You are on page 1of 39

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP HIỆN NAY

LỚP: L11 – NHÓM L114.2 – HK221

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN

ST % ĐIỂM ĐIỂM GHI


MSSV HỌ TÊN
T BTL BTL CHÚ
1 2110014 Nguyễn Trọng Anh 17 NT
2 2113251 Lê Hoàng Giang 16,6
3 2110167 Lê Nguyễn Gia Hiếu 16,6
4 2113500 Nguyễn Đăng Huy 16,6
5 2113658 Lại Vĩnh Khang 16,6
6 2111709 Lưu Tổ Lương 16,6
Tổng 100
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Mã số Nhiệm vụ được
STT Họ Tên Ký tên
SV phân công

Phần 1.2, 2.3


1 2110014 Nguyễn Trọng Anh Tổng hợp báo cáo,
giám sát tiến độ
Kết luận

2 2113251 Lê Hoàng Giang Phần 2.2, 2.3

3 2110167 Lê Nguyễn Gia Hiếu Phần 2.2, 2.3

4 2113500 Nguyễn Đăng Huy Phần 1.1

5 2113658 Lại Vĩnh Khang Phần 2.1

6 2111709 Lưu Tổ Lương Phần 2.1


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1


Chương 1: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN ............................................................... 3
1.1 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền................................................... 3
1.1.1 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền ..................................................................... 3
1.1.2 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền .................................................. 3
1.2 Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền................................. 4
1.2.1 Sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc quyền ................................. 5
1.2.2 Tư bản tài chính............................................................................................................. 8
1.2.3 Xuất khẩu tư bản ........................................................................................................... 9
1.2.4 Cạnh trang để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền.... 9
1.2.5 Phân định khu vực lãnh thổ của các quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích độc quyền ........... 10
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP TỪ 2017 ĐẾN NĂM 2021
.................................................................................................................................................. 11
2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn VinGroup .......................... 11
2.1.1 Lịch sử hình thành của tập đoàn VinGroup ................................................................ 11
2.1.2 Quá trình phát triển của tập đoàn Vingroup ................................................................ 12
2.2 Đánh giá tình hình phát triển của tập đoàn VinGroup trong giai đoạn từ năm 2017
đến năm 2021 .......................................................................................................................... 15
2.2.1 Điểm qua về hiện trạng kinh doanh từ năm 2017-2021 .............................................. 15
2.2.2.Đánh giá sự phát triển của tập đoàn Vingroup ............................................................ 17
2.2.3 Một số thành tựu nổi bật của tập đoàn ........................................................................ 25
2.2.4 Một số hạn chế trong việc kinh doanh và vận hành tập đoàn ..................................... 27
2.2.5. Các vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triển .................................................. 29
2.3 Những chủ trương, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn VinGroup
trong giai đoạn sắp tới ........................................................................................................... 30
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 34
PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong cuộc sống ngày nay, nền kinh tế thị trường phát triển dẫn đến vô số cơ hội
trong mọi ngành nghề cho các công ty, tập đoàn nắm bắt thời cơ, dẫn đến sự cạnh tranh
khốc liệt giữa các bên. Vì vậy để đạt được những thành tựu trong môi trường đầy tiềm
năng nhưng cũng đầy thách thức này mà họ phải sử dụng nhiều chiến lược kinh doanh
khác nhau, hiệu quả, cập nhật xu thế thị trường, tối ưu bộ máy quản lý... nhằm phát triển
một cách mạnh mẽ.

Cũng qua nhiều thách thức đó, nhiều tập đoàn đã vươn lên trở thành vị thế dẫn
đầu cả nước về giá trị thương hiệu lẫn doanh thu, từ đó tạo nên sự đột phá trong nền
kinh tế Việt Nam. Điển hình của vị thế dẫn đầu đó phải kể đến tập đoàn Vingroup do
ông Phạm Nhật Vượng sáng lập và dẫn dắt đã đạt vô số thành tựu trong đa dạng các
lĩnh vực như công nghiệp, công nghệ, thương mại và dịch vụ, tạo dựng sự tín nhiệm cả
trong nước lẫn ngoài nước. Để tìm hiểu vì sao Vingroup lại phát triển một cách mạnh
mẽ như vậy, nhóm chúng em xin được phép chọn chủ đề sự phát triển của tập đoàn
Vingroup để từ đó đưa ra cái nhìn cụ thể về tập đoàn, qua đó nêu ra một số phương
pháp, chiến lược hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn Vingroup trong giai
đoạn tiếp theo.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Sự phát triển của tập đoàn Vingroup.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Không gian: Việt Nam.

Thời gian: 2017 - 2021.

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, phân tích nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản
của Chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Thứ hai, giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn
Vingroup.

1
Thứ ba, đánh giá tình hình phát triển của tập đoàn Vingroup tại Việt Nam trong
giai đoạn 2017 - 2021.

Thứ tư, đề xuất các chủ chương, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của tập
đoàn Vingroup tại Việt Nam.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu
như phân tích tổng hợp, thống kê mô tả

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:

● Chương 1: Chủ nghĩa tư bản độc quyền.

● Chương 2: Sự phát triển của tập đoàn Vingroup hiện nay.

2
Chương 1: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN

1.1 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền

1.1.1 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Trong lịch sử từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều giai đoạn
phát triển, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh qua chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và ngày nay là chủ nghĩa tư bản hiện đại. Tuy nhiên,
xét về bản chất, việc chuyển mình từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa
tư bản độc quyền là một “nấc thang” phát triển mới của chủ nghĩa tư bản.

- Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh: Ra đời cùng thời điểm với chủ nghĩa tư bản
và phát triển mạnh vào thế kỷ XVIII và XIX, chủ nghĩa tư bản cạnh tranh đánh dấu
những bước đầu tiên của hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, giữa
các nhà tư bản trong và ngoài ngành diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt, quyết liệt.Chủ
nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện các tổ
chức độc quyền. Ban đầu độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực trong nền kinh
tế thị trường và sức mạnh trong kinh tế vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, sức mạnh của các
tổ chức độc quyền đã lớn mạnh một cách nhanh chóng và từng bước điều khiển, chi
phối nền kinh tế thị trường. Từ đó hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, một giai đoạn
phát triển mới của chủ nghĩa tư bản.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền (Chủ nghĩa đế quốc): Tư bản độc quyền là liên minh
giữa các nhà tư bản lớn hình thành các tổ chức độc quyền với mục đích tập trung phần
lớn hoặc toàn bộ giá trị của một hoặc nhiều ngành, cho phép tổ chức này có ảnh hưởng
mang tính quyết định đến việc sản xuất và lưu thông của ngành đó.

Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, sự phân hóa giữa các nhà tư
bản không đáng kể nên quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận bình
quân, còn trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật thống trị là quy luật lợi
nhuận độc quyền. Tuy nhiên, bản chất ban đầu của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay
đổi. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền vẫn là một hình thái biến tướng của quy luật
giá trị thặng dư.

3
1.1.2 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền

Qua nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, Mác và Ăngghen đã phát hiện
ra quy luật vận động của nó và dự báo: “Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự
sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc
quyền”1.

Vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử mới,
V.I.Lênin là người đầu tiên đã phân tích một cách khoa học những hiện tượng mới trong
xã hội tư bản và rút ra kết luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn: Chủ nghĩa tư bản đã
bước sang giai đoạn mới là chủ nghĩa tư bản độc quyền. Đồng thời xác định bản chất
kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền qua năm đặc điểm kinh tế cơ bản của nó.

Sự độc quyền hay sự thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ nghĩa tư bản
độc quyền. Xuất hiện hiện cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX do những nguyên nhân chủ
yếu sau đây:

Một là do các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật: Sự tiến bộ vượt bậc của lực
lượng lao động sản xuất dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật làm
xuất hiện những ngành sản xuất mới mà ngay từ đầu đã là những ngành có trình độ tích
tụ cao, làm lực lượng sản xuất trở lên phát triển không ngừng, do đó đòi hỏi cần áp dụng
những hình thức kinh tế tổ chức mới.

Hai là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp: Sự cạnh tranh tự do gay gắt dẫn đến nhiều
doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ kỹ thuật còn hạn chế hoặc bị các đối thủ mạnh hơn
chèn ép dẫn đến phá sản, buộc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh.
Mặt khác, các nhà tư bản lớn để cạnh tranh phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích luỹ,
liên kết với nhau tạo thành các doanh nghiệp có quy mô lớn. Vì vậy, xuất hiện một số
xí nghiệp tư bản lớn nắm quyền lực lớn trong một hay trong một số ngành công nghiệp.

1
V. I. Lênin, (2005), Toàn tập - Tập 27, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.402.
4
Ba là khủng hoảng kinh tế: Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và
vừa bị phá sản, các doanh nghiệp để tồn tại họ phải thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
trung sản xuất.

Bốn là tín dụng tư bản: Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản (điển hình là
ngân hàng) trở thành nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, tạo tiền đề cho
sự ra đời của các tổ chức độc quyền

Tóm lại, nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền là sự phát triển của
lực lượng sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật cuối thế kỉ XIX, sự
tác động của cạnh tranh, khủng hoảng kinh tế, sự phát triển của tín dụng tư bản từ đó
hình thành các xí nghiệp có quy mô sản xuất lớn. Các xí nghiệp quy mô sản xuất lớn
cạnh tranh với nhau gay gắt để bảo vệ quyền lợi, lợi ích của mình, thỏa hiệp với nhau
hình thành các tổ chức lũng đoạn hay các tổ chức độc quyền.

1.2 Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Có thể khái quát đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền ở 5 nội dung sau: sự
tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc quyền, tư bản tài chính, xuất khẩu
tư bản, sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh độc quyền quốc tế, sự
phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc.

1.2.1 Sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc quyền

Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp, xí nghiệp
tư bản lớn dù không chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế nhưng lại có được khả năng
nắm giữ và điều khiển thị trường thông qua giá cả, số lượng hàng hóa,... mà chúng hoạt
động lẫn các thị trường liên quan. Từ đó hình thành tổ chức độc quyền ( Monopoly
Organization). “Tổ chức độc quyền là liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập trung
vào trong tay một phần lớn (thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên

5
minh này phát huy ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành
đó”2.

Các tổ chức độc quyền dễ dàng hình thành vì các số lượng doanh nghiệp, xí nghiệp
lớn trong mỗi lĩnh vực không quá nhiều, vì vậy họ có thể dễ dàng đi đến một thỏa thuận
chung. Mặt khác,vì các doanh nghiệp, xí nghiệp lớn này khi càng phát triển, sẽ có quy
mô lớn hơn, kỹ thuật công nghệ cao hơn, dẫn đến các đối thủ cùng ngành rất khó để
đánh bại do không đủ sức mạnh và tiềm lực. Chính vì thế, lựa chọn đi đến thỏa thuận
hợp tác với nhau là một quyết hoàn toàn dễ hiểu và tự nhiên.

Liên kết ngang là hình thức liên kết ban đầu của các doanh nghiệp, xí nghiệp, tức
là liên kết trong cùng một ngành. Về sau, do sự tiến bộ, nhu cầu tối ưu lợi nhuận, thu
hút nhiều khách hàng, tăng trải nghiệm khách hàng và các yếu tố khác, đã xuất hiện
thêm loại hình liên kết mới: liên kết dọc và liên kết chéo. Liên kết dọc là sự liên kết
giữa các doanh nghiệp, xí nghiệp là sự liên kết giữa các nhà cung cấp, nhà phân phối và
địa điểm bán lẻ nhằm kiểm soát chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị. Liên kết chéo là sự liên
kết giữa các ngành gần hoặc doanh nghiệp xử lý phế phẩm. Liên kết chéo này được ứng
dụng nhiều ở các cụm khu công nghiệp, khi mà các xí nghiệp được lợi thế về mặt khoảng
cách, từ đó giảm thiểu chi phí, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận.

Những liên minh và tổ chức độc quyền này, ban đầu hình thành theo sự liên kết
ngang, tức là sự liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, dưới những hình
thức là cartel, syndicate và trust. Các hình thức liên kết này có sự tăng dần về độ phức
tạp và khả năng tối ưu hóa lợi nhuận.

Cartel là hình thức tổ chức độc quyền mà ở đó các thành viên trong hình thức này
có các thỏa thuận không công khai hoặc công khai về giá cả hàng hóa, sản lượng hàng
dự kiến sản xuất, thỏa thuận về phân chia các thị trường tiêu thụ, còn việc sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm vẫn do bản thân mỗi thành viên thực hiện. Các doanh nghiệp tham
gia liên kết cartel vẫn giữ được sự độc lập của họ trong việc sản xuất và buôn bán các

2
Diệu Nhi, (25/10/2019), Tổ chức độc quyền là gì? Các hình thức liên kết, truy cập từ
https://vietnambiz.vn/
6
hàng hóa, họ chỉ thực hiện đúng các điều khoản trong hiệp định đã ký, nếu không sẽ bồi
thường theo hợp đồng đã thỏa thuận trước. Dễ dàng nhận thấy đây là liên kết không bền
vững, khi một bên có thể rút khỏi cartel khi nhận thấy sự bất lợi đang nghiêng về phía
mình, hoặc nếu lợi nhuận đạt được lớn hơn khoản bồi thường mà xí nghiệp phải trả thì
các xí nghiệp tư bản này sẽ dễ dàng phá vỡ hiệp nghị.

Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền trong đó việc tiêu thụ sản phẩm do một
ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thành
viên. Tức là có sự không độc lập ở khâu lưu thông hàng hóa. Syndicate có mục đính là
thống nhất và tìm kiếm nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ và bán hàng hóa với giá đắt để
tối đa hóa lợi nhuận.

Cartel và syndicate dễ bị phá vỡ khi tương quan lực lượng thay đổi. Vì vậy, một
hình thức độc quyền mới ra đời là trust. Trust có được sự thống nhất ở cả việc sản xuất
và tiêu thụ vào tay một ban quản trị chung, còn các thành viên trở thành các cổ đông.

Tiếp đó, xuất hiện thêm một hình thức liên kết mới là liên kết dọc, nghĩa là sự liên
kết các doanh nghiệp xí nghiệp tạo thành một chuỗi từ sản xuất nguyên vật liệu, sản
xuất hàng hóa và cuối cùng là đóng gói thành phẩm. Đây được gọi là consortium. Dĩ
nhiên, consortium là một hình thức độc quyền có trình độ và độ phức tạp cao, có khả
năng điều khiển được thị trường, tạo thành một chuỗi giá trị.

Từ giữa thế kỷ XX đã bắt đầu hình thành và phát triển một kiểu liên kết liên kết
đa ngành, tức là liên kết chéo – hình thành những tập đoàn lớn và rất lớn, bắt đầu thâu
tóm bằng cách mua lại hoặc mua lượng lớn cổ phiếu ở nhiều các nhà máy, công ty, xí
nghiệp thuộc những ngành công nghiệp gần nhau hoặc rất khác nhau, có thể bao gồm
ngân hàng, vận tải, xử lý phế phẩm,... Hình thức liên kết này đem lại khả năng độc lập
cao cùng với lợi nhuận cao hơn.

Nhờ có được sự độc quyền trong sản xuất, lưu thông hàng hóa nên các tổ chức này
dễ dàng điều khiển thị trường thông qua điều khiển số lượng sản phẩm có mặt trên thị
trường. Và từ quy luật cung cầu, chúng có được khả năng điều khiển giá cả. Khả năng
này mang lại cho các tổ chức độc quyền này lợi nhuận khổng lồ, gọi là lợi nhuận độc
quyền.
7
1.2.2 Tư bản tài chính

Ngân hàng là nơi tích tụ và tập trung rất nhiều tư bản, vì vậy rất dễ để hình thành
sự độc quyền trong các ngân hàng. Từ chỗ chỉ làm chức năng chính của ngân hàng là
trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, ngân hàng đã trở thành tổ chức có khả
năng chi phối các hoạt động kinh tế – xã hội. Bất cứ động thái nào của ngân hàng có
thể dễ dàng ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền khác, ở đây là các xí
nghiệp, công ty, vay và nhận gửi những số tiền lớn từ các doanh nghiệp, xí nghiệp lớn
trong một thời gian dài. Lợi nhuận của ngân hàng cũng chính là lợi nhuận của doanh
nghiệp, vì vậy các ngân hàng rất quan tâm đến hoạt động sản xuất của các đơn vị mà họ
cho vay tư bản, và dần dần các ngân hàng đã bước chân vào hoạt động sản xuấ ấy.Từ
đó hình thành một loại tư bản mới gọi là tư bản tài chính. “Tư bản tài chính là kết quả
của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với
tư bản của liên minh độc quyền các nhà công nghiệp”3.

Các ngân hàng bắt đầu hình thành sự can thiệp và thống trị của mình thông qua
việc nhúng tay vào công ty, xí nghiệp mà chúng cho vay, gọi là “chế độ tham dự”. Chế
độ này là một nhà tư bản tài chính hoặc một tập đoàn tài chính, bắt đầu có khả năng ra
quyết định hoặc ảnh hưởng các quyết định được đưa ra ở các công ty thông qua mua lại
số cổ phiếu đủ lớn để có quyền biểu quyết trong các quyết định. Các ngân hàng này, do
có nguồn tư bản dồi dào, nên “tham dự” vào các công ty, tập đoàn lớn, dẫn đến có khả
năng điều khiển các công ty “con”. Ngoài “chế độ tham dự”, tài phiệt còn sử dụng thủ
đoạn khách để chi phối kinh tế, thu lại lợi nhuận khổng lồ. Cùng với kinh tế, chính trị
là lĩnh vực mà các tài phiệt cũng có sự ảnh hưởng sâu sắc, đáng kể. Những nhà tài phiệt
chi trả rất nhiều tư bản cho các hoạt động vận động chính trị nhằm có được các chính
sách thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp của họ. Chẳng hạn, các công ty
sản xuất vũ khí ở Mỹ chi rất nhiều tiền cho các ứng cử viên tổng thống nhằm sau này

3
V. I. Lênin, (2005), Toàn tập - Tập 27, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội,tr.489.

8
kích hoạt sự xung đột ở các khu vực nhạy cảm, từ đó thu lợi khổng lồ từ việc bán vũ
khí chiến đấu.

1.2.3 Xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu hàng hóa là việc mang hàng hóa sản xuất được bán ra thị trường nước
ngoài nhằm thu về lợi nhuận, giá trị thặng dư có được là từ chính sự sản xuất của mình.
Còn xuất khẩu tư bản là đầu tư ở thị trường nước ngoài, và giá trị thặng dư có được là
từ các thị trường nước đó.

Xuất khẩu tư bản là một xu hướng tất yếu do lợi nhuận khổng lồ mang lại, cũng
như việc đầu tư ở thị trường trong nước không còn mang lại lợi nhuận cao, cũng như ở
các nước tư bản này đã tích lũy được một lượng giá trị tư bản khá lớn từ các hoạt động
kinh doanh đã và đang thực hiện.

Xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia xuất khẩu tư bản thành xuất khẩu tư bản
trực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp. Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước
ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao, ví dụ như trực tiếp đầu tư tại nước
ngoài (mở nhà máy, công xưởng, ...). Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi
tức thông qua các công ty cần vốn tại nước sở tại.

Xuất khẩu tư bản, về khách quan có những tác động tích cực đến nền kinh tế các
nước nhập khẩu, thúc đẩy xu hướng toàn cầu hóa, giúp các công ty cần vốn lớn có khả
năng tiếp cận được nguồn vốn dồi dào, từ đó phát triển nền kinh tế của các nước đang
phát triển. Tuy nhiên, việc xuất khẩu tư bản cũng dẫn đến sự mở rộng quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư
bản tài chính ra toàn thế giới, gia tăng sức ảnh hưởng của chúng lên thị trường nói chung
và toàn cầu nói riêng.

1.2.4 Cạnh trang để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc
quyền

Việc gia tăng xuất khẩu tư bản đã đòi hỏi việc phân chia lại thị trường thế giới, ở
đây là các tổ chức độc quyền phân chia với nhau các “miếng bánh”. Vì ai cũng muốn
giành cho mình phần tốt nhất, nên những cuộc tranh giành diễn ra với tần suất cao và

9
mức độ gay gắt. Các cuộc đấu tranh này, nếu không được giải quyết êm đẹp, rất dễ dẫn
đến các sự xung đột chính trị, từ đó dẫn đến chiến tranh, sau đó là các thỏa thuận hòa
bình, các hiệp ước nhằm ổn định sự độc quyền của chúng trong thị trường.

1.2.5 Phân định khu vực lãnh thổ của các quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích độc quyền

Nhằm tối đa hóa lợi nhuận, các xí nghiệp, công ty bắt đầu mở rộng thị trường của
mình ra nước ngoài thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Việc khai thác
thuộc địa độc quyền là một cách thu lại lợi nhuận khổng lồ, mà lí do chính là các điều
kiện kinh doanh cực kì thuận lợi từ các nước bị xâm chiếm làm thuộc địa có được như
giá nhân công rẻ mạt, nguồn khoáng sản tài nguyên dồi dào, màu mỡ chưa được khai
thác... Vì vậy, trên toàn cầu luôn có sự cạnh tranh tàn khốc giữa các công ty, xí nghiệp
độc quyền, gọi tắt là tổ chức độc quyền, ở các quốc gia giàu có khác nhau. Bản thân nhà
nước của các tập đoàn độc quyền này ý thức được bản thân phải có sự can thiệp nhằm
giành được thị trường, từ đó làm giàu cho chính đất nước và các nhà tư bản. Thực tế,
khá nhiều cuộc chiến tranh xảy ra là do vấn đề tài nguyên khoáng sản, chẳng hạn như
chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai,...

10
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP TỪ 2017 ĐẾN
NĂM 2021

2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn VinGroup

2.1.1 Lịch sử hình thành của tập đoàn VinGroup

Tập đoàn Vingroup - Doanh nghiệp CP (thường được gọi là "Vingroup"), được
thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1993, tiền thân là Technocom (hoặc Technokom), là
một công ty lớn của Ukraina được thành lập vào năm 1993 và có trụ sở chính tại thành
phố Kharkiv Has. Từ những năm 2000, Technocom đã đầu tư vào lĩnh vực khách sạn,
bất động sản, chứng khoán và tài chính tại Việt Nam thông qua hai công ty đại chúng
là Vincom và Vinpearl. Vào tháng 9 năm 2009, Tập đoàn Technocom tại Việt Nam đổi
tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam và đến tháng 2 năm 2010, Tập đoàn
Technocom được bán cho Nestlé tại Ukraine. Tháng 11/2011, Vincom và Vinpearl
chính thức hợp nhất về vốn hóa và trở thành công ty cổ phần của Tập đoàn Đầu tư Việt
Nam (Vingroup). Năm 2011, Đại hội đồng cổ đông bất thường bầu Chủ tịch HĐQT là
ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất sàn thị trường chứng khoán Việt Nam 4 năm
liên tiếp 2010, 2011, 2012 và 2013. Vào giữa tháng hai năm 2012, cổ phiếu Vingroup
(mã: VIC) phát hành thêm cho mục đích sáp nhập được chính thức giao dịch tại Sở đàm
phán Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 2.1.1.1: Tập đoàn Vingroup

Nguồn: https://vingroup.net/

11
2.1.2 Quá trình phát triển của tập đoàn Vingroup

Hình 2.1.2.1: Các lĩnh vực kinh doanh của Vingroup

Nguồn: diendandoanhnghiep.vn

-Tháng 9/2009: Tập đoàn Technocom tại Việt Nam đổi tên thành VinGroup và
chuyển trụ sở chính từ Kharkov (Ukraine) về Hà Nội. Vingroup là công ty Việt Nam
đầu tiên phát hành thành công 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi tại Singapore.

- Tháng 2/2010: Tập đoàn Nestlé tại Thụy Sĩ mua lại các cơ sở Technocom tại
Ukraina và thương hiệu Mivina, giá mua thỏa thuận là 150 triệu USD. Khi đó,
Technocom có 3 nhà máy tại Kharkov là “Mivina-3”, “EF-G -FOOD "và" Pakservis ",
với 1900 nhân viên và doanh thu hàng năm khoảng 100 triệu đô la Mỹ.

- Tháng 11/2011: Đại hội đồng cổ đông bất thường 2 Công ty cổ phần Vincom và
Vinpearl chính thức thông qua phương án sáp nhập để thành lập Công ty cổ phần Tập
đoàn VinGroup (Tập đoàn Vingroup) với vốn cổ phần dự kiến sau sáp nhập là gần 5500
tỷ đồng (tương đương 265 triệu USD) và vốn hóa thị trường xấp xỉ 50 tỷ đồng (tương
đương 2,4 tỷ USD).

12
- Tháng 1/2012: Sáp nhập Công ty Cổ phần Vinpearl và Công ty Cổ phần Vincom,
Công ty Cổ phần Vincom trở thành Tập đoàn Vingroup nâng tổng vốn điều lệ lên gần
5,5 tỷ đồng và thông qua chiến lược xây dựng và phát triển tập đoàn với 4 nhóm thương
hiệu:

+ Vincom (bất động sản)

+ Vinpearl (Du lịch - Giải trí)

+ Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe)

+ Vinmec (Chăm sóc sức khỏe chất lượng cao).

- 7 Tháng 01/2012: Khánh thành Bệnh viện Đa khoa Quốc gia Vinmec hiện đại,
sang trọng bậc nhất Việt Nam.

- Tháng 6/2012: Phát hành thành công thêm 115 triệu USD trái phiếu quốc tế,
nâng tổng số lượng trái phiếu quốc tế phát hành năm 2012 lên 300 triệu USD.

- Tháng 10/2012: Khai trương Vincom Center A tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ
chức Khu phức hợp mua sắm, giải trí và nhà hàng sang trọng và lịch lãm nhất Việt Nam.

-Tháng 12/2012: Thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 300 triệu USD đã
được Finance Asia, tạp chí tài chính, ngân hàng hàng đầu châu Á bình chọn là “Giao
dịch tốt nhất Việt Nam 2012”.

- Tháng 1/2013: Vingroup trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Kinh tế Thế
giới.

- Tháng 4/2013: Chính thức gia nhập thị trường giáo dục Việt Nam với thương
hiệu Vinschool: Hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông do
Công ty Cổ phần Vincom Retail, công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup.

- Tháng 7/2013: Khai trương Vincom Mega Mall Royal City: khu phức hợp vui
chơi và giải trí lớn nhất Châu Á.

-Tháng 10/2013: Ra mắt thương hiệu VinKC (nay là Kids World) - Hệ thống trung
tâm mua sắm, tư vấn sức khỏe và giáo dục dành riêng cho trẻ em, Vingroup chính thức

13
tham gia thị trường bán lẻ bằng trái phiếu quốc tế và là công ty tư nhân đầu tiên thành
công trái phiếu phát hành quốc tế.

- Tháng 11/2013: ra mắt thương hiệu Vinhomes, đánh dấu bước ngoặt chiến lược
quan trọng trong quá trình quy hoạch, xây dựng và phát triển sản phẩm bất động sản
nhà ở cao cấp, đồng thời là hệ thống tiêu chuẩn dịch vụ hoàn toàn khác biệt và phong
cách của Vingroup đang nổi lên.

-Tháng 1/2015: VinDS, công ty vận hành chuỗi bán lẻ quần áo thể thao (Sports
World), giày dép (ShoeCenter), mỹ phẩm (Beauty Zone) và thời trang (Fashion
MegaStore).

-Tháng 9/2017: VINFAST được thành lập, đây là thương hiệu ô tô - xe máy của
Vingroup.

-Tháng 6/2018: Tập đoàn Vingroup công bố triển khai kế hoạch sản xuất thiết bị
điện tử, khởi đầu là điện thoại thông minh với thương hiệu Vsmart do VinSmart quản
lý với vốn đăng ký 3.000 tỷ đồng.

- Năm 2018, Vingroup cũng tham gia vào lĩnh vực giáo dục đại học với thương
hiệu VinUni, công bố tham gia lĩnh vực dược phẩm với thương hiệu VinFa, tham gia
vào lĩnh vực sản xuất điện tử và trí tuệ nhân tạo thông minh. Ngoài ra còn có sự kiện
khai trương Landmark 81, công trình cao nhất trong "Top 10" thế giới.

-Tháng 7 năm 2019, Vinpearl Air được thành lập tại Khu đô thị sinh thái Vinhomes
Riverside, Long Biên, Hà Nội, tiền thân là Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch VinAsia.

-Ngày 11 tháng 11 năm 2019, Dự án Đại học VinUni công bố hướng tuyển sinh
cho năm học 2020-2021 đối với 3 ngành nghề: Quản trị kinh doanh, Khoa học sức khỏe,
Kỹ thuật và Khoa học máy tính, hai đối tác chính là Đại học Cornell và Đại học
Pennsylvania, thuộc Ivy League University Group và được xếp vào top 20 trường đại
học tốt nhất toàn cầu.

- Tháng 12/2019, Vinsmart (hãng sản xuất điện thoại Vsmart) cho ra mắt 4 mẫu
TV Vinsmart tấm nền LG 4K HDR LED, được sản xuất tại nhà máy thứ 2 của Vsmart.

14
- Tháng 12/2019, Adayroi tuyên bố ngừng kinh doanh và sáp nhập vào VinID,
chuỗi bán lẻ điện máy VinPro tuyên bố giải thể. Vingroup rút khỏi lĩnh vực thương mại
điện tử và bán lẻ điện máy.

- Đầu năm 2020, tháng 1/2020, Vinpearl Air tuyên bố rút khỏi thị trường hàng
không Việt Nam.

- Ngày 30/3/2020. Tháng 3/2020, hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân tham gia phòng
chống bệnh Covid 19 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Tập đoàn
VinGroup đã bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất máy thở, máy đo nhiệt độ cơ thể xâm
nhập và không xâm lấn theo thiết kế của Medtronic (Medical Device Company), MIT

2.2 Đánh giá tình hình phát triển của tập đoàn VinGroup trong giai đoạn từ năm
2017 đến năm 2021

2.2.1 Điểm qua về hiện trạng kinh doanh từ năm 2017-2021

Năm 2017, Tập đoàn Vingroup đã đạt mức doanh thu thuần là 89.350 tỷ đồng,
tăng 55% so với năm 2016. Trong các lĩnh vực kinh doanh năm 2017, mức tăng doanh
thu ấn tượng nhất là từ lĩnh vực doanh thu chuyển nhượng bất động sản, tăng 68% so
với cùng kỳ năm trước và đạt mức doanh thu 62.482 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm
2017 đạt 5.655 tỷ đồng.

Tính cả năm 2018, Vingroup ghi nhận doanh thu thuần đạt 122.575 tỷ đồng, tăng
37%. Lợi nhuận trước thuế hơn 13.800 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2017. Lợi nhuận
sau thuế đạt 6.060 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2017.Đến cuối năm 2018, tổng tài sản
Vingroup đạt 289.105 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 99.059 tỷ đồng, tăng lần lượt 35%
và 88% so với cuối năm 2017.

Năm 2019, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,02%, vượt mục tiêu 6,6 – 6,8%
do Chính phủ đề ra, nhờ sự cải thiện ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Trong bối cảnh
tích cực đó, bằng sự tiên phong cùng chiến lược đầu tư – phát triển bền vững, Tập đoàn
Vingroup – Công ty CP (“Tập đoàn Vingroup”) đã có một năm hoạt động thành công
với nhiều đột phá ấn tượng, tự hào, đạt được kết quả khả quan trong hoạt động kinh
doanh năm 2019, Doanh thu thuần đạt 130.036 tỷ đồng, tăng 8.142 tỷ đồng (tương
15
đương 7%) so với năm 2018. Trong đó, đáng lưu ý năm 2019 là năm đầu tiên Tập đoàn
ghi nhận doanh thu từ hoạt động sản xuất ô tô. Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn tăng
trưởng 24% từ 6.238 tỷ đồng năm 2018 lên 7.717 tỷ đồng năm 2019.

Năm 2020 là năm khó khăn của kinh tế thế giới do chịu ảnh hưởng lớn từ dịch
bệnh Covid-19. Nhờ chủ động và quyết liệt phòng chống dịch của Chính phủ, Việt Nam
vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương, với 2,91%. Tuy nhiên, xét trên tổng thể,
không thể phủ nhận các ảnh hưởng tiêu cực lên các ngành nghề trong nước. Năm 2020,
Doanh thu thuần đạt 110.490 tỷ đồng, giảm 19.546 tỷ đồng (tương đương 15%) so với
năm 2019, lý do chính là trong năm 2020, tập đoàn không còn doanh thu từ hoạt động
bán lẻ. Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn giảm 41% từ 7.717 tỷ đồng năm 2019 xuống
4.546 tỷ đồng năm 2020.

Hình 2.2.1.1: Biểu đồ lợi nhuận và doanh thu tập đoàn VinGroup từ năm
2017 đến năm 2021

Nguồn: Thiết kế từ số liệu báo cáo tài chính của Tập đoàn Vingroup

16
2.2.2. Đánh giá sự phát triển của tập đoàn Vingroup

2.2.2.1 Dựa trên chỉ số và biểu đồ lợi nhuận ròng và doanh thu

Tổng doanh thu trên các lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn Vingroup nhìn chung
có xu hướng năm sau tăng hơn năm trước, tức là, so sánh giữa các năm 2017-2018,
2018-2019, 2020-2021 có xu hướng phát triển theo hướng tuyến tính. Tuy nhiên, khi so
sánh liên tục giữa 5 năm từ 2017-2021, ta thấy có sự biến động giữa doanh thu giữa một
số năm nhất định. Cụ thể ở hình 2.1.1.1 ở trên mà nhóm nghiên cứu đã thiết kế.

Việc thay đổi các cơ cấu và hạng mục đầu tư cũng dẫn đến sự biến đổi trong dòng
chuyển dịch kinh tế của tập đoàn Vingroup. Năm 2019 cho mức doanh thu cao nhất,
tuy nhiên chi phí bỏ ra cũng rất lớn, do phải tập trung đầu tư vào phát triển nhà máy,
khoa học công nghệ và các lĩnh vực nư Vinfast, Vinsmart,,.. Tuy nhiên, cũng là năm
thu về “trái ngọt” khi lần đầu có doanh thu từ hoạt động sản xuất ô tô sau nhiều năm
đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ

Giải thích cho sự sụt giảm doanh thu trong năm 2020, có thể thấy về mảng hoạt
động du lịch và vui chơi giải trí, tính riêng quý IV 2020 s đạt 1.052 tỷ, thấp hơn 40%
so với cùng kỳ chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cùng với đó cũng không ghi
nhận doanh thu trong lĩnh vực bán lẻ của 2 chuỗi VinMart và VinMart+.

Dù có sự biến động trong doanh thu của tập đoàn Vingroup giữa các năm, có thể
nói chênh lệch khá cao, tuy nhiên, xét đường lợi nhuận sau thuế của tập đoàn, ta thấy
có độ ổn định nằm ở mức tương đối. Nối bật có năm 2019 tăng nhẹ và 2020 giảm nhẹ.
Có thể đánh giá được dù ‘rút chân’ khỏi một số ngành nổi bật là lĩnh vực bán lẻ, cùng
với việc đổ một nguồn vốn lớn đề đầu tư phát triển khoa học-công nghệ, phát triển
những lĩnh vực mang tầm nhìn lâu dài của ban quản trị. Tuy nhiên, tập đoàn Vingroup
vẫn đảm bảo được mức lợi nhuận để duy trì và phát triển tập đoàn. Điều này có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng, bởi nó cấp một nguồn lực cần thiết cho tái cơ cấu và thúc đẩy đổi
mới trong cơ cấu quản lý và vận hành tập đoàn. Tránh sự lạc hậu, ‘ chậm bước’ theo xu
hướng các tập đoàn trên thế giới. Nguồn lợi nhuận đều cũng giúp tránh được sự khủng
hoảng của tập đoàn khi đầu tư vào các hạng mục tiêu hao nhiều vốn, đồng thời, nâng
17
cao uy tín và đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư. Nhờ uy tín, cũng tăng thêm giá trị
vốn hoá cho tập đoàn, góp nhiều nguồn vốn hơn thúc đầy phát triển các ngành nghề mới
thành lập của tập đoàn. Các ngành nghề trọng yếu như mua, bán, cho thuê bất động sản
là yếu tố thúc đẩy các ngành mới như ô tô, điện thoại... phát triển. Cũng là yếu tố hợp
nhất cấu thành xu hướng kinh doanh đa ngành của tập đoàn Vingroup, phù hợp với tầm
nhìn “Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp –
thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực”.

2.2.2.2 Dựa trên chỉ số ROS

Chỉ số ROS hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tên tiếng anh đầy đủ
là Return on Sales. Đây là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời dựa trên doanh thu thực tế của
doanh nghiệp, đánh giá xem một đồng doanh nghiệp thu vào sẽ mang về bao nhiêu đồng
lợi nhuận.

Chỉ số ROS được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần
và nhân với 100%. Trong báo cáo tài chính mỗi công ty luôn trình bày chi tiết về hoạt
động trong kỳ, khoản thu chi, nợ phải trả cũng như các khoản liên quan khác. Lợi nhuận
sau thuế và doanh thu thuần có trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó:

- Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ
doanh thu.
- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế hiện hành và các khoản
thuế hoãn lại của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận trước thuế = Tổng lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp dịch vụ + Lợi
nhuận thuần từ kinh doanh.
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢−𝑡ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí
Hiện nay trên thế giới còn áp dụng công thức tính ROS =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

18
Hình 2.1.2.2.1: Chỉ số ROS của tập đoàn Vingroup từ năm 2017
đến 2021

Nguồn: Thiết kế từ báo cáo tài chính của tập đoàn Vingroup
Thông qua biểu đồ trên, trước khi đại dịch Covid 19 xảy ra, ta có thể thấy rằng chỉ
số ROS của tập đoàn vẫn đạt mức dương từ 4.11 đến cao nhất 6.33 điểm. Có thể thấy
rằng tập Vingroup vẫn là tập đoàn tốt với việc sinh lời hằng năm, tức là luôn có lợi
nhuận tốt. Tuy nhiên kết quả kinh doanh năm 2021 đã cho chỉ số ROS âm cao, -6.01
điểm. Điều này được lý giải phần lớn do hoạt động kinh doanh bị đình trệ trên toàn đất
nước và chi phí duy trì sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh tăng rất cao (các xét nghiệm,
đảm bảo tiêu chuẩn chống dịch, chi phí cho công nhân viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh,
…). Dẫu vậy, trong hoàn cảnh ấy vẫn có nhiều doanh nghiệp có các biện pháp kịp thời
nhằm xoa dịu tác động của đại dịch, vì vậy việc tập đoàn Vingroup thua lỗ nặng trong
năm 2021 và đầu năm 2022 một phần xuất phát từ nội tại của tập đoàn tư nhân lớn nhất
Việt Nam này. Nếu hoàn toàn đánh giá và rút vốn khỏi Vingroup trong giai đoạn đó là
chưa đủ khách quan và chỉ số chưa thực sự thuyết phục. Trong trường hợp nhóm bỏ qua
yếu tố phát sinh một lần nêu trên thì năm 2021, Vingroup vẫn ghi nhận khoản lãi sau
thuế là 4503 tỷ đồng, ứng với mức ROS (giả định) = 3.23, như vậy Vingroup vẫn làm
ăn có lời.

Để đánh giá cơ cấu tổ chức và phát triển của tập đoàn Vingroup, nhóm xin được
sử dụng mức ROS năm 2021 là ROS giả định, cùng kết hợp với mức cổ tức qua các
năm của Vingroup để đánh giá tình hình phát triển và tái đầu tư mở rộng của tập đoàn.

19
Trên nền năm 2017 với mức ROS là 6,33, Vingroup tiến hành chia cổ tức với mức
210 cổ phiếu chi trả cổ tức/1000 cổ phiếu nắm giữ. Như vậy, cổ tức năm 2017 được đổi
mới bằng cách chi trả qua cổ tức và Vingroup buộc phát hành thêm khoảng 554 triệu
cổ phiếu để chi trả. Nhà đầu tư được chia nguồn lợi nhuận từ phía tập đoàn, đây cũng
là sự khích lệ cho các nhà đầu tư khi góp vốn cho tập đoàn Vingroup đẩy mạnh phát
triển. Tuy nhiên, việc chi trả mức cổ tức như vậy theo nhóm cũng cho thấy rằng hiện
trạng đầu tư và sự phát triển các ngành đang ở mức tương đối ổn định, tức là, mức tái
đầu tư chưa quá cao đến nỗi ‘ăn đút’ nguồn cổ tức từ các nhà đầu tư. Theo nhóm, đây
có thể là một dấu hiệu tốt nhưng cũng đầy rủi ro. Là một tập đoàn lớn, nếu không tiến
hành đầu tái đầu tư mà tiến hành chia cổ tức nhiều và lâu dài cho nhà đầu tư, sẽ dẫn đến
tình trạng thiếu đổi mới, thiếu sáng tạo và lạc hậu. Tuy nhiên, nếu không chia cổ tức
cho nhà đầu tư trong nhiều năm liên tiếp, sẽ dẫn đến tình trạng bỏ đi của các cổ đông,
vì thế, trước tình hình đó, năm 2017 Vingroup quyết định chi trả đầu tư dưới dạng cổ
phiếu như một ‘phần thưởng’ cho nhà đầu tư, đồng thời, nó cũng là một trong những
nước đi của Vingroup trong những năm sau.

Đến năm 2018 và 2019, nhận thấy mức ROS giảm nhẹ so với năm trước đó, tuy
nhiên giữa 2 năm 2018-2019 có sự tăng nhẹ. Có thể nói năm 2018 là một bước đi mới
của Vingroup khi đầu tư ở nhiều lĩnh vực mới, đặc biệt là hướng đi phát triển Khoa học-
công nghệ khi đầu tư vào phát triển nhà máy xe điện, ô tô điện, niêm yết cổ phiếu
Vinhomes trên sàn HOSE, giới thiệu 2 dự án lớn đầu tiên và ra mắt dòng sản phẩm
trung cấp Vinhomes Sapphire. Vingroup đã tái cấu trúc khi mong muốn hướng tới một
‘Tập đoàn công nghệ’, đẩy mạnh phát triển ở những lĩnh vực mạnh và mới lạ. Minh
chứng cho sự đầu tư và mở rộng đó, Vingroup đã không chia cổ tức cho cổ đông vào
năm 2018 mà hoàn toàn sử dụng lợi nhuận đó để tái đầu tư vào các hoạt động kinh
doanh. Dù đánh đổi là sự không vừa lòng của các nhà đầu tư vì không được chia khoản
tiền vốn được nhận, tuy nhiên, Vingroup vẫn chấp nhận để đẩy mạnh những ngành nghề
được cho là tiềm năng dẫu vẫn là ‘đứa con theo sau’ so với thế giới. Đến năm 2019,
một lần nữa, Vingroup quyết định không tiếp tục không chia một phần tiền lời nào cho
cổ đông của mình. Theo nhóm đánh giá, đó là một bước đi mạo hiểm nhưng đáng để
mạo hiểm. Việc khai trương nhà máy sản xuất và vận hành các ngành nghề mới vẫn
20
đang dang dở, tiêu tốn nhiều tiền để tái đầu tư. Cái mà Vingroup hướng tới không phải
là đầu tư phát triển chậm, họ hướng tới mục đích là sự hoàn thành, chen chân vào các
ngành nghề khác với vị trí là ‘người sản xuất và cung cấp đã có sản phẩm’. Nếu tiếp tục
rót vốn chậm, Vingroup có nguy cơ không đủ tiền duy trì và từ bỏ dự án nếu buộc phải
xoay dòng tiền để đầu tư nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế, một lần nữa, Vingroup buộc
phải dùng đồng tiền lời toàn bộ để đẩy mạnh hoạt động xây dựng những viên gạch trong
đế chế đa ngành của mình. Và kết quả là trong năm 2019, Vingroup đã:

- Khánh thành nhà máy sản xuất ô tô VinFast và giao những chiếc ô tô đầu tiên

- Giới thiệu dự án Vinhomes lớn đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh - Vinhomes
Grand Park

- Ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với SK Group (Hàn Quốc) và hoàn tất đợt
phát hành riêng lẻ cổ phiếu mới trị giá 1 tỷ USD với SK Group

- Rút khỏi các doanh nghiệp Bán lẻ tiêu dùng, Nông nghiệp và Hàng không để tập
trung vào các trụ cột Công nghệ và Công nghiệp

Tầm nhìn của Vingroup đã đúng khi rút ra khỏi những ngành nghề theo đánh giá
là không phù hợp với nguyện vọng và ý chí tập đoàn trong năm 2019. Đặc biệt, tập
trung nguồn lực phát triển cái mới, cái được cho là có kỳ vọng để đẩy ra thị trường sản
phẩm ô tô Vinfast, dù chưa thu về lợi nhuận, nhưng bước đầu hoàn thành chiến lược
phát triển của công ty. Lĩnh vực bất động sản vẫn là chính yếu của Vingroup khi mang
về phần lớn doanh thu và lợi nhuận cho tập đoàn. Ở một hướng khác, nhóm nhận định,
trong một thời gian ngắn đầu tư nhưng Vingroup vẫn huy động đủ vốn, có phương án
thích nghi phù hợp nên tránh được tình trạng khủng hoảng và cạn vốn. Có thể nói, đầu
tư tới cùng đã cho thấy sự quyết tâm của Vingroup trong việc chiếm lĩnh nhiều ngành
nghề và thị trường hơn dẫu còn mới mẻ. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận ý chí và năng
lực và tiềm lực của tập đoàn Vingroup.

Đến năm 2020, Vingroup đã gần như đạt được mục đích của mình. Tập đoàn tiến
hành chia cổ tức cho cổ đông của mình. Tỷ lệ chia cổ tức là 12,5% (cổ đông sở hữu
1.000 cổ phiếu được nhận 125 cổ phiếu mới). Đây là một động thái tích cực của
Vingroup và sự khích lệ cho cổ động. Tuy nhiên việc không chia cổ tức bằng tiền mặt
21
cũng chưa thực sự vừa ý các nhà đầu tư, bởi điều đó cho thấy tập đoàn vẫn đang trên đà
phát triển và chưa tới mức bền vững, đồng thời nhà đầu tư cũng mất thuế khi mua bán
cổ phiếu nên việc chi trả này theo nhóm đánh giá là mang tính tạm thời của tập đoàn.
Một điểm mạnh khi phát hành thêm cổ phiếu để chia cổ tức là đẩy mức vốn hoá thị
trường của tập đoàn Vingroup lên một mức cao hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt
trái là khi giá cổ phiếu xuống thấp, vốn hoá cũng sẽ dễ bị kéo xuống hơn (điển hình là
khi lần đầu xuống dưới mức 300.000 tỷ đồng trong năm 2020).

Theo như báo cáo tài chính năm 2021 được Vingroup công bố, lãi suất sau thuế
của doanh nghiệp này lỗ hơn 7.558 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng của Vingroup năm 2021 là
số âm, thấp hơn nhiều so với con số hơn 4.545 tỷ đồng của năm 2020. Như vậy, với kết
quả kinh doanh này. Vingroup sẽ bị cắt Margin trên HOSE trong quý II.

2.2.2.3 Dựa trên xu hướng đầu tư và phát triển

Tháng 9/2017, nhắm đánh dấu sự lấn sân của tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ,
Vingroup bắt đầu khởi công nhà máy sản xuất ôtô - xe máy điện VinFast tại Hải Phòng,
hàng loạt thay đổi trong hoạt động đầu tư và kinh doanh của tập đoàn này cũng thay
đổi hang loạt như những thay đổi liên quan cơ cấu vốn tại các công ty con, công ty liên
doanh của Vingroup

Tích cực đầu tư góp vốn vào các công ty con là hững thay đổi lớn nhất của
Vingroup giai đoạn 2017-2020

Dù số tiền đầu tư vào công ty con của Vingroup liên tục tăng nhanh từ gần 55.300
tỷ đồng lên hơn 95.600 tỷ (từ năm 2017 đến 2020), nhưng có xu hướng cô đặc các
khoản góp vốn lại rất nhiều.

2.2.3.1 Xu hướng cô đặc các khoản góp vốn công ty con

Vingroup nắm quyền chi phối tại 25 công ty con trong nhiều lĩnh vực khác nhau
từ du lịch giải trí; bất động sản; bán lẻ, y tế …nhờ hơn 55.300 tỷ đầu tư

Hơn 95.600 tỷ góp vốn của tập đoàn này chỉ còn cô đặc chủ yếu ở 13 công ty con
(2020). Trong đó, nhiều công ty mà Vingroup từng nắm đa số vốn năm 2017 đã không
còn tồn tại.
22
Trong cơ cấu đầu tư vào các công ty con năm 2017, hầu hết công ty con đều được
Vingroup góp vốn đầu tư với giá trị tương đương nhau trong khoảng 2.000-6.000 tỷ
đồng, ngoại trừ Vinpearl có giá trị ghi sổ hơn 13.700 tỷ và Công ty Tân Liên Phát được
góp hơn 8.500 tỷ đồng

Đến cuối năm 2020, giá trị đầu tư vào công ty con của Vingroup được cơ cấu tập
trung chính vào 3 công ty lớn nhất gồm Vinhomes với giá trị ghi sổ gần 23.000 tỷ;
VinFast đạt hơn 20.000 tỷ và Vinpearl với gần 17.000 tỷ đồng, chiếm tới hơn 60%
tổng giá trị đầu tư vào các công ty con của Vingroup, cao gấp nhiều lần so với lượng
đầu tư vào năm 2017.

Năm 2019, Vingroup đã phải tái cấu trúc một loạt hoạt động kinh doanh, rút lui
khỏi lĩnh vực bán lẻ và nông nghiệp thông qua việc hoán đổi toàn bộ cổ phần tại Công
ty VCM (sở hữu chuỗi bán lẻ VinMart, VinMart+ và VinEco) thành quyền chọn nhận
cổ phần tại công ty hợp nhất giữa VCM và Công ty TNHH Masan Consumer Holdings
(sau này thành lập Công ty The CrownX).

Hình 2.2.2.3.1: Góp vốn vào công ty con của tập đoàn Vingroup

Nguồn: Thiết kế từ báo cáo tài chính của tập đoàn Vingroup

23
Nhờ đó, Vingroup đã trở thành cổ đông không kiểm soát tại The CrownX. Ngoài
ra, Vingroup tiến hành giải thể toàn bộ hệ thống VinPro, sáp nhập Adayroi vào VinID
đồng thời rút lui khỏi lĩnh vực hàng không.

Hiện giá gốc của số cổ phần còn lại Vingroup nắm giữ tại The CrownX được xác
định là 5.538 tỷ đồng nhưng tập đoàn vẫn trong quá trình xác định lại giá trị hợp lý của
khoản đầu tư.

2.2.3.2 Xu hướng đầu tư tập trung các mảng kinh doanh chủ đạo

Vingroup đẩy mạnh hoạt động bán vốn tại các công ty khác như bán một phần
vốn tại Công ty CP Đầu tư Kinh doanh VMC Holding (công ty mẹ của Vinmec) cho
nhóm nhà đầu tư nước ngoài do GIC/Goverment of Singapore đại diện với giá 4.700
tỷ; bán 40% tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng với giá 1.285
tỷ…

Vingroup rao bán 25 triệu cổ phiếu Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT), tương
đương 50% số lượng cổ phần nắm giữ sau 7 năm đầu tư vào doanh nghiệp này, mang
về cho Vingroup gần 450 tỷ đồng (tính theo giá thị trường của cổ phiếu VGT).

Ba mảng kinh doanh đóng góp doanh thu lớn nhất cho Vingroup là chuyển
nhượng, cho thuê bất động sản; bán lẻ; và khách sạn du lịch, vui chơi giải trí với gần
85.400 tỷ đồng doanh thu vào năm 2017

Năm 2020, mảng sản xuất và các dịch vụ liên quan trở thành mảng kinh doanh
lớn thứ 2 tại Vingroup sau bất động sản.

Trong đó, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản, khách sạn du lịch, vui chơi giải
trí cùng với sản xuất đã mang về 101.100 tỷ doanh thu. Ứng với 3 khoản đầu tư góp
vốn lớn nhất vào Vinhomes; VinFast và Vinpearl.

Mảng mang lại doanh thu lớn nhất với gần 79.000 tỷ là chuyển nhượng và cho
thuê bất động sản (theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020), chiếm hơn 70% doanh
thu hợp nhất. Đồng thời cũng là bộ phận kinh doanh duy nhất vẫn mang lại lợi nhuận
trước thuế cho tập đoàn này những năm giai đoạn 2017-2020 này.

24
Doanh thu mảng sản xuất của Vingroup liên tục ghi nhận xu hướng tăng nhanh
qua từng năm và đạt hơn 17.400 tỷ đồng dù không ghi nhận doanh thu trong lĩnh vực
bán lẻ. Tuy vậy, mốt khía cạnh khác cho thấy rằng bộ phận này vẫn đang lỗ trước thuế
hàng năm với số lỗ năm gần nhất lên tới gần 12.400 tỷ.

Hình 2.2.2.3.2: Kết quả kinh doanh các bộ phận tập đoàn Vingroup

Nguồn: Thiết kế từ báo cáo tài chính của tập đoàn Vingroup.

2.2.3 Một số thành tựu nổi bật của tập đoàn

Năm 2017

- Niêm yết cổ phiếu Vincom Retail trên HOSE

- Thương hiệu ô tô, xe máy điện VinFast được công bố

- Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA)

Năm 2018

- Niêm yết cổ phiếu Vinhomes trên sàn HOSE

- Giới thiệu 2 dự án lớn đầu tiên và ra mắt dòng sản phẩm trung cấp Vinhomes
Sapphire

25
- Ra mắt 3 mẫu ô tô đầu tiên và xe máy điện thông minh Klara

- Công bố kế hoạch trở thành một công ty vận hành dựa trên công nghệ

- Tham gia vào phân khúc giáo dục đại học với sự đột phá của VinUni

Năm 2019

- Khánh thành nhà máy sản xuất ô tô VinFast và giao những chiếc ô tô đầu tiên

- Giới thiệu dự án Vinhomes lớn đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Vinhomes Grand Park.

- Ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với SK Group (Hàn Quốc) và hoàn tất đợt
phát hành riêng lẻ cổ phiếu mới trị giá 1 tỷ USD với SK Group.

- Rút khỏi các doanh nghiệp Bán lẻ tiêu dùng, Nông nghiệp và Hàng không để
tập trung vào các trụ cột Công nghệ và Công nghiệp.

Năm 2020

- VinFast đạt thị phần lớn nhất trên thị trường ô tô và xe máy điện trên tất cả các
phân khúc xe và là công ty ô tô an toàn nhất tại Việt Nam

- Mở VinUniversity và thu nhận những sinh viên đầu tiên

- Một liên danh nhà đầu tư, do KKR đứng đầu, đã đầu tư 650 triệu USD vào
Vinhomes. Một liên danh nhà đầu tư khác do GIC đứng đầu đã đầu tư 203 triệu USD
vào VMC Holding - đơn vị điều hành CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

- Hưởng ứng kêu gọi tham gia ủng hộ chống dịch của Thủ tướng, Vingroup đã
nghiên cứu sản xuất máy thở xâm nhập và không xâm nhập, máy đo thân nhiệt thiết kế
của Medtronic, đại học MIT.

Năm 2021

- Vingroup đã thiết lập Khung tín dụng bền vững và phát hành thành công trái
phiếu và khoản vay bền vững theo Khung tín dụng này

- VinFast mở văn phòng tại Bắc Mỹ và Châu Âu, công bố thương hiệu xe điện
trên toàn cầu

26
- Lễ khởi công nhà máy sản xuất ắc quy VinES tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà
Tĩnh

- Vinpearl ra mắt siêu tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí hàng đầu Đông Nam
Á - “Thành phố không ngủ” Phú Quốc United Center

- VinBus chính thức ra mắt xe buýt điện thông minh đầu tiên tại Việt Nam

- Công ty Cổ phần Sinh học VinBiocare được thành lập với mục tiêu trước mắt là
sản xuất vắc xin phòng bệnh Covid-19 bằng công nghệ mRNA

2.2.4 Một số hạn chế trong việc kinh doanh và vận hành tập đoàn

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo
ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp
đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động
và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và
tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải
quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, các công việc thiện nguyện, xóa
đói, giảm nghèo...Sự phát triển của doanh nghiệp nói chung là tiền đề vững chắc cho
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang từng
bước hướng tới. Những thành công mà Vingroup làm được đã và đang giúp Việt Nam
phát triển trên con đường hội nhập quốc tế. Song, doanh nghiệp cũng đã tạo ra những
thách thức và lộ dần những điểm yếu, hạn chế của mình. Các hạn chế của tập đoàn được
nhóm nghiên cứu như sau:

-Đào tạo nguồn nhân lực:

+ Với tầm nhìn cho người Việt, nước Việt, rất nhiều nhân tài gia nhập tập đoàn.
Một số những người tài như ông James B. Deluca chuyên gia 37 năm kinh nghiệm làm
tại General Motors hay giáo sư Vũ Hà Văn, giáo sư Nguyễn Quốc Sĩ… Tuy có thể kêu
gọi nhiều nhân tài về cùng làm việc và hệ thống ban quản lý lãnh đạo có tầm nhìn,
nhưng Vingroup có những hạn chế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt với
các cấp quản lý bậc trung.

- Đòn bẩy tài chính:


27
+ Tập đoàn sử dụng đòn bẩy tài chính mạnh, các khoản đầu tư vào các dự án bất
động sản và đa ngành nghề của Vingroup dẫn đến nhu cầu vốn cực mạnh. Từ đó sẽ dẫn
tới một khoản vay và trái phiếu vô cùng lớn. Điều này sẽ dẫn tới rủi ro không thể tránh
khỏi, đặc biệt là rủi ro về đòn bẩy tài chính, tỷ lệ nợ trên tài sản rất cao ảnh hưởng đến
khả năng thanh toán cũng như lãi vay là khoản phí đáng kể trong hoạt động kinh doanh.

+ Theo báo cáo tài chính hợp nhất, đến hết ngày 30/6/2022, trong tổng nợ phải trả
của Vingroup, các khoản nợ vay thực sự (vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và trái phiếu)
cả ngắn hạn, dài hạn chiếm 42%, tương đương 166,6 ngàn tỉ đồng. Trong đó vay và nợ
dài hạn là 110,9 ngàn tỷ đồng, nợ trái phiếu hoán đổi là 9,7 ngàn tỉ đồng.Hệ số nợ 0,24
nằm sâu trong ngưỡng an toàn. Nói cách khác, nợ thuần chỉ tương đương ¼ tổng tài sản
của Vingroup. Theo giới phân tích, tỷ lệ cho thấy khả năng trả nợ cũng như tình hình
tài chính ở ngưỡng an toàn.

+ Nếu tính hệ số nợ / tổng tài sản cho toàn bộ chỉ tiêu "nợ phải trả" theo báo cáo
tài chính thì hệ số nợ của Vingroup là 0,75 lần. Một số tập đoàn hay doanh nghiệp lớn
khác như Nova Group có hệ số nợ 0,82, Techcombank là 0,83, Vietjet là 0,73,...

+ Các lĩnh vực chủ chốt, quan trọng nhất mà Vingroup đang hoạt động thường bị
phụ thuộc vào những biến động của thị trường. Đặc biệt nhất là lĩnh vực du lịch và bất
động sản. Bất động sản luôn là lĩnh vực nhảy cảm với các biến động của thị trường. Các
dự án của Vingroup đều là các dự án lớn, có vốn đầu tư rất lớn và thời gian thu hồi vốn
chậm. Vậy nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính mạnh là điều không thể tránh khỏi, ảnh
hưởng tới nợ trên tài sản cao, lãi suất trong hoạt động kinh doanh.

- Khả năng tiếp cận dự án mới:

+ Bên cạnh sự thành công của dự án giáo dục điển hình như Vinschool, dự án
Vinhomes Central Park (Quận Bình Thạnh), dự án Vinhomes Times City (Hà Nội),
Vinhomes Thủ Thiêm...trong năm 2020, tập đoàn Vingroup đưa ra định hướng mới, đó
chính là phát triển thành một tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Thương mại dịch vụ
hàng đầu trong khu vực với việc ra mắt Vinfast thì Vingroup cũng đã phải nếm trải khá
nhiều thất bại ở các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là là một số ngành nghề không thuộc

28
lĩnh vực cốt lõi của tập đoàn như làm đẹp, thương mại điện tử, hàng không hay sản xuất
điện thoại di động.

+ Cuối năm 2019, thị trường bán lẻ bất ngờ với thông tin tập đoàn vingroup bất
ngờ rút chân khỏi ngành bán lẻ sau một thời gian đầu tư và phát triển. Ngày 3/12/2019,
Vingroup thông báo quyết định hoán đổi cổ phần công ty VinCommerce, đơn vị sở hữu
chuỗi siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện lợi Vinmart+ cho tập đoàn Masan, ngoài ra
Vingroup cũng bán luôn VinEco cho tập đoàn này, chấm dứt chia tay mảng bán lẻ.

+ Cũng cuối năm 2019, Vingroup quyết định đóng cửa sàn thương mại điện tử
Adayroi và chuỗi cửa hàng điện máy VinPro.

+ Vào tháng 7/2019, Vingroup thành lập công ty cổ phần Hàng không Vinpearl
Air, đăng ký đầu tư dự án theo mô hình hỗn hợp kết hợp giữa hàng không truyền thống
và chi phí thấp. Dự án có tổng vốn đầu tư 4700 tỷ đồng. Đến tháng 1/2020, Vingroup
bất ngờ dừng dự án vì đầu tư vào ngành hàng không có thể dẫn đến dư thừa nguồn cung,
gây lãng phí cho xã hội. Vingroup cũng muốn dồn nguồn lực cho lĩnh vực Công nghệ -
Công nghiệp của mình.

+ Không chỉ loại bỏ lĩnh vực hàng không, Vingroup cũng dừng sản xuất điện thoại,
tivi smart vào tháng 5/2021. Lý do vì hiện đã quá nhiều nhà sản xuất tham gia, dư địa
đột phá cơ bản không còn nhiều và không mang giá trị lớn hơn cho mọi người.

+ Ngoài ra, tập đoàn cũng cho biết sẽ dừng sản xuất xe xăng vào cuối năm 2022
nhằm tập trung nghiên cứu cho xe thuần điện.

+ Ngoài những lĩnh vực trên, Vingroup còn cắt giảm trong lĩnh vực thời trang
Emigo, bán lẻ dược phẩm VinFa, tài chính Vincom và rao bán trung tâm Úc.

2.2.5. Các vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triển

Hầu như các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển hầu hết nằm ở yếu tố bên ngoài,
có thể kể đến như sau:

- Thị trường kinh doanh phát triển chậm: Vingroup là một tập đoàn lớn mạnh đa
ngành xuyên quốc gia, với thế mạnh là ngành bất động sản. Trong những năm trở lại

29
đây, các doanh nghiệp khác mọc lên như nấm, đi cùng là sự ổn định và phát triển của
các doanh nghiệp khác làm mức độ cạnh tranh với nhau ngày càng cao. Do vậy,
Vingroup phải đối phó với các tập đoàn như Bitexco, tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty
Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai,... Ngoài ra còn có như là các doanh nghiệp đến từ nước
ngoài như Land Capital, Keppel Land, Ciputra Group,...

- Thủ tục hành chính phức tạp: Mặc dù Nhà nước ta có rất nhiều các ưu đãi về
thuế và lãi nhưng thủ tục hành chính rất phức tạp. Các thủ tục hành chính tại Việt Nam
luôn được coi là phức tạp và rối rắm, với nhiều công đoạn khác nhau. Và đối với bất
động sản, một ngành làm việc với dòng tiền khổng lồ thì các thủ tục hành chính trở nên
phức tạp hơn hết.

- Nhập khẩu công nghệ cao: Với một tập đoàn đa ngành như Vingroup thì công
nghệ mới chính là yếu tố giúp khẳng định được vị thế cũng như sản xuất ra những sản
phẩm chất lượng. Vingroup đã phải sử dụng những trang kỹ thuật công nghệ tiên tiến
và bậc nhất nhì thế giới. Tuy nhiên để có được trang bị hiện đại thì tập đoàn phải nhập
khẩu từ nước ngoài với giá thành cao, cùng với đó là thời gian cũng sẽ kéo dài thêm
làm chậm quá trình phát triển. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự chủ động của Vingroup
trong việc phát triển sản phẩm và làm chủ thị trường.

- Ảnh hưởng từ các nhà cung ứng: Để đảm bảo nguồn cung ứng sản phẩm tới
khách hàng thì Vingroup rất cần nguồn cung ứng nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 và cũng như chiến tranh giữa Nga và
Ukraine khiến cho giá cả, nguyên vật liệu leo thang. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ
tới sự phát triển bền vững của tập đoàn.

2.3 Những chủ trương, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn
VinGroup trong giai đoạn sắp tới

Thông qua tìm hiểu, đánh giá về tình hình phát triển cũng như hạn chế và các vấn
đề còn tồn tại trong quá trình vận hành và phát triển của tập đoàn Vingroup, nhóm
nghiên cứu có những chủ trương, kiến nghị nhằm thúc đầy sự phát triển của tập đoàn
và gỡ bỏ những hạn chế và vấn đề trên.

30
- Xác định 3 mảng kinh doanh cốt lõi là Công nghệ - Công nghiệp - Thương mại
dịch vụ.

- Chính sách đào tạo cán bộ:

+ Củng cố bộ máy nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao, thành lập các hội đồng cố
vấn cấp cao trong các lĩnh vực Bất động sản, Đầu tư tài chính, pháp lý, không ngừng
nâng cao năng lực quản lý tập đoàn, doanh nghiệp.

+ Tiếp tục tìm kiếm, trau dồi lao động có tay nghề trong nước và nước ngoài, mời
về các chuyên về các chuyên gia trong các lĩnh vực trọng điểm.

+ Tập đoàn thường xuyên tổ chức các chương trình huấn luyện và đào tạo cán bộ,
nhân sự có mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển, trong đó ưu tiên đào tạo cán bộ
quản lý cao cấp, chuyên gia đầu ngành. Nội dung được đào tạo tập trung vào các kĩ
năng quản trị, ngoại ngữ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, ...

- Chính sách đãi ngộ:

+Doanh nghiệp, tập đoàn có chính sách lương thưởng, thưởng thêm đối với những
nhân sự giỏi và nhiều kinh nghiệm có thành tích đáng khen ngợi

+Đảm bảo công bằng, công khai, chính sách khen thưởng gắn liền với hiệu quả và
chất lượng làm việc.

+Đa dạng hình thức đãi ngộ và mở rộng đối tượng nhằm khuyến khích động viên
và gia tăng hiệu quả đóng góp.

- Chính sách phúc lợi:

+ Tập đoàn quan tâm đến hoạt động đoàn thể, chú trọng đến quyền lợi cũng như
đời sống tinh thần của nhân viên. Hằng năm tổ chức đi du lịch, nghỉ mát, thực hiện thăm
hỏi, tặng quà đối với các nhân viên khó khăn, ốm đau, thai sản, ...

+ Tập trung nâng cao sức khỏe, cơ hội giao lưu gắn kết, mở các hoạt động threr
thao.

- Chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường:

31
+ Chiến lược marketing tổng thể của Vingroup nhằm hướng về cộng đồng và các
nhà đầu tư, xây dựng một Vingroup năng động, hiệu quả, chuyên nghiệp và khoa học.

+ Tập trung nghiên cứu thị trường.

+ Thường xuyên thu thập, đánh giá, tổng hợp thông tin, từ đó dự đoán phương
hướng phát triển của thị trường, từ đó đưa ra chiến lược sách lược kinh doanh phù hợp.

+ Đa dạng hóa sản phẩm

+ Thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi và các lễ hội lớn nhằm thu
hút khách tới các trung tâm thương mại.

+ Tiếp cận công tác truyền thông, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về tập đoàn cũng như
các dự án lớn sắp tới

32
KẾT LUẬN

Thông qua tìm hiểu chủ nghĩa tư bản độc quyền và nghiên cứu về sự phát triển của tập
đoàn Vingroup, nhóm nghiên cứu đã có được những cái nhìn chi tiết về:

Một là, nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa
tư bản độc quyền theo học thuyết kinh tế chính trị Mác – Lênin.

Hai là, khái quát được quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn Vingroup.

Ba là, có cái nhìn chi tiết về sự phát triển của tập đoàn, một số thành tựu và những
hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra được các giải pháp giúp tập đoàn Vingroup có thể phát
triển bền vững trong tương lai.

Qua những tìm hiểu trên, nhóm đã làm rõ được chủ nghĩa tư bản độc quyền, một lý
thuyết quan trọng trong môn học Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, cũng như hiểu sâu hơn
về nội tại của tập đoàn Vingroup, từ đó có cái nhìn khách quan nhằm đánh giá cho tương
lai.

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ngọc Ánh, (17/3/2022), Thấy gì từ 5 nguyên tắc “xanh” của “đế chế” Vingroup?,
truy cập từ https://kinhtemoitruong.vn/thay-gi-tu-5-nguyen-tac-xanh-cua-de-che-
vingroup-65177.html?fbclid=IwAR2a0wgJRDf1vTnJfC1B90qinz7Dv2GXIXf5Z
ydHQI6iX7HuzEOov6CprJM

4. Đinh Thuỳ Dung, (26/04/2022), Nguyên nhân, bản chất, đặc điểm chủ nghĩa tư bản
độc quyền, Truy cập từ https://luatduonggia.vn/nguyen-nhan-ban-chat-dac-diem-
chu-nghia-tu-ban-doc-quyen/

5. H.H, (10/10/2012), VINGROUP khai trương TTTM đẳng cấp bậc nhất Việt Nam,
truy cập từ https://giaoduc.net.vn/vingroup-khai-truong-tttm-dang-cap-bac-nhat-
viet-nam-post92636.gd

6. Nguyễn Hà, (31/01/2020), Vingroup không đạt mục tiêu doanh thu 2019, truy cập
từ https://vnexpress.net/vingroup-khong-dat-muc-tieu-doanh-thu-2019-
4048128.html

7. Nhuận Hoa, (02/05/2022), Vingroup nộp kỷ lục gần 102.000 tỷ đồng vào ngân sách
nhà nước trong 4 năm, truy cập từ: https://cafef.vn/vingroup-nop-gan-102000-ty-
dong-vao-ngan-sach-nha-nuoc-trong-4-nam-20220421141425279.ch

8. Lê Huy, (20/04/2021), Vingroup muốn dùng gần hết lợi nhuận tích lũy chia cổ tức
12,5% bằng cổ phiếu, truy cập từ: https://ndh.vn/doanh-nghiep/vingroup-muon-
dung-gan-het-loi-nhuan-tich-luy-chia-co-tuc-12-5-bang-co-phieu-1289463.html

9. Invert, (18/08/2022), Tập đoàn Vingroup các công ty con - Tất Tần Tật, truy cập từ
https://www.invert.vn/tap-doan-vingroup-cac-cong-ty-con-ar3452

10. Invert, (29/12/2021), Khám phá Hệ sinh thái Vingroup đẳng cấp năm 2022, truy
cập từ https://www.invert.vn/kham-pha-he-sinh-thai-vingroup-ar3454
34
11. Phương Linh, (11/04/2018), Vingroup công bố kết quả kinh doanh năm 2017 tăng
trưởng ấn tượng, truy cập từ https://vnbusiness.vn/24h/vingroup-cong-bo-ket-qua-
kinh-doanh-nam-2017-tang-truong-an-tuong-1046511.html

12. Phương Linh, (31/01/2019), Vingroup công bố kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm
2018, truy cập từ https://vnbusiness.vn/thong-tin-doanh-nghiep/vingroup-cong-bo-
ket-qua-kinh-doanh-quy-4-va-ca-nam-2018-1054505.html

13. Bông Mai, (29/1/2022), Vingroup lần đầu báo lỗ, vì sao?, Truy cập từ
https://tuoitre.vn/vingroup-bao-lo-ky-luc-hon-7500-ti-dong-vi-sao-20220129185
800347.htm

14. Hà My, (01/03/2022), Vốn hóa Vingroup lần đầu tiên xuống dưới 300.000 tỷ đồng
kể từ tháng 8/2020, truy cập từ: https://cafebiz.vn/von-hoa-vingroup-lan-dau-tien-
xuong-duoi-300000-ty-dong-ke-tu-thang-8-2020-20220301085136514.chn

15. Thảo Nguyên, (17/1/2022), Nhìn lại những lần phải mạnh tay “chịu thua và chấp
nhận bỏ” của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Truy cập
https://cafebiz.vn/nhin-lai-nhung-lan-phai-manh-tay-chiu-thua-va-chap-nhan-bo-
cua-chu-tich-vingroup-pham-nhat-vuong-20220117141357309.chn

16. Diệu Nhi, (25/10/2019), Tổ chức độc quyền là gì? Các hình thức liên kết, truy cập
từ https://vietnambiz.vn/to-chuc-doc-quyen-monopoly-organization-la-gi-cac-
hinh-thuc-lien-ket-20191025105048868.htm

17. Đỗ Đức Nhượng, (20/10/2019),Chủ nghĩa tư bản độc quyền (Monopoly Capitalism)
là gì?, truy cập từ https://vietnambiz.vn/chu-nghia-tu-ban-doc-quyen-monopoly-
capitalism-la-gi-20191014180140898.htm

18. Hà Phương, (07/07/2019), “Giấc mộng” đa ngành của VINGROUP, truy cập từ
https://diendandoanhnghiep.vn/giac-mong-da-nganh-cua-vingroup-53443.html

19. Quang Thắng, (31/01/2021), Lợi nhuận Vingroup giảm, VinFast và VinSmart khởi
sắc, truy cập từ https://zingnews.vn/loi-nhuan-vingroup-giam-vinfast-va-vinsmart-
khoi-sac-post1179214.html

35
20. Hà Thu, (01/09/2021), Lịch sử phát triển Vingroup, các dấu mốc quan trọng vá sự
thay đổi chóng mặt về quy mô, truy cập từ https://sidoni.net/lich-su-phat-trien-
vingroup-cac-dau-moc-quan-trong-va-su-thay-doi-chong-mat-ve-quy-mo-
s11744.html#

21. Tập đoàn Vingroup, (15/05/2018), báo cáo của ban giám đốc về tình hình kinh
doanh năm 2017 và kế hoạch kinh doanh năm 2018, truy cập từ
https://ircdn.vingroup.net/storage/uploads/0_Quan%20he%20co%20dong/0_Ving
roup_2018/DHCD/Final/5%20VIC_BC%20BGD%20tinh%20hinh%20kinh%20d
oanh%202017%20va%20ke%20hoach%202018.pdf

22. Tập đoàn Vingroup, (16/05/2020), báo cáo của ban giám đốc về tình hình kinh
doanh năm 2019 và kế hoạch kinh doanh năm 2020, truy cập từ
https://ircdn.vingroup.net/storage/Uploads/0_Quan%20he%20co%20dong/0_Ving
roup_2020/DHDCD/Vietnam/8.%20VIC_BC%20BGD%20tinh%20hinh%20kinh
%20doanh%202019%20va%20ke%20hoach%202020.pdf

36

You might also like