You are on page 1of 56

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ


------***------

CHUYÊN ĐỀ
ĐÀM PHÁN KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA ĐÀM PHÁN
KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA ISRAEL

Sinh viên thực hiện:Thái Lê Việt Hiếu


Mã sinh viên:11181790
Lớp chuyên ngành:Kinh tế quốc tế 60A
Lớp học phần:Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế (220)_01
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

Hà Nội – 12/2020
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................3


LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................................5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................6
1.Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................6
2. Tổng quan nghiên cứu.......................................................................................................................7
3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................9
6. Kết cấu bài viết..................................................................................................................................9
NỘI DUNG CHÍNH................................................................................................................................10
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ĐÀM PHÁN KINH TẾ QUỐC TẾ...........................10
1.1. Khái niệm và vai trò của văn hóa.......................................................................................10
1.2. Nội dung của văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế...............................................................12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa..........................................................................................20
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA ĐÀM PHÁN KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM - ISRAEL
...............................................................................................................................................................25
2.1. Tình hình Thương mại và Đầu tư quốc tế...............................................................................25
2.2. Đặc điểm Văn hóa.....................................................................................................................28
2.3. Đánh giá.....................................................................................................................................34
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐÀM PHÁN VIỆT
NAM – ISRAEL...................................................................................................................................39
3.1. Định hướng................................................................................................................................39
3.2. Giải pháp nhằm thích nghi với văn hóa Israel........................................................................44
3.3. Các kiến nghị.............................................................................................................................47
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................49
PHỤ LỤC.................................................................................................................................................51
PHỤ LỤC 1: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI ISRAEL.....................................51
PHỤ LỤC 2: CÁC MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG CỦA ISRAEL............................................................52
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các giảng viên
trường Đại học Kinh tế quốc dân nói chung và các giảng viên thuộc Viện Thương
Mại và Kinh tế quốc tế nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cũng như hết sức
tạo điều kiện cho em để có thể hoàn thành bài tập này một cách thuận lợi nhất.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, một
người thầy vui tính, dễ gần nhưng cũng hết sức tâm huyết, người đã trực tiếp
hướng dẫn em trong suốt quà trình thực hiện bài tập. Trong khoảng thời gian được
làm việc với thầy, em đã không ngừng học tích lũy nhiều kiến thức bổ ích cho
mình mà còn được học tập được tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu quả, đây là
những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này.

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã luôn động
viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành
bài tập này.

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Thái Lê Việt Hiếu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài tập này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các phần trích dẫn
và tài liệu sử dụng trong bài tập hoàn toàn trung thực, được trích nguồn và đảm
bảo độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Nếu không đúng như đã
nêu trên, tôi xin chịu trách nhiệm về bài tập của mình.

DANH MỤC BẢNG


T Bảng Tên bảng Trang
T
1 1 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Israel giai 25
đoạn 2015-2019
2 2 Số liệu xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam 26
sang Israel
3 3 Số liệu nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam từ 26
Israel
4 4 Dòng vốn FDI của Israel vào Việt Nam giai đoạn 2017- 27
2019
5 5 Các lĩnh vực đầu tư chính của Israel vào Việt Nam năm 27
2018

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ NGHĨA ĐẦY ĐỦ


TT
VIẾT TẮT
TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
United Nations
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
1 UNESCO Educational Scientific and
Liên Hiệp Quốc
Cultural Organization
2 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
Europe-Asia Economic
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-
3 OECD Union Free Trade
Liên minh kinh tế Á Âu
Agreement
Vietnam-Israel Free Trade Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-
4 VIFTA
Agreement Israel
5 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do
Good Agricutural
7 GAP Quy trình nông nghiệp
Practices
9 R&D Research & Development Nghiên cứu và Phát triển
10 TTXVN Thông tấn xã Việt Nam
Technical Barriers to
11 TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Trade

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu khách quan
đối với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu
thế đó và đang từng bước chủ động hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Thông
qua hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung,
Việt Nam ngày càng chứng tỏ được lợi thế so sánh của mình trên trường quốc tế.
Trong đó, đàm phán là một khâu quan trọng, là tiền đề cần thiết để tổ chức và triển
khai các hoạt động kinh doanh cũng như là yếu tố quyết định cho thành công của
các doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường quốc tế.
Kể từ khi cải cách, mở của nền kinh tế quốc dân năm 1986, đất nước ta đã
và đang mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, trong đó Israel là một đối tác
quan trọng. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1993 đến nay, ngày càng
nhiều hoạt động đàm phán quốc tế với Israel được đẩy mạnh. Điều tất yếu nảy sinh
là để đạt được mục tiêu của mình trên bàn đàm phán chúng ta cần tìm hiểu một
cách toàn diện và kỹ lưỡng. Chính điều này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có thế
học hỏi chiến lược và chiến thuật cũng như nghệ thuật đàm phán từ các doanh
nghiệp Israel.

Mỗi đất nước đều có một nền văn hóa khác nhau và đó chính là yếu tố quan
trọng hình thành nên phong cách đàm phán khác nhau. Với những đặc điểm khác
biệt về giao tiếp, phong tục tập quán, thói quen ứng xử... việc lựa chọn cho mình
chiến lược, bước đi trong quá trình đàm phán của mỗi đối tác nước ngoài cũng có
đặc điểm riêng. Với những lý do trên, người viết chọn đề tài: "Văn hóa trong đàm
phán kinh tế quốc tế Israel " nhằm tìm hiểu tác động của nền văn hóa Israel trong
đàm phán kinh tế quốc tế. Đây là điều cần thiết và có ý nghĩa về mặt lý luận, và có
ý nghĩa về mặt thực tiễn, vì qua đó góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam giữ thế
chủ động và đạt được mục tiêu trong quá trình đàm phán.

2. Tổng quan nghiên cứu


Trên thế giới:

Tại các quốc gia phát triển, nhiều trường đại học đều đã đưa vào giảng dạy
môn học văn hóa kinh doanh (business culture), trong đó có phần giới thiệu về văn
hóa trong đàm phán.

Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã có những công trình khoa học liên quan đến
vấn đề này nhưng ở phạm vi rộng chứ chưa đi sâu vào phân tích cụ thể như
Hostede (Mỹ), Usunier (Pháp),...

Cuối thể kỉ XX, khuynh hướng chú trọng đến lợi nhuận liên tiếp gặp thất
bại, nhường chỗ cho khuynh hướng quản trị mới lấy con người làm hạt nhân thì
những vấn đề về văn hóa kinh doanh và những tác động của yếu tố văn hóa đến
đàm phán ngày càng được mọi người quan tâm.

Tại Việt Nam:

Từ năm 1992-1995 tại trung tâm thông tin khoa học và tư liệu quốc gia có
đề tài nghiên cứu cấp nhà nước mang tên: “Văn hóa văn minh vì sự tiến bộ và phát
triển xã hội”. Đề tài đề cập đến vai trò của văn hóa trong sự phát triển chung của
toàn xã hội, đặc biệt là phát triển bền vững.
Tháng 5/1995, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia phối hợp
với Ủy ban UNESCO Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề: “Văn hóa và kinh
doanh”. Hội thảo này bàn về văn hóa cũng như mối quan hệ giữa văn hóa và kinh
doanh, sự bổ trợ của văn hóa đối với kinh doanh và sự khác biệt giữa văn hóa và
kinh doanh.

Năm 2004 tại trường đại học Kinh tế quốc dân có luận án tiến sĩ với đề tài:
“Vai trò của văn hóa trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hóa kinh
doanh ở Việt Nam. Đề tài phân tích vai trò của văn hóa trong kinh doanh nói chung
và trong kinh doanh quốc tế nói riêng cũng như đánh giá những tác động của văn
hóa đối với hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá khách quan
thực trạng văn hóa kinh doanh của Việt Nam, luận án đưa ra giải pháp xây dựng
văn hóa kinh doanh của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế sâu rộng hiện nay.

Bài viết này được xây dựng trên cơ sở kế thừa và tiếp tục phát triển những
nghiên cứu về văn hóa trong kinh doanh đã được công nhận ở Việt Nam và trên thế
giới.

3. Mục tiêu nghiên cứu


Bài viết được nghiên cứu với mục đích nhìn nhận một cách hệ thống tác
động của văn hóa nói chung, cụ thể là văn hóa Việt Nam và Israel nói riêng đến
phong cách đàm phán kinh tế quốc tế, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm, đề
xuất một số giải pháp tạo điều kiện cho Việt Nam có thể giành được thế chủ động
hơn khi tiến hành đàm phán với Israel. Để đạt được mục đích này, bài viết thực
hiện hệ thống hóa các vấn đề lý luận trong đó chú trọng việc nghiên cứu văn hóa,
phong cách đàm phán của Israel, xem xét ảnh hưởng của văn hóa Israel đến quá
trình tổ chức đàm phán để tìm ra các giải pháp hữu hiệu giúp Việt Nam đạt được
mục tiêu của mình khi đàm phán với Israel.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài viết là tập hợp những yếu tố của văn hóa trong
việc hình thành nên những nét đặc trưng về văn hóa và phong cách đàm phán của
Israel.

Bài viết được giới hạn ở phạm vi phân tích để làm rõ vai trò và tác động của
văn hóa Israel trong đàm phán kinh tế quốc tế từ đó đưa ra giải pháp giúp doanh
nghiệp Việt Nam có thể chủ động đạt mục tiêu của mình khi đàm phán với doanh
nghiệp Israel.

5. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp phương pháp
phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, mô tả, thống kê và luận giải.

6. Kết cấu bài viết


Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, bài viết gồm
có ba chương chính sau:

Chương I: Tổng quan về văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế

Chương II: Đặc điểm văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế của Israel

Chương III: Định hướng và giải pháp để phát triển văn hóa đàm phán Việt
Nam - Israel

Do thời gian nghiên cứu hạn chế và vốn kiến thức còn thiếu nhiều kinh
nghiệm thực tế, bài viết không tránh khỏi nhiều sai sót. Người viết rất mong nhận
được sự góp ý, bổ sung để có thể hoàn chỉnh bài viết.
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ĐÀM PHÁN KINH TẾ QUỐC
TẾ
1.1. Khái niệm và vai trò của văn hóa
1.1.1. Khái niệm

Văn hóa chi phối hành vi của con người và vì vậy ảnh hưởng quyết định đến
hành vi của các nhà đám phán. Khi đàm phán được thực hiện giữa các bên đối tác
có nền văn hóa khác nhau, thậm chí là có những giá trị văn hóa mâu thuẫn nhau,
thì văn hóa lại là một nguồn gốc cơ bản cho sự bất đồng quan điểm trong đàm
phán. Như vậy, khi đề cập đến vấn đề văn hóa trong đàm phán kinh tế quốc tế, yếu
tố văn hóa sẽ thực sự trở thành một nhân tố quan trọng khi xem xét những cuộc
đàm phán giữa những người đại diện cho những giá trị, đặc điểm văn hóa khác
nhau.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo UNESCO: ‘Văn hóa là
tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua
các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các
truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn
liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời
gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù
của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc.

Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ
hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời
gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những
chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này
qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp
lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.

Như vậy, có thể định nghĩa văn hóa một cách tổng quát: Văn hóa là hệ
thống giá trị vật chất và tinh thần do lao động của người sáng tạo ra, được cộng
đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắc riêng của từng tộc người, từng xã hội.

Văn hóa là yếu tố chi phối hành vi của một con người. Vì vậy, văn hóa chi
phối cách thức ứng xử và ra quyết định trong các cuộc đàm phán. Hiểu biết về các
thành phần của văn hóa là cơ sở để có thể biết về các thành phần của đối tác đàm
phán, trên cơ sở đó có thể lý giải và dự doán hành vi của đối tác. Tất cả các thành
phần của văn hóa đều có ảnh hưởng ở góc độ nhất định đến kết quả một cuộc đàm
phán vì nó tạo nên môi trường văn hóa mà trong đó các nhà đàm phán đưa ra thông
tin, phản ứng và ra quyết định.

1.1.2. Vai trò của văn hóa trong đàm phán kinh tế quốc tế.
 Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

Xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể
hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và xã hội, làm cho
con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là ngày một xa rời
trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc và văn minh. Trong đó, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng
như của cả cộng đồng được bồi dưỡng; phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn
mực tốt đẹp của toàn xã hội.
 Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển.

Bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con
người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người,
làm cho con người ngày càng hoàn thiện, xa rời trạng thái nguyên sơ ban đầu khi
từ con vật phát triển thành con người. Con người tồn tại, không chỉ cần những sản
phẩm vật chất mà còn có nhu cầu hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần, con
người và xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi
ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát
triển ngày càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội.

 Văn hóa là động lực của sự phát triển.

Mọi sự phát triển đều do con người quyết định chi phối. Văn hóa khơi dậy
và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to
lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội.

 Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển.

Văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách
quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát
triển được hài hòa, cân đối, lâu bền.

1.2. Nội dung của văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế
1.2.1. Giả định và giá trị

1.2.1.1. Giá trị

Giá trị (value) là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác
định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt,
đẹp hay xấu...Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về
bản thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa. Trong quá trình
trưởng thành, con người học hỏi từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã
hội... và thông qua đó xác định nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những
giá trị của nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số các thành viên trong
nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn như tự do, bình
đẳng, bác ái, hạnh phúc...

Trong đàm phán, quan niệm về bốn giá trị: khách quan, cạnh tranh, công
bằng và quan niệm về thời gian chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa, từ đó quyết
định không nhỏ đến kết quả đàm phán.

Khách quan ở đây được hiểu là nhận thức về vận động hay phát triển không
phụ thuộc con người, trên cơ sở tôn trọng thực tế.

Các nước phương Đông và Mỹ La tinh rất coi trọng quan hệ con người, các
đối tác và thông tin được giới thiệu bởi người thân thiết với nhà kinh doanh sẽ
được tin tưởng và ưu tiên hơn, các quyết định của họ phần lớn bị suy nghĩ chủ
quan chi phối. Trong khi đó, người Mỹ và các nước châu Âu lại quan niệm tách rời
quan hệ con người khỏi nội dung đàm phán, mọi quyết định đưa ra đều dựa trên
thực tế (những số liệu báo cáo chính thức, những sự kiện, hoạt động mà họ chứng
kiến). Các nhà đàm phán kinh doanh Mỹ cho rằng “Kinh doanh là lợi nhuận, kinh
tế và hiệu quả quyết định chứ không phải vì con người”.

Cạnh tranh là một đặc điểm tất yếu trong đàm phán. Quan niệm về giá trị
cạnh tranh khác nhau giữa các nền văn hóa dẫn đến các thái độ đàm phán khác
nhau. Có hai cách tiếp cận chủ yếu trong đàm phán là thắng - thắng và thắng -
thua. 

Những nhà kinh doanh đến từ nền văn hóa coi trọng lợi ích có thái độ theo
đuổi lợi ích đến cùng cho bản thân và doanh nghiệp của mình. Họ áp đảo bên đối
tác, ép buộc bên kia thực hiện theo những điều kiện, giải pháp của mình, bên còn
lại nếu không đủ khả năng phản kháng sẽ phải chịu thiệt (đàm phán thắng - thua),
nếu nhất định không thực hiện những yêu cầu của đối phương thì cuộc đàm phán
không đạt được kết quả nào (đàm phán thua - thua).

Cách tiếp cận thứ hai là các bên cùng thảo luận tìm phương án sao cho tất cả
cùng có lợi (thắng - thắng). Cả hai bên đàm phán trên tinh thần hữu nghị, hòa bình,
hợp tác, tôn trọng quyền lợi của nhau, cùng trao đổi thuyết phục nhau để cả hai bên
đều là người chiến thắng

Kết quả của cuộc đàm phán (cũng chính là kết quả cạnh tranh) phản ánh
quan niệm về giá trị công bằng của nhà kinh doanh (xét về lợi ích). Đàm phán cho
kết quả lợi ích chia đều cho hai bên chứng tỏ họ coi trọng sự công bằng lợi ích, ta
thấy được điều này khi đàm phán với đối tác người Mỹ. Ngược lại, người Nhật
quan niệm khách hàng là thượng đế, họ luôn muốn mang đến giá trị cao nhất cho
khách hàng nên lợi ích thường thuộc về bên mua của đối tác người Nhật nhiều
hơn. 

Quan niệm về thời gian của các nền văn hoá khác nhau cũng khác nhau.
Edward Hall cho rằng quan niệm về thời gian có hai dạng trái ngược nhau là thời
gian phức và thời gian đơn. Ở những nơi quan niệm thời gian đơn, tại một thời
điểm, con người chỉ tập trung vào một công việc, họ sắp xếp thời gian để hoàn
thành lần lượt từng việc với hiệu quả cao nhất vì thời gian là tiền bạc. Người quan
niệm thời gian đơn muốn tham gia cuộc đàm phán có lịch trình cụ thể và thực hiện
chuẩn theo lịch trình đó, họ không muốn có khoảng thời gian trống và không thích
muộn giờ. Mỹ là quốc gia điển hình theo quan niệm này. Người Mỹ coi việc ký
hợp đồng là mục tiêu lớn nhất nên họ mong muốn nhanh chóng đạt được thỏa
thuận giữa các bên, họ thường giảm bớt các thủ tục rườm rà để tiết kiệm thời gian
trong đàm phán.
Các quốc gia châu Á hay Mỹ La tinh lại quan niệm thời gian phức. Họ
thường làm nhiều công việc cùng một lúc, quan tâm nhiều hơn đến kết quả công
việc mà không chú ý đến việc phân chia thời gian cụ thể để sử dụng thời gian hiệu
quả. Trong đàm phán, người châu Á có mục tiêu chính là xây dựng mối quan hệ
hợp tác lâu dài nên họ thường không quan trọng việc đúng giờ mà dành thời gian
để trò chuyện, quan sát đối tác, nhằm hiểu đối tác hơn, từ đó sẽ hợp tác trong nhiều
dự án sau. Tuy nhiên, văn hóa của một số quốc gia có sự kết hợp giữa hai quan
niệm thời gian trên, tiêu biểu là Nhật Bản. Tác phong của người Nhật là cực kỳ
đúng giờ, nhưng trong đàm phán, họ rất thong thả và thường để một vài khoảng
thời gian trống để quan sát đối tác, không tỏ ra là đang chịu áp lực về thời gian.

1.2.1.2. Giả định

Giả định (assumption) hình thành nên các giá trị chung mà đã trở thành
những điều hiển nhiên theo thời gian và có tính dẫn dắt hành vi của con người.
Chúng chính là những giá trị và niềm tin gắn liền với chân lí mà chúng ta không
mảy may nghi ngờ hay thắc mắc. Bởi vì các giả định là nền tảng của hệ thống niềm
tin, chúng hiển nhiên và rất rõ ràng, đồng thời chúng ta cũng mặc nhiên cho rằng
mọi người cũng có hành vi tương tự nên rất ít khi nảy sinh thảo luận về những giả
định này.

1.2.2. Ngôn ngữ và tín ngưỡng

1.2.2.1 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hoá. Ngôn ngữ được coi
là tấm gương để phản ánh văn hoá. Chính nhờ ngôn ngữ mà con người mới có thể
xây dựng và duy trì văn hoá của mình. Ngôn ngữ có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết, mọi nền văn hóa đều có ngôn ngữ nói nhưng không phải tất cả đều có ngôn
ngữ viết. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm
cho văn hóa có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ cũng là
nền tảng cho trí tưởng tượng của con người do nó được liên kết bởi các ký hiệu
một cách gần như vô hạn. Trong đàm phán kinh doanh cùng quốc tịch thì yếu tố
ngôn ngữ không phải là khó khăn đáng kể nhưng đối với các cuộc đàm phán quốc
tế, ngôn ngữ đóng vai trò như một vũ khí hay là khó khăn đối với các đoàn đàm
phán.

Trong tất cả các thứ ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong đàm phán kinh
doanh, các câu hỏi và những câu tự bộc lộ thông tin là những hành vi ngôn ngữ
được sử dụng thường xuyên nhất. Tuy nhiên, ngay cả đối với những hành vi ngôn
ngữ xuất hiện thường xuyên nhất này thì các nhà giao dịch, đàm phán có quốc tịch
khác nhau cũng có tần suất sử dụng khác nhau. Bên cạnh câu hỏi và những câu tự
bộc lộ, trong đàm phán kinh doanh, những câu mệnh lệnh, cam kết và hứa hẹn
cũng thường xuyên được sử dụng trong các ngôn ngữ đàm phán thông dụng.

Nhật Bản có thể được coi là nước có phong cách đàm phán nhẹ nhàng và
lịch sự nhất. Sự đe dọa, những mệnh lệnh, cảnh báo, câu nói không rất ít khi được
sử dụng, thay vào đó là những khoảnh khắc im lặng, hứa hẹn, khuyến nghị và cam
kết.

Mỹ, Đức có cách sử dụng ngôn ngữ và những hành vi không lời gần như là
tương tự nhau. Cách sử dụng ngôn ngữ, các cử chỉ, điệu bộ của họ không quá nhẹ
nhàng nhưng cũng không quá nóng nảy trong đàm phán.

Đây là điều lưu ý quan trọng cho các đàm phán viên, họ cần tìm hiểu rõ về
đối tượng giao dịch, đàm phán của mình để biết cách ứng xử giúp lợi thế đàm phán
thuộc về phía mình. Nếu tìm hiểu tốt cùng kiến thức rộng thì kết quả đàm phán sẽ
có lợi nhiều cho người đó hơn – điều mà người đàm phán nào cũng muốn.
Ví dụ như sự khác biệt về người ở ba vùng miền của Việt Nam. Khi giao
dịch đơn giản cuộc sống hàng ngày với người lớn tuổi như mua đồ chẳng hạn
thì xưng “con” thay vì “cháu” có thể gây ấn tượng tốt hơnYếu tố tôn giáo, quan
niệm, tín ngưỡng, đức tin thể hiện quan niệm của con người về chính sự tồn tại của
loài người, của xã hội vũ trụ bao la. Đây là nhóm nhân tố cực kỳ phức tạp và nhạy
cảm nhất của văn hóa, thể hiện qua hệ thống các đức tin, tín ngưỡng, tôn giáo, mê
tín dị đoan. Những nhân tố này cố ý nghĩa quan trọng trong hành vi, ứng xử của
con người và cộng đồng xã hội.

Tôn giáo có thể được định nghĩa như một hệ thống các tín ngưỡng và nghi
thức liên quan đến lĩnh vực thần thánh. Mối liên hệ giữa tôn giáo và đời sống xã
hội rất tinh tế và sâu sắc. Trên thế giới hiện nay tồn tại hàng nghìn tôn giáo khác
nhau, nhưng có năm tôn giáo lớn nhất đó là Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi, Đạo Hindu,
Đạo Phật và Đạo Khổng. Tôn giáo ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã
hội, kể cả kinh doanh. Ví dụ các nghi lễ đạo giáo có thể cấm sử dụng một số hàng
hoá hay dịch vụ nào đó (như thịt lợn ở các nước hồi giáo).

Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức là những luật lệ xã hội để kiểm
soát hành động của người này với người kia. Phong tục tập quán (folkways) là
những quy ước thông thường của cuộc sống hàng ngày. Nói chung phong tục tập
quán là những hành động ít mang tính đạo đức. Phong tục tập quán chỉ là những
quy ước xã hội có liên quan đến các vấn đề như cách ăn mặc, đi đứng, cách cư xử
với những người xung quanh…

Tục lệ, tập tục (mores) là những quy tắc được coi là trọng tâm trong việc
thực hiện các chức năng xã hội và của đời sống xã hội. Những tập tục này có ý
nghĩa lớn hơn nhiều so với tập quán. Tập tục bao gồm các yếu tố như sự lên án các
hành động trộm cắp, ngoại tình, loạn luân, giết người… Ở nhiều xã hội, một số tập
tục đã được cụ thể hoá trong luật pháp. Do đó, việc làm trái tập tục có thể gây nên
hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ tập tục ngủ chung của dân tộc Gia Rai sống lâu đời ở
Gia Lai. Con trai, con gái có lệ vào các buổi tối trǎng thanh lại tụ tập quanh bếp lửa
hồng trò chuyện, uống rượu, ca hát rồi ôm nhau ngủ suốt đêm. Ngủ như vậy nhưng
giữa họ luôn giữ đúng giới hạn. Vượt qua giới hạn đó kể như phạm luật làng, bị
phạt nặng, có khi bị đuổi khỏi làng. Cũng chính bởi tục ngủ chung này mà người
Gia Rai quan niệm vợ chồng cưới xong phải một nǎm sau mới được động phòng,
tránh việc người phụ nữ mang thai trước.

1.2.3. Linh thiêng và cấm kị

1.2.3.1. Linh thiêng

Các giá trị linh thiêng (sacredness) được coi là các mệnh lệnh đạo đức có giá
trị nội tại của riêng chúng, khiến chúng không thể so sánh được và không thể thay
thế được với các giá trị thông thường. Đây là những thứ cộng đồng tách biệt khỏi
các khía cạnh kinh tế hoặc những hoạt động thông thường của cuộc sống thường
ngày.

1.2.3.2. Cấm kị

Cấm kị (taboo) là những điều bị cấm hoàn toàn hoặc bị ngăn cấm mạnh mẽ
(thường là những phát ngôn và hành vi) dựa trên những nhận thức văn hóa cho
rằng điều đó là ghê tởm, nguy hiểm hoặc, có thể là, quá thiêng liêng để người trần
có thể làm. Sự cấm đoán này xuất hiện ở gần như tất cả các nền văn hóa. Các điều
cấm kỵ có tính chất tương đối, ví dụ như những điều liên quan đến đồ ăn, có thể
được coi là không thể chấp nhận được ở nền văn hóa hay tôn giáo này lại có thể
hoàn toàn chấp nhận được ở nền văn hóa hay tôn giáo khác.

1.2.4. Khác
1.2.4.1. Chân lý
Chân lý chính là tính chính xác, rõ ràng của tư duy. Có người thì cho rằng,
chân lý đó là những nguyên lý được nhiều người tán thành thừa nhận. Hay theo
quan điểm thực dụng gắn ý nghĩa của chân lý với tính lợi ích thực tế của nó. Hiểu
đúng và sâu hơn, thì chân lý là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý
thức con người. Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực
tế kiểm nghiệm. Ở khía cạnh xã hội học, chân lý là những quan niệm về cái thật và
cái đúng. Chính vì lẽ đó mà xã hội, mỗi nền văn hóa có những cái thật, cái đúng
khác nhau. Điều này có nghĩa có những cái mà nền văn hóa này coi là chân lý, thì
có thể ở nền văn hóa khác lại bị phủ nhận.

Một cá nhân không thể xây dựng được chân lý. Chân lý chỉ có thể được hình
thành thông qua nhóm người. Cá nhân qua tiếp xúc, tương tác với nhóm nhỏ, nhóm
lớn hình thành nên những ý kiến cho là đúng, là thật ngày càng có tính khách quan
hơn, càng gần hiện thực hơn. Như vậy văn hóa là toàn bộ các chân lý. Chân lý luôn
là cụ thể vì cái khách quan hiện thực là nguồn gốc của nó. Những sự vật, những
quá trình cụ thể của xã hội, con người luôn tồn tại không tách rời những điều kiện
khách quan lịch sử cụ thể. Những điều kiện khách quan thay đổi thì chân lý khách
quan thay đổi.

1.2.4.2. Chuẩn mực

Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của
xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã
hội định hướng hành vi của các thành viên. Trên góc độ xã hội học, những chuẩn
mực văn hóa quan trọng được gọi là chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực văn
hóa ít quan trọng hơn được gọi là tập tục truyền thống. Do tầm quan trọng của nó
nên các chuẩn mực đạo đức thường được luật pháp hỗ trợ để định hướng hành vi
của các cá nhân (ví dụ: hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn mực đạo đức, ngoài việc
bị xã hội phản ứng một cách mạnh mẽ, luật pháp còn quy định những hình phạt có
tính chất cưỡng chế).

Chuẩn mực văn hóa khiến cho các cá nhân có tính tuân thủ và phản ứng tích
cực (phần thưởng) hay tiêu cực (hình phạt) của xã hội thúc đẩy tính tuân thủ ấy.
Phản ứng tiêu cực của xã hội trước những vi phạm chuẩn mực văn hóa chính là cơ
sở của hệ thống kiểm soát văn hóa hay kiểm soát xã hội mà qua đó bằng những
biện pháp khác nhau, các thành viên của xã hội tán đồng sự tuân thủ những chuẩn
mực văn hóa. Ngoài phản ứng của xã hội, phản ứng của chính bản thân cũng góp
phần làm cho những chuẩn mực văn hóa được tuân thủ.

1.2.4.3. Tôn giáo

Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng,
đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về
thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời
tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố
siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng
lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Tôn giáo
dĩ nhiên có sức ảnh hưởng quyết định đến hành vi và ứng xử của các nhà đàm
phán. Tôn giáo, tín ngưỡng được nhận thức như một yếu tố nhạy cảm nhất của văn
hóa, như những giá trị tín ngưỡng của một cá nhân bình thường khác. Đại đa số
đều am hiểu về một loại hình văn hóa ỏ trong họ tồn tại mà không có hiểu biết
đúng đắn về các nền văn hóa khác. Một điều đáng ngạc nhiên là trong thực tế,
những gì là giá trị tinh thần của một cá nhân lại có thể là các câu chuyện vui của
người khác. Nếu không biết con bò có giá trị như thế nào trong Đạo Hindu thì
người nước ngoài sẽ cảm thấy nực cười khi thấy trên đường phố thủ đô New Dehli
đầy những con bò đi dạo phố.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa
1.3.1. Trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ
Công nghệ là tất cả những kĩ thuật phần cứng (máy móc thiết bị) và phần
mềm (bí quyết kĩ thuật, kĩ năng quản lí) sử dụng để làm ra những của cải vật chất
cho xã hội. Trong các cuộc đàm phán quốc tế quan trọng, hình ảnh các nhà đàm
phán sử dụng thành thạo các thiết bị có kết nối với bên ngoài để cập nhật tình hình
quốc tế đã trở thành một biểu tượng quen thuộc của đàm phán kinh tế quốc tế.

Các phát minh sáng chế khoa học là kết quả hoạt động sáng tạo của con
người trong các mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên, giữa con
người với xã hội. Đây là hoạt động “nhân hóa tự nhiên” bằng nhiều mức độ khác
nhau của con người. Hiện nay, cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đang
diễn ra mạnh mẽ với tốc độ chạy đua khủng khiếp trên phạm vi toàn cầu và đang
hàng ngày hàng giờ làm thay đổi tư duy nhân loại. Các thành quả khoa học công
nghệ đã làm cho loài người xích lại gần nhau hơn để tiếp nhận những gì mới lạ đến
từ ngoài lãnh thổ. Khoa học công nghệ đã được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn
cầu, dĩ nhiên là trên “đôi vai” của khoa học công nghệ là các gia trị văn hóa ngoại
snh thường xuyên cùng đến với các dân tộc trên thế giới. Với những thành tựu về
công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, internet, văn hóa nhân loại được lan
tỏa khắp hành tinh hết sức nhanh chóng, ngoài sức tưởng tượng của con nguời.

1.3.2. Trình độ cá nhân


Các cá nhân qua quá trình sống, trưởng thành và phát triển, tương tác với
xung quanh… sẽ hình thành những năng lực/tài năng, những thói quen, sở thích.
Những người có các xu hướng sở thích và thói quen giống nhau sẽ dễ dàng nói
chuyện, chia sẻ. Những người có năng lực và tài năng nhất định ở các lĩnh vực
cũng thường có sự tương tác với nhau ở một mức độ nào đó.
Các giá trị, nhân sinh quan cơ bản chính là những yếu tố gắn kết mang lại “ý
nghĩa” và “giá trị” cuộc sống cho mỗi cá nhân. Ai cũng có những quan điểm, giá
trị sống nhất định, nó phụ thuộc vào giáo dục, môi trường sống, những xu hướng
thiên bẩm… Ở một số người, những giá trị và nhân sinh quan cơ bản rất rõ và là
kim chỉ nam cho xu hướng hành động và ra quyết định.

“Hiểu biết cá nhân” là nói đến sự tự nhận biết về bản thân và người khác – ở
khía cạnh về (xu hướng) tư duy, (xu hướng) cảm xúc, những cơ sở hình thành nên
động lực trong cuộc sống. Những vấn đề này được bao hàm trong trí tuệ cảm xúc
và trí tuệ tâm hồn, là khả năng thấu hiểu, làm chủ được cảm xúc, những thôi thúc
và động lực của bản thân; qua đó có thể thấu hiểu, đồng cảm, và trong trường hợp
cần thiết ảnh hưởng đến cảm xúc, thôi thúc, động lực của người khác.

Khi năng lực và trình độ cá nhân được nâng cao, cá nhân đó sẽ có xu hướng
hành xử theo các chuẩn mực đạo đức, cải thiện hành vi, thái độ, cách ứng xử trong
đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó, cá nhân còn có sức ảnh hưởng đến những người
xung quanh, thể hiện tính lan tỏa của văn hóa, từ đó góp phần xây dựng và làm
giàu nền văn hóa.

1.3.3. Chính sách của chính phủ


Thể chế và chính sách văn hóa của chính phủ luôn luôn là những điều kiện
cấp thiết có tính quyết định đối với việc giải quyết nhu cầu và năng lực của sáng
tạo văn hóa.

Chính sách văn hóa cần trở thành công cụ cho sự phát triển, mở rộng mọi
nguồn lực vào phát triển văn hóa của đất nước trong đó phát triển con người là
nhiệm vụ hàng đầu và trung tâm. Thể chế văn hóa và chính sách văn hóa đóng vai
trò quan trọng có tính quyết định tới sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Có thể nói, một chính sách văn hóa tốt và có hiệu lực xã hội rộng lớn phải
làm sao cho sự phát triển văn hóa đi từ bên ngoài vào bên trong, đi vào cấp tâm lý
của con người và cơ chế tinh thần của vô thức cộng đồng. Chính sách văn hóa phải
làm sao cho mỗi cá nhân riêng lẻ thân thiện hơn nữa với văn hóa. Chính sách đó
phải làm cho văn hóa thấm sâu vào tâm hồn và đánh thức tiềm năng của con người
như chúng ta thường nói.

1.3.4. Yếu tố khác


1.3.4.1. Yếu tố tổng thể xã hội

Yếu tố văn hóa tổng thể xã hội bao gồm tổ chức xã hội, giáo dục, cơ cấu
chính trị, là những yếu tố quy định cách thức mà mọi người có thể quan hệ với
nhau, tổ chức các hoạt động của cá nhân và cộng đồng.

Yếu tố tổ chức xã hội quy định vị trí của nam và nữ trong xã hội, cơ cấu giới
tính, quan niệm về gia đình, vai trò của gia đình trong giáo dục và phát triển thế hệ
trẻ, cơ cấu tầng lớp xã hội, hành vi của các nhóm và cơ cấu tuổi. Trong đàm phán ở
các nước phương Tây, phụ nữ có thể tham gia và thậm chí là nắm vai trò quyết
định cuộc đàm phán. Phụ nữ thường có ưu thế riêng trong thuyết phục và tiếp xúc
cá nhân. Tuy nhiên, tùy từng nền văn hóa mà vị trí của người phụ nữ lại khác nhau.
Ví dụ như ở Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, vị trí của người phụ nữ trong xã
hội vẫn là vị trí của công dân số hai với công việc chính là nội trợ trong gia đình và
nuôi dạy con cái.

Yếu tố giáo dục quyết định học vấn, là nền tảng quan trọng của hành vi. Ví
dụ, một người nếu được giáo dục tốt, có nền tảng văn hóa thì sẽ biết cúi gập người
chào đối tác đàm phán là người Nhật Bản khi mới bắt đầu cuộc đàm phán.

1.3.4.2. Tăng trưởng kinh tế


Tăng trưởng kinh tế tạo ra nền tảng vật chất để phát triển văn hóa, góp phần
hình thành nên những giá trị mới cho cá nhân và cộng đồng trong quá trình thúc
đẩy các quan hệ kinh tế. Văn hóa trở thành nền tảng tinh thần và tạo ra những động
lực mới đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế. Vì thế, việc tách biệt một cách
rạch ròi hai chiều tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa là
điều không khả thi.

1.3.4.3. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Toàn cầu hóa đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế
ở các quốc gia. Đến lượt mình, những cơ hội và thách thức này lại tạo ra những tác
động hai chiều (tích cực và tiêu cực) đến phát triển văn hóa ở các quốc gia.

Về mặt tích cực, toàn cầu hóa có thể giúp các quốc gia đạt mục tiêu phát
triển văn hóa nhanh hơn. Các quốc gia tham gia sớm và sâu vào quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế sẽ có nhiều cơ hội tranh thủ được nguồn vốn, khoa học -
công nghệ, thị trường, hệ thống phân công lao động quốc tế… từ các quốc gia
khác, từ đó thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất trong nước. Với
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, các quốc gia sẽ nhanh chóng tạo dựng và tích
lũy được một cơ sở vật chất lớn mạnh hơn để đầu tư vào các mục tiêu phát triển
văn hóa. Ngoài ra, toàn cầu hóa và xu thế hội nhập mạnh mẽ sẽ mở ra nhiều cơ hội
giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Chính nhờ sự so sánh, học hỏi từ các nền kinh
tế tiên tiến mà chúng ta có thể hoàn thiện được văn hóa của mình, bảo đảm hội
nhập thành công về văn hóa với thế giới nhưng cũng không làm mất đi bản sắc văn
hóa dân tộc đã hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử.

Về mặt tiêu cực, toàn cầu hóa có thể kéo theo sự phân phối cơ hội và lợi ích
kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia, trong đó các nền kinh tế có tiềm lực nhỏ
bé có thể sẽ gặp nhiều bất lợi. Điều này có thể khiến những quốc gia tiếp nhận
nhiều nguồn lực từ bên ngoài trở nên phụ thuộc nhiều hơn về kinh tế, và từ đó kéo
theo sự lệ thuộc về chính trị và văn hóa. Trong bối cảnh thể chế kém phát triển, các
“hàng rào” ngăn chặn tác động tiêu cực về văn hóa chưa đầy đủ và kém hiệu lực,
toàn cầu hóa sẽ dẫn đến nguy cơ du nhập ồ ạt văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng
và các tư tưởng phản động, đi ngược lại các giá trị chân thiện mỹ đã được gìn giữ
qua nhiều thế hệ. Hệ lụy của việc mất đi bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc,
đến lượt nó, sẽ gây bất ổn chính trị xã hội và trở thành yếu tố phản phát triển.

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA ĐÀM PHÁN KINH TẾ QUỐC TẾ
VIỆT NAM - ISRAEL
2.1. Tình hình Thương mại và Đầu tư quốc tế
2.1.1. Tình hình Thương mại
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Israel mặt hàng điện thoại di động và linh
kiện, hàng thủy sản, giày dép các loại … Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam từ Israel có mức tăng trưởng cao, đặc biệt là mặt hàng phân bón cho sản xuất
nông nghiệp, máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất trong nước.

Trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel trong năm 2019 đạt
1,156 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 774 triệu USD và nhập khẩu đạt
382 triệu USD. Israel là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại Trung
Đông. Trong 5 tháng đầu năm 2020 với bối cảnh toàn thế giới bị ảnh hưởng chung
bởi dịch COVID-19, Việt Nam xuất khẩu sang Israel đạt 274 triệu USD và nhập
khẩu 375 triệu USD từ thị trường này.

Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Israel giai đoạn
2015-2019

Giá trị ngoại thương 2015 2016 2017 2018 2019


Hàng hóa từ Việt Nam sang 509.813 515.83 534,908 551.598 582.591
Israel (triệu USD) 5
Hàng hóa từ Israel sang Việt 221.673 236.16 257.150 272,952 284.507
Nam (triệu USD) 0
Dịch vụ từ Việt Nam sang 138.120 144.78 156.579 168.948 192.857
Israel (triệu USD) 2
Dịch vụ Israel sang Việt Nam 54,452 60.899 69.687 82.038 98.332
(triệu USD)
Nguồn: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Dữ liệu hiện có mới nhất

Bảng 2: Số liệu xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam sang Israel
Mặt hàng xuất khẩu Đơn vị Số liệu tháng Số liệu 11 tháng 2020
chủ yếu tính 11/2020
Lượng Trị giá Lượng Trị giá
(USD) (USD)
Tổng 51.044.642 625.192.166
Hàng thủy sản USD 3.973.042 48.998.996
Hạt điều Tấn 982 4.886.235 6.800 43.580.500
Cà phê Tấn 1.141 2.785.033 7.627 17.365.414
Hàng dệt, may USD 1.497.598 19.717.498
Giày dép các loại USD 5.348.933 36.402.393
Điện thoại các loại và USD 17.599.320 295.216.904
linh kiện
Hàng hóa khác USD 14.954.482 163.910.462
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Bảng 3: Số liệu nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam từ Israel
Mặt hàng nhập khẩu Đơn vị Số liệu tháng Số liệu 11 tháng 2020
chủ yếu tính 11/2020
Lượng Trị giá Lượng Trị giá
(USD) (USD)
Tổng 89.602.090 806.634.873
Hàng rau quả USD 63.435 2.354.164
Phân bón các loại Tấn 432 435.036 178.011 51.890.411
Máy vi tính, sản USD 81.622.827 680.801.779
phẩm điện tử và linh
kiện
Máy móc, thiết bị, USD 3.377.894 35.465.822
dụng cụ, phụ tùng
khác
Hàng hóa khác USD 4.102.899 36.122.697
Nguồn: Tổng cục Hải quan

2.1.2. Tình hình Đầu tư

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, đến nay, Israel có 31 dự án đầu tư tại Việt
Nam với tổng số vốn đầu tư đạt 78,99 triệu USD, đứng thứ 50 trên tổng số 135
nước và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.

Các công ty Israel đã tham gia liên doanh, đầu tư vào một số dự án như khu
du lịch Ánh Dương ở Khánh Hòa, toà nhà Landmark ở Hà Nội và Capital Fund Tp
Hồ Chí Minh… Một số dự án hợp tác (trồng hoa, rau, cây ăn quả, chăn nuôi bò
sữa) sử dụng công nghệ cao của Israel tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Lạt và
Thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đã thu được kết quả đáng khích lệ: Dự án trang
trại sữa TH True milk, Dự án Trang trại thực nghiệm về trình diễn bò sữa tại
TPHCM…

Bảng 4: Dòng vốn FDI của Israel vào Việt Nam giai đoạn 2017-2019

Đầu tư trực tiếp của Israel vào Việt 2017 2018 2019
Nam
Vốn FDI (triệu USD) 129.143 145.345 166.229
Nguồn: UNCTAD, Dữ liệu có sẵn mới nhất.

Bảng 5: Các lĩnh vực đầu tư chính của Israel vào Việt Nam năm 2018
Các lĩnh vực đầu tư chính (năm 2018) Tỉ trọng (%)
Chế tạo 25,7
Thông tin và giao tiếp 19,2
Hoạt động tài chính và bảo hiểm 14,5
Các hoạt động dịch vụ hành chính và hỗ trợ 5,4
Địa ốc 3.2
Thương mại bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe 2,2
máy
Khai thác mỏ và khai thác đá 1,8

2.2. Đặc điểm Văn hóa


2.2.1. Giả định, giá trị
Theo Kinh thánh, Israel là tên do Đức Chúa Trời đặt cho Gia-cốp. Đất nước
Israel hiện đại bao gồm hai quốc tịch khác biệt, Palestine và Do Thái. Mỗi quốc gia
không thể tách rời bản sắc tôn giáo của mình. Người Palestine là người Ả Rập có
truyền thống được hình thành từ nền văn hóa Hồi giáo; người Do Thái cũng xác
định văn hóa của họ phần lớn xung quanh tôn giáo của họ. Mỗi nhóm xác định là
một phần của cộng đồng tôn giáo và văn hóa quốc tế, lớn hơn và mỗi nhóm đều có
lịch sử trong khu vực từ thời cổ đại.

Vị trí và Địa lý. Israel nằm ở Trung Đông trên Biển Địa Trung Hải, giáp với
Ai Cập, Dải Gaza, Jordan, Lebanon, Syria và Bờ Tây. tổng diện tích của nó là
8019 dặm vuông (20.770 km vuông), hơi nhỏ hơn so với New Jersey. Sa mạc
Negev bao phủ phía nam đất nước. Các dãy núi mọc lên ở miền Trung từ đồng
bằng ven biển thấp dọc Địa Trung Hải. Sông Jordan trải dài 200 dặm (322 km) từ
Syria ở phía bắc, đổ ra Biển Chết. Biển Chết (về mặt kỹ thuật là một hồ nước), ở
độ cao 400 mét dưới mực nước biển, là biển nội địa thấp nhất trên trái đất.

Người Israel rất thân mật trong các giao tiếp xã hội. Ở nhiều nước khác, tiêu
chuẩn của họ sẽ bị coi là thô lỗ. Ví dụ, nhân viên cửa hàng hoàn toàn không hành
động chào mời hoặc thậm chí thừa nhận sự hiện diện của khách hàng cho đến khi
khách hàng đến gần. "Làm ơn" và "cảm ơn" không được thốt ra một cách nhẹ
nhàng. Bất chấp sự thô lỗ rõ ràng này, động chạm và giao tiếp bằng mắt vẫn phổ
biến trong các tương tác xã hội.

Các nghi thức tôn giáo quy định rằng phụ nữ ăn mặc lịch sự khi đến thăm
các thánh địa (quần đùi không được chấp nhận cho cả hai giới) và nam giới phải
che đầu bằng yarmulke.

Người Ả Rập là những người giàu tình cảm về thể chất, nhưng trong xã hội
Ả Rập, đàn ông và phụ nữ thường bị tách biệt về mặt xã hội và ít có sự tiếp xúc thể
xác giữa đàn ông và phụ nữ ở nơi công cộng. Theo phong tục, người ta phải cởi
giày trước khi vào một hộ gia đình Ả Rập.

 Văn hóa trong kinh doanh

Hoạt động kinh doanh ở Israel không chính thức hơn các nước khác. Người
Israel được biết đến là người thẳng thắn và quyết đoán. Sự thẳng thắn này là một
phần của giá trị văn hóa tổng thể của sự trung thực đảm bảo cả hai bên đạt được
kết quả tốt nhất từ mối quan hệ kinh doanh. Trong khi hoạt động kinh doanh đang
diễn ra với tốc độ nhanh chóng ở Israel, kết nối cá nhân là điều quan trọng hàng
đầu và tăng thêm ý thức cộng đồng.

• Văn hóa kinh doanh phẳng

Mặc dù các công ty của Israel thường được cấu trúc theo thứ bậc, nhưng
nhìn chung họ vẫn khuyến khích một môi trường làm việc cởi mở, thân thiện.
Thông thường người ta thường nhắc đến cấp trên của bạn trên cơ sở tên tuổi. Nhân
viên được khuyến khích nói lên suy nghĩ của họ và trình bày bất kỳ ý tưởng mới
nào với cấp quản lý cao hơn.

• Tương tác nơi làm việc


Nơi làm việc của người Israel có thể khá cởi mở, thân thiện và đôi khi có thể
bắt đầu những cuộc trò chuyện sôi nổi ngẫu nhiên. Giao tiếp giữa các đồng nghiệp
là đơn giản, giống như trong giao dịch kinh doanh. Ví dụ, bạn có thể sợ rằng đồng
nghiệp của bạn sẽ ngắt lời bạn, không phải vì không quan tâm đến những gì bạn
đang nói, mà vì họ nhiệt tình liên hệ và chia sẻ kinh nghiệm.

• Phong cách làm việc

Các nhân viên của Israel rất coi trọng sự khéo léo trong quy trình làm việc
và giải quyết vấn đề. Đổi mới và chủ động là những đặc điểm mà đồng nghiệp của
bạn sẽ tôn trọng và khao khát.

• Quy tắc trang phục

Sự lịch sự cũng có thể được quan sát thấy trong quy tắc ăn mặc, thường là
trang phục công sở - áo sơ mi và quần tây, thay vì suit và cà vạt, là điều phổ biến
trong hầu hết các cuộc họp. Điều này cũng có thể là do khí hậu ấm áp của Israel.

• Thanh toán cho nhà cung cấp

Séc được sử dụng rộng rãi để thanh toán cho nhiều loại dịch vụ, chẳng hạn
như nhà cung cấp, đối tác kinh doanh, khách hàng, v.v. Đối với số tiền nhỏ hơn,
séc phổ biến hơn chuyển khoản ngân hàng. Việc sử dụng các ứng dụng thanh toán
ngày càng trở nên phổ biến để thanh toán cho các nhà cung cấp.

2.2.2. Ngôn ngữ, tín ngưỡng


2.2.2.1. Ngôn ngữ

Tiếng Do Thái là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Ngôn ngữ Hebrew hiện
đại được thiết kế bởi Eliezer Ben-Yehuda, một người Do Thái Lithuania chuyển
đến Palestine vào những năm 1880. Trước đây, tiếng Do Thái trong Kinh thánh là
ngôn ngữ cầu nguyện, trong khi tiếng bản ngữ của hầu hết người Do Thái là tiếng
Yiddish (tiếng Ladino cho người Do Thái Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha). Tầm nhìn
của David Ben-Gurion về một ngôn ngữ quốc gia, cho phép người Do Thái từ các
vùng khác nhau trên thế giới giao tiếp với nhau, là một yếu tố quan trọng của
phong trào Zionist. Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của dân tộc thiểu số Ả
Rập. Tiếng Anh được học trong trường và là ngoại ngữ thông dụng nhất. Những
người nhập cư từ các quốc gia khác nhau cũng mang theo ngôn ngữ của họ, và
người ta thường nghe thấy các phương ngữ Tây Ban Nha, Ý, Châu Phi và đặc biệt
là tiếng Nga.

2.2.2.2. Tín ngưỡng, tôn giáo

 Tín ngưỡng tôn giáo.

Do Thái giáo là tôn giáo chính thức. Tám mươi phần trăm dân số là người
Do Thái, 15 phần trăm theo đạo Hồi, và 4 phần trăm là Cơ đốc giáo hoặc Druze.
Người Do Thái tin vào Kinh thánh tiếng Do Thái, hoặc Tenakh, tương ứng với
Cựu ước của Cơ đốc giáo. Văn bản thiêng liêng nhất là Torah, hay năm cuốn sách
của Moses. Kinh thánh được coi là ghi chép lịch sử và luật tôn giáo. Các cộng
đồng khác nhau tuân theo Sách Thánh với các mức độ nghĩa đen khác nhau.
Những người nghiêm khắc nhất là những người cực đoan Chính thống giáo, những
người tin rằng Kinh thánh được truyền lại từ Chúa. Ngoài ra còn có các giáo đoàn
Bảo thủ, Cải cách và Tái thiết, những người giải thích luật pháp một cách khoan
dung hơn và cho phép phụ nữ có nhiều vai trò hơn trong tôn giáo. Ngoài ra còn có
các giáo phái Do Thái giáo khác nhau, chẳng hạn như Hasidim và Lubbavicher.

Có năm trụ cột của đức tin mà người Hồi giáo tuân theo. Đó là: tuyên bố đức
tin vào Allah; cầu nguyện năm lần một ngày; bố thí cho người nghèo; nhịn ăn từ
lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn trong tháng lễ Ramadan; và thực hiện một
cuộc hành hương vào một thời điểm nào đó trong đời đến thánh địa Mecca.
 Các học viên tôn giáo.

Rabbis là những nhà lãnh đạo tôn giáo của cộng đồng Do Thái. Họ được
phong chức theo luật Do Thái, và thường là học giả ngoài việc thuyết pháp và
hướng dẫn tâm linh. Giáo sĩ trưởng là một cơ quan của các giáo sĩ Do Thái, người
đưa ra luật tôn giáo mà người Do Thái Israel phải tuân theo.

Các nhân vật tôn giáo chính trong cộng đồng Hồi giáo là muezzins, những
người là học giả về kinh Koran và nghe lời kêu gọi cầu nguyện từ các nhà thờ Hồi
giáo.

 Nghi lễ và Thánh địa.

Người Do Thái thờ phượng trong các nhà hội. Trong truyền thống nhất, nam
giới ngồi ở phía trước và phụ nữ ở phía sau, ngăn cách bằng vách ngăn hoặc ban
công. Có một số địa điểm ở Israel, đặc biệt là ở Jerusalem, có ý nghĩa tôn giáo đối
với người Do Thái, người Hồi giáo và Cơ đốc giáo. Dome of the Rock là một đền
thờ Hồi giáo cổ đại. Những người theo đạo Thiên chúa thường hành hương đến
Nhà thờ Mộ Thánh, cũng ở Jerusalem. Bức tường Than khóc, phần còn lại của Đền
thờ bị người La Mã phá hủy vào năm 70 CN , là một địa điểm linh thiêng đối với
người Do Thái. Có một phần tường riêng cho nam và nữ. Mọi người thường viết
những lời cầu nguyện của họ trên những mảnh giấy và luồn chúng vào các vết nứt
giữa các viên đá. Năm mới của người Do Thái, được gọi là Rosh Hashana, rơi vào
tháng Chín hoặc tháng Mười. Người Do Thái tham dự hội đường trong hai ngày và
nghe các bài đọc từ kinh Torah. Mười ngày sau Rosh Hashana được gọi là Ngày
của sự sợ hãi, khoảng thời gian suy tư và sám hối. Điều này lên đến đỉnh điểm
trong Yom Kippur, Ngày của Lễ chuộc tội và là ngày linh thiêng nhất trong năm.
Người Do Thái nhịn ăn từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời lặn và tham dự hội
đường Do Thái, nơi họ ăn năn về tội lỗi của mình và cầu xin Chúa được ghi vào
Sách Sự Sống thêm một năm nữa. Sukkot, lễ hội thu hoạch, diễn ra muộn hơn vào
mùa thu. Hanukkah, mà rơi vào tháng Mười Hai, là một kỳ nghỉ kéo dài tám ngày
kỷ niệm chiến thắng của Maccabees so với Hy Lạp trong C.E. 165. Purim, vào
mùa xuân, mừng Nữ hoàng Esther của outsmarting Haman, người muốn giết
những người Do Thái. Lễ Vượt Qua, diễn ra sau đó vào mùa xuân, tưởng nhớ sự
giải phóng của người Do Thái khỏi chế độ nô lệ ở Ai Cập.

Bar mitzvah (dành cho trẻ em trai) hoặc bat mitzvah (dành cho trẻ em gái) là
một nghi lễ sắp đến tuổi quan trọng trong đạo Do Thái. Trẻ em học trong nhiều
năm để chuẩn bị cho sự kiện xảy ra khi chúng bước sang tuổi mười ba. Họ được
kêu gọi đọc kinh Torah trước hội thánh; sau đó là bữa tiệc với đồ ăn và khiêu vũ.

 Cái chết và thế giới bên kia.

Do Thái giáo tập trung nhiều hơn vào hiện tại và ở đây, hơn là khái niệm về
thế giới bên kia. Một cái chết được theo sau bởi một khoảng thời gian để tang bảy
ngày, một quá trình được gọi là ngồi shiva , trong đó bạn bè và người thân đến
thăm gia đình của người quá cố và mang theo thức ăn. Người đưa tang mặc đồ đen,
ngồi trên ghế đẩu thấp và đọc kinh. Một tập tục truyền thống khác là để những
người đưa tang xé quần áo của họ; ngày nay họ thường chỉ xé vạt áo sơ mi. Khi
đến thăm nghĩa trang của người Do Thái, người ta thường đặt một viên đá lên bia
mộ để tưởng nhớ những người đã khuất.

2.2.3. Điều cấm kị, linh thiêng


Một điều cấm kỵ lớn ở Israel là do hầu hết đất nước đều tôn kính và tôn
trọng Tôn giáo Do Thái.

• Ăn thịt lợn hoặc hải sản sẽ là một điều cấm kỵ vì rất nhiều người Israel giữ
Kosher, điều này không cho phép ăn động vật không có móng guốc và động
vật tự nhai miếng thịt của họ. Lợn không thuộc loại Kosher, do đó ăn thịt lợn
là điều cấm kỵ.
• Hình xăm là chống lại tôn giáo của người Do Thái.
• Bật đèn trên Shabbat, đó là tối thứ sáu và thứ bảy.
• Do dân số theo đạo Hồi lớn ở Israel, việc uống rượu ở một số khu vực có thể
được coi là điều cấm kỵ vì người Hồi giáo không uống rượu. Người theo đạo
Hồi cũng không ăn thịt lợn.
• Hầu hết người Israel nói chuyện ở khoảng cách gần hơn nhiều so với người
Bắc Mỹ có thể đã quen với việc không di chuyển ra xa.
• Những người đàn ông Do Thái Chính thống quan sát, có vẻ ngoài thường
được phân biệt bằng mũ đầu lâu (yarmulkes) hoặc mũ và quần áo đen,
không bắt tay phụ nữ.
• Đối với người Israel, cử chỉ liên tục được chấp nhận. Nhưng chỉ tay bị coi là
thô lỗ.
• Hạn chế thực hiện bất kỳ cử chỉ nào yêu cầu bạn mở rộng ngón tay cái, vì
điều này được coi là xúc phạm (ví dụ: dấu hiệu “không thích” / “không
thích”, tín hiệu của người quá giang, v.v.).

2.3. Đánh giá


2.3.1. Thành tựu
Mặc dù mới thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973 nhưng xét trong chiều dài
lịch sử, mối liên kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Israel đã được hình thành từ
ngay những ngày đầu lập quốc khi Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuộc gặp gỡ với
lãnh tụ lập quốc - Thủ tướng đầu tiên của Israel Ben Gurion, đã ngỏ ý sẵn sàng để
người Do Thái thành lập Chính phủ lưu vong tại Việt Nam.
Xuất phát từ vốn chính trị quý báu đã được các lãnh tụ lập quốc của hai nước đặt
nền móng và các thế hệ lãnh đạo không ngừng vun đắp, kể từ khi thiết lập quan hệ
ngoại giao vào năm 1993, quan hệ giữa Việt Nam và Israel đã liên tục có những
bước phát triển vượt bậc. Việc Israel mở Đại sứ quán tại Hà Nội vào năm 1993 và
Việt Nam mở Đại sứ quán tại Tel Aviv vào năm 2009 không chỉ đơn thuần đánh
dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ chính trị mà còn có ý nghĩa to lớn
trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực khác.

Trong gần ba thập kỷ kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, trải qua nhiều
cuộc gặp gỡ, đàm phán giữa các phái đoàn của hai bên, mối quan hệ hợp tác sâu
rộng của hai quốc gia được ghi nhận qua các thành tựu nổi bật là các hiệp định đã
được ký kết:

• Hiệp định khung hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật, nông nghiệp và thương
mại (1996)
• Hiệp định hợp tác du lịch (1996)
• Hiệp định hợp tác nông nghiệp (1997)
• Tháng 8 năm 2004, Israel và Việt Nam đã ký kết Hiệp định Hợp tác Kinh tế
và Thương mại, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho thương mại tiếp tục phát
triển
• Hiệp định hợp tác vận tải hàng không. (Tháng 6/2007)
• Nghị định thư hợp tác tài chính giữa Israel và Việt Nam (2007); Hiệp định
bổ sung cho Nghị định thư hợp tác tài chính (tháng 10/2007) trị giá 150 triệu
USD); Hiệp định bổ sung tài chính (11/2011) trị giá 100 triệu USD) cung
cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác kinh doanh với các đối
tác Israel
• Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ (2009)
• Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và chống trốn thuế đối với thuế thu nhập
và tài sản
• Bản Ghi nhớ giữa hai Bộ Khoa học và Công nghệ về hợp tác nghiên cứu
khoa học và công nghệ (2009)
• Thỏa thuận về bảo mật thông tin giữa hai Bộ Quốc phòng, Hiệp định bổ
sung tài chính
• Hiệp định vận tải biển, Văn bản bổ sung Nghị định thư hợp tác Tài chính và
Văn kiện hợp tác về Vận tải Biển 2010, 2011
• Thoả thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và
Liên đoàn các Phòng Thương mại và Liên đoàn các Tổ chức Kinh tế Israel
(2011)
• Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật (5/2012-Việt
Nam đã phê duyệt)
• Nghị định thư thành lập Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Israel (4/2013)

Những hiệp định được ký kết là tiền đề vô cùng quan trọng cho các thành
tựu hợp tác giữa hai quốc gia, ở nhiều lĩnh vực sau đây:

Về chính trị, các hoạt động trao đổi đoàn các cấp được triển khai rất tích cực
trong thời gian gần đây, trong đó tiêu biểu phải kế đến hai chuyến thăm chính thức
cấp Nhà nước đến Việt Nam của hai vị Tổng thống Israel Shimon Peres (2011) và
Reuven Rivlin (2017). Về phía ta, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (2016) và
đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân
(2018) cùng nhiều lãnh đạo bộ/ngành đã thực hiện chuyến thăm tới Israel. Điểm
đặc biệt trong quan hệ hai nước là các hoạt động trao đổi đoàn được triển khai rộng
khắp trên cả 4 kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và địa phương.

Về kinh tế, tuy Israel là một thị trường nhỏ với hơn 8,5 triệu dân, song với
trình độ và mức thu nhập đầu người cao (lên đến 42.000 USD thu nhập bình quân
đầu người một năm), giữa Việt Nam và Israel có rất nhiều tiềm năng để thúc đẩy
hợp tác thương mại và đầu tư song phương.

Israel là thị trường nhập khẩu lớn thứ 44 trên thế giới có nền kinh tế thị
trường tự do, coi hoạt động ngoại thương là động lực phát triển và là cốt lõi của
nền kinh tế. Lợi thế trong hợp tác kinh tế song phương là nền kinh tế hai nước
không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau, do đó, trao đổi thương mại giữa Việt Nam
và Israel tăng trưởng đều trong những năm qua và trung bình đạt hơn 1 tỷ
USD/năm. Hai nước có tiềm năng rất lớn đạt mục tiêu 3 tỷ USD về thương mại
song phương trong thời gian tới. Hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản thế mạnh của
Việt Nam như cà phê, hạt điều nguyên liệu và chế biến, giày dép, may mặc đã
chiếm thị phần khá lớn tại Israel (ước khoảng từ 10-20%); cá ngừ nằm trong tốp 3
nhà xuất khẩu cá ngừ chế biến...

Điểm nhấn quan trọng khác trong hợp tác giữa hai nước thuộc về lĩnh vực
khoa học-công nghệ. Trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang diễn ra với tốc độ vũ bão
trên toàn cầu và Chính phủ của ta chủ động đưa ra các giải pháp thiết thực tập
trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá về hạ tầng kỹ thuật, khoa học công nghệ,
thông tin - truyền thông thì Israel- vốn được cả thế giới biết đến với biệt danh
“Quốc gia khởi nghiệp” với thế mạnh về đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ
cao- là một đối tác quan trọng của ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
giai đoạn này.

Lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao hiện nay là một trong những điển hình
về mô hình hợp tác chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và Israel. Mặc dù là
nước nông nghiệp nhưng trong những năm gần đây, nền nông nghiệp Việt Nam
đang đối diện với rất nhiều thách thức từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu, mà ảnh
hưởng rõ rệt đang diễn ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như yêu cầu
ngày càng cao từ các thị trường tiêu thụ nông sản trên thế giới về số lượng, hình
thức, chất lượng, chủng loại nông sản… Với kinh nghiệm phát triển nông nghiệp
rất thành công của mình, nền nông nghiệp công nghệ cao của Israel có thể hỗ trợ
Việt Nam để giải quyết vấn đề thiếu nước cho nông nghiệp và sinh hoạt, nâng cao
năng suất nông sản và cải thiện giống cây trồng, cải thiện chất lượng bảo quản sau
thu hoạch…, qua đó nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam
trên thế giới.

Kết quả hợp về nông nghiệp công nghệ cao giữa hai nước trong thời gian
qua rất khả quan, nhiều dự án nông nghiệp công nghệ cao tiêu biểu hiện nay ở Việt
Nam đều có sự tham gia của các doanh nghiệp đến từ Israel như dự án hợp tác
trồng rau sạch trong nhà kýnh tại Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Củ Chi và nhiều tỉnh
khác của Công ty VinEco thuộc tập đoàn Vingroup; dự án Công ty TH True Milk
đầu tư trang trại chăn nuôi bò sữa có quy mô lớn nhất Đông Nam Á (37 ha, 40.000
con bò, năm 2020 lên 203.000 con, 1,2 tỷ USD) tại Nghĩa Đàn - Nghệ An; Thành
phố Hồ Chí Minh có dự án Trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao do
Israel cung cấp ODA không hoàn lại trị giá 1 triệu USD; các tỉnh Cần Thơ, An
Giang áp dụng công nghệ Israel về sản xuất cá rô phi đơn tính và giống tôm càng
xanh toàn đực…

Ngoài nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, internet vạn vật, an
toàn an ninh mạng, thành phố thông minh, y tế, giáo dục, năng lượng tái tạo, quản
lý rác thải… cũng là các lĩnh vực mà Israel có thế mạnh và Việt Nam đang quan
tâm.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân


Song song với những thành tựu đã đạt được, vấn đền đàm phán kinh tế giữa
Việt Nam và Israel vẫn còn phải đối mặt với những điểm hạn chế sau đây:

• Quá trình đổi mới ở trong nước, nhất là đổi mới, hoàn thiện thể chế, trước
hết là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực hiện một cách
đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu đàm phán giữa hai nước và quá
trình nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác tiến trình hợp tác kinh tế bộc
lộ nhiều bất cập so với yêu cầu bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc.
• Quá trình đàm phán chưa đạt được sự thống nhất về quy tắc xuất xứ. Nền
kinh tế vẫn mang tính gia công, chưa tạo ra các thương hiệu Việt Nam có uy
tín trên thị trường thế giới. Xuất khẩu tăng nhanh nhưng chưa thực sự vững
chắc, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng
hóa xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
• Một số doanh nghiệp Việt Nam còn mang tâm lý tự ti, e ngại khi hợp tác với
các đối tác Israel do năng lực cạnh tranh chưa được cao.
• Chưa thống nhất được lộ trình cắt giảm thuế quan và phi thuế quan.

Nguyên nhân của các hạn chế trên là do:

• Sự khác biệt về văn hóa giữa hai quốc gia: Việt Nam và Israel là hai quốc
gia có nền văn hóa hoàn toàn khác nhau, do đó các đối tác gặp nhiều khó
khăn để có thể đi đến các thỏa thuận trên bàn đàm phán.
• Hệ thống chính sách, thể chế, luật pháp nước ta còn nhiều hạn chế, tổ chức
bộ máy còn cồng kềnh, chồng chéo gây trở ngại trong vấn đề thực thi các
cam kết. Do đó, yêu cầu đổi mới, tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình hợp tác
là nhiệm vụ hết sức cần thiết.
• Năng lực sản xuất, cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn yếu,
trong khi sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Israel là rất tốt, yêu cầu về
các tiêu chuẩn kĩ thuật, mẫu mã tương đối cao, gây tâm lý lo ngại, cản trở
mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
ĐÀM PHÁN VIỆT NAM – ISRAEL
3.1. Định hướng
3.1.1. Triển vọng quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Israel
3.1.1.1. Triển vọng quan hệ thương mại hai chiều

Trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel trong năm 2019 đạt
1,156 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 774 triệu USD và nhập khẩu đạt
382 triệu USD. Israel là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại Trung
Đông. Trong 5 tháng đầu năm 2020 với bối cảnh toàn thế giới bị ảnh hưởng chung
bởi dịch COVID-19, Việt Nam xuất khẩu sang Israel đạt 274 triệu USD và nhập
khẩu 375 triệu USD từ thị trường này.

Mặc dù quy mô dân số chỉ khoảng 9,3 triệu người và dung lượng thị trường
không lớn, nhưng Israel đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại
khu vực Trung Đông (sau Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Thổ Nhĩ Kỳ).
Trong trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Israel, mặt hàng của hai nước thường
không cạnh tranh mà bổ sung cho thị trường của nhau.

Những mặt hàng Israel có nhu cầu nhập khẩu lớn cũng chính là những mặt
hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp Israel làm ăn khá
nghiêm túc và có khả năng thanh toán cao. Israel chủ yếu nhập khẩu lương thực,
thực phẩm, hàng nông sản, giày dép, may mặc, điện thoại di động, cà phê, hạt điều,
tôm đông lạnh, cá ngừ, mực đông lạnh… từ Việt Nam. Hàng năm, Israel nhập khẩu
từ Việt Nam các loại hàng hóa với trị giá khoảng trên dưới 800 triệu USD.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó
khăn từ đầu năm nay, do tình trạng chung ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc tổ
chức sự kiện nói trên có hiệu quả thiết thực hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp Việt Nam
tìm kiếm bạn hàng nhập khẩu. Nếu tiếp tục giữ đà tăng trưởng xuất khẩu của Việt
Nam sang Israel như hiện tại và không có thêm những diễn biến bất lợi, dự báo
xuất khẩu cả năm 2020 sang Israel có thể vẫn đạt trên 700 triệu USD, cán cân xuất
nhập khẩu giữa hai nước có khả năng cân bằng.

Thương vụ Việt Nam tại Israel cho hay, hiện nhiều doanh nghiệp Israel quan
tâm mặt hàng cá tra phi-lê, thực phẩm đóng hộp, nông sản các loại, hàng dệt may
và đang giao dịch với các công ty Việt Nam để tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu các
mặt hàng này trong thời gian tới. Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19,
nhiều doanh nghiệp Israel đang quan tâm, giao dịch, ký kết một số đơn hàng nhập
khẩu các mặt hàng như găng tay y tế, quần áo bảo hộ y tế... với các doanh nghiệp
Việt Nam.

Theo nhận định của các chuyên gia, hai nước còn rất nhiều tiềm năng hợp
tác thương mại và đầu tư song phương. Israel có nền kinh tế thị trường tự do, coi
hoạt động ngoại thương là động lực để phát triển kinh tế và là cốt lõi của nền kinh
tế. Đây là thị trường nhập khẩu lớn thứ 44 trên thế giới.

Kinh tế Việt Nam và Israel mang tính bổ sung cho nhau. Mặc dù nền nông
nghiệp của Israel được ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ nhưng năng lực sản
xuất của nước này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, nên Israel vẫn phải
nhập khẩu lương thực, thực phẩm và đồ uống. Nhiều mặt hàng thuộc thế mạnh
xuất khẩu của Việt Nam như hàng thủy sản, hạt tiêu, hạt điều, cà phê… vẫn còn
nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Israel.

Đến nay, Việt Nam và Israel đã ký kết nhiều văn bản, hiệp định, tạo hành
lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác
như: Hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại (năm 2004), Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu
nhập và tài sản (năm 2009)…

Hiện, hai nước đang đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) song
phương. Hiệp định này hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hai nước
trong hợp tác kinh doanh.

3.1.1.2. Triển vọng quan hệ đầu tư hai chiều

 Đầu tư của Israel vào Việt Nam

Đến nay, Israel có 31 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đạt
78,99 triệu USD, đứng thứ 50 trên tổng số 135 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư
vào Việt Nam.

Theo phóng viên TTXVN tại Israel, ngày 05/11 vừa qua, tại thành phố Tel
Aviv, Thương vụ Việt Nam tại Israel đã phối hợp với Tập đoàn Tư vấn Kinh doanh
và Kiểm toán BDO của Israel tổ chức hội thảo "Cơ hội đầu tư và kinh doanh với
thị trường Việt Nam cho các doanh nghiệp Israel".

Hội thảo thu hút sự tham gia của đại diện Liên đoàn các Phòng Thương mại
Israel và 35 doanh nghiệp Israel hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, đầu tư, kinh
doanh tổng hợp, nhập khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nông sản, thủy
hải sản, hàng tiêu dùng, dệt may, điện tử, nội thất, vật liệu xây dựng…

Đại diện nhiều công ty Israel tham dự hội thảo bày tỏ quan tâm đến chính
sách ưu đãi, thu hút nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp Israel tìm
kiếm, kết nối với các nhà sản xuất Việt Nam về các mặt hàng mà doanh nghiệp
Israel quan tâm nhập khẩu, nhất là các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nông
sản, thủy hải sản, hàng tiêu dùng, dệt may, nội thất... Thương vụ Việt Nam tại địa
bàn đã giải đáp các câu hỏi của đại diện các công ty Israel tham dự hội thảo.

Một số doanh nghiệp Israel đã và đang có kinh doanh, đầu tư, làm ăn với thị
trường Việt Nam cũng có những chia sẻ kinh nghiệm trong việc giao dịch, hợp tác
với đối tác Việt Nam, cho rằng Việt Nam và Israel có tiềm năng hợp tác lớn, doanh
nghiệp hai bên có nhiều cơ hội để thúc đẩy hợp tác đầu tư và làm ăn tại mỗi nước.

Kết thúc hội thảo, nhiều công ty tham dự hội thảo cho biết trong thời gian tới
sẽ lên kế hoạch đi khảo sát thị trường, tham dự các sự kiện hội chợ triển lãm tại
Việt Nam để trực tiếp gặp gỡ đối tác nhằm phát hiện nhu cầu hợp tác của nhau.

Mặc dù dung lượng thị trường nhỏ nhưng Israel có thu nhập đầu người đứng
ở mức cao, hoạt động ngoại thương hiện đại, nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng
hóa, nhất là đối với nhóm hàng lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng, khả năng
thanh toán cao, để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng
gay gắt, nhiều công ty Israel đang tìm cách chuyển hướng địa điểm sản xuất sang
các nước khác, trong đó có Việt Nam.

 Đầu tư của Việt Nam vào Israel

Nhìn chung, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài nói chung
và Israel nói riêng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, triển vọng phát triển
của hoạt động này vẫn là tương đối lớn trong tương lai.

3.1.2. Định hướng đàm phán


Trải qua gần 30 năm xác lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Israel đã cùng
ký kết được nhiều hiệp định song phương, thể hiện sự hợp tác nhiều mặt và có
chiều sâu về các lĩnh vực như: thương mại, đầu tư, nông nghiệp công nghệ cao,
quốc phòng an ninh,... Hai bên đã cùng nhất trí muốn đưa mối quan hệ hợp tác bền
chặt, sâu rộng lên một mức độ cao hơn ở tất cả các lĩnh vực cùng quan tâm, đặc
biệt là hợp tác kinh tế.

Hiện nay, Việt Nam và Israel đang tiến hành đàm phán nhằm ký kết Hiệp
định Thương mại tự do (FTA) giữa hai quốc gia. Hiệp định này được khởi động
đàm phán từ năm 2015, đến nay đã trải qua 6 vòng. FTA được ký kết hứa hẹn sẽ
mang lại nhiều lợi ích về thương mại và đầu tư song phương cho Israel và Việt
Nam. Việt Nam là nước có chính sách khuyến khích và quan tâm đến tự do hóa và
toàn cầu hóa kinh tế, trong khi đó Israel đặc biệt quan tâm đến châu Á.

FTA giữa 2 nước đang được đàm phán hướng đến những nội dung chính
sau:

• Quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
• Quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan.
• Quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế hay
được kéo dài không quá 10 năm.
• Quy định về quy tắc xuất xứ.

Các thông tin khác nói tới vấn đề tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư,
các cách thức làm hạn chế định lượng, các rào cản kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ,
cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động, bảo hiểm và môi trường…

Hiện nay, quá trình đàm phán đang diễn ra rất khả quan. Một khi Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam – Israel (VIFTA) được ký kết thành công, quan hệ
hợp tác giữa hai nước sẽ bước sang một trang mới đầy triển vọng, đặc biệt là về
thương mại và đầu tư.
Trong tương lai, mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia hứa hẹn sẽ còn có
những bước phát triển tốt đẹp thông qua việc ký kết thêm các hiệp định, thỏa thuận
về các lĩnh vực có tiềm năng, phù hợp với xu hướng chung của thời đại.

3.2. Giải pháp nhằm thích nghi với văn hóa Israel
3.2.1. Giải pháp của Nhà nước

Tăng cường giao lưu văn hóa trên cơ sở quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền
thống và sự tương đồng về lịch sử, văn hóa giúp cho nhân dân hai nước Việt Nam
và Israel vượt qua khoảng cách địa lý để ngày càng thấu hiểu, chia sẻ và gắn bó với
nhau hơn. Thúc đẩy và cụ thể hóa các hoạt động hợp tác, giao lưu và phổ biến văn
hóa giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực nghệ thuật từ văn học, ca nhạc, sân khấu,
điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, bảo tồn di sản văn hóa và thư viện…vv, nhằm hiện
thực hóa Chương trình Hợp tác văn hóa giáo dục mà hai bên đã ký kết

Nhất quán coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước
ngoài, trong đó có doanh nghiệp Israel, đầu tư, kinh doanh ổn định lâu dài và hiệu
quả tại Việt Nam, đồng thời cam kết sẽ nỗ lực hết sức để vun đắp và thúc đẩy mối
quan hệ Việt Nam-Israel phát triển sâu rộng hơn nữa.

3.2.2. Giải pháp của doanh nghiệp


Doanh nghiệp chính là hạt nhân của bất kì mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc
tế nào. Đặc biệt là khi đẩy mạnh hợp tác ngày càng sâu rộng với Israel, một trong
những quốc gia rất mạnh về trình độ công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam cần
nhanh chóng đưa ra và thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới bản thân, tránh bị tụt
hậu trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Trong đàm phán quốc tế yếu tố văn hóa cực kỳ quan trọng. Việc vận dụng
các yếu tố văn hóa một cách thành thạo, phù hợp với đối tác sẽ khiến cho doanh
nghiệp có cơ hội ký kết hợp đồng một cách thuận lợi.
Thứ nhất, từ ngay trong nội bộ doanh nghiệp, vấn đề xây dựng văn hoá
doanh nghiệp cần phải được quan tâm hàng đầu

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được nâng cao nhanh chóng nếu tạo
được môi trường văn hoá tích cực, lành mạnh ,dân chủ để phát huy năng lực của
từng người. Xây dựng văn hoá công ty, văn hoá doanh nghiệp là việc làm cần thiết
đối mỗi doanh nghiệp, là 1 tài sản vô hình của doanh nghiệp nhằm tăng khả năng
cạnh trạnh và tồn tai của doanh nghiệp. Nói đến văn hoá là nói đến mối quan hệ
giữa các thành viên trong công ty, phong cách lãnh đạo và phong cách ứng xử. Văn
hoá doanh nghiệp luôn gắn với thương hiệu và uy tín doanh nghiệp. Mỗi doanh
nghiệp cần xây dựng 1 môi trường văn hoá lành mạnh, công khai minh bạch,
thưởng phat nghiêm minh và trong đó mỗi thành viên phải có tinh thần đồng đội,
đồng cam cộng khổ.

Thứ hai, khi đối mặt với sự khác biệt về văn hóa trong đàm phán, các nhà
kinh doanh cần chú ý bốn bước công việc sau đây để đạt được thành công trong
đàm phán:

• Lựa chọn phái đoàn đàm phán


• Quản lý, theo dõi các công tác chuẩn bị cho đàm phán
• Theo dõi chặt chẽ diễn biến trên bàn đàm phán
• Các vấn đề sau khi kết thúc đàm phán

3.2.3. Giải pháp đối với các cá nhân

Khi đi họp đàm phán ở Israel, điều quan trọng là phải đến địa điểm đã thỏa thuận
đúng giờ. Điều này là như vậy ngay cả khi bên kia có thể bị trì hoãn. Nếu đúng như
vậy, sẽ rất hữu ích nếu sử dụng thêm thời gian này để chuẩn bị những điểm cần
phải đề cập trong phiên đàm phán.
Khi thực hiện lời chào ban đầu, điều quan trọng là phải biết tên và chức vụ của mỗi
cá nhân có mặt. Mỗi người cũng có thói quen bắt tay và giao tiếp bằng mắt.

Một khía cạnh khác cần xem xét để đàm phán thành công ở Israel là thể hiện cách
cư xử tốt và cư xử lịch sự mọi lúc. Điều này đặc biệt đúng khi thể hiện sự tôn trọng
đối với các cá nhân lớn tuổi và các thành viên cấp cao của nhóm đàm phán đối lập.
Ngoài ra, điều quan trọng là thể hiện sự rõ ràng và minh bạch. Điều này sẽ tạo
niềm tin cho các bên tham gia đàm phán rằng mọi lời hứa được đưa ra sẽ là những
lời hứa được giữ nguyên. Trước khi bắt tay vào chủ đề chính của công việc, có thể
nói chuyện nhỏ để mọi người trong phòng hiểu nhau và trở nên thoải mái với nhau.

Một vài lưu ý khi đàm phán

• Hãy chuẩn bị tốt với trường hợp của bạn, được hỗ trợ bằng bằng chứng cần
thiết
• Cho phép một khoảng thời gian khởi động để bạn đánh giá đối tác Israel của
mình khi họ đánh giá bạn
• Đưa ra một lựa chọn kinh doanh dài hạn hơn là một lựa chọn ngắn hạn
• Hiểu rằng người Israel không tin vào thời hạn
• Không bắt tay nếu khách hàng của bạn là phụ nữ và bạn là đàn ông. Chờ cô
ấy bắt đầu nó
• Nói với các doanh nhân Israel bằng chức danh nghề nghiệp của họ, sau đó là
họ của họ hoặc một chức danh lịch sự chẳng hạn như Senor.

Nên trò chuyện trực tiếp với các đối tác tiềm năng người Israel, tạo cho họ
cảm giác rằng họ thực sự muốn biết họ. Chỉ khi nào họ cảm thấy mối quan hệ đã
đủ vững chắc hơn công việc kinh doanh thì mới được đề cập đến. Một lời khuyên
khác là các đối tác kinh doanh được yêu cầu tham dự các sự kiện văn hóa hoặc đến
bảo tàng đừng bao giờ nói không vì điều đó sẽ cho thấy họ là đối tác kinh doanh
phù hợp. Hơn nữa, thiếu kiên nhẫn trong việc xây dựng các mối quan hệ sẽ chỉ dẫn
đến thất bại. Các giám đốc điều hành doanh nghiệp nước ngoài nên thiết lập mối
quan hệ cá nhân chặt chẽ với người quản lý của họ ngay từ đầu, để tìm hiểu về gia
đình và dành thời gian với họ bên ngoài văn phòng.

3.3. Các kiến nghị


3.3.1. Kiến nghị đối tác

Chỉ đạo Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan của bộ thường xuyên hỗ
trợ và phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam trong việc tổ chức các hoạt động quảng
bá, giao lưu văn hóa tại Israel với nhận thức rằng văn hóa chính là phương tiện hữu
hiệu nhất nhằm tăng cường sự hiểu biết và tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai
nước.

Chính quyền và các doanh nghiệp Israel tăng cường tổ chức các hoạt động
thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các địa phương của Việt Nam,
thực thi có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận đã thống nhất, đặc biệt là khi hai
quốc gia đang tiến tới ký kết Hiệp định Thương mại tự do VIFTA.

3.3.2 Điều kiện thực hiện


Tích cực triển khai các hoạt động nằm trong các thỏa thuận đã ký kết với
Việt Nam trên tinh thần hợp tác, hòa bình và hữu nghị. Tăng cường các hoạt động
xúc tiến thương mại và đầu tư trên nhiều lính vực cũng như tổ chức các hoạt động
giao lưu văn hóa giữa 2 quốc gia.

KẾT LUẬN
Văn hóa đàm phán là một khái niệm đã có từ rất lâu trên thế giới, song vẫn
còn là một vấn đề khá mới và mở ở Việt Nam. Israel tạo ra được một nền văn hóa
đọc đáo đặc trưng của mình và giúp đất nước học trở mình vươn lên phát triển
mạnh mẽ khiến cả thế giới phải nể trọng. Hiện nay các doanh nghiệp Israel ngày
càng quan tâm tới thị trường Việt Nam và các chính sách quan hệ ngoại giao giữa
2 nước ngày càng được cải thiện. Trong bối cảnh đó, việc am hiểu và tìm hiểu văn
hóa giữa hai quốc gia giúp nâng caao hiệu quả giao dịch đàm phán, mặt khác tạo ra
nền tảng vững chắc cho mối quan hệ lâu dài của hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Có thể thấy nghiên cứu đề tài “ Văn hóa đàm phán quốc tế của Israel” là một
việc hết sức khó khăn song cũng tạo ra nhiều lý thú. Bản thân đề tài khá phức tạp
do việc tìm kiếm thông tin còn nhiều hạn chế, và chưa có nhiều nghiên cứu tại
nươc bạn. Song hi vọng rằng những thông tin được tổng hợp trong đề tài này sẽ
mang tới cho các cá nhân, doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan về văn hóa đàm
phán nói riêng và văn hóa của Israel nói chung những nét đặc sắc và nổi bật nhất.
Trên cơ sở đó nhà nước, doanh nghiệp, các cá nhân tổ chức nhận thức được ảnh
hưởng và tầm quan trọng của văn hóa đối với đàm phán kinh tế quốc tế nhất là với
đối tác Israel.

Về cơ bản đề tài đã đáp ứng đúng mục đích đề ra ban đầu. Tuy nhiên do thời
gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế, những thiếu sót là điều khó tránh khỏi.
Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và bổ sung từ phía thầy cô giúp em
hoàn thiện bài viết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Nguyễn Xuân Thơm, Nguyễn Văn Hồng (1997) – “Kỹ thuật đàm phán thương
mại quốc tế”, NXB ĐHQGHN, tr 16
2. Nguyễn Thường Lạng (2001), Tăng cường kỹ năng đàm phán trên linh vực kinh
tế và kinh doanh quốc tế của đội ngũ cán bộ Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, 11/2001.
3.GS TS Đoàn Thị Hồng Vân (2004) – “Đàm phán trong kinh doanh quốc tế”,
NXB Thống Kê, HN
4. Nguyễn Hoàng Ánh (2004), “Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và
vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở VN”, luận án tiến sĩ, tr 34
5. Giáo trình giao dịch và đàm phán kinh doanh, GS.TS. Hoàng Đức Thân - NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân, 2018).
6. Nguyễn Thường Lạng (2018), Lợi ích kinh tế phân bổ giữa các bên trong đàm
phán kinh tế quốc tế, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, có tại: <Bài báo Tạp chí
Kinh tế và Phát triển: <http://ktpt.neu.edu.vn/tap-chi/so-266/muc-luc-547/loi-ich-
kinh-te-phan-bo-giua-cac-ben-trong-dam-phan-kinh-te-quocte.379140.aspx>.
7. Business Edge, Đàm phán trong kinh doanh – Cạnh tranh hay hợp tác, NXB Trẻ,
2006
8. Phạm Duy Liên, Giáo trình giao dịch thương mại quốc tế, NXB Thống kê,
2012.
9. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Thuật ngữ trong đàm phán thương
mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010.
10. Một đời thương thuyết, GS. Phan Văn Trường – NXB Trẻ
11. https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/Default.aspx
12.https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_Israel_%E2%80%93_Vi
%E1%BB%87t_Nam#Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_hai_chi
%E1%BB%81u
13. https://dangcongsan.vn/nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai/thuc-day-hop-tac-kinh-
doanh-va-dau-tu-viet-nam--israel-523399.html
14. https://mt.gov.vn/vn/tin-tuc/64967/viet-nam--israel-thong-nhat-tang-cuong-
hop-tac-ve-cong-nghe-thong-tin-trong-gtvt.aspx
15. http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Day-manh-hop-tac-nong-nghiep-
Viet-NamIsrael/184380.vgp
16. https://trungtamwto.vn/chuyen-de/13044-lay-y-kien-doanh-nghiep-ve-phuong-
an-cam-ket-thue-nhap-khau-cua-viet-nam-trong-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-
nam--israel-
17. https://www.vietnamplus.vn/hiep-dinh-fta-israel-viet-nam-se-thuc-day-hop-tac-
giua-hai-nuoc/581969.vnp

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI ISRAEL


Đến Israel, điều đầu tiên khiến bạn kinh ngạc là trang phục của mọi người ở đây.
Hầu hết người Israel đều ưa thích mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục
cực kì lịch sự dù là đi làm hay đi chơi.

Đối với nam giới, thường là những bộ Com-lê đen hoặc nếu thời tiết nóng bạn có
thể mặc áo sơ mi. Họ thường không thích mặc áo phông hay các loại áo thun bình
thường
Còn đối với phụ nữ, họ thường mặc những chiếc váy có nhiều họa tiết theo đúng
kiểu phụ nữ Trung Đông. Độ sặc sỡ và họa tiết sẽ tùy thuộc vào nơi bạn muốn tới.

Họ cho rằng, sự chỉn chu trong ăn mặc là một cách kính sợ Thiên Chúa. Có
một điều vô cùng đặc biệt ở nam giới là họ cực thích để râu, nhất là những người
làm trong mảng giáo dục. “Râu” ở Israel là một biểu hiện của sự uyên bác và thông
minh.
PHỤ LỤC 2: CÁC MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG CỦA ISRAEL
Shakshouka: Món trứng Bắc Phi này được nấu trong nước sốt cà chua cay, là bữa
sáng phổ biến của người Israel

Falafel: được làm từ đậu xanh tẩm gia vị rồi chiên ngập dầu cho tới khi chuyển
màu nâu vàng. Falafel có mùi thơm của đậu, rau mùi và vị béo ngậy của sốt sữa
chua. Món ăn phổ biến cho bữa trưa và bữa tối, hay thậm chí là thức ăn nhẹ đường
phố yêu thích.
Bánh mỳ pita tươi: Nếu có dịp đến khu chợ ngoài trời Machane Yehudah, bạn nên
thưởng thức món bánh mỳ pita tươi đặc trưng ở đây với giá ít hơn 1USD.

Hummus: một món ăn Trung Đông và Ả Rập làm từ đậu gà nấu chín nghiền
nhuyễn trộn với xốt tahini, dầu ô liu, nước cốt chanh muối và tỏi. Ở Israel, đây
cũng là một trong những món ăn phổ biến nhất.

You might also like