You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP HIỆN NAY

LỚP: L02 - NHÓM: L024.2 - HK221

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN

STT MSSV HỌ TÊN % ĐIỂM BTL ĐIỂM BTL GHI CHÚ

211145
1
3 Nguyễn Hoài Khang

211370 NT
2 Nguyễn Đỗ Quốc
4 Khánh

211392
3
4 Phạm Thị Phương Loan

201394
4
8 Nguyễn Minh Nguyệt

211446
5
8 Diệp Bảo Uyển Phương
211534
6
0 Huỳnh Lê Thảo Vy

Tổng 100%

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Mã số Nhiệm vụ được phân


STT Họ Tên Ký tên
SV công

1.1.  Nguyên nhân hình


1 2111453 Nguyễn Hoài Khang thành Chủ nghĩa tư bản
độc quyền

Mở đầu, kết thúc, tổng


2 2113704 Nguyễn Đỗ Quốc Khánh
hợp word

2.1. Khái quát lịch sử


3 2113924 Phạm Thị Phương Loan hình thành & phát triển
của tập đoàn Vingroup

2.2. Thực trạng &


4 2013948 Nguyễn Minh Nguyệt nguyên nhân của tập
đoàn Vingroup

2.3. Những chủ trương


& kiến nghị thúc đẩy sự
5 2114468 Diệp Bảo Uyển Phương
phát triển của tập đoàn
Vingroup
1.2. Những đặc điểm
6 2115340 Huỳnh Lê Thảo Vy kinh tế cơ bản của Chủ
nghĩa tư bản độc quyền

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1
Chương 1: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN............................................................3
1.1. Nguyên nhân hình thành Chủ nghĩa tư bản độc quyền.............................................3
1.1.1 Khái niệm  tổ chức độc quyền............................................................................3
1.1.2 Nguyên nhân hình thành Chủ nghĩa tư bản độc quyền.......................................3
1.2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa tư bản độc quyền............................5
1.2.1 Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền......................................5
1.2.2 Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối nền kinh tế................................8
1.2.3 Xuất khẩu tư bản................................................................................................9
1.2.4 Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh độc quyền quốc tế....10
1.2.5 Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc.............................11
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP........................................12
2.1. Khái quát lịch sử hình thành & phát triển của tập đoàn Vingroup.........................12
2.1.1. Thông tin về tập đoàn Vingroup......................................................................12
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Vingroup.................................12
2.2. Tình hình phát triển của tập đoàn Vingroup hiện nay............................................16
2.3. Những chủ trương & kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn Vingroup......19
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................22
PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa đã phá vỡ thế độc tôn của các quốc gia; góp
phần thúc đẩy và phụ thuộc lẫn nhau trong nên kinh tế của các quốc gia. Từ đó dẫn đến sự
phát triển và những thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Một
trong những động lực quan trọng để thúc đẩy toàn cầu hóa và tăng trưởng của nền kinh tế
thế giới là các công ty toàn cầu. Hiện nay, các công ty toàn cầu đã phát triển rất nhanh,
hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện phần lớn (khoảng 4/5) đầu tư trực tiếp nước
ngoài và khoảng 2/3 trao đổi thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, các công ty toàn cầu kiểm
soát 90% công nghệ và là chủ thể của nhiều dự án R&D (Nghiên cứu và triển khai) của
thế giới. 

Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, các công ty toàn cầu luôn thay đổi
không ngừng diện mạo và những biểu hiện mới. Do tầm quan trọng, khả năng có thể tác
động và điều chỉnh chính sách cũng như sự phát triển kinh tế của nhiều nước, của xu
hướng phát triển chung của thế giới nên bất cứ một sự thay đổi mới nào của các công ty
toàn cầu cũng trở thành sự quan tâm lớn của các công ty trong và ngoài nước. Vì vậy,
việc tìm hiểu các công ty toàn cầu là vô cùng cần thiết đối với các nước, đặc biệt là những
nước đang phát triển như Việt Nam. Vingroup là tập đoàn hàng đầu của Việt Nam. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển có rất nhiều công ty vương lên cạnh tranh vị trí hàng đầu.
Với những thách thức, áp lực đó muốn đưa tập đoàn đi lên thì cần phải tìm hiểu, nghiên
cứu các biện pháp để phát triển tập đoàn.

Vậy nên, nhóm tác giả chọn đề tài: “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN
VINGROUP HIỆN NAY” cho bài tập lớn trong môn học Kinh tế chính trị Mác- Lênin.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Sự phát triển của tập đoàn Vingroup.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1
Không gian: Việt Nam

Thời gian: 2008 - 2022

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, phân tích nguyên nhân hình thành và các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ
nghĩa tư bản độc quyền.  

Thứ hai, giới thiệu khái quát sự hình thành và phát triển của tập đoàn Vingroup.

Thứ ba, phân tích tình hình phát triển của tập đoàn Vingroup hiện nay.

Thứ tư, đề xuất kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn Vingroup.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên
cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp tài liệu.

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:

- Chương 1: Chủ nghĩa tư bản độc quyền

- Chương 2: Sự phát triển của tập đoàn Vingroup

2
Chương 1: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN

1.1. Nguyên nhân hình thành Chủ nghĩa tư bản độc quyền

1.1.1 Khái niệm tổ chức độc quyền.

Trong nền kinh tế thị trường, độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn
có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra
giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Từ đó, các tổ chức độc quyền hình
thành nên một cách tự nhiên hoặc thông qua ý chí của nhà nước. Vì thế, ta có thể định
nghĩa tổ chức độc quyền như sau:

“Tổ chức độc quyền là liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập trung vào trong
tay một phần lớn (thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này
phát huy ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó”.1

1.1.2 Nguyên nhân hình thành Chủ nghĩa tư bản độc quyền

Theo Lênin “tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này,
khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền” 2. Sự độc quyền hay sự
thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sự hình
thành chủ nghĩa tư bản độc quyền chủ yếu là do bốn nguyên nhân sau:

- Đầu tiên, là do sự phát triển của lực lượng sản xuất:

+ Do sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Vào cuối thế
kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới; các máy
móc mới ra đời như động cơ điêzen, máy phát điện, những phương tiện vận tải mới phát
triển, như xe hơi, tàu hỏa… Những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới xuất hiện này làm

1
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 93.
2
V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t..27, tr. 402.

3
xuất hiện những ngành sản xuất mới mà ngay từ đầu đã là những ngành có trình độ tích tụ
cao. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn, tuy nhiên một số doanh
nghiệp khó có thể đáp ứng được. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình tích
tụ và tập trung sản xuất và hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn.

+ Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng với sự tác động của các
quy luật kinh tế thị trường như: quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, tích tụ, tập
trung sản xuất… ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng
tập trung sản xuất quy mô lớn.

- Hai là, do cạnh tranh: Cạnh tranh tự do, một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến
kỹ thuật, tăng quy mô tích luỹ; mặt khác, dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ
thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng
vững trong cạnh tranh. Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị
một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.

- Ba là, do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng:

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa
làm phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ; các doanh nghiệp lớn còn tồn tại dẫn tới hình
thành các doanh nghiệp độc quyền; thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư
bản.

+ Sự phát triển cúa hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung
sản xuất, nhất là việc hình thành, phát triển các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời
của các tổ chức độc quyền.

- Bốn là, những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục cạnh
tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa
hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.

4
1.2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa tư bản độc quyền

1.2.1 Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền

“Trong những năm 1900, ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp đều có tình hình là các xí nghiệp
3
lớn chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm tổng số máy hơi nước và điện
4
lực, gần một nửa tổng số công nhân và sản xuất ra gần một nửa tổng số sản phẩm” 3. Sự
tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ
chức độc quyền. Bởi một mặt, do có ít xí nghiệp lớn nên sẽ thỏa thuận với nhau một cách
dễ dàng; mặt khác, do việc cạnh tranh giữa các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao
ngày càng trở nên gay gắt hơn. Chính vì vậy đã dẫn đến sự thỏa hiệp, từ đó hình thành tổ
chức độc quyền.

“Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào
trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích
thu được lợi nhuận độc quyền cao.”4

Khi bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền thì những liên minh độc quyền
đầu tiên được hình thành theo liên kết ngang, “nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh
nghiệp trong cùng một ngành”5, gồm các hình thức: cartel, syndicate, trust

Cartel là hình thức thỏa thuận hợp tác chính thức về giá cả, sản lượng và những điều
kiện khác giữa các tổ chức độc quyền thông qua việc ký kết các hiệp nghị. Mục đích của
hình thức này, đó là tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp thành viên bằng cách giảm sự
cạnh tranh. Do chỉ cùng ký với một hiệp nghị hoặc cùng thống nhất một thỏa thuận nào
đó, cá doanh nghiệp tham gia cartel vẫn là những chủ thể độc lập trong cả khâu sản xuất
lẫn lưu thông hàng hóa. Điều đó cho thấy nhược điểm lớn nhất của cartel: tính thiếu bền
vững và lỏng lẻo trong tổ chức, tạo ra cartel là hình thức liên minh độc quyền không vững
chắc.
3
Văn hóa doanh nghiệp, (21/03), Hệ thống kinh tế Tư bản đang khủng hoảng ở đâu?, Truy cập từ
https://vanhoadoanhnghiepvn.vn/thong-kinh-te-tu-ban-dang-khung-hoang-o-dau/
4
Nguyễn Văn Phi, (24/05/2022), Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền, Truy cập từ
https://luathoangphi.vn/dac-diem-kinh-te-co-ban-cua-chu-nghia-tu-ban-doc-quyen/
5
Bộ giáo dục và đào tạo, (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr
137.

5
Bất cứ thành viên nào khi cảm thấy mình đang bị đẩy vào thế bất lợi hơn so với các
thành viên khác cũng có thể phá vỡ thỏa thuận. Ví dụ như, một thành viên trong cartel có
thể phá vỡ thỏa thuận bằng cách bán giá sản phẩm thấp hơn so với giá mà Cartel đã đưa ra
để thu hút một lượng khách lớn hơn và tạo ra lợi nhuận cao hơn. Chính vì thế, cartel
thường là hình thức không những không bền vững về lâu dài mà còn có thể kết thúc trước
thời hạn.

“Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cartel” 6. Các doanh
nghiệp tham gia syndicate sẽ phải chấp nhận việc mua – bán hay các hoạt động khác liên
quan đến thương mại do một ban quản trị chung của syndicate đảm nhận. Trong
syndicate, các doanh nghiệp vẫn giữ quyền độc lập trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp khi chấp nhận các yêu cầu trên đã mất đi quyền độc lập về thương mại
và lưu thông hàng hóa. Mục đích của syndicate liên quan đến việc mua nguyên liệu đầu
vào, các tư liệu sản xuất với giá thấp và bán sản phẩm với giá cao hơn so với thông
thường, nhằm nâng cao lợi nhuận chung của syndicate, từ đó tăng thêm lợi nhuận cho các
doanh nghiệp thành viên.

Do liên quan đến vấn đề lợi nhuận và lợi ích kinh tế của mỗi doanh nghiệp, nên giữa
các thỏa thuận trong syndicate vẫn sẽ tồn tại những mâu thuẫn, từ việc không thỏa mãn
phần lợi nhuận mình thu được. Dù cho việc phân phối nguyên liệu, hàng hóa đã được ban
quản trị đưa ra nhưng vẫn có thể gây ra sự không hài lòng, cạnh tranh lẫn nhau do sự khác
biệt về quy mô sản xuất.

“Trust là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn cartel và syndicate” 7. Trust thường là
một nhóm các công ty, xí nghiệp hợp nhất. Trong trust, cả việc sản xuất, tiêu thụ đều
được đặt dưới sự quản lý của một ban quan trị. Các công ty, xí nghiệp tham gia trust sẽ
không được giữ quyền độc lập cả về sản xuất lẫn lưu thông hàng hóa. Khi tham gia trust,
mỗi công ty, xí nghiệp sẽ trở thành một cổ đông và thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần
nắm giữ.

6
Bộ giáo dục và đào tạo, (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Sđd, tr 138
7
Bộ giáo dục và đào tạo, (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Sđd, tr 138

6
Sau đó là sự liên kết dọc, nghĩa là sự liên kết giữa các nhà tư bản ở các ngành khác
nhau nhưng có liên quan đến nhau về kinh tế và kỹ thuật. Sự liên kết này không chỉ có ở
các xí nghiệp lớn mà còn có cả các syndicate, trust thuộc các ngành khác nhau nhưng có
liên quan với nhau về kinh tế - kỹ thuật dẫn đến hình thành các công ty độc quyền lớn như
consortium.

Hiện nay xã hội đã phát triển lên một hình thức mới: liên kết đa ngành, “là sự kết
hợp giữa liên kết dọc và liên kết ngang. Tập đoàn liên kết các doanh nghiệp hoạt động
trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực có hoặc không có mối quan hệ về công nghệ, quy
trình sản xuất… nhưng buộc phải có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính.” 8 Từ đó, những
hình thức tổ chức độc quyền mới cũng ra đời. Đó là concern và conglomerat.

“Concern là tổ chức độc quyền đa ngành, thành phần của nó có hàng trăm xí nghiệp
có quan hệ với những ngành khác nhau và được phân bổ ở nhiều nước.” 9 Ví dụ điển hình
về tính đa ngành là GMC (General Motor Corporations), năm 1999 GMC có doanh số là
136 tỷ USD. Ngoài ngành sản xuất ô tô chiếm từ 80% - 90% tổng giá trị sản phẩm, GMC
còn thâu tóm những xí nghiệp sản xuất đồ điện thông dụng như mô–tơ, tua-bin, máy giặt,
máy hút bụi và một số mặt hàng khác. GMC có 136 xí nghiệp ở Mỹ, Canada, Tây Âu, Úc
và Châu Á. Năm 1997, tổng số công nhân và nhân viên của GMC lên tới 876 ngàn người.

“Conglomerate là sự kết hợp của hàng chục những hãng vừa và nhỏ không có sự
liên quan trực tiếp về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất” 10. Mục đích của hình thức này
là thu lợi nhuận thông qua việc kinh doanh chứng khoán

1.2.2 Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối nền kinh tế

Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổ
chức độc quyền. Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp sẽ dẫn đến hình
thành các tổ chức độc quyền công nghiệp, nắm địa vị thống nhất trị một ngành hay một số
ngành công nghiệp. Tương tự, trong ngân hàng cũng diễn ra quá trình tích tụ và tập trung

8
Nguyễn Văn Dương, (27/09/2021), Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty, tập đoàn kinh tế, Truy cập từ
https://luatduonggia.vn/su-lien-ket-trong-mo-hinh-nhom-cong-ty/
9
Bộ giáo dục và đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Sđd, tr 131
10
Bộ giáo dục và đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Sđd, tr 132

7
tư bản vào những ngân hàng lớn, hay chính là tư bản độc quyền ngân hàng. Chính sự xuất
hiện của các độc quyền ngân hàng làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò mới, từ chỗ trung
gian trong thanh toán, nay đã nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội. Trước sự chi
phối ngày càng cao của ngân hàng, đã có một quá trình xâm nhập tương tự của các công
nghiệp tác động lên ngân hàng cũng đang diễn ra. Các độc quyền tham gia vào việc chi
phối ngân hàng bằng cách mua cổ phần ngân hàng hoặc lập ngân hàng riêng. Cả hai quá
trình độc quyền hóa này thúc đẩy lẫn nhau, làm nảy sinh ra khái niệm mới về tư bản, đó là
tư bản tài chính.

V. Lênin nói: “… tư bản tài chính là kết quả của một số ít ngân hàng độc quyền lớn
nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp”11.

Trong tư bản tài chính, có một nhóm nhỏ gồm những nhà tư bản giàu có nhất, có thế
lực nhất được gọi là bọn đầu sỏ tài chính. Các đầu sỏ tài chính là một nhóm nhỏ độc
quyền tư bản tài chính chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của toàn xã hội.

Là tư bản tài chính được nhân cách hóa, bọn đầu sỏ tài chính có đầy đủ sức mạnh và
bản chất mà tư bản tài chính truyền cho. Chúng trực tiếp nắm và khống chế toàn bộ sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân. Từ quyền lực kinh tế, đầu sỏ tài chính thâu tóm cả
quyền lực chính trị, xã hội, biến bộ máy nhà nước thành công cụ phục vụ cho lợi ích của
mình.

Các cơ chế thống trị của các đầu sỏ tài chính, đầu tiên là chế độ tham dự, là chế độ
kiểm soát của một công ty lớn nhất với tư cách là một công ty gốc (công ty mẹ) đối với
những công ty khác, dựa trên cơ sở nắm số cổ phiếu tư bản tài chính, số cổ phiếu không
chế thường là trên 50% tổng số cổ phiếu của công ty gốc; hai là chế độ ủy nhiệm, là do
việc phát hành cổ phiếu nhỏ làm cho số lượng cổ đông lớn, phân bố rải rác, vì vậy thực tế
họ không có khả năng đến dự đại hội cổ đông, phải ủy quyền cho các ngân hàng hay
những đại cổ đông khác thay mặt mình ở hội nghị quyết định chiến lược kinh doanh và
bầu hội đồng quản trị của công ty.

11
Bộ giáo dục và đào tạo, (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Sđd, tr 140

8
Thích ứng với sự biến đổi mới, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài
chính đã thay đổi. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và thâm nhập vào nhau
giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp.

Tư bản tài chính mở rộng thị trường chứng khoán và tham gia vào việc đẩy mạnh
hoạt động trong các sở giao dịch trên thị trường trong và ngoài nước. Vai trò kinh tế và
chính trị của tư bản tài chính ngày càng lớn, không chỉ trong khuôn khổ quốc gia mà còn
ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước khác trên thế giới.

Cổ phiếu có mệnh giá nhỏ được phát hành rộng rãi. Khối lượng cổ phiếu tăng lên,
nhiều tầng lớp dân cư mua cổ phiếu, kéo theo đó là chế độ tham dự được bổ sung bằng
chế độ ủy quyền.

Các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc
gia, thực hiện việc điều tiết các concern và conglomerate, xâm nhập vào nền kinh tế của
các quốc gia khác.

1.2.3 Xuất khẩu tư bản

V. I Lênin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư
bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Xuất khẩu tư bản “là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài)
nhằm mục đích thu được giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập
khẩu tư bản”12. Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, bởi một số ít nước phát triển đã tích
lũy được một khối lượng tư bản lớn và có một số “tư bản thừa” tương đối cần tìm nơi đầu
tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư ở trong nước; nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi
cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại “thiếu tư bản”, giá ruộng đất tương đối hạ,
tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản. Do
đó, việc xuất khẩu tư bản ra nước ngoài trở thành nhu cầu tất yếu của các tổ chức độc
quyền.

12
Bộ giáo dục và đào tạo, (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Sđd, tr 141

9
Xét về hình thức, xuất khẩu tư bản có thể được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực
tiếp và đầu tư gián tiếp.

Đầu tư trực tiếp “là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới
hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư để trực tiếp kinh doanh
thu lợi nhuận cao, biến nó thành một chi nhánh của “công ty mẹ” ở chính quốc.”13

Đầu tư gián tiếp “là hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi tức, mua cổ
phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoáng và thông qua
các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý
hoạt động đầu tư”14

1.2.4 Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh độc quyền quốc tế

Đến giai đoạn độc quyền, do quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, cộng với
việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi dẫn đến thị trường nội địa trở nên
hết sức chật hẹp. Để tồn tại và thực hiện mục tiêu lợi nhuận độc quyền cao, việc phân chia
thế giới về mặt kinh tế đã trở thành tất yếu, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản,
phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền quốc tế với nhau

Nhưng giữa các tổ chức này luôn luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, điều này sẽ dẫn
đến xu hướng thỏa hiệp, ký kết hiệp định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc
tế theo các hình thức: cartel, syndicate, trust quốc tế.

Ví dụ: Cộng đồng kinh tế Châu Âu hay Cộng đồng Châu Âu (EEC), được thành lập
năm 1957 đem tới việc hội nhập kinh tế giữa các nước thành viên.

1.2.5 Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc

V. I Lênin đã chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng
thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn
thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn”15

13
Bộ giáo dục và đào tạo, (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Sđd, tr 141
14
Bộ giáo dục và đào tạo, (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Sđd, tr 142
15
Bộ giáo dục và đào tạo, (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Sđd, tr 143

10
Sự phân chia lãnh thổ, thuộc địa mất cân bằng, trong khi các cường quốc phương
Tây đã chinh phục hầu như toàn bộ Châu Phi và Châu Á thì các tân cường quốc lại sở hữu
rất ít thuộc địa. Thêm vào đó, sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản dẫn đến
các nước này càng mâu thuẫn gay gắt tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới.
Đó là nguyên nhân chính dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới.

Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân đã suy yếu,
nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa, vẫn ngấm ngầm, công khai tranh giành nhau
phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện “Chiến lược biên giới mềm”, ra sức bành trướng
biên giới kinh tế rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ
sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trị vào các cường quốc.

11
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP

2.1. Khái quát lịch sử hình thành & phát triển của tập đoàn Vingroup

2.1.1. Thông tin về tập đoàn Vingroup

- Tập đoàn Vingroup “tên đầy đủ: Tập đoàn Vingroup-Công ty CP là một tập đoàn
đa ngành của Việt Nam”16 hoạt động chính thức dưới mô hình Tập đoàn vào tháng 1/2012
bởi sự sáp nhập của công ty CP Vinpearl vào công ty CP Vincom.

- Chủ tịch tập đoàn Vingroup: Phạm Nhật Vượng.

- Trụ sở chính: Số 7, đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside,
phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội.

- Điện thoại: (84-24) 3974 9999.

- Website: www.vingroup.net

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Vingroup

“Tiền thân của tập đoàn Vingroup là công ty Technocom- Công ty chuyên sản xuất
mì gói với thương hiệu Mivina thành lập vào năm 1993 ở Ukraina” 17. Sau đó, công ty
Technocom về Việt Nam và bắt đầu đầu tư vào các lĩnh vực du lịch và bất động sản mang
tên Vinpearl và Vincom.

Vào năm 2001, công ty cổ phần Vinpearl được thành lập, tiền thân là công ty trách
nhiệm hữu hạn Đầu tư phát triển Du lịch, Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, vào ngày
25/07/2001. Ngày 03/05/2002 thành lập tiếp công ty cổ phần Vincom, tiền thân là công ty
cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam. Năm 2003 khai trương khu nghỉ dưỡng 5 sao
Vinpearl Nha Trang Resort. Năm 2004 khai trương tòa tháp đôi Vincom Center Bà Triệu,
đây là trung tâm thương mại hiện đại đầu tiên tại Hà Nội lúc bấy giờ chính thức đi vào

16
Những người đóng góp vào Wikipedia, (12/07/2022), Tập đoàn Vingroup, Truy cập từ: https://vi.wikipedia.org /wiki/T%E 1%
BA%ADp_%C4%91o%C3%A0n_Vingroup
17
Vingroup, (2019), Giới thiệu Tập đoàn, truy cập từ: https://vingroup.net/gioi-thieu

12
hoạt động. Năm 2006 khai trương khu vui chơi giải trí Vinpearl Land Nha Trang, biến
đảo Hòn Tre khô cằn thành một địa điểm du lịch sang trọng - biểu tượng mới về sức vươn
lên mạnh mẽ của du lịch Nha Trang. Năm 2007 khánh thành Cáp treo Vinpearl dài
3.320m nối liền đảo Hòn Tre với đất liền. Đồng thời khai trương thêm một tòa khách sạn
thuộc khu nghỉ dưỡng Vinpearl Resort Nha Trang, nâng tổng số phòng lên 485. Ngày
19/9 niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu
VIC. Năm 2008 Vinpearl trở thành công ty bất động sản Việt Nam đầu tiên được chọn
đưa vào chỉ số chứng khoán Russell Global Index. Trở thành cổ phiếu đứng đầu của
ngành du lịch và nằm trong top 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Năm
2009 trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành thành công trái phiếu chuyển
đổi trị giá 100 triệu đô la Mỹ niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX–
ST). Năm 2010 khai trương dự án Vincom Center Đồng Khởi tại Thành phố Hồ Chí
Minh, đánh dấu sự xuất hiện đầy thuyết phục của thương hiệu Vincom tại trung tâm kinh
tế lớn nhất ở Việt Nam. Mở bán căn hộ cao cấp tại dự án phức hợp Vinhomes Royal City.
Năm 2011 khai trương khu nghỉ dưỡng trên 5 sao Vinpearl Luxury Nha Trang và sân golf
trên đảo đầu tiên tại Việt Nam Vinpearl Golf Club – Nha Trang. Khai trương Vinpearl Đà
Nẵng Resort & Villas. 

Biểu đồ 2.1.1 Quy mô tài sản Vingroup. Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Cafebiz

13
Năm 2012 sáp nhập công ty cổ phần Vincom và công ty cổ phần Vinpearl thành tập
đoàn Vingroup – Công ty CP, tăng vốn điều lệ lên xấp xỉ 5,5 nghìn tỷ đồng, thông qua
chiến lược xây dựng và phát triển với 4 nhóm thương hiệu: Vincom-Bất động sản,
Vinpearl- Du lịch giải trí, Vinmec- Dịch vụ y tế chất lượng cao, Vincharm- Chăm sóc sức
khỏe và sắc đẹp. Ra mắt thương hiệu Vinmec và đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa
Quốc tế Vinmec tại khu đô thị Vinhomes Times City. Năm 2013 trở thành thành viên
sáng lập của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Gia nhập lĩnh vực Giáo dục với thương
hiệu Vinschool. Khai trương trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, tổ
hợp vui chơi giải trí và mua sắm dưới lòng đất lớn nhất châu Á. Hợp tác chiến lược với
Warburg Pincus, thu hút đầu tư 200 triệu đô la Mỹ vào Vincom Retail. Năm 2014 khởi
công dự án phức hợp Vinhomes Central Park tại Thành phố Hồ Chí Minh. “Công trình
Landmark 81, với 81 tầng, cao 461,3m, đưa Việt Nam vào top 10 quốc gia có công trình
tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới”18. Khai trương khu nghỉ dưỡng phức hợp 5 sao
Vinpearl Phú Quốc Resort sau hơn 10 tháng xây dựng – một kỷ lục mới về tiến độ xây
dựng cho một công trình có quy mô như vậy. Năm 2015 vận hành vườn thú bán hoang dã
đầu tiên ở Việt Nam với hơn ba nghìn cá thể thuộc 150 loài quý hiếm trên thế giới. Tháng
06 năm 2015, Warburg Pincus nâng tổng số tiền đầu tư vào Vincom Retail lên 300 triệu
đô la Mỹ. Năm 2016 ra mắt chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết và phát hành thẻ
VinID. Ra mắt thương hiệu khách sạn thành phố cao cấp – Vinpearl City Hotel với địa
điểm đầu tiên tại Cần Thơ. Công bố chuyển đổi các lĩnh vực y tế và giáo dục sang mô
hình doanh nghiệp xã hội. Năm 2017 Niêm yết cổ phiếu công ty cổ phần Vincom Retail.
Công bố thương hiệu ô tô – xe máy VinFast. Ra mắt Trung tâm Nghệ thuật đương đại
Vincom (VCCA) và hãng phim hoạt hình VinTata.

Năm 2018 Niêm yết cổ phiếu công ty cổ phần Vinhomes. Ra mắt hai Đại đô thị
Vinhomes đầu tiên, mở bán dòng sản phẩm trung cấp Vinhomes Sapphire ( tên cũ là
VinCity). Ra mắt công chúng, ba mẫu xe ô tô đầu tiên cùng xe máy điện thông minh
Klara. Công bố định hướng trở thành Tập đoàn Công nghệ với việc thành lập công ty
18
Hà My, (09/12/2020), Dòng thời gian 10 năm của Vingroup: Từ những tòa nhà chọc trời đến ngành công nghiệp của những
chiếc xe hơi, Truy cập từ: https://cafebiz.vn/dong-thoi-gian-10-nam-cua-vingroup-tu-nhung-toa-nha-choc-troi-den-nganh-cong-
nghiep-cua-nhung-chiec-xe-hoi-20201207093930076.chn

14
VinTech tiến hành sản xuất thiết bị điện tử thông minh với bốn dòng điện thoại Vsmart.
Công bố tham gia lĩnh vực giáo dục đại học với việc khởi công trường Đại học
VinUniversity và lĩnh vực dược phẩm qua việc ra mắt chuỗi nhà thuốc VinFa.

Năm 2019 khánh thành nhà máy sản xuất ô tô VinFast và bàn giao những chiếc xe
đầu tiên. Mở bán Đại đô thị Vinhomes đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh – Vinhomes
Grand Park. Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và phát hành cổ phiếu riêng lẻ trị giá 1
tỷ đô la Mỹ cho Tập đoàn SK (Hàn Quốc). Rút khỏi lĩnh vực Bán lẻ, Nông nghiệp và
Hàng không, tập trung nguồn lực cho Công nghệ – Công nghiệp.

Năm 2020 VinFast dẫn đầu doanh số bán ra tại tất cả các phân khúc tham gia tại thị
trường Việt Nam và là hãng xe an toàn nhất Việt Nam. Khánh thành Trường Đại học
VinUni và bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên. Nhóm nhà đầu tư do KKR dẫn đầu đầu tư
650 triệu đô la Mỹ vào Vinhomes, và nhóm nhà đầu tư do GIC dẫn đầu đầu tư 203 triệu
đô la Mỹ và VMC Holding – công ty vận hành hệ thống bệnh viện Vinmec.

Biểu đồ 2.1.2 Kết quả kinh doanh của Vingroup

Nguồn: Cafef

Vào 2021, chịu ảnh hưởng khá nặng bởi đại dịch Covid-19 nhưng Vingroup hoạt
động đầy năng suất như phát hành Khung tín dụng Bền vững và thành công phát hành trái

15
phiếu và khoản vay hợp vốn bền vững theo Khung tín dụng này. VinFast chính thức hoạt
động tại Bắc Mỹ và châu Âu và ra mắt thương hiệu xe điện toàn cầu. Khởi công nhà máy
sản xuất pin VinES tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Vinpearl ra mắt siêu quần thể
nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí hàng đầu Đông Nam Á – Thành phố không ngủ, Phú Quốc
United Center. VinBus chính thức vận hành xe buýt điện thông minh đầu tiên tại Việt
Nam. Công ty Cổ phần Sinh học VinBiocare được thành lập với nhiệm vụ cấp thiết trước
mắt là khẩn trương sản xuất thành công vắc-xin phòng Covid-19 công nghệ mRNA và
Vingroup đã chi 6099 tỷ đồng để tài trợ phòng chống dịch Covid-19. Năm 2022 VinFast
ra mắt dải sản phẩm xe điện hoàn chỉnh tại thị trường quốc tế và công bố chiến lược thuần
điện. Trong thương mại dịch vụ, tiến hành động thổ hai dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại
Thanh Hóa và Quảng Trị.

2.2. Tình hình phát triển của tập đoàn Vingroup hiện nay

Với mục tiêu phát triển bền vững, Vingroup định hướng xây dựng hệ sinh thái đa
dạng nhưng chủ yếu tập trung vào 3 ngành chính (Công nghệ, Công nghiệp, Thương mại
dịch vụ) và 8 lĩnh vực kinh doanh chia thành nhiều các thương hiệu len lỏi vào hầu hết
các ngành nghề của nền kinh tế thị trường Việt Nam.

Về Thương mại dịch vụ, Vingroup nổi tiếng với các thương hiệu sau: Vinhomes,
VinCity, Vincom Retail, Vinpearl, Vinpearl Land, Vinpearl Golf, VinTaTa, VinMart và
VinMart+, VinPro, Adayroi, VinID, Vinmec, VinFa, Vinschool, VinUni, VinEco

Vincom: là thương hiệu bất động sản bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Hiện tại, Vincom
đang quản lý và vận hành 19 trung tâm thương mại trên cả nước với 3 thương hiệu nhánh
với 4 dòng sản phẩm là Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza và Vincom.
Vincom đam mê mang tới cho khách hàng những trải nghiệm về không gian mua sắm –
vui chơi giải trí – ẩm thực hiện đại, tiện nghi mang tầm quốc tế với các sản phẩm mang
tên thương hiệu như: Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center Metropolis, Vincom
Center Trần Duy Hưng, Vincom Center Nguyễn Chí Thanh, Vincom Mega Mall Thảo
Ðiền, Vincom Plaza Gò Vấp, Vincom Plaza Thủ Ðức…

16
Vinhomes: là thương hiệu bất động sản số 1 Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
phát triển, chuyển nhượng và vận hành bất động sản nhà ở với hệ thống căn hộ, biệt thự
và nhà phố thương mại với dịch vụ cao cấp. Các dự án của Vinhomes đều có vị trí đắc địa
tại các tỉnh thành trọng điểm trên toàn quốc. Các dự án nổi bật như: Vinhomes Time City,
Vinhomes Royal City, Vinhomes Riverside, Vinhomes Metropolis, Vinhomes Green
Bay…

Vincity: là dòng sản phẩm BĐS đại của tập đoàn Vingroup. Các dự án VinCity sẽ
được quy hoạch theo mô hình khu đô thị khép kín với hạ tầng tiện ích và dịch vụ đồng bộ.
Các dự án nổi bật như: VinCity Ocean Park (Đã đổi tên Vinhomes Ocean Park), VinCity
Smart City (Đã đổi tên Vinhomes Smart City), VinCity Grand Park (Đã đổi tên Vinhomes
Grand Park).

Trong đó, Vinpearl là thương hiệu du lịch, nghỉ dưỡng lý tưởng hàng đầu Việt Nam.
Tổng cộng hệ thống nghỉ dưỡng này có 31 khách sạn, biệt thự 13.000 phòng nằm ngay
cạnh bờ biển. Trong chuỗi hệ thống còn bao gồm dịch vụ, tiện ích như công viên giải trí,
sân gôn, bể bơi…

Trong đó, Vinmart và Vinmart+ phổ biến như là chuỗi các siêu thị, cửa hàng tiện ích
với chất lượng được kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt. Còn Vinpro là thương hiệu bán lẻ
điện máy, công nghệ với sản phẩm điện thoại, thiết bị gia đình…

Vinmec được tập đoàn Vingroup chú trọng đầu tư vào năm 2012. Với sứ mệnh
“Chăm sóc bằng tài năng, y đức và sự thấu cảm”, Vinmec định hướng phát triển thành hệ
thống y tế hàn lâm vươn tầm quốc tế. Năm 2018, Vingroup mở rộng phát triển lĩnh vực y
tế bằng việc cho ra đời thương hiệu VinFa với mục tiêu ban đầu là sản xuất thuốc.

Vingroup cũng chú trọng đầu tư lĩnh vực giáo dục bằng việc thành lập chuỗi hệ
thống trường học Vinschool. Là chuỗi hệ thống trường mầm non liên thông tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông. Năm 2018, hệ thống này tiếp tục mở rộng với sự
thành lập thương hiệu VinUni.

17
Mục tiêu của thương hiệu VinEco là cung cấp cho người dùng các sản phẩm xanh,
sạch, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời, thương hiệu này
cũng khuyến khích người dùng chung tay xây dựng nền nông nghiệp vững chắc cho thế
hệ tương lai.

Về Công nghiệp, Vingroup có 2 thương hiệu nổi tiếng là VinFast và VinSmart.


Trong đó Vinfast được định hướng là thương hiệu ô tô mang đậm tinh thần Việt Nam và
hướng tới đẳng cấp quốc tế. VinSmart là công ty nghiên cứu, sản xuất sản phẩm điện tử
thông minh, AI và IoT.

Về Công nghệ, VinGroup sáng lập VinTech City với mục tiêu hỗ trợ cho hệ sinh
thái nghiên cứu và phát triển công nghệ Việt. VinTech chủ yếu hoạt thông theo mô hình
Silicon Valley.

Với các thành tựu đã đạt được trong giai đoạn hình thành và phát triển vừa qua thì
tập đoàn Vingroup hiện nay đã được đánh giá là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân
vững mạnh, phát triển nhanh chóng với chiến lược lâu dài, tiềm lực mạnh mẽ để vươn tầm
khu vực cũng như thế giới. Các giải thưởng danh giá mà Vingroup đã đạt được bao gồm:

Giải thưởng Sao vàng Đất Việt, Top 10 doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc, Top
10 thương hiệu mạnh Việt Nam, Doanh nghiệp có giao dịch thị trường vốn tốt nhất Việt
Nam trong năm 2012

Ngoài ra, “Vingroup còn được diễn đàn kinh tế thế giới đưa vào danh sách 1.000
doanh nghiệp xuất sắc trên toàn cầu có vai trò lớn trong việc kích thích, gia tăng sự phát
triển kinh tế trong nước và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ra quốc tế.”19

2.3. Những chủ trương & kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn Vingroup

Vingroup đã và đang trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển trên nhiều lĩnh vực
khác nhau.Để có thể lớn mạnh, vươn lên trở thành doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt
Nam thì đằng sau đó là những chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả. Nhưng về cơ bản
Vingroup có những lợi thế, sứ mệnh, tầm nhìn riêng của mình, không thể không tránh
19
Vũ Ánh Tuyết, Vingroup-Tập đoàn đa ngành số 1 Việt Nam, Truy cập từ: https://oneera.vn/vingroup-tap-doan-da-nganh-so-1-
viet-nam/amp/#1_

18
khỏi một số yếu thế đã và đang ảnh hưởng tới tập đoàn, khi xử lí tốt chắc chắn sẽ đưa tập
đoàn vươn xa và cao hơn.

- Sau đây là một số chủ trương, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn:

+ Tiếp tục phát huy thế mạnh sản phẩm cao cấp thông qua việc tự chủ về công nghệ,
thiết bị nhằm giảm thiểu cản trở tới sự hoạt động cuả công ty khi hiện nay Việt Nam đa
phần các công nghệ hiện đại đều nhập khẩu từ nước ngoài.

+ Hiện nay, Vingroup đang đứng đầu trong lĩnh vực bất động sản cao cấp. Mang tới
cho tập đoàn vị thị trường rộng lớn và uy tín cao. Vì cậy cần củng cố và phát triển hơn
nữa trong lĩnh vực này. Đồng thời cần phải đối mặt vời nhiều đối thủ cạnh tranh trong
nước và nước ngoài (Kappell land, Kumho, Parkson, chuỗi casino của Sheldon
Adelson…) bằng cách áp dụng hơn thế mạnh kinh nghiệm về đất đai, con người, khí hậu
nơi sân nhà Việt Nam. Dù Vingroup là tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực bất động sản
trong nước nhưng mối nguy nước ngoài tiềm năng và dày dặn kinh nghiệm cũng là một
thách thức lớn với tập đoàn khi muốn tiến xa và lớn mạnh nhất.

+ Vingroup hiện đang kinh doanh trên nhiều lĩnh vực phụ thuộc rất lớn vào biến
động của thị trường, vì vậy còn có những dự đoán, đường lối đúng đắn cho tương lai đặc
biệt trong hai lĩnh vực chủ đạo là bất động sản và du lịch.

+ Trong bối cảnh người dân đang có mức thu nhập cao hơn dẫn đến mức sống tốt
hơn, cần chú trọng nâng chất lượng sản phẩm, nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng mục
tiêu cũng là một thử thách cần phải vượt qua.

+ Sức khỏe cũng là một yếu tố mọi người chú ý hơn sau đại dịch COVID-19 giúp
gia tăng thị trường về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như bữa ăn sạch, khỏe, đảm bảo
chất lượng. Thị trường về du lịch, nghĩ dưỡng cũng ngày càng gia tăng, cần liên tục chú
trọng đầu tư, phát triển theo làn sóng thị trường.

+ Trong mọi công ty, nguồn lực nhân sự là yếu tố cực kì quan trọng. Thông qua việc
cho người lao động nhiều phúc lợi tốt, nâng cao chương trình đào tạo, xây dựng môi

19
trường làm việc hợp tác gắn kết giữa các nhân viên cùng chung sứ mệnh phát triển tập
đoàn.

+ Vingroup sử dụng đòn bẩy tài chính khá nhiều và lớn mạnh, huy động vốn từ
nhiều nguồn khác nhau bằng cách triển khai nhiều dự án giá trị lớn cũng như đám bảo giá
trị tài sản cao cho dự án. “Vào cuối năm 2013, khoảng 24.360 tỷ đồng là khoản nợ trong
dài hạn của tập đoàn Vingroup, trong đó số tiền nợ ngân hàng khoảng 5.847 tỷ đồng và
phần còn lại là trái phiếu doanh nghiệp”. Việc phụ thuộc vào nguồn vốn lớn, lợi nhuận
lớn cũng kèm theo là những rủi ro lớn khó lường trước và phải phụ thuộc nhiều yếu tố khi
ra quyết định của tập đoàn, lãi vay là khoản chi phí đang kể trong kinh doanh. Một số
cách để sử dụng đòn bẩy tài chính tốt có thể áp dụng như xác định mức độ tổn thất trong
trường hợp xấu nhất, tập trung vào dòng tiền thu lợi nhuận cao, cẩn thận trong từng khâu
đánh giá theo từng kỳ của kinh tế thị trường, có thể xây dựng chiến lược tài chính thấp
hơn một chút mục tiêu hướng đến…

20
KẾT LUẬN

Một tập đoàn lớn mạnh luôn có nhiều điều để học hỏi. Phát triển là tính tất yếu trong
xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đề tài: “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP
ĐOÀN VINGROUP HIỆN NAY” của nhóm đã đạt được những nội dung chủ yếu sau
đây:

Thứ nhất, phân tích nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Có
nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là sự phát triển của lực lượng sản
xuất ngày càng được xã hội hóa cao dưới tác động của cách mạng công nghệ lần 2 cuối
thế kỷ XIX kéo theo sự thay đổi quan hệ sản xuất. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là giai
đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản với những biểu hiện khác so với giai đoạn tự do
cạnh tranh, nhưng vẫn dựa trên cở sở sỡ hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột lao
đọng làm thuê.

Thứ hai, phân tích các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Sự thay đổi về
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa để thích ứng với sự xã hội hóa ngày càng cao về lực
lượng sản xuất được thể hiện qua 5 đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Thứ ba, giới thiệu khái quát sự hình thành và phát triển của tập đoàn Vingroup.
Những sự thay đổi của tập đoàn Vingroup theo thời gian cũng là xu hướng phát triển nền
kinh tế, những thay đổi ấy tạo ra một vị thế vững chắc và nâng cao khả năng thích ứng với
môi trường kinh doanh.

Thứ tư, phân tích thực trạng và nguyên nhân của tập đoàn Vingroup. Trong quá trình
phát triển, vận hành thì doanh nghiệp nào cũng có những cách thành công và khó khăn
riêng. Học hỏi những thành công và thất bại của doanh nghiệp đi trước là một sự tích lũy
lớn cho bất kì doanh nghiệp nào.

Thứ năm, đề xuất những chủ trương và kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn
Vingroup. Một doanh nghiệp muốn

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Văn hóa doanh nghiệp, (21/03), Hệ thống kinh tế Tư bản đang khủng hoảng ở đâu?,
Truy cập từ https://vanhoadoanhnghiepvn.vn/thong-kinh-te-tu-ban-dang-khung-
hoang-o-dau/
5. Nguyễn Văn Phi, (24/05/2022), Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc
quyền, Truy cập từ https://luathoangphi.vn/dac-diem-kinh-te-co-ban-cua-chu-nghia-
tu-ban-doc-quyen/
6. Nguyễn Văn Dương, (27/09/2021), Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty, tập đoàn
kinh tế, Truy cập từ https://luatduonggia.vn/su-lien-ket-trong-mo-hinh-nhom-cong-ty/
7. Những người đóng góp vào Wikipedia, (12/07/2022), Tập đoàn Vingroup, Truy cập
từ: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_%C4%91o%C3%A0n_
Vingroup.
8. Vingroup, (2019), Giới thiệu Tập đoàn, truy cập từ: https://vingroup.net/gioi-thieu
9. Hà My, (09/12/2020), Dòng thời gian 10 năm của Vingroup: Từ những tòa nhà chọc
trời đến ngành công nghiệp của những chiếc xe hơi, Truy cập từ: https://café biz.vn
/dong-thoi-gian-10-nam-cua-vingroup-tu-nhung-toa-nha-choc-troi-den-ngan h-cong-
nghiep-cua-nhung-chiec-xe-hoi-20201207093930076.chn
10. Vũ Ánh Tuyết, Vingroup-Tập đoàn đa ngành số 1 Việt Nam, Truy cập từ: https://
oneera.vn/vingroup-tap-doan-da-nganh-so-1-viet-nam/amp/#1

22

You might also like