You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Bộ môn Quản trị tài chính

SẢN PHẨM TỰ HỌC VÀ THẢO LUẬN NHÓM


Học phần: Quản trị tài chính công ty đa quốc gia
Nhóm: 3 Lớp: 2305FMGM2411

Kết quả đánh giá các thành viên trong nhóm

STT Họ và tên Mã SV Xếp loại Ký nhận Phân công

1 Lã Thanh Tuyền 20D13005 Nội dung


1

2 Nguyễn Thị Phương Uyên 20D13006 Thuyết trình


3

3 Phạm Thị Thảo Vân 20D13006 Nội dung +


4 Word

4 Đinh Thị Yên 20D13006 PCNV + Nội


5 dung + PPT

5 Lê Phương Anh 20D13007 Nội dung


2
MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU..................................................................................................................1

B. NỘI DUNG...............................................................................................................2

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG...........................................................................2


1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam...........2
1.2. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)...................2
CHƯƠNG II: SO SÁNH DỊCH VỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO HỐI ĐOÁI CỦA
NGÂN HÀNG VIETCOMBANK VÀ BIDV.............................................................3
2.1. Các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của ngân hàng Vietcombank..............3
2.2. Các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của ngân hàng BIDV.........................6
2.3. So sánh dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của hai ngân hàng........................8
2.4. Lý do chọn hai ngân hàng..................................................................................9
CHƯƠNG III. DOANH NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO HỐI
ĐOÁI..........................................................................................................................12
3.1. Lợi ích của phòng ngừa rủi ro hối đoái đối với Doanh nghiệp.......................12
3.2. Doanh nghiệp có trạng thái rủi ro ngoại hối có nên sử dụng các biện pháp
phòng ngừa rủi ro hối đoái.....................................................................................12
3.3. Giải pháp để các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái trở nên hấp dẫn hơn đối
với các doanh nghiệp..............................................................................................13
C. KẾT LUẬN..............................................................................................................14

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................15


A. MỞ ĐẦU

Khi hoạt động kinh doanh cho vay và huy động bằng ngoại tệ, kinh doanh ngoại
hối, các dịch vụ về công cụ phái sinh tiền tệ do ngân hàng cung cấp, trung gian thanh
toán giao dịch xuất nhập khẩu, dịch vụ có sử dụng ngoại tệ… ngày càng phát triển
trong hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, thì việc trị rủi ro hối đoái
ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại. Hơn nữa sự biến động về tỷ giá hối đoái ngày càng lớn việc sử dụng ngoại
tệ đang là một trong những vấn đề đặt ra cho các ngân hàng. Trước những biến động
của tỷ giá hối đoái trên thị trường đó nhóm 3 chúng em quyết định tìm hiểu các sản
phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

1
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Vietcombank tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền
thân là Cục Ngoại hối – trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau hơn nửa thế
kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương
mại lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có hơn 600 chi nhánh/phòng giao dịch/văn
phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước. Một số thành tựu của
Vietcombank trong những năm gần đây:

 Ngày 29/5/2021, tại Hồng Kông, tạp chí Euromoney đã trao tặng Vietcombank
giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.
 Năm 2021, tạp chí International Finance Magazine trao tặng Vietcombank 2
giải thưởng: “Best Risk Management Bank” (Ngân hàng quản trị trị rủi ro tốt
nhất) và “Best Investor Relations - Banking and Finance” (Ngân hàng có quan
hệ đầu tư tốt nhất trong ngành tài chính - ngân hàng).
 Vietcombank đã xuất sắc giành giải thưởng “Ngân hàng xuất sắc năm 2022
(Bank of the year)” và được coi là lá cờ tiên phong trong ngành ngân hàng, góp
phần hiệu quả cho hoạt động thúc đẩy thanh toán điện tử.

1.2. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

BIDV là tên đầy đủ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập
ngày 26/4/1957. BIDV được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/4/1957. BIDV
cung cấp đầy đủ, đa dạng các dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng, góp phần duy trì và gia tăng sự ổn định của nền kinh tế quốc dân. Lĩnh vực hoạt
động kinh doanh của BIDV gồm: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính.
Một số thành tựu của BIDV trong những năm gần đây:

 Top 4 Ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam, Top 300 Ngân
hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới (xếp hạng 246, tăng 33 bậc so với
năm 2019) do Brand Finance bình chọn.

2
 Dịch vụ chấp nhận thanh toán tốt nhất Việt Nam 2 năm liên tiếp; Ngân hàng
SME tiêu biểu tại Việt Nam 3 năm liên tiếp (2018-2020); Ngân hàng cung cấp
sản phẩm ngoại hối tốt nhất Việt Nam; Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam;
Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam của Tạp chí The Asian Banker.
 Ngày 15-7, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã vinh
dự nhận giải thưởng ngân hàng có sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng tốt nhất
Việt Nam và BIDV iBank - ứng dụng ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam
năm 2022.

CHƯƠNG II: SO SÁNH DỊCH VỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO HỐI ĐOÁI CỦA
NGÂN HÀNG VIETCOMBANK VÀ BIDV

2.1. Các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của ngân hàng Vietcombank

 Giao dịch ngay (Spot)

Đối tượng tham gia: Cá nhân và tổ chức kinh tế

Phí giao dịch hối đoái: Khách hàng không phải trả phí giao dịch

Chứng từ cần cung cấp: Các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số
lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán.

 Giao dịch kỳ hạn (Forward)

Đối tượng tham gia: Cá nhân và tổ chức kinh tế.

Kỳ hạn giao dịch: Tối thiểu 3 ngày, tối đa 365 ngày.

Phí giao dịch hối đoái: Khách hàng không phải trả phí giao dịch.

Chứng từ cần cung cấp: Các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số
lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán.

 Giao dịch quyền chọn (Option)

Có 2 loại quyền chọn: Quyền chọn mua và quyền chọn bán.


Đối tượng tham gia: Bên quyền mua: Cá nhân, tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt
Nam. Bên quyền bán: Vietcombank.
Phí giao dịch: Người mua quyền lựa chọn phải trả cho Ngân hàng một khoản phí
theo quy định.
3
Tỷ giá thực hiện: Do 2 bên mua/bên bán thỏa thuận và ấn định trong hợp đồng
quyền lựa chọn

Thời gian hiệu lực của hợp đồng: Thực hiện theo yêu cầu của người mua quyền
được tính từ ngày đăng ký hợp đồng cho đến trước 11h00 (giờ Hà Nội) của ngày đáo
hạn.

Chứng từ: không yêu cầu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.

 Giao dịch hoán đổi:


o Hoán đổi ngoại tệ (FX Swap)

Đối tượng tham gia giao dịch: Tổ chức kinh tế

Kỳ hạn giao dịch: Tối thiểu 3 ngày, tối đa 365 ngày

Phí và chứng từ giao dịch: Không phải trả phí giao dịch và không phải xuất trình
chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.

o Hoán đổi lãi suất (IRS):

Thời gian 1 hợp đồng hoán đổi lãi suất: tối đa là 5 năm kể từ ngày hợp đồng có
hiệu lực

Số tiền gốc không phải trao đổi, không phải trả phí

Số tiền thanh toán được tính dựa trên mức lãi suất chênh lệch giữa cố định và thả
nổi vào ngày thanh toán (nhân với vốn gốc)

Thực hiện hoán đổi lãi suất với VND và các ngoại tệ khác hoặc giữa các ngoại tệ
với nhau

 Vay gửi trên thị trường liên ngân hàng: Phục vụ nhu cầu vay và gửi tiền của
khách hàng
 Giao dịch giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ

Mua giấy tờ có giá: Có cơ hội đầu tư ngắn hạn với mức lãi suất hấp dẫn.

Bán giấy tờ có giá: Không phải đợi đến khi đáo hạn giấy tờ để đáp ứng nhu cầu
vốn. Có cơ hội tăng tính thanh khoản cho giấy tờ có giá do mình phát hành.

 Giao dịch mua bán trái phiếu

4
Mua trái phiếu: Có cơ hội đa dạng hóa danh mục tài sản, đầu tư vào các trái phiếu
có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp, lợi nhuận hấp dẫn và ổn định. Có cơ hội tham
gia thị trường trái phiếu chính phủ sơ cấp trong trường hợp không phải là thành viên
đấu thầu hoặc thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ.

Bán trái phiếu: Có thể bán trái phiếu với giá thị trường mà không cần phải đợi đến
khi đáo hạn. Có thêm kênh huy động vốn hiệu quả bên cạnh vay trung và dài hạn từ
ngân hàng.

 Ủy thác đầu tư trong và ngoài nước:

Ủy thác đầu tư có chia sẻ rủi ro

Ủy thác đầu tư không chia sẻ rủi ro

Ủy thác đầu tư lợi tức cố định

 Cho vay theo lãi suất USD

Đối tượng khách hàng: Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có nguồn thu USD
đang có nhu cầu vốn lưu động để thu mua nguyên vật liệu để chế biến hàng xuất khẩu
theo hợp đồng xuất khẩu được ngân hàng tài trợ.

Tiện ích sản phẩm: Bổ sung nguồn vốn lưu động giá rẻ, tiết kiệm thời gian và chi
phí, dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, chính sách ưu đãi về phí thanh toán quốc tế

Hoán đổi tiền tệ Kỳ hạn tiền tệ


Năm
Giá trị hợp đồng Lãi/lỗ Giá trị hợp đồng Lãi/lỗ

2017 59.934.601 785.882 6.863.062 46.472

2018 49.068.305 245.703 15.228.880 30.280

2019 80.161.918 -59.895 13.347.334 158.207

2020 105.690.304 -69.164 13.207.615 17.133

2021 73.505.048 190.674 23.984.714 112.58

5
Bảng 1: Giá trị hợp đồng và khoản lỗ/lãi từ hoán đổi tiền tệ và kỳ hạn tiền tệ
của Vietcombank (Đơn vị: triệu VNĐ)

Ta có thể thấy khối lượng giao dịch các công cụ phái sinh tiền tệ của Vietcombank
rất lớn và có xu hướng chung là tăng trong giai đoạn 2009-2021. Kết quả kinh doanh
từ công cụ hoán đổi tiền tệ và kỳ hạn tiền tệ trong giai đoạn 2009-2021 của
Vietcombank đa số là có lãi. Điều này cho thấy đây là công cụ hiệu quả để phòng ngừa
rủi ro hối đoái và Vietcombank cung cấp dịch vụ này khá hiệu quả.

Để thấy rõ sự tăng trưởng của công cụ phái sinh tiền tệ, ta xét tỷ trọng giao dịch
phái sinh tiền tệ trong tổng giao dịch ngoại tệ của Vietcombank trong giai đoạn nảy.

Nă Tỷ trọng giao dịch ngoại tệ giao Tỷ trọng giao dịch phái sinh ngoại tệ
ngay khác
m

201 87,799 9,657


7

201 85,142 6,955


8

201 82,215 10,037


9

202 85,808 8,158


0

202 84,600 4,660


1

Bảng 2: Tỷ trọng giao dịch phái sinh tiền tệ trong tổng giao dịch ngoại tệ của
Vietcombank (Đơn vị: %)

Có thể thấy, giao dịch ngoại tệ giao ngay chiếm tỷ trọng rất lớn trong giao dịch
ngoại tệ của Vietcombank. Đây là dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái thế mạnh của
Vietcombank. Những năm gần đây tỷ lệ giao dịch giao ngay của Vietcombank có giảm
nhẹ nhưng giao dịch phái sinh ngoại tệ như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ lại càng
ngày càng đóng góp tỷ lệ lớn hơn.

6
2.2. Các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của ngân hàng BIDV

 Giao dịch giao ngay (Spot)

Đồng tiền giao dịch: Tất cả các ngoại tệ mạnh và các đồng tiền ít giao dịch khác
như SEK, THB…
Đối tượng khách hàng: Tổ chức kinh tế, tổ chức khác và các cá nhân có nhu cầu.
Chứng từ cần cung cấp: Hợp đồng mua bán ngoại tệ; Chứng từ chứng minh mục
đích sử dụng ngoại tệ

 Giao dịch kỳ hạn (Forward)

Đồng tiền giao dịch: Đa dạng với hơn 140 loại ngoại tệ.

Đối tượng tham gia giao dịch: Tổ chức kinh tế, tổ chức khác và các cá nhân có
nhu cầu.

Kỳ hạn:

o Giao dịch chuyển đổi giữa các ngoại tệ: Theo thỏa thuận giữa BIDV và khách
hàng.
o Giao dịch ngoại tệ với VND: Tối thiểu 3 ngày làm việc, tối đa 365 ngày.

Chứng từ cần cung cấp: Hợp đồng mua bán ngoại tệ; Chứng từ chứng minh mục
đích sử dụng ngoại tệ (đối với trường hợp khách hàng mua ngoại tệ).

 Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (Swap)

Đối tượng tham gia giao dịch: Tổ chức kinh tế.

Kỳ hạn:

o Giao dịch chuyển đổi giữa các ngoại tệ: Theo thỏa thuận giữa BIDV và khách
hàng.
o Giao dịch ngoại tệ với VND: Tối thiểu 3 ngày làm việc, tối đa 365 ngày.

Chứng từ cần cung cấp: Hợp đồng mua bán ngoại tệ; Chứng từ chứng minh mục
đích sử dụng ngoại tệ.

 Giao dịch theo hợp đồng quyền chọn ngoại tệ (Option)

Có 2 loại quyền chọn: Quyền chọn mua và quyền chọn bán.

7
Đối tượng tham gia: Bên quyền mua: Cá nhân, tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt
Nam. Bên quyền bán: BIDV.

Đồng tiền giao dịch: Các cặp ngoại tệ/ ngoại tệ.

Tỷ giá thực hiện: Do 2 bên mua/bên bán thỏa thuận và ấn định trong hợp đồng
quyền lựa chọn.

Chứng từ cần cung cấp: Hợp đồng mua bán ngoại tệ; Chứng từ chứng minh mục
đích sử dụng ngoại tệ.

2.3. So sánh dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của hai ngân hàng

 Giao dịch giao ngay

Giao dịch giao ngay tại Vietcombank và BIDV về cơ bản là giống nhau.

 Giao dịch kỳ hạn

Vietcombank BIDV

Đối tượng là cá nhân, tổ chức kinh tế


Chứng từ đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán

Kỳ hạn: Tối thiểu 3 ngày, tối Kỳ hạn:


đa 365 ngày + Giao dịch chuyển đổi giữa các ngoại tệ: Theo
thỏa thuận giữa BIDV và khách hàng
+ Giao dịch ngoại tệ với VND: Tối thiểu 3 ngày làm
việc, tối đa 365 ngày

 Giao dịch hoán đổi ngoại tệ

Vietcombank BIDV

Đối tượng tham gia giao dịch: Tổ chức kinh tế

Kỳ hạn: Tối thiểu 3 ngày, tối đa 365 ngày Kỳ hạn:


+ Giao dịch chuyển đổi giữa các ngoại
tệ: Theo thỏa thuận giữa BIDV và
khách hàng
+ Giao dịch ngoại tệ với VND: Tối

8
thiểu 3 ngày làm việc, tối đa 365 ngày

Phí và chứng từ giao dịch: Khách hàng Chứng từ cần cung cấp: Hợp đồng
không phải trả phí giao dịch và không phải mua bán ngoại tệ; Chứng từ chứng
xuất trình chứng từ chứng minh mục đích minh mục đích sử dụng ngoại tệ (đối
sử dụng ngoại tệ với trường hợp khách hàng mua ngoại
tệ)

 Giao dịch quyền chọn

Vietcombank BIDV

Quyền chọn mua: Khách hàng và Quyền chọn bán: Ngân hàng

Phí giao dịch do 2 bên thỏa thuận

Không yêu cầu chứng từ chứng Chứng từ cần cung cấp:


minh mục đích sử dụng + Hợp đồng mua bán ngoại tệ
+ Khách hàng mua quyền chọn mua ngoại tệ: xuất
trình Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng
ngoại tệ

 Các loại giao dịch khác

Loại giao dịch Vietcombank BIDV

Vay gửi trên thị trường liên ngân hàng x

Giao dịch giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ x

Giao dịch mua bán trái phiếu x

Ủy thác đầu tư trong và ngoài nước x

Cho vay theo lãi suất USD x

VCB là ngân hàng đầu tiên cung cấp các sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối
đoái trên thị trường Việt Nam. BIDV bắt đầu triển khai cung cấp các sản phẩm phái
sinh trên toàn hệ thống từ cuối năm 2006.

Có thể thấy, các sản phẩm dịch vụ của VCB đa dạng hơn so với Ngân hàng BIDV.
Bên cạnh đó, thông tin về các dịch vụ cũng được VCB cung cấp đầy đủ, chi tiết và cụ
9
thể cho khách hàng hơn so với BIDV. Các sản phẩm ngoại hối của VCB cũng được
thiết kế đặc thù để phù hợp với từng thực trạng kinh doanh. Do đó các sản phẩm dịch
vụ của VCB luôn chiếm ưu thế và tạo được độ tin cậy cao đối với các doanh nghiệp.

Mới đây, BIDV đã triển khai cơ chế mới của sản phẩm kỳ hạn, đó là: “Mua bán
ngoại tệ - Kỳ hạn linh hoạt” với đầy đủ các ưu điểm của sản phẩm kỳ hạn truyền thống
cùng với đó là khả năng đáp ứng về quy mô giao dịch, khách hàng được miễn phí điều
chỉnh kỳ hạn trong một khoảng thời gian xác định, đồng thời được linh hoạt lựa chọn
thời điểm thanh toán.

2.4. Lý do chọn hai ngân hàng

2.2.1. Lý do chọn ngân hàng Vietcombank

Kể từ khi thành lập (01/04/1963) cho đến thời điểm hiện tại. Vietcombank đã
khẳng định được vị thế của mình trong ngành ngân hàng tại thị trường Việt Nam.

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân
hàng thương mại cổ phần rất mạnh trong các hoạt động kinh doanh có sử dụng đồng
ngoại tệ. Tại Vietcombank, ngoại hối là một trong hai lĩnh vực quan trọng nhất của
ngân hàng, do đó, Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu và có uy tín nhất Việt
Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, được đánh giá là Ngân hàng cung cấp các
sản phẩm/dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất, kịp thời, an toàn và hiệu quả
tới khách hàng do The Asean Banker nhận định. Phương châm hoạt động kinh doanh
ngoại hối của Vietcombank:

 Hạn chế tối đa rủi ro ngoại hối với các giải pháp đa dạng.
 Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động
kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của doanh
nghiệp, Vietcombank còn giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro trong hoạt
động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế
các sản phẩm ngoại hối đặc thù, phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh
và nguồn ngoại tệ của doanh nghiệp.

Nguồn ngoại tệ lớn và phòng phú là một ưu điểm của Vietcombank, đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách hàng khi phòng ngừa rủi ro hối đoái.

10
Bên cạnh đó, Vietcombank cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng, khách hàng có nhiều
lựa chọn khi phòng ngừa rủi ro hối đoái. Hiện nay Vietcombank đang là ngân hàng
cung cấp nhiều dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái nhất với 9 dịch vụ chính: giao dịch
giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn, giao dịch hoán đổi, vay liên ngân hàng, giao dịch giấy
tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, giao dịch mua bán trái phiếu, ủy thác đầu tư
trong và ngoài nước, cho vay theo lãi suất USD. Khối lượng giao dịch các dịch vụ trên
của Vietcombank rất lớn và liên tục có lãi. Điển hình như năm 2021, giao dịch hoán
đổi tiền tệ chạm mốc 73.500 tỷ VNĐ và đem về cho Vietcombank hơn 190 tỷ tiền lãi,
giao dịch kỳ hạn đạt gần 24.000 tỷ VNĐ và đem về lợi nhuận hơn 112 tỷ VNĐ. Đây là
con số rất tốt trên thị trường tài chính năm 2021, góp phần đưa Vietcombank lên dẫn
đầu bảng xếp hạng các Ngân hàng Thương mại có lợi nhuận lớn nhất ở Việt Nam.

2.4.2. Lý do chọn ngân hàng BIDV.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng quốc doanh tiên
phong đưa ra sản phẩm hoán đổi lãi suất: hoán đổi tiền tệ chéo – phòng ngừa rủi ro tỷ
giá hối đoái lẫn lãi suất. Trên thị trường liên ngân hàng, BIDV cũng là ngân hàng Việt
Nam đầu tiên thực hiện giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo liên ngân hàng trong giao dịch
với Ngân hàng Standard Chartered Bank tại London.

BIDV có 4 năm liên tiếp (2018-2022) BIDV nhận giải thưởng “Ngân hàng cung
cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” và là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được tạp
chí Asian Banking & Finance (ABF) trao tặng giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch
vụ phái sinh tốt nhất Việt Nam”. Hiện nay, BIDV đang cung cấp một số sản phẩm phái
sinh tài chính đáp ứng đa dạng nhu cầu phòng ngừa rủi ro hối đoái và lãi suất của
khách hàng. Tùy theo nhu cầu, doanh nghiệp có thể lựa chọn công cụ bảo hiểm rủi ro
tỷ giá như giao dịch kỳ hạn (Forward), giao dịch quyền chọn (Option), hợp đồng tương
lai (Future) hay đa dạng hoá đồng tiền thanh toán.

Qua đó, cho thấy các dịch vụ ngân hàng đa dạng của BIDV đảm bảo khách hàng
có thể thực hiện thanh toán đầy đủ, nhanh chóng, đúng hạn cho đối tác đồng thời hạn
chế các rủi ro trong thương mại quốc tế như rủi ro thanh toán, rủi ro ngoại hối. Mới
đây, BIDV đã triển khai cơ chế mới của sản phẩm kỳ hạn, đó là “điều chỉnh kỳ hạn
linh hoạt”.

11
Cơ chế mua bán ngoại tệ với kỳ hạn linh hoạt giúp khách hàng có thể gia hạn hoặc
rút ngắn thời hạn của Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn với BIDV mà không mất
thêm chi phí. Việc triển khai cơ chế "Mua bán ngoại tệ - Kỳ hạn linh hoạt" một lần
nữa khẳng định BIDV là Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam,
luôn mang lại tiện ích cho khách hàng và giúp khách hàng bảo hiểm rủi ro tỷ giá với
chi phí hợp lý.

Mặc dù có thế mạnh là vậy nhưng bên cạnh đó, ở ngân hàng BIDV về dịch vụ
phòng ngừa rủi ro hối đoái có nhiều sự khác biệt so với ngân hàng Vietcombank. Đây
cũng là 1 trong những lý do chọn ngân hàng BIDV để so sánh với ngân hàng
Vietcombank.

CHƯƠNG III. DOANH NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO HỐI


ĐOÁI

3.1. Lợi ích của phòng ngừa rủi ro hối đoái đối với Doanh nghiệp

Thứ nhất, Quản trị rủi ro tỷ giá tốt giúp góp phần làm giảm thiểu chi phí hoạt động
và hạn chế tổn thất cho các ngân hàng, từ đó sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận và giá trị cho
cổ đông của ngân hàng.

Thứ hai, Quản trị rủi ro tỷ giá hiệu quả góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình
hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ phá sản và gia tăng uy tín cho các NHTM. Qua đó,
các NHTM góp phần tăng lòng tin nơi khách hàng và các đối tác trong và ngoài nước.
Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và bền vững cho đất nước.

Thứ ba, Quản trị rủi ro tỷ giá giúp ngân hàng có thể dễ dàng hoạch định các chính
sách tài trợ, đầu tư từ đó tận dụng được các cơ hội tốt để phát triển. Việc quản trị rủi ro
tốt còn giúp ngân hàng nắm bắt được những biến động có lợi của tỷ giá trên thị trường
để kinh doanh kiếm lời.

Thứ tư, Quản trị rủi ro tỷ giá tốt giúp phát hiện kịp thời những nguyên nhân có thể
gây nên rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, từ đó ngân hàng có những giải
pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp. Quá trình này giúp xây dựng hình ảnh
tốt đẹp cho ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của các quy định trong nước.

12
3.2. Doanh nghiệp có trạng thái rủi ro ngoại hối có nên sử dụng các biện pháp
phòng ngừa rủi ro hối đoái.

Từ những lợi ích mà các sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của các
ngân hàng đem lại cho doanh nghiệp đã nêu trên, với tư cách là một doanh nghiệp
đang có trạng thái rủi ro ngoại hối thì nhóm nhận thấy việc sử dụng các biện pháp để
phòng ngừa rủi ro hối đoái là cần thiết. Theo đó thì các doanh nghiệp cần phải xác
định xem sự biến động về tỷ giá có ảnh hưởng ra sao đối với các khoản đầu tư, khoản
vay của doanh nghiệp, chi phí phòng ngừa, mức độ rủi ro… để có thể có được các biện
pháp phòng ngừa hợp lý trong từng trường hợp.

3.3. Giải pháp để các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái trở nên hấp dẫn hơn đối
với các doanh nghiệp.

Về phía Nhà nước và Ngân hàng nhà nước

Cần đơn giản và minh bạch hóa các thủ tục hành chính đồng thời thúc đẩy hoạt
động của các hiệp hội ngành hàng. Tránh tình trạng nhầm lẫn, gây tranh cãi giữa
những người thực hiện và cán bộ thay mặt pháp lý thi hành nhiệm vụ.

Chính phủ và NHNN cần từng bước hoàn chỉnh hành lang pháp lý và chính sách
kinh tế phù hợp với các giao dịch phái sinh. Việc điều hành tỷ giá trung tâm cần theo
hướng tôn trọng các yếu tố thị trường, tránh việc điều hành bằng chính sách, mệnh
lệnh hành chính.

Về phía ngân hàng thương mại

Cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển công cụ phái sinh tiền tệ bằng cách chuẩn bị
các điều kiện để không chỉ hội sở mà các chi nhánh cũng có thể thực hiện các giao
dịch này với khách hàng. Xây dựng một hệ thống cung cấp công cụ phái sinh rộng
khắp ở tất cả các chi nhánh của ngân hàng, và nên đầu tư phát triển nguồn lực và sử
dụng công nghệ tiên tiến trong khâu thực hiện và quản lý công cụ phái sinh.

VCB hay BIDV có thể tăng cường công tác tuyên truyền lợi ích khi sử dụng công
cụ phái sinh nói chung và công cụ phái sinh tiền tệ nói riêng cho doanh nghiệp để họ
hiểu, quan tâm và sử dụng công cụ phái sinh của ngân hàng mình. Có thể tổ chức các

13
buổi hội thảo để doanh nghiệp hiểu rõ về quản lý rủi ro tỷ giá và các sản phẩm phái
sinh của ngân hàng.

Ngân hàng phải thường xuyên mở khóa đào tạo ngắn hạn cho cán bộ công nhân
viên kinh doanh ngoại tệ, cử nhân viên có tài năng đi đào tạo chuyên sâu. Tương tự,
các nhà quản trị cũng cần nâng cao chuyên môn nắm vững các quy định của Việt Nam
và các thông lệ quốc tế về ngoại hối, cần luôn cập nhật và nắm bắt được những thông
tin mới nhất, linh hoạt trong dự đoán và nắm vững các kỹ năng đối phó với những biến
động bất thường của nền kinh tế để đảm bảo quản trị có hiệu quả.

C. KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của
hai ngân hàng đã giúp chúng ta hiểu thêm về các hoạt động kinh doanh ngoại hối tại
ngân hàng thương mại đã và đang diễn ra như thế nào. Sự biến động của tỷ giá trên thị
trường có tác động ra sao đến các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong điều kiện môi trường
kinh tế thường xuyên diễn ra các cuộc khủng hoảng về tài chính- tiền tệ, tỷ lệ về lạm
phát và thất nghiệp đang ngày một gia tăng thì việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa
rủi ro hối đoái đối với các doanh nghiệp là cần thiết. Các ngân hàng thương mại cũng
như các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình các biện pháp hữu hiệu để giảm
thiểu các rủi ro do sự biến động về tỷ giá hối đoái trên thị trường, nhằm ổn định hoạt
động kinh doanh.

14
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Việt Bình, Bài giảng Bộ môn Quản trị tài chính Công ty Đa quốc gia,
Trường Đại học Thương Mại.
[2] Trang Web của BIDV, https://www.bidv.com.vn/vn, truy cập ngày 24/3/2023.
[3] Trang Web của Vietcombank, https://portal.vietcombank.com.vn/, truy cập ngày
24/3/2023.
[4] Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội (2018), “Giới thiệu các sản phẩm dịch vụ phòng
ngừa rủi ro hối đoái được cung cấp bởi một ngân hàng thương mại hiện đang hoạt
động tại Việt Nam”, https://www.studocu.com/vn, truy cập ngày 23/3/2023
[5] “Thực trạng về các sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái tại ngân hàng
thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – VCB”, https://luanvan.co/, truy cập
ngày 25/3/2023.

15

You might also like