You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

ĐƠN VỊ THỰC TẬP:

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT


NAM CHI NHÁNH HUYỆN QUỲNH PHỤ, BẮC THÁI BÌNH

Họ và tên sinh viên : Vũ Tràng Hải

Lớp : K53H5

Mã sinh viên : 17D180261

HÀ NỘI, NĂM 2020


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Thương Mại – cái nôi đào tạo tôi sau
04 năm học tập tại trường, đã tạo điều kiện cho tôi tham gia kì thực tập 04 tuần tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ,
Bắc Thái Bình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Phạm Đức Tuân và các anh chị nhân viên
Phòng Tín dụng tại ngân hàng. Anh đã giải đáp những thắc mắc, dạy tôi những công việc
tại phòng, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin cũng như các số liệu
trong báo cáo.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Bác Nguyễn Thị Minh Thu – Giám đốc, Đại diện
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Quỳnh
Phụ, Bắc Thái Bình, đã tạo điều kiện tiếp nhận và sắp xếp công việc cho tôi trong kì thực
tập lần này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Đặng Thị Minh Nguyệt – giáo viên hướng dẫn
thực tập của khoa Tài chính – Ngân hàng.
Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập của tôi
vẫn tồn tại những nhiều thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến đánh giá, đóng góp
của quý thầy cô để tôi cải thiện bài báo cáo một cách tốt nhất và hoàn chỉnh nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DVKH Dịch vụ khách hàng


Nno&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
TSCĐ Tài sản cố định
TS, TTS Tài sản, tổng tài sản
TGKH Tiền gửi khách hàng
VCSH Vốn chủ sở hữu
CCCD Căn cước công dân
HĐDV Hoạt động dịch vụ
HĐKD Hoạt động kinh doanh
DPRR Dự phòng rủi ro
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH HUYỆN QUỲNH PHỤ, BẮC
THÁI BÌNH.
1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Trải qua 32 năm gắn bó đồng hành cùng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam luôn khẳng định vai trò Ngân
hàng Thương Mại lớn nhất Việt Nam trên nhiều phương diện, củng cố niềm tin về một
thương hiệu lớn trong lòng khách hàng, đối tác và với cộng đồng. Là trụ cột của nền kinh
tế đất nước, là chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nno
& PTNT luôn chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp các huyện, các xã,
nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi miền đất nước, giúp khách hàng dễ tiếp cận
đến các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
a. Thông tin về ngân hàng:
- Tên bằng tiếng việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Tên bằng tiếng anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development.
- Tên viết tắt: Agribank.
- Khẩu hiệu: Mang phồn thịnh đến khách hàng.
- Mã cổ phiếu: AGR.
- Mã số doanh nghiệp: 0100686174.
- Vốn điều lệ ngày 31/12/2019: 30.591 tỷ đồng.
- Trụ sở chính: số 2 đường Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội.
- Tổng tài sản: trên 1,45 triệu tỷ đồng
- Nguồn vốn: trên 1,34 triệu tỷ đồng
- Chi nhánh: gần 2300 chi nhánh, phòng giao dịch
- Điện thoại: 84 24 38379014 – 84 24 37724401 – 84 24 38313733
- Fax: 84024038313690 – 84 24 38313709
- Email: info@agribank.com.vn

- Website: https://www.agribank.com.vn

b. Lịch sử phát triển:


 Giai đoạn 1988 – 1995:
- Năm 1988: Thành lập ngày 26/03/1988 với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp
Việt Nam.
- Năm 1990: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
- Năm 1995: Thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, nay là Ngân hàng Chính sách
xã hội, tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
 Giai đoạn 1996 – 2003:
- Năm 1996: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Năm 2003: Được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Triển khai
hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) tại các chi nhánh của
Agribank.
 Giai đoạn 2005 – 2007:
- Năm 2005: Mở văn phòng đại diện nước ngoài đầu tiên tại Campuchia.
- Năm 2006: Đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt.
- Năm 2007: Được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) xếp hạng là Doanh
nghiệp số 1 Việt Nam.
 Giai đoạn 2008 – 2009:
- Năm 2008: Kỉ niệm 20 năm thành lập.
+ Được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì.
+ Đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn Châu Á – Thái
Bình Dương (APRACA).
+ Đạt Top 10 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt.
- Năm 2009: Vinh dự được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm và làm việc.
+ Là ngân hàng đầu tiên lần thứ 2 liên tiếp đạt Giải thưởng Top 10 Sao Vàng đất Việt.
+ Khai trương hệ thống IPCAS II, kết nối trực tuyến toàn bộ 2.300 chi nhánh và phòng
giao dịch trên toàn hệ thống.
 Giai đoạn 2010 – 2012:
- Năm 2010: Top 10 trong 500 daonh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Bảng xếp hạng
VNR500).
- Năm 2011: Chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
- Năm 2012: Là ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất Việt Nam.
+Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Bảng xếp hạng VNR500); Doanh nghiệp tiêu
biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao;
Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.
 Giai đoạn 2013 – 2014:
- Năm 2013: Kỉ niệm 25 năm ngày thành lập.
+ Được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba về thành tích xuất sắc phục
vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới.
- Năm 2014: Thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu.
+ Là ngân hàng Thương mại duy nhất lần thứ 5 liên tiếp thuộc Top 10 doanh nghiệp lớn
nhất Việt Nam (Bảng xếp hạng VNR500).
+ Tổ chức xếp hạng quốc tế Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm của Agribank lên B+.
- Năm 2015: Triển khai thành công Đề án Tái cơ cấu đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam phê duyệt.
+ Thành lập Trung tâm vốn Agribank nhằm nâng cao tính tập trung, chuyên nghiệp và
hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ.
+ Ra mắt hệ thống phát hành và thanh toán thẻ CHIP theo chuẩn EMW đem lại nhiều tiện
ích và an toàn hơn cho chủ thẻ Agribank.
- Năm 2016: Tổng tài sản cán mốc trên 01 triệu tỷ đồng.
+ Là ngân hàng đứng đầu hệ thống ngân hàng theo Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn
nhất Việt Nam.
+ Năm đầu tiên thực hiện Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030, Đề án chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ giai đoạn 2016 – 2020.
+ Top 20 Doanhn nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam.
- Năm 2017: Tổ chức xếp hạng quốc tế Fitch Ratings nâng mức triển vọng của Agribank
từ “Ổn định” lên “Tích cực” với đánh giá xếp hạng Nhà phát hành nợ dài hạn ở mức B+.
+ Giữ vững vị trí Top 3 ngân hàng thương mại dẫn đầu thị trường thẻ.
+ Đứng thứ 6 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất và thứ nhất trong các Ngân hàng thương
mại tại Việt Nam theo Bảng xếp hạng VNR500.
+ Top 20 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam.
 Giai đoạn 2018 – 2019:
- Năm 2018: Kỷ niệm 30 năm thành lập; được trao tặng Huân chương Lao động hạng
nhất.
+ Năm thứ 6 liên tiếp đạt Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Bảng xếp hạng
VNR500).
- Năm 2019: Lợi nhuận đạt mức cao kỷ lục trong 31 năm hoạt động.
+ Tổ chức xếp hạn tín nhiệm quốc tế Moody’s lần đầu tiên công bố xếp hạng tiền gửi nội
tệ dài hạn và phát hành nội tệ và ngoại tệ dài hạn ở mức Ba3.
c. Sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý kinh doanh:
- Sứ mệnh: Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam, giữ vai trò chủ chốt dối
với nền kinh tế đất nước đặc biệt trong lính vực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn
và nông dân; góp phần phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
- Tầm nhìn: là Ngân hàng hiện đại lớn nhất Việt Nam, hoạt động theo phương châm tăng
trưởng “An toàn – Hiệu Quả - Bền vững” đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Giá trị cốt lõi: Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu quả.
- Triết lý kinh doanh: Mang phồn thịnh đến khách hang.
d. Mạng lưới hoạt động:
- Là ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng lớn nhất Việt Nam bao gồm: gần 2.300 chi
nhánh, phòng giao dịch, công ty con trên toàn quốc.
- Đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động với gần 40.000 người, có trình độ chuyên
môn và nghiệp vụ cao, gắn bó và am hiểu địa phương nơi hoạt động.
- Là đối tác tin cậy của trên 30.000 doanh nghiệp, hàng triệu hộ sản xuất, hàng ngàn đối
tác trong và ngoài nước.
- Agribank đã thiết lập mối quan hệ đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng
lãnh thổ.
2. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Huyện Quỳnh Phụ, Bắc Thái Bình.
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh
Huyện Quỳnh Phụ, Bắc Thái Bình.
- Địa chỉ: Khu 1A, Thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

- Số điện thoại: 02438687437

- Ngày thành lập: 01/09/1999

- Số chi nhánh/tỉnh thành: 2286/63

- Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Minh Thu

- Loại hình tổ chức: Đơn vị trực thuộc

- Loại hình kinh tế: Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên

- Lô gô:

Agribank chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ, Bắc Thái Bình ra đời và chính thức đi vào
hoạt động vào ngày 01/09/1999. Agribank Chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ có trụ sở tại khu
1A Thị trấn Quỳnh Côi – là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội của Huyện Quỳnh Phụ, vị
trí thuận lợi cho việc giao dịch của Ngân hàng cũng như thuận tiện cho việc đi lại của
khách hàng. Là chi nhánh trực thuộc của Agribank Thái Bình hoạt động theo luật các tổ
chức tín dụng và điều lệ Agribank Việt Nam, Agribank chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ
được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh Thái Bình,
thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài
nước.

a. Chức năng và nhiệm vụ:

 Chức năng:
Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy
quyền của Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc Agribank, thực hiện các nhiệm vụ khác
của Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc giao.
 Nhiệm vụ:
- Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, các nhân và các tổ chức tín
dụng khác trong và ngoài nước dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
hạn và các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ; vay vốn các tổ chức tài
chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài; các hình
thức huy động khác theo quy định của Agribank Việt Nam.
- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại vay khác theo quy định của
Agribank Việt Nam.
- Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế,
bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại
hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và của
Agribank Việt Nam.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, gồm: cung ứng các phương tiện thanh
toán; thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; thực hiện dịch vụ
thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Agribank Việt Nam quy
định.
b. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ
Bộ máy hoạt động của Agribank chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ được tổ chức gọn nhẹ, phù
hợp với quy mô của huyện:

Ban Giám
Đốc

Phòng kế Phòng dịch Phòng kế Phòng


Phòng Tín Tổ kiểm
hoạch vụ khách toán - ngân hành chính
dụng tra nội bộ
nguồn vốn hàng quỹ nhân sự

PGD
PGD Bến PGD Tư PGD An
Quỳnh
Hiệp Môi Hiệp
Trang
(nguồn: phòng hành chính – nhân sự ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Quỳnh Phụ)
Để đảm bảo các mặt được hoạt động một cách đồng bộ và trơn tru, Agribank Chi
nhánh Huyện Quỳnh Phụ đã tổ chức, bố trí nhân lực hợp lý, phù hợp với khả năng
chuyên môn. Theo mô hình cơ cấu tổ chức, Agribank Chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ có
Ban Giám đốc gồm: một giám đốc, 3Phó Giám đốc, 6 phòng ban và 4 phòng giao dịch.
- Giám đốc: là người được ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Ngân
hàng cơ sở và quản lý toàn thể cán bộ nhân viên, viên chức trong đơn vị. Giám đốc giữ
vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng địa bàn và chịu hoàn toàn
trách nhiệm với ngành, trước pháp luật Nhà nước và của Agribank Việt Nam.
Giám đốc với nhiệm vụ: xác định tầm nhìn, định hướng chiến lược, quyết định những
thay đồi dài hạn để đáp ứng đòi hỏi phát triển của Chi nhánh và thị trường tại khu vực
kinh doanh; phát triển chiến lược; lập kế hoạch và triển khai kế hoạch kinh doanh; điều
hành và quyết định các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh hằng ngày của Chi
nhánh; nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai các quy định, quy trình công tác của
Chi nhánh.
- Phó giám đốc: là người được giám đốc ủy quyền, thay mặt giám đốc xử lý một số công
việc theo sự ủy quyền, thay mặt giám đốc điều hành khi giám đốc đi vắng và chịu trách
nhiệm trước giám đốc, pháp luật về quyết định của mình trong phạm vi ủy quyền.
Phó giám đốc có nhiệm vụ: giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt
động của Chi nhánh theo sự phân công của Giám đốc; hỗ trợ Giám đốc trong công tác
quản lý, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh; hỗ trợ Giám đốc chi
nhánh quản lý, tổ chức thực hiện công tác quản lý và phát triển nhân viên,…
- Tổ kiểm tra nội bộ: kiểm tra, rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống
kiểm tra, kiểm tra nội bộ, đánh giá về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ
tục, quy trình đã được thiết lập trong ngân hàng; kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc tuân
thủ quy định của pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của chi
nhánh.
Tổ kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ: lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm và thực hiện
theo kế hoạch và theo các chính sách, quy trình, thủ tục đã được phê duyệt; kiểm tra, rà
soát đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cả các đơn vị, bộ phận, các hoạt
động của ngân hàng dựa trên mức độ rủi ro và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân
hàng;…
- Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, đề xuất tham mưu cho
giám đốc chi nhánh về chính sách đối với các sản phẩm nghiệp vụ kế toán, công tác kế
toán và quản trị tài chính của ngân hàng, quản lý quỹ tiền theo quy định của NHNN và
của Agribank Việt Nam, ứng và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy,
thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động ngân quỹ và đảm bảo an toàn kho quỹ,
thực hiện các công việc liên quan đến tiếp quỹ cho ATM, đảm bảo lượng tiền tại máy
luôn đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Phòng kế toán – ngân quỹ có nhiệm vụ: tổ chức, thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế
toán một cách kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng và chính xác, theo đúng quy định của pháp
luật nhà Nhà nước, của ngành ngân hang.
- Phòng hành chính – nhân sự: là phòng đảm nhận các nhiệm vụ hành chính và các nhiệm
vụ tổ chức tuyển mộ, đào tạo cán bộ công nhân viên cho chi nhánh, thực hiện các báo cáo
chuyên đề định kỳ.
Phòng hành chính – nhân sự có nhiệm vụ: xây dựng công tác tháng, năm, quý; lưu trữ các
văn bản pháp luật, văn bản định chế liên quan đến ngân hàng; trực tiếp quản lý các con
dấu; thực hiện các công tác về hành chính, văn thư, nhân sự,…
- Phòng tín dụng: Phòng tín dụng có công việc tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc, tư vấn
khách hàng, thẩm định khách hàng, hỗ trợ lập các hồ sơ cần thiết cho khách hàng, theo
dõi tính trạng sử dụng vốn vay của khách hàng,….
- Phòng dịch vụ khách hàng: tiếp xúc, tư vấn trực tiếp cho khách hàng về các sản phẩm
của ngân hàng như: sản phẩm thẻ, ngân hàng điện tử, các sản phẩm vay vốn, tiền gửi tiết
kiệm,….
- Phòng giao dịch: thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quyết định của NHNH Việt
Nam.
Phòng giao dịch tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh; tìm kiếm và thu hút khách
hàng; tiết giảm chi phí; hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; phối hợp tích
cực với các bộ phận khác trong việc triển khai các nghiệp vụ kinh doanh.
PHẦN II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN QUỲNH PHỤ
2.1. Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Agribank chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ
giai đoạn năm 2017 – 2019.

Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Agribank chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ
giai đoạn năm 2017 – 2019 ( Đơn vị: triệu đồng )

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

TÀI Tỷ Tỷ 2018/2017 2019/2018


Tỷ
SẢN trọn trọn
Số tiền Số tiền Số tiền trọng
g g +/- % +/- %
(%)
(%) (%)
Ngân 26,1 52,9
20.139 1,57 25.402 1,59 5.263 38.845 1,99 13.443
quỹ 3 2
Cho
vay 1.241.4 96,9 1.546.2 97,0 304.8 24,5 1.878.2 21,4
96,50 332.023
khách 44 5 54 4 10 5 77 7
hàng
TSC 54,5
11.016 0,86 12.316 0,77 1.300 11,8 19.030 0,97 6.714
Đ 1
Tài
sản 19,8
7.814 0,61 9.367 0,58 1.553 10.109 0,52 742 7,92
có 7
khác
TỔN
G 1.280.4 1.593.3 312.9 24,4 1.946.2 22,1
100 100 100 352.872
TÀI 13 39 26 4 11 4
SẢN
NGUỒ 2017 2018 2019
N Tỷ 2018/2017 2019/2018
VỐN Số tiền Tỷ lệ Số tiền Số tiền Tỷ lệ
lệ +/- % +/- %
Tiền
gửi 3.039.2 97,5 569.3 23,0 3.729.4 690.1
2.469.9 97,58 97,52 22,7
khách 95 2 04 4 71 76
91
hàng
Các
khoản 15.61 25,5 17.62 22,9
61.215 2,41 76.830 2,46 94.451 2,47
nợ 5 0 1 3
khác
Vốn và
0,000 0,00 808, 0,004 (27,
các quỹ 24 218 194 158 (60)
94 7 3 1 5)
khác
TỔNG
NGUỒ 2.531.2 3.116.3 585.1 23,1 3.824.0 707.7
100 100 100 22,7
N 30 43 13 1 80 37
VỐN
(nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Agribank chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ )

Phân tích Bảng 2.1 ta có thể thấy rằng:


 Về tài sản:
- Tổng tài sản tăng dần theo từng năm. Cụ thể: năm 2017 tổng tài sản đạt mức 1.280.413
triệu đồng; năm 2018 tổng tài sản đạt 1.593.339 triệu đồng, tăng 312.926 triệu đồng –
tương ứng 24,44% so với năm 2017; năm 2019 tổng tài sản đạt 1.946.211 triệu đồng,
tăng 352.872 triệu đồng – tương ứng 22,14% so với năm 2018.
- Có thể thấy, lượng cho vay khách hàng chiếm phần lớn trong tổng tài sản với tỷ lệ luôn
lớn hơn 95% qua cả ba năm. Cụ thể, năm 2017, lượng cho vay khách hàng đạt mức
1.241.444 triệu đồng, chiếm 96,95% tổng số tài sản. Năm 2018, lượng cho vay khách
hàng tăng 304.810 triệu đồng ( tương ứng với 24,55% ) đạt mức 1.546.254 triệu đồng -
chiếm 97,04% tổng số tài sản. Năm 2019, lượng cho vay khách hàng tiếp tục tăng
332.023 triệu đồng ( tương ứng 21,47% ) so với năm 2018, khiến lượng cho vay khách
hàng đạt mức 1.878.277 triệu đồng - chiếm 96,50% tổng số tài sản. Điều này cho thấy
khả năng cho vay của ngân hàng ở mức tốt.
- Lượng ngân quỹ tại ngân hàng cũng tăng qua từng năm, trong đó tăng mạnh vào giai
đoạn 2018 – 2019. Năm 2017, lượng ngân quỹ đạt 20.139 triệu đồng; năm 2018 tăng
5.263 triệu đồng, ở mức 25.402 triệu đồng; năm 2019 ngân quỹ tăng mạnh 13.443 triệu
đồng, đạt mức 38.845 triệu đồng.
- Lượng tài sản cố định và tài sản có khác của ngân hàng cũng tăng qua từng năm, nhưng
hai chỉ tiêu này chiếm tương đối nhỏ (chưa đến 0,1% tổng tài sản của ngân hàng). Năm
2017, TSCĐ đạt 11.016 triệu đồng (tương ứng 0,86% tổng tài sản); năm 2018 TSCĐ đạt
mức 12.316 triệu đồng ( tương ứng 0,77% tổng tài sản); năm 2019 TSCĐ đạt 19.030 triệu
đồng ( tương ứng 0,97% tổng tài sản). Năm 2018 tài sản có khác tăng 1553% so với năm
2017, đạt mức 9.367 triệu đồng. Năm 2019, tài sản có khác tăng 742 triệu đồng, đạt mức
10.109 triệu đồng.
 Về nguồn vốn:
Do tổng tài sản tăng trong ba năm nên kéo theo đó tổng nguồn vốn cũng tăng theo từng
năm. Cụ thể:
- Năm 2017, tổng nguồn vốn đạt mức 2.531.230 triệu đồng; năm 2018 đạt mức 3.116.343
triệu đồng, tăng 585.113 triệu đồng (tương ứng 23,11%) so với năm 2017; năm 2019 đạt
mức 3.729.471 triệu đồng, tăng 707.737 triệu đồng ( tương ứng 22,7%) so với năm 2018.
- Trong tổng nguồn vốn thì tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2017, tiền
gửi khách hàng ở mức 2.469.991 triệu đồng, chiếm 97,58% tổng nguồn vốn. Năm 2018,
TGKH tăng 569.304 triệu đồng ( ứng với 23,04%) đạt mức 3.039.295 triệu đồng. Năm
2019, TGKH đạt 3.729.471 triệu đồng, tăng 690.176 triệu đồng ( ứng với 22,7%) so với
năm 2018.
- Vốn và các quỹ khác chiếm tỷ trọng cực kì nhỏ trong tổng nguồn vốn. Các khoản nợ
khác thì tăng ở mức tương đối ổn định ( năm sau tăng xấp xỉ 2,5% so với năm trước ).
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank Chi nhánh
Huyện Quỳnh Phụ.
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ .
( Đơn vị: triệu đồng )
2018/2017 2019/2018
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
+/- % +/- %

A. THU NHẬP 191.627 246.461 61.591 32,14 310.398 63.937 25,94

Thu lãi cho vay 184.870 237.467 52.597 28,45 298.791 61324 25,82
Thu phí dịch vụ 4.916 6.508 1.592 32,38 8.133 1.625 24,97

Thu nhập từ hoạt động


1.841 2.486 645 35,03 3.474 988 39,74
khác

B. CHI PHÍ 145.548 187.005 41.457 28,48 233.345 46340 24,78

Trả lãi tiền gửi 119.514 148.173 28.659 23.98 186.888 38175 26,12

Chi phí hoạt động dịch


1.642 1.947 305 18,57 2.346 399 20,49
vụ

Chi phí khác 1.477 1.536 59 4 1.861 325 21,15

Chi phí hoạt động 17.915 23.183 5268 29,4 29.504 6321 27,26

Chi phí DPRR tín dụng 5.000 12.166 7.166 143,32 12.746 580 4,76

C. LNTT 46.079 59.456 13.377 29,03 77.053 17.597 29.59

(nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ)

Qua bảng dễ dàng nhận thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhìn chung có phát
triển. Để tìm hiểu rõ hơn ta phân tích bảng 2.2:
 Về thu nhập:
- Tổng thu nhập tăng dần qua từng năm. Cụ thể năm 2017, tổng thu nhập đạt 191.627
triệu đồng. Năm 2018, thu nhập tăng 61.591 triệu đông ( ứng với 32,14%), đạt mức
246.461 triệu đồng. Năm 2019 tăng 63.937 triệu đồng (ứng với 25,94%), đạt mức
310.398 triệu đồng.
- Thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập. Năm 2017, thu lãi cho vay
đạt 184.870 triệu đồng, chiếm 96,47% tổng thu nhập. Tương tự, năm 2018 thu lãi cho vay
đạt 237.467 triệu đồng, chiếm 96,35% và đạt 298.791 triệu đồng ( chiếm 96,26%) vào
năm 2019. Thu lãi cho vay năm 2018 tăng 28,45% so với cùng kỳ, trong khi đó năm 2019
tăng 25,82%, đây là con số tuy không lớn nhưng với một chi nhánh cấp huyện, địa
phương là huyện thuần thì nó đã phần nào thể hiện được sự nỗ lực trong việc chú trọng
vào lĩnh vực phát triển các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng.
- Thu phí dịch vụ và thu từ hoạt động khác tuy chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu
nhập những cũng tăng dần qua ba năm.
 Về chi phí:
- Tổng chi phí cũng tăng dần theo từng năm. Năm 2017 tổng chi phí đạt mức 145.548
triệu đồng, năm 2018 đạt 187.005 triệu đồng ( tăng 41.457 triệu đồng ) và năm 2019 đạt
233.345 triệu đồng ( tăng 46.340 triệu đồng ). Ta thấy tỷ lệ tăng của tổng chi phí không
cao, tuy nhiên cũng không thể phủ định sự cố gắng của chi nhánh trong thời kì xã hội
phức tạp, nhiều làm phát.
- Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí là trả lãi tiền gửi. Trả lãi tiền gửi năm 2018
đạt mức 148.173 triệu đồng, tăng 28.659 triệu đồng so với 119.514 triệu đồng trả lãi tiền
gửi của năm 2017. Năm 2019 đạt mốc 186.888 triệu đồng, tăng 26,12% so với năm 2018.
- Chi phí khác và chi phí hoạt động qua từng năm vẫn giữ tỷ trọng tương đối nhỏ trong
tổng chi phí.
 Về LNTT:
- LNTT nhìn chung có sự tăng trưởng ổn định. Năm 2018 tăng 29,03% so với năm 2017
và năm 2019 tăng 29,59% so với năm 2018. Trong giai đoạn 2017 – 2019, kinh tế cũng
có phần khó khăn, phức tạp, gây ảnh hưởng một phần đến với các hoạt động của ngân
hàng, tuy nhiên với những chính sách kịp thời của đội ngũ Ban lãnh đạo, sự nỗ lực của
toàn thể cán bộ nhân viên thì sự tăng lợi nhuận này là một thành công đáng được ghi
nhận. Từ đây cho thấy Agribank Chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ hoạt động rất tốt, số lượng
khách hàng đến với chi nhánh cũng tăng theo từng năm và luôn ở mức bền, chứng minh
cho niềm tin của khách hàng với thương hiệu Agribank ngày một tăng lên.
2.3. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Agribank Chi nhánh
Huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2017 – 2019.
2.3.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Quỳnh
Phụ giai đoạn năm 2017 – 2019

Bảng 2.3.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Quỳnh
Phụ giai đoạn năm 2017 – 2019. ( Đơn vị: triệu đồng )

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tỷ Tỷ 2018/2017 Tỷ 2019/2018
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
(%) (%) +/- % (%) +/- %

TỔNG 2.469.991 100 3.039.29 100 569.304 23,04 3.729.471 100 690.176 22,70
VỐN HUY 5
ĐỘNG

Theo loại tiền

3.025.68 3.719.64
Nội tệ 2.454.377 99,36 99,55 571.303 23,27 99,73 693.969 22,93
0 9

Ngoại tệ
15.614 0,63 13.615 0,45 (1.999) (12,80) 9,822 0,26 (3.793) (27,85)
(quy đổi )

Theo đối tượng huy động

2.976.68 3.648.41
Dân cư 2.419.002 97,93 97,94 557.686 23,05 97,82 671.730 22,56
8 8

Tổ chức
50.989 2,06 62.607 2,06 11.618 22,78 81.053 2,17 18.446 29,46
kinh tế

Theo thời hạn huy động

1.368.23 1.473.24
Ngắn hạn 1.263.292 51,14 45,02 104.945 8,30 39,50 105.003 7,67
7 0

Trung và 1.671.05 2.256.23


1.206.699 48,85 55 464.359 38,48 60,5 585.173 35,01
dài hạn 8 1

(nguồn: Báo cáo kết quả kinh daonh Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ)

Nhìn vào Bảng 2.3.1, tôi có những nhận xét sau:


- Tổng vốn huy động có xu hướng tăng dần trong ba năm. Cụ thể: năm 2017, tổng nguồn
vốn đạt mức 2.469.991 triệu đồng, năm 2018 tổng nguồn vốn tăng 569.304 triệu đồng
(ứng với 23,04%), đạt mức 3.039.295 triệu đồng. Năm 2019, tổng nguồn vốn đạt
3.929.471, tăng 690.176 triệu đồng so với năm 2018 (ứng với 22,70%).
- Về vốn huy động phân theo loại tiền, có thể thấy đồng nội tệ chiếm chủ đạo. Nội tệ tăng
dần theo năm với mức tăng xấp xỉ 22 – 23% so với năm trước. Ngoại tệ (quy đổi) tại
ngân hàng thì lại có xu hướng giảm dần theo năm. Năm 2018, lượng ngoaị tệ giảm 1.999
triệu đồng (giảm 12,80%) so với năm 2017 và năm 2019 lượng ngoại tệ giảm 3.793 triệu
đồng (giảm 27,85%) so với năm 2018.
- Về vốn huy động phân theo đối tượng huy động: nguồn vốn huy động của ngân hàng
tập trung chủ yếu ở trong dân cư trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ với tỷ lệ luôn chiếm tới
97% tổng nguồn vốn. Năm 2017, huy động vốn trong dân cư đạt 2.419.002 triệu đồng,
chiếm 97,93% tổng vốn huy động. Năm 2018, huy động vốn trong dân cư đạt 2.976.688
triệu đồng, chiếm 97,94% tổng vốn huy động ( tăng 557.686 triệu đồng - ứng với 23,05%
so với năm 2017). Năm 2019, huy động vốn trong dân cư đạt 3.648.418 triệu đồng, chiếm
97,82% tổng vốn huy động ( tăng 671.730 triệu đồng - ứng với 22,56% so với năm
2018).
Tuy trên địa bàn Huyện Quỳnh Phụ còn ít các tổ chức kinh tế nhưng lượng huy
động vốn từ các tổ chức kinh tế cũng có chiều hướng tăng trong ba năm. Năm 2017, huy
động vốn từ các tổ chức kinh tế đạt mức 50.989 triệu đồng (chiếm 2,06% tổng vốn huy
động), năm 2018 tăng lên ở mức 62.607 triệu đồng (tăng 11.618 triệu đồng - ứng với
22,78%), chiếm 2,06 tổng vốn huy động. Năm 2019 huy động vốn từ các tổ chức kinh tế
đạt 81.053 triệu đồng, tăng 18.446 triệu đồng ( ứng với 29,46%) so với năm 2018.
- Về vốn huy động phân theo thời hạn huy động: huy động vốn ngắn hạn và trung – dài
hạn đều có chiều hướng tăng dần trong ba năm. Năm 2017, huy động vốn ngắn hạn đạt
mức 1.263.292 triệu đồng, chiếm 51,14% tổng vốn huy động. Năm 2018, huy động vốn
ngắn hạn tăng 8,30% so với năm 2017, đạt mức 1.368.237 triệu đồng, chiếm 45,02% tổng
vốn huy động. Năm 2019, huy động vốn ngắn hạn đạt mức 1.473.240 triệu đồng, tăng
105.003 triệu đồng so với năm 2018, chiếm 39,50% tổng vốn huy động.
Trong khi đó vốn trung – dài hạn tăng 38,48% vào năm 2018, đạt mức 1.671.058
triệu đồng, chiếm 55% tổng vốn huy động. Năm 2019 vốn trung – dài hạn tăng 585.173
triệu đồng so với năm 2018, đạt mức 2.256.231 triệu đồng, chiếm 60,5% tổng vốn huy
động.
2.3.2. Tình hình cho vay của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ
giai đoạn 2017 – 2019.

Bảng 2.3.2. Tình hình cho vay của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ
giai đoạn 2017 – 2019 ( đơn vi: triệu đồng )

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tỷ Tỷ 2018/2017 Tỷ 2019/2018
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
(%) (%) +/- % (%) +/- %

TỔNG DƯ
1,241,444 100 1,546,254 100 304.810 24.55 1,878,227 100 332.023 21.47
NỢ

Theo loại tiền


Nội tệ 1,241,444 100 1,546,254 100 304.810 24.55 1,878,227 100 332.023 21.47

Ngoại tệ
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
(quy đổi )

Theo đối tượng cho vay

Dân cư 1,135,894 91.5 1,400,304 90.56 264.410 23.27 1,715,712 91.34 315.408 22.52

Tổ chức
105,550 8.5 145,950 9.43 40.400 38.27 162,515 8.65 16.565 11.35
kinh tế

Theo thời hạn cho vay

Ngắn hạn 871,010 70,16 1,093,094 70.7 222.084 25.5 1,307,230 69.6 214.136 19.58

Trung và
370,435 28,84 453,159 29.3 82.724 22.33 570,996 30.4 117.837 26
dài hạn

(nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ)

Nhìn vào Bảng 2.3.2, tôi có những nhận xét sau:


- Tổng dư nợ của chi nhánh tăng dần trong ba năm. Cụ thể: năm 2017, tổng dự nợ đạt
mức 1.241.444 triệu đồng, năm 2018 tăng lên thành 1.546.254 triệu đồng ( tăng 304.810
triệu đồng - ứng với 24,55% so với năm 2017). Năm 2019, tổng dư nợ đạt mức 1.878.227
triệu đồng (tăng 332.013 triệu đồng - ứng với 21,47% so với năm 2018).
- Về cho vay phân theo loại tiền: có thể thấy 100% chi nhánh cho vay bằng đồng nội tệ.
Cho vay bằng đồng nội tệ năm 2017 đạt mức 1.241.444 triệu đồng, năm 2018 tăng
304.810 triệu đồng (ứng với 24,55%) so với năm 2017, đạt mức 1.546.254 triệu đồng.
Năm 2019, cho vay nội tệ đạt mức 1.878.227 triệu đồng, tăng 332.023 triệu đồng – ứng
với 21,47% so với năm 2018. Nguyên nhân chính dẫn tới 100% chi nhánh cho vay nội tệ
bởi vì huyện Quỳnh Phụ với nền kinh tế còn non trẻ, trên địa bàn chưa có sự xuất hiện
của các doanh nghiệp nưóc ngoài hay doanh nghiệp tư nhân sử dụng ngoại tệ, cũng
không gần cửa khẩu hay cảng biển, kinh tế chủ yếu là thuần nông, một phần cũng do nhu
cầu của dân cư chưa sử dụng đồng ngoại tệ.
- Về cho vay phân theo đối tượng: trên địa bàn Huyện Quỳnh Phụ, dân cư chiếm đại đa
số, ít các tổ chức kinh tế nên cho vay dân cư chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tiền cho vay
của chi nhánh. Năm 2017, cho vay dân cư đạt mức 1.135.894 triệu đồng (chiếm 91,5%
tổng cho vay của chi nhánh). Năm 2018, tăng 264.410 triệu đồng (ứng với 23,27% so với
năm 2017 ), đạt mức 1.400.304 triệu đồng ( chiếm 90,56% tổng cho vay). Năm 2019,
tăng 315.408 triệu đồng (ứng với 22,52% so với năm 2018), đạt mức 1.715.712 triệu
đồng (chiếm 91,34% tổng cho vay)
Trong khi đó, cho vay tổ chức kinh tế năm 2017 đạt 105.550 triệu đồng, chỉ chiếm 8,5%
tổng cho vay. Năm 2018, tăng lên mức 145.950 triệu đồng, chiếm 9,43% tổng cho vay
( tăng 40.400 triệu đồng - ứng với 38,27% so với năm 2017). Năm 2019 tăng lên mức
162.515 triệu đồng, chiếm 8,65% tổng cho vay ( tăng 16.565 triệu đồng – ứng với
11,35% so với năm 2018). Nguyên nhân dẫn tới hầu hết chi nhánh cho vay dân cư bởi vì
ngân hàng còn chưa phát triển đưọc nhiều các sản phẩm cho vay phù hợp với các tổ chức
kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, trong khi đó các ngân hàng khác có
nhiều gói vay ưu đãi, lãi suất thấp hơn, thủ tục giải ngân nhanh gọn hơn,…
- Về cho vay phân theo thời gian cho vay: Cho vay ngắn hạn chiếm chủ yếu với tỉ trọng
luôn trong khoảng 70% tổng cho vay của chi nhánh. Năm 2017, vay ngắn hạn đạt mức
871.010 triệu đồng, chiếm 70,16% tổng cho vay của chi nhánh. Năm 2018, cho vay ngắn
hạn tăng 222.084 triệu đồng ( tăng 25,5% so với năm 2017), đạt mức 1.093.094 triệu
đồng, chiếm 70,7 tổng cho vay. Năm 2019, cho vay ngắn hạn đạt mức 1.307.230 triệu
đồng (tăng 214.136 triệu đồng - ứng với 19,58% so với năm 2018), chiếm 69,6% tổng
cho vay.
- Hoạt động cho vay trung và dài hạn của chi nhánh vẫn chưa thực sự tốt, trong khi đó
cho vay trung và dài hạn đem lại nguồn lợi nhuận cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Chi
nhánh cần gia tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn hơn trong thời gian tới.
2.4. Các hoạt động khác
2.4.1. Dịch vụ thanh toán trong nước lớn
Năm 2019, thanh toán trong nước là nhóm dịch vụ đạt doanh thu phí lớn , chiếm gần 30%
trong tổng doanh thu dịch vụ. Các sản phẩm dịch vụ thanh toán chủ đạo của Agribank
đều có mức tăng trưởng tốt cả về số lượng và doanh số giao dịch. Các sản phẩm dịch vụ
thanh toán đã dần chuyển kênh cung ứng taị quầy sang các kênh điện tử. Một số dịch vụ
thanh toán khác tăng trưởng mạnh trên kênh ngân hàng điện tử đã phản ánh rõ nét xu
hướng không dùng tiền mặt của khách hàng như: dịch vụ thanh toán hoá đơn, chuyển tiền
qua ngân hàng điện tử, thanh toán hoá đơn,…
2.4.2. Chuẩn bị sẵn sàng cổ phần hoá
Thực hiện chính sách, chủ trương của Chính phủ về cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp
Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năm 2017, Agribank tiếp tục chuẩn bị cho
việc cổ phần hoá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2.4.3. Chủ động truyền thông, phát triển thương hiệu, văn hoá Agribank.
Năm 2019, công tác truyền thông, phát triển thương hiệu, văn hoá được ngân hàng triển
khai chủ động, linh hoạt, gắn kết giữa truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ, bắt
nhịp xu thế đáp ứng yêu cầu hoạt động cuả tổ chức tín dụng trong lộ trình sẵn sàng cổ
phần hoá theo chỉ đạo của Chính phủ.

PHẦN III. CÔNG VIỆC THỰC TẬP


- Vị trí thực tập: Chuyên viên Khách hàng cá nhân
- Công việc thực tập:
3.1. Tìm hiểu quy trình cho vay của khách hàng cá nhân.
Quy trình cho vay khách hàng cá nhân bắt đầu từ khi tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của
khách hàng đến khi thanh toán hết nợ gốc, phí, thanh lý hợp đồng tín dụng.
Quy trình cho vay được thực hiện theo quy trình sau:
- Thẩm định trước khi vay
- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay
- Kiểm tra, giám sát, thu hồi, xử lý nợ sau khi cho vay
Quy trình thực hiện theo các bưóc sau:
Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Bước 2: Thẩm định các điều kiện , phương án vay
Bước 3: Xét duyệt cho cay
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng
Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân
Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý phát sinh
Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo
Tuỳ theo từng khoản vay của khách hàng, tôi sẽ được thực hiện toàn bộ hoặc một trong
các quy trình cho vay trên.
3.2. Sắp xếp và lưu trữ hồ sơ.
Tôi được anh chị tại phòng hướng dẫn cách sắp xếp và lưu trữ hồ sơ một cách khoa học,
thuận tiện cho việc tìm kiếm sau này.
Tôi sắp xếp hồ sơ theo số thứ tự, bấm lỗ hồ sơ và lưu vào bìa để dễ cho công việc tìm
kiếm sau này.
3.3. Tìm hiểu cách ghi nhận và theo dõi hồ sơ vay tiêu dùng.
Tôi được anh chị tại phòng hướng dẫn ghi nhận hồ sơ vay của khách hàng và theo dõi
bằng phần mềm trên máy tính tại phòng để đưa ra được phương pháp thu hồi nợ tối ưu
nhất.
3.4. Các công việc chuyên môn khác
- Được tham gia các buổi đào tạo kĩ năng nghiệp vụ, học hỏi về các gói sản phẩm và
được hướng dẫn bán hàng.
- Được đọc, nghiên cứu tài liệu về các quy định, quy chế, chính sách của Ngân hàng.
- Gặp gỡ khách hàng và hoàn thiện hồ sơ cùng các anh chị nhân viên trong phòng.
- Đi thẩm định khách hàng cùng chuyên viên quan hệ khách hàng và lãnh đạo phòng.

PHẦN IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ HƯỚNG ĐỀ TÀI KHOÁ
LUẬN
4.1. Những vấn đề còn tồn tại.
a. Khả năng cho vay của ngân hàng
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của một ngân hành thương mại là việc thu hút để mở rộng
cho vay và đầu tư để tăng lợi nhuận. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không quyết định
đến sự thành công của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh quan trọng nhất của ngân hàng
là chiến lược phát triển mảng tín dụng. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động đem lại
lợi nhuận cao nhất. Trên địa bàn Huyện Quỳnh Phụ, các cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ
trọng lớn, họ là những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ với một số vốn ít ỏi nhất định nên
nhu cầu tăng thêm nguồn vốn là rất cần thiết. Chính vì vậy ngân hàng Agribank chi
nhánh Huyện Quỳnh Phụ cần tích cực khai thác và nâng cao chất lượng, hiệu quả khả
năng cho vay khách hàng cá nhân tại địa bàn.
b. Cho vay theo đối tượng là các tổ chức kinh tế còn chưa cao
Giai đoạn 2017 – 2018, trên địa bàn Thị trấn Quỳnh Côi nói chung và huyện Quỳnh Phụ
nói riêng, đã xuất hiện rất nhiều những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp
mới mở này đang trong thời kỳ phát triển nên rất có nhu cầu về vốn, do vậy nhu cầu vay
vốn ngân hàng cũng vì thế mà tăng cao. Hiện nay, Agribank CN huyện Quỳnh Phụ lại
chưa có nhiều gói sản phẩm vay dành cho các tổ chức kinh tế.
Theo Bảng 2.3.2 ta có thể thấy tình hình cho vay tại ngân hàng chủ yếu tập trung vào đối
tượng là khách hàng cá nhân.
4.2. Hướng đề tài khoá luận
Từ những vấn đề còn tồn tại nêu trên, tôi xin đề xuất một số đề tài khoá luận như sau:
- Hướng đề tài 1: “Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam – Chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ,
Bắc Thái Bình”
- Hướng đề tài 2: “Hoàn thiện hoạt động cho vay các tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ, Bắc Thái
Bình”
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảng cân đối kế toán Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Quỳnh Phụ.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Quỳnh
Phụ.
3. Website Ngân hàng Agribank Việt Nam www.agribank.com.vn
4. Bách khoa toàn thư mở https://vi.wikipedia.org/wiki/
5. Báo cáo thường niên Ngân hàng Agribank năm 2019.

You might also like