You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH


---------

TIỂU LUẬN
MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG


VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA
Nhóm thực hiện: Bảy Hường

Khóa/Lớp: K56F

Mã lớp: ML01

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hạ Liên Chi

TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2020


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM BẢY HƯỜNG

STT HỌ TÊN MSSV Phân công Hoàn thành

Tổng hợp, Thuyết


1 Lê Thị Ngọc Trâm 1701015880 100%
trình

Nguyễn Ngọc Bảo Nội dung phần V,


2 1701015895 100%
Trân Thuyết trình

Nội dung phần IV,


3 Vương Quế Trân 1701015902 100%
Thuyết trình

Hoàng Thị Minh Nội dung phần I,


4 1701015908 100%
Trang Trình bày Slide

Nội dung phần VI,


5 Lê Hà Thục Uyên 1701015972 100%
Trình bày Slide

Nội dung phần


6 Đặng Thị Tường Vi 1701015996 Kết luận, Thuyết 100%
trình

Nội dung phần III,


7 Hàng Ái Vy 1701016021 100%
Chuẩn bị câu hỏi

Nội dung phần II,


8 Phạm Ngọc Bảo Vy 1701016027 100%
Trình bày Slide
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
I. Lý thuyết.....................................................................................................................2
1.1. Bản chất và mục đích Hiệp định Đầu tư Quốc tế..............................................2
1.1.1. Bản chất..........................................................................................................2
1.1.2. Mục đích.........................................................................................................2
1.2. Nội dung...............................................................................................................2
1.2.1. Những điều khoản nhằm mục đích tự do hoá đầu tư:.....................................2
1.2.1. Những điều khoản nhằm mục đích bảo hộ các nhà đầu tư và các hoạt động
đầu tư........................................................................................................................... 3
1.3. Phân loại...............................................................................................................3
1.4. Vai trò................................................................................................................... 4
1.5. Xu hướng ký kết IIAs..........................................................................................4
1.6. Một số điểm các nước cần lưu ý khi tham gia vào IIAs....................................4
II. Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs).................5
2.1. Lịch sử ra đời và nội dung của Hiệp định TRIMS............................................5
2.1.1. Lịch sử ra đời..................................................................................................5
2.1.2. Nội dung của Hiệp định TRIMs......................................................................5
2.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam..............................................................6
2.2.1. Cơ hội.............................................................................................................6
2.2.2. Thách thức......................................................................................................6
III. Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA).........8
3.1. Tổng quan về hiệp định.......................................................................................8
3.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam..............................................................8
3.2.1. Cơ hội.............................................................................................................8
3.2.2. Thách thức......................................................................................................9
IV. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)......................................................10
4.1. Tổng quan Hiệp định........................................................................................10
4.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam............................................................11
4.2.1. Cơ hội...........................................................................................................11
4.2.2. Thách thức....................................................................................................11
V. Phát triển quan hệ đầu tư theo nội dung Hiệp định thương mại Việt Nam - Hàn
Quốc (VKFTA)...............................................................................................................13
5.1. Tổng quan Hiệp định........................................................................................13
5.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam............................................................13
5.2.1. Cơ hội...........................................................................................................13
5.2.2. Thách thức....................................................................................................14
VI. Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản..................................15
6.1. Tổng quan Hiệp định........................................................................................15
6.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam............................................................15
6.2.1. Cơ hội...........................................................................................................15
6.2.2. Thách thức....................................................................................................17
VII. Kết luận.................................................................................................................18
LỜI MỞ ĐẦU

Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc
gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế. Đây chính là động
lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong
những phương diện của quá trình toàn cầu hóa, trong đó các quốc gia có những kết nối và
hợp tác mạnh mẽ để phát triển kinh tế, đồng thời cũng đặt mỗi quốc gia, nhất là các nước
đang phát triển trước những cơ hội và thách thức. Với việc toàn cầu hóa nền kinh tế, việc
tìm kiếm thị trường, đầu tư ra nước ngoài ngày là một điều thiết yếu. Để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đầu tư, sự ra đời của các Hiệp định đầu tư quốc tế nhằm đảm bảo lợi
ích chính đáng của các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời bảo vệ lợi ích của các công dân
cũng như các doanh nghiệp trong nước. Nhóm chúng em xin trình bày cụ thể cũng như
phân tích các Hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã tham gia trong bài tiểu
luận này.

1
I. Lý thuyết
1.1. Bản chất và mục đích Hiệp định Đầu tư Quốc tế
1.1.1. Bản chất

Hiệp định đầu tư quốc tế - IIAs (International Investment Agreements) là các thoả
thuận giữa các nước đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế và điều chỉnh
hoạt động này, trong đó có FDI.

1.1.2. Mục đích


- Giúp cho các nước tiếp nhận đầu tư có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả
các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
- Là cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết để đảm bảo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư
khi họ hoạt động ở nước ngoài;
- Nội dung trong các hiệp định quy định nhiều nguyên tắc cơ bản nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiếp cận và kinh doanh ở nước
nhận đầu tư.
1.2. Nội dung
1.2.1. Những điều khoản nhằm mục đích tự do hoá đầu tư:

IIAs tập trung vào việc xoá bỏ hoặc hạn chế sự phân biệt đối xử chống lại các
doanh nghiệp nước ngoài, bằng việc áp dụng các quy tắc:

- Quy tắc đối xử tối huệ quốc (MFN):


 Mục đích: Đảm bảo sự không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước
ngoài có quốc tịch khác nhau trong hoạt động FDI ở nước tiếp nhận đầu tư;
 Phạm vi áp dụng MFN là khá rộng, nó được áp dụng cho tất cả các loại hình
hoạt động đầu tư.
- Quy tắc đãi ngộ quốc gia (NT):
 Mục đích: Đảm bảo sự đối xử công bằng giữa các nhà đầu tư nước ngoài và
các nhà đầu tư trong nước;

2
 Phạm vi áp dụng: Theo quy định của một số IIAs, NT được áp dụng ở cả giai
đoạn trước khi thành lập dự án đầu tư lẫn giai đoạn sau khi thành lập dự án
đầu tư.
- Điều khoản về đối xử công bằng và thoả đáng:

Điều khoản này có lợi cho các nước tiếp nhận đầu tư lẫn các nhà đầu tư nước
ngoài, một mặt, dành cho các nhà đầu tư nước ngoài sự an toàn tối thiểu trong hoạt động
đầu tư, ngoài các đảm bảo về đối xử MFN và NT. Mặt khác, nó không đặt ra trách nhiệm
quá nặng nề đối với các nước tiếp nhận đầu tư.

1.2.1. Những điều khoản nhằm mục đích bảo hộ các nhà đầu tư và các hoạt
động đầu tư
- Quốc hữu hoá và trưng thu tài sản:

Điều khoản này giới hạn quyền lực của nhà nước trong việc tước đoạt quyền sở
hữu của các nhà đầu tư nước ngoài. Có hai biện pháp:

 Tước đoạt trực tiếp bao gồm hành vi quốc hữu hoá và hành vi trưng thu tài
sản.
 Tước đoạt gián tiếp bao gồm hành vi như tịch thu không tuyên bố, hành vi
tước đoạt hợp pháp quyền sở hữu
- Điều khoản về chuyển tiền ra nước ngoài của nhà đầu tư:

Tất cả các hiệp định đa phương hiện hành đều có điều khoản chuyển tiền nhưng tại
mỗi hiệp định, điều khoản này lại có các đặc điểm riêng, phụ thuộc vào mục đích và phạm
vi của hiệp định.

- Điều khoản về giải quyết tranh chấp


1.3. Phân loại

Xét về các vấn đề được điều chỉnh, IIAs được phân loại thành:

- Các hiệp định quốc tế chỉ dành cho đầu tư, thể hiện ở ba cấp độ:
 Hiệp định đầu tư đa phương;
 Hiệp định đầu tư khu vực;

3
 Hiệp định đầu tư song phương.
- Các thoả thuận quốc tế khác có liên quan đến đầu tư:
 Các thoả thuận song phương trong các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư như
hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTTs);
 Các thoả thuận song phương hoặc khu vực điều chỉnh các lĩnh vực rộng,
trong đó có đầu tư;
 Các thoả thuận đa phương về các lĩnh vực cụ thể.
1.4. Vai trò
- Tạo lập khung pháp lý liên quan đến hoạt động FDI hoàn thiện hơn, làm tăng tính
hấp dẫn của môi trường đầu tư;
- Tạo lập được sự tin tưởng của các doanh nghiệp nước ngoài khi tiến hành đầu tư
tại nước tiếp nhận;
- Hỗ trợ hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư nước ngoài thông qua những khuyến
khích hay ưu đãi đầu tư.
1.5. Xu hướng ký kết IIAs

Số lượng IIAs đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Hiện nay, IIAs ngày càng đa
dạng hơn về quy mô, cách tiếp cận và nội dung. Số lượng các hiệp định đầu tư song
phương (BITs) và hiệp định tránh đánh thuế trùng (DTTs) tiếp tục được mở rộng. Các
điều khoản trong các thoả thuận mới có xu hướng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn về
nội dung. Hợp tác giữa các quốc gia đang phát triển về chính sách đầu tư quốc tế đang gia
tăng.

1.6. Một số điểm các nước cần lưu ý khi tham gia vào IIAs
- Đảm bảo sự gắn kết của các khía cạnh chính sách đầu tư quốc gia và quốc tế;
- Các tranh chấp đầu tư quốc tế;
- Các khía cạnh chính sách chính mà nước chủ nhà cần quan tâm khi thực hiện IIAs;
- Đối với các nước đang phát triển khi tham gia IIAs.

4
II. Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)
2.1. Lịch sử ra đời và nội dung của Hiệp định TRIMS
2.1.1. Lịch sử ra đời

Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) nằm trong 4
phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được ký kết
tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15/04/1994.

Hiệp định TRIMs mong muốn thúc đẩy sự tự do hóa thương mại, tạo thuận lợi cho
việc luân chuyển nguồn vốn đầu tư qua biên giới quốc tế, đồng thời phải đảm bảo sự cạnh
tranh tự do, công bằng.

2.1.2. Nội dung của Hiệp định TRIMs

TRIMs nhằm mục đích giải thích và làm rõ về việc áp dụng các biện pháp đầu tư
liên quan tới thương mại trọng phạm vi Điều III và Điều XI của GATT 1994. Vì vậy, nội
dung của TRIMs khá ngắn gọn, bao gồm 09 Điều khoản quy định về việc thực hiện
TRIMs và một phụ lục bao gồm danh mục minh họa các biện pháp không phù hợp với
nguyên tắc đối xử quốc gia, nhằm tạo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử với nhà đầu
tư nước ngoài. Nói cách khác, Hiệp định TRIMS chỉ quy định về các biện pháp đầu tư
liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng chứ không bao trùm tất cả các vấn đề về đầu tư
nước ngoài.

Nguyên tắc đối xử quốc gia và quy định về hạn chế định lượng

Điều 2.1 của TRIMs quy định rằng “các quốc gia thành viên không được sử dụng
TRIMs trái với quy định tại điều III và Điều XI của GATT 1994”.

Trong đó, điều III của GATT quy định về nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế và
các quy tắc trong nước, chủ yếu đề cập tới vấn đề mua hoặc sử dụng các sản phẩm của
doanh nghiệp. Theo đó các sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ một bên ký kết nào
vào lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi
hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự ở trong nước.

5
Điều XI của GATT quy định về hạn chế định lượng, liên quan tới việc nhập khẩu
hoặc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, trong đó các thành viên không được áp dụng
các biện pháp nhằm vào việc hạn chế xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa từ lãnh thổ
quốc gia này tới lãnh thổ quốc gia khác.

2.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Việt Nam đã đồng ý thực hiện đầy đủ các quy định của TRIMs kể từ thời điểm gia
nhập WTO vào tháng 01/2007.

2.2.1. Cơ hội

Việc thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Hiệp định TRIMs, Việt Nam có
nhiều cơ hội nên được tận dụng để nâng cao vị thế trên thị trường thương mại quốc tế, tạo
tiền đề hội nhập và phát triển nền kinh tế, trong đó quan trọng nhất là:

Cơ hội thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển: trong bối cảnh tuân thủ quy định của
hiệp định TRIMs (không vi phạm cam kết đối xử quốc gia và các biện pháp hạn chế định
lượng) cơ hội của chúng ta là tận dụng lợi thế để nâng cao năng lực của doanh nghiệp
trong nước không chỉ về năng lực tài chính, quy mô hoạt động, chất lượng sản phẩm, giá
trị sản xuất mà còn phải nâng cao trình độ quản lý để thúc đẩy kinh tế trong nước phát
triển, đối mặt với sức ép từ doanh nghiệp nước ngoài.

Ngoài ra, việc là thành viên của WTO đã mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội
khác như cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao khả năng tiếp cận những
công nghệ tiên tiến, vị thế của Việt Nam sẽ được nâng cao trong các mối quan hệ quốc tế,
góp phần cải thiện mức sống người dân, cơ hội để Chính phủ có thể xem xét những chính
sách kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hoạt động, dưới sự lãnh đạo của
Ðảng, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.

2.2.2. Thách thức

Tranh chấp liên quan đến các biện pháp đầu tư: Xét về sự phát triển của Việt Nam,
việc tạo các điều kiện thuận lợi, ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư trong nước cùng với
việc áp đặt một số biện pháp hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài là việc cần thiết để
bảo vệ ngành sản xuất còn non trẻ trong nước có thể vi phạm các cam kết quốc tế đối xử
6
quốc gia, cũng như các biện pháp hạn chế định lượng (như TRIMs quy định), dẫn đến
việc xảy ra tranh chấp liên quan đến các biện pháp đầu tư là không thể tránh khỏi. Điều
này đòi hỏi Chính phủ cần có những chính sách khôn ngoan để vừa thúc đẩy kinh tế
ngành phát triển, vừa không vi phạm các điều khoản của hiệp định. Ngoài ra, đối với
doanh nghiệp Việt Nam, nếu muốn đầu tư ra nước ngoài (đặc biệt ở các nước thành viên
WTO có trình độ phát triển và các quy định về đầu tư còn hạn chế) cần lưu ý đến các biện
pháp bị cấm đã nêu để có thể có cách thức bảo vệ lợi ích của mình khi bị vi phạm.

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp trong nước trước sức ép từ các nhà đầu tư nước
ngoài: đây vừa là cơ hội vừa là thách thức. Bởi vì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam đối với doanh nghiệp nước ngoài là chưa cao, các doanh nghiệp nước ngoài
phần lớn có được lợi thế về kỹ thuật, chuyên môn,... nên công cuộc nâng cao vị thế cạnh
tranh của Việt Nam đòi hỏi nỗ lực của cả một tập thể, từ cơ quan chính phủ nhà nước đến
từng đơn vị doanh nghiệp với những chiến lược phát triển phù hợp nhằm thúc đẩy toàn bộ
nền kinh tế trong nước phát triển.

7
III. Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA)
3.1. Tổng quan về hiệp định

Để đi đến ký kết và phê chuẩn thành công Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EVIPA cũng
như Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã
phải trải qua một quá trình kéo dài tới 10 năm. Ngày 30/6/2019, Việt Nam và EU chính
thức ký kết EVFTA và EVIPA. Và đến ngày 12/02/2020, cả hai hiệp định đã được Nghị
viện châu Âu phê chuẩn.

EVIPA có các cam kết nhằm đảm bảo an toàn cho vốn và tài sản của nhà đầu tư
như đối xử công bằng và thỏa đáng, bảo hộ an toàn đầy đủ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Theo hiệp định này, hai bên cam kết không trưng thu quốc hữu hóa trái pháp luật tài sản
của nhà đầu tư và bồi thường thỏa đáng trong trường hợp trưng thu, quốc hữu hóa; cam
kết bồi thường cho nhà đầu tư trong trường hợp tài sản của nhà đầu tư bị phá hoại do việc
dùng vũ lực không cần thiết trong trường hợp chiến tranh; cam kết cho phép nhà đầu tư tự
do chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài.

Những cam kết này trong EVIPA được xây dựng chi tiết và cân bằng hơn các hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương mà Việt Nam đã ký với các quốc gia
thành viên EU, có tiêu chí rõ ràng đối với từng hành vi mà nhà nước không được làm, bổ
sung một số ngoại lệ nhằm bảo đảm quyền điều chỉnh chính sách của quốc gia chủ nhà.

Về giải quyết tranh chấp đầu tư, EVIPA xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp đầu
tư thường trực thay thế cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo vụ việc trong
các hiệp định song phương trước đây. Theo đó, tranh chấp được giải quyết tại cơ quan xét
xử thường trực gồm hai cấp xét xử: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm với các thành viên do
Việt Nam và EU thỏa thuận lựa chọn, do đó giúp tăng tính độc lập và nhất quán của cơ
quan này.

3.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam


3.2.1. Cơ hội

Các cam kết sâu rộng về đầu tư trong EVIPA sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
các nhà đầu tư EU đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết
8
thuận lợi hơn cho EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn
thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối cũng như các lĩnh vực mà EU có thế mạnh như
công nghiệp chế tạo, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo... sẽ là những lĩnh vực được các
nhà đầu tư EU quan tâm đầu tư trong thời gian tới.

Các nhà đầu tư EU có những điểm mạnh có công nghệ, có vốn, có thị trường và có
tâm trong kinh doanh cũng như ý thức trách nhiệm trong đầu tư quốc tế nhất là trong việc
minh bạch thực thi luật pháp, thực thi cam kết đầu tư kinh doanh tại nước sở tại. Cho nên,
phần lớn các hoạt động đầu tư từ EU sẽ diễn ra có hiệu quả, đáng tin cậy và đạt chất
lượng cao.

3.2.2. Thách thức

Phần lớn doanh nghiệp Việt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá non yếu và
thiếu sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp từ EU vì thiếu vốn, thiếu công nghệ kỹ thuật
cao, thiếu kinh nghiệm quản lý và thông tin về thị trường còn thấp. Bởi thế, khi mà hai
bên đứng trong một môi trường gần như không rào cản, không bảo hộ thì các doanh
nghiệp Việt Nam thực sự gặp phải bất lợi.

Trong tình huống nào đấy sẽ có nhà đầu tư nước ngoài khác lợi dụng EVIPA để
đầu tư vào Việt Nam nhằm hưởng lợi từ các Hiệp định này, làm ảnh hưởng đến uy tín,
sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam nếu nước ta không kịp thời đưa ra những
biện pháp ngăn chặn từ ban đầu.

Môi trường đầu tư Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư EU sẽ kém hấp dẫn đi phần
nào dù cho những cam kết từ EVIPA khi mà hệ thống luật pháp chính sách liên quan đến
đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, quy hoạch vẫn còn nhiều bất cập, không rõ ràng cũng như
các thủ tục hành chính vẫn còn chồng chéo, rườm rà, …

9
IV. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
4.1. Tổng quan Hiệp định

Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) có hiệu lực từ 29/3/2012 thay thế cho
Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (IGA) 1987 và Hiệp định Khu vực
đầu tư ASEAN (AIA) 1998. Với mục đích thúc đẩy tiến trình xây dựng một khu vực đầu
tư tự do, mở cửa, minh bạch và hội nhập trong ASEAN nhằm nhằm tăng cường thu hút
vốn và khả năng cạnh tranh để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực
ASEAN, nơi có nguồn lao động trẻ, rẻ và dồi dào.

Nhờ ACIA, ASEAN đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của đầu tư nước ngoài,
với dòng vốn FDI năm 2017 đạt 137 tỷ đô-la Mỹ, tăng mạnh so với mức 22 tỷ đô-la Mỹ
năm 2000 và 1/3 tỷ đô-la Mỹ năm 1967. Đầu tư nội khối ASEAN cũng tăng từ mức 5,6%
lên 24,7% năm 2016.

Hiệp định ưu tiên và chú trọng tới các vấn đề về ưu đãi đầu tư (bao gồm cả đầu tư
trực tiếp và gián tiếp), không phân biệt đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài trong nội
khối ASEAN:

- Ngay lập tức dành ưu đãi cho nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài tại
ASEAN: với thời hạn đạt được môi trường đầu tư mở và tự do;
- ACIA chỉ có các cam kết về tự do hóa đầu tư trong các lĩnh vực:
 Chế tạo;
 Nông nghiệp;
 Nghề cá;
 Lâm nghiệp;
 Khai mỏ;
 Các dịch vụ phụ trợ cho các ngành trên;
 Và bất kỳ lĩnh vực nào khác nếu tất cả các Thành viên đồng ý.
- Quy định một cách chi tiết trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư
với quốc gia thành viên (ISDS)
 Quy định về nghĩa vụ về không phân biệt đối xử;
10
 Đối xử Quốc gia (NT);
 Đối xử Tối huệ quốc (MFN);
 Các yêu cầu về thực hiện (Performance Requirement): liên quan đến việc
cấm các nước đưa ra các yêu cầu về thực hiện như: các biện pháp về “yêu
cầu tỷ lệ nội địa hóa”, các biện pháp “yêu cầu về cân bằng thương mại”;
 Các yêu cầu về Quản lý cấp cao và Ban giám đốc (Senior Management and
Board of Directors): không được đặt ra yêu cầu về quốc tịch của nhân sự
quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, trừ khi có bảo lưu rõ ràng trong Hiệp
định.
- Các nghĩa vụ về bảo hộ đầu tư: đảm bảo quyền lợi cho cho các nhà đầu tư nước
ngoài và các khoản đầu tư của họ khi đầu tư vào một nước ASEAN thông qua
các quy định về đối xử công bằng và thỏa đáng, tự do chuyển tiền (vốn, lợi
nhuận..) ra nước ngoài, đảm bảo an ninh, an toàn, không bị trưng thu trưng dụng
tài sản bất hợp lý.
4.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
4.2.1. Cơ hội
- Việc tự do hóa, thuận lợi hóa đầu tư trong ASEAN, đối xử bình đẳng giữa nhà
đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp các nước thành viên ASEAN
nói chung và Việt Nam nói riêng có cơ hội thu hút được nhiều FDI hơn nữa từ
cả các nước thành viên và các đối tác bên ngoài khối.
- Đồng thời, tự do hóa đầu tư là một bước để biến ASEAN trở thành một khu vực
sản xuất thống nhất. Điều này giúp hình thành các chuỗi sản xuất và cung ứng
tích hợp trong khu vực và Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi. Hiện nay các
công ty đa quốc gia đã có mặt tại ASEAN và nhiều trong số đó đang mở rộng và
tìm kiếm cơ hội từ việc hội nhập ngày càng sâu của ASEAN như là Honda,
Samsung, Unilever, Sony, Toshiba, ...
- ACIA tạo ra sức ép, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam.
4.2.2. Thách thức

11
- Sự phát triển không đồng đều, đồng tiền không thống nhất, người lao động chưa
có trình độ cao cùng hệ thống pháp luật vẫn còn những hạn chế khiến cho việc
quản lý kinh doanh giữa các quốc gia còn gặp khó khăn đòi hỏi phải có sự điều
chỉnh pháp luật cho phù hợp hơn với xu thế hiện nay.
- Phần lớn FDI vào Việt Nam tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
và chỉ thực hiện các công đoạn thấp nhất trong chuỗi giá trị khu vực. Hiện tại,
lợi thế về lao động giá rẻ giúp Việt Nam khá hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước
ngoài. Tuy nhiên, theo thời gian lợi thế này sẽ dần mất đi và Việt Nam sẽ phải
cạnh tranh ngày càng gay gắt với các nước thành viên. Tính theo PPP 2011,
năng suất lao động của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ bằng 7,3%
mức năng suất của Singapore, 19% của Malaysia, 37% của Thái Lan, 44,8% của
Indonesia và bằng 55,9% năng suất lao động của Philippines.

12
V. Phát triển quan hệ đầu tư theo nội dung Hiệp định thương mại Việt Nam
- Hàn Quốc (VKFTA)

Ngày 5/5/2015, Lễ ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn
Quốc (VKFTA) đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam. Hiệp định gồm 17 Chương, trong đó
chương IX đã nêu những điều chỉnh về quan hệ đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Hàn
Quốc.

5.1. Tổng quan Hiệp định

Hàn Quốc là đối tác đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam tính đến năm 2019.
Đây cũng là một trong những đối tác cung cấp lớn nhất ODA cho Việt Nam (khoảng 21 tỷ
USD). Theo VKFTA, chương về Đầu tư được chia làm 2 phần.

Phần A - Đầu tư bao gồm các cam kết về nguyên tắc chung và các cam kết về mở
cửa của từng Bên thông qua 4 nghĩa vụ cơ bản: Đối xử quốc gia (NT), Đối xử tối huệ
quốc (MFN), Các yêu cầu về hoạt động (PR), Nhân sự quản lý cao cấp. Ngoài ra, các Bên
còn có các cam kết về Tiêu chuẩn đối xử, Đền bù thiệt hại, Tước quyền sở hữu và Bồi
thường, Chuyển tiền,...

Phần B - Giải quyết tranh chấp đầu tư bao gồm phạm vi, nguyên tắc và quy trình
thủ tục giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn phát sinh giữa Nhà nước của một Bên của
Hiệp định và nhà đầu tư của Bên kia. VKFTA cũng áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp
Nhà nước – nhà đầu tư nước ngoài (ISDS). Nhà đầu tư có quyền đưa tranh chấp ra giải
quyết tại Tòa án hành chính của nước nhận đầu tư hoặc Trọng tài.

5.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam


5.2.1. Cơ hội

Các cam kết mở cửa thị trường rộng hơn cho dịch vụ và đầu tư của Hàn Quốc,
cũng như các cam kết bảo hộ đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư từ nước này
theo VKFTA sẽ là động lực để tăng cường thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam.

13
Việc kí kết Hiệp định VKFTA là cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu sắc hơn vào các
quan hệ đầu tư quốc tế để các quan hệ đầu tư, từ mức độ thông thường lên mức độ đối tác
đầu tư và đối tác đầu tư chiến lược.

Thể chế đầu tư của Việt Nam có cơ hội để hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện
thuận lợi kinh doanh, tăng tính minh bạch và công bằng để các doanh nghiệp Việt đầu tư
sang Hàn Quốc được đối xử thuận lợi.

Ngoài ra, phát triển mạnh quan hệ đầu tư với Hàn Quốc góp phần giảm bớt sự lệ
thuộc của Việt Nam vào một thị trường nào đó, giảm bớt nguy cơ gặp rủi ro trong điều
kiện thế giới có sự biến động khó lường.

5.2.2. Thách thức

Trong VKFTA Việt Nam có nhiều cam kết mở cửa hơn cho các nhà đầu tư từ Hàn
Quốc, đồng thời cũng cam kết mạnh hơn về cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước – nhà
đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ gây ra áp lực cạnh tranh cho các nhà đầu tư trong nước.

Mặt khác, việc tăng cường các dự án đầu tư từ Hàn quốc sẽ tạo ra áp lực cho các
cơ quan quản lý của Nhà nước khi phải quản lý những đối tác có nhiều kinh nghiệm và
khả năng thích nghi cao ở Việt Nam. Do đó, nếu hệ thống quản lý hành chính hiện tại
không kịp thời đổi mới có thể trở nên kém hiệu quả, không đáp ứng được các cam kết về
tạo điều kiện cho đầu tư.

Hàn Quốc đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghiệp và công nghệ chế tạo. Rác thải
của lĩnh vực công nghiệp khó xử lý và có thời gian phân hủy kéo dài, và ngành công
nghiệp tiêu thụ rất nhiều năng lượng như điện, xăng dầu…, thải lượng lớn khí thải vào
môi trường, cũng là thách thức cho sự phát triển bền vững kinh thế Việt Nam.

14
VI. Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản
6.1. Tổng quan Hiệp định

Hiệp định có hiệu lực từ tháng 8/2004, là hiệp định đầu tư song phương thứ 47 của
Việt Nam, có mức độ cam kết song phương cao nhất về đầu tư mà Việt Nam đã ký kết,
đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế của nước nhà.

Hiệp định được kí kết nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác đầu tư giữa hai bên và tạo
thêm những điều kiện thuận lợi đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở nước còn lại. Hiệp
định đã đề cập tới việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), nguyên tắc đối xử tối
huệ quốc (MFN), việc loại bỏ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại và một số
yêu cầu hoạt động không phù hợp, cam kết minh bạch hoá, vấn đề trưng thu và quốc hữu
hoá, đảm bảo đầu tư đối với rủi ro chính trị, đảm bảo với việc chuyển vốn và thu nhập ra
nước ngoài và giải quyết tranh chấp. Hiệp định cũng quy định các biện pháp khẩn cấp,
việc duy trì biện pháp môi trường.

6.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam


6.2.1. Cơ hội

Sau khi ký kết BIT với Nhật Bản, khung chính sách liên quan đến FDI của Việt
Nam được cải thiện theo hướng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước này, thúc đẩy một
nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, mở ra rất nhiều cơ hội. Thực tế, kể từ năm
2004 khi hiệp định có hiệu lực đến nay, quy mô nguồn vốn FDI của các doanh nghiệp
Nhật Bản vào Việt Nam đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể, tổng vốn đầu tư năm 2004, tăng gấp 8
lần so với năm 2003, đạt mức 810 triệu USD với 110 dự án.

15
Bảng: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam (1997-2008)

(Nguồn: JETRO (2009), White Paper on Foreign Direct Investment, (1997-2009),


Tokyo)

Năm 2019, Nhật Bản đứng thứ 4 trong top các quốc gia rót vốn FDI vào Việt Nam.
Cụ thể, Công ty TNHH Kyoshin tăng vốn đầu tư thêm 134,7 triệu USD nhằm mở rộng
nhà xưởng sản xuất, gia công và xuất khẩu các linh kiện đồ điện, khuôn mẫu. Katolec
Global Logistics Việt Nam đầu tư 65 triệu USD xây dựng kho bãi và lưu giữ hàng hóa tại
Hà Nam. Hay Sews-Components Việt Nam II xây dựng nhà máy tại Hưng Yên với tổng
16
vốn đầu tư đăng ký 64,89 triệu USD. Các nhà đầu tư đã tham gia vào 18 ngành/lĩnh vực
quan trọng, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo, khoa học công nghệ và
bất động sản..., một con số hết sức tích cực và rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay bởi
nguồn vốn đầu tư này sẽ bổ sung năng lực mới cho nền kinh tế, góp phần cho tăng trưởng.
Đây là một cơ hội lớn để Việt Nam tận dụng các dự án đầu tư thân thiện với môi trường,
hạ tầng chất lượng cao, áp dụng và chuyển giao công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng,
năng lượng tái tạo, hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ, đưa hàng hóa của Việt Nam
tham gia vào các kênh phân phối khu vực, toàn cầu.

6.2.2. Thách thức

Tuy nhiên, môi trường đầu tư Việt Nam cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập,
tiềm ẩn những rủi ro cho nhà đầu tư Nhật Bản. Những rủi ro đó tập trung vào các yếu tố
như giá nhân công tăng; thuế và thủ tục thuế phức tạp; thủ tục hành chính; tỷ lệ nhân viên
nghỉ việc cao và pháp luật chưa rõ ràng. Trong đó, riêng yếu tố pháp luật có chiều hướng
chậm được cải thiện, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và vận hành chưa minh bạch.
Thí dụ trong một số trường hợp cần tuyển lao động, doanh nghiệp không biết cần nộp
những loại giấy tờ gì. Hoặc đầu tư vào một số địa phương, doanh nghiệp không có đủ
thông tin về chính sách bảo hộ ra sao, đặc biệt là với ngành công nghiệp ô-tô.

Trước xu hướng chuyển dịch đầu tư của dòng vốn FDI sang các lĩnh vực phi chế
tạo, Việt Nam cần có định hướng lựa chọn để thu hút đầu tư có trọng điểm từ ngành thế
mạnh của doanh nghiệp Nhật Bản nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho cả hai bên. Tại cuộc
họp với Bộ KHĐT, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cũng khuyến
nghị Chính phủ Việt Nam cần tập trung đầu tư hạ tầng đồng bộ, bảo đảm đủ điện và phát
triển mạng lưới doanh nghiệp công nghệ thông tin, sẵn sàng về nguồn nhân lực chất lượng
cao và bảo đảm tính liên tục, ổn định của chính sách để hỗ trợ nhà đầu tư.

17
VII. Kết luận

Nhìn chung, việc ký kết các Hiệp định đầu tư quốc tế của Việt Nam mang lại nhiều
cơ hội và thách thức cho Việt Nam kể cả khi Việt Nam là nước nhận đầu tư hay nước đi
nhận đầu tư. Ngoài việc tiếp cận với ngày càng nhiều quốc gia trên toàn thế giới, cơ hội
cho Việt Nam khi gia nhập vào các Hiệp định đầu tư quốc tế là gia tăng dòng vốn đầu tư
như thu hút và tăng hiệu quả dòng FDI, tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực trong thị trường
sản phẩm và dịch vụ tại quốc gia nhận đầu tư và phi chính trị hóa các tranh chấp đầu tư,…
Bên cạnh những lợi ích nêu bên trên, Việt Nam vẫn phải đối diện với một số thách thức
lớn như gặp cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa khi đầu tư vào thị trường mới, bị mất
uy tín hay khó kiểm soát khi Việt Nam là nước nhận đầu tư và cải thiện hệ thống pháp
luật để thu hút các nhà đầu tư,…

Từ những cơ hội và thách thức bên trên, nhóm chúng em nhận thấy rằng Việt Nam
nên định hình các hiệp định trong tương lai cũng như đánh giá những rủi ro và lợi ích khi
ký kết và xác định các cân nhắc và chiến lược liên quan để quản lý quyền và nghĩa vụ của
Việt Nam và các quốc gia khác trong các Hiệp định đầu tư quốc tế đã được ký kết.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Hiệp định EVFTA, EVIPA và các Tóm tắt từng chương (2017).
<http://trungtamwto.vn/chuyen-de/8445-van-kien-hiep-dinh-evfta-evipa-va-cac-tom-
tat-tung-chuong>
2. Dr. Phan Huu Thang (2019). EVIPA between Vietnam and EU: A big success in 2019.
<https://e.theleader.vn/evipa-between-vietnam-and-eu-a-big-success-in-2019-
1577678725633.htm>
3. Koushan Das (2020). EVIPA: Investment Protection for EU, Vietnam Businesses.
<https://www.vietnam-briefing.com/news/evipa-investment-protection-eu-vietnam-
businesses.html/>
4. Văn kiện Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) (2015).
<http://trungtamwto.vn/chuyen-de/7172-hiep-dinh-dau-tu-toan-dien-asean-acia>
5. ThS. Nguyễn Thị Minh Phương (2015). Tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) và sự tham gia của Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
6. Phạm Khắc Tuyên (2015). “VKFTA – Cơ hội và Thách thức”, tài liệu Hội thảo phổ
biến về VKFTA của Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI.
7. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2016). Hiệp định Thương mại
tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).
8. ThS Trần Thị Hằng (2017). Tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam và
một số giải pháp nâng cao hiệu quả. <http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-
tien/item/1996-tinh-hinh-dau-tu-truc-tiep-cua-nhat-ban-vao-viet-nam-va-mot-so-giai-
phap-nang-cao-hieu-qua.html?fbclid=IwAR1Ne4UsIRJiLM6oEj5jXGqar-
leykusEwtWrG0BqTsWPmnkkAvHM4mBJlg>
9. Tô Hà (2019). Nhật Bản lựa chọn đầu tư dài hạn ở Việt Nam.
<https://nhandan.com.vn/kinhte/item/39452302-nhat-ban-lua-chon-dau-tu-dai-han-o-
viet-nam.html>

19

You might also like