You are on page 1of 40

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

*********************************************

BÀI TẬP NHÓM


MÔN : ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI


Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ VÂN ANH

Sinh viên thực hiện : Lớp D18ACCA

NHÓM 4
Bùi Thị Diệu Linh : B18DCKT086
Phạm Thị Ngọc : B18DCKT126
Doãn Thị Hồng Nguyệt : B18DCKT130
Lương Hải Yến : B18DCKT200
Đậu Thị Cẩm Tú : B18DCKT152
LỜI MỞ ĐẦU

Chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK) chính là thước đo sức mạnh
của nền kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính vì thế
mà môn học “Đầu tư chứng khoán” đã được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông đưa vào giảng dạy cho sinh viên khối ngành kinh tế.
Mọi biến động trên TTCK đều có thể tác động đến nền kinh tế và các nhà đầu
tư. Đây chính là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế và cũng là kênh đầu tư
tiềm năng của công chúng. Thị trường chứng khoán ngày càng đa dạng và phức
tạp, liên quan đến vận mệnh của nền kinh tế quốc dân. Sự hình thành thị giá chứng
khoán của một doanh nghiê ̣p trên thị trường chứng khoán đã bao hàm sự hoạt động
của doanh nghiê ̣p đó trong hiện tại và dự doán tương lai. Khi giá cổ phiếu của một
doanh nghiê ̣p cao (hay thấp) biểu hiện trạng thái kinh tế tức là khả năng mang lại
cổ tức cao (hay thấp) cho các cổ đông của doanh nghiê ̣p đó. Triển vọng tương lai
của các doanh nghiê ̣p cũng được thể hiện một cách trực tiếp trên thị giá cổ phiếu
và cũng như sự biến động của nó.
Bằng vốn kiến thức của mình sau đây nhóm em xin trình bày đề tài “Nghiên
cứu mã chứng khoán của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà nội (SHB)”.

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Mô tả doanh nghiệp 3
2.Cạnh tranh và vị trí 5
3. Ngành nghề và hoạt động kinh doanh 5
4. Công ty con 6
5. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 6
6. Phân tích tài chính 10
7.Định giá 13
8. Các rủi ro 16
NỘI DUNG 28
LỜI CẢM ƠN 38

2
SHB
Công suất đo lường thúc đẩy hiệu suất tuyệt vời
Hiệu suất tuyệt vời với tiềm năng lớn để quyết định mua
Chúng tôi khuyến khích mua cổ phần SHB vào ngày 09/04/21 theo một tập hợp
các phương pháp định giá bao gồm P/E VÀ P/B.Giá mục tiêu được thực hiện dựa
trên các kế hoạch phát triển và lợi nhuận hàng năm hấp dẫn với tỷ suất lợi nhuận
trên 10% và sức khỏe tài chính vững chắc với ROE liên tục trên 12% trong các
năm tiếp theo.
Bảng cân đối kế toán và tỷ suất lợi nhuận mạnh mẽ để đảm bảo một mức hấp dẫn
hiệu suất trong thời kỳ đại dịch
SHB có kế hoạch mở rộng các chi nhánh và các phòng lên gấp đôi công suất đến
năm 2025.Việc đảm bảo doanh thu tăng trưởng mạnh và lợi nhuận 69% trong kỳ
của đại dịch trong năm 2016-2025.Chúng tôi kỳ vọng rằng trong hậu đại dịch
,SHB sẽ giữ được hương vị phát triển ,thậm chí còn quan trọng hơn sau cụm từ
khôi phục.
Đổi mới trong công nghệ sẽ là động lực SHB trở thành tập đoàn đầu tiên ứng dụng
vào mảng ngân hàng bán lẻ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng với các dịch
vụ cung cấp cao mang tới sự hài lòng và uy tín của người tiêu dùng .

1.Mô tả doanh nghiệp


● Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân
hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số
0041/NH /GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt
Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993.
● Năm 2006 vốn điều lệ của SHB là 301.929.000.000 đồng, mạng lưới hoạt
động kinh doanh rộng khắp trong địa bàn TP. Cần Thơ và một phần tỉnh
Hậu Giang.
● Ngày 20/01/2006, Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký Quyết
định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình
hoạt động từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng
Thương mại Cổ phần, từ đó tạo được thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện
nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh,
đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của

3
SHB và đây là Ngân hàng TMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành
Phố Cần Thơ trung tâm tài chính-tiền tệ của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
● Năm 2008, chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra thủ đô Hà Nội. Tăng vốn điều
lệ từ 500.000.000.000 đồng lên 2.000.000.000.000 đồng.
● Vốn điều lệ 3.500.000.000.000 đồng tăng do phát hành thành công cổ phiếu.
● Năm 2011, vốn điều lệ 5.000.000.000.000 đồng tăng do phát hành thành
công trái phiếu chuyển đổi.
● Ngày 17/8/2012, Vốn điều lệ Công ty đạt là 8.865,7 tỷ đồng.
● Ngày 6/8/2015, VĐL nâng lên 9.485.944.610.000 đồng.
● Năm 2017, VĐL nâng lên 12.036.161.100.000 đồng.
● Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại
tiền gửi khác. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: cho vay, phát hành
thẻ tín dụng. Mở tài khoản thành toán cho khách hàng. Tổ chức thanh toán
nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia. Cung cấp dịch
vụ thanh toán trong nước. Cung ứng phương tiện thanh toán. Thực hiện dịch
vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín
dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ. Mở tài khoản: mở tài khoản
tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mở tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài khác. Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối
trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế;
● Kinh doanh mua, bán vàng miếng;
● Cấp tín dụng dưới hình thức: bao thanh toán trong nước. Dịch vụ quản lý
tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, Các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản,
cho thuê tủ, két an toàn. Cung ứng các sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.
Lưu ký chứng khoán. Mua nợ;
● Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh
doanh bảo hiểm;
● Cấp tín dụng dưới hình thức. Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển
nhượng và giấy tờ có giá khác. Bảo lãnh ngân hàng;
● Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh
nghiệp và tư vấn đầu tư. Tham gia đấu thầu, mua bán tín phiếu kho bạc,
công cụ chuyển nhượng, trái phiếu chính phủ, tín phiếu ngân hàng nhà nước
và giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Vay, cho vay, gửi, nhận gửi
vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính
trong nước và nước ngoài;
● Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân
hàng, quản lý tài sản;

4
● Mua bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Đầu tư hợp đồng
tương lai trái phiếu, chính phủ;
● Dịch vụ môi giới tiền tệ;
● Góp vốn, mua cổ phần;
● Vay vốn của Ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn;
● Ví điện tử.

2.Cạnh tranh và vị trí


SHB, hoàn thiện quá trình quản trị chiến lược tại ngân hàng SHB, Chiến lược kinh
doanh sản phẩm: Ngôi nhà ước mơ, quy trình xây dựng và lập chiến lược kinh
doanh sản phẩm của SHB
Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh chính của SHB là các Ngân hàng TMCP đều hoạt
động và phục vụ cho những khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá
nhân, các tiểu thương, hộ gia đình. Các Ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt
động rất hiệu quả và tích cực chiếm lĩnh thị phần của nhau. Do đó, các sản phẩm
mới về tín dụng được các ngân hàng tung ra thị trường rất đa dạng. SHB cũng
không ngoại lệ.

TÓM TẮT ĐẦU TƯ

3. Ngành nghề và hoạt động kinh doanh


3.1.Ngành nghề kinh doanh
SHB luôn đổi mới và phát triển các sản phẩm dịch vụ về tài chính ngân hàng phù
hợp với nhu cầu và xu thế thị trường.
- Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá
nhân; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; -Thực
hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu
thương phiếu, trái;
- Phiếu và giấy tờ có giá khác;
- Kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật;
- Bao thanh toán;
- Dịch vụ bảo quản tài sản và cho thuê tủ, két an toàn (bao gồm cả dịch vụ giữ hộ,
bảo quản vàng);

5
- Ủy thác cho vay và nhận ủy thác cho vay;
- Cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá
khác
3.2. Địa bàn kinh doanh
SHB luôn đổi mới và mở rộng địa bàn kinh doanh để phục vụ tối đa nhu cầu của
khách hàng. + Đến 31/12/2019, SHB tiếp tục mở rộng mạng lưới, nâng tổng số
điểm giao dịch lên 530 điểm, hoạt động tại gần 50 tỉnh, thành phố trong nước, là
những tỉnh thành phố lớn trực thuộc trung ương, những tỉnh/ thành phố có tiềm
năng phát triển kinh tế mạnh trên cả nước. + Tại nước ngoài: SHB đã có mặt tại 3
nước Đông Nam Á là CHDCND Lào (Viêng Chăn, Champasak, Savanakhet),
Vương Quốc Campuchia (Phnom Penh, Kampong Thom, Nehru,…), Myanmar và
đang làm thủ tục mở ngân hàng con tại Bờ biển Ngà.

4. Công ty con

5. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh


- Năm 2019

6
Năm 2019, cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng, SHB vẫn tiếp tục đạt được những thành công
quan trọng nhờ năng lực, quyết tâm của cả hệ thống trong và ngoài nước; sự hợp
tác ủng hộ của các đối tác, khách hàng và niềm tin của các cổ đông. Các chỉ tiêu
hoạt động đều tăng trưởng so với năm 2019 và đạt, vượt kế hoạch đề ra.
• Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ khách hàng của SHB luôn ổn định
qua các năm và cao hơn so với bình quân thị trường. Đến cuối năm 2019, tăng
trưởng huy động vốn của khách hàng đạt 18,5% (bình quân toàn hệ thống TCTD
tăng 13,5%).
• Dư nợ cấp tín dụng tăng trưởng 15,0%, đảm bảo hạn mức tín dụng được cấp bởi
NHNN.
• Các hoạt động phi tín dụng tăng trưởng tốt đóng góp đáng kể vào cơ cấu lợi
nhuận của ngân hàng.
• Thu nhập thuần từ ngoại hối tăng 153,1%; doanh số thanh toán quốc tế tăng 19%;
• Các chỉ tiêu an toàn, thanh khoản luôn đáp ứng quy định của NHNN, minh bạch,
góp phần ổn định thanh khoản chung của toàn hệ thống..
Mạng lưới và nhân sự tiếp tục được đầu tư, mở rộng đi cùng với việc chú trọng sắp
xếp, kiện toàn lại tổ chức mạng lưới, tổ chức chi nhánh và phòng giao dịch tinh
gọn, hiệu quả, phù hợp với khả năng quản trị điều hành bên cạnh việc tăng cường
quy mô hoạt động, xây dựng được mạng lưới rộng lớn và kênh phân phối hiện đại.
Năm 2019 cũng là năm thành công của SHB trong công tác đối ngoại, hợp tác với
nhiều đối tác chiến lược, các tổ chức trong và ngoài nước.
Nhờ sự đoàn kết nội bộ nhất trí cao giữa Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc
cùng toàn thể CBNV, sự chỉ đạo quyết liệt từ HĐQT nhằm đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh, phấn đấu hoàn thành kế hoạch 2019 đã được ĐHCĐ giao, SHB đã
được nhiều tiến bộ vượt bậc bao gồm: • Hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch
về tài sản, dư nợ, huy động vốn, lợi nhuận, ..; nâng cao năng lực tài chính, năng lực
quản trị, giữ vững vị thế là một trong những NHTMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam.

-Năm 2020

7
Năm 2020, SHB tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu
Việt Nam với việc hoàn thành và đạt các mục tiêu, bước ngoặt quan trọng: Tổng
tài sản của ngân hàng đạt 412.680 tỷ đồng, tăng 13,0% so với năm 2019, đạt 101%
kế hoạch. Vốn tự có đạt 37.180 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu đạt 24.036 tỷ
đồng, tăng 29,9% so với năm 2019. Tổng nguồn vốn huy động đạt 377.091 tỷ
đồng, trong đó, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 338.129 tỷ
đồng, tăng 17,2% so với năm 2019, hoàn thành 101% kế hoạch. Nguồn vốn huy
động dồi dào, dài hạn là điều kiện quan trọng để SHB giải ngân cho vay nhiều lĩnh
vực trọng tâm của nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ và NHNN. Dư nợ
cấp tín dụng đạt 316.670 tỷ đồng, tăng 19%, trong đó, dư nợ cho vay tổ chức kinh
tế và cá nhân đạt 305.637 tỷ đồng. Mạng lưới và nhân sự tiếp tục được đầu tư, mở
rộng với việc khai trương thêm nhiều chi nhánh mới trong và ngoài nước, nâng
tổng sổ điểm giao dịch lên 532 điểm trong và ngoài nước (trong đó, 1 ngân hàng
con 100% vốn, 2 chi nhánh tại Lào; 1 ngân hàng con 100% vốn, 4 chi nhánh tại
Campuchia); Văn phòng đại diện tại Myanmar và 2 công ty con (Công ty TNHH
MTV quản lý nợ và khai thác tài sản – SHAMC, Công ty tài chính TNHH MTV
SHB – SHB FC). Với 8.435 cán bộ nhân viên và mạng lưới trải rộng tại 44 tỉnh
thành trong cả nước và nước ngoài, SHB đang phục vụ gần 5 triệu khách hàng cá
nhân, doanh nghiệp và kết nối tới 400 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục.
Công tác mở rộng đi cùng với việc chú trọng sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức mạng
lưới, tổ chức chi nhánh và phòng giao dịch tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với khả
năng quản trị điều hành.

8
Với kết quả đạt được, SHB hiện nằm trong nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần
tư nhân có quy mô lớn nhất Việt Nam. Năm 2020, tổng thu nhập từ hoạt động kinh
doanh của SHB đạt 35.024 tỷ đồng, tăng 13,1% so với 2019. Thu nhập thuần hoạt
động tăng 30%, đạt 12.207 tỷ đồng. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 26,9%, thu
thuần từ chứng khoán tăng 178,6%,... SHB đã từng bước dịch chuyển cơ cấu thu
nhập theo hướng đa dạng hóa thu nhập, giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín
dụng. Bên cạnh tăng trưởng quy mô, thu nhập, SHB kiểm soát chặt chẽ chi phí
nhằm tăng hiệu quả hoạt động. Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt
động được kiểm soát ở mức 35,2%, thấp nhất từ trước tới nay. Lợi nhuận trước
thuế đạt 3.268 tỷ đồng, tăng trưởng 8%, hoàn thành kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra. Các
tỷ lệ an toàn vốn, an toàn về thanh khoản luôn đảm bảo đạt và vượt so với quy định
của Ngân hàng nhà nước. Đặc biệt, SHB đã hoàn tất ba trụ cột của Hiệp ước vốn
Basel II trước thời hạn, đáp ứng tuân thủ toàn diện các yêu cầu của Ngân hàng Nhà
nước. Tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II đạt 10,08% (quy định của NHNN là >8%).
Tỷ lệ dự nợ/tiền gửi đạt 81,93% (QĐ của NHNN ≤ 85%); Tỷ lệ nguồn vốn ngắn
hạn cho vay trung dài hạn 27,36% (QĐ của NHNN ≤ 40%). Trong năm 2020, bên
cạnh những kết quả đạt được trong công tác thu hồi xử nợ, SHB đã trích lập 4.640
tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Đặc biệt, SHB đã trích dự phòng các
khoản nợ tồn đọng của HBB, hoàn thành trước hạn Đề án sáp nhập HBB giai đoạn
2016-2020. Trong năm, SHB cũng đã tăng vốn điều lệ thành công từ 12.036 tỷ
đồng lên 17.510 tỷ đồng thông qua chia cổ tức năm 2017, 2018 bằng cổ phiếu và
phát hành riêng lẻ.

9
-Năm 2021

Sau nhịp điều chỉnh mạnh cùng thị trường chung do sự bùng phát trở lại của dịch
Covid-19 vào những tháng đầu năm 2021, cổ phiếu SHB đã có sự hồi phục trở lại
và hiện tại đang nằm trong nhịp tích lũy ngắn hạn tại ngưỡng giá 16.000 đồng, vốn
hoá thị trường đạt hơn 27.700 tỷ đồng. Thanh khoản những phiên gần đây với
lượng giao dịch cổ phiếu lớn, duy trì giá trị ổn định cho thấy cổ phiếu vẫn đang
hấp dẫn dòng tiền của nhà đầu tư. Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng
thái khả quan, sẵn sàng bứt phá lên tạo sóng tăng mới.
Năm 2021 sẽ là năm khẳng định sự phát triển toàn diện, tăng trưởng bền vững và
hướng tới những mục tiêu mang tính tầm nhìn dài hạn của nhà băng này.

6. Phân tích tài chính


6.1 Tình hình tài sản

10
6.2 Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống khi hầu
hết các Chi nhánh SHB đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch về huy động vốn.
Đến 31/12/2020, tổng nguồn vốn huy động của SHB đạt 377.091 tỷ đồng. Trong
đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 17,2% so với năm 2019 lên
mức 338.129 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ khách hàng bình quân 5
năm qua đạt 16,5%, cao hơn so với tăng trưởng bình quân toàn ngành (bình quân
toàn hệ thống TCTD tăng 13,5%).

11
Tỷ suất sinh lời, lãi cơ bản trên cổ phiếu Năm 2020, tỷ suất sinh lời của tài sản
(ROA) của SHB đạt 0,8%. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 15,4%.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 1.514 đồng/cổ phiếu.

Tỷ suất sinh lời

12
Thu nhập lãi thuần và thu nhập hoạt động(TOI) tăng mạnh vào năm 2021 và tiếp
tục tăng mạnh vào những năm tiếp theo.
Sức sinh lời của tài sản (ROA) có xu hướng tiếp tục tăng
ROE tăng mạnh vào năm 2021 và tiếp tục tăng vào những năm tới.

7.Định giá
7.1. Doanh thu
Chúng tôi dự đoán doanh thu của SHB cho từng mảng của mình sẽ tiếp tục tăng
trong những năm tiếp theo nhờ việc các dự án được hoàn thành đi vào hoạt động
và hoạt động của các công ty con
7.2.Giá

13
Tại thời điểm tháng 3 năm ngoái, cổ phiếu SHB khởi đầu một con sóng tăng giá
đột biến: từ hơn 6.000 đồng/cp liên tục nhảy vọt lên quanh 18.000 đồng/cp chỉ sau
khoảng một tháng (đạt đỉnh vào tháng 4/2020).
Con sóng tăng gần gấp ba nói trên gần như đi ngược thị trường, ở thời điểm dịch
Covid-19 bùng phát và tạo những phiên suy giảm mạnh trên cả ba sàn hồi tháng
3/2020. Nhưng với SHB, diễn biến trên gắn với câu chuyện riêng: ngân hàng này
lần lượt thực hiện các đợt tăng vốn điều lệ liên tiếp, qua trả cổ tức hai năm 2017 và
2018, phát hành thêm cổ phiếu qua chào bán cho cổ đông hiện hữu…
á quanh 18.000 đồng/cp nói trên cũng là vùng đỉnh kéo dài cho đến đầu năm nay,
khi SHB có một đợt tăng ngắn sau đó lên quanh 19.000 đồng/cp
Kể từ sau đợt suy giảm mạnh về quanh 14.000 đồng/cp trước kỳ nghỉ Tết vừa qua,
giá SHB dần hồi phục và bắt đầu có biến động mạnh từ trong tuần qua đến đầu
tuần này. Từ trong khoảng 15.600 - 16.000 đồng/cổ phiếu, SHB liên tiếp có ba
phiên lên giá mạnh, đạt cao nhất 18.400 đồng/cp trong phiên 15/3 trước khi chốt
phiên lùi về 17.800 đồng/cổ phiếu.

14
Biến động lần này tại cổ phiếu SHB được chú ý ở một số thông tin cơ bản.
Thứ nhất, ngân hàng này vừa công bố chỉ tiêu lợi nhuận năm 2021 dự kiến tăng
trưởng tới 70% so với năm 2020.
Thứ hai, dự kiến chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho hai năm 2019 và 2020 với tỷ lệ
20,5% cũng vừa được công bố.
Những nền yếu tố trên không mới với nhà đầu tư.
Ở yếu tố thứ nhất, đầu năm nay một số công ty chứng khoán đã tìm hiểu SHB cùng
điểm nhấn kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 70% trong thông tin đưa ra thị trường,
qua các báo cáo phân tích và cập nhật…
Ở yếu tố thứ hai, kế hoạch dự kiến trả cổ tức và tỷ lệ chi trả cũng đã được đại hội
đồng cổ đông thường niên các năm thông qua, cũng như dự kiến sẽ tiếp tục thảo
luận tại kỳ họp tới đây. Mốc thời điểm thực hiện chi trả chưa xác định cụ thể.
Dự báo từ năm 2021 đến năm 2025 khi tình hình dịch ổn định và các dự án được
hoàn thành đưa vào hoạt động thì giá cổ phiếu SHB sẽ có xu hướng ngày càng tăng

7.3.Thuế và vốn lưu động


Việc phải hoàn thành các dự án cùng việc hoạt động của các công ty con, chúng tôi
dự báo tuế và vốn lưu động sẽ không ngừng tăng trong thời gian tới.
Các khoản phải thu ngắn hạn, các tài sản khác và các khoản phải trả ước tính sẽ
tăng

15
7.4.Cơ cấu vốn
Tháng 5 năm 2020 được sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước, SHB đã phát hành thành công hơn 500 triệu cổ phiếu
để tăng vốn điều lệ lên 17.558 tỷ đồng. Trong đó, từ ngày 17/02/2020 đến ngày
27/04/2020, SHB chào bán thành công gần 300,8 triệu cổ phiếu và trong quý 1,
SHB đã phát hành hơn 251 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức với tỷ lệ 20,9% của hai
năm 2017 và 2018.
Việc tăng vốn điều lệ này nằm trong kế hoạch phát triển của SHB và đã được
thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên SHB năm 2019. Cổ tức SHB chưa
chia năm 2019 được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông với tỷ lệ 11% sẽ được
chia muộn nhất vào quý 3/2020 theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước
Hiện tại, việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với SHB; qua đó
sẽ giúp ngân hàng tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị, nâng cao khả
năng cạnh tranh của SHB trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện
thuận lợi trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công
nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của
khách hàng trong và ngoài nước. Đồng thời, việc tăng vốn là cơ sở để ngân hàng
hoàn tất đầy đủ toàn bộ các trụ cột của Basel II.
Trong tương lai khi các dự án đi vào hoạt động chúng tôi ước tính vốn chủ sở hữu
của SHB sẽ tăng đáng kể trong giai đoạn sắp tới.
8. Các rủi ro
Năm 2020, SHB tiếp tục thực hiện quản lý rủi ro chủ động. Các rủi ro được nhận
dạng, đánh giá định kỳ và được báo cáo kịp thời đến Ban điều hành và Hội đồng
quản trị, đảm bảo việc kiểm soát những ảnh hưởng của rủi ro đến kết quả hoạt
động kinh doanh, danh tiếng của ngân hàng.

8.1 Cơ hội và thách thức

Cơ hội

Phương trâm “Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ người dân và doanh
nghiệp” được đặt ra kể từ năm 2016 nhấn mạnh các hoạt động của Chính phủ theo
hai hướng chính, đó là:

16
● Khuyến khích tự do kinh doanh, từ khởi nghiệp doanh nghiệp đến thúc đẩy
đầu tư tại các địa phương trong nước và nước ngoài, và
● Giảm thiểu, loại bỏ các rào cản từ bộ máy hành chính quan liêu trong điều
kiện thể chế còn nhiều bất cập.

Sự ổn định được đánh giá cao trong việc điều hành và giám sát hoạt động ngân
hàng. Xu hướng phát triển tự phát đang thay đổi, hoạt động của ngành ngân hàng
đang dần đi vào quỹ đạo chuẩn nhờ có sự đồng hành và giám sát của Chính phủ và
NHNN.

● Dựa trên những tiêu chí mục tiêu và chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã và
đang liên tục cập nhật, đánh giá và đưa ra định hướng Ngân hàng đảm
bảo tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực
ưu tiên, kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro.
● Hàng loạt quy định an toàn mới được đưa ra với lộ trình rõ ràng giúp hệ
thống Ngân hàng có một khung phát triển bền vững. (Ví dụ: Lộ Trình
triển khai Basel II 2020; lộ trình giảm vốn ngắn hạn cho vay trung dài
hạn xuống 30% năm 2021,..)
● Chế tài cũng được áp đặt lên tăng trưởng của một ngân hàng khi không
đạt được các tiêu chí điều hành của NHNN.
● Yếu tố vĩ mô trong nước đang có những tín hiệu tích cực về xu hướng
tăng trưởng tạo nhiều điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển bền vững
trong trung hạn và dài hạn.

Yếu tố vĩ mô Tác động lên hệ thống ngân hàng trong đó có


SHB
  Xu hướng Trung hạn Dài hạn
>Tăng trưởng kinh tế ổn Ổn định Tích cực Tích cực
định;
cơ cấu tăng trưởng
chuyển
dịch sang hướng bền
vững
>Lạm phát ổn định và Ổn định Tích cực Tích cực
được

17
điều hành thận trọng
không
đánh đổi để đạt được
tăng
trưởng
>Lĩnh vực sản xuất tiềm Tăng Tích cực Tích cực
năng,
và liên tục được cải thiện
>Khu vực tư nhân được Tăng Tích cực Tích cực
đề cao-
là đầu tàu dẫn dắt tăng
trưởng
Hấp thụ dòng vốn đầu tư Tăng Tích cực Tích cực
dài
hạn
>Cơ cấu dân số lao động Tăng Tích cực Tích cực
trẻ
tăng và có xu hướng
chuyển
dịch sang vùng kinh tế
trọng
tâm
>Thương mại chịu XNK Tăng Tiêu cực Ổn định
chịu
nhiều áp lực ngắn hạn từ
xung
đột lợi ích thương mại
toàn cầu
giữa các nước lớn
>Tham gia các hiệp định Cải thiện Tích cực Tích cực
thương mại toàn cầu
như: FTA-
EU; CTTP giúp Việt
Nam tham

18
gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu

8.2 Những rủi ro đặc thù

Bên cạnh những rủi ro từ môi trường vĩ mô, SHB cũng luôn nhận diện, theo dõi sát
sao và kiểm soát những rủi ro đặc thù của ngành như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh
khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

a) Rủi ro tín dụng

Là rủi ro xảy ra khi các bên đối tác không có khả năng thanh toán nợ.

Mức độ rủi ro tín dụng này được phản ánh theo giá trị ghi sổ của các tài sản trên
bảng cân đối kế toán.

Đo lường, giám sát và quản lý rủi ro: SHB đã duy trì một chính sách quản lý rủi ro
tín dụng đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Thiết lập một môi trường quản lý rủi ro tín dụng phù hợp;

- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh;

- Duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát tín dụng phù hợp .

- Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng.

Để quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, SHB đã thiết lập hệ thống các văn bản quản
lý rủi ro tín dụng (bao gồm đầy đủ các quy định về khung, chính sách, sản phẩm,
quy trình, hướng dẫn chi tiết về hoạt động tín dụng). Xây dựng khẩu vị rủi ro tín
dụng và thiết lập các hạn mức rủi ro tín dụng trên cơ sở khả năng chịu đựng rủi ro,
hồ sơ rủi ro đảm bảo đạt được các mục tiêu chiến lược của SHB. Xây dựng lại
nguyên tắc phân cấp phê duyệt cấp tín dụng, phân công, ủy quyền, giao nhiệm vụ
và cơ chế giám sát, báo cáo. Cơ cấu lại mô hình tổ chức của Ban QL & XLN có
vấn đề theo hướng tập trung hóa để tối ưu nguồn lực và hiệu quả hoạt động thu hồi
nợ. SHB phối hợp với đối tác tư vấn KPMG kiểm định mô hình xếp hạng tín dụng
nội bộ cho KHDN và tự kiểm định mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ cho phân
khúc khách hàng cá nhân. Từng bước triển khai xây dựng mô hình PD theo từng

19
sản phẩm cho mô hình xếp hạng KHCN và triển khai xây dựng mô hình cảnh báo
sớm cho phân khúc KHDN.

Công tác theo dõi và kiểm soát tín dụng được triển khai thường xuyên nhằm cung
cấp kịp thời, chính xác tình hình hoạt động tín dụng, mức độ rủi ro tập trung tín
dụng cũng như đưa ra những cảnh báo sớm để có phương án xử lý kịp thời.

SHB đã xây dựng được hệ thống báo cáo rủi ro tín dụng nội bộ hàng tháng/ quý để
báo cáo tới các quản lý cấp cao của Ngân hàng (HĐQT, UBQLRR, TGĐ, HĐRR,
GĐ khối kinh doanh, GĐ Khối Quản trị rủi ro) nhằm đánh giá tổng thể trạng thái
rủi ro, mức độ tuân thủ các giới hạn/ hạn mức rủi ro tín dụng và đưa ra các khuyến
nghị nhằm kiểm soát, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Bên cạnh đó, để tăng cường năng lực quản lý rủi ro tín dụng, SHB chú trọng xây
dựng, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu (Data warehouse), hệ thống
kho cơ sở dữ liệu và truy vấn thông tin tín dụng tập trung (CICS), hệ thống cảnh
báo sớm (EWS), hệ thống thu hồi nợ

(Debt collection).

b) Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản bao gồm rủi ro do việc không có khả năng huy động được tài
sản theo các thời điểm đáo hạn và lãi suất phù hợp cũng như rủi ro do việc không
có khả năng thanh lý được một tài sản với một giá cả hợp lý và trong một khoảng
thời gian phù hợp.

Đo lường, giám sát và quản lý rủi ro: Rủi ro thanh khoản được đo lường thông qua
việc sử dụng các chỉ số liên quan tới dòng tiền, khả năng huy động vốn, khả năng
thanh khoản tài sản của SHB. SHB cũng xây dựng và áp dụng hệ thống hạn mức,
thẩm quyền phán quyết từng cấp dựa trên kết quả đo lường rủi ro cho từng danh
mục.

Rủi ro thanh khoản được hạn chế thông qua việc nắm giữ một số lượng tiền mặt và
các khoản tương đương tiền dưới dạng tài khoản Nostro ở mức độ hợp lý, các
khoản tiền gửi có kỳ hạn tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác và các giấy tờ có
giá. Các tỷ lệ an toàn có tính đến yếu tố rủi ro cũng được sử dụng để quản lý rủi ro
thanh khoản. SHB thường tiến hành đánh giá chênh lệch lãi suất, so sánh với các

20
thị trường trong nước và quốc tế để có những điều chỉnh kịp thời. Thêm vào đó,
việc áp dụng các quy trình quản lý rủi ro nội bộ cũng trở nên hiệu quả hơn nhờ
việc triển khai Hệ thống Quản lý vốn tập trung và Hệ thống thanh toán tập trung,
theo đó toàn bộ các giao dịch vốn và thanh toán của SHB đều do Hội sở chính thực
hiện.

Bên cạnh đó, khung quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng đã được thiết lập
đầy đủ về cơ cấu tổ chức quản trị, hệ thống các văn bản chính sách, quy trình, quy
định, hạn mức toàn diện, đáp ứng được các yêu cầu của Thông tư 13/2018-
TTNHNN về hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời được định kỳ rà soát, cập nhật,
bổ sung những sửa đổi trong quy định của NHNN về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an
toàn trong hoạt động của Ngân hàng.

Nhằm đáp ứng các quy định của NHNN tại Thông tư 22, các chính sách, quy định
quản lý rủi ro thanh khoản đã được rà soát, điều chỉnh bao gồm các hệ thống quản
lý, đo lường, giám sát và báo cáo rủi ro tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ khả
năng chi trả và thanh khoản trong hoạt động, hướng tới các thông lệ quốc tế và
Basel.

Ngoài ra, Ngân hàng đã đưa ra được các công cụ quản lý rủi ro thanh khoản như
các tiêu chí cảnh báo sớm rủi ro, kiểm tra căng thẳng thanh khoản theo các kịch
bản hoạt động bình thường và khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản và xây
dựng kế hoạch dự phòng tương ứng.

Hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản được hỗ trợ bởi Hội đồng rủi ro (HĐRR) -
cơ quan ban hành khung khẩu vị rủi ro cho Ngân hàng và Hội đồng Quản lý tài sản
nợ có (ALCO) - cơ quan thực hiện quản lý thanh khoản, đảm bảo tuân thủ khẩu vị
rủi ro và các ngưỡng giới hạn/cảnh báo do HĐRR quy định.

c) Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động là rủi ro tổn thất phát sinh do các quy trình nội bộ không đầy đủ
hoặc không hoạt động tốt, do con người và hệ thống hoặc do các sự kiện bên ngoài.

Đo lường, giám sát và quản lý rủi ro: SHB dựa trên những chỉ số rủi ro chính
(KRI) được xây dựng cho từng lĩnh vực kinh doanh và công cụ phân tích kịch bản
để bổ sung cho việc phân tích dữ liệu tổn thất.

21
Khung QLRRHĐ của SHB, bao gồm mô hình, cơ cấu tổ chức, và các chính sách,
quy trình QLRRHĐ đã được hoàn thiện tuân thủ quy định của NHNN tại Thông tư
13 và hướng tới chuẩn mực Basel 2. Các công cụ QLRRHĐ được SHB triển khai
trên toàn hàng như sơ đồ hóa quy trình (BPM), thiết lập các chỉ số rủi ro chính
(KRI), thu thập các sự kiện/ tổn thất rủi ro hoạt động (Loss data collection and
analysis) thông qua hệ thống các điều phối viên nhằm nhằm giám sát và báo cáo về
tình hình QLRRHĐ. Mọi chính sách, quy định, sản phẩm, hoạt động, dịch vụ mới,
đều được nhận diện, đo lường, đánh giá nhằm đảm giảm thiểu rủi ro hoạt động
trước khi triển khai, vận hành chính thức. Với các hoạt động và dịch vụ trọng yếu
được thực hiện trên nền tảng công nghệ, SHB cũng đã có hệ thống dự phòng nhằm
duy trì tính liên tục trong vận hành hệ thống CNTT.

Các cảnh báo về rủi ro tiềm tàng được phổ biến kịp thời để phòng tránh, giảm thiểu
rủi ro tương tự thông qua các bản tin rủi ro hoạt động.

Công tác quản lý rủi ro gian lận (QLRRGL) bắt đầu được chú trọng với việc Quy
định chung QLRRGL. Các quy định, quy trình , thuật toán (rules) về quản lý rủi ro
gian lận trong giao dịch thẻ và internet banking được cập nhật định kỳ nhằm ngăn
ngừa và phát hiện sớm các rủi ro gian lận

d) Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ

Rủi ro lãi suất: Các hoạt động của SHB chịu rủi ro về biến động lãi suất khi các
tài sản thu lãi và nợ phải trả chịu lãi đáo hạn tại những thời điểm khác nhau hoặc
với những giá trị khác nhau. Một số tài sản không có kỳ hạn cụ thể hoặc rất nhạy
cảm với lãi suất và không tương ứng với từng khoản nợ phải trả cụ thể.

SHB sử dụng phương pháp đo lường rủi ro lãi suất đối với toàn bộ các khoản mục
tài sản Nợ - Có trên khía cạnh thu nhập từ lãi toàn hàng. SHB cũng xây dựng và áp
dụng hệ thống hạn mức, thẩm quyền phán quyết từng cấp dựa trên kết quả đo
lường rủi ro cho từng danh mục.

Rủi ro tiền tệ: Rủi ro tiền tệ là rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị biến
động xuất phát từ biến động tỷ giá.

22
Để đo lường, SHB đã thiết lập hạn mức trạng thái cho từng loại tiền tệ dựa trên hệ
thống đánh giá rủi ro nội bộ của SHB và các quy định của NHNNVN. Trạng thái
đồng tiền được quản lý hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được SHB sử
dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Giám sát và quản lý rủi ro

Nhằm đáp ứng các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, cũng như yêu cầu quản trị
rủi ro của Ngân hàng, năm 2020, công tác quản lý rủi ro thị trường đã được SHB
triển khai tích cực, đảm bảo các giao dịch có bản chất tự doanh đều được quản lý
đầy đủ, cụ thể;

- Xây dựng và ban hành đầy đủ hệ thống các văn bản chính sách, quy định, quy
trình về QLRR thị trường như: Chính sách QLRR thị trường,

Quy định phân tách sổ kinh doanh và sổ ngân hàng, Quy định đo lường RR thị
trường, Quy trình QLRR thị trường,... trong đó quy định chi tiết các nội dung cũng
như các bước từ nhận diện, đo lường, theo dõi/kiểm soát/giám sát và báo cáo rủi ro
thị trường cũng như trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong công tác quản lý
rủi ro thị trường. Các văn bản/ chính sách được rà soát định kỳ hàng năm.

- Phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của các hoạt động tự doanh, SHB tập
trung vào 2 loại rủi ro chính ảnh hưởng lớn nhất đến Ngân hàng là RR lãi suất và
RR tỷ giá. Cùng với chính sách QLRR lãi suất, tỷ giá tập trung tại Hội sở chính;
Ngân hàng cũng đã ban hành đầy đủ hệ thống hạn mức RR thị trường để quản lý
như: Hạn mức trạng thái/ danh mục, Hạn mức giao dịch viên, Hạn mức lỗ/cắt
lỗ...Hệ thống hạn mức RRTT được rà soát định kỳ tối thiểu hàng năm hoặc đột
xuất khi thị trường có biến động lớn.

- Công tác đo lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo rủi ro thị trường được thực
hiện hàng ngày. Các báo cáo RRTT đã đầy đủ các nội dung như: trạng thái RRTT,
Lãi lỗ đã thực hiện và chưa thực hiện đánh giá theo giá thị trường, tình hình thực
hiện hạn mức và cảnh báo sớm về khả năng vi phạm hạn mức,...

23
SHB đã xây dựng và áp dụng các công cụ mô hình QLRR thị trường để giám sát
và quản lý như: Đánh giá danh mục trading theo giá thị trường (MtM), Đo lường
độ nhạy PV01, Đo lường giá trị rủi ro - VaR và đang tiếp tục nghiên cứu, phát triển
và hoàn thiện các công cụ mô hình như thực hiện kiểm định mô hình VaR, xây
dựng kịch bản và kiểm tra sức chịu đựng RRTT (stress test).

8.3 Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh

và bộ máy quản lý

8.3.1. Mô hình quản trị:

SHB luôn chú trọng hoàn thiện và đổi mới bộ máy tổ chức đảm bảo việc quản trị
được thực hiện theo mô hình hiện đại, tinh gọn, chặt chẽ và tối ưu, phù hợp với
chiến lược phát triển theo hướng trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng.

8.3.2. Cơ cấu bộ máy quản lý

Nhằm tối ưu hóa bộ máy, tập trung nguồn lực để phát triển kinh doanh, SHB đã
kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các
Khối/Phòng/Ban theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, có chiều sâu trên toàn hệ
thống.

Bộ máy quản lý của SHB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban
Kiểm soát và Tổng Giám đốc.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng

Hội đồng quản trị bao gồm Ủy ban nhân sự, Ủy ban quản lý rủi ro, Ban An ninh
Nội bộ, Ban nghiên cứu phát triển.

SHB gồm Ngân hàng và các công ty con. Ngân hàng bao gồm các đơn vị tại Hội
sở, các chi nhánh và phòng giao dịch. Hội sở bao gồm các khối, ban, trung tâm,
văn phòng trực thuộc Tổng Giám đốc.

Sơ đồ tổ chức tại trụ sở chính SHB

24
8.4 Định hướng phát triển

Định hướng của SHB là trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu Việt Nam,
chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng công nghệ số, phát huy hệ sinh thái khách hàng
và chuỗi giá trị mà SHB đang có.

SHB luôn xác định lấy khách hàng là trọng tâm, động lực thúc đẩy là con người và
công nghệ, các yếu tố về quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm, bán hàng, dịch vụ, ...
là nền tảng của sự phát triển.

8.4.1 Các mục tiêu chủ yếu

Các mục tiêu tài chính chủ yếu năm 2020

25
Mục tiêu trung dài hạn

Mục tiêu chiến lược của SHB đến năm 2025 là trở thành 1 trong 3 Ngân hàng
TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam, trong đó Top 3 về hoạt

động bán lẻ, Top 2 Ngân hàng SME, Top 3 Ngân hàng doanh nghiệp lớn, Top 5 về
thu phí dịch vụ, trở thành ngân hàng đứng đầu về

chuyển đổi Ngân hàng số với các tỷ lệ tài chính tiệm cận các chuẩn mực quốc tế
bao gồm Basel II và các tổ chức xếp hạng có uy tín.

8.4.2. Chiến lược phát triển trung và dài hạn:

Từ những giả định về nền tảng môi trường vĩ mô và các ưu tiên chiến lược, SHB
xây dựng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, có tính

định hướng dài hạn, luôn tạo ra sự khác biệt, hướng tới thị trường và khách hàng.

26
Các từ hoặc nhóm từ viết tắt trong Bản đề tài này có nội dung như sau:

SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội.


SHS Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội.
ALCO Hội đồng Quản lý tài sản nợ và tài sản có.
CBNV Cán bộ nhân viên
BKS Ban kiểm soát.
CNTT Công nghệ thông tin.
ĐHCĐ Đại hội đồng cổ đông.
ĐVT Đơn vị tính.
HDQT Hội đồng quản trị.
HĐTD Hội đồng tín dụng.
LN Lợi nhuận.
LSCK Lãi suất chiết khấu
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại.
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần.
NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh.
TCKT Tổ chức kinh tế
TT1 Thị trường I (tổ chức kinh tế, cá nhân)
ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản.
ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu.

NỘI DUNG

A1 Báo cáo thu nhập……………………………………………………………...29

27
A2 Bảng cân đối kế toán………………………………………………………….30
A3 Dòng tiền……………………………………………………………………...32
B1: Thông tin chung……………………………………………………………....35
B2: Các công ty con, công ty liên kết……………………………………………..35
B3: Cơ cấu tổ chức………………………………………………………………..36
C: Kết quả hoạt động kinh doanh…………………………………………………36
D: Hội đồng quản trị……………………………………………………………....37

28
A1 Báo cáo thu nhập

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất với lãi
trước thuế cả năm 2020 đạt 3.412 tỷ đồng.
Hết năm 2020, tiền gửi của khách hàng tăng 17% so với đầu năm lên 303.630 tỷ
đồng, dư nợ cho vay khách hàng tăng 15% lên 305.637 tỷ đồng.
Trong bối cảnh dư nợ cho vay tăng kém hơn năm trước, SHB tăng mạnh đầu tư
vào trái phiếu doanh nghiệp, giảm nắm giữ trái phiếu của các ngân hàng. Hết năm
2020, dư nợ trái phiếu đầu tư doanh nghiệp của SHB tăng gần 180% so với cuối
năm ngoái lên gần 15.280 tỷ đồng.
Trong năm 2020, thu nhập lãi thuần – chủ yếu từ hoạt động tín dụng của SHB tăng
27% lên 9.965 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc mua bán chứng khoán đầu tư mang về
cho SHB khoản lãi thuần hơn 1.300 tỷ, tăng mạnh 180% so với năm trước, đóng
góp không nhỏ vào mức tăng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, lãi thuần từ dịch
vụ lại giảm hơn 25% về còn 514 tỷ đồng.
Luỹ kế cả năm, tổng thu nhập hoạt động tăng khoảng 30%, chi phí hoạt động tăng
nhẹ 9%. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại tăng gần 90% (chủ yếu do
dùng nguồn để xóa nợ xấu) đã làm thu hẹp mức tăng lợi nhuận của SHB. Cả năm,
lãi trước thuế của SHB khoảng 13% so với năm trước, đạt 3.412 tỷ đồng.

29
Trong năm, SHB đã trích khoảng 4.000 tỷ đồng để xóa nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu từ
mức 1,91% hồi đầu năm giảm nhẹ về 1,72%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng nhẹ từ
62% hồi đầu năm lên khoảng 70% vào cuối năm.

A2 Bảng cân đối kế toán

Tiền và các khoản tiền tương đương bao gồm tiền mặt , Tiền tại TT2, SBV,tín
phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đủ điều kiện chiết khấu với
NHNN,các khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi ,cho vay tại các tổ chức tín dụng
khác có thời gian đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày gửi và các khoản đầu tư
chứng khoán có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua
có thời gian chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều
rủi ro trong chuyển đổi thanh toán kể từ ngày mua khoản thanh toán dó.

•19/03/21-Nhà đầu tư nộp tiền sai quy định, SHB phải hủy niêm yết hơn 4,8 triệu
cổ phiếu.

Các khoản cho vay và ứng trước của khách hàng

Các khoản cho vay và ứng trước của khách hàng được công bố tăng theo hàng năm
,khả năng cho vay cao và ứng cao được trình bày theo số dư nợ gốc tại thời điểm
kết thúc năm tài chính.

30
Các hợp đồng mua lại và bán lại

Những tài sản được bán đồng thời cam kết sẽ mua lại một thời điểm nhất định
trong tương lai vẫn được ghi nhận trên báo cáo tài chính hợp nhất.Khoản tiền nhận
được thỏa thuận này được ghi nhận trên một khoản công nợ trên bảng cân đối kế
toán hợp nhất và phần chênh lệch giá bán bán và giá mua được phân bổ theo
phương pháp đường thẳng và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
SHB.

•28/04/17-TV HĐQT bán 26943cp

02/03/17-CT HĐQT mua 7588800cp

•10/07/14-CT HĐQT mua 36300000cp

•25/06/14-CT HĐQT bán 200000cp

•14/04/14-Ủy viên HĐQT bán 27098cp

•18/12/14-CT HĐQT bán 5300000cp

•13/10/14-CT HĐQT mua 121000cp

•14/04/14-Ủy viên HĐQT bán 27098cp

Đầu tư dài hạn

Các khoản đầu tư dài hạn khác thể hiện các khoản đầu tư vốn vào các đơn vị mà
SHB có dưới 20 quyền biểu quyết và đồng thời SHB là cổ đông sáng lập hoặc đổi
tác chiến lược hoặc có khả năng chi phối nhất định vào quá trình lập quyết định các
chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị nhận đầu tư thông qua văn bản thỏa
thuận cử nhân tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành.

Các khoản đầu tư này được ghi nhận theo giá gốc và sau đó được phản ánh theo
giá gốc trừ dự phòng giảm giá nếu có.

SHB đã thu nhập báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất các đơn vị nhận đầu tư
tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất để tính và trích lập dự
phòng.Mức trích lập dự phòng là chênh lệch giữa vốn góp thực tế của các bên tổ
chức tại tổ chức kinh tế và vốn chủ sở hữu thực có nhân với vốn tỷ lệ vốn đầu tư
của SHB so với tổng vốn góp thực tế các bên tại tổ chức kinh tế.

31
TSCĐ & BĐS đầu tư và các tài sản khác

Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và nguyên giá
trừ đi giá trị khấu hao lũy kế.

Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí mà SHB phải bỏ ra để có được tài
sản cố định hữu hình đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà SHB phải bỏ ra để có
được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự
tính.

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu thực chất là khoản tài sản mà chủ thể đưa vào công
ty để chủ thể góp vốn trở thành chủ sở hữu của công ty đó và khoản tài sản mà
ngân hàng SHB mà những chủ thể trên thực tế đã là chủ sở hữu của công ty ,trong
quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu lại được.

A3 Dòng tiền ngân hàng

Dòng tiền liên tục đổ vào cổ phiếu ngân hàng

Giao dịch cổ phiếu ngân hàng diễn ra sôi động trong những phiên gần đây,
có cổ phiếu ghi nhận giao dịch tới hơn 60 triệu đơn vị/phiên.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục mới khi VnIndex
chính thức chinh phục mốc 1.200 điểm, kết thúc phiên 18/3 tại 1.200,94 điểm,
tăng gần 15 điểm so với phiên trước đó.
Đóng vai trò quan trọng dẫn dắt thị trường phiên này, và cả các phiên trước, là
nhóm cổ phiếu ngân hàng. Riêng phiên 18/3, phần lớn các cổ phiếu ngân hàng
trên sàn đều tăng giá, nhiều cổ phiếu vượt các đỉnh giá cũ như SHB, VIB, CTG,
BID, ACB, MBB, OCB, TPB...

32
Nhiều cổ phiếu ngân hàng vốn hóa lớn tăng mạnh
Đi cùng với giá tăng là thanh khoản cũng rất mạnh, trong đó đáng chú ý là cổ
phiếu SHB với giao dịch lên đến hơn 62 triệu cổ phiếu, trị giá trên 1 nghìn tỷ
đồng.

Thanh khoản mạnh


Tăng liên tục
Nổi lên trong nhóm ngân hàng gần đây có SHB của Ngân hàng SHB. Cổ phiếu
này đã có 7 phiên tăng liên tiếp và thanh khoản mạnh nhất nhóm ngân hàng với
6 phiên gần đây đều ghi nhận giao dịch "khủng", từ 41 - 63 triệu cổ phiếu mỗi
phiên, trong đó có 2 phiên giao dịch trên 60 triệu cổ phiếu. Giá SHB tăng một
mạch từ 15.700 đồng lên 19.500 đồng, tương đương tăng 24% chỉ trong hơn 1
tuần. 

33
Hỗ trợ cho cổ phiếu SHB thời gian này là một loạt tin tốt như ngân hàng lên kế
hoạch tăng 70% lợi nhuận trong năm 2021, chia cổ tức tỷ lệ 20,5% cho năm
2019 và 2020...Những diễn biến hiện tại ở cổ phiếu SHB khiến thị trường liên
tưởng tới "kỷ niệm" cách đây 1 năm khi cổ phiếu này cũng giao dịch mạnh và
leo dốc từ chưa đến 12.000 đồng lên trên 18.000 đồng/cổ phiếu.
OCB của Ngân hàng Phương Đông cũng tăng mạnh, đóng cửa ngày 18/3 tại
mức đỉnh giá 24.800 đồng/cổ phiếu. Trong 10 phiên gần đây, cổ phiếu này chỉ
giảm có 1 phiên, còn lại tăng 9 phiên, có 1 phiên tăng trần, tổng cộng tăng 20%.
Tương tự, VPB của VPBank tăng 7 trong 8 phiên giao dịch gần đây, hiện đã
chạm 45.850 đồng/cổ phiếu.
ACB của Ngân hàng Á Châu cũng ghi nhận tăng liên tục thời gian gần đây, hiện
đã lên "đỉnh" 33.950 đồng/cổ phiếu. Dù biên độ biến động không nhiều nhưng
trong vòng 1 tháng trở lại đây cổ phiếu ACB chỉ có 6 phiên giảm, còn lại là
tăng. Ngoài thanh khoản cao, giao dịch ở ACB còn thu hút sự chú ý khi khối
ngoại liên tục mua - bán. 
Biến động tương tự ACB là cổ phiếu HDB của HDBank. Trong 1 tháng trở lại
đây, cổ phiếu ngân hàng này chỉ có 4 phiên giảm và 3 phiên đi ngang, kết thúc
ngày 18/3 tại 27.500 đồng/cổ phiếu.
MBB của Ngân hàng Quân đội không tăng mạnh nhưng thu hút sự chú ý với
thanh khoản tốt, khối ngoại liên tục mua ròng và có rất nhiều giao dịch thỏa
thuận liên tiếp. Cổ phiếu MBB đóng cửa phiên 18/3 tại 29.200 đồng.
Hỗ trợ chung cho nhóm cổ phiếu ngân hàng thời gian này là những thông tin
tích cực về kết quả kinh doanh 2020, triển vọng lạc quan hơn trong năm 2021
khi nền kinh tế phục hồi nhanh với kế hoạch tăng trưởng mạnh, và đặc biệt là
những kế hoạch chia cổ tức "khủng".
Ngân hàng xin tăng vốn mùa họp cổ đông

B1: Thông tin chung


Tên tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

34
Giấy chứng nhận đăng 1800278630 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố
ký doanh nghiệp số Hà Nội cấp
Vốn điều lệ 17.510.091.000.000 đồng
Vốn chủ sở hữu 24.036.220.000.000 đồng
Trụ sở chính Số 77, Phố Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng
Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Mã cổ phiếu SHB
Điện thoại 04.39423388
Fax 04.39410844
Email shbbank@shb.com.vn
Website www.shb.com.vn

B2: Các công ty con, công ty liên kết

Tên công ty Lĩnh vực Tỷ lệ sở Địa chỉ


hoạt động hữu của
ngân
hàng
Công ty TNHH 1 Quản lý nợ 100% Tầng 3, số 71B phố Hàng
thành viên quản lý và khai Trống, phường Hàng Trống,
nợ và khai thác tài thác tài sản quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt
sản SHB (SHB Nam
AMC)
Ngân hàng TNHH Tài 100% Lô số 1, Đại lộ Lang Xang,
MTV Sài Gòn – chính/Ngân Huyện Chanthabuly, Bản
Hà Nội (SHB Lào) hàng Hatsady, Thủ đô Viêng Chăn,
Nước CHDCND Lào
Ngân hàng TNHH Tài 100% Trụ sở 707, Đại lộ Monivong,
Sài Gòn – Hà Nội chính/Ngân Thủ đô PhnomPenh, Vương
Campuchia (SHB hàng quốc Campuchia
Campuchia)
Công ty tài chính Tài 100% Tầng 6, Gelex Tower, 52 Lê
TNHH MTV SHB chính/Ngân Đại Hành, phường Lê Đại
(SHB FC) hàng Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội, Việt Nam

35
B3: Cơ cấu tổ chức

C: Kết quả hoạt động kinh doanh

36
D: Hội đồng quản trị

STT Họ tên Chức vụ Ngày bổ Tỷ lệ sở hữu


nhiệm cổ phần (%)

1 Ông Đỗ Quang Hiền Chủ tịch HĐQT 27/04/2017 2,742%


2 Ông Võ Đức Tiến Phó Chủ tịch 27/04/2017 0,004%
HĐQT
3 Ông Nguyễn Văn Lê Thành viên HĐQT 27/04/2017 0,226%
kiêm TGĐ SHB
4 Ông Trịnh Thanh Hải Thành viên độc 27/04/2017 -
lập HĐQT
5 Bà Nguyễn Thị Hoạt Thành viên HĐQT 15/06/2020 -
6 Ông Phạm Công Đoàn Thành viên HĐQT 27/04/2017 -
7 Thái Quốc Minh Thành viên HĐQT 23/4/2018 -

37
LỜI CẢM ƠN

Đề tài nghiên cứu đem lại cho chúng em vốn kiến thức rộng mở hơn, cách
xác định được thị trường chứng khoán, đánh giá doanh nghiệp cần nghiên cứu, cho
thấy tầm quan trọng của chứng khoán trong nền kinh tế thị trường. Là một trong
những NHTMCP lớn nhất Việt Nam, SHB đã vững vàng tăng trưởng trong năm
2020, đồng thời góp phần trở thành động lực của nền kinh tế nói chung và ngành
tài chính ngân hàng nói riêng, đồng hành thiết thực cùng doanh nghiệp, người dân
vượt qua thời kỳ khó khăn. Chúng em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Vân Anh
và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã đem đến và tận tình truyền đạt
kiến thức trong môn học này. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu mà còn là hành trang quý báu để
em bước vào cuộc sống thực tiễn một cách vững chắc và tự tin.
Trong quá trình học tập, cũng như là trong quá trình làm bài tập nhóm, khó
tránh khỏi sai sót, rất mong cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu
sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp cô để chúng em học thêm được
nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn ở những bài báo cáo sắp tới.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

38
39

You might also like