You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA

KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


***

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN


TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC HÓA TRONG
NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
(MÃ HỌC PHẦN: INE3109-3)

Họ và tên sinh viên: BÙI TRÍ KIÊN


MSSV: 19051114
Lớp: QH-2019-E KTQT CLC 5
Hệ: Chất lượng cao

Hà Nội, tháng 6 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
_________________________________________________________________________

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH TÍNH HAI MẶT CỦA TOÀN CẦU HÓA? Ý NGHĨA CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY

THÔNG TIN BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn học: Toàn cầu hóa và khu vực hóa trong nền kinh tế thế giới
Mã học phần: INE3109-2
Giảng viên phụ trách: Nguyễn Xuân Thiên

THÔNG TIN SINH VIÊN THỰC HIỆN


Họ và tên sinh viên: Bùi Trí Kiên
MSSV: 19051114
Lớp: QH-2019-E KTQT CLC 5
Hệ: Chất lượng cao

Hà Nội, tháng 6 năm 2022


2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5
Đặt vấn đề 5
Kết cấu bài nghiên cứu 6
Khung phân tích 6
PHẦN NỘI DUNG 7
Cở sở lý luận về toàn cầu hóa 7
Khái niệm 7
Bản chất của toàn cầu hóa 7
Đặc điểm của toàn cầu hóa 8
II. Tính hai mặt của toàn cầu hóa 8
III. Ý nghĩa nghiên cứu tính hai mặt của toàn cầu hóa 17
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2016-2020…………………..11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Khung phân tích…………………………………………………………………6


Hình 2. Biểu đồ cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2015 (%)....................10
Hình 3. Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2021 (Tỷ USD).........................13

3
DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu Nghĩa gốc Nghĩa phiên dịch

ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông
Nations Nam Á

ASEM The Asia-Europe Meeting Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu

APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu


Cooperation Á - Thái Bình Dương

CTPPP Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện và


Progressive Agreement for Tiến bộ xuyên Thái Bình
Trans-Pacific Partnership Dương

EAEUVNFTA Free Trade Agreement between Hiệp định thương mại tự do


Vietnam and Eurasian Liên minh Kinh tế Á Âu và
Economic Union Việt Nam

EFTA European Free Trade Hiệp hội mậu dịch tự do châu


Association Âu

EVFTA European Union – Vietnam Hiệp định Thương mại Tự do


Free Trade Agreement Việt Nam - Liên minh Châu Âu

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do

ODA Official Development Hỗ trợ Phát triển Chính thức


Assistance

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

4
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Trong nhiều năm trở lại đây, thế giới đã chứng kiến rất nhiều những xu hướng mới
có tác động đáng kể, làm thay đổi toàn diện các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu
như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hay đại dịch
covid-19… Nổi bật trong số đó, toàn cầu hóa hiện lên như một xu thế tất yếu, có ảnh
hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội của con người.
Giống như trong bài phát biểu của cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tại Đại học
Quốc gia Hà Nội nhân dịp chuyến thăm Việt Nam vào năm 2000: “Toàn cầu hóa không
phải là cái gì ta có thể chống lại hay chặn lại được. Đó là hiện tượng kinh tế tương đương
với các lực của thiên nhiên - như gió và nước. Chúng ta có thể chế ngự gió để buồm được
căng. Chúng ta có thể biến được nước để thành năng lượng. Chúng ta có thể chống chọi
bão tố và lụt lội để bảo vệ mạng sống và của cải. Nhưng thật là vô nghĩa nếu chúng ta từ
chối không công nhận có gió và nước, hay gắng làm cho gió và nước biến mất. Điều nầy
cũng đúng cho trường hợp của Toàn Cầu hóa. Chúng ta có thể tìm cách dùng nó để tăng
lợi và giảm hại nhưng không thể không biết đến nó. Và Toàn Cầu hóa sẽ không chịu biến
mất đâu”. Không chỉ chỉ ra tính khách quan, câu nói của cựu tồng thống còn cho chúng ta
thấy được tính hai mặt của quá trình toàn cầu hóa. Một mặt, toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ
hội mới cho các quốc gia thúc đẩy quá trình hội nhập, trao đổi kinh tế ngày càng sâu rộng
trên cơ sở bình đẳng và vì lợi ích của các bên, mặt khác, nó cũng đem lại nhiều những rủi
ro tiềm tàng trong gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt của đất nước nếu không được vận
dụng một cách hợp lý. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu về tính hai mặt của
toàn cầu hóa đã và đang là một trong những mục tiêu quan trọng được các quốc gia trên thế
giới đặt ra hiện nay nhằm tối ưu hóa những lợi ích mà xu thế này mang lại, không chỉ có ý
nghĩa về mặt lý luận mà còn có nhiều ý nghĩa thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài Phân tích tính hai mặt của
toàn cầu hóa? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? nhằm trả lời cho các câu hỏi: (i)
Toàn cầu hóa là gì; (ii) Tính hai mặt của toàn cầu hóa được thể hiện như thế nào? Ý nghĩa
lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu quá trình toàn cầu hóa đem lại là gì?

5
2. Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoại trừ phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài tiểu luận được chia làm 3 phần
chính, bao gồm:
I. Cơ sở lý luận về toàn cầu hóa
II. Tinh hai mặt của toàn cầu hóa
III. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu toàn cầu hóa
3. Khung phân tích

Hình 1: Khung phân tích đề tài

(Nguồn: Tác giả)

6
PHẦN NỘI DUNG

I. Cở sở lý luận về toàn cầu hóa


1. Khái niệm

Cho tới ngày nay, rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa của riêng
mình về quá trình toàn cầu hóa, tiêu biểu có thể kể đến như:
Chủ tịch quỹ Ford (1997): “Toàn cầu hóa phản ánh một mức độ ảnh hưởng lẫn
nhau toàn diện hơn so với trong quá khứ, cho thấy một số khác biệt với thuật ngữ
“quốc tế”. Nó ngụ ý tầm quan trọng ngày càng giảm của các đường biên giới quốc gia
và sự tăng cường những đặc tính lan tỏa ra ngoài biên giới bắt nguồn từ một nước
hoặc một khu vực nhất định”.
Theo quan điểm của Giddens (1990): “Toàn cầu hóa có thể được định nghĩa là
sự tăng cường các mối quan hệ xã hội trên toàn thế giới liên kết những địa điểm xa xôi
theo một cách mà những sự kiện xảy ra ở nơi này được định hình bởi những sự kiện
xảy ra ở nơi khác cách đó nhiều dặm và ngược lại”.
Tuy có những cách tiếp cận khác nhau, xong khái niệm toàn cầu hóa của các tác
giả đều có những điểm chung. Đó là sự gia tăng của các quá trình lực lượng sản xuất
và quan hệ kinh tế vượt khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từng khu vực, lan tỏa ra
phạm vi toàn cầu. Sự vận động của các dòng hàng hóa, thông tin, tiền tệ… giữa các
khu vực trở nên trơn tru hơn, qua đó làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc
gia và dân tộc trên phạm vi toàn cầu.

2. Bản chất của toàn cầu hóa

Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa là một xu hướng khách quan đối với tất cả các
quố gia trên toàn thế giới. Tính tất yếu của xu thế này được tác động mạnh mẽ của
nhiều yếu tố: sự phát triển của lực lượng sản xuất, cơ sở vật chất, những tiến bộ về
khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Quá trình
lưu thông và sản xuất hàng hóa phi biên giới từ đó có xu hướng gia tăng.
Thứ hai, quá trình sản xuất một sản phẩm có thể được bố trí ở nhiều nước nhờ
có sự gia tăng quá trình hội nhập sản xuất giữa các nước trong toàn cầu hóa, có xu
hướng ngày càng phụ thuộc lẫn nhau.

7
Thứ ba, gắn với sự tăng trưởng thương mại trong nội bộ ngành công nghiệp và
thương mại trong nội bộ công ty (tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, hàng hóa, dịch
vụ, chuyển giao công nghệ trong phạm vi toàn cầu...).
Tổng kết lại, xu hướng toàn cầu hóa bắt nguồn từ sự phát triển của khoa học
công nghệ cùng lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất đã
diễn ra quy mô toàn cầu.

3. Đặc điểm của toàn cầu hóa

Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế được thể hiện nổi bật ở sự gia tăng nhanh chóng
các luồng giao lưu quốc tế về thương mại, đầu tư, tài chính, công nghệ, dịch vụ, lao
động… trong đó toàn cầu hóa về tài chính là đặc trưng nổi bật chi phối các tiến trình tự
do hóa về thương mại, dịch vụ và đầu tư kết nối với nhau thành một mạng lưới trên
quy mô toàn cầu.
Thứ hai, trong nền kinh tế toàn cầu, quản lý vĩ mô, dưới sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin, trở thành yếu tố có tính chất quyết định tương lai phát triển của nó.
Thứ ba, hình thành thị trường thế giới thống nhất, có nhiều quốc gia tham gia:
vừa cạnh tranh và hợp tác với nhau.
Thứ tư, sự phát triển kinh tế toàn cầu, từng bước hình thành luật pháp, các quy
định, các tiêu chuẩn và chính sách xuyên quốc gia.
Thứ năm, trong nền kinh tế toàn cầu, xu hướng liên kết khu vực và quốc tế
được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.
Thứ sáu, một đặc trưng khác khá nổi bật ở làn sóng toàn cầu hóa thứ tư này là
hầu hết các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi đã thâm nhập vào thị trường
toàn cầu.
Thứ bảy, toàn cầu hóa kinh tế gia tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước với
nhau và làm cho sự phát triển của mỗi nước ngày càng liên hệ mật thiết với nhau hơn.

II. Tính hai mặt của toàn cầu hóa

Xu hướng toàn cầu hóa đã và đang đem lại rất nhiều những lợi ích về nhiều mặt
kinh tế, xã hội, môi trường… cho các quốc gia, từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng
tiến tới phát triển bền vững trong nhiều năm trở lại đây.

8
Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng
sản xuất kéo theo sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế.
Trong quá khứ, chúng ta có thể thấy phương thức sản xuất của con người đều
khá đơn giản, phụ thuộc chính và sức người với công cụ lao động vô cùng thô sơ. Tuy
rằng đơn giản nhưng các hoạt động này lại tốn nhiều tài nguyên mà hiệu quả kinh tế
đem lại cũng không cao, cản trở sự phân công lao động trong xã hội và quá trình tăng
trưởng, phát triển kinh tế của quốc gia trong tương lai.
Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hóa và những cuộc cách mạng công nghệ diễn ra
trên toàn thế giới đã đem lại những tác động tích cực tới nền kinh tế thế giới. Các yếu
tố sản xuất trong mỗi nước đều được nâng cao nhờ các thành tựu khoa học công nghệ
được phát triển thông qua các cuộc cách mạng công nghệ. Không chỉ vậy, các quốc gia
còn được hưởng lợi từ quá trình chuyển giao công nghệ thông qua quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Kết quả là chất lượng của lực lượng lao
động ngày càng được nâng cao. Những yếu tố lao động thô sơ, kém hiệu quả trong quá
khứ được thay thế bởi những yếu tố mới hiện đại, hiệu quả hơn, từ đó giúp cho năng
suất, khối lượng sản phẩm được sản xuất và chất lượng được nâng cao.
Ngành trồng trọt của Việt Nam là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi
nhiều nhất từ những xu hướng kể trên. Ngày nay, tại Việt Nam, rất nhiều giống lúa lai
mới với nhiều ưu thế hơn các giống gốc đã và đang được phát triển và nuôi trồng với
quy mô lớn như: Đông A1(chịu thâm canh tốt, chống bệnh tật), TBR225 (ngắn ngày,
năng suất cao)... từ đó cho ra năng suất cao và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng cho
người nông dân, gia tăng hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh sự gia tăng về chất và lượng trong sản xuất, quá trình toàn cầu hóa
còn tác động mạnh mẽ tới sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia theo
hương tích cực: Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và
dịch vụ. Nhờ sự giúp sức của khoa học công nghệ, sức lao động của con người được
giải phóng, lực lượng lao động này sẽ có xu hướng tiếp cận với những ngành nghề
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhiều
ngành nghề mới cũng được phát sinh trong quá trình toàn cầu hóa nhằm đáp ứng nhu
cầu giao lưu quốc tế của các quốc gia như dịch vu viễn thông, công nghệ thông tin,
logistics…, không chỉ đem lại nhiều cơ hội cho người lao động mà còn tác động mạnh
mẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia.

9
Nếu như trong năm 2000, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 24% thì sau đó 15
năm, con số này đã giảm mạnh chỉ còn đạt 15%. Ngược lại, ngành dịch vụ đã gia tăng
thêm 5% tỷ trọng từ 39% lên 44%, còn đối với ngành công nghiệp - xây dựng dường
như không có sự thay đổi nào đáng kể. Có thể thấy dù mức thay đổi tỷ trọng còn chưa
cao trong giai đoạn 2000-2015 xong nền kinh tế Việt Nam đã và đang đi đúng hướng
trong tiến trình phát triển kinh tế dưới tác động của toàn cầu hóa.
Hình 2: Biểu đồ cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2015 (%)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Thứ hai, toàn cầu hóa thúc đẩy mở rộng và phát triển thị trường toàn cầu.
Quá trình kích thích các hoạt động giao thương hàng hóa khi mà các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan dần được dỡ bỏ. Lợi dụng những ưu thế này mà các quốc gia sẽ thúc
đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương quốc tế và mở rộng kinh doanh ra các thị
trường trong tương lai. Bên cạnh đó, các loại hình giao dịch kinh doanh quốc tế đã phát
triển mạnh mẽ. Trước đây, phần lớn hoạt động kinh doanh quốc tế dưới hình thức xuất
nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngày nay, các giao dịch rất đa dạng và phức tạp
hơn, bao gồm nhiều hình thức mới như: sản xuất theo hợp đồng, hoạt động nhượng quyền
thương mại, giao dịch đối tác, xây dựng chìa khóa trao tay, chuyển giao công nghệ, liên
minh chiến lược quốc tế… Sử dụng những hình thức thâm nhập thị trường mới này sẽ đem
lại những hiệu quả khác nhau, từ đó đa dạng hóa các lựa chọn cho doanh nghiệp nhằm tối
ưu hóa hiệu quả và chất lượng của các hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài.
Những năm vừa qua, kinh doanh quốc tế của Việt Nam đã có những bước tiến lớn.
Tính đến hết năm 2021, Việt Nam đã tham gia ký kết 16 FTA, trong đó có những đối tác

10
quan trọng như Anh, Canada, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Úc; đang tiếp
tục đàm phán 2 FTA với Israel và khối EFTA. Đặc biệt Việt Nam đã hoàn tất một số hiệp
định thế hệ mới mang tính chiến lược như EVFTA, CT-TPP, EAEU - VN FTA. Các FTA sẽ
đem lại nhiều cơ hội phát triển thị trường cho Việt Nam, giúp định hướng hoạt động
thương mại, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác. Kim ngạch xuất nhập
khẩu từ đó cũng cho thấy sự gia tăng rõ rệt trong giai đoạn 2016-2020. Tính đến năm 2020,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt đạt mức 545,36 tỷ, gấp 1,55 lần so với tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu vào năm 2016. Không những vậy, thặng dư thương mại cũng dần qua mỗi
năm, biến Việt Nam trở thành một nước xuất siêu. Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy
sự hiệu quả của các hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung cũng như thương mại quốc tế
nói riêng do toàn cầu hóa đem lại.

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm


2016 2017 2018 2019 2020

Tổng kim ngạch


nhập khẩu (Tỷ USD) 174,08 211,18 236,69 253,07 262,7

Tốc độ tăng trưởng


(%) 4.6 21,3 11,1 6,8 3,7

Tổng kim ngạch xuất


khẩu 176,6 214,1 243,48 264,19 282,66
(Tỷ USD)

Tốc độ tăng trưởng


(%) 9,0 21,2 13,2 8,4 7,0

Thặng dư thương
mại (Tỷ USD) 2,52 2,92 6,79 11,12 19,96

Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2016-2020
(Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu kết hợp tính toán của tác giả)
Thứ ba, toàn cầu hóa thúc đẩy chuyển giao khoa học - công nghệ.

11
Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, những thành tựu của khoa học - công
nghệ được chuyển giao nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi tạo điều kiện cho các nước đi
sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học
- công nghệ để phát triển. Các quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ gia tăng mạnh mẽ nhờ
dòng lưu chuyển vốn, công nghệ cũng được mở rộng và đẩy nhanh. Điều này có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển, nơi mà đang rất cần vốn và công
nghệ quản lý tiên tiến. Kéo theo dòng chảy vốn là các công nghệ - kỹ thuật sản xuất và
quản lý tiên tiến cho phép các quốc gia nâng cao trình độ sản xuất, mở ra điều kiện tiếp tục
tham gia sâu vào hệ thống phân công lao động quốc tế.
Một ví dụ tiêu biểu cho tác động tích cực kể trên chính là hoạt động của doanh
nghiệp Viettel tại thị trường châu Phi. Movitel - một dự án kinh doanh của Viettel tại các
quốc gia châu Phi đã đóng góp 70% mạng lưới cáp quang của Mozambique, điều này giúp
cho mật độ phủ sóng mạng ở nước này tăng gấp 3 lần (từ khoảng 239km cáp quang trên 1
triệu dân lên 787 km cáp quang trên 1 triệu dân), cũng như đưa Mozambique trở thành một
trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới về mạng di động viễn thông, nằm trong
top 3 ở châu Phi về hệ thống cáp quang. Ngoài ra, Movitel cũng đã xây dựng hơn 50% cơ
sở hạ tầng mạng di động của Mozambique, góp phần tăng gấp đôi mật độ cơ sở hạ tầng di
động của Mozambique trong vòng một năm. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho người
dân tại đây có cơ hội tiếp cận với Internet, mà còn là việc điều khiển các loại máy móc và
thiết bị phục vụ cho công nghệ viễn thông trong quá trình làm việc cho dự án Movitel.
Thứ tư, toàn cầu hóa đem lại những nguồn lực mới hỗ trợ đất nước.
Hiện nay, bên cạnh các nguồn vốn hỗ trợ ODA từ các quốc gia và tổ chức quốc tế,
các quốc gia còn đón nhận rất nhiều những nguồn vốn đầu tư đến từ các công ty, tập đoàn
đa quốc gia với mục tiêu thâm nhập vào thị trường mới. Điều này đem lại rất nhiều những
lợi ích cho cả nước nhận đầu tư và nước chủ nhà của các công ty đầu tư.
Đối với các nước nhận đầu tư, đầu tư quốc tế giúp: (i) Góp phần giải quyết được
những khó khăn về kinh tế xã hội như việc làm, tăng thu ngân sác; (ii) Tạo ra được môi
trường cạnh tranh từ đó thúc đẩy sự đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế; (iii) Giải quyết
vấn đề thiếu vốn để phát triển nền kinh tế.; (iv) Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa; (v) Tạo việc làm, nâng cao thu nhập người lao động
và phát triển nguồn nhân lực…

12
Đối với nước chủ nhà của các công ty đi đầu tư, đầu tư quốc tế giúp: (i) Nâng cao
sức ảnh hưởng của quốc gia đối với các nước nhận đầu tư, (ii) Lành mạnh hóa cán cân
thanh toán quốc tế…
Tại Việt Nam, tổng lượng vốn FDI vào trong nước trong năm 2020 giảm 6,7% so
với năm 2019, với giá trị khoảng 21 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký cấp mới là 14,6 tỷ USD
và vốn đăng ký điều chỉnh là 6,4 tỷ USD. Tuy nhiên, về cơ cấu vốn FDI trong giai đoạn
này, giá trị vốn đăng ký cấp mới luôn cao hơn (gấp khoảng 2-3 lần) vốn đăng ký điều
chỉnh, cho thấy Việt Nam liên tục thu hút các nhà đầu tư mới vào thị trường.
Hình 3: Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2021 (Tỷ USD)
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Thứ năm, toàn cầu hóa thúc đẩy cải cách sâu rộng nền kinh tế quốc gia và sự hợp
tác khu vực.
Toàn cầu hóa kinh tế mở ra khả năng cho các nước chậm phát triển nhanh chóng
tham gia vào hệ thống phân công lao động thế giới, từ đó hình thành một cơ cấu kinh tế -
xã hội có hiệu quả, đẩy nhanh và rút ngắn tiến trình hiện đại hóa. Đồng thời để bắt kịp với
xu hướng kể trên đòi hỏi việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với mỗi nền kinh tế, đặc
biệt là đối với các nước đang phát triển.Thực tế lịch sử cũng đã khẳng định rằng: ngày nay
không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không thiết lập quan hệ kinh tế với các
nước khác.

13
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Cho đến nay, Việt Nam có quan hệ
ngoại giao với 189 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 221
thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế, tiêu biểu
như:
● Liên Hợp Quốc (1977).
● ASEAN (1995).
● Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) (1996).
● Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương (APEC) (1998).
● Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (2006).
Có thể nói, Việt Nam đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tranh
thủ tiếp cận các nguồn vốn ODA, FDI, mở rộng thị trường ngoài nước nhằm tăng
cường ngoại giao đa phương.
Thứ 6, toàn cầu hóa giúp gìn giữ hòa bình, ổn định để phát triển, đồng thời làm
cho các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn.
Ngày nay, xu thế hòa bình, hợp tác để phát triển trở thành xu thế chủ đạo của
quan hệ quốc tế. Sự thăng hoa của xu thế này là một yếu tố quan trọng làm cho quá
trình toàn cầu hóa tiến triển thuận lợi. Việc hội nhập vào các tổ chức kinh tế toàn cầu
và khu vực, về thực chất là sự xâm nhập ràng buộc phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Điều
này vô hình chung tạo ra cơ chế bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. Chính vì
vậy toàn cầu hóa kinh tế cũng góp phần gia tăng xu thế hòa bình.
Ngoài ra, toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công
dân trên thế giới cũng như các cơ hội cho từng người. Cùng với toàn cầu hóa kinh tế
và tài chính, rõ ràng cũng có toàn cầu hóa văn hóa. Thật vậy, sự gia tăng của các trao
đổi kinh tế và tài chính đã kéo theo sự gia tăng của các hoạt động trao đổi con người
như di cư, xa xứ, du lịch. Những hoạt động giao lưu nhân văn này đã góp phần thúc
đẩy sự phát triển của giao lưu văn hóa.
Tuy nhiên, mọi sự vật và hiện tượng trên thế giới đều ẩn chứa hai mặt tích cực
và tiêu cực, và toàn cầu hóa cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việc quá phụ thuộc
vào quá trình toàn cầu hóa sẽ có thể dẫn đến những hậu quả không thề lường trước,
gây nguy hại tới sự phát triển của các quốc gia.
Thứ nhất, toàn cầu hóa tạo ra mâu thuẫn và cạnh tranh quốc tế vô cùng khốc
liệt. Có thể nói, toàn cầu hóa là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa các quốc gia

14
đối tác. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa là tham gia vào việc định ra và thực hiện
"luật chơi chung". Để đảm bảo cho các nước đều có lợi ích trong mở cửa, hội nhập,
đòi hỏi các bên tham gia phải hợp tác với nhau. Tuy nhiên, do có ưu thế về vốn, công
nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý và thực lực chi phối thị trường thế giới trong
quá trình toàn cầu hóa, các nước phát triển luôn nắm quyền quy định và khống chế
những luật chơi chung có lợi cho họ. Mặc dù "luật chơi" có vẻ "công bằng", nhưng
thực chất chúng luôn đem lại lợi thế cho những kẻ mạnh (các nước tư bản phát triển và
các công ty siêu quốc gia). Các nước đang phát triển, các nước nghèo thường phải
gánh chịu những điều bất lợi, thiệt thòi về phía mình.
Tận dụng những cơ hội đến từ hội nhập kinh tế toàn cầu cùng những ưu thế có
sẵn về nguồn lực, các quốc gia phát triển rất dễ dàng đạt được nhiều thành tựu về kinh
tế với tốc độ tăng trưởng lớn, nhanh hơn nhiều khi so sánh với tốc độ này tại các quốc
gia đang và kém phát triển. Điều này khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng
trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các quốc gia yếu thế.
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đã làm giảm bớt các hàng rào thuế quan nhằm
phục vụ cho quá trình mở rộng giao thương. Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn đang áp
dụng nhiều hình thức bảo bộ công khai thông qua sử dụng các công cụ phi thuế quan
như hạn ngạch, tiêu chuẩn lao động và kỹ thuật… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến
tiến trình mở rộng các hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế. Bên cạnh đó vấn
đề chuyển giao công nghệ, các nước phát triển thường không chuyển giao những thành
tựu mới nhất mà thậm chí là chuyển giao những công nghệ lạc hậu hoặc đã khấu hao
hết giá trị vào các nước chậm phát triển. Điều này tác động xấu đến sự phát triển kinh
tế ở các nước chậm phát triển và dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế ở các nước
này.
Các doanh nghiệp của một quốc gia bên cạnh việc cạnh tranh với các doanh
nghiệp trong nước, họ còn phải đối mặt với những đối thủ mới đến từ quốc tế mới
thâm nhập vào thị trường, chính là các công ty xuyên quốc gia và tập đoàn đa quốc gia
thâm nhập. Với ưu thế về quy mô và danh tiếng, các doanh nghiệp nước ngoài dần trở
thành một thế lực lớn trong thị trường tại các quốc gia chủ nhà, từ đó tạo nhiều áp lực
trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa, gây ảnh hưởng
đến tính bền vững trong sản xuất của nước nhà trong tương lai.

15
Thứ hai, nền kinh tế của các quốc gia trở nên nhạy cảm hơn trước các biến
động trên thế giới. Toàn cầu hóa giúp cho quá trình giao lưu kinh tế của các quốc gia
ngày càng trở nên sâu rộng, từ đó làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế và trở thành những chuỗi mắt xích trong cả một hệ thống kinh tế với phạm vi
toàn cầu. Tuy nhiên, khi một trong những “mắt xích” này gặp trục trặc, theo hiệu ứng
domino, các mắt xích khác cũng đều sẽ bị ảnh hưởng, khiến cho bộ máy kinh tế thế
giới nói chung bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng này chính là cuộc khủng hoàng tài chính
năm 1997 tại các quốc gia châu Á. Xuất phát từ nhiều lý do, Thái Lan là quốc gia mở
đầu cho cuộc khủng hoảng thông qua việc vỡ bong bóng bất động sản. Những tổn thất
nghiêm trọng mà thị trường Thái Lan phải chịu đựng: sự lung lay trong thị trường vốn
và chứng khoán, biến động lớn trong giá trị của các loại tài sản… đều gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế lân cận, đặc biệt là các quốc gia có mối quan
hệ kinh tế thân thiết với Thái Lan trong thời điểm đó như Hàn Quốc, Hồng Kông,
Indonesia… nhiều năm sau đó.
Thứ ba, toàn cầu hóa tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tới tình hình an ninh, an sinh xã
hội và môi trường tự nhiên tại các quốc gia.
Quá trình này đem lại những tác động trực tiếp đến lĩnh vực chính trị và an ninh
quốc gia. Nó tạo ra nguy cơ cho các nước chậm và đang phát triển bị lệ thuộc vào kinh
tế, từ đó dẫn đến lệ thuộc về chính trị, gây nguy hại đến chủ quyền dân tộc và an ninh
quốc gia. Thông qua con đường trao đổi, hợp tác kinh tế, đầu tư, viện trợ, cho vay theo
hướng khuyến khích tư nhân hóa, các thế lực đế quốc muốn áp đặt hệ tư tưởng tư sản
vào các nước khác, thực hiện “diễn biến hòa bình” thay đổi chế độ xã hội theo hướng
thân phương Tây.
Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho việc du nhập những tư tưởng, văn hóa đến từ
quốc tế vào nước nhà. Điều này có khiến cho những giá trị văn hóa đặc trưng của một
quốc gia dần bị mai một do chạy theo những xu hướng mới. Không những vậy, nhiều
lối sống và suy nghĩ có phần tiêu cực, những tệ nạn xã hội mới dần được hình thành
trong xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người dân.
Toàn cầu hóa con thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và phát triển cơ sở hạ
tầng của nhiều quốc gia. Điều này mô hình chung gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới
chất lượng môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học khi con người phải gia tăng các

16
hoạt động tàn phá và khai thác thiên nhiên như phá rừng, khai khoáng… nhằm tạo ra
đủ nguồn lực phục vụ cho công nghiệp nói riêng và đổi mới đát nước nói chung. Việc
khai thác ồ ạt nguồn lực tài nguyên thiên nhiên sẽ để lại những hậu quả khôn lường,
ảnh hưởng nặng nè tới chất lượng cuộc sống con người và tốc độ phát triển kinh tế
trong tương lai.

III. Ý nghĩa nghiên cứu tính hai mặt của toàn cầu hóa

Trước những ảnh hưởng mà quá trình toàn cầu hóa đem lại, việc nghiên cứu
tính hai mặt của xu hướng kể trên và vô cùng quan trọng và đem lại nhiều ý nghĩa cho
các quốc gia trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, đất nước trong tương lai.
1. Ý nghĩa khoa học
Thứ nhất, thông qua các phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp, ta đã
có thể làm rõ cơ sở lý luận của quá trình toàn cầu hóa, trong đó bao gồm: khái niệm,
bản chất và đặc điểm nổi bật, từ đó hiểu hơn về thuật ngữ kể trên.
Thứ hai, làm rõ tính hai mặt của quá trình toàn cầu hóa thông qua việc phân
tích các tác động tích cực và tiêu cực của xu hướng này trên nhiều phương diện như
kinh tế, xã hội, môi trường…, từ đó cung cấp một các nhìn cụ thể hơn về việc toàn cầu
hóa có thể đem lai những ảnh hưởng khác nhau phụ thuộc vào cách vận dụng của từng
quốc gia trong từng trường hợp cụ thể. Một mặt, toàn cầu hóa thúc đẩy sự hợp tác và
giao lưu về kinh tế, mặt khác, nó cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng, ảnh hưởng
xấu đến các quốc gia trong tương lai.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, toàn cầu hóa là một xu hướng khách quan, các quốc gia không thể
chối bỏ cũng như nhắm mắt làm ngơ nếu như muốn bị đào thải, tiếp tục quá trình vận
động và phát triển kinh tế, đất nước.
Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội đẩy nhanh quá trình tăng
trưởng và phát triển của Việt Nam nỏi riêng cũng như toàn thế giới nói chung trong
nhiều linh vực kinh tế, công nghệ, môi trường.... Từ đó, Nhà nước Việt Nam cần xác
định những tác động tích cực của toàn cầu hóa để từ đó đưa ra đẩy mạnh việc đầu tư
và tạo điều kiện cho các lĩnh vực đó có khả năng phát triển, tối ưu hóa lợi ích mà quá
trình toàn cầu hóa đem lại.

17
Thứ ba, bên cạnh những lợi ích, toàn cầu hóa cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm
tàng, có thể gây nguy hại tới quá trình phát triển kinh tế nói riêng và đất nước nói
chung. Chính vì vậy, thông qua phân tích tính hai mặt của xu hướng toàn cầu hóa, Việt
Nam có thể lấy đó làm cơ sở để chỉ ra những nguy hiểm tiềm tàng mà xu hướng có thể
đem lại cho nền kinh tế Việt Nam, từ đó thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm thiểu
hoặc xóa bỏ các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa tới Việt Nam trong tương lai như
xây dựng hành lang pháp lý để quản lý các hoạt động kinh doanh quốc tế, nâng cao và
cải thiện các yếu tố vĩ mô trong nước, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn
nhân lực….

KẾT LUẬN

Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đã trở thành một xu hướng tất yếu, khách
quan, đã và đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, được rất nhiều quốc gia chú trọng trong
công tác đẩy mạnh trong nhiều năm trở lại đây do những ảnh hưởng tích cực mà nó
mang lại. Một mặt, toàn cầu hóa đem lại những tác động tích cực tới sự phát triển
trong nền kinh tế của các quốc gia nói chung, kéo theo đó là những hiệu ứng tốt ảnh
hưởng đến những lĩnh vực có liên quan như con người, công nghệ và môi trường. Mặt
khác, quâ trình này cũng tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn, nó có thể để lại hậu quả vô cùng
lớn, gây nguy hại đến sự phát triển của các quốc gia nếu như không được sử dụng một
cách thông minh hay có những biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu tính hai mặt của toàn cầu hóa trở thành một nhiệm vụ quan trọng, không
những làm rõ hai mặt tác động của toàn cầu hóa, nó còn là cơ sở cho các quốc gia có
thể xem xét ký lưỡng, đồng thời đưa ra những kế hoạch phù hợp đối với từng quốc gia
nhằm tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa thiệt hại mà xu hướng toàn cầu hóa có thể gây
ra trong quá trình vận dụng.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bjaznova. Toàn cầu hoá và các giá trị dân tộc. Tài liệu phục vụ nghiên cứu
của Viện Thông tin Khoa học xã hội, 2005, số TN 2005-37.
2. Bộ Công Thương, Báo cáo Xuất Nhập khẩu năm 2016-2020
3. Dương Hữu Hiệp, Toàn cầu hóa kinh tế, NXB Khoa học xã hội.
4. Lưu Lực (2002), Toàn cầu hóa kinh tế: Lối thoát của Trung Quốc là ở đâu?,
NXB Khoa học xã hội.
5. PGS. TS Đỗ Đức Bình, TS Nguyễn Thành Long, Giáo trình kinh tế quốc tế,
Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Tổng cục Thống kê, Báo cáo phát triển con người 1999. Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2000.
7. Tổng cục Thống kê, Báo cáo chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai
đoạn 2016-2020.

19

You might also like