You are on page 1of 11

VIETINBANK

THÔNG TIN CHUNG


 Tên đăng ký tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM
 Tên giao dịch: VietinBank
 Giấy phép thành lập: Số 13/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày
17/6/2022
 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Mã số doanh nghiệp: 0100111948
Do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp lần đầu ngày 3/7/2009 Đăng ký
thay đổi lần thứ 12 ngày 08/09/2021
 Vốn điều lệ: 48.057.506.090.000 đồng
 Vốn chủ sở hữu: 108.157.657.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2022)
 Địa chỉ hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà
Nội, Việt Nam
 Số điện thoại: (84-24) 3942 1030
 Số fax: (84-24) 3942 1032
 Website: www.vietinbank.vn
 Mã cổ phiếu: CTG
SỨ MỆNH

Là ngân hàng tiên phong trong phát triển đất nước trên cơ sở mang lại giá trị tối ưu
cho khách hàng, cổ đông, người lao động, đối tác và cộng đồng.

TẦM NHÌN

Ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, đến năm 2030 nằm
Top 20 ngân hàng mạnh nhất Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Đến năm 2045
là ngân hàng mạnh nhất và uy tín nhất Việt Nam, hàng đầu Khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương và uy tín cao trên thế giới.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI


1. CHÍNH TRỰC

Chính trực có nghĩa là luôn trung thực, thẳng thắn, khách quan, tuân thủ và đáng
tin cậy. Chính trực là cơ sở tạo dựng nên Niềm tin và Uy tín của VietinBank.

2. TRÍ TUỆ

Trí tuệ có nghĩa là khả năng suy nghĩ, sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, nhìn nhận,
đánh giá vấn đề sâu sắc, đa chiều để tạo ra các giá trị mới, dẫn dắt sự phát triển. Trí
tuệ là nền tảng thành công của người VietinBank.
3. TẬN TÂM

Tận tâm có nghĩa là luôn thể hiện sự nhiệt huyết, tình yêu nghề, trách nhiệm, đam
mê, nỗ lực vượt khó, hết lòng, hết sức vì công việc. Tận tâm là nguồn lực nội sinh,
là yếu tố nội lực của người VietinBank.
4. THẤU CẢM

Thấu cảm có nghĩa là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn về điều gì đang xảy ra, những
cảm xúc, những nhu cầu, những trải nghiệm và câu chuyện của từng khách hàng,
cổ đông, đồng nghiệp, đối tác và xã hội. Thấu cảm góp phần tạo dựng nên một
VietinBank tôn trọng, hợp tác và gắn kết.

5. Thích ứng
Thích ứng có nghĩa là làm chủ sự thay đổi. Chỉ có sự nhạy bén, chủ động thích
nghi và ứng biến với thời đại mới đem lại sự phát triển bền vững và trường tồn cho
VietinBank.

Các sản phẩm dịch vụ của Vietinbank


Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhà nước Vietinbank đang cung ứng gồm có :
Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm chi phí Vietinbank :
 Tiết kiệm có kỳ hạn
 Tiết kiệm không kỳ hạn
 Tiết kiệm đa kỳ hạn
 Tiền gửi khuyễn mãi thêm tỷ giá
 Tiết kiệm tích góp
 Tiết kiệm trực tuyến

Sản phẩm thẻ ngân hàng nhà nước Vietinbank :

Thẻ ghi nợ Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng Thẻ đồng

nội địa quốc tế quốc tế thương hiệu

VietinBank
Cremium JCB
VietinBank E- VietinBank
Partner C-Card Cremium
VietinBank E- MasterCard
VietinBank Thẻ Tín Dụng Quốc Tế
Partner G-Card
Thẻ Ghi Nợ Quốc Cremium Visa VietinBank JCB
VietinBank E-
Tế Premium Thẻ Tín Dụng Quốc Vietnam Airlines
Partner Pink-
Banking Tế Premium Thẻ VpointThẻ Vietravel
Card
Thẻ Sống Khỏe Banking Thẻ Visa payWave
VietinBank E-
VietinBank Saigon Co. op
Partner S-Card
VietinBank E- Cremium Visa
Partner Liên kết Platinum
Thẻ Visa Signature
Thẻ công ty –
Diners Club
Corporate Card

Sản phẩm cho vay ngân hàng nhà nước Vietinbank :


Cho vay sản
Cho vay tiêu dùng
xuất kinh doanh

Sản xuất, kinh doanh


thương mại siêu nhỏ
Sản xuất, kinh doanh
Cho vay mua, thiết kế xây dựng thay thế sửa chữa nhà
thương mại nhỏ lẻ
ở và nhận quyền sử dụng đất ở
Cho vay tăng trưởng Nông
Cho vay mua nhà dự án Bất Động Sản ( Bao gồm Gói
nghiệp – Nông thôn
bảo hiểm phối hợp nhà dự án Bất Động Sản )
Cho vay kinh doanh
Cho vay mua xe hơi ( Bao gồm cả Gói bảo hiểm phối
thương mại tại chợ
hợp xe hơi )
Cho vay mua xe hơi
Gói sản phẩm cho vay du học
Cho vay nhà hàng quán ăn,
Cho vay tín chấp CBNV
khách sạn
Cho vay phát hành thẻ kinh tế tài chính cá thể
Cho vay cầm đồ Sổ Tiết
Cho vay cầm đồ Sổ Tiết kiệm, GTCGThẻ thấu chi
kiệm, Giấy tờ có giá
Cho vay ứng trước tiền
bán sàn chứng khoán

Các sản phẩm khác :


Ngoài các sản phẩm điển hình nổi bật kể trên, ngân hàng nhà nước Vietinbank
phân phối không thiếu các dịch vụ khác như :
 Chuyển tiền kiều hối
 Bảo hiểm
 Dịch Vụ Thương Mại ngân hàng nhà nước điện tử
 Gửi giữ gia tài
 Bảo lãnh ngân hàng nhà nước
 Cho thuê kinh tế tài chính
 Chứng khoán
 Kinh doanh ngoại tệ
 Bảo lãnh du học
Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Vietinbank
Strengths (Điểm mạnh) của ngân hàng Vietinbank
Một trong 4 ngân hàng thương mại Quốc doanh lớn nhất Việt Nam nên được Chính phủ
hỗ trợ rất nhiều về vốn, Công nghệ kỹ thuật, đội ngũ quản lý:

 Big4 Ngân hàng Việt Nam là tập hợp những ngân hàng thương mại Nhà nước, có tổng tài
sản đều đạt mức trên 1 tỷ đồng. Đây đều được xem là những ông lớn của lĩnh vực tài
chính của Việt Nam. Danh sách này đều tập hợp những cái tên quen thuộc và đều nhận
được sự tin tưởng của người dân.
 Big4 ngân hàng cũng mang ý nghĩa chung như trên, là dùng để nhắc đến sức ảnh hưởng
lớn của các doanh nghiệp ngân hàng đến tổng thể nền tài chính. Các ngân hàng này cũng
chịu sự quản lý của Nhà nước lên đến hơn 50%. Khi một trong bốn doanh nghiệp này gặp
phải bất kỳ rủi ro gì, sẽ đẩy nền kinh tế của đất nước vào tình trạng nguy hiểm
 Sau hơn 50 năm phát triển, vị thế của Vietcombank hiện là niềm mơ ước của nhiều tổ
chức tài chính trong nước. Trong những năm gần đây ngân hàng này luôn đứng trong top
đầu những doanh nghiệp uy tín 3 năm liền trong những lĩnh vực trọng điểm do nhà nước
xếp loại

Mạng lưới kinh doanh rộng lớn:

 Vietinbank có hệ thống mạng lưới phát triển mạnh mẽ với 148 chi nhánh, 07 Công ty thành
viên, 03 Đơn vị sự nghiệp, hơn 1.000 phòng giao dịch trên 63 tỉnh/thành phố trong cả nước..
 VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất có mặt tại châu Âu với 02 chi nhánh
tại Frankfurt và Berlin – CHLB Đức. Đồng thời, VietinBank đã có mặt tại Vientiane – Lào và
đang tích cực xúc tiến mở các văn phòng đại diện, chi nhánh tại nhiều quốc gia khác như
Myanmar, Anh, Ba Lan, Séc
 Với quy mô vốn lớn nhất, chất lượng tài sản tốt nhất và giá trị thương hiệu cao nhất Việt
Nam, liên tiếp trong hai năm 2012 và 2013, VietinBank được Tạp chí Forbes bình chọn Top
2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới và tạp chí The Banker đưa vào Bảng xếp hạng Top 500
thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới. Đặc biệt, ngày 7/1/2013, VietinBank vinh dự
được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động
 VietinBank tự hào có hai cổ đông chiến lược nước ngoài là Tổ chức Tài chính Quốc tế uy tín
IFC và Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, tầm cỡ hàng đầu thế giới Bank of Tokyo – Mitsubishi
UFJ. Tính đến thời điểm hiện tại, VietinBank là ngân hàng có cơ cấu cổ đông nước ngoài
mạnh nhất Việt Nam

Là ngân hàng đa năng, kinh doanh đa dạng. Thế mạnh trong các hoạt động tín dụng như cho vay,
tiền gửi, thanh toán quốc tế và chuyển tiền:

 Năm 2021, tổng tài sản hợp nhất ước đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 14% so với 2020. Dư nợ tín
dụng hợp nhất ước đạt 1,14 triệu tỷ đồng, dư nợ tín dụng bình quân tăng 12,3% so với năm
2020. Huy động vốn được cân đối tối ưu với tốc độ tăng trưởng tín dụng, chi phí vốn được tiết
giảm mạnh. Nguồn vốn huy động thị trường hợp nhất ước đạt 1,16 nghìn tỷ đồng, tăng 17,3%
so với năm 2020.
 Với chiến lược “Khách hàng là trung tâm”, VietinBank đã triển khai các chủ điểm kinh doanh
theo hướng cung cấp giải pháp dịch vụ tài chính ngân hàng toàn diện cho khách hàng, trở
thành ngân hàng phục vụ chính và đáp ứng nhu cầu của toàn bộ hệ sinh thái của khách hàng
với các quy trình xử lý đơn giản, thời gian xử lý giao dịch nhanh
 Cùng với đó, ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng có chọn lọc, hiệu quả, đẩy mạnh phát
triển phân khúc bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ… Tính đến 31/12/2021, tỉ trọng
dư nợ bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 57%, cải thiện tích cực so với mức
54% của năm 2020.
Đủ sức chống đỡ với khủng hoảng kinh tế và có tiềm lực phát triển:

 Năm 2020, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Công
Thương (VietinBank) đạt hơn 17 nghìn tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Quý đầu
tiên của năm 2021, VietinBank công bố lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt gần 6.500 tỉ đồng,
gần bằng 50% lợi nhuận của cả năm 2020. “Có thể khẳng định rằng, hệ thống VietinBank
chưa bao giờ có được tiềm lực tài chính, vị thế, uy tín như hiện nay” ông Lê Đức Thọ, Chủ
tịch hội đồng quản trị VietinBank chia sẻ như vậy tại đại hội đồng cổ đông giữa tháng
4.2021..
 Có cơ sở để người đứng đầu ngân hàng có bề dày hơn 30 năm đưa ra lời khẳng định trên. Xét
về tài sản, quy mô mạng lưới, thị phần tiền gửi và cho vay, tính đến cuối năm 2020,
VietinBank nằm trong tốp ba ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Đặt trong bối cảnh
ngân hàng hoàn tất xử lý nợ xấu vào cuối năm 2020, cổ đông có thể tin tưởng vào sự phát
triển có tính ổn định của VietinBank trong trung hạn. Về vị thế, VietinBank chín năm liền lọt
vào danh sách Global 2000 của Forbes
 Tại Việt Nam, thương hiệu này năm năm liên tiếp lọt vào danh sách thương hiệu có giá trị
nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam đánh giá. Với kết quả kinh doanh tốt trong năm 2020,
VietinBank trở lại danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất 2021 do Forbes Việt Nam công bố.
Lợi nhuận hợp nhất trước thuế quý 1 của VietinBank đạt hơn 8.000 tỷ đồng, gần bằng một
nửa kế hoạch lợi nhuận trước thuế của cả năm 2021, trong khi thời gian còn chín tháng phần
nào cho thấy sự thận trọng của ban lãnh đạo VietinBank trong việc lên kế hoạch kinh doanh
năm nay.
 Trong lúc nền kinh tế đang đối mặt với yếu tố bất ổn chính là dịch bệnh chưa được kiểm soát,
ngân hàng – mạch máu của nền kinh tế – cũng như tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh dịch vụ không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực. Yếu tố quan trọng khác là nút thắt tăng
vốn, VietinBank là ngân hàng có cổ đông Nhà nước chi phối trong khi cơ chế để một cổ đông
Nhà nước tăng vốn còn các rào cản nhất định. Điều này khiến cho nhiều năm liền, VietinBank
hoạt động ở điểm tới hạn về tăng trưởng tín dụng khi vốn chủ sở hữu chưa tNgân hàng
Vietinbank đủ sức chống đỡ với khủng hoảng kinh tế và có tiềm lực phát triển

Weaknesses (Điểm yếu) của ngân hàng Vietinbank


Lợi nhuận phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động cho vay:

 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – CTG) trong công bố Báo cáo tài
chính quý IV/2021, các mảng kinh doanh ghi nhận sự tăng trưởng tốt. Riêng quy mô tổng tài
sản tại ngày 31/12/2021 đạt con số 1.531.468 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm; tuy nhiên,
trong đó tăng chủ yếu ở cho vay khách hàng.
 Cuối năm 2021, cho vay khách hàng của VietinBank đạt 1.131 nghìn tỷ đồng. Nhìn chung,
năm 2021 tín dụng tiếp tục tăng trưởng ở mức vừa phải do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến
nhu cầu tín dụng sụt giảm và VietinBank tiếp tục kiên định với chính sách tăng trưởng bền
vững, không nới lỏng các điều kiện tín dụng để kiểm soát chặt chẽ rủi ro song song với tăng
trưởng hiệu quả.
 Tới quý I/2022, tín dụng ngân hàng này tăng trưởng lạc quan (cho vay khách hàng tăng 8,7%)
song thu nhập lãi thuần lại giảm tới 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
 Nguyên nhân là trong kỳ, ngân hàng vẫn duy trì lãi suất cho vay ở mức thấp khiến thu nhập từ
lãi chỉ tăng 4,9% trong khi đó giá vốn đầu vào tăng (chi phí trả lãi tăng 14,6%) nên chênh lệch
lãi suất huy động/cho vay (NIM) sụt giảm.
 Lãi thuần từ mảng dịch vụ tương đương cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.278 tỷ đồng. Mức lãi từ
dịch vụ của VietinBank cho thấy, phí trả trước bảo hiểm từ hợp đồng phân phối độc quyền với
Manulife trị giá hàng nghìn tỷ đồng vẫn chưa được ngân hàng ghi nhận vào doanh thu kỳ này.
Sai phạm trong cho vay, đầu tư tài chính và mua sắm tài sản:

 Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của VietinBank đã để xảy ra một số khuyết
điểm, vi phạm. Trong đó, thứ nhất là hoạt động tín dụng để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi
phạm cả trong huy động và cho vay vốn, có một số vụ việc nghiêm trọng đã phải chuyển cơ
quan điều tra.
 Cụ thể, trong huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn cho vay trung, dài hạn mất cân đối; phải sử
dụng nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp cho vay trung, dài hạn. Một số chi nhánh huy động tiền
gửi với lãi suất vượt trần 14% từ thời điểm 3-11/2011; chi hoa hồng môi giới, chi tiếp thị bằng
tiền mặt không đúng quy định, thực chất là lách quy định về trần lãi suất để chi tăng lãi suất
tiền gửi cho khách hàng.’’
 Hoạt động cho vay có sai phạm ở hầu hết các khâu trong quá trình cho vay như: Thẩm định
thời hạn cho vay thiếu cơ sở, không phân tích chi tiết nhu cầu sử dụng vốn đối với từng
phương án, đối tượng kinh doanh; thẩm định đề xuất giới hạn tín dụng chưa phù hợp, có
trường hợp thẩm định, phê duyệt, cấp giới hạn tín dụng ngắn hạn cho dự án dài hạn; thẩm
định, phê duyệt, cấp tín dụng khi chưa đáp ứng điều kiện về hồ sơ, điều kiện tài chính của dự
án.
 Trong quá trình giải ngân, nhiều trường hợp chứng từ giải ngân không đảm bảo; giải ngân
không đúng mục đích đối với khoản vay; giải ngân để trả nợ cũ; giải ngân khi chưa đáp ứng
điều kiện về tài sản đảm bảo và vốn tự có tham gia dự án như phê duyệt.
 Trong kiểm tra sử dụng vốn, việc kiểm tra còn sơ sài, biên bản kiểm tra sử dụng vốn ghi
chung chung là khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, không nêu được cụ thể từng chứng từ
thanh toán mua hàng theo như đã cam kết. Không thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc sử
dụng vốn của khách hàng, dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
 Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Việc đảm bảo
tài sản chưa được đánh giá định kỳ, định giá lại theo quy định đối với một số tài sản đảm bảo;
chưa đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản bảo đảm; xác định giá trị cho vay đối với tài
sản đảm bảo chưa đúng quy định; định giá tài sản không có cơ sở, chưa thực hiện đúng quy
định; nhận thế chấp tài sản chưa đảm bảo đủ điều kiện, thủ tục pháp lý; chưa kiểm tra, kiểm
soát được việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ hàng hóa; chưa mua bảo hiểm máy móc thiết bị;
không bổ sung tài sản theo yêu cầu; giảm tài sản đảm bảo khi chưa tất toán khoản vay bất hợp
lý…
 Mặt khác, việc phân loại nợ không đúng quy định, dẫn đến phân loại nợ thiếu chính xác như
việc phân loại thành nhóm 1, nhưng thực chất là nhóm 2,3,4 hoặc cá biệt có thể lên đến nhóm
5; cơ cấu nợ, phân loại nợ không đúng thực tế; kéo dài thời gian giải ngân và thời gian ân hạn;
cơ cấu lại nợ cho khoản vay trong khi tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn có xu
hướng kinh doanh không hiệu quả, không có khả năng trả nợ.
Opportunities (Cơ hội) của ngân hàng Vietinbank
Chưa đến 17% dân số có tài khoản ngân hàng cá nhân, dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn chưa
phát triển:

 Các NHTM Việt Nam đã và đang phát triển DVNH bán lẻ theo xu thế tất yếu, phù hợp với xu
hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, phục vụ đối tượng khách hàng
cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ, đảm bảo cho các ngân hàng, cung ứng dịch vụ chất lượng cao
cho khách hàng, định hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục tiêu, giúp ngân hàng đạt
hiệu quả kinh doanh tối ưu.
 Bên cạnh những kết quả đạt được, DVNH bán lẻ của các NHTM Việt Nam còn nhiều bất cập,
các ngân hàng chưa xây dựng được phương án phát triển DVNH bán lẻ một cách đồng bộ và
hiệu quả.
 Các sản phẩm DVNH bán lẻ chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Các DVNH hiện đại được triển khai chậm, dịch vụ thanh toán thẻ còn hạn chế về phạm vi sử
dụng và chưa phát triển được sâu rộng trong đại bộ phận công chúng, dịch vụ internet banking
mới dừng lại chủ yếu ở mức truy vấn thông tin, chưa cho phép thực hiện thanh toán, các công
cụ thanh toán không dùng tiền mặt như séc cá nhân gần như không được sử dụng, tiện ích
thanh toán thẻ còn hạn chế. Các DVNH phục vụ cho tầng lớp khách hàng có thu nhập cao
chưa được triển khai rộng rãi như bảo quản tài sản, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư.
 Kênh phân phối chưa đa dạng, hiệu quả còn hạn chế, phương thức giao dịch chủ yếu tại quầy,
các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến. Số lượng
ATM đặt chủ yếu ở thị xã, khu đô thị và thành phố, mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ còn
ít, việc kết nối hệ thống các máy ATM vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, các ngân hàng
chưa tìm được tiếng nói chung để kết nối thống nhất chia sẻ hạ tầng kỹ thuật. Do vậy gây lãng
phí trong việc mua sắm máy móc thiết bị chưa tạo sự thuận lợi trong việc sử dụng thẻ. Do đó,
làm hạn chế khả năng tiếp cận DVNH.
 Chưa có chiến lược tiếp thị rõ ràng trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, thiếu đội ngũ cán bộ
chuyên nghiệp về tiếp thị DVNH bán lẻ nên tỉ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng
DVNH còn ít. Chính sách khách hàng kém hiệu quả, chất lượng phục vụ chưa cao, các
NHTM Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản về DVNH của các nhóm đối tượng khác
nhau, thủ tục giao dịch chưa thuận tiện, một số quy định và quy trình nghiệp vụ còn nặng về
bảo đảm an toàn cho ngân hàng, các sản phẩm mới chưa nhiều, vấn đề bảo mật thông tin chưa
đáp ứng được yêu cầu. Nền tảng công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ mới còn hạn
chế.

Nền kinh tế đang dần hồi phục, hứa hẹn những cơ hội cho sự tăng trưởng ổn định và vững chắc
trong ngành ngân hàng tài chính:

 Dù gặp nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, đặc biệt làn sóng dịch lần thứ tư, tuy
nhiên, bằng sự chủ động, linh hoạt, ngành Ngân hàng đã đi qua năm 2021 với nhiều điểm
sáng nổi bật, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch bệnh.
 Một khảo sát của Vietnam Report thực hiện vào tháng 6/2022 cho thấy trên 48% số khách
hàng phản hồi cho rằng ngành ngân hàng đã thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình phục
hồi kinh tế của Việt Nam. Năng lực hoạt động của ngành ngân hàng được nhìn nhận rất tích
cực khi 77,7% số khách hàng cho rằng các ngân hàng đã duy trì mức độ dịch vụ khách hàng
tốt, và 58,9% cho biết các ngân hàng đã điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thay đổi do
đại dịch
 Tăng trưởng tín dụng năm 2021 đã trở về mức trước đại dịch (năm 2019), đạt 13,6%. Tín
dụng tính đến ngày 09/6/2022 tăng gần 8,2% so với thời điểm đầu năm và 17,1% so với cùng
kỳ năm 2021. Phần lớn chuyên gia và ngân hàng tham gia khảo sát của Vietnam Report dự
báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 có thể đạt mức trên 14%, trong đó, cho vay bán lẻ tiếp
tục là động lực chính. Theo đánh giá của các chuyên gia, cho vay tiêu dùng ở Việt Nam hiện
còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực, điều này cho thấy dư địa tăng trưởng rất
lớn

Threats (Thách thức) của ngân hàng Vietinbank


Rủi ro vỡ nợ chéo từ trái phiếu bất động sản:

 Trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng bị siết chặt từ cuối năm 2019, phát hành trái phiếu đã trở
thành một trong những phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp bất động sản huy động
nguồn vốn để phát triển dự án.
 Số liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng khối lượng phát hành
trong quý 1/2022 tăng khoảng 18,98% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 56.674 tỷ đồng, trong
đó, bất động sản được xem là nhóm dẫn đầu với tổng giá trị 28.581 tỷ đồng.
 Tuy nhiên, thời điểm hiện nay, trái phiếu bất động sản gặp nhiều biến động với hàng loạt các
vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến phát hành trái phiếu, huy động tiền của
nhà đầu tư.
 Theo Fiin Research, áp lực trả nợ đối với trái phiếu đáo hạn trong vòng 3 năm tới của các
doanh nghiệp bất động sản là rất lớn. Điều này có thể gây ra rủi ro thanh khoản của các đại lý
phân phối có cam kết mua lại trái phiếu, đặc biệt là ngân hàng. Một nửa số trái phiếu doanh
nghiệp mà các ngân hàng đang nắm giữ là trái phiếu bất động sản
 Do đó, các ngân hàng có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ chéo do một lượng lớn trái phiếu
bất động sản của các doanh nghiệp chưa niêm yết nằm trong nhóm nợ nghi ngờ.

Nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống:


 Thống kê cho thấy, nợ xấu đang có xu hướng tăng khá mạnh. Sức ảnh hưởng của đại dịch lên
bảng cân đối kế toán của nhà băng được dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài khi doanh nghiệp chưa
thể phục hồi và những khoản nợ sau khi được tạo điều kiện cơ cấu lại đang xếp ở nợ nhóm 1
và 2 nhưng vẫn không thể cải thiện sẽ buộc hệ thống phải chính thức ghi nhận là nợ xấu, đặc
biệt là sau khi Thông tư 14 hết hiệu lực vào ngày 30/6/2022.
 Do triển vọng về nợ xấu gia tăng vào năm 2022 nên từ cuối năm trước, phần lớn các ngân
hàng đã tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro để giúp cải thiện chất lượng tài sản cũng như “dự phòng”
lợi nhuận cho năm nay
 Xu hướng này tiếp tục được duy trì khi kết quả khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng,
45,5% số ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trích lập dự phòng rủi ro, 36,4% số ngân hàng duy
trì mức trích lập dự phòng rủi ro như năm trước và chỉ có 18,2% giảm trích lập dự phòng rủi
ro.
 Dù vậy, tốc độ tăng trưởng trích lập dự phòng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng nợ xấu
khiến tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu trung bình giảm nhẹ từ 118% hồi đầu năm xuống
còn 112% khi kết thúc quý 1/2022. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu công bố có thể sẽ tăng lên trong nửa
cuối năm 2022, sau khi Thông tư 14 sẽ hết hiệu lực
 Theo đó, việc tăng nguồn lực dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu của các ngân hàng lại càng trở
nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Bộ đệm an toàn vốn còn mỏng:

 Trong bối cảnh phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng, nhóm ngân hàng cần thực hiện các
chuẩn mực quốc tế cao hơn như Basel 2, Basel 3… nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro và
tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực.
 Một trong số những chỉ tiêu quan trọng về quản trị rủi ro là tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Theo
Finn Research, tỷ lệ CAR của các ngân hàng Việt Nam chỉ ở mức 11,3% trong năm 2021, khá
thấp so với các nước trong khu vực, và có dấu hiệu suy giảm trong quý 1/2022, một số ngân
hàng thương mại nhà nước lớn hầu như không đáp ứng được yêu cầu về an toàn vốn của Basel
2.
 Tỷ lệ CAR giảm một phần là do các tổ chức tín dụng áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN
tiệm cận Basel 2, với yêu cầu tính tài sản có rủi ro chặt chẽ hơn, đồng thời các khoản cho vay
chứng khoán, bất động sản… cũng bị áp dụng hệ số rủi ro tín dụng cao hơn.
 Dù vốn điều lệ của các ngân hàng tăng khá tốt trong năm 2021 thông qua hình thức phát hành
cổ phiếu để trả cổ tức, nhưng theo quan sát, tốc độ tăng trưởng đã có dấu hiệu chậm lại. Trong
môi trường rủi ro tín dụng và kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, áp lực tăng vốn đè
nặng nên các ngân hàng ngày một tăng, trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với
tăng trưởng trong năm nay của 36,4% số ngân hàng, tăng 8,6% so với năm ngoái (theo khảo
sát của Vietnam Report

 Theo đó, hơn 54,6% số ngân hàng cho biết tăng vốn điều lệ là nhiệm vụ trọng tâm của năm
2022, tăng đáng kể so với mức 44,4% của năm trước

You might also like