You are on page 1of 17

MINISTRY OF EDUCATION

FOREIGN TRADE UNIVERSITY HO CHI MINH CITY CAMPUS

ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam
và biện pháp khuyến khích đầu tư của Chính phủ.

Giảng viên: ThS. Nguyễn Hạ Liên Chi


Lớp: K57D - ML 03
Nhóm 5
TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2020
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT HỌ VÀ TÊN MSSV Phân công công việc

1 Lâm Tuấn Đình 1801015195 Viết phần biện pháp, thuyết trình

2 Dương Tấn Đạt 1801015180 Cơ sở lí luận, phân tích OFDI của


Việt Nam vào thị trường
Campuchia

3 Trần Ngọc Duy 1801015230 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam,
phân tích OFDI của Việt Nam
vào thị trường Australia, thuyết
trình

4 Tô Thị Thanh Hằng 1801015281 Viết phần biện pháp, làm slide

5 Nguyễn Phan Thúy Hiền 1801015290 Nhóm trưởng - phân công công
việc, viết phần thực trạng, thuyết
trình, làm slide

6 Mai Hương 1801015331 Tổng hợp slide, thành công, thất


bại của doanh nghiệp Việt Nam

7 Lê Minh Huy 1801015345 Biện pháp cải thiện OFDI, làm


slide

8 Phùng Anh Huy 1801015347 Phân tích OFDI của Việt Nam
vào thị trường Lào

MỤC LỤC
1. Cơ sở lý thuyết ..........................................................................................................1
1.1. Định nghĩa...........................................................................................................1
1.2. Ưu nhược điểm ...................................................................................................1
2. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam:.....................2 2.1.
Tổng quan Kinh tế Việt Nam:...........................................................................2 2.2.
Thực trạng ..........................................................................................................2 2.3.
Các thị trường đầu tư chủ lực của Việt Nam ..................................................6 2.4.
Nhận xét ..............................................................................................................7
3. Biện pháp của chính phủ để khuyến khích hoạt động đầu tư OFDI.................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................14
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Định nghĩa:
Theo OECD (2008), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại đầu tư xuyên biên giới
với mục tiêu thành lập lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp mà được cư trú trong nền
kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư.

Cũng theo OECD (2008), khi nói về đầu tư trực tiếp nước ngoài, người ta cũng có thể
xem xét theo một trong hai hướng, đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào (Inward
Foreign Direct Investment, viết tắt là IFDI) và đầu tư trực tiếp nước ngoài đi ra (Outward
Foreign Direct Investment hay Foreign Direct Investment Abroad, viết tắt là OFDI). Đầu
tư trực tiếp đi vào hay đi ra phụ thuộc vào việc xác định quốc tịch của nhà đầu tư, doanh
nghiệp đầu tư với quốc gia báo cáo. Trong đó OFDI là hoạt động FDI mà hướng ảnh
hưởng là đi ra (Outward) đối với quốc gia báo cáo.

Ở Việt Nam, khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được quy định trong Nghị định số
83/2015/NĐ-CP, theo đó, đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn hoặc thanh
toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh hoặc xác lập quyền sở hữu để thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam, đồng thời trực tiếp tham gia
quản lý hoạt động đầu tư đó.
1.2. Ưu nhược điểm:
a. Ưu điểm:
+ Giúp cho quốc gia nâng cao được năng suất lao động thông qua tìm kiếm tài sản sáng
tạo, kỹ năng quản lý, công nghệ nước ngoài. Tạo nguồn thu cho lao động trong nước +
Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào. Tăng lượng việc
làm và đào tạo nhân công chất lượng cao. Hoặc bù vào những lượng thiếu hụt tài nguyên
đối với 1 số quốc gia.
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn, nâng cao sản xuất,
tìm kiếm thị trường mới.
+ Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư. + Đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng thu ngoại tệ cho
quốc gia.
+ Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
+ Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.
b. Nhược điểm
+ Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu
tư thường có các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình. + Khi nhà
đầu tư đem vốn đi đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi một khoản đầu tư do đó
gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước…

1
+Doanh nghiệp FDI sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nếu nước tiếp nhận đầu tư xảy ra
xung đột vũ trang, thay đổi chính sách đầu tư… Hay đơn thuần là những tranh chấp nội
bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong tư duy truyền thống.
+Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các
luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.
2. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam: 2.1.
Tổng quan Kinh tế Việt Nam:
Theo World Bank, trong hơn 30 năm qua, Việt Nam có những bước phát triển rất đáng
ghi nhận rất đáng ghi nhận. Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền
tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019,,
là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Dưới tình hình
như vậy, Việt Nam giờ đây không còn chỉ là nước nhận đầu tư từ nước ngoài mà trở thành
chủ đầu tư cho nhiều dự án, nhiều nước trên thế giới.

Với nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, lại tập trung vào một số ngành mũi nhọn
như nông nghiệp, lâm nghiệp, viễn thông,.. đã làm dẫn đến xu hướng đầu tư nước ngoài
của các nhà đầu tư Việt Nam ra thị trường nước ngoài sẽ tập trung vào các dự án mà
chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm cũng như lợi thế cạnh tranh như trên.

2.2. Thực trạng:


a. Tình hình chung:

Theo Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), sau hơn 30 năm hội nhập và phát
triển, đến nay, Việt Nam không chỉ là một quốc gia tiếp nhận đầu tư hàng đầu trong khu
vực mà còn vươn lên, trở thành quốc gia có nhiều doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước
ngoài. Thống kê cho thấy, lũy kế từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài
hơn 22 tỷ USD với các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp, lâm nghiệp, năng
lượng và viễn thông. Trong đó, tập trung tại các nước như Lào, Campuchia và Myanmar
với vốn đầu tư chiếm gần 40% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt
Nam.

Bảng 1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2019

(Số liệu Tổng cục thống kê, lũy kế đến 31/12/2019)

Năm Số dự án Tổng vốn đăng kí (triệu USD)

1989-1998 18 13,6

1999-2005 131 559,9


2006- 2010 283 3 898

2011- 2015 486 9746,4

2016- 2019 596 2327,2

Hình 1: Biểu đồ

đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2019 Nhận xét:
- Giai đoạn 1989-1998 rất nhỏ lẻ. Trước khi có Nghị định 22/1999/NĐ-CP ngày
14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài, một số doanh nghiệp tư nhân
đã đầu tư 18 dự án tại Lào và Campuchia với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệu USD, vốn
bình quân chưa tới 1 triệu USD/dự án. (Phương, 2017)
- Giai đoạn 1999-2005 có sự thay đổi lớn. Việt Nam có thêm 131 dự án đầu tư ra nước
ngoài với tổng vốn đăng ký trên 559,89 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự án và gấp 40
lần về vốn đăng ký so với giai đoạn 1989-1998. Có được bước tiến lớn này là nhờ Chính
phủ ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản khác, đặt “nền tảng” cơ sở
pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài. (Phương, 2017)
- Giai đoạn 2006- 2014 là giai đoạn “bùng nổ”: Ngày càng có nhiều dự án đầu tư ra
nước ngoài với tổng vốn đăng kí tăng mạnh. Nguyên nhân là do số lượng các dự án đầu
tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực khai thác, thăm dò dầu
khí, viễn thông, trồng cây công nghiệp, thủy điện tăng lên nhanh chóng.
- Giai đoạn 2015 đến nay là giai đoạn thay đổi trong xu hướng đầu tư: Số lượng dự
án tăng lên trong khi tổng số vốn đăng kí giảm mạnh. Trong năm 2019, các doanh nghiệp
Việt Nam đã đầu tư tổng cộng 172 dự án – cao nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tiến hành
đầu tư nước ngoài, nhưng tổng vốn đăng ký chỉ khoảng 528,8 triệu USD, khiêm tốn hơn
rất nhiều so với con số của giai đoạn trước. Điều này thể hiện xu hướng mới trong đầu tư
ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt: Số lượng dự án có quy mô vừa và nhỏ của khu
vực kinh tế tư nhân tăng dần trong khi số lượng dự án có quy mô vốn lớn của doanh
nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn nhà nước giảm mạnh. Ðáng lưu ý, hoạt động
đầu tư ra nước ngoài năm 2019 hoàn toàn do khu vực kinh tế tư
3
nhân thực hiện, không có dự án nào của DN nhà nước, trong đó xu hướng cá nhân đầu tư
ra nước ngoài gia tăng. Ngày càng có nhiều tập đoàn tư nhân lớn và công ty cổ phần trong
nước đầu tư ra nước ngoài ở các nước phát triển nhằm mở rộng thị trường, khẳng định
thương hiệu như Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet, Thaco, T&T,
Vinamilk, FPT,... (Hà, 2020)

b. Tình hình đầu tư theo cơ cấu ngành kinh tế:

Các lĩnh vực đầu tư thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng và
viễn thông. Cụ thể, tính đến năm 2019, tổng vốn đăng kí đầu tư trong lĩnh vực khai
khoáng dẫn đầu (7925,9 triệu USD), theo sau là lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp (3167,5
triệu USD), thông tin và truyền thông (2646,1 triệu USD).

Bảng 2: Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam phân theo ngành kinh tế
(triệu USD) (Số liệu Tổng cục Thống kê, lũy kế đến 31/12/2019)
Số dự Tổng vốn đăng ký
án
(Triệu USD)

TỔNG SỐ 1321 20665,3

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 118 3167,5

Khai khoáng 61 7925,9

Công nghiệp chế biến, chế tạo 131 1131,6


Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, 9 1486,5
hơi nước và điều hoà không khí

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác 2 0,6


thải, nước thải

Xây dựng 91 65,9


Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe 382 580,8
máy và xe có động cơ khác

Vận tải, kho bãi 44 73,7

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 76 208,6

Thông tin và truyền thông 117 2646,1

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 23 858,8

Hoạt động kinh doanh bất động sản 47 921,4

4
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 91 407,1

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 56 71,7

Giáo dục và đào tạo 12 6,1

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 6 16

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 8 1016,6

Hoạt động dịch vụ khác 47 80,3

c. Tình hình đầu tư phân theo nước tiếp nhận đầu tư:

Theo số liệu tổng cục thống kê, tính đến 31/12/2019, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiến
hành đầu tư chủ yếu sang tổng cộng 58 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Lào là nước
có số lượng dự án và tổng số vốn cam kết đầu tư lớn nhất. Không chỉ bó hẹp khu vực
châu Á, DN Việt Nam còn mở rộng địa bàn sang Australia, New Zealand, Mỹ, Canada,
Haiti, Cameroon… Trong quá trình đầu tư đó, các DN Việt Nam gặp nhiều thuận lợi về
sự gần gũi giữa các quốc gia, quan hệ ngoại giao hữu nghị tốt đẹp, được sự ủng hộ của
chính quyền nước sở tại… nên hoạt động đầu tư đã mang lại nhiều kết quả khả quan,
đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong 11 tháng năm 2019, đã có 31 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam,
trong đó Australia là nước dẫn đầu với 141,3 triệu USD, chiếm 30,8%; Hoa Kỳ 93,4 triệu
USD, chiếm 20,4%; Tây Ban Nha 59,8 triệu USD, chiếm 13%; Campuchia 50,7 triệu
USD, chiếm 11,1%; Singapore 48 triệu USD, chiếm 10,5%.

Bảng 3: Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam phân theo nước tiếp
nhận đầu tư chủ yếu (triệu USD)

(Số liệu Tổng cục Thống kê, lũy kế đến 31/12/2019)


STT Nước Số dự án Tổng vốn đăng ký
(Triệu USD)

1 Lào 208 4912,1

2 Liên bang Nga 15 2831,3

3 Cam-pu-chia 180 2747,9

4 Vê-nê-xu-ê-la 2 1825,1

5 My-an-ma 104 1335

6 An-giê-ri 1 1261,5

7 Pê-ru 4 1249

8 Ma-lai-xi-a 21 853
9 Hoa Kỳ 184 693,9

5
10 Ôx-trây-li-a 68 400,5
11 Tan-đa-ni-a 4 356,3

12 Mô-dăm-bích 3 345,9

13 Xin-ga-po 103 324,8

2.3. Các thị trường đầu tư chủ lực của Việt Nam
2.3.1 Thị trường Campuchia:

Việt Nam có 214 dự án đầu tư tại Cam-pu-chia, với tổng vốn đạt 3,2 tỷ USD, trong đó
177 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt gần 2,8 tỷ USD, đứng vị trí thứ 3 trong
tổng số 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của Việt Nam (sau Lào 4,8 tỷ
USD, Nga 2,8 tỷ USD). Việt Nam đứng vị trí thứ 5 trong đầu tư tại Cam-pu-chia (sau
Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản). Riêng 7 tháng đầu năm 2019, có 4 dự án
đầu tư mới và 4 dự án tăng vốn, với tổng vốn đăng ký đạt 38,5 triệu USD, tương đương
vốn đăng ký cả năm 2018.

Hoạt động đầu tư của Việt Nam tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với số
vốn đăng ký là 2,1 tỷ USD (chiếm 69,1% tổng vốn đăng ký); lĩnh vực tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm có vốn đăng ký là 370,1 triệu USD (chiếm 12%); lĩnh vực viễn thông có
vốn đăng ký là 204,3 triệu USD (chiếm 6,6%). Số dự án còn lại thuộc các lĩnh vực hàng
không, khoáng sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải kho bãi, thương mại, y
tế, xây dựng, du lịch, khách sạn, bất động sản…

Đầu tư của Việt Nam đã có tại 18/24 tỉnh, thành phố của Cam-pu-chia, tập t rung chủ yếu
tại Thủ đô Phnôm Pênh, tỉnh Siem Reap và một số tỉnh giáp biên giới Việt Nam như:
Ratanakiri, Krattie, Mondul Kiri, Svay rieng... Về tình hình thực hiện và hoạt động của
các dự án, tính đến nay, vốn thực hiện đạt trên 1,5 tỷ USD, khoảng 50% vốn đăng ký.

Ngoài ra, hoạt động đầu tư của Việt Nam tại Cam-pu-chia thời gian qua cũng đã góp phần
tăng thu ngân sách cho Chính phủ Cam-pu-chia, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
- xã hội cho phía bạn. Lũy kế đến nay, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đã nộp
ngân sách cho Chính phủ Cam-pu-chia 24 triệu USD và hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng,
thực hiện chính sách an sinh xã hội cho phía bạn khoảng 40 triệu USD; Hãng viễn thông
Metfone là doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất cho Chính phủ Cam-pu-chia hiện nay, với số
thuế lũy kế đến nay là 461 triệu USD và đóng góp an sinh xã hội đạt khoảng 77 triệu
USD…

2.3.2. Thị trường Lào

- Tính đến năm 2018, Lào là quốc gia có nhiều dự án đầu tư FDI của Việt Nam nhất, với
249 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 4,8 tỷ USD. Việt Nam chọn cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng
để phát triển hữu nghị và thúc đẩy kinh tế 2 nước.

6
- Nhiều dự án của Việt Nam đầu tư tại Lào đang được triển khai có hiệu quả như: dự án
trồng cây cao su, dự án sản xuất mía đường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn
Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty cao su Đắk Lắk; dự án đầu tư của Viettel; dự án
của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt và một số chi nhánh ngân hàng Việt Nam tại Lào.

- Trong năm 2020, quốc gia mà các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn đầu tư nhiều nhất
vẫn là Lào với 208 dự án đầu tư, vốn đăng ký đầu tư FDI khoảng 4,9 tỉ USD, tương
đương khoảng 23,8% tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài hiện
nay. Các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào 18 ngành, nghề tại nước ngoài, trong đó tập
trung vốn vào các ngành khai khoáng, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, thông tin
truyền thông, sản xuất, phân phối điện, khí đốt, điều hòa không khí, công nghiệp chế biến,
chế tạo…

2.3.3 Thị trường Australia:

- Ngoài thị trường đầu tư tại các nước Đông Nam Á, Việt Nam còn mở rộng ra nhiều thị
trường và châu lục khác

- Tính đến hết tháng 8-2019, thị trường Australia là quốc gia dẫn đầu thu hút vốn đầu tư
từ DN Việt Nam, đạt 178,9 triệu USD.

- Về lĩnh vực đầu tư, DN đầu tư tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: bán buôn và bán
lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, chiếm 22% tổng vốn đầu tư. Kế
đến, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 20,2%; hoạt động chuyên môn, khoa học và
công nghệ chiếm 19%; hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 16,4%...

2.4. Nhận xét


2.4.1 Những thành công và thất bại mà doanh nghiệp Việt Nam trải qua a.
Thành công
Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ,
nhằm khẳng định năng lực bản thân và qua hoạt động của công ty đặt nền móng cho giấc
mơ làm chủ trên sân chơi quốc tế của thương hiệu Việt Nam. Công ty cổ phần sữa Việt
Nam Vinamilk
Ngày 6/12/2013:
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, đầu
tư vào Công ty Driftwood Dairy Holding Corporation, Hoa Kỳ. Tại ngày 31 tháng 12 năm
2013, Công ty đã hoàn tất thủ tục chuyển tiền đầu tư 7 triệu USD và nắm giữ 70% vốn
chủ sở hữu tại Driftwood Dairy Holding Corporation.
Ngày 6/1/2014:
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư vào Angkor Dairy
Products Co., Ltd, Campuchia với tỷ lệ 51%.

7
Ngày 30/5/2014:
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài để
thành lập Vinamilk Europe sp.z.o.o tại Ba Lan do Vinamilk sở hữu 100% vốn. Ngày
19/5/2016:
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đã phê duyệt tăng vốn đầu tư thêm ba (03) triệu đô la Mỹ
vào Driftwood Dairy Holding Corporation. Tại ngày 30 tháng 6 năm 2016, Công ty đã
hoàn tất nâng tổng số vốn đầu tư lên 10 triệu USD và tăng tỷ lệ sở hữu tại Driftwood
Dairy Holding Corporation từ 70% lên 100%
Ngày 31/7/2017:
Ngày 23 tháng 3 năm 2017, vốn đầu tư của Công ty tại Angkor Milk sẽ tăng từ
10.210.000 USD lên 20.995.390 USD.Tại ngày 31 tháng 7 năm 2017, Công ty đã hoàn tất
thủ tục chuyển tiền đầu tư, nâng tổng số vốn đầu tư lên 20,9 triệu USD và tăng tỷ lệ sở
hữu tại Angkormilk từ 51% lên 100%.
Ngày 23/11/2018:
Vào tháng 7 năm 2018, Công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng đầu tư nắm giữ 51% cổ
phần của Công ty Lao-Jagro Development Xiengkhuang Co., Ltd để phát triển tổ hợp
trang trại bò sữa và bò thịt công nghệ cao.
Ngày 12/9/2019:
Tăng vốn đầu tư tại công ty con do Công ty sở hữu 100% là Driftwood Dairy Holding
Corporation, Hoa Kỳ, từ 10 triệu USD lên 20 triệu USD.

Như vậy, Vinamilk không chỉ thông qua việc bán sỉ qua một nhà sản xuất tại thị trường
bản địa, đưa dây chuyền sản xuất sữa nước tại Hoa Kỳ vào hoạt động, nhằm cung sữa
nước cho thị trường nơi đây, mà còn tạo bước đệm để phát triển ra một số thị trường châu
Âu, thể hiện tham vọng bước tới vị thế của một "ông lớn" trong ngành công nghiệp sữa
toàn thế giới.

Hoàng Anh Gia Lai với Myanmar Center

Khu phức hợp Myanmar Centre tọa lạc tại vị trí đắc địa của thành phố Yangon, đối diện
hồ Inya với cảnh quan thoáng đãng và tươi đẹp. HAGL đã nhanh chóng hoàn thành các
thủ tục pháp lý và tiến hành khởi công Giai đoạn 1 của Dự án vào tháng 6 năm 2013.
Trung tâm thương mại Myanmar Plaza là một trong những điểm mua sắm thu hút người
tiêu dùng nhất tại Yangon với hơn 20.000 hàng ngàn lượt người tham quan mua sắm mỗi
ngày.
Đến tháng 8 năm 2016, HAGL khai trương khách sạn với quy mô 430 phòng và giao cho
Tập đoàn Melia quản lý.
Từ ngày đi vào hoạt động đến nay HAGL đã giải quyết gần 1.000 lao động với thu nhập
ổn định cho người dân địa phương, tạo ra doanh thu hơn 180 triệu USD đến cuối tháng

8
05 năm 2019. Khu phức hợp Myanmar Centre được xem như biểu tượng hợp tác kinh tế,
đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Myanmar.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn HAGL Đoàn Nguyên Đức cho biết: Hoàng Anh Gia Lai là một
trong những tập đoàn tư nhân Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài.
Tổng vốn đầu tư của Dự án là 440 triệu đô la Mỹ. HAGL đã phát triển thành công giai
đoạn 1. THACO sẽ tiếp tục tạo thêm giá trị cho giai đoạn 2. Việc bắt tay của HAGL và
THACO sẽ tạo nên nhiều câu chuyện lớn và là cầu nối hiệu quả thúc đẩy hợp tác thương
mại, du lịch và đầu tư giữa 2 quốc gia Việt Nam – Myanmar.
b. Thất bại
- Thất bại do rủi ro về khả năng hoàn vốn của dự án

Việc xây dựng các nhà máy sản xuất, các kênh phân phối hoặc mua lại cổ phần của các
công ty nước ngoài đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn, và không phải doanh nghiệp
nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu này, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp Việt
Nam còn non trẻ. Còn trường hợp doanh nghiệp hoàn toàn có đủ tiềm lực tài chính để đầu
tư ra nước ngoài, thì việc phải chi ra số tiền lớn như thế cũng đem lại rủi ro về thời gian
hoàn vốn và khả năng hoàn vốn của dự án.

Một ví dụ thực tế nổi bật là sự thất bại của PVN tại Venezuela do sự bất ổn của nền kinh
tế nơi đây. Ban đầu, đây được cho là một dự án đầy tiềm năng với dự kiến thu về 4 triệu
tấn dầu/năm và thời gian hoàn vốn là 7 năm. Nhưng chỉ sau 3 năm ký kết hợp đồng với
dự án lên tới 8 tỷ USD, vào năm 2013, Venezuela có mức lạm phát lên tới 57%, tỷ giá
chính thức và tỷ giá chợ đen chênh lệch nhau tới 10 lần. Các nhà lãnh đạo của PVN đã
không thể dự báo trước sự biến động này, và tất nhiên, với tình hình kinh tế ấy thì PVN
không thể tiếp tục chuyển tiền vào đây thuê các đơn vị dịch vụ của Venezuela triển khai
dự án nữa.

- Thất bại do rủi ro yếu tố môi trường đầu tư nước ngoài

Yếu tố rủi ro khi các doanh nghiệp không tìm hiểu nghiên cứu kỹ đặc điểm của các yếu tố
môi trường đầu tư và kinh doanh và trở nên lạc lõng tại nước ngoài.

Những yếu tố đó mang tính vĩ mô như nền kinh tế, thể chế chính trị - pháp luật, điều kiện
tự nhiên - môi trường có thể dẫn đến thất bại như tập đoàn Vinacomin từng có 5 dự án
đầu tư khai thác khoáng sản (cụ thể là than) tại Lào và Campuchia, nhưng sau khi nghiên
cứu khảo sát lại thì họ đã buộc phải kết thúc một dự án tại Lào và mất trắng 1.56 triệu
USD ở đây, đồng thời đặt dấu hỏi với 3 dự án khác, tất cả đều do khả năng phát triển mỏ
thấp vì trữ lượng không đủ lớn để đầu tư khai thác, chế biến quy mô lớn.

9
Ngoài ra các doanh nghiệp còn chịu sự tác động của những yếu tố vi mô trong thị trường
nước ngoài, như khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và dư luận quốc tế. Ngay như Viettel,
đại gia đã gặt hái thành công ở 7 quốc gia đầu tư thì năm vừa qua cũng phải ngậm ngùi
chấp nhận thất bại trong cuộc đua xâm nhập thị trường viễn thông Myanmar. Quyền đầu
tư mạng di động cho đất nước 60 triệu dân nhưng mới chỉ có 10% người dân sử dụng dịch
vụ này và đã thuộc về 2 tập đoàn viễn thông của Qatar và Nauy, dù Viettel đã cố gắng hết
sức cả về giá thầu, đưa ra các cam kết hấp dẫn với chính phủ Myanmar,… Hoặc với
HAGL, sau khi nhập 30000 tấn đường từ Lào về Việt Nam tinh chế để xuất sang Trung
Quốc đã gặp phải làn sóng phản ứng dữ dội từ phía Hiệp hội mía đường Việt Nam, khiến
kế hoạch kinh doanh này bị ách tắc cả năm trời mới giải quyết được.

2.4.2 Rủi ro, thách thức:

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro,
thách thức và chưa mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi:

- Khác biệt về văn hóa, pháp luật, môi trường giữa Việt Nam và các quốc gia tiếp nhận
đầu tư. Khi xảy ra tranh chấp tại nước sở tại, việc xử lý rất khó khăn, phức tạp do nhiều
vướng mắc phát sinh ngoài tầm kiểm soát. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam khi
đầu tư ra nước ngoài thường mang theo tư duy, cách nghĩ của người Việt Nam. Chẳng
hạn như: Về đất đai, nếu doanh nghiệp đầu tư ở Việt Nam sẽ được Nhà nước hỗ trợ thu
hồi đất, nhưng sang đầu tư Campuchia chế độ sở hữu đất đai sẽ khác, dẫn đến nhà đầu tư
nước ngoài gặp không ít khó khăn.

- Năng lực của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu kém: khả năng dự báo thị trường,
năng lực quản lý, năng lực tài chính vẫn còn nhiều hạn chế và chưa có tầm nhìn trung và
dài hạn, cũng như thiếu sự liên kết với nhau để tạo nên sức cạnh tranh tại nước sở tại.
Chẳng hạn: Trong lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp cần chuẩn bị tiềm lực tài chính có
như vậy mới có thể đảm bảo tiềm lực duy trì được các hoạt động của mình. Trên thực tế
đã có một số tập đoàn, tổng công ty của Việt Nam rơi vào tình cảnh lao đao do các dự án
không khả thi, phải dừng hoạt động khi sau khi kết thúc giai đoạn thăm dò và nghiên cứu
thị trường.

- Nhiều hoạt động còn mang tính tự phát, do đó rất dễ xảy ra tranh chấp. Khi đó, việc xử
lý tranh chấp rất khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

- Hiện chưa có cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền, điều kiện và năng lực triển khai
quản lý, theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của tất cả
các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại nước ngoài. Các chính sách của Chính

10
phủ hỗ trợ việc đầu tư ra nước ngoài về định hướng, vốn, thủ tục, ưu đãi không cụ thể,
chưa thiết thực và đủ hấp dẫn.

- Hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước chưa cao. Theo báo cáo về hoạt động đầu
tư, quản lý, tính đến cuối năm 2018, có 19 doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước chi
phối (Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), có 114 dự án đầu tư ra nước ngoài. Trong
đó, 84 dự án phát sinh doanh thu, lợi nhuận. Trong đó, tổng lợi nhuận của các dự án có lãi
là 187 triệu USD giảm 24% so với năm 2017. Tuy nhiên, tổng số lỗ phát sinh trong năm
2018 của các dự án báo lỗ là 367 triệu USD tăng 265% so với năm 2017. Chiếm tỷ trọng
lớn nhất là các dự án của Viettel với số lỗ phát sinh là 349 triệu USD, Tập đoàn Cao su
Việt Nam với số lỗ phát sinh là 7,7 triệu USD. Lợi nhuận giảm nhiều nhất trong lĩnh vực
viễn thông với số lỗ tăng là 349 triệu USD, nguyên nhân chủ yếu là do đồng nội tệ mất
giá cũng như tình trạng lạm phát tại nước đầu tư (như các nước châu Phi, Trung Mỹ hoặc
Đông Nam Á) và cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực viễn thông.

Vì vậy, để hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam phát huy hiệu quả
hơn, hạn rủi ro có thể phát sinh cũng như vượt qua các thách thức, nhà nước cũng như
doanh nghiệp phải tìm ra các biện pháp để:

· Làm giảm đi các các khác biệt về văn hoá, pháp luật, môi trường giữa Việt Nam
và các nước nhận đầu tư

· Nâng cao các năng lực cho doanh nghiệp

· Thực hiện các hoạt động OFDI có hệ thống, có chiến lược cụ thể

· Đề ra các chính sách ưu đãi hơn, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước
ngoài

· Nâng cao hiệu quả đầu tư đối với các doanh nghiệp nhà nước. 3.

Biện pháp của chính phủ để khuyến khích hoạt động đầu tư OFDI

Một là, trước khi đầu tư, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ hệ thống hóa các văn bản quy
định, pháp luật, văn hóa, thị trường, cạnh tranh, rủi ro… tại thị trường nước ngoài và đặc
biệt là cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự, sản phẩm, tổ chức, chiến lược và vốn. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động kết nối với các doanh nghiệp địa
phương để tìm hiểu về hoạt động thể chế chính trị và vận hành của hệ thống pháp luật tại
đây. Như tại Nhật Bản, để doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể cạnh tranh trong giai
đoạn mới thâm nhập vào thị trường mới,Tập đoàn Tài chính Nhật Bản (JFC) - Một tổ
chức tài chính của Chính phủ Nhật Bản làm nhiệm vụ hỗ trợ các doanh

11
nghiệp của họ ra nước ngoài. Tập đoàn này thường xuyên ký các cam kết đối với Chính
phủ các nước tiếp nhận vốn đầu tư về việc sẽ hỗ trợ, đảm bảo tài chính cho các doanh
nghiệp bao gồm DNVVN của Nhật Bản đầu tư vào nước ngoài.

Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường quốc tế: Các nhà đầu tư Việt Nam
cần đầu tư phát triển mạng lưới chi nhánh, hệ thống ATM khắp nơi, để nhiều khách hàng
nước ngoài biết đến thương hiệu, tiếp cận dịch vụ của doanh nghiệp. Song song đó thì
cũng cần đầu tư, phát triển công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực để đón đầu cơ hội phát
triển của những thị trường sơ khai này trong những giai đoạn tiếp theo. Tại Ấn Độ, nhờ sự
tự do về tài chính và thương mại đã thúc đẩy dòng đầu tư ra nước của các công ty Ấn Độ.
Hơn nữa, môi trường kinh tế trong nước bao gồm nguồn vốn nhân lực ngày, khả năng
cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, dòng vốn nước ngoài đi vào và tiết kiệm trong nước
tăng ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ của Ấn Độ
trong thập kỷ từ 1970-2009. Ngoài ra, phương thức bán chéo (cross-sale) cũng cần được
đẩy mạnh nhằm khai thác nhu cầu của khách hàng hiện có và bán thêm các sản phẩm dịch
vụ khác mà khách hàng chưa sử dụng.
Ba là, xác định đúng chiến lược tiếp cận thị trường: chiến lược thường thấy của các doanh
nghiệp Việt Nam trong OFDI là theo chân khách hàng, tuy nhiên thực tế cho thấy nếu quá
phụ thuộc vào nhóm khách hàng doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài sẽ đem lại rủi ro
lớn. Theo đó các nhà đầu thư Việt Nam cần có chiến lược tiếp cận thị trường cân bằng
giữa nhóm khách hàng là doanh nghiệp/cá nhân Việt Nam tại nước ngoài và nhóm khách
hàng doanh nghiệp/cá nhân nước ngoài để có thể vừa phát huy lợi thế sẵn có vừa có thể
phát triển, mở rộng và đa dạng hóa. Bên cạnh đó việc xác định được mô hình quản lý hoạt
động tại nước ngoài hợp lý, có hệ thống phân cấp ủy quyền phù hợp cũng rất quan trọng
để vừa có thể phát huy tính chủ động của đơn vị kinh doanh tại thị trường nước ngoài vừa
có thể quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn hoạt động. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho
thấy chiến lược này sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên sự chuyển biến về tư duy, từ đó tạo
đột phá trong hoạt động ODI. Ngoài ra, chiến lược còn có vai trò là căn cứ cao nhất để từ
đó các chính sách khuyến khích cụ thể được xây dựng nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống
nhất trong toàn bộ hệ thống văn bản cũng như trong việc việc quản

Bốn là, xác định định hướng kinh doanh thận trọng: Theo đó các doanh nghiệp Việt Nam
cần hết sức chú ý đến những vấn đề về rủi ro pháp lý, xung đột văn hóa, cạnh tranh với
ngân hàng khác trong hoạt động kinh doanh tại nước ngoài. Các doanh nghiệp cần chuẩn
bị kỹ lưỡng phương án kinh doanh và đặc biệt về vốn và nhận sự để có thể chống chịu tốt
những rủi ro có thể xảy ra. Theo đó, nên lựa chọn tốc độ tăng trưởng phù hợp theo hướng
an toàn thận trọng hơn là tăng trưởng nhanh để giành thị phần. Việc lựa chọn định hướng
này giúp các chi nhánh công ty, doanh nghiệp không chịu áp lực nhiều áp lực về nguồn
vốn cho kinh doanh dẫn đến phụ thuộc vào sự hỗ trợ của doanh nghiệp

12
mẹ tại Việt Nam hoặc các nguồn vốn vay không bền vững. Không những vậy tốc độ tăng
trưởng an toàn còn giúp kiểm soát tốt rủi ro nhất là tín dụng trong thời gian đầu khi chưa
có nhiều kinh nghiệm trong thẩm định rủi ro tại thị trường nước ngoài. Tiêu biểu cho việc
thất bại do không xác định thận trọng hướng kinh doanh, không thể không kể đến câu
chuyện của bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) với
bán 30.000 tấn đường do doanh nghiệp này sản xuất tại Lào cho Công ty cổ phần đường
Biên Hòa tinh luyện rồi tái xuất sang Trung Quốc. Kế hoạch kinh doanh này bị ách tắc cả
năm trời mới giải quyết được vì gặp phải làn sóng phản ứng dữ dội từ phía Hiệp hội Mía
đường Việt Nam (VSSA). Hiệp hội này cho rằng hợp tác này đi ngược lại lợi ích của
ngành, quay lưng với người dân trồng mía ở Việt Nam. Qua đó, có thể thấy, thị trường
nước ngoài đầy tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro, đòi hỏi nhà đầu tư cần khôn ngoan, cẩn
thận trong tìm hiểu thị trường cũng như xác định hướng đi hợp lý.

Năm là, về cơ chế khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, Chính phủ nên xem xét xây dựng
đề án về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để thúc đẩy hoạt động FDI, trong đó, có những giải
pháp mang tính chất đột phá để khuyến khích hoạt động FDI không những dành cho các
NHTM mà còn cho các doanh nghiệp. Các chính sách, luật pháp phải phù hợp với tình
hình thị trường nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư. Có thể xem xét thành lập các quỹ hỗ trợ
đầu tư ra nước ngoài Chính phủ cũng có thể xem xét thành lập quỹ phúc lợi quốc gia.
Chúng ta cũng có thể xem xét học hỏi mô hình của Trung Quốc khi mà chúng ta chưa có
những giải pháp tài chính cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng hoạt
động ra thị trường quốc tế. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về OFDI của Trung Quốc dựa trên 2
yếu tố chính là sự hỗ trợ và định hướng lớn và chính phủ và nội lực nền kinh tế rất tốt. Cả
2 yếu tố này ở Việt Nam còn kém. Vì vậy, ta cần điều chỉnh theo hai hướng đó chính là:

1. Bổ sung, sửa đổi cơ chế quản lí nhà nước đối với OFDI để giúp nguồn vốn đầu tư ra
nước ngoài mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế hơn, thúc đẩy sự phát triển của cả
doanh nghiệp đi đầu tư và đất nước
2. Thực hiện một số biện pháp hỗ trợ tài chính ở mức phù hợp: ta có thể học tập được từ
Trung Quốc đó là Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như tài trợ vốn, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi vay
vốn, tránh đánh thuế 2 lần; giảm những rủi ro liên quan đến OFDI thông qua các
sự thỏa thuận bảo hộ lẫn nhau của Chính phủ Trung Quốc với các nước tiếp nhận
vốn; cung cấp bảo hiểm tai nạn cho người xuất ngoại lao động; thực hiện duy trì
mạng lưới dịch vụ thông tin hỗ trợ cho doanh nghiệp của mình ở nước ngoài, thu
thập dữ liệu và báo cáo các vấn đề Nhà đầu tư đang và sẽ gặp khó khăn. Để làm
những việc này Trung Quốc thành lập Hội đồng xúc tiến đầu tư quốc tế, hay Trung
tâm nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. (1997), Universal banking, Oxford Canals University Press, Oxford.

2. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, VNM 2019, ‘Báo cáo thường niên Vinamilk
2019’, trang 150-151

3. Đinh Trọng Thịnh (2006), Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam Đầu Tư trực tiếp ra
nước ngoài, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. Đỗ Huy Thưởng (2015), Chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

5. Hà, Tô. 2020. Xu hướng mới đầu tư ra nước ngoài, Nhân dân, xem 15/02/2021,
<https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/xu-huong-moi-dau-tu-ra-nuoc-ngoai 611551>.

6. Hồ Mai 2017, ‘Doanh nghiệp Việt làm ăn ra sao ở Lào, Campuchia, Myanmar?’,
Tạp chí điện tử Nhà đầu tư, 11 tháng 10.

7. Lê Quang Huy (2020). The effects of outward foreign direct investment to


vietnam’s economy, Trường Đại học Tài Chính - Marketing, Thành phố Hồ Chí Minh

8. Mamta B Chowdhury (2019). India’s Outward Foreign Direct Investment: Closed


Doors to Open Souk, University of Western Sydney, Australia
9. Mizruchi and Gerald (2003), The globalization of american banking, University of
Michigan, Michigan.

10. Ngọc, Nguyễn Thị Bích. 2020. Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài:
Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí tài chính, xem 15/02/2021,
<http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hoat-dong-dau-tu-cua-viet-nam-ra nuoc-
ngoai-thuc-trang-va-khuyen-nghi-318291.html>.

11. Nguyễn Hải Đăng (2013), Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Trường Đại học kinh tế thuộc Đại học Quốc
gia, Hà Nội.

12. Nguyễn, TNA 2019, ‘Luận văn Thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh', Trường Đại
học Dân lập Hải Phòng

13. Pecchioli (1983), The Internationalisation of Banking, OECD, Paris.

14
14. Phương, Trần. 2017. Đầu tư ra nước ngoài: “Bệ phóng” và sự “bùng nổ”, Công
Thương, xem 15/02/2021, < https://congthuong.vn/dau-tu-ra-nuoc-ngoai-be-phong va-
su-bung-no-84819.html >.

15. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, HAGL 2019, ‘Báo cáo thường niên HAGL Group
2019’, trang 11-58
15

You might also like