You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG 2


KHỞI SỰ KINH DOANH MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ THU TRANG

Lớp tín chỉ: TMKD1121

Họ và tên: Mạ Thị Huệ

MSV: 11217436

Khóa: 63

Lớp chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế

Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2024

1
Mục lục:

1. Thiết kế logo, tên công ty, triết lý kinh doanh:.................................................3

1.1Tên công ty:............................................................................................................................4

1.2 Ý tưởng Logo:........................................................................................................................4

1.3 Triết lý kinh doanh:...............................................................................................................4

2. Đặt tên sản phẩm dự kiến kinh doanh:.............................................................4

2.1 Cà phê chưa rang xay:...........................................................................................................4

2.2 Cà phê rang xay:....................................................................................................................5

2.3 Cà phê hòa tan:......................................................................................................................5

3. Đăng ký nhãn hiệu tại các thị trường mục tiêu:...............................................6

3.1 Thị trường Hoa Kỳ:...............................................................................................................6

3.2 Thị trường Nhật Bản:.............................................................................................................8

3.3 Thị trường Liên minh Châu Âu - EU:...................................................................................8

4. Các quy định đăng ký nhãn hiệu:......................................................................9

4.1 Thị trường Hoa Kỳ:...............................................................................................................9

4.2 Thị trường Nhật Bản:...........................................................................................................10

4.3 Thị trường Liên minh Châu Âu - EU:.................................................................................10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:...............................................................12

2
BÀI TẬP CÁ NHÂN NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG 2

1. Thiết kế logo, tên công ty, triết lý kinh doanh:

- Lý do lựa chọn kinh doanh nông sản - cà phê:

+ Xuất khẩu lớn: Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2
trên thế giới, chỉ sau Brasil. Cà phê Việt Nam nổi tiếng với chất lượng tốt và giá trị
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

+ Nhu cầu toàn cầu: Cà phê là một mặt hàng có nhu cầu lớn trên toàn cầu. Phần
lớn người tiêu dùng trên thế giới đều yêu thích cà phê, và do đó, có thị trường tiềm
năng lớn cho xuất khẩu cũng như nhập khẩu.

+ Chất lượng cao: Cà phê Việt Nam nổi tiếng với chất lượng cao và đa dạng về
loại hạt cà phê. Điều này tạo ra cơ hội để tập trung vào việc cung cấp cà phê chất
lượng cao cho thị trường quốc tế.

+ Kết nối với nông dân: Kinh doanh cà phê có thể mang lại cơ hội hợp tác với
nông dân và cộng đồng nông thôn. Điều này không chỉ giúp phát triển doanh
nghiệp mà còn hỗ trợ phát triển kinh tế ở các khu vực nông thôn.

+ Chính sách hỗ trợ: Có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các tổ chức về việc nâng
cao chất lượng cà phê, phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu.

1.1 Tên công ty:

Công ty TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN GOCO Coffee

+ Ý nghĩa: GOCO là viết tắt của “ Gold Coffee” có nghĩa là cà phê vàng qua đó thể
hiện giá trị của những hạt cà phê như những hạt vàng.

1.2 Ý tưởng Logo:

3
+ Hình tròn bên ngoài biểu tượng cho trái đất.
+ Bên trong là hình ngôi sao năm cánh đại diện cho 5 châu lục với khao khát đưa
cà phê Việt Nam đến mọi ngóc ngách trên thế giới.
+ Bên trong ngôi sao là hình ảnh hạt cà phê thể hiện mặt hàng kinh doanh của
doanh nghiệp.

1.3 Triết lý kinh doanh:

“Đưa hương vị đậm đà, đầy tươi mới và chất lượng của cà phê Việt đến với người
tiêu dùng bằng sự tận tâm và tận tụy.

2. Đặt tên sản phẩm dự kiến kinh doanh:

Tuy là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2 thế giới (riêng cà phê Robusta,
Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng sản lượng xuất khẩu khoảng
hàng năm đạt khoảng 11,6 -11,8 triệu tấn, kim ngạch khoảng 2,6 - 2,8 tỷ USD).
Thế nhưng, giá trị xuất khẩu của Việt Nam chưa bao giờ ở mức cao do sản phẩm
được xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, là loại cà phê chưa qua chế biến. Các loại
khác bao gồm cà phê rang xay và cà phê hòa tan xuất khẩu giữ mức thấp, khi tổng
tỷ trọng 2 loại này chỉ ở mức trên dưới 5%.
Trong khi đó, cà phê rang xay, hòa tan hiện đang được các nước trên thế giới
ưa chuộng. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, khi nền kinh tế của toàn cầu bị ảnh
hưởng nặng nề nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà ngày càng
tăng. Vì vậy công ty TNHH GOCO Coffee tập trung sản xuất và kinh doanh các
mặt hàng sau:
2.1 Cà phê chưa rang xay:

- Cà phê hạt chưa rang hay còn được gọi là cà phê nhân nó đơn giản là cà phê hạt
sống và chưa rang xay nhưng đã được sơ chế cơ bản không còn vỏ thóc, vỏ cơm
nữa.

4
- Cà phê hạt chưa rang là nguyên liệu chính của ngành công nghiệp chế biến các
sản phẩm khác như cà phê rang, xay, cà phê hòa tan…và là một số phụ gia cho
ngành chế biến thực phẩm – đồ uống

2.2 Cà phê rang xay:

- Cà phê rang xay là cà phê được tuyển lựa từ những hạt cà phê tốt nhất, qua quá
trình rang và xay cho ra sản phẩm cà phê không pha tạp chất như: đậu, bắp, tinh
bột hay các phụ gia và hương liệu khác. Trong quá trình rang xay có thể tẩm thêm
bơ, rượu và được ủ trong điều kiện nhiệt độ nhất định.

2.3 Cà phê hòa tan:

- Cà phê hòa tan là một loại đồ uống có dạng bột với thành phần gồm cà phê và
một số nguyên liệu khác như đường, muối, bột kem, phụ gia cà một số nguyên liệu
khác tùy theo công thức chế biến của nhà sản xuất. Cà phê hòa tan gồm nhiều
nguyên liệu khác nhau và thành phần cà phê thường chỉ chiếm 10-13%. Do đó,
lượng caffein có trong cà phê cũng rất thấp. Và cà phê hòa tan là cà phê được làm
ra từ những hạt cà phê rang khô.

5
3. Đăng ký nhãn hiệu tại các thị trường mục tiêu:

3.1 Thị trường Hoa Kỳ:

Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ là việc đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam cần lưu
tâm khi có ý định đầu tư hoặc hợp tác kinh doanh tại thị trường Mỹ.

Bởi thực tế đã có không ít các nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam như thuốc
lá Vinataba, cafe Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, gạo Nàng Hương,… đã bị
người khác đăng ký trước ở Mỹ.

Khi đó, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều chi phí và thời gian thuê luật sư khởi
kiện đòi lại thương hiệu. Có trường hợp phải mua lại nhãn hiệu của chính mình với
giá cao; hoặc chấp nhận sử dụng một thương hiệu khác trên đất Mỹ.

Doanh nghiệp Việt cần nhận thức được rằng: Nước Mỹ (Hoa Kỳ) không chỉ
là cường quốc số 1 thế giới về kinh tế mà còn là thị trường xuất khẩu vô cùng quan
trọng của Việt Nam trong nhiều năm qua. Việt Nam hiện đang được hưởng rất
nhiều lợi ích trong quan hệ thương mại với Mỹ do luôn có giá trị xuất siêu lớn sang
thị trường này.

Do đó, việc tìm hiểu về quy trình, thủ tục hay các giấy tờ cần thiết để đăng
ký nhãn hiệu tại Mỹ là vô cùng thiết thực, nhất là đối với các doanh nghiệp đang có
ý định xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu Việt vào thị trường Mỹ. Có 2 cách
đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ:

3.3.1. Cách 1: Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu
Liên bang Mỹ USPTO (United States Patent and Trademark Office)

Ngoài cách nộp trực tiếp, doanh nghiệp cũng có thể nộp đơn trực tuyến tại
website uspto.gov của Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa của Mỹ hoặc nộp
qua đường bưu điện tới Cơ quan này.

6
Tài liệu, giấy tờ cần chuẩn bị:

1. Giấy ủy quyền;
2. Mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký;
3. Danh mục cụ thể hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (kèm theo
phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ);
4. Tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại và quốc tịch của người nộp đơn;
5. Tài liệu và thông tin về căn cứ nộp đơn;

Quy trình thẩm định

Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ sẽ được Thẩm định viên của USPTO xem xét
trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu được chấp thuận, đơn sẽ được công
bố trên Công báo sở hữu công nghiệp để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích
liên quan có thể phản đối việc đăng ký.
Nếu không có sự phản đối nào, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ tại Mỹ.
Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ là 18-24
tháng. Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trong 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

Đối với nhãn hiệu chưa được sử dụng trên thị trường, Cơ quan sáng chế và
nhãn hiệu Hoa Kỳ (United States Patent and Trademark Office) sẽ ra thông báo về
việc chấp nhận đơn. Trong thời hạn 03 năm chủ sở hữu phải nộp bằng chứng
chứng minh nhãn hiệu đã được sử dụng tại thị trường Mỹ thì mới được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

3.1.2. Cách 2: Đăng ký thông qua thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ
thống Madrid
Cùng với Việt Nam, Mỹ cũng là thành viên của Nghị định thư Madrid nên
doanh nghiệp Việt có thể đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thông qua thủ tục đăng ký quốc
tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid.
Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (chỉ rõ Mỹ là quốc gia mà
doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu) cho Văn phòng quốc tế thông qua
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thẩm định và chuyển đơn đăng ký cho
Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.
WIPO sẽ tiến hành thẩm định đơn. Nếu không có sai sót đơn sẽ chính thức
dịch sang các ngôn ngữ khác; công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp của
WIPO và được gửi cho USPTO (United States Patent and Trademark Office), đồng
thời ấn định ngày bắt đầu tính thời hạn thẩm định nội dung là 18 tháng. Nếu quá
thời hạn trên mà WIPO không nhận được bất kỳ phản hồi nào thì nhãn hiệu mặc
nhiên được coi là đã được đăng ký bảo hộ thành công tại Mỹ.

Nên đăng ký trực tiếp tại USPTO hay đăng ký thông qua Hệ thống Madrid?
Việc lựa chọn đăng ký trực tiếp hay đăng ký thông qua hệ thống Madrid cần
được xem xét dựa trên việc cân nhắc giữa các yếu tố như chi phí, thời gian, sự
khác biệt về các thủ tục như sửa đổi, gia hạn, chuyển nhượng nhãn hiệu,…
Nhìn chung, đăng ký nhãn hiệu thông qua Hệ thống Madrid có chỉ định Mỹ
có thể tiết kiệm chi phí hơn trong một số trường hợp nhất định nhưng cũng có thể
gặp phải những khó khăn khác trong quá trình đăng ký. Ví dụ, nếu một nhãn hiệu
có thể bị coi là có tính mô tả (descriptive) và dễ bị từ chối bởi USPTO thì nên đăng

7
ký trực tiếp tại USPTO. Khi đó, khả năng đăng ký sẽ được mở rộng hơn bởi nhãn
nộp trực tiếp có quyền được đăng ký vào sổ đăng bạ bổ sung (Supplemental
Register).

3.2 Thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Trung Quốc,
Hoa Kỳ và Hàn Quốc), là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Hoa Kỳ và Trung
Quốc) của Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn duy trì xuất siêu
sang Nhật Bản. Đó là lý do doanh nghiệp chọn Nhật Bản là thị trường tiềm năng và
có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại thị trường này.
Vì Nhật Bản cũng là thành viên của Nghị định thư Madrid nên để đăng ký
nhãn hiệu tại Nhật Bản, người nộp đơn có thể chọn theo hai cách đăng ký nhãn
hiệu sau:

- Nộp đơn trực tiếp tại Nhật Bản;


- Nộp đơn nhãn hiệu quốc tế có chỉ định quốc gia (theo hệ thống Madrid).

Đơn đăng ký nhãn hiệu ở Nhật Bản bao gồm:

1. Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;


2. Bản mô tả nhãn hiệu đăng ký (về màu sắc, đường nét, các yếu tố
cấu thành trong nhãn hiệu);
3. Thông tin người nộp đơn;
4. Danh mục sản phẩm/ dịch vụ xin bảo hộ;
5. Tài liệu khác (nếu có);

3.3 Thị trường Liên minh Châu Âu - EU:

EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, với kim ngạch nhập
khẩu từ các nước ngoại khối khoảng 10 tỷ USD/năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu
và khoảng 30% lượng tiêu thụ toàn cầu. EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cà
phê Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu
cả nước.

Các nước châu Âu đã xây dựng một hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng
cho tất cả các nước thành viên. Nhờ đó, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cũng
thông qua hệ thống riêng, độc lập hoàn toàn với các nước trong cộng đồng. Nhãn
hiệu đăng ký thông qua hệ thống này được gọi là nhãn hiệu cộng đồng hay còn gọi
là CTM (viết tắt của Community Trade Mark).

Khi đăng ký nhãn hiệu qua hệ thống đăng ký CTM, chủ sở hữu nhãn hiệu
chỉ phải nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu duy nhất, nhãn hiệu có thể được bảo hộ
tại tất cả quốc gia EU. Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu bị từ chối hoặc mất hiệu lực tại
một quốc gia thành viên thì nó cũng bị mất hiệu lực trong cả cộng đồng. Lúc này,
nếu chủ sở hữu vẫn muốn đăng ký nhãn hiệu vào các quốc gia khác tại Châu Âu thì

8
có thể chuyển đơn đăng ký CTM thành nhiều đơn đăng ký riêng cho từng quốc gia.
Ngày nộp đơn vẫn được tính là ngày nộp đơn CTM.
Vì hệ thống đăng ký CTM là độc lập với hệ thống đăng ký riêng của mỗi
quốc gia nên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự do nộp đơn đăng ký nhãn hiệu CTM,
hoặc nộp đơn quốc gia, hoặc cả hai. Nhãn hiệu CTM và nhãn hiệu đăng ký quốc
gia có thể song song cùng tồn tại.
Đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu theo hệ thống đăng ký CTM
Cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký CTM: Văn phòng sở hữu trí tuệ của liên
minh Châu Âu (European Union Intellectual Property Office). Tên cũ là The
Office for Harmonization in the Internal Market (viết tắt là OHIM) có trụ sở tại
Tây Ban Nha.
Điều kiện về chủ thể có quyền nộp đơn:
Cá nhân, pháp nhân là thành viên hoặc có nơi cư trú hoặc có trụ sở kinh
doanh tại một trong các quốc gia là thành viên của Liên minh Châu Âu, Công ước
Paris hoặc Hiệp định TRIPs;
Việt Nam là thành viên của Công ước Paris và Hiệp định TRIPs vì vậy mà
các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam nếu có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Châu
Âu thì có thể nộp đơn tại EUIPO. Mặt khác, EU cũng là thành viên của Nghị định
thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu từ ngày 1/10/2004. Do đó, các doanh
nghiệp Việt Nam có thể chỉ định EU trong đơn đăng ký quốc tế. Lúc này việc đăng
ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành thẩm định theo quy định của CTM.
Các tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn CTM
1. Đơn đăng ký CTM;
2. Thông tin của người nộp đơn;
3. Mẫu nhãn hiệu;
4. Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký;
5. Giấy ủy quyền;
6. Phí, lệ phí.
4. Các quy định đăng ký nhãn hiệu:

4.1 Thị trường Hoa Kỳ:

Các quy định đăng ký nhãn hiệu:


Bất kỳ tổ chức nào có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức nào sử dụng nhãn
hiệu hoặc thực sự có ý định sử dụng một nhãn hiệu đều có thể nộp đơn đăng ký
nhãn hiệu đó tại Hoa Kỳ.
Với một số ngoại lệ nhất định, bất kỳ ký tự riêng biệt, biểu tượng, hình ảnh
hoặc sự kết hợp của chúng đều có thể được đăng ký với Cơ quan Sáng chế và Nhãn
hiệu Hoa Kỳ (USPTO) hoặc được bảo vệ bởi thông luật mà không cần đăng ký.
Ngoài ra, một số hình dạng sản phẩm, bao bì, khẩu hiệu, màu sắc, âm thanh, mùi
thơm, hương vị và những thứ phi trực quan khác đều có thể được đăng ký hoặc bảo
hộ.
Mỹ là một trong những quốc gia xây dựng pháp luật về Sở hữu trí tuệ theo
nguyên tắc first-to-use trong việc bảo hộ thương hiệu nên quyền sở hữu và đăng ký
nhãn hiệu tại Mỹ được ưu tiên cho người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu chứ không
phải người đầu tiên nộp đơn đăng ký. Thuật ngữ “sử dụng” trong trường hợp này
được hiểu là sử dụng thực tế trong thương mại (actual commercial use).
Có một số trường hợp ngoại lệ cực kì hiếm yêu cầu tất cả các đơn đều phải
được nộp bằng hình thức điện tử.

9
Nếu người nộp đơn dựa trên mục đích thực sự là sử dụng nhãn hiệu trong
thương mại Hoa Kỳ, thì đơn đó phải bao gồm một tuyên bố đã được xác minh.
Theo Công ước Paris, đơn yêu cầu quyền ưu tiên của đơn nước ngoài phải
xác định đơn đăng ký hoặc đăng ký nước xuất xứ và xác minh ý định thực sự của
người nộp đơn trong việc sử dụng nhãn hiệu trong thương mại Hoa Kỳ.
Việc đăng ký theo Nghị định thư Madrid phải tuân thủ các yêu cầu do WIPO
thiết lập, bao gồm việc nộp mẫu MM 18 (Tuyên bố ý định sử dụng nhãn hiệu: Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ) và một tuyên bố đã được xác minh xác nhận ý định thực sự
của người nộp đơn sử dụng nhãn hiệu ở Hoa Kỳ.
Người nộp đơn không cần phải thực hiện tra cứu trước khi nộp đơn.
Người nộp đơn cư trú bên ngoài Hoa Kỳ phải nhờ luật sư nhãn hiệu người
Mỹ để nộp đơn cho họ. Những người nộp đơn không có luật sư Hoa Kỳ có sáu
tháng để thuê một luật sư. Mặc dù đơn sẽ giữ nguyên ngày nộp đơn, Cơ quan Sáng
chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ sẽ không xử lý đơn cho đến khi người nộp đơn xác định
được luật sư được cấp phép của Hoa Kỳ.

4.2 Thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản là một trong những nước có riêng một đạo luật về nhãn hiệu hàng
hóa, chính vì vậy mà quy trình đăng ký nhãn hiệu ở Nhật Bản cũng được quan tâm
nhiều hơn so với những nước khác.
Theo quy định của Luật nhãn hiệu hàng hóa Nhật Bản, nhãn hiệu có thể là
chữ cái, chữ số, dấu hiệu, hình không gian ba chiều, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của
các yếu tố đó, hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó với màu sắc, được sử dụng nhằm
phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể này với chủ thể khác trong quá trình
trao đổi mua bán.
Cũng theo đạo luật này, người nộp đơn phải là chủ sở hữu của nhãn hiệu. Đối
với các chủ thể nước ngoài thì việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bắt buộc phải được
thực hiện thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp. Đại diện sở hữu công nghiệp sẽ
thay mặt người nộp đơn trực tiếp làm việc với cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Nhật
Bản và thực hiện các công việc cần thiết đảm bảo quyền lợi của người nộp đơn
như nộp đơn, rút đơn, trả lời Thông báo, bổ sung tài liệu, yêu cầu hưởng quyền ưu
tiên, khiếu nại…
Nhật Bản áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first to file) nghĩa là nếu hai
đơn cùng nộp để đăng ký cho một nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ tương tự hoặc
trùng nhau thì đơn nộp trước sẽ được chấp nhận. Đây là điểm khác khi đăng ký
nhãn hiệu ở các nước theo các nước áp dụng nguyên tắc sử dụng đầu tiên (first to
use) như Hoa Kỳ và Philippin.

4.3 Thị trường Liên minh Châu Âu - EU:

Trong những năm gần đây, thị trường Châu Âu được coi là một trong những
thị trường tiềm năng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh
doanh. Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh hiệu quả tại EU, việc nghiên cứu
hệ thống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ của liên minh này là việc làm không thể thiếu
đối với các doanh nghiệp.
Để bảo vệ nhãn hiệu (hoặc kiểu dáng cho các sản phẩm) của mình tại EU,
các doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ theo hệ thống Nhãn hiệu cộng đồng
(CTM) tại Cơ quan hài hoà hoá thị trường nội địa OHIM (The Office for
Harmonization in the Internal Market). Đây là cơ quan có thẩm quyền đăng ký
nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp có giá trị thi hành và bảo hộ trên toàn lãnh thổ
EU, dưới sự quản lý của Uỷ ban Châu Âu.

10
Theo quy định của hệ thống nhãn hiệu Cộng đồng, các chủ thể có quyền nộp
đơn tại OHIM bao gồm: cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên Cộng đồng
Châu Âu; cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên Công ước Paris, hay Hiệp
định TRIPs; cá nhân, pháp nhân có nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh đóng tại một
trong các nước thành viên của Cộng đồng Châu Âu, Công ước Paris, hoặc Hiệp
định TRIPs. Việt Nam là thành viên của Công ước Paris. Vì vậy các cá nhân, pháp
nhân Việt nam nếu có nhu cầu đều có thể nộp đơn đăng ký CTM tại OHIM.
CTM có thể được làm bằng một trong 11 ngôn ngữ chính thức của Cộng
đồng. Trong đơn, người nộp đơn phải tuyên bố chọn một trong 5 ngôn ngữ: Tây
Ban Nha, Đức, Anh, Pháp và Italia (đây là 5 ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở
OHIM) là ngôn ngữ thứ hai để sử dụng khi tiến hành các thủ tục, ví dụ như phản
đối đơn, huỷ bỏ hiệu lực…
Hình thức nhãn hiệu có thể được đăng ký tại EU bao gồm: nhãn hiệu hàng
hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp do OHIM cấp có
giá trị tại 27 quốc gia thành viên EU. Để đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu cộng đồng,
người nộp đơn chỉ phải nộp 1 đơn duy nhất theo 1 thủ tục chung duy nhất. Do đó,
chi phí cho việc nộp đơn đăng ký thấp hơn nhiều so với việc bảo hộ quyền tại từng
quốc gia.
Đơn đăng ký được làm bằng một loại ngôn ngữ duy nhất giúp doanh nghiệp
giảm thiểu các chi phí cho việc dịch thuật. Việc thực thi hiệu lực của Nhãn hiệu
cộng đồng được thực hiện bởi Toà án nhãn hiệu Cộng đồng, điều này giúp cho các
thủ tục pháp lý được đơn giản hóa, tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí cho chủ sở
hữu quyền trong quá trình giải quyết, xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu.
Khi nhãn hiệu được OHIM cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu có quyền độc
quyền sử dụng nhãn hiệu; ngăn chặn việc sao chép và giả mạo nhãn hiệu; chuyển
giao nhãn hiệu, cấp licence cho một số hàng hóa hoặc dịch vụ tại một phần hay
toàn bộ lãnh thổ Cộng đồng; phản đối đăng ký những nhãn hiệu Cộng đồng hoặc
nhãn hiệu quốc gia tương tự có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
OHIM có một trung tâm hành chính duy nhất tại Alicante – Tây Ban Nha.
Để đăng ký nhãn hiệu Cộng đồng, người nộp đơn có thể nộp tại Văn phòng OHIM
ở Alicante hoặc qua các cơ quan quốc gia thuộc EU. Đơn có thể được nộp bằng
fax, qua đường bưu điện hoặc nộp đơn điện tử.
Các công ty thuộc các quốc gia không phải là thành viên EU cần có đại diện
pháp lý tại EU để tiến hành các thủ tục trong quá trình đăng ký nhãn hiệu Cộng
đồng. Ngoài ra, EU có thể được chỉ định là một phần của Đăng ký quốc tế dựa trên
nhãn hiệu quốc gia hiện có (theo Nghị định thư Madrid). Trong trường hợp này,
doanh nghiệp phải nộp đơn qua WIPO và tuân thủ quy trình, thủ tục đăng ký theo
Madrid. Phí được nộp cho WIPO. Việc nộp đơn qua WIPO chỉ cần đại diện pháp
lý khi có phản đối đơn. Thời gian thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu Cộng đồng kéo
dài khoảng 9-13 tháng với chi phí khoảng 1.800 Eur cho 1 nhãn hiệu trong trường
hợp không có bất kỳ tranh chấp hay phải đối nào trong quá trình đăng ký.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Định vị cà phê Việt Nam trên thế giới


https://coffee.org.vn/viet-nam-va-con-duong-khang-dinh-lai-vi-the-tren-ban-
do-ca-phe-the-gioi/

11
2. Đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Hoa Kỳ
https://dangkithuonghieu.org/dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-tai-hoa-ky.html
3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Nhật Bản
https://www.lawfirms.vn/dich-vu-so-huu-tri-tue/nhan-hieu-tai-nhat-ban.html
4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Liên minh Châu Âu – EU
http://dangkythuonghieu.org/tin-tuc/giay-chung-nhan-phu-hop-tieu-chuan-
ky-thuat-cua-lien-minh-chau-au-moi-1386.html
5. Quyền bảo hộ trí tuệ
https://dangkithuonghieu.org/tai-sao-phai-bao-ho-huu-tri-tue.html

12

You might also like