You are on page 1of 6

IV.

GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ NGÀNH CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM


1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Việt Nam là một quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ưu thế vốn
có của cà phê Việt Nam đó là có hương vị đậm đà được các khách hàng ưa chuộng, được
trồng tập trung ở những vùng đất tốt như Đaklak. Các nhà cung ứng và rang xay ở Hoa
Kỳ và châu Âu đều đánh giá rất cao về chất lượng tự nhiên cà phê Việt Nam. Theo họ, cà
phê robusta Việt Nam sau khi được làm sạch rồi rang xay, nếm thử thì có chất lượng hơn
hẳn cà phê robusta của nhiều nước khác. Tuy nhiên, khâu thu hoạch và chế biến còn có
nhiều thiếu sót, đã dẫn tới chất lượng của cà phê giảm đi nhiều, làm ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhìn chung, việc kinh doanh cà phê bột, cần được thực hiện từ khâu trồng, thu hoạch từ
các nông trại hoặc thu mua của nông dân đến khâu chế biến ra thành phẩm tiêu thụ trên
thị trường. Tuy nhiên, cà phê nhân Việt Nam về cơ bản còn nhiều mặt yếu kém như tình
trạng không ổn định về chất lượng do trạng thái không ổn định trong từng vùng sinh thái;
giữa các mùa thu hoạch; trong từng lô hàng;… Ngoài ra, trong thu hoạch, do thu hái quả
xanh vẫn còn nhiều, nên dẫn tới lẫn nhiều hạt xanh non, trong bảo quản thường để độ ẩm
cao quá giới hạn cho phép, sản phẩm bị chuyển hoá, xuống cấp. Vấn đề này làm ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng cà phê thành phẩm .

Có thể thấy, chất lượng cà phê nhân của người nông dân phụ thuộc khá nhiều vào công
nghệ chế biến. Để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, chúng ta có thể thực
hiện một số công việc như sau:

a. Áp dụng tích cực các hệ thống quản lý chất lượng

Các cơ sở doanh nghiệp trồng và chế biến cà phê hiện nay gần như không tuân theo một
tiêu chuẩn nào cả. Trước đây có áp dụng tiêu chuẩn cũ TCVN 4193:93, nay không còn
phù hợp với tình hình mới, không kiểm soát được chất lượng cà phê. Đến năm 2005, Việt
Nam đã ban hành Tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu TCVN 4193:2005, áp dụng phân loại theo
cách tính lỗi để phù hợp với cách phân loại của Hội đồng Cà phê Thế giới. Tuy nhiên đây
là một tiêu chuẩn mang tính tự nguyện, không bắt buộc nên không được nhiều cơ sở thực
hiện. Hiện nay mới chỉ có 10% các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này, tương đương 1
– 1,5 % lượng xuất khẩu.

Ngày 1/10/2007, Bộ Công Thương đã ra văn bản yêu cầu thực hiện theo tiêu chuẩn mới
này. Vì phải trang bị máy móc và thay đổi quy trình thu mua chế biến nên các cơ sở đã
phản ứng với quyết định trên. Nhưng đây là một biện pháp cần được áp dụng triệt để
nhằm nâng cao chất lượng của cà phê xuất khẩu.
Với việc áp dụng này, có thể sẽ giảm lượng xuất khẩu do phải loại bỏ nhiều cà phê kém
hơn, nhưng về lâu dài, điều này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp trong việc khẳng định
chất lượng cà phê Việt Nam.

Ngành cà phê Việt Nam cũng cần xây dựng các tiêu chuẩn kĩ thuật khác, xây dựng lộ
trình và cách thức tiến hành áp dụng để có thể có tác dụng tốt nhất trong việc nâng cao
chất lượng sản phẩm.

Ngoài tiêu chuẩn trong nước, các cơ sở và doanh nghiệp thu hái, chế biến cà phê cũng
cần phải nghiên cứu và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như các quy
định của Hội đồng Cà phê Thế giới ( ICO).

b. Tuyên truyền và thay đổi thói quen trong trồng trọt, thu hoạch và chế biến

Hiện nay, đa phần các cơ sở trồng trọt, chế biến và xuất khẩu đều không tuân thủ các quy
định, điều kiện về thu hái, chế biến và bảo quản cà phê. Theo tập quán cũ của người trồng
trọt, cà phê tới mùa thu hoạch đều được thu hái rất đại trà, cả hạt xanh hạt chín, không có
sự chọn lọc. Khâu phơi và bảo quản theo cách thức ủ đống, phơi trên sân đất làm cho cà
phê bị giảm chất lượng đáng kể. Bên cạnh đó, cơ chế thu mua cũng làm cho người dân
không chú trọng đến chất lượng cà phê trong thu hoạc, phơi sấy và phân loại.

Ngoài ra, việc trồng cây cà phê còn sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu, ảnh
hưởng đến chất lượng thu hoạch. Ngành cà phê khuyến cáo các nhà sản xuất nên sử dụng
phân hữu cơ thay cho phân hóa học, đây cũng là một hướng mới tiến bộ trong kĩ thuật
trồng cây cà phê.

Vì vậy, để có thể nâng cao chất lượng cà phê, các cơ quan và doanh nghiệp cần đẩy mạnh
việc tuyên truyền và hướng dẫn các kĩ thuật tiêu chuẩn trong trồng trọt và thu hái, dần
từng bước thay đổi những thói quen không tốt này.

c. Đổi mới công nghệ và áp dụng các kĩ thuật tiên tiến trong khâu chế biến sau thu hoạch

Trong những năm gần đây công nghiệp sơ chế cà phê ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ.
Người ta đã trang bị thêm nhiều thiết bị mới chất lượng tốt trong chế biến. Tuy nhiên với
cà phê Arabica thì chế biến vẫn còn là một việc làm có nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khâu
đầu tiên lột vỏ quả, làm sạch nhớt. Nhiều nơi có khó khăn vì lượng nước sạch dùng cho
chế biến quá lớn và nó cũng dẫn đến khó khăn về xử lý nước thải không gây ô nhiễm môi
trường. Các chuyên gia nước ngoài trong chương trình GTZ của Đức và dự án ba bên của
các tập đoàn nước ngoài thực hiện ở Công ty hồ tiêu Tân Lâm – Quảng Trị đã đạt kết quả
tốt trong khâu xử lý nước thải. Và việc nghiên cưu khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp
EakMat ở ĐakLak đang nghiên cứu sử dụng máy làm sạch nhớt kiểu Penagos rất tiết
kiệm nước của Colombia cũng hứa hẹn nhiều triển vọng.
Nước ta cũng có kế hoạch triển khai dự án nâng cao chất lượng thông qua việc ngăn ngừa nấm
mốc trong khâu bảo quản.

Ngoài ra cũng cần đổi mới trang thiết bị tiên tiến, phù hợp cho việc thực hiện các quy định và
tiêu chuẩn của Nhà nước như TCVN 4193: 2005, và các quy định của Ủy ban chất lượng cà phê ,
thuộc ICO.

Hiện tại Việt Nam có khoảng 150 doanh nghiệp chuyên chế biến cà phê xuất khẩu, nhưng số
doanh nghiệp có công nghệ chế biến hiện đại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi để có được nhà
máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại, số vốn đầu tư không dưới 7 tỉ đồng, chỉ có những
doanh nghiệp có diện tích trồng tập trung mới hy vọng làm được điều này.

2. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển


Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đời sống của người dân Việt Nam
được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Có thể nói, việc thưởng thức cà phê đã
trở thành một nét văn hoá của người Việt Nam. Nắm bắt được cơ hội này, Trung Nguyên
đã không ngừng cải tiến kỹ thuật tạo ra rất nhiều loại sản phẩm có hương vị và đặc trưng
riêng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước. Như: cà phê
Trung Nguyên (cà phê sáng tạo, cà phê hỗn hợp, cà phê tui lọc, Espresso) với những
hương vị đặc trưng và cách thưởng thức riêng, bên cạnh những chủng loại cà phê
phin dộc đáo doanh nghiệp còn mới cho ra đời loại cà phê hoà tan G7 nhằm vào
đối tượng khách hàng năng động.
3. Xây dựng thương hiệu và tiếp thị

a. Xây dựng thương hiệu vững mạnh

Để thành công trên thương trường, một doanh nghiệp cà phê phải hội đủ 3 yếu tố: chất
lượng sản phẩm, thương hiệu mạnh và hệ thống phân phối hoàn hảo, trong đó, thương
hiệu là yếu tố được xác định là quan trọng nhất.

Hiện nay cà phê Việt Nam đã có một số thương hiệu trên thị trường quốc tế như Trung
Nguyên, Victoria, Inexim, Simexco, Rossi, Vica… Ngày 2-12, Bộ Khoa học Công nghệ
đã chính thức công bố thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, công nhận là tài sản quốc gia
và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn.

Xây dựng thương hiệu trước hết phải đặt vấn đề quảng bá sản phẩm lên hàng đầu, nhưng
không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện chi phí cho hoạt động này. Kinh phí càng
lớn khi quảng cáo sản phẩm ra nước ngoài. Những trở ngại khác mà các doanh nghiệp
đang gặp phải trong quá trình xây dựng thương hiệu như thiếu đội ngũ marketing, thông
thạo ngoại ngữ, đặc biệt là thiếu am hiểu thị hiếu tiêu dùng của người nước ngoài. Những
cơ chế quản lý trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh, chưa cho
phép chú trọng hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, doanh nghiệp cũng còn thiếu
hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu là một nhu cầu, điều kiện tất yếu trong việc phát
triển ngành cà phê Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế là cả một quá trình lâu dài, ở đó cơ hội và thách thức luôn song
hành với nhau. Không có con đường nào khác, nếu muốn giữ vững thị trường quốc tế,
Việt Nam phải khẳng định được khả năng cạnh tranh của mình bằng việc xây dựng và
phát triển thương hiệu vững mạnh.

b. Mở rộng thị trường xuất khẩu

Đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường là một yêu cầu bức thiết
của ngành Việt Nam. Hiện nay cà phê Việt Nam được xuất sang trên 70 quốc gia và vùng
lãnh thổ nhưng còn thiếu những thị trường truyền thống. Những bạn hàng lâu năm, đáng
tin cậy còn chưa thật nhiều. Ngành cà phê Việt nam cũng còn chưa tham gia các thị
trường kỳ hạn. Đó là các mặt còn non yếu của ngành cà phê .

EU hiện nay vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cà phê Việt Nam, chiếm tới hơn 50%
sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Chúng ta cũng đã xuất khá nhiều sang Hoa
Kỳ, nhưng đây là thị trường nhập khẩu cà phê nhiều nhất trên thế giới nên vẫn cón nhiều
tiềm năng để các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường kinh doanh của mình.

Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng mở rộng, ngoài các nước ở châu
Âu và Hoa Kỳ, cà phê Việt Nam còn xuất khẩu sang vùng Trung Cận Đông, châu Phi,
một số nước trong Hiệp hội ASEAN và vùng Trung Mỹ.

Việc tìm kiếm những thị trường mới, những đối tác mới sẽ đảm bảo sản lượng và giá trị
của cà phê Việt Nam, giảm bớt những tác động tiêu cực của nhu cầu và tình hình tiêu thụ
cà phê thế giới.Đây là yêu cầu bức thiết, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tích cực hơn
nữa trong việc mở rộng thị trường kinh doanh của mình.

4. Đào tạo và nâng cao năng lực nguồn nhân lực

Cũng như trong những ngành nghề khác, để phát triển bền vững và lâu dài, yếu tố quan
trọng cần phải chú ý phát triển là nguồn nhân lực. Hiện nay, ngành cà phê Việt Nam có
trình độ nhân lực còn rất nhiều hạn chế ở tất cả các khâu trồng trọt, chế biến, bảo quản và
cả kinh doanh xuất khẩu. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu chúng ta cần quan tâm bồi
dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ kĩ thuật cho nguồn nhân lực này. Nguồn nhân lực
phục vụ trong ngành cà phê gồm có nông dân trồng, các cơ sở chế biến, các cán bộ quản
lý Nhà nước và các nhân viên ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

a. Nâng cao tính chuyên nghiệp và kĩ thuật chăm sóc, chế biến cho nông dân và các cơ sở
chế biến
Như trên đã trình bày, kĩ thuật chăm sóc và chế biến của nước ta còn kém dẫn đến chất
lưỡng cà phê bị giảm sút đi rất nhiều và còn gây ra sự không đồng đều của sản phẩm. Vì
vậy, việc tuyên truyền phổ biến về kĩ thuật chăm sóc cây cà phê, cũng như các kĩ thuật
trong chế biến sau thu hái là rất quan trọng. Thêm nữa, cùng với việc áp dụng các tiêu
chuẩn về chất lượng sản phẩm mới, chúng ta cần tích cực nghiên cứu và tiến hành trồng
đại trà các giống cây trồng hiệu quả. Việc phối hợp hoạt động giữa các bên sẽ nâng cao
trình độ và tính chuyên nghiệp cho cả hệ thống.

b. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

Với những nhu cầu về việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường các hoạt động quảng
bá và xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu thì việc nâng cao trình độ cho các cán
bộ của các cơ quan xúc tiến cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu là vô cùng
quan trọng.

Để những công việc trên được tiến hành chính xác và đem lại hiệu quả thì chúng ta cần
trang bị các kiến thức về Marketing, các kiến thức về thị trường, về sản phẩm, cũng như
các kĩ thuật nghiệp vụ trong buôn bán quốc tế, các quy định của pháp luật nước ngoài về
chất lượng sản phẩm, cách thức tiến hành giao dịch thương mại. Các kiến thức này là rất
quan trọng để các doanh nghiệp có những hướng đi đúng trong hoạt động kinh doanh,
tuân thủ theo những quy định và thông lệ quốc tế, đảm bảo việc xuất khẩu không gặp
những vướng mắc. Đây cũng là biện pháp giúp ngành cà phê có được sự phát triển bền
vững và lâu dài

5. Khuyến khích hợp tác và phát triển bền vững


Để phát triển bền vững ngành cà phê, cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp và
ngành cà phê; thực hiện hiệu quả kế hoạch tái canh cây cà phê, hướng tới sản xuất hàng
hóa quy mô lớn, hiện đại gắn với bảo quản, chế biến sâu và thị trường tiêu thụ.
Cùng với đó, cần làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng vùng trồng, xây dựng chuỗi giá
trị sản xuất cà phê bền vững, gắn với phát triển văn hóa, du lịch.

Việc hợp tác giữa bà con nông dân với nhau, liên kết giữa nông dân với hợp tác xã, với
doanh nghiệp giúp tổ chức lại sản xuất, giảm chi phí đầu vào, đầu tư chế biến sâu, nâng
cao chất lượng, gắn kết với nhu cầu đa dạng của thị trường.

Hợp tác, liên kết giúp tích hợp đa giá trị trên một diện tích, cùng với cà phê còn có sản
phẩm thời trang, dược phẩm, mỹ phẩm... từ hạt cà phê.

6. Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng công nghệ thông tin

Để ngành cà phê trong nước phát triển bền vững, theo lãnh đạo VICOFA, cần nâng cao
năng lực cạnh tranh cà phê Việt Nam, tạo sản phẩm quốc gia có thương hiệu và giá trị
cao trên thị trường thế giới thông qua cải cách mạnh mẽ về tổ chức sản xuất sản phẩm có
giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững. Lấy yêu cầu thị trường làm định hướng phát
triển, tận dụng triệt để các cơ hội hút nguồn lực đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nâng năng lực cạnh tranh
quốc gia.

Áp dụng khoa học công nghệ, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, chuyển dịch nhanh cơ cấu
sản phẩm sang chế biến sâu, tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu ở phân khúc
giá trị gia tăng cao. Huy động sự tham gia tích cực, chủ động của người dân và các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo kết nối
sản xuất, chế biến với thị trường.

You might also like