You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA
VIETCOMBANK VÀ BIDV

Nhóm thực hiện: Nhóm 10


Thành viên: Trần Thị Khánh Nhi
Lê Hoàng Phương Uyên
Nguyễn Nhật Phương Uyên
Nguyễn Ngọc Bảo Vy

Nguyễn Thanh Huyền


Nông Hạnh Nhi
Đinh Minh Phong

Đà Nẵng, tháng 9/2022


Mục Lục
1. Giới thiệu ngân hàng...........................................................................................3
1.1. Vietcombank................................................................................................3
1.2. BIDV............................................................................................................4
2. Khả năng tăng trưởng..........................................................................................6
2.1. Các chỉ tiêu tăng trưởng tài sản....................................................................6
2.1.1. Tăng trưởng tổng tài sản:.......................................................................6
2.1.2. Tăng trưởng tài sản sinh lời:..................................................................7
2.1.3. Tăng trưởng tài sản chịu rủi ro thông thường........................................7
2.1.4. Tăng trưởng dư nợ tín dụng:..................................................................7
2.2. Các chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn..............................................................7
2.3. Các chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động ngoại bảng............................................8
2.4. Các chỉ tiêu tăng trưởng năng lực hoạt động................................................9
2.5. Các chỉ tiêu tăng trưởng năng lực chiếm lĩnh thị trường............................10
3. Khả năng sinh lời..............................................................................................11
4. Kết luận.............................................................................................................13

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Chỉ tiêu tăng trưởng tài sản.........................................................................6


Bảng 2 Chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn..................................................................7
Bảng 3 Chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động ngoại bảng.................................................8
Bảng 4 Chỉ tiêu tăng trưởng năng lực hoạt động.....................................................8
Bảng 5 Chỉ tiêu tăng trưởng năng lực chiễm lĩnh thị trường.................................10

1
Bảng 6 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời...........................................................11

1. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG


1.1. Vietcombank
 Thông tin khái quát
 Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
 Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade of Viet
Nam
 Tên viết tắt: Vietcombank
 Lịch sử hình thành

2
- Ngày 01/04/1963, được thành lập với tên gọi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương.

- Năm 1990: Chính thức chuyển đổi mô hình thành ngân hàng thương mại nhà
nước.

- Năm 2007: Là ngân hàng tiên phong thí điểm cổ phần hóa theo chủ trương của
Chính phủ, phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

- Năm 2009: Chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh.

- 2011: Ký kết thỏa thuận hợp tác cổ đông chiến lược với Ngân hàng Mizuho
Corporate Bank Ltd., (Nhật Bản).

- 2013: Công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới tới khách hàng.

- 2018: Kỷ niệm 55 năm thành lập, khẳng định vị trí ngân hàng số 1 Việt Nam về
lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh và nhiều mặt hoạt động. Thành lập ngân hàng con tại Lào.

- 2019: Doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam có mặt trong danh sách 1.000 doanh
nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu. Mở Văn phòng đại diện tại NewYork - Mỹ (theo phê
chuẩn của Cục dự trữ liên bang Mỹ).

- 2020: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Giữ vị trí số 1 ngành ngân hàng về chất lượng
và hiệu quả hoạt động. Tiên phong trong thực thi các Chính sách của Chính phủ, NHNN;
hỗ trợ có hiệu quả người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid – 19. Được phê
duyệt đầu tư thành lập chi nhánh tại Úc (theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính
phủ ngày 18/08/2020).

 Tầm nhìn: Tầm nhìn đến năm 2030 là Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100
ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng
lớn nhất thế giới, một trong 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu có đóng
góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam.

 Giá trị cốt lõi

-  Sáng tạo (Innovative) để mang lại những giá trị thiết thực cho khách hàng.

-  Phát triển không ngừng (Continuous) hướng tới mục tiêu mở rộng danh mục
khách hàng, là nguồn tài sản quý giá nhất và đáng tự hào nhất của Vietcombank.

3
-  Lấy sự Chu đáo - Tận tâm (Caring) với khách hàng làm tiêu chí phấn đấu.

-  Kết nối rộng khắp (Connected) để xây dựng một ngân hàng quốc gia sánh tầm với
khu vực và thế giới.

-  Luôn nỗ lực tìm kiếm sự Khác biệt (Individual) trên nền tảng chất lượng và giá trị
cao nhất.

-  Đề cao tính An toàn, bảo mật (Secure) nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của khách hàng,
cổ đông.

1.2. BIDV
 Thông tin khái quát
 Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
 Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam
 Tên viết tắt: BIDV
 Quá trình phát triển

- 26/4/1975: Thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ
Tài chính.

- 1981: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.

- 1990: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- 1995: Chính thức chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại.

- 2012: Chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV).

- 2014: Cổ phiếu BIDV (mã BID) chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán.

- 2015: Sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu
Long (MBH) vào hệ thống BIDV.

- 2019: KEB Hanna Bank trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của BIDV.

- 2021: Ban hành “Chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV đến năm 2025, tầm
nhìn 2030”.

4
 Tầm nhìn: Tầm nhìn của BIDV là trở thành định chế tài chính hàng đầu khu vực
Đông Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam, phấn đấu thuộc nhóm 100 Ngân
hàng lớn nhất khu vực Châu Á.

  Sứ mệnh: BIDV đem lại lợi ích, tiện ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, người
lao động và cộng đồng xã hội.

  Giá trị cốt lõi

-   Hướng đến khách hàng

-   Đổi mới sáng tạo

-   Chuyên nghiệp tin cậy

-  Trách nhiệm xã hội

2. KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG


2.1. Các chỉ tiêu tăng trưởng tài sản 

Chỉ tiêu tăng trưởng tài sản Vietcomban BIDV


k

Tăng trưởng Tốc độ phát triển của kỳ báo 1.066 1.082

5
tổng tài sản cáo so với kỳ gốc

Tốc độ tăng trưởng của kỳ 0.067 0.083


báo cáo so với kỳ gốc

Tăng trưởng tài Tốc độ phát triển tài sản sinh 0.113 1.064
sản sinh lời lời

Tốc độ tăng tài sản sinh lời 0.089 0.063

Tăng trưởng tài Tốc độ phát triển TS chịu rủi 1.446 1.463
sản chịu rủi ro ro thông thường
thông thường
Tốc độ tăng TS chịu rủi ro 0.446 0.463
thông thường

Tăng trưởng dư Tốc độ phát triển dư nợ tín 1.139 1.062


nợ tín dụng dụng

Tốc độ tăng dư nợ tín dụng 0.139 0.621


Bảng 1 Chỉ tiêu tăng trưởng tài sản

2.1.1. Tăng trưởng tổng tài sản:


Nhận xét: Nhìn chung năm 2021, cả Vietcombank và BIDV đều có sự tăng trưởng
tổng tài sản so với 2020. Ngoài ra có thể thấy tốc độ phát triển của kỳ báo cáo so với kỳ
gốc của Ngân hàng Vietcombank và BIDV không có sự chênh lệch nhiều. Chỉ số tốc độ
phát triển của BIDV (1.082) lớn hơn Vietcombank (1.066) nên ta có thể thấy được
Vietcombank có tốc độ phát triển của kỳ chậm hơn so với BIDV. Tuy nhiên bên cạnh đó,
tốc độ tăng trưởng của kỳ báo cáo so với kỳ gốc của Vietcombank và BIDV không có sự
chênh lệch nhiều. Chỉ số tốc độ phát triển của BIDV (0.083) lớn hơn so với của
Vietcombank (0.067) nên ta có thể thấy được Vietcombank có tốc độ tăng trưởng của kỳ
chậm hơn so với BIDV 
2.1.2. Tăng trưởng tài sản sinh lời:
Nhận xét: Trong giai đoạn 2020-2021, về cơ bản khả năng tăng trưởng tài sản
sinh lời của cả 2 ngân hàng đều tăng. Đồng thời chỉ tiêu này của Vietcombank nhìn
chung cao hơn BIDV. Cụ thể tốc độ phát triển tài sản sinh lời của NH BIDV là 0.113
6
trong khi đó chỉ số này của Vietcombank là 1.064 cho thấy rằng tốc độ phát triển tài sản
sinh lời của BIDV tăng rõ rệt so với Vietcombank. Chỉ số tốc độ tăng trưởng tài sản sinh
lời của Vietcombank và BIDV lần lượt là 0.089 và 0.063  cho thấy Vietcombank cao hơn
BIDV không quá chênh nhau.
2.1.3. Tăng trưởng tài sản chịu rủi ro thông thường
 Nhận xét: Tốc độ phát triển TS chịu rủi ro thông thường của 2 ngân hàng này khá
tương đương nhau. Tốc độ tăng TS chịu rủi ro thông thường của 2 ngân hàng cũng có sự
tương đương nhau về chỉ số.
2.1.4. Tăng trưởng dư nợ tín dụng: 
 Nhận xét: Tốc độ phát triển dư nợ tín dụng của 2 ngân hàng này không có sự
chênh lệch nhiều. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng có sự chênh lệch không đáng kể của cả 2
ngân hàng này.  
2.2. Các chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn  

Chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn Vietcombank BIDV

Tăng trưởng huy Tốc độ phát triển VHĐ 1.059 1.084


động vốn
Tốc độ tăng VHĐ 1.159 1.061
Bảng 2 Chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn

Nhận xét: Khả năng tăng trưởng nguồn vốn của Vietcombank và BIDV được thể
hiện thông qua chỉ tiêu tăng trưởng vốn huy động.
Nhìn chung, tăng vốn huy động của 2 ngân hàng Vietcombank và BIDV khá tương
đương nhau. Cụ thể, Tốc độ phát triển của Vietcombank là 1.059 trong khi đó chỉ số này
của BIDV là 1.084. Tốc độ tăng vốn huy động của 2 ngân hàng cũng có sự chênh lệch,
chỉ số này của Vietcombank (1.159) cao hơn so với BIDV (1.061) tuy nhiên không đáng
kể. Qua các chỉ tiêu tăng trưởng tài sản kinh tế của 2 ngân hàng Vietcombank và Bidv
cho thấy 2 ngân hàng này khá đồng điệu về mặt tài sản. Nhìn chung cho thấy sự tăng
trưởng qua từng kỳ của 2 ngân hàng, tuy không cao nhưng vẫn có sự chênh lệch ít nhiều
qua nhiều năm.

2.3. Các chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động ngoại bảng

7
  (Đơn vị tính: Triệu đồng)

Vietcomban
Chỉ tiêu k BIDV

1.Bảo lãnh vay vốn 2,447,447 8,458,181

2.Cam kết giao dịch hối đoái 81,044,022 3,972,645

a.Cam kết mua ngoại tệ 3,470,214 2,816,946

b.Cam kết bán ngoại tệ 3,446,305 1,155,699

c.Cam kết giao dịch hoán đổi 74,107,503 -

3.Cam kết trong dịch vụ thư tín


dụng(L/C) 65,378,199 121,248,044

4.Bảo lãnh khác 51,576,893 167,338,469

5.Cam kết khác 196,990 8,355,060


Bảng 3 Chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động ngoại bảng

Nhận xét: Ta thấy, ở ngân hàng Vietcombank các chỉ tiêu cam kết giao dịch hối
đoái, cam kết trong thư tín dụng và bảo lãnh khác chiếm phần lớn hoạt động ngoại bảng
của ngân hàng. Còn ở ngân hàng BIDV, chỉ tiêu Cam kết trong thư tín dụng và các hoạt
động bảo lãnh khác chiếm phần lớn.

2.4. Các chỉ tiêu tăng trưởng năng lực hoạt động 

Chỉ tiêu VCB BIDV

Tăng trưởng tài sản cố định 1.015% -0.38%

8
Tăng trưởng số lượng nhân viên 8.02% 1.798%

Tăng trưởng số chi nhánh  5% 0%


Bảng 4 Chỉ tiêu tăng trưởng năng lực hoạt động

Nhận xét: Giai đoạn 2020- 2021, VCB có sự tăng trưởng về tài sản cố định cụ thể
tăng 1.015%. Trong khi đó sự tăng trưởng về tài sản cố định của BIDV là một con số âm,
cho thấy năm 2021 giá trị tài sản cố định của BIDV đã sụt giảm cụ thể là -0.38% so với
năm 2021. Từ đó thấy được VCB quản lý TSCĐ hiệu quả hơn so với BIDV.
Trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như NHTM thì yếu tố con người có
vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất lượng của dịch vụ. Đội ngũ nhân viên của ngân
hàng chính là người trực tiếp đem lại cho khách hàng những cảm nhận về ngân hàng và
sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đồng thời tạo niềm tin của khách hàng đối với ngân
hàng. Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng, các
NHTM nhất định phải có lực lượng lao động đủ về số lượng. Nhìn chung số lượng nhân
viên tại VCB và BIDV đều tăng, tuy nhiên VCB có tốc độ tăng trưởng cao hơn đạt 8.02%
so với BIDV là 1.798%. Điều này còn có mối quan hệ tương quan với việc gia tăng các
chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng. Cụ thể ngân hàng VCB đã có sự tăng
trưởng vượt trội hơn về chi nhánh và phòng giao dịch trong hai năm vừa qua, tuy nhiên
chi nhánh và phòng giao dịch của VCB vẫn chưa phủ rộng các tỉnh thành, các điểm giao
dịch Vietcombank còn nhiều hạn chế. Theo quy định ngân hàng nhà nước việc mở rộng
mạng lưới các tổ chức tín dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố do đó VCB đứng thấp
nhất về mạng lưới và phòng giao dịch so với bốn NHTM nhà nước điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến quy mô và phát triển sản phẩm dịch vụ của VCB. 
Việc sử dụng công nghệ thông tin đặc biệt là những sản phẩm ứng dụng công nghệ
cao là công cụ chính để khẳng định năng lực cạnh tranh của các NHTM.
Trước đây, Vietcombank là một trong các Ngân hàng trong nước có hạ tầng cơ sở
công nghệ thông tin tốt nhất trong nước, tuy nhiên trong thời gian gần đây (2020-2021)
BIDV ( ngân hàng cổ phần)  không ngừng cải tiến và đầu tư phát triển về công nghệ
thông tin đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật số vượt qua VCB theo tiêu chí chấm điểm của hệ
thống xếp hạng. Đối với hệ thống công nghệ thông tin đặc biệt là hệ thống Corbanking
hoạt động từ rất lâu, kém hiệu quả, vẫn trong quá trình nâng cấp và hoàn thiện. 
Nhìn chung VCB kém hơn BIDV về mặt quy mô, mạng lưới hoạt động cũng như
tăng trưởng các sản phẩm công nghệ cao, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng TSCĐ, số lượng

9
nhân viên, các chi nhánh trong 2 năm qua của VCB  lại vượt trội hơn thể hiện được hiệu
quả hoạt động cao hơn so với BIDV. 

2.5.   Các chỉ tiêu tăng trưởng năng lực chiếm lĩnh thị trường 

Chỉ tiêu Vietcombank BIDV

Thị phần cho vay (tỷ đồng) 960,750 1,354,633

Tỷ trọng tài sản (tỷ đồng) 1,414,765 1,761,939

Tỷ trọng tài sản sinh lời (%) 1.55 0.62

Thị phần HĐV (tỷ đồng) 1,031 1,4659


Bảng 5 Chỉ tiêu tăng trưởng năng lực chiễm lĩnh thị trường

Nhận xét: Có thể thấy, qua bảng tổng kết về Các chỉ tiêu tăng trưởng năng lực
chiếm lĩnh thị trường thì trong năm 2021, BIDV đều chiếm ưu thế ở cả 3 chỉ tiêu là Thị
phần cho vay, Tỷ trọng tài sản và Thị phần HĐV so với Vietcombank.

3. KHẢ NĂNG SINH LỜI 

Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Vietcombank BIDV

10
Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) 20.10% 13.41%

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) 1.51% 0.61%

Tỷ lệ thu nhập lãi suất ròng cận biên (NIM) 3% 2.61%

Tỷ lệ thu nhập phi lãi suất ròng cận biên (NNIM) 0.69% 0.73%

Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên 3.437% 2.767%

Lợi nhuận ròng cận biên trước những giao dịch đặc biệt 1.099% 0.217%
(NRST)

Lợi nhuận ròng trên một cổ phần (EPS) 4,195 1,729


Bảng 6 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Nhận xét: Qua tính toán các chỉ số, nhóm nhận thấy khả năng sinh lời năm 2021
của ngân hàng Vietcombank cao hơn ngân hàng BIDV.
Cụ thể, ROE của Vietcombank cao hơn BIDV 6.69% ROE của Vietcombank cũng
cao hơn mức ROE trung bình ngành ngân hàng (18.5%). Qua đó có thể thấy khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông của Vietcombank cao hơn BIDV năm 2021.
Bên cạnh đó, ROA của Vietcombank cao hơn BIDV 0.9%. Tuy tổng tài sản của
BIDV lớn hơn VCB nhưng lợi nhuận 2021 của Vietcombank lại cao hơn. 
Có thể thấy, tỷ lệ thu nhập lãi suất ròng cận biên phản ánh sự chênh lệch phần trăm
giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng. Chỉ số NIM của Vietcombank cao
hơn BIDV 0.39%, chứng tỏ ngân hàng Vietcombank đang hưởng chênh lệch lãi suất cao
hơn BIDV trong quá trình huy động và đầu tư về tín dụng .
Ngoài ra, theo công bố của The Asian Banker năm 2021, Việt Nam đứng trong top
30 ngân hàng mạnh nhất Châu Á Thái Bình Dương. Vietcombank là ngân hàng duy nhất
của Việt Nam được xếp vị trí 28, cao nhất trong số các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Ngân hàng BIDV cũng có mặt trong bảng xếp hạng và dừng chân tại vị trí 278.

* Bảng xếp hạng đánh giá dựa vào bảng cân đối kế toán, khả năng mở rộng quy
mô, tăng trưởng, rủi ro, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản và tính thanh khoản.

11
Có thể thấy tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên của Vietcombank là 3%, cao hơn so
với của BIDV (2.61%), tuy nhiên chênh lệch không nhiều.
Về cơ bản NRST năm 2021 của Vietcombank (1.099%) cao gấp 5.06 lần BIDV
(0.217%) có nghĩa là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng
Vietcombank cao hơn nhiều so với của BIDV. Điều đó cho thấy Vietcombank sử dụng tài
sản có hiệu quả và đem lại khả năng sinh lời cao hơn BIDV.
Bên cạnh đó, khả năng sinh lời của ngân hàng còn được đánh giá qua lợi nhuận
ròng trên một cổ phần EPS. EPS của Vietcombank là 4,195 cho biết cứ 1 cổ phần thì tạo
ra 4,195 đồng lợi nhuận trong kỳ, trong khi đó EPS của BIDV là 1,729 cho biết cứ 1 cổ

12
phần thì tạo ra 1,729 đồng lợi nhuận trong kỳ. EPS của Vietcombank cao gấp hơn 2 lần
EPS của BIDV, điều đó cho thấy rằng Ngân hàng Vietcombank có tiềm năng tăng trưởng
tốt hơn BIDV trên số vốn đầu tư của cổ đông.

4. KẾT LUẬN
Qua so sánh các chỉ tiêu đánh giá về khả năng tăng trưởng và khả năng sinh lời của
hai ngân hàng thương mại VCB và BIDV, ta có thể thấy được sự chênh lệch giữa các chỉ
tiêu của hai ngân hàng này. Cụ thể VCB đang chiếm ưu thế so với BIDV về vốn chủ sở
hữu, lợi nhuận, huy động vốn, tổng tài sản và dư nợ cho vay. Đây được xem như là một
trong những lợi thế để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh và các tiêu chuẩn an toàn về
vốn đối với VCB. Bên cạnh VCB có số lượng chi nhánh và phòng giao dịch ít hơn BIDV.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng số lượng chi nhánh của VCB cao hơn. Điều đó cho thấy dư
địa tăng trưởng của VCB còn nhiều và kết quả kinh doanh của VCB thuận lợi để được
cấp phép thêm các chi nhánh và phòng giao dịch. Từ đó có thể thấy được khả năng tăng
trưởng của VCB cao hơn so với BIDV. Xét về khả năng sinh lời, đáng chú ý là ROA và
ROE của VCB ở mức khá tốt và có sự cách biệt lớn so với BIDV. Bên cạnh BIDV chưa
có khả năng phân bố vào các tài sản sinh lời lời nhất, nên cho thu nhập ròng lãi vay
không cao từ đó tỷ lệ thu nhập lãi suất ròng cận biên của BIDV giảm và thấp hơn NIM tại
VCB. Nhìn chung trong năm 2021, hai ngân hàng đều có sự tăng trưởng trong các chỉ
tiêu và hoàn thành đồng bộ, toàn diện, vượt trội các chỉ tiêu kế hoạch.

13
BẢNG CHÚ THÍCH

VCB Vietcombank

HĐV Huy động vốn

TSCĐ Tài sản cố định

VNĐ Việt Nam đồng

NHTM Ngân hàng thương mại

TS Tài sản 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14
(Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam 2021.)
(Báo cáo thường niên Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
2021.)
(Báo cáo thường niên Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam 2021.)
(Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam 2021.)
(Báo cáo của Ban điều hành về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 và định
hướng 2022 Ngân hàng Vietcombank, 2021)

15

You might also like