You are on page 1of 6

3.

Đánh giá lợi ích, chi phí và rủi ro liên quan đến kinh tế chính trị và mức độ phát triển kinh tế khi một
doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại quốc gia này (dựa trên phân tích ở 2 câu hỏi trên và thông tin
thu thập thêm cho câu hỏi này). Lợi ích: tiềm năng thị trường Chi phí: cơ sở hạ tầng, tham nhũng,
thực thi hợp đồng, bảo vệ quyền sở hữu và các chi phí khác Rủi ro: Rủi ro chính trị, Rủi ro kinh tế và
Rủi ro pháp lý. Bạn cần có kết luận về mức độ rủi ro (rất cao, cao, trung bình, thấp…) và các nguồn rủi
ro tiềm ẩn.

I Lợi ích ( tiềm năng thị trường)

Hàn Quốc đã phát triển thành nước nhập khẩu lớn thứ 9 thế giới với lượng nhập khẩu ngày càng tăng từ
khắp nơi trên thế giới như: châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Trung và Nam Mỹ, châu Đại Dương, Trung
Đông... Phạm vi các sản phẩm được nhập khẩu cũng ngày càng mở rộng tới đa dạng từ khoáng sản, điện
tử, máy móc, hóa dầu, thép và kim loại, nông sản, lâm nghiệp và hải sản...

Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và ngược lại, Việt Nam cũng là
đối tác thương mại quan trọng của Hàn Quốc.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn
Quốc đạt khoảng 20,6 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2019. Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt
Nam sang Hàn Quốc bao gồm điện thoại, máy tính, máy ảnh, sản phẩm điện tử, giày dép và các sản phẩm
nông sản.
Trong khi đó, năm 2020, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt khoảng 66,6 tỷ USD, tăng
1,9% so với năm 2019. Các mặt hàng chủ lực nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc bao gồm máy móc,
thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, phụ tùng ô tô và các sản phẩm hóa chất.
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc được đánh giá là tích cực và tiềm năng phát triển
trong tương lai

Hiệp định thương mại ASEAN – Hàn Quốc đã mang về lợi ích lớn cho Việt Nam trong nhữn năm qua,
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết vào ngày 15/11/2020 giữa các nước
Châu Á – Thái Bình Dương mở ra cơ hội mới cho Việt Nam tới các đối tác. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ
tạo nên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm tới gần 1/3 nền kinh tế toàn cầu với trị giá
tương đương 26.200 tỷ USD. Với quy mô thị trường lên tới 2,2 tỷ người, hiệp định hướng tới cắt giảm
thuế quan và thiết lập các quy tắc chung trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và sở hữu trí tuệ,
mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, … trong khu vực địa lý RCEP, tạo thuận lợi thương mại
đáng kể cho các nước thành viên. Việc ký kết hiệp định có ý nghĩa rất lớn thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam
tới thị trường Hàn Quốc

Một số thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc:

1 Gỗ và sản phẩm gỗ

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hàn Quốc 8
tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì tăng trưởng thuận lợi so với 2020 đạt hơn 603 triệu USD, thu hút ngày
càng nhiều doanh nghiệp quan tâm và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này

Theo đánh giá của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), tiềm lực xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam
tới Hàn Quốc là lạc quan và còn khá nhiều dư địa phát triển. Xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam có thể
đạt mức 127,1 triệu USD

2 Thủy sản

Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc từ hầu hết các thị trường lớn tăng,
trừ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hoa Kỳ giảm. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho
Hàn Quốc, sau Trung Quốc và Nga. Trong 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc từ
Việt Nam tương đương về lượng, nhưng tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020

tháng 8/2021, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc đạt 53,89 triệu USD, giảm 24,85% so với
tháng trước. Hàn Quốc là một trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng
8, chỉ sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong các nhóm mặt hàng hải sản, tôm, mực và bạch tuộc là
các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này. Việt Nam vẫn được hưởng thuế suất
thuế nhập khẩu vào Hàn Quốc là 0% đối với các sản phẩm bạch tuộc tươi/sống và đông lạnh. Do đó, các
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu với loại sản phẩm trên để tăng kim ngạch
xuất khẩu hơn nữa sang Hàn Quốc.

3 Nông sản

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu nông sản lớn với giá trị hàng chục tỷ USD mỗi năm, nhưng tại thị
trường này, nông sản Việt Nam còn chiếm tỷ lệ khá nhỏ và vẫn đang ở dạng tiềm năng. Việt Nam hiện là
đối tác cung cấp một số mặt hàng nông sản sang Hàn Quốc như: rau quả, cà phê, hạt tiêu, sắn và các sản
phẩm từ sắn, bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc.

Trong nửa đầu năm 2021, giá nông sản tại Hàn Quốc đã tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2020, ghi nhận
mức tăng lớn nhất trong vòng 30 năm qua tại thị trường này. Theo một thống kê mới đây, chi tiêu cho
thực phẩm chiếm tới 13,3% tổng chi tiêu tiêu dùng của người dân Hàn Quốc. Đây là mức cao nhất trong
vòng 21 năm qua. Trước tình hình giá lương thực tăng cao, Chính phủ Hàn Quốc đang cố gắng bình ổn
giá bằng cách tăng cường nhập khẩu cũng như thúc đẩy việc sản xuất trong nước.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, 70% đất đai của Hàn Quốc là địa hình đồi núi,
không phù hợp với canh tác quy mô lớn. Hơn nữa, ngành nông nghiệp của Hàn Quốc chỉ chiếm 2,2%
GDP của đất nước này. Với dân số dày đặc và khan hiếm đất đai, Hàn Quốc vẫn sẽ phụ thuộc vào thực
phẩm nhập khẩu. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy giá trị xuất khẩu mặt hàng rau quả của
Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc tháng 8 năm 2021 đạt 11,1 triệu USD, tăng 13,66% so với cùng kỳ
năm 2020. Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc đạt 107,25 triệu
USD, tăng 3,47% so với cùng kỳ năm 2020. Nhu cầu nhập khẩu nông sản của Hàn Quốc rất lớn, chủ yếu
là bắp cải, xà lách, củ cải, ớt, tỏi, ớt chuông, ... bởi văn hóa người dân nơi đây ăn kim chi rất nhiều. Mỗi
năm 1 người Hàn Quốc dùng hơn 200 kg rau, trong khi bình quân thế giới chỉ 130 kg mỗi người. Bên
cạnh đó, Hàn Quốc cũng nhập khẩu khá nhiều trái cây, bình quân mỗi người tiêu dùng khoảng 60
kg/năm. Các loại trái cây hay dùng có cà chua, dưa hấu. Đây là cơ hội để cho các thị trường xuất khẩu
đẩy mạnh mặt hàng rau quả vào thị trường này, trong đó có Việt Nam.

Link: https://trungtamwto.vn/

https://moit.gov.vn/?page=home

https://tphcm.dangcongsan.vn/tin-tuc/nhat-ban-va-han-quoc-la-thi-truong-xuat-khau-day-tiem-nang-
cua-cac-doanh-nghiep-viet-nam-601357.html

II rủi ro

1 rủi ro chính trị

Chính trị của Hàn Quốc diễn ra trong khuôn khổ một nước cộng hòa dân chủ đại nghị Tổng thống, theo
đó Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, có quyền chỉ huy quân đội. Dễ xảy ra các vụ bất ổn chính
trị, lạm dung chức quyền điển hình là vụ bê bối của tổng thối Park Guen Hye làm thất thoát ngân quỹ
nhà nước làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và đầu tư nước ngoài.

Mẫu thuẫn giữa Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn tồn tại mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại hàn đầu
và là quốc gia xuất khẩu các vật liệu bán dẫn lớn nhất cho Hàn Quốc Bắc Kinh cũng là nhà cung cấp
nhiều nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất chip, pin và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác cho Seoul.
Mối quan hệ trong chính trị giữa 2 nước không tốt, cũng ảnh hướng rất nhiều đến tình hình kinh doanh
của Hàn Quốc.
Căng thẳng lâu dài với triều tiên và các nước láng diềng lớn dẫn đến gián đoạn thường xuyên nguồn cung
ứng nguyên liệu từ nước ngoài

 Mức độ rủi ro trung bình

2 Rủi ro kinh tế

Hàn là nước có tính chủ động cao trong việc tham gia các hoạt động thương mại hay hiệp định quốc tế,
giao thương. Luật pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Tùy nhiên khó tránh khỏi
những quy định ngặt nghèo của chính phủ. Nợ hộ gia đình, nợ quốc gia, tỷ lệ nợ tăng cao

Già hóa dân số diễn ra nhanh chóng => gánh nặng nợ gia tăng

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) hạ lãi suất cơ bản xuống còn 0,5% và các chính
sách nới lỏng định lượng cùng với các kích thích tài khóa lớn đã góp phần làm tăng nhanh
các khoản nợ=> các hộ gia đình hay người tiêu dùng sẽ tiết kiệm trong chi tiêu.
Giá nguyên liệu thô tăng vọt do thiếu nguồn cung làm tăng chi phí sản xuất trong thời gian
dài, dẫn đến tình trạng giá cả leo thang (lạm phát)
 Mức độ rủi ro trung bình

3 Rủi ro cạnh tranh


Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế lớn thường xuyên đứng vào top 10 thế giới vì thế mức độ cạnh
tranh rất cao dẫn đến nhiều doanh nghiệp nước ngoài ko thể phát triển và gặp thất bại

 Mức độ rủi ro cao

You might also like