You are on page 1of 133

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐẶNG ĐÌNH TIẾN

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ


THỜI KỲ THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH
(2004 – 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐẶNG ĐÌNH TIẾN

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ


THỜI KỲ THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH
(2004 – 2014)

Ngành : Chính trị học


Mã số : 60 31 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. NGUYỄN THỊ QUẾ

HÀ NỘI – 2015
Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2015
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

GS.TS. Dương Xuân Ngọc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1

Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN


ĐỘ THỜI KỲ THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH.....................................8

1.1 Cơ sở lý luận..............................................................................................8

1.2 Cơ sở thực tiễn........................................................................................19

Chương 2: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ THỜI KỲ THỦ TƯỞNG MANMOHAN SINGH.........34

2.1 Nội dung chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 2004 - 2014........34

2.2 Quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 2004 -
2014................................................................................................................ 42

Chương 3: TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ THỜI


KỲ THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH ĐỐI VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ
VÀ VIỆT NAM..................................................................................................86

3.1 Tác động đối với khu vực và thế giới.....................................................86

3.2 Tác động đến Việt Nam..........................................................................93

KẾT LUẬN...................................................................................................... 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................112

PHỤ LỤC
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài
liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu của luận văn chưa được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu khoa
học nào.

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đặng Đình Tiến


LỜI CẢM ƠN.

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Khoa
Chính trị học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các thầy cô viện Quan hệ
quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đặc biệt là Cô giáo PGS, TS
Nguyễn Thị Quế - người đã nhiệt tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Nhân dịp này, em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những
người thân luôn ở bên, động viên, giúp đỡ, khuyến khích em trong quá trình học
tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn sẽ không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ từ thầy cô và bạn bè.

Hà Nội, tháng 9 năm 2015


Tác giả

Đặng Đình Tiến


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Khu vực mậu dịch tự do
1. AFTA ASEAN Free Trade Area
ASEAN
Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
2. APEC
Cooperation Á Thái Bình Dương
3. ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN
The Association of Southeast Hiệp hội các nước Đông Nam
4. ASEAN
Asian Nations Á
Brazil, South Africa, India and Tên gọi của các nước công
5. BASIC
China nghiệp mới nổi
Bay of Bengal Initiative for Tổ chức Hợp tác kinh tế và
6. BIMSTEC MultiSectoral Technical and công nghiệp các nước ven Vịnh
Economic Cooperation Bengal
Brasil, Russia, India, China, So Tên gọi của một khối bao gồm
7. BRICS
uth Africa các nền kinh tế lớn mới nổi
8. CAR Central Asian Republics Các nước Cộng hòa Trung Á
9. CATBD Asia Pacific Châu Á Thái Bình Dương
The Community of Latin Cộng đồng các nước Mỹ Latinh
10. CELAC
American and Caribbean States và Caribe
11. CEO Chief Executive Officer Tổng giám đốc điều hành
The Comprehensive Economic Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn
12. CEPA
Partnership Agreement diện Ấn Độ - Nhật Bản
Western corridor of the Vành đai vận chuyển hàng hóa
13. DFC
Dedicated Freight corridor phía tây
Delhi Mumbai Industrial Vành đai công nghiệp Delhi –
14. DMIC
Corridor Mumbai
The Defence Research and Tổ chức Nghiên cứu và Phát
15. DRDO
Development Organisation triển Quốc phòng
16. EAS The East Asia Summit Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
17. EPA Economic Partnership Hiệp định Đối tác Kinh tế
Agreement
18. EU European Union Liên minh Châu Âu
19. FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
20. FTA Free-Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
Free Trade Area of the Asia Khu vực thương mại tự do châu
21. FTAAP
Pacific Á-Thái Bình Dương
General Agreement on Tariffs Hiệp ước chung về thuế quan
22. GATT
and Trade và mậu dịch
23. GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
24. GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng Mêkông mở rộng
The International Atomic Cơ quan năng lượng nguyên tử
25. IAEA
Energy Agency quốc tế
Institute of Cost Accountants of Hội đồng Ấn Độ về Sự vụ thế
26. ICWA
India giới
Indian Space Research Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ của
27. ISRO
Organisation Ấn Độ
Indian Technical and Economic Chương trình trợ giúp kinh tế -
28. ITEC
Cooperation kỹ thuật Ấn Độ
Japan Overseas Cooperation Tổ chức hợp tác Nhật Bản ở
29. JOCV
Volunteers nước ngoài
Dự án hợp tác các khu vực
30. MGC Mekong–Ganga Cooperation châu thổ sông Hằng với khu
vực sông Mekong
National Disaster Management Ủy ban Quản lý thiên tai Quốc
31. NDMA
Authority gia
North–South Transport Hành lang Giao thông Bắc-
32. NSTC
Corridor Nam
Official Development
33. ODA Viện trợ chính thức trực tiếp
Assistance
Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
34. RCEP
Economic Partnership diện Khu vực
The Regional Cooperation
Agreement on Combating Hiệp định hợp tác khu vực về
35. ReCAAP
Piracy and Armed Robbery chống cướp biển ở châu Á
against Ships in Asia
South Asian Association for Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam
36. SAARC
Regional Cooperation Á
The South Asian Free Trade
37. SAFTA Khu vực thương mại ưu đãi
Area
Shanghai Cooperation
38. SCO Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
Organisation
Treaty of Amity and Hiệp ước hợp tác và hữu nghị
39. TAC
Cooperation in Southeast Asia Đông Nam Á
Đường ống dẫn dầu
Turkmenistan–Afghanistan–
40. TAPI Tuốcmênixtan-Ápganixtan-
Pakistan–India Pipeline
Pakixtan-Ấn Độ
Trans-Pacific Strategic
Hiệp định đối tác xuyên Thái
41. TPP Economic Partnership
Bình Dương
Agreement
United Nations Conference on Hội nghị Liên Hiệp Quốc về
42. UNCTAD
Trade and Development Thương mại và Phát triển

43. WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế thế giới

44. WTO Worrld Trade Organnization Tổ chức Thương mại thế giới.
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XX đi qua, tình hình thế giới có nhiều biến động và thay đổi to lớn,
chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
và Đông Âu. Trật tự thế giới hai cực sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang dần
được hình thành với nhiều chủ thể chính trị, nhiều trung tâm quyền lực mới xuất
hiện. Trong quan hệ quốc tế, cục diện đa cực với sự chi phối của các nước lớn
ngày càng thể hiện rõ thay thế cho cục diện hai cực trước đây; quan hệ quốc gia,
dân tộc và giữa các bộ phận, các nhóm dân cư...có nhiều điểm mới. Hòa bình, hợp
tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, bên cạnh đó vẫn tiếp tục diễn ra xung đột
sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ... Đứng trước tình hình đó, bước
vào thế kỷ XXI các quốc gia trên thế giới đều phải có những sự thay đổi và điều
chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực.
Bước vào thế kỷ XXI, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD)
được dự báo sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm chú ý của các nước, nhất là các cường
quốc và dự kiến các nước này đều có những điều chỉnh chiến lược, nhằm tăng
cường ảnh hưởng, bảo vệ lợi ích của mình ở đây. Thế kỷ mới với những khó khăn
và thách thức đặt ra, buộc tất cả các nước, đặc biệt là các nước lớn trong khu vực
CA-TBD phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại để phù hợp với tình hình mới.
Trong bối cảnh đó, nước cộng hòa Ấn Độ cũng không nằm ngoài những ảnh
hưởng của sự tác động ấy, để phù hợp với sự thay đổi của tình hình nói trên, Ấn
độ cũng đã có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của
mình, Ấn Độ chủ trương xây dựng phát triển đất nước theo con đường độc lập dân
tộc và tự lực tự cường, thi hành chính sách đối ngoại hòa bình, không liên kết, hữu
nghị với các nước. Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã và đang điều chỉnh chiến
lược đối ngoại một cách toàn diện, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là đảm
bảo hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới, qua đó tạo môi
trường thuận lợi cho phát triển, tăng cường thực lực đồng thời mở rộng không
gian chiến lược nhằm tạo dựng ảnh hưởng tương xứng với vị thế của cường quốc
khu vực và toàn cầu. Đến nay Ấn Độ đã thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược
với tất cả các nước lớn như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, EU…
2

Một trọng tâm khác trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ là củng cố, tăng
cường quan hệ với các nước châu Á, nhất là các nước láng giềng. Với các nước Đông
Á (bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á), Ấn Độ triển khai chính sách “Hướng
Đông” không ngừng tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, trong đó chọn
ASEAN là một trong những trọng tâm. Ấn Độ cũng đã có những điều chỉnh linh hoạt,
mềm dẻo trong chính sách đối ngoại của mình để tiếp tục xây dựng những mối quan
hệ tốt đẹp, góp phần ổn định và tiếp tục phát triển đất nước. Với chính sách đối ngoại
độc lập, tự chủ, rộng mở, “là bạn đối tác tin cậy với tất cả các nước” Việt Nam đang
mở rộng quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước láng giềng, các nước lớn trong đó
có Ấn Độ. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ không chỉ ảnh hưởng đến
khu vực và thế giới mà còn ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Chính sách đối ngoại của Ấn
Độ thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh (2004 - 2014)” làm luận văn tốt nghiệp
cao học chuyên ngành Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu chuyên ngành liên quan đến đề tài
Vấn đề quan hệ đối ngoại của các nước từ lâu đã được giới nghiên cứu
trong nước và thế giới quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều công trình nghiên cứu quan
hệ đối ngoại của nước Cộng hoà Ấn Độ với các quốc gia khu vực ở trên thế giới.
Sau đây xin nêu một số công trình tiêu biểu:
* Ở trong nước:
- Về sách có các tác phẩm tiêu biểu như:Cuốn Lịch sử Ấn Độ (1995), của
Vũ Dương Ninh (chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội, là công trình có giá trị nhất,
toàn diện nhất về lịch sử Ấn Độ cho đến nay, trong đó quan hệ của Ấn Độ với các
nước lớn được đề cập tương đối khái quát. Cuốn Tuyển tập các công trình nghiên
cứu lịch sử từ 1990 đến 1999 (1999) của Nguyễn Công Khanh, NXB Nghệ An,
trong đó có bài viết Thử nhìn lại quan hệ Mỹ - Ấn Độ trong năm mươi năm qua,
đã trình một số nét về cơ bản về chính sách đối ngoại của nước cộng hoà Ấn Độ
với Mỹ từ 1950 cho đến 1999. Cuốn Vị trí và vai trò của quốc tế của Ấn Độ ở CA-
TBD trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI (2001), của Nguyễn Quốc Khánh, đề tài
khoa học cấp bộ, Bộ Ngoại giao, Hà Nội, đã giới thiệu về vai trò và vị trí của Ấn
Độ ở CA-TBD trên cơ sở khái quát về chính sách đối ngoại và mối quan hệ giữa
3

Ấn Độ với một số quốc gia và khu vực trên thế giới. Cuốn Sự điều chỉnh chính
sách của Cộng hoà Ấn Độ từ 1991 đến 2000 (2002) của Trần Thị Lý, Nguyễn
Huy Hoàng, Bùi Minh Sơn, Đỗ Đức Định, Nguyễn Công Khanh, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, trong đó, các tác giả đã đề cập đến cơ sở của việc hình thành
chính sách đối ngoại của Ấn Độ cũng như mối quan hệ cụ thể với các quốc gia,
khu vực, phong trào chính trị trên thế giới những năm đầu thế kỷ. Các công trình
tìm hiểu, nghiên cứu về tình hình kinh tế chính trị xã hội, chính sách đối ngoại của
Ấn Độ như: Cuốn Những vấn đề kinh tế - chính trị cơ bản của Ấn Độ thập niên
đầu thế kỷ XXI và dự báo xu hướng đến năm 2020 (2013) của tác giả Ngô Xuân
Bình, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, đã đưa ra một cái nhìn toàn diện và sâu
sắc về thực trạng phát triển của Ấn Độ, đánh giá những tác động tích cực và tiêu
cực của Ấn Độ đến sự phát triển chung của thế giới, trong đó có Việt Nam...
- Về tạp chí có: Các công trình nghiên cứu về quan hệ ngoại giao song
phương của Ấn Độ với các quốc gia, khu vực tiêu biểu như: Bài viết Quan hệ Ấn-
Nga và nét mới trong chính sách của Nga với Nam Á (2000), của Lê Viết Duyên,
trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 36; Bài viết Về vị trí của Ấn Độ trên trường
quốc tế thời kỳ 1947- 1997 (2001) của Nguyễn Thu Hương, trên tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 6; Bài viết 10 năm điều chỉnh chính sách đối ngoại của
Cộng hoà Ấn Độ (1991- 2000): Những thành tựu (2001), của Trần Thị Lý, trên
tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6; tác giả Ngô Minh Oanh đã có hai bài viết:
Tư tưởng không liên kết từ J.Nehru đến I.Gandhi và Tư tưởng không liên kết ở Ấn
Độ từ Jawaharlal Nehru đến Intranet Gandhi (2005),trên tạp chí Nghiên cứu lịch
sử, số 2; Bài Quan hệ Ấn Độ- ASEAN: Tiến tới mối quan hệ lâu dài và bền vững
(2006), của Phạm Minh Tuấn, trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số (1) 64.
Ngoài ra, quan hệ của Ấn Độ với các quốc gia lớn và một số quốc gia khu
vực còn được đề cập đến trong các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành của các
tác giả như: Lê Thị Hằng Nga, Vài nét về quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản từ sau Chiến
tranh lạnh đến nay (2013), trên Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 07 (08);
Nguyễn Tăng Nghị, Huỳnh Hồ Đại Nghĩa, Chính sách hướng Đông của Ấn Độ
những năm đầu thế kỷ XXI (2013), trên Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số
08 (09); Đỗ Thanh Hà, Quan hệ Việt - Ấn trong chính sách hướng đông của Ấn
4

Độ những năm đầu thế kỷ XXI (2013), trên Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á,
số 09 (10). Nguyễn Văn Lịch, Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đối tác
chiến lược Ấn Độ - Nhật Bản (2013), trên Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á,
số 12 (13); Bài viết Chính sách của Ấn Độ với Đông Bắc Á đầu thế kỷ XXI –
Những thành tựu và một số vấn đề gay cấn (2014), của Hoàng Thị Minh Hoa trên
Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 01 (14); Lê Thị Hằng Nga, Những yếu
tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ (2014), trên Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ
và Châu Á, số 03 (16).
*Trên thế giới:
Về chính sách ngoại giao của Ấn Độ là vấn đề đã được nhiều học giả trong
và ngoài Ấn Độ nghiên cứu, có cả một số bài nghiên cứu đã được dịch ra tiếng
Việt, phải kể đến một số công trình tiêu biểu như:
- Các công trình đã dịch ra tiếng Việt:Cuốn sách “Ấn Độ và Đông Nam Á
trong thế kỷ XXI” (2005), của Dipanka Banedi, NXB Ma Gien Dipanka, New
delhi. Cuốn “Rồng Hoa Hổ Ấn” (2009), của Pete Engardio, NXB Thời đại, Hà
Nội. Cuốn “Voi và Rồng – Sự nổi lên của Ấn Độ,Trung Quốc và ý nghĩa của điều
đó đối với tất cả chúng ta” (2009), của Robyn Meredith, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội,... những tác phẩm này đã trình bày cơ bản về sự trỗi dậy của
Ấn Độ và quá trình điều chỉnh chiến lược chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong
thế kỷ XXI, từ đó thấy được vai trò, ảnh hưởng của Ấn Độ với một số tổ chức,
quốc gia và khu vực trên thế giới.
- Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh cụ thể là: “India and ASEAN -
The politics of India’s Look East Policy”, Frédéric Grare, Amitabh Mattoo, Center
de Sciences Humaines, New Delhi, 2001. “Challenges and Prosoects”,
Kanwal Sibal, India Foreign Policy, Speech presented at Gerneva Forum on
January 23, 2003. “Russia- China- India traingle strategically inadvisable”
Subhash KapilaAn analysis, 2003. “China - South Asia, Issues, Equations,
Policies” Swaran Singh Lancer’s Books, New Delhi, 2003. “Rediscovering Asia -
Evolution of India’s look-East Policy”, Prakash Nanda, Green Park Main, New
Delhi, 2003. “PM’s address at meeting of PM’s council on Trade and Industry”,
Manmohan Singh, New Delhi, December 4, 2004. “Russia- China- India triangle
5

strategically inadvisable”, Subhash Kapila, An analysis, 2006. “Sub-Regional


Economic Cooperation between India and ASEAN” in Kumar N.Sen R and Asher
M (eds), “India - ASEAN Economic Relations: Meeting the Challenges of
Globalization published by Research and Information System for Developing
(RIS)”, Reddy, K.R, Delhi, India and Institute of Southeast Asian Stueies
(ISEAS), Singapore, 2006. “India’s Foreign Policy - Continuity and Change”,
JNU Campus, New Delhi, 2008. “Annual Pland 2007 - 2008 North Eastern
Council”, North Eastern Council Secretariat, Shillong, 2008. “India - ASEAN
Relatins - Analysing Regional Implications”, Mohit Anand, IPCS Special Report,
Institute of Peace and Conflict Studies, New Delhi, 5/2009., “Southeast Asia in
India’s Post Cold War Foreign Policy”, Mohammed Khalid, Department of
Evening Studies, Panjab University, Chandigarh, 2010.
Như vậy, vấn đề về sự điều chỉnh mối quan hệ của Ấn Độ với một số quốc
gia, khu vực thực tế đã được đề cập phân tán trong một số công trình. Các cuốn sách
và các bài viết khi trình bày về sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ chỉ đề
cập đến những giai đoạn hay khía cạnh cụ thể của các mối quan hệ với Nga, Trung
Quốc, Mỹ và một số khu vực. Trên cơ sở các tài liệu trên tác giả kế thừa để nghiên
cứu vấn đề chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 2004 đến năm 2014.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài làm rõ nội dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Ấn
Độ thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh từ năm 2004 đến năm 2014 và tác động
của nó đối với quan hệ quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
- Phân tích cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 2004
đến năm 2014.
- Phân tích nội dung chính sách đối ngoại của Ấn Độ bao gồm mục tiêu,
nguyên tắc, phương châm, nhiệm vụ và phương hướng đối ngoại của Ấn Độ thời
kỳ thủ tướng Manmohan Singh.
6

- Phân tích quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm
2004 đến năm 2014 đối với các nước láng giềng, các nước lớn, các tổ chức quốc
tế chủ yếu, các phong trào chính trị trên thế giới.
- Đánh giá những tác động của chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm
2004 đến năm 2014 đến quan hệ quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng đề tài nghiên cứu là “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ
thủ tướng Manmohan Singh ”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Là nội dung và quá trình triển khai chính sách
đối ngoại của Ấn Độ đối với các nước láng giềng (Bangladesh, Pakixtan), đối với
các nước lớn (Mỹ, Trung Quốc), đối với các khu vực (SAARC, Đông Nam Á),
đối với các tổ chức quốc tế (Liên hiệp quốc, WTO), đối với các phong trào chính
trị trên thế giới (Phong trào không liên kết, phong trào chống toàn cầu hóa), cũng
như tác động của chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ thủ tướng Manmohan
Singh đến thế giới và Việt Nam.
- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2004 đến năm 2014. Đây là giai đoạn Ấn
Độ có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại dưới thời thủ tướng Manmohan Singh.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế cơ bản để
giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đó là lý luận Mác - Lênin, phép duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận và
phương pháp luận chính trong quá trình nghiên cứu đề tài này, và các tuyên bố của
Thủ tướng Manmohan Singh và quan điểm của Đảng cầm quyền Ấn Độ về chính
sách đối ngoại từ năm 2004 đến năm 2014.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp chuyên ngành và liên
ngành như: Logic, lịch sử tổng hợp, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh và suy
luận… để giải quyết những vấn đề khoa học đặt ra.
7

6. Đóng góp của luận văn


- Luận văn phân tích rõ chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ thủ tướng
Manmohan Singh từ năm 2004 đến năm 2014.
- Luận văn là tài liệu tham khảo để giảng dạy và nghiên cứu về quan hệ
quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ thủ
tướng Manmohan Singh
Chương 2: Nội dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ
thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh
Chương 3: Tác động chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ thủ tướng
Manmohan Singh đối với quan hệ quốc tế và Việt Nam
8

Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ THỜI KỲ
THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số lý thuyết quan hệ quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm về chính sách đối ngoại
Chính sách theo nghĩa chung nhất là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm
đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực
tế mà đề ra”[29, tr.135]. Theo định nghĩa này, chính sách là những sách lược cụ
thể tùy theo từng thời điểm lịch sử, từng hoàn cảnh cụ thể mà đề ra các phương
pháp, kế hoạch phù hợp để đạt được mục tiêu lâu dài của một chính phủ, một tổ
chức hay một cá nhân. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư: chính sách là những
chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời
gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương
hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội...[29, tr.135]. Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào
tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục
tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt
vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.
Đối với một đảng cầm quyền hay một nhà nước, chính sách là chủ trương
cụ thể của một đảng hay chính phủ về nhiệm vụ phát triển chung của đất nước
theo một chiến lược phát triển lâu dài. Chính sách của nhà nước bao gồm nhiều
loại chính sách cụ thể như: chính sách kinh tế, chính sách đối nội, chính sách đối
ngoại...Nhiệm vụ của đảng cầm quyền hay chính phủ phải thực hiện các chính
sách đó nhằm vào sự phát triển chung, mục tiêu chung của đất nước.
Chính sách đối ngoại là ”những mục tiêu chung hướng dẫn các hoạt động
và các mối quan hệ của một quốc gia trong sự tương tác với các quốc gia
khác”[29, tr.136]. Theo định nghĩa của phương Tây, chính sách đối ngoại là “một
chính sách theo đuổi bởi một quốc gia trong các quan hệ với các quốc gia khác, nó
được thiết kế nhằm hoàn thành các mục tiêu quốc gia”. Như vậy, theo định nghĩa
9

này thì chính sách đối ngoại là một bộ phận trong chính sách chung của một quốc
gia, chính phủ. Để đạt được mục tiêu chung, nhà cầm quyền phải hoạch định
chính sách đối ngoại trong sự tương tác với các quốc gia khác. Sự phát triển của
chính sách đối ngoại bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử trong nước hay chính sách
của những quốc gia khác. Đồng thời, chính sách đối ngoại có thể hiểu là sự mở
rộng, nối dài của chính sách đối nội. Trong đó, “Ngoại giao là công cụ của chính
sách đối ngoại, và chiến tranh, đồng minh và thương mại quốc tế tất cả đều có thể
là hiện thân của chính sách này”[29, tr.136]. Vì vậy, chính sách đối nội và đối
ngoại có quan hệ mật thiết với nhau.
Nói cách khác, chính sách đối ngoại bắt nguồn từ sự nhận định về mục tiêu
và quyền lợi quốc gia của những người có thẩm quyền. Sự thành công của chính
sách đối ngoại “phụ thuộc vào sự ước tính và tiên đoán chính xác ảnh hưởng của
những lực lượng chi phối hoàn cảnh bên ngoài và bên trong quốc gia. Nhà cầm
quyền dựa vào những hoàn cảnh cụ thể trong nước và những tác động bên ngoài
mà đề ra những phương cách hợp lý để đạt được mục tiêu đề ra. Chính sách đối
ngoại được hình thành qua các giai đoạn sau:
1- Xác định các quyền lợi và mục tiêu quốc gia: nhà cầm quyền phải xác
định được quyền lợi và mục tiêu của quốc gia trong sự chi phối của hoàn cảnh nội
tại và sự ảnh hưởng từ bên ngoài. Quyền lợi quốc gia bao gồm lợi ích về an ninh,
sự phát triển thịnh vượng quốc gia. Mục tiêu thực hiện chính sách đối ngoại nhằm
giữ vững hay nâng cao địa vị, quyền lực của quốc gia trên trường quốc tế.
2- Xếp hạng quyền lợi và mục tiêu: để thực hiện thành công chính sách đối
ngoại, lãnh đạo quốc gia phải sử dụng tất cả tiềm lực của đất nước vì mục tiêu
chung. Tuy nhiên, vì tình có giới hạn của phương tiện quốc gia nên mỗi quốc gia
phải xác định rõ quyền lợi chủ yếu và quyền lợi thứ yếu để có những ưu tiên, điều
chỉnh chính sách cho phù hợp. “Quyền lợi chủ yếu là những quyền lợi không thể
loại bỏ được như sự vẹn toàn lãnh thổ và nền độc lập của quốc gia”[29, tr.137].
Do đó, trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại, nhà cầm quyền phải ưu tiên
thực hiện những quyền lợi chủ yếu trước.
Các chính sách đối ngoại của từng quốc gia là vấn đề trọng tâm của quan
hệ chính trị quốc tế. Chính sách đối ngoại gồm các mục tiêu, biện pháp là một
10

quốc gia theo đuổi thực hiện trong quan hệ với quốc gia hoặc chủ thể khác trong
cộng đồng quốc tế, nhằm mục đích thực hiện những lợi ích quốc gia được xác
định trong từng thời kỳ lịch sử. Chính sách đối ngoại được hình thành và thực thi
qua quá trình phát triển lâu dài và qua quan hệ với các chủ thể bên ngoài trên mọi
lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị, văn hóa, xã hội…Chính sách đối ngoại và hoạt
động đối ngoại là quan hệ tất yếu khách quan vì ngày nay không có quốc gia nào
có thể tồn tại và phát triển nếu không có quan hệ với thế giới bên ngoài. Đối ngoại
là những công việc, những quan hệ và những hoạt động giữa nước này với nước
khác với một tổ chức quốc tế nào đó. Chính sách đối ngoại có vị trí quan trọng
trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trong thời đại hiện nay mở rộng quan
hệ ngoại giao là vấn đề sống còn của mỗi dân tộc.
Chính sách đối ngoại là một bộ phận của chính sách quốc gia nói chung.
Nói cách khác những điều căn bản liên quan đến chính sách cũng có thể áp dụng
cho chính sách đối ngoại. Theo quan niệm chung nhất, chính sách liên quan đến
quyết định lựa chọn những hướng hành động và phương cách hành động để giải
quyết một (hoặc nhiều) vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.
Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc
gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc
tế, trên cách lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội, nhằm đạt được
những mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó. Chính sách đối
ngoại thường được coi là cánh tay nối dài của chính sách đối nội, góp phần bảo vệ
an ninh quốc gia, đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, hay bảo vệ và tối đa hóa lợi
ích quốc gia nói chung, thông qua các con đường như hợp tác, cạnh tranh, xung đột,
hoặc thậm chí chiến tranh. Vai trò của chính sách đối ngoại ngày càng trở nên quan
trọng, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi không quốc gia nào có thể
tồn tại biệt lập và sự giao lưu, hợp tác ngày càng được chú trọng.[5, tr.16]
Chính sách đối ngoại của một quốc gia thường được hoạch định bởi bộ máy
chính phủ cao nhất của quốc gia. Mỗi quốc gia khác nhau, mỗi thể chế chính trị
khác nhau lại có cách cấu tạo bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại khác nhau.
Nhìn chung, các nhân tố chủ yếu quyết định chính sách đối ngoại của một
quốc gia bao gồm: (1) Thế và lực của quốc gia trên trường quốc tế;(2) Tình hình
11

chính trị và an ninh thế giới; (3) Mục tiêu quốc gia mong muốn đạt được; (4) Ảnh
hưởng của bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại; (5) Các nhân tố chính trị nội
bộ (các nhóm lợi ích, giới truyền thông, công luận,…)
Chính sách đối ngoại của các nước lớn trên thế giới, hoặc của các cường
quốc trong khu vực luôn được các quốc gia khác trong khu vực đó và trên thế giới
quan tâm nghiên cứu đặc biệt, bởi chính sách của các nước này không chỉ liên
quan đến lợi ích của các quốc gia riêng lẻ, mà còn có khả năng tác động rất lớn
đến tình hình hòa bình, ổn định và phát triển của cả khu vực hoặc toàn thế giới.
Chẳng hạn như chính sách đối ngoại của Mỹ luôn gây ảnh hưởng tới tình hình
chính trị toàn cầu. Việc Mỹ tiến hành chiến tranh chống khủng bố ở Iraq và
Afghanistan không chỉ được xem là chính sách riêng của các quốc gia này, mà
còn tác động tới môi trường an ninh, chính trị, ngoại giao toàn cầu.
Không có một lý thuyết đơn lẻ hay riêng biệt nào về chính sách đối ngoại,
thay vào đó, những lí thuyết về chính sách đối ngoại xuất phát từ các lí thuyết
trong quan hệ quốc tế như chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do, cũng như
nhiều cách tiếp cận khác nhau nhằm giải thích nguồn gốc bên trong của việc
hoạch định chính sách đối ngoại, như các nhà lãnh đạo, bộ máy hành chính và
văn hóa. Sự khác biệt về trọng tâm này tương ứng với việc xem xét hai khía
cạnh: một là, các nhân tố bên ngoài và mang tính hệ thống; hai là nguồn gốc bên
trong và mang tính xã hội trong chính sách đối ngoại.
1.1.1.2. Các lý thuyết Quan hệ quốc tế
Các lý thuyết quan hệ quốc tế giải thích các quốc gia có quan hệ với nhau
như thế nào trong nền chính trị quốc tế, nó bao gồm việc giải thích hành vi chính
sách đối ngoại trong nhiều lý thuyết quan hệ quốc tế, Thật vậy, như Smith (1987)
lập luận: “Mọi nỗ lực làm rõ các mối quan hệ quốc tế hầu hết đều liên quan tới
việc giải thích chính sách đối ngoại”. Đa số các lý thuyết quan hệ quốc tế, nếu
không muốn nói là tất cả, đều tập trung vào tác động của hệ thống quốc tế tới
chính sách đối ngoại. Việc nghiên cứu, đánh giá và có một cái nhìn súc tích
về lý thuyết quan hệ quốc tế sẽ giúp làm rõ hơn vị trí của chính sách đối ngoại
trong bối cảnh của lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế.
12

Thứ nhất, lý thuyết hiện thực:Các lý thuyết hiện thực về quan hệ quốc tế có
đặc trưng là dựa vào các giả định về tình trạng vô chính phủ và tự cứu, và nhận
thức về các quốc gia như là những chủ thể đơn nhất và duy lý. Theo đó, các nhà
hiện thực cho rằng để tồn tại, quốc gia cần phải nỗ lực tối đa hóa sức mạnh của
mình. Đối với các nhà hiện thực, chính sách đối ngoại của một quốc gia được
định hình phần lớn bởi vị trí của quốc gia ấy trong hệ thống quốc tế và sự phân
bổ quyền lực trong hệ thống đó. Ấn độ cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn bới lý
thuyết này khi mà sau khi vượt qua thời kỳ khủng hoảng Ấn Độ đã tận dụng tối đa
nguồn lực quốc gia để đưa đất nước có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế,
chính trị xã hội làm tiền đề cho thành công trong việc hoạch định và triển chính
sách đối ngoại của quốc gia
Thứ hai, lý thuyết tự do: Mặc dù những biến thể của chủ nghĩa tự do có
chung một vài giả định với chủ nghĩa hiện thực, nhưng các nhà tự do khác với
các nhà hiện thực ở chỗ đối với họ, hệ thống quốc tế về bản chất là thuận lợi cho
sự hợp tác. Theo các lý thuyết tự do về quan hệ quốc tế, hợp tác với nhau bản
thân nó chính là lợi ích của các quốc gia. Các tổ chức quốc tế đóng một vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, vì chúng giúp các
nước vượt qua sự ngờ vực thông qua các quy định được thiết lập. Trái ngược với
chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do thừa nhận rằng ở trong nước, các quốc gia
có những lợi ích và chủ thể đa dạng. Như vậy, lý thuyết tự do về quan hệ quốc
tế cũng xét tới chính trị trong nước vì nó giúp giải thích hành vi của các nhà
nước. Ví dụ, vai trò của các nhóm lợi ích hoặc các doanh nghiệp trong chính
sách đối ngoại cũng được đưa vào phân tích. Kết luận quan trọng nhất của chủ
nghĩa tự do đối với chính sách đối ngoại đó là: với sự chia sẻ chủ nghĩa tự do
và tác động của nó tới các thể chế trong nước, các chính phủ cùng theo tư tưởng
tự do sẽ có mối quan hệ hòa bình với nhau - đây chính là lập luận “hòa bình
nhờ dân chủ”. Những lực đẩy mạnh mẽ trong chính sách ngoại giao của Thủ
tướng Manmohan Singh trong cả nhiệm kỳ của mình (2004-2014) đã khiến Mỹ,
Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Australia điều chỉnh ưu tiên ngoại giao của các
nước này với Ấn Độ. Trong suốt thời kỳ đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ
13

các nước lớn vào Ấn Độ đã tăng lên và hiện Ấn Độ có tầm quan trọng trong
những tính toán chiến lược của mỗi quốc gia.
Thứ ba, lý thuyết kiến tạo: Thuyết kiến tạo cho rằng thế giới có cấu trúc xã
hội, được tạo ra bởi những động lực vật chất và ý tưởng. Các quốc gia với tư cách
là những chủ thể có tính xã hội đánh giá, nhận thức về tình hình thế giới dựa trên
đặc thù lịch sử, văn hóa, xã hội trong từng quốc gia đó.. Tương tự như vậy, qua
một quá trình tương tác, các quốc gia tự hình thành lên những nhận thức chủ quan,
về bản sắc của mình, về các nước khác và về các thể chế/ tổ chức quốc tế. Thuyết
kiến tạo tốt nhất nên được gọi là một cách tiếp cận hơn là một lý thuyết về quan
hệ quốc tế. Phương pháp tiếp cận kiến tạo đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong
việc nghiên cứu quan hệ quốc tế và do đó có tác động đáng kể tới việc
nghiên cứu chính sách đối ngoại. Nói chung, thuyết kiến tạo bênh vực quan
điểm cho rằng những chuẩn mực và giá trị xã hội được tạo ra qua tương tác giữa
các chủ thể giúp giải thích hành vi của các tác nhân trong hệ thống quốc tế. Như
vậy, các nhà kiến tạo đặt câu hỏi về sự tồn tại của các khái niệm như vô chính
phủ, và lập luận rằng các khái niệm này phản ánh nhận thức của chúng ta về
quan hệ quốc tế.
Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, nhiều vấn đề đối nội đang có tác
động lan tỏa ra ngoài biên giới quốc gia, các chính sách đối nội vì vậy cũng có
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đối ngoại và quan hệ ngoại giao của quốc gia
này đối với các quốc gia khác, chẳng hạn như các chính sách về kinh tế, đầu tư,
nhập cư,… Đồng thời, việc hoạch định chính sách đối ngoại ngày nay ở các quốc
gia cũng đang chịu tác động ngày càng lớn của các yếu tố chính trị nội bộ như dư
luận công chúng, hoạt động vận động hành lang của các nhóm lợi ích, hay ảnh
hưởng của giới truyền thông.
Về chính sách đối ngoại của Ấn Độ, Hiến pháp của Cộng hoà Ấn Độ đã
khẳng định những nguyên tắc độc lập, trung lập, hoà bình và hữu nghị giữa các
dân tộc. Nó xác định một cách rõ ràng sự gắn bó chặt chẽ giữa độc lập dân tộc,
trung lập với hoà bình và hữu nghị giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Sự gắn bó trên những nguyên tắc ấy của chính sách đối ngoại là cơ sở của sự hợp
tác và quan hệ giữa Ấn Độ với các nước.
14

Theo đó, Ấn Độ đã chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song
phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ. Trong đó Ấn Độ ưu tiên
phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, các nước và trung tâm
chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hiệp quốc.
Dưới thời kỳ lãnh đạo đất nước của thủ tướng Manmohan Singh, Ấn Độ đã
và đang tiếp tục điều chỉnh chiến lược đối ngoại một cách toàn diện, nhằm thực
hiện mục tiêu chiến lược là đảm bảo hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực
và trên thế giới, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho phát triển, tăng cường thực
lực đồng thời mở rộng không gian chiến lược nhằm tạo dựng ảnh hưởng tương
xứng với vị thế của cường quốc khu vực và toàn cầu. Đến nay Ấn Độ đã thiết lập
được quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc,
Nga, Nhật, Đức, EU.
1.1.2. Khái quát chính sách đối ngoại của Ấn Độ trước năm 2004
Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, Ấn Độ điều
chỉnh chiến lược đối ngoại dần dần theo chủ nghĩa thực dụng, lấy lợi ích quốc gia
làm cơ sở phát triển mối quan hệ với tất cả nước lớn. Từ 1991 đến 1997, do nội bộ
mất ổn định, lập trường không liên kết bị chao đảo nên vai trò của Ấn Độ trên
trường quốc tế bị giảm sút nghiêm trọng. Để phục vụ cho chương trình cải cách
kinh tế, phát huy vai trò của Ấn Độ trong khu vực và trên toàn thế giới, trả lời
phỏng vấn báo “Hinđu” ngày 19/4/1996, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao P.Mukherjee
đã nói: “Mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của chúng ta là điều chỉnh
chính sách trong bối cảnh mới của thế giới từ sau chiến tranh lạnh. Trong bối
cảnh đó, cần thiết phải xác định lại vai trò của Phong trào Không liên kết và hợp
tác Nam - Nam. Động lực cơ bản của chính sách của chúng ta là thúc đẩy lợi thế
quốc gia, đóng góp cho hoà bình, an ninh và hợp tác với tất cả các nước và đặc
biệt là với thế giới đang phát triển”[20, tr.113].
Lên cầm quyền tháng 3/1998, Chính phủ của Đảng Nhân dân (BJP) do
Thủ tướng Vajpayee cầm quyền nhận thức rõ: Ấn Độ muốn bảo vệ một lý tưởng,
cần phải có sức mạnh, năng động, đưa ra những chính sách cứng rắn để xây dựng
sức mạnh trên mọi lĩnh vực, lấy lại vị thế mới. Do vậy, Ấn Độ đã điều chỉnh chính
15

sách đối ngoại vượt ngoài truyền thống, bỏ nhân nhượng một chiều, nhấn mạnh có
đi có lại.
Đối với chính sách ngoại giao kinh tế, ngay từ sau khi chiến tranh lạnh kết
thúc, đặc biệt từ giữa thập kỉ 90, thuật ngữ “ngoại giao kinh tế” đã được sử dụng
khá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong giới ngoại
giao của Ấn Độ. Tuy việc thực hiện chính sách này không phải lúc nào và ở đâu
cũng đạt được đúng với dự định và mong muốn của Ấn Độ nhưng việc đưa ra và
triển khai chính sách này đã chứng tỏ một sự nhận thức mới trong các nhà hoạch
định chính sách ngoại giao ở Ấn Độ. Nó đã chứng tỏ rằng việc phục vụ cho công
cuộc cải cách kinh tế mà Thủ tướng N.Rao đã khởi xướng từ tháng 7/1991 đã trở
thành một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của chính sách đối ngoại Ấn
Độ trong thời kỳ này. Ngay trong năm 1991, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã thành lập
Vụ phối hợp kinh tế để nghiên cứu tình hình kinh tế quốc tế, nhất là hướng lưu
động vốn, lập uỷ ban xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng
chỉ thị cho các sứ quán và phái đoàn bộ ngoại giao ở nước ngoài tăng cường thêm
các hoạt động kinh tế. Ấn Độ còn chủ động mở các chiến dịch tuyên truyền với
thế giới về những cơ hội mới xuất hiện từ khi Ấn Độ tiến hành cải cách cho các
nhà đầu tư nước ngoài.
Trong chính sách ngoại giao thực tế, mặc dù đã có những chuyển hướng
tích cực, nhưng theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu và ngay cả các nhà bình
luận trên phương tiện thông tin đại chúng ở Ấn Độ thì cho tới nửa đầu thập kỉ 90,
chính sách đối ngoại Ấn Độ vẫn chưa theo kịp những chuyển biến mau lẹ của tình
hình thế giới.Ví dụ điển hình nhất là sự thất bại của Ấn Độ trong cuộc bầu cử một
đại diện châu Á vào chiếc ghế uỷ viên không thường trực tại Hội đồng bảo an
Liên Hợp Quốc vào năm 1996. Để giành chiếc ghế này, trước đó Ấn Độ đã có một
chiến dịch ngoại giao nhằm vận động những nước mà Ấn Độ hy vọng có thể nhận
được sự ủng hộ, trong đó có nhiều nước thuộc Phong trào Không liên kết. Trên
thực tế, Ấn Độ được sự ủng hộ bằng miệng và bằng cả văn bản của một số nước.
Tuy nhiên kết quả cuộc bầu đã làm cho Ấn Độ bị bất ngờ. Ấn Độ chỉ giành được
40 phiếu, trong khi Nhật Bản được 142 phiếu. Một số nước trước đó đã hứa ủng
hộ Ấn Độ bằng miệng và bằng văn bản nhưng vào phút chót lại quay sang ủng hộ
16

Nhật Bản. Thất bại này của Ấn Độ về hiện tượng nó chỉ chứng minh rằng việc vận
động ngoài hành lang của Nhật và Mỹ là rất quan trọng và đã gặt hái được những
kết quả đáng ghi nhận nhưng về mặt bản chất thì nó đã chứng minh vai trò nổi bật
của yếu tố kinh tế trong các mối quan hệ quốc tế ngày nay. Việc nước thuộc
Phong trào Không liên kết đã ủng hộ Nhật Bản với hy vọng nhận được sự giúp đỡ
về mặtt kinh tế của Nhật và đồng minh của Nhật là Mỹ và không ủng hộ Ấn Độ,
một nước trụ cột và là lãnh tụ của Phong trào Không liên kết đã chứng tỏ mối
quan tâm về mặt kinh tế đã bao trùm toàn bộ phong trào.
Điều này đã giáng một hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà hoạch định
chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Đó là, cần phải thực tế hơn nữa trong khi hoạch
định chính sách cho đất nước mình. Và Ấn Độ đã buộc phải thừa nhận một sự thật
là, trong quan hệ quốc tế ngày nay, một quốc gia chỉ có tiếng nói có trọng lượng
các vấn đề quốc tế khi nó có một sức mạnh tổng hợp của hai yếu tố kinh tế và
quân sự, nếu không thì cũng phải có được một trong hai yếu tố. Ấn Độ đã không
có cả sức mạnh kinh tế lẫn quân sự. Vì vậy, dù có thái độ đối xử sự đúng mực
trong quan hệ quốc tế, Ấn Độ cũng không thể gặt hái được những thành công như
sự mong đợi. Từ nửa sau thế kỷ 90 việc hoạch định chiến lược ngoại giao của Ấn
Độ phải xuất phát từ thực tế này.
Chính vì vậy, tháng 5/1998, Ấn Độ đã thử hạt nhân để chứng tỏ Ấn Độ có
khả năng tự vệ, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, tạo thế chiến luợc của một
nước lớn, phá thế độc quyền hạt nhân của 5 cường quốc, tạo thế cân bằng và mặc
cả với các nước lớn khác. Với đường lối độc lập tự chủ, khôn khéo, linh hoạt, theo
đuổi chính sách ngoại giao thực dụng, năm 1999 Chính phủ Ấn Độ đã phá thế bế
tắc trong đối thoại hạt nhân với Mỹ và các nước chủ chốt, phá vỡ được thế bị cô
lập và từng bước nâng cao vị thế bị bao vây cô lập và từng bước nâng cao vị thế
Ấn Độ trên trường quốc tế.
Mặc dù có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại trước những thay
đổi của tình hình thế giới, song Ấn Độ vẫn không từ bỏ những quy tắc, mục đích
mà Ấn Độ đã đề ra trước đó. Điều này xuất phát từ thực tế Ấn Độ là một nước lớn
trên thế giới và là một nước đã từng có một quá khứ lịch sử huy hoàng, một quá
khứ không phải bất kì dân tộc nào trên thế giới cũng có thể có được. Trong thời kì
17

chiến tranh lạnh, để tránh khỏi bị lôi cuốn vào quỹ đạo của Mỹ hoặc Liên Xô, Ấn
Độ đã chọn con đường đi giữa cho chính sách đối ngoại của mình và xuất hiện
trên vũ đài quốc tế như một nước lãnh đạo của các nước thuộc thế hệ thứ ba, đứng
giữa hai hệ thống đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Sau khi chiến tranh lạnh
kết thúc, để phục vụ công cuộc cải cách kinh tế ở trong nước và để thích ứng với
sự thay đổi của tình hình quốc tế, Ấn Độ đã thực hiện chính sách đa dạng hoá, đa
phương hoá quan hệ ngoại giao.
Tuy nhiên, với ý thức độc lập tự cường mạnh mẽ như đã nói ở trên, tuy
điều chỉnh nhưng Ấn Độ sẽ không từ bỏ những điều mà Ấn Độ coi là đúng và có
tính chất nguyên tắc của mình. Điều này đã thể hiện rõ trong những lời phát biểu
của Thủ tướng N.Rao trong cuộc họp quốc hội ngày 3/9/1992: “Thế giới đã thay
đổi, các nước đều đã thay đổi và không có gì có thể biện minh nếu Ấn Độ không
thay đổi. Chúng ta phải điều chỉnh và có cách đề cập thực tế, nhưng chúng ta
không bao giờ thay đổi nguyên tắc và mục tiêu”[20, tr.121]. Trong thực tế, Ấn Độ
đã tỏ ra kiên quyết trong một số vấn đề như thử nghiệm vũ khí hạt nhân, vấn đề
Kashimir, đặc biệt là vấn đề thử nghiệm vũ khí hạt nhân- một vấn đề trái với chiến
lược toàn cầu của Mỹ. Nếu như Ấn Độ nhượng bộ vấn đề này, Ấn Độ có thể nhận
được sự trợ giúp nhiều hơn về mặt kinh tế từ phía Mỹ và những nước đồng minh
của Mỹ để phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế của mình, nhưng dù điều chỉnh
chính sách, Ấn Độ vẫn không thay đổi điều này.
Sau chiến tranh lạnh, Ấn Độ đẩy mạnh chiến lược ngoại giao đa dạng, đa
phương ở cường độ cao, tạo những bước đột phá trong quan hệ quốc tế, thông qua
việc tiến hành một loạt các cuộc gặp thượng đỉnh trải rộng từ Châu Âu sang châu
Á, đặc biệt là theo đuổi chính sách ngoại giao thực dụng, xích lại gần hơn với Mỹ,
Nhật Bản và các nước lớn chủ chốt còn lại như Nga, Trung Quốc, tiếp tục đẩy
mạnh “chính sách hướng Đông”, tăng cường quan hệ với các nước láng giềng ở
khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Ấn Độ chủ trương tiếp tục củng cố và phát huy vai trò nước lớn ở khu vực
Nam Á, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của các nước lớn tại đây, tăng cường hợp
tác kinh tế thông qua các chương trình viện trợ, đầu tư và buôn bán song phương
với các nước trong khu vực Nam Á. Chủ động giải quyết các bất đồng, tranh chấp
giữa các nước trong khu vực, Ấn Độ cũng khẳng định không có tham vọng về
18

bành trướng lãnh thổ, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ về khoa học- công nghệ với các
nước láng giềng thân thiện.
Ấn Độ coi trọng quan hệ với khu vực Đông Nam Á nhằm mở rộng phạm vi
ảnh hưởng của Ấn Độ và hạn chế vai trò ảnh hưởng của các nước lớn khác tại đây
như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Ấn Độ đánh giá khu vực Đông Nam Á là một thị
trường rộng lớn, quan trọng đối với “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ. Quan
hệ Ấn Độ- ASEAN đã có truyền thống lâu đời, năm 1992 Ấn Độ trở thành đối tác
đối thoại khu vực. Năm 1996 trở thành thành viên của Tổ chức diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF). Trong điều kiện khi Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC)
chưa có hiệu quả ở khu vực thì sự hợp tác Ấn Độ với các nước Đông Nam Á là rất
quan trọng.
Ấn Độ là một cường quốc có vũ khí hạt nhân, có nhiều thế mạnh về phát
triển kinh tế, có thế mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật
và quân sự. Hơn một thập niên qua, Ấn Độ đã vươn lên khẳng định vị thế của
mình trên bàn cờ chiến lược thế giới và đang có những bước đi phù hợp với
những xu thế mới. Ấn Độ có đầy đủ điều kiện thực hiện tham vọng đóng vai trò là
một cường quốc ở khu vực và trên thế giới trong thế kỉ XXI. Ấn Độ ngày càng
chú trọng và có chính sách đối ngoại ở khu vực CA-TBD có vị trí quan trọng
trong chiến lược phát triển và vươn lên khẳng định vai trò cường quốc thế giới của
Ấn Độ.
Tóm lại, mục tiêu chiến lược xuyên suốt của Ấn Độ là phấn đấu trở thành
cường quốc khu vực và thế giới, có nền kinh tế và tiềm lực quân sự mạnh, lãnh
thổ thống nhất. Trong những năm tiếp theo, Ấn Độ tiếp tục xúc tiến cải cách kinh
tế, mở cửa mạnh mẽ cho đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách ngoại giao cân
bằng với tất cả các nước lớn. Nỗ lực phát triển quan hệ với tất cả các trung tâm
quyền lực, không để bị lôi kéo vào các liên minh chống đối nhau. Tách khỏi xu
hướng thân Liên Xô trước đây nhưng vẫn coi trọng Nga, coi đây là nguồn cung
cấp kỹ thuật quân sự chủ yếu và là chỗ dựa làm đối trọng trong quan hệ với Mỹ,
Trung Quốc. Coi Mỹ là đối tượng số một cần tranh thủ về vốn và kỹ thuật cao
nhưng vẫn đề cao cảnh giác. Coi Trung Quốc là thách thức số một về an ninh và
toàn vẹn lãnh thổ, là địch thủ cạnh tranh lớn trên thương trường, nhưng để có môi
19

trường hoà bình và phát triển, Ấn Độ xác định cần chung sống hoà bình, tăng
cường hợp tác kinh tế- thương mại với nhau. Ấn Độ nhấn mạnh tăng cường quan
hệ với EU, Nhật Bản, ASEAN là những đối tác có những lợi ích chiến lược đối
với Ấn Độ.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, chính sách đối ngoại của Ấn Độ vẫn là
không liên kết, nhưng ngày càng mang tính thực dụng hơn. Ấn Độ tiếp tục xích lại
gần Mỹ, thắt chặt qua hệ với Nga, tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc quyết
liệt hơn, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, vì mục tiêu duy trì hoà
bình, ổn định, tập trung phát triển kinh tế, trước mắt Trung Quốc chưa là mối đe
doạ đối với Ấn Độ nên Ấn Độ vẫn duy trì chính sách hoà bình, cân bằng với tất cả
các nước lớn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình thế giới và khu vực CA-TBD những năm đầu thế kỷ XXI
1.2.1.1. Tình hình thế giới
Sự điều chỉnh chiến lược chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ thủ tướng
Manmohan Singh (2004 – 2014) diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới đang có
những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp. Do đó nhận thức một cách đúng đắn
đặc điểm, xu thế phát triển của thế giới và khu vực là cơ sở quan trong trong việc
điều chỉnh chiến lược chính sách đối ngoại của đất nước Ấn Độ thời kỳ thủ tướng
Manmohan Singh. Những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới nổi lên những
đặc điểm mới tác động đến việc hoạch định, triển khai, thực hiện chính sách đối
ngoại của các nước, trong đó có Ấn Độ.
Sau chiến tranh lạnh, các đặc điểm, xu thế của tình hình thế giới ngày càng
biến động phức tạp và khó lường hơn, cụ thể là:
Thứ nhất, toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – công nghệ tiếp tục phát
triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực.
Tính phụ thuộc giữa các nước ngày càng lớn. Tuy nhiên, toàn cầu hóa đã
đạt được độ gắn kết ở mức khá cao và đi vào chiều sâu nhiều hơn là chiều rộng.
Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan lôi kéo ngày càng nhiều nước tham
gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc
gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu
20

cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Ngày nay toàn cầu hoá đã trở thành xu thế
của thế giới đương đại. Xu thế này hình thành từ đầu thế kỷ XX, được đẩy nhanh
trong hai thập niên cuối thế kỷ và nó đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn nữa trong
thế kỷ XXI. Toàn cầu hoá là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất
ở nhiều nước khác nhau đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Toàn cầu hoá
là hệ quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đặc biệt là của công
nghệ thông tin. Toàn cầu hoá trước hết là biểu hiện của sự xã hội hoá cao độ lực
lượng sản xuất. Toàn cầu hoá đồng thời cũng là sự phát triển tất yếu theo chiều
rộng và chiều sâu của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mặc dầu tất cả các nước
tham gia toàn cầu hoá là các nước tư bản phát triển, xứ sở của phần lớn công ty
xuyên quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hoá là một quá trình phức tạp đầy mâu
thuẫn, chứa đựng cả mặt tích cực và tiêu cực, cả thời cơ và thách thức đối với các
quốc gia, trong dó các nước đang phát triển và chậm phát triển chịu nhiều thách
thức gay gắt hơn cả.
Khoa học – công nghệ ngày càng thân thiện với môi trường, chu kỳ ứng
dụng ngày càng ngắn (12-18 tháng); các lĩnh vực công nghệ mới được đặc biệt
chú trọng. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ, đạt được nhiều
kỳ tích tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống mỗi quốc gia và quan hệ
quốc tế đương đại. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
hiện đại ở chỗ khoa học – công nghệ và sản xuất không còn là ba lĩnh vực tách rời
nhau. Trái lại, phát minh khoa học, chuyển hoá thành công nghệ và đưa vào sản
xuất ngày càng thống nhất trong một quá trình; khoảng cách giữa các khâu nghiên
cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn.
những thành tựu khoa học – công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Trong nền sản xuất hiện đại, sản phẩm được đổi mới rất
nhanh, giá thành giảm mạnh, nguyên vật liệu được sử dụng tiết kiệm, năng suất
lao động rất cao. Cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại là động lực lớn thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhảy vọt, đồng thời bản thân nó là lực lượng sản
xuất mới, hiện đại. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong thế kỷ XX
đã thay đổi căn bản. Cách mạng khoa học – công nghệ trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn
đến những biến đổi khó lường về kinh tế – xã hội, văn hoá, tư tưởng, lối sống và
21

cả kiến trúc thượng tầng chính trị của xã hội. Nó buộc các quốc gia thuộc hệ thống
xã hội khác nhau và cả cộng đồng thế giới phải thay đổi cơ chế quản lý, phải cải
cách hành chính, từ bỏ cơ chế, mô hình quản lý không thích hợp.
Thứ hai, xu thế hợp tác, liên kết kinh tế tiếp tục phát triển mạnh, vai trò
các thể chế, diễn đàn hợp tác kinh tế ngày càng tăng. Các hiệp định thương mại tự
do (FTA) tăng mạnh. Kinh tế thế giới chuyển nhanh sang kinh tế tri thức. Tuy
nhiên, biến động giá dầu, khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã tác động tiêu cực đến
kinh tế thế giới và nhiều nước. Chủ nghĩa bảo hộ có nhiều hình thức mới. Cạnh
tranh gay gắt hơn. Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, năm 2010 trở thành nền kinh
tế thứ hai thế giới (GDP 5.878 tỷ USD), vượt Nhật (5.474 tỷ USD), chỉ sau Mỹ và
đến năm 2012 GDP của Trung Quốc là: 7426, 09 tỷ USD và Nhật Bản là 5974,29
tỷ[33]. Năm 2014, GDP của Trung Quốc đạt mức 17.600 tỷ USD, chiếm 16,48%
tổng GDP của toàn thế giới và cao hơn 200 tỷ USD so với GDP của Mỹ. IMF
cũng dự báo năm 2015, khoảng cách giữa hai nền kinh tế sẽ gia tăng lên gần 1.000
tỷ USD khi GDP của Trung Quốc tăng lên 19.230 tỷ USD, trong khi GDP của Mỹ
chỉ đạt 18.286 tỷ USD[84].
Các nước đều dành ưu tiên phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý
nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi nước; đồng
thời tạo sự ổn định chính trị, mở rộng hợp tác quốc tế. Chính sách đối ngoại của
mỗi nước được hoạch định và triển khai thực hiện nhằm tranh thủ khai thác các
nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển của đất nước, trước hết về kinh tế.
Các quốc gia lớn, nhỏ đều tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác
và liên kết khu vực, liên két quốc tế về kinh tê, thương mại và nhiều lĩnh vực
khác. Hợp tác ngày càng tăng, nhưng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong điều
kiện khoa học – công nghệ phát triển, mỗi nước không thể biệt lập mà cần phải có
chính sách liên kết, hợp tác để phát triển, hội nhập quốc tế tạo điều kiện để liên
kết tốt hơn, giúp các nước đứng vững trong cạnh tranh và phát triển.
Thứ ba, hòa bình tiếp tục là xu thế chủ đạo, nhưng xung đột, khủng bố vẫn
diễn ra gay gắt ở nhiều nơi (vụ 11/9; chiến tranh Iraq, Afghanistan, Nam Osettia,
khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên...), với nhiều phức tạp mới, khó lường. An ninh
toàn cầu nhiều xáo trộn, tội phạm công nghệ cao gây nhiều hậu quả lớn.
22

Thứ tư, Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đấu
tranh chống sự can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn
hoá dân tộc. Đối với các nước đang phát triển, do sự phụ thuộc và các nước tư
bản phát triển về khoa học, công nghệ và vốn, nên họ đang đứng trước những
thách thức lớn. Việc nâng cao ý thức về độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đấu tranh
chống sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh
quốc tế đầu thế kỷ XXI. Cùng với việc khắc phục khó khăn để phát triển kinh tế,
xã hội, nhiều nước đang cố gắng giữ ổn định về chính trị, tạo môi trường hoà
bình, thực hiện chính sách hoà giải, hoà hợp dân tộc, chủ động hội nhập quốc tế,
góp phần xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, bình đẳng và hợp lý.
Thứ năm, các nước lớn vẫn nắm “luật chơi” toàn cầu, quy mô và tốc độ
chuyển dịch quyền lực diễn ra chưa từng có, cục diện đa cực “nhất siêu đa
cường” hình thành rõ nét hơn: Mỹ (sa lầy quân sự, khủng hoảng tài chính), Nhật
(kinh tế trì trệ kéo dài), Liên minh Châu Âu (tập trung nhiều vào nội bộ) tiếp tục
suy yếu tương đối; Trung Quốc, Nga (đã trở lại vị thế cường quốc trước kia) và
phần nào Ấn Độ tiếp tục lớn mạnh, thu hẹp khoảng cách với Mỹ, nhiều lĩnh vực
thách thức vị trí số một của Mỹ. Đặc biệt, Trung Quốc nổi lên là đối thủ cạnh
tranh số một của Mỹ: GDP 10 năm qua tăng 9,6%/năm, đứng đầu thế giới về kinh
ngạch thương mại (1.200 tỷ USD) và dự trữ ngoại tệ (3.000 tỷ USD)[32, tr.74].
Giữa các nước lớn hình thành các quan hệ đối tác chiến lược, ổn định, lâu dài,
tránh đổ vỡ, vừa hợp tác vừa đấu tranh. Quan hệ Mỹ – Trung đóng vai trò quan
trọng nhất. Các nước lớn tiếp tục điều chỉnh chiến lược đối ngoại theo hướng tăng
tiếp cận đa phương, sử dụng quyền lực mềm.
Thứ sáu, tập hợp lực lượng diễn biến đa dạng, phức tạp. Đặc biệt, nhóm
BRICS sẽ tác động đến cục diện thế giới trong 10 – 20 năm tới. Tập hợp lực
lượng giữa các nước vừa và nhỏ thường bị các nước lớn chia rẽ do khả năng liên
kết yếu. Vai trò của các chủ thể phi Nhà nước tăng mạnh. Các vấn đề toàn cầu
diễn biến phức tạp, gây nhiều hậu quả tiêu cực, tác động lớn đến quan hệ quốc tế
và chính sách của các nước.
23

1.2.1.2. Tình hình khu vực CA-TBD


Là nơi có sự hiện diện của hầu hết các nước lớn, CA-TBD thể hiện đầy đủ
những đặc điểm, xu thế của tình hình thế giới nhưng ở mức độ khác nhau.
Thứ nhất, bất chấp khủng hoảng tài chính - tiền tệ, CA-TBD tiếp tục phát
triển nhanh và năng động nhất thế giới, hợp tác và liên kết kinh tế trong nội bộ
khu vực và với bên ngoài đạt nhiều kết quả ấn tượng. So với toàn cầu, CA-TBD
đứng đầu về tăng trưởng GDP, 30% xuất khẩu, 36% tỷ trọng kinh tế, 25% thương
mại. Nhiều nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao, đặc biệt là Trung
Quốc và Ấn Độ... ASEAN có vai trò quan trọng trong hợp tác, liên kết kinh tế tại
khu vực. ASEAN đã ký kết FTA với một loạt đối tác trong khu vực như Australia
- New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. Diễn đàn Hợp tác
Kinh tế CA-TBD (APEC) vẫn là liên kết kinh tế tiêu biểu của khu vực (chiếm
50% thương mại, 60% GDP toàn cầu)[32, tr.74]. Dù còn nhiều trở ngại, Cấp cao
Đông Á góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, liên kết khu
vực còn nhiều hạn chế do thiếu một tổ chức có đủ khả năng lãnh đạo, sự khác
nhau trong toan tính của các nước lớn, “chồng chéo” các FTA... dẫn đến hình
thành nhiều sáng kiến liên kết kinh tế mới.
Thứ hai, xu thế hòa bình, hợp tác tiếp tục chiếm ưu thế tại khu vực CA-
TBD, dù còn tiềm ẩn nhiều phức tạp và nguy cơ mất ổn định. Ba điểm nóng (bán
đảo Triều Tiên, Biển Đông, hai bờ Đài Loan) có chiều hướng phức tạp lên, khiến
các nước trong khu vực chạy đua vũ trang. Các vấn đề an ninh phi truyền thống
tác động mạnh đến các nước, mà chưa có giải pháp hữu hiệu.
Thứ ba, các nước lớn có xu hướng chuyển trọng tâm chiến lược sang CA-
TBD. Mỹ coi trọng hơn CA-TBD, vừa hợp tác vừa kiềm chế Trung Quốc, củng cố
đồng minh với Nhật Bản, nâng cấp liên minh quân sự với Hàn Quốc, thiết lập cơ
chế đồng minh giữa Mỹ - Nhật - Australia, đẩy mạnh quan hệ với Ấn Độ, thúc
đẩy quan hệ với các nước ASEAN. Trung Quốc có ảnh hưởng lớn nhất tại CA-
TBD, chủ động tham gia các vấn đề của khu vực, hạn chế ảnh hưởng của Mỹ, vừa
kiềm chế và vừa thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ, không để Ấn Độ ngả nhiều về phía
Mỹ. Nhật Bản tăng ảnh hưởng qua hợp tác kinh tế, nhưng bị hạn chế bởi liên
24

minh Nhật - Mỹ. Mục tiêu của Nga tại CA-TBD vẫn bó hẹp ở bảo đảm an ninh
biên giới, thúc đẩy kinh tế tại Viễn Đông.
Thứ tư, tại khu vực Đông Nam Á, liên kết nội khối ASEAN đạt nhiều kết
quả tích cực như Sáng kiến liên kết ASEAN, Hiệp định khung về 11 lĩnh vực ưu
tiên hội nhập ASEAN, Lộ trình liên kết ASEAN, Kế hoạch tổng thể về kết nối
ASEAN... Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) có thành công nhất định,
song tiến triển khá chậm. Với việc Hiến chương ASEAN ra đời (2007), ASEAN
có thay đổi về chất, liên kết nội khối chặt chẽ và toàn diện hơn. Hợp tác tiểu vùng
được tăng cường thông qua Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông Mở rộng (GMS),
tam giác Cambodia – Lào - Việt Nam (CLV), tứ giác Cambodia - Lào - Mianmar -
Việt Nam (CLMV)...để thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch, kết nối giao thông.
Thứ năm, Các nước lớn ngày càng chuyển trọng tâm chiến lược đến Đông
Nam Á. Giai đoạn 2000 - 2007, Mỹ quan tâm đến Đông Nam Á chủ yếu phục vụ
chiến lược chống khủng bố. Từ năm 2008, Mỹ đã quay trở lại Đông Nam Á và
tham gia mạnh vào ASEAN để kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc rất tranh thủ
các nước ASEAN qua hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh, có ảnh hưởng lớn nhất
tại khu vực, là đối tác lớn nhất của ASEAN (kim ngạch thương mại năm 2010 đạt
200 tỷ USD). Tình hình trên cùng với tranh chấp trên Biển Đông ngày càng phức
tạp đang tạo ra xu thế chạy đua vũ trang mới ở khu vực.
Thứ sáu, tình hình khu vực Nam Á, Ấn Độ vẫn giữ vai trò vượt trội về kinh tế,
quân sự và ảnh hưởng tại khu vực. Nam Á còn nhiều bất ổn do sự thù địch giữa Ấn
Độ và Pakixtan, nội bộ hầu hết các nước Nam Á mất ổn định do khủng bố, khủng
hoảng chính trị, chênh lệnh giàu nghèo. Mặc dù vậy, xu thế hợp tác và đối thoại được
thúc đẩy hơn. Ấn Độ từng bước cải thiện quan hệ với Pakixtan, thúc đẩy quan hệ với
các nước láng giềng khác và hợp tác trong Hiệp hội Hợp tác Khu vực các nước Nam
Á. Kinh tế các nước Nam Á tăng trưởng khá (5,6% trong 10 năm qua), kinh tế tư
nhân khá mạnh, thương mại và xuất khẩu được chú trọng hơn. Tuy nhiên, sự phát
triển của khu vực còn nhiều cản trở, đặc biệt là sản xuất trong nước được bảo hộ cao,
tham nhũng, độc quyền, thương mại nội khối rất thấp...
Các nước lớn tiếp tục tăng cường ảnh hưởng tại khu vực này. Mỹ thúc đẩy
quan hệ gần gũi hơn với Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc, hạn chế hợp tác Ấn -
25

Nga - Trung, giúp Mỹ chống khủng bố tại Nam Á. Mỹ tăng cường quan hệ hợp
tác chiến lược với Pakixtan để chống khủng bố; duy trì lực lượng quân sự tại
Afghanistan; tăng cường ảnh hưởng tại Sri Lanka, Bangladesh, Nepal. Trung
Quốc tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống với Pakixtan; gần gũi hơn với Sri
Lanka, Bhutan, Nepal; tăng cường hiện diện tại Mandives, Mauritius; tham gia
nhiều hơn vào Hiệp hội Hợp tác Khu vực các nước Nam Á; thực hiện chiến lược
“chuỗi ngọc trai” tại Ấn Độ Dương để bao vây Ấn Độ. Nga chú trọng thúc đẩy
quan hệ với Ấn Độ về chiến lược và quốc phòng, khiến Mỹ và Trung Quốc lo
ngại. Nhật Bản lặng lẽ gia tăng ảnh hưởng tại khu vực thông qua viện trợ và hợp
tác kinh tế.
1.2.2. Tình hình Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia rộng lớn chiếm gần trọn cả vùng Nam Á. Diện tích đứng
thứ 7 thế giới. Dân số đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Từ sau khi giành được độc lập, các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã nêu tư tưởng
xây dựng một đất nước độc lập, hùng mạnh và thịnh vượng trên cơ sở tự lực tự
cường. Tư tưởng chỉ đạo này được toàn dân ủng hộ và hưởng ứng. Nhà cách
mạng của Ấn Độ, M.Gandhi, xuất phát từ đặc điểm địa lý của Ấn Độ là địa hình
phức tạp, hơn 90% dân số sống về nghề nông, đã chủ trương duy trì sự cân bằng
xã hội, chú trọng phát triển nông thôn, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp để
giải quyết việc làm. Từ chủ trương đó, từ năm 1947 trở đi, qua rất nhiều kế hoạch
5 năm, những mục tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế Ấn Độ đã được đặt
ra là: Tăng trưởng kinh tế vững chắc; Hiện đại hoá nền kinh tế; Tự lực tự cường;
Công bằng xã hội; Xoá bỏ đói nghèo. Ấn Độ đã đề ra những chương trình phát
triển nông nghiệp rất nổi tiếng. Cuộc “Cách mạng xanh” bắt đầu từ năm 1965 đã
đem lại niềm tin cho nhân dân Ấn Độ về khả năng phát triển thắng lợi nền nông
nghiệp của mình, hướng tới mục tiêu tự túc lương thực. Đây là thành tựu đáng kể
nhất. Cùng với cuộc “Cách mạng xanh”, trong nền nông nghiệp Ấn Độ còn có
cuộc “Cách mạng trắng” nhằm nâng cao sản lượng sữa, cung cấp sữa trong cả
nước. Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất sữa lớn nhất châu Á (xấp xỉ 60 triệu
tấn/năm) đứng thứ hai thế giới sau Mỹ (67 triệu tấn/năm)[29, tr.142-143]. Ngoài
ra, để khai thác tiềm năng to lớn của một đất nước bao la, Ấn Độ rất chú trọng
26

phát triển và ứng dụng khoa học - kỹ thuật. Ấn Độ đã thông qua “Hiến chương về
khoa học” (4/3/1958). Cố Thủ tướng Neru từng khẳng định: “Chỉ riêng khoa học
không thôi có thể giải quyết được đói nghèo”, “Tương lai thuộc về hoà hợp và
thuộc về các nhà khoa học”[29, tr.142-143].
Thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh trong những nhân tố hàng đầu chi
phối quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại Ấn Độ là những ưu
thế vượt trội của Ấn Độ trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và khoa học- công
nghệ. Kế hoạch kinh tế của Ấn Độ khá mềm dẻo, linh hoạt và không rập khuôn,
chú ý lựa chọn những chính sách, biện pháp thích hợp nhất. Đó là sự thành công,
sáng tạo của Ấn Độ, phản ánh rõ tính độc lập tự chủ trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước. Ấn Độ trở thành một nhân tố quan trọng mới trên bàn cờ quốc
tế. Ấn Độ trong những năm qua phát triển theo mô hình kinh tế “thay thế nhập
khẩu”, “hướng nội” là chính. Từ tháng 7/1991, Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách
toàn diện chuyển đổi nền kinh tế tập trung, kế hoạch sang nền kinh tế thị trường,
mở cửa và tự do hóa nền kinh tế, chú trọng khu vực tư nhân, giảm thuế, tự do hóa
thị trường tài chính, tăng cường nội lực, khuyến khích FDI, phát triển dịch vụ và
các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin, đồng thời tập trung đảm
bảo giáo dục và y tế cơ bản, cải cách nông thôn, phát triển nông nghiệp và cơ sở
hạ tầng...
Những năm đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ đã đạt nhiều thành tựu to lớn. GDP Ấn
độ giai đoạn 2000-2010 tăng 6,9%/năm, năm 2009 là 7,4%, và năm 2010 là 8,5%.
Năm 2010: GDP danh nghĩa đạt 1530 tỷ USD (thứ 10 thế giới, tính theo đầu
người đạt 1265 USD); GDP theo sức mua đạt 4.046 tỷ USD (thứ 5 thế giới, tăng
60% so với năm 2001), bình quân đầu người đạt 3400 USD/năm; dự trữ ngoại tệ
310 tỷ USD (tháng 5/2011)[29, tr.143]. Tiếp đà những thành tựu đã có, trong
Chính sách kinh tế giai đoạn 2011-2015, Ấn Độ đề ra mục tiêu đạt được tỷ lệ tăng
trưởng xuất khẩu hàng năm 15%, tăng gấp đôi xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào
năm 2014 và trong dài hạn là tăng gấp đôi tỷ trọng xuất khẩu của Ấn Độ trong
buôn bán toàn cầu vào năm 2020. GDP của Ấn Độ năm 2011 đạt 1.843,2 tỷ USD,
với tăng trưởng kinh tế ở mức 6,9%, Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền
kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc,
27

Nhật Bản. Tuy nhiên đến năm 2012, do xu hướng chung của toàn cầu, kinh tế Ấn
Độ bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn, như thâm hụt ngân sách, thâm hụt
cán cân thanh toán vãng lai, tỷ lệ lạm phát tăng cao, vốn đầu tư và kim ngạch xuất
khẩu giảm; đồng rupiah mất giá so với đồng ngoại tệ khác, niềm tin của các nhà
đầu tư suy giảm. GDP Ấn Độ vẫn giữ ở mức 1.843,02 tỷ USD, năm 2013 GDP
của Ấn Độ ăng ctrưởng chậm đạt 1.875,16 tỷ USD, đến năm 2014 tiếp tục tăng
lên là 2049,5 tỷ USD. Dự kiến trong năm 2015 GDP của Ấn Độ sẽ đạt 2.308 tỷ
USD. Cơ cấu kinh tế thế mạnh nổi trội của Ấn Độ là dịch vụ chiếm 60,7%
GDP[29, tr.143], đặc biệt dịch vụ phần mềm và tài chính rất phát triển. Do đó, có
nhận định cho rằng: nếu như Trung Quốc trong thời gian qua được mệnh danh là
“Công xưởng của thế giới” thì Ấn Độ được mệnh danh là “Văn phòng của thế
giới” vì sản xuất ra hơn 30% phần mềm quản lý điều hành cho thế giới, hay nói
một cách khác, Ấn Độ đã bước được một chân sang nền kinh tế tri thức. Mặc dù
còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng hiện nay Ấn Độ cũng là đối thủ cạnh tranh
đáng gờm của Mỹ và các cường quốc.
Về kinh tế đối ngoại, Quốc tế hóa tài chính thúc đẩy trở lại quốc tế hóa
thương mại và quốc tế hóa nền sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Biểu hiện của tự
do hóa tài chính là sự chuyển vốn FDI tới các khu vực khác nhau trên thế giới,
đặc biệt là vào các nước đang phát triển tiếp tục tăng lên. Trong số các nước đang
phát triển thì Ấn Độ cũng là một trong những nước thu hút nhiều FDI. Về đầu tư
trực tiếp nước ngoài, Ấn Độ được coi là điểm đến hấp dẫn của giới kinh doanh
quốc tế. Dòng chảy đầu tư trực tiếp (FDI) đã trở thành tác nhân quan trọng của nền
kinh tế Ấn Độ và đang tăng với tốc độ chóng mặt, FDI vào Ấn Độ giai đoạn 2004 -
2014, đạt 178 tỷ USD năm 2010 đạt kỷ lục 21,1 tỷ USD. Đến hết năm 2010, Ấn Độ
đầu tư 89 tỷ USD ra nước ngoài (đứng thứ 26 thế giới) và vốn đầu tư gián tiếp vào
Ấn Độ đạt kỷ lục 38,27 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 247,4 tỷ USD
(so với 68 tỷ USD năm 2003). Trong giai đoạn từ tháng 4/2014 đến tháng 1/2015,
đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ tăng 36% và đạt 25,52 tỷ USD. Đến nay, Ấn Độ đã
cho các nước đang phát triển vay 5,02 tỷ USD tín dụng phát triển, triển khai
chương trình trợ giúp kinh tế - kỹ thuật (ITEC) cho 158 nước, Theo số liệu do Cục
chính sách và xúc tiến công nghiệp Ấn Độ (DIPP) đã công bố, vốn đầu tư trực tiếp
28

nước ngoài (FDI) vào Ấn Độ tăng hơn gấp hai lần trong tháng 1/2015 và đạt 4,48 tỷ
USD, mức cao nhất trong vòng 29 tháng qua. FDI kỷ lục gần đây nhất là tháng
9/2012, khi Ấn Độ thu hút được 4,67 tỷ USD vốn đầu tư[63].
Khu vực tư nhân phát triển mạnh, đóng góp tới 50% GDP và 60% sức tăng
trưởng của Ấn Độ; hơn 100 công ty có vốn thị trường từ 1 tỷ USD trở lên. Nhiều
công ty Ấn Độ là công ty xuyên quốc gia, doanh thu vài tỉ đến hàng chục tỷ USD,
chi nhánh đặt ở nhiều nước như TATA Steel, Reliance Industries, Birla, Essar,
Wipro, Infosys, Ranbaxy, Satyam...
Trong nông nghiệp, Ấn Độ tiếp tục phát huy thành tựu của cách mạng
xanh, cách mạng trắng. Theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, Ấn Độ đứng đầu thế giới
về sản lượng sữa, đậu đỗ, đay, chè, mía, rau; thứ hai thế giới về sản lượng lương
thực (năm 2010 là 232,07 triệu tấn), gia súc (175 triệu con), bông, trái cây. Lực
lượng lao động lên tới 567 triệu người, trẻ (bình quân 24 tuổi), có kỹ năng, 100
triệu người sử dụng tốt tiếng Anh, 4 triệu nhà khoa học (nhiều người có trình độ
hàng đầu thế giới), 300 triệu người trung lưu, 35 triệu Ấn kiều ở nước ngoài với
hàng chục tỷ USD kiều hối hàng năm (năm 2010 là 55 tỷ USD). ước tính sản
lượng lúa của Ấn Độ năm 2015 đạt 158,2 triệu tấn (106 triệu tấn gạo), tăng 2% so
với 158,2 triệu tấn (103,6 triệu tấn gạo) năm 2014. Giá gạo tại Ấn Độ trong 6
tháng đầu năm 2015 tương đối ổn định, có biến động nhẹ do áp lực từ vụ thu
hoạch lúa vụ 2 hồi đầu năm. Tuy nhiên, giá giảm được bù đắp phần nào nhờ
chương trình thu mua của chính phủ Ấn Độ. Chính phủ đặt mục tiêu thu
mua 30,05 tấn gạo niên vụ 2014-2015 (tháng 10 - tháng 9)[85].
Một số ngành hoa học – công nghệ của Ấn Độ (hạt nhân, nghiên cứu vũ
trụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hóa chất, dược phẩm, hải dương
học, thủy tinh lỏng, siêu dẫn, công nghệ nano, năng lượng mới...) ở trình độ ngang
với các nước phát triển. Tháng 10/2008, Ấn Độ là nước thứ ba ở Châu Á (sau
Nhật, Trung Quốc) phóng tàu vũ trụ không người lái lên mặt trăng. “Cách mạng
xám” trong gần 20 năm qua đưa Ấn Độ là một trong mười siêu cường thế giới về
công nghệ thông tin, với tốc độ tăng 30-50%/năm, doanh thu năm 2010 đạt
khoảng 100 tỷ USD, xuất khẩu phần mềm đi 75 nước, với Bangalore là “Thung
lũng Silicon” thứ hai của thế giới.
29

Về quốc phòng, Ấn Độ có tiềm lực mạnh thứ tư thế giới (sau Mỹ, Trung
Quốc, Nga): ngân sách quốc phòng năm 2010 là 32,75 tỷ USD; quân chính quy và
dự bị đông thứ hai thế giới (3,46 triệu); có vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu
đa năng, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm bắn 3500 km, tên lửa siêu âm, 5000
xe tăng, 3200 pháo cao xạ, một tàu sân bay, lực lượng hải quân hùng mạnh... Việc
sở hữu vũ khí hạt nhân giúp Ấn Độ có vai trò răn đe chiến lược ở Nam Á và toàn
cầu. Năm 2015, Ấn Độ đã thông qua các dự án quân sự trị giá hơn 40 tỷ USD[64].
Về chính trị nội bộ được duy trì tương đối ổn định. Mặc dù còn nhiều vụ
khủng bố, mâu thuẫn tôn giáo và đấu tranh gay gắt giữa các đảng, nhưng Ấn Độ
xử lý khéo léo, đảm bảo an ninh quốc gia. Từ năm 2004 đến nay, Đảng Quốc đại
hai lần thắng cử, ngày càng củng cố quyền lực, giúp cho việc thực thi chính sách
của Chính phủ được ổn định, liên tục.
Bên cạnh các thành tựu trên, Ấn Độ còn nhiều hạn chế: 1/3 dân số sống
dưới mức nghèo khổ, nhiều mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc, an ninh và chính trị nội
bộ chưa thực sự ổn định, kinh tế phát triển chưa bền vững và tính cạnh tranh thấp,
lạm phát cao, tồn tại nhiều vấn đề xã hội bức xúc, cơ sở hạ tầng chậm phát triển,
tham nhũng, quan liêu nặng nề,... Mặc dù vậy, với thành tựu đạt được, thế giới
đang nhìn nhận Ấn Độ như một quốc gia đang nổi lên mạnh mẽ, từng bước vai trò
quan trọng trong cục diện đa cực. Đây là tiền đề quan trọng để thúc đẩy quan hệ
Việt Nam - Ấn Độ lên tầm cao mới.
1.2.3. Vài nét về thủ tướng Manmohan Singh
Liêm khiết, khiêm tốn, học vấn cao, ông Manmohan Singh được coi là thủ
tướng chuẩn nhất của Ấn Độ và có lẽ của cả thế giới.
Manmohan Singh sinh ngày 26 tháng 9 năm 1932 là Thủ tướng đời thứ 17
của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 2004 đến 2014. Ông là người theo đạo Sikh đầu tiên
nắm giữ chức vụ này. Xuất thân là một nhà kinh tế, Singh từng là Thống
đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ từ năm 1982 đến năm 1985, Chủ nhiệm Ủy ban Kế
hoạch Ấn Độ từ năm 1985 đến năm 1987 và Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ từ
năm 1991 đến năm 1996.
30

Singh tốt nghiệp Đại học Punjab, Đại học Cambridge và Đại học Oxford.
Từ khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính, Singh được thừa nhận rộng rãi là
vị kiến trúc sư trưởng của các cải cách kinh tế ở Ấn Độ,
Sau cuộc Tổng tuyển cử Ấn Độ năm 2004, Singh trở thành Thủ tướng.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, chính quyền của Singh đã tập trung giảm thâm
hụt ngân sách nhà nước, giảm nợ cho nông dân nghèo, thi hành các chính sách
thuế và kinh tế thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Sau cuộc Tổng tuyển cử Ấn Độ năm 2009, Manmohan Singh một lần nữa
được bầu làm Thủ tướng. Ông là người thứ hai, sau Jawaharlal Nehru, làm Thủ
tướng liên tục 2 nhiệm kỳ.
Ông Khushwant Singh, nhà văn kiêm nhà báo nổi tiếng của Ấn Độ, từng kể
lại một câu chuyện nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn về ông Manmohan Singh: “Tôi chỉ
thật sự biết ông Manmohan Singh lúc ông thất cử hạ nghị sĩ ở Nam Delhi. Đó là
vào năm 1999. Tôi rất ngạc nhiên khi biết con rể ông ấy, một người quen biết với
gia đình tôi, đến mượn 2 Lakh (khoảng 75,6 triệu đồng) để ông mướn taxi đi vận
động bầu cử. Tôi đưa tiền mặt cho cậu ấy. Bầu cử kết thúc, ông ấy gọi điện hẹn
gặp tôi. Ông ấy đến nhà tôi, trong tay có một bao thư. Ông nói: “Tôi chưa dùng
số tiền này, nay xin trả lại anh”. Rồi Singh đưa cho tôi số tiền mà tôi đã đưa cho
con rể ông. Tôi chưa từng thấy chính khách nào hành xử đẹp như vậy”.
Lý lịch cực kỳ ấn tượng, nói về sự liêm khiết, ông Khushwant cho rằng “ví
dụ điển hình nhất về đức tính đó chính là người đàn ông đang lãnh đạo đất nước
này (Manmohan Singh)”. Nhà báo này còn đánh giá ông Singh cao hơn ông
Jawaharlal Nehru, vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ.
Theo ông Khushwant, ông Nehru có tầm nhìn và sức lôi cuốn hơn người
nhưng cũng có nhược điểm lớn. Ông Manmohan Singh chưa bao giờ bị tố cáo là
gia đình trị nhưng ông Nehru đã từng bị. Bà Indira Gandhi cũng vậy.
ông Manmohan Singh có một bản lý lịch vô cùng ấn tượng bởi sự uyên
thâm về mặt học vấn và một sự nghiệp lẫy lừng. Sinh ra ở Gah, Tây Punjab (nay
là huyện Chakwal) của Pakistan năm 1932 trong một gia đình người Sikh, ông
theo gia đình di cư đến Ấn Độ năm 1947.
Mất mẹ rất sớm, ông Singh sống với bà nội. Học kinh tế, ông tốt nghiệp
bậc cử nhân năm 1952 và thạc sĩ 1954 hạng ưu. Tiếp tục học kinh tế ở Đại học
31

Cambridge, luôn đứng đầu khóa học, ông 2 lần nhận được giải Wright danh giá
năm 1955 và 1957. Sau đó, học tiến sĩ kinh tế tại Đại học Oxford, ông tốt nghiệp
hạng ưu năm 1962. Như vậy, so với tất cả các vị thủ tướng từ trước đến nay, ông
là người có học vị và học thức cao nhất.
Ông Singh bắt đầu sự nghiệp quan chức từ năm 1972 khi được bổ nhiệm
làm cố vấn kinh tế Bộ Ngoại thương (1972-1976). Trong 2 thập niên 1970 và
1980, ông giữ nhiều chức vụ then chốt trong chính phủ như cố vấn trưởng kinh tế
(1972-1976), thống đốc Ngân hàng Dự trữ (1982-1985) và chủ nhiệm Ủy ban Kế
hoạch (1985-1987).
Năm 1991, khi Ấn Độ đắm chìm trong khủng hoảng kinh tế, tân thủ tướng
P.V. Narasimha Rao khiến mọi người kinh ngạc khi bổ nhiệm Manmohan Singh,
dân ngoại đạo chính trị, làm bộ trưởng tài chính. Một sự chọn lựa sáng suốt bởi
sau đó, Manmohan Singh trở thành “kiến trúc sư của Ấn độ hiện đại” với chính
sách “tự do hóa, tư hữu hóa và toàn cầu hóa” làm thay đổi bộ mặt kinh tế Ấn Độ.
Tính chung, ông làm bộ trưởng bộ này 3 lần, từ năm 1996 đến tháng 7-2012 (2
lần kiêm nhiệm).
Năm 2004, khi đảng UPA của Đảng Quốc đại lên cầm quyền, chủ tịch
đảng, bà Sonia Gandhi, bất ngờ chọn Manmohan Singh, người Sikh đầu tiên đồng
thời cũng là kinh tế gia đầu tiên trong lịch sử, làm thủ tướng chính phủ. Nền kinh
tế Ấn Độ tiếp tục bay cao với những cải cách hiệu quả.
Hình mẫu của một thủ lĩnh chính trị, đó là nhận định của ông Mohamed
ElBaradei, nguyên tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế. Nhà học
giả luật Ai Cập này không phải là người duy nhất ngưỡng mộ Manmohan Singh.
Các cơ quan truyền thông quốc tế cũng từng ca ngợi nhà lãnh đạo liêm
khiết và kiệm lời này với những mỹ từ đẹp nhất. Nhật báo Anh The Independent
mô tả ông là “một trong các nhà lãnh đạo được kính trọng nhất thế giới” và “một
quý ông lịch sự, tao nhã hiếm thấy”. Năm 2010, tuần báo Mỹ Newsweek thừa
nhận ông là một nhà lãnh đạo thế giới được các vị nguyên thủ quốc gia khác kính
trọng và “một nhà lãnh đạo được các nhà lãnh đạo khác yêu mến”.
Năm 2010, tạp chí tài chính Forbes xếp Manmohan Singh thứ 18 trong
danh sách những người có quyền lực nhất thế giới. Tạp chí này mô tả ông là
“người được cả thế giới ca tụng là thủ tướng xuất sắc nhất kể từ thời ông Nehru”.
32

Nhà báo Úc Greig Sheridan cũng ca ngợi ông là “một trong những chính khách vĩ
đại nhất của châu Á”.
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ thứ 2 (từ năm 2009), uy tín của thủ tướng
Manmohan Singh đã bị lu mờ sau khi chính phủ dính một loạt xì-căng-đan tham
nhũng lớn, dù bản thân ông vẫn giữ được sự trong sạch.
Những địch thủ chính trị như ông L.K.Advani, thủ lĩnh đảng BJP đối
lập, nhận xét Manmohan Singh không còn như xưa mà trở thành một vị thủ
tướng “bạc nhược”. Tuần báo Mỹ Time số ra tháng 7-2012 cũng đánh giá ông
là một “người kém cỏi”. Theo tờ báo này, Manmohan Singh đã “thụt cổ” và
hụt hơi trong cuộc cải cách kinh tế nữa khiến cho Ấn Độ đi giật lùi. Tờ The
Independent cũng nhận định rằng Manmohan Singh đã đánh mất thực lực
chính trị của mình.Tuy vậy xét một cách tổng quát, thủ tướng Manmohan
Singh trong hai nhiệm kỳ của mình với những gì làm được xứng đáng là hình
mẫu của một thủ lĩnh chính trị lớn.
Không quá nhanh nhưng trong hai nhiệm kỳ của thủ tướng Manmohan
Singh Ấn Độ đang dần định hình, trở thành một cường quốc của thế giới trong thế
kỷ 21. Đó là ý kiến của hầu hết nhà phân tích và hoạch định chính sách. Năm
2010, trong chuyến thăm Ấn Độ, Tổng thống Mỹ Barack Obama có những phát
biểu tuy mang tính ngoại giao nhưng không phải là không có cơ sở rằng “Ấn Độ
không phải là một cường quốc đang lên. Quốc gia này là cường quốc lâu rồi”.
Tiểu kết chương 1
Như vậy có thể nói sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ
thủ tưởng Manmohan Singh xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của nhiều nhân tố, đó
là cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và tác động của bối cảnh quốc tế. Sự sụp đổ của
trật tự hai cực Ianta kéo theo nó là sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho Ấn Độ mất
đi một chỗ dựa vững chắc; đồng thời đó là những tác động của xu thế toàn cầu
hoá, khu vực hoá, làm thay đổi mối quan hệ giữa các quốc gia. Cùng với những
nhân tố quốc tế thì tình hình trong nước của Ấn Độ cũng đã tác động mạnh mẽ
đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực tan rã, thế giới dần hình
thành lên một trật tự mới bắt buộc các quốc gia trong nền chính trị quốc tế phải có
sự điều chỉnh về chính trị, kinh tế, đối ngoại… để thích nghi với nó. Bước vào thế
33

kỷ XXI các đặc điểm, xu thế của tình hình thế giới ngày càng sâu sắc, phức tạp và
khó lường hơn, trong tình hình đó buộc Chính phủ Ấn Độ phải có những đối sách
phù hợp để đưa đất nước hoà nhập vào những biến đổi chung của nền chính trị
quốc tế và đưa đất nước phát triển đi lên. Để tiếp tục duy trì sự phát triển kinh tế
và xã hội của quốc gia trong tình hình mới, Ấn Độ buộc phải có những điều chỉnh
thích hợp trong đường lối chính sách của mình. Những nguyên tắc đối ngoại và vị
trí của Ấn Độ trên trường quốc tế cũng có tác động sâu sắc đến việc điều chỉnh
chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
Quá trình hình thành, triển khai và thực hiện chính sách đối ngoại của Ấn
Độ trong suốt thời kỳ thủ tưởng Manmohan Singh là do những nhân tố trên tác
động nên cũng phải đảm bảo được các nguyên tắc nhất định nhằm giữ vững
những mục tiêu mà Ấn Độ đã đề ra như đảm bảo vị thế của Ấn Độ trong phong
trào không liên kết và ở các nước thế giới thứ ba, đảm bảo vị thế của Ấn Độ ở
Nam Á, vị thế là một nước lớn trên thế giới. Đặc biệt chính sách đối ngoại của Ấn
Độ dù có sự điều chỉnh thay đổi thì đều phải nhằm mục tiêu duy nhất cuối cùng là
phục vụ sự phát triển kinh tế Ấn Độ.
34

Chương 2
NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ THỜI KỲ THỦ TƯỚNG
MANMOHAN SINGH

2.1. Nội dung chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 2004 - 2014
2.1.1. Mục tiêu của chính sách đối ngoại
Trong bối cảnh thế giới và trong khu vực có nhiều biến động và thay đổi to
lớn, cục diện đa cực với sự chi phối của các nước lớn ngày càng thể hiện rõ rệt,
điều này đã buộc chính quyền thủ tướng Manmohan Singh phải tiếp tục định ra
những mục tiêu mới trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong thời kỳ mới
nhằm phục vụ cho chương trình cải cách kinh tế, phát huy vai trò của Ấn Độ trong
khu vực và trên toàn thế giới. Và mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại
của Ấn Độ là điều chỉnh chính sách trong bối cảnh mới của thế giới. Trong bối
cảnh đó, cần thiết phải xác định lại vai trò của phong trào không liên kết và hợp
tác Nam - Nam. Động lực cơ bản của chính sách của chúng ta là thúc đẩy lợi thế
quốc gia, đóng góp cho hoà bình, an ninh và hợp tác với tất cả các nước và đặc
biệt là với thế giới đang phát triển.
Những mục tiêu của chính sách đối ngoại Ấn Độ duy trì trong thời kỳ thủ
tướng Manmohan Singh là :
- Một là, bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia
- Hai là, tạo môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển kinh tế
- Ba là, tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước lớn, các trung tâm
kinh tế thế giới nhằm tranh thủ vốn đầu tư và kỹ thuật cao.
- Bốn là, đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu.
- Năm là, nâng cao vai trò và vị thế của Ấn Độ trong khu vực và thế giới,
đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc ở châu Á và thế giới vào những thập kỷ đầu
của thế kỷ XXI, giành vị trí xứng đáng trong trật tự thế giới mới[29, tr.138].
Ngoài mục tiêu đầu tiên là bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh và toàn vẹn
lãnh thổ vẫn được giữ nguyên như thời kỳ chiến tranh lạnh, các mục tiêu khác đã
được chuyển đổi hoặc cụ thể hoá hơn. Có thể nói rằng, so với thời kỳ trước,
35

những mục đích của chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ thủ tướng
Manmohan Singh đã thiên về nội dung kinh tế hơn, mang tính chất thực tiễn hơn.
Cùng với thời gian, những mục tiêu này càng được nhận thức rõ rệt hơn.
2.1.2. Nguyên tắc, phương châm đối ngoại
2.1.2.1. Nguyên tắc đối ngoại
Thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh, bên cạnh việc bổ sung, hoàn thiện và
phát triển chính sách đối ngoại cho ngày càng phù hợp với thực tiễn thế giới và
yêu cầu của nhiệm vụ đất nước Ấn Độ.
Xuất phát từ lợi ích và mục tiêu đối ngoại đã được xác định, Chính sách đối
ngoại của Ấn Độ được xây dựng trên nguyên tắc bao trùm là: giữ vững, bảo vệ
độc lập, chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ đồng thời năng động, linh hoạt,
phù hợp, thích ứng với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Ấn Độ cũng như
diễn biến của tình hình thế giới và khu vực phù hợp với từng đối tượng mà Ấn Độ
có quan hệ[76].
Trong tình hình mới của thế giới và khu vực, Ấn Độ nhấn mạnh quan điểm
tăng cường sự chủ động, tích cực của Ấn Độ đối với quá trình hội nhập quốc tế
ngày càng đầy đủ và toàn diện, không chỉ hội nhập trong lĩnh vực kinh tế mà còn
trong lĩnh vực khác. Ấn Độ cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc
tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế, từ đó có thể đóng vai trò là
thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình hợp tác và phát
triển.
Đường lối và chính sách đối ngoại của Ấn Độ luôn dựa trên sự kiên trì giữ
vững nguyên tắc đối ngoại cơ bản, bao trùm là hoà bình, độc lập, thống nhất và
bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia, đặt lợi ích tối cao của quốc gia lên hàng đầu.
Những nguyên tắc bao trùm trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ thủ
tướng Manmohan Singh được cụ thể hoá bằng các nguyên tắc cụ thể:
(1) Tôn trọng quyền cơ bản của con người và tôn trọng tôn chỉ và nguyên
tắc Hiến chương Liên hiệp quốc.
(2) Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia.
(3) Thừa nhận sự bình đẳng của các dân tộc và sự bình đẳng của tất cả
các quốc gia lớn và nhỏ.
36

(4) Không can thiệp và không xen vào công việc nội bộ của các nước
khác.
(5) Tôn trọng quyền của mỗi dân tộc được tự vệ riêng lẻ hoặc tập thể phù
hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc.
(6) Không dùng những thoả thuận về phòng thủ tập thể nhằm phục vụ lợi
ích riêng của bất cứ cường quốc nào và không nước nào được gây sức ép đối với
các nước khác.
(7) Tự kiềm chế, không hành động hoặc đe doạ xâm lược hoặc sử dụng sức
mạnh vi phạm toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất cứ nước nào.
(8) Giải quyết các xung đột quốc tế bằng biện pháp hoà bình do các bên
lựa chọn, phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc.
(9) Khuyến khích lợi ích chung và hợp tác.
(10) Tôn trọng công lý và nghĩa vụ quốc tế.[74]
Ấn Độ xác định rõ cơ sở của sự hợp tác là hợp tác bình đẳng, cùng có lợi
với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên
hiệp quốc và luật pháp quốc tế.
2.1.2.2. Phương châm đối ngoại
Thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh, Ấn Độ tiếp tục duy trì và đề ra các
phương châm đối ngoại đúng đắn, làm cơ sở để hoạch định nội dung cơ bản trong
chính sách đối ngoại của Ấn Độ:
Một là, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, coi trọng phát triển quan hệ hợp
tác với các nước, các tổ chức, khu vực trên thế giới[74]. Thực chất của phương
châm này là xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế
trong hoạt động đối ngoại của Ấn Độ. Đối ngoại phục vụ lợi ích chính đáng của
quốc gia và đó cũng là cách thực hiện tốt nhất nghĩa vụ quốc tế, là sự đóng góp
đối với quá trình phát triển chung của thế giới. Lợi ích quốc gia mà Ấn Độ hướng
tới là phát triển toàn diện đời sống kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, nâng cao
chất lượng cuộc sống nhân dân, bảo đảm độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.
Trong khi nỗ lực tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, Ấn
Độ cũng coi trọng phát triển quan hệ hợp tác phát triển với các nước, các tổ chức,
37

khu vực trên thế giới, theo khả năng thực tế của đất nước, phù hợp với sự chuyển
biến của tình hình thế giới.
Hai là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tự cường, hòa bình,
hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ[74]. Phương châm
này nhằm phát huy sức mạnh bên trong, là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội, đây cũng là điều kiện để mở rộng quan hệ đối ngoại,
nâng cao uy tín của quốc gia. Bên cạnh đó, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
quốc tế nhằm tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa các điều kiện bên ngoài
thuận lợi cho việc phát triển mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc
gia. Thực hiện đường lối đối ngoại tự chủ, tự lực tự cường là yếu tố có tính
nguyên tắc để mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa,
tránh được những tình huống bất lợi về đối ngoại, củng cố và nâng cao vị thế của
đất nước ở khu vực cũng như trên thế giới.
Ba là, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế[74]. Với phương châm này,
công tác hội nhập quốc tế được chủ động triển khai mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế,
đồng thời mở rộng trên các lĩnh vực khác, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc
phòng, an ninh..., ở các cấp độ song phương và đa phương, khu vực và toàn cầu.
Việc thực hiện phương châm đối ngoại này là điều kiện để Ấn Độ đảm bảo hoàn
thành nhiệm vụ giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh phát triển
kinh tế; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quốc gia; nâng cao vị thế của đất
nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội trên thế giới.
Bốn là, tham gia hợp tác trong khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất
cả các nước[74]. Phương châm này thể hiện chính sách nhất quán của Ấn Độ mở
rộng quan hệ quốc tế, góp phần vào hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và
trên thế giới. Ấn Độ đặc biệt chú trọng vào hợp tác khu vực, nhất là các nước láng
giềng nhằm tạo môi trường hòa bình, ổn định lâu dài chung quanh đất nước. Việc
tạo lập được mối quan hệ hợp tác trên cơ sở thùy thuộc lẫn nhau về an ninh cũng
như về phát triển với các nước trong khu vực là sự đảm bảo hết sức quan trọng
nhằm xác lập một vị thế có lợi cho Ấn Độ trong quan hệ quốc tế.
38

Bốn phương châm trên có ý nghĩa hết ức quan trọng trong việc xử lý các
mối qua hệ quốc tế của Ấn Độ. Là yếu tố đảm bảo thắng lợi trong quá trình triển
khai thực hiện chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
2.1.3. Nhiệm vụ và phương hướng đối ngoại
2.1.3.1. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
hiện nay xoay quanh ba vấn đề cơ bản được cụ thể hoá gồm:
Một là, nâng quan hệ chiến lược với các nước lớn lên mức cao hơn và do
đó tạo điều kiện cho Ấn Độ nổi lên thành “người chơi toàn cầu chủ chốt”, củng cố
sự thừa nhận Ấn Độ như một thế lực khu vực[96].
Ấn Độ chủ trương thay đổi trọng tâm trong chính sách đối ngoại của của
quốc gia mình trong mối quan hệ của Ấn Độ với các cường quốc trong khu vực và
trên thế giới. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ có quan hệ gắn bó và là đồng
minh thân cận của Liên Xô, trong khi mối quan hệ với các nước lớn khác như Mỹ,
Tây Âu, Trung Quốc hay Nhật Bản lại có phần mờ nhạt. Tuy nhiên, từ tình trạng
“hai nền dân chủ xa lạ” - vốn dùng để chỉ mối quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ thời
gian trước, trong thời kỳ này, mối quan hệ giữa hai nước đã có những bước phát
triển mạnh mẽ với nhiều sự đồng thuận trong các vấn đề quốc tế. Mối quan hệ
song phương giữa Ấn Độ và Trung Quốc sau một thời gian dài “lạnh lẽo” thì giờ
được “hâm nóng”. Trung Quốc cũng đang trở thành đối tác thương mại lớn nhất
của Ấn Độ.
Hai là, Tái sắp xếp bàn cờ khu vực Nam Á, củng cố vai trò có ảnh hưởng
bao trùm tại khu vực[96].
Thách thức đầu tiên và quan trọng đối với Ấn Độ là xây dựng một khu vực
hòa bình và thịnh vượng trong tiểu vùng Nam Á. Kể từ cuối những năm 1970, khu
vực Tây Bắc của tiểu vùng thường xuyên xảy ra giao tranh và bạo lực. Để thiết
lập nền hòa bình, Ấn Độ đã đưa ra định hướng hợp tác với các nước láng giềng
cũng như với các cường quốc thế giới nhằm mục đích trấn áp sự phát triển của
chủ nghĩa cực đoan bạo lực đã ăn sâu, cắm rễ tại khu vực này. Ấn Độ đã dành rất
nhiều công sức trong các hoạt động ngoại giao và chính trị trong suốt thập kỷ qua
để cải thiện mối quan hệ với nước láng giềng Pakixtan. Ba Thủ tướng, đại diện
39

cho ba xu hướng chính trị khác nhau của Ấn Độ là Inder Kumar Gujral, Atal
Bihari Vajpayee và Manmohan Singh đều có nhiều nỗ lực nhằm bình thường hóa
mối quan hệ song phương với Pakixtan. Thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh, Ấn
Độ và Pakixtan tiến hành tham gia vào một lộ trình toàn diện cho việc bình
thường hóa quan hệ thương mại song phương. Hai nước đã ký kết một thỏa thuận
lịch sử nhằm nới lỏng quy định cấp thị thực vào tháng 9/2012.
Ấn Độ cũng thể hiện quyết tâm dẫn dắt tiểu vùng Nam Á theo một định
hướng phát triển tích cực thông qua thảo luận với các nước trong khu vực nhằm
thúc đẩy kết nối. Ngoài ra, Ấn Độ đã đơn phương mở cửa thị trường với các quốc
gia láng giềng trên tiểu vùng Nam Á, đóng góp vào sự phát triển và ổn định của
Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, Bhutan và quần đảo Maldives.
Nhiệm vụ tiếp theo của Ấn Độ là góp phần hiệu quả vào việc xây dựng và
kiến thiết một nền tảng ổn định cho hòa bình và hợp tác trong khu vực châu Á. Ý
tưởng về một Châu Á thống nhất khởi nguồn từ phong trào phát triển dân tộc của
Ấn Độ trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX. Những nỗ lực của Ấn Độ
nhằm thúc đẩy phong trào đoàn kết trong khuôn khổ một châu Á vừa thoát khỏi
ách nô lệ cũng là sáng kiến ngoại giao của Ấn Độ trong những năm 40, 50. Những
ý tưởng đó, theo các nhà nghiên cứu nhận định, đã đi trước thời đại rất nhiều năm.
60 năm đã trôi qua, rất nhiều trong số các ý tưởng đó đã thành hiện thực. Châu Á
chưa bao giờ lại hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng với thế giới như thời điểm này.
Điều này mang lại sự thịnh vượng chưa từng có trong châu lục và châu Á đang trở
thành một động lực quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Dù vậy, những thành
tựu đạt được tại khu vực vài thập kỷ gần đây sẽ nhanh chóng bị phá hoại nếu
Châu Á là nạn nhân của cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn và chạy
đua vũ trang. Hơn bao giờ hết, Ấn Độ ý thức được vai trò của họ trong ngăn chặn
những hậu quả như vậy bằng việc kết nối các nước trong khu vực, tăng cường hợp
tác và tìm kiếm giải pháp cho sự cân bằng lợi ích giữa các cường quốc.
Ba là, thúc đẩy các nước lớn gia tăng đầu tư vào Ấn Độ, đồng thời khuyến
khích các nước láng giềng hợp tác kinh tế với Ấn Độ vì lợi ích chung về cả an
ninh và kinh tế[96].
40

Mỹ và Châu Âu đều rất quan tâm đến vai trò quốc tế của Ấn Độ trong thế
kỷ XXI, những đóng góp của cường quốc này trong việc giải quyết những thách
thức toàn cầu. Ngay tại Ấn Độ cũng đang diễn ra những cuộc tranh luận nảy lửa
về sự trỗi dậy của Ấn Độ cũng như vai trò của một cường quốc có trách nhiệm
trong thế kỷ mới. Hướng tới mục tiêu trở thành một cường quốc đáng tin cậy và
hành động hiệu quả, Ấn Độ khẳng định, quá trình đa phương hóa các mối quan hệ
phải trở thành tiêu biểu trong giai đoạn ngày nay và cần phải tính đến những thay
đổi trong việc phân chia lại các vị thế quyền lực trên toàn cầu.
Nhiều xu hướng tiêu cực đang nổi lên ở châu Á, tiêu biểu là trong lĩnh vực
hàng hải. Sự gia tăng các tranh chấp lãnh thổ trên các đảo nhỏ đang đe dọa an
ninh biển châu Á. Chính sách của Trung Quốc và quyết định chuyển trọng tâm
sang CA-TBD của Mỹ dự báo một giai đoạn không êm ả trong mối quan hệ giữa
các nước trong thời gian tới. Trước tình hình đó, Ấn Độ đã hợp tác với Mỹ cùng
giải quyết các vấn đề an ninh hàng hải. Ấn Độ đã lên kế hoạch cho một cuộc đối
thoại với Trung Quốc và có những bước đầu tiên trong cuộc chiến phối hợp chống
cướp biển ở Vịnh Aden. Ấn Độ cũng ủng hộ ý tưởng của Cựu Ngoại trưởng Mỹ
Hillary Clinton về hợp tác ba bên Washington, Bắc Kinh và Delhi. Nhiều chuyên
gia đánh giá, sự hợp tác mạnh mẽ và bền vững giữa Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ
là chìa khóa để giải quyết một cách hòa bình trong khai thác các nguồn tài nguyên
biển và tự do hàng hải của châu Á. Và sự hợp tác giữa 3 cường quốc này sẽ tạo
nên một “dàn hợp xướng châu Á” dẫn dắt, duy trì sự ổn định và an ninh khu vực.
2.1.3.2. Phương hướng
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ đã có những bước chuyển trong
việc đề ra phương hướng trong chính sách đối ngoại của mình:
Một là, mục tiêu và lợi ích cao nhất trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
là giữ vững môi trường hòa bình và ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của đất nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh
tế năng động, bền vững. Do vậy, cần tiếp tục hoàn thiện và kiên trì theo đuổi
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan
hệ và chủ động hội nhập quốc tế. Theo đó, cần tích cực xây dựng và triển khai
thực hiện các khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài hiện có với các đối tác, đưa
41

quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, tạo sự đan xen lợi ích, củng cố an ninh
đất nước và tạo môi trường thuận lợi nhất cho công cuộc phát triển kinh tế[29,
tr.146].
Hai là, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường quan hệ song
phương và đa phương với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng,
hoàn thiện chiến lược tổng thể và lộ trình cho từng giai đoạn về hội nhập kinh tế
quốc tế của Ấn Độ trong những năm tiếp theo, làm cơ sở chủ động điều hành và
thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập. Hoàn thiện các chính sách đầu tư, viện
trợ phát triển, xúc tiến thương mại, du lịch và hợp tác lao động với từng đối
tác[29, tr.146-147].
Ba là, tập trung nỗ lực tạo chuyển biến cơ bản trong công tác ngoại giao
kinh tế. Trọng tâm là triển khai các nhiệm vụ đã được đề ra, tập trung vào công
tác thông tin và dự báo vĩ mô, góp phần tạo môi trường và khuôn khổ pháp lý
thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại, thúc đẩy các mặt hoạt động kinh tế đối
ngoại, hỗ trợ có hiệu quả các yêu cầu của doanh nghiệp trong kinh tế đối ngoại.
Bốn là, tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt với các tổ chức
quốc tế và khu vực, trước hết với SAARC, ASEAN, APEC, EU Liên hợp quốc,
WB, IMF, ADB... và với các tổ chức phi chính phủ, kết hợp hiệu quả của quan
hệ song phương với quan hệ đa phương, đẩy mạnh hoạt động và từng bước nâng
cao vai trò của Ấn Độ trong các tổ chức này[29, tr.147].
Thực hiện chính sách ngoại giao toàn diện “Liên kết với phương Tây và
hướng về phía Đông”, đã mở cửa nhanh chóng và coi trọng quan hệ với các
nước lớn, trong đó có Mỹ, coi “ngoại giao kinh tế” là trọng tâm, lấy ngoại giao
phục vụ phát triển kinh tế. Các chuyến thăm chính thức của lãnh đạo các nước
lớn như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Pakixtan…đến Ấn Độ trước hết thể
hiện chính sách ngoại giao mới của Ấn Độ, đồng thời cũng thể hiện sự quan
tâm của các nước này đến Ấn Độ trên bình diện chính trị, từ đó tạo cơ sở để Ấn
Độ hợp tác phát triển kinh tế.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, việc quán triệt và triển khai có hiệu quả
đường lối đối ngoại kinh tế, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đã đem lại cho
Ấn Độ một tầm vóc mới và một vị thế mới. Sự tổng hòa các mối quan hệ của Ấn
42

Độ với các nước láng giềng, khu vực, nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị,
phong trào chính trị quốc tế, kết hợp giữa đa dạng hóa với xác lập và củng cố
quan hệ với các đối tác tin cậy, các thị trường chiến lược, đã tạo cho Ấn Độ thế
đối ngoại cân bằng, ổn định và vững chắc, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho
phát triển và ổn định kinh tế - xã hội của đất nước.
Ấn Độ ngày nay đang ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng và tầm ảnh
hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, Ấn Độ cũng gắn kết
mật thiết với thế giới trong các vấn đề an ninh quốc gia và phát triển kinh tế.
2.2. Quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn
2004 - 2014
2.2.1. Đối với các nước láng giềng
Ấn Độ đặt ưu tiên hàng đầu trong quan hệ với các nước láng giềng, khẳng
định vị trí cường quốc khu vực của mình. Do những tranh chấp về biên giới, lãnh
thổ, mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo… do lịch sử để lại, các nước Nam Á đặc biệt
là Pakixtan luôn có quan hệ căng thẳng và nghi ngờ lẫn nhau. Vì vậy đối với khu
vực Nam Á, chính sách của Ấn Độ là rõ ràng. Ấn Độ vẫn muốn duy trì vị trí ảnh
hưởng của mình ở đây, hạn chế tối đa ảnh hưởng của các nước lớn khác trong khu
vực. Tuy nhiên, biện pháp thực hiện chính sách đối với khu vực của Ấn Độ đã
thay đổi theo hướng linh hoạt và thực dụng hơn, sử dụng triệt để và hiệu quả các
công cụ kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục và đào tạo. Chính sách ngoại giao với
khu vực bên ngoài hoặc các nước lớn khác có lợi ở khu vực Nam Á, Ấn Độ cũng
linh hoạt xây dựng hình ảnh mình là đại diện cho quyền lợi của khu vực. Ấn Độ
muốn đi vào lòng các nước Nam Á bằng một hình ảnh thân thiện và xây dựng chứ
không phải là hình ảnh của một nước theo “Chủ nghĩa sôvanh Đại Ấn”.
2.2.1.1. Quan hệ Ấn Độ - Pakixtan
Trên lĩnh vực chính trị: Với Pakixtan, một đối thủ khu vực, Ấn Độ thực
hiện chính sách vừa tranh thủ hợp tác, vừa kiềm chế. Hai bên bắt đầu có dấu hiệu
ngồi vào bàn thảo luận trên tinh thần xây dựng. Vấn đề Kashimir tiếp tục là một
trong những thử thách đối ngoại lớn nhất đối với Ấn Độ trong thời kì sau chiến
tranh lạnh cũng như trong thời gian tới.
43

Quan hệ Ấn Độ- Pakixtan vẫn luôn luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu, có
ảnh hưởng chi phối các mối quan hệ và sự hợp tác giữa các nước ở khu vực Nam
Á với nhau. Mặc dù đứng trước những cơ hội và thách thức của tình hình mới, cả
Ấn Độ và Pakixtan đều có nhu cầu hoà bình và ổn định để phát triển, nhưng do
tình hình phức tạp đặc biệt của mối quan hệ giữa hai nước cho nên cơ hội hết sức
thuận lợi này đã không được khai thác, tận dụng một cách triệt để. Nguyên nhân
gây nên tình trạng phức tạp đặc biệt này là sự tranh chấp vùng Kashimir - một
vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng mà cả Ấn Độ và Pakixtan đều kiên quyết
không từ bỏ chủ quyền của mình ở đó.
Từ đầu thập kỉ 90, cùng với cải thiện mối quan hệ với các nước láng giềng
Nam Á, Ấn Độ cũng có những bước đi nhằm tạo ra những bước chuyển biến mới
trong quan hệ giữa hai nước nhưng kết quả thu được vẫn không đáng kể. Ngoài
nguyên nhân là cả hai nước đều có thái độ kiên quyết trong vấn đề chủ quyền ở
Kashimir thì có một nguyên nhân quan trọng khác là sự thiếu thiện chí ở Pakixtan.
Sau một thời gian chiến tranh và xung đột, kể từ đầu năm 2004 quan hệ Ấn
Độ - Pakixtan có những dấu hiệu tích cực thể hiện bước đầu tiến trình hoà giải
giữa hai nước. Triển vọng mới trong quan hệ Ấn Độ- Pakixtan được bắt đầu từ
bên lề kỳ họp thường niên Đại hội đồng Liên hiệp quốc lần thứ 59, ngày
24/09/2004 Tổng thống Musharraf lần đầu tiên có cuộc gặp gỡ với tân Thủ tướng
Ấn Độ Manmohan Singh. Bầu không khí hữu nghị của cuộc gặp khiến dư luận hy
vọng hai địch thủ hạt nhân có thể giải quyết bất đồng nhằm củng cố hoà bình tại
Nam Á.
Ngày 17/11/2004, khi thăm thành phố Srinaga, thủ phủ Mùa hè của bang
Kashimir, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã khẳng định Chính phủ Ấn Độ
sẵn sàng đối thoại vô điều kiện với bất kì nhân vật và phe nhóm nào. Trong một
nỗ lực nhằm chấm dứt thời kỳ thù địch Ấn Độ - Pakixtan, ngày 8/8/2005 hai bên
đã nhất trí 7 biện pháp nhằm giảm bớt tình trạng căng thẳng quân sự, trong đó có
lệnh cấm xây dựng các vị trí đóng quân mới dọc theo biên giới giữa hai nước tại
khu vực Kashimir. Ngoài ra, Ấn Độ- Pakixtan sẽ nâng cấp đường dây nóng quân
sự hiện có và hàng tháng tiến hành các cuộc họp nghi lễ giữa các sĩ quan cấp cao
dọc theo biên giới[81, tr.2].
44

Trong cuộc viếng thăm không chính thức ngày 8/4/2012 của thủ tướng
Pakistan tới Ấn Độ để lại dấu ấn đặc biệt trong quan hệ hai nước, ông Asif Ali
Zardari và Thủ tướng nước chủ nhà Manmohan Singh đã thảo luận các vấn đề
quan trọng mà hai bên cùng quan tâm. Chủ nghĩa khủng bố và sự hiện diện của
những kẻ tham gia hoạt động chống Ấn Độ tại Pakistan cũng được đề cập đến.
Thủ tướng Singh đã chính thức nhận lời tới thăm Pakistan trong thời gian sớm
nhất. thủ tướng Manmohan Singh và thủ tướng Zardari đã thảo luận các vấn đề
song phương với tinh thần “xây dựng và hữu nghị”. Về phần mình, thủ tướng
Zardari nói “Chúng tôi đã có các cuộc hội đàm song phương rất kết quả. Chúng
tôi muốn có các mối quan hệ tốt hơn với Ấn Độ. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm gặp
Thủ tướng Singh tại Pakistan”. Quan hệ Ấn Độ và Pakistan trở nên hết sức nhạy
cảm sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại thành phố Mumbai ngày
26/11/2008 làm hơn 160 người thiệt mạng, mà nghi can số một là Hafiz Saeed,
trùm của tổ chức JuD và LeT có căn cứ tại Pakistan. Sau sự kiện này, các nhà lãnh
đạo hai nước đã nỗ lực để giữ cho mối quan hệ nhiều thăng trầm này khỏi những
dao động lớn, đặc biệt khi Ấn Độ yêu cầu Pakistan truy tố Hafiz Saeed, nhưng
phía Pakistan lại trả lời “chưa đủ chứng cứ” để buộc tội y[57].
Quan hệ Ấn Độ - Pakistan trước đây luôn trong tình trạng căng thẳng vì
những bất đồng lãnh thổ do lịch sử để lại. Ranh giới khu vực tranh chấp Kashmir
cho đến nay vẫn được coi như một cái gai khó gỡ trong quan hệ giữa hai nước.
Trên lĩnh vực kinh tế: Quan hệ Ấn Độ-Pakistan trong những năm qua đã
được cải thiện thông qua cơ chế đối thoại, thúc đẩy thương mại, nới lỏng thị thực
và trao đổi các cuộc gặp cấp cao. Ngày 11/4/2012, Bộ trưởng Thương mại
Pakistan Makhdoom Amin Fahim dẫn đầu một phái đoàn gồm 250 thành viên
thăm Ấn Độ và tham dự triển lãm sản phẩm của Pakistan tại thủ đô New Dehli.
Phái đoàn bao gồm các quan chức Bộ Thương mại, Cục Phát triển Thương mại và
đại diện các doanh nghiệp Pakistan, sẽ tham dự cuộc triển lãm 4 ngày, khai mạc
ngày 12/4, để thúc đẩy tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Đây là
lần đầu tiên Pakistan tổ chức một cuộc triển lãm như vậy tại Ấn Độ và các doanh
nghiệp Pakistan sẽ trưng bày hàng loạt sản phẩm, từ đồ may mặc đến các loại gia
vị. Quan hệ thương mại song phương Ấn Độ - Pakixtan được bình thường hóa vào
45

năm 2012 sau một thời gian đóng băng, Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Ấn
Độ và Pakixtan năm tài khóa 2012-2013 đạt 2,6 tỷ USD năm 2012-2013. Trong đó
xuất khẩu của Ấn Độ với Pakixtan là 2,064 tỷ USD và nhập khẩu từ Pakixtan là 541
triệu USD[81, tr.2-3]. Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ là: bông, hóa chất
hữu cơ, thực phẩm, rau quả, sản phẩm nhựa, sợi nhân tạo, cà phê, trà và các loại gia
vị, thuốc nhuộm, hạt có dầu và trái Ôliu,... Các mặt hàng nhập khẩu chính của Ấn
Độ: đồng, trái cây và các loại hạt, bông, muối, lưu huỳnh, các loại đất và đá, hóa chất
hữu cơ, nhiên liệu khoáng sản, các sản phẩm nhựa cao su, len,...
Trong đầu tư, Pakistan hoan nghênh quyết định của Ấn Độ cho phép đầu tư
từ Pakistan (theo thông báo của Chính phủ Ấn Độ vào ngày 01 Tháng Tám 2012).
Quyết định cho phép đầu tư từ Pakistan vào cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi đã
được thông báo bởi Ngân hàng Dự trự Ấn Độ vào tháng 8/2012 và có hiệu lực từ
tháng 9/2012, Ngân hàng Dự trự Ấn Độ cũng đã loại bỏ những hạn chế về đầu tư
tại Pakistan từ Ấn Độ.Để đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Nawaz Sharif để được
hỗ trợ để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng ở Pakistan, khả năng cung cấp
tối đa 5 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày (bằng cách mở rộng các đường ống dẫn
Dadri-bawana-Nangal từ Jalandhar qua Amritsar đến Lahore), và thiết lập một
liên kết lưới điện 500 MW từ Amritsar đến Lahore để tạo thuận lợi cho kinh
doanh điện đã được mở ra[81, tr.2].
Trong cuộc họp tại New Delhi vào ngày 18/1/2014, Bộ trưởng Thương mại
của Ấn Độ và Pakixtan tái khẳng định cam kết xúc tiến thiết lập quan hệ thương
mại bình thường và trong bối cảnh hiện tại, cam kết khẳng định tăng cường và
thúc đẩy quá trình bình thường hóa thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai
bên, thực hiện các mục tiêu đề ra trước tháng 2/2014. Hai bên cam kết tích cực
tham gia lộ trình đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong quá trình thực
hiện các mục tiêu chung.
Các vấn đề nhân đạo: Thành lập “Uỷ ban Tư pháp về tù nhân” bao gồm
Thẩm phán đã về hưu từ các cơ quan tư pháp cấp cao của cả hai nước, hai năm
họp một lần nhằm cùng nhau giải quyết vấn đề các tù nhân và ngư dân của hai
nước bị bắt, giam giữ trong nhà tù của nhau.. Cuộc họp gần đây nhất của ủy ban
này diễn ra tại Ấn Độ vào tháng 10/2013. Ủy ban đề nghị về việc các tù nhân có
46

quyền tiếp cận các lãnh sự, xét xử nhanh hơn, được thực hiện trợ giúp pháp lý,
chữa bệnh nhân đạo, hồi hương sau khi hoàn thành thi hành án, và ngư dân được trở
về nước cùng với thuyền của họ, được hỗ trợ bởi chính phủ ở cả hai bên. Kết quả gần
2.000 ngư dân Ấn Độ và 100 tù nhân đã được an toàn rời khỏi các nhà tù Pakixtan từ
năm 2008 đến 2015. Hiện nay, có hơn 300 ngư dân hơn 200 tù nhân của Ấn Độ vẫn
nằm trong các nhà tù Pakixtan. Từ năm 2008, có 8 ngư dân Ấn Độ và 3 tù nhân chết
trong trại giam của nhà chức trách Pakixtan trước đây được báo cáo là do các nguyên
nhân tự nhiên. Các vấn đề về đấu giá thuyền bị tịch thu bắt giữ ngư dân Ấn Độ cũng
đã được đưa lên các cơ quan hữu quan của Pakixtan[81, tr.5].
Trong suốt hai nhiệm kỳ của thủ tướng Manmohan Singh, kể từ đầu năm 2004
đến 2014, quan hệ giữa Ấn Độ- Pakixtan đã ngày càng được thắt chặt. Bức tranh về
sự hợp tác, về các biện pháp xây dựng lòng tin đã được ngày càng được hoàn thiện
hơn về đường nét và màu sắc. Có thể nói qua một loạt các chuyến viếng thăm, các
cuộc gặp gỡ, đàm phán của các nhà lãnh đạo hai nước, chúng ta có thể coi đây là một
“điềm lành”, một sự khởi đầu “thuận buồm xuôi gió” của quan hệ Ấn Độ- Pakixtan
đã có rất nhiều dấu hiệu “tan băng” dẫn tới bầu không khí trong quan hệ hai nước
ngày càng “ấm dần lên”. Theo đó, vấn đề Kashimir ngày càng được xem xét, tháo gỡ
một cách thuận lợi cùng với thiện chí của hai nước.
2.2.1.2. Với Bangladesh
Trên lĩnh vực chính trị: Ấn Độ là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại
giao với Bangladesh ngay sau khi độc lập vào tháng 12/1971, công nhận
Bangladesh là một quốc gia riêng biệt và độc lập. Ấn Độ và Bangladesh có nhiều
nét tương đồng về văn minh, văn hóa, xã hội và kinh tế. Là hai quốc gia có khá
nhiều điểm chung về lịch sử, di sản, hệ ngôn ngữ, văn hóa, niềm đam mê âm
nhạc, văn học và nghệ thuật. Những đặc điểm chung này giúp hai nước có nhiều
thuận lợi hơn trong quá trình liên kết, hợp tác, mở rộng triển khai chính sách đối
ngoại trên nhiều lĩnh vực. Ấn Độ và Bangladesh có vị trí địa lý tương đối thuận
lợi trong vệc khai thác các thế mạnh của mỗi nước và bổ sung những hạn chế mà
vị trí địa lý mỗi nước mang lại, qua đó giúp cả hai mở rộng và phát triển nền kinh
tế mỗi quốc gia.
47

Hai nước thường có các vuộc viếng thăm, trao đổi và các cuộc họp cấp cao
giữa nguyên thủ hai quốc gia với nhau trên nhiều lĩnh vực. Trong quan hệ hai
nước những năm đầu thế kỷ XXI, phải kể đến các mốc thời gian tháng 1 năm
2010, thủ tướng Sheikh Hasina đến thăm Ấn Độ và sau đó là chuyến thăm
Bangladesh của thủ tướng Manmohan Singh vào tháng 9/2011 đã mở ra một thời
kỳ mới trong quan hệ song phương của Ấn Độ với Bangladesh. Chuyến thăm của
tổng thống Pranab Mukherjee tới Bangladesh vào tháng 3/2013, là chuyến thăm
ngoại giao đầu tiên của ông ở nước ngoài, qua đó phản ánh tầm quan trọng trong
mối quan hệ với quốc gia Bangladesh của Ấn Độ, quan hệ ngoại giao hai nước
được xây dựng trên các nguyên tắc bình đẳng, hợp tác và cùng phát triển. Chuyến
thăm chính thức Bangladesh của bộ trưởng bộ Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj
trong tháng 6/2014 đã củng cố thêm động lực để thúc đẩy mối quan hệ giữa Ấn
Độ và Bangladesh trở nên gần gũi và thân thiện hơn.
Trong những năm dầu thế kỷ XXI, hai nước đã tiếp tục củng cố quan hệ trên
nhiều mặt như: chính trị, kinh tế, thương mại và văn hóa. Trên cơ sở đó, hai nước
đã thúc đẩy xây dựng nhiều khuôn khổ hợp tác toàn diện. Cả hai quốc gia hợp tác,
khai thác và sử dụng tài nguyên trên 54 sông đi qua lãnh thổ hai nước, trong đó,
một hiệp ước được thiết lập để sử dụng chung nguồn nước sông Hằng và cùng có
các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường nước đi kèm, ngoài ra hai bên cũng đã đang
nghiên cứu và xây dựng các đề án khai thác và sử dụng chung những con sông lớn
khác trên địa phận hai nước, ngoài ra Ấn Độ còn cho Bangladesh thuê vùng đất Tin
Ghira mà dân Bangladesh có truyền thống làm ăn ở đó. Cả hai nước cũng hợp tác
trong công tác bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học.
Ấn Độ và Bangladesh đã tham gia vào nhiều chương trình hợp tác khu vực
thông qua các diễn đàn đa phương như SAARC (Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam
Á), BIMSTEC (Tổ chức Hợp tác kinh tế và công nghiệp các nước ven Vịnh
Bengal) và IOR - ARC (Hiệp hội hợp tác khu vực Ấn Độ Dương).... Ấn Độ và
Bangladesh đã có nhiều sáng kiến trong hợp tác khu vực trên nhiều lĩnh vực như
kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, đồng thời kêu gọi được sự đồng thuận hưởng
ứng của Bhutan và Nepal.
48

Trên lĩnh vực kinh tế: Bangladesh là một đối tác thương mại quan trọng cho
Ấn Độ. Thương mại hai chiều trong năm tài chính 2014-2015 đạt 5,34 tỷ USD
trong đó xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Ấn Độ sang Bangladesh lên tới 4.776 tỷ
USD và xuất khẩu từ Bangladesh sang Ấn Độ đạt 0.564 tỷ USD[82, tr.1]. Hai
nước thi hành nhiều chính sách trong khu vực thương mại tự do chung của hai
nước, theo đó Ấn Độ và Bangladesh tham gia thỏa thuận xóa bỏ hầu hết các hàng
rào thương mại, thuế quan và phi thuế quan. Hai bên thúc đẩy nhiều hoạt động
thương mại, và có nhiều chính sách mở của, thuận lợi cho giao thương, trao đổi
hàng hóa dọc biên giới Ấn Độ - Bangladesh. Việc ký kết các Hiệp định song
phương xúc tiến đầu tư của hai nước ngày càng được tăng cường và phát triển,
nhiều công ty xuyên quốc gia, tập đoàn kinh tế của Ấn Độ như: Airtel, CEAT,
Marico... đã tích cực tham gia đầu tư, thương mại tại Bangladesh với nguồn vốn
lớn. Ấn Độ và Bangladesh đã thiết lập mạng lưới liên kết điện lưới quốc gia, qua
đó từ tháng 10/2013, Bangladesh nhập khẩu 500MW điện mỗi năm từ Ấn Độ.
Ấn Độ đã thường xuyên tiến hành các hoạt động viện trợ và hỗ trợ kinh tế
để giúp Bangladesh đối phó với thiên tai và lũ lụt thường xuyên xảy ra. Trong hậu
quả của cơn bão Sird đã đổ bộ vào vùng duyên hải Bangladesh, Ấn Độ đã có
nhiều biện pháp hỗ trợ về kinh tế - xã hội đối với Bangladesh nhằm khắc phục hậu
quả thiên tai do cơn bão gây ra với nhân dân và quốc gia Bangladesh. Tháng
3/2009 Bộ trưởng bộ Ngoại giao Ấn Độ Pranab Mukherjee đã có chuyến thăm tới
các vùng bị thiệt hại nặng nề do lốc xoáy gây ra tại Bangladesh, thể hiện sự quan
tâm sâu sắc của Ấn Độ đối với Bangladesh, trước khi cuộc viếng thăm, Ấn Độ đã
tuyên bố một gói cứu trợ nhân đạo. Gói viện trợ có giá trị hơn hơn 37 triệu USD,
trong đó bao gồm thực phẩm, nước uống thuốc men, lều bạt, chăn, chiếu, sữa bột
và 40.000 tấn gạo được chuyển cho Bangladesh. Chính phủ Ấn Độ cũng làm việc
với chính phủ Bangladesh nhằm hỗ trợ xây dựng lại 10 ngôi làng bị tàn phá nặng
nề trong đợt thiên tai ở phía nam của Bangladesh, qua đó Ấn Độ đã tái xây dựng
được 2.800 ngôi nhà bị tán phá ở khu vực trên và cung cấp 2.800 đèn năng lượng
mặt trời cho các hộ gia đình. Ấn Độ cũng đã cung cấp một nguồn vốn đầu tư lên
đến 800 triệu USD để Bangladesh xây dựng một loạt các dự án, bao gồm cơ sở hạ
tầng đường sắt, cung cấp các phương tiện giao thông đường sắt hiện đại và đầu tư
49

đào tạo đội ngũ quản lý, kỹ sư lành nghề, đầu tư mua mới hàng loạt xe buýt công
cộng, xây dựng và cải tạo giao thông đường bộ. nguồn vốn này được triển khai
dải ngân làm ba lần, ưu tiên dầu tư các hạng mục thiết yếu[82, tr2].
Trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Ấn Độ triển khai nhiều gói học bổng lớn,
khuyến khích công dân Bangladesh như học bổng ITEC, TCS của Đại học
Colombo, ICCR, AYUSH, học bổng SAARC và IOR-ARC. Học bổng
Muktijoddha là chương trình mở rộng hàng năm của chính phủ Ấn Độ dành cho
học sinh trung học (200 học bổng) và sinh viên (478 học bổng) là công dân
Bangladesh. Banglades đã thực hiện chính sách khuyến khích cán bộ ngoại giao đi
học nâng cao tại học viện Ngoại giao, New Delhi vào năm 2011.
Có quá trình lịch sử lâu dài và văn hóa tương đồng, chung hệ ngôn ngữ đã
tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hợp tác, liên kết cộng đồng và củng cố tình
hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Đặc biệt hai nước đã có nhiều hoạt động giao
lưu văn hóa, văn nghệ nhất là trong các lĩnh vực âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, vẽ
tranh, sách,... Tổ chức nhiều chương trình hoạt động trao đổi văn hóa song
phương (CEP) trong khuôn khổ giữa hai quốc gia. Để thúc đẩy trao đổi văn hóa
song phương, Trung tâm văn hóa Indira Gandhi (IGCC) của Bộ Văn hóa Ấn Độ
được khánh thành tại Dhaka, thủ đô của Bangladesh ngày 11/2/2010. Cả hai quốc
gia đã phối hợp tổ chức lễ kỷ niệm 150 ngày sinh của nhà thơ Rabindranath
Tagore và 90 năm ngày ra đời bài thơ 'Bidrohi' nổi tiếng của ông, nhà xuất bản
Kazi Nazrul Islam xuất bản vào tháng 12/2011.
2.2.2. Đối với các nước nước lớn
2.2.2.1. Đối với Mỹ
Trên lĩnh vực chính trị – đối ngoạị, Trong một trật tự thế giới mới mà Mỹ
đã trở thành siêu cường duy nhất, bất kỳ một quốc gia nào khi hoạch định chính
sách đối ngoại cho thời kỳ hậu chiến tranh lạnh cũng đều phải tính đến vai trò của
Mỹ. Là một nước lớn, lại có quan hệ gắn bó với Liên Xô - đối thủ của Mỹ trong
thời kỳ chiến tranh lạnh, Ấn Độ không thể không tính đến vị trí của Mỹ trong
chính sách đối ngoại của mình.
Ngoài xu hướng hoà dịu, đối thoại và ưu tiên cho phát triển kinh tế là xu
hướng bao trùm, chi phối hoạt động đối ngoại của các nước từ khi chiến tranh
50

lạnh kết thúc, chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Mỹ cũng như quan hệ Ấn-
Mỹ thời kỳ này còn chịu tác động của nhiều nhân tố:
Chiến tranh lạnh kết thúc đã khiến cho Pakixtan mất đi tầm quan trọng
chiến lược đối với Mỹ. Từ khi Liên Xô rút quân khỏi Apganixtan và bị tan rã, Mỹ
đã không còn cần Pakixtan như một con bài để chống phá Liên Xô ở khu vực
Nam Á. Tuy vẫn còn ủng hộ Pakixtan về mặt tài chính, quốc phòng nhưng Mỹ đã
có thái độ cân bằng hơn trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakixtan. Trước đây,
Mỹ ủng hộ lập trường của Pakixtan, đòi vấn đề Kashimir phải được giải quyết với
sự can thiệp của Liên hiệp quốc thông qua một cuộc trưng cầu dân ý ở bang
Kashimir. Nhưng từ năm 1990, Mỹ đã nghiêng sang lập trường của Ấn Độ là giải
quyết vấn đề Kashimir bằng quan hệ song phương theo tinh thần của Hiệp định
Shimla hai nước đã kí năm 1972. Đồng thời Mỹ còn ép Pakixtan phải ngừng cung
cấp viện trợ cho các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở Kashimir và những người Sikh
cực đoan ở bang Punjab trong các vụ bạo loạn và li khai ở Ấn Độ. Có thể nói sự
ủng hộ của Mỹ đối với Pakixtan trong gần nửa thập kỉ qua là một trong những
nhân tố gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước. Đến thời kỳ này, với sự
điều chỉnh chính sách của Mỹ với Pakixtan đã tạo điều kiện cho việc cải thiện mối
quan hệ giữa hai nước.
Bước vào thế kỉ XXI, tình hình thế giới tiếp tục có những thay đổi lớn làm
ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của tất cả các nước trên thế giới. Xu hướng
chuyển từ đối đầu sang đối thoại, xu hướng khu vực hoá, xu hướng toàn cầu hoá
là hướng đi cơ bản và chủ yếu của tất cả các nước trên thế giới. Với Ấn Độ, những
cải cách kinh tế bắt đầu thực hiện ở năm 1991 có những tác động sâu sắc và làm
thay đổi diện mạo của đất nước Ấn Độ. Từ một nước xuất hiện mờ nhạt trên bản
đồ kinh tế thế giới thì đến những năm đầu thế kỉ XXI kinh tế Ấn Độ phát triển
một cách mạnh mẽ. Với một nền kinh tế có những ngành công nghiệp hiện đại có
trình độ tự động hoá cao như: công nghiệp điện tử, công nghiệp ô tô, phần mềm…
Ấn Độ được các nhà nghiên cứu cho đây là một “hiện tượng”, “sự thần kỳ” của
kinh tế thế giới. Mỹ đã nhận thấy được vai trò cũng như thực lực của Ấn Độ trong
thời đại mới, dù vẫn kiên trì theo đuổi chính sách kiềm chế, đồng thời tăng cường
51

vai trò của Mỹ với Ấn Độ nói riêng và khu vực Nam Á nói chung nên Mỹ có
những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của mình.
Nước Mỹ bước vào một thời kỳ mới dưới sự lãnh đạo của tân Tổng thống
G.Bush. G.Bush đã nhận thấy vai trò tích cực của Ấn Độ trong việc duy trì an
ninh khu vực và thế giới nên nhấn mạnh cần thúc đẩy mối quan hệ với Ấn Độ.
Nhận chức chưa được bao lâu thì ngày 11/9/2001 vị Tổng thống và nhân dân Mỹ
chứng kiến một sự kiện kinh hoàng đó là cuộc tấn công của tổ chức khủng bố Al
Queda vào trung tâm thương mại quốc tế. Sự kiện 11/9/2001 tiếp tục thúc đẩy
quan hệ hai nước sang một giai đoạn mới, mặc dù thái độ của Ấn Độ không quá
quyết liệt ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố, nhưng cũng không lên án những
hành vi của Mỹ ở Trung Đông. Có thể nói, cuộc chiến chống khủng bố cũng đang
là một thách thức đối với Ấn Độ nên hai nước có lí do để xích lại gần nhau.
Quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Mỹ bắt đầu được thiết lập từ năm
2000, trải qua 5 năm phát triển, đã có được những thành quả khá lớn. Mặc dù
tháng 5/2005, chuyến thăm Mỹ của Ngoại trưởng Ấn Độ Natwar Singh nhằm
thuyết phục Ngoại trưởng Mỹ Rice công khai bày tỏ ủng hộ Ấn Độ trở thành nước
thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc không có kết quả, nhưng chuyến Mỹ
tiếp sau của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Pranab Mukherjee đã nâng quan hệ
ngoại giao Ấn Độ và Mỹ lên tầm cao mới. Hiệp định hợp tác quốc phòng Ấn Độ -
Mỹ sau 10 năm được kí kết đã đặt nền móng cho quan hệ đốí tác chiến lược giữa
hai nước. Khi bàn đến tiến triển này giới quân sự Ấn Độ dù vẫn có những hoài
nghi nhất định, nhưng về tổng thể vẫn tin tưởng vào hiệp định này, bởi hiệp định
đã đánh dấu việc Mỹ thừa nhận Ấn Độ là đối tác trong chiến lược toàn cầu của
Mỹ. Hơn thế, Hiệp định này đã quy định cụ thể Ấn Độ có thể mua từ Mỹ nhiều hệ
thống vũ khí thông thường tiên tiến, Mỹ thường chỉ bán cho các nước đồng minh,
như hệ thống rađa cảnh báo sớm, máy bay chiến đấu F-16. Ngoài ra, Ấn Độ và
Mỹ còn triển khai diễn tập quân sự liên hợp tại những khu vực nhạy cảm chiến
lược nào đó trên phạm vi toàn cầu, bao gồm cả cuộc diễn tập quân sự liên hợp của
lực lượng không quân Ấn Độ - Mỹ lần thứ hai tại Ấn Độ Dương[45].
Trong không khí đó, tháng 7/2005, Thủ tướng Manmohan Singh tiến hành
thăm Mỹ. Xét từ chiến lược châu Á của Mỹ, coi trọng địa vị và vai trò của Ấn Độ
52

cũng là hợp với Mỹ, bởi khu vực Nam Á đã trở thành tiền duyên của chủ nghĩa
khủng bố quốc tế, các lực lượng khủng bố mà đại diện là tổ chức Al Queda có xu
thế ngày càng khó kiểm soát. Ấn Độ vừa là nước lớn số một ở khu vực này, vừa là
nạn nhân của thế lực khủng bố, rất thích hợp cho việc trở thành đối tác của Mỹ
trên mặt trận chống khủng bố.
Dĩ nhiên, cũng có nhiều bất đồng giữa hai bên, trong đó gay gắt nhất là vấn
đề biến đổi khí hậu và đàm phán kinh tế toàn cầu. Với vai trò là một quốc gia mới
nổi, Ấn Độ có tiếng nói không chỉ với tư cách song phương với Mỹ mà còn là một
đại diện cho các quốc gia đang phát triển nói chuyện với một nước giàu có lượng
khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới cũng như có chính sách bảo hộ
mậu dịch gây nhiều bất bình.
Năm 2010, Ấn Độ và Mỹ bắt đầu đối thoại chiến lược về khu vực CA-TBD
nhằm đảm bảo hai “nền dân chủ” lớn nhất thế giới theo đuổi chiến lược tăng
cường hỗ trợ nhau. Năm 2011, nhiều cuộc gặp gỡ, đối thoại cấp cao song phương
và đa phương được tổ chức, điển hình là cuộc viếng thăm Ấn Độ của Ngoại
trưởng Mỹ Hilary Clinton từ 17-21/7/2011 và cuộc đối thoại chiến lược 3 bên Mỹ
- Ấn - Nhật được tổ chức ngày 19/12/2011.
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ, hai bên đã có các cuộc
đối thoại chiến lược tập trung phát triển quan hệ thương mại song phương và các vấn
đề chống khủng bố, hợp tác hạt nhân dân sự, tình hình an ninh tại Áp-ga-ni-xtan và
Pa-ki-xtan, đặc biệt là vai trò của Ấn Độ trong hình thành một cơ cấu mới tại khu vực
giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Mỹ hoan nghênh chính sách “hướng
Đông” của Ấn Độ và bày tỏ mong muốn xây dựng mối quan hệ đa phương Mỹ - Ấn.
Mỹ đánh giá sự tham gia của Ấn Độ sẽ tăng cường sức mạnh của các thể chế khu
vực CA-TBD như: Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), ASEAN...
Các lĩnh vực mà Mỹ có thể hưởng lợi từ sự hợp tác với Ấn Độ: Vai trò của
Ấn Độ đối trọng cân bằng với Trung Quốc và một thị trường để bán công nghệ
quân sự; bảo vệ các tuyến đường biển chuyên chở dầu từ Trung Đông tới các quốc
gia như Nhật Bản và Hàn Quốc; các ngân hàng như Citibank hay các hãng bảo
hiểm đều xem Ấn Độ là một thị trường phát triển đầy tiềm năng; cho phép các
quỹ tài chính Mỹ xâm nhập thị trường chứng khoán Ấn Độ...
53

Về phía Ấn Độ, cần mở rộng và thắt chặt quan hệ chính trị, quân sự và kinh
tế với Mỹ trong khi vẫn giữ lược quyền tự chủ khi đưa ra các quyết định về những
vấn đề chiến lược như phát triển tên lửa tầm xa, duy trì vũ khí hạt nhân ở mức tối
đa có thể. Đồng thời, Ấn Độ cần Mỹ để tiếp cận nguồn vốn, công nghệ đặc biệt là
công nghệ hạt nhân cũng như vũ trụ và một thị trường đầu ra cho công nghệ thông
tin, dược phẩm, dệt may hay linh kiện ô tô....
“Quan hệ Mỹ và Ấn Độ đã tiến một bước rất dài. Nếu nhìn về tương lai,
tiến trình xây dựng quan hệ vững chắc này vẫn sẽ tiếp tục” - nhận định của Tiến
sỹ Satu Limaye, Giám đốc Trung tâm Đông - Tây tại Washington D.C., về kết quả
chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Cuộc gặp giữa Thủ
tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington
D.C ngày 27/9/2013 là cuộc gặp cấp cao Mỹ - Ấn thứ ba kể từ năm 2009. Khẳng
định rằng Mỹ và Ấn Độ là các đối tác “không thể thiếu” của nhau, lãnh đạo hai
nước đã tập trung thảo luận về các lĩnh vực được coi là trụ cột trong quan hệ Mỹ -
Ấn như hợp tác an ninh, quân sự, hạt nhân và kinh tế[39].
Trong hợp tác an ninh, quân sự, Năm 2004, Tổng thống Mỹ G.Bush đã có
chuyến thăm Ấn Độ hai ngày. Trong chuyến thăm này của Tổng thống Mỹ và Thủ
tướng Ấn Độ đã có những cuộc hội bàn về vấn đề trao đổi công nghệ và việc phát
triển công nghệ hạt nhân của Ấn Độ. Phát biểu sau chuyến thăm Tổng thống
G.Bush nói: “Cả hai bên đều muốn kết thúc các cuộc thương lượng nhưng vẫn
còn nhiều bất đồng giữa chúng tôi và những bất đồng này cần phải được giải
quyết”[50].
Ngày 28/12/2005, Ngoại trưởng Mỹ C.Rice và Ngoại trưởng Ấn Độ Shyam
Saran đã có cuộc đàm phán đầu tiên về thoả thuận cung cấp công nghệ hạt nhân
của Mỹ cho Ấn Độ. Cùng với những bước tiến đáng chú ý trong quan hệ Mỹ - Ấn,
kết quả này cho thấy vị thế của Ấn Độ đã và đang gia tăng mạnh mẽ trong cái
nhìn của chính quyền Mỹ. Theo thoả thuận mới, Mỹ sẽ bán công nghệ và đầu tư
vào các nhà máy điện hạt nhân ở Ấn Độ, nhằm hỗ trợ nước này có được nguồn
cung cấp điện cần thiết. Vòng đàm phán thứ hai về việc thực thi thoả thuận mới sẽ
được tổ chức vào cuối tháng 1/2006. Đổi lại, Ấn Độ cam kết sẽ là một nước hạt
nhân có trách nhiệm: tách riêng hoạt động hạt nhân dân sự với hoạt động của các
54

cơ sở sản xuất vũ khí hạt nhân; đặt các cơ sở hạt nhân của mình dưới sự theo dõi
của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tuân theo cơ chế kiểm soát
công nghệ tên lửa và những hướng dẫn của nhóm các nhà cung cấp hạt nhân. Việc
đàm phán về việc cung cấp công nghệ hạt nhân giữa Mỹ và Ấn Độ lần này được
xem là một phần triển khai của thoả thuận hợp tác hạt nhân đã kí tháng 7/2005
giữa hai bên trong chuyến thăm Oasinhtơn của cựu Ngoại trưởng M.Singh. Hai sự
kiện này càng cho thấy sự nồng ấm đặc biệt trong quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ. Mỹ
đã công khai tuyên bố sẽ giúp đỡ Ấn Độ trở thành một cường quốc trong thế kỉ
XXI, công khai thiết lập “quan hệ đối tác toàn cầu kiểu mới” với Ấn Độ và coi
Ấn Độ là một ứng cử viên hàng đầu cho chiếc ghế thường trực trong Hội đồng
bảo an Liên hiệp quốc. Tổng thống Mỹ Bush luôn khẳng định Ấn Độ là quốc gia
có nền dân chủ lớn nhất thế giới. Về phần mình, Ấn Độ cũng khẳng định coi Mỹ
là “đối tác không thể thiếu cho sự phát triển bền vững”. Tuy nhiên, việc tăng
cường quan hệ Ấn Độ- Mỹ hiện vấp phải sự phản đối của nhiều nghị sĩ Mỹ trong
Quốc hội Mỹ - những người sẽ quyết định có thông qua hay không thoả thuận
cung cấp công nghệ hạt nhân cho Ấn Độ.
Từ năm 2005 đến 2008, quan hệ Ấn - Mỹ tiếp tục có những bước tiến vượt
bậc. Tháng 7/2005, chính quyền Bush đã đồng ý chia sẻ công nghệ hạt nhân dân
sự và cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho Ấn Độ để đổi lấy việc Ấn Độ tách rời
chương trình hạt nhân dân sự và chương trình hạt nhân quân sự. Hai nước đã ký
kết một thoả thuận về hợp tác hạt nhân dân sự hồi tháng 3/2006, theo đó, Ấn Độ
sẽ được tiếp cận với công nghệ hạt nhân dân sự của Mỹ với điều kiện Ấn Độ sẽ
tách riêng các cơ sở hạt nhân vì mục đích dân sự ra khỏi các cơ sở có mục đích
quân sự đồng thời mở cửa các cơ sở hạt nhân cho các hoạt động thanh sát. Ngày
10/10/2008, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và người đồng cấp Ấn Độ
Pranab Mukherjee đã chính thức đặt bút ký vào một thoả thuận hợp tác hạt nhân
Mỹ - Ấn Độ mang tính lịch sử. Theo thoả thuận này, các doanh nghiệp của Mỹ sẽ
được phép bán nhiêu liệu hạt nhân, công nghệ hạt nhân cũng như các lò phản ứng
hạt nhân cho phía Ấn Độ. Như vậy, thoả thuận hạt nhân Mỹ-Ấn đã chấm dứt lệnh
cấm giao dịch hạt nhân với Ấn Độ kéo dài 3 thập kỷ qua của Mỹ. Theo tính toán
của các quan chức Ấn Độ, thoả thuận hạt nhân nói trên sẽ đưa khoảng 27 tỉ USD
55

tiền đầu tư của Mỹ vào 18 đến 20 các nhà máy hạt nhân ở Ấn Độ trong vòng 15
năm tới. Mỹ đã áp đặt một lệnh cấm giao dịch hạt nhân dân sự với Ấn Độ sau khi
nước này lần đầu tiên thử vũ khí hạt nhân năm 1974[75, tr.33].
Cuối tháng 7/2009 Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton thăm Ấn Độ là minh chứng
cho thấy Washington được lợi nhiều từ mối quan hệ với Ấn Độ. Bên cạnh việc
tiếp tục thực hiện thoả thuận hạt nhân dân sự lịch sử được ký dưới thời cựu Tổng
thống Bush, hai bên đã ký Hiệp ước sử dụng tối đa về quân sự, mở đường cho các
nhà sản xuất vũ khí của Mỹ bán nhiều khí tài hiện đại cho Ấn Độ, đồng thời “trói”
Ấn Độ vào một khuôn khổ pháp lý, đảm bảo công nghệ Mỹ bán cho Ấn Độ không
bị chuyển sang các nước thứ ba. Cũng trong chuyến đi của bà Hilary, Ấn Độ còn
đồng ý cho Mỹ độc quyền xây các nhà máy điện hạt nhân, hứa hẹn các hợp đồng
lên tới hàng trăm tỷ USD. Ấn Độ cũng tích cực ủng hộ cuộc chiến chống khủng
bố ở Afghanistan khi là nhà viện trợ tay đôi lớn thứ 6 tại đây, với mức viện trợ
750 triệu USD[71, tr.308]. Bản thân tiến trình hoà giải giữa Ấn Độ và Pakixtan
cũng cần thiết với Mỹ, bởi có giảm bớt lo lắng về tranh chấp Kashmir ở phía
Đông, chính quyền Pakixtan mới có thể dồn sức cho cuộc chiến chống khủng bố ở
phía Tây giáp biên giới với Afghanistan như Mỹ mong muốn. Xét ngược lại,
đương nhiên Ấn Độ cũng thu lại không ít lợi ích từ mối quan hệ được xây dựng ở
tầm đối tác chiến lược với Mỹ. Triển vọng mối quan hệ này là khá sáng sủa, đặc
biệt về thương mại, khi Mỹ đánh giá cao khả năng của Ấn Độ chống chọi tốt với
khủng hoảng tài chính và hướng tới việc thiết lập thị trường tự do thương mại
giữa hai bên. Ấn Độ cũng muốn đi trước một bước thúc đẩy “tham vọng nước
lớn” bằng tuyên bố muốn cùng Mỹ “tìm kiếm một trật tự thế giới mới cân bằng và
hợp lý”.
Ấn Độ hiện đang là một trong các đối tác hàng đầu của Mỹ. Trong 5 năm
qua, Ấn Độ đã mua của Mỹ số lượng vũ khí lên tới 8 tỷ USD và đây được coi là
bước chuyển lớn bởi 80% nguồn cung cấp vũ khí cho Ấn Độ là từ Nga[39]. Bên
cạnh đó, Ấn Độ cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Mỹ trong lĩnh vực an ninh
hàng hải và chống cướp biển. Trong khu vực Nam Á, Mỹ tiến hành tập trận chung
với Ấn Độ nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác.
56

Trong lĩnh vực kinh tế, Tổng thương mại dịch vụ trong năm 2010 đạt 45,9
tỷ USD. Trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ đạt 24,5 tỷ
USD, và Mỹ xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 21,4 tỷ USD. Tổng thương mại hàng hóa
song phương đạt 62,8 tỷ USD trong năm 2012, tăng trưởng khoảng 9% so với
năm 2011. Xuất khẩu của Ấn Độ chiếm 40,5 tỷ USD, dẫn đến thặng dư thương
mại khoảng 18 tỷ USD. Sang năm 2013 tổng kim ngạch thương mại xuất nhập
khảu hai nước là 67 tỷ USD, tăng trưởng ở mức 7,4% so với năm 2012[83,
tr.3]. Năm 2014 tổng kim ngạch thương mại hai nước đã đạt mức 86 tỷ USD, Mỹ
vẫn là “bạn hàng” xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ, chiếm 32,44 tỷ USD (tương
đương 12,77%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu 253,97 tỷ USD của Ấn Độ trong
năm 2014. Các mặt hàng Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ gồm dược
phẩm và khoáng sản. Có nhiều cuộc hội đàm và cơ chế đối thoại được tổ chức để
tăng cường quá trình hợp tác song phương về các vấn đề kinh tế và thương
mại, bao gồm: Diễn đàn Bộ trưởng Chính sách Thương mại (TPF) và Bộ trưởng
Kinh tế và Quan hệ đối tác tài chính. Cuộc họp nhằm bàn về tài chính và kinh
tế đối tác Ấn Độ-Mỹ được tổ chức tại New Delhi vào tháng 10/2012. Theo các
cuộc đối thoại, các khu vực được bảo đảm bao gồm: chính sách kinh tế vĩ mô, cải
cách khu vực tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính, chống rửa tiền, chống tài trợ
khủng bố (AML/CFT) và thuế. Ấn Độ và Mỹ đang đàm phán các Hiệp định đầu
tư song phương (BIT).
Đối với sự tham gia của khu vực tư nhân trong cuộc thảo luận về các vấn
đề liên quan đến thương mại và đầu tư song phương các diễn đàn CEO Mỹ-Ấn đã
được tái tạo vào năm 2009. Các vòng đàm phán cuối cùng của Diễn đàn CEO
được tổ chức vào tháng 7/2013 tại Washington DC, một nhóm cố vấn khu vực tư
nhân (PSAG) cũng đã được thành lập bao gồm các chuyên gia thương mại Ấn Độ
và quốc tế nhằm tham vấn chiến lược đưa ra những khuyến nghị cho Diễn đàn
Chính sách Thương mại Mỹ - Ấn Độ. Một biên bản ghi nhớ về hợp tác và an ninh
lương thực nông nghiệp đã được ký tắt trong năm 2009 bởi Phó Chủ tịch của Ủy
ban Kế hoạch Ấn Độ và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, biên bản ghi nhớ
này được chính thức có hiệu lực và đi vào thực hiện từ 16/3/2010. Có ba nhóm nội
dung chính trong các cuộc đối thoại giữa hai bên là: chiến lược hợp tác an ninh
57

lương thực; chế biến thực phẩm, liên kết thị trường nông nghiệp và khuyến nông;
thời tiết mùa vụ và dự báo khí hậu.
Trong đầu tư, Mỹ vẫn là quốc gia lớn thứ ba có nguồn vốn đầu tư trực tiếp
vào Ấn Độ. Tổng số vốn FDI của Mỹ vào Ấn Độ từ tháng 4 năm 2000 đến tháng
ba năm 2014 lên tới về 11.1 tỉ chiếm gần 6.0% tổng số vốn FDI nước ngoài đầu tư
vào Ấn Độ. Những năm gần đây, số vốn FDI Ấn Độ đầu tư vào Hoa Kỳ cũng tăng
mạnh, theo ước tính của các nghiên cứu độc lập được khoảng 26.5 tỷ USD giữa
năm 2004 – năm 2009, là một bước tiến dài trong quan hệ song phương. Trong
năm tài chính 2013-2014 (từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2014), nguồn vốn FDI mà
Mỹ đầu tư vào Ấn Độ đã đạt 557 triệu USD, chiếm 6% tổng số FDI của cả Ấn
Độ[83, tr.3].
Đồng thời trong lĩnh vực kinh tế, hai bên đã thảo luận hàng loạt biện pháp
giúp tháo gỡ các rào cản thương mại và đầu tư song phương nhằm khai thác tốt
hơn lợi thế và tiềm năng của mỗi nước. Trong vòng gần 20 năm qua, thương mại
song phương Mỹ - Ấn đã tăng gần 10 lần, từ 9 tỷ USD năm 1996 lên tới 86 tỷ
USD năm 2014. Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ vẫn là một trong các rào cản lớn đối
với việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương mà lãnh đạo Mỹ và
Ấn sẽ phải tiếp tục tìm cách tháo gỡ[39].
2.2.2.2. Đối với Trung Quốc
Trên lĩnh vực chính trị – đối ngoại: Bước sang thế kỉ XXI, quan hệ Ấn -
Trung đã có những thay đổi lớn, hai bên nỗ lực cùng nhau xây dựng mối quan hệ đối
tác chiến lược. Sự hợp tác của hai nước ngày càng được mở rộng trong nhiều lĩnh
vực như: kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, năng lượng, giáo dục, văn hoá…
Năm 2006 được coi là “Năm hữu nghị Trung Quốc- Ấn Độ”, các hoạt động
hữu nghị diễn ra phong phú. Chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào
tháng 11/2006 trở thành đỉnh cao của “Năm hữu nghị”, đánh dấu một mốc mới
trong lịch sử quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên
của người đứng đầu nhà nước Trung Quốc đến Ấn Độ trong một thập niên qua-
thập niên đã chứng kiến quan hệ hai bên ngày càng mở rộng nhanh chóng trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh. Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc đến
Ấn Độ nhằm làm ấm lên mối quan hệ giữa hai nước.
58

Sau cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Manmohan Singh và Chủ tịch Hồ Cẩm
Đào, hai bên đã thoả thuận một kế hoạch 10 điểm nhằm củng cố quan hệ, đồng
thời tuyên bố rằng chính sách đủ điều kiện cho cả hai nước cùng phát triển trong
khi vẫn duy trì các mối quan tâm nhạy cảm đối với nhau. Một trong những điểm
đưa ra trong bản kế hoạch là việc hai nước sẽ tăng gấp đôi kim ngạch thương mại
hai chiều lên mức 40 tỷ USD vào năm 2010. Chiến lược 10 điểm của Ấn Độ và
Trung Quốc:
(1) Đảm bảo sự phát triển toàn diện của mối quan hệ song phương.
(2) Đẩy mạnh các mối liên hệ mang tính nhà nước và các cơ chế đối thoại.
(3) Thúc đẩy các trao đổi kinh tế và thương mại.
(4) Mở rộng hợp tác có lợi cho cả hai bên trên tất cả các lĩnh vực.
(5) Xây dựng lòng tin thông qua hợp tác quân sự.
(6) Sớm tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề nổi cộm.
(7) Thúc đẩy các hoạt động hợp tác và các mối quan hệ xuyên biên giới.
(8) Thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ.
(9) Tăng cường các mối quan hệ văn hoá tạo điều kiện thuận lợi cho mối
quan hệ giữa người dân hai nước.
(10) Mở rộng quan hệ hợp tác ở các cấp độ khu vực và quốc tế.
Ấn Độ và Trung Quốc cũng thiết lập một đường dây nóng giữa ngoại
trưởng hai nước. Tổng lãnh sự mới của Ấn Độ đã được thành lập ở Quảng Châu,
thủ phủ của tỉnh Quảng Đông- Trung Quốc. Bắc Kinh cũng thiết lập lãnh sự quán
tại Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengan. Hai bên cũng tăng thêm các chuyến bay
mới từ miền Đông Ấn Độ tới miền Nam Trung Quốc, đưa tổng số chuyến bay trực
tiếp giữa hai nước lên tới 22 chuyến/tuần.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thăm Trung Quốc trong 3 ngày từ
ngày 13- 15/1/2008. Đây là chuyến công du đầu tiên của một vị Thủ tướng Ấn Độ
đến Trung Quốc trong gần 5 năm qua. Phân tích về chuyến thăm này, nhà phân
tích chiến lược, Giáo sư- Tiến sĩ Raja Mohan của Trường Đại học Nanyang nhận
định như sau: “Khi tới Bắc Kinh vào cuối tuần này, Thủ tướng Manmohan Singh
sẽ được chứng kiến một nước Trung Quốc hoàn toàn khác với những người tiền
59

nhiệm của ông đã biết. Đó là một nước Trung Hoa đã từng nhận thức và hài lòng
với vị thế là một cường quốc to lớn mới nổi lên của thế giới. ….[48].
Mặc dù vấn đề biên giới đã được gác sang một bên trong chuyến thăm Bắc
Kinh song Thủ tướng Manmohan Singh cần phải tái khẳng định tầm quan trọng
của nỗ lực sớm tìm ra giải pháp cho bất đồng biên giới giữa hai nước. Ông cũng
phải khẳng định với ban lãnh đạo Trung Quốc rằng Ấn Độ sẽ không chấp nhận
bất cứ sự thoả hiệp nào về vấn đề biên giới. Tại Bắc Kinh, Thủ tướng Manmohan
Singh sẽ đồng ý với Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai
nước. Hai nước sẽ kí 5 bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đường sắt, xây dựng
nhà ở, khoa học địa chất, quản lý nguồn đất đai và y học cổ truyền.
Ngày 14/1/2008, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ
tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã tiến hành gặp gỡ tại Bắc Kinh, quyết tâm
thông qua việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược tới hoà bình và phồn
vinh, thúc đẩy xây dựng tế giới hài hoà, hoà bình lâu bền. Cả Ấn Độ và Trung
Quốc tin rằng cần phải nhìn tới tương lai, xây dựng quan hệ hữu nghị và tin cậy
lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng, thông hiểu đầy đủ những mối quan tâm và nguyện
vọng của nhau. Hai bên nêu lại rằng quan hệ hữu nghị và sự cùng phát triển của
Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với tương lai của hệ thống
quốc tế. Quan hệ Trung- Ấn không nhằm vào bất cứ nước thứ ba nào, cũng không
ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị của mỗi nước và các nước khác. Hai bên tin rằng
trong thế kỉ mới, năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình cần phải tiếp tục trở thành
nguyên tắc chỉ đạo cơ bản để các nước phát triển quan hệ hữu nghị, tạo điều kiện
cho loài người thực hiện hoà bình và phát triển. Hai bên tin rằng không ngừng
thúc đẩy dân chủ hoá và đa phương hoá quan hệ quốc tế là mục tiêu quan trọng
của thế kỷ mới. Phía Trung Quốc rất coi trọng địa vị của Ấn Độ là một nước lớn
đang phát triển trong các công việc quốc tế, thông hiểu và ủng hộ nguyện vọng
của Ấn Độ phát huy vai trò lớn hơn ở Liên hiệp quốc kể cả trong Hội đồng bảo an
Liên hiệp quốc. Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tin rằng quan hệ Trung- Ấn sẽ có
tầm ảnh hưởng khu vực và toàn cầu quan trọng trong thế kỷ này. Bởi vậy, hai bên
sẽ tiếp tục tích cực phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai
nước[50].
60

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Manmohan Singh ở thành phố U-ran, Nga
bên 1ề Hội nghị nhóm BRIC ngày 15/6/2009, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào
cho rằng, Trung Quốc có thể đẩy mạnh quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị với
Ấn Độ. Về phần mình, Thủ tướng Manmohan Singh cho biết, Ấn Độ sẽ xem quan
hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và tăng cường hợp tác hai nước trên nhiều
lĩnh vực. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Quốc khiến Mỹ vô cùng lo
ngại, bởi hai nước này có thể đe doạ tới vị thế và lợi ích của Mỹ không chỉ ở khu
vực CA-TBD mà cả trên phạm vi toàn cầu. Mỹ không muốn nước nào trội hơn
hẳn để giành quyền kiểm soát châu Á, do đó Mỹ vừa hợp tác với Ấn Độ trong khi
vừa đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc, thông qua Ấn Độ để kiềm chế Trung
Quốc và ngược lại.
Năm 2010 Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo có chuyến thăm tới Ấn Độ,
Trung-Ấn đạt được hai thỏa thuận cụ thể, nhưng chưa tạo bứt phá chiến lược. Hai
vấn đề Ấn Độ quan tâm - tranh chấp biên giới và chiếc ghế Hội đồng bảo an - chưa
giải quyết. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã thực hiện ngoại giao tâm công
(chinh phục lòng người) nhằm xây dựng lòng tin giữa hai nước láng giềng khổng lồ
châu Á, hai nền kinh tế đang nổi lên và hai ngôi sao chính trị hàng đầu thế giới.
Chuyến thăm cho thấy tương quan quyền lực giữa hai nước đã có những bước cải
thiện đáng kể trong một môi trường quốc tế có những thay đổi đảo lộn. Cái chính vẫn
là sự nâng cấp của Ấn Độ trong ván bài quyền lực chính trị-kinh tế thế giới. Sự tái
can dự một cách tích cực của Mỹ vào công việc châu Á đã thổi một luồng gió mới
không phải là không tích cực vào các mối quan hệ quốc tế ở khu vực rộng lớn này.
Nơi nào các nhà lãnh đạo Mỹ đi qua, nơi đó, Trung Quốc theo sát. Với sức mạnh
kinh tế tăng cường và tiềm lực quốc phòng cải thiện một cách đáng kể nhờ những
khoản đầu tư hiện đại hóa quân sự khổng lồ, Ấn Độ chiếm được sự quan tâm và nể
trọng của các nước lớn. Trong năm 2010, New Delhi đã đón tiếp Tổng thống Mỹ,
Thủ tướng Anh, lần này là Thủ tướng Trung Quốc.
Năm 2011 là “năm giao lưu Trung - Ấn”, hai bên đã triển khai các hoạt
động giao lưu phong phú, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Chủ tịch Trung Quốc Hồ
Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo lần lượt tổ chức hội kiến song phương với
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại các diễn đàn quốc tế. Một loạt hoạt động
61

giao lưu và hợp tác quan hệ giữa hai nước như Hội nghị đối thoại chiến lược, kinh
tế Trung - Ấn lần thứ nhất; đối thoại tài chính; đối thoại quốc phòng và an ninh;
đoàn đại biểu với 500 đại biểu thanh niên Ấn Độ thăm Trung Quốc, v.v… đã phát
huy vai trò quan trọng trong việc kéo quan hệ hai nước ngày càng xích lại gần
nhau hơn[21].
Tuy nhiên, quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ trong năm 2011 vẫn xuất hiện những
nổi cộm về vấn đề biên giới và đặc biệt là việc Trung Quốc phản đối sự có mặt
của Ấn Độ tại Biển Đông.
Tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tháng 11-2011, Thủ tướng Ấn Độ
Mamohan Singh đã thẳng thừng bác bỏ việc Trung Quốc phản đối sự có mặt của Ấn
Độ tại Biển Đông khi ông nói với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng lợi ích
của New Delhi tại vùng biển này là “mang tính chất thương mại thuần tuý”. Trong
khi đó, ông Ôn Gia Bảo cũng rất cứng rắn cảnh báo rằng các nước ngoài “chớ can
thiệp” vào các tranh chấp tại Biển Đông (ám chỉ Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…).
Thủ tướng Manmohan Singh nhiều lần nhắc lại rằng “thế giới có đủ không
gian cho cả Ấn Độ và Trung Quốc” cùng phát triển một cách hoà bình. Song
Trung Quốc cho rằng không gian đó chỉ là sự hợp tác trong một số lĩnh vực nào
đó mà thôi. Điều này cho thấy quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ là rất phức tạp,
khó có thể thiết lập được một mối quan hệ ổn định, hữu nghị.
Năm 2013 là năm quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Trung Quốc bước vào giai
đoạn mới, là giai đoạn hợp tác hai nước đang mở rộng và lợi ích chung giữa hai
nước lớn hơn nhiều so với các bất đồng, được đánh dấu bằng chuyến thăm Ấn độ
của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 19/5/2013, qua chuyến đi của
ông Lý Khắc Cường, Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được đột phá quan trọng đối
với hai vấn đề then chốt nhất là giải quyết tranh chấp biên giới và thúc đẩy quan
hệ kinh tế, thương mại. Tiếp đó, quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Ấn Độ
bước vào giai đoạn nồng ấm khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thực hiện
chuyến thăm 3 ngày tới Bắc Kinh. Từ ngày 23/10/2013, đây là chuyến thăm cấp
cao quan trọng thứ hai giữa hai nước sau chuyến thăm Ấn Độ tháng 5 của Thủ
tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, và cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1954, Thủ
tướng hai nước thăm viếng nhau trong cùng một năm. Tuyên bố chung “Tầm nhìn
62

tương lai phát triển đối tác hợp tác và chiến lược Trung Quốc-Ấn Độ” cũng khẳng
định hòa bình và ổn định tại biên giới Trung Quốc-Ấn Độ là một yếu tố quan
trọng bảo đảm cho sự phát triển và thúc đẩy hợp tác song phương.
Trên lĩnh vực kinh tế: Là yếu tố quan trọng trong chiến lược quan hệ đối
tác, hợp tác giữa hai nước. Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ được xem là hai đối thủ
chiến lược kể từ giữa thế kỷ XX, tuy nhiên trong những năm gần đây Trung Quốc
đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ và chính phủ Ấn Độ hiện nay
nhận được sự hỗ trợ đầu tư nhiều hơn của Trung Quốc, tuy vẫn còn những hạn
chế song quan hệ thương mại hai nước vẫn đang trên đà phát triển. Có một số cơ
chế được thiết lập để nâng cao và tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai
quốc gia. Mối quan hệ kinh tế và đầu tư thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc
đã có những bước phát triển nhanh chóng trong những năm đầu thế kỷ
XXI. Trong năm 2000, thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc chưa đạt mức 3 tỷ
USD. Đến năm 2011, quan hệ thương mại hai nước đã được 74 tỷ USD, đến năm
2011 giảm nhẹ so với năm 2012 còn 66 tỷ USD trong năm 2011, năm tài khóa
2013 – 2014 tổng kim ngạch thương mại của hai nước tiếp tục tăng lên đạt 78,5 tỷ
USD. Hai nước đã đặt mục tiêu 100 tỷ USD trong lĩnh vực thương mại và đầu tư
song phương vào cuối năm 2015[95, tr.131-149].
Quan hệ kinh tế thương mại Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục phát triển và đạt
được những kết quả đáng kể trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Giai đoạn
2006 – 2010 tổng số vốn FDI hai nước đạt 108 tỷ USD. Tuy nhiên mức độ này bị
thu hẹp lại trong giai đoạn 2011 – 2015. Năm 2011, Ấn Độ là đối tác thương mại
lớn thứ 11 nhất của Trung Quốc (chiếm 2,03% trong tổng kim ngạch thương mại
của Trung Quốc), ngoài ra Ấn Độ còn là quốc gia có thị trường nhập khẩu lớn thứ
7 cho các hàng hóa từ phía Trung Quốc (Chiếm 2,66% tổng kim ngạch xuất khẩu
của Trung Quốc trên thế giới) và là quốc gia đứng thứ 16 xuất khẩu hàng hóa sang
thị trường Trung Quốc (chiếm 1,34% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung
Quốc). Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn phải đối mặt với thâm hụt thương mại xuất nhập
khẩu với Trung Quốc ngày càng tăng. Đến cuối năm 2011, thâm hụt thương mại
của Ấn Độ là 27 tỷ USD, theo số liệu thương mại của Trung Quốc phát hành vào
tháng 1/2013, và tiếp tục tăng lên 29 tỷ USD vào năm 2012. Từ tháng 3/2013 đến
63

tháng 3/2014 thương mại hai nước đã đạt 65,9 tỷ USD. Trong lĩnh vực đầu tư, Ấn
Độ cũng là thị trường lớn nhất cho các dự án xuất khẩu từ phía Trung Quốc. Hiện
nay, tổng số dự án đang được thực hiện ước tính lên tới hơn 55 tỷ USD. Theo số
liệu của Trung Quốc, tích lũy đầu tư của Trung Quốc vào Ấn Độ cho đến tháng 12
năm 2011 đạt mức 575,70 triệu USD, trong khi đầu tư của Ấn Độ vào Trung
Quốc là 441,70 triệu USD. Từ năm 2011- giữa 2015 tổng số vốn FDI đầu tư của
hai nước đạt 83 tỷ USD[92].
Mặc dù hợp tác song phương giữa Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng phát
triển, sang các yếu tố của gây ra căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vẫn còn
tồn tại và trên một số phương diện đang trở nên rõ ràng hơn. Trong lĩnh vực an
ninh, tiếp tục xuất hiện của quân đội Trung Quốc vào khu vực tranh chấp biên
giới Trung-Ấn Độ và sự hiện diện ngày càng nhiều của Trung Quốc trong Ấn Độ
Dương trở thành lực cản trong quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ. Trong lĩnh vực kinh
tế, Ấn Độ có sự mất cân bằng lớn trong thương mại với Trung Quốc, do sự tác
động và chèn ép từ các chính sách kinh tế của Trung Quốc, Trung Quốc đẩy mạnh
khả năng cạnh tranh trên nhiều mặt trong ngành công nghiệp xuất khẩu, và các
chính sách kinh tế của Ấn Độ. Trong khi đó, việc chuyển giao quyền lực ở Trung
Quốc 2012-2013 và cuộc bầu cử năm Thủ tướng Narendra Modi ở Ấn Độ năm
2014 lại tạo ra tiềm năng hợp tác song phương. Hiện nay, hai nước đang tìm cơ
hội thúc đẩy làm việc cùng nhau giải quyết một số vấn đề đang gia tăng, bao gồm
như ổn định ở Afghanistan và biến đổi khí hậu. Ngoài ra, trong Chuyến thăm tới
Ấn Độ của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9/2014, Trung
Quốc đã cam kết đầu tư vào Ấn Độ trong các ngành công nghiệp, giao thông và
cơ sở hạ tầng, đường sắt tốc độ cao. Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang hợp tác tại
các diễn đàn đa phương và các tổ chức, chẳng hạn như các cuộc họp thượng đỉnh
của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) và ngân hàng phát
triển BRICS. Mặc dù cả hai chính phủ đang cố gắng giảm căng thẳng trên một số
lĩnh vực trong mối quan hệ hai nước, song khả năng cạnh tranh thương mại, chính
sách không phù hợp, và xung đột giữa hai nước vẫn không thể giải quyết triệt để.
Đối với Mỹ, những tính toán chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc của Ấn Độ
có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích và an ninh Mỹ, Mỹ có thể thanh thủ nắm bắt
64

những cơ hội lớn trong hợp tác quân sự và an ninh Mỹ-Ấn Độ nhằm kiềm chế ảnh
hưởng của Trung Quốc.
Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội:Trong năm 2010, để kỷ niệm kỷ niệm 60 năm
ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Lễ hội Ấn Độ được tổ
chức trên 45 thành phố ở Trung Quốc. Trong tháng 12/2010, hai Quốc gia đã ký một
chương trình trao đổi văn hóa (CEP) cho phép nhân dân hai nước hợp tác, phối hợp
trong lĩnh vực trao đổi và phất triển van hóa. Tháng 3/2010, trong chuyến thăm của
chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đến Ấn Độ vào đã quyết định chọn năm 2010 là “Năm
của tình hữu nghị và hợp tác”. Trong năm 2012, một thỏa thuận được ký kết giữa
Hội đồng Giáo dục Trung học Trung ương (CBSE) với Hanban có nhiệm vụ là tạo
điều kiện cho việc giảng dạy của Trung Quốc trong các trường học Ấn Độ. Đồng
thời, để phổ biến và giảng dạy Tiếng Hin-ddi ở Trung Quốc, hai trung tâm phụ trách
việc phát triển Tiếng Hin-ddi ở Trung Quốc đã được thành lập trong các trường đại
học nổi tiếng là Quảng Châu và Thượng Hải.
Năm 2012, Ấn Độ xuất bản cuốn sách “Ấn Độ và Trung Quốc-một nghìn
năm quan hệ văn hóa” ra cả hai ngôn ngữ. Để tạo điều kiện cho các thành phần trí
thức của cả Ấn Độ và Trung Quốc có thể tìm hiểu, giao lưu và nghiên cứu nền
văn hóa hai quốc gia, hai bên đã tổ chức nhiều chuyến thăm viếng hữu nghị giữa
các đoàn ngoại giao hai quốc gia. Trên tờ nhật báo “Ấn Độ ngày nay” còn xuất
bản ra cả ngôn ngữ Trung Quốc tờ báo hiện có hơn 20.000 độc giả Trung Quốc.
Một lượng lớn số người trẻ tuổi Trung Quốc có mong muốn hiểu thêm về Phật
Giáo, Bollywood và Yoga. Tháng 6/2012, 100 đại biểu thanh niên Ấn Độ đã đến
thăm Trung Quốc. Ngay sau đó, tháng 2/2103 đoàn đại biểu thanh niên Trung
Quốc gồm 100 thành viên đã có chuyến thăm Ấn Độ, và tiếp tục trong tháng
11/2013 Ấn Độ lại đón tiếp đoàn đại biểu gồm 100 thanh niên của Trung Quốc
sang giao lưu, học hỏi nhằm mục đích kết nối giới trẻ hai quốc gia Trung Quốc và
Ấn Độ, đoàn cũng đã lập ra các diễn đàn lớn trên các trang mạng xã hội, blog,
Sina Weibo, trong đó có hơn 15.000 người theo dõi. Cộng đồng Ấn Độ hiện nay ở
Trung Quốc được ước tính là khoảng 16.000. Một phần lớn của số này bao gồm
chủ yếu là các nhà nghiên cứu, chuyên gia và sinh viên trong các trường đại học
của Trung Quốc. Trung Quốc cũng là nơi có một số lượng lớn công dân Ấn Độ
65

cũng như người gốc Ấn Độ là các chuyên gia làm việc tại các công ty đa quốc gia
và các công ty Ấn Độ trên lãnh thổ Trung Quốc.
2.2.3. Đối với các tổ chức quốc tế
2.2.3.1. Đối với Liên hiệp quốc
Thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh, Ấn Độ duy trì chủ trương tăng cường
hoạt động ở các tổ chức quốc tế lớn như Liên hiệp quốc, các tổ chức tài chính –
tiền tệ quốc tế, WTO và các tổ chức quốc tế khác. Trong quan hệ với các tổ chức
quốc tế Ấn Độ đồng thời vừa tranh thủ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế - xã
hội và văn hóa, tăng cường giao thương học hỏi quốc tế, mặt khác tích cực tham
gia vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế, các vấn đề toàn cầu, nâng cao uy tín và
vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế.
Ấn Độ là thành viên của Liên hiệp quốc từ 30 tháng 10 năm 1945, và từ đó
đến nay ngày càng chủ động, tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức
này. Trong thế kỷ XXI, Ấn Độ thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương
hóa, đa dặng hóa, Ấn Độ xác định rõ cơ sở của sự hợp tác là hợp tác bình đẳng,
cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến
chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế. Quan hệ Ấn Độ - Liên hiệp quốc
được củng cố và phát triển trên nhiều mặt. Ấn Độ tham gia ngày càng tích cực và
chủ động trên nhiều lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp quốc như duy trì hòa bình,
an ninh, giải trừ quân bị, phát triển kinh tế - xã hội, kiểm soát dân số và bảo vệ
môi trường, thúc đẩy quyền con người. Sự tham gia và đóng góp và vị thế của Ấn
Độ tại Liên hiệp quốc từng bước được cải thiện và nâng cao cả về bề rộng và bề
sâu trên nhiều lĩnh vực.
Trong lĩnh vực hòa bình và an ninh quốc tế, Hiện nay Ấn Độ cung cấp
100.000 nhân viên quân sự và cảnh sát để phục vụ trong 35 hoạt động gìn giữ hòa
bình của Liên hiệp quốc[97]. Ngoài ra, Ấn Độ là thành viên tích cực của Hội nghị
giải trừ quân bị Liên hiệp quốc, của Công ước cấm vũ khí hóa học. Hàng năm, Ấn
Độ tham gia đều đặn vào Cơ chế Đăng kiểm Vũ khí thông thường của Liên hợp
quốc nhằm thực hiện một trong các biện pháp xây dựng lòng tin với các nước và
làm tốt nghĩa vụ thành viên của Liên hợp quốc.
66

Đối với lĩnh vực hợp tác và phát triển Ấn Độ được Liên hiệp quốc và cộng
đồng quốc tế đánh giá là nước đi đầu trong các nước đang phát triển về sự trỗi dậy
mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước và thu hút đầu tư, thực hiện các mục tiêu
thiên niên kỷ. Ấn Độ tham gia nhiều diễn đàn đa phương, song phương lớn về
kinh tế của Liêp hiệp quốc như Hội nghị Diễn đàn kinh tế Ấn Độ do Diễn đàn
Kinh tế thế giới (WEF) và Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ (CII) phối hợp tổ chức
nhằm xác định giai đoạn tiếp theo cho tiến trình cải cách tại Ấn Độ. Hội nghị Liên
hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã nhóm họp và đưa ra những
tín hiệu lạc quan, kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng 5,6% trong những năm
tới, trong khi mức tăng của các nền kinh tế đang phát triển nói chung chỉ đạt
khoảng 4,5%-5%. Trong báo cáo dự báo về phát triển và thương mại, UNCTAD
nhận định, hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, chế tạo và dịch vụ cải thiện đã
thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ lên 5,7%
trong quý đầu của tài khóa 2014 - 2015, so với 4,7% cùng kỳ tài khóa trước đó và
là mức cao nhất trong hai năm rưỡi qua. Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cũng
đã giảm nhẹ nguy cơ và đưa ra những nhận định khả quan hơn đối với nền kinh tế
Ấn Độ, với mức tăng trưởng đạt 5,2% trong năm 2014 và có thể đạt 6,5% vào
cuối năm 2015[13].
Trong Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác, Ấn Độ tiếp tục đánh giá
cao vai trò của Liên hiệp quốc cũng như mục tiêu cơ bản của tổ chức này, đó là:
đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành quan hệ quốc tế trong thế kỉ
XXI, phát triển một hệ thống quốc tế nhân đạo, không sử dụng bạo lực và thúc
đẩy để tiến tới một mô hình phát triển quốc tế bền vững, công bằng. Ấn Độ là một
trong những thành viên hoạt động tích cực của Liên hiệp quốc, tham gia vào các
nhóm nước có cùng lợi ích chung của mình. Tại kì họp lần thứ 50 Đại hội đồng Liên
hiệp quốc tháng 10/2013, Ấn Độ chính thức trở thành Uỷ viên không thường trực.
Hiện nay, cùng với sự đổi thay của thế giới, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đang
đứng trước yêu cầu phải “làm mới bản thân”, trong đó quy mô của số thành viên
thường trực cần được mở rộng, theo một kế hoạch cải tổ được đề xuất, số thành viên
thường trực có thể sẽ tăng thêm 5 quốc gia nữa, trong đó các ứng cử viên được đề
cập nhiều nhất là Ấn Độ, Đức, Nhật Bản, Brasil và 1 quốc gia châu Phi. Các ủy viên
67

thường trực của Liên hiệp quốc như Pháp, Mỹ, Anh và Nga cũng ủng hộ ứng cử viên
Ấn Độ trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an mở rộng.
2.2.3.2. Đối với tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Với sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới WTO sau vòng đàm phán
Urugoay cuối cùng của GATT trong bối cảnh kinh tế thế giới đang hình thành
những thị trường mới như thị trường chứng khoán và phi thuế quan, những công
cụ mới như công nghệ điện tử viễn thông, những hoạt động xúc tiến hợp tác kinh
tế song phương và đa phương với sự phát triển của những tổ chức khu vực và tiểu
khu vực ở khắp các châu lục. Đây chính là yếu tố để liên kết chặt chẽ mối quan hệ
Ấn Độ với các nước, các tổ chức kinh tế quốc tế. Ấn Độ là một thành viên sáng
lập của WTO, Ấn Độ nhận định rõ vị thế và vai trò của mình. Đồng thời trong
WTO, Ấn Độ là một trong hai nước dẫn đầu và cũng thành viên lãnh đạo nhóm G-
20. Cùng với nhóm G-4, gồm 4 thành viên quan trọng nhất của WTO, Brasil và
Ấn Độ (đại diện cho G-20, nhóm các nước đang phát triển) thường họp riêng để
giải quyết bế tắc của vòng đàm phán Doha, do vậy có thể thấy được ở thế kỷ XXI
vai trò và vị thế của Ấn Độ trong WTO ngày càng được nâng cao. Là thành viên
quan trọng của tổ chức WTO, bước vào giai đoạn mới, Ấn Độ đứng trước những
cơ hội thuận lợi. Trước hết Ấn Độ có điều kiện được tiếp cận thị trường hàng hóa
và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm,
có các quyền và lợi ích như nhâu đối với các nước thành viên khác. Với việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật kinh tế, thực thi các thiết chế quản lý theo quy định của
WTO, môi trường kinh doanh của Ấn Độ ngày càng được mở rộng. Ấn Độ có vị
thế bình đẳng như các nước thành viên khác trong hoạch định chính sách thương
mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới
công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện bảo vệ lợi ích đất nước, của đoanh
nghiệp. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI, trong tình hình thế giới mới Ấn Độ cũng
đứng trước những thách thức lớn khi là thanh viên của WTO. Cạnh tranh diễn ra
gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn, nguy cơ
các doanh nghiệp đầu tư kém hiệu quả hơn, và nguy cơ thất nghiệp tăng lên, sự
biến động thị trường mạnh và nhạy cảm hơn... Tình hình đó cũng đặt ra vấn đề
68

mới về bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia, giữ gìn những giá trị văn hóa, tín
ngưỡng, tôn giáo tốt đệp lâu đời cuae Ấn Độ.
Những cơ hội và thách thức luôn đan xen nhau, luôn vận động, chuyển hóa
lẫn nhau; thách thức đối với ngành này là cơ hội cho ngành khác phát triển. Nếu
tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo
cơ hội mới lớn hơn, ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át,
gây khó khăn cho phát triển đất nước.
Bước và thế kỷ XXI, thế giới được nhận định là có nhiều biến động và thay
đổi lớn, tuy nhiên bình, hợp tác và phát triển tiếp tục vẫn là xu thế lớn. Ấn Độ là
một nước lớn trên bàn cờ chính trị thế giới, do vậy Ấn Độ xác định rõ hơn những
điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và thách thức về kinh tế, định vị lại chính
xác hơn vị trí nền kinh tế quốc gia trên bản đồ kinh tế thế giới. Với sự triển khai
rộng khắp các hoạt động kinh tế đối ngoại trên khắc các châu lục, Ấn Độ xử lý các
vấn đề hội nhập trên phạm vi rộng lớn hơn, đặc biệt là thực thi đầy đủ các cam kết
ngày càng sâu rộng và đa đạn của WTO. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy
thoái với biến động hết sức phức tạp của thị trường tài chính tiền tệ, nhưng Ấn Độ
vẫn là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế
giới....giai đoạn 2004-2014 Ấn Độ giữ tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng, đạt
khoảng 5,5- 6% năm và dự kiến sẽ đạt 7.5- 8% vào các năm tiếp theo. Ấn Độ
đang phấn đấu phát triển thành cường quốc kinh tế vào năm 2020. Ngoài ra, Ấn
Độ đang phát triển thành siêu cường phần mềm máy tính, hàng năm xuất khẩu
phần mền tăng 35 - 40%, Ấn Độ xuất khẩu phần mềm trị giá 13,5 tỷ USD. Tổng
giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp, Ấn Độ đứng thứ ba trong các nền kinh
tế đang phát triển, sau Braxin và Mexico, tỷ trọng công nghiệp 30%, nông nghiệp
25% và dịch vụ 45% GDP[38].
Thương mại Ấn Độ tiếp tục phát triển nhất là các đối tác lớn như là Trung
Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU... Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu có những
chuyển biến tích cực, tỷ trọng những ngành công nghệ và kỹ thuật cao và nhóm
hàng công nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng các nhóm sản phẩm thô giảm. Nhiều mặt
hàng xuất khẩu đã đạt được thứ hạng cao có ảnh hưởng đến thị trường thế giới,
Ấn Độ là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Xuất khẩu và
69

thu hút đầu tư nước ngoài của Ấn Độ cũng được đẩy mạnh. Ngân hàng thế giới đánh
giá cao về tiềm năng phát triển và triển vọng Ấn Độ trở thành một trong 7 nền kinh tế
hàng đầu thế giới trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Đồng thời, Ấn Độ được đánh giá
là một trong mười cường quốc công nghiệp thế giới, là một trong ba cường quốc hạt
nhân châu Á.Đặc biệt Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền sản xuất phần mềm
tin học đứng đầu thế giới.việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống,
thị trường mới, thị trường trọng điểm được giữ vững và việc giảm bớt xuất khẩu
trung gian đã làm cho hàng xuất khẩu của Ấn Độ bớt lệ thuộc vào một thị trường
nhất định, giảm thiểu rủi ro khi có biến động. Trong thế kỷ mới, Ấn Độ tiếp tục tăng
cường chính sách “Hướng Đông” của mình, là bàn đạp để Ấn Độ vươn xa, mở rộng
hợp tác với các nước trong khu vực, các nước lớn và tổ chức quốc tế, trong đó xác
định ASEAN là đối tác quan trọng. Hiện nay thị trường xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục
được mở rộng, đa dang hóa, duy trì, có nhiều bước đột phá khi xuất khẩu vào nhiều
thị trường mới, đẩy mạnh thị phần ở thị trường Châu Á, củng cố thị trường EU, mở
rộng thị trường Nga, Đông Âu và thị trường châu Đại Dương, khai phá mạnh thị
trường Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh...
2.2.4. Đối với các khu vực
2.2.4.1. Đối với Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC)
SAARC được thành lập năm 1985 với mục tiêu tạo ra một khuôn khổ hợp tác
khu vực. Trong những năm đầu mới thành lập, thương mại và đầu tư không phải là
những chủ đề chính trong hợp tác khu vực. Chỉ tới năm 1991, khi SAARC quyết
định thiết lập một khu vực thương mại ưu đãi (SAFTA), việc thúc đẩy hợp tác kinh
tế của khu vực Nam Á mới được đưa vào chương trình nghị sự của SAARC. Tuy
nhiên, SAFTA chỉ có hiệu lực hoàn toàn đối với tất cả các nước thành viên vào năm
2016 khi tất cả các nước thành viên đơn phương giảm thuế quan.
Theo khuôn khổ của SAFTA, một chính sách bao gồm 4 mục tiêu có thể
giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực. Mục tiêu đầu tiên và có vai trò
quan trọng là tập trung vào thương mại Ấn Độ-Pakixtan, dựa vào sự phát triển
một số lĩnh vực chủ chốt như cải thiện các đường bay. Một hiệp định giữa Ấn Độ
và Pakixtan nhằm nối lại thương mại qua biên giới sẽ thúc đẩy sự hoà nhập khu
vực, tăng cường và đặt nền móng cho những tiến bộ của SAFTA. Mục tiêu thứ hai
70

là cải thiện quy định về hải quan, hải cảng. Mục tiêu thứ ba là ký kết các hiệp định
thương mại song phương và đa phương với các nước ngoài khu vực Nam Á nhằm
hỗ trợ cho các mục tiêu kia. Mục tiêu thứ tư là tập trung vào thương mại dịch vụ
và đầu tư.
Trong bối cảnh khu vực và quốc tế diễn ra những chuyển biến nhanh chóng
và phức tạp của thế kỷ mới, Ấn Độ đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ chính sách đối
ngoại, trong đó đặt ưu tiên với các nước láng giềng và khu vực Nam Á. Qua đó,
Ấn Độ từng bước hội nhập sâu rộng và hiệu quả đối với khu vực, tạo môi trường
hòa bình, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội đất nước. Sự
tham gia và những đóng góp của Ấn Độ đối với quá trình hợp tác, thúc đẩy
thương mại và đầu tư SAARC trên các lĩnh vực đã tạo đà thuận lợi cho quá trình
phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế của Ấn Độ ở khu vực và
trên thế giới.
Trong tình hình mới, Ấn Độ chủ trương thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác
với các nước Nam Á và SAARC, vì ổn định và phát triển chung của khu vực cũng
như lợi ích mỗi quốc gia thành viên. Từ khi thành lập đến 2014, SAARC đã tiến
hành 17 Hội nghị thượng đỉnh. Dấu ấn quan trọng là hội nghị lần thứ 14 được tiến
hành trong 2 ngày, từ ngày 3 đến 4/4/2007, tại New Delhi, Ấn Độ, với chủ
đề: Tăng cường kết nối giữa các nước trong khu vực và giữa khu vực với thế giới.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế các nước trong khu vực có sự
khởi sắc, đặc biệt là Ấn Độ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: 9,2% trong năm
2005-2006. Hội nghị ra tuyên bố chung gồm 30 điểm, nhấn mạnh liên kết khu
vực, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và tuyên bố về chống khủng bố[78].
Ấn Độ cũng đã cam kết xây dựng một hệ thống thương mại tự do, thống
nhất để tạo ra cơ hội mới và tăng trưởng kinh tế cho các nước thành viên. Không
chỉ chú ý đến liên kết, hợp tác trong khu vực, Ấn Độ còn kêu gọi các nước thành
viên khôi phục lại vòng đàm phán Đôha, tập trung vào vấn đề phát triển, kêu gọi
các nước thành viên WTO thực hiện cam kết của họ để có thể sớm kết thúc vòng
đàm phán này.Đồng thời, Ấn Độ cũng tham gia tích cực vào quá trình thúc đẩy sự
hoạt động của Khu vực mậu dịch tự do Nam Á (SAFTA). Mặc dù, SAFTA vẫn
chưa đem lại nhiều kết quả như mong muốn của các nước thành viên, vì thế,
71

Thông qua SAARC nhấn mạnh sự cần thiết của việc mở cửa thị trường, thông qua
thực hiện chương trình tự do hoá, và tin tưởng rằng SAFTA sẽ tác động đến các
lĩnh vực khác trong hợp tác khu vực, bao gồm cả thương mại, dịch vụ. Một hiệp
định về hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ sẽ được đưa ra trong thời gian sớm nhất.
Ấn độ tích cực thực hiện các giải pháp thuận lợi hoá thương mại, đặc biệt
trong việc tiêu chuẩn hoá các tên hiệu, tài liệu, các thủ tục cho việc thông thương
hàng hoá. Hệ thống viễn thông khu vực cần được nâng cấp để mở rộng khả năng
kết nối mọi người trong khu vực, đồng thời, thực hiện các biện pháp tự do hoá
thuế quan trong ngành viễn thông, trên cơ sở có đi có lại.
Hợp tác kinh tế được Ấn Độ mở rộng sang cả lĩnh vực đầu tư đối với các
nước thành viên của SAARC, kêu gọi các nước cần đi đến ký kết hiệp định về
khuyến khích và bảo hộ đầu tư một cách sớm nhất. Đây cũng là vấn đề cấp bách
hiện nay của SAARC, khi mà khả năng đầu tư nội khối còn hạn chế, khả năng thu
hút FDI từ bên ngoài chưa được nhiều. Trong năm tài chính 2006-2007, Ấn Độ,
đạt mức FDI kỷ lục là 16 tỷ USD. Ấn Độ cũng đã tuyên bố đơn phương miễn thuế
nhập khẩu cho các nước SAARC, giảm danh mục hàng hoá loại trừ cho các nước
Nam Á từ 45% xuống 10%. Ấn Độ cũng đơn phương tự do hoá thị thực cho giáo
viên, sinh viên, nhà nghiên cứu từ các nước SAARC, tự nguyện đóng góp 25 triệu
USD cho việc nâng cấp Ban thư ký SAARC tại Kadmandu[72]. Cũng chính Ấn
Độ đã đề nghị nối tất cả thủ đô các nước bằng các đường bay trực tiếp, coi đó là
bước đi đầu tiên của sự liên kết.Theo số liệu chính thức của SAARC, giao dịch
thương mại giữa các quốc gia thuộc hiệp hội này, bao gồm Afghanistan,
Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Maldives, Pakixtan và Sri Lanka, đã tăng từ
dưới 140 triệu USD vào năm 2008 lên tới 878 triệu USD vào năm 2012. Tuy
nhiên, số liệu của Viện Brookings cho biết con số này chưa bằng 5% tổng giá trị
thương mại của cả khu vực. Do vậy có thể thấy rằng Ấn Độ ngày càng có những
gia tăng ảnh hưởng đối với các nước trong khu vực[70].
Quan hệ văn hoá, xã hội giữa Ấn Độ và các nước SAARC dựa trên một nền
tảng lịch sử và địa lý chung, xác định rõ trong tương lai, khu vực Nam Á sẽ liên kết
với nhau. Xuất phát từ thực tế về giáo dục của khu vực, Ấn Độ đã quyết định thành
lập trường Đại học Nam Á nhằm liên kết văn hóa, xã hội, đồng thời tăng cường hợp
72

tác và đối thoại về giáo dục, thông qua việc trao đổi giữa các viện khoa học, các nhà
hoạch định chính sách, các sinh viên và giáo viên…. Việc thành lập trường đại học
có trình độ quốc tế này là biểu tượng quan trọng của ý tưởng liên kết.
Thông qua SAARC Ấn Độ đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, trao đổi, coi đó
là yếu tố cơ bản trong thúc đẩy liên kết, hội nhập khu vực. Mở rộng các hoạt động
của ngành du lịch và tăng cường trao đổi các hoạt động của tuổi trẻ, các hiệp hội,
quốc hội; đề xuất chương trình hoạt động văn hoá và tiến hành tổ chức các
Festival SAARC.
Sau gần 30 năm là thành viên của SAARC, Ấn Độ đã khẳng định được vị
trí, vai trò và có những đóng góp có ý nghĩa của mình trong SAARC. Những kết quả
mà Ấn Độ làm được trong gần 30 năm là thành viên không chỉ góp phần đưa
SAARC thành một tổ chức thành công, ngày càng có vị thế trên thế giới mà còn góp
phần tạo ra cho Ấn Độ nhiều cơ hội thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước.
2.2.4.2. Đối với khu vực Đông Nam Á
Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới bước vào thế kỷ XXI mở ra một bước
ngoặt cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á, cũng như việc triển khai
chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á.
Ở khu vực Đông Nam Á, sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, khu
vực Đông Nam Á đã được sống trong không khí hoà bình, ổn định, xu thế hợp tác
ngày càng tăng. Từ đầu thập kỉ 90 Ấn Độ đã chủ động mở một chiến dịch tiến
công ngoại giao nhằm tăng cường mối quan hệ chặt chẽ về mọi mặt với các quốc
gia Đông Nam Á. Nằm ở phía Đông của Ấn Độ và có mối liên hệ chặt chẽ về văn
hoá, Đông Nam Á được xác định là trọng tâm chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối
với toàn bộ khu vực CA-TBD.
Trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ thì “Chính sách hướng Đông” được
coi là chính sách cơ bản với Đông Nam Á. Chính sách hướng Đông của Ấn Độ
được các đời Thủ tướng Ấn Độ N.Rao, I.K.Gujral, A.B.Vajpayee xây dựng, Thủ
tướng Manmohan Singh kế thừa và phát triển đầy đủ, hoàn hiện hơn nội dung cơ
bản của chính sách này. Chính sách hướng Đông của Ấn Độ có ba hướng tiếp cận
là: (1) khôi phục các mối quan hệ chính trị với các nước đối tác ASEAN; (2) tăng
73

cường các quan hệ hợp tác kinh tế; (3) thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quân sự
nhằm tăng cường sự hiểu biết và các lợi ích về chính trị, chiến lược.
Giai đoạn đầu của chính sách hướng Đông chú trọng tăng cường quan hệ
mọi mặt với các nước ASEAN, trong đó chủ yếu là các mối liên hệ về thương mại
và đầu tư; tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và chủ động mở chiến dịch ngoại giao
với khu vực Đông Nam Á và CA-TBD; vận động để tham gia các tổ chức an ninh,
kinh tế và chính trị đa phương tại khu vực này như APEC, WTO, ARF…; lấy
chính sách ngoại giao kinh tế làm trụ cột. Ấn Độ coi trọng Đông Nam Á và coi
Đông Nam Á là “bàn đạp” tiến vào thị trường khu vực[67, tr.60].
Ở giai đoạn hai, theo Ngoại trưởng Ấn Độ Yashwant Sinha được đánh dấu
bởi “những thoả thuận nhằm đi đến những Hiệp định thương mại tự do và việc
thiết lập các mối liên hệ kinh tế mang tính chất định chế giữa những nước trong
khu vực và Ấn Độ” [67, tr60]. Ngoài ra, chính sách hướng Đông còn nhằm tạo
dựng các mối liên hệ hữu nghị như việc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giao
thông vận tải; cho phép Ấn Độ phá bỏ những hàng rào chắn về chính trị giữa Ấn
Độ và Đông Nam Á; tuy rằng yếu tố cạnh tranh trong quan hệ với Trung Quốc là
không thể tránh khỏi, nhưng sau chiến tranh lạnh sự hợp tác Ấn- Trung ngày càng
có chiều hướng phát triển. Chính sách hướng Đông giai đoạn hai của Ấn Độ
không phải là chính sách để đối phó với “một mối lo sợ về Trung Quốc” [67, tr60]
Có thể nói rằng, kể từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Ấn Độ đã chủ động mở
một chiến dịch ngoại giao nhằm tăng cường mối quan hệ chặt chẽ về mọi mặt với
các quốc gia Đông Nam Á.
Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao: Kể từ khi Ân Độ trở thành bên đối thoại
đầy đủ của ASEAN, hợp tác giữa Ân Độ và ASEAN có những bước đột phá
mạnh mẽ trên cả mặt chính trị và ngoại giao. Ân Độ đã tham gia vào hàng loạt các
cuộc họp tham vấn với ASEAN theo quan hệ đối thoại ASEAN - Ân Độ, trong đó
bao gồm Hội nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng, các cuộc họp giữa các quan chức
cao cấp và các cuộc họp ở cấp chuyên gia. Đồng thời thông qua các khuôn khổ
đối thoại và hợp tác do ASEAN khởi xướng như: Diễn đàn khu vực ASEAN
(ARF), Hội nghị sau Bộ trưởng (PMCs) 10 +1, cấp cao Đông Á (EAS), hợp tác
giữa hai dòng sông Mekong và sông Hằng, Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp
74

tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC),... đã góp phần tăng cường hợp
tác đối thoại trong khu vực và xúc tiến quá trình hội nhập khu vực.
Đến nay Ân Độ đã trở thành một đối tác quan trọng của ASEAN trên rất
nhiều lĩnh vực. Cơ chế đối thoại hai bên bao gồm: Diễn đàn khu vực ASEAN
(ARF), Cuộc gặp cấp cao Ân Độ - ASEAN, hội nghị sau Ngoại trưởng ASEAN
(PMC) trong khuôn khổ ASEAN + 10 và ASEAN + 1 (Hội nghị của ASEAN với
từng bên đối thoại), Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ân Độ, Ủy ban hợp tác
chung Ân Độ - ASEAN (JCC) và nhóm làm việc Ân Độ - ASEAN.
Trở thành thành viên của diễn đàn ARF 1996, Ân Độ đã tham gia như một
thành viên tích cực vào công cuộc xây dựng ARF. Ân Độ và Mỹ cũng tổ chức
Hội thảo ARF về vấn đề “những thách thức và an ninh biển” tại Mumbai từ ngày
27 tháng 3 đến 1 tháng 4 năm 2003 trong đó các đại biểu từ 16 thành viên của
ARF cùng tham dự. Hội thảo là cơ hội để các thành viên có cái nhìn mới về vấn
đề an ninh biển cũng như những nỗ lực hợp tác để ngăn chặn những thách thức về
an ninh biển trong tương lai.
Thể hiện cam kết của mình và mối quan tâm chung để đảm bảo hòa bình,
an ninh, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á, Ấn Độ còn tham gia Hiệp ước
Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) vào ngày 08 tháng 10 năm 2003
trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ hai tại Bali. Cũng vào dịp
này, ASEAN và Ấn Độ cũng đã ký Tuyên bố chung về Hợp tác chống khủng bố
quốc tế, tượng trưng cho các sáng kiến cụ thể để đẩy mạnh hợp tác trong cuộc
chiến chống khủng bố.
Năm 2009 là năm trọng đại đối với quan hệ Ấn Độ và ASEAN bởi vì FTA
hai bên được ký kết sau nhiều năm đàm phán và trì hoãn. FTA không chỉ mở ra
cơ hội lớn cho hàng hóa Ấn Độ có mặt tại khu vực kinh tế năng động ASEAN mà
còn mở ra thị trường tự do lớn nhất thế giới với xấp xỉ 2 tỷ người tiêu dùng
Trong lĩnh vực kinh tế: Khu vực thương mại, đầu tư Ấn Độ - ASEAN đã
được thông qua như là một mục tiêu dài hạn tại Hội nghị tham vấn của các Bộ
trưởng kinh tế Ấn Độ- ASEAN lần đầu tiên được tổ chức tại Brunây. Nhóm công
tác Ấn Độ- ASEAN về trao đổi kinh tế được quyết định thành lập. Ấn Độ xuất
khẩu vào ASEAN chủ yếu là các mặt hàng dầu ăn, vàng bạc, đá quý, các chế
75

phẩm từ thịt, hàng dệt may… Còn Ấn Độ nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như:
nhựa thông nhân tạo, cao su tự nhiên, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, đồ điện gia dụng,
than đá, phân bón…
Thương mại Ấn Độ- ASEAN trong năm 2004, thương mại hai chiều đạt
khoảng 13 tỷ USD và tăng lên 30 tỷ USD vào năm 2007[67, tr84].Thương mại với
ASEAN là một nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng đối với cơ sở hạ
tầng của Ấn Độ. ASEAN chủ yếu là Malaixia, Thái Lan, Xingapo đã trở thành
nguồn cung cấp FDI chính cho Ấn Độ. Từ một khối lượng không đáng kể năm
1991, FDI từ ASEAN vào Ấn Độ đạt 4 tỷ USD (5/2005) chiếm 6,1% tổng lượng
FDI Ấn Độ nhận được trong giai đoạn này[40]. Ấn Độ đã hỗ trợ cho sáng kiến
hợp tác sông Mê Kông - sông Hằng, gắn kết Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt
Nam, Mianma với Ấn Độ. Ấn Độ đã xây dựng một tuyến đường nối liền giữa Ấn
Độ với Mianma và Thái Lan.
Đầu tháng 9/2004, ASEAN đã đồng ý bắt đầu thực hiện khu vực mậu dịch
tự do theo kế hoạch đã định với Ấn Độ vào tháng 1/2005. Theo kế hoạch này,
mức thuế đánh vào 150 mặt hàng sẽ dần được giảm theo một chương trình thu
hoạch sớm. Kế hoạch “Đối tác vì Hoà bình, Tiến bộ và Thịnh vượng chung” được
kí ngày 30/11/2004 bao gồm một chương trình dài hạn cam kết thiết lập khu vực
buôn bán tự do với 5 thành viên ASEAN phát triển là Brunây, Inđônêxia,
Malaixia, Thái Lan, Xingapo vào năm 2011 và với 5 thành viên còn lại là
Philippin, Campuchia, Lào, Việt Nam và Mianma vào năm 2016.
Tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ- ASEAN lần thứ
ba ở New Delhi (19/10/2004), Thủ tướng Manmohan Singh đã đưa ra đề nghị
thành lập cộng đồng kinh tế châu Á, bao gồm các nước ASEAN, Trung Quốc,
Nhật Bản và Ấn Độ để cạnh tranh với Bắc Mỹ, EU…
Tháng 8/2008, Ấn Độ và ASEAN đã hoàn tất đàm phán về Hiệp định
Thương mại tự do ASEAN- Ấn Độ. Nhìn chung đây là mối quan hệ cùng có lợi,
không mang tính áp đặt kiểu nước lớn với các nước nhỏ.
Năm 2008 tổng khối lượng thương mại ASEAN - Ấn Độ đạt 47,5 tỷ USD.
ASEAN xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 30,1 tỷ USD tăng 21,1% so với năm 2007 và
nhập khẩu từ Ấn Độ là 17,4 tỷ USD tăng 40,2% so với năm 2006. Đầu tư trực tiếp
76

(FDI) của Ấn Độ vào các thành viên ASEAN đạt 476,8 triệu USD năm 2008
chiếm 0,8% so với tổng đầu tư trực tiếp vào khu vực ASEAN. Tổng số vốn Ấn
Độ đầu tư vào các nước ASEAN từ năm 2000 – 2008 đạt 1,3 tỷ USD[12].
Hiệp định thương mại về hàng hóa (TIG) cũng được hai bên ký kết ngày 13
tháng 08 năm 2009 tại Băng Cốc Thái Lan sau sáu năm đàm phán. Việc ký kết
Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ mở đường cho việc tạo ra
một khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với một thị trường xấp xỉ 1,8 tỷ
người với tổng mức GDP khoảng 2,8 nghìn tỷ USD. Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - Ấn Độ được kỳ vọng sẽ miễn trừ thuế đến 90% các mặt hàng buôn bán
giữa hai bên bao gồm cả những mặt hàng đặc biệt như dầu cọ, cà phê, trà, hạt tiêu.
Ít nhất trên 4000 mặt hàng sẽ được loại trừ hoàn toàn thuế quan vào năm 2016.
Hiệp định thương mại hàng hóa bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm
2010. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ bảy giữa ASEAN và Ấn Độ tại Chaam Hua
Hin (Thái Lan) ngày 24 tháng 10 năm 2009, hai bên đồng ý xem xét và thúc đẩy
mục tiêu thương mại song phương lên 70 tỷ USD trong vòng hai năm tới. Hiện tại
ASEAN và Ấn Độ đang xúc tiến để sớm đi đến những thỏa thuận cuối cùng về
Hiệp định về hợp tác, thương mại và đầu tư.
ASEAN và Ân Độ cũng đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vự tư nhân, cụ
thể là việc khởi động lại Hội đồng kinh doanh ASEAN – Ân Độ (AIBC), tổ chức
các hội nghị thượng đỉnh về kinh tế (AIBS) và các hội chợ thương mại (AIBF)
đang được xúc tiến bởi các quan chức cao cấp của hai bên. Ngày 27 tháng 04 năm
2010, Ân Độ thông báo với ban thư ký ASEAN rằng Liên đoàn thương mại và
công nghiệp Ân Độ đang tổ chức hội nghị triển lãm về thương mại và công
nghiệp với ASEAN tại Pragati Maidan, New Delhi từ ngày 8 đến 11 tháng 1 năm
2011 (Chương trình này nằm ngoài khuôn khổ AIBF)
Đầu tư trong chính các nước ASEAN cũng đạt những con số bất ngờ: xấp
xỉ 25 tỷ USD trong giai đoạn từ 2007 – 2009 (chỉ đứng sau EU). Kể từ năm 2008,
các con số về đầu tư giảm một cách đáng kể vào khu vực ASEAN. Tuy nhiên, đó
không phải là tín hiệu cho thấy ASEAN ít hấp dẫn hơn đối với các nước và khu
vực khác trên thế giới mà là do tác động chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu cùng với việc thắt chặt chi tiêu của các nước phát triển hòng kiềm chế lạm
77

phát và cứu vãn nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.


Thương mại dịch vụ, Cả ASEAN và Ân Độ đều có nhiều cơ hội để hợp tác
phát triển ngành công nghiệp du lịch của mình. Tận dụng ưu thế là khu vực có
nhiều tiềm năng về du lịch tự nhiên và nhân văn mà nhiều nước trong khu vực
ASEAN cũng như Ân Độ đã khai thác triệt để ưu thế này. Với những lợi thế kể
trên, cả Ân Độ và ASEAN càng có cơ sở hơn để bắt tay cùng nhau xây dựng một
đại hội đồng Đông Á xứng đáng với vị thế vốn có của nó.
Hiệp định thương mại tự do An Độ - ASEAN: Ngày 13/8/2009 tại hội nghị các
bộ trưởng ASEAN và Bộ trưởng bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ đã nhóm
họp tại Băng Cốc (Thái Lan) và ký thỏa thuận về khu vực mậu dịch tự do ASEAN -
Ấn Độ (AIFTA). Theo đó, các loại thuế đánh vào khoảng 4.000 mặt hàng điện tử,
hóa chất, máy móc và dệt may sẽ được giảm dần và hướng tới loại bỏ hoàn toàn.
Những mặt hàng này chiếm 80% lượng hàng hóa buôn bán giữa Ấn Độ và ASEAN.
Thương mại về hàng hóa (TIG) là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện
cho thị trường xấp xỉ 1,8 tỷ dân với GDP xấp xỉ 2,75 nghìn tỷ USD[86].
Năm 2014, quan hệ của Ấn Độ với các nước ASEAN nói chung và quan hệ
kinh tế giữa hai bên nói riêng phát triển mạnh, trong đó Chính phủ mới của Ấn Độ
do Thủ tướng N.Mô-đi đứng đầu đã chuyển "Chính sách hướng Đông" thành
chiến lược "Hành động phía Đông" nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng
vai trò toàn cầu của Ấn Độ. Ông Mô-đi đã nêu biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan
hệ kinh tế ASEAN - Ấn Độ trong năm năm tới, trong đó đề nghị lập một cơ chế
đặc biệt để cấp tài chính cho các dự án phát triển, xây dựng các đại lộ thông tin và
mời các nước ASEAN tham gia tiến trình chuyển đổi kinh tế đang diễn ra tại Ấn
Độ. Các hiệp định tự do thương mại về dịch vụ và đầu tư, được Ấn Độ và ASEAN
ký năm 2014 và dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2015, sẽ tạo cơ hội rất lớn để
các bên khai thác tiềm năng hợp tác kinh tế. Thực tế, các hiệp định tự do thương
mại về dịch vụ, đầu tư và hàng hóa giữa Ấn Độ với các nước ASEAN thời gian
qua đã thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương tăng gấp nhiều lần. Hiện kim
ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và Ấn Độ đạt gần 80 tỷ USD và hai bên
hy vọng sẽ đạt mục tiêu 200 tỷ USD vào năm 2020[68]. Có được thành công này
là từ sự thúc đẩy quan hệ giữa Ấn Độ với các thành viên của Hiệp hội.
78

Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ phụ trách phương Đông A.Oa-đoa nêu rõ,
ASEAN và Ấn Độ đã và sẽ là những đối tác tự nhiên trong việc xác định và giải
quyết những yêu cầu chung về phát triển kinh tế và thịnh vượng ở châu Á, trong
bối cảnh các cấu trúc chính trị, kinh tế và an ninh đang hình thành tại khu vực
này. Các đại biểu dự Đối thoại ASEAN - Ấn Độ lần này cho rằng, hai bên có
nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác to lớn khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (EAC) ra
đời vào cuối năm 2015 cũng như từ chương trình cải cách của Ấn Độ. Đại sứ Việt
Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành cho rằng, tăng cường kết nối là vấn đề lớn và
đóng vai trò rất quan trọng trong hợp tác chiến lược giữa Ấn Độ và ASEAN.
Hai bên vẫn tiếp tục trao đổi và đã có các chương trình thực hiện kết nối
trong tất cả các lĩnh vực, trước hết là kết nối về đường bộ, đường không và đường
biển; thứ hai là kết nối về thể chế, nhất là các thể chế hiện có như các tổ chức
thương mại.
Ấn Độ hiện là một trong số 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Từ khi Việt Nam và Ấn Độ nâng quan hệ lên thành đối tác chiến lược từ năm
2007 đến nay, hợp tác song phương liên tục được thúc đẩy trên tất cả các lĩnh vực.
Kim ngạch thương mại song phương tăng mạnh, từ một tỷ USD năm 2006 lên hơn
tám tỷ USD trong năm 2014, tạo đà để hai bên nâng con số này lên 15 tỷ USD vào
năm 2020. Ấn Độ đã đầu tư vào Việt Nam hơn 220 triệu USD, trong khi đầu tư
của Việt Nam vào Ấn Độ là khoảng 26 triệu USD. Hằng năm, có khoảng 20 nghìn
lượt khách du lịch Việt Nam thăm Ấn Độ và khoảng 30 nghìn du khách Ấn Độ
vào Việt Nam[68]. Hai bên hy vọng con số này sẽ tăng lên 100 nghìn trong tương
lai gần.
Quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư song phương giữa Ấn Độ với
Myanma, quốc gia ASEAN duy nhất có biên giới trên bộ với Ấn Độ, cũng phát
triển thuận lợi trong thời gian qua.
Ấn Độ và Myanma đang phối hợp triển khai dự án giao thông quá cảnh
nhiều bên Ca-la-đan, kết nối cảng Côn-ca-ta ở miền đông Ấn Độ với cảng biển
Xít-uê của Myanma. Hai nước này cùng Thái-lan cũng đang hợp tác triển khai dự
án hạ tầng đường cao tốc ba bên Ấn Độ -Myanma - Thái-lan.
79

Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Ấn Độ và
Singapore đạt mức tăng trưởng nhanh chóng kể từ khi hai nước ký Hiệp định Hợp
tác kinh tế toàn diện năm 2005. Singapore hiện là nguồn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) lớn nhất của Ấn Độ, với tổng giá trị lên tới 5,7 tỷ USD[68].
Hai nước nhất trí nâng quan hệ lên thành đối tác chiến lược vào cuối năm
2015, đồng nghĩa với việc sẽ mở rộng phạm vi hợp tác, bao gồm các lĩnh vực như
quy hoạch đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục và kết nối.
Ấn Độ và ASEAN cùng chia sẻ tầm nhìn về một châu Á hòa bình, thịnh
vượng và trỗi dậy, góp phần tăng cường hòa bình và an ninh toàn cầu. Niu Đê-li
một lần nữa khẳng định, quan hệ với ASEAN là một trong những hòn đá tảng
trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ và là nền móng của chính sách "Hành
động phía Đông".
Trong lĩnh vực an ninh- quân sự: Nếu như nhìn về đại thể thì so với một
cường quốc ngoài khu vực Ấn Độ có một điểm thuận lợi là không có một quá khứ
xâm lược hay thôn tính ở khu vực này. Còn hiện tại, tuy là một nước có chung
đường biên giới trên biển và trên bộ với nhiều nước Đông Nam Á (Thái Lan,
Mianma, Inđônêxia) nhưng Ấn Độ không có sự tranh chấp vì đều đã được hoạch
định rõ ràng. Là một nước tiếp giáp với Đông Nam Á, Ấn Độ rất quan tâm và coi
việc tăng cường sự ổn định và an ninh ở Đông Nam Á cũng là lợi ích của chính
mình. Thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh, cùng với những nỗ lực trên mặt trận
ngoại giao, sự hợp tác về mặt an ninh quốc phòng với Đông Nam Á cũng được Ấn
Độ đẩy mạnh trên cơ sở lợi ích của hai bên.
ASEAN đánh giá cao nhận thức cũng như mong muốn của Ấn Độ gia nhập
Hiệp ước hợp tác và hữu nghị Đông Nam Á (TAC). Ấn Độ ủng hộ một khu vực
phi vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á. Đây là một đóng góp quan trọng của ASEAN
đối với việc tăng cường an ninh và ổn định ở khu vực cũng như đóng góp và tiến
trình giải giáp vũ khí hạt nhân toàn cầu, đẩy mạnh hợp tác, phát triển kinh tế.
Các bên tái khẳng định tầm quan trọng trong việc thành lập mạng lưới hợp tác
chống khủng bố và tội phạm quốc tế thông qua trao đổi thông tin và xây dựng các
kênh thông tin chung với mục tiêu nhằm tăng cường khả năng chống chủ nghĩa
khủng bố và tội phạm quốc tế tại khu vực. Kể từ đầu thập niên 90, quan hệ an ninh
80

giữa Ấn Độ và ASEAN được trú trọng hơn, trong đó hợp tác giữa Ấn Độ với Singa-
pore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam được đề cập đến ngày một nhiều.
Singapore: Đầu thập niên 90 tàu hải quân Singapore đã thăm cảng Andaman và
Vishakhapatnam, đáp lại chuyến thăm của tàu hải quân Ấn Độ đến Singapore trước
đó. Hai nước bắt đầu tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung nhằm phối hợp chặt
chẽ hơn nữa trong hợp tác an ninh biển. Lực lượng không quân và quân đội hai nước
cũng có các cuộc tập trận chung theo thỏa thuận đã được ký giữa RSAF (Agreement
on Conduct of Joint Military Training and Exercises in India between the Republic of
Singapore Air Force và IAF (Indian Air Force) năm 2007.
Indonesia: Indonesia đã đề xuất một bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực
quân sự (MoU) với Ấn Độ năm 1995 trong đó tập trung vào các lĩnh vực như
cung cấp thiết bị công nghệ quân sự, tổ chức các dự án nghiên cứu chung giữa In-
donesia và Ấn Độ. Mặc dù MoU đã được ký kết giữa hai nước, tuy nhiên MoU
vẫn chưa được Quốc hội phê chuẩn. Trong chuyến thăm của thủ tướng Indonesia
Susilo Bambang Yudhoyono tháng 11 năm 2005, hai nước đã đồng ý tổ chức các
cuộc “đối thoại chiến lược” cấp cao giữa hai nhà nước (cuộc đối thoại đầu tiên
được tổ chức đầu năm 2006). MoU cũng được ký kết trong lĩnh vực đào tạo nhân
lực quân sự, theo đó Ấn Độ đã cử nhiều cán bộ đào tạo đến Indonesia theo
chương trình ITEC-I.
Malaysia: Ấn Độ và Malaysia đã ký MoU trong lĩnh vực hợp tác quốc
phòng năm 1993, nhiều cuộc họp về vấn đề này sau này đã diễn ra với sự tham
gia của nhiều quan chức cấp cao của các nước. Hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và
Malaysia thông qua các cuộc tập trận chung, đào tạo về nhân lực trong lĩnh vực
quân sự, mua bán trang thiết bị quân sự. Ân Độ chủ động đề xuất việc giúp
Malaysia trong lĩnh vực đào tạo nhân lực trong hải quân, cùng với Malaysia,
Bangladesh, Sri Lanka, Indonesia, Singapore, Thái Lan tổ chức các cuộc tập trận
chung trên biển. Hợp tác quốc phòng giữa Ân Độ và Malaysia đem lại kỳ vọng
cho cả hai nước cả về kinh tế và chiến lược lâu dài. Ân Độ và Malaysia cũng phối
hợp cùng nhau trong lĩnh vực tuần tra chung và bảo vệ vùng eo biển Malacca, đây
là nơi xung yếu nhất trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của khu vực.
81

Việt Nam: Tính đến nay, hai nước đã cùng tổ chức 6 lần “Đối thoại chiến
lược quốc phòng”, 2 lần “Đối thoại chiến lược” và 5 lần “trao đổi ngoại giao”.
Đặc biệt sau khi hai nước ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng vào tháng 11
năm 2009, giao lưu hợp tác quân sự song phương tăng lên rõ rệt. Tháng 7/2010
Tư lệnh lục quân Ân Độ lần đầu tiên sau 10 năm đi thăm Việt Nam; Tháng
7/2011, Việt Nam mời tàu tấn công đổ bộ “INS Airavat” đến Việt Nam. Ủng hộ
nhau về chính trị, dựa vào nhau về an ninh trở thành đặc điểm nổi bật nhất trong
quan hệ Ân Độ-Việt Nam. Việt Nam là sợi dây nối quan trọng để Ân Độ phát
triển quan hệ với các nước ASEAN
2.2.5. Đối với phong trào chính trị trên thế giới
2.2.5.1. Đối với phong trào không liên kết
Phong trào không liên kết là một chủ thể quốc tế hết sức đặc biệt, một hiện
tượng chưa từng có tiền lệ trong quan hệ quốc tế. Với đặc thù là một tập thể gồm
toàn các nước vừa giành được độc lập, các nước đang phát triển, do đó cho đến
nay, phong trào không liên kết vẫn không có trụ sở hay cơ chế thường trực. Mức
độ thể chế hóa của phong trào không liên kết tương đối lỏng lẻo thể hiện qua 3 cơ
chế chính là Hội nghị cấp cao (thường 3 năm họp một lần), Hội nghị Bộ trưởng
ngoại giao (họp giữa hai kỳ Hội nghị cấp cao) và Ủy ban phối hợp (cơ quan
thường trực của phong trào không liên kết, thường xuyên hoạt động ở cấp Đại sứ -
đại diện của các nước thành viên tại Liên hiệp quốc.
Trong phong trào không liên kết, là một trong những quốc gia có vai trò sáng
lập ra phong trào, Ấn Độ coi đây là một diễn đàn quan trọng mà Ấn Độ có thể có tiếng
nói cũng như phát huy vai trò và vị trí của mình trên trường quốc tế. Trong những năm
70 và đầu thập kỉ 80, diễn đàn đã thực sự đóng một vai trò quan trọng trên thế giới và
nhờ đó vị thế quốc tế của Ấn Độ thông qua phong trào cũng được nâng cao đáng kể.
Các nước châu Á và Châu Phi trong phong trào đánh giá cao những nỗ lực của Ấn Độ
với phong trào này. Đầu thế kỷ XXI, do bối cảnh quốc tế có nhiều biến động nên hoạt
động của phong trào trong thời gian gần đây có phần ít năng động hơn trước, vai trò
của phong trào trong bối cảnh mới cũng có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn tiếp
tục khẳng định chính sách không liên kết của mình, cho rằng phong trào không liên kết
vẫn còn thích hợp trong bối cảnh mới và chủ trương đổi mới phong trào chuyển từ
82

chính trị là nội dung chính sách mục tiêu phát triển kinh tế, đẩy mạnh hợp tác Nam-
Nam, tích cực hoạt động trong WTO để bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển,
chống bất bình đẳng trong thương mại.
Quan hệ giữa Ấn Độ và phong trào không liên kết có thể nói là một trong
những mối quan hệ khá đặc biệt. Trong suốt chiều dài lịch sử của phong trào
không liên kết, tổ chức này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Ấn Độ trong
công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước cũng như các thế lực thù
địch và tạo sự ổn định anh ninh chính trị nhằm phát triển kinh tế đất nước. Ngay
cả trong giai đoạn đầu thành lập, thì những mục tiêu và hoạt động của phong trào
không liên kết cũng có tính chất hỗ trợ cho quốc gia Ấn Độ như là một “đồng
minh tự nhiên”, một nguồn lực hết sức quý giá mà nhân dân Ấn Độ đã tận dụng
được để phát huy tiềm năng đất nước. Mặt khác, chính sự trỗi dậy của Ấn Độ
cũng góp phần quan trọng giúp phong trào không liên kết nâng cao được vị thế
của mình. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, uy tín của Ấn Độ tại
phong trào không liên kết đã tác động không nhỏ đến việc Phong trào thông qua
những văn kiện giúp ta đấu tranh thành công trong nhiều vấn đề an ninh – quân
sự, độc lập chủ quyền của quốc gia.
Bước vào thời kỳ mới, Ấn Độ lại càng cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của phong
trào không liên kết. Đồng thời, cũng chính trong giai đoạn này, những thành công
đạt được trong quá trình phát triển đất nước cùng với một chính sách “chủ động
hội nhập quốc tế”, vai trò và vị thế của Ấn Độ được nâng lên một tầm cao mới
trong phong trào không liên kết. Điều này thể hiện:
- Những thành công mà công cuộc phát triển toàn diện đất nước đem lại
chính là bằng chứng thuyết phục nhất đối với bạn bè thành viên trong phong trào,
khiến tất cả phải ngưỡng mộ, mong muốn học hỏi kinh nghiệm;
- Sự tham gia tích cực của Ấn Độ vào những hoạt động của phong trào giúp
ta có được sự tin cậy của các nước thành viên. Nổi bật nhất trong các hoạt động
đó là việc Ấn Độ đã phối hợp rất tốt với nhóm các nước tích cực trong phong trào
không liên kết trong việc đề ra phương hướng mới và bước đầu có một số cải tổ
về phương thức hoạt động để từng bước đưa phong trào vượt qua những khó khăn
trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh.
83

Trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Ấn Độ cũng đã đưa ra định hướng
chiến lược rõ ràng cho các hoạt động đối ngoại đa phương của đất nước nhằm
thực hiện thành công công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển quốc gia của mình:
Thực hiện tốt công việc tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hiệp quốc. Tích
cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với
những thách thức an ninh phi truyền thống, và nhất là tình trạng biến đổi khí hậu;
sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về
vấn đề dân chủ, nhân quyền; chủ động, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm
nưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Ấn Độ”.
Định hướng chiến lược thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh hoàn toàn phù hợp
với những nguyên tắc cơ bản của phong trào không liên kết và vì thế hiện thực
hóa định hướng này cũng chính là tạo được điều kiện để Ấn Độ có thể tận dụng
triệt để vai trò, nguồn lực của phong trào không liên kết phục vụ cho quá trình
phát triển đất nước và củng cố vị thế của quốc gia trên các diễn đàn lớn.
2.2.5.2. Đối với phong trào chống mặt trái toàn cầu hoá
Ấn Độ quan niệm rằng, toàn cầu hoá và quá trình hội nhập quốc tế của các
nước luôn hàm chứa hai mặt “vừa có hợp tác- vừa có đấu tranh”. Trước hết, về
kinh tế, các nước tham gia toàn cầu hoá đều hướng tới mục tiêu đẩy mạnh hợp tác,
thực hiện tự do hoá thương mại, đầu tư và dịch vụ, tạo lợi thế cạnh tranh, giành
giật thị trường cũng như các lợi ích khác trở nên quyết liệt hơn giữa các quốc gia
và giữa các thực thể kinh tế quốc tế[76].
Toàn bộ tình hình nêu trên buộc tất cả các nước không phân biệt giàu hay
nghèo, phát triển hay đang phát triển, nếu muốn phát triển và không bị tụt hậu đều
phải tích cực và chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, quá trình hợp tác,
phân công lao động quốc tế. Điều đó có nghĩa là tất cả các quốc gia đều nỗ lực tìm
kiếm những giải pháp thích hợp để hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh
kinh tế vì mục tiêu phát triển.
Trong mô thức phát triển như hiện nay của toàn cầu hoá, Ấn Độ chia sẻ với
các quốc gia, dân tộc trên thế giới nhận thức về sự cần thiết phải có những nỗ lực
chung của cộng đồng quốc tế chống mặt trái tiêu cực của toàn cầu hoá nhằm gìn
84

giữ hoà bình an ninh thế giới, đảm bảo sự phát triển bền vững cho mỗi dân tộc và
cho cả nhân loại, xây dựng một trật tự thế giới mới dân chủ và bình đẳng, đảm
bảo độc lập, chủ quyền quốc gia, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ấn Độ tích cực tham
gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu (môi trường, dân số,
phòng chống dịch bệnh, chống tội phạm xuyên quốc gia…). Ấn Độ bày tỏ mạnh
mẽ quan điểm lên án chiến tranh xâm lược, ủng hộ cuộc đấu tranh nhằm loại trừ
hoàn toàn vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và các loại phương tiện chiến tranh
hiện đại khác, bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh, chạy đua vũ trang, chủ
nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức. Ấn Độ ủng hộ việc giải quyết hoà bình mọi
vấn đề tranh chấp trong quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, quyền tự quyết của các dân tộc, không sử
dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.
Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho bản thân mình và cho các dân
tộc trên thế giới, Ấn Độ tích cực thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác cùng phát triển
ở khu vực và trên thế giới, ủng hộ và tham gia tích cực các nỗ lực của cộng đồng
quốc tế về chống đói nghèo, thu hẹp hố ngăn cách giàu nghèo, về sự phát triển hài
hoà giữa kinh tế và xã hội, văn hoá; bảo vệ môi trường, ủng hộ và cùng nhân dân
thế giới đấu tranh chống các tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế, vì lợi ích hài hoà
giũa các nước, giữa các tầng lớp nhân dân.
Đảng và Nhà nước Ấn Độ đã nhận thức đúng đắn rằng, toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, trọng tâm của nú là mở cửa kinh
tế, tạo điều kiện mở rộng không gian để phát triển và tìm kiếm vị trí thích hợp
trong khung cảnh chung của toàn cầu hoá, kết hợp nội lực với sức mạnh quốc tế.
Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá là tất yếu, việc nhấn mạnh đến mặt trái, sự
bất ổn, bất công trong quá trình đó không có nghĩa là phản đối, phủ nhận toàn cầu
hoá kinh tế, mà là để hạn chế những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá. Đường
lối hội nhập kinh tế quốc tế của Ấn Độ là đường lối chủ động và tích cực hội
nhập, nhằm tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, khai thác tốt nhất nội lực của ta
để phát triển đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đường lối đó xuất
phát từ việc thừa nhận lợi ích to lớn của hội nhập, đồng thời ý thức rằng sự hội
nhập đó cũng đưa lại những thách thức to lớn, những nguy cơ không thể xem
85

thường. Thời cơ và thách thức thường đan xen nhau, do đó phải hết sức tỉnh táo
để đảm bảo hội nhập và giữ vững độc lập tự chủ; hội nhập và bảo vệ được lợi ích
dân tộc; hội nhập và góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và
tiến bộ xã hội của nhân loại.
Tiểu kết chương 2
Có thể thấy chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với những xu thế mới của tình
hình thế giới cũng như khu vực, những thay đổi trong nước thì Ấn Độ đã có
những điều chỉnh trong mục tiêu chính sách đối ngoại của mình cũng như quan hệ
với các nước lớn và một số quốc gia khu vực khác trên thế giới.
Khi chiến tranh lạnh chưa kết thúc thì mục tiêu đối ngoại của Ấn Độ là
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, chống chủ nghiã phân biệt chủng tộc, phát
triển đất nước. Nhưng khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới bước vào thiên niên
kỷ mới, mở ra cho tất cả các quốc gia trên thế giới cơ hội và thách thức để khẳng
định vị thế quốc gia của mình, Ấn Độ đã nhận thức được những thay đổi đang tác
động vào đất nước mình và Ấn Độ dần có những điều chỉnh trong mục tiêu đối
ngoại của mình, Ấn Độ đã tập trung vào vấn đề ngoại giao kinh tế, lấy ngoại giao
kinh tế làm vấn đề trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình để phát triển đất
nước, tranh thủ nguồn viện trợ từ nước ngoài cho phát triển kinh tế. Cùng với
những điều chỉnh về mục tiêu đối ngoại thì trong chính sách đối với các nước lớn
như Nga, Mỹ, Trung Quốc và một số khu vực trên thế giới, Ấn Độ cũng đã có
những điều chỉnh trong mối quan hệ này. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, tình hình và
mối quan hệ với các quốc gia này có từ trước Ấn Độ đã có những điều chỉnh cho
phù hợp với từng nước và cân bằng trong mối quan hệ này.
Như vậy, từ năm 2004 – 2014 bối cảnh quốc tế có nhiều biến động lớn,
quan hệ Ấn Độ với nhiều nước và khu vực trên thế giới đã biến chuyển tốt đẹp,
tạo điều kiện để Ấn Độ có điều kiện để tiếp tục phát triển về mọi mặt, nâng cao vị
thế của mình trên trường quốc tế, khẳng định được vai trò lãnh tụ trong phong trào
không liên kết. Mối quan hệ này sẽ ngày càng có triển vọng hơn trong tương lai
và tiến tới những mối quan hệ lâu dài, bền vững, hai bên hợp tác cùng có lợi.
86

Chương 3
TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ
THỜI KỲ THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH
ĐỐI VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

3.1. Tác động đối với khu vực và thế giới


Trong những năm đầu thế kỷ XXI này với những thành tựu to lớn về ngoại
giao, kinh tế, chính trị, quân sự quốc phòng…đặc biệt trên lĩnh vực ngoại giao thì vị
trí của đất nước có hơn một tỉ dân này đang ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trên
các diễn đàn đa phương khu vực và thế giới, đặc biệt trong thảo luận về các vấn đề
toàn cầu nổi cộm, từ khủng hoảng kinh tế - tài chính đến an ninh quốc tế bởi những
tác động của nó trên quy mô khu vực và thế giới ngày càng nhiều.
Có thể nói, Ấn Độ đã tự vươn mình trở thành một quốc gia quan trọng
trong đời sống quốc tế, có tiếng nói ngày càng to lớn trong các vấn đề khu vực và
toàn cầu, có nền kinh tế ngày càng phát triển và giành được những thành tựu quan
trọng về khoa học công nghệ. Mặc dù có những giai đoạn phải tập trung vào các
vấn đề đối nội phức tạp, Ấn Độ đã dần giành được vị trí ngày càng to lớn trong
cộng đồng các nước phát triển ở Á – Phi - Mỹ Latinh và đến nay đã thu hút được
sự chú ý cũng như tranh thủ của tất cả các nước lớn và các trung tâm chính trị,
kinh tế quan trọng của thế giới. Những thành tựu này đã tạo cho Ấn Độ một vị thế
mới để bước vào thế kỉ XXI.
Qua phân tích cho thấy rằng, quan hệ đối ngoại của Ấn Độ được xác định trên
cơ sở bảo vệ lợi ích quốc gia, chính sách không liên kết và chủ nghĩa dân tộc. Quan
hệ của Ấn Độ với các nước lớn, các nước láng giềng trong khu vực Nam Á, các khu
vực khác quan trọng đối với Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc việc xác định
đường lối chính sách đối ngoại trong từng thời kì. Những nhân tố luôn được tính toán
trong quá trình này là quan hệ của Ấn Độ với Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô trước kia
nay là Liên bang Nga, Pakixtan, các nước Đông Nam Á…
3.1.1. Các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại với Ấn Độ.
Trước hết, với sức mạnh của một nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sau
Mỹ, Trung Quốc; cùng với lực lượng quân đội lớn thứ hai trên thế giới được
trang bị cả vũ khí hạt nhân; một nền ngoại giao đang ra sức phục vụ phát triển
87

kinh tế đã giúp cho Ấn Độ “tỏa sáng” trong những năm gần đây. Chính nhờ
những vị thế này mà có thể nói “không ai có thể bỏ qua Ấn Độ”, một “Ấn Độ
tỏa sáng” buộc các quốc gia trong khu vực và trên thế giới phải thay đổi cách
nhìn về vai trò của Ấn Độ và xem xét lại các chính sách ngoại giao của mình với
Ấn Độ trên các phương diện kinh tế, chính trị, ngoại giao. Các chuyến thăm
chính thức của Tổng thống Pakixtan, Thủ tướng Trung Quốc,Thủ tướng Nhật
Bản, Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Tổng thống Mỹ … trong những năm vừa qua
đã thể hiện sự quan tâm của các nước này đến Ấn Độ trên bình diện chính trị, từ
đó tạo cơ sở để hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước với nhau.
Quan hệ đối ngoại của Ấn Độ được xác định trên cơ sở bảo vệ lợi ích quốc
gia, chính sách không liên kết và chủ nghĩa dân tộc. Quan hệ của Ấn Độ với các
nước lớn, các nước láng giềng trong khu vực Nam Á, các khu vực khác quan
trọng đối với Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc việc xác định đường lối
chính sách đối ngoại trong từng thời kì. Những nhân tố luôn được tính toán trong
quá trình này là quan hệ của Ấn Độ với Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô trước kia nay
là Liên bang Nga, Pakixtan, các nước Đông Nam Á…
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân cùng với
215 doanh nhân năm 2010 đã tạo thế và lực mới để thúc đẩy quan hệ kinh tế
hai nước. Trước đó, trong chuyến thăm Mỹ năm 2009 của Thủ tướng Ấn Độ
Manmohan Singh, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố: “Mỹ - Ấn sẽ trở
thành một trong những quan hệ định hình thế kỷ XXI”. Hiện nay, Mỹ là đối
tác trao đổi thương mại và là nguồn đầu tư lớn nhất của Ấn Độ. Số liệu thống kê
của chính phủ Mỹ cho thấy, quan hệ thương mại Mỹ - Ấn chỉ đạt 5 tỷ USD vào
năm 1990 nhưng đã tăng lên 14 tỷ USD vào năm 2000. Đến năm 2008, kim
ngạch thương mại hai chiều lên tới gần 50 tỷ USD. Hiện tại, Mỹ vẫn là “bạn
hàng” xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ, chiếm 32,44 tỷ USD (tương đương 12,77%)
trong tổng kim ngạch xuất khẩu 253,97 tỷ USD của Ấn Độ trong chín tháng
(4/2014-12/2014) đầu tài khóa 2014[65]. Các mặt hàng Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu
sang thị trường Mỹ gồm dược phẩm và khoáng sản. Tuy nhiên, không thể không
88

nói đến một lý do quan trọng nữa khiến cả Mỹ và Ấn Độ đều muốn liên kết với
nhau là nhằm tạo ra một đối trọng với Trung Quốc ở châu Á, bảo đảm một “sự
cân bằng chiến lược” cần thiết tại khu vực này.
Tháng 12/2010, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy dẫn đầu một đoàn đại
biểu hơn 60 người tới Ấn Độ để mở đường cho những “dự án thỏa hiệp” với
tổng số trị giá các hợp đồng lên đến 15 tỷ Euro, trong đó có 10 tỷ Euro về lĩnh
vực dân sự và 5 tỷ Euro về lĩnh vực quốc phòng.
Từ khi nhận chức vào năm 2010 đến 2013, Thủ tướng Anh David
Cameron đã có ba lần tới thăm Ấn Độ, trong khuôn khổ các chuyến thăm, ông
Cameron đã trao đổi với Thủ tướng nước chủ nhà Ấn Độ Manmohan Singh về
thúc đẩy quan hệ thương mại, chia sẻ quan điểm về Sri Lanka, trao đổi các vấn đề
song phương và khu vực, đồng thời củng cố quan hệ với các đồng minh chính trị
mới. Xuất khẩu của Anh tới Ấn Độ tăng 25% trong năm 2013, trong khi xuất khẩu
của Ấn Độ sang Anh tăng 10%. Anh là nhà đầu tư châu Âu lớn nhất của Ấn
Độ[59]. Nhà lãnh đạo Anh hy vọng tăng gấp đôi kim ngạch thương mại với Ấn
Độ từ mức 11,5 tỷ bảng (tương đương 17,8 tỷ USD) năm 2010 lên 23 tỷ bảng vào
năm 2015. Tính đến năm 2015, có 900 công ty Ấn Độ đăng ký hoạt động tại Anh,
với 45.000 nhân công.
Vào tháng 12 năm 2010, Ấn Độ đánh dấu một mốc son ngoại giao khi ông
Ôn Gia Bảo là Thủ tướng Trung Quốc đầu tiên tới thăm Ấn Độ trong bốn năm
qua để mở đầu cho làn gió hữu nghị mới giữa hai nước. Ông dẫn đầu một trong
những đoàn đại biểu lớn nhất từ trước đến nay tới Ấn Độ, gồm 400 giám đốc
và doanh nghiệp với hy vọng chuyến thăm nay sẽ thúc đẩy tình hữu nghị hợp tác
giữa Trung Quốc và Ấn Độ và làm sâu sắc thêm quan hệ hai nước.
Đánh giá một năm hoạt động ngoại giao của Ấn Độ, Trợ lý Ngoại
trưởng Trung Quốc Hu Zhengyue đã thừa nhận: “Hàng loạt chuyến thăm như vậy
cho thấy Ấn Độ đang là điểm đến của quốc tế”. Và điều này càng trở nên chắc
chắn khi Mỹ và phương Tây cam kết toàn tâm toàn ý ủng hộ Ấn Độ trở thành
thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
89

3.1.2. Góp phần chuyển dịch trọng tâm bàn cờ địa - chính trị thế giới,
xác định lại cấu trúc đa phương của trật tự thế giới.
Quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ cùng với sự phát triển
các nền kinh tế lớn khác ở CA-TBD góp phần làm chuyển dịch trọng tâm bàn cờ
địa chính trị thế giới từ Tây Âu chuyển sang sang khu vực CA-TBD. Các chiến
lược gia quốc tế dự báo, CA-TBD sẽ là khu vực phát triển năng động nhất thế
giới trong thế kỷ XXI và đang trở thành động lực chính của nền chính trị toàn
cầu. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ cùng với Mỹ được xem là
những nhân tố quan trọng hàng đầu để nói đến điều đó. Sau cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu, CA-TBD được Liên hiệp quốc đánh giá là khu vực dẫn đầu
thế giới về phục hồi kinh tế. Hiện dân số ở khu vực CA-TBD chiếm khoảng 1/2
dân số thế giới; CA-TBD là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập
trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nước (Trung Quốc, Ấn Độ…). Đây là hai quốc
gia có số dân đông nhất thế giới và là những nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, tất
yếu có vị thế chính trị lớn trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của cộng
đồng quốc tế. Trong “Chiến lược quốc gia cho thế kỷ XXI”, Mỹ xác định khu
vực CA-TBD là một địa bàn quan trọng đối với an ninh quốc gia của nước Mỹ.
Thực tế ở khu vực này đang tập trung sự chú ý của nhiều nước lớn và nhiều tổ
chức quốc tế quan trọng do ở đây là nơi đang tập trung nhiều mâu thuẫn về lợi
ích có tính chiến lược của một số nước lớn đối trọng với lợi ích quốc gia Mỹ,
đặc biệt những nước đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền khống chế khu
vực này về chính trị và kinh tế.
Là cường quốc đang lên, Ấn Độ muốn trong một thời gian ngắn trở
thành một trong những cực của thế giới mới. Nhưng đồng thời, Ấn Độ cũng tìm
cách cùng với một số nước Nam khác xác định lại cấu trúc đa phương của trật tự
thế giới. Ba ví dụ cho thấy điều đó. Cốt lõi của hệ thống Liên hiệp quốc là Hội
đồng Bảo an và 5 thành viên thường trực. Ấn Độ từ lâu đã phê phán sự bá quyền
có từ năm 1945 đó và đề nghị mở rộng thành phần thành viên thường trực.
Năm 2004, cùng với Nhật Bản, Brazil và Đức, Ấn Độ đặt vấn đề đó trực tiếp
hơn bao giờ hết tại diễn đàn Liên hiệp quốc. Pháp, Anh và Nga ủng hộ. Trung
Quốc lần nữa và Mỹ cũng như vậy cho đến khi, trong bài phát biểu trước Nghị
90

viện Ấn Độ ngày 8/11/2004, Tổng thống Barack Obama cũng lên tiếng ủng hộ
triển vọng mở rộng này. Mặt trận thứ hai: vấn đề tái cân bằng cũng được đặt ra
trong Quỹ tiền tệ quốc tế. Vai trò của Ấn Độ và một số nước mới trỗi dậy khác
(trong đó có Trung Quốc) bắt đầu tăng lên so với một số nước châu Âu. Mặt trận
thứ ba: tại Tổ chức thương mại thế giới, từ năm 2003, Ấn Độ đi đầu cùng với
nhiều nước “phương Nam” khác yêu cầu Liên minh châu Âu và Mỹ giảm trợ
giá ồ ạt cho nông dân vì tình trạng này làm rối loạn các quy định về cạnh tranh,
không có lợi cho nông dân các nước “phương Nam”.
3.1.3. Góp phần giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết các vấn đề
toàn cầu.
Quá trình điều chỉnh chiến lược trong chính sách đối ngoại và sự trỗi dậy
của Ấn Độ thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh còn có vai trò góp phần vào việc
duy trì hòa bình khu vực, giải quyết các vấn đề toàn cầu thông qua các cơ chế
hợp tác song phương, đa phương, toàn cầu, các sáng kiến khu vực.
Trong cuộc đấu tranh chống hiệu ứng biến đổi khí hậu, tại Hội nghị
thượng đỉnh Côpenhaghen năm 2009, Ấn Độ và Trung Quốc từ chối xác định
chính sách môi trường dưới sự thúc ép của quốc tế vì cho rằng các nước tiên tiến,
công nghiệp hóa từ thế kỷ XIX phải chịu trách nhiệm chính về lượng khí thải
gây hiệu ứng nhà kính và các nước này không thể ngăn cản các nước đang phát
triển tham gia cuộc chạy đua tăng trưởng. Hai nước cũng hoạch định các
chương trình nhằm thúc đẩy một nền “kinh tế xanh”. Cùng với Nam Phi và
Brazil, Ấn Độ góp phần tạo ra trục xuyên lục địa giữa các nước mới nổi lớn: đó
là tổ chức IBSA ra đời năm 2003 bao gồm Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, rồi nhóm
BASIC với sự tham gia của Brazil, Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong thập niên tới, giới phân tích dự đoán rằng sẽ nhìn thấy một Ấn Độ
tích cực hơn trong các tổ chức khu vực và thế giới như khả năng về một chỗ
đứng của Ấn Độ trong Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA), hay tận dụng vai trò
lãnh đạo của mình trong tổ chức toàn cầu nhằm chống lại AIDS và các dịch bệnh
khác; tham gia các cuộc tập trận chung trên mức độ đa phương nhằm bảo vệ tự do
an ninh hàng hải, chống chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, thông
qua các sáng kiến khu vực như Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Tổ
91

chức Hợp tác kinh tế và công nghiệp các nước ven Vịnh Bengal (BIMSTEC), Dự án
hợp tác các khu vực châu thổ sông Hằng với khu vực sông Mekong (MGC)… để đẩy
nhanh hợp tác giữa Ấn Độ với các nước trong khu vực thúc đẩy tin tưởng hiểu biết
lẫn nhau để góp phần duy trì hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.
Với tầm vóc của mình, với tiềm năng vốn có, trong thế kỉ XXI chắc chắn
Ấn Độ sẽ có một vai trò to lớn trong đời sống quốc tế, nhất là ở CA-TBD. Với
những gì Ấn Độ đã và đang thể hiện, vị trí quốc tế của Ấn Độ sẽ ngày càng được
nâng cao hơn trong tương lai, Ấn Độ sẽ khẳng định được vai trò cường quốc của
mình trên trường quốc tế trong nhiều lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, công
nghiệp, công nghệ tin học, công nghệ vũ trụ, an ninh năng lượng. Tuy nhiên, vị
thế về đối ngoại của Ấn Độ đối với các vấn đề quốc tế vẫn tiếp tục được khẳng
định với tư cách là một nước lớn của thế giới thứ ba.
3.1.4. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ thúc đẩy nền kinh tế thế giới
Thông qua vai trò nước tổ chức hay trong nhóm các nước mới nổi
(BRICS: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi). Ấn Độ có ảnh hưởng lớn
trong việc thúc đẩy các nền kinh tế mới phát triển. BRICS là nhóm chiếm 40%
dân số địa cầu, có tỷ lệ tăng trưởng từ hơn 4% đến 10%, nhóm BRICS (gồm các
nền kinh tế lớn đang nổi là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, Nam Phi) đang là
một động lực của kinh tế thế giới. Tính đến 2010, BRICS chiếm 42% dân số thế
giới, 18% GDP toàn cầu và 15% tổng trao đổi thương mại của thế giới trong năm
2010. Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2010, BRICS đã đóng
góp vào nền kinh tế thế giới với mức tăng trưởng từ 13,1% năm 2000 lên tới trên
60%. Đến cuối năm 2014, BRICS là nhóm đại diện cho thị trường đang tăng
trưởng lớn nhất, chiếm 44% dân số thế giới, GDP tăng gấp 4 lần trong 10 năm,
nay chiếm 25% GDP toàn cầu; tổng kim ngạch thương mại tăng gấp hai lần trong
5 năm nay chiếm 15% và đạt mức hơn 300 tỷ USD[24]. Theo một số nhà nghiên
cứu, 50 năm nữa các nước BRICS sẽ là những thế lực kinh tế rất lớn của thế
giới.Trong vòng 40 năm tới, kể từ năm 2004, quy mô kinh tế của các nước này
sẽ vượt qua nhóm G6 (Anh, Đức, Italia, Mỹ, Nhật Bản, Pháp) về GDP. Quy mô
nền kinh tế của Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2032, còn của Trung Quốc sẽ
92

vượt Mỹ vào năm 2041. Dự kiến năm 2050, sáu nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ
lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Brazil và Nga[43].
* Chính sách “Hướng Đông” và chủ trương tăng cường hợp tác Ấn Độ - ASEAN
Một sự thay đổi rất nổi bật trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ đầu những
năm 90 đến nay là việc thực thi “Chính sách Hướng Đông”. Thực ra, tư tưởng này
đã xuất hiện ở Ấn Độ từ nửa đầu thế kỷ XX trong ý thức của nhà sáng lập nhà
nước Cộng hoà Ấn Độ - Thủ tướng Nehru. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà tư tưởng
này không được coi trọng và bị lãng quên. Sau chiến tranh lạnh, xu hướng ưu tiên
phát triển kinh tế và sự đa dạng hoá các quan hệ quốc tế đã tạo điều kiện cho tư
tưởng Hướng Đông được phục hồi và trở thành chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
CA-TBD được coi là khu vực ưu tiên của “Chính sách Hướng Đông” và trong khu
vực CA-TBD, Đông Nam Á lại là khu vực trọng tâm.
Trên thực tế, từ đầu những năm 90 đến nay, Đông Nam Á luôn được coi
trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Chính tại khu vực này, Ấn Độ đã gặt
hái được những thành công đáng kể trong những năm gần đây.
Sở dĩ Đông Nam Á thu hút sự quan tâm đặc biệt của Ấn Độ từ đầu những
năm 90 đến nay trước hết là do sự thay đổi môi trường quốc tế, sự gần gũi về địa
lý. Nhưng lý do quan trọng hơn cả là hội nhập với Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), Ấn Độ sẽ có điều kiện tốt hơn để gia nhập các tổ chức kinh tế
rộng lớn hơn như APEC, ASEM cũng như nền kinh tế toàn cầu - một yêu cầu cấp
bách của Ấn Độ từ những năm 90 đến nay.
Thiện chí và những nỗ lực ngoại giao của Ấn Độ đã được các nước Đông
Nam Á ghi nhận và đáp lại khá mặn mà. Ấn Độ được ASEAN công nhận là thành
viên đối thoại đầy đủ, được mời tham dự Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng ngoại
giao ASEAN cũng như diễn đàn an ninh khu vực là một thắng lợi lớn về ngoại
giao của Ấn Độ sau 3 thập niên vắng bóng của họ tại Đông Nam Á. Với tư cách
mới, Ấn Độ lần đầu tiên đã cùng với các nước lớn và các tổ chức khu vực khác
trên thế giới cũng như khu vực CA-TBD như Mỹ, Canađa, Nhật, EU, Nga, Trung
Quốc, Ôxtrâylia ngồi thảo luận những vấn đề chung của khu vực.Đây là kết quả
của những nỗ lực sau nhiều năm điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với Đông
93

Nam Á của Ấn Độ, mở ra triển vọng sáng sủa cho quan hệ hợp tác phát triển
ASEAN - Ấn Độ trong tương lai.
Hiện nay Ấn Độ tiếp tục thúc đẩy chính sách Hướng Đông, coi trọng phát
triển quan hệ với các nước CA-TBD. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN ngày càng được
đẩy mạnh, hai bên ký kết nhiều văn kiện pháp lý, nhất là về hợp tác kinh tế. Ấn
Độ là đối tác thương mại lớn thứ 7 của ASEAN (kim ngạch thương mại 50 tỷ
USD năm 2010), đứng thứ 6 về FDI vào ASEAN; Ấn Độ có chương trình hỗ trợ
riêng về kỹ thuật và thương mại cho bốn nước Cambodia - Lào - Myanmar - Việt
Nam. Ấn Độ đóng vai trò ngày càng tăng về các vấn đề an ninh tại Đông Nam Á,
trong Cấp cao Đông Á; tham gia mạnh vào các liên kết tiểu vùng như Hợp tác
Sông Hằng - Sông Mê Kông (MGC), Sáng kiến Vịnh Bengal về Hợp tác Kinh tế
và Kỹ thuật đa ngành (BIMSTEC), Hợp tác Kinh tế Bangladesh - Ấn Độ - Sri
Lanka - Thái Lan (BIST-EC), Hiệp hội Hợp tác khu vực Vòng cung Ấn Độ
Dương (IOR-ARC).v.v., để hợp tác với các nước gần gũi về địa lý. Ấn Độ phát
triển mạnh quan hệ với từng nước Đông Nam Á như tăng cường tiếp xúc cấp cao,
thúc đẩy hợp tác quốc phòng, an ninh, kinh tế; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
với Indonesia (2005), Việt Nam (2007), Singapore (2007), Malaysia (2010). Ấn
Độ ký FTA với Thái Lan (2003), ký các Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện với
Singapore (2005) và Malaysia (2010).
3.2. Tác động đến Việt Nam
3.2.1. Thúc đẩy mối quan hệ song phương Việt Nam- Ấn Độ lên tầm cao
mới
3.2.1.1. Trên lĩnh vực chính trị- ngoại giao: xác lập mối quan hệ chiến lược
Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào ngày
07/01/1972. Hai nước đều có lập trường kiên quyết trong vấn đề độc lập dân tộc
và chống chủ nghĩa đế quốc. Giai đoạn những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi
Liên Xô tan rã, chiến tranh lạnh kết thúc, để phù hợp với tình hình mới, cả hai
nước đều tiến hành đổi mới, cải cách kinh tế; đa dạng hoá đa phương hoá các
quan hệ nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển.
Trong “chính sách hướng Đông” của mình, Ấn Độ coi trọng và ưu tiên phát
triển quan hệ truyền thống và đã qua thử thách với Việt Nam. Ấn Độ cho rằng một
94

Việt Nam lớn mạnh, đóng vai trò quan trọng ở Đông Nam Á, cân bằng lực lượng
lành mạnh ở khu vực là có lợi cho Ấn Độ. Trong thời gian này, hai bên đã trao đổi
nhiều đoàn cấp cao, nổi bật là chuyến thăm của Tổng bí thư Đỗ Mười (9/1992) và
của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (3/1997). Tổng thống Ấn Độ R.Vencataraman cũng
đã thăm chính thức Việt Nam (4/1991); sau đó Phó Tổng thống K. RNuraianan và
Thủ tướng N.Rao cũng đã lần lượt sang thăm Việt Nam (9/1993 và 9/1994).Trong
chuyến thăm Việt Nam tháng 1-2001, Thủ tướng Ấn Độ A.B.Vajpayee mong
muốn nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới khi tuyên bố: “Lịch sử cũng như địa
lý đã gắn chúng ta thành đối tác chiến lược trong thế kỷ mới”[11]. Đây là sự tiếp
nối tuyên bố “Việt Nam luôn coi quan hệ với có tầm quan trọng chiến lược và lâu
dài” của Chủ tịch nước Trần Đức Lương khi thăm Ấn Độ năm 1999. Khuôn khổ
quan hệ hai nước được nâng lên thành hợp tác toàn diện nhân chuyến thăm Ấn Độ
của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào tháng 5-2003. Hai bên đã ra Tuyên bố
chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ bước vào thế kỷ
XXI, trong đó nhất trí phát triển khía cạnh chiến lược trong quan hệ đối tác vì lợi
ích chung của hai nước, để phát huy hơn nữa mối quan hệ truyền thống và đối phó
với khủng bố quốc tế, các thách thức của toàn cầu hóa và hệ thống quốc tế.
Bước sang thế kỷ XXI, mặc dù tình hình thế giới có những biến chuyển
hết sức to lớn theo chiều hướng phức tạp, bất lợi cho lực lượng cách mạng, hòa
bình và tiến bộ, nhưng mối quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ
vẫn không ngừng được củng cố và phát triển.
Vượt qua thử thách do sự phức tạp của tình hình khu vực và quốc tế, mối
quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ngày càng phát triển tốt đẹp, và toàn diện. Từ những
năm cuối của thế kỷ XX, thế giới vận động với những chuyển biến mạnh mẽ trong
quan hệ quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ đã mang lại
những thời cơ nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức đối với cả Việt
Nam và Ấn Độ. Xu thế khu vục hóa và toàn cầu hóa đã thúc đẩy mối quan hệ hợp
tác kinh tế - chính trị giữa hai nước Việt - Ân. quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đặt ra
yêu cầu bức thiết phải đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ họp tác giữa hai nước, nhất
là bước vào thế kỷ XXI này, một thế kỷ mới với nhiều tiềm năng và hứa hẹn.
Chính vì vây mà lãnh đạo hai nước đã sớm nhận thức rõ yêu cầu của lịch sử, cũng
95

như của thời đại đã xác định đúng khuynh hướng phát triến và con đường phát
triến của mối quan hệ đầy hứa hẹn.
Nhìn lại cả một quá trình quan hệ trong thời kỳ hiện đại, ta thấy quan hệ
Việt Nam - Ấn Độ phát triển qua nhiều giai đoạn, có những thăng trầm, song nhìn
chung là tốt đẹp. Qua những thử thách Việt Nam - Ấn Độ càng hiểu nhau hơn. Cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về mối quan hệ giữa Việt Nam - Ấn Độ
nhân chuyến thăm Ấn Độ năm 1980 “mối quan hệ trong sáng như bầu trời không
gợi mây”, câu nói ấy vẫn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Quan hệ hai nước ngày
càng trở nên tin cậy, toàn diện và đang hướng tới mục tiêu phát triển thành mối
quan hệ đối tác chiến lược. Qua những biến động của thời cuộc, hai nước cùng
hiểu rõ phát triển thắt chặt quan hệ và tình hữu nghị đã trải nghiệm là tài sản quý
giá để duy trì và phát triển quan hệ giữa hai nước anh em.
Thế giới trong thế kỉ XXI tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và
khó lường. Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng tác động tới tất cả các nước.
Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập
quốc tế. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ yếu, phản ánh những
đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, các dân tộc trong quá trình phát triển. Thế kỉ
XXI là thế kỉ mở ra những cơ hội hết sức to lớn nhưng cũng không ít những khó
khăn và thách thức mà Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Việt Nam không
thể đơn độc đối phó và giải quyết được mọi khó khăn, thách thức trong một xã hội
toàn cầu hóa như hiện nay, chính vì thế xu thế hội nhập, hợp tác là một xu thế tất
yếu. Nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được trong gần hơn hai thập kỉ tiến
hành công cuộc Đổi mới và vươn tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ
quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm Việt Nam là bạn, đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đã được vạch ra tại đại
hội toàn quốc lần thứ XI. Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương hợp tác bình
đằng, cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị trên
nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình.
Trong tình hình hiện tại, Việt Nam và Ấn Độ đều là các nước nằm trong
96

khu vực CA-TBD và đang phải đối mặt với sự trỗi dậy, những hành động và thái
độ gây bất ổn khu vực của Trung Quốc.
Ấn Độ coi Việt Nam là một trụ cột trong chính sách “ Hướng Đông” của
quốc gia mình, Việt Nam cũng ủng hộ chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ -
chính sách đối ngoại mà Ấn Độ đã theo đuổi từ lâu nhằm củng cố vị thế trong một
môi trường quốc tế có nhiều biến động phức tạp từ sau Chiến tranh Lạnh.
Vì thế để xây dựng khu vực hòa bình, ổn định nên Việt Nam cần tranh thủ
sự ủng hộ và hợp tác của các nước này để đảm bảo lợi ích chung và đảm bảo an
ninh quốc gia, an ninh khu vực trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, Việt Nam
cũng cần linh hoạt, mềm dẻo, khôn khéo, thực hiện cân bằng lợi ích trong quan hệ
với các nước lớn nói chung, tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác dựa trên nguyên tắc
nền tảng là tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
Năm 2007 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hai nước. Tháng 3-
2007, Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ S.Chaterjee thăm Việt Nam; Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thăm Ấn Độ, dự kỳ họp Ủy ban hỗn hợp về
kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật lần thứ 13 và ký kết Chương trình hành
động 2007-2009, dự kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi với
Ấn Độ khả năng nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược. Ngày 6-7-2007, trong
chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên ký Tuyên bố
chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ, đánh dấu bước đột phá
mới cho quan hệ song phương trên các lĩnh vực về chính trị - đối ngoại, kinh tế,
an ninh, quốc phòng, văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục[47]
Quan hệ hai nước tiếp tục được duy trì và tăng cường thông qua các chuyến
thăm và tiếp xúc cấp cao. Thủ tướng hai bên thường xuyên tiếp xúc song phương
tại các hội nghị cấp cao ASEAN, EAS, ASEM. Chuyến thăm Việt Nam của Tổng
thống Pratibha Patil (tháng 11-2008) và Thủ tướng Manmohan Singh (nhân dịp dự
EAS và Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ tại Hà Nội, tháng 10/2010); chuyến
thăm Ấn Độ của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (tháng 9/2009) và Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (tháng 2/2010) khẳng định quyết tâm của hai nước
trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược theo chiều rộng và chiều
97

sâu. Thủ tướng Ấn Độ khẳng định: Ấn Độ rất coi trọng và mong muốn đẩy mạnh
quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, Ấn Độ sẵn sàng hợp tác bất cứ lĩnh vực
nào mà Việt Nam cần.
3.2.1.2. Tăng cường hợp tác trên lĩnh vực kinh tế
Để tương xứng với quan hệ chính trị rất tốt đẹp, với tiềm năng, mong
muốn, nỗ lực của hai bên và nhất là với mối quan hệ chiến lược mà hai nước đã
thiết lập, quan hệ kinh tế, trước hết là trên lĩnh vực thương mại, đầu tư Viêt
Nam-Ấn Độ có bước chuyển biến mới trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Về thương mại, kim ngạch thương mại hai nước tăng khá nhanh trong
những năm gần đây: nếu như năm năm 2000 là 224,3 triệu USD thì đến năm
2004 lên tới 667 triệu USD và đạt tới hơn 1 tỷ USD năm 2007. Căn cứ số
liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam công bố tổng kim ngạch thương
mại song phương Việt Nam- Ấn Độ 7 tháng đầu năm 2012 đạt 2,16 tỷ USD, tăng
trưởng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 904 triệu USD,
tăng trưởng 17,4% và nhập khẩu 1,257 tỷ USD, giảm 7%. Năm 2014, kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tăng trưởng chậm hơn hai năm 2012
và 2013, đạt trên 2,4 tỷ USD, tăng 4,4%[36]. Một nguyên nhân khách quan dẫn
tới việc kim ngạch xuất khẩu tăng chậm là do năm 2014 là tình hình chính trị, tài
chính – kinh tế toàn cầu trải qua thời kỳ biến động, khó khăn với hàng loạt thách
thức như: các cuộc xung đột giữa Nga và Mỹ về vấn đề Ucraina, xung đột về
chính trị, sắc tộc, chống khủng bố như chống IS, Bokoharam… tại các nước
Trung Đông – Châu Phi; khủng hoảng nợ công Châu Âu; nhu cầu nhập khẩu từ
các thị trường lớn như Mỹ, EU, sụt giảm … Điều này đã có những tác động nhất
định tới tình hình kinh tế nói chung, tình hình xuất khẩu của Việt Nam cũng như
nhu cầu nhập khẩu của Ấn Độ nói riêng. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2015
Xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ tăng mạnh. tổng giá trị xuất khẩu của Việt
Nam sang Ấn Độ đạt 848,66 triệu USD, tăng 26,35% so với 671,70 triệu USD
cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 4, xuất khẩu đạt 204,95 triệu USD tăng
16,11% so với 176,50 triệu USD đã xuất khẩu trong tháng 4 năm 2014[36]. Lãnh
đạo hai nước cùng hy vọng và phấn đấu mục tiêu đưa tổng kim ngạch trao đổi
hàng hóa đạt 7 tỷ vào năm 2015.
98

Các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh trong thời gian vừa qua gồm: Hạt điều
tăng 454,8%; sản phẩm từ sắt thép tăng 517,7%; sản phẩm từ gốm, sứ tăng
237,2%; chất dẻo nguyên liệu tăng 205,6%; kim loại thường và sản phẩm từ kim
loại tăng 124,3%; gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 60,8%, v.v...
Nhập khẩu tiếp tục giảm trong tháng 4, giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Ấn
Độ trong tháng 4 đạt 214,13 triệu USD giảm 27,73% so với 296,30 triệu USD
cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2015 đạt
914,23 triệu USD[2].
Trong năm tài chính 2014 - 2015 (từ tháng 4 năm 2014 đến hết tháng 3 năm
2015) đạt 9,26 tỷ USD tăng 15,24% so với mức 8,04 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu của Ấn Độ đạt 6,26 tỷ USD tăng 15% và nhập khẩu từ Việt
Nam 3 tỷ USD tăng 15,77%. Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 28
của Ấn Độ[2].
Về đầu tư, Theo thông tin từ Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á
Chỉ riêng trong năm 2012, Việt Nam đã đón nhận thêm 10 dự án mới từ Ấn Độ
với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 19,35 triệu USD và đứng thứ 22 trong tổng số
55 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nếu tính lũy kế các dự án đầu
tư của Ấn Độ còn hiệu lực đến hết năm 2020, thì tổng vốn đầu tư của Ấn Độ
vào nước ta hiện là 252,35 triệu USD, đứng thứ 30 trong tổng số 98 nước và
vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta. Đặc biệt, năm 2007 đánh dấu một bước phát
triển quan trọng trong đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam với các dự án lớn. Đó là,
tháng 2/2007, Tập đoàn Essar đã ký thỏa thuận đầu tư một dự án sản xuất thép
cán nóng tại Việt Nam trị giá 527 triệu USD; tháng 5/2007, tập đoàn Tata ký
thỏa thuận khai thác mỏ và đầu tư vào nhà máy thép Thạch Khê trị giá 4 tỷ
USD, đưa Ấn Độ vào nhóm 10 nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Từ năm
2000, Ấn Độ đã thành lập Trung tâm đào tạo hạt nhân trong phát triển hợp tác
với Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và ký thỏa
thuận hợp tác năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Tính đến hết tháng
4/2015, Ấn Độ có 99 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký đạt 379,299 triệu USD
đứng thứ 30/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam[4]. Các
dự án của Ấn Độ tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
99

có 41 dự án, tổng vốn đầu tư 211,62 triệu USD, chiếm 55,8% về vốn đầu tư. Đứng
thứ hai là lĩnh vực khai khoáng có 3 dự án, tổng vốn đầu tư 86 triệu USD, chiếm
22,67% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực bán buôn bán lẻ có 19 dự án, tổng
vốn đầu tư 51,08 triệu USD, chiếm 13.73% về vốn đầu tư. Còn lại là các lĩnh vực
khác. Đa số vốn đầu tư của Ấn Độ theo hình thức 100% vốn nước ngoài có 77 dự
án, tổng vốn đầu tư đạt 269.264 triệu USD, chiếm 71% về tổng vốn đầu tư. Hình
thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đứng tứ 2 với 4 dự án, tổng vốn đầu tư đạt
86,28 triệu USD chiếm 22,7% về tống vốn đầu tư. Hình thức liên doanh và hợp
đồng hợp tác kinh doanh có 18 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 23,67 triệu USD,
chiếm 6,3% tổng vốn đầu tư. Ấn Độ đầu tư tại 22 địa phương trên 63 tỉnh thành
của Việt Nam, trong đó đứng đầu là Tp. Hồ Chí Minh với 36 dự án, tổng vốn đầu
tư đạt 54,9 triệu USD, tiếp đến tỉnh Tuyên Quang với 03 dự án, tổng vốn đầu tư
45 triệu USD; đứng thứ ba là Bắc ninh với 02 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 40,5
triệu USD. Ngoại trừ 3 dự án lớn trong lĩnh vực dầu khí, các dự án lớn của Ấn Độ
tại Việt Nam bao gồm: Dự án Cty TNHH Công nghiệp thực phẩm Việt Hưng tại
Tp. Hồ Chí Minh, cấp phép ngày 19/1/2015 với tổng vốn đầu tư đạt 47,6 triệu
USD, mục tiêu là xuất nhập khẩu thực phẩm gia vị và rau quả. Dự án Cty TNHH
Quốc tế Unilever tại Bắc Ninh, cấp phép ngày 08/12/2014 với tổng vốn đầu tư 40
triệu USD, mục tiêu dự án là sản xuất các sản phẩm chăm sóc gia đình. Dự án
Công ty TNHH Bohra Industries tại Nghệ An, cấp phép ngày 15/2/2015 với tổng
vốn đầu tư 24 triệu USD, mục tiêu dự án là sản xuất chế biến phân lân, supe phốt
phát,..[4]
Hiện nay, Việt Nam có 5 dự án đầu tư sang Ấn Độ với tổng vốn đầu tư 1,81
triệu USD. Các lĩnh vực mà các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm gồm phân phối
các sản phẩm thức ăn gia súc, phân phối, buôn bán vật liệu xây dựng, buôn bán
xuất nhập khẩu mỹ phẩm, các sản phẩm tin học.
Ấn Độ có tiềm lực mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin như chính phủ
điện tử, phát triển phần mềm,… Nhiều công ty của Ấn Độ đã bắt đầu kinh doanh
tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển phần mềm và đào tạo công nghệ thông
tin, dệt may, ngân hàng tài chính, phầm mềm, thức ăn gia súc,…
100

Thời gian gần đây, có nhiều tập đoàn tiêu biểu Ấn Độ như Tata, Relience,
Essar, ONGC, Inforsys, NIIT, Wipro, Ranbasy, Satyam, Gail, Aditya Birla...hoạt
động trong các lĩnh vực sản xuất thép, khai thác dầu khí, hoá dầu, công nghệ thông
tin, viễn thông, các ngành công nghệ cao và dược phẩm,.. sang thăm và làm việc với
Việt Nam bày tỏ ý định đầu tư mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
Mặc dù có nhiều tiềm năng, đầu tư của Ấn Độ mới chỉ đứng thứ 30 trong
101 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, chưa tương xứng với tiềm
năng của hai nước. Có nhiều lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh, Việt Nam có nhu
cầu nhưng chưa được các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư. Để thúc đẩy hơn nữa quan
hệ đầu tư giữa hai nước cần:
- Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam trong các
lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp
phần mềm, công nghiệp điện, điện tử.
- Đẩy mạnh đầu tư từ Việt Nam vào Ấn Độ thông qua đại diện ngoại giao
tại Ấn Độ bằng hình thức hội thảo, trao đổi thông tin của Doanh nghiệp hai nước
hoặc tổ chức các đoàn Doanh nghiệp hai nước đi khảo sát thị trường lẫn nhau.
- Tổ chức các Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm quản lý, xúc tiến và kêu gọi
đầu tư để Việt Nam có thể trao đổi kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc xây dựng
và thực hiện chính sách định hướng phát triển xuất khẩu phần mềm.
Có thể nói, so với các mối quan hệ khác của Việt Nam, quan hệ kinh tế
Việt Nam-Ấn Độ còn hạn chế, nhưng những con số trên cho thấy, quan hệ kinh
tế Việt Nam-Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI đã có bước phát triển mới so
với năm 90 trở về trước. Đạt được kết quả đó là có sự nỗ lực to lớn của Chính
phủ, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp…hai nước.
Về du lịch hàng không, Việt Nam và Ấn Độ có rất nhiều tiềm năng để hợp tác
phát triển du lịch vì hai nước đều có nhiều phong cảnh đẹp, văn hóa giàu bản sắc,
khoảng cách địa lý gần (3-4 giờ bay), có 27 di sản văn hóa thế giới... Các di tích
Phật giáo tại Ấn Độ là hấp dẫn lớn nhất đối với du khách Việt Nam. Văn hóa, các
bãi biển đẹp, các thành phố sôi động, các di sản văn hóa Tháp Chàm ở Việt
Nam... cũng là yếu tố hàng đầu thu hút du khách Ấn Độ. Hai bên đã ký Hiệp định
hợp tác du lịch vào tháng 1-2001 và Kế hoạch hợp tác du lịch giai đoạn 2005-
101

2006 (ký tháng 10-2005). Du lịch cũng là lĩnh vực quan trọng trong khuôn khổ
ASEAN, Hợp tác sông Mêkông - sông Hằng và hợp tác hành lang Đông - Tây.
Hai bên đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá du lịch hai nước qua các chương
trình văn hóa, trao đổi đoàn cấp cao, xúc tiến thương mại và đầu tư, phương tiện
thông tin đại chúng... Từ ngày 1-1-2011, Ấn Độ áp dụng cấp thị thực nhập cảnh
tại cửa khẩu cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông cư trú tại Ấn Độ
trong vòng 30 ngày.
So với tổng số khoảng 3 triệu lượt khách Ấn Độ đến các nước ASEAN hàng
năm, số lượt công dân Ấn Độ nhập cảnh Việt Nam còn khiêm tốn. Cụ thể có 7.600
khách năm 2004, 13.300 khách năm 2005, 14.630 khách năm 2006, 18.000 khách
năm 2007, 20.379 khách năm 2009, năm 2010 có 33.408 lượt khách đến Việt Nam
(tăng 39% so với năm 2009), trong đó khách đi kinh doanh chiếm 40%, mục đích
du lịch chiếm 35%[35]. Trong vài năm gần đây, du khách Việt Nam đến Ấn Độ có
tăng (chủ yếu là du lịch tâm linh), nhưng số lượng còn khiêm tốn, do chất lượng cơ
sở du lịch của Ấn Độ hạn chế trong khi giá dịch vụ cao, ẩm thực Ấn Độ không phù
hợp, thiếu đường bay trực tiếp, việc quảng bá du lịch Ấn Độ tại Việt Nam còn hạn
chế. Thời gian qua, mặc dù lượng khách trao đổi giữa hai nước còn khiêm tốn
nhưng tốc độ tăng trưởng cao. Trong 5 năm gần đây, khách Ấn Độ đến Việt Nam
tăng 344%, từ trên 16.000 lượt năm 2010 lên gần 55.000 lượt năm 2014[35];
khách Việt Nam đi du lịch Ấn Độ cũng tăng nhanh.
3.2.1.3. Về cơ hội đầu tư hợp tác khoa học công nghệ
Ấn Độ là quốc gia có nhiều ngành khoa học và công nghệ đạt trình độ
ngang bằng với các nước công nghiệp phát triển trong các lĩnh vực nghiên
cứu vũ trụ, năng lượng hạt nhân, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin…
Đây là điều kiện thuận lợi lớn thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Ấn Độ trên lĩnh vực
hợp tác khoa học và công nghệ. Nhiều năm qua, hợp tác khoa học và công nghệ
giữa hai nước cũng là lĩnh vực đạt hiệu quả cao, góp phần thiết thực vào sự
nghiệp đổi mới của Việt Nam và công cuộc cải cách kinh tế của Ấn Độ. Lĩnh
vực hợp tác khoa học công nghệ được phía Ấn Độ xác định là một trọng tâm,
trọng điểm trong quan hệ hợp tác với Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. Ấn
Độ ngày nay là một cường quốc khoa học- công nghệ, đặc biệt là công nghệ
102

phần mềm máy tính. Ở Việt Nam, đã có các trung tâm phần mềm được thành lập
với sự giúp đỡ của Ấn Độ không chỉ về nguồn vốn còn là hợp tác đào tạo nguồn
nhân lực. Công ty tin học Việt Nam FPT và Công ty tin học APTEC đã hợp tác
đào tạo lập trình viên cho Việt Nam. Được sự giúp đỡ của Ấn Độ, công ty FPT
của Việt Nam đã mở văn phòng đại diện về phần mềm tin học tại Bangalore. Phía
Ấn Độ khẳng định tiếp tục viện trợ không hoàn lại để đào tạo cán bộ thông tin,
phần mềm cho Việt Nam.
3.2.1.4. Về hợp tác giáo dục- đào tạo và văn hóa
Ấn Độ và Việt Nam vốn có quan hệ lịch sử, văn minh từ nhiều thế kỷ
trước. Qua nhiều năm, từ khi giành được độc lập, hai nước luôn không ngừng tôi
rèn các mối quan hệ chính trị, kinh tế và quốc phòng; đồng thời đẩy mạnh mối
quan hệ hợp tác về văn hóa và nhân dân thông qua văn hóa và giáo dục.
Ấn Độ là nước có nhiều kinh nghiệm phát triển giáo dục- đào tạo và từ
nhiều năm nay đã dành cho Việt Nam nhiều học bổng đại học và sau đại học ở
các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, công nghệ sinh học, nông nghiệp, công
nghệ thông tin…[56]. Mặt khác, để đào tạo chuyên gia về Ấn Độ, Việt Nam đã
thành lập Bộ môn Ấn Độ học và Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ tại một số
trường đại học, năm 2012 là thành lập Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á.
Tại Ấn Độ Trung tâm nghiên cứu Việt Nam học cũng được thành lập ở
NewDeli…Hai nước thường xuyên cử chuyên gia sang giảng dạy và làm việc tại
các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, đào tạo của nhau nhằm tăng cường
trên lĩnh vực đào tạo và giáo dục.
Về văn hóa, Ấn Độ và Việt Nam thường xuyên tổ chức các Tuần lễ phim,
cử nhiều đoàn nghệ thuật sang biểu diễn, tổ chức các triển lãm, tìm hiểu văn
hóa các dân tộc… qua đó nhân dân hai nước có dịp tìm hiểu văn hóa của nhau
góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tinh thần đoàn kết; gắn bó giữa
hai dân tộc. Việc hai nước ký Nghị định thư gia hạn Chương trình hợp tác văn
hóa Việt Nam- Ấn Độ, Hiệp định du lịch, và nội dung thứ 8, của Tuyên bố
chung Việt Nam- Ấn Độ ký năm 2003, đã tạo ra những cơ sở pháp lý quan
trọng giúp tăng cường hợp tác giáo dục- đào tạo và văn hóa giữa hai nước. Ấn Độ
cam kết duy trì học bổng dài hạn và ngắn hạn cho sinh viên Việt Nam.
103

Cùng với sự phát triển hợp tác trên nhiều mặt, quan hệ hợp tác về an ninh
quốc phòng giữa hai nước những năm gần đây cũng có bước khởi sắc nhất định. Các
quan chức cấp cao và cán bộ quốc phòng của hai bên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi
kinh nghiệm lẫn nhau. Bộ Công an Việt Nam đã thiết lập quan hệ với Bộ Nội vụ Ấn
Độ, hai bên chia sẻ thông tin về chống tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia, Ấn Độ
nhận đào tạo cho Việt Nam một số cán bộ nghiệp vụ trong lĩnh vực này. Tại nội dung
thứ 7 của Tuyên bố chung Việt Nam- Ấn Độ năm 2003, hai bên thỏa thuận “mở rộng
hợp tác trong các lĩnh vực an ninh và quốc phòng, các biện pháp chống cướp biển,
ngăn chặn các hành động khủng bố nhằm vào mỗi nước và sớm ký Hiệp định song
phương về chống tội phạm.
Như vậy, có thể thấy, bước sang thế kỷ XXI với sự trỗi dậy của Ấn Độ
trên tất cả các phương diện đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, và cùng với những nỗ
lực của Chính phủ hai bên mà quan hệ song phương hai nước ngày càng được
cải thiện và tạo được nhiều thành tựu đáng kể. Không những thế trên các diễn đàn
đa phương và quốc tế như UN, Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Cấp cao
Đông Á,Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hợp tác sông Hằng-sông Mê
Kông, phong trào không liên kết, hai bên ngày càng có tiếng nói chung, có sự
đồng thuận nhất trí cao trong giải quyết nhiều vấn đề chung của thế giới như an
ninh toàn cầu, khủng bố…
3.2.2. Mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam
Trước hết là trong điều kiện thiên niên kỷ mới, thế giới bước vào giai đoạn
nhiều biến động, đổi thay, việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ đem lại
nhiều giá trị và bài học quý báu đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay,
nhất là quan hệ với các nước lớn trên thế giới và các tổ chức quốc tế chủ yếu. Đặc
biệt trên lĩnh vực kinh tế, đứng trước tình hình gia tăng tự do hóa, quốc tế hóa và
hội nhập quốc tế, việc từ bỏ, hoặc dần dần từ bỏ mô hình tăng trưởng do Chính
phủ kiểm soát quá chặt và điều hành trực tiếp quá nhiều là rất cần thiết. Chính
phủ chỉ nên tập trung vào các vấn đề kinh tế vĩ mô, giải quyết các vấn đề xã
hội… Hơn nữa, trong điều kiện nhất siêu đa cường của thế giới, việc cải thiện
quan hệ với Mỹ và đa số các nước lớn là nhân tố quan trọng, không thể thiếu
104

để một quốc gia đẩy nhanh hội nhập quốc tế và cất cánh. Chính nhờ cải thiện
được mối quan hệ với Mỹ, (cùng với một số nước lớn khác) mà Ấn Độ đã có
được bước phát triển nhanh chóng như vậy. Thực tế cũng cho thấy, từ sau khi
bình thường quan hệ với Mỹ, và sau đó là sự tiến triển của mối quan hệ Việt-
Mỹ, kinh tế nước ta ngày càng có nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển và hội
nhập quốc tế.
Tiếp đến là bài học thành công từ Ấn Độ đạt được là sự kết hợp của các
yếu tố: dân tộc, thời cơ quốc tế, chính sách đối ngoại đúng đắn, và sự chỉ đạo
sát sao của các cơ quan Chính phủ. Muốn nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ
của khu vực, của quốc tế, một chủ trương, chính sách lớn phải có tầm nhìn bao
quát, phải mang tính thời đại. Đây cũng là điểm quan trọng lý giải tại sao cũng là
những nước đang phát triển lớn như Brazil, Indonesia lại kém thành công hơn.
Cuối cùng, là một nước có dân số đông nên việc giải quyết vấn đề
lương thực để ổn định đời sống của đại đa số nhân dân là việc cần làm trước, sau
đó mới phát triển các ngành khác, tuy nhiên, không thể dựa quá nhiều, quá lâu
vào nông nghiệp để tạo ra mức phát triển nhanh cho nền kinh tế. Chính vì vậy,
phải xây dựng cho mình một chính sách ngành nghề hợp lý bên cạnh ưu tiên thu
hút đầu tư nước ngoài, các chính sách phát triển bền vững như ưu tiên giáo
dục, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ và tri thức
3.2.3. Gây ra làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ giữa Ấn Độ với Việt Nam nói
riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung.
Trước hết, tạo ra làn sóng cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại giữa Ấn
Độ với các nước có trình độ phát triển kinh tế xấp xỉ nhau, cơ cấu ngành
nghề khá giống nhau, hàng hóa gần như nhau, mà thị trường xuất khẩu lại hầu
như tập trung ở Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu. Hiện tại, cả Việt Nam và Ấn Độ đều
có một số mặt hàng xuất khẩu chủ chốt được tiêu thụ tại các thị trường Mỹ,
EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…Đây đều là những mặt hàng Ấn Độ đều đang chiếm
ưu thế về số lượng, chất lượng do áp dụng hiệu quả thành tựu công nghệ cao,
còn hàng Việt Nam có điểm yếu là giá thành đầu vào cao. Những mặt hàng
cùng chủng loại của Việt Nam, do vậy hàng của Việt Nam sẽ càng khó cạnh
tranh hơn. Đó là chưa tính, đồng Rupee được tự do chuyển đổi, tỷ giá hối đoái
105

của chúng sẽ thường xuyên giao động, làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa Ấn
Độ càng được nâng cao. Đối với các ngành mà các nước đang phát triển khác
trong đó có Việt Nam đang mong muốn tập trung phát triển như các sản phẩm
công nghệ cao (thiết bị điện tử, điện tử, công nghệ thông tin…) thì Ấn Độ đều
đã và đang phát triển với năng lực cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp Việt Nam
do vậy sẽ rất vất vả để có thể đứng vững ngay chính trên thị trường nội đia.
Ngoài ra, còn gây ra sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngoài vào các nước. Ấn Độ có nhiều lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân
lực dồi dào, giá rẻ do vậy, đây là một điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trên thế
giới. Chính vì vậy, đã đang và sẽ còn diễn ra quyết liệt cuộc cạnh tranh về
phân công lao động giữa Ấn Độ và các nước trong đó có Việt Nam.
Triển vọng hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam - Ấn Độ là rất lớn. Mối
quan hệ đó không chỉ nâng lên tầm cao mới khi thế và lực hai bên đều đã, đang và
sẽ thay đổi. Bên cạnh sự phát triển về thương mại ngày càng tăng - các dự án đầu
tư của Ấn Độ vào Việt Nam ngày càng phát huy có hiệu quả. Đến nay cũng đã có
một vài dự án đang còn vướng mắc, như dự án MOU Hà Tĩnh, nhưng lãnh đạo hai
bên đang cố gắng giải quyết để dự án được thực thi. Trong khuôn khổ UBHH Việt -
Ấn và với sự giúp đỡ Phòng Thương mại Ấn Độ (Icham), các nhà doanh nghiệp Ấn
Độ sẽ vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác. Việc ký kết các dự án khai thác dầu
khí Ptro Việt Nam và ONGC là một khởi đầu thật ấn tượng. Hiện tại Ấn Độ là cường
quốc hàng đầu về công nghệ thông tin và với Việt Nam đây là mảng tương đối mới.
Sự hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực là một tiềm năng lớn.
Trong tương lai, chắc chắn những dự án đầu tư sẽ được triển khai ở Việt Nam, trong
các lĩnh vực như hóa dầu; chế biến chè; dệt may; y dược và dầu khí sẽ phát triển hơn
nữa. Việc khai thác những dự án này sẽ đưa Ấn Độ trở thành một đối tác quan trọng,
tạo dựng hành trang mới trong quan hệ giữa hai nước.
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ không tránh khỏi khó khăn, thách thức từ
bên trong lẫn bên ngoài, nhưng mối quan hệ ấy cũng có nhiều thuận lợi và cơ hội
để phát triển. Bề dày mối quan hệ, những khó khăn, thách thức đã vượt qua cũng
như những thành tựu đã đạt được, chúng ta có cơ sở vững chắc để tin rằng mối
quan hệ Việt Nam và Ấn Độ sẽ tận dụng mọi cơ hội và vượt qua thử thách để
106

ngày càng khăng khít hơn, tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà chúng ta có thế rút ra
những dự báo:
Thứ nhất, với quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời, với những thành tựu
to lớn mà hai nước đạt được, nhất là trong gần 20 năm trở lại đây, triển vọng về sự
hợp tác giữa Việt Nam - Ấn Độ, hứa hẹn nhiều thành công hơn nữa.
Thứ hai, hai nước có những điểm tương đồng về lịch sử văn hóa, quan
điểm trong nhiều vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới như hòa bình, an
ninh, hợp tác phát triển, do đó có thể vượt qua nhiều thách thức trong một thế giới
đầy biến động.
Thứ ba, hai nước Việt Nam - Ấn Độ, có nhiều tiềm năng để phát triển quan
hệ họp tác. Hai nước đều là thị trường lớn về thương mại và đầu tư, có nguồn
nhân lực dồi dào và tài nguyên phong phú, khoảng cách địa lý không xa giữa hai
nước. Việt Nam là nước có vị trí trọng yếu trong chính sách “Hướng Đông” của
Ấn Độ, là bàn đạp để Ấn Độ vươn xa, mở rộng với các nước trong khu vực và
Việt Nam cũng là nước mà Ấn Độ sẽ chuyến giao công nghệ hiện đại, như lĩnh
vực nguyên tử, công nghệ thông tin và trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thứ tư, quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo và nhân dân hai nước trong việc
tăng cường trên tất cả lĩnh vực, thể hiện sinh động nhất là thành lập mối quan hệ
chiến lược toàn diện Việt - Ấn.
Thứ năm, những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức từ tình
hình khu vực và thế giới cũng góp phần thúc đẩy quan hệ Việt - Ân tiếp tục
phát triển. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ, thương mại và đầu tư quốc tế... Mặt khác, việc củng cố, thắt chặt quan hệ
hai nước nhằm giúp mỗi nước đối phó một cách hiệu quả hơn với những thách
thức, nguy cơ từ bên ngoài như chống tội phạm, khủng bố quốc tế, buôn lậu ma
túy, thiên tai, biến thái khí hậu, an ninh, HIV/AIDS... góp phần giữ vững an
ninh khu vực và trên thế giới.
Với những cơ sở trên chúng ta hy vọng quan hệ việt Nam - Ấn Độ sẽ ngày
càng được củng cố và phát triến mạnh hơn trên một bình diện rộng.
107

Tiểu kết chương 3


Trước sự chuyển biến sâu sắc của tình hình thế giới, khu vực và mỗi nước,
Ấn Độ đã nhận thức cần phải có sự điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại cho
phù hợp với tình hình, nhằm tạo môi trường hòa bình, tranh thủ nguồn lực bên
ngoài một cách tốt nhất phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ tập trung đẩy mạnh cải cách và mở cửa kinh tế,
đồng thời điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ phù hợp với biến động chung của thế giới. Thông qua chính sách đối
ngoại của mình, Ấn Độ đã có ảnh hưởng không nhỏ tới nền chính trị thế giới, quá
trình triển khai sâu rộng các chính sách ngoại giao mới trên nhiều bình diện đã
buộc các nước lớn, các khu vực chủ yếu và các tổ chức quốc tế phải có những
thay đổi hợp lý để cùng hợp tác và phát triển.
Chính sách đối ngoại của Ấn độ thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh là chính
sách đối ngoại toàn diện, trong đó tập trung vào phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư
trong và ngoài quốc gia, do vậy nó có tầm ảnh hưởng không nhỏ, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế khu vực và thế giới. Sự trỗi dậy của Ấn Độ cùng nhiều nước Châu
Á khác trong đó có Trung Quốc buộc các nước phương tây chuyển dịch trọng tâm
bàn cờ địa- chính trị thế giới từ Tây Âu chuyển sang sang khu vực CA-TBD. Đồng
thời vị thế và vai trò của Ấn Độ trong các tổ chức quốc tế và khu vực ngày càng được
nâng cao, thông qua tất cả các yếu tố đó Ấn Độ góp phần tích cực vào việc giữ gìn
hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Đặc biệt bước vào thế kỷ XXI, Ấn Độ xác định Việt Nam là trọng tâm
trong chính sách hướng đông của mình, từ những mối quan hệ chính trị, ngoại
giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - giáo dục trong những năm đầu thế kỷ
XXI ngày một toàn diện và đi vào chiều sâu. Quan hệ kinh tế, thương mại ngày
càng phát triển. Quan hệ văn hóa - giáo dục phát triển phong phú, đa dạng. Việc
triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn này đã có ảnh hưởng
không nhỏ tới Việt Nam, trước tiên phải nói tới là việc tăng cường hơn mối quan
hệ song phương hai nước, sau đó là quá trình tác động lên nhiều mặt từ văn hóa,
kinh tế - xã hội đến an ninh quốc phòng và đời sống chính trị ngoại giao Việt
Nam. Hàng năm Ấn Độ cung cấp hàng trăm suất học bổng cho Việt Nam, hỗ
108

trợ Việt Nam về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, hỗ trợ Việt Nam đào
tạo nhân lực về công nghệ thông tin, cung cấp trang thiết bị quân sự và đào tạo
nhân lực trong lĩnh vực quân sự.
Bước vào thế kỷ mới, thế giới vận động với những chuyển biến mạnh mẽ
trong quan hệ quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ đã mang
lại những thời cơ nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức đối với cả
Việt Nam và Ấn Độ. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đã thúc đẩy mối quan
hệ hợp tác kinh tế - chính trị giữa hai nước Việt - Ấn. Quan hệ Việt Nam - Ấn
Độ đặt ra yêu cầu bức thiết phải đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai
nước, nhất là bước vào thế kỷ XXI này, một thế kỷ mới với nhiều tiềm năng và
hứa hẹn. Chính vì vây mà lãnh đạo hai nước đã sớm nhận thức rõ yêu cầu của
lịch sử, cũng như của thời đại đã xác định đúng khuynh hướng phát triển và con
đường phát triển của mối quan hệ đầy hứa hẹn.
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh (2004 -
2014) là mối quan hệ bình đẳng, tự nguyện, cả hai cùng có lợi, tôn trọng đường
lối phát triển của nhau, không hề mang tính chất áp đặt hay chèn ép lẫn nhau. Mặc
dù mối quan hệ ấy đã trải qua những thăng trầm, nhưng không ngừng phát triển và
ngày càng bền chặt. Mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam - Ấn đã đang và
sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp giữ gìn hòa bình, ổn định hợp tác và phát
triển trong khu vực và thế giới. Vượt qua thử thách do sự phức tạp của tình hình
khu vực và quốc tế, mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ngày càng phát triển tốt đẹp,
và toàn diện.
109

KẾT LUẬN

Qua gần 70 năm xây dựng và phát triển của nước Cộng hoà Ấn Độ đến
nay, các nhà lãnh đạo cũng như nhân dân Ấn Độ đã thể hiện một quyết tâm cao và
nhất quán trong việc đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc ít nhất trong khu vực
CA-TBD, nếu như không nói tới tầm vóc thế giới. Ngay sau khi giành được độc
lập, Ấn Độ đã có chính sách nhằm khẳng định thế độc lập và vị trí của mình trong
khu vực, trên thế giới mà nổi bật là việc cùng các nước mới độc lập nêu cao 10
nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và chính sách không liên kết. Những lựa chọn về
mô hình chính trị và kinh tế đúng đắn đã đưa Ấn Độ trở thành một quốc gia có
tiềm lực mạnh, trong đó phải kể tới tiềm lực quân sự và hạt nhân mà đến nay
không ai có thể chối cãi được. Càng tham gia vào các hoạt động quốc tế, vị thế
của Ấn Độ càng được khẳng định.
Dưới tác động của tình hình thế giới và khu vực trong những năm dầu thế
kỷ XXI, Ấn Độ đã phải có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình
để cho phù hợp với hoàn cảnh mới, đặc biệt là trong mối quan hệ với các nước lớn
trong khu vực CA-TBD. Đối với các nước lớn, xu thế hoà dịu, hợp tác và cạnh
tranh của thế kỷ XXI đã khiến các nước phải có những điều chỉnh trong chính
sách đối ngoại trên cơ sở tính toán lại lợi ích của mỗi nước. Trong bối cảnh đó,
việc triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ với các nước lớn trong thời gian
qua đã diễn ra khá thuận lợi và kết quả thu được cũng rất khả quan.
Với Mỹ, từ một quốc gia “chưa bao giờ là kẻ thù nhưng cũng chưa bao giờ
là bạn của Ấn Độ trong suốt hơn bốn thập kỉ của cuộc chiến tranh lạnh”, đến thời
kì này, Ấn Độ cũng đã có những bước đi hết sức tích cực để cải thiện mối quan hệ
nhằm thu hút vốn và công nghệ để phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế của
mình. Vượt qua những bất đồng sâu sắc từ nhiều năm giữa hai nước do nhiều
nguyên nhân, Ấn Độ và Mỹ đã dần đạt được những bước tiến lớn trong các lĩnh
vực hợp tác kinh tế, quân sự cũng như ngoại giao, chính thức thiết lập quan hệ đối
tác chiến lược.
Trong lịch sử hiện đại của mình, mối quan tâm an ninh lớn nhất cũng như
thách thức lớn nhất đối với các tham vọng giành vị trí cường quốc của Ấn Độ là
Trung Quốc. Suốt từ những năm 60 đến nay, nhân tố Trung Quốc luôn được các
110

nhà lãnh đạo Ấn Độ dành cho một vị trí đặc biệt trong các tính toán chiến lược
của mình dù lúc này lúc khác, nơi này nơi khác, họ có thể có những phát biểu
công khai cho rằng quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp. Bước vào thế kỉ XXI,
trước những thay đổi của tình hình thế giới với những biến động mới, mối quan hệ
giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã và sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực.
Trong bối cảnh các nước lớn trên thế giới và đặc biệt là các nước trong khu
vực đã có sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại, đối với mối quan hệ Ấn Độ -
Pakixtan, dù vẫn còn nhiều bất đồng, mâu thuẫn chưa được giải quyết, nhưng trên
cơ sở phân tích tình hình thế giới và tình hình Ấn Độ - Pakixtan chúng ta có thể
khẳng định rằng xu thế đối thoại giữa hai nước hiện nay trong việc giải quyết vấn
đề Kashimir đang diễn ra trong bối cảnh thuận lợi nhất từ trước đến nay. Vì thế
chúng ta có quyền hi vọng về một tương lai mới trong mối quan hệ này.
Với khu vực Đông Nam Á, trọng tâm của chính sách “Hướng Đông” mà Ấn
Độ tích cực triển khai từ đầu thập kỉ 90, Ấn Độ cũng đã gặt hái được những thành
tựu đáng kể. Trong tương lai, vào đầu thập kỉ tới, mối quan hệ của Ấn Độ với khu
vực này chắc chắn sẽ có nhiều triển vọng tốt đẹp, bởi vì từ đầu thập kỉ 90 đến nay
khu vực Đông Nam Á và CA-TBD vẫn là khu vực Ấn Độ quyết tâm hội nhập
trước tiên trong quá trình hội nhập toàn cầu của Ấn Độ.
Từ những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại, có thể thấy Ấn Độ đã
chuyển dần từ chủ nghĩa ngoại giao lý tưởng từ thời J.Nêru, sự khẳng định vị thế
quốc tế trên cơ sở đường lối không liên kết, tìm kiếm chỗ đứng trong chiến tranh
lạnh sang thời kỳ ngoại giao toàn diện, trong đó ưu tiên cho ngoại giao thực dụng
phục vụ lợi ích dân tộc thời kỳ thủ tướng Manmohan Singh. Mọi vấn đề quốc tế
như vấn đề hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố…đều được đặt dưới lăng kính lợi ích
dân tộc, đặt trong mối quan hệ qua lại với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc.
Cùng với sự phát triển không ngừng trong quan hệ Ấn Độ với các quốc
gia khác trên thế giới thì quan hệ giữa Ấn Độ - Việt Nam cũng gặt hái được
nhiều thành quả đáng kể. Ngoài thành tựu truyền thống tốt đẹp về mặt chính trị
ngoại giao được thiết lập từ khi cả hai nhà nước mới thành lập, quan hệ về mặt
kinh tế giữa Ấn Độ - Việt Nam cũng gặt hái được nhiều thành công trong đó
đáng kể nhất gần đây là “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện
111

giữa Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi hai nước
bước vào thế kỷ XXI”. Việt Nam và Ấn Độ không chỉ là những người bạn
truyền thống của nhau mà hiện tại mối quan hệ này ngày càng được ưu tiên
phát triển. Nếu như Ấn Độ coi mối quan hệ với ASEAN như chiếc ván bật
để bước ra thế giới bên ngoài thì Ấn Độ coi Việt Nam như chiếc ván bật để
thâm nhập sâu vào thị trường ASEAN, Việt Nam chính là cầu nối để Ấn Độ tiến
dài hơn nữa trên con đường khẳng định vị thế của mình trong khu vực và trên
thế giới.
Bước vào thế kỉ XXI, với những gì đã, đang và sẽ làm được thì Ấn Độ ngày
càng khẳng định được vai trò của một cường quốc lớn trên thế giới không chỉ ở
lĩnh vực kinh tế mà còn ở nhiều phương diện khác như chính trị, quân sự, vai trò
là lãnh tụ của phong trào không liên kết và các nước trong Thế giới thứ ba. Những
thành tựu mà Ấn Độ đạt được trong công cuộc cải cách kinh tế ngày càng phát
huy vai trò to lớn của nó và ngày càng đưa Ấn Độ phát triển mạnh mẽ, sánh vai
với các cường quốc lớn khác trên thế giới. Những điều chỉnh trong chính sách đối
ngoại của mình thì Ấn Độ đang ngày càng cân bằng hơn trong mối quan hệ với
các nước lớn, các khu vực trên thế giới để tranh thủ được sự hợp tác, đầu tư từ
nước ngoài về vốn và kỹ thuật để phát triển đất nước, ổn định nền chính trị.
112

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Ngô Xuân Bình (2013), Những vấn đề kinh tế - chính trị cơ bản của Ấn Độ
thập niên đầu thế kỷ XXI và dự báo xu hướng đến năm 2020, NXB Từ
điển bách khoa.
2. Bộ Công thương Việt Nam, Xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ tăng mạnh
trong 4 tháng đầu năm 2015, 04/06/2015.
3. Ngô Chuyên (2006), Trung Quốc - Ấn Độ đưa ra chiến lược 10 điểm, Trang
điện tử Viet Nam Net.
4. Cục đầu tư nước ngoài (2015), Quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam - Ấn Độ,
Trang thông tin điện tử Đầu tư nước ngoài, 21/05/2015.
5. Nguyễn Mạnh Cường (2013), Chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế, Học
viện Ngoại giao.
6. Trịnh Thị Dung (2008), Vị trí của Trung Quốc trong “chính sách hướng
Đông” của Ấn Độ, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2.
7. Nguyễn Văn Dương (2014), Vai trò của Ấn độ trong phong trào không liên
kết, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 05 (18).
8. Đỗ Thanh Hà (2013), Quan hệ Việt - Ấn trong chính sách hướng đông của Ấn
Độ những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số
09 (10).
9. Hoàng Thị Minh Hoa (2014), Chính sách của Ấn Độ với Đông Bắc Á đầu thế
kỷ XXI – Những thành tựu và một số vấn đề gay cấn, Tạp chí nghiên cứu
Ấn Độ và Châu Á, số 01 (14).
10. Nguyễn Cảnh Huệ (2007), Tìm hiểu tư tưởng hoà bình trong chính sách đối
ngoại của nước Cộng hoà Ấn Độ, Nghiên cứu Lịch sử, số 3.
11. Nguyễn Cảnh Huệ (2008), Bước phát triển mới của mối quan hệ Việt Nam -
Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI, http//www.hids.hochiminh
city.gov.vn.
12. Nguyễn Cảnh Huệ (5/2009), “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN thời kỳ sau chiến
tranh lạnh”, Hội thảo khoa học quốc tế về “Quan hệ giữa Ấn Độ và Đông
Nam Á - sự cam kết chiến lược hay sự hội nhập khu vực”, NXB Đại Học
KHXH&NV Hồ Chí Minh
113

13. Đình Hùng (2014), Ấn Độ tìm kiếm “mùa xuân mới” cho nền kinh tế, Tạp chí
Cộng sản ngày 24/12/2014.
14. Nguyễn Quốc Huy (2007), Quan hệ Trung Quốc- Ấn Độ trong những năm
đầu thế kỉ XXI, Luận văn Thạc sỹ, Chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Học
viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.
15. Nguyễn Thu Hương (2001), Vị trí của Ấn Độ trên trường quốc tế (thời kỳ
1947- 1997), Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6.
16. Nguyễn Quốc Khánh (2001), Vị trí và vai trò quốc tế của Ấn Độ ở Châu Á-
Thái Bình Dương trong những năm đầu thế kỉ XXI, Đề tài khoa học cấp
bộ, Bộ Ngoại giao, Vụ Châu Á.
17. Huỳnh Thanh Loan (2014), Triển vọng quan hệ Ấn Độ - Pakixtan dưới thời
Thủ tướng Narendra Modi, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số
07(20).
18. Nguyễn Văn Lịch (2013), Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đối tác
chiến lược Ấn Độ - Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số
12 (13).
19. Trần Thị Lý (2001), 10 năm điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ
(1991- 2000): Những thành tựu, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6.
20. Trần Thị Lý (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ từ 1991-
2000, NXB KHXH.
21. Lê Văn Mỹ (2012), Ngoại giao Trung Quốc năm 2011, Tạp chí nghiên cứu
Trung Quốc, Số 3.
22. Lê Thị Hằng Nga (2014), Những yếu tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Hoa
Kỳ, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 03 (16).
23. Nguyễn Tăng Nghị, Huỳnh Hồ Đại Nghĩa (2013), Chính sách hướng Đông
của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và
Châu Á, số 08 (09).
24. Nguyễn Nhâm (2014), Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ VI: Tăng cường
cơ chế hợp tác tài chính nội khối, Tạp chí Tài chính số 16 kỳ 2, 8/2014.
25. Hồng Nhung (2015), Việt Nam tăng cường xúc tiến thị trường du lịch Ấn Độ,
Tạp chí du lịch Việt Nam, bài viết ngày 21/05/2015.
114

26. Vũ Dương Ninh, Phan Văn Ban, Nguyễn Công Khanh, Đinh Trung Kiên
(1995), Lịch sử Ấn Độ, NXB Giáo dục.
27. Ngô Minh Oanh (2005), Tư tưởng không liên kết ở Ấn Độ từ Jawaharlal
Nehru đến Indira Gandhi, Nghiên cứu Lịch sử, số 2.
28. Nguyễn Trường Sơn (2005), Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động
của nó tới quan hệ Ấn Độ- ASEAN, Luận văn Thạc sỹ, Chuyên ngành
Quan hệ quốc tế, Học viện Quan hệ quốc tế.
29. Nguyễn Thị Quế (2015), Chính sách đối ngoại của các nước lớn, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Tôn Sinh Thành (2001), Vài suy nghĩ về tư duy đối ngoại của Ấn Độ, Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 6.
31. Lương Văn Thắng (2006), Vai trò của Ấn Độ trong việc tăng cường hoà bình
và ổn định ở khu vực Nam Á thời kì sau chiến tranh lạnh, Luận văn Thạc
sỹ, Chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Học viện Quan hệ quốc tế.
32. Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên) (2015), Kinh tế thế giới và việt nam 2014-
2015: nỗ lực phục hồi để chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng mới, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Phạm Tiến (2010), “Nhận diện nền chính trị thế giới 10 năm đầu thế kỷ
XXI”, Tạp chí những vấn đề Kinh tế- Chính trị Thế giới.
34. Phạm Xuân Tiến (2009), Quan hệ Ấn Độ- Mỹ từ 1950 đến 2008, Luận văn tốt
nghiệp Đại học, Chuyên ngành Lịch sử thế giới, Trường ĐH Vinh.
35. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam: Công văn số 270/TCTHK-KHPT, ngày
1-3-2011.
36. Tổng Cục Hải quan Việt Nam (2015), Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam
với Ấn Độ từ 2010 – 2014.
37. Tổng Cục Hải quan Việt Nam (2015), Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam
với Ấn Độ từ 2010 – 2014, 2015.
38. Tổng cục Hải quan Việt Nam (2014), Quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ
năm 20140 và triển vọng năm 2015, Theo số liệu công bố.
39. Lại Anh Tú (2013), Động lực mới cho quan hệ Mỹ - Ấn, Tạp chí Thế giới và
Việt Nam, số 10.
115

40. Phan Minh Tuấn (2006), Quan hệ Ấn Độ- ASEAN: Tiến tới mối quan hệ lâu
dài và bền vững, Nghiên cứu quốc tế, số 1 (64).
41. Nguyễn Xuân Trung, Nguyễn Thị Oanh (2014), Xu hướng chính sách của tân
tổng thống Nerendra Modi, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 07
(20).
42. Trần Viết Trung (2006), Quan hệ Ấn Độ- Pakixtan từ sau chiến tranh lạnh
đến nay, Luận văn Thạc sỹ, Chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Học viện
Quan hệ quốc tế.
43. Quốc Trung (2010), Sự nổi lên của Ấn Độ, Tạp chí Cộng sản Điện tử,
www.tapchicongsan.org.vn, ngày 23/8/2010.
44. TTXVN, Chuyến đi thăm Liên Xô của Rajiv Gandhi, Tài liệu tham khảo đặc
biệt ngày 17/8/1985.
45. TTXVN, Quan hệ với Mỹ: Ý tưởng và hiện thực của quan hệ đối tác chiến
lược, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 22/2/2006.
46. TTXVN, Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày
30/12/2006.
47. TTXVN, Những xu hướng mới trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, Tài
liệu tham khảo đặc biệt ngày 15 /06/ 2007.
48. TTXVN, Ấn Độ với chính sách hướng Đông, Tài liệu tham khảo đặc biệt
ngày 20/7/ 2007.
49. TTXVN, Triển vọng lớn cho mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc, Tin tức ngày
12/1/2008.
50. TTXVN, Ấn Độ trấn an Trung Quốc về mối quan hệ nồng ấm với Mỹ, Tài
liệu tham khảo đặc biệt ngày 17/1/2008.
51. TTXVN, “Đầu xuôi đuôi lọt”, Thế giới và Việt Nam ngày 12- 18/1/2008.
52. TTXVN, Văn kiện “Tầm nhìn Trung Quốc - Ấn Độ thế kỷ XXI”, Tài liệu
tham khảo đặc biệt ngày 21/1/2008.
53. TTXVN, Ấn Độ khẳng định tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập,
Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 11/8/2008.
54. TTXVN, Vai trò của Ấn Độ trong trật tự thế giới mới, Tài liệu tham khảo đặc
biệt ngày 16/10/2008.
116

55. TTXVN, Ấn Độ đẩy mạnh hoạt động ngoại giao năng lượng, Tin tham khảo
thế giới ngày 24/11/2008.
56. TTXVN, Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Ấn Độ trong bối cảnh mới, Bài viết
ngày 7/1/2012.
57. TTXVN, Dấu ấn đặc biệt cải thiện quan hệ Ấn Độ - Pakistan, Tin tham khảo
ngày 9/4/2012.
58. TTXVN, Ấn Độ đẩy mạnh “Chính sách kết nối Trung Á”, Tài liệu tham khảo
đặc biệt ngày 31/12/2012.
59. 72.TTXVN, Hai thủ tướng Ấn Độ và Anh thảo luận thúc đẩy quan hệ, tin tức
ngày 14/11/2013.
60. TTXVN, Mỹ, Ấn Độ nhất trí tăng cường quan hệ song phương trên nhiều lĩnh
vực, bài viết ngày 01/10/2014.
61. TTXVN, Ấn Độ đưa ra chiến lược “Hành động phía Đông” nhằm thúc đẩy
quan hệ với ASEAN, bài viết ngày 05/10/2014.
62. TTXVN, Ấn Độ nỗ lực đẩy mạnh quan hệ chiến lược và kinh tế với ASEAN,
bài viết ngày 05/10/2014.
63. TTXVN, FDI của Ấn Độ tăng lên mức cao nhất trong vòng 29 tháng, Tin
tham khảo ngày 18/03/2015.
64. TTXVN, Ấn Độ đặt mua 56 máy bay vận tải quân sự của hãng Airbus, tin tức
ngày 14/05/2015.
65. TTXVN, Kim ngạch thương mại Ấn-Mỹ sẽ tăng lên 500 tỷ USD vài năm tới,
Tin tức ngày 4/6/2015.
66. Trần Thị Vinh (2011), Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (quyển 2), NXB
Đại học Sư phạm.
67. Võ Xuân Vinh (2013), ASEAN trong chính sách hướng đông của Ấn Độ,
NXB Khoa học xã hội.
68. Phong Vũ (2015), Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các nước ASEAN,
Báo Nhân dân 21/4/2015
69. Trần Thị Lệ Xuân (2006), phong trào không liên kết sau chiến tranh lạnh
(1991- 2006) Luận văn Thạc sỹ, Chuyên ngành Lịch sử thế giới, Trường
Đại học Vinh.
Tiếng Anh
117

70. Amita Batra (2015), IPCS Forecast: South Asian Regional Integration,
Centre for South Asian Studies, School of International Studies, JNU,
New Delhi, 2015.
71. David J. Karl (2012), U.S.-India Relations: The Way Forward, Washington
DC, 2012
72. Dipanka Banedi (1995), “Ấn Độ và Đông Nam Á trong thế kỷ XXI”, Nxb Ma
Gien Dipanka, New Delhi, (Đã dịch).
73. Government of India (2004- 2005), “Economic Survey”, Government of India
Express.
74. JNU Campus (2008), “India’s Foreign Policy - Continuity and Change”, New
Delhi.
75. Kronstadt (2009), India-U.S. Relations, K. A, Washington, 2009
76. K.R. Gupta & Vatsala Shukla (2009), Foreign Policy of India, Atlantic
Publishers & Dist
77. Kronstadt (2009), India-U.S. Relations, K.A, Washington.
78. Manish Chand (2014), India and SAARC: Interlinked Dreams,Ministry of
External Affairs, Government of India.
79. Manmohan Singh (2004), “PM’s address at meeting of PM’s council on
Trade and Industry”, New Delhi.
80. Mary Somers Heidhues (2007), “Lịch sử phát triển Đông Nam Á”, NXB Văn
Hoá Thông Tin (Đã dịch).
81. Ministry of External Affairs, Government of India (2014), India-
Pakistan relations.
82. Ministry of External Affairs, Government of India (2014), India-
Bangladesh relations.
83. Ministry of External Affairs, Government of India (2013), India-
American relations.
84. Ministry of Finance, Government of India (2014), Economic Survey.
85. Ministry Of Agriculture, Government of India (2015) Report of Working
Group of Sub-Commmittee of National Development Council.
86. Mohammed Khalid (2010), “Southeast Asia in India’s Post Cold War Foreign
Policy”, Department of Evening Studies, Panjab University, Chandigarh.
118

87. Mohit Anand (2009), “India - ASEAN Relations - Analysing Regional


Implications”, IPCS Special Report, Institute of Peace and Conflict
Studies, New Delhi.
88. North Eastern Council Secretariat (2008), “Annual Pland 2007 - 2008 North
Eastern Council”, Shillong
89. Parakash Nanda (2003), “Rediscovering Asia - Evolution of India’s Look East
Policy”, New Delhi: Lancer Publishers & Distributiors
90. Pete Engardio (2009), “Rồng Hoa Hổ Ấn”, NXB Thời đại, Hà Nội, 2009, tr.
60 (đã dịch).
91. Prakash Nanda (2003), “Rediscovering Asia - Evolution of India’s look-East
Policy”, Green Park Main, New Delhi
92. Ram Kumar Jha and Saurabh Kumar (2015),The cas -for stronger india china
economic relations, The diplomat.
93. Reddy, K.R (2006), “Sub-Regional Economic Cooperation between India and
ASEAN” in Kumar N.Sen R and Asher M (eds), India - ASEAN
Economic Relations: Meeting the Challenges of Globalization published
by Research and Information System for Developing (RIS) Delhi, India
and Institute of Southeast Asian Stueies (ISEAS), Singapore
94. Robyn Meredith (2009), Voi và Rồng – Sự nổi lên của Ấn Độ, Trung Quốc và
ý nghĩa của điều đó đối với tất cả chúng ta, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2009.
95. Saman Kelegama (2014), "China–Sri Lanka Economic Relations An
Overview", China Report. tr.131-149
96. Subhash Kapila (2014), India’s Strategic Pivot to the Indo Pacific, South Asia
Analysis Group.
97. William P. Alford (2008), G8 Plus 5 Equals Power Shift, The Australian.
98. Will Durant (2006), “Lịch sử văn minh Ấn Độ”, NXB Văn Hóa Thông Tin
(Đã dịch)
99. Zhang Dong (2006), “India Looks East: Stratagies and Impacts”, Ausaid
Working Paper.
119

PHỤ LỤC

Vị trí của Ấn Độ trên bản đồ thế giới

Ấn Độ trong khu vực Nam Á


120

Tổng thống Mỹ W.Bush sang thăm Ấn Độ năm 2006

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bắt tay Thủ tướng Ấn Độ 9/2010
121

Những sự kiện chính trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ 2000 đến 2014
Thời gian Sự kiện
12/1999 Chủ Tịch nước Trần Đức Lương Việt Nam thăm Ấn Độ.
3/2000 Bộ trưởng Quốc phòng Fernandes Ấn Độ thăm Việt Nam.
10/2000 Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương Việt Nam thăm Ấn Độ.
1/2001 Thủ Tướng A.B. Vajpayee Ấn Độ thăm Việt Nam
9/2001 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên Việt Nam thăm Ấn Độ.
3/ 2003 Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên thăm Ấn Độ và đồng chủ trị Ủy ban hỗn hợp 11
5/2003 Tổng bí thư Nông Đức Mạnh Việt Nam thăm Ấn Độ.
10/2004 Bộ trưởng Ngoại giao Ngài manmohan Singh thăm Việt Nam.
3/2005 Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà thăm Ấn Độ
4/2005 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Ấn Độ
6/2006 Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh thăm Ấn Độ.
3/2007 Chủ tịch Quốc hội Somnath Chatterjee thăm Việt Nam.
3/2007 Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thăm Ấn Độ
7/2007 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ.
11/2008 Tổng thống Pratibha Devisingh Patil thăm Việt Nam.
5/2009 Bộ trưởng Công nghiệp thực phẩm Ngài Subodh Kant thăm Việt Nam.
9/2009 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm chính thức Ấn Độ
10/2009 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Shriak Antory thăm Việt Nam.
12/2009 Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng thăm Ấn Độ.
2/2010 Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn Độ.
9/2011 Thứ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma thăm Việt Nam.
10/2011 Chủ tich nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Ấn Độ
1/2013 Phó Tổng thống Ấn Độ Mohammad Hamid Ansari thăm Việt Nam
11/2013 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng Thăm chính thức Ấn Độ
9/2014 Tổng thống Ấn Độ Mukherjee thăm Việt Nam
10/2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ
122

Văn bản đề nghị Chính phủ cho phép 02 tàu của Hải quân Ấn Độ
được vào thăm cảng thành phố Hải Phòng và bốc dỡ, bàn giao
một số trang thiết bị, phụ tùng Bạn tặng Hải quân ta
123

Thủ tướng hai nước Ký tuyên bố chung về đối tác chiến lược
giữa Việt Nam - Ấn Độ (2007)

Hai Thủ tướng chứng kiến Lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ về việc Ấn Độ
công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ (25/10/2009)
124

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ Manmohan
Singh gặp gỡ báo chí sau khi kết thúc hội đàm (11/2013)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Narenda Modi


gặp gỡ báo chí sau hội đàm (9/2014)

You might also like