You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


HỌC PHẦN
Tên đề bài
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:
NGHÀNH HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017-2021
Nhóm 13 : Tạ Minh Nguyệt
Nguyễn Yến Nhi
Tống Hoài Nhi
Sâm Mỹ Phương

Lớp : 48K06.5
Giảng viên : Lê Đắc Anh Khiêm

Đà Nẵng, 2023
I. Giới thiệu về nghành hàng cà phê ở Việt Nam giai đoạn 2017-2021:
1.Diện tích và sản lượng cà phê ở Việt Nam:
Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới sauBrazil và là nước
sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Việt Namchiếm gần 20% tổng sản
lượng cà phê toàn cầu. Hiệp hội cà phê vàcacao Việt Nam cho rằng xuất khẩu cà
phê năm 2017 của Việt giảm 20 – 30% so với năm 2016. Diện tích trồng cà phê
6 tháng đầu năm
2017 đạt 661.782 ha, tăng 2,9% so với năm 2016 (Bộ NNPTNT).Trong niên vụ
2017/2018, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa)đã đưa ra dự báo sơ bộ
sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ2017/2018 khoảng trên dưới 1,4
triệu tấn, tức là thấp hơn hoặctương đương niên vụ trước. Vụ thu hoạch cà phê
tại Việt Nam thu hoạch khoảng 1,3 triệu tấn.
Năm 2018, diện tính cà phê của cả nước rất lớn khoảng 688.000 ha. Trong
đó, cà Robusta khoảng 670 ha (chiếm 93% diện tích), đạt khoảng 1,71 triệu tấn
(khoảng hơn 96% sản lượng). Cà Arabica, diện tích là 50.000 ha (chỉ gần 7%),
sản lượng gần 67.000 tấn (chỉ gần 4%). (số liệu cao hơn số liệu của chính thống
khoảng 70.000 ha).
Năm 2019, sản lượng cà phê của Việt Nam giảm 1,3% xuống 30 triệu bao
do điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến sản lượng trong vụ mùa 2018 –
2019. Theo Báo Nhân dân cho biết, tổng diện tích cà phê trên toàn lãnh thổ Việt
Nam năm 2019 khoảng hơn 688 ngàn ha, năng suất bình quân 26 tạ/ha cao gấp
ba lần sản lượng cà phêt hế giới, là mặt hàng chiến lược của ngành nông nghiệp
Việt Nam, hằng năm mang về giá trị 3,4 tỷ USD. Theo Báo Lâm Đồng,năm
2019, tổng diện tích cây cà phê trồng theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C là
gần 75.500 ha. Đồng thời tái canh cải tạo gần 8.200 ha cà phê, nâng tổng diện
tích này lên đến 65.645 ha, chiếm gần 38% tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Lâm
Đồng.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cà phê
của Việt Nam năm 2020 là 680.000 ha, giảm khoảng 2% so với năm 2019. Sản
lượng cà phê niên vụ 2019 - 2020 đạt 1,8 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018
– 2019.
Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm
2021 cả nước có 20 tỉnh trồng cà phê với tổng diện tích đạt 710,6 ngàn ha, tăng
khoảng 48,4 ngàn ha so với năm 2017,trong đó Tây Nguyên là vùng sản xuất cà
phê chính của cả nước. Năng suất cà phê năm 2021 đạt 28,2 tạ/ha và sản lượng
cà phê nhân ước đạt 1,816 triệu tấn. Có thể thấy rằng diện tích trồng cà phê tại
Việt Nam đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

2.Tình hình xuất khẩu:


Cafe từ trước tới nay luôn được xem là một trong những mặt hàng xuất
khẩu hàng đầu của nước ta, hằng năm đều đem về những giá trị kinh tế to lớn.
Việt Nam là nước xuất khẩu cafe lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil, nổi tiếng
với loại cafe Robusta chiếm 40% nguồn cung trên thế giới và 90% tại Việt Nam.
Năm 2017 2018 2019 2020 2021
Lượng (triệu tấn) 1,44 1,88 1,65 1,57 1,52
Trị giá (tỉ USD) 3,244 3,54 2,85 2,74 3,002
Giá (USD/tấn) 2,050 1,883 1,740 1,751 1,969

Nhìn chung tình hình xuất khẩu cà phê tại Việt Nam luôn giữ ở mức ổn
định. Tuy nhiên từ sau năm 2018 sản lượng có xu hướng giảm nhẹ do tác động
của đại dịch Covid-19. Trị giá xuất khẩu đi các nước có sự biến đổi không đều,
từ năm 2017-2018 tăng 9,2%, nhưng từ giai đoạn 2018-2020, trị giá xuất khẩu
lại giảm 18%. Tuy nhiên, trị giá có dấu hiệu phục hồi từ giai đoạn 2020-2021.
Giá của cà phê giảm liên tục trong giai đoạn 2017-2019, giai đoạn 2019-2021
tăng 13,1%. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng cà phê xuất khẩu của
Việt Nam năm 2021 đạt hơn 1,5 triệu tấn, giá trị đạt hơn 3 tỷ USD. Riêng lượng
cà phê xuất khẩu cộng dồn đến Kỳ 1 tháng 5/2022 đạt 728.149 tấn và đạt giá trị
hơn 1,65 tỷ USD.

II.Vấn đề nghiên cứu: Cầu và cung của nghành hành cà phê giai đoạn 2017-
2021:
1.Phân tích các yếu tố tác động đến cung cà phê ở Việt Nam:
1.1.Tiến bộ công nghệ:
Xã hội đang phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – Hiệnđại hóa, vì thế
việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất là vô cùng
cần thiết. Ngành cà phê ngày nay có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế xã
hội và môi trường. Vì vậy, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình
sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nông dân và nhà sản xuất trên thế
giới liên
tục gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát giá cả và cây trồng đang bị ảnh
hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Các công nghệ mới được sử dụng hiệu quả
trong quá trình sản xuất cà phê, chẳng hạn như:

Công nghệ Blockchain: Công nghệ Blockchain tạo ra một bản ghi hoạt
động vĩnh viễn, bất biến, đảm bảo trách nhiệm giải trình cho tất cả các bên
liên quan, cho phép khách hàng thưởng thức cà phê của họ khi biết đó là cà phê
đích thực. Mỗi bên có quyền truy cập vào một bản sao chính xác của dữ
liệu và các bản cập nhật blockchain mới được chia sẻ dựa trên mức độ
cho phép của mỗi người tham gia. Không chỉ nông dân, người bán buôn và
bán lẻ sẽ có thể tương tác với dữ liệu thời gian thực, mà người tiêu dùng sẽ có
thể theo dõi nguồn gốc cà phê của họ
Công nghệ tưới nhỏ giọt: là một mạng lưới đường ống phân phối
nước được đặt áp dưới mặt đất và theo hướng dẫn trồng. Trên
đường ống phân phối có các điểm đầu nhỏ giọt được dán trực tiếp vào trong
ống hoặc gắn thông qua các đầu kết nối với khoảng cách khác nhau tùy
thuộc cây trồng và loại đất. Hệ thống tưới nhỏ giọt tưới cây bằng cách nhỏ từ từ
giọt nước vào gốc cây. Giúp gốc cây luôn được thấm đều nước và rất tiết kiệm
nước. Có những hệ thống giúp tiết kiệm 60% lượng nước bình thường.
Công nghệ nhiệt phân: Công nghệ nhiệt phân được ứng dụng vào ngành
sản xuất cà phê đã làm giảm lượng khí thải nhà kính, tăng hiệu quả sử dụng
điện, giảm sử dụng nước trong ngành chế biến cà phê. Các phế phẩm nông
nghiệp được đun nóng bằng công nghệ nhiệt phân từ nhiệt độ 8.500 độ C sẽ tạo
ra khí gas. Gas được đưa vào buồng đốt để cung cấp khí nóng cho buồng phản
ứng tạo ra sự tuần hoàn cháy liên tục. Người trồng cà phê vừa có thể thu hồi
nhiệt nhờ quá trình đốt rất ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc sấy cà phê.
Quá trình nhiệt phân cũng tạo ra than sinh học để dùng làm phân bón cải tạo đất,
than sinh học giúp cải thiện độ tơi xốp của đất, khả năng giữ nước rất cao, chống
thất thoát bay hơi hay ngấm vào tầng sâu sau khi tưới trong mùa nắng, chống
xói mòn đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi sống trong đất,
thu hút và giữ nguồn dinh dưỡng để nhả dần ra cho cây trồng.
WeGAP: WeGAP là một trong những sản phẩm được khởi tạo từ Dự án
“Sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất cà
phê tại Việt Nam” (Dự án) do Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ (SDC) và
Công ty Nestle toàn cầu tài trợ. Ứng dụng này tạo ra một hệ thống cảnh báo
sớm thời tiết hỗ trợ tối ưu quản lý vườn cafe. Bên cạnh đó, còn có các bài học
về các học phần giúp người nông dân hiểu hơn về nhu cầu dinh dưỡng,
nước tưới, chăm sóc của cây cà phê từ đó thay đổi tập quán canh tác theo hướng
sản xuất cà phê nhiều hơn với chi phí thấp hơn dựa vào việc quản lý vườn cây
hợp lý. Như vậy, nhờ có công nghệ kĩ thuật phát triển mạnh mẽ mà sản
lượng cà phê tăng dẫn đến cung cà phê tăng.

1.2.Giá của các yếu tố đầu vào:


Chi phí nhân công qua các năm có sự thay đổi, tuy nhiên thường rơi vào
tình trạng “khát” nhân công thu hái cà phê. Chẳng hạn năm 2020, nhân công
được thuê với mức giá 1.000 đồng/kg. Đến năm 2021, giá nhân công tăng cao
hơn, dao động ở mức 1.200 -1.400 đồng/kg.
Tại một số đại phương trồng cà phê, vào năm 2020, nhân công được được
trả 220.000 đồng/ngày không bao ăn, uống. Còn năm 2021, nhân công được trả
tăng lên 250.000 đồng/ngày, bao thêm bữa ăn trưa, nước uống.
Giá nhân công tăng cao hơn nhưng việc tìm kiếm nhân công hái cà phê thì
không mấy thuận lợi vì giá xăng tăng cao, dịch bệnh khó lường. Năm 2021, giá
cà phê có nhích hơn mọi năm nên người dân cũng sẵn sàng trả công hái cà phê
cao hơn cho người lao động khoảng 20% để có thể thu hoạch được hết sản
lượng.
Bên cạnh các yếu tố về diện tích trồng cà phê, chi phí nhân công đã được đề cập
trước đó, giá cà phê còn chịu sự chi phối của các yếu tố đầu vào khác, ví dụ như
giá của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các loại hàng hóa phụ trợ. Các loại
hàng hóa này có tính chất ổn định, nếu có thay đổi thì thay đổi không qua đáng
kể, chính vì thế mà cũng ít tác động tới giá của cà phê.

1.3.Số lượng nhà sản xuất trong nghành:


Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước: tiền thân là Chi nhánh của Công ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Intimex tại Mỹ Phước (Intimex Mỹ Phước), được
thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-INX-HĐQT ngày 26 tháng 3 năm 2009.
Chính Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh cà phê chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các công ty khác trong top 10 doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu 2 tháng
9 Daklak, Công ty Cổ phần Mascopex, Công ty TNHH Neumann Gruppe 18
Việt Nam, Công ty TNHH Sản xuất, ngoài ra còn hàng trăm đơn vị sản xuất
khác.
Với số lượng lớn cà nhà sản xuất như vậy thì cung về cà phê trên thị trường
chắc chắn sẽ được mở rộng, góp phần thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp và đưa
cà phê ra ngoài thị trường thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế về lĩnh này

1.4.Chính sách của Chính phủ:


1.4.1. Chính sách định hướng chung
Nhằm định hướng cho ngành hàng cà phê Việt Nam tang khả năng cạnh
tranh, phát triển bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành hàng cà phê
Việt Nam, Đề án Nâng cao GTGT hàng NLTS trong CB và giảm tổn
thất sau thu hoạch (13/5/2014); Đề án phát triển cà phê bền vững
đến 2020 - Bộ NN&PTNT (1/8/2014); Đề án tái canh cà phê Tây Nguyên
2014-2020 - Bộ NN&PTNT (21/10/2014). Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ngày 10/6/2013, trong đó cà phê là mặt hàng
chiến lược cn đẩy mạnh trong các hoạt động tái cơ cấu.
1.4.2. Chính sách thương mại
Hoạt động chế biến thương mại trong những năm qua cũng,đang rất được
quan tâm. Nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ 3 tỷ/dự án cho các dự án chế biến
để xây dựng CSHT giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải, mua thiết
bị; Gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa 36 tháng cho xuất khẩu cà phê; Hỗ trợ
cho vay mua máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch tối đa 100% giá trị,
100%
lãi suất 2 năm đầu và 50% năm thứ 3; Bỏ thuế VAT 5% đối với một số mặt
hàng trong đó có cà phê; Quản lý hệ thống thu mua; Nâng cao công nghệ sơ chế;
Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại (sàn giao dịch cà phê), phát triển thị
trường trong nước; Đẩy mạnh thông tin, dự báo ngành hàng. Về xúc tiến thương
mại, ngày 30/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1684/QĐ-
TTg phê duyệt “Chiến lược Hội nhập kinh tế Quốc tế ngành Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn”, tập trung vào các ngành hàng nông sản lớn gồm lúa gạo,
rau quả, thủy sản, cà phê, chè, cao su, điều, hồ tiêu, gỗ và các sản phẩm từ gỗ,
chăn nuôi ... trong đó có đề cập đến các giải pháp chung và cụ thể thúc đẩy phát
triển thị trường chính của các ngành hàng này
1.4.3.Chính sách về liên kết sản xuất
Để tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp – nông dân, tháng 10/2013,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về
chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây
dựng cánh đồng lớn. Quyết định này quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ
trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu
thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn theo quy hoạch và được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Nội dung ưu đãi với từng đối tượng cụ thể như sau:
Nội dung ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp gồm:
 Hỗ trợ một phn kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo
Được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi
 Được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án xây
dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở cho công nhân, nhà công vụ
phục vụ cho dự án cánh đồng lớn
 Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu
 Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc
chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ
 Hỗ trợ một phn kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo
 Hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn
thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản
xuất nông nghiệp trong dự án cánh đồng lớn
 Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng
 Hỗ trợ tối đa 50% linh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho
nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng, bao gồm chi phí về tài liệu,
ăn, ở, đi lại, tổ chức lớp học.
Nội dung ưu đãi đối với tổ chức đại diện của nông dân gồm:
Được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi
 Được nhà nước giao đất hoặc cho thuê để thực hiện xây dựng cơ sở sấy,
chế biến, kho chứa phục vụ cho dự án cánh đồng lớn
 Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu
 Ưu tiên tham gia các hợp đồng nông sản hoặc chương trình tạm trữ
nông sản của Chính phủ
 Hỗ trợ tối đa 30% trong năm đu và 20% năm thứ 2
 Hỗ trợ tối đa 30% trong những năm đầu và 20% năm thứ 2 chi phí thực tế
về thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ
bảo vệ thực vật chung cho các thành viên
 Hỗ trợ một ln tối đa 50% kinh phí tổ chức tập huấn
 Hỗ trợ một lần tối đa 50% kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất;
bao gồm chi phí về ăn, ở, mua tài liệu, học phí theo mức quy định của cơ
sở đào tạo
 Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng
 Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho
nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng; bao gồm chi phí về tài liệu,
ăn, ở, đi lại, thuê hội trường, thù lao giảng viên, tham quan.
1.4.4.Chính sách đất đai
Phối hợp với các cơ quan hữu quan, nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các
chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế tổ chức sản xuất an toàn, bền vững như:
  Xây dựng các chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng
 Xây dựng các chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng sân phơi cà phê
  Người trồng cà phê trong vùng quy hoạch được dùng
 Người trồng cà phê trong vùng quyền sở hữu đất và tải sản trên đất để góp
cổ phần hoặc chuyển nhượng để hình thành các doanh nghiệp nông
nghiệp, hoặc liên doanh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp chế biến
cùng kinh doanh và hưởng lợi.

1.4.5. Chính sách thuế


Tháng 6 năm 2013, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 7527/BTC-TCT
về chính sách thuế để hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp trong đó có
cà phê. Ví dụ như ưu đãi thuế đối với cà phê là 0%. Nghị định 209/2013/NĐ-CP
được thông qua, chính phủ Việt Nam chính thức bãi bỏ thuế 5% VAT.
1.5.Kì vọng về giá:
1.6.Các yếu tố khác:
2.Phân tích các yếu tố tác động đến cầu cà phê ở Việt Nam:
2.1.Thu nhập người tiêu dùng:
2.2.Thị hiếu:
2.3.Kì vọng về giá và thu nhập của người tiêu dùng:
2.4.Chính sách của chính phủ:
2.5.Các yếu tố khác:

III.Giải pháp cho doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam:


1.Giải pháp cho doanh nghiệp:
1.1.Sản xuất, chế biến:
1.2.Phòng ngừa sâu bệnh:
1.3.Xuất khẩu:
1.4.Tiêu thụ:
2.Giải pháp cho chính phủ Việt Nam:

You might also like