Ấn Độ luôn sử dụng yếu tố văn hóa để củng cố cho sức mạnh tổng hợp
quốc gia. Với “Chính sách văn hóa mềm” và “Ngoại giao Phật giáo”, Ấn Độ đã
thành công trong việc quảng bá hình ảnh của một đất nước đa sắc tộc, đa văn hóa
với thế giới và trở thành một điểm du lịch hành hương với hệ thống dày đặc các
viện bảo tàng, các danh lam thắng cảnh mang đậm nét văn hóa của Ấn Độ đối với
các tín đồ Phật giáo trên toàn cầu. Ấn Độ còn đ y mạnh phát triển ngành điện ảnh
Bollyhood và môn thể thao tâm linh Yoga. Ấn Độ đã đề xuất thành công Liên hợp
quốc công nhận ngày Quốc tế Yoga (ngày 21/6 hàng năm). Xuất kh u ngành điện
ảnh Bollyhood và môn thể thao tâm linh Yoga cũng góp phần lớn vào sự tăng
trưởng kinh tế của quốc gia mới nổi này. Giao lưu nhân dân giữa Ấn Độ và các
quốc gia tại khu vực châu Á được đ y mạnh; công tác trao đổi lưu học sinh về văn
hóa, giáo dục được tăng cường... Nhìn chung, mục đích trong chính sách ngoại giao
văn hóa của Thủ tướng N.Modi là trở thành thủ lĩnh tinh thần toàn cầu đang có
những thành công nhất định trong những năm gần đây.
Ấn Độ được đánh giá là trung tâm nguồn nhân lực chất lượng trên toàn thế
giới đặc biệt trung lĩnh vực IT, khoa học kỹ thuật và y học. Với lực lượng lao động
lên tới gần 700 triệu người dưới 30 tuổi [114, tr39], 100 triệu người sử dụng tiếng
Anh thành thạo, 4 triệu nhà khoa học (nhiều người có trình độ hàng đầu thế giới),
300 triệu người trung lưu, 35 triệu người Ấn kiều ở nước ngoài với hàng chục tỷ
USD kiều hối hàng năm.
121

Một số ngành khoa học và công nghệ của Ấn Độ (hạt nhân, nghiên cứu vũ
trụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hóa chất, dược ph m, hải dương học,
thủy tinh lỏng, siêu dẫn, công nghệ nano, năng lượng mới...) ở trình độ ngang với
các nước phát triển. Tháng 10/2008, Ấn Độ là nước thứ 3 ở châu Á (sau Nhật Bản,
Trung Quốc) phóng tàu vũ trụ không người lái lên mặt trăng. “Cách mạng xám”
trong hơn 20 năm qua đưa Ấn Độ là một trong mười siêu cường thế giới về công
nghệ thông tin, doanh thu năm 2010 đạt khoảng 100 tỷ USD, năm 2015 là 146,5 tỷ
USD [112], xuất kh u phần mềm đi 75 nước, với Bangalore là “Thung lũng
Silicon” thứ 2 thế giới. Lĩnh vực thương mại điện tử ở Ấn Độ đã có bước phát triển
nhảy vọt. Ngành công nghiệp vũ trụ đang có những bước phát triển vượt bậc giúp
Ấn Độ đang giành được vị trí số một trong cuộc chạy đua không gian với các nước
lớn. Đặc biệt, bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Ấn Độ liên tục khẳng định
khả năng chinh phục vũ trụ của mình bằng các cuộc phóng vệ tinh vào không gian.
Đáng chú ý nhất là việc tàu vũ trụ Mangalyaan đã mang vệ tinh thành công tới Hành
tinh đỏ vào ngày 24/9/2014 đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với ngành vũ trụ Ấn Độ.
Ấn Độ có thể khẳng định với thế giới rằng họ hoàn toàn thực hiện được giấc mơ chinh
phục vũ trụ. Với sự kiện này, Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã trở thành tổ
chức thứ tư trên thế giới phóng thành công vệ tinh tới sao Hỏa, sau cơ quan Hàng
không vũ trụ Mỹ (NASA), Nga và Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) và là quốc gia
thành công ngay từ lần thử đầu tiên, điều mà các cường quốc không gian như Mỹ, Nga
hay Trung Quốc, Nhật Bản chưa từng làm được [104]. Một điều mà cả thế giới phải
thán phục là chi phí cho việc phóng vệ tinh này chỉ hết 4,5 tỷ Rupee (khoảng 74 triệu
USD) ít hơn rất nhiều so với con số 671 triệu USD mà NASA chi cho việc phóng vệ
tinh Maven tới sao Hỏa. Theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), Ấn Độ đã
triển khai kế hoạch phóng 20 vệ tinh tiếp theo năm 2016 và tháng 2/2017 vừa qua, Ấn
Độ đã phóng 104 vệ tinh vào không gian chỉ với một tên lửa đã làm lên lịch sử ngành
hàng không vũ trụ Ấn Độ. Với thành công này, Ấn Độ đã phá kỷ lục sự kiện Nga
phóng 37 vệ tinh vào năm 2014. Sau những thành công này, Ấn Độ đã nhận được
nhiều hợp đồng từ Mỹ và châu Âu mua thiết bị và hợp tác sản xuất các thiết bị không
gian mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế nước này.
122

4.1.2. Hạn chế


Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm
1991 đến năm 2015 được triển khai đồng bộ với những chính sách quyết liệt trên
các lĩnh vực, đã mang lại những thành tựu bước đầu khá tốt đẹp, giữ vững độc lập
chủ quyền, thúc đ y nền kinh tế phát triển, cải biến xã hội, nâng hình ảnh của Ấn
Độ trên trường quốc tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ hoàn cảnh địa lí, văn hoá, lịch
sử, xã hội Ấn Độ, quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của quốc gia này vẫn
còn một số hạn chế sau:
+ Về kinh tế: Mặc dù FDI của Ấn Độ những năm gần đây là công cụ tuyệt
vời để phát triển kinh tế nhưng Luật Lao động Ấn Độ và các cơ sở hạ tầng yếu kém
cộng với các luật lệ của Ấn Độ khiến cho việc mua đất rất phức tạp đã làm cho các
nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư vào Ấn Độ. FDI trong các lĩnh
vực không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các ngành dịch vụ, năng lượng, công
nghiệp, dược... Đồng thời, nạn tham nhũng và bộ máy quản lý hành chính quan liêu
ở Ấn Độ làm cho các dự án đầu tư tốn nhiều thời gian và chi phí. Mặc dù nền kinh
tế có nhiều khởi sắc, tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp ở Ấn Độ là các công ty
vừa và nhỏ vì vậy tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Mặt
khác, kinh tế Ấn Độ dựa phần lớn vào nông nghiệp nhưng hệ thống máy móc nông
nghiệp, máy móc phục vụ chế biến thực ph m còn nghèo nàn, thô sơ, lạc hậu. Các
hệ lụy từ các cuộc Cách mạng Xanh ngày càng bộc lộ rõ như làm môi trường tự
nhiên bị ô nhi m và suy kiệt dẫn đến sự biến đổi khí hậu. Vấn đề an toàn thực ph m
vẫn đang là vấn đề phức tạp ở Ấn Độ.
Thâm hụt ngân sách nhà nước quá lớn. Trung bình từ năm 1991 đến năm
2015, thâm hụt ngân sách của Ấn Độ ở mức 3,85% GDP (trong đó cao điểm năm
2009 là 7,8%, 2010 là 6,9%; 2015 vẫn còn 3,9% GDP) [113, Xem thêm phụ lục 4].
Điều này ảnh hướng lớn đến việc đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng, y tế, giáo
dục và các chính sách xã hội khác.
Một vấn đề nữa mà nền kinh tế Ấn Độ đang phải đối mặt đó là sự thiếu hụt
năng lượng. Ấn Độ hiện cần nhập kh u 80% nhu cầu dầu chiếm tới 1/3 lượng tiền chi
tiêu, mặc dù nền kinh tế Ấn Độ đòi hỏi ít năng lượng hơn nền kinh tế Trung Quốc và
123

Nhật Bản. Dự kiến, tới năm 2030, 90% dầu mỏ và khí đốt của Ấn Độ đến từ nước
ngoài [63, tr.18] vì vậy sức ép năng lượng của nền kinh tế lên chính phủ rất lớn. Nhìn
chung, bối cảnh dự trữ dầu trong nước còn thấp, việc nhập kh u dầu còn phụ thuộc
nhiều vào các nước không ổn định về chính trị, đòi hỏi Ấn Độ tích cực tìm cách đa
dạng hoá nguồn cung để tránh bị chi phối bởi những khu vực bất ổn, xây dựng các
kho dự trữ chiến lược và đầu tư vào các tài sản có liên quan đến dầu mỏ. Đến nay, Ấn
Độ là quốc gia duy nhất trên thế giới thiết lập Bộ Năng lượng tái tạo và năng lượng
mới (MNRE) trong cơ quan chính phủ. Chính phủ Ấn Độ đang quyết tâm đ y mạnh
hướng phát triển năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7% trong suốt những năm qua và
được đánh giá là quốc gia có tốc tộ tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhưng do dân số
đông nên bình quân thu nhập đầu người vẫn ở mức thấp vì vậy Ấn Độ vẫn chỉ được
xếp vào quốc gia nằm trong nhóm các nước có “thu nhập trung bình thấp”.
+ Về chính trị: Mặc dù đã giành được độc lập từ năm 1947 nhưng do Ấn Độ
là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo vì vậy Ấn Độ vẫn luôn phải đối mặt với
nhiều vấn đề an ninh chính trị cả bên trong lẫn bên ngoài. Trước hết là những mâu
thuẫn vốn tồn tại từ bên trong Ấn Độ, nhất là giữa cộng đồng người Ấn Độ giáo và
người Hồi giáo. Chẳng hạn như vụ đụng độ đổ máu giữa những người theo Ấn Độ
giáo và Hồi giáo trong việc tranh chấp ngôi đền Babri Masjid ở thành phố Ayodhya,
bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ; các vụ bạo loạn đòi li khai ở các bang Punjab,
Kashmir (ở miền Bắc), bang Assam (ở miền Đông Bắc)… Tham nhũng cũng đang là
vấn đề thách thức lớn đối với chính phủ Ấn Độ. Trong những năm gần đây chính phủ
đã phát hiện ra các vụ tham nhũng lớn trong ngành công nghiệp vi n thông và ngành
khai thác than đá lên tới hàng chục tỷ đô la. Một báo cáo cho thấy rằng có đến 50%
số tiền của chính phủ dành cho các chương trình phúc lợi và trợ cấp xã hội đã rơi vào
túi các chính trị gia, các quan chức và các doanh nhân có liên quan [152]. Điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện phúc lợi của người dân cũng như môi trường
đầu tư. Theo đánh giá của tổ chức Minh Bạch quốc tế (Transparency International ),
chỉ số tham nhũng (CPI) của Ấn Độ đang xếp thứ 79/176 quốc gia [171]. Cũng giống
như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, vấn đề tham nhũng là một cản trở lớn đối với
124

quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ.
Cùng với những vấn đề về chính trị nội bộ, Ấn Độ luôn phải đối phó với
những thách thức từ bên ngoài, đặc biệt là từ các nước láng giềng. Mặc dù các nhà
lãnh đạo qua các thời kỳ đã nỗ lực bằng nhiều biện pháp ngoại giao nhưng Ấn Độ và
Pakistan vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Kashmir. Ngoài ra, những
tồn tại trong quan hệ lịch sử cùng với sự trỗi dậy về kinh tế, quốc phòng và những
sách lược muốn cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực với Trung Quốc đang là một thách
thức lớn đối với Ấn Độ. Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đều mong muốn cải thiện
quan hệ hai nước nhưng những "chấn thương của lịch sử" và những mục tiêu củng cố
sức mạnh của mỗi quốc gia đều có ảnh hưởng nhất định đến mối quan hệ này.
+ Về xã hội: Ấn Độ là một cường quốc mới nổi nhưng vấn đề phân hóa giàu
nghèo và cùng với nó là quan niệm về đẳng cấp vẫn tồn tại ở quốc gia này. Theo
Hiến pháp Ấn Độ, các hành vi phân biệt đối xử với những người thuộc đẳng cấp
thấp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật nhưng trên thực tế đẳng cấp Dalit (tiện dân) vẫn
bị coi là tầng lớp đáy của xã hội và luôn bị bạc đãi và chịu áp lực từ những người
thuộc đẳng cấp cao. Việc phân biệt đẳng cấp này ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc
củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ bởi nó là nguyên nhân chủ
yếu gây ra bất bình đẳng xã hội, tạo nên hố sâu ngăn cách giàu nghèo. Nó cũng gây
chia rẽ mất đoàn kết dân tộc, thậm chí còn gây ra xung đột và bạo lực xã hội. Thủ
tướng Ấn Độ qua các thời kỳ đều cho rằng Ấn Độ chưa thực sự độc lập nếu người
dân còn nghèo khổ, bất bình đẳng. Trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập, các
nhà lãnh đạo luôn đưa ra các chính sách phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm
nghèo, cải thiện từng bước cuộc sống của người dân nhưng đến nay tỷ lệ người dân
còn đói nghèo còn cao (21,9%) [82], hàng triệu người dân không được tiếp cận với
nguồn điện quốc gia... Chỉ số phát triển con người (HDI) của Ấn Độ rất thấp xếp
thứ 131/188 [172].
Dân số của Ấn Độ đông, trẻ vừa là cơ hội vừa là thách thức cho sự phát triển
kinh tế. Một mặt, sự gia tăng dân số nhanh chóng đã tạo ra lực lượng lao động trẻ,
đông đảo, nguồn lực lớn cho quốc phòng nhưng nó cũng tạo ra nhiều áp lực xã hội
mà Chính phủ Ấn Độ cần phải giải quyết trong đó có vấn đề giải quyết việc làm. Ấn
125

Độ có lực lượng lao động dồi dào tuy nhiên phần lớn lao động không có trình độ
cao, không có kỹ năng vì vậy không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Lực
lượng lao động này phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phần lớn lại ở
các vùng nông thôn. Hàng năm có tới hàng trăm nghìn người nông dân tự tử do
nghèo đói, bệnh tật, nợ nần. Các khu nhà ổ chuột vẫn tồn tại ở nhiều vùng nông
thôn; biểu tình vẫn thường xuyên di n ra đòi chính phủ bố trí việc làm và xóa các
khoản nợ nông nghiệp do mùa màng thất bát trong những năm gần đây.
Ấn Độ cũng đang đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám. Nhiều người
được đào tạo tốt trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã không lựa chọn con đường
đóng góp cho sự phát triển khoa học ở Ấn Độ. Gần một nửa sinh viên tốt nghiệp
những trường công nghệ lớn nhất ở Ấn Độ đã ra nước ngoài để tiếp tục học ngay
sau khi tốt nghiệp và phần lớn không trở về cố hương. 86% sinh viên Ấn Độ lấy
bằng đại học trong các ngành khoa học công nghệ ở Hoa Kỳ đã không quay về nước
sau khi học xong [3, tr.305].
4.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN
TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015
Thứ nhất, có thể khẳng định rằng quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân
tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015 là một quá trình bảo vệ, xây
dựng và phát triển đất nước sau một thời gian dài khủng hoảng kinh tế - xã hội với
những chính sách quan trọng, nhưng công cuộc cải cách toàn diện tháng 7/1991 có
vai trò quyết định và là tất yếu khách quan phù hợp với yêu cầu trong nước và xu
thế phát triển của thế giới. Một đặc điểm cần chú ý rằng mặc dù cải cách ở Ấn Độ
được tiến hành muộn hơn so với nhiều nước nhưng cải cách ở Ấn Độ không hề rập
khuôn các cuộc cải cách khác mà mang đậm tính độc đáo, sáng tạo:
+ Nếu cải cách ở Trung Quốc là cải cách một chiều, chủ yếu từ trên xuống,
thì công cuộc cải cách ở Ấn Độ cả “từ dưới lên” (bottom-up) và “từ trên xuống”
(top-down). Ấn Độ không có các cơ sở hạ tầng hoành tráng như ở Bắc Kinh hay
Thượng Hải và chính phủ chưa hoàn toàn có chính sách trải thảm đỏ cho các nhà
đầu tư nước ngoài. Nhưng Ấn Độ lại có một đội ngũ đông đảo các nhà doanh
nghiệp luôn mong muốn làm giàu. Họ sẵn sàng tìm mọi cách, vượt qua mọi khó
126

khăn, cản trở, thậm chí phải luồn lách qua các tệ nạn quan liêu để đạt được mục
đích làm giàu. Thay vì các doanh nghiệp cần đến sự giúp đỡ của nhà nước, các
doanh nghiệp Ấn Độ trỗi dậy không cần sự hỗ trợ của nhà nước. Theo cựu Giám
đốc điều hành của Procter & Gamble Ấn Độ, đồng thời là tác giả cuốn sách “India
grows at night: A liberal case for a strong state”, Gurcharan Das mô tả: “Ban đêm
chính phủ ngủ còn nền kinh tế phát triển” [173]. Đó chính là con đường tự do hóa,
tư nhân hóa. Dẫn giải cho điều này, Gurcharan Das đưa ra một thực tế tại hai vùng:
Faridabad và Gurgaon của Ấn Độ. Faridabad là một vùng có tuyến đường thẳng tới
New Dehli, là một thành phố rất năng động, có nền tảng công nghiệp và nông
nghiệp dồi dào. Chính phủ muốn đầu tư phát triển thành phố này trở thành một mô
hình trong tương lai. Nhưng sau cải cách, các nhà đầu tư không muốn phát triển tại
thành phố này do chính phủ quản lý quá mức thông qua các luật lệ hành chính.
Ngược lại, Gurgagon là một vùng xa thủ đô New Dehli hơn, không có ngành công
nghiệp, đất đai khô cằn, nông nghiệp không phát triển, người dân nghèo nàn không
có điện nước quốc gia, thậm chí không có cả hệ thống nước thải. Thế nhưng, sau
hơn 25 năm cải cách, Gurgaon trở thành một động lực tăng trưởng quốc tế, thành
phố thiên niên kỷ, là nơi cư ngụ của tất cả các công ty đa quốc gia đã vào đất nước
này; thành phố sầm uất với các tòa nhà cao tầng và 7 sân gôn... Các doanh nghiệp
thành công cho rằng họ không có sự can thiệp của chính phủ ở đây, họ không phải
hối lộ để phát triển, họ tự quyết định cho sự phát triển của doanh nghiệp mình. Mặt
khác, người tiêu dùng Ấn Độ cũng có vai trò quan trọng trong các hoạt động “từ
dưới lên”. Ở các quốc gia châu Á khác, tăng trưởng được thông qua việc chính phủ
kêu gọi người dân tích luỹ cơ bản và các chính sách thuận lợi cho thị trường để kích
cầu người dân. Trái lại, ở Ấn Độ, người dân bất chấp mọi điều kiện để mua sắm,
tiêu dùng; họ có thể vay tiền thế chấp để mua nhà và ô tô. Vì thế ngành công nghiệp
thẻ tín dụng tăng trưởng 35%/năm. Tiêu dùng cá nhân ở Ấn Độ đạt tới con số đáng
kinh ngạc là 67% GDP (trong khi đó Trung Quốc là 42%, châu Âu là 58% và Nhật
Bản là 55% GDP). Như vậy, chính phong cách tiêu dùng của người dân Ấn Độ đã
thúc đ y và là biểu hiện của tính độc đáo trong công cuộc cải cách ở Ấn Độ.
Tuy nhiên, Ấn Độ muốn trở thành một quốc gia dân chủ hùng mạnh. Theo
127

Gurcharan Das, một nhà nước tự do hùng mạnh phải có 3 trụ cột: một là người dân
được tự do hành động; thứ hai, hành động đó phải được luật pháp kiểm soát và hành
động đó thuộc về trách nhiệm của người dân. Chính vì thế, nếu chỉ để tư nhân tự do
hóa nền kinh tế thì sẽ tạo ra sự phát triển hỗn loạn, thiếu kiểm soát, vì vậy sự cải cách
“từ trên xuống” là cần thiết [107]. Đó chính là công cuộc cải cách hành chính, gỡ bỏ
những rào cản, tăng chất lượng quản lý của nhà nước, thể chế hóa các quy định thông
qua các bộ luật để tạo điều kiện tốt nhất cho khu vực kinh tế tư nhân và thu hút đầu tư
nước ngoài. Nhờ đó, những công ty tư nhân ngày càng phát triển và đông đảo, những
tập đoàn tư nhân lớn được hình thành và được luật pháp bảo vệ. Bên cạnh đó, nhà
nước quản lý đảm bảo một hệ thống tài chính sạch sẽ, minh bạch được kiểm soát chặt
chẽ cùng hệ thống công quyền hoạt động theo pháp luật. Chính sự cải cách theo hai
chiều này đã tạo một sức mạnh tạo đà cho nền kinh tế Ấn Độ phát triển.
+ Quy mô doanh nghiệp, trình độ quản lý, việc sử dụng nguồn vốn, nguồn
lao động có nhiều điểm đặc biệt: Khác với mô hình doanh nghiệp ở Trung Quốc
(lớn, do nhà nước quản lý, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, chủ yếu
là về lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất kh u), ở Ấn Độ chủ yếu là các doanh nghiệp
tư nhân, vừa và nhỏ (SMEs) nhưng hoạt động rất hiệu quả và là xương sống của nền
kinh tế mới nổi này. Một mặt là do những quy định ngặt ngèo của Luật Lao động
Ấn Độ đối với việc sử dụng nhân công nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ không
bị tác động nhiều bởi rào cản pháp lý này. Mặt khác, phát triển quy mô SMEs là do
chủ trương của chính phủ Ấn Độ. Khi tiến hành cải cách, năm 1999, Ấn Độ đã
thành lập Bộ Công nghiệp vừa và nhỏ. Luật về SMEs có hiệu lực từ tháng 10/2006.
Nhờ đó, nhiều chính sách ưu đãi trong tiêu thụ sản ph m, chính sách mặt hàng dành
riêng cho SMEs được ban hành. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ SMEs thông qua việc
thành lập những cơ sở công nghiệp, cung cấp dịch vụ, thành lập Quỹ đảm bảo tín
dụng, đào tạo doanh nhân, nâng cao chất lượng SMEs. Chính phủ Ấn Độ cũng ký
hiệp định với nhiều nước để hợp tác giữa các SMEs nhằm mở rộng phạm vi hoạt
động, thu hút vốn và công nghệ hiện đại, tăng cường cạnh tranh… Ngoài ra nhiều
nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty Ấn Độ quản lý tốt hơn và sử dụng nguồn vốn
có hiệu quả hơn các công ty ở Trung Quốc. Vì quy mô doanh nghiệp nhỏ lại sử dụng
128

nguồn lao động kỹ thuật cao nên họ không vất vả trong việc quản lý nhân sự; họ đầu
tư trí tuệ vào việc tăng cường nguồn vốn, chất lượng sản ph m và phát triển thị
trường. Họ cũng có những chính sách đào tạo lại, bồi dưỡng cũng như các chính sách
khuyến khích sáng tạo của người lao động trong quá trình làm việc. Trên thực tế,
hàng năm nhiều công ty của Ấn Độ được nhận giải thưởng Deming (giải thưởng cho
những tập đoàn, công ty có những đổi mới và thành tựu trong quản lý) hơn là Trung
Quốc và thậm chí cả Nhật Bản (tính từ năm 2000 - 2015, Ấn Độ có 22 công ty được
nhận giải thưởng này trong khi đó Nhật Bản có 16, Trung Quốc có 2 công ty). Một
điểm khác biệt nữa là mặc dù kinh tế phát triển nhanh chóng nhờ cải cách, nhưng do
tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ vi n
thông, công nghệ vũ trụ và các ngành kinh tế dịch vụ khác nên các ngành này chủ yếu
tuyển dụng lao động trình độ cao và số lượng không quá lớn. Mặc dù ngành dịch vụ
chiếm trên 60% GDP nhưng chỉ tạo việc làm cho 28,7% dân số (ngành công nghiệp
là 21,5% và ngành nông nghiệp là 48,8 %). Đây là điểm hoàn toàn khác với cải cách
kinh tế ở Trung Quốc và các nước đang phát triển khác ở châu Á.
+ Cải cách ở Ấn Độ theo hướng thiên về thị trường nội địa: Khác với Trung
Quốc, khi cải cách kinh tế, quốc gia này mở cửa thị trường, tìm hướng xuất kh u,
Ấn Độ lại dựa vào thị trường trong nước nhiều hơn. Trung Quốc hướng cải cách
vào nhiệm vụ phát triển kinh tế toàn diện thì Ấn Độ lại chú trọng về công nghệ
thông tin và dịch vụ.
+ Cũng giống như Trung Quốc và Việt Nam, Ấn Độ tận dụng mọi cơ hội để
kêu gọi các Ấn Kiều đang sinh sống và làm việc tại các quốc gia trên thế giới quay
về đầu tư để phát triển đất nước. Trên thực tế, sự thành công của công cuộc củng cố
độc lập trên lĩnh vực kinh tế có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng này. Tuy
nhiên, đây là điểm hoàn toàn khác với trường hợp của Venezuela.
Thứ hai, Ấn Độ củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc thông qua các chính sách
về kinh tế, đối ngoại, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội nhưng các chính sách đó
được tiến hành một cách tuần tự, điều chỉnh từng bước, nghe ngóng phản ứng của
các đảng, các tập đoàn kinh tế và đại diện của các tầng lớp nhân dân để điều chỉnh
phù hợp với đặc thù chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước cũng như tình hình thế
129

giới và khu vực. Mỗi thời kỳ đều có sự điều chỉnh tạo ra những bước đột phá nhưng
quan điểm của Ấn Độ rất rõ ràng là: Điều chỉnh nhƣng không từ bỏ nguyên tắc
và mục đích của mình. Sau khi giành được độc lập từ đế quốc Anh, Ấn Độ muốn
trở thành một quốc gia độc lập, tự lực, tự cường và không muốn phụ thuộc vào bất
kỳ một cường quốc nào trên thế giới. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Ấn Độ không
muốn bị lôi cuốn vào vòng xoáy của Liên Xô và Mỹ, Ấn Độ đã chọn cho mình một
con đường riêng đó là giữ vai trò trụ cột trong các nước thế giới thứ ba và trở thành
thủ lĩnh tinh thần của Phong trào Không Liên kết. Sau năm 1991, để thích ứng với
những thay đổi của cục diện thế giới và những yêu cầu trong nước, Ấn Độ tiến hành
cải cách toàn diện thông qua những cải cách về kinh tế, cải cách hành chính và
chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, mặc dù có
những điều chỉnh mạnh mẽ trong chính sách nhằm củng cố sức mạnh về kinh tế,
chính trị, văn hóa và an ninh quốc phòng nhưng với ý thức độc lập, tự lực, tự cường
mạnh mẽ, Ấn Độ không từ bỏ những điều mà Ấn Độ cho là đúng và có tính nguyên
tắc của mình. Ví dụ, Ấn Độ đã tỏ ra kiên quyết trong vấn đề thử nghiệm vũ khí hạt
nhân - một vấn đề trái với chiến lược toàn cầu của Mỹ. Nếu như Ấn Độ nhượng bộ
điều này, Ấn Độ có thể nhận được sự trợ giúp từ Mỹ và các nước đồng minh của
Mỹ để phục vụ cho công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc. Nhưng Ấn Độ vẫn
tiến hành thử vũ khí hạt nhân vào tháng 5/1998 vì mục tiêu hàng đầu của Ấn Độ là
phải duy trì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bằng chính khả năng chủ động của
mình trên nguyên tắc: Ấn Độ thử vũ khí hạt nhân để tự vệ chứ tuyệt đối không được
dùng vũ khí hạt nhân để gây chiến tranh hay gây áp lực với các quốc gia khác. Điều
này được thể hiện qua bài phát biểu của Thủ tướng Bihari Vajpayee trong buổi l kỷ
niệm 51 năm Ngày độc lập của Cộng hòa Ấn Độ:
Tôi muốn khẳng định rằng Ấn Độ luôn khát khao hòa bình và sẽ
mãi là như vậy. Chúng ta biết và mong muốn có vũ khí để tự bảo vệ
mình. Chúng ta sẽ không bao giờ dùng vũ khí để tấn công người
khác. Chúng ta sẽ tuyên bố với thế giới rằng chúng ta sẽ không phải
là người đầu tiên sử dụng vũ khí nguyên tử. Chúng ta tiến hành thử
vũ khí hạt nhân không dưới bất kỳ áp lực hay sợ bất kỳ ai. Chúng ta
130

đang làm điều đó vì một niềm tin vào thế giới hòa bình và giải trừ
quân bị. Ước mơ của chúng ta là nhìn thấy thế giới không sử dụng
vũ khí hạt nhân và chúng ta mong muốn giấc mơ sẽ thành sự thật.
Chúng ta phải làm cho thế giới hiểu mục đích của chúng ta [102].
Hay với Pakistan, mục đích của Ấn Độ là kiềm chế mối quan hệ thù địch với
Pakistan và không cho phép mối quan hệ đó dẫn đến xung đột quân sự; nguyên tắc
là giải quyết các mâu thuẫn thông qua đối thoại. Đây cũng chính là sự tiếp nối tư
tưởng “bất bạo động” của M.Gandhi. Quan điểm của Ấn Độ là chiến thắng một
cuộc chiến tranh là không để nó xảy ra, vì vậy, trong suốt quá trình củng cố và bảo
vệ độc lập, Ấn Độ kiên trì đối thoại, thay đổi cách thức đàm phán với mong muốn
quốc gia láng giềng này sẽ hiểu được thiện chí của Ấn Độ và cải thiện mối quan hệ
giữa hai nước. Chính đặc điểm này đã tạo ra nét riêng cho Ấn Độ trong quá trình
củng cố và bảo vệ độc lập của mình. Đó là Ấn Độ trỗi dậy trong hòa bình.
Thứ ba, mặc dù các nhà lãnh đạo của Ấn Độ qua các thời kỳ đến từ các đảng
phái khác nhau nhưng quá trình củng cố và bảo vệ độc lập từ năm 1991 đến năm
2015 là sự tiếp nối có điều chỉnh các chính sách của những người tiền nhiệm tạo
thành một sợi dây liền mạch với mục tiêu chung là vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì
một Ấn Độ phồn vinh, trong đó vai trò cá nhân của các lãnh tụ và đảng cầm quyền
rất quan trọng. Năm 1991 khi Ấn Độ thực hiện cải cách toàn diện mà tác giả của
chính sách này chính là Thủ tướng Narasimha Rao và Bộ trưởng tài chính
Manmohan Singh, kinh tế Ấn Độ đã đạt những bước khởi sắc đầu tiên. Ngay cả khi
Thủ tướng Bihari Vajpayee lên cầm quyền (1998 - 2004), những cải cách của Ấn
Độ vẫn theo nội dung mà chính phủ tiền nhiệm N.Rao đã vạch ra với những điều
chỉnh trọng tâm hơn như tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải.... “Cải cách giai
đoạn II” mà chính phủ của ông Bihari Vajpayee đề ra chính là sự tiếp nối cải cách
giai đoạn I mà tổng công trình sư của nó chính là N.Rao và M.Singh. Trong suốt
giai đoạn 2004 - 2014, tác giả của cải cách kinh tế M.Singh lại trực tiếp nắm giữ vai
trò điều hành đất nước trên cương vị Thủ tướng, tiếp tục những kế hoạch mà chính
ông đã xây dựng lên. Đây là một thuận lợi rất lớn cho công cuộc củng cố và bảo vệ
độc lập của Cộng hòa Ấn Độ giai đoạn này. Khi Thủ tướng N.Modi lên nắm quyền,
131

tên tuổi của ông được gắn với chính sách “Hành động ở phía Đông”, nhưng thực
chất nó chính là “Chính sách hướng Đông” mà người tiền nhiệm N.Rao triển khai
năm 1992 nhưng ở mức độ nâng cấp chiến lược và triển khai mạnh mẽ hơn. Chính
sự xuyên suốt trong chính sách này đã giúp cho quá trình củng cố và bảo vệ độc lập
của Ấn Độ được di n ra một cách liên tục, kế thừa những thành quả của giai đoạn
trước và có những điều chỉnh nhằm khắc phục những hạn chế trong giai đoạn sau.
Hơn thế nữa, các chính sách được các nhà lãnh đạo Ấn Độ thực hiện đồng bộ và
không ngừng phát huy để củng cố sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Vào những năm
đầu của thập niên 90, trong nước Ấn Độ đ y mạnh công cuộc cải cách kinh tế
chuyển từ nền kinh tế nhà nước chỉ huy sang nền kinh tế thị trường và không ngừng
củng cố tiềm lực an ninh - quốc phòng. Cùng thời điểm đó, “Chính sách hướng
Đông” được triển khai ráo riết và được coi là chính sách đối ngoại chủ đạo trong
suốt giai đoạn này. “Chính sách văn hóa mềm” cũng được thực hiện song hành như
một sức mạnh mềm của Ấn Độ trong suốt quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân
tộc. Dù được thể hiện ở mức độ khác nhau với những cách thức khác nhau, nhưng
các nhà lãnh đạo Ấn Độ vẫn nhất quán đường lối độc lập, tự chủ, tự cường, với
phương châm không dùng vũ lực trong giải quyết các vấn đề quốc gia dân tộc và
trong quan hệ quốc tế, tranh thủ mọi nguồn lực về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc
phòng, văn hóa xã hội để củng cố sức mạnh tổng hợp đưa Ấn Độ trở thành một
cường quốc của châu Á và thế giới, giành vị trí xứng đáng trong trật tự thế giới mới.
Thứ tƣ, quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
giai đoạn 1991 - 2015 được đánh dấu bởi cuộc cải cách toàn diện năm 1991. Điều
thành công của Ấn Độ là quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế không gây ra những
bất ổn lớn hay nói cách khác là “những bài học xương máu” như ở nhiều nước có
hoàn cảnh tương tự như Việt Nam, Trung Quốc và Pakistan. Với chính sách cải
cách từng bước có sự điều chỉnh theo từng giai đoạn, từng điều kiện cụ thể đã mang
lại những bước chuyển mình cho đất nước trên mọi lĩnh vực và được người dân
đồng tình ủng hộ.
Thứ năm, dân chủ được phát huy tối đa và góp phần không nhỏ vào công
cuộc củng cố và bảo vệ độc lập của Ấn Độ. Điều này được thể hiện ở mấy điểm
132

sau: (1) Ấn độ cho phép bầu cử được tổ chức ở mọi cấp và mọi phạm vi quản lý nhà
nước, bởi vậy, đã thúc đ y, thừa nhận và tổng hợp các lựa chọn cá nhân bên trong
hệ thống liên bang. Hiến pháp sửa đổi năm 1993 quy định 600.000 làng xóm của
Ấn Độ đã trở thành cấp thấp nhất của hệ thống liên bang, đưa dân chủ trực tiếp đến
với người dân ở vùng quê và đảm bảo tính đại diện của phụ nữ, các gia đình Dalit
và các bộ tộc sinh sống trong rừng. Hơn nữa, báo chí độc lập trong quá trình bầu cử
di n ra đã tạo ra một sân chơi bình đẳng hỗ trợ cho nền chính trị dân chủ. Những
cuộc bầu cử thường xuyên và hiệu quả, dựa trên quyền bỏ phiếu phổ thông của
người trưởng thành, cho tất cả các vị trí và thiết chế quan trọng ở cấp quốc gia, khu
vực và địa phương của hệ thống chính trị là những nhân tố quan trọng nhất giải
thích cho sự thành công của nền dân chủ Ấn Độ. Nhân dân Ấn Độ cũng sử dụng
quyền bầu cử của mình để thay đổi đảng cầm quyền ở cấp liên bang và tiểu bang
nếu đảng cầm quyền tỏ ra bất lực trong điều hành và có dấu hiệu tham nhũng.
Chính vì thế, người dân đã lựa chọn được các nhân vật lãnh đạo nhạy bén chính trị,
có mối liên hệ với bộ máy hành chính, chuyên môn, quân đội và tòa án, đặc biệt
luôn đặt lợi ích quốc gia và người dân nên giới lãnh đạo chính trị mới của Ấn Độ đã
xây dựng được một chế độ chính trị lai ghép, trở thành bản lề vững chắc, linh hoạt
và có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối nhà nước hiện đại với một xã hội truyền
thống tạo nên một Ấn Độ thành công; (2) Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo
nhưng các tôn giáo được bình đẳng như nhau trong việc tham gia chính trị tại Ấn
Độ. Việc Thủ tướng Momahan Singh là người theo đạo Sikh được bầu làm thủ
tướng, Tổng thống Pratibha Patil là người Hồi giáo, trong khi đó, Chủ tịch đảng
cầm quyền, Sona Gandhi là người theo đạo Hindu cùng trong một thời kỳ lãnh đạo
một mặt thể hiện được tính dân chủ đậm nét nơi đây, mặt khác giúp hóa giải mâu
thuẫn giữa người Hindu và người Sikh sau vụ việc Thủ tướng Indira Gandhi bị một
người Sikh ám sát; (3) Ấn Độ đã tạo ra một chế độ khéo léo tăng cường sự ổn định
của hệ thống chính trị thông qua một cơ chế liên bang đầy sáng tạo. Các ranh giới
bang trong liên bang được xác định lại theo phạm vi ngôn ngữ, giúp cho các cùng
vùng miền trở thành các đơn vị thống nhất về văn hóa và chính trị. Nghĩa là, các
bang đã hình thành một công thức “ba ngôn ngữ” mà theo đó phần lớn công tác
133

quản lý nhà nước cấp vùng được thể hiện bằng ngôn ngữ địa phương, nhưng tiếng
Hindi và tiếng Anh vẫn giữ là ngôn ngữ liên kết. Việc pháp lý hóa ngôn ngữ làm
cho Ấn Độ giữ vững được tính “thống nhất trong đa dạng”, đ y lùi những lo sợ về
xu thế ly khai làm dấy lên những phong trào tiếng nói dân tộc trong những năm
1950 góp phần ổn định chính trị trong nước. Hơn thế nữa, việc sử dụng Tiếng Anh
là một trong hai ngôn ngữ hành chính liên kết sẽ giúp các bang tham gia một cách
chủ động vào quá trình tự do hóa kinh tế từ năm 1991 và việc mở của dần thị trường
cho các nhà đầu tư quốc tế. Từ đó, giúp cho Ấn Độ củng cố độc lập kinh tế được
thuận lợi hơn.
Thứ sáu, chính sách xã hội chưa được quan tâm một cách thỏa đáng trong quá
trình Ấn Độ củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc. Như đã đề cập ở trên mặc dù trong
quá trình tranh cử, các Thủ tướng Ấn Độ đều đưa ra các chiến lược giải quyết các vấn
đề xã hội vốn vẫn tồn tại trong xã hội từ sau khi giành độc lập. Trong nhiệm kỳ vận
hành đất nước, các Thủ tướng cũng đưa ra những chính sách nhằm giải quyết vấn đề
này nhưng trên thực tế chính sách xã hội chưa được quan tâm một cách thảo đáng so
với các chính sách khác. Chính vì thế, mặc dù là một cường quốc mới nổi nhưng Ấn
Độ vẫn tồn tại những vấn đề xã hội nghiêm trọng như sự phân hóa giàu nghèo, lối
sống theo đẳng cấp, bệnh dịch HIV/AIDS, tỷ lệ đói nghèo còn cao, tình trạng mù chữ
và tái mù chữ còn phổ biến, chất lượng y tế và giáo dục còn thấp kém...
4.3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐANG
PHÁT TRIỂN
Một là, gia tăng sức mạnh an ninh - quốc phòng, bảo vệ độc lập chủ
quyền, duy trì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Có thể nói, đây là ưu tiên hàng đầu của tất cả các nhà lãnh đạo Ấn Độ qua mỗi
thời kỳ kể từ khi Ấn Độ giành được độc lập dân tộc. Thực tế cho thấy, các xu hướng
chia rẽ về mặt sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ trong nội bộ Ấn Độ cộng với những
tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và Pakistan luôn đe dọa sự thống
nhất của Ấn Độ. Mặc dù Ấn Độ đã giữ vững được chủ quyền và thiết lập các mối
quan hệ với những quốc gia này để ngăn chặn những xung đột về lãnh thổ nhưng
việc các lực lượng ly khai hình thành và phát triển là một vấn đề vẫn tồn tại ở quốc
134

gia này. Các lực lượng đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước khác. Ấn Độ ý thức
được rằng mối đe dọa không chỉ đến từ các nước láng giềng nêu trên mà còn từ các
nước lớn nắm quyền chi phối quan hệ quốc tế như Mỹ và các tổ chức khu vực. Việc
duy trì hòa bình và sự cân bằng của cán cân quyền lực sẽ d dàng chỉ khi hệ thống
quan hệ quốc tế không bị chi phối bởi những vấn đề địa - chính trị phức tạp hay sự
cạnh tranh giữa các nước mạnh về kinh tế và quân sự. Chính vì thế, trong chính
sách đối ngoại, Ấn Độ đã xác định rõ nhiệm vụ là phải kiên trì tạo ra một môi
trường khu vực thuận lợi và thiết lập mối quan hệ với các nước lớn để ngăn chặn sự
tiếp tay từ bên ngoài cho các nhóm ly khai trong nước. Để thực hiện được điều này,
Ấn Độ đã nỗ lực thực hiện các chính sách ngoại giao mềm dẻo với các nước lớn,
kiên trì đối thoại với các nước trong khu vực Nam Á để đáp ứng nguyện vọng của
các bộ phận người Ấn và xây dựng mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng,
cũng như các cường quốc để các nước này xem Ấn Độ là một quốc gia có tầm quan
trọng trong việc đảm bảo các lợi ích về kinh tế và chiến lược của họ. Đồng thời, Ấn
Độ luôn kiên định và cứng rắn trong việc chống lại những phe nhóm nước ngoài
gây chia rẽ Ấn Độ và luôn cảnh giác đối với những lực lượng ngầm chi phối cán
cân quyền lực của chính trường quốc tế.
Để bảo vệ độc lập dân tộc, duy trì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, Ấn Độ
không ngừng gia tăng tiềm lực an ninh - quốc phòng, xây dựng và phát triển khả
năng phòng vệ dựa trên trình độ khoa học - kỹ thuật của Ấn Độ cũng như tiếp thu
những thành quả khoa học - kỹ thuật của nhân loại trên cơ sở Ấn Độ không dựa
dẫm quá nhiều vào các quốc gia hay các nhóm người đến từ các quốc gia khác. Để
thực hiện được điều này, Ấn Độ đã xây dựng các chính sách về phát triển vũ khí hạt
nhân, hệ thống tên lửa, các thiết bị quân sự hiện đại và đặc biệt là lực lượng vũ
trang hùng mạnh đứng thứ 4 thế giới. Thành công của Ấn Độ là sự khéo léo linh
hoạt trong chính sách đối ngoại để nuôi dưỡng và phát huy các thế mạnh mà không
dẫn đến việc bị cô lập hay sự đối đầu với các quốc gia khác. Điều này giúp cho Ấn
Độ tạo được một môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế.
Các nước đang phát triển - vốn là những nước thuộc địa, nửa thuộc địa của
chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc đã giành được độc lập về chính trị, nhưng về
135

kinh tế, khoa học, công nghệ...ít nhiều còn phụ thuộc vào các nước phát triển, hiện
nay vẫn đang trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập cho dân tộc mình cần rút ra
bài học kinh nghiệm từ thực ti n của Ấn Độ. Đó là, phải xây dựng và phát triển cho
đất nước mình một lực lượng quân đội hùng mạnh, đầu tư cho an ninh - quốc
phòng, đặc biệt là các thiết bị quân sự hiện đại để có khả năng phòng vệ trước mọi
thế lực thù địch. Hơn nữa, bất cứ một quốc gia nào, chỉ ổn định phát triển được kinh
tế khi quốc gia ấy thật sự thống nhất, toàn vẹn về lãnh thổ, ổn định được chính trị
nội bộ và có thể độc lập được về mọi mặt không lệ thuộc và bị phụ thuộc bởi các
quốc gia phát triển khác.
Hai là, phát triển phải gắn liền với cải cách và phải cải cách toàn diện.
Theo nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác-Lênin, phát triển là
khuynh hướng tất yếu khách quan của tất cả các sự vật hiện tượng trong giới tự
nhiên và xã hội. Nhìn nhận sự vật hiện tượng phải xem xét nó trong sự vận động,
biến đổi, phải phân tích các sự vận động phức tạp của sự vật hiện tượng để tìm ra
khuynh hướng phát triển cơ bản của chúng để cải biến sự vật phục vụ cho nhu cầu
của con người. Như vậy, để một quốc gia dân tộc phát triển luôn cần đến những
điều chỉnh và thay đổi cần thiết mang tính đột phá, đó chính là cải cách. Ấn Độ đã
hiểu rõ và vận dụng tốt nguyên lý này.
Sau suốt 45 năm từ khi Ấn Độ giành độc lập, Ấn Độ vẫn là một nước nghèo nàn,
lạc hậu, kinh tế khủng hoảng trầm trọng. Năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách và nhanh
chóng đạt được nhiều thành tựu to lớn, sâu sắc. Dù cuộc cải cách này bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân khác nhau như: sự bất cập của mô hình kinh tế, những biến động của thế
giới và trong nước... nhưng thực tế cho thấy, Ấn Độ không thể có con đường phát triển
nào khác ngoài cải cách. Hơn thế nữa, từ những năm 70 của thế kỷ XX, xu thế cải cách
trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ. Đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX, làn sóng cải
cách đã tràn sang các nước xã hội chủ nghĩa và cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ
XX, cải cách không còn là một hiện tượng lạ mà đó trở thành một xu thế phổ biến, khá
sôi động. Điều này cuốn hút nhiều quốc gia đang trong cuộc khủng hoảng đường lối tìm
ra một lối đi mới. Hay nói cách khác, xu thế cải cách trên thế giới đó thúc đ y các nước
này cùng tiến hành cải cách để theo kịp bước tiến của thời đại cũng như để phát triển đất
136

nước, hoà nhập vào trào lưu chung của toàn cầu hóa.
Cuộc cải cách năm 1991 ở Ấn Độ là tất yếu, là sự chuyển đổi từ mô hình kinh
tế gần gũi với Liên Xô sang một mô hình mới đang trở thành xu thế của toàn cầu.
Cải cách Ấn Độ không chỉ tiến hành trên lĩnh vực kinh tế mà tiến hành cả trên lĩnh
vực hành chính và đang phát triển sang lĩnh vực xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, cải
cách không chỉ di n ra trong công nghiệp mà cả trong nông nghiệp, ngoại thương,
tài chính - ngân hàng, đầu tư nước ngoài và chính sách đối ngoại. Trong lĩnh vực
hành chính, chính phủ không chỉ cải cách bộ máy, thủ tục hành chính mà còn quan
tâm đến chất lượng cán bộ hành chính và tính dân chủ của nền hành chính. Chỉ có
cải cách toàn diện mới tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh trong đó các tiểu tiết có thể
bổ sung hỗ trợ nhau. Dù mỗi quốc gia có những đặc điểm khác nhau, nhưng cải
cách để tìm ra hướng đi mới phù hợp với thời đại là một bài học thiết thực để các
nước đang phát triển cần học hỏi, tiếp thu những giá trị kinh nghiệm.
Tiến hành cải cách, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, trong đó ưu tiên
phát triển các ngành mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kinh tế phát triển là
điều kiện vật chất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu khác của mỗi quốc gia dân tộc.
Trong bối cảnh đất nước đang bị khủng hoảng kinh tế trầm trọng, khi kế hoạch cải
cách được phê duyệt, Ấn Độ ưu tiên hàng đầu cho cải cách kinh tế với 4 nội dung
trọng điểm như đã trình bày ở Chương 3. Mọi công cuộc cải cách lý tưởng cần phải
đồng bộ và toàn diện, song thực tế khó có thể thực hiện được đồng bộ và toàn diện
cùng một lúc do những hạn chế về nguồn lực hoặc các điều kiện khác để thực hiện
nó. Vì vậy, ngay khi thực hiện cải cách Ấn Độ đã đúng đắn khi lựa chọn phát triển
ngành mũi nhọn: Công nghệ thông tin, viễn thông và công nghiệp vũ trụ. Một trong
những ngành công nghiệp giành được nhiều thắng lợi nhất nhờ cải cách kinh tế ở Ấn
Độ là ngành công nghệ thông tin. Ngay từ những năm đầu tiên sau khi tiến hành cải
cách, đi cùng với chủ trương tự do hoá và mở cửa kinh tế, chính phủ Ấn Độ đã có
những đầu tư chiến lược để đạt được mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành một siêu cường
về công nghệ thông tin của thế giới. Đưa công nghệ thông tin lên làm ngành kinh tế
mũi nhọn, tập trung nhanh, mạnh vào lĩnh vực phần mềm, Ấn Độ đã nhanh chóng có
được thành công vượt trội. Ngành dịch vụ và phần mềm Ấn Độ đã tăng trưởng khá
137

nhanh. Nhờ phát triển công nghiệp phần mềm Ấn Độ đã trở thành một quốc gia có
năng lực công nghệ cao trên thế giới. Với kh u hiệu “công nghiệp phần mềm Ấn Độ
là kiểu mẫu của sức mạnh và sự thành công”, Chính phủ Ấn Độ đã thực thi kế hoạch
phát triển toàn diện phần mềm máy tính - ngành có thể tận dụng và khai thác triệt để
tài năng của đội ngũ khoa học và kỹ sư Ấn Độ. Ngành vi n thông đang trên đà phát
triển chóng mặt. Về công nghệ vũ trụ, Ấn Độ cũng đã đạt được những thành tựu quan
trọng, một mặt khẳng định khả năng to lớn của nước này trong nghiên cứu vũ trụ, mặt
khác cho thấy quyết tâm và khả năng phát triển tiềm lực quân sự và đang dần hiện
thực hóa giấc mơ chinh phục khoảng không vũ trụ bao la.
Như vậy, trong hơn hai thập kỷ qua, Ấn Độ đã có những thành tích đáng tự
hào trong phát triển công nghiệp dựa vào các ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ
thông tin, vi n thông… Từ thành công và đóng góp cao của ngành kinh tế mũi nhọn
này sẽ giúp Ấn Độ có những điều kiện cần thiết để cải cách hiệu quả những lĩnh vực
khác của nền kinh tế. Từ bài học thành công này của Ấn Độ, các quốc gia đang phát
triển cần tìm ra bước đi đột phá trong cải cách đó là ưu tiên củng cố sức mạnh kinh
tế trong đó phát triển các ngành kinh tế là thế mạnh của quốc gia mình.
Mở cửa nhưng độc lập, hướng vào phát triển kinh tế dịch vụ nội địa, lựa chọn
quy mô doanh nghiệp phù hợp và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Ngay sau khi thực
hiện cải cách, Ấn Độ thực hiện xóa bỏ các rào cản về thuế quan, tạo mọi điều kiện để
thu hút đầu tư nước ngoài. Ấn Độ đã chấm dứt nền kinh tế tự cung tự cấp, mở cửa thân
thiện với một môi trường đầu tư thông thoáng nhưng trong các chính sách cải cách của
nó vẫn thể hiện tính độc lập trong định hướng phát triển của đất nước. Điều này thể
hiện ở chỗ nền kinh tế Ấn Độ được mở cửa từng bước, quan sát, không vội vàng sao
chép tất cả những mô hình mở cửa và phát triển thành công của các nước châu Á khác.
Ngay trong giai đoạn đầu, những cải cách của Ấn Độ chỉ tập trung vào giải quyết
khủng hoảng kinh tế, tiếp đó là từng bước xoá bỏ những kiểm soát quan liêu kìm hãm
các ngành công nghiệp và hoạt động xuất nhập kh u, bước đầu giảm bớt rào cản đối
với đầu tư nước ngoài. Tất cả những biện pháp này vừa là sự giải thoát nền kinh tế khỏi
một mô hình quản lý không còn phù hợp, vừa để tranh thủ nguồn lực phát triển từ bên
ngoài. Nhưng khác với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, Ấn Độ không lựa chọn
138

mô hình tận dụng nguồn lực bên ngoài thông qua hàng loạt công xưởng sử dụng nhiều
lực lượng lao động để sản xuất các sản ph m nông - công nghiệp hướng vào xuất kh u.
Ấn Độ cho rằng như thế sẽ bị mất tính độc lập nhất định và sẽ trở nên bị phụ thuộc vào
các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia. Mục đích mở cửa của Ấn Độ là để tranh thủ nguồn
vốn tư bản, nguồn vốn về quản lý và khoa học kỹ thuật để nâng cao tính cạnh tranh của
nền kinh tế độc lập. Vì thế, Ấn Độ lựa chọn cho mình một mô hình phát triển riêng,
độc đáo. Tác giả Gurcharan Das viết trên Chuyên san ngoại giao hàng đầu thế giới
Foreign Affair về mô hình Ấn Độ như sau:
Điều đáng để ý trong sự trỗi dậy của Ấn Độ chính là do tính độc đáo
của con đường mà họ đã đi. Thay vì đi theo sách lược cổ điển thường
thấy ở châu Á là tập trung lao động phục vụ xuất kh u, sản xuất hàng
hóa rẻ mạt cho phương Tây, Ấn Độ đã hướng đến thị trường nội địa
nhiều hơn là thị trường xuất kh u, tiêu dùng nội địa nhiều hơn là đầu
tư nước ngoài, dịch vụ nhiều hơn là công nghiệp, đến công nghệ cao
nhiều hơn sản xuất gia công với tay nghề thấp [107].
Chính vì thế, nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng chủ yếu dựa vào dịch vụ và tiêu
dùng trong nước. Tính đến năm 2015, tiêu dùng chiếm 69,57% GDP trong khi Trung
Quốc là 50,2%; dịch vụ chiếm trên 60% GDP. Mô hình kinh tế hướng tới dịch vụ nội
địa này “thân thiện” với người dân hơn các chiến lược phát triển kinh tế khác. Nhờ
đó, nền kinh tế Ấn Độ hầu như thoát khỏi những chao đảo của nền kinh tế toàn cầu,
mức ổn định kinh tế cũng đáng nể như tỷ lệ tăng trưởng. Ngoài ra, Ấn Độ tập trung
vào phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cho phép các nhà doanh nghiệp
chủ động và linh hoạt, tránh rủi ro trong vận hành mọi hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Theo các chuyên gia kinh tế, các công ty, doanh nghiệp của Ấn Độ sử dụng
nguồn vốn có hiệu quả hơn và quản lý tốt hơn các doanh nghiệp của Trung Quốc;
phần lớn các doanh nghiệp này thuộc lĩnh vực tư nhân trong khi đó các công ty của
Trung Quốc phần lớn bị nhà nước kiểm soát. Chính vì thế, mà hiệu quả kinh tế do
SMEs mang lại rất cao, trở thành xương sống cho nền kinh tế Ấn Độ. Với tiềm lực
kinh tế chưa đủ mạnh, các nước phát triển cũng cần tham khảo mô hình kinh tế Ấn
Độ để có những chiến lược phát triển cơ cấu kinh tế phù hợp với quốc gia mình. Tuy
139

nhiên, mặt hạn chế của mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa là tính cạnh tranh toàn cầu
không cao, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng thì cả Ấn Độ
và các nước đang phát triển cũng phải xem xét đến yếu tố này.
Ba là, giải quyết vấn đề dân tộc trong một quốc gia đa Đảng, đa dân tộc,
đa tôn giáo, đa ngôn ngữ.
Ấn Độ là một quốc gia đa nguyên, đa đảng, vì vậy, trong quá trình phát triển
quốc gia này luôn coi vấn đề dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đảm
bảo sự ổn định và phát triển đất nước.
Ngay từ khi giành độc lập, Ấn Độ đã pháp lý hóa vấn đề ngôn ngữ và tôn
giáo để đảm bảo tính dân chủ phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của các cộng đồng
dân cư. Thời kỳ sau Chiến tranh lạnh với tác động sâu sắc của toàn cầu hóa, Ấn Độ
đã có chính sách phát triển tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng trong toàn quốc nhưng
vẫn duy trì tiếng Hindu song song trong tất cả các hoạt động hành chính của đất
nước. Mặc dù đầu tư vào chính sách ngoại giao Phật giáo nhưng không làm ảnh
hưởng đến các tôn giáo khác cũng như không coi tôn giáo nào là chính thức hay
ngoại lai tại quốc gia này. Trên thực tế, tại Ấn Độ vẫn xảy ra những mâu thuẫn về
sắc tộc, tôn giáo nhưng chính phủ luôn tìm cách giải quyết mọi vấn đề một cách linh
hoạt mềm dẻo tạo ổn định về chính trị nội bộ và khẳng định Ấn Độ là một nước dân
chủ bậc nhất thế giới.
Nhìn nhận ở góc độ quốc gia, nếu vấn đề dân tộc được giải quyết tốt sẽ tạo ra
môi trường thuận lợi cho các nhân tố trong nước phát triển. Ngược lại, ở góc độ cộng
đồng các dân tộc, sắc tộc, nếu vấn đề này được giải quyết tốt sẽ tạo nên sự đồng
thuận trong phát triển, góp phần củng cố, khẳng định vị trí quốc gia trên thế giới.
Việc giải quyết thỏa đáng, hài hòa các nhu cầu lợi ích trong xã hội không chỉ mang
tính nhân văn, mà còn là đòi hỏi của công lý, công bằng xã hội, là yếu tố tạo nên sự
ổn định xã hội bền vững, là động lực cho sự phát triển đối với một quốc gia đa dân
tộc, đa sắc tộc như Cộng hòa Ấn Độ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt
là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và cơ chế thị trường đã làm tăng
tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc. Vì vậy, vấn đề dân tộc không còn bó hẹp
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, không chỉ là chuyện nội bộ của các nước. Do đó
140

vấn đề dân tộc cũng chịu sự tác động hai mặt của xu hướng này. Từ đó, việc chú
trọng giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc, đặc biệt trong các quốc gia đa dân tộc, sắc
tộc thực sự trở thành nhiệm vụ hàng đầu của các chính phủ. Thành công từ chính
sách dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ có thể được coi như một kinh nghiệm có giá trị
thực ti n đối với các nước đang phát triển hiện nay.
Bốn là, nắm bắt đƣợc quy luật khách quan, xu thế của thời đại, kết hợp
sức mạnh dân tộc, thời cơ quốc tế, chính sách đối ngoại linh hoạt mềm dẻo,
tăng cƣờng hội nhập khu vực, quốc tế để tạo ra một môi trƣờng hòa bình, hữu
nghị và hợp tác.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, bối cảnh quốc tế, khu vực cũng như tình
hình trong nước có nhiều di n biến phức tạp, tác động không nhỏ đến quá trình
củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. Để đáp ứng được tình hình
mới, một mặt trong nước Ấn Độ thực hiện cải cách kinh tế, ổn định chính trị nội bộ,
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc thù của Ấn Độ, mặt khác các nhà hoạch
định chính sách đã đưa ra những sách lược mới, thực hiện chính sách đa dạng hóa,
đa phương hóa quan hệ đối ngoại nhằm phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế toàn
diện, phát huy tối đa vai trò của Ấn Độ trong khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu cụ thể của chính sách đối ngoại thời kỳ này là: bảo vệ độc lập chủ
quyền, an ninh quốc gia; tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế;
tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước lớn, các trung tâm kinh tế thế giới
nhằm tranh thủ vốn đầu tư và kỹ thuật cao; đ y nhanh quá trình hội nhập khu vực và
hội nhập toàn cầu; nâng cao vai trò và vị thế của Ấn Độ trong khu vực và thế giới,
đưa Ấn Độ trở thành cường quốc ở châu Á và thế giới vào những thập niên đầu của
thế kỷ XXI, giành vị trí xứng đáng trong trật tự thế giới mới. Để đạt được mục tiêu
này, Ấn Độ đã triển khai một số nội dung lớn trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao:
thứ nhất là, điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước lớn. Trong điều kiện “nhất
siêu đa cường” của thế giới, việc cải thiện quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là Hoa
Kỳ là nhân tố quan trọng không thể thiếu để một quốc gia đ y nhanh hội nhập quốc
tế và cất cánh. Chính nhờ cải thiện được mối quan hệ với Hoa Kỳ và các nước lớn
khác mà Ấn Độ đã có được bước phát triển nhanh chóng. Trên thực tế cho thấy,
141

nhìn vào kinh nghiệm của Việt Nam, từ sau khi bình thường hóa với Hoa Kỳ và
những tiến triển trong mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, nền kinh tế nước ta ngày
càng có nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Thứ hai là,
chính sách với các nước láng giềng: mặc dù do những mâu thuẫn lịch sử để lại, Ấn
Độ và các nước Nam Á, đặc biệt là Pakistan luôn có quan hệ và nghi ngờ lẫn nhau
như đã phân tích ở Chương 3 nhưng Ấn Độ đã có những hướng thay đổi linh hoạt,
muốn đi vào lòng các nước Nam Á bằng một hình ảnh thân thiện và xây dựng chứ
không phải là một nước theo “Chủ nghĩa sôvanh Đại Ấn”. Thứ ba là, việc triển khai
“Chính sách hướng Đông”, nắm bắt thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á - Thái Bình
Dương, vì vậy sau Chiến tranh lạnh, Ấn Độ đã triển khai “Chính sách hướng Đông”
và Đông Nam Á là khu vực trọng tâm của chính sách này. Chính tại khu vực này,
Ấn Độ đã gặt hái được những thành công đáng kể trong những năm gần đây, hơn
thế nữa, hội nhập với ASEAN, Ấn Độ sẽ có điều kiện tốt hơn để gia nhập các tổ
chức kinh tế rộng lớn hơn như Di n đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), APEC cũng như
nền kinh tế toàn cầu - một yêu cầu cấp bách của Ấn Độ từ những năm 90 của thế kỷ
XX đến nay. Mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi đối tác khác nhau, Ấn Độ đều có sự điều
chỉnh linh hoạt trên tinh thần hợp tác, cạnh tranh, tránh đối đầu. Điều này thể hiện
rất rõ qua việc chuyển “Chính sách hướng Đông” thành “Hành động ở phía Đông”,
chính sách “Láng giềng là ưu tiên số một”, “Chính sách ngoại giao Phật giáo”...
Chính sự linh hoạt trong chính sách ngoại giao đã giúp Ấn Độ có những bước phát
triển vượt bậc về mọi mặt trong những năm qua.
Đối với Ấn Độ, việc tập trung vào mối quan hệ với các nước láng giềng mang
ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng. Khi Trung Quốc đang ngày càng tăng cường
ảnh hưởng của mình trong khu vực, Ấn Độ cần phải chứng minh rằng mình không
phải là một nước lớn đang áp đặt quan điểm của mình lên các nước nhỏ hơn. Nước
này cũng cần thay đổi hình ảnh của mình, từ chỗ chỉ hứa hẹn đến chỗ đem lại nhiều
lợi ích cho các nước láng giềng nhỏ ở khu vực. Chuyến thăm chính thức đầu tiên của
ông N.Modi trên cương vị Thủ tướng Ấn Độ là tới nước láng giềng Bhutan, tại đây,
ông hứa sẽ hỗ trợ cho việc phát triển các dự án thủy điện của nước này. Sau đó, ông
là Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên đến thăm Nepal trong gần hai thập kỷ vừa qua. Ông
142

cũng ký một thỏa thuận về trao đổi đất đai với Bangladesh nhằm giải quyết vấn đề
tranh chấp lãnh thổ kéo dài suốt 70 năm với nước láng giềng này. Thỏa thuận này đã
giải thoát cho hàng nghìn người bị mắc kẹt tại các vùng tranh chấp, khi mà vùng đất
mà họ cư trú tuy thuộc quyền sở hữu của nước này nhưng lại nằm gọn trong lãnh thổ
của nước kia. Chuyến công du tiếp theo đến Sri Lanka được thực hiện nhằm thắt chặt
trở lại mối quan hệ đã lạnh nhạt đi nhiều dưới thời cựu Tổng thống Mahinda
Rajapakse, vốn giành ưu tiên cho quan hệ với Trung Quốc. Cùng thời điểm đó, Thủ
tướng N.Modi chuyển “Chính sách hướng Đông” thành “Hành động ở phía Đông” và
chính sách “ngoại giao văn hóa”. Những chính sách này bước đầu đã mang lại hình
ảnh cho ông và Ấn Độ trên trường quốc tế, còn mục tiêu đưa Ấn Độ lên "vị trí xứng
đáng trong cộng đồng các quốc gia và các tổ chức quốc tế" như tuyên bố của ông lúc
tranh cử có trở thành hiện thực hay không thì còn phải chờ thời gian trả lời. Nhưng dù
sao, sự nghiệp củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc có được những thành tựu như hiện
nay là có dấu ấn sâu đậm của những người đứng đầu chính phủ đặc biệt là Thủ tướng
M.Singh và N.Modi trong những năm gần đây.
Như vậy, kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy rằng, muốn nhận được sự hưởng
ứng mạnh mẽ của khu vực và quốc tế, một chủ trương, chính sách lớn phải có tầm
nhìn bao quát, xuyên suốt, phải mang tính thời đại.
Năm là, phát huy dân chủ, xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng, thực
hiện tốt các chính sách xã hội mang lại cuộc sống có chất lƣợng cho ngƣời dân
và phát triển bền vững.
Ấn Độ được xem là một nước dân chủ bậc nhất thế giới. Ngay sau khi giành
độc lập, Hiến pháp (1950) ra đời là một bộ luật tối cao tạo nền đế cho nền dân chủ
của Ấn Độ. Ngay trong lời mở đầu, Hiến pháp đã khẳng định: “Ấn Độ là một nước
dân chủ, chủ nghĩa xã hội và cộng hòa thế tục”, đảm bảo cho mọi công dân những
quyền cơ bản và quan trọng như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và các đảm bảo
về văn hóa, giáo dục khác... Hiến pháp này cũng đảm bảo các quyền bình đẳng cho
tất cả mọi công dân, quy định quyền phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và từ đó làm cho
cử tri Ấn Độ thuộc hàng lớn nhất thế giới. Tự do và bình đẳng tôn giáo và dung hợp
để đồng thuận là chính sách hợp lý của nhà nước. Một quốc gia đông dân thứ 2 thế
143

giới sống trên các vùng khác nhau có nhiều tôn giáo và nói thứ tiếng khác nhau tạo
nên một bức khảm nhiều màu sắc của Ấn Độ. Nhưng một điều đặc biệt là mỗi thứ đó
đều để lại dấu ấn trong chính sách của Ấn Độ. Bất chấp sự đa dạng về ngôn ngữ và
tôn giáo, xuyên suốt nền tảng quốc gia là một sự thống nhất trong đa dạng. Nếu như
ở một số quốc gia, người nghèo không có nhiều quyền lựa chọn trong chính trị, thì ở
Ấn Độ hoàn toàn khác. Cho dù là người nghèo nhất trong xã hội thì họ vẫn có thể
bày tỏ ý kiến của mình trong bầu cử thông qua lá phiếu của mình và họ nhận thức rõ
ràng về dân chủ đó là: “Họ bầu cho ai và bầu vì điều gì”. Khi lựa chọn lãnh đạo cho
đất nước, họ không quá quan tâm là người này từ đảng nào hay thuộc dân tộc gì mà
cái họ quan tâm đó là người này sẽ mang lại gì cho đất nước họ. Chính vì thế, khi
điều hành đất nước, các chính sách cải cách mà chính phủ đưa ra thường được mọi
phe phái và người dân tôn trọng bởi họ tin tưởng vào các nhà lãnh đạo mà do chính
họ lựa chọn ra. Tham chiếu vào Ấn Độ, các nước đang phát triển cần phát huy dân
chủ trong nhân dân, để dân được làm chủ đất nước của họ, cùng tham gia các hoạt
động kinh tế - xã hội mà chính phủ đề ra nhằm tạo ra sức mạnh dân tộc.
Xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, giải quyết những vấn đề xã hội
đang tồn tại là mục tiêu của bất kỳ quốc gia nào trong quá trình củng cố và bảo vệ
độc lập dân tộc. Ấn Độ cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Trong gần 3 thập kỷ
qua, Ấn Độ đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội như cải
cách ruộng đất, xóa đói giảm nghèo, giải quyết lao động việc làm, xóa nạn mù chữ,
cải cách giáo dục, chống tham nhũng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản, tăng
cường các phúc lợi xã hội, giảm khoảng cách bất bình đẳng trong thu nhập của
người dân, tuyên truyền và giữ gìn giá trị truyền thống, văn hóa của dân tộc... So với
những năm đầu sau cải cách, hiện nay Ấn Độ đã đạt được những thành tựu đáng ghi
nhận trong lĩnh vực xã hội: Tỷ lệ người biết chữ tăng từ 21,8% năm 1991 lên 74%
năm 2011 và 90,2% năm 2015 (người trẻ từ 15 - 24 tuổi); tuổi thọ trung bình tăng từ
58,6 năm1991 lên 68,5 năm 2015; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 9,4% (2009, 2010)
xuống còn 4,9% (2014) [114].
Trong công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc, các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã
chú ý tới mối quan hệ giữa chính sách phát triển kinh tế và chính sách xã hội, giữa
144

tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng và thúc đ y tiến bộ xã hội. Tăng trưởng
kinh tế cao mới có khả năng giải quyết các vấn đề xã hội tốt hơn. Việc kết hợp các
chính sách của từng giai đoạn phụ thuộc vào định hướng chính sách ở tầm vĩ mô và
trong xây dựng phương án cụ thể. Ví dụ, quốc gia này đã lựa chọn phương thức kết
hợp ngay từ đầu tăng trưởng kinh tế với vấn đề bảo vệ môi trường. Trong quá trình
cải cách, Ấn Độ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài nhưng
Ấn Độ kiên quyết không chấp nhận những FDI ảnh hưởng đến môi trường hoặc có
nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, khuyến khích các FDI xanh. Đây chính là bài
học kinh nghiệm cho sự phát triển bền vững đối với các nước phát triển.
Tuy nhiên, so với Trung Quốc và Việt Nam, việc thực hiện chính sách xã hội
song song với các chính sách kinh tế cũng chưa được triển khai mạnh mẽ như những
cam kết của các Thủ tướng trong quá trình tranh cử, những chiến lược cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp Dalit chưa đạt được như
mong muốn. Chính vì thế, xã hội Ấn Độ vẫn tồn tại những vấn đề hết sức phức tạp
như sự phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh HIV/AIDS, tình trạng tham nhũng, trộm cắp,
hiếp dâm, giáo dục vẫn nặng về thi cử nên dẫn đến vấn đề tiêu cực trong thi cử...Đây
chính là bài học mà các nước đang phát triển cần rút kinh nghiệm, những vấn đề còn
bất cập trong quá trình phát triển đất nước. Mục đích của bất kỳ quốc gia nào khi
muốn phát triển đều mong muốn mang lại công bằng, bình đẳng cho người dân.
Quốc gia chỉ phát triển thực sự khi chất lượng cuộc sống của dân được nâng cao và
sự phát triển ấy muốn bền vững thì các vấn đề xã hội phải được giải quyết triệt để.
Sáu là, chiến lƣợc đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Trình độ phát triển nguồn nhân lực là thước đo sự phát triển của một quốc gia. Mặc
dù là một nước nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành được độc lập năm 1947 nhưng Ấn
Độ đã hiểu được xu thế phát triển của thế giới, đó là sự phát triển như vũ bão của các
cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức. Ấn Độ đã
đi tắt, đón đầu, đưa ra các chiến lược tập trung vào nền kinh tế tri thức, đầu tư vào
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đây là yếu tố quan trọng góp phần vào
thắng lợi trong công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc.
145

Cũng giống như Singapore, Philippines, sau khi giành được độc lập từ đế quốc,
hiểu được xu thế của thời đại, Ấn Độ đ y mạnh phát triển tiếng Anh, trở thành một
trong hai ngôn ngữ chính tại quốc gia đa ngôn ngữ này. Ấn Độ từng bước đưa tiếng
Anh trở thành ngôn ngữ giảng dạy chính thức tại các trường đại học. Tất cả các tài
liệu nghiên cứu đều được xuất bản bằng tiếng Anh... Việc quốc gia hóa ngôn ngữ
này đã giúp Ấn Độ hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, Ấn
Độ đầu tư vào phát triển giáo dục bậc cao, họ thay đổi triết lý giáo dục là việc dạy và
học trong các trường đại học phải gắn với thực ti n, với nhu cầu của xã hội. Ví dụ,
mô hình giáo dục tại hai trường đại học: Lovely Professional University (LPU) và
Đại học Chandigarh University (CU), bang Punjab của Ấn Độ; Nhà trường phối hợp
với các công ty hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin như IBM, Oracle, MSC
software, Hewlett Packard Enterprise (HPE)...để đào tạo chuyên sâu cho sinh viên
ngành IT, đi sâu vào phần các dự án ứng dụng, phát huy tính sáng tạo cho sinh viên
trong công việc thực ti n. Khoa Du lịch của trường LPU có khách sạn để sinh viên
trực tiếp làm việc từ quản lý, phục vụ... Như vậy giáo dục Ấn Độ tập trung theo
hướng chuyên biệt hóa và đầu tư tập trung. Ngân sách giáo dục đại học của Chính
phủ tập trung đầu tư cho những trung tâm nghiên cứu và đào tạo đại học lớn có đẳng
cấp quốc tế như Viện Y học Ấn Độ, Viện Khoa học Ấn Độ tại Bangalore và Viện
Kỹ thuật Ấn Độ. Những trung tâm nghiên cứu lớn này đã góp phần tạo đà đưa Ấn
Độ nhanh chóng kết nối với nền kinh tế tri thức toàn cầu. Các trường đại học lớn của
nước này thường cho sinh viên sang thực tập tại Mỹ vào mùa hè, đồng thời mở cửa
nhận tài trợ từ các công ty xuyên quốc gia như Sun Microsystems, Cisco, Volvo và
Ford... Với những bước tiến liên tục, giáo dục đại học Ấn Độ ngày nay được thừa
nhận là cái nôi của nguồn nhân lực có kỹ năng, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và
công nghệ. Quốc gia Nam Á này còn nổi tiếng là trung tâm đào tạo quản lý và cố
vấn ngân hàng có chất lượng được các ngân hàng quốc tế săn đón. Ấn Độ không chỉ
là nơi sinh sản nhiều chuyên gia phần mềm đang làm việc tại thung lũng Silicon
(Mỹ). Chính phủ hiện nay quan tâm đến hệ thống giáo dục bậc cao, Ấn Độ có 342
trường đại học, 13 viện tầm cỡ quốc gia, 17.000 trường cao đẳng và 887 trường dạy
nghề. Chính phủ của Thủ tướng N.Modi đang triển khai chiến lược đào tạo kỹ năng
146

cho 400 triệu lao động trẻ trong vòng 7 năm với kỳ vọng Ấn Độ sẽ trở thành nước
xuất kh u nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh bậc nhất thế giới.
Có thể khẳng định rằng, Ấn Độ đạt được những thành tựu đáng kể trong quá
trình củng cố và bảo vệ dân tộc thời kỳ sau chiến tranh lạnh đến nay là nhờ vào
nguồn nhân lực được đào tạo tốt về kỹ năng nghề nghiệp với trình độ tiếng Anh giỏi
đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế toàn cầu hóa. Từ bài học này, các nước phát
triển cần hiểu được vai trò tiên quyết của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự
phát triển của một quốc gia, đưa ra những chiến lược phù hợp để phát triển nguồn
lao động có chất lượng tại chỗ vừa giải quyết được lao động việc làm cho dân tộc
mình vừa đáp ứng được tính cạnh tranh toàn cầu.
Tiểu kết chƣơng 4
Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến
năm 2015 với những nét riêng, độc đáo mang đậm tính dân chủ đã gặt hái được
những thành tựu đáng kể, đưa Ấn Độ trở thành một quốc gia có tầm ảnh hưởng trên
vũ đài quốc tế. Bên cạnh những thành tựu, cường quốc mới nổi này đang phải đối
mặt với những thách thức cả từ nội bộ đất nước và bên ngoài do những đặc điểm về
địa lý, văn hóa mang lại. Để bảo vệ được độc lập dân tộc bền vững, vươn tới đạt
được khát vọng làm chủ thế giới, Ấn Độ cần có những chính sách phù hợp giữa ổn
định chính trị nội bộ với tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và giải quyết tốt
các vấn đề xã hội vốn đã tồn tại trong xã hội mà không phải một sớm một chiều có
thể giải quyết được. Một dân tộc chỉ độc lập thực sự khi biên giới lãnh thổ được
toàn vẹn, người dân có cuộc sống dân chủ, công bằng, bình đẳng, được hưởng các
chính sách an sinh xã hội tốt, hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần. Từ những bài
học về thành công và chưa thành công của Ấn Độ, các nước phát triển có những
tham chiếu để rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội của quốc gia mình để cùng phát triển, xây dựng một thế giới hòa
bình, hữu nghị và phồn vinh.
147

KẾT LUẬN
Từ quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm
1991 đến năm 2015, luận án rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ trong giai
đoạn này di n ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước Ấn Độ có
nhiều biến động phức tạp với những thuận lợi và thách thức đan xen. Chiến tranh
lạnh kết thúc, trật tự thế giới thay đổi căn bản với những xu thế thuận lợi cho hòa
bình, hợp tác và phát triển. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công
nghệ, xu thế toàn cầu hóa, sự cạnh tranh, hợp tác và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia ngày càng di n ra mạnh mẽ. Xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ vẫn
tiếp tục di n ra ở nhiều nơi song hợp tác vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội vẫn là xu thế lớn chi phối đời sống chính trị thế giới. Tuy nhiên, khu vực
Nam Á nói chung và Ấn Độ nói riêng vẫn phải đối mặt với những bất ổn về an ninh -
chính trị do mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tư tưởng chính trị. Những mâu thuẫn về
biên giới với các nước láng giềng Pakistan và Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được.
Tình hình kinh tế của Ấn Độ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng kéo theo những bất
ổn về mặt xã hội khiến cho vị thế của Ấn Độ suy giảm trên bản đồ chính trị thế giới.
Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ vận động trong tình
hình mới đòi hỏi các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ phải có
những quyết sách cải cách phù hợp để phát triển đất nước.
Thứ hai, quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ được triển
khai quyết liệt bằng sự điều chỉnh các chính sách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị -
ngoại giao, an ninh - quốc phòng, văn hóa - xã hội, trong đó lấy cải cách kinh tế làm
trọng tâm. Một điều đặc biệt là qua các đời lãnh đạo khác nhau nhưng các chính sách
được thực hiện xuyên suốt có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện cụ
thể của từng thời kỳ nhưng vẫn giữ nguyên bản chất và mục tiêu chung vì lợi ích
quốc gia dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền đất nước, tạo môi trường hòa
bình, ổn định trong nước, khu vực và thế giới. Chính vì thế, sự nghiệp củng cố và bảo
vệ độc lập giai đoạn 1991 - 2015 có tính kế thừa những thành tựu và khắc phục được
những hạn chế một cách kịp thời của từng chính sách mang lại những kết quả to lớn
148

trên mọi mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa..., vị thế trên trường quốc tế của Ấn Độ
được khẳng định, Ấn Độ ngày càng có uy tín, vai trò trong việc giải quyết các vấn đề
quốc tế và khu vực ngày càng được nâng cao. Các cường quốc trên thế giới đều phải
tính đến yếu tố Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của mình.
Thứ ba, mặc dù di n ra trong bối cảnh thế giới phức tạp, mối quan hệ giữa
các nước lớn chi phối chủ yếu đến quan hệ quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh lạnh,
nhưng Ấn Độ củng cố và bảo vệ độc lập theo cách riêng của mình. Đó là tính độc
lập, sáng tạo, không rặp khuôn máy móc. Về kinh tế, có thể nói Ấn Độ đã đi trước
đón đầu trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn vừa mang lại hiệu quả
kinh tế cao lại vừa khẳng định được hình ảnh của mình trong thế giới toàn cầu. Đầu
tư phát triển giáo dục bậc cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với khả
năng chuyên môn, tiếng Anh và các kỹ năng làm việc cần thiết có thể cạnh tranh
được trên toàn thế giới là một quyết sách đúng đắn của Ấn Độ. Về an ninh - quốc
phòng, mặc dù tiềm lực kinh tế hạn hẹp, người dân vẫn sống trong cảnh đói nghèo
nhưng chính phủ giành một khoản ngân sách lớn cho việc phát triển vũ khí hạt nhân
và tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền đất nước. Về chính trị - an
ninh, Ấn Độ chọn con đường không liên kết, giải quyết mọi vấn đề thông qua hòa
bình, đàm phán, không muốn dùng vũ khí hạt nhân để gây chiến tranh nhưng sẵn
sàng đối phó với bất kỳ một đối thủ nào xâm phạm đến chủ quyền, lãnh thổ và lợi
ích quốc gia dân tộc, trong đó vai trò cá nhân của các lãnh tụ là rất quan trọng. Qua
hơn 25 năm qua, đất nước được điều hành bởi các nhà lãnh đạo khác nhau, có thể
đến từ Đảng Quốc đại hay Đảng Nhân dân, nhưng họ đều giữ được tư tưởng cốt lõi
của một dân tộc hòa hiếu, luôn lấy tư tưởng “bất bạo động” của người Cha già dân
tộc M.Gandhi và vị Thủ tướng đầu tiên Nehru làm nền tảng cho mọi chính sách.
Trong mỗi bài phát biểu của mình tại các buổi l ngày độc lập, những người đứng
đầu chính phủ đều nhắc lại vai trò của M.Gandhi và Thủ tướng Nehru đối với sự
nghiệp độc lập của đất nước và nhấn mạnh rằng việc củng cố và bảo vệ độc lập dân
tộc không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ mà là của mỗi người dân Ấn Độ. Nó là
sự nghiệp lâu dài và trường kỳ. Những thành công bước đầu của công cuộc củng cố
149

và bảo vệ độc lập dân tộc như là món quà mà người dân Ấn Độ muốn dâng lên vị
Cha già dân tộc của mình.
Thứ tư, sức mạnh mềm được Ấn Độ sử dụng hiệu quả trong quá trình củng
cố và bảo vệ độc lập dân tộc. Là một cái nôi văn minh của nhân loại, với những nét
văn hóa đặc sắc, Ấn Độ đã biết khai thác triệt để yếu tố này để làm nên sự thành
công của đất nước. Với chính sách ngoại giao văn hóa, Ấn Độ không chỉ mang văn
hóa của đất nước họ đến với thế giới mà còn thu hút cả thế giới đến với Ấn Độ
thông qua các cuộc hành hương, giao lưu trao đổi các hoạt động về văn hóa. Từ đó,
ngành kinh tế dịch vụ, dịch lịch của họ phát triển góp phần không nhỏ vào sự
nghiệp xây dựng kinh tế đất nước. Quan trọng hơn, với giá trị nhân văn cốt lõi của
văn hóa Ấn Độ đặc biệt là Phật giáo, Yoga, Ấn Độ đang thực hiện được mong
muốn trở thành thủ lĩnh tinh thần của thế giới, truyền bá những giá trị tinh thần cho
thế giới trong bối cảnh phức tạp bạo loạn như hiện nay.
Thứ năm, mặc dù trong những năm gần đây Ấn Độ đang càng ngày càng
khẳng định vị trí của mình trên bản đồ thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế, sức
mạnh quân sự, những thành tựu vượt bậc về công nghệ vũ trụ... nhưng sự nghiệp
củng cố và bảo vệ dân tộc của Ấn Độ, theo tác giả, là chưa thực sự trọn vẹn và bền
vững. Căng thẳng về biên giới với Trung Quốc và Pakistan ngày càng gia tăng ảnh
hưởng đến độc lập về chủ quyền lãnh thổ và hòa bình trong khu vực; với những tác
động của các dự án FDI, Ấn Độ đang phải đối mặt với vấn đề ô nhi m môi trường
nghiêm trọng; tốc độ kinh tế phát triển nhanh nhưng bình quân thu nhập đầu người
còn thấp, sự phân hóa giàu nghèo vẫn còn rất lớn, dịch bệnh gia tăng, đời sống của
người dân các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn thiếu thốn; vấn đề về an ninh
năng lượng... Vì vậy, chính phủ Ấn Độ cần phải có những chiến lược trung hạn và
dài hạn để phát triển đất nước. Song song với phát triển kinh tế, giải quyết các vấn
đề tồn tại mang tính lịch sử với các nước láng giềng, Chính phủ cần quan tâm hơn
nữa đến các chính sách an sinh xã hội để sự nghiệp củng cố và bảo vệ độc lập mang
lại ý nghĩa thiết thực cho nhân dân.
Thứ sáu, sự nghiệp củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ là cơ sở,
tạo động lực cho các nước đang phát triển phát huy sức mạnh dân tộc để vươn lên
150

xây dựng và củng cố nền độc lập dân tộc. Những thành công và những hạn chế từ
Ấn Độ sẽ là bài học kinh nghiệm cho các quốc gia này học hỏi, tham chiếu để chọn
cho mình một con đường củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc riêng. Bởi thực tế cho
thấy rằng, mỗi quốc gia có những điểm xuất phát khác nhau, điều kiện lịch sử khác
nhau, bản sắc dân tộc cũng khác nhau, vì vậy không có một mô hình nào là tuyệt
đối hay một công thức chung có thể ứng dụng cho tất cả các quốc gia. Song với
những minh chứng về quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn
Độ, các nước đang phát triển sẽ lựa chọn những yếu tố tích cực, những thế mạnh
của quốc gia mình, đồng thời phải tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để
triển khai các chiến lược phát triển đất nước. Trong đó, niềm tin của nhân dân đối
với các nhà lãnh đạo, với Đảng cầm quyền trong sự nghiệp xây dựng đất nước là vô
cùng quan trọng.
151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguy n Văn Dương (2014), Vai trò của Ấn Độ trong Phong trào Không

liên kết, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 4.

2. Nguy n Văn Dương (2014), Quan hệ chính trị, an ninh giữa Ấn Độ -

Trung Quốc sau Chiến tranh lạnh đến nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4.

3. Nguy n Văn Dương (2017), Kinh nghiệm về củng cố và bảo vệ độc lập

dân tộc trong bối cảnh mới từ Cộng hòa Ấn Độ, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử,

ngày 05/7/2017.

4. Nguy n Văn Dương (2017), Quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng

trong bảo vệ độc lập, chủ quyền của Ấn Độ từ năm 1991 đến nay, Tạp chí Lý luận

chính trị điện tử, ngày 31/8/2017.

5. Nguy n Văn Dương (2017), Ấn Độ nỗ lực bảo tồn và đ y mạnh quảng bá

văn hóa, Tạp chí đối ngoại, số 95 (tháng 9).


152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu tiếng Việt
1. Anjana Mothar Chandra (2010), 5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ, NXB
Văn hóa - thông tin, Hà Nội.
2. Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ
XX- một cách tiếp cận, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội
3. Ngô Xuân Bình (2013), Những vấn đề kinh tế - chính trị cơ bản của Ấn Độ
thập niên đầu thế kỷ XXI và dự báo xu hướng đến năm 2020, NXB Từ điển
bách khoa, Hà Nội.
4. Ngô Xuân Bình (chủ biên) (2012), Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong
bối cảnh mới, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
5. Ngô Xuân Bình (2016), ” Xung đột và giải quyết xung đột trong quan hệ Ấn Độ -
Pakistan từ đầu thế kỷ 21 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số
08, tr 1-7.
6. Nguy n Tuấn Bình (2017), Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 – 2011), Luận
án tiến sỹ lịch sử thế giới, Đại học Khoa học, Đại học Huế.
7. Bộ Ngoại giao (2002), Quan hệ Ấn Độ - Pakistan và tác động đến an ninh khu
vực Nam Á, Đề tài cấp Bộ.
8. Nguy n Viết Chung (1956), Ấn Độ một cường quốc thế giới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
9. Lê Thế Cường (2011), Quan hệ Ấn Độ - Liên Xô từ 1947 đến 1991, Luận án
tiến sĩ lịch sử, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Nguy n Văn Dương (2014), “Vai trò của Ấn Độ trong phong trào Không liên
kết”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 5.
11. Nguy n Văn Dương (2014), “Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ trên lĩnh vực
chính trị , an ninh”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5.
12. Luận Thùy Dương (2007), “Ấn Độ trong những thập niên đầu thế kỷ XXI”,
Hội thảo khoa học: Sự nổi lên của Ấn Độ và triển vọng quan hệ Việt Nam - Ấn
Độ, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
Hà Nội.
13. Hoàng Thị Điệp (2006), Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ
153

năm 1986 đến năm 2004, Luận án tiến sĩ, Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
14. Đỗ Đức Định (1999), 50 năm kinh tế Ấn Độ, NXB Thế giới, Hà Nội.
15. Đỗ Đức Định(2010), Giáo trình kinh tế Ấn Độ, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
16. Ngô Minh Đức, Ngô Minh Trung (2017), “Quan hệ thương mại hàng hóa Ấn
Độ - ASEAN: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu
Á, số 1, tr1-12.
17. Edward Luce (2013), Nghịch lý Ấn Độ: Bất chấp thần thánh Ấn Độ trỗi dậy”,
NXB Tri thức, Hà Nội.
18. Đinh Văn Hà (2012), Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau Chiến tranh lạnh (1961
- 2010), Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
Đại học quốc gia Hà Nội.
19. Trần Xuân Hiệp (2016), “Sự trỗi dậy của Ấn Độ: Xu hướng và tác động”, Tạp
chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 02, tr 1-11.
20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Ấn Độ (2017), “Sức
mạnh mềm Ấn Độ và Sức mạnh mềm Việt Nam trong bối cảnh khu vực hóa,
toàn cầu hóa”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế.
21. Nguy n Thế Hồng (2014), “Tranh chấp biên giới trong quan hệ Ấn Độ - Trung
Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 12, tr 8-17.
22. Nguy n Cảnh Huệ (2002), “Ấn Độ - những thành tựu của công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước từ 1947 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (4),
tr. 73-80.
23. Nguy n Cảnh Huệ (2001), “Vài nhận xét về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ
1945 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (6), tr. 61-63.
24. Minh Huệ (2015), “Chính sách của Ấn Độ đối với nông nghiệp, nông dân và
kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí cộng sản online, ngày
11/6/2015, tại trang http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-
su-kien/2015/33776/Chinh-sach-cua-An-Do-doi-voi-nong-nghiep-nong-dan-
va.aspx, [truy cập ngày 15/7/2017].
25. Nguy n Thu Hương (2001), “Về vị trí của Ấn Độ trên trường quốc tế (thời kỳ
154

1947-1997)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (6), tr. 50-53.
26. Lưu Thị Mai Hương (2013), Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế
kỷ XXI, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
27. Nguy n Thừa Hỷ (1986), Ấn Độ qua các thời đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
28. Bùi Thị Hương Giang (2012), Quan hệ chính trị Ấn Độ - Pakistan từ năm
2001 - 2010, Luận văn thạc sỹ lịch sử, Trường Đại học sư phạm, Thành phố
Hồ Chí Minh.
29. Nguy n Hoàng Giáp, Mai Hoài Anh và Ngô Phương Anh (2013) Cạnh tranh
chiến lược ở khu vực Đông Nam Á giữa một số nước lớn hiện nay, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
30. Nguy n Hoàng Giáp, Nguy n Thị Quế và Mai Hoài Anh (2015), Mối quan hệ
giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, NXB Lý luận
chính trị, Hà Nội.
31. Nguy n Công Khanh (1993), “Quan điểm dân tộc của J. Nehru trong sự
nghiệp đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước Cộng hòa Ấn
Độ”,Thông báo khoa học các trường đại học, chuyên đề sử học, Bộ Giáo dục
và đào tạo, Hà Nội, tr. 105-109.
32. Nguy n Công Khanh (2001), Jawaharlal Nehru tiểu sử và sự nghiệp, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
33. Trần Khánh (Cb) (2014), Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở
Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh, NXB Thế giới, Hà Nội.
34. Đinh Trung Kiên (1995), Ấn Độ hôm qua và hôm nay, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
35. Nguy n Văn Lịch (2014), “Quan hệ Nga - Ấn Độ trong năm 2013”, Tạp chí
Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 06, tr 17-24.
36. Thái Văn Long (2006), Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu
thế toàn cầu hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Trần Hoàng Long (2016), “Quan hệ chính trị - an ninh Ấn Độ và Nhật Bản
năm 2015, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á”, số 06, tr 9-16.
155

38. Trần Thị Lý (2000), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991
đến nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á,
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia.
39. Michael Nicholson (2000), Mahatma Gandhi: Người đã giải phóng Ấn Độ và
dẫn dắt thế giới vào cuộc đổi thay bất bạo động, Thủy Nguyên dịch, NXB
Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh.
40. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Tập 4, tr 258, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
41. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Tập 5, tr 146, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Vũ Dương Ninh (CB), Phan Văn Ban, Đinh Trung Kiên và Nguy n Công
Khanh (1996), Lịch sử Ấn Độ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
43. Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý (CB) và cộng sự (1997), Ấn Độ xưa và nay, NXB,
Khoa học xã hội, Hà Nội.
44. Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội.
45. Nguy n Thị Quế, Đặng Đình Tiến (2017), Chính sách đối ngoại của Ấn Độ
những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
46. Phạm Thái Quốc (2013), Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy: Tác động và đối sách
của các nước Đông Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
47. Phạm Thái Quốc (Cb) (2008), Nghiên cứu so sánh tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc và Ấn Độ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
48. R.P. Dutt (1960), Ấn Độ hôm nay và ngày mai, NXB Sự thật, Hà Nội.
49. Phan Văn Rân, Nguy n Hoàng Giáp (2010), Chủ quyền quốc gia dân tộc trong
xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia ,
Hà Nội.
50. Robyn Meredith (2009), Voi và Rồng: Sự nổi lên của Ấn Độ, Trung Quốc và ý nghĩa
của điều đó đối với tất cả chúng ta, Nguy n Kiều Anh, Đinh Trọng Minh, Hoàng
Thu Quỳnh, Nguy n Kim Thoa dịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Nguy n Ngọc Sinh, Vũ Văn Lưu (1989), “Nehru - Ấn Độ và thời đại”, Tạp chí
Quan hệ quốc tế, (11), tr. 12-13.
52. Phạm Minh Sơn (2008), Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế
giới, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
156

53. Phạm Minh Sơn, Nguy n Thị Quế và Mai Hoài Anh (2015), “Hoạt động ngoại
giao công chúng của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu
Ấn Độ và Châu Á, số 12, tr 1-8.
54. Nguy n Trường Sơn (2014), Quan hệ của Ấn Độ với Đông Á sau Chiến tranh
lạnh, Luận án tiến sĩ lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại
hội quốc gia Hà Nội.
55. Nguy n Trường Sơn (2015), Hướng về phía Đông - Một chiến lược lớn của
Ấn Độ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Sudhir Devare (2015), Ấn Độ và Đông Nam Á: Hướng đến nền an ninh chung,
Lê Thị Sinh Hiền và Phạm Thị Ngọc Hiếu dịch, NXB Đại học quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh.
57. Tarun Das (Cb), Colette Mathur và Frank - Jurggen Richter (2013), Ấn Độ
sự trỗi dậy của một cường quốc, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
58. Võ Minh Tập (2016), “Sự phát triển thương mại của Ấn Độ từ năm 2000 đến
nay – thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á số 1.
59. Nguy n Anh Thái (CB) và cộng sự (1996), Lịch sử thế giới hiện đại, từ 1945
đến 1995, tập IV, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
60. Đào Tuấn Thành (2001), Đảng Quốc Đại với cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị
(1916-1920), Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
61. Tôn Sinh Thành (2001), “Vài suy nghĩ về tư duy đối ngoại của Ấn Độ”, Tạp
chí Nghiên cứu Đông Nam Á (6), tr. 46-49.
62. Văn Ngọc Thành (2014), “Giá trị tham khảo của cuộc cải cách ở Ấn Độ (từ
1991 đến nay) và bài học đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và
Châu Á, số 3, tr8 - 22.
63. Thông tấn xã Việt Nam, Các vấn đề quốc tế, Tài liệu tham khảo đặc biệt,
tháng 6/2013, tr.18. trích nguồn trang 140, năng lượng
64. Thông tấn xã Việt Nam: “Ấn Độ đặt mua 56 máy bay vận tải quân sự của hãng
Airbus”, ngày 14/5/2015.
65. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 16/4/1992
66. Nguy n Thị Thy Thương (2014), “Hệ thống đẳng cấp và những hệ lụy trong
157

xã hội Ấn Độ hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 11, tr 6-13.
67. Trần Nam Tiến (cb), Nguy n Tuấn Khanh và Võ Minh Tập (2016), Ấn Độ
với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới, NXB Văn hóa Văn nghệ Tp.
Hồ Chí Minh.
68. Nguy n Đức Toàn (2014), Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa
Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh.
69. Lê Nguy n Hương Trinh (2005), Chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kỳ cải
cách, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. Nguy n Xuân Trung (2014), Hội nhập thông qua liên kết với các công ty
xuyên quốc gia: Phân tích so sánh Trung Quốc và Ấn Độ, Tạp chí Nghiên cứu
Ấn Độ và Châu Á, số 6, tr25-39.
71. Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ (2015), “Hợp tác phát triển Việt Nam, ASEAN -
Ấn Độ: Thực trạng và triển vọng”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
72. Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ (2016), “Việt Nam - Ấn Độ: Bối cảnh mới, tầm
nhìn mới”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Tập 1, NXB Lý luận chính trị.
73. Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ (2016), “Việt Nam - Ấn Độ: Bối cảnh mới, tầm
nhìn mới”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Tập 2, NXB Lý luận chính trị.
74. Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ (2017), “Việt Nam - Ấn Độ: Bối cảnh mới, tầm
nhìn mới”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Tập 2, NXB Lý luận chính trị.
75. Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ (2017), “Việt Nam - Ấn Độ: 45 năm quan hệ
ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tập 1, NXB Lý luận chính trị.
76. Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ (2017), “Việt Nam - Ấn Độ: 45 năm quan hệ
ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tập 2, NXB Lý luận chính trị.
158

77. Lục Minh Tuấn (2012), Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (giai đoạn
2001 – 2011), Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại
học quốc gia Hà Nội.
78. Trần Thị Thanh Vân (2010), Chính sách thực dân Anh ở Ấn Độ từ thế kỷ XVII
đến giữa thế kỷ XX, Luận án Tiến sỹ sử học, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.
79. Võ Xuân Vinh (2011), ASEAN trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ (Từ
1992 đến 2008), Luận án Tiến sĩ lịch sử , Viện Khoa học xã hội Việt Nam,
Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
80. Võ Xuân Vinh (2013), ASEAN trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
81. Will Durant (1971), Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nguy n Hiến Lê dịch, NXB
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu Tiếng Anh
82. ADB, Poverty in India, on page https://www.adb.org/countries/india/poverty,
[accessed 28 July 2017].
83. Andrew Mellor (1951), India since partition, Frederick A.Praeger Publisher,
New York.
84. Arthur Lall (1981), The emergence of modern India, Columbia unversity
Publisher, New York.
85. ASA& Associaties LLP (2015), A brief report on Iron and Steel industry in
India, on page
https://www.google.com.vn/search?q=72.+A+brief+report+on+Iron+and+Stee
l+industry+in+India+(2015)%2C+ASA%26+Associaties+LLP%2C+tr2.&oq=
72.+A+brief+report+on+Iron+and+Steel+industry+in+India+(2015)%2C+AS
A%26+Associaties+LLP%2C+tr2.&aqs=chrome..69i57.1419j0j7&sourceid=c
hrome&ie=UTF-8, [accessed date 20 August 2017] .
86. Avatar Singh Bhasin (2013), India’s foreign Relations - 2012 Documents,
Geetika, New Delhi.
87. Bahabani Sen Gupta (1997), “India in the Twenty – first Century”,
International affaires, No2.
88. Baldev Raj Nayar (2014), Globalization and India’s economic intergration,
159

Georgettown University, Washington DC.


89. BiPan Chandra (1987), India’s strugggle for Independence 1857 - 1947,
Penguin Books Publisher, India.
90. BiPan Chandra (2008), India after independence, Penguin Books Publisher, India.
91. Chietigj Bajpaee (2013), Reaffirming India’s South China Sea Credentials, on
page http://thediplomat.com/2013/08/reaffirming-indias-south-china-sea-
credentials/, [accessed 14 July 2017].
92. C Raja Mohan and Rishika Chauhan (2015), “Modi’s foreign Policy: Focus on
the Diaspora”, ISAS Working Paper, Institute of South Asian Studies, National
University of Singapore, tr4.
93. Daniel Twining (2015), India’s foreign policy toward East Asia and the
neighborhood under Modi: Implications for Europe, Freie Universitat
Publisher, Berlin.
94. David.A. Robinson (2011), India’s Rise as a Great Power, Future Directions
International, Australia.
95. Dhubajyoti Bhattacharjee (2016), “India’s Vision on Act East Policy”, at the
National Seminar on India’s Act East Policy: Problems and Prospects in
North East India.
96. EMIS (2015), Mining sector India, on page
tr5....https://www.emis.com/sites/default/files/EMIS%20Insight%20-
%20India%20Mining%20Sector%20Report.pdf, [accessed 5 August 2017].
97. Global Sercurity Organisation (2017), Military Budget, on page
thttp://www.globalsecurity.org/military/world/india/budget.htm, [[accessed
25 August 2017].
98. Government of India (2015), Economic Survey 2014-2015, Volume II, p53, on
page, http://indiabudget.nic.in/survey.asp, [accessed 5 August 2017].
99. Government of India (2015), Service Sector 2015, on page
,http://indiabudget.nic.in/es2015-16/echapvol2-07.pdf, [accessed 10 August 2017].
100. Goverment of India (2005), Inaugural Address By Dr. Manmohan Singh at
National KVK Conference, on page
160

http://archivepmo.nic.in/drmanmohansingh/speech-details.php?nodeid=204 ,
[accessed 20 July 2017].
101. Government of India (2017), Narendra Modi’s Independence Day speech
from Red Fort: Full text, on page
http://www.pmindia.gov.in/en/news_updates/pms-address-to-the-nation-from-
the-ramparts-of-the-red-fort-on-the-71th-independence-
day/?comment=disable, [accessed 24 August 2017].
102. Government of India (1998), Prime Minister Shri Atal Bihari Vajpayee’s
Independence Day Address, on page http://archivepmo.nic.in/abv/speech-
details.php?nodeid=9238, [accessed 20 July 2017].
103. Government of India, Planning commissions, on page
http://planningcommission.nic.in/, [accessed 5 July 2017].
104. . Government of India (2015), Department of Space, Mars Orbiter
Mission, Annual Report 2014-2015, on page
http://www.isro.gov.in/sites/default/files/pdf/AR2014-15.pdf, [accessed
20 August 2017].
105. Government of India (2007), PM's Independence Day Speech, on page
http://archivepmo.nic.in/drmanmohansingh/speech-
details.php?nodeid=551, [accessed 6 January 2018].
106. Government of India (2006), PM's Independence Day Speech , on page
http://archivepmo.nic.in/drmanmohansingh/speech-
details.php?nodeid=353, [accessed 6 January 2018].
107. Gurcharan Das (2006), The India Model, on
pagehttps://www.foreignaffairs.com/articles/asia/2006-07-01/india-model,
[accessed 17 July 2017].
108. Harish Kapur (2013), Foreign policies of India’s Prime Ministers, Lancer
Publisher, USA.
109. Hurmann Kulke and Dietmar Rothermund(1998), A history of India, Routledge
Publisher, London and New York.
110. Ian Hall (2014), The Engagement of India, Strategies and Responses,
Georgetown University, Washington DC.
112. IBEF, IT & ITeS Industry in India, on page
161

https://www.ibef.org/industry/information-technology-india.aspx, [accessed
10 August 2017].
113. India government budget, on page
https://tradingeconomics.com/india/government-budget, [truy cập ngày
24/8/2017].
114. India Energy Outlook,tr 39, on page
http://www.worldenergyoutlook.org/media/weowebsite/2015/IndiaEnergyOutl
ook_WEO2015.pdf, [accessed 15 August 2017].
115. Indo-German Investment and Cooperation, Annual Review 2015, on page
http://indien.ahk.de/fileadmin/ahk_indien/Bilder/2015_News_and_Info/econo
mic_news/collab_-_global.pdf, [accessed 25 August 2017].
116. IMF (2016), World Economic Outlook Database April 2015 - Report for
selected countries and subject.
117. Ishita Banerjee-Dube (2014), A history of modern India, Cambrigde University Public.
118. Isabelle Saint-Mézard (2006), Eastward Bound: India’s New Positioning in
Asia, Manohar Publishers and Distributors, India.
119. Ishmeet Singh, Navjot Kaur , Contribution of Information technology in
growth of Indian Economy, International journal of Research – Granthalayah,
on page
http://granthaalayah.com/Articles/Vol5Iss6/01_IJRG17_A06_327.pdf,
[accessed 25 July 2017].
120. Jakub Zaiaczkowski, Jivanta Schottli, Manish Thapa (2014), India in the
Comtemporary World: Policy, Economy and International Relations,
Routledge – Taylor & Francis Group, New Delhi.
121. Japan’s ODA Data for India, https://www.mofa.go.jp/files/000142555.pdf
[accessed 10 August 2017].
122. Jasjit Signh (2012), India – Russia Relations, KW Publishers Private Limited,
New Delhi.
123. J.N. Dixit(2001), India’s Foreign Policy and Its Neighbours, Gyan Publisher,
New Delhi, India.
124. J.Nehru (1987), India’s Foreign Policy, Publication Division, New Delhi.
125. J.Nehru (1980), India Today and Tomorrow, Readings from India, India
162

Council for Cultural Relations, New Delhi, p.p. 93-101.


126. Jonal Blank, Jenifer D.P.Moreney, Angel Rabasa and Bonny Lin (2015), Look
East, Cross Black Waters: India’s interest in Southeast Asia, Rand
Corporation, Santa Monia, California.
127. Joseph S. Nye (2004), Soft Power: The Means to Success in World
Politics, Public Affairs, NewYork.
128. Josukutty C.A (2015), India – US Relations and Asian Rebalancing, New
Century Public, New Delhi.
129. Jason Miklian and Atul Misha (2016), The evolving domestic drivers of India
foreign policy, NOREF.
130. Khurram Abbas (2016) , Indian Military Buildup: Impact on Regional
Stability, Journal of Current Affairs Vol. 1, Nos.1&2: 123-137, on page
http://www.ipripak.org/wp-content/uploads/2016/12/Article-8_Khurram-
Abbas-29-Dec-2016.pdf, [accessed 25 August 2017].
131. Krishna, South China Sea is Property of World, on page
http://www.thehindu.com/news/national/south-china-sea-region-property-of-
world-says-krishna/article3287504.ece , [accessed 14 July 2017].
132. Matthew McCartney (2010), Political economy, growth and liberalisation in
India, 1991-2008, Routledge Publisher, London.
133. Ministry of External Affairs (Government of India) (2012), India – China
relations, on page https://www.mea.gov.in/Portal/ForeignRelation/China-
January-2012.pdf, [accessed 25 August 2017].
134. Ministry of External Affairs (Government of India) (2016), India - China
relations, on page
https://www.mea.gov.in/Portal/ForeignRelation/China_Jan_2016.pdf,
[accessed 25 August 2017].
135. Ministry of External Affairs (Government of India) (2013), India - Japan
relations, on page
https://www.mea.gov.in/Portal/ForeignRelation/Japan_Relations_-
_Jan_2013.pdf, tr 4, [accessed 23 August 2017].
163

136. Ministry of External Affairs (Government of India) (2016), India - Japan


relations, on page
https://www.mea.gov.in/Portal/ForeignRelation/Japan_Relations_13_12_2016
.pdf, tr 4, [accessed 23 August 2017].
137. Ministry of External Affairs (Government of India) (2015), India - Russia
relations, on page
https://www.mea.gov.in/Portal/CountryQuickLink/597_India-
Russia_Relations_October_2015.pdf, [accessed 22 August 2017].
138. Ministry of External Affairs (Government of India) (2016), India - Russia
relations, on page
https://www.mea.gov.in/Portal/ForeignRelation/India_Russia_Relation_DEC2
016.pdf, [accessed 22 August 2017].
139. Ministry of External Affairs (Government of India) (2016), India - US
relations, on page,
https://www.mea.gov.in/Portal/ForeignRelation/USA_15_01_2016.pdf, tr3,
[accessed 21 August 2017].
140. Ministry of External Affairs (Government of India) (2016), ASEAN -
India relations, on page http://www.mea.gov.in/aseanindia/20-years.htm,
[accessed 3 September 2017].
141. Ministry of Agriculture and Farmer Welfare (Government of India (2016),
State of India Agriculture 2015 -2016, on page
http://eands.dacnet.nic.in/PDF/State_of_Indian_Agriculture,2015-16.pdf,
[accessed 2 August 2017].
142. Ministry of External Affairs (Government of India) (2005), Independence Day
Address by Prime Minister Dr. Manmohan Singh, Red Fort, New Delhi, on page
http://mea.gov.in/Speeches-
Statements.htm?dtl/2657/Independence+Day+Address+by+Prime+Ministe
r+Dr+Manmohan+Singh+Red+Fort+New+Delhi, [accessed 6/01/2018].
143. Ministry of Agriculture & Farmers Welfare (Government of India) (2014),
After white revolution, India to launch blue revolution to boost fish
production, on page http://pib.nic.in/newsite/PrintRelease.aspx?relid=111173,
[ accessed 25 July 2017].
164

144. Ministry of Agriculture & Farmers Welfare (Government of India) (2014),


Hon’ble Prime Minister Shri Narendera Modi on 86th Foundation Day of
Indian Council of Agriculture Research.
145. Ministry of Communications of Information Technology (Government of
India) (2017), Annual Report 2015 -2016, on page
http://www.dot.gov.in/sites/default/files/2016_10_20%20ANL%28E%29%20
STT_0.pdf, [accessed 26 June 2017].
146. Mohit Anand (2009), “India – Asean Relations – Analysing Regional
Implications”, IPCS Special report, Institute of Peace and Conflict studies,
New Delhi.
147. Paul R. Brass (1994), The Politics of India since Independence, Cambridge
University Publisher.
148. Patryk Kugiel (2017), India’s soft Power: A new foreign policy strategy,
Routledge Publisher, New York.
149. Prakash Nanda (2014), India foreign policy under Modi, Volume 3, Institute
Australia – India, University of Melbourne.
150. Prakash Nanda (2003), Rediscovering Asia: Evolution of India’s Look East
Policy, Lancer Publishers & Distributors, New Delhi.
151. Ranendra Sen (2011), The Evolution of India’s Bilateral Relations with Russia,
ASPEN Institute India.
152. Rachael Hanna, Fighting corruption in India, Harvard Political Review, on
page http://harvardpolitics.com/world/fighting-corruption-in-india/,
[accessed 25 January 2018].
153. R.K.Radhakrishnan (2012), Kapilavastu relics to journey to Sri Lanka, The
Hindu, on page http://www.thehindu.com/news/international/kapilavastu-
relics-to-journey-to-sri-lanka/article3432211.ece, [accessed 19 July 2017].
154. Romesh Thapar (1956), India since transition, Current Book House,
Manchester.
155. Sandy A Gordon (2014), India’s rise as Asian power, Nation, Neighborhood
and Region, Georgettown University, Washington DC.
165

156. Sandra Destradi (2012), India foreign and security policy in South Asia:
Regional power strategies, Routledge Publisher, New York.
157. Sampath Kumar (2012), Recent reforms in education in India –
achievements and unfinished tasks International Journal of Social Science &
Interdisciplinary Research Vol.1 Issue 8 , on page
http://www.indianresearchjournals.com/pdf/IJSSIR/2012/August/8.pdf
[accessed 03 September 2017]
158. Sarvepalli Gopal (2014), Jawaharlal Nehru: A biograph - Vol 2: 1947 - 1956,
Vol 3: 1956 – 1964, Vintage Digital Publisher, London.
159. Sumit Ganguly (2010, India’s Foreign Policy: Retrospect and Prospect ,
Oxford University Publisher.
160. Sushmi Dey (2015), Yoga is our collective gift to humanity: PM Modi, The Time of
India, on page http://timesofindia.indiatimes.com/india/Yoga-is-our-collective-gift-
to-humanity-PM-Modi/articleshow/47762520.cms, [accessed 18 July 2017].
161. Symbiosis Institute of International studies (2014), “India’s look East - Act
East policy: a bridge to Asian neighbourhood”, International relations
conference, Symbiosis international university, India.
162. Swaroopa Lahiri (2017), "Soft power – a major tool in Modi’s foreign policy
kit”, Journal of South Asian Studies, No 05 (01), page 39 – 47.
163. The DNA, UN’s Decision to mark Yoga Day shows India’s soft power:
Sushma Swaraj, on page .http://www.dnaindia.com/india/report-un-s-decision-
to-mark-yoga-day-shows-india-s-soft-power-says-sushma-swaraj-2097735,
[accessed 10 July 2017].
164. The Indian Express (2014), Prime Minister Narendra Modi’s speech on 68th
Independence Day, on page https://indianexpress.com/article/india/india-
others/full-text-prime-minister-narendra-modis-speech-on-68th-independence-
day/, [accessed 10 July 2017].
165. The Indian Express (2017), What is India’s military strength? on page
http://indianexpress.com/article/what-is/what-is-indias-military-strength-
4748511/, [accessed 26 August 2017].
166

166. The Economics Times, Yogais India's soft power, says Prakash
Javadekar, on page http://articles.economictimes.indiatimes.com/2015-
06-21/news/63671818_1_international-yoga-day-yoga-session-asanas,
[accessed 21 June 2017].
167. The National Institute for Defense Studies (2015), India: The foreign and
Security policy under Modi government, East Asian Strategic Review 2015,
(Chapter 5), The Japan Times.
168. The Times of India (2017), International Yoga Day 2017: Everything about
Yoga Day, on page http://timesofindia.indiatimes.com/news/international-
yoga-day-2017-when-it-is-and-everything-about-yoga-
day/articleshow/59236763.cms, [accessed 18 July 2017].
169. The Tribune (2015), Soft power of Bollywood , on page
http://www.tribuneindia.com/news/editorials/soft-power-of-
bollywood/41700.html, [accessed 21 June 2017].
170. Trading Economics, India unemployment rate, on page
https://tradingeconomics.com/india/unemployment-rate, [accessed 25 August 2017].
171. Transparency International, Corruption perceptions index 2016, on page
https://www.transparency.org/news/feature/corruption_perceptions_index_201
6, [accessed 25 August 2017].
172. UNDP, Human Developmemt Index Report, on page
http://hdr.undp.org/en/composite/HDI, [accessed 15 July 2017]. Trích nguồn
trang 142 hid
173. Vivek Kaul (2012), How India grows at night while the government sleeps, on page
https://www.google.com.vn/search?q=How+India+grows+at+night+while+the+
government+sleeps&oq=ho&aqs=chrome.1.69i57j69i59l3j69i60j0.4537j0j8&s
ourceid=chrome&ie=UTF-8, [accessed 15 July 2017].
174. WEF, The Global Competitiveness Report 2015-2016, on page
http://reports.weforum.org/global-competitiveness-report-2015-2016/,
[accessed 28 July 2017].
175. WEF, The biggest economies, on page
https://www.weforum.org/agenda/2017/03/worlds-biggest-economies-in-2017,
[accessed 27 May 2018].
PHỤ LỤC
Phụ lục1: Tỉ lệ tăng trƣởng GDP của toàn ngành kinh tế và
GDP ngành nông nghiệp trong các kế hoạch 5 năm

(Nguồn: http://planningcommission.nic.in/ [100)

Phụ lục2: Sản lƣợng sữa, trứng, sợi len, thịt, cá


Sữa Trứng Sợi len Thịt Cá
Năm tài
(Triệu tấn) (Triệu
g (Triệu
khóa (Triệu tấn) (Triệu tấn)
quả) Kilogam)
2004-2005 92.5 45201 44.6 2.2 6305
2005-2006 97.1 46235 44.9 2.3 6572
2006-2007 102.6 50663 45.1 2.3 6869
2007-2008 107.9 53583 43.9 4.0 7127
2008-2009 112.2 55562 42.8 4.3 7616
2009-2010 116.4 60267 43.1 4.6 7998
2010-2011 121.8 63024 43.0 4.8 8231
2011-2012 127.9 66450 44.7 5.5 8666
2012-2013 132.4 69731 46.1 5.9 9040
2013-2014 137.7 74752 47.9 6.2 9574
2014-2015(P) 146.3 78484 48.1 6.7 10072
( Nguồn: http://eands.dacnet.nic.in/PDF/State_of_Indian_Agriculture,2015-16.pdf [156])
Phụ lục3: Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

(Nguồn:The biggest economies,


https://www.weforum.org/agenda/2017/03/worlds-biggest-economies-in-2017, [180] )
Phụ lục 4: Thâm hụt ngân sách Ấn Độ

Nguồn: https://tradingeconomics.com/india/government-budget,
Phụ lục 5: Tốc độ tăng trƣởng ngành công nghiệp và tỷ trọng ngành công
nghiệp trong tổng GDP của cả nƣớc
Giá trị sản
lƣợng: vạn Tỷ trọng ngành Tỉ lệ tăng trƣởng hàng
Năm tài chính Rupee tổng trong GDP năm
(theo giá cố định (%) (%)
2004-2005)
1990-91 372,360 27.63 7.33
1991-92 373,634 27.33 0.34
1992-93 385,647 26.77 3.22
1993-94 406,848 26.73 5.50
1994-95 444,122 27.42 9.16
1995-96 494,262 28.44 11.29
1996-97 525,864 28.03 6.39
1997-98 546,966 27.95 4.01
1998-99 569,656 27.28 4.15
1999-2K 603,631 26.87 5.96
2000-01 640,043 27.32 6.03
2001-02 656,737 26.57 2.61
2002-03 704,095 27.39 7.21
2003-04 755,625 27.20 7.32
2004-05 829,783 27.93 9.81
2005-06 910,413 27.99 9.72
2006-07 1,021,204 28.65 12.17
2007-08 1,119,995 28.74 9.67
2008-09 1,169,736 28.13 4.44
2009-10 1,276,919 28.27 9.16
2010-11 1,393,879 28.23 9.16
2011-12 1,442,498 27.51 3.49
2012-13 1,487,533 27.03 3.12

(Nguồn: Chính phủ Ấn Độ: https://data.gov.in)


Phụ lục 6:
Biểu đồ 1: Tỷ trọng ngành IT trong tổng GDP (đv: tỷ đô la Mỹ)

(Nguồn: http://granthaalayah.com/Articles/Vol5Iss6/01_IJRG17_A06_327.pdf[126])
Phụ lục 7: Tốc độ tăng trƣởng ngành dịch vụ và tỷ trọng ngành dịch vụ trong
tổng GDP của cả nƣớc
Giá trị sản lƣợng:
Tỷ trọng ngành Tỉ lệ tăng trƣởng hàng
vạn Rupee
Năm tài khóa tổng trong GDP năm
(theo giá cố định
(%) (%)
2004-2005
1990-91 573,465 42.55 5.19
1991-92 600,366 43.91 4.69
1992-93 634,549 44.05 5.69
1993-94 681,351 44.76 7.38
1994-95 721,140 44.52 5.84
1995-96 794,041 45.69 10.11
1996-97 853,843 45.51 7.53
1997-98 930,089 47.53 8.93
1998-99 1,007,138 48.24 8.28
1999-2K 1,119,850 49.85 11.19
2000-01 1,179,976 50.37 5.37
2001-02 1,261,158 51.02 6.88
2002-03 1,349,035 52.48 6.97
2003-04 1,457,797 52.48 8.06
2004-05 1,576,255 53.05 8.13
2005-06 1,748,173 53.74 10.91
2006-07 1,923,970 53.98 10.06
2007-08 2,121,561 54.45 10.27
2008-09 2,333,251 56.11 9.98
2009-10 2,578,165 57.09 10.50
2010-11 2,829,650 57.32 9.75
2011-12 3,061,589 58.39 8.20
2012-13 3,263,196 59.29 6.59

(Nguồn: Chính phủ Ấn Độ, https://data.gov.in/catalog/annual-growth-rate-

gdp-industry-origin-constant-prices,)
Phụ lục 8: Các đời Thủ tƣớng và Đảng cầm quyền của Cộng hòa Ấn Độ
từ 1991 đến nay

STT Tên các Thủ tƣớng Nhiệm kỳ Đảng cầm quyền Ghi chú

1 P. V. Narasimha Rao 1991-1996 Đảng Quốc đại Ấn Độ

16/5/1996-
2 Atal Bihari Vajpayee 1996 Đảng Bharatiya Janata
01/7/1996
Janata Dal 01/7/1996-
3 H. D. Deve Gowda 1996-1997
Mặt trận thống nhất 21/4/1997
Janata Dal 21/4/1997 -
4 Inder Ku Gujral 1997-1998
Mặt trận thống nhất 19/3/1998
Đảng Bharatiya Janata
5 Atal Bihari Vajpayee 1998-2004 Liên minh Dân chủ
Dân tộc
Đảng Quốc đại Ấn Độ
6 Dr. Manmohan Singh 2004-2014 Liên minh Tiến bộ
Thống nhất

7 Narendra Modi 2014 - nay Đảng Bharatiya Janata


Phụ lục 9: Các đời Tổng thống của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến nay

STT Tên các Tổng thống Nhiệm kỳ Ghi chú

1 Ramaswamy Venkataraman 1987 -1992

2 Shankar Dayal Sharma 1992 - 1997

3 Kocheril Raman Narayanan 1997 -2002

4 A.P.J. Abdul Kalam 2002 - 2007

5 Pratibha Patil 2007 - 2012

6 Pranab Mukerjee 2012 - 2017

7 Ram Nath Kovind 2017 - nay


Phụ lục 10
Prime Minister Shri Atal Bihari Vajpayee's Independence Day Address on
August 15, 1998
My dear Sisters, Brothers and Children,
I greet all of you on the occasion of the 51st Anniversary of our country’s
Independence. Half a century has passed still it appears as if it happened yesterday.
Pandit Jawaharlal Nehru had unfurled our beloved tricolour in the blue sky from
this very spot for the first time. Since then it has been a tradition to unfurl the
National flag from the historic Red Fort. I had never imagined that I shall have this
good fortune one day. It is a symbol of strength and potential of the Indian
democracy that the son of a school teacher hailing from the dusty and smoky
environs of a village has the privilege of unfurling the national tricolour from the
ramparts of Red Fort on this auspicious Independence Day.
We all know that independence did not come to us easily. On the hand, while tens
of thousands of our countrymen and women suffered in jails during the non-violent
freedom struggle under the leadership of Mahatma Gandhi, on the other hand,
thousands of revolutionaries sacrificed their lives on the gallows. We owe our
independence to these known and unknown martyrs and freedom fighter. Let all of
us together pay homage to them and take a pledge that we shall defend our freedom,
even if we have to sacrifice everything for this.
Our country has been subjected to foreign aggression. In this short period of 50
years, we had to face four aggressions. But we have safeguarded our independence
and integrity. The highest credit for this undoubtedly goes to our soldiers. Away
from their homes and dear ones, braving dangers all the time, they guard our
frontiers day and night. This is why we are always reassured about our security. Be
it the snowy expanse of Siachen with minus 32 degree Celsius temperature or the
thick forests of the North-East, the deserts of Kutch or Jaisalmer or the deep waters
of the Indian Ocean our troops are vigilant everywhere. On our behalf I greet all
these troops of the Army, the Air Force and the Navy and other security personnel.
While congratulating them we must say “Brave Soldiers, we are proud of you!”
The Forces need our support. Our farmers and labour force have strengthened the
second line of defence in the farms, the barns and the factories. We can never forget
this. Lal Bahadur Shastri had said: Jai Jawan, Jai Kisan. One is incomplete without the
other, unfulfilled without the other. I have added a new aspect to this Jai Vigyan!
Pokhran Test
We can neither develop nor defend the country in the 21st century with the
resources of the past century. We have to modernise our forces to enable them to
face and danger and safeguard our independence and integrity. With only this aim,
we conducted the nuclear tests on the 11th and 13th of May this year. The tests of
Pokhran were not the efforts of just one night. They were the results of years of
hard work on the part of our scientists, engineers, technicians and the defence
forces. I have only tried to further the work the foundation of which was credit by
Smt. Indira Gandhi. I was only a means. The credit for this great achievement goes
to our talented scientists and the hard work of our defence forces. I wish to heartily
congratulate all of them on this auspicious occasion of this Independence Day.
I am even grateful to all of you for extending your full support in this trying hour. With
a few exceptions every Indian, wherever he may be living, has welcomed this step.
Holding our head high that day we proudly proclaimed we are Indians. For that day in
Pokhran, the might of the Nation manifested itself along with nuclear energy.
I wish to make it clear right now that India has always been an ardent advocate of
peace and will always remain so. We know and want to see weapons for self-
defence only. We would never use atomic weapons for attacking anyone. Hence, we
have put a self-moratorium on any new nuclear tests. We ourselves proclaimed to
the world that we shall never be the first user of atomic weapons. We are doing it
neither under pressure nor fear of any one. We are doing it voluntarily because of
our firm belief in world peace and disarmament. Our dream is to see the world free
from nuclear weapons and we want to see this dream come true. Initially, some
countries did not appreciate our national security policy needs and doubted our
intention. Some of them imposed economic sanctions against us. But now the
situation is changing. The world is gradually appreciating the Indian viewpoint. We
have been able to make them understand our position. As a result, some of the
sanctions have begun to ease. We welcome this changing global attitude.
However, we also want to make one point clear. India is a great country and its
people are powerful. The brave people of our country are always ready to face any
danger to defend their honour. Our history bears testimony to this. No force on earth
can deflect us from our chosen path. I am saying this not out of arrogance but with
humility and self-confidence. We are willing to make any sacrifice to uphold the
unity, integrity and sovereignty of our country. We wish to improve relations with
our neighbours. We know that the easiest way to win a war is not to let it happen.
We are ready to hold talks with Pakistan on any subject, at any level and at anytime.
You all know that I have taken the initiative during the SAARC Conference in
Colombo. I am somewhat unhappy that we did not get the desired response. Still I
have not given up. I will make another effort at reviving the dialogue during the
Conference of the Non-Aligned countries in South Africa at the end of this month.
I believe that all problems of the world can be solved through talks. Therefore
whether it is Pakistan or China, we will endeavour to solve our mutual problems
through friendly talks. In the last few days terrorise activities have increased in
Jammu and Kashmir. The massacre in Himachal Pradesh appears to be part of a
bigger conspiracy. Such terrorist activities everyday, from across the border, are like
a proxy war. Government has taken these incidents very seriously. We are facing
them with all our might and we will not rest content until we have defeated these.
Time for Retrospection
Whether in personal or national life, the 51st anniversary is always a golden
opportunity to assess the past fifty years. It is also the time for retrospection and
preparation for a leap into the 21st century. While making an assessment we most
often commit mistakes, tend to undertake our achievements and magnify our
shortcomings which result in gloom.
Sometimes, I see a growing tendency of pessimism in the country. There may have
been aberrations here and there but things have not gone that bad so as to defy
solutions. Our scriptures say that only fools indulge in self-praise. But unnecessary
self-condemnation is also like suicide. I want that a realistic assessment of the last
fifty years should be undertaken.
National Integration and Secularism
When we attained Independence, some Western experts had forecast that we were unfit
for being a democracy and did not deserve freedom. They said we would soon
disintegrate. But, today, we can say with pride that we have not only safeguarded our
integrity and independence but have also shown to the world how the biggest
democracy can be governed. Almost all the countries which gained freedom along with
us have kept the democratic tradition alive. This is our 12th Lok Sabha and I am the
11th Prime Minister of India. We have seen over the years transformations taking place
from the tiniest village Panchayat to the Parliament. You all deserve credit for this.
Your political maturity in all these elections have baffled political pundits. I
congratulate you for this. Our democracy is safe as long as you remain vigilant.
On the occasion of the golden jubilee celebrations of our Independence, the Nation
has to address itself to the important fact that Independence, national integration,
democracy and secularism are complementary to each other.
We have to remain independent under all circumstances. An essential condition for
this is national unity. Democracy is necessary for national unity. Secularism and
democracy are inseparable parts of national unity. I and my Government are
committed to all these four elements.
We oppose communalism in any form. We will ensure full security of the minorities
and guarantee their participation in development. We should never forget that we
are the citizens of one country. The boundaries of this country extend from Ladakh
to Nicobar, from Garo Hills to Gilgit. Ours is a country whose civilisation and
culture is more than five thousand years old. Such a big country replete with
varieties of language, faith, living and food habits has resolved to achieve social
and economic justice within the framework of democracy. Simultaneously, we
cannot forget that we have to strive to rid this democracy of aberrations. Our
legislators behave in such a way in legislatures that even a schoolteacher would not
tolerate system of Governance through free debate. The opposition has the right to
criticise and Government has the right to plement. The opposition and the
Government are complementary to each other and adversaries.
Fearless and impartial voting has to be further strengthened. The electoral system
has to be reformed to free it from casteism, violence, money power and other ills so
that in the next century our system of governance is further refined.
Title of Food Providers
Once upon a time, this country was a land of prosperity. The situation deteriorated
and we began to be counted among the poor nations of the world. In the past few
years our farmers and agricultural workers have worked very hard to make the
country self-sufficient in foodgrain production. An army with an empty stomach
cannot fight and a hungry nation cannot have a restful sleep. Our farmers have
made the country self-sufficient to justify their being called Food Providers. I can
only pray to God that He shower happiness on the Food Providers.
There is a shadow of sorrow in this happiness. Today the condition of our Food
Providers has become difficult. I feel very pained that this year in some states some
farmers have had to commit suicide because they could not bear the burden of their
debts. I offer my condolences to the bereaved families. As a tribute to these farmers
I have taken a decision. The Crop Insurance scheme will be broadened, new crops
will be brought within its purview and its geographical reach will be creased.
A high-powered Commission will be formed to look into the real financial
condition of farmers and to improve their economic condition. I want to assure our
farmer brothers who are the backbones of the Nation that they will never suffer
under this Government.
Easy to Say, Hard to Achieve
In Orissa, hunger still stalks the people in places like Balangir, Kalahandi and
Koraput. It is unimaginable that even 50 years after independence some people are
still stalked by hunger. I have told the Planning Commission that the outlay on the
Employment Assurance Scheme in these areas should be doubled. My efforts will
be to ensure that no one dies of hunger. The country has made commendable
progress in business, industry and services. Some of our industries are making their
mark on the international scene. I congratulate all the workers, employees,
managers, industrialists and businessmen for this achievement.
But we know that this achievement is only a stepping stone. It is not the attainment
of the final goal which is to see the rise of India as an economic superpower. I know
that saying this is much easier than doing it. For this, We will need to follow the
path of hard work, establish high standards and depend on self-reliance. We will
have to produce goods of international standard, which can compete in the global
markets. Economic reforms will have to be speeded up. But we will not allow
others to take undue advantage of our liberalisation. We will implement
infrastructure projects with speed.
Swadeshi does not mean an inward looking policy. The word has become a global
village. Each one is dependent on the other. In this open market system we can use
our inner strength to stand up to global competition and I have faith that we will.
This 51st Independence Day is being celebrated not only in India but also round the
world. Every person of Indian origin in every country is celebrating this sacred
occasion with joy and enthusiasm. I give my good wishes to every person of Indian
origin round the globe on this occasion. In some countries our brothers and sisters
are watching it live on television.
Non-Resident Indians (NRIs) have brought strength to the economies of the nations
where they have settled. Now they have an opportunity to strengthen India’s
economy. We have floated the Resurgent India Bond (RIB). Non-Resident Indians
around the world are taking benefit of this opportunity. So far, the scheme has
brought in Rs. 5,000 crore. I am confident that Non-Resident Indians will take
further advantage of this scheme.
We will have to solve these problems. I know that all of you, especially our sisters,
are feeling the pinch of the rising prices of some commodities. I understand your
problem. Nature is to be blamed more for this than the Government. But I know that
by saying this your burden will not be lightened. The Finance Ministry and the State
Governments will work together to combat the price rise. I also ask for the
cooperation of traders. They should not indulge in hoarding or profit- making. We
will not hesitate in taking strong measures against such elements. I know that a
number of festivals are coming up in the next few days. My efforts will be able to
see that rising prices do not dampen your festive spirit.
Problem of Corruption
The country faces another problem that of corruption which is eating into the vitals
of the country like cancer. We have decided to fight it. We have begun the fight
from the top. I have not even left out the Prime Minister from the ambit of the Lok
Pal Bill, which was recently introduced in the Lok Sabha. This has made clear our
intentions to fight corruption at the highest level.
Along with this, we wish to fight corruption in the bureaucracy. Very soon, I will
initiate action to speed up work in the cell in the Prime Minister’s Office (PMO)
which is looking into corruption cases against officials. Removal of unemployment
is an important pledge in our National Agenda. It is affecting the lives of everyone.
Employment is the only way of fulfilling the basic needs of the people. Creation of
schemes for total employment is difficult, but not impossible. But basic needs and
services will have to be produced by the masses. Science and technology will have
to be applied for this.
Government has decided that ten crore people should get employment opportunities
over the next ten years. This means that every year one crore people should get
employment opportunities. A task force will be set up for this purpose and it will
present its report soon.
Reservation for Women
The status of women is a good indicator to judge the progress of a modern society.
We had promised to give women 33% reservation in Parliament and the
Assemblies. We are sorry that we have not been able to fulfill this so far. We have
already decided to provide free education to girls up to graduation levels. Now we
are going to take another major initiative. All girls at the primary level will be
provided books ins theircurriculum free of cost. This will cost Rs. 550 crore to the
Government.
Rajrajeshwari and Bhagyashree Yojana
A new Insurance Scheme, Rajrajeshwari will be started to provide women the
economic security. Another insurance scheme, Bhagyashree will be started for girls.
Both schemes will begin on Diwali Day this year. The premium for the scheme will
be Re. 1 per month. And the policyholder will be able to get Rs. 25,000 in case of
emergency. The full details will be announced soon.
Speed up Implementation of Reservation in Jobs
Reservation in jobs has already been provided to the Scheduled Castes, Scheduled
Tribes and Other Backward Classes. However, implementation of these provisions
is very slow. My Government’s efforts will be to speed up the implementation
process and to fill the reservation quotas as quickly as possible. The administration
will be made more sensitive and accountable to these classes.
National reconstruction Force
Youth power is the strength of the nation. It is also the future of the nation. Many
years ago I had read the words of Baba Amte ~Haath lage nirman mey, nahin
mangne, marne.~ (Use your hands to create, not to ask or hit). This is also our wish.
The young girls and boys of India do not have to extend their hands before anyone,
nor do they have to use their hands against anyone. They should only dedicate
themselves to the task of national reconstruction.
For this purpose, we have decided to form the National Reconstruction Force
(Rashtriya Punarnirman Vahini) which will involve youth from 18 to 35 years of
age. This force will focus on basic services in the rural and agricultural sectors,
rotection of environment, mass movement for population, control, fight against
drugs, spread of education, uplift of dalit and tribal women and in the field of
sports, art and culture. These youth will alsoget honorarium for their work. Initially
this scheme will be implemented in some districts and finally will be extended all
over the country.
This scheme will be launched on January 12, 1999 which is the Birth Anniversary
of Swami Vivekanand and which is celebrated as the Youth Day. I call upon the
young men and women of this country to donate one year of their youth to
rejuvenate the nation.
Golden Jubilee Education Development Space
Satellite Scheme
The next millennium is beckoning us. It will be century of Information Technology. The
greatest strength of India is its intellect. India has the third largest trained manpower in the
field of Science and Technology. We will have to tap this strength. My Government has
taken several new initiatives in the field of Information Technology. It is our ambition that
the country should become a super power in this field.
Keeping this in view I am announcing a new initiative. Space is a new race an
opportunity to look for innumerable possibilities in the coming century. Space
technology has many advantages, which India can utilise to meet the aspirations of
its younger generation. On the basis of the slogan Jai Vigyan, my Government
wants to fulfil the dreams of our youth. In this direction we will start programmes
on a new satellite named Swaran Jayanti Vidya Vikas Antariksh Upagraha Yojana
(Golden Jubilee Education Development Space Satellite Scheme).
The first satellite of this programme - INSAT 3-B - will be assembled and launched
before August 15, 1999 by the Indian Space Research Organisation (ISRO) within a
record time of less than twelve months. Six transponders of this satellite will be
available exclusively to execute Operation Knowledge which aims to provide
computer, internet and computer based education to all the students of the country.
All Universities, engineering and medical colleges, research laboratories and other
centres of higher learning particularly will be linked to the Information Technology
Network before the next Independence Day. This programme will also fulfil the
development related information needs of the states.
Economic and Social Independence
Today 125th birth anniversary celebrations of Maharishi Aurobindo are coming to a
close. He visualized the spiritual, moral and cultural renaissance of the country.
Today we should pledge to fulfil his dreams.
Bharat Ratna Baba Saheb Ambedkar once said that political freedom is incomplete
without economic and social freedom. Today, on our political Independence Day
we cannot forget this moot point. In the half-century gone by, we have been able to
keep intact our political independence but could not win the battle of economic and
social independence. We have not been able to free the country from the clutches of
poverty and unemployment. The stigma of illiteracy could not be erased. The
monsters of casteism and communalism still are raising their ugly head. Today on
India’s 51st Independence Day, let us pledge to win economic and social
independence.
Cauvery Accord
In the short tenure of my Prime Ministership, I have made an effort to take
everybody along and I have practised the politics of consensus. Take the example of
Cauvery. There was dispute for years on sharing of Cauvery water among
Karnataka, Tamil Nadu, Kerala and Pondicherry. On some occasions, this dispute
took a serious turn. Water is used to extinguish fire but if water itself is on fire,
what could be done! There is a solution. The solution lies in maturity, harmony,
tolerance, patriotism and a willingness to keep others interest in mind. The recently
concluded Cauvery Accord epitomises all this.
Is it not surprising that a large amount of water of our rivers flows away into the
ocean, while we fight over our share of water? These disputes have been going on
for years. This situation has to be changed. Our rivers, which link the states of the
country, have to link the hearts of the countrymen too. There is a need to formulate
a National Water Policy. We have promised to formulate such a policy. However, it
is possible only with everybody’s cooperation and patience.
National Agenda for Governance
My Government has been seriously endeavouring to fulfil the promises made in the
National Agenda for Governance. Ours is a coalition and such Governments have
their own character which has to be faithfully adhered to. We have prepared a
common programme that is the national agenda for our alliance. We have kept all
contentious issues out of this arrangement. We have always held national interest to
be above the party and personal interest.
The country is passing through a transitional phase today. Our political and
administrative system is facing a serious challenge. In such a situation every party
and every leader has to conduct himself with a sense of responsibility. History will
not forgive us for any action which hurts the nation.
The common man should also ponder over the existing political and administrative set up.
We are faced with some basic issues. Are frequent elections ins the interest of the country?
Is it the nation’s interest to incur heavy expenditures on frequent elections?
No Compromise on Principles in Pursuit of Power
I have been Prime Minister only for five months. We have a very thin majority in
the Lok Sabha. I am aware of the limitations of the coalition Government. I am also
aware that in today’s system an innocent sage can be hanged by the power hungry.
I can assure you that I have never compromised on principles in pursuit of power
and I will never do it. Being in power or out of power is the same for me. I had been
in opposition for years and faithfully performed my duties. My opponents have also
commended it. Today, a poem of Dr. Shiv Mangal Singh Suman comes to mind:
(I am not afraid of victory or defeat; whatever comes my way on the path of duty, I
will accept it as it is and would no task for any favours).
I wish to assure you that till my last breath I will neither ask for favours, nor give up
the path of struggle. I only need your support. I only need the blessings of one
billion of my countrymen. There comes a moment in life when one stands at
crossroads and ponders over the path to take.
(Modesty is being enraged openly and pawn has beaten the queen, should I take one
last gambit or leave it all, which path do I take?).
Then I feel that I cannot go into oblivion leaving the challenges behind. I have to struggle.
Once again, I reiterate my pledge in your presence from the ramparts of Red Fort.
(I will not accept defeat and will start the struggle afresh. I will write and unwrite
my own destiny and sing a new tune).
Thank you very much. Join me in saying:
Jai Hind
(Nguồn: http://archivepmo.nic.in/abv/speech-details.php?nodeid=9238,)
Phụ lục 11
Prime Minister Narendra Modi’s speech on 68th Independence Day
15 August 2014

My dear countrymen,
Today, all Indians in the country and also abroad are celebrating the festival of
independence. On this day of sacred festival of independence, the prime servant of
India extends greetings to all dear countrymen.

I am present amidst you not as the Prime Minister, but as the Prime Servant. The
freedom struggle was fought for so many years, so many generations laid down
their lives, innumerable people sacrificed their lives and youth, spent their entire
lives behind bars. Today, I pay my respect, greetings and homage to all those who
laid their lives for the country`s independence.

I also pay my respects to the crores of citizens of this country on the pious occasion
of India`s independence, and recall all those martyrs who had laid down their lives
in India`s struggle for freedom. The day of independence is a festival when we take
a solemn pledge of working for the welfare of mother India, and also for the welfare
of the poor, oppressed, dalits, the exploited & the backward people of our country.

My dear countrymen, a national festival is an occasion to refine and rebuild the


national character. This National festival inspires us to resolve ourselves to lead a
life where our character gets refined further, to dedicate ourselves to the nation and
our every activity is linked to the interest of the nation and only then this festival of
freedom can be a festival of inspiration to take India to newer heights.

My dear countrymen, this nation has neither been built by political leaders nor by
rulers nor by governments. This nation has been built by our farmers, our workers,
our mothers and sisters, our youth. The country has reached here today because of
generation to generation rigours undertaken by our sages, our saints, our maestros,
our teachers, our scientists and social workers. These great people and these great
generations, who had worked for the country throughout their lives, deserve our
deepest respect. This is the beauty of India’s Constitution, this is its capability
which has made it possible that today a boy from small town, a poor family has got
the opportunity to pay homage to the tri-colour of India at the ramparts of Lal
Quila(Red Fort). This is the strength of India’s democracy. This is an invaluable
legacy which we have inherited from our architects of the constitution. I pay my
respects to those architects of the constitution of India today.

Brothers and sisters, today if we have reached here after independence, it is because of
the contribution of all the Prime Ministers, all the governments and even the
governments of all the States. I want to express my feelings of respect and gratitude to
all those previous governments and ex-Prime Ministers who have endeavoured to take
our present day India to such heights and who have added to the country’s glory.

This country has been built on such foundation of ancient cultural heritage, where
we were told of only onemantra during Vedic period, which is indicative of our
work culture, which we have learnt, we have memorized – “Sangachchhdhvam
Samvadadhvam sam wo manansi jaanataam.” We walk together, we move together,
we think together, we resolve together and together we take this country forward.
Having imbibed this basic mantra, 125 crores of countrymen have taken the nation
forward. Yesterday only the first Parliamentary Session of the new Government had
concluded. Today, I can proudly say that the Session of Parliament reflects our
thinking and it is a reflection of our intentions. We are not for moving forward on
the basis of majority, we are not interested to move forward by virtue of majority.
We want to move ahead on the basis of strong consensus. “Sangachhadhwam” and,
therefore, the nation has witnessed the entire Session of Parliament. Having taken
all the Parties and Opposition along while working shoulder to shoulder, we
achieved an unprecedented success and the credit for this does not go to the Prime
Minister alone, the credit does not go to the people sitting in the Government, the
credit for this goes to the Opposition also, the credit goes to all the leaders of
Opposition too and also all the Members from Opposition. From the ramparts of
Red Fort, quite proudly I salute all the Members of Parliament, I also salute all the
Political Parties and by virtue of their strong support, we could take some important
decisions intended to take the nation forward and yesterday the Session of
Parliament had concluded.

Brothers and sisters, I am an outsider for Delhi, I am not a native of Delhi. I have no
idea about the administration and working of this place. I have been quite isolated
from the elite class of this place but during the last two months while being an
outsider, I had an insider view and I was astonished. It is not a political platform,
rather it is a platform of a national policy and, therefore, my views should not be
evaluated from a political perspective. I have already said, I salute all the ex-Prime
Ministers and earlier governments who have brought the country thus far. But I am
going to say something else and it may not be seen from political point of view.
When I came to Delhi and noticed an insider view, I felt what it was and I was
surprised to see it. It seemed as if dozens of separate governments are running at the
same time in one main government. It appeared that everyone has its own fiefdom. I
could observe disunity and conflict among them. One department is taking on the
other department and taking on to the extent that two departments of the same
government are fighting against each other by approaching Supreme Court.This
disunity, this conflict among people of the same country! How come we can take
the country forward? And that is why I have started making efforts for razing those
walls; I have started making efforts at making the Government, not an assembled
entity, but an organic unity, an organic entity, a harmonious whole- with one aim,
one mind one direction, one energy. Let`s resolve to steer the country to one
destination. We have it in us to move in that direction. A few days
back…Nowadays newspapers are full of news that Modiji`s Government has come,
officers are reaching office on time, offices open in time, and people get there in
time. I observed that India`s National newspapers, TV media were carrying these
news items prominently. As the Head of the Government I could have derived
pleasure in the fact that everything started going on time, cleanliness got the
attention, but I was not taking pleasure, I was feeling pained. That thing, I want to
tell today in public. And why, because if government officers arrive office in time,
does that make a news? And if that makes news, it shows how low we have fallen.
It becomes a proof of that, and that`s how, brothers and sisters, the governments
have run? Today in the face of global competition, when we have to realize the
dreams of millions of Indians, the country cannot run on the lines of ” it happens”, ”
it goes”. In order to fulfil the aspirations of masses, we have to sharpen the tool
called the Government machinery, we have to make it keen, more dynamic, and it is
in this direction that we are working.

My countrymen, it`s not long since I have come from outside Delhi, but I give you
an assurance that the people in the Government are very capable – from the peon to
the Cabinet Secretary, everybody is capable, everybody has a power, they have
experience. I want to awaken that power, I want to unite that power and want to
accelerate the pace of the welfare of nation through that power and I shall definitely
do it. I want to assure the countrymen that we will achieve that, we will definitely
do that. I could not say this on 16th May, but today after my experience of two-two
and half months, keeping the tricolor as witness, I am saying on 15th of August that
it is possible, it will be achieved.

Brothers and sisters, time has come to give a serious thought to the fact that whether we
have a duty to create India of the dreams of those great people who gave us freedom,
whether we have a national character? Brothers and sisters, can someone please tell me
as to whether he or she has ever introspected in the evening after a full day`s work as to
whether his or her acts have helped the poor of the country or not, whether his or her
actions have resulted in safeguarding the interest of the country or not, whether the
actions have been directed in country`s welfare or not? Whether it should not be the
motto of one and a quarter billion countrymen that every step in life should be in the
country`s interests? Unfortunately, we have an environment today wherein if you
approach anyone with some work, he begins by saying “what does it mean for me?” He
begins by saying “what does it involve for me?” and when he come to know that it
does not entail any benefit for him, immediately he says “why should I bother?” we
have to rise above the feelings of “what does it mean for me” and “why should I
bother”. Everything is not for self interest only. There are certain things which are
meant for the country and we have to refine this national character. We have to rise
above the feelings of “why should I bother” and “what does it mean for me” and
instead we have to think that “I am for nation`s interest and in this field, I am going to
lead”. We have to inculcate this sentiment.

Brothers and sisters, when we hear about the incidents of rape, we hang our heads in
shame. People come out with different arguments, someone indulges in psycho
analysis, but brothers and sisters, today from this platform, I want to ask those
parents, I want to ask every parent that you have a daughter of 10 or 12 years age,
you are always on the alert, every now and then you keep on asking where are you
going, when would you come back, inform immediately after you reach. Parents ask
their daughters hundreds of questions, but have any parents ever dared to ask their
son as to where he is going, why he is going out, who his friends are. After all, a
rapist is also somebody`s son. He also has parents. As parents, have we ever asked
our son as to what he is doing and where he is going. If every parent decides to
impose as many restrictions on the sons as have been imposed on our daughters, try
to do this with your sons, try to ask such questions of them.

\My dear brothers and sisters, the law will take its own course, strict action will be
taken, but as a member of the society, as parents, we also have some
responsibilities. If somebody tells me that those who have taken guns on their
shoulders and kill innocent people are maoists, are terrorists, but they are also
somebody`s children. I would like to ask of such parents if they had ever asked their
children as to why they were taking a wrong path. Every parent must take this
responsibility, he must know that his misguided son is bent on killing innocent
people. He is not able to serve himself nor his family nor the country. I want to say
to those youngsters who have chosen the path of violence that whatever they are
and wherever they are, it is all because of mother India only that they have got it.
Whoever you are it is all because of your parents. I want to ask you to think how
green, how beautiful and how beneficial this earth can become if you shoulder the
plough instead of the gun which spills blood on this land. How long shall we have
bloodshed on this land, how long shall we take the lives of the innocent people and
what have we got after all this? The path of violence has not yielded anything to us.
Brothers and sisters, I had gone to Nepal recently. There I said something publicly
to draw the attention of the whole world. There was a time when the Emperor
Ashoka who had chosen the path of wars, got converted to the path of Buddha at the
sight of violence. There was a time in Nepal when their youngsters had opted for
the path of violence but today I witness that the same youngsters are waiting for
their constitution. The same people associated with them are framing the
constitution. And I further said that if Nepal could present the best example of
moving from the weapons to the books then it could provide inspiration to the
youngsters in the world to abandon the path of violence.

Brothers and sisters, If Nepal, land of Budha, can give message to the world then
why can`t India too do the same? So it`s the call of the hour that we renounce the
path of violence and take the path of brotherhood.

Brothers and sisters, for one reason or the other, we have had communal tensions
for ages. This led to the division of the country. Even after Independence, we have
had to face the poison of casteism and communalism. How long these evils will
continue? Whom does it benefit? We have had enough of fights, many have been
killed. Friends, look behind and you will find that nobody has benefited from it.
Except casting a slur on Mother India, we have done nothing. Therefore, I appeal to
all those people that whether it is the poison of casteism, communalism,
regionalism, discrimination on social and economic basis, all these are obstacles in
our way forward. Let`s resolve for once in our hearts, let`s put a moratorium on all
such activities for ten years, we shall march ahead to a society which will be free
from all such tensions. And you will see that how much strength we get from peace,
unity, goodwill and brotherhood. Let`s experiment it for once.
My dear countrymen, believe in my words, I do assure you. Shun all the sins
committed so far, give up that way, follow the way of goodwill and brotherhood,
and let`s resolve to take the country forward. I believe we can do that.

With advancement of science, brothers and sisters, we have a rising feeling of


modernity in our mind, but what do we do? Have we ever thought what the sex ratio
in the country is like? 940 girls are born against per thousand boys. Who is causing
this imbalance in the society? Certainly not God. I request the doctors not to kill the
girl growing in the womb of a mother just to line their own pockets. I advise
mothers and sisters not to sacrifice daughters in the hope of son. Sometimes mother-
father feel tempted to have son in the hope of supporting them in old age. I am a
person who has worked in public life. I have come across families with five sons,
each having bungalows, access to fleet of cars, but parents are forced to live in old-
age homes, Vriddhashrams. I have seen such families. I have also seen families with
only daughter as progeny, that daughter sacrifices her dreams, doesn`t get married,
and spends entire life in taking care of old parents. This disparity points to female
foeticide and the polluted and tainted mind the 21st century has. We will have to
liberate from it, and that is message to us of this Freedom festival.

Recently Commonwealth Games were organized. Indian sportspersons brought


glory to the country. Nearly 64 of our sportspersons won. Our sportspersons
brought 64 medals. But of them 29 are girls. Let`s feel proud and clap for them.
Girls also contribute to India`s fame and glory. Let`s recognise it. Let`s take them
along, shoulder to shoulder. This way we can get over the evils that have crept in
social life. Therefore, brothers and sisters, we have to proceed in that direction as a
social and national character. Brothers and Sisters, Development is the only way
forward for the country. Good governance is the only way. There are only these two
tracks to take the country forward – good governance and development, we can
move forward only by taking them with us. We wish to move forward with the
intent of taking them with us. When I talk of good governance, you tell me, when I
ask a person in private job, he tells that he does the job; when you ask the same
from a person in government job, he says that I do the service. Both earn, but for
one it is job while for the other it is service. I ask a question from all brothers and
sisters in government service, whether the word “Service” has not lost its strength,
its identity? Persons in government service are not doing “job”, they are doing
“service”. We have to revive this feeling, we have to take this feeling forward as a
national character, we have to move forward in this direction.

Brothers and Sisters, whether the citizens of the country should take steps for the
welfare of the nation or not? You imagine, if this 125 crores of countrymen move
one step forward, then the country moves 125 crore steps forward. The meaning of
democracy is not just limited to electing a government, but its meaning is that 125
crore of citizens work together joining shoulder with the government to fulfill hopes
and aspirations of the country, this is the meaning of democracy. We have to create
partnership with the people. We have to proceed under Public-Private Partnership.
We have to proceed along with the participation of the people. But, please tell me
why our farmers commit suicide? A farmer takes loan from the moneylender, but
fails to repay his loans. He takes loan for the wedding of his daughter, but fails to
repay. He will have to suffer hardships during his whole life. He chooses to commit
suicide. Who will save the poor families of such farmers?

Brothers and sisters, I have come here with a pledge to launch a scheme on this
festival of Freedom. It will be called`Pradhanmantri Jan-Dhan Yojana`. I wish to
connect the poorest citizens of the country with the facility of bank accounts
through this yojana. There are millions of families who have mobile phones but no
bank accounts. We have to change this scenario. Economic resources of the country
should be utilized for the well-being of the poor. The change will commence from
this point. This yojana will open the window. Therefore, an account holder under
`Pradhanmantri Jan-Dhan Yojana` will be given a debit card. An insurance of One
Lakh Rupees will be guaranteed with that debit card for each poor family, so that
such families are covered with the insurance of One Lakh Rupees in case of any
crisis in their lives.
My brothers and sisters, it is a country of young people. The 65 percent population
of the country happens to be under the age of 35 years. Our country has the largest
number of youths in the world. Have we ever thought of deriving an advantage out
of it? Today, the world needs a skilled workforce. Today, India also needs a skilled
workforce. At times, we look for a good driver but he is not available, we look for a
plumber, but he is not available. If we need a good cook, he is not available. We
have young people, they are unemployed but the kind of young people we seek for
are not available. If we have to promote the development of our country then our
mission has to be `skill development` and `skilled India`. Millions and Millions of
Indian youth should go for acquisition of skills and there should be a network across
the country for this and not the archaic systems. They should acquire the skills
which could contribute towards making India a modern country. Whenever they go
to any country in the world, their skills must be appreciated and we want to go for a
two pronged development. I also want to create a pool of young people who are
able to create jobs and the ones who are not capable of creating jobs and do not
have the opportunities, they must be in a position to face their counterparts in any
corner of the world while keeping their heads high by virtue of their hard work and
their dexterity of hands and win the hearts of people around the world through their
skills. We want to go for the capacity building of such young people. My brothers
and sisters, having taken a resolve to enhance the skill development at a highly
rapid pace, I want to accomplish this.

Brothers and sisters, the world has undergone a change. My dear countrymen, the
world has changed. Now India can not decide its future by remaining isolated and
sitting alone in a corner. The economics of the world have changed and, therefore,
we will have to act accordingly. Government have taken many decisions recently,
made some announcements in the budget and I call upon the world and call upon
the Indians spread world over that if we have to provide more and more
employment to the youth, we will have to promote manufacturing sector. If we have
to develop a balance between imports and exports, we will have to strengthen
manufacturing sector. If we have to put in use the education, the capability of the
youth, we will have to go for manufacturing sector and for this Hindustan also will
have to lend its full strength, but we also invite world powers. Therefore I want to
appeal all the people world over, from the ramparts of the Red Fort, “Come, make
in India”, “Come, manufacture in India”. Sell in any country of the world but
manufacture here. We have got skill, talent, discipline, and determination to do
something. We want to give the world an favourable opportunity that come here,
“Come, Make in India” and we will say to the world, from electrical to electronics,
“Come, Make in India”, from automobiles to agro value addition “Come, Make in
India”, paper or plastic, “Come, Make in India”, satellite or submarine “Come,
Make in India”. Our country is powerful. Come, I am giving you an invitation.
Brothers and sisters, I want to call upon the youth of the country, particularly the
small people engaged in the industrial sector. I want to call upon the youth working
in the field of technical education in the country. As I say to the world “Come,
Make in India”, I say to the youth of the country – it should be our dream that this
message reaches every corner of the world, “Made in India”. This should be our
dream. Whether, to serve the country, is it necessary for the youth of the country to
be hanged like Bhagat Singh? Brothers and sisters, Lal Bahadur Shastri had given
the slogan “Jai Jawan, Jai Kisan”. A soldier sacrifices himself at the border and
protects Mother India. Similarly, a farmer serves Mother India by filling the
godowns with grains. This is also nation`s service. Filling the granary is the biggest
nation`s service that a farmer provides. That is why Lal Bahadur Shashtri had given
the slogan of “Jai Jawan, Jai Kisan”.

Brothers and Sisters, I would like to pose a question to my youngsters as to why


despite them, we are forced to import even the smallest of things? My country`s youth
can resolve it, they should conduct research, try to find out as to what type of items are
imported by India and then each one should resolve that, through may be micro or
small industries only, he would manufacture atleast one such item so that we need not
import the same in future. We should even advance to a situation wherein we are able
to export such items. If each one of our millions of youngsters resolves to manufacture
atleast one such item, India can become a net exporter of goods. I, therefore, urge upon
the youth, in particular our small entrepreneurs that they would never compromise,
atleast on two counts. First, zero defect and, second again zero effect. We should
manufacture goods in such a way that they carry zero defect, that our exported goods
are never returned to us. We should manufacture goods with zero effect that they
should not have a negative impact on the environment. If we march ahead with the
dream of zero defect in the manufacturing sector then, my brothers and sisters, I am
confident that we would be able to achieve our goals.

Brothers and sisters, the youth of India has completely transformed the identity of
India in the world. Earlier, in what manner did the world know our country? Till
only 25-30 years back, if not more, there were many people in the world who
thought that India was a country of snake charmers, it was a country which
practiced in black magic. The real identity of India had not reached the world, but
my dear brothers and sisters, our youngsters, 20-22-23 years old youngsters have
mesmerized the whole world with their skills in computers. Our young I.T.
professionals have given a new path of making a new identity of India. If our
country has this strength, can we think something about the country? Our dream is,
therefore, of “Digital India”. When I talk of “Digital India”, I don`t speak of the
elite, it is for the poor people. You can imagine what a quality education the
children in villages will get, if all the villages of India are connected with
Broadband Connectivity and if we are able to give long distance education to the
schools in every remote corner of the villages. If we create a network of
telemedicine in the places where there is a shortage of doctors, we can have a clear
guideline of the way in which health facilities have to be provided to the poor
people living in those areas. The citizens of India have mobile phones in their
hands, they have mobile connectivity, but can we walk in the direction of mobile
governance? We have to move in a direction where every poor person is able to
operate his bank account from his mobile, is able to demand various things from the
government, can submit applications, can conduct all his business, while on the
move, through mobile governance and if this has to be done, we have to move
towards `digital India` and if we have to move towards `digital India` then we have
a dream. Today we are importing electronic goods on a large scale. Friends, you
will be surprised that we are bringing in these televisions, mobile phones, i-pads and
all these electronic goods. It is a necessity to import petroleum products, oil, diesel
and petrol. Second to this is the import of our electronic goods. If we move ahead
with the dream of `digital India` to manufacture electronic goods and become self
reliant at least there, how big can be the benefit for the treasury! Therefore, e-
governance is what we need to take this idea of `digital India` forward. E-
governance is easy governance, effective governance and also economic
governance. E-governance paves the way for good governance. There was a time
when we used to say that the railways provided connectivity to the country. That
was it. I say that today it is IT that has the potential to connect each and every
citizen of the country and that is why we want to realise the mantra of unity with the
help of `digital India`.

Brothers and sisters, if we move ahead with all this then I believe that a `digital
India` will have the potential to stand with the world on equal footing. Our youth
have that capability, it is an opportunity for them.

Brothers and sisters, we want to promote tourism. Tourism provides employment to


the poorest of the poor. Gram seller earns something, auto-rickshaw driver earns
something, pakoda seller earns something and tea seller also earns something. When
there is talk of tea seller, I feel a sense of belongingness. Tourism provide
employment to the poorest of the poor. But there is a big obstacle in promoting
tourism and in our national character and that is – the filthiness all around us.
Whether after independence, after so many years of independence, when we stand
at the threshold of one and half decade of 21stcentury, we still want to live in
filthiness? The first work I started here after formation of Government is of
cleanliness. People wondered whether it is a work of a Prime Minister? People may
feel that it is a trivial work for a Prime Minister but for me this a big work.
Cleanliness is very big work. Whether our country can not be clean? If one hundred
and twenty five crore countrymen decide that they will never spread filthiness,
which power in the world has ability to spread filthiness in our cities and villages?
Can`t we resolve this much?

Brothers and sisters it will be 150th birth anniversary of Mahatma Gandhi in 2019.
How do we celebrate 150th birth anniversary of Mahatma Gandhi? Mahatma
Gandhi, who gave us freedom, who brought so much honour to such a big country
in the world, what do we give to Mahatma Gandhi? Brothers and Sisters, Mahatma
Gandhi had cleanliness and sanitation closest to his heart. Whether we resolve not
to leave a speck of dirt in our village, city, street, area, school, temple, hospital, and
what have you, by 2019 when we celebrate 150th anniversary of Mahatma Gandhi?
This happens not just with the Government, but with public participation. That`s
why we have to do it together.

Brother and Sisters, we are living in 21st century. Has it ever pained us that our
mothers and sisters have to defecate in open? Whether dignity of women is not our
collective responsibility? The poor womenfolk of the village wait for the night; until
darkness descends, they can`t go out to defecate. What bodily torture they must be
feeling, how many diseases that act might engender. Can`t we just make
arrangements for toilets for the dignity of our mothers and sisters? Brothers and
Sisters, somebody might feel that a big festival like 15th August is an occasion to talk
big. Brothers and Sisters, talking big has its importance, making announcements too
has importance, but sometimes announcements raise hopes and when the hopes are
not fulfilled, the society sinks into a state of despondency. That`s why are in favour of
telling those things, which we can fulfil just within our sight. Brothers and sisters,
you must be getting shocked to hear the Prime Minister speaking of cleanliness and
the need to build toilets from the ramparts of the Red Fort.

Brothers and sisters, I do not know how my speech is going to be criticised and how
will people take it. But this is my heartfelt conviction. I come from a poor family, I
have seen poverty. The poor need respect and it begins with cleanliness. I, therefore,
have to launch a `clean India` campaign from 2nd October this year and carry it
forward in 4 years. I want to make a beginning today itself and that is – all schools
in the country should have toilets with separate toilets for girls. Only then our
daughters will not be compelled to leave schools midway. Our parliamentarians
utilizing MPLAD fund are there. I appeal to them to spend it for constructing toilets
in schools for a year. The government should utilise its budget on providing toilets.
I call upon the corporate sector also to give priority to the provision of toilets in
schools with your expenditure under Corporate Social Responsibility. This target
should be finished within one year with the help of state governments and on the
next 15th August, we should be in a firm position to announce that there is no
school in India without separate toilets for boys and girls.

Brothers and sisters, if we proceed with the dreams, we are in a position to realise
them. Today, I wish to tell one more specific thing. It has its own importance to
discuss the matters and express the views of nation`s interest. However, our
Members of Parliament do not get opportunity though they are willing to do
something. They can express themselves, write to the government, agitate, give
memoranda. Still they do not get opportunity to do something on their own. Today I
have come to you with a new idea. We are running so many schemes in the name of
the Prime Minister in our country, there are numerous schemes in the name of
various leaders. However, today I am going to announce a scheme on behalf of the
Member of Parliament- `Sansad Aadarsh Gram Yojana`. We shall fix some
parameters. I urge upon the Members of Parliament to select any one of the villages
having population of three to five thousand in your constituency. The parameters
will be according to the time, space and situation of that locality. It will include the
conditions of health, cleanliness, atmosphere, greenery, cordiality etc. On the basis
of those parameters, each of our MPs should make one village of his or her
constituency a Model Village by 2016. Can`t we do at least this? Shouldn`t we do
this? If we have to build a nation, we should start from the village. Make a Model
Village. The reason of fixing this target for 2016 is that it is a new scheme. It takes
time to formulate a scheme and then to implement it. After 2016, select two more
villages for this purpose, before we go for the General Elections in 2019. And after
2019, each Member of Parliament, during his/her tenure of 5 years must establish
at-least five model villages in his/her area. I also call upon the Members of
Parliament from urban areas to adopt one village of their choice. I also urge upon
the Members of Parliament from Rajya Sabha to adopt one of the villages. If we
provide one model village in each district of India then the surrounding villages
shall be automatically inspired to follow that model. Let us establish a model
village, let us establish a village well equipped with all systems and facilities. The
birth anniversary of Jai Prakash Narayan Ji happens to be on 11th October. On 11th
October, the occasion of birth anniversary of Jai Prakash Narayan Ji, I will present a
complete blueprint of “Sānsad Adharsh Grām Yojana” (Members of Parliament
Model Village Scheme) before all Members of Parliament and State Governments,
and I urge upon State Governments also that as per the feasibility in their respective
states, all the Members of Legislative Assembly resolve to establish a model
village. You can imagine all the Members of Legislative Assembly and all the
Members of Parliament in the country establishing a model village. All of a sudden,
there would be a model village in each block of India which could inspire us to
transform the amenities in rural areas and could give us a new direction and,
therefore, we want to move ahead under this”Sānsad Adarsh Grām Yojana”.

My dear brothers and sisters, ever since our government has taken charge, there has
been a discussion in the newspapers, on T.V. channels as to what would happen to
Planning Commission. I believe that when Planning Commission was constituted, it
was done on the basis of the circumstances and the needs of those times. In recent
years, Planning Commission has contributed to the growth of the country in its own
way. I respect that, I am proud of that, but the prevalent situation in the country is
different, global scenario has also changed, governments are no longer the centre of
economic activities, the scope of such activities has broadened. State governments
have been at the center of development and I consider this a good indication. If we
have to take India forward, it can happen only by taking the states forward. India`s
federal structure is more important today than in the last 60 years. To strengthen our
federal structure, to make our federal structure vibrant, to take our federal structure
as a heritage of development, a team of Chief Minister and Prime Minister should
be there, a joint team of the Centre and the states should move forward, then to do
this job, we will have to think about giving the Planning Commission a look. So, I
am saying from the rampart of the Red Fort that it is a very old system and it will
have to be rejuvenated, it will have to be changed a lot. Sometimes it costs more to
repair the old house, but, it gives us no satisfaction. Thereafter, we have a feeling
that it would be better to construct a new house altogether and therefore within a
short period, we will replace the planning commission with a new institution having
a new design and structure, a new body, a new soul, a new thinking, a new
direction, a new faith towards forging a new direction to lead the country based on
creative thinking, public-private partnership, optimum utilization of resources,
utilization of youth power of the nation, to promote the aspirations of state
governments seeking development, to empower the state governments and to
empower the federal structure. Very shortly, we are about to move in a direction
when this institute would be functioning in place of Planning Commission.

Brothers and sisters, today, on 15th August, we also have the birth anniversary of
Maharishi Aurobindo. Maharishi Aurobindo, being a rebel, moved on to achieve the
status of a Yoga Guru. With regard to the destiny of India, he remarked, “I have a
faith that the divine power and spiritual heritage of India will play an important role
towards the welfare of the world.” Such sentiments were echoed by Maharishi
Arvind. I strongly believe in the words of legends. I have great faith in the
statements made by ascetics, sages & saints and that’s why today at the ramparts of
Lal Quila I am reminded of the words of Swami Viveknanda. He had said – “I can
see before my eyes Mother India awakening once again. My Mother India would be
seated as the World Guru. Every Indian would render service towards welfare of
humanity. This legacy of India would be useful for the welfare of the world”. These
words were spoken by Swami Viveknanda ji in his own style. Friends, the words of
Viveknanda ji can never be untrue. The words of Viveknanda ji, his dream of seeing
India ensconced as World Guru, his vision, it is incumbent upon us to realize that
dream. This capable country, blessed with natural bounty, this country of youth can
do much for the world in the coming days.

Brothers and sisters, our foreign policy is a much talked about issue. I clearly
believe that India`s foreign policy can be multi-dimensional. But there is an
important issue to which I want to draw your attention that the way we fought for
freedom, we fought together, we were not separate at that time. We were together.
Which was the government with us? What were the weapons available to us? There
was a Gandhi, a Sardar and lakhs of freedom fighters and such a huge empire.
Didn`t we win in the struggle of freedom against that empire? Did we not defeat the
foreign powers? Did we not force them to leave India? We were the ones, they were
our ancestors only who showed this might. If the people of India could remove such
a big empire without the power of the government, without weapons and even
without resources, then friends, it is the need of the hour to eradicate poverty, can
we not overcome poverty? Can we not defeat poverty? My 125 crore dear
countrymen, let us resolve to eradicate poverty, to win against it. Let us move with
the dream of poverty eradication from India. Our neighbouring countries are also
faced with the same problem. Why not get together with all the SAARC nations to
plan out the fight against poverty? Let`s fight together and defeat poverty. Let us
see at-least for once as to how wonderful is the feeling of being alive instead of
killing and getting killed. This is the land where incidents from Siddharth`s life
happened. One bird was shot with an arrow by one brother and the other took out
that arrow to save it. They went to mother- whose bird, whose swan? Whether
killer`s or saviour`s, they asked of mother. The mother replied, saviour`s. The
saviour has more power than the killer and that makes him Buddha in future. And
that`s why I seek cooperation from neighbouring countries for fighting against
poverty in concert and cooperate with them, so that together with SAARC countries
we can create our importance and emerge as a power in the world. It is imperative
that we work together with a dream to win a fight against poverty, shoulder to
shoulder. I went to Bhutan, Nepal, all the dignitaries from SAARC countries took
part in oath-taking ceremony; this marked a good beginning. This will definitely
yield good results, it is my belief and this thinking of India, in the country and the
world, that we want to do well to the countrymen and be useful for the welfare of
the world, India wants such a hand to be extended. We are trying to move forward
with these dreams to achieve them.

Brothers and Sisters, today on 15th August we will resolve to do something for the
country. Let`s be useful for the country, we will move ahead with a resolve to take
the country forward, and I assure you, Brothers and Sisters, as well as my
colleagues in the Government, that if you work for 12 hours, I will do so for 13
hours. If you work for 14 hours, I will do for 15 hours. Why? Because I`m amidst
you not as a Prime Minister, but as the first servant. I have formed the Government
not as a ruler, but as a servant. Brothers and sisters, I assure that this country has a
destiny. It is destined to work for the welfare of the world, it was said by
Vivekanand ji. India is born, this Hindustan is born in order to achieve this destiny.
One hundred and twenty five crore countrymen have to move forward
wholeheartedly for the welfare of the nation.

Once again I feel proud of the devotion, the sacrifices of the security forces of the
country, para-military forces of the country, all the security forces of the country to

protect Mother India. I say to the countrymen, “ , ”, “Eternal

vigilance is the price of liberty”. The army is vigilant, we should also be vigilant
and the country scales new heights, we have to move forward with this resolution.
Speak loudly with me with full force –

Bharat mata ki jai, bharat mata ki jai, bharat mata ki jai.


Jai Hind, Jai Hind, Jai Hind.
Vande Mataram, Vande Mataram, Vande Mataram!

(Nguồn: https://indianexpress.com/article/entertainment/sponsored-entertainment/heres-
why-you-should-binge-watch-damaged-indias-first-show-about-a-female-serial-killer-
5218590/)

You might also like