You are on page 1of 6

1.

Tổng quan thị trường nông sản Việt Nam


Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới nhiều mặt hàng nông sản như rau quả, gạo,
cà phê, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ…Đây là những mặt hàng nông sản
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đã đáp ứng
ngày càng tốt hơn tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường, ngay cả những thị trường
nhập khẩu yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng. Nhiều mặt hàng giữ được vị
thế quan trọng trên thị trường thế giới. Nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu tham gia sâu
vào chuỗi giá trị toàn cầu và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài như
rau quả, gạo, cà phê. Theo Thông tấn xã Việt Nam, đến tháng 1/2023, nông sản của Việt
Nam đã có mặt trên thị trường của 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch XK tăng
qua các năm.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp ngành nông nghiệp Việt Nam tham gia thành công vào
chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông
sản toàn cầu, nằm trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới và đứng
thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng
góp phần cải thiện cán cân thương mại.

Những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay là gỗ và sản phẩm
gỗ chiếm 38%, thủy sản 26%, cà phê 10%, và tiếp theo là rau quả, gạo, hạt điều có tỷ
trọng tương đương khoảng 8% (năm 2022).
Hình 1: Tình hình xuất khẩu các loại nông sản chủ lực của Việt Nam (năm 2022)
Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện, mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội
nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức mới trong thời gian tới, có sự cạnh tranh
mạnh mẽ đối với các thị trường xuất khẩu. Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát huy được
hết tiềm năng và thế mạnh sẵn có, cần phải tập trung nguồn lực để phát triển xuất khẩu
nông sản chủ lực, nâng cao giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Năm 2022, xuất khẩu nông sản chủ lực tăng trưởng ở hầu hết các thị trường. Thị trường
Trung Quốc chiếm tỉ trọng khá cao với giá trị KNXK mặt hàng rau quả là 1,53 tỷ USD,
sau đó là Hoa Kỳ 0,25 tỷ USD, Hàn Quốc 0,18 tỷ USD và Nhật Bản 0,17 tỷ USD,
Australia là 0,08 tỷ USD. Gỗ và các sản phẩm gỗ có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong các
mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam với KNXK sang thị trường Hoa Kỳ
là 8,66 tỷ USD vào năm 2022, tiếp đó là thị trường Trung Quốc là 2,15 tỷ USD, thị
trường Nhật Bản: 1,89 tỷ USD, thị trường Hàn Quốc: 1,03 tỷ USD, Australia: 1,09 tỷ
USD.
Đặc biệt là trong nửa cuối năm 2022, nhiều loại nông sản của nước ta như chuối tươi,
khoai lang, tổ yến, bưởi, nhãn, sầu riêng… được cấp phép xuất khẩu sang các thị trường
phát triển và có tiêu chuẩn cao trên thế giới như Trung Quốc, New Zealand, Mỹ, Nhật
Bản. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho xuất khẩu, mở ra một tương lai sáng và bền vững cho
nông sản Việt Nam.

Hình 2: Một số thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam

2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu sầu riêng ở Việt Nam

 Tình hình sản xuất

Cả nước hiện có 131.000 ha sầu riêng, tức mỗi năm tăng bình quân 24,5% - mức tăng
trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực.

Số liệu trên vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố. Theo đó, dù
canh tác sau, Tây Nguyên nhanh chóng vươn lên dẫn đầu với diện tích sầu riêng gần
70.000 ha, tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền
Trung.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích sầu riêng tăng liên tục từ 2010
đến nay. Bình quân mỗi năm, diện tích trồng sầu riêng tăng 24,5% - mức tăng trưởng rất
cao. Đặc biệt, Tây Nguyên là khu vực có diện tích sầu riêng tăng nhanh nhất.

Hình 3: Diện tích và sản lượng sầu riêng của cả nước qua các năm

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Trồng trọt, cho rằng việc tăng diện tích một cách ồ
ạt, thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như cung vượt quá cầu; dư thừa, dội
chợ. Theo ông, nghiêm trọng hơn là tại các vùng không phù hợp như nhiễm mặn, phèn,
vùng không chủ động được tưới, tiêu sẽ gây thiệt hại lớn về năng suất và chất lượng sầu
riêng của Việt Nam. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín sản phẩm của
hàng Việt nói chung. Do đó, hồi đầu năm, Cục đã gửi thông báo tới các địa phương để
cảnh báo về việc phát triển "nóng" cây sầu riêng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá việc kinh doanh và sản xuất sầu riêng
vẫn còn nhiều nút thắt: như việc chưa liên kết tốt giữa nhà vườn, thương lái và doanh
nghiệp sản xuất; nguồn nhân lực chuẩn, thương hiệu chưa mạnh; hạ tầng chế biến chưa
đáp ứng; có tình trạng cạnh tranh, chơi xấu trong thu mua. Do đó, nếu mở rộng diện tích
quá nhanh, rủi ro sẽ rất lớn.
Để kiểm soát được chất lượng, thương hiệu của sầu riêng và ổn định đầu ra cho sản
phẩm, Cục trồng trọt và các Sở nông nghiệp khuyến cáo người dân, doanh nghiệp không
tự phát mở rộng diện tích sầu riêng tại các vùng có điều kiện đất đai, tưới tiêu nước
không phù hợp; không tự ý chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng mới
sầu riêng...

 Tình hình xuất khẩu

Sầu riêng là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục trong năm 2023, dẫn đầu
nhóm rau quả Việt Nam và chiếm tỷ trọng 51%.

Theo số liệu vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố, xuất khẩu sầu riêng trong 10
tháng đã đạt gần 2,1 Tỷ USD, một mức cao kỷ lục.

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng, 94% là hàng tươi được xuất đi 8 nước trên thế
giới, 6% còn lại là hàng đông lạnh và hàng sấy.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng Việt cao nhất với thị phần chiếm 97%, đạt
gần 1,9 tỷ USD. Ngoài thị trường Trung Quốc, năm 2023 xuất khẩu sầu riêng sang thị
trường Czech cũng tăng đột biến đạt gần 10 triệu USD, tăng 28 lần so với cùng kỳ năm
ngoái.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, hai tháng cuối năm, Việt Nam có thể thu về 200-400
triệu USD từ xuất khẩu sầu riêng, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong
năm 2023 đạt 2,5 tỷ USD.

You might also like