You are on page 1of 136

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHAMKENG SENGMILATHY

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA


DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ 1986 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học


Mã số : 60 31 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Thái Văn Long

HÀ NỘI – 2015
2

Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng
chấm luận văn thạc sĩ.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS, TS. Lưu Văn An


3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự ủng hộ và giúp
đỡ tận tình của các thày, cô giáo, các bạn bè cùng học với tôi hiện nay.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.Thái Văn Long, Phó Viện trưởng
Viện Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã tận tình
hướng dẫn tôi để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, các thầy cô giáo Ban Chủ nhiệm Khoa Chính
trị học, các bạn học cùng lớp Cao học Chính trị học (K19) Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình tìm tài liệu phục vụ nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Những sự động viên và giúp đỡ tận tình đó đã là động lực cho tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Khamkeng Sengmilathy
4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn

được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Thái Văn Long. Các tài liệu,

số liệu trích dẫn trong bài là hoàn toàn khoa học và đáng tin cậy. Kết quả

trong luận văn không trùng lặp với những công trình đã được công bố.

Hà Nội, ngày......tháng.... năm 2015

Tác giả luận văn

KHAMKENG SENGMILATHY
5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ ĐÓNG GÓP
TRÊN LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN
LÀO TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ ĐỔI
MỚI.................................................................................................................13
1.1. Cơ sở lý luận.........................................................................................13
1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................13
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI Ở CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT
NƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI ........................................................................48
2.1. Những thành tựu của hoạt động đối ngoại ở Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào trong xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ đổi mới 1986-2015...48
2.2. Những hạn chế của hoạt động đối ngoại ở Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào trong xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ đổi mới 1986-2015..........68
2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong hoạt động đối
ngoại nhằm bảo vệ độc lập dân tộc..............................................................73
Chương 3: MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRONG XÂY DỰNG BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC Ở
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO THỜI GIAN TỚI................73
3.1. Một số dự báo về hoạt động đối ngoại trong xây dựng và bảo vệ đất
nước ở Lào trong thời gian tới.....................................................................76
3.2. Một số đề xuất, khuyến nghị nhằm tăng cường đóng góp hoạt động đối
ngoại trong xây dựng và bảo vệ đất nước ở Lào..........................................86
3.3. Triển vọng của việc phát huy thành tựu đối ngoại vào sự nghiệp bảo vệ
và củng cố độc lập dân tộc ở CHDCND Lào...............................................96
KẾT LUẬN..................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................102
6

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


STT Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh
01 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á Asian Development Bank
02 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Asia-Pacific Economic
Thái Bình Dương Cooperation
03 The Association of Southeast
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Asian Nations
04 ASEM Diễn đàn hợp tác Á- Âu The Asia-Europe Meeting
05 ARF Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Regional Forum
06 BCH TW Ban Chấp hành Trung ương
07 CHDCND Lào Cộng hoà dân chủ nhân dânLào
08 CNXH Chủ nghĩa xã hội
09 Đảng NDCM Đảng Nhân dân Cách mạng
10 EU Liên minh Châu Âu European Union
11 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
12 The Generalized System of
GSP Hệ thống ưu đãi tổng quát
Preferences
13 Chỉ số phát triển con người
HDI Human Development Index
14 The International Bank for
IBRD Ngân hàng Quốc tế tái thiết và phát
Reconstruction and
triển
Development
15 ICAO Tổ chức Hàng không dân dụng quốc The International Civil
tế Aviation Organization
16
IMF The International Monetary
Quỹ Tiền tệ quốc tế
Fund
17 The International
ITU Liên minh Viễn thông quốc tế
Telecommunication Union
18 LHQ Liên hợp quốc The United Nations
19
MDGs The Millennium Development
Mục tiêu thiên niên kỷ
Goals
20
Khối Thị trường chung Nam Mỹ
MERCOSUR
(Tiếng Tây Ban Nha)
21 The North American Free
NAFTA Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
Trade Agreement
22 Official Development
ODA Viện trợ chính thức trực tiếp
Assistance
23 TBCN Tư bản chủ nghĩa
24 SNG Cộng đồng các quốc gia độc lập
7

25 Chương trình phát triển Liên hợp


UNDP United Nations Development
quốc
Programme
26 Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên The United Nations Industrial
UNIDO
hợp quốc Development Organization
27 WB Ngân hàng thế giới World Bank
28 The World Meteorological
WMO Khí tượng thế giới
Organization
29 WIPO World Intellectual Property
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
Organization
30 WTO Tổ chức Thương mại thế giới. Worrld Trade Organnization
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau Chiến tranh lạnh, sự phát triển nhanh của cách mạng khoa học -
công nghệ và sự gia tăng toàn cầu hoá đã làm thay đổi cục diện cũng như cán
cân quyền lực giữa các lực lượng, dẫn đến sự thay đổi về quan niệm qúa trình
đấu tranh bảo vệ và cùng cố độc lập dân tộc. Các quốc gia trên thế giới đều có
chung nhận thức mới về những giá trị của độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập
dân tộc, trong đó nhấn mạnh quan điểm: độc lập nhưng không thể, không
được phép biệt lập và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc phải đặt trong xu thế
hội nhập. Thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa củng cố, bảo vệ vững chắc
độc lập dân tộc với tăng cường hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế để phát
triển chứ không phải làm mất độc lập dân tộc; vươn ra thế giới, phải khẳng
định "cái tôi" dân tộc, giữ vững độc lập dân tộc, để đất nước phát triển cường
thịnh. Điều đó đã và đang trở thành nguyên tắc, phương châm trong hội nhập
và xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của nhiều quốc
gia dân tộc. Tuy nhiên, nguyên tắc, phương châm này cũng đang đứng trước
nhiều thách đố và khó khăn không dễ dàng khắc phục, đòi hỏi phải có lời giải
phù hợp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Lào luôn quan tâm tới chính sách đối
ngoại. Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về mặt kinh tế và khoa học -
công nghệ trên thế giới, mọi măt của đời sống chính trị, kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia đang diễn ra những chuyển biến quan trọng. Xu hướng tăng
cường hợp tác về mặt kinh tế của mỗi nước ngày càng phát triển, trở thành
yếu tố quan trọng góp phần củng cố và tăng cường xu hướng vừa hợp tác vừa
đấu tranh giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau trên thế gới hiện nay.
Những đặc điểm mới của cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc đó khách
quan đặt ra những yêu cầu mới đối với nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại. Đó
là việc đảm bảo việc giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế
2

thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước; đảm bảo quá trình hội nhập
ngày càng chủ động, đúng hướng, đồng thời tránh các nguy cơ đe doạ độc lập
từ bên ngoài. Do đó, hoạt động đối ngoại trong giai đoạn hiện nay thực sự có
vai trò to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của các
nước đang phát triển, trong đó có Lào.
Sau khi đất nước độc lập, Lào tuyên bố đi theo con đường CNXH trong
điều kiện xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến
tranh tàn phá lâu dài, những điều kiện địa lý tự nhiên không thuận lợi cùng
với sự bao vây cô lập của các nước lớn đã cản trở sự hồi sinh và công cuộc tái
thiết đất nước của Lào. Không những vậy, cả ở bên trong và bên ngoài, các
thế lực thù địch vẫn dùng mọi thủ đoạn chống phá, xâm nhập, can thiệp vũ
trang công khai chống lại chính sách hoà hợp dân tộc và vi phạm trắng trợn
chủ quyền quốc gia của Lào. Hoàn cảnh đó đã đặt sự nghiệp đấu tranh củng
cố, bảo vệ độc lập của Lào trước rất nhiều thách thức. Trong suốt quá trình
xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Lào đã nhận thức sâu sắc
về tầm quan trọng của việc tạo dựng một môi trường quốc tế hoà bình, ổn
định, hợp tác hiệu quả... không chỉ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội trong nước, mà còn trực tiếp góp phần quyết định đến thắng lợi của sự
nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Do đó, hoạt động đối ngoại
phải từng bước trưởng thành đáp ứng yêu cầu mới của đất nước cũng như phù
hợp với xu thế vận động của thời đại.
Từ Đại hội IV năm 1986, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khởi xướng
và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Hai mươi năm qua, sự nghiệp đổi
mới của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã đạt được những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa quan trọng. Đường lối, chính sách đối ngoại là một bộ phận trong
toàn bộ đường lối, chính sách nói chung của một chủ thể quyền lực chính trị.
Là sự tiếp tục của chính trị đối nội, chính sách đối ngoại có mục tiêu góp phần
3

bảo vệ và nâng cao vị trí của quốc gia trên trường quốc tế. Việc đề ra và thực
thi chính sách đối ngoại như thế nào đều có ảnh hưởng tới hoà bình, ổn định
và phát triển của mỗi quốc gia, cũng như sự hưng vong của mỗi dân tộc. Nhìn
lại 29 năm qua, hoạt động đối ngoại của Lào đã có những đóng góp to lớn vào
sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc. Việc phân tích làm
rõ những đóng góp của hoạt động đối ngoại vào sự nghiệp bảo vệ và củng cố
độc lập dân tộc của Lào là một đòi hỏi cấp bách cả về lý luận và thực tiễn với
Lào nói riêng và với các nước đang phát triển nói chung. Thế giới ngày nay
đang vận động, biến đổi rất nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các bộ tộc Lào đang đứng trước những vận
hội mới, nhưng cũng đang đối diện với không ít thách thức to lớn về nhiều
mặt. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện
nay là phải bám sát sự biến động của tình hình trong nước và quốc tế để đề ra
chính sách đối ngoại có hiệu quả, nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào hướng tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Từ những lý do trên đây, em đã chọn đề tài "Hoạt động đối ngoại của
CHDCND Lào trong xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ đổi mới từ 1986
đến nay làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ và củng cố độc lập, xây dựng đất
nước Lào cũng như các vấn đề liên quan đã được nhiều người quan tâm
nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp với những mức độ khác nhau.
Những nội dung cơ bản chỉ đạo đường lối và hoạt động đối ngoại của
Lào được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng NDCM Lào qua các kì đại
hội, hội nghị TW và các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Lào. Trong đó, các
4

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng NDCM Lào (1982), Đại
hội IV (1986), Đại hội V (1991), Nghị quyết TW 5 khoá V (1992), Đại hội VI
(1996), Đại hội VII (2001), Đại hội VIII (2006) và Đại hội IX (2011) đã hệ
thống hoá một cách sâu sắc quá trình hình thành, phát triển và hoàn chỉnh đường
lối đối ngoại của Lào trong các giai đoạn lịch sử sau khi giành độc lập dân tộc,
nhất là thời kì đổi mới đất nước và từng bước hội nhập quốc tế. Đây là nguồn tài
liệu gốc quan trọng cho các nhà nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế của Lào.
Bªn c¹nh ®ã, nhiÒu t¸c phÈm cña c¸c ®ång chÝ l·nh ®¹o §¶ng, Nhµ níc
Lµo còng ®· tËp trung ph©n tÝch, lµm râ nh÷ng ®Þnh híng, môc tiªu,
nhiÖm vô cña ho¹t ®éng ®èi ngo¹i Lµo trong tõng giai ®o¹n lÞch sö cô thÓ.
Trong đó, đặc biệt là các tác phẩm của đồng chí Cayxỏn Phômvihẳn. Tiêu
biểu là cuốn Một vài kinh nghiệm và một số vấn đề về phương hướng mới của
cách mạng Lào. Mặc dù chỉ trình bày một cách cô đọng về những định hướng
lớn của Cách mạng Lào trong thời kì mới, song trong 234 trang, tác phẩm đã
đề cập tới những vấn đề đặt ra của công cuộc đấu tranh ngoại giao nhằm bảo
vệ độc lập dân tộc. Những vấn đề này tiếp tục được cụ thể hoá, làm rõ trong
các tác phẩm Cách mạng dân tộc dân chủ (Tuyển tập, tập 1); Vấn đề quan hệ
kinh tế với nước ngoài (Tuyển tập, tập 2); Điều chỉnh toàn diện giành lấy
thắng lợi mới trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược...
Bước sang thời kì tiến hành đổi mới toàn diện của cách mạng Lào, nhiều
tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào là những nghiên cứu
có giá trị lớn lao về cả ý nghĩa lí luận cũng như chỉ đạo hoạt động thực tiễn, mà
cụ thể là trong hoạt động đối ngoại, một mặt trận đang góp phần quan trọng vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước và phát triển đất nước. Trong đó, đặc
biệt phải kể đến các tác phẩm của đồng chí Khăm tày Xinphănđon, như: Trong
sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Bài phát
biểu của đồng chí đối với công tác đối ngoại lần thứ 7, ngày 21/2/1997...
5

Trong cuốn sách “Lịch sử quan hệ ngoại giao Lào” của Học viện Quan
hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao Lào, các tác giả đã đề cập một cách toàn diện về
quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Lào tiến tới việc thành
lập CHDCND Lào năm 1975, đặc biệt các tác giả đã đánh giá những thắng lợi
trong việc kết hợp mặt trận quân sự với ngoại giao trong cuộc kháng chiến
trường kỳ của nhân dân các bộ tộc Lào; về chính sách đối ngoại và hoạt động
đối ngoại của CHDCND Lào sau thành lập nước, cuốn sách đã phản ánh theo
từng giai đoạn cụ thể như: chính sách đối ngoại và hoạt động đối ngoại trong
những năm 1975-1979; 1980- 1985; 1986- 1990; 1991- 1995; 1996- 2000;
200- 2005 ; 2006- 2010. Từ chỗ hệ thống lại những nội dung của chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thực trạng hoạt động đối ngoại, các tác giả
đã nêu ra những thành tựu và chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong hoạt động
đối ngoại của CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.
Cũng nghiên cứu về hoạt động ngoại giao và tác động của nó đến độc
lập, chủ quyền quốc gia và hướng phát triển của đất nước, trong cuốn sách về
“Đàm phán ngoại giao” tác giả Bunkợt Sẳngsổmsác, đã đề cập vấn đề đàm
phán và chủ quyền quốc gia; tính chất của đàm phán ngoại giao; những
nguyên tắc, hình thức và kế hoạch đàm phán; văn hoá trong đàm phán; sách
lược trong đàm phán; nhân tố thành công trong đàm phán; những vấn đề nên
tránh trong đàm phán; đánh giá nhà đàm phán; đạo đức của nhà đàm phán...
Trong những năm gần đây, một số tác giả cũng đã có sự tiếp cận về
hoạt động đối ngoại của Lào, mối quan hệ giữa CHDCND Lào với các nước
trên thế giới, nổi bật nhất là các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Lịch sử và Quan hệ quốc tế của học viên Lào được bảo vệ tại Việt Nam, các
bài nghiên cứu của các tác giả Lào đăng trên các tạp chí chuyên nghành ở
Việt Nam. Cô thÓ như:
Luận văn "ChÝnh s¸ch ®èi ngo¹i trong ®iÒu kiÖn héi nhËp quèc tÕ
6

cña Céng hoµ D©n chñ nh©n d©n Lµo" cña Lachay Sinsuv¨n, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, n¨m 2006. Tác giả đã làm rõ được
quá trình hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Lào thời kỳ đổi mới. Đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách đối ngoại
trong điều kiện hội nhập quốc tế của Lào, chỉ ra những nguyên nhân thành
công và hạn chế chủ yếu đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với công tác
đối ngoại của Lào. Tuy nhiên, việc luận văn nghiên cứu đường lối, chính sách
đối ngoại dưới góc độ của khoa học chính trị nên những giá trị lịch sử tham
khảo còn rất hạn chế.
Luận văn: “Sự lựa chọn chiến lược của Lào trong chính sách đối với
Việt Nam và Trung Quốc” của Bounthan Kousonsanong, Học viện Ngoại
giao, 2006. Luận văn đã nêu nổi bật chính sách đối ngoại đổi mới của Lào
cũng như của Việt Nam từ sau năm 1986 và sự đổi mới toàn diện quan hệ đặc
biệt Việt - Lào; yếu tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Lào và
thực trạng quan hệ Lào - Trung từ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ
từ năm 1989; phân tích tác động của hai nhân tố Trung Quốc và Việt Nam đối
với chính sách đối ngoại của Lào.
Luận văn: “Điều chỉnh chính sách của Lào đối với Trung Quốc sau
Chiến tranh lạnh” của Saylakhone Đouangsonthy, Hà Nội, tháng 7 năm 2007,
tác giả đã khái quát chính sách của Lào đối với Trung Quốc thời kỳ Chiến
tranh lạnh, vài nét lịch sử của quan hệ giữa hai nước, nội dung chính sách đối
ngoại của Lào đối với Trung Quốc cùng với các nhân tố tác động đến việc
hoạch định chính sách của Lào đối với Trung Quốc, nội dung điều chỉnh và
triển vọng của mối quan hệ Lào - Trung Quốc trong tương lai.
7

Luận văn: “Quan hệ Lào - ASEAN từ 1997 đến nay” của Khonesamay
Souphathong, Học viện Ngoại giao, Hà Nội, 2007 đã trình bày những nhân tố,
bối cảnh lịch sử cơ bản tác động đến mối quan hệ Lào - ASEAN giai đoạn sau
Chiến tranh lạnh; Quá trình hình thành chính sách của Lào đối với khu vực và
những khó khăn thuận lợi của Lào sau 10 năm gia nhập ASEAN; Phân tích
mối quan hệ này trong các lĩnh vực an ninh, chính trị và kinh tế và triển vọng
quan quan hệ Lào - ASEAN trong những năm tới.
Luận văn: “Quan hệ Lào - Thái Lan sau Chiến tranh lạnh” của
Hatthakone Douangdavong, Học viện Ngoại giao, 2007. Tác giả đã nêu khái
quát quan hệ Lào - Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Phân tích những
hoạt động ngoại giao của hai nước nhằm củng cố thêm mối quan hệ láng
giềng vốn đã trải qua nhiều biến động lịch sử này. Đánh giá những thành
công, hạn chế và dự báo chiều hướng vận động của mối quan hệ này, từ đó
đưa ra kiến nghị trong chính sách của Lào đối với Thái Lan.
Luận văn: “Quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam trên lĩnh vực an ninh -
quốc phòng từ sau Chiến tranh lạnh đến nay” của Soulisay Phichit (Học viện
Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2008) là một trong những công trình nghiên cứu về
quan hệ đặc biệt trên các lĩnh vực Lào - Việt có chất lượng và nguồn sử liệu
phong phú. Bằng những dẫn luận lôgich, khoa học, luận văn đã góp phần làm
rõ cơ sở hình thành mối quan hệ, lợi ích có được từ việc hợp tác an ninh -
quốc phòng giữa Lào và Việt Nam. Nghiên cứu những thành tựu đạt được
trong quan hệ an ninh, quốc phòng giữa hai nước, đề xuất một số khuyến nghị
nhằm củng cố, tăng cường và thúc đẩy mối quan hệ đó, góp phần tích cực vào
sự nghiệp xây dựng, phát triển hai nước trong tình hình mới.
8

Năm 2012 - Nữ đại sứ CHDCND Lào tại Việt Nam - bà Sủn Thon Xay
Nha Chắc đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài: "Đảng nhân dân
cách mạng Lào lãnh đạo công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay". Luận
án đã đánh giá đúng thực trang, thành tựu và hạn chế trong lãnh đạo công tác
đối ngoại của Đảng nhân dân cách mạng Lào.Luận án làm rõ nội dung và
phương thức lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với công tác đối
ngoại từ 1975 đến này. Đây là một tài liệu có giá trị tham khảo tốt cho những
ai nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại trong quá
trình mở cửa hội nhập quốc tế.
Những tác giả của các luận văn, luận án đã phần nào nêu ra yêu cầu
khách quan của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Lào phù hợp sự thay
đổi của tình hình của đất nước, khu vực và quốc tế, nhấn mạnh sự đúng đắn
của chính sách đối ngoại trong từng hoàn cảnh cụ thể và nêu ra một số nhân
tố tác động trong chính sách đối ngoại của Lào, khái quát chính sách của Lào
đối với các nước láng giềng và nước lớn như: Trung Quốc, Thái Lan,
ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và đặc biệt là mối quan hệ gắn bó keo sơn với Việt
Nam... Đồng thời, những luận văn nêu trên ở những mức độ khác nhau cũng
bước đầu đề cập vai trò của các hoạt động đối ngoại với việc bảo vệ và củng
cố độc lập của Lào trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Ở Việt Nam
9

Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu
về Lào trên các phương diện, tuy nhiên những công trình viết riêng về lịch sử
Lào đấu tranh bảo vệ độc lập sau năm 1975 không nhiều, các sử gia Việt Nam
dành sự quan tâm chủ yếu nghiên cứu giai đoạn Lào tiến hành cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc. Lịch sử Lào từ sau năm 1975 đến nay, nhất là lịch sử đấu
tranh ngoại giao chỉ được tìm thấy ở trong các công trình thông sử. Mặc dù vậy,
các công trình này cũng đã gợi mở một cách hữu ích những cách tiếp cận vấn đề,
hướng khảo cứu tư liệu mà luận văn quan tâm, trong số đó có thể kể như:
Cuốn sách “Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN” của Nguyễn Xuân
Sơn và Thái Văn Long (chủ biên), 1997, trong phần III, từ trang 30 đến trang
46, các tác giả đã cung cấp những nét cơ bản về quan hệ đối ngoại của
CHDCND Lào.
Cuốn “Lịch sử Lào” của Viện nghiên cứu Đông Nam Á, 1997, là một
công trình rất có giá trị đối với các nhà nghiên cứu lịch sử Lào hiện đại, song
phần trình bày về đất nước Lào sau 20 năm giải phóng (từ tr.509 đến tr.528)
chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sự lựa chọn, thử nghiệm biện pháp và con
đường phát triển, không có điều kiện khảo cứu một cách cụ thể các hoạt động
đối ngoại của Lào trong suốt chiều dài lịch sử ấy.
Năm 2006 một công trình hợp tác nghiên cứu của hai tác giả Việt - Lào
là Nguyễn Hùng Phi và Buasi Chalơnsuc đã hoàn thành, cuốn “Lịch sử Lào
hiện đại” (2 tập) với nhiều nguồn tư liệu lưu trữ, tư liệu gốc quý báu. Đây là
một công trình nghiên cứu có ý nghĩa tổng quát không những về lịch sử mà cả
về dân tộc, văn hoá, vùng đất, con người Lào song tác giả cũng dành sự quan
tâm đặc biệt tới những thành tựu cơ bản của công cuộc phát triển đất nước
Lào trong giai đoạn hiện nay.
10

Quá trình đấu tranh bảo vệ và cùng cố độc lập dân tộc cửa CHDCND
Lào trên lĩnh vức đối ngoại trong giai đoạn đổi mới được khẳng định với
những giá trị cơ bản nhất khi gắn với sự nghiệp đổi mới đất nước mà Đảng
NDCM Lào đã khởi xướng tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ
IV (1986). Rất nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá đây là một thắng lợi lớn
lao trong thế kỷ XX của Lào cùng với thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc trước đó. Một trong những công trình có trị nghiên cứu
chuyên sâu về nền kinh tế của Lào trong thời kỳ đổi mới là “Kinh tế Lào và
quá trình chuyển đổi cơ cấu” của Uông Trần Quang, 1999. Đây là một công
trình nghiên cứu có ý nghĩa với những ai quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu về
đất nước triệu voi này.
Vào năm 2012, nghiên cứu sinh Uông Minh Long đã bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ với đề tài: "Quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước của
CHDCND Lào trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1975 đến 2010". Luận án đã đi
sâu phân tích làm rõ công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước trên
lĩnh vực đối ngoại của CHDCND Lào từ năm 1975 đến năm 2010. Luận án đã
đánh giá những thành tựu, hạn chế sau 35 năm hoạt động đối ngoại nhằm bảo
vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Lào, đồng thời rút ra những kinh nghiệm đối
với Lào và đối với các nước đang phát triển trong quá trình đầu tranh bảo vệ
củng cố độc lập dân tộc.
Đây là tài liệu tham khảo rất có giá trị, khi nghiên cứu về vấn đề đầu
tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Lào nói riêng của các nước đang
phát triển nói chung trong bối cảnh toàn cầu hóa.
11

Nhưng do những đặc thù của mục đích nghiên cứu khác nhau, các học giả
thường hướng nhiều sự quan tâm và chủ yếu tập trung vào khía cạnh mối quan
hệ hữu nghị đặc biệt giữa Lào và Việt Nam - lịch sử hình thành và phát triển
cũng như triển vọng của hợp tác. Thông qua việc phân tích bối cảnh lịch sử và
chính sách quan hệ giữa hai bên của hai nhà nước, nhất là từ phía Lào, có thể
đánh giá được một cách chân thực, khách quan vị trí, vai trò của mối quan hệ
đặc biệt này trong xây dựng và bảo vệ đất nước trên lĩnh vực đối ngoại của Lào,
chứ chưa đi sâu vào phân tích những đóng góp của hoạt đông đối ngoại đối với
sự nghiệp này. Vì vậy, trong quá trình thực hiện luận văn, mục tiêu và hướng
nghiên cứu chính sẽ làm rõ những thiếu hụt trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Qua phân tích sự hình thành, hoàn thiện và phát triển đường lối, chính
sách đối ngoại đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc
ở Lào thời kỳ đổi mới, giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2015, tác giả đề xuất
một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại đối với công
cuộc bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào trong
những năm tới.
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Một là: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của sự đóng góp trên lĩnh
vực đối ngoại ở CHDCND Lào vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
từ năm 1986 đến 2015.
Hai là: Phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động cũng như sự
đóng góp của hoạt động này vào sự nghiệp bảo vệ củng cố độc lập của
CHDCND Lào giai đoạn từ 1986 đến 2015.
12

Ba là: Phân tích những đóng góp của hoạt động đối ngoại trên các lĩnh
vực nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của CHDCND Lào từ năm 1986
đến năm 2015.
Bốn là:Đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự
đóng góp của hoạt động đối ngoại đối với công cuộc báo vệ,củng cố độc lập
dân tộc ở CHDCND Lào trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đối ngoại của Nhà
nước CHDCND Lào, trong đó tập trung phân tích những đóng góp của nó vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước giai đoạn từ năm 1986 đến 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu hoạt động đối ngoại đối với của
CHDCND Lào trong những năm đổi mới, từ 1986 đến 2015
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống những quan điểm cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, về các vấn đề quốc tế như thời đại, quan hệ
đối ngoại, chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công, tư tưởng chỉ đạo của đồng chí
Caysỏn Phômvihản, đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp chặt chẽ các phương pháp phân tích,
thống kê, khảo sát văn bản, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, lịch sử và lôgíc.
6. Những đóng góp của luận văn
13

Nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về hoạt động đối ngoại của
CHDCND Lào trong quá trình đổi mới cùng những đóng góp của nó đối với sự
nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc giai đoạn từ năm 1986 đến 2015.
Rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy hơn
nữa những đóng góp của hoạt động đối ngoại với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước của CHDCND Lào.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây
dựng và bảo vệ đất nước cùng vai trò, đóng góp của hoạt động đối ngoại với
sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, phát triển đất nước của CHDCND Lào.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
14

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA
NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG XÂY
DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986
ĐẾN NAY
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm hoạt động đối ngoại
Đường lối đối ngoại là hệ thống các quan điểm thể
hiện tấm nhìn chiến lược dài hạn về lợi ích quốc gia trên
trường quốc tế, định hướng và chỉ đạo và hoạt động
trong quan hệ đối ngoại. Đường lối đối ngọai và công tác
đối ngoại của mỗi nước luôn bị chi phối và phục tùng
đường lối đối nội, xuất phát từ đường lối chính trị, phục
vụ đường lối chính trị, phục tùng và phục vụ đường lối
chính trị.
15

Chính sách đối ngoại là chủ trương, chiến lược, kế hoạch và các biện
pháp thực hiện cụ thế do một quốc gia đề ra liên quan đến các mối quan hệ
quốc tế mà quốc gia đã thiết lập với các quốc gia và các chủ thế khác trên thế
giới nhằm tăng cường và bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.
Đường lối, chính sách và nhiệm vụ đối ngoại luôn luôn phải xuất phát từ
những mục tiêu và nhu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.
Trong hoạt động đối ngoại, nhiệm vụ chủ yếu của quốc gia là đàm phán,
đàm phán để tồn tại, khẳng định mình và tự điều chỉnh để phù hợp vời môi
trường quốc tế. Trong đàm phán, mọi bên, dù lớn hay bé ít nhiêu đều phải
nhường nhịn và cố gắng giành được nhiều lợi thế nhất. Một quốc gia đóng vai
chính hay phụ, có uy tín hay không trên trường quốc tế, về cơ bản, phụ thuộc
vào thực lực trong nước. Do vậy, nếu một quốc gia đạt được lợi thế lớn hơn
so với thực lực, thì đó là nhờ vào nghệ thuật của người đàm phán.
16

Hoạt động đối ngoại là một khái niệm chỉ những công việc, những hoạt
động của một chủ thể trong quan hệ với các chủ thể khác, đây là sự ứng xử
của chủ thể đó với các nước ngoài.
Đối ngoại là những hoạt động nhằm tạo điệu kiện quốc tế thuận lợi cho
sự nghiệp bảo vê và xây dựng đất nước, đồng thời góp phần vào sự nghiệp
hòa bình hữu nghị và hợp tác trên thế giới. Nhiệm vụ đối ngoại là ra sức kết
hợp sức mạnh của đất nước với sức mạnh của thời đại, tranh thủ tối đa những
điều kiện quốc thuận lợi để thực hiện mục tiêu từng giai đoạn của cách mạng.
“Mục đích của công tác đối ngoại là để nâng cao điạ vị quốc tế của đất nước
mình, nhằm bảo đảm lợi ích của quốc gia dân tộc, bao gồm quyền dân tộc cơ
bản như: độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, hạnh phúc
cho nhân dân”[39;tr.165].
Ngoại giao là hoạt động chính trị liên quan đến các mỗi quan hệ giữa
các quốc gia. Đại diện quyền lợi của một chính phủ nước ngoài, quản lý công
việc quốc tế, hướng dẫn và tiến hành đàm phán giữa các quốc gia.
1.1.2. Quan niệm về độc lập dân tộc của một quốc gia trong thời kỳ
đổi mới
17

Độc lập dân tộc là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái của một nước không
bị lệ thuộc, phụ thuộc bên ngoài cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ không bị nước
ngoài đe doạ. Đó là quyền làm chủ thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một
quốc gia được thể hiện trên mọi phương diện: chính trị, an ninh, quốc phòng,
ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi
mặt của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Như vậy, độc lập
dân tộc là những quyền và nghĩa vụ của một quốc gia - trong mối quan hệ với
các nước khác - về danh nghĩa đáng được hưởng và về khía cạnh thực chất
của việc nắm và sử dụng quyền lực quốc gia - trong bối cảnh chính trị nội bộ,
những khả năng thực tế mà nước đó có để bảo đảm thực thi những quyền lợi
và nghĩa vụ ấy. Xét trên những khía cạnh đó, độc lập dân tộc chính là quyền
làm chủ của một quốc gia, là mục tiêu của chính sách quốc gia và là nội dung
chủ yếu của lợi ích dân tộc [14;tr126]. Trong điều kiện toàn cầu hóa, đã xuất
hiện những mưu đồ lấy “làng toàn cầu” thay thế cho quốc gia dân tộc, nếu
không bảo đảm được độc lập dân tộc, chủ quyền, quyền quyết định chính sách
đối nội, đối ngoại, thì có thể dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc, bị “hòa tan”.
Trước sự đan xen lợi ích và sự đa dạng phong phú của các mối quan hệ, sự
chi phối của các nước lớn, độc lập dân tộc gặp nhiều thách thức và vấn đề bảo
vệ độc lập dân tộc càng trở nên bức thiết trong chiến lược và hoạt động đối
ngoại của các quốc gia dân tộc.
1.1.3. Vai trò của hoạt động đối ngoại đối với độc lập dân tộc ở những
quốc gia đang phát triển trong bối cảnh tiến hành đổi mới
18

Trong bối cảnh tình hình thế giới đang biến đổi nhanh chóng, phức tạp
khó lường như hiện nay, đồng thời với nhu cầu phát triển của đất nước càng
cao, hoạt động đối ngoại càng có vai tro lớn trong việc nâng cao vị thế của đất
nước. Vai trò của hoạt động đối ngoại thể hiện trên những vấn đề chính: thứ
nhất, tạo điều kiện, môi trường hòa bình, thuận lợi cho sư nghiệp bảo vệ và
xây đựng đất nước; thứ hai, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ về mọi
mặt, đặc biệt là về vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm phát triển… của các
nước; thứ ba, góp phần khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực, khó khăn
và thách thức từ xu thế toàn cầu hóa và sự phá hoại của các thế lực thù địch,
giữ vững độc lập dân tộc; thứ tư, nâng cao vai trò, vị thế đất nước trên trường
quốc tế.
Tình hình thế giới hiện nay cho thấy độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc
và toàn cầu hóa có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Một mặt, toàn cầu hoá tạo ra
những tiền đề cho tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia dân tộc, mỗi vùng,
thậm chí mỗi đơn vị kinh tế và cá nhân, mặt khác toàn cầu hoá cũng đưa đến
những thách thức trong việc thực hiện và đảm bảo chủ quyền quốc gia dân
tộc. Vai trò của hoạt động đối ngoại thể hiện qua việc phát triển và mở rộng
quan hệ hợp tác với các nước theo đường lối, chính sách đối ngoại của mỗi
nước và dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường sự hiểu biết
lẫn nhau bằng cách tuyên truyền, quảng bá về đất nước mình về đường lối,
chủ trương của nhà nước mình, giải quyết những vẫn đề nảy sinh trong quan
hệ với các nước khác bằng phương pháp hòa bình, phấn đấu đạt được lợi ích
tối đa cho đất nước. Quá trình toàn cầu hoá có những tác động nhất định đến
độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc, đặt các dân tộc, nhất là các quốc gia đang
phát triển trước thách thức của hàng loạt các vấn đề mới. Vì vậy, vấn đề của
các nước không phải là tìm cách chống lại xu thế này mà phải tìm cách chủ
động tham gia, biết điều chỉnh và thích ứng với xu thế đó trên cơ sở nguyên
tắc bảo đảm độc lập dân tộc.
19

1.1.4. Vấn đề độc lập dân tộc ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
trong điều kiện hiện nay
20

Đối với các nước đang phát triển nói chung, CHDCND Lào nói riêng,
trong điều kiện toàn cầu hóa, chức năng quyền lực của nhà nước bị giảm đi
nhiều, phải chấp nhận hạn chế quyền lực của mình trong các quyết sách vì
những lợi ích lớn hơn của quốc gia. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh các chính
sách về kinh tế, chính trị, văn hóa cả trong phạm vi quốc gia dân tộc lẫn trong
quan hệ quốc tế, một trong những biểu hiện cụ thể của việc thực hiện chủ
quyền quốc gia dân tộc cũng có tác động đến xu thế toàn cầu hóa, có thể theo
hướng tích cực hoặc tiêu cực, tùy theo sự lựa chọn của các quốc gia dân tộc.
Thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá, là làm sao giữ được chủ quyền quốc
gia dân tộc, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc... đồng thời nỗ lực hết mức để
tồn tại cho được trong hệ thống toàn cầu hoá. Ngày nay, một quốc gia sẽ
không thể tăng trưởng nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng quốc gia
cũng không thể tồn tại nếu không có một hệ điều hành và những phần mềm
cho phép quốc gia đó tận dụng những lợi thế của quá trình này và phòng thân
khi có khủng hoảng. Đối với các quốc gia tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
mà không tạo dựng được những điều đó, sẽ dẫn đến mất độc lập tự chủ, chủ
quyền quốc gia dân tộc bị xâm phạm là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, song
song với sự đồng bộ trong phát triển kinh tế, quốc gia cũng cần tăng cường
tiềm lực quân sự, phát triển an ninh, quốc phòng để có thể đối phó trực tiếp
với nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền.
21

Đối với các nước lựa chọn con đường đi lên CNXH, trong đó có Lào, đã
xác định đây là con đường cách mạng triệt để nhất vì nó không chỉ hướng tới
mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp mà còn giải phóng con người.
Vì vậy, thực chất định hướng XHCN của nhóm nước này cũng nhằm xây dựng
một nền kinh tế - xã hội phát triển hài hoà, công bằng, dân chủ đồng thời là
phương thức lựa chọn phù hợp nhất để bảo vệ, củng cố nền độc lập dân tộc. Tuy
nhiên, các nước này là những nước có xuất phát điểm của nền kinh tế yếu kém,
lại bị các thế lực thù địch không ngừng bao vây, chống phá, nếu không ra sức
phát triển kinh tế, tăng cường phát huy sức mạnh nội tại của dân tộc kết hợp với
khả năng vận động sức mạnh thời đại, sức mạnh từ các mối quan hệ quốc tế, xây
dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, thì nguy cơ bị lệ thuộc, bị các thế lực đế
quốc lợi dụng áp đặt kinh tế để thực hiện “diễn biến hoà bình” nhằm thay đổi
chế độ chính trị, nguy cơ mất độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc là rất lớn.
Để giữ vững độc lập dân tộc trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến
phức tạp, khó lường như hiện nay, phải tăng cường sức mạnh dân tộc từ sự
kết hợp nhiều yếu tố trong quá trình phát triển đất nước, từ kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội đến ngoại giao. Trong đó, quan hệ đối ngoại có vai trò đặc
biệt quan trọng. Nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại là giữ vững môi trường
hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc phát triển đất
nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khả năng bảo vệ độc
lập chủ quyền quốc gia dân tộc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay, có nhiều vấn đề
mang tính toàn cầu và thậm chí nảy sinh từ bên trong đe doạ đến sự ổn định
và độc lập, chủ quyền quốc gia của mỗi nước, đòi hỏi sự phối hợp giữa các
chủ thể quốc gia dân tộc để loại trừ.
22

Cần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đối ngoại theo hướng tăng cường mở
rộng quan hệ quốc tế, tạo điều kiện phối hợp lực lượng nhằm đấu tranh
thiết lập trật tự thế giới công bằng, dân chủ trên cả lĩnh vực kinh tế lẫn
chính trị. Mở rộng quan hệ với các nước lớn trên nguyên tắc bình đẳng
cùng có lợi, tạo ra thế đan xen lợi ích giữa chính các nước lớn, một mặt sẽ
trực tiếp thu hút được nguồn lực bên ngoài cho phát triển; mặt khác tránh
rơi vào sự phụ thuộc bất kỳ một nước lớn nào; đồng thời giúp cho các nước
tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng thế giới trong đấu tranh
bảo vệ độc lập dân tộc của mình. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ về độc lập
dân tộc và vai trò của đối ngoại với tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước
là cơ sở khoa học quan trọng để có những đối sách phù hợp trong quá trình
phát triển đất nước giai đoạn hiện nay.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Xuất phát từ tình hình đất nước Lào
Sau nhiều năm đầu xây dựng CNXH, Lào đã đạt được nhiều thành tựu
về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, đời sống nhân dân bước đầu được cải
thiện. Bộ máy nhà nước được kiện toàn, hoàn chỉnh từ trung ương đến địa
phương, là cơ sở quan trọng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết các lực lượng
xã hội và các bộ tộc Lào, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ quý
báu của bạn bè quốc tế. Bằng sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, trong đó có
sức mạnh ngoại giao, Lào đã đập tan các âm mưu phá hoại, xâm nhập của các
thế lực thù địch trong và ngoài nước, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng,
độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc.
Bên cạnh những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ
Tổ quốc, cách mạng Lào vẫn phải đối mặt trực tiếp với sự bao vây cấm vận
về kinh tế, sự đe doạ, can thiệp bằng quân sự của bọn đế quốc và các lực
lượng thù địch. Các thế lực thù địch tiếp tục hoạt động “diễn biến hoà bình”,
23

lợi dụng hợp tác đầu tư để lôi kéo, chuyển hoá, kích động các phần tử tiêu cực
trong học sinh, sinh viên, trí thức và cán bộ Lào. Tình hình biên giới phía Tây
vẫn diễn ra căng thẳng. Các vụ xâm nhập, bạo động của các nhóm, đảng phái,
lực lượng cực đoan phản động vẫn tiếp diễn, bối cảnh quốc tế và khu vực còn
tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường, đe doạ đến nền độc lập của Lào.
Về vị trí địa lý, CHDCND Lào nằm ở phía Tây Bắc của bán đảo Đông
Dương, nằm lọt trong lục địa Đông Nam Á, Lào có diện tích 236.800 km2, là
một nước duy nhất nằm trong khu vực trung tâm của tiểu sông Mê Kông. Lào
có biên giới giáp với 5 nước: phía Đông giáp với Việt Nam với đường biên
giới dài 2.067 km, phía Tây giáp với Vương quốc Thái Lan với đường biên
giới dài 1.835 km, phía Bắc giáp với Trung Quốc với đường biên giới dài 505
km, phía Nam giáp với Vương quốc Campuchia với đường dài 535 km và
phía Tây Bắc giáp với Mianmar là 236 km và Viêng Chăn là Thủ đô của
Cộng hòa DCND Lào. Do vị trí địa lý đặc biệt của mình, CHDCND Lào được
coi như một (địa bàn trung chuyển) Nam Á, lục địa từ Tây sang Đông, từ Bắc
xuống Nam và ngược lại. Với vị trí này đã thúc đẩy ASEAN đẩy mạnh hợp
tác với CHDCND Lào và là điều kiện thuận lợi để Lào đẩy mạnh quá trình
hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
24

Về kinh tế, Lào là một nước kinh tế còn chậm phát triển; bắt đầu xây
dựng chế độ mới với điểm xuất phát rất thấp và cơ sơ kinh tế lạc hậu, lại bị
chiến tranh tan phá. Sau nhiều năm xây dựng CNXH, Lào vẫn là một nước
nông nghiệp nhỏ, lạc hậu, quan hệ kinh tế vẫn chủ yếu là tự nhiên và nửa tự
nhiên. Sản xuất nông nghiệp phân tán, nặng tính tự cấp, tự túc. Sản xuất theo
vùng lãnh thổ, phương thức canh tác gồm nhiều loại hình, lạc hậu cả về lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu tập trung
khai thác gỗ, lâm sản để tiêu dùng trong cuộc sống và một phần để xuất khẩu.
Một số lâm sản có giá trị nhưng phương thức khai thác thô sơ, tuỳ tiện, tạo ra
rất ít giá trị gia tăng từ tài nguyên và hoàn toàn không có biện pháp tu bổ tái
tạo rừng. Sản vật tự nhiên của rừng, núi, sông, hồ... chủ yếu chỉ cung cấp cho
tiêu dùng hàng ngày của nhân dân địa phương, chưa tận dụng một cách hợp lý
và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có, nhất là chưa bảo vệ và phát triển tốt
những tiềm năng ấy. Vấn đề lưu thông còn nhiều khâu ách tắc; giao thông
chưa thông suốt, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi; thương nghiệp
phục vụ còn rất hạn chế.
Từ sau khi Đảng NDCM Lào khởi xướng đường lối đổi mới tại Đại hội
lần thứ IV năm 1986, trong lĩnh vực kinh tế, Lào đã tiến hành đồng bộ và có
hiệu quả các giải pháp trong cơ chế kinh tế mới (New Economic Mechanism-
NEM). Chính phủ Lào bắt đầu quản lý kinh tế kiểu phi tập trung và khuyến
khích công ty tư nhân, đồng thời đã thực hiện một chương trình cải cách cơ
cấu quy mô lớn nhằm cải thiện chi tiêu công cộng, cải cách các doanh nghiệp
thuộc sở hữu nhà nước, duy trì tính minh bạch của các ngân hàng, phát triển
mạnh các doanh nghiệp tư nhân.
25

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng NDCM Lào, nhân
dân các bộ tộc Lào yêu nước, đoàn kết, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng,
trong gần 40 năm qua đã phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tư
cường và có sự giúp đỡ to lớn của các nước bạn bè, CHDCND Lào đã giành
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nước, vị thế của Lào không ngừng được nâng cao trên trường quốc
tế và khu vực. Đặc biệt, từ khi Đảng NDCM Lào khởi xướng đường lối đối
mới tại Đại hội lần thứ IV của Đảng (năm 1986) đến nay, nhịp độ phát triển
kinh tế tăng. Trong năm 1986 - 1990, GDP tăng trung bình 4,8%, năm 2006 -
2010 tăng 7,9%. Đời sống của nhân dân được cải thiện từng bước, thể hiện rõ
qua thu nhập đầu người của nhân dân: Năm 1985, GDP bình quân đầu người
chỉ đạt 114 USD, đến năm 2010 đạt 1.069 USD. Đầu tư nước ngoài ngày
càng tăng, năm 2010 có các nhà đầu tư từ 41 nước, lãnh thổ trên thế giới với
hơn 1.609 dự án, tổng số vốn 13,6 tỷ USD[51;tr.127].
Về xã hội. Dân số, theo số liệu thống kế của Ủy ban Kế hoạch và đầu tư
Nhà nước Lào (năm 2010), dân số của Lào là 6,8 triệu người, có 49 dân tộc
anh em. Lĩnh vực giáo dục đã có tiến triển khá về số lượng và chất lượng. Trẻ
em được vào trương mẫu giáo từ 8% trong năm 2000 lên 10% trong năm
2005, vào trường tiểu học tăng từ 77,3% lên 86% ; vào trường phổ thông cơ
sở 54,3% và trường phổ thông trung học 32,4%. Phát triển thêm hệ thống
trường đại học quốc gia ở hai trung tâm: tỉnh Chăm Pa Sắc và tỉnh Luông pra
Băng. Y tế cũng đã có bước phát triển: công tác chống dịch bệnh được quan
tâm, đầu tư nâng cấp và trang bị kỹ thuật y tế trong cả nước được 8 trung tâm
y tế, chăm sóc sức khỏe. Từng bước phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo
hướng đa dạng hóa loại hình, tăng cường đội ngũ cán bộ y tế cho các huyện
vùng sâu, vùng xa. Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư cảu tư nhân
trong lĩnh vực này. Tỉ lệ tử vong của phụ nữ khi sinh con và tỉ lệ trẻ sơ sinh
và trẻ em dưới một tuổi đã giảm rõ rệt.
26

Về chính trị. Đảng NDCM Lào là đội tiên phong của giai cấp công nhân,
mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân
lao động và dân tộc Lào, đại biểu trung thành lơi ích của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động của toàn dân tộc, Đảng có vai trò và nhiệm vụ lịch sử
lãnh đạo cách mạng Lào, là lực lượng lãnh đạo duy nhất xã hội Lào, đưa nhân
dân các bộ tộc Lào tiến lên trên con đường XHCN. Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào có nguồn gốc lịch sử từ Đảng Cộng sản Đông Dương do lãnh tụ Hồ
Chí Minh sáng lập năm 1930. Tháng 02 năm 1951, Đại hội lần thứ II của
Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra Nghị quyết thành lập 3 đảng riêng biệt
đại diện cha 3 quốc gia của 3 nước Đông Dương. Theo tinh thần đó, Đảng
Nhân dân cách mạng Lào được thành lập tại Đại hội lần thứ nhất họp ở tỉnh
Hủa Phăn từ 22/3 đến 06/4/1955. Đại hội thông qua Báo cáo thành lập
Đảng, lấy tên là Đảng Nhân dân Lào (Phắc pa xa xôn Lào), thông qua các
đường lối cơ bản, chương trình hành động trước mắt và Điều lệ của Đảng;
lập Ban Chỉ đạo Trung ương do đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hản làm Tổng
Bí thư. Đại hội II họp tại căn cứ địa Viêng Xay (Hủa Phăn) từ 03-6/2/1972
đã thông qua Cương lĩnh chính trị, bản sửa đổi Điều lệ Đảng và quyết định
đổi tên Đảng thành Đảng NDCM Lào (Phắc Pa xa xôn pa ti văt Lào). Đồng
chí Cay Xỏn Phôm Vi Hản được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng NDCM Lào.
Đảng NDCM Lào là người khởi xướng công cuộc đổi mới năm 1986,
làm cho CHDCND Lào có sự biến đổi tích cực về mọi mặt chính trị ổn định,
trật tự xã hội được đảm bảo, kinh tế - xã hội phát triển liên tục với tộc độ khá
cao, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Trong suốt 57 năm xây
dựng và trưởng thành, Đảng NDCM Lào đã có sự phát trển toàn diện, tính
đến đầu tháng 3 năm 2011, toàn Đảng đã có hơn 191.780 đảng viên, với hơn
13.000 chi bộ[51;128] trong cả nước.
27

1.2.2. Bối cảnh quốc tế, khu vực thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
28

Từ đầu những năm 80, thế kỷ XX, cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại phát triển mạnh mẽ. Loài người bắt đầu tiến tới một nên kinh tế mới với
vai trò nổi bật của kinh tế trí thức. Sự phát triển của cách mạng khoa học công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, mang lại những biến đổi nhánh chóng
và sâu sắc trong mọi mặt đời sống nhân loại. Các nền kinh tế được cơ cấu lại,
kinh tế trí thức được thúc đẩy. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa được tăng
cường, xu hướng cải cách và mở cửa xuất hiện như một trào lưu quốc tế.
Những năm đầu thế kỷ XXI, trật tự thế giới mới, tính chất đa cực trong hệ
thống thế giới ngày càng rõ nét. Quan hệ quốc tế trở nên năng động, linh hoạt
đồng thời phức, chứa đựng nhiều bước vận động quanh co, phức tạp. Nhìn từ
nền tảng vật chất của xã hội loài người, đặc trưng của giai đoạn hiện nay là sự
hiện diện và phát triển của kinh tế trí thức, của công nghiệp thông tin... Xét
trên bình diện các xu hướng lớn của đời sống quốc tế, giai đoạn hiện nay là
giai đoạn của quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa và khu vực hóa.
Phong trào cộng sản quốc tế đã có bước phục hồi, củng cố và phát triển;
các nước XHCN còn lại tiếp tục phát triển trong cải cách và đổi mới. Cụm từ
"các nước XHCN còn lại” được hiểu là những nước: Trung Quốc, Việt Nam,
Cu Ba, CHDCND Triều Tiên và CHDCND Lào. Các Đảng cầm quyền tại các
nước này đã tiếp tục lãnh đạo nhân dân tiến lên theo con đường đã lựa chọn,
thu được những thành tựu to lớn về mặt, góp phần cải thiện đời sống của nhân
dân nước mình, đồng thời nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Các nước
XHCN đã trụ vững, thực hiện công cuộc cải cách, đổi mới khá sớm, nổi bất là
cuộc cải cách tại Trung Quốc từ năm 1978, đổi mới tại Việt Nam và Lào từ
năm 1986 và đã giành được nhiều kết quả to lớn trong phát triển kinh tế - xã
hội, tiếp tục khẳng định tính ưu việt, vị trí và sức sống của CNXH, đồng thời
làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, những thế lực luôn
tuyên truyền về sự cáo chung của CNXH trên toàn thế giới.
29

Thế giới xuất hiện nhiều vấn đề mang tính toàn cầu mà một quốc gia riêng
lẻ không thể tự giải quyết được, đòi hòi phải có sự hợp tác đa phương, như: vấn
đề ô nhiểm môi trường, với việc xử lý rác thải, sự nóng lên của trái đất với vấn
đề hiệu ứng nhà kính, khủng hoảng sinh thái, biến đổi khi hậu, bùng nổ dân số,
bệnh dịch hiểm nghèo, đói nghèo, vấn đề tội phạm xuyên quốc gia và quốc tế,
mâu thuẫn cơ bản giữa các nước tư bản phát triển và các nước nghèo.
Tóm lại, mặc dù Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, loài
người vẫn ở trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH; mặc dù xung đột cục
bộ diễn ra liên tiếp xuất phát từ mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, lãnh thổ, mâu
thuẫn phe phái quyến lực, nhưng xu thế chung của thế giới bao trùm và chủ
đạo vẫn là hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển. Đó là: ý thức độc lập dân
tộc phát triển mạnh; liên kết khu vực và toàn cầu phát triển ngày càng nhanh;
cách mang khoa học công nghệ có những bước nhảy vọt, đặt biệt là cách
mạng thông tin; nền kinh tế thế giới sau một thời kỳ suy thoái đã phục hồi,
đang tiếp tục phát triển, tuy không đồng đều; khu vực châu Á - Thái Bình
Dương là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, hòa bình và ổn định
tương đối, trong đó tổ chức ASAN là tổ chức khu vực thành công nhất.
1.2.3. Kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ đất nước của một số nước
đang phát triển trên lĩnh vực đối ngoại
Trong những năm qua, các nước đang phát triển và CHDCND Lào - là
một nước đang phát triển và đi theo định hướng XHCN, nhất là thời kỳ Lào
tiến hành đổi mới chính sách đối ngoại trong bối cảnh tác động chung của quá
trình toàn cầu hoá - đã thực hiện chính sách đối ngoại xây dựng và bảo vệ đất
nước của mình và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Có thể rút ra một số
kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ đất nước trên lĩnh vực đối ngoại của một số
nước đang phát triển (nhất là của Việt Nam) giai đoạn hiện nay:
Một là, nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa bảo vệ độc lập dân tộc và
30

hội nhập quốc tế.


Mối quan hệ giữa bảo vệ độc lập dân tộc và hội nhập quốc tế là mối quan
hệ tác động lẫn nhau rất phức tạp. Độc lập dân tộc là yếu tố quyết định bảo
đảm tính đúng hướng và hiệu quả của hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế tạo
điều kiện nâng cao vị thế đất nước, tăng cường sức mạnh quốc gia để giữ
vững độc lập, tự chủ. Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế là phục vụ
cho giữ vững độc lập dân tộc. Hội nhập quốc tế làm gia tăng tiềm lực, nâng
cao vị thế của đất nước trong quan hệ quốc tế, là cơ sở để tăng cường khả
năng giữ vững độc lập như: tạo ra các mối ràng buộc và đan xen lợi ích, đồng
thời tăng thêm nguồn lực để bảo vệ đất nước và nhất là đưa quốc gia vào dòng
chảy chính của xu thế thời đại, thực chất là thực hiện phương châm “kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” vì mục tiêu bảo vệ đất nước. Độc
lập dân tộc còn là tiền đề của hội nhập quốc tế. Muốn hội nhập quốc tế sâu
rộng và hiệu quả thì cái gốc độc lập dân tộc càng phải củng cố, có độc lập dân
tộc thì quan hệ quốc tế của quốc gia mới có định hướng. Đồng thời, tư thế
một nước độc lập làm tăng giá trị của nước đó khi hội nhập. Bài học kinh
nghiệm từ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh hội nhập
quốc tế và toàn cầu hoá của Lào, nhất là bài học từ việc giải quyết tốt mối
quan hệ giữa hội nhập và bảo đảm độc lập. Giữ vững độc lập tự chủ thể hiện
trước hết trong quyết sách hội nhập nhằm khai thác tối đa các lợi thế, đối phó
thành công với các thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập; chủ động lựa
chọn các tổ chức tham gia, các đối tác và hình thức quan hệ, thời điểm tham
gia hội nhập, xây dựng lộ trình hội nhập hợp lý trong khuôn khổ quy định
chung; chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp... Do những điều kiện
lịch sử cụ thể, các nước đang phát triển có nhiều điểm khác biệt về mô hình
xây dựng đất nước, ý thức hệ, trình độ kinh tế - xã hội... Song đều có đặc
điểm chung là ít nhiều còn phụ thuộc vào các nước TBCN về vốn, công nghệ,
thị trường; sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp kém nên có nhiều rủi ro hơn
31

trong hội nhập quốc tế. Vì vậy, hội nhập càng sâu thì vấn đề bảo vệ độc lập,
lợi ích quốc gia càng phải được chú trọng.
Hai là, lợi ích quốc gia luôn đặt ở vị trí hàng đầu trong mục tiêu đối
ngoại. Trong hoàn cảnh hiện nay, lợi ích quốc gia dân tộc không thuần tuý là
tính bất khả xâm phạm của chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, lợi ích
kinh tế, thị trường, văn hoá..., mà còn là sự an toàn, không bị đe doạ đối với
chế độ chính trị, đối với định hướng phát triển của đất nước và việc duy trì
những quyền lợi của công dân trong và ngoài lãnh thổ. Khẳng định lợi ích
quốc gia dân tộc là mục tiêu hoạt động đối ngoại, thì cũng có nghĩa là đặt lợi
ích quốc gia dân tộc trở thành nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối
ngoại. Trong bất kì hoàn cảnh nào, thời điểm nào cũng như trước bất kì sức
ép nào cũng không được thay đổi, tuyệt đối không đem lợi ích quốc gia dân
tộc mình ra để trao đổi, mặc cả, đàm phán nhằm đánh đổi các lợi ích khác. Để
phù hợp với bối cảnh quốc tế mới, trên cơ sở chính sách đối nội, các nước có
thể điều chỉnh nhiệm vụ, phương thức thực hiện chính sách đối ngoại, song
phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc ở vị trí đầu tiên; phát huy tinh thần chủ động,
sáng tạo trong công tác đối ngoại với phương châm tăng cường mở rộng quan
hệ quốc tế nhằm củng cố độc lập, phát triển lợi ích quốc gia.
Kinh nghiệm này chỉ ra rằng, dù có thể phải thực hiện sự điều chỉnh nào
đó sao cho phù hợp với quy định chung theo cam kết khi hội nhập, dù có thể
có những áp lực nào đó, đặc biệt là từ các nước lớn, nhưng phải kiên quyết
giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc. Trong vấn đề này,
kinh nghiệm của Việt Nam cần được nghiên cứu kỹ: “Trên cơ sở giữ vững
độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc;
chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập
quốc tế”[5;tr.236]. Tuy nhiên, cùng với việc bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc,
các nước đang phát triển phải thực sự tôn trọng lợi ích chính đáng các nước
32

khác, tuyệt đối không vì lợi ích của dân tộc mình mà vi phạm lợi ích hoặc vi
phạm độc lập dân tộc của nước khác.
Ba là, phải xây dựng một chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, không lệ
thuộc vào sự chi phối bên ngoài.
Đây là bài học kinh nghiệm đặc biệt quan trọng đối với các nước, nhất là
các nước đang phát triển, chậm phát triển hiện nay. Hiện nay, về cơ bản các
nước đang phát triển đều xác định hội nhập quốc tế là con đường, là sự lựa
chọn đúng đắn để tăng cường sức mạnh và vị thế quốc gia, đồng thời tránh trở
thành đối tượng bị cô lập, bao vây, biệt lập với quá trình phát triển của thế
giới. Các nước đang phát triển đều bước vào giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc
lập dân tộc sau quá trình đấu tranh giành độc lập bền bỉ, lâu dài và có một nền
kinh tế kém sức cạnh tranh. Do đó, sự chuẩn bị những yếu tố cần thiết đảm
bảo cho quá trình chủ động hội nhập là tương đối hạn chế và điều này đã
thách thức trực tiếp tới độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc. Thậm chí, nguy
cơ càng hội nhập sâu lại càng bị lệ thuộc, áp đặt, mất độc lập là có thật. Các
nước đang phát triển thiếu những điều kiện để chống đỡ trước tác động tiêu
cực của toàn cầu hóa và sự lợi dụng quá trình này để chống phá của các thế
lực thù địch. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường hội nhập để phát triển đất
nước thì việc luôn đặt ra các nguyên tắc độc lập, tự chủ, đặc biệt là độc lập, tự
chủ về đối ngoại là vô cùng cần thiết. Độc lập, tự chủ trong đối ngoại được
biểu hiện là việc quốc gia tự chủ động quyết định tất cả các vấn đề trong việc
hoạch định phương hướng và chính sách đối ngoại, trong việc xác định các
hướng ưu tiên trong quan hệ quốc tế mà không thể bị chi phối từ bên ngoài.
33

Bốn là, xây dựng và thiết lập đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ
quốc tế; chú trọng quan hệ láng giềng, khu vực và tạo thế cân bằng trong
quan hệ với các nước lớn.
Cùng với việc mở rộng ngoại giao song phương với các chủ thể là quốc
gia dân tộc, các nước đang phát triển còn phải tham gia tích cực vào các tổ
chức quốc tế và khu vực, coi đó là biện pháp hữu hiệu để hiện thực hoá lợi ích
quốc gia, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, giữ gìn an ninh và hoà
bình khu vực cũng như trên thế giới. Việc mở rộng và phát triển các mối quan
hệ với tất cả các nước bằng các phương thức và các chủ thể tham gia hoạt
động đối ngoại sẽ tạo ra lợi ích đan xen trong quan hệ quốc tế trên nguyên tắc
bình đẳng cùng có lợi. Điều này sẽ giúp cho các nước đang phát triển tranh
thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng thế giới trong cuộc đấu tranh bảo
vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
Từ kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao của Lào cho thấy, các nước láng
giềng, các quốc gia trong khu vực luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong
chiến lược củng cố, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc, thậm chí có
quan hệ trực tiếp tới nhiều mặt lợi ích của quốc gia như vấn đề biên giới, lãnh
thổ, lãnh hải, mậu dịch, chính sách di dân tự do, dân tộc, sắc tộc... và có tác
động tới cả tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Vì vậy, việc coi trọng,
củng cố quan hệ ngoại giao với các quốc gia láng giềng, xây dựng môi trường
xung quanh hoà bình, thân thiện, hữu nghị phải được xác định là nhiệm vụ
hàng đầu trong công tác đối ngoại. Điều này có thể được cụ thể hoá bằng cách
tích cực tham gia và xây dựng cơ chế đa phương, mở rộng đối ngoại kinh tế,
thúc đẩy sự phồn vinh chung, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước
láng giềng.
34

Đối với các nước đang phát triển, việc tăng cường quan hệ với tất cả các
nước lớn sẽ không chỉ tận dụng được những thành tựu tiến bộ của khoa học -
công nghệ, vốn, nhân lực, những dòng lưu chuyển hàng hoá chính trên thế
giới..., mà còn tạo ra mối quan hệ đan xen về lợi ích giữa đất nước với các
nước lớn khác và giữa chính các nước lớn với nhau để tránh rơi vào sự phụ
thuộc bất kỳ một nước lớn nào, một thị trường nào. Chính sách này hiện nay
đang ngày càng phù hợp với đời sống quan hệ quốc tế khi mà xu thế toàn cầu
hoá đang phát triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế là điều kiện cho sự phát
triển của mỗi quốc gia.
Như vậy, các nước đang phát triển bước vào thiên niên kỷ mới với
những thách thức lớn từ sự áp đặt của các nước tư bản phát triển. Để bảo vệ
chủ quyền dân tộc, các nước đang phát triển phải đoàn kết nhau lại để chống
lại sự áp đặt này. Thông qua các diễn đàn của Phong trào không liên kết,
Phong trào hòa bình, G77, các diễn đàn khu vực..., các nước đang phát triển
đã phát huy được tinh thần hợp tác, từ đó góp tiếng nói chung trong việc giải
quyết nhiều vấn đề trong quan hệ thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học - công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Trong bối cảnh quốc tế mới với những thay
đổi nhanh chóng về mọi mặt hiện nay, cũng như CHDCND Lào, các nước
đang phát triển đang đứng trước nhiệm vụ quan trọng là phải tiến hành đồng
thời phát triển kinh tế và hoàn thiện hệ thống chính trị, cùng với việc tạo dựng
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở để hội nhập và giữ vững độc
lập dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa.
35

Trong những năm xây dựng đất nước vượt qua rất nhiều những thách
thức, nguy cơ từ bên trong và bên ngoài, CHDCND Lào vẫn kiên trì theo đuổi
đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác với tất cả các
nước, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, trên cơ sở các nguyên tắc
tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Những bước tiến dài của quá
trình hình thành và hoàn chỉnh đường lối đối ngoại mang tầm thời đại và
những giá trị nhân văn cao cả của Lào là cơ sở quan trọng để Lào đạt được
những thắng lợi to lớn trong công cuộc hoạt động đối ngoại của mình. Trong
bối cảnh thế giới đang vận động mau lẹ với những diễn biến phức tạp và khó
lường, việc Lào xử lý linh hoạt, mềm dẻo các mối quan hệ quốc tế không chỉ
giúp Lào đạt được sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế, mà nền độc lập cho
dân tộc, lợi ích quốc gia cũng đảm bảo vững chắc hơn. Chưa bao giờ trong
lịch sử dân tộc, Lào lại có quan hệ quốc tế rộng mở và đạt sự cân bằng như
ngày nay, cũng chưa bao giờ vị thế của đất nước Lào lại được nâng cao trên
trường quốc tế như hiện tại.
1.2.4. Khái quát chính sách đối ngoại của Lào giai đoạn 1975 – 1986
Trước thành lập nước CHDCND Lào (1975), đồng chí Cay Xỏn Phôm
Vi Hẳn đã thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược không mệt mỏi của cách mạng
Lào đi song song với nhau, đấu tranh vũ trang trong nước và đấu tranh trên
trường quốc tế. Đồng chí Cay Xỏn Phôm-Vi-Hản xác định hai vấn đề đó gắn
bó hữu cơ với nhau là đúng và phù hợp nhất với tình hình của thế giới và tình
hình của Lào thời gian đó vì đối phương có ưu thế hơn Lào nhiều lần và tập
hợp với nhau để áp đặt nước Lào dưới ách thống trị của nó. Trước tình hình
đó, Đảng NDCM Lào muốn vững mạnh phải biết kết bạn với ai và đấu tranh
với ai, hay nếu nói cách khác theo tư duy của nhà chiến lược quân sự "biết ta,
biết đối phương đánh 100 trận cũng thắng 100 trận". Thực tiễn cho thấy, dưới
36

sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào và đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn, phong
trào yêu nước đã cố gắng tận dụng mọi thời cơ tình hình thế giới, tranh thủ
tình thế kẻ thù đang mâu thuẫn về lợi ích và suy yếu nhiều mặt trong và ngoài
nước để xây dựng tình đoàn kết quốc tế vững mạnh với nhân dân Việt Nam,
với nhân dân Campuchia, những dân tộc cùng chung hoàn cảnh như nhau đều
nằm dưới ách thống trị của bọn xâm lược. Tình đoàn kết được tôi luyện trong
ngọn lửa của cuộc đấu tranh ác liệt và nặng nề, đã trở thành tình đoàn kết đặc
biệt giữa nhân dân 3 dân tộc cùng nhau vun đắp đến ngày nay. Đảng và đồng
chí Cay Xỏn Phôm - Vi - Hản còn biết dựa vào các nước thành tâm ủng hộ sự
nghiệp cứu quốc của Lào như Trung Quốc, Liên Xô và các nước bạn bè khác
do biết liên kết với bạn, biết giành lực lượng giữa ta và kẻ thù. Bạn bè của
Neo Lào yêu Tổ quốc trên trường quốc tế được phát triển mở rộng. Mặt trận
Lào yêu Tổ quốc lớn mạnh, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng Lào giành
thắng lợi. từ Hiệp nghị Giơnevơ năm 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương đến Hiệp nghị Giơnevơ năm
1962 về Lào và Hiệp ước Viêng Chăn 1973, đất nước Lào được giải phóng
hoàn toàn và thành lập nước CHDCND Lào năm 1975.
Nước Lào giáp 5 nước có dân số hơn tỷ người, trong khi dân số của Lào
hơn 4 triệu người. Đảng NDCM Lào và đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn luôn
nhấn mạnh vấn đề xử lý mối quan hệ với nước ngoài là vấn đề sống còn của
đất nước. Vì vậy, trong dịp thành lập nước CHDCND Lào tháng 12/1975
đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn chỉ rõ:
Thiết lập, tăng cường, củng cố quan hệ tốt giữa nước Lào với các nước
trong thế giới thứ ba, tiếp tục giữ gìn quan hệ ngoại giao và phát triển thương
mại thường xuyên với các nước không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác
nhau trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng nhau ổn định, tìm kiếm sự hiểu biết lẫn nhau
và sự ủng hộ từ các chính phủ và nhân dân có ý đồ tốt muốn giúp đỡ chính phủ
37

và nhân dân Lào phục hồi sau chiến tranh, phục hồi phát triển kinh tế, văn hoá và
làm cho đời sống của nhân dân ngày càng tốt hơn [94, tr.81].
Quan điểm của Đảng và tư tưởng đối ngoại của đồng chí Cay Xỏn Phôm
Vi Hẳn nêu trên là một cơ sở hình thành đường lối đối ngoại hoà bình, hữu
nghị của CHDCND Lào. Các quốc gia trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại
giao với Lào, đặt đại sứ quán tại Lào và tiếp tục có quan hệ với Chính phủ
mới của Lào, ủng hộ hợp tác hữu nghị với Lào. Đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi
Hẳn và các đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước Lào đã thực hiện nhiều chuyến
thăm Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô và các nước khác hoặc đi
dự Đại hội các Đảng anh em và các hội nghị quốc tế, góp phần mở rộng quan
hệ quốc tế của Lào. Một năm sau ngày thành lập CHDCND Lào, năm 1976,
đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn đã tổng kết: "Do đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước Lào, quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà
nước được giữ gìn, củng cố và có sự phát triển, đóng góp xây dựng cho Lào
có lợi thế mới, lực lượng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho Lào bảo vệ xây
dựng đất nước" [94, tr.82].
Đối với một số nước ASEAN, do nhiều nguyên nhân nên còn chưa hiểu
nhau, bởi vậy những năm 80, đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn đã chỉ rõ cần
tăng cường liên hệ, bàn bạc, tìm cách thức thật tốt cùng nhau xây dựng khu
vực Đông Nam á có hoà bình, ổn định và hợp tác. Trong báo cáo tại Đại hội
Đảng lần thứ ba của Đảng NDCM Lào, đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn nói:
"Chính sách nhất quán của Lào đối với các nước ASEAN là cùng sống ổn định
giữa hai khối nước Đông Dương và khối nước ASEAN, cùng sống ổn định, có
quan hệ láng giềng tốt với nhau, có bàn bạc thương lượng với nhau" [94, tr.84].
Trong tư duy đối ngoại, Đảng NDCM Lào đặc biệt coi trọng quan hệ với
các nước láng giềng Đông Nam á. Riêng với Vương quốc Thái Lan, nước
láng giềng, mặc dù từ cuối những năm 70và 80, quan hệ giữa hai nước vẫn
38

chưa ổn định, nhưng Đảng và Nhà nước Lào kiên trì quan điểm hoà bình,
tránh khỏi bạo lực, tìm tòi biện pháp thương lượng chính trị để giải quyết các
vấn đề trong quan hệ. Đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn đã cố gắng rất lớn
vạch ra cơ sở mới củng cố quan hệ giữa hai nước, điều này được thể hiện
trong tuyên bố chung giữa hai Thủ tướng năm 1979 và năm 1988. Những năm
sau đó, Lào và Thái Lan đã ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai Chính
phủ, thúc đẩy quan hệ Lào - Thái vì lợi ích của cả hai bên.
Do chính sách và nguyên tắc phù hợp về mặt ngoại giao, CHDCND Lào
nâng cao được vị trí trên trường quốc tế trong đó đáng chú ý là vai trò của
Lào ở Liên hiệp quốc và phong trào không liên kết.
Tổng kết những bài học kinh nghiệm quý báu trong hoạt động đối ngoại
từ cả mặt tích cực và tiêu cực những năm 80 và so sánh với kinh nghiệm đổi
mới của nhiều nước trên thế giới, đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn nhấn mạnh
chủ trương phải hoạch định phương hướng mới trong quan hệ đối ngoại nhằm
làm cho đất nước Lào vượt lên, cho nhân dân Lào ấm no hạnh phúc từng
bước trong hoà bình, ổn định và an ninh. Trong bài chỉ đạo mang tính chiến
lược có tiêu đề: "Chuyển xuống nông thôn và rộng mở quan hệ với nước
ngoài", năm 1989 đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn đã đưa tư duy mới vận
dụng vào công tác ngoại giao. Người viết:
Trong tình hình mới, phương châm trong hoạt động ngoại giao của Lào
là lấy quan hệ mặt chính trị, công việc ngoại giao hoà nhập quan hệ kinh tế
với nước ngoài, rà soát mới về mặt kinh tế - xã hội của nước Lào coi đó là
nhân tố quan trọng nhất với sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào, trở thành cơ
sở cho quan hệ hữu nghị vững bền và lâu dài giữa nước Lào với các nước có
liên quan [94, tr.85].
Trên tinh thần đó, đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn và Ban Chấp hành
Trung ương có quyết tâm cao để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng,
39

điều chỉnh hệ thống pháp luật chung kể cả phương hướng, nội dung của Hiến
pháp, đáp ứng cho việc mở rộng hợp tác và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài
để chuyển kinh tế tự nhiên sang kinh tế sản xuất hàng hoá. Đồng chí Cay Xỏn
Phôm Vi Hẳn đi thăm CHXHCN Việt Nam, CHDCND Trung Hoa, CHDC
Triều Tiên, Nhật Bản, Pháp, Vương quốc Thái Lan để quảng bá đường lối đổi
mới và tìm cách thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, đồng chí Cay Xỏn Phôm
Vi Hẳn còn đón tiếp các chuyên gia ngân hàng, tài chính, pháp luật... của
nước ngoài đến thăm Lào để trao đổi ý kiến, nhằm vận dụng kinh nghiệm của
thế giới vào hoàn cảnh thực tiễn của Lào, làm cho sự nghiệp đổi mới ở Lào
tiến hành tốt hơn, giữ vững ổn định chính trị và xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn, quan hệ quốc tế
của CHDCND Lào từng bước được mở rộng, tăng cường. Tình hình biên giới
với các nước láng giềng tốt lên, biên giới Lào - Việt Nam, biên giới Lào -
Trung Quốc, về cơ bản ổn định, hữu nghị, việc cắm mốc biên giới hoàn thành
chính thức theo hiệp ước giữa hai bên. Biên giới Lào - Campuchia cũng hoàn
thành cắm mốc theo phạm vi hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Đây được coi là
hiệp ước lịch sử chưa từng có giữa hai nước. Sự thắng lợi trong thực hiện
nhiệm vụ ngoại giao nói trên là sự đóng góp rất to lớn đối với việc thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lược của dân tộc Lào. Đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn là
lãnh tụ có sáng tạo và tầm nhìn xa trông rộng trong các vấn đề quốc tế, tư
tưởng của đồng chí soi đường cho sự nghiệp hoạt động đối ngoại, đặt nền
móng cho sự hình thành, hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà
nước Lào.
Tư duy ngoại giao truyền thống của dân tộc Lào là một trong những cơ
sở lý luận quan trọng của nền ngoại giao Lào thời kỳ đổi mới.
Do bối cảnh lịch sử và địa lý khá đặc biệt của dân tộc, tổ tiên Lào đã
triển khai mối bang giao khá đặc biệt với các thực thể lân bang. Nước Lào là
40

một nước nhỏ lại nằm ở vị trí địa lý chính trị khá nhạy cảm, nên muốn non
sông thanh bình, dân cư an lạc thì phải xử lý đúng đắn, phù hợp quan hệ với
lân bang. Vì thế, trải mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người
Lào đã gây dựng, hun đúc và truyền lại cho con cháu những di sản tinh thần
quý báu mang đậm đà bản sắc dân tộc và bản lĩnh Lào, trong đó ngoại giao là
một di sản có cội nguồn truyền thống lâu đời của cha ông. Những tư tưởng
quan trọng trong di sản đó được đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng
NDCM Lào đang kế thừa và phát triển.
Một là, ngoại giao Lào từ ngàn xưa luôn giữ vững nguyên tắc độc lập tự
chủ và chủ quyền quốc gia. Là đất nước nhỏ, nhưng suốt chiều dài lịch sử của
mình, ông cha Lào luôn kiên cường và bản lĩnh chống lại mọi thế lực xâm
lược hùng mạnh và bạo tàn để bảo vệ đất nước, giữ gìn giống nòi nước Lào.
Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của trí tuệ và bản lĩnh Lào đã không chịu khuất
phục trước bất cứ một thế lực nào có âm mưu xâm lược và nô dịch đất nước
mình. Trên đường xây dựng Vương quốc, vua Pha Ngừm đã tăng cường mối
quan hệ mật thiết sẵn có với vương quốc Campuchia, có quan hệ hoà hiếu với
Xiêm và đặc biệt đã lập quan hệ thân hữu với Đại Việt. Việc làm đúng đắn này
đã tạo thế đứng vững chắc cho Lan Xang, củng cố uy tín của vương quốc và xác
định hướng phát triển tự chủ trên cơ sở lập quan hệ thân hữu chủ yếu với các
quốc gia phía Đông và phía Nam, xu hướng liên kết phía Đông trở thành xu
hướng lịch sử tất yếu để bảo vệ nền tự chủ và giữ gìn bản sắc riêng của Lào.
Hai là, truyền thống ngoại giao Lào là hoà bình, hoà hiếu, hữu nghị và
khoan dung. Bản chất của ngoại giao Lào trong lịch sử là hoà bình, hữu nghị
với các dân tộc, là tinh thần hoà hiếu, khoan dung, là sự ứng xử tinh tế trên
nền tảng văn hiến Lào, là sự coi trọng đạo lý, là nguyên tắc linh hoạt mềm
dẻo, cốt bảo vệ và thực hiện được lợi ích quốc gia dân tộc. Đường lối hoà
bình, chính nghĩa và khoan dung là vũ khí ngoại giao sắc bén mà ông cha Lào
41

đã sử dụng để tạo ra môi trường chung sống hoà bình với các nước, hoá giải
thù hận "dập tắt muôn đời chiến tranh" với các nước lân bang. Trong quan hệ
đối ngoại với các nước láng giềng, các vua nước Lào luôn thực hiện chính
sách hoà hiếu, hữu nghị.
Ba là, ngoại giao là truyền thống là một nền ngoại giao rộng mở, biết
tiếp thu thành tựu của văn minh nhân loại để phát triển đất nước.
Nền văn hoá Lào là nền văn hoá mở để tiếp thu cái mới, không kỳ thị,
bài ngoại, vì thế tôn giáo đạo phật của nền văn hoá, văn minh của thế giới
sớm xâm nhập vào nước Lào và dễ dàng được tiếp thu, chấp nhận cả văn hoá
vật chất và văn hoá tinh thần ở nước Lào đều hiện hữu sự ảnh hưởng của
nhiều nền văn minh trên thế giới. Truyền thống ngoại giao rộng mở cửa của
ông cha Lào vừa xuất phát, vừa là sự biểu hiện của nền tảng văn hoá đó.
Như vậy, chính sách ngoại giao hoà bình, hữu nghị rộng mở là truyền
thống xuyên suốt của dân tộc Lào trong lịch sử. Chính sách đó được hun đúc
và trải nghiệm trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nó được
khẳng định là phù hợp với điều kiện địa lý, lịch sử, văn hoá dân tộc và là một
trong những bí quyết dựng nước và giữ nước mà ông cha Lào đã để lại cho
con cháu mai sau.
1.2.5. Thành tựu đối ngoại giai đoạn 1986 - 2000 của CHDCND Lào và
những đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Lào
42

Trong giai đoạn 1986 - 2000, cùng với những chính sách phát triển đồng
bộ trên các lĩnh vực, Đảng và Nhà nước Lào đã đề ra đường lối, chủ trương,
biện pháp đối ngoại vừa linh hoạt, mềm dẻo vừa kiên định nguyên tắc để loại
trừ các nguy cơ đe doạ chủ quyền quốc gia dân tộc và xây dựng những định
hướng cơ bản cho con đường phát triển đất nước. Nhờ đó, công cuộc đấu
tranh ngoại giao nhằm củng cố, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc của Lào đã
đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng. Có thể khái quát một số kết
quả đạt được trong quá trình triển khai hoạt động đối ngoại vì mục tiêu độc
lập dân tộc và phát triển đất nước thời gian qua của Lào.
Thành tựu đối ngoại đổi mới của Lào được thể hiện rõ nét trong việc
thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước lớn và các nước công nghiệp phát
triển. CHDCND Lào đã đưa quan hệ với các nước lớn vào khuôn khổ ngày
càng ổn định, chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn, đã duy trì được quan hệ
cân bằng với các nước lớn, xử lý tốt mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh,
có những bước đi chủ động nhằm tạo sự đan xen lợi ích giữa các nước lớn với
mình, vừa thúc đẩy quan hệ, vừa giảm sức ép của các nước lớn trong những
vấn đề liên quan đến độc lập, chủ quyền, an ninh, lợi ích quốc gia không để
đất nước rơi vào thế đối đầu, bị cô lập hay lệ thuộc. Sự tăng cường các mối
quan hệ này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Lào trong phát triển kinh
tế - xã hội, củng cố môi trường hòa bình ổn định, mà còn tạo thêm thế mới
cho đất nước trên trường quốc tế.
Quan hệ Lào - Hoa Kỳ chuyển biến tích cực cả về chính trị, kinh tế -
thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục, nhân đạo. Hai bên nhất trí đưa
quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng,
tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi lên một bước mới trên nền tảng sâu rộng hơn,
ổn định hơn và hiệu quả hơn.
43

Quan hệ Lào - Nhật Bản phát triển năng động, hai bên đã không ngừng
cố gắng phát triển mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Nhật Bản là nước viện
trợ ODA lớn nhất cho Lào trong một thời kỳ dài giúp Chính phủ Lào có
những điều kiện quan trọng để tiến hành chuyển đổi nền kinh tế. Hiện nay,
Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế hàng đầu của Lào thông qua các dự án hợp
tác đầu tư.
Quan hệ của Lào - Liên bang Nga ngày càng được củng cố, thúc đẩy
trên nhiều mặt theo hướng tăng cường tính hiệu quả thiết thực, trở thành đối
tác chiến lược của nhau để tương xứng với mối quan hệ vốn có được hình
thành trong lịch sử với Liên Xô trước đây.
Quan hệ Lào - Ấn Độ vốn giàu truyền thống hữu nghị lại được nâng lên
tầm đối tác toàn diện.
Quan hệ Lào - EU có nhiều khởi sắc, hai bên nhất trí đưa quan hệ đối tác
lên bước mới với phương châm: hợp tác toàn diện, lâu dài và tin cậy, vì hòa
bình và phát triển.
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước bạn bè truyền thống và
nhiều nước khác ở khu vực Đông Âu và Á - Phi - Mỹ Latinh, các nước đang
phát triển, các nước trong Phong trào Không liên kết, các nước trong Cộng
đồng Pháp ngữ. Kết quả của hoạt động đối ngoại với các nước này đã mở
rộng thêm vòng tay hữu nghị với bầu bạn quốc tế, góp phần tạo sự chuyến
biến tích cực trong hợp tác song phương, xây dựng sức mạnh tổng hợp trong
cuộc đấu tranh củng cố vị trí quốc gia, bảo vệ lợi ích chính đáng và nền độc
lập dân tộc, đồng thời đóng góp vào việc củng cố xu thế hòa bình, ổn định,
phát triển hợp tác ở các khu vực và trên thế giới.
44

Tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác với các đảng cộng sản và công
nhân, các đảng cánh tả, các phong trào cách mạng và tiến bộ. Đảng NDCM
Lào coi đây là một kênh ngoại giao quan trọng để thúc đẩy quá trình mở rộng
hợp tác song phương và đa phương với nhân dân các nước trên thế giới. Sức
mạnh đoàn kết này của Đảng NDCM Lào đã góp phần tích cực vào bước
phục hồi ban đầu của phong trào cộng sản quốc tế, vào việc củng cố NAM,
vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội. Việc mở rộng quan hệ với một số đảng cầm quyền
cũng góp phần thúc đẩy quan hệ Nhà nước, củng cố thêm hậu thuẫn chính trị
quốc tế cho công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc và đổi mới ở Lào.
1.2.6. Quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về đổi mới
đường lối đối ngoại nhằm phục vụ các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất
nước và phát triển đất nước
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đảng NDCM Lào tháng 11 năm
1986 diễn ra trong bối cảnh có sự thay đổi rất lớn của phe XHCN. Đảng NDCM
Lào đã nhanh chóng nhận thức sự cần thiết phải đổi mới đất nước để đưa Lào
thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập, từng bước vượt qua nghèo nàn, lạc hậu và
những thách thức mang tính thời đại để xây dựng thành công CNXH, bảo vệ
vững chắc chủ quyền Tổ quốc, mang lại đời sống ấm no cho nhân dân các bộ tộc
Lào. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Xác định đúng đắn
xu thế chủ yếu của tình hình thế giới là đấu tranh quyết liệt trong cùng tồn tại
hoà bình, trong đó đấu tranh về mặt kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, Đảng
NDCM Lào đã nhận định: phát huy tính chất ưu việt của chế độ XHCN, các
nước XHCN sẽ giành được những thắng lợi to lớn về mọi mặt.
Đảng NDCM Lào cũng nhận thức rõ những yêu cầu mới của việc bảo vệ
độc lập và phát triển đất nước trong xu thế quốc tế có nhiều biến đổi phức tạp
đòi hỏi các lĩnh vực hoạt động của Đảng và Nhà nước, trong đó có lĩnh vực
45

đối ngoại phải tự đổi mới để nắm bắt những thời cơ, vận hội mới, đẩy lùi
nguy cơ. Trong hoạt động đối ngoại, CHDCND Lào đã kiên trì chính sách đối
ngoại độc lập, hoà bình và hữu nghị, coi trọng và tăng cường đoàn kết chiến
đấu và mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam, Campuchia, Liên Xô và các
nước XHCN, coi đó là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của nhân
dân Lào trong thời gian trước mắt và lâu dài. [57;tr147-148].
Trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá IV, Đảng NDCM Lào một lần nữa
khẳng định: Chủ động chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới dưới hình
thức cùng tồn tại hoà bình giữa ba nước Đông Dương với Trung Quốc, với
các nước ASEAN, với Mỹ, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình,
ổn định và hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng CNXH và bảo
vệ Tổ quốc [59;tr.12].
46

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, năm 1991, diễn ra trong điều kiện
các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đang bị khủng hoảng trầm trọng,
nguy cơ mô hình Nhà nước XHCN hiện thực ở những nước này bị sụp đổ
đang đến rất gần. Đây cũng là một thách thức rất nghiêm trọng đối với các
nước XHCN còn lại trong việc xác định đường lối đối ngoại tự chủ của mình
và những nỗ lực vươn lên giành quyền bình đẳng trong mối quan hệ quốc tế -
một thuộc tính của quá trình củng cố độc lập dân tộc trên lĩnh vực đối ngoại.
Báo cáo Chính trị của BCHTW Đảng tại Đại hội đã nhấn mạnh: Do tình hình
thế giới và khu vực diễn biến rất phức tạp, các lực lượng thù địch đã hoạt
động phá hoại một cách toàn diện, tinh vi, tình hình kinh tế - xã hội của đất
nước có nhiều khó khăn thử thách, nhưng chúng ta đã bảo vệ được độc lập,
chủ quyền và chế độ mới một cách vững chắc, đảm bảo ổn định chính trị, an
ninh và trật tự xã hội, tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo hướng đã đề ra. Trên
cơ sở nhận thức rõ những thay đổi lớn lao của cục diện thế giới đó, Đại hội đã
khẳng định quyết tâm tiếp tục thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, đồng
thời khẳng định: Đổi mới nhưng không xa rời mục tiêu CNXH, không từ bỏ
mục tiêu XHCN, mà đổi mới là nhằm thực hiện mục tiêu đó một cách tốt
nhất. Đại hội một lần nữa thể hiện rõ quan điểm về đường lối đối ngoại đa
hướng, đa phương, đa dạng đang được thiết lập trong công cuộc đổi mới của
Lào; kiên trì chính sách mở rộng quan hệ và hợp tác với các nước và các tổ
chức quốc tế, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Đại hội đã khẳng định, CHDCND Lào
tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập,
hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị khác
nhau, trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng
đôi bên cùng có lợi, góp phần cùng với các dân tộc đấu tranh vì sự nghiệp hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.[71;tr40-41]
47

Quan điểm ngoại giao toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt là ngoại giao
kinh tế của Lào đã không chỉ tiếp tục thể hiện tư tưởng, khát vọng hoà bình và
độc lập thực sự, tinh thần quốc tế trong sáng của nhân dân Lào đối với các
dân tộc trên thế giới, mà còn giúp Lào tận dụng được sự giúp đỡ, ủng hộ quý
báu của các nước không phân biệt chế độ chính trị - xã hội. Đây chính là một
phần sức mạnh giúp Lào không bị biệt lập, thậm chí sụp đổ trong bối cảnh
khủng hoảng “dây chuyền” của các nước XHCN; nền độc lập có những điều
kiện để củng cố và bảo vệ ngày càng vững chắc.
Sau này, những quan điểm, đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng tạo đó
đã được Nhà nước CHDCND Lào thể chế hoá bằng bản Hiến pháp đầu tiên
của Quốc hội nước CHDCND Lào được thông qua 15 tháng 8 năm 1991.
Trong đó, điều 12 đã ghi rõ chính sách đối ngoại của đất nước là thực hiện
chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; phát triển quan
hệ và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên nguyên tắc chung sống hoà
bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi[69;tr.97]
48

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1996 đã tổng kết 10 năm thực
hiện đường lối đổi mới, rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn, trong đó bài học thứ
năm nhấn mạnh vai trò của hợp tác quốc tế và nhiệm vụ của công tác đối
ngoại là: “tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế một cách có nguyên tắc, đó
là điều kiện cần thiết không thể thiếu đối với việc xây dựng phát triển đất
nước”[53;tr.265]. Trên tinh thần đó, Đại hội khẳng định tiếp tục chính sách
đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác trên cơ sở nguyên tắc tôn
trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hoà bình. Đại hội chỉ rõ, trong bối
cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, nhất là sau sự đổ vỡ của Liên Xô
và hệ thống XHCN ở Đông Âu, phong trào cộng sản công nhân quốc tế tạm
thời lâm vào thoái trào, Lào vẫn kiên trì con đường đi lên XHCN. Đồng thời
khẳng định cùng với sự điều chỉnh mang tính bước ngoặt đường lối đối ngoại,
tuyên bố thực hiện chính sách đa phương, rộng mở trong quan hệ quốc tế, Lào
vẫn tiếp tục tăng cường mối quan hệ đặc biệt, toàn diện với Việt Nam và các
nước XHCN còn lại, các nước có quan hệ truyền thống.
49

Đại hội VII năm 2001, Đảng NDCM Lào tiếp tục
khẳng định việc tăng cường và chủ động trong hoạt động đối
ngoại và hợp tác quốc tế bằng việc kiên trì trước sau như một
thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị
và hợp tác trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, bình đẳng cùng có lợi, thực hiện chính sách quan hệ đa
dạng, đa phương, đa hình thức, từng bước mở rộng phù hợp
với điều kiện và khả năng thực tế của mình, gắn kết quan hệ
chính trị với quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Phương châm
hành động mang tính sáng tạo riêng trong quan điểm đối
ngoại đổi mới được Đại hội VII chỉ ra là: “Thực hiện chính
sách quan hệ đa hướng, đa phương và đa dạng, từng bước
mở rộng quan hệ một cách thích hợp theo điều kịên và khả
năng thực tế, gắn quan hệ chính trị, ngoại giao với hợp tác về
kinh tế trong quan hệ quốc tế”[64;tr.67]
50

Những nhiệm vụ, mục tiêu của chính sách đối ngoại
trong những năm đầu thế kỷ XXI của Lào, trước những
biến động quốc tế và yêu cầu cách mạng mới của sự
nghiệp củng cố, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, đã
được Đại hội khẳng định: Tiếp tục thực hiện chính sách
mở rộng và hợp tác kinh tế với nước ngoài và cơ quan tổ
chức quốc tế để thu hút vốn, khoa học - công nghệ và kinh
nghiệm phục vụ sự phát triển đất nước, xoá bó đói nghèo
của nhân dân Lào” [64;tr.67]. Tiếp tục thắt chặt và tăng
cường hợp tác toàn diện với các nước bạn bè chiến lược
XHCN - đoàn kết đặc biệt với Việt Nam, hợp tác hữu nghị
truyền thống với Trung Quốc, coi trọng hợp tác với các
nước láng giềng, góp phần trong hoạt động của ASEAN,
khôi phục và mở rộng quan hệ với Nga và các nước SNG,
tăng cường quan hệ với các nước công nghiệp phát triển,
các nước không liên kết, các nước đang phát triển, tham
gia các tổ chức liên quan của Liên hợp quốc, các nước sử
dụng tiếng Pháp cũng như các tổ chức tài chính và tổ chức
quốc tế. Tăng cường quan hệ với các đảng cầm quyền,
đảng chính trị và các phong trào trên cơ sở tôn trọng độc
lập, tự chủ, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, góp phần vào việc tăng cường hữu nghị và hợp tác
giữa các quốc gia.
51

Đại hội VIII năm 2006 của Đảng NDCM Lào đã đánh giá những thành
tựu trong 20 năm đổi mới. Riêng về thành tựu trong hoạt động đối ngoại,
Đảng đã nhấn mạnh rằng trong suốt 20 năm đổi mới, với việc kiên trì chính
sách đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác, thực hiện quan hệ đa
dạng hoá, đa phương hoá, đa hình thức, gắn kết quan hệ chính trị, ngoại giao
với quan hệ kinh tế đã góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Đảng và đất nước
Lào trên trường quốc tế và khu vực. Đại hội VIII đã khẳng định tiếp tục chính
sách đối ngoại mang tính xây dựng, tích cực và chủ động hội nhập với quốc
tế, kiên trì chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác trên cơ
sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, không dùng vũ lực
hoặc đe doạ dùng vũ lực với nhau và giải quyết những vấn đề bất đồng bằng
thương lượng. Thực hiện chính sách quan hệ đa dạng hoá, đa phương hoá, đa
hình thức; gắn quan hệ chính trị, ngoại giao với quan hệ hợp tác kinh tế quốc
tế; tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế -
xã hội và bảo vệ đất nước; đồng thời góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh
chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội; nâng cao vai trò, vị thế của Đảng và Nhà nước trên trường quốc tế...
Tăng cường quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó tăng cường hữu
nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam, phát triển mối
quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Trung Quốc; phát
triển quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, tích cực tham gia hoạt động
trong ASEAN trong khuôn khổ hợp tác tiểu khu vực, các tam - tứ giác phát
triển; hợp tác song phương và đa phương; mở rộng quan hệ hợp tác với các
nước bè bạn, các tổ chức quốc tế.
52

Đại hội IX của Đảng NDCM Lào (3 năm 2011) một lần nữa nhấn mạnh:
“Thực hiện chính sách ngoại giao hoà bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; phát
triển quan hệ hợp tác quốc tế đa dạng, đa phương, đa mức độ và đa hình thức
trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi; gắn quan hệ chính trị,
ngoại giao với quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế; tạo điều kiện quốc tế thuận lợi
cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ đất
nước”[66;tr.39]
Như vậy, từ Đại hội lần thứ IV đến Đại hội IX, Đảng NDCM Lào đã từng
bước hoàn chỉnh quá trình hoạch định đường lối đổi mới chính sách đối ngoại
phù hợp với từng giai đoạn của sự nghiệp cách mạng và những yêu cầu mới đặt
ra trong xây dựng và bảo vệ đất nước trong điều kiện, hoàn cảnh quốc tế mới. Ra
đời và từng bước hoàn chỉnh trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá cao
độ, đường lối đối ngoại đổi mới của Lào có nhiều điều kiện, thời cơ hơn nữa để
tiếp tục theo đuổi chiến lược đa phương hoá, đa dạng hoá, đa hình thức và mức
độ cũng như chủ động hội nhập quan hệ quốc tế của mình.
Nhìn lại những quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng NDCM Lào
trong những mục tiêu chung của sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất
nước, có thể thấy rõ những nội dung chính của đường lối đối ngoại là:
Một là, giữ vững đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị và hợp
tác. Kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự chủ, dựa vào sức
mình là chính với việc ra sức giành lấy sức mạnh và thời cơ của thời đại, góp
phần bảo vệ thắng lợi thành quả của sự nghiệp cách mạng. Củng cố, nâng cao
vai trò của CHDCND Lào trên trường quốc tế, góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội trên thế giới.
53

Hai là, tiếp tục thắt chặt và tăng cường hợp tác toàn diện với các nước
XHCN anh em. Đó là cơ sở vững chắc để Lào tạo thế và lực trong việc thiết
lập quan hệ đối ngoại với thế giới, đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để Lào
thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ba là, coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu dài trên cơ sở tin cậy,
cùng có lợi và tôn trọng các nguyên tắc tự quyết dân tộc, tôn trọng lẫn nhau
với các nước láng giềng, đây được xác định là yếu tố quan hệ trực tiếp tới độc
lập và sự nghiệp bảo vệ độc lập của Lào. Ngoài việc tăng cường tình hữu
nghị, hợp tác đặc biệt với Việt Nam và quan hệ toàn diện với Trung Quốc,
Lào cũng kiên trì xây dựng đường lối đối ngoại hoà bình với các nước láng
giềng khác, từ đó mở rộng quan hệ hợp tác có hiệu quả với khu vực và thế
giới. Đây cũng là biện pháp căn bản để hình thành quan điểm, tư duy liên kết
khu vực, liên kết quốc tế của Lào.
Bốn là, tăng cường đoàn kết và hợp tác với các nước trong phong trào
Không liên kết, các nước đang phát triển để cùng nhau bảo vệ những lợi ích
chính đáng của các nước và các vấn đề quốc tế mà các nước cùng quan tâm,
khẳng định sự tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ
và tiến bộ của thế giới.
Năm là, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực,
xoá thế bao vây, cô lập, từng bước nâng cao vị thế của Lào trên trường quốc
tế. Tham gia tích cực và có hiệu quả với các tổ chức quốc tế mà Lào là thành
viên; tận dụng các diễn đàn này để tăng uy tín và sức mạnh tự bảo vệ cho
công cuộc xây dựng đất nước của Lào.
54

Sáu là, tiếp tục cải thiện và phát triển các mối quan hệ với các nước lớn,
các nước TBCN, chủ động thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ cho quá trình
phát triển đất nước, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế và khẳng
định giá trị tự thích nghi, hoà nhập với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá. Tiếp
nhận tốt nhất những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
mang lại, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, các tiềm năng lợi thế so sánh để
giữ vững sự tự chủ, độc lập trong quá trình hợp tác quốc tế.
Để thực hiện các mục tiêu chiến lược đối ngoại trên, Đảng và Nhà nước
Lào trong thời kỳ đổi mới luôn khẳng định kiên trì các nguyên tắc cơ bản:
Phải quyết tâm giữ vững đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị và
hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nhau,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, công bằng và hai bên cùng có
lợi, không đe doạ và không dùng bạo lực với nhau và giải quyết vấn đề mâu
thuẫn giữa các nước bằng hoà bình.
55

Nguyên tắc đối ngoại của Lào thể hiện nhất quán ở 3 vấn đề sau:
Một là, giữ vững nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh
thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác cùng bình đẳng
trên nguyên tắc cơ sở là cùng có lợi. Đây là nguyên tắc chiến lược chung của
Lào trong quá trình đa hướng, đa phương, đa dạng hoá quan hệ quốc tế,
nguyên tắc này phù hợp và được đảm bảo bởi các nguyên tắc của Hiến
chương Liên hợp quốc mà Lào là thành viên.
Hai là, ủng hộ việc giải quyết các xung đột, mâu thuẫn, bất đồng và
tranh chấp giữa các nước bằng biện pháp hoà bình, không tán thành phương
pháp giải quyết bằng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực. Phản đối sự can thiệp
vào công việc nội bộ của nước khác hoặc đi xâm lược nước khác dưới bất kì
hình thức nào.
Ba là, ủng hộ việc xây dựng trật tự quốc tế mới về mặt chính trị và kinh
tế công bằng, dân chủ, hợp lý trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hoà bình.
Đường lối đối ngoại đổi mới do Đảng NDCM Lào khởi xướng từ Đại
hội IV tiếp tục được bổ sung, phát triển và hoàn thiện qua các kỳ Đại hội, Hội
nghị Trung ương đến nay là đường lối đối ngoại rộng mở toàn diện nhất trong
lịch sử ngoại giao Lào hiện đại. Đường lối đó một mặt đã thể hiện tính sáng
tạo trong tư duy vươn ra thế giới để hội nhập tránh bị cô lập, tránh bị kẹt giữa
trục lợi ích của các nước lớn trong quá trình hội nhập, mặt khác đã thể hiện tư
tưởng độc lập, không lệ thuộc và những cố gắng thể hiện chủ quyền tối cao
của dân tộc, trong đó có quyền được tự quyết định các vấn đề đối ngoại của
quốc gia - dân tộc vốn được coi là cái gốc của mọi sự thành công trong quá
trình hội nhập quốc tế.
56

Chặng đường gần 30 năm đổi mới trong hoạt động đối ngoại có thể thấy,
Lào đã kiên trì thực hiện theo đúng phương châm mà ngay từ Hội nghị Trung
ương 7 khoá IV, (tháng 02 năm 1989), Đảng NDCM Lào đã đề ra “Vừa mở cửa
tốt, vừa đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ nội bộ tốt”[53;tr.236]. Đây không
chỉ là sự nâng tầm cao mới khẳng định tính tự chủ, độc lập, trước hết là độc lập
trong việc hoạch định đường lối đối ngoại và phát huy mạnh mẽ vị thế của Lào
trong cộng đồng quốc tế, mà còn là những đường hướng quan trọng nhất giúp
Lào tăng cường sức mạnh tự bảo vệ của đất nước và từng bước thực hiện thắng
lợi các mục tiêu phát triển. Đường lối đối ngoại sáng tạo của Lào chính là sự kế
thừa truyền thống dân tộc, đồng thời là sự vận dụng đúng đắn, phát triển quan
điểm chủ nghĩa Mác - Lênin. Thông qua đường lối đối ngoại hoà bình đó, thế
giới đã dần nhận rõ nét về một mô hình phát triển đặc trưng và phù hợp trong sự
đa dạng của các con đường phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
Tiểu kết chương 1
Đường lối đối ngoại và hoạt động đối ngoại của mỗi nước luôn xuất phát
từ đường lối chính trị, phục tùng và phục vụ đường lối chính trị, phù hợp với
chiến lược phát triển của đất nước. Chính sách đối ngoại là nội dung chủ yếu
của quan hệ với các quốc gia khác. Ngoại giao là công cụ hòa bình nhằm thực
hiện mục tiêu bảo vệ quyền lợi, lợi ích quốc gia, pháp nhân và công nhân
mình... Có nhiều hình thức trong hoạt động đối ngoại: ngoại giao Đảng, ngoại
giao Nhà nước, ngoại giao nghị viên và ngoại giao nhân dân.
Trong điều kiện toàn cầu hóa, vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc, đặc biệt là
đối với các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Các nước
đang phát triển thực hiện đường lối, chính sách và hoạt động đối ngoại đã
được kết quả quan trọng, có nhiều bài học có giá trị đối với Lào trong hoạt
động đối ngoại thời kỳ mới.
57

Chính sách và nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại của Đảng NDCM
Lào là nhất quán nhằm phục vụ đường lối chính trị, phù hợp với chiến lược
phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đường lối đối ngoại sáng tạo
của Lào là sự kế thừa truyền thống dân tộc, kinh nghiệm của thế giới, đồng
thời vận dụng đúng đắn và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC
THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2015

2.1. Những thành tựu của hoạt động đối ngoại ở


Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong xây dựng và bảo
vệ đất nước thời kỳ đổi mới 1986-2015
2.1.1. Đóng góp của hoạt động đối ngoại vào việc
giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng
Một là, hoạt động đối ngoại xóa bỏ thế bị bao vây,
cô lập
58

Bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của CHDCND Lào từ 1986 đến
2015 không chỉ có hoạt động đối ngoại, nhưng với chức năng, nhiệm vụ
của mình, hoạt động đối ngoại có vai trò rất quan trọng, có đóng góp không
nhỏ. Ngày 02 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã
nhất trí thông qua Nghị quyết lịch sử xoá bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ,
thành lập nước CHDCND Lào một cách êm đềm: "Sen không nát, nước
không đục, nhưng bắt được cá". Sự ra đời của nước CHDCND Lào đã trở
thành bước ngoặt to lớn trong lịch sử lâu dài của nhân dân Lào, đánh dấu
sự kết thúc thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ, mở ra một kỷ nguyên
mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, người dân thực sự làm chủ vận mệnh của
mình, làm chủ hoàn toàn đất nước
Từ chỗ bị bao vây cô lập, đến nay Lào đã mở rộng quan hệ chưa từng có
trong lịch sử theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, trên nguyên tắc tôn
trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Chế độ chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng NDCM Lào được sự công nhận của cộng đồng quốc tế, bạn bè gần xa
đã và đang ủng hộ, giúp đỡ và hợp tác có hiệu quả. Mặc dù đã trở thành quốc
gia độc lập theo định hướng XHCN, Lào vẫn tiếp tục tranh thủ được sự giúp
đỡ đa dạng của nước ngoài, kể cả các nước tư bản phương Tây như Mỹ, Nhật
Bản, Thuỵ Điển, Ôtxtrâylia và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong hệ thống
Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ... Đây là yếu tố mạng lại sức mạnh
lớn lao cho sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc của Lào.
59

Tính đến năm 2014, CHDCND Lào đã có quan hệ ngoại giao với 133
nước trên thế giới, đại sứ quán ở 25 nước 5 tổng lãnh sự quán và khoảng 100
đảng cộng sản, công nhân và phong trào tiến bộ khác, là thành viên của nhiều
tổ chức quốc tế ASEAN, ASEM, ACMECS (Tổ chức chiến lược hợp tác kinh
tế giữa ba dòng Aigiaoađi - Chao Phaya - Mêkông)[82]... Đại hội lần thứ IX
(2011) của Đảng NDCM Lào đã đánh giá những thành tựu đối ngoại của Lào
trong giai đoạn tiến hành thực hiện đường lối đổi mới. Việc thực hiện đường
lối đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác, làm cho quan hệ hữu
nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện với các nước XHCN được tăng cường,
quan hệ với các nước láng giềng, các nước bạn bè và các tổ chức quốc tế
được phát triển. Thành tựu nổi bật nhất trong những năm gần đây là việc
CHDCND Lào đã đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN và tổ chức thành công Hội
nghị cấp cao ASEAN 10 và những hội nghị mang tầm cỡ khu vực và quốc tế;
quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng tiến bộ và đảng cầm quyền
trên thế giới; đối ngoại nhân dân được phát triển và mở rộng, góp phần nâng
cao vị trí, vai trò của đất nước trên trường quốc tế[65;tr.27-28].
Hai là, đổi mới tư duy đối ngoại, từng bước xây dựng lý luận, mô hình
XHCN phù hợp với điểu kiện, hoàn cảnh của Lào
Trong giai đoạn này, hoạt động đối ngoại đã có đòng góp quan trọng vào
việc đổi mới tư duy đối ngoại, từng bước xây dựng lý luận, mô hình XHCN
phù hợp với điểu kiện, hoàn cảnh của Lào. Lào đã có những nhận thức đúng
đắn và sâu sắc về thời đại, về thế giới phù hợp với những xu thế phát triển
mới, từ đó hình thành tư duy đổi mới về đối ngoại. Đó là những nhận thức
mới về thời đại, các mâu thuẫn của thời đại, những đặc điểm, xu thế phát triển và
tính chất của thời đại ngày nay. Thấy đầy đủ hơn tính chất lâu dài, quanh co,
phức tạp của thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Trên cơ sở nhận thức đúng
đắn đó, Lào đã khẳng định mục tiêu đấu tranh thời đại ngày nay là hoà bình, độc
60

lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung được
tiến hành bằng nhiều hình thức, nhiều mức độ khác, ở những nước có biểu hiện
khác nhau…Cuộc đấu tranh của các nước XHCN là để giữ vững hoà bình và xây
dựng thành công CNXH; các nước vốn là thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc
chủ nghĩa thực dân và đế quốc là nhằm giành và giữ độc lập hoàn toàn về chính
trị và kinh tế, củng cố vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đồng thời góp
phần thiết lập trật tự kinh tế quốc tế mới; giai cấp công nhân và nhân dân lao
động các nước tư bản phát triển là đấu tranh đòi hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã
hội. Đấu tranh ở các nước gắn bó với nhau, tác động và thúc đẩy qua lại lẫn nhau
trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH.
Thời đại quá độ lên CNXH được Đảng NDCM Lào nhận thức đầy đủ
hơn về cả nội dung và phương hướng phát triển. Đó không phải là con đường
thẳng tắp mà phải qua nhiều chặng, nhiều giai đoạn và chứa đựng những bước
đi quanh co, phức tạp, thậm chí có cả bước thụt lùi lớn. Tính chất của thời kỳ
quá độ là sự tồn tại đan xen giữa CNXH và CNTB trên phạm vi toàn thế giới.
Vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa CNXH và CNTB trên bình diện quan hệ
quốc tế còn diễn ra lâu dài và đó là quy luật tất yếu của lịch sử. Từ tính chất,
đặc điểm của thời đại, Đảng NDCM Lào đã nhận thức, nắm bắt rõ và đúng
đắn những xu thế chủ yếu của quan hệ quốc tế trong thời đại ngày nay là:
Thứ nhất, hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển là một xu thế lớn,
phản ánh đòi hỏi bức thiết của các quốc gia dân tộc. Các nước tập trung cho
phát triển kinh tế, coi kinh tế có vai trò quyết định trong tăng cường sức mạnh
tổng hợp của đất nước để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, củng cố nền độc lập và xác
lập vị thế của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Thứ hai, xu thế hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế trên nhiều
lĩnh vực, nhất là về kinh tế gia tăng mạnh mẽ, thu hút mọi quốc gia vào quá
trình này. Hợp tác, liên kết gia tăng nhưng cạnh tranh cũng ngày càng khốc
61

liệt, đòi hỏi các quốc gia không thể tách riêng đứng ngoài quá trình này, đồng
thời cũng phải giải bài toán rất khó khăn khi tham gia. Đó là làm thế nào để
tăng cường hơn nữa những ràng buộc về lợi ích giữa các quốc gia song phải
đảm bảo giữ vững độc lập, không bị lệ thuộc.
Thứ ba, trong quá trình hợp tác, các quốc gia dân tộc ngày càng nêu cao
ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đấu tranh chống lại mọi sự
cường quyền, can thiệp và áp đặt.
62

Thứ tư, cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội
của các nước XHCN, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng
và tiến bộ trên thế giới còn nhiều khó khăn nhưng sẽ có bước phát triển mới.
Thứ năm, hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình giữa các nước
có chế độ chính trị - xã hội khác nhau là một xu thế cơ bản của thời đại. Ý thức
hệ không còn là một trở ngại lớn cản trở hợp tác và hội nhập quốc tế. Lợi ích
quốc gia dân tộc là yếu tố cơ bản chi phối các mối quan hệ quốc tế đương đại.
Thứ sáu, các diễn đàn đa phương ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong các quan hệ quốc tế.
Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh bảo vệ, củng cố nền độc lập của mình
và những đổi mới về nhận thức thế giới, thời đại ngày nay, Lào đã có những
đổi mới quan trọng về tư duy đối ngoại. Tư duy đối ngoại của Đảng và Nhà
nước Lào đã chuyển từ cách nhìn thế giới dưới góc độ một vũ đài đấu tranh
sang cách nhìn toàn diện hơn, coi thế giới như môi trường tồn tại và phát triển
của Lào. Đã có sự đổi mới về nhận thức trên vấn đề địch - ta, đối tượng - đối
tác theo tinh thần “thêm bạn bớt thù”; khẳng định quan điểm sẵn sàng là bạn,
là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào
tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Đây là tư duy đúng đắn phù hợp với
thời đại, tạo cơ sở quan trọng cho các hoạt động đối ngoại và các hoạt động
khác của Lào.
Ba là, tạo dựng và gìn giữ môi trường hòa bình
63

Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị - xã hội, giải quyết tốt
các vấn đề biên giới, lãnh thổ với các nước liên quan, bảo vệ được độc lập
chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là một thành tựu quan trọng trong
hoạt động đối ngoại của Lào thời gian qua. Bước vào giai đoạn mới, Đảng
NDCM Lào đã lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược
bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Với sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Lào đã đập
tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động hòng phá hoại chế độ
mới XHCN, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
đất nước, bảo đảm an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Đảng lãnh đạo toàn dân
phát huy truyền thống cần cù, sự sáng tạo và tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực,
tự cường; hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển sản xuất, phát triển văn
hóa, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân; chế độ dân chủ nhân
dân được củng cố phát huy và ngày càng trở thành chế độ chính trị thực sự
của dân, do dân và vì dân. Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo toàn
diện công cuộc đổi mới, bắt đầu từ việc đổi mới về kinh tế đến đổi mới về
chính trị một cách có nguyên tắc.
Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, trước tình hình thế giới có
những diễn biến mau lẹ và phức tạp, nhất là sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ
thống XHCN, các nước đế quốc tiến hành điều chỉnh chiến lược can thiệp
từng bước phá hoại các nước XHCN còn lại, trong đó có Lào. Đất nước gặp
nhiều khó khăn, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong bối
cảnh đó, cùng với Việt Nam, Lào được xác định là tiền đồn của CHXH ở khu
vực Đông Nam Á. Các thế lực thù địch tăng cường hoạt động phá hoại sự
nghiệp cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào một cách liên tục, chúng thay
đổi biện pháp can thiệp, xâm lược nhưng không thay đổi bản chất hiếu chiến.
Các lực lượng thù địch thực thi “diễn biến hoà bình” theo kiểu “mối xông
nhà” nhằm từng bước xâm nhập và gây bạo loạn lật đổ ở Lào. Biên giới phía
tây với Thái Lan, phía nam với Campuchia, phía bắc với Trung Quốc liên tục
64

có các lực lượng đối lập được vũ trang và hậu thuẫn từ bên ngoài sẵn sàng
xâm lược. Không chỉ chống phá về chính trị, các lực lượng thù địch còn dùng
các thủ đoạn “chuyển hoá” gây sức ép về kinh tế, các chiêu bài viện trợ, hoạt
động nhân đạo, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền... Nhưng, với sự lãnh đạo đúng
đắn, sáng suốt của Đảng NDCM Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã từng bước
đập tan mọi âm mưu và hành động của kẻ thù. Chính trị xã hội được giữ vững
ổn định; kinh tế có những bước phát triển mới; đời sống nhân dân được cải
thiện từng bước.
Theo nghiên cứu của Feungsy Laofoung “Cho đến nay tỷ lệ hộ nghèo đói
ở Lào còn 27,6%, số bản nghèo đói toàn quốc có 2.726 bản” và nguyên nhân
của nó bao gồm: Lào đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt; điều kiện tự
nhiên, địa hình khó khăn; kinh tế phát triển chậm, lạc hậu, trình độ giáo dục, y
tế thấp và còn gặp nhiều khó khăn[81]. Với đường lối đối ngoại hoà bình, hữu
nghị, Lào đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, coi là kinh nghiệm quốc tế
trong việc xử lí các vấn đề xung đột trên thế giới. Cùng với cái nhìn thiện cảm
với Lào là quá trình các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế đã ủng hộ,
giúp đỡ Lào ngày càng nhiều hơn trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ kết
quả của những thắng lợi ấy, đã hình thành những bài học quý giá trong công
cuộc bảo vệ độc lập của Lào. Đó là kết hợp sức mạnh dân tộc với đoàn kết
quốc tế, kiên trì nguyên tắc hoà bình, đối thoại mềm dẻo, linh hoạt để giải
quyết các vấn đề biên giới với các nước láng giềng liên quan, đổi mới các
hoạt động đối ngoại gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nền
quốc phòng toàn dân.
Ở Đông Nam Á, Lào là nước duy nhất có đường biên giới tiếp giáp với 5
nước. Đây là cơ hội vươn ra bên ngoài, cơ hội nắm vai trò là đầu mối trung
chuyển quan trọng của tiểu vùng và trong khu vực, đặc biệt là trên tuyến hành
lang Đông - Tây vốn được coi là triển vọng mới cho con đường hợp tác giữa
65

các nước láng giềng, song cũng là thách thức rất lớn đối với Lào về những
nguy cơ an ninh biên giới. Không những vậy, biên giới quốc gia Lào không
trùng hợp với biên giới văn hoá tộc người và các dân tộc. Một trong những
thành tựu quan trọng của Lào trong giai đoạn hiện nay là đã tiến hành hoạch
định và thực hiện cắm mốc biên giới với tất cả các nước láng giềng. Tính đến
năm 2014, Lào đã hoàn thành việc phân định và cắm mốc, tôn tạo dày thêm
2.336 km biên giới với ba nước, sớm nhất là Việt Nam, Trung Quốc và
Myanmar[83]. Biên giới với Thái Lan và Campuchia về cơ bản đã xây dựng
được Hiệp định khung về phân định và cắm mốc, đã tiến hành công tác này
một cách khẩn trương theo đúng cam kết và thông lệ quốc tế. Đây là cơ sở để
thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng các tuyến đường biên giới hoà bình
của Lào, vun đắp tình đoàn kết với các nước láng giềng trên tinh thần “làng
cạnh, nhà kề”, góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững chủ quyền lãnh
thổ ở Lào và khu vực Đông Nam Á.
Bốn là, nâng cao vị thế của Lào ở khu vực và thế giới
Hoạt động ngoại giao của Lào trong giai đoạn này đã đóng góp quan
trọng trực tiếp nâng cao vị thế của Lào ở khu vực và thế giới. Năm 2012,
được đánh dấu bằng nhiều hoạt động đối ngoại sôi động của CHDCND Lào ở
phạm vi trong và ngoài khu vực, bao quát trên tất cả các lĩnh vực từ: chính trị,
kinh tế đến thể thao, văn hóa… Tất cả đã góp phần không nhỏ trong việc nâng
cao vị thế của Lào và dần giúp đất nước Triệu Voi này thoát khỏi danh sách
các nước kém phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Một trong những sự kiện đối ngoại quan trọng khác của Lào trong năm
2012 là Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) lần thứ 9. Sự kiện diễn ra trong
hai ngày 5-6/11/2012 tại Thủ đô Viêng Chăn đã quy tụ sự tham gia của đông
đảo các nhà lãnh đạo hàng đầu từ 51 nước đối tác ASEM. Hội nghị ASEM 9
được xem là một sự kiện quốc tế với quy mô rộng nhất diễn ra tại Lào từ trước
66

tới nay. Sự kiện này đã mở ra cơ hội để các nước đối tác ASEM cùng chia sẻ
những quan điểm, suy nghĩ và tìm ra cách thức nhằm tăng cường sự hiểu biết
giữa hai lục địa Á - Âu, cũng như giải quyết một loạt các vấn đề “nổi cộm” trong
khu vực và trên thế giới, đặc biệt là về kinh tế. Hội nghị ASEM lần thứ 9 thông
qua Tuyên bố Viêng Chăn về tăng cường quan hệ đối tác vì Hòa bình và Phát
triển; đồng thời thông qua Tuyên bố chủ tịch về Hội nghị thượng đỉnh ASEM
lần thứ 9. Sự thành công của Hội nghị đã góp phần tích cực nâng cao uy tín, vị
thế của Lào trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
67

Các mối quan hệ giữa Lào cùng các nước trong và ngoài khu vực trong
năm 2012 được cải thiện bằng các sự kiện mang tầm vóc chính trị mà cả các
hoạt động về thể thao - văn hóa. Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á lần
thứ 16 (AUG 16) năm 2012 diễn ra tại sân vận động Quốc gia Lào, quy tụ các
vận động viên và huấn luyện viên đến từ 11 nước trong khu vực, cùng khẩu
hiệu “Chúng ta là gia đình ASEAN”. Điều đó không chỉ góp phần giới thiệu
nền văn hóa đậm bản sắc văn hóa dân tộc Lào với các nước trong khu vực, mà
còn khẳng định sự hòa nhập, đoàn kết mạnh mẽ giữa các nước ASEAN, trong
đó Lào giữ vai trò là một chiếc cầu nối gắn kết quan trọng.
68

Năm 2012 cũng đánh dấu một sự kiện mang tầm quan trọng đặc biệt đối
với nền kinh tế Lào khi ngày 26/10/2012, Lào đã chính thức trở thành thành
viên thứ 158 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 15 năm tham gia
đàm phán. Sự kiện này đánh dấu việc một nước cuối cùng trong tổng số 10
thành viên ASEAN gia nhập WTO mà còn là một sự ghi nhận của cộng đồng
thế giới trước những nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế luôn ở mức ổn định
(hơn 7%) của Lào trong suốt 10 năm qua. Để đáp ứng được những yêu cầu
khi gia nhập WTO, Lào đã ban hành hơn 90 luật và quy định, liên quan tới
lĩnh vực kinh doanh, cấp phép nhập khẩu, định giá hải quan, đầu tư, các biện
pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật đối với thương
mại và các quyền sở hữu trí tuệ. Việc gia nhập WTO mang lại cho Lào nhiều
cơ hội để có thể tăng kim ngạch trao đổi thương mại với các nước cũng như
mở ra nhiều triển vọng đầu tư. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại
Lào Nam Viyaketh cho rằng, việc trở thành thành viên thứ 158 của WTO sẽ
mang lại những nền tảng cơ bản để Lào có thể hiện thực hóa mục tiêu thoát
khỏi danh sách LDC trong năm 2020. Bên cạnh đó, việc được trao quy chế là
thành viên của WTO sẽ thúc đẩy các hoạt động phát triển, thu hút đầu tư nước
ngoài và cải thiện tăng trưởng kinh tế. Một tương lai phát triển xán lạn và một
cánh cửa rộng mở với thế giới bên ngoài sẽ mang lại nhiều hứa hẹn về sự
thịnh vượng, ấm no đối với nhân dân Lào.
Từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, người dân Lào ngày càng có thể
tự hào và kiêu hãnh vì những thành tựu mà đất nước đã đạt được trong quá
trình mở cửa, cùng với một niềm tin tưởng rằng, những nỗ lực này sẽ mang
lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao uy tín và
vị thế của CHDCND Lào trong khu vực và trên trường quốc tế.
2.1.2. Đóng góp của hoạt động đối ngoại trên lĩnh vực kinh tế nhằm
xây dựng và bảo vệ đất nước
69

Thực hiện đa phương hoá, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, mở
rộng hợp tác với các nước, các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế vì mục tiêu
phát triển
70

Hoạt động ngoại giao theo phương hướng đa phương, đa dạng của Lào
được triển khai tích cực và đạt kết quả quan trọng, nâng cao vị thế quốc tế của
đất nước ở khu vực và trên thế giới. Gia nhập Liên hợp quốc từ rất sớm, Lào
đã không chỉ nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của các cơ quan thuộc tổ chức
lớn nhất hành tinh này (hiện nay hầu hết các cơ quan của Liên hợp quốc đều
có trụ sở tại Lào), mà còn có nhiều đóng góp tích cực trên diễn đàn quan
trọng nhằm bảo vệ nền hoà bình chung của thế giới và vì sự tiến bộ của nhân
loại. Những hoạt động của Lào thông qua vị trí chủ tịch Khối các nước không
có đường ra biển, thành viên của Phong trào không liên kết, nhóm Cộng đồng
các nước Pháp ngữ..., vai trò của CHDCND Lào đã được quốc tế đánh giá
cao. Đồng thời, đây là cơ hội lớn để Lào xúc tiến các quan hệ đối thoại song
phương hoặc đa phương, mở rộng quan hệ hợp tác và tìm kiếm các nhà đầu tư
nước ngoài vào Lào. Đây cũng là những diễn đàn rất quan trọng để Lào tập
hợp sức mạnh chính trị tạo thế và lực mới củng cố nền độc lập của đất nước.
Năm 1997, Lào đánh dấu việc hội nhập sâu hơn vào các mối quan hệ khu vực
bằng việc tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và ngay sau đó
là việc cam kết tuân thủ gia nhập các định chế của tổ chức này.
71

Với vai trò thành viên ASEAN, Lào đã chủ động tích cực tham gia vào
các hoạt động của khối và đã có những đóng góp đáng kể cho quá trình phát
triển chung của ASEAN. Nhiều Hội nghị quốc tế và khu vực đã được Lào
đăng cai tổ chức thành công, được cộng đồng quốc tế đánh gia cao như: Hội
nghị Bộ trưởng khu vực sông Mêkông - sông Hằng về hợp tác du lịch năm
2000, Hội nghị bàn tròn về tài trợ cho Lào lần thứ 7 (11 - 2000), Hội nghị Bộ
trưởng ngoại giao ASEAN - EU (12 - 2000), ASEM (Diễn đàn hợp tác Á -
Âu)... Đặc biệt, tháng 11 - 2004, Lào đã có những đóng góp quan trọng vào
thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN 10 tổ chức tại Thủ đô Viêng Chăn
với việc thông qua Chương trình hành động Viêng Chăn (VAP) và Hiệp định
khung ASEAN về 11 lĩnh vực ưu tiên cho hội nhập nhằm kiến tạo Cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC) như một khu vực tự do thương mại vào năm 2020.
Lào là nước đóng góp thành công quan trọng trong các Hội nghị khác của tổ
chức ASEAN và các tổ chức nhóm nước như: ASEAN+1; ASEAN+3; AIPO;
ARF... Lào cũng là nước tham gia tích cực trong các diễn đàn như GMS (Tiểu
vùng Mêkông mở rộng), CLVDT (Tam giác phát triển Campuchia - Lào -
Việt Nam), ACMECS (Tổ chức chiến lược hợp tác kinh tế giữa ba dòng
Aigiaoađi - Chao Phaya - Mêkông)... và được hưởng lợi rất lớn từ các chương
trình ưu tiên thông qua hợp tác đầu tư của các tổ chức, của các nước như IMF,
WB, ADB, Nhật Bản, Ôtxtrâylia với các trục phát triển chiến lược này.
Năm 2010, Lào lần đầu tiên đã tổ chức thành công Hội nghị quốc tế của
các nước thành viên Hiệp ước về chống bom chùm từ ngày 9 đến ngày 12 - 11
- 2010 với sự tham gia của đoàn đại biểu từ 121 nước và 159 các tổ chức quốc
tế, các tổ chức trong khu vực và các tổ chức phi chính phủ với nội dung chủ
yếu là lên án việc sử dụng bom chùm và những hậu quả nặng nề để lại cho
nhân dân từ thời kỳ chiến tranh, huy động nguồn vốn để thực hiện chương
trình tháo gỡ bom mìn, hỗ trợ cho các nạn nhân bị tác động trực tiếp do bom
đạn gây ra và giáo dục về nguy cơ này...
72

Tính đến hết năm 2014, Lào đang là thành viên tích cực của nhiều tổ
chức quốc tế như: ASDB, ASEAN, FAO, G77, IBRD, ICAO, ILO, IMF, WB,
ADB, INTERPOL, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU,
WHO, WIPO, WMO...Tham gia kí nhiều Hiệp ước quốc tế như Hiệp ước
thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, Hiệp ước về xây dựng khu vực không có
vũ khí hạt nhân[84]...
Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế: thu hút vốn, đầu tư,
khoa học công nghệ
73

Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh tổng
hợp củng cố độc lập, mà trước hết là độc lập, tự chủ về kinh tế trong quá trình
hội nhập là một tành tuywuj quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Lào
thời gian qua. Là một dân tộc vừa thoát khỏi thân phận nô dịch, tự đứng lên
để giành lấy độc lập cho dân tộc mình và bắt tay vào công cuộc bảo vệ nền
độc lập, xây dựng đất nước từ một trình độ sản xuất kém phát triển với nền
kinh tế nghèo nàn và bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhân dân Lào hiểu rất rõ
độc lập về chính trị không phải là tất cả. Nếu đất nước đã độc lập mà vẫn
nghèo đói thì nền độc lập đó không có ý nghĩa và càng không thể có sức
mạnh tự bảo vệ. Các thế lực đối lập, thù địch vẫn dùng mọi thủ đoạn để chống
phá hòng tước đoạt thành quả cách mạng của nhân dân Lào mà một trong
những hình thức phá hoại được sử dụng triệt để là chuyển hoá, áp đặt, gây
mất độc lập về kinh tế, từ đó làm giảm sức mạnh tự bảo vệ và dẫn đến mất
độc lập về chính trị.
74

Phát triển, tạo dựng vị thế của kinh tế đối ngoại là một hướng đi đúng
đắn mang tính đột phá, phù hợp xu thế và mang lại những hiệu quả lớn cho
công cuộc bảo vệ độc lập và xây dựng đất nước Lào trong giai đoạn hiện nay.
Những thành tựu đó có đóng góp không nhỏ từ hoạt động đối ngoại của Lào
mà kết quả cụ thể là nền kinh tế đã tranh thủ được nguồn lực bên ngoài (về cả
vốn, kĩ thuật, nguồn nhân lực), mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư
(FDI, ODA), khoa học công nghệ. Các nước và tổ chức quốc tế giúp Lào
đáng kể nhất là các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc; Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Nhật Bản, Thuỵ Điển, Quỹ nhi đồng Liên
hợp quốc, Tổ chức sức khoẻ thế giới… Chương trình phát triển của Liên hợp
quốc giúp Lào chủ yếu về kĩ thuật. Các tổ chức khác tập trung chủ yếu giúp
Lào về vốn, hàng hoá và các dự án công cộng, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Mở rộng môi trường quan hệ chính trị quốc tế nhằm phát triển kinh tế và từng
bước hội nhập, Lào đã đạt được những thành tựu to lớn trực tiếp tác động đến
sự thay đổi của bộ mặt kinh tế đất nước. Từ chỗ quan hệ kinh tế chủ yếu trên
phương diện viện trợ, Lào đã thể hiện những bước đi độc lập, tự chủ của mình
trên con đường chuyển biến sang hợp tác, đầu tư quốc tế nhằm thu hút rộng
lớn hơn nữa các nguồn vốn và kĩ thuật cũng như tìm kiếm thị trường thế giới.
Từ quan hệ trên phương diện các nhà tài trợ cho Lào đã chuyển sang là các
nhà đầu tư, các đối tác, bạn hàng của Lào, hợp tác trên nguyên tắc cùng có
lợi. Đây là một trong những thay đổi lớn lao từ quá trình đổi mới đường lối
đối ngoại của Lào. Quan hệ kinh tế đó đã tạo điều kiện cho Lào thực hiện đổi
mới và phát triển kinh tế, gia tăng sức mạnh bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Theo số liệu của Cục khuyến khích đầu tư - Bộ Kế hoạch và đầu tư Lào,
kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1996 đến năm 2010 đã
có hơn 2.500 dự án đầu tư nước ngoài, trị giá gần 13 tỷ đô la Mỹ, từ hơn 40
quốc gia và vùng lãnh thổ; viện trợ ODA tăng dần theo năm, riêng năm 2010
các nước đã cam kết viện trợ cho Lào hơn 2 tỷ USD.
75

Một trong những thành quả thể hiện rõ nét nhất của hoạt động đối ngoại
đổi mới theo phương châm đa phương, đa hướng của Lào là số dự án, số vốn
đầu tư nước ngoài (FDI) liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 1996 - 2000 là
giai đoạn FDI tiếp tục tăng trưởng theo diện rộng, bất chấp cuộc khủng hoảng
tài chính trong khu vực có tác động rất lớn đến các nhà đầu tư tại Lào, Lào
vẫn thu hút được 244 dự án với số vốn đầu tư là 1,52 tỷ USD, FDI mỗi năm
thu hút được từ trên 100 triệu USD đến trên 700 triệu USD. Giai đoạn 2001 -
2005, Lào đã thu hút được 504 dự án với số vốn 2,57 tỷ USD, tăng gần gấp
đôi so với giai đoạn trước; đặc biệt, năm 2002 được coi là thành công lớn của
thu hút FDI ở Lào 1,42 tỷ USD vốn được rót vào nội địa thông qua các dự án
đầu tư. Giai đoạn 2006 - 2008 là giai đoạn đạt nhiều kỷ lục về đầu tư FDI với
số vốn là 6,7 tỷ USD tương đương với 570 dự án được cấp phép đầu tư tại
Lào bằng nhiều hình thức, trong đó có dự án rất lớn như công trình thuỷ điện
Nam Ngưm 2, thuỷ điện Nam Ngưm 1... Từ 2008 đến đầu 2010, có 564 dự án
với số vốn 4,9 tỷ USD từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo cơ cấu ngành nghề, tính đến năm 2008, ngành công nghiệp đã thu
hút được 645 dự án (chiếm 41,43% tổng số dự án) với số vốn đầu tư 9,15 tỷ
USD (chiếm 73,70% tổng vốn đầu tư). Ngành nông nghiệp thu hút được 254
dự án (chiếm 16,31% số dự án), tổng vốn đạt 1,13 tỷ USD (chiếm 9,10% tổng
số vốn đầu tư). Các ngành dịch vụ với 658 dự án (chiếm 42,26% số dự án) với
tổng vốn đầu tư là 2,13 tỷ USD (chiếm 17,20% tổng vốn đầu tư). Dòng vốn
FDI và nguồn viện trợ ODA từ nước ngoài thực sự đóng vai trò đáng kể đối
với một đất nước có xuất phát điểm là nền kinh tế trình độ thấp như Lào, nó
góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán và
cân bằng vốn của Nhà nước, đồng thời thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều
nguồn lực trong nước như đất đai, lao động, tài nguyên... được khai thác và sử
dụng hiệu quả hơn.
76

Đầu tư nước ngoài với số vốn ngày càng tăng giữ vai trò lớn trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của Lào. Nếu so sánh với đầu tư Nhà
nước và đầu tư toàn xã hội thì FDI đã ở vị trí không thể thiếu, thậm chí là
quyết định đối với các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2001 - 2005 là 31.500 tỷ Kíp chiếm 61%
của tổng vốn đầu tư xã hội, trong khi đó vốn đầu tư trong nước chỉ là 18.711
tỷ Kíp bằng 36%. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần hình thành
một số ngành công nghiệp quan trọng như: năng lượng, điện lực, khai khoáng,
dệt may, chế biến nông lâm sản... đồng thời qua đó, cũng góp phần nâng cao
kim ngạch và đa dạng hoá sản phẩm hàng xuất khẩu cho Lào.
Cùng với các thành phần kinh tế khác, FDI đã tạo cơ hội hàng triệu việc
làm cho lao động nội địa và luôn vượt trội so với các lĩnh vực đầu tư khác
trong việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước. Hơn thế, nó trực tiếp tạo sức ép
buộc Chính phủ Lào phải hoàn thiện thể chế, các chính sách quản lý công
theo hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, dần phù hợp với kinh tế thế
giới. Đây chính là động lực quan trọng tác động ngược trở lại đối với quá
trình hoàn thiện đường lối ngoại giao thời kỳ đổi mới của Lào. Trong những
năm gần đây, từ một quốc gia vào loại nghèo nhất thế giới, kinh tế Lào phát
triển ngày càng năng động. Lào đang nắm bắt thời cơ tạo nên những bước đột
phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc.
77

Nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình những năm 90 của thế kỷ XX là
5,9-6%. Trong những năm 2000 tăng trưởng GDP mạnh mẽ hơn: 2000 là
6,3%, năm 2001 là 4,6%, năm 2002 là 6,9%, năm 2003 là 6,2%, năm 2004 là
7%, năm 2005 tăng 6,8%, năm 2006 đạt mức tăng trưởng kỉ lục 8,6%, năm
2007 đạt 7,8%, năm 2008 đạt 7,8%, năm 2009 bất chấp sự tác động mạnh mẽ
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu GDP của Lào vẫn đạt mức 7,6%, mức
tăng tưởng đứng thứ 2 Đông Á (chỉ sau Trung Quốc), đến năm 2010 GDP của
Lào đã đạt 7,7% và năm 2011 là 7,5%. Trong khi đó, lạm phát đã được đảm
bảo kiềm chế ở mức 6% và giữ được con số nhập siêu hơn 300 triệu USD,
điều này đã cho thấy nền kinh tế Lào đang dần chủ động hơn trong hội nhập
quốc tế.
Trung bình trong 10 năm từ 2000 - 2010, GDP đạt 6,5%/năm. Tổng
GDP tính năm 2009 đạt khoảng 6, 946 tỷ USD (tính theo chỉ số sức mua
tương đương PPP là 17,054 tỷ USD). Thu nhập bình quân đầu người tăng dần
theo hàng năm và đạt những bước tiến vượt bậc so với lịch sử biểu đồ phát
triển kinh tế của Lào trong nhiều thập kỷ: năm 2000 đạt 298 USD/người/năm,
2005 đạt 491 USD/người/năm, 2006 là 546 USD/người/năm, năm 2007 đạt
678 USD/người/năm, năm 2009 đạt 938 USD/người/năm, năm 2010 Lào đạt
được mức thu nhập bình quân là 1.069 USD/người/năm (nếu tính toán theo
giá trị PPP thì con số này là 2.598 USD/người/năm).
Hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế,
gia tăng khả năng bảo vệ độc lập chủ quyền; đồng thời sự phát triển kinh tế,
việc giữ vững ổn định, độc lập chủ quyền quốc gia lại làm tạo cơ ở cho hoạt
động đối ngoại được tăng cường và nâng cao hiệu quả.
Hoạt động đối ngoại mở rộng thị trường cho kinh tế, tham gia vào phân
công lao động quốc tế, đưa lợi ích của Lào với các nước vào thế đan xen, tùy
thuộc, hỗ trợ nhau cùng phát triển
78

Một thành tựu đáng ghi nhận của hoạt động đối ngoại thời gian qua của
Lào là đã mở rộng thị trường cho kinh tế phát triển, tham gia vào phân công
lao động quốc tế, đưa lợi ích của Lào với các nước vào thế đan xen, tùy thuộc,
hỗ trợ nhau cùng phát triển. Từ sau năm 1986, khi Đảng NDCM Lào khởi
xướng đường lối đổi mới, trên lĩnh vực kinh tế, Lào đã tiến hành đồng bộ và
có hiệu quả các giải pháp cơ chế kinh tế mới (New Economic Mechanism-
NEM). Chính phủ Lào bắt đầu quản lý kinh tế kiểu phi tập trung và khuyến
khích công ty tư nhân, đồng thời đã thực hiện một chương trình cải cách cơ
cấu quy mô lớn nhằm cải thiện chi tiêu công cộng, cải cách các doanh nghiệp
thuộc sở hữu nhà nước, duy trì tính minh bạch của các ngân hàng, phát triển
mạnh các doanh nghiệp tư nhân.
Kết quả là, trong vòng chưa đầy 10 năm, Lào đã tiến hành cổ phần hoá
800 doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Trong số 65 doanh nghiệp còn lại
có khoảng phần nửa là những doanh nghiệp chiến lược sẽ tiếp tục được duy
trì dưới hình thức sở hữu nhà nước. Cơ cấu ngành và lãnh thổ của nền kinh tế
đã có những bước đi điều chỉnh thích hợp (Nông nghiệp: 40,9% GDP; Công
nghiệp: 33,2% GDP; Dịch vụ: 25,9% GDP). Ngoài ra, nền kinh tế vẫn tiếp tục
kiếm lợi nhuận từ viện trợ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), từ các nguồn quốc
tế khác để phát triển. Đây là những tiền đề quan trọng thúc đẩy sự đổi thay
của bộ mặt kinh tế - xã hội của Lào. Sự chuyển biến của nền kinh tế cùng với
kết quả bước đầu của những chính sách đổi mới hệ thống chính trị, tăng
cường quốc phòng - an ninh là những nhân tố hàng đầu quyết định sức mạnh
tổng hợp của quốc gia, là cơ sở “sức mạnh cứng” cho tiến trình bảo vệ độc lập
dân tộc của Lào, đồng thời là điều kiện quan trọng để phát huy “sức mạnh
mềm” trong quan hệ đối ngoại nâng cao vị thế quốc gia cũng như khả năng
hiện thực hoá những triển vọng phát triển đất nước, hội nhập quốc tế. Biểu
hiện cụ thể là: hệ thống chính quyền nhà nước được củng cố, Hiến pháp đầu
tiên thông qua năm 1991 và năm 2003 đã có một số sửa đổi, bổ sung. Lào đã
79

thông qua hơn 70 luật, góp phần quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền, Nhà nước vì dân, của dân và do dân.
Những năm qua, Chính phủ CHDCND Lào tập trung phát triển đất nước
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng thế mạnh, tiềm năng của
mình để giảm nghèo cho nhân dân, phấn đấu đưa đất nước thoát khỏi tình
trạng kém phát triển vào năm 2020. Hoạt động đối ngoại đã tích cực phục vụ
phương hướng và mục tiêu phát triển đó. Không chỉ tạo động lực trực tiếp cho
sự phát triển kinh tế - xã hội, mà các hoạt động đối ngoại đã góp phần quan
trọng trong việc phá thế bị cô lập, hạn chế những rào cản về mặt địa lý và
xuất phát điểm nền kinh tế để hướng ra bên ngoài. Từ chỗ Lào chỉ có một số
thị trường truyền thống như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, đến nay đã
xuất khẩu hàng hoá sang gần 50 thị trường, trong đó có các thị trường lớn và
nhiều tiềm năng như Ôtxtrâylia, Anh, Đức, Pháp...
2.1.3. Đóng góp của hoạt động đối ngoại trên lĩnh vực văn hóa - xã hội
Hoạt động đối ngoại làm gia tăng sự giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa
các dân tộc, vùng miền, hỗ trợ nhau phát triển, thu hẹp khoảng cách chênh
lệch giàu nghèo, góp phần ổn định xã hội
80

Trong giai đoạn này, hoạt động đối ngoại có đóng góp quan trọng trong
việc làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, vùng miền, hỗ trợ nhau
phát triển, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, góp phần ổn định xã
hội. Sự khởi sắc của nền kinh tế đã tác động trực tiếp tới sự phát triển của xã
hội. Từ một nước có xuất phát điểm nền kinh tế thấp với nhiều điều kiện khó
khăn, Lào đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có kết quả xoá bỏ
đói nghèo theo Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc thành công nhất. Để
thực hiện chiến lược phát triển đến giai đoạn năm 2020 theo các Nghị quyết
Đại hội VII, VIII và IX của Đảng, trong những năm qua, Chính phủ
CHDCND Lào tập trung phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, sử dụng thế mạnh, tiềm năng của mình để giảm nghèo cho nhân
dân, phấn đấu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm
2020. Đến nay, cả nước chỉ còn khoảng 20% hộ nghèo. Chỉ số phát triển con
người (HDI) của Lào liên tục được điều chỉnh theo hướng ngày càng nâng
cao. Theo Báo cáo Phát triển con người của Chương trình phát triển Liên hợp
quốc (UNDP) tháng 11 năm 2010, Lào nằm trong nhóm 10 quốc gia đứng đầu
trong danh sách các nước có tiến bộ về phát triển con người nhất trong 40
năm qua. Công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ, an ninh xã hội cũng
từng bước phát triển, đời sống nhân dân ngày một cải thiện tốt hơn.
Những thay đổi theo hướng tích cực trong tăng trưởng và cơ cấu nền kinh tế
cùng với sự ổn định về chính trị - xã hội đã tạo nền tảng quan trọng, khẳng định sự
vững chắc của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Lào.
Hoạt động đối ngoại làm tăng sự giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia trong
khu vực và trên thế giới, cùng phát huy các giá trị văn hóa phát triển xã hội
Hoạt động đối ngoại đã góp phần thúc đẩy các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể thao tiệp tục phảt triển, tăng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới cùng nhau phát huy các giá trị văn hóa phát
81

triển xã hội. Ngày nay, các quốc gia dân tộc trong quá trình tìm kiếm con
đường phát triển của mình đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề văn hóa. Văn
hóa được khẳng định một cách đầy đủ hơn vị trí vai trò vốn có của nó trong
đời sống xã hội và trong các chiến lược phát triển của các quốc gia. Hoạt
động đối ngoại của Lào đã góp phần vào việc bảo vệ các giá trị văn hóa các
bộ tộc Lào, gắn kết với mở rộng và giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái
hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác để làm ''giàu'' lên các giá trị
văn hóa các bộ tộc Lào. Đó là phương hướng bảo vệ tích cực, chủ động vừa
giữ gìn được bản sắc dân tộc, vừa tăng cường khả năng đề kháng, sức mạnh
của văn hóa đáp ứng với yêu cầu tình hình mới, chống lại một cách có hiệu
quả sự xâm nhập của các luồng văn hóa độc hại; cùng với các quốc gia trong
khu vực và thế giới phát huy các giá trị văn hóa để phát triển xã hội.
Với mục đích nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân, việc chăm sóc sức khỏe, xây dựng môi trường, không gian văn hóa mang
đậm tính dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước Lào chú trọng. Hàng năm, Lào
tập trung xây dựng, nâng cấp các bệnh viện từ trung ương đến địa phương,
tiến hành cải tạo, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến dưới... Bên
cạnh đó, các hoạt động văn hóa - xã hội, thể dục, thể thao cũng được đẩy
mạnh. Ở hầu hết các bản làng, ngoài các hoạt động văn hóa truyền thống, việc
xây dựng đời sống văn hóa mới đã dần xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu, mê tín
dị đoan... trong đời sống nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng, từ đó họ nhận thức được vai trò và trách nhiệm của
mình trong việc xây dựng một nước Lào phồn vinh, giàu mạnh.
Ngoài việc mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới,
quan hệ giữa Lào và Việt Nam trong năm 2012 cũng ghi nhận những dấu mốc
phát triển bền vững tích cực. Lào đã thực thi nhiều sách lược phát triển kinh
tế: thu hút vốn đầu tư nước ngoài; coi trọng xây dựng đặc khu kinh tế; thúc
82

đẩy toàn diện 6 chiến lược thương mại lớn gồm: ngoại thương, sản xuất sản
phẩm và quản lý xuất - nhập khẩu, dịch vụ thương mại quá cảnh, phát triển thị
trường và quản lý hàng hóa, phát triển nguồn nhân lực và quản lý hành chính;
tăng cường hợp tác kinh tế khu vực; và tích cực phát triển công nghiệp gắn
với bảo vệ môi trường.
Việc gia nhập WTO sẽ tạo cơ hội cho “đất nước triệu voi” mở rộng quan
hệ thương mại và thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, tạo ra
những cơ sở vững chắc để thực hiện những mục tiêu thoát nghèo, ngày càng
phát triển đi lên. Nhằm tạo đột phá cho nền kinh tế, Lào không ngừng mở
rộng việc hợp tác giao lưu, thúc đẩy phát triển kinh tế với nhiều nước, đặc
biệt là với Việt Nam. Thương mại hai chiều giữa hai nước Việt - Lào cũng
không ngừng tăng cao với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 734 triệu USD trong
năm 2011, tăng 50% so với năm 2010. Việt Nam đã đầu tư tại Lào 429 dự án
với tổng giá trị khoảng 4,9 tỷ USD, đứng thứ hai là Thái Lan với 742 dự án có
tổng trị giá khoảng 4 tỷ USD, Trung Quốc xếp thứ ba với 801 dự án, tổng trị
giá 3,9 tỷ USD. Cùng thời gian nói trên, trong số 10 nhà đầu tư nước ngoài
lớn nhất ở Lào còn có Hàn Quốc với vốn đầu tư 748 triệu USD, Pháp (490
triệu USD), Malaysia (430 triệu USD), Nhật Bản (428 triệu USD), Mỹ (150
triệu USD), Singapore (134 triệu USD), Ấn Độ (61 triệu USD)... Những lĩnh
vực hấp dẫn nhất đối với đầu tư nước ngoài là mỏ (chiếm 27%) và sản xuất
điện (chiếm 25%). Tiếp đến là các ngành nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất chế
biến, khách sạn, nhà hàng, liên lạc viễn thông, xây dựng, công nghiệp và ngân
hàng. Tính đến nay, Việt Nam là nước đầu tư lớn thứ 2 tại Lào. Các doanh
nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào hơn 400 dự án quan trọng với tổng vốn
đầu tư khoảng 3,6 tỷ USD. Dự báo, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sẽ
tăng 7 tỷ USD vào năm 2015, kim ngạch hai chiều đạt 2-3 tỷ USD vào năm
2015 và 5 tỷ USD vào năm 2020.
83

Đi đôi với phát triển kinh tế, Lào đã đẩy mạnh phát triển các hoạt động
xã hội, tạo ra sự hài hòa trong phát triển. Với chủ trương coi giáo dục là điểm
mấu chốt trong việc xây dựng xã hội Lào văn minh hiện đại, ngành giáo dục
Lào đã có bước tiến dài. Hệ thống giáo dục hằng năm đã đào tạo ra một số
lượng lớn cán bộ có chuyên môn phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước. Đặc biệt, để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngoài số tự đào tạo được, hằng năm
Lào còn gửi hàng ngàn học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập. Riêng với
Việt Nam, hợp tác giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực được ưu tiên
và mở rộng với nhiều hình thức, được thực hiện từ trung ương tới các bộ,
ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi năm, Việt Nam tiếp nhận
khoảng 650 học sinh Lào và hiện có tới gần 5.000 du học sinh Lào đang học tập
tại Việt Nam. Nhờ đó, trình độ của cán bộ Lào không ngừng tăng lên. Nếu năm
1995, số cán bộ có trình độ trên đại học của Lào chỉ có 0,45%, cao cấp và đại
học là 15,16%, không có tiến sĩ và phó tiến sĩ, thì chỉ trong vòng 11 năm (1995
- 2006), Lào đã có 275 tiến sĩ, 2.017 phó tiến sĩ; 13.833 thạc sĩ, đại học;
14.905 cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp[84].
2.2. Những hạn chế của hoạt động đối ngoại ở Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào trong xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ đổi mới
1986-2015
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được rất đáng ghi nhận, trong lĩnh vực
hoạt động đối ngoại vì mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước của Lào, do
những nguyên nhân chủ quan và khách quan vẫn còn những hạn chế:
84

Một là, sự hạn chế của thực lực nền kinh tế, khoa học - công
nghệ trong nước.
Mặc dù trải qua hơn 20 năm đổi mới, chuyển đổi cơ chế, song Lào vẫn
là nước có nền kinh tế yếu. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng quy mô nền kinh
tế vẫn rất nhỏ bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Khoảng cách
ngày càng xa giữa Lào với các nước ASEAN là một thách thức rất lớn tác
động không nhỏ đối với kinh tế đối ngoại của Lào nói riêng và hoạt động đối
ngoại nói chung. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và những diễn biến
trái chiều của toàn cầu hoá thì đây thực sự là một trở ngại trên con đường phát
triển của Lào, có ảnh hưởng lớn tới tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Hoạt động thương mại của Lào chủ yếu nằm trong tay tư nhân và gắn với nền
sản xuất nhỏ, tự nhiên, thiếu các sản phẩm cạnh tranh nên đã hạn chế việc tìm
kiếm thị trường tiêu thụ, mở rộng buôn bán và thiếu sức mạnh cạnh tranh so
với các nước có hệ thống thương mại phát triển. Trong khi đó, nhóm hàng
xuất khẩu của Lào chủ yếu là các nguyên liệu thô và do trình độ kĩ thuật còn
hạn chế nên tạo ra giá trị gia tăng rất thấp. Hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
giúp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế của Lào là xuất khẩu vàng và đồng
đỏ, đóng góp tới 2,5% tăng trưởng GDP.
85

Vì vậy có một nghịch lý là, tỉ trọng xuất khẩu càng tăng thì nguồn tài
nguyên lại càng có nguy cơ cạn kiệt. Đây là nguyên nhân khiến kinh tế đối
ngoại của Lào không có được những động lực phát triển lâu dài và bền vững.
Những hạn chế về thực lực của nền kinh tế đã tác động phần nào đến quá
trình triển khai một cách hiệu quả các hoạt động đối ngoại, nhất là việc tạo ra
lợi thế so sánh trong quá trình hợp tác, thúc đẩy đầu tư. Đặc biệt là trong điều
kiện toàn cầu hoá hiện nay, khi mà các nước lớn luôn tìm mọi cách để gây sức
ép, áp đặt, tạo sự bất bình đẳng đối với các nước đang phát triển có nền kinh
tế với sức đề kháng yếu như Lào, thì đây quả là một thách thức rất lớn đối với
quá trình bảo vệ tính tự chủ, độc lập của nền kinh tế mà thực chất là một biểu
hiện của bảo vệ lợi ích độc lập dân tộc, gây khó khăn cho hoạt động đối ngoại
nhằm bảo vệ nền độc lập của CHDCND Lào trong thời kỳ mới.
Hai là, hiệu quả từ phát huy thế mạnh thu hút đầu tư nước ngoài
chưa cao.
86

Trong thời gian qua, nhờ có những chính sách đối ngoại sáng tạo, đúng
đắn, Lào đã đạt được những con số đáng khích lệ về thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) và viện trợ ODA. Tuy nhiên, có một thực tế dẫn đến hiệu
quả đầu tư nước ngoài chưa cao mặc dù số lượng quy đổi bằng tiền rất lớn là
đầu tư FDI chủ yếu tập trung vào những ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh
hoặc khai thác tài nguyên xuất khẩu, trong khi đầu tư vào công nghiệp chế
biến, dịch vụ còn hạn chế. Ngoài ra, cũng cần thấy một thực tế là do cơ sở hạ
tầng của Lào rất thấp nên những chi phí đầu tư sẽ lớn, tác động ngược đến
hiệu quả nguồn vốn. Do khả năng tích luỹ nội bộ còn ở mức khiêm tốn nên
trong một thời gian dài nữa, để giải bài toán viện trợ vẫn là một thách đố với
Lào. Mâu thuẫn vì phải sử dụng phần lớn vốn viện trợ để đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng, giải quyết các vấn đề xã hội; tình trạng mất cân đối giữa viện trợ
và tiết kiệm trong nước... sẽ đẩy nền kinh tế Lào vào nguy cơ mất cân đối và
phụ thuộc vào viện trợ. Điều này sẽ tác động lớn đến tính độc lập trong việc
xây dựng mô hình và định hướng phát triển của nền kinh tế. Một nghịch lý
khác của tình trạng phụ thuộc viện trợ cũng rất đáng lo ngại, đó là nguy cơ rơi
vào bẫy phát triển trung bình của Lào, nhất là trong giai đoạn Lào vẫn đang
phát triển theo chiều rộng như hiện nay. Điều đó đặt ra những vấn đề mới đối
với hoạt động đối ngoại bảo vệ độc lập dân tộc của Lào trong giai đoạn mới.
Ba là, hạn chế về kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động đối
ngoại, hội nhập quốc tế.
87

Lào đã tuyên bố mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm đa


phương hoá, đa dạng hoá song trong quá trình triển khai các hoạt động đối
ngoại, các lực lượng tham gia vào lĩnh vực này còn lúng túng, chưa có một cơ
chế chặt chẽ và phối hợp đồng bộ, chưa xác định rõ được nghĩa vụ và lợi ích.
Trong nhiều trường hợp, các hình thức và cơ chế hợp tác được xây dựng
không phù hợp với hướng ưu tiên phát triển của Lào. Không những vậy, do
năng lực hoạt động đối ngoại nói chung còn hạn chế nên công tác nghiên cứu
chiến lược và dự báo tình hình chưa theo kịp những chuyển biến rất nhanh,
phức tạp, khó lường của tình hình thế giới; đánh giá chưa thật đầy đủ và chính
xác về các đối tác và đối tượng. Từ đó, chưa nhận thức một cách sâu sắc mối
quan hệ tương tác, tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và nền kinh tế,
không thấy hết được những cơ hội cũng như những thách thức, khó khăn mà
Lào sẽ phải đương đầu trong quá trình hội nhập quốc tế.
Vì vậy, đã không thể hình thành được một lộ trình hợp lý về hội nhập,
không thiết lập được cơ chế hội nhập trong một thời gian dài dẫn tới việc
không có chiến lược đối ngoại thực sự bền vững và hiệu quả. Vẫn còn tồn tại
tư tưởng chủ quan duy ý chí, tuyệt đối hoá các mối quan hệ chiến lược trong
khi không phát huy hết năng lực mở rộng các đối tác mới. Điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả của quá trình hợp tác, nhất là hợp tác đầu tư
thương mại. Cũng do còn thiếu chủ động, do thực lực của Lào còn hạn chế
nên ảnh hưởng quốc tế của Lào chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.
88

Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, có lúc còn lúng túng,
bị động do chưa nắm bắt kịp thời những chuyển động trong chính sách của
các nước lớn và trong hệ thống quan hệ quốc tế. Chưa tạo dựng được quan hệ
hợp tác thật sự ổn định, lâu dài, vững chắc, chưa xây dựng được lợi ích đan
xen, tuỳ thuộc lẫn nhau với các nước, nhất là với các nước lớn mà điều này
thực sự cần thiết đối với chiến lược ngoại giao trong thời đại hiện nay khi mà
lợi ích độc lập dân tộc luôn bị thách thức bởi hiện tượng cường quyền, áp đặt
trong quan hệ quốc tế của các nước lớn, các nước có quyền lợi, lợi ích hoặc tự
cho rằng mình có lợi ích liên quan. Hiệu quả ngoại giao phục vụ kinh tế của
Lào còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Bốn là, sự kết hợp các mục tiêu và phối hợp trong các lĩnh vực, các hình
thức đối ngoại chưa thực sự hiệu quả, thông tin đối ngoại còn nghèo nàn.
89

Là sự tiếp nối của đường lối, chính sách đối nội, đường lối, chính sách
đối ngoại cần thiết phải xử lý đúng đắn, linh hoạt mối quan hệ giữa ba mục
tiêu: an ninh, phát triển và vị trí quốc tế của quốc gia, trong đó mục tiêu
chung là giữ vững môi trường hoà bình, củng cố độc lập dân tộc để phát triển
đất nước. Những mục tiêu đối ngoại này có quan hệ đan xen, tác động lẫn
nhau và không thể xem nhẹ bất kỳ mục tiêu nào. Tuy nhiên, trong thực tiễn
quá trình triển khai các hoạt động đối ngoại, không phải lúc nào một quốc gia
cũng có thể giải quyết được triệt để thành công cả ba mục tiêu đó. Lào cũng
vậy. Do thiếu các nhân tố về mọi mặt, nhất là kinh nghiệm xử lý các vấn đề
quốc tế nên mặc dù thành công lớn nhất của Lào là đã thiết lập được một môi
trường hoà bình, ổn định trong các mối quan hệ quốc tế song vị trí của Lào
đối với các mối quan hệ đó và trên trường quốc tế vẫn chưa thực sự tương
xứng với tiềm năng và yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước cũng như sự
nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các hoạt động kinh
tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, giữa trung ương và địa phương, giữa các
hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân chưa
thật đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả chung của công tác đối ngoại.
Đứng trước những yêu cầu mới của hoạt động đối ngoại trong bối cảnh
toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Lào vẫn chưa có sự chú trọng cần thiết và
đầu tư thoả đáng trên tầm chiến lược cho việc nghiên cứu cơ bản về tiến trình
toàn cầu hoá nhằm chỉ rõ những tác động chung cũng như những tác động
mang tính đặc thù đối với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Từ đó còn
hạn chế, bị động trong việc xử lý các thông tin mang tính toàn cầu cũng như
những vấn đề nảy sinh trong quá trình hội nhập của đất nước. Hoạt động đối
ngoại nhằm bảo vệ nền độc lập của CHDCND Lào trong thời kỳ mới gặp
những khó khăn, phức tạp mới.
90

2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong hoạt động
đối ngoại nhằm bảo vệ độc lập dân tộc
Nguyên nhân của những thành tựu:
Những thành tựu hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của
CHDCND Lào trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 1986 đến 2015
có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, trong nước và quốc tế. Ở
đây, cần chú ý và làm rõ một số nguyên nhân chính sau:
Một là, Đảng và nhà nước Lào đã kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại
hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác, rộng mở, đúng đắn, phù hợp với tình
hình thế giới và khu vực trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, linh
hoạt và khôn khéo trong xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đối ngoại.
Hai là, Đảng NDCM Lào luôn chú trọng quán triệt, tổ chức thực hiện tốt
đường lối đối ngoại từng giai đoạn; đào tạo, bồi dưỡng về mặt chính trị, phẩm
chất đạo đức, chuyên môn và ngoại ngữ cho cán bộ làm công tác đối ngoại;
tổng kết thực tiễn và rút kính nghiệm kịp thời qua các hội nghị về công tác
ngoại giao.
Ba là, phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động đối ngoại, nhất là giữa đối
ngoại và kinh tế, an ninh - quốc phòng, giữa các cơ quan đại diện ở nước
ngoài; phối hợp với các nước anh em trong hoạt động đối ngoại tại diễn đàn
quốc tế và khu vực.
Nguyên nhân của những hạn chế:
Một là, Lào đi lên xây dựng CNXH với xuất phát điểm rất thấp. Khi đất
nước đã được giải phóng, Lào đi lên xây dựng CNXH với xuất phát điểm vô
cùng thấp. Nền kinh tế chủ đạo của Lào vẫn là nông nghiệp, song sản xuất rất
manh mún mang tính chất tự nhiên, tự cấp tự túc. Trong nông nghiệp chưa có
sự phân công lao động theo ngành nghề, tình trạng bỏ hoang ruộng đất diễn ra
khá phổ biến (khoảng 10 vạn ha). Diện tích đất đai còn lại thuận lợi cho canh
91

tác chỉ vào khoảng 800.000 ha. Lào có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú,
song do chiến tranh và chậm chuyển đổi nên lâm nghiệp không trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Trước 1975, các cơ sở khai thác và chế biến gỗ đều do tư bản
mại bản và một bộ phận lớn quan chức trong chính quyền cũ nắm, vì vậy khi
tiến hành quốc hữu hoá hầu hết các cơ sở này đã không còn hoạt động. Một đặc
điểm địa lý rất cơ bản của Lào là không có đường bờ biển, địa hình lại hiểm trở.
Phía Bắc núi rừng trùng điệp, phía Đông là dãy Trường Sơn (Pu Luống), phía
Nam bằng phẳng lại giáp với Campuchia, nơi đang có nội chiến luôn có nguy cơ
xảy ra chiến tranh biên giới, phía Tây nơi có con sông Mêkông (Mè Nậm
khoóng) tàu bè có thể xuôi ngược dễ dàng, song hiện tại lại là biên giới giữa Lào
với Thái Lan dài hơn 1000 km, nhiều nơi bên kia giới tuyến đang là địa bàn
đứng chân của các lực lượng phản động lưu vong. Những đặc điểm địa - kinh tế
này của Lào là một thách đố lớn trong việc xây dựng và bảo vệ chế độ mới. Nó
trực tiếp góp phần cản trở nền kinh tế hàng hoá của Lào.
Hai là, việc tổ chức quán triệt, thấm nhuần và cụ thể hóa đường lối,
chính sách đối ngoại thành kế hoạc,chương trình hành động của ngành ngoại
giao từ trung ương đến địa phương chưa thật sâu sắc, kịp thời, không thường
xuyên và không đồng bộ, thiếu chiến lược dài hạn trong hoạt động đối ngoại.
Ba là, việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, chủ nghĩa
Mác - Lênin cho cán bộ chủ chốt của ngành ngoại giao chưa qua lớp đào tạo
về chuyên môn hoặc về lý luận - chính trị còn hạn chế. Lực lượng làm công
tác đối ngoại một số chưa vững vàng về phẩm chất chính trị, tại một số đơn vị
trong nước và một số cơ quan đại diện ở nước ngoài còn mất đoàn kết, ảnh
hưởng đến hiểu quả công tác; một bộ phận cán bộ còn thiếu sự hăng hái học
tập, tính sáng tạo và nhạy bén chưa cao, một số thoái hóa về phẩm chất, chưa
đảm bảo được chất lượng hoạt động đối ngoại.
92

Bốn là, ngân sách cho hoạt động đối ngoại còn eo hẹp, việc đầu tư cho
cơ sở hạ tầng chưa nhiều, công tác thông tin đối ngoại nhiều lúc còn chậm và
nguồn thông tin, thống kê đôi khi còn chưa chính xác, thiếu thống nhất, còn
nhiều bất cập.
Tiểu kết chương 2
Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết
sức phức tạp, khó lường. Trước tình hình khó khăn, phức tạp, Đảng NDCM
Lào tiếp tục khẳng định kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc
lập, hữu nghị và hợp tác và đã giành được những thành tựu đáng khích lệ:
quan hệ đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước được sự ủng hộ rộng rãi từ
các nước bạn bè gần xa. Hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng vào sự
nghiệp xây dựng nước CHDCND Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất
và thịnh vượng, phấn đấu cho mục tiêu đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém
phát triển vào năm 2020, bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc.
Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ và
củng cố nền độc lập dân tộc ở CHDCND Lào giai đoạn 1986 - 2015 có những
nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong nước và quốc tế. Đảng NDCM
Lào đã lãnh đạo công tác đối ngoại theo nội dung và phương thức phù hợp
với tình hình thế giới và trong nước, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự
nghiệp công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế
giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Quan hệ đặc biệt
Lào - Việt Nam luôn được nhấn mạnh trong chính sách đối ngoại của Lào, là
một nhân tố quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại của Lào.
Cần nhận thức rõ thành tựu và hạn chế, cũng như những nguyên nhân
thành tựu và hạn chế, rút kinh nghiệm, làm cơ sở thúc đẩy và nâng cao hơn
nữa hiệu quả hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc
ở CHDCND Lào trong thời gian tới.
93

Chương 3
MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐỐI NGOẠI TRONG XÂY DỰNG BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC Ở CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO THỜI GIAN TỚI

3.1. Một số dự báo về hoạt động đối ngoại trong xây dựng và bảo vệ
đất nước ở Lào trong thời gian tới
3.1.1. Tình hình thế giới và khu vực tác động đến hoạt động đối ngoại
và công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở Lào
Trong thời kỳ mới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày càng gia
tăng tốc độ, xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển, tác động rất sâu rộng
đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tinh thần, quốc
phòng, an ninh của mọi quốc gia, dù là ở trung tâm đô hội hay là ở vùng xa
xôi, hẻo lánh, dù là ở nước phát triển hay ở nước còn nghèo nàn, lạc hậu.
Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển, đưa đến sự biến đổi và phát triển theo chiều sâu của các lĩnh vực trong
đời sống xã hội, xâm nhập vào quá trình phân công lao động, quản lý sản
xuất, cơ cấu dân cư và cơ cấu giai cấp - xã hội. Công nghệ thông tin nổi lên
như là “điểm nhấn” của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. “Tiến công
trên mạng”, “cách mạng qua mạng Internet”… đã và đang được sử dụng để
thâm nhập, can thiệp, tấn công lẫn nhau của các chủ thể chính trị và cả các cá
nhân, các nhóm cá nhân, làm cho tình hình an ninh quốc gia, an ninh tư
tưởng, văn hóa, môi trường sinh thái càng trở nên khó kiểm soát. Trong điều
kiện đó, hoạt động đối ngoại và công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở Lào
vừa có thuận lợi vừa gặp phải những khó khăn phức tạp mới. Sự phát triển
của khoa học công nghệ làm cho khả năng, hình thức xây dựng và bảo vệ đất
nước, tạo cơ sở thuận lợi cho sự giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các
dân tộc. Đồng thời cũng tạo cơ sở, điều kiện những thế lực thù địch “can
94

thiệp” vào các quốc gia dân tộc, độc lập dân tộc đứng trước những thách thức
không dễ dàng vượt qua.
Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá là thời cơ và cũng là thách thức đối với
hoạt động đối ngoại và công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở Lào. Chủ
nghĩa đế quốc ngày càng ráo riết và triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, những
lợi thế về tiềm lực kinh tế, khoa học khai thác những thành tựu khoa học, công
nghệ trên các lĩnh vực để triển khai, đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”
tiến hành một dạng chiến tranh đặc biệt, nhằm áp đặt các giá trị tư sản, đe dọa
nền độc lập dân tộc của các quốc gia dân tộc khác, đặc biệt đối với những nước
còn kém phát triển như Lào. Những luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ
quyền”, “nhân quyền không biên giới”; “chiến tranh qua các nền văn minh”,
không còn là “hệ tư tưởng hay kinh tế nữa” v.v. được các thế lực đế quốc sử
dụng như là cơ sở lý luận - tư tưởng cho những hành động can thiệp, chiến tranh
xâm lược các quốc gia độc lập có chủ quyền trên thế giới.
Hiện nay, tuy hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu
thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung
đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can
thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh
tranh quyết liệt về kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp. Các mâu thuẫn cơ bản
trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại
và phát triển. Chiến lược “diễn biến hoà bình” được các thế lực thù địch ráo
riết đẩy mạnh chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Mâu thuẫn giữa
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội vẫn là mâu thuẫn cơ bản của thời đại
ngày nay; thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu nhất quán, không
thay đổi của chủ nghĩa tư bản, đế quốc. Điều đó đặt ra những thách thức mới,
yêu cầu, nội dung mới cho việc thực hiện hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ,
củng cố nền độc lập dân tôc của Lào.
95

Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an
ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh...tiếp tục diễn biến
phức tạp. Khủng bố và việc lợi dụng “chống khủng bố” để can thiệp, phát
động chiến tranh chống các quốc gia độc lập có chủ quyền đã đe doạ nghiêm
trọng hoà bình và an ninh của nhiều quốc gia dân tộc và thế giới, kích thích
cuộc chạy đua vũ trang mới của những tên lái súng, những tập đoàn tư bản
quân sự, những thế lực hiếu chiến trên quy mô mới, với tính chất đặc biệt
nguy hiểm. Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ
cao tiếp tục gia tăng. An ninh phi truyền thống trở thành vấn đề toàn cầu và
mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia dân tộc, của các khu vực và cả cộng
đồng nhân loại. Những yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm
xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, an ninh tài chính, an ninh năng
lượng, lương thực, an ninh tư tưởng văn hóa, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch
bệnh… đều đe dọa đến sự ổn định xã hội, thử thách năng lực điều hành của
các chính phủ, sự vững chắc của thế chế chính trị của các nước, nền độc lập
của các quốc gia, hiệu quả thực tế của hợp tác và liên kết toàn cầu. An ninh và
phát triển của các quốc gia có nhiều thách thức mới trong kinh tế - đối ngoại,
chính trị - tư tưởng, an ninh - quốc phòng, khoa học - công nghệ, tài nguyên -
môi trường, văn hoá - xã hội, phát triển nhân lực và an sinh con người v.v…
đặt “thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng
lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương”, bao gồm cả ở
khu vực Đông Nam Á.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng,
xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm ẩn
những yếu tố gây mất ổn định như: tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về
biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn về kinh
tế, chính trị, xã hội ở mỗi nước…, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Trong
tình hình mới, quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, mậu dịch và các quan hệ
96

an ninh, quốc phòng, văn hóa, du lịch giữa các quốc gia khu vực ngày càng
gia tăng, nhưng cũng chịu sự chi phối và tác động mạnh mẽ bởi các quan hệ
và lợi ích của các nước lớn. Điều chú ý là, các nước lớn trên thế giới và trong
khu vực ngày càng đặt lợi ích và mối quan tâm nhiều hơn vào châu Á - Thái
Bình Dương, làm cho nhiều vấn đề diễn ra trong khu vực chứa chất trong nó
nhiều mâu thuẫn và lợi ích đan xen. Những sự chuyển dịch trọng tâm chiến
lược sang châu Á - Thái Bình Dương của các nước lớn trong thời gian gần
đây càng cho thấy tính chất cạnh tranh quyết liệt về quyền lợi ở khu vực này,
đã và đang làm phức tạp thêm tình hình, gia tăng nguy cơ đe dọa ổn định và
hòa bình khu vực và độc lập chủ quyền của các quốc gia khu vực.
Hơn 45 năm tồn tại, ASEAN thể hiện vai trò ngày càng tăng trong các
quan hệ quốc tế, đặc biệt trong mối quan hệ giữa các nước lớn. Với sự phát
triển về kinh tế và với vị trí địa - chính trị của mình, các nước ASEAN đã và
đang trở thành một thực thể kinh tế quan trọng trong các mối quan hệ kinh tế
ở khu vực và trên thế giới, đồng thời có tiếng nói ngày càng quan trọng trên
các diễn đàn quốc tế. Sự phát triển năng động, ổn định, hoà bình của các quốc
gia ASEAN đang gặp phải nhiều thách thức bởi những lợi ích đan cài, rất
khác nhau giữa các nước lớn; bởi sự chia rẽ của các nước phát triển; bởi
những vấn đề phức tạp do lịch sử để lại; bởi những mâu thuẫn và tranh chấp
chủ quyền và lợi ích, đặc biệt là ở Biển Đông. Một Đông Nam Á ổn định,
đoàn kết, thống nhất và phát triển (đang phấn đấu đến cuối năm 2015 trở
thành Cộng đồng Đông Nam Á) không phải là mong muốn của chủ nghĩa đế
quốc. Những động thái mới đây càng cho thấy Mỹ đã và đang cố gắng tăng
cường sự hiện diện của mình, sự hiện diện quân sự ở Đông Nam Á, nhằm gây
ảnh hưởng và chi phối các quốc gia khu vực, tạo lợi thế cạnh tranh với các
nước lớn khác. Một số nước lớn khác cũng tăng cường phát huy ảnh hưởng
của mình bằng các quan hệ kinh tế, hợp tác, đầu tư, an ninh, quốc phòng và cả
văn hóa.
97

Những khác biệt, mâu thuẫn về chủ quyền, lợi ích và lịch sử, văn hóa
giữa các quốc gia khu vực ngày càng bị các thế lực bên ngoài khai thác, lợi
dụng, chia rẽ sự thống nhất nội khối, làm suy yếu từng quốc gia và cả khối.
Đông Nam Á ngày càng trở thành khu vực khá nóng bỏng bởi diễn ra sự cạnh
tranh quyền lực và lợi ích của các nước lớn, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông.
Hiện nay, các nước AESAN đang nỗ lực phấn đấu nhằm đạt được mục tiêu
xây dựng thành công Cộng đồng AESAN dựa trên 3 trụ cột chính: Cộng đồng
an ninh AESAN, Cộng đồng kinh tế AESAN và Cộng đồng văn hóa - xã hội
AESAN vào năm 2015, như quyết định của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN
lần thứ 10 họp ở Cebu, Philipin. Đó là những thuận lợi lớn và thời cơ cho sự
phát triển Cộng đồng ASEAN, tạo thuận lợi cho hoạt động đối ngoại và công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở Lào trong thời gian tới.
Trong thời gian tới, sự tranh giành quyền lực, gây ảnh hưởng, chi phối
thế giới của các nước lớn tiếp tục diễn ra phức tạp, quyết liệt với tính chất
vừa cạnh tranh, kiềm chế, vừa hợp tác với nhau. Khu vực Đông Nam Á trong
nhiều thập kỷ qua là khu vực diễn ra sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các nước
lớn trên thế giới. Các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga
và Ấn Độ, đều có những chính sách chi phối, ảnh hưởng đến khu vực với
những mức độ khác nhau, đồng thời tìm cách thỏa hiệp, kiềm chế các đối thủ
khác trong cạnh tranh ảnh hưởng đối với khu vực, xác lập vị trí của mình ở
Đông Nam Á theo hướng có lợi. Các nước lớn thường tìm cách phân hoá và
gây sức ép đối với ASEAN trên một số vấn đề có lợi ích chiến lược, nhằm
phục vụ chính sách khu vực của họ và tranh giành ảnh hưởng với nhau. Ở thời
điểm hiện tại, vị trí ảnh hưởng thực tế của các nước lớn tham gia cạnh tranh
chiến lược ở khu vực Đông Nam Á có sự khác nhau, với những địa vị và tầm
ảnh hưởng, sự chi phối khác nhau đối với khu vực.
98

Đối với Mỹ, Đông Nam Á không còn là khu vực có lợi ích sống còn như
thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh Việt Nam, song tầm quan trọng của Đông
Nam Á vẫn luôn có ý nghĩa đáng kể nhất trong chiến lược châu Á - Thái Bình
Dương của Mỹ, cho dù mối quan hệ này do nhiều yếu tố đã có những thay
đổi. Bằng các quan hệ đa phương và song phương, Mỹ đã dần lấy lại những
ảnh hưởng của mình đối với khu vực Đông Nam Á. Các chính sách hỗ trợ và
hợp tác với ASEAN cùng với hàng loạt các chương trình sáng kiến, các gói
hợp tác tiểu vùng sông Mêkông cùng với những tuyên bố mới nhất về vấn đề
biển Đông... cho thấy tầm quan trọng của Đông Nam Á với chiến lược can dự
mới của Mỹ. Bên cạnh hợp tác kinh tế, Mỹ cũng dần phục hồi và tăng cường
hợp tác an ninh quân sự với những thoả thuận mới đối với nhiều nước Đông
Nam Á, thậm chí còn cho một số nước như Thái Lan và Philippin được hưởng
quy chế “đồng minh ngoài NATO”.
99

Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách hai mặt trong chiến lược Đông
Nam Á. Một mặt, Trung Quốc thi hành chính sách hoà bình, hữu nghị, hợp
tác láng giềng thân thiện với các nước ASEAN, mặt khác tăng mở rộng ảnh
hưởng, “lấp chỗ trống” ở khu vực này bằng việc tăng cường sức mạnh kinh tế
và phô trương quyền lực quân sự. Trong suốt quá trình này, nhiều kế hoạch
thoả thuận đã được Trung Quốc kí kết với các nước ASEAN như: Kế hoạch
hành động Trung Quốc - Thái Lan thế kỷ XXI (1999); Hiệp định tăng cường
hợp tác với Việt Nam theo tinh thần 16 chữ (1999); Hiệp định khung về hợp tác
song phương với Philippin (2000); Tuyên bố quan hệ đối tác chiến lược với
Inđônêsia (2005); Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện với ASEAN và
hình thành Khu vực mậu dịch tự do CAFTA (2002)...Tuy nhiên, Trung Quốc
vẫn không ngừng đưa ra những quan điểm và biện pháp can thiệp cứng rắn
nhằm mở rộng phạm vi bành trướng của mình trên Biển Đông gây không ít quan
ngại cho các nước Đông Nam Á về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, tạo ra
những căng thẳng trong khu vực. Vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với
khu vực này, cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực đều có tác động đến vấn đề xây
dựng và bảo vệ đất nước của các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời cũng thách
thức nhiều nước lớn khác khi muốn tham gia ảnh hưởng ở đây.
Đối với Nga, trong những năm gần đây, Nga ngày càng nhận thức rõ
tầm quan trọng của ASEAN trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nga
coi ASEAN là nhân tố quan trọng trong hoạt động liên kết Á - Âu hay các
Diễn đàn hợp tác. Trong khu vực này, Lào cùng với Việt Nam và Campuchia
là những nước vốn là bạn bè truyền thống trong nội khối XHCN trước đây với
Liên Xô. Từ nhận thức và những điều kiện đó, quan hệ Nga - các nước
ASEAN không ngừng được phát triển. Sự hiện diện của Nga tại khu vực cũng
cổ vũ cho nhiều nước EU muốn có những quan hệ hợp tác gần gũi hơn với
Đông Nam Á, nhất là các nước đã từng cai trị khu vực này trong thời kỳ chủ
nghĩa thực dân cũ.
100

Đối với Nhật Bản, sang thế kỷ XXI, quốc gia này đã có sự điều chỉnh
chính sách của mình đối với khu vực Đông Nam Á. Những quan hệ với từng
quốc gia trong khu vực đã được hình thành trong lịch sử nay tiếp tục được
củng cố bằng chủ trương hợp tác toàn diện với ASEAN. Nhật Bản coi các
nước ASEAN là những đối tác chiến lược, là một mắt xích quan trọng để thực
hiện sự cân bằng trong hợp tác Đông Á, đồng thời nâng cao địa vị và ảnh
hưởng của chính mình.
Đối với Ấn Độ, chính sách hướng Đông rồi hành động hướng Đông
trong những năm gần đây đã tạo được điểm nhấn đáng kể, đó là vị trí của
mình ở khu vực Đông Nam Á. Những thoả thuận đã đạt được trong hợp tác
nhiều mặt, đặc biệt chính trị và quân sự với ASEAN đã cho thấy tầm ảnh
hưởng ngày càng rõ nét của Ấn Độ tại đây. Ấn Độ đã là nước thành viên đối
thoại gần như đầy đủ với ASEAN. Triển vọng hợp tác này tiếp tục được nâng
lên tầm cao mới.
Như vậy, khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh mới và sự gia tăng toàn
cầu hoá đã đưa tới những nhu cầu mở rộng sự hợp tác và gắn kết khu vực
ngày càng chặt chẽ hơn. Hơn nữa, việc các nước lớn trên thế giới từ những ý
đồ khác nhau của mình, gia tăng mối quan hệ với các nước ASEAN đã làm
tăng thêm tính nhạy cảm và đa nguyên trong cơ cấu quyền lực và lợi ích chiến
lược tại khu vực này. Sự hiện diện của các nước lớn đối với khu vực đã đặt ra
những yêu cầu mới cho các nước ASEAN về sự lựa chọn con đường phát
triển và hội nhập, về sự cân bằng và tính kiềm chế tương đối trong mối quan
hệ với các nước lớn nhằm đảm bảo giữ vững lợi ích quốc gia dân tộc. Những
thay đổi trên đây làm cho tất cả các nước Đông Nam Á, trong đó có
CHDCND Lào trở nên năng động hơn trong việc thực thi các biện pháp chính
sách đối ngoại vì mục tiêu phát triển đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc của
mình một cách thích hợp nhất.
101

Tính hình đất nước Lào tuy còn có những khó khăn, nhưng có nhiều
thuận lợi cơ bản. Sau những năm đầu xây dựng CNXH, Lào đã đạt được
nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, đời sống nhân dân
bước đầu được cải thiện. Bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân được kiện toàn,
hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương là cơ sở quan trọng để phát huy sức
mạnh đại đoàn kết các lực lượng xã hội và các bộ tộc Lào, đồng thời tranh thủ
được sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế ; vị thế của CHDCND
Lào ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Bằng sức mạnh tổng hợp
toàn dân tộc, trong đó có sức mạnh ngoại giao, Lào đã đập tan các âm mưu
phá hoại, xâm nhập của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, bảo vệ vững
chắc thành quả cách mạng, độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc. Đây là nhân
tố thuận lợi để Lào tăng cường hoạt động đối ngoại đóng góp vào công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước của mình.

3.1.2. Phương hướng tăng cường hoạt động đối ngoại đóng góp vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở Lào thời gian tới
Đảng NDCM Lào; các đại hội của Đảng Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại
Trung ương và các hội nghị công tác ngoại giao luôn luôn nhấn mạnh về mục
tiêu chung trong hoạt động đối ngoại của CHDCND Lào là: Tạo môi trường
quốc tế thuận lợi nhằm phục vụ việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là bảo
vệ và xây dựng Tổ quốc, làm cho thế giới hiểu biết đúng đắn hơn về đất nước,
con người Lào, về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào, từ đó có
sự hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ Lào, đồng thời, tiếp tục đóng góp thích hợp vào
công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội. không ngừng phát huy vai trò, uy thế của Đảng và
Nhà nước Lào trong khu vực và trên trường quốc tế. Tại Đại hội IX, Đảng
NDCM Lào đã nhấn mạnh: "Mục tiêu trong hoạt động đối ngoại các cấp là
102

tuyên truyền cho các nước khác hiểu sâu sắc hơn vê đường lối của Đảng, về
đất nước, con người Lào nhằm phát triển tăng cường quan hệ hữu nghị và sự
tin cậy của cộng đồng quốc tê, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút, tranh
thủ sức mạnh từ bên ngoài, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời ra sức góp phần tích cực cùng với nhân các
nước trên thế giới trong sự nghiệp bảo vệ hòa bình bền vững và tăng cường
hợp tác phát trển”[65;tr.39].
Để cường vị thế của mình, định hướng của chính sách đối ngoại trong
thời gian tới là bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, xây dựng môi trường hòa
bình trong khu vực và trên thế giới, tăng cường hợp tác quốc tế về nằm thu
hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm, tiến tới góp phần vào việc hình thành trật
tự thế giới mới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
103

Dựa theo chinh sách đối ngoại của Đảng được thông qua tại Đại hội
VIII, năm 2006 và Đại hội IX năm 2011, do sự diễn biến phức tạp của tình
hình thế giới và khu vực hiện nay và những năm tiếp theo, để thực hiện những
mục tiêu của chính sách đối ngoại nước CHDCND Lào chú trọng thực hiện
những phương hướng tăng cường đóng góp đảm bảo độc lập và an ninh quốc
gia, nâng cao vai trò chính trị, vị thế của đất nước, tranh thủ lợi ích kinh tế.
Phương hướng tăng cường hoạt động đối ngoại đóng góp vào công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước ở Lào thời gian tới thể hiện trên những nội dung
chính sau:
Thứ nhất, tiếp tục kiên định trước sau như một chính sách đối ngoại hóa,
đa phương hóa, đa hình thức với các nước và vùng lãnh thổ, với các trung tâm
kinh tế - chính trị trên thế giới và trong khu vực, các tổ chứ quốc tế trên cơ sở
tôn trong độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng đẳng cùng có lợi, không sử dụng
bạo lực và giải quyết những vấn đề tranh chấp bằn thương lượng hòa bình.
Thứ hai, tăng cường quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện với Việt Nam,
hợp tác toàn diện với các nước XHCN, mở rộng quan hệ hợp tác các trên cơ
số 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, Nâng cao vị thế, vai trò của đất nước
trên trường quốc tế, chủ động tranh thủ sự hợp tác kinh tế với bên ngoài. Tăng
cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước an hem là sự ưu tiên trong
chính sách đối ngoại của CHDCND Lào ngay từ khi đất nước mới được giải
phòng và luôn luôn được Đảng, Nhà nước Lào coi là nhân tố quan trọng trong
công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
104

Thứ ba, tăng cường quan hệ mọi mặt với các nước anh em và các nước
trên thế giới, CHDCND Lào củng cổ quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với
các nước anh em và các nước khác trên toàn thế giới trên cơ sở bình đẳng,
cùng có lợi, chú trọng chất lượng và hiệu quả của sự hợp tác, tạo điều kiện
cần thiết để đủ khả năng hợp tác với các nước anh em, các nước trên thế giới
và khai thác tiềm năng kinh tế của đất nước Lào, đào tạo nguồn nhân lực tiến
tới hợp tác song phương cùng có lợi, không ỷ lại hoặc lệ thuộc vào sự giúp đỡ
của nước ngoài.
Thứ tư, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, khu vực.
Trong phát triển quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, CHDCND Lào sẽ
tăng cương hoạt động đối ngoại song phương và đa phương, tích cực hoạt
động trong khuôn khổ ASEAN, nhất là trong thực hiện Hiến chương ASEAN
và tiến tới việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 dựa trên 3 trụ
cột, với hai phương thức đặc trưng cơ bản là không can thiệp và đồng thuận
về nguyên tắc, nhưng mềm dẻo, linh hoạt trong hành động, hơp tác tiểu vùng
nhằm đem lại lợi ích chính trị và kinh tế cho Tổ quốc càng ngày nhiều.
3.2. Một số đề xuất, khuyến nghị nhằm tăng cường đóng góp hoạt
động đối ngoại trong xây dựng và bảo vệ đất nước ở Lào
3.2.1. Nhận thức đúng đắn và sâu sắc vai trò của hoạt động đối ngoại
trong xây dựng và bảo vệ đất nước ở Lào trong tình hình mới
Giải pháp có tầm quan trọng dầu tiên là phải có nhận thức đúng đắn và
sâu sắc vai trò của hoạt động đối ngoại trong xây dựng và bảo vệ đất nước ở
Lào trong tình hình mới. Trong những điều kiện và hoàn cảnh mới, đất nước
vừa có hoà bình, vừa phải lo đối phó với các thế lực thù địch chống phá bằng
nhiều thủ đoạn, tình hình xung đột và những sự biến chính trị trong khu vực
đã đặt nhiệm vụ đối ngoại nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của Lào lên vị trí
trọng yếu. Các hoạt động đối ngoại là sự tiếp tục của đối nội đều tập trung
105

tăng cường sức mạnh tự bảo vệ của Lào. Nhận thức rõ mối quan hệ bên trong
và bên ngoài trong chiến lược ổn định để phát triển, cần tích cực xây dựng
quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực, cởi mở với thế giới bên ngoài.
Cần nhận thức rõ, các quốc gia dân tộc không thể phát triển được trong không
gian toàn cầu với sự tác động mạnh mẽ đa chiều, nhiều tầng, nhiều nấc, với sự
chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, nếu
không có chiến lược phát triển phù hợp, nếu không tỉnh táo, không biết gia
tăng sức mạnh của bản thân mình để có thể thích ứng với tình hình và phát
triển đi lên vững chắc. Trong bối cảnh đó, các quốc gia dân tộc trên thế giới
cần thực hiện chiến lược, sách lược và đối sách của mình nhằm bảo vệ độc lập
dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
3.2.2. Đẩy mạnh và nâng cao hiểu quả quan hệ với các nước Đông
Dương, đặc biệt là với Việt Nam trong tình hình mới
Thực hiện tuyên bố ngoại giao của nước CHDCND Lào ngay trong ngày
đầu tiên thành lập Nhà nước, ngày 2 - 12 - 1975. Đi đôi với đoàn kết đặc biệt,
liên minh chiến đấu với nhân dân Việt Nam và Campuchia anh em. Thực tế ở
khu vực Đông Dương, sau năm 1975 cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ
XX và đến nay, tình hình chính trị, an ninh tiếp tục diễn biến theo chiều
hướng phức tạp. Đông Dương thực chất vẫn bị các thế lực phản động quốc tế và
trong nước âm mưu chia rẽ khối đoàn kết và công cuộc xây dựng đất nước của
nhân dân ba nước Đông Dương. Vì vậy, những hoạt động đối ngoại ưu tiên của
Lào là phải nhằm khôi phục kinh tế - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh và
giữ vững sự ổn định chính trị, thực chất là bảo vệ nền độc lập dân tộc non trẻ,
hướng tới các mối quan hệ trong phe XHCN, đặc biệt là hai nước láng giềng có
quan hệ lịch sử truyền thống đã cùng Lào sát cánh trong cuộc đấu tranh chống kẻ
thù chung và nay lại đang có chung những nhận thức về thời đại, có những nguy
106

cơ dân tộc tương đối giống nhau, đó là Việt Nam và Campuchia. Cả Lào, Việt
Nam và Campuchia cùng có chung một nhận thức sâu sắc rằng, chỉ có con
đường đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa ba dân tộc mới có thể đập tan mọi âm
mưu phá hoại của các thế lực phản động, thù địch quốc tế, cùng nhau đẩy mạnh
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của mỗi nước.
Đối với Việt Nam, Lào luôn khẳng định và cụ thể hoá quyết tâm thắt chặt
mối quan hệ gắn bó, thuỷ chung đã được tạo dựng trong lịch sử. Ngay sau khi
nhân dân các bộ tộc Lào hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc, đoàn đại biểu
cấp cao của Lào do Tổng bí thư Cayxỏn Phômvihẳn đã thăm hữu nghị chính
thức các nước XHCN anh em nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ đồng chí gắn
bó trong hai cuộc chiến tranh giành độc lập, đồng thời khẳng định đường lối đối
ngoại nhất quán, thuỷ chung son sắt của mình. Mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt
Nam, tình đoàn kết chiến đấu và tình hữu nghị không thể lay chuyển được giữa
nhân dân hai nước, tình đồng chí vĩ đại giữa hai Đảng được tôi luyện trong mấy
chục năm đồng cam cộng khổ, cùng chiến đấu, cùng chiến thắng kẻ thù xâm
lược, cùng hợp tác, giúp đỡ nhau xây dựng đất nước là một truyền thống quý
báu, một sức mạnh vô địch của hai dân tộc và hai Đảng, một thực tiễn sinh động,
một quy luật phát triển của cách mạng hai nước. Việc tăng cường tình đoàn kết
keo sơn và quan hệ hợp tác lâu dài về mọi mặt giữa Lào - Việt Nam đáp ứng
nguyện vọng thiết tha và lợi ích sống còn của nhân dân mỗi nước trong sự
nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng CNXH.
107

Những hoạt động đối ngoại của Lào nói chung và trong quan hệ với Việt
Nam nói riêng đã góp phần giúp cách mạng Lào từng bước vượt qua mọi khó
khăn, thử thách, là nhân tố quan trọng tạo ra môi trường hoà bình thuận lợi
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trên tinh thần tin cậy, đoàn kết
đặc biệt, Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ trong việc bảo vệ vững
chắc an ninh, độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Lào, phá tan những âm mưu
của các thế lực phản động trong nước và quốc tế.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là tài sản vô giá của hai dân tộc, các
thế hệ của nhân dân hai nước gìn giữ tình đoàn kết Việt Nam - Lào như
“chính con ngươi của mắt mình” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn và
thúc đẩy có hiệu quả hợp tác toàn diện, đặc biệt là hợp tác kinh tế, thương mại
giữa hai quốc gia, đưa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát
triển mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Quan hệ hợp tác giữa hai nước
Việt Nam và Lào ngày nay được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có
lợi và trên tinh thần quan hệ đặc biệt, dành ưu tiên, ưu đãi cho nhau một cách
hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hai nước có các điều kiện hết sức
thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác theo tinh thần đổi mới tư duy, tạo ra
những đột phá mới để phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trên cơ sở
phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường của mỗi nước.
Nhìn lại chặng đường lịch sử hơn 50 năm qua, đặc biệt qua hơn 35 năm
thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, quan hệ hữu nghị
truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào ngày càng trở nên
gắn bó keo sơn và phát triển sâu rộng, trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, đối
ngoại, quốc phòng - an ninh, giáo dục đào tạo cho tới kinh tế, thương mại, đầu
tư, khoa học - kỹ thuật. Các cơ chế hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là ở cấp cao
nhất tiếp tục được tổ chức thường xuyên và phát huy hiệu quả. Quan hệ hợp tác
giúp đỡ lẫn nhau giữa các ban Đảng, Bộ, ngành, các đoàn thể, các tổ chức nhân
108

dân và các địa phương hai nước ngày càng được mở rộng và gắn bó. Hai bên đã
ký và thực hiện các Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật
Việt Nam - Lào qua các giai đoạn (Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học
và kỹ thuật Việt Nam - Lào giai đoạn 1996 - 2000; Chiến lược hợp tác 2001 -
2010, Kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2006 - 2010; Chiến lược hợp
tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Lào giai đoạn 2011 - 2020
và Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa Chính phủ
Việt Nam - Lào giai đoạn 2011 - 2015).
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, năm 2015 Việt Nam sẽ cung cấp các
khoản viện trợ không hoàn lại tổng số 836 tỷ VND (307,8 tỷ kíp) dành cho
Lào, tăng 30% so với năm 2014[85].Sự gia tăng viện trợ này sẽ giúp các Bộ,
ngành và địa phương Lào có thêm khoản tài chính để thực hiện các dự án ưu tiên
nằm trong giải pháp tại phiên họp Chính phủ mở rộng gần đây.
Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Việt Nam dành cho Lào đã tăng
lên trong những những năm gần đây. Năm tài chính 2012-2013 là 189 tỷ kíp
(khoảng 23,3 triệu USD); năm 2013-2014 là 229, 6 tỷ kíp (khoảng 28,2 triệu
USD). Viện trợ của Việt Nam đã được tài trợ cho các hoạt động trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, quan trọng nhất là phát triển nguồn nhân lực. Việt Nam là nước
cung cấp học bổng lớn nhất cho Lào. Hiện có khoảng 9.295 sinh viên và cán bộ
Lào đang học tập tại Việt Nam. Riêng trong năm 2013, Việt Nam đã cung cấp
khoảng 900 học bổng cho sinh viên và cán bộ Lào để học tập tại Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã công bố sẽ tăng số lượng học bổng dành cho Lào lên
1.000 mỗi năm trong giai đoạn đến năm 2020[85].
Quan hệ hợp tác Lào-Việt Nam không ngừng phát triển trong những
năm gần đây. Năm 2014, đã thực hiện trao đổi đoàn tổng số khoảng 410 đoàn,
trong đó 206 đoàn Lào và 204 đoàn Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam
hoạt động tích cực ở Lào, giá trị đầu tư hiện nay đạt khoảng 5 tỷ USD. Năm
109

2014, kim ngạch thương mại hai chiều Lào-Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, tăng
24,5% so với năm 2013[85].
Trong thời gian tới, cần tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp thực hiện
trên cơ sở bổ sung và điều chỉnh cơ chế, chính sách, chương trình và tổ chức
chỉ đạo hợp tác cho phù hợp với thực tế và những đòi hỏi mới của sự hợp tác
toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
và khu vực hiện nay và những năm tới, càng cần phải đẩy nhanh việc điều
chỉnh kịp thời, linh hoạt các nội dung đã thỏa thuận bằng các văn bản hợp tác
nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị hợp tác nắm bắt thông tin cần thiết
và đầy đủ, trên cơ sở đó thực hiện có hiệu quả những mục tiêu chiến lược hợp
tác mà hai nước đã đặt ra. Tiếp tục đi sâu trao đổi thông tin, kinh nghiệm,
nhất là những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng Đảng, về công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp
nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong giai
đoạn mới, trong đó đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền, giáo dục dưới nhiều
hình thức.
Với những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước mang tính chỉ đạo
xuyên suốt trong tổng thể của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, chúng ta
hoàn toàn có cơ sở để khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình
đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và
nhân dân hai nước Việt Nam - Lào sẽ có bước phát triển mới, năng động, hiệu
quả, thiết thực, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của nhân dân hai nước là xây
dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh và xây dựng thành công nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống
nhất và phồn vinh, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát
triển ở khu vực và trên thế giới.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả hợp tác với các nước trên thế giới
110

Đối với các nước XHCN, nhất quán quan điểm tiếp tục duy trì mối quan
hệ hữu nghị, hợp tác; tiếp tục củng cố và gia tăng các mối quan hệ truyền
thống với các nước XHCN là một trong những trọng tâm ưu tiên trong nhiệm
vụ đối ngoại của Lào. Nó không những là nhiệm vụ ngoại giao chính trị mà
còn thể hiện rõ những giá trị phục vụ kinh tế cho công cuộc tái thiết đất nước.
Đối với các nước TBCN, do sớm nhận thức được vai trò và sự tác động
của các nước TBCN đối với nền hoà bình chung của thế giới cũng như đối với
độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước, Lào đã nhanh chóng thiết lập cơ chế đa
phương trong quan hệ quốc tế. Đây có thể nói là điểm sáng tạo tích cực nổi
bật về chính sách đối ngoại của Lào trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế
giới, nhất là trong sự khác biệt không nhỏ về hệ tư tưởng của cục diện đấu
tranh “hai phe” thời kì này. Ngay sau khi thành lập Nhà nước, Lào đã tuyên
bố bình thường hoá và thể hiện mong muốn đặt quan hệ ngoại giao với tất cả
các nước trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các Hiệp
nghị và Nghị định thư mà Chính phủ quốc gia liên hiệp lâm thời và Mặt trận
Lào yêu nước đã ký kết với các nước. Đặt quan hệ với chính phủ Mỹ, Anh,
CHLB Đức, Nhật Bản, Ôtxtrâylia; tranh thủ sự giúp đỡ của Thuỵ Điển, Hà
Lan…Vì vậy, tuy là quốc gia độc lập theo định hướng XHCN, Lào vẫn không
chỉ nhận được viện trợ từ các nước XHCN mà còn tiếp tục tranh thủ được sự
giúp đỡ đa dạng của các nước TBCN, trong đó có Mỹ và phương Tây, các tổ
chức tài chính quốc tế. Đáng kể nhất là các tổ chức trong hệ thống Liên hợp
quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức phi chính phủ khác. Trong tình
hình mới, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hieuj quả của các quan hệ hợp tác đó.
3.2.4. Giữ giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ, khắc phục tư tưởng
hẹp hòi, ỷ lại trong hoạt động đối ngoại nhằm góp phần củng cố độc lập
dân tộc
111

Đại hội IV, Đảng NDCM Lào đồng thời đã nêu ra 5 bài học kinh nghiệm
của cách mạng Lào trong thời kỳ mới, trong đó bài học thứ 5 chính là bài học
về những kinh nghiệm trong bảo vệ, củng cố nền độc lập dân tộc thông qua
các hoạt động đối ngoại: kiên trì về nguyên tắc, song mềm dẻo về sách lược
nhằm đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp cách mạng cũng như phù hợp với
sự vận động mau lẹ của các mối quan hệ quốc tế. Kinh nghiệm này đã chỉ rõ
cho rằng, để đảm bảo độc lập, tự chủ thực sự trong quan hệ quốc tế và trong
việc thiết lập quan hệ bình đẳng, chặt chẽ với các nước anh em, bạn bè quốc
tế một cách lâu dài, nếu chỉ dựa vào bên ngoài là không thể được, chúng ta
phải tuân theo nguyên tắc cùng có lợi, chúng ta phải có ý chí vươn lên, tự chủ
và làm trọn nghĩa vụ quốc tế của mình. Chúng ta phải kiên quyết chống hiện
tượng dân tộc hẹp hòi, tính ỷ lại, chỉ thấy lợi ích kinh tế, không thấy lợi ích
chính trị, thấy lợi ích trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài và cơ bản.
Trong tình hình mới, tính độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế, trong
hoạt động dối ngoại đòi hỏi trong quá trình hội nhập quốc tế, không thể hoàn
toàn chỉ thực hiện những quy ước, định chế chính trị trong khuôn khổ của các
cam kết mà Lào tham gia, mà còn phải tích cực góp phần “điều chỉnh” (có
thể) những nội dung, quy ước, định chế đó, phải góp phần thúc đẩy phương
hướng, mục tiêu hoạt động của các tổ chức và thiết chế khu vực, quốc tế theo
hướng có lợi nhất cho độc lập, chủ quyền và lợi ích của quốc gia dân tộc. Cần
chú trọng khắc phục những biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tính ỷ lại,
chỉ thấy lợi ích kinh tế, không thấy lợi ích chính trị, thấy lợi ích trước mắt mà
không thấy lợi ích lâu dài và cơ bản, ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước.
Bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc; giữ vững độc lập dân tộc, tự chủ, chủ quyền
quốc gia, định hướng xã hội chủ nghĩa; sự ổn định chính trị - xã hội và sự
lãnh đạo của Đảng; bản sắc văn hoá dân tộc, an ninh, quốc phòng đất nước…
là những nguyên tắc căn bản quy định mọi chủ trương, chính sách và hoạt
112

động của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào trong hội nhập quốc tế, trong các
hoạt động đối ngoại, cần phải dược thực hiện tốt.
3.2.5. Đổi mới, kiện toàn củng cố các tổ chức, đơn vị chuyên trách
công tác đối ngoại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhằm củng cố, bảo vệ độc
lập dân tộc trong tình hình mới, Lào cần tiếp tục đổi mới, kiện toàn củng cố
các tổ chức, đơn vị chuyên trách công tác đối ngoại; thường xuyên đổi mới
nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại, đối
với an ninh - quốc phòng; coi trọng công tác thông tin đối ngoại, chú trọng
yêu tố văn hóa trong hoạt động đối ngoại. Đặc biệt, cần chú trọng đổi mới,
kiện toàn củng cố các tổ chức, đơn vị chuyên trách công tác đối ngoại đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác đối ngoại nhằm củng cố, bảo vệ độc lập
dân tộc của đất nước.
Thời gian qua, công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị,
các môn chủ nghĩa Mác - Lênin cho cán bộ chủ chốt của ngành ngoại giao
chưa qua lớp đào tạo về chuyên môn, hoặc về lý luận - chính trị, cho những
lực lượng chuyên trách làm công tác đối ngoại còn hạn chế, chưa được quan
tâm đúng mức. Một bộ phận trong lực lượng làm công tác đối ngoại chưa thật
sự vững vàng về phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ còn bất cập, ảnh
hưởng đến hiểu quả công tác đối ngoại; một bộ phận cán bộ còn thiếu sự hăng
hái học tập, tính sáng tạo và nhạy bén chưa cao, một số thoái hóa về phẩm
chất, chưa đảm bảo được chất lượng hoạt động đối ngoại. Những hạn chế,
thiếu hụt này cần phải được quan tâm giải quyết tốt trong thời gian tới. Cần
đổi mới, kiện toàn củng cố các tổ chức, đơn vị chuyên trách công tác đối
ngoại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các đơn vị chuyên trách
công tác đối ngoại phải được bồi dưỡng toàn diện, tổ chức bộ máy tinh gọn,
hiệu quả, thiết thực. Cán bộ, nhân viên làm công tác đối ngoại phải được đào
113

tạo cơ bản, có phẩm chất chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn, ngoại
giao, trình độ pháp luật, ngoại ngữ... giỏi; kỹ năng ngoại giao tốt. “Cán bộ
ngoại giao phải nắm vấn đề chính trị, quân sự, kinh tế, chính sách đối nội và
đối ngoại của đất nước mình, phải học tiếng nước ngoài, làm việc tại nước
ngoài phải biết tiếng nước đó”[3;tr.15].
Tóm lại, độc lập dân tộc là mục tiêu cao nhất trong đường lối đấu tranh
cách mạng của Lào. Giành được độc lập về chính trị là một thắng lợi to lớn,
vẻ vang trong thế kỉ XX của nhân dân các bộ tộc Lào. Song đó chưa phải là
tất cả, củng cố và tự bảo vệ được nền độc lập đó là một thách thức. Trong bối
cảnh chưa có những kinh nghiệm của cuộc đấu tranh tự bảo vệ, đất nước bị
phá huỷ bởi chiến tranh, bởi đói nghèo và lạc hậu, các thế lực phản động
trong và ngoài nước điên cuồng chống phá, các nước thù địch bao vây, thì
cuộc đấu tranh đó càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Khẳng định tiếp tục
đi lên con đường XHCN, kết hợp sáng tạo và nhuần nhuyễn các biện pháp
khôi phục kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh
và thiết lập “vành đai” an toàn trong đối ngoại là sự lựa chọn đúng đắn của
Lào. Nhận thức rõ mối quan hệ bên trong và bên ngoài, giữa độc lập dân tộc
với mở rộng hợp tác quốc tế, giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong chiến lược ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, Lào tích cực xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước láng
giềng trong khu vực, cởi mở với thế giới bên ngoài. Đường lối đấu tranh trong
giai đoạn cách mạng mới, đứng trước những yêu cầu mới của công cuộc bảo
vệ và củng cố độc lập dân tộc, Lào xác định hoạt động đối ngoại là một bộ
phận quan trọng của sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân
dân các bộ tộc Lào.
Trên cơ sở giữ vững nguyên tắc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia là
mục tiêu tối thượng, nhưng biện pháp thực hiện phải mềm dẻo, linh hoạt để
114

xử lý các mối quan hệ quốc tế, Lào tiếp tục phát huy tinh thần yêu chuộng hoà
bình, đoàn kết, gắn bó, thuỷ chung vốn đã trở thành nét đẹp truyền thống của
dân tộc mình nhằm giành được những thắng lợi trong các cuộc đấu tranh
ngoại giao. Đề cao lợi ích dân tộc, song không thi hành các chính sách dân tộc
cực đoan, mà đặt nó trong mối quan hệ thống nhất giữa lợi ích dân tộc với lợi
ích quốc tế, giữa các yếu tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Chính sách đối
ngoại đó của Lào đã truyền tải được một cách rõ nét nhất thông điệp hoà bình,
hữu nghị của nhân dân Lào và được quốc tế trân trọng. Không chỉ đứng bên
cạnh Lào trong công cuộc tái thiết đất nước, các nước trên thế giới đặc biệt là
Việt Nam và các nước XHCN còn ủng hộ Lào trong các cuộc đấu tranh bảo
vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ và lên án sự can thiệp từ bên ngoài vào Lào,
cam kết tiếp tục viện trợ cho Lào. Chính nhờ sự giúp đỡ quý báu đó, Lào đã
hoàn thành thắng lợi các kế hoạch khôi phục kinh tế, bước đầu ổn định đời
sống nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, đập tan mọi âm mưu, hành
động xâm lược, phá hoại Lào; nền độc lập dân tộc được củng cố và bảo vệ
vững chắc.
115

3.3. Triển vọng của việc phát huy thành tựu đối ngoại vào sự nghiệp
bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Thành tựu đối ngoại sẽ ngày càng phát huy tốt vai trò
của mình đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc
lập dân tộc ở CHDCND Lào.
Trong giai đoạn hiện nay, CHDCND Lào đang hội
nhập quốc tế, trong điều kiện toàn cầu hóa và tình hình thế
giới đang biến đổi nhanh chóng, phức tạp, các lực lượng
thù địch đang tìm cách phá hoại cộng cuộc xây dựng
CNXH, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" đối với
Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào sẽ tiếp tục xây dựng,
phát triển đất nước, không ngừng nâng cao vị thế của Lào
trên trường quốc tế và khu vực, đồng thời góp phần xứng
đáng vào cuộc đầu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
116

Phát huy tryền thống tốt đẹp của nhân dân Lào trên
cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại đúng
đắn, kiên định với mục tiêu hòa bình, độc lập, hữu nghị,
hợp tác phát triển của mình, Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào và Nhà nước CHDCND Lào sẽ mở rộng tiếp tục lãnh
đạo nhân dân Lào phát triển đất nước, quan hệ hợp tác
quốc tế, chủ đông và tích cực đưa đất nước hội nhập ngày
càng sâu rộng với khu vực và thế giới, phát triển kinh tế và
phấn đấu cho đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
đoàn kết hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh, xây
dựng nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và
thịnh vượng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp hòa bình,
độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực
và trên thế giới. Đến năm 2020, Lào phấn đấu đạt GDP
bình quân đầu người tăng gấp gần 2 lần hiện nay, khoảng
1.200 - 1.500 USD/năm, là cơ sở quan trọng để khẳng định
đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển như quan
điểm mục tiêu của Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, IX Đảng
NDCM Lào đề ra. Đây là yếu tố tạo nền tảng “vật chất”
cho công cuộc giữ gìn, bảo vệ độc lập dân tộc và đẩy mạnh
hoạt động đối ngoại nhằm củng cố nền độc lập dân tộc của
Lào trong thời kỳ phát triển mới.
Quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào tiếp tục
phát triển, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và
củng cố độc lập dân tộc ở CHDCND Lào trong tình hình
mới.
117

Mục tiêu của Lào là đưa đất nước ra khỏi tình trạng
kém phát triển vào năm 2020 với mức thu nhập bình quân
đầu người từ 1.200 - 1.500 USD/năm, tăng gấp 3 lần hiện
nay. Việt Nam cũng đang phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Điều đó
vừa đòi hỏi vừa thúc đẩy sự phát triển mới của quan hệ giữa
hai nước. Hai nước Việt Nam - Lào đã và đang bày tỏ quyết
tâm thúc đẩy quan hệ đặc biệt, hợp tác kinh tế theo hướng
mở rộng qui mô và đa dạng hóa trao đổi thương mại, khuyến
khích các doanh nghiệp hai nước đầu tư lẫn nhau, tạo thuận
lợi cho hai nước mở rộng quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu
dài, nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác trên các lĩnh vực,
góp phần gia tăng điều kiện, khả năng và sức mạnh để giữ
vững và bảo đảm nền độc lập dân tộc của mỗi nước trong bối
cảnh lịch sử mới
118

Thời gian tới, tiếp tục thực hiện quyết tâm của lãnh
đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước, tập trung vào các
lĩnh vực hợp tác như: Thỏa thuận hợp tác chiến lược giai
đoạn 2011 - 2020, hợp tác giai đoạn 2011 - 2015 bằng
cách nâng cao chất lượng và hiệu quả và phát triển nguồn
nhân lực giai đoạn 2011 - 2020. Chiến lược hợp tác kinh
tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Lào giai đoạn
2011 - 2020 và hiệp định về hợp tác kính tế,văn hóa, khoa
học - kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn
2011 - 2015. Để thực hiện chiến lược phát triển đất nước
trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, theo Nghị
quyết Đại hội của Đảng lần thứ IX, Chính phủ Lào tập
trung sử dụng thế mạnh và tiềm năng của mình để giảm
nghèo cho nhân dân, phấn đấu đưa đất nước thoát khỏi tình
trạng nước kém phát triển vào năm 2020. Đây là điều kiện
quan trọng góp phần bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở
CHDCND Lào trong tình hình mới.
Tiểu kết chương 3
119

Tình hình thế giới trong những năm tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp,
nhưng hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển là xu thế lớn của thế giới, tính
đan xen của sự hợp tác, cùng tìm giải pháp giải quyết xung đột về biên giới,
tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, khủng bố sẽ còn tiếp diễn và sẽ tác động trực
tiếp với hoạt động đối ngoại. Những nhân tố trong nước như: hậu quả chiến
tranh, xuất phát điểm thấp, nước kém phát triển, cơ chế phối hợp trong hoạt
động đối ngoại chưa chặt chẽ, trình độ và năng lực của lực lượng làm công
tác đối ngoại còn hạn chế đã và đang tác động mạnh đến công tác đối ngoại.
Đòi hỏi Đảng phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo đối với hoạt động đối
ngoại cho phù hợp, tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập,
hữu nghị và hợp tác phát triển, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của nhau… tập trung và thống nhất quan điêm chỉ đạo, nguyên
tắc, mục tiêu, nhiệm vụ công tác đối ngoại, củng cố đoàn kết, thống nhất
trong nội bộ để chống lại âm mưu "dễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, nâng
cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, chủ động tranh thủ sự hợp tác với
bên ngoài, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước bạn bè chiến lược và các
nước trên toàn thế giới, coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá
về truyền thống, về bản sắc văn hóa độc đáo của nhân dân Lào với bạn bè
quốc tế, thực hiện chính sách nhất quán đối với các kiều bào Lào đang sinh
sống ở nước ngoài.
120

Để tăng cường sự lãnh đạo của mình đối với công tác đối ngoại, Đảng
phải đề ra và thực hiện một số giải pháp thích hợp, đó là: nâng cao nhận thức
trách nhiệm cho các công tác đối ngoại; tiếp tục đổi mới, kiện toàn củng cố
các tổ chức, đơn vị chuyên trách công tác đối ngoại, thường xuyên đổi mới
nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với an ninh - quốc phòng với
hợp tác kinh tế, coi trọng công tác thông tin đối ngoại, chú trọng yêu tố văn
hóa trong hoạt động đối ngoại. Trong thời gian tới, những thành tựu đối ngoại
sẽ ngày càng phát huy tốt trong việc đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và củng
cố độc lập dân tộc ở CHDCND Lào.
121

KẾT LUẬN
Đường lối đối ngoại và hoạt động đối ngoại luôn xuất phát từ đường lối
chính trị, phục tùng và phục vụ đường lối chính trị, phù hợp với chiến lược
phát triển của đất nước. Ngoại giao là công cụ hòa bình nhằm thực hiện mục
tiêu bảo vệ quyền lợi, lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân quốc gia
mình... Có nhiều hình thức trong hoạt động đối ngoại: ngoại giao Đảng, ngoại
giao Nhà nước, ngoại giao nghị viên và ngoại giao nhân dân. Trong điều kiện
toàn cầu hóa, vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc, đặc biệt là đối với các nước đang
phát triển gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Các nước đang phát triển thực hiện
đường lối, chính sách và hoạt động đối ngoại đã được kết quả quan trọng, có
nhiều bài học có giá trị đối với Lào trong hoạt động đối ngoại thời kỳ mới.
Chính sách và nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại của Đảng NDCM Lào là
nhất quán nhằm phục vụ đường lối chính trị, phù hợp với chiến lược phát
triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đường lối đối ngoại sáng tạo của Lào
là sự kế thừa truyền thống dân tộc, kinh nghiệm của thế giới, đồng thời vận
dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Giai đoạn 1986 - 2015, tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết sức
phức tạp. Đảng NDCM Lào tiếp tục khẳng định kiên trì thực hiện đường lối
đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác và đã giành được những
thành tựu đáng khích lệ: quan hệ đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước
được sự ủng hộ rộng rãi từ các nước bạn bố gần xa. Hoạt động đối ngoại đã
góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng nước CHDCND Lào hòa bình,
độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng, phấn đấu cho mục tiêu đưa đất
nước ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020, bảo vệ và củng cố nền
độc lập dân tộc.
Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ và
củng cố nền độc lập dân tộc ở CHDCND Lào giai đoạn 1986 - 2015 có những
122

nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong nước và quốc tế. Đảng NDCM
Lào đã lãnh đạo công tác đối ngoại theo nội dung và phương thức phù hợp
với tình hình thế giới và trong nước, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự
nghiệp công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế
giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Quan hệ đặc biệt
Lào - Việt Nam luôn được nhấn mạnh trong chính sách đối ngoại của Lào, là
một nhân tố quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại của Lào. Cần
nhận thức rõ thành tựu và hạn chế, cũng như những nguyên nhân thành tựu và
hạn chế, rút kinh nghiệm, làm cơ sở thúc đẩy và nâng cao hơn nữa hiệu quả
hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc ở CHDCND
Lào trong thời gian tới.
Để tăng cường hoạt động đối ngoại trong việc đóng góp vào sự nghiệp
bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở CHDCND Lào, cần quán triệt và thực
hiện tốt các phương hướng và giải pháp tăng cường hoạt động đối ngoại trong
tình hình mới. Thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức trách nhiệm cho các
công tác đối ngoại; tiếp tục đổi mới, kiện toàn củng cố các tổ chức, đơn vị
chuyên trách công tác đối ngoại, thường xuyên đổi mới nội dung và phương
thức lãnh đạo của Đảng đối với an ninh - quốc phòng với hợp tác kinh tế, coi
trọng công tác thông tin đối ngoại, chú trọng yêu tố văn hóa trong hoạt động
đối ngoại.
123

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt
1-Aphaphone Kormanisay (2014), “Quan hệ kinh tế Lào – ASEAN từ năm
1997 đến năm 2010”, Luận văn thạc sỹ Học viện ngoại giao.
2-Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam -
Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, Tư liệu Lào (2005), Lịch sử Đảng
nhân dân cách mạng Lào (tóm lược), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3-Bộ Ngoại giao, Học viện quan hệ quốc tế (2009), Lịch sử ngoại giao Lào,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4- Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bác Hồ và hoạt động ngoại giao, một vài kỷ
niệm về Bác, Nxb CTQG, H. 2008, tr. 15.
5- Đỗ Thanh Bình (2006): Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trong thế
kỷ XX- Một cách tiếp cận, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6 - Chathida Xayachack (2013), “Vai trò của quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam trong
chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1991 đến nay”, Luận văn thạc sỹ Học
viện ngoại giao.
7- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội.
8-Đảng NDCM Lào, Nghị quyết Hội nghị TW 3 (Khoá VII), (Tài liệu dịch
của Ban đối ngoại TW Đảng Cộng sản Việt Nam).
9-Nguyễn Hào Hùng (2004), Chính sách đối ngoại của CHDCND Lào thời
kỳ sau chiến tranh lạnh và tác động của nó đến quan hệ Việt - Lào
trong những năm sắp tới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
10-Hoàng Thị Minh Hòa (2010), Nhật Bản với sự phát triển kinh tế- xã hội
của Việt Nam, Lào và Cămpuchia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11-Hoàng Thị Minh Hoà - Trịnh Văn Vinh(2009), “Quan hệ Nhật Bản - Lào
124

trên lĩnh vực chính trị ngoại giao” (1991 - 2007), Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á.
12-Trương Duy Hoà (2006), “Một số thành tựu cơ bản trong 30 năm xây
dựng và phát triển kinh tế ở nước CHDCND Lào (1975 - 2005)”, Tạp
chí Nghiên cứu Đông Nam Á.
13-Trương Duy Hoà (2010), “Một số vấn đề kinh tế nổi bật của Lào hiện
nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.
14-Nguyễn Đỗ Hoàng (1993), Bàn về diễn biến hoà bình, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
15-Nguyễn Huy Hoàng (2001), Toàn cầu hoá và phát triển kinh tế ở các
nước ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.
16 -Học viện Ngoại giao (2011), Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam
đến năm 2020. Nxb CTQG. Hà Nội.
17-Vũ Dương Huân (2002), “35 năm quan hệ láng giềng Việt Nam -
Cămpuchia”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế.
18-Khổng Doãn Hợp (1985), Đế quốc Mỹ sau Việt Nam, NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
19-Đỗ Minh Hợp và Nguyễn Kim Lai (2005), Những vấn đề toàn cầu trong
thời đại ngày nay, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20- Khamphan Congphachan (2012), Tư tưởng của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm-vi-
hản về xây dựng, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị của
nước Cộng hào dân chủ nhân dân Lào, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 7+8.
21-Trần Khánh (2002), “Vị thế địa – chính trị Đông Nam Á thập niên đầu thế
kỷ XXI”, Tạp chí Cộng sản.
22-Trần Khánh (2002), “Tính mở trong hội nhập quốc tế của Đông Nam Á”,
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.
125

23-Trần Khánh (2002), Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hoá, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
24-Trần Khánh (2006): Những vấn đề chính trị, kinh tế Đông Nam Á thập
niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
25-Lakhone Vongsoulit (2013), “Vai trò và vị thế của Lào trong ASEAN từ
sau khi gia nhập năm 1997”, Luận văn thạc sỹ Học viện ngoại giao.
26-Thái Văn Long (2006), Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển
trong xu thế toàn cầu hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27- Uông Minh Long: Luận án tiến sĩ: “Công cuộc bảo vệ và củng cố độc lập
dân tộc của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên lĩnh vực đối ngoại từ năm
1975 đến năm 2000”. H. 2011. Thư viện Học viện CT-HCQG HCM.
28-Trình Mưu - Vũ Quang Vinh (chủ biên) (2004), Quan hệ quốc tế những
năm đầu thế kỷ XXI vấn đề, sự kiện và quan điểm, NXB Lý luận chính
trị, Hà Nội.
29-Trình Mưu - Nguyễn Thế Lực - Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên) (2005),
Quá trình triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đại hội IX -
Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
30-Vương Hải Nam (2007), Quan hệ đặc biệt Việt -Lào trong thời kỳ đổi
mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31-Nguyễn Thị Phương Nam (2006), “Quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam -
Lào giai đoạn 1975 - 1986”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (3).
32-Hoài Nguyên (2008), Lào, Đất nước-con người, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
33-Phương Nhung (2005), “Đảng NDCM Lào: Chặng đường nửa thế kỉ đấu
tranh và thắng lợi vẻ vang”, Tạp chí Cộng sản, (7).
34-Vũ Dương Ninh (Chủ biên) (2007), Đông Nam Á truyền thống và hội
nhập, NXB Thế giới, Hà Nội.
126

35-Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Phạm Thị Vinh (Chủ biên, 2005): Lịch sử
Đông Nam Á, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
36-Nguyễn Di Niên (2005), “Thành tựu của ngoại giao Việt Nam sau 20 năm
đất nước đổi mới”, Tạp chí Thông tin đối ngoại.Nước Cộng hoà Dân
chủ nhân dân Lào, NXB Sự thật, Hà Nội, 1983, 129 trang.
37- Nguyễn Dy Niên(2008), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb CTQG,
Hà Nội, tr. 165.
38-Nguyễn Hùng Phi - Buasi Chalơnsúc (2006), Lịch sử Lào hiện đại, Tập
II, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39-Phonomaly Khattiya (2013), “Quan hệ Lào – Trung Quốc sau chiến tranh
lạnh”, Luận văn thạc sỹ Học viện ngoại giao.
40-Phonechanh Photphayvanh (2014), “Quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam từ
1945 đến nay”, Luận văn thạc sỹ Học viện ngoại giao.
41- Đặng Đình Quý, Nguyễn Vũ Tùng (2010) “Độc lập, tự chủ và hội nhập
quốc tế” trong: Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42-Vũ Công Quý, Nguyễn Lệ Thi(1998), “Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
với việc gia nhập ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.
43-Vũ Công Quý (2002), “25 năm hợp tác kinh tế văn hoá khoa học, kĩ thuật
Việt Nam- Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.
44-Nguyễn Duy Quý (2001), Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định và phát
triển bền vững, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45-Phạm Minh Sơn (2007), "Toàn cầu hóa và sự vận động của quan hệ
chính trị quốc tế hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông,
tháng 10/2007.
46- Sunthon Xaynhachac (2011) Đại hội XI của Đảng nhân dân cách mạng
Lào: Giai đoạn phát triển mới của cách mạng Lào, Tạp chí Cộng sản.
127

47- Sunthon Xaynhachac (2011) “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo công
tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay”. Luận án tiến sĩ, Thư viện Học viện
CT-HCQG HCM.
48-Hồ Cẩm Tú (2014), “Quan hệ đặc biệt Việt – Lào: thực trạng và triern
vọng”, Luận văn thạc sỹ Học viện ngoại giao.
49- Hồ Cẩm Tú, Toàn cầu hóa các cuộc phản kháng - Hiện trạng các cuộc
đấu tranh 2002, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50- Tuyên bố chung CHXHCN Việt Nam- CHDCND Lào, ngày 22-6-2011.
51-Vilayvong Butdakham(2010), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển
kinh tế ở CHDCND Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.
52-Vilayvan Phomkho (2002), “Đường lối đổi mới của Đảng Nhân dân cách
mạng Lào”, Tạp chí Cộng sản.
II. Tiếng Lào
53-Ban chỉ đạo nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng NDCM
Lào Chummaly Saynhasỏn, Bài diễn văn tại lễ kỷ niệm 55 năm ngày
thành lập Đảng NDCM Lào, ngày 22 /3 /2010
54-Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động đối ngoại của Cộng hoà Dân chủ nhân
dân Lào từ 1995-2012
55- Bộ Văn hoá Lào, 2000 Bộ Văn hoá Lào (2000), Lịch sử Lào từ thượng cổ
đến nay, NXB Viêng chăn.
56- Bộ Ngoại giao Lào (2009), Lịch sử quan hệ ngoại giao Lào của Học viện
quan hệ quốc tế, NXB Thavixay, Viêng Chăn, năm 2009
57-Cayxon Phomvihan (1990), “Phát biểu tại Hội nghị tài chính toàn quốc,
tháng 6-1990” (Tài liệu dịch tiếng Việt).
58-Đảng NDCM Lào (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV,
NXB Sự thật, Hà Nội
59-Đảng NDCM Lào (1988): Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
TW khóa IV, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
128

60-Đảng NDCM Lào (1989), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành
TW khoá IV, NXB Quốc gia, Viêng Chăn
61-Đảng NDCM Lào (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V,
NXB Quốc gia, Viêng Chăn
62-Đảng NDCM Lào (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành
TW khoá V, NXB Quốc gia, Viêng Chăn
63-Đảng NDCM Lào (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, NXB Quốc gia, Viêng Chăn
64-Đảng NDCM Lào (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, NXB Quốc gia, Viêng Chăn
65-Đảng NDCM Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, NXB Quốc gia, Viêng Chăn
66-Đảng NDCM Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXB Quốc gia, Viêng Chăn,
67-Đảng NDCM Lào (2011), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khóa VIII, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng, (Bản tiếng Việt).
68-Đàm phán ngoại giao, NXB Quốc gia, Viêng Chăn, năm 2008.
69-Hiến pháp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (sửa đổi và bổ xung)
(2003), NXB Quốc gia Lào, Viêng Chăn
70- Khamphan Vongphachan, Tư tưởng của Chủ tịch Cay xỏn Phôm-vi-hản
về xây dựng bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị của
nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, NXB Quốc gia Lào, 2014,
Viêng Chăn.
71-Lịch sử Lào Mahasila Vilavông, NXB Giáo dục và Thể thao, Viêng Chăn, 1989.
72-Tạp chí Alunmây, Số đặc biệt Đại hội V Đảng NDCM Lào, năm thứ 7, số
2 tháng 4-1991, tr.40-41
73-Tổng kết thực hiện phát triển kinh tế- xã hội của CHDCND Lào từ 1975 -
2005, NXB Quốc gia Lào, 2006, Viêng Chăn.
129

III. Internet
74-Http://www.Adb.org/Laopdr/projects.asp
75-Http://www.Asianews.
76-Http://www.Bienphongvietnam.vn
77-Http://www.Business.laos-pdr.com/?p=79
78-Http://www.Ctvc.edu.vn
79-Http://www. Eeas.europa.eu/delegations/laos/eu_laos/index_en.htm
80-Http://www.Global Finance/Laos GDP Data & Country Report
81-Http://www.Mofa.go.jp
82-Http://www.La.em-Japan.go.jp
83-Http://www.Qdnd.vn
84-Http://www.Vientianetimes.org.la
85-Http://www.Vssr.org.vn

You might also like