You are on page 1of 22

Bùi Văn Doành

ĐẠI HỌC SHU TE – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


LỚP SD-MBA1


MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

BÀI TẬP CÁ NHÂN


Phân tích môi trường kinh doanh
ngành cà phê ở Việt Nam

Giảng viên: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Sinh viên: Bùi Văn Doành


ID: 11752326, Email: doanhbv09@gmail.com

-1-
Bùi Văn Doành

MỤC LỤC

I. NGÀNH CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM 3


1. Lịch sử ngành cà phê Việt Nam 3
2. Một số đặc điểm ngành cà phê Việt Nam 4
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 5
1. Môi trường vĩ mô 5
1.1. Các nhân tố kinh tế 5
1.2. Các nhân tố về chính trị, pháp luật 6
1.3. Nhân tố về văn hoá xã hội và dân cư 7
1.4. Môi trường công nghệ 8
1.5. Môi trường tự nhiên 8
1.6. Toàn cầu hoá 9
2. Môi trường ngành 9
2.1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng 9
2.2. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành 10
2.3. Năng lực thương lượng của người mua 11
2.4. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp 13
2.5. Sản phẩm thay thế 14
III. PHÂN TÍCH SWOT 15
1. Điểm mạnh của ngành cà phê Việt Nam 15
2. Điểm yếu của ngành cà phê Việt Nam 15
3. Cơ hội của ngành cà phê Việt Nam 16
4. Thách thức của ngành cà phê Việt Nam 16
IV. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ 18
1. Nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng cà phê 18
1.1. Hạ thấp giá thành sản xuất cà phê 18
1.2. Nâng cao chất lượng chế biến cà phê 19
1.3. Đa dạng hoá cải tiến mẫu mã, bao bì cà phê xuất khẩu, tăng cường
công tác quảng cáo, chào bán hàng 19
1.4. Đa dạng hoá cơ cấu và sản phẩm cà phê 20
2. Phát triển thị trường xuất khẩu cà phê 20
2.1. Tăng cường về vốn 20
2.2. Tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị
trường thế giới 21
2.3. Đa dạng hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê 21
2.4. Củng cố và hoàn thiện các đầu mối xuất khẩu cà phê 21
2.5. Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu 21
2.6. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu 22

-2-
Bùi Văn Doành

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp là ngành chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Ngoài các sản phẩm nông nghiệp mang lại giá
xuất khẩu lớn của Việt Nam như: gạo, chè, hạt điều, tiêu, hồi…thì cà phê là một
loại nông sản được có vai trò chiến lược đối với ngành nông nghiệp của Việt
Nam. Cà phê được trồng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.
Ngành cà phê Việt Nam, đại diện là tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) có
nhiệm vụ quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, quản lý nguồn vốn,
đất canh tác và thực hiện nhiệm vụ quan trọng khác là tìm kiếm thị trường
nhập khẩu sản phẩm cà phê. Trong nhiều năm qua, ngành cà phê đã đóng góp
cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ không nhỏ từ hoạt động xuất
khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt hơn nữa, với vị trí và tiềm lực của
mình, cà phê đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam
đến bạn bè trên khắp thế giới.
I. NGÀNH CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
1. Lịch sử ngành cà phê Việt Nam
Cà phê được đưa vào Việt Nam khoảng những năm 1870, đến thế kỷ thứ
XX cà phê được trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Những năm 1960-
1970 cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh
miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững
do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà
phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải phá bỏ, cho đến năm 1975,
sau khi đất nước thống nhất, diện tích cà phê được khôi phục và mở rộng trên
phạm vi cả nước. Giai đoạn này cà phê Việt Nam được phát triển mạnh tại Tây
Nguyên nhờ có vốn từ các hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên
Xô cũ, CHDC Đức, Bungari, Tiệp Khắc, Ba Lan. Đến năm 1990 trên phạm vi cả
nước đã có 119.300 ha cà phê, những năm sau đó, phong trào trồng cà phê
phát triển mạnh trong nhân dân. Đến nay đã có trên 500.000ha, đạt sản
lượng khoảng 70.000 tấn/vụ, sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 1
triệu tấn (xếp thứ 2 trên thế giới, sau Brazil) (1)
Ngành cà phê nước ta có những bước phát triển vượt bậc, chỉ trong
vòng 15 – 20 năm chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng
trăm lần, thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi. Tuy nhiên, trong
vài năm trở lại đây do sự lên xuống t thường của thị trường giá cả, ngành cà
phê từ chỗ đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch thì nay
tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của

(1) http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/dau-nam-san-luong-caphe-xuat-khau-giam-manh-
2011013103066919ca39.chn

-3-
Bùi Văn Doành

nhà nước. Những năm được giá thì diện tích cà phê tăng lên đột biến nhưng
sau đó một thời gian, khi mà giá cà phê sụt giảm thì người dân lại sẵn sàng loại
bỏ cây cà phê để trồng các loại cây công nghiệp khác. Chính điều đó làm cho sự
phát triển ngành cà phê ở Việt Nam thiếu ổn định và khó kiểm soát.
2. Một số đặc điểm ngành cà phê Việt Nam
Việt Nam trồng hai loại cà phê chính: cà phê vối (Robusta) và cà phê chè
(Arabica), trong đó diện tích cà phê vối chiếm tới hơn 95% tổng diện tích gieo
trồng. Cà phê chủ yếu được trồng ở các vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên,
Nam Trung Bộ. Diện tích cà phê
tập trung nhiều nhất ở vùng Tây
Nguyên. Diện tích cà phê của khu
vực này chiếm tới 90% tổng diện
tích cả nước và sản lượng cũng
chiếm khoảng 80% tổng sản
lượng cả nước. Cà phê chè trồng
chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ,
vùng núi phía Bắc tập trung nhiều
ở các tỉnh Quảng Trị, Sơn La và
Điện Biên.
Tuy nhiên, chất lượng của
cà phê vối Việt Nam chưa cao do
yếu kém về khâu thu hái, công
nghệ chế biến lạc hậu (chủ yếu là
chế biến khô, tự phơi sấy trong
khi thời tiết ẩm ướt nên xuất hiện
nhiều nấm mốc, hạt đen, cà phê
mất mùi, lẫn tạp chất, chất lượng
giảm sút). Có khoảng 65% cà phê
Việt Nam thuộc loại II, với 5% hạt
đen và vỡ, độ ẩm 13%.
Sản phẩm xuất khẩu chủ
yếu của Việt Nam là cà phê
Robusta chiếm tỷ trọng lớn nhất
trên 1 triệu tấn/năm, tức khoảng
95% sản lượng, thu về hơn 1 tỷ
USD mỗi năm, tiếp theo là cà phê
Arabica chiếm một tỷ trọng 0,4 triệu tấn/năm, tức khoảng 3-5%, chủ yếu cà
phê xuất khẩu của Việt Nam mới ở dạng sơ chế nên giá thành chỉ bằng 60% giá
cà phê thế giới, thấp hơn so với các quốc gia xuất khẩu khác như Brazil hay
Indonesia.

-4-
Bùi Văn Doành

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH


Môi trường kinh doanh của ngành được hiểu là một tổng thể các yếu tố,
các nhân tố bên ngoài và bên trong tương tác lẫn nhau tác động trực tiếp và
gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Các nhân tố cấu thành
môi trường kinh doanh luôn luôn tác động theo những chiều hướng khác nhau
đến hoạt động kinh doanh của từng ngành. Các nhân tố tác động tích cực ảnh
hưởng tốt đến hoạt động kinh doanh của ngành. Các nhân tố tác động tiêu cực
ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Để hoạch định
chiến lược (kế hoạch) hoặc đưa ra các quyết định kinh doanh, các nhà quản trị
doanh nghiệp không thể không chú ý đến việc nghiên cứu và dự báo môi
trường kinh doanh.
1. Môi trường vĩ mô
1.1. Các nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và có tính quyết định
đến hoạt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cà phê Việt Nam. Các
nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng ổn định hay
suy thoái.
Nếu tính bằng đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái thực tế bình quân hàng năm
thì tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng từ gần 31,2 tỷ USD năm 2000 lên
trên 100,8 tỷ USD năm 2010, tức là gấp 3,23 lần. Tổng thu nhập quốc gia (GNI)
của nước ta năm 2000 mới đạt 30,8 tỷ USD với mức bình quân đầu người 396
USD; năm 2007 đạt 68,8 tỷ USD với 817 USD/người, nhưng đến năm 2008 đã
tăng lên, đạt 86,7 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 1.018 USD; năm 2009 đạt
88,3 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 1.026,8 USD và năm 2010 đạt 96,8 tỷ
USD, bình quân đầu người đạt 1.113,6 USD (2).
Giai đoạn 2000-2007, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên
tục, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,2%/năm, thu nhập bình quân đầu
người/năm đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD.
Giai đoạn 2007-2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiều hướng đi
xuống do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng Việt Nam
vẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao, GDP bình quân đầu người năm 2010
đạt 1.168 USD.

(2) Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2001-2010. Tổng Cục Thống kê
-5-
Bùi Văn Doành

GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2010 (3)

Tăng trưởng kinh tế giúp cho ngành cà phê có điều kiện mở rộng thị
trường, mở rộng hoạt động và thu được lợi nhuận cao, đồng thời giảm sức ép
cạnh tranh trong ngành.
Về chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng thương mại, trong 10 năm
qua (2000-2010), Việt Nam đã đạt thành công lớn trong việc thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, kìm chế lạm phát bình quân dưới 10%. Hệ thống Ngân hàng
thương mại, tổ chức tín dụng hoạt động ổn định và kinh doanh có lãi. Đây là
điều kiện thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp trong ngành cà phê có thể vay
vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất chế biến.
Thị trường ngoại hối có sự biến động không ngừng, giá vàng và giá đô la
Mỹ trên thị trường có những diễn biến bất thường và có xu hướng tăng cao
trong những năm qua. Việc tỷ giá hối đoái tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho
việc xuất khẩu cà phê.
1.2. Các nhân tố về chính trị, pháp luật
Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cà
phê. Song nó cung có rào cản lớn hạn chế khả năng xuất khẩu nếu như tình
hình chính trị không ổn định.
Việt Nam có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ là
điều kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh
doanh cà phê vì đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ.
Thị trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về chính trị và khá ổn định
trong chính sách chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy sẽ giúp cho Việt Nam có
thị trường ổn định.

(3) Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (http://www.sbv.gov.vn/)

-6-
Bùi Văn Doành

Việc tạo môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn
toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và sự quản lý nhà nước về kinh tế, việc
ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện
đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy các doanh
nghiệp trong ngành cạnh tranh lành mạnh.
Nước ta hệ thống chính trị pháp luật ổn định, bên cạnh đó thì Việt Nam
có nhiều chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tạo điều
kiện thuận lợi về vốn và công nghệ giúp cho ngành cà phê có thể mở rộng sản
xuất.
Tuy nhiên, thực tế thì chính sách pháp luật của Việt Nam hiện nay đang
có ảnh hưởng bất lợi đến tình hình xuất khẩu cà phê:
- Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại cà phê, khối lượng cà phê nhập
khẩu… Việt Nam hiện nay chưa được hưởng ưu đãi từ tổ chức WTO, nên vẫn
chịu mức thuế cao. Vì thế khó khăn cho việc giảm giá thành để cạnh tranh với
đối thủ.
- Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo
hiểm phúc lợi của Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế trong khi ngành cà
phê thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Vì
vậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đa dạng, thuỳ theo từng đối tượng
tham gia vào từng công đoạn của sản xuất cà phê xuất khẩu. Với người dân
trồng cà phê phải có chính sách cụ thể về giá cả, về chính sách bảo hộ, giúp họ
yên tâm hơn trong sản xuất. Với đội ngũ cán bộ tham gia công tác xuất khẩu cà
phê thì phải có chế độ tiền lương phù hợp, ngoài ra cung cấp các trang bị cần
thiết để họ nắm bắt được thông tin thị trường thế giới.
- Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như: giá cà phê,
số lượng cà phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu cà
phê…Thông thường ta tính theo giá FOB tại cảng Sài Gòn khi giao hợp đồng
xuất khẩu, phương tiện chủ yếu là tàu chở contener.
Bên cạnh đó thủ tục hành chính còn rườm rà chưa được cải tiến là một
yếu tố không nhỏ cản trở các nhà đầu tư nước ngoài.
1.3. Nhân tố về văn hoá xã hội và dân cư
Ngành cà phê có một thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước cũng như
trên thế giới, là một loại đồ uống đã trở nên quen thuộc đối với tất cả mọi
người.
Về phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng thì hầu như cà phê không bị
coi là một đồ uống cấm kị ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Thế nhưng ở mỗi
quốc gia sản phẩm về cà phê phải có những đặc tính khác nhau để phù hợp với
sở thích của từng đối tượng: chẳng hạn sản phẩm cà phê đã chế biến trên thị
trường Châu Âu hàm lượng sữa trong đó cao hơn đối với sản phẩm cà phê trên
thị trường Châu Á. Đối với những người nghiện cà phê lại cần hàm lượng
-7-
Bùi Văn Doành

Cocain trong cà phê cao… Ngành cà phê phải có những sản phẩm với những
đặc tính khác nhau để có thích nghi với từng đối tượng cũng như từng Châu
lục, từ đó mới tiêu thụ được sản phẩm.
Ở Việt Nam, cà phê đã trở nên phổ biến, đặc biệt là ở khu vực đô thị,
không phân biệt miền Bắc, miền Trung hay miền Nam, cà phê đều được sử
dụng và ngày càng trở thành một loại thức uống được ưa thích. Nếu như trước
đây, cà phê chủ yếu được sử dụng bởi các quý ông thì đến nay, nhiều phụ nữ
cũng có thói quen uống cà phê hàng ngày. Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc
gia đa tôn giáo nhưng không có tôn giáo nào coi cà phê là một loại thực phẩm
cấm kỵ. Do vậy, có thể nói thị trường Việt Nam là một thị trường rất lý tưởng
cho ngành cà phê.
1.4. Môi trường công nghệ
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi lĩnh
vực kỹ thuật, công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành cà phê. Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại của nước ta,
hiệu quả của hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh
hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến hoạt động của ngành.
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động
kinh tế nói chung và với hoạt động sản xuất, chế biến cà phê nói riêng. Công
nghệ thông tin ngày càng phát triển làm cho việc trao đổi thông tin giữa các
đối tác ngày càng dễ dàng hơn. Khoảng cách không gian, thời gian không còn là
trở ngại lớn trong việc xuất nhập khẩu. Sự phát triển của mạng thông tin toàn
cầu Internet, giúp cho mọi thông tin thị trường thế giới được cập nhật liên tục
thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể quảng cáo được
sản phẩm của mình mà mà tốn rất ít chi phí.
Như vậy, nếu như biết áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ là điều kiện giúp
cho ngành cà phê nước ta có điều kiện cạnh tranh tốt hơn, hội nhập tốt hơn.
Nhưng nếu như không biết áp dụng khoa học kỹ thuật thì đó sẽ là một rào cản
lớn và chúng ta sẽ nhanh chóng bị tụt hậu xa hơn với các đối thủ.
1.5. Môi trường tự nhiên
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo
phương kinh tuyến từ 8o 30’ đến 23o 30’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý và
đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam
một hương vị rất riêng, độc đáo.
Về khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu
nắng lắm mưa nhiều. Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất
là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ
rệt. Miền khí hậu phía Nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà
phê Robusta. Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích
hợp với cà phê Arabica.

-8-
Bùi Văn Doành

Về đất đai: Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân
bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ,
với diện tích hàng triệu ha.
Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố
này đều có ở Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác
không có được.
1.6. Toàn cầu hoá
Ngày nay xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là xu
hướng có tính khách quan. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường
theo hướng mở cửa và hội nhập. Nền kinh tế nước ta trở thành một phần của
khu vực và thế giới. Là một thành viên của ASEAN, tham gia vào các thoả
thuận khu vực thương mại tự do theo lộ trình CEPT/AFTA nên có rất nhiều
điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu cà phê ra các nước khu vực và trên thế
giới. Tuy nhiên, sự biến động nền kinh tế của các nước khu vực và trên thế giới
cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến ngành cà phê Việt Nam.
Mấy năm trở lại đây, do cung vượt cầu nên giá cả xuống thấp liên tục,
người mua đòi hỏi chất lượng cao hơn và áp đặt các yêu cầu cho người bán.
Ngành cà phê Việt Nam phải đương đầu với những thách thức mới về mặt
công nghệ chế biến, ngoài ra còn có những vấn đề lớn nảy sinh trên thị trường
thế giới như: Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) ủng hộ một số ý kiến
đề xuất của một số nước sản xuất cà phê ở Trung Mỹ chủ trương loại bỏ cà phê
có chất lượng thấp ra khỏi thương trường và coi đó là một cách cải thiện cán
cân cung cầu. Từ ngày 01/01/2003, các nước EU áp dụng ngưỡng ô nhiễm
ochraxyn A trong cà phê, điều này sẽ gây khó khăn cho các nước xuất khẩu cà
phê, trong đó có Việt Nam.
2. Môi trường ngành
2.1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường là đối thủ mới xuất hiện
hoặc sẽ xuất hiện trên khu vực thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Tác động của các doanh nghiệp này đến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp đang hoạt động đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh cạnh tranh
của các doanh nghiệp đó như về quy mô công nghệ, nguồn nguyên liệu… Sự
xuất hiện của các đối thủ mới này còn làm thay đổi sức cạnh tranh trong
ngành, dù thay đổi cục diện cạnh tranh kiểu nào thì sự xuất hiện của chúng
cũng làm gia tăng mức cạnh tranh của ngành. Vậy đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
là những doanh nghiệp hiện tại chưa có mặt trong ngành nhưng có khả năng
tham gia vào ngành để dành giật thị phần của các doanh nghiệp đang hoạt
động. Đây là một thách thức nguy cơ đối với doanh nghiệp. Tác động đến quá
trình tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng bao gồm các
nhân tố như: các rào cản thâm nhập thị trường, hiệu quả kinh tế của quy mô,

-9-
Bùi Văn Doành

bất lợi về chi phí do các nguyên nhân khác, sự khác biệt hoá sản phẩm, yêu cầu
vốn cho sự thâm nhập, chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận đường dây phân phối,
các chính sách thuộc quản lý vĩ mô. Những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của
ngành cà phê Việt Nam là những doanh nghiệp nước ngoài ở trong khu vực và
trên thế giới, các doanh nghiệp này tập trung vào cải thiện chất lượng cà phê,
hướng sang trồng cà phê hữu cơ, cà phê sạch có chất lượng cao như: Mêhicô,
ấn Độ, Colombia sẽ xuất hiện nhiều trên thị trường dẫn đến nguy cơ giá cà phê
Viêt Nam sẽ giảm đi.
2.2. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Trong tổng số 500.000 ha cà phê của các nông trường và các doanh
nghiệp nhà nước gồm các doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp địa
phương thì nhà nước chỉ nắm giữ 10-15% còn lại là 85-95% thuộc về các hộ
nông dân chủ trang trại. Quy mô trang trại không lớn lắm, bình quân mỗi hộ
chỉ có 2-5 ha cà phê. Trang trại lớn có từ 30-50 ha nhưng số nay chưa nhiều.
Vinacafe là tổng công ty nhà nước với 100% vốn của nhà nước và là hội
viên lớn nhất của Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp
lớn, có tới 70 công ty, xí nghiệp và nông trường. Hàng năm Vinacafe xuất khẩu
một lượng lớn tới 20 – 25% sản lượng cà phê của cả nước, theo thống kê 12
tháng niên vụ 2009/2010 của Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam, số lượng xuất
khẩu của 44 tổng công ty và công ty hội viên đã báo cáo về văn phòng Hiệp hội
đạt 744.451,94 tấn chiếm 81,11% so với lượng xuất khẩu của 149 đơn vị đã
xuất khẩu của toàn ngành là 874.676 tấn trong đó có 78 doanh nghiệp hội viên
(số lượng 793.363 tấn chiếm 90,7%) và 71 doanh nghiệp ngoài Hiệp hội (số
lượng 81.313 tấn chiếm 10,3%). Trong số các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội có
ba doanh nghiệp xuất khẩu lớn hơn cả công ty Olam (100% vốn nước ngoài)
xuất khẩu 21.326 tấn, công ty Đakman (liên doanh) xuất khẩu 18.076 tấn,
Vinafimex xuất khẩu 13.719 tấn.
Vấn đề cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành cà phê ở Việt Nam trong
thời gian qua, mặc dù không diễn ra khốc liệt nhưng có thể thấy các doanh
nghiệp trong ngành đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao các điều kiện sản
xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cải tiến công nghệ, nâng
cao chất lượng sản phầm nhằm mở rộng thị phần cả trong và ngoài nước.
Nhiều doanh nghiệp cà phê Việt Nam và cả các hộ nông dân trồng cà phê đã
tham gia và được cấp các chứng chỉ như: UTZ Certified, Fair Trade, cafe 4C, và
cũng có nhiều doanh nghiệp đang phấn đấu sản xuất cà phê hữu cơ, cà phê
chất lượng cao.
Với các nước nhập khẩu cà phê lớn trên thế giới như Mỹ, Đức, Italy,
Pháp, Nhật Bản… là những nước rất chú trọng đến chất lượng, tiêu chuẩn cà
phê và luôn có một khối lượng các nhà cung cấp lớn. Điều này cũng gây sức ép
không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh cà phê trên thị trường
thế giới.

- 10 -
Bùi Văn Doành

Biểu thị trường nhập khẩu cà phê năm 2010


(Triệu USD)

Qua bảng biểu này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam muốn giảm
được sức ép trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê cần phải nỗ lực hơn nữa trong
việc nâng cao chất lượng sản xuất, áp dụng những tiến bộ của khoa học công
nghệ trong việc chế biến sản phẩm cà phê và tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu
thụ.
2.3. Năng lực thương lượng của người mua
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, số lượng cà phê nhân được cung cấp
bởi rất nhiều công ty nhỏ và các hộ gia đình trong khi chỉ có số ít các công ty có
khả năng chế biến cà phê đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Các nước nhập khẩu hầu hết là các quốc gia có đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn và
chất lượng cà phê. Bên cạnh đó, cà phê của Việt Nam luôn bị cạnh tranh gay
gắt bởi các nước Brazil, Colombia, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Ethiopia... Các
nước này cũng tìm mọi cách để nâng cao chất lượng và giảm giá thành cà phê
nhằm nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do vậy, có thể nói
năng lực thương lượng của những nhà nhập khẩu là rất cao. Họ có nhiều
quyền năng trong việc lựa chọn những nhà cung cấp có chất lượng tốt và giá
thành hạ.

- 11 -
Bùi Văn Doành

Bảng thống kê 17 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới (4)
Đơn vị tính: nghìn bao (01 bao = 60kg)
Quốc gia Niên vụ 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Brasil (R/A) T.4-T.3 48.480 28.820 39.272 32.944 42.512 36.070 45.992 39.470 48.095

(R/A) T.10-
Việt Nam 11.555 15.230 13.844 11.000 19.340 16 .405 18 .438 17.825 19.467
T.9

Colombia (A) T.10-T.9 11.889 11.197 11.405 11.550 11.775 12.515 8.664 8.098 8.523

Indonesia (R/A) T.4-T.3 6.785 6.571 7.386 6.750 7.483 4.474 9.612 11.380 9.129

(A/R) T.10-
Ấn Độ 4.683 4.495 3.844 4.630 4.563 4.319 3.950 4.794 5.033
T.9

Mexico (A) T.10-T.9 4.000 4.550 3.407 4.200 4.200 4.150 4.651 4.200 4.850

Ethiopia (A) T.10-T.9 3.693 3.874 5.000 4.500 5.551 5.967 4.949 6.931 7.500

(A/R) T.10-
Guatemala 4.070 3.610 3.678 3.675 3.950 4.100 3.785 3.835 3.950
T.9

Peru (A) T.4-T.3 2.900 2.616 3.355 2.750 4.319 3.063 3.872 3.286 4.069

(R/A) T.10-
Uganda 2.900 2.510 2.750 2.750 2.700 3.250 3.197 2.797 3.290
T.9

Honduras (A) T.10-T.9 2.497 2.968 2.575 2.990 3.461 3.842 3.450 3.575 4.326

Côte d'Ivoire (R) T.10-T.9 3.145 2.689 1.750 2.500 2.177 2.317 2.397 1.795 982

Costa Rica (A) T.10-T.9 1.938 1.802 1.775 2.157 1.580 1.791 1.320 1.450 1.588

El Salvador (A) T.10-T.9 1.438 1.457 1.447 1.372 1.252 1.505 1.450 1.065 1.860

Ecuador (A/R) T.4-T.3 732 767 938 720 1.167 1.110 691 813 854

Venezuela (A) T.10-T.9 869 786 701 820 1.571 1.520 932 1.214 1.202

Philippines (R/A) T.7-T.6 721 433 373 500 441 446 587 730 189

Ghi chú:
- A (Arabica): cà phê chè/ R (Robusta): cà phê vối
- T: Tháng
- A/R: Nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng Arabica là chủ yếu
- R/A: Nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng Robusta là chủ yếu

Đối với thị trường trong nước, ngành cà phê chủ yếu cung cấp cà phê
bột đến người tiêu dùng. Hiện nay trên phạm vi cả nước có rất nhiều công ty
và các cơ sở chế biến cà phê để cung cấp ra thị trường. Bên cạnh đó, một số
công ty nước ngoài cũng đã tham gia thu mua cà phê nhân để chế biến thành

(4): Nguồn: http://www.ico.org/prices/po.htm

- 12 -
Bùi Văn Doành

cà phê bột và cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước nhiều loại cà phê
với chất lượng cao như Nestlé, Olam... Điều này càng làm cho thị trường trở
nên cạnh tranh nhiều hơn và kết quả là người tiêu dùng luôn có nhiều sự lựa
chọn khi mua sản phẩm.
Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất cà phê tại Việt Nam đang ngày càng trở
nên khốc liệt. Do đó, mỗi nhãn hiệu phải nỗ lực hết sức mình nhằm xây dựng
thương hiệu riêng và chiếm lĩnh thị trường. Những tên tuổi kinh doanh cà phê
hoà tan quen thuộc như NesCafe (Nestle), VinaCafe, G7 Coffee (Trung
Nguyên), Café Moment (Công ty CP Sữa VN-Vinamilk), Max Coffee (Singapore)
đã đưa ra thị trường các sản phẩm cà phê mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm,
tăng khả năng cạnh tranh. Do đó, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều
hơn từ sự cạnh tranh này, dễ dàng chọn lựa "gu" cà phê mà mình thích, đặc
biệt là đối với cà phê hòa tan.
2.4. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
Hiện nay trên thế giới, khoa học công nghệ phát triển rất nhanh chóng,
cùng với sự phát triển đó, ngành cà phê Việt Nam đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn
hơn. Tuy nhiên, công nghệ chế biến cà phê của nước ta còn lạc hậu và khá tuỳ
tiện trừ một số ít nông trường quốc doanh và các công ty xuất khẩu cà phê lớn
đã quan tâm xây dựng trang thiết bị với những xưởng chế biến có quy mô lớn
và hiện đại còn lại khoảng từ 60-70% là được chế biến phân tán trong các hộ
gia đình, các chủ vườn nhỏ bằng các công cụ sản xuất thô sơ với công nghệ
phơi khô sát vỏ đơn giản rất dễ tạo ra sản phẩm có chất lượng thấp.
Nguồn nhân lực cung cấp cho ngành cà phê: Việt Nam là một nước nông
nghiệp có 70% lực lượng lao động sống và làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp, số nhân lực này ước tính khoảng 32 triệu người, hàng năm bổ sung
thêm 10 triệu người bước vào tuổi lao động, đây là một sức ép lớn đối với xã
hội trong giải quyết việc làm. Tuy nhiên, xét về phương diện trong ngành cà
phê đó lại là một điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất cà phê. Nguồn lao động
trong ngành cà phê Việt Nam hiện nay, trình độ kỹ thuật chủ yếu là qua kinh
nghiệm của các bậc đi trước, trình độ đã qua đào tạo còn rất ít. Chúng ta đã có
những chính sách đầu tư đào tạo lao động nông nghiệp nhưng có hiệu quả ở
lao động gián tiếp, còn ở lao động trực tiếp hiệu quả còn rất thấp. Với tổng
diện tích trên 500.00ha và sản lượng hàng năm từ 650.000–800.000 tấn,
cà phê hiện nay được sếp thứ hai sau gạo, trong danh mục hàng nông sản xuất
khẩu của Việt Nam. Để đạt sản lượng cao như vậy ngành cà phê Việt Nam mỗi
năm thu hút khoảng 300.000 hộ gia đình vơí trên 600.000 lao động, đặc biệt
với 3 tháng thu hoạch con số này có thể lên tới 700.000 hoặc 800.000. Như
vậy số lao động của ngành cà phê đạt tới 1,83% tổng lao động trên toàn quốc
nói chung và 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp nói riêng.
Vốn: ở Việt Nam hiện nay, tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng luôn là vấn
đề nan giải đối với ngành cà phê. Do thiếu vốn nên nhiều doanh nghiệp kinh

- 13 -
Bùi Văn Doành

doanh cà phê không thể duy trì tồn kho chờ giá lên cao để xuất khẩu. Theo
Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) để xuất khẩu 70.000 tấn công ty cần
đến 1.000 tỷ đồng vốn trong khi đó vốn của Vinacafe chỉ có 10 tỷ đồng còn lại
phải vay ngân hàng. Thiếu vốn, lãi xuất ngân hàng cao buộc Vianacafe không
thể tăng khối lượng cà phê thu mua vào mùa thu hoạch nên không có cơ hội
gom hàng chờ giá lên cao mới xuất, ngược lại Vinacafe phải bán nhanh chóng
để kịp thời quay vòng vốn nhanh nên thua thiệt trong xuất khẩu là điều khó
tránh khỏi. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá cà phê xuống thấp
trong mùa thu hoạch gây thiệt hại lớn cho người trồng cà phê.
Về phía nhà nước chưa thực hiện hợp lý hoá chính sách đầu tư và cho
vay, chính sách thuế nông nghiệp, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu cho các mặt hàng cà phê Việt Nam và
chưa có chính sách bảo hộ sản xuất để đảm bảo cuộc sống cho những người
trồng cà phê. Do vậy, có thể nói, đối với ngành cà phê vốn là một vấn đề còn rất
nhiều khó khăn.
Về giống cây trồng: cà phê cũng như các loại cây công nghiệp lâu năm
khác, việc chọn giống cà phê đòi hỏi phải có một khoảng thời gian khá dài, có
khi đến hàng chục năm. Nếu không có phương pháp đúng ngay từ đầu sẽ dẫn
tới rất tốn kém về công sức và tiền của, đồng thời ảnh hưởng lớn đến sản xuất
và xuất khẩu cà phê. Ở Việt Nam, mặc dù trong những năm gần đây, việc
nghiên cứu lai tạo ra các giống cà phê có chất lượng cao đã được chú trọng.
Tuy nhiên, từ việc chế tạo thành công các giống cây trồng có chất lượng cao
đến việc nhân rộng diện tích giống cây chất lượng cao ấy tại các địa phương lại
là một khoảng cách khá xa.
Từ những phân tích trên đây có thể thấy năng lực thương lượng của
các nhà cung cấp trong ngành cà phê ở Việt Nam hiện nay là không cao.
2.5. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến
quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Kỹ thuật công nghệ càng phát
triển cao càng tạo ra khả năng tăng số loại sản phẩm thay thế. Càng nhiều loại
sản phẩm thay thế xuất hiện sẽ càng tạo ra sức ép lớn đến hoạt động tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp. Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế doanh
nghiệp cần phải có các giải pháp cụ thể như: đầu tư đổi mới kỹ thuật công
nghệ nâng, cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế
và luôn chú ý đến sự khác biệt hoá sản phẩm hoặc tăng cường xúc tiến sản
phẩm các sản phẩm thay thế.
Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các ngành khác nhau nhưng thoả
mãn nhu cầu người tiêu dùng giống như các sản phẩm khác của các doanh
nghiệp trong ngành. Đối với ngành cà phê thì sản phẩm thay thế của ngành là
tương đối nhiều nhưng sức ép của các sản phẩm thay thế này tác động lên
ngành cà phê là không lớn lắm vì trên thực tế, những người đã quen sử

- 14 -
Bùi Văn Doành

dụng cà phê thường trung thành với loại sản phẩm này và không thích chuyển
sang sử dụng các sản phẩm thay thế khác. Các loại sản phẩm thay thế cà phê
trên thị trương hiện nay như: các loại trà (trà gừng, trà lipton, trà cung đình...)
và một số đồ uống giải khát khác hiên nay có mặt rộng rãi trên khắp thị trường
nhưng nó không làm giảm sức cạnh tranh của ngành cà phê.
III. PHÂN TÍCH SWOT
1. Điểm mạnh của ngành cà phê Việt Nam
Việt Nam có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho việc trồng cây cà
phê. Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm rất thích hợp cho việc sản xuất và
phát triển cây cà phê. Điều kiện khí hậu và địa lý rất thích hợp với việc phát
triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng.
Việt Nam có diện tích trồng cà phê lớn. Các vùng đất Tây Bắc, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ đều có thổ nhưỡng thích hợp để trồng cà phê. Hiện nay
diện tích trồng cà phê trên phạm vi cả nước đã lên đến hơn 500.000 ha.
2. Điểm yếu của ngành cà phê Việt Nam
Cà phê Việt Nam có chất lượng thấp: Do điều kiện về khoa học kỹ thuật,
công nghệ còn lạc hậu, thói quen canh tác nhỏ lẻ, phân tán và không tuân theo
quy trình, tiêu chuẩn. Nông dân trồng cà phê thường có thói quen thu hái tổng
hợp hạt xanh lẫn hạt chín, phơi và cất giữ thủ công nên chất lượng cà phê của
Việt Nam nhìn chung là chưa cao.
Các doanh nghiệp Việt Nam định giá cà phê bằng việc dựa trên thông tin
bán lại của hãng tin Reuters, trừ đi chi phí, quy ra tiền Việt theo tỷ giá hối đoái
rồi đưa ra mức giá mua bán tại địa phương. Trong khi đó, các doanh nghiệp cà
phê thế giới chỉ giao dịch qua thị trường kỳ hạn lớn như LIFFE (Luân Đôn),
NYMEX (NiuYork). Một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay vẫn còn e
ngại về cách thức giao dịch trên thị trường này. Việc tham gia sàn giao dịch thế
giới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thị trường nước ngoài. Trên thực
tế, nhờ vào sự phán đoán thị trường và dùng hợp đồng kỳ hạn phần nào đã
hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự thực hiện các giao dịch
kinh tế quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh
nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản về khai thác, xử lý tin tức và đàm phán
thương mại.
Mặc dù chính sách tín dụng hiện nay có nhiều điều khoản ưu đãi đối với
tất cả các bên tham gia kênh sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suất
thấp, khoanh nợ, giãn nợ... nhưng quan trọng hơn là yếu tố để tiếp cận với
chính sách ưu đãi trên chưa tốt. Thứ nhất, những quy định về vốn vay hiện nay
chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của
dự án vay. Hơn nữa, việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ %
nhất định của giá trị tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vay
- 15 -
Bùi Văn Doành

vốn. Hiện nay, thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người
trồng cà phê và các doanh nghiệp qui mô nhỏ. Thứ hai, các thủ tục hành chính
của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người trồng,
các chủ đại lý cũng như doanh
Cơ sở hạ tầng: Nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông,
truyền thông, thuỷ lợi, điện ở các vùng trồng cà phê còn nhiều hạn chế. Điều
đó sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, giảm giá thu mua tại các điểm thu mua cà
phê khác nhau, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, đường càng xấu thì giá
càng thấp.
Hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu
kém và lạc hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề kiểm tra
và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hoá, trong khi ở Việt
Nam hoạt động này chưa được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến
xuất khẩu. Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng
có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Điều này tạo nên những bất lợi
đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo
vệ thương hiệu hàng hoá vượt quá sức của họ.
3. Cơ hội của ngành cà phê Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan
tâm hỗ trợ ngành cà phê như: Chính sách thuế, chính sách cho vay và đầu tư
cho cà phê, chính sách xuất - nhập khẩu... đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành
cà phê Việt Nam phát triển.
Việc gia nhập WTO đã đem lại cho Việt Nam những cơ hội mới, đó là gia
nhập vào thị trường của 149 nước, chiếm hơn 90% thương mại toàn cầu. Khi
gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận với các công nghệ kỹ thuật hiện đại
một cách dễ dàng hơn. Điều đó có thể sẽ giúp cho cà phê nước ta nâng được
sản lượng và chất lượng cà phê, đáp ứng được các thị trường đòi hỏi chất
lượng khắt khe. Từ đó sẽ nâng được lợi nhuận mang lại cho nền kinh tế. Cùng
với việc được tiếp cận với khoa hoc kỹ thuật hiện đại thì năng lực, trình độ
quản lý, kỹ thuật cũng như phong cách làm việc công nghiệp của người lao
động sẽ được cải thiện hơn khi phải cạnh tranh để tồn tại trong một thị trường
cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
4. Thách thức của ngành cà phê Việt Nam
Khi tham gia vào sân chơi WTO một cách đầy đủ. Nhiều thành viên WTO
đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ các hiệp định WTO như hiệp định về các biện
pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật. Điều đó sẽ đặt những gánh nặng về
tài chính và kỹ thuật không nhỏ cho Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó,
các rào cản thương mại cũng sẽ được dựng lên với hàng hoá của Việt Nam như
một tất yếu trong nền kinh tế toàn cầu.

- 16 -
Bùi Văn Doành

Các doanh nghiệp cà phê cũng vậy. Hiện nay, nước ta có trên 500.000ha
cà phê cho sản lượng hàng năm từ 650.000 – 800.000 tấn và đã trở thành
nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và là nước xuất khẩu cà phê Robusta
đứng đầu thế giới. Nhưng muốn phát triển ngành cà phê Việt Nam trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn thì ngoài những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc
tế mang lại, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam phải
nhận thức được những thách thức trong quá trình hội nhập.
Trước hết là về chính sách thuế: Việt Nam không nằm trong số những
nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan khi tham
gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và EU... Các nước này áp
dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà
phê ở châu Mỹ. Trong khi đó, mức thuế này hiện áp dụng đối với Việt Nam là
từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan
như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước. Đây là
những rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực
tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian
ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn.
Thứ hai là về chiến lược phát triển ngành cà phê trong tổng thể ngành
nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt
Nam trong những năm tới chưa được đặt chung trong bối cảnh phát triển
chung của ngành nông nghiệp cũng như ngành kinh tế Việt Nam. Vì vậy, ngành
cà phê phát triển thiếu tính nhất quán và thống nhất chung với tổng thể ngành
nông nghiệp Việt Nam. Hậu quả là không nhận được sự hỗ trợ tích cực từ
chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp cả nước.
Thứ ba là chủ trương cho các doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp thu
mua cà phê nhân từ nhà sản xuất cũng đã tạo ra áp lực rất lớn cho các doanh
nghiệp trong nước vì hiện nay chúng ta còn thua kém họ rất xa về nguồn vốn,
kinh nghiệm, công nghệ...
Thứ tư là thách thức về việc thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày
một tăng cao: Quá trình canh tác, chăm sóc và thu hoạch cây cà phê đòi hỏi rất
nhiều công lao động. Để thực hiện các khâu chăm sóc làm cỏ, bón phân, tưới
nước, phòng trừ sâu bệnh hại v.v… và thu hoạch trong một năm, trung bình 1
ha cà phê cần từ 300 – 400 công lao động, trong đó riêng công thu hái chiếm
tới trên 50%. Trước đây vào thời kỳ thu hoạch cà phê thường có hàng ngàn
lao động từ các tỉnh ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu long đến
vùng Tây nguyên để tham gia thu hái cà phê, nhưng bắt đầu từ một hai năm
trở lại đây số lao động ở các vùng này đến Tây nguyên vào mùa thu hoạch cà
phê đã giảm đi rõ rệt. Do mang tính chất thời vụ rất khắt khe, trong khoảng
thời gian thu hái rất ngắn chỉ khoảng 2 tháng đòi hỏi số công lao động rất lớn
chiếm trên 50% số công trong năm đã làm cho tình trạng thiếu hụt lao động
càng trở nên trầm trọng, từ đó đẩy giá ngày công lên cao. Trước sức ép về
thiếu hụt lao động và chi phí ngày công tăng cao, để giảm chi phí công thu hái

- 17 -
Bùi Văn Doành

người nông dân có xu hướng giảm số lần thu hái xuống còn một đến 2 lần dẫn
đến chất lượng cà phê bị giảm sút do thu hái quả xanh và thiếu hụt điều kiện
phơi xấy.
Cùng với sự thiếu hụt lao động và chi phí nhân công tăng cao, giá cả vật
tư phân bón, xăng dầu v.v… cũng đang có xu hướng ngày càng tăng cao sẽ làm
cho chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận thu được từ sản xuất cà phê sẽ ngày
một giảm sút. Thực tế trong năm vụ 2007 – 2008 tuy giá cà phê có tăng cao
nhưng do chí phí công lao động và vật tư phân bón v.v… tăng cao nên người
trồng cà phê vẫn không thu được nhiều lợi nhuận.

IV. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ


1. Nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng cà phê
1.1. Hạ thấp giá thành sản xuất cà phê
Giá thành là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố từ sản xuất nông nghiệp
đên công nghệ sau thu hoạch… để hạ thấp giá thành sản phẩm cần phải tiết
kiệm triệt để ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất và chế biến. Nó gồm
những vấn đề như sau:
Chọn và lai tạo giống có chất lượng sản phẩm tốt, năng xuất cao, chống
chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh:
- Tập trung giải quyết vấn đề phân bón cho thâm canh. Phải kết hợp
trồng trọt và chăn nuôi để bổ xung thêm nguồn phân xanh, tăng cường sản
xuất và nhập khẩu phân vô cơ, chú ý mở rộng hệ thống dịch vụ kịp thời đáp
ứng nhu cầu phân bón cho thâm canh cà phê. Sử dụng biện pháp kỹ thuật tiên
tiến đảm bảo cây phát triển tốt, tiết kiệm việc sử dụng phân hoá học, thuốc
trừ sâu, bệnh…
- Tập trung giải quyết vấn đề nước tưới cho cây cà phê. Đảm bảo biện
pháp nước tưới tiết kiệm vừa tiết kiệm nguồn nước sạch, bảo vệ mội trường,
tiết kiệm chi phí tưới. Đây là một trong những khó khăn đối với hai vùng cà
phê lớn nhất ở nước ta hiện nay là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thực tế cho
thấy việc đầu tư vào hai vùng này là rất lớn song chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển của cây cà phê và hiệu quả đạt được vẫn ở mức khiêm tốn. Nguồn
nước hiện nay đang thiếu nghiêm trọng do thiên nhiên gây ra cũng như do
chính sự huỷ hoại của bàn tay con người. Nguồn nước ngầm cũng đang bị cạn
kiệt cũng do các nguyên nhân trên. Bên cạnh đó các thiết bị phục vụ như máy
tưới, ống dẫn….rất thiều nên ảnh hưởng lớn đến năng suất cà phê.
- Tập trung phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cây cà phê. Thực tế cho
thấy sự phá hoại của cây cà phê có ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất sản
lượng cũng như chất lượng cây cà phê. Đặc biệt khi quy mô sản xuất được mở
rộng thì lại càng có sự quan đúng mức tới vần đề sâu bệnh và cỏ dại. Nếu vấn

- 18 -
Bùi Văn Doành

đề này được giải quyết một cách triệt để sẽ góp phần nâng cao năng suât, chất
lượng và sản xuất cà phê xuất khẩu.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ và khuyến khích các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh đẩy mạnh thâm canh sản xuất vì hiện nay cà phê ngoài quốc
doanh đã chiếm tới trên 80% diện tích cà phê của cả nước
1.2. Nâng cao chất lượng chế biến cà phê
Công nghệ chế biến phát triển sẽ làm tăng chất lượng cà phê xuất khẩu
từ đó tạo điều kiện nầng cao kim nghạch xuất khẩu. Cải tiến và nâng cao chất
lượng cà phê Việt Nam là môt chương trình tổng hợp từ khâu sản xuất - chế
biến - bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm. Nó có liên quan mật thiết đến nguyên
liệu, thiết bị chế biến cũng như tổ chức bộ máy chỉ đạo và quản lý chất lượng
cà phê xuất khẩu cần phải có sự phối hợp nghiên cứu và thực hiện đồng thời
các yếu tố có liên quan ở trên.
1.3. Đa dạng hoá cải tiến mẫu mã, bao bì cà phê xuất khẩu; tăng
cường công tác quảng cáo, chào bán hàng
Mẫu mã bao bì cà phê xuất khẩu cũng là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh. Như chúng ta biết cà phê là một trong những
đồ uống cao cấp do vậy rất cần cải tiến mẫu mã đa dạng phong phú cho phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nhiều khi chất lượng sản phẩm tương
đương nhau nhưng nếu mẫu mã đẹp hơn sẽ có sức thuyết phục hơn đối với
khách hàng, đặc biệt là đối với đồ ăn thức uống. Việc cải tiến mẫu mã sản
phẩm sẽ làm nổi bật được đặc tính của nó, đưa lại một hình ảnh đẹp, một sự
ủng hộ thương mại hoá. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng vì thị trường
tiêu thụ cà phê là các nước công nghiệp phát triển yêu cầu rất nghiêm ngặt về
kích cỡ, mẫu mã bao bì sản phẩm. Ngành cà phê Việt Nam cần đổi mới công
tác bao bì nhãn mác, tránh tình trạng một số loại cà phê vẫn không có nhãn
mác như hiện nay.
Công tác tiếp thị quảng cáo, chào bán hàng cần được tập trung điều tra
nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng cà phê để có thể tiếp cận gần hơn các thị trường
thế giới, nên củng cố thường xuyên và liên tục mọi thông tin về sản xuất, tiêu
thụ, thị trường, giá cả cà phê thế giới trong toàn ngành cà phê để tranh thủ
thời cơ thuận lợi.
Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế diễn ra gay gắt và hết sức quyết liệt
thì chính sách quốc tế bán hàng được sử dụng như một công cụ đắc lực để
cạnh tranh nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của các nhà sản xuất. Chính sách
xúc tiến bán hàng bao gồm tất cả các chính sách marketing có tác dụng thu
hút sự chú ý của khách hàng tới một sản phẩm làm cho nó trở nên hấp dẫn
hơn. Khi Việt Nam là thành viên của tổ chức cà phê quốc tế (ICO) thì ngành cà
phê có điều kiện thuận lợi hơn để xúc tiến chào bán hàng và kí kết hợp đồng
buôn bán cà phê với các nước. Vì vậy, Việt Nam cần phải tăng cường hơn nữa

- 19 -
Bùi Văn Doành

công tác tiếp thị, quảng cáo, chào bán hàng để tăng nhanh hơn nữa cơ hội mở
rộng thị trường xuất khẩu, tăng nhanh hơn nữa sản lượng cà phê xuất khẩu.
Ngành cà phê Việt Nam cũng cần tích tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và
quan hệ thương mại vơí các nước trên thế giới.
1.4. Đa dạng hoá cơ cấu và sản phẩm cà phê
Trên thị trường thế giới cà phê chè thường được ưa dùng hơn và giá
bán luôn cao hơn cà phê vối từ 10-30%, thậm chí có lúc cao hơn tới 40%. Như
vậy, chúng ta đang gặp bất lợi về cơ cấu cà phê. Hiện nay, còn rất nhiều vùng
đất thích hợp có khả năng phát triển cây cà phê chè. Mở rộng diện tích cà phê
chè sẽ cho phép chúng ta thay đổi được cơ cầu bất lợi về cây cà phê đang tồn
tại như hiện nay, phấn đấu đạt cơ cấu sản lượng: 1/3 cà phê chè, 2/3 cà phê
Vối. Khi đó, cơ hội tăng sản lượng cà phê xuất khẩu là rất khả quan, kim ngạch
xuất khẩu cà phê tăng lên do giá trị cao của cây cà phê chè mang lại.
Bên cạnh việc đa dạng hoá chủng loại mặt hàng có chất lượng cao như
các loại cà phê Arabica giống chất lượng tốt, ngành cà phê cần quan tâm đến
việc đa dạng hoá sản phẩm cà phê không chỉ xuất khẩu đơn điệu một loại
hàng cà phê nhân sống. Vì nhu cầu thị trường ngày càng cao nên sản phẩm cà
phê cần phải được chế biến một cách công phu để thoả mãn nhu cầu của họ.
Hiện nay, người ta tiêu dùng sản phẩm cà phê dưới nhiều hình thức như cà
phê rang xay, cà phê hoà tan, và các sản phẩm khác có sử dụng cà phê như
kem, bánh, kẹo…vì vậy, muốn có một thì trường tiêu thụ đa dạng và nguồn
ngoại tệ lớn, chúng ta cần tập trung nghiên cứu để ngay càng có nhiều sản
phẩm được chế biến từ cà phê của Việt Nam có mặt trên thị trường thế giới.
2. Phát triển thị trường xuất khẩu cà phê
Muốn phát triển nghành cà phê Việt Nam cần phải có những phương
hướng cụ thể mang tính hiệu quả cao, cụ thể:
2.1. Tăng cường về vốn
Cần có chính sách thu hút mọi nguồn vốn như vốn trong dân cư, vốn của
các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước quan tâm đến đầu tư trồng cà phê,
chuyển nhựơng một số diện tích cà phê của nhà nước đã đầu tư để ngành cà
phê có thêm vốn sản xuất kinh doanh, đồng thời dùng một phần vốn vay này
cho người dân vay để phát triển cà phê theo thu hoạch.
Tạo vốn thông qua việc tìm kiếm đầu tư nước ngoài, tạo môi trường
thông thoáng để đầu tư cho sản xuất và chế biến cà phê: Muốn có một thị
trường tiêu thụ lớn và ổn định thì chúng ta phải có chất lượng cà phê cao, để
đạt được điều đó thì đầu tư cho sản xuất là một yếu tố quan trọng. Cản trở lớn
đối với việc sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam là vốn cho sản xuất và
chế biến quá ít, không đủ tạo môt lực mạnh nhất định đẩy mạnh sản xuất và
xuất khẩu. Vì vậy cần có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài như mở
rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ vay vốn để phát triển sản xuất, khuyến khích

- 20 -
Bùi Văn Doành

các tổ chức quốc tế đầu tư trực tiếp vào sản xuất theo mô hình liên doanh, coi
trọng khâu chế biến vì đây là đối tượng để thu hút vốn. Để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài cần thiết chú ý xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các cơ sở vật chất
kỹ thuật cần thiết. Phải hoàn thiện và đổi mới các chính sách nhằm tạo môi
trường kinh tế, môi trường xã hội và môi trường pháp luật thuận lợi cho việc
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất cà phê.
2.2. Tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị
trường thế giới
Cà phê là mặt hàng quan trọng trong thương mại quốc tế, doanh số buôn
bán của sản phẩm cà phê đứng thứ hai trên thế giới sau dầu mỏ. Ở nước ta, cà
phê đang chiếm vị trí vững chắc trong ngành nông nghiệp và đang là mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của đất nước. Do vậy trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay
gắt mà sản phẩm cà phê của nước ta được sản xuất chủ yếu phục vụ cho xuất
khẩu (theo số liệu thống kê của tổng cục thông kê thì khoảng 95% sản phẩm
cà phê sản xuất ra phục vụ cho xuất khẩu) nên việc nâng cao khả năng cạnh
tranh của nó trên thị trường cà phê thế giới là phương hướng chiến lược rất
quan trọng đối với ngành cà phê Việt Nam.
2.3. Đa dạng hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê
Đa dạng hoá và đa phương hoá thị trường xuất khẩu cà phê theo hướng
tập trung cho phép tăng khối lượng xuất khẩu cà phê. Thực tế cho thấy rằng
các nước có thị trường cà phê hẹp thì sự phụ thuộc vào thị trường càng tăng
lên. Thị trường tiêu thụ cà phê thế giới là yếu tố quyết định cho sự phát triển
của mặt hàng cà phê. Vì vậy mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê là chiến lược
của ngành cà phê và ngành kinh tế Việt Nam nói chung, cho phép củng cố và
giữ vững khách hàng trên thị trường truyền thống, vừa có cơ hội mở rộng
sang thị trường mới có nhiều triển vọng.
2.4. Củng cố và hoàn thiện các đầu mối xuất khẩu cà phê
Sản xuất cà phê ở các nông trường cà phê chủ yếu do nông dân thực
hiện. Song đến mùa thu hoạch người sản xuất lại lo lắng là sẽ bán cà phê cho
ai. Nhà nước phải cấp giấy phép thu mua cho một số doanh nghiệp có uy tín,
có vốn để yên lòng người sản xuất. Trong điều kiện cà phê quá dư thừa như
hiện nay, giá thành xuống thấp hơn nhiếu so với chi phí sản xuất, người nông
dân không bán được sản phẩm gây cho họ sự hoang mang lo sợ. Vì vậy, Nhà
nước phải có những chính sách bảo hộ cho người sản xuất cà phê. Mặt khác,
quản lý tập trung các đầu mỗi thu mua và xuất khâu mang lại sự ổn định trong
sản xuất và xuất khẩu nâng cao hiệu của sản xuất cà phê.
2.5. Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu
Chính sách tín dụng xuất khẩu: Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu
nông sản nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng, có rất nhiều trường hợp để
chiếm lĩnh thị trường nước ngoài các đơn vị kinh doanh phải thực hiện bán

- 21 -
Bùi Văn Doành

chịu, trả chậm hoặc tíndụng đối với khách hàng. Trong trường hợp này Nhà
nước nên đứng ra bảo hộ xuất khẩu nhằm đền bù và khuyến khích các đơn vị
kinh doanh đẩy mạnh xuất khẩu. Thông thường tỉ lệ đền bù là 60-70%, nhưng
có trường hợp là 100%. Khi Nhà nước đứng ra đảm bảo tín dụng xuất khẩu sẽ
giúp cho nhà xuất khẩu yên tâm hơn trong kinh doanh. Đây là một hình thức
khá phổ biến trong chính sách ngoại thương của nhà nước nhằm chiếm lĩnh
thị trường xuất khẩu và mở rộng thị trường. Cần áp dụng biện pháp cấp tín
dụng cho người sản xuất khẩu vì trước và sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu rất
cần có vốn để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Loại tín dụng này rất cần cho
người sản xuất để đảm bảo thanh toán hết các khoản chi phí trong việc thu
mua nông sản cà phê, xuất khẩu đóng gói, vận chuyển hàng ra sân bay, bến
cảng… lãi suất tín dụng xuất khẩu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu nói chung và của cà phê nói riêng.
Vì vậy, Nhà nước nên áp dụng tín dụng theo lãi suất ưu đãi hơn lãi suất thương
mại để nguồn hàng cà phê xuất khẩu có thể bán với giá thấp hơn, góp phần
tăng sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
Chính sách trợ cấp xuất khẩu: Ngoài biện pháp tín dụng xuất khẩu Nhà
nước cần áp dụng cả chính sách trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là một
hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách dành sự ưu đãi về mặt tài chính
cho nhà tài chính xuất khẩu thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp khi họ
đã bán được hàng ra nước ngoai. Có trợ cấp băng thuế suất ưu đãi, hoặc áp
dụng giá trị ưu đãi tính cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuât như
điện, nước,vận chuyển… Mục đích của việc trợ cấp là nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng trên
thị trường quốc tế.
2.6. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu
Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là một nhiệm vụ vừa cấp bách
vừa lâu dài của Nhà nươc để phù hợp vơi sự vận hành của nền kinh tế mở
đồng thời hoà nhập với xu thế chung của khu vực và thế giới. Việc làm này thể
hiện bằng việc:
- Dần dần tiến tới xoá bỏ chế độ cơ quan chủ quản. Các doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ là các chủ thể kinh tế trong xã hội có đăng ký
kinh doanh và thực hiện theo pháp luật và có đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà
nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi kinh doanh của mình.
- Nhà nước cần hạn chế tối đa các biện pháp điều hành bằng hành chính
đối với các hoạt động xuất nhập khẩu.
- Cải tiến chế độ chính sách ngân hàng cho phù hợp với cơ chế mới theo
hướng linh động và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn
phát triển sản xuất./.

- 22 -

You might also like