You are on page 1of 47

LỜI CẢM ƠN

Sau 15 tuần được làm quen và tiếp thu kiến thức với học phần Lập dự án đầu tư, chúng
em nhận thức được sâu sắc rằng mình cần phải học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu nhiều hơn,
mở rộng tầm nhìn ra thế giới quan. Qua quá trình học tập dưới sự giảng dạy tận tâm, có tầm
của giảng viên, chúng em dần định nghĩa, hình dung rõ nét về môn Lập dự án đầu tư nói
riêng và tầm quan trọng của kiến thức nói chung. Dựa vào những kiến thức được học và sự
hướng dẫn chi tiết, cụ thể của giảng viên bộ môn, chúng em đã bắt tay vào nghiên cứu, phân
1
tích và thực hiện đề tài “Lập dự án đầu tư”.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Kinh tế - Trường Đại học Vinh
đã đưa học phần Lập dự án đầu tư vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm
ơn chân đến giảng viên bộ môn đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong
suốt thời gian học tập vừa qua.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên – cô Trần Thị Thanh Thủy đã
tận tụy hướng dẫn, đã dành thời gian quý báu của bản thân để đọc dự án, chấm bài và đưa ra
những lời góp ý. Chúng em xin gửi tới giảng viên lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và có những
bước tiến thật thành công trong công việc!

Học phần “Lập dự án đầu tư” môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao,
đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do
vốn kiến thức còn hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em
đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn dự án khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều
chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để dự án của chúng em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

NỘI DUNG
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ………………………….…….7
1.1 Giới thiệu dự án ………………………………………………………………………… 7
1.2 Mô tả dự án …………………………………………………………………………7
1.2.1 Doanh nghiệp ……………...…………………………………………………….7
1.2.2 Mục tiêu của dự án …………………………………………………………………. 8
2
1.2.3 Nhiệm vụ ………………………………………….…..…………………………........8

PHẦN 2. NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN VĨ MÔ ………………………………………… 8


I. Môi trường vĩ mô …………………………………………………………………………....9
1. Môi trường kinh tế vĩ mô ………………………………………………………...…9
2. Môi trường chính trị - luật pháp …………………………………………………….. 12
3. Môi trường văn hóa xã hội ……………………………………………………………..12
4. Môi trường tự nhiên …………………………………………………………………….13
5. Môi trường khoa học công nghệ …………………………………………………..15
II. Nghiên cứu các quy hoạch, kế hoạch phát triển của dự án ……....……….……….. 15

PHẦN 3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ……………………………………………………….17


1. Phân tích và đánh giá khái quát thị trường tổng thể của sản phẩm thịt heo sạch và
chuối chín………………………………………………………………………………….17
a) Cung thị trường ………………………………………………………………………………….17
b) Cầu thị trường ……………………………………………………………………………………17
2. Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu ………………………………..18
3. Xác định sản phẩm của dự án …………………………………………………………….19
4. Dự báo cung cầu của thị trường trong tương lai của sản phẩm thịt heo sạch và chuối
chín…………………………………………………………………………………………….20
a) Dự báo cầu …………………………………………………………………………………………………20
b) Dự báo cung …………………………………………………………………………………………..…..20
5. Nghiên cứu các vấn đề tiếp thị sản phẩm của dự án ……………………………………….….21
6. Khả năng cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường ……………………….………22

PHẦN IV. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DỰ ÁN ĐẦU TƯ ……………………………………..…26


1. Mô tả sản phẩm của dự án …………………………………………………………………….. 26
2. Lựa chọn hình thức đầu tư ……………………………………………………………………..27
3. Xác định công suất của dự án …………………………………………………………………. 27

3
4. Lựa chọn công nghệ kỹ thuật cho dự án ……………….………………………………………28
5. Nguyên liệu đầu vào ……………………………………………………………………………..30
6. Cơ sở hạ tầng …………………………………………………………………………………….32
7. Địa điểm thực hiện dự án ………………………………………………………………………..33
8. Giải pháp xây dựng công trình dự án …………………………………………………………..34
9. Đánh giá tác động môi trường của dự án ………………………………………………...…….35
10. Lịch trình thực hiện dự án ………………………………………………………………...…...36
11. Nghiên cứu tổ chức quản trị ………………………………………………………………..….37

PHẦN V. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH …………………………………………………………….39


1. Tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dựa án ………………………………………39
2. Lập báo cáo tài chính dự kiến và xác định dòng tiền của dự án ……………………………..40
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án …………………………………………..44

PHẦN 6. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ …………………...47


1. Hiệu quả kinh tế ………………………………………………………………………………….47
2. Hiệu quả xã hội …………………………………………………………………………………...47

PHẦN 7. KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………….48

Phần I: Giới thiệu chung về dự án đầu tư


1.1 Giới thiệu dự án

 Tên dự án: Dự án đầu tư cung cấp sản phẩm “THỊT HEO SẠCH VÀ CHUỐI CHÍN”

 Tên công ty: Công ty cổ phần Minh Thịnh

 Đại dịch Covid 19 đã qua đi, nhưng những hậu quả, di chứng làm ảnh hưởng đến tình hình sản
xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của người dân Thế giới nói chung và người dân Việt Nam
nói riêng vẫn còn tồn đọng khá sâu sắc. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá cả các yếu tố đầu vào
4
tăng cao trong khi giá bán nông sản chưa tăng tương xứng, làm cho tình hình sản xuất kinh
doanh ngành nông nghiệp gặp nhiều thách thức.

Qua quá trình tìm hiểu thị trường, xác định được nhu cầu của người dân TP.Vinh, các tỉnh lân
cận và nắm bắt được môi trường vĩ mô hiện nay. Dự án “Đầu tư cung cấp thịt heo sạch và
chuối chín” được đánh giá là một trong những chiến lược kinh doanh khá thú vị và mới mẻ. Với
lợi thế cạnh tranh là có được quỹ đất rộng lớn, cách xa khu dân cư, khí hậu và thổ nhưỡng thích
hợp, khoảng cách địa lý và điều kiện vận chuyển để phân phối sản phẩm khá thuận lợi. Sản
phẩm chuối và thịt heo lại là hai loại thực phẩm cơ bản và thiết yếu đối với cuộc sống, thị trường
tiêu thụ rộng lớn.

Chính vì vậy, chúng tôi quyết định lên ý tưởng kinh doanh thành lập công ty cổ phần Minh
Thịnh nhằm mục đích đầu tư cung cấp thịt heo sạch và chuối chín đạt chuẩn Global Gap. Với sứ
mệnh ấy, nhóm chúng tôi xây dựng dự án không chỉ để phục vụ nội dung bài học mà còn mong
muốn có thể thực hiện trong tương lai.

1.2 Mô tả dự án
1.2.1 Doanh nghiệp
- Địa điểm: Dự án đầu tư cung cấp thịt heo sạch và chuối – công ty cổ phầm Minh Thịnh tại xã
Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Tọa lạc trên một khu đất rộng hơn 50.000 m2. Phía Tây
Nam giáp núi, phía Đông giáp khu vực dân cư và cách trung tâm TP.Vinh khoảng 100 km.

- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Minh Thịnh


- Tổng mức đầu tư: 250 tỷ đồng
- Thời gian thực hiện dự án:
+) Dự án sẽ bắt đầu được thực hiện vào đầu tháng 1 năm 2023
+) Thời gian sửa chữa, thiết kế là 12 tháng
+) Thời gian đi vào hoạt động là đầu tháng 1 năm 2024
+) Thời gian kết thúc hoạt động là cuối năm 2033

1.2.2 Mục tiêu của dự án


- Mục tiêu ngắn hạn:
+) Đưa doanh nghiệp vào hoạt động trong tháng đầu tiên. Giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản
phẩm thịt heo và chuối với người tiêu dùng thông qua Fanpage, phát tờ rơi, qua kênh thương
mại điện tử, cửa hàng tiện lợi, siêu thị
+) Hoàn thành thủ tục về cấp giấy chứng nhận chỉ tiêu An toàn vệ sinh thực phẩm, giấy chứng
nhận Global Gap
+) Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với cách phục vụ khách hàng

- Mục tiêu dài hạn:

5
+) Tạo được sự tin yêu đối với khách hàng, tạo được thương hiệu của doanh nghiệp đối với
khách hàng trong và ngoài khu vực.
+) Sau khi hoàn vốn, tiếp tục mở rộng cửa hàng tiện lợi cung cấp sản phẩm trực tiếp ở các khu
vực khác.
+) Trong tương lai, doanh nghiệp cũng sẽ tập trung đánh vào nhiều thị trường tiêu thụ lớn, tiềm
năng để da dạng khả năng xuất khẩu hơn, hạn chế việc cung ứng, hay dựa dẫm một thị trường
duy nhất.

1.2.3 Nhiệm vụ
- Đảm bảo các thiết bị, máy móc, quá trình chăn nuôi đến lúc cung cấp sản phẩm thịt
heo và chuối ra thị trường đều sạch sẽ, an toàn, theo tiêu chuẩn Global Gap.

- Đảm bảo thực phẩm có nguồn gốc nhập và xuất xứ rõ ràng, quy trình chế biến và bảo
quản phải được tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chí “An toàn vệ sinh”.

Phần II: Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô


I. Môi trường vĩ mô
1. Môi trường kinh tế vĩ mô
a) Tốc độ tăng trưởng:
 Thế giới
 Sau hơn hai năm chống chọi với đại dịch COVID-19, nền kinh tế thế giới vẫn đang
phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khác, bao gồm khủng hoảng năng lượng tại
châu Âu, căng thẳng chính trị giữa Nga - Ukraine, lạm phát tăng phi mã.

 Việt Nam
 Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi rất nhanh chóng và rất ấn tượng.
 Tốc độ tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% (năm 2021) lên 7,5%
trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023. Với mức dự báo tăng trưởng như vậy,
Việt Nam sẽ là nền kinh tế có mức tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á trong năm
2022 và 2023.
 Triển vọng kinh tế Việt Nam phải đối mặt với rủi ro tăng cao. Những khó khăn trong
hoạt động kinh doanh và tình trạng thiếu nguồn lao động tiếp tục hiện hữu ở một số
ngành.

6
 Nhìn chung, vẫn còn nhiều thách thức từ áp lực vĩ mô, song Việt Nam đã và đang
kiểm soát khá tốt tình hình. CPI bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 2,58% so với
cùng kỳ năm trước.
 Đi ngược lại với triển vọng ảm đạm của hầu hết nền kinh tế trên toàn cầu, kinh tế
Việt Nam đã được các tổ chức tài chính và giới truyền thông thế giới đánh giá đầy
lạc quan cho dù còn tồn tại một số rủi ro nhất định.

 Nghệ An
 Tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm đạt 9,22%
 Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,14%; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 11,65%; khu vực dịch vụ tăng 9,22%.
 Trong 9 tháng đầu năm 2022, lần đầu tiên Nghệ An được lọt vào tốp 10 địa phương
thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước.

 Thực phẩm thịt heo và chuối chín cây đều là những mặt hàng thiết yếu hằng ngày,
giá thành lại trung bình sẽ là một trong những lựa chọn đầu tư phù hợp trong môi
trường vĩ mô rủi ro lúc này.

b) Lãi suất:
 Dự báo lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại tăng bình quân 6,1-6,3%/năm
vào cuối năm 2022 và tăng 6,6-6,8%/năm vào cuối năm 2023, song vẫn thấp hơn so với
mức trước dịch là 7,0%/năm.
 Lãi suất vay vốn 6% -9%/năm tùy vào từng ngân hàng khác nhau. Lãi suất này được
xem là không quá cao so với các năm trước.
 Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% cũng là một trong nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân
hàng trong năm nay. Các ngân hàng thương mại được yêu cầu phải tập trung mọi nguồn
lực để triển khai nhanh các gói hỗ trợ này đến người vay vốn.

 Áp lực lãi suất tăng cao do ảnh hưởng từ lãi suất của Fed và chính sách tiền tệ thế
giới. Việc lãi suất tăng cao, sẽ làm tăng chi phí lãi vay và gây khó khăn cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên trong bối cảnh điều hành vĩ mô của chính phủ, mức lãi suất này chưa
phải quá cao để khiến doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng từ việc vay vốn. Trong
tương lai, doanh nghiệp sẽ tiếp cận huy động vốn bằng trái phiếu lãi suất thấp,
hoặc huy động bằng cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.

7
c) Tỷ lệ lạm phát:
 Tỷ lệ lạm phát được dự báo sẽ duy trì ở mức khoảng 4% trong năm 2022 và năm 2023.
 Lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 7,2-9,4% vào năm 2022, trước khi giảm xuống
4,0-6,5% vào năm 2023.
 Rủi ro lạm phát trên thế giới sẽ có tác động gián tiếp tới nước ta. Giá nhiều mặt hàng
nguyên liệu như xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng, phân bón, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ
du lịch, chi phí vận tải tăng cao… do đứt gãy chuối cung ứng
 Lạm phát gia tăng đã thúc đẩy việc tăng lãi suất, từ đó gây ra xu hướng rút vốn khỏi thị
trường khu vực và suy yếu đồng nội tệ ở một số quốc gia.
 Bất chấp lạm phát tại nhiều quốc gia trên thế giới vẫn nóng và giá cả nhiều mặt hàng,
đầu vào của sản xuất tăng cao thì tỷ lện lạm phát của Việt Nam vẫn tương tác thấp trong
9 tháng qua. Lạm phát tăng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của tiêu dùng hộ dân cư,
vốn rất mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022.

 Muốn có lợi nhuận, bắt buộc Doanh nghiệp phải có tính toán đến phương pháp
giảm giá thành. Việc trồng chuối nuôi heo, chế độ ăn tự phối bằng các nguyên liệu
có sẵn trong nước như: Bắp, cám, khoai mì ... thay cho thức ăn công nghiệp bán
sẵn trên thị trường sẽ giúp Doanh nghiệp giảm giá đầu vào, tiết kiệm chi phí 20-
30% so với các đối thủ cạnh tranh.

Hoạt động doanh nghiệp chủ yếu là xuất khẩu. Nguồn thu từ xuất khẩu sẽ giúp
doanh nghiệp chủ động hơn trong việc phòng ngừa rủi ro từ tỷ lệ lạm phát.

d) Tình hình ngoại thương và các chế định có liên quan:


 Chính sách “Zero COVID” ở Trung Quốc làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu
các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam.
 Căng thẳng chính trị giữa Nga -Ukraine gây ra những thay đổi trong xu hướng thương
mại và đầu tư, ảnh hưởng đến nền kinh tế có độ mở cửa cao như Việt Nam.
 Nhiều mặt hàng như dầu, phân bón, lương thực... giá tăng cục bộ đẩy lạm phát vượt
ngoài kỳ vọng, việc thắt chặt tiền tệ trên thế giới đang làm suy yếu nhu cầu của toàn cầu
làm ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

 Doanh nghiệp tích cực nâng cao năng suất, đảm bảo nhất quán chất lượng sản
phẩm. Luôn kiểm soát, đảm bảo chi phí đầu tư và giá thành ở mức thấp nhất.

Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng sẽ tập trung đánh vào nhiều thị trường tiêu thụ lớn,
tiềm năng để da dạng khả năng xuất khẩu hơn, hạn chế việc cung ứng, hay dựa
dẫm một thị trường duy nhất.

8
e) Tình hình thâm hụt ngân sách:
 Từ năm 2018 đến nay, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều bất ổn từ cuộc chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh, thiên tai,… đặc biệt là sự bùng phát mạnh mẽ
của đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia
trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
 Nguồn thu NSNN đã bị ảnh hưởng nặng nề do thực hiện các chính sách cắt giảm thuế,
phí và tăng các khoản chi phát sinh quy mô lớn cho công tác phòng, chống dịch, nên
tình hình bội chi NSNN càng trở nên trầm trọng hơn.
 Một phần do việc quản lý NSNN chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng thất thu thuế, chi tiêu
đầu tư công kém hiệu quả.

 Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều quốc gia đã rơi vào suy
thoái khi phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách luôn ở
mức báo động và khủng hoảng nợ công nhanh chóng lan rộng, gây ảnh hưởng đến
hệ thống tài chính, ngân hàng và tác động không thuận lợi đến hoạt động sản xuất
- kinh doanh.

f) Hệ thống kinh tế và các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước:
 NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14% nhưng sẵn sàng điều
chỉnh linh hoạt hạn mức tăng trưởng tín dụng để đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế, đặc
biệt với 5 lĩnh vực ưu tiên, gồm nông nghiệp-nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
 Chính sách tiền tệ được thực hiện từ trước đến nay đã góp phần rất lớn vào thành công
này, giúp kiểm soát nguồn cung tiền và đảm bảo nguồn cung tín dụng, giải quyết áp lực
lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, đồng thời cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanh
nghiệp để phục vụ quá trình phục hồi.
 Chính phủ đưa ra các biện pháp kiểm soát vốn, hạn chế các dòng tiền đầu cơ ngắn hạn
từ nước ngoài chảy vào và ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam.

 Hệ thống kinh tế và các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước vẫn đang trong
tầm kiểm soát, chủ động phòng ngửa những rủi ro từ vĩ mô Thế giới.

2. Môi tường chính trị, luật pháp


 Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường 2020.
 Căn cứ vào Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
 Căn cứ vào Kế hoạch 536/KH-UBND năm 2022 về truyền thông hỗ trợ đưa hộ sản xuất
nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử tỉnh Nghệ An.

9
 Căn cứ vào Quyết định 69/2021/QĐ-UBND về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
 Căn cứ vào Quyết định 3396/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt quy hoạch phát triển sản
xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
 Nội dung:
 Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư đầu vào cho
sản xuất nông nghiệp, hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào
ngành nghề hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư.
 Về thuế giá trị gia tăng: Không tính thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn
nuôi, thuỷ sản nuôi trồng; phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi
khác.
 Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Áp dụng Thuế suất ưu đãi 15% đối với thu nhập của
doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản
không thuộc địa bàn khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

 Quốc phòng an ninh hay trật tự an toàn xã hội đều được đảm bảo. Chính phủ đưa
ra những chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi, giảm thiểu nhiều chi phí cho
dự án

3. Môi trường văn hóa, xã hội


a) Dân số
 Dân số: 3.547.000 người
 Mật độ: 215 người/km2

 Dân số xếp thứ 4 cả nước, góp phần tạo ra nguồn lao động dồi dào

b) Mức sống
 Đời sống nhân dân trong tỉnh được cải thiện.
 Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2015-2021 là 3 triệu đồng/người, xếp thứ 47 trên
63 tỉnh thành. Trong đó thu nhập bình quân đầu người của TP.Vinh lên tới 8,5 triệu
đồng/người.
 Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Nghệ An cuối năm 2021 còn 2,74%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,09%.
 Đáng chú ý, số lao động Nghệ An đi làm việc ở nước ngoài có trình độ tay nghề chiếm
khoảng trên 60%, số tiền bình quân gửi về nước từ 15 - 30 triệu/người/tháng. Trung bình
mỗi năm có hàng trăm triệu USD tiền ngoại tệ được gửi về địa phương.

10
c) Thị hiếu
 Lượng tiêu thụ thịt các loại có xu hướng tăng nhẹ qua các năm: Từ 1,8 kg/người/tháng năm
2010 lên 2,3 kg/người/tháng năm 2020.
 Nhân khẩu bình quân 1 hộ năm 2020 là 3,6 người/hộ.
 Ở nông thôn, người dân sẽ mua thực phẩm ngon bổ rẻ, họ thường chú ý đến việc có sử
dụng chất hóa học hay phun thuốc trừ sâu hay không.
 Còn ở trung tâm thành phố, thị xã lớn, người tiêu dùng sẽ mong muốn thực phẩm chất
lượng, tốt cho sức khỏe, có nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt là phải an toàn thực phẩm.

 Sau đại dịch COVID-19, thị hiếu hầu hết người tiêu dùng đang thay đổi trở nên
tích cực hơn, việc lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, an toàn thực phẩm và
có thương hiệu trở nên ưu tiên hàng đầu so với giá cả.

4. Môi trường tự nhiên


a) Vị trí địa lý
 Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam với diện tích là 16.493,7km².
 Tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà
Tĩnh, phía Tây giáp nước Lào.
 Có khoảng 419km đường biên giới trên bộ và bờ biển ở phía Đông dài khoảng 82km.
 Trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An là thành phố Vinh.

 Vị trí địa lý này tạo cho tỉnh Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu
kinh tế - xã hội Bắc - Nam, giúp xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối
ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế.

b) Khí hậu
 Khí hậu của tỉnh chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng
10) và mùa đông lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
 Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24 – 25 độ. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm
khá cao.

 Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất là 31 độ


 Nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất là 19 độ.

 Nhìn chung, Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt
trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát
triển. Khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió Tây Nam gây trở ngại
không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Doanh nghiệp sẽ từng bước thí điểm, áp dụng các công nghệ cao trong dự báo
thiên tai, dịch bệnh, để có các biện pháp ứng phó chủ động, cũng sẽ đánh giá, tính
11
toán xác suất các rủi ro cho từng ngành và mức thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Trên cơ
sở đó, sẽ quyết định mua bảo hiểm rủi ro cho ngành đó hay không.

c) Nguồn nước
 Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các sông
ngắn ven biển có chiều dài dưới 50km, duy nhất có sông Cả với lưu vực 15.346 km2, chiều
dài 361km.
 Hệ thống sông ngòi dày đặc, có độ dốc lớn, với 117 thác lớn nhỏ, có khả năng điều hòa
nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

 Tuy sông ngòi nhiều, lượng nước khá dồi dào nhưng lưu vực sông nhỏ, điều kiện
địa hình dốc nên việc khai thác sử dụng nguồn nước sông cho sản xuất và đời sống
gặp nhiều khó khăn.

d) Địa hình
 Nghệ An nằm ở phía Đông Bắc của dãy Trường Sơn, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc đến
Đông Nam. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.648.729 ha, trong đó miền núi chiếm khoảng ¾
diện tích. Phần lớn đồi núi tập trung ở phía Tây của tỉnh.
 Dải đồng bằng nhỏ hẹp chỉ có 17% chạy từ Nam đến Bắc, giáp biển Đông và được các dãy
nũi bao bọc.
 Phía Tây gồm: 10 huyện và 1 thị xã miền núi. Phía đông là phần diện tích đồng bằng và
duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 2 thị xã và thành phố Vinh.

 Địa hình của tỉnh bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông ngòi dày đặc và những dãy
núi xen kẽ, vì vậy gây không ít trở ngại cho phát triển giao thông và tiêu thụ sản
phẩm. Nhưng đây cũng được xem là một thế mạnh của Nghệ An so với nhiều địa
phương khác ở miền Bắc để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.

e) Tài nguyên thiên nhiên


 Tài nguyên đất: Đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có khoảng 196.000 ha, chiếm 11,9%
diện tích tự nhiên. Hiện quỹ đất chưa sử dụng còn trên 600.000 ha, chiếm 37% diện tích tự
nhiên.

 Nhìn chung, tài nguyên đất của tỉnh Nghệ An vẫn còn rất phong phú, có nhiều tiềm
năng khai thác và giá trị kinh tế cao.

5. Môi trường khoa học công nghệ


12
 Tính tới tháng 6-2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu người và
số người dùng điện thoại thông minh là 66,9 triệu. Nghĩa là trung bình cứ một người sử
dụng điện thoại thì sẽ dùng internet.
 Nghệ An đã và đang tập trung đầu tư phát triển hạ tầng internet tốc độ cao, mạng cáp
quang phủ rộng khắp tới hộ gia đình, phủ sóng dịch vụ 4G và thậm chí thời gian tới là 5G
để người dùng truy cập internet tốc độ cao mọi lúc, mọi nơi.
 Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh Nghệ An đã chủ động kết nối, thông tin việc làm
trong và ngoài nước, qua trang Web, Zalo và fanpage để kịp thời hỗ trợ, tư vấn và giới
thiệu trên 30.809 vị trí việc làm cho người lao động.
 Tuy trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Nghệ An còn thấp, gây khó khăn không
nhỏ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Nhưng lực lượng lao động của
tỉnh Nghệ An đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”, tiếp cận, học hỏi công nghệ, mạng lưới
thông tin nhanh.

 Thuận lợi để có thể nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động, dễ dàng
đón nhận những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong tương lai.

II. Quy hoạch và kế hoạch phát triển dự án đầu tư


1. Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của cả nước:
 Căn cứ vào dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050.
Chính phủ đã chỉ đạo sử dụng phương án phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội hiện hành để
thực hiện Luật Quy hoạch.

 Đây là văn bản hết sức quan trọng, hoàn thiện các lĩnh vực tổng thể của đất nước
với tầm nhìn dài hạn, cũng là cơ sở quan trọng để hoạch định phát triển đất nước
trong những năm tới đảm bảo hiệu quả và bền vững.

2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng hoặc địa phương:
 Căn cứ vào Quyết định 197/2007/QĐ- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Nghệ An
 Căn cứ Quyết định số 1179/QĐ- Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-
2030, tầm nhìn đến năm 2050.
 Nội dung:
 Khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phát
triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và xuất
khẩu, ứng dụng công nghệ cao.
 Tăng nhanh tỷ trọng giá trị chăn nuôi và thủy hải sản. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá
trị sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2016 - 2020 đạt 4,5 - 5,0%.
 Trong chăn nuôi, chú trọng phát triển cả về số lượng và chất lượng với các loại con
nuôi chủ lực như trâu, bò, thịt, bò sữa, lợn và gia cầm
13
 Chuyển đổi từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển tập trung, quy mô
công nghiệp; chú trọng phát triển diện tích trồng cây thức ăn phục vụ chăn nuôi như
ngô, cỏ.

3. Quy hoạch phát triển ngành


 Căn cứ vào Quyết định số 124/QĐ - Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả
nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030
 Căn cứ vào Quyết định số 10/QĐ - về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến
năm 2020
 Nội dung:
 Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và
lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả..
 Nâng cao nhanh khả năng cạnh tranh, đồng thời phải đối phó có hiệu quả với các diễn
biến bất thường của khí hậu liên quan tới biến đổi khí hậu.
 Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế, đưa ngành nông nghiệp trở thành ngành sản
xuất hàng hoá lớn phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
 Xác định được vị trí, vị thế của nông nghiệp Việt Nam ở khu vực và thế giới, khả
năng cạnh tranh hiện tại của nông sản Việt Nam, những bất cập và những lợi thế trong
cạnh tranh.
 Cố gắng thực hiện các pháp lệnh liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Quy hoạch xây dựng


 Căn cứ vào Quyết định số 1120/QĐ-BXD Ban hành kế hoạch triển khai Định hướng phát
triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
 Căn cứ vào Luật Quy hoạch và Quy hoạch xây dựng tỉnh.
 Nội dung: Xây dựng nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, hiệu quả, không ngừng
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.

Phần III: Nghiên cứu thị trường


1. Phân tích và đánh giá khái quát thị trường tổng thể của sản phẩm thịt heo sạch và chuối
chín
a) Tình hình cầu thị trường hiện tại của sản phẩm thịt heo sạch và chuối chín:
 Thịt heo:

Trong nước Nước ngoài

14
- Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia - Người Trung Quốc tiêu thụ gần 144.000 tấn
dẫn đầu về tiêu thụ thịt heo. Điều này cho thịt heo mỗi ngày, tương đương khoảng 53
thấy thị trường biến động mạnh nhưng thịt triệu tấn một năm.
heo vẫn không thể thiếu trong khẩu phần ăn
của người Việt do tập quán và thói quen tiêu
dùng.

- Năm 2018, mỗi người dân Việt Nam tiêu


thụ trung bình 31,4 kg thịt heo, đến năm 2022
mức tiêu thụ giảm còn 23,5 kg.

 Chuối:

Trong nước Nước ngoài


- Lượng tiêu thụ chuối của người Việt rất lớn. - Chuối là một trong 9 loại trái cây được xuất
khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.
- Ở nước ta, chuối chiếm 19% tổng thị phần
cây ăn trái của Việt Nam hằng năm, sản lượng - Tại châu Âu, chuối là loại trái cây được
thụ khoảng 0,7 - 0,9 triệu tấn mỗi năm. người tiêu dùng ưa chuộng do có tác dụng tốt
cho sức khỏe. Vì vậy, chuối là loại trái cây
tươi số một được nhập khẩu vào châu Âu.

- Thị phần chuối Việt Nam tại Nhật Bản vẫn


còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 0,6% trong tổng
lượng chuối nhập khẩu của nước này.

b) Tình hình cung sản phẩm thịt heo sạch và chuối chín hiện tại của Doanh nghiệp Việt
Nam:
 Thịt heo:
- Bộ Công thương cho biết tổng đàn heo cả nước hiện có khoảng 28,1 triệu con. Tổng
sản lượng thịt các loại năm 2021 đạt khoảng 6,2 triệu tấn, trong đó thịt heo đạt 3,82
triệu tấn, tăng 6,1% so với năm trước.

- MEATLife cung cấp từ 35-50 tấn thịt mỗi ngày cho thị trường Tp Hồ Chí Minh

15
- 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt đạt 8,59 nghìn
tấn, trị giá 34,69 triệu USD.

 Chuối:
- Chuối có sản lượng rất lớn tại Việt Nam, ước tính khoảng 1.5 triệu tấn dù con số còn
nhiều hơn thế nữa trên cả nước.

- Mỗi năm vườn chuối Union Trading cho 2 vụ thu hoạch với tổng sản lượng lên đến
gần 40.000 tấn.

- Công ty TNHH La Ba đang tăng tổng sản lượng cung ứng ra thị trường từ 40-50 ngàn
tấn/năm

- Trong 11 tháng của năm 2020, giá chuối Việt Nam xuất khẩu vào EU ở mức bình
quân 3.193 Eur/tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2019.

- Trong 3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam cung cấp cho thị trường Nhật Bản hơn 1.500
tấn chuối, trị giá 166 triệu yên.

2. Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu
 Phân đoạn thị trường:
 Dựa trên tiêu chí độ tuổi:
- Từ 6-22 tuổi: Đa số các bạn chưa có thu nhập riêng, phụ thuộc một phần vào tài
chính gia đình, chưa có xu hướng mua thực phẩm về tự nấu ăn.

- Từ 22 – 45 tuổi: có công việc và thu nhập ổn định, mua thực phẩm cho bản thân hoặc
cả gia đình.

- Từ 45 tuổi trở lên: Không còn xu hướng đi chợ, đi siệu thị hoặc có nhưng ít.

 Dựa trên tiêu chí giới tính:


- Nữ: thường xuyên đi chợ hoặc siêu thị để mua thực phẩm.
- Nam: không thích đi chợ và siêu thị, trừ khi họ có xu hướng thích nấu ăn, yêu ẩm
thực, hoặc sống một mình.

 Khách hàng mục tiêu: Người tiêu dùng có độ tuổi từ 25-45 tuổi. Chủ yếu là phụ nữ đã
có gia đình, những người thường xuyên nấu ăn.

16
 Thị trường mục tiêu:
 Các siêu thị lớn như Big C, Lottle, các chuỗi cửa hàng bán lẻ như Bách hóa xanh,
Winmart,.. khắp đất nước Việt Nam.
 Các cửa hàng, đại lí phân phối, nhượng quyền khắp tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận
như Hà Tĩnh, Thanh Hóa,..

 Thị trường tiềm năng: Xuất khẩu đi các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc,..

3. Xác định sản phẩm của dự án


 Tên sản phẩm: Thịt heo sạch và chuối
 Tính năng: là hai loại thực phẩm cơ bản và thiết yếu với cuộc sống hằng ngày.

 Thịt heo: Cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất lành mạnh khác nhau, cũng như
nguồn protein chất lượng cao. Không chỉ có lợi cho việc duy trì lượng cơ bắp mà còn
giúp cải thiện chức năng cơ bắp và hoạt động thể chất.

 Chuối:
- Là loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất, tốt cho tim mạch, giúp giảm
căng thẳng, hỗ trợ tiêu hóa và chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
- Có đủ 8 loại axít amin, 11 loại khoáng chất và 6 vitamin.
- Giàu giá trị dinh dưỡng với hàm lượng Protein cao gấp 4 lần, Vitamin A và sắt cao
gấp 5 lần trái táo.

4. Dự báo cung cầu của thị trường trong tương lai của sản phẩm thịt heo sạch và chuối chin:
a) Dự báo cầu
 Thịt heo:
 Trong nước:
- Với dân số gần 100 triệu người, thu nhập bình quân liên tục cải thiện khiến nhu cầu
tiêu thụ thịt sạch, có thương hiệu tại Việt Nam tăng cao.
- Theo bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt
Nam đạt khoảng 4.700 USD.
17
- Nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thịt có thương
hiệu, đặc biệt là sau dịch COVID-19.
- Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo Việt Nam sẽ đứng thứ 2 châu Á
về tiêu thụ thịt heo trong năm 2022.

 Nước ngoài: Ảnh hưởng của dịch bệnh Panama đã khiến chất lượng chuối tại Trung
Quốc giảm mạnh do phải sử dụng các loại giống kháng bệnh. Đây là cơ hội lớn cho thị
trường cung cấp chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc là Việt Nam.

 Chuối:
 Trong nước: Dự báo, nhu cầu chuối của người tiêu dùng Việt sẽ tăng đều đặn qua các
năm do thói quen, tập tục nhưng khó tăng mạnh đột phá.

 Nước ngoài: Thị trường chuối toàn cầu trị giá khoảng 17 tỷ USD, cho nên sản lượng
nhập khẩu hiện tại chỉ là hạt cát trong thị trường tiềm năng này. Dự báo, nhu cầu nhập
khẩu chuối của các nước phát triển trên thế giới vẫn sẽ tăng mạnh.

b) Dự báo cung:
 Thịt heo: Năm 2022, VCSC dự báo nguồn cung thịt heo của Việt Nam sẽ tăng với tốc độ
chậm hơn so với nhu cầu thịt heo ở Việt Nam, do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng, cộng
với thách thức liên tục từ dịch tả lợn Châu Phi khiến người chăn nuôi không muốn tái
đàn.

 Chuối: Dự báo nguồn cung sản phẩm chuối vẫn tiếp tục tăng do các Doanh nghiệp bắt
đầu định hướng xuất khẩu, tiêu thụ tại thị trường thế giới.

5. Nghiên cứu các vấn đề tiếp thị sản phẩm của dự án


 Nghiên cứu thị trường mục tiêu:
 Đặc điểm của khách hàng mục tiêu:
- Có thu nhập ở mức trung bình trở lên
- Đã có gia đình, thường xuyên nấu ăn
- Công việc bận rộn, không phải lúc nào cũng đi chợ hay siêu thị thường xuyên.

18
 Thị hiếu người tiêu dùng:
- Thích sản phẩm ngon bổ rẻ, có thương hiệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Thích sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm, có ích cho sức khỏe

 Giải pháp giới thiệu sản phẩm:


 Marketing truyền miệng
 Vào 19h-21h thứ 7, chủ nhật hằng tuần, sẽ mở một gian nhỏ trong siêu thị lớn, làm
món thịt nướng để mời người tiêu dùng thử sản phẩm thịt heo.
 Tiếp cận người tiêu dùng qua internet:
- Tặng sản phẩm cho các chủ reviewer, tiktoker, youtuber mảng ẩm thực, nhờ họ dùng
thử, nếu hài lòng thì sẽ làm hợp đồng quảng cáo.
- Tặng sản phẩm cho các chủ nhóm ẩm thực có lượt tương tác khủng, uy tín trên
Facebook như Yêu bếp, Thánh review, Căn bú mềnh màng,… Đây là những cộng
đồng văn minh, gồm những phụ nữ nội trợ, những người yêu thích nấu ăn, yêu thích
ẩm thực sẵn sàng lắng nghe, tiếp cận sản phẩm theo hướng tích cực.

 Cách quảng cáo tiếp cận được nhiều người với chi phí rẻ hơn so với việc tiếp cận
qua truyền hình, đài phát thanh trung ương.

 Biện pháp đẩy mạnh sức mua:


- Đa dạng các hình thức thanh toán dành cho khách hàng để khách hàng cảm thấy tiện
lợi khi mua hàng.
- Liên tục khảo sát về mức độ hài lòng của khách từ chất lượng sản phẩm đến thái độ
phục vụ của nhân viên.
- Các cửa hàng, đại lý bán thịt heo thời gian đầu khai trương, được áp dụng giảm giá
15% so với giá bán đang niêm yết. Ngoài ra, khách mua với hóa đơn từ 100.000 đồng
sẽ được tặng chuối.
- Cơ cấu các kênh phối hiện tại và mở rộng, phát triển các kênh phân phối mới.

 Các kênh phân phối sản phẩm:

19
Doanh
nghiệp

Đại lí phân
Siêu thị Cửa hàng Cửa hàng
phối cấp 1
tiện lợi đối tác

Đại lí phân
Đại lí phân phối cấp 2
phối cấp 2

Người tiêu
dùng

6. Khả năng cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường
 Khả năng cạnh tranh:
 Giá cả:
- Thịt heo hơi: 60.000/kg
- Chuối: 15.000/kg
 Do không bị áp lực bởi đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu hay hoàn toàn phụ thuộc
vào nguyên liệu thức ăn nhập khẩu, cho nên doanh nghiệp có lợi thế khá mạnh về
giá cả, phù hợp với cho nhiều loại khách hàng mục tiêu (từ thu nhập thấp, trung
bình và cao)

 Chất lượng:
- Thịt heo: nguồn thức ăn chăn nuôi heo sạch và tự nhiên, đáp ứng tiêu chí sản
phẩm hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm duyệt an toàn thực phẩm.
- Chuối: đạt tiêu chuẩn Global Gap hoặc tiêu chuẩn tương đương.

 Tiếp thị: Chỉ tập trung vào một vài cách tiếp thị đạt mang lại hiệu quả bán hàng cao
cho doanh nghiệp.
 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:

20
 Thịt heo

Đối thủ cạnh tranh

Công ty Cổ phần
CTCP Tập đoàn Công ty cổ phần Công ty cổ phẩn
Nông nghiệp BaF
Đặc điểm Dabaco Masan MEATLife chăn nuôi
Việt Nam
Mitraco

Giá heo hơi 70.000/kg 68.000/kg 75.000/kg 56.000/kg

DN lâu năm, có
Là thương hiệu có
thương hiệu và
X X tiếng ở Hà Tĩnh
chỗ đứng trên thị
trường
Nhân sự trình độ
X X X
cao
Tiêu chuẩn chất
lượng Global X X X
GAP
Cung cấp các
Điểm thực phẩm chế X X
mạnh biến sẵn
Chuỗi giá trị khép Công nghệ 4.0 hiện Chuỗi giá trị khép
kín: Feed – Farm đại, trang thiết bị kín: Feed – Farm –
Công nghệ
– Food, mô hình chuyển giao từ Châu Food, mô hình sản
sản xuất hiện đại. Âu - Mỹ. xuất hiện đại.
Các khu chợ, cửa
hàng phân phối,
Hệ thống phân 63 tỉnh thành trên 3000 điểm bán khắp đại lý không yêu
phối cả nước cả nước cầu quá khắt khe
về quy trình chăn
nuôi.
Chưa có hệ thống
khép kín, trang
trại hiện đại, đảm X
bảo chất lượng
Global Gap
Phụ thuộc rất lớn
Điểm
vào nguồn
yếu
nguyên liệu nhập X X X X
khẩu từ nước
ngoài
Đứt gãy chuối
cung ứng nên giá X X X X
heo bị ảnh huởng
 Chuối chín:
21
Đối thủ cạnh tranh
Công Ty TNHH
Công ty Chuối Laba Công ty Union
Đặc điểm Huy Long An- Mỹ
Đà Lạt Trading
Bình
Giống chuối Chuối Laba Chuối già Nam Mỹ Chuối tiêu hồng

Giá chuối chín 20.000/kg 16.000/kg 9.000/kg

DN lâu năm, có thương hiệu và


X X X
chỗ đứng trên thị trường

Tiêu chuẩn chất lượng Global


X X
GAP
Điểm
mạnh Chủ yếu xuất khẩu: Việt Nam và xuất
Nhật Bản, Dubai. Còn khẩu qua các nước
Hệ thống phân phối Việt Nam
trong nước thì bán tại như: Trung quốc, Đài
Big C, Satra loan, Nhật Bản,…

Xuất khẩu khoảng


Sản lượng 40.000 tấn/năm 500.000 tấn/năm
10.000 tấn/năm
Không tập trung mạnh
Chỉ tập trung vào
Thị trường vào thị trường Việt
Điểm thị trường Việt nam
Nam
yếu
Phụ thuộc nhiều vào thị trường
X
nước ngoài

 Xây dựng chiến lược cạnh tranh:


 Lợi thế cạnh tranh về việc giá cả thấp.
Cụ thể: Trồng chuối bán, bán không hết thì cho heo ăn. Thân cây chuối bằm nấu với cám
nuôi heo sạch. Phân heo thì ủ làm phân bón trồng chuối...Chu trình khép kín an toàn, tiết
kiệm rất nhiều chi phí tốn kém cho Doanh nghiệp lại vừa đóng góp việc bảo vệ môi
trường. Thức ăn cho heo làm từ chuối có thể tiết kiệm 1/3 tổng chi phí chăn nuôi heo, từ
đó mang lại tỷ suất lợi nhuận gộp hơn 30% cho mảng kinh doanh chăn nuôi.

 Tạo được sự khác biệt cho sản phẩm, thương hiệu.


Nếu một doanh nghiệp không muốn sản phẩm của mình bị nhầm lẫn với sản phẩm của các
đối thủ cạnh tranh thì phải xây dựng được những điểm khác biệt của mình so với các doanh
nghiệp khác bằng việc thiết kế một loạt những đặc điểm có ý nghĩa để khách hàng có thể
phân biệt sản phẩm của mình với các đối thủ cạnh tranh.
 Phân tích mô hình SWOT của doanh nghiệp
 Điểm mạnh
22
- Giá cả sản phẩm cung cấp ra thị trường của doanh nghiệp sẽ rẻ hơn 1/3 so với giá mặt
bằng chung.
- Sản phẩm đáp ứng tiêu chí sản phẩm hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm duyệt
an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn Global Gap hoặc tiêu chuẩn tương đương.
- Đội ngũ lãnh đạo, nhân viên, nhân công còn trẻ nên nhiều nhiệt huyết và linh động
trong thời gian làm việc.
- Vị trí địa lý này tạo cho tỉnh Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế
- xã hội Bắc - Nam, giúp xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở
rộng hợp tác quốc tế.

 Điểm yếu
- Do công ty mới thành lập nên chưa gây dựng được lòng tin với khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm, chủ doanh nghiệp sẽ có nhiều áp
lực trong việc quản lý.
- Việc phân phối, tìm nguồn sỉ lẻ, đối tác kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai
đoạn đầu.

 Cơ hội
- Điều kiện kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, nhất là sau đại dịch covid19, người
Việt ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhu cầu người dân về thực phẩm
ngon bổ, rẻ, an toàn thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng ngày càng tăng cao.
- Do áp lực đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ, lương thực, thực
phẩm đều tăng cao. Việc doanh nghiệp tung ra sản phẩm có giá thành rẻ hơn 1/3 so
với mặt bằng giá chung, trong khi chât lượng không quá thua kém, thì đây là một
bước đột phá của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có bước tiếp cận thị trường khá
thành công và gây ấn tượng sâu sắc ngay từ ban đầu.

 Thách thức
- Sau khi hoạt động thành công, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước quy trình sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt.
- Sau khi việc đứt gãy chuối cung ứng được giải quyết, giá thành của các doanh nghiệp
đối thủ sẽ hạ thấp lại. Việc chênh lệch giá cả giữa hai bên vẫn còn, nhưng không còn
thể hiện quá rõ ràng như trước.
- Ngành chăn nuôi, nông nghiệp luôn luôn phải đối mặt với những nguy cơ dịch bệnh,
sự khắc nghiệt của thiên nhiên lẫn việc ảnh hưởng rủi ro từ sự thay đổi chính trị thế
giới.

Phần IV: Phân tích kỹ thuật dự án đầu tư


I. Mô tả sản phẩm của dự án
23
Tiêu chuẩn Thịt heo Chuối
- Heo có độ tuổi từ 6 đến 8 tháng, khối
lượng hơi phải đạt từ 80 – 110 kg
Nguyên Chuối thu hoạch có độ tuổi 8-9
liệu tháng
- Đạt yêu cầu vệ sinh thú y theo qui
định của Pháp lệnh Thú Y.
Mỗi mảnh thịt được gói kín, gọn, đẹp Mỗi nải chuối được gói kín, gọn,
Đóng gói
trong màng mỏng PE đẹp trong màng mỏng PE
Rõ ràng, không phai, không nhoè,
Nhãn
mực có độ bám dính tốt ở nhiệt độ - Rõ ràng, không phai, không nhoè
Kỹ hiệu
18°C đến -22°C
thuật - Thịt lợn cắt lạnh đông phải được vận
tải bằng xe lạnh, container lạnh hoặc
tàu lạnh chuyên dụng.
Phương tiện vận chuyển không được
Vận - Phương tiện vận chuyển không được có mùi lạ và bảo đảm vệ sinh chứa
chuyển có mùi lạ và bảo đảm vệ sinh chứa hàng thực phẩm.
hàng thực phẩm.

- Nhiệt độ phải đạt từ -18°C đến


-22°C.
Thịt màu hồng đỏ tươi, mỡ màu trắng
Chuối sau khi chín có màu vàng
Màu sắc đục, da màu trắng hồng, tuỷ xương
đều, tươi mới, bắt mắt.
ống màu hồng.
Khối lượng tịnh mỗi miếng không nhỏ Đường kính trái 3-4cm, chiều dài từ
Kích
hơn 25kg; 16-30cm. Khối lượng tịnh khoảng
thước
Chất 150-200 gram.
lượng Cảm Sạch lông, không bầm dập, tụ máu và Không bầm dập, cuống không đen,
quan có tạp chất lạ ít vết bệnh.
Trạng Thịt chắc, dai, có độ đàn hồi tốt, mặt
Thịt quả rắn, hương vị ngọt thơm
thái thịt không ướt.
Tiêu
Đạt các tiêu chuẩn ISO, Global GAP,..
chuẩn
Chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng
Cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng
chất, tốt cho tim mạch, giúp giảm
Công dụng chất lành mạnh khác nhau, cũng như
căng thẳng, hỗ trợ tiêu hóa và chứa
nguồn protein chất lượng cao.
chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
II. Lựa chọn hình thức đầu tư
 Hình thức đầu tư: Đầu tư mới
 Nội dung:
24
 Đầu tư, xây dựng lắp đặt các công trình, cơ sở hạ tầng: chăn nuôi, sơ chết, giết mổ
heo, các công trình phụ trợ, trạm bơm nước, trạm điện, hệ thống xử lý rác, hệ thống
xử lý nước,…
 Đầu tư mua sắm thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng
trọt, sơ chết sản phẩm, xe container đông lạnh,…
 Đầu tư thiết kế cảnh quan, môi trường tự nhiên
 Đầu tư tuyển dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý, thiết kế sản phẩm,
markrting, sale , tư vấn luật, sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, sơ chế, vận chuyển, giao
hàng,

III. Xác định công suất của dự án


1. Công suất lý thuyết

 120.000 heo hơi/năm


Sản lượng
Số lượng Tổng số lượng heo Số kg heo
trung bình Số lứa/năm Tổng số kg
heo nái hơi xuất chuồng
một heo nái (3) (4) x (5)
(2) (4) = (1) x (2) x (3) (5)
đẻ (1)

5.000 12 2 120.000 con 60 kg 7.200 tấn

 560 tấn chuối/ năm

Công suất lý Diện tích trồng lý


Sản lượng một Số lượng cây Diện tích trồng
thuyết thuyết
buồng (1) trồng (2) một cây (3)
(1) x (2) (2) x (3)

28 kg 20.000 4 m2 560 tấn 80.000 m2

2. Công suất thiết kế của dự án

25
Năm

Tên sản Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3


pẩm sản
xuất % công % công % công …
suất thiết Sản lượng suất thiết Sản lượng suất thiết Sản lượng
kế kế kế

Heo thịt 85% 102.000 con 88% 105.600 con 90% 108.000 con

Chuối 80% 448 tấn 85% 576 tấn 90% 504 tấn

3. Công suất thực tế của dự án


 Heo thịt: 102.000 con/ năm
 Chuối: 448 tấn/ năm

4. Công suất tối thiểu


 Heo thịt: 102.000 con/ năm
 Chuối: 448 tấn/ năm

IV. Lựa chọn công nghệ kỹ thuật cho dự án


Căn cứ lựa chọn:
 Các yêu cầu về sản phẩm: Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, áp dụng công nghệ
hiện đại vào sản xuất, chăn nuôi sẽ giúp chủ doanh nghiệp có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn
như:
- Chủ doanh nghiệp sẽ kiểm soát chặt chẽ được lượng cung thức ăn cho heo mỗi ngày
với phần mềm thông minh của hệ thống.
- Áp dụng công nghệ, phần mềm quản lý giúp tiết kiệm nguồn nhân lực bằng việc hoạt
động giao dịch, đặt hàng, phục vụ.
- Mô hình hoạt động kinh doanh của cửa hàng sẽ chuyên nghiệp, khoa học và chắc chẽ
hơn.
- Những công nghệ mới được thiết kế, đơn giản hóa bằng những tính năng giao diện,
bằng giọng nói giúp người quản lý hoạt động chuỗi trang trại thật dễ dàng.
- Hệ thống Internet giúp kết nối số lượng lớn khách hàng dễ dàng và thuận tiện.

 Công suất thiết kế của dự án: 120.000 heo hơi/ năm và 700 tấn chuối/năm
 Vốn đầu tư : 250 tỷ
STT Danh mục thiết Xuất Tính năng kỹ Số Ước tính đơn Tổng chi phí
bị sứ thuật lượng giá (vnd)
26
(vnd)
Tự động tính số
lượng heo, thời
Chip gian và lượng ăn
điện tử theo trọng lượng
cơ thể và ngày
mang thai.
Hệ
thống Bồn vận
thông chuyển
minh cám, đổ Pigtek
1 11.000 3.000.000 33.000.000.000
cho thẳng (Mỹ)
heo vào silo Tự động cho ăn,
nái chứa tại quản lý, truyền
ăn: trang trại dữ liệu, thông
báo qua hệ thống.
Hệ thống
truyền tải
cám,
máng ăn
hiện đại
Tự động vệ sinh
Hệ thống bể Thái 600.000.000.00
2 chuồng trại, tắm 50 30.000.000.000
chứa nước Lan 0
rửa cho heo
Pigtek Tự động sưởi ấm
3 Lò sưởi 16 50.000.000 800.000.000
(Mỹ) cho heo
Hệ thống điều Pigtek Tự động chiếu
4 4 30.000.000 120.000.000
kiện đèn quạt (Mỹ) sáng, bật quạt
Châu Giết mổ, sơ chế
5 Hệ thống giết mổ 50 50.00.000 2.500.000.000
Âu heo
Hệ thống xay Pigtek Xay nghiền, trộn
6 4 90.000.000 360.000.000
nghiền (Mỹ) thức ăn
Phòng cháy chữa
Hệ thống phòng Việt
7 cháy cho khu 6 20.000.000 120.000.000
cháy chữa cháy Nam
dịch vụ, ăn uống
Tạo hố trồng
Việt
8 Máy đào xới đất chuối và xới cỏ 2 120.000.000 240.000.000
Nam
dễ dàng
Tổng 67.140.000.000

V. Nguyên liệu đầu vào

27
Căn cứ lựa chọn:
- Nguồn cung cấp nguyên liệu phải ổn định, lâu dài, giá thành hợp lý, có giấy
đảm bảo nguồn gốc là tốt nhất.
- Đối với chúng tôi thì nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng tạo nên thành công
của dự án, việc tạo quan hệ tốt đối với những nhà cung cấp chất lượng sẽ có
được những thuận lợi to lớn cho doanh nghiệp. Sau đây, chúng tôi điểm qua
một số nơi cung cấp nguyên vật liệu chính như sau:

 Đợt 1: Nuôi 5.000 con heo nái và trồng 10.000 cây chuối

Nguyên liệu đầu Đơn giá


Nguồn cung Công dụng Số lượng Chi phí
vào (vnd)
Học viện
Giống chuối Trồng trọt, 50.000.000
Nông nghiệp 5.000 10.000
nuôi cây mô nuôi heo
VN

Công ty 15.000.000.000
Heo nái Nuôi tái đàn 3.000.000 5.000
Tecon

Công ty Thức ăn cho


Cám heo 275.000 30.000 8.250.000.000
Nupak heo

Công ty Phú Phân bón


Phân ure 14.200 20.000 142.000.000
Mỹ cho chuối

Phân bón
Phân NPK Hà Lan 16.000 10.000 160.000.000
cho chuối

Công ty Hải Thức ăn cho


Bột ngô 12.000 30.000 360.000.000
Hà heo

Công ty hóa Tiêm phòng


Thuốc vacxin 15.000 125.000 1.875.000.000
chất Nam Bộ cho heo

Tổng 25.837.000.0000

28
 Đợt 2: Nuôi 5.000 con heo nái

Nguyên liệu đầu Đơn giá


Nguồn cung Công dụng Số lượng Chi phí
vào (vnd)

Học viện
Giống chuối Trồng trọt, 100.000.000
Nông nghiệp 5.000 20.000
nuôi cây mô nuôi heo
VN

Công ty 15.000.000.000
Heo nái Nuôi tái đàn 3.000.000 5.000
Tecon

Công ty Thức ăn cho


Cám heo 275.000 30.000 8.250.000.000
Nupak heo

Công ty Hải Thức ăn cho


Bột ngô 12.000 30.000 360.000.000
Hà heo

Công ty hóa Tiêm phòng


Thuốc vacxin 15.000 125.000 1.875.000.000
chất Nam Bộ cho heo

Tổng 25.585.000.0000

V. Cơ sở hạ tầng
29
Chi
phí
Cơ sở hạ Chi phí đầu tư sử Tổng đơn giá
STT Nguồn gốc Giải thích
tầng (vnd) dụng/ (vnd)
số
lượng

Năng lượng
Năng lượng Tự xây dựng
1 2.700.000.000 1 2.700.000.000 sạch và tái
điện hầm biogas
tạo

2 Nước Nước ngầm 0 0 0

Container
Dùng để vận
lạnh 40 feet
chuyển thịt
(Chở tối đa 4.000.000.0000 2 xe 8.000.000.000
Nhu cầu heo đến siêu
được: 30.580
vận tải, hệ thị, đại lý,…
3 kg)
thống giao
thông
Container 40
3.000.000.0000 4 xe 12.000.000.000
feet

Xử lý mùi
Hệ thống Lắp đặt tháp
hôi từ công
4 xử lý nước khử mùi ngay 5.000.0000.0000 1 5.000.000.000
đoạn nước
thải tại bể cân bằng
đầu vào

Đảm bảo
Hệ thống chất lượng
ISO
5 an toàn lao 5.000.000.000 1 5.000.000.000 cuộc sống
45001:2018
động cho toàn thể
nhân viên

Tổng 14.700.000.0000

VI. Địa điểm thực hiện dự án

30
 Địa điểm: xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

 Vị trí: Tọa lạc trên một khu đất rộng hơn 200.000 m2. Phía Tây Nam giáp núi, phía Đông giáp
khu vực dân cư, và cách trung tâm TP.Vinh khoảng 100 km.

 Địa hình: Chủ yếu là đất phù sa, tơi xốp.

 Cơ sở hạ tầng:

 Hệ thống đường sá, cầu cảng đã được chính quyền xã Hạ Sơn tu bổ, sửa chữa.
 Nguồn nước một phần lấy từ nước ngầm, một phần lấy từ đập nước của xã.

 Dự án được đặt tại điểm này căn cư vào các yếu tố sau:

 Khí hậu trong lành, ít bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất hay lũ lụt khi mưa bão lớn.
 Cách xa khu dân cư, trang trại được tách biệt với bên ngoài để đảm bảo điều kiện an toàn
sinh học nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu các rủi ro từ dịch bệnh như lở mồm long móng
(FMD), dịch tả lợn châu Phi (ASF).
 Đất đồng bằng tơi xốp, rất phù hợp với việc trồng chuối

 Chi phí thuê đất nông nghiệp: 30.000 đồng/m2/ năm


 Tổng chi phí thuê đất: 200.000 x 30.000 = 6.000.000.000 (đồng/năm)

VI. Giải pháp xây dựng công trình dự án

31
Khối lượng Đơn giá
ST Thành tiền (vnd)
Tên hạng mục Đơn vị tính XD XD
T (3) = (1) x (2)
(1) (2)
Khu nhà nuôi heo thịt
1 m2 100.000 200.000 20.000.000.000
(10 nhà)
2 Hầm biogas m2 10.000 150.000 1.500.000.000

3 Đường giao thông m2 1.000 180.000 180.000.000

4 Bể xử lý nước thải m2 1.000 200.000 200.000.000

5 Văn phòng m2 1.000 220.000 220.000.000

6 Phòng nghỉ m2 1.000 220.000 220.000.000

7 Kho cám heo m2 1.000 200.000 200.000.000

8 Nhà để xe m2 1.000 200.000 200.000.000

9 Nhà cách ly m2 1.000 200.000 200.000.000

10 Bể chứa nước m2 1.000 220.000 220.000.000


Nhà xay thức ăn cho
11 m2 500 200.000 100.000.000
heo
12 Nhà sát trùng m2 500 200.000 100.000.000

13 Nhà đặt máy phát điện m2 500 200.000 100.000.000

14 Nhà cân heo m2 300 200.000 60.000.000

15 Nhà hủy xác m2 200 250.000 50.000.000

Tổng 120.000 m2 23.550.000.000

VII. Đánh giá tác động môi trường của dự án

32
STT Tác nhân Tác động tiêu cực Giải pháp doanh nghiệp

Lắp đặt tháp khử mùi ngay tại bể cân bằng, xử lý


Tạo mùi hôi, ô nhiễm
mùi hôi từ công đoạn nước đầu vào, đảm bảo môi
1 Phân heo môi trường không khí
trường trong lành, không ảnh hưởng đến khu vực
xung quanh
xung quanh.

- Trang trại hoàn toàn không xả thải ra môi trường


mà đầu tư hai hệ thống xử lý nước thải có khả năng
xử lý lên đến 4.000 m3 nước thải chăn nuôi một
Tạo mùi hôi, gây ô
ngày.
2 Nước thải nhiễm đất nông nghiệp
xung quanh
- Nước thải sau xử lý được trang trại tái sử dụng
100% để vệ sinh chuồng trại và tưới cây, nhờ đó
giúp tiết kiệm nước tối đa nhất.

Tiêu tốn quá nhiều Ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, giúp tiết kiệm 50-
nguồn nước cho tưới 70% lượng nước tưới cho với hình thức thông
cây, nuôi heo thường.

Trang trại Tốn nhiều năng lượng Xây dựng hầm biogas vô cùng lớn, có khả năng tự
chăn nuôi, điện sản xuất biogas và cung cấp điện để vận hành trại.
3
trồng trọt quy
mô quá lớn - Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn
nuôi, lối đi trong khu chăn nuôi (2-3 lần/tuần);
Mầm mống gây bệnh từ
đàn heo
- Máng ăn, núm uống được vệ sinh hàng ngày và có
biện pháp để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm.

Gây ô nhiễm ồn, ảnh Trang trại được xây dựng cách xa khu dân cư
Xây dựng, thi
4 hưởng đến những người khoảng 15 km, nên sẽ không ảnh hưởng người dân
công
xung quanh xung quanh.

Nhà hủy xác heo được đầu tư phun hóa chất hủy
Xác heo, nhau Gây mùi hôi, ô nhiễm nhanh kết hợp hóa chất khử mùihôi, không để xác
5
thai heo chết môi trường heo tồn đọng, không bốc mùi hôi thối, bảo đảm vệ
sinh môi trường.

VIII.Lịch trình thực hiện dự án

33
2022 2023
TT Các hạng mục
10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
A. Chuẩn bị đầu
tư:

34
Lập và báo cáo dự
1
án

Thẩm định và
2
quyết định đầu tư

Tìm kiếm đối tác,


3 thống nhất phương
án hợp tác
Nghiên cứu thị
4 trường, phương án
kinh doanh

5 Chuẩn bị thi công

Thiết kế kĩ thuật,
6
thi công GĐ 1

Thiết kế kĩ thuật,
7
thi công GĐ 2

Trình dự án và
8
thẩm định vay vốn

B. Xây dựng cơ
bản:

Xây dựng hầm


1
biogas

Xây dựng khu nhà


2
nuối heo

2022 2023
TT Các hạng mục
10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Xây dựng khu nhà


3
nuôi heo nái
Xây dựng bể xử lý
4
nước thải
35
Xây dựng nhà bếp
5
+ nhà để xe

Xây dựng nhà cách


6
ly, nhà sát trùng
Xây dựng hệ thống
7 điện, hệ thống
nước
Xây dựng hệ thống
8 phòng cháy chữa
cháy
Xây dựng hệ thống
9 thông minh cho
heo ăn
Xây dựng hệ thống
10 giết mổ + xay
nghiền

Xây dựng hệ thống


11
điều khiển đèn quạt

Tiến hành cho máy


12 đào đất, xới đất bắt
đầu trồng chuối
Mua sắm các thiết
13
bị nguyên liệu

IX. Nghiên cứu tổ chức quản trị

Chức vụ Công việc Lương Số Lượng Thành tiền


Giám đốc Quản lí toàn bộ công việc 30.000.000 1 30.000.000
Kế toán Tính toán, lập BCTTC,.. 10.000.000 3 30.000.000
Nhân viên marketing Marketing sản phẩm 10.000.000 5 50.000.000
Quản lí Quản lí nhân viên từng bộ 14.000.000 3 42.000.000
36
phận
Vệ sinh chuồng trại, văn
Nhân công vệ sinh 7.000.000 30 210.000.000
phòng, …
Nhân công kiểm tra Kiểm tra hoạt đồng của
6.000.000 10 60.000.000
chuồng trại chuồng trại
Bảo vệ Bảo vệ trang trại 7.000.000 10 70.000.000
Kiểm tra sức khỏe của
Bác sĩ thú y 15.000.000 10 150.000.000
heo
Kiểm tra thức ăn chăn
Nhân viên kiểm kho 7.000.000 10 70.000.000
nuôi
Trồng chuối, chăm sóc,
Nhân công trồng chuối 7.000.000 50 350.000.000
tưới tiêu
Lái xe Phân phối hàng hóa 15.000.000 6 90.000.000
Nhân viên đóng gói Đóng gói bao bì 7.000.000 50 350.000.000
Nhân viên kiểm nghiệm Kiểm tra quy trình 10.000.000 10 100.000.000
Nhân viên khâu sơ chế Vệ sinh, sơ chế, giết mổ 15.000.000 50 750.000.000
Tổng 248 2.352.000.000

Chi phí thuê nhân công trong 1 năm: 2.352.000.000 x 12 = 28.224.000.000 (VNĐ)

PHẦN V: Phân tích tài chính


5.1 Tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án
5.1.1 Tổng mức đầu tư
TỔNG CHÍ PHÍ BAN ĐẦU:
Tổng vốn đầu tư: 250.000.000.000 (đồng)
+) Vốn cố định: 125.445.000.000 (đồng)
+) Vốn lưu động: 95.646.000.000 (đồng)

37
+) Vốn dự phòng: 28.909.000.000 ( đồng)
Bảng 1: Dự tính tổng mức vốn đầu tư
Vốn đầu tư Thành tiền (VND)
A. Vốn cố định 125.445.000.000
- Chi phí đăng kí kinh doanh 55.000.000
- Chi phí lắp đặt, xây dựng cơ sở hạ tầng 14.700.000.000
- Chi phí xây dựng công trình dự án 23.550.000.000
- Chi phí trang thiết bị hiện đại 67.140.000.000
- Chi phí khác 20.000.000.000
B. Vốn lưu động 95.646.000.000
1. Chi phí nguyên liệu chăn nuôi 51.422.000.000
2. Chi phí mặt bằng 6.000.000.000
3. Chi phí nhân công 28.224.000.000
4. Chi phí quảng cáo, marketing 10.000.000.000
C. Vốn dự phòng 28.909.000.000
Tổng vốn đầu tư 250.000.000.000

5.1.2 Cơ cấu nguồn hình thành tổng mức đầu tư


Tổng vốn đầu tư là 250.000.000.000 VND bao gồm 70% vốn chủ sở hữu với tỉ suất sinh lời là
9%/năm và 30% vốn vay ngân hàng Vietcombank trong 5 năm với lãi suất 12% năm.

Nguồn vốn tài trợ Số lượng vốn huy động Lãi suất
Vốn chủ sở hữu 180.000.000.000 9%
Vốn đi vay ngân hàng 70.000.000.000 12%
Tổng vốn đầu tư 250.000.000.000 10%

180.000.000 .000 X 9 % +70.000 .000 X 12%


Lãi suất bình quân: = 10%
250.000 .000 .000

5.2 Lập báo cáo tài chính dự kiến và xác định dòng tiền của dự án
5.2.1 Dự tính vốn đầu tư từng năm
Đơn vị:VNĐ

Năm 0 1 2 3 4 … 10

Vốn đầu
250.000.000.000 - - - - - -

38
5.2.2 Dự tính doanh thu hàng năm
BẢNG 5.1 DỰ TÍNH DOANH THU HÀNG NĂM
Đơn vị: VNĐ

Các hoạt Năm hoạt động


động cho
doanh thu
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Bán thịt
heo 255.000.000.000 264.000.000.000 270.000.000.000 270.000.000.000 270.000.000.000
(50.000/kg)
Bán chuối
4.480.000.0000 4.760.000.000 5.040.000.000 5.040.000.000 5.040.000.000
(10.000/kg)
Tổng
259.480.000.000 268.760.000.000 275.040.000.000 275.040.000.000 275.040.000.000
doanh thu

Các hoạt Năm hoạt động


động cho
doanh thu
Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10
Bán thịt
heo 270.000.000.00 270.000.000.00 255.000.000.00 210.000.000.00 195.000.000.00
(50.000/ 0 0 0 0 0
kg)
Bán chuối
(10.000/ 5.040.000.0000 4.760.000.000 4.200.000.000 4.200.000.000 3.640.000.000
kg)
Tổng 275.040.000.00 274.760.000.00 259.200.000.00 214.200.000.00 198.640.000.00
doanh thu 0 0 0 0 0
Nguồn: Trà Giang

5.2.3 Dự tính chi phí hằng năm

BẢNG 5.2 CHI PHÍ ĐĂNG KÍ KINH DOANH


Đơn vị: VNĐ

STT Khoản mục Đơn giá (VNĐ) Số lượng Thành tiển

39
Giấy phép đăng kí kinh
1 5.000.000 1 5.000.000
doanh

Giấy chứng nhận đạt chuẩn


2 25.000.0000 2 50.000.000
Global Gap

Tồng 55.000.000

Nguồn: Trà Giang

BẢNG 5.3 KẾ HOẠCH TRẢ NỢ


Đơn vị: triệu đồng

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10

Dư nợ
70.000 70.000 63.000 56.000 49.000 42.000 35.000 28.000 21.000 14.000 7.000
đầu kì
Trả lãi 8.400 7.560 6.720 5.880 5.040 4.200 3.360 2.520 1.680 840

Trả gốc 7.000 7.000 7.000 7.000 7.000 7.000 7.000 7.000 7.000 7.000

Còn lại 63.000 56.000 49.000 42.000 35.000 28.000 21.000 14.000 7.000 0

Nguồn: Trà Giang

BẢNG 5.4 CHI PHÍ KHẤU HAO


Đơn vị: triệu đồng

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10

40
Mức
12.544, 12.544, 12.544, 12.544,
khấu 12.544,5 12.544,5 12.544,5 12.544,5 12.544,5 12.544,5
5 5 5 5
hao

VCĐ 125.445
Chi phí khấu hao đều: Mkh = Thời gian sử dụng = 10 = 12.544,5 (triệu đồng)

BẢNG 5.5 DỰ TÍNH CHI PHÍ CHĂN NUÔI HEO VÀ TRỒNG CHUỐI
Đơn vị : triệu đồng

Năm hoạt động


Các yếu tố
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10

Nguyên liệu
51.422 52.000 53.000 54.500 55.000 56.000 56.000 56.800 58.000 56.000
chăn nuôi

Tiền thuê
6.000 6.000 6.000 6.000 6.000 6.000 6.000 6.000 6.000 6.000
mặt bằng

Tiền nhân
28.224 30.000 30.000 32.000 32.000 32.700 32.700 33.000 33.000 33.000
công

Chi phí
quảng cáo, 10.000 15.000 15.000 15.000 15.000 17.000 17.000 18.000 20.000 20.000
marketing

Tổng chi
phí vận
hành hàng
95.646 103.000 104.000 107.500 108.000 111.700 111.700 113.800 117.000 115.000
năm (không
có KH và lãi
vay)
Nguồn: Trà Giang

BẢNG 5.6 DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN


Đơn vị: triệu đồng

Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

41
1.Tổng doanh thu 259.480 268.760 275.040 275.040 275.040 275.040 274.760 259.200 214.200 198.640

2. Thu khác
2.1 Thanh lí TSCĐ 20.000
2.2 Thu hồi VLĐ 95.646

3. Tổng chi phí vận


hành hàng năm
95.646 103.000 104.000 107.500 108.000 111.700 111.700 113.800 117.000 115.000
(không có khấu hao
và lãi vay)

4. Vốn đầu tư 250.000

4.1 VCĐ 125.445


4.1 VLĐ 95.646

5. Chi phí khấu hao 12.544,5 12.544,5 12.544,5 12.544,5 12.544,5 12.544,5 12.544,5 12.544,5 12.544,5 12.544,5

6. Lãi vay 8.400 7.560 6.720 5.880 5.040 4.200 3.360 2.520 1.680 840

7. Thu nhập chịu


145.655, 149.455,
thuế 142.889,5 152.615,5 149.115,5 146.595,5 147.155,5 130.335,5 82.975,5 90.255,5
5 5
(1 + 2.1 – 3 – 5 – 6)

8. Thuế TNDN
(Ưu đãi 15%) 21.883,4 21.848,3 22.892,3 22.367,3 22.418,3 21.923,3 22.073,3 19.550,3 12.446,3 13.538,3

9. Lợi nhuận sau 123.807, 127.037,


121.006,1 129.723,2 126.748,2 124.672,2 125.082,2 110.785,2 70.529,2 76.717,2
thuế (7 -8) 2 2

10. Dòng tiền sau


143.911, 144.621,
thuế 141.950,6 148.987,7 145.172,7 141.416,7 140.986,7 125.849,7 84.753,7 185.747,7
7 7
(9 + 2.2 + 5 + 6 - 4)

Nguồn: Trà Giang

5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
 Sơ đồ dòng tiền

275.040

42
259.480 268.760 274.760 259.200
214.200 198.640
20.000

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

117.529,4 124.848,3 126.892,3 129.867,3 130.418.3 133.623,3 133.733,3 133.350,3 129.446,3 128.538,3

250.000

 Giá trị hiện tại ròng

n
Bi −Ci SV
NPV = - K + ∑ n +
i=1 ( 1+ r ) ( 1+ r )n

259.480− 117.529, 4 268.760− 124.848 , 3 275.040− 126.892 ,3 275.040− 129.867 , 3


= - 250.000 +
(1+ 0 ,1)
+ 2 + 3 + 4 +
(1+0 , 1) (1+ 0 ,1) (1+ 0 ,1)
275.040− 130.418 , 3
5 +
(1+0 , 1)

275.040− 133.623 , 3 274.760− 133.733 , 3 259.200− 133.350 , 3 214.200− 129.446 , 3


6 + 7 + 8 + 9 +
(1+0 , 1) (1+0 , 1) (1+0 , 1) (1+0 , 1)
198.640− 128.538 ,3 20.000
10 + 10
(1+ 0 ,1) (1+0 , 1)

= 579.827,3 triệu đồng

 NPV > 0 => Dự án nên đầu tư

 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)


43
- Cho r1 = 54% => NPV1 = 10.313,6 (triệu đồng)
- Cho r2 = 57% => NPV2 = -2.561,3 (triệu đồng)
NPV 1
IRR = r 1+ NPV − NPV × (r 2- r 1) = 0,56
1 2

 IRR = 0,56 > r = 0,1


 Dự án đầu tư có lãi

BẢNG THỜI GIAN THU HỒI VỐN ĐẦU TƯ (T)


Đơn vị: triệu đồng
Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Cfi -250.000 141.950,6 143.911,7 148.987,7 145.172,7 144.621,7 141.416,7 140.986,7 125.849,7 84.753,7 185.747,7

HSCK 1 0,909 0,826 0,751 0,683 0,621 0,564 0,513 0,467 0,424 0,386

PVCFi -250.000 129.046 118.935,3 111.936,7 99.154,9 89.798,7 79.826 72.348 58.709,5 35.943,8 71.613,8
Cộng
-250.000 -120.954 -2.018,7 109.918 209.072,9 298.871,6 378.697,6 451.045,6 509.755,1 545.698,9 617.312,7
dồn
Nguồn: Trà Giang

 Kết luận: 2 năm < T < 3 năm

 Chỉ tiêu tỷ lệ lợi ích/ chi phí:

n
1
∑ Bi × (1+r )i
B PVB i =0
= =
C PVC n 1
∑ Ci × (1+r )
i
i=0

=
259.480 268.760 275.040 275.040 275.040 275.040 274.760 259.200 214.200 19
+ + + + + + + + +
( 1+0 , 1 ) ( 1+ 0 ,1 )2 (1+ 0 ,1 )3 (1+ 0 ,1 )4 ( 1+0 , 1 )5 ( 1+ 0 ,1 )6 ( 1+ 0 ,1 )7 ( 1+ 0 ,1 )8 ( 1+ 0 ,1 )9 ( 1+
¿
117.529 , 4 124.848 ,3 126.892 ,3 129.867 ,3 130.418 ,3 133.623 ,3 133.733 ,3 133.350 , 3 129.4
¿ 250.000+ + 2
+ 3
+ 4
+ 5
+ 6
+ 7
+ 8
+
1+0 , 1 (1+0 , 1) (1+ 0 ,1) (1+ 0 ,1) (1+0 , 1) (1+0 , 1) (1+0 , 1) (1+0 , 1) (1+0

44
= 1.564 > 1 => lợi ích > chi phí => Dự án khả thi
5.4 Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án
 An toàn về nguồn vốn:
Các nguồn vốn huy động được đảm bảo đủ lượng và phù hợp về tiến độ cần bỏ vốn:

180.000
Tỷ số: =0 , 72=72 %>50 %
250.000

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm 72% tổng vốn đầu tư => đảm bảo độ an toàn về nguồn vốn của
doanh nghiệp

 An toàn khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ:
- An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn:
Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn ≥1
95.646
= 6,21 >1
15.400

 An toàn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

- An toàn về khả năng trả nợ của dự án:


Tỷ số khả năng trả nợ của dự án
Nguồn trả nợ hàng năm/ Nợ phải trả hàng năm
Nguồn nợ trả hàng năm của dự án là lợi nhuận sau thuế hàng năm của dự án
Tỷ số khả năng trả nợ của dự án năm thứ nhất:
121.006 ,1
15.400 = 7,86 > 1
 An toàn về khả năng trả nợ. Tương tự khả năng trả nợ các năm còn lại đều an toàn

45
PHẦN 6. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
6.1. Hiệu quả kinh tế
 Dự án khả thi về mặt tài chính, mang lại lợi nhuận cao cho các bên liên doanh tham gia đầu tư.

 Góp phần giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho địa phương. Tạo việc làm cho lao
động trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của một bộ phận người
dân trong vùng dự án.

 Dự án sử dùng nhiều thiết bị, công nghệ cao đóng góp một phần vào sự phát triển và tăng trưởng
của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước, địa phương có nguồn
thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Ngoài ra khi dự án đi vào hoạt động một cách ổn định, chủ đầu tư quyên góp 1 phần lợi nhuận
của mình để từ thiện, cho các quỹ xóa đói giảm nghèo quỹ khuyến học của địa phương.

6.2. Hiệu quả xã hội


 Đối với khách hàng: Đem đến cho khách hàng những thực phẩm an toàn, sạch sẽ, đảm bảo
nguồn gốc - chất lượng, phù hợp với nhu cầu của mỗi người.

 Đối với nhà cung cấp: Tiêu thụ 1 lượng sản lượng bột ngô và giống chuối nuôi cây mô. Cụ thể,
chi trả chi phí nguyên liệu chăn nuôi khoảng 51,5 tỷ hằng năm.

 Đối với chủ đầu tư: Mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, đồng thời tạo cho doanh nghiệp một
chỗ đứng nhất định, có khả năng mở được nhiều chi nhánh trong tương lai.

 Đối với nhà nước:


- Dự án thành lập sẽ đóng góp cho nhà nước một khoản thu nhất định.
- Với việc tạo ra công ăn việc làm cụ thể, dự án đã góp một phần nhỏ bé trong việc giải quyết tình
trạng thất nghiệp, giảm gánh nặng cho xã hội, góp phần vào làm tăng trưởng kinh tế. Cụ thể trả
tiền nhân công khoảng 28 – 33 tỷ hằng năm.
- Tăng thu NSNN qua các khoản nộp thuế, phí và lệ phí. Cụ thể, hằng năm nộp thuế TNDN
13.500 - 23.000 tỷ.
46
PHẦN 7. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, phân tích rủi ro, phân tích mô phỏng và
phân tích phân phối đã rút ra một số kết luận và đề suất chính sách cho dự án.
=> Kết luận, tổng quát về khả năng thực hiện dự án, các lợi ích tài chính, kinh tế, lợi ích xã hội và ảnh
hưởng đối với môi trường của dự án.
Với kết quả phân tích tài chính và phân tích kinh tế, xã hội dự án cải tạo, mở rộng hệ thống kinh doanh
ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An như đã trình bày ở trên cho thấy dự án khả thi cả về mặt tài chính,
kinh tế và xã hội. Xét trên phương diện tổng thể của cả nền kinh tế, qua phân tích tài chính cho thấy,
nếu dự án được triển khai thì có hiệu quả về mặt tài chính, đáp ứng được mục tiêu dài hạn và mục tiêu
ngắn hạn của dự án, sau khi hoàn thành các giai đoạn đầu tư, chủ doanh nghiệp sẽ cung cấp một lượng
sản phẩm đủ phục vụ cho khách hàng đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người dân theo tiêu chuẩn an
toàn làm đầu.
Dự án có hiệu quả theo quan điểm đầu tư và quan điểm của chủ đầu tư. Dự án xét trên quan điểm tổng
thể nền kinh tế với suất chiết khấu kinh tế thực 10% có tính khả thi về mặt kinh tế. Dự án mang lại lợi
ích cho nhóm gồm chính phủ, các đối tượng sử dụng sản phẩm và cả khách hàng.
Kiến nghị Đối với UBND tỉnh Nghệ An:
Qua kết quả phân tích tài chính, kinh tế và xã hội cho thấy dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống sản phẩm
sẽ có hiệu quả về mặt tài chính, kinh tế và xã hội vì vậy UBND tỉnh Nghệ An cần phê duyệt, ra quyết
định đầu tư để dự án được thực hiện trong năm 2023.

47

You might also like