You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


Khoa Kinh tế &Kinh doanh quốc tế

*****

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(INE3017 5)

Họ và tên sinh viên Đỗ Thị Hân


Mã số 21050856
Ngày sinh 16/11/2003
Số điện thoại 0345931037
Lớp Học phần INE 3107 5
Khoá QH2021E CLC 6

Hà Nội, Tháng 12 năm 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Khoa Kinh tế &Kinh doanh quốc tế

*****

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(INE3017 5)

Họ và tên sinh viên Đỗ Thị Hân


Mã số 21050856
Ngày sinh 16/11/2003
Số điện thoại 0345931037
Lớp Học phần INE 3107 5
Khoá QH2021E CLC 6

Hà Nội, Tháng 12 năm 2023

2
Lời cảm ơn
Trước khi bắt đầu bài tập lớn này, cho phép em xin được gửi lời cảm ơn đến giảng
viên bộ môn thầy Hà Văn Hội người trực tiếp giảng dạy học phần. Cảm ơn thầy đã
đồng hành cùng lớp trong 15 tuần học dù không quá dài cũng không quá ngắn nhưng
em cảm nhận được sự nhiệt huyết, tỉ mỉ trong từng bài giảng của thầy. Thầy đã cố
gắng giảng kỹ nhất cho sinh viên nắm được từng chương. Một lần nữa cảm ơn thầy và
các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện cho chúng em được làm bài tập lớn này để có
thể hoàn thiện môn học một cách thuận lợi nhất.
Do hiểu biết còn hạn chế bài tập lớn không tránh khỏi một số sai sót, em mong nhận
được lời nhận xét góp ý và tạo điều kiện của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Hân
Đỗ Thị Hân

3
Mục lục

Contents
Chương 1: Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2022-2023 và dự báo 2024......................
1.1. Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam..................................
1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chè 2022-2023.............................................................
1.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam 2022-2023:..........................................
1.1.3. Cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu 9 tháng đầu năm của Việt Nam 2023:.........................
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của Việt Nam:...................................................
1.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam trong giai đoạn
tới:.........................................................................................................................................10
1.3.1. Quy hoạch lại vùng chuyên trồng chè và đa dạng bạn hàng:.......................................10
1.3.2. Nâng cao chất lượng chè và vệ sinh an toàn thực phẩm:.............................................10
1.3.3. Điều chỉnh các quy định về chính sách trong thương mại và tận dụng các FTA:.........10
1.3.4. Chú trọng nguồn lao động và quản lý chất lượng sản xuất:........................................11
1.3.5. Các doanh nghiệp xuất khẩu chè cần chủ động thay đổi hình ảnh, tham gia sâu vào
chuỗi cung ứng....................................................................................................................11
Chương 2: Soạn thảo hợp đồng..................................................................................................11
Chương 3: Incoterms qua bài tập tình huống:............................................................................14
3.1. Rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi nào?...............................................14
3.2. Ai là người nên mua bảo hiểm cho hàng hóa tại chặng vận tải chính?...............................15
3.3. Khi nào thì quyền sở hữu 10.000 tấn gạo nêu trên sẽ được chuyển từ Vinafood (Việt Nam)
sang Cholimex (Hồng Kông)? Giải thích?................................................................................15
3.4. Giải thích nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán FOB? Nêu
rõ lợi ích của việc mua FOB bán CIF?.....................................................................................15
3.5. Hãy cho biết vai trò của Incoterms đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu?...................16
Chương 4: Bài tập 4:..................................................................................................................17
Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................................................18

4
Chương 1: Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2022-2023 và dự báo
2024.

1.1. Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam.
Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng đó (về kim ngạch, cơ cấu mặt
hàng và thị trường xuất khẩu) của Việt Nam trong năm 2022, 6 hoặc 9 tháng đầu
năm 2023 (có thể dự kiến cả năm 2023), dự báo 2024?

1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chè 2022-2023

Theo thống kê của tổng cục Hải quan, Việt Nam là nước đứng thứ năm về diện tích
trồng chè và thứ sáu về tổng sản lượng chè trên thế giới với tổng diện tích lên đến
130 nghìn ha, sản lượng đạt mức 1.02 triệu tấn chè búp tươi trên năm.

5
Theo báo cáo hiệp hội chè Việt Nam, tổng giá trị sản phẩm chè năm 2022 ước tính
12.600 tỷ đồng, tương đương với 552 triệu USD. Trong tổng số 194 nghìn tấn chè
sản xuất trong năm 2022, xuất khẩu chè ước tính đạt 146 nghìn tấn, trị giá 237 triệu
USD; trong khi đó chè tiêu thụ trong nước khoảng 48 nghìn tấn, trị giá khoảng
7.500 tỷ đồng tương đương với 325 triệu USD.
Như vậy, lượng chè tiêu thụ nội địa Việt Nam chỉ chiếm ⅓ khối lượng chè xuất
khẩu. Tuy nhiên, giá trị tiêu thụ trong nước vẫn cao hơn do lượng tiêu thụ chủ yếu
là các loại chè đặc sản đóng gói. Trong khi xuất khẩu chè bình quân nước ta là 1.65
USD/ kg, khả năng tiêu thụ chè nội địa ở mức ổn định là 45000 tấn với giá bán ra
thị trường là 150.000 đồng/ kg. Những sản phẩm trà đặc sản thương hiệu giá bán rất
cao từ 200 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/1kg.
Sản phẩm chè Việt Nam đã xuất khẩu tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chủ
yếu là xuất khẩu sang các thị trường dễ tính như Pakistan, Trung Quốc, Nga,
Indonesia… Mặt hàng này vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thị
trường khó tính như Mỹ, EU vì phần lớn chè nước ta chưa vượt qua được những rào
cản kỹ thuật của thị trường các nước phát triển khó tính đó là những yêu cầu khắt
khe về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan năm 2023, xuất khẩu chè của Việt Nam trong 6
tháng đầu năm 2023, xuất khẩu chè ước đạt 48,2 nghìn tấn, trị giá 81,5 triệu USD,
giảm 15,7% về lượng và giảm 20.3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá chè
xuất khẩu bình quân trong 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 1689,5 USD/tấn, giảm
5.4% so với cùng kỳ năm 2022.

6
1.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam 2022-2023:

Có thể thấy gần như các thị trường nhập khẩu chè của Việt Nam không thay đổi so
với năm 2022 trong đó đứng đầu vẫn là Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc,
Indonesia… Hầu hết sản lượng và giá trung bình của mặt hàng này xuất khẩu sang
các nước đều có xu hướng giảm.
Xuất khẩu chè tới thị trường Đài Loan đạt 6,1 nghìn tấn, trị giá 9.9 triệu USD giảm
mạnh so với năm 2022 cả về lượng và giá trị. Đài Loan là nước có nhu cầu nhập
khẩu lớn mặt hàng chè để tiêu thụ nội địa và phục vụ cho xuất khẩu vì đâu là thị
trường đóng vai trò trung gian để xuất khẩu sang các thị trường Âu, Mỹ và Đông Á.
Tuy nhiên, do lạm phát toàn cầu, áp lực tăng lãi suất kéo dài và nhu cầu tiêu dùng
thấp khiến cho sản lượng nhập khẩu chè của thị trường Đài Loan từ Việt Nam giảm
mạnh.
Quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè tại các thị trường tiêu thụ chè
chính trên toàn cầu như EU, Hoa Kỳ, Anh ngày càng trở nên nghiêm ngặt. Trong
khi đó, chất lượng chè của Việt Nam và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đáp ứng tốt
được các yêu cầu của thị trường này. Do vậy thị phần chè của Việt Nam tại các thị
trường nhập khẩu chính trên toàn cầu vẫn còn rất thấp.

1.1.3. Cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu 9 tháng đầu năm của Việt Nam 2023:

7
Có thể thấy mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam vẫn là các mặt hàng thô như
chè xanh và chè đen.
Chè xanh xuất khẩu trong thời gian này đạt 25,6 nghìn tấn, chiếm 53.12% trong
tổng cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu 9 tháng đầu năm, trị giá 50,1 triệu USD, giảm
19,2% về lượng và giảm 13,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Mặt hàng chè ô long tuy có sự gia tăng trong tổng cơ cấu mặt hàng nhưng vẫn
chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
- Dự báo giai đoạn cuối năm 2023:
Các chuyên gia trong ngành đưa ra nhận định về triển vọng xuất khẩu chè những
tháng cuối năm 2023 chưa có tín hiệu tích cực do sức ép của lạm phát làm giảm nhu
cầu tiêu thụ chè tại các quốc gia. Các cơ hội từ FTA đã ký kết chưa được tận dụng
do vấp phải những khó khăn khi các quy định về hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt
khe.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của Việt Nam:
Dựa trên các nghiên cứu trước đây có thể xác định ra các nhân tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam , để từ đó có thể đưa ra các giải pháp thúc
đẩy những yếu tố tác động tích cực và biện pháp để tránh hoặc giảm thiểu những
yếu tố tác động tiêu cực đến xuất khẩu mặt hàng này.
a. Chất lượng mặt hàng chè:
Chất lượng sản phẩm chính là quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, đặc biệt chè
là loại thức uống thể hiện văn hóa, cách cảm nhận của người dùng. Nếu như mặt
hàng chè của Việt Nam đảm bảo những yêu cầu chặt chẽ về vệ sinh an toàn, đảm
bảo được mùi vị đặc trưng của chè thì nó có thể có cơ hội rất lớn trong việc xuất
khẩu sang thị trường nước ngoài đặc biệt là các thị trường khó tính nơi mà họ đòi
hỏi rất nghiêm ngặt qua các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng.

8
b. Quy định và quy chuẩn quốc tế:
Mặt hàng này cần phải tuân theo những quy định và tiêu chuẩn của quốc gia nhập
khẩu có thể về cách trồng chè tại địa phương, quy trình chăm sóc, có đảm bảo an
toàn hay không, quy trình có đạt chuẩn hay không, cách bảo quản, đóng gói, chất
lượng hương vị có đáp ứng yêu cầu hay không. Tất cả những yêu cầu này cần được
tuân thủ, nếu không mặt hàng có thể bị cấm nhập khẩu hoặc bị phạt.
c. Cạnh tranh quốc tế:
Mặt hàng chè của Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh rất lớn với các sản phẩm chè
khác trên thị trường quốc tế như Trong Quốc- nơi được coi là thủ phủ của cây chè,
Ấn Độ- nước đứng thứ hai về xuất khẩu chè, Kenya, Sri Lanka… Chè Việt Nam
không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh về sản lượng, chất lượng mà còn cả về
marketing, hoặc rất khó chen chân vào những thị trường mà những đối thủ này đã
có chỗ đứng từ lâu.
d. Xu hướng và sở thích của người tiêu dùng:
Đối với mỗi quốc gia khác nhau thì họ lại có văn hóa khác nhau do vậy nhu cầu tiêu
dùng về sản lượng và chủng loại chè khác nhau. Do vậy, nếu nắm được những sự
khác nhau về nhu cầu giữa các thị trường thì mặt hàng chè Việt Nam có thể tận
dụng cơ hội cũng như các thị trường ngách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng
này.
Hiện nay, ở các nước đang có xu hướng thay đổi về các sản phẩm liên quan đến chè
như trà sữa, trà mãng cầu, trà chanh, …. Do vậy mà nhu cầu về sử dụng chè như các
sản phẩm bổ sung cũng ngày càng tăng mạnh
e. Các vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội:
Các vấn đề về mặt ổn định chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng đến nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm này và ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó.
Dịch bệnh xảy ra cũng làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu mặt hàng này. Đại dịch
Covid 19 cùng với tình trạng cung vượt cầu ảnh hưởng đến thị trường chè toàn cầu,
các thị trường lớn như Đài Loan, Trung Quốc và Nga gần như đóng băng khiến
xuất khẩu chè của Việt Nam gặp khó khăn. Trong 2 tháng đầu năm 2020, Pakistan,
Nga, Đài Loan, Indonesia và Mỹ là năm thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam,
chiếm tỷ trọng 74,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè cả nước. Giá chè xuất
khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2020 đạt 1.481 USD/tấn, giảm 13,5% so với cùng
kỳ năm 2019.
Ngoài ra một số yếu tố khác cũng cần được cân nhắc để có thể đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu chè của Việt Nam đó là cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất chế biến
xuất khẩu mặt hàng này, chất lượng lao động hay và các quy định về chính sách

9
trong sản xuất và hoạt động thương mại. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu
chè của Việt Nam dựa trên những yếu tố này sẽ được làm rõ hơn trong phần sau.

1.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam trong
giai đoạn tới:

1.3.1. Quy hoạch lại vùng chuyên trồng chè và đa dạng bạn hàng:
Quy hoạch lại những vùng trồng chè như vùng nguyên liệu chính và theo hướng tập
trung chuyên canh, thâm canh. Có thể căn cứ vào độ cao của từng vùng mà chia làm
vùng với các loại chè phù hợp với điều kiện khí hậu.
Đối với thị trường xuất khẩu chè, Việt Nam nên nghiên cứu để có thể đa dạng đối
tác nhập khẩu, không nên chỉ phụ thuộc vào một số thị trường nhất định để có thể
tránh được những rủi ro về tỷ giá hoặc bất kỳ biến động nào xảy ra với nền kinh tế
của quốc gia đó. Tìm kiếm đa dạng đối tác đóng vai trò lớn trong xuất khẩu đa dạng
các mặt hàng chè Việt Nam bởi mỗi quốc gia có một văn hóa và nhu cầu khác nhau.

1.3.2. Nâng cao chất lượng chè và vệ sinh an toàn thực phẩm:
Việc mở rộng thị trường vào các nước phát triển (thị trường khó tính), các yếu tố về
kỹ thuật cần được tuân thủ rất nghiêm ngặt.
Để nâng cao chất lượng mặt hàng cần sự đầu tư kỹ lưỡng và bài bản. Đầu tiên, để
giải quyết vấn đề thì cây giống đòi hỏi phải có được giống chè tốt, phù hợp và đáp
ứng nhu cầu. Do vậy cần sự hợp tác của Bộ khoa học và công nghệ cũng như Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn tạo điều kiện tổ chức các buổi đào tạo hỗ trợ
cho viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và triển
khai các dự án nhân chồi cây giống như hỗ trợ kinh phí thực hiện và khuyến khích
các doanh nghiệp tư nhân lớn cùng tham gia.
Sau thu hoạch, quy trình chế biến quyết định rất lớn đến chất lượng chè. Nếu không
có quy trình chế biến đúng cách thì dù giống chè có ngon đến đâu cũng không thể
bảo đảm chất lượng chè xuất khẩu. Mọi quy trình cần được đảm bảo vệ sinh và xử
lý đúng cách thì mới đảm bảo chất lượng. Để cải thiện công nghệ sơ chế và chế
biến, người lao động cần được hướng dẫn về quy trình và hỗ trợ sử dụng một số loại
máy móc tăng năng suất chế biến.

10
1.3.3. Điều chỉnh các quy định về chính sách trong thương mại và tận dụng các
FTA:
Hiện nay, một số thủ tục trong thương mại xuất nhập khẩu còn khá rườm rà cần
được tinh gọn nhằm đơn giản hóa quá trình xử lý giấy tờ phục vụ xuất nhập khẩu.
Từ đó có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí không cần thiết. Như vậy, các đối
tác nhập khẩu hài lòng hơn về dịch vụ Logistic của Việt Nam làm tăng cơ hội xuất
khẩu lâu dài.
Các FTA mà Việt Nam đã ký kết mang đến những cơ hội lớn để thúc đẩy xuất khẩu
nói chung và mặt hàng chè nói riêng. Việc tăng cường đàm phán và thúc đẩy quan
hệ hợp tác có thể mở ra cơ hội lớn. Đồng thời với đó việc cải thiện chất lượng mặt
hàng cũng cần được chú trọng nhằm có thể vượt qua được những hàng rào kỹ thuật
chặt chẽ từ các thị trường khó tính, nâng cao uy tín vị thế và tiềm năng xuất khẩu
của mặt hàng.

1.3.4. Chú trọng nguồn lao động và quản lý chất lượng sản xuất:
Người lao động cần tự ý thức trồng chè theo quy hoạch, không tự ý mở rộng diện
tích bừa bãi. Tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh phí từ các dự án trong và ngoài
nước nhằm nâng cao năng suất lao động. Người nông dân trong khu vực chuyên
canh quy định nên tuân thủ theo quy định và hướng dẫn bảo đảm thân thiện với môi
trường, hạn chế và đi đến không sử dụng các chất hóa học đáp ứng yêu cầu của các
thị trường lớn.

1.3.5. Các doanh nghiệp xuất khẩu chè cần chủ động thay đổi hình ảnh, tham gia
sâu vào chuỗi cung ứng. Đồng thời đầu tư công nghệ nhằm sản xuất các mặt hàng đạt
tiêu chuẩn quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm. Từ đó, có thể mở rộng cơ hội
xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

Chương 2: Soạn thảo hợp đồng

Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Dệt May Hà Thành (Hathanh gartex co.,Ltd)
tại Hà Nội, nhận được một thư hỏi hàng của Soren Corp., Los Angeles (Mỹ) về
việc muốn nhập khẩu 4000 bộ comple sợi len. Công ty Hà Thành dự định bán với
giá 105USD/CIF cảng Los Angeles (Incoterm 2020). Giao hàng vào tháng 3/2024,
cảng xếp hàng: Hải Phòng. Thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả tiền ngay.
Hãy soạn thảo một hợp đồng xuất khẩu với đầy đủ các điều khoản theo các thông
tin nêu trên?

11
SALES CONTRACT

No: GEN/161/203

Date: 14 DEC, 2023

THE SELLER: Hathanh gartex co.,Ltd

191,Kham Thien ,Tho Quan, Dong Da Dist, Ha Noi, Viet Nam

Tel: 0913012305 Email: 0913012305@gmail.com

Account number: 26010001488136

Representative: Ms. Do Han

THE BUYER: Soren Corp.

Los Angeles, America.

Tel: 0123456789 Email: Sorencorp@gmail.com

Account number: 03030001994

Representative: Mr. Michael Jackson

This contract is made by and between the seller and the buyer, whereby the Seller
agrees to sell and the buyer agrees to buy the goods on the terms and conditions
stipulated below:

1. Commodity: WOOLEN SUIT


2. Quantity: 4000 sets
3. Quality: woolen suit, latest model.
4. Price: 105 USD/ CIF Los Angeles (Incoterm 2020)

Total amount:$420,000

12
In words: four hundred and twenty thousand dollars.

5. Shipment:

Port of loading: Hai Phong, Viet Nam

Port of destination: Los Angeles

Partial shipment: Not allowed

Shipment date: No later than March, 2024

Before delivery: Within 24 hours before the ship leaves Hai Phong port, the seller
must notify the Buyer to confirm the following contents: Contract number, L/C
number, name of goods, quantity of goods, value of goods, estimated time ship
leaving port.

After delivery on board the ship: the seller must notify the buyer to confirm the
following contents: Contract number, L/C number, name of goods, quantity,
invoice value, bill of lading number, estimated time ship reached destination.

6. Payment: By Irrevocable Letter of Credit at sight L/C announced at BIDV,


right after the export documents to be received by the buyer representative in Ha
Noi city, Viet Nam.

Beneficiary name: Hathanh gartex co.,Ltd

Address: 191,Kham Thien ,Tho Quan, Dong Da Dist, Ha Noi, Viet Nam

Account number: 26010001488136 (USD)

7. Document required:

03 original sales contract

03 original commercial invoice

03 original detail packing list

Original B/L

8. Insurance: Seller buys insurance for goods.

13
9. Packing and marking:

Packing in 40 big carton boxes with 100 sets per each.

10. Force Majeure:

Either party shall not be held responsible for failure or delay to perform all or
any part of this agreement due to flood, fire, earthquake. draught, war or any
other events which could not be predicted, controlled, avoided or overcome by
the relative party. However, the party affected by the event of force majeure
shall inform the other party of its occurrence in writing as soon as possible and
thereafter send a certificate of the event issued by the relevant authorities to the
other party within 15 days after its occurrence.

11. General conditions:


- All the disputes arising from the execution of this agreement shall be settled
through friendly consultation. In case no settlement can be reached, the case in
dispute shall then be submitted to the foreign trade arbitration in accordance
with its provisional rules of procedure.

The decision made by this commission shall be regarded as final and binding
upon both parties, arbitration fees shall be borne by the losing party, unless
otherwise awarded.

This contract is made in 02 English copies having the same value and takes
effect from signing date.

Any change or supplement must be in writing with mutual agreement.

This contract is accepted by fax or email.

FOR THE BUYER FOR THE SELLER

Han

Do Thi Han

14
Chương 3: Incoterms qua bài tập tình huống:
Công ty Vinafood (Việt Nam) ký hợp đồng xuất khẩu 10.000 tấn gạo cho công ty
Cholimex (Hồng Kông) với giá USD 550/MT FCA Long Biên (Incoterms 2020).
Cảng bốc là cảng Hải Phòng.

3.1. Rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi nào?
Theo incoterms 2020, với điều kiện FCA, rủi ro được chuyển từ người bán sang
người mua kể từ khi hàng hóa được giao cho người vận tải đầu tiên do người mua
chỉ định tại địa điểm chỉ định.

Khi mà nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng
được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng.

Khi mà nơi giao hàng không phải cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi
chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác
do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao
hàng, sẵn sàng để dỡ xuống.

Dù giao hàng ở đâu thì địa điểm giao hàng cũng chính là nơi mà rủi ro được chuyển
sang cho người mua.

→ Theo như đề bài và dựa theo điều kiện Incoterms 2020 mà hợp đồng đã nêu thì
rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua tại cảng Hải Phòng khi hàng hóa
được giao xong cho người vận tải đầu tiên do người mua chỉ định tại địa điểm này.

3.2. Ai là người nên mua bảo hiểm cho hàng hóa tại chặng vận tải chính?
Với điều kiện FCA (Incoterms 2020), không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm
cho lô hàng. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn
mua bảo hiểm cho lô hàng. Trong trường hợp này, khuyến khích người mua nên
mua bảo hiểm cho hàng hóa tại chặng vận tải chính để bảo vệ lợi ích của mình.

15
3.3. Khi nào thì quyền sở hữu 10.000 tấn gạo nêu trên sẽ được chuyển từ Vinafood
(Việt Nam) sang Cholimex (Hồng Kông)? Giải thích?
Quyền sở hữu 10.000 tấn gạo sẽ được chuyển từ Vinafood sang Cholimex khi mà
Cholimex đã nhận được vận đơn từ người vận tải và hoàn thành nghĩa vụ thanh
toán.

3.4. Giải thích nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán
FOB? Nêu rõ lợi ích của việc mua FOB bán CIF?
“Mua CIF, bán FOB” là tập quán mua bán hàng hóa với nước ngoài mà hàng hóa
chỉ được giao nhận tại cảng Việt Nam. Các khâu còn lại bên ngoài Việt Nam do
phía nước ngoài đảm nhận.
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán FOB vì nhiều lợi ích:
- Mua CIF và bán FOB các doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê tàu và
mua bảo hiểm cho hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê
tàu như giá cước tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu hoặc thuê tàu
không phù hợp.
- Bán FOB giải quyết được bài toán về vốn, giúp được doanh nghiệp còn yếu
thế trong giao dịch thương mại: Vốn của nhiều doanh nghiệp để xuất khẩu hay
nhập khẩu một lô hàng là vốn đi vay từ các ngân hàng, họ không đủ vốn để trả
cước phí vận tải và bảo hiểm. Bên cạnh đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu
là nguyên liệu thô hoặc sơ chế có giá trị thấp nên tỷ lệ cước phí so với tiền hàng
khá lớn. Thông thường tiền cước vận chuyển chiếm từ 7% đến 10% giá CIF của
hàng hóa, nhưng do hàng xuất khẩu của người Việt Nam cồng kềnh, giá trị thấp,
nên tỷ lệ này thường cao hơn (có mặt hàng lên tới 50%).
Khi xuất khẩu giá FOB (nhập khẩu giá CIF) người xuất khẩu (người nhập khẩu)
không phải lo về thuê tàu, phương tiện, thu xếp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa…
điều này phù hợp với những công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mới thành lập, còn
thiếu kinh nghiệm và điều kiện tài chính còn yếu.
- Vận tải biển Việt Nam chưa đủ mạnh: Các doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải
và đại lý vận tải vẫn chưa mở rộng ra thị trường nước ngoài, mạng lưới nước ngoài
còn quá ít, hệ thống quản lý thưa thớt, giá cước vận chuyển cao. Mặc khác, độ tuổi
của tàu tương đối cao (phần lớn trong khoảng 10 đến 20 tuổi, thậm chí có những
tàu từ 25 đến 30 tuổi) nên mức tiêu hao nhiên liệu cao, chi phí sửa chữa lớn và có

16
thể dẫn đến việc chưa đáp ứng được yêu cầu an toàn kỹ thuật hàng hải của thế giới
nên bị lưu giữ ảnh hưởng hiệu quả công việc.
- Ngành bảo hiểm chưa thật sự có uy tín trong mắt các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu: Chất lượng đội ngũ cán bộ bảo hiểm chưa cao nên khi giải quyết vấn đề còn
lúng túng và thời gian còn kéo dài. Vốn của các công ty bảo hiểm còn hạn chế vì
vậy khi số tiền bảo hiểm lớn thường phải tái bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm
nước ngoài. Cách tính bảo hiểm của một số công ty bảo hiểm chưa hợp lý khiến
cho các công ty xuất nhập khẩu nhận thấy quyền lợi của họ được bồi thường khi
gặp rủi ro chưa được thỏa đáng.

3.5. Hãy cho biết vai trò của Incoterms đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu?
Incoterms đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu:
- Incoterms cung cấp một bộ quy tắc quốc tế để giải thích những điều kiện
thương mại thông dụng nhất trong hoạt động ngoại thương trên toàn thế giới. Nó
làm rõ sự phân chia về chi phí, trách nhiệm và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ
người bán đến người mua.
- Thứ nhất, nó hệ thống hóa các tập quán thương mại quốc tế đang được áp dụng
phổ biến. Điều này làm cho hoạt động thương mại được diễn ra một cách thống nhất
hơn.
- Thứ hai, là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hóa ngoại
thương. Ta đã biết mỗi quốc gia có một ngôn ngữ, cách diễn đạt khác nhau và dẫn
đến những cách hiểu khác nhau. Do vậy, việc có được một bộ quy tắc chung làm
hạn chế đi những hiểu lầm dẫn đến những bất đồng, tổn thất không đáng có trong
hoạt động ngoại thương.
- Thứ ba, là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán, xây dựng
hợp đồng ngoại thương, tổ chức thực hiện các hợp đồng ngoại thương
- Thứ tư, là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hóa. Nó làm rõ
phân chia trách nhiệm về rủi ro và chi phí
- Thứ năm, là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết
tranh chấp (nếu có) giữa người bán và người mua trong quá trình thực hiện hợp
đồng ngoại thương.
Tóm lại, Incoterms là điều kiện rất quan trọng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
hàng hóa một cách an toàn và hiệu quả để giảm thiểu những chi phí và rủi ro phát
sinh không cần thiết và giải quyết những tranh chấp trong quá trình hoạt động.

17
Chương 4: Bài tập 4:
Công ty X (Việt Nam) ký hợp đồng mua 500MT thép của công ty Y ở châu Âu,
theo điều kiện CFR Tân Cảng TP. HCM. Hợp đồng quy định hàng được giao tại
bất kỳ cảng nào của Châu Âu và theo bất kỳ tuyến đường vận chuyển nào tùy
thuộc vào sự lựa chọn của người bán (Công ty Y). Một tháng sau khi ký hợp đồng,
công ty X gửi cho công ty Y một văn bản yêu cầu “hàng phải được chở theo tuyến
thông thường” đến thẳng Saigon và Y chấp nhận. Công ty Y gửi yêu cầu này đến
người trung gian vận chuyển của mình và yêu cầu: “tàu chở hàng theo tuyến thông
thường, đi trực tiếp (không chuyển tải) đến cảng Saigon”. Không may là con tàu
chở hàng xuất phát từ Antwerp khi đến Rotterdam để dỡ 12.000 MT đường xuống
thì bị các chủ nợ của tàu tịch thu tàu và bán đấu giá sau khi toàn bộ hàng được dỡ
xuống và lưu kho theo lệnh của tòa án Dunkerque. Do không nhận được số thép
nói trên nên X đã quyết định hủy hợp đồng và yêu cầu Y phải bồi thường mọi thiệt
hại. Y cho rằng họ không có trách nhiệm và quy lỗi cho hãng tàu. Cho biết:
1) Việc khiếu nại của bên Mua (Công ty X) đúng hay sai?
Việc khiếu nại của bên Mua (công ty X) là sai vì:
+ Công ty X ký hợp đồng mua 500 MT thép với công ty Y theo điều kiện CFR
Tân Cảng thành phố Hồ Chí Minh theo bất kỳ tuyến đường vận chuyển nào tùy
thuộc vào sự lựa chọn của người bán (Công ty Y). Một tháng sau khi ký hợp đồng,
công ty X gửi cho công ty Y một văn bản yêu cầu “hàng phải được chở theo tuyến
thông thường” đến thẳng Saigon và Y chấp nhận.
→ Hai bên đã đồng ý rằng hàng phải được chở theo tuyến thông thường và đến
thẳng cảng Sài Gòn và người bán Y đã gửi yêu cầu này đến người trung gian vận
chuyển.
● Như vậy ở đây người vận chuyển đã tự ý điều khiển tàu chở hàng đến
Rotterdam để dỡ hàng xuống trong khi nó cần đi theo tuyến thông thường và đến
thẳng cảng Sài Gòn.
● Hơn nữa, theo điều kiện CFR thì người bán chỉ có trách nhiệm rủi ro đến cảng
xuất phát nên họ không có trách nhiệm rủi ro trong quá trình vận chuyển.
→ Lỗi thuộc về người vận chuyển.
Kết luận: Khiếu nại của bên mua rằng bên bán phải đền bù mọi thiệt hại là sai.

2) Ai là người phải chịu tổn thất trong trường hợp trên? Giải thích?
- Rủi ro xảy ra trên đoạn đường vận tải quốc tế, phân chia rủi ro thuộc về người
mua. Do đó người mua chịu tổn thất trong trường hợp này.

18
- Theo điều kiện CFR không bắt buộc người bán hay người mua phải mua bảo
hiểm. Tuy nhiên, ở đây người mua có đoạn đường rủi ro dài hơn nên họ sẽ mua bảo
hiểm cho lô hàng của mình. Rủi ro xảy ra trong trường hợp này không phải là rủi ro
khách quan cho nên người mua cũng sẽ không nhận được bồi thường từ bảo hiểm
mà người mua (công ty X) sẽ yêu cầu người vận chuyển trung gian bồi thường thiệt
hại cho họ.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Khôi (2023, July 5). Để chè Việt vươn xa. Báo Nhân Dân Điện Tử. de che Viet
vuon xa
2. Xuất khẩu chè những tháng cuối năm vẫn thiếu tín hiệu tích cực.
https://ttdn.vn/hoi-nhap-va-phat-trien/kinh-te-dau-tu/xuat-khau-che-nhung-
thang-cuoi-nam-van-thieu-tin-hieu-tich-cuc

19

You might also like