You are on page 1of 53

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ

CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP


CHO DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở
VƯƠNG QUỐC ANH

Danh sách thành viên


Nhóm 2

Lớp: QTL46B1
1. Võ Thái Thị Kim
Ngọc (Nhóm trưởng)

2153401020182
2. Nguyễn Trần Gia
Thịnh

1
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan tiểu luận này là công trình nghiên cứu của riêng nhóm
em, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên Ths. Lê Nhật Bảo. Những phân
tích trong bài tiểu luận này có sự tham khảo từ những công trình nghiên cứu của cá
nhân và từ những thông tin có được của những doanh nghiệp được chọn để nghiên
cứu. Các thông tin tham khảo đều đã được trích nguồn ở danh mục tài liệu tham khảo.
Tác giả tiểu luận

Nhóm 2

2
DANH MỤC VIẾT TẮT
1 DNXH Doanh nghiệp xã hội
2 HTX Hợp tác xã
3 NGO Non Government Organization – Tổ chức phi chính phủ
4 NPO Non Profit Organization – Tổ chức phi lợi nhuận
5 KT - XH Kinh tế - Xã hội
6 Organization for Economic Cooperation and
OCED
Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
7 Centre for Social Initiatives Promotion - Trung tâm Hỗ
CSIP
trợ Sáng kiến phục vụ Cộng đồng
8 TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
9 CP Công ty Cổ phần
10 HD Công ty hợp danh
11 EU European Union – Liên minh Châu âu
12 Community Interest Company – Công ty Lợi ích cộng
CIC
đồng
13 Industrial Provident Society – Các hội ái hữu và làng
IPS
nghề
14 FCA Financial Conduct Authority –
15 HCD Investment Investment Producing and Trading
HCD Joint Stock Company – CTCP Đầu tư Sản xuất và
Thương mại HCD
16 CEO Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành
17 Pro bono publico - Tiếng Latinh mang nghĩa công việc
Pro bono
chuyên môn thực hiện tự nguyện và không cần phí
18 Private limited company - Công ty trách nhiệm hữu hạn
LTD
tư nhân
19 Public limited company - Công ty trách nhiệm hữu hạn
PLC
công
20 International Labour Organization: Tổ chức lao động
ILO
quốc tế
21 COO Chief Operations officer: Giám đốc vận hành

3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP XÃ HỘI....................................8
1.1. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội ở các nước trên thế giới
và Việt Nam...........................................................................................................8
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội ở các nước trên thế
giới.........................................................................................................................8
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam............9
1.2. Khái niệm doanh nghiệp xã hội....................................................................11
1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội..............................................................13
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội
.............................................................................................................................14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH
NGHIỆP XÃ HỘI Ở VƯƠNG QUỐC ANH......................................................16
2.1. Doanh nghiệp xã hội theo quy định pháp luật của Vương quốc Anh - Khái
quát khung pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Vương quốc Anh........................16
2.1.1. Vị trí pháp lý của doanh nghiệp xã hội ở Vương quốc Anh.....................16
2.1.2. Vốn của doanh nghiệp xã hội....................................................................17
2.1.3. Hình thức tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp xã hội........................18
2.1.4. Sự hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.............................................19
2.2. Một số loại hình doanh nghiệp xã hội ở Vương quốc Anh..........................20
2.2.1. Công ty Lợi ích Cộng đồng (CIC).............................................................20
2.2.1.1. Khởi nguồn của CIC..............................................................................20
2.2.1.2. Hình thức pháp lý của CIC....................................................................21
2.2.1.3. Sự phát triển của CIC.............................................................................22
2.2.2. Các hội ái hữu và làng nghề (Industrial and Provident Society - IPS)......23
2.2.2.1. Khái quát về IPS.....................................................................................23
2.2.2.2. Hình thức pháp lý của IPS.....................................................................23
CHƯƠNG III: ĐIỂN HÌNH CÁC LOẠI HÌNH VÀ MÔ HÌNH DOANH
NGHIỆP XÃ HỘI Ở VƯƠNG QUỐC ANH......................................................26
3.1. Doanh nghiệp xã hội phát triển Hợp tác xã và dịch vụ cộng đồng Hackney
(HCD)..................................................................................................................26
3.1.1. Khái quát về HCD.....................................................................................26
4
3.1.2. Vai trò phát triển Doanh nghiệp xã hội của HCD.....................................26
3.1.3. Cơ cấu quản trị của HCD..........................................................................27
3.1.4. Nguồn tài chính của HCD.........................................................................27
3.2 Nhà ở xã hội ở Vương quốc Anh..................................................................28
3.2.1. Khái quát về nhà ở xã hội..........................................................................28
3.2.2. Lịch sử phát triển của nhà ở xã hội...........................................................28
3.2.2.1. Lịch sử phát triển...................................................................................28
3.2.2.2. Điển hình dự án xã hội Spa Green.........................................................29
3.2.3 Phương thức hoạt động của nhà ở xã hội...................................................30
3.2.4. Cơ cấu và sự thay đổi quyền sở hữu nhà ở xã hội.....................................31
3.2.5. Sự chuyển giao cổ phiếu...........................................................................32
3.3. Trung tâm phát triển nghề nghiệp và kết nối mạng dành cho người khuyết
tật Purple Space...................................................................................................33
3.3.1. Khái quát về Purple Space.........................................................................33
3.3.2. Mục tiêu phát triển...................................................................................34
3.3.4. Cơ cấu quản trị..........................................................................................35
3.4. Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm Beam - Alex Stephany..............................36
3.4.1. Khái quát về Beam....................................................................................36
3.4.2. Loại hình của công ty Beam......................................................................37
3.4.3. Sự phát triển của Beam.............................................................................38
3.5. Tổ chức From Babies With Love- Cecilia Crossley....................................40
3.5.1. Khái quát về From Babies With Love.......................................................40
3.5.2. Vai trò phát triển Doanh nghiệp xã hội của From Babies with Love........41
3.5.3. Cơ cấu quản trị của From Babies with Love.............................................42
3.5.4. Các thành tựu của From Babies with Love...............................................43
CHƯƠNG IV: THUẬN LỢI VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VƯƠNG QUỐC ANH......................................44
4.1. Thuận lợi của các loại hình doanh nghiệp xã hội ở Vương quốc Anh.........44
4.2. Tiềm năng của Doanh nghiệp xã hội tại Anh và hướng phát triển cho Việt
Nam.....................................................................................................................46
4.2.1. Tiềm năng của Doanh nghiệp xã hội tại Vương quốc Anh.......................46
4.2.2. Những gợi mở cho sự phát triển doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.........47
LỜI KẾT..............................................................................................................49
5
LỜI MỞ ĐẦU

Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển loài người doanh nghiệp xã hội (DNXH)
xuất hiện ở Anh vào thế kỷ XVII và cho tới ngày nay đây cũng là nơi có làn sóng
DNXH phát triển hiện đại bậc nhất thế giới. Xuyên suốt gần bốn thế kỷ trôi qua,
DNXH ở Anh quốc ngày càng phát triển thêm về cả số lượng lẫn chất lượng. Những
vấn đề xã hội nan giải như là nạn thất nghiệp, phân biệt đối xử như phân biệt giới tính,
sắc tộc, tôn giáo hay tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật đã được giải quyết một
phần nào đó nhờ những đóng góp của DNXH. Với sự phát triển của DNXH trong bốn
thế kỷ qua, ngày càng nhiều loại hình cũng như mô hình được kiến tạo, và trong số đó
có thể kể đến những đơn cử tiêu biểu như: công ty vì lợi cộng đồng (CIC), nhà ở xã
hội, các tổ chức đào tạo nghề, các tổ chức từ thiện có đăng ký,.... Doanh nghiệp xã hội
trong thời đại 4.0 hiện nay đã được phổ biến rộng khắp các quốc gia trên thế giới vì sự
cần thiết của các DNXH là không cần phải nghi ngờ. Chính nhờ các doanh nghiệp xã
hội đã trợ giúp mà chính phủ sẽ được giải tỏa bớt đi những áp lực ngân sách cần phải
chi trả để giúp đỡ công dân của họ.
Trong thời đại 4.0 thì không chỉ số lượng các DNXH ngày một nhiều mà chất
lượng cũng được đảm bảo hơn trước rất nhiều nhờ ứng dụng khoa học công nghệ để
cải thiện dịch vụ của mình. Với mỗi quốc gia, với mỗi hệ thống pháp luật khác nhau
thì doanh nghiệp xã hội lại khoác lên mình một màu áo mới với những khái niệm, loại
hình, đặc điểm sẽ có sự khác nhau, lấy ví dụ chính là ở Việt Nam với bốn loại hình
doanh nghiệp thì cả bốn đều có thể trở thành DNXH nếu đủ điều kiện được quy định
tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Sửa đổi, bổ sung năm 2022) thì đối với Anh
quốc để được đăng ký thành lập một doanh nghiệp xã hội thì phải chọn một cấu trúc
doanh nghiệp trong năm cấu trúc (với cách phân loại loại hình doanh nghiệp khác với
Việt Nam). Chính vì lẽ đó, các loại hình doanh nghiệp của doanh nghiệp xã hội cũng
trở nên đa dạng và phong phú. Các DNXH ở Anh được chính phủ hỗ trợ khá nhiều bao
gồm cả ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho quá trình phát triển và thiết kế cả một mô
hình công ty mới dành riêng cho DNXH là CIC (Community Interest Company). Điều
này gây một bất ngờ lớn bởi đây là lần đầu tiên trong vòng một thế kỉ trở lại đây tại
nước Anh, một loại hình doanh nghiệp mới được bổ sung, thỏa mãn được những yêu
cầu, mong đợi từ lâu của các DNXH về một loại hình doanh nghiệp mới đặc thù hoạt
động vì nhu cầu của xã hội và cộng đồng. Chính phủ Anh lần đầu tiên giới thiệu công
ty vì lợi ích cộng đồng (hay còn gọi là CIC) vào năm 2005 theo Đạo luật công ty
(Kiểm toán, Điều tra và Doanh nghiệp cộng đồng năm 2004), đây là loại hình được
thiết kế riêng dành cho các doanh nghiệp xã hội muốn sử dụng lợi nhuận và tài sản của
mình vì lợi ích chung của cộng đồng. Kể từ ngày 01/8/2014, theo pháp luật hiện hành
thì ở Vương quốc Anh có hai hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội trong lĩnh
6
vực làng nghề và hội ái hữu là Hợp tác xã (Co-operative Societies) và các hội vì lợi ích
cộng đồng (Community Benefit Societies hoặc Benscom). Mà thực chất tiền thân của
của chúng là Industrial and Provident Society - IPS hay còn gọi là các hội ái hữu và
làng nghề trước đây. IPS là một tổ chức được thành lập để thực hiện thương mại hoặc
kinh doanh vì lợi ích cộng đồng. IPS được quản lý bởi Cơ quan dịch vụ tài chính
(Financial Services Authority), cơ quan tiếp quản công việc từ Registry of Friendly
Societies (cả hai cơ quan đều được giám sát bởi Bộ tài chính (Treasury).
Qua những thông tin trên, ta có thể thấy được sự phong phú và đa dạng của các
loại hình xã hội của DNXH ở Vương quốc Anh, trong khi đó tại Việt Nam, dù DNXH
đã manh nha xuất hiện từ lâu nhưng vẫn chưa thực sự phát triển về cả các mô hình
cũng như về pháp luật điều chỉnh, cho nên rất khó để tiếp cận với những nguồn tài
liệu, thông tin về DNXH. Do đó, chúng tôi ý thức được rằng cần phải tìm hiểu và
nghiên cứu sâu hơn về DNXH ở Vương quốc Anh. Đầu tiên, dưới góc nhìn chủ quan,
đề tài này đem lại cho chúng tôi cảm hứng để nghiên cứu, và hơn thế nữa, chúng tôi
mong muốn thông qua đề tài nghiên cứu lần này có thể để lại được những nguồn tài
liệu, thông tin cho các công trình nghiên cứu sau tiếp cận được dễ dàng hơn. Đó cũng
chính là những lý do thúc đẩy chúng tôi phải chọn đề tài Các loại hình doanh nghiệp
cho doanh nghiệp xã hội ở Vương quốc Anh.

7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

1.1. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội ở các nước trên thế giới
và Việt Nam.
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội ở các nước trên thế
giới.1
Doanh nghiệp xã hội (DNXH) xuất hiện sớm nhất ở Anh (thế kỷ XVII) và đây
cũng là nơi có phong trào DNXH phát triển hiện đại nhất hiện nay. Sau khi tiến hành
nghiên cứu, MacDonald M. & Howarth C. (2008) đã dựa trên kết quả nghiên cứu và
cho rằng khi Đại dịch (Great Plague) bùng nổ vào năm 1665 tại London đã khiến cho
nhiều gia đình giàu có, và đa số trong số họ là chủ của các xưởng công nghiệp và các
cơ sở thương mại phải rời khỏi thành phố. Chính vì thế, những người dân nghèo lao
động rơi vào tình trạng không có việc làm, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh trong
thành phố. Trước tình hình đó, Thomas Firmin - là một doanh nhân, nhà từ thiện và
nhà xuất bản người Anh đã thành lập một xí nghiệp sản xuất và ông đã sử dụng chính
tiền của mình nhằm cung cấp nguyên nhiên liệu cho xưởng sản xuất để có thể duy trì
và tạo thêm việc làm cho 1.700 công nhân. Hơn nữa, một điều mà chỉ có xí nghiệp của
Thomas có lúc bấy giờ là ngay từ lúc thành lập, ông đã tuyên bố với mọi người rằng xí
nghiệp của ông sẽ không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận như những xí nghiệp
khác, và số lợi nhuận kiếm được sẽ được chuyển cho các quỹ từ thiện.
Có thể thấy rằng trong khoảng hơn ba thế kỷ, DNXH đã hình thành nên nhiều
loại mô hình, như: nhà ở xã hội, thương mại công bằng, dạy nghề và tạo việc làm,
nhóm tự lực, và các chương trình, hoạt động được tổ chức nhằm mục đích tạo thu nhập
cho các tổ chức từ thiện,...Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, một số người giàu
đã thay đổi quan điểm của họ, những người giàu đó cho rằng khi làm từ thiện, việc
cung cấp những khoản đóng góp về vật chất để cứu trợ và giúp đỡ sẽ làm cho tầng lớp
dân nghèo trở nên ỷ lại, lười biếng, không chịu vận động. Vì vậy, những người giàu đã
thay đổi việc cung cấp vật chất trực tiếp sang tổ chức, xây dựng nên những chương
trình cung cấp việc làm cho những người lao động khó khăn để họ có thể dùng chính
sức lực của mình để lao động, để kiếm tiền và hơn hết là duy trì cuộc sống và có thêm
nguồn thu nhập riêng cho bản thân, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Đây
là một cách làm rất hiệu quả, nó không những giúp tầng lớp lao động nghèo không bị
mặc cảm bởi hoàn cảnh của mình vì họ đã có những đóng góp nhất định cho xã hội mà
còn giúp cho họ vượt qua được cái khó, cái nghèo trong chính cuộc sống của họ. Tại
Bath, Vương quốc Anh, hình thức Quỹ tín dụng vi mô (thường là cho vay công cụ sản
xuất) lần đầu được thành lập. Ngoài ra, còn có những mô hình DNXH trong lĩnh vực
giáo dục lần đầu được thành lập như: trường dạy dệt sợi, dệt vải và tạo việc làm cho
người mù nghèo khổ ở Liverpool năm 1790; trường giáo dưỡng, tái hòa nhập trẻ phạm
1
CIEM, British Council và CSIP, Doanh nghiệp Xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, Bối cảnh và Chính sách, Viện Nghiên cứu
Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 2012.
https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem-boi-canh-chinh-sach.pdf

8
tội được Nhà nước công nhận và tài trợ; ngoài ra cũng có nhiều loại mô hình khác
được thành lập nhằm mục đích tạo điều kiện để tầng lớp lao động nghèo có thể tiếp
cận với sự đào tạo trong các ngành nghề (đi biển, mộc, chăn nuôi gia súc, gia cầm,
thủy hải sản,...). Ngoài ra, việc xuất hiện những loại mô hình DNXH đồng thời tạo nên
thêm nhiều quyền cho người lao động khi họ có thể ký kết hợp đồng lao động và có
khả năng làm chủ chính những kế hoạch kinh doanh của riêng mình hay sử dụng lợi
nhuận mà họ tạo ra vào nhiều mục đích khác nhau.
Năm 1979, Margaret Thatcher - Thủ tướng Vương quốc Anh lúc bấy giờ lên
nắm quyền, đó cũng là lúc các DNXH phát triển mạnh mẽ đến mức trở thành một
phong trào rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới. Bà cho rằng Nhà nước không nên
trực tiếp tham gia vào việc cung cấp phúc lợi xã hội, do đó, bà đã thu hẹp lại vai trò
của nhà nước. Thường thì chúng ta sẽ nghĩ rằng những dịch vụ công hay phúc lợi xã
hội là điều luôn được thừa nhận một cách rộng rãi, phổ biến và những điều này sẽ
đóng vai trò như một chức năng cơ bản của Nhà nước; tuy nhiên, nhiều nước ở châu
Âu và châu Mỹ hiện nay thực hiện chức năng này thông qua các tổ chức dân sự hoặc
tư nhân, thường bằng hình thức đấu thầu và thuê ngoài. Ở đây, chúng ta có thể hiểu
quan điểm của họ như sau: họ cho rằng Nhà nước là một bộ máy công quyền, do đó nó
sẽ có những điểm yếu như quan liêu, tham nhũng,... và vì những lý do đó, các tổ chức
dân sự và tư nhân sẽ có thể đem lại một hiệu quả cao hơn so với Nhà nước, vì vốn của
các tổ chức đó được hình thành và phát triển lên từ cơ sở cộng đồng. Ngoài ra, xã hội
càng phát triển đồng nghĩa với việc có thêm nhiều vấn đề xã hội với độ phức tạp cao,
dẫn đến việc Nhà nước có những hạn chế riêng, không những phải chia sẻ trách nhiệm
cung cấp phúc lợi xã hội mà còn phải trông coi khu vực xã hội dân sự nhằm mục đích
có được những mấu chốt để có thể giải quyết các vấn đề tồn đọng trong xã hội.
Hiện nay, DNXH đã phát triển trở thành một phong trào phổ biến rộng rãi và
mạnh mẽ trên toàn thế giới. Gần như không thể thống kê được chính xác có bao nhiêu
DNXH đang hoạt động vì tuy được công nhận và phổ biến rộng rãi nhưng ở mỗi quốc
gia, định nghĩa, nội dung, tiêu chí, phân loại,... DNXH có nhiều quan điểm khác nhau,
điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển cũng như đặc điểm KT-XH của quốc gia đó,
có nhiều quốc gia còn cần phải căn cứ vào mục tiêu, chính sách của các Đảng hoặc
Chính phủ. Mặc dù vậy, thông qua các tài liệu nghiên cứu, ta có thể nhìn thấy được sự
phát triển của DNXH ở các quốc gia, nhiều quốc gia cũng đã chính thức công nhận
DNXH và tạo lập một khung pháp lý dành riêng cho DNXH. Vào năm 2006,
Bangladesh và người sáng lập đã được trao giải Nobel cho công trình đó là mô hình
Grameen Bank là một mô hình DNXH, ta có thể xem đây là một ví dụ điển hình cho
sự phát triển của DNXH.
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam
Ở Việt Nam, một số mô hình có thể được coi là các DNXH như các Hợp tác xã
(HTX) tạo việc làm cho người khuyết tật, có thể thấy mô hình HTX cũng chính là một
trong những mô hình DNXH xuất hiện đầu tiên ở Vương quốc Anh. Tuy nhiên,
DNXH là một khái niệm còn rất mới ở Việt Nam. Nguyên nhân chính là do nhận thức

9
về DNXH ở Việt Nam vẫn còn khá mập mờ và còn nhiều hạn chế, mô hình này vẫn
chưa được Nhà nước công nhận chính thức, dẫn đến DNXH thiếu đi một vị trí pháp lý
cụ thể, làm hạn chế về mặt nhân lực, khả năng để tiếp cận với các nguồn vốn hiện hữu
cũng như khả năng kết nối với các tổ chức trung gian và các dịch vụ hỗ trợ.
Sau năm 1986, các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, các tổ chức từ
thiện và phát triển cộng đồng cả trong lẫn ngoài nước đã được tại điều kiện để phát
triển nhờ việc đổi mới đường lối và chính sách mở cửa của Nhà nước. Vào cuối thế kỷ
XX, những doanh nghiệp được xem là đi theo mô hình DNXH đã dần dần xuất hiện tại
Việt Nam, có thể kể đến như: Mai Handicrafts, Trường Hoa Sữa, nhà hàng KOTO
(Hà Nội),...Ở thời điểm này, theo thống kê, đã và đang có tối thiểu gần 200 tổ chức,
doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình DNXH. Như vậy, rõ ràng là có nhiều tổ
chức được thành lập và đã đi vào hoạt động nhưng chính bản thân họ còn không biết
mình thực ra là một DNXH. Một nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến sự phát triển
của DNXH tại Việt Nam đó chính là sự chuyển mình trong bối cảnh KT - XH. Cụ thể
như sau, Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp từ năm 2010, do đó
những nguồn vốn tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ (NGO - Non Government
Organization) có chiều hướng giảm mạnh, dẫn đến việc phần lớn các tổ chức phi lợi
nhuận phải tìm kiếm hướng đi mới cho mình bằng cách chuyển đổi thành mô hình
DNXH. Cùng lúc đó, Hội đồng Anh (British Council) và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến
vì cộng đồng (CSIP) đã giới thiệu và tuyên truyền rộng rãi các khái niệm về DNXH ở
Việt Nam. Bên cạnh đó, thông qua nhiều quy trình tuyển chọn nghiêm ngặt, CSIP đã
công nhận và hỗ trợ cho hàng chục DNXH ở Việt Nam. Đã có nhiều công ty, doanh
nghiệp lớn tổ chức nhiều chương trình xã hội nhằm tạo cơ hội việc làm cho người
khuyết tật, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân ở vùng sâu vùng
xa, tạo lập nên các nguồn tài trợ để trẻ em nghèo có thể trở lại trường học, tiếp cận
được với nền giáo dục. Một số ví dụ điển hình cho những hoạt động xã hội được các
doanh nghiệp và công ty lớn tổ chức nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho người
dân như: Friesland Campina Việt Nam với chương trình Đèn đom đóm, Unilever với
hoạt động Áo trắng ngời sáng tương lai, Vinamilk với chương trình Vươn cao Việt
Nam2,...Ở nhiều công ty thậm chí còn lập một ngân quỹ riêng cho các chương trình và
hoạt động từ thiện hoặc sẽ trích một phần lợi nhuận mà công ty kiếm được để dành
cho các quỹ từ thiện.
Việt Nam là một quốc gia đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vẫn
thuộc nhóm nước đang phát triển, có thu nhập bình quân đầu người là trung bình thấp.
Điều này dẫn đến nhiều vấn đề xã hội phức tạp phát sinh trong quá trình tăng trưởng
kinh tế như: nhiều hộ nghèo và cận nghèo; trẻ em khuyết tật, mồ côi; người từng phạm
tội hoặc đang có bệnh xã hội; và nhiều các vấn đề bất cập khác trong các lĩnh vực y tế,
giáo dục, môi trường,...Hơn thế nữa, nhiều tổ chức phi chính phủ như Oxfam, Care
2
Nguyễn Hoàng Anh, Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Nỗ lực khẳng định vai trò của mình trong cơ chế thị trường,
15/10/2022
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/tiep-tuc-doi-moi-nang-cao-
hieu-qua-hoat-dong-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-xung-dang-lam-nong-cot-cua-kinh-te-nha-nuoc-dan-dat-tao-dong-luc-xay-
dung-nen-k
10
đang rút dần khỏi Việt Nam. Đây là những tổ chức phi chính phủ đã đóng góp không ít
vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu bạo lực gia đình, nâng cao người phụ
nữ,...nhưng các tổ chức này đã lên kế hoạch giảm đi vai trò, trách nhiệm của mình khi
Việt Nam trở thành một nước thu nhập trung bình, làm cho các nguồn tài trợ, viện trợ
từ nước ngoài cũng giảm đi đáng kể. Điều này đã trở thành một nỗi áp lực đè nặng lên
các tổ chức phi chính phủ trong nước và đòi hỏi cần phải chuyển đổi dần dần từ tổ
chức phi chính phủ sang mô hình DNXH. Chính vì những lý do trên, chúng ta hoàn
toàn có thể nói đây chính là thời điểm để Chính phủ Việt Nam tìm kiếm những đối tác
để có thể chia sẻ một phần những gánh nặng trong xã hội và DNXH là một gương mặt
sáng giá cho vị trí đối tác đó. Tuy nhiên, để làm được điều đó, Chính phủ Việt Nam
cần phải công nhận chính thức đồng thời ban hành những văn bản quy phạm pháp luật,
tạo lập khung pháp lý để hỗ trợ cho các DNXH thực hiện quyền hạn và chức năng của
mình, hình thành nên một hướng đi mới, cùng chung tay với Nhà nước giải quyết
những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu trong xã hội hiện nay.
1.2. Khái niệm doanh nghiệp xã hội
Tuy rằng mô hình DNXH đã xuất hiện từ rất lâu nhưng cho đến nay, vẫn chưa
có sự thống nhất nào cho khái niệm về DNXH, do vậy nên khái niệm về DNXH được
các quốc gia trên thế giới định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
Chính phủ Anh đã đưa ra định nghĩa về DNXH trong Chiến lược phát triển
DNXH năm 2002 như sau: “DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm
thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc
cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” 3. Chúng ta
có thể thấy được đây là một cách định nghĩa khá toàn diện và bám sát hoàn toàn với
những đặc điểm cơ bản của một DNXH cần có là: không ràng buộc DNXH cần phải
theo hình thức một công ty, doanh nghiệp chính chuyên, vốn của công ty chỉ là công
cụ để có thể tổ chức công ty và hoạt động kinh doanh là một mô hình, phương án và
giải pháp cần được thông qua; mục đích thành lập tổ chức phải gắn liền với mục tiêu
xã hội được đặt ra, tức là DNXH là mô hình một tổ chức được lập ra nhằm đáp ứng
yêu cầu của xã hội; cuối cùng là phần lợi nhuận kiếm được hoàn toàn được tái phân
phối lại cho tổ chức hoặc cộng đồng chứ không phải thuộc về một cá nhân hay một cá
thể nào hết. Định nghĩa này hoàn toàn phù hợp với khái niệm về DNXH được tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra như sau: “DNXH là những tổ chức hoạt
động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm
theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. DNXH thường cung cấp các dịch
vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra,
DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi
trường.”4 và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP, Việt Nam):
“DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều
3
UK Government, A Guide to Legal Forms for Social Enterprise 2013.
https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/31677/11-1400-guide-
legal-forms-for-social-enterprise.pdf
4
OECD and LEED Program, The Social Enterprise sector: A conceptual framework 2012.
https://www.oecd.org/cfe/leed/37753595.pdf
11
hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. DNXH lấy
lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đặt
được cả mục tiêu xã hội/môi trường và mục tiêu kinh tế.” 5. Ngoài ra, khái niệm của
CSIP, Việt Nam đã nhấn mạnh vào vai trò của người sáng lập tổ chức chính là những
người có thể trung hòa được các kiến thức cần có, các sáng kiến xã hội và tinh thần
của những người doanh nhân bằng cách đưa DNXH gắn với doanh nhân xã hội.
Còn theo như Chính phủ Thái Lan: “DNXH là doanh nghiệp tư nhân hoặc do
người dân làm chủ, có thu nhập từ việc bán, sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ, được
thành lập với mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu hoặc có thể bổ sung, thay đổi mục tiêu
nhằm mục đích chủ yếu là giải quyết các vấn đề xã hội và/hoặc phát triển cộng đồng,
xã hội và/hoặc môi trường, không hoạt động vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho
người giữ cổ phần hoặc chủ doanh nghiệp.” 6 Với định nghĩa này, ngoài việc đáp ứng
được những yêu cầu cơ bản cần có về một DNXH, chúng ta có thể nhận ra được chiến
lược của Chính phủ Thái Lan là nhằm khuyến khích sự tham gia của xã hội về mặt dân
sự cũng như thúc đẩy thêm nhiều sáng kiến xã hội.
Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ một khái niệm cụ thể nào về DNXH mà chỉ đưa ra
các tiêu chí với mục đích xác định doanh nghiệp nào được xem là DNXH được quy
định cụ thể tại khoản 1, Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)
như sau: “ Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: a) Là doanh nghiệp
được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này; b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải
quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi
nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã
đăng ký.” Từ các tiêu chí trên, ta có thể hiểu rằng Việt Nam đã có được dấu hiệu để
nhận diện DNXH và thừa nhận là DNXH nếu doanh nghiệp đó đáp ứng được các quy
định về việc thành lập DNXH, phải lựa chọn một trong bốn các hình thức pháp lý là
công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CP), công ty hợp danh (HD)
hoặc là doanh nghiệp tư nhân và phải đi cùng hai đặc điểm về mục tiêu xã hội và việc
tái phân phối lợi nhuận.
Như vậy, DNXH có ba đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất, DNXH không bị ràng buộc vào các hình thức công ty chính chuyên;
hoạt động kinh doanh được xem là phương án, giải pháp, vốn chỉ là công cụ để tổ
chức; việc sử dụng hoạt động kinh doanh như là dùng một phương tiện nhằm đạt được
mục tiêu xã hội.
Thứ hai, sứ mệnh cơ bản và tiên quyết khi thành lập một DNXH đó chính là
mục tiêu xã hội, tức là DNXH chính là một doanh nghiệp được thành lập vì mục tiêu
hướng đến xã hội.

5
CIEM, British Council và CSIP, Doanh nghiệp Xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, Bối cảnh và Chính sách, Viện Nghiên cứu
Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 2012.
https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem-boi-canh-chinh-sach.pdf
6
Kế hoạch chiến lược phát triển Doanh nghiệp Thái Lan (2010-2014)
12
Thứ ba, áp dụng nguyên tắc lợi nhuận là lợi nhuận kiếm được từ DNXH sẽ
được tái phân bổ lại cho tổ chức, cộng đồng hoặc mục tiêu xã hội mà doanh nghiệp
hướng đến chứ không thuộc quyền sở hữu của bất cứ cá nhân, cá thể nào.
Những khái niệm trên đã giúp chúng ta phân biệt được doanh nghiệp thông
thường và DNXH. Mặc dù cả hai doanh nghiệp đều sử dụng hoạt động kinh doanh
nhưng doanh nghiệp thông thường sử dụng để phục vụ cho các lợi ích công theo mô
hình tối đa hóa lợi nhuận, tức là kiếm được càng nhiều lợi nhuận thì càng tốt; còn
DNXH sử dụng để tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã hội theo mô hình tái phân phối
lợi nhuận.
1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội.
Khái niệm về DNXH có rất nhiều, rất phong phú và được hiểu theo nhiều cách
khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia và khu vực,... Tuy nhiên,
chúng ta vẫn có thể thấy được một số đặc điểm cơ bản của DNXH đều được thừa nhận
phổ biến:
Thứ nhất, DNXH bắt buộc phải có hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp mà không có hoạt động kinh doanh thì không được xem là doanh
nghiệp xã hội. Điểm khác biệt để chúng ta có thể phân biệt được DNXH với các tổ
chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, các quỹ từ thiện đó chính là hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh vừa là nét đặc thù, vừa là điểm
mạnh của mô hình DNXH. Ngoài ra, việc phải cạnh tranh một cách bình đẳng, công
bằng với các doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực, cùng một mặt hàng đòi hỏi
DNXH phải có được tính sáng tạo để có thể có được nhiều sáng kiến xã hội. Hơn thế
nữa, các DNXH phải đưa những sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ ra thị trường với một
chất lượng tốt và một mức giá có thể cạnh tranh. Do đó, DNXH cần phải có sáng kiến
xã hội tốt mới có thể sử dụng hình thức kinh doanh để đạt được mục tiêu xã hội.
Nhưng cũng chính nhờ những thử thách và áp lực kể trên nên đã đem lại cho
DNXH được một vị thế độc lập, có thể tự chủ trong tổ chức và hoạt động của mình.
Đây cũng chính là điều mà các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận và các quỹ từ
thiện không thể có, ví dụ như quỹ từ thiện có thể kêu gọi lòng hảo tâm và nhờ đó có
được sự ủng hộ, đóng góp của các nhà tài trợ hoặc mua, làm sản phẩm để bán gây quỹ
cho tổ chức, điều đó khiến những quỹ từ thiện phải phụ thuộc nhiều vào các nhân tố
ảnh hưởng khách quan khác chứ không thể có được sự tự chủ như DNXH. Có thể thấy
rằng thế mạnh của DNXH là tính bền vững và sự độc lập, tự chủ lại gắn liền với tính
bền vững trong các giải pháp kinh doanh của các DNXH. Chính vì vậy, yêu cầu thiết
yếu của mô hình DNXH đó chính là cần có được những sáng kiến xã hội hay, có được
chiến lược kinh doanh tốt để có thể đem lại lợi nhuận, đảm bảo được sự duy trì và phát
triển bền vững của DNXH.
Thứ hai, DNXH phải đặt mục tiêu xã hội là yếu tố tiên quyết.
Sứ mệnh của DNXH là hoạt động hướng đến mục tiêu xã hội, điều này cần phải
được khẳng định ngay từ khi thành lập tổ chức, doanh nghiệp và cần được tuyên bố
một cách công khai, rõ ràng. Tuy nhiên, các DNXH không cần phải hướng tới một

13
mục tiêu xã hội, mỗi DNXH có thể hướng tới một hoặc nhiều mục tiêu xã hội khác
nhau.
Để đạt được mục tiêu xã hội thì DNXH cần phải sử dụng đến hình thức kinh
doanh như một công cụ, phương tiện chủ yếu. Có những điểm khác nhau giữa việc
hướng đến mục tiêu xã hội bằng hình thức kinh doanh giữa DNXH và doanh nghiệp
thông thường. Trong khi các doanh nghiệp thông thường khác phát hiện ra được nhu
cầu sản phẩm, rồi sau đó họ sẽ tạo ra sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng với mục đích chính là tối đa hóa lợi nhuận thì DNXH khi phát hiện ra được
những vấn đề đang hiện hữu trong xã hội, họ sẽ tạo ra một mô hình kinh doanh để có
thể giải quyết được các vấn đề xã hội đó. Hai quy trình này thoạt nhìn thì có thể thấy
chúng giống nhau ở mặt hình thức nhưng lại khác nhau hoàn toàn về mặt bản chất và
cách tiếp cận. Một xưởng sản xuất tăm sử dụng lao động là người mù. Tuy họ đang
thực hiện một việc làm có ý nghĩa tích cực cho xã hội là tạo cơ hội việc làm và thu
nhập cho người mù nhưng mục đích chính của xưởng sản xuất đó chính là đem lại lợi
nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Còn việc sử dụng lao động là người mù chỉ là
một kế hoạch kinh doanh chứ không phải là một sứ mệnh xã hội của doanh nghiệp này
khi được thành lập. Vì vậy, DNXH cần có lợi nhuận để tái phân phối phục vụ lại cho
các mục tiêu xã hội.
Thứ ba, DNXH phục vụ mục tiêu xã hội bằng cách thực hiện tái phân phối lợi
nhuận.
Đối với DNXH, để có thể duy trì và thực hiện được các hoạt động của tổ chức
dành cho xã hội thì đòi hỏi lợi nhuận cần phải được tái phân bổ lại cho các hoạt động
đó. Nguyên tắc cơ bản của DNXH đó là lợi nhuận với được phân phối lại cho các hoạt
động của tổ chức chứ không được phân phối cho bất kỳ cá nhân nào. Do đó, đây là
một mô hình “ vì cộng đồng” chứ không phải “vì lợi nhuận”, nên DNXH không phải
là một con đường để làm giàu vì không có chủ thể nào có thể sở hữu phần lợi nhuận
của DNXH.
Ngoài những đặc điểm trên thì DNXH còn có nhiều đặc điểm khác như: sở hữu
mang tính xã hội, phục vụ nhu cầu của Nhóm đáy (là tầng lớp người nghèo và có vị trí
thấp nhất trong xã hội)...Những nét đặc điểm cơ bản nhất của DNXH đã được đề cập
rõ ở trên, còn các đặc điểm nhỏ này chỉ cần nhằm mục đích phân định rõ yếu tố mà
DNXH hướng đến là cộng đồng chứ không phải lợi nhuận.
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội7
Trong thời điểm hiện nay, mô hình DNXH đã trở thành một phong trào có tầm
ảnh hưởng trên toàn cầu và phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn. Và chính nhờ những
nhân tố sau đây đã thúc đẩy DNXH lan rộng nhanh chóng trên khắp thế giới:
Thứ nhất, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
Toàn cầu hóa tạo điều kiện để các DNXH dễ dàng kết nối với các nhà tài trợ
hoặc liên tịch với những DNXH khác trên toàn thế giới. Từ đó, họ có thể chia sẻ kiến
7
CIEM, British Council và CSIP, Doanh nghiệp Xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, Bối cảnh và Chính sách, Viện Nghiên cứu
Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 2012.
https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem-boi-canh-chinh-sach.pdf
14
thức, nguồn lực với nhau, thậm chí nhân rộng mô hình DNXH vượt khỏi biên giới
quốc gia.
Thứ hai, sự nổi dậy của các giá trị nhân văn.
Hiện nay, hàng chục, nghìn cuộc vận động xã hội diễn ra với nhiều nội dung,
mục đích khác nhau như: bảo vệ môi trường, phát triển con người, xóa đói giảm
nghèo,..Chính những điều đó đã làm thức tỉnh giá trị nhân đạo trong mỗi con người.
Con người chúng ta sống tình cảm hơn, quan tâm đến nhau hơn, từ đó tạo nên sự chia
sẻ, muốn giúp đỡ người khác. Đó chính là lý do khiến cho các DNXH ra đời để có thể
giải quyết được các vấn đề còn tiềm ẩn trong xã hội hiện nay. Grameen Bank là một
DNXH điển hình ra đời vào năm 1983 tại Bangladesh. Ngân hàng này ra đời khi
Muhammad Yunus - một giáo sư kinh tế đã cho 42 hộ gia đình vay số tiền là $27 và
chính số tiền này đã giúp những người dân nơi đây tránh được nạn đói diễn ra vào năm
1974 và thoát khỏi cảnh nợ nần. Từ đó, vào năm 1976, Yunus cho thử nghiệm mô hình
tín dụng vi mô và đạt được thành công rực rỡ. Ngày nay, ngân hàng Grameen không
những nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ mà còn nhận được rất nhiều nguồn tài
trợ từ các tổ chức và các quỹ đầu tư xã hội quốc tế, có thể kể đến như: Ford
Foundation, IFAD, SIDA, WB, OECD,...Vào năm 2006, Grameen Bank và người sáng
lập - GS. Muhammad Yunus đã được trao giải Nobel hòa bình cho những nỗ lực, sáng
kiến và thành quả của việc xóa đói giảm nghèo8.
Thứ ba, các nhà đầu tư xã hội dần dần xuất hiện.
Để có thể duy trì được hoạt động của tổ chức, ngoài lợi nhuận thì DNXH luôn
phải đi tìm kiếm những tác động xã hội bên ngoài và từ đó các nhà đầu tư xã hội ra
đời. Những nhà đầu tư này tạo thành các mạng lưới liên quốc gia, họ tập hợp lại để
chia sẻ và hỗ trợ cho các DNXH trên phạm vi toàn cầu. Chính điều này đem lại rất
nhiều lợi ích cho sự phát triển DNXH ở các nước đang phát triển vì các DNXH ở
những nước này có nhu cầu rất lớn về vốn và những yếu tố để có thể nâng cao chất
lượng nhân lực. Skoll Foundation là một Quỹ DNXH được Jeff Skoll thành lập vào
năm 1999 tại Hoa Kỳ. Skoll Foundation mang trong mình một sứ mệnh hoạt động to
lớn đó là đầu tư, kết nối và vinh danh các doanh nhân xã hội hoặc các sáng kiến xã hội
có thể giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc đang hiện hữu trên thế giới thông qua
Giải thưởng hằng năm của Skoll cho tinh thần doanh nhân xã hội. Tổng số tiền tài trợ
của Skoll lên đến $40.000.000/năm9.

8
Tổng hợp từ Wikipedia và trang web của tổ chức.
https://grameenbank.org/ https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n_h%C3%A0ng_Grameen
9
Tổng hợp từ Wikipedia và trang web của tổ chức.
https://skoll.org/ https://en.wikipedia.org/wiki/Skoll_Foundation
15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ LOẠI
HÌNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VƯƠNG QUỐC ANH.

2.1. Doanh nghiệp xã hội theo quy định pháp luật của Vương quốc Anh - Khái
quát khung pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Vương quốc Anh.
2.1.1. Vị trí pháp lý của doanh nghiệp xã hội ở Vương quốc Anh.
Như chúng ta đã bàn đến ở chương I, DNXH ra đời rất sớm và phát triển mạnh
mẽ ở Vương quốc Anh, chính những lý do này đã làm cho pháp luật về DNXH ở Anh
có nhiều sự điều chỉnh đa dạng.
Chính phủ Anh đã từng định nghĩa trong Chiến lược phát triển DNXH vào năm
2002 như sau: “DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các
mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng
đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.” Chúng ta có thể
(3)

hiểu rằng việc thành lập doanh nghiệp không đủ để doanh nghiệp đó được coi là một
DNXH mà còn phải phụ thuộc vào mục đích thành lập và cách sử dụng nguồn lợi
nhuận. Do đó, DNXH ở Vương quốc Anh có địa vị pháp lý khá phong phú và hoạt
động dưới nhiều hình thức tổ chức đa dạng như: hợp tác xã, doanh nghiệp được làm
chủ bởi người làm thuê, công ty TNHH, quỹ kinh doanh, tổ chức từ thiện - mảng kinh
doanh, tổ chức phi lợi nhuận - mảng kinh doanh, quỹ phát triển, công ty Cổ phần, công
ty vì lợi ích cộng đồng,...Một hình thức pháp lý mới chỉ dành cho doanh nghiệp xã hội
đã ra đời vào năm 2005 với tên gọi là “Doanh nghiệp vì lợi ích cộng đồng”
(Community Interest Company - CIC), đây là loại hình doanh nghiệp mới được bổ
sung trong quá trình phát triển pháp luật doanh nghiệp ở Anh. Ngoài ra, DNXH vẫn
được chọn loại hình hoạt động có thể đăng ký dưới nhiều hình thức khác nhau: Công
ty Cổ phần, tổ chức phi chính phủ (NGO), Hội, công ty TNHH, các quỹ ủy
thác,...DNXH có thể tự chủ và độc lập trong việc chọn lựa các mặt hàng kinh doanh vì
pháp luật DNXH của Vương quốc Anh tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh
nghiệp, do đó, DNXH không thể tước bỏ và hạn chế đi tính tự do này vì mục tiêu xã
hội.
Mối quan hệ giữa nhà nước và sự phát triển của DNXH ở Vương quốc Anh
luôn gắn chặt với nhau qua những điều sau đây:
Tầm nhìn và quan điểm của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công: Trong
bối cảnh “nhà nước phúc lợi” vào trước năm 1979, DNXH vẫn chưa phát triển mạnh.
Lúc bấy giờ, chính phủ Anh lại thấy được những bất cập khi nhà nước phải trực tiếp
cung cấp những dịch vụ công, từ đó dẫn đến sự thúc đẩy cần phải phát triển mạnh mẽ
khối kinh tế thứ 3 (thường dùng để phân biệt với khối tư nhân và khối nhà nước), trong
đó có DNXH.
Chính sách đòn bẩy: Chính sách được dùng để khuyến khích cộng đồng cần
độc lập để đưa ra được những sáng kiến xã hội để có thể tự giải quyết được các vấn đề
của mình, đồng thời hỗ trợ cho DNXH phát triển. Nhà nước có thể hỗ trợ bằng nhiều
hình thức, nhưng hình thức chính được Nhà nước sử dụng là đòn bẩy kinh tế, tức là
16
khuyến khích DNXH tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ công. Vì vậy, tổng nguồn
thu của các DNXH ở Vương quốc Anh hiện nay chiếm tỷ lệ tới hơn 50% từ nguồn thu
của các hợp đồng cung ứng dịch vụ công. Hơn thế nữa, các tổ chức xã hội dân sự
(trong đó có DNXH) còn được Nhà nước đưa ra thêm nhiều chương trình nhằm hỗ trợ
tài chính.
Việc phải tuân thủ các quy định về kế toán, kiểm toán và thực hiện nghĩa vụ của
một nhà kinh doanh đối với Nhà nước cũng chính là một đặc điểm quan trọng làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của DNXH và vai trò quản lý giám sát của pháp luật cũng như
các cơ quan quản lý. Đầu tiên, pháp luật ở Anh đã áp dụng Luật Doanh nghiệp đồng
thời xây dựng, tạo lập nên các quy định chung với quy định dành riêng cho DNXH.
Tiếp đến, pháp luật hiện nay không chỉ là văn bản quy phạm pháp luật, pháp luật còn
cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho DNXH, Chính phủ Anh đã hỗ trợ bằng
nhiều hình thức để luôn đảm bảo rằng các quy định đó được thực hiện một cách hiệu
quả nhất trong xã hội thực tế.
Vì những lý do trên, có thể khẳng định rằng DNXH ở Vương quốc Anh được
xác định rõ ràng về địa vị pháp lý. Chính phủ Anh đã lên được một chiến lược rõ ràng,
dám đầu tư nhiều để phát triển khi lựa chọn DNXH - mô hình hợp với xu hướng phát
triển của xã hội.
2.1.2. Vốn của doanh nghiệp xã hội
Không thể không nhắc đến Anh chính là một quốc gia có ngành tài chính - ngân
hàng phát triển mạnh tại thị trường tài chính quốc tế với nền kinh tế đứng thứ 2 trong
Liên minh châu Âu (EU) và đứng trong nhóm 8 quốc gia phát triển nhất thế giới. Mặc
dù đó là một điểm thuận lợi để các DNXH có thể tiếp cận được với các nguồn vốn một
cách dễ dàng hơn nhưng dù cho là DNXH ở Anh hoặc là ở bất cứ đâu trên thế giới,
DNXH sẽ khó tiếp cận vốn hơn so với những mô hình doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, vì vị trí và vai trò pháp lý của DNXH đã được Chính phủ Anh định
vị rõ ràng nên Chính phủ anh đã đề ra được một chính sách hỗ trợ thích hợp và hiệu
quả đó là thành lập các quỹ phát triển DNXH, quỹ này sẽ gắn liền với những chương
trình, hoạt động tìm kiếm sự hỗ trợ, tài trợ cho các DNXH. Rồi qua đó những DNXH
sẽ được đầu tư và hỗ trợ vốn để xây dựng, hoạt động có hiệu quả.
Vốn chính là một yếu tố quan trọng và gần như không thể thiếu trong lĩnh vực kinh
doanh, nếu không có vốn thì chúng ta không thể hoặc rất khó để có thể thành lập được
một doanh nghiệp, và với DNXH thì vốn lại càng quan trọng hơn bao giờ hết vì
DNXH lấy mục tiêu xã hội làm sứ mệnh hoạt động chứ không phải mục tiêu lợi nhuận.
Pháp luật của Anh có định hướng sẽ làm cho DNXH trở nên phát triển hơn, trở thành
những doanh nghiệp tốt hơn. Vì vậy, để hỗ trợ cho vấn đề nâng cao năng lực kinh
doanh cho DNXH, Chính phủ Anh sẽ làm việc với các tổ chức tư nhân hoặc nhà nước
nhằm đảm bảo được chất lượng nâng cao năng lực cho DNXH và đề ra những giải
pháp cụ thể để có thể đảm bảo được nguồn vốn tài chính cho DNXH, với mục tiêu là
chuyển đổi mô hình DNXH từ việc phụ thuộc vào vốn tài trợ sang tự chủ tài chính
bằng hoạt động kinh doanh.

17
Chính phủ Anh đang tìm cách để các DNXH có thể tiếp cận với các nguồn vốn
tài chính dễ dàng hơn và đa dạng hóa các hình thức đầu tư vào DNXH. Một động thái
cụ thể của Nhà nước chứng tỏ Nhà nước đang tạo cơ hội để cho DNXH có thể tiếp cận
gần hơn với vốn tài chính nhằm thực hiện được nhiều hoạt động vì lợi ích cộng đồng
là vào tháng 3 năm 2012, Ngân hàng Xã hội Lớn (Big Society Capital Fund) đã ra đời
khi Thủ tướng Anh phê chuẩn quyết định thành lập Quỹ Xã hội để sử dụng số tiền hơn
600 triệu bảng Anh từ các tài khoản ngân hàng không sử dụng và bị đóng băng ở các
ngân hàng trong 15 năm vào việc đầu tư cho các dự án xã hội. Khi những dự án xã hội
này hoạt động hiệu quả và đem lại nguồn lợi nhuận thì sẽ trích một phần từ nguồn lợi
nhuận đó để trả lại vốn và lãi cho Quỹ, phần còn dư sẽ được tái phân phối lại cho
DNXH theo quy định của pháp luật10.
Từ những luận điểm trên, có thể thấy Chính phủ Anh đã có các hình thức nhằm
hỗ trợ cho các DNXH tiếp cận với nguồn vốn tài chính, đồng thời xây dựng nên các
Chương trình đầu tư xã hội và từ đó có thể lọc ra được những DNXH tiềm năng để tập
trung phát triển các DNXH đó. Những điều này vừa giúp cho các DNXH thuận với
phát triển, vừa giúp cho Chính phủ Anh sử dụng nguồn tiền một cách hợp lý và hiệu
quả.
2.1.3. Hình thức tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp xã hội11.
Theo quy định của pháp luật Anh, DNXH chỉ là tên gọi của một mô hình kinh
doanh, được dùng để thể hiện sứ mệnh hoạt động là nhắm tới mục tiêu xã hội và để
phân biệt với các mô hình doanh nghiệp khác 12. Do đó, hình thức tổ chức và hoạt động
của DNXH ở Anh cũng rất phong phú và đa dạng dựa trên tính chất và mức độ liên kết
giữa các nhà đầu tư, có thể chia thành 4 nhóm cơ bản sau đây:
(i) Nhóm DNXH không phải là công ty (unincorporated form)
Đây là hình thức thiết lập DNXH đơn giản nhất ở Anh. DNXH ở hình thức này
có thể do một thương nhân (sole trader) hoặc hội hợp danh của những thương nhân
đơn lẻ (partnership) thành lập. Ở trường hợp này, DNXH không được coi là công ty,
do đó không có sự tồn tại độc lập về mặt pháp lý với thương nhân hoặc các thương
nhân thành lập nên và pháp luật Anh cũng không quy định về việc đăng ký kinh doanh
ở hình thức này. Tuy rằng hoạt động kinh doanh của DNXH ở hình thức này hướng
đến mục tiêu xã hội nhưng chủ của loại hình DNXH này vẫn sẽ bị đánh thuế thu nhập
cá nhân vì phần lợi nhuận lúc này được sở hữu bởi các thương nhân đơn lẻ hoặc hội
hợp danh của nhóm thương nhân đơn lẻ. Thông thường thì các DNXH này sẽ được
xem xét như là hình thức người chủ DNXH trực tiếp lao động, nên người chủ sẽ được

10
CIEM, British Council và CSIP, Doanh nghiệp Xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, Bối cảnh và Chính sách, Viện Nghiên cứu
Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 2012.
https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem-boi-canh-chinh-sach.pdf
11
Vũ Thị Hòa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam và Vương quốc Anh dưới góc độ so
sánh, Hà Nội, 2016
12
UK Government, A Guide to Legal Forms for Social Enterprise 2013.
https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/31677/11-1400-guide-
legal-forms-for-social-enterprise.pdf
18
yêu cầu tự đánh giá để tính toán thuế thu nhập và các khoản đóng góp cho bảo hiểm
nhà nước đối với bất cứ lợi nhuận nào có được từ công việc kinh doanh13.
(ii) Nhóm doanh nghiệp xã hội được thành lập dưới hình thức công ty
Đây là nhóm DNXH phổ biến nhất ở Anh ngày nay. Các thành viên sáng lập
DNXH dưới hình thức này cần phải đề ra những điều khoản chỉ rõ được công ty đang
hướng đến mục tiêu xã hội trong tài liệu đăng ký kinh doanh. Nếu công muốn được
chuyển đổi hình thức pháp lý và mục tiêu hoạt động thì cần có sự đồng ý của tất cả các
thành viên của công ty và cần ghi nhận lại sự chuyển đổi đó trong điều lệ. Điều này đã
phần nào thể hiện được sự linh hoạt trong pháp luật Anh. Ngoài ra, theo quy định của
pháp luật, một nhánh kinh doanh của một cơ sở từ thiện hay một tổ chức phi chính
phủ, phi lợi nhuận có thể là một DNXH dưới hình thức công ty hữu hạn14.
(iii) Hợp tác xã và hiệp hội vì lợi ích cộng đồng
Theo pháp luật hiện hành, kể từ 01/08/2014, ở Vương quốc Anh có hai hình
thức pháp lý của DNXH trong lĩnh vực làng nghề và hội ái hữu là các Hợp tác xã (Co-
operative Societies) và các hiệp hội vì lợi ích cộng đồng (Community Benefit Societies
hoặc BenComms). Tiền thân của các DNXH loại này chính là các làng nghề và hội ái
hữu (Industrial and Provident Societies - IPS) trước đây 15. Các HTX và các hiệp hội
này hoạt động trên nguyên tắc dân chủ và sở hữu tập thể, ngoài ra có thể chuyển đổi
thành hình thức công ty hữu hạn và ngược lại nhưng cần tuân thủ các quy định của các
luật liên quan.
(iv) Các tổ chức từ thiện có hoạt động kinh doanh không vì lợi nhuận
Đây cũng là một trong những hình thức DNXH khá phổ biến ở Anh. Theo dòng
lịch sử và phát triển của nền kinh tế - xã hội, nhiều tổ chức từ thiện thấy rằng đang tồn
tại tính thụ động và kém bền vững của tổ chức khi chỉ tập trung vào các phương thức
gây quỹ bằng các khoản tài trợ, hiến tặng. Vì vậy, các tổ chức từ thiện cần cố gắng để
có thể độc lập, mà phương thức kinh doanh là phương thức thích hợp nhất để tồn tại
bền vững, thoát khỏi sự phụ thuộc của các khoản tài trợ. Do đó, ngày các nhiều tổ
chức từ thiện chuyển đổi sang mô hình DNXH, căn cứ vào cơ sở pháp lý là Luật Từ
thiện 2006 (Charity Act 2006) ở Anh, quy định rằng các tổ chức từ thiện có đăng ký
(registered charities) được quyền chuyển đổi toàn bộ, hay một phần tổ chức thành
DNXH hoặc thành lập DNXH dưới hình thức công ty hữu hạn, bao gồm cả CIC (Công
ty vì lợi ích cộng đồng - Community Interest Company), các HTX hoặc hội ái hữu.
Các quy định về chuyển đổi mục tiêu và hình thức hoạt động của DNXH đều được đề
cập cụ thể trong Luật Công ty 2006, Luật các HTX và Hội vì lợi ích cộng đồng 201416.

13
Phan Thị Thanh Thủy, Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt
Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015), 56-64
14
Phan Thị Thanh Thủy, Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt
Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015), 56-64
15
UK Government, Industrial and Provident Societies: Growth through co-operation 2013
https://www.gov.uk/government/consultations/industrial-and-provident-societies-growth-through-co-operation/industrial-
and-provident-societies-growth-through-co-operation
16
Phan Thị Thanh Thủy, Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt
Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015), 56-64
19
2.1.4. Sự hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức và cá nhân
Ngoài việc đặt ra quy định và tôn trọng quyền tự do kinh doanh của DNXH,
Chính phủ Anh đã đặt ra các quy định về chính sách hỗ trợ là Nhà nước, tổ chức hay
cá nhân, tất cả mọi nguồn lực trong xã hội đều có thể tham gia vào để hỗ trợ và thúc
đẩy sự phát triển của DNXH.
Sự hỗ trợ của Nhà nước (Chính phủ Anh): Vào năm 2002, Chính phủ Anh đã
xây dựng Chiến lược phát triển doanh nghiệp xã hội và thành lập nên bộ phận Doanh
nghiệp xã hội (SEnU) để có thể hỗ trợ việc nâng tầm chính sách vĩ mô và điều phối lại
các hoạt động ở Anh và xứ Wales17. Ngoài ra, Chính phủ Anh cũng đã phát động
chương trình Big Society và xếp vấn đề hỗ trợ Doanh nghiệp xã hội vào một trong các
chính sách được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, các hoạt động trợ giúp cho DNXH mà
Chính phủ Anh đã nỗ lực thực hiện có thể kể đến như: hỗ trợ đăng ký kinh doanh, tư
vấn pháp lý, các thông tin về thuế; các chiến dịch quảng bá thông qua các phương tiện
truyền thông và những người có sức ảnh hưởng trong xã hội,... Hơn hết, trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, ta đều thấy sự ủng hộ nhiệt tình từ phía Chính phủ cho các
DNXH. Từ đó, có thể nhìn thấy được sự chăm lo cho đời sống nhân dân của Chính
phủ Anh.
Sự hỗ trợ từ các tổ chức và cá nhân: Như đã nói ở phần trên, các DNXH không
chỉ là những cá nhân đơn lẻ, họ còn có các tổ chức, các hiệp hội và các sự hỗ trợ thúc
đẩy DNXH duy trì và phát triển. Các tổ chức, cá nhân cũng đã hỗ trợ các DNXH về
mặt nhân lực, tài chính,...Những tỷ phú, triệu phú hay những tổ chức lớn như các
doanh nghiệp và tập đoàn phát triển, thay vì trực tiếp thực hiện các hoạt động từ thiện
thì đa phần họ sẽ chọn cách trở thành một nhà đầu tư vốn với mục đích là cung cấp
vốn cho các DNXH có tiềm năng để những DNXH đó có thể đưa ra cách giải quyết
các vấn đề đang hiện hữu trong xã hội hiện nay một cách hiệu quả nhất. Trong khi các
DNXH lớn ở Việt Nam vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các tổ chức và cá nhân,
có lẽ chính là vì mô hình này vẫn còn xa lạ và ít phổ biến ở thị trường Việt Nam.
Có thể thấy được qua các phương tiện truyền thông, Chính phủ Anh đã hỗ trợ
DNXH một cách mạnh mẽ, liên tục, nhanh chóng, có bài bản và định hướng được
chiến lược hỗ trợ gần như trên cả ba phương diện về xã hội - kinh tế - pháp luật. Chính
phủ Anh đã đặt DNXH là lực lượng chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và
trở thành đối tác gần gũi với Nhà nước đồng nghĩa với việc Nhà nước trở thành khách
hàng tiềm năng của DNXH.
2.2. Một số loại hình doanh nghiệp xã hội ở Vương quốc Anh
2.2.1. Công ty Lợi ích Cộng đồng (CIC)
2.2.1.1. Khởi nguồn của CIC
Công ty vì lợi ích cộng đồng (CIC) được chính phủ Anh giới thiệu vào năm
2005 theo Đạo luật công ty (Kiểm toán, Điều tra và Doanh nghiệp cộng đồng năm

17
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Chuyên đề kinh nghiệm quốc tế và áp dụng vào Việt Nam trong thành lập, hoạt động và
hỗ trợ doanh nghiệp xã hội
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/599/3543/chuyen-de-kinh-nghiem-quoc-te-va-ap-dung-vao-viet-nam-trong-thanh-
lap--hoat-dong-va-ho-tro-doanh-nghiep-xa-hoi.aspx
20
2004). Đây là loại hình được thiết kế riêng dành cho các doanh nghiệp xã hội muốn sử
dụng lợi nhuận và tài sản của mình vì lợi ích chung của cộng đồng.
Người được xem là cha đẻ của CIC - Stephen Lloyd quá cố, là một luật sư tại Bates
Wells Braithwaite. Ý tưởng này được ông nảy sinh và chia sẻ cùng với một doanh
nhân xã hội - Roger Warren-Evans, họ đã than phiền về tình trạng suy giảm của nền
công nghiệp xã hội, họ cùng bàn bạc về những doanh nghiệp phi lợi nhuận đang hoạt
động tại Hoa kỳ, trong đó nổi bật các hoạt động công cộng được điều hành bởi các tổ
chức phi lợi nhuận từ thiện, họ cũng thảo luận thêm về giá trị của các hình thức pháp
lý khác nhau cho doanh nghiệp xã hội. Từ đó, ông đã cho ra một kế hoạch mà Lloyd
và Waren-Evans gọi đó là kế hoạch thành lập công ty lợi ích cộng đồng. Mặc dù tên ý
tưởng ban đầu là PIC - Public Interest Company, tuy nhiên sau khi được chính phủ
thông qua dự án, tên của dự án đã được thay đổi thành CIC - Community Interest
Company bởi cái tên ban đầu được lên kế hoạch cho các tổ chức điều hành các bệnh
viện cơ sở tại thời điểm đó18.
CIC được định hướng là dễ dàng cho việc thành lập, với sự linh động và cố
định từ loại hình công ty này, tuy nhiên cần một vài lưu ý đặc biệt để đảm bảo rằng
CIC vẫn sẽ hoạt động chính là vì lợi ích cộng đồng. Do đó mà CIC được quản lý và
giám sát bởi Cơ quan quản lý các công ty vì lợi ích cộng đồng (Regulator of
Community Interest Company.
2.2.1.2. Hình thức pháp lý của CIC
CIC được quy định dưới hình thức Công ty TNHH. CIC không thể là tổ chức từ
thiện, loại hình IPS hoặc tổ chức chưa hợp nhất. Đây là một loại hình công ty được
thiết kế đặc biệt cho DNXH, tuy nhiên không được xem là hình thức pháp lý bắt buộc
cho các DNXH.
Về chế độ trách nhiệm của (các) thành viên CIC: theo điều 26 Luật công ty
2004 thì loại hình này là loại hình công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn, và chúng
được giới hạn bởi 1 trong 2 hình thức sau đây: trách nhiệm hữu hạn bởi cổ phần
(limited by shared) hoặc trách nhiệm hữu hạn bởi khoản bảo đảm (limited by
guarantee). Ngoài ra CIC có tư cách pháp nhân tách biệt với các chủ thể đã thành lập
nên nó, và các thành viên của CIC cũng được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn19.
CIC ra đời nhằm cải thiện tình trạng các công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động
thiện nguyện khó đảm bảo rằng các tài sản của công ty họ sẽ được cống hiến cho lợi
ích cộng đồng. CIC giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra một điểm khóa đảm bảo
việc hỗ trợ cho mục đích lợi ích cộng đồng, ngoài việc đăng ký tình trạng từ thiện.
Nếu một doanh nghiệp muốn đăng ký hoạt động theo loại hình CIC, cơ quan
quản lý CIC sẽ tiếp nhận đơn đăng ký, xem xét các tiêu chí liệu doanh nghiệp có thực

18
Third Sector, Analysis: The rise and rise of community interest companies, 01/6/2015
https://www.thirdsector.co.uk/analysis-rise-rise-community-interest-companies/governance/article/1348096

19
Ths. Lê Nhật Bảo, “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội của Vương quốc Anh và Hàn Quốc - Kinh nghiệm cho
Việt Nam.
21
sự đáp ứng hay không. Nếu hài lòng, cơ quan quản lý sẽ đề nghị lên Companies
House, nơi mà sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập với tư cách CIC.
Cách để ta phân biệt các công ty lợi ích cộng đồng đó chính là việc điểm khóa
tài sản, hay còn gọi là “tài sản khóa” (lock assets) (được dùng theo các dịch của TS.
Phạn Thị Thanh Thủy) để hạn chế chuyển tài sản ra ngoài công ty, đảm bảo rằng lợi
nhuận mà công ty thu được sẽ được dùng cho lợi ích cộng đồng mà công ty đang theo
đuổi. CIC Regs 2005 cũng ấn định mức trần tối đa và lợi nhuận công ty có thể phân
bổ20. Trước đây, chỉ 35 phần trăm lợi nhuận được phân phối của CIC trong bất kì các
năm có thể được chia dưới dạng cổ tức riêng lẻ cho cổ đông; phần còn lại sẽ bị khóa để
tiếp tục thực hiện sứ mệnh của CIC. Cho tới vào ngày 1 tháng 10 năm 2015, Vương
quốc Anh đã có sự thay đổi luật: khóa tài sản kép, có nghĩa rằng ngoài hạn chế 35%;
tổng cổ tức không được vượt quá 20% giá trị cổ phiếu nắm giữ . Các CIC cũng bị cấm
thành lập vì mục đích chính trị (Điều 3 Luật công ty 2004) hoặc thành lập để phục vụ
quá mức đối với một nhóm nhất định (Điều 4 và 5 Luật công ty 200421
CIC huy động vốn bằng việc nhận đóng góp tài chính của các tổ chức, cá nhân. Tuy
nhiên điều này không đồng nghĩa với việc các tổ chức cá nhân trên sẽ trờ thành các
đồng sở hữu của CIC mà chỉ trở thành các nhà tài trợ. Họ có các quyền cơ bản như
sau: quyền biểu quyết bầu giám đốc, ban quản lý, quyền tham gia hoạt động kinh
doanh của công ty tuy nhiên không phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh với
tư cách là đồng sỡ hữu. Chính bởi vì những tính chất này mà cũng khiến cho mô hình
công ty CIC trở nên thu hút đối với các nhà tài trợ nhiều hơn các loại hình công ty
khác, đặc biệt là các khoản tài trợ vì mục đích thiện nguyện22.
Chúng ta cũng cần phân biệt giữa CIC và tổ chức từ thiện. CIC không phải là một
tổ chức từ thiện do đó không được thực hiện các hành vi bất hợp pháp (theo Điều 5 và
điều 6 Luật công ty). Nếu như thành viên hội đồng quản trị của tổ chức từ thiện chỉ có
thể được trả lương khi được quy định trong hiến pháp về quyền hạn đó, vậy thì người
sáng lập tổ chức nếu muốn nhận lương thì không thể ở trong hội đồng quản trị và buộc
phải giao quyền hạn đó cho người khác, tuy nhiên đối với loại hình CIC không bị giới
hạn như vậy.
Hằng năm, CIC phải cung cấp mẫu CIC34 như một phần trong hồ sơ báo cáo
hằng năm gửi đến cho Companies House. Đây là một hình thức giám sát nhằm đảm
bảo xác nhận thù lao của Giám đốc và những bằng chứng chứng minh về sự đóng góp
cho lợi ích xã hội mà họ hoạt động trong 1 năm vừa qua.23
Nhằm để đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh, ở Anh cũng
cho phép CIC có quyền chuyển đổi hình thức hoạt động thành một tổ chức từ thiện

20
Phan Thị Thanh Thủy, Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở
cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015).
21
Luật công ty 2004 (Kiểm toán và Kiểm tra và Doanh nghiệp cộng đồng 2004) của Vương quốc Anh - The
Companies Act 2004 (Audit, Investigations and Community Enterprise).
22
Ths. Lê Nhật Bảo, “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội của Vương quốc Anh và Hàn Quốc - Kinh nghiệm cho
Việt Nam.
23
Thông tin tổng hợp từ Wikipedia
https://en.wikipedia.org/wiki/Community_interest_company
22
hoặc chuyển đổi thành một hợp tác xã hoặc có thể tự nguyện giải thể. Tuy nhiên CIC
không được chuyển đổi thành các công ty hữu hạn bình thường.24
2.2.1.3. Sự phát triển của CIC25
Loại hình doanh nghiệp xã hội này bắt đầu trở nên phổ biến và ước tính vào
năm 2015, tức là sau 10 năm kể từ ngày CIC xuất hiện lần đầu tiên đã có khoảng
10.000 doanh nghiệp xã hội đăng ký theo loại hình này. Sự tăng trưởng nhanh chóng
đó thực tế đã vượt xa cả các hợp tác xã tại Anh và số lượng các công ty tương hỗ.
Theo ý kiến của các chuyên gia về doanh nghiệp xã hội, họ cho rằng CIC là một
sự lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp địa phương nhỏ và các công ty con từ khu
vực công.
Trích theo lời của Nick Temple, phó giám đốc điều hành của Social Enterprise
UK, cho biết CIC chiếm hầu hết là các công ty con mới thành lập. Hơn hết, CIC gần
như đang tiến dần đến vị trí “cấu trúc tiêu chuẩn” cho các hoạt động khi phủ rộng từ
các mô hình hoạt động kinh doanh vườn ươm, nhóm cộng đồng, quán cà phê,... các
hoạt động y tế, dịch vụ thanh niên, giải trí và các lĩnh vực công khác. Ước tính chi phí
ngân sách có thể lên tới hàng chục triệu bảng Anh.
Tuy nhiên, hơn ba phần tư số CIC cho đến nay đều được thành lập dưới dạng
công ty bị giới hạn bởi bảo lãnh thay vì cổ phần, đồng nghĩa với việc họ không trả cổ
tức. Mặc dù rằng đối với trường hợp bảo lãnh bởi cổ phiếu thì cũng có rất ít người đã
từng trả cổ tức, và trường hợp này được báo cáo cho cơ quan quản lý CIC trong báo
cáo lợi ích công cộng hằng năm.
Tóm lại, bỏ qua các bất cập ta thấy dường như ta thấy CIC là một mô hình công
ty mới và cũng đang phát triển mạnh tại nhiều nước. Ta tin chắc rằng CIC sẽ trở nên
phổ biến và sẵn sàng phát triển sâu hơn nữa.
2.2.2. Các hội ái hữu và làng nghề (Industrial and Provident Society - IPS)
2.2.2.1. Khái quát về IPS
Như đã tìm hiểu ở trước, theo pháp luật hiện hành, kể từ ngày 01/8/2014 thì ở
Vương quốc Anh có hai hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực làng
nghề và hội ái hữu là Hợp tác xã (Co-operative Societies) và các hội vì lợi ích cộng
đồng (Community Benefit Societies hoặc Benscom). Mà thật chất tiền thân của của
chúng là Industrial and Provident Society - IPS hay còn gọi là các hội ái hữu và làng
nghề trước đây.
IPS là một tổ chức được thành lập để thực hiện thương mại hoặc kinh doanh vì
lợi ích cộng đồng. IPS được quản lý bởi Cơ quan dịch vụ tài chính (Financial Services
Authority), cơ quan tiếp quản công việc từ Registar of Friendly Societies (cả hai cơ
quan đều được giám sát bởi Bộ tài chính (Treasury))
IPS được kết hợp từ các mô hình hợp tác xã tiêu dùng, nông nghiệp và nhà ở,
viện phụ nữ,... cũng như từ một số doanh nghiệp xã hội. Quá trình này được hỗ trợ bởi
24
Phan Thị Thanh Thủy, Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt
Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015).
25
Third Sector, Analysis: The rise and rise of community interest companies, 01/6/2015
https://www.thirdsector.co.uk/analysis-rise-rise-community-interest-companies/governance/article/1348096

23
sự tồn tài của “model rules”-hay còn gọi là “quy tắc mẫu”được phát triển bởi các cơ
quan liên bang khác nhau, giúp giảm chi phí pháp lý.
2.2.2.2. Hình thức pháp lý của IPS
Tại Vương quốc Anh IPS được đăng kí bởi FCA - Financial Conduct Authority
(Cơ quan quản lý tài chính). Lưu ý rằng việc đăng ký IPS thì hoàn toàn độc lập với
chức năng quản lý các tổ chức tài chính của FCA.
Các doanh nghiệp dưới hình thức IPS từ trước đây được kiểm soát bởi
Industrial and Provident Societies Partnership Act (Đạo luật đối tác công nghiệp và
xã hội tiết kiệm năm 1852), Industrial and Provident Societies Act 1893 (Đạo luật xã
hội công nghiệp và tiết kiệm năm 1893) và Provident Societies Act 1965 (Đạo luật về
hiệp hội Công nghiệp và tiết kiệm năm 1965)26.
IPS thường được chia thành hai loại27:
 Bona fide co-operatives (Hợp tác xã thiện chí): loại hình này chủ yếu hướng
đến lợi ích chung của các thành viên. Cơ quan đăng ký sẽ đánh giá dựa trên
tham khảo các nguyên tắc hợp tác và luật liên quan. Một số mô hình Hợp tác
xã có thể kể đến như “Shared Interest” (HTX lợi ích chung); “Ethical
Consumer Research Association” (Hiệp hội nghiên cứu những người tiêu
dùng có đạo đức),...
 Societies for the benefit of community (Hiệp hội vì lợi ích cộng đồng): loại
hình chủ yếu hướng đến mục đích vì lợi ích cộng đồng nhiều hơn. Cơ quan
đăng ký sẽ xem xét dựa trên việc đề cập đến luật tình nguyện. Hiệp hội vì
lợi ích cộng đồng sẽ được cơ quan thuế, HM Revenue and Custom cấp tư
cách từ thiện. Một số mô hình Hiệp hội vì lợi ích cộng đồng có thể kể đến
như “Broadband 4 Rural North” (Hiệp hội 4 nông thôn vùng phía Bắc),
“Fordhall Community Land Initiative” (Hiệp hội đất cộng đồng Fordhall)
IPS có thể tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh hợp pháp nào ngoại trừ hoạt
động tài đầu tư vì lợi nhuận để đảm bảo mục đích cộng đồng ban đầu mà tổ chức
hướng tới
Về hình thức vốn tài chính: Cả hai loại IPS trên đều có vốn góp cổ phần nhưng
thường không được tạo thành từ cổ phần vốn chủ sở hữu như cổ phần công ty bị giới
hạn cổ phần, vốn có thể tăng hoặc giảm theo sự phát triển của doanh nghiệp phát hành
đại chúng. Thay vào đó, chúng là cổ phiếu mệnh giá, có thể được mua lại (nếu có) theo
mệnh giá. Từ đó, tài sản chung của các thành viên bắt nguồn từ lợi nhuận và thua lỗ
của IPS. Phần cổ phần đó thường được hoạt động như một lá phiếu với mục đích cho
việc bỏ phiếu dựa trên nguyên tắc “một thành viên một phiếu bầu”.28

26
Thông tin tổng hợp từ Wikipedia
https://en.wikipedia.org/wiki/Industrial_and_provident_society
27
“Industrial & Provident Society – DIY Committee Guide”
https://www.diycommitteeguide.org/industrial-provident-society/
28
“Industrial & Provident Society – DIY Committee Guide”
https://www.diycommitteeguide.org/industrial-provident-society/
24
Tỷ lệ sở hữu cổ phần có thể rút tối đa của cá nhân hiện được đặt ở mức 100.000
bảng Anh (mặc dù các IPS khác có thể nắm giữ nhiều cổ phần hơn mức này). Kể từ
năm 2006, FCA về nguyên tắc đã sẵn sàng cho phép IPS có các thành viên đầu tư
không phải là người dùng với điều kiện đáp ứng một số điều kiện nhất định và điều
này, kết hợp với việc loại bỏ giới hạn nắm giữ 100.000 bảng đối với cổ phiếu không
thể rút được, có thể mở ra nhiều khả năng hơn cho các hợp tác xã để huy động tài
chính từ các nhà đầu tư trong khi vẫn duy trì quyền kiểm soát của người dùng.
Từ các phân tích trên, ta thấy ở Anh từ lâu đã quan tâm và hỗ trợ cho loại hình
IPS bởi các đạo luật từ sớm. Ta nhận thấy các quy định trong pháp luật anh đóng vai
trò quyết định đối với sự phát triển của Doanh nghiệp xã hội nói chung và IPS nói
riêng. Với các 2 loại mô hình doanh nghiệp dưới dạng IPS, IPS vẫn đang từng bước
phát triển, thu hút nhiều khoản đầu tư để phục vụ cho lợi ích cộng đồng mà họ đề ra.

25
CHƯƠNG III: ĐIỂN HÌNH CÁC LOẠI HÌNH VÀ MÔ HÌNH
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VƯƠNG QUỐC ANH

3.1. Doanh nghiệp xã hội phát triển Hợp tác xã và dịch vụ cộng đồng Hackney
(HCD)29
3.1.1. Khái quát về HCD
Vào năm 1982, DNXH phát triển Hợp tác xã và dịch vụ cộng đồng Hackney
(HCD) được thành lập bởi những người cho thuê nhà của một số hợp tác xã nhà ở ở
khu vực Hackney, với tư cách là một tổ chức hỗ trợ kinh doanh cho người dân địa
phương trong hoạt động kinh doanh xã hội và mang sứ mệnh hoạt động là vì cộng
đồng.
HCD là một tổ chức phi lợi nhuận không có cổ đông mà chỉ có thành viên.
HCD là một tổ chức đóng vai trò trung gian trong việc kết nối các tổ chức để cùng vận
hành nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế xã hội địa phương tại quận Hackney. Ngoài
ra, HCD còn hỗ trợ thành lập và phát triển các hợp tác xã và DNXH bằng cách thông
qua những chuyên gia hỗ trợ chuyên nghiệp sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng trong
nhiều lĩnh vực đa dạng như: tư vấn pháp lý, hoạch định, quản trị, tài chính, đầu
tư,...Bên cạnh đó, HCD còn là một trung tâm đào tạo, hỗ trợ các kỹ năng tìm việc và
làm việc cho những khu vực ngoại thành của Hackney.
Dalson là một điểm nóng của London cho các doanh nghiệp ở các lĩnh vực sáng
tạo, trong đó có DNXH và Hackney là nơi có nhiều khu vực làm việc mở hơn bất cứ
khu vực nào của thành phố. Trung tâm thị trấn Dalson là một trong những nơi tập
trung chủ yếu của HCD trong danh mục đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, quận
Hackney vẫn là khu vực đứng thứ hai về mức độ thiếu thốn ở Anh. Phản hồi của các
doanh nhân đến từ các doanh nghiệp cho thấy giá thuê cao và thiếu tính linh hoạt,
phương tiện và cách thức đi lại vẫn chưa thuận tiện.
3.1.2. Vai trò phát triển Doanh nghiệp xã hội của HCD
HCD đã cam kết sẽ truyền cho các thế hệ DNXH đi sau ở quận Hackney những
nguồn cảm hứng vô tận, đồng thời cung cấp đầy đủ các kiến thức và kỹ năng xã hội
thiết yếu để các DNXH khác có thể duy trì, tăng trưởng và phát triển trong tài chính
DNXH của mình nói riêng và nền kinh tế thị trường địa phương nói chung.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm, HCD đã dần khẳng định được vị thế của bản thân
và được công nhận rộng rãi là một nhà cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ ở mức chuyên
nghiệp dành cho việc phát triển các loại hình DNXH. Bằng cách hỗ trợ các DNXH
phát triển, đồng thời HCD cũng góp phần vào việc phát triển nền kinh tế - xã hội tại
địa phương bằng cách tạo thêm việc làm cho người dân.
Các hoạt động hỗ trợ của HCD tập trung vào các khu vực chính của thị trường
lao động địa phương: tuyển dụng, lập kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính, tư vấn

29
CIEM, British Council và CSIP, Điển hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, Viện nghiên cứu Quản lý kinh
tế Trung ương, Hà Nội, 2016, 102-107.
https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/sach-dien-hinh-doanh-nghiep-xa-hoi-tai-viet-nam.pdf
26
pháp lý,..Ngoài ra, gần đây, HCD cũng giúp các DNXH thành lập với nhiều hình thức
pháp lý khác nhau, và thêm hỗ trợ thêm trong nhiều vấn đề khác như hỗ trợ kinh
doanh, tiếp cận tài chính và nguồn vốn, địa điểm làm việc,...
Từ những điểm trên, có thể kết luận rằng HCD là loại hình DNXH có vai trò rất
lớn trong việc đảm bảo được sự phát triển của nền kinh tế tại Hackney, gần như HCD
đã thổi đến một luồng gió mới cứu sống được quận Hackney, thị trấn Dalson và chúng
ta nhận thấy được rằng HCD đang lớn mạnh lên từng ngày và rất có thể sẽ vươn tầm
thế giới trong tương lai.
3.1.3. Cơ cấu quản trị của HCD
Như đã nói ở trên, HCD là tổ chức không có cổ đông mà chỉ có thành viên.
Thành viên của HCD đều cư trú tại quận Hackney gồm hơn 300 chủ thể bao gồm cả cá
nhân và tổ chức, 300 chủ thể đó sẽ cùng nhau tổ chức mô hình hoạt động, chia sẻ tầm
nhìn của nhau và mang trong mình sứ mệnh tìm ra được cách tái tạo kinh tế phục vụ
cộng đồng của HCD. Tạo Đại hội thành viên, các thành viên của HCD có quyền phát
ngôn và tham gia bầu thành viên Hội đồng Quản trị. Nhân viên của HCD sẽ báo cáo
lên cho Hội đồng Quản trị. Các thành viên của Hội đồng Quản trị sẽ tổ chức họp hai
tháng/lần.
Thành viên của HCD được chia thành sáu nhóm chính. Đa số các thành viên
Hội đồng quản trị thuộc nhóm: HTX công nhân, doanh nghiệp sở hữu chung, doanh
nghiệp nhỏ trong khu vực Hackney; các tổ chức tình nguyện hoặc cộng đồng; các tổ
chức khác ở địa phương; và chủ yếu sẽ là khách hàng hoặc chủ nhà cho thuê của
HCD. Còn một lượng nhỏ của Hội đồng quản trị sẽ ở các nhóm: các tổ chức công
đoàn; nhân viên của HCD; cá nhân không phải là thành viên của HCD.
3.1.4. Nguồn tài chính của HCD30
Có đến 74% doanh thu của HCD đến từ bất động sản vì Dalson là nơi phát triển
về bất động sản nhất, do đó, nhiều thành viên của Hội đồng quản trị cũng như ban điều
hành của HCD là những người có lượng kinh nghiệm khá dày dạn trong ngành quản lý
bất động sản. 100% lợi nhuận mà HCD kiếm được sẽ được tái phân phối để phục vụ
lại cho các mục tiêu xã hội, đó cũng là sứ mệnh mà HCD mang trong mình. Để đảm
bảo rằng công ty sẽ phục vụ cộng đồng và không chuyển đổi thành một doanh nghiệp
tư nhân thì HCD đã đề rõ những điều khoản trong Điều lệ công ty và đặt ra một khoản
tiền đặt cọc khá lớn.
HCD quản lý rất nhiều loại hình bất động sản: nhà hàng, quán bar, văn phòng,
sân khấu,...HCD thường sử dụng các công cụ tài chính truyền thống chủ yếu để chi các
khoản tài chính cho việc phát triển bất động sản. Triodos là một ngân hàng chỉ cung
cấp các khoản vay cho các tổ chức làm ảnh hưởng và tác động đến con người và xã
hội. Do đó, HCD và Triodos có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Mọi tổ chức mà
Triodos tài trợ đều phải tạo được những tác động tích cực lên nhiều mặt như xã hội,
con người, văn hóa, môi trường và HCD cũng là một trong những tổ chức đó.
30
CIEM, British Council và CSIP, Điển hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, Viện nghiên cứu Quản lý kinh
tế Trung ương, Hà Nội, 2016, 102-107.
https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/sach-dien-hinh-doanh-nghiep-xa-hoi-tai-viet-nam.pdf
27
Ngoài ra, không chỉ bất động sản và Triodos, HCD vẫn có những nguồn tài
chính khác để đảm bảo được ngân sách vận hành và Ngân hàng USB là một ví dụ điển
hình khi Ngân hàng USB đã góp phần vào số tiền lương cho các nhóm cố vấn phát
triển kinh doanh của HCD.
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của HCD cũng được nhận tài trợ từ nhiều
nguồn khác nhau thông qua cung cấp dịch vụ đào tạo theo hợp đồng với cơ quan quản
lý nhà nước và nhiều loại hoạt động khác. Các chương trình văn hóa cộng đồng cũng
thu hút thêm được nhiều nguồn tài chính cho HCD.
3.2 Nhà ở xã hội ở Vương quốc Anh.
3.2.1. Khái quát về nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội (hay còn gọi là nhà ở hội đồng hoặc nhà ở công cộng) là một mô
hình doanh nghiệp xã hội phổ biến ở Vương quốc Anh, được cung cấp bởi hiệp hội
nhà ở (tổ chức phi lợi nhuận sở hữu, cho thuê và quản lý nhà ở cho thuê) hoặc hội
đồng địa phương. Xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng những năm 50 của thế kỉ XX, nhà
ở công cộng cung cấp phần lớn chỗ ở thuê ở Vương quốc Anh cho tới năm 2011, khi
số hộ gia đình thuê nhà tư nhân vượt qua số lượng nhà ở xã hội và nó vẫn đang còn tồn
tại, cung cấp nơi ở cho một bộ phận lớn người dân Vương quốc Anh hiện nay31.
3.2.2. Lịch sử phát triển của nhà ở xã hội.
3.2.2.1. Lịch sử phát triển32
Trước năm 1865, nhà ở dành cho những người không đủ kinh tế chỉ được cung
cấp bởi các doanh nghiệp tư nhân. Chính quyền địa phương ở Vương quốc Anh xây
dựng những ngôi nhà và căn hộ với mục đích biến nó trở thành các nhà ở công cộng
hoặc nhà ở xã hội. Từ những năm 80, các hiệp hội nhà ở phi lợi nhuận có vai trò quan
trọng hơn nên thuật ngữ nhà ở xã hội được sử dụng rộng rãi hơn là nhà ở công cộng,
bởi lẽ nhà ở hội đồng chỉ đề cập đến nhà ở thuộc quyền sở hữu của chính quyền địa
phương.
Ở Scotland, các ngôi nhà hội đồng được xây dựng trên chính điền trang của hội
đồng (còn được gọi là sơ đồ Scotland), các trường học, cửa hàng, và những dịch vụ
khác cũng được cung cấp đầy đủ phục vụ nhu cầu và nâng cao mức sống cho người
dân.
Từ những năm 50 của thế kỉ 19, các căn hộ lớn hay những tòa nhà nhỏ ít tầng
đã được xây dựng rộng rãi phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người dân với sự
phát triển lớn của loại hình nhà ở liền kề, nhưng sau đó 10 năm, tức là năm 1960,
nhiều tòa tháp cao tầng được xây dựng, các căn hộ và nhà ở cũng được xây dựng trong
các khu hỗn hợp. Những mô hình nhà ở xã hội được xây dựng một cách chắc chắn và
đảm bảo một mức thuê hợp lý, để phục vụ cho những hộ gia đình ít người thuộc tầng
lớp lao động. Vào giữa thế kỉ 20, nhà ở xã hội bao gồm nhiều điền trang hội đồng lớn,

31
Thông tin tham khảo từ Wikipedia
https://hmn.wiki/vi/Public_housing_in_the_United_Kingdom
32
Thông tin tổng hợp từ Trang chủ của Social Housing (nhà ở xã hội)
https://www.housing.org.uk/about-housing-associations/what-housing-associations-d
28
các căn nhà nằm liền kề nhau ở các vùng xa trung tâm, các dịch vụ tiện nghi cũng
được chính quyền cung cấp đầy đủ như là trường học, siêu thị, v.v.
Cuối những năm 70 là thời kì đỉnh cao của nhà ở xã hội khi có tới một phần ba
số hộ gia đình ở Vương quốc Anh sống tại đây. Nhưng sau đó vì nhu cầu và mức sống
của người dân tăng lên, cộng với việc loại hình nhà ở này có ít sự phát triển tích cực,
dẫn tới việc mô hình này ngày càng suy thoái tại một số nơi, ngược lại nó vẫn là địa
điểm đáng mơ ước với một số người. Vào năm 1979, có một sự thay đổi về vai trò của
nhà ở xã hội. Luật Quyền mua (Right to Buy legislation) đã được áp dụng để mua bán
các mô hình nhà ở xã hội, các mô bình được xây dựng sau này sẽ do các hiệp hội nhà ở
xã hội phát triển và quản lý. Một số lượng không nhỏ dân số của Vương quốc Anh vẫn
đang sống trong các nhà ở xã hội. Cho tới năm 2010, con số này vẫn đang là 17% hộ
gia đình. Về quyền sở hữu của các nhà ở xã hội này: 55% nguồn cung nhà ở xã hội của
cả nước thuộc sở hữu của chính quyền địa phương bao gồm 40% do các hiệp hội nhà ở
quản lý và 15% được các tổ chức quản lý dài hạn.
3.2.2.2. Điển hình dự án xã hội Spa Green
Tại nước Anh, Spa Green - được lên ý tưởng bởi kiến trúc sư Lubetkin và xây
dựng bởi công ty Tecton, là dự án xã hội hiện đại đầu tiên ở nước này và tồn tại cho
đến ngày hôm nay. Dự án này được thiết kế lần đầu tiên vào năm 1938, phát triển vào
năm 1943 và hoàn thành vào khoảng năm 1949 33. Gồm 126 căn hộ trải theo chiều
ngang, Spa Green phù hợp với các gia đình lao động với nhiều đặc điểm sang trọng
đến từ Lubetkin , bao gồm thang máy, hệ thống sưởi trung tâm, ban công, ánh sáng
ban ngày và thông gió từ nhiều hướng, không gian ra vào lớn và sân thượng 34.Phòng
bếp có những thiết bị hiện đại bao gồm cả quầy ăn sáng dạng trượt, bàn ủi, thiết bị
điện và khí đốt, cùng hệ thống xử lý chất thải trung tâm bằng thép không gỉ. Những
tiện nghi này đã vượt quá mong đợi của người dân - những người đã trải qua một thời
gian dài khắc khổ của chiến tranh vào cuối những năm 40 của thế kỷ 20. Cấu trúc
khung hộp bê tông sáng tạo hay còn gọi là 'thùng trứng' (egg-crate) của Ove Arup (một
kỹ sư nổi tiếng người Anh) kiến cho tầm nhìn của căn hộ trở nên rõ ràng và sáng sủa
hơn, nội thất không bị lộn xộn bởi những chi tiết như dầm, cột hoặc đường ống, trong
khi ống khí động học và không gian mở của ông cung cấp khu vực chung để phơi quần
áo, và tụ họp xã hội. Bao gồm hai khối song song tám tầng (được gọi là Tunbridge và
Wells Houses), xung quanh có một quảng trường trung tâm, một trường mẫu giáo nhỏ
(được hình thành trong thiết kế ban đầu nhưng sau này mới được khởi công). Ban đầu
khu nhà này có cầu thang nhưng không có thang máy, mặc dù sau đó chúng được thêm
vào cùng với một tháp cầu thang bên ngoài hình bán nguyệt, đã phá vỡ đường lối của
các phòng trưng bày ở lối vào phía sau). Thiết kế của Lubetkin đảm bảo rằng mỗi căn
phòng đều có ban công hướng ra đường, tạo cảm giác thông thoáng không bị bí bách.

33
“What is Social Housing”
https://england.shelter.org.uk/support_us/campaigns/what_is_social_housing
34
“6 dự án Nhà ở xã hội theo dòng lịch sử nước Anh”
https://kienviet.net/2018/12/27/6-du-an-nha-o-xa-hoi-theo-dong-lich-su-nuoc-anh/

29
Phòng ngủ có hưMaiớng nhìn ra sân tạo cảm giác yên tĩnh dù nằm ở không gian mặt
phố nhộn nhịp, mái nhà được thiết kế để tăng luồng gió lưu thông, giúp cho việc phơi
và giặt đồ nhanh chóng hơn. Các Ngôi nhà ở Tunbridge và Wells lại lặp lại ngược lại
với nhau, lối kiến trúc này đảm bảo rằng mọi căn phòng đều như nhau và không có
một căn phòng nào đặc biệt hơn cả 35. Với tất cả sự thông minh trong thiết kế của
Lubetkin như trên, Spa Green được đánh giá là khu nhà ở xã hội tiện nghi và hào
phóng ở thời điểm ấy.
3.2.3 Phương thức hoạt động của nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội là loại nhà ở có giá thuê phù hợp với thu nhập của hầu hết người
dân lao động, những ngôi nhà này có giá phải chăng nhất ở hầu hết các khu vực trên
toàn quốc. Giá thuê nhà xã hội thấp hơn đáng kể so với giá thuê nhà tư nhân cộng với
việc tăng tiền thuê nhà cũng bị hạn chế bởi chính phủ, vậy nên các ngôi nhà nên có giá
cả phải chăng trong thời gian dài để người dân có thể yên tâm sinh sống. Mặc dù giá
thuê loại nhà ở này là không thể đồng bộ, nhưng chúng phải luôn phù hợp với túi tiền
của người dân địa phương, đặc biệt là những người có thu nhập thấp36.
Hiện nay, pháp luật Anh quy định ai là người được hưởng nhà ở xã hội và
người đó sẽ được ưu tiên trong danh sách chờ và gia đình phải có “thu nhâp thấp”.
Nhưng đó chưa phải là điều kiện tiên quyết để các hội đồng quyết định xem ai đủ điều
kiện và là người cần nhà ở xã hội nhất, chủ nhà là người toàn quyền quyết định và
hoàn toàn có thể từ chối cho phép người đó đến ở nếu họ muốn. Trong danh sách chờ
nhà ở xã hội ở Anh hiện nay đang có hơn một triệu hộ gia đình, việc này nói lên được
tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng ở nước này, khiến cho việc xuất hiện ngày càng nhiều
người vô gia cư trên đường phố, gia tăng tỉ lệ phạm tội 37. Một gia đình có “thu nhập
thấp” nghĩa là gia đình đó có mức thu nhập dưới 80 phần trăm thu nhập trung bình của
địa phương để chuyển đến nhà ở công cộng. Mỗi năm có ít nhất 40 phần trăm các gia
đình mới được dọn vào các nhà ở xã hội có thu nhập cực kì thấp (dưới 30 phần trăm)38.
Các gia đình có người nhập cư mà tình trạng của họ không đủ điều kiện nhận nhà ở
chính phủ có thể nhận được hỗ trợ theo tỷ lệ dựa trên số lượng thành viên trong gia
đình đủ điều kiện39.
Vào năm 2020, 56% hộ gia đình có nhà ở xã hội do người lớn tuổi hoặc người khuyết
tật đứng đầu. Trong số các hộ gia đình khác, phần lớn bao gồm một người lớn đang đi
làm hoặc một người lớn mới đi làm. Phần lớn những người sống trong nhà ở công
cộng là người Da đen hoặc La tinh. Hơn một phần ba tổng số cư dân là trẻ em dưới 18
tuổi.
35
“6 dự án Nhà ở xã hội theo dòng lịch sử nước Anh”
https://kienviet.net/2018/12/27/6-du-an-nha-o-xa-hoi-theo-dong-lich-su-nuoc-anh/
36
“What is Social Housing”
https://england.shelter.org.uk/support_us/campaigns/what_is_social_housing
37
“What is Social Housing”
https://england.shelter.org.uk/support_us/campaigns/what_is_social_housing
38
Policy Basics: Public Housing
https://www.cbpp.org/research/public-housing
39
What is Social Housing”
https://england.shelter.org.uk/support_us/campaigns/what_is_social_housing
30
30 phần trăm thu nhập (sau khi đã khấu trừ một số khoản nhất định) sẽ là khoản tiền
mà các gia đình phải chi trả để duy trì việc được thuê và sử dụng những tiện ích xung
quanh các nhà ở xã hội. Các cơ quan nhà ở có thể chọn yêu cầu các gia đình trả tiền
thuê tối thiểu lên tới 50 đô la ngay cả khi số tiền này chiếm hơn 30 phần trăm thu nhập
của họ và các gia đình có thể chọn trả tiền thuê căn hộ dựa trên giá thuê thị trường địa
phương bất kể thu nhập của họ là bao nhiêu40.
Những người chọn nhà ở xã hội có hợp đồng thuê nhà an toàn, giúp họ được
bảo vệ tốt hơn, ít lo lắng về việc giá thuê hay có được thuê lâu dài hay không, thêm
vào đó họ còn được nâng cao các quyền so với những người thuê nhà tư nhân. Từ đây
họ có thể dần dần bỏ được suy nghĩ về một chỗ ở tạm bợ, từ đó tập trung vào làm kinh
tế nuôi sống bản thân và gia đình, bắt đầu có những kế hoạch vững chắc cho tương
lai.
Nhà ở xã hội có thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, được cách nhiệt tốt,
tiết kiệm năng lượng và có thiết bị báo khói hoạt động tốt hơn hơn các loại nhà ở khác.
Trong những năm qua, việc đầu tư vào duy trì và nâng cao nhà ở xã hội vẫn đang được
hành động nhưng chưa thực sự hiệu quả, còn khá chắp vá và để có một mô hình nhà ở
xã hội hoàn hảo thì chắc sẽ tốn nhiều thời gian về sau nữa41.
Từ phương thức hoạt động trên ta có thể thấy, việc một gia đình có thể được
cấp nhà ở xã hội hay không không quá phụ thuộc vào kinh tế khó khăn hơn, cần được
giúp đỡ hơn,... mà phụ thuộc hoàn toàn vào ý kiến chủ quan của người chủ nhà. Hơn
nữa, các cơ quan nhà ở có thể lấy mức thuê là 30 phần trăm thu nhập và tối thiểu 50 đô
la ngay cả khi số tiền này vượt quá 30 phần trăm thu nhập, điều này dẫn tới một sự khó
hiểu và người ta đặt ra một dấu hỏi lớn rằng: đây có thực sự là một mô hình nhà ở
phục vụ cho xã hội hay không khi mà nó đang có phần nghiêng về lợi nhuận nhiều
hơn.
3.2.4. Cơ cấu và sự thay đổi quyền sở hữu nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội ở Anh, cũng như ở hầu hết các nước Tây Âu, ban đầu được cung
cấp bởi các tổ chức phi lợi nhuận từ thiện với các mục tiêu rõ ràng nhằm giải quyết các
vấn đề của các nhóm cụ thể, chẳng hạn như người lao động, những người sống trong
điều kiện vệ sinh không an toàn. Trợ cấp của chính quyền địa phương cho các nhà
cung cấp nhà cho thuê lần đầu tiên được thực hiện vào cuối thế kỷ 19, mặc dù rất hạn
chế, được thay thế bằng các khoản trợ cấp bên trung lập về quyền sở hữu nhằm mở
rộng nguồn cung tổng thể về nhà ở42. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, như một phần
của quá trình phát triển nhà nước phúc lợi, trọng tâm chuyển mạnh sang trợ cấp cho
nguồn cung thuộc sở hữu công, với khoảng một nửa tổng sản lượng nhà ở mới đến từ
khu vực chính quyền địa phương. Ở giai đoạn này, vai trò của các hiệp hội nhà ở là rất
nhỏ. Quy mô của khu vực cho thuê của chính quyền địa phương ở Anh đạt mức cao
40
Policy Basics: Public Housing
https://www.cbpp.org/research/public-housing
41
What is Social Housing”
https://england.shelter.org.uk/support_us/campaigns/what_is_social_housing
42
Thông tin tổng hợp từ Wikipedia
https://en.wikipedia.org/wiki/Public_housing#United_Kingdom
31
nhất vào năm 1979 với hơn 5,5 triệu đơn vị cho thuê xã hội chiếm 31% nguồn cung
nhà ở Anh với 17,7 triệu căn. Vào thời điểm đó, mô hình cho thuê tư nhân (bao gồm
một tỷ lệ nhỏ nhà ở xã hội phi lợi nhuận) chiếm khoảng 12% nguồn cung. Kể từ năm
1979, quy mô của các hiệp hội nhà ở xã hội cho thuê đã giảm gần một phần tư và hiện
chỉ chiếm 18% tổng số43.
Lý do khiến tầm quan trọng của khu vực xã hội giảm sút là do việc chiếm hữu
của chủ sở hữu ngày càng mở rộng và liên tục cho đến giữa những năm 2000. Đến
năm 2005, khi tỷ lệ sở hữu của chủ sở hữu đạt đến đỉnh điểm về số lượng với hơn 15
triệu căn nhà, chiếm hơn 69% trong tổng số 21,8 triệu căn hộ. Tiền thuê tư nhân được
đo ở mức 12,5% và nhà ở xã hội ở Anh cũng bắt đầu tăng nhanh. Do đó, nhà ở xã hội
chiếm 18% tổng nguồn cung với gần 4 triệu căn hộ. Kể từ năm 2005, quy mô của khu
vực xã hội đã ổn định, trong khi hoạt động cho thuê tư nhân đã tăng lên nhanh chóng.
Phần lớn các đơn vị bị mất nhà ở xã hội đã được thông qua Quyền mua (Right to Buy
legislation) Khoảng 2 triệu căn nhà đã được bán cho những người thuê nhà kể từ năm
1980. Doanh số bán hàng mạnh nhất vào những năm 1980 nhưng vẫn ở mức 30 000 –
70 000 mỗi năm trong suốt những năm 1990 và 2000. Tuy nhiên, doanh số bán hàng
kể từ đó đã giảm xuống mức thấp nhất lịch sử, chủ yếu là do giảm giá ít hơn cũng như
giá nhà tăng nhanh, đặc biệt là ở miền nam đất nước. Chính phủ lúc đó cố gắng tăng
doanh số bán hàng trở lại, nhưng số liệu cho thấy chỉ có khoảng 3500 chiếc được bán
vào năm 2012 sau khi áp dụng mức chiết khấu mới cao hơn44.
Năm 1979, 93% nhà thuê xã hội thuộc sở hữu của chính quyền địa phương và
các thị trấn mới. Kể từ đó, đặc biệt là từ năm 1988, hầu hết tất cả nhà ở xã hội thuê
mới đều được cung cấp bởi các hiệp hội nhà ở và đặc biệt là bởi các chủ nhà ở xã hội
đã đăng ký. Các hiệp hội nhà ở là các chủ đất độc lập phi lợi nhuận có trách nhiệm
cung cấp cho các nhóm cụ thể chủ yếu là các hộ gia đình có thu nhập thấp. Chủ nhà xã
hội đã đăng ký được đăng ký với cơ quan quản lý (the Homes and Communities
Agency).(1)
3.2.5. Sự chuyển giao cổ phiếu
Một tỷ lệ đáng kể của nguồn cung nhà ở xã hội ở Anh vẫn nằm trong tay công
chúng gồm nhiều quy định và giám sát. Một bộ phận trong nguồn cung nhà ở xã hội
cho thuê ở Anh với tài sản thuộc chính quyền địa phương hoặc hiệp hội nhà ở. Địa
phương tài sản chính quyền đang được chuyển giao trên quy mô lớn cho các hiệp hội
nhà ở và chính quyền địa phương vẫn giữ lại phần lớn cổ phiếu. Các cơ quan quản lý
đang được thúc giục mạnh mẽ để phát triển các phương pháp tiếp cận giống như doanh
nghiệp đối với nhà ở ban quản lý45. Các hiệp hội nhà ở Anh phải chịu trách nhiệm mà
không có sự hỗ trợ của chính phủ để đầu tư và duy trì cổ phiếu của họ. Điều đáng chú
ý là các hiệp hội nhà ở ở Anh, dưới sự giám sát của một tổ chức bảo trợ được thành lập
và được chính phủ hỗ trợ về mặt tài chính46.
43
Sách “Social Housing in Europe”, Kathleen Scanlon, Christine Whitehead, Melissa Fernández Arrigoitia
44
Sách “Social Housing in Europe”, Kathleen Scanlon, Christine Whitehead, Melissa Fernández Arrigoitia
45
Thông tin tổng hợp từ Wikipedia
https://en.wikipedia.org/wiki/Public_housing#United_Kingdom
46
“A comparison of social housing in the Netherlands and England on characteristics and quality”
32
Để tăng nguồn cung nhà ở xã hội, chính phủ đang sử dụng một quy trình được
gọi là lợi ích quy hoạch. Các hội đồng thị trấn đang tăng số lượng các nhà phát triển
nhà ở xã hội phải xây dựng như một phần của dự án xây dựng mới và họ phải trao số
tiền đó cho hiệp hội nhà ở địa phương. Ngay cả khi không có sự hỗ trợ tài chính của
chính phủ trung ương, một số hội đồng địa phương ở Anh đang sử dụng lợi ích quy
hoạch để tăng tỷ lệ cổ phiếu nhà ở xã hội. Ở Cambridge đắt đỏ, hội đồng muốn 25%
nhà ở mới là xã hội; con số này là 35% ở Bristol, trong khi Manchester đang lên kế
hoạch 40% trong vòng 20 năm47.
3.3. Trung tâm phát triển nghề nghiệp và kết nối mạng dành cho người khuyết
tật Purple Space.
3.3.1. Khái quát về Purple Space
Được thành lập vào năm 2015, bởi Kate Nash OBE sau khi cuốn sách ‘Secrets
& Big News’ của cô được xuất bản. Đây là trung tâm phát triển nghề nghiệp duy nhất
trên thế giới dành cho các nhóm/mạng lưới nhân viên khuyết tật. Đây là một doanh
nghiệp xã hội nhỏ ở Vương quốc Anh nhưng lại mang một sứ mệnh to lớn đó là: “ "Để
giúp nhân viên dễ dàng vượt lên số phận khi bản thân họ ốm đau, khuyết tật hoặc tai
nạn hoặc có thương tích, đồng thời có được trải nghiệm và thăng hoa trong công việc."
Hệ thống điều hành quản lý của Purple Space thực hiện sứ mệnh trên theo 3
cách:
 Tạo ra sự phát triển chuyên nghiệp duy nhất trên thế giới và tạo ra môi trường trao
đổi và thực hành tốt nhất cho nhân viên và các lãnh đạo qua internet hoặc trực tiếp
từ các phòng ban. Tạo ra được sự ủng hộ từ mọi phía.
 Hỗ trợ người sử dụng lao động xây dựng được mạng lưới nhân viên là người
khuyết tật, giúp nhân viên tự tin là chính mình trong công việc.
 Người sử dụng lao động chủ động học hỏi trực tiếp các nhân viên khuyết tật của
mình để học không cảm thấy yếu thế và có thể hòa nhập hơn với tất cả nhân viên
khuyết tật của mình. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Là một trung tâm tạo ra rất nhiều các mạng lưới (cả online và offline) dành cho
người khuyết tật có thể vượt qua được hoàn cảnh của bản thân, tự tin thể hiện mình
thông qua hình thức làm việc tập trung. Purple Space dẫn đầu trong công cuộc thay đổi
đời sống cá nhân của người khuyết tật bằng cách tập trung vào lý do tại sao các nhóm
nguồn lực và mạng Internet tồn tại để từ đó tạo ra được các mạng lưới và nhóm nhân
lực của riêng mình cũng như cho các DNXH khác, hỗ trợ tất cả thành viên khuyết tật
để đạt được hiệu suất cao trong công việc và giúp họ có cho mình một sự tự tin nhất
định khi cuộc sống đã bất công với họ. Lý do tại sao nói rằng Purple Space giữ một vị
trí dẫn đầu trong lĩnh vực này là bởi vì lực lượng lãnh đạo của nội bộ trung tâm hầu

https://citeseerx.ist.psu.edu/document?
repid=rep1&type=pdf&doi=bb6ed606a8046d5ef0fd4735cf4e938cdc8da750

47
A comparison of social housing in the Netherlands and England on characteristics and quality”
https://citeseerx.ist.psu.edu/document?
repid=rep1&type=pdf&doi=bb6ed606a8046d5ef0fd4735cf4e938cdc8da750

33
như có 10 năm kinh nghiệm về cách mà các nhà tuyển dụng có thể xây dựng các cuộc
trò chuyện giữa các nhân viên trong một mạng lưới nhân viên và các mạng lưới nội bộ
với nhau.
3.3.2. Mục tiêu phát triển
Theo thống kê thì có khoản 80% trên hơn 1 triệu người khuyết tật trên thế giới
đang ở trong độ tuổi lao động. Thế nhưng phần lớn họ có khá ít kinh nghiệm về việc
làm và thêm vào đó là sự thương hại từ người khác cùng với sự sợ hãi, tự ti, khó xử
khi phải đối mặt với người khác. Điều này gây khó dễ cho nhân viên ở trong công
việc, làm khó khăn cho người sử dụng lao động vì hầu hết họ đang chạy theo xu thế
tạo ra một thế giới làm việc dễ tiếp cận cho nhân viên của mình. Nhận thấy được khó
khăn này, Purple Space đề ra mục tiêu đẩy nhanh tốc độ thay đổi danh cho những
người khuyết tật và đề ra chiến lược PurpleLightup2022 với tham vọng táo bạo nhằm
thúc đẩy phong trào ERG/Mạng dành cho người khuyết tật trên toàn cầu bằng 2 cách:
 Trang bị cho các tổ chức đa quốc gia để phát triển cách tiếp cận ERG/Mạng khuyết
tật của họ48.
49
 Kết nối các nhà lãnh đạo ERG/Mạng khuyết tật từ khắp nơi trên thế giới với nhau .
PurpleLightup2022 cũng là chiến lược mà PurpleSpace đề ra để giải quyết vấn
đề về năng lượng trong khi đây là một vấn đề đang được quan tâm khá cao trên thế
giới. Trung tâm tìm cách để thắp sáng một tòa nhà và sau đó là hướng đến các khu nhà
ở tập trung, nhà ở công cộng nhưng lại làm nó với một ánh sáng màu tím, như là một
biểu tượng tượng trưng cho người khuyết tật và cho trung tâm. Đây là một dự án khá
lâu dài và cần có nhiều ý kiến đóng góp từ nhân viên của Trung tâm.
3.3.3. Đối tác chiến lược.
Là một Trung tâm với các chiến lược vươn tầm thế giới và có tầm ảnh hưởng
rộng, Purple Space nhận được khá nhiều sự ủng hộ không chỉ từ các doanh nghiệp lớn
nhỏ nội địa mà còn từ các doanh nghiệp khác trong cộng đồng quốc tế. Có thể kể đến
một vài công ty lớn như Fujitsu Nhật Bản khu vực Bắc Âu và Tây Âu, Google,
Twitter, Enterprise Holdings của Mỹ với chi nhánh tại châu Âu…..50 Các trung tâm hỗ
trợ quốc tế cũng bắt tay hợp tác cùng với Purple Space có thể kể đến như Tổ chức Lao
động Quốc tế ( ILO) và Eli Lilly and Company. Nguồn vốn của Trung tâm cũng có sự
ổn định nhất định cũng nhờ có các tổ chức hợp tác chiến lược và đầu tư lâu dài như
Quỹ dành cho Doanh nhân Xã hội ( Unltd). Bên cạnh đó Purple Space cũng tham gia
hợp tác với các chiến lược hỗ trợ người khuyết tật trên thế giới và hợp tác với các công
ty có nhu cầu tạo ra mạng lưới dành cho nhân viên khuyết tật. Trung tâm cũng nhận
được các khoản đầu tư của những công ty này với mục đích đôi bên cùng có lợi.
Cùng với những đối tác chiến lược lâu dài và chuyên nghiệp, chiến lược của
Purple Space vô cùng dễ dàng tiếp cận đến bộ phận người khuyết tật trên quy mô toàn
48
“Accelerating the global growth of the disability ERG/Network movement”
https://www.purplespace.org/purplespace-global
49
“#PurpleLightUp”, trang chủ PurpleSpace Organization
https://www.purplespace.org/purple-light-up
50
“Meet our members”, trang chủ Purple Space Organization
https://www.purplespace.org/meet-our-members
34
cầu và bộ máy nhân viên, quản lý của Trung tâm cũng tự tin làm việc hết năng suất mà
không phải lo nghĩ về các vấn đề liên quan về nguồn vốn bỏ ra cũng như là lượng thời
gian mà các chiến lược có thể tiếp cận tới thị trường của nó. Có thể thấy rằng nhờ có
một lực lượng đối tác to lớn như vậy các chiến lược của Purple Space đã đạt được
những thành công nhất định và còn vượt qua cả những gì mà các thành viên của Trung
tâm mong đợi, một trong số đó là chiến lược PurpleLightUp2017
3.3.4. Cơ cấu quản trị.
Với một sứ mệnh to lớn như vậy, điều hiển nhiên rằng Purple Space có một lực
lượng nhân sự to lớn và vô cùng chuyên nghiệp. Trung tâm có hơn 2000 thành viên
(nội bộ) và gần 1 triệu nhân viên trên hơn 193 tổ chức tiếp cận hơn 1 triệu người
khuyết tật trên thế giới51. Hệ thống quản lý chính của trung tâm được chia thành 2
mảng lớn đó là của Trung tâm và của Khu vực. Ở Trung tâm, Purple Space sở hữu cho
mình một bộ máy quản lý kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Trong đó, Chủ tịch là Gavin
Bounds, một nhà lãnh đạo doanh nghiệp quốc tế với sự nghiệp kéo dài 30 năm trong
lĩnh vực Công cộng, từ thiện, thương mại làm việc tại hơn 50 quốc gia với nhiều vai
trò bao gồm COO và CEO. Trước đây ông từng làm việc cho Fujitsu. Ông đã lãnh đạo
các quốc gia, doanh nghiệp và các hoạt động chuyển đổi phức tạp nhằm đảm bảo kết
quả tuyệt vời cho khách hàng, đồng nghiệp và Fujitsu. Trước Fujitsu, ông đã làm việc
thêm 9 năm trong lĩnh vực Công nghệ và 13 năm trong lĩnh vực Hàng không và Quốc
phòng. Ông là người phụ trách điều hành và điều phối mọi hoạt động của Trung tâm.
Với cùng vai trò điều hành và điều phối như Gavin Bounds, 2 Giám đốc điều hành là
Kate Nash OBE ( kiêm người sáng lập ) và Sally-Anne Owens là người đồng hành và
cùng chia sẻ công việc với Chủ tịch Gavins Bounds.
Về hoạch định chiến lược, Purple Space có Cố vấn chiến lược là Kay Allen
OBE và Giám đốc chiến lược Brendan Roach. Với một trung tâm mang một nhiệm vụ
cao cả và có tầm ảnh hưởng rộng rãi thì Kay Allen là một nhân tố không thể thiếu
trong hội đồng quản trị của Purple Space. Cô có hơn 25 năm kinh nghiệm điều hành ở
cấp hội đồng quản trị với năng lực điều hành trong các tổ chức phức hợp lớn. Các
chiến lược do cô đề ra luôn luôn đi đúng mục tiêu mà Trung tâm hướng đến. Bên cạnh
những chiến lược hướng đến người khuyết tật, cô cũng chủ động tiên phong đề ra các
chiến lược mới để hướng đến các nhà quản lý, người sử dụng lao động của các doanh
nghiệp khác, ngoài ra chiến lược PurpleLightUp2022 về năng lượng cũng một phần do
cô đề cử. Đối với các hoạt động liên quan đến người khuyết tật, Brendan Roach cùng
với Kay Allen lên kế hoạch chiến lược. Brendan Roach là một nhà lãnh đạo được kính
trọng trên toàn cầu trong lĩnh vực hòa nhập người khuyết tật trong kinh doanh. Với 15
năm kinh nghiệm hỗ trợ các tổ chức và chính phủ cải thiện niềm tin của người khuyết
tật, ông lãnh đạo các chiến lược phát triển mạng lưới ERG/Mạng dành cho người
khuyết tật toàn cầu. Ông tin rằng có thể thay đổi được văn hóa và lý sống của người

51
Số liệu trích từ “Kate Nash OBE – Creator and CEO – Purple Space” - LinkedIn
https://uk.linkedin.com/in/kate-nash-obe-8bb1994#:~:text=Kate%20Nash%20OBE%20is%20the,groups
%20%5BERGs%5D%20%2F%20networks
35
khuyết tật thông qua việc tiếp cận vào các mạng lưới nhân viên khuyết tật, từ đó phát
triển các vòng mạng lưới này trên quy mô lớn52.
Bên cạnh đó, bộ máy quản trị của Purple Space còn có cả Giám đốc tài chính,
Cố vấn cấp cao, Đại sứ thương hiệu , Chuyên viên kỹ thuật,..... ở trung tâm. Tất cả các
bộ phận của Trung tâm đều có người quản lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
phát triển mạng lưới và Hỗ trợ người khuyết tật. Đối với các tổ chức khu vực là thành
viên của Purple Space gồm các tổ chức khu vực công, Tổ chức phi chính phủ ( từ
thiện), doanh nghiệp vi mô, doanh nghiệp vừa, công ty nhỏ và công ty lớn đều có bộ
máy quản lý riêng và nằm dưới sự điều hành của bộ máy Trung tâm53.
Có thể thấy rằng, cơ cấu quản trị của Purple Space được chia theo hình thức của
một Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Với một bộ máy quản lý kinh nghiệm và
chuyên nghiệp, các chiến lược của Purple Space luôn đảm bảo được tính cộng đồng -
xã hội và tính hiệu quả, thành công cao. Bên cạnh đó còn đảm bảo được tính ưu tiên
dành cho người khuyết tật đúng như sứ mệnh mà Trung tâm mang theo. Cùng với các
tổ chức thành viên trải rộng theo từng khu vực trong nước và cả nước ngoài, Purple
Space luôn luôn tự tin rằng chiến lược của mình sẽ lan rộng đến mọi người khuyết tật
trên toàn cầu nhanh nhất và hiệu quả nhất.
3.4. Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm Beam - Alex Stephany
3.4.1. Khái quát về Beam
Beam được thành lập vào tháng 10 năm 2017 bởi Alex Stephany, Beam là một
doanh nghiệp xã hội ứng dụng công nghệ, mang mục đích tạo ra sự bình đẳng về cơ
hội ở một quy mô lớn. Trong suốt quá trình hơn 5 năm thành lập, Beam đã và đang
hợp tác với các chính quyền địa phương cũng như là các tổ chức từ thiện tại Vương
quốc Anh để giúp đỡ cho những đối tượng vô gia cư hay tị nạn, giúp họ có nhà hoặc
giúp họ có được công ăn việc làm nhờ việc đào tạo họ, và thông qua đó họ có thể an
cư lập nghiệp, có được nhà ở ổn định.
Nói về câu chuyện của Beam, nguyên nhân vì sao Beam lại ra đời thì vào năm
2016, CEO của Beam là Alex Stephany, đã trở thành bạn với một người vô gia cư ở ga
tàu và sau những cuộc trò chuyện với người ấy, Alex thấy rằng người vô gia cư đó đã
thất nghiệp từ rất lâu và nhiều tháng trôi qua Alex vẫn luôn tìm kiếm cách để giúp đỡ
những người vô gia cư giống vậy nhưng xét tới cùng thì một mình Alex là bất khả thi
nên Alex đã kêu gọi sự giúp đỡ từ nhiều nguồn khác và thành lập quỹ, từ đó cũng dẫn
tới ý tưởng ra đời của Beam54.

52
The Team - Purple’’, trang chủ Purple Space
https://www.purplespace.org/team
53
“Membership”, trang chủ Purple Space
https://www.purplespace.org/memberships
54
Trích theo chia sẻ của Alex tại TEDxTalks về “Câu chuyện thành lập BEAM”
https://www.youtube.com/watch?v=_zsj6uek4Qw&ab_channel=TEDxTalks

36
3.4.2. Loại hình của công ty Beam
Hiện nay, công ty Beam hay chúng ta có thể gọi là Beam Up Ltd theo đúng tên
pháp lý ở Anh, được đăng ký theo hình thức như là một công ty trách nhiệm hữu hạn
tư (private limited company) với giám đốc điều hành (CEO) kiêm người đại diện theo
pháp luật là Alex Stephany. Tính tới năm 2022, Beam đã có cho mình bốn giám đốc là
ông Alex Stephany, bà Annie Moussavou, ông Sebastian Barker và ông Richard
Wayne Lewis (đã từ chức), tuy nhiên người có quyền điều khiển công ty quan trọng
nhất không ai khác ngoài Alex Stephany. Mặc dù Beam Up Ltd là công ty theo loại
hình công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân theo cổ phần, vậy thì đáng lý ra giám đốc
chỉ là người quản lý công ty, và mọi quyết định cần có quyết định từ hội đồng cổ đông,
tuy nhiên Alex Stephany, là người thành lập công ty nắm giữ 50-75% cổ phần công ty,
và vì thế ông có 50-70% quyền bầu, đồng nghĩa với việc ông Alex Stephany hoàn toàn
có thể bổ nhiệm hoặc cách chức giám đốc55.
Để hiểu rõ hơn về Beam Up Ltd thì cần phải hiểu về loại hình doanh nghiệp
công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân. Đầu tiên thì công ty trách nhiệm hữu hạn
(limited companies) được chia làm bốn loại: công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân
được bảo lãnh (private limited company by guarantee), công ty trách nhiệm hữu hạn
công được bảo lãnh (public limited company by guarantee), công ty trách nhiệm hữu
hạn công theo cổ phần (public limited company by shares) và công ty trách nhiệm hữu
hạn tư nhân theo cổ phần (private limited company by shares) - đồng thời cũng là loại
hình của Beam. Ở Vương quốc Anh, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (limited
company) được định nghĩa và có tính chất cũng tương đồng với loại hình công ty trách
nhiệm hữu hạn ở Việt Nam. Để chi tiết hơn thì đó chính là loại hình này được tính là
một pháp nhân và chế độ về trách nhiệm tài sản thì cũng tương tự như ở Việt Nam ta,
chủ sở hữu không phải chịu toàn bộ trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty mà chỉ chịu trong khoảng vốn của mình trong đó. Trong tên pháp lý của Beam
(Beam Up Ltd), chúng ta thấy được loại hình của Beam ngay trong tên, Ltd hay còn
gọi là private limited company (Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân). Điểm khác biệt
quan trọng nhất giữa LTD (Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân) và PLC (Công ty
trách nhiệm hữu hạn công) đó chính là việc những công ty thuộc loại hình PLC thì có
thể trao đổi cổ phần một cách tự do cho cộng đồng chung còn những công ty LTD thì
chỉ có thể trao đổi trong cùng những người đồng sáng lập tương tự như công ty
Beam56. Và ngoài những điểm khác biệt giữa tư nhân và công (public và private) thì
giữa các loại công ty trách nhiệm hữu hạn (limited companies) thì còn có sự khác biệt
khi nói về việc công ty đó có cổ phần hay là được bảo lãnh (by shares hay by
guarantee). Điểm khác biệt chính giữa hai loại vừa nêu chính là những công ty có cổ
phần như Beam (by shares) thì họ vẫn là những doanh nghiệp hoạt động vì mục đích
55
Thông tin về loại hình của công ty Beam: “BEAM UP LTD overview – Find and Update company
information”
BEAM UP LTD overview - Find and update company information - GOV.UK (company-
information.service.gov.uk)
56
What are differences between PLCs and LTDs:
https://www.rocketlawyer.com/gb/en/quick-guides/what-are-the-differences-between-plcs-and-ltds
37
tạo ra lợi nhuận còn đối với những công ty được bảo lãnh (by guarantee) thì sẽ không
hoạt động vì mục đích lợi nhuận57. Điều đó nghĩa là những công ty như Beam sẽ dùng
lợi nhuận họ tạo ra cho những hoạt động khác ngoài công ty, còn những công ty theo
hình thức được bảo lãnh thì họ sẽ đầu tư toàn bộ lợi nhuận kiếm được trở ngược lại
công ty để họ nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng (điểm này giống với những
trường đại học hoạt động theo tiêu chí không vì lợi nhuận ở Việt Nam- tương tự như
đại học Fulbright).
Qua những phân tích về loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn nêu trên thì ta có
thể thấy được Beam đi theo hướng công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân theo cổ phần
là một việc hết sức dễ hiểu và là lẽ hiển nhiên. Ở đây Beam đã đầu tư một phần lợi
nhuận của mình vào công việc giúp đỡ cộng đồng, đối với các doanh nghiệp xã hội mà
được đăng ký theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn thì việc cam kết phải trích
lợi nhuận cho hoạt động vì xã hội khá là gắt gao và phải được quy định trong điều lệ
công ty58. Và nhờ những khung pháp lý gắt gao như vậy mà Beam có thể rõ ràng minh
bạch trong lợi nhuận của mình và có thể ngày càng củng cố được hình ảnh của mình
trong mắt mọi người nhưng đồng thời Beam cũng đang đi theo xu hướng hiện tại ở
Vương quốc Anh, khi mà hầu hết các doanh nghiệp đều chọn theo hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn (limited company) để dễ dàng huy động được vốn.
3.4.3. Sự phát triển của Beam
Tính đến thời điểm hiện nay ( tháng 11 năm 2022), Beam đã có khoảng 30,892
nhà hảo tâm cùng với số tiền ủng hộ là £3,638,401 (3,638,401 bảng Anh) và đã thực
hiện được 1411 chiến dịch hỗ trợ. Trong số 1411 chiến dịch đã được hỗ trợ thì có
những đối tượng chỉ đơn thuần là họ cần một nghề nghiệp để mưu sinh và đối với
trường hợp này thì số lượng đã bắt đầu công việc của họ là 900 người, ngoài ra hiện
vẫn còn 24 người đang trong giai đoạn đào tạo. Số liệu trên đã chứng minh được rằng
Beam của Alex đã và đang để lại cho Vương quốc Anh một sự ảnh hưởng nhất định,
góp phần không nhỏ để giúp đỡ Chính phủ trong công việc hỗ trợ người vô gia cư và tị
nạn. Chính những đóng góp này của Beam cũng là minh chứng cho uy tín của Beam
nói chung và của Alex nói riêng. Tuy số lượng đã được hỗ trợ là cũng tương đối,
nhưng sự thật đáng buồn là vẫn còn rất nhiều trường hợp đã rút lui và không nhận sự
hỗ trợ từ quỹ nữa, số lượng này là 200 người và trong đó có tới tận 193 người (96.5%)
từ bỏ trong quá trình đào tạo; điều này có thể có nhiều lý do, nhưng có thể họ thấy
chán nản với việc được đào tạo và học hỏi. (Số liệu lấy từ trang chủ của Beam).
Như đã đề cập, câu chuyện giúp đỡ các đối tượng vô gia cư này để họ có một
công việc ổn định thì đòi hỏi nhiều thời gian và công sức mà một mình Alex Stephany
không thể thực hiện được nên cần có sự chung tay của rất nhiều người. Bên cạnh 68
thành viên của công ty thì Beam còn được nhận rất nhiều sự hỗ trợ tới từ hơn 30000
57
Thông tin tổng hợp từ trang chủ Government of The UK
https://www.gov.uk/limited-company-formation
58
What is a private limited company (Thông tin về những ưu và nhược điểm của LTDs):
https://www.startuploans.co.uk/business-advice/what-is-private-limited-`/#:~:text=A%20private%20limited
%20company%20is%20the%20most%20common%20form%20of,individual'%20in%20its%20own%20right.
38
nhà hảo tâm, trong số đó còn có những đối tác về việc hỗ trợ gây quỹ. Những đối tác
lớn có thể kể đến như THE BIG ISSUE, Nesta hay UnLtd. Ngoài những đối tác gây
quỹ thì Beam còn có cho mình những đối tác hỗ trợ về mặt pháp lý (Pro bono) trong
đó thì chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm thấy được tổ chức Herbert Smith Freehills.
Với số lượng nhà hảo tâm lớn cùng với đó là những đối tác đáng tin cậy thì
Beam đã giúp đỡ nhiều trường hợp và như số liệu đã được thống kê ở bên trên, 1411
chiến dịch đã gây quỹ thành công, 1411 con người đã “yên bề gia thất” hay cũng ít
nhất thì họ cũng đã có cho mình một công việc mang lại nguồn thu nhập ổn định cho
cuộc sống. Trong 1411 trường hợp đó, có lẽ trường hợp đầu tiên, hay chúng ta có thể
nói đó là “chiến công đầu”, “first win” (5 minutes with: Alex Stephany, founder and
CEO of Beam - From Escapethecity) có thể là trường hợp đọng lại nhiều ấn tượng đối
với Alex hay những người đồng sáng lập khác. Người đầu tiên mà Beam đã giúp được
ngay sau khi thành lập có tên là Tony và vào lúc mà Alex liên hệ được với Tony, anh
ấy đã cảm thấy nghi hoặc bởi anh ta không hiểu tại sao mà mọi người lại muốn giúp
đỡ anh ấy, anh ấy nói với Alex rằng “Tôi đã thất nghiệp một khoảng thời gian và sống
nhờ trợ cấp trong nhiều năm, sẽ không có ai đặt quá nhiều niềm tin vào một người mà
không làm việc và sống dựa dẫm vào tiền trợ cấp”. Tuy có nhiều hoài nghi là thế
nhưng Tony đã được mọi người ủng hộ và cuối cùng cũng được đào tạo thành công
trong nghề lắp đặt điện và đã mua được một căn nhà riêng, thoát khỏi cảnh sống tạm
bợ. Alex Stephany cảm thấy vui khi mà nhìn thấy được Tony dần lấy lại sự tự tin và
xây dựng tình cảm sâu đậm hơn với gia đình anh ấy và đối với Beam nói chung hay
Alex Stephany nói riêng thì trường hợp của Tony là một trong những trường hợp mà
đọng lại trong Alex nhiều cảm xúc nhất, đồng thời chính là nguồn cảm hứng cho toàn
thể công ty59. Tony chính là một trong những cột mốc giúp cho Beam ngày càng xây
dựng được hình ảnh của mình trong lòng người dân Anh quốc và sau Tony thì một
Beam đã được công nhận, được mọi người chú ý, một doanh nghiệp khởi nghiệp thành
công mãi cho tới tận bây giờ.
Từ những thành tựu, những số liệu rõ ràng đã được nêu ở trên, cùng với đó là
câu chuyện của những người đã được Beam giúp đỡ- tiêu biểu nhất chính là Tony thì
ta cũng có thể thấy rằng Beam đang ngày một phát triển, với Beam, trong tương lai có
thể rằng không chỉ là những trường hợp vô gia cư ở Anh quốc mà thậm chí là toàn
châu âu hoặc trên thế giới đều có thể có cơ hội được Beam giúp đỡ. Chính những điều
tích cực của Beam đã và đang làm một phần nào đó đã góp phần giúp đỡ cho những
mảnh đời còn thiếu thốn ở xã hội này. Và hơn hết thảy chính là nhờ những công nghệ
cùng dịch vụ tuyệt vời mà Beam đang ứng dụng mà con người có thể ngày một dễ
dàng chung tay với nhau, tiếp cận một người đang cần vòng tay giúp đỡ nhanh nhất có
thể. Thông qua đó, chắc chắn rằng xã hội ngày mai sẽ chứng kiến một tỷ lệ thất nghiệp

59
5 minutes with: Alex Stephany, founder and CEO of BEAM,
https://www.escapethecity.org/story/5-minutes-with-alex-stephany-founder--ceo-of-beam,
Tổng hợp thêm thông tin từ trang chủ BEAM
https://beam.org/transparency
39
thấp hơn, ai rồi cũng sẽ có cho mình một nơi để về, một việc để đủ cho cơm áo gạo
tiền.
3.5. Tổ chức From Babies With Love- Cecilia Crossley
3.5.1. Khái quát về From Babies With Love
Cecilia Crossley là người sáng lập nên tổ chức From Babies with Love, một doanh
nghiệp tiên phong giành được giải thưởng xã hội, chuyên sản xuất quần áo, đồ chơi và
phụ kiện có nguồn gốc từ chất liệu hữu cơ dành cho trẻ em. Công ty tặng 100% lợi
nhuận cho trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi trên toàn thế giới. Bà là một người mang một nửa
dòng máu Brazil và một nửa là dòng máu Anh. Ngay từ khi còn nhỏ, trong chuyến đi
du lịch cùng gia đình ở Brazil, việc nhìn thấy bọn trẻ sống trên đường phố lang thang
không có quần áo để mặc đã để lại trong Bà một suy nghĩ về việc mình cần làm gì đó
để giúp trẻ em. Và sau khi lớn lên, là một kế toán viên có kiến thức nền tảng về tài
chính từ thiện, trong suốt sự nghiệp của mình bà đã luôn quan tâm đến các hoạt động
thiện nguyện và đã tham gia và trở thành thành viên của các tổ chức từ thiện như
KPMG, Gaia Foundation,… Sau khi trở thành mẹ, cùng với suy nghĩ từ lúc nhỏ và
công việc của bà đã củng cố cho suy nghĩ rằng mọi em bé nên có một khởi đầu công
bằng trong cuộc sống, bất kể chúng được sinh ra ở đâu, trong gia đình nào. Khi đang
đi mua sắm quần áo cho con mình và nghĩ, nếu mình có thể mua cái này và đồng thời
giúp đỡ thì sao? Chính ý nghĩ này đã truyền cảm hứng cho bà thành lập nên tổ chức
From Babies with Love since 2011 – một doanh nghiệp với sự khác biệt – một doanh
nghiệp xã hội60.
From Babies with Love là thương hiệu quần áo trẻ em quyên góp 100% lợi nhuận
để giúp đỡ những em bé bị bỏ rơi trên toàn thế giới. Các sản phẩm của họ được bán và
chuyển phát đi ở rất nhiều nước trên thế giới và ngay cả Việt Nam chúng ta cũng có
thể mua được những sản phẩm từ tổ chức này thông qua trang website chính thức hoặc
các đối tác cửa hàng liên kết với tổ chức. Họ sản xuất và bán các sản phẩm quần áo và
đồ chơi cho trẻ em từ 0-2 tuổi 100% làm từ chất liệu hữu cơ 61. Phần lớn khách hàng
chọn sản phẩm từ thương hiệu này dùng để làm quà tặng cho người khác, đặc biệt là
vào các dịp lễ như sinh nhật, giáng sinh,… Khách hàng nhận được sản phẩm chất
lượng cao khi mua những sản phẩm từ thương hiệu này và họ cũng biết rằng họ đang
đồng thời giúp đỡ những trẻ em bị bỏ rơi ở một nơi nào đó trên thế giới này. Với tư
cách là một người tặng quà, họ sẽ cảm thấy thích thú khi mua được những sản phẩm
đẹp và chất lượng và cũng như đối với người nhận quà họ cũng sẽ thích thú khi biết
rằng một em bé khác đang được giúp đỡ khi được nhận quà từ thương hiệu này62.
From Babies with Love là một doanh nghiệp hoạt động như một công ty bình
thường với một thương hiệu bình thường. Nhưng điểm khác biệt ở đây là công ty được

60
From Babies with Love Brand Introduction Video
https://frombabieswithlove.org/blogs/news/from-babies-with-love-brand-introduction-video
61
Inspirational Woman: Cecilia Crossley, Founder of “From babies with Love”, 02/12/2013
https://wearethecity.com/inspirational-women-cecilia-crossley-founder-babies-love/
62
From babies with love: organic baby clothes with life-changing social impact - Alejandra Garmilla
(07/04/2017)
https://wearethecity.com/inspirational-women-cecilia-crossley-founder-babies-love/
40
sở hữu 100% bởi From Babies with Love Foundation, một tổ chức từ thiện đã được
đăng ký ở Anh và xứ Wales. Những người thụ hưởng quỹ từ thiện là trẻ em không
phải các cổ đông, vì vậy, như chúng ta thấy những đứa trẻ này là cổ đông của công ty,
họ không biết về điều đó và công việc của những thành viên trong công ty là làm sao
để mang lại được lợi nhuận cao nhất có thể có cho các cổ đông, giống với mọi thương
hiệu khác. Chỉ là cổ đông của From Babies with Love là trẻ sơ sinh và trẻ em trên toàn
thế giới. Chủ sở hữu không phải là các nhà đầu tư, họ không có vốn. Ngoài ra, họ
không giữ lại lợi nhuận để phát triển mà họ chia tất cả lợi nhuận cho trẻ em với cổ tức
100%.63
3.5.2. Vai trò phát triển Doanh nghiệp xã hội của From Babies with Love
From Babies with Love là thương hiệu quần áo trẻ em quyên góp 100% lợi
nhuận để giúp đỡ những em bé bị bỏ rơi trên toàn thế giới. Để có thể tiếp cận được
những trẻ em cần giúp đỡ, tổ chức đã hợp tác với tổ chức từ thiện SOS Children, tổ
chức từ thiện quốc tế lớn nhất chuyên chăm sóc cho trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi
để xây dựng và điều hành các làng trẻ em trên khắp thế giới. Ngôi làng này được thành
lập từ sau Thế chiến thứ hai. Khi đó có một số lượng lớn trẻ mồ côi và cũng có nhiều
phụ nữ không có con vì đàn ông của họ phải ra trận chiến đấu. Qua thời kỳ hậu chiến,
họ đã gây quỹ bằng cách thu thập tiền xu, để thành lập làng trẻ em SOS. Bắt đầu từ
một vài ngôi nhà, mỗi ngôi nhà có khoảng 10 trẻ em và do một bà mẹ SOS đứng đầu.
Người mẹ SOS trở thành mẹ của 10 đứa trẻ và 10 đứa trẻ đó sẽ trở thành anh chị em
của nhau cùng chung sống với nhau như một gia đình. Mô hình này không chỉ cung
cấp sự an toàn, nơi ở, thức ăn, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em mà còn tạo ra
một gia đình, nơi ấm áp nhất mang đến sự thương yêu dành cho trẻ em64.
Tất cả các lợi nhuận từ việc kinh doanh đều được chuyển vào quỹ From Babies
with Love, và từ đó quỹ sẽ được chuyển đến làng trẻ em SOS, nơi chuyên chăm sóc
cho các trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi. Tiền sẽ được chia làm hai cách vận hành. Đầu tiên,
tổ chức sẽ hỗ trợ những đứa trẻ cá biệt bằng cách cho chúng cơ hội lớn lên trong
những gia đình yêu thương, nhận được sự yêu thương từ người lớn và từ các anh chị
em trong gia đình. Thứ hai, họ sẽ hỗ trợ các trường mẫu giáo ở các làng SOS, để tất cả
trẻ em đều có thể được đi học, có môi trường học tập như mọi trẻ em khác trên thế
giới, tạo ra sự bình đẳng để không bé nào cảm thấy bị bỏ rơi hay thua thiệt so với ai
bởi theo các chuyên gia trong lĩnh vực tìm hiểu về tâm sinh lí của trẻ em, giáo dục ở
thời kì này là rất quan trọng đối với sự phát triển của một đứa trẻ và cho quá trình học
tập suốt đời của chúng.
Để đo lường tác động của dự án, họ đã thông qua hai cách. Thứ nhất là về định
lượng, họ đếm số trẻ em đang được tổ chức hỗ trợ. Thứ hai là về chất lượng, cứ sau 6
tháng, sẽ có một lá thư cập nhật cho tổ chức, không phải là một bản báo cáo phức tạp
63
From babies with love: organic baby clothes with life-changing social impact - Alejandra Garmilla
(07/04/2017)
https://wearethecity.com/inspirational-women-cecilia-crossley-founder-babies-love/
64
From babies with love: organic baby clothes with life-changing social impact - Alejandra Garmilla
(07/04/2017)
https://wearethecity.com/inspirational-women-cecilia-crossley-founder-babies-love/
41
mà đơn giản là một bức thư nói về những điều đơn giản diễn ra hằng ngày đối với bọn
trẻ, thông qua đó xích lại gần hơn sợi dây liên kết giữa tổ chức và những trẻ em đang
được tổ chức giúp đỡ bởi phạm vi trẻ em được giúp đỡ là rất lớn, mà tổ chức thì không
thể nào có đủ thời gian để kết nối trực tiếp với các bé.
Từ những điểm trên, có thể kết luận rằng From Babies with Love là một DNXH
khác biệt, mang lại rất nhiều ích lợi cho trẻ em trên toàn thế giới và góp thêm phần bảo
vệ môi trường. Chúng ta nhận thấy được rằng From Babies with Love đang lớn mạnh
lên từng ngày và rất có thể sẽ vươn tầm thế giới trong tương lai.
3.5.3. Cơ cấu quản trị của From Babies with Love
Như đã nêu ở trên, From Babies with Love là một tổ chức phi lợi nhuận 100% lợi
nhuận dành cho trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi trên toàn thế giới, tổ chức từ thiện này
không gây quỹ từ công chúng mà gây quỹ từ việc buôn bán quần áo trẻ em làm 100%
từ chất hữu cơ. Vì không có các chuyên môn cần thiết trong lĩnh vực sản xuất quần áo
trẻ em nên phần lớn các quá trình sản xuất đều được thuê bên ngoài. Họ tìm các đối tác
là những chuyên gia trong việc này và thông qua các chuyên gia, các thành viên trong
tổ chức cung cấp các nguyên vật liệu sản xuất và áp dụng các quy trình kiểm soát cũng
như chất lượng an toàn, mang đến một sản phẩm chất lượng nhất, phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường an toàn đạt chuẩn quốc tế. Tất cả các quần áo đều là sản phẩm hữu
cơ, đồ chơi mềm dành cho trẻ em bên ngoài được làm từ bông hữu cơ đã được chứng
nhận và bên trong sẽ làm bằng sợi được tái chế từ chai nhựa, đồ chơi bằng gỗ cũng có
nguồn gốc bền vững, an toàn. Bao bì sẽ được làm từ bìa cứng đã qua tái chế, bởi From
Babies with Love biết rằng với mỗi món đồ chơi là 7 chai nước đã được cứu khỏi bãi
rác, đây là một tín hiệu tích cực đối với môi trường và đối với những người lao động
nông nghiệp địa phương65.
From Babies with Love là một tổ chức quyên góp 100% lợi nhuận để giúp đỡ
những em bé bị bỏ rơi trên toàn thế giới. Những người thụ hưởng quỹ từ thiện là trẻ
em không phải các cổ đông. Chủ sở hữu không phải là các nhà đầu tư cũng không phải
là các thành viên trong tổ chức, họ không có vốn. Ngoài ra, họ không giữ lại lợi nhuận
để phát triển vì họ chia tất cả lợi nhuận cho trẻ em với cổ tức 100%. Tổ chức này có 5
thành viên, không có ủy viên nào có tổng lợi ích trên 60.000 bảng theo thống kê tính
đến ngày 30/4/2021. Mỗi thành viên có nhiệm vụ khác nhau, họ làm việc không nhận
lợi nhuận, bởi toàn bộ 100% lợi nhuận sẽ dành cho trẻ em. Chủ tịch của tổ chức Dan
Crossley 4 thành viên được ủy thác còn lại là: Michael John Kelly, Nick Thomas,
Vincent Neate và Cecilia Crossley. Trong đó, bà Cecilia Crossley người sáng lập và
cũng là người đại diện truyền thông cho tổ chức này66.
Có ba khía cạnh trong mô hình kinh doanh của tổ chức.
 Đầu tiên là nhãn hiệu riêng của tổ chức, sản xuất và bán các sản phẩm. Tổ chức
tiếp cận người tiêu dùng thông qua các sàn thương mại điện tử và bằng cách
65
From babies with love: organic baby clothes with life-changing social impact - Alejandra Garmilla
(07/04/2017)
https://wearethecity.com/inspirational-women-cecilia-crossley-founder-babies-love/
66
Thông tin tổng hợp từ trang chủ Charity Commission For England and Wales
https://register-of-charities.charitycommission.gov.uk/charity-search/-/charity-details/5024155/full-print
42
bán sỉ cho các cửa hàng. Họ đã có trang web bán hàng quốc tế, chủ yếu là cho
các cửa hàng độc lập.
 Thứ hai là mô hình của tổ chức là hoạt động kinh doanh của công ty, cung cấp
một dịch vụ độc đáo dành cho các công ty. Khi nhân viên của họ nghỉ thai sản
hoặc nghỉ sinh con, công ty sẽ tặng họ những sản phẩm của tổ chức mình làm
ra, điều này khiến cho nhân viên cảm thấy thích thú khi công ty mình đang làm
đang giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi trên toàn thế giới.
 Khía cạnh thứ ba là việc cấp phép thương hiệu của tổ chức, From Babies with
Love cho phép các công ty hợp tác và sử dụng thương hiệu của tổ chức trên
các sản phẩm để bán tại cửa hàng. Công ty đầu tiên làm điều này là “Boots” ở
Vương Quốc Anh67.
Tóm lại, From Babies with Love là loại mô hình doanh nghiệp xã hội không có
cổ đông, cũng không nhận tiền quyên góp mà nguồn tiền 100% là từ các sản phẩm mà
họ bán ra. Những cổ đông của họ là những em bé có hoàn cảnh khó khăn, những em
bé bị bỏ rơi trên toàn thế giới. From Babies with love không chỉ là nơi cung cấp sự an
toàn, nơi ở, thức ăn, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em mà còn tạo ra một gia đình,
nơi ấm áp nhất và mang đến sự thương yêu thực sự dành cho trẻ em.
3.5.4. Các thành tựu của From Babies with Love
Tính đến thời điểm hiện tại, tổ chức đã quyên góp được hơn 354,378 bảng Anh
giúp đỡ cho mọi trẻ em trên toàn thế giới 68. Vào năm 2016 người sáng lập của Froom
Babies with Love – Cecilia Crossley đã đoạt giải thưởng Ngôi sao đang lên Mùa thu
2016 tại Bubble London. Một trong những giám khảo, biên tập viên Laura Turner của
tạp chí CWB, đã nhận xét: “ From Babies With Love thể hiện một khái niệm thương
hiệu hấp dẫn và được cân nhắc rất kỹ lưỡng; từ những sản phẩm được thiết kế đẹp mắt,
có đạo đức với bao bì có thể được tái chế để tạo ra một chiếc điện thoại di động cho
nhà trẻ, cho đến việc quyên góp từng xu lợi nhuận của mình để hỗ trợ trẻ sơ sinh bị bỏ
rơi và mồ côi. Đây là một thương hiệu kết hợp trách nhiệm xã hội với khả năng thương
mại và cung cấp sản phẩm mạnh mẽ.”69. Đồng thời, cuối năm đó tổ chức cũng đã giành
được giải thưởng Doanh nghiệp xã hội của Vương quốc Anh, trong hạng mục đối mặt
với người tiêu dùng. Vào năm 2019, Cecilia Crossley cũng đã được đề cử cho giải
thưởng tác động xã hội tại Giải thưởng nữ doanh nhanh Veuve Clicquot 201970.

67
From babies with love: organic baby clothes with life-changing social impact - Alejandra Garmilla
(07/04/2017)
https://wearethecity.com/inspirational-women-cecilia-crossley-founder-babies-love/
68
Thông tin tổng hợp từ trang chủ From Babies with Love
https://frombabieswithlove.org/?fbclid=IwAR2s_hY-
5IxgP2SzdqxFpSuf7xvIP0KqhSwycaomKVB8y2KMDpzvhet-wyU
69
Meet Cecilia Crossley From Babies with Love founder
https://www.frombritainwithlove.com/meet-cecilia-crossley-of-from-babies-with-love/
70
Winner of the 2019 Veuve Clicquot Business Woman Award annouced
https://wearethecity.com/winner-of-the-2019-veuve-clicquot-business-woman-award-announced/
43
CHƯƠNG IV: THUẬN LỢI VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC LOẠI
HÌNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VƯƠNG QUỐC ANH

4.1. Thuận lợi của các loại hình doanh nghiệp xã hội ở Vương quốc Anh.
Với một mục tiêu mà hầu như doanh nghiệp xã hội nào ở Anh cũng hướng tới
đó là vì lợi ích xã hội, phát triển cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội ở Anh có rất
nhiều thuận lợi để hỗ trợ cho các chiến lược hoạt động của mình. Nhưng thuận lợi nhất
là do 2 yếu tố chính, cụ thể là “cộng đồng” và “hỗ trợ” .
Thứ nhất là về yếu tố “cộng đồng”. Như đã biết, DNXH theo định nghĩa ở
Vương quốc Anh đó chính là các mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện
các mục tiêu xã hội, hướng tới lợi ích cho xã hội là chủ yếu. Cho nên mức ảnh hưởng
và tầm ảnh hưởng của các loại hình doanh nghiệp xã hội ở Anh là vô cùng rộng rãi.
Phần lớn người dân sẽ cảm thấy thích thú và quan tâm đến những sự trợ giúp từ
DNXH mang đến cho họ. Điều này làm cho các DNXH này sẽ luôn có cho mình một
thị trường nhất định và cố định, đảm bảo được quan hệ cung cầu cũng như là sẽ luôn
có cho mình một nguồn nhân lực dồi dào, tránh được tình trạng thiếu nhân lực cho
công ty71.
Thứ hai là về yếu tố “hỗ trợ”. Vì mục đích phát triển cộng đồng là mục đích đến
mà các Doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xã hội nói riêng đều quan tâm,
kể cả Chính phủ Anh. Cho nên các DNXH này đều nhận được nhiều sự ưu đãi và hỗ
trợ chủ yếu là từ hai phía: Chính phủ và các Tổ chức trung gian.
Về phía chính phủ Anh, họ đưa ra khá nhiều chính sách hỗ trợ cho DNXH về cả
nguồn vốn và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Cụ thể là vào năm 2006,
chính phủ Anh đưa ra kế hoạch hành động về DNXH nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các
DNXH thông qua nhiều chính sách có thể kể đến như: Chương trình đào tạo DNXH,
phát triển truyền thông, xây dựng các chương trình nghiên cứu và đánh giá tác động xã
hội (SROI); Tư vấn thành lập và thông tin phát triển DNXH; Cải thiện tiếp cận nguồn
vốn tài chính và đa dạng hóa các hình thức đầu tư vào các DNXH, khuyến khích đầu
tư vào DNXH. Ước tính vào năm 2006 đã có khoảng 315 triệu bảng Anh đã được dành
cho DNXH thông qua, trong đó sử dụng: 215 triệu bảng Anh để DNXH nâng cao năng
lực cung ứng dịch vụ công; 10 triệu bảng Anh để xây dựng Quỹ đầu tư mạo hiểm; Xây
dựng chương trình đầu tư xã hội (Impact Investment); Khuyến khích đầu tư vào
DNXH; Tổ chức chương trình tập huấn về quản lý tài chính72.
Những chính sách hỗ trợ do chính phủ Anh ban hành góp phần thúc đẩy các
DNXH tiếp tục phát triển, từ đó phát triển cộng đồng-xã hội ở nước Anh, tạo điều kiện
hợp tác giữa DNXH và Chính phủ cũng như giúp cho các chính sách của Chính phủ
71
Lê thanh Tú, Cục quản lý đăng ký kinh doanh, “Chuyên đề kinh nghiệm Quốc tế và áp dụng vapf Việt Nam
trong thành lập, hoạt động và hỗ trợ doanh nghiệp xã hội”
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/599/3543/chuyen-de-kinh-nghiem-quoc-te-va-ap-dung-vao-viet-nam-
trong-thanh-lap--hoat-dong-va-ho-tro-doanh-nghiep-xa-hoi.aspx
72
“Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam-Khái niệm, bối cảnh và chính sách”, British Council
https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem-boi-canh-chinh-sach.pdf
44
có thể tiếp cận được đến phần lớn người dân nước Anh, từ đó giúp họ có thể hiểu rõ
được luật pháp và các chính sách mà Chính phủ ban hành đến cho người dân.
Về phía các tổ chức trung gian, Vương quốc Anh hiện đang có rất nhiều dịch vụ
trong khu vực công và tư nhân để tài trợ cho các doanh nghiệp xã hội mới và tích lũy
các kỹ năng hoặc mạng lưới cần thiết để biến tất cả thành hiện thực. Các tổ chức này
thường sẽ là đối tác hỗ trợ về vốn cho các DNXH cũng như là cung cấp các dịch vụ
trung gian để cho các chiến dịch hỗ trợ của các DNXH dễ tiếp cận cận được với cộng
đồng người Anh cũng như cộng đồng quốc tế. Một vài tổ chức trung gian phổ biến
như là: Social Enterprise UK (SEUK) là tổ chức thành viên của Vương quốc Anh về
doanh nghiệp xã hội. Công việc của họ liên quan đến việc thực hiện nghiên cứu, điều
hành các chiến dịch cho các thành viên là DNXH. Họ cũng làm việc để nâng cao hồ sơ
của người dân và doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực này và giúp xây dựng mạng lưới
mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp xã hội. Bên cạnh đó, về nguồn vốn đầu vào, các
DNXH ở Anh cũng nhận được sự hỗ trợ từ Unltd là Quỹ dành cho Doanh nhân Xã hội
và cam kết hỗ trợ họ vượt qua một số khía cạnh khó khăn nhất trong quá trình phát
triển doanh nghiệp. Họ sử dụng chuyên môn của mình để tìm kiếm, tài trợ và hỗ trợ
các doanh nhân xã hội, biến ý tưởng của họ thành hiện thực và xây dựng các dự án xã
hội bền vững. Các chiến lược của các DNXH đôi phần cũng là do các khóa học trước
đó đào tạo nên. Thông thường các khóa học này sẽ đến từ Học viện Doanh nghiệp Xã
hội (SEA) cung cấp các khóa học doanh nghiệp xã hội sáng tạo, kết hợp thực hành dựa
trên công việc với bằng cấp được công nhận, đồng thời có thể thích ứng và đáp ứng
các cấp độ kinh nghiệm và phát triển khác nhau. Chúng bao gồm các khóa học ngắn
hạn kéo dài một và hai ngày cũng như các chương trình dài hơn để phát triển một
doanh nghiệp xã hội hoặc phát triển một tổ chức lâu đời. SEA cũng cung cấp các khóa
học ở các quốc gia khác, bao gồm cả việc hợp tác với Hội đồng Anh. Ngoài ra, đối với
các DNXH vừa mới thành lập cùng với những dự án đầu tay của mình cũng nhận được
sự hỗ trợ từ Liên doanh xã hội Cambridge(Cambridge Social Ventures), phối hợp với
Cambridge Judge Business School, cung cấp hai chương trình khác nhau nhằm hỗ trợ
các dự án xã hội vừa chớm nở. Đầu tiên là Social Venture Weekend , là một hội thảo
ba ngày phù hợp với các doanh nhân mới nổi muốn khám phá những ý tưởng mới và
các dự án kinh doanh đã thành lập đang tìm cách tinh chỉnh ý tưởng của họ và củng cố
sự hiểu biết của họ về các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh. Thứ hai là Vườn ươm
doanh nghiệp xã hội : một chương trình chuyên sâu kéo dài một năm với các ngày đào
tạo hàng tháng, cố vấn kinh doanh cá nhân, tiếp cận các khoản vay và nhà đầu tư thiên
thần, và thậm chí là một không gian làm việc chung ở trung tâm Cambridge. Hai
chương trình này góp phần lớn cho sự thành công của những dự án đầu tay của các
DNXH mới, làm bước đệm cho các DNXH này phát triển mạnh và đóng góp nhiều
vào sự phát triển của cộng đồng73.

73
“ The Mains Players Supporting Social Enterprise in the UK”
https://www.tbd.community/en/main-players-supporting-social-enterprise-uk
45
4.2. Tiềm năng của Doanh nghiệp xã hội tại Anh và hướng phát triển cho Việt
Nam.
4.2.1. Tiềm năng của Doanh nghiệp xã hội tại Vương quốc Anh74
Vào năm 2010, Thủ tướng Anh David Cameron đã xây dựng chiến lược Tầm
nhìn về một Xã hội lớn (Big Society). Ông xem đây là một trong những điểm mấu
chốt của chiến dịch tranh cử của ông. Qua đó mà cũng thể hiện sự quyết tâm đến từ
Chính phủ dành cho các loại mô hình doanh nghiệp xã hội. Đây được xem là yếu tố
khẳng định vai trò của nhà nước từ đó thúc đẩy tinh thần doanh nhân trong cộng đồng.
Tiềm năng sắp tới của Doanh nghiệp xã hội tại Anh được định hướng và phát triển khi
thực hiện theo các chính sách của Chính phủ thông qua các chương trình sau:
 Ngân hàng Xã hội lớn (tháng 3 năm 2012): thông qua việc thành lập Quỹ Xã
hội lớn (Big Society Capital Fund), chương trình hoạt động dựa trên việc sử
dụng số tiền 600 triệu bảng Anh từ các tài khoản không sử dụng trong 15 năm
trở lại đây - vốn đang bị đóng băng tại các ngân hàng (dormant account) để đầu
tư cho các dự án xã hội. Dự án này được trông chờ sẽ hoạt động hiệu quả và có
lợi nhuận sẽ được dùng để trả lại vốn và lãi cho quỹ. Qua đó, chính phủ tạo
điều kiện cho Doanh nghiệp xã hội tiếp cận vốn tài chính cho sứ mệnh hoạt
động vì cộng đồng của mình
 Chương trình Dịch vụ Công dân (National Citizen Service - NCS): chương trình
tập hợp các thanh thiếu niên từ 16 tuổi đến từ các gia đình có hoàn cảnh, địa vị
khác nhau nhằm cùng nhau thực hiện hoạt động phát triển cộng đồng. Chương
trình đã đạt được con số hơn 10.000 bạn trẻ tham gia vào hè 2011-2012.
 Chương trình hỗ trợ các nhà lãnh đạo cộng đồng (Community Organisers
program): tập hợp hơn 5.000 người có mong muốn cải thiện cộng đồng để đào
tạo và phát triển họ trở thành những tác nhân của sự thay đổi đó
 Cộng đồng trước tiên (Community First): một quỹ mới nhằm khuyến khích các
hoạt động cộng đồng ở khu vực có nhóm dân cư khó khăn và kém phát triển.
Ngoài ra, chiến lược phát triển DNXH đặt ra 3 mục tiêu chính với các chính sách
thực hiện như sau:
(1) Xây dựng một môi trường thuận lợi thông qua việc: củng cố vai trò và sự
tham gia chính thức của chính phủ, và đảm bảo rằng các quy định luật pháp không làm
cản trở sự phát triển DNXH. Bên cạnh đó cần thúc đẩy sự tham gia của DNXH trong
quá trình mua sắm dịch vụ công.
(2) Làm cho DNXH trở thành những doanh nghiệp tốt hơn.
Chính phủ cam kết làm việc với các tổ chức nâng cao năng lực (tư nhân hay
nhà nước) để hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh cho DNXH. Ngoài ra, Chính phủ
cũng có những giải pháp cụ thể để đảm bảo nguồn vốn tài chính cho DNXH. Chuyển
đổi từ việc DNXH phụ thuộc vào vốn tài trợ sang tự chủ tài chính từ hoạt động kinh
doanh.

74
Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam Khái niệm, bối cảnh và chính sách – British Council
https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem-boi-canh-chinh-sach.pdf
46
(3) Tạo ra các giá trị cho DNXH thông qua: nghiên cứu xác định quy mô và
ảnh hưởng của DNXH, đồng thời thừa nhận chính thức và truyền thông rộng rãi những
đóng góp của DNXH và xây dựng hệ thống đánh giá để tạo dựng uy tín và niềm tin về
những giá trị xã hội và kinh tế mà DNXH mang lại.
Sự hỗ trợ nhiệt tình của chính phủ đã tạo một động lực rất lớn để biến DNXH
và các bên liên quan hình thành như một “hệ sinh thái” màu mỡ cho DNXH phát triển
vượt bật và toàn diện. Chính vì sự hỗ trợ, ủng hộ hết sức ấy đến từ chính phủ và các tổ
chức trung gian cũng là điểm mấu chốt dẫn đến thành công của DNXH tại Anh, mà rõ
ràng nhất ta có thể thấy đó là việc các DNXH đã góp phần lớn trong việc đẩy mạnh
những mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế; tạo ra nhiều việc làm hơn so với các
doanh thu của các loại hình doanh nghiệp khác (được nhắc theo báo cáo của
“Fightback Britain” của DNXH tại VQA; đặc biệt đóng góp vào nền kinh tế nước Anh
cực kì lớn. Cụ thể mức đóng góp khiến doanh thu trung bình của các doanh nghiệp xã
hội đã tăng từ 175.000 bảng Anh trong cuộc khảo sát năm 2009 lên đến 240.000 bảng
Anh trong năm 2013. Báo cáo năm 2012 của Quỹ Plunkett về lĩnh vực bán lẻ cộng
đồng của Vương quốc Anh cũng đã thống kê răng tổng doanh thu của lĩnh vực cửa
hàng do các doanh nghiệp xã hội làm chủ sở hữu là 43 triệu bảng Anh, tăng 34% từ
năm 2011 đến 2012. Doanh số bán hàng cũng tăng thêm 9,6% so với năm trước trong
năm 2012. Tỷ lệ mở cửa hàng mới của các cửa hàng do các tổ chức doanh nghiệp xã
hội sở hữu cũng vượt xa so với các chuỗi siêu thị chính ngoại trừ Sainsbury’s. Vào
năm 2013, có 6.169 hợp tác xã ở Vương Quốc Anh đã cùng nhau tạo ra hơn 36,7 tỷ
bảng Anh, được nêu trong báo cáo “ Nền kinh tế hợp tác 2013” của Hợp tác xã Vương
quốc Anh75. Tóm lại ta thấy, thực sự doanh nghiệp xã hội tại Anh đã và đang phát triển
thực sự vững mạnh.
4.2.2. Những gợi mở cho sự phát triển doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.
Nhìn nhận từ sự phát triển lâu dài của Doanh nghiệp xã hội tại Vương quốc
Anh ta thấy có 2 yếu tố chính đóng góp cho sự thành công đó:
 Pháp luật ở Anh luôn thể hiện rõ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh
của các tổ chức và cá nhân
 Chính phủ Anh luôn nỗ lực tiến hành, phát triển các chương trình dự án hỗ trợ
cho Doanh nghiệp xã hội từ khâu đăng ký kinh doanh, tư vấn pháp lý thành lập
DNXH, hỗ trợ thông tin về thuế, chiến dịch truyền thông quảng bá ủng hộ tích
cực cho DNXH
Thực tế cho thấy, DNXH ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển bởi nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam vẫn còn non trẻ, bộ Luật Doanh nghiệp 2020 (Sửa đổi bổ
sung 2022) cũng chưa quy định rõ ràng về Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam do đó
mà chưa thực sự thúc đẩy quyền tự do kinh doanh và lựa chọn mô hình kinh doanh mà
các doanh nhân xã hội đang hoạt động dưới nhiều mô hình và lĩnh vực kinh doanh
khác nhau. Ngoài ra, sự gò bó dưới các hình thức công ty hay doanh nghiệp tư nhân,..
75
British Council, “Doanh nghiệp xã hội Việt Nam, Khái niệm, bối cảnh, chính sách”
https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem-boi-canh-chinh-sach.pdf?
fbclid=IwAR30PMvoBXCvvJi2fYWYSzV0399fzhqeoMXifUvGPW6gztK7vRPY8vnSWlU
47
cũng sẽ làm hạn chế sáng kiến xã hội, giảm tính đa dạng về sở hữu và tính linh hoạt
trong DNXH76.
Để tạo thêm nhiều điều kiện cho DNXH phát triển, có thể xem xét những đề
xuất sau để tạo ra nhiều lựa chọn cho các tổ chức và hoạt động tại Việt Nam:
1. Pháp luật cần sớm bổ sung các quy định rõ ràng hơn và khuyến khích quyền
thành lập DNXH của các chủ thể kinh doanh ở các quy mô khác nhau. Ví dụ
như để khuyến khích các tổ chức từ thiện như các trung tâm, các hiệp hội các
quỹ hoạt động vì cộng đồng chuyển đổi thành DNXH thì pháp luật cần phải có
các quy định cụ thể hướng dẫn về cách thức, điều kiện, cũng như sự hỗ trợ về
mặt thủ tục chuyển đổi để đảm bảo rằng các tổ chức này sẽ hoạt động lâu dài
và hiệu quả.
2. Về lâu dài cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý đồng bộ và hoàn chỉnh cho
hoạt động của DNXH, ví dụ như một đạo luật riêng dành cho DNXH như hình
thức mà Vương quốc Anh đã xây dựng và phát triển lâu đời.
3. Chính phủ có thể đẩy mạnh phát triển bằng cách xây dựng các chương trình, dự
án hỗ trợ doanh nghiệp xã hội theo các mô hình dự án đẩy mạnh truyền thông,
huy động vốn, hỗ trợ thủ tục hoặc các chương trình đào tạo để thành lập một
DNXH.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đẩy mạnh chính sách phát triển đồng thời kinh
tế - pháp luật - xã hội và tổ chức một cơ quan hỗ trợ DNXH từ trung ương đến địa
phương để đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm túc và hiệu quả77.

76
Phan Thị Thanh Thủy, Những vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014. Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, 2015 số 6/2015
77
Phạm thị Thanh Thủy,, “Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở
cho Việt Nam”, .Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31 Số 04 (2015), 5464 56

48
LỜI KẾT

Nhìn chung ta thấy, DNXH ở Anh tuy có một quá trình lịch sử lâu đời nhưng
chỉ thực sự phát triển mạnh trong suốt hơn 2 thập kỷ qua. Mà yếu tố quan trọng nhất
đóng góp vào sự thành công ấy đó chính là từ sự hỗ trợ từ nhà nước và sự ra đời của
hàng trăm tổ chức trung gian chuyên nghiệp. Phong trào phát triển DNXH ở Anh cũng
có các tác động tích cực lên các nền kinh tế lân cận và trong đó cũng có Việt Nam. Ta
cũng nhận thấy pháp luật ở Việt nam đã có những quy định điều chỉnh về DNXH
nhưng vẫn còn rất sơ khai, ít ỏi, nhưng đó cũng là vì xuất phát do đây là mô hình vẫn
còn mới mẻ với nước ta nên Việt Nam vẫn còn cần thời gian dài để nghiên cứu và học
tập kinh nghiệm từ các nước khác.
Việc lựa chọn một mô hình doanh nghiệp xã hội phù hợp hay không còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như bối cảnh chính trị, kinh tế, nhu cầu của người
dân. Nhưng ta cũng không thể phủ nhận được sự phát triển vượt bậc của các mô hình
DNXH ở Anh đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển và
nâng cao những giá trị cộng đồng không chỉ ở Anh mà còn trên những quốc gia khác.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CIEM, British Council và CSIP, Doanh nghiệp Xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, Bối
cảnh và Chính sách, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 2012.
https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem-boi-
canh-chinh-sach.pdf
2. Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Nỗ lực khẳng định vai trò của mình trong cơ chế
thịtrường
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/
V8hhp4dK31Gf/content/tiep-tuc-doi-moi-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-cua-doanh-
nghiep-nha-nuoc-xung-dang-lam-nong-cot-cua-kinh-te-nha-nuoc-dan-dat-tao-dong-
luc-xay-dung-nen-k
3. UK Government, A Guide to Legal Forms for Social Enterprise 2013.
https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/
attachment_data/file/31677/11-1400-guide-legal-forms-for-social-enterprise.pdf
4. OECD and LEED Program, The Social Enterprise sector: A conceptual framework
2012.
https://www.oecd.org/cfe/leed/37753595.pdf
6. Kế hoạch chiến lược phát triển Doanh nghiệp Thái Lan (2010-2014)
7. Vũ Thị Hòa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt
Nam và Vương quốc Anh dưới góc độ so sánh, Hà Nội, 2016
8. UK Government, A Guide to Legal Forms for Social Enterprise 2013.
https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/
attachment_data/file/31677/11-1400-guide-legal-forms-for-social-enterprise.pdf
9. Phan Thị Thanh Thủy, Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước
Anh và một số gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31,
Số 4 (2015), 56-64
10. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Chuyên đề kinh nghiệm quốc tế và áp dụng vào
Việt Nam trong thành lập, hoạt động và hỗ trợ doanh nghiệp xã hội
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/599/3543/chuyen-de-kinh-nghiem-quoc-
te-va-ap-dung-vao-viet-nam-trong-thanh-lap--hoat-dong-va-ho-tro-doanh-nghiep-xa-
hoi.aspx
11. Analysis: The rise and rise of community interest companies
https://www.thirdsector.co.uk/analysis-rise-rise-community-interest-companies/
governance/article/1348096
12. Phan Thị Thanh Thủy, Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm
nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học,
Tập 31, Số 4 (2015).
13. Dựa theo “Industrial & Provident Society - DIY Committee Guide”
https://www.diycommitteeguide.org/industrial-provident-society/

50
14. CIEM, British Council và CSIP, Điển hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, Viện
nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 2016, 102-107.
https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/sach-dien-hinh-doanh-nghiep-xa-hoi-
tai-viet-nam.pdf
15. UK Government, Industrial and Provident Societies: Growth through co-operation
2013
https://www.gov.uk/government/consultations/industrial-and-provident-societies-
growth-through-co-operation/industrial-and-provident-societies-growth-through-co-
operation
28. Trang chủ Nhà ở xã hội
https://www.housing.org.uk/about-housing-associations/what-housing-associations-d
30. 6 dự án nhà ở xã hội theo dòng lịch sử nước Anh
https://kienviet.net/2018/12/27/6-du-an-nha-o-xa-hoi-theo-dong-lich-su-nuoc-anh/
31. Trích: What is social housing
https://england.shelter.org.uk/support_us/campaigns/what_is_social_housing
32. Trích Policy Basics: Public Housing https://www.cbpp.org/research/public-housing
33. Sách Social Housing in Europe được biên tập bởi Kathleen Scanlon, Christine
Whitehead, Melissa Fernández Arrigoitia).
35. Tổng hợp từ bài “A comparison of social housing in the Netherlands and England on
characteristics and quality”
https://citeseerx.ist.psu.edu/document?
repid=rep1&type=pdf&doi=bb6ed606a8046d5ef0fd4735cf4e938cdc8da750
37. Trích và dịch từ “ Building Disability Confidence From the inside out’’ của Purple
Space.
https://www.purplespace.org/resources/pdf/Building_Disability_Confidence.pdf
38. Trích “Accelerating the global growth of the disability ERG/Network movement”
https://www.purplespace.org/purplespace-global
39. Trích #PurpleLightUp
https://www.purplespace.org/purple-light-up
40. Trích “ Kate Nash OBE - Creator and CEO - PurpleSpace - LinkedIn”
https://uk.linkedin.com/in/kate-nash-obe-8bb1994#:~:text=Kate%20Nash%20OBE
%20is%20the,groups%20%5BERGs%5D%20%2F%20networks.
41. Theo “ The Team - Purple’’ https://www.purplespace.org/team
42. Theo “ Membership” https://www.purplespace.org/memberships
43. Trang chủ của Beam: https://beam.org/transparency
44. Chia sẻ của Alex tại TEDxTalks (Câu chuyện về thành lập Beam):
https://www.youtube.com/watch?v=_zsj6uek4Qw&ab_channel=TEDxTalks
45. Thông tin về loại hình của công ty Beam:
BEAM UP LTD overview - Find and update company information - GOV.UK
(company-information.service.gov.uk)
46. What are the differences between PLCs and LTDs:

51
https://www.rocketlawyer.com/gb/en/quick-guides/what-are-the-differences-
between-plcs-and-ltds
48. What is a private limited company (Thông tin về những ưu và nhược điểm của
LTDs):
https://www.startuploans.co.uk/business-advice/what-is-private-limited-`/#:~:text=A
%20private%20limited%20company%20is%20the%20most%20common%20form
%20of,individual'%20in%20its%20own%20right.
49. 5 minutes with: Alex Stephany, founder and CEO of Beam:
https://www.escapethecity.org/story/5-minutes-with-alex-stephany-founder--ceo-of-
beam
50. Trang chủ From Babies with Love
https://frombabieswithlove.org/?fbclid=IwAR2s_hY-
5IxgP2SzdqxFpSuf7xvIP0KqhSwycaomKVB8y2KMDpzvhet-wyU
51. From babies with love: Organic baby clothes with life-changing social impact -
Alejandra Garmilla (07/04/2017)
https://www.w4.org/fr/wowwire/organic-clothes-with-social-impact/
52. Woman: Cecilia Crossley | Founder of ‘From babies with love’(2/12/2013)
https://wearethecity.com/inspirational-women-cecilia-crossley-founder-babies-love/
53. Trang chủ Charity Commission For England and Wales
https://register-of-charities.charitycommission.gov.uk/charity-search/-/charity-
details/5024155/full-print
54. Meet Cecilia Crossley From Babies with Love founder February 12, 2015
https://www.frombritainwithlove.com/meet-cecilia-crossley-of-from-babies-with-
love/
55. Winner of the 2019 Veuve Clicquot Business Woman Award announced
https://wearethecity.com/winner-of-the-2019-veuve-clicquot-business-woman-award-
announced/
56. Chuyên đề kinh nghiệm quốc tế và áp dụng vào việt nam trong thành lập, hoạt động
và hỗ trợ doanh nghiệp xã hộ - Lê Thanh Tú ngày 19/10/2015
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/599/3543/chuyen-de-kinh-nghiem-quoc-
te-va-ap-dung-vao-viet-nam-trong-thanh-lap--hoat-dong-va-ho-tro-doanh-nghiep-xa-
hoi.aspx
57.“Doanh nghiệp xã hội tại việt nam khái niệm, bối cảnh và chính sách”
https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem-boi-
canh-chinh-sach.pdf
58. “ The Mains Players Supporting Social Enterprise in the UK”
https://www.tbd.community/en/main-players-supporting-social-enterprise-uk
59. “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội của Vương quốc Anh và Hàn Quốc, kinh nghiệm
cho Việt Nam” - Ths Lê Nhật Bảo
https://123docz.net/document/8099849-phap-luat-ve-doanh-nghiep-xa-hoi-cua-
vuong-quoc-anh-va-han-quoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam.htm

52
60. “Department for Environment, Food and Rural Affairs. Social enterprises: their
potential contribution to the Local Enterprise Partnerships growth objectives
(December 2013)”
https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/
attachment_data/file/288035/pb14145-social-enterprises-evidence-report-140310.pdf

53

You might also like