You are on page 1of 28

I.

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK


Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam
Technological and Commercial Joint – Stock Bank, viết tắt Techcombank) được
thành lập thành lập năm 1993, với Chủ tịch HĐQT là doanh nhân Hồ Hùng Anh,
số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển mình
từ chế độ kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường.
Trải qua gần 30 năm hoạt động, Techcombank đã trở thành một trong những ngân
hàng lớn nhất về vốn điều lệ. Sự thành công của ngân hàng đến từ chiến lược tập
trung giải quyết nhu cầu luôn thay đổi của thị trường, xây dựng được một nền tảng
tài chính ổn định.
Đây là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam và là một trong
những ngân hàng hàng đầu ở Châu Á. Techcombank cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ tài chính đa dạng cho hơn 5.4 triệu khách hàng ở Việt Nam với mạng lưới
315 chi nhánh trên toàn quốc.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam theo đuổi một mô hình kinh doanh khác
biệt, lấy khách hàng làm trọng tâm, và gặt hái được những thành công cụ thể trong
việc thực hiện cách tiếp cận theo hệ sinh thái. Thông qua việc hợp tác với các
doanh nghiệp lớn đóng vai trò đầu mối, như các tập đoàn phát triển bất động sản
hàng đầu, các hãng hàng không, hay các tập đoàn điện lực và viễn thông.
Từ những cam kết giá trị của Ngân hàng, từ các sản phẩm được thiết kế phù hợp
cho từng phân khúc khách hàng, cũng như chất lượng dịch vụ đứng đầu thị trường
đã giúp cho Techcombank thu hút và nắm giữ một cơ sở khách hàng chất lượng
cao từ các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các cá nhân. Bên
cạnh đó, ngân hàng cũng đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ như là nền
tảng để cung cấp dịch vụ tốt nhất.
1.1 Tầm nhìn
Với tầm nhìn “Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống, thúc đẩy mỗi
người khai phá tiềm năng và bản lĩnh hành động cho những điều vượt trội”,
Techcombank cam kết không ngừng mang đến những giá trị vượt trội cho khách
hàng và cổ đông; chú trọng các giải pháp tiên phong phục vụ cho nhu cầu ngày một
phát triển, trở thành đối tác tài chính tin cậy nhất của khách hàng.
1.2 Sứ mệnh
Dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho mỗi cá nhân,
doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thành công.
1.3 Những thành tự của ngân hàng Techcombank:
2

Techcombank là một trong những ngân hàng luôn được khách hàng đánh giá rất
cao. Trong những năm qua, ngân hàng đã nhiều lần được nhận những giải thưởng
cao quý như:
 Top 200 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất toàn cầu năm 2022..
 Top 1 doanh số giao dịch thẻ năm 2022
 Ngân hàng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng doanh số giao dịch thẻ
 Doanh số giao dịch thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng số 1 thị trường
 Top 1 doanh số giao dịch thanh toán chạm
 Doanh số giao dịch thương mại điện tử nội địa.
 Tốc độ tăng trưởng giao dịch thanh toán chạm số 1 thị trường
 …
1.4 Lịch sử hình thành (Nếu bài dài quá rồi thì không cần để mục này vô bài
cũng được)

Năm Thành lập với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng


1993

Năm Triển khai hệ thống phần mềm ngân hàng lõi Globus theo tiêu chuẩn
2001 quốc tế

Năm Tham gia hệ thống thanh toán thẻ toàn cầu thông qua thẻ F@st
2003 Access – Connect 24

Năm Tham gia “câu lạc bộ” các ngân hàng có tài sản trên 1 tỷ USD
2006

Năm Thành viên sáng lập liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam Smartlink
2008
Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa

Năm Khẳng định vị trí ngân hàng TMCP hàng đầu với vốn điều lệ lên
2009 5.400 tỷ đồng, tổng tài sản đạt mức 95.000 tỷ đồng và là ngân hàng
đầu tiên hợp tác với nhà tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới
McKinsey.

Năm Trở thành “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010” do tạp chí
2010 EuroMoney trao tặng, và được đánh giá cao với nhiều giải thưởng
quốc tế
3

Năm Ngân hàng TMCP lớn thứ 2 Việt Nam với tổng tài sản 180.000 tỷ
2011 cùng 307 chi nhánh trên toàn quốc

Năm Ngân hàng đi đầu trong việc mang đến trải nghiệm công nghệ số
2012 thông qua dịch vụ giao dịch ATM không cần thẻ đến hơn 2,8 triệu
khách hàng

Năm Khẳng định vị thế ngân hàng dẫn đầu về chất lượng dịch vụ với 23
2014 giải thưởng uy tín từ các tổ chức trong và ngoài nước như Global
Finance, IFC, Finance Asia

Là sự lựa chọn tin cậy của 3,7 triệu khách hàng cá nhân và 48 ngàn
khách hàng doanh nghiệp

Năm Top 2 ngân hàng có doanh số thanh toán thẻ visa lớn nhất thị trường
2015 với 4,2 triệu khách hàng

Năm Bước vào giai đoạn bứt phá với sự ra mắt và triển khai chiến lược
2016 2016-2020 để trở thành ngân hàng dẫn dắt đời sống tài chính của
người dân Việt Nam, và là ngân hàng số 1 Việt Nam.

Lợi nhuận 2016 tăng trưởng gấp đôi so với năm trước, với giải
thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” được trao tặng bởi Finance
Asia, “Ngân hàng Việt Nam xuất sắc của năm” từ Asia Risk và
“Doanh nghiệp có chính sách nhân sự xuất sắc” Vietnam HR
Awards.

Năm Ngân hàng đứng đầu về chỉ số tín nhiệm tương đương mức trần xếp
2017 hạng tín nhiệm quốc gia do S&P công bố.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gấp đôi đạt 8.036 tỷ đồng, đứng thứ hai
về khả năng sinh lời do Asian Banker xếp hạng, với số lượng khách
hàng đạt mốc hơn 5 triệu.

Ngân hàng đứng đầu về doanh số thanh toán thẻ quốc tế visa của
Việt Nam.

Ngân hàng dẫn đầu về sản phẩm Bancassurance, mang đến sự hợp
tác chiến lược với nhà cung cấp bảo hiểm hàng đầu Manulife.

Đứng đầu về chỉ số gắn kết (EES) do cán bộ nhân viên bình chọn và
đứng Top 2 “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” ngành tài chính ngân
4

hàng.

Ghi dấu ấn biểu tượng kết nối cộng đồng với Giải Marathon Quốc tế
Tp.Hồ Chí Minh Techcombank.

Năm Chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí
2018 Minh, (Mã cổ phiếu TCB), giá trị vốn hóa 6,5 tỷ USD.

Top 3 thương vụ IPO lớn nhất thị trường Đông Nam Á 2018

Tăng vốn điều lệ gấp 3 lần, lên mức 34.965,9 tỷ đồng

Là ngân hàng cổ phần tư nhân đầu tiên vượt mức lợi nhuận 10.000 tỷ
đồng

Ngân hàng đứng đầu về doanh số giao dịch thẻ Visa (debit và credit)
tại Việt Nam do tổ chức Thẻ Quốc tế Visa trao tặng.

Giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2018 do tổ chức
Euromoney bình chọn

Giải thưởng Ngân hàng Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2018
do tổ chức Global Banking & Finance Review trao tặng

Năm Lợi nhuận trước thuế cán mốc kỉ lục trên 12 nghìn tỷ đồng, đón thêm
2019 1 triệu khách hàng mới

Giải thưởng “Ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam” do Asia Risk bình
chọn

Giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán tốt nhất Việt
Nam 2019” do The Asian Banker trao tặng

Đứng đầu ngành ngân hàng về hiệu quả hoạt động, có nền tảng nhân
sự xuất sắc với chỉ số OHI và EES ở mức kỷ lục.

Đứng đầu toàn thị trường về doanh số thanh toán qua thẻ, nhận 7 giải
thưởng từ tổ chức VISA – số lượng giải nhiều nhất từng được trao
cho một ngân hàng.

Chính thức áp dụng chuẩn Basel II từ 01/07/2019, tỉ lệ CAR luôn ở


5

mức cao gấp đôi so với chuẩn yêu cầu của NHNN.

Khai trương Văn phòng Hội sở mới Techcombank Agile Center tại
119 Trần Duy Hưng

Năm Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát, ưu tiên nguồn lực để
2020 xây dựng cơ chế bảo vệ cán bộ

Đẩy mạnh năng lực về số hóa và dữ liệu: Triển khai phương thức
làm việc Agile; thành lập Khối Dữ liệu & Phân tích

Tạo ra hệ sinh thái các tiện ích toàn diện với trải nghiệm đa kênh
đầu- cuối trên nền tảng số lần đầu tiên tại Việt Nam

“Giao dịch vay hợp vốn thành công nhất” tại Việt Nam năm 2020,
với khoản vay hợp vốn 500 triệu đô la Mỹ

Hợp tác cùng đối tác One Mount Group, thiết lập trải nghiệm số hóa
xuyên suốt trên hành trình khách hàng: Giải pháp tài chính “Thẻ ứng
vốn” cho chủ tiệm tạp hoá VinShop; trải nghiệm vay mua nhà toàn
diện xuyên suốt với OneHousing

Tỷ lệ CASA 46,1% đứng số 1 thị trường - tổng huy động CASA lần
đầu tiên vượt 100.000 tỷ đồng

ROA cao nhất toàn ngành ngân hàng, ở mức 3,1%

Thương hiệu số 1 về hoạt động hiệu quả từ Forbes

Thương hiệu ngân hàng ấn tượng nhất 2020” và “Ngân hàng có sức
khỏe thương hiệu tốt nhất” từ MiBrand - đối tác trong nước của
Brand Finance.

Năm Ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam gia nhập “câu lạc bộ” tỷ đô
2021 với LNTT đạt hơn 23,2 ngàn tỷ đồng

Tiếp tục huy động thành công 800 triệu đô la Mỹ vay hợp vốn trên
thị trường quốc tế cho kỳ hạn 3 năm và 5 năm

Đạt 2 giải thưởng danh giá “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do
Euromoney và Finance Asia trao tặng
6

Đạt giải thưởng “Nhà quản lý nguồn vốn xuất sắc nhất (Best
Treasurer)”, khu vực Châu Á Thái Bình Dương do Corporate
Treasurer trao tặng.

Năm Hoàn thành huy động khoản vay hợp vốn trị giá 1 tỷ đô la Mỹ “Ngân
2022 hàng tốt nhất Việt Nam - Best Bank in Vietnam” – Euromoney, 2
năm liên tiếp

Ngân hàng số tốt nhất cho khách hàng tại Việt Nam – Best Digital
Consumer Bank – Global Finance

“Giao diện thiết kế xuất sắc - Best User Experience (UX) Design” –
Good Design

#1 về khối lượng thanh toán ở tất cả các loại thẻ; #1 về số lượng thẻ
phát hành mới

Ngân hàng duy nhất ở Việt Nam được vinh danh bởi SAP tại The
Best Run Awards cho khu vực Đông Nam Á, “The Most
Transformation – The Game Changer” – nhờ hành trình chuyển đổi
số ấn tượng

Tại Mỹ, Techcombank đã trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên và
duy nhất giành được giải thưởng “Công nghệ tốt nhất 2022 - Best in
Tech 2022” trong lĩnh vực “Integrated Learning” - Pluralsight

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC


Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
7

 Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định những
vấn đề quan trọng của Techcombank theo quy định tại Luật Các Tổ Chức Tín
Dụng, Luật Doanh Nghiệp và Điều lệ. ĐHĐCĐ có quyền thông qua định hướng
phát triển của Techcombank, và bầu, miễn nhiệm các chức danh thành viên
HĐQT và BKS của Techcombank và thực hiện các quyền hạn khác. ĐHĐCĐ
8

gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. ĐHĐCĐ được triệu tập hàng năm
chủ yếu bởi HĐQT và có thể được triệu tập bất thường trong một số trường hợp
đặc biệt
 Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của ngân hàng, gồm 7-11
thành viên và được bầu cử bởi Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ
5 năm. HĐQT có vai trò và trách nhiệm giám sát và đưa ra những quyết định
chủ chốt liên quan đến tài chính và vận hành, cũng như đặt ra chiến lược quản
trị rủi ro dựa trên đề xuất của Ban Điều Hành nhằm đạt được những mục tiêu
chiến lược của Techcombank, hướng đến thành công lâu dài của Techcombank
và mang đến những giá trị bền vững cho khách hàng
Techcombank thành lập 4 hội đồng/ủy ban giúp việc cho HĐQT, bao gồm:
+ Ủy Ban Thường Trực Hội Đồng Quản Trị (“UBTT HĐQT”): UBTT
HĐQT gồm 6 thành viên. UBTT HĐQT là cơ quan được HĐQT thành lập để đại
diện cho HĐQT hỗ trợ Ban Điều Hành ra quyết định kịp thời đối với những hoạt
động kinh doanh quan trọng phát sinh giữa các kỳ họp chính thức của HĐQT.
+ Ủy Ban Kiểm Toán Và Rủi Ro (“ARCO”): ARCO gồm 7 thành viên. ARCO là
cơ quan được HĐQT thành lập nhằm thực thi một số chức năng, nhiệm vụ do
HĐQT phân công và/hoặc ủy quyền thực hiện liên quan đến kiểm toán, kiểm tra
giám sát và quản trị rủi ro của hoạt động ngân hàng.
+ Uỷ Ban Nhân Sự Và Lương Thưởng (“NORCO”): NORCO gồm 7 thành viên.
NORCO là cơ quan được HĐQT thành lập nhằm tham mưu cho HĐQT về các vấn
đề liên quan đến nhân sự lãnh đạo cao cấp và thực hiện thông qua các nguyên tắc,
chính sách và quy định nội bộ về nhân sự và lương thưởng của Techcombank theo
phân công và/hoặc ủy quyền của HĐQT.
+ Hội Đồng Chuyển Đổi (“TECO”): TECO gồm 3 thành viên. TECO là cơ quan
được HĐQT thành lập nhằm tham mưu cho HĐQT về các vấn đề liên quan đến
định hướng triển khai Chương trình chuyển đổi toàn ngân hàng giai đoạn 2016-
2020 với tầm nhìn trở thành ngân hàng số 1 và doanh nghiệp hàng đầu tại Việt
Nam vào năm 2020 với giá trị thị trường vượt 10 tỷ USD, nắm giữ trên 10% thị
phần doanh thu trong các phân khúc trọng tâm mà Techcombank đã lựa chọn, tốc
độ tăng trưởng Tổng thu nhập hoạt động hàng năm trên 30% và tỷ lệ thu nhập
thuần từ phí dịch vụ chiếm trên 30% Tổng thu nhập hoạt động
 Ban giám đốc: Là cơ quan điều hành ngày-toàn của Techcombank. Ban giám
đốc bao gồm CEO, các Phó Tổng giám đốc và các Trưởng phòng chức năng.
 Ban kiểm soát: Là cơ quan kiểm soát hoạt động của Techcombank, bao gồm
các thành viên được bầu cử bởi Đại hội cổ đông. BKS giám sát HĐQT để bảo
đảm là HĐQT thực hiện công việc vì lợi ích cao nhất của cổ đông của
Techcombank theo các quy tắc và quy định hiện hành. Techcombank đã thành
lập bộ phận Kiểm toán Nội bộ trực thuộc BKS nhằm lập kế hoạch và tiến hành
việc kiểm toán nội bộ thường xuyên và bất thường nhằm theo dõi công tác kiểm
9

soát nội bộ, tuân thủ và QTRR, báo cáo các phát hiện và các vụ việc cần phải áp
dụng biện pháp khắc phục cho BKS
 Ban Điều hành: Ban Điều hành quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của
Techcombank. Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và thuộc danh sách dự kiến
đã được Thống Đốc NHNN chấp thuận
Techcombank thành lập 4 hội đồng giúp việc cho Ban Điều hành, bao gồm:
 Hội Đồng Quản Lý Tài Sản Nợ Và Có (“ALCO”): ALCO là đầu mối phụ trách
đối với các vấn đề liên quan đến việc quản trị bảng cân đối kế toán. ALCO thực
hiện giám sát chặt chẽ và định hướng cho cơ cấu tài chính của Techcombank,
và đồng thời là một cấu phần không thể tách rời của bộ khung tổng thể về quản
trị vốn và rủi ro. Mục tiêu của ALCO là nhằm kiểm soát các rủi ro ảnh hưởng
đến bảng cân đối bao gồm rủi ro thanh khoản, nguồn vốn, lãi suất và tỷ giá.
ALCO đánh giá môi trường bên ngoài, nhận định xu hướng để xác định môi
trường tương lai thích hợp nhất cho kế hoạch dài hạn của bảngcân đối, và xem
xét các tình huống căng thẳng.
 Hội Đồng Tín Dụng Cao Cấp (“HĐTDCC”): HĐTDCC bao gồm các chuyên
gia phê duyệt tín dụng cấp A và một số chuyên gia phê duyệt tín dụng cấp B
nhằm tập hợp phát huy trí tuệ, kiến thức của tập thể để tăng cường chất lượng
phê duyệt với những hồ sơ cấp tín dụng có giá trị lớn của Techcombank.
HĐTDCC thực hiện chức năng, nhiệm vụ phê duyệt cấp mức/hạn mức tín dụng
mới, giải ngân, phát hành bảo lãnh, L/C, chiết khấu, bao thanh toán, phê duyệt
điều chỉnh về nội dung, điều kiện cấp tín dụng của các khoản tín dụng đã được
phê duyệt và các vấn đề khác liên quan đến việc cấp tín dụng, v.v. thuộc thẩm
quyền phê duyệt của HĐTDCC.
 Hội Đồng Đầu Tư Tài Chính (“HĐĐTTC”): HĐĐTTC bao gồm một số thành
viên do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm. Nhiệm vụ của HĐĐTTC là chỉ đạo xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư tài chính của toàn hệ thống
Techcombank; chỉ đạo phê duyệt các hoạt động đầu tư tài chính của hệ thống
Techcombank trong phạm vi thẩm quyền được phân công, ủy quyền; báo cáo,
đề xuất HĐQT điều chỉnh kế hoạch đầu tư tài chính phù hợp với thực trạng
và/hoặc báo cáo tình hình hoạt động đầu tư tài chính, đề xuất xử lý các vấn đề
phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính; chỉ đạo thực hiện các hoạt
động đầu tư theo thẩm quyền và/hoặc theo nghị quyết của HĐQT, ĐHĐCĐ; chỉ
đạo Tổng Giám đốc và các công ty con xây dựng, hoàn thiện và tuân thủ quy
định/quy trình thủ tục về đầu tư tài chính và quản lý giới hạn/trạng thái đầu tư
tài chính đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.
Quyền hạn của HĐĐTTC là phê duyệt các hoạt động đầu tư tài chính theo phân
cấp ủy quyền
 Hội Đồng Kế Hoạch Đầu Tư Dự Án (“PIPC”): PIPC là một hội đồng được
thành lập nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ về các hoạt động đầu tư dự án
nội bộ của Techcombank: chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
đầu tư dự án của Techcombank; chỉ đạo thực hiện hoạt động đầu tư dự án theo
10

thẩm quyền và/hoặc theo nghị quyết của HĐQT, ĐHĐCĐ; đánh giá giám sát
công tác triển khai dự án thực hiện dừng hoặc kiến nghị dừng (nếu dự án do
HĐQT phê duyệt) nếu các dự án vi phạm nguồn lực, vi phạm ngân sách theo
những phê duyệt ban đầu; chỉ đạo Ban Điều Hành hoàn thiện và thuân thủ quy
định/quy trình thủ tục về đầu tư dự án và quản lý sử dụng nhằm đảm bảo minh
bạch, an toàn, hiệu quả phù hợp quy định pháp luật, v.v.. PIPC bao gồm các
thành viên là Tổng Giám đốc hoặc thành viên HĐQT được HĐQT phê duyệt
trong từng thời kỳ, Ban Giám đốc Khối Chiến lược và Phát triển Ngân hàng, và
các thành viên khác do Chủ tịch PIPC quyết định trong từng trường hợp cụ thể
 Các đơn vị chức năng: Bao gồm các bộ phận chuyên môn như Ngân hàng điện
tử, Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Quản lý tài sản, Quản lý rủi
ro, Quản lý dòng tiền, Hỗ trợ khách hàng và Quản lý văn phòng.
 Các chi nhánh và phòng giao dịch: Techcombank có hơn 300 chi nhánh và
phòng giao dịch trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá
nhân và doanh nghiệp.
 Tổ chức con: Techcombank cũng sở hữu nhiều tổ chức con, bao gồm các công
ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và công ty tài chính.
III. SẢN PHẨM NGÂN HÀNG TECHCOMBANK:
Các sản phẩm của Ngân hàng Techcombank
 Gửi tiết kiệm ngân hàng Techcombank: Gửi tiết kiệm ngân hàng
Techcombank làm một lựa chọn sáng suốt. Bởi ngân hàng có nhiều gói tiết
kiệm cũng như hình thức gửi để quý khách lựa chọn.
Ưu, nhược điểm
– Dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng Techcombank vô cùng an toàn và tin cậy. Ngân
hàng đang phát triển tốt nên không lo bị phá sản.
– Ngân hàng có rất nhiều gói tiết kiệm khác nhau để khách hàng lựa chọn sao cho
phù hợp nhất.
– Việc gửi tiết kiệm tại TCB cũng vô cùng tiện lợi, nếu không thể đến ngân hàng
gửi tiết kiệm thì ở nhà các bạn vẫn có thể thực hiện được điều đó.
– Bên cạnh các ưu điểm thì dịch vụ gửi tiết kiệm của ngân hàng TCB cũng có một
số hạn chế như lãi suất không quá cao. Những ai gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy lãi
thì nên cân nhắc trước khi lựa chọn TCB.
 Sản phẩm tiết kiệm trực tuyến
– Sản phẩm gửi tiết kiệm online Techcombank có kỳ hạn giúp bạn tối ưu hóa
nguồn tích lũy cho tương lai với 1 mức lãi suất cạnh tranh, thao tác dễ dàng, an
toàn và bảo mật tuyệt đối.
– Tiết kiệm mọi lúc mọi nơi với F@st i-Bank/ F@st Mobile
11

– Giao dịch trực tuyến chỉ trong 1 phút mà chẳng cần phải tới ngân hàng
– Lãi suất vô cùng hấp dẫn, nhiều mức kỳ hạn khác nhau
– Nhận giấy xác nhận online, an tâm khi được bảo mật tuyệt đối.
 Sản phẩm tiết kiệm thường
– Với gói tiết kiệm này giúp quý khách có thể tiết kiệm tiền rảnh rỗi để lo cho
tương lai, với mức lãi suất vô cùng hấp dẫn.
– Lợi ích của gói tiết kiệm thường: Lãi suất ưu đãi, đa dạng hạn mức và hình thức
trả lãi. Có thể rút tiền bất cứ lúc nào.
– Phương thức trả lãi cũng rất đa dạng, có thể theo tháng, theo quý và trả lãi ngay
khi gửi tiền.
 Sản phẩm tiết kiệm lộc phát
– Đây là gói tiết kiệm có nhiều tính năng hấp dẫn nhiều người lựa chọn. Mức lãi
suất hấp dẫn, kỳ hạn gửi vô cùng đa dạng có lẽ đây cũng chính là lý do nhiều người
lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm này đến như vậy.
– Lợi ích của gói tiền gửi tiết kiệm này là lãi suất ưu đãi, linh hoạt và tiện lợi.
– Điều kiện đăng ký là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống ở VN.
 Sản phẩm tiết kiệm trả lãi trước
– Đây là một những gói gửi tiết kiệm được nhiều người ưa thích. Bởi các bạn có
thể nhận được tiền lãi ngay khi bắt đầu gửi tiền.
– Lợi ích của sản phẩm tiết kiệm này là lãi suất vô cùng cạnh tranh.
– Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang ở VN đều có thể chọn gói tiết
kiệm này.
 Sản phẩm tín dụng ngân hàng Techcombank: Nhìn chung các sản phẩm tín
dụng của ngân hàng TCB rất đa dạng, các bạn có thể lựa chọn sao cho thích hợp
với mục đích và điều kiện của mình.
Ưu điểm, hạn chế
– Những sản phẩm tín dụng của TCB phù hợp với nhiều khách hàng và mục đích
sử dụng khác nhau. Thủ tục vay cũng rất nhanh, không cần quá nhiều thời gian xét
duyệt hay giải ngân. Đó thể nói là ưu điểm lớn nhất của dịch vụ cho vay tại TCB.
– Hạn chế lớn nhất của các gói vay tại ngân hàng Techcombank là còn khá cao so
với mặt bằng chung. Thế nhưng bù lại dịch vụ có chất lượng tốt, giải ngân nhanh
nên hạn chế này không đáng kể.
 Vay vốn sửa, xây nhà
– Đây là gói vay vốn cực hấp dẫn với mục đích để các bạn sửa chữa hoặc xây nhà
mới.
12

– Mức lãi suất được áp dụng là: 6.99%/năm.


– Lợi ích: Cho vay với mục đích sửa chữa nhà và mua sắm các đồ dùng cần thiết.
– Điều kiện vay: Tuổi trên 18 đến 65 tuổi. Có mục đích vay là sửa chữa nhà.
 Vay tiêu dùng
– Gói vay tiêu dùng tín chấp có tốc độ giải ngân nhanh. Sau khi đăng ký thủ tục
vay vốn các bạn sẽ được giải ngân ngay. Lãi suất ngân hàng Techcombank cho gói
vay tiêu dùng tín chấp tại TCB là 18%/năm.
– Khách hàng có thể vay thấu chi hoặc vay tiêu dùng trả góp.
– Lợi ích khi chọn gói vay này là không mất 1 khoản chi phí liên quan nào, hạn
mức vay lên đến 1 tỷ đồng.
 Vay cho mục đích kinh doanh
– Khách hàng nếu như đang cần vốn kinh doanh có thể lựa chọn gói vay ở trên.
Khách hàng có thể vay số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
– Vay kinh doanh có 3 hình thức hay đó là theo món, hạn mức và nông thôn/đặc
thù
– Mức lãi suất hấp dẫn vô cùng chỉ: 8.29%/năm.
 Vay mua ô tô
– Mức lãi suất dành cho gói vay ô tô là 6.7%/năm. Đây là một trong những mức lãi
suất khá ưu đãi đối với những ai cần vay vốn để mua ô tô.
– Để vay mua ô tô các bạn có thể chọn các hình thức vay như: Gặp 1 lần, lấy xe
ngay; Vay mua ô tô đi lại; Vay mua ô tô kinh doanh.
 Vay du học
– Đây là gói vay vốn cho những ai muốn đi du học nước ngoài. Mức lãi suất của
gói vay này khá ưu đãi, chỉ khoảng 7%/năm mà thôi.
– Khách hàng vay sẽ nhận được sự hỗ trợ tối đa từ TCB về lãi suất và hạn mức.
– Điều kiện vay vốn đơn giản dễ dàng, giải ngân cực nhanh.
 Sản phẩm thẻ của Techcombank
– Các sản phẩm thẻ của ngân hàng cổ phần thương mại Kỹ Thương Việt Nam vô
cùng phong phú và đa dạng, từ các loại thẻ trả trước, thẻ ghi nợ đến các loại thẻ tín
dụng…
– Làm thẻ ngân hàng tại Techcombank vô cùng đơn giản. Chỉ cần các bạn đến với
điểm giao dịch của TCB là có thể làm thẻ rồi.
– Làm thẻ ngân hàng Techcombank Online. Chỉ cần 1 vài thao tác đăng ký vô cùng
đơn giản. Từ 3 đến 5 ngày thẻ ngân hàng đã được gửi ngay đến địa chỉ nhà bạn..
13

 Thẻ tín dụng


– Thẻ tín dụng Techcombank có phạm vi thanh toán ở mọi quốc gia và vùng lãnh
thổ.
– Hạn mức thanh toán của thẻ tín dụng cực cao, được miễn trả lãi trong một thời
gian dài tối đa có thể lên đến 45 ngày.
– Điểm hạn chế lớn nhất của các loại thẻ TCB chỉ tập trung vào thương hiệu Visa
mà thôi. Còn các thương hiệu khác dường như không có.
 Thẻ thanh toán
– Tecombank hiện nay đang cung cấp một số loại thẻ thanh toán như thẻ ghi nợ nội
địa, ghi nợ quốc tế và thẻ trả trước…
 Dịch vụ nhận – chuyển tiền của Techcombank
– Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam cung cấp dịch vụ nhận và chuyển tiền nhanh
chóng.
– Chuyển & Nhận tiền quốc tế gồm có Chuyển & nhận tiền qua tài khoản, Chuyển
& nhận tiền qua Western Union
– TCB còn có dịch vụ chuyển tiền đa ngoại tệ
 Những dịch vụ khác của tại Techcombank
– Tư vấn đầu tư
– Bảo hiểm
– Mua bán ngoại tệ theo quy định.
IV. BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
4.1. Bảng cân đối kế toán:
14

4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:


15

V. HIỆU QUẢ KINH DOANH NGÂN HÀNG TECHCOMBANK:


2019
 TECHCOMBANK LÀ NGÂN HÀNG DUY NHẤT CÓ MẶT TRONG TOP 3
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÓ LỢI NHUẬN TỐT NHẤT NĂM 2019
Techcombank cũng là gương mặt mới duy nhất có mặt trong Top9 các doanh nghiệp
Việt Nam có lợi nhuận tốt nhất năm 2019 (bao gồm cả khối Nhà nước và FDI), cùng
với PVN, Samsung, Viettel, Honda, VinGroup, Vinamilk… Vietnam Report cho biết,
16

danh sách và thứ hạng doanh nghiệp trong bảng xếp hạng – được công bố cuối tháng
9.2019 - được đánh giá khách quan, độc lập dựa trên việc tính điểm trọng số, với các
tiêu chí chính là Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời ( ROA, ROE, ROR); Lợi nhuận
trước thuế; và Doanh thu của doanh nghiệp. Profit500 nhằm tôn vinh các doanh nghiệp
có khả năng tạo lợi nhuận tốt, có tiềm năng trở thành những cột trụ cho sự phát triển
của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời góp phần giới thiệu thương hiệu doanh nghiệp
Việt tới cộng đồng kinh doanh trong nước và quốc tế. Lễ trao giải Profit500 dự kiến
diễn ra ngày 6.11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội.
Bảng xếp hạng Profit500 của VnReport đã ghi nhận vị trí xứng đáng của
Techcombank, khi đứng đầu trong nhóm ngân hàng về hiệu quả hoạt động, với 15 quý
tăng trưởng liên tiếp gần đây. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, ngân hàng đã đạt lợi
nhuận 5,7 nghìn tỷ đồng, doanh thu đạt 9,1 nghìn tỷ đồng – cao kỷ lục trong bán niên
hoạt động từ trước tới nay của Techcombank, đứng thứ hai ngành tài chính Ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối quý II nằm ở mức thấp 1,8%, phản ánh rõ chiến lược
quản trị rủi ro thận trọng và phát triển bền vững do Ngân hàng đề ra. Đáng chú ý, tỉ lệ
CAR theo chuẩn mực Basel II của TCB tại thời điểm cuối quý 2 đạt mức 15,6%, cao
gần gấp đôi so với tỷ lệ CAR yêu cầu tối thiểu của Basel II là 8%.
2020
Kết thúc năm 2020, doanh thu (TOI) của Ngân hàng đạt 27,0 nghìn tỷ đồng, tăng
28,4% so với doanh thu năm 2019 và vượt mức tăng 18,0% của chi phí hoạt động. Thu
nhập lãi thuần (NII) năm 2020 đạt 18,8 nghìn tỷ đồng, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm
ngoái. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (NFI) đạt 4,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 28,8%
so với năm 2019. Thu nhập từ hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu tiếp tục đóng góp
nhiều nhất vào NFI, đạt 1,0 nghìn tỷ đồng, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm ngoái, với
khối lượng phát hành trái phiếu là 66,8 nghìn tỷ đồng. Phí từ dịch vụ bảo hiểm giảm
11,0% so với 2019 nhưng đang trên đà tăng trở lại trong Quý 4/2020, tăng trưởng qua
từng tháng mạnh mẽ nhờ nâng cao năng suất và có đội ngũ lãnh đạo mới.
Chi phí hoạt động của năm 2020 là 8,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,0% so với 2019. Tỷ lệ
chi phí trên thu nhập (CIR) giảm xuống 31,9%, từ mức 34,7% cùng kỳ năm ngoái, bởi
ngân hàng đã thực hiện quản lý chi phí rất chặt chẽ trong bối cảnh nhiều biến động do
dịch COVID-19.
Trong năm 2020, Ngân hàng đã chủ động xử lý một số khoản nợ xấu. Chi phí dự
phòng của năm 2020 tăng lên mức 2,6 nghìn tỷ đồng so với mức 917 tỷ đồng của năm
2019. Chi phí tín dụng được duy trì ở mức 1,1% cho cả năm 2020, so với mức 0,5%
của năm 2019.
Vào tháng 10 năm 2020, Techcombank vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng thanh
toán tốt nhất tại Việt Nam” do The Asian Banker trao tặng,
echcombank cũng được FinanceAsia trao giải “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm
2020”. Khoản vay hợp vốn trị giá 500 triệu đô la Mỹ được The Asset trao giải “Khoản
vay hợp vốn tốt nhất Việt Nam năm 2020”.
17

2021
Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2021, tổng tài sản của Techcombank đạt 568,8 nghìn tỉ
đồng, tăng 29,4% so với cuối năm 2020.
Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng cuối năm 2021 đạt 388,3 nghìn tỉ đồng, tăng
22,1% so với cuối năm 2020, theo đúng hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước
cấp.
Tăng trưởng dư nợ tín dụng được dẫn dắt bởi sự gia tăng của dư nợ cho vay khách
hàng cá nhân, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 161,7 nghìn tỉ đồng.
Dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh
nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) tăng 16,6% so với cuối năm
2020, đạt 248,5 nghìn tỉ đồng.
Tổng tiền gửi tại ngày 31-12-2021 là 314,8 nghìn tỉ đồng, tăng 13,4% so với cuối năm
ngoái. Các nguồn huy động vốn khác như khoản vay hợp vốn và giấy tờ có giá tăng
trưởng lành mạnh, lần lượt đạt 27,3 nghìn tỉ đồng (tăng 136,6% so với 2020) và 33,7
nghìn tỉ đồng (tăng 20,7% so với 2020).
Đáng chú ý tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của Techcombank đạt 50,5% tại thời
điểm 31 tháng 12 năm 2021 với số dư CASA đạt 158,9 nghìn tỉ đồng, chủ yếu do
CASA từ khách hàng cá nhân tăng 30,8% so với cuối năm ngoái.
Tiền gửi có kỳ hạn đạt 155,9 nghìn tỉ đồng, tăng 4,3% so với cuối năm 2020, do ngân
hàng đã tối ưu hóa cấu trúc vốn và bảng cân đối.
Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt 15,0% cuối năm 2021, cao hơn nhiều so với
yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II.
Nợ xấu chỉ 0,7%
2022
Theo báo cáo tài chính năm 2022, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 24,8% so với
cùng kỳ năm ngoái và đóng góp 9,7 nghìn tỉ đồng vào mức thu nhập chung. Sự tăng
trưởng mạnh mẽ của hoạt động dịch vụ đến từ sự tăng trưởng của các dịch vụ cốt lõi
như thu phí từ dịch vụ thẻ, thu phí từ dịch vụ bảo hiểm, thu từ thư tín dụng,...
Đáng chú ý, thu phí từ dịch vụ thẻ của Techcombank đạt 1.980,6 tỉ đồng (tăng 83,5%
so với cùng kỳ), giúp Techcombank khẳng định vị thế hàng đầu về thanh toán khi kết
thúc năm với vị trí hàng đầu về giá trị thanh toán trên tất cả các loại thẻ chính. Trong
lĩnh vực thẻ tín dụng, Ngân hàng lần đầu tiên vươn lên hàng đầu về giá trị thanh toán
và số lượng thẻ phát hành mới.

Riêng trong quý 4/2022, chi phí hoạt động của Techcombank đã tăng gần 18% so với
cùng kỳ. Hạng mục chi phí tăng đa phần do Techcombank đang tập trung ưu tiên đầu
tư 3 trụ cột chính là Số hóa, Dữ liệu và Nhân sự để thực hiện chiến lược số hóa ngân
hàng trong giai đoạn 2021-2025. Chi phí dự phòng tiếp tục giảm xuống mức 1,9 nghìn
18

tỉ đồng tương ứng giảm đến 27,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ hoàn nhập dự phòng
một số chi phí đã trích trước cho các khoản vay tái cơ cấu do Covid-19 trong năm
2020-2021.
Với kết quả kể trên, tính chung một năm nhiều biến động trong lĩnh vực tài chính,
Techcombank lãi 25.568 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2021 và vượt qua kỷ lục lợi
nhuận tỉ đô đạt được năm 2021.
Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn ở mức
28,8%, thấp hơn nhiều so với giới hạn mới 34% theo quy định hiệu lực từ ngày
1.10.2022.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II ở mức 15,2% vào cuối năm 2022, cao hơn
nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II, tăng 18 điểm phần trăm so
với đầu năm 2022.
Tỷ lệ nợ xấu tại ngày 31.12.2022 ở mức 0,9% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh, đạt
125,0%. Tỷ lệ nợ xấu của riêng Ngân hàng và trước ảnh hưởng của CIC giữ ổn định ở
dưới mức 0,6%.
VI. CAMELS
Mô hình CAMELS (Capital Adequacy, Asset Quality, Management Quality, Earnings,
Liquidity, Sensitivity to Market Risk) là một phương pháp tiêu chuẩn được sử dụng để
đánh giá sự ổn định và hiệu suất của các ngân hàng.
C – Capital Adequacy
 Chỉ lệ an toàn vốn ( CAR )
Techcombank đã phát triển một chương trình tự động tính tỷ lệ an toàn vốn hàng
tháng. Đồng thời, họ đã công bố các Quy định quản lý tỷ lệ an toàn vốn và Quy trình
tính toán tỷ lệ an toàn vốn, tuân thủ đúng Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Trong các
quy định này, được chỉ rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên quan trong việc
nhập, tính toán, rà soát và báo cáo về tỷ lệ an toàn vốn. Ngoài ra, Techcombank cũng
đã thiết lập các ngưỡng rủi ro và ngưỡng cảnh báo sớm trong quá trình quản lý tỷ lệ an
toàn vốn.
Kể từ khi Thông tư 41/2016/TT-NHNN (còn gọi là Basel II) được chính thức áp dụng
vào tháng 7/2019, Techcombank đã duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức dẫn đầu trong số
các ngân hàng thực hiện Thông tư này, với mức tỷ lệ là 11.47%. Điều này đáng khen
ngợi hơn nhiều so với mức yêu cầu tối thiểu là 8% được đặt ra bởi Ngân hàng Nhà
nước.
Ngân hàng Techcombank hiện đang duy trì một tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức xấp xỉ
15%, cụ thể ở Quý 2, Quý 3 và Quý 4 của năm 2022 lần lượt là 15.8%, 15.7% và
15,2%, đến quý 1 năm 2023 thì tỷ lệ này là 15 %, vào ngày 30-9-2023 là 15,0%, vượt
xa mức yêu cầu tối thiểu 8,0% theo quy định của Trụ cột I Basel II.
19

Chất lượng tài sản của Ngân hàng đang được kiểm soát một cách hoàn toàn. Tỷ lệ nợ
cần chú ý (B2) đã giảm xuống 1,3% vào ngày 30-9-2023, so với 2,0% vào ngày 30-6-
2023. Tỷ lệ B2 của riêng ngân hàng hiện đang ở mức 0,9%, giảm so với 1,4% vào
ngày 30-6-2023.
A- Asset Quality
 Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ( LLR )
Chất lượng tài sản của ngân hàng đang ổn định và khá mạnh mẽ, với tỷ lệ nợ xấu cuối
quý 4 năm 2021 chỉ đạt 0,7%. Điều này cho thấy ngân hàng đang quản lý rủi ro nợ xấu
rất tốt. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) ở mức 162,9% cũng là một dấu hiệu tích cực, cho
thấy ngân hàng có đủ dự phòng để đối phó với các khoản nợ xấu tiềm ẩn.
Nhờ vào việc quản lý tài sản và dự phòng tốt, ngân hàng đã tạo ra sự linh hoạt cho
mình.
Đến Quý 2, 3, 4 năm 2022 thì tỷ lệ bao phủ nợ xấu ( LLR ) lần lượt là 171.6%,
165.0%, 157.3%. Tuy có mức giảm xúc qua các quý nhưng vẫn cho thấy Ngân hàng
luôn giữ mức khả năng phòng thủ tốt trước những rủi ro có liên quan đến nợ xấu
Đến quý 1 và quý 2 của năm 2023 thi tỷ lệ bao phủ nợ xấu ( LLR ) đã giảm xuống còn
133.8% và 115.8%. Vì Trong bối cảnh nợ xấu tăng mạnh, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của hầu
hết ngân hàng suy giảm trong nửa đầu năm nay. Nhưng Techcombank vẫn nằm trong
top đầu các ngân hàng có chỉ số LLR cao tính đến 30/6/2023
20

 Tỷ lệ nợ xấu ( NPL )
Tỷ lệ nợ xấu ( NPL ) của các Quý 2,3,4 năm 2022 lần lượt là 0.6%, 0.7%, 0.7% và đến
Quý 1 năm 2023 tỷ lệ này đã tăng lên 0.9% báo hiệu rằng tỷ lệ nợ xấu đang ngày càng
tăng.
Đến quý 2/ 2023 Tỷ lệ nợ xấu (NPL) vẫn duy trì ở mức thấp trong ngành với chỉ
1,07%, và tỷ lệ bao phủ nợ xấu đang ổn định ở mức 115,8%. Sự gia tăng nhẹ của nợ
xấu chủ yếu xuất phát từ nhóm khách hàng bán lẻ, do sự tăng dư nợ cho vay không thế
chấp của ngân hàng, cùng với sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế và khó khăn của
ngành bất động sản. Ngoài ra, còn có ảnh hưởng từ việc phân loại lại nợ theo dữ liệu
từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC), đặc biệt liên quan đến dư nợ vay mua
nhà tại các ngân hàng khác.
Nếu loại bỏ tác động của CIC, ngân hàng đã duy trì kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu, giữ nó ở
mức 0,9%.
M - Management
 Chỉ số CASA
Techcombank hiện là ngân hàng hàng đầu về chỉ số CASA (Customer Accounts -
Savings Accounts) trong ngành ngân hàng. Dựa vào báo cáo tài chính, tính đến ngày
31/3/2022, tổng số tiền gửi của ngân hàng Techcombank không kỳ hạn và ký gửi đạt
165.745 tỷ đồng. Chỉ số CASA của Techcombank vào thời điểm này đạt 50.4%, tăng
4.3% so với đầu năm.
21

Phân tích tài chính cho thấy sự gia tăng của chỉ số CASA của Techcombank chủ yếu
đến từ khách hàng cá nhân. Tổng số tiền gửi không kỳ hạn từ nhóm khách hàng này đã
tăng lên 107.8 nghìn tỷ đồng, một sự tăng 24.8% so với cuối năm trước.
Điều đáng chú ý là Techcombank đã giữ vị trí dẫn đầu về chỉ số CASA trong suốt 3
năm liền. Đồng thời, ngân hàng đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt 55% về chỉ số CASA
vào năm 2025.
So với các quý 2,3,4 năm 2022 lần lượt là 47.5%, 46.5% và 37% thì đã có sự suy giảm
nhưng đến cuối Quý 2/2023 đã tăng trở lại, đạt gần 35%, đánh dấu sự hồi phục sau bốn
quý nghịch chiều. Tiền gửi của khách hàng đạt 381,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,8% so với
cùng kỳ năm trước.
Số dư CASA đã tăng trong quý thứ 2 liên tiếp, đạt 137,6 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so
với quý 2, và điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự gia tăng trong tài khoản CASA
bán lẻ (tăng 4,9% so với quý trước). Trong khi đó, số tiền gửi có kỳ hạn đã tăng trở lại,
đạt 271,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2% so với quý trước và 20,1% so với đầu năm. Do đó,
tỷ lệ CASA trong quý 3 đạt 33,6%. Tất cả những điều này cho thấy rằng trong bối
cảnh môi trường lãi suất trở lại bình thường và thanh khoản trong hệ thống tài chính
ngày càng dồi dào hơn, khách hàng vẫn có sự ưa chuộng gửi tiền vào tài khoản có kỳ
hạn do các cơ hội đầu tư vào các loại tài sản vẫn bị hạn chế.
 Chỉ số CIR
Tại Việt Nam, nhìn vào có thể thấy các ngân hàng đều đang chạy đua giảm CIR.
Techcombank luôn nằm trong top các ngân hàng có mức CIR thấp nhất. Trong quý 2
và quý 3 năm 2022 chỉ số CIR của ngân hàng Techcombank là 29.2% và 28.4%. Nói
chung, việc quản lý tổng chi phí hoạt động đã được thực hiện một cách nghiêm ngặt và
tuân thủ kế hoạch của Ngân hàng. Trong giai đoạn từ 2021 đến 2025, ưu tiên tập trung
vào đầu tư cho ba trụ cột chính để triển khai chiến lược số hóa. Đến quý 4 năm 2023,
CIR đã tăng mạnh lên tới 41.9%, lý giải cho việc này Tổng Giám đốc Techcombank
Jens Lottner lý giải: CIR tăng mạnh quý 4/2022 do tăng thêm ngân sách đầu tư cho
công nghệ, nhưng sau đó vào các quý 1 và 2 của năm 2023, CIR đã trở về mức bình
thường với 33,8% và 30.8%.
"Ngân hàng đã tiếp tục tập trung vào việc đầu tư trong lĩnh vực số hóa và công nghệ
điện toán đám mây. Điều này đã dẫn đến tăng 47% chi phí khấu hao tài sản cố định so
với cùng kỳ, cùng với sự gia tăng 170% chi phí công nghệ thông tin. Những đầu tư
này đã góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên của ngân hàng. Thông tin
này được cung cấp bởi Techcombank để giải thích biến động trong kết quả kinh doanh
của họ trong quý 4/2022, và cho thấy rằng việc đầu tư là một phần quan trọng trong
việc tối ưu hóa tỷ lệ chi phí trước lợi nhuận (CIR) và hiệu suất hoạt động."
E- Earnings
 Chỉ số ROA và ROE
Trong năm 2022, dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 của 28 ngân hàng
trong nước, đáng chú ý là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA - Return On Asset) của
22

hầu hết các ngân hàng đã tăng so với năm trước. Tuy nhiên, chỉ có 4 ngân hàng ghi
nhận sự giảm giá trị của ROA, bao gồm Techcombank, OCB, LienVietPostBank và
KienlongBank. Mặc dù ROA giảm nhưng Techcombank vẫn là ngân hàng dẫn đầu về
hiệu quả với ROA hợp nhất là 3,2%, giảm 0,4 điểm % so với năm trước.

Sang quý 1 và quý 2 năm 2023 ROA đã giảm xuống chỉ còn 2.9% và 2.6% nhưng vẫn
giữ được vị thế hàng đầu
Dựa theo số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất của 28 ngân hàng năm 2022, có thể thấy
rằng hầu hết các ngân hàng đã ghi nhận sự tăng của chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu (ROE) so với năm trước.Cụ thể, tỷ lệ ROE trung bình của các ngân hàng đã đạt
19,8% vào năm 2022, tăng 1,6 điểm phần trăm so với năm trước. Trong đó
Techcombank vẫn luôn nằm trong top 10 ngân hàng có ROE cao nhất trong các quý
2,3,4 năm 2022 lần lượt là 21.8%, 21.7% và 19.6% và bắt đầu giảm đến quý 1 và quý
2 năm 2023 lần lượt là 17.8% và 15.8%
23

 Biên lãi ròng ( NIM )


Kết thúc nửa đầu năm 2023, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
đã ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế giảm tới 20,1% so với cùng kỳ năm trước. Sự
suy giảm này chủ yếu xuất phát từ việc tỷ lệ NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần) của ngân
hàng đã thu hẹp đáng kể. Cộng với việc nhu cầu tín dụng suy yếu khiến Ngân hàng
Techcombank phải hạ lãi suất cho vay và chấp nhận một mức NIM thấp hơn. Dựa trên
BCTC năm 2022 hệ số NIM của các quý 2,3,4 lần lượt là 5.55%, 5.4% và 5.11%. Nhìn
vào có thể thấy sự suy giảm kéo dài đến quý 1 và quý 2 năm 2023 với lần lượt là
4.64% và 4.25%.
24

L - Liquidity
 Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR)
Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) đang là một chỉ số an toàn mà Ngân hàng Nhà
nước đang tận trách kiểm soát chặt chẽ, theo quy định của Thông tư 22. Theo quy định
này, tất cả các ngân hàng thương mại thành viên chỉ được phép duy trì LDR tối đa
85%. Trong suốt 5 quý gần đây, Techcombank đã duy trì LDR ở mức từ 75% đến
78%, và vào cuối năm 2022, tỷ lệ này đã đạt 76,6%. Đến quý 2 và quý 3 của năm
2023, con số này tăng lên lần lượt là 81% và 80.4% qua đó cho thấy nền tảng vốn
được quản trị một cách chặt chẽ tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn ở
mức 31,6% (so với 33,5% vào thời điểm kết thúc Quý 1).
Trong bối cảnh khó khăn chung, Techcombank đã tỏ ra là một trong những ngân hàng
linh hoạt trong việc đối phó với thị trường và đã tận dụng hiệu quả các ưu điểm trong
hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, Techcombank đã thành công trong việc xác định và sử
dụng các nguồn tăng trưởng
S- Sensitivity
Hoạt động cho vay bất động sản của Techcombank hiện vẫn bị hạn chế do chính sách
tín dụng bất động sản được siết chặt. Điều này có thể dẫn đến dư nợ cho vay bất động
sản không tăng nhanh, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Đặc biệt,
Techcombank có tỷ suất lợi nhuận từ cho vay bất động sản khá cao và tỷ trọng này
chiếm phần lớn trong hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, Thông tư 16 cũng gây lo
ngại về tác động đối với lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng, bởi
Techcombank đang nắm giữ một lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp trị giá lên đến
62.000 tỷ đồng vào cuối năm 2021
Đến cuối năm 2022 trái phiếu doanh nghiệp Techcombank nắm giữ bất ngờ giảm sụt
giảm gần 21.800 tỷ đồng, xuống chỉ còn 41.000 tỷ đồng
Về chất lượng nguồn vốn, Techcombank vẫn duy trì một tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao
15,1% theo chuẩn Basel II, vượt xa yêu cầu tối thiểu là 8,0%. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) đạt
1.07% vào cuối quý 2/2023 và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) duy trì ở mức 116%, cho
thấy chất lượng tài sản của ngân hàng vẫn khá tốt.
Techcombank tiếp tục củng cố vị thế hàng đầu trong lĩnh vực tiền gửi không kỳ hạn
(CASA), với tỉ lệ CASA duy trì 34.9% tại cuối quý 2/2022, giúp giảm chi phí hoạt
động. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR) tăng nhẹ lên 30.8%, thuộc nhóm
thấp nhất trong ngành. Chi phí dự phòng giảm đáng kể, giúp cải thiện lợi nhuận của
ngân hàng.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt 2.6%, và NIM duy trì ở mức ổn định
4.25% nhờ lợi thế về CASA.
Techcombank quản lý nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn một cách
cẩn trọng, và tỷ lệ này đang thấp hơn nhiều so với mức giới hạn của NHNN. Tỷ lệ
Loan-to-Deposit Ratio (LDR) là 80.4%, dưới hạn mức của NHNN là 85%.
25

Nhìn chung, Techcombank vẫn duy trì sự vững mạnh, nhờ vào nguồn vốn dồi dào và
lợi thế về chi phí vốn từ CASA. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần theo dõi tốc độ tăng trưởng
của CASA và tác động từ chính sách tín dụng bất động sản trong tương lai, vì
Techcombank có tỷ trọng lớn trong lĩnh vực cho vay bất động sản và nắm giữ lượng
lớn trái phiếu doanh nghiệp.
VII. BASEL II
7.1 Yêu cầu vốn tối thiểu
7.1.1 Về kiểm soát nợ xấu
 Về tỷ lệ nợ xấu: Trong giai đoạn 2015 - 2020, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank
giảm rõ rệt, duy trì ở mức <3%.
 Về mức giảm tỷ lệ nợ xấu: Giai đoạn 2016 - 2017 Techcombank tăng trưởng dư
nợ nhanh, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,67% năm 2015 xuống 0,5% năm 2020.
 Về tốc độ gia tăng nợ xấu/Tốc độ tăng trưởng cho vay: Giai đoạn 2015 - 2020,
tốc độ tăng trưởng cho vay của Techcombank luôn đạt mức khá cao. Riêng năm
2020, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank giảm mạnh mẽ do Ngân hàng đã chủ động
xử lý một số khoản nợ xấu.
Bảng: An toàn vốn và khả năng thanh khoản của Techcombank
giai đoạn 2015 - 2020
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Hệ số bù đắp tổn thất nợ xấu 62,67 66,53 72,91 85,08 94,73 171,0
Hệ số an toàn vốn (CAR) 14,7 13,3 9,4 14,6 15,5 16,1
Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy
70,0 71,8 76,6 65,5 76,3 78,1
động (LDR)
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung 45,9 41,5 43 31,5 38,4 33,9

Hệ số bù đắp tổn thất nợ xấu của TechcomBank tăng đều qua các năm trong giai đoạn
2015 - 2020 với giá trị trung bình trong giai đoạn này là 92,15%.
26

Ngân hàng tiếp tục đảm bảo các yêu cầu về vốn và thanh khoản, thậm chí là vượt trội
so với các đối thủ trong hệ thống. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của
Techcombank cuối quý 3 đạt 15,7%, cao hơn nhiều so với yêu cầu của Basel II là 8%.
Đây cũng là mức cao nhất trong các ngân hàng quy mô lớn và vừa.
7.1.2 Các tiêu chí về khả năng sinh lời
Bảng 2.8: Khả năng sinh lời của Techcombank giai đoạn 2015 - 2020
Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) 4,4 4,1 4,0 3,7 4,2 4,9
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần/Tổng thu 77,20 68,81 54,26 62,07 67,67 69,34
ROA 0,8 1,5 2,6 2,9 2,9 3,1
ROE 9,7 17,5 27,7 21,5 17,8 18,3
Hệ số chi phí DPRRTD/Thu nhập
50,29 44,96 40,41 16,21 6,43 13,9
lãi
Các chỉ số ROA, ROE và NIM của Techcombank liên tục giữ vị trí cao trong nhóm
các ngân hàng TMCP tư nhân.
7.2 Rà soát, giám sát
7.2.1 Chiến lược, chính sách và quy trình quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
27

Techcombank đã ban hành khá đầy đủ các văn bản nội bộ về hoạt động đảm bảo an
toàn vốn, về hoạt động cho vay, phân loại nợ và trích lập dự phòng, chính sách quản lý
rủi ro tín dụng, công tác xử lý nợ có vấn đề, nợ xấu…
 Thực trạng xử lý nợ xấu:
Techcombank sử dụng nhiều biện pháp nhằm xử lý nợ xấu trong đó tiêu biểu là cơ cấu
lại nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ và xử lý nợ bằng quỹ dự phòng RRTD. 2.2.2.4
Công tác báo cáo quản lý nợ xấu và công bố thông tin tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam
Công tác báo cáo quản lý nợ xấu tại Techcombank được thực hiện định gồm 2 loại:
báo cáo nội bộ và báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước. Hàng năm Techcombank
công bố thông tin về tỷ lệ an toàn vốn đối với hoạt động ngân hàng
7.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương
Việt Nam
Mô hình quản lý nợ xấu tại Techcombank với 3 tuyến bảo vệ:
Tuyến bảo vệ thứ nhất (TBV1) là các chi nhánh/đơn vị trực tiếp kinh doanh là những
đối tượng chính chịu trách nhiệm và tiếp nhận rủi ro, có nhiệm vụ quản lý rủi ro;
Tuyến bảo vệ thứ 2 (TBV2) là các đơn vị nghiệp vụ có nhiệm vụ xây dựng chính
sách QLRR, quy định nội bộ quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ;
Tuyến bảo vệ thứ 3 (TBV3) là các đơn vị nghiệp vụ có nhiệm vụ kiểm toán nội bộ về
QLRR.
7.3 Nguyên tắc thị trường
Techcombank có những thế mạnh như vị thế ở phân khúc khách hàng thu nhập cao, thị
phần thanh toán lớn và nguồn thu phí đa dạng, chi phí vốn thấp. Ngoài ra, lợi thế phát
triển chuỗi giá trị mang đến cho ngân hàng khả năng sinh lời tốt, chi phí phát triển
khách hàng mới thấp và quản trị rủi ro hiệu quả. Chuỗi giá trị cũng giúp ngân hàng gắn
kết và giữ chân khách hàng dài lâu. "Năm 2023 hay những năm tới, chúng tôi tiếp tục
củng cố những thế mạnh này", ông Hưng nói.
Ngoài ra, ngân hàng cũng đang thực hiện những chiến lược mới, được kỳ vọng sẽ tiếp
thêm động lực tăng trưởng bền vững cho ngân hàng những năm tới.
Trong quý 3/2022, Techcombank đã cho ra mắt nhiều giải pháp độc đáo được thiết kế
để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng. Điển hình là αspire, một giải pháp toàn
diện mới dành cho khách hàng trẻ, nhiều hoài bão và thành công.. Đây là thương hiệu
tài chính đầu tiên dành riêng cho thế hệ trẻ, với định vị hướng đến nhóm khách hàng
có độ tuổi từ 25-35 tuổi. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc cao cấp Phát triển và
Quản lý hợp kênh nhận định, "Niềm đam mê và khát vọng của nhóm khách hàng này
rất lớn, và họ khát khao hành động để hiện thực hóa mục tiêu của mình. Do đó, chúng
tôi thay đổi cách thức thiết kế giải pháp tài chính, đồng hành, gia tăng giá trị cho khách
hàng từ đó hiện thực hóa giấc mơ của họ".
28

Một chiến lược đáng chú ý khác của Techcombank là tháng 9 vừa qua đã hợp tác với
Masan để tạo ra hệ sinh thái WINLife. Đây là mô hình đầu tiên tại Việt Nam, nơi hai
thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng và bán lẻ sẽ cùng mang đến giải pháp
thanh toán đặc quyền vượt trội cho mọi dịch vụ tài chính và phi tài chính đến khách
hàng. Hệ sinh thái WINLife đã được Techcombank và Masan chính thức đưa vào hoạt
động tại chuỗi 27 cửa hàng đa tiện ích WINLife tại các vị trí đắc địa ở Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh, và dự kiến khai trương từ 80 - 100 cửa hàng trên cả nước trong năm
2022.
Ngoài ra, chiến lược số hóa vẫn tiếp tục được Techcombank tập trung đẩy mạnh, sẽ là
động lực không thể thiếu trong mỗi dự án, chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Lãnh
đạo ngân hàng cũng khẳng định, mọi hoạt động trong Techcombank đều xoay quanh
việc phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

You might also like