You are on page 1of 8

Chương 1: Tổng quan nền kinh tế singapore

1.1 Cơ cấu GDP

 Hơn 70% GDP được tạo ra bởi các ngành dịch vụ. Song so với dự báo trước
đó từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore là 3,5%, Singapore vẫn ghi
nhận mức tăng trưởng 3,8%. Kết quả này có được nhờ lĩnh vực dịch vụ vẫn
diễn ra sôi nổi với chuỗi các sự kiện du lịch, hội nghị, thu hút nhiều lãnh đạo
doanh nghiệp, chuyên gia trên thế giới.
 Ngành công nghiệp lớn nhất của Singapore cho đến nay là lĩnh vực sản xuất,
đóng góp 20% -25% GDP hàng năm của đất nước. Các cụm công nghiệp
chính trong sản xuất của Singapore bao gồm điện tử, hóa chất, khoa học y
sinh, hậu cần và kỹ thuật vận tải.
 Theo sau ngành sản xuất của Singapore là ngành dịch vụ tài chính, ngành
này đã có mức tăng trưởng ổn định nhờ môi trường kinh doanh thuận
lợi và ổn định chính trị của Singapore. Là trụ sở của hơn 200 ngân hàng
và là trung tâm khu vực được nhiều công ty dịch vụ tài chính toàn cầu lựa
chọn, thị trường dịch vụ tài chính của Singapore tạo điều kiện chuyển giao
kiến thức, quy trình, công nghệ và kỹ năng giữa các thị trường toàn cầu, khu
vực và trong nước.
 Các ngành công nghiệp mới nổi khác đang đóng góp đáng kể cho
nền kinh tế Singapore bao gồm công nghệ y tế, kỹ thuật hàng không vũ trụ,
năng lượng sạch, chăm sóc sức khỏe và phát triển nội dung
1.2. Các chỉ số kinh tế
1.2.1 Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Hình 5. Biểu đồ thể hiện giá trị GNP và GDP trong giai đoạn 2011 – 20 (Tỷ Đô
La)

Nguồn: Worldbank; Ceic data


Singapore là nước có GDP cao, xếp thứ 37 trên thế giới trong 2022. Nhìn chung,
GDP và GNP đều tăng khá ổn định qua các năm (GNP luôn luôn thấp hơn GDP),
có năm 2020 GDP và GNP giảm do dịch COVID nhưng lại tăng trở lại vào các
năm sau. GDP năm 2022 đạt mức cao nhất là 599 tỷ US, có mức tăng trưởng đáng
kinh ngạc gần 200 tỷ đô so với năm 2021

1.2.2.GDP bình quân đầu người


Năm 2022, GDP bình quân đầu người của Singapore đạt hơn 82000 USD, tăng hơn
34% so với năm 2020. So với các nước trên thế giới thì GDP bình quân đầu
người của Singapore nằm trong top đầu thế giới, vượt qua nhiều cường quốc lớn
như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh,... So với các nước trong khu vực thì GDP bình quân
đầu người của Singapore đứng đầu và có sự chênh lệch rất lớn.

1.2.3.Lạm phát

 Lạm phát tại Singapore có xu hướng gia tăng kể từ cuối năm 2019 đến nay
sau gần 5 năm duy trì ổn định ở mức thấp giai đoạn 2015-2019. Lạm phát
tổng thể của Singapore năm 2022 đạt 6.1 %, đánh dấu mức cao nhất sau 14
năm kể từ năm 2008 (6.63%) và được dự báo ở mức 4,5-5,5% cho cả năm
2023. Theo tiêu chuẩn lịch sử của Singapore, đây vẫn là những con số
tương đối cao khi nhìn vào biểu đồ Tỷ lệ Lạm phát của Singapore
giai đoạn 1961 - 2021 dưới đây
 Nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Singapore có thể kể đến do xu hướng
phục hồi mạnh mẽ của tăng trưởng và nhu cầu toàn cầu đối với sự xuất
hiện của vaccine ngừa COVID-19, giá dầu mỏ và khí đốt tăng cao do suy
giảm nguồn cung và những căng thẳngđịa chính trị gần đây liên quan đến
chiến tranh Nga - Ukraine, cũng như những sự gián đoạn chuỗi cung ứng
của thế giới liên quan đến đại dịch.
 Một trong những lĩnh vực có mức lạm phát cao nhất là lương thực
thựcphẩm. Với việc Singapore nhập khẩu hơn 90% lương thực tiêu thụ của
người dân, những khó khăn về chuỗi cung ứng – từ những trục trặc trong
sản xuất ở các nông trường hay nhà máy, tình trạng thiếu container vận
chuyển cho đến đóng cửa cảng biển do COVID-19 – đã khiến giá cước vận
chuyển tăng, làm tăng chi phí nhập khẩu.
 Để đối phó với tình trạng này, chính phủ Singapore đã thực hiện thắt chặt
hơn nữa chính sách tiền tệ, tăng thuế GST, ổn định tình hình lao động,...
chính phủ cũng đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu lương thực nhằm giảm
khả năng dễ bị tổn thương trước những biến động giá cả lớn trên toàn cầu và
đảm bảo rằng giá cung cấp thực phẩm vẫn duy trì tính cạnh tranh

13
1.3.Thương mại
1.3.1 Thương mại hàng hóa
 Năm 2019 Singapore là nước xuất khẩu lớn thứ mười 15 trên thế giới (tăng
9,1% kể từ năm 2015 nhưng giảm 5,3% so với 2018) và đứng thứ 16 về
nhập khẩu (359 tỷ usd giảm 3,2% )
 Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) ở Singapore trị giá 372.6 tỷ USD vào năm
2019, theo dữ liệu chính thức từ Ngân hàng thế giới và dự báo từ Kinh tế
Thương mại giá trị (GDP) của Singapore chiếm 0,31 % nền kinh tế thế giới
 Đối tác thương mại chính của nước này là Trung Quốc Malaysia
Indonesia ....
 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Singapore là máy móc, thiết bị điện tử,
hệ thống lọc dầu, chế biến cao su và các sản phẩm cao su, thực phẩm chế
biến và đồ uống, hóa chất, dược phẩm,.... đứng đầu danh sách của Singapore
là dầu mỏ tinh chế, chiếm khoảng 30% tổng số hàng hóa xuất khẩu
 Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Singapore là để tái chế các mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu là dầu thô, linh kiện điện tử máy móc công nghiệp, thực
phẩm, đồ uống, sắt thép, máy bay, xe có động cơ ,....đứng đầu danh sách
nhập khẩu của Singapore là xăng dầu chiếm 35% tổng lượng nhập khẩu, tiếp
theo là máy tính và phụ tùng máy tính chiếm 10%

 Singapore đã bị ảnh hưởng bởi khối lượng thương mại sụt giảm trong bối
cảnh xung đột thương mại Mỹ Trung vào năm 2019:
 Tổng thương mại hàng hóa ở Singapore giảm 15,2% trong quý 2 năm 2020
 Xuất khẩu tại Singapore giảm còn 54 triệu SGD vào tháng 7 2020
 Bên cạnh đó các ngành đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng là vàng
(132,7% ) dược phẩm ( 41,3%) và máy móc chuyên dụng (28,1%). Nhập
khẩu vào đã tăng từ 34581,96 triệu SGD (6/2020) lên 36.242,14 vào
(7/2020)
 Covid-19 đã tác động đến mỏi mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Singapore có mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) cao nhất thế
giới. Mà phần lớn hàng nhập khẩu của Singapore không được tiêu thụ trực
tiếp tại Singapore mà để tiếp tục chế biến và hấp thụ nước ngoài. Trong đó
Mỹ Malaysia Trung Quốc là 3 nguồn nhập khẩu lớn nhất
 Do đó Singapore phải chịu những cú sốc lớn từ phía nguồn cung đang diễn
ra tại các nền kinh tế lớn này sao covid-19. Đồng thời Singapore cũng chịu
những cú sốc lớn từ phía cầu trên thị trường khu vực và toàn cầu do hạn chế
về khả năng di chuyển của con người và ngừng hoạt động kinh doanh
1.3.2 Thương mại dịch vụ
 Thương mại dịch vụ tổng thể của Singapore đạt 543,8 tỷ USD trong năm
2018 tổng thương mại dịch vụ tính theo tỷ trọng của tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) theo giá thị trường hiện tại tăng từ 103,9% trong năm trước lên 108%
trong năm 2018
 Thương mại dịch vụ chủ yếu bao gồm dịch vụ vận tải du lịch và quản lý
kinh doanh dịch vụ vận tải du lịch và quản trị kinh doanh là 3 loại dịch vụ
đứng chính hàng đầu chiếm 49,8% dịch vụ xuất khẩu và 53,8% dịch vụ nhập
khẩu
 Dịch vụ vận tải: là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và nhập
khẩu dịch vụ cùng với quảng cáo và dịch vụ tài chính cho xuất khẩu xuất
khẩu dịch vụ vận tải tăng 24% lên 81,5 tỷ USD trong năm 2018 phần lớn là
do doanh thu vận tải đường biển tăng nhập khẩu dịch vụ vận tải tăng từ
19,9% lên 84,3 tỷ
 Du lịch: năm 2019 ngành dịch vụ Singapore ghi nhận con số cao kỷ lục với
19,1% triệu lượt khách quốc tế trong đó khách Trung Quốc chiếm 19%
 Doanh thu đến từ ngành du lịch Singapore trong năm ngoái ước tính đạt
27,1 tỷ SGD (tương đương 19,5 tỷ USD) tăng 0,5% so với 2018
 Trong năm 2020 covid-19 đã khiến ngành du lịch Singapore thất thu lớn
lượng khách quốc tế tham quan quốc đảo này giảm 25 đến 30% so với
năm 2019
 Các đối tác thương mại hàng đầu của Singapore về thương mại dịch vụ là
Liên Minh Châu Âu( EU), Hoa Kỳ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Asean), Nhật Bản và Trung Quốc Đại Lục. Các nền kinh tế này cùng chiếm
61,8% xuất khẩu dịch vụ và 60,7% nhập khẩu dịch vụ trong năm 2018.
Xuất khẩu dịch vụ sang EU, Trung Quốc Đại Lục, Mỹ và Nhật Bản ghi nhận
mức tăng trưởng mạnh mẽ

1.4.Đầu tư
1.4.1 Nước nhận đầu tư
 Theo báo cáo đầu tư thế giới năm 2020 của UNCTAD dòng vốn FDI đã tăng
lên 92 tỷ USD vào năm 2019, từ mức 79 tỷ USD 1 năm trước đó. Singapore
là quốc gia tiếp nhận dòng vốn FDI lớn thứ 5 trên thế giới sau Hoa Kỳ,
Trung Quốc, Hà Lan và Hồng Kông. Singapore cũng là nhà đầu tư lớn ra
nước ngoài, dòng vốn FDI đạt 33 tỷ USD vào năm 2019
 Singapore đã ký hiệp ước đầu tư song phương (BIT) với 46 Quốc gia
 Đối tác đầu tư: các nhà đầu tư chính ở Singapore là Hoa Kỳ, quần
đảoVirgin thuộc Anh, quần đảo Cayman và Hà Lan. Hoa Kỳ là nhà đầu tư
đơn Quốc gia lớn nhất tại Singapore. Đặc biệt các công ty Hoa Kỳ chiếm
hơn 20% tổng số vốn FDI vào Singapore.
 Lĩnh vực đầu tư: các hoạt động tài chính bảo hiểm là lĩnh vực nhà đầu tư
nước ngoài chính chiếm 54,5% tổng nguồn vốn FDI .Lĩnh vực nhận được rất
nhiều sự yêu thích của các nhà đầu tư nước ngoài là công nghệ tài chính
giữa trên công nghệ blockchain và tiền điện tử phát triển của hoạt động
fintech.
 Trong năm 2020 dịch covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư
và kinh doanh của Singapore cụ thể:
Đối với ngành logistics doanh thu trung bình giảm từ 20% đến 40% so với
cùng kỳ năm 2019. Trong đó có khoảng 15% doanh nghiệp bị giảm tới 50%
doanh thu so với năm 2019 .Các hoạt động logistic như vận tải giảm giao
dịch vụ thông quan bị cản trở dịch vụ kho bãi, cước cũng bị ảnh hưởng
nặng . Một số vấn đề phát sinh khác nghe nhiều khách hàng quốc tế gặp khó
khăn về tài chính dẫn đến mất khả năng trả nợ cho chủ hàng nhà cung cấp tại
Singapore kéo theo việc chủ hàng chậm thanh toán cho doanh nghiệp
logistic
1.4.2 Nước đi đầu tư:
 Theo Cục Đầu Tư nước ngoài trong số 70 Quốc gia và vùng lãnh thổ có dự
án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam Trong tám tháng, Singapore là
nhà đầu tư lớn nhất với 4,6 tỷ USD, chiếm 47% vốn đăng ký cấp mới
 Theo số liệu của Bộ Kế Hoạch và đầu tư đến nay Singapore đã đầu tư vào
48/63 tỉnh thành của Việt Nam. Trong đó thành phố Chí Minh đứng đầu với
1130 dự án cùng số vốn đầu tư đăng ký đạt 10,7 tỷ USD. Trong đó lĩnh vực
công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ nhất với 574 dự án tổng số vốn đầu
tư đăng ký đạt 20,17 tỷ USD chiếm 40% tổng vốn đầu tư
 Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore( VSIP) là 1 biểu tượng cho tính hiệu
quả của các dự án đầu tư Singapore. Khu công nghiệp này đã hoạt động
được hơn 11 năm với 7 khu: Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng
Ngãi, Hải Dương và Nghệ An và đang xây dựng VSIP 8 tại Quảng Trị
1.5 Lao động
 Với 1 nền kinh tế phát triển nhanh và 1 mức sống cao Singapore là một
trong những điểm đến hấp dẫn cho người lao động nước ngoài. Thị trường
xuất khẩu lao động sang Singapore đang thu hút nhiều lao động đến từ Việt
Nam đặc biệt là các lao động đã từng đi Malaysia Đài Loan Trung Quốc
hoặc lao động có thể giao tiếp thành thạo Tiếng Trung và Tiếng Anh
 Điều kiện làm việc của lao động tại Singapore: Mức sống cao và tỷ lệ thất
nghiệp khá thấp của Singapore cho thấy chất lượng công việc khá tốt. Tại
Singapore văn hóa Singapore cũng thân thiện và nhiều màu sắc, đối với hầu
hết người nước ngoài làm việc tại Singapore sẽ không bị cú sốc văn hóa lớn
nhiều lao động xuất khẩu.
 An sinh xã hội
Singapore có một hệ thống an sinh xã hội được gọi là quỹ tiết kiệm Trung ương và
đòi hỏi sự đóng góp của cả ngày lao động và người sử dụng lao động. Một khi
tham gia vào hệ thống thì cư dân sẽ được nhận cấp hưu trí chăm sóc sức khỏe
quyền sở hữu nhà bảo vệ gia đình....
 Làm việc giờ tiền lương và các ngày lễ
Giờ làm việc bình thường tại Singapore là từ thứ hai đến thứ sáu 9 giờ sáng đến 13
giờ chiều và từ 14 giờ chiều đến 17 giờ. ối đa giờ làm việc mỗi tuần là 44 giờ. Tuổi
nghỉ hưu theo quy định của pháp luật là 60 tuổi
Tiền lương tại Singapore gần như cao nhất Châu Á Singapore
 Quy định về lao động
Đình công và có cuộc biểu tình của người lao động rất hiếm gặp. Ở Singapore hợp
đồng lao động của Singapore được coi là nghiêm ngặt
 Lao động là người ngoại quốc chiếm 1/3 dân số Singapore hoạt động trên tất
cả các khía cạnh của nền kinh tế từ lao động phổ thông từ các ngành dịch vụ
cho tới công sở. Trong đó sản xuất là ngành kinh tế lớn nhất ở Singapore với
ngành sản xuất thiết bị điện tử chiếm tỷ trọng trên 1 nửa Singapore và có rất
nhiều cơ hội cho những người lao động nước ngoài. Trong các tập đoàn đa
quốc gia người nước ngoài là 1 nguồn lực quan trọng cho các công ty
Singapore. Trên tất cả các ngành công nghiệp người nước ngoài chiếm tỷ lệ
cao trong các lĩnh vực sau: thương mại, khoa học công nghệ, phát triển công
nghiệp, du lịch, sản xuất kỹ thuật,... Các ngành công nghiệp tăng trưởng cao
như tài chính ngân hàng và các dịch vụ y tế và khoa học kỹ thuật cũng đang
bắt đầu thu hút nhiều tài năng đến từ nước ngoài.

You might also like