You are on page 1of 4

Phân tích và đưa ra chiến lược sản phẩm quốc tế để nâng cao giá trị xuất khẩu

của cà phê việt nam

Chương 1: THỰC TRẠNG MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI
GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU

1.1 Thực trạng tham gia của mặt hàng cà phê việt nam vào chuỗi giá trị cà phê
toàn cầu
Thị trường xuất khẩu

Theo Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam, kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng
10-2022 đến tháng 9-2023), xuất khẩu cà phê đạt 1,66 triệu tấn, giảm 4,5% so với
niên vụ 2021-2022 nhưng kim ngạch đạt 4,08 tỷ USD, tăng 3,4% nhờ giá bán
tăng cao.
Xét theo từng loại cà phê xuất khẩu, cà phê Robusta chiếm tỷ lệ cao nhất với 1,49
triệu tấn, kim ngạch 3,25 tỷ USD; cà phê nhân Arabica xuất khẩu đạt 41.500 tấn,
kim ngạch 169 triệuĐ USD; cà phê nhân đã khử cafein 36.000 tấn, kim ngạch 136
triệu USD.
Đặc biệt, xuất khẩu cà phê chế biến có sự gia tăng đáng kể. Cà phê rang xay và
hòa tan xuất khẩu khoảng 90.000 tấn với kim ngạch khoảng 510 triệu USD (khối
lượng chiếm khoảng 5,4. Hiện, cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và
vùng lãnh thổ.
Thị trường tiêu thụ:
Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam Nguyễn Hải Nam thông tin, Cục
Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ cơ quan thống kê châu Âu cho
hay, trong năm 2022, EU nhập khẩu 3,05 triệu tấn cà phê, trị giá 12,81 tỷ EUR
(tương đương 13,85 tỷ USD) từ các thị trường ngoại khối (các nước không thuộc
Liên minh châu Âu - EU). Việt Nam là nhà cung cấp cà phê ngoại khối thứ 2 vào
thị trường EU, chỉ đứng sau Brazil

Nguyên nhân

 Nguyên nhân chính là do cà phê Việt Nam chưa xây dựng được thương
hiệu Việt Nam cũng chưa xây dựng được thương hiệu cà phê nào tầm cỡ
quốc gia. Do đó, Việt Nam dù nằm trong nhóm quốc gia xuất khẩu cà phê
tốp đầu thế giới nhưng giá trị mang về lại thấp đa phần cà phê Việt Nam
xuất khẩu dưới dạng thô nên giá rất rẻ Thế giới tiếp cận cà phê không chỉ là
một loại thức uống.
 Rất nhiều giá trị kinh tế từ cây cà phê, như: mật ong hoa cà phê, phân bón
từ bã cà phê; thuốc nhộm vải, sợi, giày… cũng có thể làm từ cà phê. Thế
giới đã làm được nhiều chuyện từ cà phê nhưng chúng ta còn đang làm thô.
 Thế giới chưa uống nhiều cà phê Việt, người Việt Nam thường chê cà phê
ở châu Âu chua chua, nhạt nhạt trong khi mấy trăm năm nay họ vẫn uống
như vậy. Có khi chúng ta đang ngồi nhà nghĩ cà phê của mình ngon nhất
nhì thế giới, trong khi thế giới không uống cà phê của chúng ta
 Sản xuất cà phê trong nước đối diện nhiều khó khăn khi diện tích ngày một
giảm, sự chuyển dịch trồng cà phê chất lượng chưa đạt yêu cầu. Lượng cà
phê xuất khẩu dù có sự chuyển dịch sang sản phẩm chế biến song tỷ lệ còn
nhỏ - chiếm chưa đến 10% tổng sản lượng, chủ yếu tiêu thụ trong nước.
Hơn nữa, các vùng trồng cà phê Việt Nam cần tuân thủ các quy định mới
xuất khẩu tại nhiều thị trường.
 Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam dự báo, niên vụ cà 2023-2024 thu
hoạch muộn hơn niên vụ trước. Một số địa phương như: Gia Lai, Kon Tum,
Sơn La sẽ thu hoạch sớm hơn vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, thu hoạch
rộ cuối tháng 12-2023. “Dù giá đang cao nhưng ngành hàng cà phê sẽ gặp
những khó khăn nhất định như diện tích suy giảm, chịu ảnh hưởng bởi quy
định mới từ châu Âu...”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam
Đỗ Hà Nam chia sẻ.

CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC MỚI ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CÀ PHÊ
VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU

2.1. Những cơ hội


Sự chênh lệch giá giữa cà phê Arabica và Robusta trong bối cảnh trong bối
cảnh lo ngại suy thoái kinh tế, khiến người dân có xu hướng chuyển từ tiêu dùng
Arabica sang Robusta để giảm thiểu chi phí => thông tin tích cực đối với cà phê
Robusta ở thời điểm hiện tại. Theo dự báo của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
(MXV), Việt Nam sẽ tiếp tục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế
giới trong giai đoạn 2023-2033.

Bên cạnh hỗ trợ từ nguồn cung khan hiếm, ưu thế giá thành rẻ hơn so với cà phê
Arabica mở ra lợi thế cạnh tranh cho cà phê Robusta trong bối cảnh gia tăng lo ngại
về suy thoái kinh tế trên thế giới => Nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu lớn khác
như Brazil và Indonesia đang có dấu hiệu thu hẹp lại, giúp Việt Nam có cơ hội mở
rộng thị phần xuất khẩu, đây cũng là nhân tố quan trọng tạo tiền đề đẩy mạnh xuất
khẩu cà phê tại Việt Nam.

2.2. Những thách thức

Tthách thức về nguồn cung mà đó còn là vấn đề về chất lượng cũng như nguồn gốc
cà phê. Vào cuối năm 2022, Liên minh châu Âu (EU) ra sắc lệnh nghiêm cấm nhập
khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng đã gây ra những lo ngại về lượng cà
phê Việt Nam có thể xuất sang thị trường này và đặt ra bài toán về việc phát triển cà
phê một cách bền vững hơn.

Tại Việt Nam, tình trạng ken, đốt gốc thông, bạch đàn để chiếm đất trồng cà phê
không còn quá xa lạ và đã từng là vấn nạn quan tâm hàng đầu đối với việc phát triển
ngành cà phê. Sắc lệnh mới của châu Âu không chỉ đưa đến sự nghiêm ngặt đối với
hàng cà phê xuất khẩu mà còn là một nhân tố có thể thúc đẩy sự phát triển theo
hướng bền vững hơn của ngành cà phê khi không chỉ tập trung vào việc mở rộng diện
tích để tăng sản lượng mà cần chú ý hơn đến vấn đề năng suất.

EU siết chặt quy định dư lượng thuốc trừ sâu đối với các loại hạt, trong đó có cà phê
là 0,1 mg/kg cũng là một khó khăn, đòi hỏi nông dân phải điều chỉnh phương thức
sản xuất để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới phục vụ hoạt động xuất

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO
MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU
TỚI NĂM 2020


Kết hợp mạnh với các tập đoàn kinh doanh cà phê với các tập đoàn rang xay cà
phê để xây dựng hệ thống sản xuất - phân phối trọn gói nhằm nâng cao giá trị
gia tăng trong khâu chế biến
 Duy trì, phát triển chuỗi giá trị cà phê toàn cầu được điều phối bởi các tập đoàn
thương mại thông qua hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bàn lẻ phân bố rộng
khắp toàn cầu nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong khâu phân phối và
marketing
 Tập trung phát triển cho được sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn để đáp ứng thị
trường. Còn nếu cứ làm như lâu nay, theo chất lượng tiêu chuẩn nhưng sản
phẩm làm ra không tiêu thụ được. Muốn tạo sản lượng lớn, có chất lượng cao
thì phải liên kết sản xuất. Ngoài ra, cần truy xuất nguồn gốc sản phẩm và bảo
hộ sản phẩm
 Cần chính sách tín dụng nông nghiệp, hỗ trợ cho các hợp tác xã, cho người
nông dân, bao tiêu sản phẩm cho đầu ra cho nông dân…hỗ trợ nguồn vốn lãi
suất thấp nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh.
 Các doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến thị trường, nhu cầu uống cà phê
trong nước, phát triển và nâng giá trị cà phê Việt trong thời gian tới, cần chú
trọng đầu tư sản xuất cà phê sạch để đáp ứng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là
những thị trường khó tính.
 Thêm nữa, phải chế biến sâu. Hiện nay, rất ít công ty làm thương hiệu cho cà
phê Việt Nam xuất khẩu ra thế giới. Thái Lan có loại cà phê cao cấp, bán đến
50 USD-100 USD/ly ở các khách sạn 5 sao trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 2
thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng chưa có thương hiệu nào góp mặt trong
danh sách 10 thương hiệu cà phê đắt nhất thế giới.
 Cần xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các vùng trồng cà phê lớn để gia tăng giá trị
cho sản phẩm cà phê từ các vùng trồng này.

You might also like