You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ


Đề tài:
Xuất khẩu cà phê Gia Lai vào thị trường EU sau hiệp định EVFTA

Họ và tên: Đinh Việt Dũng


MSSV: 31201021831
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Lớp: KM003
Khoá: K46
Giảng viên hướng dẫn: Thầy NGUYỄN HỮU LỘC
Tóm tắt: Bài tiểu luận giới thiệu sơ lược về ngành xuất khẩu Xuất khẩu cà phê Gia Lai
– một trong những loại nông sản xuất khẩu đứng đầu khu vực Tây nguyên của Việt Nam
và được bảo hộ bởi hiệp định EVFTA. Từ đó phân tích về cơ hội và rào cản của ngành kể
từ khi ký kết hiệp định EVFTA và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị phù hợp cho doanh
nghiệp Việt Nam.
Từ khoá: cà phê, cà phê Gia Lai, rào cản phi thuế quan, xuất khẩu nông sản
MỤC LỤ

1.Ý NGHĨA CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................................................... 3


2. KHUNG LÝ THUYẾT...................................................................................................................................2
2.1. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN MINH CHÂU ÂU-VIỆT NAM (EVFTA).................................................2
2.2. CÁC RÀO CẢN THỰC TẾ CÒN LẠI SAU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ...............................................................2
2.3.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................................2
2.3.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................................................2
3.1.NGÀNH CÔNG NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRƯỚC CÁC RÀO CẢN HỘI NHẬP........................................2
3.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ GIA LAIỞ EU GIAI ĐOẠN ĐẦU NĂM 2021..........................................................4
3.3. CÁC THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ GIA LAI SAU KÝ KẾT EVFTA............................................6
3.3.1. CƠ HỘI.......................................................................................................................................5
3.3.2 CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN..........................................................................................................7
3.4 . Các giải pháp cụ thể cho ngành xuất khẩu cà phê Gia lai………………………………………………8

4. KẾT LUẬN............................................................................................................................................10
4.1.NỘI DUNG CHÍNH............................................................................................................................10
4.2 KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................................................10
4.3. ĐỀ XUẤT CHO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG..................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................11
1.Ý nghĩa của nội dung nghiên cứu
Trong môi trường kinh doanh quốc tế như hiện nay, vấn đề giao thương trao đổi mua bán
hàng hoá giữa các quốc gia với nhau là hết sức cần thiết. Khi đề cập tới việc xuất khẩu
nông sản thì chúng ta không thế không nhắc đến cà phê - một loại nông sản có giá trị xuất
khẩu cao của tỉnh Gia Lai nói riêng và của cả nước nói chung và mới gần đây dấy lên một
chủ đề nóng hổi là ký kết hiệp định EVFTA. Vậy trước một thị trường đầy tiềm năng và
thách thức như EU câu hỏi được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là: “ EVFTA mở
ra những cơ hội và thách thức gì?”
2. Khung lý thuyết
2.1. Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA)
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt
Nam và 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu và có phạm vi cam kết rộng và mức
độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay
2.2. Các rào cản thực tế còn lại sau hội nhập kinh tế quốc tế
Theo các quy tắc trong hiệp định EVFTA thì các đòi hỏi về nguồn gốc xuất xứ rất chặt
chẽ đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó là các
yêu cầu bắt buộc về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn dán, môi trường...của
EU rất khắt khe và không dễ để đáp ứng.
2.3.1. Lý do chọn đề tài
Nhằm nghiên cứu hoạt động xuất khẩu cà phê Gia Lai sang thị trường EU, cũng như phân
tích các rào cản thương mại. Để từ đó có một số đề suất nhằm cải thiện hoạt động xuất
khẩu, nâng cao hình ảnh nông sản ở Việt Nam và phát huy mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt
Nam và EU.
2.3.2 Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu
Việc lựa chọn đề tài này như một cái nhìn thẳng và trực quan về những cơ hội và thách
thức của Việt Nam khi bước chân vào thị trường EU đầy tiềm năng nhưng cũng khó tính
này.
3. Ngành chế biến cà phê xuất khẩu Việt Nam trước các rào cản kỹ thuật trong
thương mại
3.1. Sơ lược về ngành công nghiệp xuất khẩu cà phê ở Gia Lai
Từ những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, người Pháp đã đem
cà phê Robusta (cà phê vối) trồng khắp các đồn điền trên vùng đất Gia Lai. Mặc dù được
trồng sau cà phê Arabica (cà phê chè), Liberica (cà phê mít) nhưng cà phê Robusta với sự
thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu cao nguyên Gia Lai nên nhanh chóng tăng về quy mô
diện tích, cho năng suất vượt trội, đứng nhất nhì ở khu vực Tây Nguyên, hàng năm đóng
góp sản lượng đáng kể cho hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Những đặc điểm nổi bật của cà phê Việt Nam
Hai loại cà phê chính (Robusta và Arabica) đều được đưa vào sản xuất, Trong khi
Robusta chiếm 92,9% tổng diện tích trồng cà phê (và chiếm 97% tổng sản lượng)
+ Cà phê Robusta đã có một chỗ đứng lâu đời. Phần lớn các giống Robusta hiện được
trồng ở Việt Nam có nguồn gốc từ đảo Java của Indonesia. Nhắc đến cà phê Robusta chắc
hẳn các Barista sẽ thường nhắc đến hương vị đặc trưng của nó. Cà phê Robusta mang
mùi hương nồng và đậm hơn hẳn Arabica bởi hàm lượng caffeine trong cà phê cao gấp
đôi Arabica, từ 2- 2,5%.
+ Arabica là cây cà phê chè ưa sống ở vùng núi cao. Arabica có giá trị kinh tế nhất trong
số các loài cây cà phê. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Quả hình bầu dục,
mỗi quả chứa hai hạt cà phê. Ở Việt Nam loại cà phê này ít phổ biến hơn so với cà phê
Robusta do đặc tính chống chịu sâu bệnh kém, tuy nhiên cũng có một số vùng sinh thái
phù hợp cho cây cà phê Arabica.
3.2 Tình hình xuất khẩu cà phê Gia Lai sang EU giai đoạn cuối 2020 đầu 2021
Tháng 8/2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu
lực. Vào 16/9 tại thành phố Plei Ku, tỉnh Gia Lai, Bộ NN&PTNT Công ty TNHH Vĩnh
Hiệp là doanh nghiệp sản xuất-xuất khẩu cà phê của Việt Nam vinh dự xuất  3 lô cà phê
nhân, khối lượng 296 tấn sản phẩm cà phê đầu tiên đi châu Âu theo Hiệp định EVFTA.
Gia Lai đóng góp trong tổng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 đến
2020 cả về khối lượng và kim ngạch; chỉ từ 7% về lượng và 6,4% về giá trị năm 2015 lên
12,8% về lượng và 10,9% về giá trị xuất khẩu vào năm 2020 
Số lượng và trị giá cà phê xuất khẩu của Gia Lai tăng liên tục trong giai đoạn 2015 -
2018, Nhưng do bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nên đến năm 2019 khối lượng
và kim ngạch suy giảm mạnh nhưng đã được cải thiện trong 2020 và phấn đấu đẩy mạnh
trong 2021

Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng năm 2021 của tỉnh Gia Lai ước đạt 360 triệu USD
tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nổi bật là mặt hàng cà phê đạt tới
ngưỡng 210 triệu USD, chiếm gần 60% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Để có được tín
hiệu vui này, phải kể đến sự đóng góp lớn của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt
Nam - EU (EVFTA) đã duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trong tỉnh gia tăng xuất khẩu, đưa sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 20%
và tăng 24% về giá trị.
3.3. Các thách thức và cơ hội của xuất khẩu thanh long Bình Thuận sau ký kết
EVFTA
Thương mại hàng hóa: EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối
với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương
70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA
có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7%
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Đối với Gia Lai, hiện EU là một trong những thị trường xuất khẩu hàng hóa chính của
các doanh nghiệp địa phương và đóng góp khoảng 60% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa toàn tỉnh. Thế nên khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, địa phương rất kỳ vọng
hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn sẽ khởi sắc, bù đắp lại những thiệt hại do dịch
Covid-19 gây ra trong nửa đầu năm 2020.
3.3.1. Cơ hội:
Sau lộ trình thuế quan, gần 100% các sản phẩm Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế, đây là
mức cam kết lớn nhất mà một đối tác đưa ra cho Việt Nam trong các hiệp định thương
mại tự do mà chúng ta đã ký kết. Như vậy, EVFTA sẽ giúp Việt Nam mở cửa với châu
Âu, một thị trường truyền thống tiềm năng, đa dạng hóa về nhu cầu nhưng cũng khắt khe
về tiêu chuẩn.
EU không phải là nhà cung cấp mà là thị trường tiêu thụ cà phê nguyên chất với kim
ngạch nhập khẩu cà phê khoảng 10 tỷ USD / năm, tương ứng với 66% kim ngạch nhập
khẩu và khoảng 30% lượng tiêu thụ cà phê thế giới vào năm 2020. Việt Nam là nước xuất
khẩu cà phê thứ hai vào thị trường EU, chiếm 16,1% thị phần về lượng (sau Brazil
22,2%).
EU cũng là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với sản lượng chiếm 40% và
kim ngạch xuất khẩu chiếm 38%. Giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU bình
quân đạt hơn 1,1 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2019 (theo tradecom.un.org). 5 quốc gia
EU có giá trị nhập khẩu cà phê Việt Nam cao nhất, bao gồm Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ và
Pháp. chiếm 92 93% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tất cả phụ thuộc vào
nguyên liệu trong cà phê.
Tuy nhiên, EU có một nền rang xay cà phê rất phát triển. Phân khúc cà phê đặc sản rất
hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên thị trường EU. Cà phê đặc sản tăng trưởng mạnh
nhất ở Tây Bắc Châu Âu. Do mức thu nhập, nhận thức và văn hóa cà phê ở khu vực này
rất phát triển.Tại các thị trường Bắc Âu, việc tiêu thụ cà phê bên ngoài gia đình đang tăng
nhanh và các cửa hàng cà phê là những người đi tiên phong trong việc giới thiệu các loại
cà phê chất lượng cao hơn so với các khu vực khác. Tại thị trường Anh, mức tiêu thụ cà
phê đang tăng trung bình 10% mỗi năm. Phân khúc cà phê đặc sản đang tăng trưởng 13%
hàng năm. Ở Đức, sự phát triển của các cửa hàng cà phê và nhu cầu của người tiêu dùng
thích thưởng thức cà phê ở canteen hơn là ở nhà đang góp phần vào sự tăng trưởng của cà
phê Đức. Phân khúc cà phê đặc sản. Ở Đông Âu, tỷ trọng cà phê đặc sản thấp hơn, nhưng
xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố có nền văn hóa cà phê như Krakow
(Ba Lan), Praha (Cộng hòa Séc) và Vilnius (Lithuania). Phát triển các lễ hội cà phê, các
nhà rang xay cà phê nhỏ và các cơ sở giáo dục cà phê (ví dụ: Đại sứ quán cà phê tại Cộng
hòa Séc) để cho thấy tiềm năng của các thị trường này.
3.3.2 Các rào cản phi thuế quan
Bên cạnh những cơ hội lớn mà Hiệp định EVFTA mang lại, xuất khẩu nông sản Việt
Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú,
Việt Nam đã ký kết các Hiệp định Thương mại CPTTP và EVFTA, điều đó có nghĩa,
chúng ta đã bước vào sân chơi thương mại lớn nhất toàn cầu.
Việt Nam có thế mạnh về nông sản và sản phẩm nông sản xuất khẩu, dễ dàng đạt được
các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc nếu tổ chức sản xuất quy mô, bài bản, đúng quy trình.
Thế nhưng trên thực tế, nông sản Việt Nam chưa tạo được uy tín cao ở thị trường châu
Âu. Cụ thể là cà phê xuất khẩu Việt Nam 95% là Robusta và Vì các thị trường Bắc Âu
đều hướng tới cà phê chất lượng cao, nên nhập khẩu chủ yếu cà phê Arabica và nhập
khẩu cà phê Robusta với số lượng thấp. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất cho cà phê
Việt Nam chưa hiện diện nhiều tại thị trường khu vực này.
Bà Miriam Garcia Ferrer cho biết: "Chúng tôi có các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn
rất cao ở Liên minh châu Âu và chúng tôi muốn các công ty xuất khẩu vào châu Âu đều
phải tuân thủ. Một số sản phẩm của Việt Nam hiện nay chưa đạt chuẩn của châu Âu mà
sẽ phải nâng cấp và chuẩn bị. Điều đó sẽ mở cửa vào thị trường châu Âu. Nếu đáp ứng
được tiêu chuẩn của châu Âu, vào được châu Âu rồi thì gần như vào được hầu hết các thị
trường khó tính khác"
Các rào cản TBT, SPS và yêu cầu của khách hàng: EU là một thị trường khó tính. Khách
hàng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn
thực phẩm, dán nhãn, môi trường...của EU rất khắt khe và không dễ đáp ứng. Vì vậy, dù
có được hưởng lợi về thuế quan thì hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất
nhiều về chất lượng để có thể vượt qua được các rào cản này. Đối với cà phê ,việc quản
lý và thực thi các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước cũng chưa đạt được
những kết quả kỳ vọng, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Các khía cạnh bền vững là một mối quan tâm quan trọng ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu
gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành cà phê, nhưng các hoạt động nông nghiệp
gây hủy hoại môi trường cũng đáng lo ngại. Cà phê bền vững chỉ chiếm khoảng 9%
lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, trong khi thị trường Bắc Âu rất quan tâm đến sản
xuất bền vững.
Do thị trường nhỏ nên việc nhập khẩu cà phê chủ yếu tập trung ở một số công ty lớn. Một
khi các công ty Bắc Âu trở nên quen thuộc và tin tưởng khách hàng của họ, sẽ rất khó để
thay đổi. Đây là một trong những thách thức đối với các công ty Việt Nam.
3.4. Các giải pháp cụ thể cho ngành xuất khẩu cà phê Gia Lai
EVFTA là một lợi thế không phải cây đũa thần vì thế vẫn cần doanh nghiệp Việt Nam
nhận dạng đúng đắn và đưa ra lời giải cho bài toán: “ Thị trường EU cần gì và doanh
nghiệp Việt nam bán gì?”
Đầu tư nghiên cứu các giống cà phê mới đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng về
chất lượng cũng như mẫu mã phục vụ cho các dịch vụ xuất nhập khẩu. Các nhà vườn
không nên sản xuất nhỏ lẻ mà cần liên kết lại với nhau, sản xuất theo quy trình thống
nhất, chú trọng vào chất lượng sản phẩm sẽ giúp cho sản phẩm xuất khẩu được đồng đều,
nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm.Những mô hình canh tác xưa cũ không còn
phù hợp, chúng ta cần cải thiện các kỹ thuật canh tác, đầu tư sản xuất cà phê an toàn,
tham gia sản xuất cà phê theo hướng VietGap, GlobalGap đem đến cho người tiêu dùng
trong nước lẫn ngoài nước các sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đối mặt với các
vấn đề đặt ra khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Theo đó, nông dân cùng doanh nghiệp
Việt Nam phải tăng năng suất và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, bằng các
hành động thiết thực, cụ thể như cải tạo và phát triển các loại giống tốt có nhiều ưu điểm
và có năng suất, chất lượng cao, áp dụng các quy trình gây giống, nuôi trồng tiến bộ, hiệu
quả, tổ chức các hoạt động sản xuất một cách có tổ chức, quy hoạch cụ thể, hiện đại. Đặc
biệt, đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu như cà phê, phải chịu sức ép cạnh tranh từ
thị trường quốc tế đặc biệt là cà phê Brazil, cà phê Trung Quốc, hoạt động sản xuất cần
phải được tổ chức lại một cách chuyên nghiệp, nâng cao tiêu chuẩn hơn nữa. Chú trọng
thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp, tạo lập duy trì và phát triển mối quan hệ với các
doanh nghiệp và cơ quan chức năng, từ đó hình thành các hợp tác xã, vùng sản xuất nông
nghiệp lớn, tham gia các Hiệp hội ngành hàng, cùng nhau học hỏi, đưa ra các chính sách
phát triển kinh doanh trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài nhằm nhận được nguồn vốn
lớn và khoa học công nghệ tiên tiến.
Ngoài ra, các doanh nghiệp, bộ, ngành cũng cần xây dựng một chiến lược tiếp cận thị
trường, trong đó đã có những nghiên cứu về thị trường tiếp cận, nhận định được những
tiềm năng cũng như đánh giá được sức cạnh tranh của từng loại nông sản, tận dụng các
thế mạnh của Việt Nam làm tiền đề các doanh nghiệp tiến vào thị trường EU, khai thác
mọi tiềm năng của thị trường này. Về phía các cơ quan chức năng, ngoài việc tuyên
truyền, phổ biến các vấn đề có liên quan đến Hiệp định, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục đăng ký tiêu chuẩn, chất lượng, xuất xứ…, giúp
hàng nông sản Việt Nam tận dụng được hết các cơ hội từ EVFTA.
-Áp dụng phương pháp BVTV theo hướng “Đa dạng sinh học” và “Cân bằng sinh
học” (tăng thành phần và số lượng các loại thiên địch để diệt trừ côn trùng gây hại cho
cây trồng); Tổ chức liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản áp dụng các tiêu
chuẩn về an toàn thực phẩm.
Đây thực sự là những thách thức rất lớn, nhưng, nếu vượt qua được nó, Việt Nam nói
chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng sẽ thực sự đạt tới một đỉnh cao mới và
vươn lên sánh ngang bằng với các doanh nghiệp ở các nước phát triển trên thế giới.
4. Kết luận
4.1.Nội dung chính
Trong phạm vị bài tiểu luận này, tôi đã đi vào phân tích tình xuất khẩu cà phê ở tỉnh Gia
Lai, và đi sâu vào việc tìm hiểu những mặt mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội thách thức
đối với mặt hàng xuất khẩu này trong khuôn khổ hiệp định EVFTA. Từ đó có những kiến
nghị và giải pháp khắc phục những hạn chế cũng như nâng cao giá trị hoạt động xuất
khẩu thanh long Bình Thuận của Việt Nam
4.2 Khuyến nghị:
-Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, tiếp cận
thị trường mới bằng cách quảng bá hình ảnh
-Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các dây chuyền kỹ thuật tiên tiến trong quy trình thu
hoạch bảo quản chế biến
4.3. Đề xuất cho nội dung nghiên cứu mở rộng
-Phân tích và đề suất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của nông sản Việt
-Phân tích các rào cản hành chính và kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những
thách thức với Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Tổng cục thuế Việt Nam
http://evfta.moit.gov.vn/
https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/hiep-dinh-evfta/
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_th
%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_t%E1%BB%B1_do_Li%C3%AAn_minh_ch
%C3%A2u_%C3%82u-Vi%E1%BB%87t_Nam
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/evfta-co-hoi-va-thach-thuc-cho-doanh-
nghiep-viet-nam-318898.html
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chau-au-ap-thue-0-gao-thanh-long-viet-
huong-loi-319119.html
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/co-hoi-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-
viet-nam-khi-tham-gia-evfta-311080.html
https://vov.vn/kinh-te/evfta-san-choi-khong-danh-cho-cac-doanh-nghiep-thu-dong-
938869.vov
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-chuoi-cung-ung-xuat-khau-ca-phe-
dac-san-cua-tinh-gia-lai-sang-thi-truong-my-va-eu-83653.htm
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-ca-
phe-viet-nam-tai-thi-truong-bac-au.html
https://bnews.vn/xuat-khau-ca-phe-duoc-loi-nho-evfta/206184.html
https://cafef.vn/tan-dung-evfta-gan-300-tan-ca-phe-duoc-xuat-khau-sang-eu-
20200916165451725.chn
https://primecoffea.com/nganh-ca-phe-viet-nam-hanh-trinh-ba-thap-ky.html

You might also like