You are on page 1of 35

Đề tài: Xây dựng

chiến lược của


Ngân hàng
TPBank giai đoạn
năm 2022-2027

Ging viên hng dn: oà

Bà i tậ p nhó m
Môn: Quản trị chiến lược
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Nhóm 7
Lớp: QTKDQT CLC 62B

BÁO CÁO XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN


HÀNG TPBANK GIAI ĐOẠN 2022-2027
Thành viên nhóm 7:
1.Phan Anh Tú
2.Nguyễn Trí Hiếu
3.Trần Lê Anh Đức
4.Đỗ Minh Quân
5.Hoàng Trí Phụng
6.Nguyễn Vũ Thắng(leader)
NỘI DUNG
I. Giới thiệu về ngân hàng TP Bank - Tiên Phong Bank
1. Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Tên Tiếng anh: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: TPBANK
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động dịch vụ tài chính
Ngày thành lập: 05/05/2008
Địa chỉ trụ sở chính: Tòa nhà TPBank số 57 Lý Thường Kiệt, Phường Trần
Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: (84.24) 3768.8998
Số fax : (84.24) 3768.8979
Website: https://tpb.vn
TPBank là ngân hàng được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm:
Tập
đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Công ty Tài chính
quốc tế
(IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính
SBI Ven
Holding Pte. Ltd.,Singapore. Ngân hàng Tiên Phong luôn khát vọng trở thành
một tổ
chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ
đông
và khách hàng.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tháng 5/2008: Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TiênPhong Bank) nhận Giấy
phép thành lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bằng nỗ lực không ngừng
từ khi còn là Dự án, TiênPhongBank đã hoàn tất việc triển khai hệ thống ngân
hàng lõi Flexcube.
Tháng 6/2008: Sau một tháng được cấp phép, TiênPhongBank chính thức khai
trương hoạt động. Để mở rộng quan hệ hợp tác, TiênPhongBank đã ký kết hợp
tác chiến lược toàn diện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
và khung hợp tác chung với Ngân hàng Citi Group.
Tháng 8/2008: TiênPhongBank khai trương TiênPhongBank chi nhánh Hà Nội,
đồng thời gia nhập chính thức liên minh mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam -
SmartLink. Cho ra mắt hệ thống ngân hàng tự động MiniBank 24/7.
Tháng 9/2008: TiênPhongBank chính thức đăng ký với UBCK hoạt động dưới
hình thức Công ty đại chúng.
Tháng 10/2008: TiênPhongBank khai trương TiênPhongBank - Chi nhánh Tp.
HCM và ra mắt dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp.
Tháng 12/2008: Sau hơn năm tháng đi vào hoạt động, TiênPhongBank nhận
chứng chỉ ISO 9001: 2000 cho toàn bộ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của Tiên
PhongBank. Đây là cột mốc quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động quản trị,
quản lý toàn diện theo chuẩn mực quản lý của quốc tế đối với hoạt động Ngân
hàng
Năm 2009: Sau một năm hoạt động, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của
TiênPhongBank được tổ chức tại tháng 3/2009 với việc thông qua các báo cáo,
nghị quyết quan trọng là định hướng phát triển cho TiênPhongBank trong năm
2009 và các năm tiếp theo. Trong năm này TPBank khai trương các chi nhánh
tại Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Năm 2010: TiênPhongBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai vào tháng
3/2010 và tại năm này, TiênPhongBank chính thức được kết nối liên thông với
hệ thống 1.100 máy ATM của Ngân hàng Đông Á (thuộc liên minh thẻ VNBC).
Bằng việc kết nối này, ngoài việc giao dịch tại toàn bộ ATM của các ngân hàng
trong liên minh thẻ Smartlink, Banknet, chủ thẻ ATM của TiênPhong Bank có
thể giao dịch thêm tại 1.100 ATM của Ngân hàng Đông Á. Tháng 7/2010,
TiênPhongBank nhận Giải thưởng về tỉ lệ điện chuẩn trong Thanh toán Quốc tế
năm 2009 do Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) trao tặng. Tháng 8/2010,
TienPhongBank tiến hành tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Và trong năm
2010 Ngân hàng khai trương TiênPhongBank - Sở giao dịch tại Hà Nội và Chi
nhánh Sài Gòn.
Năm 2011: Tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 8/2011 và Đại
hội đồng cổ đông lần thứ ba vào tháng 4/2011. Đồng thời, trong
năm 2011, TiênPhongBank còn khai trương Chi nhánh tại Đồng Nai, An
Giang, Quỹ tiết kiệm Khâm Thiên và Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi.
Năm 2012: Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông vào tháng 4/2012 và khai trương các
Phòng giao dịch Lê Ngọc Hân, Phú Xuyên, Đinh Tiên Hoàng.
Tháng 11/2012, TiênPhongBank đạt Giải thưởng "Tin và Dùng" 2013 cho
Dịch vụ Ngân hàng điện tử do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư
vấn Tiêu & Dùng bình chọn.
Năm 2013: Ngân hàng chính thức tham gia thị trường vàng vào tháng 1/2013;
đạt giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2012” vào tháng 3/2013; tổ chức Đại
hội đồng Cổ đông 3 vào tháng 4/2013; ra mắt giải pháp công nghệ eCounter -
eGold và Thẻ tiêu dùng Đa tiện ích - các giải pháp công nghệ thông minh lần
đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 7/2013; đạt giải "Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu"
năm 2013 vào tháng 11/2013; ra mắt nhận diện thương hiệu mới với tên viết tắt
là TPBank và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất
sắc trong công tác tái cơ cấu vào tháng 12/2013. Đồng thời, trong năm 2013,
TPBank khai trương rất nhiều Chi nhánh và phòng giao dịch.
Năm 2014: TPBank trở thành Ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản
eBank trên nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản
Mobile Banking và Internet Banking vào tháng 9/2014 và vào tháng 12/2014,
TPBank khai trương trụ sở mới tại 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đồng thời, trong năm 2015, Ngân hàng đã khai trương rất nhiều Chi nhánh trên
toàn quốc.
Năm 2015: Trong năm này, TPBank đẩy mạnh việc khai trương ở nhiều địa
điểm trên các địa bàn trên toàn quốc.
Năm 2016: TPBank ra mắt phiên bản Ebank v.7.0 – tự do cá nhân hóa & Ebank
Biz – HTML5 cho doanh nghiệp vào tháng 6/2016 và ra mắt thẻ tín dụng
TPBank World MasterCard vào tháng 8/2016. Ngân hàng cũng đã đưa vào hoạt
động hơn 10 điểm giao dịch mới trong cả nước theo phê duyệt của NHNN Việt
Nam.
Năm 2017: TPBank cho ra mắt nhiều giải pháp công nghệ cao vào các dịch vụ
ngân hàng như hệ thống giao dịch tự động 24/7 LiveBank vào tháng 2/ 2017, trợ
lý ảo T’aio phục vụ khách hàng tháng 7/2017 và ra mắt ứng dụng thanh
toán QR-TPBank.
Năm 2018: tháng 4/2018 TPBank chính tức niêm yêt thành công 555 triệu cổ
phiếutrên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. 6 tháng sau cổ phiếu của
TPBanhk được giaodịch ký quỹ và vốn điều lệ của ngân hàng lúc bấy giờ là
8.566 tỷ đồng. Tháng 5 /2018LiveBank cập nhật thêm tính năng phát hành thẻ
ATM ngay tức thì tới khách hàng.Tháng 6/2018 ngân hàn Tiên Phong đồng
hành cùng chương trình Shark Tank hiệnthục hóa những ước mơ khởi nghiệp
của starup. Tháng 8/2018 TPBank nằm trongnhóm các ngân hàng thương mại
cổ phần có xếp hạng tính nhiệm tốt nhất Việt Nam doMoody’s đánh giá. Tháng
11/2018 TPBank kỷ niệm 10 năm thành lập và được traotặng Huân chương lao
động Hạng Ba do Đảng và Nhà nước trao tặng. Tháng 12/2018 TPBank Nhận
giải thưởng Ngân hàng SME phát triển nhanh nhất tại Việt Nam do tạpchí
Global Banking and Finance Review trao tặng. Trong suốt năm 2018 ngân
hàngTiên Phong cho khai trương rất nhiều chi nhánh ngân hàng tại các tỉnh,
thành phố miềnTrung và miền Tây nước ta.
Năm 2019: Kết thúc năm 2019, TPBank vượt tất cả chỉ tiêu kinh doanh đã đặt
ra tại Đại Hội đồng cổ đông hồi đầu năm: lợi nhuận trước thuế gần 3.900 tỷ
đồng, tăng 71.3% so với năm 2018; tổng tài sản đạt gần 165 nghìn tỷ đồng; tổng
huy động đạt trên 147 nghìn tỷ đồng; nợ xấu được kiểm soát ở mức 1.3%.
Năm 2020: Kết thúc năm 2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt 206.316 tỷ đồng,
tăng 24,47% so với năm 2019 và vượt hơn 14% kế hoạch năm. Tổng huy động
đạt 184.953 tỷ đồng. tăng 25,15% so với năm trước, trong khi dư nợ cũng có
mức tăng trưởng tốt, khá cao so với toàn ngành. Tổng thu nhập hoạt động của
TPBank trong năm 2020 được ghi nhận ở mức 10.368 tỷ đồng, tăng 22,4% so
với năm 2019.
Năm 2021: Kết thúc năm, tổng tài sản TPBank đạt 292.827 tỷ
đồng, tăng gần 42% so với đầu năm; vốn điều lệ tăng lên hơn 15.818 tỷ đồng
trong đó vốn tự có đạt 25.987 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt
6.038 tỷ đồng, tăng gần 40% so với
năm 2020. Tổng huy động đạt 262.385 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu được
kiểm soát rất thấp, chỉ 0,81%. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thực hiện tốt trách
nhiệm với cộng đồng, chủ động
miễn giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân; đồng hành
cùng Chính Phủ trong cuộc chiến chống Covid-19.
3. Sản phẩm và dịch vụ
Mặc dù là ngân hàng trẻ, “sinh sau đẻ muộn” và từng trải qua giai đoạn tái cơ
cấu mạnh mẽ. Nhưng TPBank không chỉ cải thiện mạnh về kinh doanh mà còn
liên tục ra mắt các sản phẩm dịch vụ mới mang đậm dấu ấn ngân hàng số, mang
đến sự tiện lợi tối ưu cho khách hàng.
Sản phẩm tiết kiệm ngân hàng TPBank:
Tiết kiệm thường lĩnh lãi định kỳ
Tiết kiệm Tài Lộc
Tiết kiệm thường lĩnh lãi cuối kỳ
Tiết kiệm thường lĩnh lãi đầu kỳ
Tiết kiệm kỳ hạn ngày
Tiết kiệm điện tử
Tài khoản gửi góp Future savings
Tài khoản gửi góp An Gia Phát Lộc
Tài khoản gửi góp Future Savings Kids
Tài khoản tích lũy tự động
Tiết kiệm Trường An Lộc
Tiết kiệm gửi góp Savy
Tiết kiệm gửi 6 tháng
Tiền gửi Bảo An Lộc
Tiền gửi Bảo An Lộc lĩnh lãi định kỳ
Sản phẩm cho vay ngân hàng TPBank:
Vay mua nhà, xây sửa nhà
Vay mua ô tô
Vay tiêu dùng thế chấp
Vay kinh doanh
Vay khởi nghiệp
Vay thấu chi tín chấp
Vay thấu chi thế chấp
Vay tiêu dùng trả góp tín chấp
Vay cầm cố giấy tờ có giá
Ứng sổ tiết kiệm
Cho vay tiền mặt đa tiện ích
Vay Topup với các KH đang vay thế chấp tại TPBank
Vay sinh viên
Sản phẩm thẻ ngân hàng TPBank:

Thẻ tín dụng TPBank Thẻ ghi nợ TPBank


Thẻ tín dụng TPBank World Thẻ Ghi nợ quốc tế TPBank Visa
MasterCard Golf Privé CashFree
Thẻ tín dụng TPBank World Thẻ ATM Smart 24/7
MasterCard Club Privé Thẻ phi vật lý TPBank MasterCard
Thẻ tín dụng quốc tế TPBank Visa eMoney
Thẻ Tín dụng quốc tế TPBank Visa Thẻ ghi nợ quốc tế TPBank Visa Plus
Platinum
Thẻ Tín dụng quốc tế TPBank Visa
Vàng
Thẻ tín dụng quốc tế TPBank Visa
Chuẩn
Thẻ Đồng thương hiệu MobiFone –
TPBank Visa PlatinumTPBank Visa
FreeGo
Dịch vụ ngân hàng số TPBank:
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu
quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng
công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân
hàng số, TPBank đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ
tiên tiến với những sản phẩm đột phá như:
LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7
Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng
QuickPay – thanh toán bằng mã QR code
Ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank…TPBank đã ứng dụng thành công trợ lý ảo
T’aio với trí thông minh nhân tạo AI và công nghệ máy học Machine Learning,
hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói và vân tay… Tất cả những sản
phẩm vượt trội đó đã giúp TPBank trở thành nhà băng đầu tiên có hệ sinh thái
ngân hàng số đa dạng và vượt trội tại Việt Nam.
II. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược
1.Tầm nhìn và sứ mệnh
Ngân hàng TPBank có tầm nhìn trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu
tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện
đại, tiên tiến góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Cùng với sứ mệnh “
TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hoàn hảo cho Khách hàng và Đối
tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao TPBank là tổ
chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang lại lợi
ích tốt nhất cho các Cổ đông.TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân
viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế,phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự
nghiệp của bản thân. TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực
tham gia các hoạt động cộngđồng với mục tiêu vì CON NGƯỜI và HƯNG
THỊNH QUỐC GIA.”
2. Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu của doanh nghiệp Ngân hàng TPBank trong 5 năm tới 2022 đến 2027
là tăng trưởng an toàn, phát triển bền vững, đặt lợi nhuận hơn 40.000 tỷ đồng
trong 5 năm tới.
1.Dự báo, đánh giá tiềm năng ngành
● Trong 5 năm tới, ngành ngân hàng sẽ phát triển đa dạng, tập trung chủ
yếu vào phát triển công nghệ số, chuyển đổi số.
● Hiện tại, TPBank đã qua giai đoạn chuyển đổi số, giờ là giai đoạn sáng
tạo số, từ đó thu hút nhiều khách hành tiềm năng.
2.Định hướng
● Ngân hàng số hàng đầu VIệt Nam: đưa ra nhiều công nghệ vượt vội
(ebank), ngân hàng không ngủ (Lifebank); Ứng dụn công nghệ vân tay,
blockchain, Big Data
● Phát triển toàn diện về công nghệ số, khách hàng mục tiêu, lợi nhuận.
● Phát triển theo tiêu chuẩn chung của ngân hàng quốc tế (Basel III)-Hiệp
ước an toàn vốn quốc tế
● Hội đồng quản trị định hướng chiến lược phát triển với mục tiêu trở thành
top 5 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam
3. Xu thế phát triển
● Phát triển ngân hàng xanh, đầu tư các dự án môi trường: Dịch vụ môi
trường, Bất động sản xanh,...
● Phát triển ngân hàng số, áp dụng nhiều công nghệ (IOT)
● Thanh toán không dùng tiền mặt, sim số đẹp, mở tài khoản theo
nickname
● Phát triển ngân hàng bán lẻ, tập trung cung cấp dịch vụ cho người dân
hơn là với các doanh nghiệp khác.
● An ninh mạng, tập trung mạnh tăng cường hệ thống giám sát rủi ro theo
tiêu chuẩn BASEL III.
4. Dự báo số liệu
● Lợi nhuận 25%/24,5%, đạt tăng trưởng tín dụng cao hơn so với toàn
ngành.
● Duy trì nợ xấu mức thấp dưới 1,5%. Đặc biệt năm 2021, tỷ lệ nợ xấu chỉ
0,81%.
● Tỷ lệ cho vay TGNH mức 60%
● Tỷ lệ an toàn vốn Basel đạt trên 12%.
● Đặt mục tiêu giữ nguyên 44.693 nghìn/cổ phiếu theo phương pháp thu
nhập thặng dư.
● Năm 2020: + ROE (Lợi nhuận trên vốn) đạt 22,41%
+ CIR (Chi phí/Thu nhập) đạt 33%
III. Phân tích môi trường kinh doanh
1. Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp,
gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và hoạt động Marketing của doanh
nghiệp. Môi trường vĩ mô còn chính là các yếu tố, lực lượng, thể chế… nằm bên
ngoài tổ chức mà nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng có ảnh hưởng
gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của một tổ chức.
Môi trường vĩ mô bao gồm 6 yếu tố: nhân khẩu học/dân số học, kinh tế, môi
trường tự nhiên, công nghệ, môi trường chính trị – xã hội và môi trường văn
hóa.
Môi trường vĩ mô, gắn liền với chu kỳ kinh doanh chung, trái ngược với kết
quả hoạt động của một khu vực kinh doanh riêng lẻ.
1.1. Môi trường kinh tế:
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường gây ảnh hưởng tiêu cực tới
mọi mặt kinh tế, đời sống xã hội trong nước, làm tăng trưởng ở hầu hết các
ngành, lĩnh vực chậm lại. Nhờ sự quyết tâm đồng lòng của toàn hệ thống chính
trị cùng sự ủng hộ của toàn dân, Việt Nam đã phần nào kiểm soát và khống chế
được dịch bệnh, qua đó hoàn thành và vượt 8/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã
hội năm 2020. Trong đó GDP tăng trưởng 2,19%, tuy là mức tăng thấp nhất
trong giai đoạn 2015 –2020 nhưng trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến
phức tạp thì đây cũng được coi là một thành công lớn của Việt Nam với mức
tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới, trong khi GDP toàn cầu sụt giảm
4,4%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với trước, giữ
CPI bình quân năm 2020 dưới 4% như Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản bình
quân tăng 2,31% so với bình quân năm trước, đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,31% so với bình quân năm trước, đạt mục
tiêu kiểm soát lạm phát.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 543,9
tỷ USD, tăng 51% so với năm trước, trong đó xuất siêu đạt kỷ lục 19,1 tỷ USD.
Giải ngân đầu tư công tăng mạnh,ước đạt 82,8% dự toán (tính cả số vốn các
năm trước chuyển sang năm 2020, thì tỷ lệ giải ngân đạt 73%). Chi ngân sách
nhà nước đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế -xã hội,
quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn,…
đặc biệt hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, khắc phục thiên tai, ũ
lụt.Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. chỉ số giá vàng bình
quân năm 2020 tăng 28,5% so với năm 2019, chỉ số giá Đô la Mỹ bình quân
giảm 0,02%. Ngân Hàng Nhà nước 3 lần giảm lãi suất, tính chung cả năm lãi
suất OMO giảm 1,5% về 2,5%/năm, trần lãi tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6
tháng giảm 1% về 4%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5% về
4,5%/năm,…
1.2. Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên tạo nên thị trường cung ứng yếu tố đầu vào doanh
nghiệp cũng như ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm và dân cư. Từ đó, nó tác
động đến sức mua, khả năng tiêu thụ, bán hàng của doanh nghiệp và chiến lược
phát triển bền vững của tổ chức. Môi trường tự nhiên ảnh hưởng khá lớn đến
các ngành kinh tế kỹ thuật và các doanh nghiệp thông qua các nhân tố như lũ
lụt, thiên tai, dịch bệnh,...Khi các yếu tố tự nhiên ổn định thuận lợi thì các doanh
nghiệp mới trên đà phát triển thuận lợi. Vì môi trường sinh thái tốt xấu đều ảnh
hưởng đến hoạt động chiến lược của doanh nghiệp và cả đời sống xã hội.Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) là ngân hàng đầu tiên công bố
kết quả kinh doanh 2020. Theo đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiếp tục
được duy trì ổn định, vượt mục tiêu đề ra ở hầu hết các chỉ số quan trọng.Kết
quả này củng cố thêm vị thế vững chắc của TPBank trên thị trường, đồng thời
giúp ngân hàng nâng cao khả năng hỗ trợ khách hàng và chia sẻ trách nhiệm với
xã hội trong thời gian tới, khi dịch bệnh Covid-19 vẫn gây tác động tới mọi mặt
của cuộc sống.
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh bị xấu đi bởi dịch Covid-19, tốc độ
doanh thu của TPBank vẫn tăng mạnh cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của
chiến lược Ngân hàng số và Sáng tạo số tại TPBank, giúp ngân hàng có thể duy
trì hoạt động gần như bình thường trong thời kỳ dịch bệnh, đồng thời cũng là
giải pháp cứu cánh cho ngành ngân hàng trong giai đoạn đầy thách thức này.Số
lượng tài khoản và thẻ mở mới qua hệ thống LiveBank trong năm 2020 đã tăng
gấp 4 lần năm 2019, CASA tăng gấp 5 lần, và các máy LiveBank xử lý hơn 7
triệu giao dịch, tăng 130%. Số lượng khách hàng mới tăng đáng kể trong năm
qua, nângtổng số khách của TPBank lên 3,6 triệu.Theo đó cho thấy, môi trường
tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến các tổ chức nói chung và TPBank nói riêng,
vậy việc cải thiện và bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết và là vấn đề đáng
chú ý trong thời điểm hiện tại.
1.3. Môi trường công nghệ:
Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố gây tác động đến công nghệ mới,
sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh,
trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường được biểu hiện như
những phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất,
các bí quyết, các phát minh sáng chế, các phần mềm ứng dụng.... Đúng như tên
gọi là người đi trước trong việc sử dụng các công nghệ hiện đại. TPBank đã đầu
tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng, tạo ra một mạng lưới ngân hàng số mới. Không
Gian và dịch vụ giao dịch số dành cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng
doanh nghiệp như TPBank eBank, TPBank eToken, eBank Biz ... đã và sẽ tiếp
tục thu hút một lượng lớn khách hàng nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng, an toàn,
hiệu quả; tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách
hàng. Cuối tháng 9/2018,tổng tài sản của TPBank đã vượt 126.532 tỷ đồng, dư
nợ khu vực 1 vượt 80.000 tỷ đồng, huy động vượt 113.000 tỷ đồng, nợ xấu chỉ
dưới 1%. Vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng từ 5.842 tỷ đồng lên hơn 8.566 tỷ
đồng. Về quản trị ngân hàng, trong năm 2019, TPBank đã tập trung hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ, tuân thủ các quy định về tỷ lệ an toàn hoạt động theo
thông lệ quốc tế, trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên đạt chuẩn Basel
II trước thời hạn so với lộ trình của NHNN. Tiếp tục kiên định với định hướng
Ngân hàng số hàng đầu,TPBank đã chính thức ra mắt eBank X - được coi là nền
tảng ngân hàng số của tương lai, vượt trội hoàn toàn so với phiên bản trước đó
cả về giao diện và tính năng, thỏa mãn kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng.
Đồng thời, phát triển mạnh mẽ mạng lưới“ngân hàng không ngủ” LiveBank với
số điểm giao dịch tăng gấp đôi năm 2018. TPBank liên tục cho ra đời những sản
phẩm - dịch vụ mới, tiên phong trên thị trường:phát hành thẻ TPBank Visa
Signature bằng kim loại đầu tiên tại Việt Nam, ứng dụng thành công chuyển
tiền quốc tế qua blockchain, hoàn tất chuyển đổi 100% thẻ chip nội địa,…
1.4. Môi trường Văn hóa – Xã hội:
Môi trường văn hóa, xã hội thể hiện các thái độ xã hội và các giá trị văn
hóa. Nó bao gồm nghiệp tố nhân khẩu, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số, quan
điểm sống, quan điểm về thẩm mỹ, các giá trị, chuẩn mực đạo đức… Khi có sự
thay đổi về các nghiệp tố này sẽ tạo sự thay đổi rất lớn về nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm
Người tiêu dùng trẻ - những người sinh từ 1980 đến 1994 (Thế hệ Y) và
1995 và 2015 (Thế hệ Z) - đang nhanh chóng trở thành thế hệ khách hàng tiếp
theo của nhiều ngân hàng. kế thừa của thế kỷ trước Làn sóng người tiêu dùng
trẻ tuổi này được biết đến là những người am hiểu công nghệ, sáng tạo và yêu
cầu các sản phẩm tài chính mang tính cá nhân hoá cao. Điều này cũng đòi hỏi
các ngân hàng phải tự vận động và chuyển mình để phục vụ lượng khách hàng
thời đại mới. TPBank, một ngân hàng hướng đến giới trẻ, không có nhiều mạng
lưới chi nhánh hay phòng giao dịch. Mặt khác, ngân hàng này có tới 300 hệ
thống giao dịch điện tử LiveBank với công nghệ tiên tiến trên thế giới, giúp
người tiêu dùng có thể mở tài khoản ngân hàng hoặc gửi tiết kiệm 24/7 mà
không cần đến trực tiếp quầy giao dịch. Cách tiếp cận công nghệ này đã được
cải tiến theo thời gian, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xác thực danh tính của
người dùng, cho phép TPBank khởi chạy một hệ sinh thái ngân hàng kỹ thuật số
bao gồm chính hệ thống. Đề án LiveBank, các ứng dụng di động và khả năng
tương tác thanh toán với các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản và Thái Lan đều đang được triển khai. Như vậy, dù sử dụng thẻ nội địa hay
quét mã QR Code của ngân hàng này, du khách Việt Nam đều có thể thanh toán
tiện lợi tại các quốc gia này bằng điện thoại thông minh có kết nối
Internet.Khách du lịch từ các nước này ngoài cũng có thể sử dụng các phương
thức thanh toán điện tử tại Việt Nam một cách dễ dàng.
1.5. Môi trường Chính trị - Pháp luật:
Yếu tố môi trường chính trị và luật pháp chính là yếu tố quan trọng mà
doanh nghiệp cần xem xét. Nếu thiếu đi sự ổn định chính trị thì sự phát triển dài
hạn, bền vững của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Luật pháp và cơ
chế ngành có thể tạo nên ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc ra quyết
định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.Trong năm 2020, không
chỉ nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức để duy trì đà tăng trưởng,
TPBank còn tiên phong sẻ chia khó khăn với người dân, với cộng đồng doanh
nghiệp bằng việc miễn giảm lãi cho trên 10.000 khách hàng với số tiền là 213 tỷ
đồng. Thực hiện đúng pháp luật mà Chính phủ đưa ra, TPBank cam kết không
tham gia, không cấp tín dụng hoặc các hoạt động hỗ trợ tài chính khác cho các
dự án kinh doanh có ảnh hưởng xấu đến môi trường, xã hội. Trong hoạt động
của mình, Ngân Hàng luôn ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp, dự án kinh
doanh thân thiện với môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.
1.6. Nhân khẩu học
Hiện tại, có 59% người Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 67% sử dụng
internet và 70% sử dụng điện thoại thông minh.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng về Mobile Banking đạt là 200% và hiện có
khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng mỗi ngày. Đồng
thời, Việt Nam hiện đã có 70 tổ chức tín dụng, chưa kể các đơn vị trung gian
thanh toán như ví điện tử đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua
internet, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động
Dân số trẻ ở Việt Nam với tỷ lệ thâm nhập dịch vụ số cao: Trong 2020, Việt
Nam có lượng người dùng số mới cao nhất khu vực ĐNA (chiếm 41% tổng số
người tiêu dùng). Rõ ràng, với TPBank, lựa chọn chiến lược đổi mới số, sớm và
phát triển nhanh ngân hàng số giúp rút ngắn cả một quá trình. Và khi đi sớm, đi
trước đồng nghĩa với cơ hội nắm được thị phần. Cập nhật mới nhất từ kết quả 6
tháng đầu năm 2020, TPBank đã có lượng khách hàng mới cũng như tiền gửi
CASA tăng lên đáng kể. Nhờ đầu tư triển khai nền tảng số từ nhiều năm qua,
việc áp dụng eKYC sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đưa công nghệ định danh
khách hàng hiện đại này tiếp cận tới nhiều khách hàng mới hơn nữa.
2. Môi trường ngành
2.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại:
TPBank xác định hướng cạnh tranh chiến lược là phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử dựa trên một nền tảng công nghệ hiện địa. Tuy nhiên, tới thời điểm
hiện nay, việc đó vẫn chưa được hiện thực hóa. Thực tế, hầu như các ngân hàng
hiện nay đã và đang thay đổi hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển các dịch vụ
ngân hàng điện tử, nên nếu như không tạo được dịch vụ mới đột phá, khả năng
cạnh tranh của TPBank sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tính đến cuối năm 2009, tiềm lực về vốn và tài chính của TPBank rất thấp.
Quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản thấp hơn nhiều so với các Ngân hàng
khác như: Vietcombank, Vietinbank, MSB, Techcombank, Sacombank, ACB.
Mức vốn điều lệ khiêm tốn, làm khả năng cạnh tranh của TPBank thấp hơn rất
nhiều khi sử dụng các yếu tố liên quan đến vốn tự có cụ thể như: Giới hạn cho
vay, bảo lãnh: Theo quy định thì tổng mức cho vay và bảo lãnh của một TCTD
với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của các TCTD, tổng
mức cho vay của một TCTD với một khách hàng không được vượt quá 15%
vốn tự có của các TCTD. Thực tế đã cho thấy giới hạn này đã ảnh hưởng rất
nhiều đến hoạt động kinh doanh của TienPhongBank.
Xuất hiện năm 2017, TPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai
áp dụng hệ thống VTM (Video Teller Machine) với tên gọi LiveBank cho phép
khách hàng giao dịch gửi tiền, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, mở thẻ lấy ngay xác
thực bằng khuôn mặt và vân tay… 24/7 mà không cần làm việc trực tiếp với
nhân viên tại quầy.
Chỉ sau 3 năm đi vào vận hành, mô hình này đã cho thấy sự lợi hại vượt trội
khi chỉ riêng sức huy động vốn và tạo kênh các giao dịch cơ bản đã ngang ngửa
với cả một chi nhánh ngân hàng truyền thống.
Đến năm 2020, với việc áp dụng các công nghệ tân tiến nhất, LiveBank của
TPBank có những tính năng duy nhất trên thị trường Việt Nam như nhận diện
khách hàng từ xa qua cuộc gọi trực tuyến, hỗ trợ giao dịch mà không cần gặp
mặt trực tiếp… Khách hàng có thể mở tài khoản, đăng ký ngân hàng số, phát
hành thẻ và nhận ngay chỉ trong 5 phút, giao dịch xác thực bằng khuôn mặt, vân
tay…
Chính nhờ kinh nghiệm triển khai và vận hành eKYC từ LiveBank trong
thời gian dài vừa qua, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cho biết:
“Chúng tôi không mất nhiều thời gian ứng dụng lên nền tảng di động đồng thời
chúng tôi cũng lường trước và hạn chế được các rủi ro phát sinh trên app.”
Đây cũng là thành quả của quyết định lựa chọn chiến lược chuyển đổi số, và
tầm nhìn xa, đã được ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra từ năm 2016. Ông Hưng
chia sẻ thêm, mỗi năm TPBank dành khoảng 25-30% ngân sách cho công nghệ.
Nhưng thành quả có được không chỉ ở câu chuyện “đầu tư bao nhiêu tiền,” mà
quan trọng là việc tiếp cận công nghệ nguồn đã được triển khai từ rất sớm và
liên tục, cùng với chiến lược về nhân sự, tạo lập quy trình và cả kinh nghiệm.
Kết quả là, tỷ lệ số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số trên tổng giao
dịch của TPBank đã tăng từ 72% cuối năm 2018 lên 83% ở thời điểm cuối
tháng 6/2020. Tỷ lệ giá trị giao dịch trong cùng thời điểm cũng đã tăng từ 66%
lên 72%.
Rõ ràng, với TPBank, lựa chọn chiến lược đổi mới số, sớm và phát triển
nhanh ngân hàng số giúp rút ngắn cả một quá trình. Và khi đi sớm, đi trước
đồng nghĩa với cơ hội nắm được thị phần. Cập nhật mới nhất từ kết quả 6 tháng
đầu năm, TPBank đã có lượng khách hàng mới cũng như tiền gửi không kỳ hạn
(CASA) tăng lên đáng kể. Nhờ đầu tư triển khai nền tảng số từ nhiều năm qua,
việc áp dụng eKYC sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đưa công nghệ định danh
khách hàng hiện đại này tiếp cận tới nhiều khách hàng mới hơn nữa.
Hiện nay, các ngân hàng khác cũng đang đẩy mạnh số hóa, đây là xu hướng
tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0 và là dấu hiệu tích cực cho toàn ngành. Hệ
sinh thái số trong ngân hàng sẽ ngày càng hoàn thiện, tạo nên thói quen và thay
đổi hành vi khách hàng. Việc này sẽ mang lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân
hàng.
Khách hàng sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ ngân hàng, giao dịch nhanh
chóng, an toàn, giảm thiểu tiền mặt. Các ngân hàng sẽ hưởng lợi từ một hệ
thống đồng bộ và sự cạnh tranh luôn tạo ra động lực phát triển, mang lại sự sáng
tạo cho các ngân hàng.
Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có chiến lược riêng dựa trên quy mô, đối
tượng khách hàng... Do vậy, sự cạnh tranh ở đây sẽ không hẳn là trực tiếp, mà
sẽ là sự phát triển đồng bộ, hợp lý và có lộ trình, bản sắc riêng. TPBank đã
sớm nhận thức được xu hướng này và đi trước một bước bằng những nghiên
cứu, đầu tư vào công nghệ số từ rất sớm. Qua những bài học kinh nghiệm tích
lũy được, TPBank đã tạo ra một văn hóa, một tư duy mở, luôn hướng tới “Đổi
mới số và Sáng tạo số” để tiếp tục tiên phong, giữ vững vị thế Ngân hàng số số
1 Việt Nam đã được thị trường đón nhận.
Chẳng hạn, là một đối thủ cạnh tranh của TPBank, BIDV giới thiệu phần
mềm thanh toán bằng mã QR trên ứng dụng BIDV Smart Banking. Theo đó,
khách hàng chỉ cần sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh để thanh toán
các sản phẩm bán hàng online hay các cửa hàng có tích hợp tính năng thanh
toán bằng QR lên website, fanpage, in trên bao bì sản phẩm, các tài liệu quảng
cáo, điểm bán hàng. Agribank cũng giới thiệu trải nghiệm E-mobile banking với
nhiều ứng dụng đa tiện ích như nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, chuyển
khoản, đặt vé máy bay, quản lý đầu tư. Là một ngân hàng “đẻ muộn sinh sau”
nên chi nhánh không nhiều nhưng khi đi theo định hướng ngân hàng số đã giúp
TPBank khắc phục hạn chế chi nhánh. Vì vậy, việc mở rộng LiveBank là phù
hợp. Thủ tục mở chi nhánh hiện nay cũng rất phức tạp và lâu nên không thể
trông chờ mở chi nhánh truyền thống để tăng khách hàng.
TienphongBank (TPBank) là ngân hàng duy nhất cho phép khách hàng mở
thẻ, mở tài khoản trong vài phút tại LiveBank. Khi dịch vụ tốt hơn, trải nghiệm
tốt hơn thì chúng ta sẽ thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị phần.
TPBank giới thiệu hình thức giao dịch LiveBank trên máy ATM 100% tự
động, hoạt động 24/7 và được hỗ trợ bởi giao dịch viên từ xa qua video.
Như vậy, có thể thấy, đến thời điểm hiện nay việc ứng dụng các công nghệ
mới vào hoạt động thanh toán trực tuyến, cũng như đa dạng hóa các sản phẩm –
dịch vụ trên nền tảng ngân hàng số đã bắt đầu đi vào thực tiễn khá mạnh mẽ. Từ
mức độ thử nghiệm trong khoảng 5-7 năm trở lại đây thì hiện nay với sự vào
cuộc của hầu hết các NHTM trong hệ thống và hàng chục công ty fintech (cả
trong và ngoài nước), sân chơi công nghệ số dường như đã bước vào thời kỳ
cạnh tranh mạnh mẽ và sôi động, báo hiệu những bước chuyển đáng mừng cho
hệ thống tài chính ngân hàng tại Việt Nam.
Với tình hình vĩ mô được dự báo sẽ hồi phục mạnh và mặt bằng lãi suất
được giữ ở mức thấp, ngân hàng cho rằng điều này sẽ làm tăng nhu cầu tín dụng
cho hoạt động SXKD, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đạt được mức
như kỳ vọng của BSC.
Đẩy mạnh cho vay về SME và cá nhân là bước đi của nhiều ngân hàng.
Trong giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng trưởng cho vay bán lẻ là 27.0% trong
giai đoạn từ 2015 – 2019 và giảm xuống mức 13.5% trong năm 2020. Các ngân
hàng trong 9 tháng đầu năm 2020 đã chủ động cắt giảm cho vay SME và cá
nhân, tập trung cho vay vào đối tượng KH lớn nhằm giảm thiểu rủi ro. Nhờ sự
phục hồi của kinh tế, báo cáo ngành cho rằng cho vay SME và cá nhân sẽ tiếp
tục được đẩy mạnh cả về phía cầu và cung, từ đó hỗ trợ tăng trưởng tín dụng
năm 2020.
Bản đồ nhóm chiến lược trong ngành
Agribank MSB
BIDV TPBank
Toàn quốc Techcombank
MB Bank
Vietcombank Kienlongbank
Vietinbank VPBank
… …

Vùng miền

Nhà Nước Tư Nhân

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Các yếu tố so sánh TPBank Đối thủ cạnh tranh


Techcombank VPBank MSB
Chất lượng dịch vụ 4 3 3 4
Mức độ đa dạng 4 3 3 3
hóa sản phẩm
Mạng lưới chi 2 4 1 2
nhánh
Chăm sóc khách 3 3 3 2
hàng
Marketing 4 2 2 1
2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
● Ví điện tử
Thực tế cho thấy, vài năm trở lại đây, trong làn sóng phát triển của công
nghệ Fintech (công nghệ trong tài chính), hàng loạt ví điện tử như MoMo, Ngân
lượng, VinaPay, Payoo, Mobivi, ZaloPay… (hay thậm chí là những cái tên đến
từ Trung Quốc như Alipay, Wechat Pay đang từng bước thâm nhập vào Việt
Nam) cung cấp vô số tiện ích và nhanh chóng thu hút người dùng. Sự xuất hiện
của các ứng dụng Fintech đã khiến cho nhiều người dù hàng ngày vẫn giao dịch
trực tuyến nhưng gần như không phải tìm đến các dịch vụ của ngân hàng, khiến
ngân hàng mất đi lượng khách hàng không nhỏ. LienVietPostBank cung cấp
nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt cho phép gửi tiết kiệm online, vay cầm
cố tiền gửi… qua mobile; MB Bank ứng dụng trợ lý ảo chatbot giải đáp, tư vấn
thông tin cho khách hàng trên mạng xã hội; Sacombank cho phép khách hàng
thanh toán, rút tiền bằng QR Code… Nhiều ngân hàng khác còn áp dụng công
nghệ phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để thực hiện đánh giá hành vi khách
hàng, dự đoán nhu cầu thị trường cũng như cảnh báo rủi ro tiềm ẩn. Theo kết
quả khảo sát được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra cuối năm 2018,có
94% ngân hàng trong nước đang tiến hành chuyển đổi số, trong đó khoảng 42%
tổ chức tín dụng coi ngân hàng số là chiến lược kinh doanh. Khảo sát của
Vietnam Report cũng cho thấy, có 93% ngân hàng hiện đang đầu tư đổi mới
công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số (Internet Banking,
Mobile Banking…); 80% đang số hóa các nghiệp vụ lõi của ngân hàng và thu
hút lao động trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin.Nhiều ví điện tử
hiện còn trở thành "siêu ứng dụng", cung cấp các dịch vụ, sản phẩm liên kết như
mua vé xem phim, mua vé xe, đặt đồ ăn…. Nếu thực hiện thanh toán hóa đơn
qua ví điện tử còn được ưu đãi hơn so với việc thanh toán tiền mặt trực tiếp.
Hoặc Thanh toán qua QR Code thay vì quẹt thẻ ATM; gửi – chuyển tiền rất
nhanh chóng và an toàn, không cần đến ngân hàng mất thời gian chờ đợi, đi lại.
● Sản phẩm thay thế
Vì là một ngân hàng mới và có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng và là
tiên phong cho sự phát triển của ngân hàng số nên trong thời điểm hiện tại vẫn
có khá ít các sản phẩm thể thay thế cho các sản phẩm, dịch vụ của TPBank. Tuy
vậy hiện nay trên thị trường đã có sự xuất hiện mạnh mẽ của các tổ chức cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các công ty tài chính cung cấp dịch vụ cho
vay đã ít phần ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng từ các hoạt động trên.
Và hiện nay các hoạt động cho vay, cầm cố, thế chấp tài sản và đổi tiền vẫn
được thực hiện bên ngoài ngân hàng rất nhiều giữa các cá nhân với nhau bởi các
cá nhân thực hiện các giao dịch này mong muốn nhanh chóng có tiền mà không
phải gặp quá nhiều rắc rối về thủ tục, giấy tờ. Tuy những giao dịch này không
gây ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của các ngân hàng bởi các hoạt động
này đã được điều chỉnh bởi luật pháp nhưng đây vẫn là các sản phẩm thay thế
truyền thống cho các sản phẩm của ngân hàng.

● Rào cản gia nhập ngành


Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu
mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách
hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được. Những
điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định khả năng tồn tại của một ngân
hàng đang muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.
Khi rào cản gia nhập ngành càng cao thì sẽ ngăn chặn các đối thủ gia nhập thị trường
và mức độ cạnh tranh trong ngành cũng thấp hơn. Ngược lại, khi rào cản gia nhập
ngành thấp đi thì các đối thủ có thể dễ dàng gia nhập thị trường và cạnh tranh với bạn.
2.3. Nhà cung cấp

● Quy trình tín dụng của tp bank cho khách hàng tư nhân
Các bước trong quy trình tín dụng cho khách hàng tư nhân
- b1: Tiếp cận và thu thập thông tin từ khách hàng
- b2: Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng
- b3: Ra quyết định chính thức và tiến hành làm hợp đồng cho vay
- b4: Giải ngân, thu nợ và giám sát tín dụng
- b5: Thanh lý hợp đồng tín dụng của người đi vay

● Quy trình tín dụng của tp bank cho khách hàng doanh nghiệp
Các bước trong quy trình tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp
- b1: Lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng doanh nghiệp
- b2: Phân tích tín dụng của khách hàng doanh nghiệp
- b3: Đưa ra quyết định tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp
- b4: Giải ngân và giám sát tín dụng của doanh nghiệp
- b5: Giám sát và thanh lý tín dụng đối với doanh nghiệp
⇒ Để cung cấp dịch vụ chi tiết, đảm bảo nhanh, an toàn, thuận tiện như vậy thì TP
bank cần phải có các yếu tố đầu vào như là: Nguồn lực tài chính dồi dào, công nghệ
và các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, hệ thống đối tác rộng khắp,
chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị tài chính
Và để làm được điều đó thì TPBank có 5 cổ đông lớn sau: TPBank được đầu tư bởi
05 cổ đông lớn trong lĩnh vực Tài chính, Công nghệ thông tin, và Dịch vụ viễn thông
là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động
VMS (MobiFone), Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) và
Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.

⇒ Áp lực từ nhà cung cấp


Áp lực cạnh tranh xuất phát từ khả năng mặc cả của nhà cung cấp. Các nhà cung cấp
của các thành viên trong ngành đại diện cho lực lượng cạnh tranh yếu hay mạnh phụ
thuộc vào mức độ mà các nhà cung cấp có đủ khả năng thương lượng để ảnh hưởng
đến các điều khoản và điều kiện cung cấp có lợi cho họ.
Nhà cung cấp có khả năng thương lượng tốt có thể làm hao tổn lợi nhuận của ngành
bằng cách đòi giá các thành viên trong ngành cao hơn, chuyển chi phí sang cho họ, và
hạn chế cơ hội của họ trong việc tìm giao dịch tốt hơn. Ví dụ, Microsoft và Intel, cả
hai đều cung cấp máy tính với các thành phần cần thiết, được biết đến với việc sử
dụng tư cách thống lĩnh thị trường của họ không chỉ để đòi giá các nhà sản xuất máy
tính với giá cao mà còn để tận dụng các nhà sản xuất máy tính trong những cách khác.
Sức mạnh mặc cả của hai công ty này đối với khách hàng của họ là quá lớn đến nỗi
mà cả hai công ty đều đã có dịp phải đối mặt với cáo buộc chống độc quyền.
Một số các yếu tố quyết định khả năng mặc cả của nhà cung cấp:
o Sản phẩm của nhà cung cấp là khan hiếm: Các nhà cung cấp các mặt hàng khan
hiếm có quyền định giá và thương thảo giá cả, trong khi đó sự tăng lên trong việc
cung cấp sẵn các mặt hàng cụ thể làm thay đổi khả năng thương lượng với các thành
viên trong ngành.
- Các nhà cung ứng cung cấp nguồn đầu vào khác biệt có giúp nâng cao hiệu
suất và chất lượng của sản phẩm của ngành công nghiệp: Một đầu vào cụ thể
càng khác biệt và có giá trị về nâng cao hiệu suất và chất lượng của các sản
phẩm của các thành viên trong ngành công nghiệp, thì các nhà cung cấp càng
có nhiều quyền thương thảo giá cả và quyền định giá hơn.
- Sản phẩm đang được cung cấp là một mẫu mã hoặc một loại hàng hóa có luôn
là có sẵn từ nhà cung cấp: Các nhà cung cấp các mặt hàng mà thị trường luôn
sẵn có sẽ ở trong một vị thế yếu để yêu cầu một mức phí cao hơn hoặc đòi hỏi
những điều kiện thuận lợi khác vì các thành viên trong ngành có thể dễ dàng có
được nguồn đầu vào đó ở cùng một mức giá từ nhiều nhà cung cấp khác.
- Việc chuyển đổi nhà cung cấp của các thành viên trong ngành công nghiệp là
khó khăn và tốn kém: Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp đầu vào của các thành
viên trong ngành công nghiệp càng cao, thì sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp
của họ càng mạnh mẽ. Chi phí chuyển đổi thấp hạn chế khả năng thương lượng
của nhà cung cấp bằng cách cho phép các thành viên công nghiệp thay đổi nhà
cung cấp nếu có một nhà cung cấp cố gắng để nâng giá cao hơn chi phí chuyển
đổi.
- Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế tốt các sản phẩm của nhà cung cấp: Sự có
sẵn của các yếu tố đầu vào thay thế làm giảm khả năng thương lượng của các
nhà cung cấp bằng cách giảm sự phụ thuộc của các thành viên trong ngành vào
các nhà cung cấp. Đặc tính giá cả và hiệu suất của các yếu tố đầu vào thay thế
càng tốt, thì sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp càng yếu.
- Các thành viên trong ngành công nghiệp chiếm một phần khá lớn trong tổng
doanh số bán hàng của nhà cung cấp: Như một quy luật, các nhà cung cấp có ít
khả năng thương lượng hơn khi doanh số bán hàng của họ cho các thành viên
của ngành chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của họ. Trong trường hợp
như vậy, các phúc lợi của các nhà cung cấp được gắn chặt với sự thịnh vượng
của khách hàng chính của họ. Nhà cung cấp có một động lực lớn để bảo vệ và
nâng cao sức cạnh tranh của khách hàng chính của họ thông qua giá cả hợp lý,
chất lượng vượt trội, và sự tiến bộ không ngừng trong công nghệ của các mặt
hàng cung cấp.

2.4. Các khách hàng


Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn, thành bại
của một doanh nghiệp đặc biệt là trong thị trường cung ứng các dịch vụ ngân hàng với
các dịch vụ tương tự nhau, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn về các ngân hàng còn các
ngân hàng phải cạnh tranh với nhau để dành khách hàng về phía mình và trong môi
trường này khách hàng chính là người có nhiều ưu thế hơn. Và nắm được điều này
TPBank đã có những bước cải tiến và phát triển để có thể lôi kéo một lượng lớn khách
hàng về phía mình. Đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ trong các thế hệ Y (1980 – 1990)
và thế hệ Z (1995-2015) là phân khúc khách hàng mà TPBank luôn hướng tới. Vì
nhóm khách hàng này đều là những người trẻ, năng động họ có khả năng tiếp thu
nhanh các nền tảng công nghệ và mức độ lan truyền thông tin của thế hệ này vô cùng
lớn điều này rất phù hợp với mục tiêu phát triển chuyên sâu của ngân hàng TPBank về
ngân hàng số. bằng chứng là trong năm 2020 tổng số lượng khách hàng của TPBank
đã lên 3,6 triệu khách đa phần là các khách hàng của hệ thống LiveBank. Tuy vậy các
phân khúc khách hàng truyền thống là phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng
doanh nghiệp của ngân hàng vẫn luôn được quan tâm. Ngân hàng TPBank vẫn
triển khai nhiều chương trình, sản phẩm và đa dạng các dịch vụ để phục vụ cho các
phân khúc khách hàng khác nhau. Mặc dù trong tình hình dịch bệnh nhưng số lượng
khách hàng cá nhân mới và khách hàng doanh nghiệp vẫn tăng đáng kể trên tất cả các
kênh
● Áp lực và nguy cơ cạnh tranh từ khách hàng có thể được đánh giá thông qua:

- Năng lực mặc cả của người mua lớn hơn khi chi phí chuyển sang các nhãn
hiệu cạnh tranh hoặc thay thế là tương đối thấp. Những người mua mà có thể
dễ dàng chuyển đổi thương hiệu có đòn bẩy hơn những người mua có chi phí
chuyển đổi cao. Chi phí chuyển đổi giới hạn lợi nhuận ngành công nghiệp, về
bản chất, bằng cách đặt một mức đỉnh về mức độ nhà sản xuất có thể tăng giá
hoặc giảm chất lượng trước khi họ mất kinh doanh của người mua.
- Quyền lực của người mua gia tăng khi hàng hóa trong ngành được tiêu chuẩn
hóa hoặc sự khác biệt là yếu. Trong hoàn cảnh như vậy, người mua thực hiện
lựa chọn của họ trên cơ sở giá cả, làm tăng cạnh tranh về giá giữa các nhà sản.
Khi sản phẩm được phân biệt,lựa chọn của người mua có nhiều hạn chế và họ
khó có thể tập trung vào việc thu thập giá thấp, cái mà có thể là dấu hiệu của
chất lượng kém.
- Người mua có được đòn bẩy nếu họ được thông báo đầy đủ về sản phẩm, giá
cả, và các chi phí của người bán. Thông tin người mua có càng nhiều, họ càng
có vị thế mặc cả tốt hơn. Sự sẵn có rộng rãi về thông tin sản phẩm trên Internet
làm tăng thêm khả năng thương lượng cho người tiêu dùng. Người mua có thể
dễ dàng sử dụng Internet để so sánh giá cả và tính năng của các gói dịch vụ, gửi
tiết kiệm với các mức lãi suất tốt nhất trong thế chấp và cho vay...
- Đòn bẩy người mua tăng nếu người mua có quyền quyết định hoàn toàn về việc
hoãn mua hàng hoặc thậm chí không thực hiện mua hàng. Người tiêu dùng
thường có lựa chọn để trì hoãn việc mua dịch vụ lâu bền, chẳng hạn như các
thiết bị lớn hoặc hàng hóa tùy ý như bồn tắm nước nóng và các trung tâm giải
trí gia đình, nếu họ không hài lòng với mức giá chào bán. Khách hàng doanh
nghiệp cũng có thể trì hoãn việc mua dịch vụ của họ với một số mặt hàng.
Điều này gây áp lực lên người bán hàng để cung cấp ưu đãi cho người mua để
người bán có thể giữ số bán hàng của họ không bị rơi giá.
- Sự nhạy cảm về giá mua tăng lên khi người mua có lợi nhuận thấp hoặc có thu
nhập thấp. Giá là một yếu tố quan trọng trong quyết định mua dịch vụ của
người tiêu dùng có thu nhập thấp và các công ty được hầu như không cào bằng.
Trong trường hợp này, độ nhạy cảm về giá cao của họ đã hạn chế khả năng của
người bán hàng trong việc bán lại với giá cao. Người mua nhạy cảm hơn về giá
nếu sản phẩm đại diện cho phần lớn trong tổng số mua hàng của họ. Khi việc
mua hàng chiếm một phần lớn ngân sách của người mua hoặc đại diện cho một
phần đáng kể trong cơ cấu chi phí, người mua quan tâm nhiều hơn về giá.

Sản phẩm/Thị Sản phẩm Hiện tại Sản phẩm Mới


trường
Khách hàng Thâm nhập thị trường Phát triển sản phẩm
và Thị trường ● Kí hợp tác chiến lược toàn ● e-Counter, e-Gold và thẻ tiêu
hiện tại diện với BIDV → gia nhập dùng Đa tiện ích -các giải pháp
liên minh mạng thanh toán công nghệ Thương mại lần đầu
lớn nhất Vietnam tiên ở Việt Nam
SmartLink. ● Ngân hàng đầu tiên trên cả nước
● Hệ thống ngân hàng tự động ra mắt phiên bản E-Bank trên
Minibank 24/7 nền công nghệ HTML, nhất thể
● Dịch vụ InternetBanking cho hóa Moblie Banking và
cá nhân và Doanh nghiệp InternetBanking.
● Quỹ tiết kiệm ● …
● …
Khách hàng Phát triển thị trường Đa dạng hóa
và Thị trường ● Những năm đầu mở rộng ● Ngân hàng cho ra mắt nhiều giải
mới nhiều chi nhánh tại Cần Thơ, pháp công nghệ cao vào các
Hải Phòng, Đà Nẵng,... dịch vụ ngân hàng như giao
● Đẩy mạnh khai trương nhiều dịch tự động 24/7 LiveBank, trợ
địa bàn trên toàn quốc, tiếp lý ảo T’áio phục vụ khách hàng,
cận tới nhiều khách hàng trẻ thanh toán QR-TPBank.
tiềm năng

2.5. Sản phẩm, dịch vụ thay thế

Vì là một ngân hàng mới và có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng và là tiên phong
cho sự phát triển của ngân hàng số nên trong thời điểm hiện tại vẫn có khá ít các sản
phẩm thể thay thế cho các sản phẩm, dịch vụ của TPBank. Tuy vậy hiện nay trên thị
trường đã có sự xuất hiện mạnh mẽ của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán và các công ty tài chính cung cấp dịch vụ cho vay đã ít phần ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng từ các hoạt động trên. Và hiện nay các hoạt động cho vay, cầm
cố, thế chấp tài sản và đổi tiền vẫn được thực hiện bên ngoài ngân hàng rất nhiều giữa
các cá nhân với nhau bởi các cá nhân thực hiện các giao dịch này mong muốn nhanh
chóng có tiền mà không phải gặp quá nhiều rắc rối về thủ tục, giấy tờ. Tuy những giao
dịch này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của các ngân hàng bởi các
hoạt động này đã được điều chỉnh bởi luật pháp nhưng đây vẫn là các sản phẩm thay
thế truyền thống cho các sản phẩm của ngân hàng.

● Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế là cao, trung bình, hay thấp phụ thuộc
vào ba yếu tố:
(1) Sản phẩm thay thế có sẵn: Sự hiện diện sẵn có của sản phẩm thay thế tạo ra áp lực
cạnh tranh bằng cách đặt một mức trần giá cho ngành, các thành viên có thể tạo ra phí
tổn mà không mang lại cho khách hàng động cơ để chuyển sang sản phẩm thay thế và
gặp rủi ro hao tổn doanh thu. Mức giá cao nhất này, đồng thời, là đỉnh cao của lợi
nhuận mà các thành viên công nghiệp có thể kiếm được, trừ khi họ tìm cách để cắt
giảm chi phí.
(2) Người mua xem xét các sản phẩm thay thế với yếu tố giá hấp dẫn liên quan đến
chất lượng, hiệu suất, hay các thuộc tính khác có liên quan: Trong việc quyết định
chuyển sang một sản phẩm thay thế, khách hàng so sánh hiệu suất, tính năng, độ dễ
trong sử dụng, và các thuộc tính khác cũng như giá cả để xem sản phẩm thay thế có
mang lại nhiều giá trị về tiền hơn so với sản phẩm của ngành.

(3) Các chi phí mà người mua phải chịu trong việc chuyển sang các sản phẩm thay
thế là thấp hay cao: Chi phí chuyển đổi thấp giúp những người bán các sản phẩm thay
thế hấp dẫn dễ dàng hơn trong việc thu hút người mua với những thứ họ cung cấp, chi
phí chuyển đổi cao ngăn chặn người mua trong việc mua sản phẩm thay thế. Chi phí
chuyển đổi điển hình bao gồm: thời gian và sự bất tiện liên quan đến chuyển đổi,
thanh toán cho các trợ giúp kỹ thuật để đưa ra các chuyển đổi, chi phí của mọi thiết bị
bổ sung cần thiết, chi phí đào tạo lại nhân viên, chi phí kiểm tra chất lượng và độ tin
cậy của mặt hàng thay thế, và các chi phí về tâm lý như phục vụ mối quan hệ với các
nhà cung cấp cũ và thành lập các nhà cung cấp mới.
Trước khi đánh giá các áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế, các nhà quản trị công
ty phải xác định các sản phẩm thay thế - điều không dễ dàng bởi nó liên quan đến việc
(1) xác định ranh giới của ngành và (2) tìm ra những sản phẩm, dịch vụ khác có thể
đáp ứng nhu cầu của cùng đối tượng khách hàng cơ bản như những mặt hàng được sản
xuất bởi các thành viên trong ngành. Quyết định về ranh giới ngành là cần thiết để xác
định các doanh nghiệp nào là đối thủ trực tiếp và các doanh nghiệp nào sản xuất sản
phẩm thay thế.
Giá của các sản phẩm thay thế càng thấp, chất lượng và hiệu suất của chúng càng cao,
và chi phí chuyển đổi của người sử dụng càng thấp thì những áp lực cạnh tranh của
những sản phẩm thay thế này càng mạnh hơn. Các chỉ số thị trường khác của sức
mạnh cạnh tranh của sản phẩm thay thế bao gồm (1) việc bán hàng của sản phẩm thay
thế đang phát triển nhanh hơn so với doanh thu của ngành công nghiệp được phân
tích. (2) liệu các nhà sản xuất sản phẩm thay thế đang hoạt động để tăng thêm năng
lực mới, và (3) liệu lợi nhuận của các nhà cung cấp dịch vụ thay thế có đang gia tăng.
3. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến SXKD của Doanh nghiệp
IV. Phân tích nội bộ doanh nghiệp(Theo lĩnh vực quản trị)
1. Marketing
Mô hình marketing online và chiến lược định vị khác biệt gắn liền với công
nghệ giúp TPBank nhanh chóng khẳng định vị thế “Ngân hàng số tốt nhất” tại Việt
Nam (theo The Asian Banker tháng 04-2020).
Là một thành viên trẻ trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, TPBank đã sớm
định vị cho mình một chiến lược khác biệt khi tập trung mạnh vào chuyển đổi số dựa
trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến.

Sản phẩm, dịch vụ độc đáo


Khi các “ông lớn” trong ngành bắt đầu kích hoạt công cuộc chuyển đổi số,
TPBank cũng nhanh chóng bắt nhịp và gần đây đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại
Việt Nam hoàn thiện toàn bộ quy trình eKYC (định danh khách hàng điện tử) tới bước
xác thực định danh cao nhất thông qua video call, đảm bảo hiệu quả như khi gặp mặt
trực tiếp.

Đây cũng là lý do TPBank được đánh giá là ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch
vụ độc đáo, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng bởi khả năng cải tiến và
cập nhật thường xuyên.
Danh sách sản phẩm/Dịch vụ đột phát hiện có của TPBank:

▪ Thẻ ATM/Visa Card/Master Card: được trang bị công nghệ chip thanh toán
chống skimming và tính năng contactless (thanh toán không dây)
▪ LiveBank: Mô hình ngân hàng tự động 24/7 với khả năng rút tiền bằng vân tay,
QR code, không cần sử dụng thẻ vật lý.
▪ Savy: Ứng dụng tiết kiệm điện tử
▪ QuickPay: Ứng dụng thanh toán nhanh bằng QR code chuẩn EMV
▪ mPOS: Cổng thanh toán di động có khả năng đồng bộ với điện thoại, cho phép
thanh toán không dây.
▪ Hệ thống quản trị nội bộ: Hệ thống CRM của TPBank được đánh giá là mạnh
nhất Việt Nam (theo The Asian Banker)
▪ Hệ thống Call Centre: Cho phép xác thực danh tính khách hàng bằng giọng
nói.

Phiên bản eBank mới được TPBank ra mắt định kỳ mỗi năm một lần, bổ sung
thêm nhiều tính năng tiện lợi và hữu ích cho khách hàng. Với giao diện thân thiện, tốc
độ nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật, eBank của TPBank đã thu hút được một lượng
khách hàng lớn. Từ 150.000 lượt đăng ký mới năm 2017, chỉ một năm sau đó eBank
đã có hơn 500.000 khách hàng sử dụng với lượng giao dịch trung bình trên 30 triệu.

LiveBank – “Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay”


Ấn tượng nhất có lẽ mô hình ngân hàng giao dịch 24/7 LiveBank TPBank. Với
thông điệp “Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay”.
Mô hình này được triển khai lần đầu tiên vào năm 2017 và nhanh chóng nhận
được sự ủng hộ của khách hàng. Năm 2020, khai thác thông điệp “Định danh 5 giây,
có tài khoản dùng ngay” TPBank LiveBank hợp tác với nghệ sĩ trẻ đa tài Sơn Tùng
M-TP để triển khai chiến dịch mới nhằm hướng đến nhóm đối tượng khách hàng trẻ
tuổi, năng động và yêu thích công nghệ, những người sẽ trở thành động lực lan truyền
và tạo ra xu thế mới.

Kết quả
Kết quả kinh doanh: Chỉ trong vòng 1 tháng, đã có 30.000 khách hàng mở tài khoản
thành công trên app TPBank, tương đương với khoảng 85% lượng khách hàng thực
hiện mở tài khoản tại quầy.
Kết quả truyền thông: Sau 1 tháng triển khai, chiến dịch đã thu về những kết quả
vượt ngoài mong đợi:
▪ 270 triệu lượt hiển thị
▪ 68 triệu lượt tương tác
▪ 22 triệu người dùng internet đã xem quảng cáo
▪ Top 1 thương hiệu ngân hàng tháng 10/2020 (theo Younet Media)
▪ Top 10 chiến dịch nổi bật tháng 9,10/2020 (theo Buzzmetrics)
Đại nhạc hội TPBank Musicnology ‘Beyond The Future’ cũng tạo được dấu ấn riêng
khi ghi nhận nhiều con số ấn tượng:
▪ Hơn 19.567 người tham dự sự kiện check in bằng QR code, cứ 1 phút check-in
được 100 người
▪ Hơn 500.000 lượt xem livestream trên fanpage TPBank cùng các đối tác
VieOn, FPTPlay, Vlive, Lazada
▪ Hơn 19.111.000 lượt tiếp cận tới người xem chỉ trong 2 tiếng livestream

▪ Top 1 App Finance trên App Store và Google Play với hơn 120.000 lượt tải
xuống ứng dụng để săn vé Đại nhạc hội miễn phí

Khách hàng là trọng tâm – Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng
Chiến lược marketing của TPBank với định hướng xuyên suốt lấy khách
hàng làm trọng tâm, TPbank luôn chú trọng đầu tư và phát triển mạnh các nền tảng
công nghệ, quan tâm sát sao đến chất lượng dịch vụ nhằm mang lại trải nghiệm tốt
nhất cho khách hàng. TPBank sở hữu hệ thống phòng giao dịch hiện đại, tiện nghi
cùng đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình và tận tâm với khách hàng.

TPBank có bộ phận riêng chuyên trách giám sát chất lượng dịch vụ khách hàng,
nhiều chương trình đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng được triển khai thường
xuyên. Để giảm tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng, TPBank hiện đang áp dụng
dịch vụ “Ngân hàng 5 phút. dịch vụ 5 sao” vừa đảm bảo phong cách phục vụ chuyên
nghiệp, giao dịch an toàn vừa tạo thuận tiện, chủ động cho khách hàng. Năm 2021,
TPBank được GBM trao tặng giải thưởng “Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt
nhất Việt Nam 2021”

Lấy khách hàng làm trọng tâm trong chiến lược marketing của TPBank đã giúp
nhà băng này đạt được nhiều thành tựu nhất định trong ngành.

2. Tài chính – kế toán

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho biết, tính đến hết năm 2021, tổng tài
sản của TPBank đạt 295.000 tỷ đồng, tăng gần 42% so với đầu năm vượt trên 17% kế
hoạch, lợi nhuận trước thuế đạt 6.038 tỷ đồng hoàn thành vượt hơn 4% so với kế
hoạch đã đặt ra, bên cạnh đó tổng thu nhập hoạt động tăng 30% so với cùng kỳ, tỉ lệ
nợ xấu được kiểm soát ở mức 0,9% là những "trái ngọt" trong kết quả kinh doanh năm
2021 của TPBank.
TPBank đồng thời thông báo tổng huy động đạt trên 262.000 tỷ đồng, tăng 77.000
tỷ đồng so với cuối năm 2020, trong đó nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ tiền gửi
của các tổ chức kinh tế và cá nhân.

Tổng thu nhập hoạt động của TPBank cũng đạt hơn 13.500 tỷ đồng, tăng hơn 30%
so với cùng kỳ. Bên cạnh nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay, thu nhập lãi thuần từ
dịch vụ của ngân hàng tăng gần 65% so với cùng thời điểm cuối năm 2020, đạt trên
1.500 tỷ đồng.

Năm 2021, TPBank đã hai lần được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận
tăng vốn điều lệ, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 15.818 tỷ đồng
thông qua hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cổ phiếu để chia cổ tức.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm cùng nguồn vốn huy động chất lượng đã giúp
TPBank nâng cao hệ số an toàn vốn. Tính đến hết năm 2021, hệ số an toàn vốn CAR
của TPBank đạt gần 14%, cao gần gấp đôi mức 8% mà NHNN yêu cầu.

Sự cải thiện nền tảng vốn này là một trong những yếu tố then chốt giúp TPBank
giữ vững đà tăng trưởng tốt trong giai đoạn thị trường khó khăn do tác động của dịch
bệnh, đặc biệt, khi TPBank còn là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố hoàn
thành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe Basel III và IFRS9 ngay
trong quý IV/2021.

Cổ phiếu TPB còn là mã được đánh giá cao trên thị trường, chốt phiên năm 2021
với mức tăng trưởng ấn tượng đạt 101%, đưa giá trị vốn hoá cua TPBank đạt hơn 2,8
tỷ USD.

Tập trung khai thác lượng khách hàng có chất lượng tốt, đồng thời, có những chính
sách kích cầu với nhiều ưu đãi hấp dẫn để mở rộng khách hàng mới, TPBank đã sử
dụng hiệu quả toàn bộ hạn mức tăng trưởng tín dụng 23,4% mà NHNN cho phép. Bên
cạnh đó, trên quan điểm thận trọng, TPBank đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ cho
không chỉ các khoản nợ xấu mà kể cả các khoản nợ tiềm ẩn, nợ cơ cấu theo các quy
định mới tại Thông tư 11 và Thông tư 14 mới đây của NHNN, nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu
của TPBank được cải thiện đáng kể và duy trì ở mức rất thấp, chỉ 0,9%.

3. Nhân sự

Tổng số cán bộ nhân viên (CBNV) của toàn hệ thống TPBank tới 31/12/2021 là
7.505 người, tăng 311 người (tăng 4,3%) so với cuối năm 2020, chủ yếu là tăng do
định hướng mở rộng lực lượng bán, dự án trọng điểm, mở mới các chi nhánh và đẩy
mạnh tín dụng bán lẻ.
Trong năm 2021, TPBank tiếp tục chú trọng công tác đánh giá và tạo cơ hội thăng
tiến cho CBNV, tỷ lệ bổ nhiệm cán bộ quản lý từ nguồn nội bộ đạt mức 54%. Trong
số đó có 27% là cán bộ quản lý (CBQL) cấp trung và cao cấp (Giám đốc
mảng/Trưởng/ Phó phòng trở lên).
Năm 2021, TPBank đã tiếp tục đạt được các giải thưởng danh giá và có uy tín cao
trong lĩnh vực nhân sự, như: (1) Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam (Thứ
hạng 3 trong ngành Ngân hàng - tăng 2 hạng so với năm 2020, thứ hạng 31 trong 100
Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam - tăng 11 hạng so với năm 2020); (2) Top 50 Doanh
nghiệp Việt có Thương hiệu nhà Tuyển dụng Hấp Dẫn
Thực hiện hoài bão xây dựng một ngân hàng tiên phong cho người Việt, TPBank
mong muốn kết hợp sự thân thiện vốn có của người Việt Nam, tính chuyên nghiệp
mang tầm quốc tế và Công nghệ cao để tạo nên nền tảng một ngân hàng hàng đầu tại
Việt Nam. Tương lai nghề nghiệp vững chắc; các lãnh đạo nhiệt huyết và giàu kinh
nghiệm; đồng nghiệp chia sẻ, cởi mở và thân thiện; môi trường làm việc hiện đại,
chuyên nghiệp… và đặc biệt là chính sách nhân sự chuyên nghiệp với các chế độ đãi
ngộ tài chính và phi tài chính mang tính toàn diện và hấp dẫn là những điều TPBank
mong muốn mang đến cho toàn cán bộ nhân viên.

CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ:

Hiệu quả làm việc cao đem lại những giá trị đích thực cho khách hàng, Ngân
hàng và quan trọng không kém là cách thức bạn hoàn thành kết quả như thế nào, đây
sẽ là các tiêu chí mà TPBank sử dụng để đánh giá hiệu quả làm việc.

TPBank duy trì một chính sách lương, thưởng cạnh tranh, cùng với các cơ hội thăng
tiến trong nghề nghiệp, luôn minh bạch và công bằng nhất. Bên cạnh chính sách đãi
ngộ về tài chính, TPBank còn có các gói phúc lợi và đãi ngộ phi tài chính hiệu quả
đảm bảo cho cán bộ nhân viên sức khỏe, hạnh phúc và một tương lai tài chính ổn định
lâu dài.

CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH:


Chính sách đãi ngộ dành cho Cán bộ nhân viên (CBNV) chính thức của TPBank gồm
có:

● Lương: Mức lương bình quân nhân viên đạt mức 28 triệu đồng, lọt top 10 ngân
hàng trả lương cao nhất
● Phụ cấp: Phụ cấp trang điểm (dành cho CBNV nữ), Phụ cấp ăn trưa, Phụ cấp
xăng xe/đi lại, Phụ cấp điện thoại, Phụ cấp độc hại.
● Chế độ phúc lơi: TPBank tặng quà hoặc tiền mặt cho CBNV nhân ngày lễ, tết:
Ngày Quốc tế lao động, ngày Quốc Khánh, Tết Nguyên đán, Tết Dương lịch,
Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ngày phụ nữ Việt Nam, Ngày thành lập ngân hàng,
ngày sinh nhật CBNV; Tết trung thu/Ngày Quốc tế Thiếu nhi (dành cho con
CBNV) ...
● Lương kinh doanh: là phần thưởng trên phần hiệu quả cho nhóm nhân viên trực
tiếp kinh doanh theo chỉ tiêu được giao hàng tháng hoặc quý.
● Thưởng hiệu quả hàng năm: TPBank trả thưởng hàng năm cho CBNV theo kết
quả kinh doanh của ngân hàng và đánh giá hiệu quả làm việc của CBNV.

CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH:


Chính sách đãi ngộ phi tài chính dành cho cán bộ nhân viên (CBNV) chính thức của
TPBank như sau:

● Chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ và đặc biệt (AON Care)
● Chương trình nghỉ mát hàng năm.
● Chế độ nghỉ phép: 12 ngày, 14 ngày, 16 ngày hoặc 18 ngày tùy từng cấp
CBNV. Ngoài ra, tại TPBank, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nhóm
hoạt động tình nguyện Hearts in Hand, và các nhóm thành viên khác được tổ
chức và hoạt động thường xuyên. Các chương trình sinh hoạt đoàn thể được tổ
chức ngoài giờ làm việc góp phần tạo nên không khí vui tươi, thân thiện, sẻ
chia cho cán bộ nhân viên TPBank.
● Đặc biệt, các chương trình hoạt động cộng đồng mang tính nhân đạo xã hội
cũng thường xuyên được tổ chức và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của
cán bộ nhân viên TPBank.

Tại TPBank, "Mỗi nhân viên là một tài sản quý giá". TPBank luôn chào đón các
bạn ứng viên, những người muốn đến với chúng tôi bằng tài năng, trí tuệ, phẩm chất
đạo đức và lòng say mê công việc. Đến với TPBank, chúng tôi sẽ tạo cho bạn những
cơ hội và thử thách để bạn tự khẳng định mình bằng chính tài năng của bạn.

Để khảo sát và vinh danh các doanh nghiệp xuất sắc về xây dựng môi trường làm
việc tốt theo tiêu chuẩn khu vực Châu Á, HR Asia đã thực hiện hàng ngàn cuộc khảo
sát với sự tham gia của hơn 11.000 nhân viên làm việc tại 300 doanh nghiệp từ 12
quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp châu Á trong đó có Hàn Quốc, Singapore, Hồng
Kông, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam... Tại Việt
Nam, có 6 ngân hàng được vinh danh, trong đó có TPBank với kết quả bình chọn vượt
trội.

Khảo sát cho thấy, 97% cán bộ nhân viên cam kết gắn bó với ngân hàng, cao hơn
mức ghi nhận trung bình của ngành ngân hàng là 78%. 94% nhân viên đánh giá cao về
môi trường làm việc lành mạnh, đem lại nhiều cảm hứng, trong khi chỉ số này của
ngành được ghi nhận ở mức 73%. 93% cán bộ nhân viên TPBank tự hào về ngân
hàng, tin tưởng vào khả năng lãnh đạo và luôn cảm thấy được tôn trọng, được ghi
nhận trong môi trường làm việc. Bên cạnh đó, các điểm số về cơ sở vật chất, cơ chế
phúc lợi, đào tạo nhân sự hay lộ trình thăng tiến tại TPBank cũng được đánh giá rất
tốt.
4. Nghiên cứu và phát triển
Lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT):

Năm 2021, với tinh thần Chuyển đổi số quyết liệt, TPBank đã đầu tư nguồn lực
chuyên trách, triển khai đồng thời nhiều dự án/giải pháp mới với hàm lượng công
nghệ cao, tạo bước đột phá trong đổi mới số:
• Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên trách cho đổi mới số của từng khối thông qua
dự án Rocket. Thành lập team R&D là nòng cốt trong việc phát triển những tính năng
mới cho eBankBiz.

• Hoàn thành nghiên cứu BioCenter (FaceID; FingerID; VoiceID; Liveness Detect)
trên cở sở xây dựng một nền tảng ứng dụng sinh trắc học tập trung, làm cơ sở cho việc
chuẩn hoá và triển khai nhanh, đồng nhất ứng dụng sinh trắc học trên toàn hàng.

• Triển khai 228 bots trong năm 2021, vượt xa kế hoạch 145 bots ban đầu, đưa
tổng số bots hiện có lên 303.

• Triển khai Open API trên Sandbox, giúp tích hợp nhanh, môi trường thử nghiệm
an toàn với các công ty fintech, các đối tác cung cấp dịch vụ tài chính khác.

• Triển khai ứng dụng All In One giúp cải thiện 30-50% về thời gian thao tác của
call center và teller tại quầy giao dịch.

• Triển khai các dự án trọng điểm như Sale app tích hợp hầu hết các tính năng hỗ
trợ bán hàng cho nhân viên bán hàng,

• Triển khai dự án eBankBiz với nhiều tính năng mới nổi trội sử dụng nguồn lực
nội bộ với chi phí đầu tư lên đến hàng triệu USD.

• Ngân hàng đầu tiên tích hợp CCCD thẻ chip vào eBankX và cũng là ngân hàng
đầu tiên triển khai thanh toán song phương 2 chiều QR code với Thái Lan.

• Thích ứng nhanh linh hoạt mô hình WFH do dịch Covid, vận hành an toàn thông
suốt trong mùa dịch.

• Xử lý 62.000 ticket ANBM, 495 lỗ hổng, triển khai trên 20 dự án ATTT (WAF,
Rà soát mã độc, Mã hóa ổ cứng, DNS Sec, PAM, QNI, PCI, FireEye, NCM, Swift…)

Ngoài ra với hàng chục các dự án lớn nhỏ triển khai đồng thời đem lại cho
TPBank một nền tảng công nghệ vững chắc, một bước tiến đột phá trong chuyển đổi
số.

Phát triển sản phẩm, khách hàn

Khách hàng cá nhân (KHCN):

Ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình, sản phẩm dịch vụ đa dạng, phục
vụ cho nhiệm vụ phát triển khách hàng cá nhân giao dịch (Transaction Banking), qua
đó đã có sự cộng hưởng, đồng bộ chính sách trên các kênh để nâng số KHCN lên
khoảng 45 triệu khách hàng (KH) (Riêng năm 2021 tăng 1,5 triệu KH mới). Đây là
nhân tố chính giúp cho CASA của khách hàng cá nhân tăng trưởng đến 90% so với
năm 2020, đã giúp cho giá vốn của Ngân hàng liên tục giảm, hỗ trợ giảm lãi suất cho
vay, ưu đãi cho khách hàng.
Trong năm 2021, một loạt các sản phẩm dịch vụ được thiết kế mới hoặc chỉnh
sửa bổ sung đã đem lại tiếng vang và hiệu quả rõ rệt. Điển hình như sản phẩm Tài
khoản NickName/ShopName, VietQR…, ngoài ra Ngân hàng cũng thực hiện sửa đổi
một loạt các SP Cho vay như Sản phẩm “CV-covid” giúp khách hàng có dòng tiền
hợp lý, sản phẩm tài khoản số đẹp…đáp ứng nhu cầu hiện hữu của khách hàng.

Thành lập trung tâm cho vay 100% số hóa (Digital Lending-DICO) đã được
triển khai thành công bước đầu, qua đó kết hợp với các đối tác như MOMO, triển khai
cho vay tự động 100% và ngay lập tức.

Khách hàng doanh nghiệp (KHDN):

Năm 2021, tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tuy nhiên các Doanh nghiệp đã
dần thích ứng và chuyển đổi hoạt động cho phù hợp với thực tế mức ảnh hưởng của
dịch bệnh. Ngân hàng tiếp tục sàng lọc và phân loại Khách hàng, tiếp tục hỗ trợ giảm
lãi suất, cơ cấu cho các Khách hàng chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh.

Ngoài ra, Ngân hàng tiếp tục phát triển nhiều sản phẩm mới nhằm phục vụ tốt
nhất nhu cầu khách hàng cũng như gia tăng số lượng KH mới. Các sản phẩm ngành
trọng điểm, các ngành ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được lựa chọn để khai thác nhóm
KH mục tiêu. Các nhóm ngành Dược, thiết bị y tế, xây dựng, sắt thép, viễn thông,
cung cấp thiết bị điện…

Đối với mảng ngân hàng điện tử dành cho doanh nghiệp, TPBank liên tục cải
tiến và triển khai mới các sản phẩm phù hợp với khách hàng theo từng phân khúc khác
nhau từ quy mô nhỏ và vừa tới quy mô lớn. Ngân hàng liên tục mở rộng các kết nối,
từ các kết nối với các cơ quan nhà nước, các trung tâm thanh toán như thuế, hải quan,
kho bạc…đến các kết nối với các công ty tài chính, fintech như các kết nối ví,... và các
kết nối với từng Doanh nghiệp nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng và may đo
nhu cầu tới từng doanh nghiệp cụ thể.

Phát triển mạng lưới:

Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, TPBank vẫn duy
trì được tốc độ mở mới LiveBank với 80 điểm được mở mới trên toàn quốc, đạt gần
400 điểm tính đến hết 31/12/2021. Số tỉnh/thành phố có LiveBank tiếp tục tăng từ 24
tỉnh/thành phố năm 2020 lên 36 tỉnh/thành phố trong năm 2021. Đồng thời TPBank đã
thực hiện khai trương hoạt động 05 chi nhánh tại: Hà Nội, TP HCM, Bắc Giang,
Quảng Ngãi, Bình Định và 04 Phòng giao dịch (PGD): 02 PGD tại Hà Nội, 02 PGD
tại TP HCM. Số lượng Chi nhánh, Phòng giao dịch đã được Ngân hàng cấp phép tại
các tỉnh thành phố trên cả nước đến hết 31/12/2021 lần lượt là 53 Chi nhánh, 67
phòng giao dịch.

Bảng tổng hợp nội bộ doanh nghiệp(Ma trận IFE)

Mức độ quan trọng


Các yếu tố nội bộ DN Phân loại Điểm quan trọng
đối với ngành
Điểm mạnh
0.28
Chiến lược Marketing
0.07 4
đạt hiệu quả cao
Sản phẩm/Dịch vụ đa
0.05 3 0.15
dạng
Uy tín thương hiệu tốt 0.06 4 0.24
Chất lượng dịch vụ và
0.05 4 0.2
thái động nhân viên tốt
Quản trị quan hệ khách
hàng tốt, mức độ hài 0.05 4 0.2
lòng cao

Tỷ lệ nợ xấu thấp 0.04 3 0.12

Doanh thu, lợi nhuận


0.03 3 0.09
cao
Giá cổ phiếu tăng
0.02 3 0.06
trưởng mạnh
Năng lực cán bộ, nhân
0.05 4 0.2
viên tốt
Môi trường làm việc tốt 0.04 3 0.12

Chính sách nhân sự tốt 0.05 4 0.2


Mức độ hài lòng của
0.04 3 0.12
CBNV cao
Hiệu suất hoạt động
0.06 4 0.24
R&D cao
Tiên phong trong
0.06 4 0.24
chuyển đổi số
Ứng dụng công nghệ đạt
0.1 4 0.4
hiệu quả cao
Điểm yếu
Vốn điều lệ tương đối
0.1 1 0.1
thấp
Số lượng nhân viên còn
0.05 2 0.1
hạn chế
Mạng lưới chi nhánh
0.08 1 0.08
mỏng
Tổng 1 3.14
V. Chiến lược cho TPBank
Ma trận EFE

Các yếu tố môi trường bên ngoài Mức độ Phân loại Điểm quan
quan trọng trọng
Cơ hội
1. Có nhiều cơ hội để tiếp cận và tăng 0,056 3 0.168
lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm,
dịch vụ.
2.Nguồn tuyển dụng nhân sự đa dạng, 0,05 3 0.15
phong phú, có nhiều sự lựa chọn hơn.
3. Tuân thủ các quy định về tỷ lệ an toàn 0,1 4 0.4
hoạt động theo thông lệ quốc tế, trở thành
một trong những ngân hàng đầu tiên đạt
chuẩn Basel II trước thời hạn so với lộ trình
của NHNN.
4. Tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới 0,06 2 0.12
và cải cách ngân hàng.
5. Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số đã 0.2 4 0.8
và sẽ tiếp tục thu hút một lượng lớn khách
hàng nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng, an
toàn, hiệu quả.
6. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 0.056 3 0.171
ngày càng sâu rộng, đặc biệt là khi Việt
Nam gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội
cho các ngân hàng Việt Nam làm ăn hợp
tác với các đối tác nước ngoài.
7. Hệ số CAR của TPBank đạt 11,4% tính 0.12 4 0.48
theo tiêu chuẩn Basel II, cao hơn nhiều so
với mức 8% theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước.
Thách thức
1. Phải không ngừng thay đổi quy mô, 0,056 4 0.222
chính sách, cơ cấu hoạt động để đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
2. Sự biến động của các chỉ số giá gây ảnh 0,061 2 0.122
hưởng bất lợi đến tâm lý người gửi tiền.
3. Thủ tục hành chính còn rườm rà, quan 0,05 2 0.1
liêu, năng lực quản lý điều hành của NHNN
và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM
còn nhiều hạn chế.
4.Lãi suất cạnh tranh cao. 0,1 1 0.1
5.Thâm nhập của Fintech vào thị trường tài 0,1 2 0.2
chính Việt Nam.
Tổng 1 3.186

Ma trận SWOT

Cơ hội: Thách Thức:

1. Có nhiều cơ hội để tiếp 1. Phải không ngừng thay


cận và tăng lượng khách đổi quy mô, chính sách, cơ
hàng sử dụng các sản cấu hoạt động để đáp ứng
phẩm, dịch vụ. nhu cầu ngày càng đa dạng
2. Nguồn tuyển dụng nhân của khách hàng.
sự đa dạng, phong phú, có 2. Sự biến động của các chỉ
nhiều sự lựa chọn hơn. số giá gây ảnh hưởng bất
3. Tuân thủ các quy định về lợi đến tâm lý người gửi
tỷ lệ an toàn hoạt động theo tiền.
thông lệ quốc tế, trở thành 3. Thủ tục hành chính còn
một trong những ngân hàng rườm rà, quan liêu, năng
đầu tiên đạt chuẩn Basel II lực quản lý điều hành của
trước thời hạn so với lộ NHNN và khả năng chống
trình của NHNN. đỡ rủi ro của các NHTM
4. Tạo động lực thúc đẩy còn nhiều hạn chế.
công cuộc đổi mới và cải 4.Lãi suất cạnh tranh cao.
cách ngân hàng. 5.Thâm nhập của Fintech
5. Ứng dụng công nghệ và vào thị trường tài chính
chuyển đổi số tiếp tục thu Việt Nam.
Ma trận SWOT hút một lượng lớn khách
hàng nhờ sự tiện lợi và
nhanh chóng, an toàn, hiệu
quả.
6. Toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng, đặc biệt là
khi Việt Nam gia nhập
WTO.
7. Hệ số CAR của TPBank
đạt 11,4% tính theo tiêu
chuẩn Basel II, cao hơn
nhiều so với mức 8% theo
quy định của Ngân hàng
Nhà nước.

Điểm mạnh: Tiếp tục giữ vững vị thế Khai thác khách hàng hiện
ngân hàng số 1 về công hữu, tăng tỷ trọng khoảng
1. Đội ngũ quản lý dồi dào nghệ số tại Việt Nam. 70 - 80% khách hàng
kinh nghiệm, chuyên môn Đẩy mạnh kinh doanh đa active/khách hàng đã mở
cao, duy trì ổn định. dịch vụ, tăng tỷ trọng thu tài khoản tại TPBank.
2. Mỗi quan hệ giữa những nhập ngoài lãi trong tổng
bên liên quan được hướng thu nhập
dẫn cụ thể, minh bạch bằng
những văn bản thông hành
nội bộ, sổ tay văn hóa,
chính sách hoạt động hiệu
quả.
3. Quản trị quan hệ khách
hàng hiệu quả, mức độ hài
lòng cao.
4. Ưu tiên tuyển dụng
nguồn nhân sự trẻ tuổi,
năng động, sáng tạo.
5. Môi trường làm việc tốt
6. Nền tảng ứng dụng khoa
học công nghệ.
Điểm yếu: Tập trung đáp ứng toàn
diện chuẩn mực quản trị rủi
1. Chất lượng tín dụng, khả ro quốc tế Basel III và
năng quản trị dòng tiền chuẩn mực kế toán quốc tế
chưa thực sự ổn định. IFRS 9.
2. Hệ thống quản trị rủi ro, Đẩy mạnh hoạt động tuyển
xử lý nợ xấu còn yếu kém, dụng nhân sự.
vi phạm cho vay, dính líu Để chất lượng tín dụng gắn
tới một số vụ án chấn động. với cơ cấu tín dụng cần
3. Số lượng nhân viên còn kiểm soát, giảm thiểu tỷ lệ
hạn chế. nợ quá hạn, kiểm soát ở
4. Vốn điều lệ tương đối mức dưới 2%/tổng
thấp. dư nợ

Lựa chọn chiến lược bằng phương pháp cho điểm

Thứ Tiêu thức Trọng số Ma trận Ma trận Ma trận


tự SWOT EFE IFE
1 Thích ứng MTKD 0.25 10 10 8
2 Phù hợp với các yếu tố nội bộ 0.25 6 6 10
3 Rủi ro thấp 0.15 9 8 7
4 Phù hợp chu kỳ sống SP 0.10 8 7 9
5 Tạo được lợi thế cạnh tranh 0.15 8 10 7
6 Phù hợp quan điểm lãnh đạo 0.10 10 6 7
Tổng cộng 1.0 8.5 7.85 8

You might also like