You are on page 1of 30

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN


Học phần: Thị trường chứng khoán
(FIN13A)

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU, PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG


CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Ngân


Mã lớp học phần : FIN13A03
Nhóm thực hiện : Nhóm 04

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2022

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN

Dương Thị Minh Ánh


1 23A4010075
(Nhóm trưởng)

2 Lê Thị Mỹ Hạnh 23A4010204

3 Nguyễn Mạnh Hùng 22A4030584

4 Trần Quốc Hưng 23A4030163

5 Nguyễn Thị Loan 23A4010375

6 Trần Diệu Linh 23A4010868

7 Vũ Phương Linh 23A4010372

8 Dương Thanh Thùy 22A4060180

9 Hà Hoài Trang 22A4030529

10 Đàm Quang Trung 23A4010694


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG................................................................................. 2
1.1. Giới thiệu chung về CTCP chứng khoán VPS............................................2
1.1.1. Lịch sử hình thành.................................................................................. 2
1.1.2. Hoạt động kinh doanh............................................................................ 2
1.1.3. Lý do lựa chọn công ty...........................................................................2
1.2. Quy trình thực hiện đầu tư............................................................................ 2
1.2.1. Quy trình mở tài khoản chứng khoán.................................................... 2
1.2.2. Cách nộp tiền vào tài khoản................................................................... 4
1.2.3. Đặt lệnh trong ứng dụng.........................................................................4
PHẦN 2: GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN..........................6
2.1. Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian đầu tư ......6
2.1.1. Tình hình chung của thị trường chứng khoán Việt Nam ......................6
2.1.2. Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian đầu tư.... 6
2.2. Nhật ký đầu tư.................................................................................................8
2.2.1 Phân tích cơ bản Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam..................8
2.2.2 Phân tích SWOT....................................................................................11
2.3. Tất toán tài khoản.........................................................................................18
2.4. Phân tích kỹ thuật.........................................................................................18
2.4.1. Đường bình quân động ( Moving Average)....................................... 18
2.4.2. MACD.................................................................................................. 20
2.4.3. RSI........................................................................................................ 21
2.4.4. Bollinger Bands....................................................................................22
2.4.5. Dự báo cổ phiếu POW trong tương lai................................................ 22
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG..................................................................................24
3.1. Bài học rút ra.................................................................................................24
3.2. Lưu ý khi đầu tư............................................................................................24
KẾT LUẬN...................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 27
MỞ ĐẦU

Thị trường vốn ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của các công ty và
Chính phủ không chỉ thông qua tài trợ gián tiếp và còn thông qua phát hành chứng
khoán. Trong chứng khoán, rủi ro trong đầu tư luôn là một trong những nội dung
quan trọng nhất phải được xem xét, cân nhắc của những nhà đầu tư trước khi ra
quyết định vì tỷ lệ sinh lời nhất định tương ứng với mức độ rủi ro nhất định.
Hiện nay, sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán đã là
điểm đến quen thuộc của giới đầu tư. Đối tượng đầu tư chứng khoán rất đa dạng, từ
giới công chức, sinh viên, tiểu thương… đến các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp.
Một thực trạng đáng chú ý là chứng khoán vẫn là lĩnh vực mới mẻ đối với Việt
Nam và đang trở thành trào lưu trong công chúng nên khả năng gặp rủi ro cho
người chơi là rất cao và khó có thể lường trước.
Trong suốt quá trình học tập bộ môn “Thị trường chứng khoán”, cùng với sự
giảng dạy, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cô Lê Thị Bích Ngân, nhóm chúng
em đã có những hiểu biết nhất định về thị trường chứng khoán. Qua đó vận dụng
kiến thức đã học, với quy mô cũng như uy tín đã được kiểm chứng và thông qua tư
vấn gặp gỡ chuyên gia, nhóm chúng em đã lựa chọn mở tài khoản trực tuyến của
Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS và thực hiện mua cổ phiếu. Từ đó, các thành
viên trong nhóm đã tích lũy được cho mình những bài học kinh nghiệm trên thị
trường đầu tư chứng khoán Việt Nam. Dưới đây là báo cáo kết quả hoạt động của
nhóm sau một quá trình tìm hiểu và đầu tư. Do kiến thức còn hạn chế, nên bài làm
của chúng em có thể còn tồn tại nhiều sai sót. Nhóm chúng em mong nhận được
những lời nhận xét và góp ý từ cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Giới thiệu chung về CTCP chứng khoán VPS
1.1.1. Lịch sử hình thành
- Tên gọi: Công ty cổ phần Chứng khoán VPS (VPS) – trước đây là Công ty cổ
phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
- Năm thành lập: 2006
- Tính đến 31/10/2018, vốn điều lệ đạt 3.500 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên
5.600 tỷ đồng.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh
VPS cung cấp các sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, tạo nên giá trị gia tăng
cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, bao gồm: Môi giới chứng khoán, dịch vụ tài chính,
dịch vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn tài chính và phân tích.
1.1.3. Lý do lựa chọn công ty
VPS là một trong những công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam hiện nay với
đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng hệ thống công nghệ hiện đại, giúp các nhà
đầu tư dễ dàng thực hiện. Đội ngũ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp, hệ thống công
nghệ hiện đại. Tốc độ nhanh ổn định cả khi thị trường xấu, giao diện trên app điện
thoại đẹp, hiện đại, có hệ thống chơi chứng khoán phái sinh ảo cho người đầu tư mới.
Phí giao dịch nằm trong top rẻ ở Việt Nam thời điểm hiện tại: 0.15% mỗi chiều
giao dịch (chưa tính thuế), giá trị giao dịch và đối với giao dịch trực tuyến: 0,20%/
giá trị giao dịch.
1.2. Quy trình thực hiện đầu tư
1.2.1. Quy trình mở tài khoản chứng khoán
- Bước 1: Truy cập vào trang web đăng ký mở tài khoản của công ty tại
https://openaccount.vps.com.vn/
- Bước 2: Điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân như trên màn hình

2
- Bước 3: Đăng tải CMND/CCCD rõ 2 mặt

- Bước 4: Xác nhận thông tin

3
- Bước 5: Ở bước này sau khi “Hoàn thành” , Công ty VPS sẽ gửi thông tin tài
khoản của bạn thông qua mail đăng ký bao gồm: Tên đăng nhập, mật khẩu đăng
nhập, mật khẩu đặt lệnh, cách thức chuyển tiền vào tài khoản và hướng dẫn hoàn
thiện hồ sơ trên app SmartOne.
- Bước 6: Hoàn thiện hợp đồng mở tài khoản qua hình thức điện tử bằng cách
xác thực eKYC và cập nhật hợp đồng trên app SmartOne.
1.2.2. Cách nộp tiền vào tài khoản
- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống Internet Banking
- Bước 2: Chọn tài khoản ngân hàng của VPS được cung cấp
+ Số tài khoản
+ Ngân hàng
+ Chi nhánh/PGD
- Bước 3: Nhập thông tin chuyển khoản
+ Số tiền: số tiền muốn chuyển vào tài khoản chứng khoán tại VPS
+ Mã khách hàng: số tài khoản chứng khoán tại VPS muốn chuyển tiền vào
+ Tên khách hàng: tên đầy đủ của chủ tài khoản
+ Chọn xác nhận
- Bước 4: Xác thực giao dịch
+ Loại xác thực: chọn cách xác thực đã đăng ký
+ Mã xác thực: nhập thông tin xác thực
Thực hiện: chọn thực hiện để hoàn tất giao dịch.
1.2.3. Đặt lệnh trong ứng dụng
- Bước 1: Bấm chọn vào nút Mua / Bán (Màu Xanh lá / Màu Đỏ), Hệ thống sẽ
hiển thị màn hình đặt lệnh Mua / Bán.

4
- Bước 2: Điền thông tin Lệnh Mua / Bán Từ Trái sang Phải trong Ảnh dưới

- Bước 3: Nhập mã PIN – Mật khẩu Đặt lệnh, tích Lưu PIN và chọn Đặt lệnh.

5
PHẦN 2: GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1. Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian đầu tư
2.1.1. Tình hình chung của thị trường chứng khoán Việt Nam
Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhìn chung,
nền kinh tế trên toàn thế giới đang đón nhận những tín hiệu tích cực, dự báo về một
sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nhiều tổ chức và chuyên gia hàng đầu đều kỳ vọng 2022 sẽ
là năm kinh tế phục hồi về mọi mặt, trong đó có nhiều nhóm ngành vẫn đã và đang
hấp dẫn nhiều nhà đầu tư cả cũ và mới. Tuy nhiên trong 3 quý đầu của năm 2022, thị
trường chứng khoán trong nước giảm mạnh là do tác động chung của tình hình kinh
tế và chứng khoán toàn cầu. Nổi bật nhất là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đẩy
mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát; đồng thời, căng thẳng Nga –
Ukraine khiến lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do lạm phát cao, gián
đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng tài chính toàn cầu thắt chặt.
Trong khi đó, vĩ mô trong nước nhìn chung vẫn tốt so với bối cảnh chung.
Theo Tổng cục Thống kê thông báo, 9 tháng đầu năm 2022 cho thấy nền kinh tế Việt
Nam đang tiếp tục khởi sắc, GDP quý III ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với
cùng kỳ và đưa GDP 9 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng trên 8,83% so với cùng kỳ
năm trước, đây là mức tăng cao nhất của 9 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2022. Các
hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát
triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên bình quân 9
tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản vẫn tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2021, điều
này cũng tạo áp lực lên nguồn cung hàng hoá và nhà ở. Các biện pháp chống dịch
quyết liệt và độ phủ vắc xin rộng khắp đã tạo đà cho nền kinh tế trong nước phục hồi
nhanh chóng trong ngắn hạn đối với các nhóm ngành.
Trong bối cảnh đó, thị trường trong nước đã chứng kiến đợt giảm mạnh mẽ,
trước khi hồi nhẹ ở những tháng tiếp theo (tháng 7, tháng 8, tháng 9). Tổng cộng 8
tháng đầu năm, chỉ số VN-Index đã bay gần 218 điểm, tương ứng giảm hơn 14,5% từ
mốc 1.498,28 điểm (giá đóng cửa phiên cuối cùng của năm 2021). Mặc dù vậy, số tài
khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới vẫn khá sôi động với lũy kế 7 tháng đầu
năm đạt hơn 2 triệu tài khoản, vượt xa con số cả năm 2021 (1,53 triệu tài khoản), là
yếu tố cho thấy thị trường chứng khoán vẫn được kỳ vọng là kênh đầu tư tích cực.
Nhiều kênh dữ liệu để kỳ vọng dòng tiền sẽ lại đổ vào thị trường cổ phiếu những
tháng cuối năm 2022.
2.1.2. Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian đầu tư

6
Thị trường chứng khoán trong quý 3/2022 và nửa đầu quý 4/2022 tiếp tục ghi
nhận diễn biến tiêu cực với mức sụt giảm điểm mạnh đến từ nhiều yếu tố “thiên nga
đen” cả trong và ngoài nước.
Thị trường trải qua tháng 10 đầy sợ hãi khi các nỗ lực chống tham nhũng diễn
ra nhiều hơn, kéo chỉ số VN-Index rơi xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm lần đầu tiên kể
từ tháng 11 năm 2020 và kết thúc tháng ở mức 1.027,9 điểm.
Bước sang nửa đầu tháng 11 gặp nhiều sóng gió hơn khi sắc đỏ bao phủ trên
hầu hết các nhóm ngành, thậm chí toàn thị trường có đến gần 400 mã cổ phiếu giảm
sàn.
Trong hơn 3 tuần đầu tư, các chỉ số được cập nhật như sau:

Tuần 1 từ 9-11/11/2022
Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục có tuần giao dịch ảm đạm. VN-
Index ghi nhận sự sụt giảm mạnh ngay phiên giao dịch đầu tuần. Chỉ số tăng điểm
liên tiếp hai phiên sau đó nhưng mức tăng là không đáng kể.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng nhẹ 7.29 điểm, dừng chân ở mức
954.53 điểm; HNX-Index giảm 2.58 điểm, kết phiên ở mức 189.81 điểm. Khối lượng
khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 565 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 2.98% so
với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 59 triệu cổ phiếu/phiên, tăng
13.1% so với tuần giao dịch trước.

Tuần 2 từ 14-18/11/2022
VN-Index hồi phục trở lại, chỉ số tiếp tục tăng tốt trong phiên kế tiếp và hiện
sắc xanh tương đối tích cực trong phiên cuối tuần, dù phần lớn thời gian VN-Index
giao dịch trong sắc đỏ.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index gần như không thay đổi khi chỉ tăng nhẹ
0.07 điểm, dừng chân ở mức 969.33 điểm; HNX-Index tăng 3.01 điểm, kết phiên ở
mức 190.87 điểm. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 709 triệu
cổ phiếu/phiên, tăng 25.44% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình gần
79 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 32.5% so với tuần giao dịch trước.

Tuần 3 từ 21-25/11/2022
Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch thận trọng với khối lượng giao dịch
thấp. Trong phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số có sự hồi phục mạnh mẽ và bật tăng tốt.

7
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 23.27 điểm, dừng chân ở mức 971.46
điểm; HNX-Index tăng 5.55 điểm, kết phiên ở mức 196.77 điểm. Khối lượng khớp
lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 605 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 14.63% so với
tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 64 triệu cổ phiếu/phiên, giảm
18.1% so với tuần giao dịch trước.

Tuần 4 từ 28-2/12/2022
Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch khởi sắc khi các chỉ số chính đồng
loạt tăng mạnh.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng mạnh 43.73 điểm, lên mức 1,080.01
điểm; HNX-Index tăng 4.96 điểm, kết phiên ở mức 215.96 điểm. Khối lượng khớp
lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt gần 1,042 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 72.06% so
với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình gần 118 triệu cổ phiếu/phiên, tăng
83.26% so với tuần giao dịch trước.
2.2. Nhật ký đầu tư
2.2.1 Phân tích cơ bản Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP tiền thân là Tổng Công ty
mẹ – Công ty TNHH một thành viên do Tập Đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam đầu
tư 100% vốn, được thành lập theo Quyết định 1468/QĐ-DKVN ngày 17/5/2007 của
Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Ngày 8/12/2017, PV Power
chính thức chuyển mô hình sang công ty cổ phần theo quyết định số 1977/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm ngành: Điện lực
● Lĩnh vực kinh doanh trọng tâm: Kinh doanh và vận hành các nhà máy
điện đã phát điện thương mại.
● Vốn điều lệ: 23.418.716.000.000 đồng
● Số lượng cổ phần: 2,341,871,600 cổ phần

Tình hình tài chính


Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power) là một trong
những đơn vị sản xuất điện hàng đầu tại Việt Nam, với công suất lắp đặt chiếm gần
8% trong tổng công suất nguồn của hệ thống. PV Power có ưu thế về nhiệt điện khí,
hiện đang sở hữu các nhà máy điện có công nghệ hiện đại, hiệu suất cao. Tổng Công
ty cũng đã có đầu tư dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 – dự án điện khí thiên

8
nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên ở Việt Nam. Thu xếp đủ nguồn than đáp ứng nhu cầu
vận hành liên tục, ổn định; các nhà máy điện vận hành sản xuất an toàn, liên tục, ổn
định, tham gia thị trường điện cạnh tranh hiệu quả.
Sản lượng điện sản xuất 8 tháng đầu năm 2022 đạt 9.1 tỷ kwh, hoàn thành 66%
kế hoạch cả năm và chỉ bằng 77% cùng kỳ 2021. Sản lượng giảm là do nhà máy nhiệt
điện Vũng Áng 1 vẫn chỉ hoạt động 1 tổ máy, trong khi nhà máy Cà Mau 1 & 2 đạt
mức rất thấp với 2.24 tỷ kwh. Doanh thu lũy kế 8 tháng đạt 18,540 tỷ đồng, thực hiện
76% kế hoạch cả năm, bằng 92% cùng kỳ năm trước. Sản lượng điện thấp nhưng
doanh thu cao chủ yếu do giá bán điện tăng trong kỳ khi chi phí nhiên liệu tăng. Cho
cả năm 2022, chúng tôi dự báo sản lượng điện đạt khoảng 14.6-14.8 tỷ kwh, doanh
thu đạt 28,811 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2,458 tỷ đồng, đạt 119% và 284% kế
hoạch năm.

Tình hình biến động của công ty trong năm 2022


Năm 2021, dù hứng chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, thị trường
chứng khoán lại có bước tăng trưởng vượt bậc. Cổ phiếu POW mặc dù không xuất
hiện nhiều biến động trong năm 2021 và chỉ tích lũy ở quanh nền giá 10.000 – 14.000
đồng/cổ phiếu, nhưng trong giai đoạn cuối năm, cổ phiếu POW vượt đỉnh kể từ khi
doanh nghiệp bắt đầu niêm yết vào 2018 và thiết lập mức đỉnh mới tại mức giá 20.800
đồng/cổ phiếu. Xu hướng tăng của POW đã duy trì kể từ cuối tháng 10/2021. Thanh
khoản của POW liên tục tăng mạnh từ tháng 10/2021, với đỉnh điểm là 68.470.100 cổ
phiếu giao dịch trong phiên ngày 24/12/2021, thiết lập kỉ lục mới về khối lượng giao
dịch trong ngày. Điều này cho thấy cổ phiếu POW có sức hút mạnh mẽ đối với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sang các quý đầu năm 2022, các chỉ số đã dần ổn định, tăng trưởng trở lại:

9
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, PV Power ghi nhận doanh thu đạt 14.523,78 tỷ
đồng, giảm 7% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.385,6 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ.
Trong quý II/2022, PV Power ghi nhận doanh thu đạt 7.462,39 tỷ đồng, giảm
6,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 582,1 tỷ đồng, giảm 32,6% so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý biên lợi nhuận gộp giảm từ 14,4% về chỉ còn
12,4%.
Công ty cho biết doanh thu tài chính sụt giảm 72,8% so với đầu năm, tương
ứng giảm 342,9 tỷ đồng về 127,95 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 9,1%, tương ứng
giảm 33,49 tỷ đồng về 334,66 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu tài chính giảm do hụt
doanh thu tài chính khác khi ghi nhận 0,73 tỷ đồng so với cùng kỳ 306 tỷ đồng, giảm
395,27 tỷ đồng so với cùng kỳ; đối với chi phí tài chính, mặc dù Công ty giảm chi phí
lãi vay nhưng bất ngờ ghi nhận tới 38,6 tỷ đồng chi phí tư vấn tái cấu trúc so với cùng
kỳ không ghi nhận.
Ngoài ra, về nợ vay, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng
3,4% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 284,6 tỷ đồng lên 8.742,4 tỷ đồng và
chiếm 15,2% tổng nguồn vốn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/10, cổ phiếu POW tăng 350 đồng lên
11.000 đồng/cổ phiếu.

10
Dự đoán mức tăng trưởng trong các năm tới đầy triển vọng:

=> Với tổng số vốn của nhóm là 1.100.000 VNĐ thì POW là một mã cổ phiếu
đáng đầu tư với mức giá dao động khoảng từ 13000 – 15000 VND và có mức tăng
trưởng ổn.
2.2.2 Phân tích SWOT
Điểm mạnh
Hoạt động sản xuất đa dạng với nhiều loại hình nhà máy phát điện:
PV Power đang quản lý vận hành 07 Nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt là
4,205 MW, gồm điện khí, than và thủy điện. Hàng năm, PV Power cung cấp lên lưới
điện Quốc gia khoảng 21 tỷ Kwh, chiếm 13-15% sản lượng điện thương phẩm Quốc
gia, đứng vị trí thứ 2 sau Tập đoàn EVN.
Nhà cung cấp điện khí hàng đầu, công suất phát điện khí ổn định:
Các nhà máy điện của PV Power đều hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả,
vận hành phát điện đạt sản lượng cao. 4 đơn vị của PV Power đã phát điện thương mại:
Cà Mau 1 và 2, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2. PV Power tiên phong đầu tư các nhà
máy điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu giúp Việt Nam hiện thực
hóa việc chuyển dịch nguồn năng lượng theo hướng ổn định và bền vững trong tương
lai. PV Power đồng thời đang đầu tư vào nhà máy Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 tại
Đồng Nai. Hai dự án điện khí này đều thuộc quy mô lớn.
Mô hình quản trị hiệu quả:

11
Tổng công ty đang đẩy nhanh công tác quản trị doanh nghiệp tập trung vào lĩnh
vực thiết yếu, nâng cao tiềm lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công
nghệ, mô hình tổ chức, kinh doanh, quản trị phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đồng
thời bố trí lại nguồn lực tập trung đầu tư vào lĩnh vực hiệu quả, then chốt của PV
Power như điện khí, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
Nguồn nhân lực chất lượng cao
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật luôn có tinh thần học hỏi, làm chủ về công nghệ, vận
hành an toàn các nhà máy điện, góp phần tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng so với việc phải
thuê chuyên gia nước ngoài. Đội ngũ ban lãnh đạo là những người được đào tạo cơ
bản, có kinh nghiệm về quản lý dự án, đoàn kết tốt và quyết tâm hoàn thành dự án
đúng tiến độ.
Nguồn nguyên liệu than đầu vào được cung cấp ổn định:
Về nguồn nguyên liệu, PV Power đảm bảo cung cấp than ổn định, đáp ứng nhu
cầu huy động của thị trường.
Sự phát triển của ngành dựa trên lộ trình về sự phát triển ngành điện của Chính
phủ nhằm mở rộng thị trường điện lực cũng là sự thuận lợi của PV Power.
Điểm yếu
Hoạt động sản xuất của các Nhà máy điện phụ thuộc lớn vào nguồn nhiên liệu:
Nguồn khí thiên nhiên Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ ngày càng suy giảm,
trong khi điều kiện thủy văn các năm qua diễn biến thất thường.
Chi phí sản xuất phụ thuộc lớn vào chi phí nguyên liệu đầu vào:
Đối với các công ty nhiệt điện, thì giá cả nguyên liệu đầu vào từ than, khí và
dầu là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty. Nguồn khí thiên nhiên giá rẻ gần cạn kiệt, phải sử dụng các mỏ mới và
LNG nhập khẩu có giá thành cao, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của PV Power khi
tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
Cơ hội
Nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu và đang trong giai đoạn phục hồi và tái cơ cấu để tiếp tục phát triển
mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và PV
Power nói riêng tiếp tục triển khai việc đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh.

12
Nhu cầu rất lớn về điện năng cho sự phát triển của đất nước sẽ thuận lợi cho PV
Power trong việc sản xuất ổn định, bền vững và phát triển dự án được nhanh chóng
Thị trường điện năng của Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn thị trường điện
cạnh tranh
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, thì ngành đầu tư xây dựng và
vận hành các công trình điện, sản xuất và kinh doanh điện năng là ngành luôn thu hút
sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thách thức
Sức ép cạnh tranh từ các công ty, đơn vị sản xuất điện khác trên thị trường
Giá nguyên, nhiên liệu đầu vào có khả năng tăng lên như: giá khí, giá
dầu,…nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
Ngành kinh doanh điện có đặc thù là giá mua, bán điện phụ thuộc vào sự điều
chỉnh giá của Nhà nước.
Các vấn đề liên quan đến tác động môi trường, biến đổi khí hậu và tiêu chuẩn
bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt về quy định phát thải, nâng cao hiệu quả sử
dụng tài nguyên, tiết kiệm năng lượng là thách thức lớn với PV Power.
2.2.3. Nhật kí đầu tư
1. Thực hiện mua

Thông tin tài khoản đầu tư


Chủ tài khoản: Nguyễn Mạnh Hùng
Số tài khoản: 026C868455
Công ty chứng khoán: Công ty Cổ phần chứng khoán VPS
Hình thức mở: Online

Nhận định về mã POW:


Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 8/11/2022, dư âm từ 2 phiên giảm sâu liên
tục trước đó tiếp tục gây sức ép khiến thị trường giảm mạnh ngay khi mở cửa. Trong
bối cảnh thị trường diễn biến khá tiêu cực, chỉ số không giảm sâu và có những nhịp

13
hồi phục là nhờ nhóm cổ phiếu bluechips thu hút khá tốt dòng tiền bởi đã giảm mạnh
sau những phiên lao dốc trước đó.
So với phiên sáng, rổ VN30 giao dịch tích cực hơn trong phiên chiều với 23 mã
tăng và chỉ còn 7 mã giảm. Trong đó, POW là mã giao dịch nổi bật nhất khi được kéo
trở lại mức giá trần 10.450 đồng (+6,7%), thanh khoản cũng thuộc nhóm cao nhất sàn
HOSE với gần 10,9 triệu đơn vị khớp lệnh và còn dư mua trần hơn 5,1 triệu đơn vị.
Điều này làm cho kỳ vọng về giá của POW trong các ngày tiếp theo sẽ tiếp tục tăng
nên vào ngày 9/11/2022 cả nhóm đã quyết định đầu tư vào mã chứng khoán này.
Thực hiện mua:
Ngày 9/11/2022: Đặt lệnh MUA cổ phiếu POW
+ Khối lượng đặt: 100 cổ phiếu + Phí: 1.070.000 x 0,13% = 1391 đồng
+ Giá khớp: 10.700 đồng + Tổng thanh toán: 1.071.391 đồng.

+ Giá trị giao dịch: 1.070.000 đồng


2. Theo dõi đầu tư hàng ngày từ (9/11/2022 đến 09/12/2022)

Thời gian Giá cuối Lãi/Lỗ tạm tính Diễn biến quá trình đầu tư
phiên giao (so với thời điểm
dịch mua)

9/11/2022 10.85 +1,4% Quyết định mua


+150 đồng

10/11/2022 10.25 - 4,21% Sự sụt giảm giá do nhóm cổ


- 450 đồng phiếu bất động sản phải chịu áp
lực bán mạnh

14
11/11/2022 10.60 - 0.93% Giá tăng so với phiên trước, kỳ
-100 đồng vọng tăng thêm

12/11/2022 Nghỉ

13/11/2022 Nghỉ

14/11/2022 10.30 -3.74% Giá giảm so với phiên trước


-400

15/11/2022 9.58 -10.47% Giá giảm do mất cân bằng cung


-1120 đồng cầu khi nhiều cổ phiếu dư bán
giá sàn mặc dù thanh khoản
chung toàn thị trường ở mức thấp

16/11/2022 10.10 -5,61% Giá tăng hình thành cây nến có


-600 đồng bóng dưới dài cho thấy triển
vọng thị trường đã bớt bi quan
hơn

17/11/2022 10.10 -5,61% Giá giữ nguyên


-600 đồng

18/11/2022 10.10 -5,61% Giá giữ nguyên


-600 đồng

19/11/2022 Nghỉ

20/11/2022 Nghỉ

21/11/2022 10.30 -3.74% Giá tăng kỳ vọng tăng thêm


-400 đồng

22/11/2022 10.35 -3,27% Giá tăng , tiếp tục theo dõi

15
-350 đồng

23/11/2022 10.45 -2,34% Giá tăng ,kỳ vọng tăng thêm


-250 đồng

24/11/2022 10.60 - 0.93% Giá tăng tiếp tục theo dõi thêm
-100 đồng

25/11/2022 11.85 +10,75% Chỉ số có sự hồi phục mạnh mẽ


+1150 đồng và bật tăng tốt.

26/11/2022 Nghỉ

27/11/2022 Nghỉ

28/11/2022 11.30 +5.61% Giảm so với phiên trước vẫn


+600 đồng quyết định giữ

29/11/2022 11.30 +5.61% Giá giữ nguyên


+600 đồng

30/11/2022 11.65 +8.87% Giá tăng kì vọng tăng thêm


+950

1/12/2022 11.20 +4,67% Giá giảm so với phiên trước hình


+500 đồng thành mẫu hình nến Dark Cloud
Cover và chấm dứt chuỗi tăng
trước đó cho thấy điều chỉnh có
thể quay trở lại

2/12/2022 11.70 +9.35% Quyết định bán


+1000 đồng

16
3. Thực hiện bán
Trong phiên giao dịch ngày 01/12/2022, VN30-Index hình thành mẫu hình nến
Dark Cloud Cover và chấm dứt chuỗi tăng trước đó cho thấy điều chỉnh có thể quay
trở lại. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn ở mức cao và nằm trên mức trung bình
20 ngày chứng tỏ nhà đầu tư đang giao dịch rất sôi động. Tuy vậy để giảm thiểu rủi ro
chúng em đã quyết định bán.
Ngày 2/12/2022: Đặt lệnh BÁN cổ phiếu POW
+ Khối lượng đặt: 100 cổ phiếu + Phí: 1.482 đồng
+ Giá khớp: 11.400 đồng + Thuế TNCN: 1.140
+ Giá trị giao dịch: 1.140.000 đồng + Tổng thanh toán: 1.137.378 đồng

4. Đánh giá hiệu quả đầu tư

POW

Chi phí Chi phí = Khối lượng mua * Giá mua + Phí giao dịch
100* 10700 + 1.391 = 1.071.391 đồng

Doanh thu Doanh thu = Khối lượng bán * Giá bán - (Phí giao dịch + Thuế
TNCN)

= 100*11.400 - (1.482+1.140) =1.137.378

Lợi nhuận Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí = 1.137.378 - 1.071.391
= 65.987 đồng
Lãi : 65.987 đồng

17
Tỷ suất sinh Tỷ suất sinh lời =
樰ॾ姠Ξ ΞlibΞi Ξí
ԐԐ ⨮
i Ԑ 9
= 6.16%
bΞi Ξí Ԑ 9
lời

2.3. Tất toán tài khoản

2.4. Phân tích kỹ thuật


2.4.1. Đường bình quân động ( Moving Average)

Chú thích:

● Đường màu xanh là đường trung bình động tính theo giá đóng cửa của
chu kỳ 20 ngày (ngắn hạn).

● Đường màu cam là đường trung bình động tính theo giá đóng cửa của
chu kỳ 50 ngày (trung hạn).

18
Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
· Vào ngày 24/2 đường giá cắt đường MA(20), MA(50) từ trên xuống => Giá cổ
phiếu có xu hướng giảm
·Từ ngày 24/2 - 16/5: Giá nằm dưới các đường MA => Thi thị trường có xu
hướng giảm giá. Có thể thấy khi thị trường có downtrend, MA hoạt động như một
vùng kháng cự tốt cho giá. Giá thường điều chỉnh chạm lại các đường MA ngắn hạn
rồi tiếp tục giảm giá. Trong khoảng thời gian này giá biến động mạnh và (mức giá
trung bình) giảm sâu từ 17,81 xuống 11,97 tức hơn 30%.
· Ngày 23/5 ta lại thấy các nến vượt khỏi MA(20) tức là vượt lên khỏi đường
kháng cự, hơn nữa đường giá cắt đường MA(20), MA(50) từ dưới lên => xu hướng
tăng giá trong ngắn, trung hạn.
· Từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 9, đường giá và các đường SMA quấn vào nhau,
SMA khá bằng phẳng => thị trường không có xu hướng rõ ràng.
· Kết hợp đường trung bình ngắn hạn và dài hạn:

Ngày 29/9-30/9, đường bình quân động ngắn hạn MA(20) cắt các đường bình
quân động trung và dài hạn MA(50), MA(100) từ trên xuống => giá có xu hướng
giảm, dự báo tín hiệu bán.

· Từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11, đường giá nằm dưới các đường MA, không
vượt qua mức kháng cự, giá cổ phiếu POW giảm trên 20%.

19
·Đến ngày 8/11: Nến lại một lần nữa vượt khỏi đường kháng cự, đường giá cắt
đường MA(20) từ dưới lên => giá có kỳ vọng tăng trong ngắn hạn

2.4.2. MACD

Chú thích:
Đường màu xanh là đường MACD
Đường màu vàng là đường tín hiệu (Signal Line)
Đường nét đứt là đường trung tâm (Đường 0)

Từ biểu đồ nến ta có thể thấy

Từ tháng 12 năm 2021- 7/01/2022, ta có thể quan sát thấy MACD cắt với
đường tín hiệu theo hướng từ trên xuống có thể thấy giá sẽ giảm theo xu hướng của
thị trường…Ngoài ra, từ ngày 10/01 ta có thể thấy trong thời gian này MACD chuyển
từ + sang - thì đây là tín hiệu cho biết xu hướng giá giảm.

Tại ngày 25/01 đường MACD cắt đường tín hiệu theo hướng từ dưới lên tại
đường 0 là đường tham chiếu có thể thấy giá sẽ theo xu hướng tăng lúc này các nhà
đầu tư nên vào.

20
Từ cuối tháng 2 đầu tháng 3 trở đi, ta có thể thấy MACD tạo hội tụ hướng
xuống đây là tín hiệu đảo chiều giá từ tăng sang giảm, các nhà đầu tư có thể bán hoặc
tránh mua vào thời điểm này.

Tại ngày 15/05/2022 ta có thể thấy đường MACD cắt với đường tín hiệu theo
hướng từ dưới lên mang ý nghĩa giá sẽ tăng theo xu hướng POW sẽ hồi phục sau thời
gian giảm khá dài.

Ngày 17/06/2022 MACD giao cắt với đường Signal line theo hướng từ trên
xuống báo hiệu giá sẽ giảm sâu qua đường 0, từ tháng 7 đến 10/09/2022 đường
MACD và đường tín hiệu đi ngang báo hiệu giá sẽ không biến động mấy trong thời
gian này.

Tại ngày 12/09 đường tín hiệu và đường MACD sẽ cắt nhau từ trên xuống báo
hiệu giá sẽ giảm sâu nhưng có thể thấy cuối tháng 10 đầu tháng 11 hai đường đã cắt
nhau theo hướng từ dưới lên, có thể thấy giá POW bắt đầu tăng mạnh trở lại vượt mức
đường 0 trong thời gian cuối năm.

Vì vậy, nhóm quyết định đầu tư vào POW tại ngày 9/11/2022.
2.4.3. RSI

Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy được RSI của POW trong năm 2022 chủ yếu
dao động ở trong khoảng 30 – 70. Vào khoảng tháng 5 đường RSI giảm xuống dưới

21
ngưỡng 30 lần đầu tiên kể từ đầu năm 2022. Khi giá cổ phiếu rơi xuống vùng quá bán
thì có khả năng cổ phiếu sẽ điều chỉnh về mức giá phù hợp và cân bằng. Tuy nhiên,
do giá cổ phiếu dao động theo xu hướng giảm ở tháng 10 nên cuối tháng 9 - đầu
tháng 10 tình trạng mua của POW giảm rõ rệt xuống vùng quá bán (30) sau đó đã có
xu hướng quay lại vùng trung tính. Dựa vào biểu đồ, chúng em đưa ra dự đoán RSI sẽ
tiếp tục tăng vào tháng 12/2022.
2.4.4. Bollinger Bands

Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy: giai đoạn tháng 12/2021, tháng 6 và tháng
9/2022 đường giá chạm đường Upper band và có xu hướng vượt ra ngoài đường bao
kèm theo khối lượng giao dịch lớn, ngay sau đó mức giá cổ phiếu giảm sút đi đáng kể.
Cho đến đầu tháng 10/2022, giá cổ phiếu đã bám vào đường Lower Band của
Bollinger Bands và dải này đang bung nén mạnh nên xu hướng giảm vẫn còn. Khối
lượng giao dịch trong phiên sụt giảm mạnh cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, xét theo xu hướng tích cực, nến đang vượt quá band dưới vào giữa tháng
11 nên có thể trong tháng 12 sẽ có xu hướng lùi lại về band giữa => POW có xu
hướng tăng. Đặc biệt ở giai đoạn đường bollinger thu hẹp lại ở tháng 11 (giá ít biến
động) sẽ báo động thị trường sắp có những biến động lớn ở tháng 12, có thể là tăng
rất mạnh.
2.4.5. Dự báo cổ phiếu POW trong tương lai
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là một trong
những nhà cung cấp điện lớn nhất Việt Nam. Với tình hình kinh tế lãi suất tăng và có

22
nhiều biến động doanh nghiệp có thể không có cho mình tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ
như dự kiến. Tuy nhiên, về lâu dài, với triển vọng tăng trưởng cao của ngành điện,
cùng với đó là nhiều dự án điện khí đi đúng với xu hướng phát triển của đất
nước, POW là một lựa chọn tốt cho đầu tư dài hạn. Xét cho dài hạn, trong giai đoạn
2021 - 2025, EVN dự báo 2 kịch bản nhu cầu phụ tải điện: Phương án cơ sở, tăng
trưởng nhu cầu điện khoảng 8.6%/năm và Phương án lạc quan (với kịch bản kinh tế
phục hồi mạnh sau COVID-19, đồng thời có xem xét đến khả năng có làn sóng dịch
chuyển đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam) tăng trưởng 9.4%/năm.
Theo EVN, với hai kịch bản tăng trưởng này, hệ thống điện sẽ đảm bảo cung ứng đủ
điện trong toàn bộ giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, ở phương án phụ tải cao, để đáp
ứng đủ nhu cầu phụ tải, hệ thống cần huy động thêm các nguồn điện dầu với sản
lượng tương đương 4.7 tỷ kWh năm 2023 và tương đương 3.8 tỷ kWh vào năm 2024.
Dự kiến tới năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 137.2 GW.
Đến năm 2045 tổng công suất đặt của nguồn điện đạt gần 276.7 GW. Cơ cấu nguồn
điện cho thấy quy hoạch điện VIII khuyến khích phát triển mạnh mẽ năng lượng tái
tạo (ngoài thuỷ điện), từ khoảng 13% năm 2020 lên tới gần 30% năm 2030 và 44%
năm 2045. Đây là xu hướng phù hợp với sự phát triển của trên thế giới. Với tốc độ
công nghiệp hóa và đô thị hóa cao, ngành điện triển vọng sẽ phục hồi và tăng trưởng
mạnh trở lại trong thời gian tới.
Về đầu tư ngắn hạn qua phần phân tích kỹ thuật MA, MACD, RSI, Bollinger
Bands ta thể thấy trong ngắn hạn là tháng 12 năm 2022 và đầu năm 2023 có sự biến
động tăng về giá của POW. Nhà đầu tư có thể suy nghĩ đến việc đầu tư vào cổ phiếu
này đối với ngắn hạn.

23
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.1. Bài học rút ra
Một là, cần có kiến thức về đầu tư. Nhà đầu tư muốn đạt lợi nhuận như kỳ
vọng phải biết các loại phân tích cần thiết (Phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật). Bổ
sung kiến thức không chỉ giúp hiểu hơn về thị trường, mà còn là hiểu cách thị trường
vận hành và làm thế nào để khoản đầu tư sinh lợi nhuận, hạn chế tối đa rủi ro có thể
xảy ra.
Hai là, tự đặt ra nguyên tắc đầu tư cho riêng mình. Mỗi nhà đầu tư cần tự đặt
ra nguyên tắc cho riêng mình dựa vào phương thức đầu tư ngắn hạn hay dài hạn, mức
lợi nhuận kỳ vọng, mức rủi ro có thể chấp nhận. Có thể kể đến hai nguyên tắc chủ yếu:
- Nguyên tắc chốt lời
- Nguyên tắc cắt lỗ
Ba là, không do dự trong các quyết định của mình. Một số nhà đầu tư gặp
khó khăn trong quyết định mua hay bán của mình. Chính từ đó, sự do dự đã xuất hiện
khiến nhà đầu tư rối trí, không biết lựa chọn quyết định nào. Và rồi khi quyết định
được thì đã muộn, nhà đầu tư chịu mua lỗ do không bán kịp cổ phiếu mất giá, hoặc bỏ
qua cơ hội lợi nhuận khi không sớm mua những cổ phiếu tăng cường.
3.2. Lưu ý khi đầu tư
 Những điều nên làm:
Thường xuyên theo dõi thị trường chứng khoán. Để đặt lệnh mua/bán chính xác,
việc phân tích thị trường qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc qua các chỉ
báo trên đồ thị sẽ giúp nhà đầu tư định hướng được chiến lược đầu tư.
Chia cổ phiếu cho nhiều công ty khác nhau. Nên đa dạng hóa danh mục đầu tư,
mua cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau, giúp hạn chế rủi ro khi một doanh nghiệp
thua lỗ vẫn sẽ có cổ phiếu tăng giá của các doanh nghiệp khác bù lỗ lại.
Sử dụng phần mềm phân tích chứng khoán. Nó giúp nhà đầu tư nắm bắt thị
trường.
Lập kế hoạch chốt lời và cắt lỗ. Đặt ra ngưỡng lợi nhuận và rủi ro có thể chịu
được cho mã cổ phiếu, và tuân theo kế hoạch đã đề ra, chốt lời và cắt lỗ đúng thời
điểm.
 Những điều không nên làm:

24
Quá tự tin vào bản thân. Tự tin quá mức là không tốt và cực kỳ nguy hiểm khi
đầu tư chứng khoán. Nó có thể dẫn đến việc đầu tư quá nhiều tiền vào một danh mục
đầu tư, khi đó việc thua lỗ, thậm chí phá sản có thể xảy ra.
Đầu tư “bầy đàn”. Việc thiếu kiến thức trong phân tích doanh nghiệp cùng tâm
lý “bầy đàn” mà rất nhiều nhà đầu tư quyết định giao dịch các cổ phiếu thanh khoản
cao. Đối với họ, những mã cổ phiếu này được nhiều người giao dịch, dẫn đến tâm lý
bớt lo sợ rủi ro. Điều này khiến nhiều cổ phiếu thanh khoản thấp bị bỏ qua.

25
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, nhóm chúng em đã có hiểu biết sâu sắc hơn về các thị trường chứng khoán
nói chung và đầu tư cổ phiếu nói riêng. Và chúng em đã tiếp thu được rất nhiều kiến
thức mới mẻ, bổ ích; những kinh nghiệm như mua - bán cổ phiếu vào thời điểm thích
hợp để thu lại lợi nhuận cao; rèn luyện thêm được nhiêu kỹ năng từ tính toán, phân
tích cơ bản, phân tích kĩ thuật, ... Sau khi có trải nghiệm và kiến thức, nhóm em đã
nhận thấy rằng để có thể đầu tư một cách thông minh, chúng ta nên tự xây dựng một
nguyên tắc riêng và kiên định theo để có lập trường vững vàng, đủ bình tĩnh và tỉnh
táo để đầu tư một cách hiệu quả nhất. Nhà đầu tư không chuyên, không có điều kiện
và thời gian đầu tư dữ liệu, nên tận dụng các công cụ của công ty chứng khoán, để tối
ưu phương pháp đầu tư, tăng tỉ lệ thành công. Một vài lưu ý mà nhóm em đã rút ra
được sau khi hoàn thành quá trình đầu tư thực tế là trước khi tham gia đầu tư, chúng
ta phải có ít nhất những kiến thức cơ bản về đầu tư chứng khoán; chúng ta phải biết
nắm bắt, thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình thị trường; không nên đầu tư
theo cảm tính mà hãy phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật để đầu tư một cách thông
minh và đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất có thể. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không
nên quá tự tin về bản thân để tránh những nguy hiểm, rủi ro trong quá trình đầu tư.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu sách
1. PGS. TS. Nguyễn Thanh Phương (Chủ biên) (2019), Giáo trình Thị trường
chứng khoán, Học viện Ngân hàng.
2. TS. Đào Lê Minh (2009), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và
thị trường chứng khoán, NXB Lao động.
3. Khoa Tài chính, Slide môn học Thị trường chứng khoán, Học viện Ngân hàng.
B. Tài liệu trực tuyến
4. Theo Thời báo tài chính Việt Nam, Thị trường chứng khoán cuối năm 2022:
Cân nhắc yếu tố rủi ro, đừng quên những yếu tố xúc tác.
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/thi-truong-chung-khoan-cuoi-nam-2022-can-
nhac-yeu-to-rui-ro-dung-quen-nhung-yeu-to-xuc-tac-108321.html
5. Theo Vietstock, Triển vọng thị trường Việt Nam tháng 11 năm 2022.
https://static1.vietstock.vn/edocs/10679/Trienvong_141122_ACBS.pdf
6. Theo Vietstock Weekly,
Tuần 14 - 18/11/2022:
https://static1.vietstock.vn/edocs/10632/Weekly_Tuan_14_18.pdf
Tuần 21 - 25/11/2022:
https://static1.vietstock.vn/edocs/10669/Weekly_Tuan_21_25.pdf
Tuần 28/11 - 02/12/2022:
https://static1.vietstock.vn/edocs/10698/Weekly_Tuan_28.pdf
Tuần 05 - 09/12/2022:
https://static1.vietstock.vn/edocs/10745/Weekly_Tuan_05_09.pdf
7. Theo PetroVietnam, Tổng công ty Điện lực Dầu khi Việt Nam - Công ty Cổ
phần.
https://pvpower.vn/vi/page/gioi-thieu-chung
8. Theo MB Securities, TCT Điện lực Dầu khí Việt Nam (HSX - POW)_Báo cáo
cập nhật_9.2022.
https://mbs.com.vn/media/n1ihbdp0/b%C3%A1o-c%C3%A1o-
c%E1%BA%ADp-nh%E1%BA%ADt-pow_9-2022.pdf
9. Theo Báo Đầu tư, Tổng công ty Điện lực Dầu khi Việt Nam - CTCP (PV
Power, mã POV - sàn HOSE) công bố tình hình kinh doanh trong tháng 9 năm 2022
và kế hoạch tháng 10.

27

You might also like