You are on page 1of 7

Nhóm 1

Viettel - Đừng mất mạng vì mất mạng


Phần 1: Giới thiệu 
"Đừng mất mạng vì mất mạng" là một chiến dịch truyền thông mới của Viettel, dùng
cách chơi chữ độc đáo và hướng tiếp cận hài hước, kịch tính hóa để giới thiệu gói cước
Data mới: ST15K và ST30K - sẵn sàng “cứu mạng” trong những trường hợp “mất mạng”.

Phần 2: Giới thiệu chiến dịch IMC và mục tiêu của chiến dịch.

Bối cảnh chiến dịch IMC


Tháng 04/2019, nắm bắt được nhu cầu từ thị trường, Viettel đã tiên phong ra mắt gói
cước giá rẻ, dung lượng khủng: gói ST15K và ST30K. Chỉ với 15k-30k, chủ thuê bao có thể
thoải mái truy cập Internet siêu tốc độ với dung lượng khủng (3GB và 7GB) trong vòng 3-
7 ngày. Lưu lượng lớn, giá rẻ và khả năng đăng ký linh hoạt đã khiến ST15K và ST30K trở
thành 2 gói cước được khách hàng ưu ái. 
Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khách hàng không đăng ký data vì xung quanh luôn có
wifi.Để thu hút thêm khách hàng đồng thời giữ vững thị phần, Viettel cần có một chiến
lược truyền thông nổi trội hơn các đối thủ và đủ sức thuyết phục.

Mục tiêu (có 3 mục tiêu: Kinh doanh, Marketing, Truyền thông)

 Mục tiêu Kinh doanh và truyền thông: Tăng nhận biết sản phẩm và recall sản
phẩm qua các kênh có độ phủ lớn (TV, báo chí, digital); Duy trì lợi thế thương
hiệu dẫn đầu - tái khẳng định Viettel là dịch vụ viễn thông hàng đầu: giá rẻ, sóng
khỏe, đăng ký dễ dàng, gói cước linh hoạt.
 Mục tiêu Marketing: Mở rộng tệp khách hàng bằng việc thay đổi thói quen tiêu
dùng - loại bỏ tính ỷ lại vào wifi hoặc tâm lý “sợ” hết data. 

Insight
Internet đã trở thành phần thiết yếu của cuộc sống hiện đại. Những hoạt động cơ bản
nhất như ăn uống, tìm đường, mua sắm đến giải trí đều phải phụ thuộc vào Internet. Do
đó, mất mạng là cơn ác mộng mà không ai muốn gặp phải. 
Tuy nhiên, phần lớn khách hàng mục tiêu không đăng ký hoặc rất thường hạn chế sử
dụng data vì e ngại tốn kém hoặc phung phí tiền data cả tháng mà chỉ xài vài ngày. Ngoài
ra, sự có mặt tràn lan của wifi cũng khiến cho người tiêu dùng ỷ lại dù biết rằng có
những tình huống rớt mạng hoặc không có mạng sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề.
Chiến lược
Sử dụng những tình huống “mất mạng” hài hước mà rất đỗi quen thuộc như mất mạng
data khi đang đi du lịch, gọi ship đồ ăn, hay đang Facetime khiến người xem vô cùng
thích thú khi người tiêu dùng hằng ngày sử dụng Internet để tạo cảm giác liên quan và
gần gũi, Viettel truyền tải những lợi ích thiết thực khi sử dụng gói cước ST15K và ST30K
đến khách hàng mục tiêu một cách hài hước. Hai gói cước này là những anh hùng luôn
sẵn sàng “cứu mạng” trong những trường hợp người dùng “mất mạng”. 
Tagline của chiến dịch phải vừa ấn tượng để thu hút sự chú ý vừa phải dễ nhớ; tạo lợi
thế truyền thông đối với đối thủ.
Ý tưởng lớn
"Mất mạng" vì mất mạng
Mạng (Internet) được đặt song song với chữ mạng (sống), Viettel nhấn mạnh sự quan
trọng của data trong những tình huống khẩn cấp. “Mất mạng” vì mất mạng là hình thức
cường điệu hoá của Viettel, từ đó tạo ra những tình huống hài hước giúp Viettel tạo dấu
ấn trong trí nhớ của người xem. Tagline chơi chữ này cũng là lời nhắc nhở: đừng để việc
mất mạng làm ảnh hưởng tới bạn, hãy đăng ký ngay gói ST15K hoặc ST30K.

Phần 3: Mô tả các giai đoạn thực thi của chiến dịch IMC. 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Awareness (Xây dựng Nhận biết)
Thu hút sự chú ý bằng 1 KOLS rất hot, rất teen đó là Kaity Nguyễn trong Video Viral Clip
với vai trò là nhân vật chính giữa hàng loạt sự cố “ mất mạng”, sau khi được nhiều người
quan tâm Viettel tung ra các chiến dịch tăng cường về truyền thông online, quảng cáo
tiếp cận người dùng biết được những tính năng của gói cước ST15K Và ST30K
Đẩy mạnh truyền thông online qua đa kênh quảng cáo với Các hoạt động social đa dạng
được trải dài trong tháng 8: Fanpape content, KOL, Tiktok Campaign – vừa tiếp cận được
những lượt khách hàng mới thông qua những kênh social khác nhau – vừa là một cách
remarketing nhưng không “nhai lại” đối với khách hàng cũ.

Giai đoạn 2: Engagement (Experience, Tạo ra Trải nghiệm) 


Với chuỗi bài PR về sự kiện, post Facebook trên Fanpage của nhãn hàng và các KOLs,
khách mời tham gia chia sẻ trải nghiệm khi tham gia thử thách tại event và đặc biệt
Viettel cho khách hàng trải nghiệm ngay trực tiếp tại các khu vực tổ chức event như là
các trường đại học, các chi nhánh của Viettel, các sự kiện lớn, các khu vực trong trung
tâm thương mại.
Viettel khuyến khích lượng khách hàng tham gia trải nghiệm gói cước bằng cách nhân
đôi lưu lượng có thể nhận được đối với các khách hàng đăng ký gói cước trong thời gian
tung ra các gói này. 
Tăng mạnh độ phủ sóng của TVC bằng cách rút ngắn video phát trên những kênh truyền
hình có độ phủ sóng trên toàn quốc (VTV, HTV, THVL, QPVN) vào những khung giờ vàng.
Đa dạng hóa các hoạt động social để tiếp cận lượng khách hàng mới thông qua các kênh
social khác nhau đồng thời không gây nhàm chán cho lượng khách hàng cũ của Viettel.
Để tăng độ phủ của thông điệp chiến dịch và hình ảnh thương hiệu, những bài PR trên
các trang báo điện tử được đăng liên tục trong thời gian diễn ra chiến dịch, bao gồm
nhiều thể loại bài đăng: bài viết giới thiệu sản phẩm, bài quan điểm hay các bài giải trí.

Nhằm tăng độ lan truyền của chiến dịch, Viettel đã chiếu TVC tại hệ thống Lotte Cinema
(trước suất chiếu phim và trên các màn hình LCD) với hơn 40 rạp trải dài trên 30 tỉnh
thành phố. Mùa hè cũng là mùa của những bộ phim bom tấn, thu hút đông đảo lượng
khán giả trẻ. Cả 2 yếu tố kết hợp thành một địa điểm lẫn thời điểm lý tưởng, đảm bảo
có thể đem lại kết quả tốt nhất. 

 
Giai đoạn 3: Loyalty, Amplify (Lan toả, Tạo sự trung thành) 
Tạo sức nóng, độ tương tác với khách hàng tiềm năng, Viettel đã cho ra mắt một
hashtag challenge cùng với bộ sticker hoàn toàn mới với tên gọi "ST15K cứu mạng", Với
giải thưởng lớn và sự có mặt của một số KOL nổi tiếng của TikTok cho cuộc thi online và
thử thách “CỨU MẠNG” trên các nền tảng như là tiktok, youtube với giải thưởng lúc ấy
là một chiếc Iphone Xsmas đã thu hút nhiều idol tiktok như MisThy, diễn viên Bảo Hân…
tham gia thử thách từ đó tạo ra sức nóng cực lớn đối với 2 gói cước ST15K và ST30K
Ngoài ra, hình ảnh gói cước cũng được lan tỏa tại các khu vực công cộng như trường
học, bến xe bus, trên thân xe bus, đánh mạnh vào đối tượng học sinh, sinh viên. 
Duy trì những hoạt động giải trí remarketing cũng như công bố sự thành công xuất sắc
của chiến dịch và chăm nom người mua .

Phần 4: Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế của chiến dịch.
Kết quả đạt được: 
Sau hơn một tháng triển khai, chiến dịch đã đạt được những con số ấn tượng: 
- Hơn 12 triệu lượt xem Clip Viral trên kênh YouTube của Viettel Telecom sau 4 ngày ra
mắt với sự tham gia của Kaity Nguyễn đạt thành công bất ngờ, với hàng nghìn lượt
comment và chia sẻ trên các trang mạng xã hội. 
- Các kênh truyền thông Online: Fanpage, forum,... đạt được những lượt tương tác rất
tốt: Lượt xem trung bình các clip TVC và viral của ST15K là hơn 1 triệu lượt xem.
- Giới showbiz, streamer, YouTuber Việt tích cực “lăng xê” 2 gói data mới ra mắt của nhà
mạng Viettel là ST15K và ST30K. 
-  Chỉ trong 6 ngày, hashtag challenge #st15kcuumang đã đạt hơn 30 triệu lượt view,
đồng thời cán mốc 51.000 video tạo ra bởi người dùng. Cuộc thi nhận được sự ủng hộ
chưa từng có trong cộng đồng Tik Tok, trở thành chiến dịch nhãn hàng có số lượng
người tham gia lớn nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Hạn chế:

 Thị phần của Viettel sau chiến dịch này tăng và vẫn đứng đầu trên thị trường
nhưng vẫn không bỏ quá xa Vinaphone và Mobiphone vì lúc này 2 đối thủ lớn -
Vinaphone và Mobifone – cũng ra mắt những gói cước tương tự, cạnh tranh trực
tiếp với Viettel.
 Chiến dịch vẫn chưa thật sự khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng với thông điệp ý
nghĩa mà chỉ đơn thuần là quảng cáo cho gói cước của mình theo cách hài hước
để khách hàng dễ tiếp cận thông qua Social Media.
 Việc lan truyền chiến dịch quá nhanh có thể dẫn đến một lượng lớn người dùng
mới đột nhiên biến mất sau khi tương tác với nội dung marketing của bạn. Các
chiến dịch này sẽ không tự động mang lại cho bạn những khách hàng trung
thành.
Phần 5: Bài học cho người làm truyền thông (đề xuất quan điểm của nhóm về chiến
dịch này). 
Với sự so sánh độc đáo của việc "mất mạng" với việc "mất mạng", Viettel đã tạo mối
quan tâm chung của nhiều đối tượng mục tiêu khác nhau, từ đó, thuyết phục họ đăng ký
gói ST15K và ST30K. Sự đầu tư chỉn chu trong chiến lược truyền thông tích hợp đã giúp
đẩy mạnh thông điệp đến khách hàng. Sự thành công của "Đừng mất mạng vì mất
mạng" như một lời khẳng định về vị trí hàng đầu của Viettel trên thị trường viễn thông
và trong lòng người tiêu dùng.
Viettel vẫn chọn marketing bằng phương tiện truyền thống thông qua tvc ngắn trên
truyền hình vào các khung giờ vàng. Và chi phí dành cho 1 Macro Influencer như Kaity
Nguyễn là khoảng … triệu đồng.
3 yếu tố: Macro Influencer đỉnh, TVC hay liệu có làm nên thành công của Viettel của
việc truyền thông theo hướng truyền thống này? Câu trả lời là chưa hẳn. Vì thời điểm
hiện tại, ngày càng có ít người xem ti vi hơn, đặc biệt là xem quảng cáo trên truyền hình.
Thêm nữa, đối tượng Viettel hướng đến lại là người trẻ dùng Viettel, dân văn phòng,
kinh doanh tự do thì phương thức này là khó khả thi. 
Với thị phần top đầu thế giới, việc quảng cáo và đưa ra kế hoạch quảng bá trên nền tảng
tiktok quả là một lựa chọn khôn ngoan của chiến dịch Viettel, Hiệu quả từ việc truyền
thông bằng nền tảng Tik Tok là điều có thể thấy rõ. Có thể nói, sự thành công này xuất
phát từ việc ông lớn Viettel hiểu đối tượng mình nhắm đến là ai và biết trao cơ hội cho
đúng những tiềm lực tốt. Dự đoán trong tương lai, xu hướng Marketing trên Tik Tok và
bằng các Micro Influencer sẽ tiếp tục thịnh hành. Bởi có lẽ chẳng một điều gì có thể làm
ngừng sự bùng nổ số lượng người dùng Tik Tok cả! Trong nền tảng Tik Tok, có các bạn
trẻ “hot” và nổi tiếng được gọi là Micro Influencer. Các bạn trẻ này chính là những
người sẽ đưa thương hiệu của nhãn hàng lan tỏa hơn trong cộng đồng. Hiểu rõ được
cách thức vận hành này, Viettel bắt tay cùng công ty Minet – mạng lướt Influencer lớn
nhất Đông Nam Á. 
Ngoài vận dụng tiềm lực từ Micro Influencer, chiến dịch “ST15KCUUMANG” còn tăng chi
phí cho quảng cáo với ứng dụng Tik Tok. Công ty Minet tiếp tục mua gói quảng cáo
hashtag giá rẻ nhất rơi vào khoảng 700.000.000 đồng. Trong gói này, công ty sẽ có
banner cũng như hashtag trên mục top trend hashtag của Tik Tok. Việc mua gói hashtag
cũng có lợi thế và bất lợi. Tik Tok mang một tính giải trí lớn là bởi các video hài hước và
không mang tính thương mại hóa. Tuy nhiên nhìn nhận ở mặt khác thì việc mua gói
quảng cáo sẽ giúp thông tin của chiến dịch “ST15KCUUMANG” rõ ràng và lan tỏa hơn.
Viettel đã khéo léo sử dụng những KOL đa dạng để lan tỏa thông tin về gói cước. Với đối
tượng trẻ, những KOL mang tính giải trí cao như Kaity Nguyễn- một gương mặt trẻ có vị
trí trên mạng xã hội, Hóng Hớt Showbiz, RGB.vn hoặc Kho Tàu TV và Vinh Vật Vờ - chàng
video blogger, youtuber nổi tiếng về công nghệ đã có những chia sẻ tích cực và review
về gói cước trên các cộng đồng công nghệ tại Việt Nam và cả trên kênh Youtube của
anh, đồng thời chia sẻ lại các video liên quan - giúp tăng lượng xem trên YouTube và
TikTok và tăng độ uy tín cho gói cước ST15K và ST30K.
Các chiến dịch PR,quảng cáo,sử dụng KOL của Viettel rất hiệu quả, Video quảng cáo vui
nhộn, hài hước, gần gũi, dễ dàng bắt gặp các tình huống “mất mạng” trong đời sống
hàng ngày.

You might also like