You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ

HUỲNH PHƯƠNG NHƯ

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN


CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

CHUYÊN ĐỀ
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 7340101

Tháng 05 Năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

HUỲNH PHƯƠNG NHƯ


MSSV: B1902121

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN


CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

CHUYÊN ĐỀ
NGÀNH: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 7340101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


Dương Quế Nhu

Tháng 05 Năm 2022


LỜI CẢM TẠ
Để có thể hoàn thành chuyên đề một cách hoàn chỉnh. Bên cạnh những nỗ
lực, cố gắng của bản thân, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Qúy Thầy, Cô,
cũng như sự ủng hộ của gia đình, người thân, bạn bè trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và thực hiện chuyên đề.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy/Cô Trường Đại
học Cần Thơ. Cám ơn Thầy/Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên
môn bổ ích để làm nền tảng trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Dương Quế Nhu - Giảng viên
hướng dẫn của tôi. Cô đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đưa
ra những ý tưởng quý báu giúp tôi hoàn thành tốt chuyên đề này. Xin được gửi lời
tri ân nhất của tôi đối với những điều mà Cô đã dành cho tôi.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, ủng
hộ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 02 tháng 05 năm 2022
Người thực hiện

Huỳnh Phương Như

ii
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết chuyên đề này được hoàn thành dựa trên các nghiên cứu của
chính bản thân tôi, do chính tôi thực hiện, các dữ liệu thu thập cũng như kết quả
phân tích trong chuyên đề là trung thực và chưa được sử dụng cho đề tài nghiên
cứu khoa học nào trước đó.

Cần Thơ, ngày 02 tháng 05 năm 2022


Người thực hiện

Huỳnh Phương Như

iii
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU.............................................................................1


1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................2
1.3.1 Không gian nghiên cứu.................................................................2
1.3.2 Thời gian.......................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam...........2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......3
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN...........................................3
2.1.1 Khái niệm thủy sản.......................................................................3
2.1.2 Khái niệm xuất khẩu.....................................................................3
2.1.3 Hình thức xuất khẩu tại Việt Nam................................................3
2.1.4 Vai trò của xuất khẩu....................................................................5
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu...........................6
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................7
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2019 - 2021....................................................................8
3.1 KHÁI QUÁT VỀ VIỆT NAM.............................................................8
3.1.1 Vị trí địa lí.....................................................................................8
3.1.2 Phạm vi lãnh thổ...........................................................................8
3.1.3 Thuận lợi của vị trí địa lí Việt Nam..............................................9
3.1.4 Khó khăn của vị trí địa lí Việt Nam............................................11
3.2 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM. .11
3.2.1 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2019 –
2021......................................................................................................12
3.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam..................19

iv
3.3 NHỮNG KHÓ KHĂN PHẢI ĐỐI MẶT CHO XUẤT KHẨU THỦY
SẢN CỦA VIỆT NAM............................................................................21
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN............................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................23

v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo sản phẩm, giai đoạn 2019 - 2021

vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, 2019 – 2021
Hình 3.2 Xuất khẩu cá tra Việt Nam, 2019 – 2021
Hình 3.3 Xuất khẩu chả cá, surimi, T1- 11/2020 – 2021
Hình 3.4 Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2019
Hình 3.5 Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo khu vực 2020 – 2021

vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KHCN: Khoa học công nghệ


DN: Doanh nghiệp
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
VASEP: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
XK: Xuất khẩu
NK: Nhập khẩu
GT: Giá trị
CBPG: Chống bán phá giá
IUU: (illegal, unreported and unregulated fishing) Khai thác hải sản bất hợp pháp,
không khai báo và không theo quy định.
CPTPP: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là một
hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-
xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-
lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.

viii
ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với việc gia tăng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, việc
chú trọng vào thương mại toàn cầu cũng phát triển một cách nhanh chóng. Sự
bùng nổ dân số thế giới cộng với hậu quả của quá trình công nghiệp hóa, ô thị hóa
làm đất canh tác trong nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Bên cạnh đó, sự diễn biến
bất lợi của thiên nhiên, môi trường sống sẽ làm cho lương thực thực phẩm là mặt
hàng chiến lược trên thị trường thế giới. Trong điều kiện đó sản phẩm thủy sản
ngày càng chiếm vị trí quan trọng, vì vậy việc phát triển ngành thủy sản tiếp tục
là một trong những mục tiêu quan trọng trong xây dựng chiến lược và quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Thủy sản là một trong những ngành hoạt
động kinh tế nằm trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
Ngành thủy sản không những đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực
phẩm cho con người và còn là một ngành kinh tế đem đến những cơ hội việc làm
cho người dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Việt
Nam may mắn khi được thiên nhiên ban tặng vị trí địa lý giáp với biển Đông với
vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi với 3.260 km đường bờ biển, Việt Nam có
2.038 loài hải sản, trong đó có 130 loài có giá trị thương mại, 30 loài thường
xuyên đánh bắt. Các sản phẩm hải sản XK của Việt Nam ngày càng đa dạng. Các
sản phẩm như cá ngừ, mực bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ và surimi
hiện có doanh số XK ngày càng cao. Hiệp định thương mại giữa Việt Nam
và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mở ra một kỷ nguyên mới về xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam khi một số mặt hàng được hưởng ưu đãi giảm thuế còn 0% và
thủy sản sẽ có những ảnh hưởng tích cực trong thị trường EU.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu đã liên tục
bị gián đoạn và đứt gãy khi những quốc gia nhập khẩu chính đóng cửa, dẫn đến
những hoạt động khác bị trì trệ. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam vẫn
trên đà phát triển trong năm 2021 tổng sản lượng tăng 6% so với năm 2020, thuỷ
sản là một trong 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thuộc nhóm nông - lâm -
thuỷ sản chiếm tỷ trọng 18,3% của nhóm ngành này (8,9 tỷ USD so với toàn
nhóm 48,6 tỷ USD). Còn nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu năm qua của cả
nước là 336 tỷ USD, xuất khẩu thuỷ sản chiếm tỷ trọng 2,6%. (Dỹ Tùng, 2022)

1
Nhằm đưa ra những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản trong
bối cảnh hiện nay là vô cùng cần thiết, mang tính cấp bách trong bối cảnh đại
dịch và xu hướng toàn cầu hóa thế giới. Nên em đã quyết định chọn đề tài “Thực
trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021” làm đề tài cho
chuyên đề của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Vệt Nam giai đoạn 2019 –
2021.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Tại Việt Nam
1.3.2 Thời gian
Số liệu được sử dụng cho đề tài nghiên cứu về Thực trạng xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2021.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
2.1.1 Khái niệm thủy sản
Theo Đại học kinh tế tài chính, Thủy sản là thuật ngữ dùng để chỉ về những
nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước (nước mặn, nước
ngọt, nước lợ). Thủy sản bao gồm các nhóm: nhóm cá (cá tra, cá bống tượng, cá
chình, …), nhóm giáp xác (tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất), nhóm động
vật thân mềm (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương, ....), nhóm rong, nhóm bò sát và
lưỡng cư (cá sấu, ếch, rắn…).
Thủy sản là những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường
nước và được con người khai thác, nuôi trồng, thu hoạch sử dụng làm thực phẩm,
nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
2.1.2 Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá
trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá
lấy tiền tệ làm môi giới. Đây không phải là việc thực hiện mua bán riêng lẻ mà là
một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong
và bên ngoài.
Xuất khẩu của doanh nghiệp là hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ từ trong
nước phục vụ nhu cầu của các nước ở bên ngoài lãnh thổ nước ta hoặc vùng lãnh
thổ đặc biệt nhằm mục đích đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hay nói theo
cách khác xuất khẩu là việc bán hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, công ty trong
nước cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Căn cứ theo Luật Thương Mại năm 2005 quy định như sau: "Xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật". Như vậy, hiểu theo luật của Việt Nam thì cơ bản xuất
khẩu chính là việc bán hàng cho nước ngoài, cho các quốc gia khác Việt Nam.
2.1.3 Hình thức xuất khẩu tại Việt Nam
Xuất khẩu trực tiếp: Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay, hình
thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên bán và bên mua dựa trên giao

3
dịch trực tiếp, 10 thỏa thuận, thương lượng về quyền lợi của mỗi bên theo đúng
pháp luật của từng nước tham gia giao dịch và tiến hành ký kết hợp đồng sau
cùng. Đây cũng là hình thức thể hiện sự tự chủ của doanh nghiệp trong việc buôn
bán hàng hóa, tìm kiếm đối tác thị trường trên cơ sở nghiên cứu thị trường, thị
hiếu người tiêu dùng tại quốc gia hướng đến. Tuy nhiên, DN sẽ là đơn vị trực tiếp
đứng ra tiến hành nghiệp vụ, thủ tục giao dịch, chi phí phát sinh, tiền lãi thu được
và tiền lỗ khi kinh doanh đều được DN tự chịu trách nhiệm.
Xuất khẩu ủy thác: Hình thức xuất khẩu này tồn tại với hai chủ thể chính
là DN sản xuất kinh doanh nội địa và thị trường- quốc gia hướng đến xuất khẩu
cùng với một DN trung gian hoạt động tại nước ngoài. Hình thức này được áp
dụng khi DN nội địa gặp rào cản về khả năng tài chính, đối tác, ngôn ngữ… họ sẽ
tiến hành đàm phán và ủy thác cho DN trung gian để thực hiện xuất khẩu hàng
hóa. DN trung gian sau khi nhận ủy thác sẽ đảm nhận mọi thủ tục xuất khẩu của
DN nội địa, chi phí phát sinh, tiền hòa hồng và quyền được nhận sau ủy thác được
ghi rõ trong hợp đồng giữa hai bên.
Xuất khẩu tại chỗ: là hình thức hàng hóa của một doanh nghiệp sản xuất
nội địa, tiến hành bán cho thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài nhưng lại giao
tất cả số hàng hóa nhận được cho một doanh nghiệp được chỉ định khác trong
nước. Cụ thể theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ”, điều số 86 thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ
gồm 3 loại chính:
- Sản phẩm gia công, máy móc thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, vật tư
dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3-
Điều 32- Nghị định 187/2013/ NĐ- CP.
- Hàng hóa được mua bán giữa DN nội địa với DN chế xuất, DN trong khu
phi thuế quan
- Hàng hóa được mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với các cá nhân, tổ
chức nước ngoài không có sự hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân chỉ
định giao, nhận hàng hóa với DN khác tại Việt Nam.
Tạm nhập tái xuất: Là hình thức thương nhân Việt Nam tạm nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ của một DN sản xuất, kinh doanh nội địa. Sau đó lại sử dụng
chính hàng hóa đó xuất khẩu sang quốc gia khác ngoài lãnh thổ Việt Nam. Hình
thức này cho thấy nó diễn ra cả quá trình nhập và xuất khẩu, nên lượng ngoại tệ
doanh thu thu lại sẽ lớn hơn so với số vốn ban đầu được bỏ ra.

4
2.1.4 Vai trò của xuất khẩu
Động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế: Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
là hoạt động thuộc phạm vi quốc tế, diễn ra đối với tất cả các chủ thể trên thị
trường và có sự điều hành của Nhà nước. Mục đích của việc xuất khẩu nhằm đem
hàng hóa, dịch vụ của mình đến các quốc gia khác trên thế giới. Từ việc kinh
doanh đó sẽ giúp cho các chủ thể thu về được nhiều ngoại tệ hơn. Đối với một
nước chủ nghĩa xã hội, với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, chiến lược
mở của nền kinh tế thông qua xuất khẩu có vai trò thực sự to lớn và quan trọng.
Vì khi xuất khẩu, lượng ngoại tệ thu về nhiều, tiếp cận đến sự đổi mới khoa học-
công nghệ, chuyển giao KHCN. Bên cạnh đó, việc mở cửa nền kinh tế cũng giúp
cho đất nước thu về những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển, sau đó
kết hợp với các chính sách của Chính phủ để cải thiện nền kinh tế, gia tăng tốc độ
tăng trưởng kinh tế và thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển.
Xuất khẩu - cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa việt: Vấn đề
xuất khẩu không phải chỉ đơn giản là có thể xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang
một quốc gia nào khác ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, hàng hóa được
thông qua của Hải quan và tiêu dùng trong quốc gia khác đều phải trải qua sự
kiểm tra gắt gao, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đầu vào tại quốc gia hướng đến
xuất khẩu. Chính vấn đề này đã đặt ra cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ xuất khẩu cần có sự đầu tư chỉn chu và nghiêm túc, áp dụng những
cách thức sản xuất kinh doanh mới, đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất để
ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này vừa giúp cho hàng hóa, dịch
vụ xuất khẩu có con đường thuận tiện hơn khi gia nhập vào thị phần kinh tế nước
bạn, đồng thời cũng khẳng định vị thế quan trọng của hàng hóa, sản phẩm Việt
Nam chất lượng cao.
Xuất khẩu - động lực giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Một trong những vai
trò xuất khẩu chính là tiền đề cho nền kinh tế Việt Nam chuyển dịch theo một
hướng thích hợp hơn. Thật vậy, đặt trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, Đảng và
Nhà nước ta chú trọng rất nhiều vào xuất khẩu, trong đó có nhiều ngành xuất
khẩu chủ lực như gạo, hạt điều, dệt may, thủy hải sản… Song song với đó, nó còn
kéo theo sự phát triển của một chuỗi cung ứng từ sản xuất nguyên liệu thô đến
khâu chế biển, ... Điều này giúp các chủ thể kinh tế tiếp cận nhiều hơn đến
phương thức sản xuất tự động hóa và mô hình sản xuất theo chuỗi cụ thể. Đó
chính là lý do giúp cơ cấu nước ta chuyển dịch nhanh chóng hơn.
Xuất khẩu - yếu tố giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân: Việc

5
đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi hàng hóa, sản phẩm phải được làm ra với số lượng
lớn, đặt ra vấn đề nguồn cung lao động cho các DN và Nhà nước ta. Đặt trong bối
cảnh nước ta đang là một nước dân số trẻ, xuất khẩu chính là cơ hội giúp người
lao động tìm được công ăn việc làm phù hợp với từng trình độ tay nghề. Người
lao động sẽ kiếm được nguồn thu nhập cao hơn, mức sống cũng từ đó cao hơn.
Xuất khẩu - tiền đề mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại: Có thể
nói, xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại có mối quan hệ hai chiều với nhau.
Trên thực tế, việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang một quốc gia sẽ giúp cho Việt
Nam có thêm nhiều mối quan hệ thương mại, giao thương trên thị trường quốc tế,
đồng thời nâng cao vai trò và tầm vóc của đất nước ta. Ở chiều ngược lại, quan hệ
kinh tế đối ngoại với các nước chính là tiền đề giúp cho Việt Nam hiểu rõ thị
trường, thị hiếu tại quốc gia đó và cân nhắc xuất khẩu; các quốc gia khác cũng sẽ
có cái nhìn trực quan hơn về hàng hóa Việt Nam để rồi có đồng ý nhập khẩu hàng
hóa từ Việt Nam hay không.
Vì vậy, có thể nói xuất khẩu chính là động lực thúc đẩy quan hệ đối ngoại của
Việt Nam với bạn bè năm châu. Nhìn chung, xuất khẩu đóng góp một phần quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, sự việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến
sự tham gia vào trong những vấn đề chính trị- xã hội. Xuất khẩu cũng chính là
quá trình giúp đất nước ta phát huy tầm vóc hàng hóa Việt cũng như rút ngắn
khoảng cách, độ chênh lệch kinh tế với các nước khác.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Yếu tố kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu
cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, do đó có ảnh hưởng đến hoạt đông
xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của
thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập của dân cư, tình
hình lạm phát, tình hình lãi suất.
Yếu tố môi trường văn hóa – xã hội
Đặc điểm và sự thay đổi của văn hoá - xã hội của thị trường xuất khẩu có
ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định
mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp.
Yếu tố môi trường chính trị - pháp luật

6
Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các
quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một
nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của
doanh nghiệp.
Yếu tố cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các
công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường xuất
khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp
muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng số liệu thứ cấp về xuất khẩu thủy sản và thị trường xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP), Tổng cục hải quan và Tổng cục thủy sản.
2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Những số liệu thứ cấp sau khi được thu thập sẽ tiến hành phân tích và tổng
hợp. Những số liệu sau khi được tổng hợp sẽ được dùng để đánh giá thực trạng
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021.
Phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.

7
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
3.1 KHÁI QUÁT VỀ VIỆT NAM
3.1.1 Vị trí địa lí
Nước Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm
của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và
Campuchia. Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông. Vùng biển nước ta tiếp giáp
với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây,
Inđônêxia, Thái Lan.
Về hệ tọa độ địa lí phần đất liền của nước ta với các điểm cực:
- Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang.
- Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà
Mau.
- Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé,
tỉnh Điện Biên.
- Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6 o50’B
và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.
Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong
khu vực múi giờ thứ 7.
3.1.2 Phạm vi lãnh thổ
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất,
vùng biển và vùng trời.
 - Vùng đất: Việt Nam với vùng đất có dện tích: 331.212 km² (theo số liệu
thống kê 2006), đường biên giới trên đất liền dài 4600 km và 3200 km đường bờ
biển và hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo là Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng),
Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà)

8
- Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km².  Vùng biển Việt Nam
tiếp giáp với vùng biển của 8 nước. Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước
ta:
+ Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền ở phía trong đường cơ sở,
được coi như một bộ phận trên đất liền.
 + Lãnh hải: vùng tiếp liền nội thủy, rộng 12 hải lí. Ranh giới phía
ngoài của lãnh được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: rộng 12 hải lí, tiếp liền lãnh hải. Nhà nước
ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các
quy định về y tế, môi trường, nhập cư.
 + Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà
nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước
ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tự do lưu thông hàng hải và hàng
không theo Luật biển.
+Vùng thềm lục địa: phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta
có quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.
– Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.
Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên
ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
3.1.3 Thuận lợi của vị trí địa lí Việt Nam
Về tự nhiên
Nằm trong khu vực Biển Đông, Việt Nam đã sớm là một quốc gia biển.
Đánh bắt hải sản, vận tải biển và buôn bán trên biển là một bộ phận cấu thành của
nền văn hoá ngay từ thuở sơ khai. Biển Việt Nam có tính chất như một vùng biển
kín. Vịnh Bắc Bộ tương đối nông, mức sâu nhất không quá 90 mét, đáy biển bằng
phẳng nằm trong khu vực Biển Đông. Bờ biển dài 3260km, có vùng đặc quyền
kinh tế biển khoảng 1 triệu km2 cùng hàng nghìn đảo lớn nhỏ. Nhờ đặc điểm địa
hình, biển nước ta thuộc loại giàu hải sản. Riêng vùng biển đặc quyền kinh tế với
độ rộng hơn 200 hải lý và có khoảng hơn 2000 loài cá biển, trong đó có hơn 100
loài tôm biển, 53 loài mực, 650 loài rong biển, 12 loài rắn biển và có 4 loài rùa
biển, ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản quý hiếm khác: yến sào, sò huyết, ngọc
trai, điệp, san hô đỏ. Hàng năm cung cấp khoảng 1,7 triệu tấn hải sản các loài

9
chưa kể hàng trăm ngàn tân nhuyễn thể vỏ cứng. Theo tài liệu điều tra nguồn lợi
thuỷ sản của viện nghiên cứu Hải Phòng, thì tổng trữ lượng thuỷ sản từ các nguồn
rong biển trong vùng nước thuộc quyền tài phán của Việt Nam hiện ước tính
khoảng 1,2 đến 1,5 triệu tấn/ năm. Về môi trường, nếu biết tận dụng mặt nước
của các ao, vịnh, biển, các vùng đất nhiễm mặn ven biển và đất hoang hoá cao
triều để mở rộng thêm diện tích nuôi kết hợp với đầu tư chuyển đổi công nghệ,
nâng cao năng suất nuôi trồng thì tới năm 2005 ta hoàn toàn có khả năng thu được
hơn 1 triệu tấn hải sản nuôi, trong đó có các loại đem lại giá trị xuất khẩu cao.
Việt Nam có vị trí địa lý mà ở đó có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để các loài
thuỷ sinh vật quần tụ, sinh sôi và phát triển. Mặc dù có đôi nét khác biệt giữa ba
vùng Bắc, Trung, Nam nhưng nhìn chung cả nước mang sắc thái 2 mùa mưa khô
rất rõ nét. Mỗi vùng lại tập trung nhiều loại hải sản khác nhau làm cho nguồn hải
sản nước ta ngày càng phong phú và đa dạng hơn chẳng hạn: Trung Bộ có rất
nhiều cá, tôm hùm… Bắc Bộ có tôm he, cá…Nam bộ có nhiều mực. Tuy vậy
nguồn lợi biển không phải là vô tận, do đó nếu chúng ta không có chính sách và
biện pháp khai thác hợp lý, đúng đắn thì nguồn lợi hải sản sẽ bị cạn kiệt nhanh
chóng.
Về kinh tế xã hội
Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với
các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới.
Về kinh tế vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc
tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các
nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó với vị trí của nước ta là cửa ngõ ra
biển của các nước Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung
Quốc. Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều
kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý…với các
nước. Với vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách
mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.
Về văn hóa – xã hội nước ta có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa –
xã hội với các quốc gia trong khu vực tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác
hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực
Đông Nam Á. Bên cạnh đó tạo nên nền văn hóa đa dạng của nước ta.
Về an ninh – quốc phòng nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực

10
Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên
thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây
dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
3.1.4 Khó khăn của vị trí địa lí Việt Nam
Bên cạnh những thuận lợi từ vị trí địa lý Việt Nam mang lại thì đất nước
cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức cả tự nhiên, kinh tế – xã hội, an ninh- quốc
phòng. Thứ nhất nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ,
hạn hán… xảy ra hằng năm) gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Thứ hai nằm
trong khu vực năng động phát triển nên việc đổi mới, sáng tạo và phát triển cũng
được đặt ra để theo kịp nền kinh tế các nước trong khu vực. Bên cạnh đó việc
phát triển đi đôi với ô nhiễm môi trường cần được Nhà nước quan tâm. Nền văn
hóa quốc gia đa dạng cũng cần lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, tránh ngoại
hóa làm mất bản sắc dân tộc. Đặc biển Biển Đông là vùng biển rộng lớn với nhiều
nguồn tài nguyên khoáng sản nên cũng là nơi phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn.
3.2 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
Hoà chung với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, ngành thuỷ sản Việt
Nam đã có những đóng góp đáng kể cho đất nước và có những bước tiến nhảy
vọt, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và then chốt trong nền kinh tế quốc
dân. Theo số liệu của VASEP, Tổng sản lượng thủy sản tính đến năm 2020 là 8,4
triệu tấn. Trong năm 2021 xuất khẩu thủy sản vượt trên mong đợi với trên 8,9 tỷ
USD tăng 6% so với năm 2020. Đây là thành tựu quan trọng của một thời gian
dài phát triển không ngừng, tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng của ngành
thuỷ sản. Thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân,
chiếm 4-5% GDP (nếu chỉ tính thuỷ sản gồm có nuôi trồng và khai thác) 9-10%
tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Đứng thứ 5 về giá trị xuất khẩu (sau: điện tử,
may mặc, dầu thô, giày dép). Việt Nam XK thủy sản sang hơn 160 thị trường trên
thế giới. Trong đó top 10 thị trường gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada, Nga, chiếm khoảng 92-93% tổng XK
thủy sản của Việt Nam.
Trong top 6 thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và
ASEAN), trong những năm gần đây, XK sang EU chững lại, sang ASEAN, Hàn
Quốc ổn định, trong khi XK sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất, XK sang
Mỹ và Nhật Bản cũng duy trì tăng trưởng khả quan.

11
3.2.1 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021
Từ 2019 -2021:  XK tăng 3,4 % từ 8,6 tỷ USD lên 8,9 tỷ USD, đạt 104,6%
so kế hoạch (8,5 tỷ USD). Sản phẩm thủy sản nuôi để XK của Việt Nam chủ yếu
là tôm và cá tra.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2019 - 2021


9
8.9
8.9

8.8

8.7
Tỷ USD

8.6
8.6
8.5
8.5

8.4

8.3
2019 2020 2021
XK (Tỷ USD)

Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, 2019 - 2021

Theo Tổng cục thống kê, tính đến cuối tháng 11 năm 2021 xuất khẩu thủy
sản sang Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh nhất với gần 1,87 tỷ USD, tăng 26%, xuất
khẩu sang EU cũng đang hồi phục tích cực với mức tăng 10% khi đạt 957 triệu
USD. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này vì nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại thị
trường EU đang được hồi phục rõ rệt, do đại dịch Covid-19 đang được dần dần
khống chế; Bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu thủy sản tại thị trường EU có xu
hướng quan tâm hơn đến các nhà cung cấp thủy sản Việt Nam.
Thị trường Hàn Quốc cũng tăng nhẹ 2,7% với 717 triệu USD. Trong khi đó,
xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn giảm 22%, đạt 1 tỷ USD. Nguyên nhân do chính
sách "zero Covid" của Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu thủy sản
Việt Nam. Trung Quốc kiểm tra chặt để truy vết Covid -19 trên hàng thủy sản
nhập khẩu qua các cửa khẩu đường biển, đường bộ và cả đường hàng không, gây

12
ách tắc giao thương và thông quan hàng vào thị trường này trong gần hết năm
2021.
Thị trường các nước khối CPTPP cũng giảm nhẹ 1,5% khi đạt gần 2 tỷ
USD. (VTV, 2021)
Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm.
ĐVT: Tỷ USD

2019 2020 2021


Tôm 3,36 3,7 3,9
Cá tra 2 1, 4 1,61
Cá ngừ 0,179 0, 49 0,757
Chả cá, surimi 0, 214 … 0,619
Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo sản phẩm, giai đoạn 2019 - 2021

a. Xuất khẩu Tôm


- Năm 2019, Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP), xuất khẩu tôm của Việt Nam ước đạt 3,36 tỉ USD giảm 5,4% so với
năm 2018. Trong đó, tôm chân trắng xuất khẩu đạt 2,36 tỉ USD, giảm 3,2% và
chiếm 70% giá trị tôm xuất khẩu. Riêng tôm sú giảm mạnh 15% khi chỉ đạt 693
triệu USD chiếm 20% còn lại là tôm biển chiếm 9% giá trị tôm xuất khẩu.
Nguyên nhân sụt giảm chủ yếu do kết quả xuất khẩu nửa đầu năm 2019 kém vì
giá tôm giảm.
- Năm 2020, nhờ thành công trong việc kiểm soát Covid-19 mà hoạt động
sản xuất, XK tôm của Việt Nam có lợi thế hơn so với các thị trường nguồn cung
đối thủ. Tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt 900.000 tấn (tăng 12% so với cùng
kỳ năm 2019), trong đó tôm sú đạt 267,7 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 632,3
nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,7 tỷ USD (tăng 11% so với cùng kỳ năm
2019) chiếm 45% tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu.
- Năm 2021, XK tôm Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng
của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Bên cạnh đó, dịch Covid làm đứt gãy chuỗi cung
ứng toàn cầu, làm tăng các chi phí nhất là chi phí vận tải biển sang các thị trường.
Mặc dù chồng chất khó khăn, XK tôm cả năm 2021 vẫn đạt tăng trưởng dương
đạt 3,9 tỷ USD tăng 4% so với năm 2020 chiếm khoảng 44% tổng kim ngạch
thủy sản xuất khẩu.

13
Tình hình xuất khẩu Tôm ở 3 thị trường chính cụ thể như sau:
EU
EU là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,6%
trong tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. Năm 2019, XK tôm Việt Nam sang thị
trường EU ước đạt 696,2 triệu USD, giảm 16,9% so với năm 2018. XK tôm Việt
Nam sang EU năm 2019 sụt giảm so với năm 2018 tuy nhiên Hiệp định EVFTA
dự kiến có hiệu lực năm 2020 có thể tạo kỳ vọng cho XK tôm Việt Nam sang thị
trường này trong năm 2020. Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2020, do tác
động của đại dịch Covid-19 mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho toàn thế giới
nên nhu cầu tiêu thụ thủy sản giảm, lượng xuất khẩu thủy sản trong năm 2020
cũng có sự giảm nhẹ so với năm 2019. Ngoài ra, Việt Nam đã có nhiều hình thức
để công bố rộng rãi các ấn phẩm bằng tiếng Việt và tiếng Anh về chống khai thác
thẻ vàng thủy sản (IUU) tới cộng đồng và doanh nghiệp, ngư dân, các cơ quan
quản lý, các tổ chức, cũng như cá nhân liên quan trong và ngoài nước tích cực
triển khai những giải pháp đồng bộ và cùng với sự nỗ lực nhằm thực hiện các
khuyến nghị, quy định của Ủy ban châu Âu (EC) liên quan đến IUU. Tuy nhiên,
việc thẻ vàng IUU vẫn còn tồn tại đã đem lại rất nhiều ảnh hưởng và hạn chế tác
động trực tiếp đến xuất khẩu hải sản trong cả năm 2020. 
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020, mặc dù đã có những
ảnh hưởng tích cực từ việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 thì
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt 369.9 triệu USD, và
tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản vào thị
trường EU vẫn gặp những khó khăn nhất định, do những tác động của đại dịch
Covid-19. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã sụt giảm về số lượng với tỷ lệ
8,8% và sụt giảm về giá trị với tỷ lệ 6,21% so với năm 2019, ước đạt 205.9 nghìn
tấn, tương đương giá trị ước lượng 947.89 triệu USD. Với số liệu này, xuất khẩu
thủy sản được cho rằng sẽ chiếm 10,18% về lượng và chiếm 11,29% giá trị xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam.
Mỹ
Mỹ đứng thứ 2 về NK tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19,5%. Năm 2019, XK
tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ ước đạt 646,6 triệu USD, tăng 1,4% so với
năm 2018. Từ đầu năm 2019, mặc dù tăng trưởng không cao nhưng XK tôm Việt
Nam sang Mỹ duy trì được giá trị XK ổn định so với năm 2018. Nhu cầu NK tôm
của Mỹ từ Việt Nam giai đoạn cuối năm 2019 tích cực hơn nhờ Mỹ có xu hướng

14
giảm NK từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh NK từ Trung Quốc. Trong tháng
8/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát
hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ
với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Thông tin này giúp tạo thêm
động lực cho các DN XK tôm Việt Nam sang Mỹ. Căng thẳng thương mại Mỹ-
Trung khiến Mỹ tăng thuế 25% đối với 250 tỷ hàng hóa NK từ Trung Quốc trong
đó có sản phẩm tôm. XK tôm của Trung Quốc sang Mỹ càng thêm khó khăn, tạo
cơ hội cho các nguồn cung đối thủ của Trung Quốc trên thị trường Mỹ trong đó
có Việt Nam. Mặt hàng tôm bao bột từ Việt Nam XK sang Mỹ cạnh tranh tốt hơn
với Trung Quốc trên thị trường Mỹ. 10 tháng đầu năm 2019, XK tôm bao bột từ
Việt Nam sang Mỹ đạt 9.045 tấn, trị giá 64,9 triệu USD, tăng 52% về khối lượng
và 49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. XK tôm bao bột từ Trung Quốc sang
Mỹ đạt 16.113 tấn, trị giá 85,3 triệu USD, giảm 31% về khối lượng và giảm 38%
về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Mười tháng đầu năm 2019, Mỹ NK 571.297
tấn tôm, trị giá 4,9 tỷ USD, tăng 1% về khối lượng nhưng giảm 4% về giá trị so
với cùng kỳ năm 2018. Top 6 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ gồm Ấn Độ
(chiếm thị phần 40,4% trong tổng giá trị NK tôm vào Mỹ), Indonesia (18,8%),
Ecuador (12,3%), Việt Nam (8,8%), Thái Lan (6%) và Trung Quốc (3%).
Nhật Bản
XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản năm 2019 ước đạt trên 626 triệu USD,
giảm 2% so với năm 2018. Trong cơ cấu tôm XK sang Nhật Bản, tôm chân trắng
chiếm 58%, tôm sú 23,4% và tôm biển 18,7%. XK tôm sang Nhật Bản năm 2019
chỉ giảm nhẹ so với năm 2018. Các Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và
Nhật Bản phần nào giúp duy trì ổn định giá trị XK tôm Việt Nam sang thị trường
này.
b. Xuất khẩu cá tra

15
Xuất khẩu cá tra Việt Nam
2.5
2
2
1.61

GT (Tỷ USD)
1.5 1.34

0.5

0
2019 2020 2021

GT(Tỷ USD) Linear (GT(Tỷ USD))

Hình 3.2 Xuất khẩu cá tra Việt Nam, 2019 - 2021


- Cá tra ngày càng phổ biến trên thế giới nhờ giá trị dinh dưỡng của nó.
Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam . Xuất khẩu
cá tra năm 2019 đạt 2 tỷ USD.  Sản lượng cá tra tăng từ năm 2018 và đầu năm
2019 dẫn đến dư thừa nguồn cung, một số hộ nuôi tôm gặp khó chuyển sang nuôi
cá tra, dẫn đến giá cá nguyên liệu và giá XK giảm trong thời gian gần đây . Năm
2019 kết thúc với nhiều nỗ lực của các DN XK cá tra, tuy nhiên đây cũng là năm
chưa được như kỳ vọng của ngành hàng này. Khó khăn ở hầu hết các thị trường
XK, giá nguyên liệu trong nước giảm mạnh đã khiến cho giá trị giảm.
- Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu cá tra sang 138 thị trường. Top 8 thị
trường chính gồm: Trung Quốc - Hồng Kông, Mỹ, ASEAN, EU, Anh, Mexico,
Brazil và Colombia, chiếm 80,4% tổng giá trị XK . Năm 2020 kim ngạch xuất
khẩu đã giảm sâu từ tháng 3 đến tháng 9 với mức giảm từ 17-35% so với cùng kỳ
năm 2019. Từ tháng 10, giá cá tra xuất khẩu khả quan hơn, kim ngạch xuất khẩu
tăng mạnh so với những tháng trước đã kéo mức sụt giảm so xuống còn 5%, sang
tháng 11 giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019, đạt khoảng 168 triệu USD. Lũy kế
đến cuối tháng 11/2020, xuất khẩu cá tra đạt 1,34 tỷ USD, giảm 24% so với cùng
kỳ năm 2019. Ước tính xuất khẩu cá tra cả năm sẽ đạt khoảng 1,54 tỷ USD, giảm
23% so với năm 2019. Điều đáng mừng là trong 2 năm (2019, 2020), giá xuất
khẩu cá của Việt Nam có xu hướng tiệm cận đến mức giá bình quân của thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu là đại dịch Covid-19 đã khiến xuất khẩu cá ở một số nước
xuất khẩu, như: Trung Quốc, Hà Lan gặp nhiều khó khăn làm suy giảm nguồn
cung quốc tế, trong khi đó, Việt Nam có khả năng tiếp cận thị trường thế giới tốt
hơn. Điều này đã giúp tăng giá xuất khẩu cá của Việt Nam, chấm dứt đà giảm giá

16
cá xuất khẩu của năm 2019. Đây có lẽ là điểm sáng nhất trong xuất khẩu cá tra
của Việt Nam trong thời kỳ đầu đại dịch Covid-19
- Năm 2021, xuất khẩu cá tra đạt 1,61 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2020.
Cụ thể năm 2021, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt 449,8
triệu USD, chiếm 27,8% tổng XK, giảm 12,6% so với năm 2020. Tổng giá trị XK
cá tra sang thị trường Mĩ đạt 370,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2020.
Tổng giá trị XK cá tra sang khối thị trường EU đạt 106,2 triệu USD, giảm 17% so
với cùng kỳ năm 2020. Năm 2021, tổng giá trị XK cá tra sang khối thị trường này
đạt 207,8 triệu USD, tăng 0,6% so với năm 2020. Mexico và Canada là hai thị
trường nổi bật của CPTPP. Năm trước, XK cá tra sang Mexico đã “hồi sinh” sau
nhiều năm giảm sút. Tổng giá trị XK cá tra sang Mexico đạt 69,2 triệu USD, tăng
37,3%; sang Canada đạt 32,7 triệu USD, tăng 7,5% so với năm trước. Kể từ khi
Covid-19 lan rộng từ Châu Âu sang các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam
Á thì XK cá tra sang Singapore - thị trường vốn được coi là gây chú ý trong các
năm trước bỗng giảm sút. Trong năm 2021, giá trị XK cá tra sang Singapore đạt
26,3 triệu USD, giảm 22%.
c. Xuất khẩu cá ngừ
- Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2019 tăng 10,2% so với năm
2018, đạt hơn 719 triệu USD. Tuy nhiên, càng về cuối năm xuất khẩu cá ngừ sang
các thị trường chính có xu hướng chậm lại hoặc giảm so với cùng kỳ. Nguyên
nhân là do giá cá ngừ trên thị trường thế giới giảm mạnh, thậm chí có thời điểm
còn tụt xuống mức thấp kỷ lục, điều này đã khiến cho các hoạt động giao dịch
trên thị trường thế giới bị đình trệ.
+ Sau khi tăng trưởng liên tục trong 11 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cá
ngừ của Việt Nam sang Mỹ trong tháng 12 lại đột ngột giảm 11% so với
cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, điều này không làm cho Mỹ mất ngôi vị số 1
trong số các thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Năm 2019, tổng giá
trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Mỹ đạt 316 triệu USD, tăng gần 38% so
với năm 2018, chiếm 44% tổng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam.
+ Năm 2019 có thể nói là “nốt trầm” của ngành cá ngừ Việt Nam tại thị
trường EU. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này qua
các tháng trong năm phần lớn đều giảm so với cùng kỳ. Và tính cả năm
2019, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này chỉ đạt gần
140 triệu USD, giảm 11,8% so với năm 2018. Ba thị trường đơn lẻ lớn nhất
trong khối là Tây Ban Nha, Italy và Hà Lan, trong đó hiện chỉ có Italy tăng
nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam. Sự sụt giảm xuất khẩu này một phần là do

17
tác động của việc Việt Nam nhận “thẻ vàng” cảnh báo của EU vì chưa đủ nỗ
lực trong việc chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo
quy định. Một phần là do các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam nhập khẩu vào
EU bị áp thuế cao, nên khó cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại đến
từ các nước được hưởng ưu đãi thuế quan như Ecuador, Philippines.
+ Tính đến hết tháng 12/2019, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang
ASEAN vẫn tăng gần 7% so với năm 2018, đạt gần 54 triệu USD. Trong đó,
xuất khẩu sang thị trường lớn nhất trong khối là Thái Lan giảm nhẹ 4% so
với năm 2018, còn xuất khẩu sang Philippines – thị trường nhập khẩu lớn
thứ 2 – tăng 23%. Năm vừa qua, XK cá tra sang ASEAN không ổn định,
tăng giảm thất thường và nhu cầu tăng cao đặc biệt ở thị trường “mới nổi”
Indonesia, tăng 802%.
+ Israel tiếp tục là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam tại
Trung Đông. Năm qua, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này
có xu hướng giảm liên tiếp trong những tháng cuối năm. Tính cả năm 2019,
giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này chỉ đạt hơn 38
triệu USD, giảm 39% so với năm 2018. Điều này đã khiến Israel lọt ra khỏi
tốp 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất cá ngừ của Việt Nam. (VASEP, 2020)
- Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát tại các thị trường trên thế giới đã
tác động tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Giá trị XK cá ngừ qua các tháng
không ổn định và có xu hướng giảm so với năm 2019. Xuất khẩu sang các thị
trường chính hầu hết đều giảm. Năm 2020, giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt 649 triệu
USD giảm 9,8% so với năm 2019.
- Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt khoảng 757 triệu USD tăng
16,6% so với năm 2020.
d. Thủy sản xuất khẩu khác
- Theo Hiệp hội Xuất khẩu và chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP), tám
tháng đầu năm 2019, xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam đạt gần 214 triệu
USD, tăng 13.3% so với cùng kỳ năm 2018.

- Việt Nam XK chả cá, surimi sang khoảng 40 thị trường trên thế giới. Tuy
nhiên tỷ trọng lớn chủ yếu ở 3 thị trường: Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc,
chiếm lần lượt 23%, 21% và 13%. Năm 2020, sản phẩm chả cá surimi chỉ chiếm
3,9% kim ngạch XK thủy sản. Các sản phẩm chả cá, surimi của Việt Nam sản
xuất chủ yếu từ các loại cá biển gồm: cá đổng, cá mối và các loại cá tạp, cá xô

18
khác. 
- Năm 2021, chả cá và surimi mang về 619 triệu USD, chiếm 7%. Tiếp đến
là mực với 315 triệu USD, bạch tuộc với 294 triệu USD, mỗi loài chiếm trên 3%
giá trị XK thuỷ sản. Nằm trong top 10 sản phẩm còn có có hồi, cá nục, cá cơm,
chiếm tỷ trọng lần lượt là 2,7%, 1,6% và 1,3%.

Nguồn: VASEP
Hình 3.3 Xuất khẩu chả cá, surimi, T1- 11/2020 - 2021

3.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2019

Hình 3.4 Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2019


19
Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước tính cả năm 2019 đạt 8,9 triệu
USD, tăng 1,4% so với năm 2018. Các thị trường xuất khẩu các mặt hàng thủy
sản chính của Việt Nam là Trung Quốc và Hồng Kông, Mỹ, EU, ASEAN và Nhật
Bản chiếm thị phần lần lượt là 28% (giá trị giảm 3% so với cùng kỳ năm 2018),
21,9% (+13,8%), 11,7% (-6,9%), 10,1% (+0,8%) và 8,8% (+8,9%). (Xem Hình
3.4)
Năm 2020, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ tăng 13% so với năm
2019 đạt 1,621 tỷ USD. Đối với thị trường EU, do ảnh hưởng của dịch Covid 19
nên tiêu thụ thủy sản giảm mạnh dẫn đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
EU cũng giảm theo VASEP ước tính, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị
trường EU năm 2020 đạt 991 triệu USD, giảm 2.5% so với năm 2019. Có 5 mặt
hàng thủy sản tiêu thụ nhiều nhất ở thị trường EU là: cá ngừ, cá tuyết, cá minh
thái và tôm, chiếm 44% tổng sản lượng tiêu thụ.

Nguồn: VASEP
Hình 3.5 Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo khu vực 2020 - 2021

Năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đạt kỷ lục 2,049 tỉ USD,
tăng 27% so với năm 2020, chiếm 23% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Ngoài ra, xuất khẩu sang nhiều thị trường tăng trưởng vượt trội: EU tăng 12%,
xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 6% chiếm 9%, một số nước trong khối hiệp định
CPTPP chiếm 25% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Úc tăng 16%, Mexico
tăng 49%, Nga tăng 21%). Trái ngược với những điểm sáng trên, xuất khẩu thủy
sản sang Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm, đạt 1,1 tỉ USD,

20
giảm đến 17% so với năm 2020 (chiếm 13% tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam). Nguyên nhân do chính sách "zero Covid" thắt chặt kiểm tra để truy vết
virus SARS-CoV-2 trên hàng thuỷ sản nhập khẩu, gây ách tắc giao thương và
thông quan hàng vào thị trường này trong suốt cả năm 2021. Thuỷ sản Việt Nam
xuất khẩu sang Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
3.3 NHỮNG KHÓ KHĂN PHẢI ĐỐI MẶT CHO XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA VIỆT NAM
Thị trường quốc tế kiểm soát chặt chẽ chất lượng và thủ tục nhập
khẩu: Giai đoạn cuối năm 2019 - 2021 là giai đoạn bùng phát dịch Covid - 19
hoạt động sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu thủy sản phải đối mặt với thị trường quốc
tế tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng và thủ tục nhập khẩu, đặc biệt là Trung
Quốc. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này tăng tuy nhiên, cảnh báo "thẻ
vàng" về quy định khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo
quy định (IUU) của Ủy ban châu Âu vẫn chưa được gỡ bỏ, tiếp tục tác động xấu
đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Hiện nay, các thị trường nhập
khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều
yêu cầu chặt chẽ về kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc.
Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nhu cầu sụt giảm và thay đổi: Khi
dich Covid – 19 xảy ra có tới 20-40% đơn hàng đã ký hợp đồng bị hủy, đơn hàng
đã giao thì bị chậm thanh toán dẫn đến việc doanh nghiệp thiếu vốn quay vòng
trong đầu tư.
Tình hình chính trị ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản: Mặc dù tỷ trọng
xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản sang Nga và Ukraine không lớn nhưng căng
thẳng giữa hai nước đang tạo ra những hệ luỵ mang tính duy truyền, ảnh hưởng
tới xuất khẩu thuỷ sản của các nước, trong đó có Việt Nam.
Thiếu nguyên liệu (hạn hán, xâm nhập mặn, thời tiết khí hậu bất
thường), thiếu lao động, chi phí tăng:… là hàng loạt khó khăn và rào cản mà
ngành khai thác, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản phải đối mặt.

21
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN

Trong giai đoạn 2019 – 2021, tuy chịu ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch
Covid – 19 nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn đạt nhiều thành tựu và có
những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của cả nước bởi khả năng cạnh
tranh cao do có lợi thế về tự nhiên và được thiên nhiên ưu đãi. Trải qua những
bước thăng trầm, ngành thuỷ sản, từ một lĩnh vực kinh tế nhỏ bé thuộc khối nông
nghiệp, đã vươn lên trở thành một ngành kinh tế quan trọng, là mũi nhọn của đất
nước đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn phục vụ tái đầu tư thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vai trò quan trọng của ngành thủy sản
trong sự phát triển kinh tế- xã hội, với tốc độ phát triển nhanh chóng về sản lượng
và giá trị xuất khẩu, ngành thủy sản ngày càng được xác định là ngành kinh tế
mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa hiện nay.
Thị trường thủy sản thế giới đang phát triển mạnh và ngày càng mở rộng,
nhu cầu nhập khẩu tôm, cá đông lạnh của thế giới hiện đang rất lớn nên cơ hội
phát triển của thủy sản Việt Nam là rất nhiều. Cùng với các cơ hội, Việt Nam
cũng sẽ gặp không ít các thách thức, khi phải cạnh tranh với thủy sản được nhập
khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới với mẫu mã phong phú, đa dạng, chất lượng
tốt, giá rẻ. Do đó đòi hỏi Đảng, nhà nước, ngành và các doanh nghiệp cần có sự
kết hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện nuôi trồng và khai thác có hiệu quả, nâng
cao chất lượng thủy sản xuất khẩu, tận dụng được những lợi thế so sánh của điều
kiện tự nhiên để mở rộng thị trường thế giới. Việt Nam cần chủ động mở rộng và
đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp cận, cập nhật thông tin một cách đầy đủ và
chính xác, đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới trang
thiết bị, nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương
mại, tận dụng tối đa các lợi thế vẫn được coi là thế mạnh của Việt Nam như: điều
kiện tự nhiên, chi phí lao động rẻ, ... hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra thì
chắc chắn Việt Nam sẽ nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình, tạo vị
thế ngày càng vững chắc của hàng thuỷ sản trên thị trường thế giới.

22
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dỹ Tùng, 2022. Xuất khẩu thủy sản 2021 cán đích trên 8,9 tỷ USD.
<https://vnexpress.net/xuat-khau-thuy-san-2021-can-dich-tren-8-9-ty-usd
4413779.html#:~:text=Xu%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A9u%20thu
%E1%BB%B7%20s%E1%BA%A3n%20n%C4%83m,l
%C3%A0%208%2C8%20t%E1%BB%B7%20USD > [Ngày truy cập: 09
tháng 03 năm 2022].
2. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tổng quan ngành
thủy sản Việt Nam < https://vasep.com.vn/gioi-thieu/tong-quan-nganh >
[Ngày truy cập: 14 tháng 03 năm 2022].
3. VTV, 2021. Giá trị xuất khẩu thủy sản dự kiến tăng khoảng 4,1% so với
năm 2020, đạt hơn 8,7 tỷ USD. < https://vtv.vn/kinh-te/nam-2021-xuat-
khau-thuy-san-du-kien-dat-hon-87-ty-usd-20211209071822419.htm>
[Ngày truy cập: 19 tháng 03 năm 2022].
4. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 2020. Xuất
khẩu tôm Việt Nam sang 3 thị trường chính khả quan hơn trong năm
2020
<https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/tom/xuat-nhap-khau/xuat-
khau-tom-viet-sang-3-thi-truong-chinh-kha-quan-hon-trong-nam-2020-
9500.html > [Ngày truy cập: 12 tháng 03 năm 2022].
5. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 2020. Năm
2019 xuất khẩu cá ngừ tăng 10,2%. < https://vasep.com.vn/san-pham-
xuat-khau/ca-ngu/xuat-nhap-khau/nam-2019-xuat-khau-ca-ngu-tang-10-
2-9571.html > [Ngày truy cập: 20 tháng 03 năm 2022].
6. Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra,
giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. <
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-38-2015-
TT-BTC-thu-tuc-hai-quan-thue-xuat-khau-nhap-khau-quan-ly-thue-hang-
xuat-nhap-khau-269789.aspx > [Ngày truy cập 09 tháng 03 năm 2022].
7. Đại học Kinh tế tài chính, 2013. Nghề Nuôi trồng thủy hải sản. <
https://www.uef.edu.vn/huong-nghiep/nganh-nghe/nghe-nuoitrong-thuy-
hai-san-1406#:~:text=Th%E1%BB%A7y%20h%E1%BA%A3i%20s
%E1%BA%A3n%20l%C3%A0%20thu%E1%BA%ADt,da%20gai
%20(nh%C3%ADm%20bi%E1%BB%83n). > [Ngày truy cập: 15 tháng
03 năm 2022].
8. Luật Thương Mại, 2005. Số 36/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 06
năm 2005. <https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-
Thuong-mai-2005-36-2005-QH11-2633.aspx > [Ngày truy cập: 09 tháng
03 năm 2022].

24
25

You might also like